Đồ án Xây dựng chương trình quản lý thông tin thư viện cho Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Hải Phòng

LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Mạng & Truyền thông - Khoa Công nghệ thông tin và quý Thầy, Cô trong khoa, trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông đã tạo điều kiện cho em học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Đỗ Đình Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiế

doc66 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình quản lý thông tin thư viện cho Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sót, kính mong sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy, Cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 7 năm 2013 Sinh viên Phạm Thị Khánh Hoài LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan toàn bộ nội dung trong đồ án này là do em tự nghiên cứu các tài liệu, khảo sát thực tế nhu cầu ứng dụng phần mềm quản lý thư viện, thống kê báo cáo trong thư viện và đặc biệt là nhu cầu nâng cấp phần mềm quản lý thư viện của thư viện trường Tiểu học Lê Văn Tám. Từ đó em nghiên cứu cơ sở lý thuyết liên quan đến việc xây dựng nâng cấp phần mềm quản lý thư viện và đồng thời xây dựng chương trình làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Các số liệu và thiết kế không sao chép từ bất cứ một công trình hay một sản phẩm nào khác. Người cam đoan Sinh viên: Phạm Thị Khánh Hoài MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong các trường Tiểu học, THCS và THPT, thư viện luôn là nơi cung cấp rất nhiều tài liệu cho các cán bộ giáo viên, học sinh trong trường học tập và nghiên cứu. Ngoài những đầu sách ra, thư viện còn cung cấp tài liệu của các cán bộ giáo viên và học sinh để mọi người có thể tham khảo. Việc tìm kiếm sách để cho học sinh mượn sách, việc nhận trả sách hay thêm các tài liệu mới theo yêu cầu cần có một chương trình quản lý để giúp các công việc được thực hiện một cách dễ dàng hơn và có thể phục vụ được tốt hơn cho nhu cầu của độc giả ngày càng tăng. Với Microsoft Visual Basic 6.0, chúng ta có thể tự viết một chương trình quản lý thông tin cho một thư viện của bất kỳ một trường Tiểu học, THCS hay THPT nào để giúp cho công việc quản lý thư viện được dễ dàng và chặt chẽ hơn. Với một chương trình quản lý thư viện, chúng ta có thể phát triển mở rộng thêm và thay đổi cho phù hợp với bất kỳ yêu cầu của một thư viện nào. Là sinh viên đang theo học tại trường ĐH Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông – ĐH Thái Nguyên, đã được học tập về môn học cơ sở dữ liệu và phân tích thiết kế hệ thống cùng với việc tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic, em rất hi vọng được mang những kiến thức mình đã được học áp dụng vào trong thực tế, giúp ích cho công việc quản lý thông tin thư viện được dễ dàng hơn. Đồ án tốt nghiệp mà em thực hiện là Xây dựng chương trình quản lý thông tin thư viện cho Trường Tiểu học Lê Văn Tám – Hải Phòng trên Ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual Basic 6.0 và cơ sở dữ liệu Microsoft Access. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Microsoft visual basic 6.0 1.1.1 Giới thiệu Microsoft visual basic 6.0 -Viusal Basic 6.0 là công cụ lập trình trực quan giúp ta tạo nhanh những ứng dụng chạy trên Windows - Viusal Basic 6.0 là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Lập trình viên chia nhỏ vấn đề cần giải quyết thành nhiều đối tượng).Từng đối tượng có những đặc điểm, gọi là thuộc tính (Properties) và những chức năng riêng biệt, gọi là phương thức (Methods).Lập trình viên phải đưa ra các thuộc tính và phương thức mà đối tượng cần thể hiện.Các chương trình của VB hoạt động theo hướng tác ứng với sự kiện bên ngoài. VD: Nhấn chuột, bàn phímvào đối tượng đó - Chương trình của Viusal Basic 6.0 là tập hợp các đoạn mã lệnh độc lập. Các đoạn mã lệnh này chỉ được kích hoạt khi có biến cố tương ứng xảy ra. Nếu ta chưa viết thủ tục cho biến cố đó thì chương trình không hoạt động đến khi biến cố đó xảy ra 1.1.2 Các thành phần trong cửa sổ của Visual Basic 1.1.2.1 Thanh tiêu đề (Title Bar) Thanh tiêu đề thể hiện tên của chương trình là Microsoft Visual Basic. Góc phải thanh tiêu đề có 3 nút điều khiển: Minimize window (thu nhỏ của sổ làm việc); Maximize/Restore window (phóng to và phục hồi kích thước của sổ làm việc); Close(nút đóng cửa sổ là việc của Visual Basic) 1.1.2.2 Thanh thực đơn (Menu Bar) - Gồm các lệnh sau: File, Edit, Project, Format, Debug, Run, Query, Diagram, Tools, Add-Ins, Window, Help. - Thanh lệnh đơn (menu bar) xuất hiện ngay dưới thanh tiêu đề (Title bar) và chứa một hoặc nhiều tuỳ chộn lệnh đơn, mỗi tuỳ chọn trong thanh lệnh đơn định danh một phạm trù các tác vụ. - Xuất hiện ngay dưới mỗi tuỳ chọn lệnh đơn có thể là một hoặc nhiều tuỳ chọn. Các tuỳ chọn xuất hiện trên thanh lệnh đơn được gọi là các tuỳ chọn lệnh đơn chính và những tuỳ chọn dưới chúng được gọi là các tuỳ chọn con. 1.1.2.3 Thanh công cụ (Tool bar) Là các lệnh được thể hiện dưới dạng biểu tượng giúp ta thực hiện một lệnh nhanh hơn. - Gồm các lệnh sau: Add Standard EXE Project, Add form, Menu editor, Open Project, Save Project, Cut, Copy, Paste, Find, Undo, Redo, Start, Break, End, Project Explore, Project windows, Form layuot window, Object brownser, Toolbox, Data view window, Visual component manager. - Thanh công cụ chứa các nút thanh công cụ, cho phép nhanh chóng truy cập đến các lệnh thường dùng nhất. - Các nút trong thanh công cụ cũng tương tự như các mục trong thanh thực đơn. Các nút thanh công cụ cung cấp cho người dùng một nối tắt đối với các hành động mà ta chọn qua nhiều bước bằng lệnh đơn. - Các tính chất của thanh công cụ: là các tính chất duy nhất đối với một điều khiển thanh công cụ gồm: + Style: Xác định hình dáng của điều khiển. + TextAlignment: xác định vị trí của văn bản tương đối với nút. + ToolTipText: ô gợi nhớ tên công cụ - Các phương pháp của thanh công cụ: Các phương pháp thường dùng là: Move, Drag 1.1.3. Thiết kế giao diện 1.1.3.1. Giới thiệu Form Trong chương trình Visual Basic đều có ít nhất là một Form. Form hay còn gọi là biểu mẫu, là thành phần quan trọng nhất trong số tất cả các thành phần giao diện. Form là cơ sở cho việc thiết kế giao diện người dùng của ứng dụng. Tất cả các thành phần tạo thành giao diện người dùng đều được đặt trong Form. Khi ứng dụng chạy, nó mở ra một Form. Sau khi Form được nạp vào bộ nhớ, tất cả các thành phần hàm chứa trong nó sẽ hiện diện và có thể truy cập. - Cách tạo Form: Sau khi tạo Project mới, môi trường triển khai lập trình cho sẵn ta một Form. Có 2 cách: + Cách 1: Dùng menu: Project / Add Form. + Cách 2: Dùng công cụ: Add Form - MDI Form (Multiple Document Interface) - MDI Form là một Form có thể chứa nhiều Form con bên trong. Có 2 cách tạo: + Cách 1: dùng menu: Project / Add MDI Form + Cách 2: Dùng công cụ: Add Form / MDI Form. Mỗi Project chỉ có thể có tối đa một MDI Form. Muốn một Form trở thành một Form con (MDI Form) ta Set property MDI Child của nó thành True. 1.1.3.2. Lưu và chạy Form - Lưu Form: có 2 cách: + Dùng menu: = File / SaveAs + Vào cửa sổ Project, chuột phải lên Form chọn SaveAs - Chạy Form: Run / Start hoặc nhấn vào công cụ Run trên thanh công cụ (Tool Bar). 1.1.3.3. Các đối tượng (Objects) * Đặc điểm : + Mỗi đối tượng có một tên để phân biệt + Có nhiều đặc tính, các đặc tính này có thể gọi là các thuộc tính (Property) của đối đó. + Mỗi đối tượng có nhiều hoạt động và các hoạt động này gọi là các phương thức (method) của nó. - Truy xuất đối tượng + Truy xuất đối tượng tức là đặt giá trị cho các property (thuộc tính) của đối tượng, hay gọi Method (phương thức) cho các đối tượng đó hoạt động. Bất cứ khi nào truy xuất đến đối tượng đều được viết theo cú pháp : . - Viết lệnh cho đối tượng + Khi bạn đặt một đối tượng lên form thì lúc đầu nó chưa hoạt động. Vì vậy cần phải viết lệnh để cho nó làm việc bằng cách : . Double click cho đối tượng . Cửa sổ lệnh hiện ra và viết lệnh cho đối tượng đó .Sử dụng cửa sổ để viết mã lệnh Mỗi phần mã lệnh cho một sự kiện xảy ra trên một đối tương đều có hai dòng đầu tiên là Sub và cuối là End sub - Thuộc tính chung các đối tượng + Thuộc tính Name:Mỗi Coltrol trong một Form đều có thuộc tính Name để phân biệt với các Coltrol khác. Đây là thuộc tính dùng để truy xuất đến đối tượng Coltrol đó. Thuộc tính Giải thích Alignment Căn lề cho dòng chữ (Text, Caption) Appearrance Xác định cotrol có là 3D hay không ? Forecolor Mã chữ trên cotrol Backcolor Màu nền trên coltrol Font Font của coltrol Enable Nếu thuộc tính này có giá trị False, coltrol sẽ không sử dụng được, đủ có thể nhìn thấy Top – Left Quy góc trái trên của coltrol Visible Ân hay hiện coltrol Width – Height Quy định kích thước coltrol Tooltexttiph Ghi chú nội dung của coltrol. Dòng chữ này hiện ra khi ta dừng chuột ngay trên coltrol. Thuộc tính Giải thích. Alignment Cách lề cho dòng chữ (Tetx captin). Appearrance Xác định control có là 3D hay không ?. Forecolor Mà chữ trên control. Backcolor Màu nền trên control. Font Font của control. Enable Nếu thuộc tính này có giá trị False control sẽ không sử dụng được, có thể nhìn thấy . Top – Left Quy góc trái trên của control. Visible Ẩn hay hiện của control. Width – Height Quy định kích thước của control.. Tooltexttip Ghi chú nôi dung của control. Dòng chữ này hiện ra khi ta dừng chuột ngày trên control. Bảng 1.1.3.3(a): Các thuộc tính của đối tượng trong VB6.0 * Các điều khiển nội tại bao gồm: Điều khiển Biểu tượng Mô tả Label Hiển thị chuỗi kí tự không đổi trên biểu mẫu Frame Làm nơi chứa cho các điều khiển khác CheckBox Cho phép người sử dụng chọn hoặc không chọn một khả năng nào đó ComboBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các chọn lựa hay nhập dữ liệu mới HscrollBar Cho phép người sử dụng cuộn ngang qua một điều khiển chứa dữ liệu khác Timer Cho phép chương trình tự động thi hành một công việc nào đó vào một thời điểm, không cần tương tác của người sử dụng DirListBox Cho phép người sử dụng chọn thư mục Shape Hiển thị dạng hình học trên biểu mẫu Image Hiển thị hình ảnh đồ hoạ trên biểu mẫu nhưng không thể làm nơi chứa OLE Container Cho phép thêm chức năng lập trình của một điều khiển vào ứng dụng PictureBox Hiển thị hình ảnh trên biểu mẫu và có thể làm nơi chứa TextBox Dùng trình bày văn bản nhưng cũng cho phép người sử dụng sửa đổi hay thêm mới văn bản CmdButton Cho phép người sử dụng thực hiện một hành động OptionButton Cho phép người sử dụng chọn từ một nhóm có 2 hay nhiều khả năng trở lên ListBox Cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các phần tử VscrollBar Cho phép người sử dụng cuộn dọc qua một điều khiển chứa dữ liệu khác DriveListBox Cho phép người sử dụng chọn ổ đĩa FileListBox Cho phép ngưòi sử dụng chọn tập tin Line Hiển thị một đoạn thẳng trên biểu mẫu Data Cho phép kết nối với cơ sở dữ liệu Bảng 1.1.3.3(b): Các điều khiển của giao diện VB6.0 1.1.4. Thuộc tính, phương thức và sự kiện 1.1.4.1. Thuộc tính: Thuộc tính mô tả đối tượng, mỗi đối tượng có 1 bộ mô tả đối tượng Thuộc tính Giải thích Left Vị trí cạnh trái của điều khiển so với vật chứa nó Top Vị trí cạnh trên của điểu khiển so với vật chứa nó Height Chiều cao của điều khiển Width Chiều rộng của điều khiển Name Một giá trị chuỗi được dùng để nói đến thuộc tính Enabled Giá trị logic (True hoặc False) quyết định người sử dụng có làm việc với điều khiển không Visible Giá trị logic (True hoặc False) giá trị người sử dụng có thấy điều khiển hay không Borderstyle Quyết định các thành phần của cửa sổ Bảng 1.1.4.1: Thuộc tính của 1 đối tượng cụ thể 1.1.4.2. Phương thức (Methods) - Là những đoạn chương trình chứa trong điều khiển, cho điều khiển biết cách thức để thực hiện một công việc nào đó Phương thức Giải thích Move Thay đổi vị trí 1 đối tượng theo yêu cầu của chương trình Drag Thi hành hành động kéo và thả của người sử dụng Setfous Cung cấp tầm ngầm cho đối tượng được chỉ ra trong lệnh gọi phương thức Zorder Quy định thứ tự xuất hiện của các điều khiển trên màn hình Bảng 1.1.4.2: Các phương thức thông dụng 1.1.4.3. Sự kiện - Là những phản ứng của đối tượng Sự kiện Xảy ra khi Change Người sử dụng sửa đổi chuỗi kí tự trong hộp combo box hoặc hộp văn bản (Text box) Click Người sử dụng sử dụng nút chuột để nhấn lên đối tượng DblClick Người sử dụng sử dụng nhấn đúp lên đối tượng DragDrop Người sử dụng kéo rê một đối tượng sang nơi khác DragOver Người sử dụng kéo rê một đối tượng ngang qua một điều khiển khác GolFocus Đưa một đối tượng vào tầm ngắm của người sử dụng KeyDown Người sử dụng nhấn một nút trên bàn phím trong khi 1 đối tượng đang trong tầm ngắm KeyPress Người sử dụng nhấn và thả một nút trên bàn phím trong khi một đối tượng đang trong tầm ngắm KeyUp Người sử dụng thả 1 nút trên bàn phím trong khi 1 đối tượng đang trong tầm ngắm LostFocus Đưa 1 đối tượng ra khỏi tầm ngắm MouseDown Người sử dụng nhấn 1 nút chuột bất kì trong khi con trỏ chuột đang nằm trên 1 đối tượng MouseMove Người sdụng di chuyển con trỏ chuột ngang một đối tượng MouseUp Người sử dụng thả nút chuột trong khi con trỏ chuột đang nằm trên một đối tượng Bảng 1.1.4.3: Các sự kiện thông dụng 1.1.5 Biến, hằng và các kiểu dữ liệu 1.1.5.1 Biến Biến: dùng để chứa dữ liệu tạm thời cho tính toán, so sánh và các hoạt động khác - Ta dùng toán tử (=) để tính toán và chứa giá trị vào biến Dấu (=) là toán tử gán, không phải là toán tử so sánh bằng - Khai báo biến: Để khai báo biến ta dùng lệnh Dim: Dim[As] Biến khai báo trong thủ tục chỉ tồn tại khi thủ tục thi hành.Nó sẽ mất đi khi thủ tục chấm dứt. Ta không thể truy cập biến từ bên ngoài thủ tục vì giá trị của biến trong thủ tục là cục bộ đối với thủ tục đó - Kiểu dữ liệu trong khai báo Dim có thể là: Integer, String hoặc Currency - Ta có thể khai báo ngầm hoặc khai báo tường minh hoặc khai báo static 1.1.5.2. Hằng - Dùng để chứa dữ liệu tạm thời nhưng không thay đổi trong suốt thời gian chương trình hoạt động. Sử dụng hằng số làm chương trình sáng sủa, dễ đọc hơn thay vì các con số - Khai báo hằng: [PubliclPrivate] Cost [As]= Biểu thức bên phải dấu = là một con số hay một chuỗi tường minh, nhưng nó cũng có thể là một biểu thức cho ra kết quả là số hay chuỗi (Mặc dù biểu thức đó không thể gọi hàm) - Tầm hoạt động: + Hằng khai báo trong thủ tục chỉ hoạt động trong thủ tục + Hằng hoạt động trong modun chỉ hoạt động trong modun 1.1.5.3 . Kiểu dữ liệu - Kiểu số (Integer, Long, Double, Currency). Kiểu số tốn ít vùng chứa. Tất cả các biến kiểu số có thể được gán cho nhau và cho biến Variant - Kiểu Byte:thường dùng để chứa dữ liệu nhị phân. Byte là kiểu không dấu (0-255), nó không thể nhận ra dấu âm - Kiểu String : Mặc định, biến hay tham số kiểu chuỗi có chiều dài thay đổi, nó có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo ta gán dữ liệu - Kiểu Boolean : Nếu ta có một biến có 2 giá trị là True/False, Yes/No, On/Off, ta nên dùng kiểu Boolean. Giá trị mặc định của Boolean là False - Kiểu Date:Kiểu ngày tháng - Kiểu Object: Biến kiểu Obiect chứa 1 địa chỉ 4 byte (32 bit) trỏ đến đối tượng trong ứng dụng hiện hành hoặc các ứng dụng khác - Kiểu Variant: Có thể chứa mọi dữ liệu, chuỗi, số, thậm chí cả mảng. Ta không cần chuyển đổi dữ liệu vì VB làm việc đó một cách tự động.Variant cũng thuận tiện khi ta không biết trước kiểu dữ liệu - Kiểu mảng (Array):Mảng là một xâu các biến có cùng tên và cùng kiểu dữ liệu. Dùng Array làm chương trình đơn giản và rút gọn, vì ta có thể dùng vòng lặp 1.1.6. Các cấu trúc điểu khiển chương trình 1.1.6.1. Cấu trúc chọn: *Dạng đơn(IfThen) - Một dòng lệnh: If Then - Nhiều dòng lệnh: If Then Điều kiện là một so sánh hay một biểu thức mang giá tri số.VB thông dịch giá trị này là True/False (0 là False, giá trị khác 0 là True). Nếu điều kiện là True, VB thi hành tất cả các dòng lệnh sau từ khoá Then *Dạng đầy đủ (IfThenElse) If Then Else End If VB kiểm tra điều kiện 1, nếu sai kiểm tra điều kiện 2cho đến khi điều kiện đúng *Select Case:Giúp giải quyết trường hợp có quá nhiều ElseIf được dùng, giúp chương trình sáng sủa, dễ đọc Select Case [Case [Khối lệnh 1] [Case [Khối lệnh 2] . [Case Else [Khối lệnh n] End Select =>Trong đó biểu thức có thể là biểu thức số hoặc biểu thức chuỗi ký tự. Mỗi danh sách biểu thức chứa 1 hoặc nhiều giá trị. Các giá trị cách nhau bằng dấu phẩy. Mỗi khối lệnh có thể chứa từ 0 đến nhiều dòng lệnh. Nếu có hơn một Case thoả điều kiện thì khối lệnh của Case đầu tiên được thi hành. Case Else không nhất thiết phải có. 1.1.6.2 Cấu trúc lặp: - Vòng lặp cho phép thi hành 1 đoạn chương trình nhiều lần *Cấu trúc For - Dạng 1(ForNext) Cú pháp: For = to [Step ] [Exit For] .... Next [] =>Trong đó : +, là 2 chỉ số đầu và cuối của biến +Step(n):Thể hiện bước nhảy n có thể là âm hoặc dương.Nếu không dùng Step thì máy cho rằng bước nhảy là 1 +Exit For:Nếu gặp sẽ nhảy ra khỏi vòng lặp -Dạng 2 (ForEachNext) For Each In [Exit For] Next [Phần tử] => Để dùng For EachNext: + Phần tử trong tập hợp chỉ có thể là biến Variant, biến Object + Phần tử trong mảng chỉ có thể là biến Variant + Không dùng For EachNext với mảng chứa kiểu tự định nghĩa vì Variant không chứa kiểu tự định nghĩa *Cấu trúc WhileWend While ... Wend =>Vòng lặp chỉ thoát khi biểu thức điều kiện sai.Chừng nào điều kiện còn đúng thì còn thực hiện vòng lặp *Cấu trúc DoLoop:Có 3 dạng - Dạng 1:Lặp trong khi điều kiện là True Do While Loop - Dạng 2:Vòng lặp luôn có ít nhất 1 lần thi hành khối lệnh Do Loop While - Dạng 3:Lặp trong khi điều kiện là False Do Until Loop - Dạng 3:Lặp trong khi điều kiện là False và có ít nhất 1 lần thi hành Do Loop Until 1.1.7. Các kỹ thuật kết nối cơ sở dữ liệu 1.1.7.1. Giới thiệu về kết nối CSDL trong VB6.0 Từ nhiều năm trở lại đây hãng Microsoft đã cho ra đời rất nhiều phiên bản lập trình cơ sở dữ liệu với Visual Basic 6.0, đồng thời cũng có nhiều phiên bản kết nối cơ sở dữ liệu kèm theo. Sau đây là một số kết nối cơ bản mà Visual Basic 6.0 hay sử dụng. +) ODBC (Open Database Connectivity): ODBC được thiết kế để cho chương trình kết nối với nhiều loại cơ sở dữ liệu mà chỉ dùng một phương cách duy nhất. Điều này giúp cho lập trình viên chỉ sử dụng một phương thức duy nhất để truy cập vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hơn thế nữa, khi chúng ta nâng cấp lên hệ quản trị cơ sở dữ liệu cao hơn, ví dụ nâng từ Access lên SQL Server, thì sự sửa đổi trong chương trình sẽ rất ít. +) DAO (Data Access Object): DAO là kỹ thuật kết nối cơ sở dữ liệu riêng của Microsoft. Kỹ thuật này chỉ dùng với Jet Data Engine, Lợi điểm của kỹ thuật này là tính dễ dùng, nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên chỉ có thể liên kết được với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. +) RDO (Remote Data Object): Một trong những lý do chính để RDO được thiết kế là giải quyết khó khăn về sự rắc rối của ODBC. Cách lập trình với RDO đơn giản như DAO, khả năng của nó thì như ODBC. RDO cho phép nhiều chương trình kết nối với cơ sở dữ liệu. +) ADO (Active X Data Objects): Sự khác biệt chính giữa ADO và DAO là ADO cho phép ta làm việc với mọi loại nguồn dữ liệu (data sources), không nhất thiết phải là cơ sở dữ liệu Microsoft Access hay SQL Server, Data Source có thể là danh sách các địa chỉ Email, hay một file text, trong đó mỗi hàng là một recocrd gồm những fields ngăn cách bởi các dấu phẩy hay dấu tab. 1.1.7.2 Kỹ thuật lập trình ADO ADO (ActiveX Data Objects) là một kỹ thuật lập trình kết nối cơ sở dữ liệu phát triển gần đây nhất của Visual Basic 6.0. Không giống như những kỹ thuật truy cập cơ sở dữ liệu khác của Visual Basic 6.0 như RDO (Remote Data Objects), DAO (Data Access Objects), ADO có thể cung cấp cho người lập trình viên nhiều lựa chọn trong việc truy xuất dữ liệu. Mặt khác, ADO không truy cập trực tiếp đến một cơ sở dữ liệu, ADO làm việc tầng thấp hơn là OLE DB provider và OLE DB provider này có nhiệm vụ truy xuất đến nhiều loại dữ liệu khác nhau, sau đó trình bày cơ sở dữ liệu ngược lại với ADO. Kỹ thuật ADO cho phép truy cập dữ liệu thông qua 2 cách: *Sử dụng ADO DATA CONTROL Sau đây chúng ta sẽ thiết lập một form kết nối cơ sở dữ liệu có sử dụng điều khiển ADO (ADO data control). ADO Data Control không có sẵn trong hộp công cụ (Toolbox) như một số control thông dụng khác, do đó bạn phải đưa vào bằng cách: trên menu của Visual Basic 6.0 chọn Project ->Components (hoặc click chuột phải trên Toolbox chọn Components), trong tab Control bạn check vào ô “Microsoft ADO Data Control 6.0 (OLEDB)” rồi nhấn nút Apply: Hộp thoại Components Lúc này trên Toolbox xuất hiện biểu tượng như hình dưới đây: ADO Data Control ADO Control Bây giờ bạn tạo một form, và đặt điều khiển lên form, có tên mặc định là Adodc1 (bạn có thể đổi tên khác): Kết nối Adodc1 lên Form Điều quan trọng tiếp theo: kết nối ADO Data Control với nguồn dữ liệu (Data Source) từ cơ sở dữ liệu, bạn thực hiện hai buớc sau: Bước 1: Tạo một Conection đến cơ sở dữ liệu: click chuột Adodc1, trong của sổ properties chọn thuộc tính ConnectionString khi đó xuất hiện button bạn click vào button này sẽ hiện ra cửa sổ Property Page, có 3 chọn lựa: Use Data Link File: cho phép bạn load những thông số kết nối đã được lưu trong MDL file (Microsoft Data Link). Use ODBC Data Source Name: bạn có thể chọn một DSN từ những DSN trong ODBC của máy bạn (bạn phải thiết lập DSN này trong ODBC trước), hoặc bạn có thể tạo mới DSN ngay lúc này bằng cách nhấp chọn ‘New’ và cấu hình DSN này. Use ConnectionString: bạn phải chỉ ra một chuỗi kết nối trực tiếp. Property Page Chọn option thứ 3 là ‘Use ConnectionString’ click ‘Build’ chọn provider là “Microsoft Jet 4.0 OLE DB Provider” click ‘Next’ để chỉ đường dẫn cơ sở dữ liệu mà bạn dùng sau này. kế tiếp click ‘Test Connection’ thấy thành công ->OK ->OK ->Apply ->OK Data Link Properties Liên kết với cơ sở dữ liệu Bước 2: Thiết lập Record Source nguồn cơ sở dữ liệu: bây giờ bạn chỉ cần chỉ ra tập hợp mẫu tin nào (thuộc tính Record Source) sẽ được lấy ra từ nguồn dữ liệu trên. Trong cửa sổ properties chọn thuộc tính Record Source khi đó xuất hiện button , click vào button này hiện ra cửa sổ Property Page: Property Pages Khi chọn combobox Command Type (kiểu lệnh thi hành) sổ xuống sẽ có các lựa chọn sau: 2- adCmd Table, trong ô Table or Stored Producedure Name chọn bảng cơ sở dữ liệu mình cần. Bước 3: Hiển thị cơ sở dữ liệu lên điều khiển lưới: Bổ xung lưới lên Toolbox bằng cách chọn Components, chọn một lưới cần hiển thị, sau đó bạn bổ xung lên Form (ở đây dùng Data Grid) Đưa DataGrid lên lưới *Sử dụng Object interface (giao tiếp đối tượng) Nếu không dùng sẵn các data control của Visual Basic thì ta vẫn có thể truy xuất dữ liệu bằng cách tạo một tham chiếu đến ADO – một tập hợp các đối tượng mới được tạo ra này sẽ luôn có sẵn trong chương trình khi cần dùng đến. Do đó bạn có thể thao tác dữ liệu trực tiếp từ code chương trình (dùng các phương thức và thuộc tính do các đối tượng này cung cấp) mà không phải dùng bất kỳ data control nào. Data control dễ thiết lập hơn, nhưng sử dụng Object interface thì mạnh hơn và uyển chuyển hơn. 1.1.7.3 Đối tượng Connection và đối tượng Recordset. *Đối tượng Connection Lệnh khai báo và khởi động đối tượng Connection: Dim tên_connection as new ADODB.connection Hoặc là: Dim tên_connection as ADODB.connection Set tên_connection = new ADODB.connection Chỉ ra chuỗi kết nối cơ sở dữ liệu (Connnection String). Tên_biến.ConnectionString Có thể sử dụng: - Đường dẫn trực tiếp trong ConnectionString. - Đường dẫn tương đối qua đối tượng APP do Visual Basic cung cấp để chỉ ra vị trí lưu trữ DataBase. Mở kết nối. Tên_connection.Open Để kiểm tra việc kết nối có thành công hay không dùng thuộc tính state: Nếu kết nối thành công thì tên_connection.state=adStateOpen (hay 1) Ngược lại thì tên_connection.state = adStateClose ( hay 0 ) Đóng kết nối Tên_connection.Close *Đối tượng Recordset (Là tập hợp các mẫu tin). Khai báo và khởi tạo đối tượng Recordset Dim tên_recordset as ADODB.Recordset Set tên_recordset = new ADODB.Recordset Hoặc: Dim tên_recordset as new ADODB.Recordset Dùng phương thức Open chọn nguồn dữ liệu. Cách 1: Tên_recordset.Open Source, ActiveConnection,CursorType, LockType, Option Trong đó: + Source là một câu lệnh SQL hoặc tên một table + ActiveConnection : tên_connection kết nối CSDL + CursorType : chỉ dịnh loại con trỏ sử dụng trong recordset + LockType : kiểu khoá mẩu tin Option : tuỳ chọn Cách 2: Có thể gán trực tiếp các giá trị trên các thuộc tính của recordset. + Tên_recordset.ActiveConnection = + Tên_recordset.Source = + Tên_recordset.CursorType = + Tên_recordset.LockType = + Gọi phương thức Open : Tên_recordset.Open Lấy giá trị của Field Truy xuất dữ liệu trong recordset ->chọn Field cần lấy giá trị: Có 3 cách: + Tên_recordset.Fileds (“ tên_field”) + Tên_recordset.Fields ( index ) + Tên_recordset ! tên_field Các thao tác trên mẩu tin Thêm một mẩu tin: Tên_recordset.AddNew Sửa một mẩu tin: Tên_recordset.Update Xoá một mẩu tin: Tên_recordset.Delete Tìm kiếm mẩu tin: Tên_recordset.Find, Skiprecord, SearchDirection, Start Thuộc tính Bookmark, AbsolutePosition của đối tượng recordset + Tên_recordset.Bookmark cho biết vị trí xác định là duy nhất của mẩu tin hiện hành trong recordset + Tên-recordset.Absoluteposition lưu trữ thông tin vị trí của mẩu tin hiện hành trong recordset. 1.2. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. 1.2.1 Giới thiệu chung về Microsoft Access. MS Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu của hãng Microsoft chạy trên môi trường Windows trên đó có các công cụ hữu hiệu và tiện lợi tự động sản sinh chương trình cho hầu hết các bài toán thường gặp trong thực tế như: quản lý, thống kê, kế toán. Với MS Access người sử dụng không phải viết từng câu lệnh cụ thể mà vẫn có được môi trường hoàn chỉnh nếu cần lập trình MS Access có sẵn ngôn ngữ Access Basic để ta có thể lập trình theo ý muốn của người sử dụng. Sáu đối tượng mà Access cung cấp là: Bảng (Table), truy vấn(Query), mẫu biểu (Form), báo biểu (Report), Macro và Module: có đầy đủ các khả năng lưu trữ thông tin dữ liệu, thống kê, biểu diễn thông tin và tự động rất nhiều các tác vụ khác. 1.2.2 Các thành phần cơ bản của access 1.2.2.1 Bảng trong access *Tạo bảng Trong cửa sổ Database của cơ sở dữ liệu, tạo bảng theo thứ tự sau: Từ cửa số Database chọn mục Table: Kết quả sẽ mở cửa sổ table chưa danh sách các bản ghi đã tồn tại và 3 nút chọn: New: dùng để tạo mới. Open: dùng để mở nhập dữ liệu cho bảng Design: dùng để xem, sửa cấu trúc bảng. * Để tạo bảng mới ta chọn nút New hình 1.2.2.1: Tạo bảng mới Có hai cách tạo bảng ứng với lựa chọn: - Nếu chọn Table Wizard thì bảng được xây dựng bảng công cụ Wizard Access yêu cầu. - Chọn Design view để thiết kế theo ý người sử dụng. * Khai báo các trường : + Đặt tên trường (cột), (tại cột Field name) + Chọn kiểu dữ liệu (tại cột Data type). + Mô tả trường (tại ô Description) nếu muốn. + Quy định các thuộc tính cho trường ( phần Field Properties) như: - Field size: Số kí tự của trường Text, hoặc kiểu của trường number - Format: Định dạng hiển thị dữ liệu kiểu ngày và kiểu số - Decimalplaces: số chữ số thập phân trong kiểu number và Currency. - Input mask (Mặt nạ nhập liệu ): Quy định khuôn dạng nhập liệu - Caption: Đặt nhãn cho các trường. Nhãn sẽ được nhập liệu thay vì hiện tên trường. - Default Value: xác định giá trị mặc định của trường. - Validapion Rule: Quy tắc dữ liệu hợp lệ. - Required: không chấp nhận giá trị rỗng. - Allowzerolength: không chấp nhận chuỗi rỗng trong trường Text và Memo. - Indexed: tạo chỉ mục. *Thay đổi thiết kế chỉnh sửa cấu trúc bảng : + Xóa trường:( có thể xóa một hoặc nhiêù trường ): Chọn trường cần xóa, bấm phím Delete hoặc chọn Delete Row từ Menu edit. + Để thay đổi nội dung (tên , kiểu ) ta chỉ nhập từ bàn phím bình thường + Để chèn thêm trường : Ta chọn trường, mà trường mới sẽ được chèn vào trước rồi vào Menu edit chọn Insert Row, tiến hành nhập tên và chọn kiểu dữ liệu bình thường . + Di chuyển trường : Chọn trường cần di chuyển kéo đến vị trí mới . * Đặt khóa chính Khóa chính là một hoặc nhiều trường để xác nhận duy nhất một bản ghi ( dòng). - Chọn trường làm khóa chính rồi chọn edit chọn Primary key hoặc nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ. - Đặt lại khóa : chọn lại trường làm khóa rồi thực hiện như trên . *Lưu cấu trúc của bảng và đặt tên bảng Vào menu File/save hoặc bấm chuột (biểu tượng lưu trữ ) hay nhấn tổ hợp phím Ctrl+S. Xuất hiện cửa sổ Save as: nhập tên bảng rồi chọn Ok. *Nhập dữ liệu bảng + Từ cửa sổ Data base chọn mục Table + Chọn tên bảng cần nhập liệu rồi bấm nút Open. Kết quả hiện một cửa sổ nhập liệu cho bảng, ta tiến hành nhập lần lượt từ các bảng ghi và luôn bắt đầu từ trường khóa . 1.2.2.2. Truy vấn (QUERY) : *Khái niệm: Truy vấn (Query) là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu. - Truy vấn thông thường là truy vấn chọn (Select Query) với các khả năng sau: + Chọn các bảng hoặc các truy vấn cũ làm nguồn dữ liệu. + Chọn các trường hiển thị. + Thêm các trường mới là kết quả thực hiện các phép tính trên các trường nguồn. + Đưa vào các trường dùng để sắp xếp *Tạo truy vấn Các bước chính để tạo truy vấn - Trong cửa sổ Database chọn mục Query sau đó chọn nút New nhận mở cửa sổ. + Chọn cách xây dựng truy vấn theo ý người sử dụng (DeSign Wiew) + Xây dựng nhờ công cụ Wizards của Access. Chọn nguồn dữ liệu cho truy vấn mới gồm các bảng và các truy vấn đã được tạo từ trước. Tạo lập quan hệ giữa các bảng, các truy vấn nguồn *Chỉnh sửa truy vấn ۰ Mở truy vấn trong chế độ Design View . ۰ Mở cửa sổ Add Table bằng cách vào menu Query chọn Add Table . ۰ Chọn các bảng hoặc các truy vấn cần thêm, rồi chọn Add . ۰ Thực hiện chỉnh sửa rồi lưu lại bằng cách vào menu file chọn save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrrl + S . *Xây dựng các điều khiển trong truy vấn : ۰ Các phép toán: Khi xây dựng các biểu thức điều kiện cho phép sử dụng các phép toán sau : - so sánh: = , (khác); >= (lớn hơn hoặc bằng); <= (nhỏ hơn hoặc bằng ); > (lớn hơn) ; < (nhỏ hơn ). - Phép logic: And, or, Not, Between And . ۰ Một số hàm xử lý ngày . Date( ), Now ( ), Dateadd( đối 1, n, date ). Cho giá trị kiểu ngày bằng cách cộng thêm vào các date n ngày hoặc tháng, năm, quý tùy theo đối 1. - Các hàm sử lý chuỗi : & (để ghép các chuỗi ) . + Left ( chuỗi 1 ,n ) cho chuỗi con của chuỗi 1 gồm n ký tự bên trái. + Right ( chuỗi 1 ,n) cho chuỗi con của chuôi 1 gồm n ký tự bên phải. + Mid ( chuỗi 1, k, n) cho chuỗi con băt đầu từ vị trí k và gồm n ký tự. *Nâng cấp truy vấn : - Truy vấn thông số dùng trong các bài toán tìm kiếm. - Truy vấn tính tổng Crosstab theo các nhóm. - Truy vấn dùng câu lệnh SQL . - Truy vấn hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdo_an_xay_dung_chuong_trinh_quan_ly_thong_tin_thu_vien_cho_t.doc
Tài liệu liên quan