BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN THANH LONG RUỘT
TRẮNG BẰNG MÀNG GELATIN KẾT HỢP VỚI MỘT
SỐ CHẤT CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN.
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Hảo
MSSV: 1311100291 Lớp: 13DSH05
TP. Hồ Chí Minh, 2017
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp này là công trình ngh
128 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng bằng màng gelatin kết hợp với một số chất có khả năng kháng khuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của Ths.Nguyễn Thị Thu Hƣơng, giảng viên khoa Công nghệ sinh học – Thực
phẩm – Môi trƣờng, Trƣờng Đại Học Công Nghệ Tp. HồChí Minh.
Những kết quả có đƣợc trong đồ án này hoàn toàn không sao chép từ đồ án tốt
nghiệp khác dƣới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trích dẫn trong đồ án tốt nghiệp là
hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồ án của mình.
TP. HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Hảo
i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ rất lớn từ cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn ThS. Nguyễn Thị
Thu Hƣơng, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trƣờng, ngƣời
đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Phòng thí nghiệm Trƣờng Đại học Công
nghệ TP. HCM đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt cho tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm sinh viên làm
nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn này.
Tp. HCM, ngày 26 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Hảo.
ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................................ 2
2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................. 2
2.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ............................................................................. 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
6. Kết quả đạt đƣợc của đề tài .................................................................................... 5
7. Kết cấu đồ án tốt nghiệp ........................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về cây thanh long .............................................................................. 7
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................... 7
1.1.2 Đặc điểm thực vật ........................................................................................ 9
1.1.3 Đặc điểm sinh thái ..................................................................................... 11
1.1.4 Thành phần dinh dưỡng của thanh long .................................................... 13
(Nguồn Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Bình Thuận, 2002) ........... 14
1.1.5 Một số sâu, bệnh và rối loạn sinh lý trên cây thanh long .......................... 14
b) Bệnh thán thƣ .................................................................................................... 16
1.2. Sự biến đổi của quả thanh long sau thu hoạch ................................................. 16
1.2.1. Biến đổi vật lý ............................................................................................ 16
1.2.2. Sự biến đổi sinh lý – sinh hóa .................................................................... 18
1.3. Một số phƣơng pháp bảo quản quả thanh long đƣợc sử dụng hiện nay ........... 20
1.3.1. Xử lý nhiệt trước khi bảo quản .................................................................. 20
1.3.2. Bảo quản nhiệt độ thấp .............................................................................. 20
iii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.4. Tình hình xuất khẩu thanh long ........................................................................ 21
1.5. Bảo quản rau quả bằng phƣơng pháp phủ màng .............................................. 23
1.5.1. Định nghĩa ..................................................................................................... 23
1.5.2. Đặc điểm và vai trò ...................................................................................... 24
1.5.3. Các thành phần của màng bảo quản trái cây .............................................. 24
Chƣơng 2. VẬT KIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 37
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 37
2.2 Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 37
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 37
2.2.3 Thiết bị và dụng cụ ......................................................................................... 38
2.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 39
2.4. Phƣơng pháp bố trí nghiệm: ................................................................................ 41
2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định độ chín của thanh long ruột trắng .......................... 41
2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định phƣơng pháp tiền xử lý thích hợp cho thanh long
ruột trắng. ................................................................................................................ 42
2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc thích hợp cho thanh long
ruột trắng ................................................................................................................. 42
2.4.4. Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc và acid lactic thích hợp
tạo màng cho thanh long ruột trắng ......................................................................... 43
2.4.2 Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu ................................................................ 44
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 50
3.1. Xác định độ chín thu hái phù hợp của thanh long ruột trắng .............................. 50
3.2 Kết quả xác định dung dịch rửa thích hợp của quả thanh long ruột trắng ............ 54
3.3 Xác định nồng độ gelatin và nano bạc thích hợp cho quá trình bảo quản thanh
long ruột trắng ............................................................................................................. 61
3.4. Xác định nồng độ gelatin- nano bạc và acid lactic thích hợp tạo màng cho thanh
long ruột trắng ............................................................................................................. 71
iv
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 80
4.1 Kết luận ................................................................................................................. 80
4.2 Kiến nghị............................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1
v
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP : an toàn thực phẩm
CD : chiều dài
CR : chiều rộng
ĐC : đối chứng
NT : nghiệm thức
TN : thí nghiệm
vi
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại khoa học cây thanh long [7] .......................................................................................... 7
Bảng 1.2. Phân loại quả thanh long ............................................................................... 9
Bảng 1.3. Thành phần dinh dƣỡng của trái cây thanh long (100g thịt quả) ................ 13
Bảng 1.4. Thành phần axit amin thu đƣợc khi thủy phân 100g mẫu gelatin ............... 27
Bảng 1.5. Độ tan của gelatin theo nhiệt độ .................................................................. 28
Bảng 1.6. Tính chất của acid lactic .............................................................................. 33
Bảng 3.1. Kết quả thanh long thu hái ở các độ chín khác nhau .................................. 51
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả thanh long 15 ngày
bảo quản. ...................................................................................................................... 55
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả thanh long sau 30
ngày bảo quản. ............................................................................................................. 56
Bảng 3.4. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 15 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 62
Bảng 3.5. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 30 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 63
Bảng 3.7. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 30 ngày bảo
quản. ............................................................................................................................. 71
Bảng 3.6. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 15 ngày bảo
quản. .............................................................................................................................. 72
vii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát ........................................................................ 40
Sơ đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả
thanh long ..................................................................................................................... 57
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ thể hiện kết quả theo dõi của thanh long ruột trắng trong quá trình bảo
quản. .............................................................................................................................. 64
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ thể hiện kết quả các chỉ tiêu theo dõi thanh long ruột trắng trong quá
trình bảo quản. .............................................................................................................. 73
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình bảo quản thanh long ruột trắng ......................................... 80
viii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây và hoa thanh long ................................................................................... 8
Hình 1.2. Quả thanh long .............................................................................................. 8
Hình 1.3. Quả thanh long .............................................................................................. 9
Hình 1.4. Cây thanh long (a), hoa thanh long (b). ...................................................... 11
Hình 1.5. Một số bệnh của cây thanh long. ................................................................. 16
Hình 1.6. Tình hình xuất thanh long ........................................................................... 21
Hình 1.7. Thanh long xuất khẩu ................................................................................... 22
Hình 1.8. Cấu trúc phân tử của gelatin ........................................................................ 26
Hình 1.9. Cơ chế kháng khuẩn của bạc ....................................................................... 31
Hình 1.10. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn ........................ 32
Hình 1.11. Ion bạc liên kết với các base của DNA ...................................................... 32
Hình 1.12. Công thức cấu tạo củac acid lactic [41] .................................................... 34
Hình 1.13. Cơ chế bơm ATPase đẩy H+ ra khỏi tế bào [19] ...................................... 35
Hình 2.1. Hóa chất và nguyên liệu .............................................................................. 38
Hình 3.1. Thanh long ở các ngày thu hái khác nhau .................................................. 52
Hình 3.2. Thanh long ở ngày thứ 15 ............................................................................ 54
Hình 3.3. Thanh long bảo quản ở ngày thứ 15 ............................................................ 66
Hình 3.4. Thanh long bảo quản ở ngày thứ 15 ........................................................... 75
ix
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống của con ngƣời ngày
càng cao, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là một vấn đề nóng bỏng và nhận
đƣợc nhiều quan tâm của các cơ quan nhà nƣớc lẫn ngƣời dân, các hóa chất không rõ
nguồn gốc đã và đang đƣợc sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều sản phẩm rau quả và
thực phẩm. Ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, chính vì thế yêu cầu đặt ra
cần phải nghiên cứu một chế phẩm bảo quản an toàn sức khỏe của con ngƣời.
Thanh long ruột trắng là một loại trái cây có nhiều chất dinh dƣỡng, rất tốt cho
sức khỏe của chúng ta, nó chứa rất nhiều hàm lƣợng vitamin, khoáng chất cần thiết đặc
biệt là lycopene - một chất chống oxy hóa tự nhiên, chống ung thƣ, tim mạch và làm
giảm huyết áp. Ngoài ra nó đƣợc đánh giá rất cao trong những loại trái cây và còn là
một loại đồ ăn tráng miệng hấp dẫn và đẹp mắt đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Không
những thế nó còn tăng cƣờng sức đề kháng, chống lại một số bệnh. Do đó yêu cầu đặt
ra cần phải phát triển cây thanh long ruột trắng là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành
nông nghiệp nƣớc nhà nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Tuy nhiên tổn thất sau thu hoạch không bao giờ tránh khỏi, để nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, tăng thu nhập cho ngƣời dân là những công việc hết sức khó khăn đòi
hỏi phải có sự cố gắng trong quá trình quản lý sau thu hoạch từ việc chọn nguyên liệu
đến khi tiêu thụ. Công tác bảo quản vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều công
trình nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng bằng nhiều phƣơng thức nhƣ: bảo
quản nhiệt độ thấp, bảo quản bằng chất hóa học, bảo quản trong khí quyển, bảo quản
bằng màng phủ. Phƣơng pháp bảo quản màng bao phủ đã và đang đƣợc các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm.
Trên thế giới các ứng dụng và thử nghiệm khá phổ biến trên rau quả bằng màng
bao phủ. Các chế phẩm ngày càng phong phú và đa dạng đƣợc lấy từ nhựa cây, sáp
động thực vật. Hiện nay các chế phẩm tạo màng đƣợc làm ít nhất hai vật liệu màng trở
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
lên, đƣợc phun hoặc nhúng trong rau quả để tạo màng nhằm hạn chế sự tiếp xúc của vi
sinh vật gây hại, hạn chế sự thoát hơi nƣớc giúp cho hoa quả đƣợc bảo quản lâu hơn.
Phƣơng pháp này đơn giản, phạm vi áp dụng rộng rãi và có thể kết hợp với nhiều
phƣơng pháp khác để bảo quản đƣợc lâu hơn, an toàn với ngƣời tiêu dùng và thân thiện
với môi trƣờng.
Ở Việt Nam bảo quản thanh long ruột trắng chủ yếu bằng hóa chất và nhiệt.
Làm tổn thất một lƣợng sản phẩm sau thu hoạch. Chính vì thế, việc nghiên cứu và ứng
dụng tạo chế phẩm bảo quản thanh long có nguồn gốc sinh học và an toàn và điều rất
cần thiết.
Từ những nguyên nhân trên, đề tài “Nghiên cứu bảo quản Thanh long ruột
trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết hợp với một số chất có khả năng kháng
khuẩn” đƣợc thực hiện, tạo tiền đề khoa học cho các nghiên cứu bảo quản thanh long,
nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giúp thanh long có thể vƣơn tới những thị trƣờng xa.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
- Luận văn tốt nghiệp “Ứng dụng một số kỹ thuật để bảo quản thanh long ở Bình
Thuận” Nguyễn Thụy Anh Thy (2008). Đề tài sử dụng màng Fresh seah trong
bảo quản thanh long.
- Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát sử dụng acid hữu cơ để tăng thời gian bảo quản
thanh long để bảo quản tươi ” Võ Thụy Phụng (2012). Đề tài sử dụng acid hữu
cơ trong bảo quản thanh long.
- Tạp chí khoa học “Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan-nano bạc thực vật
nhằm nâng cao chất lượng bảo quản thanh long sau thu hoạch” Nguyễn Thị
Thúy Liễu và cộng sự (2017), tập 14, số 3, 2017: 47-56.
- Tạp chí phát triển KH & CN “Bước đầu nghiên cứu hiệu ứng làm lành vết
thương của hỗn hợp chitosan trong nước – Bacteria cellulose – nano bạc”
Nguyễn Thị Mỹ Lan và cộng sự (2009), tập 12, số 9 – 2009.
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tạp chí phát triển KH & CN “Nghiên cứu chế tạo và thử hoạt tính kháng khuẩn
của dung dịch nano bạc sử dụng chitosan làm chất khử/chất ổn định”. Trần
Vĩnh Hoàng và cộng sự (2011), T.49, S.6. Kết quả cho thấy hạt nano bạc có
kích thƣớc khoảng 7-12 nm, đƣợc bao bên ngoài là lớp chitosan, có thể ổn định
trong tối thiểu là 4 tháng. Khả năng kháng khuẩn của dung dịch cũng đƣợc nâng
cao bởi sự kết hợp của 2 thành phần kháng khuẩn chitosan và nano bạc.
- Tạp chí khoa học “Nghiên cứu hiệu ứng kháng nấm Phytophathora capsici gây
bệnh chết nhanh ở cây hồ tiêu của chế phẩm nano bạc – chitosan chế tạo bằng
phương pháp chiếu xạ” Lê Quang Luân và cộng sự (2014), 36(1se):152 – 157.
Kết quả nghiên cứu hiệu lực kháng nấm, Phytophthora capsici, gây bệnh chết
nhanh cho cây hồ tiêu trong điều kiện in vitro của chế phẩm nano bạc-chitosan
có hiệu lực ức chế sự phát triển của nấm gia tăng từ 62.5% lên 100% khi kích
thƣớc hạt nano bạc trong chế phẩm chế tạo đƣợc giảm từ 15nm xuống còn 5 nm.
2.2. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
- “The synthesis of chitosan-based silver nanoparticles and their antibacterial
activity”. Wei và cộng sự (2009), Carbohydrate Research Volume 344, Issue
17, Pages 2375–2382. Đã tiến hành tổng hợp đƣợc vật liệu chitosan – nano bạc.
Kết quả cho thấy các hạt nano bạc thu đƣợc cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn
rất mạnh đối với cả vi khuẩn Gram dƣơng và Gram âm. Cả chitosan tinh khiết,
chitosan - nano bạc đều kháng hiệu quả đối với vi khuẩn Escherichia coli.
- “The Effect of Ag Content of the Chitosan-Silver Nanoparticle Composite
Material on the Structure and Antibacterial Activity”. Akmaz và cộng sự
(2013), Advances in Materials Science and Engineering. Volume 2013 (2013),
Article ID 690918, 6 pages. Tác giả đã khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ bạc bổ
sung lên đặc điểm của loại vật liệu chitosan – nano bạc và đánh giá khả năng
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
kháng khuẩn. Kết quả cho thấy tác dụng kháng khuẩn của vật liệu hạt nano
chitosan bạc đã đƣợc tăng lên bằng cách tăng số lƣợng Ag của vật liệu
composite. Sự hiện diện của số lƣợng nhỏ của các hạt nano kim loại trong hỗn
hợp là đủ để tăng cƣờng đáng kể hoạt tính kháng khuẩn so với chitosan tinh
khiết.
- “Synthesis of chitosan stabilized silver nanoparticles using gamma ray
irradiation and characterization”. Hettiarachchi và Wickramarachchi (2011), J
Sci.Univ.Kelaniya 6 (2011) : 65-75. Tác giả đã tổng hợp chitosan – nano bạc sử
dụng tia bức xạ gamma.
- “Preparation of silver nanoparticles using chitosan suspensions”. Twu và cộng
sự (2008), Powder Technology Volume 185, Issue 3, Pages 251–257. Tác giả đã
sử dụng chitosan trong tổng hợp nano bạc. Chitosan sử dụng làm chất khử và
chất ổn định khi tổng hợp Bạc - chitosan. Kết quả cho thấy sự thay đổi trong các
hạt nano để tạo cấu trúc nano xốp nhƣ đƣợc quan sát thấy khi lƣợng nguyên liệu
tăng lên, thời gian ủ kéo dài và nhiệt độ phản ứng cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tạo màng có hoạt tính kháng khuẩn nhằm làm
tăng tuổi thọ trong quá trình bảo quản thanh long ruột trắng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về cơ sở khoa học, tổng quan tài liệu vấn đề nghiên
cứu, làm cơ sở cho các nhiệm vụ tiếp theo.
- Nhiệm vụ 2: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, thông qua các phƣơng pháp
xác định, khảo sát, phân tích.
- Nhiệm vụ 3: Xác định độ chín thu hái phù hợp của thanh long ruột trắng nhằm
mục đích bảo quản tƣơi.
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Nhiệm vụ 4: Tìm ra dung dịch rữa thích hợp trong quá trình xử lý thanh long
ruột trắng sau thu hoạch.
- Nhiệm vụ 5: Tìm ra nồng độ phối chế gelatin - nano bạc và acid lactic thích hợp
tạo màng trong quá trình bảo quản thanh long ruột trắng.
- Nhiệm vụ 6: Đề xuất quy trình công nghệ thu hoạch và bảo quản thanh long ruột
trắng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu thu thập tài liệu: Các tài liệu về cây thanh long, thành
phần hóa học của quả thanh long, phân tích các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình
bảo quản thanh long.
- Phƣơng pháp làm thí nghiệm: Tiến hành làm các thí nghiệm nhằm giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng Excel và Minitab 15. Các số liệu thu đƣợc sẽ
đƣợc xử lý nhằm đƣa ra kết luận cho đề tài.
6. Kết quả đạt đƣợc của đề tài
- Tìm ra đƣợc độ chín thu hái phù hợp của thanh long nhằm mục đích bảo quản
- Tìm ra đƣợc dung dịch rữa thích hợp cho thanh long.
- Tìm ra đƣợc nồng độ phối trộn của dung dịch gelatin, nano bạc và acid lactic
thích hợp tạo chế phẩm.
- Tạo ra chế phẩm bảo quản có giá thành rẻ, kéo dài thời gian bảo quản thanh
long ruột trắng sau thu hoạch.
- Kết hợp bảo quản lạnh các mẫu đƣợc phun chế phẩm phù hợp cho kết quả tối ƣu
7. Kết cấu đồ án tốt nghiệp
- Mở đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học của đề tài
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Chƣơng 2: Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả
- Chƣơng 4: Thảo luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây thanh long
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, có tên gọi là Dragon fruit
thuộc họ Cactaceae và cũng là tên của một vài chi của họ xƣơng rồng. Thanh long có
nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Mexico, ở các nƣớc Trung Mỹ
và Nam Mỹ. Sau đó Thanh long lan rộng qua các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhƣ
Mỹ, Úc và Trung Đông. Hiện nay, loài cây này cũng đƣợc trồng ở các nƣớc trong khu
vực Đông Nam Á nhƣ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt
ở miền Tây đảo Java), miền Nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác [17] .
Cây thanh long đƣợc ngƣời Pháp đem về trồng ở Việt Nam trên 100 năm nhƣng
mới đƣa lên hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam là nƣớc duy nhất trồng thanh long
tập trung theo quy mô thƣơng mại tập trung tại Bình Thuận. Năm 2012 sản lƣợng lên
đến 360000 tấn, còn lại là Long An, Tiền Giang, TP.Hồ chí Minh, Khánh Hòa và một
số nơi khác. Năm 2015 tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch với tổng diện tích 15000 ha trên
toàn tỉnh, song cho đến nay có 16000 hộ trồng thanh long với diện tích 19085 ha [18].
. Bảng 1.1. Phân loại khoa học cây thanh long [7]
Phân loại khoa học
Giới (regnum) Plantae
Ngành Angiospermagnoliophta
Lớp Dicotyledoneae
Bộ (ordo) Caryophyllales
Họ (familia) Cactaceae
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hình 1.1. Cây và hoa thanh long
Hình 1.2. Quả thanh long
8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bảng 1.2. Phân loại quả thanh long
Phân loại [20]
Hylocereus undatus Ruột trắng với vỏ hồng
hay đỏ.
Hylocereus polyrhizus Ruột đỏ hay hồng với vỏ
hồng hay đỏ
Hylocereus costaricensis Ruột tím
a) b) c)
Hình 1.3. Quả thanh long
a) Thanh long ruột trắng
b) Thanh long ruột đỏ
c) Thanh long ruột trắng, vỏ vàng
1.1.2 Đặc điểm thực vật
9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thanh long là loại cây ăn quả nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên đƣợc trồng ở những
vùng khô nóng. Vì vậy điều kiện khí hậu đất đai ở Bình Thuận rất phù hợp cho thanh
long sinh trƣởng và phát triển [5].
Thanh long có một quá trình quan hợp dài ngày, ánh sáng ban ngày càng dài thì
càng tốt cho hoa. Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9, tập
trung nhiều nhất vào tháng 5 – 7, khi ngày dài hơn đêm. Từ tháng 10 đến tháng 2,
ngƣời dân thƣờng dùng đèn để chiếu sáng cho ra hoa [7].
1.1.2.1 Rễ
Có hai loại rễ: rễ địa sinh và rễ khí sinh.
Rễ địa sinh là rễ mọc dƣới đất, ở độ sâu 30cm tính từ mặt đất. Rễ này hút chất
dinh dƣỡng để nuôi cây, cho hoa và làm cho quả có mù vị đặc trƣng.
Rễ khí sinh là rễ mọc bên trên thân cây thanh long, là các vòi để bám vào trụ.
Những phần rễ ở gần mặt đất lại ăn xuống đất để nuôi cây[7].
1.1.2.2 Thân cành
Thanh long có thân cành trƣờn bò trên trụ đỡ, thân cành thƣờng có 3 cánh dẹp,
xanh, hiếm khi có 4 cánh. Mỗi cánh chia thành 3 thùy dài 3 – 4 cm, đáy mỗi thùy có 3
– 5 gai ngắn. Mỗi năm cây cho từ 3 đến 4 đợt cành, khoảng thời gian giữa hai đợt từ 40
– 50 ngày. Cây 1 tuổi có khoảng 30 cành, 2 tuổi có 70 cành, 5 tuổi nên duy trì 150 –
170 cành sẽ cho quả to [7].
1.1.2.3 Hoa
Hoa thanh long thuộc loại hoa lƣỡng tính, to, màu trắng hoặc vàng nhạt, chiều
dài trung bình 25 – 35 cm. Mỗi năm hoa nở rộ 4 – 6 đợt, xuất hiện vào tháng 3 dƣơng
lịch và kéo dài đến hết tháng 10. Hoa thƣờng nở tập trung đồng loạt vào lúc 20 – 23
giờ, từ khi nở đến tàn khoảng 2 ngày. Còn từ khi xuất hiện nụ đến khi tàn khoảng 20
ngày [7].
10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.2.4 Quả
Sau khi hoa thụ phấn, nó sẽ phát triển thành quả. Quả thanh long là loại quả
mọng, hình bầu dục, có nhiều tai lá xanh, hình thành từ bầu noãn sau khi hoa thụ phấn.
Khi còn non, vỏ màu xanh, đến lúc chín chuyển sang đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt quả có
màu điểm xuyến hạt đen, nhỏ [7].
a) b)
Hình 1.4. Cây thanh long (a), hoa thanh long (b).
1.1.3 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây thanh long tăng trƣởng và phát triển là 14 – 260C.
Trong điều kiện đó sƣơng gió nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây ảnh hƣởng cho thanh long
[5].
Ánh sáng
Cây thanh long chịu ánh sáng quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây
sinh trƣởng cà phát triển nói có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu
cho quả. Tuy nhiên, nếu cƣờng độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả
năng sinh trƣởng của thanh long [7].
11
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nƣớc
Thanh long có tính chống chịu so với điều kiện môi trƣờng không thuận lợi nhƣ
chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu ngập úng của cây không cao. Để phát triển tốt,
cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đầy đủ nƣớc, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm
hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lƣợng nƣớc cho cây là 800 – 2000 mm/năm, nếu
vƣợt quá sẽ dẫn tới hiện tƣợng rụng hoa và thối quả [7].
Đất đai
Thanh long đƣợc trồng trên nhiều loại đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất
phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt và thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh
long hiệu quả cao đất phải tƣơi xốp, thông thoáng, thoáng nƣớc tốt, đất phèn nhẹ hoặc
đất sét pha phù sa phủ trên nền có pH từ 5 – 6,5 với hàm lƣợng hữu cơ cao không bị
nhiễm mặn [5].
Thu hoạch
Trƣớc khi thu hoạch 10 – 15 ngày không đƣợc tƣới nhiều nƣớc, bón quá nhiều
phân (nhất là phân đạm) và không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi quả
thanh long chuyển màu hoàn toàn là thu hoạch đƣợc. Thanh long nên thu hoạch đúng
lúc quả chín, trong khoảng thời gian 28 – 32 ngày sau khi nở hoa để có trọng lƣợng
cao, chất lƣợng ngon nhất và bảo quản đƣợc lâu hơn.
Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát hoặc tắt nắng, lúc đó nhiệt
độ thấp, trời mát, không nắng, ít gió để tránh ánh nắng gay gắt chiếu vào quả làm tăng
nhiệt độ bên trong quả, tránh mất nƣớc nhanh ảnh hƣởng đến chất lƣợng quả và thời
gian bảo quản [1].
Sau khi thu hái nên để thanh long ruột trắng ở trong râm mát, vận chuyển về
phòng đóng gói càng sớm càng tốt. Trƣớc khi vận chuyển thanh long lên xe cần phải
lót rơm rạ để tránh tổn thƣơng cơ học và phải che đậy để tránh tác động của nhiệt làm
héo nông sản. Dụng cụ thu hái phải sắc bén, khi hái xong phải bỏ ngay vào rỏ chứa,
không để quả xuống đất để tránh bị nhiễm nấm bệnh [1].
12
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khi vận chuyển không xếp đầy giỏ, kê lót cẩn thận tránh va đập và ánh nắng
trực tiếp chiếu vào quả [11].
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt đọ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long bảo quản trong
điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ thanh long tƣơi đƣợc 5- 8 ngày.
Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 240C thanh long có thể giữ tƣơi đƣợc 8 – 10 ngày.
Bảo quản ở nhiệt độ 10 – 140C thanh long có thể giữ tƣơi đƣợc 15 – 20
ngày.
1.1.4 Thành phần dinh dưỡng của thanh long
Thành phần dinh dƣỡng của thanh long thay đổi tùy theo giống, phân bón,
chế độ chăm sóc và thời gian thu hái. Nhìn chung, thanh long có nhiều chất khoáng,
đặc biệt là kali và sắt nhiều hơn một số loài trái cây khác [3].
Thanh long ruột trắng có nhiều vitamin C, các nguyên tố khoáng nhƣ kali, sắt
hàm lƣợng đƣờng thấp do đó phù hợp với ngƣời bị tiểu đƣờng và huyết áp cao. Ngoài
ra tha...ộ sôi 1220C
Hình 1.12. Công thức cấu tạo củac acid lactic [41]
Acid lactic là chất hữu cơ không màu, mùi nhẹ, tan trong nƣớc và cồn.Trong
phân tử có một cacbon đối xứng nên có hai đồng phân hình học:
Đồng phân L - Acid lactic: dạng tinh thể tan trong nƣớc, cồn, eter, nhiệt độ nóng
chảy là 280C.
Đồng phân D - Acid lactic: dạng tinh thể tan trong nƣớc, cồn, nhiệt độ nóng
chảy là 280C và nhiệt độ sôi là 1030C.
Acid lactic thƣơng mại phối trộn hai đồng phân trên, khi tỷ lệ phối trộn là 1:1 thì
hỗn hợp đó gọi là Roxemic.
34
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Acid lactic là sản phẩm chuyển hóa của đƣờng nhờ vi sinh vật, mà điển hình là
vi khuẩn Lactic hiện diện trong sữa chua, yaourt, fomai trắng. Ngoài ra nó còn đƣợc
sinh ra khi hoạt động và có thể sản xuất bằng phƣơng pháp tổng hợp hóa học chung
nhƣng sản xuất acid lactic bằng sự lên men glucose và những chất khác thì rẻ hơn.
Khả năng ức chế vi sinh vật của acid lactic:
Acid hữu cơ khi cho vào môi trƣờng có tác dụng mạnh đến vi sinh vật chủ yếu
là do sự phân ly H+, vì vậy H+có tác dụng bảo quản. Các acid có tác dụng sát trùng
mạnh hay yếu phụ thuộc vào tính chất của các phân tử không phân ly hay amin. Các
acid thƣờng là acid lactic, acid acetic, acid citritVấn đề tác dụng của các acid này
phụ thuộc vào bản chất của chúng, tính chất môi trƣờng và đặc tính của vi sinh vật.
pH của môi trƣờng thấp sẽ khử hoạt tính enzyme khử đi hoạt động của hệ thống
vận chuyển ion, chất dinh dƣỡng vào tế bảo làm ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất
của vi sinh vật. Khi đó vi sinh vật không có khả năng hoạt động gây hƣ hỏng nữa. Acid
lactic đƣợc sử dụng nhƣ chất bảo quản và tạo mùi, ức chế Bacillus coagulans trong
dung dịch cà chua mạnh hơn các loại acid khác. Ở pH = 5 chúng có tác dụng ức chế vi
sinh vật tạo bào tử nhƣng lại tác dụng yếu hơn nấm men, nấm mốc. Ở pH = 4,6 – 4,9
hơn 90% Staphylococcus aureus bị ức chế trong khoảng 12 giờ (Ngô Thị Minh Khai,
2008).
35
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hình 1.13. Cơ chế bơm ATPase đẩy H+ ra khỏi tế bào [19]
Các acid hữu cơ đƣợc sinh ra bởi vi khuẩn lactic chủ yếu là axit acetic, các acid này
góp phần làm giảm pH tiêu diệt các vi khuẩn có hại ví dụ nhƣ vi khuẩn Ecoli,
Clostrisdium perfringens, Staphilococus aurius... Do nội bào vi khuẩn có pH = 7 nên
có sự chênh lệch pH so với môi trƣờng acid bên ngòai, H+ từ môi trƣờng sẽ đi vào bên
trong tế bảo vi khuẩn làm pH nội bào giảm. Vi khuẩn phải sử dụng cơ chế ATPase đẩy
mạnh H+ ra khỏi tế bào làm cho vi khuẩn mất năng lƣợng. Mặt khác pH giảm thì cũng
ức chế quá trình đƣờng phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn cạn kiệt năng lƣợng dẫn đến
bị tiêu diệt. Ngoài ra, các anion của acid còn gây rối loạn sự thẩm thấu của màng tế
bào. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết (Huỳnh Thị Kiều, 2006)
Ƣu điểm khi sử dụng acid lactic
- Khống chế đƣợc vi sinh vật cao hơn các loại acid Acetic, acid Tartic, acid
Citric
- Không ảnh hƣởng đến mùi vị, cấu trúc của sản phẩm.Không gây hại cho sức
khỏe của con ngƣời.
36
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Là một chất hữu cơ lỏng không màu sắc, mùi nhẹ. Đƣợc pha với nƣớc hoặc
ethanol. Là sản phẩm lên men của lactose. Chúng hiện diện trong sữa chua,
yogurt, phomai trắng... Protein sữa đông lại nhờ acid lactic.
- Acid lactic còn đƣợc sinh ra khi cơ hoạt động.
- Acid lactic thƣơng mại đƣợc sử dụng trong dƣợc, thực phẩm, hàng thuộc da,
dung môi... Acid lactic có hai chất đồng phân quang học là dextro và levo,
chircos dạng levo tham gia trong sự thay đổi chất động vật.
- Acid thƣơng mại là sự tổng hợp của hai chất đồng phân.
- Acid lactic đƣợc sử dụng trong công nghiệp thực phẩm nhƣ chất bảo quản và
chất tạo mùi vị [7].
37
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2. VẬT KIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng, Trƣờng
ĐH Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: 4/2017 - 7/2017.
2.2 Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thanh long ruột trắng đƣợc trồng tại Bình Thuận. Quả có màu quả đẹp, tai vỏ
xanh.
Nano bạc nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc sản xuất tại công ty CP
Ứng Dụng Công Nghệ Cao Á Châu.
Gelatin và Acid lactic đƣợc sử dụng để tiến hành nghiên cứu đƣợc lấy tại phòng
thí ngiệm khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trƣờng, Trƣờng ĐH Công nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
37
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Thanh Long b) Nano bạc c) Gelatin d) Acid lactic
Hình 2.1. Hóa chất và nguyên liệu
2.2.3 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị Hóa chất
Cân phân tích, cân kỹ
thuật Acid lactic,
Máy đo màu KIO3,
Tủ lạnh NaOH,
Nồi hấp autoclave HCl,
Cốc thủy tinh các loại Glycelron,
Bình định mức các cỡ Phenoltalein,
khác nhau (50ml, 100ml, Hồ tinh bột,
250ml) Agar,
Phễu tủy tinh Nano bạc,
Pipet các cỡ khác nhau Gelatin
(1ml, 2ml, 5ml, 10ml) Ethanol 960 và Ethanol
Ống đong 700
Ống nghiệm
38
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bìn phun chế phẩm
Bình đựng môi trƣờng
Microwave
Máy so màu
Máy đo phân tích màu
sắc
2.3 Bố trí thí nghiệm
39
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thanh long ruột trắng
Xác định độ chín
Đánh giá về đặc điểm, hình
Cho quá trình bảo quản
dạng kích thƣớc, hàm lƣợng
chất rắn hòa tan và hàm lƣợng
acid
Xác định dung dịch rửa
thích hợp
Hàm lƣợng đƣờng tổng
Hàm lƣợng acid tổng
Xác định tỷ lệ phối trộn
Độ hao hụt khối lƣợng
gelatin - nano bạc
Tỷ lệ hƣ hỏng
Hàm lƣợng vitamin C
Xác định tỷ lệ phối trộn Tổng vi sinh vật hiếu
gelatin - nano bạc – khí (TPC)
acid lactic
Bao gói
Theo dõi
Bảo quản nhiệt độ 100C 15 ngày và
30 ngày
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát
Thuyết minh quy trình:
40
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thanh long ruột trắng sau khi thu hái tại vƣờn, ta tiến hành lựa chọn và phân
loại nhằm mục đích khảo sát độ chín sau thu hoạch để bảo quản tốt hơn.
- Sau đó tiến hành khảo sát tiền xử lý để tìm ra loại dung dịch nào thích hợp bảo
quản thanh long, vì sau khi thu hái thanh long bị nhiễm bẩn, vi sinh vật bám vào
và còn dƣ lƣợng thuốc trừ sâu khá nhiều do đó cần phải đƣợc loại bỏ để thanh
long bảo quản lâu hơn.
- Tiếp theo ta để ráo tự nhiên.
- Sau đó tiến hành khảo sát nồng độ chế phẩm tạo màng thích hợp bảo quản thanh
long lâu hơn. Nhằm mục đích giảm tổn thất quả sau thu hoạch. Tiếp theo ta tiến
hành khảo sát phƣơng pháp tạo màng thích hợp để nâng cao khả năng tạo màng
cho thanh long. Để ráo tự nhiên, sau đó bao bọc bằng PE có đục lỗ.
- Cuối cùng bảo quản ở nhiệt độ 100C thích hợp để bảo quản thanh long.
2.4. Phƣơng pháp bố trí nghiệm:
2.4.1. Thí nghiệm 1: Xác định độ chín của thanh long ruột trắng
Thanh long ruột trắng đƣợc thu hái ở 4 độ chín khác nhau
NT1: quả thu hái ở ngày 27 sau khi nở hoa.
NT2: quả thu hái ở ngày 29 sau khi nở hoa.
NT3: quả thu hái ở ngày 31 sau khi nở hoa.
NT4: quả thu hái ở ngày 33 sau khi nở hoa.
Các chỉ tiêu phân tích: Nhận xét về đặc điểm hình thái, kích thƣớc, hàm lƣợng acid
tổng số (%), hàm lƣợng chất rắn hòa tan (0Bx).
41
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.2. Thí nghiệm 2: Xác định phƣơng pháp tiền xử lý thích hợp cho thanh long
ruột trắng.
Đối tƣợng nghiên cứu: thanh long ruột trắng ở thí nghiệm (1).
Sau khi thu hoạch thanh long còn dính đất cát và dƣ một lƣợng thuốc bảo vệ thực
vật, mầm bệnh cũng nhƣ các vi sinh vật gây hƣ hỏng có trên bề mặt gây hƣ hỏng trên
bề mặt vỏ quả làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng bảo quản. Chính vì thế cần xác định
phƣơng pháp tiền xử lý thích hợp cho thanh long ruột trắng để tăng thời gian bảo quản
lâu hơn.
Tiến hành bố trí 3 nghiệm thức, mỗi công thức gồm 8 quả đƣợc thu hái ở độ chín
thích hợp (kết quả thí nghiệm 1), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, trong thời gian 1 phút:
Không xử lý ( nhúng trong nƣớc sạch)
Xử lý bằng dung dịch NaOH 0,1N
Xử lý bằng dung dịch chlorin nồng độ 0,1%
Các mẫu sau khi xử lý đƣợc để khô tự nhiên và bao PE có đục lỗ đƣợc bảo quản ở
nhiệt độ thƣờng.
Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu ở ngày 15 và ngày 30.
Các chỉ tiêu phân tích: Nhận xét về tỷ lệ hƣ hỏng (%), hao hụt khối lƣợng (%),
hàm lƣợng acid tổng (%), hàm lƣợng vitamin C (mg %), hàm lƣợng chất rắn hòa tan
(0Bx), tổng vi sinh vật hiếu khí.
2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc thích hợp cho thanh long
ruột trắng
Đối tƣợng nghiên cứu: thanh long ruột trắng ở thí nghiệm (2).
42
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu đƣợc độ chín thích hợp để bảo quản và xác định đƣơc dung
dịch để xử lý , nghiên cứu xác định phối trộn nồng độ gelatin và nồng độ nano bạc để
tạo màng kháng khuẩn bảo vệ thanh long tốt hơn.
Tiến hành bố trí 6 công thức, mỗi công thức gồm 8 quả mỗi công thức lặp lại 3 lần
ĐC: Không sử dụng màng kháng khuẩn.
NT1: gelatin 1% + nano bạc 0,5x10-8%
NT2: gelatin 1% + nano bạc 1 x10-8%
NT3: gelatin 1% + nano bạc 1,5 x10-8%
NT4: gelatin 1% + nano bạc 2 x10-8%
NT5: gelatin 1%
Các mẫu sau khi xử lý đƣợc để khô tự nhiên và đƣợc nhúng chế phẩm dung dịch,
để khô và bao PE có đục lỗ đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 100C.
Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu ở ngày 15 và ngày 30.
Các chỉ tiêu phân tích: Nhận xét về tỷ lệ hƣ hỏng (%), hao hụt khối lƣợng (%),
hàm lƣợng acid tổng (%), hàm lƣợng vitamin C (mg%), hàm lƣợng chất rắn hòa tan
(0Bx), tổng vi sinh vật hiếu khí.
2.4.4. Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ gelatin - nano bạc và acid lactic thích hợp
tạo màng cho thanh long ruột trắng
Đối tƣợng nghiên cứu: thanh long ruột trắng ở thí nghiệm (3).
Sau khi nghiên cứu đƣợc độ chín thích hợp để bảo quản và xác định đƣơc dung
dịch để xử lý, xác định phối trộn nồng độ gelatin và nồng độ nano bạc để tạo màng
43
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
kháng khuẩn bảo vệ thanh long tốt hơn tiếp tục phối trộn gelatin - nano bạc và acid
lactic.
Tiến hành bố trí 6 công thức, mỗi công thức gồm 8 quả mỗi công thức lặp lại 3 lần
ĐC: không sử dụng màng kháng khuẩn.
NT1: NT tốt nhất + acid lactic 0,5%
NT2: NT tốt nhất + acid lactic 1%
NT3: NT tốt nhất + acid lactic 1,5%
NT4: NT tốt nhất + acid lactic 2%
NT5: NT tốt nhất
Các mẫu sau khi xử lý đƣợc để khô tự nhiên và đƣợc nhúng chế phẩm dung dịch,
để khô và bao PE có đục lỗ đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 100C.
Lấy mẫu và phân tích chỉ tiêu ở ngày 15 và ngày 30.
Các chỉ tiêu phân tích: Nhận xét về tỷ lệ hƣ hỏng (%), hao hụt khối lƣợng (%),
hàm lƣợng acid tổng (%), hàm lƣợng vitamin C (mg %), hàm lƣợng chất rắn hòa tan
(0Bx), tổng vi sinh vật hiếu khí.
2.4.2 Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu
2.4.2.1 Phƣơng pháp xác định độ hao hụt khối lƣợng
Đƣợc biểu thị bằng sự hao hụt về khối lƣợng chất khô hay thủy phần của
từng quả. Cân khối lƣợng từng quả trƣớc khi bảo quản và ở mỗi lần phân tích bằng cân
phân tích
Tỷ lệ tổn thất khối lƣợng đƣợc tính theo công thức:
44
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đó: M1 – khối lƣợng quả trƣớc bảo quản (g)
M2 – khối lƣợng quả sau thời gian bảo quản (g)
X (%) – tỷ lệ tổn thất trong hao hụt khối lƣợng
2.4.2.2 Phƣơng pháp xác định tỷ lệ hƣ hỏng
Tỷ lệ hƣ hỏng của mẫu đƣợc xác định theo công thức:
n
H%= 0 x 100
n1
Trong đó:
n1 là số quả ban đầu
n0 là số quả hƣ hỏng
2.4.2.4 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng acid hữu cơ tổng số [TCVN 3948 –
84]
Nguyên tắc: chuẩn hàm lƣợng acid tổng bằng dung dịch NaOH, 0,1N với chỉ thị
màu phenolphtalein 1%.
Từ các mẫu thanh long phân tích ở mỗi công thức, tiến hành cân 1,2g thanh long,
nghiền nhỏ bằng cối sứ rồi chuyển vào bình tam giác 100 ml và thêm nƣớc cất sao cho
đạt thể tích dung dịch là 50 ml. Đun cách thủy 15 phút ở trên bếp ở nhiệt độ 80 – 900C,
thỉnh thoảng lắc, chú ý đậy kín bình khi đun. Khi dung dịch đã nguội, lọc qua giấy lọc
vào bình định mức 100ml lên thể tích tới vạch bằng nƣớc cất.
Lấy 25 ml dịch lọc cho vào bình tam giác 100 ml, cho thêm 1 – 2 giọt
phenolphtalein. Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N đến khi xuất hiện
màu hồng phớt.
45
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hàm lƣợng acid hữu cơ đƣợc tính theo công thức:
Trong đó: X: Lƣợng acid hữu cơ hòa tan trong mẫu (%)
a: thể tích NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ (ml)
0,0067: Số gam acid tƣơng ứng với 1 ml NaOH 0,1N
T: Hệ số điều chỉnh đối với NaOH 0,1N
V: Tổng thể tích dung dịch chiết
v: thể tích dung dịch lấy dể chuẩn độ
c: Khối lƣợng mẫu (g)
2.4.2.5 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng vitamin C
Từ những mẫu thanh long ở công thức, nghiền nhỏ 10g thanh long trong dung dịch
HCl 1%, chuyển phần dịch thu đƣợc vào bình định mức 100ml và định mức bằng dung
dịch HCl 1%. Đồng nhất mẫu và thu đƣợc dung dịch cần phân tích. Lấy 10 ml dung
dịch cần phân tích cho vào bình tam giác, thêm 5 giọt hồ tinh bột. Tiến hành chuẩn độ
bằng KIO3/KI 0,001N cho đến khi xuất hiện màu xanh.
Hàm lƣợng vitamin C đƣơc tính theo công thức:
Trong đó:
X: hàm lƣợng vitamin C (mg%)
a : thể tích KIO3/KI 0,001N cần dùng để chuẩn độ dịch chiết vitamin C (ml)
b: thể tích KIO3/KI 0,001N cần dùng để chuẩn độ dịch mẫu đối chứng HCl ( ml)
100: thể tích bình định mức bình định mức (ml)
46
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
0,088: số mg acid ascorbic ứng với 1ml dd KIO3/KI 0.001N
m: khối lƣợng mẫu nguyên liệu (g)
2.4.2.6 Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng tổng
Nguyên tắc: khi đi từ môi trƣờng có chiết suất n1 (không khí) sang môi trƣờng có
chiết suất n2 (chất lỏng) tia sáng sẽ bị khúc xạ. Dựa vào độ lệch của tia khúc xạ, ta có
thể xác định nồng độ của chất rắn hòa tan trong mẫu thử.
Phƣơng pháp: chỉnh vạch đo về 0 bằng nƣớc cất, lau khô. Lấy giọt chất lỏng của
dung dịch cần đo lên bề mặt kính của khúc xạ kế, đậy kín lại và đọc giá trị tại vạch
phân giữa sáng và tối.
Hàm lƣợng đƣờng tổng đƣợc xác định bằng Brix kế trong một mẫu nhỏ dịch
quả. Để có kết quả chính xác cần làm sạch Brix kế sau mỗi lần đo bằng nƣớc cất.
2.4.2.7 Phƣơng pháp phân tích chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí (TPC) [TCVN:
5165 – 90]
Định nghĩa: Vi sinh vật hiếu khí là những loài sinh vật sinh sống và phát triển
trong môi trƣờng có không khí (O2). Trong điều kiện không có không khí (môi trƣờng
yếm khí, kỵ khí) chúng sẽ chết hoặc không phát triển tốt.
Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật đổ đĩa, đếm khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch sau
khi ủ trong điều kiện hiếu khí ở 370C/72 giờ 6giờ. Số lƣợng khuẩn hiếu khí trong 1g
hoặc 1ml thực phẩm kiểm nghiệm đƣợc tính theo số khuẩn lạc đếm đƣợc trên các đĩa
nuôi cấy theo nồng độ pha loãng.
Môi trƣờng sử dụng:
Dung dịch pha loãng mẫu: BPW
Môi trƣờng nuôi cấy: PCA
47
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1g mẫu + 9 ml BPW, Đồng nhất
mẫu trong 30 giây đƣợc nồng độ
10-1
Các bƣớc tiến hành
Pha loãng trong nƣớc muối sinh
lý
-2 -3 -4
(độ pha loãng 10 , 10 , 10 )
Từ mỗi độ pha loãng hút 1ml cho
vào đĩa petri vô trùng. Sau đó đổ
môi trƣờng PCA đã làm nguội
450C
Lắc đều và chờ thạch nguội, úp
0
ngƣợc, đem ủ ở nhiệt độ 37 C
trong 72 giờ.
Đọc kết quả các đĩa từ 25 – 250
khuẩn lạc.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình định lƣợng tổng vi sinh vật hiếu khí (TPC)[12]
Thuyết minh quy trình:
Chuẩn bị mẫu:
48
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dùng dao cắt 1g mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9ml dung dịch đệm BPW. Tiến
hành đồng nhất mẫu. Khi đó ta đƣợc dung dịch có độ pha loãng 10-1. Tiếp tục pha
loãng ra các nồng độ 10-2, 10-3, 10-4. Mỗi nồng độ cấy một đĩa.
Đổ đĩa:
Dùng micropipette với các đầu tuýp vô trùng hút 1ml dung dịch pha loãng cho vào đĩa
petri. Sau đó đổ khoảng 15 – 20ml môi trƣờng PCA đã hấp và làm nguội đến 450C vào
đĩa. Xoay tròn đĩa, đặt đĩa petri lên mặt nằm ngang cho thạch đông đặc.
Ủ mẫu:
Ủ ngƣợc đĩa ở nhiệt độ 370C/72 giờ
Đọc và tính toán kết quả:
Sau khi ủ 72 giờ, lấy đĩa ra và đếm tất cả các khuẩn lạc có trong mỗi đĩa
Chọn những đĩa có khuẩn lạc từ 15 đến <300 để tính toán kết quả. Nhân số khuẩn lạc
đếm đƣợc với độ pha loãng tƣơng ứng. Gía trị trung bình của số khuẩn lạc tính từ công
thức pha loãng của cùng một mẫu đƣợc xác định nhƣ tổng số vi sinh vật hiếu khí có
trên 1g mẫu đó.
Trong đó: C: số đếm vi sinh vật trong mẫu
N: tổng số khuẩn lạc đếm đƣợc trong mẫu
N: số đĩa đếm đƣợc tại mỗi nồng độ pha loãng
D: độ pha loãng
V: thể tích cấy vào mỗi đĩa
49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định độ chín thu hái phù hợp của thanh long ruột trắng
Độ chín thu hái là độ chín mà thanh long ở cuối giai đoạn trƣởng thành, ở giai đoạn
này thanh long đạt kích thƣớc và hình dạng tối đa. Cần phải xác định độ chín thích hợp
vì nó là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng bảo quản. Bởi vì khi thu
hoạch thanh long chƣa đủ độ chín thì thành phần dinh dƣỡng cũng nhƣ kích thƣớc của
thanh long chƣa hoàn thiện, thời gian bảo quản lâu nhƣng giá trị cảm quan bị giảm do
hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong trái tích lũy chƣa đủ, trái còn xanh. Nếu thu hoạch
quả quá già thì thời gian bảo quản ngắn, độ ngọt đạt cực đại nhƣng trái sẽ mềm sẽ gây
khó khăn trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Chính vì thế để kéo dài thời gian
bảo quản cần phải xác định độ chín phù hợp. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác
định độ chín thích hợp để bảo quản thanh long ruột trắng ở các độ chín khác nhau dựa
trên sự thay đổi lý hóa chủ yếu, ngoài ra còn dựa vào kinh nghiệm lâu năm của ngƣời
trồng. Kết quả phân tích đƣợc trình bảy ở bảng 3.1
50
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.1. Kết quả thanh long thu hái ở các độ chín khác nhau
CT Đặc điểm Khối lƣợng (g) CD (cm) x CN (cm) HLACTS HLCRHT
(%) (0Bx)
NT
NT1: Tai cứng, vỏ bắt đầu xuất 388,50a 32,99 13,91a 0,71 x 6,07a 0,37 1,18 a 0,04 11,08 c 0, 13
27 ngày hiện màu hơi đỏ
NT2: Có tai cứng, vỏ có màu đỏ 412,50a 19,97 14,6 5 a 0,27 x 6,70a 0,16 0,50 b 0, 03 13,95 b 0,41
29 ngày ánh xanh (đỏ không hoàn
toàn còn lẫn ít màu xanh
của trái chƣa chín)
NT3: Tai cứng, vỏ quả đỏ hoàn 427,50a 34,95 1 4 ,37 a 0,09 x 6,43a 0,12 0,43 b 0, 11 15,25 a 0,12
31 ngày toàn
NT4: Trái có tai mềm, vỏ đỏ 407,50a 16.89 14 ,17a 0,17 x 6,54a 0,59 0,16c 0,04 15,46a 0,09
33ngày hoàn toàn.
51
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ngày 27 Ngày 29 Ngày 31 Ngày 33
Hình 3.1. Thanh long ở các ngày thu hái khác nhau
52
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua bảng 3.1 ta thấy đặc điểm hình thái của trái thanh long ở các ngày thu hái
khác nhau có sự khác biệt nhau. Theo kinh nghiệm thì ngƣời ta thu hoạch thanh long từ
ngày 28 – 32 ngày sau khi ra hoa chính vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát ngày thu
hoach từ 27 – 33 ngày nhằm mục đích lựa chọn ngày thu hái thích hợp để bảo quản
thanh long một cách tốt nhất.
Về chỉ tiêu về hình dạng: chiều dài, chiều ngang và khối lƣợng của quả thanh
long ở các độ chín khác nhau thay đổi theo chiều hƣớng tăng dần nhƣng sự thay đổi
này là không đáng kể đặc biệt giữa NT3 và NT4. Qua số liệu phân tích ta thấy NT3 có
hình dạng và kích thƣớc tƣơng đối ổn định.
Về thành phần hóa học: ta thấy tổng hàm lƣợng chất rắn hòa tan quyết định đến
chất lƣợng của thanh long, đáp ứng thị yếu của ngƣời tiêu dùng. Qua kết quả phân tích
ta thấy hàm lƣợng chất rắn hòa tan tăng đần trong quá trình phát triển của quả. Cụ thể ở
NT1 hàm lƣợng chất rắn hòa tan là thấp nhất và tăng dần cho tới NT4. Tuy nhiên ở
NT3 (15,25%) và NT4 (15,46%) sự gia tăng không đáng kể. Trong khi đó hàm lƣợng
axit tổng số giảm dần ở các ngày chín liên tiếp. Ở NT1 hàm lƣợng axit rất cao đạt
(1,18%) và thấp nhất là NT4 (0,16%). Ở NT3 và NT4 khi quả chín hoàn toàn hàm
lƣợng axit giảm một cách đáng kể chính vì thế làm quả thanh long có vị chua ngọt một
cách hài hòa.
Qua kết quả thu đƣợc cho thấy ở NT3 có chất lƣợng về hình dạng lẫn chất lƣợng
rất thích hợp cho việc vận chuyển và bảo quản.Trạng thái quả tƣơng đối cứng nên giảm
đƣợc tổn thất trong quá trình vận chuyển tạo điều kiện cho việc bảo quản ở quy mô
công nghiệp.
So sánh với một số kết quả nghiên cứu độ thu hái của thanh long nhằm mục đích
bảo quản tƣơi. Kết quả ngày thứ 31 sau khi ra hoa. Kết quả này so sánh với độ chín thu
hái trong đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao chất
lượng và kéo dài thời gian bảo quản Thanh long tại Bình Thuận” của Lê Thiên Minh,
2013, chênh lệch không đáng kể. Trong đề tài này tác giả sử dụng ngày thu hái 31- 32
53
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
trong bảo quản mang lại kết quả tốt. Theo sau đó là đề tài “ Ứng dụng một số biện
pháp kỹ thuật trong bảo quản Thanh Long ở Bình Thuận” của Nguyễn Thị Anh Thy,
2008, trong đề tài này tác giả cũng sử dụng ngày thu hái 30 – 32 ngày, trong quá trình
bảo quản mang lại kết quả tốt.
Chính vì những lý do trên tôi chọn thu hái thanh long ở ngày thứ 31 kể từ khi nở
hoa cho việc bảo quản thanh long.
3.2 Kết quả xác định dung dịch rửa thích hợp của quả thanh long ruột trắng
Trong thời gian bảo quản thanh long sẽ không tránh khỏi sự hƣ hỏng do vi sinh
vật gây nên trên bề mặt vỏ. Làm tổn thất về sản lƣợng gây hƣởng đến năng suất. Chính
vì thế mong muốn tìm ra một phƣơng pháp xử lý thông thƣờng đƣợc đƣợc dùng trong
thực phẩm, cụ thể là dung dịch chlorin 0,1%, NaOH 0,1 N.Thí nghiệm đƣợc tiến hành
nhƣ mục 3. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.2 và bảng 3.3
ĐC NaOH 0,1N Chlorin 0,1%
Hình 3.2. Thanh long ở ngày thứ 15
54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả thanh long 15 ngày bảo quản.
Hao h ụ t khối Tỷ lệ hƣ hỏng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Tổng vi sinh
Chỉ tiêu acid tổng vitamin C chất rắn hòa vật hiếu khí
lƣợng (%)
tan
(%) (mg%) (CFU/g)
(%)
(0Bx)
Nghiệm
15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày
thức
Không xử lý 4,48a 0,20 33,33 a 11,03 0,7 8 b 0,15 3,43c 0,22 16,90 b 0, 56 14,92 x 103
( ĐC)
NaOH 0,1N 3,43b 0,25 16,67 ab 11,02 0,86ab 0,19 4,56 b 0,20 17,55ab 0,17 10 x 103
Chlorin 0,1% 1,80C 0,28 8,33b 4,17 1,12a 0,12 5,59 a 0,12 18 ,21 b 0,32 8,82 x 103
55
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả thanh long sau 30 ngày bảo quản.
Hao h ụ t kh ối Tỷ lệ hƣ hỏng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Tổng vi sinh
Chỉ tiêu lƣợng acid tổng vitamin C chất rắn hòa vật hiếu khí
(%)
tan
(%) (%) (mg%) (CFU/g)
(0Bx)
Nghiệm
30 ngày 30 ngày 30ngày 30 ngày 30 ngày 30 ngày
thức
ĐC 11,80a 0,28 62,5 a 8,33 0,39c 0,14 1,94b 0,11 19,62 b 0,13 60,42 x 103
NaOH 0,1N 6,82b 0,36 45,83 b 8,67 0,75ab 0,36 2,38 ab 0,26 20,27a 0,11 24,29 x 103
Chlorin 0,1% 3,94c 0,21 37,50c 8,33 0,98a 0,19 2,47 a 0,20 20,64 a 0,37 22,63 x 103
56
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sơ đồ 1 Sơ đồ 2 Sơ đồ 3
Sơ đồ 4 Sơ đồ 5 Sơ đồ 6
Sơ đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện ảnh hƣởng của các loại chất xử lý đến chất lƣợng quả thanh long
Sơ đồ 1: Hao hụt khối lƣợng tự nhiên (%)
57
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sơ đồ 2: Tỷ lệ hƣ hỏng (%)
Sơ đồ 3: Hàm lƣợng acid tổng (%)
Sơ đồ 4: Hàm lƣợng vitamin C (%)
Sơ đồ 5: Hàm lƣợng chất rắn hòa tan (0Bx)
Sơ đồ 6: Tổng VSV hiếu khí (CFU/g)
58
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhận xét:
Qua bảng 3.2, bảng 3.3 và sơ đồ 3.1 ta thấy 2 chất xử lý đều có tác dụng đáng kể
trong việc tăng hiệu quả thanh long ruột trắng sau 15 ngày bảo quản, cụ thể:
Về hao hụt khối lƣợng tự nhiên của thanh long ruột trắng: ta thấy tăng dần sau
15 ngày và 30 ngày. Hao hụt khối lƣợng tự nhiên là khác nhau ở các mẫu, cho thấy
công đoạn xử lý có vai trò rất quan trọng đến quá trình sinh lý, sinh hóa của quả. Cụ
thể ở mẫu không xử lý tỷ lệ hao hụt là cao nhất, sau đó giảm dần ở mẫu xử lý bằng
dung dịch NaOH 0,1N, và thấp nhất là dung dịch Chlorin 0,1%. Tỷ lệ hao hụt khối
lƣợng của các mẫu khác nhau rõ rệt sau 15 ngày và 30 ngày bảo quản, cụ thể ở mẫu
không sử dụng chất kháng khuẩn tỷ lệ hao hụt là cao nhất (4,48% tăng lên 11,80%) gấp
1,31 lần so với mẫu xử lý bằng dung dịch NaOH 0,1N (3,43% - 6,28%) và gấp 2,48 lần
khi xử lý với dung dịch Chlorin 0,1% ( 1,80% - 3,94%) ở ngày thứ 15.
Về tỷ lệ hƣ hỏng của thanh long ruột trắng giảm dần sau 15 ngày và 30 ngày.Ta
thấy giữa các mẫu xử lý và mẫu đối chứng ta thấy sự khác biệt rõ rệt sau 15 ngày và 30
ngày bảo quản. Đối với mẫu không xử lý ta thấy tỷ lệ hƣ hỏng rất là cao (33,33% -
62,5%) tiếp đến là dung dịch NaOH 0,1N (16,67% - 45,83% ) và thấp nhất là dung
dịch chlorin 0,1% (8,33% - 37,5%). Cụ thể ở mẫu không xử lý tỷ lệ hƣ hỏng gấp 1,36
lần sao với dung dịch NaOH và gấp 1,67 lần dung dịch chlorin 0,1% ở ngày thứ 30.
Về hàm lƣợng acid tổng có sự khác biệt rõ rệt giữa mẫu xử lý và mẫu đối
chứng. Hàm lƣợng acid tổng giảm dần sau ngày thứ 15 tới ngày 30. Ở các mẫu đƣợc
xử lý có hàm lƣợng acid cao hơn so với mẫu đối chứng. Cụ thể ở ngày thứ 15 hàm
lƣợng acid tổng ở mẫu đƣợc xử lý bằng dung dịch Chlorin 0,1% đạt 1,12% cao nhất
trong khi đó ở mẫu đƣợc xử lý bằng NaOH 0,1N và mẫu đối chứng chỉ đạt 0,86% và
0,78%. Đến ngày thứ 30 hàm lƣợng acid tổng giảm một cách rõ rệt chỉ còn 0,98% ở
mẫu xử lý bằng Chlorin 0,1%. Và 0,75% ở mẫu xử lý bằng dung dịch NaOH 0,1N thấp
59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
nhất là mẫu đối chứng đạt 0,39%. Nguyên nhân là do trong quá trình vận chuyển và thu
hái còn dính một số bụi bặm cũng nhƣ còn vi sinh vật bám vào làm trái thanh long bị
hƣ hỏng một cách nhanh chóng, cũng nhƣ quá trình hô hấp diễn ra một cách nhanh hơn
làm giảm hàm lƣợng acid tổng trong quả.
Về hàm lƣợng vitamin C của thanh long ruột trắng giảm dần sau 15 ngày và 30
ngày. Ta thấy giữa các mẫu xử lý và mẫu đối chứng ta thấy sự khác biệt rõ rệt sau 15
ngày và 30 ngày bảo quản. Đối với mẫu không xử lý ta thấy hàm lƣợng vitamin C rất là
thấp (3,43% - 1,94%) tiếp đến là dung dịch NaOH 0,1N (4,56% - 2,38% ) và cao nhất
là dung dịch chlorin 0,1% (5,59% - 2,47%).
Về hàm lƣợng chất rắn hòa tan: quả thanh long đƣợc xử lý bằng các dung dịch
sát khuẩn khác nhau và mẫu đối chứng có hàm lƣợng chất rắn hào tan khác nhau, tuy
nhiên không đnág kể. Điều này chứng tỏ công đoạn xử lý không ảnh hƣởng nhiều đến
sự thay đổi của hàm lƣợng chất rắn hòa tan của quả .
Về tổng vi sinh vật hiếu khí: trong suốt quá trình bảo quản, các vi sinh vật trên
bê mặt có xu hƣớng tăng dần ở tất cả các nghiệm thức. Trong đó, nghiệm thức đối
chứng không xử lý với sự vắng mặt của các tác nhân ức chế vi sinh vật, mật độ vi sinh
vật tăng nhanh theo thời gian bảo quản, đạt 14,92x103 CFU/g ở ngày thứ 15 và đạt
>60,42 x103 CFU/g sau 30 ngày bảo quản. Đối với các nghiệm thức còn lại, sự hiện
diện của các chất ức chế của các dung dịch NaOH 0,1N và chlorin 0,1% nên sự phát
triển của vi sinh vật trên bề mặt quả có phần bị ức chế, tốc độ tăng chậm theo thời gian.
Cụ thể ở ngày thứ 15, quả đƣợc xử lý bằng NaOH 0,1N mật độ vi sinh vật trên bề mặt
đạt 10x103 CFU/g trong khi đó dung dịch Chlorin 1% đạt 8,82% CFU/g mật độ vi sinh
vật thấp nhất.
So sánh với một số kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của chất tiền xử lý đến chất
lƣợng của thanh long. Kết quả là sử dụng dung dịch chlorin 0,1%. Kết quả này so sánh
60
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
với tiền xử lý trong đề tài “Effectiveness of submicron chitosan dispersions in
controlling anthracnose and maintaining quality of dragon fruit”, Postharver Biolgy
and Technology 86: 147 – 153, Ali và cộng sự, 2013. Kết quả này cũng giống so với
(Ali và cộng sự, 2013) tác giả sử dụng dung dịch chlorin 0,1% để rữa quả trong việc
tạo màng mang lại kết quả tốt. Bên cạnh đó so sánh với đề tài “Nghiên cứu sử dụng
màng kháng khuẩn trong quá trình bảo quản quả thanh long ruột đỏ” của Hoàng Thị
Giang, 2015. Tác giả cũng đã nghiên cứu phƣơng pháp tiền xử lý thích hợp cho thnah
long ruột đỏ bằng dung dịch chlorin 0,1% mang lại kết quả tốt.
Do đó, từ khảo sát trên tôi chọn dung dịch chlorin 0,1% để xử lý thanh long ruột
trắng trƣớc khi bảo quản. Và đây cũng là chất sát trùng đƣợc khuyến cáo sử dụng rộng
rãi trong sát trùng nƣớc máy và nhiều loại rau quả tƣơi.
3.3 Xác định nồng độ gelatin và nano bạc thích hợp cho quá trình bảo quản thanh
long ruột trắng
61
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.4. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 15 ngày bảo quản.
Chỉ tiêu Hao hụt khối Tỷ lệ hƣ hỏng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Tổng vi sinh
lƣợng acid tổng vitamin C chất rắn hòa vật hiếu khí
(%)
tan (0Bx)
(%) (%) (mg%) (CFU/g)
Nghiệm
15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày 15 ngày
thức
ĐC 4,32a 0,32 33.33a 10,91 0,84a 0.33 4,22b 0,23 16,86a 0,74 30,3 x 103
NT1 3,46b 0,14 29,17ab 2,22 0,85a 0.29 4,43ab 0,62 17,13a 038 27,41 x 103
NT2 3,01bc 0,13 25,00ab 1048 1,01a 0.12 5,36a 0,19 17,53a 0,3 22,25 x 103
NT3 2,79cd 0,21 20,83ab 7,22 1,05a 0.34 5,25a 0,21 17,68a 0,48 26,57 x 103
NT4 2,27d 0,23 8,33b 4,16 1,07a 0.19 5,53a 0,24 17,76a 0,33 15,32 x 103
NT5 2,52cd 024 16,67ab 4,16 1,01a 0.31 5,32a 0,12 17,33a 0,30 19,67 x 103
62
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 3.5. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi của thanh long ruột trắng trong 30 ngày bảo quản.
Chỉ tiêu Hao hụt khối Tỷ lệ hƣ hỏng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Hàm lƣợng Tổng vi sinh
lƣợng acid tổng vitamin C chất rắn hòa vật hiếu khí
(%)
tan (0Bx)
(%) (%) (mg%) (CFU/g)
Nghiệm
30 ngày 30 n...0.0648
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT1 3 1.1800 A
NT2 3 0.5000 B
NT3 3 0.4300 B
NT4 3 0.1600 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG CHAT RAN HOA TAN versus NT
Source DF SS MS F P
NT 3 36.6183 12.2061 238.52 0.000
Error 8 0.4094 0.0512
Total 11 37.0277
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
S = 0.2262 R-Sq = 98.89% R-Sq(adj) = 98.48%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
NT1 3 11.080 0.130 (-*-)
NT2 3 13.950 0.406 (-*-)
NT3 3 15.250 0.121 (-*-)
NT4 3 15.460 0.092 (-*-)
--------+---------+---------+---------+-
12.0 13.5 15.0 16.5
Pooled StDev = 0.226
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 15.4600 A
NT3 3 15.2500 A
NT2 3 13.9500 B
NT1 3 11.0800 C
Means that do not share a letter are significantly different.
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ CỦA TIỀN XỬ LÝ THÍCH HỢP CỦA THANH LONG RUỘT
TRẮNG
B.1. Hình ảnh
10-2 10-3 10-4
Hình B.1. Tổng vi sinh vật hiếu khí ở nghiệm thức đối chứng
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
B.2. Kết quả xử lý số liệu
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 10.9418 5.4709 89.44 0.000
Error 6 0.3670 0.0612
Total 8 11.3088
S = 0.2473 R-Sq = 96.75% R-Sq(adj) = 95.67%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+--
--
chlorin 0.1% 3 1.8000 0.2835 (--*--)
ĐC 3 4.4800 0.2007 (---*--)
NaOH 0.1N 3 3.4300 0.2506 (--*---)
-----+---------+---------+---------+--
--
2.0 3.0 4.0 5.0
Pooled StDev = 0.2473
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 4.4800 A
NaOH 0.1N 3 3.4300 B
chlorin 0.1% 3 1.8000 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 94.8744 47.4372 563.61 0.000
Error 6 0.5050 0.0842
Total 8 95.3794
S = 0.2901 R-Sq = 99.47% R-Sq(adj) = 99.29
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+--
-
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
chlorin 0.1N 3 3.940 0.213 (-*)
ĐC 3 11.800 0.278 (*-)
NaOH 0.1N 3 6.820 0.360 (*-)
------+---------+---------+---------+--
-
5.0 7.5 10.0 12.5
Pooled StDev = 0.290
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 11.8000 A
NaOH 0.1N 3 6.8200 B
chlorin 0.1N 3 3.9400 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 972.6 486.3 5.60 0.042
Error 6 521.2 86.9
Total 8 1493.7
S = 9.320 R-Sq = 65.11% R-Sq(adj) = 53.48%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+----
--
chlorin 0.1% 3 8.330 4.170 (--------*-------)
ĐC 3 33.333 11.029 (--------*--------)
NaOH 0.1N 3 16.660 11.025 (--------*--------)
---+---------+---------+---------+----
--
0 15 30 4
Pooled StDev = 9.320
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 33.333 A
NaOH 0.1N 3 16.660 A B
chlorin 0.1% 3 8.330 B
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 108.0 54.0 0.76 0.509
Error 6 428.2 71.4
Total 8 536.3
S = 8.448 R-Sq = 20.15% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------
+
chlorin 0.1% 3 37.50 8.330 (-----------*----------)
ĐC 3 62.50 8.335 (-----------*-----------)
NaOH 0.1N 3 45.83 8.675 (-----------*-----------)
---------+---------+---------+---------
+
10 20 30 40
Pooled StDev = 8.448
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 62.50 A
NaOH 0.1N 3 45.83 B
chlorin 0.1N 3 37.50 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: ACID TONG SO 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 0.1896 0.0948 6.36 0.033
Error 6 0.0894 0.0149
Total 8 0.2790
S = 0.1221 R-Sq = 67.96% R-Sq(adj) = 57.28%
Level N Mean StDev
chlorin 0.1% 3 1.1200 0.1179
ĐC 3 0.7800 0.1473
NaOH 0.1N 3 0.8600 0.0954
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Level +---------+---------+---------+---------
chlorin 0.1% (--------*--------)
ĐC (--------*--------)
NaOH 0.1N (--------*--------)
+---------+---------+---------+---------
0.60 0.80 1.00 1.20
Pooled StDev = 0.1221
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1% 3 1.1200 A
NaOH 0.1N 3 0.8600 A B
ĐC 3 0.7800 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: ACID TONG SO 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 0.5306 0.2653 10.40 0.011
Error 6 0.1530 0.0255
Total 8 0.6836
S = 0.1597 R-Sq = 77.62% R-Sq(adj) = 70.16%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+--
--
chlorin 0.1% 3 0.9800 0.1992 (-------*------)
ĐC 3 0.3900 0.1453 (-------*-------)
NaOH 0.1N 3 0.7500 0.1253 (-------*-------)
-----+---------+---------+---------+--
--
0.30 0.60 0.90 1.20
Pooled StDev = 0.1597
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1% 3 0.9800 A
NaOH 0.1N 3 0.7500 A B
ĐC 3 0.3900 B
Means that do not share a letter are significantly different.
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
One-way ANOVA: VITAMIN C 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 7.0034 3.5017 77.13 0.000
Error 6 0.2724 0.0454
Total 8 7.2758
S = 0.2131 R-Sq = 96.26% R-Sq(adj) = 95.01%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+--
--
chlorin 0.1N 3 5.5900 0.2252 (---*--
-)
ĐC 3 3.4300 0.1967 (---*---)
NaOH 0.1N 3 4.5600 0.2163 (---*---)
-----+---------+---------+---------+--
--
3.50 4.20 4.90 5.6
Pooled StDev = 0.2131
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1N 3 5.5900 A
NaOH 0.1N 3 4.5600 B
ĐC 3 3.4300 C
Means that do not share a letter are significantly different
One-way ANOVA: VITAMIN C versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 0.5082 0.2541 6.26 0.034
Error 6 0.2437 0.0406
Total 8 0.7518
S = 0.2015 R-Sq = 67.59% R-Sq(adj) = 56.79%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+--
--
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
chlorin 0.1N 3 2.4700 0.1153 (--------*---------)
ĐC 3 1.9400 0.2615 (---------*--------)
NaOH 0.1N 3 2.4133 0.2003 (--------*---------)
-----+---------+---------+---------+--
--
1.80 2.10 2.40 2.70
Pooled StDev = 0.2015
Grouping Information Using Tukey Me
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1N 3 2.4700 A
NaOH 0.1N 3 2.4133 A B
ĐC 3 1.9400 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: CHAT RAN HOA TAN 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 2.574 1.287 8.58 0.017
Error 6 0.900 0.150
Total 8 3.475
S = 0.3874 R-Sq = 74.09% R-Sq(adj) = 65.45%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+--
-
chlorin 0.1% 3 18.210 0.322 (-------*-------)
ĐC 3 16.900 0.562 (------*-------)
NaOH 0.1N 3 17.550 0.174 (-------*-------)
------+---------+---------+---------+--
-
16.80 17.50 18.20 18.90
Pooled StDev = 0.387
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1% 3 18.2100 A
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NaOH 0.1N 3 17.5500 A B
ĐC 3 16.9000 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: CHAT RAN HOA TAN 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 1.5998 0.7999 14.61 0.005
Error 6 0.3286 0.0548
Total 8 1.9284
S = 0.2340 R-Sq = 82.96% R-Sq(adj) = 77.28%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+----
-
chlorin 0.1N 3 20.640 0.369 (------*-----)
ĐC 3 19.620 0.106 (-----*------)
NaOH 0.1N 3 20.270 0.131 (-----*------)
----+---------+---------+---------+----
-
19.50 20.00 20.50 21.00
Pooed StDev = 0.234
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
chlorin 0.1N 3 20.6400 A
NaOH 0.1N 3 20.2700 A
ĐC 3 19.6200 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: VSV HIEU KHI 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 62882289 31441144 5.32 0.047
Error 6 35466667 5911111
Total 8 98348956
S = 2431 R-Sq = 63.94% R-Sq(adj) = 51.92%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
chlorin 0.1N 3 8820 3665 (---------*---------)
ĐC 3 14923 1518 (---------*--------)
NaOH 0.1N 3 10000 1414 (---------*--------)
-----+---------+---------+---------+----
7000 10500 14000 17500
Pooled StDev = 2431
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 14923 A
NaOH 0.1N 3 10000 A B
chlorin 0.1N 3 8820 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: VSV HIEU KHI 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 2 2733096267 1366548133 4.06 0.077
Error 6 2017711933 336285322
Total 8 4750808200
S = 18338 R-Sq = 57.53% R-Sq(adj) = 43.37%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
chlorin 0.1N 3 22667 4557 (---------*---------)
ĐC 3 60420 31171 (---------*----------)
NaOH 0.1N 3 24293 4060 (----------*---------)
-+---------+---------+---------+--------
0 25000 50000 75000
Pooled StDev = 18338
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 60420 A
NaOH 0.1N 3 24293 A
chlorin 0.1N 3 22667 A
Means that do not share a letter are significantly different
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ GELATIN VÀ NANO BẠC THÍCH HỢP
CHO QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN CỦA THANH LONG RUỘT TRẮNG
C.1. Hình ảnh
ĐC NT1 NT2
NT3 NT4 NT5
Hình C.1. Tổng vi sinh vật hiếu khí ở độ pha loãng 10-2
C.2. Kết quả xử lý số liệu
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 8.2160 1.6432 33.59 0.000
Error 12 0.5870 0.0489
Total 17 8.8030
S = 0.2212 R-Sq = 93.33% R-Sq(adj) = 90.55%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev --+---------+---------+---------+-------
ĐC 3 4.3200 0.3245 (---*---)
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT1 3 3.4600 0.1375 (---*---)
NT2 3 3.0100 0.1300 (---*---)
NT3 3 2.7900 0.2095 (---*---)
NT4 3 2.2700 0.2307 (---*---)
NT5 3 2.5200 0.2352 (---*---)
--+---------+---------+---------+-------
2.10 2.80 3.50 4.20
Pooled StDev = 0.22
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 4.3200 A
NT1 3 3.4600 B
NT2 3 3.0100 B C
NT3 3 2.7900 C D
NT5 3 2.5200 C D
NT4 3 2.2700 D
Means that do not share a letter are significantly different
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 9.783 1.957 11.87 0.000
Eror 12 1.977 0.165
Total 17 11.760
S = 0.4059 R-Sq = 83.19% R-Sq(adj) = 76.18%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
ĐC 3 6.5000 0.4244 (----*----)
NT1 3 5.4567 0.3208 (-----*----)
NT2 3 5.1567 0.1102 (-----*----)
NT3 3 5.1367 0.1206 (----*----)
NT4 3 4.1400 0.1212 (----*-----)
NT5 3 4.5800 0.8150 (----*----)
----+---------+---------+---------+-----
4.0 5.0 6.0 7.
Pooled StDev = 0.4059
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 6.5000 A
NT1 3 5.4567 A B
NT2 3 5.1567 B C
NT3 3 5.1367 B C
NT5 3 4.5800 B C
NT4 3 4.1400 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 1239.1 247.8 4.04 0.022
Error 12 736.0 61.3
Total 17 1975.0
S = 7.831 R-Sq = 62.74% R-Sq(adj) = 47.21%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
ĐC 3 33.263 10.910 (-------*-------)
NT1 3 29.170 7.223 (-------*--------)
NT2 3 26.390 10.484 (-------*-------)
NT3 3 20.830 7.223 (-------*--------)
NT4 3 8.330 4.165 (-------*-------)
NT5 3 16.670 4.165 (-------*-------)
-+---------+---------+---------+--------
0 12 24 3
Pooled StDev = 7.831
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 33.263 A
NT1 3 29.170 A B
NT2 3 26.390 A B
NT3 3 20.830 A B
NT5 3 16.670 A B
NT4 3 8.330 B
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 5042 1008 1.16 0.384
Error 12 10450 871
Total 17 1549
S = 29.51 R-Sq = 32.55% R-Sq(adj) = 4.44
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
ĐC 3 83.33 29.16 (----------*---------)
NT1 3 66.67 14.44 (----------*----------)
NT2 3 50.00 25.35 (---------*----------)
NT3 3 45.83 36.05 (----------*----------)
NT4 3 33.34 18.18 (----------*---------)
NT5 3 41.67 43.51 (----------*----------)
-+---------+---------+---------+--------
0 35 70 10
Pooled StDev = 29.51
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 83.33 A
NT1 3 66.67 A
NT2 3 50.00 A
NT3 3 45.83 A
NT5 3 41.67 A
NT4 3 33.34 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: ACID TONG SO 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 0.1527 0.0305 0.39 0.849
Error 12 0.9482 0.0790
Total 17 1.1008
S = 0.2811 R-Sq = 13.87% R-Sq(adj) = 0.00%
Individual 95% CIs For Mean Based on
16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
ĐC 3 0.8400 0.3341 (--------------*-------------)
NT1 3 0.8500 0.2972 (-------------*-------------)
NT2 3 1.0100 0.1217 (-------------*--------------)
NT3 3 1.0500 0.3466 (-------------*-------------)
NT4 3 1.0700 0.1929 (-------------*-------------)
NT5 3 1.0100 0.3195 (-------------*--------------)
-+---------+---------+---------+--------
0.50 0.75 1.00 1.25
Pooled StDev = 0.2811
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 1.0700 A
NT3 3 1.0500 A
NT5 3 1.0100 A
NT2 3 1.0100 A
NT1 3 0.8500 A
ĐC 3 0.8400 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG ACID TONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 0.8954 0.1791 2.47 0.092
Error 12 0.8696 0.0725
Total 17 1.7650
S = 0.2692 R-Sq = 50.73% R-Sq(adj) = 30.20%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
ĐC 3 0.3700 0.2506 (---------*--------)
NT1 3 0.6900 0.4133 (---------*--------)
NT2 3 0.8100 0.2193 (---------*---------)
NT3 3 0.9900 0.2100 (--------*---------)
NT4 3 1.0200 0.2261 (---------*---------)
NT5 3 0.9300 0.2406 (---------*--------)
---------+---------+---------+---------+
17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
0.35 0.70 1.05 1.40
Pooled StDev = 0.2692
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 1.0200 A
NT3 3 0.9900 A
NT5 3 0.9300 A
NT2 3 0.8100 A
NT1 3 0.6900 A
ĐC 3 0.3700 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG VITAMIN C 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 3.6212 0.7242 7.25 0.002
Error 12 1.1983 0.0999
Total 17 4.8194
S = 0.3160 R-Sq = 75.14% R-Sq(adj) = 64.78
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
ĐC 3 4.2200 0.2265 (-----*------)
NT1 3 4.7633 0.6255 (-----*------)
NT2 3 5.3600 0.1931 (-----*------)
NT3 3 5.2500 0.2095 (------*-----)
NT4 3 5.5300 0.2443 (-----*------)
NT5 3 5.3200 0.1253 (------*-----)
------+---------+---------+---------+---
4.20 4.80 5.40 6.00
Pooled StDev = 0.3160
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 5.5300 A
NT2 3 5.3600 A
NT5 3 5.3200 A
NT3 3 5.2500 A
18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT1 3 4.7633 A B
ĐC 3 4.2200 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG VITAMIN C 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 2.941 0.588 5.51 0.007
Error 12 1.281 0.107
Total 17 4.222
S = 0.3267 R-Sq = 69.66% R-Sq(adj) = 57.02%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
ĐC 3 1.3500 0.3315 (-------*-------)
NT1 3 1.4400 0.4597 (-------*-------)
NT2 3 2.0600 0.0854 (-------*-------)
NT3 3 2.0800 0.0889 (--------*-------)
NT4 3 2.4700 0.5260 (-------*--------)
NT5 3 2.2000 0.1652 (-------*-------)
-+---------+---------+---------+--------
1.00 1.50 2.00 2.50
Pooled StDev = 0.3267
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 2.4700 A
NT5 3 2.2000 A B
NT3 3 2.0800 A B
NT2 3 2.0600 A B
NT1 3 1.4400 B
ĐC 3 1.3500 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG CHAT RAN HOA TAN 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 1.777 0.355 1.85 0.177rror 12 2.301 0.192
Total 17 4.078
S = 0.4379 R-Sq = 43.57% R-Sq(adj) = 20.06%
Individual 95% CIs For Mean Based on
19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Pooled StDev
Level N Mean StDev --------+---------+---------+---------+-
ĐC 3 16.860 0.704 (--------*--------)
NT1 3 17.130 0.376 (--------*---------)
NT2 3 17.530 0.296 (--------*--------)
NT3 3 17.680 0.478 (---------*--------)
NT4 3 17.760 0.329 (--------*--------)
NT5 3 17.330 0.296 (--------*--------)
--------+---------+---------+---------+-
16.80 17.40 18.00 18.60Pooled
StDev = 0.438
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 17.7600 A
NT3 3 17.6800 A
NT2 3 17.5300 A
NT5 3 17.3300 A
NT1 3 17.1300 A
ĐC 3 16.8600 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG CHAT RAN HOA TAN 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 5.444 1.089 6.12 0.005
Error 12 2.135 0.178
Total 17 7.579
S = 0.4218 R-Sq = 71.82% R-Sq(adj) = 60.09%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
ĐC 3 19.000 0.229 (------*-------)
NT1 3 19.870 0.365 (-------*------)
NT2 3 20.240 0.190 (------*-------)
NT3 3 20.560 0.585 (-------*------)
NT4 3 20.640 0.547 (-------*------)
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT5 3 20.270 0.452 (-------*------)
------+---------+---------+---------+---
18.90 19.60 20.30 21.00
Pooled StDev = 0.422
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT4 3 20.6400 A
NT3 3 20.5600 A
NT5 3 20.2700 A
NT2 3 20.2400 A
NT1 3 19.8700 A B
ĐC 3 19.0000 B
Mens that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: VSV HIEU KHI 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 462430044 92486009 5.55 0.007
Error 12 199923867 16660322
Total 17 662353911
S = 4082 R-Sq = 69.82% R-Sq(adj) = 57.24
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -----+---------+---------+---------+----
ĐC 3 30300 1723 (------*-------)
NT1 3 26573 8143 (------*------)
NT2 3 22253 3575 (-------*------)
NT3 3 27413 3826 (------*------)
NT4 3 15317 1335 (------*------)
NT5 3 19670 1222 (------*------)
-----+---------+---------+---------+----
14000 21000 28000 35000
Pooled StDev = 4082
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐC 3 30300 A
NT3 3 27413 A
NT1 3 26573 A
NT2 3 22253 A B
NT5 3 19670 A B
NT4 3 15317 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: VSV HIEU KHI 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 522213494 104442699 5.08 0.010
Error 12 246777467 20564789
Total 17 768990961
S = 4535 R-Sq = 67.91% R-Sq(adj) = 54.54%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---------+---------+---------+---------+
ĐC 3 35733 1728 (-------*-------)
NT1 3 32823 7403 (-------*-------)
NT2 3 26123 6631 (-------*-------)
NT3 3 20510 1198 (-------*-------)
NT4 3 32763 3934 (-------*-------)
NT5 3 24530 2171 (-------*-------)
---------+---------+---------+---------+
21000 28000 35000 42000
Pooled StDev = 4535
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 35733 A
NT1 3 32823 A B
NT4 3 32763 A B
NT2 3 26123 A B
NT5 3 24530 A B
NT3 3 20510 B
Means that do not share a letter are significantly different.
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
PHỤ LỤC D: KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ GELATIN, NANO BẠC VÀ ACID LACTIC
THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN CỦA THANH LONG RUỘT TRẮNG
D.1. Hình ảnh
ĐC NT1 NT2
NT3 NT4 NT5
Hình D.1. Tổng vi sinh vật hiếu khí ở độ pha loãng 10-2
D.2. Kết quả xử lý số liệu
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus NT 15 ngay
Source DF SS MS F P
NT 5 13.5206 2.7041 34.88 0.000
Error 12 0.9304 0.0775
Total 17 14.4510
S = 0.2784 R-Sq = 93.56% R-Sq(adj) = 90.88%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
ĐC 3 4.4300 0.2234 (--*---)
NT1 3 2.1100 0.1682 (--*---)
NT2 3 1.9200 0.2261 (--*---)
NT3 3 2.0500 0.1054 (---*--)
NT4 3 2.8100 0.5168 (--*---)
NT5 3 2.2700 0.2402 (---*--)
----+---------+---------+---------+-----
2.0 3.0 4.0 5.0
Pooled StDev = 0.2784
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 4.4300 A
NT4 3 2.8100 B
NT5 3 2.2700 B C
NT1 3 2.1100 B C
NT3 3 2.0500 B C
NT2 3 1.9200 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAO HUT KHOI LUONG versus NT 30 ngày
Source DF SS MS F P
NT 5 33.554 6.711 27.29 0.000
Error 12 2.951 0.246
Total 17 36.505
S = 0.4959 R-Sq = 91.92% R-Sq(adj) = 88.55%
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
ĐC 3 6.2500 0.3704 (---*---)
NT1 3 3.0500 0.0889 (---*---)
NT2 3 2.1500 0.2000 (---*---)
NT3 3 2.4500 0.2551 (---*---)
NT4 3 3.1600 1.0962 (---*---)
NT5 3 4.1200 0.1539 (---*----)
+---------+---------+---------+---------
1.5 3.0 4.5 6.0
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Pooled StDev = 0.4959
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 6.2500 A
NT5 3 4.1200 B
NT4 3 3.1600 B C
NT1 3 3.0500 B C
NT3 3 2.4500 B C
NT2 3 2.1500 C
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 1111.4 222.3 5.12 0.010
Error 12 521.3 43.4
Total 17 1632.6
S = 6.591 R-Sq = 68.07% R-Sq(adj) = 54.77%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ---+---------+---------+---------+------
ĐC 3 29.170 4.160 (------*------)
NT1 3 12.500 4.170 (-----*------)
NT2 3 4.170 4.165 (-----*------)
NT3 3 8.330 4.160 (------*------)
NT4 3 16.670 8.340 (------*------)
NT5 3 12.500 11.033 (-----*------)
---+---------+---------+---------+------
0 12 24 36
Pooled StDev = 6.591
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 29.170 A
NT4 3 16.670 A B
NT5 3 12.500 A B
NT1 3 12.500 A B
NT3 3 8.330 B
25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT2 3 4.170 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: TY LE HU HONG 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 9453 1891 2.48 0.091
Error 12 9134 761
Total 17 18586
S = 27.59 R-Sq = 50.86% R-Sq(adj) = 30.38%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
ĐC 3 83.33 29.16 (--------*--------)
NT1 3 20.83 11.02 (-------*--------)
NT2 3 12.50 7.21 (--------*--------)
NT3 3 25.00 32.55 (-------*--------)
NT4 3 33.33 23.20 (-------*--------)
NT5 3 37.50 44.10 (-------*--------)
------+---------+---------+---------+---
0 40 80 120
Pooled StDev = 27.59
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
ĐC 3 83.33 A
NT5 3 37.50 A
NT4 3 33.33 A
NT3 3 25.00 A
NT1 3 20.83 A
NT2 3 12.50 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG ACID TONG SO 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 0.0330 0.0066 0.27 0.923
Error 12 0.2970 0.0248
Total 17 0.3300
S = 0.1573 R-Sq = 10.00% R-Sq(adj) = 0.00%
26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled
StDev
Level N Mean StDev +---------+---------+---------+---------
ĐC 3 1.1300 0.1375 (------------*-------------)
NT1 3 1.1900 0.2227 (------------*-------------)
NT2 3 1.2200 0.0624 (------------*-------------)
NT3 3 1.1700 0.0361 (------------*------------)
NT4 3 1.2100 0.2621 (-------------*------------)
NT5 3 1.1000 0.0781 (------------*-------------)
+---------+---------+---------+---------
0.90 1.05 1.20 1.35
Pooled StDev = 0.1573
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 1.2200 A
NT4 3 1.2100 A
NT1 3 1.1900 A
NT3 3 1.1700 A
ĐC 3 1.1300 A
NT5 3 1.1000 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG ACID TONG SO 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 0.4743 0.0949 2.34 0.105
Error 12 0.4856 0.0405
Total 17 0.9598
S = 0.2012 R-Sq = 49.41% R-Sq(adj) = 28.33%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -------+---------+---------+---------+--
ĐC 3 0.6500 0.2007 (--------*-------)
NT1 3 1.0500 0.1353 (-------*-------)
NT2 3 1.1500 0.2816 (-------*--------)
NT3 3 0.9300 0.2030 (-------*-------)
NT4 3 1.0900 0.1833 (-------*--------)
NT5 3 0.9400 0.1735 (-------*--------)
27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-------+---------+---------+---------+--
0.60 0.90 1.20 1.50
Pooled StDev = 0.2012
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 1.1500 A
NT4 3 1.0900 A
NT1 3 1.0500 A
NT5 3 0.9400 A
NT3 3 0.9300 A
ĐC 3 0.6500 A
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG VITAMIN C 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 4.7494 0.9499 16.00 0.000
Error 12 0.7124 0.0594
Total 17 5.4618
S = 0.2437 R-Sq = 86.96% R-Sq(adj) = 81.52%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev -+---------+---------+---------+--------
ĐC 3 4.4200 0.3816 (----*----)
NT1 3 5.6100 0.1389 (-----*----)
NT2 3 5.9200 0.3470 (----*----)
NT3 3 5.8600 0.0755 (----*----)
NT4 3 5.7600 0.0964 (----*----)
NT5 3 5.7100 0.2364 (----*----)
-+---------+---------+---------+--------
4.20 4.80 5.40 6.00
Pooled StDev = 0.2437
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 5.9200 A
NT3 3 5.8600 A
NT4 3 5.7600 A
28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT5 3 5.7100 A
NT1 3 5.6100 A
ĐC 3 4.4200 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG VITAMIN C 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 2.8174 0.5635 16.52 0.000
Error 12 0.4093 0.0341
Total 17 3.2267
S = 0.1847 R-Sq = 87.32% R-Sq(adj) = 82.03%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
ĐC 3 1.0533 0.3113 (----*----)
NT1 3 2.0700 0.1311 (---*----)
NT2 3 2.2500 0.1054 (----*----)
NT3 3 2.0500 0.0872 (----*----)
NT4 3 2.1200 0.0624 (---*----)
NT5 3 1.9300 0.2606 (----*---)
----+---------+---------+---------+-----
1.00 1.50 2.00 2.50
Pooled StDev = 0.1847
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 2.2500 A
NT4 3 2.1200 A
NT1 3 2.0700 A
NT3 3 2.0500 A
NT5 3 1.9300 A
ĐC 3 1.0533 B
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG CHAT RAN HOA TAN 15 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 4.0161 0.8032 28.01 0.000
Error 12 0.3441 0.0287
29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Total 17 4.3602
S = 0.1693 R-Sq = 92.11% R-Sq(adj) = 88.82
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ----+---------+---------+---------+-----
ĐC 3 17.000 0.173 (---*---)
NT1 3 18.143 0.122 (---*---)
NT2 3 18.430 0.113 (----*---)
NT3 3 18.060 0.056 (---*---)
NT4 3 17.963 0.081 (---*----)
NT5 3 17.480 0.324 (----*---)
----+---------+---------+---------+-----
17.00 17.50 18.00 18.50
Pooled StDev = 0.169
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 18.4300 A
NT1 3 18.1433 A B
NT3 3 18.0600 A B
NT4 3 17.9633 B
NT5 3 17.4800 C
ĐC 3 17.0000 D
Means that do not share a letter are significantly different.
One-way ANOVA: HAM LUONG CHAT RAN HOA TAN 30 NGAY versus NT
Source DF SS MS F P
NT 5 2.9137 0.5827 20.42 0.000
Error 12 0.3424 0.0285
Total 17 3.2561
S = 0.1689 R-Sq = 89.48% R-Sq(adj) = 85.10%
Individual 95% CIs For Mean Based on
Pooled StDev
Level N Mean StDev ------+---------+---------+---------+---
ĐC 3 19.420 0.075 (---*----)
NT1 3 19.907 0.248 (---*---)
30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NT2 3 20.630 0.082 (----*---)
NT3 3 20.253 0.065 (---*---)
NT4 3 19.830 0.263 (----*---)
NT5 3 19.603 0.155 (---*---)
------+---------+---------+---------+---
19.50 20.00 20.50 21.00
Pooled StDev = 0.169
Grouping Information Using Tukey Method
NT N Mean Grouping
NT2 3 20.6300 A
NT3 3 20.2533 A B
NT1 3 19.9067 B C
NT4 3 19.8300 B C D
NT5 3 19.6033 C D
ĐC 3 19.4200 D
Means that do not share a letter are significantly different.
31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_nghien_cuu_bao_quan_thanh_long_ruot_trang_bang_mang_ge.pdf