Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An khê, tỉnh Gia Lai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI LƯU VỰC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hằng MSSV: 1151080078 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên

pdf127 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An khê, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Võ Lê Phú. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đước trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Nọi dung của luận án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hằng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Võ Lê Phú, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa CNSH – TP – MT , Trường đại học Công Nghệ TP. Hồ CHí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nến tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một các vứng chắc và tự tin. Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại Phòng Tài Nguyên & Môi Trường. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dòi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh ,Chị trong phòng tài Nguyên & Môi trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc. Trân trọng kính chào Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................3 4. Phạm vi đề tài..................................................................................................3 5. Giới hạn đề tài .................................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................5 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................................................5 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................5 8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tài nguyên nước.......................................................................7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................7 1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội.....................11 1.1.3. Mức độ khai thác và tình hình ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên .........................................................................................................................15 1.2. Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai ...................................................16 1.2.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................16 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................23 iii 1.2.3. Tài nguyên...................................................................................................28 1.3. Tổng quan về sông Ba....................................................................................30 1.3.1. Đặc điểm chung...........................................................................................30 1.3.2. Tài nguyên nước sông Ba............................................................................33 1.3.3. Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê và Tỉnh Gia Lai.....................................................................................................34 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ ..........................................................................36 2.1. Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba ..............................................................36 2.1.1. Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn TX An Khê .36 2.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê ................37 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba......................................40 2.2. Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai .........................................................................................................................49 2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước ................................................49 2.2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba..............................51 2.2.3. Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông Ba.....................................................................................................................53 2.2.4. Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai...................53 2.2.5. Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba.............................55 2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai iv 2.3.1. Thuận lợi .....................................................................................................62 2.3.2. Khó khăn, tồn tại........................................................................................63 2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai .............................................................................................67 2.4.1. Xác định các nguồn thải ...................................................................................72 2.4.2. Các kịch bản đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông Ba.................72 2.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba theo các kịch bản.72 CHƯƠNG 3 :ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC SÔNG BA TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 3.1. Giải pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường, quản lý rừng đầu nguồn sông Ba ..........................................................................................................................90 3.1.1. Giải pháp Quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường ................................90 3.1.2. Giải pháp quản lý rừng đầu nguồn ...................................................................92 3.2. Giải pháp cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Ba................................95 3.2.1. Giải pháp quản lí...............................................................................................95 3.2.2. Giải pháp hợp tác quốc tế............................................................................99 3.2.3. Các giải pháp kĩ thuật..................................................................................100 3.3. Giải pháp công nghệ cho chất lượng nước sông Ba.......................................100 3.3.1. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải ......................100 3.3.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho một số ngành/lĩnh vực................101 3.3.3. Đổi mới công nghệ......................................................................................105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................106 v 1.KẾT LUẬN........................................................................................................106 2.KIẾN NGHỊ .......................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................109 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CLN Chất lượng nước COD Nhu cầu oxy hóa học DO Oxy hòa tan E.Coli Tổng Coliform GDP Tổng sản phẩm nội địa KB1 Kịch bản 1 KB2 Kịch bản 2 KBHT Kịch bản hiện trạng LVS Lưu vực sông N-NH4: Nito P-PO4 Phốtpho QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCMT Tổng cục Môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSS Tổng chất rắn lơ lửng UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm .................21 Bảng 1.2: Độ ẩm không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ....................21 Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ............................. 21 Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ............................. 22 Bảng 1.5. Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ năm 2010 - 2014. ..................................................................................................................22 Bảng 1.6. Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015 ..................23 Bảng 1.7. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê.........25 Bảng 1.8. Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014..................29 Bảng 2.1. Đặc trưng tài nguyên nước của lưu vực sông Ba..........................................36 Bảng 2.2. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê ................................ 36 Bảng 2.3: Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê .............................................37 Bảng 2.4: Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak.................39 Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê..........40 Bảng 2.6. Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê .......................... 41 Bảng 2.7: Kết quả quan trắc lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ ......................... 42 Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vôi, Thị xã An Khê ..........43 Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại bệnh viện đa khoa An Khê ........................ 45 Bảng 2.10. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp vào sông Ba .................................75 Bảng 2.11. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải..............................................76 Bảng 2.12: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ...................... 76 Bảng 2.13. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải.......................................................... 77 Bảng 2.14. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................. 78 Bảng 2.15: Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba ...................................79 Bảng 2.16. Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận .............................80 viii Bảng 2.17. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải .........................................................81 Bảng 2.18. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................82 Bảng 2.19. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba ..................................83 Bảng 2.20. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải .............................................84 Bảng 2.21. Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận .....................85 Bảng 2.22. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải .........................................................86 Bảng 2.23: Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................87 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1.Vòng tuần hoàn nước toàn cầu.......................................................................12 Hình 1.2.Bản đồ hành chính Thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai..........................................17 Hình 1.3.Bản đồ lưu vực sông Ba .................................................................................34 Hình 2.1.Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ ra sông Kôn (Bình Định)............................................................................................... 48 Hình 2.2.Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê.......................................49 Hình 2.3.Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê ...............55 Hình 2.4: Quy trình xử lý nước thải tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 ...............................................56 Hình 2.5: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty MDF Vinafor Gia Lai .......................................................................................................................................57 Hình 2.6. Các nguồn thải nằm gần nhau (coi như xáo trộn chung ) ............................. 73 Hình 2.7. Các nguồn thải cùng xả thải vào một vị trí ...................................................73 x Đồ án tốt nghiệp 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Ba là một trong chín hệ thống sông chính của Việt Nam và là sông lớn nhất ở Nam Trung Bộ, Sông Ba có diện tích lưu vực 14.132 km2 trong đó 8.656 km2 nằm trong tỉnh Gia Lai. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.200 m ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, sông Ba chảy qua nhiều địa phận thuộc tỉnh Gia Lai, chảy vào tỉnh Phú Yên và cuối cùng đổ ra biển ở cửa Đà Rằng. Trong những năm gần đây, Sông Ba trở nên cạn kiệt và có những lúc trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng hạ lưu. Thực trạng lưu lượng dòng chảy của sông Ba tại các thời điểm vào mùa kiệt là quá thấp, không thể đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng lưu vực sông, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo vấn đề môi sinh vùng hạ du sau đập, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện về thời tiết nắng hạn gay gắt kéo trong thời gian qua. Cùng với vấn đề cạn kiệt dòng chảy chất lượng môi trường nước sông Ba cũng trở nên báo động, đã có lúc gây hoang mang cho người dân ở khu vực. Kết quả quan trắc môi trường nước sông Ba tại một số điểm bị ảnh hưởng của việc xả thải từ các cơ sở sản xuất thuộc lưu vực sông cho thấy một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng quy chuẩn quy định, không đảm bảo cho mục đích nước cấp sinh hoạt, bảo tồn động vật thủy sinh hoặc thậm chí cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Bởi tại sông Ba đã phải oằn mình tiếp nhận những nguồn thải ô nhiễm ngày càng phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các chất thải sinh hoạt của các khu dân cư có ý thức về môi trường thấp. Trước thực trạng đó, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba, nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện, kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Ngoài ra, vấn đề môi trường, 1 Đồ án tốt nghiệp 2015 chất lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho lưu vực. Trong bối cảnh đó, để góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba, người thực hiện đề tài đã chọn và tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” cho Luận văn tốt nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nào đó cho quê hương nơi người thực hiện đề tài đang sinh sống 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp tổng hợp vừa đảm bảo các luận cứ khoa học vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương để quản lý chất lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau đây cần phải đạt được: - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Dự báo tác động của phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nước sông Ba - Đề xuất các giải pháp quản lý chát lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê cho mục tiêu phát triển bền vững. 3. Nội dung nghiên cứu 2 Đồ án tốt nghiệp 2015 Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện: - Tổng quan về tài nguyên nước - Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã An Khê và lưu vực sông Ba. - Hiện trạng tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai. - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý TNN tại Thị xã An Khê vì mục tiêu phát triển bền vững 4. Phạm vi đề tài: - Phạm vi không gian: Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai. - Phạm vi thời gian: Tháng 05/2015 – tháng 08/2015. 5. Giới hạn đề tài: Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và ô nhiễm nguồn nước mặt tại sông thuộc địa bàn Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai 6. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây sẽ được áp dụng - Phương pháp khảo sát thực địa: 3 Đồ án tốt nghiệp 2015  Từ ngày 1/6/2015 đến 14/6/2015đi thực tế khu vực nghiên cứu để quan sát, đánh giá cảm quan chất lượng nước mặt: Màu sắc, mùi, và các hệ sinh thái khu vực ven sông để đưa ra những nhận định sơ bộ chất lượng nước cũng như hiện trạng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu.  Ghi chép, chụp ảnh lại những vấn đề quan tâm và cần thiết cho đề tài nghiên cứu để có dẫn chứng cụ thể cho đề tài. - Phương pháp thu thập và kế thừa  Sử dụng các văn bản pháp lý như: Luật Bảo vệ Môi trường, các tiêu chuẩn môi trường về quản lý tài nguyên nước mặt, các quy chuẩn ngành để phân tích các vấn đề môi trường có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước làm cơ sở để có thể đánh giá được hiện trạng về tài nguyên nước tại địa điểm nghiên cứu.  Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo quan trắc chất lượng nước mặt của Thị xã qua các năm, các tài liệu trên mạng Internet, báo chí, khai thác tài nguyên, quản lý môi trường. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên nước của khu vực sông Ba (đoạn chảy qua Thị xã An Khê).  Một số tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội được thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã An Khê. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến các thầy cô, những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Từ các thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xem xét tìm ra các tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 Đồ án tốt nghiệp 2015 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp t7heo đối với lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. - Bước đầu đánh giá tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Ba, đánh giá công tác quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông, đoạn chảy qua thị xã An Khê. Từ đó rút ra những khó khăn, hạn chế trong quả lý môi trường tại làng nghề và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước mặt lưu vực sông Ba hiệu quả. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong những năm gần đây, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba, nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện, kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Vấn đề môi trường, chất lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho lưu vực.Với mục đích đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho công tác quản lý môi trường tại lưu vực sông Ba nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh ô nhiễm trên lưu vực sông Ba 8. Cấu trúc của Luận văn Luận văn gồm 03 chương được bố cục như sau: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương Mở đầu. Ở Chương 1 sẽ tổng quan về các vấn đề nghiên cứu bao gồm: tổng quan về tài nguyên nước, tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tổng quan về lưu vực sông Ba. Chương 2 sẽ thực hiện đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước sông Ba trên 5 Đồ án tốt nghiệp 2015 địa bàn thị xã An Khê, đánh giá việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba. Cuối cùng dựa trên việc đánh giá ở Chương 2, Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước sông Ba trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày ở phần cuối của Luận văn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tài nguyên nước: 1.1.1. Các khái niệm cơ bản: 1.1.1.1. Nước mặt: Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ 6 Đồ án tốt nghiệp 2015 điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa. ( Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003) 1.1.1.2. Ô nhiễm nước: Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam đã nêu: Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồnnước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.  Nguồn gốc ô nhiễm nước: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước được chia làm hai loại: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.  Phân loại ô nhiễm nước: 7 Đồ án tốt nghiệp 2015 Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm nước được phân loại thành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. 1.1.1.3. Thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước:  Các chỉ tiêu hóa lý: - Độ đục: Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm. - Độ màu (màu sắc): Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt, mangan. - Chất rắn hòa tan: Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.  Các chỉ tiêu vi sinh: - Định lượng Coliform: Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở 370C trong 24 – 48 giờ. Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ 370C trong môi trường canh lauryl sulphate và canh Brilliant green lactose bile salt. Nhóm coliform 8 Đồ án tốt nghiệp 2015 hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật. Coliform là nhóm vi sinh vật chỉ thị: Số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm. - Tổng số vi sinh hiếu khí: Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử. Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện đạt trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát triển từ 1 tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình thành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU). Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được dùng để đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật. - Chỉ số vệ sinh E.coli: Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải khu chăn nuôi, nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và phân sức vật. Trong đó có nhiều loài vi sinh khuẩn gây bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nước, kể cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp. Trong các nhóm đó người ta chọn E.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì: - E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. - Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường ở phòng thí nghiệm.  Các chỉ tiêu hóa học: - pH: pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hoặc bazơ của nước và được tính bằng công thức: pH = -log[H+]. 9 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Tổng chất rắn hòa tan (TSD): Nước lôi cuốn và hòa tan vô số vật chất hữu cơ, vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy. Ngoài các vật thể có kích thước lớn trong phạm vi thấy được bằng mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thành lớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hòa tan. Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: Chất rắn qua lọc hay chất rắn hòa tan (TDS) và chất rắn lơ lửng. Nước có hàm lượng chất rắn cao gây bệnh cho con người, làm tăng chi phí hóa chất trong xử lý nước. Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000 mg/l thấp nhất là 500 mg/l. - Độ dẫn điện: Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit, bazơ và muối vô cơ. - Chỉ số BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm. Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn. - Chỉ số COD: Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Trong thực tế COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm 10 Đồ án tốt nghiệp 2015 (kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học). Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bởi sinh vật. Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0,5 – 0,7. Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trong thực tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm. 1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội: Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Nước là một Tài nguyên có hạn (infinite) và có thể tái tạo (renewable). Đồng thời, nước vừa là nhân tố then chốt và vừa là nhân tố giới hạn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của con người Theo Hội đồng nước Thế giới, nước trên Trái Đất có số lượng rất lớn. Với trữ lượng nước là 1,386 triệu km3 bao phủ 71% diên tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất (bằng 510x102). Có thể ví “giọt nước” trên Trái Đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi ... có lưu lưu lượng dòng chảy là 302m 3/s với tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 9.527 triệu m 3 nước. Trong đó Tây Nguyên chiếm 7.605 triệu m3, tỉnh Phú Yên - Đông Trường Sơn có 1.922 triệu m 3 chiếm 20,2% tổng lượng nước toàn hệ thống. Bình quân đầu người trong lưu vực là 7.939 m 3/người lớn gấp khoảng 2 lần nguồn nước nội địa bình quân đầu người trong cả nước. Tiềm năng nước dưới đất không lớn, chủ yếu dùng cho sinh hoạt (Lưu lượng nước dưới đất toàn lưu vực sông Ba - Tây Nguyên chỉ có khoảng 40m 3/s) 1.3.3. Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê và Tỉnh Gia Lai: Sông Ba giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các cư dân bản địa nơi dòng sông chảy qua. Từ ngàn đời nay, người dân sống dọc sông đã uống nước, ăn cá trên dòng sông này. Bên cạnh nguồn lợi thủy sản dồi dào, sông Ba còn giữ vai trò điều tiết nước tưới cho toàn bộ lưu vực sông. Hàng năm, sông Ba bồi đắp phù sa để từ đó hình thành những bãi ngô, ruộng đậu quanh năm tươi tốt; những cánh đồng lúa trĩu bông, cho năng suất cao... Ngoài những giá trị về về kinh tế, sông Ba còn có giá trị văn hóa, du lịch đặc biệt quan trọng trong toàn vùng Tây Nguyên. Từ những con thác hùng vĩ nơi thượng 33 Đồ án tốt nghiệp 2015 nguồn đến những hồ nước mênh mông với dòng chảy êm đềm xuôi về hạ du đều mang một dấu ấn đậm nét văn hóa của cư dân nơi đây. Hình 1.3. Bản đồ lưu vực sông Ba 34 Đồ án tốt nghiệp 2015 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ 2.1. Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba Hiện nay, sông Ba là nguồn cung cấp nước chủ yếu, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác cho Thị xã An Khê. 2.1.1. Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn Thị xã An Khê: 2.1.1.1. Sự phân bố: Lưu vực sông Ba chảy qua Thị xã An Khê có diện tích 1.440 km2. Lòng sông Ba thường lộ đá gốc, bề mặt thềm và đất bồi rất hạn chế, với các dạng xâm thực tồn tại như những dạng đồi thoải với độ cao tương đối từ 15 – 25 m. Toàn vùng có mức độ chia cắt sâu từ 50 – 70 m, mật độ chia cắt ngang trung bình với diện tích phân bố. 2.1.1.2. Đặc điểm: Do điều kiện địa hình và lượng mưa tập vào các tháng mùa mưa nên trên hệ thống sông Ba thường có lũ lớn. Từ năm 1979 đến nay, mực nước lớn nhất trong các cơn lũ ở An Khê là 9,18 m (ngày 20 – 09 – 1986), vì vậy rất cần đến các biện pháp chống lũ trên sông. 35 Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.1. Đặc trưng tài nguyên nước lưu vực sông Ba Lượng Lớp Lượng Dòng Dòng Hệ số Hệ số Hệ số Lưu vực mưa dòng bốc hơi chảy chảy dòng cấp bốc sông TB chảy (mm) mặt ngầm chảy nước hơi (mm) (mm) Sông Ba 1535 785 750 609 175 0,51 0,19 0,81 Nguồn: Đài Khí tượng Thuỷ văn Tây Nguyên, 2014 2.1.1.3. Lưu lượng: Trên địa bàn Tỉnh Gia Lai chỉ có trạm thủy văn An Khê ở thượng nguồn sông Ba là có số liệu quan trắc dòng chảy liên tục từ năm 1977 đến nay. Lưu lượngnước sông Ba thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.2. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê Lưu lượng trung bình (m3/s) Trạm Sông TB I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm An Ba 18,1 11,1 8,02 7,72 15,1 17,3 16,1 22,5 34,9 97,5 111 56,3 35,9 Khê Nguồn: Đài Khí tượng Thuỷ văn Tây Nguyên, 2014 2.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê: 2.1.2.1. Cấp nước đô thị: Hiện nay, trên địa bàn Thị xã An Khê đã xây dựng 01 nhà máy nước phục vụ cấp nước tập trung với công suất thiết kế 5000 m3/ngày, công suất khai thác 5000 m3/ngày, với 7000 hộ sử dụng nước. Tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt năm 2014 là 6,72.106 m3/năm. 36 Đồ án tốt nghiệp 2015 2.1.2.2. Cấp nước cho hoạt động công nghiệp: Khu công nghiệp An Khê nằm tại Thị xã An Khê có các ngành chính: Chế biến nông lâm sản như đường, tinh bột sắn, thức ăn gia súc, sản xuất sợi ván ép, chế biến lâm sản, sản xuất gạch Tổng lượng nước mặt sử dụng năm 2014 là 0,82.106 m3/năm. 2.1.2.3. Trồng trọt: Thị xã An Khê có nhóm đất xám rất thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày phát triển như mía, thuốc lá, lạc Tổng nhu cầu nước mặt của ngành trồng trọt năm 2014 là 224,32.106 m3/năm. Trên địa bàn Thị xã tính đến thời điểm hiện tại có 9 công trình thủy lợi, với năng lực tưới cho 116 ha. Bảng 2.3. Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê Địa điểm Năm hoàn STT Tên công trình Năng lực tưới (ha) xây dựng thành 1 Hồ suối Le Tú An 1984 10 2 Hồ Bầu Dồn Thành An 1984 18 3 Hồ Bến Tuyết An Phú 1985 20 4 Hồ Hòn Cỏ Song An 1999 14 5 Hồ làng Nhoi Làng Nhoi 2001 10 6 Hồ Pnang Tú An 2005 18 7 Hồ Tà Diêm An Tân - 10 8 Hồ Làng (Bàu Làng) Cửu An - 10 9 Hồ Mười Thiêu Cửu An - 6 Tổng cộng 116 37 Đồ án tốt nghiệp 2015 Nguồn: Sở Tài Nguyên & Môi Trường tỉnh Gia Lai, 2011 2.1.2.4. Chăn nuôi: Đối với Thị xã, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực, ngoài việc phục vụ cho ngành trồng trọt, chăn nuôi còn cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ trên địa bàn Thị xã và một phần bán ra ngoài cho các vùng lân cận. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, heo và chăn nuôi gia cầm. Thông thường các đàn trâu bò sử dụng lượng nước tự nhiên, còn đàn heo thì sử dụng lượng nước do con người cung cấp trong quá trình họ chăn nuôi. Tổng nhu cầu nước mặt của ngành chăn nuôi trên địa bàn thị xã An Khê năm 2014 là 2,62.106 m3/năm. 2.1.2.5. Thủy sản: Đối với Thị xã An Khê chỉ có nuôi trồng thủy sản nước ngọt, gồm nuôi cá lồng trên dòng chảy sông Ba, nhưng hiện tại loại hình nuôi cá này trên địa bàn chưa phát triển rộng. 2.1.2.6. Thủy điện: Đầu nguồn sông Ba hiện có 2 nhà máy thủy điện đang hoạt động: Nhà máy thủy điện An Khê gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 80MW. Nhà máy thủy điện Ka Nak gồm 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy 6,5MW. Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak do BQL dự án thủy điện 7 làm chủ đầu tư với diện tích 2.678.055 ha. Bảng 2.4. Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak Thông số Đơn vị Ka Nak An Khê a) Thuỷ văn - Diện tích lưu vực km2 833,00 1236,00 - Lưu lượng chảy trung bình nhiều năm m3/s 18,6 27,8 38 Đồ án tốt nghiệp 2015 b) Hồ chứa - Cao trình mực nước dâng bình m 515,00 429,00 thường - Cao trình mực nước chết m 485,00 427,00 - Dung tích toàn bộ hồ chứa 10 313,70 15,90 - Dung tích hữu ích 106 m3 285,50 5,60 c) Nhà máy thủy điện - Lưu lượng lớn nhất (Qmax) m3/s 42 50 - Lưu lượng đảm bảo P = 90% (Qđb) m3/s 11 9,6 - Công suất lắp máy (Nlm) MW 13 160 - Điện lượng trung bình nhiều năm 106 kWh 56 645,5 (E0) 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba Hiện nay, nguồn nước sông Ba thuộc địa phận Thị xã An Khê trở về thượng nguồn bị ô nhiễm, trữ lượng nguồn nước giảm do tích nước hồ thủy điện An Khê. Mặt khác, tình trạng xả nước thải của 3 nhà máy gồm: Đường An Khê, Chế biến gỗ MDF và Chi nhánh công ty cổ phần thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 và các nguồn thải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã đổ xuống dòng sông cũng làm cho dòng sông Ba "ngập thở". Các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm: 2.1.3.1. Nước thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn Thị xã có Cụm công nghiệp An Khê. Ngoài nhà máy đường An Khê, Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai và Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực 39 Đồ án tốt nghiệp 2015 phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2, còn lại chủ yếu là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ. Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã An Khê Năm Năm Năm Năm Năm 2010 Ngành công nghiệp 2011 2012 2013 2014 (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) (Cơ sở) Công nhiệp khai thác 12 12 14 14 12 Công nghiệp chế 325 334 319 234 220 biến Công nghiệp sản xuất và phân phối 2 2 2 2 8 điện, khí đốt Tổng cộng 339 348 335 250 240 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 Kết quả thu mẫu phân tích chất lượng nước sông Ba và các nhánh suối đổ vào sông Ba năm 2015 của Phòng Tài nguyên và Môi trường cho thấy sông Ba đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (COD, BOD5), ô nhiễm dinh dưỡng (Amoni, Phosphat), vi sinh (Coliform), làm hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm, không đảm bảo QCVN 08:2008/BTNMT – cột B1 hoặc QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: + Mẫu nước thải tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy đường An Khê (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 4/15 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: COD vượt 1,39 lần, BOD5 vượt 3,13 lần, coliform vượt 4,8 lần, độ màu vượt 2,48 lần. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.6: 40 Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.6. Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,62 5,5 – 9 2 Nhiệt độ 0C 29,4 40 3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 209,3 150 4 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 156,8 50 5 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 98,5 100 6 Clo dư mg/l KPH 2 7 Coliform MPN/100ml 24000 5000 8 Dầu, mỡ khoáng mg/l 0,1 10 9 Độ màu Pt-Co 373 150 10 Tổng Nitơ mg/l 7,51 40 11 Tổng Phosphor mg/l 3,03 6 12 Asen (As) mg/l <0,0017 0,1 13 Chì (Pb) mg/l <0,0038 0,5 14 Cadimi (Cd) mg/l <0,0015 0,1 15 Thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 0,01 + Mẫu nước thải tại đầu ra của Khu chà mỳ, tổ 6, phường Ngô Mây, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 5/11 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT – cột B, cụ thể: COD vượt 165,76 lần, BOD5 vượt 286,8 lần, TSS 41 Đồ án tốt nghiệp 2015 vượt 8,25 lần, sunfua (tính theo H2S) vượt 57,6 lần, P – Tổng vượt 64,5 lần và mùi rất rõ. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.7: Bảng 2.7. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT (B) 1 pH - 6,23 5,5 – 9 2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 14340 50 3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 825 100 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 24864 150 5 Tổng Nitơ mg/l 4,02 40 + 6 Amoni (NH4 , tính theo N) mg/l 0,0053 10 7 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 28,8 0,5 8 Clo dư mg/l KPH 2 9 Tổng Phosphor mg/l 387 6 10 Mùi - Mùi rất rõ - 11 Coliform MPN/100ml 2300 5000 + Mẫu nước mặt tại suối Vối, Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (mẫu lấy ngày 29/1/2015) có 6/14 chỉ tiêu phân tích vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT – cột B1, cụ thể: COD + vượt 3,75 lần, BOD5 vượt 3,7 lần, TSS vượt 1,8 lần, amoni (NH4 , tính theo N) vượt 2,48 lần, Fe vượt 2,14 lần, coliform vượt 1,24 lần. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.8: 42 Đồ án tốt nghiệp 2015 Bảng 2.8. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vối, Thị xã An Khê QCVN STT Thông số Đơn vị Kết quả 08:2008/BTNMT (B1) 1 pH - 7,31 5,5 – 9 2 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 55,5 15 3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 90 50 4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/l 112,5 30 5 Lượng oxy hòa tan (DO) mg/l 6,04  4 + 6 Amoni (NH4 , tính theo N) mg/l 1,24 0,5 - 7 Nitrate (NO3 , tính theo N) mg/l 1 10 - 8 Nitrite (NO2 , tính theo N) mg/l 0,02 0,04 9 Sắt (Fe) mg/l 3,22 1,5 - 10 Clorua (Cl ) mg/l 10,1 600 11 Asen (As) mg/l <0,13*10-3 0,05 12 Thủy ngân (Hg) mg/l <0,0005 0,001 13 Chì (Pb) mg/l <0,0038 0,05 14 Coliform MPN/100ml 9300 7500 Nước ở nhiều đoạn sông có màu đen, bốc mùi hôi thối thường xảy ra vào mùa khô trong năm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân và cảnh quan môi trường trên địa bàn. Người dân sống hai bên dòng sông gần các 43 Đồ án tốt nghiệp 2015 nhà máy thường xuyên kêu cứu tới các cấp, các ngành vì trẻ em bị ghẻ lở khi tắm nước sông, nhất là có hiện tượng cá chết hàng loạt. 2.1.3.2. Nước thải đô thị: Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước. Nhu cầu nước sinh hoạt của Thị xã An Khê lấy từ nguồn nước mặt được ước tính bằng công thức dưới đây: (Nhu cầu nước sinh hoạt) = (Dân số trong khu vực)*(Tiêu thụ bình quân đầu người) 2.1.3.3. Nước thải y tế: Nước thải bệnh viện đa khoa An Khê sau khi qua hệ thống xử lý sơ bộ như bể tự hoại vẫn không đạt quy chuẩn cho phép do đó cần phải xử lý tại hệ thống XLNT tập trung, tuy nhiên hiện nay hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đang trong giai đoạn lắp đặt do đó nước thải xả vào cống thoát nước chung có các chỉ tiêu BOD5, COD, SS, Coliform vượt quy chuẩn cho phép về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT loại B. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.5: Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại bệnh viện đa khoa An Khê QCVN Stt Thông số Đơn vị Kết quả 28:2010/BTN MT cột B 1 pH - 6,85 6,5 – 8,5 2 BOD5 mg/l 157 50 3 COD mg/l 283 100 4 SS mg/l 135 100 44 Đồ án tốt nghiệp 2015 5 Tổng N mg/l 39,7 - 6 Tổng P mg/l 4,89 - 7 Chì mg/l KPH - 8 Dầu mỡ mg/l KPH 20 9 E.Coli MPN/100ml 150 - 10 Tổng coliform MPN/100ml 6,4x106 5000 2.1.3.4. Nước thải nông nghiệp: Các nguồn gây ô nhiễm trong nông nghiệp bao gồm: - Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân bón hóa học: Các vùng sản xuất nông nghiệp ở Thị xã An Khê có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Ba, có thể gây những hậu quả không mong muốn đối với sinh vật và con người. - Nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn thải chính của hoạt động chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn, là nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường nước sông Ba. - Sử dụng phân bón tươi: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Thị xã là lúa gạo, mía, ngô, sắn. Tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 9.433 ha. Trong những năm gần đây, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có nhiều biểu hiện dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón – tất cả dư lượng đó tham gia vào làm ô nhiễm nước sông. 45 Đồ án tốt nghiệp 2015 2.1.3.5. Nước thải từ các bãi rác, bãi chôn lấp: Trên địa bàn Thị xã có 1 bãi rác hở, không có hệ thống chống thấm đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai V/v phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ngoài ra một số hộ gia đình tự thu gom và chôn lấp tại vườn nhà. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các gia đình sinh sống ven sông thải trực tiếp rác thải xuống sông, gây ảnh hưởng chất lượng nước. 2.1.3.6. Hoạt động khai thác thủy điện: Nằm trên thượng nguồn sông Ba có hai nhà máy thủy điện An Khê, Ka Nak. Thủy điện An Khê nằm ở Thị xã An Khê (Gia Lai) và huyện Tây Sơn (Bình Định), có công suất 160 MW. Thủy điện Ka Nak nằm ở huyện Kbang (Gia Lai) có công suất 13 MW. Thủy điện An Khê - Ka Nak có thiết kế hai bậc cách xa nhau hàng chục cây số. Bậc trên là thủy điện Ka Nak lấy nước từ thượng nguồn sông Ba, đổ vào hồ chứa Ka Nak (trên địa bàn huyện Kbang, Gia Lai) có dung tích 285 triệu m3. Sau khi chảy qua các tua bin của thủy điện bậc trên Ka Nak, thay vì phải trả nước lại cho sông Ba, toàn bộ nguồn nước này dồn vào một hồ trung chuyển có dung tích 5,6 triệu m3 rồi dẫn theo đường ống xuyên đèo An Khê dài 14 km để đổ dựng đứng xuống thủy điện bậc dưới là An Khê nằm trên địa bàn huyện Tây Sơn (Bình Định). Do áp lực nước lớn nên thủy điện An Khê có công suất lên đến 160 MW. Sau đó, nguồn nước này đổ ra sông Kôn, chảy về hạ lưu Bình Định. Do dòng chảy bị bẻ quặt, 90% lưu lượng nước sông Ba bị lấy tức tưởi nên nhiều đoạn bên dưới của sông Ba đã trở thành “sông chết” vào mùa khô, nhất là tại Thị xã An Khê, nước thải từ những nhà máy “quần tụ” bốc mùi nồng nặc. Trong khi mùa mưa lại xả lũ về sông Ba, góp phần gây lũ hạ du gây bức xúc cho người dân sinh sống ở đây. 46 Đồ án tốt nghiệp 2015 Kết quả đo đạc lưu lượng dòng chảy tại Trạm An Khê vào những tháng mùa khô năm 2011 cho thấy, lưu lượng dòng chảy rất thấp Q = 0,476 m3/s. Trong khi đó, theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ban quản lý dự án Công trình Thủy điện An Khê – KaNak được duyệt: Khi đi vào hoạt động phải duy trì dòng chảy tối thiểu ở mức 4 m3/s. Đây là dòng chảy ở mức thấp nhất, cần để duy trì phát triển bình thường của hệ sinh thái sông Ba và đảm bảo nhu cầu nước cho khu công nghiệp. Theo ý kiến của cộng đồng dân cư, nếu duy trì dòng chảy đúng như Dự án được phê duyệt cũng vẫn không đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất trong những tháng mùa khô kéo dài, trong khi dòng chảy chỉ còn 0,476 m3/s như kết quả đo nêu trên. Sông Ba cạn kiệt nguồn nước dẫn đến khó khăn trong sản xuất và đời sông của hàng chục nghìn người dân ở khu vực hạ lưu, nhiều nhà máy trên địa bàn phải ngừng hoạt động vì thiếu nước. Ngược lại, về mùa mưa khi hồ chứa An Khê xả lũ thì các địa phương ở hạ lưu lại phải hứng chịu. Chẳng hạn, rạng sáng 25/5/2014, thủy điện An Khê-Ka Nak (do Ban Quản lý Dự án Thủy điện 7 làm chủ đầu tư) đã bất ngờ xả nước khiến gần 50 ha hoa màu, 10 con trâu, bò và 62 máy nổ, máy bom nước của hơn 140 hộ dân ở xã Đông và Nghĩa An (huyện Khang) bị cuốn trôi, gây thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ đồng... Tại thời điểm mực nước dâng cao nhất đạt cao trình 441m, trong khi đó cao trình cho phép chỉ 431 m, đỉnh lũ cao nhất là bão số 9 cũng chỉ dừng ở mức 329 m. Nguy cơ tiếp tục xảy ra sự cố tương tự đang treo lơ lửng...(Sở KHCN tỉnh Gia Lai, 2014). 47 Đồ án tốt nghiệp 2015 Hình 2.1. Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ ra sông Kôn (Bình Định). 2.2. Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai: 2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước: 48 Đồ án tốt nghiệp 2015 UBND Tỉnh Gia Lai Các Sở, Ban ngành, Sở Tài nguyên & Môi UBND Thị xã Tổ chức đoàn thể trường Gia Lai khác Phòng Tài nguyên & UBND xã Môi trường Thị xã Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê  Các công tác đã triển khai đối với vấn đề ô nhiễm nước ở lưu vực sông Ba: Trong thời gian qua UBND tỉnh kết hợp với Chi cục BVMT đã chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm (tần suất 6 lần/tháng từ đầu tháng 4 đến hết tháng 5/2014 và 03 lần/tháng từ đầu tháng 02 đến hết tháng 5/2015), xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và đề ra các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Ba; chỉ đạo UBND các huyện, Thị xã ở lưu vực sông Ba tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, không đổ rác thải, xác động vật chết xuống sông; các nhà máy công nghiệp trên lưu vực sông Ba phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra môi trường, đến nay đã có 3/6 nhà máy đã khắc phục hoàn toàn ô nhiễm, 01 nhà máy UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm ngừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm (Nhà máy Chế biến Quặng sắt K'Bang), 02 nhà máy còn lại gồm Nhà máy đường An Khê, Nhà máy Chế biến Nông sản Xuất khẩu Phú Túc đã đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý với vốn đầu tư hơn chục tỷ đồng và hiện đang trong giai đoạn vận hành, thử nghiệm. 49 Đồ án tốt nghiệp 2015 Ngoài ra việc chặn dòng, chuyển đổi dòng chảy về sông Côn tỉnh Bình Định của thủy điện An Khê - Kanak là nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng hệ sinh thái, không đảm bảo nhu cầu dùng nước vùng hạ du sông Ba, gián tiếp làm ô nhiễm môi trường sông Ba. UBND tỉnh đã nhiều lần làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, tính toán để trả nước lại dòng sông Ba với lưu lượng tối thiểu bằng lưu lượng mùa kiệt của dòng sông, đảm bảo mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng dùng nước ở hạ lưu sông Ba đã được các Bộ, ngành chấp nhận việc xả nước định kỳ cao hơn 4m3/s và đang lập quy hoạch lưu vực sông Ba. 2.2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba: Các Luật, Nghị định, Thông tư, Tiêu chuẩn (Quy chuẩn) Quốc gia hoặc tiêu chuẩn Ngành liên quan đến tài nguyên nước mặt hiện đang còn hiệu lực: - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 (sửa đổi, bổ sung) ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông . -Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. - Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường. - Thông tư 05/200/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, được ban hành theo Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Quyết định 16/2010/QĐ-UBND V/v quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày 29 tháng 7 năm 2010. Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, từ khi Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành và các văn bản pháp quy hướng dẫn các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội. 51 Đồ án tốt nghiệp 2015 Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên nước còn hạn chế và thiếu ý thức tự giác chấp hành pháp luật tài nguyên nước. Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước vẫn còn phổ biến. Đối với công tác bảo vệ nguồn nước thực sự khó khăn, nan giải bởi các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước chưa xây dựng được hoặc xây dựng chưa hoàn chỉnh công trình xử lý nước thải. 2.2.3. Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông Ba: Toàn tỉnh Gia Lai có 4 trạm khí tượng đo đầy đủ các yếu tố khí tượng cơ bản là trạm Pleiku và AyunPa có số liệu đo từ năm 1976 đến nay. Trạm An Khê có số liệu đo từ năm 1978 đến nay và trạm Ialy có số liệu đo từ năm 1994 đến nay. Số liệu khí tượng đã đo ở các trạm này là: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, tổng số giờ nắng, lượng bốc hơi, lượng mưa, số ngày mưa. Về trang thiết bị như thiết bị, máy móc đo đạc, phòng thí nghiệm phân tích mẫu nước, hệ thống quan trắc, để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường không có. 2.2.4. Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai: Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có một số quy hoạch liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên nước đã được xây dựng như quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi; quy hoạch thủy điện; quy hoạch cấp nước sạch nông thôn Các quy hoạch này đều là quy hoạch sử dụng nước đơn ngành do các ngành dùng nước xây dựng. Mặc dù đã thu được những kết quả đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu nước cho các ngành kinh tế các giai đoạn vừa qua, nhưng thực tế cho thấy khai thác sử dụng TNN trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm thỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế, trong khi đó số lượng nước có thể khai thác, sử dụng ngày càng giảm sút 52 Đồ án tốt nghiệp 2015 cả về số lượng và chất lượng nhất là về mùa khô, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra, ví dụ như nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất hay tưới của Thị xã An Khê và nước cho thủy điện của nhà máy thủy điện An Khê Do đó, để tháo gỡ vấn đề trên và có công cụ để quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, UBND tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định số 679/QĐ- UBND ngày 17/10/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Đối với thu phí nước thải: Thu phí nước thải được áp dụng với các hộ dân được cấp nước và các doanh nghiệp xả nước thải. Hiện nay, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước t hải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Trước ngày 1/7/2013, mức thu phí được áp dụng theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 đối với nước thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP (bổ sung cho Nghị định 67/2003/NĐ- CP) đối với nước thải công nghiệp. Các quy định trong Nghị định này chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý do: Mức thu phí còn thấp so với chi phí xử lý nước thải. Ví dụ như đối với mức thải sinh hoạt, mức phí phải nộp là 250 đồng/m3 đối với hộ dùng trong định mức 4 m3/tháng, nếu vượt định mức sẽ phải nộp 400 đồng/m3; cách tính mức thu phí chưa phù hợp, gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc áp dụng. Ví dụ như việc thu phí dựa trên các hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải như vậy chưa phù hợp với tình hình thực tế là hiện nay chưa có những số liệu kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải tại hầu hết các cơ sở sản xuất. Như vậy chưa có cơ sở để thu phí. Đối với hoạt động quan trắc chất lượng nước sông Ba: Hiện nay trên lưu vực sông Ba chỉ mới có 2 trạm thủy văn thuộc quản lý của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đó là trạm thủy văn An Khê, tỉnh Gia Lai và trạm thủy văn Củng Sơn thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có trạm thủy văn An Khê ở 53 Đồ án tốt nghiệp 2015 thượng nguồn sông Ba là có số liệu quan trắc dòng chảy liên tục từ năm 1977 đến nay. Trạm đo các yếu tố thủy văn sau: mực nước (H), lưu lượng (Q) và cát bùn lơ lửng (r). Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được thực hiện theo Nghị định 117/2009/NQ-CP Ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngoài cảnh cáo thì mức phạt nhẹ nhất là 100 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10 m3/ngày đêm. Mức phạt cao nhất là từ 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng cho các hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường của cộng đồng đã được nâng cao một bước, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thị xã đã đư ợc cải thiện đáng kể. UBND các xã, phường đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục, tuyên truyền nhân dân, nhằm nhắc nhở nhân dân ý thức bảo vệ môi trường, tạo phong trào, nếp sống văn hóa, ăn sạch, ở sạch và hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường trong sạch trên địa bàn Thị xã. Trong cộng đồng dân cư có phong trào xây dựng nếp sống văn minh bảo vệ môi trường sống, phong trào này được lồng ghép với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. 2.2.5. Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba: 2.2.5.1. Nước thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: - Đối với cơ sở sản xuất đường: Tại nhà máy đường An Khê, nước thải sản xuất được xử lý qua hệ thống xử lý có quy trình công nghệ như sau: 54 Đồ án tốt nghiệp 2015 Nước thải Song chắn rác Bể lắng Hầm Biogas Nguồn tiếp nhận Bể lọc than Hồ sinh học Bể lọc than Hình 2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê Thuyết minh quy trình: Nước thải sản xuất phát sinh tại nàh máy đi qua song chắn rác để loại bỏ rác, những vật có kích thước lớn rồi chảy vào bể lắng. Tại bể lắng, các chất rắn lơ lửng, tro cặn được lắng xuống đáy, nước thải sau lắng chảy về hầm Biogas để xử lý theo phương pháp sinh học kỵ khí, nước thải từ hầm Biogas lần lượt chảy qua bể lọc than và hồ sinh học. Tại hồ sinh học các chất hữu cơ được xử lý bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên, tại hồ sinh học tùy nghi theo chiều sâu lớp nước diễn ra hai quá trình, oxy hóa hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ sinh học tùy nghi, vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hóa các chất. Nước thải sau đó được lọc qua bể lọc than rồi theo mương dẫn thải vào nguồn tiếp nhận là sông Ba. - Đối với cơ sở sản xuất tinh bột sắn: Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 trên địa bàn Thị xã An Khê là một cơ sở có quy mô lớn, máy móc thiết bị tương đối hiện đại và có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống sông Ba. Đối với những cơ sở xay củ mì tươi để làm bột mì, đây là những cơ sở quy mô hộ gia đình, nước thải phát sinh được thải thẳng vào cống thoát nước chung trong khu vực. Quy trình hệ thống xử lý nước thải của Chi nhánh Công ty Cổ phần Thực phẩm Quảng Ngãi – Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 như sau: 55 Đồ án tốt nghiệp 2015 Nước thải từ khâu rửa nguyên liệu thô Nước thải từ khâu lọc Hệ thống lồng quay vớt chất thải rắn Hệ thống bể thu hồi tinh bột Hệ thống bể lắng bùn đất Hệ thống bể mêtan Hệ thống hồ sinh học (7 hồ) Hệ thống bể xử lý hiếu khí Hồ sinh h...ông Ba và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng TNN trên các khu vực thuộc địa bàn lưu vực sông Ba. 94 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Ba. *Tăng cường công tác thể chế, năng lực quản lí ở các cấp - Tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ủy quyền của UBND tỉnh. Trong dó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài, ưu tiên sử dụng TNN để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của vùng quy hoạch, nhất là nhu cầu tưới tiêu về mùa khô gắn với bảo vệ tài nguyên nước. - Ban hành các quy đinh cụ thể về khai thác sử dụng TNN trên phạm vi toàn tỉnh trong đó có lưu vực sông Ba phù hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH địa phương - Trình cấp có quyền thành lập Ủy ban lưu vực sông Ba, trước đó các tỉnh Gia Lai, Phú Yên cần thiết ban hành các quy định về chia sẽ nguồn nước giữa tỉnh Gia Lai và Phú Yên đối với lưu vực sông Ba, giữa các hộ dung nước và các ngành hoạt động trên lưu vực. - Xây dựng chương trình cụ thể để tuyển cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn TNN phù hợp. Tổ chức công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để tăng cường năng lực của cán bộ quản lí các cấp về kĩ năng quản lí và giải quyết các vấn đề thực hiện trong quản lý TNN - Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường trang thiết bị và công cụ phục vụ công tác quản lý TNN các cấp. *Tăng cường công tác quản lí và cấp phép lình vực tài nguyên nước - Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt và khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất; các cơ sở xả thải chưa có giấy phép hoặc chưa đăng kí. - Định kì lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép khai thác/xả thải, có biện pháp xử lý nghiêm và thông báo, công bố trên các phương tiện thông tin. 95 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Hoàn tất việc đăng kí, cấp phép đối với các công trình khai thác TNN đã có đ ể đưa vào quản lí theo quy định. - Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng trữ lượng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác lớn và đối với các khu vực nằm trong vùng hạn chế, cấm khai thác. *Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan - Xây dựng cơ chế đối ngoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm giữa các cộng đồng ven hệ thống sông với các hộ ngành khai thác sử dụng TNN/ các cơ sở xả thải và cơ quan quản lí Nhà nước về TNN. - Tăng cường các hoạt động giám sát của các bên liên quan thông qua mạng giám sát khai thác sử dụng TNN và xả thải. *Công tác truyền thông - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. - Thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho các cấp, ngành, tổ chức, cộng đồng nhân dân bằng các hình thức: tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tài nguyên nước; phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước; tổ chức tham quan, dã ngoại đến các địa điểm ô nhiễm và các mô hình/ cơ sở thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên nước - Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt chú trọng sự tham gia của cộng đồng trong giám sát việc xả nước sau đập An Khê của thủy điện An Khê Ka Nak, cụ thể: khi nhu 96 Đồ án tốt nghiệp 2015 cầu sử dụng nước gia tăng, hồ An Khê phải xả nước liên tục về hạ lưu sông Ba với lưu lượng không nhỏ hơn 6m3/s hoặc 8m3/s tùy thuộc lưu lượng đến hồ Ka Nak; khi nhu cầu sử dụng nước thấp hoặc vào thời gian ban đêm, hồ An Khê phải xả nước liên tục với lưu lượng không nhỏ hơn 4 m3/s ( công văn số 902/BTNMT ngày 19/03/2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường v/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai). - Nâng cao năng lực cảnh báo và dự báo thiên tai: Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ lụt, hạn hán, nâng cao chất lượng cảnh báo lũ, quy trình vận hành các hồ chứa lớn, cấp nước có hiệu quả cao. - Tăng cường nhận thức của người dân về thiên tai để chủ động phòng tránh. *Tạo môi trường thể chế bền vững đồi với các hoạt động xả thải vào nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước. - Thực hiện thu phí nước thải theo đúng quy định. Ngoài thu phí nước thải công nghiệp, cần tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của người nộp phí tự khai thác nước để sử dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư liên tịch số: 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT – Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Xử lý nghiêm các vi phạm hành chính theo quy định. Ngoài ra cần có các chế tài xử lý phù hợp để răn đe, năng chặn kịp thời các hành vi vi phạm và đưa ra các biện pháp cứng rắn khác để buộc các cơ sở sản xuất phải xử lí hậu quả ô nhiễm. - Nghiên cứu áp dụng chế độ thu phí xả thải lũy tiến như đã có trong thu phí điện, nước. 97 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Đối với các cơ sở công nghiệp cần phân loại hình sản xuất và có khung lưu lượng nước thải áp dụng cho từng loại hình sản xuất, các nhà quản lí có thể dựa vào đó để quy định mức độ thu phí cho các cơ sở sản xuất dựa vào quy mô, loại hình, phương thức sản xuất.  Thành lập các tổ chức quản lí môi tường nước Thành lập tổ chức quản lí chất lượng nước theo từng tiểu lưu vực trên địa bàn để tránh tình trạng xả thải trực tiếp các chất ô nhiễm chưa qua xử lý vào sông Ba, đặc biệt vào các vùng thượng nguồn lưu vực sông. Các tổ chức này hoạt động theo cấp lưu vực nên phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp huyện cuãng như các cơ quan có liên quan để thực hiện. Ngoài ra, việc quy hoạc TNN của địa phương phải đi cùng với các quy hoạch khác có liên quan như: quy hoạch tổng thể của vùng, địa phương; quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông, v.vKhi xét đến vấn đề cần quy hoạch phải tham khảo quy hoạch của các ngành khác để làm hài hòa hóa các mục tiêu, hướng tới sự phát triển bền vững. 3.2.2. Giải pháp hợp tác quốc tế Tăng cường việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lí các nguồn ô nhiễm, xử lí triệt để hiệu quả các nguồn thải vào nguồn nước. Việc hợp tác quốc tế phải tuân thủ các quy định về quan hệ quốc tế TNN đã được ban hành trong Luật TNN số 17/2012/QH13. 3.2.3. Các giải pháp kĩ thuật - Tăng cường các biện pháp quản lí, chống thất thoát, lãng phí TNN; nâng cao hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước đặc biệt là các công 98 Đồ án tốt nghiệp 2015 trình thủy lợi và cấp nước tập trung; nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải và tăng tuần hoàn tái sử dụng nước tại các cơ sở/nhà máy. - Nghiên cứu, đầu tư xây dựng mạng quan trắc tự động, giám sát khai thác sử dụng TNN trên các khu dung nước, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi, các KCN nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác TNN đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước - Xây dựng các kho chứa điều hòa nguồn nước mặt ở các khu vực có nguy cơ thiếu nước trong tương lai: vùng Nam Bắc An Khê, vùng Krông Pa. Ngoài ra, cần có số liệu nghiên cứu, điểu tra, đánh giá và quy định về dòng chảy tối thiểu sau đập An Khê đảm bảo duy trì vấn đề môi sinh vùng hạ lưu sông Ba; xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm để đầu tư cho công tác quản lí TNN lưu vực 3.3. Giải pháp công nghệ cho chất lượng nước sông Ba 3.3.1. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải - Đồi với nước và rác thải sinh hoạt: Triển khai chương trình 3R (Giảm-Tải chế- Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lí hiện đại thích hợp; không đổ rác thải ra bờ sông Ba - Đối với nước thải nông nghiệp: Nâng cao nhận thức của nông dân trong kĩ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về các sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas 99 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Đối với nước thải công nghiệp: Các nhà máy công nghiệp có nghĩa vụ xử lí nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước, ít xả thải các chất ô nhiễm; bắt buộc các dự án phải lập và được phê duyệt báo cáo ĐTM, cam kết môi trường và được cơ quan chức năng xác nhận hoàn thành các biện pháp BVMT trước khi đi vào vận hành; các khu/cụm công nghiệp thuộc lưu vực phải được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng và các công trình xử lí nước thải hiệu quả trước khi đi vào hoạt động. - Đối với nước thải y tế và các nguồn thải khác: Phải được thu gom, xử lí nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung, chảy ra sông Ba. 3.3.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho một số ngành/lĩnh vực Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa sản xuất sạch hơn như sau: “Sản xuất sạch hơn là liên tục áp dụng chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quarsinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường”. Như vậy, sản xuất sạch hơn là các cơ sở cần thực hiện: - Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh: Thực hiện hàng loạt các biện pháp như quản lí nội vi tốt đó là ngăn ngừa rò rỉ, rơi vãi nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng; thay đổi nguyên liệu thô có nghĩa là nh ững nguyên liệu thô hiện sử dụng có thể được thay thế bằng những nguyên liệu ít gây ô nhiễm hơn; kiểm soát quá trình sản xuất nhằm vận hành các máy móc thiết bị với hiệu quả và lượng chất thải phát sinh ít hơn; và cuối cùng là cải tiến thiết bị, thay đổi công nghệ sản xuất. 100 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Tái sinh chất thải trong sản xuất: Tái sinh chất thải là thu hồi và tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng đã thải ra. Nguyên liệu được thu hồi có thể được tái sử dụng cho chính công đoạn sản xuất đó hoặc được sử dụng cho mục đích có ích khác. - Thay đổi sản phẩm: Thay đổi sản phẩm là việc thay thế hay chuyển đổi sản phẩm của cơ sở sản xuất sang mộ loại sản phẩm khác/mới có lợi hơn về kinh tế và bảo vệ môi trường. Điều này thúc đẩy nhà sản xuất phải đổi mới công nghệ, lựa chọn các công nghệ ít ô nhiễm, sử dụng các nguyên vật liệu ít gây ô nhiễm hơn, qua đó giảm thieur được ô nhiễm môi trường. SXSH ngoài việc nâng caao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí trong xử lý chất thải, đáp ứng yêu cầu thị trường trong cạnh tranh và tiếp cận với “thị trường xanh” thì môi trường sản xuất được cải thiện do giảm thiểu lượng và mức độ độc hại phát thải, thỏa mãn những quy định và tiêu chuẩn về môi trường, giúp xây dựng được lòng tin với công chúng về trách nhiệm môi trường của mình. *Áp dung SXSH cho nhà máy chế biến đường. Các giải pháp quản lý nội vi - Kiểm soát chất lượng mía đầu vào nhằm tăng chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các thiết bị sang nhằm tăng hiệu suất sang, bảo dưỡng máy tốt. - Bảo dưỡng định kỳ các trục ép nhằm tăng hiệu suất ép, tăng tuổi thọ máy. - Bảo ôn tốt và sửa chữa ngay các vị trí rò rỉ hơi. Các giải pháp cải tiến thiết bị - Thay thế các phần thiết bị thép thường (hay gây nhiễm bẩn sản phẩm) bằng thép không rỉ - Nâng cấp thiết bị lọc để tăng hiệu suất lọc. 101 Đồ án tốt nghiệp 2015 Các giải pháp tuần hoàn- tái sử dụng - Lắp đặt hệ thống tuần hoàn nước làm mát có thể tiết kiệm nước và điện chạy máy bơm nước. - Sử dụng lượng bùn thải làm phân vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu giúp tiết kiệm chi phí xử lý, tăng doanh thu. Các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng đối với các cơ sở sản xuất đường nêu trên đã được áp dụng thực tiễn tại Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam – Nghệ An. Công ty đã thực hiện các giải pháp quản lý nội vi với chi phí thấp là 29 triệu đồng, hàng năm lợi ích thu được từ các giải pháp trên là 138,5 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm công ty thu lợi 710 triệu đồng từ việc tận dụng bùn tro bã mía để sản xuất phân vi sinh 5000 tấn/năm. Công ty cổ phần mía đường Bến Tre áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn đã đạt được lợi ích kinh tế: đầu tư 800 triệu đạt lợi ích 465 triệu/năm, lợi ích môi trường: giảm tiêu thụ nước 22% giảm tổn thất đường trong bã mía. *Áp dụng SXSH cho Nhà máy sản xuất tinh bột Các giải pháp SXSH có thể áp dụng cho cơ sở sản xuất tinh bột sắn như sau: Các giải pháp quản lí nội vi: - Kiểm soát và loại bỏ lượng tạp chất: đất, cát lẫn trong sắn nguyên liệu trước khi nhập - Loại bỏ bớt lượng tạp chất bẩn bám vào vỏ củ trước khi cho vào hệ thống rửa, bóc vỏ. - Lắp đặt các đồng hồ đo nước tại các vị trí sản xuất. - Kiểm soát các vị trí rò rỉ của đường óng nước. 102 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Khi tiến hành rửa thiết bị phải tăng áp lực nước làm cho quá trình rủa đạt hiệu quả nhưng tiết kiệm nước. - Sửa lại các vị trí rò rỉ để tránh thất thoát bột nước. - Thường xuyên bảo dưỡng các động cơ, các bộ phận truyền động cơ. - Bảo ôn tất cả các đường ống dẫn hơi và thiết bị nhiệt. - Thay thế dần các đèn tiêu hao điện bằng bóng đèn tiết kiệm điện. Các giả pháp tuần hoàn, tái sử dụng: - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải thu hồi biogas để cung cấp nhiên liệu phát nhiệt. - Sử dụng lượng vỏ và cùi thải để làm phân vi sinh cung cấp cho vùng nguyên liệu và bán ra thị trường. Các giải pháp thay đổi thiết bị: - Xem xét hệ thống tách bã để hạn chế lượng tinh bột lẫn vào trong bã. - Lắp đặt thiết bị tách bã để giảm hàm lượng ẩm xuống 35% làm phân vi sinh. Giải pháp thay đổi quá trình: Lắp đặt thiết bị tách bã đồng thời có hệ thống sấy để giảm hàm lượng ẩm xuống 14% bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Các giải pháp SXSH áp dụng đối với các cơ sở sản xuất tinh bột sắn nêu trên đã được áp dụng thực tiễn tại Công ty Cổ phần Fococev Quảng Nam. Công ty đã thực hiện một số giải pháp quản lý nội vi không tốn chi phí và chi phí thấp với tổng giá trị đầu tư là 1,679 tỷ đồng. Lợi ích hàng năm Công ty thu được nhờ thực hiện các giải pháp trên là 2,332 tỷ đồng. Công ty đã chủ động thực hiện các giải pháp đầu tư nhằm giải quyết triệt để các vấn đề môi trường nổi cộm, cụ thẻ là đầu tư 6,417 tỷ đồng cho việc đầu tư mới giải pháp lắp đặt máy vắt bã liên hoàn và giải pháp xưởng sản xuất phân vi sinh. Lợi nhuận 103 Đồ án tốt nghiệp 2015 từ hệ thống vắt bã liên hoàn là 1,154 tỷ đồng/năm và từ việc sản xuất phân vi sinh là 1,045 tỷ đồng/năm. *Áp dụng SXSH cho các cơ sở chế biến gỗ Các cơ sở chế biến gỗ có thể thực hiện SXSH bằng một số giải pháp về quản lý nội vi như sau: - Lắp đặt chụp hút ẩm tại lò sấy; - Giảm lượng gỗ, sản phẩm hư hỏng bằng cải tiến thiết bị; - Tuần hoàn, tái sử dụng hóa chất ngâm tẩm gỗ. - Lắp đặt bóng đèn tiết kiệm năng lượng trong các phân xưởng – văn phòng - Thực hiện công tác giáo dục, nâng cao hiểu biết về SXSH, tinh thần tiết kiệm trong đội ngũ công nhân – nhân viên; - Trang bị các thiết bị thông gió, hút gió tại các phân xưởng kín. - Thu gom dăm gỗ. gỗ vụn làm nhiên liệu đốt cho lò hơi và các cơ sở khác. Tỉnh Bình Định, một số cơ sở chế biến gỗ đã áp dụng sản xuất sạch hơn mâng lại hiệu quả kinh tế và môi trường rất thiết thực, điển hình là Xí nghiệp chế biến lâm sản Hoài Nhơn (Công ty Cỏ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam). Xí nghiệp đã thực hiện một số biện pháp quả lý nội vi và cải thiến thiết bị, kết quả đã giảm lượng bụi phát thải, khắc phục tổn thất năng lượng 3.3.3. Đổi mới công nghệ - Nghiên cứu, áp dụng các cong nghệ sản xuất tiên tiến, ít xả thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Cần tăng cường chức năng và hiệu quả thẩm định công nghệ các thiết bị đầu tư cho sản xuất các cơ quan ban ngành trước khi đưa vào hoạt động. 104 Đồ án tốt nghiệp 2015 - Cần nhân rộng mô hình xử lý nước thải kết hợp thu hồi khí biogas vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường (khí, nước thải) vừa tận thu khí biogas làm nhiên liệu cho lò sấy thay thế việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (dầu DO, FO,), điển hình như các nhà máy chế bến mì trên địa bàn thời gian đã tiết kiệm được từ nguồn thiên nhiên đốt hàng chục tỷ đồng/năm. Tăng tuần hoàn, tái sử dụng nước thải để giảm thiểu lưu lượng nước thải gây ô nhiễm, đồng thời đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất của các cơ sở thuộc lưu vực sông Ba vào mùa kiệt. Ngoài ra, cần kết hợp xử lý nước thải bằng thảm thực vật ( cỏ Vertiver, Lục bình, bèo Nhật Bản) góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí xử lý xuống mức thấp nhất, và đây là biện pháp sinh học rất than thiện với môi trường ( thường áp dụng để xử lý nước thải từ các lò giết mổ gia súc và các hồ xử lý công nghiệp khác). 105 Đồ án tốt nghiệp 2015 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Việc quản lý tài nguyên nước khu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Thị xã nói riêng và Tỉnh Gia Lai nói chung. Kết quả đánh giá có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở phân vùng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải phục vụ quản lý, kiểm soát các nguonf thải trên từng đoạn sông, là căn cứ quan trọng trong vấn đề quy hoạch phân vùng khai thác nước và phát triển kinh tế xã hội địa phương Kết quả tính toán theo các kịch bản 1 và kịch bản 2 cho ta thấy chất lượng nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nhất vào mùa kiệt, đập An Khê( của thủy điện An Khê – Ka Nak) xả nước về hạ du đạt 4m3/s và các cơ sở công nghiệp chưa đầu tư hoặc đầu tư chưa hiểu quả hệ thống xử lý nước thải (kịch bản 1), dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ một số đoạn như: đoạn tiếp giáp giữa sông Ba và suối vối về phía hạ lưu khoảng 24 km và tại một số vị trí suối nhỏ, chất lượng nước ở đây bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh và chất rắn lơ lửng ở mức độ trụng bình do chịu tác động trực tiếp từ nguồn thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất và lưu lượng dòng chảy ở những suối nhỏ này thấp nên chỉ thích hợp cho mục đích tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước sông Ba cải thiện đáng kể khi nước xả từ đập An Khê tăng lên 8m3/s vào mùa kiệt, và các cơ sở công nghiệp đẫ đầu tư hiệu quả hệ thống xử lý nước thải đạt loại B của QCVN 40/BTNMT (kịch bản 2), chất lượng nước ở đây có thể dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có các biện pháp xử lý hữu cơ, vi sinh và chất rắn lơ lững Qua đây cho thấy việc bảo vệ nguồn tài nguyên này là hết sức cần thiết. Các hoạt động có sức ảnh hưởng đến môi trường nước đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác giám sát và kiểm tra do chưa phối hợp đồng bộ với người dân địa phương. Vì vậy cần phải thực hiện biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm quản lý 106 Đồ án tốt nghiệp 2015 hiệu quả nguồn tài nguyên nước của sông Ba, tiến tới sự phát triển bền vững của Thị xã trong thời gian tới. 2. KIẾN NGHỊ: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Hiệu quả xử lý các nguồn thải thuộc lưu vực sông, đặc biệt nước thải công nghiệp của các nhà máy xả thải ra sông Ba, và lưu lượng nước chảy về hạ lưu sau đập An Khê của thủy điện An Khê – Knak có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông sau đập. Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài. Trong đó, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Thị xã An Khê rất quan trọng, nếu quy hoạch khai thác không hợp lý sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.. Do đó, để quản lý tốt nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê đề tài đề xuất một số kiến nghị sau: - Tích cực phòng chống, kiểm soát ô nhiễm, ngăn ngừa sự cố, khắc phục trạng thái suy thoái môi trường lưu vực, cụ thể: thực hiện nghiêm các qui định của luật BVMT và nâng cao chất lượng về lập, thẩm định báo cáo ĐTM trong xét duyệt dự án đầu tư; Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác BVMT cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, buộc các cơ sở phải có biện pháp xử lý chất thải đạt yêu cầu; - Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, quả lý rừng đầu nguồn cho các cấp ngành, cơ sở, cộng đồng địa phương. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ than thiện với môi trường trong sản xuất, công nghệ xử lý môi trường hiệu quả - Quy hoạch Tài nguyên nước phải đi cùng với các quy hoạch khác có liên quan như: Quy hoạch tổng thể của vùng, địa phương; quy hoạch thủy lợi, quy hoạch 107 Đồ án tốt nghiệp 2015 giao thông Khi xét đến vấn đề cần quy hoạch phải tham khảo quy hoạch của các ngành khác để làm hài hòa các mục tiêu, hướng tới sự phát triển bền vững. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải trên toàn Thị xã để từ đó có thể quản lý các nguồn thải, các cơ sở gây ô nhiễm một cách hệ thống, dễ dàng. - Triển khai chương trình hợp tác về bảo vệ môi trường với các địa phương khác trong lưu vực sông Ba - Vấn đề về môi truờng, sự cố và rủi ro xuất phát từ công tác quản lý, vận hành các nhà máy thủy điện và phần lớn tập trung vào các vấn đề xã hội, đặc biệt là việc ổn định đời sống nguời dân sau khi di dời. Ðây là nguyên nhân của nhiều vấn đề môi truờng khác phát sinh khi mà hầu hết người dân bị di dời có cuộc sống khác với điều kiện sống của họ trước đây, kinh tế và thu nhập của họ bấp bênh không ổn dịnh, nơi ở và điều kiện canh tác khác biệt và đối với nhiều đồng bào dân tộc, điều kiện và cơ hội tiếp cận khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hàng ngày như nguồn cá sông, sản vật rừng. Vì vậy, ngoài việc tăng cường công tác quản lý và kiểm soát như dã được kiến nghị thì vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân mất dất canh tác và hỗ trợ người lao động sẽ phải được Chính quyền địa phương và Chủ đầu tư đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Ðây là một trong những mục tiêu để đạt được phát triển thủy điện bền vững. 108 Đồ án tốt nghiệp 2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Quyết định số 319/QĐ-TTg, Hà Nội [2]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2012). Về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 7/7/2014, Hà Nội [3]. Bích Ngọc (2011), Biến đổi khí hậu khuấy động tài nguyên nước, baodatviet.vn. Từ:< nuoc/Bien-doi-khi-hau-khuay-dong-tai-nguyen-nuoc-2121> [4]. Chi Cục Thống kê thị xã An Khê (2015). Niêm giám thống kê 2014, NXB Thống Kê, An Khê [5]. Ngô Đình Tuấn (2011), Cảnh báo suy kiệt nguồn nước Việt Nam. Từ: < bao-suy-kiet-nguon-nuoc-tai-Viet-Nam-2068> [5]. Nguyễn Hữu Khải (2011), Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, châm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba, Chương trình KHCN cấp nhà nước KC.08.30/06-10, Hà Nội, [6]. Nguyễn Minh Lâm (2012), Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An, Luận văn Tiến Sỹ, Viện Môi Trường và tài Nguyên, TP.HCM [7]. Nguyễn Võ Châu Ngân (2011), Giáo trình Tài nguyên nước lục địa, Giáo trình, bài giảng Đại học Cần Thơ, Cần Thơ [8].Sở Tài Nguyên và Môi Trường (2007). Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thị xã An Khê đến năm 2020, Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND, Gia Lai 109 Đồ án tốt nghiệp 2015 [9]. Tôn Thất Lãng và cộng sự (2008), Xây dựng chỉ số CLN để đánh giá và quản lý CLN hệ thống sông Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở [10]. USGS (2014),Global Hydrological Cycle. The water cycle, Vietnamese. Từ: [11]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Gia Lai 110 PHỤ LỤC Bảng 1: Hiện trạng công trình thủy lợi trên lưu vực sông Ba STT Diện tích tưới công Diện tích Công trình thủy lợi Tổng lượng trình th y l i (ha) i b ng i Đơn vị hành chính ủ ợ tướ ằ Cộng nước tướ công trong các Cây công Hồ Đập Trạm trình tạm (ha) mùa, vụ nghiệ chứa dâ bơm Cấy lúa th i (ha) Cộng 6 3 p ờ ng (10 m /vụ) 1 Huyện Ayun Pa 1182 8 345 1190 1 1 3 5 14,28 2 Huyện Phú Thiện 5316 26 315 5342 3 3 64,10 3 Huyện Ia Pa 2968 139 553 3107 15 15 37,28 4 Thị xã An Khê 462 361 462 9 9 5,54 5 Huyện Đăk Pơ 403 20 158 423 7 2 2 11 5,08 6 Huyện Kbang 929 30 368 959 3 27 30 11,51 7 Huyện Krong Pa 1376 898 2274 4 3 3 10 27,29 8 Huyện Kong Chro 303 137 303 1 10 11 3,64 9 Huyện Mang Yang 1285 120 697 1405 2 17 2 21 16,86 10 Huyện Đăk Đoa 2898 205 1921 3103 1 27 28 37,24 CỘNG 17122 1446 18568 28 87 28 143 222,91 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên nước tinht Gia lai đến năm 2020) 1 Bảng 2: Các công trình thủy điện trên lưu vực sông Ba STT Chủ đầu tư Tên dự án Địa điểm thực hiện Diện tích Văn bản pháp lí Ghi chú dự án (ha) 1 Công ty cổ phần Gia lâm Thủy điện Krong Xã Đăk Kroong, 76.89283 38/QĐ-UBND Giao và Đang Pa 2 huyện Kbang ngày xây dựng 15/2/2008 2 Công ty cổ phần thủy Thủy điện Đăk Các xã Nam Yang, Ya 544.6 36/QĐ-UBND Giao và Đã vận điện Hoàng Anh Gia Srông 2 Ma và Đăk Ko ngày hành Lai Ning 24/11/2008 3 Công ty TNHH Nhật Thủy điện Đăk Xã Ia Đăk H’Nol, 3.489 194/QĐ-UBND Thuê và Đã vận Minh H’Nol huyện Đăk Đoa ngày hành 08/12/2009 4 Công ty TNHH Đầu tư Thủy điện H’Chan Xã Đê Ar, huyện 1.4184 280/QĐ-UBND Thuê và Đã vận và phát triển điện Gia Mang Yang ngày hành lai 08/12/2007 5 Công ty cổ phần Đăk Thủy điện Đăk TT.Kong Chro, huyện 124.52 126/QĐ-UBND Giao và Đã vận Srông Srông Kong Chro ngay hành 16/8/2005 6 Công ty cổ phần Ayun Thủy điệnAyun Các xã Đăk Djang, Lơ 64.2696 136/QĐ-UBND Thuê và Đã vận Thượng Thượng 1 Pang huyện Mang ngày hành Yang và xã Ia 12/8/2011 H’Nol huyện Đăk Đoa 7 Thủy điện Ia Hiao Xã Ia Hiao, huyện 122.4 Chưa có chủ 2 Phú Thiện và xã đầu tư Chư P ưh, TX AyunPa 8 Doanh nghiệp tư nhân Thuỷ điện Đăk Ble Các xã Krong và Đăk 63.5119 123/QĐ-UBND Thuê và DDang Đức tài Roong, huyện ngày xây dựng Kbang 11/8/2010 9 Công ty cổ phần thuỷ Thuỷ điện Kênh Xã Ia Sol, huyện Phú 0.3481 104/QĐ-UBND Thuê và Đã vận điện Kênh Bắc – Bắc – Ayun Hạ Thiện ngày hành Ayun Hạ 20/7/2009 10 Công ty cổ phần thuỷ Thuỷ điện Đăk Xã Nam Yang, Đăk 199.81 263/QĐ-UBND Giao và Đã vận điện Hoàng Anh Gia Srong 2 Kning, huyện ngày hành Lai Kong Chro 12/11/2008 11 BQL xây dựng thuỷ điện Thuỷ Điện An Khê Huyện Kbang, TX. 600.96 185/QĐ-UBND Giao và Đã vận 7 – Ka Nak An Khê ngày hành 10/8/2006 Xã Đăk Sơ Mar, Lơ 2.103.084 Ku, Krong, Đông 119/QĐ-UBND và xã Đăk Hlo, ngày 10/7/ huyện Kbang 2007 Các xã Cửu An, Thành An, Tú An, TX An Khê 514.875 120/QĐ-UBND ngày 06/07/2007 12 BQL dự án đê xây dựng Thuỷ điện sông Ba Các xã Chư Ngọc, 2.194.39 14/QĐ-UBND Giao và Đã vận Công trình phần thuỷ Hạ Phú Cần, Ia Dreh, ngày/01/2007 hành điện sông Ba Hạ IIa Rmok, Krong Pa 3 13 Công ty cổ phần thuỷ Nhà máy thuỷ điện Xã Ayun Hạ huyện 1.215 250/QĐ-UBND Giao và Đã vận điện Gia Lai Ayun Hạ Phú Thiện ngày hành 03/05/1999 14 Công ty cổ phần thuỷ Nhà máy thuỷ điện Xã Kon Chiêng, 27.6 148/QĐ-UBND Thuê và Đã vận điện Gia Lai Đăk Pi Hao 1 huyện Mang Yang ngày hành và xã Chơ Long 06/9/2011 huyện Kong Chro 15 Công ty Cổ phần Thuỷ Nhà máy thuỷ điện Các xã: Ia Sươm, 185.0 967/QĐ-UBND UBND tỉnh điện Hoàng Anh Tô Đăk Srong 3A huyện Krong Pa, ngày thoả thuận Na xã Ia Tô, TX 08/4/2011 vị trí giao AyunPa, xã Ia đất và đang Broai, huyện Ia Pa xây dựng 16 Công ty cổ phần thuỷ Nhà máy thuỷ điện Các xã Ia Sươm, Ia 99.76 116/QĐ-UBND Thuê và Đã vạn điện Hoàng Anh Tô Đăk Srong 3B Rsai, huyện Krong ngày hành Na Pa 21/7/2011 17 Cty CP TĐ Gia Lai Nhà máy thuỷ điện Huyện Chư sê, tỉnh Thuê và đã vận H’Mun Gia Lai hành 18 Công ty CP Thuỷ điện Thuỷ điện Vĩnh Xã Vĩnh Sơn, huyện Thuê và Đã vận Vĩnh Sơn- Sông Hin Sơn 2&3 Vĩnh Thạch, xã hành An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định; xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai 19 Công ty CP Điện Gia lai Nhà máy thuỷ điện Xã Chơ Long, huyện Thuê và Đã vận 4 Đăk Pi Hao2 Kong Chro hành 20 Công ty XNK hang Thuỷ điện Krong Kroong, Kbang Thuỷ điện chưa Quang Đức Pa 3 có chủ trương đầu tư 21 Cty CP ĐTXD TĐ Quốc Thuỷ điện Ayun Xã Trang, huyện Đăk Đang triển khai Cường Trung Đoa- xã Kon đầu tư Thụp, lơ Pang huyện Mang Yang 22 Thuỷ điện Pleikeo Xã Ayun, Bơ Chưa có chủ Ngoong, bahmail, trương đầu huyện Chư Sê tư ( nguồn: Sở Công Thương, 2014) 5 Bảng 3: Một số cơ sở công nghiệp trên lưu vực sông Ba thuộc các tỉnh STT Tên cơ sở Địa chỉ Loại hình Công suất Cam kết Cấp phép xả thải sản xuất xả thải (m3/n g.đ) 1 Khu chế biến tinh bột sắn tươi công Phường Ngô 400 Chưa được phê suất 40 tấn bột tươi/ngày Mây, thị xã duyệt dự án An Khê) (nằm trong KCN An Khê) đầu tư 2 Nhà máy chế biến tinh bột sắn Gia Phường An Tân, Chế biến 200 tấn sản 900 900 Lai cơ sở 2 – Công ty CP Nông thị xã An khê tinh bột phẩm/ng sản thực phẩn Quảng Ngãi sắn ày 3 Nhà máy đường An khê Xã Thành An, Sản xuất 10.000 1.008 Hết hạn cấp phép thị xã An mía TMN Khê đường 4 Công ty TNHH MTV MDF Km 74, QL 19, Chế biến gỗ 68 68 Vinafor Gia Lai TX An Khê 5 Công ty CP Lâm Nghiệp và xây Nguy cơ xả thải dựng An Khê gây ô nhiễm MT 6 KCN (Theo quy hoạch) Nguy cơ xả thải gây ô nhiễm MT 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_tai_n.pdf