BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
(QUALITY OF LIFE, QoL) NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN 1
VÀ QUẬN 7 DỰA TRÊN KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CỦA
HỆ SINH THÁI
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS THÁI VĂN NAM
Sinh viên thực hiện : BÙI THỊ ÁI NHƯ
MSSV: 1411090394 LỚP: 14DMT04
TP. Hồ Chí Minh, 2018
BM05/QT04/ĐT
Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
125 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (quality of life, qol) người dân tại quận 1 và quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm):
Bùi Thị Ái Như MSSV: 1411090394 Lớp: 14DMT04
Ngành : Kỹ Thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người
dân tại Quận 1 và Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái.
3. Các dữ liệu ban đầu :
Cá c nghiê n cứ u cu á E. Abásolo vá co ng sứ : “Đá nh giá đo ng go p cu á dich vu
hê sinh thá i đo i chá t lứợ ng cuo c so ng(CLCS) đo thi”(2006) vá “Đá nh giá CLCS
dứ á trê n dich vu hê sinh thá i cu á ho c sinh trong khu vứ c đo thi”(2007). Đê cá p
đê n nhứ ng lợ i í ch tứ cá c dich vu hê sinh thá i á nh hứợ ng cu á chu ng đê n CLCS
cu á con ngứợ i.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
1) Tổng quan được cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu.
2) Tiến hành việc thực hiện khảo sát và so sánh, đánh giá CLCS của người dân
Quận 1 và Quận 7.
• Xây dựng phiếu khảo sát và thực hiện chương trình khảo sát.
• Phân tích phiếu khảo sát để so sánh và đánh giá ý kiến của người dân ở 2
khu vực về chất lượng môi trường sống.
• Tiến hành thu thập các giá trị định lượng với các chỉ tiêu dịch vụ HST.
3) Tổng kết kết quả nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá được mức độ hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh
thái tại Quận 1 và Quận 7.
2) Phân tích, đánh giá, so sánh các dịch vụ hệ sinh thái tại 2 khu vực khảo sát
dựa trên quan điểm của người dân và các số liệu định lượng.
3) Đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng
dịch vụ hệ sinh thái và CLCS tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Ngày giao đề tài: 7/5/2018 Ngày nộp báo cáo: 30/7/2018
Chủ nhiệm ngành TP. HCM, ngày tháng năm 2018
(Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ĐOAN
Tôi: Bùi Thị Ái Như xin cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở
các số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
- Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao
chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.
- Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu
trong báo cáo và danh mục tham khảo.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Sinh viên
Bùi Thị Ái Như
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành
đến toàn thể thầy cô trong trường Đại học Công nghệ TP.HCM nói chung và các
thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng, bộ môn Kỹ thuật Môi trường nói riêng,
những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ
ích trong năm năm vừa qua.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Văn Nam,
Giảng viên Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech cũng là giảng viên hướng dẫn đồ án
tốt nghiệp thời gian qua, thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo, giải đáp mọi
vấn đề thắc mắc và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án tốt
nghiệp. Đồng thời thầy luôn đôn đốc, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đồ án.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình
làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2018
Sinh Viên
Bùi Thị Ái Như
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan .................................................................... 3
3. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 6
4. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 6
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 7
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 9
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 9
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9
7. Cấu trúc của đồ án ................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỀ TÀI ... 11
1.1. Khái quát về chất lượng cuộc sống .................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư trên khía cạnh MT ......................... 11
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 13
1.2.1. Vị trí địa lý, tự nhiên .............................................................................. 13
1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội .......................................................... 14
1.2.3. Tổng quan chất lượng cuộc sống ở TP.HCM ......................................... 16
1.3. Tổng quan về hệ sinh thái đô thị ........................................................................ 21
1.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 21
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM i SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị ......................................................... 21
1.3.3. Vai trò nghiên cứu khả năng đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng
cuộc sống .......................................................................................................... 23
1.4. Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng ..................................................................... 25
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................... 25
1.4.2. Chức năng của hệ dịch vụ hệ sinh thái ................................................... 25
1.4.3. Mối liên hệ của dịch vụ hệ sinh thái (ES) và chất lượng cuộc sống
(QoL)................................................................................................................. 27
1.5. Giới thiệu các dịch vụ hệ sinh thái đô thị ........................................................... 28
1.5.1. Giảm tiếng ồn, độ rung ........................................................................... 28
1.5.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt ..................................................................... 29
1.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí................................................................. 31
1.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon ................................................................. 32
1.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan ........................................................................... 33
1.5.6. Thoát nước mưa ...................................................................................... 34
1.5.7. Giá trị giải trí .......................................................................................... 34
1.5.8. Cấp nước ngọt ........................................................................................ 35
1.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm ............................................................... 35
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 36
2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu và kế thừa ............................... 39
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa bằng bảng hỏi ......................... 39
2.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp ............................................................. 41
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu ................................. 42
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM ii SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
2.2.7. Phương pháp so sánh. ............................................................................. 45
2.2.8. Phương pháp đánh giá chất lượng không khí ......................................... 46
2.2.9. Phương tham khảo ý kiến của chuyên gia .............................................. 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 48
3.1. Thông tin chung về phiếu khảo sát .................................................................... 48
3.2. Đánh giá sự hài lòng và mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ sinh thái ......... 50
3.2.1. Đánh giá mức độ quan trọng .................................................................. 50
3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng ...................................................................... 53
3.3. So sánh, đánh giá hiện trạng chất lượng cuộc sống của người dân ở 2 quận ... 56
3.3.1. Giảm tiếng ồn, độ rung ........................................................................... 56
3.3.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt ..................................................................... 59
3.3.3. Giảm ô nhiễm không khí ........................................................................ 62
3.3.4. Hấp thụ khí CO2 ..................................................................................... 65
3.3.5. Cung cấp nước sạch ................................................................................ 68
3.3.7. Cung cấp nguồn thực phẩm .................................................................... 74
3.3.8.Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan ............................................................. 75
3.3.9.Thoát nước mưa ....................................................................................... 77
3.4. Đề xuất giải pháp và định hướng phát triển. ...................................................... 80
3.4.1. Giải pháp ................................................................................................ 80
3.4.2. Định hướng phát triển ............................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 90
Kết luận ..................................................................................................................... 90
Kiến nghị ................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 95
PHỤ LỤC 1: THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................... 1
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT .............................................. 4
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ QCVN, TCVN .................................................................... 19
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iii SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. AQI (Air Quality Index) : Chỉ số đánh giá chất lượng không khí.
2. BVMT : Bảo vệ môi trường
3. CLCS : Chất lượng cuộc sống
4. CLN : Chất lượng nước
5. EPA (United States Environmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ
Môi sinh Hoa Kỳ
6. E-QoL (Ecosystem Services Quality of Life) : Đánh giá chất lượng cuộc
sống
7. ES (Ecosystem Services ) : Dịch vụ hệ sinh thái
8. GDP : Chỉ số thu nhập bình quân đầu người
9. HDI (Human Development Index): Chỉ số phất triển con người
10. HST : Hệ sinh thái
11. HST ĐT : Hệ sinh thái đô thị
12. KT : Kinh tế
13. MT : Môi trường
14. QoL (Quality of Life) : Chất lượng cuộc sống
15. SXNN : Sản xuất nông nghiệp
16. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
17. UHI (Urban Heat Island ) : Hòn đảo nhiệt
18. WQI (Water Quality Index): Chỉ số đánh giá chất lượng nước
19. XH : Xã hội
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM iv SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các điểm quan trắc ở Quận 7 .................................................................... 19
Hình 1.2: Thành phần của một hệ sinh thái đô thị .................................................... 21
Hình 1.3 : Bề mặt không thấm của hệ sinh thái độ thị ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ
sinh thái ..................................................................................................................... 24
Hình 1.4: Xanh hóa không gian đô thị ...................................................................... 25
Hình 1.5: Chức năng của hệ sinh thái ....................................................................... 26
Hình 1.6: Quan hệ ES và QoL .................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.7: Sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều
cây xanh, và tăng cao ở khu vực nhiều công trình nhà ở (EPA, 2008a) ................... 29
Hình 1.8: Rừng cây dầu gió ở tại Thái lan (Nguồn: kienviet.net) ............................ 33
Hình 2.1: Bản đồ Quận 7 ........................................................................................... 36
Hình 2.2: Bản đồ Quận 1 ........................................................................................... 37
Hình 2.3: Sơ đồ trình tự nghiên cứu .......................................................................... 38
Hình 3.1: Mức độ quan trọng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận ......... 52
Hình 3.2: Mức độ hài lòng 9 dịch vụ hệ sinh thái của người dân ở 2 quận .............. 55
Hình 3.3: Xu hướng gia tăng hiện tượng đảo nhiệt ở khu vực nội thánh ra các khu
vực ngoại thành ......................................................................................................... 60
Hình 3.4: Khu vực quan trắc chất lượng không khí .................................................. 63
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiển chất lượng không khí 5 tháng đầu năm 2018 ................ 64
Hình 3.6: Vách chắn tiếng ồn giữ khu vực dân cư và đường giao thông ................. 85
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM v SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Các loại dịch vụ của hệ sinh thái ............................................................. 25
Bảng 2.1: Phân loại chất lượng không khí theo chỉ số AQI ..................................... 47
Bảng 3.1: Thông tin của người dân ở 2 phường ....................................................... 48
Bảng 3.2: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ
sinh thái ở Quận 1 ..................................................................................................... 51
Bảng 3.3: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ quan trọng của các dịch vụ hệ
sinh thái ở Quận 7 ..................................................................................................... 51
Bảng 3.4: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh
thái ở Quận 1 ............................................................................................................. 53
Bảng 3.5: Giá trị trung bình và độ lệch về mức độ hài lòng của các dịch vụ hệ sinh
thái ở Quận 7 ............................................................................................................. 54
Bảng 3.6 : Tỷ lệ mức độ hài lòng ≥ 4 và không hài lòng ≤ 3 ................................... 55
Bảng 3.7: Mức độ ồn ở 8 trạm quan trắc trên địa bàn TP.HCM ............................... 57
Bảng 3.8: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (dBA)............................................. 57
Bảng 3.9 So sánh kết quả mức độ ồn của 2 quận ...................................................... 58
Bảng 3.10: So sánh diện tích cây xanh của hai khu vực ........................................... 66
Bảng 3.11: Chất lượng nước tại khu vực phường Phú Mỹ, Quận 7 và phường Bến
Nghé, Quận 1 ............................................................................................................ 70
Bảng 3.12: Thống kê các khu vực giả trí .................................................................. 74
Bảng 3.13: Hệ thống cảnh quan khu vực 2 phường ................................................. 76
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM vi SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó mọi sinh vật
tồn tại và phát triển, môi trường có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đó với
cuộc sống của con người. Để tồn tại và phát triển, con người tiêu thụ những gì mà
môi trường cung cấp, mọi hoạt động tiêu thụ đều ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường hệ sinh thái. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, đặc biệt là các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Đô thị hóa góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của một quốc gia và nâng cao đời sống
cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng
đang phát sinh nhiều vấn đề nan giải. Nhiều nghiên cứu cho thấy, quá trình đô thị
hóa quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường, đến nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đến sự cân bằng sinh thái và khả năng đáp ứng của hệ sinh thái đối với chất lượng
cuộc sống của con người. Sự phát triển quá mức của quá trình đô thị hóa làm nảy
sinh các vần đề môi trường (MT) gây sức ép đến hệ sinh thái và khả năng đáp ứng
của hệ sinh thái đô thị như: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị,
làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước; mở rộng không gian đô thị dẫn đến chiếm
dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm và đến
đời sống của người dân; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một
lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường; đồng thời đô thị hóa làm tăng dòng
người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh
môi trường,
Hệ sinh thái đô thị bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh và thành phần công
nghệ cung cấp các dịch vụ sinh thái đáp ứng các nhu cầu sống và lợi ích của con
người. Dưới sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và tác động của con người,
các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên dần bị mất đi. Cùng với sự biến đổi khí
hậu toàn cầu và các vần đề ô nhiễm môi trường ( không khí, nước, đất, rác thải, khói
bụi, tiếng ồn,..) gây ảnh hướng đến các dịch vụ hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 1 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
của con người ở khu vực đô thị. Nên việc đánh giá khả năng phụ vụ của hệ sinh thái
đến chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được các nhà khoa học và các
chuyên gia đầu ngành quan tâm.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “chất lượng cuộc sống (CLCS)” đã được sử dụng rộng
rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và là một chủ đề nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế và xã hội học. Nhưng trên khía cạnh môi trường chưa có một đánh giá
nào cụ thể. Theo quan điểm của Emma Abasolo chất lượng cuộc sống liên quan đến
khả năng đáp ứng của các dịch vụ hệ sinh thái đô thị, bao gồm 9 dịch vụ sau: giảm
tiếng ồn độ rung, giảm ảnh hưởng đảo nhiệt, giảm ô nhiễm không khí, cung cấp khả
năng hấp thụ CO2, cung cấp giá trị giải trí, giá trị cảnh quan, thoát nước mưa, cung
cấp nguồn thực phẩm, cung cấp nguồn nước sạch. Các nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống của nhóm dân cư trong ngành xã hội học nhằm mục tiêu đóng góp vào
quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội phù hợp cho nhóm dân hướng tới
phát triển bền vững.
Vì vậy, đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu các dịch vụ, tiêu chí đánh giá
chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên
khả năng phục vụ của hệ sinh thái. Tính đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở
Việt Nam liên quan đến việc đánh giá chất lượng sống của người dân dựa trên khả
năng phụ vụ của hệ sinh thái đặc biệt ở các đô thị. Quận 1 là khu đô thị được hình
thành lâu đời trải qua quá trình đô thị hóa không ngừng làm thay đổi rất lớn đến hệ
sinh thái khu vực và các dịch vụ của hệ sinh thái. Để đánh giá vấn đề đó ta so sánh
với hệ sinh thái khu vực Quận 7 một đô thị mới hình thành và phát triển. Qua đó
xem xét, đánh giá được các dịch vụ sinh thái ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát
triển của đô thị và đưa ra các mặt hạn chế và thiếu sót của các dịch vụ hệ sinh thái
của các khu vực để có những biện pháp kịp thời nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 2 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
2. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng cuộc sống và các tiêu chí do
chất lượng cuộc sống đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan
tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có nhiều nhà khoa học và các tổ chức nghiên cứu về CLCS.
Vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, một nhà dân số học người
Ấn Độ (R.C.sharma) đề cập tới chất lượng cuộc sống “Dân số, tài nguyên, môi
trường và chất lượng cuộc sống” (Population, resources, environment and quality of
life), ông nghiên cứu mối tương tác giữa CLCS dân cư với quá trình phát triển dân
cư, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo ông, CLCS là sự đáp ứng đầy
đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân. Năm 1990, UNDP (Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về phát
triển con người - HDI (Human Development Index). Hệ thống các chỉ tiêu này đã
phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống về phát triển con người, coi phát triển
con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống
trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người. Đến năm 2006,
Emma Abasolo và các công sự đưa ra đề tài nghiên cứu: Đánh giá đóng góp của
dịch vụ hệ sinh thái đối với chất lượng đô thị (Measuring contribution of
ecosystemservices to urban quality of life - Emma Abasolo, Kazunori Tanji, Osamu
Saito, Takanori Matsui – 2006). Đề cập đến những lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh
(ES) thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại
CLCS. Mục đích của đề tài này là để xem lại các phương pháp hiện có được sử
dụng để xác định mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái và CLCS, và đề xuất một
khuôn khổ mới có thể hữu ích trong việc công nhận liên kết giữa ES và CLCS ở đô
thị. Được chia thành ba phần: 1) đóng góp của ES vào CLCS của đô thị, 2) các
phương pháp thường được sử dụng, và 3) đề xuất một phương pháp tiếp cận mới.
Tiếp đến năm 2007, Emma Abasolo và các cộng sự tiếp tục đề tài này theo phương
pháp mới kế thừa đề tài trước đó: Đánh giá chất lượng cuộc sống (E-QoL) dựa trên
hoạt động liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái của học sinh trong khu vực đô thị
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 3 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
(Evaluating the ecosystem services - related quality of life of students in the urban
areas – Emma Abasolo, Takanori Matsui, Osamu Saito, And Tohru Morioka –
2007). Nghiên cứu này tập trung vào CLCS hoặc chất lượng cuộc sống liên quan
đến dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là "sự hài lòng và đánh giá mức quan trọng
của ES đến CLCS". Phương pháp đánh giá xã hội học được áp dụng trong nghiên
cứu này bằng cách đánh giá mức độ hài lòng và quan trọng của người dân thông qua
phiếu khảo sát. Khu vực Kanto được chọn làm địa bàn nghiên cứu do tầm quan
trọng đối với Nhật Bản về kinh tế và xã hội. Khảo sát được tiến hành giữa các sinh
viên từ ba trường đại học trong vùng Kanto. Và qua phân tích lưới hành động cho
thấy các ES trong khu vực đô thị được ưu tiên là: kiểm soát ô nhiễm không khí,
giảm khí nhà kính, giảm nhẹ ảnh hưởng của đảo nhiệt, và kiểm soát ô nhiễm nước.
Thông qua khảo sát đưa ra kết luận cần cải thiện các nguồn cung cấp của bốn ES
này cũng như số lượng và chất lượng của chúng nên được cải thiện để tăng CLCS
của người dân khu vực. Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu chỉ dừng lại ở số liệu
định tính thông qua phiếu điều tra xã hội học. Trong nghiên cứu của chúng tôi bên
cạnh việc thu thập các số liệu điều tra xã hội học, chúng tôi sẽ thu thập thêm các dữ
liệu đo đạc nhằm minh chứng và kiểm chứng các ý kiến của người dân.
Tiếp đến năm 2008, Emma Abasolo và các công sự mở rộng đề tài nghiên
cứu: Nhận thức và thái độ đối với dịch vụ hệ sinh thái ở khu vực đô thị (Perception
and attitude towards ecosystem services in the urban areas - E. Abasolo, O. Saito, T.
Matsui và T. Morioka – 2008). Dựa trên việc khảo sát ở khu vực Kanto ở Nhật Bản
đại diện cho một khu vực thành thị trong một đất nước phát triển và khu vực Metro
Manila ở Philippines đại diện cho một đô thị khu vực ở một nước đang phát triển.
Chúng được chọn do tầm quan trọng về kinh tế và xã hội của 2 khu vực đến Nhật
Bản và Philippines. Tương ứng khảo sát được tiến hành giữa các sinh viên từ ba
trường đại học trong vùng Kanto và bốn trường đại học ở Metro Manila. Qua hoạt
động lưới phân tích cho thấy ES được ưu tiên trong các khu đô thị là: ô nhiễm
không khí, giảm khí hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các ảnh hưởng của đảo nhiệt và
kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 4 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập tới vấn đề này một cách khái quát. Được
sự quan tâm của thế giới, một dự án của UNDP đã được triển khai và đã phân tích
quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường với phát triển trên phạm vi toàn quốc.
Đây là những tiền đề lí luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về CLCS
có liên quan với nhau. Các công trình liên quan đến CLCS đã được công bố:
Nguyễn Quán: “Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” (1995).
Đỗ Thiên Kính: “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến
nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” (2003).
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số phát triển kinh
tế trong HDI, cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” (2005).
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, TS. Trương Thị Thúy Hằng: “Chỉ số tuổi thọ trong
HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam” (2005).
PGS.TS Nguyễn Thị Cành: “Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo
và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt
Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2001).
Bùi Vũ Thanh Nhật: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng
và giải pháp. Trần Thị Thùy Trang: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh
Đắc Lắc.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả như Đỗ
Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Lê Thị Phương Loan,
Nguyễn Phong...:“ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993”, “Điều tra mức
sống dân cư Việt Nam 199 -1998”, “Mức sống trong thời kì bùng nổ kinh tế Việt
Nam 2001”... đã điều tra và phân tích các vấn đề có liên quan đến mức sống của dân
cư như thu nhập của người dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục...
Đặc biệt là các báo cáo phát triển con người Việt Nam, đây là một công trình
quan trọng được nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam tổng hợp từ nhiều công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc chuyên ngành khác nhau về lĩnh ...hân tạo bao gồm yếu tố hữu sinh chủ yếu là
con người và MT sống hạn chế trong không gian hẹp, có quan hệ xã hội giữa người
và người đa dạng phức tạp, ngược lại quan hệ giữa người và thiên nhiên bị giới hạn.
1.3.2. Thành phần của hệ sinh thái đô thị
Thành phần của một HST ĐT được trình bày như hình 1.2 sau :
Vô sinh Hữu sinh Công nghệ
Vi
Không Động Nhà Trường Bệnh
Đất Nước sinh Người
khí thực máy học viện
vật vật
Hình 1.2: Thành phần của một hệ sinh thái đô thị
Trong đó thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng đi
qua hệ sinh thái. So với HST tự nhiên, HST ĐT có sự khác biệt rất nhiều. Vật cung
cấp không được sản xuất tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương
thực, thực phẩm, rau quả cung cấp cho đô thị. Vật tiêu thụ chủ yếu và quan trọng
nhất là người dân đô thị.
Tại đây, thực vật, động vật hoang dại không đóng vai trò to lớn trong vật sản
xuất và tiêu thụ. Hoạt động của HST đô thị do con người điều khiển. Con người
phải đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng của HST. MT đô thị là
một thành phần của MT vùng xung quanh, nó là kết quả của hoạt động vật chất của
con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. MT đô thị luôn vận động và phát
triển theo quy luật động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng
như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 21 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Vùng đô thị có mật độ tập trung dân cư lớn, làm biến đổi MT sống, có quan hệ
trực tiếp với HST chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông, dẫn đến hàng loạt những thay
đổi lớn về môi trường sống làm cho MT sống trở nên quá tải. Các khu vực ao, hồ
được chuyển thành đất xây dựng làm cho HST tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm.
Vùng ngoại thành là vùng đệm tạo nên HST chuyển tiếp từ HST tự nhiên
sang HST nhân tạo.
Trong HST đô thị, MT rất quan trọng vì cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào
MT. MT đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng ta như không khí, nước, thức ăn.
MT cung cấp cho chúng ta không gian để xây dựng nhà ở. Nó cũng cung cấp cho
chúng ta vật liệu xây dựng như: đá, san hô, gỗ, cát, đất sét, nước,
Các nhân tố vô sinh trong MT của HST ĐT sai khác rất nhiều so với các HST
lân cận: bụi trong không khí thường lớn gấp 10-25 lần, bức xạ kém hơn 10-20%,
mây phủ nhiều hơn 5-10%, nhiệt độ cao hơn 1-2 độ, độ ẩm không khí thấp hơn 3-
10%, gió kém hơn 20-30% và hàm lượng các khí CO, CO2, SO2, NOx trong không
khí đều cao hơn.
Ở các vực nước tầng mặt như sông hồ thuộc HST đô thị đều bị ô nhiễm ít
nhiều. Nguyên nhân đưa đến sự khác nhau giữa HST ĐT và các vùng lân cận là do
các hoạt động của quá trình đô thị: các hoạt động hàng ngày của người dân, các hoạt
động giao thông, sản xuất công nghiệp.
Tất cả các nhu cầu tiêu thụ về vật chất, năng lượng của đô thị đều tăng lên rất
nhanh, thường là theo hàm số mũ và tất cả các loại sản phẩm thải ra như nước thải,
chất thải rắn, đều cũng tăng lên tương ứng. Dân số đô thị (vật tiêu thụ chính của
HST ĐT) tăng lên rất nhanh, không chỉ do gia tăng tại chỗ, mà còn do sự di dân từ
các vùng nông thôn chuyển đến.
Do vậy mà hạ tầng cơ sở của đô thị xuống cấp rất nhanh: thiếu nhà ở gây gắt,
thiếu điều kiện vệ sinh và cấp nước, tắc nghẽn giao thông, thiếu nơi đổ rác thải, sinh
ra ô nhiễm không khí, nước, đất, bụi và tiếng ồn, giảm đi các khu vực thoáng đãng,
ao hồ, diện tích cây xanh và nơi giải trí. Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động,
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 22 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
nghề nghiệpcủa người dân đô thị đều mang sắc thái riêng, khác với người dân ở
vùng nông thôn. Các đặc điểm cơ bản của HST ĐT bao gồm:
• Đây là một HST hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất
lượng lẫn số lượng.
• HST đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể
ổn định hoặc không ổn định tuỳ thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong
HST.
• Về cấu trúc: HST đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung
tâm, ven nội và vùng ngoại ô. Sự thay đổi về cơ cấu của các vùng này mang dấu ấn
thời gian và phản ánh sự phát triển nền KT•XH qua từng thời kỳ.
• Bậc dinh dưỡng cuối cùng của HST đô thị là con người. Con người là thành
phần ưu thế trong HST đô thị. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng
thứ cấp cuối cùng. Trong HST đô thị, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên,
con người còn chịu tác động của các yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên
con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ. Thành phần công
nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho HST. Nhờ có sự tái tạo này mà
thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định.
• Yếu tố giới hạn trong HST ĐT là tổ hợp tất cả các yếu tố.
1.3.3. Vai trò nghiên cứu khả năng đáp ứng của hệ sinh thái tới chất lượng cuộc
sống
Đa dạng sinh học cung cấp cơ sở cho các quá trình sinh thái và làm tăng chức
năng HST như quá trình sinh sản, khả năng giữ lại nguồn dinh dưỡng của đất, tăng
khả năng phục hồi và chống lại các rối loạn, ngoại xâm. Các chức năng HST là các
vai trò khác nhau của quá trình sinh thái trong một HST. Đa dạng sinh học và các
chức năng HST đều củng cố nguồn tích trữ tự nhiên sản xuất ra các hàng hóa và
dịch vụ cho xã hội loài người.
Đánh giá “Hệ Sinh thái Thiên niên kỷ 2005” đã định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái
là “lợi ích mà con người có được từ các hệ sinh thái” trong đó bao gồm: dịch vụ
cung cấp (ví dụ: Thực phẩm và nước); dịch vụ điều tiết (ví dụ: Lọc không khí và
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 23 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
nước, điều tiết khí hậu, lũ lụt, bệnh tật, thiên tai và tiếng ồn); dịch vụ văn hóa (ví
dụ: Giải trí, tâm linh, tôn giáo và lợi ích phi vật chất khác); và dịch vụ hỗ trợ (ví dụ:
Sự hình thành đất, sản lượng sơ cấp và chu kỳ dinh dưỡng).
Có rất nhiều nghiên cứu đã cho rằng cây xanh đô thị và các không gian xanh
da trời (nước) cung cấp rất nhiều lợi ích sinh thái – môi trường – kinh tế và văn hóa
xã hội. Ví dụ, trong nghiên cứu về Stockholm, Bolund & Hunhammar (1999) đã chỉ
ra 7 loại hệ sinh thái địa phương: Cây xanh đường phố, bãi cỏ và công viên, rừng đô
thị, đất canh tác, đất ngập nước, hồ, biển, suối. Các hệ sinh thái địa phương này
cung cấp 6 “dịch vụ bản địa”: (1) thanh lọc không khí, (2) điều hòa khí hậu, (3)
giảm tiếng ồn, (4) thoát nước mưa, (5) xử lý nước thải, (6) giải trí và giá trị văn hóa.
Các dịch vụ HST này đã có “tác động đáng kể lên chất lượng cuộc sống” trong
các khu vực đô thị. Tuy nhiên, có thể thấy các dịch vụ văn hóa của HST rất ít được
nghiên cứu so với rất nhiều loại dịch vụ HST khác. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các
dịch vụ HST và CLCS con người trong MT đô thị vẫn chưa được khám phá đầy đủ.
Để cải thiện vấn đề này, cần tích hợp các phương pháp nghiên cứu và bổ sung
những phát hiện từ nhiều lĩnh vực khác, bao gồm các lĩnh vực như: Địa lý văn hóa,
tâm lý MT, XH học, sinh thái cảnh quan, quy hoạch và thiết kế đô thị.
Hình 1.3 : Bề mặt không thấm của hệ sinh thái độ thị ảnh hưởng đến các dịch vụ hệ
sinh thái
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 24 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Hình 1.4: Xanh hóa không gian đô thị
1.4. Dịch vụ hệ sinh thái và chức năng
1.4.1. Khái niệm
Dịch vụ hệ sinh thái - Ecosystem Services (ES):
Dich vụ hệ sinh thái là các sản phẩm, hàng hóa, dich vụ có nguồn gốc bắt
nguồn từ thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người hay những lợi ích từ các
hệ sinh thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại
hạnh phúc cho con người.
1.4.2. Chức năng của hệ dịch vụ hệ sinh thái
Hệ sinh thái cung cấp cho xã hội các dịch vụ đa dạng và phong phú – từ nguồn
nước sạch ổn định cho đến đất sản xuất và hấp thụ cacbon. Con người, các công ty
và XH đều dựa vào những dịch vụ này – khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, quá
trình sản xuất và điều tiết khí hậu. Các lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung
cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh
dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và dịch
bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo
và các lợi ích phi vật chất khác.
Bảng 1.1: Các loại dịch vụ của hệ sinh thái
Rừng Biển Đất canh tác
Hàng Lương thực Lương thực
hóa môi Nước Thực phẩm Nhiên liệu
trường Nhiên liệu Sợi
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 25 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Sợi
Điều tiết khí hậu
Điều tiết dịch bệnh Điều tiết khí hậu
Dịch vụ Điều tiết lũ lụt
Điều tiết khí hậu Lọc nước
điều tiết Điều tiết dịch bệnh
Lọc nước
Dịch vụ Tái tạo dinh dưỡng Sản xuất cơ bản Kiến tạo đất
hỗ trợ Kiến tạo đất Tái tạo dinh dưỡng Tái tạo dinh dưỡng
Thẩm mĩ Thẩm mĩ
Thẩm mĩ
Dịch vụ Tinh thần Tinh thần
Giáo dục
văn hóa Giáo dục Giáo dục
Giải trí Giải trí
Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005
Tuy nhiên hiện nay, nhiều HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có
giá trị kinh tế nào cả. Do quyết định hàng ngày được đưa ra chỉ ưu tiên làm sao để
thu được lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của HST
đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó.
CLCS ĐÔ THỊ
Hình 1.5: Chức năng của hệ sinh thái
Việc đánh giá dịch vụ HST toàn diện nhất cho đến nay là Đánh giá hệ sinh
thái thiên niên kỷ, quy tụ sự tham gia của trên 1300 nhà khoa học từ 95 quốc gia –
đều cho chung một kết quả là trên 60% dịch vụ MT qua nghiên cứu đều đang suy
giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ để chúng có thể phục hồi.( Washington, D.C.
Viện Tài nguyên Thế giới, 2005)
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 26 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
1.4.3. Mối liên hệ của dịch vụ hệ sinh thái (ES) và chất lượng cuộc sống (QoL)
Cung cấp các dịch vụ HST
Các dịch vụ của HST
HST đô thị
Các dịch vụ điều tiết ( hệ Các cá nhân
thống làm mát)
Dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ
hệ sinh thái, năng lượng, giá trị
Sức khỏe
Các dịch vụ hỗ trợ (thực phẩm, nước)
Kinh tế
Các dịch vụ văn Nhu câu cho các thành phố
hóa ( giải trí) Xã hội
CLCS ĐÔ THỊ
Đầu vào từ con người (dịch Đầu vào từ con thiên nhiên
vụ nhân tạo) (quy định của HST)
Nguồn: Nghiên cứu của Emma Abasolo và các cộng sự (2006).
Hình 1.6: Quan hệ ES và CLCS
Từ quan điểm của hệ thống, khuôn khổ cho đo đóng góp của dịch vụ HST vào
CLCS đô thị là phát triển và điều này được thể hiện trong hình 1.6, các dịch vụ HST
có thể được xem như là một hệ thống mở. Các dịch vụ HST bao gồm các: quy định,
hỗ trợ và các dịch vụ văn hoá. Các dịch vụ này tương tác và hình thành các mối
quan hệ chức năng nhất định ảnh hưởng đến dòng chảy của các dịch vụ HST. Hơn
nữa, sự ổn định của toàn bộ hệ thống có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài,
như sự sẵn có của chất thay thế. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ tương
tác giữa chúng.
Tương tự như vậy, một số lĩnh vực đặc trưng HST đô thị: nhân khẩu học, sức
khoẻ, kinh tế và xã hội. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi đầu vào bên ngoài từ các hệ sinh
thái khác như hệ sinh thái nông thôn. Khi kết hợp với nhau, cả các dịch vụ sinh thái
và đô thị hệ sinh thái đang hình thành các chức năng phức tạp mối liên hệ giữa các
mối quan hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Sự hình thành của mối quan hệ được
tạo điều kiện bởi dòng chảy của vật liệu, năng lượng và giá trị trên ranh giới hệ
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 27 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
thống. Sự tương tác này được xác định bằng CLCS đô thị. Mối quan hệ giữa chúng
sẽ thay đổi theo thời gian để đáp ứng với mức độ đầu vào mà họ nhận được bởi họ
và kết quả đầu ra lấy ra từ họ.
1.5. Giới thiệu các dịch vụ hệ sinh thái đô thị
1.5.1. Giảm tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn, là một âm thanh không mong muốn, tác động tiêu cực đến CLCS
của một cá nhân. Ô nhiễm tiếng ồn (Noise pollution) là tiếng ồn trong MT vượt quá
ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
Người ta phát hiện ra rằng khi con người làm việc lâu dài trong khu vực có độ
ồn cao thì lâu ngày cơ thể sẽ suy sụp, có thể gây một số bệnh như : Stress, bồn chồn
và gây các rối loạn gián tiếp khác. Độ ồn tác động nhiều đến hệ thần kinh. Mặt khác
khi độ ồn lớn có thể làm ảnh hưởng đến mức độ tập trung vào công việc hoặc đơn
giản hơn là gây sự khó chịu cho con người.
Ví dụ các âm thanh của quạt trong phòng thư viện nếu quá lớn sẽ làm mất tập
trung của người đọc và rất khó chịu.Vì vậy độ ồn là một chỉ tiêu quan trọng trong
việc đánh giá khả năng đáp ứng của hệ sinh thái.
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn tại TP.HCM là vấn đề báo động và bức xúc của
người dân khu vực. Gây các tác động bất lợi là rối loạn giấc ngủ, tác động sinh lý,
sức khoẻ và phúc lợi của con người (Harris et. al., 1997) . Mặc dù có khả năng gây
ra những hậu quả nghiêm trọng, thế nhưng hiện tại, ô nhiễm tiếng ồn vẫn chưa được
quan tâm và xử lý đúng mức như các dạng ô nhiễm khác.
Trong TP có khá nhiều địa điểm rất ồn, các trạm quan trắc ghi nhận mức ồn
dao động từ 55.09 – 79.30 dBA. 61.25% trong số các giá trị đo được vượt quá quy
chuẩn (quy chuẩn tùy khu vực, tối đa 70 (dBA).
Dich vụ HST ở đây cung cấp thảm thực vật có thể làm giảm tác động của tiếng
ồn trong MT đô thị. Ở quy mô lớn, số lượng cây xanh và thực vật được trồng như
rào cản tiếng ồn, để giảm tiếng ồn giao thông dọc theo các tuyến đường, các khu
dân cư đô thị. Điều này đã được quan sát ở Hoa Kỳ và các nước ở Châu Âu (Bolund
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 28 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
và Hunhammar, 1999). Điều này cũng đang được thực hiện tại Nhật Bản (Bộ Môi
trường, 2002) .
1.5.2. Giảm ảnh hưởng đảo nhiệt
Hiện tượng đảo nhiệt – urban heat island (UHI), là hiện tượng tăng nhiệt độ
cục bộ tạo nên một khu vực trung tâm như một “ốc đảo” có nhiệt độ cao hơn các
nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.
Hình 1.7: Sự dao động nhiệt độ trên toàn thành phố: nhiệt độ thấp ở khu vực nhiều
cây xanh, và tăng cao ở khu vực nhiều công trình nhà ở (EPA, 2008a)
Quá trình đô thị hóa ở các đô thị như xây dựng các tòa nhà, bê tông hóa, nhựa
đường, và hoạt động công nghiệp của của con người ở khu đô thị đã gây ra hiện
tượng đảo nhiệt là cho nhiệt độ trong nội ô cao hơn những vùng xung quanh.
Có hai dạng đảo nhiệt đô thị phổ biến nhất là đảo nhiệt bề mặt (surface UHI)
và đảo nhiệt không khí (atmospherice UHI).
Đảo nhiệt bề mặt là hiện tượng mà ban ngày ánh nắng mặt trời làm nóng các
bề mặt không được che phủ như mái nhà, tường, lề đường ở khu vực trung tâm đô
thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn và công viên do có nhiều bóng râm nên nhiệt
độ các bề mặt có thể gần với nhiệt độ không khí. Do ảnh hưởng bởi tác động của
ánh nắng mặt trời, hiện tượng đảo nhiệt đô thị bề mặt diễn ra cả ngày và đêm, đặc
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 29 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
biệt là mùa hè. Hiện tượng đảo nhiệt bề mặt được quan trắc bằng dữ liệu viễn thám
(remote sensing data), sử dụng ảnh nhiệt để đo đạc sự phát xạ nhiệt và nhiệt độ của
các bề mặt (Voogt & Oke, 2003).
Đảo nhiệt không khí là hiện tượng mà không khí ở khu vực trung tâm đô thị
ấm hơn không khí ở vùng ngoại ô. Ngoài ra, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ - Environmental Protection Agency (EPA), các nhà khoa học còn chia đảo nhiệt
không khí thành hai loại:
- Đảo nhiệt đô thị dưới tầng tán (canopy layer UHIs): xảy ra tại tầng không khí
thấp, nơi con người sinh sống, có thể tính từ mặt đất đến các mái nhà hoặc đỉnh cây.
- Đảo nhiệt đô thị biên (boundary layer UHIs): bắt đầu tính từ mái nhà hoặc
đỉnh cây lên vùng khí quyển bên trên, khoảng 1.5km.
Tuy nhiên, các nghiên cứu và phân tích thường chỉ tập trung vào hiện tượng
đảo nhiệt đô thị dưới tầng tán, nơi mà đời sống con người chịu tác động trực tiếp từ
nhiệt độ không khí. Hiện tượng đảo nhiệt không khí được quan trắc bằng phương
pháp đo nhiệt độ không khí, có thể trải rộng khắp thành phố hoặc dùng phương
pháp so sánh nhiệt độ ở từng khu vực cục bộ, ví dụ như so sánh nhiệt độ một khu
trung tâm đô thị với một khu ngoại thành (Steward, 2011). Cây xanh đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm "hiệu ứng đảo nhiệt đô thị", giảm bức xạ, giảm nhiệt độ
không khí và nhiệt độ bề mặt đất. Cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời để lục diệp hóa,
nước bốc hơi từ bề mặt lá hút nhiệt nên cây xanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ của
môi trường xung quanh nó. Sau đây là các tác dụng cụ thể của cây xanh trong việc
giảm nhiệt độ môi trường (Phạm Ngọc Đăng, Phạm Hải Hà - Nhiệt và khí hậu kiến
trúc; Hà Nội - 2000).
Cây xanh có thể hút được 30 – 80% bức xạ mặt trời chiếu tới tùy theo mức độ
rậm rạp của lá. Cây càng có lá rậm rạp, tán lá to thì hút bức xạ càng nhiều vì tổng
diện tích mặt lá hấp thụ, khuếch tán bức xạ và bốc hơi hút nhiệt càng lớn.
Cây xanh có tác dụng cản bức xạ - che nắng cho không gian dưới lùm cây, có
thể ngăn được 60 – 80 % bức xạ mặt trời, nhờ đó có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt
đất và nhiệt độ không khí phía dưới tán lá của cây.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 30 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Cây xanh có tác dụng giảm bớt bức xạ phản xạ ra môi trường xung quanh. Hệ
số Anbêđô của tường trắng đạt tới 0.7, tức là 70% bức xạ chiếu đến sẽ bị phản xạ ra
xung quanh, lượng bức xạ này sẽ chiếu đến người đứng cạnh tường, đến các vật lân
cận và đốt nóng chúng. Trong khi đó hệ số Anbêđô của cây xanh chỉ vào khoảng
0.2 – 0.3, nên môi trường xung quanh nó đỡ bị bức xạ phản chiếu đốt nóng hơn
nhiều.
Một cây lớn duy nhất có thể sử dụng 450 L nước mỗi ngày, điều này tiêu tốn
1000 MJ nhiệt năng lượng để thúc đẩy quá trình bốc hơi. Cây xanh của TP có thể
làm giảm nhiệt độ mùa hè của TP một cách rõ ràng. Cây xanh cũng có thể thay đổi
tốc độ gió ở khu vực đô thị hóa.
Như vậy có thể thấy rằng cây xanh trong đô thị có vai trò rất tích cực tới môi
trường nhiệt độ và sinh thái đô thị. Việc áp dụng cây xanh để thông gió tự nhiên là
một trong những các phương pháp tiết kiệm năng lượng có hiệu quả để đối phó với
mức nhiệt độ cao và độ ẩm vào mùa hè ở Nhật Bản và để cải thiện QOL không chỉ
ở ngoài trời mà còn cũng trong không gian nội thất trong các tòa nhà (Kubota và
Miura, 2000).
1.5.3. Kiểm soát ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm
tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại
cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi
trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên
có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Kiểm soát ô nhiễm không khí là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và
xử lý ô nguồn nhiễm. Cây xanh sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách
hấp thu những khí độc như NO2, CO2, COTheo nhiều nghiên cứu, cây xanh có
thể hấp thụ tới 6% các loại khí thải độc. Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng thời
thải ra nhiều O2.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 31 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm
không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh
sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe. Ngoài ra cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc
sống của người dân trở nên yên tĩnh hơn.
1.5.4. Khả năng hấp thụ khí cacbon
Hấp thụ khí CO2 là khả năng hấp thụ khí CO2 của cây xanh góp phần làm cơ
sở đánh giá sự giảm lượng phát thái khí hà kính và hàm lượng khí cacbonic.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây
khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể
hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung
cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.
Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban
Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm.
Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới
dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong
một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60 mg
cadmium, 140 mg chrome, 820 mg Nickel, và 5200 mg chì.
Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của cây xanh đối với chất lượng cuộc sống đô thị
đóng góp vai trò quan trọng vượt trội trong việc bù đắp lượng khí phát thải cacbon
từ quá trình công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Rừng Hoa Kỳ ước tính rằng trong
Khu đô thị Portland, cây cối giữ 12516 tấn lượng cacbon hàng năm và loại bỏ hơn 2
triệu kg chất ô nhiễm không khí mỗi năm (Kane, 2003). Tại khu vực Chicago, Bộ
Hoa Kỳ Lâm nghiệp tính rằng một cây duy nhất có một thân cây chu vi 30 inch loại
bỏ 200 pounds carbon dioxide (CO2), với sự loại bỏ lớn nhất diễn ra trong những
tháng mùa hè (GHASP, 1999).
Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ nhiệt
bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO2) từ không khí để tiến hành lục diệp
hóa và nhả ra khí Oxygen (O2) - rất hữu ích đối với sức khỏe con người và giảm
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 32 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu), làm cân bằng giữa lượng khí Oxy và
CO2.
Ví dụ: Một cây cao 30m, trưởng thành có thể hấp thụ khoảng 22.7 Kg khí CO2
trong một năm, tương đương gần với lượng thải ra trung bình của một xe hơi sử
dụng cho 41.5 Km. Những cây này, có thể sản xuất ra lượng 2.721 Kg khí Oxy
trong 01 năm, khối lượng này dự tính có thể hỗ trợ nhu cầu sinh hoạt ít nhất cho 02
người.
Dựa theo kết quả nhiên cứu của đại học Melboure, cây sinh trưởng càng
nhanh, thì cây sẽ càng nhanh già cỗi, công suất quang hợp và hấp thụ carbon gia
tăng theo độ tuổi. Vì vậy, sự bền vững trong quá trình sinh trưởng của cây xanh rất
quan trọng để đánh giá lại yếu tố MT và sự hấp thụ khí CO2.
Hình 1.8: Rừng cây dầu gió ở tại Thái lan (Nguồn: kienviet.net)
1.5.5. Hệ sinh thái cảnh quan
Hệ sinh thái cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi
một cụm của các HST tương tác với nhau, được lặp lại trong 1 không gian, với các
kích thước, hình dáng, và quan hệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan.
Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan là khả năng cung cấp các dịch vụ sinh cảnh
như các dich tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí ăn uống,..đáp
ứng giá trị về mặc tinh thần cũng như vật chất của con người.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 33 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu sử dụng đất
khác nhau. Một cách thức khác để xem xét một cảnh quan là xem nó như một thể
khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối
cùng chết và trở về với đất.
Dịch vụ HST cảnh quan cung cấp hệ thống các mảng xanh đô thị, vành đai
xanh đô thị và mặt nước xanh , có các cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ.
1.5.6. Thoát nước mưa
Thoát nước mưa là vận chuyển nước mưa ra khỏi thành phố, khu dân cư, khu
công nghiệp một cách nhanh chóng và có tổ chức để tránh xảy ra ngập lụt. Ở các
thành phố, với cơ sở hạ tầng được xây dựng với bê tông và đường xá bao phủ mặt
đất, 60% lượng nước mưa trở thành nước chảy mặt kết quả tăng lượng mưa lũ lớn
và chất lượng nước bị suy thoái thông qua việc thu gom đô thị ô nhiễm đường phố.
Tình trạng chung ở TP.HCM đó là hệ thống thoát nước bị quá tải vào mùa
mưa và thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Cây xanh sẽ giúp giảm bớt áp lực cho
các cống thoát nước bằng cách giữ lại nước mưa. Trung bình, một cây xanh phổ
biến có thể giữ được từ 200 đến 290 lít nước trong 1 năm. Bên cạnh đó, tán phủ của
cây xanh có thể trở thành màng chắn lọc nước hữu hiệu, giúp lưu lại trong đất dưới
dạng nước ngầm.
Ở các vùng thực vật chỉ có 5-15% nước mưa chảy xuống mặt đất, với phần
còn lại bay hơi hoặc xâm nhập mặt đất (Bolund và Hunhammar, 1999). Một cây
trưởng thành có thể tiêu thụ lên đến 1.135 lít nước mỗi ngày, và tán của nó có thể
chặn đến 28% lượng mưa lớn (GHASP, 1999).
1.5.7. Giá trị giải trí
Giá trị giải trí là đáp ứng nhu cầu sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng
thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo dựa trên HST cảnh quan khu
vực. Khu vực đô thị, thành phố là một MT căng thẳng do sự phất triển nhanh chóng
và mật độ dân cư lớn. Các khía cạnh giải trí của tất cả các HST ĐT, với khả năng
chơi và nghỉ ngơi, có lẽ là dịch vụ HST có giá trị cao nhất ở các thành phố (Bolund
và Hunhammar, 1999).
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 34 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Giá trị giải trí ngoài trời cung cấp cơ hội để nâng cao CLCS và tăng cường sự
tương tác xã hội của con người và do đó giúp nâng cao tinh thần sống cộng đồng và
hòa nhập với xã hội (Di sản thiên nhiên Scotland, 2002 như đã đề cập bởi Morris,
2003). Không gian xanh cũng có tầm rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần của
con người, được công nhận là những tiêu chí đóng góp chính cho chất lượng MT,
sức khoẻ con người và hạnh phúc ở khu vực nội thành và ngoại ô (Ulrich, 1984;
Grahn, 1989; Kaplan và Kaplan, 1989 như được đề cập bởi Morris, 2003).
1.5.8. Cấp nước ngọt
Tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống con người là rất quan trọng. Sự
sống sẽ không tồn tại trên mặt đất nếu không có nước. Trong khi khoảng 75% của
trái đất được bao phủ bởi nước, chỉ có 1% nước của thế giới có thể hữu ích cho nhu
cầu của con người, tức là, nước ngọt.
Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô
nhiễm nguồn nước... cây xanh làm giảm dòng chảy bằng cách phá vỡ lượng mưa
trực tiếp xuống đất do đó cho phép nước chảy xuống tán lá và thân cây trước khi
xuống mặt đất. Tiếp nhận và giữ chất lắng đọng; hòa tan chất dinh dưỡng và chất ô
nhiễm, chất thải. Điều tiết nước mưa, hạn chế ngập lụt cho khu vực xung quanh và
tiếp nhận nước thải sinh hoạt.
1.5.9. Khả năng cung cấp thực phẩm
Cung cấp nguồn thực phẩm là khả năng đáp ứng nguồn thực phẩm đô thị của
người dân trên khu vực, là đo lường số lượng và chất lượng diện tích trồng hoặc các
khu vực có thảm thực vật (như cây cối, hoa màu, Ở các thành phố, khả năng cung
cấp nguồn thực phẩm ngày càng bi thu hẹp do mật độ dân số trong khu vực đô thị
tăng lên, do đó nhu cầu về lương thực cũng tăng theo.
Như vậy mục đích chính dịch vụ HST là tạo ra một đô thị phát triển xanh
cung cấp như một phương tiện để đảm bảo an ninh lương thực tiếp cận thực phẩm
tươi, giá cả phải chăng và bổ dưỡng. Đồng thời giảm tình trạng mất an ninh lương
thực ảnh hưởng đến QOL của người dân đô thị, có những biên pháp đến chất lượng
an toàn vệ sinh lương thực thực phẩm.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 35 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn 2 phường để khảo sát, đánh giá.
❖ Phường Phú Mỹ, Quận 7.
Diện tích: 3.73km2 ; dân số: 6674 người; mật độ dân số: 1990 người/km2
Cơ sở lựa chọn: Hệ sinh thái đa dạng, tốc độ phát triển đô thị nhanh,về chất
lượng cuộc sống thì khu vực này được đánh giá cao về không gian thoáng đãng,
giao thông thông thoáng, là khu vực đô thị được xây dựng theo hướng quy hoạch
đồng bộ về hệ thống hạ tầng kĩ thuật như khu nhà chung cư, nhà liên kế, nhà biệt
thự, khu thương mại văn phòng, khu cộng đồng, khu vực cây xanh,
Hình 2.1: Bản đồ Quận 7
❖ Phường Bến Nghé, Quận 1.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 36 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Diện tích: 2.42 km2; dân số: 16906 người; mật độ dân số: 6790 người/km2
Cơ sở lựa chọn: là khu vực nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt, nên là nơi hội tụ
nhiều dân cư, dân tộc từ nhiều nơi đến; các thành phần trong XH, là...ện các dịch vụ HST trên, bảo vệ MT khu vực,
cần có quy hoạch và đánh giá xem xét một cách đúng mức khi thực hiện đánh đổi
giữ phát triển KT với khả năng phục vụ của HST nói riêng và chất lượng MT khu
cả vực nói chung.
Thông qua đó đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng khu vực đối với từng tiêu
chí cụ thể. Giải pháp chung về kỹ thuật là thay thế, cải cách các thiết bị ảnh hưởng
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 91 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality Of Life, QoL) của người dân tại Quận 1 và
Quận 7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
đến MT, phát triển các nghiên cứu KH-KT hướng đến sự phát triển bề vững,thay
thế phương tiện cá nhân bằng phương tiện công cộng. Về quản lý, các cơ quan chức
năng cần ưu tiên, quan tâm CLCS trên khía cạnh môi trường học, hệ sinh thái học,
xây dựng kế hoạch phát triển KT song song với việc bảo vệ MT. Thiết kế, xây dựng
chính sách, điều luật bảo vệ MT, HST, tuyên truyền và cổ vũ hoạt động bảo vệ MT.
Để xây dựng đô thị bền vững cần định hướng đô thị phát triển theo hướng sinh thái,
tăng cường hệ thống giao thông thủy, hài hòa với thiên nhiên.
Kiến nghị
Qua đó có thể thấy được các lợi ích của các dịch vụ HST đến CLCS nó ảnh từ
khía cạnh MT đến các vấn đề KT XH đến sự phát triển bền vững của đô thị, vì vậy
cần quan tâm và đánh giá đúng mức lới ích của chúng. Và chính phủ, nhà nước cần
quan tâm hơn nữa đến CLCS trên khía cạnh môi trường học, hệ sinh thái học; nên
cân bằng giữa phát triển kinh tế song song với việc bảo vệ môi trường.
Dựa trên kết quả khảo sát cũng như việc thực hiện phân tích các dữ liệu định
lượng thực tế về CLCS tại 2 quận dựa trên khả năng đáp ứng của hệ sinh thái trên
chúng ta nên ưu tiên và quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề giảm ô nhiễm
không khí, giảm ảnh hưởng đảo nhiệt, giảm tiếng ồn, tăng khả năng hấp thụ CO2 và
thoát nước mưa.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 92 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Lê Huy Bá (1997) – “Môi trường” (tập 1) - NXB Khoa học và kỹ thuật.
[2]. Hoàng Hữu Cải (2007) – Bài giảng Sinh thái cảnh quan- Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM.
[3]. Phạm Ngọc Đăng, Phạm Hải Hà (2000), “Nhiệt và khí hậu kiến trúc”, Hà
Nội.
[4]. Nguyễn Văn Long, Châu Minh Khải, Nguyễn Hoàng Linh, ( 2017). “Sinh
thái học đô thị: Nhận thức vì đô thị bền vững” . Tạp chí Kiến trúc số 11.
[5]. Nhóm Katoomba và UNEP (2008), “Cẩm nang chi trả dịch vụ hệ sinh thái:
Khởi động thực hiện”.
[6]. Hồ Bá Thâm. “Một số nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống đối với
dân cư thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo khoa học: Chất
lượng cuộc sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
[7]. Hoàng Văn Thắng (2015), “Đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh
biến đổi khí hậu”. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[8]. Nguyễn Thị Phương Thảo (2009). “Đánh giá ô nhiễm tiếng ồn tại các tuyến
đường chính của Quận 7”. Đồ án tốt nghiệp trường đại học Khoa Học Tự Nhiên.
[9]. Nguyễn Kim Thoa (2003), “Bàn về khái niệm chất lượng cuộc sống”. Tạp
chí Dân số và Phát triển, số 6.
[10]. Hồ Thủy Tiên (2011). “Chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn
thành phố hồ chí minh dưới tác động suy giảm kinh tế và khả năng thích ứng của
người dân trong điều kiện kinh tế hiện nay”. Hội thảo khoa học: Chất lượng cuộc
sống của người dân TP. HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay Viện Nghiên cứu
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 93 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
[11]. Phạm Ngọc Thùy Văn (2013), “Chất lượng cuộc sống dân cư thành phố hồ
chí minh thực trạng và giải pháp”. Luận văn thạc sĩ trường đại học Sư Phạm
TP.HCM.
[12]. Trần Thị Vân, Hà Dương Xuân Bảo, Đinh Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị
Tuyết Mai và Đặng Thị Mai Nhung (2017). “Đặc điểm môi trường nhiệt và diễn
biến đảo nhiệt đô thị bề mặt khu vực bắc Thành Phố Hồ Chí Minh”.Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ. 49a: 11-20.
2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
[13]. Bill Moyer reports. “Earth on Edge. Urban Ecosystems”.
www.pbs.org/earthonedge/ecosystems/urban.html.
[14]. Millennium Ecosystem Assessment (2005) MEA.
[15]. E.Abasolo, K.Tanji, O.Saito, T.Matsui, and T.Morioka (2006). “Measuring
the Contribution of Ecosystem Services to Urban Quality of Life”. Environmental
Systems Research Vol. 34, pp. 599-609.
[16]. Emma Abasolo, Kazunori Tanji, Osamu Saito, Takanori Matsui (2006).
“Measuring contribution of ecosystemservices to urban quality of life ”.
[17]. Emma Abasolo, Takanori Matsui, Osamu Saito, And Tohru Morioka (2007).
“ Evaluating the ecosystem services-related quality of life (E-QoL) of students in
the urban areas ”.
[18]. E. Abasolo, O. Saito, T. Matsui and T. Morioka (2008). “Perception and
attitude towards ecosystem services in the urban area”.
[19]. “Ecosystems And Human Well-Being” (2005). A Report of the Millennium
Ecosystem Assessment, Washington D.C.(
documents/document.356.aspx.pdf.
[20]. G.C. Daily, (1997). “Nature’s Services: Societal Dependence on Natural
Ecosystems ”. Island Press: Washington.
3. TÀI LIỆU TỪ CÁC ĐỊA CHỈ WEBSITE
[21].
[22].
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 94 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
[23]. ếp-cận-dịch-
vụ-hệ-sinh-thái-và-đánh-đổi-giữa-các-dịch-vụ-hệ-sinh-thái-hướng-tới-phát-triển-
bền-vững.as
[24]. https://viettimes.vn/tphcm-nguoi-dan-keu-troi-voi-chat-luong-mot-so-chung-
cu-22702.html).
[25].
[26]. https://www.researchgate.net/publication/274085416_Perception_and_attitu
de_towards_ecosystem_services_in_the_urban_areas [accessed May 27 2018].
[27]. Vấn đề
đô thị hóa và phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh.
[28]. https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/.
[29]. apchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Ý-nghĩa-của-dấu-ấn-sinh-thái-
trong-phát-triển-bền-vững-và-khả-năng-áp-dụng-ở-Việt-Nam-38762
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 95 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM 96 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
PHỤ LỤC 1: THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (QUALITY OF LIFE) CỦA
NGƯỜI DÂN DỰA TRÊN KHẢ NĂNG PHỤC VỤ CỦA HỆ SINH THÁI
Kính chào quý Anh/Chị! Chúng em tên là Bùi Thị Ái Như và Nguyễn Hữu Thanh,
sinh viên Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Để góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân trên địa bàn TP.HCM về khả năng đáp ứng và phục vụ của
hệ sinh thái môi trường. Kính mong quý Anh/Chị dành chút thời gian để hoàn thành
phiếu khảo sát dưới đây. Những ý kiến của quý Anh/Chị chỉ dành cho mục đích
nghiên cứu. Rất mong quý Anh/Chị hỗ trợ và giúp đỡ, em xin chân thành cảm ơn!
CÂU HỎI KHẢO SÁT
1. Phần thông tin cá nhân
1/ Tuổi của Anh/Chị ? 15 ~ 24 tuổi 25 ~ 44 tuổi 45 ~ 64 tuổi 65 tuổi trở
lên
2/ Giới tính ? Nam Nữ
3/ Nghề nghiệp?........................................ 4/Trình độ học vấn?........................
5/ Tình trạng hôn nhân ? Có gia đình Độc thân
6/ Mức thu nhập trên tháng ? 50
triệu
2. Về 9 dịch vụ hệ sinh thái dưới đây, mà Anh/Chị nghĩ là quan trọng nhất?
Vui lòng xếp hạng từng vị trí theo tầm quan trọng: từ quan trọng nhất đến ít
quan trọng nhất.
1) Giảm tiếng ồn
2) Giảm ảnh hưởng của đảo nhiệt
3) Giảm ô nhiễm không khí
4) Hấp thụ khí CO2
5) Cung cấp nước ngọt
6) Giá trị giải trí
7) Cung cấp nguồn thực phẩm
8) Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 1 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
9) Thoát nước mưa
Ví dụ: Quan trọng nhất 2 → 4 → 6 → 1 → 8 → 7 → 3 → 5 → 9 Ít quan
trọng nhất
Trả lời: Quan trọng nhất → → → → → → → → Ít quan trọng
nhất
3. Anh/Chị có hài lòng với mức độ hiện tại của 9 dịch vụ hệ sinh thái trong khu
vực của bạn? Đánh giá mỗi dịch vụ hệ sinh thái theo mức độ thỏa mãn của
Anh/Chị theo các mức sau và điền số vào bảng.
0) Chưa quyết định; 1) Rất không hài lòng ; 2) Không hài lòng;
3) Bình thường; 4) Hài lòng; 5) Rất hài lòng
STT 9 tiêu chí cuả dịch vụ hệ sinh thái 0 1 2 3 4 5
1 Giảm tiếng ồn
2 Giảm ảnh hưởng của đảo nhiệt
3 Giảm ô nhiễm không khí
4 Hấp thụ khí CO2
5 Cung cấp nước ngọt
6 Giá trị giải trí
7 Cung cấp nguồn thực phẩm
8 Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan
9 Thoát nước mưa
Cụ thể 9 tiêu chí ở trang sau.
Xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã hoàn thành phiếu khảo sát này!
Ngày . . . . .tháng . . . . .năm 2018
(Ký và ghi rõ họ tên)
CHÚ THÍCH
• Chất lượng cuộc sống (QoL) là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh
thần. Là sự tiện nghi thoải mái của con người được hưởng từ môi trường xung
quanh.
• Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong
một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
• Hệ sinh thái đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo bao gồm yếu tố hữu sinh chủ
yếu là con người và môi trường sống hạn chế trong không gian hẹp, có quan hệ xã
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 2 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
hội giữa người và người đa dạng phức tạp, ngược lại quan hệ giữa người và thiên
nhiên bị giới hạn.
• Dịch vụ hệ sinh thái - Ecosystem Services(ES) là những lợi ích từ các hệ sinh
thái mà con người trực tiếp thưởng thức, tiêu thụ, hoặc sử dụng để mang lại hạnh
phúc cho con người.
• Giảm tiếng ồn (Noise pollution hoặc noise disturbance) là kiểm soát tiếng ồn
trong môi trường khi vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động
vật (nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ phương tiện giao thông, vận tải, xe có
động cơ, máy bay và tàu hỏa)
• Giảm ảnh hưởng của đảo nhiệt – urban heat island (UHI), là hiện tượng
tăng nhiệt độ cục bộ này tạo nên một khu vực trung tâm như một “ốc đảo” có nhiệt
độ cao hơn các nơi khác nên được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.
• Giảm ô nhiễm không khí là kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát
hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm nguồn không khí.
• Hấp thụ khí CO2 là khả năng hấp thụ khí CO2 của cây xanh góp phần làm cơ
sở đánh giá sự giảm lượng phát thái khí hà kính và hàm lượng khí cacbonic.
• Kiểm soát ô nhiễm nước là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử
lý ô nhiễm nguồn nước
• Giá trị giải trí là việc đáp ứng nhu cầu sống tinh thần của mỗi cá nhân như
thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáodự trên hệ sinh thái
cảnh quan của khu vực.
• Cung cấp nguồn thực phẩm là khả năng đáp ứng nguồn thực phẩm đô thị
của người dân trên khu vực, là đo lường số lượng và chất lượng diện tích trồng hoặc
các khu vực có thảm thực vật (như cây cối, hoa màu, )
• Cung cấp hệ sinh thái cảnh quan là khả năng cung cấp các dịch vụ sinh cảnh
như các dich tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí an uống,..đáp
ứng giá trị về mặt tinh thần cũng như vật chất của con người.
• Thoát nước mưa là vận chuyển nước mưa ra khỏi thành phố, khu dân cư, khu
công nghiệp một cách nhanh chóng và có tổ chức để tránh xảy ra ngập lụt
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 3 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT
A. Thông tin chung của người dân
Thông tin chung của các người dân được khảo sát khu vực Quận 7
Tuổi
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
15 - 24 tuổi 41 39.8 39.8 39.8
25 - 44 tuổi 36 35.0 35.0 74.8
Valid 45 - 64 tuổi 23 22.3 22.3 97.1
65 trở lên 3 2.9 2.9 100.0
Total 103 100.0 100.0
Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Nam 44 42.7 42.7 42.7
Valid Nữ 59 57.3 57.3 100.0
Total 103 100.0 100.0
Nghề nghiệp
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Học sinh - Sinh viên 36 35.0 35.0 35.0
Công nhân viên chức 5 4.9 4.9 39.8
Nhân viên văn phòng 5 4.9 4.9 44.7
Valid Kĩ sư 1 0.9 0.9 45.6
Buôn bán - Kinh doanh 25 24.3 24.3 69.9
Khác 31 30.1 30.1 100.0
Total 103 100.0 100.0
Trình độ học vấn học vấn
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 4 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
< 12 33 32.0 32.0 32.0
12/12 45 43.7 43.7 75.7
Trung cấp 1 1.0 1.0 76.7
Valid Cao đẳng 3 2.9 2.9 79.6
Đại học 16 15.6 15.6 95.1
Thạc sĩ 5 4.9 4.9 100.0
Total 103 100.0 100.0
Trình trạng hôn nhân
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Có gia đình 63 61.2 61.2 61.2
Valid Độc thân 40 38.8 38.8 100.0
Total 103 100.0 100.0
Mức thu nhập trên tháng
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
< 10 triệu 72 69.9 69.9 69.9
10 - 20 triệu 21 20.4 20.4 90.3
Valid
20 - 50 triệu 10 9.7 9.7 100.0
Total 103 100.0 100.0
Thông tin chung của các người dận được phi ngr vấn khu vực Quận 1
Tuổi
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
15 - 24 tuổi 56 51.9 51.9 51.9
25 - 44 tuổi 28 25.9 25.9 77.8
Valid 45 - 64 tuổi 18 16.7 16.7 94.4
65 trở lên 6 5.6 5.6 100.0
Total 108 100.0 100.0
Giới tính
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Nam 49 45.4 45.4 45.4
Valid
Nữ 59 54.6 54.6 100.0
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 5 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
Total 108 100.0 100.0
Nghề nghiệp
Valid Cumulativ
Frequency Percent
Percent e Percent
Học sinh - Sinh viên 45 41.7 41.7 41.7
Công nhân viên chức 8 7.4 7.4 49.1
Nhân viên văn phòng 7 6.5 6.5 55.6
Kĩ sư 5 4.6 4.6 60.2
Valid
Buôn bán - Kinh
10 9.3 9.3 69.4
doanh
Khác 33 30.6 30.6 100.0
Total 108 100.0 100.0
Trình độ học vấn học vấn
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
< 12 24 22.3 22.3 23.1
12/12 40 37.0 37.0 60.2
Trung cấp 1 0.9 0.9 61.1
Cao đẳng 5 4.6 4.6 65.7
Đại học 36 33.3 33.3 99.1
Thạc sĩ 2 1.9 0.9 100.0
Total 108 100.0 100.0
Trình trạng hôn nhân
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Có gia đình 41 38.0 38.0 38.0
Độc thân 67 62.0 62.0 100.0
Total 108 100.0 100.0
Mức thu nhập trên tháng
Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent
Valid < 10 triệu 86 79.6 80.4 80.4
10 - 20 triệu 21 19.4 19.4 99.1
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 6 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
20 - 50 triệu 1 0.9 0.9 100.0
Total 108 100 100.0
B. Đánh giá mức độ quan trọng
Bảng 1 :Thống kê các câu trả lời của người dân về mức độ quan trọng ở Quận 7
Số Giảm Giảm giảm khả Cung Cung Cung Cung Thoát
phiếu tiếng ảnh ô năng cấp cấp cấp cấp nước
ồn hưởng nhiễm hấp nước giá nguồn hệ mưa
của không thụ sạch trị thực sinh
đảo khí CO2 giải phẩm thái
nhiệt trí cảnh
quan
1 6 9 3 8 2 7 4 5 1
2 8 7 6 5 4 1 2 3 9
3 8 7 3 2 4 5 6 1 9
4 8 7 5 6 4 3 1 2 9
5 6 9 5 8 3 4 1 2 3
6 1 2 3 4 5 8 7 6 9
7 8 7 3 1 2 6 5 4 9
8 3 5 4 2 6 7 8 1 9
9 1 9 2 6 8 4 3 5 8
10 1 9 7 8 5 2 4 3 6
11 9 8 1 7 3 4 5 2 6
12 8 7 6 4 5 3 2 1 9
13 1 9 3 4 7 6 5 2 8
14 5 8 1 7 4 6 3 2 9
15 6 9 4 5 3 2 1 7 8
16 7 4 5 6 3 2 9 1 8
17 8 7 6 5 4 1 3 2 9
18 4 3 8 7 2 6 5 1 9
19 6 9 5 8 2 1 4 4 7
20 9 8 7 2 6 4 1 3 5
21 6 9 5 4 3 7 2 1 8
22 1 9 8 2 3 5 4 6 7
23 4 9 8 6 3 2 5 1 7
24 7 8 6 2 1 5 4 3 9
25 4 9 8 5 3 2 6 1 7
26 8 7 9 4 4 2 1 5 6
27 8 9 7 6 1 4 3 2 5
28 9 6 5 4 3 2 1 8 7
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 7 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
29 5 8 7 9 4 3 2 1 6
30 9 8 2 3 1 5 4 6 7
31 7 9 6 3 1 2 8 4 5
32 8 7 6 5 4 2 3 1 9
33 6 8 7 5 4 2 1 3 9
34 7 5 6 3 2 8 1 9 4
35 5 3 4 8 1 6 7 9 2
36 4 9 7 2 6 1 2 8 5
37 1 3 8 6 5 2 7 4 9
38 7 1 6 5 2 4 8 3 9
39 8 1 6 3 7 4 5 2 9
40 4 3 6 1 7 2 9 5 8
41 6 2 9 4 5 1 3 8 7
42 2 4 6 3 7 1 8 5 9
43 2 3 4 5 7 1 8 6 9
44 8 3 7 1 4 2 5 6 9
45 6 7 9 8 3 1 4 5 2
46 8 2 5 4 6 3 7 1 9
47 3 1 5 4 2 8 6 7 9
48 5 2 4 3 8 1 7 6 9
49 8 1 6 5 2 7 3 4 9
50 8 2 5 1 4 3 7 6 9
51 5 6 3 1 2 9 8 4 7
52 5 7 8 1 4 9 2 3 6
53 6 7 8 1 5 4 3 9 2
54 1 5 8 4 3 2 7 9 6
55 1 8 2 3 4 7 5 6 9
56 3 4 9 8 5 1 6 7 2
57 4 2 5 3 8 1 6 7 9
58 5 4 7 6 8 9 1 3 2
59 8 4 9 3 7 5 2 6 1
60 6 2 8 1 7 3 5 6 9
61 5 4 3 6 1 7 8 9 2
62 7 6 2 3 9 1 4 5 8
63 8 6 4 7 2 9 3 5 1
64 6 8 5 1 9 2 4 3 7
65 9 2 5 7 8 6 3 4 1
66 4 1 2 8 7 6 5 3 9
67 9 5 7 6 8 2 3 4 1
68 6 7 8 3 1 4 2 9 5
69 4 2 5 3 8 1 6 7 9
70 6 5 8 7 4 1 2 3 9
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 8 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
71 4 3 8 5 9 2 1 7 6
72 7 3 5 8 4 6 1 9 2
73 7 8 3 2 6 5 1 9 4
74 6 5 9 3 8 2 1 7 4
75 5 3 7 6 8 1 2 9 4
76 6 5 4 8 7 3 2 1 9
77 9 7 8 6 3 4 5 1 2
78 8 9 5 6 7 4 3 2 1
79 7 4 1 6 8 5 2 3 9
80 6 7 8 3 2 1 4 5 9
81 7 6 8 5 4 1 2 9 3
82 2 6 9 4 8 1 3 5 7
83 4 5 9 8 7 1 3 2 6
84 7 6 8 5 4 2 1 9 3
85 6 5 7 4 8 1 2 3 9
86 8 3 9 4 6 1 2 7 5
87 5 8 7 6 4 1 2 9 3
88 9 7 8 3 4 5 2 6 1
89 4 9 3 6 2 8 7 5 1
90 6 7 9 8 4 1 5 3 2
91 2 4 9 6 8 1 3 5 7
92 6 5 9 8 7 1 2 4 3
93 8 6 9 4 7 1 2 3 5
94 3 6 9 1 8 2 4 5 7
95 2 4 9 6 8 1 7 5 3
96 7 6 8 4 5 2 1 3 9
97 3 6 9 1 8 2 4 5 7
98 8 9 2 7 3 6 5 4 1
99 5 1 9 3 2 7 8 6 4
100 6 5 1 4 8 3 7 2 9
101 8 5 4 6 7 1 3 2 9
102 6 9 8 4 7 2 5 1 3
103 4 8 7 5 9 2 1 3 6
SD 2.3 2.5 2.3 2.2 2.4 2.4 2.3 2.5 2.8
TB 5.7 5.7 6.0 4.6 4.9 3.4 3.9 4.5 6.2
Bảng 2 :Thống kê các câu trả lời của người dân về mức độ quan trọng ở Quận 1
Số Giảm Giảm giảm khả Cung Cung Cung Cung
phiếu tiếng ảnh ô năng cấp cấp cấp cấp hệ
ồn hưởng nhiễm hấp nước giá trị nguồn sinh thái
của đảo không thụ sạch giải trí thực cảnh
nhiệt khí CO2 phẩm quan
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 9 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
1 2 7 2 3 9 8 6 5
2 1 5 9 4 6 3 2 1
3 3 9 5 4 8 1 2 6
4 2 8 7 6 4 1 5 3
5 6 9 8 7 5 3 2 1
6 8 5 9 7 6 3 2 1
7 7 8 9 6 1 5 4 3
8 4 2 9 3 8 7 4 5
9 9 8 7 6 3 4 5 1
10 9 3 8 4 7 2 1 5
11 2 5 6 9 7 1 8 3
12 8 3 9 4 6 1 2 2
13 5 3 9 4 8 1 6 7
14 5 9 8 7 6 2 1 4
15 7 6 9 5 8 1 3 2
16 4 3 9 2 8 1 6 5
17 5 6 9 4 1 2 3 8
18 1 9 5 6 2 4 8 3
19 6 5 9 4 7 2 3 1
20 8 7 6 5 4 3 2 1
21 7 4 6 5 8 1 3 2
22 5 8 7 9 6 4 1 3
23 9 1 7 3 6 2 4 5
24 8 3 4 5 7 1 5 2
25 8 3 6 5 7 1 4 2
26 6 9 8 5 7 1 3 2
27 8 3 6 5 7 1 9 2
28 8 9 7 6 5 4 3 2
29 7 5 9 3 6 1 8 2
30 4 5 1 2 6 9 3 8
31 1 9 8 7 6 5 4 3
32 2 9 4 8 3 1 7 5
33 4 8 5 9 3 1 7 6
34 6 9 8 5 3 2 1 7
35 6 3 7 8 2 1 9 5
36 4 1 7 6 5 2 9 3
37 4 7 8 5 6 3 9 1
38 7 8 9 6 5 2 3 1
39 5 9 7 8 6 4 3 2
40 5 9 8 4 7 2 1 6
41 7 9 6 8 5 4 1 3
42 8 4 7 5 6 1 9 3
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 10 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
43 7 6 9 8 5 4 2 1
44 6 7 8 9 4 3 5 1
45 5 9 4 8 3 1 7 6
46 7 5 9 8 4 6 2 3
47 6 9 1 8 7 2 4 3
48 2 9 3 8 4 5 7 1
49 9 8 6 7 5 3 4 1
50 6 7 8 9 5 1 4 3
51 3 6 2 9 1 5 8 7
52 1 7 4 9 3 5 6 8
53 8 1 9 7 4 6 5 3
54 8 7 9 5 6 1 3 4
55 5 9 2 7 8 6 3 4
56 5 8 9 6 7 1 3 2
57 9 3 4 5 6 1 8 7
58 8 5 9 6 7 1 2 3
59 9 7 8 6 5 4 3 2
60 4 5 6 7 8 3 2 1
61 6 1 7 9 2 3 5 4
62 5 8 9 7 4 3 2 6
63 5 8 9 7 3 1 6 2
64 6 9 4 8 7 2 1 5
65 3 2 9 8 5 4 7 1
66 2 8 4 5 9 3 7 1
67 9 4 8 5 7 2 1 3
68 9 8 5 7 6 4 3 2
69 9 3 8 2 7 1 5 4
70 7 9 1 6 5 2 8 3
71 5 6 4 3 2 9 8 7
72 5 4 9 7 3 1 6 2
73 7 5 4 6 9 1 2 3
74 5 3 2 1 6 9 8 4
75 4 8 9 7 6 1 2 3
76 4 5 6 2 8 1 7 9
77 3 4 9 8 5 1 6 7
78 2 1 7 6 5 3 4 8
79 6 4 7 9 8 3 5 1
80 5 8 9 6 7 3 2 4
81 6 5 4 1 7 9 8 3
82 6 1 7 9 8 2 5 3
83 6 3 9 8 7 1 4 5
84 8 5 9 6 7 3 2 1
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 11 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
85 9 2 3 4 1 5 8 7
86 5 7 9 4 8 1 3 2
87 4 2 7 6 9 1 2 3
88 9 4 8 5 6 2 3 7
89 7 6 5 9 2 4 3 8
90 9 8 7 6 4 3 5 1
91 8 3 9 2 1 7 6 5
92 2 7 8 9 6 1 3 4
93 2 3 9 8 7 4 5 6
94 2 3 9 5 8 1 6 4
95 4 3 9 1 6 7 8 2
96 6 5 7 4 8 1 3 2
97 6 8 9 7 5 3 1 2
98 7 5 6 9 8 4 3 2
99 5 8 4 9 1 7 3 6
100 5 4 6 9 8 1 3 2
101 8 3 9 6 7 2 1 5
102 9 7 6 2 5 1 3 4
103 5 6 9 7 8 1 2 3
104 8 7 9 6 4 1 3 5
105 1 5 9 8 6 3 7 4
106 8 5 9 7 6 1 2 4
107 9 1 8 2 7 4 6 5
108 8 1 7 5 6 2 4 3
SD 2.3 2.5 2.2 2.2 2.1 2.1 2.4 2.1
TB 5.7 5.6 6.9 5.9 5.6 2.8 4.3 3.6
C. Đánh giá mức độ hài lòng
Bảng 3: Thống kê các câu trả lời về mức độ hài lòng của người dân ở Quận 7
Số Giảm Giảm Giảm Khả Cung Cung Cung Cung Thoát
phiếu tiếng ảnh ô năng cấp cấp cấp cấp hệ nước
ồn hưởng nhiễm hấp nước giá nguồn sinh mưa
của không thụ sạch trị thực thái
đảo khí CO2 giải phẩm cảnh
nhiệt trí quan
1 4 3 2 4 2 4 3 3 4
2 2 3 2 4 3 4 4 2 2
3 2 2 2 3 4 3 3 4 5
4 4 5 5 5 5 5 5 5 5
5 3 3 3 3 4 3 3 3 3
6 3 3 3 4 2 3 3 3 3
7 3 3 3 3 3 3 3 3 1
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 12 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
8 2 2 2 3 4 3 3 2 2
9 3 2 3 3 3 3 3 3 2
10 2 3 3 3 3 3 3 3 3
11 1 1 4 1 3 2 2 3 2
12 2 3 2 3 2 3 3 3 2
13 3 4 4 4 3 3 3 4 3
14 2 1 4 1 3 1 3 3 1
15 3 2 3 3 3 3 3 2 3
16 3 4 4 4 4 4 1 5 3
17 3 3 3 3 3 0 3 3 1
18 3 3 2 2 3 2 2 3 0
19 3 2 3 2 4 4 3 3 2
20 2 2 2 4 2 3 4 3 2
21 3 2 3 3 3 2 3 3 2
22 4 2 2 3 3 2 3 2 2
23 3 2 2 3 4 4 3 4 3
24 3 2 3 4 4 3 3 3 2
25 2 3 2 3 4 4 3 4 3
26 1 1 0 3 3 3 3 1 1
27 3 2 3 3 4 3 3 3 3
28 1 3 3 4 4 4 4 1 2
29 2 2 2 3 4 4 4 4 3
30 1 4 4 2 3 4 2 3 2
31 3 2 3 3 4 3 2 3 3
32 2 4 5 1 3 5 4 2 1
33 3 3 3 3 3 3 3 3 5
34 3 2 4 3 3 4 4 4 2
35 2 3 3 4 4 3 4 4 2
36 2 3 4 3 4 4 3 4 4
37 3 2 3 3 3 3 4 2 1
38 3 2 2 3 2 3 3 3 2
39 1 1 1 1 4 4 4 5 1
40 3 2 3 4 4 3 3 4 3
41 3 2 2 4 3 3 3 2 2
42 3 2 3 3 4 3 3 4 2
43 3 3 2 3 3 3 3 3 3
44 3 3 3 4 3 2 2 3 2
45 2 2 2 3 4 4 3 4 2
46 2 3 1 3 2 4 2 2 2
47 3 3 3 3 4 3 3 3 3
48 2 2 2 4 3 3 3 4 2
49 3 2 3 3 4 4 4 4 3
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 13 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
50 3 2 3 3 3 3 4 3 3
51 4 0 4 3 4 4 3 4 2
52 3 2 3 3 4 2 4 4 3
53 3 3 3 2 4 3 4 4 3
54 3 2 4 4 3 3 4 4 4
55 3 3 4 4 3 4 4 4 2
56 2 2 2 2 4 3 3 4 3
57 2 2 2 2 2 4 4 2 2
58 3 3 4 4 4 5 5 3 5
59 3 3 5 5 5 4 3 4 3
60 3 2 2 4 3 4 4 5 2
61 2 1 3 4 1 2 1 5 4
62 4 4 4 5 5 5 5 3 3
63 3 1 5 5 5 3 5 5 3
64 4 3 3 4 1 4 4 4 2
65 3 4 4 3 5 5 4 3 2
66 4 3 3 4 3 4 3 3 4
67 5 5 5 3 4 4 3 3 5
68 3 3 4 5 5 4 3 4 3
69 3 3 2 2 3 3 3 4 2
70 2 2 2 3 3 4 4 3 2
71 3 3 4 4 4 5 3 5 4
72 2 3 3 3 4 4 4 4 3
73 2 3 2 2 3 4 4 3 2
74 3 3 3 3 2 3 3 3 3
75 2 1 3 1 3 4 5 4 2
76 2 3 3 5 5 4 4 4 5
77 4 3 4 4 2 3 4 4 5
78 5 5 3 1 4 3 3 3 1
79 4 4 4 5 5 5 5 3 5
80 3 3 3 3 3 4 4 3 3
81 3 3 4 5 4 3 5 4 2
82 2 2 1 1 3 5 5 3 1
83 4 3 4 4 3 4 5 4 3
84 4 4 5 5 5 4 5 4 5
85 3 3 2 2 3 4 4 4 3
86 3 3 3 4 3 4 4 4 3
87 3 3 3 4 1 2 0 3 4
88 3 4 5 4 4 5 3 4 6
89 2 1 2 2 4 1 2 1 0
90 2 2 2 3 3 0 0 0 2
91 3 3 4 4 3 4 2 5 3
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 14 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
92 4 4 5 3 4 0 0 4 5
93 3 3 2 3 4 3 4 4 3
94 3 0 2 2 2 3 2 3 2
95 2 3 3 3 2 4 4 4 2
96 3 3 3 3 3 3 3 3 3
97 4 4 0 4 0 5 3 4 5
98 1 2 3 3 2 2 3 2 2
99 4 5 4 4 4 4 3 4 5
100 2 3 3 3 3 4 4 4 1
101 3 2 2 3 2 4 3 3 3
102 3 2 3 3 2 4 4 4 3
103 2 2 3 4 4 4 4 3 1
SD 0.82 0.98 1.04 0.98 0.97 1.03 1.02 0.93 1.22
TB 2.8 2.6 3.0 3.2 3.3 3.4 3.3 3.4 2.7
Bảng 4: Thống kê các câu trả lời của người dân về mức độ hài lòng ở Quận 1
Số Giảm Giảm Giảm Khả Cung Cung Cung Cung Thoát
phiếu tiếng ảnh ô năng cấp cấp cấp cấp hệ nước
ồn hưởng nhiễm hấp nước giá trị nguồn sinh mưa
của không thụ sạch giải thực thái
đảo khí CO2 trí phẩm cảnh
nhiệt quan
1 2 2 2 3 2 2 2 1 1
2 2 4 4 2 4 3 4 4 4
3 2 2 2 2 3 3 4 4 2
4 4 4 3 4 2 2 1 1 2
5 1 2 2 2 3 4 3 4 3
6 3 4 3 2 4 4 4 4 5
7 3 2 1 1 4 3 4 1 5
8 3 1 4 1 4 3 4 4 5
9 3 2 1 5 4 4 2 4 5
10 3 3 4 5 4 4 3 4 4
11 4 2 4 2 4 4 4 4 4
12 4 2 4 2 4 4 4 4 4
13 4 3 5 1 1 3 3 3 3
14 3 2 3 2 4 4 4 3 4
15 3 3 2 3 5 3 4 4 4
16 1 1 1 1 4 4 1 5 5
17 3 3 2 2 2 2 1 2 2
18 4 4 3 4 4 4 3 3 3
19 4 2 3 3 4 3 4 4 5
20 4 2 4 2 4 4 4 4 4
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 15 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
21 2 2 2 4 4 4 4 4 4
22 3 2 2 2 2 3 3 4 3
23 3 2 1 1 2 3 1 3 3
24 2 3 2 4 4 3 4 3 3
25 4 2 4 3 4 3 4 3 4
26 2 2 4 2 4 3 4 4 4
27 2 2 4 2 4 4 4 4 4
28 4 2 2 2 2 3 4 4 2
29 3 3 3 3 3 5 2 4 3
30 3 1 2 3 2 4 2 4 4
31 4 3 3 3 3 4 4 4 3
32 4 3 2 2 2 3 3 4 3
33 2 2 1 2 2 3 3 4 2
34 2 3 2 3 3 4 3 4 2
35 2 2 2 3 4 4 3 4 2
36 2 2 2 3 3 4 4 4 2
37 4 5 4 1 3 2 3 4 5
38 2 4 3 4 3 4 4 4 2
39 3 3 4 3 0 3 3 3 3
40 3 3 3 3 3 3 3 3 3
41 2 2 2 2 2 4 3 4 2
42 5 4 5 3 1 1 1 3 4
43 4 2 2 3 2 4 3 3 2
44 4 2 2 3 4 4 4 4 4
45 3 2 2 2 3 3 3 2 3
46 5 3 4 1 4 4 4 4 3
47 4 4 4 4 4 4 4 4 4
48 3 2 2 5 3 2 2 2 2
49 4 3 2 3 3 4 4 4 5
50 3 3 1 3 4 4 3 5 4
51 2 1 2 3 4 4 3 4 4
52 2 1 2 2 4 4 2 3 5
53 1 2 2 3 4 4 3 5 3
54 2 2 2 3 3 3 3 3 5
55 2 2 3 3 3 4 3 4 2
56 3 3 2 2 2 2 2 0 2
57 5 2 5 5 5 5 5 5 5
58 2 1 3 3 2 3 3 3 2
59 2 2 2 2 2 4 2 4 2
60 3 1 1 2 1 2 3 1 1
61 2 3 2 2 4 2 4 2 4
62 4 5 5 5 4 3 0 5 0
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 16 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
63 1 3 3 2 1 4 3 4 1
64 2 3 4 2 3 4 4 3 2
65 3 2 1 3 1 3 2 3 4
66 3 3 4 4 4 4 4 4 2
67 2 3 4 4 3 4 4 4 3
68 2 3 4 4 4 4 4 4 5
69 2 0 2 3 3 4 4 4 1
70 3 4 5 4 2 4 2 4 4
71 5 5 5 5 4 5 3 4 3
72 1 1 1 1 0 4 1 3 1
73 4 4 5 3 5 1 4 4 5
74 3 0 0 0 1 0 2 0 2
75 3 2 0 1 1 3 3 3 1
76 0 0 3 2 2 3 4 3 2
77 1 2 1 1 2 4 3 3 4
78 0 1 3 0 2 4 0 3 2
79 2 3 2 3 2 2 3 3 4
80 2 4 4 4 4 3 3 4 2
81 5 3 3 3 4 2 2 4 1
82 3 3 3 2 2 5 4 2 3
83 2 2 2 2 2 3 3 2 2
84 1 1 1 1 1 1 1 1 1
85 3 0 2 3 1 4 3 2 2
86 2 3 2 4 1 4 5 4 4
87 0 2 1 3 3 4 4 5 4
88 2 3 2 4 4 5 3 0 5
89 2 2 3 3 4 4 4 4 4
90 2 3 3 3 0 4 4 4 4
91 1 1 1 1 1 1 1 1 1
92 2 2 2 2 2 2 2 2 2
93 2 2 2 3 1 3 3 4 2
94 2 2 2 0 2 4 4 4 2
95 2 2 2 2 0 4 4 4 2
96 3 3 3 3 2 4 5 3 1
97 3 3 2 3 2 3 1 3 1
98 4 2 5 3 0 1 3 5 1
99 3 3 3 3 4 5 5 4 2
100 0 3 3 4 0 0 3 3 0
101 2 3 1 3 2 4 4 5 3
102 1 1 1 1 1 3 3 2 1
103 0 1 0 1 1 2 2 1 1
104 2 4 5 4 5 4 2 5 2
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 17 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
105 0 1 0 1 1 3 1 1 1
106 5 3 5 3 5 0 3 3 5
107 1 2 1 1 1 2 1 1 1
108 1 1 1 1 1 1 1 3 3
SD 1.2 1.1 1.3 1.2 1.3 1.1 1.1 1.2 1.3
TB 2.6 2.4 2.6 2.6 2.7 3.3 3.0 3.3 2.9
Số
phiếu 25 14 28 21 41 56 43 61 41
≥4
%
phiếu 23.1 13.0 25.9 19.4 38.0 51.9 39.8 56.5 38.0
≥4
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 18 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
So sánh, đánh giá chất lượng cuộc sống (Quality of life) của người dân tại Quận 1 và Quận
7 dựa trên khả năng phục vụ của hệ sinh thái
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ QCVN, TCVN
QCVN 01:2009/BYT ─ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG.
QCVN 26:2010/BTNMT ─ QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
TIẾNG ỒN.
TCVN 9257:2012 ─ QUY HOACH CÂY XANH SỬ DUNG CÔNG CỘNG
TRONG CÁC ĐÔ THỊ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ.
GVHD:PGS.TS THÁI VĂN NAM PL • 19 SVTH: BÙI THỊ ÁI NHƯ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_so_sanh_danh_gia_chat_luong_cuoc_song_quality_of_life.pdf