BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ
MINH KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ
THỐNG AUDIO KĨ THUẬT SỐ
GVHD: ThS. Nguyễn Trường Duy
SVTH: Đỗ Hồng Phúc MSSV:13141239
Hoàng Gia Huy MSSV: 13141112
Tp. Hồ Chí Minh – 12/2019
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.
152 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Thiết kế và thi công hệ thống Audio kĩ thuật số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH
KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ
THỐNG AUDIO KĨ THUẬT SỐ
GVHD: ThS. Nguyễn Trường Duy
SVTH: Đỗ Hồng Phúc MSSV: 13141239
Hoàng Gia Huy MSSV: 13141112
Tp. Hồ Chí Minh – 12/2019
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o----
Tp. HCM , ngày 3 tháng 12 năm 2019
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Đỗ Hồng Phúc MSSV: 13141239
Họ tên sinh viên 2: Hoàng Gia Huy MSSV: 13141112
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 01
Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1
Khóa: 2013 Lớp : 13141DT
I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG HI-END AUDIO KĨ
THUẬT SỐ
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
- Sử dụng Raspberry Pi 3 Model B 1.2v để làm bộ music server chạy hệ điều hành
Volumio.
- Tín hiệu số chất lượng cao được sử dụng trong hệ thống là các file nhạc chuẩn
Lossless, Hi-res audio, DSD được Rip từ CD, DVD, SACD và một số là mua trực
tuyến.
- Module DAC pifi 2 để làm bộ giải mã âm thanh kĩ thuật số chất lượng cao và xuất
tín hiệu đã qua xử lý.
- Bộ Aduino làm bộ điều khiển module PT2315 làm bộ chỉnh âm sắc cho tín hiệu
lấy từ DAC.
- Bộ khuếch đại công suất dùng chipamp KIA6210 lấy tín hiệu đã qua xử lý và xuất
tín hiệu ra loa.
- Loa Victor toàn dải T150D dùng để phát âm thanh cho hệ thống.
2. Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu về raspberry, arduino.
- Tìm hiểu hệ điều hành Volumio
- Nghiên cứu các kiến thức liên quan đến Audio, các chuẩn nhạc( nhạc số & tương
tự),thiết kế mạch khuếch đại công suất, thiết kế của thùng loa, các cách chống
nhiễu cho hệ thống âm thanh, kiến thức bao quát về cách bố trí hệ thống audio, xử
lý phòng nghe (tán âm, tiêu âm, basstrap,vv).
- Tìm hiểu về các module DAC pifi, LCD 16x2, pt2315, cảm biến chạm.
- Tiến hành thiết kế các thành phần ban đầu của hệ thống.
- Tiến hành thiết kế sơ đồ nguyên lý cho từng module trong hệ thống.
- Tiến hành thiết kế PCB cho từng module.
- Lập trình kết nối điều khiển.
- Chạy thử nghiệm hệ thống.
ii
- Cân chỉnh và hoàn thiện hệ thống.
- Viết báo cáo.
- Báo cáo đề tài tốt nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2019
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Duy
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
iii
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o----
Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2018
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Đỗ Hồng Phúc MSSV: 13141239
Hoàng Gia Huy MSSV: 13141112
Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG HI-END AUDIO KĨ THUẬT
SỐ
Xác nhận
Tuần/ngày Nội dung
GVHD
Tuần 1 Gặp giáo viên hướng dẫn, nhận đề tài đồ án tốt
(19/8 – 25/8) nghiệp.
Tuần 2 Tìm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và thực
(26/8 – 1/9) hiện đề tài, viết đề cương đồ án tốt nghiệp.
Tuần 3 Thiết kế sơ đồ khối, tìm tài liệu, nghiên cứu đề
(2/9 – 8/9) tài.
Tuần 4 Cài đặt các công cụ hỗ trợ lập trình điều khiển
(9/9 – 15/9) để thực hiện đề tài.
Tuần 5 Cài đặt phần mềm, cấu hình volumio trên
(16/9 – 22/9) raspi3, tìm nguồn nhạc số demo, làm mạch
demo module PT2315.
Tuần 6,7,8,9 Lập trình điều khiển Module PT2315, điều
(23/9 – 20/10) chỉnh tăng giảm được volume, bass, treble bằng
Arduino Uno.
Tuần 10 Tiến hành vẽ mạch KIA6210, mạch nguồn 12v
(21/10 – 27/10) cho KIA6210, mạch nút nhấn 3 phím cảm ứng,
mạch hoàn thiện module Arduino + PT2315 +
connector (audio processor) hoàn chỉnh.
Tuần 11 Tiến hành thi công các module nguồn, module
(28/10 – 3/11) audio processor, module nút nhấn, đặt mạch in 2
lớp cho module KIA6210.
Tuần 12 Tiến hành kết nối các module vào hệ thống, test
(4/11 – 10/11) chạy thử tất cả trên hệ thống.
Tuần 13,14 Có lỗi phát sinh trong hệ thống nên phải tiến
(11/11 – 24/11) hành tìm lỗi và khắc phục lỗi kèm tinh chỉnh hệ
thống.
Tuần 15 Lấy kết quả thực nghiệm viết đề cương cho báo
(25/11 – 1/12) cáo.
Tuần 16,17 Viết báo cáo tốt nghiệp.
(2/12 – 15/12)
Tuần 18 Chỉnh sửa, kiểm tra lần cuối và nộp quyển báo
(16/12 – 20/12) cáo.
iii
Tuần 19 Báo cáo đồ án tốt nghiệp.
(21/12 – 26/12)
GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
iv
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là do nhóm đồ án tự thực hiện dựa vào một số tài liệu và công trình
nghiên cứu, không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Nếu có sao chép
nhóm đồ án hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện đề tài
Đỗ Hồng Phúc Hoàng Gia Huy
iv
LỜI CẢM ƠN
“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống mang giá trị
nhân văn vô cùng quý báu mà từ xưa đến nay ông cha ta đã răng dạy và gìn giữ cho đến
tận ngày hôm nay. Chính vì lẽ đó mà nhóm nghiên cứu luôn luôn vô cùng tỏ lòng biết ơn
chân thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ nhóm tận tình trong thời gian qua để hoàn
thành tốt đề tài đồ án tốt nghiệp “Thiết kế và thi công hệ thống Hi-end audio kĩ thuật
số”. Và điều vô cùng đặc biệt hơn mà không thể không nhắc đến đó là sự hướng dẫn vô
cùng tận tình của Thầy ThS.Nguyễn Trường Duy và các Thầy Cô trong bộ môn Điện Tử
Công Nghiệp – Y Sinh đã giúp đỡ hết sức nhiệt tình nhóm trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành đề tài được giao. Quả đúng với câu “Không Thầy đố mày làm nên”. Vì
thế, trong lời đầu tiên của cuốn báo cáo đồ án tốt nghiệp này, Nhóm muốn dành lời cảm
ơn chân thành sâu sắc đến Thầy ThS.Nguyễn Trường Duy và các Thầy Cô trong bộ môn
Điện Tử Công Nghiệp – Y Sinh của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ
Chính Minh. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng thể hiện sự biết ơn đối với các bạn cùng
lớp đã góp ý kiến xây dựng đề tài được hoàn thiện hơn.
Không thể quên được, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến những đấng sinh
thành dưỡng dục đã luôn hỗ trợ, động viên và cũng là niềm động lực lớn lao để nhóm có
thể hoàn thành tốt đề tài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng nhóm sẽ khó tránh khỏi những lúc làm các
Thầy Cô, các bạn phiền lòng. Kính mong quý Thầy Cô, cùng các bạn lượng thứ bỏ qua.
Với vốn kiến thức hạn hẹp cùng kinh nghiệm sống ít ỏi của mình thì chắc chắn trong bài
báo cáo sẽ có những sai lầm thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất làm thứ lỗi và mong nhận
được những chỉ dạy, đóng góp vô cùng quý báu của quý Thầy cô cùng các bạn để nhóm
có thể hoàn thiện tốt đề tài hơn nữa.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
Đỗ Hồng Phúc Hoàng Gia Huy
v
MỤC LỤC
Trang bìa ........................................................................................................................ i
Nhiệm vụ đồ án ............................................................................................................. ii
Lịch trình ..................................................................................................................... iii
Cam đoan .................................................................................................................... iv
Lời cảm ơn .................................................................................................................... v
Mục lục ........................................................................................................................ vi
Liệt kê hình vẽ ............................................................................................................. ix
Liệt kê bảng vẽ xi
Tóm tắt ....................................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 2
1.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3.1. Kết nối thiết bị ........................................................................................... 2
1.3.2. Tiến hành xử lý ban đầu ............................................................................ 2
1.3.3. Tiến hành thiết kế ...................................................................................... 2
1.3.4. Thi công kết nối các thiết bị ...................................................................... 3
1.3.5. Hoàn thiện sản phẩm ................................................................................. 3
1.3.6. Viết báo cáo ............................................................................................... 3
1.4. Giới hạn .............................................................................................................. 3
1.5. Bố cục ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 5
2.1 Giới thiệu về hệ thống Hi-end Audio kĩ thuật số ............................................... 5
2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 5
2.1.2. Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực Audio ............................................. 9
2.1.3. Các chuẩn âm thanh trong Audio ...................................................... 16
2.1.4. Các kiến thức về xử lý âm học trong phòng nghe .............................. 27
2.2 Hệ điều hành Volumio và khái niệm về Music Server .................................... 30
2.2.1 Hệ điều hành Volumio ............................................................................. 30
2.2.2 Ngôn ngữ Python ..................................................................................... 32
2.2.3. Music Server ........................................................................................... 34
2.2.4. Lý thuyết về thùng loa ............................................................................ 37
2.2.5. Âm thanh Hi-End .................................................................................... 44
2.3 Giới thiệu phần cứng ........................................................................................ 45
2.3.1. Raspberry Pi 3 Model B V1.2 ................................................................. 45
2.3.2. Module DAC Pifi V2.0 ........................................................................... 48
2.3.3. LCD 16x2................................................................................................ 49
2.3.4. Module I2C ............................................................................................. 51
2.3.5. Arduino Uno ........................................................................................... 53
2.3.6. IC Audio Processor PT2315 ................................................................... 55
2.3.7. Module cảm biến chạm TTP223 ............................................................. 58
2.3.8. IC khuếch đại âm tần KIA6210 .............................................................. 59
2.3.9. Loa toàn dải 12cm ................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ. ................................................ 62
3.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 62
3.2 Tính toán và thiết kế hệ thống ........................................................................... 63
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống .................................................................... 63
3.2.2 Tính toán và thiết kế hệ thống .................................................................. 65
3.2.2.a Khối nguồn phát và giải mã .......................................................... 66
3.2.2.b Khối tiền khuếch đại ..................................................................... 68
3.2.2.c Khối khuếch đại công suất ............................................................ 79
3.2.2.d Khối nguồn .................................................................................... 83
3.2.2.e CNC vỏ hoàn thiện ....................................................................... 85
3.6 Thiết kế thùng loa toàn dải 12cm ........................................................ 86
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ...................................................... 89
4.1 Giới thiệu. .......................................................................................................... 89
4.2 Thi công hệ thống .............................................................................................. 89
4.2.1. Tiến hành vẽ PCB và thi công mạch nguồn 13VDC ............................... 89
4.2.2. Tiến hành vẽ PCB mạch tiền khuếch đại ................................................. 91
4.2.3. Tiến hành vẽ PCB mạch khuếch đại ........................................................ 92
4.2.4. Tiến hành kết nối các module trong hệ thống ......................................... 94
4.3 Đóng khung thành phẩm..................................................................................... 97
4.4 Lập trình hệ thống ............................................................................................... 98
ii
4.4.1 Lưu đồ chương trình mạch tiền khuếch đại ............................................. 98
4.4.2 Phần mềm lập trình ................................................................................ 110
4.5 Tài liệu hướng dẫn sử dụng, thao tác ............................................................... 114
4.5.1. Tài lieueh hướng dẫn sử dụng ............................................................... 114
4.5.2 Quy trình thao tác ................................................................................... 114
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ............................... 120
5.1 Kết quả sản phẩm ............................................................................................ 120
5.1.1. Demo bằng nhạc số chất lượng cao ....................................................... 120
5.1.2 Điều chỉnh phù hợp cho mỗi thể loại nhạc ............................................. 121
5.2 Nhận xét đánh giá chung .................................................................................. 121
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ......................... 122
6.1 Kết luận . ........................................................................................................... 122
6.2 Hướng phát triển ............................................................................................... 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 124
PHU LỤC ........................................................................................................ 126
iii
LIỆT KÊ HÌNH VẼ
Hình Trang
Hình 2.1: Một hệ thống chơi nhạc số hiện đại .............................................................. 8
Hình 2.2: Đồ thị dao động của âm "A" ......................................................................... 11
Hình 2.3: Các thiết bị cần cho quá trình thu âm .......................................................... 13
Hình 2.4: Tín hiệu âm thanh Mono ............................................................................... 15
Hình 2.5: Âm thanh Stereo ............................................................................................ 15
Hình 2.6: Hệ thống loa 5.1 ........................................................................................... 16
Hình 2.7: Tiến trình lượng tử hoá ................................................................................. 22
Hình 2.8: PCM .............................................................................................................. 23
Hình 2.9: biểu đồ dạng sóng PCM ............................................................................... 24
Hình 2.10: So sánh DSD với PCM ............................................................................... 27
Hình 2.11: Cấu trúc hệ điều hành Volumio .................................................................. 32
Hình 2.12: Một thiết bị Music server hãng Nativ ......................................................... 35
Hình 2.13: Một danh sách nhạc trên Music server ....................................................... 36
Hình 2.14: Hệ thống có sử dụng Music server.............................................................. 37
Hình 2.15: Thùng loa toàn dải ...................................................................................... 38
Hình 2.16: Kích thước đóng thùng sẽ được tính toán theo công thức 2.4 .................... 39
Hình 2.17: Loa Treble ................................................................................................... 40
Hình 2.18: Loa Mid ....................................................................................................... 41
Hình 2.19: Loa Bass ...................................................................................................... 42
Hình 2.20: Loa toàn dải ................................................................................................. 43
Hình 2.21: Mặt trước của board Raspberry Pi3 Model B ............................................. 45
Hình 2.22: Sơ đồ thành phần chính của Raspberry Pi3 Model B ................................. 47
Hình 2.23: Sơ đồ chân GPIO Raspberry Pi3 ................................................................. 48
Hình 2.24: Module DAC Pifi ........................................................................................ 49
Hình 2.25: LCD 16x2 .................................................................................................... 50
Hình 2.26: Module I2C ................................................................................................. 51
Hình 2.27: Kết nối thiết bị vào bus I2C ở chế độ chuẩn (Standard mode) và chế độ nhanh
(Fast mode) .................................................................................................................... 52
Hình 2.28: Hoạt động của SDA, SCL khi truyền nhận dữ liệu ..................................... 52
Hình 2.29: Module Arduino Uno .................................................................................. 54
Hình 2.30: Phần mềm biên dịch Arduino IDE .............................................................. 55
Hình 2.31: Chip PT2315 ............................................................................................... 56
viii
Hình 2.32: Sơ đồ chân IC PT2315 ................................................................................ 57
Hình 2.33: Cảm biến chạm TTP223 ............................................................................. 58
Hình 2.34: IC khuếch đại KIA6210 .............................................................................. 59
Hình 2.35: Sơ đồ cấu tạo và kết nối của IC KIA6210 .................................................. 60
Hình 2.36: Loa toàn dải và loa treble ............................................................................ 61
Hình 3.1: Sơ đồ khối hệ thống ...................................................................................... 63
Hình 3.2: Sơ đồ kết nối hệ thống .................................................................................. 65
Hình 3.3: Vị trí chân kết nối giữa Raspberry Pi3 và DAC Pifi..................................... 67
Hình 3.4: Sau khi đã kết nối DAC Pifi với Raspberry Pi3 ........................................... 68
Hình 3.5: Sơ đồ khối module tiền khuếch đại ............................................................... 68
Hình 3.6: Sơ đồ kết nối bộ tiền khuếch đại ................................................................... 69
Hình 3.7: Hình mặt trước của Arduino Uno R3 ............................................................ 71
Hình 3.8: Hình mặt sau của Arduino Uno R3 ............................................................... 71
Hình 3.9: Hình chỉ ra 2 chân giao tiếp I2C theo thư viện Wire.h ................................. 72
Hình 3.10: Hình mặt trước (trái) và mặt sau (phải) của module TTP223 ..................... 72
Hình 3.11: Kết nối của khối nút nhấn với khối xử lý trung tâm ................................... 73
Hình 3.12: Mạch PT2315 .............................................................................................. 74
Hình 3.13: 2 chân giao tiếp I2C của mạch PT2315 với vi điều khiển .......................... 74
Hình 3.14: Module I2C ................................................................................................. 77
Hình 3.15: Cách kết nối module I2C với lcd và board Arduino Uno R3 ..................... 79
Hình 3.16: Cấu trúc bên trong của chip KIA6210 ........................................................ 81
Hình 3.17: Đồ thị của độ khuếch đại ............................................................................ 82
Hình 3.18: Đồ thị công suất ngõ ra của chip KIA6210................................................. 82
Hình 3.19: Nguồn cho Raspberry Pi3 ........................................................................... 83
Hình 3.20: Adapter 5VDC 2A ...................................................................................... 84
Hình 3.21: Biến áp xuyến 10VAC 5A .......................................................................... 85
Hình 3.22: Loa toàn dải 12cm ....................................................................................... 86
Hình 3.23: Đáp tuyến tần số của loa toàn dải 12cm .................................................... 86
Hình 3.24: Thiết kế thùng loa ma trận (Horn) .............................................................. 87
Hình 3.25: Loa Treble 5cm ........................................................................................... 88
Hình 3.26: Đáp tuyến tần số loa Treble 5cm ................................................................ 88
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn 13VDC .......................................................... 89
Hình 4.2: Sơ đồ đi dây PCB mạch nguồn 13VDC ........................................................ 90
Hình 4.3: Mặt trước và mặt sau của module nguồn 13VDC ........................................ 90
ix
Hình 4.4: Sơ đồ nguyên lý mạch tiền khuếch đại ......................................................... 91
Hình 4.5: Sơ đồ đi dây PCB mạch tiền khuếch đại ....................................................... 92
Hình 4.6: Mặt trên và dưới của module tiền khuếch đại ............................................... 92
Hình 4.7: Sơ đồ nguyên lý mạch KIA6210 ................................................................... 93
Hình 4.8: Sơ đồ đi dây PCB mạch KIA6210 ................................................................ 93
Hình 4.9: Mạch in trước và sau khi thi công mạch KIA6210 ....................................... 94
Hình 4.10: Kết nối biến áp xuyến với mạch nguồn 13VDC ......................................... 94
Hình 4.11: Kết nối module nút nhấn, LCD với mạch tiền khuếch đại ......................... 95
Hình 4.12: Cố định module LCD, nút nhấn cảm ứng lên mặt trước khung.................. 95
Hình 4.13: Khoan, cố định các module lên giá đỡ và kết nối hệ thống ........................ 96
Hình 4.14: Cố định ổ cắm EMI, Jack bắp chuối cắm loa ở mặt sau khung .................. 96
Hình 4.15: Kết nối loa bằng jack bắp chuối , kết nối ổ cứng chứa nhạc bằng cổng USB
phía sau thiết bị ............................................................................................................. 97
Hình 4.16: Hoàn thiện thành phẩm ............................................................................... 97
Hình 4.17: Lưu đồ chương trình chính ......................................................................... 98
Hình 4.18: Lưu đồ chương trình con kiểm tra nút nhấn mode ..................................... 99
Hình 4.19: Lưu đồ chương trình con kiểm tra nút nhấn up ......................................... 100
Hình 4.20: Lưu đồ chương trình con kiểm tra nút nhấn down ..................................... 102
Hình 4.21: Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass 1 đơn vị
hoặc gán loudlessFunction=0x40 .................................................................................. 104
Hình 4.22: Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass 3 đơn vị
hoặc gán loudlessFunction=0x40 .................................................................................. 104
Hình 4.23: Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass 1 đơn vị
hoặc loudlessFunction=0x44 ......................................................................................... 106
Hình 4.24: Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass 3 đơn vị
hoặc gán loudlessFunction=0x44 .................................................................................. 106
Hình 4.25: Lưu đồ chương trình con giới hạn giá trị biến volume, treble, bass ........... 108
Hình 4.26: Lưu đồ chương trình con truyền dữ liệu tới chip PT2315 .......................... 109
Hình 4.27: Giao diện phần mềm Arduino IDE ............................................................. 110
Hình 4.28: Mô tả các lệnh của Arduino IDE ................................................................ 111
Hình 4.29: Vùng thông báo của Arduino IDE .............................................................. 112
Hình 4.30: Chọn đúng loại board Arduino Uno để nạp code ....................................... 112
Hình 4.31: Chọn cổng kết nối với board Arduino Uno R3 ........................................... 113
Hình 4.32: Gõ lệnh mở cổng giao tiếp giữa máy tính với board Arduino Uno ............ 113
Hình 4.33: Nhập mật khẩu để mở cổng kết nối bằng quyền admin. ............................. 113
Hình 4.34: Mở cổng kết nối thành công ....................................................................... 115
x
Hình 4.35: Bật công tắc ở mặt phía trước ..................................................................... 115
Hình 4.36: Giao diện Volumio ...................................................................................... 116
Hình 4.37: Giao diện thư viện nhạc .............................................................................. 117
Hình 4.38: Chế độ điều khiển Volume ......................................................................... 117
Hình 4.39: Chế độ điều khiển Treble ............................................................................ 118
Hình 4.40: Chế độ điều khiển Bass ............................................................................... 118
Hình 4.41: Chế độ điều khiển Loudness ....................................................................... 119
xi
LIỆT KÊ BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1: Các kiểu mã thường dùng ............................................................................... 33
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật của Rasberry Pi3 Model B ................................................ 45
Bảng 2.3: Thông số kĩ thuật của Arduino ....................................................................... 54
Bảng 2.4: Bảng chức năng mỗi chân trong PT2315 ....................................................... 57
Bảng 2.5: Giá trị cực đại của IC KIA6210 ...................................................................... 60
Bảng 3.1: Cách chọn trạng thái cho ngõ ra nút nhấn cảm ứng ...................................... 73
Bảng 3.2: Hình mô tả bảng sự thật để điều chỉnh VOLUME ........................................ 76
Bảng 3.3: Hình mô tả bảng sự thật để điều chỉnh TREBLE, BASS .............................. 76
Bảng 3.4: Hình mô tả bảng sự thật để điều chỉnh LOUDNESS .................................... 77
Bảng 3.5: Bảng giá trị địa chỉ tùy chọn của Module I2C78
Bảng 3.6: Thông số về điện áp của chip KIA6210 ........................................................ 80
TÓM TẮT
Đề tài này tạo ra một hệ thống Hi-end audio được sử dụng để chơi những bản
nhạc số chất lượng cao trong thời đại công nghệ số hóa và tốc độ đọc ghi những bản
nhạc ngày càng hiện đại. Loại dữ liệu nhạc chất lượng cao yêu cầu phải có một
phần cứng đáp ứng được dải tần số và phát huy hết khả năng của nó. Đề tài hướng
đến xu hướng chơi nhạc số dần thay thế những CD, SACD,cassette, băng cối, đĩa
than vì tính tiện dụng, dễ lưu trữ, không bị hư hỏng theo thời gian và đặc biệt là
chất lượng có thể cao hơn nhiều so với CD và tiệm cận Analog.
Nhóm nghiên cứu sử dụng raspberry làm máy tính để chạy hệ điều hành cho
music server và tích hợp một bộ DAC Pcm để giải mã nhạc số. Phần preamp nhóm
nghiên cứu và chế tạo bộ điều chỉnh âm sắc theo ý thích của chủ nhân thiết bị được
điều khiển bởi Aduino, nút nhấn cảm ứng sẽ làm nhiệm vụ thay cho các volume cơ
truyền thống và sẽ tránh hư hỏng do cơ cấu xoay cơ học. Thiết bị có trang bị một
màn hình LCD để hiển thị các thông số khi điều chỉnh cho người sử dụng. Quan
trọng nhất là bộ khuếch đại, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chipamp KI... Ngày nay các loại hình của âm thanh analog vẫn được lưu trữ và phát triển
như đĩa than, băng cối, cassette và các thiết bị đọc chúng. Vì tính mộc mạc, chân thật
và có tính chất cổ xưa nên giá trị của chúng khá cao so với một thiết bị phát và giải
mã số hiện giờ.
b. Âm thanh số (Digital)
Âm thanh số là công nghệ được sử dụng để ghi chép, lưu trữ, tạo ra, tái tạo âm
thanh bằng cách sử dụng các tín hiệu âm thanh mà chúng đã được mã hóa dưới dạng
số cụ thể ở đây là số 0 và 1.
Hệ thống âm thanh kỹ thuật số cho phép thao tác nén, lưu trữ, xử lý và truyền
tải âm thanh dễ dàng, thuận lợi. Tín hiệu này có thể ghi lại, chỉnh sửa và thay đổi sử
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 18
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
dụng. Với âm thanh kỹ thuật số chúng ta có thể thực hiện nhiều bản sao mà không
ảnh hưởng chất lượng.
Lịch sử phát triển của âm thanh digital
Do những tiến bộ đáng kể trong khoa học kỹ thuật âm thanh digital xuất hiện
để khắc phục những nhược điểm của âm thanh analog. Những năm 1970 nó được biết
đến và dần trở nên phổ biến. Trong nhiều lĩnh vực ghi âm và sản xuất âm thanh công
nghệ digital được sử dụng nhiều tiêu biểu như việc in phát hành băng đĩa được thay
bằng ghi âm kỹ thuật số. Năm 1990 và 2000 âm thanh digital được dùng nhiều trong
viễn thông.
Công nghệ âm thanh kỹ thuật số được sử dụng vào việc ghi âm, sản xuất và
phân phối âm nhạc phổ biến vào năm 2010. Từ đây việc phân phối các sản phẩm âm
nhạc trở nên dễ dàng và rẻ hơn rất nhiều so với âm thanh analog. Và cho đến nay âm
thanh kỹ thuật nói riêng và công nghệ kỹ thuật số nói chung số đã trở nên phổ biến
và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực không chỉ âm nhạc giải trí.
Ưu nhược điểm của âm thanh digital
- Ưu điểm
So với tín hiệu analog thì tín hiệu số có nhiều ưu điểm tiêu biểu như:
Có thể lưu giữ và xử lý thông tin dễ dàng. Khi đã ghi âm một bài hát chúng ta
có thể tiến hành sửa đổi, xử lý bất cứ lỗi nào để nó hay hơn, hợp với người
nghe hơn.
Việc lưu trữ âm thanh đa dạng có thể trên đĩa Cd, máy nghe nhạc, ổ đĩa, usb
hoặc một thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số nào đó.
Người ta có thể nén âm thanh để làm giảm kích thước tập tin và có thể xem,
nghe trực tiếp trên các thiết bị như điện thoại, máy tính
Việc sao chép thông tin dễ dàng không bị giới hạn số lần thao tác và không
ảnh hưởng chất lượng âm thanh.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 19
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Nhờ việc lưu giữ dễ dàng gọn nhẹ nên việc phân phối âm thanh nói chung và
âm nhạc nói riêng dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn qua internet. Trước đó
người ta phân phối âm nhạc bằng cách bán các bản bản sao vật lý như băng
đĩa
Âm thanh kỹ thuật số được giữ nguyên gốc
Âm thanh digital đã được loại bỏ tất cả tạp âm
Âm thanh digital không bị biến dạng
- Nhược điểm
Âm thanh, tín hiệu dễ bị tổn thất do ở dạng số. Tín hiệu âm thanh sẽ bị ảnh
hưởng dù chỉ mất vài byte thôi.
Hệ thống xử lý âm thanh digital hiện đại và phức tạp do đó tốn kém kinh phí
đầu tư hơn.
Âm thanh digital là kết quả của bước tiến công nghệ thể hiện lợi thế nổi trội
nhất là trong việc lưu giữ, xử lý và sao chép thông tin.
Nhiều người thắc mắc liệu trong tương lai âm thanh digital có thay thế cho âm
thanh analog hay không. Tuy nhiên mỗi loại có một ưu và nhược điểm riêng
nên sẽ song song tồn tại. Các bạn sẽ vẫn được thưởng thức âm nhạc theo những
cách khác nhau tùy thuộc vào sở thích.
.
c. Các định dạng nhạc số
Sự phát triển của công nghệ và thiết bị di động hiện nay đang từng bước biến
nhạc số trở thành một loại hình lưu trữ tiện lợi không thể thiếu. Chúng ta hãy cùng
điểm sơ qua về các mốc phát triển của nhạc số và các định dạng của chúng.
Các mốc ngoặt tiêu biểu
Năm 1976: Tiến sĩ Stockham (Soundstream) ứng dụng bản ghi âm số 16-bit
đầu tiên.
Năm 1981: Philips cho ra đời CD, IBM giới thiệu máy tính 16-bit.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 20
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Năm 1982: Sony giới thiệu bộ chuyển đổi PCM-F1 14-bit và 16-bit cho VCR,
đồng thời cũng công bố đầu đọc CD đầu tiên Model CDP-101.
Năm 1983: Cáp quang lần đầu tiên được ừng dụng trong trung chuyển tín hiệu
âm thanh ở khoảng cách xa, từ New York đến Washington D.C.
Năm 1990: Dolby công bố giải pháp âm thanh vòm 5.1 cho rạp hát gia đình.
Năm 1996: kỹ thuật ghi âm 24-bit/96kHz ra đời.
Năm 1997: Đĩa DVD-Video hỗ trợ âm thanh 6 kênh ra đời.
Năm 1999: Sony và Philips bắt tay nghiên cứu định dạng DSD
Công nghệ PCM (Pulse code modulation)
PCM là một áp dụng trực tiếp chuyển đổi A/D.
Giả sử biên độ của mỗi xung trong một hệ PAM thì được làm tròn đến một mức
có thể. Giả sử, trước hết hàm thời gian gốc (Analog) được làm tròn cho dạng sóng
hình bậc thang như hình 7.16. Kế đó, ta lấy mẫu hàm bậc thang và truyền các mẫu
theo cách biến điệu biên độ xung (PAM). Sự làm tròn được hiểu như là sự lượng tử
hoá, và nó sẽ gây ra một error (nhiễu lượng tử hoá). Đó là, sự xấp xỉ bậc thang thì
không giống hệt hàm gốc và sự sai biệt giữa chúng là một error.
Khả năng sửa error là lý do lớn nhất để lượng tử hoá tín hiệu. Thí dụ, giả sử ta
muốn truyền một tín hiệu đến một khoảng cách xa trên cáp đồng trục. Nếu tín hiệu
được truyền theo kiểu PAM thông thường nhiễu sẽ chen vào theo đường truyền và
nhiễu cộng thêm vào mỗi mạch khuếch đại (có nhiều mạch khuếch đại cần đến trên
đường truyền để chống lại sự suy giảm phát sinh trên đường truyền).
Nếu cũng tín hiệu đó, bây giờ ta truyền bằng cách dùng PAM lượng tử hoá. Trong
vài điều kiện, hầu hết error sẽ được sửa sai. Nếu những repeater được đặt sao cho
nhiễu chen vào giữa bất kỳ hai trạm thì nhỏ hơn một nữa của cở bước của bậc thang.
Mỗi repeater sẽ giữ hàm đến dạng bậc thang gốc trước khi khuếch đại và gửi đi.
Sự lượng tử hoá làm tròn các mức dùng làm bậc thang giống tín hiệu mong muốn.
Số mức xác định độ phân giải (Resolution) tín hiệu. Đó là, một sự thay đổi nhỏ nào
trong mức tín hiệu cũng có thể được phân tích bằng cách nhìn phiên bản lượng tử hoá
của tín hiệu.
Nếu cần độ phân giải cao, số mức lượng tử hoá phải tăng. Lúc ấy, khoảng cách
giữa các mức giảm.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 21
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Hình 2.7. Tiến trình lượng tử hoá
Trong một hệ thống PCM, tự vựng của các tín hiệu truyền chỉ chứa hai, 0 và
1. Các mức lượng tử hoá được mã hoá thành các số nhị phân. Vậy, nếu có 8 mức
lượng tử hoá, thì những trị được mã hoá thành các số nhị phân 3 bit. Ba xung sẽ được
cần để gửi mỗi trị lượng tử. Mỗi xung biểu diễn hoặc 0 hoặc 1. Điều đó giống như
khái niệm của ADC. Hình 7.17 biểu diễn s(t) và dạng sóng của PCM 2 bit và 3 bit.
Hình 2.8. PCM
Một xung lên biểu diễn cho bit 1 và một xung Zero biểu diễn bit 0.
Hoàn điệu BCM thì đơn giản là một DAC. Khối biến điệu và hoàn điệu thường
là IC LSI và được gọi tên là CODEC( coder decoder ).
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 22
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Lossless Audio
PCM gồm hai thành phần: tần số lấy mẫu (sample rate) và độ sâu bit (bit
depth).
“Tần số lấy mẫu” chính là số lần biên độ rung mỗi giây của sóng âm còn “độ
sâu của bit" thể hiện số lượng bit của thông tin đo được từ mỗi mẫu âm tương ứng
với độ phân giải của mỗi bộ dữ liệu âm thanh số. Như vậy ta có thể thấy, “âm thanh
số” chính là những thay đổi về biên độ tần số sóng âm dao động trong một khoảng
thời gian nhất định, tạo ra âm thanh. Tần số lấy mẫu và độ sâu của bit càng cao thì tín
hiệu analog được mô phỏng lại càng chính xác. Hiện nay, tần số lấy mẫu của các file
định dạng PCM có thể lên đến 352,8kHz hoặc hơn nữa tuy nhiên, các DAC thông
thường, tầm trung chỉ hỗ trợ 192kHz, riêng cũng có một vài sản phẩm như iFi iDAC
2 hoặc iFi Nano iDSD cũng có thể đáp ứng 384kHz.
Thường thì dạng PCM phần nào có thể được phân giải ngay thành tín hiệu
analog với bất cứ DAC nào. Do tính đơn giản đó, âm thanh PCM được coi là loại âm
không tổn hao (lossless) do không bị nén, tuy nhiên dung lượng lưu trữ rất lớn Âm
thanh ta thường nghe trên CD hay định dạng WAV chính là nó, cứ mỗi giây âm thanh
được lấy mẫu (sample) với tần số mẫu 44.1kHz (44100 lần trong 1 giây), với mỗi
mẫu là 16 bit dữ liệu.
Ví dụ, cứ 1 phút âm thanh, ta có công thức sau:
44.100 sampling X 2 kênh (trái phải) X 2 bytes (16 bit = 2 bytes) X 60 giây =
10.584.000 bytes = 10.1 Mb.
Mỗi CD có dung lượng khoảng 750Mb, xấp xỉ 74 phút âm thanh. Từ công thức ta
tính ra được 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 23
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Hình 2.9. biểu đồ dạng sóng PCM
Trên máy tính, thông thường có thể nhìn PCM dưới định dạng như:
WAV là dạng file âm thanh không nén dựa trên định dạng PCM. Nếu được
lấy mẫu với tần số 44.1 kHz tức 16 bit (tương đương với chất lượng CD) thì
1 phút âm thanh sẽ tiêu tốn tới 10 MB ổ cứng. WAV dạng này thường được
thu âm thanh (bài hát, diễn văn) theo dạng thô và sau đó được xử lý bằng
các thiết bị phòng thu hoặc phần mềm chuyên biệt để xuất ra các dạng file
chiếm dung lượng ít hơn.
FLAC: Free Lossless Audio Codec, là một định dạng khá được cũng khá phổ
biến hiện nay và cũng có khá nhiều máy nghe nhạc hỗ trợ định dạng này, việc
giải mã FLAC không phụ thuộc vào quá trình mã hóa, tức là mã hóa chậm
nhưng giải mã vẫn khá nhanh, FLAC hiện nay có 9 level chia theo mức độ từ
0-8, và tốc độ bit dao động trong khoảng 600- 1100 kbps, ở level càng cao thì
thời gian mã hóa càng lâu để dung lượng giảm xuống.
APE: Monkey's audio, đây cũng là định dạng Lossless thông dụng, tuy nhiên
nó chưa phổ biến trên các máy nghe nhạc như FLAC.
ALAC còn gọi là M4A: Apple lossless audio code, định dạng này được sáng
lập bởi Apple, dành riêng cho các thiết bị của họ, sau này nó trở nên phổ biến
hơn khi được sử dụng trên các thiết bị của hãng khác, tuy nhiên ALAC không
được phổ biến như FLAC và APE.
WMA9: Đây cũng là một định dạng lossless được hỗ trợ bởi microsoft, tuy
nhiên nó gần như chỉ thông dụng trên máy zune của microsoft, và chất lượng
khá tốt.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 24
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Lossy: Đại diện tiêu biểu nhất cho khái niệm nhạc Lossy là Mp3. Lossy (mất
nhiều). Mp3 đã có một thời kỳ thịnh vượng và góp phần giúp cho việc truyền
tải âm nhạc đến mọi người được nhanh chóng và dễ dàng.
MP3 là viết tắt của MPEG-1 Audio Layer 3, một định dạng mã hóa âm
thanh kỹ thuật số, được dùng để tạo ra các tập tin với dung lượng được giảm
đi rất nhiều, trong khi chất lượng thu được vẫn gần giống như những gì thể
hiện trên một máy nghe đĩa CD. Mp3 được thiết kế bởi Moving Picture Experts
Group (MPEG), đây là một tập đoàn chịu trách nhiệm về thiết lập tiêu chuẩn
mã hóa audio.
Các tập tin MP3 đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào khoảng những năm 1990
và được công bố chính thức vào năm 1993. Khi mà Internet và mạng ngang
hàng (peer to peer) đang dần trở nên phổ biến thì MP3 cũng nhanh chóng trở
thành định dạng âm thanh được lựa chọn nhiều bởi chất lượng tốt và kích
thước nhỏ.
Các bit rate thường thấy trên những tập tin Mp3 có giá trị vào khoảng
128 Kbps, 192 Kbps, 256 Kbps, 320 Kbps. Đây vẫn là con số khá thấp so với
1411 Kbps trên các CD hay các định dạng PCM. Nhưng chính việc giảm bit
rate xuống thấp cũng góp phần làm giảm kích thước của các tập tin MP3.
Công nghệ DSD( Direct Stream Digital )
Direct Stream Digital (DSD) là thương hiệu của Sony và Philips dùng trong
hệ thống tái tạo tín hiệu âm thanh kỹ thuật số được sử dụng cho Super Audio CD
(SACD). Kỹ thuật chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner
của EMM Labs. Sau đó Koch thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự
chuyển giao tập tin DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD tiếp tục được phát triển
và thương mại hóa bởi Sony và Philips, sau đó năm 2005 Philips bán lại cho Sonic
Studio để phát triển hơn nữa.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 25
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
DSD dùng công nghệ mã hóa tín hiệu bằng mật độ xung nhịp (pulse-density
modulation encoding) - một công nghệ dùng để lưu trữ tín hiệu âm thanh trên phương
tiện lưu trữ kỹ thuật số sử dụng cho SACD. Tín hiệu sẽ được lưu trữ giống như âm
thanh kỹ thuật số với nắn âm delta-sigma; một chuỗi các giá trị 1-bit với sampling
rate 2.8224MHz (gấp 64 lần CD Audio là 44.1kHz, nhưng chỉ bằng khoảng 1/32768
so với 16-bit). Nắn nhiễu âm được tạo ra trong tín hiệu gấp 64 lần tín hiệu gốc giúp
giảm tiếng ồn và biến âm gây ra do sự thiếu chính xác của lượng âm trong tín hiệu 1-
bit.
Lịch sử-Phát triển
DSD là một phương pháp lưu trữ tín hiệu Delta-Sigma trước khi áp dụng
phương pháp thập phân nhằm chuyển đổi tín hiệu đó thành tín hiệu PCM. Công nghệ
huyển đổi Delta-Sigma được mô tả lần đầu tiên trong bằng sáng chế của C.C. Cutler
năm 1954, nhưng chưa có tên như vậy cho đến khi được đề cập trong một văn kiện
năm 1962 của Inose. Trước đây, thập phân không tồn tại và tín hiệu oversample như
thế nào phải được gửi đi như thế ấy. Đề xuất chia 1/10 dữ liệu oversample delta-
sigma để chuyển đổi thành âm thanh PCM đã không được nhắc đến cho đến năm
1969, trong một bài viết của DJ Goodman.
Ứng dụng chuyển đổi DSD được phát triển bởi Andreas Koch và Ed Meitner,
những thành viên sáng lập ban đầu của EMM Labs. Andreas Koch về sau đã rời khỏi
EMM Labs và thành lập AKDesign và tiếp tục nghiên cứu về sự chuyển giao tập tin
DSD qua kết nối USB. Công nghệ DSD sau đó đã được phát triển và thương mại hóa
bởi Sony và Philips, tạo ra CD audio. Tuy nhiên, Philips sau đó bán lại cho Sonic
Studio vào năm 2005 để tiếp tục phát triển.
Kỹ thuật DSD
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 26
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Hình 2.10. So sánh DSD với PCM.
2.1.4 Các kiến thức về xử lý âm học trong phòng nghe
a. Các bề mặt nhẵn song song không được che phủ
Có lẽ sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong các phòng nghe là
các bức tường song song không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể
gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực
tiếp từ loa đã dùng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn
phòng trống không có thảm treo trên tường và vỗ tay, có cảm giác âm thanh như lưu
lại trong không gian một lúc lâu sau. Chúng gây ảo giác không gian trở nên rộng lên
gấp nhiều lần. Tương tự, hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh,
khiến chúng bị méo mó, khác hẳn âm thanh gốc.
>> Cách khắc phục: Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc âm lên một trong hai bề
mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm
bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng).
b. Âm dội từ sàn và tường
Một điều không thể tràng khỏi là chúng ta thường phải đặt loa gần tường và
sát với sàn nhà nên âm thanh mà bạn nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà
còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Những âm thanh này đo tới tai nghe chậm hơn
âm thanh đi thẳng, và còn bị méo. Chúng làm cho âm thanh tổng thể không được
trong trẻo và trung thực với bản gốc.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 27
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Âm thanh phản xạ ảnh hưởng rất xấu tới sự nghe của chúng ta Đặc tính hấp
thụ âm thanh của các bức tường ở hai bên loa cũng ảnh hưởng tới cường độ và “chất
âm phản xạ. Vì thế, âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát
ra mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với
nhau, ta sẽ thấy một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới
tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha khiến cho âm
thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những
nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác
nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh
mà còn mất độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nhgiệm của Công Audio nếu
duy trì được mức phản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu, song
nếu thái quá nó gợi lên cảm giác rõ rệt về khoảng cách giữa các loa. Điều này xóa
nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và
chính xác.
Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự
nghe hơn phản xạ từ trần vì khoảng cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần,
nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sự sai pha sẽ ít hơn. Và trần hơi nghiêng
sẽ có lợi hơn nếu bạn đặt loa ở phía trần bị nghiêng xuống. Góc nghiêng của trần sẽ
hướng những âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe.
>> Cách khắc phục: Chỉ cần đặt một vật tán âm hoặc tiêu âm lên hai bức
tường, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ còn dễ hơn nhiều:
một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều khá thú vị là mỗi lọai
thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm
thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm
từ sợi tổng hợp. Đó là do các sợi trong thảm len đều có chiều dài và độ dày khác nhau.
Như vậy thảm len sẽ hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp
được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần
hẹp. Ở ta, việc kiếm được thảm len dày để làm tiêu âm không phải là dễ. Có thể dùng
tạm các tấm mút gai cùng với các tán âm bằng gỗ cũng có hiệu quả khá.
c. Âm bass dày và nặng
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 28
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là
do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa,
hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Và ngay cả vị trí ngồi nghe cũng liên
quan đến độ dày và nặng của tiếng bass.
>> Cách khắc phục: Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn
giản mà hiệu quà là dịch chuyển loa. Nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình
hình, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện “thay loa”, hãy dùng giải pháp lắp các tấm
tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền
vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu âm này. Nên làm thêm các cột
“chân voi” đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng
bass quá dội, có thể làm thêm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.
d. Các vật phản xạ gần loa
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm
hình biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc TV với màn hình thủy
tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh
rất nhiều. Chính vì thế, nên dịch chuyển chiếc TV này cũng như các vật cản khác
(ampli công suất, loa sub-woofer) ra càng xa loa càng tốt. Chất lượng trình diễn
của nhiều bộ dàn chuyển biến rất nhiều khi những “nhân vật” đứng sai vị trí được
chuyển ra rìa phòng. Âm hình trở nên tập trung hơn, tiếng cũng sâu hơn. Nếu đồ vật
không thể dịch chuyển, hãy phủ tấm vải hút âm lên chúng. Kéo rèm cửa sổ phía sau
lại mỗi khi nghe nhạc.
e. Tìm vị trí loa
vị trí đặt loa là yếu tố mang tính quyết định. Tìm vị trí thích hợp cho loa là
việc đầu tiên nên làm trước khi dùng đến biện pháp xử lý âm học phòng nghe.
f. Cân bằng giữa vật hấp thu thấp và cao
Hầu hết các phòng đều có đặc tính tiêu âm tần số cao mà không hấp thu tần số
thấp. Ngoài thảm, rèm và các đồ làm bằng chất liệu mềm, có thể sử dụng thêm các
cột “chân voi” hoặc các thiết bị tiêu âm tự chế dạng tấm để giữ độ cân bằng về thời
gian dội âm. Âm bass nặng nề, chậm chạp là do những bất cân bằng này.
g. Dịch chuyển vị trí nghe để cân băng và tối ưu tiếng bass
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 29
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Sóng đứng tần số thấp sẽ tạo ra những vị trí có áp suất âm thanh (thanh áp)
khác nhau. Chuyển vị trí ngồi sẽ tạo ra độ cân bằng phù hợp nhất. Với các phòng
nghe dư tiếng bass, tránh ngồi sát vào tường sau vì tiếng bass ở đó nghe rất nặng nề.
Ngươc lại nếu cảm thấy hơi thiếu bass, có thể lùi vị trí nghe gần với tường sau để cân
bằng trở lại với dải âm cao.
2.2 HỆ ĐIỀU HÀNH VOLUMIO VÀ KHÁI NIỆM VỀ MUSIC
SERVER
2.2.1 Hệ điều hành Volumio
Volumio là một hệ điều hành mở dành cho tất cả các máy tính đang có trên thị
trường ngày nay. Không giống như window, Mac OS, unbutu linux và một số hệ điều
hành khác trên thế giới, Volumio là hệ điều hành dành cho music server và dùng để
chơi nhạc chuyên nghiệp. Volumio có rất nhiều phiên bản có thể chạy trên tất cả các
máy tính từ máy bàn, laptop, đến các hệ máy như NUC. Đặc biệt, Volumio có thể kết
hợp với máy tính nhúng nhỏ gọn như raspberry pi cùng với các cổng GPIO sẽ tạo nên
một hệ thống hoàn hảo để tạo nên 1 thiết bị Music server với sự đồng bộ về mặt điều
khiển lẫn nhỏ gọn. Thiết bị Music server chạy volumio có khả năng tương thích với
mọi DAC có hỗ trợ chuẩn giao tiếp I2S, nhờ đó việc chơi nhạc số, đặc biệt là nhạc số
chất lượng cao trở nên cực kì dễ dàng so với những chiếc DAC rời truyền thống phải
kết nối với máy tính để nhận nhạc số thông qua cổng xuất USB.
Hệ điều hành Volumio có thể đọc được hầu như tất cả các file nhạc số hiện có
với tất cả các định dạng khác nhau trên ổ cứng chứa nhạc. Volumio giúp tạo các
playlist nhạc yêu thích hoặc sắp xếp tuỳ ý theo tên các ca sĩ, thể loại, năm,... Ngoài
ra, chúng ta có thể stream nhạc trực tuyến từ Spotify, Youtube, Tidal,... trong cùng
một một mạng nội bộ. Ta có thể truy xuất tất cả các thông tin bài nhạc, danh sách
nhạc từ ổ cứng thông qua một thiết bị bất kì có thể lên mạng được như smartphone,
máy tính, laptop và điều khiển tất cả các chức năng của Music server thông qua web
server do chính Volumio tạo mà không cần phải mua hoặc down bất kì ứng dụng hỗ
trợ nào. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể streme nhạc từ smartphone qua thiết bị bằng
Airplay (IOS) hoặc Chrome cast (Android).
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 30
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Volumio là một hệ điều hành với mã nguồn mở, tương tự như Linux, Volumio
cho phép người dung truy xuất thông tin dữ liệu sâu trong hệ thống và từ đó, việc lập
trình chạy mềm cho hệ điều hành trở nên đơn giản và ta có thể tuỳ biến thông qua
code Python được viết trong command khi máy tính nhúng được kết nối với một màn
hình LCD. Trong đây, Volumio cho phép thực hiện các thao tác lập trình để tuỳ biến
cho phần user interface. Volumio có kiến trúc hệ thống như sau:
- Volumio OS làm nhiệm vụ nhận các hoạt động thao tác từ người dùng và hệ
sinh thái Debian Jessie tuỳ chỉnh các tác vụ và xuất tín hiệu âm thanh thông qua các
gói phần mềm là các plugin do người dùng cài đặt.
- Volumio core là ứng dụng máy chủ được viết bằng javacript dung để chạy
trình phát nhạc là điều khiển các chức năng cơ bản trong hệ điều hành.
Hình 2.11. Cấu trúc hệ điều hành Volumio
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 31
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2 Ngôn ngữ Python
Python là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rất phổ biến ngày nay để phát triển
nhiều loại ứng dụng phần mềm khác nhau như các chương trình chạy trên desktop,
server, lập trình các ứng dụng web.v.v. Ngoài ra Python cũng là ngôn ngữ ưa thích
trong ngành khoa học về dữ liệu (data science) cũng như là ngôn ngữ phổ biến để xây
dựng các chương trình trí tuệ nhân tạo trong đó bao gồm machine learning. Được tạo
ra bởi Guido Van Rossum, thiết kế bắt đầu vào cuối những năm 1980 và được phát
hành lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1991.
Đặc Điểm Nổi Bật Của Python.
Python là ngôn ngữ dễ học: ngôn ngữ Python có cú pháp đơn giản, rõ ràng sử
dụng một số lượng không nhiều các từ khoá, do đó Python được đánh giá là một
ngôn ngữ lập trình thân thiện với người mới học.
Python là ngôn ngữ dễ hiểu: mã lệnh (source code hay đơn giản là code) viết
bằng ngôn ngữ Python dễ đọc và dễ hiểu. Ngay cả trường hợp bạn chưa biết gì
về Python bạn cũng có thể suy đoán được ý nghĩa của từng dòng lệnh trong source
code.
Python có khả năng tương thích cao (highly portable): Cchương trình phần mềm
viết bằng ngôn ngữ Python có thể được chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành
khác nhau bao gồm Windows, Mac OSX và Linux.
Khả năng mở rộng và có thể nhúng: giả sử một ứng dụng đòi hỏi sự phức tạp rất
lớn, chúng ta có thể dễ dàng kết hợp các phần code bằng C, C++ và những ngôn
ngữ khác (có thể gọi được từ C) vào code Python. Điều này sẽ cung cấp cho các
ứng dụng những tính năng tốt hơn cũng như khả năng scripting mà những ngôn
ngữ lập trình khác khó có thể làm được.
Ngôn ngữ thông dịch cấp cao: không giống như C/C++, với Python chúng ta
không phải lo lắng những nhiệm vụ khó khăn như quản lý bộ nhớ, dọn dẹp những
dữ liệu vô nghĩa... Khi chạy code Python, nó sẽ tự động chuyển đổi code sang
ngôn ngữ máy tính có thể hiểu. Một ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Python có thể
bao gồm một hoặc nhiều tập tin khác nhau. Các tập tin chứa mã lệnh Python sẽ có
phần mở rộng là .py (ví dụ hello.py, test.py...). Mã lệnh Python được viết tuân
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 32
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
theo các quy tắc được quy định sẵn. Ứng dụng python sẽ được biên dịch bằng
phần mềm có tên là Python Interpreter.
Bảng 2.1. Các kiểu mã thường dùng
Kích thước tối thiểu
Mã kiểu C Type Python Type
tính theo byte
'b' signed char int 1
'B' unsigned char int 1
'u' Py_UNICODE Unicode character 2
'h' signed short int 2
'H' unsigned short int 2
'i' signed int int 2
'I' unsigned int int 2
'l' signed long int 4
'L' unsigned long int 4
'f' float float 4
'd' double float 8
Trong thực tế, việc sử dụng Python trên Volumio còn gặp khá nhiều lỗi và rất
ít có một tài liệu nghiên cứu hoặc một công đồng đủ đông để hỗ trợ như là raspbian,
window. Nên việc sử dụng Python để lập trình tuỳ biến hệ thống cũng rất ít được sử
dụng.
2.2.3 Music Server
Music Server là tên một thiết bị quản lý kho nhạc, có khả năng điều khiển
thông qua điện thoại di động, máy tính bảng, laptop. Nói một cách dễ hiểu, Music
Server là một kho nhạc được kết nối với mạng nội bộ gia đình (không cần internet)
giúp người chơi nhạc số có thể play, stop, next bài chỉ với 1 chiếc điện thoại trên tay.
Music Server còn giúp quản lý hàng ngàn Album yêu thích, xắp xếp theo tên ca sỹ,
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 33
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
tên album, thể loại nhạc, nhạc sỹ.. điều mà việc quản lý bằng tay hay sổ sách là không
thể.
Ba Tính năng nổi bật của Music Server:
Rảnh tay khi chơi nhạc : Đây là tính năng nổi bật nhất của Music Server. So
với nghe nhạc truyền thống bằng CD, đĩa thanthì sở hữu các album nhạc số với
chất lượng cao có lợi ích rất nhiều như việc lưu trữ, sắp xếp và giá thành thấp hơn rất
nhiều. Khi muốn thay CD thì chỉ còn cách thay thủ công bằng tay, lấy CD cũ ra, thay
CD mới vào cạnh đó, nếu CD có 10 bài thì chưa hẳn chúng ta đã thích cả 10 bài đó
dẫn đến việc phải thay CD liên tục rất vất vả. Nhưng với khả năng sắp xếp dữ liệu
của Music Server thì với hàng ngàn album có thể thay đổi 1 cách dễ dàng. Ngoài ra,
việc quản lý, phân chia theo danh sách nhạc yêu thích, thể loại, ca sĩcũng rất thuận
tiện cho người sử dụng.
Hình 2.12. Một thiết bị Music server hãng Nativ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 34
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Tạo Playlist yêu thích: việc nghe nhạc bằng CD có hạn chế rất lớn, đó là trong
1 CD thì không phải lúc nào người nghe cũng thích tất cả các bài hát trong đó. Có khi
cả CD chỉ thích có 1 bài, nhưng lại phải trả tiền mua CD cho cả 10 bài đó dẫn đến
lãng phí. Vấn đề tạo 1 danh sách bài hát yêu thích với CD là việc bất khả thi vì sẽ
không có nhà phát hành nào tạo riêng CD cho người nghe nhạc. Chỉ còn cách sử dụng
dịch vụ ghi cd nhạc theo yêu cầu. Nhưng chất lượng ghi CD bên ngoài sẽ không được
như CD gốc. Chuyện tạo Playlist yêu thích lại là một lợi thế lớn của Music Sever.
Hình 2.13. Một danh sách nhạc trên Music server
Cấu tạo và hoạt động
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 35
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
Music Server có thể hiểu nó như một cái máy tính có ổ cứng được kết nối
mạng gia đình (có hoặc không có internet). Toàn bộ quá trình điều khiển Music Server
sẽ thông qua kết nối mạng. Bản thân Music Server sẽ được kết nối với dac nghe
nhạc thông qua một trong các cổng như USB, Optical, Coxial. Đặc biệt là cổng USB
nếu chơi nhạc DSD.
Hình 2.14. Hệ thống có sử dụng Music server
2.2.4 Lý thuyết loa và thùng loa
Có nhiều người đã nghĩ thùng loa chính là bộ phận ít chất “kỹ thuật” nhất trong
một bộ loa nhưng đó là tư duy sai lầm Cách Đóng Thùng Loa và Kỹ Thuật Đóng
Thùng Loa chuẩn là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng
nhất của thùng loa chính là giữ cố định các loa trong một kết cấu được tính toán trước.
Không chỉ có thế, thùng loa còn có tác dụng quan trọng về mặt âm học. Yếu tố này
quyết định thiết kế về hình dáng của từng loại loa, từng hãng loa khác nhau.
a. Cấu tạo thùng loa
Khi nhìn vào một cái loa thùng nào đó, ta có thể thấy thiết kế bên ngoài của
chúng vô cùng đơn giản và không có gì là phức tạp cả. Nhưng để làm ra một loa hoàn
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 36
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
chỉnh thì các khâu từ lắp ráp, kiểm tra đến chọn lựa sản phẩm đều phải được tuân
theo một tiêu chuẩn kỹ thuật cực kỳ nghiêm ngặt. Các bộ phận chính cấu tạo nên một
hệ thống loa cơ bản đều phải được lựa chọn rất tỉ mỉ sao cho không những đạt được
chất âm hiệu quả nhất mà còn đạt vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Có 6 thành phần chính tạo
nên một loa thùng: driver, lỗ dội âm (Bass reflex), thùng loa, jack nối dây, mạch phân
tần, phụ kiện
Hình 2.15. Thùng loa to...giá trị cho chip PT2315 và LCD ngay
lập tức.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 103
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass 1
đơn vị hoặc bật loudness.
Hình 4.21 Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass
1 đơn vị hoặc gán loudlessFunction=0x40.
Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass 3
đơn vị hoặc bật loudness.
Hình 4.22 Lưu đồ chương trình con tăng biến volume hoặc treble hoặc bass
3 đơn vị hoặc gán loudlessFunction=0x40.
Giải thích lưu đồ hình 4.21: Nếu nhấn giữ nút up dưới 2 giây
thì ở mode=0 thì biến volume tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn giữ nút up
dưới 2 giây thì ở mode=1 thì biến treble tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 104
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
giữ nút up dưới 2 giây thì ở mode=2 thì biến bass tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây.
Nếu nhấn giữ nút up dưới 2 giây thì ở trường hợp mode=3 thì loudlessFunction=0x40
để bật chế độ LOUDNESSFUNCTION.
Giải thích lưu đồ hình 4.22: Nếu nhấn giữ nút up dưới 2 giây
thì ở mode=0 thì biến volume tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn giữ nút up
dưới 2 giây thì ở mode=1 thì biến treble tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn
giữ nút up dưới 2 giây thì ở mode=2 thì biến bass tăng 1 đơn vị sau 200 mili giây.
Nếu nhấn giữ nút up dưới 2 giây thì ở trường hợp mode=3 thì loudlessFunction=0x40
để bật chế độ LOUDNESSFUNCTION.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 105
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass 1
đơn vị hoặc loudlessFunction=0x44.
Hình 4.23 Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass
1 đơn vị hoặc loudlessFunction=0x44.
Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass 3
đơn vị hoặc loudlessFunction=0x44.
Hình 4.24 Lưu đồ chương trình con giảm biến volume hoặc treble hoặc bass
3 đơn vị hoặc gán loudlessFunction=0x44.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 106
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Giải thích lưu đồ hình 4.23: Nếu nhấn giữ nút down dưới 2 giây thì
ở mode=0 thì biến volume giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn giữ nút down
dưới 2 giây thì ở mode=1 thì biến treble giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn
giữ nút down dưới 2 giây thì ở mode=2 thì biến bass giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây.
Nếu nhấn giữ nút down dưới 2 giây thì ở trường hợp mode=3 thì
loudlessFunction=0x44 để tắt chế độ LOUDNESSFUNCTION.
Giải thích lưu đồ hình 4.24: Nếu nhấn giữ nút down dưới 2 giây thì
ở mode=0 thì biến volume giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn giữ nút down
dưới 2 giây thì ở mode=1 thì biến treble giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây. Nếu nhấn
giữ nút down dưới 2 giây thì ở mode=2 thì biến bass giảm 1 đơn vị sau 200 mili giây.
Nếu nhấn giữ nút down dưới 2 giây thì ở trường hợp mode=3 thì
loudlessFunction=0x44 để tắt chế độ LOUDNESSFUNCTION.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 107
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Lưu đồ chương trình con giới hạn giá trị biến volume, treble, bass.
Hình 4.25 Lưu đồ chương trình con giới hạn giá trị biến volume, treble, bass.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 108
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Giải thích lưu đồ hình 4.25: Chương trình con giới hạn biến nhằm
mục đích giới hạn giá trị các biến volume, treble, bass. Với giới hạn dưới cho các
biến volume, treble, bass là 0 và giới hạn trên cho biến volume là 63. Giới hạn trên
cho biến treble, bass là 15.
Lưu đồ chương trình con truyền dữ liệu tới chip PT2315 với hàm
setupForPt2315().
XUẤT GIÁ TRỊ RA CHIP PT2315
BẮT ĐẦU TRUYỀN DỮ LIỆU TỪ VI
ĐIỀU KHIỂN TỚI PT2315
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN VOLUME
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN TREBLE
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN BASS
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN
LOUDLESSFUNCTION
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN
SPEAKER ATT L
GỞI TỚI PT2315 BYTE ĐIỀU KHIỂN
SPEAKER ATT R
KẾT THÚC VIỆC TRUYỀN DỮ LIỆU TỚI
PT2315
END
Hình 4.26 Lưu đồ chương trình con truyền dữ liệu tới chip PT2315.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 109
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Giải thích lưu đồ hình 4.26: Việc giao tiếp giữa Arduino Uno R3 và
chip PT2315 thông qua thư viện Wire.h gồm 3 quá trình:
Arduino Uno R3 gởi byte bắt đầu việc giao tiếp với chip PT2315.
Arduino Uno R3 gởi các byte điều khiển VOLUME, TREBLE,
BASS, LOUDLESSFUNCTION tới chip PT2315.
Arduino Uno R3 gởi byte kết thúc việc giao tiếp với chip PT2315.
4.4.2 Phần mềm lập trình
Giới thiệu phần mềm lập trình:
Để lập trình được cho các board Arduino, các bạn cần phải có một công cụ gọi
là Intergrated Development Environment (IDE). Công cụ này được đội ngũ kĩ
sư của Arduino phát triển và có thể chạy trên Windows, MAC OS X và Linux.
Ở đây nhóm cài đặt và thực hiện việc lập trình trên hệ điều hành
Ubuntu(Linux). Nhóm sử dụng phiên bản Arduino IDE 1.8.7.
Giao diện phần mềm:
Hình 4.27. Giao diện phần mềm Arduino IDE
. Vùng lệnh: Bao gồm các nút lệnh menu (File, Edit, Sketch, Tools, Help).
Phía dưới là các icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường dùng
của IDE được miêu tả như sau:
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 110
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.28. Mô tả các lệnh của Arduino IDE
. Vùng viết chương trình: Là vùng soạn thảo chương trình, cột bên góc trái
có các số thứ tự liên tiếp để người lập trình có thể nhìn vào đó mà biết được
đã viết được bao nhiêu dòng.
. Vùng thông báo: sẽ thông báo cho người lập trình biết có những lỗi nào và
lỗi đó nằm ở dòng có số thứ tự bao nhiêu nếu chương trình bị lỗi. Và cũng
thông báo chương trình được biên dịch thành công hoặc nạp chương trình
cho board Arduino Uno R3 thành công.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 111
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.29. Vùng thông báo của Arduino IDE
Một số lưu ý khi lập trình bẳng Arduino Uno R3 trên hệ điều hành Ubuntu.
. Chọn đúng loại board Arduino Uno: Vào Tools -> Board ->
Arduino/Genuio Uno.
Hình 4.30. Chọn đúng loại board Arduino Uno để nạp code
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 112
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
. Chọn cổng để giao tiếp bằng máy tính với board Arduino Uno R3: Vào
Tools -> Port -> /dev/ttyUSB0
Hình 4.31. Chọn cổng kết nối với board Arduino Uno R3
. Mở kết nối cổng bằng màn hình Terminal:
- Mở màn hình Terminal bằng tổ hợp phím Ctrl + Atl + T.
- Gõ dòng lệnh sudo chown huy /dev/ttyUSB0 để mở cổng kết nối.
Hình 4.32. Gõ lệnh mở cổng giao tiếp giữa máy tính với board Arduino
Uno
- Nhập mật khẩu để mở cổng kết nối bẳng quyền admin.
Hình 4.33. Nhập mật khẩu để mở cổng kết nối bằng quyền admin.
- Giao diện Terminal khi kết nối thành công.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 113
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.34. Mở cổng kết nối thành công
4.5 TÀI LỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC
4.5.1 Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Việc vận hành hệ thống rất đơn giản thông qua các bước sau:
Bước 1: Cắm điện nguồn đầu vào ở mặt sau thiết bị.
Bước 2: Bật công tắc phía trước của hệ thống.
Bước 3: Đợi hệ thống khởi động khoảng 2 phút sẽ có tiếng báo hiệu hệ thống
sẵn sàng.
Bước 4: Đăng nhập điện thoại, máy tính bảng, laptop vào cùng một mạng nội
bộ với hệ thống.
Bước 5: Bật ứng dụng Volumio hoặc Vào duyệt Web bấm volumio/ và tiến
hành chọn nội dung và nghe nhạc trên thiết bị. Điều chỉnh âm lượng, âm sắc cho
phù hợp với sở thích.
4.5.2 Quy trình thao tác
Đầu tiên ta cắm nguồn thiết bị bằng dây có đầu đực trùng với jack cắm trên thiết
bị. Tiếp theo bật công tắc nguồn phía trước
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 114
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.35. Bật công tắc ở mặt phía trước
Đăng nhập thiết bị điều khiển vào cùng một mạng wifi nội bộ trùng với mạng
mà thiết bị được cài đặt kết nối sẵn. Sau đó vào duyệt web:” volumio/”, màn hình sẽ
được đăng nhập vào web server như hình.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 115
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.36. Giao diện Volumio
Ta tiến hành cắm ổ cứng di động hoặc usb đã chứa nhạc số chất lượng cao vào
phía sau cổng USB của thiết bị. Vào mục Music Library => USB=> mã của USB
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 116
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.37. Giao diện thư viện nhạc
Bước cuối cùng là chọn bài nhạc và điều chỉnh âm lượng, âm sắc phù hợp với tai
bằng các nút nhấn cảm ứng phía trước.
Hình 4.38. Chế độ điều khiển Volume
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 117
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.39. Chế độ điều khiển Treble
Hình 4.40. Chế độ điều khiển Bass
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 118
CHƯƠNG 4 : THI CÔNG HỆ THỐNG
Hình 4.41. Chế độ điều khiển Loudness
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 119
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
Chương 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
Nhóm bắt đầu nhận đề tài “thiết kế và thi công hệ thống Audio Hi-end kĩ thuật
số ” từ ngày ngày 19/08/2019. Bắt đầu nghiên cứu và thực hiện đề tài trong vòng 14
tuần để hoàn thành hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu và thực hành nhóm đả học và
rút ra được nhiều kinh nghiệm như: biết cách tìm hiểu nghiên cứu về một vấn đề, hiểu
và biết sử dụng các module Arduino, module Raspberry pi3, module Pifi DAC, TTP223,
LCD, chuẩn truyền I2C,vv. Biết thêm về khả năng đa nhiệm trong lĩnh vực Audio của
Raspberry Pi, cách cài đặt hệ điều hành Volumio, hiểu thêm về ngôn ngữ Python.
Trong quá trình nhóm nghiên cứu đã thu được rất nhiều kết quả để chứng minh
cho những cơ sở lý thuyết, những tính toán thiết kế và thi công của mình đi đúng hướng.
Kết quả thực hiện nhóm đã hoàn thành được để tài. Bây giờ hệ thống có thể phát được
hầu hết tất cả các định dạng nhạc số và nghe nhạc ổn định với thời gian dài.
5.1 KẾT QUẢ SẢN PHẨM
5.1.1 Kết quả thử nghiệm sử dụng nguồn nhạc số chất lượng cao
Nhóm sử dụng nhạc số chất lượng cao được mua từ thư viện nhạc trên Itune và
một số nguồn chia sẽ nhạc từ Facebook để test thiết bị.
Kiểm tra thử nghiệm khi không điều chỉnh âm sắc: Kết quả cho âm thanh không
bị méo tần số. Không bị nhiễu phần nguồn lẫn phần dây tín hiệu. Âm thanh không bị ù,
rè trong quá trình chơi nhạc.
Kiểm tra thử nghiệm dụng điều chỉnh âm sắc:
Khi tăng Treble lên khoảng 8dB trở lên, âm thanh có tiếng rít. Tiếng mid
không còn trung thực mà trở nên chói ở những khúc nhạc có tiếng sáo trúc
hoặc tiếng kèn monica do loa toàn dải 12cm không đáp ứng được tần số
cao vượt ngưỡng 12000Hz.
Khi tăng Bass lên khoảng 8dB trở lên, tiếng tối, áp lực khi tăng bass tạo
lên củ loa treble làm cho tiếng phát ra từ loa treble bị rè và âm thanh
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 120
CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ
bị ù 1 phần ở những khúc nhạc có tiếng trống Dump.
5.1.2 Điều chỉnh phù hợp cho mỗi thể loại nhạc
Do khả năng cảm thụ âm nhạc của mỗi người nghe khác nhau. Nên việc sử dụng
mạch tiền khuếch đại điều chỉnh âm sắc là do sở thích cá nhân của mỗi người dùng. Với
nhóm nghiên cứu, việc chế tạo thiết bị âm thanh Hi-end hướng đến thiết bị chất lượng
cao với linh kiện tốt, độ ổn định và tính trung thực của bài hát nên nhóm sẽ giữ nguyên
bản của bài nhạc để cho âm thanh được chân thật nhất như nghe ở ngoài.
5.2 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
Dựa vào kết quả Demo hệ thống, đề tài nghiên cứu hướng đến việc chế tạo các
thiết bị âm thanh chất lượng cao và giá thành rẻ hơn so với hãng nhưng vẫn mang lại
một chất âm Hi-end cho người sử dụng. Ngoài ra các công nghệ Audio mới nhất cũng
được tích hợp tất cả trên thiết bị như wifi, airplay, music server, DAC, và nhạc số chất
lượng cao giúp giảm chi phí mua các phương tiện chơi nhạc như đĩa CD, đĩa than hay
băng cối.
Tuy nhiên, nhóm đồ án vẫn chỉ chế tạo được 1 thiết bị ở mức tạm chấp nhận được
trong các thiết bị Hi-end Audio, linh kiện và loa chưa phải là chất lượng cao nhất. Khả
năng chơi nhạc số còn hạn chế do bộ giải mã DAC chỉ ở mức nhạc số PCM 32bit là cao
nhất, giải mã nhạc số DSD còn hạn chế và cần có một bộ DAC khác hỗ trợ chất lượng
cao hơn. Ngoài ra, nhóm chưa có thể mua một bộ biến áp cách ly cho hệ thống vì chi
phí khá cao nên việc trải nghiệm hệ thống vẫn chưa đạt trạng thái tốt nhất.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH 121
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1 KẾT LUẬN
Mục tiêu chính của đề tài là chế tạo ra một thiết bị tích hợp các công nghệ mới
nhất trong lĩnh vực Audio và có khả năng phát được nhạc số chất lượng cao mà những
thiết bị amply hiện tại trên thị trường không thể làm được.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện thì nhóm đã chế tạo ra thiết bị có thể
chơi tốt hầu hết các loại nhạc số trên thị trường ngày nay. Hạn chế của thiết bị là khả
năng giải mã chưa tốt loại nhạc định dạng DSD đang chiếm thị phần nhạc số trên thị
trường vì module DAC giải mã có giới hạn về khả năng đọc dữ liệu số cao nhất là
nhạc 32bit. Về khả năng phối ghép, thiết bị có thế ghép với hầu hết các dòng loa trong
phân khúc công suất nhỏ và độ nhạy cao. Nhóm khá ấn tượng khi ghép thiết bị với
loa toàn dải và phát các thể loại nhạc không lời và nhạc xưa cho chất âm rất mộc mạc
và chân thực.
Trong suốt thời gian nghiên cứu, nhóm thực hiện đồ án cũng đã học được khá
nhiều điều như học được cách chịu áp lực, cách nghiên cứu về một vấn đề, khả năng
phân chia công việc và lên kế hoạch, nhất là đức tính kiên trì khi lập trình bị lỗi. Quả
thực, môi trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật là rất tốt trong việc rèn luyện nhân
cách, phương pháp học tập, kinh nghiệm sống của chúng mỗi người. Những điều đó
làm nền tảng cho việc phát triển của mỗi cá nhân trong nhóm sau này.
6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Dựa vào những kiến thức được tham khảo và học hỏi. Nhóm nghiên cứu nghĩ
rằng đề tài này có thể phát triển và mở rộng thêm ở một số khía cạnh sau:
- Có thế phát được nhạc số DSD khi nâng cấp về bộ giải mã DAC chất lượng
cao hơn.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 122
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Có thể nâng cấp đồng bộ hóa việc thao tác điều chỉnh âm sắc thông qua
một màn hình chạm duy nhất và được điều khiển bởi chỉ một module
Raspberry Pi3 mà không cần phải thêm một module vi xử lý như hiện tại
bằng cách lập trình trên nên node.Js của hệ điều hành mở trên Volumio tạo
nên các plugin cho phép xử lý tín hiệu số.
- Nâng cấp các linh kiện loại tốt hơn, sử dụng biến áp cách ly cho sẽ giảm
tình trạng nhiễu do sự mất ổn định nguồn điện lưới cho chất âm trong sạch
hơn rất nhiều.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đình Phú, “Giáo trình: Kỹ thuật số ”, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia, Tp.HCM,
2013.
TÀI LIỆU THAO KHẢO
[2] Trường Ca Audio, “HIFI là gì?”, truongcaaudio.com, Hà Nội, 18/4/2017.
[3] Copy 2017, “Chuẩn truyền I2S”, esp32.vn, 2017.
[4] Volumio.org, “Tổng quan về Volumio OS”, 2019.
[5] Volumio Document, “Lập trình trên Volumio”, volumio.github.io, 2019.
[6] Wikibook, “Kiến thức sóng âm”, tieuam.com, 8/2019 .
[7] Internet, “ Lịch sử phát triển ngành Audio”, stereo.vn, 2015 .
[8] AudioPsycho, “Kiến thức file nhạc DSD(Hires-audio)”, tinhte.vn, 10/2015.
[9] Wikipedia, “Kiến thức về network( IP address, Subnet mask, gateway)”,
vi.wikipedia.org, 9/2019.
[10] Korea Electronic, “Datasheet KIA6210ah”, alldatasheet.com , 2019.
[11] ANNGUYEN, “Music Server là gì, cùng tìm hiểu về Music Server ”, hifivietnam.vn,
3/2019.
[12] Nguồn phát “Trải nghiệm A10 - music server mới nhất của Aurender”, stereo.vn,
3/2017.
[13] Remk, “Sóng âm và những kiến thức cơ bản”, www.tieuam.com, 2014
[14] Internet, “ Tìm hiểu cơ bản về lĩnh vực AUDIO”, sonarstudio.vn, 2013
[15] Copy 2016, “Phân biệt khái niệm âm thanh Mono và Stereo”,
binhminhdigital.com, 2017
[16] Copy 2018, “Tìm hiểu về âm thanh Analog và Digital ”, loakeoxanh.com 2018
[17] AudioPsycho, “ Âm thanh số - các bước phát triển và các định dạng” , tinhte.vn,
2015
[18] SCIENCE AND TECHNOLOGY, “biến điệu mã xung - pcm ( pulse code modulation)”,
2017
[19] Stereo Wiki, “ Tìm hiểu cơ bản và phân biệt về các loại củ loa”, stereo.vn, 2017
[20] Copy2019, “Cách đóng thùng loa”, vfun.vn, 2019
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[21] Nguyễn Thế Anh, “Thông số kĩ thuật loa nỉ Sony và treble nỉ Sony ”,
linhkienloadai.vn, 2018
[22] Copy 2018, “Cách tính kích thước thùng loa”, thietbiamthanh24h.com, 2018
[23] Maybelle, “Các kiểu thiết kế thùng loa ”, loagom.nanoweb.vn, 2019
[24] Khuyết danh, “Cách chọn điện trở kéo lên bus I2C”, kienltb.wordpress.com,
04/2015.
[25] Datasheet, “1 KEY TOUCH PAD DETECTOR IC TTP223-BA6 V2.1”,
alldatasheet.com, 11/2009.
[26] Datasheet, “2-Channel Audio Processor IC PT2315 V1.2”, alldatasheet.com, 03/2006.
[27] Datasheet, “PCF8574 REMOTE 8-BIT I/O EXPANDER FOR I2C BUS”,
alldatasheet.com, 07/2001.
[28] Huỳnh Bảo Sơn, “Thiết kế và thi công hệ thống đếm số lượng cá giống ”, Đồ án tốt
nghiệp, trường ĐHSPKT Tp.HCM, 2019.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 125
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC
GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH
Khai báo thư viện
//KHAI BAO THU VIEN
/*Khai bao thu vien dung cho viec giao tiep I2C cua tac
gia Nicholas Zambetti*/
#include
/*Khai bao thu vien dung cho viec giao tiep I2C voi Module
I2C cho Module LCD 1602 cua DFROBOT (www.dfrobot.com).*/
#include
Khai báo biến cho việc kết nối nút nhấn và hiển thị lênLCD
//Khai bao 3 chan D2, D6, D7 dung cho nut mode, nut down,
nut up
const int BTN_MODE = 2;
const int BTN_DW = 6;
const int BTN_UP = 7;
//Khai bao bien cho viec dieu khien LCD
/*Dia chi giao tiep I2C cua module I2C giao tiep voi LCD
la 0x27*/
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,16,2);
//Khai bao hang chuoi hien thi hang thu nhat
const String CHUOI_HANG_TREN="DATN--DTVT";
/*Khai bao bien chuoi hien thi hang thu hai*/
const String CHUOI_MODE[4] ={"Vol: ","Treble: ","Bass:
","Loudness:"};
const String CHUOI_DB ="dB";
const String CHUOI_TREBLE_BASS[]={"-14","-12","-10","-8",
"-6 ","-4 ","-2 ","+0 ","+0 ","+2 ","+4 ","+6 ","+8",
"+10","+12","+14"};
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 126
PHỤ LỤC
Khai báo biến cho việc điều khiển chip PT2315
//Khai bao bien cho viec dieu khien PT2315
/*Dia chi thanh ghi VOLUME, TREBLE, BASS, LOUDNESSFUNCTION
--------------------------------------------------------
MSB LSB
7 6 5 4 3 2 1 0
--------------------------------------------------------
Volume Control : 0 0 B2 B1 B0 A2 A1 A0
Speaker ATT L : 1 0 0 B1 B0 A2 A1 A0
Speaker ATT R : 1 0 1 B1 B0 A2 A1 A0
Bass Control : 0 1 1 0 C3 C2 C1 C0
Treble Control : 0 1 1 1 C3 C2 C1 C0
Loundness Control: 0 1 * * L * * *
L: 0=ON, 1=OFF
Doi voi thanh ghi Speaker ATT L va Speaker ATT R: De gia
tri lon nhat,
khong tac dong.*/
const byte BASS_ADDR = 0x60;
const byte TREBLE_ADDR = 0x70;
byte loudnessFunction = 0x44;
//Mac dinh la loudnessFunction OFF
const byte TREBBLE_BASS_ARRAY[16]={0x00,0x01,0x02,0x03,
0x04,0x05,0x06,0x07, 0x0f,0x0e,0x0d,0x0c,0x0b,0x0a,
0x09,0x08};
/*Khai bao 2 hang SPEAKER_R_MAX, SPEAKER_L_MAX
Thanh ghi SPEAKER ATTENUATORS nhan 2 gia tri tren ung voi
viec am thanh ra 2 loa trai va loa phai khong bi suy hao
(Dua theo datasheet. Hien tai trong do an nay chua co dieu
khien tang giam cho SPEAKER ATTENUATORS.
Do an dung lai o viec dieu chinh volum, treble, bass,
loudnessfunction. Viec dieu khien SPEAKER ATTENUATORS danh
cho huong phat trien do an*/
const byte SPEAKER_R_MAX = 0xa0;
const byte SPEAKER_L_MAX = 0x80;
//Khai bao bien trung gian
/*Khi nut nhan duoc tac dong thi bien mode, volume, treble,
bass se duoc xu ly.
Bien volume co gia tri duoc gioi han tu 0 toi 63 o
thap phan va tuong ung o dang nhi phan la 0000 0000 toi
0011 1111. Ma thanh ghi VOLUME cua PT2315 nhan gia tri 0000
0000 la gia tri ma am thanh tong duoc khuech dai lon nhat,
nen phai lay (63-volume) de xuat ra thanh ghi VOLUME cua
PT2315.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 127
PHỤ LỤC
Bien treble, bass la 2 bien trung gian de tro toi mang
const byte TREBBLE_BASS_ARRAY[16]={0x00, 0x01,0x02,
0x03, 0x04,0x05, 0x06, 0x07, 0x0f,0x0e, 0x0d, 0x0c,0x0b,
0x0a, 0x09, 0x08};
bien treble, bass se nhan gia tri ban dau la 7. Gioi
han cho 2 bien nay tu 0 toi 15 tuong ung voi ma nhi
phan la 0000 0000 toi 0000 1111. Goi ra thanh ghi TREBLE,
BASS cua PT2315 voi cau lenh
Wire.write(TREBLE_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[treble]);
Wire.write(BASS_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[bass]);
Dia chi cua hai thanh ghi TREBLE, BASS cua PT2315
la:
Bass Control : 0 1 1 0 C3 C2 C1 C0
Treble Control : 0 1 1 1 C3 C2 C1 C0
Nen TREBLE_ADDR=0x70
BASS_ADDR =0x60 */
byte mode = 0;
byte volume = 32;
byte treble = 7;
byte bass = 7;
const byte DELAY_CHONGDOI = 50;
const unsigned int DELAY_THOIGIAN_NHANGIU = 200;
Chương trình con điều khiển nút mode
/*Chuong trinh viet cho nut nhan mode. Khi nhan nut mode
thi bien mode se thay doi gia tri tu 0 den 3 tuong ung voi
4 che do dieu chinh gom dieu chinh volume, treble, bass,
functionloudness*/
void nutMode()
{
if (digitalRead(BTN_MODE) == 1
{ delay(DELAY_CHONGDOI);
if (digitalRead(BTN_MODE) == 1)
{
mode++;
if(mode>3) mode=0;//gioi han cho bien mode
inRaManHinhLCD();/*in gia tri mode ra man hinh
lcd*/
while(digitalRead(BTN_MODE) == 1){}
}
}
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 128
PHỤ LỤC
Chương trình con điều khiển nút up
void nutUp()
{
if (digitalRead(BTN_UP) == 1)
{
delay(DELAY_CHONGDOI);
if (digitalRead(BTN_UP) == 1)
{
int demThoiGianNhanUp = 0;
do
{
/*Khai bao bien dem so lan delay nhan nut up,
vong lap dowhile(digitalRead(BTN_UP) == 1); nham muc dich
khi thoi gian nhan nut up nho hon 200*10 ms thi giam 1 don
vi/200ms,con khi thoi gian nhan nut up tu 200*10 ms thi
giam 3 don vi/200ms.Con khi mode=3 va nut up duoc nhan thi
bien loudnessFunction=0x40 de bat loudnessFunction*/
//Dem so lan delay 200ms
delay(DELAY_THOIGIAN_NHANGIU);
demThoiGianNhanUp++;
if(demThoiGianNhanUp < 10)
{
tangGiaTriMotDonVi();
}
else
{
tangGiaTriBaDonVi();
}
//Gioi han bien vol, tre, bas
gioiHanGiaTri();
/*Vi ham setupForPt2315 va inRaManHinhLCD
nam trong while, nen vua tang bien vua cap nhat gia tri
cho pt2315 va LCD ngay lap tuc*/
inRaManHinhLCD();
setupForPt2315();
}while(digitalRead(BTN_UP) == 1);
}
}
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 129
PHỤ LỤC
Chương trình con điều khiển nút down
void nutDown()
{
if (digitalRead(BTN_DW) == 1)
{
delay(DELAY_CHONGDOI);
if (digitalRead(BTN_DW) == 1)
{
int demThoiGianNhanDown = 0;
do
{
/*Khai bao bien dem so lan delay nhan nut up,
vong lap dowhile(digitalRead(BTN_UP) == 1); nham muc dich
khi thoi gian nhan nut up nho hon 200*10 ms thi giam 1 don
vi/200ms,con khi thoi gian nhan nut up tu 200*10 ms thi
giam 3 don vi/200ms.Con khi mode=3 va nut up duoc nhan thi
bien loudnessFunction=0x40 de bat loudnessFunction*/
//Dem so lan delay 200ms
delay(DELAY_THOIGIAN_NHANGIU);
demThoiGianNhanDown++;
if(demThoiGianNhanDown < 10)
{
giamGiaTriMotDonVi();
}
else
{
giamGiaTriBaDonVi();
}
//Gioi han bien vol, tre, bas
gioiHanGiaTri();
/*Vi ham setupForPt2315 va inRaManHinhLCD
nam trong while, nen vua tang bien vua cap nhat gia tri
cho pt2315 va LCD ngay lap tuc*/
inRaManHinhLCD();
setupForPt2315();
}while(digitalRead(BTN_DW) == 1);
}
}
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 130
PHỤ LỤC
Chương trình con giới hạn giá trị cho biến volume, treble, bass
void gioiHanGiaTri()
{
//Gioi han duoi bien vol, tre, bas
if(volume<0) volume=0;
if(treble<0) treble=0;
if(bass<0) bass=0;
//Gioi han tren bien vol,tre,bas
if(volume>63) volume=63;
if(treble>15) treble=15;
if(bass>15) bass=15;
}
Các hươngc trình con tăng hoặc giảm biến volume, treble, bass và thay đổi biến
loudnessFunction.
void tangGiaTriMotDonVi()
{
if(mode==0) volume++;
else if(mode==1) treble++;
else if(mode==2) bass++;
else loudnessFunction=0x40;
}
void tangGiaTriBaDonVi()
{
if(mode==0) volume+=3;
else if(mode==1) treble+=3;
else if(mode==2) bass+=3;
else loudnessFunction=0x40;
}
void giamGiaTriMotDonVi()
{
if(mode==0) volume--;
else if(mode==1) treble--;
else if(mode==2) bass--;
else loudnessFunction=0x44;
}
void giamGiaTriBaDonVi()
{
if(mode==0) volume-=3;
else if(mode==1) treble-=3;
else if(mode==2) bass-=3;
else loudnessFunction=0x44;
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 131
PHỤ LỤC
Chương trình con điều khiển chip PT2315
void setupForPt2315()
{
//Bat dau viec truyen du lieu toi pt2315
Wire.beginTransmission(0x40);
/*Goi byte cho thanh ghi VOLUME cua PT2315 (2 bit cao
= 00)*/
Wire.write((byte)(63-volume));
/*Bien treble, bass la 2 bien trung gian de tro toi
mang
const byte TREBBLE_BASS_ARRAY[16]={0x00,0x01,0x02,0x03,
0x04,0x05,0x06,0x07,0x0f,0x0e,0x0d,0x0c,0x0b,0x0a,0x09,
0x08};
Dia chi cua hai thanh ghi TREBLE, BASS cua PT2315 la:
Bass Control : 0 1 1 0 C3 C2 C1 C0
Treble Control : 0 1 1 1 C3 C2 C1 C0
Nen TREBLE_ADDR=0x70
BASS_ADDR =0x60
Goi ra thanh ghi TREBLE, BASS cua PT2315 voi cau lenh
Wire.write(TREBLE_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[treble]);
Wire.write(BASS_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[bass]); */
Wire.write(TREBLE_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[treble]);
Wire.write(BASS_ADDR | TREBBLE_BASS_ARRAY[bass]);
/*Thanh ghi LOUDNESSFUNCTION:
LOUDNESSFUNCTION : 0 1 0 0 * L * *
L=1: OFF LOUDNESSFUNCTION
L=0: ON LOUDNESSFUNCTION
* : don't care (0, 1 deu duoc)
Nen loudnessFunction=0x40 de ON LOUDNESSFUNCTION
loudnessFunction=0x44 de OFF LOUDNESSFUNCTION*/
Wire.write(loudnessFunction);
/*Viec dieu khien SPEAKER ATTENUATORS danh cho huong
phat trien do an*/
Wire.write(SPEAKER_R_MAX);
Wire.write(SPEAKER_L_MAX);
/*Ket thuc viec truyen du lieu tu Arduino sang
PT2315*/
Wire.endTransmission();
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 132
PHỤ LỤC
Chương trình con điều khiển màn hình LCD
void inRaManHinhLCD()
{
/*LCD hang tren hien thi chuoi "DATN--DTVT"*/
lcd.setCursor(3,0);//Vi tri bat dau la cot 3, hang 0
for(byte i=0;i<CHUOI_HANG_TREN.length();i++)
{
lcd.print(CHUOI_HANG_TREN[i]);
}
/*LCD hang duoi hien thi chuoi "Vol: " hoac
"Treble: " hoac "Bass: " hoac "Loudness:" tuong ung
voi gia tri mode la 0 hoac 1 hoac 2 hoac 3
LCD hien thi 4 chuoi che do mode:
Che do chinh Volume:
Che do chinh Treble:
Che do chinh Bass:
Che do chinh Loudnessfunction:*/
lcd.setCursor(0,1); //Vi tri bat dau la cot 0, hang 1
for(byte i=0;i<CHUOI_MODE[mode].length();i++)
{
lcd.print(CHUOI_MODE[mode][i]);
}
/*LCD hang duoi hien thi chuoi "dB ", " ON ",
" OFF"*/
if(mode==0 || mode==1 || mode==2)
{
/*LCD hang duoi hien thi chuoi "dB " o che do
chinh volume, treble, bass tuong ung voi gia tri mode la 0
hoac 1 hoac 2
LCD hien thi 4 chuoi che do mode:
Che do chinh Volume:
Che do chinh Treble:
Che do chinh Bass:*/
lcd.setCursor(13,1); //Vi tri bat dau la cot 13,
hang 1
CHUOI_DB="dB ";
for(byte i=0;i<CHUOI_DB.length();i++)
{
lcd.print(CHUOI_DB[i]);
}
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 133
PHỤ LỤC
else
{/*LCD hien thi o che do dieu chinh LOUDNESSFUNCTION*/
/*Vi tri bat dau la cot 10, hang 1.
CHUOI_DB co 3 khoang trang nham muc dich xoa di ki tu
o che do truoc do*/
lcd.setCursor(10,1);
if(loudnessFunction==0x40) CHUOI_DB=" ON ";
else CHUOI_DB=" OFF";
}
/*LCD hien thi gia tri Volume, Treble, Bass theo gia
tri hien thi*/
if(mode==0) //Hien thi Volume len lcd
{
lcd.setCursor(7,1);//Vi tri bat dau la cot 7, hang 1.
if(((63-volume)*(-1.25))>-10)
{
lcd.print(" ");
for(byte i=0;i<String((63-volume)*(-1.25)).length();i++)
{
lcd.print(String((63-volume)*(-1.25))[i]);
}
}
else{
for(byte i=0;i<String((63-volume)*(-1.25)).length();i++)
{
lcd.print(String((63-volume)*(-1.25))[i]);
}
}
}
if(mode==1)
{
lcd.setCursor(10,1);/*Vi tri bat dau la cot 10, hang
1.*/
for(byte i=0;i<CHUOI_TREBLE_BASS[treble].length();i++)
{
lcd.print(CHUOI_TREBLE_BASS[treble][i]);
}
}
if(mode==2)
{ lcd.setCursor(10,1);//Vi tri bat dau la cot10,h1
lcd.setCursor(10,1);//COT,HANG
for(byte i=0;i<CHUOI_TREBLE_BASS[bass].length();i++)
{
lcd.print(CHUOI_TREBLE_BASS[bass][i]);
}
}
} //Kết thúc hàm inRaManHinhLCD()
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 134
PHỤ LỤC
Chương trình khởi tạo ban đầu cho Arduino Uno R3
//Chuong trinh setup de khoi tao gia tri ban dau
void setup() {
/*Arduino tham gia vao bus I2C.
Khong co gia tri truyen vao ham Wire.begin(),
thi Arduino la Master*/
Wire.begin();
/*Cai dat chan D5, D6, D7 la chan doc du lieu,
va bat che do dien tro keo len cho 3 chan D5, D6, D7*/
pinMode(BTN_MODE, INPUT_PULLUP);
pinMode(BTN_DW, INPUT_PULLUP);
pinMode(BTN_UP, INPUT_PULLUP);
//Nap gia tri ban dau cho pt2315
setupForPt2315();
// Khoi tao lcd va in gia tri ra gia tri ban dau
lcd.init();
lcd.backlight();
lcd.clear();delay(20);
inRaManHinhLCD();
}
Chương trình chính
//Vong lap tuan hoan
void loop() {
//Quet nut nhan Mode
nutMode();
//Quet nut nhan va Up
nutUp();
//Quet nut nhan Down
nutDown();
}
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP- Y SINH 135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_thiet_ke_va_thi_cong_he_thong_audio_ki_thuat_so.pdf