BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TỔNG HỢP PROTEASE CỦA VI KHUẨN
Bacillus subtilis Natto
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN NHƯ NHỨT
ThS. PHAN TRUNG HẢI
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH TRANG
MSSV: 1211100022 Lớp: 12DSH01
TP. Hồ Chí Minh, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ
74 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩn bacillus subtilis natto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Như Nhứt và ThS. Phan Trung Hải. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới
bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đồ án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung đồ án của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 08 năm 2016
Sinh viên thực tập
NGUYỄN THỊ MINH TRANG
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, được
sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý thầy cô đã không quản công lao khó nhọc
trang bị những kiến thức cần thiết cho chúng em, tạo điều kiện cho chúng em có
cơ hội được áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn thông qua đợt thực tập
này. Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng đã trang bị cho em nhiều kiến thức
thực tiễn bổ ích cho công việc sau này.
Em xin chân thành biết ơn:
- Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên giảng dạy của trường Đại học
Công Nghệ TP.HCM nói chung và thầy cô khoa Công nghệ sinh học nói riêng đã
cho em có cơ hội được đi thực tập.
- Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Như Nhứt, người đã tạo
điều kiện, hướng dẫn và giúp em hoàn thành tốt bài đồ án của mình.
- Em xin cảm ơn ThS. Phan Trung Hải đã hướng dẫn và hỗ trợ em hoàn
thành đồ án này.
Em xin tri ân sự giúp đỡ tận tình của:
Các anh, chị phòng thí nghiệm Chi nhánh Công ty TNHH Gia Tường tỉnh
Bình Dương cùng toàn thể các anh, chị các phòng ban của Công ty đã tạo mọi
điều kiện hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn đến những người bạn của tôi, đã chia sẻ,
giúp đỡ và động viên tôi trong học tập và ngoài cuộc sống.
Sinh viên thực tập
NGUYỄN THỊ MINH TRANG
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ........................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết .................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Kết quả đạt được ............................................................................................. 3
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
1.1. Sơ lược về Bacillus subtilis Natto .................................................................. 5
1.1.1. Hệ thống phân loại Bacillus subtilis Natto ............................................. 5
1.1.2. Lịch sử phát hiện .................................................................................... 5
1.1.3. Phân bố ................................................................................................... 7
1.1.4. Đặc điểm của Bacillus subtilis Natto...................................................... 7
1.2. Enzyme protease ........................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm về protease ........................................................................... 10
1.2.2. Phân loại ................................................................................................ 11
1.2.3. Nguồn thu nhận ..................................................................................... 12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tổng hợp protease của Bacillus subtilis ......... 14
1.4. Ứng dụng của protease .................................................................................. 18
1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất protease ................................................... 19
i
Đồ án tốt nghiệp
1.5.1.Trên thế giới ........................................................................................... 19
1.5.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 22
2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm .................................................. 22
2.1.1. Địa điểm ................................................................................................ 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 22
2.2. Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 22
2.2.1. Nguồn vi sinh vật ................................................................................... 22
2.2.2. Cơ chất dùng trong thí nghiệm .............................................................. 22
2.2.3. Hóa chất và thiết bị sử dụng .................................................................. 23
2.3. Môi trường nuôi cấy...................................................................................... 23
2.3.1. Môi trường nước chiết giá đậu đường pepton agar (MT1) ................... 23
2.3.2. Môi trường nước chiết giá đậu đường pepton (MT2) ........................... 23
2.3.3. Môi trường định tính khả năng sinh tổng hợp protease (MT3) ............ 24
2.3.4. Môi trường bán rắn sinh tổng hợp protease (MT4) ............................... 24
2.4. Phương pháp tiến hành ................................................................................. 25
2.4.1. Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật .............................................. 25
2.4.2. Phương pháp tăng sinh .......................................................................... 25
2.4.3. Phương pháp xác định mật độ tế bào .................................................... 25
2.4.4. Phương pháp định tính khả năng tổng hợp protease ............................. 26
2.4.5. Phương pháp nuôi cấy bán rắn .............................................................. 27
2.4.6 Phương pháp thu nhận dịch chiết từ nuôi cấy bán rắn ........................... 27
2.4.7. Phương pháp xác định hoạt độ enzyme protease .................................. 27
2.4.8. Phương pháp tủa enzyme protease ........................................................ 30
2.4.9. Phương pháp xử lý thống kê .................................................................. 30
2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.5.1. Sàng lọc chủng Bacillus subtilis Natto có khả năng tổng hợp enzyme
protease cao ..................................................................................................... 30
ii
Đồ án tốt nghiệp
2.5.2. Khảo sát khả năng tổng hợp enzyme protease của các chủng Bacillus
subtilis Natto trên môi trường bán rắn có thành phần cơ chất khác nhau ....... 30
2.5.3. Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp enzyme
protease của chủng Bacillus subtilis Natto ..................................................... 31
2.5.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH lên khả năng xúc tác protease của chủng
Bacillus subtilis Natto ...................................................................................... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33
3.1. Sàng lọc chủng B. subtilis Natto có khả năng tổng hợp protease cao .......... 33
3.2. Khảo sát hoạt độ protease của chủng B. subtilis Natto BN2.1 trên môi trường
bán rắn có thành phần cơ chất khác nhau ............................................................ 35
3.3. Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến khả năng sinh protease của chủng
B. subtilis Natto BN2.1 ........................................................................................ 37
3.3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong môi trường bán rắn lên khả năng tổng
hợp protease ..................................................................................................... 37
3.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp protease ........................ 39
3.3.3. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng tổng hợp protease ..... 41
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH lên khả năng xúc tác protease của chủng
B.subtilis Natto BN2.1 ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 45
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 45
4.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 46
PHỤ LỤC
iii
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. candidus Aspergillus candidus
A.oryzae Aspergillus oryzae
B. Bacillus
B. subtilis Bacillus subtilis
BDN Bã đậu nành
CB Cám bắp
CG Cám gạo
CM Cám mì
CFU Colony Foming Unit
DX Đậu xanh
kDa kiloDalton
nKat nanoKatal
OD Optical Density
pI Điểm đẳng điện của protein
P. roquerti Penicillium roqueforti
UI Đơn vị hoạt độ
SPSS Phần mềm xử lý thống kê
(Statistical Package for the Social Science)
TLPT Trọng lượng phân tử
iv
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả phản ứng sinh hóa của chủng B. subtilis ................................... 8
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của nguồn carbon lên hoạt độ protease của chủng Bacillus
licheniformis N-2 ................................................................................... 15
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của nguồn nitrogen vô cơ lên hoạt độ protease của chủng
Bacillus licheniformis N-2 ..................................................................... 16
Bảng 1.3. Ảnh hưởng của nguồn nitrogen hữu cơ lên hoạt độ protease của chủng
Bacillus licheniformis N-2 ..................................................................... 17
Bảng 2.1. Danh sách các chủng nghiên cứu ............................................................ 22
Bảng 2.2. Dựng đường chuẩn Tyrosine ................................................................... 28
Bảng 2.3. Xác định lượng Tyrosine trong dung dịch nghiên cứu ........................... 29
Bảng 2.4. Thành phần khối lượng của các cơ chất trong môi trường bán rắn ........ 31
Bảng 3.1. Kích thước đường kính vòng phân giải casein của các chủng
B. subtilis Natto ..................................................................................... 34
Bảng 3.2. Hoạt độ enzyme protease của chủng BN2.1 khi sử dụng các thành phần
nuôi cấy khác nhau ................................................................................. 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ BDN:CB trong môi trường bán rắn lên hoạt độ
protease ................................................................................................... 38
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp protease ......................... 40
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng tổng hợp protease ....... 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của pH phản ứng lên khả năng xúc tác protease .................. 43
v
Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sản phẩm Natto ....................................................................................... 6
Hình 1.2. Tế bào vi khuẩn Bacillus subtilis Natto .................................................. 7
Hình 1.3. Phản ứng thủy phân liên kết peptide. ................................................... 10
Hình 1.4. Cấu trúc không gian enzyme protease ................................................... 11
Hình 3.1. Khả năng phân giải casein trên môi trường thạch đĩa của các chủng
Bacillus subtilis Natto ........................................................................... 33
Biểu đồ 3.1. Kích thước đường kính vòng phân giải casein của các chủng
B. subtilis Natto. ............................................................................... 34
Biểu đồ 3.2. Hoạt độ enzyme protease của chủng B. subtilis Natto BN2.1 khi sử
dụng các thành phần nuôi cấy khác nhau. ........................................ 36
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ BDN:CB trong môi trường bán rắn lên hoạt độ
protease. ............................................................................................ 38
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp protease. ................... 40
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường bán rắn lên hoạt
độ protease. ....................................................................................... 42
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của pH phản ứng lên khả năng xúc tác protease. ........... 43
vi
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Một trong số các loài vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme protease và
được ứng dụng nhiều là vi khuẩn thuộc chi Bacillus[40]. Bacillus subtilis Natto là
một chủng vi khuẩn có ích, rất phổ biến trong tự nhiên. Chúng có khả năng phát
triển rất nhanh và sinh tổng hợp nhiều loại enzyme thủy phân như amylase,
protease, phytase, hemicellulase, glucannase Chủng vi khuẩn này đã được sử
dụng trong món ăn truyền thống của Nhật Bản từ lâu. Khi ủ ấm với hạt đậu nành,
chúng sẽ sản sinh ra enzyme nattokinase hoạt huyết mạnh, có khả năng phòng và
chữa các bệnh chống viêm, ngừa bệnh tả[54]... Nhiều nghiên cứu về B. subtilis Natto
đã được tiến hành và kết quả cho thấy chủng vi khuẩn này có khả năng sinh ra nhiều
enzyme nhóm protease như nattokinase[33], elastase[32], bacillopeptidase F [45]
Chủng vi khuẩn này có thể đáp ứng nhu cầu lớn về protease của ngành chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi, bổ sung men tiêu
hóa, giúp vật nuôi nâng cao sức đề kháng, tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc
nghiên cứu ứng dụng chủng vi khuẩn này tạo sản phẩm protease ở Việt Nam chưa
nhiều. Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩn Bacillus subtilis Natto”.
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu:
- Về khoa học: Cung cấp thông tin về khả năng sinh tổng hợp protease của
Bacillus subtilis Natto trên môi trường nuôi cấy bán rắn với thành phần là các phế
phụ liệu của ngành nông nghiệp Việt Nam.
- Về thực tiễn: Góp phần xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm giàu protease,
giúp đa dạng hóa sản phẩm.
1
Đồ án tốt nghiệp
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Do có những ưu điểm vượt trội, chủng vi khuẩn Bacillus subtilis Natto vẫn luôn
được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt
Nam, một số công trình và ứng dụng tiêu biểu:
- Đinh Thu Hương (2013) nghiên cứu điều kiện nuôi cấy và chiết enzyme
protease từ vi khuẩn B. subtilis Natto. Kết quả cho thấy, môi trường kết hợp có 2%
maltose, 0,5% casein, CaCl2 0,05% giúp tăng tiết enzyme protease 21,7% so với
môi trường canh thang , nồng độ amoni sulfat 60% bão hòa là nồng độ tối ưu để thu
được tủa enzyme có hoạt độ protease cao nhất: 172,5 nKat. Sau khi tinh chế bằng
phương pháp sắc kí lọc gel Sephadex G – 75, lựa chọn được phân đoạn 10 là phân
đoạn có hoạt độ protease cao nhất 27,2 nKat. Đã xác định được phân đoạn này có
khả năng phân giải mạnh cơ chất fibrin và có trọng lượng phân tử khoảng 29 kDa
nên có thể là enzyme nattokinase, hoạt độ enzyme khoảng 300 FU/5 ml [5].
- Junguo Liu và cộng sự (2005) nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện dinh
dưỡng cho sinh tổng hợp nattokinase sử dụng chủng B. subtilis Natto NLSSE. Kết
quả nguồn carbon tốt nhất là maltose 2%, nguồn nitơ tốt nhất là pepton đậu nành[27].
- LiHui Rong (2011) xác định môi trường tối ưu cho sản xuất nattokinase từ vi
khuẩn B. subtilis Natto gồm: MgSO4 0,02%, K2HPO4 0,02%, KH2PO4 0,01%,
[24]
CaCl2 0,05%, maltose 3%, pepton từ đậu nành: 3% .
- Ứng dụng khả năng làm tan và chống hình thành máu đông của chủng B.
subtilis Natto vào các lọai thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam như:
Nattospes của Công ty TNHH dược phẩm Á Âu; Đậu tương Lên Men Natto Kinaza
của công ty TNHH Khoa Học Xanh Đức Thanh Mai; DOSAKA của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chọn được chủng Bacillus subtilis Natto có khả năng sinh tổng hợp enzyme
protease cao từ các chủng nghiên cứu.
2
Đồ án tốt nghiệp
Xác định một số điều kiện nuôi cấy bán rắn để chủng B. subtilis Natto sinh
tổng hợp enzyme protease có hoạt tính cao nhất.
Xác định ảnh hưởng của pH lên khả năng phản ứng protease của chủng B.
subtilis Natto.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sàng lọc chủng Bacillus subtilis Natto có khả năng sinh protease cao.
Khảo sát khả năng sinh tổng hợp protease của chủng Bacillus subtilis Natto
khi được nuôi cấy trên môi trường bán rắn ở các điều kiện khác nhau như thành
phần cơ chất, tỉ lệ cơ chất, độ ẩm và thời gian nuôi cấy.
Khảo sát ảnh hưởng của pH lên khả năng phản ứng protease của chủng
Bacillus subtilis Natto.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin từ sách báo và các trang mạng điện tử.
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Các phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài:
- Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật.
- Phương pháp tăng sinh.
- Phương pháp xác định mật độ tế bào (Phương pháp đếm khuẩn lạc).
- Phương pháp định tính khả năng tổng hợp protease.
- Phương pháp nuôi cấy bán rắn.
- Phương pháp thu nhận dịch chiết từ nuôi cấy bán rắn.
- Phương pháp xác định hoạt độ enzyme protease (Phương pháp Anson).
- Phương pháp tủa enzyme protease.
6. Kết quả đạt được
Đề tài với mục đích nghiên cứu thu nhận protease từ chủng cho hoạt độ enzyme
protease cao nhất trong năm chủng nghiên cứu là BN1, BN2.1, BN2.2, BN2.3 và
BN3. Kết quả thí nghiệm cho thấy chủng Bacillus subtilis Natto BN2.1 có khả năng
sinh tổng hợp protease cao hơn so với các chủng còn lại. Môi trường nuôi cấy thích
3
Đồ án tốt nghiệp
hợp cho hoạt độ protease tốt nhất là bã đậu nành và cám bắp. Với các điều kiện ảnh
hưởng đến khả năng tổng hợp protease cao của chủng BN2.1 như: tỉ lệ cơ chất bã
đậu nành: cám bắp là 5:5, thời gian nuôi cấy là 60 giờ và độ ẩm môi trường ban đầu
thích hợp nhất là 60%. Chế phẩm enzyme protease tinh sạch sơ bộ từ chủng
Bacillus subtilis Natto BN2.1 có khả năng xúc tác tốt nhất tại pH 7.
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN
- Sơ lược về chủng vi khuẩn Bacillus subtilis Natto và enzyme protease.
- Giới thiệu ứng dụng và tình hình nghiên cứu, sản xuất enzyme protease trong
và ngoài nước.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU
- Trình bày địa điểm, thời gian thí nghiệm, vật liệu thí nghiệm, môi trường
nghiên cứu, các phương pháp tiến hành và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
- Trình bày kết quả đạt được và nêu ý kiến thảo luận về đề tài nghiên cứu.
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Nêu kết luận và kiến nghị của nhóm thực hiện đề tài.
4
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về Bacillus subtilis Natto
1.1.1. Hệ thống phân loại Bacillus subtilis Natto
Giới Bacteria
Ngành Firmicutes
Lớp Bacilli
Bộ Bacillales
Họ Bacillaceae
Giống Bacillus
Loài subtilis
Phân loài Bacillus subtilis Natto.
“Nguồn: Keith H. Steinlraus (2004)”
1.1.2. Lịch sử phát hiện
B. subtilis Natto được sử dụng trong sản xuất thương mại thực phẩm Natto của
Nhật Bản. Chúng được tìm thấy bởi tiến sĩ Sawamura vào năm 1906 và được đặt
tên là Bacillus Natto Sawamura. Kể từ đó B. subtilis Natto được chấp thuận để dùng
cho việc nghiên cứu và sản xuất thuốc tác dụng lên hệ thần kinh vào năm 1968,
thuốc thú y vào năm 1990, phụ gia dinh dưỡng vào năm 1996. Và hiện đang thu hút
sự chú ý vì gần đây đã bắt đầu được sử dụng làm thực phẩm dành cho sức khỏe[55].
Khi mới được phát hiện ra, B. subtilis Natto được coi như là một loài vi sinh
vật mới. Hiện nay, dựa trên kết quả phân tích ADN nhiễm sắc thể B. subtilis của
Seki năm 1975 và Tamang năm 2002 [28], [50], các khóa phân loại đã xếp B. subtilis
Natto là một dòng thuộc loài B. subtilis nhưng phân biệt với các dòng khác nhờ khả
năng lên men tạo sản phẩm Natto [40]. Trong dòng B. subtilis Natto còn có nhiều loại
như B. subtilis Natto B – 12 [21], B. subtilis Natto OK2 [47], B. subtilis Natto NRRL
3666 [39]
5
Đồ án tốt nghiệp
Natto là một món ăn truyền thống của Nhật Bản, những hạt đậu nành đã luộc
chín và lên men với vi khuẩn B. subtilis Natto ở nhiệt độ khoảng 40oC trong vòng
14 - 18 giờ[25],[46]. Năm 1905, tiến sĩ Shin Sawamura (đại học Tokyo) đã tách được
hai loại vi khuẩn từ Natto gồm vi khuẩn B. subtilis Natto có vai trò lên men hạt đậu,
gây ra mùi hương đặc biệt và vi khuẩn B. mesentericus vulgaris tạo chất chất nhớt
đặc trưng và vị ngọt. Năm 1913, Sawamura công bố kết quả nghiên cứu của mình
qua nhiều mẫu Natto và kết luận vi khuẩn chủ yếu trong các mẫu chính là B. subtilis
Natto. Ông đã đưa ra mô tả chi tiết về đặc điểm vi khuẩn, enzyme và nhu cầu dinh
dưỡng của nó. Ngày nay, các sản phẩm Natto trên thị trường được lên men với vi
khuẩn B. subtilis Natto[46].
Hình 1.1. Sản phẩm Natto.
(Nguồn: healthplus.vn)
Chức năng của B. subtilis Natto[55]:
- Tăng cường vi khuẩn có lợi.
- Ức chế vi khuẩn đường ruột có hại.
- Sản xuất các enzyme phân hủy protein và tinh bột
- Xây dựng hệ thống vitamin nhóm B
6
Đồ án tốt nghiệp
1.1.3. Phân bố
B. subtilis Natto được giáo sư Sawamura tìm thấy trong Natto, một món ăn
truyền thống có từ hàng ngàn năm trước của người Nhật. B. subtilis Natto có nhiều
trong rơm rạ, cỏ khô... và phát triển tốt trong các loại đậu, đặc biệt là đậu tương. Vi
khuẩn này cũng phát triển trên thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật khác
như: tảo biển, cá, thịt, tôm, cua... [40].
1.1.4. Đặc điểm của Bacillus subtilis Natto
1.1.4.1. Đặc điểm hình thái
B. subtilis Natto là trực khuẩn hiếu khí bắt màu tím khi nhuộm Gram, nội bào
tử hình que có kích thước dưới 1μm. Các tế bào vi khuẩn đứng riêng rẽ hay nối với
nhau thành chuỗi. Khuẩn lạc khô, không màu hoặc màu xám nhạt, có kích thước lớn
và hình dạng bất định. Bề mặt hơi nhăn hoặc tạo ra lớp màng mịn lan rộng trên bề
mặt thạch, có mép nhăn bám chặt vào môi trường thạch [22],[23].
Bào tử
Tế bào vi khuẩn
Hình 1.2. Tế bào vi khuẩn Bacillus subtilis Natto (độ phòng đại 100 lần).
“Nguồn: Đinh Thu Hương (2013)[7]”
1.1.4.2. Đặc điểm sinh lý
B. subtilis Natto là sinh vật hiếu khí bắt buộc, cần oxy để sinh trưởng và có thể
phát triển ở nồng độ oxy lớn hơn 3%. B. subtilis Natto phát triển trong khoảng nhiệt
độ rộng (30 – 50oC), tối thích là 37oC. Ở 55oC, vi khuẩn ngừng phát triển và sự ly
7
Đồ án tốt nghiệp
giải tế bào sinh dưỡng diễn ra. Nhiệt độ tối ưu cho sự nảy mầm của bào tử là 40oC,
bào tử vẫn có thể nảy mầm sau khi bảo quản ở 0oC. B. subtilis Natto phát triển ở pH
trung tính hoặc hơi kiềm, khoảng pH tối ưu cho sự sinh trưởng là 7,2 - 7,6. Sự nảy
chồi và phát triển bị ức chế ở pH ≤ 4,5 [23].
1.1.4.3. Đặc điểm sinh hoá
B. subtilis Natto là sinh vật dị dưỡng, có khả năng sử dụng nhiều nguồn
hydratcarbon: đường đơn như glucose, fructose..., đường đôi như maltose, lactose,
saccharose..., polysaccharid như tinh bột... Nguồn nitơ cần thiết cho sự phát triển
của vi khuẩn là protein và amino acid. B. subtilis Natto có thể sử dụng dễ dàng acid
glutamic, arginin, acid aspartic... nhưng không sử dụng được threonin, tryptophan,
phenylalanin và methionin [23].
Bảng 1.1. Kết quả phản ứng sinh hóa của chủng B. subtilis
Phản ứng sinh hóa Kết quả
Hoạt tính catalase +
Sinh indol -
MR +
VP +
Sử dụng citrate +
Khử nitrate +
Tan chảy gelatin +
Phân giải tinh bột +
Arabinose +
Xylose +
Saccharose +
8
Đồ án tốt nghiệp
Mannitol +
Glucose +
Lactose -
Maltose +
(Theo Holt, 1992)
1.1.4.4. Sản phẩm trao đổi chất của B. subtilis Natto
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, B. subtilis Natto có khả năng sinh
tổng hợp nhiều nhóm enzyme ngoại bào khác nhau như: Nhóm enzyme γ–
transpeptidase theo Noda năm 1989[30] và Ogawa năm 1991[52]; amylase theo
Yamane K năm 1974 [31]; phytase theo Kerovuo J năm 1998 [29], Shimizu M năm
1992 [36]; cellulase theo Sun Yan năm 2011 [48]; và nhóm enzyme được nghiên cứu
nhiều nhất là protease [21],[ [33],[34],[50],[53].
Đặc điểm của một số protease ngoại bào của B. subtilis Natto như sau:
o Nattokinase: là một enzyme thuộc họ subtilisin; tên khác: subtilisin NAT hay
subtilisin BSP. Kí hiệu: EC 3.4.21.62. Cấu tạo gồm một chuỗi polypeptid đơn có
275 gốc acid amin và không có cầu nối disulfua trong phân tử. TLPT: 27,7 kDa đến
29 kDa [21],[33]. Nattokinase là protease ngoại bào có ý nghĩa nhất và đang được
nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y dược học.
o Elastase: Theo nghiên cứu của Sumi, elastase có TLPT: 20 kDa, pI = 8,7 [42].
Elastase mới do Muramatsu nghiên cứu có TLPT: 29,8 kDa, pI = 8,5; ổn định hoạt
tính trong khoảng pH từ 8 – 9; nhiệt độ 50oC; bị bất hoạt bởi diisopropyl
fluorophosphat, phenyl methyl sulphonyl fluorid và ion kim loại [32].
o Bacillopeptidase F: có TLPT khoảng 34 kDa. Trung tâm hoạt động là bộ ba
xúc tác: Ser, His, Asp[45].
o Protease serin: có TLPT khoảng 90 kDa; pH 10 và nhiệt độ tối thích cho hoạt
động của enzyme là 55oC, pI = 3,9. Trung tâm hoạt động là bộ ba xúc tác: Asp33,
His81, Ser259 [49],[53].
9
Đồ án tốt nghiệp
1.2. Enzyme protease
1.2.1. Khái niệm về protease[1]
Protease là các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết peptit (CO - NH) trong
phân tử protein và các cơ chất tương tự.
Hình 1.3. Phản ứng thủy phân liên kết peptide.
“Nguồn: Đinh Thu Hương (2013)[7]”
Nhóm enzym protease (peptit – hydrolase 3.4) xúc tác quá trình thuỷ phân liên
kết peptit (-CO-NH-)n trong phân tử protein,“ polypeptit đến sản phẩm cuối cùng là
các amino acid. Ngoài ra, nhiều protease cũng có khả năng thuỷ phân liên kết este
và vận chuyển amino acid.
Theo phân loại quốc tế các enzyme thuộc nhóm này chia thành 4 phân nhóm
phụ:
Aminopeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu nitơ của mạch
polypeptit
Cacboxypeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu cacbon của
mạch polypeptit. Cả hai phân nhóm enzyme trên đều là các exo – peptidase.
Dipeptihydrolase: Xúc tác sự thủy phân các liên kết dipepit.
Proteinase: Xúc tác sự thủy phân các liên kết peptid nội mạch.
Protease cần thiết cho các sinh vật sống, rất đa dạng về chức năng từ mức độ
tế bào, cơ quan đến cơ thể nên được phân bố rất rộng rãi trên nhiều đối tượng từ vi
sinh vật (vi khuẩn, nấm và virus) đến thực vật (đu đủ, dứa...) và động vật (gan, dạ
dày bê...). So với protease động vật và thực vật, protease vi sinh vật có những đặc
10
Đồ án tốt nghiệp
điểm khác biệt. Trước hết hệ protease vi sinh vật là một hệ thống rất phức tạp bao
gồm nhiều enzyme rất giống nhau về cấu trúc, khối lượng và hình dạng phân tử nên
rất khó tách ra dưới dạng tinh thể đồng nhất.
Cũng do là phức hệ gồm nhiều enzyme khác nhau nên protease vi sinh vật
thường có tính đặc hiệu rộng rãi cho sản phẩm thủy phân triệt để và đa dạng.
Hình 1.4. Cấu trúc không gian enzyme protease.
“Nguồn: Tống Ngọc Triêm(2010)[16]”
1.2.2. Phân loại [9]
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả các protease của cùng một nòi vi sinh
vật cũng có thể khác nhau về tính chất. Căn cứ vào cơ chế phản ứng, pH hoạt động
thích hợp các nhà khoa học đã phân loại các proteinase vi sinh vật thành bốn nhóm
như sau:
o Protease – xerin
o Protease – thiol
o Protease – kim loại
o Protease – acid
Một số tác giả khác chia protease ra ba nhóm dựa vào pH hoạt động của chúng bao
gồm:
o Protease acid: pH < 3 được ứng dụng trong sản xuất bia và công nghiệp
bánh kẹo.
11
Đồ án tốt nghiệp
o Protease trung tính: proteinase trung tính là metalloenzyme, chúng có pH
hoạt động 6 - 7, chúng thường được sản xuất từ Bacillus subtilis, Bacillus
thermoproteolyticus.
o Protease kiềm: chúng có khoảng pH hoạt động 9 - 11, trong trung tâm
hoạt động của chúng có serine.
Trong bốn protease kể trên, các protease - xerin và protease - thiol có khả năng
phân giải liên kết este và liên kết amide của các dẫn xuất acid của amino acid.
Ngược lại các protease kim loại, protease acid thường không có hoạt tính esterase
của các dẫn suất của amino acid. Nhiều protease ngoại bào của vi sinh vật đã được
nghiên cứu tương đối kỹ về cấu tạo phân tử, một số tính chất hóa lý và cơ chế tác
dụng. Kết quả nghiên cứ...ng pháp Anson với giá trị pH thay đổi từ 6,0 – 8,0. Lựa chọn pH
thích hợp để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
32
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sàng lọc chủng B. subtilis Natto có khả năng tổng hợp protease cao
Cấy 5 chủng Bacillus subtilis Natto vào môi trường thạch đĩa casein.
Ủ ở nhiệt độ phòng (30 - 33oC). Sau 48 giờ, tráng lugol và quan sát đĩa thạch.
Kết quả được trình bày theo hình 3.1, bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.
Hình 3.1. Khả năng phân giải casein trên môi trường thạch đĩa của các chủng
Bacillus subtilis Natto.
A: Chủng BN1; B: Chủng BN2.1; C: Chủng BN2.2; D: Chủng BN2.3;
E: Chủng BN3; F: Mẫu đối chứng.
33
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.1. Kích thước đường kính vòng phân giải casein của các chủng
B. subtilis Natto
Chủng D trung bình (mm)
BN1 7,00 1,73c
BN2.1 20,3 0,58a
BN2.2 12,3 0,58b
BN2.3 12,7 1,53b
BN3 13,0 1,73b
Mẫu đối chứng 0,00 0,00d
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu hiện sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
25,00
20,3
20,00
15,00
12,3 12,7 13,0
10,00
∆Dtb (mm) ∆Dtb 7,00
5,00
0,00
0,00
BN1 BN2.1 BN2.2 BN2.3 BN3 Mẫu đối
chứng
Chủng
Biểu đồ 3.1. Kích thước đường kính vòng phân giải casein của các chủng
B. subtilis Natto.
Dựa vào kích thước vòng phân giải, nhận thấy các đĩa có chủng B. subtilis
Natto so với mẫu đối chứng không chứa khuẩn, tất cả đều có khả năng sinh tổng
hợp enzyme protease. Trong đó chủng BN1 cho khả năng phân giải casein thấp hơn
các chủng còn lại với đường kính vòng phân giải là 7,00 mm. Các chủng BN2.2,
34
Đồ án tốt nghiệp
BN2.3 và BN3 có khả năng phân giải casein cao hơn BN1 nhưng không khác biệt
về mặt thống kê. Chủng BN2.1 cho khả năng phân giải casein mạnh với đường kính
vòng phân giải là 20,3mm, cao hơn khoảng 36 - 39% so với các chủng BN2.2,
BN2.3, BN3. Kết quả trên cho thấy, mỗi chủng B. subtilis Natto có khả năng sinh
tổng hợp enzyme protease khác nhau. Trong đó, chủng BN 2.1 có khả năng sinh
enzyme protease cao nhất, do đó được lựa chọn để tiến hành những thí nghiệm tiếp
theo.
3.2. Khảo sát hoạt độ enzyme protease của chủng B. subtilis Natto BN2.1 trên
môi trường bán rắn có thành phần cơ chất khác nhau
Thành phần môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng
và tổng hợp enzyme của vi sinh vật. Mục đích của thí nghiệm này nhằm khảo sát
khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của chủng BN2.1 trên các môi trường nuôi
cấy có sự kết hợp giữa các nguồn cơ chất khác nhau.
Bảng 3.2. Hoạt độ enzyme protease của chủng BN2.1 khi sử dụng các
thành phần nuôi cấy khác nhau
Thành phần môi trường Hoạt độ trung bình (UI/g)
BDN:CB 0,80 0,13a
BDN:CG 0,66 0,03abc
BDN:CM 0,68 0,08abc
DX:CB 0,62 0,08bc
DX:CG 0,52 0,12c
DX:CM 0,77 0,03ab
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu hiện sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
35
Đồ án tốt nghiệp
0,90
0,80 0,77
0,80
0,66 0,68
0,70 0,62
0,60 0,52
0,50
0,40
0,30
Hoạt độ Hoạt(UI/g) 0,20
0,10
0,00
BDN:CB BDN:CG BDN:CM DX:CB DX:CG DX:CM
Môi trường
Biểu đồ 3.2. Hoạt độ enzyme protease của chủng B. subtilis Natto BN2.1 khi sử
dụng các thành phần nuôi cấy khác nhau.
Theo kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, với mỗi môi trường nuôi cấy khác nhau thì
chủng vi khuẩn BN2.1 cho khả năng sinh tổng hợp protease khác nhau. Ở môi
trường DX:CG, chủng BN2.1 cho hoạt độ enzyme thấp hơn các môi trường còn lại
đạt 0,52 UI/g. Trong khi đó, môi trường BDN:CB cho hoạt độ protease cao nhất đạt
0,80 UI/g. Với ba môi trường nuôi cấy chứa thành phần là bã đậu nành thì môi
trường BDN:CG cho hoạt độ protease thấp nhất chỉ đạt 0,66 UI/g, môi trường
BDN:CB cho hoạt độ protease cao hơn 2 môi trường còn lại. Bên cạnh đó, những
môi trường chứa thành phần là đậu xanh thì môi trường DX:CG cho hoạt tính
enzyme protease thấp hơn môi trường DX:CB và DX:CM. Môi trường DX:CM cho
hoạt tính cao hơn 2 môi trường còn lại với 0,77 UI/g. Qua đó cho thấy, hai môi
trường BDN:CB và DX:CM là môi trường thích hợp để chủng BN2.1 sinh tổng hợp
enzyme protease cao. Môi trường BDN:CB cho hoạt độ protease cao hơn môi
trường DX:CM, tuy nhiên không khác biệt về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu
tương tự với báo cáo của Abdelnaser S.S. Ibrahim và cộng sự (2009) khi chủng
Bacillus halodurans tổng hợp protease trên môi trường đậu nành cao hơn trên môi
trường cám mì. Một nghiên cứu khác của U.O.George-Okafor và cộng sự (2012)
36
Đồ án tốt nghiệp
cho thấy, chủng Bacillus sp. Sw-2 khi nuôi cấy trên đậu nành cũng cho hoạt độ
protease cao hơn so với các môi trường còn lại. Sự chênh lệch hoạt độ giữa các môi
trường này có thể là do sự kết hợp giữa độ thoáng khí và nguồn dưỡng chất của các
thành phần cơ chất khác nhau. Đậu xanh là nguồn nguyên liệu tương đối đắt tiền,
trong khi đó bã đậu nành là nguồn phế phụ liệu có giá thành rẻ hơn. Vì vậy, để tiết
kiệm chi phí sản xuất và tận dụng nguồn phế phụ liệu nông nghiệp là bã đậu nành,
thông qua kết quả thí nghiệm, nhóm thực hiện lựa chọn bã đậu nành và cám bắp là
nguồn cơ chất tối ưu để thu nhận enzyme protease từ chủng BN2.1.
3.3. Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến khả năng sinh protease của
chủng B. subtilis Natto BN2.1
3.3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ cơ chất trong môi trường bán rắn lên khả năng tổng
hợp protease
Chủng BN2.1 được nuôi cấy trên môi trường bán rắn đã chọn là BDN:CB, với
các tỉ lệ khối lượng thành phần cơ chất thay đổi lần lượt: 2:8; 3:7; 4:6; 5:5; 6:4; 7:3
và 8:2. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.3 và biểu đồ 3.3.
37
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ BDN:CB trong môi trường bán rắn lên hoạt độ
protease
Tỉ lệ Hoạt độ trung bình (UI/g)
2:8 0,39 0,05c
3:7 0,50 0,13bc
4:6 0,58 0,04abc
5:5 0,75 0,10a
6:4 0,61 0,10ab
7:3 0,57 0,16abc
8:2 0,48 0,12bc
bc
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu hiện sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
0,80 0,75
0,70
0,58 0,61
0,60 0,57
0,50 0,48
0,50
0,39
0,40
0,30
Hoạt độ Hoạt(UI/g)
0,20
0,10
0,00
2:8 3:7 4:6 5:5 6:4 7:3 8:2
Tỉ lệ BDN:CB
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ BDN:CB trong môi trường bán rắn lên hoạt
độ protease.
38
Đồ án tốt nghiệp
Quan sát kết quả ở bảng 3.3, nhận thấy hoạt độ enzyme có sự thay đổi theo
thành phần cơ chất của môi trường nuôi cấy. Cụ thể, khi ở tỉ lệ 2:8 hoạt độ protease
đạt 0,39 UI/g, ở tỉ lệ 3:7 thì tăng lên mức 0,50 UI/g. Tuy nhiên, từ tỉ lệ 4:6 đến tỉ lệ
7:3 hoạt độ protease không chênh lệch vê mặt thống kê. Khi tăng lượng bã đậu nành
đến tỉ lệ 8:2, hoạt độ protease chỉ đạt 0,48 UI/g. Nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng
(2013) cho thấy chủng B. subtilis Ba-15 tổng hợp protease tốt nhất khi nuôi cấy trên
môi trường bán rắn chứa nguồn cơ chất bã đậu nành và bột bắp với tỉ lệ 2:8. Theo
Nguyễn Đức Lượng (2012), tính cân bằng của môi trường dinh dưỡng về carbon và
nitơ có ý nghĩa lớn đối với sinh tổng hợp sinh khối của vi sinh vật và sự tạo thành
các enzyme thuỷ phân. Chỉ khi nào môi trường có đủ lượng carbon, nitơ cần thiết
mới tích luỹ được lượng enzyme lớn. Bã đậu nành không chỉ là nguồn cung cấp nitơ
chính mà còn tạo độ thoáng khí cần thiết cho môi trường bán rắn. Có thể thấy bã
đậu nành là một nguồn cơ chất kích thích sự sinh tổng hợp enzyme protease. Nhưng
khi nồng độ cơ chất quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết hợp giữa enzyme và cơ
chất, gây ra sự ức chế quá trình sinh tổng hợp enzyme này. Như vậy, mỗi loài vi
khuẩn đều có nhu cầu khác nhau về độ thoáng khí cũng như nguồn dinh dưỡng từ
thành phần môi trường nuôi cấy. Tỷ lệ 4:6 đến 7:3 tuy hoạt tính không khác biệt về
thống kê nhưng xét về năng suất thu được canh trường thì tỷ lệ 5:5 cho năng suất
cao hơn so với 3 tỷ lệ phối trộn còn lại. Vì vậy đối với chủng đối với chủng BN2.1,
tỉ lệ 5:5 của BDN:CB cho hoạt độ protease cao nhất được lựa chọn để tiến hành thí
nghiệm tiếp theo.
3.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp protease
Thực hiện nghiên cứu độ ẩm môi trường bán rắn với điều kiện nuôi cấy đã
chọn ở trên, trong đó độ ẩm môi trường thay đổi 40, 50, 60 và 70%. Kết quả được
trình bày theo bảng 3.4 và biểu đồ 3.4.
39
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp enzyme protease
Độ ẩm (%) Hoạt độ trung bình (UI/g)
40 0,02 0,01d
50 0,38 0,07c
60 0,79 0,14a
70 0,57 0,10b
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu hiện
sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
0,90 0,79
0,80
0,70
0,57
0,60
0,50 0,38
0,40
0,30
0,20
Hoạt độ Hoạt(UI/g) 0,10 0,02
0,00
40 50 60 70
Độ ẩm (%)
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng tổng hợp
protease.
Theo Ramesh (1990), độ ẩm ban đầu ảnh hưởng đến sự sản sinh các loại
enzyme thủy phân khi nuôi ở môi trường bán rắn vì nó ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của sinh vật. Từ kết quả cho thấy, độ ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt độ
protease, độ ẩm 40% cho hoạt độ thấp nhất là 0,02 UI/g, hoạt độ tăng dần đến độ
ẩm 60% thì chủng BN2.1 cho hoạt độ protease mạnh hơn đạt 0,79 UI/g, cao gấp đôi
so với ở độ ẩm 50%. Tuy nhiên sự gia tăng này không kéo dài, với 70% ẩm, hoạt độ
protease giảm đáng kể, chỉ đạt 0,57 UI/g. Độ ẩm của môi trường nuôi cấy là một
40
Đồ án tốt nghiệp
trong những yếu tố chính trong nuôi cấy bán rắn và thường quyết định sự thành
công của cả quá trình (Narahara và cộng sự, 1982; Lonsane và cộng sự, 1985; Renu
và cộng sự, 2001). Báo cáo về độ ẩm trung bình (50 - 63%) bởi George và cộng sự
(1995) cho thấy, khi độ ẩm vượt quá mức, không có sự tăng thêm hoạt độ enzyme,
thậm chí làm giảm sự tăng trưởng và sản xuất enzyme. Qua đó cho thấy việc giữ ẩm
cho môi trường ở mức tối thích là sự cần thiết đối với các chủng vi sinh vật và độ
ẩm thích hợp để chủng BN2.1 tổng hợp protease cao nhất là 60%.
3.3.3. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng tổng hợp protease
Tiến hành cấy chủng B. subtilis Natto theo điều kiện đã xác định ở các thí
nghiệm trên, sau đó đem ủ ở nhiệt độ phòng trong các khoảng thời gian khác nhau:
12, 24, 36, 48, 60, 72 vả 84 giờ.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng tổng hợp
protease
Thời gian nuôi cấy (giờ) Hoạt độ trung bình (UI/g)
12 0,84 0,02d
24 0,89 0,01cd
36 0,93 0,02bc
48 0,96 0,04b
60 1,01 0,04a
72 1,04 0,02a
84 1,04 0,03a
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu hiện sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
41
Đồ án tốt nghiệp
1,20
1,04 1,04
0,96 1,01
1,00 0,93
0,84 0,89
0,80
0,60
0,40
Hoạt độ Hoạt(UI/g)
0,20
0,00
12 24 36 48 60 72 84
Thời gian nuôi cấy (giờ)
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường bán rắn lên hoạt
độ protease.
Theo thời gian nuôi cấy, hoạt độ protease của chủng BN2.1 tăng đều trong
khoảng thời gian nuôi cấy từ 12 đến 72 giờ. Ở thời điểm 12 giờ hoạt độ protease chỉ
đạt 0,84 UI/g, đến 60 giờ thì tăng đến 1,01 UI/g. Sau 72 giờ thì hoạt độ protease
không tăng nữa và duy trì ở mức ổn định với 1,04 UI/g. Kết quả tương tự với
nghiên cứu của U.O.George-Okafor và E.E.Mike-Anosike (2012) khi chủng
Bacillus sp. Sw-2 cho hoạt độ protease cao nhất ở 72 giờ (2,697 UI/ml). Khi kéo dài
thời gian nuôi cấy thì các thành phần trong môi trường thay đổi do sự hình thành
các hợp chất mới của quá trình trao đổi chất của vi khuẩn, dẫn đến hàm lượng các
chất dinh dưỡng giảm, làm cho tế bào vi khuẩn suy thoái, enzyme bị bất hoạt.
Chủng BN2.1 sinh tổng hợp enzyme mạnh và lượng protease tích luỹ trong canh
trường cao nhất trong khoảng thời gian từ 60 đến 84 giờ. Vì vậy để tiết kiệm thời
gian nuôi cấy, thời điểm 60 giờ sẽ được chọn làm thời điểm để thu nhận canh
trường và tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
42
Đồ án tốt nghiệp
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH lên khả năng xúc tác protease của chủng
B. subtilis Natto BN2.1
Tiến hành tinh sạch sơ bộ enzyme từ canh trường cho hoạt độ cao theo các
điều kện tối ưu ở trên và khảo sát sát ảnh hưởng của pH phản ứng lên khả năng xúc
tác enzyme protease của chủng BN2.1 với pH phản ứng thay đổi từ 6 đến 8.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của pH phản ứng lên khả năng xúc tác
protease
pH Hoạt độ trung bình (UI/g)
6 59,7 2,42b
6,5 61,6 1,15b
7 67,9 2,27a
7,5 67,2 4,28a
8 66,7 1,43a
Các giá trị theo sau bởi chữ cái khác nhau không cùng kí tự biểu
hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 0,05.
70 67,9
68 67,2 66,7
66
64
61,6
62
59,7
60
58
Hoạt độHoạt (UI/g) 56
54
6 6,5 7 7,5 8
pH
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của pH phản ứng lên khả năng xúc tác protease.
Kết quả khảo sát cho thấy, mỗi pH khác nhau cho khả năng xúc tác enzyme
protease khác nhau. Chủng BN2.1 sinh tổng hợp protease tăng dần từ pH 6 đến 7.
Trong đó, hoạt độ protease thấp nhất ở pH 6 đạt 59,7 UI/g và cao nhất ở pH 7 với
43
Đồ án tốt nghiệp
hoạt độ đạt 67,9 UI/g, ổn định trong khoảng pH từ 7 đến 8. Kết quả tương tự với
nghiên cứu của E. M. El-Safey and U. M. Abdul-Raouf (2004) trên B. subtilis, khi
hoạt độ protease của chủng này mạnh nhất ở pH 7 của bộ đệm phosphate. Bên cạnh
đó, một số nghiên cứu về ảnh hưởng của pH lên đặc tính của enzyme cho thấy sự
khác biệt như Ishtiaq Ahmed và cộng sự (2011), lựa chọn pH 10 cho protease của
chủng B. subtilis; Sun và cộng sự (1997) lựa chọn khoảng pH 11 cho hoạt độ tối ưu
của protease từ chủng Bacillus sphaericus C3 - 41, protease này ổn định ở mức pH
từ 5 đến12. Theo nghiên cứu của Sadia Almas và cộng sự (2009) thì chủng Bacillus
SAL1 cho protease hoạt độ tối ưu ở pH 9 và ổn định trong khoảng pH 7 đến 10.
Như vậy, enzyme từ mỗi chủng khác nhau chịu ảnh hưởng khác nhau của pH lên
hoạt độ protease của chúng. Từ kết quả khảo sát trên nhận thấy, pH 7 là pH tối ưu
đối với protease của chủng BN2.1.
44
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu nhóm thực hiện rút ra được kết luận như sau:
- Sàng lọc được chủng Bacillus subtilis Natto BN2.1 cho hoạt độ protease cao từ
năm chủng Bacillus subtilis Natto nghiên cứu.
- Các điều kiện tối ưu cho khả năng sinh tổng hợp protease cao của chủng BN2.1
là hỗn hợp môi trường bán rắn BDN:CB, với tỉ lệ thích hợp là 5:5; thời gian
nuôi cấy tốt nhất là 60 giờ và độ ẩm môi trường ban đầu thích hợp nhất để nuôi
cấy là 60%.
- Khảo sát được ảnh hưởng của pH phản ứng tối ưu lên khả năng xúc tác enzyme
protease của chủng BN2.1 là pH 7.
4.2. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu một số thông số khác trong quá trình nuôi cấy ảnh hưởng
đến khả năng sinh enzyme của chủng BN2.1 như: nhiệt độ, điều kiện cấp khí,
pH môi trường... từ đó đưa ra được môi trường nuôi cấy tổng hợp tối ưu giúp
chủng BN2.1 tăng tiết enzyme đích protease, đồng thời hạn chế được các
enzyme amylase và cellulase để thuận lợi hơn trong quá trình tinh chế sau này.
- Nghiên cứu về hoạt độ enzyme amylase, phytase, nattokinase cùa chủng
BN2.1.
- Phân lập các dòng vi khuẩn từ sản phẩm Natto và định danh để tiếp tục nghiên
cứu cho ra những chủng Bacillus subtilis Natto có hoạt độ protease cao.
45
Đồ án tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến
(1998). Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
2. Lâm Thị Kim Châu (2004). Thực tập lớn sinh hoá, Đại học Khoa học tự
nhiên, TP Hồ Chí Minh.
3. Trần Quốc Hiền, Lê Văn Việt Mẫn (2006). Nghiên cứu thu nhận chế phẩm
protease từ ruột cá Basa (pangasius bocourti),Tạp chí Phát Triển KH&CN,
tập9, số11.
4. Hin Vireak (2012). Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy lên khả năng
tạo enzym protease của vi khuẩn Bacillus subtilis natto, Khóa luận tốt nghiệp
Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội
5. Trần Ngọc Hùng (2006). Khảo sát khả năng sinh tổng hợp và tính chất của
α-amylase từ một số chủng Bacillus subtilis, Khoá luận tốt nghiệp ngành sinh
học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, TP Hồ Chí Minh.
6. Trần Ngọc Hùng (2010). Nghiên cứu tạo chế phẩm protease từ Bacillus
subtilis sử dụng trong chế biến thức ăn gia cầm, Luận văn thạc sĩ sinh học,
trường Đại học Khoa học tự nhiên, TP Hồ Chí Minh.
7. Đinh Thu Hương (2013). Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy và chiết enzym
protease từ vi khuẩn Bacillus subtilis natto, Luận văn thạc sĩ dược học,
trường Đại học Dược, Hà Nội.
8. Đinh Thị Kim Loan (2006). Khảo sát khả năng tổng hợp enzyme protease từ
một số chủng Bacillus sp. phân lập từ các chế phẩm sinh học dung trong
chăn nuôi ở Việt Nam, Khoá luận cử nhân khoa học, trường Đại học Khoa
học tự nhiên, TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Đức Lượng (2004). Công Nghệ Enzyme, Nhà Xuất Bản Đại Học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
46
Đồ án tốt nghiệp
10. Nguyễn Đức Lượng (2012). Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia, TP Hồ Chí Minh.
11. Đặng Lê Minh (2006). Khảo sát khả năng thuỷ phân một số dạng cơ chất
của một số chủng Bacillus phân lập từ các sản phẩm thuốc thú y và thuỷ sản,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp, chuyên ngành sinh hoá.
12. Trương Thị Hồng Nhung, Hoàng Minh Nguyệt (2013). Phân lập và xác
định hoạt tính enzyme ngoại bào của vi khuẩn ưa nhiệt ứng dụng trong xử lý
môi trường, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
13. Lê Thị Bích Phượng, Võ Thị Hạnh, Trần Thạnh Phong, Lê Tấn Hưng,
Trương Thị Hồng Vân và Lê Thị Hương (2012). Phân lập và tuyển chọn một
số chủng Bacillus sinh tổng hợp Nattokinase, Tạp chí sinh học, 34(3), tr. 99
– 104.
14. Nguyễn Thị Thảo, Quyền Đình Thi, Lê Thị Thu Hương (2006). Xác định một
số tính chất hóa lý của protease chủng Serratia sp. DT3, Tạp chí sinh học -
tập4(2), Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
15. Trần Linh Thước (2005). Phương pháp phân tích vi sinh vật trong thực phẩm
và mỹ phẩm, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
16. Tống Ngọc Triêm(2010). Tổng quan về enzyme ngoại bào Bacillus subtilis,
khóa luận tốt nghiệp, ĐH Công Nghệ TPHCM.
17. Lê Ngọc Tú, La Văn Chử, Phạm Trân Châu (1982). Enzyme vi sinh vật tập 1,
NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
18. Bùi Ngọc Xuân (2012). Khảo sát khả năng sinh tổng hợp và một số đặc tính
enzyme α-amylase của chủng Bacillus stearothermophilus, Luận văn tốt
nghiệp, trường Đại học, Bình Dương.
47
Đồ án tốt nghiệp
Tài liệu nước ngoài
19. Ishtiaq Ahmed, Muhammad Anjum Zia and Hafiz Muhammad Nasir Iqbal
(2011). Purification and Kinetic Parameters Characterization of an Alkaline
Protease Produced from Bacillus subtilis through Submerged Fermentation
Technique, World Applied Sciences Journal 12 (6): 751-757.
20. Sadia Almas, Abdul Hameed, Dennis Shelly and Priya Mohan (2009).
Purification and characterization of a novel protease from Bacillus strain
SAL1, African Journal of Biotechnology, Vol. 8 (15), pp. 3603 - 3609
21. Wang C, Du M (2009). Purification and characterization of Nattokinase
from Bacillus subtilis natto B – 12, Journal of Agricultural and food
chemistry article, 57, p. 9722 – 9729.
22. Qiu D, Fujita K et al (2004). Comparative analysis of physical maps of four
Bacillus subtilis (natto) genomes, Appl Environ Microbiol (70), pp. 6247 –
6256.
23. Keith H. Steinkraus (2004). Industrialization of indigenous fermented foods,
pp.227 - 230.
24. Rong L.H (2011).The optimization, extraction and purification of
Nattokinase and genetic cloning, Master's thesis, Hebei Union University
(China).
25. Yiu H. Hui, Lisbeth Meunier - Goddik, Jiste Josephsen, Wai-Kit Nip (2005).
Handbook of Food and Beverage Fermentation Technology, pp.612 - 620.
26. Abdelnasser S.S. Ibrahim, Ali A. Al-Salamah (2009). Optimization of media
and cultivation conditions for alkaline protease production by Alkaliphilic
Bacillus halodurans, Research journal of microbiology 4 (7): 251 - 259.
27. Liu J, Xing J, Chang T, Ma Z and Liu H (2005). Optimization of nutritional
conditions for Nattokinase production by Bacillus natto NLSSE using
statistical experimental methods, Process Biochemistry, vol.40(8), pp. 2757–
2762.
48
Đồ án tốt nghiệp
28. Tamang J, Thapa S. (2002). Phylogenetic analysis of Bacillus strains
isolated from fermented soybean foods of Asian: Kinema, Chungkokjang and
Natto, Journal of Hill Research, 15(2), pp.56 - 62.
29. Kerovuo J et al (1998). Isolation, characterization, molecular gene cloning
and sequencing of a novel phytase from Bacillus subtilis, American society
for microbiology Appl. Environ. Microbiol, vol. 64 no. 6 p 2079 – 2085.
30. Noda K, Igata K (1989). Synthesis of γ – glytamyl peptides catalyzed by
transamidase from Bacillus natto, Agricultural Biology and Chemistry, 44,
p. 2419 – 2423.
31. Yamane K, Hiroshi M (1974). Hybrid α – amylase produced by
transformants of Bacillus subtilis – Purification and characterization of
extracellular α – amylase produced by the parental strains and trasformants,
Biochimica et Biophysica Acta, 365, p. 235 – 247.
32. Muramatsu K, Yamawake K (2000). Purification and crystallization of a
new Bacillus subtilis elastase, Journal of Home Economics of Japan, 51(12),
p. 1127 – 1135.
33. Fujita M et al (1993). Purification and characterization of a strong
fibrinolytic enzyme (Nattokinase) in the vegetable cheese natto, a popular
soybean fermented food in Japan, Biochemical and Biophysical research
communication, p. 1340 – 1347.
34. Fujita M, Hong K (1995). Thrombolytic effect of nattokinase on a chemically
induced thrombosis model in rat, Biological and Pharmaceutical Bulletin,
18(10), p. 1387 – 1391.
35. Weng M, Zheng Z, Bao W, Cai Y, Yin Y, Zou G (2009). Enhancement of
oxidative stability of the subtilisin Nattokinase by site-directed mutagenesis
expressed in Escherichia coli, Biochim Biophys Acta, 1794(11):1566 - 72
49
Đồ án tốt nghiệp
36. Shimizu M (1992). Purification and Characterization of Phytase from
Bacillus subtilis (natto) N – 77, Bioscience biotechnology and biochemistry,
56(8), p. 1266 – 1269.
37. Muhammad Nadeem, Javed Iqbal Qazi, Shahjahan Baig, Qurat-ul-Ain Syed
(2008). Effect of Medium Composition on Commercially Important Alkaline
Protease Production by Bacillus licheniformis N-2, Food Technol.
Biotechnol, 46 (4): 388 – 394
38. U.O.George-Okafor and E.E.Mike-Anosike (2012). Screening and optimal
protease production by Bacillus sp. Sw-2, using low cost substrate medium,
Research journal of microbiology 7 (7): 327 - 336.
39. Mahajan P, Sagar V (2010). Production of Nattokinase using Bacillus natto
NRRL 3666: media optimization, scale up and kinetic modeling, Food
Science and Biotechnology, 19(6), p. 1593 – 1603.
40. Gupta R, Beg Q.K (2002). Bacterial alkaline proteases: molecular
approaches and industrial applications, Applied Microbiology and
Biotechnology, 59, p. 15 – 32.
41. R. Sindhu, G. N. Suprabha and S. Shashidhar (2009). Optimization of
process parameters for the production of alkaline protease from Penicillium
godlewskii SBSS 25 and its application in detergent industry, African Journal
of Microbiology Research Vol. 3(9) pp. 515 - 522.
42. Hiroyuki S, Misako Y (1999). Elastase activity in Natto and its relation to
nattokinase, Nippon Nogeikagaku Kaishi, 73(11), p. 1187 – 1190.
43. Joo H.S., Kumar C.G., Park G.C., Paik S.R., Chang C.S. (2002).
Optimization of the production of an extracellular alkaline protease from
Bacillus horikoshii, Process Biochemistry, 38, 155 – 159.
44. S Vijayalaksmi, J Ranjitha, V Devi Rajeswari (2013). Enzyme production
ability by Bacillus subtilis and Bacillus licheniformis – A comparative study,
Asian journal of pharmaceutical and clinical research, Vol 6, Issue 4, 2013.
50
Đồ án tốt nghiệp
45. Tokudome S, Omura K (2005). A newly derived protein from Bacillus
subtilis natto with both antithrombotic and fibrinolytic effects, Journal of
Pharmacological Sciences , 99, p. 247 – 251.
46. William Shurtleff, Akiko Aoyagi (2012). History of Natto and Its Relatives,
Soyinfo Center.
47. Ashikaga S, Nanamiya H (2000). Natural genetic competence in Bacillus
subtilis natto OK2, Journal of Bacteriology, 182(9), p. 2411 – 2415.
48. Yan S, JiaQi W (2011). Screening of protease and cellulase producing
Bacillus subtilis natto strain and its growth characteristics, Dongbei Nongye
Daxue Xuebao Journal, 42(3), p. 39 – 43.
49. Kato T et al (1992). Purification of a new extracellular 90 – kDa serine
proteinase with isoelectric point of 3.9 from Bacillus subtilis (natto) and
elucidation of its distinct mode of action, Bioscience biotechnology and
biochemistry, 56 (7), p. 1166 – 1168.
50. Seki T., Oshima T. (1975). Taxonomic study of Bacillus by deoxyribonucleic
acid – deoxyribonucleic acid hybridization and interspecific transformation,
International Journal of Systematic Bacteriology, 25(3), pp.258 - 270.
51. Deepak V et al (2008). Optimization of media composition for Nattokinase
production by Bacillus subtilis using response surface methodology,
Bioresource Technology (99), pp.8170 - 8174.
52. Ogawa Y, Hosoyama H, Hamano M, Motai M (1991). Purification and
properties of γ – glutamyltranspeptidase from Bacillus subtilis (natto),
Agricultural Biology and Chemistry, 55, p. 2971 – 2977.
53. Yamagata Y, Abe R (1995). Molecular cloning and nucleotide sequence of
the 90k serine protease gene, hspK, from Bacillus subtilis (natto) No. 16,
Current Microbiology, 31(6), p. 340 – 344.
51
Đồ án tốt nghiệp
Tài liệu Internet
54. Báo điện tử Sahifa (2016). NATTOKINASE là gì? - Những điều cần biết.,
15/8/2016:
doi-voi-suc-khoe/.html
55. Japan NattoKinase Associasion (online). Bacillus subtilis Natto, 5/7/2016:
56. Lorie Kramer (2011). Resen(online). The Bacillus subtilis Story, 5/9/2015:
52
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A. Bảng độ ẩm nguyên liệu ban đầu
Nguyên liệu Độ ẩm (%)
Bã đậu nành 9,6
Đậu xanh 11
Cám bắp 10,65
Cám gạo 9,8
Cám mì 10
PHỤ LỤC B. Đường chuẩn Tyrosine theo phương pháp Anson.
OD trung bình 0,0163 0,2320 0,5546 0,694 1,0767 1,2966
Lượng Tyrosine
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1
(µM)
OD 0 0,2157 0,5383 0,6777 1,0604 1,2803
Đồ thị phụ lục B. Đường chuẩn Tyrosine.
1
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC C. Khảo sát khả năng phân giải casein trên môi trường thạch đĩa của các
chủng B. subtilis Natto
ONEWAY HD BY NT
/STATISTICS DESCRIPTIVES
/MISSING ANALYSIS
/POSTHOC=DUNCAN DUNNETT ALPHA(0.05).
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
HD
95% Confidence
Interval for Mean
Std. Std. Lower Upper
N Mean Deviation Error Bound Bound Minimum Maximum
1 3 7.0000 1.73205 1.00000 2.6973 11.3027 6.00 9.00
2 3 20.3333 .57735 .33333 18.8991 21.7676 20.00 21.00
3 3 12.3333 .57735 .33333 10.8991 13.7676 12.00 13.00
4 3 12.6667 1.52753 .88192 8.8721 16.4612 11.00 14.00
5 3 13.0000 1.73205 1.00000 8.6973 17.3027 11.00 14.00
6 3 .0000 .00000 .00000 .0000 .0000 .00 .00
Total 18 10.8889 6.48880 1.52943 7.6621 14.1157 .00 21.00
ANOVA
HD
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 697.778 5 139.556 93.037 .000
Within Groups 18.000 12 1.500
Total 715.778 17
2
Đồ án tốt nghiệp
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent
Variable:HD
95% Confidence
Interval
Mean Lower Upper
(I) NT (J) NT Difference (I-J) Std. Error Sig. Bound Bound
Dunnett t 1 6 7.00000* 1.00000 .000 4.0987 9.9013
a
(2-sided) 2 6 20.33333* 1.00000 .000 17.4321 23.2346
3 6 12.33333* 1.00000 .000 9.4321 15.2346
4 6 12.66667* 1.00000 .000 9.7654 15.5679
5 6 13.00000* 1.00000 .000 10.0987 15.9013
a. Dunnett t-tests treat one group as a control, and compare all other
groups against it.
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Homogeneous Subsets
HD
Subset for alpha = 0.05
NT N 1 2 3 4
Duncana 6 3 .0000
1 3 7.0000
3 3 12.3333
4 3 12.6667
5 3 13.0000
2 3 20.3333
Sig. 1.000 1.000 .538 1.000
Means for groups in homogeneous subsets are displayed.
a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3.000.
3
Đồ án tốt nghiệp
PHỤ LỤC D. Khảo sát hoạt độ enzyme protease của chủng B. subtilis Natto trên
môi trường bán rắn có thành phần cơ chất khác nhau
ONEWAY HD BY NT
/STATISTICS DESCRIPTIVES
/MISSING ANALYSIS
/POSTHOC=DUNCAN DUNNETT ALPHA(0.05).
Oneway
[DataSet0]
Descriptives
HD
95% Confidence
Interval for Mean
Std. Std. Lower Upper
N Mean Deviation Error Bound Bound Minimum Maximum
1 3 .7980 .13258 .07654 .4687 1.1273 .72 .95
2 3 .6600 .02606 .01504 .5953 .7247 .64 .69
3 3 .6797 .07950 .04590 .4822 .8772 .63 .77
4 3 .6160 .08271 .04775 .4105 .8215 .56 .71
5 3 .5220 .11988 .06921 .2242 .8198 .40 .64
6 3 .7713 .02948 .01702 .6981 .8446 .74 .79
Total 18 .6745 .12077 .02847 .6144 .7346 .40 .95
ANOVA
HD
Sum of df Mean F Sig.
Squares Square
Between .155 5 .031 3.977 .023
Groups
Within Groups .093 12 .008
Total .248 17
4
Đồ án tốt nghiệp
Post Hoc Tests
Multiple Comparisons
Dependent
Variable:HD
95% Confidence
Mean Interval
Difference Std. Lower Upper
(I) NT (J) NT (I-J) Error Sig. Bound Bound
Dunnett t 1 6 .02667 .07200 .995 -.1822 .2356
(2- 2 6 -.11133 .07200 .432 -.3202 .0976
sided)a
3 6 -.09167 .07200 .599 -.3006 .1172
4 6 -.15533 .07200 .176 -.3642 .0536
5 6 -.24933* .07200 .019 -.4582 -.0404
a. Dunnett t-tests treat one group as a control, and compare all other
group
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_khao_sat_cac_yeu_to_anh_huong_den_kha_nang_sinh_tong_h.pdf