BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT NHIỄM
PHÈN VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO Ở XÃ MỎ CÔNG,
HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH.
Ngành: Môi Trường
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã ngành: 52520320
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
SVTH: Nguyễn Hải Triều
MSSV: 1311090661
LỚP: 13DMT 01
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ
75 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo ở xã Mỏ công, huyện Tân biên, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT NHIỄM
PHÈN VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO Ở XÃ MỎ CÔNG,
HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH.
Ngành: Môi Trường
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường
Mã ngành: 52520320
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
SVTH: Nguyễn Hải Triều
MSSV: 1311090661
LỚP: 13DMT01
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2017
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐẤT NHIỄM
PHÈN VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO Ở XÃ MỎ CÔNG,
HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH.
Hội đồng chấm đề tài tốt nghiệp:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:
ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Hải Triều, sinh ngày 27 tháng 02 năm 1995 tại huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh, năm 2013.
Năm 2013 sau khi Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Lương
Thế Vinh và đậu vào Khoa Môi trường của Trường Đại học Công nghệ Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Tháng 4 năm 2017 được sự phân công của Khoa để tiến hành làm đề tài tốt
nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật môi trường với tên đề tài “Phân tích, đánh giá hiện
trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm phèn ở xã Mỏ Công, huyện
Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”, đề tài được điều tra khảo sát tại xã Mỏ Công, huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh và tiến hành phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm của Khoa
Công nghệ sinh học - Thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Công nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Hải Triều, lớp 13DMT01 Khoa Công nghệ sinh học
- Thực phẩm và Môi trường.
Điện thoại: 01279442663
Email: haitrieu272@gmail.com
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người viết cam đoan
Nguyễn Hải Triều
iv
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành theo chương trình đào tạo Kỹ Sư, chuyên ngành Kỹ
Thuật môi trường, tại Trường Đại học Công Nghệ (HUTECH) TP. Hồ Chí Minh. Tôi
xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Trường Đại học Công nghệ
(HUTECH) TP. Hồ Chí Minh; Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm và Môi
trường, cùng toàn thể các Thầy Cô trong khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc
thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập; Nhân dịp này tôi xin chân thành tỏ lòng
biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Hương - Khoa môi trường, trường Đại học Tôn
Đức Thắng và Thầy Lê Thanh Quang - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
Cũng qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Trung Dũng, phụ
trách phòng thí nghiệm của Khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè lớp 13DMT01, cũng như
người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
v
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 3
1.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 3
1.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất .................................................... 3
4.2 Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 4
5. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................... 5
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN .......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................ 6
1.2 Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................................... 7
1.3 Tài nguyên nhân văn ......................................................................................... 9
1.4 Thực trạng môi trường ...................................................................................... 9
1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 10
1.5.1 Thực trạng phát triển kinh tế ....................................................................... 10
1.5.2 Thực trạng phát triển xã hội ........................................................................ 11
1.6 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng .............................................. 12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT PHÈN, MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG VÙNG ĐẤT PHÈN ................................................................................. 14
2.1 Giới thiệu chung về đất phèn .......................................................................... 14
2.1.1 Định nghĩa đất phèn ..................................................................................... 14
vi
2.1.2 Quá trình hình thành đất phèn ..................................................................... 14
2.1.2.1 Những nhân tố cấu thành chất phèn ..................................................... 16
2.1.3 Phân bố và nghiên cứu đất phèn .................................................................. 17
2.1.3.1 Trên thế giới .......................................................................................... 17
2.1.3.2 Ở Việt Nam ............................................................................................ 18
2.1.4 Phân loại đất phèn ........................................................................................ 22
2.1.4.1 Phân loại theo nhân dân vùng đất phèn ................................................ 23
2.1.4.2 Phân loại đất phèn theo Việt Nam ........................................................ 24
2.1.4.3 Những nghiên cứu về phân loại đất phèn ............................................. 26
2.1.5 Những nghiên cứu về tính chất của đất phèn .............................................. 27
2.1.6 Nghiên cứu cải tạo và sử dụng đất phèn ...................................................... 29
2.1.7 Độc chất trong đất phèn ............................................................................... 31
2.1.7.1 Khái niệm chung về độc chất trong đất phèn ....................................... 31
2.1.7.2 Các loại độc chất trong đất phèn ......................................................... 31
2.1.7.3 Biến động độc chất trong đất phèn. ...................................................... 34
2.2 Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn ................................................................ 34
2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn .................................................. 34
2.2.2 Môi trường vùng đất phèn ........................................................................ 35
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn ................................. 39
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 42
3.1 Vật liệu và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 42
3.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 42
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42
3.3.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất .................................................. 42
3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu ........................................................................ 43
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê........................................ 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 46
4.1 Hiện trạng của từng mô hình và kết qủa phân tích ......................................... 46
4.1.1 Hiện trạng của mô hình đất hoang hóa ........................................................ 46
vii
4.1.2 Hiện trạng của mô hình đất trồng lúa .......................................................... 46
4.1.3 Hiện trạng của mô hình đất trồng mì ........................................................... 47
4.1.4 Kết quả phân tích và đánh giá ..................................................................... 49
KẾT LUẬN, KẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ............................................ 55
Kết luận ..................................................................................................................... 55
Kiến nghị ................................................................................................................... 55
Biện pháp cải tạo ....................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 59
Tiếng việt ............................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 1...63
PHỤ LỤC 2.......63
PHỤ LỤC 3.......64
PHỤ LỤC 4...65
viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Bảng đồ đất tỉnh Tây Ninh .......................................................................... 4
Hình 1.2: Bảng đồ xã Mỏ Công và khu vực nghiên cứu ............................................ 7
Hình 2.1: Phân bố Loại đất phèn và diện tích ........................................................... 18
Hình 2.2: Tổng diện tích bao loại đất phèn ở ĐBSCL .............................................. 19
Hình 2.3: Thực vật trước khi hình thành đất phèn ( ở rừng Đước và rừng Tràm) ... 36
Hình 2.4: Thực vật chỉ thị vùng phèn ....................................................................... 38
Hình 3.1: Dùng khoan để lấy mẫu Hình 3.2: Dùng túi nylon để đựng mẫu .... 43
Hình 3.3: Phân tích Mùn và Nhôm tại PTN Hutech ................................................. 44
Hình 4.1: Hiện trạng ở mô hình đất hoang hóa ......................................................... 46
Hình 4.2: Hiện trạng ở mô đất trồng lúa ................................................................... 47
Hình 4.3: Hiện trạng ở mô đất trồng khoai mì .......................................................... 48
Biểu đồ 4.1: Độ chua của đất....51
Biểu đồ 4.2: Hàm lượng dinh dưỡng của đất....51
Biểu đồ 4.3: Hàm lượng độc chất của đất ....51
Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng của đất....51
Biểu đồ 4.5:Thành phần cơ giới của đất...51
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu .................................................... 44
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hiện trạng đất hoang hóa ............................................. 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hiện trạng đất trồng lúa ............................................... 49
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hiện trạng đất trồng mì ................................................ 50
ix
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt. Khai
thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất là động lực phát triển của
xã hội. Việt Nam là một nước đang phát triển, với đặc điểm là một nước có nền
kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghệp với tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp chiếm khoảng 70% cho thấy vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Sau nhiều năm đổi mới, từ một nước phải nhập khẩu
lương thực, đến nay Việt Nam không những có đủ lương thực tiêu dùng mà còn trở
thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Để làm
được điều đó là do có một cơ chế chặc chẽ giữa cơ chế, chính sách của nhà nước,
việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất và sự lao động cần cù, sáng tạo
của người lao động. Để nền nông nghiệp phát triển bền vững, thì vấn đề sử dụng và
cải tạo đất là hết sức quan trọng. Ngoài những mặt đã đạt được, ngành nông nghiệp
cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề liên quan đến chất lượng đất, cải tạo đất.
Trong đó việc nghiên cứu, cải tạo đất phèn để có thể đưa vào sử dụng các diện tích
đất này nhằm tận dụng tối đa diện tích canh tác đang được quan tâm hàng đầu.
Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất phèn rộng lớn trên thế giới.
Đất phèn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm diện tích lớn nhất
trong tổng diện tích đất phèn cả nước. Sau đồng bằng sông Cửu Long là miền Đông
Nam Bộ, rồi đến đồng bằng sông Hồng có diện tích ít nhất trong cả nước. Diện tích
đất phèn hàng triệu héc ta, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền
Đông Nam Bộ. Muốn cải tạo đất phèn để đưa vào sản xuất, ta phải tìm hiểu nguồn
gốc, sự phân bố, phân loại, biết được động vật, thực vật sống trên đất phèn; hiểu rõ
về mặt lý tính, hóa tính, những độc chất và sự biến động phức tạp của độc chất để từ
đó tìm ra hướng sử dụng tốt nhất, tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực trong công
tác thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích, tiết kiệm được vật tư, phân bón, thuốc
phòng trừ sâu bệnh.
1
Ở Việt Nam có khoảng 3 triệu hecta đất bị nhiễm mặn và phèn, chiếm khoảng
40% diện tích đất nông nghiệp (6,9 triệu hecta, 1996) trong đó đất phèn gần 2 triệu
hecta và đất mặn khoảng 1 triệu hecta. Việc khai khác phần diện tích này một cách
có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp ngày càng trở nên cấp bách
và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Tây Ninh thuộc khu vực Đông Nam Bộ là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng
phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng thấp, sắc thái
của vùng đồng bằng.Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau, có tiềm năng dồi
dào về đất, trên 96% quỷ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây lúa
nước đến cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả các loại. Đất đai Tây
Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau, trong đó đất phèn
chiếm tỷ lệ tương đối cao đang được đặc biệt quan tâm.
Tân Biên là một trong những huyện thuộc tỉnh Tây Ninh có diện tích đất nông
nghiệp lớn nhất, vì vậy vấn đề cải tạo đất phèn được nông dân của huyện đặc biệt
quan tâm, trong phạm vị của huyện thì xã Mỏ Công có diện tích đất lớn nhất trong
tất cả các xã, và hầu hết là đất canh tác nông nghiệp.
Xã Mỏ Công là nơi tập trung dân số tương đối đông của huyện, tốc độ tăng
trưởng kinh tế ngày càng tăng, kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động sản
xuất của xã ngày càng gia tăng, nhiều hơn và năng động hơn, phát triển thì không
ngừng nhưng qũy đất thì hạn chế, do đó việc điều tra, phân tích đánh giá để cải tạo
đất phèn để đưa vào sử dụng trong nông nghiệp là rất có ý nghĩa.
Cải tại đất phèn là vấn đề khó khăn đối với các nhà khoa học về cải tạo đất của
nước ta và nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây ở nước ta đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về đất phèn đã đạt được những thành công nhất định.
Nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu phân tích và đánh giá khả năng sử dụng đất
phèn cho Xã Mỏ Công, do vậy chúng tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá hiện
trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo ở Xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh”.
2
2. Mục tiêu của đề tài
1.1 Mục tiêu chung
Phân tích thành phần lý hóa học đất phèn trên ba dạng mô hình canh tác (đất
trồng lúa nước, đất trồng mì và đất bị nhiễm phèn khó canh tác đối chứng) tại xã
Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh nhằm đưa ra hướng đề xuất cải tạo và
phục hồi.
1.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định mức độ biến động về thành phần dinh dưỡng (N, P, K tổng số, dễ
tiêu), hàm lượng mùn, độ chua của đất và nồng độ một số độc tố chính trong đất
3+ 2+ 2-
phèn (Al , Fe , SO4 ) trên các dạng mô hình canh tác của khu vực nghiên cứu.
Xác định mối tương quan giữa các đặc tính lý hóa với các dạng hô hình canh
tác, đề xuất giải pháp và hướng cải tạo đất phèn tại khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện những nội dung sau:
- Phân tích hàm lượng dưỡng (C, N, P, K) và nồng độ của một số độc tố chính
3+ 2+ 2-
(Al , Fe , SO4 ) và độ chua của đất trên các ba dạng mô hình hiện có tại khu vực
nghiên cứu.
- Phân thành phần vật lý đất tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng đất nhiễm phèn, so sánh sự chênh lệch các chỉ tiêu trong
đất của các nhóm đất được phân tích
- Phân tích, đánh giá tiềm năng của ba dạng mô hình hiện có tại khu vực
nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất
Dựa theo báo cáo của Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền
Nam về điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ cho quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Tây Ninh, năm 2004
3
4.2 Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu sau khi lấy về được thực hiện theo các qui trình phòng thí nghiệm.
Phương pháp phân tích đất dựa theo hướng dẫn thực hành phân tích đất của TS.Thái
Văn Nam, Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, tài liệu hướng dẫn
phân tích của trung tâm thông tin và đất quốc tế (International soil reference and
information centre, ISRIS/FAO tác giả van Reeuwijk,1995) và sổ tay hướng dẫn
phân tích đất nước và cây trồng, nhà suất bản nông nghiệp, 1996. Mẫu được phân
tích tại Phòng thí nghiệm của trường và phòng thí nghiệm - Bộ môn sinh thái môi
trường- Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ,
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thống kê
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê và xử lý số môi trường.
Sử dụng phần mềm Excel 7.0 để tính toán và xử lý số liệu ANOVA.
5. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: đất nông nghiệp, mà cụ thể là đất bị nhiễm phèn tại xã
Mỏ Công trên 3 hiện trạng: Đất bị bỏ hoang, đất trồng mì và đất trồng lúa.
Hình 1.1: Bảng đồ đất tỉnh Tây Ninh
4
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại khu vực xã Mỏ Công, đây là xã
đặc trưng cho vùng đất nhiễm phèn, khảo sát và lấy mẫu tại mỗi hiện trạng là 3 lần
lặp lại trên 3 tầng đất,
- Mẫu đất phân tích để đánh giá đất nhiễm phèn được lấy trên tầng phát sinh của
đất, nằm trong khoảng từ 0 - 15cm, 15 - 45cm và 45 - 100cm. Tổng số mẫu cho 3
hiện trạng là 09 mẫu.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và sử
dụng đất, đề xuất định hướng biện pháp cải tạo đất để sử dụng hợp lý và hiệu quả
đất tại khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa
phương có cơ sở phục vụ cho công tác cải tạo và sử dụng đất, đề ra các giải pháp sử
dụng đất hợp lý và hiệu quả.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm có 4
chương:
Chương 1: Tổng quan về tài liệu
Chương 2: Tổng quan về đất phèn, môi trường và vấn đề nhiễm phèn ỏ khu vực
nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Tây Ninh nằm ở phía tây vùng Đông Nam bộ với diện tích tự nhiên: 402.817 ha
(chiếm 17.15% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ). Đặc biệt có đường ranh giới
phía đông và đông nam giáp TP. Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế, công nghiệp,
thương mại và dịch vụ lớn vào bậc nhất nước ta, đồng thời cũng là một thành viên của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi được xem là vùng kinh tế động lực của quốc
gia. Gồm có 8 huyện và 1 thành phố, Tân Biên là huyện biên giới nằm ở phía bắc
tỉnh Tây Ninh, phía đông giáp huyện Tân Châu, phía nam giáp huyện Châu Thành
và thành phố Tây Ninh, phía bắc và tây giáp Campuchia với đường biên giới dài
gần 90km. Có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên, đông lực để phát
triển thương mại dịch vụ, vùng sản xuất cây công nghiệp và nông nghiệp có thế
mạnh của tỉnh.
Tọa độ của huyện 11°35′14″ Vĩ Bắc, 105°57′53″ độ kinh Đông, huyện có 1 thị
trấn và 9 xã. Xã Mỏ Công nằm về phía Tây Bắc của Huyện và được thành lập vào
năm 1986.
Xã Mỏ Công nằm ở tọa độ 11°27′33″ Vĩ Bắc, 106°2′32″ độ kinh Đông.
- Phía Bắc và Tây giáp xã Tân Phong,
- Phía đông giáp với xã Tân Hưng thuộc huyện Tân Châu,
- Phía Nam giáp với xã Trà Vong huyện Tân Biên.
6
Hình 1.2: Bảng đồ xã Mỏ Công và khu vực nghiên cứu
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
Địa hình đặc trưng cho vùng rìa chuyển tiếp giữa đồi thấp và đồng bằng,
nghiêng theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc là đồi thấp lượn sóng nhẹ
với độ cao trung bình 20 - 45m, phía nam là đồng bằng có độ cao trung bình 3-10m,
song do quá trình kiến tạo đã tạo nên các bậc thềm cao và các dải bãi bồi thấp chưa
thật hoàn chỉnh. Ở đây có di tích lịch sử văn hóa với truyền thuyết dân gian được
nhiều người biết đến, đang là điểm du lịch khá hấp dẫn.
Với địa hình cao, ít ô nhiễm, tưới tiêu chủ động, có thể lựa chọn thời vụ sản xuất và
thu hoạch một số cây trồng (rau, đậu, cây ăn quả...), trong lúc nơi khác khó sản xuất
được, sẽ có giá trị kinh tế cao và khai thác được lợi thế về thị trường.
Đặc trưng địa hình, phù hợp cho việc hình thành các trang trại, xây dựng đồng ruộng
luân canh có tưới, xây dựng hệ thống thủy lợi và thực hiện cơ giới hóa phục vụ SXNN
trên quy mô khá lớn. Tuy nhiên cần chú ý ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng rữa
trôi, xói mòn đất ở địa hình cao và chống ngập úng cho vùng đất thấp.
Khí hậu:
7
Tương đối ôn hòa, chia thành hai mùa rỏ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa khô
thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ tương đối ổn định, với nhiệt độ trung bình năm 26 -
27 0C và ít thay đổi.
Tài nguyên nước toàn tỉnh
Nước mặt: Tỉnh Tây Ninh thuộc lưu vực của 2 con sông chính là Sài Gòn và sông
Vàm Cỏ Đông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có tổng lượng nước 31 tỷ m3/năm, cho
phép xây dựng các công trình thủy lợi khai thác nguồn nước mặt phục vụ phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ vùng núi Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, tổng chiều dài 280
km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 135 km, diện tích lưu vực tại Thủ Dầu Một là 4.200
km2. Năm 1979 đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng khai thác sử dụng nguồn nước
đa mục tiêu có cao tình mực nước chết là 17 m, dung tích chứa 470 triệu m3, mực
nước dâng bình thường 24.4 m, dung tích toàn hồ 1.58 tỷ m3 và dung tích hữu ích là
1.1 tỷ m3 nước.
Sông Vàm cỏ Đông: Bắt nguồn từ Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
dài 220 km, đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151 km, chiều rộng trung bình 80 - l00m.
Mùa mưa dòng chảy chiếm tới 80% tổng lượng nước cả năm, còn mùa khô, tháng kiệt
nhất, tại Gò Dầu Hạ tần suất 75% chỉ đạt 10m3/s.
Xã Mỏ Công có hệ thống các con kênh được cung cấp từ hồ Dầu tiếng giúp
cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi
trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn của xã, đãm bảo
cho sản xuất và chất lượng đời sống của người dân.
Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Sài Gòn cung cấp về các con kênh, mương đã
được xây dựng, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho
sinh hoạt.
Nước ngầm: Nước ngầm tầng sâu ở Tây Ninh được đánh giá ở mức trung bình, theo
kết quả khoan khai thác của Trung tâm nước sạch nông thôn thì nước ngầm có chất
lượng đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt. Ngoại trừ phần giáp Campuchia của
8
Trảng Bàng, Bến cầu, tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu > 100 m mới có thể sử dụng
được, còn ở tầng < 100 m dễ bị nhiễm sắt.
Do hồ Dầu Tiếng tạo ra áp lực nước hồ chứa cho vùng sau đập và xung quanh hồ cùng
với lượng nước thấm từ kênh dẫn, đã tạo ra nguồn nước ngầm tầng nông khá dồi dào
nhưng có thể gây hại cho những vùng thấp. Nhìn chung chất lượng nước tốt có thể
phục vụ cho SXNN và sinh hoạt của con người.
Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng có vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là chức năng phòng hộ và có
giá trị về cảnh quan môi trường, lịch sử - văn hóa. Động vật dưới tán rừng có một
số loài quý hiếm như: Khỉ, voọc, sóc, và một số loài chim thú quý hiếm
Tài nguyên khoáng sản:
Theo tài liệu kết quả thăm dò, khảo sát của ngành địa chất thì trên địa bàn có các
loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như: cao lanh, đất sét, cuội sỏi
1.3 Tài nguyên nhân văn
Nguồn lực: Số người trong độ tuổi lao động khá cao, nguồn nhân lực dồi dào,
nhưng chủ yếu làm nông nghiệp. Cộng đồng dân cư xã với nhiều dân tộc sinh sống
như Kinh, Khơme Và có nhiều tôn giáo khác nhau: Cao đài, Phật giáo, Hồi giáo,
Thiên chúa giáo Tạo nên nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
1.4 Thực trạng môi trường
Môi trường đất: Chất lượng đất có dấu hiệu nhiễm phèn làm ảnh hưởng đết chất
lượng của đất cũng như việc canh tác các loại cây trồng.
Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí trên đia bàn cơ bản chưa
bị ô nhiễm SO2, NO2, CO, bụi và Pb.
Thu gom xử lý chất thải rắn: Hiện tại 100% rác thải sinh hoạt ở chợ và các hộ dân
sinh sống ven trục đường chính được thu gom, vận chuyển về bãi rác tập trung.
9
1.5 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.5.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo định hướng, cụ thể như các
ngành: Nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ.
Gía trị sản xuất các ngành kinh tế đang được chính quyền xã đẩy mạnh, nhằm nâng
cao chất lượng đời sống của người dân địa phương và góp phần làm tăng trưởng
nền kinh tế của tỉnh.
Nông nghiệp:
Trồng trọt: Gía trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được duy trì ổn định qua các
năm, các loại cây trồng thay đổi liên tục theo mùa rất đa dạng. Về mặt sản lượng và
phạm vị được duy trì ổn định, máy móc thiết bị phục vụ canh tác ngày càng được
cải tiến hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành.
Cây mì nhờ được giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên người dân tận dụng diện tích
đất trồng lúa, mía không hiệu quả để chuyển qua trồng mì.
Tình hình sâu bệnh: Do ảnh hưởng của thời tiết, các đợt nắng nóng gay gắt và
những tháng chuyển mùa, tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng phát sinh gây
hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng cây trồng;
tập trung chủ yếu ở bệnh rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh bọ trĩ trên cây lúa; bọ phấn, sâu
xanh, thán thư, trên cây rau các loại. Riêng cây mì thời tiết tiếp tục khô hạn và
nắng nóng thuận lợi cho các đối tượng thuộc nhóm côn trùng chích hút gia tăng. Cụ
thể, bệnh rệp sáp bột hồng. Đến nay diên tích mì bị nhiễm bệnh đã được khống chế
và giảm dần.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tình hình công nghiệp chế biến trên một số
lĩnh vực như sau: sản lượng đường mía, bột mì, hạt điều
Gía trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng, do đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện nhờ công tác quản lý và hổ trợ của chính quyền địa phương xã.
Thương mại - dịch vụ Gía trị thương mại - dịch vụ trong đó, giá trị hàng hóa bán lẻ
tăng, do đời sống của người dân được cải thiện kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
10
Tình hình thị trường: giá cả thị trường nhìn chung được đảm bảo ổn định, không
xảy ra biến động lớn, không xảy ra tình trạng đầu cơ, tạo sốt ảo để nâng giá hàng
hóa tùy tiện.
1.5.2 Thực trạng phát triển xã hội
Dân số trung bình của xã năm 2015 là 10.044 người. Tốc độ tăng dân số trung bình
trong 5 năm dao động ở mức 0.9 - 1.1%/ năm (thống kê huyện Tân Biên, 2015)
Giao thông: Với nguyên lý đường giao thông đi đến đâu thì vốn, tri thức, hàng hoa,
văn minh đi đến đó và nghèo đói bị đẩy lùi. Nhưng đầu tư cho cầu đường tốt thường
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao, do đó xã vẫn chưa đáp ứng được tốt vấn đề vận
tải hàng hoa trong bối cảnh KTTT. Với SXNN, những năm qua phát triển được là nhờ
giao thông đường bộ, nhưng vẫn còn vài vấn đề cần phải nghiên cứu thêm.
Các tuyến đường giao thông trong xã đang ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận
lợi cho đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân.
Thủy lợi: Hồ chứa, hệ thống kênh tưới: phân bố đồng đều mật độ tương đối nhiều,
Phục vụ tưới hầu hết các cánh đồng trên địa bàn. Hệ thống được kiên cố hóa, cùng
với hệ thống mương thoát nước.
Ngoài ra, còn mở rộng sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác như thúy sản, chăn nuôi,
cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, hạn chế rủi ro do biến động khí hậu, góp
phần cải tạo, bảo vệ MTST.
Điện: Hệ thống điện trên địa bàn xã đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá đồng
bộ. Hệ thống lưới điện trung thế đã đến 100% các ấp của xã Mỏ Công, với chất
lượng điện đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã.
Bưu chính - viễn thông: Hiện nay trên địa bàn xã có 01 bưu điện văn hóa xã, hệ ...ình khử nitrate, oxyt Mangan, Fe2O3 và Sunlfat. Trong đất phèn,
nhôm và sắt sẽ tập trung rất nhiều ở pH < 3.5, pH càng thấp lượng nhôm hòa tan
càng nhiều.
Ở Việt Nam
Lê Văn Thượng (1975) cho rằng: đất chua mặn có thành phần cơ giới nặng, chứa
-
nhiều ion Na nên tính trương co lớn. Độ xốp thấp, đất có phản ứng chua, pHKCl
dưới 5, độ chua thủy phân rất cao từ 10 đến 15 dl/100g đất. Hàm lượng Al và Fe
cao. Độ no bazơ thấp (20 - 45%), chất hữu cơ giàu, nghèo lân và Ca.
Năm 1980 một số nhà khoa học đất thuộc Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông
Nghiệp đã cho rằng đất phèn thường chua, mặn, giàu mùn, mức độ phân giải chất
hữu cơ yếu, đạm tổng số giàu. Rất nghèo lân đặc biệt là lân dễ tiêu, K trung bình,
Ca, Mg trao đổi trong đất nghèo đến rất nghèo. Đất thường có thành phần cơ giới từ
thịt nặng đến sét, dẻo dính khi ướt, rất cứng khi khô.
Theo Lê Huy Bá (1982), đất phèn Nam Bộ có thành phần cơ giới sét hoặc sét nặng.
Tỷ trọng đất từ 2.2 - 2.6. Hàm lượng chất hữu cơ và chất mùn cao, đạm tổng số giàu
nhưng đạm dể tiêu trong đất nghèo. Lân tổng số và dể tiêu đều nghèo (P2O5%) là
0.01 - 0.05%, lân dể tiêu chỉ ở dạng vết). Ca tổng số và trao đổi nghèo đến rất nghèo.
Al di động cao nhất là trong mùa khô. Lượng Fe cao có khả nặng gây độc cho cây
trồng, lượng S tổng số biến động nhiều từ 1 - 5%.
Như vậy các nghiên cứu về đất phèn trên thế giới củng như ở Việt Nam đã tập
trung nghiên cứu khá đầy đủ cả về quá trình hình thành, phân loại củng như tính
chất ở những vùng đất phèn lớn và điển hình như một số nước thuộc vùng Đông
Nam Á nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Còn những nơi có diện
tích đất phèn không lớn, quá trình phèn hóa không điển hình như ở phía Bắc Việt
Nam thì ít được nghiên cứu tới. Mặt khác các nghiên cứu này thường chỉ tập trung
28
cho tỷ lệ bản đồ nhỏ, chỉ dùng cho nhóm đất chính và đơn vị đất, còn ở cấp đơn vị
phụ và cấp đơn vị thấp hơn của đất thì ít được quan tâm tới.
2.1.6 Nghiên cứu cải tạo và sử dụng đất phèn
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để cải tạo và sử dụng
đất phèn bằng nhiều cách khác nhau. Ba phương pháp chính thường được áp dụng
như sau: (i) Rửa phèn (đào kênh, mương, rãnh để tháo nước phèn); (ii) ém phèn (giữ
mực thủy cấp trong đất trên tầng đất chứa vật liệu sinh phèn); và (iii) bố trí cây trồng
thích hợp (trồng các loại cây chịu phèn: khóm, khoai mỡ, bạch đàn, tràm). Tuy nhiên,
điều quan trọng nhất là cần phải tính toán để giữ cho môi trường nước và hệ sinh thái
không bị ô nhiễm và hủy diệt trong sử dụng và cải tạo đất phèn.
Từ năm 1988, theo sáng kiến của Hoàng gia Thái Lan một khảo nghiệm đã được
tiến hành nhằm lựa chọn các loài thích hợp nhất để khôi phục rừng trên đầm lầy than
bùn, 13 loài cây đã đưa vào trồng ở tỉnh Narathiwat. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết
luận loài Tràm (Melaleuca cajuputi) sinh trưởng nhanh nhất. Sau 5 năm trồng, sinh
trưởng chiều cao đạt 5,7 m và đường kính D1.3 đạt 10,2 cm và sau 13 năm trồng sinh
trưởng chiều cao đạt 9,7 m và đường kính đạt 20,3 cm. Watanabe và ctv (1997) đã
tiến hành khảo nghiệm khả năng thích nghi của hai loài Melaleuca cajuputi và
Melastona marabathricum trên vùng đất chua phèn và đất than bùn đã ghi nhận hai
loài này thích nghi, sinh trưởng tốt. Loài M. cajuputi có khả năng đào thải độc tố
nhôm qua rễ, trong khi đó loài M. marabathricum tích lũy nhôm trong lá; hai loài này
thích ứng tốt với vùng đất chua phèn tại Thái Lan.
Satoshi và ctv (2006) đã tiến hành gieo trồng Tràm (M. cajuputi) và Bạch đàn (E.
camaldulensis) trong nhà kính với điều kiện môi trường axit thiếu oxy và pH = 5,8. Kết
quả cho thấy Tràm sinh trưởng tốt hơn Bạch đàn. Một kết quả khác về sự sinh trưởng
của Tràm trồng trên đất phèn ngập nước theo mùa tại Thái Lan cho thấy loài M.
cajuputi đã phát triển tốt và chiều cao trung bình 14,8 m và đường kính thân cây 18, cm
(Wathinee S., 2015).
Lê Đình Khả và ctv (1999) tiến hành khảo nghiệm và đã chọn giống Tràm là
loài trồng rừng ở ĐBSCL. Theo kết quả khảo nghiệm loài tràm Melaleuca
29
leucadendra là loài thích ứng tốt nhất, tỷ lệ sống cao > 78% và loài Melaleuca
cajuputi cho tỷ lệ sống > 74%. Với khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt
như độ pH thấp và nồng độ nhôm trong đất cao, loài cây này được xem là một trong
các loài cây mũi nhọn được ưu tiên phát triển trồng rừng trên các vùng đất phèn nhằm
đáp ứng được mục tiêu che phủ đất, nhu cầu về gỗ, vừa giảm thiểu thiệt hại bởi lũ lụt
và cải thiện môi trường (Kogawara và ctv, 2006). Trong một nghiên cứu khác, Phạm
Thế Dũng và ctv (1999) đã khảo nghiệm và đã chọn Bạch đàn và Tràm trồng rừng
trên vùng đất phèn ngập nước theo mùa tại tỉnh Long An. Kết quả khảo nghiệm cho
thấy loài Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis và Eucalyptus tereticormis) và loài
Tràm (M. leucadendra, M. viridiflora và M. cajuputi) sinh trưởng tốt và thích ứng
được với điều kiện vùng đất phèn tại Long An.
Natabayashi và ctv (2001) tiến hành trồng loài M. cajuputi theo phương pháp
lên líp tại ĐBSCL đã ghi nhận loài này thích nghi cao, sinh trưởng tốt trên vùng đất
chua phèn nghèo dinh dưỡng. Dương văn Ni và cộng sự (2005) thực hiện dự án trồng
rừng Tràm trên những vùng đất chua nặng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, kết quả dự
án đã cho thấy cây Tràm là một trong số rất ít những cây kinh tế có tính thích ứng cao
với điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, đặc biệt là trên các đầm lầy chua mặn, nơi mà
pH thấp hơn 3,5 và có tính chịu đựng cao đối với nhôm. Thái Thành Lượm (2009)
tiến hành khảo nghiệm khả năng thích nghi của hai loài M. leucadendra của Australia
và M. cajuputi của Việt Nam trên vùng đất ngập nước tại Hòn Đất và U Minh Thượng.
Kết quả đã cho thấy hai loài này thích nghi cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên
những vùng đất đã khảo nghiệm.
Phạm Văn Ngọt và ctv (2014) tiến hành nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố
của thực vật trên vùng đất ngập nước tại huyện Đức Huệ, Long An đã ghi nhận ngoài
loài cây Tràm chiếm chủ đạo còn có một số loài cây bản địa thích nghi trên vùng đất
phèn ngập nước theo mùa như Mù u (Calophyllum inophyllum), Tra lâm vồ (Thespesia
populnea), Sơn nước (Gluta velutina). Đặng Văn Sơn (2009) tiến hành điều tra khảo
sát hệ sinh thái thực vật vùng đất phèn ngập nước tại Bình Chánh. Kết quả nghiên cứu
đã điều tra được 135 loài thực vật tiêu biểu, trong đó có 9 loài ưu thế cho vùng đất ngập
30
nước chua phèn tại huyện Bình Chánh: Tràm gió (Melaleuca cajeputi), Nghễ
(Polygonum tomentosum), Dừa nước (Nypa fruticans), Năng ngọt (Eleocharis dulcis),
Súng trắng (Nymphaea pubescens), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Mua
(Melastoma sp.), Mái dầm (Cryptocoryne ciliata) và Bình bát (Annona glabra). Có 2
loài thực vật có giá trị bảo tồn theo đánh giá của Hội liên hiệp Bảo tồn thế giới “The
World Conservation Union” (2007), là Quao nước (Dolichandrone spathacea) và
Đước đôi (Rhizophora apiculata) chiếm tỉ lệ 1,48% trong tổng số 135 loài vùng nghiên
cứu.
2.1.7 Độc chất trong đất phèn
2.1.7.1 Khái niệm chung về độc chất trong đất phèn
Một chất được gọi là độc, thường đi kèm với hàm lượng của nó có trong dung
dịch đất, cây cối và trong cơ thể con người. Ở mức độ nhất định nào đó là không
độc, thậm chí lại cần thiết cho cây trồng, nhưng mức độ tới hạn nào đó lại độc. Mức
độ này tùy thuộc vào bản chất của chất đó, tùy thuộc vào môi trường nó hoạt động,
dạng nó tồn tại và đối tượng nó gây độc. Có thể không độc hoặc chưa độc cho một
cây nào đó nhưng lại độc, thậm chí gây chết cho một cây trồng khác.
Trong đất phèn các nguyên tố sắt, nhôm, suphate (dưới dạng Fe2+, Fe3+, Al3+,
2- + -
SO4 H , Cl và hợp chất của sắt với Lưu huỳnh là Pyrite, Jarosite) luôn có hàm
lượng rất cao, trên mức chịu đựng của cây trông rất nhiều, vì vậy gọi là các độc tố
trong đất phèn.
2.1.7.2 Các loại độc chất trong đất phèn
Khi nghiên cứu về đất phèn nhiều tác giả đã xác định độc tố chủ yếu gây hại
3+ 2+ 2-
cho cây trồng là Al , Fe , SO4 (Lê Huy Bá, 1981; Vũ Ngọc Tuyên, 1981;
Nguyễn Minh Hạnh, 1990). Ion Fe2+ hòa tan trong nước và gây chua cho đất. Oxit
sắt hai bám vào rễ cây lúa gây cản trở hút dinh dưỡng và trao đổi khí của rễ cây.
Theo Hoàng Đăng Ký (1973) do tác dụng thủy phân, nước chứa nhôm (Al3+) là tăng
nồng độ H+ trong dung dịch. Ion H+ sinh ra làm giảm pH của dung dịch đất. Nguyên
nhân của sự tăng độ chua chủ yếu ở đất phèn phải kể đến ion Al3+.
Nhôm (Al3+)
31
Độc chất nhôm có hoá trị là (Al3+). Trong dung dịch khi pH = 4.1 nhôm sẽ lắng tụ
3+
(điểm đó được gọi là điểm trầm lắng của nhôm). Trong môi trường axit H2SO4, Al
có khả năng di động mạnh. Nhôm trong đất phèn, một phần là sản phẩm của sự rửa
trôi tích tụ, trong quá trình Feralite, phần chủ yếu do quá trình phèn hoá : sau khi đã
3+
có H2SO4, trong đất, H2SO4 liền tác dụng vào keo đất đã giải phóng ra Al tự do,
trong điều kiện đó pH giảm xuống 2- 3.5 trong dung dịch, Al3+ có thể ở dạng Al3+ tự
do, cũng có thể liên kết với sắt, kali, và sunphat, tạo nên những sunphat sắt II và
sunphát sắt III, nhôm lơ lửng trong nước, khi gặp những hạt bụi sét, sẽ kéo các hạt
bụi này lắng xuống đáy ruộng đó cũng chính là nguyên nhân làm cho nước ở các
vùng đất phèn nhôm rất trong.
Trong các tầng đất phèn Al3+ thường rất cao và rất biến động, có lúc từ vài chục
ppm, rồi tăng cao đột ngột 500 - 1000 - 1500 và có khi trên 2000 ppm, khi pH giảm.
Al3+ có trong đất phèn với nồng độ 150 - 3000ppm. Đó là các cation độc nhất trong
số các chất độc. Al3+ làm kết tủa các keo sét và các chất lơ lửng trong nước nên
nước phèn càng trong, càng nhiều Al3+ thì càng độc. Nông dân gọi là “phèn lạnh”;
tức là, trong đó có rất nhiều nhôm sulfat (Al2(SO4)3. Trong dung dịch đất, ở thực địa
Al3+ = 500ppm đã độc cho cây lúa, nhất là thời kì ba lá thực, đến 800ppm gây chết
và 1000ppm gây chết nhanh chống và cây lúa chết như bị luộc nước sôi. Tuy nhiên,
trong dung dịch dinh dưỡng ngưỡng giới hạn độc này chỉ có 135ppm.
Cây lúa ngộ độc Al3+ thì rễ không bị đên nhưng mất hết lông hút, rễ ngắn nhất là
3+
trọng lượng rễ bị ảnh hưởng lớn. Trong đất Al có thể ở dạng Al2(SO4)3 là những
tinh thể khi khô dòn, xốp dễ vỡ, khi ẩm lờm nhờm, tê lưỡi hoặc có trong thành phần
của jarosite.Trong dung dịch đất, Al3+ được giải phóng từ các alumin silicat khi pH
thấp. Trong đất phèn hoạt tính Al3+ mới xuất hiện nhiều; còn trong đất phèn tiềm
tàng, Al3+ vẫn chưa được xuất hiện mà còn ở trong keo đất.
Nhôm biến động rất phức tạp, tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy nó có quan hệ
khá chặt chẽ với pH ở trong đất. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa pH môi trường và Al3+
là một đường hyberbol, mà đường tiệm cận dưới pH = 2.95, nghĩa là pH giảm từ 6
xuống 2.95 thì Al3+ tăng rất cao. Nhưng khi pH 4.1; Al3+ có khả năng trầm lắng và
32
pH ≥ 6; Al3+ → 0. Khi cây bị ngộ độc, trong cây tích lũy cao Al trong các bộ phận
cơ thể, nhất là ở rễ.
Sắt ( Fe2+ và Fe3+): Là nguyên tố độc trong môi trường sinh thái đất phèn. Fe2+ xuất
3+
hiện trong đất phèn trước Al . Trong đất yếm khí chúng có thể ở dạng FeSO4
2+
không màu hay Fe(OH)2. Trong dung dịch Fe là cation linh động có thể kết hợp
H2S → FeS bám dính vào rễ cây làm ngộ độc cây.
Khi nồng độ Fe2+ ≥ 600ppm bắt đầu có ảnh hưởng, trên 1000 ppm gây chết cây lúa.
Tuy nhiên, Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+ có màu vàng nâu đỏ, mà Fe3+ có độ hòa
tan thấp nên ít độc. Đất phèn nhiều Fe nông dân gọi là “đất phèn nóng”. Tuy không
độc bằng Al3+ nhưng Fe2+ gây độc cho cây con, bộ phận rễ bị đen, chóp rễ bị vẹt,
trong cây tích lũy cao Fe do Fe đã xâm nhập vào cây.
Một số loại độc chất khác:
2- 2-
- Sunphat (SO4 ) và lưu huỳnh (S) Cùng với Fe thì SO4 là một trong hai
nguyên tố đầu tiên tạo nên phèn.
2- 2-
+ Dạng gây độc chủ yếu là: H2S, SO4 , SO2 và SO3 . S là dinh dưỡng của cây trồng
2-
nếu không vượt quá 2 - 5% và lượng SO4 cao trong đất phèn biến động với đặc
tính rửa trôi chậm nên gây độc cho cây trồng và cho sản xuất.
- Clo: Trong đất phèn nhiều (phèn hoạt tính) thì Clo ít ( <0.1%) nhưng đối với phèn
mặn và phèn tiềm tàng thì tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên độ di động của nó rất lớn và rất
dễ bị rửa trôi.
- Độc chất axit hữu cơ: Ngộ độc axit hữu cơ có thể xảy ra trong đất có hàm
lượng chất hữu cơ cao. Các axit hữu cơ được tạo ra từ quá trình phân giải chất hữu
cơ, xác sinh vật trong điều kiện ngập nước. Chúng có thể ngăn cản quá trình vươn
dài của rễ, hô hấp và hút chất dinh dưỡng.
- Pyrite: Pyrite là hợp chất của lưu huỳnh và sắt, là sản phẩm của quá trình
yếm khí dưới sự tác động của các vi sinh vật yếm khí. Quá trình Oxy hoá Pyrite sẽ
tạo ra axit, gây chua cho đất và gây hại cho cây trồng, súc vật và con người. Sự tích
tụ của pyrit trong đất được thực hiện trong điều kiện ngập nước, đất trầm tích trong
nước mặn và có nhiều chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật yếm khí có khả năng phân huỷ
33
các chất hữu cơ làm cho các ion sunphat hoà tan trở thành sunphit, ion sắt III trở
thành ion sắt II.
- Jarosite: Là một hợp chất, là kết quả của quá trình oxyhoá sunphite và
Pyrite (đã được trình bày phần cấu tạo đất phèn). Trong đất khi đã xuất hiện Jarosite
tức là pH trong đất thấp, kéo theo việc tăng hàm lượng các độc tố gây hại cho cây.
3+ 3+ 2+ 2- - +
Trong thực tế không chỉ các độc tố Al , Fe ,Fe , SO4 , Cl , H gây hại cho cây
mà chính hợp chất. Jarosit được hình thành cũng tham gia phá huỷ các bộ rễ của
cây.
2.1.7.3 Biến động độc chất trong đất phèn.
Sự biến động độc chất rất phức tạp, phụ thuộc nhiềuyếu tố. Tuy nhiên sự biến động
đó, cũng có quy luật nhất định, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu các mối tương quan
này và đã cho những kết quả khá trùng hợp nhau. Mối tương quan giữa các độc chất
trong đất phèn đã dược thể hiện ở phần trình bày các độc tố và sự biến đổi của nó. Ở
đó chúng ta đã thấy mối tương quan giữa pH với nhôm III, với sắt, với sunphate
2.2 Ô nhiễm môi trường vùng đất phèn
2.2.1 Ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn
Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxi hóa phèn tìm tàng (FeS) tại chổ
3+ 2+ 2-
để tạo thành axit H2SO4, chứa nhiều độc chất Al , Fe , SO 4, hay củng có thế do
nước phèn đi từ nơi khác gây ô nhiễm phèn cho môi trường sinh thái đất. Qúa trình
thứ nhất gọi là quá trình phèn hóa (sulphate acidification) và quá trình thứ hai là quá
trình nhiễm phèn. Dù nguyên nhân nào thì trong dịch đất, lượng độc chất Al3+, Fe2+,
2-
SO4 rất cao và pH môi trường xuống thấp, khả năng trao đổi và đệm của môi
trường đất bị phá vở, không thể tự làm sạch được nữa, nên cả môi trường bị ô
nhiễm nặng. Môi trường đất chỉ được coi là ô nhiễm khi toàn bộ phản ứng môi
3+ 2+ 2-
trường pH130ppm, Fe >300 ppm và SO 4> 1%. Cây trồng và
vật nuôi cũng như con người bị ảnh hưởng trầm trọng.
Nguyên nhân: Do quá trình tưới tiêu không hợp lý làm xuất hiện quá trình mặn hóa,
phèn hóa.
- Độc tố sản sinh trong quá trình phèn hóa:
34
Trong quá trình phèn hóa do điều kiện môi trường biến đổi từ trạng thái khử
chuyển sang trạng thái oxi hóa trị số pH giảm đột ngột (trung bình từ 1.5 đến 2.5
đơn vị) và là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các độc tố (là hệ quả của
quá trình oxi hóa).
3+ 2+ 2-
- Khi pH < 3: Al , Fe , SO 4 xuất hiện nhiều và linh động. Làm rể cây không
hút chất dinh dưỡng (Al), Fe là cho rễ chặt không hô hấp được. Chúng ta điều biết
Al có tương quan nghịch với giá trị pH. Ở nồng độ 1-2 ppm đã có tác động xấu tới
cây trồng. Khi đất bị phèn nặng, pH thấp, Al tích trữ trong các mô rễ ngăn chặn sự
kéo dài và phân chia của tế bào, ức chế hoạt động của các enzim làm nhiễm xúc tác
cho việc tổng hợp các chất trong vách tết bào, là cho bộ rễ của cây cằn cõi, long hút
rụng, phát triển không bình thường và dẫn đến chết.
- Độc tố Fe (Fe2+, Fe3+): Khi pH trong đất giảm, Fe2+ được gải phóng ra gây độc
cho cây, đặc biệt nó có thể lan truyền ra các khu vực rộng lớn xung quanh theo một
số tác giả Fe2+ 150-200 ppm đã gây độc cho lúa, đồng thời ảnh hưởng đến sự sống
của các sinh vật trong vùng và ở nồng độ Fe2+ 500 ppm nhiều cây trồng không sống
được.
- Độc tố H2S và pyrit xuất hiện do kết quả của quá trình khử sunphate trong
điều kiện yếm khí, đặc biệt và đất có nhiều xác xúc vật.
3
- Theo Deut ở nồng độ (1-2) x 10 mol/m H2S đã làm tổn thương đến chức năng
của rễ.
- Sự lan truyền nước phèn từ vùng này sang vùng khác thông qua hệ thống kênh
rạch.
- Ngoài ra do phân bố ở vùng ven biển - nhiễm mặn (chua mặn): Cl-, Na+
2.2.2 Môi trường vùng đất phèn
Ở vùng đất phèn, chế độ nước, các loại thực vật, động vật và vi sinh vật nằm trong
một thể thống nhất, chúng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lẫn nhau. Nghiên cứu
vấn đề này giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về đất phèn, có tác dụng trong cải tạo, sử
dụng đất phèn và bảo vệ môi trường.
35
2.2.2.1 Sinh vật vùng đất phèn
Thực vật: Thực vật bị vùi lắp, đất phèn được hình thành ở vùng trũng. Ở đó xưa kia
là vịnh hay biển cạn, với nhiều loại thực vật phát triển. Thực vật thời kỳ trước lúc
có đất phèn, thường phần lớn có các loại thực vật của rừng sú vẹt như: rừng Bần,
mắm, đước vẹt của rừng ngập mặn và rừng Tràm, Năng và Sậy
a b
(Nguồn ảnh: Lê Thanh Quang)
Hình 2.3: Thực vật trước khi hình thành đất phèn (ở rừng Đước và rừng Tràm)
Các loại cây này mọc thành rừng dày với bộ rể khỏe, làm giảm tốc độ dòng chảy,
làm lắng động phù sa biển, chứa nhiều lưu huỳnh. Bản thân chúng củng tích lũy lưu
huỳnh, khi chết đi thải ra nhiều lưu huỳnh là nguồn gốc đầu tiên sinh ra đất phèn.
Chiều sâu tầng thực vật bị vùi lấp này thường ở 1-2m dưới mặt đất đối với đất phèn
ở Đồng Bằng Nam Bộ và Đồng Bằng Bắc Bộ như vùng Hải Phòng, Thái Bình thấy
ở độ nông hơn 0.7-1.5m.
Ngoài các loại thực vật kể trên trong tầng thực vật bị vùi lấp còn thấy xuất hiện các
loại cây khác như: Dừa nước, chà là, tràm. Qua nghiên cứu người ta thấy, ở những
vùng đất mà chỉ có các loại thực vật này chôn vùi thì S tổng số rất ít, không có khả
năng gây chua nhiều, pH của đất ở vào khoảng 5.5 - 6.0.
36
Như vậy chủng loại và chiều sâu của các loại thực vật bị vùi lấp có ảnh hưởng lớn
đến mức độ sinh phèn trong đất.
- Thực vật hiện tại :
Thực vật đang sống trên đất phèn cũng thay đổi theo tính chất của mỗi loại đất.Thực
vật ở vùng phèn tiềm tàng thường có các loại Chà là, Ráng dại, Lác biển, bang và
năng kim.
Nếu là vùng đất phèn tiềm tàng sâu trong nội địa, là vùng trũng ngập nước gần như
quanh năm, gồm các loại thủy sinh mọc chìm dưới nước hoặc chìm trong nước một
phần. Các loại cây này mọc thành rừng dày với bộ rễ khoẻ, làm giảm tốc độ dòng
chảy, làm lắng đọng phù sa biển, chứa nhiều lưu huỳnh. Bản thân chúng cũng tích
lũy lưu huỳnh, khi chết đi thải ra nhiều lưu huỳnh, là nguồn gốc đầu tiên sinh ra đất
phèn.
Thực vật ở vùng đất phèn nhiều thường có: Năng ngọt (ở đất phèn nhiều chỉ có loại
cây này và một vài loại cây khác nữa, năng Ngọt rất thích hợp với pH = 4.0 -5.0).
3+
Trong cây năng tích lũy nhiều SO4 (0.6 - 0.9% trọng lượng khô) và Al (500 - 1500
ppm). Đặc biệt ở trong rễ tích lũy gấp hai đến ba lần ở thân lá. Ở vùng phèn ít và
trung bình: năng ngọt, cỏ năng, lác. Thực vật trong đất phèn không chỉ phụ thuộc
vào tính chất trong đất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nước. Trong cùng
một loại đất phèn khi chế độ nước thay đổi thì chỉ thị thực vật cũng thay đổi. Ngoài
các thực vật kể trên đối với các vùng nước phèn đứng yên hoặc những vùng sình lầy
nhiều hữu cơ chúng ta còn gặp các loại tảo ocdogigo và micropora rất nguy hiểm
cho lúa vì chúng sống được ở pH rất thấp và phát triển nhanh.
37
(Nguồn ảnh: Lê Thanh Quang)
Hình 2.4: Thực vật chỉ thị vùng phèn
Vi sinh vật và các động vật: Vi sinh vật trong đất phèn: Có nhiều loại vi sinh vật
trong đất phèn, vai trò của chúng cũng khác nhau trong quá trình hình thành đất
phèn. Nhưng chúng thực sự có ý nghĩa trong việc tăng tốc độ hình thành đất phèn.
Các loài vi khuẩn trong đất phèn lấy năng lượng để sống từ các phản ứng oxy hoá
và phản ứng khử trong quá trình tạo phèn, chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc
đẩy nhanh quá trình hình thành phèn, kể cả ở giai đoạn oxy hoá và giai đoạn khử.
Trong đất phèn, số lượng vi sinh vật có ích rất hiếm. Nhưng vào năm 1972 Murthy
đã phân lập, nuôi cấy được một số loài vi khuẩn thuộc Azotobacteracede từ than
bùn có độ chua (pH= 2.5 - 4.2) đã phát triển trên đất phèn. Loại vi khuẩn này có khả
năng cố định đạm 1-10mg/g đất trong một tuần lễ nuôi cấy. Đây là một khả năng
mới mở đường cho việc tạp đạm dễ tiêu bằng vi sinh vật học cho đất phèn.
Động vật trong đất phèn: Ở đất phèn trung bình và phèn nhiều, rất ít hoặc không có
các động vật nhìn thấy được như giun, dế, mối. Thường chỉ thấy xuất hiện các loại
kiến đen, kiến vàng và một vài loại rệp. Ở vùng phèn nhiều pH = 2.5 - 3.0 kể cả đỉa
cũng không thấy xuất hiện, rất ít tôm cá, nếu có thì cũng không phát triển được,
thường đầu to nhưng thân và đuôi bé.
38
Ở vùng đất phèn ít, các loại động vật phong phú hơn về chủng loại gần như vùng
nước ngọt. Những vùng đất phèn tiềm tàng hiện có ảnh hưởng nước lợ thì sinh vật
có khá nhiều như: cua, còng, tôm, cá... Những vùng đất phèn tiềm tàng nội địa, có
nước ngập thường xuyên trên mặt ruộng thì các loại động vật khá phong phú: cá,
tôm, tép, ếch, chuột, rắn, rết, đỉa,
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn
2.2.3.1 Trên thế giới
Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và13.251 triệu ha
đất không phủ băng. Trong đó 12% tổng diện tích là đất canh tác 24% là đồng cỏ
32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là
3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Trong đất đang canh tác trên
đất có khả năng canh tác các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển là
36%. Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn,
rửa trôi, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10%
đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.
Trên thế giới có khoảng 12.6 triệu ha đất phèn, chủ yếu xuất hiện ở các vùng ven
biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới, gồm các vùng: Nam Nhật Bản, Nam Triều Tiên,
Nam Ấn Độ, Thái lan, Băng la đét, Đông và Nam Malayxia, Pakistan, Inđonexia,
Đông Nam của Đông- Timo, Miến điện, Việt Nam. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở:
Guianas, Venezuela, Braxin, Achentina, Newsiland. Và những vùng ven biển thuộc
lưu vực Đông Amazon, một số nước Đông Phi và Tây Phi. Một số đất phèn cũng
được tìm thấy ở HàLan
2.2.3.2 Ở Việt Nam
Riêng Việt Nam có khoảng 2 triệu ha đất phèn chiếm gần 16% diện tích đất phèn
trên thế giới, chiếm khoảng 30% diện tích đất canh tác của Việt Nam. Diện tích đất
phèn phân bổ chủ yếu ở hai vùng đồng bằng, và một ít ở ven biển miền Trung.
Ở miền Bắc có khoảng 200.000 ha đất phèn, phân bố ở Hải Phòng, Quảng Ninh,
Thái Bình, Nam Hà, Hải Dương và một số diện tích ở ven biển miền Trung.
39
Ở miền Nam có khoảng 1.8 triệu ha đất phèn, phân bố ở cả miền Tây (đồng bằng
sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ).
Sự xuất hiện đất phèn ở miền Đông chủ yếu ở dạng cục bộ, phần lớn ở dạng tiềm
tàng, một phần nhỏ ở dạng cố định và một phần đang chuyển hoá. Đất phèn được
phân bố ở các Tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và ởthành phố Hồ Chí Minh,
đặc biệt vùng Lê minh Xuân thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng Đồng Tháp Mười là phần dưới của vùng ngập lũ kéo dài dọc bờ trái sông
Tiền từ QL1A phía Nam và sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích toàn vùng trũng là
991.000 ha, trong đó phần thượng lưu nằm trên đất CămPuchia là 288.000 ha, phần
Đồng Tháp mười chiếm 703.000 ha.Vùng trũng đuợc ngăn cách với sông chính bởi
các giồng ven sông (giải đất cao ven sông tự nhiên) kéo dài từ Kongpongcham
(campuchia), nơi địa hình cao từ 10-15m và thấp dần về phía hạ lưu cao trình giồng
khoảng 4.5-5.0m và đến Cao Lãnh còn lại khoảng 2.5 - 3.0m. Mặt giồng phía
thượng lưu rộng hàng ngàn mét và thu hẹp dần về phía hạ lưu có nơi chỉ còn vài
trăm mét. Sau giồng là những vùng trũng. Đồng Tháp Mười từ biên giới trở về xuôi
có dạng hình lòng máng với các thành cao 3 phía: Vùng phù sa cổ Hồng Ngự -Tân
Hồng (phía Bắc); các giải đất cao ven sông (phía Tây) và vùng đất xám Vĩnh Hưng
- Mộc Hoá (phía Đông). Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi
thấp nhất là vùng Bắc Đông - Bo Bo.
Trước đây khu vực giữa Đồng Tháp Mười là vùng ngập nước quanh năm, trong
mùa lũ nhiều nơi ngập sâu tới 3 - 4.5m, khả năng thoát lũ chậm, không bị ảnh
hưởng nhiều nước mặn. Đồng Tháp Mười là ổ phèn lớn nhất ĐBSCL, khoảng 40%
diện tích toàn vùng là đất phèn. Đất phèn ở các dạng tiềm tàng, hoạt động và đang
chuyển hoá .Trong đất ít hoặc mới xuất hiện tầng Jarosite. Diện tích đất phèn nặng
phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Đông - BoBo, Chợ Bưng, Tràm Chim, nơi giao thoa
của các dòng triều và lũ (nhân dân Nam Bộ gọi là vùng giáp nước) ở những vùng
này vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6, 7 và 8) đường đẳng trị chua (pH=4) chiếm một
phần diện tích lớn trong vùng, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, môi trường và đời
sống của nhân dân.
40
Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên: Có dạng một tứ giác, được giới hạn bởi Sông Hậu
ở phía Đông, Biển Tây ở phía Tây, biên giới Cămpuchia ở phía Bắc, phía Nam là
kênh cái sắn. Bao gồm diện tích của hai tỉnh Kiên Giang và An giang, gồm các
huyện An Biên, Hà Tiên, Bảy Núi, Hòn Đất... Tổng diện tích khoảng 490.000 ha.
Đây là vùng thường bị ngập nước trong mùa mưa lũ với chiều sâu ngập trung bình
1.5 - 1.6 m. Ảnh hưởng chế độ nhật triều và do gần biển nên việc tiêu nước thuận
lợi hơn vùng phèn Đồng Tháp Mười. Trước đây là vùng không có nước ngọt và cạn
kiệt trong mùa khô, đất ở đây đã chuyển hoá thành phèn hiện tại, tầng Jarosite xuất
hiện khá rõ. Chương trình thoát lũra biển Tây đã có tác động rất tích cực trong việc
cải tạo đất phèn. Nhiều vùng phèn rộng lớn của Tứ giác Long xuyên đã được cải tạo,
30000ha hoang hoá do bị phèn nặng, phải bán cho công ty Kiên Tài để trồng Bạch
đàn, nay đã được cải tạo và gieo trồng được 2vụ.
Vùng đất phèn Minh Hải: Trừ dải đất nằm dọc biển Đông và vịnh Thái Lan, đa số
đất phèn ở đây nằm dưới dạng phèn than bùn, phèn nhiễm mặn, phèn hiện tại. Sự
xuất hiện của các loại đất phèn ở đây rất phức tạp do ảnh hưởng của hai chế độ triều
khác nhau của biển Đông (chế độ bán nhật triều) và vịnh Thái Lan (chế độ nhật
triều) là vùng không có nước ngọt trong mùa khô. Chế độ triều và chế độ nước ngọt
đã có tác động lớn đến sự phân bố và tính chất của đất phèn vùng này. Hầu hết diện
tích là phèn hiện tại, khu vực gần biển là phèn mặn. Phèn than bùn phân bố ở rừng
tràm của U Minh Thượng, U Minh Hạ. Ngoài ra xen kẽ với phèn tiềm tàng dưới
rừng đước, rừng tràm. Vùng đất phèn Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ và
Hậu Giang. Đây là vùng phèn trung bình, phèn mặn xen kẽ giữa các dải phù sa
trung tính hoặc gần trung tính. Trừ diện tích gần biển bị ảnh hưởng thuỷ triều và
nước mặn, phần lớn diện tích có nguồn nước ngọt dồi dào, việc tiêu thoát cũng
thuận lợi, đây là vùng ngập nông và không bị ngập lũ.
41
CHƯƠNG 3: NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Vật liệu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại khu vực xã Mỏ Công, đây là xã đặc trưng cho vùng
đất nhiễm phèn, khảo sát và lấy mẫu tại mỗi hiện trạng với 3 lần lặp lại trên 3 tầng
đất của phẫu diện
Mẫu đất phân tích để đánh giá đất nhiễm phèn được lấy trên tầng phát sinh của
đất, nằm trong khoảng từ 0 - 15cm, 15 - 45cm và 45 - 70 cm. Tổng số mẫu cho 3
hiện trạng là 27 mẫu.
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hàm lượng dưỡng (C, N, P, K) và nồng độ của một số độc chất
3+ 2+ 2-
chính (Al , Fe , SO4 ) và độ chua của đất trên các ba dạng mô hình hiện có tại
khu vực nghiên cứu.
- Phân thành phần vật lý đất tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng đất nhiễm phèn, so sánh sự chênh lệch các chỉ tiêu trong
đất của các nhóm đất được phân tích
- Phân tích, đánh giá tiềm năng của ba dạng mô hình hiện có tại khu vực
nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập mẫu đất
Dựa theo báo cáo của Phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền
Nam về điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 các tỉnh vùng
Đông Nam Bộ cho quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Tây Ninh, năm 2004
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm sinh thái và hướng sử dụng đất
- Chọn vị trí và dạng lập địa đại diện trên khu vực điều tra để thu thập mẫu và
đánh giá tính chất và hiện trạng sử dụng đất
- Chọn vị trí, đào phẫu diện và mô tả đặc điểm đất đai cũng như điều kiện sinh
thái sung quanh
- Lấy mẫu đất theo tầng phát sinh của phẫu diện
42
- Số lượng mẫu dược lấy theo tầng phát sinh với khối lượng từ 0.5 - 1kg, đựng
trong túi nylon díp miệng, ghi ký hiệu vị trí lấy mẫu, ngày giờ và những ghi chú cần
thiết
(Nguồn ảnh : Lê Thanh Quang)
Hình 3.1: Dùng khoan để lấy mẫu Hình 3.2: Dùng túi nylon để đựng mẫu
3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu sau khi lấy về được thực hiện theo các qui trình phòng thí nghiệm.
Phương pháp phân tích đất dựa theo hướng dẫn thực hành phân tích đất của TS.Thái
Văn Nam, Đại học Kỹ thuật công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, tài liệu hướng dẫn
phân tích của trung tâm thông tin và đất quốc tế (International soil reference and
information centre, ISRIS/FAO tác giả van Reeuwijk,1995) và sổ tay hướng dẫn
phân tích đất nước và cây trồng - Viện nông hóa thổ nhưỡng, nhà suất bản nông
nghiệp, 1998. Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm của trường Hutech và
phòng thí nghiệm - Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ.
43
(Nguồn ảnh: Nguyễn Hải Triều)
Hình 3.3: Phân tích Mùn và Nhôm tại PTN Hutech
Bảng 3.1: chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu
Mùn - tổng
Chuẩn độ bằng muối Morh, Phương pháp Walkley- Black
số
Công phá mẫu bởi hỗn hợp sulphuric aci
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_phan_tich_danh_gia_hien_trang_dat_nhiem_phen_va_bien_p.pdf