BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM –
MÔI TRƯỜNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG VI KHUẨN Nitrosomonas
ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH TÀU HỦ – BẾN NGHÉ
Ngành : MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trung Dũng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tường Vy
MSSV : 1311090054
Lớp : 13DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài này là công trình n
106 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Ứng dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh Tàu hủ – Bến Nghé, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu khoa học của tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Tác giả xin chịu
trách nhiệm trước Hội đồng phản biện và pháp luật về các kết quả nghiên cứu của đề
tài này.
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tường Vy
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn tất cả quí Thầy Cô trường Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là quí Thầy Cô trong khoa Công nghệ
sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích cho em
trong suốt bốn năm vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Thái Văn Nam đã tạo điều kiện cho em được
thực tập và làm đồ án trong thiết bị quan trắc tự động Mobilab.
Em vô cùng cám ơn Thầy Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em
trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến anh Trịnh Trọng
Nguyễn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm thí nghiệm phân tích tại
Mobilab cũng như trong suốt quá trình làm đồ án này.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này nhưng vẫn còn nhiều
thiếu sót, vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, Hội
đồng phản biện để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tường Vy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.1 Mục tiêu chính ................................................................................................. 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ...................................................................................... 6
1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội của kênh Tàu Hủ - Bến Nghé .................................. 6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 6
1.1.2 Điều kiện xã hội ........................................................................................ 6
1.2 Ô nhiễm môi trường nước ................................................................................ 8
1.2.1 Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước .................................................... 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm ...................... 9
1.3 Các phương pháp thử nghiệm độc học ........................................................... 11
1.3.1 Thử nghiệm độc cấp tính......................................................................... 11
1.3.2 Thử nghiệm độc mãn tính ....................................................................... 12
1.3.3 Thử nghiệm độc tĩnh .............................................................................. 14
1.3.4 Thử nghiệm độc động (liên tục) .............................................................. 14
iii
1.4 Độc tính kim loại nặng .................................................................................. 14
1.4.1 Chì (Pb) .................................................................................................. 14
1.4.2 Cadimi ................................................................................................... 15
1.4.3 Asen ....................................................................................................... 15
1.4.4 Thủy ngân ............................................................................................... 16
1.4 Tổng quan về vi khuẩn Nitrosomonas ............................................................ 16
1.4.1 Giới thiệu về vi khuẩn Nitrosomonas ...................................................... 16
1.4.1.1 Đặc điểm .............................................................................................. 16
1.4.1.2 Quá trình Nitrat hóa ............................................................................. 16
1.4.2 Các nghiên cứu liên quan đến vi khuẩn Nitrosomonas ............................ 18
1.5 Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 19
1.5.1 Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 19
1.5.2 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 20
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 18
2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 22
2.2.2 Phương pháp phân tích các thông số lý hóa ............................................. 23
2.2.2.1 Xác định thông số pH........................................................................... 23
+
2.2.2.2 Chỉ tiêu NH4 ....................................................................................... 24
2.2.2.3 Chỉ tiêu Phosphat ................................................................................. 27
2.2.2.4 Chỉ tiêu TOC ....................................................................................... 29
2.2.3 Phương pháp thử nghiệm độc học ........................................................... 33
2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu theo hệ số tương quan ............................. 37
2.2.6 Phương pháp xử lí số liệu....................................................................... 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 38
3.1. Kết quả phân tích lý, hóa .............................................................................. 38
3.1.1. Thông số pH .......................................................................................... 38
3.1.2. Chỉ tiêu DO............................................................................................ 41
iv
3.1.3. Chỉ tiêu Amoni ...................................................................................... 44
3.1.4. Chỉ tiêu TOC ......................................................................................... 49
3.1.5. Chỉ tiêu Toxcity ..................................................................................... 53
3.1.6. Chỉ tiêu TSS .......................................................................................... 57
3.1.7. Chỉ tiêu Photphat ................................................................................... 62
3.4. Mối tương quan giữa độc học và các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường ................ 66
3.4.1. Tại thời điểm nước lớn ........................................................................... 66
3.4.2. Tại thời điểm nước ròng ......................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê các vị trí lấy mẫu tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé .......................... 22
Bảng 2.2. Qui trình vận hành máy Amonitor ............................................................. 26
Bảng 2.3. Danh mục hóa chất sử dụng cho máy Amonitor ........................................ 27
Bảng 2.4. Các bước canh chuẩn máy TOC ................................................................ 30
Bảng 2.5.Các bước đo mẫu đơn lẻ ............................................................................. 32
Bảng 2.6. Các phương pháp phân tích kim loại nặng trong nước ............................... 29
Bảng 2.7. Ý nghĩa các từ khóa của máy Nitritox ....................................................... 35
Bảng 3.1. Kết quả phân tích pH lúc nước lớn ............................................................ 38
Bảng 3.2: Kết quả phân tích pH lúc nước ròng .......................................................... 40
Bảng 3.3. Kết quả phân tích DO lúc nước lớn ........................................................... 41
Bảng 3.4. Kết quả phân tích DO lúc nước ròng ......................................................... 43
Bảng 3.5. Kết quả phân tích Amoni lúc nước lớn ...................................................... 44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Amoni lúc nước lớn ................................ 45
Bảng 3.7. Kết quả phân tích Amoni lúc nước ròng .................................................... 46
Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Amoni lúc nước ròng .............................. 47
Bảng 3.9. Kết quả phân tích TOC lúc nước lớn ......................................................... 49
Bảng 3.10. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TOC lúc nước lớn ................................. 49
Bảng 3.11. Kết quả phân tích TOC lúc nước ròng ..................................................... 51
Bảng 3.12. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TOC lúc nước ròng ............................... 51
Bảng 3.13. Kết quả phân tích Toxcity lúc nước lớn ................................................... 53
Bảng 3.14. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Toxcity lúc nước lớn ............................ 53
Bảng 3.15. Kết quả phân tích Toxcitylúc nước ròng .................................................. 55
Bảng 3.16. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Toxcitylúc nước ròng ........................... 55
Bảng 3.17. Kết quả phân tích TSS lúc nước lớn ........................................................ 57
Bảng 3.18. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TSS lúc nước lớn .................................. 58
vi
Bảng 3.19. Kết quả phân tích TSS lúc nước ròng ...................................................... 59
Bảng 3.20. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn TSS lúc nước ròng ................................ 60
Bảng 3.21. Kết quả phân tích Photphat lúc nước lớn ................................................. 61
Bảng 3.22. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Photphat lúc nước lớn ........................... 62
Bảng 3.23. Kết quả phân tích Photphat lúc nước ròng ............................................... 63
Bảng 3.24. Kết quả phân tích độ lệch chuẩn Photphat lúc nước ròng ......................... 64
Bảng 3.25.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Chà
Và ............................................................................................................................ 65
Bảng 3.26.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Chữ
Y .............................................................................................................................. 66
Bảng 3.27.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu Ông
Lãnh ........................................................................................................................ 66
Bảng 3.28.Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước lớn tại cầu
Khánh Hội ................................................................................................................. 66
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Chà Và ...................................................................................................................... 67
Bảng 3.30. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Chữ Y ........................................................................................................................ 67
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Ông Lãnh .................................................................................................................. 67
Bảng 3.32. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý, hóa lúc nước ròng tại cầu
Khánh Hội ................................................................................................................. 67
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Khung cảnh Cầu Chà Và xưa và nay ........................................................... 7
Hình 1.2. Vi khuẩn giáp xác Daphnia magna ............................................................ 12
Hình 1.3. Sinh vật thí nghiệm C. cornuta (A), D. lumholtzi (B) và D. magna (C) ...... 13
Hình 2.1. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu nước kênh Tàu Hũ – Bến Nghé ................. 23
Hình 2.2. Máy đo và đầu dò pH ................................................................................ 24
Hình 2.3. Máy Ammonitor ........................................................................................ 25
Hình 2.4. Máy TOC Ultra ......................................................................................... 29
Hình 2.5. Máy Nitritox.............................................................................................. 33
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lí làm việc của máy Nitritox ................................................ 34
Hình 2.1. Kết quả dựng đường chuẩn Phosphat......................................................... 28
Hình 3.1. Giá trị pH kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ...................................... 39
Hình 3.2. Giá trị pH kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng .................................... 40
Hình 3.3. Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ..................................... 42
Hình 3.4. Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng ................................... 43
Hình 3.5. Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ................................ 45
Hình 3.6. Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng .............................. 47
Hình 3.7. Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn ................................... 50
Hình 3.8. Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng ................................. 52
Hình 3.9. Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .............................. 54
Hình 3.10. Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng .......................... 56
Hình 3.11. Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .................................. 59
Hình 3.12. Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng ................................ 61
Hình 3.13. Giá trị Phosphat kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn .......................... 63
Hình 3.14. Giá trị Phosphat kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng ........................ 65
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BDI Biodiversity Index Chỉ số đa dạng sinh học
Biochemical Oxygen
2 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
Demand
3 BSI Chỉ số động vật đáy
4 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
5 COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
6 DO Dessolved Oxygen Nồng độ oxy hòa tan trong nước
7 DD Dung Dịch
Nồng độ chất độc gây ảnh hưởng
8 EC 50 Effective Concentration
cho 50% sinh vật thử nghiệm
9 IPI Industrial Pollution Index Chỉ số ô nhiễm công nghiệp
10 NH4 - N Amoni tính theo N
11 NPI Nutrient Pollution Index Chỉ số ô nhiễm dinh dưỡng
12 OPI Organic Pollution Index Chỉ số ô nhiễm hữu cơ
13 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
14 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
15 TOC Total Organic Carbon Tổng cacbon hữu cơ
16 TSS Total Suspended Solids Tổng chất rắn lơ lửng
17 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
18 ±SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
“ Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá
theo hướng hiện đại” là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
[1]. Trong đó, sự phát triển của các khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào sự phát
triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển công nghiệp kèm theo
quá trình đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã cải thiện được cuộc
sống của người dân Thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển này đã tạo ra hàng loạt các
vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường
trên diện rộng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước trên các hệ thống kênh của Thành phố.
Nước là nguồn tài nguyên vô tận trong thiên nhiên nhưng do sự phân bố không đều
và do tác động của con người nên một số nơi trên thế giới trở nên khan hiếm hoặc kém
chất lượng, không sử dụng được. Do tính dễ lan truyền nên phạm vi vùng ô nhiễm của
nước lan nhanh trong thủy vực và theo đà phát triển của sản xuất công nghiệp, tốc độ
đô thị hóa, . Nhiều nơi trên thế giới đang bị đe dọa thiếu nước sạch trầm trọng do
tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm hoặc sa mạc hóa. Hậu quả của việc nhiễm độc chất,
độc tố trong vùng nước bị ô nhiễm đã, đang và sẽ còn phải giải quyết lâu dài. Nước ô
nhiễm là con đường dễ dàng nhất đưa độc chất vào các cơ thể sống và con người thông
qua các mắt xích trong chuỗi thức ăn. Vì thế, vấn đề ô nhiễm nước và ảnh hưởng của
các tác nhân độc trong nước đến quần xã thủy sinh và con người cần được quan tâm
nghiên cứu.
Nhận thức được vấn đề suy thoái và bảo vệ môi trường, nhiều dự án liên quan
đến vấn đề bảo vệ và cải tạo nguồn nước tại TPHCM đã được tiến hành như: Dự án cải
tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Tân Hóa - Lò Gốm và
trong tương lai không xa các tuyến kênh Hàng Bàng (quận 6), Tham Lương - Bến Cát
- Rạch Nước Lên (quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và Quận 12) hay rạch
Xuyên Tâm (Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp), cũng sẽ được cải tạo. [9]
Để tiếp tục theo dõi và quan trắc chất lượng nước tại các dòng kênh này sau khi
cải tạo thì cần có những kế hoạch và nghiên cứu cụ thể. Đã có nhiều nghiên cứu đi sâu
vào lĩnh vực này nhưng ứng dụng vi sinh vật để kiểm soát ô nhiễm thì còn khá mới mẻ
1
tại Việt Nam. Vì thế “Ứng dụng vi khuẩn Nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước
kênh Tàu Hủ – Bến Nghé” là hết sức cần thiết, vừa mang tính khoa học vừa có thể
cung cấp các dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo, vừa có thể đánh giá được chất
lượng nước sau khi cải tạo.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Phân tích đánh giá chất lượng nước kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chất lượng nước dựa trên các thông số lý, hóa, kim loại nặng và độc học
của hệ thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
So sánh mối tương quan giữa các chỉ số lý hóa với chỉ số độc học.
3. Phƣơng Pháp nghiên cứu
Bảng 1: Các Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thiết bị phân tích
1 pH - Đầu dò pH
2 NH4-N mg/l Máy Amonitor
3 TOC mg/l Máy TOC Ultra
4 TOXCITY mg/l Máy Nitritox
5 TSS mg/l Tủ sấy, cân phân tích
6 Phosphate mg/l Máy Đo quang
2
4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu có liên quan
Tài liệu về thông tin kinh tế, xã hội và môi trường của kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé.
Tài liệu về tài nguyên nước nước mặt.
Các thông tin về phương pháp thử nghiệm độc học nước.
Các nguồn gây ô nhiễm tại hệ thống kênh rạch nội thành TPHCM.
Các nghiên cứu liên quan về thử nghiệm độc học môi trường nước của các tác
giả trong và ngoài nước.
Các nghiên cứu liên quan về vi khuẩn Nitrosomonas
4.2 Nội dung 2: Khảo sát, điều tra thực địa và lấy mẫu tại khu vực nghiên cứu.
Khảo sát, điều tra thực địa nhằm mục đích xác định vị trí lấy mẫu và những
nguồn gây ô nhiễm tại các vị trí lấy mẫu từ đó có những đánh giá chính xác
nhất cho những kết quả phân tích.
Các mẫu nước của khu vực nghiên cứu được lấy theo từng hệ thống kênh chính,
theo hai thời điểm triều lên và triều xuống trong ngày.
4.3 Nội dung 3: Thử nghiêm độc học và đánh giá độc tính
Các mẫu nước lấy tại các hệ thống kênh rạch sẽ được thử nghiệm độc tính bằng
vi khuẩn nitrit hóa (Nitrosomonas).
4.4 Nội dung 4: Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu
Xác định hệ số tương quan giữa các thông số hóa lý với các chỉ số độc học của
từng mẫu nước, từ đó đưa ra các đánh giá về yếu tố gây độc của các thông số hóa lý.
4.5 Nội dung 5: Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước trên hệ thống
kênh rạch chính tại TPHCM
3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực địa, điều tra và Khảo sát thực địa, điều tra và
tổng hợp các tài liệu tổng hợp các tài liệu
ĐKTN Hiện Điều Thử nghiệm độc Phân tích các chỉ
- trạng kiện học các mẫu nước tiêu lý hóa, vi sinh
ĐKXH môi phát của các mẫu nước
(Vi khuẩn
trường triển (TOC, TSS,
Nitrosomonas) +
KT-XH NH4 -N, Phosphat)
Phân tích, tổng hợp xử lý Kết quả xử lý
dữ liệu
Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước
tại Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
Đánh giá mối tương quan giữa độ độc
với các chỉ tiêu hóa lý
Đề xuất các giải pháp
4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nước mặt kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
- Vi sinh vật chỉ thị Nitrosomonas
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé phân khúc từ cầu Chà Và
(Quận 8) đến cầu Khánh Hội (Quận 1).
- Thời gian nghiên cứu: 2/2017 – 7/2017
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Trạm quan trắc nước thải di động - Mobilab 3
+ Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm –
Môi trường, trường Đại học Công Nghệ TPHCM.
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài sẽ đánh giá được chất lượng nước mặt tại kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé thông qua việc phân tích các thông số lý hóa, kim loại nặng và vi sinh. Quan
trọng nhất là việc đánh giá được độc tính của nguồn nước tại kênh, xác định nguyên
nhân gây ra độc tính của nguồn nước từ đó phục vụ cho công tác giám sát sinh học và
quản lý môi trường nước tại các hệ thống kênh rạch này.
Bên cạnh đó, các số liệu nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng
cho những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là làm cơ sở so sánh về chất lượng nước cho
các cơ quan chức năng có liên quan.
Việc sử dụng sinh vật để đánh giá độc tính của nguồn nước được rất nhiều đề tài
trong và ngoài nước tiến hành. Riêng đề tài này, tác giả chọn Vi khuẩn Nitrosomonas
làm chỉ thị sinh học để đánh giá độc tính của nước trong thời gian ngắn, dựa trên tốc
độ tiêu thụ oxy của vi khuẩn Nitrosomonas trong nước. Ngoài ra, nghiên cứu này còn
sử dụng thiết bị phân tích chất lượng nước di động – MobiLab 3 trong việc phân tích
các chỉ tiêu lý hóa và thử nghiệm độc học nước cho hệ thống kênh.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Điều kiện Tự nhiên – Xã hội kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài hơn 22km bắt đầu từ Sông Sài Gòn đến Kênh Lò
Gốm chảy qua quận 1,4,5,6,8. Riêng đoạn ở quận 1,4 còn được gọi là rạch Bến Nghé,
đoạn quận 5,6,8 gọi là Kênh Tàu Hủ. Ngoài ra còn các đường chạy dọc ven kênh như
đại lộ Võ Văn Kiệt, Bến Vân Đồn, Ba Đình, Bến Bình Đông.
1.1.2 Điều kiện xã hội
Tàu Hủ - Bến Nghé là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn năm xưa. Qua
biến thiên lịch sử, dòng kênh này 1 thời bị bỏ phế, hoang hóa, nhếch nhác. Nay nó
đang hồi sinh từng ngày Thương bến trọng yếu nhất của thành Gia Định năm xưa
nằm ở khu vực bến Bạch Đằng ngày nay. Và tuyến đường thủy quan trọng nhất đưa
thương thuyền từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng như khu vực Chợ Lớn về thương
bến này là dòng Tàu Hủ - Bến Nghé ngày nay.
Nói vậy để biết Tàu Hủ - Bến Nghé là dòng kênh có lịch sử vận tải hơn 300 năm
qua, hình thành cùng lúc với sự hình thành của vùng đất Gia Định năm xưa, TPHCM
hôm nay. Nó đã đóng góp 1 phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của vùng đất
trù phú này.
Tuy nhiên, một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang,
bùn đất bồi lắng làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ được cất san sát
dọc hai bờ kênh; rác rếnh nổi lềnh bềnh trên dòng kênh lớn nhất chạy ngang trung tâm
thành phố này
Một nghiên cứu của Viện Kinh tế TPHCM năm 1998 đánh giá về tuyến đường
thủy này: “Dọc 2 bên bờ có nhiều nhà cửa xây cất lấn chiếm mỗi bên 10-15m. Có
nhiều ghe thuyền, các chợ đầu mối thu gom hàng hóa và rác đủ các loại từ các chợ
được đổ bừa bãi xuống dòng nước. Ở các chân cầu rác đổ tạo thành từng đống lớn”.
Hình ảnh đó khiến bộ mặt đô thị trở nên xấu xí, tuyến đường thủy này mất đi vai trò
quan trọng cũng như vẻ đẹp mỹ lệ năm xưa.
Và một kế hoạch dài hơn nhằm khôi phục vẻ mỹ lệ năm xưa của tuyến đường
thủy quan trọng này đã được TPHCM thực hiện suốt 10 năm qua. Những khu nhà
6
nhếch nhác được giải tỏa, những cây cầu mới hình thành, lòng kênh được nạo vét,
những con đường tuyệt đẹp được hình thành dọc bờ kênh Đến nay, Tàu Hủ - Bến
Nghé đã hồi sinh.
Tuy nhiên, do việc thiếu ý thức của một số người dân mà kênh này cũng đang
đứng trước nguy cơ tái ô nhiễm. Lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé chịu ảnh hưởng
của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực, nguồn ô nhiễm chủ yếu là do nước thải
sinh hoạt.
Hình 1.1: Khung cảnh đoạn cầu Chà Và xưa (trên) và nay (dưới). Nguồn: VnExpress
7
1.2 Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 18
1.2.1 Tác nhân gây ô nhiêm môi trường nước
Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước, tuy nhiên để tiện lợi cho việc quan trắc và
khống chế ô nhiễm nguồn nước, ta có thể phân chúng thành các nhóm cơ bản:
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy: thuộc loại
này có cacbohydrat, protein, chất béo,... Đây là các chất gây ô nhiễm phổ biến
nhất có trong nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm.
Các chất hữu cơ bền vững: polychlorophenol (PCPs), polychlorobiphenyl (PCB),
các hydrocacbon đa vòng,... Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp
và nguồn nước chảy tràn qua các vùng nông, lâm nghiệp có sử dụng nhiều thuốc
trừ sâu. Đây là các chất có độc tính cao đối với con người và sinh vật.
Các kim loại nặng: Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con
người và các loại động vật có vú, lưỡng thê, bò sát, chim và tôm cá. Các kim loại
nặng thường có trong nước thải công nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), crôm
(Cr), cadimi (Cd), asen (As), mangan (Mn).
Các chất vô cơ: Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt
là nước biển. Trong nước thải từ các khu dân cư luôn có nồng độ tương đối cao
- 2- 3- + +
các ion Cl , CO3 , PO4 , Na , K .
Dầu mỡ: Là chất lỏng khó tan trong nước. Độc tính và tác động sinh thái của dầu
mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại
bởi dầu mỡ. Các loài thủy sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản
quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng.
Các chất phóng xạ: Trong môi trường luôn có một lượng phóng xạ tự nhiên do
hoạt động của con người hoặc từ các nguồn đất đá, núi lửa tạo nên. Các sự cố
phóng xạ có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ
yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên tử.
Các sinh vật gây bệnh: Bao gồm vi trùng, siêu vi trùng, giun sán. Nguồn nước ô
nhiễm do phân có thể có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus), động vật đơn
bào (Protozoa) và trứng giun sán gây bệnh.
8
Các chất có mùi: Nước có mùi là do các nguyên nhân sau: có chất hữu cơ từ cống
rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; nước thải công nghiệp, hóa chất;
sản phẩm từ sự phân hủy cây cỏ, rong tảo, động vật.
Ngoài ra còn có các chất rắn và khí hòa tan cũng là tác nhân gây ra ô nhiễm môi
trường nước.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm
Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước, người ta dùng các thông
số chất lượng nước:
Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ,...có thể
được xác định bằng định tính hoặc định lượng.
Các thông số hoá học: Chỉ số pH (độ axit hoặc độ kiềm), lượng chất lơ lửng, các
chỉ số BOD, COD, Oxy hoà tan (DO), Dầu mỡ, Clorua, Sunphat, Amôn, Nitrit,
Nitrat, Photphat, Các nguyên tố vi lượng, Kim loại nặng, Thuốc trừ sâu, Các chất
tẩy rửa và nhiều loại chất độc khác.
Các thông số sinh học: Coliform, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí,
kỵ khí và các sinh vật gây bệnh.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu
hay thông số phổ biến là:
Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids): Là các chất khô... đo kết hợp cả TOC và TNb.
1. Chọn dòng vào (stream);
3 - Mục “Name and
2. Chọn đầu dò (sensor);
Unit” ở level 4
3. Chọn thông số đo (parameter, function) như trong hình.
30
1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn có nồng độ đã xác định;
4 - Thay dung dịch
cần canh chuẩn 2. Thay dung dịch chuẩn cũ bằng dung dịch chuẩn mới cần
canh chuẩn.
1. Chọn dung dịch cần canh chuẩn;
2. Chọn stream muốn canh chuẩn;
5 - Mục “ Calibration 3. Nhập nồng độ dung dịch chuẩn tương ứng;
carry out” ở level 2
4. Nhấn nút “Start calibration”;
5. Kết thúc quá trình canh chuẩn, bấm “Show details” để hiện
kết quả canh chuẩn dạng bảng hoặc bấm “Show curve” để
xem đường chuẩn;
31
1. Đánh dấu những giá trị calibration muốn sử dụng tùy thuộc
6 - Mục “Calibration vào phương pháp đo được canh chuẩn trên mỗi stream;
results” ở mục level 2 2. Nhấn nút “Activation of calibration of results” để chấp
nhận kết quả canh chuẩn.
7 - Mục “Active Vào mục “Active calibration” để kiểm tra giá trị được thiết
calibration” trong lập có giống với như trong mục “Calibration results” đã được
level 2 đánh hay không?
Phương pháp đo mẫu đơn lẽ
Bảng 2.5. Các bước đo mẫu đơn lẽ
Bƣớc Quy trình chi tiết
1 - Thay dung dịch cần đo 1. Chuẩn bị dung dịch cần đo;
đơn lẻ 2. Cho dung dịch vào vị trí đo trên máy;
2 - Mục “Single
3. Chọn “stream” canh chuẩn;
measurment” trong level 2
3 - Mục “Single 4. Chọn vị trí dung dịch cần canh chuẩn trong
measurment” trong level 2 “Vessel”;
4 - Mục “Single 5. Chọn số lần lặp lại của phép đo trong mục
measurment” trong level 2 “Replicates”. Chọn “3”;
5 - Mục “Single
measurment” trong level 2 6. Trong mục “Outliers”, số giá trị bị loại bỏ, chọn giá
trị “0”;
6 - Mục “Single 7. Mục “Max CV (Coefficient of variation)”, sai số lớn
32
measurment” trong level 2 nhất, chọn giá trị “2”;
7 - Mục “Active 8. Chọn “Start single measurement” để bắt đầu quá
calibration” trong level 2 trình canh chuẩn.
Phương pháp đo mẫu liên tục
Sau khi kết thúc quá trình chạy chuẩn, thoát về màn hình chính và nhấn nút
màu xanh phía trên góc phải màn hình (ONLINE) để chuyển sang chế độ đo tự động.
2.2.3 Phương pháp thử nghiệm độc học [13]
Độc tính nguồn nước tại kênh Tàu Hũ – Bến Nghé được đánh giá bằng loài vi
khuẩn Nitrosomonas stercoris và được ghi lại trên thiết bị Nitritox
Hình 2.5. Thiết bị đo độc tính của nước - Nitritox. Nguồn [13]
2.2.3.1 Nguyên lí hoạt động
Nitrosomonas stercoris là một loài vi khuẩn gram âm, có dạng hình que hoặc
hình quả lê với chiều dài từ 0,7 - 1,2 µm và chiều rộng từ 0,3 - 0,7 µm. Các tế bào của
vi khẩn Nitrosomonas stercoris có khả năng chịu được độ mặn, nồng độ nitrit và
amoni cao. Các điều kiện tăng trưởng tối ưu của vi khuẩn Nitrosomonas stercoris là
pH từ 7,6 - 8,0 và nhiệt độ tối ưu là 25oC [6].
33
Trong thí nghiệm này vi khuẩn được nuôi thích nghi ở pH = 7,6 và được bổ sung
dinh dưỡng liên tục. Nguyên lý hoạt động của máy là đo sự ức chế suy giảm oxy của
vi sinh vật (Nitrosomas). Khi mẫu nước thải được bơm vào buồng phản ứng vi sinh vật
bị ức chế trao đổi oxy, độ suy giảm này sẽ được đo bằng 1 đầu dò oxy.
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy NitriTox.
Việc xác định độc tính của nước được dựa trên sự ức chế quá trình hô hấp của vi
+
khuẩn nitrit hóa (NH4 NO2), cụ thể là chủng vi khuẩn Nitrosomonas stercoris.
Tại buồng đo, mẫu sẽ được trộn với một lượng vi khuẩn Nitrosomonas stercoris
được nuôi trong một bình riêng biệt nhằm xác định tốc độ tiêu thụ oxy của vi khuẩn
Nitrosomonas stercoris. Nếu tốc độ tiêu thụ oxy bằng với mẫu đối chứng, “độ độc =
0%), nếu quá trình hô hấp bị ức chế hoàn toàn “độ độc = 100%”.
2.2.3.2 Qui trình vận hành
Cài đặt thông số
- Mục Level 1
Màn hình truy cập level 1 bao gồm những nút lệnh có thể thao tác dưới đây
1. 24h Profile (Đường đồ thị biểu diễn giá trị 24 giờ)
34
2. Measurement value Screen (Màn hình giá trị đo)
3. Introductory (Màn hình giới thiệu)
4. Operation Parameter (Thông số vận hành)
Bảng 2.7. Ý nghĩa các từ khóa của máy Nitritox
Điều chỉnh Ý nghĩa
Fastest test mode: Chế độ
Tần số đo nhanh nhất
kiểm tra nhanh nhất
Remote control: Chế độ điều
Có thể kích hoạt lại bằng một tín hiệu bên ngoài
khiển từ xa
Min Phân tích trong khoảng thời gian vài phút
Hour Phân tích trong khoảng thời gian vài giờ
Calibration perday: Số lần canh chuẩn mỗi ngày.
Time interval of measurement: Khoảng thời gian giữa 2 phép đo có thể cài
đặt.
Calibration with ATU: Chạy chuẩn với ATU (luôn để chế độ without ATU).
Ratio of biomass in measurement phase 2: Lượng biomass bơm vào cốc
phân tích trong 2 pha (giá trị thường trong khoảng 10 – 15%.
5. Measurement signal (Tín hiệu đo lường)
6. Status Screen (Màn hình trạng thái)
7. Service Actions (Dịch vụ thiết lập)
Trước khi thao tác những phím trong phân này phải nhấn chế độ “offline” màu
đỏ (tắt chế độ đo mẫu).
Calibration touch panel: Hiệu chỉnh màn hình cảm ứng.
Filling tubes and the cell: Bơm dung dịch đầy ống và cốc phân tích.
Calibrate oxygen sensors: Canh chuẩn đầu dò oxy.
Calibrate pH – 7 and pH – 8: Canh chuẩn pH 7 và pH 8.
35
- Mục Level 2
Màn hình truy cập level 2 bao gồm những nút lệnh có thể thao tác dưới đây:
1. Analog Out Calibration: Canh chuẩn tín hiệu đầu ra
2. Channel setting
3. Database: Cơ sở dữ liệu
4. Sevice Parameter: Thông số dịch vụ
Volume of measurement cell: Thể tích của cell phân tích.
Consider O2 conversion of the interval 1: Có xét sự biến đổi Oxy trong pha 1
hay không? (luôn để chế độ không).
O2 saturation concentration: Nồng độ oxy bão hòa.
O2 constant of proportionality: Tỉ lệ hằng số oxy (trong khoảng 0.6 – 0.8).
O2 respriration of the last calibration: Oxy hô hấp của lần chuẩn mới nhất (tốt
nhất trong khoảng 0.8 – 1.2).
O2 respriration of the last ATU measurement (oxy hóa của phép đo ATU mới
nhất).
Fermenter volume: Thể tích của bể chứa biomass (luôn không đổi 4000 ml).
Tube constant of the sample (không thay đổi).
5. Relay Setting
6. Rinsing Parameter (Thông số quá trình rửa cốc phân tích)
Các bước phân tích
- Canh chuẩn
Đo với mẫu được cho là mẫu nước đối chứng (calibration with reference water)
với độ độc là 0% (thường chọn là mẫu nước máy nước cất).
Nhấn nút “Offline” màu đỏ, sau đó chọn phím “Calibration Oxygen Sensor”
trong phần “Service Action”.
- Đo mẫu
Sau khi canh chuẩn xong, bấm “Online” màu xanh để bắt đầu quá trình đo mẫu.
- Tính toán kết quả
36
Độ độc của nước được tính dựa trên so sánh về sự giảm sút tốc độ tiêu thụ oxy
trong cột phân tích do hô hấp của vi sinh vật trong mẫu nước thải cần phân tích và
trong mẫu nước đối chứng. Được tính bằng công thức sau:
Trong đó: RO2 (đối chứng): tốc độ tiêu thụ oxy của mẫu đối chứng.
RO2 (mẫu nước thải): tốc độ tiêu thụ oxy của mẫu nước thải.
Qua quá trình thử nghiệm của các chuyên gia, độc tính của mẫu nước thải đo bằng
máy Nitritox có thể chia thành 03 loại như sau:
Không có độc: 0 – 25%.
Độc nhẹ: 25 – 50%.
Độc mạnh: 50 – 100%.
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu theo hệ số tương quan
Sử dụng phần mềm IPM SPSS Statastics 23 để xác định mối tương quan giữa các
chỉ tiêu.
Xác định chỉ số tương quan tại từng thời điểm nước lớn, nước ròng của từng vị
trí phân tích.
Sau đó chọn ra hệ số tương quan lớn nhất của độ độc với các chỉ tiêu lý, hóa.
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
+ Các số liệu phân tích được lặp lại 3 lần ở mỗi phép đo để xác định độ lệch chuẩn
±SD.
+ Các số liệu phân tích được thống kê, xử lý và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft
Excel phiên bản 2010
37
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích lý, hóa
3.1.1. Thông số pH
3.1.1.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.1: Kết quả phân tích pH lúc nước lớn
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015/BTNMT
CỘT B2
1 16.02.2017 7.17 7.18 7.21 7.40 5.5-9
2 22.02.2017 7.67 7.72 7.50 7.65 5.5-9
3 28.02.2017 7.16 7.14 7.19 7.30 5.5-9
4 06.03.2017 7.16 7.14 7.19 7.30 5.5-9
5 16.03.2017 7.01 6.75 6.72 6.94 5.5-9
6 29.03.2017 7.10 7.29 7.12 7.20 5.5-9
7 04.04.2017 6.90 7.11 7.02 7.12 5.5-9
8 12.04.2017 7.22 7.05 7.18 7.10 5.5-9
38
pH - Nƣớc lớn
9
8.5
8
7.5
pH
7
6.5
6
5.5
5
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 pH = 5,5 pH = 9
Đồ thị 3.1: Giá trị pH kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
Nhận xét:
Dựa vào bảng 3.1, nồng độ pH lúc triều lên ở tất cả các cầu trung bình dao
động khoảng 7,1 – 7,3 nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam
(QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B2: pH = 5,5 – 9). Giá trị pH này phù hợp cho
vi khuẩn Nitrosomonas phát triển.
Theo “Báo cáo Hiện trạng môi trường Tp. HCM 05 năm (2011 – 2015)”, giá
trị pH trung bình đạt khoảng 6,8. Qua đó ta thấy giá trị pH cũng không chênh lệch
nhiều qua các năm, và vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Dựa vào đồ thị 3.1 ta thấy giá trị cao nhất tại vị trí CY vào ngày 22/02
pH = 7,72 và thấp nhất ở vị trí ÔL vào ngày 16/3 là 6,72.
39
3.1.1.2 Tại thời điểm nước ròng
Bảng 3.2: Kết quả phân tích pH lúc nước ròng
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-
2015/BTNMT
CỘT B2
1 16.02.2017 7.24 7.19 7.31 7.31 5.5-9
2 22.02.2017 7.14 7.12 7.09 7.12 5.5-9
3 28.02.2017 7.25 7.22 7.17 7.24 5.5-9
4 06.03.2017 7.25 7.22 7.17 7.24 5.5-9
5 16.03.2017 6.87 6.89 6.90 7.25 5.5-9
6 29.03.2017 7.09 7.20 7.12 7.13 5.5-9
7 04.04.2017 6.93 7.07 6.92 7.05 5.5-9
8 12.04.2017 7.04 7.04 7.01 7.08 5.5-9
pH - Nƣớc Ròng
9
8.5
8
7.5
7
6.5
pH
6
5.5
5
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 pH = 5,5 pH = 9
Đồ thị 3.2: Giá trị pH kênh Tàu Hũ - Bến Nghé lúc nước ròng
40
Nhận xét:
Qua đồ thị 3.2 thể hiện nồng độ pH lúc triều xuống ở các vị trí độ pH dao động
trong khoảng từ 6.5 đến 7.5, đều đạt chuẩn so với QCVN 08-2015/BTNMT cột B2.
Cao nhất ở ở vị trí KH vào ngày 16/03 đạt giá trị 7.25, thấp nhất ở vị trí CV vào
ngày 16/03 đạt giá trị 6.87.
So sánh với kết quả Quan trắc của phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8 năm
2012 tại cầu Chà Và, vào mùa nắng giá trị pH đạt khoảng 7.0. Giá trị pH qua các
năm có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể,
Qua đồ thị 3.1 và 3.2, pH lúc triều lên và triều xuống ổn định trong giá trị cho
phép nên không ảnh hưởng đến chất lượng của nước, phù hợp với mục đích sử dụng
cho đường thủy và các mục đích có chất lượng nước thấp.
3.1.2 Chỉ tiêu DO
3.1.2.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.3: Kết quả phân tích DO lúc nước lớn
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015/BTNMT
CỘT B1 CỘT B2
1 16.02.2017 3.30 4.70 1.40 3.10 4 2
2 22.02.2017 2.70 4.00 1.10 4.00 4 2
3 28.02.2017 1.50 2.80 0.80 3.40 4 2
4 06.03.2017 4.10 2.50 0.40 4.70 4 2
5 16.03.2017 2.00 2.40 0.40 4.60 4 2
6 29.03.2017 4.70 3.50 2.80 3.10 4 2
7 04.04.2017 4.62 3.23 0.38 5.37 4 2
8 12.04.2017 4.97 5.79 0.70 6.24 4 2
41
DO - Nƣớc Lớn
7.00
6.00
5.00
4.00
3.00
mg/L 2.00
1.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08/2015 - Cột B2
Đồ thị 3.3: Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
Nhận xét:
Dựa vào đồ thị 3.2, so với QCVN 08-2015/BTNMT cột B2, thì giá trị DO tại
vị trí cầu CV, CY, KH đều đạt chuẩn, riêng tại cầu ÔL luôn nằm dưới chuẩn, và giá
trị thấp nhất vào T8 là 0.38 mg/l thấp hơn chuẩn 5 lần. Giá trị DO tại cầu ÔL thấp là
do gần cầu đang xây dựng dự án đập ngăn triều cho thành phố, vì vậy nước ở đây
không thoát ra được, không lưu chuyển được, nước bị tồn đọng dần dần trở nên đen
và bốc mùi hôi.
Giá trị DO tại vị trí KH là cầu luôn có giá trị DO cao nhất, cao nhất là ngày
16 04 đạt giá trị 6.24mg/l. Do cầu nằm gần cửa sông Sài Gòn, có dòng chảy mạnh,
nước thay đổi liên tục nên giá trị DO luôn hơn các cầu khác.
42
3.1.2.2 Tại thời điểm nƣớc ròng
Bảng 3.4: Kết quả phân tích DO lúc nước ròng
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015/BTNMT
CỘT B1 CỘT B2
1 16.02.2017 0.50 0.30 0.20 5.60 4 2
2 22.02.2017 0.10 0.70 0.50 2.00 4 2
3 28.02.2017 0.20 0.50 0.00 1.90 4 2
4 06.03.2017 0.30 0.80 0.40 0.90 4 2
5 16.03.2017 0.50 0.20 0.10 1.60 4 2
6 29.03.2017 1.80 3.10 1.50 3.00 4 2
7 04.04.2017 0.31 2.29 1.73 2.22 4 2
8 12.04.2017 1.64 2.27 0.08 4.82 4 2
DO - Nƣớc Ròng
6.00
5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
mg/L
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08/2015 - Cột B2
Đồ thị 3.4: Giá trị DO kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng
43
Theo nhận xét không gian, sự thay đổi hàm lượng DO tùy theo các vị trí lấy mẫu.
Dựa vào đồ thị 3.4, giá trị DO ở tất cả các vị trí khảo sát vào thời điểm nước ròng
đều thấp hơn so với QCVN 08 -2015/BTNMT cột B2 và thấp nhất luôn là vị trí ÔL.
Hàm lượng DO thấp là do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước diễn ra
mạnh mẽ, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân hàm lượng DO thấp.
Chỉ có ở một số ngày tại vị trí CY và KH là cao hơn chuẩn và cao nhất vào 16/02
tại vị trí KH là 5.6 mg/l. Thấp nhất vào 28/02 tại vị trí ÔL đạt giá trị 0 mg/l. Giá
trị DO có xu hướng tăng từ 29/03, 04/04 và 12/04 do bắt đầu xuất hiện những cơn
mưa đầu mùa, nên nồng độ pha loãng cao hơn.
So với lúc nước lớn, giá trị DO qua các vị trí biến đổi nhiều và thấp hơn, có
xu hướng tăng dần từ cầu Chà Và về cầu Chữ Y, và giảm dần từ cầu Chữ Y về cầu
Ông Lãnh.
3.1.3 Chỉ tiêu Amoni
3.1.3.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.5: Kết quả phân tích Amoni lúc nước lớn
QCVN
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH 08:2015/BTNMT
Cột B2
1 16.02.2017 TB 4.30 3.02 9.43 0.82 0.9
2 22.02.2017 TB 3.68 2.70 8.63 0.48 0.9
3 28.02.2017 TB 2.19 1.76 5.38 0.64 0.9
4 06.03.2017 TB 2.95 3.11 8.14 0.69 0.9
5 16.03.2017 TB 3.07 0.68 7.73 0.33 0.9
6 29.03.2017 TB 3.45 3.18 6.87 0.66 0.9
7 04.04.2017 TB 3.07 2.16 5.24 0.55 0.9
8 12.04.2017 TB 3.10 2.12 7.09 0.64 0.9
44
Bảng 3.6: Kết quả độ lệch chuẩn Amoni lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.19 0.02 0.98 0.11
2 22.02.2017 ±SD 0.06 0.02 0.45 0.04
3 28.02.2017 ±SD 0.07 0.05 0.05 0.04
4 06.03.2017 ±SD 0.13 0.06 0.11 0.09
5 16.03.2017 ±SD 0.12 0.03 0.07 0.04
6 29.03.2017 ±SD 0.11 0.04 0.07 0.03
7 04.04.2017 ±SD 0.02 0.07 0.08 0.03
8 12.04.2017 ±SD 0.50 0.73 0.57 0.03
AMONI - Nƣớc lớn
11.00
10.00
9.00
8.00
7.00
6.00
mg/l 5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2015/BTNMT
Đồ thị 3.5: Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
45
Nhận xét
Dựa vào đồ thị 3.5, nồng độ Amoni ở vị trí CV, CY, ÔL đều rất cao so với
QCVN 08-2015/BTNMT cột B2, cao nhất là vẫn là cầu ÔL vào ngày 16/02 là 9.43
mg/l, cao gấp 10 lần so với qui chuẩn. Theo ghi nhận của tác giả, vào thời điểm lấy
mẫu, tại vị trí cầu ÔL ngày 16 02 nước màu đen, bốc mùi hôi, và có bọt khí nổi trên
mặt nước, đây là nguyên nhân làm cho nồng độ Amoni cao như vậy.
Nhìn vào đồ thị 3.5, cũng thấy được tại vị trí KH luôn luôn thấp hơn qui chuẩn,
và thấp nhất so với các cầu và đạt giá trị 0.03 mg/l. Do cầu Khánh Hội ở gần sông Sài
Gòn nhất, nồng độ Ammonia lúc triều lên trong nước được pha loãng.
Diễn biễn nồng độ Amoni qua các tuần và các cầu không đều, có lúc tăng có lúc
giảm, nhưng luôn vượt mức cho phép.
3.1.3.2 Tại thời điểm nước ròng
Bảng 3.7: Kết quả phân tích Amoni lúc nước ròng
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015
Cột B2
1 16.02.2017 14.69 7.68 15.02 1.45 0.9
2 22.02.2017 10.40 12.71 12.19 7.36 0.9
3 28.02.2017 10.86 5.76 6.50 1.67 0.9
4 06.03.2017 7.72 5.13 6.91 4.40 0.9
5 16.03.2017 11.07 7.26 9.97 1.15 0.9
6 29.03.2017 8.88 7.97 7.26 1.48 0.9
7 04.04.2017 5.96 5.38 9.98 0.75 0.9
8 12.04.2017 10.60 7.25 9.10 1.41 0.9
46
Bảng 3.8: Kết quả độ lệch chuẩn Amoni lúc nước ròng
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.31 0.04 0.28 0.05
2 22.02.2017 ±SD 0.15 0.18 0.02 0.05
3 28.02.2017 ±SD 0.04 0.23 0.04 0.02
4 06.03.2017 ±SD 0.10 0.08 0.02 0.03
5 16.03.2017 ±SD 0.16 0.20 0.08 0.10
6 29.03.2017 ±SD 0.10 0.04 0.12 0.13
7 04.04.2017 ±SD 0.15 0.14 0.36 0.02
8 12.04.2017 ±SD 0.68 0.62 0.41 0.20
AMONI
20.00
15.00
10.00
mg/l
5.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2015/BTNMT
Đồ thị 3.6: Giá trị Amoni kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng
47
Nhận xét:
Dựa vào đồ thị 3.6, hầu hết tại 4 vị trí khảo sát đều cao hơn so với QCVN 08 -
2015 cột B2. Cao nhất trong tất cả các ngày là vị trí CV và ÔL. Theo ghi nhận của
tác giả, ở tất cả các ngày lấy mẫu vào thời điểm nước ròng, tại vị trí cầu CV đều có
cống đang xả, trong nước thải có chứa các rác sinh hoạt, nước có màu đen, đôi khi
bốc mùi hôi. Vì thế, đây là một nguyên nhân làm cho hàm lượng Amoni cao.
Riêng tại vị trí KH, nhìn vào đồ thị 3.6, giá trị Amoni tại thời điểm nước ròng
cũng vượt mức cho phép. Mặc dù là gần cửa sông Sài Gòn, nhưng lúc nước ròng thì
dòng nước cuối nguồn sẽ chảy về đầu nguồn, do đó cầu KH là cầu tiếp nhận một
lượng nước thải từ cuối nguồn đổ về, vì vậy hàm lượng Amoni cũng tăng cao,
nhưng vẫn thấp hơn so với vị trí còn lại.
Nồng độ Amoni ở thời điểm nước lớn thấp hơn tại thời điểm nước ròng ở tất cả
các vị trí. Do nước ròng, dòng nước trong các rạch có xu hướng sẽ chảy ra kênh,
nên kéo theo khối rác bẩn, làm gia tăng nồng độ Amoni.
48
3.1.4 Chỉ tiêu TOC
3.1.4.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.9: Kết quả phân tích TOC lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 TB 29.50 27.47 49.37 18.60
2 22.02.2017 TB 51.03 45.87 80.00 27.27
3 28.02.2017 TB 41.10 31.70 53.80 24.43
4 06.03.2017 TB 55.27 48.40 76.97 27.40
5 16.03.2017 TB 63.17 60.17 116.33 46.30
6 29.03.2017 TB 72.43 57.67 101.33 40.03
7 04.04.2017 TB 39.03 54.93 59.63 47.50
8 12.04.2017 TB 78.57 49.70 76.27 39.37
Bảng 3.10: Kết quả độ lệch chuẩn TOC lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 1.05 0.06 0.29 0.75
2 22.02.2017 ±SD 2.51 0.38 0.95 0.57
3 28.02.2017 ±SD 1.42 1.25 0.30 1.76
4 06.03.2017 ±SD 1.26 1.28 0.49 0.46
5 16.03.2017 ±SD 7.94 3.63 9.07 3.77
6 29.03.2017 ±SD 4.85 4.26 3.51 1.19
7 04.04.2017 ±SD 3.95 5.99 3.94 2.59
8 12.04.2017 ±SD 1.33 3.61 2.12 3.79
49
TOC
150.00
100.00
mg/l
50.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2015/BTNMT
Đồ thị 3.7: Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
Nhận xét
Biểu đồ thể hiện nồng độ TOC trong nước ở vị trí CV, CY, ÔL, KH vào lúc
triều lên theo thời gian. Cao nhất vào ngày 16/03 ở vị trí ÔL là 116.33mg/l, cao gấp
29.08 lần so với qui chuẩn. Thấp nhất vào ngày 16/02 ở vị trí KH là 18.6mg/l, gấp
4,65 lần. Tất cả đều vượt chuẩn theo QCVN 08-2015/BTNMT cột A1 (TOC =
4mg/l). Ở cầu Chà Và, Chữ Y, Ông Lãnh cao là do chế độ bán nhật triều nước chưa
chảy ra sông Sài Gòn hết còn ứ đọng lại nên làm tăng nồng độ ô nhiễm. Ở cầu
Khánh Hội thấp hơn là do gần sông Sài Gòn nên nồng độ pha loãng cao hơn.
50
3.1.4.2 Tại thời điểm nước ròng
Bảng 3.11: Kết quả phân tích TOC lúc nước ròng
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 TB 66.50 55.63 65.73 29.20
2 22.02.2017 TB 100.00 86.63 85.30 26.63
3 28.02.2017 TB 81.97 71.93 59.43 27.35
4 06.03.2017 TB 77.90 67.73 79.40 50.13
5 16.03.2017 TB 129.33 98.40 118.67 56.27
6 29.03.2017 TB 102.50 73.80 140.33 50.43
7 04.04.2017 TB 76.63 69.13 83.63 66.67
8 12.04.2017 TB 111.67 80.73 84.50 42.10
Bảng 3.12: Kết quả độ lệch chuẩn TOC lúc nước ròng
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 1.39 1.70 0.55 1.13
2 22.02.2017 ±SD 1.74 1.53 10.92 1.40
3 28.02.2017 ±SD 1.38 0.64 1.88 1.48
4 06.03.2017 ±SD 0.30 2.16 2.69 2.37
5 16.03.2017 ±SD 4.04 3.67 1.53 3.93
6 29.03.2017 ±SD 6.38 6.21 7.23 3.37
7 04.04.2017 ±SD 4.18 4.42 3.82 1.25
8 12.04.2017 ±SD 2.31 3.59 1.23 2.18
51
TOC
150.00
100.00
mg/l
50.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08 -2015/BTNMT
Đồ thị 3.8: Giá trị TOC kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
Nhận xét
Biểu đồ thể hiện nồng độ TOC trong nước ở cầu Chà Và, cầu Chữ Y, cầu Ông
Lãnh, cầu Khánh Hội vào lúc triều xuống. TOC cao nhất vào ngày 29/03 ở cầu Ông
Lãnh: 140.33mg/l, gấp 35.08 lần so với QCVN là 4mg/l, thấp nhất vào ngày 16/02
ở cầu Khánh Hội: 26.63mg/l, gấp 6.66 lần so với qui chuẩn.
Do ảnh hưởng của mưa đầu mùa làm cho các chất thải ứ đọng trong cống rãnh
thoát ra ngoài làm cho các chỉ tiêu lý hóa tăng lên trong đó có cả TOC.
TOC tại thời điểm nước lớn thấp hơn nước ròng. Dọc theo kênh đặc biệt là gần
cầu Khánh Hội có các ống cống lớn nhỏ xả thải trực tiếp xuống sông.
52
3.1.5 Chỉ tiêu Toxicity
3.1.5.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.13: Kết quả phân tích Toxicity lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH Độ độc 25%
1 16.02.2017 TB 11.53 17.02 15.22 11.48 25.00
2 22.02.2017 TB 7.17 4.36 13.65 6.34 25.00
3 28.02.2017 TB 0.00 0.00 0.00 0.00 25.00
4 06.03.2017 TB 0.00 0.00 1.49 12.93 25.00
5 16.03.2017 TB 1.57 0.00 0.00 2.33 25.00
6 29.03.2017 TB 6.97 8.80 4.27 8.87 25.00
7 04.04.2017 TB 0.00 0.00 0.00 5.20 25.00
8 12.04.2017 TB 0.00 0.00 0.00 0.00 25.00
Bảng 3.14: Kết quả độ lệch chuẩn Toxicity lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.87 0.70 1.56 2.64
2 22.02.2017 ±SD 2.86 3.02 1.75 2.00
3 28.02.2017 ±SD 0.00 0.00 0.00 0.00
4 06.03.2017 ±SD 0.00 0.00 1.46 0.55
5 16.03.2017 ±SD 1.46 0.00 0.00 4.03
6 29.03.2017 ±SD 1.49 2.24 4.23 2.41
7 04.04.2017 ±SD 0.00 0.00 0.00 2.60
8 12.04.2017 ±SD 0.00 0.00 0.00 0.00
53
TOXCITY
100.00
80.00
60.00
40.00
Độ độc độc Độ (%)
20.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4
T5 T6 T7 T8
Độc độc = 25% Độ độc = 50% Độ độc = 100%
Đồ thị 3.9: Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
Nhận xét
Dựa vào đồ thị 3.9, tại các vị trí lấy mẫu hầu hết độ độc đều dưới 25%, tức khả
năng tiêu thị Oxi của Vi khuẩn Nitrosomonas so với mẫu đối chứng không chênh
lệch nhiều. Cao nhất vào ngày 16/2 ở vị trí CY đạt 17.02% thuộc mức không độc,
thấp nhất vào ngày 28/2 và 12/4 tất cả 4 vị trí đều đạt 0%. Một số ngày, tại một số
vị trí cũng đạt 0%. Giá trị Toxcity đạt 0%, tức khả năng tiêu thụ Oxy của Vi khuẩn
Nitrosomonas trong mẫu nước thải bằng với khả năng tiêu thụ Oxy của Vi khuẩn
Nitrosomonas trong mẫu đối chứng.
54
3.1.5.2 Tại thời điểm nước ròng
Bảng 3.15: Kết quả phân tích Toxcity lúc nước ròng
Tuần Ngày CV CY ÔL KH Độ độc
25%
1 16.02.2017 16.33 13.91 13.33 7.44 25.00
2 22.02.2017 30.38 25.40 17.58 13.82 25.00
3 28.02.2017 19.72 0.00 0.00 0.00 25.00
4 06.03.2017 3.90 7.13 1.29 9.72 25.00
5 16.03.2017 0.00 0.12 0.00 0.90 25.00
6 29.03.2017 0.64 16.76 0.10 2.72 25.00
7 04.04.2017 1.34 0.38 0.00 0.00 25.00
8 12.04.2017 0.00 0.00 0.00 0.00 25.00
Bảng 3.16: Kết quả độ lệch chuẩn Toxcity lúc nước ròng
Tuần Ngày Giá Trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 2.87 0.65 2.89 1.83
2 22.02.2017 ±SD 2.08 1.36 1.55 0.62
3 28.02.2017 ±SD 1.33 0.00 0.00 0.00
4 06.03.2017 ±SD 3.83 3.14 0.45 1.34
5 16.03.2017 ±SD 0.00 0.20 0.00 1.56
6 29.03.2017 ±SD 1.10 2.55 0.18 2.30
7 04.04.2017 ±SD 0.44 0.05 0.00 0.00
8 12.04.2017 ±SD 0.00 0.00 0.00 0.00
55
TOXCITY
100.00
80.00
60.00
40.00
Độ độc độc Độ (%) 20.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4
T5 T6 T7 T8
Độc độc = 25% Độ độc = 50% Độ độc = 100%
Đồ thị 3.10: Giá trị Toxcity kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng
Nhận xét
Qua đồ thị 3.10, vào thời điểm nước ròng độ độc có sự thay đổi. Cao nhất vào
ngày 22/02 ở vị trí CV là 30.38% thuộc loại độc nhẹ. Thấp nhất vào ngày 28/02
thuộc vị trí CY, ÔL, KH, ngày 16/03 ở vị trí CV, ÔL nồng độ bằng 0%. Ngày 04/4
tại vị trí ÔL, KH cũng đạt 0%, ngày 12/04 tất cả 4 vị trí lấy mẫu đều bằng 0%.
Theo ghi nhận của tác giả, vào thời điểm lấy mẫu ngày 22/02, khu vực lấy mẫu
có cống đang xả, nước màu đen và có mùi hôi. Cũng theo kết quả ở bảng 3.4, giá trị
DO tại vị trí CV ngày 22 02 đạt giá trị 0.1 mg/l chứng tỏ hàm lượng Oxy trong
nước rất thấp. Vì thế dẫn đến khả năng tiêu thụ Oxi của Vi khuẩn Nitrosomonas
cũng thấp dẫn đến độ độc tăng, nhưng tăng không đáng kể.
56
Dựa vào kết quả bảng 3.26 cho biết mối tương quan giữa độ độc và các thông số
lý, hóa, chỉ tiêu Amoni có mối tương quan cao nhất so với độ độc tại 3 vị trí: CY,
ÔL, KH. Vì vậy, có thể ứng dụng Vi khuẩn Nitrosomonas trong việc xử lí Amoni,
làm giảm khả năng gây độc của Amoni.
Giá trị Toxcity tại thời điểm nước ròng có phần cao hơn ở thời điểm nước lớn.
Do giá trị DO ở thời điểm nước ròng cũng thấp hơn ở thời điểm nước lớn. Vì vậy
khả năng tiêu thụ Oxy của Vi khuẩn cũng thấp hơn.
3.1.6 Chỉ tiêu TSS
3.1.6.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.17: Kết quả phân tích TSS lúc nước lớn
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN08-2015/BTNMT
CỘT B1 CỘT B2
1 16.02.2017 23.42 34.63 33.11 24.25 50 100
2 22.02.2017 26.55 34.11 34.87 36.00 50 100
3 28.02.2017 32.36 41.04 78.37 24.34 50 100
4 06.03.2017 44.78 35.03 41.78 33.64 50 100
5 16.03.2017 29.18 64.82 43.64 32.85 50 100
6 29.03.2017 29.10 46.56 37.09 22.97 50 100
7 04.04.2017 28.17 24.72 27.74 39.41 50 100
8 12.04.2017 16.10 23.17 24.47 20.36 50 100
57
Bảng 3.18: Kết quả độ lệch chuẩn TSS lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá Trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.13 1.76 1.13 0.60
2 22.02.2017 ±SD 1.44 3.02 2.62 2.17
3 28.02.2017 ±SD 2.08 0.48 2.74 0.51
4 06.03.2017 ±SD 1.12 1.28 1.08 2.48
5 16.03.2017 ±SD 2.47 0.41 3.21 0.84
6 29.03.2017 ±SD 1.62 2.50 2.20 1.19
7 04.04.2017 ±SD 1.43 3.59 1.14 0.50
8 12.04.2017 ±SD 1.97 1.06 0.73 1.74
TSS
100.00
80.00
60.00
mg/l 40.00
20.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2015/BTNMT
Đồ thị 3.11: Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
58
Nhận xét
Dựa vào đồ thị 3.11 biểu thị hàm lượng TSS biến động theo thời gian tại thời
điểm nước lớn tại các vị trí. Cao nhất vị trí ÔL đạt giá trị 78.37mg/l ở ngày 28/02.
Thấp nhất là ngày 12 02 đạt giá trị 16.10mg/l tại vị trí CV. Tất cả các cầu nồng độ
TSS đều đạt chuẩn theo QCVN 08:2015 cột B2 TSS = 100mg/l. Riêng chỉ có cầu
Ông Lãnh ngày 28/2 và cầu Chữ Y ngày 16 03 là vượt chuẩn cột B1 TSS = 50mg/l.
So sánh với Kết quả quan trắc Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 8 năm 2012,
giá trị TSS tại cầu Chà Và và cầu Chữ Y trung bình khoảng 75mg/l. Dự đoán đến
2020, giá trị TSS trung bình khoảng 30mg/l.
b) Tại thời điểm nước ròng
Bảng 3.19: Kết quả phân tích TSS lúc nước ròng
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015/BTNMT
CỘT B1 CỘT B2
1 16.02.2017 42.30 37.95 30.87 33.46 50 100
2 22.02.2017 51.41 35.00 53.10 54.78 50 100
3 28.02.2017 43.89 63.04 58.83 36.28 50 100
4 06.03.2017 59.11 66.87 50.39 61.63 50 100
5 16.03.2017 66.92 56.49 37.15 54.08 50 100
6 29.03.2017 41.94 40.51 32.66 36.63 50 100
7 04.04.2017 32.83 35.20 32.22 49.22 50 100
8 12.04.2017 32.24 40.03 30.92 24.74 50 100
Bảng 3.20: Kết quả phân tích TSS lúc nước ròng
59
Tuần Ngày Giá Trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.88 2.07 0.15 0.85
2 22.02.2017 ±SD 1.19 0.33 2.22 0.98
3 28.02.2017 ±SD 0.17 1.94 0.67 0.72
4 06.03.2017 ±SD 1.02 1.78 1.52 1.52
5 16.03.2017 ±SD 1.34 1.91 0.56 2.07
6 29.03.2017 ±SD 0.55 1.81 3.10 1.98
7 04.04.2017 ±SD 0.20 0.76 1.13 1.03
8 12.04.2017 ±SD 1.28 0.75 1.70 4.99
TSS
100.00
80.00
60.00
mg/l
40.00
20.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2915/BTNMT
Đồ thị 3.12: Giá trị TSS kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước ròng
60
Nhận xét
Qua đồ thị 3.12, tại các vị trí cầu đều có hàm lượng TSS thấp hơn tiêu chuẩn,
cao nhất là cầu Chà Và 66.92mg/l ngày 16/03, thấp nhất là cầu Khánh Hội
24.74mg/l ngày 12/04 đều đạt chuẩn so với cột B2 theo QCVN 08-2015/BTNMT
Nhìn chung, hàm lượng TSS trong nước ở kênh Tàu Hũ- Bến Nghé thấp, cả thời
điểm nước lớn và nước ròng đếu có xu hướng tăng dần từ tuần 1 đến tuần 5 và giảm
dần đến tuần 8, do bắt đầu từ tuần 6 trở đi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nên
nồng độ pha loãng cao, dẫn đến giá trị TSS giảm.
So với giá trị TSS tại thời điểm nước lớn, thì TSS tại thời điểm nước ròng có giá
trị cao hơn. Do và thời điểm nước ròng, nước có xu hướng chảy từ đầu nguồn về
cuối nguồn, và nước các rạch cũng có xu hướng chảy ra kênh để chảy ra Sông Sài
Gòn, vì thế kéo theo những cặn bẩn làm cho nước
3.1.7 Chỉ tiêu Photphat
3.1.7.1 Tại thời điểm nước lớn
Bảng 3.21: Kết quả phân tích Photphat lúc nước lớn
Tuần Ngày CV CY ÔL KH QCVN 08-2015/BTNMT
CỘT B1 CỘT B2
1 16.02.2017 0.95 1.03 1.34 1.53 0.3 0.5
2 22.02.2017 1.43 1.62 1.09 1.34 0.3 0.5
3 28.02.2017 1.80 2.16 1.87 1.04 0.3 0.5
4 06.03.2017 1.19 1.68 2.32 1.04 0.3 0.5
5 16.03.2017 0.74 1.08 2.35 0.68 0.3 0.5
6 29.03.2017 5.92 6.06 4.52 2.94 0.3 0.5
7 04.04.2017 1.17 1.32 1.50 0.98 0.3 0.5
8 12.04.2017 2.28 2.22 3.11 2.15 0.3 0.5
61
Bảng 3.22: Kết quả phân tích Photphat lúc nước lớn
Tuần Ngày Giá Trị CV CY ÔL KH
1 16.02.2017 ±SD 0.14 0.27 0.38 0.53
2 22.02.2017 ±SD 0.58 0.82 0.02 0.41
3 28.02.2017 ±SD 0.15 0.12 0.05 0.11
4 06.03.2017 ±SD 0.17 0.33 0.22 0.12
5 16.03.2017 ±SD 0.01 0.27 0.14 0.06
6 29.03.2017 ±SD 0.56 0.30 0.21 1.09
7 04.04.2017 ±SD 0.02 0.28 0.29 0.06
8 12.04.2017 ±SD 0.40 0.45 0.10 0.16
PHOTPHAT
7.00
6.00
5.00
4.00
mg/l
3.00
2.00
1.00
0.00
CV CY ÔL KH
Vị trí lấy mẫu
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 QCVN 08-2015/BTNMT
Đồ thị 3.13: Giá trị Photphat kênh Tàu Hủ - Bến Nghé lúc nước lớn
62
Nhận xét
Từ đồ thị 3.13, nồng độ photphat trong nư... tiêu lý hóa lúc nước ròng tại cầu
Ông Lãnh
TOX TOC Ammoni TSS pH Photphat DO
Pearson
1 -0,298 0,782* 0,168 0,457 -0,210 -0,181
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,473 0,022 0,690 0,255 0,618 0,668
N 8 8 8 8 8 8 8
Bảng 3.32. Mối tương quan giữa độ độc và các chỉ tiêu lý hóa lúc nước ròng tại cầu
Khánh Hội
TOX TOC Ammoni TSS pH Photphat DO
Pearson
1 -0,447 0,887** 0,493 0,209 -0,071 -0,125
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,267 0,003 0,215 0,619 0,867 0,767
N 8 8 8 8 8 8 8
+
Tại vị trí cầu CY, ÔL, KH độ độc có tương quan tốt với NH4 - N. Riêng tại
cầu Chà Và lại có mối tương quan với pH. Do tại vị trí cầu Chà Và, dọc 2 bên bờ
kênh là dân cư đông đúc, gần cống xả, thường xuyên xả vào kênh những rác thải
như bao nilong, rác sinh hoạt, làm cho nước đen và bốc mùi hôi. Vì thế, đây có
thể là nguyên nhân làm cho giá trị pH cao.
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé và đưa ra một số chỉ tiêu phân tích chất lượng nguồn nước nơi đây. Đồng thời
tiến hành thí nghiệm độc học môi trường nước bằng vi khuẩn nitrit hóa. Tất cả đều
được thực hiện chủ yếu ở phòng thí nghiệm và thiết bị quan trắc tự động
(MOBILAB 3). Tác giả có một số kết luận như sau:
Đánh giá được chất lượng nước mặt trên thủy vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
(4 điểm lấy mẫu). Kết quả phân tích cho thấy, chỉ tiêu TOC, Amoni và
Photphat luôn vượt chuẩn cho phép, nồng độ cao nhất ở các chỉ tiêu đều
thuộc vị trí ÔL . Qua đó cho thấy chất lượng nước Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
dần ô nhiễm trở lại nhưng chưa đến mức báo động.
Chất lượng nước kênh Tàu Hủ – Bến Nghé được đánh giá qua kết quả độ
độc, qua đó thể hiện được khả năng tiêu thị Oxy của Vi khuẩn Nitrosomonas
tại các vị trí khảo sát
2. Kiến nghị
Nước kênh Tàu Hủ – Bến Nghé được đánh giá là nguồn nước khá nhạy cảm
với các nguồn ô nhiễm cần thực hiện quan trắc chất lượng một các thường
xuyên để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp nhất.
Là tuyến kênh nội thành, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé cần chú ý đến cảnh quan
xung quanh hai bờ kênh và cả sinh vật sống dưới kênh. Cần xử phạt nghiêm
ngặc hơn hành vi câu cá dọc hai bờ kênh.
Cần chú trọng kiểm soát nguồn thải (đặc biệt rác thải) tránh để tồn ứ trong
cống rãnh gây ra hiện tượng nước đen và bôc mùi hôi.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vi khuẩn Nitrosomonas làm chỉ thị sinh
học để đánh giá chất lượng nước mặt của tất cả các hệ thống kênh rạch trên
địa bàn Tp Hồ Chí Minh: kênh Tân Hóa- Lò Gốm, Nhiêu Lộc- Thị Nghè .
69
Ứng dụng Nitrosomonas cho các đối tượng nước thải khác như: nước thải
sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong thời k quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, pp. 1 - 2.
[2] Đỗ Hồng Lan Chi (2015). Độc học sinh thái. Nhà xuất bản
[3] Đỗ Hồng Lan Chi (2006). Nghiên cứu sử dụng công cụ học đánh giá nguy cơ
của nước thải công nghiệp đối với hệ sinh thái lưu vực sông Sài Gòn - Đồng
Nai. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.
[4] Đoàn Đặng Phi Công và cộng sự (2009). Đánh giá độc tính của một số nước
thải công nghiệp điển hình. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập
12, số 02 – 2009, pp. 121-131.
[5] Hàn Thị Thanh Huyền (2011). Đánh giá chất lượng nước sông Phú Lộc dựa
trên các chỉ thị sinh tảo. Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
[6] Karl-Ulrich Rudolph và cộng sự (2015). Quan trắc và xác định độ độc nước
thải trực tuyến nhằm tối ưu hóa kỹ thuật và chi phí vận hành hệ thống xử lý
nước thải
[7] Ngô Thị Thanh Huyền và Đào Thanh Sơn (2014). Ảnh hưởng của nước thải
sinh hoạt ở TP. HCM lên vi giáp xác Daphnia Magna. Suối nguồn tri thức.
STINFO SỐ 1 & 2 – 2014, pp. 49-51. Trung tâm thông tin Khoa học và
Công nghệ TP. HCM
[8] Nguyễn Hoài Hương. Bài giảng thực hành vi sinh ứng dụng, trường ĐH
Công Nghệ TP. HCM.
[9] Võ Thị Mỹ Chi, Nguyễn Thanh Sơn và Đào Thanh Sơn (2016). Ảnh hưởng
của hợp chất gây rối loạn nội tiết Nonylphenol lên sức sống và sinh sản của
71
ba loài vi giáp xác, Ceriodaphnia cornuta, Daphnia lumholtzi và Daphnia
magna. Tap ch Khoa hoc Trường Đaị hoc Cần Thơ. Số 43, pp. 34-41
Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài
[11] User Manual Ammonitor Ion – Analyser (2008), LAR PROCESS
ANALYSERS AG.
[12] Operation Manual for on-line Analyser Quick TOC ultra (2013), LAR
PROCESS ANALYSERS AG.
[13] Nitritox online Nitrificants Toximeter Operation Manual (2012), LAR
PROCESS ANALYSERS AG.
Tài liệu từ các địa chỉ website:
[14] https: vi.wikipedia.org wiki Kênh_Tàu_Hũ_Bến_Nghé
[15]
[16]
khu-cong-nghiep-nhon-trach.html
[17] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26156554
[18] lib.hunre.edu.vn/Gg-6565-ggdx-chuong5__.pdf
[19] Xử lý nitơ trong nước thải thuộc da bằng giải pháp sinh học, Viện sinh học
nhiệt đới, 25/02/2016.
su-kien/cong-nghe-moi-san-pham-moi/11258-xu-ly-nito-trong-nuoc-thai-
thuoc-da-bang-giai-phap-sinh-hoc.html
72
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LÍ HÓA
PL1.1 Thông số pH
Tuần Triều CV CY ÔL KH
Triều lên 7.17 7.18 7.21 7.40
1
Triều xuống 7.24 7.19 7.31 7.31
Triều lên 7.67 7.72 7.50 7.65
2
Triều xuống 7.14 7.12 7.09 7.12
Triều lên 7.16 7.14 7.19 7.30
3
Triều xuống 7.25 7.22 7.17 7.24
Triều lên 7.16 7.14 7.19 7.30
4
Triều xuống 7.25 7.22 7.17 7.24
Triều lên 7.01 6.75 6.72 6.94
5
Triều xuống 6.87 6.89 6.90 7.25
Triều lên 7.10 7.29 7.12 7.20
6
Triều xuống 7.09 7.20 7.12 7.13
Triều lên 6.90 7.11 7.02 7.12
7
Triều xuống 6.93 7.07 6.92 7.05
Triều lên 7.22 7.05 7.18 7.10
8
Triều xuống 7.04 7.04 7.01 7.08
1
PL1.2 Giá trị DO
Tuần Triều CV CY ÔL KH
Triều lên 3.30 4.70 1.40 3.10
1
Triều xuống 0.50 0.30 0.20 5.60
Triều lên 2.70 4.00 1.10 4.00
2
Triều xuống 0.10 0.70 0.50 2.00
Triều lên 1.50 2.80 0.80 3.40
3
Triều xuống 0.20 0.50 0.00 1.90
Triều lên 4.10 2.50 0.40 4.70
4
Triều xuống 0.30 0.80 0.40 0.90
5 Triều lên 2.00 2.40 0.40 4.60
Triều xuống 0.50 0.20 0.10 1.60
Triều lên 4.70 3.50 2.80 3.10
6
Triều xuống 1.80 3.10 1.50 3.00
Triều lên 4.62 3.23 0.38 5.37
7
Triều xuống 0.31 2.29 1.73 2.22
Triều lên 4.97 5.79 0.70 6.24
8
Triều xuống 1.64 2.27 0.08 4.82
PL1.3 Giá trị Amoni
Tuần Triều Giá trị CV CY ÔL KH
Lần 1 4.49 3.03 8.39 0.92
Lần 2 4.11 3.03 10.35 0.70
Triều
Lần 3 4.30 3.00 9.56 0.84
lên
TB 4.30 3.02 9.43 0.82
SD 0.19 0.02 0.98 0.11
1
Lần 1 14.97 7.72 15.30 1.44
Lần 2 14.36 7.70 14.75 1.40
Triều
Lần 3 14.74 7.64 15.02 1.50
xuống
TB 14.69 7.68 15.02 1.45
SD 0.31 0.04 0.28 0.05
Lần 1 3.69 2.73 9.02 0.50
Lần 2 3.73 2.70 8.14 0.44
Lần 3 3.62 2.68 8.74 0.50
Triều
2 TB 3.68 2.70 8.63 0.48
lên
SD
0.06 0.02 0.45 0.04
2
Lần 1 10.53 12.66 12.19 7.40
Lần 2 10.24 12.91 12.17 7.31
Triều
Lần 3 10.42 12.55 12.20 7.37
xuống
TB 10.40 12.71 12.19 7.36
SD 0.15 0.18 0.02 0.05
Lần 1 2.11 1.72 5.34 0.61
Lần 2 2.21 1.75 5.39 0.63
Triều
Lần 3 2.26 1.82 5.43 0.68
lên
TB 2.19 1.76 5.38 0.64
SD 0.07 0.05 0.05 0.04
3
Lần 1 10.88 5.51 6.54 1.65
Lần 2 10.88 5.97 6.52 1.66
Triều
Lần 3 10.81 5.79 6.46 1.69
xuống
TB 10.86 5.76 6.50 1.67
SD 0.04 0.23 0.04 0.02
Lần 1 3.10 3.04 8.02 0.78
Lần 2 2.85 3.13 8.16 0.60
Triều
Lần 3 2.92 3.17 8.25 0.70
lên
TB 2.95 3.11 8.14 0.69
SD 0.13 0.06 0.11 0.09
4
Lần 1 7.61 5.07 6.91 4.36
Lần 2 7.74 5.10 6.94 4.43
Triều
Lần 3 7.81 5.22 6.89 4.42
xuống
TB 7.72 5.13 6.91 4.40
SD 0.10 0.08 0.02 0.03
Lần 1 2.94 0.68 7.81 0.37
Lần 2 3.19 0.65 7.69 0.32
Triều
Lần 3 3.08 0.70 7.70 0.30
lên
TB 3.07 0.68 7.73 0.33
SD 0.12 0.03 0.07 0.04
5
Lần 1 10.91 7.05 10.05 1.04
Lần 2 11.24 7.46 9.89 1.23
Triều
Lần 3 11.05 7.28 9.96 1.17
xuống
TB 11.07 7.26 9.97 1.15
SD 0.16 0.20 0.08 0.10
Lần 1 3.31 3.22 6.80 0.68
Lần 2 3.50 3.15 6.92 0.66
Triều Lần 3 3.52 3.17 6.90 0.62
6
lên TB 3.45 3.18 6.87 0.66
0.11 0.04 0.07 0.03
SD
3
Lần 1 8.76 7.93 7.17 1.46
Lần 2 8.93 7.97 7.40 1.62
Triều
Lần 3 8.95 8.01 7.21 1.36
xuống
TB 8.88 7.97 7.26 1.48
SD 0.10 0.04 0.12 0.13
Lần 1 3.08 2.23 5.32 0.58
Lần 2 3.05 2.15 5.15 0.55
Triều
Lần 3 3.09 2.11 5.26 0.53
lên
TB 3.07 2.16 5.24 0.55
SD 0.02 0.07 0.08 0.03
7
Lần 1 6.12 5.36 9.94 0.77
Lần 2 5.93 5.52 9.63 0.75
Triều
Lần 3 5.83 5.25 10.35 0.72
xuống
TB 5.96 5.38 9.98 0.75
SD 0.15 0.14 0.36 0.02
Lần 1 3.01 2.89 7.51 0.61
Lần 2 3.64 1.44 7.33 0.63
Triều
Lần 3 2.65 2.04 6.43 0.67
lên
TB 3.10 2.12 7.09 0.64
SD 0.50 0.73 0.57 0.03
8
Lần 1 11.25 7.36 9.55 1.55
Lần 2 10.66 7.81 8.76 1.49
Triều
Lần 3 9.89 6.59 8.99 1.18
xuống
TB 10.60 7.25 9.10 1.41
SD 0.68 0.62 0.41 0.20
PL1.4 Giá trị TOC
Tuần Triều Giá trị CV CY ÔL KH
Lần 1 30.60 27.50 49.20 19.30
Lần 2 29.40 27.50 49.20 18.70
Triều
Lần 3 28.50 27.40 49.70 17.80
lên
TB 29.50 27.47 49.37 18.60
SD 1.05 0.06 0.29 0.75
1 Lần 1 65.60 57.60 66.30 28.50
Lần 2 65.80 54.70 65.70 30.50
Triều Lần 3 68.10 54.60 65.20 28.60
xuống TB 66.50 55.63 65.73 29.20
1.39 1.70 0.55 1.13
SD
4
Lần 1 48.20 45.70 80.90 27.10
Lần 2 51.90 45.60 80.10 27.90
Triều Lần 3 53.00 46.30 79.00 26.80
lên TB 51.03 45.87 80.00 27.27
SD
2.51 0.38 0.95 0.57
2
Lần 1 102.00 85.80 80.50 25.50
Lần 2 98.80 85.70 97.80 26.20
Triều
Lần 3 99.20 88.40 77.60 28.20
xuống
TB 100.00 86.63 85.30 26.63
SD 1.74 1.53 10.92 1.40
Lần 1 42.20 32.70 53.50 26.30
Lần 2 39.50 32.10 54.10 24.20
Triều
Lần 3 41.60 30.30 53.80 22.80
lên
TB 41.10 31.70 53.80 24.43
SD 1.42 1.25 0.30 1.76
3
Lần 1 82.50 71.20 59.80 32,1
Lần 2 80.40 72.30 61.10 28.40
Triều
Lần 3 83.00 72.30 57.40 26.30
xuống
TB 81.97 71.93 59.43 27.35
SD 1.38 0.64 1.88 1.48
Lần 1 56.60 49.80 77.30 27.80
Lần 2 54.10 47.30 77.20 27.50
Triều
Lần 3 55.10 48.10 76.40 26.90
lên
TB 55.27 48.40 76.97 27.40
SD 1.26 1.28 0.49 0.46
4
Lần 1 77.60 70.20 80.90 47.50
Lần 2 77.90 66.80 81.00 50.80
Triều
Lần 3 78.20 66.20 76.30 52.10
xuống
TB 77.90 67.73 79.40 50.13
SD 0.30 2.16 2.69 2.37
Lần 1 72.30 63.50 120.00 50.30
Lần 2 59.30 60.70 123.00 42.80
Triều
Lần 3 57.90 56.30 106.00 45.80
lên
TB 63.17 60.17 116.33 46.30
SD 7.94 3.63 9.07 3.77
5
Lần 1 127.00 101.00 120.00 57.80
Lần 2 134.00 100.00 119.00 51.80
Triều
Lần 3 127.00 94.20 117.00 59.20
xuống
TB 129.33 98.40 118.67 56.27
SD 4.04 3.67 1.53 3.93
5
Lần 1 77.20 59.00 105.00 39.50
Lần 2 67.50 52.90 101.00 39.20
Triều
Lần 3 72.60 61.10 98.00 41.40
lên
TB 72.43 57.67 101.33 40.03
SD 4.85 4.26 3.51 1.19
6
Lần 1 104.00 80.90 144.00 50.00
Lần 2 108.00 71.10 145.00 54.00
Triều
Lần 3 95.50 69.40 132.00 47.30
xuống
TB 102.50 73.80 140.33 50.43
SD 6.38 6.21 7.23 3.37
Lần 1 36.00 61.70 61.60 50.40
Lần 2 37.60 50.30 62.20 46.70
Triều
Lần 3 43.50 52.80 55.10 45.40
lên
TB 39.03 54.93 59.63 47.50
SD 3.95 5.99 3.94 2.59
7
Lần 1 72.20 64.10 88.00 68.10
Lần 2 77.20 70.90 80.90 66.10
Triều
Lần 3 80.50 72.40 82.00 65.80
xuống
TB 76.63 69.13 83.63 66.67
SD 4.18 4.42 3.82 1.25
Lần 1 80.10 52.40 74.00 37.70
Lần 2 77.70 51.10 78.20 43.70
Triều
Lần 3 77.90 45.60 76.60 36.70
lên
TB 78.57 49.70 76.27 39.37
SD 1.33 3.61 2.12 3.79
8
Lần 1 113.00 84.60 84.00 43.10
Lần 2 113.00 80.10 83.60 43.60
Triều
Lần 3 109.00 77.50 85.90 39.60
xuống
TB 111.67 80.73 84.50 42.10
SD 2.31 3.59 1.23 2.18
PL1.5 Giá trị TOXCITY
Tuần Triều Giá trị CV CY ÔL KH
Lần 1 12.40 17.67 16.56 14.41
Lần 2 11.50 17.12 15.59 10.74
Triều Lần 3 10.67 16.29 13.51 9.29
1
lên TB 11.53 17.02 15.22 11.48
SD
0.87 0.70 1.56 2.64
6
Lần 1 14.00 14.14 14.14 8.32
Lần 2 19.54 13.17 15.73 8.66
Triều
Lần 3 15.45 14.41 10.12 5.34
xuống
TB 16.33 13.91 13.33 7.44
SD 2.87 0.65 2.89 1.83
Lần 1 10.01 3.72 11.87 4.72
Lần 2 4.29 1.72 15.37 8.58
Triều
Lần 3 7.22 7.65 13.72 5.72
lên
TB 7.17 4.36 13.65 6.34
SD 2.86 3.02 1.75 2.00
2
Lần 1 28.81 25.45 18.44 14.37
Lần 2 32.74 24.02 18.51 13.15
Triều
Lần 3 29.59 26.73 15.80 13.94
xuống
TB 30.38 25.40 17.58 13.82
SD 2.08 1.36 1.55 0.62
Lần 1 0.00 0.00 0.00 0.00
Lần 2 0.00 0.00 0.00 0.00
Triều
Lần 3 0.00 0.00 0.00 0.00
lên
TB 0.00 0.00 0.00 0.00
SD 0.00 0.00 0.00 0.00
3
Lần 1 20.70 0.00 0.00 0.00
Lần 2 18.20 0.00 0.00 0.00
Triều
Lần 3 20.26 0.00 0.00 0.00
xuống
TB 19.72 0.00 0.00 0.00
SD 1.33 0.00 0.00 0.00
Lần 1 0.00 0.00 2.91 13.45
Lần 2 0.00 0.00 1.55 12.99
Triều
Lần 3 0.00 0.00 0.00 12.35
lên
TB 0.00 0.00 1.49 12.93
SD 0.00 0.00 1.46 0.55
4
Lần 1 0.45 4.07 1.75 11.25
Lần 2 3.23 10.34 1.29 9.18
Triều
Lần 3 8.02 6.98 0.84 8.73
xuống
TB 3.90 7.13 1.29 9.72
SD 3.83 3.14 0.45 1.34
Lần 1 2.88 0.00 0.00 0.00
Lần 2 0.00 0.00 0.00 6.98
Triều
5 Lần 3 1.83 0.00 0.00 0.00
lên
TB 1.57 0.00 0.00 2.33
SD 1.46 0.00 0.00 4.03
7
Lần 1 0.00 0.00 0.00 0.00
Lần 2 0.00 0.00 0.00 2.71
Triều
Lần 3 0.00 0.35 0.00 0.00
xuống
TB 0.00 0.12 0.00 0.90
SD 0.00 0.20 0.00 1.56
Lần 1 8.39 11.37 0.00 10.45
Lần 2 7.09 7.78 4.35 10.07
Triều
Lần 3 5.42 7.25 8.47 6.10
lên
TB 6.97 8.80 4.27 8.87
SD 1.49 2.24 4.23 2.41
6
Lần 1 0.00 19.68 0.00 0.53
Lần 2 1.91 15.03 0.31 5.11
Triều
Lần 3 0.00 15.56 0.00 2.52
xuống
TB 0.64 16.76 0.10 2.72
SD 1.10 2.55 0.18 2.30
Lần 1 0.00 0.00 0.00 8.20
Lần 2 0.00 0.00 0.00 3.57
Triều
Lần 3 0.00 0.00 0.00 3.84
lên
TB 0.00 0.00 0.00 5.20
SD 0.00 0.00 0.00 2.60
7
Lần 1 1.39 0.35 0.00 0.00
Lần 2 0.87 0.44 0.00 0.00
Triều
Lần 3 1.74 0.35 0.00 0.00
xuống
TB 1.34 0.38 0.00 0.00
SD 0.44 0.05 0.00 0.00
Lần 1 0.00 0.00 0.00 0.00
Lần 2 0.00 0.00 0.00 0.00
Triều
Lần 3 0.00 0.00 0.00 0.00
lên
TB 0.00 0.00 0.00 0.00
SD 0.00 0.00 0.00 0.00
8
Lần 1 0.00 0.00 0.00 0.00
Lần 2 0.00 0.00 0.00 0.00
Triều
Lần 3 0.00 0.00 0.00 0.00
xuống
TB 0.00 0.00 0.00 0.00
SD 0.00 0.00 0.00 0.00
8
PL1.6 Giá trị TSS
Tuần Triều Giá trị CV CY ÔL KH
Lần 1 23.27 33.73 31.94 24.88
Lần 2 23.47 36.65 33.18 24.19
Triều
Lần 3 23.52 33.50 34.20 23.68
lên
TB 23.42 34.63 33.11 24.25
SD 0.13 1.76 1.13 0.60
1
Lần 1 43.10 35.58 30.70 33.24
Lần 2 42.45 38.86 30.92 32.74
Triều
Lần 3 41.35 39.40 30.98 34.39
xuống
TB 42.30 37.95 30.87 33.46
SD 0.88 2.07 0.15 0.85
Lần 1 26.16 37.60 35.34 35.82
Lần 2 28.14 32.38 32.05 33.93
Triều
Lần 3 25.34 32.35 37.23 38.25
lên
TB 26.55 34.11 34.87 36.00
SD 1.44 3.02 2.62 2.17
2
Lần 1 52.05 34.96 53.24 53.80
Lần 2 52.15 35.34 50.81 54.79
Triều
Lần 3 50.04 34.69 55.24 55.76
xuống
TB 51.41 35.00 53.10 54.78
SD 1.19 0.33 2.22 0.98
Lần 1 34.48 41.52 79.70 24.90
Lần 2 32.28 41.03 75.21 23.90
Triều
Lần 3 30.32 40.57 80.19 24.21
lên
TB 32.36 41.04 78.37 24.34
SD 2.08 0.48 2.74 0.51
3
Lần 1 43.93 63.62 58.59 36.39
Lần 2 44.03 64.63 59.59 36.94
Triều
Lần 3 43.70 60.88 58.31 35.52
xuống
TB 43.89 63.04 58.83 36.28
SD 0.17 1.94 0.67 0.72
Lần 1 44.11 36.28 42.49 33.64
Lần 2 46.07 35.08 40.53 31.16
Triều
Lần 3 44.16 33.72 42.31 36.11
lên
TB 44.78 35.03 41.78 33.64
4
SD 1.12 1.28 1.08 2.48
Lần 1 60.09 65.33 51.50 60.34
Triều
Lần 2 58.05 68.81 51.01 63.31
xuống
Lần 3 59.20 66.46 48.65 61.24
9
TB 59.11 66.87 50.39 61.63
SD 1.02 1.78 1.52 1.52
Lần 1 27.07 64.84 44.01 32.01
Lần 2 31.89 65.21 40.27 32.84
Triều
Lần 3 28.57 64.40 46.65 33.69
lên
TB 29.18 64.82 43.64 32.85
SD 2.47 0.41 3.21 0.84
5
Lần 1 66.96 54.77 36.80 55.07
Lần 2 65.57 56.16 36.86 55.47
Triều
Lần 3 68.24 58.54 37.80 51.70
xuống
TB 66.92 56.49 37.15 54.08
SD 1.34 1.91 0.56 2.07
Lần 1 30.63 47.86 35.69 24.28
Lần 2 27.40 48.14 35.95 22.67
Triều
Lần 3 29.28 43.67 39.62 21.96
lên
TB 29.10 46.56 37.09 22.97
SD 1.62 2.50 2.20 1.19
6
Lần 1 41.66 38.43 30.78 34.73
Lần 2 41.59 41.49 30.96 36.47
Triều
Lần 3 42.58 41.62 36.23 38.68
xuống
TB 41.94 40.51 32.66 36.63
SD 0.55 1.81 3.10 1.98
Lần 1 29.80 20.83 28.63 38.98
Lần 2 27.55 27.91 28.14 39.29
Triều
Lần 3 27.16 25.42 26.46 39.95
lên
TB 28.17 24.72 27.74 39.41
SD 1.43 3.59 1.14 0.50
7
Lần 1 32.60 36.04 31.58 49.72
Lần 2 32.91 34.58 33.53 48.04
Triều
Lần 3 32.98 34.97 31.56 49.91
xuống
TB 32.83 35.20 32.22 49.22
SD 0.20 0.76 1.13 1.03
Lần 1 18.34 21.97 25.08 19.99
Lần 2 15.33 23.97 24.68 22.26
Triều
Lần 3 14.64 23.57 23.66 18.83
lên
TB 16.10 23.17 24.47 20.36
8 SD 1.97 1.06 0.73 1.74
Lần 1 33.01 40.63 30.57 28.26
Triều Lần 2 30.76 39.19 29.43 19.03
xuống Lần 3 32.96 40.27 32.77 26.93
TB 32.24 40.03 30.92 24.74
10
SD 1.28 0.75 1.70 4.99
PL1.7 Giá trị Photphat
Tuần Triều Giá trị CV CY ÔL KH
Lần 1 0.78 0.84 1.41 0.93
Lần 2 1.03 1.34 0.93 1.93
Triều
Lần 3 1.03 0.91 1.67 1.73
lên
TB 0.95 1.03 1.34 1.53
SD 0.14 0.27 0.38 0.53
1
Lần 1 2.53 2.05 2.62 1.19
Lần 2 2.60 2.34 4.09 1.23
Triều
Lần 3 2.93 2.60 3.86 5.15
xuống
TB 2.69 2.33 3.52 2.52
SD 0.22 0.28 0.79 2.27
Lần 1 1.10 0.89 1.10 0.87
Lần 2 1.10 1.46 1.07 1.52
Triều
Lần 3 2.10 2.50 1.09 1.62
lên
TB 1.43 1.62 1.09 1.34
SD 0.58 0.82 0.02 0.41
2
Lần 1 2.47 1.99 2.53 0.99
Lần 2 2.48 1.75 2.52 0.92
Triều
Lần 3 2.30 2.32 3.47 0.90
xuống
TB 2.42 2.02 2.84 0.94
SD 0.10 0.28 0.54 0.04
Lần 1 1.84 2.06 1.86 0.95
Lần 2 1.92 2.13 1.92 1.02
Triều
Lần 3 1.62 2.29 1.82 1.16
lên
TB 1.80 2.16 1.87 1.04
SD 0.15 0.12 0.05 0.11
3
Lần 1 2.49 2.32 2.25 0.99
Lần 2 3.61 2.11 2.31 1.03
Triều
Lần 3 3.06 1.98 2.54 1.18
xuống
TB 3.05 2.14 2.37 1.06
SD 0.56 0.17 0.15 0.10
11
Lần 1 1.02 2.05 2.10 0.95
Lần 2 1.18 1.40 2.32 1.18
Triều
Lần 3 1.36 1.59 2.53 0.99
lên
TB 1.19 1.68 2.32 1.04
SD 0.17 0.33 0.22 0.12
4
Lần 1 1.82 1.38 1.64 1.41
Lần 2 1.58 1.18 1.55 2.09
Triều
Lần 3 1.74 1.53 1.75 1.53
xuống
TB 1.71 1.36 1.65 1.68
SD 0.12 0.18 0.10 0.36
Lần 1 0.73 0.93 2.21 0.65
Lần 2 0.74 0.93 2.34 0.64
Triều
Lần 3 0.74 1.39 2.50 0.75
lên
TB 0.74 1.08 2.35 0.68
SD 0.01 0.27 0.14 0.06
5
Lần 1 2.44 1.43 2.01 0.61
Lần 2 2.50 1.73 1.94 0.74
Triều
Lần 3 2.67 2.13 2.13 0.74
xuống
TB 2.53 1.76 2.03 0.70
SD 0.12 0.35 0.09 0.08
Lần 1 5.30 5.90 4.30 2.10
Lần 2 6.40 5.87 4.55 4.17
Triều
Lần 3 6.05 6.41 4.71 2.54
lên
TB 5.92 6.06 4.52 2.94
SD 0.56 0.30 0.21 1.09
6
Lần 1 6.50 5.40 6.50 6.60
Lần 2 6.59 5.66 6.61 6.57
Triều
Lần 3 6.61 5.64 6.50 6.75
xuống
TB 6.56 5.57 6.53 6.64
SD 0.06 0.14 0.06 0.10
Lần 1 1.15 1.34 1.58 1.04
Lần 2 1.20 1.59 1.74 0.99
Triều
Lần 3 1.16 1.02 1.18 0.92
7 lên
TB 1.17 1.32 1.50 0.98
SD 0.02 0.28 0.29 0.06
Triều Lần 1 1.45 1.19 9.91 1.28
12
xuống Lần 2 1.39 1.16 10.69 1.20
Lần 3 1.55 0.92 7.12 1.34
TB 1.47 1.09 9.24 1.27
SD 0.08 0.15 1.88 0.07
Lần 1 1.99 1.97 3.09 2.01
Lần 2 2.74 1.94 3.03 2.12
Triều
Lần 3 2.11 2.74 3.22 2.31
lên
TB 2.28 2.22 3.11 2.15
SD 0.40 0.45 0.10 0.16
8
Lần 1 4.09 2.97 3.33 1.75
Lần 2 4.00 3.20 3.20 1.74
Triều
Lần 3 4.90 1.03 3.41 1.94
xuống
TB 4.33 2.40 3.31 1.81
SD 0.49 1.19 0.10 0.12
13
PHỤ LỤC 2 – KẾT QUẢ TÍNH TOÁN HỆ SỐ TƢƠNG QUAN
PL2.1 Cầu Chà Và
PL2.1.1 Triều lên
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,287 0,876** -0,284 0,385 0,205 -0,040
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,490 0,004 0,496 0,346 0,625 0,925
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,287 1 -,0174 -0,187 0,043 0,543 0,392
TOC Correlation
Sig. (2-tailed) ,490 0,680 0,658 0,920 0,164 0,337
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,876** -0,174 1 -0,378 0,295 0,030 0,261
Amonia Correlation
Sig. (2-tailed) 0,004 0,680 0,356 0,478 0,945 0,533
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,284 -0,187 -0,378 1 -0,145 -0,095 -0,190
Correlation
TSS
Sig. (2-tailed) 0,496 0,658 0,356 0,732 0,823 0,652
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,385 0,043 0,295 -0,145 1 -0,041 -0,221
pH Correlation
Sig. (2-tailed) 0,346 0,920 0,478 0,732 0,924 0,600
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,05 0,543 0,030 -0,095 -0,041 1 0,429
Correlation
Photphat
Sig. (2-tailed) 0,625 0,164 0,945 0,823 0,924 0,289
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,040 0,392 0,261 -0,190 -0,221 0,429 1
Correlation
DO
Sig. (2- tailed) 0,925 0,337 0,533 0,652 0,600 0,289
N 8 8 8 8 8 8 8
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
14
PL2.1.2 Triều xuống
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,312 0,422 0,070 0,562 -0,249 -
TOX Correlation 0,565
Sig. (2-tailed) 0,452 ,297 0,869 0,147 0,552 0,145
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,312 1 0,023 0,356 -0,649 0,367 0,406
Correlation
TOC
Sig. (2-tailed) 0,452 0,956 0,387 0,081 0,372 0,319
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,422 0,023 1 0,113 0,327 0,126 0,000
Amoni Correlation
Sig. (2-tailed) 0,297 0,956 0,790 0,429 0,767 0,999
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,070 0,356 0,113 1 -0,029 -0,297 -
Correlation 0,408
TSS
Sig. (2-tailed) 0,869 0,387 0,790 0,946 0,475 0,316
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,562 -0,649 0,327 -0,029 1 0,000 -
Correlation 0,207
pH
Sig. (2-tailed) 0,147 0,081 0,429 0,946 0,999 0,623
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,249 0,367 0,126 -0,297 0,000 1 0,885
Correlation **
Photphat
Sig. (2-tailed) 0,552 0,372 0,767 0,475 0,999 0,004
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,565 0,406 0,000 -0,408 -0,207 0,885** 1
Correlation
DO
Sig. (2-tailed) 0,145 0,319 0,999 0,316 0,623 0,004
N 8 8 8 8 8 8 8
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
15
PL2.2 Cầu Chữ Y
PL2.2.1 Triều lên
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,472 0,552 0,001 0,300 0,183 0,374
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,238 0,156 0,998 0,470 0,664 0,361
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,472 1 -0,265 0,290 -0,244 0,316 -
Correlation 0,260
TOC
Sig. (2-tailed) 0,238 0,525 0,485 0,561 0,446 0,535
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,552 -0,265 1 -0,499 0,642 0,396 0,287
Correlation
Amoni
Sig. (2-tailed) 0,156 0,525 0,208 0,086 0,331 0,491
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,001 0,290 -0,499 1 -0,391 0,144 -
Correlation 0,598
TSS
Sig. (2-tailed) 0,998 0,485 0,208 0,338 0,733 0,118
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,300 -0,244 0,642 -0,391 1 0,216 0,243
Correlation
pH
Sig. (2-tailed) 0,470 0,561 0,086 0,338 0,608 0,562
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,183 0,316 0,396 0,144 0,216 1 0,031
Photpha Correlation
t Sig. (2-tailed) 0,664 0,446 0,331 0,733 0,608 0,942
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,374 -0,260 0,287 -0,598 0,243 0,031 1
Correlation
DO Sig. (2-tailed) 0,361 0,535 0,491 0,118 0,562 0,942
N 8 8 8 8 8 8 8
16
PL2.2.2 Triều xuống
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,087 0,804* -0,442 0,389 0,410 -0,005
TOX Correlation
Sig. (2-tailed) 0,838 0,016 0,273 0,340 0,313 0,990
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,087 1 0,387 0,085 - -0,044 -0,094
Correlation 0,764*
TOC
Sig. (2-tailed) 0,838 0,343 0,841 0,027 0,918 0,824
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,804* 0,387 1 -0,534 -0,093 0,227 -0,106
Correlation
Amoni
Sig. (2-tailed) 0,016 0,343 0,172 0,827 0,590 0,802
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,442 0,085 -0,534 1 0,133 -0,243 -0,464
Correlation
TSS
Sig. (2-tailed) 0,273 0,841 0,172 0,754 0,561 0,247
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,389 - -0,093 0,133 1 0,296 0,078
Correlation 0,764*
pH
Sig. (2-tailed) 0,340 0,027 0,827 0,754 0,477 0,855
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,410 -0,044 0,227 -0,243 0,296 1 0,569
Correlation
Photphat
Sig. (2-tailed) 0,313 0,918 0,590 0,561 0,477 0,141
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,005 -0,094 -0,106 -0,464 0,078 0,569 1
Correlation
DO
Sig. (2-tailed) 0,990 0,824 0,802 0,247 0,855 0,141
N 8 8 8 8 8 8 8
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
17
PL2.3 Cầu Ông Lãnh
PL 2.3.1 Triều lên
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,255 0,744* -0,252 0,605 -0,404 0,392
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,541 0,034 0,548 0,112 0,321 0,337
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson - 1 0,134 -0,154 -0,480 0,562 0,190
Correlation 0,25
TOC 5
Sig. (2-tailed) 0,54 0,752 0,715 0,228 0,147 0,652
1
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,74 0,134 1 -0,359 0,284 -0,195 0,139
Correlation 4*
Ammoni
Sig. (2-tailed) 0,03 0,752 0,382 0,496 0,644 0,743
4
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson - -0,154 -0,359 1 -0,037 -0,096 -0,075
Correlation 0,25
TSS
Sig. (2-tailed) 0,542 0,715 0,382 0,931 0,820 0,860
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,60 -0,480 0,284 -0,037 1 -0,269 0,243
pH Correlation 5
Sig. (2-tailed) 0,11 0,228 0,496 0,931 0,519 0,561
N 82 8 8 8 8 8 8
Pearson - 0,562 -0,195 -0,096 -0,269 1 0,593
Correlation 0,40
Photphat
Sig. (2-tailed) 0,324 0,147 0,644 0,820 0,519 0,121
N 81 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,39 0,190 0,139 -0,075 0,243 0,593 1
DO Correlation 2
Sig. (2-tailed) 0,33 0,652 0,743 0,860 0,561 0,121
N 87 8 8 8 8 8 8
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
18
PL2.3.2 Triều xuống
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,298 0,782* 0,168 0,457 -0,210 -0,181
Correlation
TOX
Sig. (2-tailed) 0,473 0,022 0,690 0,255 0,618 0,668
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,298 1 -0,232 -0,405 -0,425 0,269 0,450
Correlation
TOC
Sig. (2-tailed) 0,473 0,580 0,319 0,294 0,519 0,263
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,782* -0,232 1 -0,362 0,201 0,028 -0,119
Correlation
Ammoni
Sig. (2-tailed) 0,022 0,580 0,378 0,633 0,948 0,779
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,168 -0,405 -0,362 1 0,246 -0,539 -0,372
Correlation
TSS
Sig. (2-tailed) 0,690 0,319 0,378 0,557 0,168 0,364
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,457 -0,425 0,201 0,246 1 -0,321 -0,279
pH Correlation
Sig. (2-tailed) 0,255 0,294 0,633 0,557 0,438 0,503
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,210 0,269 0,028 -0,539 -0,321 1 0,915**
Photphat Correlation
Sig. (2-tailed) 0,618 0,519 0,948 0,168 0,438 0,001
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,181 0,450 -0,119 -0,372 -0,279 0,915** 1
Correlation
DO
Sig. (2-tailed) 0,668 0,263 0,779 0,364 0,503 0,001
N 8 8 8 8 8 8 8
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
19
PL2.4 Cầu Khánh Hội
PL2.4.1 Triều lên
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Phophat DO
Pearson 1 - 0,489 0,199 0,401 0,128 -0,396
Correlation 0,38
TOX
Sig. (2-tailed) 0,349 0,219 0,637 0,325 0,763 0,332
N 8 81 8 8 8 8 8
Pearson -0,389 1 -0,624 0,273 - 0,055 0,560
Correlation 0,766*
TOC
Sig. (2-tailed) 0,341 0,098 0,514 0,027 0,898 0,149
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,489 - 1 -0,537 0,326 0,423 -0,305
Correlation 0,62
Amoni
Sig. (2-tailed) 0,219 0,094 0,170 0,431 0,296 0,462
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson 0,199 0,27 -0,537 1 0,107 -0,654 0,222
Correlation 3
TSS
Sig. (2-tailed) 0,637 0,51 0,170 0,802 0,078 0,597
N 8 84 8 8 8 8 8
Pearson 0,401 - 0,326 0,107 1 0,042 -0,462
Correlation 0,76
pH *
Sig. (2-tailed) 0,325 06,02 0,431 0,802 0,921 0,249
N 8 87 8 8 8 8 8
Pearson 0,128 0,05 0,423 -0,654 0,042 1 -0,174
Photphat Correlation 5
Sig. (2-tailed) 0,763 0,89 0,296 0,078 0,921 0,681
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,396 0,56 -0,305 0,222 -0,462 -0,174 1
DO Correlation 0
Sig. (2-tailed) 0,332 0,14 0,462 0,597 0,249 0,681
N 8 89 8 8 8 8 8
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
20
PL2.4.2 Triều xuống
Correlations
TOX TOC Amoni TSS pH Photphat DO
Pearson 1 -0,447 0,887** 0,493 0,20 -0,071 -0,125
Correlation 9
TOX
Sig. (2-tailed) 0,267 0,003 0,215 0,61 0,867 0,767
N 8 8 8 8 89 8 8
Pearson -0,447 1 -0,442 0,327 - 0,111 -0,322
Correlation 0,38
TOC
Sig. (2-tailed) ,267 0,273 0,429 0,353 0,793 0,437
N 8 8 8 8 80 8 8
*
Pearson 0,887 -0,442 1 0,535 - -0,228 -0,364
Correlation * 0,04
Ammoni
Sig. (2-tailed) 0,003 0,273 0,172 0,918 0,588 0,376
N 8 8 8 8 80 8 8
Pearson 0,493 0,327 0,535 1 0,10 -0,361 -0,818*
TSS Correlation 6
Sig. (2-tailed) 0,215 0,429 0,172 0,80 0,379 0,013
N 8 8 8 8 83 8 8
Pearson 0,209 -0,383 -0,048 0,106 1 -0,119 0,021
Correlation
pH
Sig. (2-tailed) 0,619 0,350 0,910 0,803 0,778 0,961
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,071 0,111 -0,228 -0,361 - 1 0,285
Correlation 0,11
Photphat
Sig. (2-tailed) 0,867 0,793 0,588 0,379 0,779 0,494
N 8 8 8 8 8 8 8
Pearson -0,125 -0,322 -0,364 - 0,02 0,285 1
*
DO Correlation 0,818 1
Sig. (2-tailed) 0,767 0,437 0,376 0,013 0,96 0,494
N 8 8 8 8 81 8 8
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
21
PHỤ LỤC 3 – HÌNH ẢNH TẠI VỊ TRÍ KHẢO SÁT
Hình PL3.1: Dự án đập ngăn triều cho thành phố tại Cầu Móng
Hình PL3.2: Quang cảnh quanh cầu Chữ Y vẫn còn một số ngôi nhà ven kênh
22
Hình PL3.3: Cống đang xả dưới chân cầu Chà Và, gần khu vực lấy mẫu.
23
Hình PL3.4: Cống đang xả gần khu vực cầu Ông Lãnh, nước thải màu trắng đục
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_ung_dung_vi_khuan_nitrosomonas_de_danh_gia_chat_luong.pdf