Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng trôm, tỉnh Bến tre quy hoạch đến năm 2035

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035 Ngành: MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : ThS Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Phạm Công Nhở MSSV: 1151080157 Lớp: 11DMT02 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP M ỤC L ỤC MỞ ĐẦU ........

pdf131 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng trôm, tỉnh Bến tre quy hoạch đến năm 2035, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 1 3. Nội dung thực hiện ...................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Ý nghĩa của đồ án ........................................................................................ 4 7. Kết cấu của đồ án ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ......................................... 6 1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 6 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR..................................................................... 6 1.2.1. Phân loại CTR ....................................................................................... 6 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh ........................................................................... 9 1.3. Tính chất của CTR ................................................................................. 10 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR .......................... 10 1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR ..................... 15 1.3.3. Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR ................... 17 1.4. Ảnh hưởng của CTR .............................................................................. 19 1.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị .............................. 19 1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường .............................................................. 19 1.5. Các phương pháp quản lý và xử lý CTR ............................................. 20 i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.5.1 Hệ thống quản lý CTR ...................................................................... 20 1.5.2 Các phương pháp xử lý ..................................................................... 25 Giảm thể tích cơ học: .................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE ........................................................................................ 34 2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 34 2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 34 2.1.2 Địa hình ............................................................................................. 35 2.1.3 Khí hậu .............................................................................................. 35 2.1.4 Thủy văn ............................................................................................ 38 2.1.5 Tài nguyên ......................................................................................... 38 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ...................................................... 41 2.2.1 Điều kiện kinh tế: .............................................................................. 44 2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: ................................................ 44 2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020. Quan điểm và định hướng và phát triển ....................................................... 46 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE .............................................................................. 50 3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm ...................................................................................... 50 3.1.1 Nguồn gốc phát sinh .......................................................................... 50 3.1.2 Thành phần CTRSH ........................................................................ 50 3.1.3 Khối lượng CTRSH .......................................................................... 52 ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR ................................................... 55 3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH ......................................................................... 61 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE ................... 75 4.1. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR .......................................................... 75 4.1.1 Đối với công tác thu gom .................................................................. 75 4.1.2 Đối với công tác vận chuyển ............................................................. 77 4.1.3 Đối với công tác xử lý ....................................................................... 77 4.2 Đề xuất các giải pháp .............................................................................. 79 4.2.1 Lưu trữ ............................................................................................... 79 4.2.2 Tính toán thu gom ............................................................................. 83 4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR................................................................ 98 4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH ......................................................... 100 CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ ................................................................ 116 5.1 Thu gom rác hữu cơ .............................................................................. 116 5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ...................................... 116 5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ ................................. 116 5.2 Thu gom rác vô cơ ................................................................................ 117 5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ ........................................... 117 5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ ................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 119 KẾT LUẬN ................................................................................................ 119 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 120 iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt UBND Ủy Ban Nhân Dân QĐ Quyết Định NĐ – CP Nghị Định - Chính Phủ THPT Trung Học Phổ Thông LHPN Liên Hiệp Phụ Nữ TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn CTĐT Công Trình Đô Thị THCS Trung học cơ sở CCN Cụm công nghiệp BQL Ban quản lý KH&CN Khoa học và Công nghệ BCL Bãi chôn lấp XH Xã Hội PHSH Phân Hủy Sinh Học iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý.................................................................. 7 Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ........................................................... 9 Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt .............................. 11 Bảng 1.4 Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh .............................................. 12 Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải ...................................... 13 Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của rác thải các đô thị ............................................... 16 Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của rác thải đô thị .................. 16 Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ........ 24 Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong quản lý chất thải rắn ................................................................................................ 32 Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2014 ................................ 45 Bảng 3.1 Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 50 Bảng 3.2 Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 ........................................... 52 Bảng 3.3 Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre. ......................................................................................................... 53 Bảng 3.4. Tổng Hợp Kinh Phí Mua Thiết Bị .......................................................... 56 Bảng 3.5. Thống Kê Nhu Cầu Thu Gom Và Vận Chuyển Rác Trên Địa Bàn Huyện Giồng Trôm ............................................................................................................. 58 Bảng 3.6 Đăng Ký Nhu Cầu Nhân Lực Thu Gom Rác ........................................... 59 Bảng 3.7 Thống Kê Khối Lượng Và Cư Ly Vận Chuyển Rác Về Bãi Rác Tập Trung Của Huyện Quý 1 + 2 Năm 2015 (Đến 27/06/2015) ................................... 60 Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình ............................................ 62 Bảng 4.1. Thành phần và tính chất rác tại Huyện Gồng Trôm ............................... 85 v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 4.2. Dân số dự đoán từng năm của Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre từ 2015 – 2035. ............................................................................................................ 86 Bảng 4.3. Lượng rác hữu cơ và vô cơ từng năm từ 2015 đến 2035 ........................ 86 Bảng 4.4. Khối lượng rác ước tính từ năm 2015 – 2035: ....................................... 87 Bảng 4.5. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác hữu cơ từ năm 2015 đến năm 2035 ................................................................................................. 91 Bảng 4.6. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác vô cơ từ năm 2015 đến năm 2035 ................................................................................................. 92 Bảng 4.7 Tính toán lượng rác thải ở từng xã trong huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre năm 2015........................................................................................................... 94 Bảng 4.8 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải hữu cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015. ...................................................................................................... 96 Bảng 4.9 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải vô cơ của huyện Giồng Trôm năm 2015 ................................................................................................................. 97 Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật chi tiết .................................................................... 105 Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ............... 116 Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ ........ 117 Bảng 5.3 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: ................ 118 Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ .......... 118 vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex ................................... 26 Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre ................................. 34 Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm ................................................................................................... 54 Hình 3.2. Xe ép rác 2 tấn ............................................................................... 55 Hình 3.3. Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh ............................................... 61 Hình 3.4. Đốt rác tại hộ gia đình ................................................................... 63 Hình 3.5. Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ ........................ 63 Hình 3.6. Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh ........... 64 Hình 3.7. Biểu đồ phương pháp xử lý của các hộ gia đình ........................... 65 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện cách xử lý rác của các hộ gia đình ..................... 66 Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng compost ......................................................................................................... 68 Hình 3.10. Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý rác thải bằng thùng compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014. ...................................... 69 Hình 4.1. Bãi rác Tân Thanh tại Huyện Giồng Trôm ................................... 77 Hình 4.2. Hố Thu nước rỉ rác tại Bãi Rác Tân Thanh ................................... 78 Hình 4.3. Phân loại rác tại nguồn .................................................................. 80 Hình 4.4. Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 ...................................................... 104 Hình 4.5.Lò đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 ............... 105 Hình 4.6.Quy trình tái chế giấy ................................................................. 107 Hình 4.7.Tái chế túi xách thân thiện môi trường ......................................... 111 vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 4.8.Quy trình tái chế nhựa .................................................................. 112 Hình 4.9. Các chai thủy tinh được tái chế ................................................... 104 viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, đồng thời con người còn thải ra nhiều CTR hơn. Có rất nhiều loại CTR trong đó CTRSH chiếm chủ yếu. CTRSH là một mối đe dọa cho môi trường con người. Việc thu gom, vận chuyển CTRSH đang là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý môi trường. Nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường. Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý CTR do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng. Bến Tre là một tỉnh đang phát triển, trong đó huyện Giồng Trôm là một huyện lớn, là một huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre với số dân 171.167 người. Tình hình quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Giồng Trôm còn nhiều bất cập. Thực tế cho thấy tỉ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác chưa có phân loại tại nguồn nên gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý CTR. CTR chưa được thu gom triệt để, việc thải bỏ, xử lý rác còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện. Do đó, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035” được thực hiện nhằm mục đích quản lý CTRSH của huyện, đảm bảo mỹ quan đô thị, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. 2. Mục đích đề tài 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. - Xây dựng các giải pháp quản lý CTR, quy hoạch đến năm 2035 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân loại và xử lý hợp vệ sinh. 3. Nội dung thực hiện - Đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy văn, tình hình dân số và cơ cấu ngành nghề của huyện) - Giới thiệu tổng quan về CTR và hệ thống quản lý CTR. - Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện. - Đề xuất các biện pháp quản lý (dự báo khối lượng CTR phát sinh, tính toán xe thu gom, vận chuyển..) - Dự báo khối lượng rác phát sinh. - Tính toán cụ thể các quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển. - Quản lý chất CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm. + Thực trạng phát sinh CTR của huyện: Thành phần CTR, lượng bình quân... + Lượng CTR hộ gia đình (kg/người/ ngày) + Điều tra công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn huyện: Hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình... + Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế của huyện. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý CTR ở địa bàn huyện. Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số liệu về hiện trạng quản lý CTRSH, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTR bao gồm 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, chôn lấp. Dựa trên đánh giá hiện trạng, đề tài nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của CTR.  Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. - Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng CTR công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Giồng Trôm và Công ty Công Trình đô Thị - Tỉnh Bến Tre. - Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet... Phương pháp tính toán dự báo dân số Được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTRSH của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Phương pháp tính toán khối lượng rác. - Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải CTR trên đầu người. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và Excel. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu - Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Phương pháp xã hội học Khảo sát 220 hộ dân trên toàn địa bàn Huyện Giồng Trôm về các nội dung như: 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hiện trạng sinh hoạt và sản xuất - Lượng CTR phát sinh - Phương pháp lưu trữ - Phương pháp thu gom và xử lý - Nhận thức về tác hại của CTR Phiếu điều tra được đính kèm ở Phụ lục Kết quả điều tra được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và trình bày ở Chương 3. Phương pháp chuyên gia Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc. Phương pháp hệ thống Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt. 5. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.  Phạm vi không gian Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.  Phạm vi thời gian Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015. 6. Ý nghĩa của đồ án  Ý nghĩa khoa học 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý theo CTR SH cho huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, có giá trị đến năm 2035.  Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm: - Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR SH phát sinh hàng ngày, đồng thời phân loại CTR tại nguồn. - Nâng cao hiệu quả quản lý CTR SH tại địa phương, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. - Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao động tại địa bàn huyện Giồng Trôm. - Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR SH trên địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại huyện cũng như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân Compost, Biogas và nâng cao nhận thức của người dân. - Đề tài còn cung cấp các giải pháp thực tiễn giúp cho các nhà quản lý huyện Giồng Trôm quản lý CTR từ đây đến năm 2035. 7. Kết cấu của đồ án Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận – Kiến Nghị, đề tài bao gồm 5 chương: . Chương 1. Tổng quan về chất thải rắn . Chương 2. Giới thiệu tổng quan về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre . Chương 3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre. . Chương 4. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn tại huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre. . Chương 5. Dự toán kinh tế 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Định nghĩa Chất thải rắn (Solid Waste) dùng để chỉ tất cả các thứ vật chất dạng rắn và bán rắn mà chúng được thải bỏ trong quá trình hoạt động, phát triển của con người, sinh vật hoặc thiên nhiên tạo ra. Nó bao gồm những thứ mà con người ta thường gọi là rác và các đồ vật dụng vô giá trị, chúng không còn hữu ích hay khi con người không còn muốn sử dụng nữa. Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng CTR tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến CTR cũng được quy định cụ thể trong luật Bảo vệ Môi Trường 2005 và các văn bản quy về bảo vệ môi trường dưới luật. Quyết định số 152/1999/ QĐ-TT ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ Chính Phủ chủ động đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai. 1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR 1.2.1. Phân loại CTR Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng lạo, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại như:  Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý: Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Thí dụ - Các túi giấy, các 1. Các chất cháyđược: - Các vật liệu làm từ giấy. mảnh bìa, giấy vệ - Giấy sinh - Hàng dệt - Có nguồn gốc từ sợi. - Vải, len - CTR - Các chất thải ra từ đồ ăn, - Các rau quả, thực thực phẩm. phẩm - Cỏ, rơm, gỗ củi - Các thực phẩm và vật liệu - Đồ dùng bằng gỗ được chế tạo từ gỗ, tre như bàn ghế, vỏ dừa - Chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, bịch từ chất dẻo. nilon - Da và cao su - Các vật liệu và sản phẩm - Túi xách da, cặp thuộc da và cao su. da, vỏ ruột xe 2. Các chất không cháy được: - Các loại vật liệu và sản - Hàng rào, da, nắp - Kim loại sắt phẩm được chế tạo từ sắt. lọ - Kim loại không - Các kim loại không bị nam - Vỏ hộp nhôm, đồ phải sắt. châm hút đựng bằng kim loại - Thủy tinh - Các vật liệu và sản phẩm - Chai lọ, đồ dùng chế tạo bằng thủy tinh. bằng thủy tinh, bóng 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đèn - Đá và sành sứ - Các vật liệu không cháy - Vỏ trai, ốc, gạch, khác ngoài kim loại và thủy đá, gốm sứ, tinh. - Tất cả các vật liệu khác 3. Các chất hỗn hợp không phân loại ở phần 1 và 2 - Đá, đất, cát đều thuộc loại này. (Nguồn: Bảo vệ Môi Trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1999)  Phân loại theo quan điểm thông thường: Rác thực phầm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn, Đặc điểm quan trọng của các loại rác này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra mùi khó chịu. Rác bỏ đi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại, Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da gỗ,và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại, Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá, ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp, Chất thải xây dựng và phá hủy công trình: Chất thải từ quá trình xây dựng, sữa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán. Chất thải từ nhà máy xử lý: Chất thải này có từ hệ thống xử lý nước, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là CTR hoặc bùn (nước chiếm 25-95%). 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật. 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện nghiên cứu. Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Các hoạt động và vị trí Nguồn phát sinh Loại CTR phát sinh chất thải Chất thải thực phẩm, giấy bìa cứng, hàng dệt, đồ gia, chất thải vườn, Những nơi ở riêng của đồ gỗ, thủy tinh, hộp một gia đình hay nhiều thiết, nhôm, kim loại Nhà ở gia đình. Những căn hộ khác, tàn thuốc, rác thấp vừa và cao tầng đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị, điện) chất thải sinh hoạt nguy hại. Cửa hàng, nhà hàng, Giấy, bìa cứng, nhựa Thương mại chợ, văn phòng, khách dẻo, chất thải thực sạn, dịch vụ, cửa hiệu phẩm, gỗ, thủy tinh, 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP in kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Giấy, bìa cứng, nhựa Trường học, bệnh viện, dẻo, chất thải thực Cơ quan nhà tù, cơ quan chính phẩm, gỗ, thủy tinh, phủ kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại. Nơi xây dựng mới, sữa đường, san bằng các Xây dựng và phá vỡ Gỗ, thép, bê tông, đất công trình xây dựng, vỉa hè hư hại Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, Chất thải đặc biệt, rác, Dịch vụ đô thị (Trạm làm sạch theo lưu vực, CTR đường phố, bãi xử lý) công viên và bãi tắm, tắm và các khu vực tiêu những khu vực tiêu khiển khiển khác Qúa trình xử lý nước, Trạm xử lý, lò thiêu nước thải và chất thải Khối lượng lớn bùn dư. đốt công nghiệp, các chất thải được xử lý. (Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993) 1.3. Tính chất của CTR 1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong CTR: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén của các vật chất trong thành phần CTR. Tỷ trọng của CTR Trọng lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng một đơn vị vật chất trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như: xốp, chứa trong các container, không nén, nén, nên khi báo cáo giá trị trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu trọng lượng riêng rấy cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác phải quản lý. Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đia lý,mùa trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết kế. Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3(300kg/m3). Việc xác định tỷ trọng của CTR có thể tham khảo trên cơ sở các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt. Tỷ trọng của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó. Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt Tỷ trọng (kg/m3) Thành phần Dao động Trung bình Thực phẩm 4.75-17.8 10.68 Giấy 1.19-4.75 3.0... kWht = kWh nhiệt (1kWHt= 0,256 kWh điện, phản ảnh công suất chuyển hóa từ nhiệt sang điện). Có hai hình thức tái chế: trực tiếp và gián tiếp - Tái chế Trực tiếp: tái chế một vật dụng ở dạng sẵn có, ví dụ như chai lọ, sử dụng dạng thủy tinh để làm lọ mới, làm chảy lon nhôm để làm sản phẩm từ nhôm. Tái chế Gián tiếp: tái chế sử dụng vật liệu cho một mục đích khác với mục đích ban đầu như thu hồi năng lượng từ phế thải. 33 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre Huyện Giồng Trôm có dạng hình thang, nằm giữa cù lao Bảo có diện tích tự nhiên là 315,02km2, đứng hàng thứ năm trong tám huyện. Trung tâm huyện Giồng Trôm cách Thành phố Bến Tre 19km theo đường tỉnh 885, cách các thị trấn Ba Tri 18km, Mỏ Cày Bắc 33km, Chợ Lách 53km (theo các tuyến quốc lộ đường tỉnh); 34 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cách 2 huyện ven biển Bình Đại 28km, Thạnh Phú 29km (theo các tuyến đường tỉnh và đường sông Ba Lai, Hàm Luông). Ranh giới hành chánh của huyện giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Giồng Trôm và huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai. - Phía Nam – Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày; phía Nam – Đông Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông. - Phía Đông và Đông Nam giáp Huyện Ba Tri. - Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Bến Tre. - Tọa độ địa lý: 106o21’27’’- 106o35’12’’ kinh độ Đông. 10o01’32’’- 10o15’55’’ vĩ độ Bắc. 2.1.2 Địa hình Nền đất được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông, địa hình gồm hệ thống mạng lưới sông rạch chằng chịt. Do đó, Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. - Cao trình thiên nhiên trên các bờ dừa bình quân: 1,000. - Cao trình thiên nhiên trên mạng ruộng lúa bình quân: 0,350. - Cao trình đất ở bình quân: 1,700. Nhìn chung khu vực thuộc vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng, chênh lệch cao trình không nhiều. 2.1.3 Khí hậu Giồng Trôm chịu ảnh hưởng chung của điều kiện khí hậu chung của tỉnh Bến Tre. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện khí địa hình và mặt đêm của những vườn dừa, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lớn đang xen tạo cho Bến Tre có sự tương đối đồng nhất về khí hậu, không có sự phân hóa mạnh theo không gian giữa các huyện, giữa các vùng ven biển và xa biển. Nhiệt độ 35 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bến Tre thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC đến 27oC. Nhiệt độ là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh, thúc đẩy quá trình bay hơi dung môi hữu cơ càng mạnh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Nhiệt độ tại khu vực tỉnh Bến Tre thay đổi theo mùa trong năm. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng không lớn lắm. Nhiệt độ giao động trong ngày. Biên độ nhiệt đạt đến 100C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Độ ẩm không khí Độ ẩm tương đối của không khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ của khối không khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì đội ẩm tương đối càng lớn, ngược lại nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối càng giảm. Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ, là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản nguyên vật liệu, sản phẩm,... chuyển hóa chất ô nhiễm và sức khỏe người lao động tại khu vực. Độ ẩm không khí phụ thuộc vào các mùa trong năm. Các tháng 7, 8, 9, 10 là thời kỳ mưa nhiều nên độ ẩm đạt trị số cao nhất trong năm. Các tháng 2, 3 nhiệt độ không khí cao và lương mưa rất nhỏ nên độ ẩm có giá trị thấp nhất trong năm. Lương mưa Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất trên bề mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mua tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Mưa có tác dụng lọc bớt các chất ô nhiễm 36 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong môi trường nước. Vì vậy, vào mùa mưa, các chất ô nhiễm trong không khí thường thấp hơn vào mùa khô. Tuy nhiên, mùa mưa cũng dễ kéo theo các chất ô nhiễm xuống nguồn nước làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt. Mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng trung tuần tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 11 hàng năm. Lương mưa trong mùa chiếm khoảng 90% tổng lượng mua cả năm. Nhìn chung, mưa tại khu vực mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh), thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa quá lớn và dồn dập. Các tháng 7, 8, 9, 10 là các tháng có lượng mua cao. Các tháng 1, 2 hầu như không có mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất ít, chỉ bằng 10% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 152 ngày. Bốc hơi Chế độ bốc hơi trong năm chia thành 2 mùa trái ngược với mùa khô và mùa mưa. Từ tháng XII đến IV độ bốc hơi lớn đạt bình quân khoảng 3,3mm/ngày đêm. Các tháng còn lại khi mà độ ẩm lớn, độ bốc hơi nhỏ hơn chỉ khoảng 2,3mm/ngày đêm. Trong cả năm độ bốc hơi bình quân khoảng 2,8mm/ngày đêm. Độ bốc hơi đo bằng ống Piche và bằng chậu chữ A của khu dự án được xác định trực tiếp từ số liệu thực đo tại Bến Tre. Độ bốc hơi lớn nhất tuyệt đối đo bằng chữ A: ZmaxA = 29,1mm/ngày đêm và bằng ống Piche: ZmaxP = 12,2mm/ngày đêm. Gió Trong năm hình thành 2 mùa gió chính: Gió mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hướng gió chủ yếu Đông - Đông Bắc. Vận tốc gió trung bình khoảng 2,4m/s đến 4,5m/s. Gió mùa hạ từ tháng 5 đến 11 theo hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió bình quân chỉ vào khoảng 2,2m/s đến 4,2m/s. 37 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hai mùa gió chính đã tạo nên hai mùa khí hậu riêng biệt. Gió mùa mùa đông lạnh, khô và gió mùa mùa hạ mang nhiều hơi ẩm gặp các nhiễu loạn thời tiết khác gây mưa. 2.1.4 Thủy văn Chế độ thủy văn của huyện Giồng Trôm thuộc vùng cửa sông ven biển, nên phụ thuộc chính vào chế độ thủy triều biển Đông qua sông Hàm Luông, sông Bến Tre, sông Giồng Trôm, sông Bình Chánh. Nhìn chung điều hòa và khá ổn định. Sông Bến Tre dài khoảng 30km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thành phố, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh Bến Tre. Huyện Giồng Trôm nằm giữa 2 sông huyết mạch Ba Lai và Hàm Luông nối liền với mạng lưới kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài đường sông 241km nên việc giao thông thủy rất tiện lợi. Nhân dân thường sử dụng thường sử dụng phương tiện vận tải thủy nhỏ để vận chuyển hàng hóa phục vụ nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa từ huyện đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Diễn biến mực nước trong khu vực theo chế độ bán nhật triều không điều, trong tháng có 2 chu kỳ là triều cường và triều kém. Đỉnh nước bình quân cao nhất vào tháng 10 (130 cm), tháng 11 (132cm), chân triều bình quân cao nhất vào tháng 1 (-39cm), thấp nhất vào tháng 6 (-159cm), với biên độ triều trong năm biến thiên 201 - 242cm. 2.1.5 Tài nguyên 2.1.5.1 Nước mặt Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển, với 4 nhánh sông lớn của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Trong đó huyện Giồng Trôm bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Ba Lai, Hàm Luông và hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chằng chịt. 38 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59km, lưu lượng nước vào mùa lũ khoảng 240m3/s, vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau) khoảng 59m3/s. - Sông Hàm Luông: có chiều dài khoảng 71km, là con sông lớn nằm trọn vẹn trong địa giới tỉnh Bến Tre, lòng sông rộng và sâu nên cung cấp lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác. Vào mùa lũ, lưu lượng nước vào khoảng 3.360m3/s, mùa khô khoảng 828m3/s. 2.1.5.2 Nước ngầm - Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu <100m): Đây là phức hệ chứa nước Plésistocene, gồm 2 tầng: Tầng thứ nhất: ở độ sâu từ 30-50 m, phân bố rộng khắp địa bàn tỉnh, với bề dày tầng chứa nước <10m. Nước có tính kiềm, độ PH từ 6.5 - 7, hàm lượng sắt cao từ 0.5-5mg/l, độ mặn dao động từ 454 - 5.654mg/l. Tầng thứ hai: ở độ sâu từ 60 - 90m, phân bố trãi rộng khắp địa bàn tỉnh, với bề dày tầng nước >10m. Nước có độ PH từ 6 - 7.5, hàm lượng sắt cao từ 0.04 - 10mg/l, độ mặn dao dộng lớn từ 454 - 15.071mg/l, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Hiện nay, nước ngầm nhạt tầng nông đang được khai thác phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân trong chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của tỉnh. - Nước ngầm tầng sâu (trên 100m): gồm 2 phức hệ chứa nước Pleistocène và Miocene. Phức hệ chứa nước Pleistocene có chứa nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395m, quan trọng nhất là tầng sâu 290 - 0350m, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Diện tích phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112km2 trãi dài từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nước lợ, mặn. Phức hệ chứa nước Miocene tồn tại ở độ sâu >400m, gồm nhiều tầng nước: trong đó tầng sâu 410 - 440m có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18m. Nước có 39 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh, thường bị nhiễm phèn lại nhiễm mặn cao. 2.1.5.3. Đất Trên điạ bàn huyện Giồng Trôm có 5 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát và đất xáo trộn với 14 loại đất. - Nhóm đất phù sa chiếm 18,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất, phân bố tại khu vực Tây Bắc của huyện; độ phì từ khá đến cao, thành phần cơ giới nặng, giàu mùn đạm, kali khá, nghèo lân dễ tiêu, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa nước và kinh tế vườn trong điều kiện lên tiếp. - Nhóm đất phèn chiếm 6,5% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất, phân bố chủ yếu tại khu vực phiá Đông Nam, hầu hết có tầng sinh phèn sâu trên 50cm; đất giàu mùn đạm và kali nhưng pH và độ no bazơ thấp, nghèo lân, thích nghi canh tác lúa nước, trong điều kiện lên liếp phải qua cải tạo và có biện pháp canh tác hợp lý. - Nhóm đất mặn chiếm 1,3% diện tích đất tự nhiên, bao gồm 2 loại đất, phân bố tại các xã Hưng Nhượng, Hưng Lễ, thành phần cơ giới nặng, kém thuần thục, giàu mùn đạm và kali, nghèo lân dễ tiêu, bị nhiễm mặn trung bình và ít theo mùa, dung tích hấp thu và độ no bazơ cao, thích nghi canh tác lúa hoặc có thể ngăn mặn lên tiếp. - Nhóm đất cát chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phân bố tại Tân Lợi Thạnh, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, dung tích hấp thụ thấp, thoát nước tốt, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn hàng năm và cây lâu năm. - Nhóm xáo trộn chiếm 59,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất, phân bố trên khắp địa bàn huyện; độ phì từ trung bình đến cao tùy vào loại đất trước khi lên liếp, thích nghi kinh tế vườn. 2.1.5.4 Khoáng sản Cũng như tỉnh Bến Tre, huyện Giồng Trôm hầu như không có các loại khoáng sản có giá trị cao, nhất là có trữ lượng công nghiệp. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số 40 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP loại khoáng sản có chất lượng, trong đó sét gạch ngói, cát lòng sông là những khoáng sản chính của tỉnh, cụ thể một số lại khoáng sản như: Cát lòng sông: Bến Tre có tổng chiều dài sông rạch khoảng 2.367km, nhưng tiềm năng cát sông thực sự chỉ có ở 4 sông lớn: sông Tiền, Cổ Chiên, Hàm Luông và Ba Lai. Trữ lượng qua thăm dò vào khoảng 316.773 ngàn m3. Trong đó, huyện Giồng Trôm hiện có 04 mỏ cát trân sông Hàm Luông. Định hướng đến năm 2020 huyện bổ sung 02 xã thăm dò khai thác là Hưng Phong, Hưng Lễ. Sét dùng cho sản xuất gạch ngói, tồn tại ở 3 dạng: loại sét vàng, đỏ có khi xám đen, pha đất thịt và các mịn ở các cồn. Loại đất xám xanh nằm ở khu vực nước lợ, có độ nhớt cao. Loại sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng dẻo, xuất hiện ở những trũng giữa hai dòng cát, do đồng thủy triều tạo nên. 2.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch thực hiện năm 2014 theo từng vùng như sau: Khu vực I phía Bắc ĐT.885 (Nông - Lâm - Thủy sản): tổng GDP năm 2013 ước là 1.497.257 triệu đồng, đạt 45,56% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.645.807 triệu đồng đạt 42,27%. Khu vực II nằm giữa ĐT.885 và ĐT.887 (Công nghiệp - Xây dựng): GDP năm 2013 ước là 575.082 triệu đồng, đạt 23,04% và kế hoạch năm 2014, GDP là 975.241 triệu đồng đạt 24,85%. Khu vực III phía Nam ĐT.887 (Dịch vụ): GDP năm 2013 ước là 1.032.288 triệu đồng, đạt 31,41% và kế hoạch năm 2014, GDP là 1.249.304 triệu đồng đạt 32,43%. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2013 ước tính khoảng 21,33 triệu đồng và kế hoạch năm 2014 khoảng 25,10 triệu đồng. 2.2.1 Điều kiện kinh tế Sản xuất nông nghiệp - thủy sản: so với năm 2013, giá trị sản xuất tăng 14,48% đối với các loại hình sản xuất như sau: 41 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP +Trồng trọt: Giồng Trôm là huyện đã từ lâu nổi trội về sớm phát triển mạnh lĩnh vực trồng trọt so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Đây cũng là huyện đi đầu trong xây dựng nhiều mô hình trồng trọt đạt hiệu quả và được nhân rộng trong toàn tỉnh. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp - thủy sản toàn huyện là 24.300 ha ( trong đó nuôi thủy sản 1.202 ha), cây dừa chiếm 16.770 ha, cây lúa chiếm 3.083 ha, cây ăn trái chiếm trên 4.782 ha. Như vậy, còn lại chỉ trên 1.000 ha là trồng mía, rau màu, cỏ, nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích mía còn chiếm hơn 500 ha (tập trung chủ yếu tại xã Châu Bình). +Hoạt động chăn Nuôi tăng 25,32% so với năm 2013. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện: các ổ bệnh xảy ra trên gia cầm đã được sử lý kịp thời; công tác tiêm phòng định kỳ, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại phòng chống dịch bệnh trên gia súc - gia cầm đợt I, đạt 100% chỉ tiêu phân bổ; tiêu độc khử trùng 1.083 xe vận chuyển động vật. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 240,53 tỷ đồng, 51,03% kế hoạch, tăng 23,02% so với cùng kỳ năm 2013. + Một số mặt hàng công nghiệp, thủ công công nghiệp tăng so cùng kỳ như: chỉ sơ dừa, cơ khí, may mặc, cơm dừa nạo sấy,... Các mặt hàng còn lại sản xuất ổn định. + Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt là CCN Phong Nẫm thiếu vốn cho việc đầu tư hạ tầng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thu hút đầu tư nên hiện nay các dự án đầu tư vào CCN còn ít, trong đó có 03 nhà máy: Công ty Cổ phần thực phẩm và Đồ uống dừa Mê kông (với diện tích 5,1 ha đã khởi công xây dựng, dư kiến vào hoạt động cuối năm 2014), công ty TNHH Ươm Mầm Xanh và Công ty cổ phần sản xuất chế biến chỉ sơ dừa 25/8. + Trên địa bàn huyện có 05 làng nghề được duy trì cũng cố và phát triển giải quyết hơn 3.760 lao động. Các làng nghề đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh 42 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tế - lao động theo định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn của huyện. Ngoài các hộ sản xuất tại các làng nghề, mỗi làng nghề thành lập 01 hợp tác xã như làng nghề bánh tráng, bánh phồng, kềm kéo. - Thương mại - dịch vụ: Giá trị thương mại, dich vụ ước đạt 632,05 tỷ đồng, 50,8% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 350,50 tỷ đồng, giá trị dịch vụ ước đạt 281,54 tỷ đồng. Hoàn thành nhà lồng chính chợ Lương Quới và bố trí, sắp xếp các hộ tiểu thương vào hoạt động kinh doanh tại các chợ: Lương Quới, chợ Sơn Đốc xã Hưng Nhượng. Các tổ hợp tác trên địa bàn huyện ngày càng được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả gớp phần tăng thu nhập cho người dân như: Tổ hợp tác dừa ở xã Châu Bình, Tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp đan giỏ cọng dừa, nuôi bò sinh sản,.... Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Thành lập mới 01 trang trại chăn nuôi cút ở Lương Quới. Hiện có 09 trang trại, 10 Hợp tác xã, 05 làng nghề, 55 tổ hợp tác theo nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ. Xây dựng kế hoạch phát triển các ngành nghề nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị: Tiến độ dựng nông thôn mới của các xã đã có chuyển biến tốt. Tuy nhiên vẫn còn chậm so với kế hoạch đề ra, một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác xây dựng nông thôn mới, vẫn còn một phần nhỏ cán bộ công chức và lãnh đạo địa phương chưa hiểu hết nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, còn tập trung nhiều ở các xã điểm, công tác huy động vốn các xã xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn huy động trong nhân dân. Phát triển đô thị: Thị Trấn Giồng Trôm hoàn chỉnh đề án công nhận đô thị loại V và đã thông qua Hội đồng nhân dân Thị Trấn, kết quả đạt 44/49 tiêu chí; xã Phước Long (đạt 31/49 tiêu chí), Mỹ Thạnh (đạt 38/49 tiêu chí) và đã hoàn thành 43 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP công tác lập quy hoạch chung theo tiêu chuẩn đô thị loại V, hiền đang quản lý theo quy hoạch. Để thực hiện tốt kế hoạch tổ chức lại sản xuất ngành nông nghiệp hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 -2015 và định hướng đến năm 2020. Huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể giao nhiệm vụ cho các ngành phối hợp triển khai thực hiện, trong đó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò chủ đạo trong giám sát quá trình triển khai thực hiện. 2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: Trong năm học 2013 - 2014 đã xây dựng 32 phòng, sửa chữa và nâng cấp ở 35 trường với kinh phí gần 8,5 tỷ đồng và đang thi công 54 phòng. Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2013- 2014, có 67 trường với 26.088 học sinh từ bậc Mầm non đến trung học cơ sở, tăng 02 nhóm Mầm non. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2013 - 2014 đạt 99,67%. Riêng Trung tâm Giáo dục Thường xuyên có 102 tham gia dự thi đạt 97,05% ( tăng 14,16% so với năm 2012 - 2013). Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ công tác xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, chỉ đạo các trường tổng kết năm học và chuẩn bị các hoạt động hè. - Y tế Tiến độ thi công xây dựng 05 Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia đúng tiến độ (Châu Bình, Lương Quới, Tân Lợi Thạnh, Phong Mỹ, Thị Trấn), đã bàn giao xong mặt bằng các Trạm: Hưng Lễ, Châu Hòa, Bình Thành, Hưng Nhượng, Thạnh Phú Đông, Lương Hòa và Bình Hòa. Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục đề nghị tỉnh đầu tư xây dựng các Trạm này. Hiện nay, các trạm y tế tại xã đã có lò đốt rác và hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt. Một vạn dân thì có 03 bác sĩ và 9,14 giường bệnh phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện, các xã có bác sĩ đạt 90,91%, định hướng năm 2014 số bác sĩ đạt 100%. - Dân số 44 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Dân số của huyện Giồng Trôm năm 2013 khoảng 169,487 người, mật độ là 542người/km2. Tốc độ gia tăng dân số 0,4%/năm. Các hoạt động về dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt được các mục tiêu đề ra, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn đã góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,55% (giảm 0,02%). Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2015 Diện tích Dân số trung Mật độ dân số Đơn vị hành chính (Km2) bình ( người) ( người/km2) Tổng số 315,2 171167 543,04 Thị Trấn 11,55 9910 858,01 Xã Bình Hòa 15,49 8798 567,98 Xã Bình Thành 16,05 9483 590,84 Xã Châu Bình 27,16 8267 304,38 Xã Châu Hòa 19,03 9449 496,53 Xã Hưng Lễ 18,2 7052 387,47 Xã Hưng Nhượng 19,24 10715 556,91 Xã Hưng Phong 13,19 5221 395,83 Xã Long Mỹ 12,21 7189 588,78 Xã Lương Hòa 16,92 10835 640,37 Xã Lương Phú 10,45 6350 607,66 Xã Lương Quới 6,06 4485 740,1 Xã Mỹ Thạnh 9,15 8130 888,52 Xã Phong Mỹ 10,26 3766 367,06 Xã Phong Nẫm 10,29 5461 530,71 Xã Phước Long 14,87 8592 577,81 Xã Sơn Phú 14,02 6846 488,3 45 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Xã Tân Hào 9,98 6676 668,94 Xã Tân Lợi Thạnh 12,14 6676 549,92 Xã Tân Thanh 17,11 11554 675,28 Xã Thạnh Phú 21,59 9842 455,86 Đông Xã Thuận Điền 10,24 5870 573,24 - Chính sách xã hội Công tác chăm lo đời sống các đối tượng chính sách, hộ nghèo, bảo trợ xã hội được giải quyết kịp thời. Triển khai công tác giảm ghèo lồng ghép dự án kinh doanh với người nghèo (DBRP) năm 2014, tổ chức họp mặt người nghèo 22/22 xã, thị trấn kết quả có 2.069/3.222 người nghèo tham dự đạt 64,21%. Cấp 10.337 bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 5.853 thẻ cho hộ nghèo chuyển cận nghèo theo Quyết định 705/2003/QĐ - TTg, cấp bảo hiểm y tế cho đối tượng con liệt sĩ 2.487/3.987 hồ sơ và 1.294/1.803 người hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ - TTg. Quyết định trợ cấp và điều chỉnh trợ cấp xã hội thường xuyên cho 2.743 người, lũy kế 6.698 người đang hưởng trợ cấp. Năm 2013 huyện có 5,527 hộ nghèo, tỉ lệ 10,97%, cận nghèo 3.313 hộ, tỉ lệ 6,58%, hộ có thu nhập từ 130 đến 150% chuẩn hộ nghèo có 1.051 hộ, tỉ lệ 2,09%. Tình hình kinh tế xã hội trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy lợi và phòng, chống hạn, mặn, bảo vệ môi trường được tập trung thực hiện. Công tác xây dựng nông thôn mới được các ngành, đoàn thể quan tâm, đặc biệt là hỗ trợ cho xã Châu Bình hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối tháng năm 2014. 2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020. Quan điểm và định hướng và phát triển Quan điểm 46 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Tiếp tục khơi dậy và phát huy tối đa nguồn nội lực, phát huy sức mạnh của tất cả thanh phàn kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo định hướng bền vững. - Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn kinh tế. - Phát triển nguồn lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí cho dân cư. - Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội - Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. - Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Định hướng chiến lược phát triển thời kỳ 2006 - 2020 - Huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực trong Tỉnh, Huyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại dịch vụ từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài Tỉnh, kể cả ngoài nước, tạo ra một tiểu vùng sản xuất - kinh doanh hàng hóa quan trọng của Tỉnh, với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, bền vững. - Lấy nông ngư nghiệp làm nền tảng, lấy thương mại dịch vụ, công nghiệp và đô thị hóa làm lực đẩy phát triển kinh tế. - Gắn phát triển kinh tế xã hội của Huyện với kinh tế xã hội của thành phố Bến Tre và thị trấn Ba Tri, hình thành trục phát triển vùng trung tâm tỉnh Bến Tre, tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng ngang bằng với 2 thị xã nêu trên. - Định hướng đầu tư chiến lược là: + Hình thành 3 cụm công nghiệp tại thị trấn Giồng Trôm, Phong Nẫm và Thạnh Phú Đông, tạo sức hút kinh tế - đầu tư trong và ngoài Huyện, làm vệ tinh hữu hiệu cho các khu cụm công nghiệp, các chợ vựa nông sản của thị xã Bến Tre và 47 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP huyện Giồng Trôm. Khu vực trước đây dự kiến quy hoạch Cụm công nghiệp Phước Long - Sơn Phú. + Nhanh chóng hoàn chỉnh xây dựng khu đô thị trung tâm tại thị trấn Giồng Trôm đạt tiêu chuẩn loại 5, phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển mạnh thương mại dịch vụ. + Phát triển nhanh 2 đô thị loại 5 mới Mỹ Thạnh, Phước Long và 5 thị tứ Châu Hòa, Lương Quới, Tân Hào, Sơn Đốc, Thạnh Phú Đông theo hướng làm điểm tập kết hàng hóa, sơ chế, trung tâm phân phối và cung ứng hàng hóa cho tiểu vùng, trong đó Thạnh Phú Đông có khả năng tiếp cận chuẩn đô thị loại 5 chung quanh năm 2020; xây dựng hoàn chỉnh chợ vựa nông sản Lương Quới. + Khu vực nông thôn phát triền nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, rau màu thực phẩm, dừa, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ. -Với định hướng chung như trên, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ như sau: +Vùng I (Bắc ĐT.885), diện tích 12.100 ha (39% diện tích tự nhiên) dự kiến là vùng phát triển nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010 và ổn định dần tốc độ tăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất với 2 đô thị ở 2 cực là thị trấn Giồng Trôm và Mỹ Thạnh, đô thị trung gian là thị tứ Lương Quới. + Vùng II (giữa ĐT.885 và ĐT.887), diện tích 8.300 ha (27% diện tích tự nhiên), là vùng phát triển chủ yếu là nông nghiệp, đô thị quan trọng nhất là thị tứ Tân Hào. + Vùng III (Nam ĐT.887), diện tích 10.800 ha (35% diện tích tự nhiên), dự kiến là vùng sẽ phát triển nhanh sau năm 2010 và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng sau năm 2015, được xem là vùng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng hàng thứ hai của huyện với khu công nghiệp Phước Long - Sơn Phú; các đô thị quan trọng là TT Phước Long, TT Thạnh Phú Đông, thị tứ Sơn Đốc. 48 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tóm lại, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của huyện Giồng Trôm sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn, bền vững, có hiệu quả, góp phần với tỉnh Bến Tre nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ và công nghiệp và tiến dần sang Thương mại dịch vụ- Nông công nghiệp. 49 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE 3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn Huyện Giồng Trôm 3.1.1 Nguồn gốc phát sinh Trong quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phụ phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy CTR xuất phát từ nhiều nguồn nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà cũng tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều loại CTR có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người phải tìm ra biện pháp khống chế mức nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng của rác đến môi trường mà con người sống. Các nguồn phát sinh CTRSH - Hộ gia đình - Chợ - Cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp làng nghề - Cơ quan, trường học - Bệnh viện, trung tâm y tế - Công trình xây dựng 3.1.2 Thành phần CTRSH Bảng 3.1. Phân loại thành phần CTRSH Tỷ lệ % thành phần Stt Loại rác CTR 1 Thực phẩm 24,5 2 Rác vườn 12,4 3 Giấy 13,4 4 Carton 3,2 50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 Nhựa và nilon 10,8 6 Vải, len sợi 2,7 7 Cao su 1,55 8 Da 1,35 9 Gỗ 6,2 10 Thủy tinh 5,3 11 Lon, thiếc 5,2 12 Kim loại khác 3,1 13 Bụi, tro 10,3 Nguồn Báo cáo hiện trạng môi trường huyện giồng trôm năm 2014 Kết quả phân tích cho thấy thành phần CTR đô thị rất đa dạng bao gồm các chủng loại: sành sứ, bao bì, giấy, nilon, kim loại, lá cây, gỗ mục, các loại rau quả, thực phẩm hư hỏng,... trong đó thành phần rác có khả năng tái chế chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu về thành phần chung CTR của Huyện nêu trên cho thấy CTR trên địa bàn Huyện Giồng Trôm có khả năng thu hồi, tái sử dụng rất lớn. Do thành phần rác đa dạng.  Dự báo tải lượng, thành phần CTRSH Dân số của Huyện năm 2010 là 168.284 người giảm 2.2% trên năm so với năm 2005 là 189.941 người, đến năm 2014 số dân là 170.486 tăng 0.4% so với năm 2010. Dân số Huyện Giồng Trôm có xu hướng tăng chậm trong những năm gần đây, trung bình khoảng 0.4%/ năm. Căn cứ theo quy định mức CTR sinh hoạt nông thôn là 0.4/kg/người/ngày(Dựa theo báo cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2010 – Bộ TN & MT) dự báo được lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn Huyện Giồng Trôm đến 2020 như sau: 51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.2. Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 Dự báo lượng CTR sinh hoạt Năm Dự báo dân số ( người) (kg/ngày) 2015 171.167 68.467 2016 171.851 68.740 2017 172.538 69.015 2018 173.228 69.291 2019 173.981 69.592 2020 174.676 68.870 Về thành phần CTR của nông thôn vẫn là thành phần hữu cơ, chai lọ, túi nilon và các vận dụng thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Bãi rác Huyện đang trong tình trạng bị ô nhiễm, nếu không được xử lý kịp thời thì vấn đề ô nhiễm môi trường từ bãi rác sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. 3.1.3 Khối lượng CTRSH Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn Huyện năm 2013 là 5.183 tấn/ năm. Hiện nay tỉ lệ thu gom của huyện là 12/22 xã, trong đó 10 xã ( Thị trấn, Lương Quới, Bình Hòa, Bình Thạnh, Tân Thanh, Hưng Nhượng, Tân Hào, Long Mỹ, Tân Lợi Thạnh, Thạnh Phú Đông) được Huyện kí hợp đồng với Công ty Công Trình đô thị Bến Tre thu gom và xử lý tại bãi rác Tân Thanh ( theo hợp đồng 6 tháng đầu năm năm 2014, khối lượng thu gom của 10 xã l...ỹ ( trong đó xã Long Mỹ có 3 thùng 660l) 4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR Số xe cần cho việc trung chuyển rác hữu cơ là: 푀 Số xe = 퐻ữ푢 푐ơ 푡ả𝑖 푡푟ọ푛𝑔 푐ủ푎 푥푒 Trong đó: MHữu cơ=7,58 tấn/ngày và tải trọng xe là 3 tấn 7,58 푆ố 푥푒 = = 2 푥푒 3 Số thùng 660 lít mà xe 3 tấn được chở là: 3000 Số thùng = = 20 thùng 0,66.223  Mỗi xe 3 tấn thu được 5 điểm hẹn  Thời gian trung chuyển: Thời gian lấy rác: - Mỗi xe 3 tấn thu được 5 điểm hẹn, mỗi điểm hẹn có 4 thùng 660 lít, thời gian lấy rác và trả lại thùng là: t1= 3.5.4=60phut=1h - Thời gian duy chuyển giữa 5 điểm hẹn ( đoạn đường này dài 2km và tốc độ 30km/h) 2.4 푡 = = 0,27ℎ 2 30  Thời gian lấy rác: T1= t1+t2= 1+0,27=1,27h Thời gian vận chuyển: - Thời gian vận chuyển từ điểm hẹn đến bãi rác ( quảng đường đi dài 5km và tốc độ duy chuyển là 30km/h) 5 1 푡 = = ℎ 1 30 6 - Thời gian vận chuyển từ bãi rác tới điểm hẹn chuyển ( quảng đường đi dài 5km và tốc độ duy chuyển là 30km/h) 98 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 1 푡 = = ℎ 2 30 6  T2=t1+t2= 1/3h=0,33h Thời gian chờ tại bãi rác: T3=0,1h  Vậy thời gian trung chuyển là: T= T1+ T2+ T3 = 1,27+0,33+0,1=1,7h Số chiến xe trong 1 ngày là: 8(1−푊) 8(1−0,15) N= = = 4 chuyến/ngày 푇 1,7 Số xe cần đầu tư 2 푠ố 푥푒 = = 1 푥푒 4 4.2.3.2 Tính toán trung chuyển CTR vô cơ: Số xe cần cho việc trung chuyển rác vô cơ là: 푀 Số xe = 푣ô 푐ơ 푡ả𝑖 푡푟ọ푛𝑔 푐ủ푎 푥푒 Trong đó: Mvô cơ=12,96 tấn/ngày và tải trọng xe là 3 tấn 12,96 Số xe = = 4 xe 3 Số thùng 660 lít mà xe 3 tấn được chở là: 3000 Số thùng = = 22 thùng 0,66.204  Mỗi xe 3 tấn sẽ thu 5 điểm hẹn Thời gian trung chuyển: Thời gian lấy rác: - Mỗi xe 3 tấn thu được 5 điểm hẹn, mỗi điểm hẹn có 4 thùng 660 lít, thời gian lấy rác và trả lại thùng là: t1= 3.4.5=60phut=1h - Thời gian duy chuyển giữa 5 điểm hẹn ( đoạn đường này dài 2km và tốc độ 30km/h) 99 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.29 t2= =1,93h 30  Thời gian lấy rác: T1= t1+t2= 1+1,93=2,93h Thời gian vận chuyển: - Thời gian vận chuyển từ điểm hẹn đến bãi rác ( quảng đường đi dài 5km và tốc độ duy chuyển là 30km/h) 5 t1= =1/6h 30 - Thời gian vận chuyển từ bãi rác tới điểm hẹn chuyển ( quảng đường đi dài 5km và tốc độ duy chuyển là 30km/h) 5 - t2= =1/6h 30  T2=t1+t2= 1/3h=0,33h Thời gian chờ tại trạm trung chuyển: T3=0,1h  Vậy thời gian trung chuyển là:T= T1+ T2+ T3=2,93+0,33+0,1=3,36h Số chiến xe trong 1 ngày là: 8(1−푊) 8(1−0,15) N= = = 2 chuyến/ngày 푇 3,36 4 Số xe cần đầu tư = = 2 xe 2 4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH Áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng CTRSH phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường; lựa chọn công nghệ phù hợp điều kiện cụ thể của từng khu vực trong các khâu thu gom, tái chế tái sử dụng và xử lý CTRSH. Thị trấn có thể lựa chọn áp dụng các công nghệ xử lý như đốt rác, compost, tái chế... 4.2.4.1. Phương pháp sản xuất phân compost Sản xuất phân compost là một phương pháp tái sinh CTR sinh hoạt được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Bản chất của quy trình sản xuất phân compost chính là sự phân hủy sinh học của các thành phần thực phẩm có trong chất thải. 100 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công nghệ ủ hiếu khí dựa vào sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp đầy đủ oxi. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵ trong các thành phần rác, chúng thực hiện quá trình oxi hóa các chất hữu cơ trong rác thành CO2, nước, sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp và cải tạo đất. Là phương pháp truyền thống nhất. Phương pháp này chi phí thấp và được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. việc chôn lấp được thực hiện bằng cách cho xe vận chuyển rác tới bãi rác. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng và đổ trên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc vôi bột... theo thời gain sự phân hủy sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của rác bị giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bị đầy và chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp CTR sinh hoạt và rác hữu cơ vẫn đang được sử dụng ở các nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ theo quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt.  Ưu điểm - Công nghệ đơn giản, rẻ và phối hợp nhiều loại CTR - Chi phí cho bãi chôn lấp thấp.  Nhược điểm - Chiếm diện tích đất tương đối lớn. - Không được sự đồng tình của khu dân cư chung quanh. - Tìm kiếm xây dựng một bãi rác khác là việc làm rất khó khăn. - Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khí, cháy, nổ. . Các hạng mục công trình của nhà máy làm phân compost: - Khu tiếp nhận rác - Phân loại băng chuyền bằng tay - Khu vực lưu trữ vật liệu phối trộn - Khu vực phối trộn vật liệu - Hệ thống hầm ủ - Khu vực ủ chín và ổn định mùn compost 101 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Hệ thống tách kim loại. . Toàn bộ hệ thống sản xuất phân compost chia làm 4 giai đoạn - Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu - Giai đoạn lên men CTR hữu cơ - Giai đoạn ủ chín và ổn định mùn compost - Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phần compost a) Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu  Chất thải hữu cơ sau khi phân loại tập trung sẽ được chuyển đến máy cắt kích cỡ 30 – 50mm. Giai đoạn này được thực hiện trong khu vực phân loại tập trung trước khi xe rác chuyển rác qua khu ủ phân compost.  Do chất thải rắn hữu cơ (thường là các chất thải có thành phần từ nguồn gốc thực phẩm)có độ ẩm cũng như tỷ lệ chất dinh dưỡng (C/N) chưa đạt đến mức như mong muốn nên thường phải tiến hành trộn thêm với các loại vật liệu khác nhằm đạt tỷ lệ C/N như mong muốn trước khi chuyển qua giai đoạn ủ hiếu khí.  Toàn bộ khu vực tập kết, phân loại và chuẩn bị chất thải đều được bố trí trong nhà có mái che nhằm tránh sự xâm nhập của nước mưa làm ảnh hưởng đến độ ẩm của chất thải.  Nguyên liệu sau khi đã hoàn tất, chuẩn bị các xe vận chuyển qua khu ủ compost. Tại đây, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu và được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định thành công của sản phẩm compost sau này, đó là giai đoạn ủ lên men hiếu khí. b) Giai đoạn lên men Đây là gia đoạn quan trọng nhất của toàn bộ dây chuyền sản xuất compost. Qua tài liệu tham khảo và thực tế một số nhà máy đã và đang hoạt động tại Việt Nam như công nghệ ủ hiếu khí bằng thùng quay. Hình thức cấp khí cho quá trình ủ phân compost là thổi khí cưỡng bức. Giai đoạn ủ chín và ổn định mùn compost. Mùn compost được tạo thành từ hệ thống bể ủ được đưa đi ủ chin trong nhà có máy che (không cần tường bao quanh). Trong giai đoạn này phương pháp được thực hiện là đánh luống và xới đảo lộn liên tục nhờ máy đảo trộn được áp dụng nhờ 102 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP làm tăng chất lượng cho sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình ủ chín không cho thêm chế phẩm và thổi khí, chỉ cần đảo trộn theo chu kì quy định. Với trục quay nằm ngang 5,3m và làm việc ở độ cao 2m, máy đảo trộn có thể di chuyển trên các khối nguyên liệu một cách dễ dàng. Trục quay tiếp xúc với đống rác, xới tung lên và làm cho khối rác thông khí nhờ các guồng được thiết kế đặc biệt. Kết quả của quá trình này là rác tạo thành luống mới phía sau máy đảo trộn. máy đảo trộn được thiết kế và chế tạo bởi công ty Menart (Bi) nhập về Việt Nam và được sử dụng tại nhà máy. Sau thời gian ủ chín khoảng 20 – 22 ngày, mùn phân compost được chín và ổn định hoàn toàn, sẵn sàng cho việc tái chế và đóng bao thành phân compost. c) Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm compost Giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ phân compost là tái chế bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau. Giai đoạn này chủ yếu là sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp tách ra khỏi hỗn hợp mùn trước khi thành compost. Ngoài ra, việc sàng phân loại sau khi ủ chín và ổn định để loại bỏ các tạp chất và sơ sợi chưa phân hủy trong quá trình ủ. Các thành phần hầu hư được đem đi chôn lấp tại khu chôn lấp hợp vệ sinh. Phần mùn còn lại được đưa đến thiết bị phân loại bằng trọng lực để tách riêng các phần nặng (đá, sỏi, cát, thủy tinh..)ra khỏi phần nhẹ (mùn compost). Phần nặng tập trung lại một nơi, phần còn lại có thể tái sử dụng. 4.2.4.2 Phương pháp đốt rác Đối với lượng CTRSH từ nay đến năm 2020 ta có thể áp dụng các lò đốt để xử lý như sau: 103 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Lò đốt bằng khí tự nhiên NFI 80 SERIES 1 Hình 4.4 Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 Lò hệ thống: Dòng Lò đốt cháy tự nhiên (N.F.I.) Kích thước: W 1.080 x L 2.100 x H 1.670m (Cả ống khói 5.40m). Trọng lượng: 4,000 Kg. Đốt cháy / giờ: Từ 80 - 350 kg /giờ. Tỷ lệ đốt cháy: Chất thải ẩm ướt 30 ~ 40%, chất thải khô 60 ~ 70%. Buồng đốt: Hai buồng đốt. Nhiệt độ trong buồng đốt: Từ 650 ~ 950 ℃. Nhiên liệu đốt: Không sử dụng bất kỳ loại nhiên liệu nào để đốt cháy. Hệ thống lấy khí tự nhiên: Không có hệ thống điện hỗ trợ hoặc thiết bị tạo khí. Thời hạn sử dụng: 10 năm (ít nhất). Bảo hành: 12 tháng, bảo trì trọn đời thiết bị. 104 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LÒ ĐỐT CTR SINH HOẠT BẰNG KHÍ TỰ NHIÊN CNC 1000 Hình 4.5 Lò đốt CTR sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 Bảng 4.10. thông số kỹ thuật chi tiết Thông số kỹ CNC1000 Chi tiết thuật 1 Công suất 400 ÷ 1000 kg/giờ Dài x Rộng x Cao 2 Kích thước lò 4884 x 2350 x 2600mm Chiều cao 20,5m 3 Kích thước ống khói Đường kính: Ø700 mm 4 Trọng lượng ~ 28 tấn + Cửa chính đưa rác vào: 600x500mm + Cửa đốt tro lần 2: 690x260mm 5 Kích thước cửa lò + Cửa lấy tro sơ cấp: 690x260mm + Cửa lấy tro thứ cấp: 774x230mm + Buồng sấy rác: V=2,0m3 6 Hệ thống đốt 4 buồng + Buồng đốt sơ cấp: 105 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP V=4,4m3 + Buồng đốt khí thứ cấp kép: V=2,2m3 và V=2,2m3 + Buồng đốt sơ cấp ≥ 6500C 7 Nhiệt độ + Buồng đốt thứ cấp ≥ 10500C 8 Thời gian lưu cháy ≥2,5 giây + Lượng oxy dư : 6÷15% + Nhiệt độ: ≤1800C + Giá trị các thông số ô 9 Khí thải nhiễm nhỏ hơn giá trị quy định QCVN30:2012/BTNMT + Diện tích bãi tập kết rác: ≥ 1000m2 + Nhân công vận hành: 10 Các thông số khác 3÷4 người / ca + Độ ẩm CTR tới 50%. + Tỷ lệ tro sau đốt ~ 5% 106 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4.2.4.3 Phương pháp tái chế  Tái chế giấy Hình 4.6 Quy trình tái chế giấy 107 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Giấy và carton là thành phần chiếm tỉ lệ cao trong thành phần chất thải sinh hoạt, do đó việc tái chế giấy mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhờ giảm được lượng chất thải đổ vào bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi sẵn có, giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm năng lượng tiêu thụ để sản xuất giấy. Sản phẩm sau tái chế là loại giấy bồi với tiêu chuẩn định lượng giấy là 400 g/cm2. Giấy thành phẩm được dung làm carton mới, một phần cung cấp làm thùng chứa sản phẩm của nhà máy tái chế thủy tinh và phần còn lại cung cấp cho các cơ sở in ấn. Giấy sau khi phân loại, đóng thành kiện được vận chuyển đến kho chứa, loại giấy chủ yếu được dùng là giấy thùng carton và giấy báo. Giấy được công nhân đưa vào hồ đánh thủy lực. hồ thủy lực được làm bằng bê tông cốt thép, dạng hình khối trụ tròn. Phía trên có một mô tơ điện gắn vào cánh quạt dưới đáy hồ. Với 2 dây chuyền sản xuất hiện cơ sở có 2 hồ tạo bột giấy. Giấy nhiên liệu cho vào hồ cùng với nước, mô tơ quay tạo chuyển động tròn cho cánh quạt phía dưới và bắt đầu quá trình đánh tạo bột bên trong hồ. Sau quá trình đánh tạo bột, trong hồ sẽ phân làm 2 tầng, tầng trên bao gồm rác của các loại băng keo, dây nilon, bao nilon, các thành phần nhẹ không lắng được phần này được vớt ra đem đồ vào cuối ngày. Tầng dưới là bột giấy, phần cần thiết cho các quá trình tiếp theo, phần này sẽ được bơm qua bể lọc. Bể lọc được đặt cao phía trên khoảng 5 m, dạng khối hình chữ nhật dài 4m, cao 1,2 m, rộng 1,5 m; bên trong bể được phân rãnh như hình S, trên mép thành phía trước có gắn máng lọc dạng lưới dài 3 m. Bột từ hồ thủy lực được bơm qua bể lọc, tại đây bột theo rãnh hướng dòng chảy qua máng lọc.Máng lọc có kích thước ngang 1 m, dài 3 m, được đặt nghiêng 1 góc 45 độ theo hướng chảy từ trên xuống. Trong quá trình chảy vào bể lắng, rác còn sót lại, phần hạt bột lớn sẽ được giữ lại nhờ màng lưới của máng lọc. màng lưới được thiết kế sao cho khoảng cách các lỗ lưới giữ lại được rác, các thành phần bột không đạt tiêu chuẩn và chỉ cho qua các 108 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP các hạt bột đạt yêu cầu. Rác được thu lại bằng máng thu đặt cuối máng lọc. Bột giấy sau khi qua được lưới lọc tiếp tục chảy vào mương thu dẫn qua bể lắng đặt ở phía dưới. Tại bể lắng, được thiết kế dạng khối hình chữ nhật nhưng thành bể được bo tròn theo từng ngăn phù hợp khi đánh bột. bể lắng có ba ngăn, các cửa thông của 3 ngăn được sắp xếp theo hình zíc zắc làm tăng khả năng lắng của bột, bên trong mỗi ngăn đều có gắn cánh khuấy. nguyên tắc hoạt động của bể khá đặc biệt, được gọi là bể lắng nhưng nhìn lại giống bể tuyển nổi hơn. Bột theo mương dẫn qua bể, 1 lần nữa bột được cánh khuấy đánh tan, phần không đạt chất lượng hay rác còn dính lại sẽ nổi lên trên, phần này được vớt ra bỏ, phần còn lại gọi là bột chin chìm xuống dưới. Ở đáy của bể lắng có hệ thống bơm lấy bột qua bể trung gian. Bể trung gian được dùng cho các công đoạn sản xuất giấy mà cần phải sử dụng đến hóa chất hay phụ liệu thêm vào, việc pha trộn hóa chất sẽ được thực hiện ở bề này. Bể chứa có nhiệm vụ lưu trữ, điều hòa lượng bột để cung cấp cho quá trình sản xuất, mỗi máy xeo có một bể chứa riêng, máy đang khảo sát có tổng cộng 6 bể chứ. Bể chứa có dạnh hình khối trụ tròn, đường kính khoảng 2 m, cao gần 4 m, bên trong mỗi bể chứa đều có gắn bộ phận khuấy trộn và hệ thống ống dẫn cùng máy bơm, bể được làm bằng bê tông cốt thép. Bột phải được trộn đều trước khi bơm qua bể phân phối, phải tránh tình trạng bộ bị đóng cục hay đóng thành đống ở dưới đáy bể gây tắc nghẽn đường ống dẫn, ngoài việc khuấy trộn trước khi bơm bể chứa còn có hệ thống hổ trợ bơm khi bị nghẹt. hệ thống có đường ống gắn liện với đường ống dẫn, dùng bơm khí để tạo áp lực đẩy bột khi bị nghẹt. Hệ thống ống dẫn được nối lại với nhau theo 3 bể sử dụng 1 bơm hút, ống được đặt thẳng từ trên xuống cặp sát thành bể cách đáy 0,5 m. Tại mỗi bể đều có gắn van, các bể không hoạt động đồng thời. Ngoài các bộ phận trên, theo cụm bể chứa còn có hệ thống lọc cát. Cát sẽ làm bột giấy mất khả năng kết dính qua máy 109 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP xeo làm sản phẩm tạo ra kém chất lượng, giảm năng suất và thất thoát nguyên liệu. Sau khi lọc cát, bột được dẫn qua bể phân phối, bể được đặt cao phía trên để tạo áp lực tự chảy đưa bột đến các lu sấy. bể có kích thước dài 2 m, cao 1 m, rộng 1 m. Đây là giai đoạn quyết định của cả quá trình sản xuất. Sử dụng hệ thống xeo giấy gồm 6 lu xeo tương ứng với 6 bể tiếp xúc, các trục xoay lớn nhỏ và một màng xeo. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống máy xeo khá phức tạp, giấy sản phẩm ra tốt còn phụ thuộc vào nhiều người đứng máy. Bột từ bể phân phối theo ống dẫn vào 6 bể tiếp xúc, khi hoạt động các lu xeo sẽ quay, lúc quay bột giấy từ bể tiếp xúc sẽ bám vào lu, khi lu quay tới màng xeo bột bám vào miếng xeo, theo màng xeo bột chuyển tới bộ phận trục ép trước khi qua hệ thống hấp. khi hoạt động cả 6 lu xeo hoạt động cùng lúc, độ đầy của giấy phụ thuộc vào các lu xeo này, khi ta giảm một lu thì độ đầy giấy làm ra sẽ giảm. Hệ thống hấp có nhiệm vụ làm cho bột giấy mất nước tạo độ dau và mịn cho giấy trước khi qua xấy. Hệ thống có một lu hấp lớn và các trục ép. Lu lớn có đường kính khoảng 2 m bên trong rỗng để chứa hơi nóng lấy từ lò hơi. Hệ thống dính liền với máy xeo, bột sau khi bám vào màng xeo sẽ được chuyển tới vị trí tách màng. Tại đây bột sẽ được chuyển từ màng xeo qua màng hấp, theo màng hấp bột giấy được hấp tách nước khi tiếp xúc với lu hấp. Sau khi qua lu hấp bột giấy đã chuyển thành giấy nhưng chưa đủ độ dai và cứng. Nhiệt độ tại lu sấy lớn hơn 1000C. Hệ thống sấy gồm 3 lu sấy có kích thước giống như lu hấp. Giấy hình thành từ quá trình hấp được chuyến qua các lu xấy nhằm làm tăng độ dai và mịn, gọi là bộ phận sấy nhưng thật ra đây chỉ là công đoạn của quá trình hấp, nếu ta thiết kế 1 lần 4 lu hấp của hệ thống hấp thì giấy ra giống như hệ thống này. Nhưng vì diện tích sản xuất không đủ khi thiết kế được tách ra làm 2 hệ thống. Mặt khác 2 hệ thống sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ của các lu xấy khi mà hệ thống hấp không đạt yêu cầu. Nhiệt độ của các lu sấy đều lấy từ lò hơi. 110 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sau khi sấy xong giấy đã đạt tiêu chuẩn và được chuyển qua máy cuốn thành cuộn. máy cuốn giấy được thiết kế liền với hệ thống sấy. Lò hơi có nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình sản xuất giấy. lò do công ty TNHH Thái Dương thiết kế và lắp đặt. Sử dụng lò đốt bằng dầu FO Lò được thiết kế khá hoàn chỉnh bao gồm: Lò chính dạng hình khối tròn đường kính khoảng 1,5 m, dài 4 m; Bộ phận xử lý không khí và thu hồi bụi; Bộ phận xử lý nước trước khi sử dụng; Hệ thống ống dẫn. Lò được đặt trong một khu vực riêng cách xa bộ phận sản xuất, hơi sau khi hình thành được dẫn qua hệ thống ống dẫn cặp sát tường cách mái nhà máy 2 m đúng ví trị các lu sấy và hấp. Hình 4.7 Tái chế túi xách thân thiện môi trường 111 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Tái chế nhựa Hình 4.8. Quy trình tái chế nhựa 112 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Với khả năng thay thế các sản phẩm từ giấy và kim loại cao các sản phẩm như ngày nay được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Sản phẩm nhữa đa dạng về hình dáng, nhẹ dễ vận chuyển có thể chứa dụng nhiều dạng vật chất. Ngoài ra, thành phần nilon cũng chiếm tỉ lệ lớn trong thành phần chất thải rắn. Như vậy, thu hồi và tái chế nhựa, nilon sẽ giảm đáng kể thể tích của ô chôn lấp CTR. Sản phẩm sau tái chế là các bao tải nilon cung cấp cho nhà máy làm phân compost để chứa sản phẩm cung cấp ra thị trường, ngoài ra còn tạo ra các sản phẩm khác như bao bì nilon, tấm trải bằng nhựa, thùng, thau, rổ, hộp, Sau khi phân loại, phế liệu được đem rửa hay giặt lại tùy theo độ nhiễm bẩn của nguyên liệu. Nước được dùng là nước giếng, nước sau khi sử dụng thải bỏ vào đường nước sinh hoạt không tuần hoàn tài sinh lại. sau đó, đem phơi khô và xay bằng máy nghiền. sau khi xay được đem sấy khô để tránh hiện tượng còn nước cản trở quá trình kết dính trong quá trình nấu sợi sau cùng. Sợi nhựa tạo ra từ một công đoạn 1 được cắt nhỏ bằng máy nghiền với kích thước bằng hạt lựu. Sau đó, hạt nhựa được đem pha hóa chất. Quá trình pha hóa chất như sau: 1 thùng hạt Khi hạt nhựa được sấy khô đến nhiệt đổ khoảng 60 – 700C thì được đem vào máng chứa của thiết bị tạo ống. dưới sức nóng và tốc độ quay và ép của máy thì hạt nhựa được nấu chảy ra ở dạng sệt. Sau đó được đẩy ra ngoài qua một ống có thồi khí gọi là ống thổi tạo ống. Tùy theo yêu cầu sản xuất của khách hàng mà người quản lý sẽ điều chỉnh lại miệng ống thổi khí, như thế có thể tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ cùng một máy. Để giảm nhiệt độ và để định hình sản phẩm người ta cho sản phẩm mới tạo ra qua một máng chứa nước lạnh. Nguồn nước được lấy từ nước giếng và máng có đường tuần hoàn nước xuống hầm chứa nước dưới sàn nhà. Sản phẩm được chạy qua máy tin tạo chữ, tạo hoa văn cho sản phẩm hay máy keo dán nhãn hiệu sản phẩm. 113 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Tái Chế Thủy Tinh Hình 4.9 các chai thủy tinh được tái chế Đối với thủy tinh dạng chai sau khi cân nhập kho được đem rửa sơ đối với những chai rất rơ bẩn. Những chai dơ ít không cần rửa vì nhiệt độ cao những chất này sẽ bị đốt cháy thành khói nên không gây ảnh hưởng. Sau đó, chai thủy tinh được công nhân đập nhỏ với kích thước khoảng 5 cm2 hay thấp hơn bẳng một ống sắt nhỏ. Thủy tinh được bỏ vào lò nấu bằng màng xúc và nấu chảy bằng dầu DO ở dạng phun sương (lượng dầu dùng trên 2000 l/ngày) bởi một béc dầu với nhiệt độ lò lên tới 12000C. Thủy tinh sau khi nóng chảy được chứa tại bụng lò. Tại đây, thủy tinh đạt chất lượng, sạch sẽ lắng xuống dưới còn những thanh phần dơ hay thủy tinh kém chất lượng sẽ nổi lên bề mặt ở dạng bọt hay xỉ thủy tinh. Với nhiệt độ cao và được đốt nóng liên tục nên thành phần bọt và xỉ ở phía trên theo 114 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thời gian sẽ chuyển thành khí bay hơi hoặc sẽ được lấy ra vào thời gian bảo trì máy móc nhà xưởng. Thủy tinh nóng chảy được vớt ra từ miệng nồi nhớ vào cây nick có đầu cầu làm bằng đất. khối tích của quả cầu làm tương đương với khối tích của sản phẩm tạo thành. Sau đó, được người thợ định khối lượng dùng kéo cắt theo một vạch mức định sẵn trong khuôn và bơm hơi phẩm được chuyển qua công đoạn tạo hình, Tại đây người công nhân tiếp tục bơm khí từ trên xuống với một áp lực cao để tạo độ rỗng trong lòng sản phẩm. Lò hấp dùng nhiệt sinh ra từ quá trình đốt DO ở dạng phun sương, nhiệt độ đầu vào của lò là 8000C. Tùy theo mặt hàng sản xuất lớn hay nhỏ mà thời gian làm đầy một khay trong lò hấp nhiệt là nhanh hay chậm. Trung bình thời gian lưu trong lò hấp nhiệt là 30 phút, sau đó sản phẩm được kéo ra khỏi lò bằng ròng rọc ở cuối lò hấp lúc này nhiệt độ sản phẩm còn 50 – 600C. Sau khi ra khỏi lò hấp, sản phẩm được chuyển sang giỏ cần xé bằng sắt để hạ nhiệt độ tự nhiên, sau đó được vận chuyển qua lưu kho. 115 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ 5.1 Thu gom rác hữu cơ 5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ Đầu tư chi phí cung cấp 52 thùng 660 lít trong năm đầu tiên và tiền công cho công nhân thu gom trong tháng đầu tiên (những tháng còn lại sử dụng tiền phí thu gom của các hộ gia đình và lợi nhuận của phế liệu để cung cấp). - Chi phí đầu tư cho 52 thùng tu rác 660 lít trong 1 năm đầu - Chi phí tiền công cho 61 công nhân thu gom rác và các khoản khác (quần áo, bảo hiểm) Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ: Đầu tư cho giai đoạn thu gom Thành tiền Chi phí Số lượng Đơn giá (VNĐ) Mua thùng 660l 52 600.000/chiếc 31.200.000 Tiền công 61 3.500.000 213.500.000 Bảo hiểm Công nhân XH (1% 61 25.000/ tháng 1.525.000 mức lương) Tổng 246.225.000 5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ Đầu tư chi phí cung cấp 5 xe 3 tấn trong năm đầu tiên và tiền công cho công nhân lái xe trong tháng đầu tiên (những tháng còn lại sử dụng tiền phí thu gom của các hộ gia đình và lợi nhuận của phế liệu để cung cấp). - Chi phí đầu tư cho 5 xe ép rác 3 tấn trong 1 năm đầu bao gồm: o Chi phí mua xe : 600.000.000 VNĐ/ chiếc ( Xe Ép Rác DONGFENG 3 tấn) o Chi phí nhiên liệu: trung bình 1 ngày mỗi xe tiêu thụ hết 2 lít dầu Diezen; giá mỗi lít dầu Diezen là 25.000 VNĐ/lít.  Chi phí nhiên liệu 1 năm là 18.250.000 VNĐ 116 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Chi phí tiền công cho tài xế xe rác và công nhân vận hành thu gom rác và các khoản khác (quần áo, bảo hiểm..) Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ Đầu tư cho giai đoạn trung chuyển Thành tiền Chi phí Số lượng Đơn giá (VNĐ) Mua xe 3 1 600.000.000/chiếc 600.000.000 tấn Xe 3 tấn Nhiên 2 lít/ngày 25.000Đ/lít 50000 liệu Tiền công tài 1 4.000.000/ tháng 4.000.000 xế Tiền Công công nhân 1 3.500.000 3.500.000 nhân vận hành Bảo 2 30.000/tháng 60000 hiểm XH Tổng 607610000 5.2 Thu gom rác vô cơ 5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ Đầu tư chi phí cung cấp 75 thùng 660 lít trong năm đầu tiên và tiền công cho công nhân thu gom trong tháng đầu tiên (những tháng còn lại sử dụng tiền phí thu gom của các hộ gia đình và lợi nhuận của phế liệu để cung cấp). - Chi phí đầu tư cho 75 thùng tu rác 660 lít trong 1 năm đầu - Chi phí tiền công cho 88 công nhân thu gom rác và các khoản khác (quần áo, bảo hiểm) 117 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 5.3. Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: Đầu tư cho giai đoạn thu gom Thành Chi phí Số lượng Đơn giá tiền (VNĐ) Mua thùng 660l 75 600.000/chiếc 45000000 Tiền công 88 3.500.000 308000000 Bảo hiểm Công nhân XH (1% 88 25.000/ tháng 2200000 mức lương) 355200000 Tổng 5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ Bảng 5.4 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ Đầu tư cho giai đoạn trung chuyển Thành tiền Chi phí Số lượng Đơn giá (VNĐ) Mua xe 3 2 600.000.000/chiếc 1200000000 tấn Xe 3 tấn Nhiên 2 lít/ngày 25.000Đ/lít 50000 liệu Tiền công 1 4.000.000/ tháng 4.000.000 tài xế Tiền công Công nhân vận 1 3.500.000 3.500.000 nhân hành Bảo hiểm 2 30.000/tháng 60000 XH 1207610000 Tổng 118 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  KẾT LUẬN Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện nhằm đưa ra các giải pháp khống chế ô nhiễm. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu rút ra được kết luận: . Khối lượng CTR năm 2015 của huyện là 68,47 tấn/ ngày. Ta tính với hệ số thu gom là 30% ta được: - Tổng số thùng thu gom rác hữu cơ là 52 thùng, thu gom rác vô cơ là 75 thùng ( thùng 660 lít). - Tổng số xe 3 tấn là 6 xe, cần đầu tư là 3 xe - Số lượng công nhân thu gom rác hữu cơ là 61 người - Số lượng công nhân thu gom rác vô cơ là 88 người . Dự kiến đến năm 2035 là 74,16 tấn/ ngày. Ta tính với hệ số thu gom là 90% ta được: - Tổng số thùng thu gom rác hữu cơ là 163 thùng, thu gom rác vô cơ là 241 thùng. - Số lượng công nhân thu gom rác hữu cơ là 190 người - Số lượng công nhân thu gom rác vô cơ là 281 người Hiện nay, Công ty Công trình Đô thị chỉ quản lý và thực hiện công tác gom rác ở 12 xã của huyện Giồng Trôm có đăng kí tham gia, giao rác cho công ty, còn 10 xã còn lại thì không tham gia, 1 phần là do các xã này có biện pháp xử lý riêng. Nhìn chung việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của huyện còn nhiều khó khăn. Rác sau khi thu gom sẽ chuyển đến bãi rác Tân Thanh và bãi rác Phú Hưng. . Cho đến nay huyện vẫn chưa có chương trình phân loại rác tại nguồn, nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. Vì không có thiết bị phân loại hòan chỉnh nên việc phân loại rác gặp khó khăn. Hầu hết các công đoạn thu gom, phân loại đều bằng công tác thủ công là chính, làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh do thực 119 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP hiện công tác này không được chính xác. Khối lượng rác ngày càng tăng, trong khi công tác thi gom, vận chuyển, xử lý chưa đúng quy định đặt ra gây khó khăn trong công tác quản lý. . Giải quyết vấn đề rác thải nói chung và trên địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre nói riêng là một thách thức về quản lý môi trường đô thị với các cơ quan, ban, chuyên ngành liên quan thuộc thẩm quyền quản lý Nhà Nước Tỉnh Bến Tre. . CTR sinh ra hàng ngày đã và đang gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người nếu như không được xử lý một cách hợp lý.  KIẾN NGHỊ Một số đề nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải của huyện Giồng Trôm: . Tập trung đầu tư một số thiết bị và cải tiến quy trình kỹ thuật thu gom rác để khắc phục hiện trạng ô nhiễm cục bộ như hiện nay. . Huyện nên cần đầu tư phân loại chất rắn tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và ô nhiễm môi trường. Vì dự án này có khả năng giải quyết được khó khăn trên do tăng hiệu quả tái sử dụng, tái sinh và tái chế. CTR được phân loại sạch hơn nên có thể xử lý và tái sử dụng với hiệu quả cao. Chương trình phân loại tại nguồn liên quan đến tất cả các khâu của hệ thống quản lý CTR của huyện. bên canh đó, chương trình còn có khả năng giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTR hiện nay. . Dự kiến nên xây dựng công trình xử lý để xử lý tái chế rác. . Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng. . Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giáo dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân. 120 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP . Có sự phối hợp giữa cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý CTR tại huyện cho đạt hiệu quả. . Nghiên cứu và sớm tạo điều kiện hỗ trợ cho lực lượng thu gom CTR dân lập thực hiện chuyển đổi phương tiện thu gom vận chuyển CTR sao cho đồng bộ đảm bảo mỹ quan đô thị. . Khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sản xuất sạch, cơ sở sản xuất hàng hóa có những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn. . Gia tăng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường nhằm góp phần phục vụ tốt cho công tác quản lý và tham mưu cho lãnh đạo công ty để hoàn thiện hơn cho công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn huyện. 121 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO - Th.S Vũ Hải Yến – Giáo Trình Quản lý Chất Thải Rắn . - T.S. Nguyễn Trung Việt, T.S Trần Thị Mỹ Diệu – Giáo Trình Quản lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt. - Nguyễn Văn Phước – Quản lý và xử lý chất thải rắn – NXB ĐHQG TPHCM Năm 2007. - Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Ngân Hàng Thế Giới, cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA). Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam. - Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý Chất Thải Rắn – Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXBXD Hà Nội 2001. - Lê Huy Bá, Môi trường, NXB ĐHQG. TPHCM 2002. - Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và bảo vệ Môi Trường tỉnh Bến Tre. - Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bến Tre. - Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Giồng Trôm. - - 122

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_quan_ly_c.pdf
Tài liệu liên quan