BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP
GÒ CÁT VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬN DỤNG BÃI
CHÔN LẤP GÒ CÁT
Ngành: KỸ SƯ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Hải Yến
Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Phương
MSSV: 1411090274 Lớp: 14DMT02
TP. Hồ Chí Minh, 2018
LỜI CẢM ƠN
Ông bà ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” –
tiếp nối tr
131 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp gò cát và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ruyền thống uống nước nhớ nguồn đó, em xin dành tặng lời cảm ơn sâu sắc
và chân thành nhất đến tất cả các thầy cô trong Viện Khoa học Ứng dụng Hutech –
Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Em xin cảm ơn sự tận tâm của
thầy cô trong việc truyền đạt kiến thức, cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất
để em trau dồi, học tập trong suốt 4 năm đại học.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Yến đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án này,
với trình độ chuyên môn cao và sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô đã giúp em
rất nhiều quá trình hình thành ý tưởng, phát thảo nội dung, hoàn thiện tư duy và trình
bày đồ án một cách khoa học.
Trải qua 4 năm đại học, đã đến lúc em vận dụng toàn bộ những kiến thức đã học
kết hợp với kinh nghiệm đi thực tập bên ngoài vào đồ án – đánh dấu kết quả cho việc
tôi luyện và trưởng thành sau thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt quá trình
thực hiện Đồ án tốt nghiệp, em cũng đã tích lũy thêm không ít kiến thức quan trọng
cho chuyên ngành của mình, bên cạnh đó là kinh nghiệm quý báu về việc sắp xếp thời
gian thực hiện báo cáo sao cho hợp lý.
Một lần nữa, em xin cảm ơn các thầy cô cũng như quý nhà trường Đại học Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội cho em thực hiện Đồ án tốt nghiệp; em
xin cảm ơn cô Vũ Hải Yến đã luôn dõi theo, tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn
thành đúng tiến độ; và cảm ơn các anh chị trong phòng Quản lý Chất thải rắn – trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cung cấp cho em những tài liệu, thông
tin hữu ích !
Em hứa sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để góp phần ứng dụng rộng
rãi những thành tựu khoa học ứng dụng vào việc phát triển môi trường xanh – sạch –
đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và mang lại lợi ích cho xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2018
Tác giả thực hiện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ hình ảnh, bảng số liệu, thông tin trích dẫn trong đồ án là
chính xác và đã được ghi rõ chú thích nguồn gốc rõ ràng cũng như là được phép công
bố. Tất cả số liệu, kết quả do tác giả tự tính toán là hoàn toàn trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 07 năm 2018
Tác giả thực hiện
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 16
1.1. Tổng quan về BCL CTR ...................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 16
1.1.2. Các quá trình diễn ra trong bãi chôn lấp .................................... 19
1.1.3. Tác động của bãi chôn lấp không hợp vệ sinh tới môi trường .. 21
1.2. Một số BCL đã ngưng tiếp nhận rác tại TPHCM ............................. 25
1.3. Tổng quan những biện pháp khai thác và phục hồi môi trường tại các
BCL đã đóng cửa trên thế giới ...................................................................... 29
1.3.1 Khái niệm về khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) ................. 29
1.3.2 Các sơ đồ công nghệ LFMR đã được áp dụng ............................ 30
1.3.3 Thuyết minh công nghệ LFMR .................................................... 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................... 33
2.1. Giới thiệu sơ lược về BCL Gò Cát ...................................................... 33
2.1.1. Vị trí địa lí ....................................................................................... 34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực bãi rác Gò Cát . 34
2.1.3. Quy trình chôn lấp CTR tại bãi rác Gò Cát ................................ 41
2.2. Tìm hiểu các công trình đơn vị trong bãi rác Gò Cát ....................... 43
2.2.1. Các ô chôn lấp ................................................................................ 43
2.2.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác ............................................................ 48
2.2.3. Trạm thu hồi khí gas ..................................................................... 52
2.2.4. Trạm phát điện ............................................................................... 53
2.3. Thành phần chất thải được chôn lấp trong bãi rác ........................... 53
2.3.1. Quá trình tiếp nhận ....................................................................... 53
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 1
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
2.3.2. Thành phần chất thải .................................................................... 54
2.3.3. Phân bố kích cỡ rác thải ................................................................ 56
2.3.4. Một số tính chất .............................................................................. 56
2.4. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực BCL Gò Cát................ 57
2.4.1. Giai đoạn hoạt động (12/2000 – 7/2007) ....................................... 57
2.4.2. Giai đoạn đóng cửa (7/2007 đến nay) ........................................... 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI BÃI
CHÔN LẤP GÒ CÁT ........................................................................................ 67
3.1. Phân tích hiện trạng quản lý vầ xử lý môi trường tại bãi rác Gò
Cát ................................................................................................................ 67
3.1.1. Các biện pháp quản lý môi trường .............................................. 67
3.1.2. Quy trình công nghệ xử lý môi trường ........................................ 67
3.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ .................................................................... 70
3.3. Lựa chọn phương án ............................................................................ 71
3.3.1. Đề xuất phương án ......................................................................... 71
3.3.2. Nhận xét và kết luận ...................................................................... 73
3.4. Trình bày phương án công nghệ xử lý bãi rác ................................... 77
3.4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ......................................................... 77
3.4.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ: ........................................... 78
3.5. Dự báo thị trường sau khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát .......... 83
3.5.1. Đánh giá thành phần chất thải trước khai thác .......................... 83
3.5.2. Sản phẩm thu hồi, tái chế sau khai thác ...................................... 85
3.5.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thu hồi ......................................... 86
3.6. Lập phương án thiết kế dự án “LFMR sử dụng hệ thống
BIOPUSTER” ................................................................................................. 87
3.6.1. Dự trù nhu cầu về nhà xưởng ....................................................... 88
3.6.2. Dự trù nhu cầu về thiết bị máy móc ............................................. 89
3.6.3. Dự trù nhu cầu về lao động ........................................................... 90
3.6.4. Dự trù nhu cầu về điện, nước và nhiên liệu ................................ 91
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 2
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
3.7. Nội dung tiến hành kế hoạch xử lý BCL Gò Cát ............................... 92
3.7.1. Vạch tiến độ đầu tư, khai thác và phục hồi ................................. 92
3.7.2. Trình tự thực hiện .......................................................................... 93
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬN DỤNG QUỸ ĐẤT CỦA BÃI
RÁC GÒ CÁT .................................................................................................... 97
4.1. Cơ sở lựa chọn giải pháp ...................................................................... 97
4.2. Lựa chọn giải pháp ............................................................................... 97
4.2.1. Đề xuất giải pháp ........................................................................... 97
4.2.2. Nhận xét và kết luận .................................................................... 101
4.3. Trình bày kế hoạch tận dụng quỹ đất bãi rác Gò Cát .................... 104
4.3.1. Các phân khúc chức năng ........................................................... 104
4.3.2. Nội dung tiến hành ....................................................................... 104
4.3.3. Thời gian thực hiện ...................................................................... 105
4.4. Tổ chức quản lý và vận hành ............................................................. 105
4.4.1. Tổ chức quản lý ............................................................................ 105
4.4.2. Tổ chức vận hành ......................................................................... 107
4.4.3. Dự kiến kinh phí, điện năng vận hành ....................................... 111
4.4.4. Kiểm tra giám sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra .... 111
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ ............................................. 112
5.1. Cơ sở lập dự toán kinh phí đầu tư .................................................... 112
5.2. Dự toán tổng mức đầu tư ................................................................... 118
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ................... 119
6.1. Những ảnh hưởng đến môi trường của dự án ................................. 119
6.1.1. Tác động đến môi trường sau đóng bãi ..................................... 119
6.1.2. Giai đoạn xây dựng ...................................................................... 119
6.1.3. Trong giai đoạn vận hành ........................................................... 122
6.2. Biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường của dự
án .............................................................................................................. 123
6.2.1. Giai đoạn xây dựng ...................................................................... 123
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 3
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
6.2.2. Trong giai đoạn vận hành ........................................................... 124
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 128
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 4
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
DANH MỤC VIẾT TẮT
AL: Aerobic Landfill – Hiếu khí hóa bãi rác
BCL: Bãi chôn lấp
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
HDPE: High Density Polyethylene – Vải nhựa ethylene mật độ cao
KL: Kim loại
LFMR: Landfill Mining and Reclaimation
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VN: Việt Nam
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 5
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại BCL theo diện tích .............................................................. 20
Bảng 1.2: Bảng tóm tắt thông tin BCL Đông Thạnh ........................................... 27
Bảng 1.3: Bảng tóm tắt thông tin BCL Gò Cát ................................................... 28
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt thông tin BCL Phước Hiệp 1 ......................................... 29
Bảng 1.5: Bảng tóm tắt thông tin BCL Số 1A ..................................................... 30
Bảng 1.6: Bảng tóm tắt thông tin BCL Số 02 ...................................................... 30
Bảng 2.1: Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát ................................... 38
Bảng 2.2: Các hạng mục hệ thống xử lý nước rỉ rác của SEEN .......................... 54
Bảng 2.3: Lượng chất thải và đất phủ được tiếp nhận tại bãi rác Gò Cát ........... 56
Bảng 2.4: Kết quả tổng hợp phân tích thành phần chất thải tại bãi rác Gò Cát ..
.............................................................................................................................. 57
Bảng 2.5: Kết quả phân tích kích cỡ chất thải tại bãi rác Gò Cát ........................ 58
Bảng 2.6: Một số tính chất của chất thải được chôn lấp tại bãi rác Gò Cát ........ 59
Bảng 2.7: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát .
.............................................................................................................................. 60
Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát
(2003) ................................................................................................................... 61
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát
(2003) ................................................................................................................... 63
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng không khí bên trong bãi rác Gò Cát tháng
11/2015 ................................................................................................................. 65
Bảng 2.11: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực bãi rác Gò Cát tháng
11/2015 ................................................................................................................. 66
Bảng 2.12: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực bãi rác Gò Cát tháng
11/2015 ................................................................................................................. 67
Bảng 3.1: Chất lượng đầu vào của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009) ........... 70
Bảng 3.2: Chất lượng đầu ra của nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (2009) .............. 71
Bảng 3.3: Đánh giá ưu – nhược điểm của 3 phương án đề xuất xử lý bãi chôn lấp
Gò Cát .................................................................................................................. 76
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 6
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bảng 3.4: Tỷ lệ các thành phần trong chất thải khai thác .................................... 85
Bảng 3.5: Khối lượng các thành phần trong chất thải khai thác trước và sau chôn
lấp ......................................................................................................................... 86
Bảng 3.6: Bảng thống kê sản phẩm có thể thu hồi tái chế ................................... 87
Bảng 3.7: Thông số bãi rác Gò Cát và dữ liệu khai thác, phục hồi ..................... 89
Bảng 3.8: Yêu cầu lưu trữ chất thải sau khai thác và phân loại .......................... 90
Bảng 3.9: Danh mục và số lượng các thiết bị ...................................................... 91
Bảng 3.10: Nhu cầu lao động khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát ................... 93
Bảng 3.11: Mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày khi thực hiện LFMR tại bãi rác Gò
Cát ........................................................................................................................ 94
Bảng 4.1: Đánh giá ưu – nhược điểm của 3 phương án đề xuất xây dựng kế hoạch
tận dụng quỹ đất của bãi rác Gò Cát .................................................................. 104
Bảng 4.2: Bố trí các phân khúc chức năng ........................................................ 106
Bảng 4.3: Nhu cầu lao động quản lý và vận hành dự án công viên khoa học, khu
sinh thái .............................................................................................................. 108
Bảng 5.1: Chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng .................................................. 115
Bảng 5.2: Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị ....................................................... 115
Bảng 5.3: Chi phí xây dựng cơ bản hệ thống xử lý rác thải BIOPUSTER ....... 117
Bảng 5.4: Chi phí lao động của bộ phận quản lý gián tiếp cho khai thác và phục
hồi bãi rác Gò Cát .............................................................................................. 117
Bảng 5.5: Chi phí lao động trực tiếp cho khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
............................................................................................................................ 117
Bảng 5.6: Chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công viên khoa học ............ 118
Bảng 5.7: Giá trị máy móc, thiết bị được sử dụng trong giai đoạn 2 ................ 119
Bảng 5.8: Chi phí cơ bản xây dựng công viên khoa học ................................... 119
Bảng 5.9: Tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản toàn dự án .................................. 120
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 7
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình công nghệ xử lý rác tại BCL Gò Cát .................................. 28
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống xử lý khí BCL Gò Cát ................................................ 29
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ cơ bản khai thác bãi rác ........................................... 32
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chi tiết khai thác bãi rác ........................................... 32
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (Khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát .......................... 36
Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Bình Tân ...................................................... 42
Hình 2.3: Một số hình ảnh tại sàn phân loại của bãi chôn lấp Gò Cát ................ 45
Hình 2.4: Sơ đồ mô tả cấu trúc của ô chôn lấp rác tại bãi rác Gò Cát ................ 47
Hình 2.5: Mặt cắt lớp chống thấm ở đáy bãi chôn lấp ........................................ 48
Hình 2.6: Lớp đất phủ trung gian của bãi chôn lấp Gò Cát................................. 49
Hình 2.7: Lớp phủ kín trên cùng ......................................................................... 50
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ phương án 1 ............................................................. 73
Hình 3.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác bãi rác Gò Cát ....................... 79
Hình 3.3: Mô hình không gian và cách lắp đặt đường ống của hệ thống
BIOPUSTER ........................................................................................................ 82
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống BIOPUSTER ...................................... 83
Hình 3.5: Danh sách các nước đã áp dụng công nghệ hiếu khí hóa BIOPUSTER
.............................................................................................................................. 83
Hình 3.6: Phương thức khai hác bãi rác dạng bậc thang ..................................... 96
Hình 3.7: Sự kết hợp liên hoàn giữa BIOPUSTER và khai thác bãi rác ............. 97
Hình 3.8: Phương thức khai thác đến đâu, phục hồi đến đấy .............................. 97
Hình 3.9: Tiến trình khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát.................................. 98
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án .............................................................. 108
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 8
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về
kinh tế, thương mại – dịch vụ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ; có vị trí quan trọng trong cả nước về kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình
quân là 11,2%/ năm trong 15 năm qua và đóng góp trung bình hơn 20% ngân sách
quốc gia. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao nhưng được đánh giá là chưa
bền vững nên TP.HCM phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề ô
nhiễm môi trường. Với hơn 8,6 triệu dân (tính đến tháng 12/2017), và hàng trăm
ngàn cơ sở dịch vụ, cơ quan công sở, hàng chục ngàn cơ sở y tế, hơn 12.000 cơ sở
công nghiệp nằm trong và ngoài,mỗi ngày TP.HCM đổ ra khoảng 2 triệu m3
nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế), tổng khối lượng chất
thải rắn đô thị phát sinh: 7.500-8.000 tấn/ngày (2,7-2,9 triệu tấn/năm). Trong đó,
khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp khoảng 7.000-7.200 tấn/ngày,
phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế. Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng
năm: 7%-8%. Chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu người của Tp.HCM : 0,98
kg/người/ngày (bao gồm 5.800- 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải
rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải rắn y tế)
Tuy nhiên, vấn đề tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân
đầu người đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh, đặc biệt là
tình trạng rác thải phát sinh từ những hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn,
đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Rác thải sinh ra chưa được
thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cho cả ba môi trường: đất, nước,
không khí. Số lượng rác thải ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng dân số và phát
triển kinh tế xã hội. Lượng rác thải nếu không xử lý tốt sẽ dẫn tới các hậu quả môi
trường mà con người không thể lường trước được.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt được coi là kinh tế nhất cả
về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý chất thải theo phương pháp
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 9
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
chôn lấp hợp vệ sinh. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp chất thải rắn ở nước ta
không đủ tiêu chuẩn của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp này đều không
kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm
cho môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp sau khi tiếp nhận đủ số lượng rác sẽ đóng cửa còn
gây lãng phí một diện tích đất khá lớn. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt Gò Cát
tại quận Bình Tân cũng là nguyên nhân gây ra những hậu quả trên
Trước thực tế đó, đề tài: “Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát
và xây dựng kế hoạch tận dụng bãi chôn lấp” nhằm tìm hiểu thực trạng bãi chôn
lấp, từ đó đề ra các giải pháp xử lý, phục hồi và xây dựng kế hoạch tận dụng quỹ
đất của bãi rác nhằm kiểm soát những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh của
bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu
(Tham khảo Đồ án tốt nghiệp :”Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát ở quận Bình
Tân, Tp.Hồ Chí Minh” – Nguyễn Hoàng Đệ)
Dự án đầu tiên khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR) đã báo cáo tại Tel Aviv –
Israel năm 1953 (Nguồn: Shual and Hillel, 1958; Savage et al., 1993).
Sau đó, là dự án LFMR của Mỹ nhằm thu hồi nhiên liệu đốt và tái tạo năng
lượng (Nguồn: Hogland, 1996, Cossu et al., 1996, Hogland et al., 1996).
Tiếp theo là các pilot nghiên cứu ở Anh, Ý, Thụy Điển, Đức và một số dự án
LFMR khác ở Châu Á (Nguồn: Cossu et al., 1995; Hogland et al., 1995).
Theo Hull et al. (2001), giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả hai
nhóm quốc gia: đã phát triển và đang phát triển.
a. Tại các quốc gia đã phát triển
Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1993, Hạt Lancaster – Mỹ đã thực hiện
dự án khai thác và phục hồi bãi rác (LFMR), thu hồi 41% đất và biến đổi 56% chất
thải thành nhiên liệu (Nguồn: Kurian et al., 2003).
Dự án LFMR đầu tiên ở Châu Âu được thực hiện tại bãi rác Burgot – Hà Lan
(Nguồn: Hogland et al., 1997).
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 10
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Tại Ý, bãi rác Sardinia được khai thác và phục hồi vào năm 1994 (Nguồn:
Kurian et al., 2003).
Ngoài ra, năm 1994 có một pilot nghiên cứu thực hiện tại bãi rác Filborna –
Sweden “Thụy Điển” (Nguồn: Hogland et al., 1997).
Năm 1988, bãi rác ở Hạt Collier, Florida – Mỹ đã được khai thác và phục hồi
để giảm ô nhiễm nước ngầm, thu hồi, tái sử dụng các chất có giá trị và nâng công
suất (Nguồn: Lee và Jone, 1990).
Theo Kurian et al. (2003), có tới 6 dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực
hiện thành công ở Mỹ.
b. Tại các quốc gia đang phát triển
Một số dự án khai thác và phục hồi bãi rác đã thực hiện ở Trung Quốc. Thử
nghiệm đầu tiên ở San Lin, thu hồi thành phần mịn làm phân bón, các thành phần
vô cơ được sử dụng như một nguồn năng lượng, giải phóng mặt bằng để xây dựng
và nâng cấp thành bãi rác mới (Nguồn: ARRPET, 2004).
Ngoài ra, các nghiên cứu quy mô pilot khác cũng đã được thực hiện tại các bãi
rác mở như: Kodungaiyur và Perungudi gần Chennai – Ấn Độ, cho thấy các chất
thải được chôn lấp 10năm ở Perungudi có 40% các chất có thể đốt (Combustible),
20% chất không thể đốt (Non-combustible) và 40% thành phần mịn (như đất),
trong khi chất thải tươi (mới tập kết) tại Kodungaiyur chỉ chứa 4% chất có thể đốt,
28% chất không thể đốt, 68% thành phần mịn (Nguồn: Kurian et al., 2003).
Các dự án khai thác và phục hồi bãi rác khác đã thực hiện đạt kết quả tốt tại:
bãi rác Nanjido ở thủ đô Seoul – Korea “Hàn Quốc” và bãi rác Non Khaem ở
Bangkok – Thailand (Nguồn: World Resource Foundation, 2003).
3. Mục tiêu
Việc tìm giải pháp xử lý bãi chôn lấp Gò Cát nhằm vào những mục đích sau:
- Để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2025 theo quyết
định số 24/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/1/2010 nhằm
phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hiện đại, cần phải xử lý triệt để
các vấn đề môi trường đang tồn tại: di dời tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 11
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
và các công trình khác gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các quận trung tâm
thành phố; khắc phục các hậu quả xấu và từng bước cải thiện chất lượng môi
trường, đầu tư phát triển cảnh quan đô thị.
- Để thực hiện thành công định hướng quy hoạch của quận Bình Tân đến năm
2020 nhằm phát triển kinh tế - xã hội của toàn quận: giải quyết nhanh và dứt
điểm các vấn đề môi trường, cải thiện đời sống dân sinh; hoàn chỉnh về cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, sử dụng hiệu quả quỹ đất, đầu tư xây dựng các công trình
phúc lợi xã hội và phát triển mạnh những khu trung tâm.
- Để tiết kiệm ngân sách của thành phố, tránh chi tiền vào những việc không có
ích hoặc không hiệu quả: mỗi ngày TP.HCM phải chi gần 50 triệu đồng để duy
tu, bảo dưỡng các công trình cơ bản và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại
bãi rác Gò Cát (Nguồn: Công ty môi trường đô thị TP.HCM).
- Để cho bãi rác Gò Cát không còn là một trong 3 khu vực ô nhiễm trọng điểm
của quận Bình Tân (nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác Gò Cát và kênh Đen),
gây bức xúc đối với người dân địa phương; và để phá vỡ bước trở ngại lớn
trong quá trình phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị của quận Bình Tân cũng
như TP.HCM.
Mục đích cuối cùng: xử lý bãi rác Gò Cát một cách triệt để và xây dựng
kế hoạch tận dụng quỹ đất của bãi rác sau khi xử lý nhưng đảm bảo cân đối lợi
ích giữa 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng tìm hiểu
Để tìm được giải pháp phù hợp nhất xử lý bãi rác Gò Cát, ta cần nghiên cứu về
những đối tượng sau:
- Tìm hiểu môi trường bãi chôn lấp Gò Cát.
- Điều kiện thực tế của bãi rác này: hiện trạng môi trường xung quanh, tình hình
phân hủy của chất thải đã chôn lấp, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế -
xã hội trong khu vực,
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 12
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
- Các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý môi trường (khí thải và
nước rỉ rác) đang áp dụng tại bãi rác này.
- Các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật đã và đang được thế giới áp dụng để xử lý
những bãi rác đã đóng cửa.
4.2. Phạm vi tìm hiểu
Giải pháp xử lý phù hợp được dựa trên việc tìm kiếm và nghiên cứu trên toàn bộ
phạm vi diện tích dử dụng của bãi rác Gò Cát, bao gồm:
- Trạm trung chuyển, phân loại chất thải.
- Các ô chôn lấp.
- Hai khu xử lý nước rỉ rác của công ty Vemeer (Hà Lan) và Công ty cổ phần
kỹ thuật SEEN do các đơn vị quản lý.
- Hệ thống thu khí và phát điện đang được các đơn vị quản lý và vận hành.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về chất thải rắn CTR (khái niệm, nguồn phát sinh, thành phần,
v.v...).
- Các văn bản liên quan đến biện pháp cải tạo và phục hồi BCL đã đóng cửa.
- Tìm hiểu thự....., cần có bộ phận giám sát chất thải nguy hại khi
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 30
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
bốc ra khỏi đất. Nếu không phát hiện chất thải nguy hại, chuyển qua hệ thống sàng
để phân loại (Nguồn: Nelson, 1994).
Quá trình xử lý có thể cơ bản như hình 1.3 hay phức tạp hơn ở hình 1.4.
b. Phân loại tách thành phần
Dùng sàng lồng hay sàng rung để tách các thành phần mịn như đất từ chất thải rắn
trong khối chất thải đã đào lên. Kích cỡ lưới sàng, độ nghiêng, tốc độ quay có thể
điều khiển để đạt được chủng loại và mức độ tách theo mục đích sử dụng (Nguồn:
CIWMB, 1993).
c. Thu hồi các chất có thể tái chế
Tùy vào điều kiện thực tế, có thể thu hồi tất cả thành phần mịn như đất hay các
chất thải khác. Đất tách loại ra, có thể san lấp hay làm chất phủ cho các bãi rác
khác. Các chất ở trên sàng mịn có thể chuyển đến hệ thống tuyển từ để tách sắt.
Nếu sử dụng công nghệ phức tạp, dòng vật chất sẽ tiếp tục qua hệ thống tuyển gió
để tách lọc các chất hữu cơ nhẹ (nhựa, giấy) và hữu cơ nặng (kim loại, thủy tinh,
gỗ) trong dòng vật chất không nhiễm từ. Dòng hữu cơ nhẹ có thể được sử dụng
như nguồn nhiên liệu (Nguồn: Savage et al., 1993).
Chất thải đào lên có thể được xử lý trong xưởng phân loại hay tại bãi bởi hệ thống
thiết bị đặt trên xe di động.
d. Thực hiện hiếu khí hóa tại chỗ (In-situ Aerobic Landfill)
Khi khai thác các chất thải hữu cơ chưa phân hủy tốt sẽ phát sinh mùi khó chịu và
gây các tác hại khác cho môi trường. Các dự án LFMR thành công đã áp dụng giải
pháp “Hiếu khí hóa bãi rác” (Aerobic Landfill: AL) để thúc đẩy sự phân hủy sinh
học và ổn định chất thải trong bãi rác. Công nghệ này cho phép kiểm soát
tốt khí Methane (CH4), và các loại khí gây ô nhiễm khác, cũng như các mùi kỵ khí
khó chịu. (Nguồn: Savage et al., 1993).
Các khảo sát của Heyer et al. (2001) khi thực hiện hiếu khí tại chỗ trên bãi chôn
lấp Kuhstedt – Đức đã đóng cửa 14 năm cho thấy hàm lượng Methane (CH4) trong
khí thải giảm từ 50% xuống còn dưới 1,5% sau 1 tháng hiếu khí.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 31
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Hogland et al. (2004) nhận thấy: mùi hôi ở khu đào bãi rác sau khi hiếu khí là 72
÷ 740E/m3, so với mùi hôi từ khối chất thải sinh hoạt tươi là 32.640E/m3.
Một dự án ở Georgia – Mỹ cho thấy: trước khi khởi động AL vào tháng 1 năm
1997, mỗi tháng bãi rác phải chuyển 120.000 gallon nước rỉ rác đến trạm xử lý tập
trung. Sau 6 tháng, không còn nước rỉ rác (Nguồn: ECS, 2004).
e. Phục hồi mặt bằng
Mặt bằng bãi rác sau khai thác sẽ được san lấp bằng các phương tiện chuyên dụng
như các công trình san lấp thông thường. Mức độ điền đầy của mặt bằng được
phục hồi sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng sau phụ hồi.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, trong khi triển khai phần khai thác bãi
rác thì đồng thời tiến hành phục hồi mặt bằng. Quy trình thực hiện công việc theo
kiểu cuốn chiếu, giải quyết từng phần diện tích bãi rác.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 32
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu sơ lược về BCL Gò Cát
(Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM)
Bãi rác Gò Cát (hay gọi là Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát) được hình thành từ “Dự
án đầu tư nâng cấp chất lượng công trình xử lý rác Gò Cát” với quy mô 25ha, tọa
lạc tại khu phố 9 – phường Bình Hưng Hòa – quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí
Minh.
Dự án này đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)
phê duyệt tại quyết định số 2807/QĐ-UB ngày 19/5/1996 và UBND đã có tờ trình
số 2355/UB-KT ngày 3/7/1997 xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày
13/9/1997 Chính phủ đã ra quyết định số 762/TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu
khả thi. Dự án đã được Công ty Vermeer của Hà Lan thiết kế và triển khai xây
dựng như sau:
- Diện tích đất sử dụng: 25 ha, được chia thành 3 khu vực chính:
+ Khu vực văn phòng, nhà xưởng, cầu cân diện tích 1,5ha. Trong khu vực
này có các công trình sau: văn phòng 150m2, xưởng bảo trì 208m2, sân rửa xe
600m2, nhà bảo vệ 9m2 (3m x 3m), bãi đậu xe 240m2.
+ Cơ sở hạ tầng và các góc của bãi rác, diện tích 1,5 ha (7,5%), bao gồm: trạm
xử lý nước thải 800m2 (20m x 40m), sàn phân loại rác 6.000m2 (40m x 150m),
trạm phát điện và đầu đốt 148m2 (8m x 18,5m).
+ Khu vực hố chôn chất thải, diện tích 17,5 ha (85%). Bao gồm: 5 ô, mỗi ô
có diện tích bề mặt trung bình 3,5 ha, sức chứa trung bình 730.000 tấn.
- Tổng công suất: 3.650.000 tấn. Khả năng xử lý rác: 4.000 ÷ 5.000 tấn/ngày.
- Thời gian tiếp nhận rác: từ 12/2000 đến 7/2007.
- Tổng mức đầu tư: khoảng 242 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan: 176,9 tỷ đồng (theo
Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam – 24/5/2000).
+ Vốn đối ứng trong nước bằng ngân sách địa phương 65,1 tỷ đồng.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 33
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
2.1.1. Vị trí địa lí
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM)
Vị trí địa lý của bãi rác Gò Cát: tại toạ độ 10°47'42"N và 106°36'1"E
Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu và Đường số 10.
Phía Nam giáp khu dân cư và Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Phương Nam.
Phía Đông giáp kênh Đen.
Phía Tây giáp quốc lộ 1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương – An Lạc.
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, được chia làm
hai vùng:
Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 ÷ 4m, độ dốc 0 ÷ 4m tập
trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà (khu vực bãi rác Gò
Cát).
Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và An Lạc.
Bãi rác Gò Cát được xây dựng tại phường Bình Hưng Hòa vì khu vực này
có địa hình cao hơn các khu vực lân cận, ít tác động đến các mạch nước ngầm.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực bãi rác Gò Cát
- Điều kiện tự nhiên
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 34
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Về địa hình
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, được chia làm
hai vùng:
- Vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 ÷ 4m, độ dốc 0 ÷ 4m
tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà (khu vực bãi rác Gò
Cát).
- Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và An Lạc.
Bãi rác Gò Cát được xây dựng tại phường Bình Hưng Hòa vì khu vực này có địa
hình cao hơn các khu vực lân cận, ít tác động đến các mạch nước ngầm.
Về địa chất
Tại bãi rác Gò Cát, khảo sát địa chất của Liên đoàn Địa chất 8, thử nghiệm 5lỗ
khoan, với độ sâu 50m mỗi lỗ cho kết quả như sau:
+ 0,0 ÷ 0,3m: Lớp cát, cát pha màu vàng, xám trắng.
+ 3,0 ÷ 3,3m: Lớp sét lẫn với Laterit.
+ 3,3 ÷ 4,0m: Sét, màu xám trắng, phớt vàng.
+ 4,0 ÷ 4,6m: Sét pha vàng, màu xám trắng.
+ 4,6 ÷ 11,5m: Sét màu xám trắng, phớt vàng.
+ 11,5 ÷ 15,0m : Sét màu nâu vàng.
+ 15,0 ÷ 24,0m: Cát hạt nhỏ , màu vàng.
+ 24,0 ÷ 31,7m : Sét màu nâu.
+ 31,7 ÷ 35,0m: Sét màu vàng, xám trắng.
+ 35,0 ÷ 50,0m : Cát hạt mịn, vàng.
Qua kết quả khảo sát trên, Liên đoàn địa chất có nhận định về địa chất, đất khu
vực này có lớp trầm tích Pleistocene (cát chiếm 88%, bột chiếm 12%; xen kẹp thấu
kính màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng) nên độ ở đáy bãi rác là lún
không đáng kể.
Theo kết quả khảo sát độ thấm của đất ở các độ sâu khác nhau (3 lỗ khoan) thuộc
khu vực bãi rác Gò Cát do Công ty Vermeer (Hà Lan) thực hiện năm 1998, cho
thấy hệ số thấm qua các lớp đất dao động trong khoảng 0,233 ÷ 1,232cm/ng.đ. Với
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 35
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
hệ số thấm như thế, các chất ô nhiễm phải mất khoảng 86 ÷ 428,6 ngày (0,24 – 1,2
năm) mới thẩm thấu qua lớp đất dày 1m.
Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1: Độ thấm của đất trong khu vực bãi rác Gò Cát
Ký hiệu Độ sâu (m) Độ ẩm Tỷ trọng Hệ số thấm k
(%) (tấn/m3) (20oC)(cm/s)
Lỗ khoan 1
TW 1-4 2,0-2,5 20,5 2,665 1,3 x 10-5
TW 1-6 3,0-3,5 18,3 2,664 1,1 x 10-5
TW 1-8 4,0-4,5 19,6 2,664 1,1 x 10-5
Lỗ khoan 2
TW 2-2 0,9-1,4 18,0 2,665 1,3 x 10-5
TW 2-4 2,0-2,4 17,0 2,664 1,7 x 10-5
TW 2-6 21,3 2,664 1,1 x 10-5
Lỗ khoan 3
TW 3-2 0,8-1,4 12,0 2,664 1,8 x 10-5
TW 3-6 3,0-3,4 17,0 2,684 2,7 x 10-5
(Nguồn: Vermeer)
Qua khảo sát của Vermeer cho thấy trong khu vực bãi rác Gò Cát không có vết
nứt, gãy, và cấu trúc địa tầng rất ổn định, các số liệu theo dõi địa chấn trong vòng
100 năm không thấy có dấu hiệu động đất.
Điều kiện địa chất như trên đã là cơ sở để Chính phủ cho phép xây dựng
bãi rác Gò Cát.
Về thủy văn
Nguồn nước mặt
Kênh Đen tiếp nhận trực tiếp nguồn xả thải của các trạm xử lý nước rỉ rác trong
bãi rác Gò Cát, là kênh nối liền kênh đào 19/5 và kênh Tham Lương ở phía Bắc,
chảy ra sông Sài Gòn. Phía Nam, kênh Đen nối với hệ thống kênh Tân Hóa – Lò
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 36
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Gốm chảy vào sông Cần Giuộc và sông Chợ Đệm. Ngoài ra, kênh này cũng thông
với nhiều hồ, đầm trong phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Do nằm giữa hai đầu của hai nhánh kênh thoát nước thải của thành phố (kênh
Tham Lương và kênh Tân Hóa), nên dòng chảy kênh Đen thay đổi theo thủy triều
lên xuống và tích tụ chất thải làm nước đen kịt và có mùi hôi, thối.
Như vậy bãi rác Gò Cát chỉ là một trong số các nhân tố góp phần gây ô nhiễm
nước mặt tại khu vực này.
Nguồn nước ngầm
Dòng chảy các mạch nước ngầm hướng từ phía kênh Tham Lương về phía kênh
Đen.
Các số liệu khoan địa chất khảo sát nước ngầm cho thấy, nước ngầm mạch nông
không có áp nằm ở độ sâu 7 ÷ 8m, sâu hơn cao trình thiết kế đáy của bãi rác Gò
Cát. Tuy nhiên, vào mùa mưa mực nước ngầm có thể dâng cao hơn, dễ gây thấm
qua lại giữa thành các ô chôn lấp chất thải, làm tăng lượng nước rỉ rác và ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
Về khí hậu
Bình Tân là một quận ở phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong vùng
có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa cao, trung bình hàng năm là 1.949mm, năm cao nhất 2.718mm (1908),
năm thấp nhất 1.392mm (1958) nhưng phân bố không đều cả trong không gian và
thời gian. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa, cao nhất vào
tháng 6 đến tháng 9 (khoảng 320mm), thấp nhất vào tháng 2 (45mm).
Vì lượng mưa cao nên độ ẩm cũng cao. Độ ẩm trung bình hàng năm là 79,5%.
Độ ẩm cao nhất vào mùa mưa lên đến 100%, và thấp nhất vào mùa khô còn 74,5%.
Với điều kiện khí hậu như thế, cho nên chất thải được chôn lấp ở bãi rác
Gò Cát có hàm lượng ẩm cao, đồng nghĩa với lượng nước rỉ rác phát sinh nhiều.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 37
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Quận Bình Tân là một quận mới của Tp.HCM, thành lập theo nghị định số
130/2003/NĐ-CP của Chính phủ vào ngày 05/11/2003, nhưng có tốc độ phát triển
kinh tế và đô thị hoá khá nhanh. Cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng
ngày càng tăng tỷ trọng của các khu vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp –
Xây dựng và giảm dần tỷ trọng của khu vực Nông nghiệp, thuỷ sản. Khu vực
Thương mại – Dịch vụ có tỷ trọng tương đối ổn định.
Theo thông tin từ website quận Bình Tân, năm 2004, sau một năm thành lập,
kinh tế quận đã có bước đột phá trên tất cả các lĩnh vực:
- Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tăng 34,4% so cùng kỳ năm 2003.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2004 là 1.299,109 tỷ đồng.
- Ngành Thương mại - Dịch vụ trên có xu hướng tăng cao, tăng 42,2% so cùng kỳ
năm 2003. Doanh thu hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2004 ước thực hiện
đạt 1.784,695 tỷ đồng.
- Nông nghiệp tăng 22% so với năm 2003 và ước thực hiện đạt 41,586 tỷ đồng.
Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp (KCN) do Ban quản
lý (BQL) các khu công nghiệp và khu chế xuất Tp.HCM (HEPZA) quản lý, là
KCN Tân Tạo và KCN Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng
Hoà):
- Khu công nghiệp Tân Tạo: được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ
tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181ha (giai
đoạn I). Sau đó được mở rộng thêm với diện tích 262ha (giai đoạn II).
- Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ
Tướng Chính Phủ ngày 5/2/1997 với diện tích theo giấy phép là 207ha.
- Và KCN giày da POU YUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên
sản xuất giày da, diện tích 58ha.
- Ngoài ra, quận Bình Tân còn có 4 cụm công nghiệp do quận quản lý với tổng
diện tích 31,4ha. Tất cả 4 cụm công nghiệp trên địa bàn quận đều hình thành tự
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 38
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
phát do các doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng như đường
giao thông, điện, nước, hệ thống xử lý nước thải rồi cho các doanh nghiệp khác
thuê lại để sản xuất kinh doanh theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến
đó.
Quận Bình Tân có tốc độ phát triển kinh tế cao, với đa dạng các ngành
nghề. Trong thời gian sắp tới tại quận mới này sẽ hình thành nhiều khu
trung tâm kinh tế sầm uất, nhu cầu về mặt bằng là rất lớn và cần thiết.
Về xã hội
Vấn đề dân số, dân tộc và tôn giáo:
- Quận Bình Tân, dân số năm 2003 là 265.411 người, trong đó nữ chiếm 52,55%
nam chiếm 47,45%. Đến năm 2006, theo số liệu của Cục Thống kê thành phố,
dân số của quận là 447,173 người. Như vậy, sau 3 năm thành lập, dân số đã tăng
lên gần gấp đôi. Và đến ngày 1/4/2009 dân số của quận là 572.796 người.
- Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, năm 2006 là 8.618
người/km2, năm 2009 là 11.040 người/km2. Điều này phản ánh tốc độ đô thị hoá
của quận khá nhanh. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều, nơi có mật độ dân
cư đông nhất là phường An Lạc, thấp nhất là phường Tân Tạo.
- Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%,
còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài.
Theo đó, trong quận có nhiều Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,
Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo trong đó Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số
dân.
Vấn đề y tế và giáo dục:
- Hệ thống giáo dục và y tế của quận cũng đang được cải thiện và nâng cao chất
lượng. Ngoài hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận hiện
có 1 trường trung học chuyên nghiệp và 3 cơ sở dạy nghề. Năm 2003 trên địa
bàn quận mạng lưới y tế chỉ có 4 trạm y tế phường, nhưng hiện nay quận đã và
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 39
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
đang tập trung xây dựng 6 trạm y tế và một trung tâm y tế theo tiêu chuẩn quốc
gia.
Dân số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong thời gian qua, và sẽ còn
tăng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là đáp ứng nguồn
lao động công nghiệp. Và nhiều công trình phúc lợi xã hội cũng sẽ được đầu
tư xây dựng để nâng cao đời sống dân sinh. Vì thế, nhu cầu về mặt bằng là
rất lớn và cần thiết.
Vị trí chiến lược của quận Bình Tân thể hiện trên bản đồ hành chính, hình 2.2:
Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Bình Tân
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 40
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
2.1.3. Quy trình chôn lấp CTR tại bãi rác Gò Cát
(Nguồn: Giáo viên hướng dẫn cung cấp)
Khoảng 2.000 tấn rác được chôn lấp mỗi ngày. Quy trình sẽ diễn ra theo các bước
như sau:
1. Đổ rác vào hố chôn thành 2 lớp, mỗi lớp sau khi ép có chiều cao 1,75m.
2. Nén ép bằng máy ép.
3. Phủ lên rác một lớp phủ tạm thời sau mỗi ngày chôn rác.
- Những ngày tiếp theo rác mới sẽ được phủ lên lớp rác đã được chôn ngày hôm
trước. Bằng cách này, mỗi khu vực với diện tích trên dưới 600m2 sẽ được đổ
đầy. Phương pháp được tiến hành một cách quá nghiêm ngặt. Để xây dựng
một bãi rác ổn định cần phải thực hiện nhiều giai đoạn.
- Rác được đưa đến bãi đổ suốt đêm. Mỗi xe tải đến phải đăng ký và cân
trọng lựng xe tại trạm cân. Sau khi rác được đổ hết xuống sàn đổ rác, xe
tải sẽ trở lại trạm cân để cân lại trọng lượng xe trống. Khối lượng rác là
sự khác biệt giữa trọng lượng xe lúc đến và trọng lượng xe lúc đi.
- Nền sàn đổ rác tạm thời được chiếu sang nên những người nhặt rác có thể làm
việc vào ban đêm. Bằng cách phân loại rác tại sàn đổ tạm thời, sẽ tránh được
những tình trạng nguy hiểm đến cá nhân người phân loại rác. Phân loại rác
thải được thực hiện bằng tay và một phần bằng cơ khí làm tăng hiệu quả tái sử
dụng chất thải.
- Rác sau khi được đổ vào hố chôn, trong thời gian đầu sẽ được nén bằng xe ủi
và sau này sẽ thực hiện bằng máy nén.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 41
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Rác được đưa tới BCL
Trạm cân
Sàn phân loại rác
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 42
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Xe chở rác lên ô
chôn lấp
Sàn phân loại rác:
Hình 2.3: Một số hình ảnh tại sàn phân loại của BCL Gò Cát
Sàn phân loại có 98 công nhân đang làm việc.
Kích thước: chiều dài 110m, chiều rộng 60m, chiều cao 8-15m
Tại đây công nhân sẽ tiến hành phân loại những thành phần rác có thể tái chế
được và những thành phần rác đem chôn lấp. Sàn có hệ thống phun xịt chế
phẩm vi sinh được lắp đặt trên kèo nhà.
2.2. Tìm hiểu các công trình đơn vị trong bãi rác Gò Cát
(Nguồn: Giáo viên hướng dẫn cung cấp)
2.2.1. Các ô chôn lấp
Cấu tạo các ô chôn rác dạng “túi” kín, có vỏ là vải nhựa Polyethylene mật độ cao
(HDPE – high density polyethylene), phía dưới có lớp lót đáy dày 2mm, phía trên
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 43
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
có lớp phủ nóc dày 1,5mm. Với các cấu tạo này, nhằm mục đích không cho nước
rỉ rác thấm vào lòng đất và thu gom đưa đến trạm xử lý nước thải; khí sinh ra do
quá trình phân hủy rác không phát tán vào không khí mà được thu gom đưa về
trạm thu hồi gas.
Cấu trúc mỗi ô chôn lấp rác
- Mặt cắt dọc mỗi ô chôn lấp của bãi rác Gò Cát theo thiết kế: cao 23,55m,
phần nổi trên mặt đất từ 16 ÷ 18m. Bao gồm:
+ Lớp che phủ: 1,3m.
+ Lớp chất thải: 6 x 3,5m.
+ Lớp đất che phủ tạm thời của mỗi ngày đổ rác: 5 x 0,15m.
+ Lớp chống thấm đáy: 0,5m.
- Cách chôn lấp rác đã thực hiện: Rác sinh hoạt sau khi thu gom từ thành phố
được chuyên chở đến Công trường Xử lý Rác Gò Cát và đổ vào sàn phân loại rác.
Sau khi phân loại và kiểm tra (ngăn ngừa chất thải nguy hại), rác được đưa vào hố
chôn lấp. Tại đây rác được nén bằng các compactor đến chiếu cao 1,75m. Rác nén
được phủ một lớp đất dày 0,15m khi đặt đến chiều cao 3,5m. Mỗi ngày khoảng
600m2 BCL được lấp đầy rác và được nén đến tổng chiều cao 3,5m. Chiều cao
tổng cộng của bãi rác sau khi phủ lớp chống thấm là 23,05m (16,05m so với mặt
đất).
- Sau một thời gian, do phần chất hữu cơ bị phân hủy thành khí làm cho chiều
cao của BCL giảm xuống khoảng 40%. Sau khi giảm thể tích, chiều cao trung bình
của BCL còn khoảng 8m so với mặt đất.
- Theo thiết kế của Công ty Vermeer (Hà Lan), cấu trúc các ô chôn lấp ở bãi
rác Gò Cát được mô tả như hình 2.4:
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 44
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Hình 2.4: Sơ đồ mô tả cấu trúc của ô chôn lấp rác tại bãi rác Gò Cát
- Nhưng theo khảo sát thực tế của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
và tư vấn môi trường Gia Anh vào ngày 31/5/2010: hiện nay do quá trình phân
hủy chất thải nên tổng chiều cao các ô chôn lấp rác ở bãi rác Gò Cát chỉ còn 21m
(âm dưới đất 7m và nổi trên mặt đất 14m).
Lớp chống thấm đáy
Mục đích của việc thiết kế lớp chống thấm ở đáy là nhằm giảm thiểu sự thấm nước
rò rỉ từ rác vào lớp đất phía dưới bãi rác và nhờ vào đó có thể ngăn chặn sự nhiễm
bẩn đối với nước ngầm. Lớp này được cấu tạo bởi nhiều thành phần:
+ Lớp đất sét có tác dụng như lớp chống thấm, có thể ngăn cản được nước rỉ
rác và thoát khí ra từ bãi rác.
+ Lớp vật liệu HDPE dày 2mm có tác dụng chống thấm rất tốt (hệ số chống
thấm là 100) nhằm để đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy.
+ Lớp cát sỏi, dày 0,2m được dùng để thu và thoát nước rò rỉ từ bãi rác.
+ Lớp đá hỗn hợp dày 0,3m.
Tại lớp đáy có bố trí hệ thống thu nước rò rỉ. Hệ thống này nằm bên trên lớp chống
thấm, gồm các đường ống thoát nước, sỏi, các nút nước để cố định đường ống.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 45
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Hình 2.5: Mặt cắt lớp chống thấm ở đáy BCL
Hố chôn lấp được xây dựng tuần tự theo từng đơn nguyên (5 đơn nguyên). Lượng
xà bần đào lên một phần chở sang BCL Đông Thạnh, một phần được sử dụng lại
làm lớp phủ tạm thời và lớp phủ cuối cùng. Một phần xà bần còn được dung để
san lấp các ao hồ bị đào khai thác đất có cao trình thấp hơn cao trình thiết kế.
Thành phần địa chất của đất Gò Cát thích hợp cho việc xây dựng BCL rác. Từ các
nghiên cứu địa chất khu vực cho biết rằng lớp đất bên dưới BCL (7,5m so với mặt
đất) là lớp đất sét. Lớp đất sét này có dộ dày 7m tính từ đáy BCL và có hệ số thấm
nhỏ hơn 10-5 cm/s. Lớp đất sét này là một lớp chống thấm rất tốt. Tuy nhiên, để
bảo đảm độ an toàn cao nhất và gia tang độ tin cậy, một lớp chống thấm bằng
HDPE dày 2mm được lắp đặt ở đáy. Cấu trúc của lớp đáy bao gồm lớp chống thấm
được trình bày trong hình 2.5.
Lớp đất che phủ trung gian (tạm thời)
Lớp đất phủ trung giang trong các hố chôn lấp là lớp đất dày 0,15m. Trong BCL,
các con đường để vận chuyển rác sẽ được phủ tạm thời 0,5m chiều sày bao gồm
cát, đá vụn và đất (laterite). Lớp đất phủ trung gian mô tả như trong hình 2.6
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 46
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Hình 2.6: Lớp đất phủ trung gian của BCL Gò Cát
Lớp chống thấm bao phủ bề mặt
Những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay (nước ngầm và không khí) tại các bãi
rác chủ yếu là do thiếu một lớp phủ kín ở đáy, bề mặt và thiếu hệ thống thu hồi khí
từ BCL.
Lớp này có nhiều lớp đất để tăng khả năng thoát nước bề mặt, tránh thấm nước từ
ngoài vào bãi rác, và tránh mất dinh dưỡng cho cây trồng phía trên. Vật liệu được
sử dụng để phủ là polyethylene độ nén thấp có độ dày 1,5mm. Lớp vật liệu này có
khả năng co dãn lên đến 900% do đó rất thích hợp để làm lớp che phủ bãi rác với
độ lún cao do rác phân hủy. Trên cùng là lớp đất trồng trọt có độ dày 0.8m. Sau
khi bãi rác đã hạ xuống độ cao nhất định, các loại cỏ và cây trồng được trồng lên
để che phủ bãi rác.
Cấu trúc lớp chống thấm bao phủ bề mặt (từ dưới lên trên):
+ Lớp sét có tác dụng chống thấm, dày 0,3m.
+ Lớp vật liệu HDPE, nhám 2mặt, dày 2mm.
+ Lớp cát tiêu thoát nước mưa dày 0,2m.
Lớp phủ kín trrên cùng được mô tả trong hình 2.6.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 47
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Hình 2.7: Lớp phủ kín trên cùng
2.2.2. Hệ thống xử lý nước rỉ rác
Tại bãi rác Gò Cát có 2 hệ thống xử lý nước rỉ rác:
- Hệ thống xử lý nước rỉ rác đầu tiên (vận hành vào đầu năm 2001) do Công
ty Vermeer (Hà Lan) thiết kế với lưu lượng 350m3/ngày-đêm. Gồm các hạng mục
sau:
+ Bể thu gom: 100m3 – bể bê-tông.
+ Bể xử lý cặn lơ lửng UAF: 2 x 80m3 – bể bê-tông.
+ Bể xử lý kỵ khí UASB: 210m3 (35m3 x 6 bể).
+ Bể xử lý hiếu khí: 2 x 750m3.
+ Bể lọc cát : 60m3.
Quy trình xử lý nước rỉ rác
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 48
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Nước được thu gom
về hệ thống xử lý
Tháp khử Calci
Bể xử lý kỵ khí UASB
Nước được đưa từ trên
xuống dưới, từ dưới
lên trên
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 49
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bể xử lý hiếu khí
Có 8 ống ngang và 8
ống dọc để cấp khí
Sau đó nước được đưa sang bể keo tụ - lắng. Ở đây, nước được phối trộn với
hóa chất Na2CO3, NacCl, H2SO4 98% hay NaOH (để điều chỉnh pH từ 6-8),
pH trong khoảng này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý
Sau keo tự, nước được đưa sang bể lọc; Bể lọc có 2 cụm:
Cụm 1: đang hoạt động
Cụm 2: dự phòng
Trong bể có một lớp cát lọc và một lớp than hoạt tính
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 50
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Lọc nano, sục khí O2 để đảm bảo đủ
DO rồi xả ra nguồn
Nước thải sau giai đoạn xử lý ở bể hiếu khí được đưa vào bể lọc cát. Bể lọc cát có
chức năng lọc sạch chất rắn lơ lửng từ bể hiếu khí. Nước sau khi ra khỏi bể lọc cát
đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại B (TCVN 6984: 2001)
Hiện nay, hệ thống này đã ngưng hoạt động do sự cố màng lọc, công suất kém,
không phù hợp với lưu lượng nước rỉ rác phát sinh thực tế.
- Từ năm 2008, trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN
được đưa vào hoạt động, công suất 400m3/ngày-đêm
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 51
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bảng 2.2: Các hạng mục hệ thống xử lý nước rỉ rác của SEEN
Kích thước (m)
STT Tên hạng mục thiết bị
D x R x C
1 Bể vôi 10,5 x 5,5 x 2,5
9,0 x 4,3 x 4,0 (A )
2 Bể điều hòa 01
9,0 x 4,2 x 2,5 (A02)
3 Aerobic Selector 2,0 x 4,0 x 3,8
4 Bể Aerotank (2 bể) 17,6 x 8,9 x 4,5 (B02, B03)
5 Bể lắng thứ cấp 2,4 x 4,0 x 3,8
6 Bể khuấy trộn oxy hóa 2,4 x 1,9 x 3,9
7 Bể lưu phản ứng 4,3 x 4,0 x 3,8
8 Bể khuấy trộn 2 2,4 x 1,9 x 4,0
9 Bể khử trùng 9,9 x 1,5 x 4,0
10 Bể chứa bùn 2,4 x 4,0 x 3,8
11 Bể chứa nước sạch 9,9 x 3,1 x 4,0
2.2.3. Trạm thu hồi khí gas
Thành phần của khí BCL gồm có khoảng 55% khí metan (CH4) và 45% khí CO2
Để thu hồi khí sinh ra từ BCL, BCL được lắp đặt một hệ thống thu hồi khí gồm
các giếng thu khí (miệng gas), hệ thống đường ống thu hồi khí và các thiết bị khử
nước. Giếng thu khí có thể được xây dựng trong quá trình xây dựng BCL, được
làm bằng ống thép có đường kính 600mm và sẽ được nối dài dần theo chiều thẳng
đứng. Ở phần trung tâm của ống thép, một ống polyethylene HDPE có đục lỗ,
đường kính 160mm sẽ được đặt và được bọc bởi đá sỏi. Giếng gas sẽ được hoàn
tất khi ống thép được nâng cao nhiều laàn cho đến khi đặt chiều cao toàn bộ bãi
rác là 23m.
Bộ phận chỉnh giếng gas tạo ra khả năng điều chỉnh áp suất hút tại giếng gas và
cả số lượng gas được lấy ra từ giếng này. Tổng số giếng gas là 22 cái sẽ được phân
bố đều nhau trên toàn bộ diện tích bãi rác là 17,5ha. Các giếng gas sẽ được nối vào
ống gas chính nằm ngoài BCL. Ống thu khí chính này sẽ dẫn gas đến thiết bị thu
hồi gas.
Để lấy gas (khí biogas) ra khỏi bãi rác và chuyển đến các máy phát điện, hệ thống
thu hồi khí sẽ được lắp đặt.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 52
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Thiết bị thu khí được gắn vào một thùng chứa làm bằng thép. Các cấu kiện chính:
Hệ thống khử nước bằng cyclone
Hệ thống phân tích thành phần khí oxy và methane
Quạt pi-tông có điều chỉnh tầng số
Dầu đốt (flare)
Cabin điện
Khí thu được từ BCL bằng cách tạo ra áp suất hút không đổi trên hệ thống
đường ống hút chính. Khi khí đi vào thiết bị thu hồi gas nước sẽ được phân tách
bằng cyclone. Gas sẽ được phân tích về hàm lượng oxy và khí methane. Hàm
lượng methane tối thiểu phải đạt 45% vì thấp hơn sẽ tạo ra những vấn đề trong
động cơ khí. Quá trình theo dõi khí methane và khí oxy sẽ được thiết lập trong một
ngăn phân tích riêng rẽ cùng với bộ phận làm nguội gas và các yếu tố kiểm tra.
Quạt sẽ được điều chỉnh về tốc độ quay (công suất) tùy thuộc vào điểm áp suất
hút đã định. Khí bình thường được phân phối đến động cơ chạy. Trong trường hợp
sửa chữa hoặc hư hỏng khí sẽ được dẫn đến thiết bị đốt... phần nước được lấy từ bể
xả thải cho hoạt động rửa xe, tưới cây xanh,
Nước cấp dùng tưới cây xanh, vệ sinh xe: 40m3/ngày
Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên, khách tham quan: ước tính
60m3/ngày. Nguồn nước này được lấy từ nguồn nước thủy cục.
Điện năng được lấy từ nguồn điện quốc gia qua trạm cung cấp điện. Ước tính nhu
cầu sử dụng điện khoảng 2.500kWh/ngày.
4.4.4. Kiểm tra giám sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra
Để đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động của hệ thống xử lý nước thải không gây tác
động tiêu cực đến môi trường chương trình giám sát chất lượgn nước thải được
thiết kế như sau:
Giám sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra với các chỉ tiêu sau: pH, COD,
BOD5, SS, coliform, Ntổng, Ptổng, tần suất 1lần/tháng.
Giám sát chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra với các chỉ tiêu kim loại nặng như
As, Pb, Hg, Cd (1 lần/quý).
Các số liệu giám sát được cập nhật, đánh giá, ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu
phát hiện có sự dao động lớn hay gia tăng về nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm, công
ty sẽ báo ngay cho các cấp thẩm quyền để cùng nhau giải quyết và có biện pháp
xử lý kịp thời.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 111
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ
(Tác giả tự tính toán)
5.1. Cơ sở lập dự toán kinh phí đầu tư
- Tiền tệ và tỷ giá chuyển đổi: Tiến hành dự toán quy đổi toàn bộ ra đô la Mỹ
(USD) với tỷ giá chuyển đổi do Ngân hang Nhà nước Việt Nam ban hành tại thời
điểm hiện tại tháng 7 năm 2018 là 1USD = 23.000VNĐ
- Các khoản dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng cho công việc phát sinh
trong quá trình thực hiện dự án, sai số đo do tính toán và trượt giá. Dự phòng
được tính tuân theo mức là 10% cho tất cả các khoản mục chi phí.
- Các quy định pháp luật khác:
Căn cứ Luật xây dựng số 50/QH13 ngày 18/06/2014;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về Quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây
dựng;
Căn cứ thông báo số 107/TB-UBND ngày 15/07/2016 v/v áp dụng Thông
tư số 05/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng;
Quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 28/10/2012 của UBND Thành phố Hồ
Chí Minh về biểu giá chuẩn suất vốn đầu tư xây dựng;
Quyết định số 3384/QĐ-UBND ngày 02/07/2016 của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh về việc công bố bộ đơn giá xây dựng khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh
Dựa trên những nhu cầu cho công tác xử lý rác thải theo công nghệ BIOPUSTER,
ta cần xây dựng những hạng mục được liệt kê trong bảng 5.1 sau
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 112
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bảng 5.1: Chi phí đầu tư, xây dựng nhà xưởng
Đơn giá Thành tiền
STT Hạng mục ĐVT Số lượng
(USD) (USD)
1 Nhà làm việc m2 250 600 150.000
2 Phòng thí nghiệm m2 250 400 100.000
Kho trữ vật tái chế
3 (nylon, sắt) m2 20.000 250 5.000.000
4 Kho trữ vật đốt m2 10.000 250 2.500.000
5 Khu phân loại m2 9.000 250 2.250.000
6 Đường nội bộ m2 10.000 150 1.500.000
Xưởng bảo trì xe,
7 máy m2 800 250 200.000
8 Nhà xe cơ giới m2 1.000 250 250.000
9 Thuế VAT (10%) 1.195.000
Tổng cộng sau thuế 13.145.000
Để xây dựng được những hạng mục trên, ta cần dựa vào bảng 3.9 trong mục 3.6.2
đầu tư những máy móc và thiết bị, chi phí đầu tư được trình bày trong bảng 5.2:
Bảng 5.2: Chi phí đầu tư máy móc, thiết bị
Số Đơn giá Thành
Tên thiết bị Loại ĐVT
lượng (USD) tiền (USD)
Hệ thống
BIOPUSTER Trọn bộ Bộ 4 4.352.000 17.408.000
Máy đào CAT 330 Máy 2 307.000 614.000
Máy đào CAT 325 Máy 2 260.000 520.000
Máy đào CAT 924 Ind Máy 2 175.000 350.000
Máy ủi bánh xích CAT D 6R Máy 2 210.000 420.000
Máy ủi bánh hơi CAT CS 74 Máy 2 245.000 490.000
Xe xúc bánh hơi CAT 966 Xe 4 185.000 740.000
Xe xúc bánh hơi CAT 938 Xe 2 150.000 300.000
Xe ben CAT 730 Xe 10 381.000 3.810.000
Dây chuyền phân Dây
loại thủ công Trọn bộ chuyền 2 5.053.250 10.106.500
Hệ thống chiếu sáng Trọn bộ Bộ 1 25.467 25.467
Máy phát điện 100KVA Bộ 1 46.780 46.780
Máy phát điện 250KVA Bộ 2 93.560 187.120
Máy ép, đóng kiện Máy 1 212.145 212.145
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 113
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Thiết bị phòng thí
nghiệm Bộ 1 1.445.000 1.445.000
Thiết bị khác 1 5.058.562 5.058.562
Tổng cộng 41.733.574
Dựa vào bảng 5.1 và 5.2, ta tính được chi phí xây dựng cơ bản trong bảng 5.3:
Bảng 5.3: Chi phí xây dựng cơ bản hệ thống xử lý rác thải BIOPUSTER
Vốn đầu tư
STT Hạng mục
(USD)
1 Chi phí xây dựng công trình, máy móc thiết bị (G1 + G2) 54.878.574
- Xây dựng công trình (G1) 13.145.000
- Máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển (G2) 41.733.574
2 Chi phí kiến thiết cơ bản khác 1.620.105
- Lập dự án (0,368% (G1 + G2)) 201.953
- Khảo sát, thiết kế (1,260% G1) 165.627
- Thiết kế bản vẽ thi công (1,750% G1) 230.038
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật (0,075% G1) 9.859
- Thẩm định tổng dự toán (0,072% (G1 + G2)) 39.513
- Lập hồ sơ mời thầu xây dựng (0,106% G1) 13.934
- Lập hồ sơ mời thầu thiết bị (0,200% G2) 83.467
- Giám sát thi công xây dựng (1,478% G1) 616.822
- Giám sát lắp đặt thiết bị (0,402% G2) 167.769
- Chi phí vận chuyển, vận hành thử (0,100% G2) 41.734
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (0,090% (G1 +
G2)) 49.391
Tổng cộng 56.498.679
Chi phí lao động của các bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp được tính như bảng
5.4 và 5.5:
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 114
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bảng 5.4: Chi phí lao động của bộ phận quản lý gián tiếp cho khai thác và phục
hồi bãi rác Gò Cát
Số Lương Quỹ lương Thời gian Quỹ lương toàn
Bộ phận/ Chức vụ lượng tháng tháng hoạt động dự án
(người) (USD) (USD) (tháng) (USD)
Ban quản lý gián
tiếp 15 22.200 532.800
Trưởng quản lý dự án 1 3.000 3.000 24 72.000
Giám sát dự án 6 2.000 12.000 24 288.000
Kế toán 4 1.000 4.000 24 96.000
Kế hoạch 4 800 3.200 24 76.800
Bảng 5.5: Chi phí lao động trực tiếp cho khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát
Số Lương Quỹ lương Thời gian Quỹ lương
Bộ phận/Chức vụ lượng tháng tháng hoạt động toàn dự án
(người) (USD) (USD) (tháng) (USD)
Bộ phận khai thác và phân
loại 97 2.496.000
Trưởng dự án 1 3.000 3.000 24 72.000
Giám sát 3 3.000 9.000 24 216.000
Trưởng bộ phận 6 2.000 12.000 24 288.000
Lắp ráp và vận hành thiết bị 29 1.600 46.400 24 1.113.600
Lái xe vận tải 26 800 20.800 24 499.200
Công nhân phân loại 32 400 12.800 24 307.200
Bộ phận BIOPUSTER 23 571.200
Trưởng bộ phận 1 2.000 2.000 24 48.000
Giám sát 1 2.000 2.000 24 48.000
Trưởng nhóm 3 1.800 5.400 24 129.600
Lắp ráp và vận hành thiết bị 18 800 14.400 24 345.600
Bộ phận phục hồi bãi rác 10 206.400
Trưởng bộ phận 1 1.600 1.600 24 38.400
Giám sát 1 1.400 1.400 24 33.600
Trưởng nhóm 2 1.000 2.000 24 48.000
Lái xe 6 600 3.600 24 86.400
Tổng cộng 130 3.273.600
Ghi chú:
- Quỹ lương tính theo cơ chế làm việc 16 giờ/ngày (2 ca), và 365 ngày làm
việc/năm nên lương tháng đã tính theo 2 ca và lương chỉ mang tính chất
tham khảo.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 115
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
- Chuyên gia và nhân viên làm việc theo tiêu chuẩn nước ngoài (có một số vị
trí là người nước ngoài)
Sau khi đã xử lý phần rác thải của bãi chôn lấp, ta đã giải quyết hầu hết vấn đề về
rác thải và bắt đầu giai đoạn 2: giai đoạn xây dựng công viên khoa học. Ở giai đoạn
này ta cần thực hiện những hạng mục được liệt kê ở bảng 5.6:
Bảng 5.6: Chi phí đầu tư, xây dựng các hạng mục công viên khoa học
Thành tiền Thành tiền
STT Nội dung
(VNĐ) (USD)
San lấp, phủ đỉnh các vị trí rác còn lộ
1 thiên 6.000.000.000 260.870
2 Hệ thống tách nước mưa 7.000.000.000 304.348
3 Vệ sinh, nâng cấp tường rào 3.000.000.000 130.435
San ủi, đấp đất, tạo hình cho toàn bộ khu
vực dự án, làm cơ sở thiết kế bản đồ lâm
4 nghiệp Việt Nam 10.000.000.000 434.783
Sưu tầm, trồng và chăm sốc tất cả các cây
gỗ quý của Việt Nam theo bản đồ lâm
5 nghiệp 14.000.000.000 608.696
Cải tạo và đầu tư mới tất cả các công trình
như đường đi, hồ, nhà cửa, xây dựng khu
trưng bày các hình ảnh và khu học tập
6 thực tiễn bảo vệ môi trường 20.000.000.000 869.565
Trồng các loại hoa trên các diện tích theo
7 thiết kế 15.000.000.000 652.174
Cải tạo các khu vực để làm các sản phẩm
du lịch như xe leo núi địa hình, khu trượt
cỏ, khu nghỉ dưỡng, khu câu cá, khu du
thuyền, nhà hàng, tham quan bản đồ lâm
8 nghiệp Việt Nam 60.000.000.000 2.608.696
9 Chi phí dự phòng (10%) 10.000.000.000 434.783
Tổng cộng 145.000.000.000 6.304.348
Do lượng máy móc đã đầu tư ở giai đoạn 1 của dự án nên không cần phải đầu tư
thêm về máy móc, thiết bị ở giai đoạn 2, tuy nhiên để tính chi phí của dự án cần
liệt kê giá trị những máy móc sẽ sử dụng ở giai đoạn 2
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 116
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Bảng 5.7: Giá trị những máy móc, thiết bị được sử dụng trong giai đoạn 2
Số Đơn giá Thành
Tên thiết bị Loại ĐVT
lượng (USD) tiền (USD)
Máy đào CAT 330 Máy 2 307.000 614.000
Máy đào CAT 325 Máy 2 260.000 520.000
CAT 924
Máy đào Ind Máy 2 175.000 350.000
Máy ủi bánh xích CAT D 6R Máy 2 210.000 420.000
Máy ủi bánh hơi CAT CS 74 Máy 2 245.000 490.000
Xe xúc bánh hơi CAT 966 Xe 4 185.000 740.000
Xe xúc bánh hơi CAT 938 Xe 2 150.000 300.000
Xe ben CAT 730 Xe 10 381.000 3.810.000
Hệ thống chiếu sáng Trọn bộ Bộ 1 25.467 25.467
Máy phát điện 100KVA Bộ 1 46.780 46.780
Máy phát điện 250KVA Bộ 2 93.560 187.120
Thiết bị khác 1 5.058.562 5.058.562
Tổng cộng 12.561.929
Bảng 5.8: Chi phí cơ bản xây dựng công viên khoa học
Vốn đầu tư
STT Hạng mục
(USD)
1 Chi phí xây dựng công trình, máy móc thiết bị (G1+G2) 18.863.277
- Xây dựng công trình (G1) 6.301.348
- Máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển (G2) 12.561.929
2 Chi phí kiến thiết cơ bản khác 482.370
- Lập dự án (0,368% (G1 + G2)) 69.417
- Khảo sát, thiết kế (1,260% G1) 79.397
- Thiết kế bản vẽ thi công (1,750% G1) 110.274
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật (0,075% G1) 4.726
- Thẩm định tổng dự toán (0,072% (G1 + G2)) 13.582
- Lập hồ sơ mời thầu xây dựng (0,106% G1) 6.679
- Lập hồ sơ mời thầu thiết bị (0,200% G2) 25.124
- Giám sát thi công xây dựng (1,478% G1) 93.134
- Giám sát lắp đặt thiết bị (0,402% G2) 50.499
- Chi phí vận chuyển, vận hành thử (0,100% G2) 12.562
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (0,090% (G1+G2)) 16.977
Tổng cộng 19.345.647
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 117
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
5.2. Dự toán tổng mức đầu tư
Bảng 5.9: Tổng hợp chi phí xây dựng cơ bản toàn dự án
Vốn đầu Vốn đầu Vốn đầu
Ký tư giai tư giai tư toàn dự
STT Hạng mục
hiệu đoạn 1 đoạn 2 án
(USD) (USD) (USD)
Chi phí xây dựng công trình,
1
máy móc thiết bị XD 25.706.929 18.863.277 44.570.206
2 Lập dự án DA 94.601 69.417 164.018
3 Khảo sát, thiết kế KS 165.627 79.397 245.024
4 Thiết kế bản vẽ thi công T 230.038 110.274 340.312
5 Thẩm định thiết kế kỹ thuật TKKT 9.859 4.726 14.585
6 Thẩm định tổng dự toán TD 18.509 13.582 32.091
7 Lập hồ sơ mời thầu xây dựng TX 13.934 6.679 20.613
8 Lập hồ sơ mời thầu thiết bị TTB 25.124 25.124 50.248
9 Giám sát thi công xây dựng G1 185.665 93.134 278.799
10 Giám sát lắp đặt thiết bị G2 50.499 50.499 100.998
Chi phí vận chuyển, vận
11 hành thử K 12.562 12.562 25.124
Chi phí thẩm tra, phê duyệt
12 quyết toán TT 23.136 16.977 40.113
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ TM 26.536.483 19.345.647 45.882.130
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 118
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
6.1. Những ảnh hưởng đến môi trường của dự án
6.1.1. Tác động đến môi trường sau đóng bãi
Không khí:
Đã có hệ thống thu, hút và xử lý khí nên khí trong quá trình phân hủy rác gần như
không còn vì thế không ảnh hưởng đến môi trường và sức con người. Nước rác
vẫn được trách và thu gom xử lý và nước mặt được trách triệt để nên không ảnh
hưởng môi trường.
Nước ngầm:
Nước thải phát sinh của các loại hình dịch vụ sau đóng bãi đều được thu gom xử
lý. Dưới ảnh hưởng tích cực của trung tâm bảo tồn nguồn Gen thực vật thì việc
ảnh hưởng đến môi trường gần như không có và chỉ có tính tích cực, cụ thể như
sau:
6.1.2. Giai đoạn xây dựng
Trong giay đoạn xây dựng dự án, các yếu tố gây ra ảnh hưởng đến môi trường là
bụi, tiếng ồn do xe cộ qua lại, khí thải do vận hành các loại động cơ điện.
Các tác động liên quan đến hoạt động xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian thi công
tương đối ngắn và hậu quả về môi trường có thể khắc phục được (về tiêu hao đất,
nước, vật liệu và phát sinh các chất thải).
a. Môi trường nước
Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn thi công và biện pháp xử lý như sau:
Nguồn nước thải chính trong giai đoạn thi công là nước thải sinh hoạt của
công nhân thi công gồm nước vệ sinh, tắm rửa. Nhà thầu thi công phải xây dựng
lán trại và xây nhà vệ sinh có bể phốt cho cán bộ, công nhân thi công công trình
sử dụng. Nếu tập trung xây dựng, số lượng công nhân trên công trình có thể lên
đến 40 công nhân thì tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lên đến
khoảng 3 – 4m3/ngày đêm. Lưu lượng này tuy nhỏ nhưng đặc tính nước thải sinh
hoạt cùng với các chất bài tiết có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh nên cần
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 119
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
được thu gom lại rồi cho qua một bể lắng để giảm bớt nồng độ ô nhiễm, sau đó
cho qua một bể khử trùng trước khi xả ra cống chung.
Nước thải thi công bao gồm nước bảo dưỡng bê tông, nước tưới đầm chặt
đất nói chung là không bị ô nhiễm nên cho chảy tràn ra môi trường.
Trên công trường phải tạo các rãnh thoát nước để nước mưa không cuốn
theo đất đá công trường.
Dầu mỡ thải của các phương tiện thi công phải thu gom vào thùng, sau đó
nhà thầu thi công sẽ vận chuyển đến nơi xử lý của công ty môi trường đô thị Tỉnh.
b. Môi trường không khí, tiếng ồn
Trong giai đoạn này, ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi công trường phát tán vào
không khí. Bụi phát sinh từ hoạt động đào đất, việc lưu trữ đất đào và lật liệu xây
dựng. Phạm vi ô nhiễm chỉ tại công trường không ảnh hưởng đến khu vực dân cư
do bụi chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá, thuộc loại bụi nặng, không phát tán đi
xa, dễ sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng ở gần khu vực sinh bụi.
Nguồn ồn phát sinh từ hoạt động xây dựng là không thể tránh khỏi, tác động này
chỉ có tính chất tạm thời và gây ảnh hưởng cục bộ trong thời gian thi công. Phạm
vi ô nhiễm chỉ trong phạm vi công trường.
c. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong quá trình thi công gồm:
Đất đá dư từ hoạt động xây dựng: Phần đất dư trong quá trình thi công chủ
yếu là từ hoạt động đào mương đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải,
đường ống cấp nước tiểu khu, đào hố xây bể tự hoại và chôn lấp rác.
Chất thải rắn dư từ coffa xây dựng: sinh ra từ quá trình xây dựng có thể
dùng làm chất đốt hoặc thu gom chôn lấp như chất thải rắn sinh hoạt.
Rác sinh hoạt: phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng
0,6kg/người.ngày.đêm. Số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng
40người/ngày thì hằng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của cộng nhân
cũng lên đến 24 kg/ngày.đêm.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 120
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Các loại chất thải này phát sinh chỉ mang tính tạm thời vì sau khi dự án xây dựng
xong giai đoạn 1 sẽ được dọn dẹp sạch sẽ.
d. Tai nạn lao động và khả năng gây ra cháy nổ
Tai nạn lao động
Cũng như bất cứ công trình xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao
động là vấn đề được đặc biệt quan tâm từ các nhà đầu tư cho đến người lao động
trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao
động như sau:
Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể gây
tai nạn.
Các loại cần cẩu, thiết bị bóc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao
có thể bị rơi, vỡ,
Việc thi công trên cao sẽ làm tăng nguy cơ gây ra tai nạn lao động như:
trượt té trên các dàn giáo, trên các nhà xưởng,
Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công
hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, mưa gió
làm đứt dây điện,
Thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn
tăng cao; đất trơn dễ gây trượt ngã đối với người lao động và sụp đổ các đống vật
liệu xây dựng.
Khả năng cháy nổ
Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công như việc nấu chảy
bitum bằng đốt củi rất dễ xảy ra nguy cơ cháy nổ.
Sự cố cháy nổ có thể phát sinh từ sự cố về điện do chập dây đẫn diện trong
lán trại của công nhân, khi thi công, do mưa bão,
Các nguồn nhiên liệu (dầu DO, FO) thường có chứa trong phạm vi công
trường làm một nguồn có nguy cơ gây cháy, nổ cao. Đặc biệt là khi các kho bãi
chứa này nằm gần các nơi có nguồn nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi
lại.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 121
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
6.1.3. Trong giai đoạn vận hành
a. Môi trường nước
Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, lưu lượng nước thải lớn nếu chỉ dùng hệ thống xử
lý đơn giản và hầm tự hoại thì không đảm bảo chất lượng nước thải đáp ứng yêu
cầu theo cột B của TCVN. Vì vậy, bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải
đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn theo cột B – TCVN
trước khi thải ra hệ thống thải chung của khu vực.
b. Môi trường không khí và tiếng ồn
Mùi: mùi hôi có thể phát sinh từ bãi rác, các hồ chứa nước rỉ rác và hệ thống
xử lý nước thải.
Tiếng ồn:
Các thiết bị cơ khí và thủy lực dùng trong công nghệ đều được gắn các hộp giảm
âm nên vận hành không gây tiếng ồn. Tiếng ồn chủ yếu do các xe vận chuyển trong
quá trình vận chuyển gây nên. Ảnh hưởng này ở mức độ trung bình.
c. Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của công nhân viên, du khách được
thu gom vào các thùng rác, khối lượng phát sinh hằng ngày khoảng 100kg.
d. Các sự cố trong giai đoạn vận hành dự án
- Sự cố chập điện cháy nổ do mắc điện không đúng cách, dòng điện bị quá tải, sự
sơ ý của công nhân vận hành.
- Sự cố do mưa lũ kéo dài làm nhà xưởng bị ngập nước, bị dột,
- Tai nạn lao động của công nhân vận hành do không có thiết bị bảo hộ, bị trượt
ngã,
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 122
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
6.2. Biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến môi trường của dự án
6.2.1. Giai đoạn xây dựng
a. Môi trường nước
Thu gom triệt để các chất thải rắn vương vãi để hạn chế các chất này bị cuốn theo
nước mưa làm ô nhiễm nguồn nước.
Bố trí nơi ăn ở thích hợp cho công nhân, cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho công
nhân. Lưu lượng nước thải sinh hoạt tuy nhỏ nhưng đặc tính có chứa nhiều loại vi
sinh vật gây bệnh nên cần được thu gom lại rồi cho qua một bể lắng để giảm bớt
nồng độ ô nhiễm, sau đó cho qua một bể khử trùng trước khi xả ra cống chung.
Dầu mỡ thải của các phương tiện thì công nhân phải thu gom vào thùng, sau đó
nhà thầu thi công sẽ thuê đơn vị có chức năng xử lý đến thu gom, vận chuyển xử
lý.
b. Môi trường không khí, tiếng ồn
Để hạn chế ô nhiễm không khí, trong quá trình thi công phải che chắn khu vực san
ủi, phun nước đảm bảo độ ẩm của đất đào đắp hạn chế bụi khi cuốn theo chiều gió,
các xe chở vật liệu xây dựng được phủ bạt che kín đảm bảo không để bụi bay ra
không khí và đổ xuống đường trong quá trình vận chuyển.
Trong quá trình thi công có kế hoạch sử dụng các thiết bị thi công theo ca đảm bảo
về tiêu chuẩn tiếng ồn, lựa chọn phương tiện tốt nhất có thể được để giảm bớt
nguồn phát sinh tiếng ồn, những công nhân lao động gần các máy thi công có tiếng
ồn lớn phải yêu cầu đeo nút tai chống ồn.
c. Chất thải rắn
Đất đá dư từ hoạt động xây dựng: đất này có tính chất khá tốt, chưa bị nhiễm các
chất độc hại có thể sử dụng để san nền trong khu vực dự án.
Chất thải rắn dư từ coffa xây dựng: có thể dùng làm chất đốt.
Rác sinh hoạt: được giao cho công ty Dịch vụ công ích tại địa phương thu gom và
vận chuyển xử lý đúng nơi quy định.
d. An toàn lao động.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 123
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Công nhân thi công xây dựng phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cần
thiết.
Công trình xây dựng phải có các biện pháp đề phòng nguy cơ xảy ra tai nạn trong
quá trình thi công bằng cách phổ biến các quy định về an toàn, bắt buộc công nhân
phải có trang bị bảo hộ như áo mũ,
6.2.2. Trong giai đoạn vận hành
a. Môi trường nước
Nước thải
Dự án sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là 200 m3/ng-đ để
xử lý lượng nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp và nước thải sinh hoạt. Với công
suất này hệ thống xử lý nước thải có thể đáp ứng nhu cầu nước thải phát sinh khi
dự án đi vào hoạt động.
Toàn bộ nước thải phát sinh trong dự án sẽ được thu gom về hệ thống xử lý nước
thải để xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN
40:2011/BTNMT mới thải ra môi trường.
Nước ngầm
Công trình sẽ được đúc bằng bê tông chịu lực nên nước thải không bị ngấm xuống
lòng đất, việc khai thác nước ngầm để sử dụng của dự án là không đáng kể.
b. Không khí
Biện pháp công nghệ
+ Chúng tôi sẽ lắp đặt thiết bị và dùng hóa chất xử lý cho từng công đoạn có phát
sinh tiếng ồn từ các máy vận hành.
+ Có bộ phận che chắn trồng cây xanh xung quanh dự án để làm giảm lượng khí
thải và tiếng ồn phát sinh từ máy vận hành.
+ Gắn bộ phận giảm thanh để hạn chế tiếng ồn và rung do hoạt động của các thiết
bị thi công và xe vận chuyển.
+ Kiểm soát việc sử dụng hóa chất chặt chẽ.
+ Các loại máy móc làm việc sẽ được bảo dưỡng thường xuyên để nâng cao hiệu
quả làm việc nhằm giảm bớt ô nhiễm khí thải.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 124
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm khí
Xung quanh dự án được bao bọc bởi nhiều hàng cây xanh vì cây xanh sẽ hạn chế
ô nhiễm không khí như: hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che
chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Ngoài ra có một số loại cây rất nhạy với ô
nhiễm không khí nên có thể dùng cây xanh để làm chất chỉ thị ô nhiễm không khí.
c. Chất thải rắn
Về xử lý chất thải công nghiệp
Các loại bao bì bị hỏng sẽ được đưa đi tái chế theo dạng phế liệu, các bao bì có thể
tái sử dụng sẽ được tận dụng.
Về xử lý chất thải sinh hoạt
Ký hợp động với công ty Môi trường Đô thị để đưa vào bãi rác chôn lấp.
Về chất thải nguy hại
Các bao bì nhiễm hóa chất và chất thải nguy hại bị hỏng, bóng đèn, giẻ lau máy
nhiễm dầu, các chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp khác không thể tái chế với
số lượng ít, có thể chuyển giao cho các đơn vị có đầy đủ chức năng thiết bị xử lý.
d. Các sự cố khác có thể xảy ra và biện pháp khắc phục
Sự cố vận hành dự án:
Sự cố chập điện gây cháy nổ: hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt cho từng
nhà xưởng và giữa các xưởng đều có hành lang an toàn, có thiết bị phòng
cháy chữa cháy tại chỗ: bình CO2, bể nước chữa cháy, máy bơm chạy dầu để
kịp thời dập tắt khi ngọn lửa bùng phát.
Sự cố do mưa lũ: cốt nén được xây dựng cao hơn mặt bằng chung toàn khu
vực, trong mỗi nhà xưởng có cống thoát nước mưa ra ngoài nên sự cố ngập
nhà xưởng do mưa lũ là không thể xảy ra.
Sự cố do bão lớn: nhà xưởng được xây chắc chắn, tuy nhiên nếu gặp bão lớn
làm tôn bay thì chúng tôi có bạt phủ lên nguyên liệu cũng như sản phẩm.
An toàn lao động cho công nhân: dự án có nhân viên y tế và tủ thuốc tại chỗ
để sơ cứu khi gặp sự cố.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 125
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
KẾT LUẬN
Kết luận
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân cư và có tốc độ đô thị
hoá nhanh nhất Việt Nam. Kéo theo đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
ngày càng tăng cao (hiện nay hơn 8000 tấn/ngày). Nhưng giải pháp xử lý phổ biến
từ trước đến nay vẫn là chôn lấp.
Theo tìm hiểu, bãi rác Gò Cát nằm gần trung tâm thành phố, đan xen với
khu vực dân cư và được thiết kế theo tiêu chuẩn BCL hợp vệ sinh với dây chuyền
công nghệ xử lý nước rỉ rác hiện đại, hệ thống thu hồi khí gas để phát điện rất tiên
tiến; nhưng do nhiều sự cố, bãi rác đã đóng cửa này hiện đang bỏ trống và gây tác
động xấu đến môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng đế sức khoẻ người dân.
Bãi rác Gò Cát đã và đang tồn tại như một vấn nạn của quần chúng nhân
dân và các cấp chính quyền địa phương, làm lãng phí một diện tích đất đáng kể
của nhà nước và sẽ tiếp tục tác động xấu đến môi trường trong suốt vài chục năm
nữa nếu không có giải pháp hợp lý.
Dựa vào cơ sở lựa chọn đã nêu ở mục 2.2.1 trong phần 2, ta thấy rằng áp
dụng công nghệ LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER chính là giải pháp xử lý
bãi rác Gò Cát mang lại nhiều hiệu quả nhất; giải quyết một cách tốt đẹp và cân
đối các vấn đề ở 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội.
Từ những phân tích trên cho thấy việc đóng bãi rác Gò Cát để đầu tư Công
viên khoa học bảo tồn nguồn Gen quý hiếm Việt Nam tạo ra khu vực xanh, sạch,
đẹp để phục vụ tham quan, học tập, du lịch, nghỉ dưỡng là rất phù hợp, vì chi phí
đóng bãi là hợp lý, hiệu quả kinh tế xã hội cao tạo tiền đề cho sự phát triển bền
vững của Thành phố.
Kiến nghị
Từ những kết luận trên, xin được kiến nghị đến các nhà đầu tư nếu có quan
tâm đến bãi rác Gò Cát thì nên áp dụng giải pháp này.
Giải pháp LFMR sử dụng hệ thống BIOPUSTER hoàn toàn không phát sinh
ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện. Điều đó đã được chứng minh thành
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 126
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
công tại nhiều dự án trên thế giới có điều kiện tương tự như bãi rác Gò Cát. Bên
cạnh đó là kế hoạch xây dựng Công viên khoa học bảo tồn nguồn Gen quý hiếm
Việt Nam là hoàn toàn thích hợp và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Kính đề nghị
các cơ quan chức năng: UBND Tp.HCM, Công ty môi trường đô thị Tp.HCM và
các Sở, Ban, Ngành liên quan xem xét, phê duyệt cho giải pháp này, kêu gọi và
hỗ trợ các nhà đầu tư nhằm mục tiêu chung là bảo vệ môi trường và phát triển
thành phố theo hướng bền vững, giúp quận Bình Tân chỉnh trang đô thị và hoàn
thành nhiệm vụ của định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quận
đến năm 2020.
Nếu dự án khai thác và phục hồi bãi rác Gò Cát được triển khai thì đối tượng
được hưởng lợi không chỉ có chủ đầu tư, mà dự án này sẽ mang lại lợi ích chung
và vô cùng to lớn cho cả cơ quan chủ quản và cộng đồng dân cư xung quanh dự
án. Chính vì thế, xin kiến nghị đến các cấp chính quyền và tất cả bà con cư dân
khu vực bãi rác Gò Cát hãy đồng tình ủng hộ để mọi vấn đề tiêu cực của bãi rác
Gò Cát sớm được xử lý triệt để.
Kính chúc quý vị thực hiện thành công!
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 127
Đồ án tốt nghiệp :”Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựng kế hoạch
tận dụng bãi chôn lấp Gò Cát”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dự án đầu tư xây dựng cải tạo môi trường khu vực bãi chôn lấp Đông
Thạnh – Công ty Môi trường Đô thị TPHCM
2. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – VITTEP,
năm 2003.
3. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bãi chôn lấp rác Gò Cát – Công ty Môi
trường Đô thị TPHCM, năm 2015.
4. Báo cáo dự án đầu tư xây dựng cải tạo môi trường khu vực vãi chôn lấp Đông
Thạnh – Công ty Môi trường Đô thị TPHCM.
5. Báo cáo tổng kết chương trình giám sát chất lượng vệ sinh bãi chôn lấp trên
địa bàn TPHCM – CENTEMA, năm 2009.
6. Dự án xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo, xây dựng bãi rác Đông Thạnh làm
công viên khoa học – Công ty Cựu chiến binh TPHCM và Công ty KHCN Môi
trường Quốc Việt.
7. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường và các văn bản
pháp luật hiện hành.
8. Nguyễn Hoàng Đệ. Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân –
TPHCM, Đồ án tốt nghiệp.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Phan Thanh Phương 128
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_nghien_cuu_cai_tao_moi_truong_bai_chon_lap_go_cat_va_x.pdf