BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Ở
MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Liên
MSSV: 1311090312 Lớp: 13DMT05
TP. Hồ Chí Minh, 2017
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
86 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có
được trong đồ án tốt nghiệp là trung thực dựa trên trên nghiên cứu khảo sát tình
hình thực tế và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài
liệu tham khảo trích dẫn trong đồ án được chỉ rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Liên
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa CNSH-TP-
MT đã tận tình giảng dạy em trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM.
Chân thành cảm ơn đến Cô Th.S.Lê Thị Vu Lan – giáo viên hướng dẫn đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình học tập
cũng như trong quá trình làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Em cảm ơn Cô trong hơn 3
tháng qua đã tận tình chỉ dạy em, ủng hộ, góp, giúp đỡ em hoàn thành được đồ án
tốt nghiệp này.
Gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc trong dịch vụ công ích quận 1, quận
10, quận 11 và dịch vụ công ích thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ và cho em những tài liệu, số liệu quan trọng, đáng tin cậy.
Cảm ơn đến bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên
em, luôn ủng hộ và cho em những lời khuyên có ích trong quá trình học tại trường
và làm đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng
đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình
chỉ bảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiên
Nguyễn Thị Thùy Liên
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................vi
1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu............................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
3. Nôi dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
4.1. Phương pháp luận .......................................................................................... 2
4.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................. 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6
5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
5.2.1. Phạm vi về không gian ........................................................................ 6
5.2.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................ 6
6. Ý nghĩa ................................................................................................................ 6
6.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 7
7. Các chương của đồ án tốt nghiệp ........................................................................ 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... 8
1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 8
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 8
1.1.2. Địa chất- thủy văn ............................................................................... 8
1.1.3. Khí hậu-thời tiết .................................................................................. 9
1.2. Tổ chức hành chính và chính quyền ............................................................ 10
1.2.1. Tổ chức hành chính ........................................................................... 10
i
Đồ án tốt nghiệp
1.2.2. Chính quyền ....................................................................................... 10
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................ 10
1.3.1. Tình hình kinh tế ................................................................................ 10
1.3.2. Tình hình xã hội ................................................................................. 11
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ VỆ SINH
CÔNG CỘNG .......................................................................................................... 14
2.1. Lịch sử nhà vệ sinh công cộng .................................................................... 14
2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng ...................................... 15
2.2.1. Định nghĩa nhà vệ sinh ...................................................................... 15
2.2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh công cộng. ................................................... 15
2.3. Phân loại nhà vệ sinh ................................................................................... 15
2.4. Phân loại nhà vệ sinh công cộng ................................................................. 16
2.5. Quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng ................ 16
2.6. Các quyết đinh, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh công cộng ................................. 17
2.6.1. Theo quyết định số 225/QĐ-TCDL ................................................... 17
2.6.2. Theo tiêu chuẩn vệ sinh công cộng ASEAN ...................................... 19
2.7. Hiện trạng NVSCC ở một số nước trên thế giới và Việt Nam .................... 20
2.7.1. Tại Mỹ ...................................................................................................... 20
2.7.2. Tại Nhật .................................................................................................... 20
2.7.3. Tại Singapore ........................................................................................... 21
2.7.4. Tại Việt Nam ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG
CỘNG Ở MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH TP HCM ............................................ 23
3.1. Vị trí, số lượng, loại hình nhà vệ sinh công cộng ........................................ 24
3.1.1. Tại quận 1 .......................................................................................... 24
3.1.2. Tại quận 3 .......................................................................................... 27
3.1.3. Tại quận 5 .......................................................................................... 28
3.1.4. Tại quận 10 ........................................................................................ 28
3.1.5. Tại quận 11 ........................................................................................ 30
3.2. Hiện trạng các nhà vệ sinh công cộng ......................................................... 31
ii
Đồ án tốt nghiệp
3.2.1. Trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng tại các quận ........................... 31
3.2.2. Chât lượng vệ sinh môi trường......................................................... 36
3.2.3. Hiện trạng môi trường và cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng.. 41
3.3. Ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng .............................. 42
3.4. So sánh nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát ........................ 45
3.4.1. Về số lượng ........................................................................................ 45
3.4.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................ 45
3.4.3. Về chất lượng các nhà vệ sinh công cộng ......................................... 46
3.5. Nguyên nhân gây ra các vấn đề tại hệ thống nhà vệ sinh công cộng .......... 50
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ................................ 51
4.1. Đánh giá chung ............................................................................................ 51
4.2. Hạn chế và khó khăn trong của các nhà vệ sinh trong việc xây dựng và hoạt
động ..................................................................................................................... 51
4.3. Đề xuất các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ
sinh công cộng....................................................................................................... 53
4.4. Các mô hình nhà vệ sinh công cộng hiện nay ............................................. 56
4.5. Áp dụng mô hình ......................................................................................... 57
4.5.1. Áp dụng mô hình nhà vệ sinh công cộng ........................................... 57
4.5.2. Áp dụng mô hình quản lí nhà vệ sinh công cộng hiệu quả theo tiêu
chuẩn Asean ...................................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
iii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NVSCC : Nhà vệ sinh công công cộng
Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
THHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn
MTV : Một Thành Viên
ASEAN : “Association of Sontheast Asia Nations” Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
iv
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Phân loại nhà vệ sinh ................................................................................ 16
Bảng 2. 2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng ....................................... 17
Bảng 3. 1 Danh sách các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn ..................................... 33
Bảng 3. 2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng .............................................. 45
Bảng 3. 3 Đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất của các NVSCC tại các quận khảo
sát .............................................................................................................................. 45
Bảng 3. 4 Thang điểm đánh giá chất lượng NVSCC ................................................ 47
Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá chất lượng các NVSCC tại địa bàn 5 quận ................... 47
Bảng 3. 6 Bảng thống kế nhà vệ sinh đạt mức sạch sẽ ở các quận khảo sát ............ 49
Bảng 4. 1 So sánh mô hình NVSCC truyền thống vs mô hình NVSCC hiện đại ..... 56
v
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5
Hình 2. 1 Toilet công cộng ở Kanazawa, Nhật Bản.................................................. 21
Hình 3. 1 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 .............................................. 24
Hình 3. 2 Tình hình số lượng NVSCC tại quận 1 ..................................................... 26
Hình 3. 3 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng bị tháo dỡ .............................................. 26
Hình 3. 4 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 3.................................................... 27
Hình 3. 5 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 5.................................................... 28
Hình 3. 6 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 10................................................... 29
Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11.................................................. 30
Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11.................................................. 32
Hình 3. 9 Tấm năng lượng mặt trời cà bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng
trên đường Nguyễn Du .............................................................................................. 34
Hình 3. 10 Nơi rửa tay và thùng đựng rác tại nhà vệ sinh công cộng trên đường
Nguyễn Du ( theo tiêu chuẩn Asean) ........................................................................ 34
Hình 3. 11 Thùng rác tại nhà vệ sinh trên đường Lê Hồng Phong giao 3 tháng 2 ... 35
Hình 3. 12 Thùng rác tại nhà vệ sinh chợ Tân Định ................................................. 35
Hình 3. 13 Bồn xả tại nhà vệ sinh công cộng đường Thành Thái quận 10 ............... 35
Hình 3. 14 Bồn cầu bệt tại nhà vệ sinh di động công viên 23/9, quân 1................... 35
Hình 3. 15 Cửa phòng vệ sinh công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận 11 ............. 36
Hình 3. 16 Laphong trần nhà vệ sinh công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận 11 . 36
Hình 3. 17 Nguồn nước nhà vệ sinh công cộng sử dụng ......................................... 36
Hình 3. 18 Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng ................................................. 37
Hình 3. 19 sàn nhà vệ sinh tại NVSCC trên đường Tô Hiến Thành quận 10. .......... 38
Hình 3. 20 Phòng vệ sinh tại NVSCC trên đường Tô Hiến Thành quận 10. ............ 38
Hình 3. 21 Phòng vệ sinh tại NVSCC trong công viên Dân Ước quận 5. ................ 38
Hình 3. 22 Phòng vệ sinh tại NVSCC trên đường Lê Hồng Phong giao 3-2 quận 10.
................................................................................................................................... 38
Hình 3. 23 Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 ................ 39
Hình 3. 24 Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 ................ 39
vi
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh .................... 39
Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh .................... 43
Hình 3. 26 Bồn cầu nhà vệ sinh công cộng tại nhà vệ sinh di động tại công viên 23-
9 quận 1 ..................................................................................................................... 44
Hình 3. 27 Bồn cầu tại nhà vệ sinh công cộng Saccombank công viên 23-9 .......... 44
Hình 3. 28 Nhà vệ sinh công cộng tại đường Thành Thái quận10 . ......................... 44
Hình 3. 29 Đồ thị biểu diễn hiện trạng trang thiết bị NVSCC tại 5 quận khảo sát ... 46
Hình 3. 30 Đồ thị biểu diễn chất lượng NVSCC tại 5 quận...................................... 48
vii
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đối với các nước phát triển trên thế giới như Nhât, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore
thì hệ thống NVSCC luôn được quản lí một cách hợp lí, hiện đại, sạch sẽ, đầy đủ
tiện nghi đặc biệt là rất thân thiện với môi trường và đáp ứng đủ nhu cầu của người
dân và khách du lịch. Đây cũng chính là điểm nhấn khi khách nước ngoài đến với
đất nước của họ . Vậy thì hệ thống nhà vệ sinh công cộng của nước ta nhất là đối
với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,... trong đó có thành phố
Hồ Chí Minh thì ra sao?
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 50 thành phố đẹp nhất thế giới
và cũng đây là một nơi thu hút khách dụ lich trong, ngoài nước và lượng người đổ
về đây sinh sống, làm ăn, học tập rất nhiều (theo số liệu đến năm 2015 của tổng cục
thống kê, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 8.136,3 nghìn). Do đó, nhu cầu về các
công trình công cộng là một nhu cầu không thể thiếu hiện nay trong đó có nhà vệ
sinh công cộng.
Hiện nay, nhà vệ sinh công cộng đã được thành phố quan tâm đầu tư và xây
dựng mới theo tiêu chuẩn hiện đại ( đầu tư 1000 NVSCC trong đó có 500 NVSCC
theo tiêu chuẩn ASEAN) nhất là các quận nội thành trong đó có quận 1,3,5,10,11
nhưng có nhiều nhà vệ sinh chất lượng xuống cấp, vệ sinh không sạch sẽ, không đủ
các thiết bị và tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng không đáp ứng đủ nhu cầu mà
gây các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như: tình trạng đi tiểu, phóng uế
không đúng chỗ tại các nơi công cộng đã làm mất mỹ quan thành phố, gây ô nhiễm
môi trường và làm “xấu xí” hình ảnh thành phố trong mắt nhiều du khách.
Vậy để khắc phục những điều trên và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân và với mục tiêu “Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm
du lịch hàng đầu cả nước và khu vực” với hình ảnh “thành phố Hồ Chí Minh –
Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” thì cần phát triển hoàn thiện hệ thống nhà
vệ sinh công cộng.
1
Đồ án tốt nghiệp
Chính vì những lý do trên đề tài “ Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở
một số quận nôi thành Tp. HCM và đề xuất biện pháp khắc phục” là hết sức cần
thiết.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Giúp nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường cho người dân người sử dụng
các nhà vệ sinh công cộng, chất lượng, mật độ phân bố các nhà vệ sinh hiện tại cũng
như chất lượng các nhà sinh được xây dựng sau này sẽ tốt hợn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được sự phân bố của các nhà vệ sinh công công.
- Đánh giá được mức độ giữ gìn vệ sinh tại các nhà vệ sinh công cộng, chất
lượng, hiệu quả hoạt động, cách thức quản lí của các nhà vệ sinh.
- Lựa chọn được một số phương án để nâng cao chất lượng nhà vệ sinh.
3. Nôi dung nghiên cứu
- Tìm hiểu số liệu, vị trí phân bố NVSCC ở từng quận thực hiện đề tài.
- Khảo sát hiện trạng NVSCC ở các quận 1,3,5,10,11 như:
+ Hiện trạng trang thiết bị thiết bị nước, dụng cụ nhà vệ sinh ( giấy, nước rửa
tay, máy sấy khô tay,.)
+ Chât lượng vệ sinh môi trường ( chất lượng nước, không khí , độ sạch sẽ) .
+ Hiện trạng môi trường của khu vực (gần khu vực nhà vệ sinh công cộng, xa
khu vực nhà vệ sinh công cộng).
+ Ý thức người sử dụng
- So sánh các nhà vệ sinh công cộng.
- Xác định một số biện pháp khắc phục cho hệ thống nhà vệ sinh công cộng.
- Xác định các mô hình nhà vệ sinh công cộng đang có áp dụng cho quận khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nhà vệ sinh công cộng là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống kết
cấu hạ tầng đô thị của mỗi đất nước, mỗi quốc gia giúp giải quyết nhu cầu tối thiểu
2
Đồ án tốt nghiệp
của con người tạo ra các thành phố thân thiện với môi trường, cảnh quan đô thị
được sạch sẽ trong lành.
Nhưng đối với Việt Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh thì đang là một
vấn đề nan giải của toàn thành phố nhất là các quận nội thành nơi mà quy hoach đô
thị đã được quy hoạch từ rất lâu. Là nơi có lượng dân cư tập trung sinh sống làm ăn
rất nhiều, số lượng khách du lịch đến thăm quan các bảo tàng, các điểm du lịch, vui
chơi đặc biệt là các quận trung tâm của thành phố như quận 1, quận 3, quận 5, quận
10, quận 11 có nhu cầu rất cao về số lượng, chất lượng còn đối với các quận ngoại
thành thì số lượng dân cư ít hơn so với các quận nội thành nên nhu cầu về nhà vệ
sinh công cộng không đòi hỏi cao và khắt khe đặc biệt các quận trung tâm của thành
phố.
Nhà vệ sinh công cộng ở
một số quận nội thành
Chọn 5 quận gồm quận 1, Quận 1: 21 điểm NVSCC Chọn 7 điểm NVSCC
quận 3, quận 5, quận 10,
Quận 3: 3 điểm NVSCC Chọn 3 điểm NVSCC
quận 11.
Quận 5: 14 điểm NVSCC Chọn 10 điểm NVSCC
Quận 10: 5 điểm NVSCC Chọn 5 điểm NVSCC
Quận 11: 5 điểm NVSCC Chọn 4 điểm NVSCC
Đối với các điểm nhà vệ sinh được chọn để khảo sát dựa trên vị trí phân bố,
mô hình nhà vệ sinh nhà vệ sinh công cộng mà chọn ra một số nhà vệ sinh công
cộng đại diện để khảo sát.
Để nắm rõ được tình hình thực tế các nhà vệ sinh công cộng về hiện trạng môi
trường, chất lượng, cơ sở vật chất, ý thức của các nhà vệ sinh ở quận nội thành thì
phải dựa trên nghiên cứu đi khảo sát thực tế, phỏng vấn, quan sát để có một cái nhìn
rõ ràng, cụ thể bao quát hơn. Còn nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khác thì chỉ
nhìn nhận vấn đề ở một phương diện như đánh giá sự ảnh hưỏng của hệ thống nhà
vệ sinh công cộng đến cảnh quan môi trường hay một vấn đề tương tự khác mà
không thể đánh giá hết được tầm quan trọng, mức độ khách quan, thực trạng.
3
Đồ án tốt nghiệp
Như vậy, quá trình nghiên cứu là đi khảo sát thực tế thì cần phải biết cách thức
của quá trình nghiên cứu đây chính là yếu tố quan trong nhất đánh giá được gần như
toàn bộ hệ thống các nhà vệ sinh ở quận nội thành. Quá trình nghiên cứu này ta phải
nghiên cứu các yếu tố khách quan đang tồn tại như vị trí, mật độ phân bố, hiện trạng
môi trường, chất lượng, ý thức, và các yếu tố sâu xa bên trong để xem mức độ
ảnh hưởng của hệ thống nhà vệ sinh này đến toàn xã hội để có các biện pháp triển
khai nhằm giảm tác động xấu nhất tăng cường chất lượng và đối vói các mô hình
nhà vệ sinh công cộng hoạt động hiệu quả có thể nhân rộng.
Tính tối ưu của phương pháp nghiên cứu này đem lại là tính thực tế của các số
liệu, biết được thực trạng, chất lượng của các hệ thống nhà vệ sinh công cộng giữa
các quận và so sánh được các nhà vệ sinh công cộng giữa các nhà vệ sinh với nhau
hoặc nhà vệ sinh mới xây dựng theo tiêu chuẩn mới và xây dựng lâu năm. Biết được
những vấn đề bất cập, khó khăn từ cách quản lí, hoạt động của các nhà vệ sinh này.
4
Đồ án tốt nghiệp
4.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên
Tìm hiểu số lượng, vị trí
cứu tài liệu, thu thập Phương pháp phân
phân bố NVSCC tích xử lí số liêu,
thông tin
thống kê
Phương pháp khảo
Khảo sát hiện trạng các nhà Phương pháp quan sát
sát, điều tra, trắc
vệ sinh công cộng Phương pháp trò chuyện
nghiệm
Phương pháp phân So sánh các nhà vệ sinh Phương pháp quan sát
tích lí luận công cộng Phương pháp so sánh
cặp đôi
Phương pháp phân Xác định một số biện pháp
Phương pháp chuyên gia
tích lí luận khắc phục
Phương pháp phân Xác đinh các mô nhà vệ sinh Phương pháp chuyên gia
tích lí luận
công cộng áp dụng cho quận Phương pháp so sánh
khác khác cặp đôi
Hình 1. 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các thông tin, tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến đề tài, các tài liệu nghiên cứu trước nay và thời gian gần nhất.
- Phương pháp phiếu điều tra, khảo sát và trắc nghiệm: Khảo sát trên đối
tượng là NVSCC thuộc các quận 1, 3, 5, 10, 11 ( quận 1: 7 NVSCC, quận 3:
3NVSCC, quận 5: 10 NVSCC, quận 10: 5 NVSCC, quận 11: 4 NVSCC, mỗi nhà vệ
sinh công cộng khảo sát 10 người dùng NVSCC với phiếu câu hỏi trắc nghiệm)
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: dùng phương pháp phỏng vấn có cấu
trúc ( lập bảng câu hỏi) đối với người trông coi nhà vệ sinh công cộng nhằm đánh
giá khách quan được ý thức của người sử dụng nhà vệ sinh, tình hình vệ sinh tại các
nhà vệ sinh công công khảo sát
- Phương pháp quan sát: nhằm quan sát tình hình NVSCC về trang thiết bị tiện
nghi ,cơ sở vật chất, độ sạch sẽ, ý thức của người dùng trong nhà vệ sinh công cộng.
5
Đồ án tốt nghiệp
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
+ Nhằm thu thu thập thông tin từ các câu trả lời từ phiếu khảo sát về tình hình
NVSCC.
+ Dùng phần mềm excel để xử lý vẽ biểu đồ, phân tích số liệu để phục vụ cho
việc đánh giá tình hình trang thiết bị, độ sạch sẽ, chât lượng không khí, ý thức sử
dung của người dùng trong nhà vệ sinh.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp: Tổng hợp kết quả từ quá trình khảo sát thực
tế và phiếu điều tra nhằm đánh giá tình hình của hệ thống NVSCC, ý thức sử dụng
của người dùng, đề xuất một số phương pháp và áp dụng mô hình.
- Phương pháp phân tích lý luận: từ các sơ liệu đã có phân tích lý luận để đưa
ra kết quả.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kết quả
nghiên cứu liên quan đến NVSCC.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận nội thành Tp.HCM
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại quận trung tâm trong nội thành: 1,3,5,10,11 của Tp. HCM
5.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 09/05/2011 đến ngày 24/07/2011
6. Ý nghĩa
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo của sinh viên
- Cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý một cách có hiệu quả và khắc phục
những mặt hạn chế trong các năm tiếp .
- Đề xuất các phương pháp giúp cải thiện nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn
các quận khảo sát, các quận khác của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
thành phố khác của Việt Nam.
6
Đồ án tốt nghiệp
- Đề xuất được mô hình quản lí cải tiến cho các quận khác của địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể xem như là sự kế thừa của các ý tưởng về mô hình NVSCC vốn
có từ trước.
- Khảo sát sự phân bố, đưa ra các tác động của nhà vệ sinh công cộng đến
người dân và ý thức của người dân sau khi sử dụng nhà vệ sinh, cách thức quản lý.
Từ đó, đưa ra những phương án quản lý phù hợp hơn cho nhà vệ sinh công cộng tại
một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh giúp cảnh quan đô thị
đẹp hơn đặc biệt là khách du lịch.
- Áp dụng mô hình thích hợp về NVSCC, cách quản lý thích hợp cho các
quận khác và sử dụng trong thực tế.
7. Các chương của đồ án tốt nghiệp
Mở đầu
Chương I: Tổng quan về khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Chương II: Tổng quan các vấn đề liên quan đến NVSCC
Chương III: Kết quả khảo sát hệ thống NVSCC ở một số quận nội thành thành
phố Hồ Chí Minh
Chương IV: Đề xuất các biện pháp khắc phục
Chương V: Áp dụng các mô hình NVSCC cho các quận khác
Kết luận và kiến nghị
7
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' bắc và 106°22' – 106°54'
đông, phía bắc giáp tỉnh bình dương, tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông Và Đông
Bắc Giáp Tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tây và tây nam
giáp tỉnh Long An Và Tiền Giang. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường
thủy và đường không nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu
Long, địa hình thành phố thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần tây bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ
có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía nam - tây nam và đông nam thành phố, có độ cao trung bình
trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các
quận thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình,
khoảng 5 tới 10 mét [10]
1.1.2. Địa chất- thủy văn
Địa chất thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm
tích pleistocen và holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích pleistocen chiếm hầu hết
phần bắc, tây bắc và đông bắc thành phố. Do tác động của các yếu tố tự nhiên và
hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng
đó là đất xám.
Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở
thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng
và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích holocen có nhiều nguồn gốc: biển, vũng
vịnh, sông biển, bãi bồi... Hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa
biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha.
8
Đồ án tốt nghiệp
Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất
feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. [10]
Về thủy văn: thành phố nằm ở vùng hạ lưu hệ thống Sông Đồng Nai - Sài Gòn
có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai có lưu vực lớn
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15
tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông
Sài Gònvới chiều dài 200 km chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông sài
gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225
m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Một con sông nữa của thành phố Hồ Chí Minh
là sông Nhà Bè, hình thành ở hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển
đông bởi hai ngả chính soài rạp và gành rái. Trong đó, ngả gành rái chính là đường
thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. [10]
1.1.3. Khí hậu-thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là mùa mưa và màu khô. Mùa mưa được
bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), mùa khô
từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình,
thành phố có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °c, cao nhất
lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Một năm, ở thành phố có trung bình 159
ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc
biệt hai tháng 6 và 9.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão và chịu ảnh hưởng bởi
hai hướng gió chính là gió mùa tây – tây nam và bắc – đông bắc. Gió tây – tây nam
từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s vào mùa mưa. Gi... điển hình như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Chấn thương chỉnh hình,
Chợ Rẫy, trung tâm văn hóa quận 5, tại các tuyến đường giao thông chính Hùng
Vương, An Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương hay tại
ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ ngay trường mẫu giáo Vàng Anh, gần các khu chợ
như chợ An Bình, chợ Kim Biên và công viên.
3.1.4. Tại quận 10
28
Đồ án tốt nghiệp
Hệ thống NVSCC tại quận 10
Hình 3. 6 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 10
( Nguồn: công ty TNHH MTV dịch vụ công ích thanh niên xung phong, dịch vụ
công ích quận 10)
Nhận xét:
Về số lượng: theo thống kê ( phụ lục A) quận 10 có 5 nhà vệ sinh công cộng
trong đó 3 nhà vệ sinh cộng cộng do công ty TNHH MTV dich vụ công ích thanh
niên xung phong quản lí, 2 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dich vụ công ích
quận 10 kết hợp với kết hợp với quán Viva Stare coffee quản lí.
Về loại hình: 5 NVSCC đều là loại hình cố định
Về mật độ, vị trí: Từ bản đồ hình 3.6 cho thấy mật độ phân bố hệ thống nhà vệ
sinh công cộng trên quận 10 còn khá ít chủ yếu nằm trên những tuyến đường lớn
huyết mạch như đường ba tháng hai cụ thể đường ba tháng hai giao với Lý Thái Tổ-
và rải rác một số tuyến đườngLê Hồng Phong, đường Thành Thái, Lê Hồng Phong,
Tô Hiến Thành nhiều tuyến đường chưa có nhà vệ sinh công cộng do trong thời
gian vừa qua do chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ. Còn lại các tuyến
đường khác nơi tập trung nhiều người qua lại Cách Mạng Tháng Tám, Ngô Gia Tự
hay một số khu vực khác như công viên Lê Thị Riêng, Bảo tàng Y học cổ truyền
29
Đồ án tốt nghiệp
Việt Nam, Chợ Nhật Tảo vẫn chưa có nhà vệ sinh công cộng. Tình hình NVSCC ở
quận 10 như vậy là do một số nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích
quận 10 đã bị tháo dỡ vì nằm trên vỉa hè.
3.1.5. Tại quận 11
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng quận 11 được thể hiện ở bản đồ hình
Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11
(Nguồn:công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 10 và khảo sát thực tế)
Nhận xét:
Về số lượng: theo bản đồ hình 3.7 và phụ lục A thì hiện nay quận 11 có 5 nhà
vệ sinh công cộng trong đó 3 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích
quận 10 quản lí và 2 nhà vệ sinh do ngân hàng Saccombank quản lí.
Về loại hình : các nhà vệ sinh công cộng ở quận 11 đều là loại hình cố định
Về vị trí, mật độ : theo bản đồ hình 3.6 thì thấy mật độ phân bố nhà vệ sinh
công cộng vẫn còn rất ít. Vị trí của các nhà vệ sinh này nằm trên trên các tuyến
đường Lê Đại Hành, Lạc Long Quân, Lý Thường Kiệt và nằm trên công viên Lãnh
Binh Thăng, bến xe buýt Đầm Sen. Như vậy, cách bố trí các nhà vệ sinh hợp lí đa
phần tập trung ở các nơi có tập trung lượng lớn người đi lại như tại trường đua Phú
thọ, công viên Lãnh Binh Thăng, bến xe buýt Đầm Sen nhưng vẫn còn hạn chế một
số tuyến đường không có nhà vệ sinh công cộng như tuyến đường chính Ba Tháng
30
Đồ án tốt nghiệp
Hai. Một số nhà vệ sinh công cộng tại quận 11 do xây dựng quá lâu năm năm nên
tình trạng nhà vệ sinh cũng đã xuống cấp và đang trong thời gian chờ tu sửa.
Qua khảo sát và danh sách số liệu nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận thì thấy
rằng mật độ phân bố các nhà vệ sinh hiện nay ở một số quận vẫn còn chưa hợp lí và
số lượng nhà vệ sinh công cộng vẫn còn hạn chế như ở quận 3.
3.2. Hiện trạng các nhà vệ sinh công cộng
3.2.1. Trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng tại các quận
Các trang thiết bị tối thiểu mà một nhà vệ sinh phải có: bồn cầu, bồn tiểu,
nước sạch, xà phòng ( nước rửa tay), giấy vệ sinh, thùng rác
Các trang thiết bị theo tiêu chuẩn mới nhất:
Trang thiết bị trong phòng vệ sinh: chốt cài cửa bên trong, móc treo túi/quần
áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường, bồn cầu; giấy vệ sinh; thùng đựng
rác có nắp.
Trang thiết bị trong khu vực rửa tay:chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung
quanh chậu rửa mặt), gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt), xà phòng
rửa tay;khăn lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động;thùng đựng rác có
nắp, khu vệ sinh nam có thêm bồn tiểu treo.
Đối với trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng thì dựa trên câu hỏi khảo sát với 290
người dùng nhà vệ sinh công công trong đó quận 1 70 người, quận 3 30 người, quận
5 100 người, quận 10 50 người, quận 11 40 người để xác định:
Câu hỏi: “Anh chị thấy các trang thiết bị trong nhà vệ sinh công cộng ( nước, xà
phòng, giấy vệ sinh, thùng rác, gương, máy sấy tay,) thì như thế nào?
A. Đầy đủ tiện nghi B. Bình thường C. Thiếu không đầy đủ
31
Đồ án tốt nghiệp
Tình trạng trang thiết bị vệ sinh
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11
Đầy đủ tiện nghi Bình thường Thiếu, không đầy đủ
Hình 3. 8 Tình trạng trang thiết bị vệ sinh tại các quận khảo sát
Từ hình 3.7 thì ta thấy quận 1 là quận có cột đầy đủ tiện nghi chiếm tỉ lệ cao
nhất 60% trong 3 cột đánh giá đầy đủ tiện nghi, bình thường, thiếu không đầy đủ so
với quận 3, 5, 10,11. Còn cột bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 cột đối với
quận 3, 5, 10 , 11..
Từ đó, thấy rằng quận 1 là trung tâm của thành phố cũng như là bộ mặt của
thành phố Hồ Chí Minh nên các trang thiết bị trong hầu hết các nhà vệ sinh đều đầy
đủ tiện nghi đạt chuẩn so với các yêu cầu của một nhà vệ sinh hiện đại phục vụ
người dùng. Đối với các nhà vệ sinh ở quận còn lại thì hầu hết các nhà vệ sinh thì
các trang thiết bị trong nhà vệ sinh chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu mà một nhà vệ
sinh cần có ( bồn cầu, bồn tiểu, nước sạch, thùng đựng rác, giấy vệ sinh, xà phòng/
nước rửa tay, gương soi nửa người, bồn rửa tay).
Qua kết quả khảo sát thực tế các nhà vệ sinh công công tại các quận thì ta thấy
các nhà vệ sinh mới xây trong vài năm gần đây thì các trang thiết bị trong nhà vệ
sinh đều đáp ứng đủ theo yêu cầu tiêu chuẩn mới như các nhà vệ sinh được thể hiện
trong bảng 3.1
32
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3. 1 Danh sách các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn
Quận STT Địa điểm
Quận 1 1 Nhà vệ sinh tại chợ Dân Sinh, quận 1.
2 Nhà vệ sinh tại chợ Tân Đinh, quận 1.
3 Nhà vệ sinh chợ Thái Bình, quận 1.
4 2 nhà vệ sinh tại chợ Bến Thành góc Phan Chu Trinh, Phan
Bội Châu, quận 1
5 3 nhà vệ sinh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1
6 Nhà vệ sinh trên đường Nguyễn Du, quận 1
7 Các nhà vệ sinh Saccombank tại công viên 23/9, công viên
Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám quận 1.
Quận 3 8 Nhà vệ sinh Saccombank đường Nguyễn Thị Minh Khai
Quận 10 9 Nhà vệ sinh giao ba tháng hai với Lý Thái Tổ
10 Nhà vệ sinh giao ba tháng hai với Lê Hồng Phong
Quận 11 Nhà vệ sinh sacombank bến xe Đầm Sen, công viên Lãnh Binh
Thăng
Một số hình ảnh trang thiết bị đối với nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn
33
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3. 9 tấm năng lượng mặt trời cà bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công
cộng trên đường Nguyễn Du
Hình 3. 10 Nơi rửa tay và thùng đựng rác tại nhà vệ sinh công cộng trên
đường Nguyễn Du ( theo tiêu chuẩn Asean)
Trong quá trình đi khảo sát thực tế thì thấy có một vài vấn đề nhỏ như:
Các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu đi vệ sinh như nước sạch, bồn cầu, bồn
tiểu, thùng rác, giấy vệ sinh thì rất đầy đủ nhưng xà phòng hay nước rửa tay thì một
số ít nhà vệ sinh không có và một số nhà vệ sinh thì thùng rác không có nắp hay
thùng rác bị hư hỏng.
34
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3. 11 thùng rác tại nhà vệ sinh Hình 3. 12 thùng rác tại nhà vệ sinh
trên đường Lê Hồng Phong giao 3 chợ Tân Định
tháng 2
Ngoài ra, một số nhà vệ sinh do xây dựng lâu năm mà cơ sở vật chất xuống cấp
trầm trọng, các trang thiết bị trong nhà vệ sinh bị hư hỏng, tường trần nhà bị mốc,
cửa không có chốt, nắp bồn cầu ngồi không có nắp như nhà vệ sinh tại đường Lạc
Long Quân quận 11.
Hình 3. 13 bồn xả tại nhà vệ sinh Hình 3. 14 bồn cầu bệt tại nhà vệ sinh
công cộng đường Thành Thái quận di động công viên 23/9, quân 1
10
35
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3. 15 Cửa phòng vệ sinh công Hình 3. 16 Laphong trần nhà vệ sinh
cộng tại 312 Lạc Long Quân quận công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận
11 11
3.2.2. Chât lượng vệ sinh môi trường
Đối với vấn đề vệ sinh môi trường
- Chất lượng nguồn nước nhà vệ sinh sử dụng
Với kết quả khảo sát 29 nhà vệ sinh tại 5 quận thì hầu hết các nhà vệ sinh đều
sử dụng nguồn nước máy chỉ có 4 nhà vệ sinh dùng nguồn nước giếng. Vì vậy, chất
lượng nước tại các nhà vệ sinh này luôn luôn đảm bảo về độ an toàn.
Nguồn nước nhà vệ sinh sử dụng
14%
86%
Nước máy
Nước giếng
Hình 3. 17 Nguồn nước nhà vệ sinh công cộng sử dụng
- Vệ sinh nhà vệ sinh công cộng
36
Đồ án tốt nghiệp
Theo kết quả khảo sát mỗi nhà vệ sinh công cộng tùy theo nơi đặt nhà vệ sinh
công cộng thì mỗi ngày có nhiều hay ít lượt khách đi vệ sinh. Đối với nhà vệ sinh
công cộng đặt ở các khu chợ, công viên, gần các ngã sáu,.. thì nằm trong khoảng từ
100-300 khách đi vệ sinh. Còn đối với các nhà vệ sinh nằm ở các khu vực không
nhiều người qua lại thì nằm trong khoảng từ 30-90 lượt khách đi vệ sinh ví dụ như
nhà vệ sinh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch quận 5 có từ 60-70 người/1 ngày hay
nhà vệ sih tại 107B Trần Hưng Đạo quận 5 từ 70-80 người/ 1 ngày,
Còn đối với việc dọn nhà vệ sinh qua phiếu câu hỏi với câu hỏi: “ Lịch trình làm
sạch nhà vệ sinh thì như thế nào” với 3 mức độ trả lời “sau mỗi lần có người sử
dụng, theo ngày, theo tuần” thì kết quả thu được là 100% câu trả lời là theo ngày.
Trong qua trình phỏng vấn người quản lí cũng như người trông coi nhà vệ sinh công
cộng thì quy định việc dọn dẹp nhà vệ sinh theo ngày mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng
và buổi tối. Và cũng tùy theo lượt người sử dụng nhà vệ sinh nhiều hay ít mà dọn
dẹp thêm cho sạch sẽ.
Cũng với vấn đề này với phiếu khảo sát dành cho người dùng về độ sạch sẽ của nhà
vệ sinh công cộng như thế nào với 3 mức độ “sạch, bình thường, bẩn/ không được
sach” thì thu được kết quả như hình 3.20
Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng
12%
42%
46%
Sạch Bình thường Bẩn/ không được sạch
Hình 3. 18 Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng
Từ quá trình đi khảo sát thực tế thì thấy rằng vấn đề vệ sinh sạch sẽ tại các nhà
vệ sinh công cộng hiện nay rất được quan tâm. Do các nhà vệ sinh công cộng này
đều có người trông coi chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh cũng như sạch sẽ, sàn
37
Đồ án tốt nghiệp
nhà khô ráo và trông coi từ 6h-22h nên hầu như các nhà vệ sinh đều tương đối sạch
sẽ.
Hình 3. 19 sàn nhà vệ sinh tại Hình 3. 20 Phòng vệ sinh tại NVSCC
NVSCC trên đường Tô Hiến Thành trên đường Tô Hiến Thành quận 10.
quận 10.
Hình 3. 21 Phòng vệ sinh tại Hình 3. 22 Phòng vệ sinh tại NVSCC
NVSCC trong công viên Dân Ước trên đường Lê Hồng Phong giao 3-2
quận 5. quận 10.
Nhưng bên cạnh đó còn có một số ít nhà vệ sinh tường, trần nhà, chỗ rửa tay
không được sạch, bồn cầu, chân bồn cầu ngồi, sàn nhà bẩn vẫn chưa được sạch và
trần hay góc tường nhà vệ sinh bị màng nhện phủ gây mất thẩm mĩ.
38
Đồ án tốt nghiệp
Hình 3. 23 Nhà vệ sinh công cộng Hình 3. 24 Nhà vệ sinh công cộng
trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 trong công viên Lý Tự Trọng quận 1
Chất lượng không khí ( mùi) tại các NVSCC
Chất lượng không khí tại các NVSCC
9%
41%
50%
Thơm/ không mùi/ dễ chịu Bình thường Có mùi hôi/ khó chịu
Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh
Đối với các nhà vệ sinh công cộng hiện nay thì vấn đề có mùi hôi rất ít vì các
nhà vệ sinh này luôn luôn được được người trông coi dọn dẹp nên rất ít có mùi hôi.
Nhiều nhà vệ sinh còn có nước thơm để xịt, máy hút mùi, sáp thơm để khử mùi hôi
trong các nhà vệ sinh công cộng.
Và hầm chứa các nhà vệ sinh công cộng cũng được thường xuyên hút hầm. Từ
kết quả thu được từ phiếu khảo sat người trông coi thì đối với cá nhà vệ sinh có số
lượng người đi nhiều thì 3-4 tháng hút một lần còn với các nhà vệ sinh số lượng
39
Đồ án tốt nghiệp
người đi ít hay không nhiều lắm thì định kì 6 tháng hút 1 lân hoặc 1 năm hút 1 lần.
Vì vậy, vấn đề các nhà vệ sinh gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh hoặc ảnh
hưởng tới các hộ dân sống xung quanh là không có. Cũng chính vì các hầm chứa
được hút định kì như vậy nên cũng không có mùi trong các phòng vệ sinh và không
còn hiện trạng có mùi khi các hầm chứa quá đầy.
Như vậy vấn đề vệ sinh môi trường bên trong hay bên ngoài nhà vệ sinh hay
chất lượng không khí đôi với các nhà vệ sinh hiện nay được quản lí rất tốt và đảm
bảo. Trong quá trình khảo sát người trông coi các nhà vệ sinh cũng có nhiều câu trả
lời liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường hay chất lượng không khí trong các nhà
vệ sinh như :
+ Chú Tâm “ nhà vệ sinh công cộng sạch hay không sạch là do mình, phải
thường xuyên dọn dẹp thì nhà vệ sinh mới không có mùi, sạch sẽ”
+ Chị Tuyên “ nhà vệ sinh phải dọn dẹp sạch sẽ, không có mùi ( thơm) thì
người sử dụng mới đi nhiều, chứ nhà vệ sinh mà bẩn dơ hay có mùi thì người ta chỉ
đi lần đầu thôi chứ lần sau ai dám đi ngay cả bản thân mình cũng thế thôi nhà vệ
sinh mà bẩn thì mình cũng không dám đi nữa chứ đừng nói là người dùng. Nhà vệ
sinh mở cửa từ 6h sáng đến 22h tối nhà vệ sinh sạch sẽ không có mùi thì tốt cho sức
khỏe của chính bản thân mình không có bệnh tật”.
+ Chú Nhựt “ nhà vệ sinh phải dọn dẹp theo ngày chứ theo tuần thì thối sao
ngửi được”
+ Cô Đài “ sau 3-4 người đi vệ sinh hay sau mỗi làn có người sử dụng nhà vệ
sinh mà dơ thì cô phải vào dội rửa nhà vệ sinh lau lại sàn nhà cho sạch”
+ Cô Xuân “ Nhiều khi do nhiều người đi cùng một lúc mà chưa dọn dẹp được
ngay thì nhà vệ sinh hơi có mùi nhưng sau khi không còn người đi vệ sinh thì cô sẽ
dọn dẹp ngay chứ không nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu lắm”
Từ những câu trả lời của một số người trông coi thì thấy rằng công tác giữ gìn vệ
sinh của các nhà vệ sinh rất tốt để không có mùi hôi cũng như đảm bảo sức khỏe
cho chính bản thân họ và để có khách đi vệ sinh.
40
Đồ án tốt nghiệp
3.2.3. Hiện trạng môi trường và cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng
Hiện trạng môi trường
- Trong nhà vệ sinh công cộng
Theo như đi quan sát thực tế thì thấy rằng các nhà vệ sinh cảnh quan môi
trường đều phù hợp với hiện tại bên ngoài một số nhà vệ sinh còn treo các giỏ cây
cảnh bên ngoài nhà vệ sinh công cộng.
Còn đối với nhà vệ sinh công cộng mới xây trên đường Nguyễn Du tuy không
có cây cối nhưng thiết kế theo tiêu chuẩn Asean chỉ là một gian phòng nhỏ nhưng
thiết kế rất đẹp. Bên trong nhà vệ sinh công công trên đường Nguyễn Du hay
Saccombank đều có một bình hoa đặt trong nhà vệ sinh làm cho người đi vệ sinh có
cảm giác thoải mãi.
- Khu vực đông dân cư gần các nhà vệ sinh công cộng
Đối với khu vực gần các nhà vệ sinh công cộng thì các vấn đề như phóng uế
bừa bãi, hôi thối, đi tiểu bậy tại các gốc cây, góc khuất làm đã giảm đi một cách
đáng kể nên vấn đề mùi khai hay hôi thối không còn nữa và hầu như không còn xảy
ra các tình trạng này nữa đã có tác dụng làm cho cảnh quan môi trường đẹp hơn
trong mắt người nước ngoài.
Còn đối với khu vực đông dân cư mà không có hoặc quá xa nhà vệ sinh công
cộng thì các hiện tượng như đi tiểu bừa bãi, tại các gốc cây, góc khuất trên đường,
trên tường vẫn còn phổ biến gây nên tình trạng hôi thối, mùi khai bốc lên nồng nặc
rất khó chịu gây mất thẩm mĩ cũng nhử tới chất lượng cảnh quan môi trường thậm
chí ngay cả những chỗ có biển báo cấm đái bậy hay chỉ chó được đi tiểu mà tình
trạng trên vẫn diễn ra.
Cách thức quản lí và sử dụng các nhà vệ sinh
- Đối với nhà vệ sinh miễn phí Saccombank
Saccombank bố trí nhân sự chuyên trách trực theo ca từ 6-22 h để đảm bảo công
tác cũng như quản lí và giữ gìn các nhà vệ sinh và trả lương theo hàng tháng.
- Đối với hệ thống nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận
1 và dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lí
41
Đồ án tốt nghiệp
Giờ mở cửa của các nhà vệ sinh công cộng hầu hết là từ 6h-22h chỉ có một số nhà
vệ sinh ở trong các khu chợ thì giờ mở cửa sớm hơn là từ từ 4h-22h.
Cách quản lí các trang thiết bị và thu nhập của những người tiếp nhận kinh
doanh: Các nhà vệ sinh công cộng do 2 công ty quản lý theo hình thức khoán cho
người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng và với mức phí thu 3000 đồng
cho dịch vụ công ích quận 1 quản lí còn với dich vụ công ích thanh niên xung
phong thì đi tiểu 2000 đồng, đi đại tiện giá 3000 đồng. Từ những khoản thu chính
từ những người đi vệ sinh thì những người được khoán này được phép sử dụng mặt
bằng của nhà vệ sinh để bán một số hàng hóa đơn giản như: sách, báo, nước ướp
lạnh, kẹo cáo su, thuốc lá, bút, vở,để phụ thu thêm và có thêm tiền để có chi
phí trong cuôc sống do nhiều nơi nhà vệ sinh công cộng có ít khách đi vệ sinh. Đây
chính là thu nhập hàng tháng của những người trông coi mỗi tháng phải đóng về
cho công ty một khoản tiền để công ty sửa chữa, bảo trì các nhà vệ sinh. Còn các
chi phí như tiền điện, nước, giấy vệ sinh, sáp hay nước thơm, nước tẩy rửa bồn cầu
hàng tháng thì người tiếp nhận trông coi tự chi trả.
Đối với các thiết bị nhỏ bị hư hỏng trong nhà vệ sinh như bóng đèn, thùng rác,
hút hầm cầu,.. thì người tiếp nhận kinh doanh tự bỏ tiền ra để thay và hút hầm cầu
định kì. Với cơ sở vật chất lớn liên quan đến bồn cầu nhà vệ sinh, sàn nhà, tường,
trần, cửa nhà vệ sinh bị hư hỏng mà muốn thay thế hay sửa chữa thì phải trình báo
lên công ty và chờ thời gian để thay thế hoặc sửa đổi. Số tiền sửa chữa này thì công
ty cho những người tiếp nhận kinh doanh mượn và trả dần trong các tháng.
Cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng: người chịu trách nhiệm quản lí các nhà vệ
sinh thì thường một tháng hai, ba, bốn lần đi kiểm tra các nhà vệ sinh bất chợt
không tùy theo ngày để kiểm tra nếu nhà vệ sinh không sạch sẽ hay không mặc
đồng phục theo quy đinh sẽ bị xử phạt với mức xử phạt rất nặng.
3.3. Ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng
Đối với vấn đề ý thức sử dụng dựa trên quá trình khảo sát từ 29 người trông
coi ở 5 quận được khảo sát với câu hỏi “ ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh
công cộng” với với 3 mức độ tốt, không tốt, bình thường thì được kết quả như hình
3.16
42
Đồ án tốt nghiệp
Ý thức sử dụng nhà vệ sinh công cộng
17%
45%
38%
Tốt Bình thường Không tốt
Hình 3. 26 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh
Dựa trên hình 3.25 thấy rằng phần trăm chiếm nhiều nhất là 45% là không tốt
còn ý thức tốt chỉ chiếm 17%. Từ đó thấy rằng ý thức của người sử dụng các nhà vệ
sinh công cộng không được tốt cho lắm.
Ý kiến của người trông coi về ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công
cộng thì đa số cho rằng là tùy từng người sử dụng một số người rất có ý thức nhưng
bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều người ý thức không tốt như:
- Đi vệ sinh xong thì không chịu xả nước hay xả nước mà vẫn còn dơ chưa
sạch
- Giấy đi vệ sinh xong không vứt vào thùng rác mà vứt ở ngoài thùng rác hay
trên bồn cầu, băng vệ sinh không bỏ vào thùng rác mà gây bỏ vào trong bồn cầu gây
tắc nghẽn bồn cầu không sử dụng được hoăc một số người đi đại tiện mà đi ra ngoài
bồn cầu mà không chịu dội sạch.
- Một số người nam đi tiểu mà không đi trong bồn cầu mà đi ra ngoài miệng
thoát nước trong phòng vệ sinh gây dơ bẩn và có mùi hôi hay đi tiểu bị văng ra
ngoài nển sàn nhà bồn cầu mà không dội sạch.
- Nhà vệ sinh công cộng có dép đi bên trong mà không đi mà đi giầy dép từ
bên ngoài vào làm bẩn sàn nhà bên ngoài phòng vệ sinh cũng như trong phòng vệ
sinh.
Một số hình ảnh sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng
43
Đồ án tốt nghiệp
Trước khi sử dụng Sau khi sử dụng
Hình 3. 27 bồn cầu nhà vệ sinh công cộng tại nhà vệ sinh di động tại công viên
23-9 quận 1
Hình 3. 28 bồn cầu tại nhà vệ sinh Hình 3. 29 nhà vệ sinh công cộng tại
công cộng Saccombank công viên 23- đường Thành Thái quận10 .
9
Từ những tình hình trên và qua khảo sát thực tế cho thấy rằng:
- Ý thức sử dụng các nhà vệ sinh công cộng của nữ tốt hơn nam.
- Do suy nghĩ nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh chung nên ý thức sử dụng
nhà vệ sinh của một số người vẫn chưa tốt. Mặc dù, nhiều khi người trông coi các
nhà vệ sinh mới dọn sạch mà ý thức sử dụng không tốt làm không khí có mùi hôi,
sàn nhà, các vật dụng trong nhà vệ sinh bẩn.
44
Đồ án tốt nghiệp
- Bên cạnh, những người có ý thức không tốt thì vẫn còn rất nhiều người có ý
thức tốt tiết kiêm nước, giấy, xà phòng rửa tay.
Cách khắc phục đối với những vấn đề này thì những người trông coi sẽ nhắc nhở
hoặc dọn sạch sau khi những người này đi vệ sinh xong.
3.4. So sánh nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát
3.4.1. Về số lượng
Bảng 3. 2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng
Quận Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11
Số lượng nhà vệ sinh 21 3 14 5 5
Từ bảng 3.2 ta thấy rằng số lượng nhà vệ sinh công cộng ở quận 1 là nhiều nhất so
với các quận còn lại, quận 5 là quận nhiều nhà vệ sinh sau quận 1 có 14 nhà vệ sinh
công cộng, quận 10 và quận 11 có 5 nhà vệ sinh công cộng còn quận 3 thì có 3 nhà
vệ sinh công cộng. Từ đây, thấy rằng các nhà vệ sinh công cộng ở các quận khảo sát
thì rất thiếu nhà vệ sinh công cộng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân so
với số dân hiện tại.
3.4.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bảng 3. 3 Đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất của các NVSCC tại các quận
khảo sát
Quận Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11
Số lượng nhà vệ sinh 15 1 0 2 2
trang thiết bị đáp ứng
đầy đủ tiêu chuẩn mới
Số lượng nhà vệ sinh 6 2 14 3 3
có trang thiết bị tối
thiểu
Số lượng nhà vệ sinh 2
mà cơ sở vật chất
xuống cấp nghiêm
trọng
45
Đồ án tốt nghiệp
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11
Số lượng nhà vệ sinh trang thiết bị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới
Số lượng nhà vệ sinh có trang thiết bị tối thiểu
Số lượng nhà vệ sinh cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng
Hình 3. 30 Đồ thị biểu diễn hiện trạng trang thiết bị NVSCC tại 5 quận khảo
sát
Từ bảng 3.3 và hình 3.29 thì thấy rằng quận 1 là quận có số lượng NVSCC cơ
sở vật chất cũng như các trang thiết bị đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn mới nhiều
nhất trong 5 quận khảo sát và xếp sau quận 1 đứng ở vị trí thứ hai là quận 10 và
quận 11. Ở vị trí thứ ba là quận 3 có một nhà vệ sinh các trang thiết bị đáp ứng đủ
theo tiêu chuẩn mới và cuối cùng là quận 5 không có nhà vệ sinh nào đáp ứng đủ
theo yêu cầu của một tiêu chuẩn nhà vệ sinh hiện đại.
Quận 3, 5, 10 ,11 cột số lượng nhà vệ sinh có trang thiết bị tối thiểu mà một
nhà vệ sinh cần có chiếm nhiều nhất trong 3 cột đánh giá.
Còn đối với quận 11 là quận duy nhất mà có nhà vệ sinh cơ sở vật chất đã
xuống cấp rất trầm trọng đang chờ thời gian tu sửa cũng như huy động nguồn vốn
để thay thế cơ sở vật chất.
3.4.3. Về chất lượng các nhà vệ sinh công cộng
Đánh giá chất lượng
Để đánh giá chất lượng nhà vệ sinh công cộng của 5 quận thì dựa vào phiếu
khảo sát nhà vệ sinh công cộng ( Phụ lục B) để đánh giá và cho thang điểm:
46
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3. 4 Thang điểm đánh giá chất lượng NVSCC
Mức đánh giá Tốt Bình thường Trung bình Kém
Điểm số 20-25 14-19 7-13 <7
Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá chất lượng các NVSCC tại địa bàn 5 quận
STT Địa chỉ NVSCC Điểm Mức độ đạt
Quận 1
1. Chợ Bến Thành 24 Tốt
2. Chợ Dân Sinh 25 Tốt
3. Công viên Lý Tự Trọng 14 Bình thường
4. Nhà vệ sinh di động công viên 23-9 8 Trung bình
5. 116 đường Nguyễn Du 25 Tốt
6. Công viên 23-9 Phạm Ngũ Lão 25 Tốt
Quận 3
7. Góc Tú Xương- Bà Huyện Thanh Quan 17 Bình thường
8. Góc Lê Qúy Đôn- Ngô Thời Nhiệm 15.5 Bình thường
9. Công viên Tao Đàn 25 Tốt
Quận 5
10. Trước trường THPT Lê Hồng Phong- 235 18 Bình thường
Nguyễn Văn Cừ
11. Bệnh viện chấn thương chỉnh hình- 929 15 Bình thường
Trần Hưng Đạo
12. Lề đường sau chợ An Đông 17.5 Bình thường
13. Trong công viên Dân Ước 18 Bình thường
14. 201 Nguyễn Văn Cừ- bên hông trường mẫu 17 Bình thường
giáo Vàng Anh
15. Lề đường trước trung tâm văn hóa quận 5 17 Bình thường
16. Lề đường trước nhà tang lễ Nguyễn Tri 16 Bình thường
Phương
47
Đồ án tốt nghiệp
17. 2 nhà vệ sinh trên đường Hải Thượng Lãn 18 Bình thường
Ông
Quận 10
18. Nhà vệ sinh giao lộ Lê Hồng Phong- 3 25 Tốt
tháng 2, Lý Thái Tổ - 3 tháng 2
19. Lề đường trước công ty giày Sài Gòn 18 Bình thường
20. Lề đường bên hông trường đại học Bách 19 Bình thường
Khoa
21. Lề đường khu C30 đường Thành Thái – 16 Bình thường
P14 – Q 10
Quận 11
22. 2 nhà vệ sinh Saccombank 25 Tốt
23. Đường Lý Thường Kiệt 15 Bình thường
24. Lê Đại Hành 11 Trung bình
25. 312 Lạc Long Quân 6 Kém
Biểu đồ chất lượng nhà vệ sinh công cộng
12
10
8
6
4
2
0
Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11
Tốt Bình thường Trung bình Kém
Hình 3. 31 Đồ thị biểu diễn chất lượng NVSCC tại 5 quận
Nhận xét: Từ hình 3.30 và qua kết quả khảo sát trên địa bàn 5 quận với quận 1
7 nhà vệ sinh, quận 3 3 nhà vệ sinh, quận 5 10 nhà vệ sinh, quận 10 5 nhà vệ sinh,
48
Đồ án tốt nghiệp
quận 11 4 nhà vệ sinh thì thấy có 10 nhà vệ sinh công cộng đạt loại tốt, 17 nhà vệ
sinh đạt chất lượng bình thường, 2 nhà vệ sinh đạt chất lượng trung bình và 1 nhà vệ
sinh đạ loại kém.
Quận 1 là quận có số lượng nhà vệ sinh được đánh giá ở mức tốt cao nhất
trong 5 quận đứng sau quận 1 là quận 10 và quận 11 và sau đó là quận 3 đứng cuối
cùng là quận 5 không có nhà vệ sinh nào. Đối với mức độ bình thường thì quận 5
chiếm nhiều nhất trong 5 quận nhưng đánh giá về mức độ trung bình thì quận 1 và
quận 11 có một nhà vệ sinh đạt loại trung bình trong 5 quận. Còn đạt loại kém chỉ
có 1 nhà vệ sinh công cộng tại quận 11.
Đánh giá độ sạch sẽ
Qua kết quả khảo sát và quan sát thực tế thì thấy rằng:
Bảng 3. 6 Bảng thống kê nhà vệ sinh đạt mức sạch sẽ ở các quận khảo sát
Quận Quận 1 Quận 3. Quận 5 Quận 10 Quận 11
Số nhà vệ sinh sạch 5 1 5 4 1
sẽ toàn diện
Số nhà vệ sinh đạt 0 2 3 1 1
ngưỡng sạch sẽ
Bảng 3.6 là các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ toàn diện nhất từ trang thiết bị, các
đồ dùng vật dụng, chân bồn cầu ngồi, thùng rác, cơ sở vật chất như tường nhà vệ
sinh, trần, cũng như cánh cửa. thì quận 1 có 5 trong 7 nhà vệ sinh khảo sát đạt
mức độ rất sạch sẽ, quận 3 thì có 1 trong 3 nhà vệ sinh , quận 5 có 5 nhà vệ sinh
trong 10 nhà vệ sinh. Đối với quận 10, thì có 4 nhà vệ sinh trong 3 nhà vệ sinh,
quận 11 thì có 1 quận trong 4 nhà vệ sinh được khảo sát.
Kết luận: Quận 1 là có hệ thống nhà vệ sinh công cộng tốt nhất trong 5 quận từ về
số lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chất lượng. Còn đối với các quận
khác như quận 3, quận 5, quận 10 thì ở mức bình thường riêng đối với quận 11 thì
ngoài nhà vệ sinh do Sacconmbank xây dựng thì cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện
nghi, chất lượng đã xuống cấp do xây dựng lâu năm.
49
Đồ án tốt nghiệp
3.5. Nguyên nhân gây ra các vấn đề tại hệ thống nhà vệ sinh công cộng
Một số nguyên nhân gây ra thực trạng các NVSCC:
- Thứ nhất là do ý thức sử dụng của người sử dụng NVSCC vẫn còn kém gây
nên tình trạng mất vệ sinh trong các nhà vệ sinh công cộng.
- Thứ hai là do một số người trông coi nhà vệ sinh không dọn dẹp thường
xuyên gây nên tình trạng sàn nhà, tường nhà, trần nhà, các thiết bị bẩn.
- Thứ ba là do cách quản lí các NVSCC hiện nay vẫn chưa được toàn diện khi
các nhà vệ sinh hoạt động.
- Thứ tư là sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo và dịch vụ công ích với
NVSCC vẫn chưa được nhiều.
- Thứ năm là do một số nhà vệ sinh xây dưng rất lâu có tuổi thọ 20, 19,18 năm
thì cơ sở vật chất xuống trầm trọng mà chưa có kinh phí để xây dựng mói hay tu
sửa.
- Do các chính sách, chủ trương của thành phố như chiến dịch “ giành lại vỉa
hè cho người đi bộ” gây ảnh hưởng rất nhiều tới NVSCC.
50
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.1. Đánh giá chung
Qua kết quả khảo sát thì nhà vệ sinh công cộng hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu cho người dân về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Về mặt số lượng: Hiện tại với số lượng nhà vệ sinh công cộng tại quận
1,3,5,10,11 thì không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu. Và chưa kể đến thời gian
vừa qua do chính sách giành lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố thì có nhiều
nhà vệ sinh công cộng đã được tháo dỡ. Vì vậy, việc thiếu nhà vệ sinh công cộng
đang là một vấn đề nan giải.
Về mặt chất lượng: Một vài năm gần đây thì chất lượng nhà vệ sinh cũng rất
được quan tâm. Đối với một số nhà vệ sinh công cộng mới xây trong các năm gần
đây thì chất lượng nhà vệ sinh được đảm bảo về chất lượng không khí và sự sạch sẽ,
cơ sở vật chất, đạt chuẩn. Bên cạnh đó còn có một số nhà vệ sinh xây dựng lâu
không đạt chuẩn, cơ sở vật chất xuống cấp, chưa được sạch sẽ.
Về vị trí: Có một số nhà vệ sinh công cộng nằm ở vị trí chưa hợp lí, nhiều
tuyến đường chính không có nhà vệ sinh công cộng.
4.2. Hạn chế và khó khăn trong của các nhà vệ sinh trong việc xây dựng và
hoạt động
Để hoàn thiện một hệ thống nhà vệ sinh công cộng đáp ứng đủ các yêu cầu
ngày càng cao của xã hội hiện đại thì đây là một vấn đề rất nan giải cũng như nhức
nhối của thành phố Hồ Chí Minh nhất là các quận nội thành nơi có dân cư tập trung
cao và lượng khách du lịch nhiều. Sau đây là các khó khăn mà các dịch vụ công ích
quản lí các nhà vệ sinh công cộng hiện nay đang gặp phải:
- Chính sách chủ trương của thành phố nhiều khi ảnh hưởng đến các nhà vệ
sinh công cộng như vừa qua chủ trương giành lại vỉa hè cho người đi bộ khiến
nhiều nhà vệ sinh công cộng xây dựng trên vỉa hè bị phá bỏ khiến cho tình trạng đã
thiếu nhà vệ sinh công cộng nay còn thiếu hơn phải xây dựng một số nhà vệ sinh
tạm thời không đạt chất lượng.
51
Đồ án tốt nghiệp
- Vấn đề khó khăn lớn nhất chính là việc tìm chỗ xây dựng NVSCC. Sau đó là
sự đồng ý của những người dân sống ở khu vực xung quanh và nguồn vốn xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_khao_sat_he_thong_nha_ve_sinh_cong_cong_o_mot_so_quan.pdf