Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (hse) cho ngành sơn Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN PHỤ LỤC) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 BỘ GIÁO

pdf389 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (hse) cho ngành sơn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
O DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Khoa CNSH – Thực Phẩm – Môi Trường ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM (PHẦN CHÍNH) Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.THÁI VĂN NAM TH.S NGUYỄN TRẦN TRUNG Sinh viên thực hiện : LÊ HOÀNG BẢO LONG MSSV: 1151080126 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” là kết quả nghiên cứu tổng hợp do tôi tự thực hiện, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Nội dung có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đăng tải trên các trang web và một số sách báo. Ngày ....... tháng ...... năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM trong suốt 4 năm học vừa qua, tôi chân thành cám ơn Nhà Trường và quý thầy cô đã tạo điều kiện và hỗ trợ giúp đỡ cho việc học tập tại trường, giúp cho tôi tích lũy được những kiến thức quý giá và cần thiết cho bản thân. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS.Thái Văn Nam và Th.s Nguyễn Trần Trung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, vốn kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn non kém nên đề tài không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy cô. Ngày ....... tháng ...... năm 2015 Lê Hoàng Bảo Long Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 3 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................. 3 5.3. Phương pháp tham khảo ......................................................................... 3 5.4. Phương pháp chuyên gia ......................................................................... 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) ...................................................... 4 1.1. Khái niệm về HSE ............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE ....................................................................... 4 1.1.2. HSE và luật pháp .................................................................................... 5 1.1.3. HSE và doanh nghiệp ............................................................................. 7 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm .................................................................... 8 1.1.5. Tiêu chí HSE ........................................................................................... 9 1.1.6. Lĩnh vực hoạt động của HSE .................................................................. 10 1.1.7. Loại hình lao động cần HSE ................................................................... 11 1.2. HSE và công tác quản lý.................................................................................... 11 i Đồ án tốt nghiệp 1.2.1. Mô hình quản lý HSE ............................................................................. 11 1.2.2. Trách nhiệm lãnh đạo ............................................................................. 14 1.2.3. Trách nhiệm của nhà quản lý HSE ......................................................... 15 1.3. Hiện trạng HSE .................................................................................................. 16 1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 16 1.3.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 18 1.3.3. Ngành sơn Việt Nam .............................................................................. 21 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH SƠN TẠI VIỆT NAM ........................... 22 2.1. Tổng quan ngành ............................................................................................... 22 2.1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 22 2.1.2. Vai trò ..................................................................................................... 22 2.1.3. Lịch sử ngành sơn Việt Nam .................................................................. 23 2.1.4. Đặc điểm ngành sơn Việt Nam ............................................................... 25 2.1.4.1. Hiện trạng .................................................................................. 25 2.1.4.2. Định hướng tương lai ................................................................ 28 2.2. Đặc điểm của sơn ............................................................................................... 30 2.2.1. Phân loại ................................................................................................. 30 2.2.2. Nguyên liệu sản xuất sơn ........................................................................ 31 2.2.3. Quy trình sản xuất sơn ............................................................................ 33 2.3. Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất sơn ............................................. 35 2.3.1. Nước thải ................................................................................................ 35 2.3.2. Khí thải ................................................................................................... 36 2.3.2.1. Từ hoạt động sản xuất ............................................................... 36 2.3.2.2. Lưu trữ nguyên liệu ................................................................... 37 2.3.2.3. Rò rỉ thiết bị ............................................................................... 37 2.3.2.4. Tràn hóa chất ............................................................................. 38 2.3.2.5. Quá trình khác ........................................................................... 38 2.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ......................................................... 39 ii Đồ án tốt nghiệp 2.4. Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành sơn .............................................. 39 2.4.1. Bệnh nghề nghiệp ................................................................................... 39 2.4.2. Thông gió ................................................................................................ 41 2.4.3. Cháy nổ ................................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP PHÙ HỢP ....................................................... 43 3.1. Khái niệm các hệ thống quản lý ...................................................................... 43 3.1.1. Giới thiệu ................................................................................................ 43 3.1.2. Lợi ích ..................................................................................................... 47 3.1.3. Khó khăn ................................................................................................. 48 3.2. Mô hình và phương pháp tiếp cận IMS ............................................................. 48 3.2.1. Mô hình IMS ........................................................................................... 49 3.2.1.1. Mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management ) ............................................................................ 49 3.2.1.2. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 ....................................... 51 3.2.1.3. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 ......................................... 52 3.2.1.4. Mô hình tổng hợp nhiều mức độ ............................................... 53 3.2.2. Phương pháp tiếp cận IMS ................................................................... 54 3.2.2.1. Chuyển đổi ................................................................................. 54 3.2.2.2. Kết hợp hệ thống ....................................................................... 55 3.2.2.3. Phương pháp System Engineering (SE) .................................... 55 3.3. Mức độ tích hợp hệ thống .................................................................................. 57 3.4. Tích hợp hệ thống quản lý HSE cho ngành sơn ................................................ 57 3.4.1. Nguyên nhân tích hợp........................................................................... 57 3.4.2. Lựa chọn mô hình tích hợp................................................................... 58 3.4.3. Khó khăn và lợi ích .............................................................................. 59 iii Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) CHO NGÀNH SƠN VIỆT NAM ............................................................................................................. 61 4.1. Hệ thống quản lý tích hợp HSE ....................................................................... 61 4.1.1. Phạm vi hệ thống .................................................................................... 61 4.1.2. Cấu trúc văn bản ..................................................................................... 61 4.2. Cam kết lãnh đạo và chính sách HSE.............................................................. 62 4.2.1. Cam kết lãnh đạo .................................................................................... 62 4.2.2. Yêu cầu khi xây dựng chính sách HSE .................................................. 63 4.2.3. Nội dung chính sách HSE ....................................................................... 64 4.2.4. Phổ biến chính sách ................................................................................ 64 4.2.5. Rà soát chính sách .................................................................................. 65 4.3. Xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các khía cạnh môi trường ................................................................................ 66 4.3.1. Xác định mối nguy.................................................................................. 66 4.3.2. Đánh giá mức độ rủi to ........................................................................... 66 4.3.3. Các biện pháp kiểm soát rủi ro ............................................................... 67 4.3.4. Lưu hồ sơ kết quả đánh giá rui ro ........................................................... 68 4.3.5. Giám sát và đánh giá............................................................................... 69 4.4. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và đánh giá tuân thủ ......................... 69 4.5. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình .................................................................. 70 4.6. Nguồn lực tổ chức, vai trò và trách nhiệm ...................................................... 72 4.7. Đào tạo, năng lực và nhận thức ....................................................................... 77 4.8. Tài liệu và kiểm soát tài liệu ........................................................................... 78 4.9. Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn........................................................ 79 4.10. Quản lý nhà thầu và nhà cung cấp ................................................................... 81 4.11. Kiểm soát điều hành ........................................................................................ 83 4.12. Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp .................................... 84 4.13. Giám sát và đo lường ....................................................................................... 85 iv Đồ án tốt nghiệp 4.14. Quản lý sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa ................. 86 4.15. Quản lý hồ sơ .................................................................................................. 87 4.16. Đánh giá nội bộ ............................................................................................... 88 4.17. Xem xét lãnh đạo ............................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APIC: Asian Paint Industry Council (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á). ATSKNN: An tòan sức khỏe nghề nghiệp. ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo. HSE: Health, Safe and Environment (An toàn, sức khỏe và môi trường). HTQL: Hệ thống quản lý. HTQLMT ISO 14001: Hệ thống quán lý môi trường ISO 14001. HTQL ATSKNN OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. IMS: Integrated Management System (Hệ thống quản lý tích hợp). VPIA: VietNam Paint - Printing Ink Association (Hiệp hội ngành nghề sơn - mực in Việt Nam). vi Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp. ........................................ 46 Bảng 4.1. Bảng phân bổ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong HTQL HSE tại Công ty ............................................................................................ 73 vii Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khuôn khổ hệ thống quản lý HSE ........................................................... 14 Hình 1.2. Số chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp trên thế giới năm 2013 ........... 17 Hình 1.3. 10 quốc gia đứng đầu số chứng chỉ ISO 14001:2004 năm 2013 ............ 18 Hình 1.4. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam .................................................................................................................................. 20 Hình 2.1. Các phân khúc trong ngành công nghiệp sơn .......................................... 31 Hình 2.2. Một quy trình sản xuất điển hình ............................................................. 35 Hình 3.1. Tóm tắt IMS, động lực và lợi ích ............................................................ 44 Hình 3.2. Mô tả sử dụng mô hình EFQM ............................................................... 50 Hình 3.3. Mô hình EFQM ....................................................................................... 51 Hình 3.4. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 ..................................................... 52 Hình 3.5. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 ....................................................... 53 Hình 3.6. Mô hình tổng hợp IMS ............................................................................ 54 Hình 3.7. Phương pháp SE ...................................................................................... 56 Hình 4.1. Hệ thống văn bản quản lý HSE ............................................................... 61 viii Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Xu thế thế giới hiện tại có thể thấy lợi nhuận không còn chỉ tập trung vào vấn đề chất lượng sản phẩm. Các công ty không thể đạt được lợi nhuận nếu chỉ tập trung vào chất lượng và bỏ bê các khía cạnh khác như môi trường bên trong và bên ngoài, quản lý tài nguyên và trách nhiệm xã hộiViệc một công ty mà sản phẩm của họ có được ưa chuộng hay không còn phụ thuộc vào sự chú ý của họ đến cách thức tổ chức quản lý môi trường và người lao động của họ bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho các công ty và do đó, các công ty có được một số hệ thống quản lý, có thể bắt đầu với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và sau đó bao gồm hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001... Tất cả các hệ thống quản lý trên được thực hiện trong một nỗ lực để cải thiện lợi nhuận và chuyển hướng tới một sự phát triển bền vững hơn. Việt Nam ngày càng có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào họ có sẵn cho mình các hệ thống quản lý từ công ty mẹ cho phép họ quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, năng lượng tốt hơn; bảo vệ môi trường; bảo vệ an toàn, sức khỏe người lao động và dễ dàng đáp ứng yêu cầu pháp luật hiện tại của Việt Nam. Những hệ thống quản lý này giúp họ tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam mà không có sự xung độ với mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt, thị trường sơn Việt Nam hiện nay đang bị chiếm lĩnh bởi các công ty nước ngoài như: Azko Nobel, TOA, Kova, Nippon, Jotunđể cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam cần có cho mình những hệ thống quản lý nhằm bắt kịp xu thế thế giới và tăng sự cạnh tranh. Mặt khác, ngành sơn là ngành được pháp luật phân loại là ngành nghề độc hại do các công đoạn đều sử dụng hóa chất chứa phenol, benxen, toluene, xylenảnh hưởng trực tiếp đến người lao động là môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, Nhà nước ngày càng thực hiện pháp luật về 1 Đồ án tốt nghiệp môi trường, về an toàn vệ sinh lao động ngày một nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các ngành công nghiệp không chỉ riêng ngành sơn được xem xét và tổ chức quản lý các vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh lao động được thực hiện tốt. Hơn nữa, trong những năm gần đây do sự hội nhập WTO các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001 trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống kinh doanh. Vì vậy ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp có một hệ thống quản lý tích hợp, bao gồm chất lượng, môi trường và các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (HSE) cho ngành sơn Việt Nam” với mong muốn tạo ra công cụ quản lý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ Việt Nam với mục tiêu giúp các doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu pháp luật nhà nước về quản lý môi trường và an toàn, sức khỏe; tăng tính cạnh tranh và tinh giản hệ thống quản lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu các vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong ngành sơn.  Xây dựng hệ thống quản lý tích hợp HSE theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007. 3. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng khung quản lý chung cho hệ thống quản lý tích hợp HSE. 4. Nội dung nghiên cứu  Tìm hiểu hệ thống quản lý HSE.  Tìm hiểu tổng quan ngành sơn tại Việt Nam.  Phân tích cơ sở khoa học của hệ thống quản lý tích hợp.  Xây dựng các thủ tục hệ thống.  Xây dựng một số tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe.  Xây dựng một số tiêu chuẩn môi trường. 2 Đồ án tốt nghiệp 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập các thông tin liên quan tới ngành sơn Việt Nam và hệ thống quản lý HSE từ các tài liệu trên mạng, sách báođể thực hiện phần tổng quan ngành và yêu cầu cần thiết để xây dựng hệ thống HSE. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Dựa trên nguồn dữ liệu thu thập, tìm hiểu để tiến hành lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để thực hiện đồ án. Thu thập thông tin về tiêu chuẩn của các công ty sơn tại Việt Nam để thống kê % công ty áp dụng các lại tiêu chuẩn. 5.3. Phương pháp tham khảo tài liệu Thu thập các thông tin về xây dựng HTQL theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và OHSAS 18001:2007 làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.  Hiểu được các bước để xây dựng hệ thống.  Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn giải pháp về kiểm soát an toàn, sức khỏe và môi trường. Tham khảo các thủ tục quản lý chung như: đánh giá rủi ro, mã hóa tài liệu, tạo lập tài liệu để xây dựng riêng các thủ tục cho ngành sơn. 5.4. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và người hướng dẫn có kinh nghiệm trong lĩnh vực HSE. 3 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (HSE) 1.1. Khái niệm về HSE 1.1.1. Khái niệm về ngành HSE HSE là ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến điều kiện lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với quan điểm là tất cả các tai nạn, rủi ro hay các tác động đến môi trường đều có thể kiểm sóat được. Ngành HSE phát triển không ngừng và đi vào nhiều lĩnh vực họat động cũng như cuộc sống hàng ngày. Một HTQL HSE được cấu thành dựa trên 3 yếu tố sau: + Sức khỏe (H – Health): bảo vệ cơ thể và tinh thần của người lao động khỏi bệnh tật từ việc tiếp xúc các nguyên vật liệu, các quá trình, các thủ tục được sử dụng tại nơi làm việc. + An toàn (S – Safety): bảo vệ người lao động khỏi các thương tổn về thể chất, bảo đảm các trang thiết bị và tài sản của doanh nghiệp/tổ chức. + Môi trường (E – Environment): bảo vệ môi trường sống và môi trường làm việc. Công tác HSE có 3 tính chất chủ yếu là: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Ba tính chất này có liên hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Biết kết hợp chặt chẽ 3 tính chất này với nhau mới có thể làm cho công tác HSE có kết quả. + Tính pháp lý: những quy định và nội dung về HSE được thể chế hóa thành những luật lệ, chế độ, chính sách và tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức/cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. 4 Đồ án tốt nghiệp + Tính khoa học kỹ thuật: mọi hoạt động của HSE nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp, phòng ngừa sự cố môi trườngđều xuất phát từ những cơ sở của khoa học kỹ thuật. Hoạt động về HSE phải gắn liền với hoạt động khoa học kỹ thuật, luôn ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. + Tính quần chúng: HSE là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất, con người và môi trường. Công tác HSE không chỉ riêng những người cán bộ quản lý mà đó còn là trách nhiệm chung của toàn thể người lao động và toàn xã hội. HTQL HSE cung cấp một khuôn khổ và các công cụ để quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và môi trường một cách nhanh chóng và đơn giản nhất trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả thực hiện và yêu cầu khách hàng và cơ quan quản lý. Khuôn khổ HTQL HSE được mô hình hóa theo tiêu chuẩn HTQLMT ISO 14001 và HTQL ATSKNN OHSAS 18001. HTQL HSE đảm bảo các rủi ro về an toàn, sức khỏe của người lao động cũng như môi trường được kiểm soát chính xác. Hệ thống này khuyến khích các doanh nghiệp/tổ chức:  Cải thiện hệ thống an toàn và sức khỏe để giảm thương tích và bệnh tật.  Chứng minh tầm quan trọng của các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường.  Báo cáo công khai các vấn đề an toàn, sức khỏe nghể nghiệp và môi trường trong nội bộ doanh nghiệp/tổ chức, kể cả hiệu quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. 1.1.2. HSE và luật pháp Con người là tài sản vô giá của toàn xã hội, con người là nguồn nhân lực chính vận hành máy móc và sản xuất ra của cải vật chất. Môi trường là nguồn tài nguyên 5 Đồ án tốt nghiệp cho sự sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống trên hành tinh mà mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp. Vì thế, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa các vấn đề HSE vào luật để ràng buộc việc thực thi đến các doanh nghiệp/tổ chức và cá nhân. Luật pháp ngày càng thay đổi và bắt buộc các công ty phải thực hiện các qui định về bảo vệ sức khỏe người lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và kiểm soát các tác động môi trường trong các doanh nghiệp/tổ chức. Tuy nhiên, việc thi hành luật thuần túy không cải thiện được tình hình sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và hiện trạng môi trường ở các nơi làm việc. Hoạt động thực hiện các qui định về pháp luật, các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm về an toàn cần được bổ sung và hỗ trợ bằng việc tăng cường đào tạo nhận thức về an toàn và giúp người lao động hiểu được các mối hiểm nguy về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp/tổ chức nhận ra các rủi ro về môi trường qua đó thực hiện phân tích đánh giá các công tác có nguy cơ gây nguy hiểm, thực hiện văn bản hóa các tài liệu cần thiết nhằm giúp thực hiện việc kiểm soát được môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Mục đích của yêu cầu pháp luật về an toàn, sức khỏe ngề nghiệp và môi trường (HSE) và các yêu cầu của tiêu chuẩn khác là điều chỉnh các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp/tổ chức để đảm bảo người lao động được bảo vệ khỏi chấn thương và bệnh tật, sản phẩm không gây phương hại đến cộng đồng, và tác động đến môi trường được giảm thiểu. Sự hiểu biết về các yêu cầu của luật pháp là cần thiết cho việc áp dụng HTQL HSE có hiệu lực vì khung pháp lý của HTQL HSE dựa vào luật pháp hiện hành. Luật pháp là quan trọng vì những yêu cầu của luật pháp được cụ thể cho công tác kiểm soát, ví dụ như nồng độ khí thải ra trong môi trường làm việc, giới hạn nồng độ bụi cho phép, thời gian làm việc của người lao động... 6 Đồ án tốt nghiệp HTQL HSE giúp doanh nghiệp/tổ chức thiết lập thủ tục liên quan đến việc nhận biết, tiếp cận, kiểm soát và cập nhật các yêu cầu về pháp luật có liên quan đến khía cạnh an toàn, sức khỏe và môi trường. Điều này không chỉ thể hiện ở việc doanh nghiệp tuân thủ những yêu cầu của tiêu chuẩn và pháp luật liên quan, mà còn chứng minh được các tiêu chuẩn và văn bản pháp luật luôn luôn được cập nhật đầy đủ kịp thời và kiểm soát chặt chẽ, tránh trường hợp đang áp dụng các yêu cầu không còn hiệu lực. Doanh nghiệp/tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện những quy định của pháp luật về con người và môi trường bị tác động do hoạt động của mình. Doanh nghiệp/tổ chức phải có trách nhiệm: + Thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. + Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Bảo vệ môi trường. 1.1.3. HSE và doanh nghiệp Việc nhận thức được việc thực hiện những quy tắc về HSE sẽ làm tăng uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/tổ chức trên thị trường. Áp dụng HTQL HSE sẽ góp phần thực hiện mong muốn của doanh nghiệp/tổ chức: + Thiết lập một HTQL ATSKNN và môi trường nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm và giảm các tác động đến môi trường, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức, khỏe nghề nghiệp hoặc gây sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức. + Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về ATSKNN và môi trường. + Thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên HTQL HSE. 7 Đồ án tốt nghiệp + Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm, được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho HTQL ATSKNN và môi trường của mình. 1.1.4. HSE và đối tượng quan tâm  Doanh nghiệp/tổ chức nơi mà có các hoạt động tiềm năng gây rủi ro cho con người, tài sản và môi trường. Mục đích cơ bản của doanh nghiệp/tổ chức không phải tối đa hóa lợi nhuận mà là tránh tổn thất. HTQL HSE không những có thể giúp doanh nghiệp/tổ chức thực hiện điều này mà còn có những lợi ích khác: + Giảm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho công tác hoạt động kinh doanh. + Giảm chi phí cá nhân và chi phí nhân sự cho các tai nạn và bệnh nghề nghiệp. + Giảm đi khả năng án kiện. + Cải thiện cảm nhận khách hàng và hình ảnh công ty. + Cải thiện công ty và đạo dức làm việc.  Nhà nước: các cơ quan/cá nhân quản lý các lĩnh vực liên quan đến HSE thống nhất quản lý các hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động và môi trường. Các cơ quan/cá nhân quản lý có trách nhiệm ban hành các qui định về pháp luật và các tiêu chuẩn, qui trình , qui phạm nhằm kiểm soát được môi trường làm việc an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động cũng như các tác động xấu đến môi trường của doanh nghiệp/tổ chức.  Người lao động trong doanh nghiệp/tổ chức quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Họ trông đợi rất nhiều vào sự cải thiện môi trường lao động ở những nơi làm việc và xem như đây là quyền cơ bản của con người.  Cộng đồng: + gia đ...ó giá trị sử dụng cao, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển sản xuất các loại nhựa tạo màng, bột màu, hóa chất, phụ gia cho ngành. Quy hoạch đặt mục tiêu cụ thể về:  Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp sơn - mực in (đến năm 2020 đạt 13%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%).  Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp sơn - mực in (đến năm 2020 đạt 13%; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%).  Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp sơn - mực in trong toàn ngành công nghiệp hóa chất (tăng từ 11% năm 2012 lên 11,5% vào năm 2020 và đạt 12% vào năm 2030). 29 Đồ án tốt nghiệp  Đến năm 2020, nguồn nguyên liệu trong nước có khả năng đáp ứng được 50% về giá trị tổng nhu cầu của toàn ngành và đến năm 2030 đáp ứng 75%. Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn phải giải quyết bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này. 2.2. Đặc điểm của sơn 2.2.1. Phân loại Nhu cầu đối với sơn từ 2 nhánh lớn là:  Sơn trang trí: phân đoạn chính bao gồm sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn phủ đồ gỗ, men và các sản phẩm phụ trợ như: sơn lót, ma títNhu cầu đối với các loại sơn trang trí phát sinh từ sơn gia dụng, kiến trúc.  Sơn công nghiệp: ba phân đoạn chính của ngành công nghiệp bao gồm sơn ô tô, sơn tĩnh điện và lớp phủ bảo vệ. 30 Đồ án tốt nghiệp Ngành công nghiệp sơn Sơn trang trí Sơn công nghiệp Gỗ Tường Kim loại Ôtô Sơn tĩnh điện Sơn bảo vệ Khác Ngoại thất Nội thất Sơn xi măng Nhũ tương Sơn gốc dung môi Sơn gốc nước Sơn tráng men Sơn bóng Sơn keo Nhũ tương Hình 2.1. Các phân khúc trong ngành công nghiệp sơn 2.2.2. Nguyên liệu sản xuất sơn Thành phần hóa học của các loại sơn khác nhau tùy thuộc vào các tính chất sơn mong muốn. 1. Chất tạo màng (nhựa hoặc dung dịch nhựa/resin) Có chức năng tạo màng bám dính lên bề mặt vật liệu và làm môi trường liên kết các thành phần của sơn. Yêu cầu của chất tạo màng đó là bền với các tác nhân hoá học, bền với sự thay đồi nhiệt độ, có độ bám dính, tạo màng liên tục. Chất tạo màng được sử dụng trong sơn là các Polyme biến tính. Polyme trong sơn Alkyd là Polyme este do các este đa tụ với nhau tạo thành. Este ở đây có chứa nhóm –OH của rượu đa chức được este hoá bởi axit đa chức và axit béo của dầu. 31 Đồ án tốt nghiệp Tuỳ từng loại nhựa dùng để sản xuất sơn mà sơn có độ bóng nhất định. Nhựa được sử dụng là nhựa Alkyd, là chất tạo màng cho sơn nên sơn được gọi là sơn Alkyd. Nhựa Alkyd được chia làm 3 loại theo hàm lượng dầu biến tính có trong thành phần nhựa. + Alkyd gầy: Hàm lượng dầu 30-45%. + Alhyd trung bình: Hàm lượng dầu 45-55%. + Alkyd béo: Hàm lượng dầu 55-75%. 2. Bột màu (pigment) và bột độn (extender)  Bột màu: tạo cho sơn có màu nhất định, quyết định tính năng trang trí của sơn. Chất màu cho vào sơn dưới dạng bột mịn để tăng độ phân tán của bột màu vào chất tạo màng. Có nhiều dạng màu được hình thành từ các oxit kim loại, các muối vô cơ, các hợp chất màu hữu cơ. + Màu trắng : TiO2, ZnO + Màu xanh lá cây: Cr2O3, các hợp chất của Fe(II) và Co(II).. + Màu vàng: PbCrO4, Fe(OH)3 Các chất màu này chỉ khuếch tán vào trong sơn, không phản ứng, không tan.  Bột độn: Làm tăng 1 số tính chất cơ lý của sơn nhưng chủ yếu là hạ giá thành. Bột độn thường là các muối vô cơ như BaSO4, CaCO3Cũng như bột màu, bột độn chỉ khuếch tán chứ không tan, không phản ứng. Bột màu và bột độn phải có kích thước rất nhỏ, đường kính các hạt cỡ 0,01*10-6 m. 3. Dung môi (solvent) Là các hidrocacbon béo hoặc thơm, xeton, estedung môi ở đây đóng vai trò tạo ra môi trường phân tán. Tạo ra dạng lỏng cho sơn, sau khi sơn thì dung môi bay hơi. Yêu cầu chung với dung môi: 32 Đồ án tốt nghiệp + Hoà tan được chất tạo màng. + Bay hơi sau khi quét. + Không nằm trong màng sau khi quét. 4. Phụ gia (additive) Chất phụ gia là những chất được cho vào sơn với những lượng nhỏ nhưng làm thay đổi các thuộc tính của sơn một cách rõ rệt. Có rất nhiều loại phụ gia: + Chất đóng rắn: Nhiều loại sơn tuỳ theo yêu cầu mà cần thêm 1 chất để kích thích nhanh quá trình khô. Khi đó ta cần dùng đến quá trình đóng rắn. Chất đóng rắn thúc đẩy nhanh quá trình tạo màng. Nếu là sơn khô hoá học ta phải cho phụ gia làm tăng tốc độ phản ứng hoá học.Khi nghiền gặp khó khăn do độ nhớt quá lớn ta phải thêm phụ gia làm giảm độ nhớt để quá trình nghiền dễ dàng hơn. + Chất chống lắng: Khi sản xuất sơn, bột màu thường lẳng xuống đáy, ta phải dùng chất phụ gia chống lắng. Chất phụ gia chống lắng là chất hoạt động bề mặt, 1 đầu của các phân tử chất phụ gia bám vào nhựa, 1 đầu bám vào bột màu giúp cho chất màu không bị lắng xuống. + Chất chống ăn mòn: Khi sơn những vật liệu dùng trong các môi trường như axit, kiềm ,cần cho thêm chất phụ gia chống ăn mòn để sơn bảo vệ vật liệu tốt hơn. Còn nhiều chất phụ gia khác tuỳ thuộc vào yêu cầu của vật liệu và môi trường làm việc. 2.2.3. Quy trình sản xuất sơn Các bước sản xuất bao gồm: Trộn sơ bộ: Trong bước này, các nguyên liệu lỏng (nhựa, dung môi, dầu, cồn, và/hoặc nước) được trộn đều trong các thùng chứa để tạo thành một dung dịch keo. Sau đó, bột màu được thêm vào và chuyển sang giai đoạn nghiền. Ở giai đoạn này, 33 Đồ án tốt nghiệp các hạt có kích thước khá lớn (250 micron) và không đồng nhất. Kết quả giai đoạn trộn sơ bộ hình thành một bán thành phẩm. Nghiền, xay xát và phân tán bột màu: là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm. Mục tiêu của quá trình này là nghiền bột màu kết hợp khuấy trộn tạo một hỗn hợp mịn và đồng nhất. Các hạt màu được nghiền nhỏ và phân tán đều trong hỗn hợp chất lỏng từ quá trình trộn sơ bộ, kết quả tạo hỗn hợp màu bán thành phẩm. Hoàn thiện sản phẩm: bao gồm 3 giai đoạn trung gian:  Pha loãng: là công đoạn pha loãng hoặc giảm lượng dung môi và/hoặc nhựa thông trong dung dịch để cho sơn có thể dễ dàng phủ lên chất nền.  Pha màu: quá trình điều chỉnh màu sắc của dung dịch. Một mẫu sơn sẽ được lấy khi nó ra khỏi thiết bị nghiền. Mẫu này sẽ được đưa đến các phòng thí nghiệm và so sánh với các tiêu chuẩn màu sắc mong muốn. Sau đó kết hợp các chất khác nhau như bột màu, dung môi, nhựa, bột nhão và được thêm vào dung dịch để đáp ứng yêu cầu về màu sắc.  Trộn: bổ sung thêm đủ lượng chất cần thiết để đáp ứng thông số kỹ thuật sản phẩm mong muốn, được khuấy ở thùng khuấy có máy khuấy tốc độ cao. Khi hỗn hợp khuấy đã đạt được độ khuyếch tán đồng đều, độ mịn và độ linh động, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển sang công đoạn đóng thùng. Vô lon thành phẩm và đóng gói sản phẩm:  Lọc: lọc ra các tạp chất nâng cao chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.  Vô lon: sơn được dẫn tới máy rót vào hộp sơn. Sau đó, dãn nhãn mác cho các hộp sơn và bao gói, giao hàng cho người mua. 34 Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2. Một quy trình sản xuất điển hình 2.3. Các vấn đề môi trường trong ngành sản xuất sơn 2.3.1. Nước thải Lượng nước tiêu thụ trong quá trình sản xuất phụ thuộc các loại sản phẩm sản xuất và mức độ tiêu thụ nước ở các tháp làm mát và rửa sàn. Phần lớn nước thải được tạo ra từ các hoạt động làm sạch và chất lượng của nó phụ thuộc vào hóa chất/dung môi được sử dụng để làm sạch. Nước thải từ các ngành công nghiệp sản xuất sơn thường có xu hướng chứa kiềm, chứa một ít dầu mỡ và các nhu cầu oxy BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao. Nước thải cũng có thể chứa một lượng nhỏ các sản phẩm. Nguyên liệu được sử dụng sản xuất có rất ít trong thành phần các dòng nước thải, phần lớn trong số đó là chất độc hại nên được sử dụng một cách cẩn thận. Những loại bột độc hại có chứa crom, đồng, chì, kẽm, titantrong quá trình sản xuất chúng được pha trộn và trộn với một loạt các chất và dung môi khác. 35 Đồ án tốt nghiệp  Nước vệ sinh thiết bị: trong sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa, các thiết bị và các đường ống đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các yêu cầu chất lượng sản phẩm. Tùy theo nguyên liệu sử dụng và loại sơn sản phẩm mà người ta sử dụng nước hoặc dung môi để vệ sinh thiết bị. Nước thải từ quá trình vệ sinh chứa kim loại nặng, hóa chất, chất màu gây ô nhiễm môi trường.  Nước làm mát: trong sản xuất, khâu nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp pastel sơn không bị bay hơi dung môi, làm ảnh hưởng tới tính chất sản phẩm. Nước được đưa qua hệ thống làm lạnh để hạ nhiệt độ trước khi đưa vào làm mát thiết bị. Tóm lại, nước thải sản xuất sơn có chứa nhiều chất gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau và có độc tính cao, màu sắc và mùi. Chúng là các chất tạo màng, dung môi, bột màu, các phụ gia biến tính và hóa dẻo. Những hợp chất này có mặt trong nước thải là tác nhân tạo BOD, COD và chất rắn lơ lửng cao. 2.3.2. Khí thải Hai loại khí thải chính từ hoạt động sản xuất sơn là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và bụi từ bột màu. Bụi bột màu có chứa kim loại nặng, một số chất độc hại khác phát sinh từ công đoạn nghiền, trộn nguyên liệu. Khí thải chứa dung môi hữu cơ bay hơi VOC từ các công đoạn trộn, nghiền, pha sơn. Nhiều nguồn khí thải bao gồm: 2.3.2.1. Từ hoạt động sản xuất Khí thải từ hoạt động sản xuất xảy ra trong quá trình từ pha trộn, nghiền, trộn, và hoạt động vô lon thành phẩm. Khí thải từ các hoạt động này thường được xếp vào một trong bốn loại sau đây: Quá trình nạp liệu 36 Đồ án tốt nghiệp VOC phát thải trong suốt quá trình nạp liệu của các thiết bị nghiền và pha trộn. VOC bay hơi vào không khí từ các bể trộn chưa đóng kín hoặc khi mở nắp để tiếp liệu, tương tự đối với các thiết bị nghiền. Phát thải khí còn từ các phân tử vật chất có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (PM10) trong quá trình nạp liệu. Tổn thất nhiệt Tổn thất nhiệt xảy ra trong quá trình hoạt động của máy phân tán tốc độ cao, máy nghiền bi, và các loại thiết bị phân tán tương tự khác. Trong quá trình nghiền/phân tán, có sự gia tăng nhiệt độ do pha trộn được chuyển thành năng lượng nhiệt. Sự gia tăng nhiệt độ này được kiểm soát thông qua việc sử dụng hệ thống làm mát. Các VOC trong máy pha trộn nóng lên, bay hơi vào không khí từ các thiết bị. Bốc hơi bề mặt Bốc hơi bề mặt có thể xảy ra trong quá trình pha trộn, phân tán, và trộn nếu các thiết bị không được đóng kín. Điều này xảy ra với các hợp chất không bền trong không khí. Thất thoát khi vô lon thành phẩm Khí thải từ quá trình chuyển thành phẩm vào các thùng chứa, bao bìnhưng bị đổ ra ngoài cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. 2.3.2.2. Lưu trữ nguyên liệu Nhiều loại và kích thước của bể chứa được sử dụng để lưu trữ các dung môi và nhựa cần thiết trong quá trình sản xuất sơn. Hầu hết các bể chứa được thiết kế cố định nắp. Hai loại tổn thất lớn các khí từ các bể chứa cố định nắp là thoát qua các lỗ thông hơi và tổn thất khi làm việc. Nguyên nhân là từ những thay đổi về nhiệt độ môi trường xung quanh và áp suất khí quyể và khi mở ra tiến hành nạp liệu. 2.3.2.3. Rò rỉ thiết bị 37 Đồ án tốt nghiệp Để vận chuyển nguyên liệu lưu trữ (tức là các dung môi hữu cơ, nhựa) từ bồn chứa đến quy trình sản xuất sơn, một mạng lưới các đường ống, máy bơm, van, mặt bích được sử dụng. Chất lỏng nguyên liệu được bơm từ bể chứa vào quy trình cụ thể, các đường ống có thể bị rò rỉ theo thời gian. Khi rò rỉ xảy ra, các thành phần dễ bay hơi trong nguyên liệu vận chuyển được giải phóng vào khí quyển. 2.3.2.4. Tràn hóa chất Dung môi, nhựa thông hoặc các hóa chất khác có thể vô tình làm đổ trong quá trình sản xuất hoặc trong hoạt động vệ sinh. Nguyên liệu bị đổ bốc hơi và phát thải vào không khí, nước và đất. 2.3.2.5. Quá trình khác Các hoạt động khác cũng tạo ra khí thải, chủ yếu là VOC. Các hoạt động như: Thu hồi dung môi Thu hồi dung môi bẩn hoặc đã sử dụng qua việc sử dụng một thiết bị chưng cất. VOC có thể bay hơi từ nạp dung môi vào thiết bị chưng cất, hoạt động của các thiết bị chưng cất, và bị đổ. Các hoạt động vệ sinh Vệ sinh là quy trình quan trọng trong ngành sản xuất sơn. Thiết bị sản xuất thường xuyên được vệ sinh bằng dung môi sau mỗi lô sản xuất cũng làm phát sinh VOC. Xử lý nước thải Một cơ sở sản xuất sơn sử dụng một xử lý nước thải hệ thống xử lý nước bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất sơn. Hệ thống xử lý nước thải bao gồm một loạt các hồ chứa bề mặt được sử dụng để cân bằng, trung hòa, thông khí, và làm sạch dòng thải. Các VOC không bền có thể phát sinh từ khu vực xử lý. 38 Đồ án tốt nghiệp 2.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải phát sinh từ ngành công nghiệp sơn như sau:  Sơn lỗi không đúng yêu cầu kỹ thuật.  Mẫu sản phẩm giữ lại.  Vải vụn chứa sơn, dung môi; bao bì dính hóa chất, sơn, dung môi  Chất thải từ thinner pha loãng các loại sơn.  Bùn thải từ chưng cất thu hồi dung môi.  Bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước thải.  Bụi từ hệ thống xử lý bụi chứa kim loại năng.  Phế liệu (thùng carton, thùng phuy, thùng chứa).  Chất thải do tràn đổ hóa chất. Một lượng nhỏ của mẫu sản phẩm giữ lại hoặc mẫu kiểm soát chất lượng được giữ lại để tham khảo chất lượng. Hầu hết sơn lỗi được đưa trở lại vào quy trình sản xuất (rework). Sơn lỗi mà không thể tái sử dụng hoặc đưa trở lại vào quá trình sản xuất thường được lưu trữ trong các thùng chứa để xứ lý. Bùn thải từ hệ thống xử lý, quá trình vệ sinh thiết bị và bể chứa và các nguồn rửa khác như rửa sàn 2.4. Các vấn đề an toàn và sức khỏe trong ngành sơn 2.4.1. Bệnh nghề nghiệp Các loại bệnh thường gặp là: Bệnh nhiễm độc do chì và các hợp chất của chì Công việc gây ra bệnh khi tiếp súc với chì: sử dụng các dạng sơn, men có gốc chì, pha chế tetraethyl chì. Bệnh lý: 39 Đồ án tốt nghiệp + Hội chứng đau bụng do chì. + Viêm thận tăng đạm huyết hoặc tăng huyết áp do chì. + Liệt cơ duỗi ngón tay do chì. + Bệnh não do nhiễm độc chì. + Tai biến tim mạch do nhiếm độc chì. + Viêm dây thần kinh mắt do nhiễm độc chì. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen Điều chế các dung môi hoà tan cao su. Pha chế vecni, sơn, men, máttit để trang trí nội, ngoại thất của ngôi nhà. Dùng benzen làm chất hoà tan nhựa thiên nhiên và tổng hợp khi pha sơn.. Bệnh lý: + Tai biến cấp tính: hôn mê, co giật. + Rối loạn tiêu hoá. + Giảm bạch cầu ở mạch máu ngoại vi kèm giảm bạch cầu đa nhân trung tính. + Ban xuất huyết. + Hội chứng xuất huyết có thể tái phát trong năm, hoặc tái phát xuất huyết mà hồng cầu dưới 2,5 triệu một năm. + Thiếu máu kiểu thiểu năng tuỷ hoặc suy tuỷ. + Trạng thái giả bạch cầu. + Bệnh bạch cầu. Bệnh nghề nghiệp gây ra cho da 40 Đồ án tốt nghiệp Tiếp xúc bột màu pha sơn hay hơi dung môi hấp thụ qua da. Bệnh lý về da: + Loét da và niêm mạc. + Loét vách ngăn mũi. + Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp súc. + Xạm da. 2.4.2. Thông gió Thông gió nói chung và cụ thể hút khí thải trong quá trình sản xuất xung quanh các bể chứa phải đảm bảo rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí được duy trì ở một mức độ thấp hơn so với tiêu chuẩn giới hạn tiếp xúc cho phép đối với công nhân cho các chất gây ô nhiễm cụ thể (hoặc hỗn hợp của các chất ô nhiễm). Các loại hệ thống thông gió được sử dụng cho một nơi làm việc cụ thể sẽ phụ thuộc lên theo tính chất và nguồn gốc của chất gây ô nhiễm. 2.4.3. Cháy nổ Nhiều loại dung môi hữu cơ được sử dụng trong sản xuất sơn dễ cháy. Vật liệu dễ cháy khác được sử dụng trong ngành công nghiệp bao gồm cobalt napthenate, cellulose nitrate (được sử dụng trong sản xuất sơn mài nitrocellulose) và peroxit hữu cơ (một loại tác nhân oxy hóa mạnh mẽ mà cháy mạnh khi bắt lửa). Các biện pháp kiểm soát chính phải là loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ trong khu vực nơi mà các chất dễ cháy được xử lý và/hoặc lưu trữ. Thông gió quanh khu vực sản xuất và nơi lưu trữ hóa chất để giảm nồng độ của chất gây ô nhiễm xuống dưới giới hạn tiếp xúc cho phép, điều này cũng sẽ đảm bảo nồng độ cũng thấp hơn điểm bắt lửa. 41 Đồ án tốt nghiệp Tĩnh điện là một nguồn gây cháy có thể được kiểm soát bởi nối đất các bể chứa và công trình đường ống sử dụng cho các chất lỏng dễ cháy. Việc loại bỏ các nguyên liệu từ hộp nhựa phải được thực hiện bên ngoài các khu vực nơi mà các chất lỏng dễ cháy đang được sử dụng. 42 Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP PHÙ HỢP 3.1. Hệ thống quản lý tích hợp (IMS) 3.1.1. Giới thiệu Hệ thống quản lý tích hợp (IMS – Integrated Management System) là hệ thống kết hợp tất cả các thành phần liên quan của một doanh nghiệp/tổ chức vào một khung hoàn chỉnh và tập trung vào một mục tiêu thống nhất để quản lý và hoạt động dễ dàng hơn. Bất cứ điều gì mà có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải là một phần của hệ thống quản lý. Vì vậy, một IMS cần tích hợp tất cả các vấn đề về chất lượng, sức khỏe và an toàn, môi trường, nhân sự, tài chính, an ninh Điều này có nghĩa là tất cả các quá trình và các tài liệu sẽ được tích hợp. Hệ thống quản lý tích hợp là một cấu trúc duy nhất được sử dụng bởi các doanh nghiệp/tổ chức để quản lý các quy trình hoặc hoạt động của họ có sự chuyển đổi đầu vào của nguồn lực vào một sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức và công bằng đáp ứng các bên liên quan về chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh, đạo đức hoặc bất kỳ khác yêu cầu xác định nào. Một mô tả đơn giản của IMS được đưa ra trong hình dưới đây: 43 Đồ án tốt nghiệp Sứ mệnh và Doanh nghiệp/tổ tầm nhìn Nhu cầu chức Chính sách Các bên Kết quả Hệ thống quản lý quan tâm tích hợp ISO ISO 18001 14001 Hình 3.1. Tóm tắt IMS, động lực và lợi ích Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các bên quan tâm như khách hàng đối với doanh nghiệp/tổ chức thì doanh nghiệp/tổ chức cần đưa ra sứ mệnh và tầm nhìn để xây dựng thành các chính sách cụ thể hướng dến sự tích hợp, kết quả là sẽ có lợi cho cả 2 bên. Một hệ thống quản lý tích hợp thông thường có các đặc điểm sau: 1. Phạm vi của nó bao gồm toàn bộ các quy trình và hệ thống của doanh nghiệp/tổ chức và bao quát các khía cạnh sức khỏe, an toàn, môi trường, an ninh, nhân lực, tài chính, tiếp thị, quan hệ công chúngliên quan đến giá trị, hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức. 2. Chỉ thay đổi khi cần thiết. 3. Giảm thiểu hệ thống tài liệu. 4. Cấu trúc của IMS không theo một tiêu chuẩn quản lý cụ thể nó được thiết kế để kiểm soát và hướng dẫn các quy trình của doanh nghiệp/tổ chức theo cách hiệu quả nhất. 44 Đồ án tốt nghiệp 5. Hướng đến yêu cầu chính của các bên liên quan thông qua các tiêu chuẩn, các quy định hay các yêu cầu xác định. Các hệ thống quản lý môi trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều dựa trên các nguyên tắc cơ bản tương tự nhau nên hầu hết IMS là sự tích hợp của hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các hệ thống quản lý, hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đều có những yếu tố hệ thống quản lý chung như sau:  Chính sách  Hoạch định  Thực hiện và điều hành  Cải tiến  Xem xét của lãnh đạo Ngoài ra, sự khác biệt chính giữa ISO 14001 với OHSAS 18001 là:  ISO 14001 tập trung vào các tác động môi trường còn OHSAS 18001 tập trung vào các rủi ro cho nhân viên.  Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 liên hệ với trách nhiệm xã hội và nhằm đạt được sự thỏa mãn của các bên liên quan còn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 hướng đến sự thỏa mãn của nhân viên với việc cung cấp môi trường làm việc an toàn. Do đó, tất cả các quá trình và các tài liệu mô tả chúng phải được tích hợp theo cách thức hiệu quả, hợp lý. 45 Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.1: So sánh hệ thống tích hợp và không tích hợp Yếu tố Không tích hợp Có tích hợp Chính sách quản lý Chính sách riêng cho Chính sách chung cho các hệ từng hệ thống, cách thống, có điểm chung trong sự truyền đạt khác nhau nhận dạng các tác động và các nhu cầu. Phương thức truyền đạt chung cho nội bộ và cho bên ngoài Có bao nhiêu Đại diện Nhiều hơn 1 người, các Chỉ có 1 người đại diện cho hệ lãnh đạo cho mỗi hệ trách nhiệm tách biệt, thống tích hợp (nghĩa là chỉ có thống? riêng cho từng hệ thống 1 Đại diện lãnh đạo) hoặc 1 quản lý ban Đại diện của lãnh đạo có quyền quyết định và bao quát toàn bộ các hệ thống được áp dụng Định nghĩa các mục tiêu Không có cách nhìn Các mục tiêu đáp ứng cùng lúc qui định cho các bộ tổng thể và không có nhiều tiêu chuẩn. phận và các cấp tương mục tiêu đáp ứng cùng Quan điểm bao quát cho toàn ứng trong tổ chức lúc nhiều tiêu chuẩn mà bộ các hệ thống được áp dụng dàn trải theo từng cấp ở mọi cấp. và theo từng hoạt động. Hệ thống văn bản Đặc trưng cho từng tiêu Chỉ có một sổ tay quản lý cho chuẩn. các tiêu chuẩn áp dụng. Sơ đồ, danh mục riêng Tài liệu áp dụng được cùng lúc cho từng tiêu chuẩn. nhiều tiêu chuẩn Các phương tiện hỗ trợ Mỗi quá trình then chốt trình không trình bày một bày các tác động khác nhau đã cách có hệ thống mọi được nhận dạng, có sơ đồ tiêu chuẩn/ mọi tác chung cho các quá trình chính. 46 Đồ án tốt nghiệp động. Đối với các thủ tục về tổ chức, Không nhìn tổng thể áp dụng chung 1 phương thức các yêu cầu của từng Duy nhất 1 phương thức cho tiêu chuẩn đối với từng việc quản lý các hồ sơ. hoạt động Việc quản lý các hành Khác biệt hay chuyên Có chung thủ tục vá cách thức động khắc phục và hành biệt cho từng tiêu chuẩn xử lý động phòng ngừa Xem xét của lãnh đạo Đặc trưng cho từng tiêu Duy nhất một cách xem xét chuẩn cho mọi tiêu chuẩn Phương pháp, các Tùy theo từng tiêu Chung cho mọi tiêu chuẩn phương tiện quản lý và chuẩn, không bao quát kế hoạch thực hiện việc nội dung đang áp dụng đánh giá nội bộ cho các tiêu chuẩn khác. Quản lý việc đào tạo và Khác biệt cho từng tiêu Duy nhất một cách xem xét việc xác định năng lực chuẩn cho mọi tiêu chuẩn Việc hoạch định, việc Chuyên biệt và giới hạn Mọi quá trình then chốt đều xác định các quá trình trong phạm vi yêu cầu được nhận dạng. then chốt chung cho của từng tiêu chuẩn Mô tả trong 1 sơ đồ mọi mặt toàn hệ thống quản lý Sơ đồ, danh mục riêng hoạt động đang có, theo yêu cho từng tiêu chuẩn cầu của mọi tiêu chuẩn đang áp dụng. Định nghĩa của các hoạt Khác biệt cho từng tiêu Duy nhất một phương thức động, các trách nhiệm, chuẩn quản lý, duy nhất một bộ tài cách tổ chức liệu và cách phổ biến Việc xác định và quản Đặc trưng cho từng tiêu Có chung phương thức xác lý các yêu cầu luật định chuẩn định, quản lý trong cùng 1 thủ tục. 3.1.2. Lợi ích 47 Đồ án tốt nghiệp  Tăng yêu cầu hệ thống quản lý Mỗi lần có yêu cầu mới xuất hiện thì việc tích hợp vào một hệ thống sẵn có sẽ dễ dàng hơn thiết lập hệ thống riêng biệt mới. IMS đơn giản hóa hệ thống, cung cấp nhiều chức năng và dể dàng mở rộng với nhiều tiêu chuẩn bổ sung.  Cải thiện hiệu quả IMS tập trung vào nhu cầu kinh doanh và tạo các giá trị thêm cho doanh nghiệp/tổ chức bằng cách tái đánh giá các yêu cầu và làm những việc có lợi cho doanh nghiệp/tổ chức. Các nhiệm vụ và mục tiêu tổng thể được thiết lập bởi 1 hệ thống duy nhất. Các thủ tục thông thường rõ ràng hơn, giảm thời gian đào tạo, giảm tài liệu, ít quản lý và kiểm toán, do đó hiệu quả được cải thiện.  Giảm chi phí Việc quản lý một hệ thống duy nhất sẽ giảm đáng kể chi phí hơn là quản lý và duy trì cùng lúc nhiều hệ thống  Giảm sự xung đột giữa các yếu tố khác nhau IMS giảm sự dư thừa hay xung đột các yếu tố thường thấy khi sừ dụng 2 hay nhiều hệ thống riêng biệt trở lên. 3.1.3. Khó khăn Rào cản đối với việc thực hiện IMS bao gồm: + Thiếu năng lực và kiến thức trong doanh nghiệp/tổ chức. + Không có một mục tiêu rõ ràng. + Quản lý một chiều với một lĩnh vực. + Khác nhau về yêu cầu pháp luật. + Kiểm toán phức tạp hơn. 3.2. Mô hình và phương pháp tiếp cận IMS 48 Đồ án tốt nghiệp Mô hình quản lý là các công cụ tiêu chuẩn hóa được sử dụng để thực hiện và đánh giá hệ thống quản lý. Có 3 loại mô hình tích hợp chính là:  Mô hình quản lý chất lượng của Tổ chức châu Âu.  Tích hợp dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001.  Tích hợp dựa trên tiêu chuẩn ISO 14001. Karapetrovic và Willoborn (1998) đã đề xuất ba phương pháp tiếp cận khác nhau để thực hiện IMS. Đó là:  Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng trước sau đó là hệ thống quản lý môi trường.  Thiết lập hệ thống quản lý môi trường trước sau đó là hệ thống quản lý chất lượng.  Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường cùng một lúc. Phương pháp tiếp cận đầu tiên được sử dụng nhiều nhất trong khi phương pháp thứ ba ít được sử dụng nhưng hiệu quả tích hợp có thể giống nhau. Khái niệm mô hình và phương pháp tiếp cận cho thấy cả 2 đều được dùng để tham khảo phương pháp và cách tiếp cận việc thực hiên và quản lý IMS. 3.2.1. Mô hình IMS 3.2.1.1. Mô hình EFQM (European Foundation for Quality Management – Nền tảng quản lý chất lượng châu Âu ) Bất kề ngành nghề, quy mô, lịch sử hình thành để thành công các doanh nghiệp/tổ chức cần thiết lập khuôn khổ quản lý thích hợp. Mô hình EFQM được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 như là khuôn khổ cho việc đánh giá các doanh nghiệp/tổ chức về Chất lượng châu Âu. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và trở thành tiêu chuẩn cho các quốc gia và khu vực trong việc đánh giá và xét thưởng chất lượng (quality award). Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình EFQM là 49 Đồ án tốt nghiệp tính hiệu quả trong hệ thống quản lý liên quan đến tốc độ phát triển về khả năng tự đánh giá của tổ chức. Một doanh nghiệp/tổ chức có thể tối đa hóa lợi ích của việc áp dụng mô hình EFQM bằng cách tuân thủ các yếu tố sau: 1. Định hướng kết quả hoạt động. 2. Hướng về thỏa mãn khách hàng. 3. Khả năng lãnh đạo và kiên trì theo đuổi mục tiêu. 4. Quản lý bằng quy trình thực tế: chính sách, chiến lược và nguồn lược. 5. Sự tiến bộ và phát triển của nhân viên. 6. Sự học hỏi, đổi mới và tiến bộ không ngừng. 7. Xây dựng và duy trì quan hệ đối tác. 8. Đáp ứng trách nhiệm xã hội. Trách Định hướng nhiệm xã các kết quả hội Liên kết Hướng vào đối tác khách hàng Liên tục cải Lãnh đạo và kiên tiến, học hỏi định mục tiêu đề ra Phát triển Quản lý quá con người trình Hình 3.2. Mô tả sử dụng mô hình EFQM Mô hình EFQM là công cụ hữu hiệu có thể được sử dụng như sau:  Công cụ cho quá trình tự đánh giá. 50 Đồ án tốt nghiệp  Tiêu chuẩn so sánh đối với các doanh nghiệp.  Hướng dẫn xác định những lĩnh vực cần cải tiến.  Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý doanh nghiệp. EFQM dựa trên 9 tiêu chí. 5 trong số 9 tiêu chí là “tác nhân” (enablers) và 4 là “kết quả” (result). Tiêu chí “tác nhân” bao gồm công việc của một doanh nghiệp/tổ chức thực hiện trong khi “kết quả” bao gồm thành quả mà doanh nghiệp/tổ chức đạt được. “Tác nhân” gây ra “kết quả” và phản hồi từ “kết quả” sẻ cải thiện “tác nhân”. Để đạt được kết quả tốt, EFQM dựa trên khả năng thực hiện nhiệm vụ, mối quan hệ với khách hàng, con người và xã hội thông qua việc lãnh đạo đưa ra các chính sách và chiến lược. Chính sách được phân phối dựa trên các đối tác về nguồn lực và tiến trình. Mô hình EFQM được thể hiện ở hình sau: Hình 3.3. Mô hình EFQM Các mũi tên nhấn mạnh tính năng động của mô hình. Đây là mô hình quản lý rộng, kết quả của doanh nghiệp/tổ chức phụ thuộc lãnh đạo và người lao động cũng như văn hóa, kĩ năng và thái độ trong doanh nghiệp/tổ chức. Mô hình tập trung mối liên kết giữa “tác nhân” và “kết quả”. Bản than mô hình này cũng bao hàm một mô hình tự đánh giá mà doanh nghiệp/tổ chức có thể sử dụng. 3.2.1.2. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 51 Đồ án tốt nghiệp Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tập trung hoàn toàn vào các khía cạnh môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp một cấu trúc hệ thống quản lý cho bất kì một doanh nghiệp/tổ chức nào muốn cải thiện hiệu quả môi trường bằng cách kiểm soát tác động của các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm của họ phù hợp với chính sách và luật môi trường. Tiêu chuẩn này dựa trên mô hình PDCA, có thể áp dụng với tất cả quy trình của doanh nghiệp/tổ chức Tiêu chuẩn ISO 14001 không bao gồm môi trường làm việc bên trong doanh nghiệp/tổ chức, khi một muốn đánh giá môi trường làm việc bên trong thì cần đến tiêu chuẩn OHSAS 18001. Cải tiến liên tục Chính sách môi trường Xem xét lãnh đạo Lập kế hoạch Kiểm tra Thực hiện và điều hành Hình 3.4. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 14001 3.2.1.3. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 Mô hình này yêu cầu xây dựng IMS dựa trên xây dựng ISO 9001 sau đó mới thêm các yếu tố môi trường hoặc các yếu tố có liên quan khác. 52 Đồ án tốt nghiệp Hình 3.5. Mô hình tích hợp dựa trên ISO 9001 Cả 2 mô hình dựa trên ISO 14001 và ISO 9001 đều có thể quản lý tất cả yêu cầu của nhau nếu được xây dựng tốt. Thông thường hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thường được xây dựng trước. Hai mô hình đều phức tạp...ai tư thế, bệnh về mắt do thiết bị hiển thị, công việc liên quan tới rối loạn độ cao + Tâm lý xã hội: căng thẳng, bạo lực, kiệt sức 5. Vệ sinh công nghiệp 5.1. Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp Yêu cầu:  Thường xuyên giữ vệ sinh các khu vực chung.  Phòng tránh côn trùng, đặc biệt là muỗi.  Thường xuyên vệ sinh các nhà vệ sinh, tối thiểu 2 lần/ngày.  Thực phẩm và chất thải khác phải được bỏ hàng ngày trong thùng kín.  Phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. 248 Đồ án tốt nghiệp Công ty có trách nhiệm cung cấp cơ sở vệ sinh – phúc lợi cho lực lượng lao động bao gồm nhà vệ sinh và nước uống. Trưởng ban HSE có trách nhiệm bảo đảm các cơ sở này thường xuyên được vệ sinh, đầy đủ và trong tình trạng tốt. 5.2. Quản lý nhà ăn và an toàn thực phẩm 5.2.1. Yêu cầu a) Điều kiện cơ sở vật chất nhà ăn:  Nhà ăn phải thoáng, tiện nghi, có trang bị phương tiện chống côn trùng.  Có khu vực chế biến thức ăn riêng.  Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh cá nhân như: bồn rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh.  Có phương tiện PCCC và trong điều kiện sử dụng tốt.  Các bình chứa gas phải còn hiệu lực kiểm định an toàn trong quá trình sử dụng. b) Nhân viên phục vụ  Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 năm/ lần và kết quả chứng nhận không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật.  Được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh lao động  Được trang bị các dụng cụ: tạp dề, mũ, bao tay, khẩu trang khi tiếp xúc với thức ăn.  Được tập huấn về sử dụng phương tiện PCCC, kiến thức về sơ cấp cứu và quy trình ứng phó các tình trạng khẩn cấp của công ty. 5.2.2. Vệ sinh  Các dụng cụ dùng trong chế biến, chứa đựng thực phẩm phải được vệ sinh sau khi sử dụng.  Nhà ăn phải sạch sẽ.  Rác thực phẩm phải được chứa trong thùng không rò rỉ, có nắp đậy và lấy đi định kỳ. 249 Đồ án tốt nghiệp  Đảm bảo khu vực chế biến thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ, tuân thủ quy trình xử lý rác thải. 5.2.3. Quản lý nguồn thực phẩm  Có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn  Kiểm tra thực phẩm theo định kỳ. 6. Công tác chăm sóc y tế  Công ty ký hợp đồng với một bệnh viện địa phương để chăm sóc công tác y tế ban đầu.  Công ty có thành lập đội sơ cấp cứu tại chỗ. Những người làm công tác cấp cứu được huấn luyện nghiệp vụ và có giấy chứng nhận do cơ quan y tế có chức năng cấp. 7. Túi sơ cấp cứu Trưởng bộ phận HSE và các trưởng bộ phận khác chịu trách nhiệm quản lý các túi sơ cấp cứu tại mỗi khu vực. 7.1. Vị trí đặt túi sơ cấp cứu:  Đặt nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu riêng (thường là chữ thập).  Trưởng bộ phận thông báo cho nhân viên khu vực đó biết vị trí và cách sử dụng. 7.2. Trang bị túi sơ cấp cứu: Đảm bảo và kiểm tra túi sơ cấp cứu luôn đầy đủ theo quy định. 7.3. Quy định về túi sơ cấp cứu Túi A (cho STT Các trang bị tối thiểu 25 công nhân) 1 Băng dính (cuộn) 02 2 Băng 5 x 200 cm (cuộn) 02 3 Băng trung bình 10 x 200 cm (cuộn) 02 250 Đồ án tốt nghiệp 4 Băng to 15 x 200 cm (cuộn) 01 5 Gạc thấm nước (10 miếng/gói) 01 6 Bông hút nước (gói) 05 7 Băng tam giác (cái) 04 8 Garo cao su cở 6 x 100 cm (cái) 02 9 Garo cao su cở 4 x 100 cm (cái) 02 10 Kéo 01 11 Panh không mấu 04 12 Găng tay dùng một lần (đôi) 02 13 Mặt nạ phòng độc thích hợp 01 Nước vô khuẩn hoặc dung dịch nước muối trong các bình 14 01 chứa dùng một lần kích thước 100ml (không có nước máy) 15 Nẹp cánh tay (bộ) 01 16 Nẹp cẳng tay (bộ) 01 17 Nẹp đùi (bộ) 01 18 Nẹp cẳng chân (bộ) 01 19 Thuốc sát trùng (lọ) 01 20 Phác đồ cấp cứu 01 8. Sơ cấp cứu và các trường hợp khẩn cấp Trưởng bộ phận HSE chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện và thực tập sơ cấp cứu theo định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. 9. Khám sức khỏe định kỳ 9.1. Trưởng bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm:  Đảm bảo người lao động phải khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và được bố trí công việc phù hợp. 251 Đồ án tốt nghiệp  Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị và điều dưỡng, kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần. Hồ sơ phải được lưu giữ.  Xem xét kết quả khám sức khỏe của nhân viên định kỳ để đề xuất biện pháp kiểm soát sức khỏe, bệnh nghề nghiệp phù hợp và hỗ trợ người lao động bằng hiện vật.  Đảm bảo tất cả hồ sơ y tế của từng nhân viên luôn được xử lý và lưu giữ dựa trên cơ sở bảo mật tuyệt đối 9.2. Trưởng bộ phận HSE chịu trách nhiệm:  Lập kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho tất cả công nhân viên trong công ty.  Người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định phải được khám sức khỏe 6 tháng một lần. 252 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B9 HƯỚNG DẪN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC – GIỚI HẠN NGHỀ NGHIỆP Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 253 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – HD – 004 LOGO TÊN Hướng dẫn môi trường làm việc – Lần sửa đổi: CÔNG TY giới hạn nghề nghiệp Ngày hiệu lực: Số trang: 1/6 1. Mục đích Thiết lập các tiêu chuẩn để có môi trường làm việc tốt. 2. Phạm vi Thiết lập giới hạn nghề nghiệp đối với bụi, VOC, nhiệt độ, tiếng ồn và mức chiếu sáng bên trong tất cả các tòa nhà thuộc phạm vi Công ty. 3. Trách nhiệm  Trưởng ban HSE phải đảm bảo đo lường và đào tạo có liên quan.  Trưởng bộ phận đảm bảo hoạt động chính xác, bảo dưỡng và cải tiến kỹ thuật. 4. Định nghĩa  OEL = Occupational Exposure Limit (Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp).  VOC = Volatile Organic Compound (Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi).  TWA: Time weighted average (Trung bình 8 giờ).  STEL: Short Term Exposure Limit (Từng lần tối đa).  ACGIH: American Conference of Governmental Industrial Hygienists, Inc (Liên Hiệp Hoa Kỳ của các nhà vệ sinh viên công nghiệp của Chính Phủ).  TLV: Threshold Limit Value (Giá trị giới hạn). 5. Nội dung Các giới hạn sau đây là một hướng dẫn để hỗ trợ kiểm soát yếu tố nguy hại trong quá trình xây dựng các giải pháp đối với các yếu tố hoá học và vật lý tại nơi làm việc. Nếu đo lường cho thấy các giá trị vượt mức kèm theo, đánh giá rủi ro và các biện pháp cần thiết cần được thực hiện. Các biện pháp này có thể bao gồm nhưng 254 Đồ án tốt nghiệp không giới hạn là: đầu tư thiết bị mới, tăng cường bảo trì/thói quen hoặc sử dụng PPE. Các OEL đối với bụi, VOC, tiếng ồn và ánh sáng được dựa trên các tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam và/hoặc ACGIH. 5.1. Bụi Giới hạn các loại bụi độc hại nên dưới 3 mg/m3. 5.2. VOC STT Tên thành phần Công thức hóa học Giới hạn phơi nhiễm Bộ Y Tế Việt Nam 3 1 Xylene C6H4(CH3)2 TWA: 100 mg/m 8h STEL: 300 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam 3 2 Toluen C6H5CH3 TWA: 100 mg/m 8h STEL: 300 mg/m3 15 phút ACGIH TLV 3 Isophorone C9H14O TWA: 25 mg/m3 8h ACGIH TLV 4 Solvent 3040 - TWA: 0,05 mg/m3 8h Butyl Cellosolve ACGIH TLV 5 C6H14O2 (BCS) TWA: 20 ppm 8h Bộ Y Tế Việt Nam CH3COO[CH2]3CH3 6 Butyl acetate TWA: 500 mg/m3 8h STEL: 700 mg/m3 15 phút Sec-Butyl acetate ACGIH TLV 7 C6H12O2 (SBA) TWA: 200 ppm 8h Ethyl acetate ACGIH TLV 8 C4H8O2 (EAC) TWA: 400 ppm 8h 255 Đồ án tốt nghiệp Bộ Y Tế Việt Nam 3 9 Acetone (CH3)2CO TWA: 200 mg/m 8h STEL: 1000 mg/m3 15 phút ACGIH TLV Isopropyl alcohol 10 (CH3)2CHOH TWA: 200 ppm 8h ( I.P.A ) STEL: 400 ppm 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam 3 11 Iso - butanol C4H10O TWA: 150 mg/m 8h STEL: 250 mg/m3 15 phút ACGIH TLV Cyclohexanone 3 12 C6H10O TWA: 80 mg/m 8h (CYC) STEL: 200 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam Methyl Ethyl 3 13 C4H8O TWA: 150 mg/m 8h Keton (M.E.K) STEL: 300 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam 3 14 Methanol CH3OH TWA: 50 mg/m 8h STEL: 100 mg/m3 15 phút ACGIH TLV Methyl isobutyl 3 15 (CH3)2CHCH2COCH3 TWA: 82 mg/m 8h ketone (MIBK) STEL: 307 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam 3 16 Dichloromethane CH2Cl2 TWA: 50 mg/m 8h STEL: 100 mg/m3 15 phút ACGIH TLV 3 17 n-Hexane C6H14 TWA: 50 mg/m 8h ACGIH TLV 18 n-Propyl acetate C5H10O2 TWA: 835 mg/m3 8h 256 Đồ án tốt nghiệp STEL: 1040 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam Dimethyl 3 19 (CH3)2NCHO TWA: 10 mg/m 8h formamide STEL: 20 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam Trichloroethylene 3 20 C2HCl3 TWA: 20 mg/m 8h (TCE) STEL: 40 mg/m3 15 phút Propylene Glycol ACGIH TLV 3 21 Monomethyl Ether C6H12O3 TWA: 369 mg/m 8h Acetate (PMA) STEL: 553 mg/m3 15 phút Bộ Y Tế Việt Nam 3 22 Methyl acetate CH3COOCH3 TWA: 100 mg/m 8h STEL: 250 mg/m3 15 phút ACGIH TLV Monoethanolamine 23 C H N TWA: 8 mg/m3 8h (MEA) 2 7 STEL: 15 mg/m3 15 phút Diethanolamine ACGIH TLV 24 C4H11NO2 (DEA) TWA: 2 mg/m3 8h 5.3. Nhiệt độ Khu vực Chỉ tiêu nhiệt độ Nhiệt độ tối ưu Sản xuất max: 35oC max: 28oC min: 12oC min: 15oC Kho thành phẩm min: 10oC Nên được che mát ở các nước khí hậu nóng Kho nguyên liệu min: 10oC Khối văn phòng/phòng max: 26oC 22oC 257 Đồ án tốt nghiệp thí nghiệm min: 19oC Bảo trì max: 35oC max: 28oC min: 12oC min: 15oC Nếu độ ẩm cao trong một khoảng thời gian, có thể giảm nhiệt độ tối đa cho phép. 5.4. Tiếng ồn Loại công việc I LEX, 1h = 55dB Khu vực/điều kiện làm việc nhu cầu tập trung cao hoặc cần giao tiếp và khu vực nghỉ ngơi và ăn uống. Loại công việc II LEX, 1h = 70dB Khu vực/điều kiện làm việc cần giao tiếp hoặc nhu cầu cao về sự chính xác, tốc độ và chú ý. Loại công việc III LEX, 1h = 80dB Khu vực/điều kiện làm việc gây ra tiếng ồn bởi máy móc, thiết bị trong hoàn cảnh không bao gồm nhóm I và II. Nếu tiếng ồn vượt mức 85dBA, các biện pháp bảo vệ sẽ được thực hiện. 5.5. Chiếu sáng Kiểu nội thất, công việc Cường độ chiếu sáng (lux) 258 Đồ án tốt nghiệp Các vùng chung trong nhà Vùng thông gió, hành lang 150 Cầu thang, thang máy 100 Nơi gửi áo khoác ngoài, nhà vệ sinh 100 Nhà kho 100 Văn phòng 500 Hoá chất Các quá trình tự động 30 Nơi sản xuất ít có người ra vào 50 Vùng nội thất chung 100 Phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm 200 So màu 400 259 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B10 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHO Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 260 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – QĐ – 001 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy định an toàn kho CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/3 1. Mục đích Để đảm bảo lưu trữ an toàn và chính xác hàng hóa với mục đích để làm giảm nguy cơ chấn thương, tổn thất nguyên liệu hoặc sự cố tràn đổ hóa chất. 2. Phạm vi Tất cả các kho chứa hàng của Công ty. 3. Quy định Các khu vực/hoạt động dưới đây yêu cầu tối thiểu phải được tuân theo hoặc tuân thủ: 3.1. Khu vực nhà kho  Khu vực kho phải được đánh dấu rõ ràng.  Các yêu cầu PPE và hạn chế tốc độ đối với khu vực kho hàng phải được lưu ý bằng biển dấu hiện nhận biết.  Không hút thuốc, ăn uống trong khu vực kho hàng được chỉ định.  Khu vực kho hàng phải được chiếu sáng đầy đủ.  Khu vực kho hàng phải bằng phẳng.  Tất cả các lối ra vào và lối đi phải được đánh dấu và không có vật cản.  Vị trí của thiết bị chữa cháy phải được đánh dấu, dễ dàng tiếp cận và không bị che khuất.  Cửa thoát hiểm phải được đánh dấu, không có bất kỳ chướng ngại vật và sẽ dẫn đến lối thoát/ khu vực tập trung quy định, nơi tất cả mọi người được an toàn. 261 Đồ án tốt nghiệp  Trang bị vòi sen khẩn cấp/rửa mắt phòng trường hợp bị dính hóa chất vào người/mắt, nó sẽ được đánh dấu, hoạt động và dễ dàng tiếp cận.  Trang bị tủ y tế được đánh dấu và dễ dàng tiếp cận. 3.2. Kệ  Tất cả các kệ phải ở trong điều kiện làm việc tốt.  Tất cả các kệ phải được gắn cố định với sàn nhà để ngăn chặn sự di chuyển khi các thiết bị nâng hàng được sử dụng.  Tất cả các kệ phải được dán nhãn với tải trọng thiết kế tối đa.  Bất kỳ thiệt hại trên các kệ phải ngay lập tức được sửa chữa. 3.3. Pallet  Pallet phải thích hợp cho các loại kệ trong kho hàng.  Pallet phải trong điều kiện tốt, không có thiệt hại và thiết kế cho tải trọng thực tế.  Pallet phải được chất đúng cách để đảm bảo sự ổn định tải.  Pallet phải được kiểm tra cho sự ổn định và tính toàn vẹn trước khi sử dụng.  Pallet hư hỏng sẽ được loại bỏ. 3.4. Lưu trữ hàng hóa Hàng hoá, sắp xếp bảo quản tại cửa hàng, kho, bãi phải bảo đảm:  Gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.  Sắp xếp, bảo quản hàng hoá theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau.  Sắp xếp thành hàng, có lối đi ngang, dọc bảo đảm hợp lý thuận tiện. Không xếp hàng hoá và các vật chướng ngại trên các lối đi.  Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hoá học(không xếp hàng hóa gần bóng đèn, gần dây dẫn điện; các hàng hoá kỵ nhau sát gần nhau). 262 Đồ án tốt nghiệp  Hàng hoá sắp xếp trong kho, phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng đống phải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa ra vào phải để lối đi rộng bằng độ rộng của cửa ra vào nhưng không được nhỏ hơn 1m.  Việc sắp xếp hàng hoá phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, bảo đảm việc sơ tán người và hàng hoá nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy. 3.5. Lưu trữ hóa chất độc hại  Tất cả các hóa chất phải được lưu trữ theo các Phiếu an toàn hòa chất (MSDS) tương ứng.  Hóa chất độc hại, ăn mòn phải được lưu trữ trong một khu vực chuyên dụng và có dấu hiệu nhận biết.  Dung môi và chất pha loãng nên được lưu trữ càng thấp càng tốt trong nhà kho. 263 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B11 QUY ĐỊNH AN TOÀN Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 264 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – QĐ – 002 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy định an toàn CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/4 1. Mục đích Quy định những điều cần phải tuân thủ trong công việc hàng ngày tại công ty nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động và môi trường làm việc. 2. Phạm vi Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên Công ty và mọi người vào làm việc hoặc liên hệ công tác tại Công ty (bao gồm: nhà thầu, nhà cung cấp, tài xế, sinh viên thực tập, khách hàng, khách tham quan) 3. Nội dung 3.1. Quy định an toàn chung Điều 1: Tất cả mọi người khi vào làm việc tại công ty hoặc liên hệ công tác đều phải được huấn luyện quy định an toàn và các tình huống khẩn cấp. Điều 2: Trong trường hợp có chuông báo động khẩn cấp, tất cả mọi người phải tập trung tại điểm tập kết (gần nhà bảo vệ). Điều 3: Phải tuân thủ các biển báo, biển chỉ dẫn và biển cấm tại khu vực sản xuất và các khu vực khác trong công ty. Điều 4: Cấm hút thuốc trong trong khuôn viên nhà máy, chỉ được phép hút thuốc tại khu vực được quy định. Điều 5: Tất cả các công việc hàn, cắt, khoan phát sinh tia lửa điện, làm việc trong không gian hẹp, sửa chữa điện, làm việc trên cao 2m phải có giấy phép được người có thẩm quyền của Công ty duyệt đồng ý trước khi tiến hành.. 265 Đồ án tốt nghiệp Điều 6: Nhà thầu, khách tham quan không được đi lại các khu vực khác nếu không có người có trách nhiệm trong công ty hướng dẫn Điều 7: Sử dụng đúng phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định  Đối với nhà thầu, phải trang bị bảo hộ lao động phù hợp với từng công việc cụ thể.  Đối với nhà cung cấp, phải trang bị giầy bảo hộ khi vào khu vực giao nhận hàng.  Khi giao nhận các nguyên liệu độc hại phải trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo chỉ dẫn trên nhãn nguyên liệu.  Khi tiếp xúc với rác thải nguy hại yêu cầu các trang bị bảo hộ lao động như sau: Giầy bảo hộ hoặc ủng cao su, găng tay cao su chống hóa chất, kính bảo bộ, khẩu trang. Điều 8: Vật tư, thiết bị phải được sắp xếp gọn gàng không gây cản trở các đường thoát hiểm. Nơi làm việc phải ngăn nắp, không được để dụng cụ, vật tư, trang thiết bị cản trở hoạt động và đi lại. Không được để nước, dầu, mỡ và hóa chất rơi vãi trên sàn nhà và lối đi. Tránh trình trạng rơi vãi chất thải, nguyên liệu, phát tán mùi, bụi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình vận chuyển. Điều 9: Rác thải phải thu gom để đúng nơi quy định, các phương tiện liên quan đến việc thu gom rác thải phải có dấu hiệu cảnh báo theo theo quy định pháp luật. Điều 10: Cho xe dừng đúng vị trí theo chỉ dẫn của nhân viên giao/nhận hàng. Chỉ lên/xuống hàng khi đã được cho phép. Cấm bốc dỡ hàng hoá khi xe chưa dừng hẳn. Điều 11: Không được sử dụng máy móc thiết bị không thuộc trách nhiệm của mình. Khi có hư hỏng, sự cố phải báo ngay cho phòng bảo trì. 266 Đồ án tốt nghiệp Điều 12: Máy móc hỏng, đang sửa chữa, bảo trì phải treo biển báo. Phải tuân thủ an toàn điện khi sửa chữa, bảo trì. Điều 13: Không được tháo gỡ hoặc làm giảm hiệu quả của thiết bị an toàn. Điều 14: Cấm sử dụng thiết bị không đạt chuẩn chống cháy nổ trong khu vực sản suất. Không tự ý câu mắc điện, đun nấu, sử dụng quẹt lửa trong khu vực sản xuất, phòng thí nghiệm, kho và văn phòng kho. Điều 15: Tất cả tai nạn, sự cố đều phải báo cáo cho trưởng bộ phận HSE. Điều 16: Tất cả các dụng cụ/ thiết bị an toàn phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực. Điều 17: Không ăn uống trong khu vực sản xuất và kho chứa hàng, phòng thí nghiệm, phòng phun mẫu. Điều 18: Không được cãi nhau, cưỡng bức, gây ức chế trong giờ làm việc Điều 19: Khi vào làm việc ở công ty, đảm bảo ở tình trạng không bị ảnh hưởng của chất kích thích (rượu, bia) Điều 20: Thông báo với Trưởng bộ phận nơi làm việc hoặc Trưởng bộ phận HSE nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn Điều 21: Thu dọn vệ sinh sau mỗi ca làm việc. 3.2. Quy định an toàn phòng thí nghiệm Điều 1: Các hóa chất và nguyên liệu phải có nhãn nhận biết. Lưu trữ tại nơi quy định của Phòng Lab hoặc tại vị trí công việc cần thiết. Điều 2: Không được phép sửa đổi các chữ trên nhãn hay dán nhãn mới chồng lên nhãn cũ. 267 Đồ án tốt nghiệp Điều 3: Nên rửa dụng cụ/ thiết bị ngay sau khi sử dụng hoặc ít nhất sau ngày làm việc, không nên để sang ngày hôm sau. Điều 4: Đối với những hóa chất dễ bay hơi phải được thực hiện trong tủ hút Điều 5: Chỉ được phép đổ axít, hay kiềm vào nước khi pha loãng (tuyệt đối không được làm ngược lại). Điều 6: Khi hút axít, kiềm phải dùng pipet có bầu an toàn hoặc dụng cụ chuyên dùng, không hút axít, kiềm còn quá ít trong chai Điều 7: Cẩn thận tránh bể vỡ, không dùng dụng cụ đã rạn nứt Điều 8: Trước khi ra về (người ra cuối cùng), phải tắt tất cả các thiết bị điện và nước. 268 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG 269 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C1 QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 270 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – QT – 001 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy trình quản lý chất thải CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/4 5. Mục đích Quản lý các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải. 6. Phạm vi Áp dụng tại văn phòng, nhà máy, trung tâm phân phối và các kho của Công ty. 7. Định nghĩa Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác a. Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. b. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. c. Chất thải sinh hoạt là chất thải không bao gồm phế liệu và chất thải nguy hại 8. Nội dung 271 Đồ án tốt nghiệp Trách nhiệm Lưu đồ Hồ sơ Các Phòng ban Chất thải phát sinh Các Phòng ban Phân loại chất thải Kho chất thải/ Thu gom, tập trung chất thải Các Phòng ban Chứng từ chất thải Kho chất Chuyển giao chất thải nguy hại thải/Đơn vị thu Bảng tổng hợp chất gom thải Xử lý SKPH Chứng từ chất thải nguy hại Ban HSE Đánh giá No Bảng tổng hợp chất Yes thải Chứng từ chất thải Báo cáo/ lưu hồ sơ Ban HSE nguy hại 9. Phân loại chất thải nguy hại Stt Tên chất thải/ Mã CTNH 1 Bùn thải 120606 2 Sơn thải 080101 3 Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải 170803 4 Các loại dầu, bôi trơn thải từ động cơ, hộp 170204 272 Đồ án tốt nghiệp 5 Giẻ lau, găng tay, vật liệu lọc, chất hấp thụ nhiễm các 180201 thành phần nguy hại 6 Bao bì mềm nhiễm các thành phần nguy hại 180101 7 Bao bì cứng thải bằng kim loại nhiễm các thành phần 180102 nguy hại và bảo đảm rỗng hoàn toàn 8 Bao bì cứng thải bằng nhựa nhiễm các thành phần nguy 180103 hại và bảo đảm rỗng hoàn toàn 9 Hộp mực in thải 080204 10 Bóng đèn huỳnh quang thải 160106 11 Pin, ắc quy chì thải 190601 10. Dán nhãn chất thải a. Nhãn chất thải nguy hại Đơn vị thu gom sẽ cung cấp nhãn chất thải nguy hại (xem mẫu minh họa). Các bộ phận/ phòng ban khi phân loại sẽ dán lên thùng/bao bì đựng chất thải nguy hại. b. Nhãn phế liệu 273 Đồ án tốt nghiệp Các bộ phận/ phòng ban khi phân loại sẽ dán nhãn “Phế liệu” lên thùng/bao bì đựng phế liệu. c. Nhãn chất thải sinh hoạt Các bộ phận/ phòng ban khi phân loại sẽ dán nhãn “Rác sinh hoạt” lên thùng/bao bì chứa. 11. Khu vực tập trung chất thải a. Chất thải nguy hại: Khu vực nhà rác nguy hại b. Phế liệu: Khu vực nhà phế liệu (tái chế). c. Chất thải sinh hoạt: Khu vực nhà rác sinh hoạt. 274 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C2 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT NĂNG LƯỢNG Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 275 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – PR – 00 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy trình kiểm soát năng lượng CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/3 1. Mục đích Nhằm kiểm soát các nguồn năng lượng sử dụng trong Công ty. 2. Phạm vi Áp dụng cho tất cả các bộ phận liên quan trong Công ty. 3. Nội dung 3.1. Phân loại năng lượng và mục đích sử dụng Công ty sử dụng các loại năng lượng sau đây:  Điện: là loại năng lượng Công ty đang sử dụng nhiều nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất, hoạt động của tất cả các phòng ban.  Dầu diesel: phục vụ cho mục đích dịch vụ trong công ty. Ví dụ: vận chuyển nguyên liệu như xe nâng hàng, máy phát điện, bơm chữa cháy  Nước: nhu cầu nước sinh hoạt và nước dùng để rửa thiết bị.  Gas: sử dụng nấu ăn. 3.2. Thực hiện 3.2.1. Trưởng bộ phận HSE hàng tháng theo dõi năng lượng sử dụng thực tế của công ty bao gồm: + Theo dõi sử dụng điện. + Theo dõi sử dụng dầu DO. + Theo dõi sử dụng nước. + Theo dõi sử dụng Gas. 3.2.2. Các bộ phận có trách nhiệm tiến hành việc tiết kiệm điện như sau:  Tắt tất cả các thiết bị chiếu sáng khi không sử dụng. 276 Đồ án tốt nghiệp  Định kỳ phải tiến hành làm vệ sinh máy lạnh,  Chỉ mở máy lạnh khi cần thiết. Tắt máy khi ra về hoặc khi không làm việc.  Khi có sự cố về máy lập tức tắt công tắc và báo ngay cho bộ phận bảo trì.  Máy photo: để chế độ chờ sau khi sử dụng.  Máy tính: để chế độ tự động nghỉ, tắt máy khi không sử dụng trong thời gian dài.  Kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện trong Công ty 6 tháng/lần.  Dán các khẩu hiệu “Tiết kiệm điện”, “Tắt đèn sau khi sử dụng” gần công tắt điện.  Những máy móc không sử dụng phải kiểm tra tắt nguồn điện. 3.2.3. Các bộ phận có sử dụng xăng dầu có trách nhiệm tiến hành việc tiết kiệm xăng dầu như:  Xăng dầu phải được bảo quản ở nơi thông  Khi điện lưới mất thì tính toán phụ tải thiết bị để sử dụng cho hợp lý, tránh quá tải công suất của máy phát dẫn tới hao tổn nhiên liệu, giảm tuổi thọ của máy phát 3.2.4. Nhân viên ban HSE thông báo chương trình tiết kiệm nước cho toàn thể Công ty.  Thường xuyên nhắc nhở nhân viên bộ phận sử dụng hợp lý nước.  Dán các khẩu hiệu “Tiết kiệm nước”, “Tắt vòi nước sau khi sử dụng” gần các vòi nước.  Thường xuyên kiểm tra đường ống, vòi nước, bồn chứa định kỳ hàng tuần.  Đóng vòi nước sau khi sử dụng, báo cáo ngay cho phòng bảo trì khi phát hiện có nước rò rỉ. 3.2.5. Bộ phận hành chính (nhà ăn) có sử dụng gas có trách nhiệm tiến hành việc tiết kiệm gas như sau:  Khóa van gas ngay sau khi sử dụng.  Kiểm tra các van đã được khóa trước khi ra về. 277 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C3 QUY TRÌNH XỬ LÝ TRÀN HÓA CHẤT Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 278 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – QT – 003 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy trình xử lý tràn hóa chất CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/3 1. Mục đích Nhằm kiểm soát sự chảy đổ của các vật liệu trong quá trình lưu kho hay ở khu vực sản xuất, để đảm bảo các vật liệu bị đổ tràn được xử lý đúng phương pháp theo luật môi trường Việt Nam và theo quy định Công ty. 2. Phạm vi Áp dụng cho các sự cố tràn hóa chất tại Công ty. 3. Định nghĩa  Chất hấp thụ: Chất dùng để hấp thu vật liệu bị chảy đổ. Chất hấp thu này có chứa vi khuẩn, mà nó có thể phân hủy vật liệu bị chảy đổ sau một khoảng thời gian nhất định, và hơn nữa việc xử lý là không cần thiết.  Vật liệu: Trong quy trình này vật liệu được hiểu là nguyên liệu được dùng để sản xuất sơn hoặc chính là sơn.  PPE: Dụng cụ bảo hộ cá nhân.  Khu vực chứa chất hấp thu: Nơi để chất hấp thu và các dụng cụ như chổi, cào, túi nylon, vv.... 4. Quy trình Trách nhiệm Lưu đồ Diễn giải Cá nhân trong bộ phận xảy ra Bộ phận Phát hiện chảy đổ vật liệu chảy đổ hoặc các bộ phận liên liên quan quan Bộ phận Thông báo cho khu vực chảy liên quan Thông báo cho bộ phận tại đổ nhanh chóng để có biện khu vực xảy ra chảy đổ pháp sơ tán và xử lý kịp thời 279 Đồ án tốt nghiệp Bộ phận nơi xảy ra Bộ phận nơi có xảy ra chảy đổ chảy đổ sẽ xác nhận tình trạng và mức Xác nhận tình trạng và mức độ chảy đổ độ chảy đổ để có biện pháp xử lý Dựa vào mức độ chảy đổ, bộ Bộ phận nơi xảy ra chảy Xử lý chảy đổ phận khu vực đó hoăc nhóm xử đổ/ Nhóm hóa chất lý hóa chất sẽ có biện pháp tiến hành xử lý Bộ phận nơi xảy ra chảy đổ/ Kiểm tra xác nhận Nhóm hóa chất sẽ kiểm tra sau Bộ phận nơi xảy ra chảy và báo cáo đổ/ Nhóm hóa chất khi xử lý. Bộ phận tại khu vực đó sẽ tiến hành lập phiếu CAR và gửi đến ban HSE Ban HSE sẽ theo dõi hành Lưu hồ sơ Ban HSE động khắc phục và lưu hồ sơ 5. Chuẩn bị  Huấn luyện và tập huấn thường xuyên cho công nhân làm việc trực tiếp với hóa chất.  Hướng dẫn thao tác đong, chiết rót hóa chất.  Dán bảng thông tin an toàn hóa chất (MSDS) tại khu vực lưu trữ, sử dụng hóa chất.  Thực hiện lưu trữ và sử dụng hóa chất theo hướng dẫn trong MSDS.  Chuẩn bị các dụng cụ để ứng phó với sự cố tràn đổ hóa chất như sau: + Trang bị các thùng cát, xẻng, giẻ thấm. + Hướng dẫn thao tác chiết rót, vận chuyển hóa chất an toàn. + Trang bị khẩu trang, thiết bị chuyên dùng. + Trang bị hệ thống báo động. 6. Biện pháp xử lý  Dừng công việc, khóa các van để cô lập hoặc lấy thùng, xô để hứng, ngăn chặn sự lan rộng khu vực đổ tràn nếu có thể. 280 Đồ án tốt nghiệp  Sơ tán nhân viên trong khu vực đổ tràn và báo động.  Thông báo cho nhóm xử lý hóa chất và phòng bảo trì.  Xác định hóa chất đổ tràn dựa trên thông tin an toàn hóa chất (MSDS).  Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân theo MSDS.  Sử dụng chất hấp thụ và dụng cụ xử lý chất đổ tràn.  Thu gom chất hấp thụ vào túi nylon và bỏ vào thùng rác thải nguy hại.  Làm sạch hiện trường, thiết bị.  Tiến hành sơ cứu cho nạn nhân (nếu có), đưa đến bệnh viện gần nhất nếu tình trạng nguy hiểm.  Lập báo cáo sự cố. 6. Quản lý khu vực chứa chất hấp thụ  Chất hấp thụ và dụng cụ xử lý đổ tràn chỉ được dùng để xử lý vật liệu chảy tràn.  Bộ phận nào có khu vực chứa chất hấp thụ sẽ tự quản lý và báo cáo cho Phòng bảo trì.  Phòng bảo trì sẽ kiểm tra theo định kỳ. 281 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C QUY TRÌNH XỬ LÝ BỤI Người lập Tên: Ký tên: Ngày lập: Người xem xét Tên: Ký tên: Ngày lập: Người duyệt Tên: Ký tên: Ngày lập: Ngày soát Nội dung soát xét Lần soát xét xét Nội dung cũ Nội dung mới 282 Đồ án tốt nghiệp Ký hiệu: HSE – QT – 004 LOGO TÊN Lần sửa đổi: Quy trình xử lý bụi CÔNG TY Ngày hiệu lực: Số trang: 1/2 1. Mục đích Nhằm kiểm soát lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 2. Phạm vi Quy trình này được áp dụng cho các phòng ban liên quan 3. Quy trình 283 Đồ án tốt nghiệp Bước Trách nhiệm Lưu Đồ 1 Hơi dung môi và bụi khi nạp liệu 2 Hệ thống đường ống hút bụi Giũ bụi vào thùng 3 Phòng sản Hệ thống túi lọc chứa, định kỳ thu xuất gom No 4 Cơ quan có Kiểm tra khí Kiểm tra lại hệ chức năng, thải định kỳ thống phòng bảo trì Yes 5 Khí thải ra môi trường Lưu ý: sau khi lấy bụi từ thùng chứa, lượng bụi này phải được xử lý đúng quy trình hoặc tái chế, hoặc được xem như rác thải độc hại. 284

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_xay_dung_he_thong_quan_ly_tich_hop_an_toan_suc_khoe_ng.pdf
Tài liệu liên quan