BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẾN
NĂNG SUẤT NẤM RƠM TRONG KỸ THUẬT TRỒNG
NẤM RƠM TRÊN RƠM TRONG NHÀ
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
GVHD: GVC.ThS. NGUYỄN THỊ SÁU
Sinh viên thực hiện: HUỲNH TẤN LỘC
Lớp: 13DSH03 MSSV:1311100415
Tp.HỒ CHÍ MINH, 2017
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.......1
1.1 Lý do chọn đề tài.
69 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật trồng nấm rơm trên rơm trong nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................. 2
1.2 Mục đích nghiên cứu.................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN....3
2.1. Tổng quan về nấm.....................................................................................................3
2.1.1. Giới thiệu về nấm rơm...3
2.1.2. Phân loại khoa học.. 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái....4
2.1.4. Chu kì sống ..5
2.1.5. Đặc điểm sinh học....7
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm rơm.8
2.1.7. Các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm rơm....9
2.1.8. Gía trị dinh dưỡng của nấm rơm..10
2.2. Rơm.12
2.3. Các nghiên cứu trước đây về việc trồng nấm rơm......12
2.4. Tình hình trồng nấm rơm tại Việt Nam...13
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....14
3.1. Nguyên vật liệu và phương pháp....14
3.1.1. Nguyên liệu..14
3.1.2. Vật liệu.....14
3.2. Phương pháp nghiên cứu.....14
I
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG...17
4.1. Chuẩn bị địa điểm trồng..17
4.2. Quy trình nuôi trồng....18
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....40
5.1. Phương pháp thu nhận....40
5.2. Xử lí số liệu....40
5.3. Kết quả nhân giống.....40
5.3.1. Tốc độ phát triển tơ nấm trên môi trường thạch..40
5.3.2. Tốc độ phát triển tơ nấm trên môi trường hạt trấu...45
5.3.3. Kết quả thu nhận..46
5.4. So sánh năng suất vừa thu hoạch được ở các nghiệm thức....53
5.5. Hiệu quả kinh tế.....55
5.6. So sánh giữa hai phương pháp trồng trong nhà và trồng ngoài trời56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................58
6.1. Kết luận...58
6.2. Kiến nghị.59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
II
Đồ án tốt nghiệp
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tai nấm rơm.....4
Hình 2.2: Cấu tạo tai nấm rơm.....5
Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của nấm rơm.....6
Hình 2.4: Chu kỳ sống của nấm rơm...7
Hình 4.1: Vệ sinh trại.17
Hình 4.2: Chuẩn bị nhà trồng.....18
Hình 4.3: Môi trường PDA sau khi nấu.....19
Hình 4.4: Ống nghiệm đặt trong nồi áp suất20
Hình 4.5: Nồi áp suất.20
Hình 4.6: Ống nghiệm chứa môi trường thạch nghiêng....21
Hình 4.7: Thao tác cấy nấm.......22
Hình 4.8: Ống nghiêm sau khi cấy giống..22
Hình 4.9: Nồi nấu trấu...24
Hình 4.10: Trấu trước và sau khi trộn chất dinh dưỡng.25
Hình 4.11: Vô môi trường cấp 2 ...25
Hình 4.12: Vô chai và đưa vào lò hấp...26
Hình 4.13: Lò hấp môi trường cấp 26
Hình 4.14: Môi trường cấp 2 sau khi hấp..27
Hình 4.15: Thác tác cấy giống cấp 2 .. 28
Hình 4.16: Kệ để môi trường cấp 2...28
Hình 4.17: Ngâm rơm ...29
Hình 4.18: Chất đóng rơm ....30
Hình 4.19: Các đống rơm của các nghiệm thức ....31
Hình 4.20: Đóng gói rơm...31
Hình 4.21: Hấp rơm...32
III
Đồ án tốt nghiệp
Hinh 4.22: Meo đạt yêu cầu...33
Hình 4.23: Cấy meo...33
Hình 4.24: Đồng hồ đo. .34
Hình 4.25: Ủ tơ nấm..35
Hình 4.26: Xả nóng rơm........35
Hình 4.27: Tháo bịch.....36
Hình 4.28: Tưới phun sương..36
Hình 4.29: Nấm thu hoạch được....38
Hình 4.30: Thu hái nấm.....38
Hình 5.1: Ống nghiệm chứa tơ nấm...40
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện sự phát triển tơ nấm môi trường thạch...41
Hình 5.3: Ống nghiệm bị nhiễm....42
Hình 5.4: Ống nghiệm có bào tử nấm rơm....45
Hình 5.5: Tơ nấm phát triển trên môi trường hạt trấu.45
Hình 5.6 Biểu đồ thể hiện sự phát triển tơ từng ngày trên môi trường hạt trấu...46
Hình 5.7: Các giai đoạn phát triển ở nghiệm thức 1.... 48
Hình 5.8: Các giai đoạn phát triển ở nghiệm thức 2 .....50
Hình 5.9: Các giai đoạn phát triển ở nghiệm thức 3.... 51
Hình 5.10: Các giai đoạn phát triển ở nghiệm thức 4. .52
Hình 5.11: Biểu đồ cột thể hiện khối lượng ở các NT ..54
Hình 5.12: Xử lý số liệu tỷ lệ khối lượng các NT.......54
IV
Đồ án tốt nghiệp
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần acid amin chứa trong nấm rơm..10
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của nấm rơm............11
Bảng 2.3: Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong từng giai đoạn phát triển
của nấm rơm...11
Bảng 5.1: Tốc độ phát triển tơ nấm trên môi trường thạch theo từng ngày 41
Bảng 5.2: Kết quả tỷ lệ cấy giống cấp 143
Bảng 5.3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhiễm tạp..43
Bảng 5.4: Tốc độ phát triển tơ nấm ở môi trường hạt trấu ...46
Bảng 5.5: Kết quả tỷ lệ cấy giống cấp 247
Bảng 5.6: Thể hiện ngày và khối lượng thu hoạch ở nghiệm thức 1. ..49
Bảng 5.7: Thời gian và khối lượng thu hoach ở nghiệm thức 2 ...49
Bảng 5.8: Thời gian và khối lượng thu hoạch ở nghiệm thức 3 ...51
Bảng 5.9: Thời gian và khối lượng thu hoạch ở nghiệm thức 4 ...53
Bảng 5.10: So sánh khối lượng thu hoach và tỷ lệ giữa các nghiệm thức ....53
Bảng 511: Chi phí sản suất nấm rơm tính trên 60kg nguyên liệu .55
V
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của người thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của GVC.ThS. NGUYỄN THỊ SÁU
Các số liệu, kết quả được nêu trong báo cáo là kết quả chính xác của nghiên cứu
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trong bài có sử dụng
một số tài liệu của các tác giả khác nhau dùng để tham khảo, góp ý kiến, chứ không
phải sao chép dưới các hình thức. Tôi xin chịu trách nhiệm về đồ án tốt nghiệp của
mình.
TPHCM, ngày 17 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện
VI
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong Khoa Công Nghệ Sinh Học –
Thực Phẩm – Môi Trường trong 4 năm qua đã truyền dạy những kiến thức quý báu cho
em. Những kiến thức em học được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang quan trọng và
cần thiết cho em bước vào công việc sau này. Em xin chúc quý thầy cô luôn nhiều sức
khỏe. Đào tạo được nhiều lớp thế hệ giỏi sau này.
Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Sáu giáo viên hướng dẫn cho em
trong chuyên đề tốt nghiệp này. Những kinh nghiệm cô đã truyền dạy, những kiến thức
cô dạy là một điều quý báu cho em. Em cám ơn cô trong thời gian qua luôn theo sát,
chỉnh sửa và góp ý cho em. Em chúc cô luôn vui vẻ, luôn là người cô kính yêu của tụi
sinh viên chúng em.
Con xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến ông Phan Văn Yết, chủ trại nấm Bảy
Yết, người nông dân luôn yêu nghề, yêu nấm. Con cám ơn bác đã chỉ dạy tận tâm cho
con trong suốt quá trình con làm chuyên đề tại trại nấm. Con chúc bác sẽ vượt qua
được bênh tật, có nhiều sức khỏe để truyền dạt những kinh nghiệm thực tế cho tụi sinh
viên chúng con.
Em xin chân thành cám ơn.
Sinh viên thực hiện
VII
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là nước có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Diện tích đất trồng
lúa chiếm 7,6 – 7,7 triệu ha/năm. (số liệu năm 2016)
Do đó, lượng rơm rạ hằng năm rất lớn. Được phục vụ chủ yếu là nguồn thức ăn cho
động vật. Ngoài ra, còn là nguồn cung cấp phân hữu cơ. Mặc khác, ở một số địa
phương do lượng rơm rạ quá nhiều, nhiều hộ nông dân sử lý rơm thừa bằng cách đốt
ngay trên đồng, việc này có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và có thể làm giảm độ
phì nhiêu của đất.
Để tận dụng hết nguồn lợi của cây lúa mang lại. Có thể dùng rơm rạ là nguồn
nguyên liệu để trồng nấm rơm. Vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có vừa bảo
vệ môi trường, cũng có thể mang lại nguồn lợi đáng kể.
Trong rất nhiều loại thực phẩm mà thiên nhiên dành cho con người, thì nấm là một
trong những loại thức ăn vừa giàu chất dinh dưỡng vừa có khả năng ngừa bệnh hiệu
quả. Nấm ăn được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, chúng có thể sử dụng trong rất
nhiều món ăn ở khắp nơi trên thế giới. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có
tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh như ung thư, tim mạch
Mặc khác,nấm rơm lại là loại nấm ăn đã rất quen thuộc với các gia đình việt.
Khí hậu Việt Nam rất phù hợp để trồng nấm rơm.
Ở Việt Nam, điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào, đồng thời
tận dụng được lao động nông nhàn, vì thế đẩy mạnh phát triển nghề trồng nấm là một
hướng đi đúng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, xóa đói giảm nghèo, dần
dần hướng tới sản xuất nấm quy mô công nghiệp cung cấp cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
1
Đồ án tốt nghiệp
Trước đây, nhiều hộ nông dân cũng trồng nấm rơm nhưng năng suất lại không cao ,một
phần là do ảnh hưởng của thời tiết, một phần là do nấm rơm thiếu chất dinh dưỡng
trong quá trình phát triển. Do đó, việc nghiên cứu thực nghiệm về các phương pháp
trồng nấm rơm với việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng là một điều cần thiết. Từ đó
đề tài “ KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
NẤM RƠM TRONG KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM TRÊN RƠM TRONG NHÀ”
được thực hiên.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Theo dõi quá trình phát triển tơ nấm ở giai đoạn giống cấp 1, cấp 2.
- Khảo sát chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới năng suất nấm rơm.
- Đặc tính sinh trưởng của nấm rơm.
- So sánh được ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trồng ngoài trời và trồng
trong nhà.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: NẤM RƠM được nuôi trồng trên cơ chất rơm với các chế độ dinh
dưỡng khác nhau
- Phạm vi nghiên cứu: Trại nấm Bảy Yết, tại huyện Hóc Môn, TPHCM. Từ tháng
3/2017 đến tháng 6/2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Tiến hành trồng thực nghiệm nấm rơm trong nhà.
- Quan sát sự phát triển tơ nấm ở các giai đoạn giống cấp 1,2.
- Khảo sát chế độ dinh dưỡng ở các nghiệm thức khác nhau.
- Thu thập số liệu thực tế.
- So sánh số liệu.
2
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về nấm:
2.1.1. Giới thiệu về nấm rơm
Nấm là một loại thực vật có cấu tạo bằng một mạng sợi, chưa có cấu trúc mô,
nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào.
Khi những mạng sợi kết thành một khối to có thể nhìn thấy được chính là những
loại nấm mà ta thường nhìn thấy còn được gọi là nấm quả thể.
Tuy nấm là một loại thực vật nhưng tế bào không chứa xenlulozo và diệp lục
nên không thể tự tạo chất dinh dưỡng cho mình mà phải sống nhờ những sinh vật khác
như sống ký sinh trên các cây hoặc động vật sốngđể hấp thụ chất dinh dưỡng từ
chúng.
Nấm còn là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, là một mắt xích quan trọng
trong việc phân hủy chất bã hữu của chu trình tuần hoàn vật chất.
Đã có hơn 74.000 loài nấm đã được định danh
Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có độ đạm cao và ít chất béo, chứa
nhiều vitamin nhóm B và C.
Dù nấm không phải là nguốn vitamin D đáng kể, nhưng hàm lượng vitamin D
có thể tăng lên khi được phơi với ánh sáng (nhất là tia cực tím) dù điều này làm thẫm
lớp vỏ của chúng.
Nấm cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng, như sắt, selen, natri, kali, magiê và
phốt pho.
Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có
loại màu xám trắng, xám, xám đen, kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy
thuộc từng loại.
Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2,
PP, D, E, C và chứa bảy loại a-xít amin.
3
Đồ án tốt nghiệp
Nấm rơm phổ biến tại các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm.
Hình 2.1: Tai nấm rơm
2.1.2. Phân loại khoa học :
Giới Fungi
Ngành Basidiomycota
Lớp Agaricomycetes
Bộ Agaricales
Họ Pluteaceae
Chi Volvariella
Loài V. volvacea.
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Bao gốc: dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ
còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố
melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng
càng nhiều thì bao gốc càng đen.
4
Đồ án tốt nghiệp
Cuống nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non
thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.
Hình 2.2: Cấu tại tai nấm rơm
2.1.4. Chu kì sống:
Quá trình tạo thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn hình đinh ghim : Ở giai đoạn này, kích thước của chúng bằng
khoảng đầu đinh ghim có các màn bao màu trắng trong. Ở phía vùng đỉnh, các mũ và
cuống chưa thể nhìn thấy được. Toàn bộ cấu trúc là một nút của tế bào sợi nấm.
- Giai đoạn hình nút nhỏ: cả giai đoạn đinh ghim và hình nút nhỏ đều được hình
thành do sự bện chặt của các hệ sợi tơ nấm. Ở giai đoạn hình nút nhỏ lúc còn non chỉ
có phần trên đỉnh màu nâu, các phần còn lại đều màu trắng. Nếu nhìn cung quanh và
cắt phần đỉnh đặt trên lam sẽ thấy các dạng ống ở bên dưới mũ nấm.
- Giai đoạn hình nút : Ở giai đoạn hình nút lớn, chúng được bao bọc bởi một
màng bao chung lớn. Bên dưới màng này là mũ nấm không thấy được cuống nấm
nhưng nếu nhìn theo chiều dọc sẽ thấy được cuống nấm.
5
Đồ án tốt nghiệp
- Giai đoạn hình trứng : Đến giai đoạn này, mũ nấm được đẩy ra ngoài khỏi
màng bao, trên đó chứa các bao nấm. Người ta không phát hiện đảm bảo tử ở giai đoạn
này. Kích thước của mũ nấm tồn tại ở giai đoạn này ngắn.
- Giai đoạn hình chuông : Mũ nấm ở giai đoạn này tồn tại với kích thước nhỏ
hơn giai đoạn trưởng thành. Nhưng ngược lại, cuống nấm đạt chiều dài tối đa ở giai
đoạn này.
- Giai đoạn trưởng thành (Mature stage): Ở giai đoạn trưởng thành. Cấu trúc của
nấm rơm chia thành 3 phần chính:
+Phần thứ nhất: là mũ nấm.
+Phần thứ hai: là thân hay cuống nấm.
+Phần thứ ba: là bao gốc.
Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển của nấm rơm
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng (10-12
ngày).Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2-3
ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc
trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trông giống như một chiếc ô dù, có cấu tạo
thành các phần hoàn chỉnh.
6
Đồ án tốt nghiệp
2.1.5. Đặc điểm sinh học:
Chu trình sống của nấm rơm bắt đầu từ đảm bào tử. Khi nấm rơm ở dạng nở
xòe, phía dưới mũ có các phiến nấm chứa các đảm bào tử có màu hồng đỏ, hình trứng.
Các đảm bào tử có vách dày chứa nhân, nguyên sinh chất và mang bộ nhiễm sắc thể
đơn bội (n).
Hình 2.4: Chu kỳ sống của nấm rơm
Khi gặp điều kiện thuận lợi, đảm bào tử nảy mầm và phát triển tạo ra các hệ sợi
tơ sơ cấp (n) và hệ sợi tơ sơ cấp sẽ phát triển tạo ra mạng hệ sợi sơ cấp. Tiếp sau đó,
các mạng hệ sợi tơ sơ cấp phát triển và kết hợp với nhau tạo ra hệ sợi tơ thứ cấp (2n),
hệ sợi tơ thứ cấp sẽ phát triển thành mạng hệ sợi thứ cấp.
Khi gặp các điều kiện bất lợi từ môi trường như dinh dưỡng, nhiệt độ, pH,... thì
các hệ tơ thứ cấp có thể hình thành bì bào tử, có vách dày để chống chịu lại với các
điều kiện bất lợi của môi trường này. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hệ sợi tơ thứ cấp sẽ
khởi sự hình thành quả thể nấm.
7
Đồ án tốt nghiệp
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm rơm:
Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
rơm.
- Trong giai đoạn nuôi sợi:
+ Nhiệt độ thích hợp: 35 – 40oC.
+ Nhiệt độ dưới 300C: sợi nấm sinh trưởng yếu.
+ Nhiệt độ trên 450C: sợi nấm sẽ chết.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể:
+ Nhiệt độ thích hợp: 30 – 32oC.
+ Nhiệt độ từ 20 - 250C: đinh ghim nấm bị chết sau 12 giờ.
+ Nhiệt độ dưới 150C và trên 450C: quả thể không hình thành.
Độ ẩm
- Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ sợi và hình thành quả thể nấm rơm.
- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm:
+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng: 70 – 75%.
+ Độ ẩm môi trường không khí: 70 – 80%.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể:
+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự hình thành quả thể: 65 – 70%.
+ Độ ẩm môi trường không khí thích hợp: 85 – 95%.
+ Nếu độ ẩm không khí thấp hơn 60% hoặc trên 95%: gây chết toàn bộ đinh ghim, quả
thể nấm do bị mất nước hoặc thối rữa.
Độ pH
pH cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng và phát triển là pH trung tính khoảng
7,0 – 7,5. Khi pH cơ chất ngả sang độ chua (pH 9)
sợi sinh trưởng yếu, quả thể nấm rơm không hình thành.
8
Đồ án tốt nghiệp
Ánh sáng
Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, tùy từng giai đoạn chúng ta cần cung cấp ánh
sáng cho thích hợp:
- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm: không cần ánh sáng, nếu cường độ ánh
sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm.
- Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm rơm: cần ánh sáng khuếch tán nhằm kích
thích sự hình thành và phát triển của quả thể đồng thời điều chỉnh màu sắc của quả thể
nấm.
Độ thông thoáng
- Độ thông thoáng là phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí. Trong giai
đoạn hình thành quả thể cần độ thông thoáng cao hơn giai đoạn nuôi sợi.
- Quả thể nấm càng lớn yêu cầu độ thông thoáng càng cao, do cần nhiều oxy cho
quá trình hô hấp.
2.1.7. Các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm rơm:
Chất đường
Trong quá trình sống, nấm rơm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần
chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm rơm.
Chất đạm
Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sống của nấm
rơm.
Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường bổ sung nguồn đạm dưới
dạng các hợp chất vô cơ vì đơn giản dễ bổ sung, dễ mua ngoài thị trường, giá thành rẻ.
Chất khoáng và vitamin
Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá trình
sinh trưởng và phát triển.
9
Đồ án tốt nghiệp
Nước: là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm
80 – 90% trọng lượng quả thể nấm. Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần
cung cấp đủ nhu cầu nước cho nấm sinh trưởng và phát triển.
2.1.8. Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm:
Nấm nói chung, là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con
người. Nấm chứa rất đạm, khoáng và các acid amin cần thiết.
Bảng 2.1. Thành phần acid amin chứa trong nấm rơm (theo %):
Các acid amin Thành phần
Isoleucine 4,2
Leucine 5,5
Tryptophan 1,8
Lysine 9,8
Valine 6,5
Methionine 1,6
Threonine 4,7
Phenylalanine 4,2
Arginine 5,3
Aspartic acid 5,3
Glutamic acid 17,6
Glycine 4,5
Histidine 4,1
Proline 5,5
Serine 4,3
Alanine 6,3
Tyrosine 5,7
10
Đồ án tốt nghiệp
Ngày nay, người ta nhận thấy nấm ngoài là một nguồn thức ăn bổ dưỡng còn
chứa các hợp chất có lợi như acid folic, leutenan, retine, pleurotine, ganoderma
polysaccharide,...
Nấm rơm chứa 19 trong 20 loại acid amin.
Trong tổng số các loại acid amin trên thì có khoảng 8 loại acid amin không thay
thế bào gồm: Isoleucine, Leucine, Tryptophan, Lysine, Valine, Methionine, Threonine,
Phenylalanine.
Các acid amin không thay thế này chiếm đến 38,2% tổng lượng acid amin có
trong nấm rơm, tỉ lệ này cao hơn cả một số loại thịt động vật, sữa, trứng. Lượng chất
béo trong nấm rơm chiếm 3%. Trong đó, chất béo bão hòa chiếm 41,2% và chất béo
chưa bão hòa chiếm 58,8%. Lượng chất béo chưa bão hòa chủ yếu là ergocalciferol và
esgosterol. Nấm rơm cũng là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin thuộc nhóm B,
vitamin C. Trong đó, Nấm rơm cung cấp hàm lượng vitamin B3 chiếm 19.7%, vitamin
B2 chiếm 1.06%,...
Bảng 2.2: Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong từng giai đoạn phát triển của quả thể
nấm rơm (%)
Nguyên tố Nụ nấm Dạng trứng Dạng kéo dài Nấm nở xòe
khoáng
P 14,18 12,7 12,29 8,18
Na 3,69 4,66 1,8 1,16
K 45,98 45,76 42,42 42,6
Ca 3,43 4,17 3,37 2,59
Mg 1,69 1,76 1,6 1,7
Cu 0,063 0,058 0,043 0,036
Zn 0,11 0,118 0,081 0,078
Fe 1,12 0,14 1,11 0,0128
11
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của Nấm rơm ( % tính theo trọng lượng khô)
Nước Protein Lipid Carbohydrat Cellulose Khoáng
90,1 21,1 10,1 58,6 11,1 10,1
Nấm rơm là một nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào nguyên tố khoáng phospho,
một ít nguyên tố sắt, canxi và nhiều nguyên tố khoáng, các vitamin thiết yếu khác.
Nấm rơm là một trong những loại nấm được trồng từ rất lâu ở các nước châu á
trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Indonesia,... Vì không chỉ là thực phẩm
thơm ngon, nấm rơm còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đó, nấm rơm có chứa
khoảng 2,66% - 5,05% protein.
2.2. Rơm:
Rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây
lúa, mỗi ha trồng lúa có đến 10-12 tấn rơm rạ.
Rơm là nguồn cung cấp cellulose trực tiếp cho sự phát triển của nấm rơm.
Thành phần hóa học của rơm rạ tính theo khối lượng khô gồm xenluloza
(cellulose): 60%, linhin (lignin): 14%, đạm hữu cơ (protein): 3,4%, chất béo (lipid):
1,9%.
Nếu tính theo nguyên tố thì cácbon (C) chiếm 44%, hyđrô (H) chiếm 5%, ôxy
(O) chiếm 49%, Ni tơ chiếm khoảng 0,92%, một lượng rất nhỏ phốtpho (P), lưu huỳnh
(S) và kali (K).
Khi đốt rơm rạ lượng C, H, O biến hết thành các khí CO2, CO và hơi nước.
Protein bị phân hủy và biến thành các khí NO2, NO3, SO2 bay lên.
Trong tro chỉ còn sót lại ít P , K, Ca và Si nghĩa là giá trị về mặt khoáng chất,
chất hữu cơ không còn nhiều.
Ngoài ra, rơm còn được dữ trữ để làm phân xanh, thức ăn gia súc, động vật
nuôi.
12
Đồ án tốt nghiệp
Mặc khác, tỉ lệ rơm có tỉ lệ protein thấp (0,16-0,18 %), nên khi dùng rơm để
trồng nấm rơm cần bổ sung thêm cám bắp, cám gạo, phân bò,
2.3. Các nghiên cứu trước đây về việc trồng nấm rơm:
Nghiên cứu “ Ảnh hưởng tỷ lệ rơm và lục bình lên năng suất nấm rơm” do các tác giả
Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thành Hối, Lê Minh Châu (Đại học Cần Thơ) cùng
thực hiện. Nghiên cứu được tiến hành từ 2007 – 2008 tại bộ mô Khoa học Cây trồng,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được
đăng trên tạp chí Khoa học (Trường Đại học Cần Thơ) số định kì 15b - 2010
2.4. Tình hình trồng nấm rơm tại Việt Nam:
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có nguồn
nguyên liệu trồng nấm phong phú, nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời
tiết thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm.
Chúng ta đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống và sản xuất nấm đối
với các loại nấm chủ lực, thị trường tiêu thụ nấm ngày càng rộng mở.
Thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy
mô hộ gia đình, trang trại, gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ
chế, chế biến, kinh doanh nấm. Sản xuất nấm đang từng bước phát triển theo hướng
chuyên nghiệp, quy mô hàng hóa; gắn kết đồng bộ các khâu sản xuất, sơ chế, bảo
quản, tiêu thụ. Nhờ vậy đã có nhiều mô hình bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, việc phát triển ngành nấm còn
góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất trồng trọt nhờ sử
dụng các phụ phẩm của trồng trọt.
Sản lượng nấm hằng năm lên đến 250.000 tấn trong đó nấm rơm chiếm 64.000
tấn.
Nấm rơm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai...)
chiếm 90% sản lượng cả nước. Diện tích trồng tăng lên theo từng năm.
13
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1. Nguyên vật liệu và phương pháp:
3.1.1. Nguyên liệu:
Môi trường PDA (môi trường thạch nhân giống cấp 1): dịch chiết khoai tây,
đường glucose (20g), agar (25g).
Môi trường hạt trấu (môi trường nhân giống cấp 2): trấu (3kg), cám gạo (0.6 kg)
Môi trường giá thể nuôi: rơm(60kg), cám bắp, phân bò.
3.1.2. Vật liệu:
Tủ cấy.
Dụng cụ cấy meo.
Bình xịt cồn.
Dao cấy.
Bịch nilong.
Chai thủy tinh.
Lò hấp.
Ống nghiệm.
Đèn cồn.
Bông không thấm.
Giấy dầu.
Dĩa cấy.
Cân.
14
Đồ án tốt nghiệp
Tre.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Theo dõi năng suất nấm khi bổ sung các chất dinh dưỡng ở các tỷ lệ khác nhau.
- Theo dõi tốc độ chạy tơ nấm qua từng ngày.
o Bố trí thí nghiệm:
. Chuẩn bị đống rơm mỗi đống rơm có 15kg rơm.
. Bổ sung chất dinh dưỡng theo 4 nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: 100% Rơm.
- Nghiệm thức 2: Rơm + 5% Cám bắp.
- Nghiệm thức 3: Rơm + 4% Phân bò.
- Nghiệm thức 4: Rơm + 5% Cám bắp + 4% Phân bò.
Thí nghiệm bố trí thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và 4
nghiệm thức
15
Đồ án tốt nghiệp
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TRỒNG NẤM RƠM
Giống gốc
Chọn địa điểm trồng Nguyên liệu
Giống cấp 1
Chuẩn bị đất Xử lý nguyên liệu
Giống cấp 2
Đóng gói
Hâp khử trùng
Nuôi ủ
Theo dõi nhiệt độ
Chăm sóc
16
Đồ án tốt nghiệp
Tưới nước
Thu hái nấm
CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG
4.1. Chuẩn bị địa điểm trồng:
- Chọn địa điểm xây dựng trại: đất vườn, nền tráng xi măng. Phải đảm bảo nơi
xây trại phải có độ thông thoáng tốt, ánh sáng vừa phải, dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ
trong trại dao động 26oC – 36oC.
- Xây dựng trại:
+ Dựng lên nhiều đơn vị trại mỗi trại có diện tích 15m (2.5m × 6m).
+ Một đơn vị trại có 3 kệ, mỗi kệ có 4 tầng, các tầng cách nhau 40 cm.
+ Sử dụng vôi để vệ sinh bên trong mỗi đơn vị trại. Trên nền trại dùng vôi bột khô rắc
đều lên nền trại, đối với những kệ thì pha 1kg với 5 lít nước rồi dùng cây cọ loại vừa
quét đều lên các kệ dùng để rơm.
17
Đồ án tốt nghiệp
Hình 4.1: Vệ sinh trại
+ Dùng bao nilon dày bao quanh 3 mặt bên và mặt trên của trại, mặt còn lại dùng bao
nilong tạo thành cửa của trại.
18
Đồ án tốt nghiệp
Hình 4.2: Chuẩn bị nhà trồng
4.2. Quy trình nuôi trồng:
Khảo sát tơ nấm phát triển ở môi trường thach ( giống cấp 1):
Môi trường thạch PDA là môi trường giữ giống.
- Môi trường PDA gồm:
+ Khoai tây: 500g.
+ Nước: 1,3 lít.
+ Agar: 25g.
+ Đường glucose: 20g
- Môi trường PDA được tiến hành như sau:
+ Khoai tây gọt sach vỏ, cắt nhỏ vừa phải cho thêm nước vào. Đun cho hỗn hợp sôi
lên. Khi hỗn hợp sôi lên tiếp tục đun lửa thêm 30 phút cho lượng khoai tây trong nồi
chín mềm. Sau đó, vớt khoai tây ra lọc lấy dịch chiết. Dịch chiết sau khi lọc lấy được
tiếp tục cho agar và đường vào đun đến dung dịch sôi lại thì tắt lửa.
19
Đồ án tốt nghiệp
Hình 4.3: Môi trường PDA sau khi nấu
- Vô ống nghiệm:
Chuẩn bị 50 ống nghiệm vô trùng. Đổ dung dịch vừa nấu vào từng ống nghiệm, mỗi
ống chỉ cho 1/3 ống. Thao tác đổ dung dịch vào ống nghiệm được thực hiện dưới ngọn
lửa đèn cồn. Sử dụng bông không thấm để làm nút bông và đậy ống nghiệm lại.
- Hấp môi trường:
+ Xếp từng ống nghiệm vào từng bọc nilon đã chuẩn bị sẵn mỗi bọc chứa khoảng 20
ống nghiệm, đặt sau cho các ống nghiệm không quá lỏng cũng không quá chặt. Đặt
từng bọc ống nghiệm vào lò áp suất, các bọc ống nghiệm phải đặt sát nhau và đảm bảo
đứng im trong lò, không bị ngã đổ. Bắt đầu đun lửa để làm tăng áo suất trong lò hấp.
Khi hấp môi trường cần theo dõi áp suất của lò. Đun lửa cho áp suất của lò lên đến 0.5
kg thì xả hơi nóng cho áp suất về 0, tránh trường hợp áp suất quá cao sẽ gây cháy nổ.
Tiếp tục đun lửa cho áp suất tăng trở lại. Khi áp suất đạt mức 1.2kg thì điều chỉnh lửa
sao cho áp suất lò vẫn giữ ở 1.2 – 1.3 kg trong 45 phút, không để áp suất lên quá cao sẽ
gây ra hiện tượng bung nút bông của các ống nghiệm.
20
Đồ án tốt nghiệp
Hình 4.4: Ống nghiệm đặt trong nồi áp suất
Hình 4.5: Nồi áp suất
+ Sau 45 phút thì ngưng lửa hoàn toàn và lấy các bọc ống nghiệm ra. Tiến hành làm
thạch nghiêng (để môi trường lan đều sao cho không để môi trường chạm vào nút
21
Đồ án tốt nghiệp
bông). Để nguội cho môi trường hoàn toàn cố định, cất môi trường vào nơi sạch sẽ,
khô ráo để sử dụng cho thao tác cấy nấm.
Hình 4.6: Ống nghiệm chứa môi trường thạch nghiêng
o Khảo sát sự phát triển ở môi trường thạch được thực hiện như sau:
+ Dụng cụ:
Dao cấy.
Dĩa cấy.
Bình cồn.
Đèn cồn.
+ Nguyên liệu: 10 quả thể nấm.
+ Các thao tác khi cấy nấm:
Để thực hiện các thao tác trong quá trình cấy nấm, trước hết phải đảm bảo điều kiện vô
trùng cho môi trường không khí xung quanh nơi cấy bằng cách khử trùng tủ cấy trước
khi thực hiện các thao tác. Tiếp theo, khử trùng dao cấy bằng cách nhúng phần lưỡi dao
cấy vào bình cồn đã chuẩn bị sẵn hơ trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 15 giây. Tiếp
đến,dùng bông thấm cồn lau xung quanh quả thể nấm. Dùng dao cấy đã được khử
22
Đồ án tốt nghiệp
trùng cắt đôi quả thể nấm. Dùng dao lấy 1 mẫu nhỏ ở phần giữa của quả thể. Tiếp tục
lấy 1 ống nghiệm mở nút bông và hơ miệng ống nghiệm qua ngọn lửa đèn cồn, và cho
phần mẫu nấm vừa lấy được cho vào ống nghiệm. Đặt mẫu nấm nằm yên trên bề mặt
thạch nghiêng
Hình 4.7: Thao tác cấy nấm
Hình 4.8: Ống nghiệm sau khi cấy giống
23
Đồ án tốt nghiệp
Cuối cùng, ử tơ nấm và quan sát tơ nấm phát triển.
+ Để tất cả các ống nghiệm vừa cấy nhiệt độ thích hợp (25 -26oC).
+ Theo dõi sự phát triển của tơ nấm trong 3 ngày đầu. Trong 3 ngày sẽ bắt đầu phát
triển những tơ nấm đầu tiên. Trong 3 ngày đầu cũng là lúc có thể quan sát được các
hiện tượng ống nghiệm có bị nhiễm hay không.
+ Những ống nghiệm có tơ phát triển tốt thì tiến tục ủ để phát triển. Những ống nghiệm
mà tơ nấm phát triển yếu có hiện tượng môi trường có chất nhầy thì cần được để riêng.
Đối với những ống nghiệm bị mốc thì loại bỏ.
+ Tiến hành quan sát và ghi nhận kết quả.
+ Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ nhận xét.
Lưu ý:
Cần chọn những tay nấm hình trứng, đang trong giai đoạn phát triển tốt, những quả
thể nấm to, khỏe, thân cứng, không nhiễm bệnh, không quá già, cũng không quá non,
có độ ẩm thích hợp (thường thì sau khi tưới nước 2-3 giờ).
Tai nấm trước khi đem vào tủ cấy cần được khử trùng toàn bộ quả thể nấm bằng
cách gọt sach phần vỏ bao ở chân nấm, rửa nhẹ nhiều lần bằng nước cất vô trùng sau
đố để ráo nước.
Biết rõ nguồn gốc nấm tránh trường hợp nấm đã qua xử lý hóa chất ảnh hưởng tới
sự phát triển của tơ nấm.
Khảo sát tơ nấm phát triển ở môi trường hạt (môi trường cấp 2):
- Sau khi tơ trong các ống nghiệm phát triển đầy ống thì tiến hành chuẩn bị môi
trường cho cấy giống cấp 2.
- Môi trường hạt gồm:
Trấu: 3 kg.
Vôi: 0.5 kg.
Cám bắp: 0.6 kg.
24
Đồ án tốt nghiệp
- Các bước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_khao_sat_anh_huong_cua_che_do_dinh_duong_den_nang_suat.pdf