BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH GIÁM SÁT TRẠM TRỘN BÊ TÔNG
QUA WINCC, STEP7-300
Giaó viên hướng dẫn : ThS. Phạm Văn Tâm
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Tấn Sang
Mã số sinh viên : 15032008
Lớp : DH15TD
Trình độ đào tạo : Đại học chính quy
Chuyên ngành : Điều khiển & Tự động hóa
Niên khóa : 2015-2019
VŨNG TÀU 2019
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
LỜ
81 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Mô hình giám sát trạm trộn bê tông qua wincc, step7 - 300, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, ở mọi ngành sản xuất, mục
tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế là mục tiêu
quan trọng hàng đầu. Để đạt được mục tiêu trên cần phải có nhiều biện pháp thích
hợp với từng giai đoạn phát triển. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ cao, việc ứng dụng các công nghệ điều khiển tự động vào các quy trình sản
xuất là hướng đi tất yếu cho sự phát triển kinh tế xã hội. Việc ứng dụng công nghệ
PLC vào điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất kết hợp với việc ghép nối
máy tính đã đem lại kết quả đầy tính ưu việt. Các thiết bị, hệ thống đo lường và
điều khiển ứng dụng PLC ghép nối với máy tính có độ chính xác cao, thời gian xử
lý dữ liệu ngắn kể cả việc thống kê và in ra kết quả. Vì vậy việc ứng dụng PLC vào
điều khiển tự động là vấn đề rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp.
Được sự đồng ý của nhà trường, của viện công nghệ thông tin điện –điện tử,
với sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Tâm: Em đã nhận đề tài " Mô hình giám sát
trạm trộn bê tông qua wincc, step7-300".Với đề tài này em có thể vừa nghiên
cứu kỹ hơn về PLC S7-300, vừa có thể biết thêm về các thiết bi tự động khác như
Load cell, van, đầu cân Việc ứng dụng kỹ thuật điều khiển PLC, đây là đề tài có
tính thiết thực, có thể áp dụng cho công việc giảng dạy PLC S7300 và scada.
Với sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Tâm cộng với sự nổ lực nghiên cứu
em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy cô và các bạn.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 1
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
LỜI CÁM ƠN
Trước khi bắt đầu nghiên cứu khoa học, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
cảm ơn quý thầy cô ngành Điện-Điện tử đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin ghi nhớ sự nhiệt tình của thầy Phạm Văn Tâm, người trực
tiếp hướng dẫn và đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Sau cùng, em cũng xin cảm ơn những người bạn đã đóng góp ý kiến và hỗ
trợ thông tin để em hoàn thiện đề tài.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 2
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Sau khi hoàn thành xong đồ án với đề tài là “ Mô hình giám sát trạm trộn bê
tông qua wincc, step7-300” em xin tóm tắt lại những vấn đề sau:
Những công việc đã làm được:
- Thiết kế bản vẽ mô hình bằng autocad, corel.
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý.
- Thiết kế mạch in bằng orcad.
- Hàn linh kiện vào mạch và tiến hành đi dây toàn mô hình.
- Lập trình c cho 89S52.
- Lập trình Step7-300
- Thiết kế giao diện điều khiển Wincc.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 3
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong trong thời gian thi công đồ án:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Kiến thức chuyên môn:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Nhận thức thực tế:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Đánh giá khác:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Đánh giá chung kết quả đồ án:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019.
Giảng viên hướng dẫn
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 4
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
1. Thái độ tác phong trong thời gian bảo vệ đồ án:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Kiến thức chuyên môn:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Nhận thức thực tế:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Đánh giá khác:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Đánh giá chung kết quả đồ án:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019
Giảng viên phản biện
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 5
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: Tổng quan về đề tài ........................................................... 8
1. Mục đích ...................................................................................................... 8
2. Nội dung ...................................................................................................... 8
3. Ứng dụng của đề tài. ................................................................................... 8
CHƯƠNG I: Tổng quan về bê tông và trạm trộn bê tông .................................. 9
1.Tổng quan về bê tông ................................................................................. 9
1.1.Khái niệm bê tông. .................................................................................... 9
1.2.Thành phần cấu tạo bê tông ...................................................................... 9
1.3.Các đặc tính của bê tông ......................................................................... 10
2.Tổng quan về trạm trộn bê tông. ............................................................ 11
2.1. Khái niệm và chức năng của trạm trộn bê tông ..................................... 11
2.2. Cấu tạo chung của trạm trộn .................................................................. 12
2.3. Phân loại trạm trộn. ................................................................................ 12
2.4. Máy trộn. ................................................................................................ 14
2.5. Nguyên lý hoạt động của trạm trộn bê tông. .......................................... 17
2.6. Thành phần vật liệu của bê tông. ........................................................... 20
2.7. Định lượng vật liệu................................................................................. 21
2.8. Hoạt động của máy nén khí. ................................................................... 22
CHƯƠNG II: Cơ sở lý thuyết .............................................................................. 23
1.Giới thiệu PLC S7-300 ............................................................................. 23
1.1. Các modul PLC S7-30. .......................................................................... 24
1.2. Ngôn ngữ lập trình. ................................................................................ 29
1.3. Những khối OB đặc biệt. ............................................................................... 29
2.Giới thiệu về Win cc ........................................................................................ 31
2.1.Giới thiệu về WinCC .............................................................................. 31
2.2.Một số lệnh thường dùng trong chương trình. ........................................ 33
3. Lựa chọn thiết bị điều khiển trạm trộn bê tông tươi .......................... 35
3.1.Hệ thống cân sử dụng Loadcell. .............................................................. 35
3.2.Van điện từ. ............................................................................................. 43
3.3. Công tắc hành trình. ............................................................................... 44
3.4. Động cơ điện ......................................................................................... 46
CHƯƠNG IV: Thiết kế và thi công mô hình trạm trộn bê tông. ..................... 47
1.Nhiệm vụ và quy trình thi công mô hình. ............................................. 47
1.1.Nhiệm vụ. ................................................................................................ 47
1.2.Quy trình thi công mô hình ..................................................................... 47
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 6
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
1.2.1.Thiết kế bản vẽ mô hình. ...................................................................... 47
1.2.2.Thiết kế sơ đồ nguyên lý và mạch in bằng orcad ................................. 49
1.2.3.Hàn linh kiện vào mạch và đi dây mô hình ......................................... 53
1.2.4.Mô hình hoàn thiện .............................................................................. 54
1.2.5.Lập trình vi điều khiển AT89S52 ........................................................ 55
2.Điều khiển và giám sát mô hình trạm trộn bê tông. ............................ 56
2.1.Lập trình PLC S7-300 ............................................................................. 56
2.2.Thiết kế giao diện wincc và kết quả nghiên cứu ..................................... 58
Kết luận. ....................................................................................................... 61
Tài liệu kham khảo ..................................................................................... 62
Phụ lục .......................................................................................................... 63
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 7
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: Tổng quan về đề tài.
1 Mục đích.
Trong công nghiệp và điều khiển tự động ngày nay, máy tính và PLC ngày càng
trở thành bộ phận không thể thiểu trong quá trình điều khiển và hầu hết các xí
nghiệp tự động hay dùng đến nó. Để hiểu rõ hơn về PLC và bộ điều khiển PLC em
đã chọn thực hiện đề tài “ Mô hình giám sát trạm trộn bê tông qua wincc, step7-
300”
2 Nội dung.
Đề tài “ Mô hình giám sát trạm trộn bê tông qua wincc, step7-300” là sự kết
hợp giữa WinCC và PLC đề điều khiển và giám sát mô hình trạm trộn bê tông tươi.
Tình hình nghiên cứu:
Tìm hiểu về quy trình công nghệ trạm trộn bê tông.
Tìm hiểu về các thiết bị như cảm biến , loadcell,
Tìm hiểu thiết kế giao diện điều khiển bằng WinCC
Tìm hiểu cách kết nối và điều khiển giữa PLC với WinCC và các hệ thống
khác: động cơ, cảm biến , loadcell,
Hướng giải quyết:
Dùng Led mô phỏng băng tải, gầu, bồn trộn, mức trong bồn và các trạng
thái on, off của động cơ và van.
Dùng biến trở thay thế load cell để điều chỉnh khối lượng cốt liệu.
Dùng PLC kích vi điều khiển chạy led theo quy trình.
Dùng Wincc để giám sát mô hình.
3.Ứng dụng của đề tài.
- Mô hình dùng làm thiết bị thực hành cho các môn PLC, điều khiển quá trình ,
Scada.
-Mô hình có thể dùng để training nhân viên vận hình trạm trộn bê tông.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 8
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
CHƯƠNG I: Tổng quan về bê tông và trạm trộn bê tông
1.Tổng quan về bê tông
1.1. Khái niệm bê tông.
Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một
hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn
để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau.
1.2.Thành phần cấu tạo bê tông.
a)Xi măng.
Xi măng là thành phần đặc biệt quan trọng của bê tông. Xi măng có nhiều loại
khác nhau, xi măng mác càng cao thì khả năng kết dính càng tốt và làm chất lượng
thiết kế bê tông tăng lên. Tuy nhiên giá thành của xi măng cao. Vì vậy khi lựa chọn
loại xi măng, ta vừa phải đảm bảo chất đúng yêu cầu kĩ thuật, vừa phải giải quyết
tốt bài toán kinh tế.
b) Cát.
Cát dùng trong sản xuất bê tông có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo, kích
thước hạt cát là từ 0.4-5 mm. Chất lượng cát phụ thuộc vào thành phần khoáng,
thành phần tạp chất, thành phần hạt Trong thành phần của bê tông cát chiếm
khoảng 29%.
c) Đá dăm.
Đá dăm có nhiều loại tùy thuộc vào kích cỡ của đá, do đó tùy thuộc vào kích
cỡ của bê tông mà ta chọn kích thước đá sao cho phù hợp. Trong thành phần bê
tông đá dăm chiếm khoảng 52%.
d) Nước.
Nước là thành phần quan trong không thể thiếu trong sản xuất bê tông. Nước
dùng trong sản xuất bê tông phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn để không ảnh hưởng xấu
đến khả năng ninh kết của bê tông và chống ăn mòn kim loại.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 9
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
e) Chất phụ gia.
Phụ gia sử dụng thường có dạng bột, được chia ra 2 loại:
-Loại phụ gia hoạt động bề mặt: Được sử dụng một lượng nhỏ nhưng có khả
năng cải thiện đáng kể tính chất của hỗn hợp bê tông và tăng cường nhiều tính chất
khác của bê tông.
-Loại phụ gia rắn nhanh: Có khả năng rút ngắn quá trình rắn chắc của bê tông
trong điều kiện tự nhiên cũng như nâng cao cường độ bê tông.
Hiện nay trong công nghệ sản xuất bê tông người ta còn sử dụng phụ gia đa
chức năng.
1.3.Các đặc tính của bê tông.
a)Cường độ bê tông.
Cường độ của bê tông tăng theo tuổi thọ của bê tông. Tuổi của bê tông là thời
gian tính từ lúc chế tạo bê tông đến khi cho nó chịu lực. trong thời gian đầu cường
độ tăng nhanh sau chậm dần.
b)Tính co nở của bê tông.
Bê tông tươi cũng như các vật liệu khác, dãn nở khi bị đốt nóng và co lại khi
làm lạnh. Hệ số dãn nở phụ thuộc vào cấp phối của bê tông, vào tính chất của cốt
liệu và chất kết dính. Khi hàm lượng của đá xi măng tăng thì hệ số dãn dài cũng
tăng.
Sự thay đổi của nhiệt độ trong giới hạn 0.50 độ ít ảnh hưởng đến hệ số dãn
nở vì nhiệt của bê tông khô, nếu như trong khi đó bê tông không có các biến đổi
hóa lý xảy ra. Khi nhiệt độ của bê tông ẩm thay đổi thì biến dạng co ngót ẩm hay
dẫn nở. Khi bê tông bị băng giá thì sự tạo thành đá trong các lỗ rỗng và các mao
quản của vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến biến dạng của nó. Trong rất nhiều
trường hợp cùng với biến dạng nhiệt của thép, điều đó đảm bảo cho sự làm việc
đồng đều vững chắc của chúng trong kết cấu cốt thép ở các nhiệt độ khác nhau
trong môi trường.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 10
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
c)Tính chống thấm của bê tông.
Tính chống thấm của bê tông đặc trưng bởi độ thẩm thấu của nước qua kết cấu
bê tông. Độ chặt của bê tông ảnh hưởng quyết định đến tính chống thấm của nó. Để
tăng cường tính chống thấm phải nâng cao độ chặt của bê tông bằng cách đầm kỹ,
lựa chọn tốt thành phần cấp phối hạt của cốt liệu, giảm tỷ lệ nước, xi măng ở vị trí
số tối thiểu. Ngoài ra để tăng tính chống thấm người ta còn trộn bê tông một số chất
phụ gia.
d)Quá trình đông cứng của bê tông và biện pháp bảo quản.
Qúa trình đông cứng của bê tông phụ thuộc vào quá trình đông cứng của xi
măng thời gian đông kết cấu bắt đầu không sớm hơn 45 phút... vì vậy sau khi trộn
bê tông xong cần phải đổ ngay để tránh hiện tượng vữa xi măng bị đông cứng trước
khi đủ thời gian từ lúc bê tông ra khỏi máy trộn đến lúc đổ xong 1 lớp bê tông
không quá 90 phút.Thời gian vận chuyển bê tông đến lúc đổ vào khuôn và không
nên lâu quá làm cho vữa xi măng bị phân tầng.
Nhiệt độ (0C) Thời gian vận chuyển cho phép (phút)
Lớn hơn 30 30
20-30 45
10-20 60
5-10 90
Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông (không phụ gia).
2.Tổng quan về trạm trộn bê tông.
2.1. Khái niệm và chức năng của trạm trộn bê tông
Trạm trộn bê tông được chế tạo nhằm sản xuất ra bê tông với chất lượng tốt và
đáp ứng nhanh nhu cầu về bê tông trong xây dựng. Trạm trộn bê tông là hệ thống
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 11
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
máy móc có mức độ tự động hóa cao thường được sử dụng phục vụ cho các công
trình vừa và lớn hay cho một khu vực có nhiều công trình đang xây dựng.
Trước đây khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, máy móc còn nhiều lạc hậu
thì việc có được một khối lượng bê tông lớn chất lượng tốt là điều rất khó khăn.
Chính vì vậy để thiết kế những dây chuyền bê tông tự động là điều cần thiết
cho mỗi công trường cũng như ngành xây dựng trong nước.
➢ Một trạm trộn gồm có 3 bộ phận chính:
Bộ phận chứa vật liệu và nước, bộ phận định lượng và máy trộn. Giữa các bộ
phận có các thiết bị nâng, vận chuyển và các phễu chứa trung gian.
2.2. Cấu tạo chung của trạm trộn
Một trạm trộn gồm có 3 bộ phận chính: Bãi chứa cốt liệu, hệ thống máy trộn
bê tông và hệ thống cung cấp điện.
2.2.1. Bãi chứa cốt liệu.
Bãi chứa cốt liệu là một khoảng đất trống dùng để chứa cốt liệu (cát, đá to đá
nhỏ) ở đây cát, đá to, đá nhỏ được chất thành các đống riêng biệt.
Yêu cầu đối với bãi chứa cốt liệu phải rộng và thuận tiện cho việc chuyên chở
cũng như lấy cốt liệu đưa lên máy trộn.
2.2.2. Hệ thống cung cấp điện.
Trạm trộn bê tông sử dụng nhiều động cơ có công suất lớn vì vậy trạm trộn bê
tông cần có một hệ thống cung cấp điện phù hợp để cung cấp cho các động cơ và
nhiều thiết bị khác.
2.3. Phân loại trạm trộn.
Dựa theo năng suất, người ta chia các nơi sản xuất bê tông thành 3 loại như
sau :
➢ Trạm bê tông năng suất nhỏ (10 30 m3 / h)
➢ Trạm trộn bê tông năng suất trung bình (3060 m3 / h)
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 12
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
➢ Nhà máy sản xuất bê tông năng suất lớn (60120 m3 / h)
Có 2 dạng trạm trộn:
2.3.1. Trạm cố định.
Trạm phục vụ cho công tác xây dựng một vùng lãnh thổ đồng thời cung cấp bê
tông phục vụ trong phạm vi bán kính làm việc hiệu quả. Thiết bị của trạm được bố
trí theo dạng tháp, một công đoạn có ý nghĩa là vật liệu được đưa lên cao một lần,
thao tác công nghệ được tiến hành. Thường vật liệu được đưa lên độ cao từ (18 -
20) m so với mặt đất, chứa trong các phễu xi măng (chứa trong xi lô).
Trong quá trình dịch chuyển xuống chúng được đi qua cân định lượng sau đó
đưa vào máy trộn. Điểm cuối cùng của cửa xả bê tông phải cao hơn miệng cửa
nhận của thiết bị nhận bê tông.Trong dây chuyền có thể lắp bất cứ loại máy trộn bê
tông nào chỉ cần chúng đảm bảo mối tương quan về năng suất với các thiết bị khác.
Để phục vụ cho công tác bê tông yêu cầu khối lượng lớn, tập trung, đường xá vận
chuyển thuận lợi, cự ly vận chuyển dưới 30 km thì sử dụng trạm này là kinh tế
nhất.
Trong trường hợp vừa có các công trình tập trung yêu cầu khối lượng lớn, vừa
có các điểm xây dựng phân tán đặc trưng cho các đô thị Việt Nam cần sử dụng sơ
đồ hỗn hợp, vừa cấp hỗn hợp khô cho các công trình nhỏ, phân tán đường xá lưu
thông kém. Nếu cung cấp bê tông thì phải dùng ôtô trộn còn cung cấp hỗn hợp khô
thì việc trộn sẽ được tiến hành trên đường vận chuyển hay tại nơi đổ bê tông.
2.3.2. Trạm tháo lắp di chuyển được.
Dạng này có thể tháo lắp di chuyển dễ dàng, di động phục vụ một số vùng
hay công trình lớn trong một thời gian nhất định. Thiết bị công nghệ của trạm
thường được bố trí dạng 2 hay nhiều công đoạn, nghĩa là vật liệu được đưa lên cao
nhờ các thiết bị ít nhất là 2 lần. Thường trong giai đoạn này phần định lượng riêng
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 13
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
và phần trộn riêng, giữa hai phần được nối với nhau bằng thiết bị vận chuyển (gầu
vận chuyển, băng tải xe, xe vận chuyển).
Vật liệu được đưa lên cao lần đầu nhờ máy xúc, gàu xúc băng chuyền....vào
các phễu riêng biệt sau đó là quá trình định lượng. Tiếp theo vật liệu được đưa lên
cao lần nữa để cho vào máy trộn.
Cũng như dạng trên, trong dây chuyền có thể lắp bất cứ loại máy trộn nào
miễn là đảm bảo mối tương quan về năng suất và chế độ làm việc của các thiết bị
khác. Cửa xả phải cao hơn cửa nhận bê tông của thiết bị vận chuyển (nếu tháp cao
hơn phải đưa lên cao một lần nữa). So với dạng cố định loại trạm này có độ cao nhỏ
hơn nhiều (từ 7m - 10m) nhưng lại chiếm mặt bằng khá lớn. Phần diện tích dành
cho khu vực định lượng, phần diện tích dành cho trộn bê tông và phần nối giữa hai
khu vực dành cho vận chuyển. Trên thực tế, tổng mặt bằng cho loại trạm này nhỏ
hơn vì chúng có sản lượng nhỏ hơn nên bãi chứa cũng nhỏ hơn.
Khi xây dựng các công trình phân tán, đường xấu, lưu thông xe không tốt
thường sử dụng các trạm trộn di động hoặc cung cấp bê tông khô trên các ô tô trộn.
Việc trộn được tiến hành trên đường vận chuyển hay tại nơi đổ bê tông.
2.4. Máy trộn
Có nhiệm vụ là tạo ra bê tông với những mác xác định.
2.4.1. Cấu tạo chung của các máy trộn.
Nhìn chung các máy trộn bê tông có nhiều loại và có tính năng khác nhau
nhưng cấu tạo chung của chúng đều có các bộ phận:
➢ Bộ phận cấp liệu: Bao gồm máng cấp liệu và các thiết bị định lượng
thành phần cốt liệu khô như đá, cát, sỏi, xi măng.
➢ Bộ phận thùng trộn: Thùng trộn.
➢ Bộ phận dỡ sản phẩm.
➢ Hệ thống cấp nước.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 14
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
2.4.2. Phân loại máy trộn
- Căn cứ theo phương pháp trộn được chia thành hai nhóm: Nhóm máy trộn tự do
và nhóm máy trộn cưỡng bức
+ Nhóm máy trộn tự do:
Các cánh trộn được gắn trực tiếp vào thùng trộn, khi thùng trộn quay các cánh
trộn sẽ quay theo và nâng một phần các cốt liệu lên cao, sau đó để chúng rơi tự do
xuống phía dưới thùng trộn đều vơí nhau tạo thành hỗn hợp bê tông.
Loại máy này có cấu tạo đơn giản, tiêu hao năng lượng ít nhưng thời gian trộn
lâu và chất lượng hỗn hợp bê tông không tốt bằng phương pháp trộn cưỡng bức.
+ Nhóm máy trộn cưỡng bức.
Là loại máy có thùng trộn cố định còn trục trộn trên có gắn các cánh trộn, khi
trục quay các cánh trộn khuấy đều hỗn hợp bê tông.
Loại máy này cho phép trộn nhanh, chất lượng đồng đều và tốt hơn máy trộn
tự do. Nhược điểm của nó là kết cấu phức tạp hơn, năng lượng điện tiêu hao lớn
hơn. Thường dùng các loại máy này để trộn hỗn hợp bê tông khô, mác cao hoặc các
sản phẩm yêu cầu chất lượng cao.
Theo cấu tạo thì trong các máy trộn cưỡng bức hiện nay đang sử dụng có hai
loại: Máy trộn trụcđứng (còn gọi là máy trộn dạng Rôto) và máy trộn trục nằm
ngang, đễu là máy trộn có thùng trộn cố định.
• Máy trộn trục đứng:
Đối với các máy trộn trục đứng – như tên gọi – cánh trộn quay xung quanh
các trục đứng hoặc một trục thẳng đứng đặt trong khoang trộn hình trụ tròn hoặc
hình vành khăn. Người ta gọi các máy trộn này theo hình dáng của thùng trộn là
các “máy trộn hình đĩa”.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 15
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
• Máy trộn trục nằm ngang:
Máy trộn bê tông có trục nằm ngang giống như hình dáng của nó còn được
đặt tên là “máy trộn hình con rùa”. Trong các loại máy này, cánh trộn chuyển động
theo phương vuông góc với trục, với cùng một bán kính. Vì vậy sự hình thành dòng
hỗn hợp di chuyển theo phương thức trục trộn là do các cánh trộn đặt nghiêng thực
hiện (góc nghiêng của các cánh đó với phương hướng kính thường có giá trị
(400...500).
Theo nguyên lý hoạt động máy trộn cưỡng bức có hai loại: Máy trộn cưỡng
bức liên tục và máy trộn cưỡng bức làm việc theo chu kỳ.
• Máy trộn cưỡng bức liên tục:
Quá trình nạp trộn và xả bê tông diễn ra đồng thời, loại máy này vật liệu vào
liên tục do các cánh trộn có hướng thích hợp nên vừa trộn vừa chuyển dịch về phía
xả, được dùng để sản xuất bê tông và vữa xây dựng có năng suất trộn từ 5 m3/ h ữ
60m3 /h thậm chí 120 m3 / h. Thường các loại máy này được tổ hợp trong các trạm
trộn vì ở đó yêu cầu lượng bê tông và vữa lớn, số mác hạn chế .
• Máy trộn cưỡng bức làm việc theo chu kỳ:
Quá trình làm việc của máy diễn ra theo trình tự: Nạp liệu, trộn xả bê tông.
Loại này dùng để sản xuất bê tông với thời gian trộn nhanh, chất lượng cao. Thời
gian hoàn thành một mẻ trộn không đến 90s. Các máy này có dung tích nạp liệu từ
250 lít ữ 600 lít, thích hợp cho các trạm trộn riêng lẻ, phục vụ nhiều loại công trình
khác nhau.
Trong thực tế khi nhu cầu trộn bê tông lớn hơn 90m3 hay 1500 m3 tháng thì
phải thành lập trạm trộn bê tông trong nhà máy hay phân xưởng.
- Căn cứ vào phương pháp đổ bê tông xi măng ra khỏi thùng, chia thành 4 loại.
➢ Loại đổ bê tông bằng cách lật nghiêng thùng
➢ Loại đổ bê tông bằng máng dỡ liệu
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 16
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
➢ Loại đổ bê tông qua đáy thùng ( chỉ có loại máy trộn cưỡng bức)
➢ Loại đổ bê tông bằng cách thùng quay ngược lại
2.5. Nguyên lý hoạt động.
Mô hình một trạm trộn bê tông
Bãi chứa cốt liệu: Từ bãi chứa cốt liệu cát và đá. Vật liệu được đưa xuống 3
băng tải riêng biệt chờ để tiến hành cân.
Bộ phận định lượng: Phân phối liệu gồm 3 phễu: hai phễu đá và một phễu cát,
định lượng có 3 quả cân điện tử (3 cảm biến trọng lượng). Việc đóng, mở các phễu
được điều khiển bằng các xi lanh khí nén riêng biệt. Phía dưới các phễu là một
thùng đáy được mở nhờ một xi lanh khí nén lần lượt các cửa xả xuống thùng cân,
sau khi cân xong thì thùng liệu được trút xuống phễu trộn chung.
Chuyển xi măng lên xi lô: Xi măng được đưa lên xi lô chứa bằng cách bơm xi
măng từ xe chở xi măng chuyên dụng lên xi lô. Xi măng được đưa lên miệng xi lô
nhờ trục vít xoắn hướng trục với xi lô chứa. Từ miệng xi lô chứa xi măng được vận
chuyển tới cân định lượng rồi xả vào thùng trộn.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 17
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths.Phạm Văn Tâm
Băng tải: Băng tải có 3 chiếc vận chuyển cốt liệu từ 3 phễu riêng biệt lên các
thùng cân. Ba băng tải được kéo bởi 3 động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc có đổi
nối sao – tam giác để hạn chế dòng khởi động.
Quá trình chuẩn bị
Từ các nguyên vật liệu xây dựng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng là bê tông
ta cần thực hiện các công việc như sau: Cốt liệu được để riêng biệt ở bãi chứa cốt
liệu. Cốt liệu được máy xúc lật đưa lên đầy các thùng phễu riêng rẽ, chờ xả xuống
băng tải để vận chuyển lên các thùng cân cốt liệu, xi măng được đưa lên xi lô chứa
xi măng trên cao. Nước được bơm lên đầy các thùng chứa để chờ cân định lượng.
Kiểm tra các điều kiện làm việc
Để bắt đầu một quá trình hoạt động mới, tránh trường hợp có quá trình hoạt
động trước đó (chẳng hạn như sự cố). Trong thùng cân nước, cân phụ gia, cân xi
măng, thùng trộn vẫn chưa xả hết nguyên liệu. Tại bàn điều khiển người vận hành
ấn nút Reset để:
➢ Mở cửa xả bê tông
➢ Mở cửa xả thùng cân cát
➢ Mở cửa xả thùng cân đá.
➢ Mở cửa xả thùng cân xi măng
➢ Mở cửa xả thùng cân nước, phụ gia.
Lúc này mới cho phép hệ thống làm việc (điều kiện làm việc “=1” ). Sau khi
quá trình chuẩn bị xong. Từ máy tính người vận hành nhập các thông số của mác
bê tông như: khối lượng cát, đá1, đá2, xi măng, nước, phụ gia, số mẻ và các dữ liệu
quản lý hành chính như tên lái xe, biển số xe, ngày, giờ xuất hành...
Sau đó tới tủ điều khiển người vận hành chọn chế độ hoạt động cho máy là tự
động hay bằng tay.
SVTH: Huỳnh Tấn Sang Trang 18
Báo cáo đồ án tốt nghiệp GVHD: T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_mo_hinh_giam_sat_tram_tron_be_tong_qua_wincc_step7_300.pdf