Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030 Ngành: Kỹ thuật Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thụy Vân Anh MSSV: 1411090187 Lớp: 14DMT02 TP. HỒ CHÍ MINH, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp do chí

pdf116 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính tác giả thực hiện. Những số liệu, kêt quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc. Tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng phản biện và pháp luật về các kết quả nghiên cứu của đề tài này. Tp. Mỹ Tho, ngày 15 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình đầy trách nhiệm và tâm huyết của quý Thầy, Cô, Ban giám hiệu Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, ban cán sự và các bạn cùng lớp, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học và có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích. Em xin được trân trọng và cảm ơn những tình cảm, sự giúp đỡ của quý Thầy Cô của Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, công nhân viên các Phòng, Khoa, Trung tâm của trường. Em chân thành cảm ơn đến Cô Th.S. Vũ Hải Yến – giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn rất tận tình giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Em cảm ơn Cô trong hơn 2 tháng qua đã tận tình chỉ dạy, ủng hộ, góp ý, giúp đỡ em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ, giúp đỡ và cho em những tài liệu, số liệu quan trọng, đáng tin cậy và có những chuyến đi thực tế cùng cơ quan, đơn vị. Con chân thành gửi lời cảm ơn đến mẹ, cha, gia đình và bạn bè thân thuộc, những người luôn sát cánh bên con, luôn ủng hộ và góp ý cho con những lời khuyên, sự động viên, sự giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và thời gian làm đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực hết mình của bản thân, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ bảo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn và biết ơn sâu sắc! Tp. Mỹ Tho, ngày 15 tháng 08 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thụy Vân Anh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1.Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 2.Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 4.Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 3 5.Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 5.1. Phương pháp luận .......................................................................................... 3 6.Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 4 6.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 4 7.Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO ................................... 5 1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 5 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 5 1.1.2. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính .......................................................... 5 1.2. Địa hình- địa chất, khí hậu- thủy văn ............................................................... 6 1.2.1. Địa hình- địa chất ....................................................................................... 6 1.2.2. Khí hậu ....................................................................................................... 6 1.2.3. Chế độ thủy văn .......................................................................................... 7 1.3. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 8 1.3.1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 8 1.3.2. Tài nguyên nước ....................................................................................... 10 1.3.3.Tài nguyên khoáng sản .............................................................................. 11 1.3.4. Tài nguyên sinh vật .................................................................................. 12 1.4. Kinh tế- xã hội ................................................................................................ 12 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ................... 17 2.1. Tổng quan về CTR .......................................................................................... 17 i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 17 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh ................................................................................. 17 2.1.3. Phân loại CTR .......................................................................................... 19 2.2. Tính chất của CTR .......................................................................................... 21 2.2.1. Tính chất vật lý ......................................................................................... 21 2.2.2. Tính chất hóa học ..................................................................................... 23 2.2.3. Tính chất sinh học của CTR ..................................................................... 24 2.2.4. Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của CTR .................................. 26 2.3. Tốc độ phát sinh CTR ..................................................................................... 31 2.3.1. Đo thể tích và khối lượng ......................................................................... 31 2.3.2. Phương pháp đếm tải ................................................................................ 32 2.3.3. Phương pháp cân bằng vật chất ................................................................ 32 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR ..................................... 32 2.4. Ô nhiễm môi trường do CTR gây ra ............................................................... 34 2.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất ................................................................ 34 2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước ............................................................. 35 2.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí ..................................................... 36 2.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người .......................................................... 37 2.5. Các biện pháp quản lý CTR sinh hoạt ............................................................ 38 2.5.1. Các biện pháp kỹ thuật ............................................................................. 38 2.5.2. Các biện pháp quản lý hành chính ........................................................... 49 2.6. Hiện trạng quản lý CTRSH ở Việt Nam ......................................................... 50 2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 50 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 54 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH Ở THÀNH PHỐ MỸ THO .................................................................................................................. 57 3.1. Thành phần và khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Mỹ Tho ............. 57 3.1.1. Nguồn gốc phát sinh ................................................................................. 57 3.1.2. Khối lượng và thành phần rác thải ........................................................... 57 3.2. Hệ thống thu gom và quét dọn trên địa bàn thành phố ................................... 61 3.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân lực của công ty ....................................................... 61 ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2.2. Phương thức thu gom trên địa bàn thành phố .......................................... 64 3.2.3. Hiện trạng phương tiện thu gom và hệ thống vận chuyển ....................... 68 3.3. Hiện trạng xử lý rác thải trên địa bàn thành phố ............................................ 69 3.3.1. Xử lý rác thải ............................................................................................ 69 3.3.2. Phân loại và tái sử dụng ........................................................................... 71 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ............................................................................................................... 73 4.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 73 4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn thành phố .............................. 74 4.2.1. Công tác thu gom ..................................................................................... 74 4.2.2. Công tác vận chuyển ................................................................................ 76 4.2.3. Đánh giá công tác xử lý rác tại bãi rác Tân Lập ...................................... 76 4.2.4. Đánh giá phân loại và tái sử dụng ............................................................ 77 4.3. Đề xuất các biện pháp xử lý CTR trên địa bàn thành phố .............................. 78 4.3.1. Các giải pháp kỹ thuật .............................................................................. 78 4.3.2. Các giải pháp quản lý ............................................................................... 94 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC – CTĐT: Báo cáo Công trình đô thị BCL: Bãi chôn lấp CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt CTRĐT: Chất thải rắn đô thị CTCTĐT: Công ty Công trình Đô Thị ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long KCN: Khu công nghiệp KLR: Khối lượng riêng MT: Môi trường NĐ - CP: Nghị định Chính Phủ QH: Quốc hội QĐ.UB: Quyết định Ủy ban QLCTR: Quản lý chất thải rắn TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên TW: Trung ương TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn gốc các loại chất thải ................................................................... 18 Bảng 2.2: Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải hữu cơ tính theo hàm lượng ligin .......................................................................................... 25 Bảng 2.3: Tỷ lệ thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi rác ................................ 25 Bảng 2.4: Các chất nhận điện tử trong các phản ứng của vi sinh vật ..................... 29 Bảng 2.5: Phân loại vi sinh vật theo nguồn carbon và nguồn năng lượng .............. 30 Bảng 2.6: Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật ............................................. 31 Bảng 2.7: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan ........................ 34 Bảng 2.8: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR ....................................................... 37 Bảng 3.1 Số lượng nguồn phát sinh CTR trên địa bàn thành phố Mỹ Tho .............. 58 Bảng 3.2. Thành phần rác thải chủ yếu trên địa bàn thành phố Mỹ Tho ................. 59 Bảng 3.3. Thống kê khối lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố ..................... 59 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp khối lượng rác từ năm 2013 đến 2017 ............................ 60 Bảng 3.5. Thống kê khối lượng rác thải năm 2017 trên địa bàn thành phố ............ 61 Bảng 3.6. Tốc độ gia tăng chất thải rắn hằng năm .................................................. 61 Bảng 4.1. Dự đoán dân số thành phố Mỹ Tho đến năm 2030 .................................. 81 Bảng 4.2. Kết quả dự đoán khối lượng CTR được thể hiện ..................................... 82 Bảng 4.3: Thống kê khối lượng riêng CTR tại thành phố: ....................................... 84 Bảng 4.4. Số thùng 660l cho các phường, xã của thành phố Mỹ Tho ...................... 87 Bảng 4.5. Số thùng 660l thu gom rác hữu cơ cần đầu tư đến năm 2030 ................. 89 Bảng 4.6. Số thùng 660l cần đầu tư qua các năm .................................................... 92 v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ...................................................................................... 5 Hình 1.2. Thành phố Mỹ Tho khang trang, sạch đẹp ............................................... 14 Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn ....................... 40 Hình 2.2: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex .............................................. 42 Hình 3.1. Hình ảnh công ty Công trình đô thị Mỹ Tho ............................................ 62 Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của công ty ......................................................................... 63 Hình 3.4. Hình ảnh người lao động nhặt rác tại bãi rác ......................................... 70 Hình 4.1. Hình ảnh tại bãi rác Tân Lập ................................................................... 77 Hình 4.2 Thùng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ ............................................................ 78 Hình 4.3 Poster về danh sách các loại rác thải ....................................................... 79 vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ, qui mô cũng như về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Môi trường có tầm quan trọng đối với con người và cũng như của sinh vật theo đó là sự phát triển của kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây tốc độ gia tăng dân số cùng với công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì môi trường càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhu cầu khai thác quá mức và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ý thức của con người về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nước thải ô nhiễm chưa qua công đoạn xử lý từ các nhà máy, công ty,... thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật từ quá trình sản xuất nông nghiệp của người nông dân hầu như thải trực tiếp ra sông, hồ, kênh rạch, quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên,. đã và đang gây ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng. Những nguyên nhân trên gây nên hậu quả nặng nề đến con người và hệ sinh thái như: sự nóng lên của toàn cầu, băng tan chảy nhanh, tăng khí gây hiệu ứng nhà kính, ngập lụt, bão,. Một trong những tác nhân góp phần gây ô nhiễm, suy thoái môi trường là chất thải rắn (CTR) phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người. Lượng CTR được xử lý chủ yếu là đưa về bãi chôn lấp (BCL). Rác được chôn lấp phần lớn chưa được phân loại tại nguồn có nhiều chất ngây nguy hại và khó phân hủy như bao bì ni lông, vỏ chai nhựa thuốc trừ sâu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nguồn nước ngầm. Đối với các thành phố trọng điểm thì vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn, đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc, kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để và hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết. 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào ngày 05 tháng 02 năm 2016), giữ vai trò trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế với các huyện, thị trong tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền, là một trong những đô thị đặc trưng vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Mỹ Tho có hệ thống giao thông thuận lợi nằm giữa hai cầu mối trung tâm lớn ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với một cụm Khu công nghiệp là Trung An và Khu công nghiệp Mỹ Tho đã thu hút hàng trăm công ty lớn nhỏ, các nhà máy, xí nghiệp, trung tâm thương mại và khu dân cư tạo cho hàng nghìn người lao động có việc làm. Do đó, mức độ gia tăng chất thải từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất ngày càng cao gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Công ty TNHH MTV Công Trình Đô Thị Mỹ Tho là đơn vị công ích duy nhất chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Hoạt động của công ty góp phần tích cực giúp cho thành phố ‘ xanh- sạch- đẹp’ tạo được mỹ quan đô thị và góp phần cho môi trường sạch đẹp hơn. Tuy nhiên việc vệ sinh đô thị cũng còn gặp khá nhiều khó khăn do ý thức của người dân còn chưa tốt, tình trạng rác thải vẫn còn vứt bừa bãi xuống kênh, sông, khu đất trống gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đất, không khí và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác thải luôn gia tăng tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của dân số. Vì thế, nếu công tác thu gom, vận chuyển và xử lý không đáp ứng được nhu cầu sẽ làm cho mức độ ô nghiễm ngày càng quan trọng. Trên thực tế, hiện trạng quản lý CTR còn nhiều bất cập, vì thế các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo luôn quan tâm và khắc phục chúng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó mà đề tài: “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang đến năm 2030’’ được thực hiện với mong muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hiện nay và góp phần cải thiện trên địa bàn thành phố. 2. Mục tiêu đề tài 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ‘‘Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang quy hoạch đến năm 2030’’ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu CTR có nhiều loại: CTR y tế, CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR xây dựng,... nhưng do thời gian và điều kiện có hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu chủ yếu là CTR sinh hoạt bao gồm:  CTR phát sinh từ các hộ gia đình  CTR phát sinh từ các chợ  CTR phát sinh từ các trung tâm thương mại  CTR phát sinh từ các cơ quan, trường học. Trên cơ sở khảo sát thu thập và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố. Từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố (nguồn phát sinh, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý). 4. Nội dung nghiên cứu  Tổng quan về thành phố Mỹ Tho  Tổng quan về chất thải rắn  Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thành phố Mỹ Tho  Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH  Đề xuất hệ thống quản lý CTRSH 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thông tin đầy đủ về công tác quản lý rác thải sinh hoạt và các quy trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn thành phố. Để thực hiện đề tài, cần thu thập các dữ liệu về hệ thống quản lý CTR, điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của thành phố Mỹ Tho, từ đó xây dựng hiện trạng QLCTR trên địa bàn thành phố. Dựa trên những ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng, từ đó đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý CTR cho phù hợp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Thu thập, chọn lọc và tổng hợp tài liệu về quản lý chất thải rắn, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tại thành phố Mỹ Tho, các phương pháp quản lý chất thải rắn, xử lý chất thải rắn.  Thu thập tư liệu về hiện trạng môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý sơ bộ CTRSH).  Đánh giá dựa trên hiện trạng và tiêu chuẩn do nhà nước ban hành. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học  Tìm hiểu về hệ thống quản lý CTRSH của thành phố Mỹ Tho  Thu thâp cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của thành phố Mỹ Tho  Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý nhằm tái sử dụng có hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại thành phố Mỹ Tho như đề xuất biện pháp phân loại rác tại nguồn và xử lý tác thải làm phân compost và các giải pháp tái chế, tái sử dụng khác có thể áp dụng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn  Hiểu được vấn đề thu gom, vận chuyển CTR như thế nào  Đưa ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về hệ thống quản lý CTRSH tại địa phương 7. Cấu trúc đề tài Đồ án gồm 4 chương  Phần mở đầu  Chương 1: Tổng quan về thành phố Mỹ Tho  Chương 2: Tổng quan về chất thải rắn  Chương 3: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt  Chương 4: Đánh giá và đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030  Phần kết luận và kiến nghị  Tài liệu tham khảo 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía Đông Nam  Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo  Phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre  Phía Tây giáp huyện Châu Thành. Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi về các huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có Quốc lộ 60 và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho có 75 tuyến đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng đi bằng đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh (Campuchia). 1.1.2. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội thành phố Mỹ Tho đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030  Diện tích tự nhiên: 81.54 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Dân số có 227.008 người, có 4 nhóm tộc người chính: Kinh, Hoa, Ấn và Khơme. Có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao đài.  Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường, 6 xã). 17 đơn vị hành chính cấp phường – xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong. 1.2. Địa hình- địa chất, khí hậu- thủy văn 1.2.1. Địa hình- địa chất Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000 - 4.500 năm trở lại đây còn được gọi là phù sa mới. Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây dựng. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn, tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát kỹ khi xây dựng các công trình có qui mô lớn, tải trọng caoToàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. 1.2.2. Khí hậu Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.Thành phố Mỹ Tho nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các đặc trưng khí tượng tại Mỹ Tho như sau: Gió: thường xuất hiện 2 luồng gió chính:  Gió mùa Tây Nam: gió mùa này mang nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ, khí hậu ẩm.  Gió mùa Đông Bắc: có khí hậu khô, độ ẩm giảm, mát lạnh. Nhiệt độ: nhiệt độ cao và khá ổn định, trung bình năm là 27.9oC, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 29.50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 260C, tổng nhiệt độ trung bình trong năm là 9700 – 98000C  Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 79.2%, trung bình tháng thấp nhất là 76% (tháng 4), cao nhất là 85% (tháng 8).  Lượng mưa: hàng năm lượng mưa đạt từ 1300 – 1600 mm, mùa mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.  Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình trong năm là 1225 ha, bình quân đạt 3.3 mm/ngày, tháng 3 có lượng bốc hơi lớn nhất 136mm, tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 87mm.  Nắng – bức xạ: trung bình năm có 2622 giờ nắng, bình quân đạt 7.2 giờ nắng/ngày, tổng lượng bức xạ trung bình năm là 156.8 kcal/cm2 => Nhìn chung, Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của đồng bằng sông Cửu Long với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong 10 năm qua, điều kiện khí hậu thủy văn diễn biến khá phức tạp so với quy luật, tình hình thiên tai lũ lụt, bão lốc xảy ra liên tiếp, tình trạng thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn khá nghiêm trọng vào mùa nắng tại vùng nhiễm mặn Gò Công và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước, cần được quan tâm trong việc quy hoạch bố trí cây trồng vật nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thích hợp để phát triển ổn định của các tiểu vùng kinh tế này và hạn chế phần nào ảnh hưởng xấu do các điều kiện khí hậu thủy văn gây ra. 1.2.3. Chế độ thủy văn Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng: 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông.  Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m.  Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ PH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn khoảng 2 - 4% trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mười. Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập lũ và nước bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực. Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi.  Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng nhất. Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn từ 1,5 tháng đến 7 tháng tùy vào vị trí cửa lấy nước.  Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4-5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần. 1.3. Các nguồn tài nguyên 1.3.1. Tài nguyên đất Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang có các nhóm đất chính như sau: 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Nhóm đất phù sa: Chiếm 55,49% diện tích tự nhiên với khoảng 139.180,73 ha chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bãi bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái.  Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 36.621,23 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất, đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt, ngoại trừ các loại cây chịu lợ như dừa, sơri, cói. Một ít diện tích được tiếp ngọt về hoặc có trữ nước mưa trong ao thì có thể tiếp tục trồng trọt vào mùa khô. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở... quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTRĐT bao gồm quá trình làm phân compost hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao. Quá trình phân hủy kỵ khí: Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ của chất thải dưới điều kiện kỵ khí xảy ra theo 3 bước. Bước thứ nhất là quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những hợp chất thích hợp dùng làm nguồn năng lượng và mô tế bào. Bước thứ hai là quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có phân tử lượng thấp hơn xác định. Bước thứ 3 là quá trình chuyển hóa các hợp chất trung gian thành các sản phẩm cuối quá trình đơn giản hơn, chủ yếu là khí methane (CH4) và khí carbonic (CO2). Động học quá trình phân hủy kỵ khí: Tốc độ quá trình phân hủy kỵ khí phụ thuộc vào điều kiện môi trường và các thông số động học. Phương trình Monod thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất giới hạn sự phát triển và tốc độ sinh trưởng thực của vi sinh vật: μmax 푥 푆 µ= KS+ 푆 Trong đó:  μ : Tốc độ sinh trưởng đặc biệt thực sự của vi sinh vật  μmax: Tốc độ sinh trưởng đặc biệt cực đại của vi sinh vật  S nồng độ cơ chất (mol/L)  KS Hằng số tốc độ ½ (giá trị S khi μ = ½ μmax) Động học quá trình phân hủy hiếu khí CTR hữu cơ: Quá trình chuyển hóa sinh học hiếu khí CTR có thể được biểu diễn một cách tổng quát theo phương trình sau: Chất hữu cơ + O2 + Dinh dưỡng –Vi Sinh Vật----> Tế bào mới + chất hữu cơ khó 2- phân hủy + CO2 + H2O + NH3 + SO4 + .. + Nhiệt Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất hữu cơ: 28 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Các loại vi sinh vật. Vi sinh vật thường được phân loại dựa trên cấu trúc tế bào và chức năng hoạt động của chúng (Eucaryotes), (Eubacteria) và (archaebacteria). Vi khuẩn: là những tế bào đơn có dạng hình cầu, que hoặc dạng xoắn óc. Nấm được xem là nhóm nguyên sinh dộng vật đa bào, không quang hợp và dị dưỡng. Hầu hết các loại nấm có khả năng phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp, là điều kiện không thích hợp cho vi khuẩn. Men là một dạng nấm không có dạng hình sợi và do đó chúng chỉ là những đơn bào. Một số men có dạng ellip với kích thước khác nhau dao động từ khoảng 8- 10μm x 3 – 5 μm. Khuẩn tỉa (Actinomycetes) là nhóm vi sinh vật có những tính chất trung gian giữa vi khuẩn và nấm. Chúng có hình dạng tương tự như nấm nhưng với chiều rộng của tế bào chỉ khoảng từ 0,5 – 1,4μm. Các loại quá trình trao đổi chất của vi sinh vật. Các vi sinh vật dị dưỡng hóa học có thể nhóm lại theo dạng trao đổi chất và nhu cầu oxy phân tử của chúng. Các vi sinh vật tao ra năng lượng bằng cách vận chuyển điện tử trung gian của enzyme từ chất cho điện tử đến chất nhận điện tử bên ngoài (như oxy) được gọi là quá trình trao đổi chất hô hấp (respiratory metabolism) Các vi sinh vật sản sinh năng lượng bằng quá trình lên men và chỉ có thể tồn tại trong điều kiện môi trường không có oxy được gọi là vi sinh vật kỵ khí bắt buộc (obligate anaerobic). Bên cạnh đó còn có một nhóm vi sinh vật khác có thể phát triển trong cả điều kiện có hoặc không có oxy phân tử được gọi là vi sinh vật kỵ khí tùy tiện (facultative anaerobes). Bảng 2.4: Các chất nhận điện tử trong các phản ứng của vi sinh vật Môi trường Chất nhận điện tử Quá trình Hiếu khí Oxy, O2 Trao đổi chất hiếu khí - Nitale, NO3 Khử nitrat 2- Kỵ khí Sulfate, SO4 Khử sulfate Khí Carbonic, CO2 Methan hóa 29 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993 Nguồn cacbon và năng lượng. Hai nguồn thông dụng nhất đối với mô tế bào là carbon hữu cơ và CO2. Bảng 2.5: Phân loại vi sinh vật theo nguồn carbon và nguồn năng lượng Loại tự dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn carbon Quang tự dưỡng Ánh sáng mặt trời CO2 Phản ứng oxy hóa khử chất Tự dưỡng hóa học CO2 vô cơ Dị dưỡng Phản ứng oxy hóa khử chất Dị dưỡng hóa học Carbon hữu cơ hữu cơ Quang dị dưỡng Ánh sáng mặt trời Carbon hữu cơ Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993 Điều kiện môi trường: Những điều kiện môi trường nhiệt độ pH có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống và sinh trưởng của vi sinh vật. 30 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 2.6: Khoảng nhiệt độ của các nhóm vi sinh vật Nhiệt độ 0C Loại vi sinh vật Khoảng dao động Tối ưu Psychrophillic -10 – 30 15 Mesophillic 40 - 50 35 Thermophillic 45 - 75 55 Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993 Nồng độ ion hydro, biểu diễn dưới dạng pH, là yếu tố không quan trọng đối với sự phát triển của vi sinh vật nếu dao động trong khoảng pH = 6 – 9 Độ ẩm cũng là một yếu tố môi trường quan trọng khác đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật. Quá trình làm phân compost hiếu khí: là quá trình sinh học thường dùng để chuyển hóa các chất hữu cơ có trong CTRĐT thành dạng humus bền vững được gọi là compost. Các thông số quan trọng trong việc làm phân compost hiếu khí là: kích thước, tỷ lệ C/N, độ ẩm, mức độ xáo trộn, nhiệt độ, nhu cầu không khí, pH. Quá trình phân hủy kỵ khí: Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải có thể phân hủy sinh học trong điều kiện kị khí tạo thành khí chứa CO2 và CH4. PT: Chất hữu cơ + H2O + Dinh dưỡng →Tế bào mới + Phần chất hữu cơ + CO2 không phân hủy + CH4 + NH3 + H2S + Nhiệt 2.3. Tốc độ phát sinh CTR Dự đoán lượng chất thải rắn phát sinh theo từng loại chất thải của khu dân cư là rất cần thiết. Để ước tính được lượng chất thải rắn sinh hoạt thường dựa trên cơ sở lượng chất thải sinh ra tính trên đầu người trong một ngày đêm. 2.3.1. Đo thể tích và khối lượng Các thông số thể tích và khối lượng đều được dùng để đo đạc lượng chất thải rắn phát sinh. Tuy nhiên nếu sử dụng thông số thể tích để xác định lượng chất thải rắn dễ gây nhầm lẫn, sai sót. 31 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khối lượng là cách xác định chính xác nhất vì có thể cân được trực tiếp mà không kể đến rác đã được ép, nén như thế nào. Và khi vận chuyển chất thải trên xe hay ngoài quốc lộ đều tính theo đơn vị khối lượng hơn là thể tích. 2.3.2. Phương pháp đếm tải Phương pháp đếm tải dựa vào loại xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát gọi là khối lượng đơn vị được tính bằng cách sử dụng các số liệu đã được thu thập tại khu vực cần nghiên cứu và dựa trên các số liệu đã biết. 2.3.3. Phương pháp cân bằng vật chất Phương pháp cân bằng vật chất là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện được cho các nguồn phát sinh riêng lẽ như: các hộ gia đình, khu thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đây là phương pháp để thu thập được những dữ liệu đáng tin cậy cho các chương trình quản lý CTR. 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR 2.3.4.1.Việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn Giảm thiểu chất thải là hoạt động nhằm làm giảm lượng rác thải phát sinh ra. Đây được coi là phương pháp tối ưu nhất vừa giảm chi phí phận loại vừa giảm được các tác động bất lợi do chúng gây ra với môi trường. Một số kỹ thuật giúp làm giảm thiểu chất thải tại nguồn như: thay đổi sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới, kiểm soát nguồn, thay đổi nguyên liệu đầu vào, sử dụng nguyên liệu tinh khiết, thay đổi quy trình, thay đổi thiết bị, tự động hóa, thay đổi chế độ hoạt động, sử dụng ít tài nguyên hơn, giảm đóng gói không cần thiết, sử dụng những sản phẩm có tính bền và khả năng phục hồi cao hơn. Tái sinh, tái chế chất thải tại nguồn có một số kỹ thuật như: tái chế dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác, rồi quay vòng lại quy trình sản xuất, xử lý thu hồi nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm thừa như một sản phẩm phụ khác. 2.3.4.2. Ảnh hưởng của luật pháp 32 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chất thải rắn đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Ban hành các điều luật, các chính sách sẽ giúp cho công tác quản lý trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát sinh ra chất thải rắn thì nên có các quy định về các loại vật liệu làm thùng chứa, bao bì, các quy định về việc sử dụng túi vải, túi giấy thay cho các túi nilon. Hay quy định về việc phân loại rác tại hộ gia đình hay khu phố. Cần thắt chặt luật pháp hơn nữa và có thêm nhiều chính sách khuyến khích cũng như phạt đối với những trường hợp cần thiết. Như vậy sẽ hạn chế được phần nào sự phát sinh chất thải rắn. 2.3.4.3. Ảnh hưởng của ý thức người dân Vấn đề môi trường là một vấn đề không chỉ được Việt Nam quan tâm mà còn được cả thế giới chú trọng tới. Đặc biệt, đối với những nước đang phát triển thì việc giũ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường rất được chú ý tới. Việc xả rác bừa bãi kể cả nơi công cộng của người dân luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà chức trách môi trường. Ở bất kì đâu kể cả công viên, trường học, vỉa hè, ... đều thấy rác. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại xảy ra hiện tượng vứt rác bừa bãi như vậy?. Do chính ý thức của người dân, thói quen xấu lười biếng, lối suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ, ích kỉ nên đã làm gia tăng số lượng rác thải hàng ngày. Qua đây có thể thấy rằng ý thức người dân là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh chất thải rắn. Do vậy muốn khối lượng chất thải rắn phát sinh giảm thì cần thay đổi những thói quen cá nhân, tập quán và cách sống của người dân để duy trì bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời sẽ làm giảm gánh nặng kinh tế. 2.3.4.4. Sự thay đổi theo mùa Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người theo đó cũng tăng lên. Đặc biệt là vào các mùa lễ hội, tết, giáng sinh lượng nhu cầu tiêu dùng của con người càng tăng vọt theo đó lượng rác thải ra môi trường cũng theo đó tăng lên. Ngoài ra lượng rác thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước ôn đới chất thải rắn thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây. 33 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ở những thành phố du lịch, vào mùa hè ( mùa du lịch) lượng chất thải rắn phát sinh nơi đây nhiều hơn gấp mấy lần so với những mùa khác trong năm tại lượng du khách đến chơi thăm quan gia tăng đồng thời cũng làm phát sinh ra thêm nhiều rác thải hơn. 2.4. Ô nhiễm môi trường do CTR gây ra 2.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất Đất là môi trường sống có tầm quan trọng đối với tất cả các loài động vật, thực vật, sinh vật và con người trên trái đất. Các chất thải sinh hoạt hằng ngày do con người thải ra nếu không qua xử lí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất. Các rác thải kim loại đặc biệt là kim loại nặng nếu tích lũy lâu ngày trong đất sẽ gây ảnh hưởng và độc hại đến số lượng cá thể và cả đa dạng loài của các vi sinh vật đất. Bảng 2.7: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan Hàm lượng trong đất, ppm Các kim loại Đất không nhiễm Đất bị nhiễm bẩn Đất cần làm sạch bẩn Cr 100 250 800 Co 20 50 300 Ni 50 50 500 Cu 50 400 500 Zn 200 500 3000 As 20 30 50 Mo 10 40 200 Cd 1 5 50 Sn 20 50 300 Ba 200 400 2000 Hg 0,5 2 10 Pb 50 150 600 Nguồn: Thoromon, 1991 34 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tại các BCL, bãi rác không hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, để lâu ngày thì các hóa chất dư thừa, các vi sinh vật sẽ thâm nhập vào đất xảy ra quá trình phân giải hiếu khí và yếm khí làm xuất hiện các chất độc trong đất. Sự phân giải các chất hữu cơ của vi sinh vật gây ra mùi hôi khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh vật đất. Các chất độc sinh ra trong quá trình lên men khuếch tán và thấm vào đất nhất là H2S. Các chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén, nước tẩy nhà vệ sinh, thuốc tẩy quần áo, cũng góp phần gây ô nhiễm ở mức độ lớn. Trong đất có các hạt keo mang điện tích, có khả năng hấp thụ và trao đổi ion lớn do đó môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn những môi trường khác. Tuy nhiên mức độ tự làm sạch không hẳn là có thể làm sạch hoàn toàn lượng rác thải gây ô nhiễm chứa trong đất. Do vậy nếu để đất bị ô nhiễm quá nặng nề sẽ gây suy thoái đất và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất. 2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước Các chất thải rắn không được xử lí mà đem đổ trực tiếp xuống các sông, hồ, kênh rạch sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Làm thay đổi các tính chất có trong nước làm nước trở nên độc hại với con người và làm giảm sự đa dạng của các sinh vật nước. Nếu lượng rác lớn sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy của nước, làm giảm lượng DO có trong nước. Vào những ngày trời nắng, rác thải bốc mùi gây mùi hôi khó chịu cho khu vực nhưng vào mùa mưa, khi nước mua trút xuống kéo theo những cặn rác nhỏ và những thành phần ô nhiễm tiềm tàng trong rác mang theo gây ô nhiễm bề mặ nước và lâu ngày thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Sự phân hủy của các chất thải rắn hữu cơ trong nước gây ra mùi hôi khó chịu, làm cho nước xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm chết các vi sinh vật có lợi trong nước và còn làm cho nước chuyển sang màu đen đục ngầu. Nước rỉ rác sinh ra tại các bãi chôn lấp có hàm lượng chất hữu cơ khá cao từ phân xúc vật, thức ăn thừa, mỹ phẩm, nếu không được thu gom và xử lý sẽ ngấm 35 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vào đất theo các mao quản trong đất thấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. 2.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các chất thải rắn không được xử lí mà đem đổ trực tiếp xuống các sông, hồ, kênh rạch sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Làm thay đổi các tính chất có trong nước làm nước trở nên độc hại với con người và làm giảm sự đa dạng của các sinh vật nước. Nếu lượng rác lớn sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy của nước, làm giảm lượng DO có trong nước. Vào những ngày trời nắng, rác thải bốc mùi gây mùi hôi khó chịu cho khu vực nhưng vào mùa mưa, khi nước mua trút xuống kéo theo những cặn rác nhỏ và những thành phần ô nhiễm tiềm tàng trong rác mang theo gây ô nhiễm bề mặ nước và lâu ngày thấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Sự phân hủy của các chất thải rắn hữu cơ trong nước gây ra mùi hôi khó chịu, làm cho nước xảy ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm chết các vi sinh vật có lợi trong nước và còn làm cho nước chuyển sang màu đen đục ngầu. Nước rỉ rác sinh ra tại các bãi chôn lấp có hàm lượng chất hữu cơ khá cao từ phân xúc vật, thức ăn thừa, mỹ phẩm, nếu không được thu gom và xử lý sẽ ngấm vào đất theo các mao quản trong đất thấm xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. 36 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 2.8: Thành phần khí từ bãi chôn lấp CTR Thời Gian Thành Phần % thể tích khí Tháng Nito ( N2 ) Cacbonic ( CO2 ) Metan ( NH4 ) 0 – 3 5.2 88 5 3 – 6 3.8 76 21 6 – 12 0.4 65 29 12 – 18 1.1 52 40 18 – 24 0.4 53 47 24 – 30 0.2 52 48 30 – 36 1.3 46 51 36 – 42 0.9 50 47 42 – 48 0.4 51 48 Nguồn: Lê Huy Bá, 2000 Không chỉ từ hoạt động chôn lấp chất thải rắn mà hoạt động đốt rác cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. Tro, bụi, khói hay các khí thải ra từ hoạt động đốt của các lò đốt nếu không được thu hồi một cách cẩn trọng sẽ bay ra phát tán ngoài không khí. Những loại rác dễ phân hủy như thức ăn thừa, trái cây bị hôi thối trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và các khí gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người Việc quản lý, thu gom và xử lý CTR nếu không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến môi trường đất, nước, không khí mà còn ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt và cả sức khỏe con người. Trong rác thải có chứa rất nhiều những sinh vật, vi khuẩn, vi trùng là mầm bệnh cũng có thể trực tiếp gây bệnh cho con người. Đặc biệt là ở những bãi rác lộ thiên, nếu không quản lý chặt chẽ việc đổ rác thì đây sẽ là môi trường thích hợp và 37 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thuận lợi cho những loài vi sinh vật sống kí sinh, nơi nuôi dưỡng các sinh vật trung gian truyền bệnh cho con người. Ngày nay những vấn đề sức khỏe liên quan đến môi trường có rất nhiều mặc dù chưa có số liệu chính xác về những căn bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra nhưng như chúng ta biết thì có mốt số bệnh liên quan đến môi trường cần chú ý như: bệnh về da, sốt xuất huyết, dịch tả, đau mắt hột, bệnh đường hô hấp, thương hàn, ảnh hưởng của chất dioxin, Đặc biệt những người làm bên môi trường, công nhân quét dọn vệ sinh họ phải tiếp xúc hàng ngày với những rác thải có chứa những nguy cơ mắc bệnh tiềm tang, lượng khí bụi hay các vi khuẩn vi trùng mà họ tiếp xúc cũng nhiều gấp mấy lần những người bình thường. 2.5. Các biện pháp quản lý CTR sinh hoạt 2.5.1. Các biện pháp kỹ thuật 2.5.1.1. Phân loại Phân loại các thành phần chất thải rắn bao gồm giấy loại, carton, lon nhôm, thùng nhựa tại nguồn phát sinh là một trong những phương thức hiệu quả nhất để thu hồi và tái sử dụng vật liệu. Khi các thành phần chất thải đã được tách riêng ra thì vấn đề đặt ra là chủ hộ sẽ giải quyết các thành phần ấy như thế nào cho đến khi chúng được thu gom lại? Một số chủ hộ lưu trữ những thành phần đã phân loại ở nhà của họ sau đó chuyển định kỳ đến các thùng chứa chất thải đã phân loại. Một số chủ hộ khác lại mang chất thải đã phân loại và loại bỏ ngay vào thùng chứa theo quy định. 2.5.1.2. Thu gom Thu gom chất thải rắn là quá trình thu nhặt rác thải từ nhà dân, công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Thu gom chất thải rắn trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì chất thải rắn khu dân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và 38 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ngay cả khu vực trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom. 2.5.1.3. Trung chuyển, vận chuyển Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến trung tâm xử lý hoặc BCL gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp CTR đến đó bằng đường quốc lộ. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: xảy ra hiện tượng đổ CTR không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom, sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ, khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa nhỏ để thu gom chất thải từ khu thương mại và sử dụng hệ thống thu gom thủy lực hoặc khí nén. 2.5.1.4. Xử lý và tái chế Xử lý chất thải rắn là phương pháp giúp làm giảm khối lượng rác thải và tính độc hại của chúng, hoặc chuyển hóa rác thải thành các dạng vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp để xử lý chất thải rắn cần phải xem xét các yếu tố như: thành phần, khối lượng, tính chất của chất thải, khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng, yêu cầu bảo vệ môi trường,... Việc tái sử dụng lại rác thải vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa làm giảm diện tích đất chôn lấp, đồng thời cũng tạo ra các sản phẩm có ích được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Rác thải sau khi thu gom về được tiến hành phân loại ra thành các nhóm như: nhựa, kim loại, giấy, bảng mạch và một số vật liệu có chứa axit nguy hiểm. Việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế, có thể thu hồi được một số nguyên liệu như nhựa, giấy, và tránh lãng phí nguồn tài nguyên. 39 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 2.1: Sơ đồ tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải rắn  Phương pháp cơ học  Phân loại chất thải rắn Có 3 cách để phân loại:  Phân loại theo kích thước hay còn gọi là sàng lọc là phân loại các vật liệu có kích thước khác nhau thành 2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, sử dụng các loại sàng có kích thước khác nhau. + Sàng được sử dụng trước và sau khi nghiền rác.  Thường được sử dụng nhiều nhất là sàng rung và sàng có dạng trống quay. Sàng rung được sử dụng khi các vật liệu tương đối khô: kim loại và thủy tinh. Sàng trống quay dùng để tách rời giấy carton và giấy vụn, đồng thời bảo vệ được tác hại máy nghiền do các vật liệu có kích thước lớn. Phân loại theo khối lượng được sử dụng rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có khối lượng riêng khác nhau. 40 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Sử dụng để tách rời vật liệu từ quá trình tách nghiền thành hai loại khác nhau: dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ và các vật liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối nặng. + Kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất dùng phân loại các vật liệu dựa vào sự khác nhau về khối lượng riêng là áp dụng việc phân loại dựa vào không khí. Dòng khí đi từ dưới lên và các vật liệu nhẹ sẽ được tách rời khỏi các vật liệu nặng hơn.  Phân loại theo điện trường và từ tính dựa vào tính chất điện từ và từ trường trong thành phần chất thải rắn. + Phân loại bằng điện trường để tách kim loại màu và kim loại đen. + Phân loại bằng tĩnh điện để tách ly nhựa và giấy.  Phương pháp nén Phương pháp nén chất thải rắn sử dụng với mục đích là gia tang khối lượng riêng của các loại vật liệu giúp việc lưu trữ và chuyên chở hiệu quả hơn. Kỹ thuật áp dụng để nén và tái sinh chất thải là đóng kiện, đóng gói hay kết thành dạng viên.  Phương pháp ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện khi chất thải đưuọc tập trung thu gom vào nhà máy rồi phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải. Các chất có thể tận dụng sẽ được thu hồi và tái chế lại như: kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, plasticđược thu hồi để tái chế. Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống nén ép rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỉ số nén rất cao.  Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex: Công nghệ Hydromex dùng để xử lý những rác thải đô thị thành những sản phẩm phục vụ cho xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích khác. Đây là công nghê được áp dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào tháng 2/1996. Bản chất của công nghệ này ban đầu là nghiền nhỏ rác sau đó polymer hóa và sau đó sử dụng áp lực lớn để nén, ép rồi định hình thành sản phẩm. 41 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Rác thải sau khi được thu gom thì chuyển về nhà máy, không cần phân loại ra từng loại rác mà được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau đó đưa qua băng tải đi đến các thiết bị trộn. Chất thải lỏng được pha trộn ở trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Chất thải lỏng hỗn hợp từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn, chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới. Hình 2.2: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex Ưu và nhược điểm của công nghệ Hydromex  Ưu điểm:  An toàn về mặt môi trường.  Không độc hại.  Xử lí được cả chất thải rắn và lỏng.  Trạm xử lí có thể di chuyển được.  Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn. 42 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Tăng cường khả năng tái chế rác thải.  Nhược điểm:  Chưa được áp dụng rộng rãi.  Phương pháp đốt: Đốt rác là quá trình oxy hóa các chất thải rắn bằng oxy không khí ở điều kiện nhiệt độ cao và đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến trên thế giới.  Ưu điểm:  Phương pháp này là giảm được thể tích và khối lượng, của chất thải đến 70 - 90% so với thể tích chất thải ban đầu.  Đốt được tại chỗ không cần đi xa.  Nhiệt tỏa ra của quá trình đốt có thể được sử dụng cho các quá trình khác.  Có thể sử dụng phương pháp này để xử lý phần lớn các chất thải hữu cơ nguy hại.  Đỡ tốn diện tích.  Ít gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hơn so với xử lí bằng phương pháp chôn lấp.  Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải rắn.  Nhược điểm:  Vận hành phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao.  Chi phí đầu tư lớn.  Không phải mọi chất thải đều có thể đốt được, những chất thải có hàm lượng ẩm cao thì khó đốt được.  Trong quá trình đốt cần bổ sung nhiên liệu để đảm bảo các chất thải được đốt cháy hết.  Phương pháp nhiệt phân: + Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học chất thải rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình là các chất dưới dạng rắn, lỏng, và khí. 43 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Nguyên lý vận hành gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là quá trình khí hóa, chất thải được gia nhiệt để tách các thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nướcra khỏi thành phần cháy không hóa hơi và tro. Giai đoạn 2 các thành bay hơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tự nguy hại. + Nhiệt phân bằng hồ quang – plasma. Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao (có thể đến 10.0000C) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Sản phẩm là khí H2 và CO, khí acid và tro.  Phương pháp khí hóa: Một cách tổng quát quá trình hóa hơi thành khí là quá trình đốt các loại vật liệu trong điều kiện thiếu oxy. Mặc dù phương pháp này đã được phát hiện vào thế kỷ 19 nhưng việc áp dụng chỉ thực hiện thời gian gần đây đối với xử lý chất thải rắn. Kỹ thuật hóa hơi thành khí là một kỹ thuật được áp dụng với mục đích là làm giảm thể tích chất thải và thu hồi năng lượng.  Phương pháp sinh học • Ủ sinh học (Compost): Có thể được coi là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học để tạo môi trường tối ưu cho quá trình. Để hoàn thiện được việc ủ sinh học thì cần lưu ý những yếu tố sau: ✓ Nhiệt độ: từ 55-65oC, thấp hơn thì không đạt chuẩn còn cao hơn vi sinh vật bị ức chế. ✓ Độ ẩm: từ 50-60%, thấp hơn thì vi sinh vật không trao đổi chất được còn cao hơn làm rò rỉ chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh. ✓ Vi sinh vật: chủ yếu là hai nhóm vi sinh vật ưa nóng(20 – 50oC ) và ưa ấm (20- 50oC) như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn cần để cho quá trình xảy ra nhanh và hiệu quả hơn ✓ pH: trung tính từ 6,5 – 8,5 không quá axit hoặc bazo. ✓ Độ xốp: tỉ lệ giữa tỉ trọng và dung trọng là 32-36%. ✓ Thổi khí: dư 5-10%. 44 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ✓ Hợp chất hữu cơ: dễ phân hủy sinh học. ✓ Kích thước hạt: 3- 50mm. ✓ Chất dinh dưỡng: C/N= 25 cân Băng chuyền Hình 2.3: Quy trình ủ sinh học • Ủ sinh học ở dạng đống: Đây là quá trình phân giải phức Gluxit, Lipit và Protein với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí và kị khí. 45 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công nghệ ủ đống có thể là ủ tỉnh thoáng khí cưỡng bức, ủ đống hiếu khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Cũng có thể ủ dưới hố như kiểu ủ chua thức ăn chăn nuôi hay ủ trong hầm kín thu khí Metan.  Ưu điểm:  Giúp làm giảm lượng chất thải phát sinh.  Tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ phục vụ cho trồng trọt  Góp phần làm cải tạo đất (giúp tăng độ mùn, tơi xốp của đất)  Tiết kiệm được diện tích chôn lấp.  Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh.  Dễ thực hiện không cần kỹ thuật chuyên môn cao.  Giá thành để xử lý tương đối thấp.  Nhược điểm:  Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa ổn định.  Gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm.  Bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu.  Quá trình ủ gây mùi hôi, mất mỹ quan. • Công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp Hiện nay trên thế giới công nghệ ủ compost theo quy mô công nghiệp thường áp dụng dạng mô hình ủ compost hệ thống kín (hay hệ thống có thiết bị chứa) giúp khắc phục được các nhược điểm của hệ thống mở, vận hành và kiểm soát quá trình thuận tiện. Thông thường hệ thống ủ compost kín hiện đại được thiết kế hoạt động liên tục, khí thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học (biofilter).  Ưu điểm:  Giảm sự ảnh hưởng của thời tiết.  Ít tốn nhân công.  Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện môi trường sống của cộng đồng. 46 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Phân loại rác thải có thể sử dụng được, các chất có thể tái chế (kim loại màu, sắt, thép, thủy tinh, giấy, nhựa,) phục vụ cho nông nghiệp.  Nhược điểm:  Chi phí đầu tư cao.  Hạn chế công suất do kích cỡ của thiết bị.  Tốn kém cho khâu bảo trì và vận hành thiết bị.  Khó vệ sinh được thiết bị. • Phương pháp chôn lấp Phương pháp chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất và được áp dụng rộng rãi phổ biến nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Chôn lấp là cho rác vào các ô chôn lấp và cô lập với môi trường xung quanh bởi lớp lót đáy, lót thành hai bên và lớp che phủ bên trên bề mặt, khí và nước rác sinh ra đều được thu gom xử lý riêng cho từng loại. Có nhiều dạng bãi chôn lấp như:  Theo loại chất thải được chôn lấp có bãi chôn lấp rác sinh hoạt, bãi chôn lấp chất thải công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải nguy hại, bãi chôn lấp tro xỉ.  Theo kích cỡ quy mô diện tích thì có bãi chôn lấp nhỏ, bãi chôn lấp trung bình, bãi chôn lấp lớn và bãi chôn lấp rất lớn.  Theo kết cấu bãi chôn lấp được chia thành ba loại: bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp nổi hay bãi chôn lấp nửa chìm nửa nổi.  Ưu điểm:  Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng.  Xử lý được lượng chất thải lớn.  Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được.  Kinh phí đầu tư, hoạt động của bãi chôn lấp thấp hơn so với các phương pháp khác. 47 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Thu hồi được năng lượng từ khí gas.  Nhược điểm:  Chiếm diện tích lớn.  Thời gian phân hủy chậm.  Trong quá trình phân hủy gây ra những mùi hôi, thu hút các loài côn trùng như gián, ruồi nhặng,  Khó khăn trong việc kiểm soát lượng nước rỉ rác và khí rò rỉ. • Phương pháp biogas Biogas là sản phẩm tru...- Tần suất thu gom rác vô cơ 1 lần/1 tuần - Hệ số hữu ích của thiết bị lưu trữ tại hộ gia đình : f = 90% = 0,9 174336×22,47% - Lượng rác hữu cơ phát sinh của 1 hộ trong một ngày : = 0,69 56752 kg/hộ 0,69푘𝑔 /푛𝑔à푦 - Thể tích thùng lưu trữ rác hữu cơ tại hộ gia đình: ℎộ = 0,008m3 = 8L 0,9×96,9  Chọn thùng 10L giá 25.000 VNĐ  Tổng phí đầu tư: 56752 x 25.000 = 1.418.800.000VNĐ d. Tính toán hệ thống thu gom cho rác hữu cơ Rác thải sau khi sử dụng có thể tự phân loại tại hộ gia đình., rác thải hữu cơ sẽ được công ty môi trường đô thị đến gom còn về rác thải có thể tái chế được có thể thu gom bằng những cách sau:  Thu gom tại nhà hoặc có thể bán  Đem rác có thể tái chế được đem đến điểm thu gom để bán  Tập trung rác lại theo khu phố, theo tổ dân phố rồi đem đến UBND phường để cho, tặng.  Tính số thùng 660l cần để thu gom CTR hữu cơ Các thông số tính toán:  Dân số năm 2018: N = 227.008 (người)  Tốc độ gia tăng dân số: k = 0,9%  Tốc độ phát sinh rác: r = 0,8 (kg/ người/ ngày)  Số người trong hộ: n = 4 (người) 83 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Sử dụng thùng 660l để thu gom CTR  Sức chứa của 1 thùng là 0.66 (m3)  Thời gian sử dụng: 3 năm  Thời gian làm việc: 8 (h/ ngày) Bảng 4.3: Thống kê khối lượng riêng CTR tại thành phố: Khối lượng Khối lượng Thể tích Loại rác % riêng (tấn) (kg/m3) (m3) Rác hữu cơ 77.53 140.8 297 474.1 Rác vô cơ Giấy 3.89 6.4 86.03 74.4 Carton 0.06 0.098 60.81 1.61 Nhựa và 6.37 10.27 86.03 119.4 nilon Các chất có 8.58 13.83 71.2 194.2 thể đốt cháy Thủy tinh 0.21 0.34 320.38 1.1 Kim loại 0.23 0.37 640.76 0.6 Chất hữu cơ 0.99 1.6 302.58 5.3 khó phân hủy (cao su, giả da,..) Xà bần 2.14 3.45 140 24.6 Tổng 22.47 36.7 421.2 Nguồn: CTCT Đô thị Mỹ Tho Tính toán:  Khối lượng CTR hữu cơ năm 2018:  Mhữu cơ= N x r x % rác hữu cơ = 227008 x 0.8 x 0.7753 = 140.8 (tấn/ ngày)  Khối lượng riêng của rác hữu cơ: ρ = 297 (kg/ m3) 84 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Số thùng 660L cần đầu tư: 푀 140.8 푥 1000 . Số thùng = ℎữ푢 푐ơ = = 718 (thùng) 0.66 푥 297 0.66 푥 297  Số hộ được thu gom trong 1 chuyến: 퐿ượ푛𝑔 푟á푐 푡ℎù푛𝑔 660푙 푐ó 푡ℎể 푐ℎứ푎 H = 퐿ượ푛𝑔 푟á푐 ℎữ푢 푐ơ 푝ℎá푡 sinh ở 푐á푐 ℎộ 푇ℎể 푡í푐ℎ 푡ℎù푛𝑔 660푙 푥 퐾퐿푅 퐶푇푅 ℎữ푢 푐ơ 0.66 푥 297 = = = 79 ( hộ) 푟 푥 푛 푥 % 퐶푇푅 푡ℎự푐 푝ℎẩ푚 0.8 푥 4 푥 0.7753  Thời gian thu gom của 1 chuyến: Thcs = Phcs + s + h . Phcs: thời gian lấy rác cho 1 chuyến ( giờ/ chuyến) + Lấy + đổ + trả = 79 hộ x 0.5 phút = 39.5 (phút) + Di chuyển = 78 hộ x 0.5 phút = 39 (phút) Phcs = 39.5 + 39 = 78.5 (phút) = 1.3 (giờ/ chuyến) . h: thời gian vận chuyển cho một chuyến (giờ/ chuyến) + Xe đẩy đến điểm hẹn = 0.5 h + Điểm hẹn đến tuyến mới h = 0.5 + 0.25 = 0.75 ( giờ/ chuyến) . Thời gian tại nơi đổ rác = 6 (phút/ chuyến) = 0.1 (giờ/ chuyến) Vậy, thời gian thu gom: Thcs = 1.3 + 0.75 + 0.1 = 2.15 (giờ/ chuyến)  Số chuyến trong ngày: ( 퐻 푥 (1−푊)−( 푡1− 푡2) ) (8 푥 (1−0.1)−0.25) Nd = = = 3 (chuyến/ ngày) 푇ℎ푐푠 2.15 Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H = 8 (h) W: thời gian không vận chuyển, W = 0.1 t1: thời gian lái xe từ trạm điều vận đến vị trí đặt thùng đầu tiên trong ngày, giờ. t2: thời gian lái xe từ vị trí đặt thùng cuối cùng trong ngày về trạm điều vận, giờ. 718  Tổng số thùng 660l cần đầu tư thực tế = = 239 (thùng) 3 85 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Giả sử công nhân làm việc 7 ngày/ tuần. Vậy số công nhân làm việc trong một ca khi tính đến số ngày nghỉ định kì trong tuần sẽ là: 푠ố 푐ô푛𝑔 푛ℎâ푛 푥 7 푛𝑔à푦 178 푥 7 N = = = 279 ( công nhân) 푠ố 푛𝑔à푦 푙à푚 푣𝑖ê푐 6 86 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 4.4. Số thùng 660l cho các phường, xã của thành phố Mỹ Tho Xã Xã Tên Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Tân Mỹ phường 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mỹ Phong Chánh Diện tích 0,77 0,71 0,54 0,79 2,72 3,11 0,40 0,7 2,4 2,83 11,3 9,32 (km2) Dân số 20,567 16,501 9,089 10,408 5,641 13,686 11,904 23,250 7,086 10,433 16,465 12,220 Mật độ 7,586 20,793 22,638 19,235 7,260 19,328 17,079 7,501 2,983 3,688 1,456 1,312 (người/ km2) Số hộ đăng 1,308 1,607 1,782 3,133 4,179 4,135 1,714 1,812 1,116 1,569 kí nộp rác Số thùng tại các điểm ép 18 20 16 17 48 48 18 11 12 12 30 24 rác 87 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Xã Xã Tên Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Phường Tân Mỹ phường 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mỹ Phong Chánh Số thùng tại 18 20 16 17 48 48 18 11 12 12 30 24 các điểm ép rác Số chyến 3 7 6 8 14 20 5 4 3 3 6 5 thu gom Số điểm hẹn 3 4 3 4 10 9 3 3 3 3 6 5 ( 4-6 thùng/ 1 điểm hẹn) 88 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Dự đoán số thùng 660l thu gom rác hữu cơ cần đầu tư đến năm 2030 Bảng 4.5. Số thùng 660l thu gom rác hữu cơ cần đầu tư đến năm 2030 Tổng số Lượng rác Số thùng Số thùng 660l thùng cần Năm Dân số hữu cơ cần đầu tư cần đầu tư đầu tư thực (tấn) thêm tế 2018 227.008 140,8 718 239 239 2019 229.051 142,1 725 242 3 2020 231.113 143,3 731 244 2 2021 233.193 144,6 738 246 241 2022 235.291 145,9 744 248 7 2023 237.409 147,3 751 250 2 2024 239.546 148,6 758 253 244 2025 241.702 149,9 765 255 11 2026 243.877 151,3 772 257 2 2027 246.072 152,6 778 259 246 2028 248.286 154 786 262 6 2029 250.521 155,4 793 264 2 2030 252.776 156,8 800 267 249  Tính số xe để vận chuyển CTR hữu cơ đến BCL Tân Lập- huyện Tân Phước:  Chọn xe ép rác HINO 10 tấn để vận chuyển CTR hữu cơ đến BCL huyện Tân Phước  Khối lượng của CTR hữu cơ: M = 140.8 (tấn/ ngày)  Khối lượng riêng của CTR hữu cơ: ρ = 297 (kg/ m3)  Khối lượng CTR có thể chứa trong thùng 660l: m = 0.66 x 297 = 196.02 (kg/ thùng) 89 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Số thùng 660l sẽ được thu gom trong 1 chuyến: 푡ấ푛 10 ( ) 푥푒 푡ℎù푛𝑔  n = 푘𝑔 = 51 ( ) 196.02 ( ) 푥푒 푡ℎù푛𝑔  Đoạn đường đến BCL là 15 km  Vận tốc trung bình của xe là 40 km/h  Thời gian vận chuyển CTR: 푆 푆 15 15 h = + = + = 0.75 (giờ/ chuyến) 푉đ𝑖 푉푣ề 40 40  Phcs = Thời gian xe di chuyển đến các điểm hẹn + thời gian xe lấy đầy rác:  Phcs= 20 phút + 27 phút = 47 (phút) = 0.83 (h)  Thời gian chờ đổ rác: S = 20 (phút) = 0.3 (h)  Thời gian của một chuyến thu gom: Thcs = Phcs + h + S = 0.83 + 0.75 + 0.3 = 1.88 (h)  Tổng số xe dùng để vận chuyển hết 140.8 tấn rác trong ngày: 푡ấ푛 140.8 ( ) 푇ổ푛𝑔 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅퐻퐶/푛𝑔à푦 푛𝑔à푦 ∑푁 = = 푡ấ푛 = 14 (xe/ ngày) 퐿ượ푛𝑔 퐶푇푅/푐ℎ푢푦ế푛 10 ( ) 푥푒 ( 퐻 푥 (1−푊)−( 푡 − 푡 ) ) (8 푥 (1−0.1)−0.25) 푁 = 1 2 = = 4 (chuyến/ ngày) 푇ℎ푐푠 1.88 14  Số xe vận chuyển 10 tấn cần đầu tư thực tế = = 4 (xe) 4 e. Tính hệ thống thu gom rác vô cơ  Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom CTR vô cơ  Khối lượng CTR vô cơ: Mvc = 40.8 (tấn/ ngày) 3  Thể tích CTR vô cơ: Vvc = 421.2 (m ) 3  Khối lượng riêng: ρvc = 96.9 (kg/ m )  Tần suất thu gom: 1 tuần/ 1 lần  Số thùng 660l cần đầu tư: 90 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 푀 40.8 푥 1000 Số thùng = 푣ô 푐ơ = = 638 (thùng) 0.66 푥 74.5 0.66 푥 96.9  Số hộ được thu gom trong chuyến 퐿ượ푛𝑔 푟á푐 푡ℎù푛𝑔 660푙 푐ó 푡ℎể 푐ℎứ푎 H = 퐿ượ푛𝑔 푟á푐 푣ô 푐ơ 푐ó 푡ℎể 푝ℎá푡 sinh ở 푐á푐 ℎộ 푡ℎể 푡í푐ℎ 푡ℎù푛𝑔 660푙 푥 퐾퐿푅 퐶푇푅 푣ô 푐ơ = 푟 푥 푛 푥 푡ầ푛 푠푢ấ푡 푡ℎ푢 𝑔표푚 푥 % 퐶푇푅 푣ô 푐ơ 0.66 푥 96.9 = = 89 (hộ) 0.8 푥 4 푥 1 푥 0.2247  Thời gian thu gom của một chuyến: Thcs= Phcs + s + h . Phcs: thời gian lấy rác cho 1 chuyến (giờ/ chuyến) + Lấy + đổ + trả = 89 hộ x 0.5 phút = 44.5 phút + Di chuyển = 88 hộ x 0.5 phút = 44 phút Phcs = 44.5 + 44 = 88.5 (phút) = 1.5 (giờ/ chuyến) . h: thời gian vận chuyển cho một chuyến ( giờ/ chuyến) + Xe đẩy đến điểm hẹn = 0.5 h + Điểm hẹn đến tuyến mới = 0.25 h h= 0.5 + 0.25 = 0.75 ( giờ/ chuyến) . Thời gian tại nơi đổ rác = 6 (phút/ chuyến) = 0.1 (giờ/ chuyến) Vậy, thời gian thu gom: Thcs = 1.5 + 0.75 + 0.1 = 2.35 (giờ/ chuyến)  Số chuyến trong ngày: ( 퐻 푥 (1−푊)−( 푡1− 푡2) ) (8 푥 (1−0.1)−0.25) Nd = = = 3 (chuyến/ ngày) 푇ℎ푐푠 2.35 Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H = 8 (h) W: thời gian không vận chuyển, W = 0.1 t1: thời gian lái xe từ trạm điều vận đến vị trí đặt thùng đầu tiên trong ngày, giờ. t2: thời gian lái xe từ vị trí đặt thùng cuối cùng trong ngày về trạm điều vận, giờ. 638  Tổng số thùng 660l cần đầu tư thực tế = = 213 (thùng) 3 Dự toán số thùng 660l cần để thu gom rác vô cơ đến năm 2030 91 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 4.6. Số thùng 660l cần đầu tư qua các năm Tổng số Số thùng Lượng rác Số thùng 660l Năm Dân số thùng cần cần đầu tư vô cơ ( tấn) cần đầu tư đầu tư thực tế thêm 2018 227.008 40,8 638 213 213 2019 229.051 41,2 644 215 2 2020 231.113 41,5 649 216 1 2021 233.193 42 657 219 216 2022 235.291 42,3 661 220 4 2023 237.409 42,7 668 223 3 2024 239.546 43,1 674 225 218 2025 241.702 43,5 680 227 9 2026 243.877 43,8 685 228 1 2027 246.072 44,2 691 230 220 2028 248.286 44,6 697 232 12 2029 250.521 45 704 235 3 2030 252.776 45,4 710 237 222  Tính số xe để vận chuyển CTR vô cơ đến BCL Tân Lập- huyện Tân Phước Chọn xe ép rác HINO 6.5 tấn để vận chuyển CTR vô cơ đến BCL Tân Lập- huyện Tân Phước Khối lượng của CTR vô cơ: M = 40.8 (tấn/ ngày) Khối lượng riêng của CTR vô cơ: ρ = 96.9 (kg/ m3) Thể tích CTR vô cơ: V = 421.2 (m3) Khối lượng CTR có thể chứa trong thùng 660l: m = 0.66 x 96.9 = 64 (kg/ thùng)  Số thùng 660l sẽ được thu gom trong 1 chuyến: 92 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 푡ấ푛 6.5 ( ) 푥푒 푡ℎù푛𝑔  n = 푘𝑔 = 102 ( ) 64 ( ) 푥푒 푡ℎù푛𝑔  Đoạn đường đến BCL là 15 km  Vận tốc trung bình của xe là 40 km/h  Thời gian vận chuyển CTR: 푆 푆 15 15 h = + = + =0.75 (giờ/ chuyến) 푉đ𝑖 푉푣ề 40 40  Phcs = Thời gian xe di chuyển đến các điểm hẹn + thời gian xe lấy đầy rác: Phcs= 20 phút + 50 phút = 70 (phút) = 1.2 (h)  Thời gian chờ đổ rác: S = 20 (phút) = 0.3 (h)  Thời gian của một chuyến thu gom: Thcs = Phcs + h + S = 1.2 + 0.75 + 0.3 = 2.25 (h)  Tổng số xe dùng để vận chuyển hết 40.8 tấn rác trong ngày: 푡ấ푛 40.8 ( ) 푇ổ푛𝑔 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅퐻퐶/푛𝑔à푦 푛𝑔à푦 ∑푁 = = 푡ấ푛 = 6 (xe/ ngày) 퐿ượ푛𝑔 퐶푇푅/푐ℎ푢푦ế푛 6.5 ( ) 푥푒 ( 퐻 푥 (1−푊)−( 푡 − 푡 ) ) (8 푥 (1−0.1)−0.25) 푁 = 1 2 = = 3 (chuyến/ ngày) 푇ℎ푐푠 2.25 6  Số xe vận chuyển 6.5 tấn cần đầu tư thực tế = = 2 (xe) 3  Tính số xe cần để vận chuyển CTR cho thành phố  Chọn xe ép loại 10 tấn và 6.5 tấn để vận chuyển CTR đến BCL  Chọn thùng 660l để thu gom CTR trên địa bàn toàn thành phố  Quãng đường trung bình từ điểm hẹn đến BCL là 15 km  Vận tốc trung bình là 40 ( km/h)  Thời gian vận chuyển CTR: 푆 푆 15 15 h = + = + =0.75 (giờ/ chuyến) 푉đ𝑖 푉푣ề 40 40  Phcs = Thời gian xe di chuyển đến các điểm hẹn + thời gian xe lấy đầy rác: Phcs= 20 phút + 25 phút = 45 (phút) = 0.75 (h) 93 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Thời gian chờ đổ rác: S = 20 (phút) = 0.3 (h)  Thời gian của một chuyến thu gom: Thcs = Phcs + h + S = 0.75 + 0.75 + 0.3 = 1.8 (h)  Số xe cần để vận chuyển CTR:  Xe 10 tấn: 푡ấ푛 ∑ 퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅 푐ầ푛 푣ậ푛 푐ℎ푢푦ể푛 (140.8) ( ) N10 tấn = = 푛𝑔à푦 퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅 푣ậ푛 푐ℎ푢푦ể푛 10 ( 푡ấ푛) = 14 xe 푡ấ푛 ∑ 퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅 푐ầ푛 푣ậ푛 푐ℎ푢푦ể푛 ( 40.8) ( ) N6.5 tấn = = 푛𝑔à푦 퐾ℎố𝑖 푙ượ푛𝑔 퐶푇푅 푣ậ푛 푐ℎ푢푦ể푛 6.5 ( 푡ấ푛) = 6 xe  Số xe ép rác trong ngày: ( 퐻 푥 (1−푊)−( 푡 − 푡 ) ) (8 푥 (1−0.1)−0.25) 푁 = 1 2 = = 4 (chuyến/ ngày) 푇ℎ푐푠 1.8  Tổng số xe cần đầu tư thực tế: 14 N10 tấn = = 4 (xe) 4 6 n6.5 tấn = = 2 (xe) 4 4.3.2. Các giải pháp quản lý 4.3.2.1. Giải pháp sử dụng công cụ pháp lý Công cụ pháp lý cần được vận dụng tối đa để điều chỉnh các lệch lạc vốn đã tồn tại khá lâu trong xã hội. Luật pháp phải tham gia vào mọi quá trình trong quản lý và xử lý rác không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Sử dụng pháp luật để uốn nắn những hành vi sai trái để bảo vệ tốt nhất vấn đề MT – môi sinh và thông qua pháp luật dần hình thành ý thức tự nguyện, tự giác. Pháp luật phải sử dụng đúng ba yếu tố:  Nghiêm (khi thực hiện). 94 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Đúng và đủ (khi vận dụng).  Lâu dài (về mặt thói quen). MT ở khu dân cư là vấn đề nóng bỏng và bức xúc đòi hỏi chúng ta phải có thời gian, kinh phí, nhân lực để nghiên cứu vạch định tìm biện pháp giải quyết. Chúng ta có thể áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước đưa vào công tác quản lý hiện nay. 4.3.2.2. Giải pháp sử dụng công cụ kinh tế  Hệ thống ký quỹ hoàn trả Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,...  Phí sản phẩm Phí sản phẩm là phí được công thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sảm phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được). Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, dầu nhờn, xăng, bao bì,... Hiện nay chúng ta cũng đã sử dụng hình thức này đó là bán xăng, dầu được thực hiện bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí giao thông. 95 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu mà tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được năng cao đáng kể.  Lệ phí thu gom Nên áp dụng thu lệ phí thu gom theo đầu người trong mỗi hộ gia đình:  Mức phí là 15.000 đồng/hộ/tháng đối với các hộ dân thường.  Mức phí là 40.000 đồng/hộ/tháng đối với các biệt thự.  Mức phí là 100.000 đồng/hộ/tháng đối với các cơ quan hành chính, trường học. Nhà nước cũng phải bao cấp một phần chi phí thu gom quét dọn rác, đặc biệt đối với các khu vực công cộng. 4.3.2.3. Giải pháp sử dụng biện pháp giáo dục Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ MT được các nước xem như là công cụ hàng đầu để thực hiện bảo vệ MT. Theo các tài liệu báo cáo MT thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác bảo vệ MT. Giáo dục theo các vấn đề lớn:  Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng  Giáo dục MT ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học.  Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác.  Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục. Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn được quy định trong luật bảo vệ MT bằng cách: 96 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện luật bảo vệ MT và chỉ thị " Tăng cường công tác bảo vệ MT trong thời kì CNH–HĐH đất nước ". Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh - sạch – đẹp, vệ sinh MT, phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.  Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từ đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện luật bảo vệ MT.  Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kì của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân ở đô thị và KCN.  Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như: đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội công nhânvà các địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ cho các hoạt động bảo vệ MT. 4.3.2.4. Giải pháp “Nhà Nước và Nhân Dân cùng làm” dựa vào hỗ trợ cộng đồng  Vai trò của cộng đồng Con người là tế bào xã hội, trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ MT cũng chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho con người. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ rác ở các nơi công cộng đúng nơi, đúng chỗ nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và đảm bảo cho sức khỏe của người dân được tốt hơn. Hiện nay, một số quốc gia cũng đã sử dụng các hệ thống tinh vi cho công tác thu gom, phân loại rác nhưng cũng không giải quyết được tình trạng rác thải này. Do đó, cần thiết phải cần có sự hợp tác, sự chung sức của công đồng dân cư và các cơ quan trong một nhiệm vụ cùng làm cho thế giới chúng ta sạch đẹp, đó cũng là ước mơ của toàn nhân loại trong một thế giới với sự bùng nổ dân số và các ngành 97 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP công nghiệp hiện đại. Không có sự góp sức của cộng đồng thì sẽ vẫn còn thấy rác rơi vãi trên lề đường, trong hẻm, góc chợ, thậm chí cả sau nhà của chính họ đang sống. Sự hỗ trợ của công đồng nên tập trung vào các vấn đề sau:  Đổ rác đúng giờ tại nơi mà xe thu gom rác sẽ đến thu rác.  Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác ở TP Tuy nhiên, để tăng phần góp sức của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Ta nên thêm vào những cách sau: - Phần thưởng, có thể thực hiện các cách sau: - Đưa ra các giải thưởng bằng tiền hoặc quà cho việc vệ sinh cá nhân của các hộ. Tuy nhiên, phương pháp này hơi tốn kém và cũng không nên làm vì khi không có phần thưởng thì họ không có cố gắng thi đua thực hiện. - Cung cấp miễn phí túi nylong, thùng rác nhỏ hoặc lớn để khuyến khích họ phân loại rác cho tốt. Cách này cũng không tốn kém vì ta có thể thu thêm một ít vào lệ phí thu gom rác. - Xử phạt khi xả rác ở nơi công cộng, Phương pháp này có thể làm cho dân thực hiện tốt hơn vì họ sợ mất tiền trong khi chỉ cần bỏ vào đúng chỗ là xong. Một ví dụ điển hình của loại hình này là ở Singapore: vứt một mẩu thuốc lá ra đường sẽ bị phạt đến 100 đôla Singapore. Phương pháp này đòi hỏi phải giáo dục cộng đồng để họ thay đổi nhận thức của họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân như là một lối sống tự nhiên.  Nâng cao nhận thức của cộng đồng Phân loại CTR tại nguồn là một chương trình mới liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong công đồng xã hội. Trong đó sự tham gia của công đồng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai phân loại CTR tại nguồn tại TP.Mỹ Tho cần được triển khai từng bước để có thể kịp thời điều chỉnh và thu được nhiều thành công. Lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền và thực hiện chương trình bao gồm: 98 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Đơn vị thu gom dân lập. - Đoàn viên thanh niên. - Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. - Phương tiện tuyên truyền. - Tuyên truyền bằng truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet. - Tuyên truyền bằng xe truyền thông cổ động. - Tuyên truyền bằng băng rôn, áp phích, tờ rơi,... 4.3.2.5. Giải pháp 3R (hay 3T) 3R là từ viết tắt ba chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle. Theo nghĩa tiếng Việt là: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế, gọi tắt là 3T. Đây là giải pháp quen thuộc đối với nhiều nước trên thế giới giúp giảm nhẹ gánh nặng lên MT sống.  Tiết giảm (Reduce): là việc giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống, thay đổi trong cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất Chẳng hạn áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, hóa học xanh trong hoạt động sản xuất, hay khuyến khích thói quen “ăn chắc mặc bền” trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Đây là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt MT, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.  Tái sử dụng (Reuse): là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm.  Tái chế (Recycle): là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù chất lượng của sản phẩm tái chế không thể bằng sản phẩm từ nguyên liệu chính phẩm nhưng quá 99 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản từ nguyên liệu thô. Tái chế có thể chia thành hai dạng, tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.  Ích lợi thực tế đạt được Kết quả thực tế từ các nước đã triển khai thực hiện hoạt động 3R cho thấy đây là giải pháp bảo vệ MT rất hiệu quả, đồng thời mang lại những ích lợi to lớn về các mặt kinh tế, xã hội... Trước hết, 3R là các giải pháp xuất phát từ các yêu cầu giảm gánh nặng lên MT sống. Bởi vậy, lợi ích cho MT là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất cho việc quyết định áp dụng thực hiện nó. Khi thực hiện các giải pháp 3R, rác từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được lưu trữ lại đúng quy cách, làm giảm khối lượng chất thải phát sinh, giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp và kết quả là vừa tiết kiệm đất, vừa giảm ô nhiễm MT. Tại các cơ sở tái chế, rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu. Mùi hôi do vậy cũng giảm hẳn. Tại BCL, lượng chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi, chất hữu cơ được chôn riêng nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại. Về mặt kinh tế, 3R cũng đem lại nhiều lợi ích to lớn. Trước hết là việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bởi nó giúp sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc. Nó cũng giúp giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động MT do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp. Việc tái chế rác mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Nó giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng. Các hoạt động tái chế rác dễ thành công bởi nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế như bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang hay bán điện 100 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP do các lò đốt rác sản xuất ra. Bởi thế, không khó thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và xây dựng các cơ sở tái chế. Giải pháp 3R còn mang lại những lợi ích xã hội to lớn mà hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền, cũng như không thể nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ MT. Tái chế chất thải còn tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đồng thời, 3R cũng giảm các chi phí cho xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh tật do ô nhiễm MT từ chất thải gây ra. 101 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Tại Công ty công việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Các công việc được phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các mảng và nhân viên. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý thu gom – vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố ta có thể kết luận như sau: - Công ty vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xử lý thu gom rác từ các hộ dân và xử lý rác vẫn còn nhiều mặt hạn chế như ý thức người dân chưa cao vấn đề giao rác để đem đi xử lý chưa hoàn toàn được giải quyết triệt để còn nhiều trường hợp hộ dân vướt rác xuống sông, ao, kênh gần nhà gây ô nhiễm và là mầm móng tạo nên các dịch bệnh. - Tại các điểm hẹn lấy rác do thùng chứa rác tại các điểm hẹn còn hạn chế, lượng rác ngày còn nhiều rác chất đầy xe rác và một phần còn đổ tràn lan gây mất vẻ mỹ quan đô thị và tạo mùi gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Nguồn nhân lực và trình độ của công nhân vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu thực tế. Vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để xử lý vấn đề. Sau khi nghiên cứu hiện trạng QLCTR SH tại thành phố Mỹ Tho, đề tài đã đề xuất như sau: - Tổng lượng rác phát sinh năm 2018 là 181.6 tấn/ngày và dự đoán đến năm 2030 sẽ là 202.2 tấn/ngày. - Phân loại rác tại nguồn tạo điều kiện tốt cho việc xử lý rác, đây là yếu tố quyết định cho phương pháp xử lý của việc lựa chọn phương pháp xử lý và giảm chi phí cho việc xử lý rác. - Phương án quản lý kỹ thuật đề xuất là phân loại rác tại nguồn, chôn lấp và tái chế. Rác Phân loại Thu gom Vận chuyển Chôn lấp và tái chế. - Đầu tư thêm 4 xe loại 10 tấn và 2 xe loại 6.5 tấn, 279 công nhân. Vì thế, đối với chính quyền địa phương cần phải: - Có thêm các tuyên tryền nâng cao ý thức và vận động người dân có ý thức giao nộp rác cho đơn vị để đảm bảo vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm tra chất lượng thu 102 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP gom rác tại các điểm hẹn sử dụng dung dịch khử mùi và phun các phế phẩm để tránh tạo mùi tại các điểm hẹn. - Xây dựng các chương trình tuyên truyền về vấn đề phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các buổi họp khu phố, treo băng rôn ngay tại các điểm tập trung đông dân cư và vận động mọi người cùng tham gia. - Bố trí các điểm hẹn một cách hợp lí nhất để tránh tạo mùi và mất vẻ mỹ quan đô thị, vạch tuyến các tuyến đường thu gom sao cho thuận lợi công tác thu gom cho công nhân tiết kiệm thời gian và hiệu quả nhất. - Thành phố Mỹ Tho cần phải xây dựng hệ thống trung chuyển rác nhằm để hạn chế ít nhất việc đại tập kết rác, thùng rác trên các tuyến đường tránh gây mất vẻ mỹ quan đô thị, tạo mùi hôi, giảm được tối ưu lượng chi phí thu gom, vận chuyển rác. - Cùng với ý thức của người dân quản lý chính quyền cần áp dụng, triển khai Luật Bảo vệ môi trường cùng theo đó là các nghị định, quyết định, thông tư để răn đe, giáo dục và xử lý triệt để các hành vi không nghiêm chỉnh chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường trong việc không lắp đặt các thiết bị xử lý nguồn nước thải trực tiếp ra môi trường, vứt, xả rác không đúng nơi quy định - Cần những hỗ trợ đầu tư của Nhà nước:  Đầu tư về mặt kỹ thuật tiên tiên tiến, hiệu quả.  Đầu tư về chính sách pháp luật.  Đầu tư về kinh phí thông qua dự án quốc tế. Đối với Công ty: - Việc vận chuyển rác đến bãi chôn lấp việc mùi hôi từ các xe rác di chyển cần được khắc phục bằng việc thường xuyên vệ sinh xe thường xuyên mỗi khi đem rác ra vào bãi chôn lấp. - Về bãi chôn lấp Công ty cần kiến nghị với các cơ quan nhà nước chức năng để đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh có hệ thống xử lý nước thải, nước rỉ rác để đảm bảo môi trường sống ở khu vực. Có đội ngũ giám sát các công nhân làm việc ở bãi rác chặt chẽ hơn để tránh các trường hợp làm việc không đúng công suất mà Công ty đề ra. 103 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công ty cần có thêm các sàn phân loại rác để thu gom, tái chế các loại rác có thể tái sử dụng được và cũng có thêm một phần lợi nhuận từ việc bán phế liệu và giúp quá trình xử lý rác được hiệu quả hơn. - Cần có hệ thống quản lý chặt chẽ giám sát các công nhân thu gom và vận chuyển rác để đạt đươc hiệu quả tối ưu tránh xảy ra các trường hợp sao nhãng trong công việc gây ra các vấn đề thu gom không triệt để ở những nơi giao rác để tránh việc khiếu nại công tác thu gom, vận chuyển lên Công ty. - Cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý, các công nhân trong Công ty cũng như tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. - Đề nghị xin nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người dân như việc phân phát các thùng rác cho mỗi hộ gia đình để công việc phân loại được thuận lợi và nhà nước thu mua lại sản phẩm có thể tái chế. - Tổ chức công đoàn viên sắp xếp lịch thu gom rác hợp lý, tăng cường lực lượng, phương tiện thu gom rác, bảo đảm giờ thu gom rác phù hợp, tránh tình trạng rác chất thành đóng ngoài đường phố. Hổ trợ các ban, ngành, đoàn thể trong các đợt ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. Kết hợp với Ủy Ban nhân dân các phường, xã vận động người dân đưa rác thải sinh hoạt đến đúng nơi qui định, đúng thời gian để công tác thu gom và vận chuyển rác được thực hiện có hiệu quả. 104 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo về cơ cấu dân sự và tổ chức của Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Mỹ Tho [2] Cục thống kê: [3] Dự án đánh giá tác động môi trường tại Bãi rác Tân Lập [4] Dự án khả thi cải thiện môi trường thành phố Mỹ Tho [5] Tài liệu, số liệu về lượng rác sinh hoạt qua các năm tại Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Mỹ Tho [6] Tính chất lý học của CTR – Khối lượng riêng của CTR, vn.com/pdf/Chuong_2_Quan_ly_CTRSH.pdf. [7] Tổng quan về thành phố Mỹ Tho:  https://vi.wikipedia.org/wiki/Mỹ_Tho  www.tiengiang.gov.vn  www.skhdt.tiengiang.gov.vn  mytho.tiengiang.gov.vn [8] Vũ Hải Yến - 2015, Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, trường Đại học công nghệ Tp.HCM. 105 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 106

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_bien_phap_quan_ly_c.pdf