TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỦA MÁY DỆT
HENQUN FX798 MODEL-2003
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CĐT
Giảng viên hướng dẫn : Trần Kim Khuê
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tấn Thủy
Lớp : K61_CĐT
Khoá học : 2016 – 2020
Hà Nội , 2020
LỜI MỞ ĐẦU
Để làm ra những chiếc khăn mặt với mẫu mã khác nhau, các hộ gia đình phải
thực hiện một quy trình sản xuất đủ các công đoạn khác nhau như mắc sợi,
58 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống điều khiển của máy dệt henqun FX798 model - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, dệt, tẩy,
nhuộm, máy. Tại xưởng sản xuất của công ty mỗi công đoạn làm lúc nào cũng duy
trì 5-6 công nhân làm việc liên tục với mức lương thu nhập hàng tháng từ 3-4 triệu
đồng/người.
Đến nay ở Phùng Xá có hơn 70% các hộ gia đình làm sản xuất khăn và kinh
doanh hàng khăn mặt, không chỉ cung cấp các sản phẩm khăn mặt ra thị trường các
tỉnh, thành phố trong cả nước mà còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan. Cùng với duy trì và phát triển nghề truyền thống, đến nay nghề
dệt khăn mặt ở Phùng Xá không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động
địa phương ở hai thôn Hạ và thôn Thượng của xã mà còn cho lao động các vùng lân
cận.
Nhằm cải thiện khả năng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của hệ
thống máy dệt HEQUN FX798 MODEL-2003. Đây là sản phẩm thực tế, ứng dụng
trong công việc sau này của em và em muốn cải tiến và nâng cao năng suất, đáp ứng
được những tiêu chuẩn, đủ điều kiện suất khẩu sang các nước phát triển như EU
góp phần đẩy mạch phát triển kinh tế ở địa phương tạo thêm việc làm cho người
dân tại địa phương hoặc người dân lân cận.
Xuất phát từ nhận thức trên và dựa trên kiến thức học được, em đã lựa chọn
đi sâu nghiên cứu rõ hơn về đề tài : “Nghiên cứu hệ thống điều khiển của máy dệt
HENQUN FX798 Model-2003”
Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nghiên cứu hệ thống mạch động lực của máy dệt HENQUN
FX798 Model-2003
Chương 3: Nghiên cứu các chế độ hoạt động và hệ thống điều khiển của
máy dệt HEQUN FX798 Model-2003
Chương 4: Một số đề xuất cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những
sai sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của các thầy
cô trong khoa và bạn bè để đề tài này của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện đề tài
Nguyễn Tấn Thủy
Đỗ Văn Long
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Chữ ký, họ tên)
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(họ tên và chữ ký)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................ 1
NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA BÁO CÁO...................................... 3
Chương 1: Tổng quan ................................................................................................. 3
1.1. Lịch sử phát triển và thực trạng của máy dệt ...................................................... 3
1.2. Xu hướng phát triển và sử dụng máy dệt trên thế giới ........................................ 5
1.2.1. Máy dệt vải sợi RF50N .................................................................................... 5
1.2.2. Máy dệt vải PP .................................................................................................. 6
1.2.3. Máy dệt LG798 ................................................................................................. 7
1.2.4. Máy dệt khí JAT 810 ........................................................................................ 7
1.2.5. Máy dệt nước SD822 ........................................................................................ 8
1.3. Xu hướng phát triển và thực trạng sử dụng máy dệt công nghiệp trong nước .... 9
1.4. Ưu và nhược điểm ............................................................................................. 13
Chương 2: Nghiên cứu hệ thống mạch động lực của máy dệt HENQUN FX798
Model-2003 .............................................................................................................. 14
2.1. Sơ đồ nguyên lý của máy dệt công nghiệp HENQUN FX798 Model-2003. .... 14
2.2. Các thiết bị trong tủ điện ................................................................................... 15
2.2.1. Nút nhấn ......................................................................................................... 15
2.2.3. Công tắc tơ ...................................................................................................... 18
2.2.4. Aptomat .......................................................................................................... 19
2.2.5. Quạt hút .......................................................................................................... 19
2.2.6. Biến tần ........................................................................................................... 20
2.2.7. Các loại cảm biến trên máy dệt công nghiệp .................................................. 21
2.2.8. Biến áp ............................................................................................................ 23
2.3 Hệ thống động cơ ............................................................................................... 24
2.3.1. động cơ ba pha chính của máy ....................................................................... 24
2.3.2. Động cơ nhả, cuộn dọc của máy..................................................................... 25
2.3.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống động cơ ................................................... 26
2.4. Hệ thống biến tần ............................................................................................... 26
Chương 3: Nghiên cứu các chế độ hoạt động và hệ thống điều khiển của máy dệt
HETQUN FX798 model-2003 ................................................................................. 27
3.1. Các chế độ hoạt động của máy dệt công nghiệp ............................................... 27
3.2. Chế độ chạy trơn ................................................................................................ 27
3.3. Chế độ chạy tự động dừng theo kích thước đặt sẵn .......................................... 28
3.4. Nghiên cứu hệ thống điều khiển của máy dệt công nghiệp ............................... 28
3.4.1. Sơ đồ hệ thống nút nhấn ................................................................................. 28
3.4.2. Hệ thống Aptomat cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống ...................................... 28
3.4.3. Hệ thống nút điều khiển và chức năng của từ nút điều khiển ........................ 29
3.4.4. Các bước vận hành máy dệt công nghiệp ....................................................... 31
3.4.5. Các bước tắt máy dệt công nghiệp ................................................................. 31
3.5. Nghiên cứu hệ thống đèn báo của máy khi hoạt động và báo lỗi ...................... 32
3.5.1. Sơ đồ hệ thống đèn báo lỗi ............................................................................. 32
3.5.2. Đèn báo lỗi màu vàng ..................................................................................... 32
3.5.4. Đèn báo lỗi màu đỏ ......................................................................................... 33
3.5.5. Đèn báo lỗi màu trắng (dừng nhả sợi ngang) ................................................. 34
3.5.6. Các cảm biến điều khiển lỗi hệ thống ............................................................ 35
Chương 4: Một số đề xuất cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng .............................. 37
4.1. Lựa chọn và so sánh thông số kỹ thuật của hệ thống khi làm việc với một số sản
phẩm ......................................................................................................................... 37
4.2 Đề xuất cải tiến và nâng cấp hệ thống điều khiển tự động dừng động cơ 3 pha
khi máy dừng quá lâu mà không được sử lý các lỗi báo đèn. .................................. 38
4.2.1. Biện pháp cải tiến 1: Lắp thêm hệ thống dao cắt biên. .................................. 38
4.2.2. Biện pháp cải tiến 2: Hệ thống chốt điện từ, kẹp(kẹp khí nén) và cắt khi máy
dừng và báo đủ kích thước. ...................................................................................... 39
4.3 Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điều khiển của máy dệt
HENQUN FX798 Model 2003 ................................................................................. 48
4.3.1. Mục đích kiểm tra định kỳ và thời gian kiểm tra định kỳ .............................. 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Thị phần các loại máy dệt trên thế giới ...................................................... 5
Hình 1.2: Máy dệt vải sợi RF50N .............................................................................. 6
Hình 1.3: Máy dệt vải PP ........................................................................................... 6
Hình 1.4: Máy dệt LG798 .......................................................................................... 7
Hình 1.5: Máy dệt khí nén .......................................................................................... 7
Hình 1.6: Máy dệt nước SD822 .................................................................................. 8
Hình 1.7: Khung dệt chuyền thống của dân tộc Việt Nam ....................................... 10
Hình 1.8: Sử dụng máy dệt công nghiệp của người dân làng nghề Phùng Xá ......... 12
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý dệt kiếm+thoi kẹp .......................................................... 14
Hình 2.2: Nút nhấn ................................................................................................... 16
Hình 2.3: Nút dừng khẩn cấp ................................................................................... 16
Hình 2.4: Rơle đóng ngắt ......................................................................................... 18
Hình 2.5: Công tắc tơ ............................................................................................... 19
Hình 2.6: Aptomat .................................................................................................... 19
Hình 2.7: Quạt làm mát ............................................................................................ 20
Hình 2.8: Biến tần ..................................................................................................... 21
Hình 2.9: Cảm biến từ trường................................................................................... 22
Hình 2.10: Cảm biến lực căng .................................................................................. 23
Hình 2.11: Máy biến áp ............................................................................................ 24
Hình 2.12: Động cơ ba pha của máy ........................................................................ 24
Hình 2.13: Động cơ phụ của máy ............................................................................. 25
Hình 3.1: Aptomat tổng và Aptomat nhánh ............................................................. 28
Hình 3.2: Nút điều khiển động cơ ba pha ON/OFF mặt bên phải tủ điện ................ 29
Hình 3.3: Nút điều khiển hoạt động của máy được gắn ở xà ngang trên máy ......... 30
Hình 3.4: Nút điều khiển động cơ phụ quay thuận/nghịch được gắn ở xà ngang trên
máy ........................................................................................................................... 30
Hình 3.5: Hệ thống đèn báo lỗi các khuyết sợi ngang và cò ngang ......................... 32
Hình 3.6: Hình ảnh cảm biến sức căng và đèn báo lỗi ............................................. 33
Hình 3.7: Hệ thống (pen) nhận biết đứt dọc và đèn báo lỗi ..................................... 34
Hình 3.8: Đèn báo lỗi màu trắng .............................................................................. 34
Hình 3.10: Hình ảnh mô phỏng cảm biến load cell trên máy dệt công nghiệp ........ 36
Hình 3.11: Hình ảnh mô phỏng cảm biến load cell báo đứt dọc(đèn màu đỏ)......... 36
Hình 4.1: Hệ thống dao cắt khổ vải trực tiếp trên máy ............................................ 39
Hình 4.2: Van điện từ điều khiển khẹp ..................................................................... 40
Hình 4.3: Kẹp khí nén .............................................................................................. 41
Hình 4.4: Chốt điện từ .............................................................................................. 42
Hình 4.5: Bản vẽ mô phỏng hệ thống chốt, kẹp và cắt ............................................ 42
TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống điều khiển máy dệt HENQUN FX798 Model-2003:
- Hệ thống điều khiển trung tâm (tủ điện).
- Hệ thống điều khiển phụ (các nút nhấn điều khiển ).
- Hệ thống thiết bị trường gồm, hệ thống thiết bị điện, hệ thống động cơ,...vv,
được trang bị trong máy dệt công nghiệp HENQUN FX798 MODEL 2003.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để xây dựng được quy trình sử dụng và điều khiển của máy dệt công nghiệp
(công nhân, nhân viên kỹ thuật vận hành dây chuyền), nghiên cứu này đặt ra các
mục tiêu sau:
- Đưa ra được kiến thức cơ bản về máy dệt công nghiệp.
- Đưa ra quy trình sử dụng hệ thống điều khiển gồm các bước:đóng điện dây
chuyền; vận hành dây chuyền; dừng hoạt động dây chuyền.
- Đưa ra các bước kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ thiết bị điều khiển dây chuyền
gồm: Các thiết bị cần phải kiểm tra bảo dưỡng; chu kỳ thời gian để tiến hành kiểm
tra và bảo dưỡng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như
sau:
1
3.1 Phương pháp kế thừa
Sưu tầm, thu thập các tài liệu liên quan.Tính toán thiết kế các hệ thống điều
khiển bộ phận và hệ thống điều khiển trung tâm cho toàn bộ hoạt động của hệ
thống. để làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình công nghệ sử dụng hệ thống điều
khiển, cải tiến và lang cao hiệu quả làm việc của máy.
3.2 Phương pháp thực nghiệm
Thông qua quá trình làm thực nghiệm việc điều khiển hoạt động của máy để từ
đó đưa ra được quy trình sử dụng hệ thống điều khiển bộ phận và trung tâm của
máy dệt công nghiệp HENQUN FX798 Model 2003 tự động.
4. Đối tượng nghiên cứu
Máy dệt công nghiệp HENQUN FX798 Model-2003.
- Hệ thống điều khiển.
- Hệ thống thiết bị gồm cảm biến, hệ thống thiết bị điện,... được trang bị trên
máy dệt công nghiệp.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cách vận hành của máy
dệt tự động.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xưởng sản xuất khăn mặt bông.
- Về thời gian: Bắt đầu từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Nắm rõ cách thức vận hành và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống máy và các linh
kiện điện tử.
7. Cấu trúc luận văn khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Nghiên cứu hệ thống mạch động lực của máy dệt công nghiệp
HENQUN FX798 Model-2003.
Chương 3: Nghiên cứu các chế độ hoạt động và hệ thống điều khiển của
máy dệt HENQUN FX798 Model-2003.
Chương 4: Đề xuất cải tiến và lâng cao chất lượng hiệu quả.
2
NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA BÁO CÁO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MÁY DỆT
Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt
kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà, Trung Đông và Trung
Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ
tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng
các sợi chuối (abaca) và sợi thùa (sisal). Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm được
tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng
đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở
thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông
0hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm, v.v. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn
là sản phẩm quý, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quý tộc, thượng lưu, đại
đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ. Mãi đến
giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt
cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước (steam loom), ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản
xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ.
Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học
ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với
giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de
Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu,
song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn
phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triển lãm
thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên. Năm
sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhưng lúc
ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế
kỷ 20, cơ sở này mới hoạt động với quy mô lớn và thành công.
Năm 1900, trên thế giới có 1,6 tỷ người, tiêu thụ 3,8 triệu tấn sợi, hầu như toàn
bộ là các sợi tự nhiên - bông (81%) và len (19%), số sợi hoá học dưới 1000 tấn.
Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi, trong đó 50% bông, 6% len và 44% sợi
3
hoá học. Như thế, chỉ trong 3 phần tư thế kỷ, số lượng tiêu thụ đã nhân lên 4,3 lần
cho sợi bông, 2,2 lần cho sợi len, và 11 000 lần cho sợi hoá học. Mức tăng trưởng
phi thường này tuy thế khựng lại sau năm 1973, vì cuộc khủng hoảng về dầu lửa và
giai đoạn kinh tế suy thoái sau đó. Ngoài ra, vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi
hoá học, khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và
ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học
chỉ chiếm đa số với khoảng 60% .
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng
quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ
nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới
cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe
lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai
cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói,
bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những
dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.
Có thể hiểu tại sao ngành dệt may đã đi liền với sự phát triển của các nước
công nghiệp, cùng với sắt thép là hai ngành vừa được ưu tiên thừa hưởng những
phát minh kỹ thuật vừa là động cơ chuyển biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công
nghiệp trong thời kỳ cách mạng kỹ nghệ. Điều này cũng giải thích tại sao các nước
công nghiệp vẫn quyết tâm bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh của
các nước nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các nước này tập trung xây dựng
ngành này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại sao đó cũng là một
trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ thương mại
giữa các nước giàu và nghèo.
4
1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG MÁY DỆT TRÊN THẾ GIỚI
Hình 1.1: Thị phần các loại máy dệt trên thế giới
Thế giới ngày một phát triển, công nghệ ngày càng được cải thiện và tốc độ
làm việc của máy móc cũng được đẩy nhanh hơn, giảm sức lao động của con người
làm tăng năng suất, tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã đẹp và phong phú đáp
ứng được nhu cầu của thị trường.Với việc sử dụng rất nhiều loại máy dệt khác nhau
như ( Máy dệt nước, máy dệt khí, máy dệt kiếm + thoi kẹp) hiện nay máy dệt kiếm
+ thoi kẹp được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Sau đây là một số loại máy dệt công nghiệp trên thế giới mà em tìm hiểu và
biết đến:
1.2.1. Máy dệt vải sợi RF50N
Máy dệt vải sợi RF50N loạt có cấu trúc nổi tiếng mạnh mẽ, thành phần nhỏ
gọn và mô đun loạt trong thiết kế, kết quả trong máy này là sự lựa chọn đầu tiên của
khách hàng. Thông qua động cơ điện từ với biến tần, tốc độ có thể được lập trình.
Hệ thống phanh điện từ đảm bảo phanh chính xác, ổn định và ít tiếng ồn. Các thiết
bị biến tần có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ lên đến 20% - 35%, tốc độ của máy
vượt trội hơn các máy đời cũ , khích thước nhỏ gọn. Máy được sử đụng để sản xuất
các loại khăn mặt, khăn tắm, thảm, bao bì
5
Hình 1.2: Máy dệt vải sợi RF50N
1.2.2. Máy dệt vải PP
Hình 1.3: Máy dệt vải PP
Đây là máy dệt vải có xuất sứ từ Nhật Bản có kích thước nhỏ, tốc độ làm việc
cao, năng suất lao động cao hơn so với việc dệt vải theo cách truyền thống, giảm
bớt được một công đoạn sau tách khổ vải sau này.
6
1.2.3. Máy dệt LG798
Hình 1.4: Máy dệt LG798
Máy dệt công nghiệp có thể được sử dụng để dệt vải địa kỹ thuật, vải lọc, vải,
vải điện tử, lưới vải, vải xe, vải máy bay, lưới sợi thủy tinh
1.2.4. Máy dệt khí JAT 810
Hình 1.5: Máy dệt khí nén
Có xuất sứ từ Nhật Bản, giảm được 20% lượng khí nén tiêu thụ so với các
model cũ nhờ đổi mới hệ thống chèn sợi ngang. Tăng năng suất luôn được đảm bảo,
dưới hình thức kỹ thuật số tự động tạo ra được thiết lập tối ưu, cho phép máy tính
thực hiện như một nhân viên có tay nghề cao.
7
1.2.5. Máy dệt nước SD822
Hình 1.6: Máy dệt nước SD822
Khổ máy: từ (150-380) cm.
Tốc độ: (500-1000) rpm, tùy theo cấu hình vải dệt.
Máy dệt nước SD822 có khả năng để dệt sợi siêu mịn và vải mật độ (pick)
cao.
Hệ thống chọn sợi ngang điện tử, tùy biến giúp tạo ra vải giá trị gia tăng cao.
Sử dụng dệt tối đa 4 màu, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế hiện nay.
Take-up điện tử & Let-off điện tử đảm bảo kiểm soát chính xác độ căng sợi
dọc.
Chiều rộng dệt tối thiểu lên đến 40 inch.
Thiết kế chống rung có hiệu quả cải thiện tuổi thọ của các bộ phận máy cũng
như tránh khuyết tật vải.
SD822 dùng hệ thống bôi trơn tập trung, giảm thời gian bảo dưỡng định kỳ và
hoạt động dễ dàng.
Thiết kế trang bị đà dầm tam giác hoặc năm cạnh đảm bảo hỗ trợ back-up tốt,
làm giảm đáng kể độ rung khi đập sợi.
8
1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÁY DỆT
CÔNG NGHIỆP TRONG NƯỚC
Nghề dệt thổ cẩm là nét văn hóa độc đáo của người một số dân tộc và địa
phương. Nghề dệt thổ cẩm một nghề đã tồn tại từ lâu đời và đem đến những lợi ích
cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng là nét văn hoá riêng của đồng bào dân tộc.
Những tấm thổ cẩm được dệt với nhiều hoa văn, họa tiết thể hiện bàn tay khéo léo
của người phụ nữ đồng bào dân tộc và làm nên các trang phục đẹp nhiều màu sắc.
Hiện nay có rất nhiều làng nghề dệt thổ cẩm được lưu giữ và phát triển như:
Bon tại xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa; bon Đăk Sô, xã Quảng khê; và một số làng tại
huyện Cư Jút; xã Phùng xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Theo truyền thống
của một số đồng bào dân tộc người ta thường chọn nền vải là màu đen, tượng trưng
cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình
yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông núi; màu vàng tượng trưng cho
sự hài hoà, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của con người Việt Nam. Nguyên
liệu thường được dùng để dệt váy, áo thổ cẩm của người là những nguyên liệu có
sẵn trong thiên nhiên như bông, vỏ cây, rễ cây Hoa văn trang trí đường viền ở
chân váy, cổ áo, tay áo... có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau và
điểm xuyến bằng nhiều hình ảnh từ thiên nhiên, hoa, chim, thú thể hiện mối quan
hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.
Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời, tồn tại và phát triển cùng với
sự phát triển của buôn, làng. Khi làm nghề này, người ta đã sử dụng được nguồn
nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho gia đình tại địa
phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau đã
khiến cho nghề dệt thổ cẩm cũng như nhiều nét văn hóa khác bị mai một dần. Khôi
phục các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cũng là một định hướng
phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà. Những chiếc khăn, khố, váy, áo choàng...
được thêu hoa văn, màu sắc sặc sỡ từ chất liệu thổ cẩm góp phần làm đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch của địa phương, níu giữ du khách khi đến với vùng đất hình
chữ S để chiêm ngưỡng tìm hiểu, khám phá nét độc đáo trong từng trang phục và
chọn cho mình những món quà lưu niệm độc đáo, ý nghĩa sau một chuyến đi xa.
9
Sau đây là đôi nét về lịch sử phát triển của làng nghề dệt xã Phùng Xá nơi em
sinh ra và lớn lên, em chọn đề tài nghiên cứu này là góp một phần sức của mình để
phát triển quê hương.
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là một trong số rất nhiều
làng nghề truyền thống vẫn còn gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm của cha ông
ta để lại và kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Từ bao đời nay làng nghề Phùng
Xá đã nổi tiếng với nghề dệt truyền thống, trải qua hơn 80 năm gìn giữ và phát triển
truyền thống, dệt khăn mặt,khăn tắm..v.v đã trở thành nghề mang lại thu nhập ngồn
thu nhập chính cho người dân nơi đây bên cạnh việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Hình 1.7: Khung dệt chuyền thống của dân tộc Việt Nam
Nghề dệt Phùng Xá được hình thành từ năm 1929, được gìn giữ, duy trì và
phát triển cho đến ngày nay. Theo thuyết xưa truyền lại thì cụ tổ làng nghề là cụ
Hoàng Tiến Gan. Cụ xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, quanh năm bán
mặt cho đất bán lưng cho trời, hơn nữa lại là người con của làng quê có nghề chăn
tằm ươm tơ mà vẫn khổ cực áo chẳng đủ mặc, vì thế tâm thức cụ đã nung nấu nghề
dệt. Năm 1928, cụ rời làng đi học hỏi nghề dệt ở Bắc Ninh, Hà Đông. Năm 1929, cụ
mang nghề dệt về làng, cụ tổ chức một nhóm thợ, vừa làm vừa truyền nghề, vừa
đóng máy vừa dựng giá thành khung. Để ghi nhớ công đức cụ, dân làng đã lấy ngày
mồng 02 tháng 03 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ ông tổ làng nghề.
10
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thậm chí đến giải phóng năm 1954, cả
làng đã dệt theo hình thức cá thể, tự sản tự tiêu, chủ yếu là dệt tơ tằm, the, đũi với
số lượng ít. Sau đó quy mô phát triển hơn thành các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
dệt các mặt hàng như lụa, satanh và đặc biệt là khăn mặt bông để xuất khẩu sang
Liên Xô (cũ). Lúc bấy giờ, hình thức sản xuất là thủ công bởi máy móc còn rất thô
sơ, nguyên liệu dệt là sợi tơ tằm, tơ bông và sợi còn. Năm 1992, hợp tác xã giải thể
do không thích nghi được với cơ chế đổi mới. Tuy vậy, người dân xã Phùng Xá còn
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_nghien_cuu_he_thong_dieu_khien_cua_may_det_henqun_fx79.pdf