tên đề tài.txt
c
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hai
SV: Huỳnh Phương Thảo
Lớp: 13DSH03
MSSV: 1311100669
Page 1
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Hai, giảng viên khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi
trường, Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Những kết quả có được trong đồ án này hoàn toàn không sao chép từ đồ án tốt
nghiệp của người khác dưới bất kỳ hình thức nào
151 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus tăng cường phân hủy thức ăn thừa tạo phân bón lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o. Các số liệu trích dẫn trong đồ án
tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồ án
của mình.
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Phương Thảo
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gủi đến cô Nguyễn Thị Hai đã luôn tận tình
quan tâm hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập cho đến khi xây
dựng đề cương và hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô khoa Công nghệ sinh học- Thực
phẩm - Môi trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại đây.
Em xin gửi lời cám ơn đến gia đình đã luôn đã chăm sóc,dạy dỗ và hỗ trợ em
cũng như luôn bên cạnh và làm chỗ dựa tinh thần cho em.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả các anh chị và bạn bè cùng thực hiện đề
tài trong phòng thí nghiệm đã luôn quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với em khi thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô trong Hội đồng phản biện
đã dành thời gian đọc và nhận xét đồ án này. Với điều kiện thời gian cũng như kinh
nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đồ án này không thể tránh được những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để em
có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, nhằm phục vụ tốt hơn công tác
thực tế sau này.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô. Em xin chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Phương Thảo
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................................2
2.1. Tình hình nghiên cứu enzyme protease trong nước..................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu enzyme protease ngoài nước .................................................... 2
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Bacillus subtilis và Lactobacillus tạo phân bón vi
sinh. ........................................................................................................................................... 4
2.4. Tình hình chất thải thực phẩm thừa. .............................................................................. 6
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................8
4.1 - Phương pháp tổng hợp tài liệu ...................................................................................... 8
4.2 - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu.......................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................8
6. Kết quả đạt được ..................................................................................................................8
7. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................................9
8. Kết cấu đồ án ........................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 10
1.1.Tổng quan về vi sinh vật dùng để phối trộn vào thức ăn thừa .................................. 10
1.1.1. Giới thiệu về vi khuẩn Bacillus subtilis ................................................................... 10
1.1.2. Giới thiệu về vi khuẩn Lactobacillus........................................................................ 15
1.2. Tổng quan về enzyme.................................................................................................... 20
1.2.1. Enzyme protease ......................................................................................................... 20
1.2.2. Enzyme amylase .......................................................................................................... 24
1.2.3. Enzyme cellulase ......................................................................................................... 28
1.3.Tổng quan về phân bón .................................................................................................. 30
i
Đồ án tốt nghiệp
1.3.1.Khái niệm ...................................................................................................................... 30
1.3.2. Phân loại ...................................................................................................................... 31
1.3.3. Thành phần dinh dưỡng ............................................................................................. 33
1.3.4. Ưu điểm của phân bón hữu cơ .................................................................................. 33
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................. 334
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ........................................................................ 34
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................. 34
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................. 34
2.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................................ 34
2.2.1. Nguồn vi sinh vật ........................................................................................................ 34
2.2.2. Hóa chất và môi trường ............................................................................................. 35
2.3.Thiết bị và dụng cụ ......................................................................................................... 36
2.3.1. Thiết bị ......................................................................................................................... 36
2.3.2. Dụng cụ ........................................................................................................................ 36
2.4.1. Bố trí thí nghiệm chung.............................................................................................. 37
2.4.2. Bố trí thí nghiệm chi tiết ............................................................................................ 38
2.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 52
2.5.1. Phương pháp tăng sinh .............................................................................................. 52
2.5.2. Phương pháp pha loãng mẫu .................................................................................... 52
2.5.3. Phương pháp quan sát hình thái khuẩn lạc............................................................. 53
2.5.4. Phương pháp quan sát hình thái tế bào ................................................................... 54
2.5.5. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật .................................................... 55
2.5.6. Phương pháp đục lỗ thạch......................................................................................... 56
2.5.7. Phương pháp nghiên cứu khả năng phân giải tinh bột, protein, cellulose. ........ 57
2.5.8. Phương pháp xử lí số liệu .......................................................................................... 58
2.5.9. Xác định mật độ tế bào VSV ...................................................................................... 58
2.5.10. Ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
được tuyển chọn. .................................................................................................................... 59
2.5.11. Ảnh hưởng pH ban đầu môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của các
chủng vi khuẩn ....................................................................................................................... 60
ii
Đồ án tốt nghiệp
2.5.12. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng sinh
enzyme ngoại bào của các chủng vi khuẩn. ....................................................................... 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 63
3.1. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân tinh bột sinh, cellulse và protein của các
chủng BM13 và BDH ........................................................................................................... 63
3.1.1. Kết quả khảo sát khả năng phân giải tinh bột của các chủng vi khuẩn BM và
BDH. ...................................................................................................................................... 65
3.1.2. Kết quả khảo sát khả năng phân giải protein của các chủng vi khuẩn BM và
BDH. ...................................................................................................................................... 65
3.1.3. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân CMC của các chủng vi khuẩn BM và
BDH. ...................................................................................................................................... 67
3.2. Kết quả khẳng định lại đặc điểm hình thái của chủng BDH4 ................................. 63
3.2.1. Kết quả nhuộm Gram ................................................................................................. 70
3.2.2. Kết quả nhuộm bào tử ................................................................................................ 70
3.3. Kết quả khẳng định lại đặc điểm hình thái của chủng L2 ........................................ 71
3.4. Kết quả khảo sát khả năng đối kháng của chủng Bacillus subtilis BDH4 với
Lactobacillus L2 .................................................................................................................... 73
3.5. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme protease của 2 chủng Bacillus subtilis
BDH4 với Lactobacillus L2 khi trộn chung với nhau ...................................................... 74
3.6. Khảo sát điều kiện nuôi cấy để nhân sinh khối vi khuẩn Bacillus subtilis BDH4. 75
3.6.1. Thời gian nuôi cấy ...................................................................................................... 75
3.6.2. Ảnh hưởng pH ban đầu của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng BDH4. .......................................................................................................................... 77
3.7. Khảo sát điều kiện nuôi cấy để nhân sinh khối vi khuẩn Lactobacillus L2. .......... 78
3.7.1. Thời gian nuôi cấy ...................................................................................................... 78
3.7.2. Ảnh hưởng pH ban đầu của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng vi khuẩn L2 ................................................................................................................. 80
3.8. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng sinh enzyme
của chủng BDH4.................................................................................................................... 82
3.9. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng sinh enzyme
của chủng L2 ........................................................................................................................ 827
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 92
iii
Đồ án tốt nghiệp
1. Kết luận .............................................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ....................................................................................................... 97
iv
Đồ án tốt nghiệp
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn Bacillus subtilis (Theo Holt,1992) ........... 13
Bảng 2.1. Danh sách các chủng vi khuẩn BM và BDH được chọn để khảo sát ........... 34
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân tinh bột sinh amylase của các
chủng vi khuẩn BM và BDH................................................................................................ 63
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân protein sinh enzyme protease của
các chủng vi khuẩn BM và BDH ......................................................................................... 65
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân CMC sinh enzyme cellulase của các
chủng vi khuẩn BM và BDH................................................................................................ 67
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thời gian nuôi cấy của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis
BDH4 ...................................................................................................................................... 75
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng pH ban đầu môi trường nuôi cấy đến sự sinh
trưởng của chủng BDH4 ....................................................................................................... 77
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng vi khuẩn L2 ................................................................................................................. 78
Bảng 3.7. Khảo sát pH ban đầu của môi trường đến sự sinh trưởng của chủng vi
khuẩn L2 ................................................................................................................................. 80
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng
sinh enzyme của chủng BDH4............................................................................................. 82
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát môi trường nuôi cấy đến sự ST và khả năng sinh
enzyme của chủng L2 ........................................................................................................... 87
v
Đồ án tốt nghiệp
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Vi khuẩn Bacillus subtilis.............................................................................. 11
Hình 1.2. Hình dạng tế bào của một số chủng vi khuẩn Lactobacillus .................... 17
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan bố trí các bước thí nghiệm ............................................... 37
Hình 2.2. Sơ đồ quy làm thuần các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis BM và BDH 38
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình làm thuần chủng Lactobacillus L2 ................................... 40
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát khả năng sinh enzyme protease của các chủng
BM và BDH ...................................................................................................................... 42
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình khảo sát khả năng sinh enzyme amylase của các chủng
BM và BDH ...................................................................................................................... 44
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình khảo sát khả năng sinh enzyme cellulase của các chủng vi
khuẩn BM và BDH ........................................................................................................... 46
Hình 2.7. Khảo sát tính đối kháng của hai chủng VSV được tuyển chọn dùng để
phối trộn vào thức ăn thừa. .............................................................................................. 48
Hình 2.8. Khảo sát ảnh hưởng pH đến khả năng sinh enzyme protease của chủng
Bacillus subtilis được tuyển chọn ................................................................................... 50
Hình 3.1. Vòng phân giải tinh bột của các chủng BM và BDH ............................... 64
Hình 3.2. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân tinh bột sinh enzyme amylase của
các chủng vi khuẩn BM và BDH .................................................................................... 64
Hình 3.3. Khả năng thủy phân protein sinh enzyme protease cuả các chủng BM và
BDH ................................................................................................................................... 65
Hình 3.4. Kết quả khảo sát khả năng thủy phân protein sinh enzyme protease của 65
chủng vi khuẩn BM và BDH........................................................................................... 66
Hình 3.5. Vòng phân giải CMC của các chủng BM và BDH sau 48 giờ ................. 67
Hình 3.6. Vòng phân giải CMC của 6 chủng vi khuẩn BM và BDH sau 2 ngày nuôi
cấy ................................................................................................................................... 68
Hình 3.7. Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng Bacillus subtilis BDH4
nhuộm Gram trên kính hiển vi x100 .............................................................................. 70
vi
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.8 – Kết quả nhuộm bào tử chủng vi khuẩn BDH4 ......................................... 71
Hình 3.9. Hình thái khuẩn lạc và hình thái tế bào của chủng s L2 nhuộm Gram trên
kính hiển vi x100 .............................................................................................................. 72
Hình 3.10. Khả năng đối kháng chủng Bacillus subtilis BDH4 với Lactobacillus L2
................................................................................................................................... 73
Hình 3.11. Khả năng sinh enzyme protease khi trộn 2 chủng vi khuẩn BDH4 và L2 .
................................................................................................................................... 74
Hình 3.13. Ảnh hưởng pH ban đầu môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng BDH4 sau 36 giờ nuôi cấy................................................................................... 77
Hình 3.14. Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng vi khuẩn L2 ............................................................................................................ 79
Hình 3.16. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy cho sự sinh trưởng và khả năng sinh
enzyme amylase của chủng BDH4................................................................................. 83
Hình 3.17. Môi trường nuôi cấy chủng Bacillus subtilis BDH4 .............................. 83
Hình 3.18. Hình thái khuẩn lạc chủng BDH4 khi nuôi cấy trên từng loại môi trường
............................................................................................................................... 84
Hình 3.19. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh enzyme amylase của
chủng vi khuẩn BDH4 ..................................................................................................... 85
Hình 3.20. Ảnh hưởng môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh enzyme protease của
chủng vi khuẩn BHD4 ..................................................................................................... 86
Hình 3.21. Ảnh hưởng môi trưởng nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng sinh
enzyme protease của chủng L2 ....................................................................................... 88
Hình 3.22. Môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn Lactobacillus L2 .......................... 88
Hình 3.23. Hình thái khuẩn lạc chủng L2 khi được nuôi cấy trên 4 môi trường.... 89
Hình 3.24. Kết quả khảo sát khả năng sinh amylase của chủng L2 được nuôi cấy
trên 4 loại môi trường....................................................................................................... 90
Hình 3.25. Kết quả khảo sát khả năng sinh protease của chủng L2 được nuôi cấy
trên 4 loại môi trường....................................................................................................... 90
vii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Food and Agriculture Organization of
FAO
the United Nations
MĐVSV Mật độ vi sinh vật
NA Nutrient agar
NB Nutient broth
ĐKVPG Đường kính vòng phân giải
VSV Vi sinh vật
viii
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, những tiến bộ về khoa học và kĩ thuật làm cho
cuộc sống con người có những thay đổi lớn. Ngành công nghiệp dịch vụ ăn uống
mở rộng. Hàng ngày, một lượng lớn thức ăn thừa được thải bỏ từ các nhà hàng,
khách sạn dịch vụ ăn uống. Việc gia tăng lượng thức ăn thừa đang là vấn nạn trên
phạm vi toàn cầu (Syeda Azeem Unnisa, 2015). Ở Việt Nam, chỉ một lượng nhỏ
thức ăn thừa được thu hồi để làm thức ăn chăn nuôi. Đa phần, thức ăn thừa được đổ
bỏ theo rác sinh hoạt. Thức ăn thừa là nguồn rác thải thải giàu chất hữu cơ nên việc
đổ thức ăn thừa theo rác thải thường tạo ra mùi hôi, là nơi trú ẩn của côn trùng và vi
sinh vật có hại đến sức khỏe con người (Jayathilakan et al , 2012). Ngoài ra,việc
phân hủy thức ăn thừa tại các bãi rác tạo ra một lượng không nhỏ CH4 và CO2 tác
nhân gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, Syeda Azeem Unnisa, (2015) cho rằng, việc xử
lý thức ăn thừa tại các bãi rác là không tốt cho môi trường và kém bền vững. Các
tác giả cho biết, sử dụng các vi khuẩn như Bacillus subtilis và Lactobacillus spp. để
phân hủy thức ăn thừa trong điều kiện thiếu oxy, tạo phân bón dạng lỏng là một
hướng đi đầy triển vọng vừa làm giảm ô nhiễm môi trường, vừa tạo được phân bón
hữu cơ thay thế cho phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Trong số các
chủng vi sinh vật được dùng để phối trộn vào thức ăn thừa để chế tạo phân bón vi
sinh thì có hai chủng được biết đến nhiều là Bacillus subtilis và Lactobacillus
(Ieshita et al. 2011, Syeda Azeem Unnisa, 2015). Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có
nhiều nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn để phân hủy thức ăn thừa, tạo phân bón dạng
lỏng. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm sinh viên tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên
cứu sản xuất vi khuẩn Bacillus subtilis và Lactobacillus tăng cường phân hủy
thức ăn thừa tạo phân bón lá”.
1
Đồ án tốt nghiệp
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu enzyme protease trong nước
Phạm Thị Ngọc Lan và cộng sự (2005), đã tuyển chọn từ 70 chủng vi khuẩn
phân giải protein (phân lập từ ao nuôi tôm) hai chủng có hoạt tính protease mạnh là
P42 và P62. Đã khảo sát điều kiện sinh trưởng, phát triển và sinh tổng hợp protease
của chúng. Kết quả cho thấy, trong môi trường Vinogradski dịch thể cả hai chủng vi
khuẩn đều thích nghi với pH môi trường là 8.0, thời gian nuôi cấy 42 giờ ở nhiệt độ
300C. Chủng P42 thích hợp với nguồn carbon là rỉ đường còn chủng P62 là glucose
và cả hai chủng vi khuẩn sinh trưởng phát triển cũng như sinh tổng hợp protease
mạnh nhất với nguồn nitrogen là gelatine. (Phạm Thị Ngọc Lan và Nguyễn Công
Minh, 2005)
Nguyễn Văn Hiếu và ctv (2010), đã tuyển chọn và nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố lên khả năng sinh tổng hợp protease kiềm của chủng B. subtilis HT24
phân lập ở Việt Nam. T9.
Nguyễn Hiền Trang và ctv (2010), cũng tuyển chọn và nghiên cứu một số yếu
tố ảnh hưởng lên khả năng sinh tổng hợp enzyme protease ngoại bào của vi khuẩn
B.amyloliquefaciens.
Nguyễn Thị Trần Thụy, 2009. Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Bacillus
phân lập từ đất vườn sinh protease kiềm.
2.2. Tình hình nghiên cứu enzyme protease ngoài nước
Protease chiếm khoảng 60% tổng số enzyme thương mại trên thế giới và được
sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong công nghiệp sản
xuất enzyme thường sử dụng vi sinh vật để sản xuất protease bởi chúng có thời gian
sinh trưởng nhanh và chi phí thấp, đem lại lợi ích kinh tế cho việc thương mại hóa
sản phẩm (Lưu Thị Nguyệt Minh, 2007).
2
Đồ án tốt nghiệp
Naidu K.S và ctv (2005) xác định điều kiện tối ưu cho hoạt động của protease
là 550C ở pH 9 với tỷ lệ giống 4% (w/v) cấy trong môi trường có chứa cám gạo 1%
sau 96 giờ. (Naidu K.S.B., Devi K.L, 2005).
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về hoạt tính
enzyme protease của các chủng Bacillus, đặc biệt là Bacillus subtilis. (Đỗ Thị Bích
Thủy, 2012).
Tác giả Kumar và cộng sự (2010) đã cố định tế bào vi khuẩn Bacillus subtilis
vào các chất mang khác nhau, sau đó đem nuôi cấy để thu enzyme protease có hoạt
độ cao nhất là 10,8 UI/ml trên chất mang gelatin (Kumar R. and Vats R, 2010).
Yang và ctv (2000) đã nghiên cứu khả năng tách protein trong phế thải vỏ
tôm, cua, tôm hùm của chủng vi khuẩn B. subtilis bằng cách lên men trong môi
trường lỏng với các phế thải chưa xử lí. Tác giả cho thấy rằng hiệu quả tách protein
của chủng này khá cao, nó tách protein khỏi vỏ tôm, cua, tôm hùm lần lượt là 88%,
67% và 83% trong điều kiện nuôi cấy ở 30oC, thời gian là 96 giờ (Yang J.K., Shih
I.L., Tzeng Y.M., Wang S.L, 2000).
Ghafoor và ctv (2008) cùng nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho sản xuất
protease ngoại bào từ B. subtilis AG-1 và B. subtilis EAG-1. Kết quả pH môi trường
tối ưu lần lượt là 7 và 7,2, nhiệt độ là 35oC và 37oC, thể tích ủ khoảng 1% (v/v).
Thời gian nuôi cấy thích hợp từ 24 - 32 giờ cho cả hai chủng (Ghafoor A., Hasnain
S, 2008).
Das và ctv (2010) nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thích hợp để B. subtilis
sản xuất protease với lượng lớn. Vi khuẩn Bacillus subtilis tăng trưởng tối ưu ở
37ºC trong 48 giờ ở pH 8,0 với nguồn carbon và nitơ thử nghiệm với tối ưu tăng
trưởng trong dextrose và peptone tương ứng sản xuất protease tốt nhất, được ứng
dụng rộng rãi trong công nghiệp.
3
Đồ án tốt nghiệp
Hindhumathi và ctv (2011) đã xác định điều kiện tối ưu cho sinh tổng hợp
protease ngoại bào của chủng vi khuẩn Bacillus GPA4. Trong môi trường nuôi cấy
có bổ sung 0,1% casein, với nguồn carbon là glucose, nguồn nitrogen là bột đậu
nành, pH 8,0, thời gian nuôi cấy 24-36 giờ, tốc độ lắc 100 vòng/phút ở nhiệt độ
30oC chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất enzyme với hoạt độ protease mạnh nhất
(Hindhumathi M., Vijayalakshmi S., Thankamani V, 2011).
2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Bacillus subtilis và Lactobacillus tạo phân
bón vi sinh.
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Phạm Văn Toản đã nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm mở rộng việc
sản xuất, ứng dụng phân VSV cố định đạm và phân giải lân phục vụ phát triển nông
nghiệp bền vững. (Phạm Văn Toản , 2002).
Lê Thị Thanh Thủy đã chọn được chủng Bacillus velezensis (kí hiệu M),
Bacillus subtilis (kí hiệu Ba51), chủng Bacillus polymyxa (kí hiệu B14) và chủng
Lactobacillus farraginis (kí hiệu L15) được phân lập từ các vùng trồng ớt và các
cây họ cà, các chế phẩm sinh học và sản phẩm lên men truyền thống trong việc tạo
chế phẩm VSV hỗn hợp để nâng cao năng suất , chất lượng và hiệu quả trồng trọt
của ớt cay và ớt ngọt thông qua việc ứng dụng chế phẩm làm tăng hiệu quả sử dụng
dinh dưỡng và hạn chế bệnh héo rũ, thối quả cho cây trồng (Lê Thị Thanh Thủy,
2010).
Nguyễn Văn Thao và ctv,đã sử dụng hỗn hợp các chế phẩn VSV gồm:
CPVSV1 ( Penicillum sp, Aspergillus sp., Psendomonas sp., Saccharomyces sp,
Bacillus sp, Streptomyces sp); CPVSV2 (Aspergillus oryzae, Bacillus subtilis;
Bacillus mycodes; Streptomyces sp. F; Saccharomyces cerevisiae);
CPVSV3(Bacillus subtilis, Streptomyces sp. F, Aspergillus oryzae, Kluyveromyces
marxianus, Trichoderma spp) để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân
4
Đồ án tốt nghiệp
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Rengathavasi và ctv (2011) đã phân lập được chủng Lactobacillus delbrueckii
từ bánh dầu có khả năng phân giải dầu thô một cách tự nhiên và dùng bổ sung trong
xử lý phân giải sinh học đồng thời phối trộn vào phân bón cho hiệu quả cao.
Kengo Yamada và Hui-Lian Xu (2008) đã chứng minh được tác động có lợi
trực tiếp của phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật như Lactobacillus spp, nấm
actinomycetes và nấm men cũng như tác động gián tiếp của các sản phẩm chuyển
hóa
2.3.3. Tình hình sử dụng phân bón VSV ở Việt Nam
Các nhóm VSV chính sử dụng làm phân bón sinh học bao gồm: VSV cố định
nitơ, VSV phân giải hợp chất photpho khó tan, VSV tổng hợp kích thích sinh
trưởng thực vật, VSV đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng và VSV chuyển
hoá chất hữu cơ.
Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), nhu cầu phân bón ở
Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2
triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân
trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng
400.000 - 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.Tuy nhiên, theo
thông tin thực tế thì hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay mới chỉ đạt 40-45% với
phân đạm, 25-30% với phân lân và khoảng 55-60% với phân kali. Như vậy, nếu ước
tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng
...tổng hợp enzyme, để tăng lượng enzyme trong môi trường cần lựa chọn nguồn C,N
thích hợp. Đối với chủng Bacillus subtilis thì khi môi trường nuôi cấy tăng sinh có
bổ sung thêm rỉ đường nồng độ 2% thì hiệu quả sinh tổng hợp protease sẽ là tốt nhất
(Cohn, 1872), trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật thu enzyme protease cần phải
có chất cảm ứng và các nguồn nitơ hữu cơ (Nakano và ctv, 1998).
1.2.1.5. Ứng dụng
Protease từ vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và dược phẩm
như công nghiệp chế biến thực phẩm (chế biến cá, thịt, sữa, làm bánh mìhay sản
23
Đồ án tốt nghiệp
xuất các thuốc làm tăng khả năng tiêu hóa protein cho những người bị bệnh tiêu hóa
do dạ dày, tụy tạng hoạt động không bình thường, thiếu enzyme (Nakano và ctv,
1998)
Protease còn được ứng dụng rộng rãi trong thức ăn chăn nuôi dưới dạng phối
trộn hoặc probiotic như: enzymebiosub của công ty vaxcin và sinh phẩm số 2,
Baciflora for Shrimp, VIME..
1.2.2. Enzyme amylase
Amylase là enzyme xúc tác làm cho quá trình thủy phân tinh bột, glycogen và
các polysaccharide tương tự diễn ra nhanh hơn, theo tính chất và tính đặc hiệu với
liên kết glucoside, amylase được chia làm ba loại là α-amylase, β-amylase và
glucoamylase (γ- amylase), tuy nhiên các chủng Bacillus thường chỉ có khả năng
tổng hợp được α-amylase mà không tổng hợp được β-amylase và glucose amylase.
Trong số khoảng 100 enzyme công nghiệp thì có hơn một nửa là có nguồn gốc từ
nấm mốc và 1/3 từ vi khuẩn. Enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật được ưa chuộng
hơn so với từ những nguồn khác vì chúng rẻ hơn, dễ kiểm soát, nguyên liệu dễ tìm
và khả năng thu hồi và tinh sạch đơn giản hơn do chúng không chứa các hợp chất
không mong muốn như phenol (ở thực vật) và chất ức chế enzyme (ở động vật)
(Nguyễn Hoài Hương, 2015).
Tuy nhiên trên thực tế thì phần lớn enzyme được sản xuất từ một số nhỏ chi
như Aspergillus, Bacillus, Trichoderma, Saccharomyces
1.2.2.1. Lịch sử phát hiện
Những nghiên cứu đầu tiên về enzyme amylase được bắt đầu vào những năm
1811-1814. Những nghiên cứu này do nhà bác học người Nga – viện sĩ K.S Kirhof
thực hiện nhằm nghiên cứu quá trình phân giải tinh bột dưới tác dụng của dịch chiết
dại mạch nảy mầm (malt) và nhận thấy rằng trong malt có chứa các chất phân giải
tinh bột thành đường.
Amylase thường được tìm thấy trong nước bọt, dịch tiêu hóa của người và
động vật, trong hạt nảy mầm, nấm mốc, nấm men, vi khuẩn, xạ khuẩn.
24
Đồ án tốt nghiệp
1.2.2.2. Cấu tạo enzyme và cơ chế hoạt động
α-amylase là enzyme xúc tác làm cho quá trình thủy phân liên kết α-1,4
glucozid nội mạch ở trong phân tử tinh bột được diễn ra có cơ chất là amylose.
α-amylase cho ra sản phẩm thủy phân chủ yếu là maltose (khoảng 87%) và một ít
glucose với cơ chất là amylopectin, α-amylase chỉ thủy phân liên kết 1,4 mà không
thủy phân được liên kết 1,6 trong phân tử tinh bột. và theo Nguyễn Thị Trần Thụy
thì trong họ Bacillus thường gặp rất nhiều chủng phát triển ở nhiệt độ không cao
nhưng lại sinh ra α-amylase chịu nhiệt cao (Nguyễn Xuân Hòa và Phạm Hồng Sơn,
2013).
1.2.2.3. Vi sinh vật tiết enzyme amylase
Các vi sinh vật được sử dụng nhiều nhất trong việc sản xuất và thu enzyme
amylase là nấm mốc, nấm men và vi khuẩn.
Các chủng nấm mốc hay được sử dụng như: Aspergillus, Rhizopus.
Các chủng nấm men hay được sử dụng như: Candida, Saccharomyces,
Endomycospsis, Endomyces.
Các chủng vi khuẩn hay được sử dụng như: Bacillus mesentericus, Bacillus
subtilis, Bacillus lichenformis, Bacillus macecassavarum, Clostridium
acetobutylium. Và các chủng vi khuẩn ưa nhiệt có khả năng sinh trưởng nhanh,
phát triển tốt và ít bị nhiễm các vi sinh vật khác khi nuôi cấy chúng ở nhiệt độ cao.
Bacillus subtilis là vi khuẩn ưa ấm sinh amylase mạnh được nghiên cứu sử
dụng rộng rãi nhất. Theo Bùi Thị Phi, riêng ở Nhật, hằng năm sản xuất tới hàng
chục nghìn tấn chế phẩm amylase và protease từ loài Bacillus subtilis này.(Bùi Thị
Phi, 2007).
1.2.2.4. Đặc tính của enzyme amylase
α-amylase phân giải các liên kết α-1,4 glucoside ở giữa chuỗi mạch
polysaccharide, vì vậy cũng gọi là “endo-amylase” tạo thành các phân tử dextrin
phân tử thấp.(Nguyễn Huỳnh Mai Nhi, 2015)
25
Đồ án tốt nghiệp
α-amylase không chỉ thủy phân được hồ tinh bột mà nó còn có khả năng thủy
phân được cả hạt tinh bột còn nguyên nhưng tốc độ lại rất chậm. Dưới tác dụng của
amylase thì độ nhớt của dung dịch giảm mạnh do tinh bột đã bị α-amylase thủy
phân thành các phân tử dextrin phân tử thấp, maltose, glucose.
α-amylase dễ tan trong nước, trong dung dịch muối và rượu loãng. α-amylase
bền nhiệt hơn so với các amylase khác. Tất cả enzyme α-amylase đều bị kìm hãm
bởi các kim loại nặng như Cu2+, Ag+ , Hg2+. Có một đặc điểm của enzyme từ vi
khuẩn là enzyme α-amylase của vi khuẩn có hoạt lực dextrin hóa trội hơn hoạt lực
đường hóa so với α-amylase của nấm mốc.
Amylase của Bacillus subtilis phân giải tinh bột còn nguyên nhanh hơn 2-2,5
lần so với α-amylase của nấm mốc (Bùi Thị Phi, 2007)
pH tối ưu của enzyme α-amylase thu được từ vi khuẩn là 5,8 – 6,0 và vùng
hoạt động tốt là khoảng pH từ 5,8 – 7,0.
α-amylase của vi khuẩn chịu nhiệt cao hơn rất nhiều so với enzyme này thu
được từ nấm mốc ( khoảng 920C so với 700C ở nấm mốc) (Nguyễn Xuân Hòa và
Phạm Hồng Sơn, 2013).
β-amylase xúc tác các phản ứng thủy phân các liên kết α-1,4 glucoside kể từ
đầu không khử tạo thành chủ yếu là maltose và dextrin phân tử lớn. (Nguyễn Xuân
Hòa và Phạm Hồng Sơn, 2013).
β-amylase không thủy phân hạt tinh bột mà thủy phân mạnh mẽ hồ tinh bột, β-
amylase chỉ phổ biến ở loài thực vật (hạt đang nảy mầm) mà không có ở vi khuẩn
(Nguyễn Xuân Hòa và Phạm Hồng Sơn, 2013).
Glucose amylase xúc tác cho phản ứng thủy phân các liên kết α-1,4 và α-1,6
glucoside bắt đầu từ đầu không khử của chuỗi polysaccharide và tạo ra sản phẩm
chủ yếu được tạo thành gồm glucose và dextrin (Nguyễn Huỳnh Mai Nhi, 2015).
Loại enzyme này có tính chất acid thể hiện hoạt lực tối đa ở vùng pH 3,5 – 5.
26
Đồ án tốt nghiệp
1.2.2.5. Sinh tổng hợp enzyme amylase và các yếu tố ảnh hưởng
Amylase ở vi khuẩn được có thể được sinh ra trong quá trình phát triển tăng
sinh khối của vi sinh vật hoặc chúng có thể được tích trữ dần trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của mình trong tế bào hay trong môi trường.
Riêng đối với chủng Bacillus subtilis thì chỉ tìm thấy được amylase khi vi khuẩn đã
hoặc đang kết thúc quá trình sinh trưởng vì amylase ngoại bào được tổng hợp ở tế
bào đang chuyển qua thời kỳ tự phân (Nguyễn Xuân Hòa và Phạm Hồng Sơn,
2013).
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp enzyme amylase.
Ảnh hưởng của nguồn carbon dinh dưỡng: các nguồn carbon và nguồn năng
lượng dễ hấp thu có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp amylase. (Nguyễn Xuân Hòa
và Phạm Hồng Sơn, 2013)
Môi trường nuôi cấy dùng để thu amylase từ vi khuẩn có thể dùng tinh bột,
maltose, saccharosevà nếu như bổ sung CaCO3 làm tác nhân điều chỉnh pH và
pepton thì α-amylase được tổng hợp gấp 2 lần vì trong thành phần môi trường có
Ca2+ có tác dụng nâng cao khả năng tổng hợp α-amylase, làm ổn định enzyme có
tác dụng bảo vệ enzyme này đối với protease (VASEP, 2015).
Để tổng hợp α-amylase thì môi trường nuôi cấy vi sinh vật thu enzyme này
cần có các dạng muối magie, phosphor, Kali , Mangan, kẽm nồng độ muối
MnSO4 thích hợp để vi sinh vật tổng hợp α-amylase là 0,05%, thiếu muối thì α-
amylase không được hình thành.
Điều kiện nuôi cấy như pH, nhiệt độ và sự thông khí cũng ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng sinh tổng hợp enzyme của vi sinh vật (Nakano và ctv 1998)
1.2.2.6. Ứng dụng của enzyme amylase
Các amylase vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như công nghiệp bia (thay thế một phần đại mạch), công nghiệp nước chấm, công
nghiệp sản xuất glucose, công nghiệp sản xuất bánh mỳ (nâng cao chất lượng bánh),
27
Đồ án tốt nghiệp
công nghiệp chế biến rau quả, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp
giấy, công nghiệp sợi
1.2.3. Enzyme Cellulase
Enzyme Cellulase là một phức hợp enzyme có tác dụng thủy phân cellulose
thông qua phân cắt liên kết 1,4-D – glucoside trong cellulose tạo sản phẩm glucose
cung cấp cho công nghiệp lên men. Nguồn thu cellulase lớn nhất hiện nay là vi sinh
vật.
Hệ cellulase gồm:
+ endo -(1,4) –β-D-glucanase (EC.3.2.1.4)
+ exo-(1,4)-β-D-glucanase (EC.3.2.1.91)
+ β-glucosidases (EC.3.2.1.21)
Hoạt động phối trộn thủy phân cellulose thành glucose (Nguyễn Thị Cúc,
2014).
1.2.3.1. Cơ chế tác động của enzyme cellulase
Cellulose là enzyme phức tạp xúc tác sự phân giải cellulose thành sản phẩm
cuối cùng là glucose. Gồm ba giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn 1: dưới tác động của cellulose và các tác nhân của môi trường làm
thay đổi tính chất lý hóa của cellulose, làm cho phân tử cellulose từ dạng tinh thể
thành dạng hoạt động. Khi phân tử cellulose ở dạng hoạt động, các endocellulose dễ
dàng tác động và phân giải chúng thành cellulose hòa tan (polysaccharide),
cellotetrose, cellobiose, glucose, mà chủ yếu của giai đoạn này là tạo thành các
cellulose hòa tan.
Giai đoạn thứ 2: Cellulose biến đổi sau giai đoạn 1 bị phân giải các cellobiose
(disaccharide) và cellotetrose dưới tác dụng của exocellulase.
Giai đoạn cuối cùng: dưới tác dụng của cellobiose (β-1,4-glucosidase), các
đoạn cellobiose bị thủy phân thành glucose, β-1,4-glucosidase là những enzyme rất
đặc hiệu thủy phân cellobiose thành D-glucose. (Trần Đông Bách, 2008).
28
Đồ án tốt nghiệp
1.2.3.2. Phân loại và đặc điểm của enzyme cellulase
Theo Wood và Mc.Cral (1979) enzyme cellulase được phân chia theo chức
năng thành 3 nhóm:
Exocellulase (exobiohydrolase; 1,4-β-D-glucan cellobiohydrolase).
Endocellulase (endoglucanase; 1,4-β-D-glucan-4-glucanohydrolase).
β-glucosidase (cellbiase; β-D-glucoside glucohydrolase).
Hoạt tính của hệ enzyme cellulase đạt cao nhất khi nhiệt độ nằm trong khoảng
từ 40- 600C, pH nằm tong khoảng 4 – 7.
Cellulase bị ức chế bởi những sản phẩm phản ứng của nó như glucose,
cellobiose. Hg2+ ức chế hoàn toàn cellulose, trong khi các ion như Mn2+, Ag+, Cu2+
và Zn2+ chỉ ức chế nhẹ. Hoạt tính của chế phẩm cellulase bị mất hoàn toàn sau 10 –
15 phút ở 800C (Trần Đông Bách, 2008).
Exocellulase được tổng hợp bởi Trichoderma reesei và đã được các nhà khoa
học nghiên cứu rất kỹ. Chúng bao gồm hai loại: exocellulase kiểu I và exocellulase
kiểu II.
Exocellulase kiểu I chiếm 60% lượng protein có trong dịch nuôi cấy
Trichoderma reesei. Chúng có phân tử lượng khoảng 66.000 Da, điểm đẳng điện là
4,4(PI =4,4). Loại enzyme này tác dụng cả lên cellulose vô định hình và cellulose
kết tinh. Nhưng chúng lại không tác đến cellulose biến tính như carboxylmethyl
cellulose (CMC) hay hydroxyethycellulose, cellohexaose β-nitrophenyl, β-glucoside
hay β-glucan. Exocellulase kiểu I chứa khoảng 496 amino acid (Trần Đông Bách,
2008).
Exocellulase kiểu II có phân tử lượng 53.000 Da, PI = 5,0. Chúng cũng không
tác động lên CMC, chúng có khả năng tác động đến cellulose hòa tan và cả
cellulose không hòa tan. Exocellulose kiểu II chưa khoảng 471 amino acid.
Exocellulase của Cellulomonas fimi có một số tính chất khác biệt so với của
Trichoderma reesei. Exocellulase của Cellomonas fimi có chứa 443 amino acid.
Enzyme này có ba cầu nối disufide. Hai cầu nối disufide nằm trong trung tâm hoạt
động còn một cầu nối nằm ngoài trung tâm hoạt động.
29
Đồ án tốt nghiệp
Exocellulase của Clostridium thermocellum có phân tử lượng 68.000 – 75.000
Da.
Endoglucanase có nhiều trong dịch nuôi cấy Trichoderma reesei. Các nhà
khoa học chia chúng thành hai loại endoglucaase kiểu I và endogglucanase kiểu II.
Endoglucanase kiểu I chứa 459 amino acid, phân tử lượng khoảng 48.121 Da.
Edoglucanase kiểu II chứa 418 amino acid, phân tử lượng 42.200 Da. Các
enzyme này có thể hoạt động ở nhiệt độ khá cao . Ngoài ea endoglucanase còn được
tìm thấy ở Clostridium themocellum, Cellulomonas fimi và các vi sinh vật khác.
Các endoglucanase của các vi sinh vật khác thường không khác biệt nhiều.
β-glucosidase là nhóm enzyme khá phức tạp, chúng có khả năng hoạt động
trong pH rất rộng (pH từ 4,4 – 8,4), phân tử lượng 50.000 – 98.000 Da, PI
(isoeletric point) 8,4 và có thể hoạt động ở nhiệt độ cao. Β-glucosidase của
Trichoderma reesei chứa đến 713 amino acid với phân tử lượng là 75.340 Da.
Trong dịch chiết, chúng chiếm 1% so với tổng lượng protein thu được. β-
glucosidase của Clostridium thermocellum được chia làm hai loại β-glucosidase A
và β-glucosidase B. β-glucosidase A chứa khoảng 448 amino acid và có phân tử
lượng 51.82 Da. Chúng hoạt động mạnh ở pH 6,0 – 6,5 và ở nhiệt độ 60oC. Chúng
tham gia thủy phân cellobiose nhưng không thủy phân CMC (Trần Đông Bách,
2008).
1.3. Tổng quan về phân bón
1.3.1. Khái niệm
Phân bón là những chất hoặc hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng
thiết yếu đối với cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất
và chất lượng cao hoặc làm tăng độ phì nhiêu của đất. Trong phân bón có chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Thiếu phân cây sẽ
không thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, phẩm chất cao.
Các loại phân bón hữu cơ và một số loại phân bón khai thác vô cơ đã được sử
dụng trong nhiều thế kỷ, trong khi các loại phân bón hoá học tổng hợp vô cơ chỉ
30
Đồ án tốt nghiệp
được phát triển mạnh từ thời cách mạng công nghiệp. Sự hiểu biết và sử dụng tốt
các loại phân bón là những thành phần quan trọng của cuộc Cách mạng Nông
nghiệp Anh (tiền công nghiệp) và cuộc cách mạng xanh (công nghiệp) ở thế kỷ 20
(Phan Phát, 2013).
1.3.2. Phân loại
1.3.2.1. Theo nguồn gốc
a) Phân hữu cơ
Là loại phân bao gồm phế phụ phẩm của cây trồng và gia súc ở các giai đoạn
khác nhau của quá trình phân giải và được bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Phân hữu cơ bao gồm phế phụ phẩm của
trồng trọt, lâm nghiệp, rác thải từ các ngành sản xuất như nghành sản xuất giấy,
đường, bùn cống rãnh và phế phụ phẩm từ các ngành chế biến nông sản (Phan Phát,
2013.
b) Phân vô cơ (phân khoáng, phân hóa học)
Là loại phân bón được sản xuất theo qui trình công nghiệp. Trong quá trình
sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào
nguyên tố dinh dưỡng có chứa trong phân bón, phân hóa học có thể là phân đạm,
lân, kali, canxi, lưu huỳnh Phân hóa học có thể là phân đơn (chứa 1 nguyên tố
dinh dưỡng), phân đa nguyên tố (chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng) (Phan
Phát, 2013)
c) Phân vi sinh
Phân có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích, với mật độ phù hợp
với tiêu chuẩn đã ban hành. Thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các
chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt
chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải
bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh
thái và chất lượng nông sản (theo TCVN 6169-1996) (Phan Phát, 2013)
31
Đồ án tốt nghiệp
1.3.2.2. Theo chức năng
a) Phân bón gốc
Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất để cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng thông qua bộ rễ.
b) Phân bón lá
Là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp
thụ, thông qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá.
1.3.2.3. Theo thành phần dinh dưỡng
a) Phân bón đa lượng
Phân có chứa trong thành phần từ 2 hoặc nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng.
b) Phân bón trung lượng
Phân có chứa một loại chất dinh dưỡng trung lượng như: Mg, S, Ca,... Các loại
chất dinh dưỡng này cây cần với một lượng trung bình nhưng rất cần thiết cho sự
sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
c) Phân bón vi lượng
Phân có chứa một yếu tố dinh dưỡng vi lượng như: Cu, Fe, Zn, Mo,... Các loại
chất dinh dưỡng này cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất
lớn đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng của nông sản phẩm.
1.3.2.4. Theo dạng
a) Phân bón dạng rắn
Các chất dinh dưỡng và chất mang của phân được để ở dạng rắn, dùng để bón
gốc, bón lót
32
Đồ án tốt nghiệp
b) Phân bón dạng lỏng
Các chất dinh dưỡng dưới dạng hoà tan, sử dụng để phun vào lá, gốc
1.3.3. Thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng trong phân bón thường có:
- Chất đa lượng: đạm (N), lân (P), kali (K)
- Chất trung lượng: canxi (Ca), lưu Huỳnh (S), magiê (Mg),...
- Chất vi lượng: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), Bo (B), đồng (Cu), Clo
(Cl), Molypden (Mo) theo (Glass và Anthony, 2003).
1.3.4. Ưu điểm của phân bón hữu cơ
Phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng
đa, trung và vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra, phân
hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển
mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn, chống
xói mòn (Bùi Huy Hiền,2014)
Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu khoa học
trong rất nhiều năm của các viện, trường, cũng như kết quả điều tra kinh nghiệm
của các hộ nông dân cho thấy, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định
ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ cân đối với tỷ lệ N tính từ hữu cơ
chiếm khoảng 25-30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón phân hữu cơ
năng suất cây trồng đã tăng được 10-20%. Nếu tính riêng về thóc do bón phân hữu
cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5-3,0 triệu tấn thóc/năm. (Bùi Huy
Hiền, 2014).
Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón do phân hữu
cơ có chứa các nguyên tố di dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Kết quả
nghiên cứu và điều tra cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồng/ha có thể giảm bớt
được 40-50% lượng phân kali cần bón.heo Bùi Huy Hiền (2014).
33
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Vi sinh khoa Công nghệ sinh
học - Thực phẩm - Môi trường, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2017
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Nguồn vi sinh vật
Các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis BM và BDH được phân lập bởi Hồng
Sêch Hếnh (2015).
Bảng 2.1. Danh sách các chủng vi khuẩn BM và BDH được chọn để khảo sát
STT Chủng VSV
1 BM13
2 BDH1
3 BDH2
4 BDH3
5 BDH4
6 BDH5
- Chủng Lactobacillus L2 được phân lập từ bởi Nguyễn Đình Phương Vy
(2015).
34
Đồ án tốt nghiệp
2.2.2. Hóa chất và môi trường
2.2.2.1. Hóa chất
Cao thịt Pepton
Lugol Cao nấm men
Malachite Green 5% NaCl
Casein
CuSO4 20%
Tinh bột tan
K2HPO4
NaOH 1N Gelatin
HCl 1N Glycerol
TCA 10% Cồn
Nước cất Thuốc thử Kovac’s
Thuốc thử Methylred Thuốc thử Griess A, Griess B
Glucose KH2PO4
Sodium acetat Mangiesium sulfate
Manganese sulfate Amonium citrate
Rỉ đường KI
2.2.2.2. Môi trường
Môi trường Nutrient Broth (NB)
Môi trường Nutrient Agar (NA).
Môi trường MRS
Môi trường thu enzyme.
Môi trường Casein
Môi trường CMC
Môi trường Starch agar.
35
Đồ án tốt nghiệp
Môi trường MRT
Môi trường HI
Môi trường LBS
2.3.Thiết bị và dụng cụ
2.3.1. Thiết bị
- Tủ cấy vi sinh - Tủ lạnh
- Tủ ấm - Bếp từ
- Máy quang phổ - Nồi hấp
- Autoclave
- Bể điều nhiệt - Máy lắc
- Máy ly tâm - Kính hiển vi
- Cân phân tích - Thùng chụp hình đĩa petri
2.3.2. Dụng cụ
- Ống nghiệm. - Đèn cồn
- Đĩa petri - Dụng cụ đục lỗ thạch
- Đũa thủy tinh - Bông thấm nước
- Ống ly tâm - Bông không thấm
- Giấy đo pH - Cốc thủy tinh các loại
- Ống đong các loại
- Chai thủy tinh - Pipette thủy tinh 1ml, 5 ml, 10 ml
- Dây cấy vòng - Erlen 100 ml, 250ml
- Dây cấy thẳng - Chai đun môi trường 200 ml, 500 ml
- Que cấy trang - Micropipette 100µl, 1000µl
36
Đồ án tốt nghiệp
2.4. Bố trí thí nghiệm
2.4.1. Bố trí thí nghiệm chung
VSV
Hoạt hóa
Chủng thuần Giữ giống
khiết
Nhuộm Gram Nhuộm bào tử
Khảo sát khả năng sinh enzyme của các chủng
Bacillus subtilis
Chọn chủng vi khuẩn BDH4
Khảo sát tính đối kháng và khả năng sinh enzyme
ngoại bào của hai chủng BDH4 và L2 được tuyển
chọn
Khảo sát thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của
chủng
Khảo sát pH ban đầu môi trường nuôi cấy đến sự
sinh trưởng của chủng vi khuẩn BDH4 và L2
Khảo sát môi trường nuôi cấy thích hợp cho sự sinh
trưởng và khả năng sinh enzyme của hai chủng
BDH4 và L2
Hì nh 2.1. Sơ đồ tổng quan bố trí các bước thí nghiệm
37
Đồ án tốt nghiệp
2.4.2. Bố trí thí nghiệm chi tiết
2.4.2.1. Làm thuần các chủng Bacillus subtilis BM và BDH
Các chủng BM và BDH
Tăng sinh trong môi trường NB
Lắc 150 vòng/phút trong 24 – 48 giờ
Tiến hành pha loãng đến dãy nồng độ 10-5, 10-6, 10-7 và cấy
trang dịch lên môi trường NA
Ủ nhiệt độ 370C trong 24 - 48 giờ
Chọn khuẩn lạc rời rạc
Định tính khả
Nhuộm Nhuộm
năng sinh enzyme
gram bào tử
ngoại bào
Chủng thuần
khiết
Giữ giống trong eppendoff
cùng glycerol 40%
Hì nh 2.2. Sơ đồ quy trình làm thuần các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis
BM và BDH
38
Đồ án tốt nghiệp
Thuyết minh quy trình
VSV được lấy từ các chủng được phân lập từ mẫu ruột cá, đã được định danh
sơ bộ bằng các thử nghiệm sinh hóa đặc trưng và khảo sát pH thích hợp đến khả
năng sinh enzyme protease của các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis BM và BDH tại
phòng thí nghiệm Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. VSV được giữ trong
eppendorf , quấn kỹ bằng paraffin và được bảo quản lạnh sâu.
Những ống eppendorf chứa vi khuẩn được tuyển chọn phải là những ống còn
nguyên vẹn, không bị nứt, được bao bọc kỹ bởi paraffin và chủng vi khuẩn không bị
chảy ra ngoài.
Tiến hành tăng sinh trong bình môi trường NB (không chọn lọc) đã được hấp
khử trùng ở 1210C trong 20 phút. Cho 1 ml chủng VSV trong eppendorf vào bình
môi trường chứa 19 ml môi trường NB (không chọn lọc) vô trùng với tỉ lệ cấy giống
5% . Thí nghiệm thực hiện trong tủ cấy dưới ngọn lửa đèn côn trong điểu kiện vô
trùng.
Đem ủ và lắc ở 150 vòng/phút từ 24 – 48 giờ khi thấy môi trường chuyển sang
đục và có sinh khối bám trên thành bình là có thể đưa vào thí nghiệm tiếp theo.
Sau đó tiến hành đem đi pha loãng. Dùng micropipette hút 1 ml dịch tăng sinh
để pha loãng đến nồng độ 10-5, 10-6, 10-7 dùng cho cấy trang sau đó.
Tiến hành đỗ đĩa môi trường NA đã được hấp khử trùng, dùng micropipette
hút 100 µl dịch đồng nhất vào đĩa môi trường NA và tiến hành cấy trang đến khi
mặt thạch khô ráo hẳn. Mỗi nồng độ pha loãng được cấy ra 3 đĩa để đảm bảo kết
quả.
Ủ trong tủ ấm 37 0C trong 24 - 48 giờ cho đến khi khuẩn lạc đặc trưng của
Bacillus subtilis bắt đầu mọc.
Tiếp theo ta chọn khuẩn lạc rời rạc và đem quan sát hình thái bằng cách
nhuộm gram và nhuộm bào tử.
Sau khi xác định đó là chủng Bacillus subtilis thì từng chủng vi khuẩn được
test định tính khả năng sinh enzyme protease trên môi trường đĩa thạch casein 1% ;
khả năng sinh enzyme amylase trên môi trường đĩa thạch tinh bột 1%; khả năng
39
Đồ án tốt nghiệp
sinh enzyme cellulase trên môi trường đĩa thạch CMC 1%, tiến hành giữ giống
trong eppendorf trong glycerol 40 % những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh
để bảo quản .
2.4.2.2. Làm thuần chủng Lactobacillus L2
Chủng L2
Tăng sinh trong môi trường MRS broth
Lắc 150 vòng/phút trong 24 – 48 giờ
Tiến hành pha loãng đến dãy nồng độ 10-5, 10-6, 10-7 và
cấy trang dịch lên môi trường MRS - agar
Ủ nhiệt độ 370C trong 24 - 48 giờ
Chọn khuẩn lạc rời rạc
Chủng thuần
khiết
Khảo sát khả
Nhuộm Nhuộm
năng sinh acid
gram bào tử
lactid
Giữ giống trong eppendorf cùng
glycerol 40%
Hì nh 2.3. Sơ đồ quy trình làm thuần chủng Lactobacillus L2
40
Đồ án tốt nghiệp
Thuyết minh quy trình
Chủng Lactobacillus L2 được phân lập từ cơm mẻ đã được xác định có khả
năng kháng tốt đối với VSV gây bệnh nhưng không kháng với Bacillus subtilis
(Nguyễn Thị Phương Vy, 2015). Chủng VSV được giữ trong eppendorf được quấn
kỹ bằng paraffin và được bảo quản lạnh sâu.
Những ống eppendorf chứa vi khuẩn được tuyển chọn phải là những ống còn
nguyên vẹn, không bị nứt, được bao bọc kỹ bởi paraffin và chủng vi khuẩn không bị
chảy ra ngoài.
Tiến hành tăng sinh trong bình môi trường MRS đã được hấp khử trùng ở
1210C trong 20 phút. Cho 1 ml chủng VSV trong eppendorf vào bình môi trường
chứa 19 ml môi trường MRS vô trùng với tỉ lệ cấy giống 5% . Thí nghiệm thực hiện
trong tủ cấy dưới ngọn lửa đèn cồn trong điều kiện vô trùng.
Đem ủ và lắc ở 150 vòng/phút từ 24 – 48 giờ khi thấy có sinh khối bám trên
thành bình là có thể đưa vào thí nghiệm tiếp theo.
Sau đó tiến hành đem đi pha loãng. Dùng micropipette hút 1 ml dịch tăng sinh
đem pha loãng đến nồng độ 10-5, 10-6, 10-7 dùng cho cấy trang sau đó
Tiến hành đỗ đĩa môi trường MRS - agar đã được hấp khử trùng, dùng
micropipette hút 100 µl dịch đồng nhất vào đĩa môi trường MRS - agar và tiến hành
cấy trang đến khi mặt thạch khô ráo hẳn. Mỗi nồng độ pha loãng được cấy ra 3 đĩa
để đảm bảo kết quả.
Ủ trong tủ ấm 37 0C trong 24 - 48 giờ cho đến khi khuẩn lạc đặc trưng của
Lactobacillus sp bắt đầu mọc.
Tiếp theo ta chọn khuẩn lạc rời rạc và đem quan sát hình thái bằng cách
nhuộm gram.
Sau khi xác định đó là chủng Lactobacillus sp thì chủng vi khuẩn được định
tính khả năng sinh acid lactid trên môi trường thạch MRS có chứa 5 g/l CaCO3, tiến
hành giữ giống trong eppendorf với glycerol 40 % và tiến hành các thí nghiệm nhân
sinh khối.
41
Đồ án tốt nghiệp
2.4.2.3. Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào của các chủng vi khuẩn BM và
BDH
a) Khảo sát khả năng sinh enzyme protease
Các chủng thuần
khiết
Tăng sinh trong môi trường NB pH 7,
lắc 150 vòng/ phút trong 24 giờ
Hút 1ml dịch nuôi cấy đi ly tâm 10000 vòng/
phút/ 15 phút thu dịch trong làm dịch enzyme thô Cặn
Chuẩn bị môi trường NA bổ sung thêm cơ chất
casein 1%
Hút 0,1 ml dịch enzyme thô bơm vào lỗ thạch
môi trường NA có bổ sung cơ chất casein 1%
Đỗ đĩa Đục lỗ thạch
Để yên và ủ ở nhiệt độ phòng trong 48
giờ và đo đường kính vòng phân giải
Chọn đường kình vòng phân giải lớn
nhất cho hoạt tính cho hoạt tính
enzyme protease cao nhất
Hì nh 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát khả năng sinh enzyme protease của
các chủng BM và BDH
42
Đồ án tốt nghiệp
Thuyết minh quy trình
Từ kết quả phân lập đã được thực hiện bởi Hồng Sếnh Hếnh (2015) đã chọn ra
5 chủng có khả năng sinh enzyme cao nhất để đưa vào khảo sát : BM13, BDH1,
BDH2, BDH3, BDH4, BDH5.
Đầu tiên, những chủng vi khuẩn được chọn đưa vào thí nghiệm được giữ trong
eppendorf với thể tích 1 ml sẽ được tăng sinh trong chai môi trường 100 ml với 19
ml môi trường NB vô trùng với, pH = 7. Với tỉ lệ cấy giống 5% các chai môi trường
được lắc trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/ phút trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm. Sau 24 giờ nuôi cấy hút 1ml dịch tăng sinh của mỗi chủng vi khuẩn đem đi
ly tâm 10.000 vòng/ phút trong 15 phút .Chai môi trường không được cấy giống vi
khuẩn sẽ được giữ lại làm mẫu đối chứng âm cho thử nghiệm này.
Chuẩn bị môi trường NA bổ sung cơ chất casein 1% đem hấp khử trùng 1210C
trong 15 phút. Sau khi hấp khử trùng chai môi trường được cho vào bể ủ 600C để
môi trường hạ nhiệt xuống còn 600C thì tiến hành đỗ đĩa petri đã được hấp khử
trùng, mỗi đĩa khoảng 15-20ml.
Tiếp theo ta tiến hành đục lỗ thạch (đường kính 6 mm) thành các giếng.
Dùng micropipette hút 0,1 ml dịch enzyme thô của các chủng vi khuẩn bơm
vào các giếng thạch. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Để yên đĩa thạch và ủ ở nhiệt độ
phòng trong 48 giờ rồi tiến hành đo đường kính vòng phân giải casein bằng cách
nhỏ thuốc thử TCA 10% vào và quan sát vòng phân giải quanh giếng thạch.
43
Đồ án tốt nghiệp
b) Khảo sát khả năng sinh enzyme amylase các của chủng BM và BDH
Các chủng thuần
khiết
Tăng sinh trong môi trường NB pH = 7, lắc 150
vòng /phút trong 24 giờ
Hút 1ml dịch nuôi cấy đi ly tâm 10000 vòng/
phút trong 15 phút thu dịch trong làm dịch Cặn
enzyme thô
Chuẩn bị môi trường NA bổ sung thêm cơ chất
tinh bột 1%
Hút 0,1 ml dịch enzyme thô bơm vào lỗ thạch
môi trư ờ ng ĐNAỗ đĩa có b ổ sung Đcơục ch lỗấ tth tinhạch bột 1%
Để yên và ủ ở nhiệt độ phòng trong 48
giờ và đo đường kính vòng phân giải
Chọn đường kính vòng phân giải lớn
nhất cho hoạt tính enzyme amylase cao
nhất
Hì nh 2.5. Sơ đồ quy trình khảo sát khả năng sinh enzyme amylase của
các chủng BM và BDH
44
Đồ án tốt nghiệp
Thuyết minh quy trình
Theo nghiên cứu bởi Hồng Sếnh Hếnh (2015) đã đưa ra 5 chủng có triển vọng
là : BM13, BDH1. BDH2, BDH3, BDH4, BDH5. Cả 5 chủng được đưa vào khảo
sát để chọn ra chủng có khả năng cho sinh khối cao sinh enzyme amylase tốt nhất
nhằm tăng cường phân hủy thức ăn thừa.
Đầu tiên, những chủng vi khuẩn được chọn đưa vào thí nghiệm được giữ trong
eppendort với thể tích 1 ml sẽ được tăng sinh trong chai môi trường 100 ml với 19
ml môi trường NB vô trùng với, pH = 7. Với tỉ lệ cấy giống 5% các chai môi trường
được lắc trên máy lắc với tốc độ 150 vòng/ phút trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng thí
nghiệm. Sau 24 giờ nuôi cấy hút 1ml dịch tăng sinh của mỗi chủng vi khuẩn đem đi
ly tâm 10.000 vòng/phút trong 15 phút .Chai môi trường không được cấy giống vi
khuẩn sẽ được giữ lại làm mẫu đối chứng âm cho thử nghiệm này.
Chuẩn bị môi trường NA bổ sung cơ chất tinh bột 1% đem hấp khử trùng
1210C trong 15 phút. Sau khi hấp khử trùng chai môi...al content of biosolids and composted biosolids.
Water Sci Technol. (2008);57:471–477. doi: 10.2166/wst.2008.019.
Ouwehand, A.C., Kirjavainen, P.V., Shortt, C., and Salminen, S. (1999).
“Probiotics: Mechanisms and established effects”. Int. Dairy J. 9: pp. 43-52.
Sharpe, M.E., T.F. Fryer and D.G. Smith (1966). Identification of the lactic
acid bacteria,. In: B.M. Gibbs and P.A. Skinner, (eds), Identification Methods for
Microbiologist: Part A. Academic Press, London. pp. 69- 79.
100
Đồ án tốt nghiệp
Stoknes, K.Scholwin, W Krzesiński, E Wojciechowska, Jasińska A. (2016).
“Efficiency of a novel Food to waste to food system including anaerobic digestion
of food waste and cultivation of vegetables on digestate in a bubbleinsulated
greenhouse”, Waste Management , pp 466-476.
Stuart, T., (2009). Waste: Uncovering the Global Food Scandal. W. W. Norton
& Company, p. 480.
Umsakul K, Dissara Y, Srimuang N. Chemical physical and microbiological
changes during composting of the water hyacinth. Pak J Biol Sci. (2010);13:985–
992. doi: 10.3923/pjbs.2010.985.992.
Quiroga, G., Castrillon, L., Fernandez-Nava, Y., Maranon, E., Negral, L.,
RodriguezIglesias, J., Ormaechea, P., (2014). “Effect of ultrasound pre-treatment in
the ananerobic co-digestion of cattle manure with food waste and sludge”.
Bioresour. Technol. 154:74-9.
Rengathavasi Thavasia, Singaram Jayalakshmib, Ibrahim M. Bana (2011).
“Application of biosurfactant produced from peanut oil cake by Lactobacillus
delbrueckii in biodegradation of crude oil”. Bioresource Technology.102(3):3366-
3372.
Rounsefell, B.D., O'Sullivan, C.A., Chinivasagam, N., Batstone, D., Clarke,
W.P., (2013). “Fate of pathogen indicators in a domestic blend of food waste and
wastewater through a two-stage anaerobic digestion system”. Water Sci. Technol.
67(2):366-73.
Shin, S.G., Han, G., Lim, J., Lee, C., Hwang, S., (2010). “A comprehensive
microbial insight into two-stage anaerobic digestion of food waste-recycling
wastewater”. Water Res. 44: 4838-4849
101
Đồ án tốt nghiệp
VermiCo, (2013). The Single Largest Producer of Vermicompost in the
World. viewed 31 july 2014. From<
producer-ofvermicompost-in-the-world/>.
Yang J.K., Shih I.L., Tzeng Y.M., Wang S.L.(2000), “Production and
purification of proteinase from a Bacillus subtilis that can deproteinize crustacean
wasters”. Enzyme and Microbial Technology, (26), 406-413.
Zeinhom EA, Elhadary R, Elashry A. Integrating GIS and MCDM to deal with
landfill site selection. Int J Eng Technol. (2010);10:32–42.
TÀI LIỆU INTERNET
bon
102
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A. THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG VÀ MÔI
TRƯỜNG KHẢO SÁT TRONG CÁC THÍ NGHIỆM
A1. Thành phần môi trường tăng sinh Bacillis subtilis - Nutrient broth
(NB)
Peptone .......................................................................................5,0 g/l
Meat Extract................................................................................3,0 g/l
NaCl ....................................... . 10 g/l
pH: 7,0 ± 0,2
A2. Thành phần môi trường tăng sinh Lactobacillus (MRS – broth)
Glucose ..................................................................................... 20,0 g/l
Peptone ..................................................................................... 10,0 g/l
Meat Extract............................................................................. 10,0 g/l
Yeast Extract...............................................................................5,0 g/l
Sodium Acetate ..........................................................................5,0 g/l
Dipotassium Phosphate .............................................................2,0 g/l
Ammonium Citrate ....................................................................2,0 g/l
Tween ® 80.................................................................................1,0 g/l
Magnesium Sulfate ....................................................................0,1 g/l
Manganese Sulfate .................................................................. 0,05 g/l
A3. Thành phần môi trường Nutrient Agar (NA)
Agar ..............................................................................................20 g/l
Peptone ..................................................................................... 10,0 g/l
Peptone ..................................................................................... 10,0 g/l
Meat Extract............................................................................. 10,0 g/l
NaCl .............................................................................................5,0 g/l
1
Đồ án tốt nghiệp
A4. Thành phần môi trường khảo sát khả năng sinh acid lactic (Môi
trường MRS bổ sung CaCO3).
Glucose ..................................................................................... 20,0 g/l
Peptone ..................................................................................... 10,0 g/l
Meat Extract............................................................................. 10,0 g/l
Yeast Extract...............................................................................5,0 g/l
Sodium Acetate ..........................................................................5,0 g/l
Dipotassium Phosphate .............................................................2,0 g/l
Ammonium Citrate ....................................................................2,0 g/l
Tween ® 80.................................................................................1,0 g/l
Magnesium Sulfate ....................................................................0,1 g/l
Manganese Sulfate .................................................................. 0,05 g/l
CaCO3 .................................................................................... 10 g/l
A5. Thành phân môi trường thử hoạt tính protease của chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis ( NB + casein 1%).
Peptone .................................................................................. 5,0 g/l
Meat Extract.......................................................................... 3,0 g/l
Casein .................................... . 10 g/l
A6. Thành phân môi trường thử hoạt tính amylase của chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis BDH4 ( NB + tinh bột 1%).
Peptone .................................................................................. 5,0 g/l
Meat Extract.......................................................................... 3,0 g/l
Tinh bột ................................. . .10 g/l
A7. Thành phân môi trường thử hoạt tính cellulase của chủng vi khuẩn
Bacillus subtilis BDH4 ( NB + CMC 1%).
Peptone................................................................................ 5,0 g/l
Meat Extract ....................................................................... 3,0 g/l
2
Đồ án tốt nghiệp
CMC ................................... .. 10 g/l
A8 – Thành phần môi trường thử hoạt tính protease của chủng Bacillus
subtilis và Lactobacillus.
Meat extract ......................................................................... 10,0 g
Nước chiết thịt........................................................................ 5 ml
Glucose ................................................................................ 0,05 g
Gelatine ................................................................................ 10,0 g
Peptone................................................................................... 0,1 g
KH2PO4 ................................................................................ 1,5 g
K2HPO4 ................................................................................ 1,5 g
NaCl ....................................................................................... 3,0 g
Agar ...................................................................................... 20,0 g
Nước cất ........................................................................... 1000 ml
A9. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Bacillus subtilis – Môi trường NB + 1% Tinh bột (MT1)
Peptone .......................................................................................5,0 g/l
Meat Extract................................................................................3,0 g/l
Tinh bột ................................ .. 10 g/l
A10. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Bacillus subtilis – Môi trường NB + 1% Glucose (MT2)
Peptone .......................................................................................5,0 g/l
Meat Extract................................................................................3,0 g/l
Clucose ................................. .. 10 g/l
A11. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Bacillus subtilis – Theo tập đoàn ICFOOD (MT3)
Peptone .................................................................................... 10,0 g/l
Meat Extract.........................................................................20 - 40 g/l
NaCl ...................................... .. 5 g/l
K2HPO4 ................................................................................. 0,5 g/l
3
Đồ án tốt nghiệp
KH2PO4 ................................................................................. 0,5 g/l
MgSO4.7H20 ........................................................................ 0,5 g/l
Mật rỉ đường (đường tổng 49%) ........................................ 40 g/l
A12. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Bacillus subtilis – NB + 2% rỉ đường (MT4)
Peptone .......................................................................................5,0 g/l
Meat Extract................................................................................3,0 g/l
Rỉ đường ............................... .. 20 g/l
A13. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Lactobacillus subtilis – Môi trường HJ ((Hogg and Jago. 1970. )
Tryptone ............................... .. 30,0 g/l
Yeast extract ......................................................................... 10,0 g/l
Beef extract ........................................................................... 2,0 g/l
Lactose................................................................................... 5,0 g/l
KH2PO4 ................................................................................ 5,0 g/l
A14. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Lactobacillus subtilis – Môi trường MRT (Murata, 1970).
D-(+)-glucose....................... .. 10,0 g/l
Polypeptone .......................................................................... 10,0 g/l
Beef extract ........................................................................... 3,0 g/l
Sodium acetate .................................................................... 10,0 g/l
Yeast extract ........................................................................ 5,0 g/l
NaCl ....................................................................................... 1,0 g/l
4
Đồ án tốt nghiệp
A15. Thành phần môi trường khảo sát sự tăng sinh khối của chủng vi
khuẩn Lactobacillus subtilis – Môi trường LBS (Lactobacillus Selection ).
Pancreatic Digest of Casein ................................................ 10,0 g
Yeast Extract ......................................................................... 5,0 g/l
Potassium Dihydrogen Phosphate ...................................... 6,0 g/l
Ammonium Citrate .............................................................. 2,0 g/l
Glucose ................................................................................20,0 g/l
Tween 80 ............................................................................... 1,0 g/l
Sodium Acetate Hydrate ...................................................25,0 g/l
Magnesium Sulfate ..........................................................0,575 g/l
Manganese Sulfate .............................................................0,12 g/l
Ferrous Sulfate ..................................................................... 20,0 g
Acid acetic.............................................................................. 1,3 ml
5
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC B. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ
B.1. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme amylase của các chủng
Bacillus subtilis.
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
VSV 6 BDH1 BDH2 BDH3 BDH4 BDH5 BM13
Number of Observations Read 18
Number of Observations Used 18
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Mean F Pr > F
Squares Square Value
Model 5 39.77777778 7.95555556 5.51 0.0073
Error 12 17.33333333 1.44444444
Corrected 17 57.11111111
6
Đồ án tốt nghiệp
Total
R-Square Coeff Var Root MSE VPG Mean
0.696498 28.46488 1.201850 4.222222
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
VSV 5 39.77777778 7.95555556 5.51 0.0073
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 12
Error Mean Square 1.444444
Critical Value of t 3.05454
Least Significant Difference 2.9974
7
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter are
not significantly different.
t Grouping Mean N VSV
A 6.0000 3 BDH4
A
A 5.6667 3 BM13
A
B A 5.3333 3 BDH2
B A
B A C 3.3333 3 BDH3
B C
B C 2.6667 3 BDH5
C
C 2.3333 3 BDH1
8
Đồ án tốt nghiệp
B.2. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme protease của các chủng
Bacillus subtilis
KHA NANG SINH ENZYME PROTEASE
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
VSV 6 BDH1 BDH2 BDH3 BDH4 BDH5 BM13
Number of Observations Read 18
Number of Observations Used 18
KHA NANG SINH ENZYME PROTEASE
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Mean F Pr > F
Squares Square Value
Model 5 175.1111111 35.0222222 12.12 0.0002
Error 12 34.6666667 2.8888889
Corrected 17 209.7777778
Total
9
Đồ án tốt nghiệp
R- Coeff Root VPG Mean
Square Var MSE
0.834746 19.12132 1.699673 8.888889
Source DF Anova SS Mean F Pr > F
Square Value
VSV 5 175.1111111 35.0222222 12.12 0.0002
KHA NANG SINH ENZYME PROTEASE
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 12
Error Mean Square 2.888889
Critical Value of t 3.05454
Least Significant Difference 4.239
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N VSV
10
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N VSV
A 14.667 3 BDH4
B 10.000 3 BM13
B
B 9.333 3 BDH3
B
C B 8.000 3 BDH5
C B
C B 6.667 3 BDH1
C
C 4.667 3 BDH2
11
Đồ án tốt nghiệp
B.3. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme cellulase của các chủng
Bacillus subtilis.
KHA NANG SINH ENZYME CELLULASE
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
VSV 6 BDH1 BDH2 BDH3 BDH4 BDH5 BM13
Number of Observations Read 18
Number of Observations Used 18
KHA NANG SINH ENZYME CELLULASE
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 15.11111111 3.02222222 1.70 0.2091
Error 12 21.33333333 1.77777778
Corrected Total 17 36.44444444
12
Đồ án tốt nghiệp
R-Square Coeff Var Root MSE VPG Mean
0.414634 13.95349 1.333333 9.555556
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
VSV 5 15.11111111 3.02222222 1.70 0.2091
KHA NANG SINH ENZYME CELLULASE
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 12
Error Mean Square 1.777778
Critical Value of t 2.17881
Least Significant Difference 2.372
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N VSV
A 11.333 3 BDH3
A
13
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N VSV
B A 10.000 3 BDH4
B A
B A 9.333 3 BDH5
B A
B A 9.333 3 BDH2
B
B 8.667 3 BDH1
B
B 8.667 3 BM13
14
Đồ án tốt nghiệp
B.4. Kết quả khảo sát thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của chủng
BDH4
THỜI GIAN NUỐI CẤY CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
thoigian 7 0 12 24 36 48 60 72
Number of Observations Read 21
Number of Observations Used 21
THỜI GIAN NUỐI CẤY CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MDTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 26.66423434 4.44403906 562.60 <.0001
Error 14 0.11058673 0.00789905
Corrected Total 20 26.77482108
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.995870 0.796221 0.088877 11.16231
15
Đồ án tốt nghiệp
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
thoigian 6 26.66423434 4.44403906 562.60 <.0001
THỜI GIAN NUỐI CẤY CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 14
Error Mean Square 0.007899
Critical Value of t 2.97684
Least Significant Difference 0.216
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N thoigian
A 12.03809 3 36
A
B A 11.94899 3 24
16
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N thoigian
B
B C 11.81739 3 48
C
C 11.69152 3 60
C
C 11.60405 3 72
D 10.28968 3 12
E 8.74644 3 0
17
Đồ án tốt nghiệp
B.5. Kết quả khảo sát thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng của chủng L2
THỜI GIAN NUÔI CẦY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
thoigian 7 0 12 24 36 48 60 72
Number of Observations Read 21
Number of Observations Used 21
THỜI GIAN NUÔI CẦY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MDTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 0.03966396 0.00661066 1202.75 <.0001
Error 14 0.00007695 0.00000550
Corrected Total 20 0.03974090
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.998064 0.225123 0.002344 1.041394
18
Đồ án tốt nghiệp
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
thoigian 6 0.03966396 0.00661066 1202.75 <.0001
THỜI GIAN NUÔI CẦY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 14
Error Mean Square 5.496E-6
Critical Value of t 2.97684
Least Significant Difference 0.0057
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N thoigian
A 1.081982 3 48
B 1.073515 3 60
19
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N thoigian
C 1.063816 3 36
C
C 1.062645 3 24
D 1.052474 3 72
E 1.003570 3 12
F 0.951759 3 0
20
Đồ án tốt nghiệp
B.6. Kết quả khảo sát pH ban đầu môi trường nuối cấy đến sự sinh
trưởng của chủng BDH4 sau 36 giờ.
PH BAN ĐẦU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BDH4 SAU 36 GIỜ
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
pH 6 4 5 6 7 8 9
Number of Observations Read 18
Number of Observations Used 18
PH BAN ĐẦU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BDH4 SAU 36 GIỜ
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MDTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 8.23402304 1.64680461 42.15 <.0001
Error 12 0.46882104 0.03906842
Corrected Total 17 8.70284408
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.946130 1.607781 0.197657 12.29380
21
Đồ án tốt nghiệp
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
pH 5 8.23402304 1.64680461 42.15 <.0001
PH BAN ĐẦU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BDH4 SAU 36 GIỜ
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 12
Error Mean Square 0.039068
Critical Value of t 3.05454
Least Significant Difference 0.493
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N pH
A 12.8849 3 7
A
A 12.8179 3 6
A
B A 12.6683 3 8
22
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N pH
B
B 12.2890 3 9
B
B 12.2138 3 5
C 10.8888 3 4
B.7. Kết quả khảo sát pH ban đầu môi trường nuối cấy đến sự sinh
trưởng của chủng L2 sau 48 giờ.
PH BAN DAU DEN SU SINH TRUONG CHUNG L2 SAU 48 GIỜ NUÔI CẤY
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
pH 6 10 5 6 7 8 9
Number of Observations Read 18
Number of Observations Used 18
23
Đồ án tốt nghiệp
PH BAN DAU DEN SU SINH TRUONG CHUNG L2 SAU 48 GIỜ NUÔI CẤY
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MDTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 0.00222416 0.00044483 178.37 <.0001
Error 12 0.00002993 0.00000249
Corrected Total 17 0.00225409
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.986724 0.147575 0.001579 1.070087
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
pH 5 0.00222416 0.00044483 178.37 <.0001
PH BAN DAU DEN SU SINH TRUONG CHUNG L2 SAU 48 GIỜ NUÔI CẤY
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 12
Error Mean Square 2.494E-6
24
Đồ án tốt nghiệp
Critical Value of t 3.05454
Least Significant Difference 0.0039
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N pH
A 1.083593 3 6
A
A 1.081817 3 5
B 1.073980 3 7
C 1.068038 3 8
D 1.060757 3 9
25
Đồ án tốt nghiệp
B.8. Kết quả khảo sát môi trường nuối cấy thích đến sự tăng sinh khối của
chủng BDH4 sau 36 giờ với pH 7
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHỦNG BDH4
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Moitruong 5 MT1 MT2 MT3 MT4 MTCB
Number of Observations Read 15
Number of Observations Used 15
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHỦNG BDH4
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MĐTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 4 0.00179111 0.00044778 6.62 0.0072
Error 10 0.00067635 0.00006763
Corrected Total 14 0.00246746
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.725894 0.749020 0.008224 1.097971
26
Đồ án tốt nghiệp
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
Moitruong 4 0.00179111 0.00044778 6.62 0.0072
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHỦNG BDH4
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 10
Error Mean Square 0.000068
Critical Value of t 3.16927
Least Significant Difference 0.0213
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
A 1.113894 3 MT3
A
A 1.101932 3 MT4
A
27
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
B A 1.100074 3 MT2
B A
B A 1.093371 3 MT1
B
B 1.080586 3 MTCB
B.8. Kết quả khảo sát môi trường nuối cấy thích đến sự tăng sinh khối của
chủng L2 sau 48 giờ với pH 6
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Moitruong 4 HI LBS MRS MRT
Number of Observations Read 12
Number of Observations Used 12
28
Đồ án tốt nghiệp
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: MDTB
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 0.00010859 0.00003620 14.92 0.0012
Error 8 0.00001941 0.00000243
Corrected Total 11 0.00012800
R-Square Coeff Var Root MSE MDTB Mean
0.848353 0.144633 0.001558 1.076966
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
Moitruong 3 0.00010859 0.00003620 14.92 0.0012
29
Đồ án tốt nghiệp
MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY CHUNG L2
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for MDTB
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 2.426E-6
Critical Value of t 3.35539
Least Significant Difference 0.0043
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
A 1.080479 3 MRT
A
A 1.079296 3 LBS
B 1.074870 3 MRS
B
B 1.073220 3 HI
30
Đồ án tốt nghiệp
B.8. Kha nang sinh enzyme amylase của chủng BDH4 khi nuôi cấy trên 5 loại
môi trường khác nhau.
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Moitruong 5 MT1 MT2 MT3 MT4 MTCB
Number of Observations Read 15
Number of Observations Used 15
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 4 156.2333333 39.0583333 55.80 <.0001
Error 10 7.0000000 0.7000000
Corrected Total 14 163.2333333
R-Square Coeff Var Root MSE VPG Mean
0.957117 8.256513 0.836660 10.13333
31
Đồ án tốt nghiệp
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
Moitruong 4 156.2333333 39.0583333 55.80 <.0001
KHẢ NĂNG SINH ENZYME AMYLASE CHUNG BDH4
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 10
Error Mean Square 0.7
Critical Value of t 3.16927
Least Significant Difference 2.165
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
A 12.6667 3 MT4
A
A 12.5000 3 MT3
A
32
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
B A 11.6667 3 MTCB
B
B 9.8333 3 MT2
C 4.0000 3 MT1
B.9. Khả nang sinh enzyme protease của chủng BDH4 khi nuôi cấy trên
5 loại môi trường khác nhau
ENZYME PROTEASE CHUNG BDH4 TRÊN 5 LOẠI MÔI TRƯỜNG
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Moitruong 5 MT1 MT2 MT3 MT4 MTCB
Number of Observations Read 15
Number of Observations Used 15
33
Đồ án tốt nghiệp
ENZYME PROTEASE CHUNG BDH4 TRÊN 5 LOẠI MÔI TRƯỜNG
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 4 290.2666667 72.5666667 11.96 0.0008
Error 10 60.6666667 6.0666667
Corrected Total 14 350.9333333
R-Square Coeff Var Root MSE VPG Mean
0.827128 15.33025 2.463060 16.06667
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
Moitruong 4 290.2666667 72.5666667 11.96 0.0008
34
Đồ án tốt nghiệp
ENZYME PROTEASE CHUNG BDH4 TRÊN 5 LOẠI MÔI TRƯỜNG
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.01
Error Degrees of Freedom 10
Error Mean Square 6.066667
Critical Value of t 3.16927
Least Significant Difference 6.3737
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
A 22.333 3 MT4
A
A 20.333 3 MTCB
B 13.333 3 MT1
B
B 13.000 3 MT3
35
Đồ án tốt nghiệp
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
B
B 11.333 3 MT2
B.10. Khả nang sinh enzyme protease của chủng L2 khi nuôi cấy trên 4
loại môi trường khác nhau.
ENZYME PROTEASE CHỦNG L2 TRÊN 4 MOI TRUONG
The ANOVA Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Moitruong 4 HI LBS MRS MRT
Number of Observations Read 12
Number of Observations Used 12
36
Đồ án tốt nghiệp
ENZYME PROTEASE CHỦNG L2 TRÊN 4 MOI TRUONG
The ANOVA Procedure
Dependent Variable: VPG
Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 3 446.5625000 148.8541667 6.74 0.0140
Error 8 176.6666667 22.0833333
Corrected Total 11 623.2291667
R-Square Coeff Var Root MSE VPG Mean
0.716530 40.71588 4.699291 11.54167
Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F
Moitruong 3 446.5625000 148.8541667 6.74 0.0140
37
Đồ án tốt nghiệp
ENZYME PROTEASE CHỦNG L2 TRÊN 4 MOI TRUONG
The ANOVA Procedure
t Tests (LSD) for VPG
Note: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the
experimentwise error rate.
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 22.08333
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 8.848
Means with the same letter
are not significantly different.
t Grouping Mean N Moitruong
A 19.833 3 MRT
A
B A 14.333 3 MRS
B
B C 8.333 3 HI
C
C 3.667 3 LBS
38
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_nghien_cuu_san_xuat_vi_khuan_bacillus_subtilis_va_lact.pdf