Đồ án Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ở các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY KHOAI MÌ THIÊN LỘC Ở DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH” Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Giảng viên hướng dẫn:T.S Bùi Việt Hưng Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Hồng MSSV: 1311090021 Lớp: 13DMT01 Tp. Hồ Chí Minh,tháng 6 năm 2017 Lời cám ơn Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Bùi Việt Hưng, đã tận tình hướng dẫn

pdf84 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ở các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong suốt thời gian vừa qua, đã cung cấp cho bản thân em nhiều kiến thức để áp dụng làm nên luận văn này.Với vốn kiến thức đã được tiếp thu trong bốn năm đại học vừa qua, không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu, đánh giá làm nên bài luận văn này, mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn ba, mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em đến trường và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chính bản thân em, giúp có thêm tự tin hơn để làm mọi việc càng thêm suôn sẻ. Thời gian làm bài luận này tuy không gọi là quá ngắn, nhưng vẫn sẽ không tránh khỏi có nhiều sự thiếu sót, mong nhận được những ý kiến quý báo của thầy để bài luận văn này càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc thầy dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý và vẫn luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cám ơn! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng: _Những nội dung trong bài luận văn này là do chính bản thân mình thực hiện, không sao chép các luận văn khác với bất kỳ hình thức nào. _Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. _Mọi sao chép không hợp lệ, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 26/04/2017,Tp.Hồ Chí Minh Sinh viên Nguyễn Thị Hồng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... Điểm số (bằng số).Điểm số (bằng chữ) TP.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2017 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Điểm số (bằng sô)..Điểm số (bằng chữ) .. TP.Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm 2017 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) TÓM TẮT Đồ án “ đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện qua quá trình lấy mẫu thực địa, tiến hành khảo sát 10 thông số về nước: DO, nhiệt độ, BOD5 , COD, N-NH4 , P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH. Sử dụng chỉ số WQI để xác định được chất lượng nguồn nước thải. So sánh với các tiêu chuẩn về nước, xác định được chỉ số nước thải sinh hoạt vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số trong nước thải như photpho tổng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. ABSTRACT The "Environmental Impact Assessment of Thien Loc Crop Factory in Duong Minh Chau, Tay Ninh Province" was carried out through the field sampling process, conducted 10 water parameters: DO, temperature BOD5, COD, N-NH4, P-PO4, TSS, turbidity, total coliform, pH. Use the WQI to determine the quality of the wastewater. Compared with water standards, the domestic effluent indicator exceeds the permissible standard, effluent indexes such as total phosphorus exceed the permissible standard. MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vi MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1.1 Lý do tiến hành đề tài ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu đề tài ..................................................................................................... 3 1.3 Phạm vi đề tài ...................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng đề tài ................................................................................................... 3 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3 1.5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN ........................................................................................ 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 4 1.1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ......................................... 4 1.1.2. Các nội dung trong đánh giá tác động môi trường ................................ 6 1.1.3. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường ở VN .............. 9 1.1.4. Các nghiên cứu về đánh giá tác động trong nước liên quan ............... 10 1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................ 12 1.2.1 Khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 12 1.2.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................12 1.2.1.2 Địa hình, địa mạo .................................................................................13 1.2.1.3 Địa chất ..................................................................................................14 1.2.1.4 Khí hậu ..................................................................................................15 1.2.1.5 Chế độ gió ..............................................................................................15 1.2.1.6 Thủy văn ................................................................................................16 i 1.2.1.7 Tài nguyên nước ...................................................................................17 1.2.1.8 Tài nguyên rừng ...................................................................................17 1.2.1.9 Tài nguyên khoáng sản ........................................................................17 1.2.2 Nhà máy khoai mì ........................................................................................ 18 1.2.2.1 Tổng qua về các nhà máy khoai mì Tây Ninh ..................................18 1.2.2.2 Khái quát về nhà máy khoai mì Thiên Lộc ........................................19 1.2.3 Các vấn đề về môi trường của nhà máy ................................................ 23 1.2.3.1 Với bã mì ...............................................................................................23 1.2.3.2 Với nước thải ................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25 2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 25 2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa ............................................................ 26 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá ..................................... 27 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 32 3.1.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC .. 32 3.1.1 Thông tin đơn vị .......................................................................................32 3.1.2 Vị trí và chức năng .................................................................................32 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn ...........................................................................32 3.1.4 Thực trạng quản lý môi trường ở huyện Dương Minh Châu .............33 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT .................................. 35 3.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí ...........................................36 3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ....................................................43 3.2.3 Nguồn gây ô nhiễm chất rắn thông thường ..........................................48 3.2.4 Nguồn gây ô nhiễm chất rắn nguy hại ...................................................49 3.2.5 Nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải ..............................49 3.3.KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN QUAN ................................ 54 3.3.1 Kết quả .....................................................................................................54 ii 3.3.2 Phân tích ...................................................................................................57 3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI ................. 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 61 1. Kết luận ................................................................................................................ 61 2. Kiến nghị .............................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 62 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 64 iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BXD Bộ xây dựng BYT Bộ y tế COD Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại DMC Dương Minh Châu ĐVT Đơn vị tính ĐTM Đánh giá tác động môi trường KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế xã hội MPN/100l Most Probable Number per 100 liters NĐ - CP Nghị định của chính phủ PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định STT Số thứ tự TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TN&MT Tài nguyên và môi trường Tp Thành phố TSS Tổng chất rắn lơ lửng TT Thông tư VNĐ Việt Nam đồng WHO Tổ chức y tế thế giới XD Xây dựng iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm.............................................................. 28 Bảng 2.2 Quy định các giá trị Bpi và qi đối với DObão hòa ............................................. 29 Bảng 2.3 Quy định các giá trị Bpi và qi đối với pH ...................................................... 29 Bảng 2.4 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước............ 30 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm.............................................................. 30 Bảng 3.1 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt đông giao thông ............................ 37 Bảng 3.2 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông ............................................................ 37 Bảng 3.3 Tải lượng hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông ............................................ 37 Bảng 3.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển ........... 38 Bảng 3.5 Hệ số các chất ô nhiễm .................................................................................. 41 Bảng 3.6 Nồng độ của khí thải từ máy phát điện .......................................................... 41 Bảng 3.7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí .............................................. 42 Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm của một người đưa vào môi trường trong giai đoạn hoạt động ............................................................................................................................... 44 Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................................. 45 Bảng 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .................................. 45 Bảng 3.11 Thành phần và tính chất nước thải tinh bột khoai mì .................................. 46 Bảng 3.12 Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn. ....................................................... 47 Bảng 3.13 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải .......................................... 48 Bảng 3.14 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................................................. 49 Bảng 3.15 Mức ồn của các loại xe cơ giới .................................................................... 50 Bảng 3.16 Quy định tiếng ồn tại các vị trí lao động ..................................................... 51 Bảng 3.17 Tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe co người ......................................... 53 Bảng 3.18 Kết quả phân tích chất lượng nước .............................................................. 56 Bảng 3.19 Kết quả phân tích nước trước khi xử lý ....................................................... 56 Bảng 3.20 Kết quả phân tích nước sau khi xử lý .......................................................... 57 Bảng 3.21 Chỉ tiêu nước thải sau khi xử lý ................................................................... 59 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Nước ngập, úng xung quanh khu vực người dân sinh sống ............................. 2 Hình 1.1. Bản đồ địa lý Tây Ninh ...............................................................................12 Hình 1.2. Hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh ...........................................................................14 Hình 1.3. Củ mì được cắt lá ........................................................................................18 Hình 1.4 Quy trình hoạt động của lò mì ......................................................................21 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện các thông số theo chỉ số WQI ...........................................57 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện chỉ số WQI của nước thải trước và sau xử lý ...................58 vi Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh MỞ ĐẦU 1.1 Lý do tiến hành đề tài Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm-Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây thì vấn đề về môi trường cũng đang được mọi người quan tâm. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Trong đó, Tây Ninh đang được xem là một trong những địa phương đang được phát triển về các khu công nghiệp, các lò máy chế biến củ mì, Theo Sở KHCN Tây Ninh, có khoảng 20 cở sở sản xuất tinh bột sắn và 2 nhà máy đường lớn đang hoạt động xả thải xuống rạch Tây Ninh gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do nước thải từ các cơ sở sản xuất tràn lan, nên hầu hết các giếng nước sinh hoạt của các gia đình sinh sống xung quanh đều không sử dụng được, muốn có nước sạch thì cần phải khoan từ độ sâu 45m trở lên, nhiều cây vườn, hoa màu do các hộ gia đình sinh sống gần đây trồng đa phần đều chết hơn một nửa khu vườn. Các hộ gia đình sinh sống gần các cơ sở sản xuất còn phải chịu đựng các hiện tượng về nhà rung, nứt tường, bụi, bột mì, các mùi hôi.gây nên các bệnh về hô hấp, viêm mũi, viêm họng, HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 1 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Hình 1. Nước ngập, úng xung quanh khu vực người dân sinh sống Nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường cũng như đánh giá hiệu quả xử lý của cơ sở sản xuất bột mì, đề tài đánh giá ĐTM về nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu sẽ là cơ sở hoàn thành việc xử lý ô nhiễm môi trường. Đề tài thực hiện đánh giá những tác động tiềm ẩn, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của lò máy mì gây ra cho môi trường, phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. 1.2 Mục tiêu đề tài Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực thông qua việc đánh giá tác động môi trường của ngành sản xuất khoai mì. Qua đó, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và thúc đẩy sản xuất sạch hơn. 1.3 Phạm vi đề tài Phạm vi để đánh giá hiện trạng và tác động môi trường là: – Nghiên cứu về chất lượng và tác động đến chất lượng môi trường nước xung quanh. ( nguồn nước mặt ) Đối tượng nghiên cứu: – Nghiên cứu được thực hiện tại nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Ấp Phước Bình II, xã Suối Đá, Huyện Dương Minh Châu, tỉnh tây Ninh. 1.4 Đối tượng đề tài Đối tượng của đề tài nghiên cứu: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 2 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh – Là ngành sản xuất khoai mì điển hình. – Đánh giá tác động môi trường nước. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động chính tới môi trường nước mặt khu vực (phát triển kinh tế, phát triển ngành công nghiệp chế biến), kết hợp với thu thập mẫu nguồn nước hiện tại trong năm 2017, đề tài sẽ cung cấp các kết luận bước đầu về mức độ ô nhiễm môi trường nước xung quanh do hoạt động sản xuất khoai mì. Kết quả đề tài còn là cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về tác động môi trường của lò máy khoai mì đối với môi trường của huyện Dương Minh Châu và các khu vực khác cũng như các tỉnh có nhà máy sản xuất khoai mì trên cả nước; là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Môi trường đang là đề tài được quan tâm hiện nay. Đánh giá tác động môi trường của nhà máy đáp ứng nhu cầu thực tế đánh giá tổng thể mức độ tác động môi trường cho toàn tỉnh cũng như các thành phố. Đồng thời góp phần đánh giá hiệu quả của các công trình xử lý ô nhiễm môi trường đang được vận hành tại các nhà máy khoai mì hiện nay. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 3 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Lý do chính của sự khác biệt trong việc định nghĩa về đánh giá tác động môi trường là nhận thức của chính chúng ta về mức độ quan trọng cũng như quy mô đánh giá. Ta có thể lược qua các khái niệm về đánh giá tác động môi trường của các tổ chức trong và ngoài nước như sau: - Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM xem xét thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án và của các hoạt động phát triển khác tại khu vực đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm thiểu đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó. - Theo Ủy Ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường. - Theo ngân hàng thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ “đánh giá môi trường” (EA) bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách. - Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 và được ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 4 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Quy định ĐTM của Việt Nam lần đầu tiên được được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993, và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. - Theo Luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 23/06/2014 và được ban hành theo quyết định số 55/2014/QH13 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Đánh giá tác động môi trường được chia cụ thể thành ba loại với mức độ tầm quan trọng khác nhau là đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động dưới dạng “kiểm toán môi trường”. Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 23/06/2014 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM sơ bộ được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2014, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xoá bỏ. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2014 được ban hành là giai đoạn “vừa làm – vừa học – vừa rút kinh nghiệm” của Việt Nam. Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định “ĐTM bổ sung” là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 5 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.1.2. Các nội dung trong ĐTM Các văn bản pháp luật về ĐTM: - Ở mục 3, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015, có các quy định về đánh giá tác động môi trường như sau: Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường. 2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. 3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm. Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau: a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 6 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này. Điều 21. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án. 2. Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. 3. Các dự án không phải thực hiện tham vấn gồm: a) Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; b) Thuộc danh mục bí mật nhà nước. Điều 22. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường. 2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. 3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án. 4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 6. Biện pháp xử lý chất thải. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 7 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 8. Kết quả tham vấn. 9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. 10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. 11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường. - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường  Các văn bản pháp luật trên đều quy định về: Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường). Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, và các dự án khác. Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 8 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 1.1.3. Thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường ở VN Ông Phạm Quang Tú, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển, nhấn mạnh “khía cạnh xã hội của báo cáo ĐTM hiện nay rất nhạt nhòa” và dẫn chứng bằng các báo cáo ĐTM của dự án xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn và dự án khai thác mỏ ti-tan ở tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, rất chung chung, thiếu cơ sở khoa học, và ít thuyết phục. Ví dụ, phần đánh giá tác động xã hội trong báo cáo ĐTM cuả dự án ti-tan Hà Tĩnh chỉ có ½ trang; dự án thủy điện Hương Sơn có 01 trang. Các đánh giá được trình bày chung chung, không có chiều sâu, và dường như chỉ được “xào xáo” lại từ các báo cáo DTM khác”. Báo cáo ĐTM của dự án thủy điện Lai Châu – một trong ba công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà với công suất thiết kế là 1.200MW, toàn bộ nội dung dày tới 200 trang, nhưng phần đánh giá tác động kinh tế – xã hội chỉ cũng chiếm 2 trang (1% toàn bộ nội dung). Rõ ràng, yêu cầu đánh giá tác động xã hội đã không được đề cao trong yêu cầu lập báo cáo ĐTM. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, một chuyên gia trong lĩnh vực ĐTM của Đại học Xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ nhận xét trên khi đánh giá khoảng 20% số báo cáo ĐTM ông tham gia...lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm. Cơ sở để xây dựng phương pháp tính WQI:  Các nghiên cứu, áp dụng AQI trên thế giới và Việt Nam: . Trên thế giới: Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Malaysia, Ấn Độ. . Việt Nam: Các nghiên cứu của PGS TS Lê Trình, TS Tôn Thất Lãng, TS Phạm Thị Minh Hạnh.  Các quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước hiện hành: . QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt lục địa. . QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt. . TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp, tiêu chuẩn thải. Tính toán: Bước 1. Tính toán WQI thông số  WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5 , COD, N-NH4 , P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau: WQISI = ( ) (công thức 1) Trong đó: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 27 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh - BPi : Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i - BPi+1 : Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1 - qi : Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi - qi+1 : Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 - Cp : Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. Bảng 2.1 Quy định các giá trị qi, BPi Các giá trị BPi quy định đối với từng thông số Coliform i qi BOD5 COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS (MPN/100 (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (NTU) (mg/l) ml) 1 100 4 10 0,1 0,1 5 20 2500 2 75 6 15 0,2 0,2 20 30 5000 3 50 15 30 0,5 0,3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0,5 70 100 10.000 5 1 50 80 5 6 100 >100 >10.000  Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO): được tính toán thông qua giá trị DO phần trăm bão hòa.  Tính giá trị DO bão hòa 2 3 DObão hòa = 14,625 – 0,41022T + 0,00799 T – 0,000077774T Trong đó - T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc.  Tính giá trị DO phần trăm bão hòa DO%bão hòa = Trong đó - DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (tính theo mg/l) Bảng 2.2 Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bão hòa HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 28 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi 20 20 50 75 88 112 125 150 200 200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Nếu giá trị DO% bão hòa >200 thì WQIDO bằng 1 Nếu giá trị DO% bão hòa nằm trong khoảng từ 112 - 200 thì WQIDO được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.2. Nếu 88≤ giá trị DO% bão hòa≤ 112 thì WQIDO bằng 100 Nếu giá trị DO% bão hòa nằm trong khoảng từ 20 - 88 thì WQIDO được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.2 Nếu giá trị DO% bão hòa < 20 thì WQIDO bằng 1 WQIDO = ( ) (công thức2)  Tính giá trị WQI đối với thông số pH Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với pH i 1 2 3 4 5 6 BPi 5,5 5,5 6 8,5 9 9 qi 1 50 100 100 50 1 Nếu giá trị pH 9 thì WQIpH bằng 1. Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 8,5 - 9 thì WQIpH được tính theo công thức 1 và sử dụng bảng 2.3. Nếu 6≤ giá trị pH≤8,5 thì WQIpH bằng 100 Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 5,5 - 6 thì WQIpH được tính theo công thức 2 và sử dụng bảng 2.3. Nếu giá trị pH 5 thì WQIpH bằng 1. Bước 2. Tính toán WQI Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau: ⁄ WQI = [ ∑ ∑ ] Trong đó HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 29 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh WQIa : Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5 , COD, N-NH4 , P- PO4 WQIb : Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục WQIc : Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH Bước 3. So sánh theo thang điểm Sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau: Bảng 2.4 Xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước Mức WQI Ý nghĩa 91 – 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý 76 – 90 phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương 51 – 75 khác Sử dụng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương 26 – 50 đương khác 1 – 25 Nước ô nhiễm không thể sử dụng cho mục đích nào WQI có ý nghĩa:  Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát.  Nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước.  Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan.  Nâng cao nhận thức về môi trường. B. Các chỉ tiêu: Bảng 2.5 Các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm STT Chỉ tiêu Phương pháp 1 pH TCVN 6492:2001(*) 2 COD TCVN 6625:2001(*) HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 30 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh 3 BOD TCVN 6001:2001(*) 4 DO SMEWW 5220 C:2012(*) (*) 5 N-NH4 SMEWW 4500-NH3 F:2012 (*) 6 P-PO4 TCVN 7325:2004 7 TSS SMEWW 2130B:2012 (PT)(**) 8 Độ đục SMEWW 4500 P.D:2012 (**) 9 Colifrom SMEWW 2550B:2012 (*) 10 Nhiệt độ TCVN 6187-2:2009(*) Trong đó (**):chỉ tiêu dùng hợp đồng phụ (*): chỉ tiêu được vimcerts công nhận Các thông tin có được từ tài liệu và số liệu thực tế điều tra, khảo sát sẽ được tổng hợp, so sánh và phân tích, đánh giá. Mục đích là để đưa ra những đánh giá, nhận định về các tác động, ảnh hưởng của nhà máy khoai mì đến môi trường sinh sống xung quanh của các hộ dân cư trên địa bàn nghiên cứu, từ đó, tạo nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm thích ứng và ngăn ngừa tác động ảnh hưởng đến môi trường. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 31 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC 3.1.1 Thông tin đơn vị Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Dương Minh Châu Địa chỉ: khu phố 2, thị trấn Dương Minh Châu – Tây Ninh 3.1.2 Vị trí và chức năng – Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân. – Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng; thủy văn; đo đạc, bản đồ và các vấn đề về biển; vệ sinh môi trường; rác thải. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016(8)) 3.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: – Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả – Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 32 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh – Bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ. – Quản lý vệ sinh đô thị bao gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển rác và xử lý chất thải rắn; quản lý các nghĩa trang và dịch vụ mai táng trên địa bàn theo phân cấp. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016(8)) 3.1.4 Thực trạng quản lý môi trường ở huyện Dương Minh Châu Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Dương Minh Châu trong thời gian qua đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường trên địa bàn. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được tăng cường, những vấn đề bức xúc về môi trường được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết. Hầu hết nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn đã ý thức hơn trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng diện mạo nông thôn mới ở địa phương. Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trên địa bàn, có 93,3%cơ sơ sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; việc thu gom chất thải rắn đạt 93,95%, thu gom chất thải nguy hại đạt 91,35%, thu gom chất thải y tế và chất thải khu công nghiệp đạt 100%. Các cụm công nghiệp khi đưa vào hoạt động đều có 100% hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy định về môi trường; tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 25,15%. (Nguồn:Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)) Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải cần phải lập hồ sơ môi trường là 228 cơ sở, đến nay các cơ sở này đã được xác nhận hồ sơ môi trường theo đúng quy định. Khoa học - công nghệ từng bước được áp dụng vào vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là công nghệ sinh học, phổ biến trong các xí nghiệp chế biến nông sản, nhà máy chế biến mủ cao su, lò gạch, khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, xử lý rác thải nông thôn, xử lý nước thải bệnh viện... đạt hiệu quả về kinh tế và bảo HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 33 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh vệ môi trường. Đối với các cơ sở xay xác mì, trang trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh.., xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí với các công trình biogas tận dụng khí sinh học và sử dụng làm nguồn năng lượng nhiệt. (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)) Để đạt được kết quả bước đầu trên, một số nguyên nhân chính có thể tổng kết là: (1) Công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định Pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên theo đúng định kỳ, đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn; (2) Đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường, nhất là ở cấp huyện được tăng cường, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện các chủ trương, giải pháp của đảng bộ, chính quyền địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương trong tình hình mới. Bên cạnh đó, một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý môi trường của các cơ quan quản lý như (Nguồn: Phòng TNMT huyện Dương Minh Châu,2016.(8)): - Công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là ở cơ sở. Các tiêu chí về môi trường để đánh giá, bình chọn gia đình văn hóa, ấp, xã văn hóa chưa được coi trọng, còn mang tính hình thức. - Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra, rác thải sinh hoạt chưa được tập trung vận chuyển xử lý toàn diện, vẫn còn tình trạng ô nhiễm tại bãi tập kết rác sau chợ Dương Minh Châu và xả rác bừa bãi trên các trục đường chính. - Đa số cơ sở sản xuất, dịch vụ vẫn chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Còn nhiều cơ sở sản xuất xả nước thải, khí thải vượt giới hạn cho phép, chất thải rắn chưa được phân loại và thu gom xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm cho môi trường mà chưa có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Mức độ ô nhiễm môi trường ở một số nơi có xu hướng gia tăng, nhất là tại các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung. - Kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu về môi trường như bãi HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 34 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh trung chuyển rác và xử lý nước thải tập trung ở các khu vực đông dân cư ở các xã chưa được đầu tư xây dựng. - Việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nguyên nhân chính cho các vấn đề trên: - Sự phối hợp giữa các ngành liên quan của huyện và các xã, thị trấn trong công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ. Việc nắm bắt tình hình ô nhiễm môi trường chưa kịp thời và sâu sát, nhất là ở cơ sở. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường còn thụ động, chưa linh hoạt. - Hạ tầng bảo vệ môi trường của huyện còn nhiều bất cập. Quy hoạch sản xuất, chăn nuôi tập trung chưa được triển khai hiệu quả. - Năng lực cán bộ quản lý môi trường ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện hầu hết chưa bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường. 3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT Ngành chăn nuôi chủ yếu gia súc, gia cầm ở quy mô nhỏ lẻ và có tính chất hộ gia đình. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chưa có phát triển cân đối với tiềm năng nguyên liệu và lực lượng lao động trong tỉnh. Một số ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu: công nghiệp chế biến cao su, khoai mì, đường, gỗ. Nông nghiệp chủ yếu trồng cao su, mì, mía, cây ăn trái,.đa phần diện tích đất ở DMC trồng cây nông nghiệp là cây mì, do đó, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện là các cơ sở sản xuất khoai mì chiếm số lượng lớn. Các cơ sở sản xuất khoai mì đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước, không khí,.... đời sống các hộ dân cư sinh sống xung quanh cũng đang bị ảnh hưởng. HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 35 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh đều có xây dựng các hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, các hệ thống ấy còn sơ xài, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chỉ tiêu về môi trường. 3.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông Trong quá trình hoạt động, tại khu vực nhà máy sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu ( củ mì ), xe công nhân ra vào lò mì. Các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe dịch vụ, xe vãng lai) và các loại xe vận tải chuyên chở nguyên liệu (củ mì) và hàng hóa ra vào lò mì sẽ sinh ra khí thải bao gồm bụi, SOx, NOx, CO, THC, gây ảnh hưởng tác động tiêu cực tới môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong loại khí thải này phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải cũng như chất lượng của các tuyến đường giao thông trong địa bàn huyện. Theo báo cáo nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình tính chung cho các loại xe gắn máy 2 bánh và 3 bánh là 0,03 lít/km, xe tải là 0,5 lít/km. Với số lượng lao động trong khu lò mì là 10 người, nếu giả thiết công nhân tự lo phương tiện đi lại (chủ yếu là xe máy). Số lượng xe tải (10 – 20 tấn) vận chuyển nguyên liệu (củ mì) trong quá trình hoạt động là 5 lượt/ngày. Như vậy, nếu không kể đến số lượng xe khách vào ra tong những dịp đặc biệt có thể dự báo số lượt xe ra vào hàng ngày như sau:  Xe tải : 5 lượt xe ra vào/ngày.  Xe máy 2 bánh: 10 lượt xe ra vào/ngày. Như vậy, nếu chiều dài quãng đường trung bình là 1 km thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông có thể tính toán và trình bày như sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 36 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.1 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt đông giao thông Tổng lượng Số lượt xe Mức tiêu thụ STT Loại xe xăng, dầu (lượt) (lít/km) (lít/km) Xe máy 2 1 10 0,03 0,3 bánh 2 Xe tải 4 0,5 2 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2 hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiêu liệu) STT Loại xe Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe máy 2 1 -- 20S 8 525 80 bánh 2 Xe tải 4,3 20S 55 28 12 ( Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện thường xuyên ra vào khu vực nhà máy, tiến hành dự báo tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong khu vực nhà máy. Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau: L = khối lượng xăng dầu DO x hệ số ô nhiễm. Bảng 3.3 Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông Tải lượng ô nhiễm (kg/tấn nhiêu liệu) STT Loại xe Bụi SO2 NO2 CO VOC Xe máy 2 1 -- 0,000001 0,001 0,063 0,01 bánh 2 Xe tải 0,0018 0,000004 0,023 0,012 0,005 ( Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Ghi chú: S = Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,05%) HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 37 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Theo WHO 1993, khi đốt 1kg dầu ở điều kiện tiêu chuẩn (273 K, 1 at ) thải ra 12 m3 khí thải. Thể tích khi phát sinh do đốt nhiên liệu là: 3 Vt = 12.000 m /tấn nhiên liệu Lưu lượng khí thải của các phương tiện vận chuyển là: Qk = ( Tổng lượng xăng dầu/ngày) x Thể tích khí thải phát sinh = 12.000 m3/tấn nhiên liệu x ( 2,3 lít/ ngày x 0,86 kg)/1000 = 23,736 m3/ngày Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải được biểu hiện trong bảng sau: Nồng độ ( mg/m3) = [ Tải lượng ô nhiễm ( kg/ngày ) / Lưu lượng khí thải ( m3/ ngày)] Bảng 3.4 Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển QCVN Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ khí thải 19:2009/BTNMT cột B Bụi mg/m3 973 200 3 SO2 mg/m 2,93 500 3 NO2 mg/m 13,018 850 CO mg/m3 41,97 1000 VOC mg/m3 8,163 -- (Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993) Ghi chú:  QCVN 19:2009/BTNMT, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghệp đối với bụi và các chất vô cơ.  (--): quy chuẩn không quy định. Nhận xét: Theo kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ các khí thải (NO2, CO, SO2) do đốt nhiên liệu dầu DO của xe vận chuyển hầu hết đều đạt quy chuẩrn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT, cột B. Nồng độ khí thải ( bụi, VOC) vượt quy chuẩn so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B khá cao. Tuy nhiên các lượng x era vào không HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 38 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh tập tring, nồng độ khí thải được phát tán trên diện rộng và được pha loãng vì thế hạn chế phần nào ảnh hưởng của khí thải đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.  Đánh giá tác động: Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên sẽ gây tác động đến nhiều loại đối tượng khác nhau tùy theo chất lượng đường xá, số lượng, chủng loại và tình trạng vận hành của các phương tiện giao thông. Đối tượng tác động của nguồn thải này là người dân tham gia vào giao thông, người dân sống dọc trên các tuyến đường, môi trường không khí phương tiện ra vào. Động thực vật và các công trình xung quanh khu vực mà các phương tiện này di chuyển. Mùi hôi phát sinh từ giai đoạn hoạt động của nhà máy. Mùi hôi phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy chủ yếu là ở các chất thải không được xử lý triệt để gây mùi hôi thối trong không khí, rò rỉ và gây ô nhiễm môi trường. Do đặc thù của nhà máy lò mì, hàng ngày có một lượng lớn chất thải bị thải bỏ. Trong đó, Axit hữu cơ xyanuahydric (HCN) là độc tố có trong vỏ sắn. Khi chưa đào, trong củ sắn không có HCN tự do mà ở dạng liên kết glucozit gọi là phazeolutanin có công thức hóa học là C10H17NO6. Sau khi đào, dưới tác dụng của enzym xyanoaza hoặc trong môi trường axit thì phazeolutanin phân hủy tạo thành glucoza, axeton và axit xyanuahydric. Axit này gây độc toàn thân cho người. Xyanua ở dạng Ỉong trong dung dịch là chất linh hoạt, khi vào cơ thể nó kết hợp với enzym trong xitochrom làm ức chế khả năng cấp ôxy cho hồng cầu. Do đó, các cơ quan của cơ thể bị thiếu ôxy. Nồng độ HCN thấp có thể gây chóng mặt, miệng đắng, buồn nôn. Nồng độ HCN cao gây cảm giác bồng bềnh, khó thở, da hồng, co giật, mê man, bất tỉnh, hoa mắt, đồng tử giãn, đau nhói vùng tim, tim ngừng đập và gây tử vong. Chất thải rắn (CTR) từ chế biến tinh bột sắn có lẫn chất độc từ vỏ sắn, gây mùi hôi, làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 39 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh sinh hoạt của người dân. Theo tính toán, 1 tấn sắn tươi có thể chế biến tối đa là 0,275 tấn tinh bột, tổng lượng CTR phát sinh là 1,75 tấn, trong đó gây phát thải 0,17 tấn đất, bùn, cát; 0,18 tấn vỏ, rễ; 1,40 tấn bã sắn. Cùng với CTR, hoạt động chế biến tinh bột sắn còn làm phát sinh nhiều nước thải. Trung bình một cơ sở phải sử dụng 40 m3 nước để chế biến 1 tấn sắn tươi, cho các công đoạn; rửa thiết bị, máy móc, làm sạch củ, ngâm và lọc bột. Nước thải từ các công đoạn tinh chế tinh bột sắn có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ 1.150 - 2.000 mg/l; hàm lượng BOD5 từ 500 - 1000 mg/l; COD tương đương 1.500 - 2.000 mg/l vượt quy chuẩn cho phép từ 15 - 25 lần. Để khắc phục vấn đề này, Viện Môi trường Nông nghiệp đã xây dựng Hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý môi trường làng nghề, doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn nhằm giúp các cơ sở chế biến tinh bột sắn tiến hành xử lý nước thải, chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Khí thải phát sinh từ máy điện dự phòng. Quá trình vận hành 3 máy phát điện dự phòng (tổng công suất 20 KVA) sẽ phát sinh khí thải. Tuy nhiên, nguồn khí thải này không thường xuyên do chỉ được vận hành khi mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố. Định mức tiêu thụ nhiên liệu của các máy phát điện khoảng 79,95 lít dầu DO/h tương ứng 68,76 kg/h (79,95 lít/h x 0,86 kg/h). Theo Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Tp.HCM, lượng khí thải thực tế khi đốt 1 kg dầu DO phát sinh khoảng từ 22 -25 m3 không khí. Vậy lưu lượng phát sinh thực tế khi đốt 68,76 kg dầu DO từ 1.512,65 – 1.718,9 m3/h. Hệ số ô nhiễm được trình bày ở bảng sau: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 40 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Bảng 3.5 Hệ số các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ( kg chất ô STT Các chất ô nhiễm nhiễm/tấn dầu ) 1 Bụi 0,28 2 SO2 20S 3 NOx 2,84 4 CO 0,71 ( Nguồn: WHO, 1993) Ghi chú:  S : Hàm lượng lưu quỳnh trong dầu DO = 0,05 %  Tải lượng ( g/s ) = ( Lượng dầu sử dụng x Hệ số ô nhiễm)/3600  Nồng độ ( mg/ m3) = ( Tải lượng x 103 )/ Lưu lượng khí thải Trên cơ sở tính toán tải lượng và lưu lượng có thể tính nồng độ của khí thải theo bảng sau: Bảng 3.6 Nồng độ của khí thải từ máy phát điện QCVN Chất ô Tải lượng ô Nồng độ STT 19:2009/BTNMT nhiễm nhiễm (g/s) (mg/Nm3) (cột B) 1 Bụi 0,006 0,0035 – 0,004 200 2 SO2 0,022 0,0128 - 0,0145 500 3 NOx 0,063 0,0367 - 0,0416 850 4 CO 0,016 0,0093 - 0,0105 1000 Ghi chú:  Nm3 : Thể tích khí quy về điều kiện tiêu chuẩn.  QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) : Giới hạn tố đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, cột B áp dụng cho các nhà máy, cơ sở nhà máy. Nhận xét: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 41 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với quy chuẩn khí thải (QCVN 19:2009/BTNMT (cột B)) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm do vận hành máy phát điện đốt bằng dầu DO ( có hàm lượng lưu huỳnh bằng 0,05% ) đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.7 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí STT Chất gây ô nhiễm Tác động  Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi; 1 Bụi  Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hóa.  Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến Oxyt cacbon ( CO 2 các tổ chức, tế bào do CO kết hợp hemoglobin ) và biến thành cacbonxyhemoglobin.  Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;  SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;  Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển Khí axit ( SOx, 3 thảm thực vật và cây trồng; NOx )  Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa;  Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ozon.  Gây rối loạn hô hấp phổi; Khí cacbonic ( 4  Gây hiệu ứng nhà kính; CO2)  Tác hại đến hệ sinh thái.  Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng Tổng hydrocacbon 5 mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây (THC) tử vong. ( Nguồn : Viện Koa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 08/2008 ). HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 42 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh  Tác động của chất khí sinh mùi hôi từ quá trình hoạt động của lò máy mì: Các nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động, mỗi ngày nhà máy thải ra môi trường hàng trăm tấn bã sắn và vài nghìn m3 nước thải khiến môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mới đặt chân tới cổng nhà máy này, sẽ bị "tra tấn” bởi một thứ mùi hôi khủng khiếp như muốn bóp nghẹn lá phổi. Theo quan sát, hệ thống bể chứa chất thải, nước thải ở đây được xây dựng sơ sài không hề có lót đáy và thành hố bằng chất liệu chống thấm nên nước thải chảy lênh láng khắp nơi. Mặt khác, hồ nước chứa đầy chất thải có màu đen kịt, nổi váng và bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Từ khu vực nhà máy, lượng nước thải lớn rò rỉ ra mương máng, ruộng đồng khiến đất, nguồn nước xung quanh nhà máy bị ô nhiễm nặng. Nguy hiểm nhất là các thứ nước độc hại đó ngấm vào nguồn nước ngầm nên hầu hết các giếng nước sinh hoạt của người dân đều không sử dụng được. Ngoài ra, còn mang một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo Nghị định thư Kyoto là thu hồi khí nhà kính (khí CH4) - thành phần chính chiếm từ 60- 65% trong khí biogas. Do đó, việc chuyển khí CH4 thành khí CO2 sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về nguyên nhân khiến tất cả các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trước đây đều gây ô nhiễm môi trường, khi chưa có hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch, mùi hôi thối của quá trình sản xuất tinh bột sắn sinh ra từ bể lắng cặn và tách protein và từ bể kỵ khí bậc 1 rất lớn. Lượng khí thải phát tán vào bầu khí quyển có một lượng lớn các khí gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu suất phân hủy từ các hồ sinh học không cao nên việc xử lý sau kỵ khí rất khó khăn. 3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nước mưa chảy tràn: Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các chất bẩn trên bề mặt các mái che, bụi, có thể bị cuốn trôi theo nước mưa. Do đó, cần có các giải pháp quản lý vệ sinh định kỳ để tránh ô nhiễm nước mưa. Nước thải sinh hoạt: HVTH: Nguyễn Thị Hồng Lớp: DMT01 MSSV:1311090021 43 GVHD: TS. Bùi Việt Hưng Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ở Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Số công nhân làm việc tại nhà máy là 10 người bao gồm công nhân lao động trực tiếp. Theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của Bộ xây dựng TCXD VN 33:2006 Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/03/2006 thì lượng nước cấp được tính là 100 lít/ người/ngày. Như vậy, lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của toàn lò mì là 1 m3/ngày. Lượng nước thải được tính bằng 80% nhu cầu cấp nước, tức là bằng 0,8 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt có chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày ( nếu không xử lý ) đưa vào môi trường theo Tổ chức Y tế thế giới như trong bảng sau: Bảng 3.8 Hệ số ô nhiễm của một người đưa vào môi trường trong giai đoạn hoạt động STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng ( SS) 70 – 145 4 Tổng Nito 6 – 12 5 Amoni 3,6 – 7,2 6 Tổng Phopho 0,6 – 4,5 ( Nguồn : Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được tính to

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_nhan_thuc_hanh_vi_tieu_dung_xanh_cua_nguoi_ti.pdf
Tài liệu liên quan