Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Truyền hình là một kênh truyền thông phổ dụng hiện nay ngoài các hình thức báo
viết, radio, các trang tin tức trực tuyến. Nội dung của các chương trình truyền hình
thường đa dạng hơn các hình thức khác, và ngày được đa dạng hóa. Các chương trình
truyền hình phát theo hình thức phát quảng bá, điểm tới điểm hay đa điểm tùy theo các
gói dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Hơn thế nữa nhu cầu cá nhân hóa nội dung cần
xem của khán giải khá lớn, họ có nhu cầu xem nhữ
77 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Ứng dụng ghép kênh OFDM trong DVB - H, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững chương trình yêu thích và phù
hợp với mình. Mặt khác hiện nay cũng như trong tương lai nhu cầu giải trí cũng như
thu nhận thông tin của con người trong xã hội ngày càng đòi hỏi cao về tính cập nhật
tức thời, mọi lúc mọi nơi, cùng với đó là sự đòi hỏi về chất lượng và sự tiện dụng. Hơn
nữa theo các thông kê gần nay thì có trên 2 tỷ người sử dụng điện thoại di động và nó
ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện đại. Do đó, khi chúng ta mang
được các nội dung có giá trị đến với những người dùng sử dụng di động sẽ đạt được
hiệu quả cao trong truyền thông. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều công nghệ truyền
hình di động khác nhau, mà trong đó nổi bật lên công nghệ DVB-H. Ở Việt Nam,
VTC đã bước đầu triển khai các dịch vụ truyền hình di động dựa công nghệ DVB-H.
Một yêu cầu đặt ra ở đây là truyền hình di động phải thực hiện phát nội dung tới các
thiết bị đầu cuối cầm tay trong môi trường di động, chịu nhiều ảnh hưởng về chất
lượng kênh vô tuyến mà vẫn phải đảm bảo chất lượng nội dung cũng như về băng
thông, do các nội dung thường đòi hỏi thời gian thực. Giải pháp giải quyết ở đây được
đưa ra là lựa chọn phương pháp điều chế và ghép nội dung thích hợp. Đó chính là sử
dụng kĩ thuật điều chế ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM. Vì vậy em
chọn đề tài “Ứng dụng ghép kênh OFDM trong DVB-H”. Nội dung đề tài gồm :
Chương I Các công nghệ truyền hình số di động mặt đất
Trong chương mở đầu giới thiệu khái quát về truyền hình số di động mặt đất.
Các công nghệ truyền hình đang được nghiên cứu phát triển và triển khai trên thế
giới, so sánh những điểm khái quát nhất về những công nghệ này.
Chương II Kỹ thuật điều chế OFDM
Sang chương II của đề tài mô tả về nguyên lý chung của OFDM. Hiểu được
phương thức thực hiện điều chế trong OFDM. Từ đó có được những đánh giá về
ưu nhược điểm của kĩ thuật này.
Chương III Công nghệ DVB-H trong cung cấp dịch vụ mobile TV
Ở chương III này phân tích xâu hơn về công nghệ truyên hình di động mặt đất
DVB-H. Đưa ra các khái niệm chung nhất về tiêu chuẩn công nghệ DVB-H, nắm
được các thành phần chủ yếu của một hệ thống DVB-H. Thu thập được một vài số
i
Lời nói đầu
liệu và thông tinh về tình hình thử nghiệm cũng như triển khai thương mại của
công nghệ DVB-H trên thế giới.
Chương IV Ứng dụng ghép kênh OFDM trong cung cấp dịch vụ truyền hình
di động DVB-H
Chương IV là chương cuối của đề tài, có những mô tả kĩ hơn về ứng dụng kĩ
thuật ghép kênh OFDM vào trong điều chế DVB-H. Đưa ra các mô hình triển khai
của hệ thông DVB-H cùng với đó là một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H
Do nhận thức có hạn chế nên không thể không mắc những thiếu xót, mong nhận
được những góp ý và nhận xét để đề tài hoàn thiện hơn. Qua đây em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong bộ môn vô tuyến, khoa Viễn thông 1 và thầy hướng dẫn trực
tiếp thầy TS. Nguyễn Quý Sỹ cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án
tốt nghiệp đại học.
Hà Nội, Ngày 8 tháng 9 năm 2008
Nguy ễn Danh Quang
ii
Mục lục
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................iii
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT...............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................viii
CHƯƠNG I CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ DI ĐỘNG MẶT ĐẤT......................1
1.1. Giới thiệu Mobile TV (Truyền hình di động)..................................................................1
1.2. Truyền hình di động sử dụng cấu trúc mạng 3G.............................................................3
1.2.1.MobiTV........................................................................................................................3
1.2.2. Mạng 3+ cho truyền hình di động.................................................................................4
1.2.3. Truyền hình di động sử dụng 3G HSDPA....................................................................5
1.2.4. Truyền hình di động sử dụng MBMS...........................................................................6
1.3. Công nghệ truyền hình di động mặt đất T-DMB.............................................................6
1.3.1. Băng tần sử dụng.........................................................................................................7
1.3.2. Quá trình chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ cho T-DMB.................................................7
1.3.3. Hệ thống Truyền dẫn T – DMB...................................................................................9
1.4. Công nghệ DVB-H........................................................................................................9
1.5. Công nghệ truyền hình di động MediaFLO..................................................................12
1.6. Các công nghệ truyền hình di động khác.......................................................................13
1.6.1. Tiêu chuẩn ATSC cho phát truyền hình quảng bá mặt đất..........................................13
1.6.2. Công nghệ ISDB–T....................................................................................................14
1.7. So sánh các công nghệ truyền hình di động..................................................................15
1.8. Kết luận chương I........................................................................................................18
CHƯƠNG II KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ OFDM....................................................................19
2.1. Nguyên lý cơ bản của OFDM......................................................................................19
2.2. Điều chế và giải điều chế OFDM................................................................................21
2.2.1. Chuyển đổi nối tiếp song song...................................................................................23
2.2.2. Điều chế sóng mang con............................................................................................24
2.2.3. Chuyển đổi từ miền tần số sang miền thời gian..........................................................24
2.2.4. Chèn khoảng bảo vệ...................................................................................................25
2.2.5. Đồng bộ trong OFDM...............................................................................................25
2.2.6. Điều chế cao tần.........................................................................................................27
2.3. Ưu nhược điểm của OFDM...........................................................................................28
2.4. Kết luận chương II.......................................................................................................29
CHƯƠNG III DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DVB-H...30
3.1. Giới thiệu: Phát quảng bá video số cho thiết bị cầm tay................................................30
3.2. Tại sao chọn DVB-H?...................................................................................................31
3.3. DVB-H hoạt động thế nào?..........................................................................................31
3.4. Công nghệ của DVB-H..............................................................................................33
3.4.1. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống DVB-H....................................................................33
3.4.2. Thành phần chức năng của mô hình phát dữ liệu DVB-IP..........................................34
3.4.3. Cắt lát thời gian (Time Slicing).................................................................................35
3.4.4.Thời gian chuyển giữa các kênh và các bit báo hiệu tham số máy phát (TPS)..............36
3.4.5. MPE-FEC.................................................................................................................37
3.5. DVB-H IP Datacasting.................................................................................................38
3.6. Kiến trúc mạng...........................................................................................................39
3.7. Truyền dẫn DVB-H.......................................................................................................40
iii
Mục lục
3.8. Mạng máy phát DVB-H...............................................................................................41
3.9. Đầu cuối và các thiết bị cầm tay..................................................................................43
3.10. Các tóm lược thực thi DVB-H (hồ sơ).........................................................................43
3.11. Giao diện vô tuyến mở................................................................................................45
3.12. Hướng dẫn dịch vụ điện tử trong DVB-H....................................................................46
3.13. Dự án thử nghiệm DVB-H và triển khai thương mại hoá.............................................46
3.13.1. Mỹ ...........................................................................................................................47
3.13.2. Châu Âu...................................................................................................................48
3.13.3. Việt Nam.................................................................................................................48
3.14. Ví dụ của một hệ thống truyền dẫn DVB-H cho TV di động.......................................49
3.14.1. Các bộ mã hoá cho TV di động................................................................................49
3.14.2. Đóng gói IP..............................................................................................................50
3.14.3. Điều chế...................................................................................................................51
3.14.4. Máy phát DVB-H và các thành phần khác................................................................52
3.15. Kết luận chương III.....................................................................................................52
CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG GHÉP KÊNH OFDM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H....................................................................................53
4.1. Phổ tần và băng thông dành cho DVB-H.....................................................................53
4.2. Điều chế OFDM trong DVB-H...................................................................................54
4.3. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang...........................................................56
4.4. Dung lương ghép DVB-H và C/N yêu cầu...................................................................57
4.5. Mô hình ghép kênh DVB-H với hệ thống DVB-T........................................................59
4.6. Một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H...............................................................61
4.6.1. Một số máy phát DVB-H...........................................................................................61
4.6.2. Thiết bị đầu cuối DVB-H...........................................................................................64
4.7. Kết luận chương IV.....................................................................................................67
KẾT LUẬN.........................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................69
iv
Thuật ngữ và chữ viết tắt
THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASI Asynchronous Serial Interface Tín hiệu nối tiếp bất đồng bộ
AVC Advanced Video Coding Mã hóa Video cao cấp
Advanced Television Systems Ủy ban các hệ thống truyền hình
ATSC
Committee cao cấp
DAB Digital Audio Broadcasting Phát thanh quảng bá kĩ thuật số
DMB Digital Multimedia Broadcasting Phát quảng bá đa phương tiện số
S-DMB Stallite-DMB Chế độ phát DMB vệ tinh
DVB Digital Video Broadcasting Phát quảng bá video số
DVB-H DVB-Handheld DVB cho thiết bị cầm tay
DVB-T DVB-Terrestrial DVB phát mặt đất
DVB- DVB-Convergence Hội tụ dịch vụ quảng bá và di
CBMS of Broadcast and Mobile Services động DVB
Phát quảng bá mặt đất số của
DTTB Digital terrestrial broadcasting
Nhật Bản
DTH Direct to home Tới tận nhà
DRM Digital rights management Quản lý bản quyền kĩ thuật số
FDM Frequency Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo tần số
Ghép kênh phân chia theo tần số
OFDM Orthogonal FDM
trực giao
Ghép kênh phân chia theo tần số
COFDM Coded OFDM
trực giao có mã hóa sửa lỗi
Ứng dụng truyền file được dùng
FLUTE FLUTE
trong các mạng đơn hướng
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi chuyển tiếp
ESG Electronic service guide Hướng dẫn dịch vụ điện tử
European Telecommunication
ETSI Viện tiêu chuẩn Châu Âu
Standards Institute
GPS Gobal Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
H.264 Tiêu chuẩn nén video của ITU
Truy cập gói đường xuống tốc độ
HSDPA High-speed downlink packet access
cao
IMT2000 The ITU’s framework for 3G Cơ cấu của ITU cho các dịch vụ
v
Thuật ngữ và chữ viết tắt
services 3G
IPDC IP Datacasting Quảng bá IP
Integrated Services Digital Tích hợp dịch vụ số phát quảng bá
ISDB-T
Broadcasting Terrestrial mặt đất
IPsec IP security Bảo mật IP
IPE IP Encapsulator Đóng gói IP
International Telecommunication
ITU Hiệp hội Viễn thông quốc tế
Union
ICI Inter Carrier Interference Nhiễu giữa các sóng mang
ISI Inter Symbol Interference Nhiễu giữa các kí hiệu điều chế
LTE Long-term evolution Giải pháp dài hạn
Phát quảng bá đa hướng đa dịch
MBMS Multi broadcast Multi Service
vụ
Công nghệ quảng bá đa phương
MediaFLO
tiện của Qualcomm
Nhón chuyên gia về hình ảnh
MPEG Motion Pictures Expert Group
động
MPE Multi-Protocol Encapsulation Đóng gói đa giao thức
NOC National Ops Center Trung tâm điều hành quốc gia
OMA Open Mobile Alliance Liên đoàn di động mở
OMA Tiêu chuẩn OMA cho phát quảng
OMA standard for broadcasting
BCAST bá
The broadcasting of multimedia
Các chương trình quảng bá định
Podcasting programs available on the Internet
dạng đa phương tiện trên Internet
in multimedia format.
QAM Quadrature amplitude modulation Điều chế biên độ pha vuông góc
Định dạng giao diện màn hình ¼
QCIF Quarter common interface format (176x120 NTSC và 176x144
PAL).
QPSK Quadrature phase shift keying Điều chế khóa dịch pha vuông góc
RS Reed-Solomon code Mã Reed-Solomon
TPS Transmission Parameter Signalling Báo hiệu tham số truyền dẫn
vi
Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Ví dụ về truyền hình di động 3G MobiTV..............................................................3
Hình 1-2: Ví dụ phân kênh T – DMB....................................................................................7
Hình 1-3: Truyền dẫn T – DMB dựa trên hệ thống DAB Eureka 147.....................................9
Hình 1-4: Hệ thống DVB – H..............................................................................................11
Hình 1-5: Ví dụ hệ thống Media FLO ở Mỹ.........................................................................13
Hình 1-6: Dịch vụ ISDB – T ở Nhật Bản.............................................................................15
Hình 2-2: Sự chồng lần phổ của sóng mang con...................................................................20
Hình 2-3: Hệ thống thu phát OFDM trong ứng dụng vô tuyến..............................................22
Hình 2-4: Sơ đồ điều chế và giải điều chế OFDM................................................................23
Hình 2-5: Tạo tín hiệu OFDM giai đoạn IFFT.....................................................................24
Hình 2-6: Các bước đồng bộ trong OFDM...........................................................................25
Hình 2-7: Đồng bộ khung....................................................................................................26
Hình 2-8: Ước lượng dịch thời gian.....................................................................................26
Hình 2-9: Ước lượng dịch tần số..........................................................................................27
Hình 2-10: Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật tương tự .............28
Hình 2-11: Điều chế tần số vô tuyến tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật số (DDS -
Tổng hợp số trực tiếp)..........................................................................................................28
Hình 3-1: Một hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB-H..........................................32
Hình 3-2: DVB-H IP Datacasting.........................................................................................32
Hình 3-3:Cắt lát thời gian trong DVB-H..............................................................................36
Hình 3-4: Cấu trúc khung MPE-FEC...................................................................................38
Hình 3-5: Chùm giao thức DVB-H......................................................................................39
Hình 3-6: DVB-H trong ghép kênh dùng chung...................................................................40
Hình 3-7:Các mạng đơn tần số DVB-H................................................................................42
Hình 3-8:Khoảng cách tương đối SFN. Tất cả khoảng cách trên cơ sở điều chế 16QAM với
khoảng bảo vệ ¼ cho COFDM.............................................................................................42
Hình 3- 9: Truyền dẫn nội dung tương tác DVB-H qua Data Carousel.................................45
Hình 3-10:Giải pháp DVB-H mở.........................................................................................46
Hình 3- 11: DVB-H ở Mỹ-Mạng Modeo..............................................................................48
Hình 3- 12: Một ví dụ triển khai hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB - H.............51
Hình 4-1: Phổ tần UHF sử dụng cho DVB-T và DVB-H......................................................53
Hình 4-2: Các đường cong ngoại suy...................................................................................58
Hình 4-3: Hệ thống ghép kênh chung với DVB-T................................................................59
Hình 4-4: Hệ thống ghép kênh phân cấp..............................................................................60
Hình 4-5: Mô hình mạng cung cấp DVB-H riêng biệt..........................................................61
Hình 4-6: Máy phát Channelot 100......................................................................................61
Hình 4-7: Máy phát MTD4000 series...................................................................................63
Hình 4-8: Điện thoại hỗ trợ truyền hình DVB-H Nokia N92................................................64
Hình 4-9: Điện thoại di động Nokia N77..............................................................................65
Hình 4-10: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Nokia N96....................................................65
Hình 4-11: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Samsung SGH-P900.....................................66
vii
Danh mục bảng biểu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Các chương trình phát trên T-DMB tại Hàn Quốc..................................................8
Bảng 1-2: So sánh tham số các công nghệ truyền hình số phát quảng bá mặt đất..................16
Bảng 1-3: So sánh 3 công nghệ truyền hình di động.............................................................17
Bảng 3- 1: Thử nghiệm thương mại DVB-H........................................................................49
Bảng 4-1: Các thông số trong miền tần số của kênh tín hiệu OFDM DVB-H 8MHz.............54
Bảng 4-2: Các phương pháp điều chế cơ sở và khoảng bảo vệ tương ứng.............................54
Bảng 4-3: Khoảng bảo vệ của chế độ 8K cho từng băng thông.............................................56
Bảng 4-4: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận Video...................................................................57
Bảng 4-5: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận âm thanh..............................................................58
viii
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động
CHƯƠNG I CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ
DI ĐỘNG MẶT ĐẤT
1.1. Giới thiệu Mobile TV (Truyền hình di động)
Thuật ngữ “Mobile TV” hay truyền hình di động đã xuất hiện đầu năm 2003 ở
Hàn Quốc và Châu Âu là những nơi phát triển mạnh mẽ các dịch vụ gia tăng cho điện
thoại di đông, cũng là những vùng phát triển mạnh mẽ nhất các công nghệ di đông. Nó
bao hàm ý nghĩa truyền các nội dung của các chương trình truyền hình, các đoạn
video, hình ảnh, âm thanh nó là các nội dung đa phương tiện đến máy thu phát cầm
tay di động ví dụ như PDA, điện thoại di động, các thiết bị multimedia cầm tay hay
các đầu thu thích hợp cho máy tính xách tay hay lắp trong ôtô. Thực tế đó là các thiết
bị di động khi hỗ trợ công nghệ Mobile TV sẽ thu được các kênh truyền hình mà
không cần TV hay đầu thu có kích thước lớn như trước, các thiết bị di động có ưu
điểm là người dùng có thể cập nhật các bản tin, các thông tin khác một cách nhanh
chóng, mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi họ đi ngoài đường. Ngoài ra Mobile TV cũng
cung cấp các nôi dung số đa phương tiện khác như hình ảnh, âm thanh, dữ liệu theo
những yêu cầu cụ thể. Nó khác với truyền dữ liệu qua mạng di động ở đó các dữ liệu
sẽ được truyền tới người dùng khi có yêu cầu và với một lượng hạn chế, phục vụ chủ
yếu cho từng người dùng nó không mang tính chất quảng bá như truyền hình di động.
Do vậy sẽ tốn tài nguyên vô tuyến cho truyền dẫn nội dung tới nhiều người dùng cùng
lúc. Các chương trình có thể được phát theo phương thức quảng bá đến mọi người
xem trong vùng phủ sóng hoặc là phát riêng (unicast) tới khách hàng có nhu cầu.
Chúng cũng có thể là truyền multicast đến một nhóm người sử dụng. Sự phát quảng bá
có thể là qua môi trường mặt đất như truyền hình số và tương tự được phát đến các gia
đình của chúng ta, hoặc chúng có thể được phát trực tiếp qua các vệ tinh đến các máy
di động. Sự phát đó cũng có thể được phát qua Internet/Web
(*) Các tài nguyên để phát truyền hình di động
Điện thoại di động là một thiết bị đa năng. Nó được kết nối tới các mạng di động
tế bào đồng thời nhận FM quảng bá qua bộ dò sóng FM hoặc kết nối đến mạng LAN
vô tuyến qua Wi-Fi. Phát truyền hình di động có thể tương tự với đa chế độ qua mạng
3G, các chế độ mở rộng quảng bá của 3G như MBMS hoặc MCBS, hoặc các mạng
quảng bá mặt đất và vệ tinh. Trong tất cả các chế độ này, một tài nguyên chung cần
thiết phải lưu ý tới là phổ tần số. Sự phát triển nhanh chóng của truyền hình di động,
động lực và quy mô của nó đã không được các nhà công nghiệp lường trước được,
mặc dù không phải tất cả đều đồng ý với tuyên bố này. Vì vậy mà công nghệ truyền
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 1
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động
hình di động đã loại bỏ được sự xáo trộn để tìm ra cách thấy được phổ tần của nó và
phát truyền hình di động. Ở Anh và Mỹ phổ tần quảng bá truyền hình truyền thống
UHF và VHF cũng được sử dụng cho cả truyền số, do đó cần có nội dung đồng thời
trong cả hai chế độ. Ở Anh, BT Movio phải dùng đến phổ phát thanh quảng bá số để
phát truyền hình di động sử dụng tiêu chuẩn được gọi là DAB-IP. Ở Hàn Quốc phổ tần
DAB cho các dịch vụ vệ tinh được sử dụng để phát các dịch vụ dưới dạng vệ tinh
quảng bá đa phương tiện số S-DMB. DVB-H là một tiêu chuẩn được thiết kế rộng rãi
để sử dụng cho các mạng DVB-T hiện tại cũng cung cấp các dịch vụ DVB-H và sử
dụng cùng phổ tần.
Nó thực sự cần thiết cho các quốc gia có phổ tần UHF đang được đánh dấu (dự
phòng) cho các dịch vụ như vậy. Ở Mỹ, nơi các hệ thống ATSC không cho phép tận
dụng cho truyền dẫn di động, phổ tần UHF còn lại dành cho truyền dẫn số và phổ tần
được đấu giá. Modeo, nhà khai thác DVB-H đã mạo hiểm lắp đặt mạng mới toàn bộ
dựa vào công nghệ DVB-H sử dụng dải băng L tại 1670 Mhz. 2Wire nhà khai thác
khác có phổ trong dải tần 700MHz là bắt đầu khởi động các dịch vụ DVB-H sử dụng
khe phổ tần này. Mỹ (cùng với Hàn Quốc và Ấn Độ) cũng là người nắm giữ các công
nghệ CDMA mà Qualcomm phát minh ra. Qualcomm đã công bố một công nghệ
quảng bá cho truyền hình di động được gọi là Media FLO, công nghệ này khả dụng
cho tất cả các nhà khai thác để cung cấp truyền hình di động theo hình thức quảng bá.
Nhiều quốc gia khác đang thiết lập sử dụng công nghệ tương tự. Ở Hàn Quốc chính
phủ cũng đã cho phép sử dụng phổ VHF cho các dịch vụ truyền hình di động và T-
DMB đã được khởi động cho cung cấp các dịch vụ truyền hình di động. Ở Nhật, sử
dụng quảng bá ISDB-T để cung cấp dịch vụ truyền hình di động.
Sự cạch tranh của nhiều công nghệ trong cung cấp truyền hình di động đã dẫn tới
có rất nhiều tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp này. Hiện nay nhiều nỗ lực tìm kiếm
phổ tần và tài nguyên cho truyền hình di động trên phạm vi toàn cầu và khu vực
hướng tới hội tụ các tiêu chuẩn này trong tương lai.
Hiện nay trên thế giới có các tiêu chuẩn về truyền hình số di động tiêu biểu:
DVB-H (phát triển từ DVB-T) (Châu Âu); T-DMB (phát triển từ DAB) (Hàn Quốc)
và MediaFLO (phát triển bởi QUALCOMM), ISDB-T (Nhật Bản)
Do có sự tồn tại của nhiều tiêu chuẩn cho truyền hình số di động, mỗi tiêu chuẩn
đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên nhiều nước vẫn còn đang trong quá trình
nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn tiêu chuẩn nào.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 2
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động
1.2. Truyền hình di động sử dụng cấu trúc mạng 3G
1.2.1.MobiTV
MobiTV có lẽ một ví dụ tốt nhất về dịch vụ TV di động qua mạng 3G (Hình 1-1).
MobiTV cung cấp hơn 50 kênh trực tiếp phổ thông từ các nhà cung cấp dịch vụ quảng
bá, bao gồm CNN, CNBC, ABC News, Fox News, ESPN, Kênh thời tiết và khám phá
và với hàng loạt kênh khác nữa đang tiếp tục được bổ sung và danh sách. Nó cung cấp
dịch vụ này qua một số nhà quản lý ở nhiều nước sử dụng mạng 3G. Chúng bao gồm:
+ Mỹ - Sprint, Cingular, Midwest Wireless, Alltel, Cellular, South, Verizon
+ Mexico - Telcel;
+ Peru - Moviestar;
+ Canada - Bell, Rogers, TELUS;
+ Anh - Orange, Three
Nhà cung cấp Dịch vụ Quản lý mạng Người
nội dung di dộng dùng
Hình 1-1: Ví dụ về truyền hình di động 3G MobiTV
Dịch vụ đã có hơn một triệu người sử dụng trong năm đầu tiên được triển khai.
Khái niệm về dịch cung cấp TV di động với dụng lượng đa đạng đã dần khẳng
định là rất được sự ưa chuộng. Bước thử nghiệm bắt đầu từ tạo luồng cho các clip
video ngắn và các chương trình ghi tới các dịch vụ luồng video cung cấp bởi các nhà
quản lý viễn thông di động sử dụng mạng UMTS hay mạng di động thế hệ thứ 3.
ITU chấp nhận các mạng 3G dưới cơ cấu chung của IMT–2000 hoạt động xung
quanh 2 công nghệ lõi – UMTS và CDMA 2000. Con đường phát triển công nghệ
UMTS(WCDMA) đặc thù cho các quốc gia sử dụng mạng GSM và tần số 3G trong
UMTS đã được phân chia cho phổ tần UMTS. Cơ cấu CDMA2000 trên một nhánh
khác được thiết kế phù hợp cho mạng cdmaOne. Các mạng 3G cơ sở sử dụng dải băng
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 3
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Các công nghệ truyền hình di động
tần rộng (ví dụ: 5MHz trong WCDMA – 3G) cho một sóng mang WCDMA. Đa truy
nhập phân chia theo mã sử dụng băng thông rộng cho phép cung cấp video, âm thanh
và dịch vụ dữ liệu qua mạng. Nền tảng 3G được sử dụng cho các ứng dụng TV di động
nhờ có được băng thông rộng cho 3G hay các dịch vụ của UMTS. Nền tảng 3G đang
đươc vận hành ở Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, và Nhật Bản và sự hoạt động tối đa được
thử nghiệm ở các khu vực trên. Tuy nhiên mạng 3G hay UMTS nhìn một cách khách
quan là không phù hợp với kiểu dữ liệu video lớn cung cấp cho số lượng lớn người
dùng đồng thời. Sử dụng truyền tải “trong băng” một số lượng phiên truyền phát đơn
đồng thời được tạo ra trong sáu luống 256K và cũng từng đó số người dùng cho truyền
phát đơn video.
Sử dụng nền tảng được mô tả qua các clip ngắn, tin tức, các đầu đề, hoặc nội
dung tại chỗ, nó được xem trên các thiết bị 3G cơ bản. Ở đây được phân biệt với các
kênh truyền hình trực tiếp, được cung cấp qua các mạng quảng bá mặt đất hoặc vệ
tinh. Đó là bời vì các mạng 3G sử dụng cùng băng tần thoại cho cung cấp video tốt
trong 3G nhờ các công nghệ cung cấp như MBMS. MBMS là công nghệ quảng bá cho
ô trong băng (tức là trong cùng băng tần hoạt động của các thiết bị di động).
Các công nghệ khác được xây dựng sử dụng ngoài phổ tần của băng tần UMTS.
Vì phổ tần hữu hạn, băng tân 3G trở nên đắt đỏ. Khả năng đó được tăng cường với
những công nghệ mới được giới thiệu như HSDPA và công nghệ triển khai dài hạn
cho 3G LTE từ các dự án 3G. Sử dụng công nghệ này và dùng mã hóa tín hiệu video
với mỗi tiêu chuẩn 3GPP có khả năng phát đa hướng tới 10 – 12 kênh trong dải
5MHz.
1.2.2. Mạng 3+ cho truyền hình di động
Mạng 3G cho phép tải luồng video và nội dung TV. Tuy nhiên, kiểu cung cấp
này tạo ra một lưu lượng đáng kể và có thể mạng nhanh chóng bị quá tải. T...FFT Hz. Dạng sóng trong hình chữ nhật này trong miền thời
gian dẫn đến đáp tuyến tần số sinc trong miền tần số. Dạng sinc có 1 búp chình hẹp,
với nhiều búp biên có cường độ giảm dần theo tần số khi đi ra khỏi tần số trung tâm.
Mỗi tải phụ có một đỉnh tại tần số trung tâm và một số giá trị không được đặt cân bằng
theo các lỗ trống tần số bằng khoảng cách sóng mang. Bản chất trực giao của việc
truyền là kết quả của đỉnh của mỗi tải phụ tương ứng với điểm “0” của các tải phụ
khác. Khi tín hiệu này đuợc phát hiện nhờ sử dụng biến đổi Fourier rời rạc (DFT). Các
tín hiệu được đưa vào điều chế OFDM thường được điều chế thành N kênh con với N
sóng mang phụ trên cơ sở một sóng mang chính đặc chưng cho băng tần hoạt động
nhất định fn. Các máy phát phát tín hiệu điều chế OFDM với sóng mang fn gộp lại
thành mạng đơn tần số SFN (Singer Fequensy Network). Các SFN này thường được
dùng trong các hệ thống phát truyền hình số mặt đất hiện đại
2.2. Điều chế và giải điều chế OFDM
Đóng góp cơ bản cho sự phát triển của OFDM đó là việc ứng dụng biến đổi
Fourier (FT) vào điều chế và giải điều chế tín hiệu. Kỹ thuật này phân chia tín hiệu ra
thành từng khối N số phức. Sử dụng biến đổi Fourier ngược IFFT (Inverse Fast
Fourier Transform) cho mỗi khối và truyền nối tiếp. Tại phía thu, bản tin gửi đi được
phục hồi lại nhờ biến đổi Fourier FFT (Fast Fourier Transform) các khối tín hiệu lấy
mẫu thu được .
Kỹ thuật điều chế OFDM kết hợp với các phương pháp mã hóa và xáo trộn
(interleaving) thích hợp cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao qua kênh vô tuyến với độ
tin cậy cao.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 21
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
Hình 2-3: Hệ thống thu phát OFDM trong ứng dụng vô tuyến
Đặc thù của tín hiệu OFDM là nó hoàn toàn được tạo ra trong miền số, do rất khó
để chế tạo các máy thu phát khóa pha dải rộng trong miền thời gian. Tại khối phát, dữ
liệu số sau khi được điều chế vào các sóng mang được đem đi thực hiện phép biến đổi
Fourier để tạo sự trực giao giữa các sóng mang. Trong thực tế người ta dùng phép biến
đổi Fourier nhanh (FFT) cho bước này. FFT là một dạng biến đổi Fourier rời rạc
(DFT) nhưng cho hiệu quả tính toán cao hơn nên được dùng trong các hệ thống thực
tế. Sau khi đã tạo được sự trực giao giữa các sóng mang, các sóng mang này lại được
chuyển về miền thời gian bằng IFFT để truyền đi. Lúc này ta đã tạo được một tín hiệu
OFDM gồm một nhóm các sóng mang trực giao với nhau trong miền thời gian. Lưu ý,
tín hiệu OFDM mới chỉ ở băng tần cơ sở, cần được chuyển lên tới tần số được lựa
chọn để truyền đi.
Khối thu thực hiện quá trình ngược lại khối phát. Tín hiệu OFDM thu từ anten
được chuyển về băng tần cơ sở để xử lý. Tín hiệu này sau đó được qua FFT để phân
tích tín hiệu trong miền tần số. Pha và biên độ của các sóng mang con được nhận diện
và được chuyển thành dữ liệu số cần thu.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 22
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
Hình 2-4: Sơ đồ điều chế và giải điều chế OFDM
2.2.1. Chuyển đổi nối tiếp song song
Dữ liệu số thường ở dạng một chuỗi các bit liên tiếp. Trong hệ thống OFDM,
mỗi kí hiệu thường mang từ 40 – 4000 bits, do đó bước chuyển đổi nối tiếp song song
là cần thiết để đặt các bit thông tin lên OFDM kí hiệu. Số bit thông tin trên một kí hiệu
phụ thuộc vào phương thức điều chế và số sóng mang con. Chú ý rằng nếu ta dùng
phương thức điều chế thích nghi (Adaptive Modulation) thì số bit thông tin trên từng
sóng mang con có thể không giống nhau. Tại phía thu quá trình ngược lại, chuyển đổi
song song nối tiếp, sẽ được thực hiện để chuyển dữ liệu về dạng nối tiếp như ban đầu.
Khi tín hiệu OFDM truyền trong môi trường đa đường, do pha đinh chọn lựa
tần số sẽ xuất hiện những nhóm sóng mang con bị suy giảm nghiêm trọng tới mức gây
ra lỗi bit tại phía thu. Các điểm trũng trong đáp ứng tần số của kênh truyền có thể làm
cho thông tin trên một số sóng mang lân cận nhau bị phá huỷ, kết quả là có một cụm
các bit liền nhau bị lỗi. Nếu như cụm bit lỗi này không quá lớn, nằm trong tầm kiểm
soát của bộ sửa lỗi ở phía thu thì vấn đề sẽ chẳng đáng ngại. Nhưng thực tế, các cụm
bit lỗi này lại thường khá lớn, trong khi khả năng kiểm soát của bộ sửa lỗi lại rất hạn
chế, vả lại việc cải thiện khả năng sửa lỗi thường rất tốn kém. Một ý tưởng đơn giản và
dễ thực hiện để giải quyết vấn đề này đó là: nếu như các cụm bit lỗi này gồm các bit
không lân cận nhau thì khi chuyển đổi song song sang nối tiếp ở phía thu, các bit lỗi
này sẽ nằm rải rác, và như vậy ta đã tránh được các cụm bit lỗi lớn. Do đó ở hầu hết
các hệ thống thực tế, người ta đều sử dụng một bộ xáo trộn bit hay còn gọi là cài xen
(interleaving) như là một phần của quá trình chuyển đổi nối tiếp song song. Thay vì
truyền các bit tuần tự theo vị trí của chúng trong chuỗi bit thông tin đầu vào, ta truyền
chúng không theo thứ tự, rồi sau đó lại sắp xếp chúng đúng thứ tự ở phía thu.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 23
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
2.2.2. Điều chế sóng mang con
Các sóng mang phụ sau khi được cấp phát các bit thông tin để truyền đi, chúng
sẽ được điều chế pha và biên độ bằng các phương thức điều chế thích hợp. Lúc này
sóng mang được biểu diễn bằng vector IQ. Quá trình điều chế vào các sóng mang con
thực chất là quá trình ánh xạ các bit thông tin theo một sơ đồ điều chế (Constellation)
cụ thể. Do đó quá trình này còn gọi là Mapping.
Tại máy thu, thực hiện việc giải mã vectơ IQ thành từ mã ban đầu. Trong quá
trình truyền, nhiễu và méo của kênh truyền làm cho các vectơ IQ thu nhận được không
rõ nét, do đó có thể gây lỗi nhận diện từ mã. Do đó với mỗi phương thức điều chế sẽ
cần một tỷ số tín hiệu trên tạp âm nhất định. Ví dụ với phương thức điều chế 16-QAM,
khi đó tỷ số tín hiệu trên tạp âm cho phép là S/N = 18dB.
2.2.3. Chuyển đổi từ miền tần số sang miền thời gian
Sau giai đoạn điều chế sóng mang con, ta đã ấn định được cho mỗi sóng mang
con một biên độ và pha dựa trên các bit thông tin được truyền đi và phương thức điều
chế sóng mang được sử dụng, những sóng mang con không truyền tin sẽ có biên độ
bằng 0. Đây là bước xây dựng tín hiệu OFDM trong miền tần số. Để truyền được thì
tín hiệu OFDM phải được chuyển về miền thời gian bằng IFFT. Trong miền tần số,
mỗi điểm rời rạc mà tại đó ta thực hiện IFFT tương ứng với một sóng mang con. Các
sóng mang con có biên độ bằng không sẽ được sử dụng như dải bảo vệ
Hình 2-5: Tạo tín hiệu OFDM giai đoạn IFFT
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 24
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
2.2.4. Chèn khoảng bảo vệ
Với một dải thông cho trước, tốc độ kí hiệu của một tín hiệu OFDM nhỏ hơn
nhiều so với tốc độ kí hiệu của một sóng mang trong hệ thống đơn sóng mang. Như ta
đã biết, dải thông của một tín hiệu OFDM sẽ bằng dải thông cho trước ở trên chia cho
N sóng mang con. Do vậy tốc độ bit của một tín hiệu OFDM sẽ nhỏ hơn N lần tốc độ
bit trên một sóng mang trong hệ thống đơn sóng mang. Tốc độ kí hiệu trên sóng mang
con thấp tạo cho OFDM có khả năng chịu ISI rất tốt.
Tuy nhiên, còn có thể cải thiện hơn nữa khả năng chịu ISI của hệ thống OFDM
bằng cách chèn thêm các dải bảo vệ vào trước mỗi kí hiệu . Dải bảo vệ của mỗi kí hiệu
là một phần bản sao của chính kí hiệu đó, có thể là phần đầu hoặc phần cuối hoặc cả 2
phần của chính kí hiệu đó. Thường thì người ta hay dùng phần cuối của kí hiệu làm dải
bảo vệ cho kí hiệu đó. Chèn thêm dải bảo vệ làm thời gian truyền của kí hiệu tăng lên,
do đó làm tăng khả năng chịu ISI. Như đã đề cập ở trên, mỗi sóng mang con mang một
phần tin tức của 1 kí hiệu, dùng một phần kí hiệu làm dải bảo vệ còn tạo cho việc
truyền dẫn được liên tục, không có sự ngắt quãng giữa các kí hiệu. Hơn nữa, dải bảo
vệ còn cho phép giảm lỗi do sự xê dịch thời gian ở máy thu.
2.2.5. Đồng bộ trong OFDM
Một vấn đề nảy sinh ở đây là trong quá trình truyền song song N kênh con xuất
hiện hiện tượng dịch tần số gây ra mất tính trực giao của tín hiệu OFDM, do đó cần có
sự đồng bộ trong chùm tín hiệu OFDM giảm thiểu sự dịch tần gây mất tính trực giao
gây ra nhiễu giữa các kênh con ICI làm giảm chất lượng điều chế OFDM.
(*) Đồng bộ trong hệ thống OFDM
Hình 2-6: Các bước đồng bộ trong OFDM
Trước hết, cần đồng bộ khung (hoặc gói) để cung cấp thông tin điều chỉnh về
OFDM kí hiệu. Tiếp đó, cần hiệu chỉnh tần số trước khi thực hiện biến đổi FFT để
giảm ảnh hưởng của nhiễu ICI (inter-channel interference). Sau đó thêm một giai đoạn
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 25
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
điều chỉnh mịn và bù tần số được thực hiện. Nói chung điều chỉnh khung và sửa tần số
là công việc rất phức tạp, đòi hỏi cấu hình phần cứng cũng như phần mềm cao. Kỹ
thuật điều chỉnh và sửa tần số trong OFDM có thể chia thành hai loại: phương tiện dữ
liệu (data aided) và kỹ thuật phi tuyến (non-linear techniques). Kỹ thuật phương tiện
dữ liệu sử dụng một mẫu bit đã biết hoặc tín hiệu pilot để đánh giá trễ và dịch tần số.
Kỹ thuật phi tuyến sử dụng tính chu kỳ của tín hiệu để rút ra thành phần hài mong
muốn bằng cách sử dụng toán tử phi tuyến
(*) Đồng bộ thời gian và đồng bộ khung
Trước hết cần có một mạch đồng bộ khung để phát hiện điểm bắt đầu của khung.
Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra sự tương quan giữa tín hiệu đến với thành
phần mào đầu (preamble) biết trước. Mạch này đôi khi cũng được dùng để điều chỉnh
cho bộ điều khiển hệ số khuyếch đại. Do đó ngưỡng của mạch phải được điều chỉnh
cho phù hợp. Bởi vì dịch thời gian không ảnh hưởng đến tính trực giao của các kí hiệu
do đó có thể bù thời gian sau biến đổi FFT. Sau đây là sơ đồ khối tổng quát.
Hình 2-7: Đồng bộ khung
Ảnh hưởng của dịch thời gian là quay pha và tăng một cách tuyến tính theo thứ tự
của các sóng mang. Để đánh giá dịch thời gian ta ước lượng theo sơ đồ sau đây.
Hình 2-8: Ước lượng dịch thời gian
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 26
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
Như đã nói ở trên dịch tần số ảnh hưởng tới tính trực giao của tín hiệu OFDM.
Dịch tần phải được sửa trước khi biến đổi FFT ở phía thu. Bộ biến đổi FFT có thể sử
dụng như bộ phát hiện dịch tần. Quá trình này được thực hiện như sau:
Hình 2-9: Ước lượng dịch tần số
Số lần lặp lại phụ thuộc vào tỷ số tín hiệu trên nhiễu S/N và yêu cầu về độ chính
xác của việc ước lượng tần số. Sơ đồ này hoạt động khá tốt trong môi trường có tỷ số
S/N nhỏ. Tuy nhiên, kỹ thuật này có hạn chế khi độ dịch tần số f < 1/2T. Độ dịch tần
ban đầu phải lớn hơn giới hạn 1/2T đó.
2.2.6. Điều chế cao tần
Tín hiệu OFDM được tạo ra sau giai đoạn IFFT mới chỉ ở tần số cơ sở, tín hiệu
này còn phải được nâng lên tần số cao hơn để phục vụ cho việc truyền dẫn. Bước này
có thể áp dụng kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật chuyển đổi số. Cả 2 kỹ thuật đều có các
thao tác giống nhau, tuy nhiên điều chế số có xu hướng chính xác hơn do độ chính xác
trong việc phối ghép 2 kênh I&Q, mặt khác kỹ thuật điều chế số cho giá trị pha chính
xác hơn.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 27
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
Hình 2-10: Điều chế cao tần tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật tương tự
Hình 2-11: Điều chế tần số vô tuyến tín hiệu OFDM băng cơ sở sử dụng kỹ thuật số (DDS -
Tổng hợp số trực tiếp)
2.3. Ưu nhược điểm của OFDM
Từ những đặc điểm đã phân tích ở trong chương III này, ta có thể rút ra một vài
kết luận về ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng. Kỹ thuật điều chế OFDM đối với
các hệ thống thông tin vô tuyến có một số ưu điểm sau:
* Sử dụng băng tần hiệu quả
* Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hoàn toàn nhiễu phân tập đa đường (ISI)
nếu độ dài khoảng bảo vệ lớn hơn trễ truyền dẫn lớn nhất của kênh.
* Phù hợp với các hệ thống truyền dẫn băng rộng, do ảnh hưởng của của
phân tập về tần số đối với chất lượng hệ thống được giảm nhiều so với hệ
thống truyền dẫn đơn sóng mang.
* Hệ thống có cấu trúc thu đơn giản.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 28
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Kĩ thuật điều chế OFDM
Bên cạnh những ưu điểm trên kỹ thuật điều chế OFDM cũng có một số nhược
điểm cơ bản đó là:
* Đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng. Điều này gây ra
méo phi tuyến ở các bộ khuếch đại công suất phía phát và thu.
* Sử dụng khoảng bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng lại
giảm đi một phần hiệu suất đường truyền, do bản thân khoảng bảo vệ
không mang thông tin.
* Do yêu cầu về trực giao giữa các sóng mang phụ, hệ thống OFDM rất
nhạy cảm với hiệu ứng Doppler cũng như sự dịch tần và dịch thời gian do
sai số đồng bộ.
2.4. Kết luận chương II
Từ những đặc điểm đã phân tích ở trong chương III này, ta có thể rút ra một vài
kết luận về ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng.
Ngày nay kỹ thuật OFDM còn kết hợp với các phương pháp mã hóa kênh sử
dụng trong thông tin vô tuyến. Các hệ thống này được gọi với khái niệm COFDM
(Code OFDM).
Kỹ thuật điều chế OFDM hay COFDM được ứng dụng vào rất nhiều hệ thống
thông tin vô tuyến tốc độ cao như Wimax, Wireless LAN, DAB, DVB, T - DMB. Nhờ
sự linh hoạt và lợi ích to lớn của chúng. Công nghệ truyền hình số di động mặt đất
DVB – H cũng áp dụng OFDM cho hệ thống truyền dẫn của mình mà cụ thể hơn đó là
COFDM. DVB – H sẽ được mô tả xâu hơn trong chương III sau đây.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 29
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
CHƯƠNG III DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ DVB-H
3.1. Giới thiệu: Phát quảng bá video số cho thiết bị cầm tay
Công nghệ DVB-H được thiết kế để sử dụng cơ sở hạ tầng phát quảng bá truyền
hình mặt đất số để chuyển giao các dịch vụ đa phương tiện cho các máy di động. Nó
có thể sử dụng cùng các khe phổ tần dùng cho truyền hình số. Công nghệ DVB cho
các thiết bị cầm tay đã được thiết kế để đạt được các mục tiêu của chuyền tiếp dịch vụ
TV cho thiết bị cầm tay, nó bao gồm:
ü Dịch vụ quảng bá tiếp cận số lượng người dùng không giới hạn
ü Cung cấp công suất phát đủ lớn sao cho các thiết bị di động có thể làm
việc thậm chí cả trong các toà nhà.
ü Tiêu thụ nguồn pin khi thu kênh truyền hình lựa chọn.
ü Việc sử dụng phổ tần phát quảng bá mắt đất, nó đang dần được trả lại tự
do vì có kết quả của việc số hoá các mạng truyền hình.
ü Khả năng mã hoá và sửa lỗi cung cấp các điều kiện cường độ tín hiệu khả
biến cao trong môi trường thiết bị cầm tay.
ü Cơ sở hạ tầng tối thiểu khi triển khai các dịch vụ truyền hình cho di động.
DVB-H có thể sử dụng cùng cơ sở hạ tầng với DVB-T.
Một dịch vụ DVB-H có thể cung cấp 20-40 kênh hoặc hơn tuỳ thuộc vào tốc độ bít
hay lên tới 11Mb/s trong một kênh ghép DVB-H, nó có thể tiếp cận tới hàng nghìn
người xem ở chế độ quảng bá. Dưới đây là các lựa chọn để cấu hình một hệ thống
DVB-H:
ü Các mode băng thông 5, 6, 7 và 8MHz
ü Các chế độ sóng mang COFDM 2K, 4K, 8K
ü Các định dạng điều chế gồm có 4QAM, 16QAM, và 64QAM
DVB-H được tiều chuẩn hoá bởi DVB và ETSI dưới mã EN 302 304 vào tháng 11
năm 2004. Lý do cải tiến một cách tự nhiên của công nghệ, có nhiều phiêu bản mới
với các đặc điểm kỹ thuật cơ bản mang tới cho tài khoản phát triển mới nhất. Công
nghệ được phê chuẩn cho phép thử nghiệm ở một số nơi bao gồm Helsinki, Pittsburgh,
Oxford, Barcelona, và Berlin.
DVB-H cơ sở trên tiêu chuẩn mở và tương thích với DVB-T. Nó hướng theo các
chế độ IP datacast và trên toàn bộ mạng đầu cuối tới đầu cuối IP.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 30
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
3.2. Tại sao chọn DVB-H?
Phát quảng bá video số sử dụng truyền dẫn mặt đất được sử dụng một công nghệ
rộng rãi với hơn 50 nước đã có truyền dẫn mặt đất trong chế độ số. Thậm chí ở những
nước truyền dẫn truyền hình tương tự là quy tắc tiêu chuẩn, truyền dẫn mặt đất số
nhanh chóng được giới thiệu và thay thế dẫn truyền dẫn mặt đất tương tự. Trong quá
trình, phổ tần đang được trả lại tự do, với một tín hiệu ghép kênh DVB-T đơn có thể
mang tới 6 tới 8 kênh, nó dễ dàng chiếm khe tần số. Một thành phần mở rộng của các
dịch vụ này tới các thiết bị di động bởi vậy cần cân nhắc tới các lựa chọn để phù hợp
với sự thay đổi đối với các khuyến nghị của DVB-T, nó dẫn tới các khuyến nghị của
DVB-Handheld. Các dịch vụ DVB-T không phù hợp ngay với các thiết bị di động. Vì
các tiêu chuẩn cho DVB-T được làm cơ sở cho máy thu số cố định với ăng ten trên
mái tương đối lớn và không giới hạn năng lượng pin trong quá trình thu. Các yếu tố
này thực hiện làm cho việc thu thẳng DVB-T không phù hợp trong môi trường di
động, do đặc trưng của môi trường di động là cường độ tín hiệu nhỏ hơn nhiều, sự di
động, và fading. Tiêu chuẩn DVB-H, xác định các yếu tố này thông qua mở rộng hợp
lý các chỉ tiêu kỹ thuật, trở thành môi trường lý tưởng cho việc cung cấp TV di động.
Các yếu tố khác làm giảm tiến tới DVB-H là các dịch vụ TV di động dựa trên 3G
hoặc UMTS, các dịch vụ này với bản chất phát unicast không có khả năng mở rộng
trong môi trường rộng lớn. Chúng bị giới hạn trong việc sử dụng phổ tần tần số và tài
nguyên mạng tới cung cấp truyền hình quảng bá đa kênh cho một số lượng lớn người
dùng đồng thời. Để mở rộng, các dịch vụ multicast đang được xác định như MBMS.
Tuy nhiên sự độc lập của truyền hình quảng bá thuần tuý với tần số mạng di động tế
bào có những ưu điểm rất quan trọng.
Công nghệ phát âm thanh số (DAB) đang có cũng không lý tưởng, DAB sử hữu
băng tần truyền dẫn trật hẹp và cần phổ tần, giao thức cho cung cấp đa phương tiện tin
cậy. Hệ thống DMB là một phần mở rộng của các tiêu chuẩn DAB nghĩa là cung cấp
thêm các thuộc tính cho đa phương tiện di động. DVB-H dựa trên lớp IP và phát các
gói dữ liệu IP, đó là công nghệ mà có ưu điểm hơn DMB ở điểm này.
3.3. DVB-H hoạt động thế nào?
DVB-H dựa trên cơ sở truyền tải cơ sở IP. Video được truyền tải sử dụng tín hiệu
mã hoá video MPEG-4/AVC (H.264), nó có thể cung cấp tín hiệu mã hoá QCIF ở
384kb/s hoặc ít hơn. Có nhiều bộ giải mã có thể hoạt động trên tín hiệu truyền hình
thời gian thực và cung cấp tín hiệu mã hoá MPEG-4/AVC ở đầu ra dưới định dạng IP.
Vì dựa trên truyền tải IP, DVB-H có thể hỗ trợ mã hoá âm thanh và hình ảnh khác
ngoài MPEG-4/AVC. Về cơ bản là một truyền tải IP, nó có thể hỗ trợ mọi loại luồng
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 31
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
AV. Ngoài MPEG-4, định dạng mã hoá Microsoft VC-1 là được sắp đặt trong tiêu
chuẩn DVB-H. Độ phân giải và kích cỡ khung có thể được lựa chọn bởi nhà cung cấp
dịch vụ để thoả mãn các mục tiêu tốc độ bit. Dữ liệu sau đó được phát đi bằng một IP
datacast (Hình 3-1).
Hình 3-1: Một hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB-H
Trong môi trường DVB-H điển hình một số lượng các dịch vụ âm thanh và truyền
hình có thể được mã hoá bởi một dãy các bộ mã hoá. Tất cả các bộ mã hoá được kết
nối bởi bộ chuyển mạch tới bộ đóng gói IP(IP encapsulator), sau đó được kết hợp tất
cả các dịch vụ âm thanh và video cũng như tín hiệu PSI và SI và dữ liệu EPG thành
các khung IP. Bộ đóng gói IP cũng cung cấp dữ liệu kênh để được sắp xếp vào các khe
thời gian sao cho máy thu có thể vẫn tích cực trong suốt thời gian để dữ liệu lựa chọn
kênh tích cực truyền vào không gian (Hình 3-2).
Hình 3-2: DVB-H IP Datacasting
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 32
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
Bộ đóng gói IP cũng cung cấp nhiều mã sửa lỗi, các mã này có thể cung cấp các
tín hiệu đáng tin cậy trong môi trường di động tiêu chuẩn. Tốc độ dữ liệu tại đầu ra của
của một bộ đóng gói IP trong DVB-H nói chung phụ thuộc vào kiểu điều chế cũng như
sự sẵn sàng băng thông. Thông thường thì một kênh ghép DVB-H sẽ có thể có tốc độ
dữ liệu là 11Mb/s, khi được điều chế sẽ tạo thành một dải sóng mang rộng 7-8MHz.
So sánh với một kênh ghép 21Mb/s cho dịch vụ DVB-T trong băng VHF. Tốc độ
truyền dẫn cuar DVB-H có hiệu suất thấp hơn vì lý do chấp nhận sửa lỗi ở mức cao để
truyền dẫn mạnh hơn trong môi trường các thiết bị cầm tay.
Đầu ra của bộ đóng gói IP ở định dạng ASI, sau đó được điều chế bởi bộ điều chế
COFDM với 4K (hoặc 8K) sóng mang. Bộ điều chế COFDM cung cấp sự đàn hồi cần
thiết để chống lại fading chọn lọc (selective), và các điều kiện lan truyền khác. Tiêu
chuẩn DVB-T cung cấp cho sóng mang 2K đến 8K trong điều chế COFDM. Chế độ
4K được dự định dùng cho DVB-H vì 2K sóng mang không đưa ra chế độ bảo vệ thoả
đáng chống lại fading chọn lọc tần số và nó cũng cung cấp kích thước ô nhỏ hơn bởi vì
yêu cầu khoảng trống bảo vệ trong mạng đơn tần (SFN). Đồng thời chế độ 8K sóng
mang có số lượng sóng mang dày đặc và các tần số quá gần đối với dịch Doppler,
chúng rất quan trọng đối với các máy thu dịch chuyển. Do đó, chế độ mới 4K sóng
mang kết hợp chặt chẽ như là phần thiết yếu trong tiêu chuẩn DVB-H. Chế độ 4K đã
dung hoà tốt hơn giữa các kích thức ô và hiệu ứng Doppler do di chuyển. Một bộ chèn
ký hiệu 4 K cũng được sử dụng trong quá trình điều chế. Tuy nhiên, cần nhận biết rằng
chế độ sóng mang thực tế được phụ thuộc vào băng tần triển khai, ví dụ băng UHF
hoặc băng L. Điều chế cho mỗi sóng mang trong tập hợp các sóng mang có thể với
điều chế QPSK, 16QAM, hoặc 64QAM.
Tiêu chuẩn DVB-H khuyến nghị cho điều chế COFDM, nó phù hợp cho các SFN.
Hệ thống sử dụng các đồng hồ thời gian dựa trên GPS và nhãn thời gian để đảm bảo
rằng tất cả các máy phát trong một vùng có thể vận hành duy trì cơ chế đồng bộ thời
gian, nó rất cần cho SFN. Điều đó cũng bao hàm ý nghĩa là các bộ lặp có thể được sử
dụng trong vùng phủ tại cùng tần số và các bộ lặp đó cung cấp thêm cường độ tín hiệu
tới các máy thu tại máy di động.
3.4. Công nghệ của DVB-H
3.4.1. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống DVB-H
Xây dựng dựa trên các nguyên lý của tiêu chuẩn DVB-T và các tiêu chuẩn phát
thanh số, tiêu chuẩn DVB-H bổ sung thêm các thành phần chức năng cần thiết cho các
yêu cầu của môi trường thiết bị di động cầm tay. Cả DVB-T và DVB-H đều dùng
chung lớp vật lý và DVB-H có thể tương thích ngược với DVB-T. Như DVB-T, DVB-
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 33
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
H có thể vận chuyển luồng truyền tải MPEG-2 tương tự và dùng chung máy phát và
các bộ điều chế OFDM cho tín hiệu của nó. Mục tiêu từ 20 tới 40 chương trình phát
thanh và truyền trình cho các thiết bị cầm tay có thể phát bằng 1 bộ ghép duy nhất
hoặc dung lượng một bộ ghép có thể dùng chung cho DVB-T và DVB-H. Trong thực
tế tốc độ bit cho một bộ ghép DVB-H có thể đạt được từ 5 tới 21Mb/s.
DVB-H hỗ trợ bổ sung cho thiết bị di động cầm tay. Bao gồm việc tiết kiệm pin
qua chu trình cắt lát thời gian, sự vững chắc ngày càng được tăng cường và cải thiện
khả năng khôi phục lỗi so với DVB-T sử dụng sửa lỗi (MFC-FEC) đóng gói đa giao
thức. Ngoài ra DVB-H phát quảng bá âm thanh, hình ảnh và các dữ liệu khác bằng
IPv6. DVB-H cũng có thể được cho các tần số không quảng bá.
Tiếp theo là các thuộc tính cơ bản của một hệ thống DVB-H:
ü Mã hoá âm thanh, video, dữ liệu hoặc các file;
ü Dùng IP datacasting để cung dữ liệu tới đa máy thu;
ü Tổ chức dữ liệu vào một nhóm của các gói cho mỗi kênh (time slicing);
ü Thêm dữ liệu tín hiệu thích hợp cho tải thông tin luồng DVB-H;
ü Ứng dụng sửa lỗi chuyển tiếp và đóng gói đa giao thức;
ü Dùng thời gian lấy mẫu của hệ thống GPS cho các mạng đơn tần số;
ü Điều chế sử dụng QPSK, 16QAM hoặc 64QAM sóng mang 4K COFDM
với việc đan xen tần số.
3.4.2. Thành phần chức năng của mô hình phát dữ liệu DVB-IP
DVB-H dùng phát dữ liệu IP (tham chiếu tới IPDC). Quá trình bao hàm đóng
gói nội dung số vào các gói IP và sau đó chuyển các gói này trong một bộ thủ tục đáng
tin cậy. Nền tảng IP không hạn chế các kiểu nội dung do đó nó có thể tải và vì vậy
IPDC phù hợp cho video trực tiếp, tải video xuống (qua truyền file), các file nhạc,
luồng âm thanh và video (theo định dạng luồng), trang Web, trò chơi hay nhiều loại
nội dung khác.
So với các mạng unicast IP thì IPDC cung cấp các ưu điểm nổi bật vì các mạng
quảng bá có thể vươn tới hàng nghìn đầu cuối (không hạn chế số người dùng) và tốc
độ được nâng cao, nó luôn sắn sàng cho tất cả người dùng.
Dùng IP như công nghệ cơ sở có ưu điểm là dữ liệu trong đó nội dung có thể
được giám sát cùng chung các giao thức phổ biến trên Internet, các thiết bị không đắt
và các kỹ thuật quản lý đã sẵn sàng. Môi trường truyền dẫn cũng độc lập với kiểu nội
dung đang được vận chuyển. Các kiểu nội dung có thể là truyền hình trực tiếp, các file
âm thanh và video hoặc các trang Web HTML/XML.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 34
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
Dữ liệu để được phát quảng bá bao gồm hai loại–nội dung quảng bá và mô tả
dịch vụ, như dữ liệu PSI/SI và hướng dẫn dịch vụ điện tử. Ngoài ra dữ liệu cũng bao
gồm thông tin quản lý bản quyền để truy cập và thuê bao nội dung. Lớp IP cung cấp
các socket mà qua đó thông tin của mỗi loại được phát đi.
3.4.3. Cắt lát thời gian (Time Slicing)
Một trong những đặc điểm để phân biệt DVB-H với DVB-T đó là đặc điểm cắt
lát thời gian của các dữ liệu kênh trên đoạn ghép cuối cùng. Trong trường hợp DVB-T,
nhiều kênh sẽ được ghép với nhau (ví dụ 6 hoặc 8 dịch vụ trong một kênh ghép
8MHz). Tuy nhiên ở mức ghép kênh, các gói cho các kênh khác nhau liên tiếp nhau.
Vì kết quả của tốc bộ bít rất cao, máy thu cho mỗi kênh cần hoạt động trong toàn bộ
thời gian vì các gói sẽ tới liên tục.
Trong trường hợp DVB-H, bộ đóng gói IP đưa ra khả năng đầy đủ của việc
ghép kênh trong một thời gian giới hạn cho một kênh duy nhất. Do đó các gói cho
kênh này cụ thể tới theo từng chùm, chùm này sau chùm kia, trong suốt thời gian này.
Trong khi khe này được cấp phát cho kênh này thì không có gói từ các kênh khác.
Điều này cho phép máy thu, nếu nó chỉ cần một kênh, hoạt động trong suốt thời gian
các gói cho kênh này được nhóm lại với nhau (ví dụ trong suốt khe thời gian được chỉ
định cho một kênh riêng cụ thể). Vào những thời điểm khác, máy thu (tuner) có thể
được tắt để duy trì nguồn. Nó phải được bật nguồn trở lại trước khi khe được chỉ định
tới theo kế hoạch (trong thực tế cần 200ms cho đồng bộ). Cho phép máy thu di động ở
trong chế độ tiết kiệm năng lượng để thời gian thu tín hiệu lên tới 95% phụ thuộc số
lượng dịch vụ được ghép. Trong hạng mục thời gian, dữ liệu có khoảng thời gian từ 1-
5s được vận chuyển bằng một chùm duy nhất. Nếu tốc độ kênh dữ liệu là 1Mb/s (lấy
làm ví dụ) máy thu sẽ phải cần 5Mbit bộ nhớ đệm cho thời gian 5s không hoạt động.
Như một sự lựa chọn, cho một dịch vụ TV chạy ở 25 khung hình/s , máy thu cần bộ
nhớ đệm 125 khung dữ liệu. Các khung được lưu trong bộ nhớ đệm này được hiển thị
bình thường và người dùng không nhận biết được máy thu đang không hoạt động
(Hình 3-3).
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 35
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
Hình 3-3:Cắt lát thời gian trong DVB-H
Tổng số dữ liệu được truyền trong một chùm bằng một khung FEC. Nó có thể
từ 1-5 Mbit. Khi máy thu không thu các chùm mong muốn của dữ liệu, thiết bị điểu
hưởng nằm trong máy cầm tay sẽ không hoạt động và vì thế sử dụng ít năng lượng
hơn.
Tuy nhiên có nhiều sự lựa chọn dùng các khoảng thời gian không hoạt động. Ví
dụ máy thu có thể đo độ lớn tín hiệu từ các bộ lặp ở gần tới các bộ lặp không phục vụ
để chuyển giao tới các máy phát hoặc bộ lặp thích hợp hơn.
Nó có thể xếp các dịch vụ có cắt lát thời gian (ví dụ: DVB-H) và không có cắt
lát thời gian (ví dụ: DVB-T) trong cùng một bộ ghép kênh.
3.4.4.Thời gian chuyển giữa các kênh và các bit báo hiệu tham số máy phát (TPS)
Một trong những vấn đề nảy sinh do máy thu đang ở chế độ tiết kiệm năng lượng
đó là thời gian cần để chuyển kênh truyền hình trên máy di động. Để giảm thời gian
tìm kiếm và cho phép "phát hiện dịch vụ nhanh", các bit báo hiệu của luồng DVB-T
cũng mang thông tin về luồng DVB-H. Khung báo hiệu DVB-T bao gồm 68 bit TPS
trong đó chỉ có 23 bit dùng cho các tham số DVB-T. Khi DVB-H được tải trên cùng
một kênh ghép, một số bit TPS không được sử dụng được dùng để mang thông tin về
DVB-H. Các dạng thông tin sau đây được các bít TPS mang:
ü Có DVB-H hiện diện trong kênh ghép DVB hay không,
ü Chế độ 4K hoặc 8K,
ü Sử dụng cắt lát thời gian,
ü Sử dụng sửa lỗi chuyển tiếp.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 36
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
Các bit TPS thêm vào trong luồng báo hiệu giúp trả lại kênh mới được chọn nhanh
hơn cũng như chuyển giao trong trong môi trường di động, máy thu DVB-H hiểu được
trạng thái của toàn bộ luồng phát.
3.4.5. MPE-FEC
Quá trình thu ở các thiết bị cầm tay rất khác với quá trình này ở các ăng ten thu
sóng mặt đất cố định:
ü Thứ nhất, tự bản thân ăng ten rất nhỏ và có hệ số tăng ít thấp.
ü Thứ hai, thiết bị cầm tay ở trong môi trường di động, tín hiệu thu được có
thể trải qua sự dao động mạnh về công suất thu.
Mặc dù lớp vật lý mạnh sử dụng truyền dẫn OFDM đã làm giảm fading chọn
lọc được giảm bớt ảnh hưởng, và dù sử dụng các mạng đơn tần và các tín hiệu thu
được tăng cường từ tất cả các nguồn phản xạ và trực tiếp thì vẫn cần tới một quá trình
bảo vệ bổ sung dưới dạng chuẩn hoá lỗi chuyển tiếp.
Dữ liệu âm thanh và hình ảnh trong một môi trường DVB-H được phát đi bằng
IP datacasting. Có nghĩa rằng dữ liệu được đóng gói với các tiêu đề IP và được phát
giống như nó được truyền qua qua Internet. Tuy vậy, môi trường vô tuyến không thân
thiện như Internet và phải chịu một tỷ lệ lỗi cao do sự thay đổi các mức tín hiệu, nhiễu
và các hiệu ứng truyền dẫn khác. Do đó dữ liệu cần được bảo vệ tốt.
Bảo vệ dữ liệu được thực hiện tr...25fps, 340-500kb/s;
ü Hai kênh, 720 x 480, 30fps, 2Mb/s;
ü Một kênh, 1280 x 720 HDTV, 20fps, 2Mb/s.
3.14.2. Đóng gói IP
Đóng gói IP là giai đoạn tiếp theo trong quá trình chuẩn bị tín hiệu DVB-H để
phát đi. Bộ đóng gói IP thực hiện đa chức năng, bao gồm kết hợp của các dịch vụ khác
nhau, tích hợp các luồng dữ liệu PSI/SI, cung cấp điều khiển cắt lát thời gian và đóng
gói MPE.
Một ví dụ điển hình của bộ đóng gói IP từ Unique Broadband Systems là bộ
đóng gói IP DVE 6000 với các đặc điểm được liệt kê bên dưới:
4. Mã hoá Reed Solomon theo yêu cầu người dùng cho từng
dịch vụ;
5. Lập lịch chùm động để cực đại băng thông;
6. Các tốc độ bit điều chỉnh thích ứng đầu ra ASI;
7. Điều khiển cắt lát thời gian chính xác;
8. Tích hợp không gián đoạn thành SFN;
9. Hỗ trợ nguồn IP tốc bít thay đổi và cố định;
10. Điều khiển SNMP và Web;
11. Giao diện GUI quản lý mạng;
12. Giao diện người dùng trực giác;
13. Hỗ trợ các luồng đầu vào IPv4 IPv6;
14. Tạo bảng NIT, INT, PAT, PMT;
15. Lập lịch bảng SI/PSI và xử lý tuỳ theo yêu cầu thời gian
giữa các phần và chèn vào luồng truyền tải.;
16. 23-128 dịch vụ (phụ thuộc vào cấu hình phần cứng);
17. Lên tới 8Mb/s thông lượng;
18. Tuân theo các chuẩn:
- ETSI EN 301 192,
- ETSI EN 300 468,
- ETSI EN 300 744,
- ETSI TS 101 191,
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 50
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
- ISO/IEC 13818-1,
- ISO/IEC 13818-6.
Bộ đóng gói IP cung cấp một đầu ra ASI cho bộ điều chế.
3.14.3. Điều chế
Tín hiệu vô tuyến cao tần được điều chế thành COFDM bởi bộ điều chế. Bộ
điều chế trong trường hợp DVB-H có thêm các chức năng để thực hiện hơn các chức
năng cơ bản, ví dụ điều chế luồng ASI thành COFDM.
Đầu tiên là điều chế phân cấp DVB-H, trong đó có 2 sóng mang MPEG-2 có
thể được tạo thành (cho DVB-H và DVB-T). Điều chế phân cấp có thể giúp phát cùng
kênh cho các máy cầm tay di động cùng các ăng ten cố định trên nóc nhà.
Bộ điều chế có thể thiết lập băng thông đầu ra 5, 6, 7 hay 8MHz, đưa ra sự mềm dẻo
trong quy hoạch truyền dẫn hoặc triển khai ở một nước cụ thể.
Hình 3- 12: Một ví dụ triển khai hệ thống truyền dẫn truyền hình di động DVB - H
Một ví dụ là thiết bị điều chế DVB-H DVM-5000 từ Unique Broadband với các
đặc điểm kỹ thuật đi theo:
ü Đầu ra tần số vô tuyến từ 30MHz tới 1GHz,
ü Hỗ trợ chế độ phân cấp đầy đủ,
ü Hỗ trợ SFN và MFN,
ü Chuyển mạch không gián đoạn giữa các đầu vào,
ü Hiệu suất MER cao,
ü Tiền sửa lỗi kỹ thuật số tuyến tính và phi tuyến,
ü Điều khiển từ xa trình duyệt Web,
ü Điều khiển từ xa SNMP và
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 51
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3:Dịch vụ truyền hình di động DVB-H
ü Hỗ trợ DVB-H đầy đủ.
3.14.4. Máy phát DVB-H và các thành phần khác
Một hệ thống các máy phát DVB-H với công suất tới 200W là DVB-H-
TX50/100/200 từ Unique Broadband Systems. Nó cũng có các bộ thích ứng SFN (ví
dụ bộ thích ứng DVB-T/DVB-H DVS 4010 SFN), các bộ điều chế DVB-T/DVB-H
(DVM5600) và một hệ thống thu GPS (Hình 3-12).
Các máy phát DVB-H và các bộ lặp DVB-H luồn sẵn sàng từ một số các nhà
cung cấp thiết bị. Ví dụ máy phát trạng thái thống nhất DVB-H Atlas từ Harris với
hiệu năng công suất 9kW và bộ lặp DVB-H Atom với công suất từ 5 đến 400 watt.
3.15. Kết luận chương III
Trong chương này đã đề cập đầy đủ và tổng quan nhất về công nghệ DVB-H.
Bao gồm cách thức hoạt động, các thành phần cầu thành nên một hệ thống truyền hình
kỹ thuật số cho thiết bị cầm tay di động: Các bộ mã hóa MPEG-4/H.264, bộ đóng gói
IP thực hiện IP datacasting, các điều chế COFDM ghép theo bậc và đồng bộ. Qua
những phần trình bày và phân tích trên ta có thể đưa ra một số đánh giá về các ưu điểm
của hệ thống truyền hình di động mặt đất DVB-H:
ü Là một tiêu chuẩn mở với những hỗ trợ và giải pháp từ hơn 60 hãng
sản xuất thiết bị
ü Là một tiêu chuẩn hoàn thiện với nhiều nhà phát triển thử nghiệm
và thương mại hóa
ü Một tiêu chuẩn linh hoạt với một khoảng rộng cho thiết kế mạng
ü Lượng tiêu thụ năng lượng thấp với thông lượng dữ liệu cao, cho
phép hơn 30 dịch vụ trong một kênh ghép
ü Được xác định dùng trong liên kết với các đặc trưng của hệ thống
DVB-IPDC
ü Có khả năng chia sẻ phổ tần và sự đầu tư với các mạng DVB-T sẵn
có.
Chương IV đề tài sẽ đi sâu vào một phần của hệ thống truyền hình di động
DVB-H, đó là Mô hình ghép kênh thực hiện ghép các kênh nội dung để điều chế cho
đầu ra của máy phát bằng kĩ thuật điều chế OFDM.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 52
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG GHÉP KÊNH OFDM
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG DVB-H
4.1. Phổ tần và băng thông dành cho DVB-H
DVB-H sử dụng phổ tần
ü UHF (470MHz - 862MHz) với băng thông 8MHz
ü VHF (Băng III - 200MHz) với băng thông 7MHz
ü L-Band (1452MHz - 1477MHz) với băng thông 6MHz
Hình 4-1: Phổ tần UHF sử dụng cho DVB-T và DVB-H
Thông thường trong các hệ thống DVB-H thường dùng phổ tần UHF vì có một
số ưu điểm như sau:
ü Băng UHF đủ cao để không bị ảnh hưởng bới nhiễu nhiệt của con người.
Điều này khá quan trọng khi các thiết bị đầu cuối là các thiết bị câm tay
nhỏ và người sử dụng hay mang theo bên mình.
ü Băng UHF cũng đủ thấp để máy có thể phát được đi xa không giống như
các ô trong thông tin di động thường rất nhỏ. Phù hợp với những nhà khai
thác dịch vụ truyền hình di động trên quy mô lớn, vùng phủ rộng sẽ yêu
cầu công suất máy phát lớn.
ü Trong dải tần UHF cũng không bị can nhiễu bởi các hệ thống truyền hình
mắt đất khác nhất và mạng thông tin di động GSM
ü Dải UHF ở nhiều nước còn chưa bị chiếm dụng nhiều cũng là lợi thế cho
triển khai DVB-H.
ü Độ lợi về antena cũng lớn hơn khi dùng ở dải VHF.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 53
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
ü Mặt khác chi phí triển khai DVB-H UHF 600 cũng thấp hơn khi triển khai
T-DMB VHF 200.
DVB-H sử dụng băng thông đúng bằng băng thông cho truyền hình tương tự do
vậy sẽ phù hợp cho các quốc gia còn dư tần số cho truyền hình và phù hợp với những
nhà khai thác dịch vụ truyền hình di động trên quy mô lớn, vùng phủ rộng sẽ yêu cầu
công suất máy phát lớn. Hơn nữa khả năng truyền tải sẽ cao vào khoảng 5Mb/s tùy
theo phương thức điều chế.
4.2. Điều chế OFDM trong DVB-H
DVB-H sử dụng phương thức điều chế COFDM ghép kênh và truyền tải nội dung
để phát tới các đầu cuối. Kỹ thuật điều chế COFDM là ghép kênh phân chia theo tần
số trực giao có mã sửa sai. Trong DVB-H sử dụng 3 chế độ 2K, 4K, 8K trong điều chế
OFDM. Bảng 4-1 mô tả các thống số của các chế độ được sử dụng trong điều chế
OFDM DVB-H.
Bảng 4-1: Các thông số trong miền tần số của kênh tín hiệu OFDM DVB-H 8MHz
Chế độ 2K 4K 8K
Số sóng mang con 1705 3409 6817
Số kênh con được điều chế 1512 3024 6048
Chu kì cơ bản T 7/64µs 7/64µs 7/64µs
Phần kí hiệu hữu dụng 224µs 448µs 896µs
Khoảng cách sóng mang 4464Hz 2232Hz 1116Hz
Các sóng mang giữa các bước
7,61MHz 7,61MHz 7,61MHz
Kmin tới Kmax=(K-1)/Tu
DVB-H điều chế sóng mang con theo 3 phương pháp QPSK, 16-QAM, 64-QAM.
DVB-H điều chế sóng mang con cùng với số lượng bit trên một kí hiệu được trình bày
trong bảng dưới đây:
Bảng 4-2: Các phương pháp điều chế cơ sở và khoảng bảo vệ tương ứng
Khoảng bảo vệ
Chùm sao Tỉ lệ mã Số bit/kí hiệu
1/4 1/8 1/16 1/32
1/2 3,74 4,15 4,39 4,52
2/3 4,98 5,53 5,86 6,03
QPSK 3/4 5,6 6,22 6,59 6,79 2
5/6 6,22 6,92 7,32 7,54
7/8 6,53 7,26 7,69 7,92
16-QAM 1/2 7,46 8,3 8,78 9,05 4
2/3 9,95 11,06 11,71 12,07
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 54
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
3/4 11,2 12,44 13,17 13,58
5/6 12,44 13,82 14,64 15,08
7/8 13,07 14,51 15,37 15,83
1/2 11,2 12,44 13,17 13,58
2/3 14,93 16,59 17,57 18,1
64-QAM 3/4 16,79 18,66 19,76 20,36 6
5/6 18,66 20,74 21,95 22,62
7/8 19,6 21,77 23,06 23,75
Sử dụng các chùm sao tín hiệu bậc càng cao thì tốc độ dữ liệu ghép càng cao. Ví
dụ, đối với một tốc độ mã sửa sai đã định cùng với số lượng sóng mang con, nếu
DVB-H thay đổi sử dụng từ QPSK sang 16-QAM thì tốc độ dữ liệu ghép sẽ tăng gấp
đôi. Tuy nhiên để sử dụng các chùm sao tín hiệu bậc cao, công suất máy phát cần được
tăng lên vì các điểm tín hiệu gần nhau hơn các chùm sao tín hiệu bậc thấp. Giải pháp
thông minh của DVB-H để tăng các công suất máy phát cần thiết là bổ sung MPE-
FEC. Đó là một lớp ở bên ngoài mã hoá FEC và MPE-FEC cho phép DVB-H sử dụng
16-QAM ở các mức công suất tượng tự như QPSK mà không có MPE-FEC.
Với mô hình điều chế chung luồng số liệu đầu vào được tách thành các nhóm có
số bít phụ thuộc vào kiểu điều chế cơ sở (hay kiểu điều chế kênh con). Mỗi bit này
mang thông tin về pha và biên độ của sóng mang và tương ứng với một điểm trên sơ
đồ chùm sao. Trong mô hình điều chế phân cấp, hai luồng số liệu độc lập sẽ được
truyền trong cùng một thời điểm. Luồng dữ liệu có mức ưu tiên cao (High Priority)
được điều chế QPSK và luồng dữ liệu có mức ưu tiên thấp (Low Priority) được điều
chế 16-QAM hoặc 64QAM.
DVB-H dùng điều chế kết hợp tức là các bit dữ liệu được ánh xạ lên các điểm sao
nhất định, chẳng hạn như điều chế QPSK bít dữ liệu 0o luôn luôn được ánh xạ vào một
góc pha 45o, bít dữ liệu 01 được ánh xạ vào góc pha 135o
Khoảng thời gian bảo vệ trong điều chế OFDM của DVB-H. Khoảng thời gian
bảo vệ (cũng được hiểu như tiếp đầu của chu kỳ) xác định khoảng cách lớn nhất giữa
các máy phát trong mạng đơn tần-SFN và kích cỡ khả thi của các SFN. Khoảng thời
gian bảo vệ (GI) được bổ sung giữa phần có ích của các ký hiệu OFDM để nắm bắt
được đa đường dẫn bị trễ từ các ký hiệu OFDM phía trước. GI để tránh nhiễu giữa các
ký hiệu (ISI) bởi vì ISI phá huỷ tính trực giao giữa các sóng mang con và các mức ISI
cao sẽ gây ra không thu được.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 55
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
Bảng 4-3: Khoảng bảo vệ của chế độ 8K cho từng băng thông
Khoảng
Băng thông thời gian
Chế độ
[MHz] bảo vệ
[µs]
8K, GI = 1/4 8 224
8K, GI = 1/4 7 256
8K, GI = 1/4 6 299
8K, GI = 1/4 5 358
4.3. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang
Tín hiệu truyền đi được tổ chức thành các khung (Frame). Cứ 4 khung liên tiếp
tạo thành một siêu khung. Lý do việc tạo ra các khung là để phục vụ tổ chức mang
thông tin tham số bên phát (bằng các sóng mang báo hiệu tham số bên phát -
Transmission Parameter Signalling - TPS carriers). Lý do của việc hình thành các siêu
khung là để chèn vừa đủ một số nguyên lần gói mã sửa sai RS(Reed-Solomon) trong
dòng truyền tải cho dù ta chọn bất kỳ cấu hình tham số phát, điều này tránh việc phải
chèn thêm các gói đệm không cần thiết. Như đã nói ở phần trên DVB-H sử dụng kỹ
thuật điều chế COFDM (OFDM có sửa lỗi), trong DVB-H sử dụng mã sửa lỗi RS Mỗi
khung chứa 68 kí hiệu OFDM trong miền thời gian (được đánh dấu từ 0 đến 67). Mỗi
kí hiệu này chứa hàng ngàn sóng mang (6817 sóng mang với chế độ 8K, 3409 sóng
mang với chế độ 4K và 1705 sóng mang với chế độ 2K) dày đặc trong dải thông 8
MHz (Việt Nam chọn dải thông 8MHz, có nước chọn 7MHz).
Như vậy mỗi kí hiệu COFDM chứa:
ü Các sóng mang dữ liệu (video, audio, ...) được điều chế M-QAM. Số
lượng các sóng mang dữ liệu này chỉ có 6048 với 8K, 3024 với 4K và
1512 với 2K.
ü Các pilot (sóng mang) liên tục: bao gồm 177 pilot với 8K, 89 pilot với
4K và 45 pilot với 2K. Các pilot này có vị trí cố định trong dải tần 8MHz
và cố định trong biểu đồ chòm sao để đầu thu sửa lỗi tần số, tự động điều
chỉnh tần số (AFC) sửa lỗi pha.
ü Các pilot (sóng mang) rời rạc (phân tán): bao gồm 524 pilot với 8K, 262
pilot với 4K và 131 pilot với 2K có vị trí cố định trong biểu đồ chòm sao.
Chúng không có vị trí cố định trong miền tần số, nhưng được trải đều
trong dải thông 8MHz. Bên máy thu khi nhận được các thông tin từ các
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 56
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
pilot này sẽ tự động điều chỉnh để đạt được "đáp ứng kênh" tốt nhất và
thực hiện việc hiệu chỉnh (nếu cần).
ü Khác với sóng mang các chương trình, các pilot không điều chế QAM,
mà chỉ điều chế BPSK với mức công suất lớn hơn 2,5 dB so với các sóng
mang khác
ü Các sóng mang thông số phát TPS (Transmission Parameter Signalling)
chứa nhóm thông số phát được điều chế BPSK vì thế trên biểu đồ chòm
sao, chúng nằm trên trục thực. Sóng mang TPS bao gồm 68 sóng mang
trong chế độ 8K 34 sóng mang trong chế độ 4K và 17 sóng mang
trong chế độ 2K. Các sóng mang TPS này không những có vị trí cố
định trên biểu đồ chùm sao, mà còn hoàn toàn cố định ở các vị trí xác
định trong dải tần 8MHz.
4.4. Dung lương ghép DVB-H và C/N yêu cầu
DVB-H chủ yếu được thiết kế để cho phép nhận các truyền dẫn Mobile TV và
nhận tất cả các dòng video ở mức C/N chấp nhận được. Các dòng video yêu cầu BER
thấp hơn rất nhiều so với âm thanh (ví dụ bộ codec âm thanh lớp 2 MPEG-2 yêu cầu
BER bằng 2x10-4 thì bộ codec video MPEG-2 yêu cầu BER bằng 10-11. Tất cả các con
số đã định ra cho DVB-H được đánh giá cao hơn rất nhiều so với nhận dòng âm thanh,
vì vậy cần thiết phải ước lượng được C/N từ các số liệu đã có.
Bảng sau chứa các con số C/N cần thiết đã định cho nhận dòng video (tỷ lệ mã
MPE-FEC là 0,75 trong mọi trường hợp):
Bảng 4-4: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận Video
C/N cần
Số lượng
Chùm sao Tỷ lệ mã thiết để
các sóng
tín hiệu xoắn nhận Video
mang con
(dB)
8K QPSK 1/2 9.6
8K QPSK 2/3 12.6
8K 16-QAM 1/2 15.1
8K 16-QAM 2/3 18.1
Để ước tính C/N cần thiết để nhận âm thanh sau khi các giả thuyết sau đây đã
được đưa ra và sau đó các đường cong đã được ngoại suy từ dữ liệu đã biết:
- BER cần thiết cho nhận dòng video trên máy điện thoại di động là 10-9 lớn
hơn 10-11. 10-9 là một con số đã định cho truyền hình di động.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 57
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
- Các giá trị C/N đúng cho các chế độ trong bảng trên đã được sử dụng làm
các điểm cuối cho mỗi đường cong
- Điểm bắt đầu của mỗi đường cong là điểm BER = 0,5 và C/N = 0dB.
BER=0,5 là giá trị BER tồi nhất có thể.
Mỗi đường cong có hình “thác nước” và đơn điệu, chúng luôn luôn giảm và BER
nghịch đảo với C/N, bắt đầu đường cong giảm chậm và trở nên dốc đứng khi giá trị
C/N lớn hơn.
Hình 4-2: Các đường cong ngoại suy
Các giá trị C/N đã ước lượng từ đồ thị trên cho DVB-H để nhận âm thanh ở
BER=10-6 được đưa ra trong Bảng 4-5. Cùng với các dung lượng ghép cho các kênh 7
hoặc 8 MHz.
Bảng 4-5: Tỉ số C/N cho chế độ 8K nhận âm thanh
Số
C/N cần thiết Dung lượng Dung lượng
lượng Chùm Tốc
Khoảng ước lượng cho ghép cho ghép cho
sóng sao tín độ mã
bảo vệ nhận âm thanh kênh 7MHz kênh 8MHz
mang hiệu xoắn
(dB) (Mbps) (Mbps)
con
8K ¼ QPSK 1/2 8,0 3,266 3,735
8K ¼ QPSK 2/3 10,4 4,355 4,980
8K ¼ 16-QAM 1/2 12,5 6,532 7,463
8K ¼ 16-QAM 2/3 15,1 8,709 9,953
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 58
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
4.5. Mô hình ghép kênh DVB-H với hệ thống DVB-T
Trong hệ thống DVB-H, người ta đưa 3 mô hình ghép cho việc triển khai hệ
thống DVB-H cùng với hệ thống truyền hình kĩ thuật số mặt đất DVB-T đó là: ghép
kênh chung , ghép kênh phân cấp và hệ thống DVB-H dùng riêng.
ü Mô hình ghép kênh dùng chung: Luồng tín hiệu MPEG-2 của truyền hình
tiêu chuẩn cho phát DVB-T được ghép chung với luồng MPEG-4/AVC
IPE đầu ra đưa tới bộ điều chế và máy phát DVB-T. Đây là hệ thống phục
vụ đồng thời thiết đầu cuối DVB-T và DVB-H, nó phù hợp cho các doanh
nghiệp mới bắt đầu triển khai thêm dịch vụ DVB-H trên nền vật lý DVB-
T sẵn có của mình. Chỉ cần thay đổi trong máy phát bằng việc nâng cấp
cho các bit tín hiệu DVB-H và các bít nhận dạng ô phát DVB-H cùng với
thông tin TPS cho máy phát. Việc chia sẻ thức tế được hoàn thành ở mức
ghép kênh. DVB-H đưa ra đầy đủ tính linh hoạt cho việc chọn lựa một
đoạn trong kênh ghép cho các dịch DVB-H. Thành cấu thành DVB-H
chủ chốt trong mạng đó là bộ đóng gói IP. Nơi mà MPE của dữ liệu IP,
cắt lát thời gian và MPE-FEC được thực hiện. Hình 4-3 mô tả hệ thống
DVB-H chia sẻ dùng chung bộ ghép kênh với lớp vật lý của hệ thống
DVB-T.
Hình 4-3: Hệ thống ghép kênh chung với DVB-T
ü Mô hình ghép kênh phân cấp: Một dạng khác của hệ thống DVB-H chia
sẻ lớp vật lý với hệ thống DVB-T sẵn có. Đó là sừ dụng điều chế phân
cấp DVB-T, trong cấu hình này dịch vụ truyền hình dạng MPEG-2 của
DVB-T và các dịch vụ DVB-H IP sẽ được đưa vào đầu vào máy phát độc
lập nhau. Các dịch vụ DVB-H sẽ được gán quyền ưu tiên cao, do đó nó
tăng được độ chịu đựng, nâng cao chất lượng hơn đầu vào có quyền ưu
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 59
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
tiên thấp là dịch vụ DVB-T. Việc phân cấp trong quá trình điều chế này
giúp quản lý tốt hơn các dịch vụ triển khai nâng cao chất lượng cho việc
thu tín hiệu DVB-H trong môi trường di động.
Hình 4-4: Hệ thống ghép kênh phân cấp
ü Mô hình ghép kênh dùng riêng: Khi đầy một kênh ghép có thể được thu
cho DVB-H, thì sự tự do trong quy hoạch được tăng lên. Nếu thật sự cần
thiết, có thể chọn chế độ truyền dẫn mới 4K hay kiều đan xen sâu được
giới thiệu ở trong tiêu chuẩn mới nhất của DVB-T cho DVB-H. Đây là
mô hình phù hợp cho các doanh nghiệp triển khai dịch vụ truyền hình di
động mới hoàn toàn. Một mạng tiêu chuẩn được thiết kế cho một vài vùng
SFN, mối vùng sử dùng tần số chi ô của chúng kích cớ lớn nhất của một
vùng SFN phụ thuộc vào kích cỡ FFT, khoảng bảo vệ đặc tính địa lý
trong mạng nhưng thường thì nằm trong khoảng 10km. Mỗi vùng SFN có
lẽ một vài máy phát đồng bộ GPS hỗ trợ bởi một số bộ lặp trên kênh để
phủ một vài ô nhỏ. Độ lớn vùng yêu cầu trong một mạng DVB-H được
làm phẳng cao và cho phép tất cả công suất giao thoa từ một phân ô bị
giới hạn bởi kế hoạch sắp xếp ô phát từ máy phát chính được đồng bộ nên
cao hơn và công suất máy phát và chiều cao anten thấp hơn mạng DVB-T
truyền thống. Mạng đó được gọi SFN kín. Tất nhiên chi phí cho mạng sẽ
cao hơn mạng DVB-T thông thường, nhưng số lượng dịch vụ trong một
kênh ghép được tăng lên 10 lần.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 60
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
Hình 4-5: Mô hình mạng cung cấp DVB-H riêng biệt
4.6. Một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H
4.6.1. Một số máy phát DVB-H
a) Máy phát DVB-T/H Channelot 100
Hình 4-6: Máy phát Channelot 100
Channelot có trụ sở tại Tel Aviv, Isarel, hãng cung cấp các máy phát
truyền hình số DVB-T/H và các bộ lặp. Máy phát Channelot 100 do hãng cung cấp
tích hợp tất cả các chức năng cần thiết cho một trạm truyền dẫn công suất thấp DVB-
T/H
ü Giao diện viễn thông dây và vệ tinh cho đầu cuối mạng phân phối nội dung
* Đầu thu vệ tinh
- Tần số trung tần: 950 - 2150MHz
- Định dạng tín hiệu DVB-S
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 61
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
- Điều chế và mã hóa: tất cả tùy chọn của QPSK và 8-PSK
- Tốc bit: 4 – 90Mb/s
* Giao diện viễn thông
- Giao thức: MPEG over UDP hoặc RTP
- 100/1000 Ethernet cáp UTP, cáp quang, SDH qua cầu chuyển
Ethernet qua giao diện E3/T3
ü Tích hợp đầu thu GPS cho đồng bộ mạng SFN
* Đầu thu: 12 kênh
* Công suất ăng ten: 5V, 30mA DC
ü Bộ nhúng iSplicer đầu cuối quản lý nội dung tại chỗ
ü Bộ điều chế DVB-T/H
* Định dạng: DVB-T, DVB-H
* Cỡ FFT (chế độ điều chế OFDM): 2K, 4K, 8K
* Khoảng bảo vệ: 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
* Điều chế: QPSK, 16QAM, 64QAM
* Tỉ lệ mã chập: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8
* Điều chế phân cấp: α = 1, 2, 4
* Đan xen bên trong: riêng hoặc In-depth
* Tín hiệu TPS: DVB-T hoặc DVB-H
* Quản lý MFN: thích ứng tốc độ và tái lấy mẫu PCR
* Quản lý SFN: quá trình MIP và đồng bộ GPS
ü Đầu ra vô tuyến
* Băng tần hoạt động: 470 – 862MHz (UHF)
* Độ rộng băng thông: 5, 6, 7, 8MHz
* Công suất đầu ra 50W, 100W và 200W với thành phần thêm HPA
ü Đầu vào ASI: gồm 2 giao diện đầu vào ASI
ü Quản lý
* Cổng kết nối: 100 Base-T Ethernet hoặc WAN
* Giao thức: Web(HTTP) và SNMP
* Cung cấp khả năng quản lý từ xa hoặc tại chỗ, thêm tính năng backup và
copy cấu hình.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 62
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
b) Máy phát DVB-T/H MTD4000 series
Hình 4-7: Máy phát MTD4000 series
Máy phát DVB-T/H MTD4000 được cung cấp bởi EGATEL, Tây Ban
Nha. Nó được chia thành 2 phần: phần điều chế số và phần máy phát.
ü Điều chế số
* Đầu vào ASI
- Kích thước gói: 188/204 byte
- Tốc độ bit: 5 - 31.67Mb/s
* Điều chế
- Kích cỡ FFT (chế độ điều chế OFDM): 2K, 8K
- Tỉ lệ mã hóa: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8
- Khoảng bảo vệ: 1/32, 1/16, 1/8, 1/4
- Điều chế sóng mang con: QPSK, 16QAM, 64QAM
- Băng thông kênh: 6,7,8 MHz
- Tín hiệu TPS: DVB-T
* IF: 0 - 50MHz. (1Hz một bước)
* Đồng hồ và đồng bộ
- Đồng hồ nội :10Hz ± 1ppm
- Tham chiếu ngoài: 10Hz (BNC(f))
ü Máy phát
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 63
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
* Bộ xử lý tín hiệu trung tần
- Tần số trung tâm: 36.15MHz
- Băng thông: 8MHz (tùy chọn)
* Đầu ra sóng vô tuyến
- Loại tín hiệu: Kênh DVB-T
- Dải tần : 470 - 862 MHz (UHF)
- Công suất đầu ra cho mối kênh: 31W (đối với MTD4010) và 53W
(đối với MTD4050)
4.6.2. Thiết bị đầu cuối DVB-H
Như đã nói ở chương III máy đầu cuối DVB-H cần một số yêu cầu đặc thù vì
vậy hiện tại có khá ít nhà cung cấp sản xuất thiết bị đầu cuối cho phù hợp với công
nghệ DVB-H. Nokia là một trong nhà sản xuất điện thoại di động lớn trên thế giới, họ
cũng là nhà sản xuất dẫn đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn DVB-H vào thiết bị di
động của mình. Dưới đây là một số đầu cuối di động của Nokia hỗ trợ truyền hình di
động DVB-H:
ü Nokia N92
Hình 4-8: Điện thoại hỗ trợ truyền hình DVB-H Nokia N92
N92 là điện thoại đầu tiên tích hợp DVB-H trong dòng N của Nokia cho
phép xem chương trình TV. Người sử dụng có thể truy cập dễ dàng đến các kênh
truyền hình mà không phải ngồi trước TV, đặt thông báo khi có chương trình yêu
thích, lập danh sách và đăng ký thuê bao các gói kênh. Khả năng hoạt động của sản
phẩm được nâng cao đáng kể nhờ màn hình chống lóa QVGA 2,8 inch, 320 x 240, 16
triệu màu và một màn hình phụ 128 x 36, 65.536 màu.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 64
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
ü Nokia N77
Hình 4-9: Điện thoại di động Nokia N77
Sau thành công bước đầu của N92, một “kỉ nguyên” Mobile TV được mở
ra, đem lại một phương thức giải trí mới mẻ và tối ưu. Sự xuất hiện của Nokia N77
như một bằng chứng cho việc Nokia đang muốn chiếm lĩnh thị trường giải trí đa
phương tiện đầy tiềm năng này. Phần mềm MobileTV cài đặt sẵn trong máy và thử
nghiệm thực tế trên hạ tầng mạng O2 tại Anh cho thấy, khả năng streaming các kênh
TV rất tốt, độ quét dải tần từ 470-750 MHz, rộng hơn so với N92 và hiển thị sắc nét
trên màn hình 16 triệu màu, độ phân giải 240 x 320 pixels. Các hỗ trợ về thông tin
kênh, lịch chiếu được hiển thị đầy đủ, chi tiết và người sử dụng có thể chọn lựa chuyên
mục mình yêu thích, nắm bắt được thời gian theo dõi dễ dàng.
ü Nokia N96
Hình 4-10: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Nokia N96
Nokia N96 được giới thiệu với những đặc điểm chính nổi bật và lợi thế
của chiếc điện thoại tính năng xem truyền hình theo công nghệ DVB-H, video và
camera tốt hơn hẳn so với các dòng điện thoại đời trước. Cùng với đó là tính năng
nghe nhạc, kết nối internet, chơi game, GPS và thân thiện với người dùng. Khả năng
hoạt động của sản phẩm được nâng cao đáng kể nhờ màn hình chống lóa QVGA 2,8
inch, 320 x 240, 16 triệu màu cùng với việc hỗ trợ định dạng nén H263/SP,
H264/AVC, WMV9, hay như tính năng TV-out. Sự kết hợp giữa TV truyền thống với
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 65
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
điện thoại đa chức năng của dòng Nseries đã tạo ra một thiết bị N92. Thì nay N96 là
một bước phát triển mới kế tiếp sau sau hai dòng điện thoại đa phương tiện N77 và
N92 trước đó, đã sửa chữa một số khuyết điểm của các dòng máy đời trước để tạo cho
người dùng những tính năng ưu việt, chất lượng tuyệt hảo, hình ảnh sắc nét âm thanh
trung thực như camera 5 Mps, màn hình cảm ứng... Đặc biệt điện thoại còn có tính
năng TV-out nên người dùng có thể kết nối N96 với các thiết bị hiển thị khác (như
màn hình LCD trên ô tô, màn hình TV,...) để có thể xem những chương trình TV trên
những màn hình này với chất lượng hình ảnh khá sắc nét.
Mới đây hai đối thủ kình địch trên thị trường điện thoại di động toàn cầu
Samsung và Nokia công bố kế hoạch hợp tác với nhau để thúc đẩy sự phát triển của
công nghệ truyền hình di động DVB-H. Nokia và Samsung cam kết cũng nhau thúc
đẩy sự phát triển và ứng dụng công nghệ OMA Broadcast Enabler (OMA BCAST) -
công nghệ hỗ trợ và bảo mật nội dung số đồng nhất thông qua các lớp truyền tải số
khác nhau. Lớp công nghệ này bao gồm trong nó cả công nghệ DVB-H, 3GPP hay
3GPP2
Và sản phẩm đầu tiên mà Samsung giới thiệu với người tiêu dùng của thì
phần truyền hình di động DVB-H đó là Samsung SGH-P900.
Hình 4-11: Điện thoại di động hỗ trợ DVB-H Samsung SGH-P900
SGH-P960 cho phép người dùng có thể xem những chương trình TV với
màn hình DNIe 2,6”, 262 nghìn màu hiển thị. Giống như các điện thoại của Nokia,
chiếc điện thoại này cũng có tính năng tạm dừng xem TV khi có điện thoại tới hay đặt
lịch ghi lại chương trình mà mình yêu thích khi có sự cho phép của nhà cung cấp dịch
vụ. Với kích thước màn hình 240x320 pixel, cùng với pin 1200 mAh hỗ trợ thời gian
xem truyền hình liên tục trong 5 giờ. Ngoài ra với đặc điểm TV-out nên người dùng có
thể kết nối P960 với các thiết bị hiển thị khác (như màn hình LCD trên ô tô, màn hình
TV,...) để có thể xem những chương trình TV trên những màn hình này.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 66
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 4:Ứng dụng OFDM trong DVB-H
4.7. Kết luận chương IV
Chương IV này đã xem xét được phần phổ tần hoạt động của công nghệ DVB-H
và cách thức cụ thể trong điều chế nội dung DVB-H. Đó là kí thuật điều chế COFDM.
Phân tích các chế độ điều chế OFDM trong DVB-H, các chế độ điều chế này phù hợp
với từng dạng triển khai hệ thống máy phát của hệ thống DVB-H. Các hệ thống DVB-
H được triển khai theo 3 mô hình ghép kênh, các mô hình này có nhưng đặc điểm
riêng, nó phù hợp với từng yêu cầu cụ thể của từng nhà cung cấp dịch vụ. Qua chương
này em xin giới thiệu một số máy phát và thiết bị đầu cuối DVB-H phổ biến của Nokia
và Samsung.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 67
Đồ án tốt nghiệp đại học Kết luận
KẾT LUẬN
Đề tài đã xem xét về các công nghệ truyền hình số di động mặt đất phổ biến trên
thế giới hiện nay, đó là T-DMB, Media FLO, 3G, DVB-H. Trong đó công nghệ DVB-
H có những ưu điểm nổi trội của nó đã và đang được đưa vào sử dụng rộng ra ở nhiều
vùng trên thế giới như châu Âu, Bắc Mỹ. Và ở Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ
này cho dịch vụ truyền hình di động của VTC, tuy nhiên số lượng người dùng còn hạn
chế do giá cước còn cao và khả năng hỗ trợ đa chủng loại thiết bị đầu cuối.
Ngoài ra đề tài cũng xem xét tới kí thuật điều chế OFDM, một kĩ thuật có nhiều
ưu điểm và được ứng dụng khá nhiều trong các hệ thống truyền thông vô tuyến băng
rộng hiện nay. Các công nghệ truyền hình di động về bản chất đều là các hệ thống vô
tuyến băng rộng, việc được áp dụng kĩ thuật điều chế OFDM mang lại nhiều ưu điểm
như tiết kiệm băng tần, nâng cao khả năng và chất lượng kênh. Hệ thống truyền hình
di động mặt đất DVB-H áp dụng OFDM trong điều chế. Khả năng ứng dụng cũng như
tính thực tiễn của đề tài ở Việt Nam là khá cao. DVB-H thực hiện điều chế theo kĩ
thuật COFDM, nó có thêm các bộ mã hóa và sửa lỗi cho nội dung. Và ở Việt Nam
hiện nay hệ thống truyền hình số di động mặt đất DVB-H của VTC đang triển khai
phát chung tín hiệu với hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T trên cùng lớp vật lý.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài đó là nghiên cứu sâu hơn về phần mã hóa trong
điều chế và cách thức phát chung với hệ thống DVB-T sẵn có.
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 68
Đồ án tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Amitabh Kumar, “Mobile TV: DVB-H, DMB, 3G Systems and Rich Media
Applications”, Focal Press, Elsevier - 2007
[2] Gerard Faria, Jukka A.Henriksson, Erik Stare, Pekka Talmola “DVB-H:
Digital Broadcast Services to Handheld Devices”, IEEE, 2006
[3] ETSI EN 302 304 V1.1.1, “Digital Video Broadcasting (DVB); Transmission
System for Handheld Terminals (DVB-H)”, 11/2004
[4] DVB Technical Module, System comparison T-DMB vs DVB-H, 2006
[5] “DMB Digital Multimedia Broadcasting”, SAMSUNG
[6] DVB Fact Sheet, Broadcasting to Handhelds - The Global Technology
Standard for Mobile Television, 08/2008
[7] Phạm Quốc Hùng Luận văn tốt nghiệp-Đề tài: “Công nghệ OFDM và ứng
dụng trong truyền hình số mặt đất”, Trương đại học Kĩ thuật công nghệ thành phố Hồ
Chính Minh , 08/2003
[8] Nguyễn Văn Đức, “Bộ sách Kĩ thuật thông tin số Tập 2 Lý thuyết và các ứng
dụng của Kĩ thuật OFDM”, Khóa Điện Tử Viễn Thông, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội, 2006
[9] TS. Phạm Đắc Bi, KS. Lê Trọng Bằng, KS. Đỗ Anh Tú, “Các đặc điểm cơ
bản máy phát DVB-T”
[10] TS. Nguyễn Quý Sỹ, “Công nghệ truyền hình di động nào cho nhà khai thác
truyền hình quảng bá”, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2008
[11] Tài liệu trên internet
* www.channelot.com;
* www.egatel.es;
* www.mobiletv.nokia.com;
* mobiletv.vtc.vn
* www.dvb-h.org
Nguyễn Danh Quang, HCD06VT1 69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_ung_dung_ghep_kenh_ofdm_trong_dvb_h.pdf