Tài liệu Định mức tín nhiệm Công ty tại Sở Giao dịch 1 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam: ... Ebook Định mức tín nhiệm Công ty tại Sở Giao dịch 1 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Định mức tín nhiệm Công ty tại Sở Giao dịch 1 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa TO¸N KINH TÕ
------------&-----------
chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
§Ò tµi:
§ÞNH MøC TÝN NHIÖM C¤NG TY T¹I Së GIAO DÞCH I
NG©N HµNG C¤NG TH¦¥NG VIÖT NAM
Gi¸o viªn híng dÉn
: NG¤ V¡N THø
Sinh viªn thùc hiÖn
: NGUYÔN THÞ THUû
Líp
: TO¸N TµI CHÝNH 45
Kho¸
: 45
Hµ néi –2007
1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Nhập khẩu là hoạt động mua bán hang hoá, dịch vụ từ một quốc gia khác về nước mình tiêu thụ nhằm làm phong phú thêm cho đầu vào của sản xuất và tiêu dung.
Theo qui định, những trường hợp sau được coi là nhập khẩu:
Mua hàng hoá của nước ngoài để thoả mãn nhu cầu sử dụng trong nước và để phát triển kinh tế theo hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đưa hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
Giữ hàng hoá tại các khu chế xuất (phân chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) để bán tại thị trường Việt Nam.
Tái nhập hàng trước đây tạm xuất.
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dung trong nước.
Nhập khẩu nhằm bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng với nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, tức là nhập khẩu những hàng hoá sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của nhập khẩu được thể hiện qua những khía cạnh sau đây:
Tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.
Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định.
Nhập khẩu góp phần cải thiên nâng cao mức sống của nhân dân, tức là nhập khẩu góp phần thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiên dung, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu thúc đẩy tích cực đến xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ta nước ngoài.
Đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước, chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nước và tình hình thị trường nước ngoài.
Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dung và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.
Hàng nhập khẩu thường đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dung.
Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình kinh doanh. Thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa.
* Đối tượng nhập khẩu
Hàng nhập khẩu vào nước ta thuộc hai đối tượng chính là hàng phục vụ cho tiêu dung của người dân và máy móc thiết bị phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhập khẩu đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào nước ngoài nên Nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu những mặt hàng cần thiết. Đó là những loại hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng về cả số lượng lẫn chất lượng., đặc biệt là các trang thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
Bên cạnh những mặt hàng doanh nghiệp được tự do nhập khẩu còn có những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, hang hoá nhập khẩu có điều kiện là những hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành.
* Các phương thức nhập khẩu hàng hóa
Có hai phương thức nhập khẩu hàng hoá:
Nhập khẩu theo nghị định thư: Là phương thức nhập khẩu trong đó toàn bộ quan hệ đàm phán ký kết hợp đồng do hai bên chính phủ tiến hành trên cơ sở đó giao cho các đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu thực hiện.
Nhập khẩu tự cân đối: Là phương thức nhập khẩu trong đó các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp đàm phám ký kết hợp đồng trên cơ sở đó tự cân đối tài chính trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
*Các hình thức nhập khẩu hàng hoá
Cả hai phương thức nhập khẩu theo nghị định thư và nhập khẩu tự cân đối đều có thể tiến hành theo hai hình thức nhập khẩu sau:
Nhập khẩu trực tiếp: Là hình thức nhập khẩu trong đó các đơn vị được cấp phép nhập khẩu trực tiếp tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hoá.
Nhập khẩu uỷ thác: Là hình thức nhập khẩu trong đó các đơn vị có giấy phép nhập khẩu nhưng không có điều kiện tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hoá phải nhờ đơn vị khác có chức năng nhập khẩu hang hóa thực hiện hộ.
Giá cả và tiền tệ sử dụng trong kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Tiền tệ sử dụng
Trong các hợp đồng mua bán ngoại thương phải qui định rõ điều kiện tiền tệ sử dụng trong thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương và cách xử lý khi đồng tiền đó bị biến động.
Tiền tệ tính toán là tiền tệ dung để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán thường là đồng tiền của 1 trong 2 đối tác trong quan hệ mua bán hoặc đồng ngoại tệ mạnh của một nước thứ 3. Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tê được chuyển đổi tự do.
Các yếu tố dung để xác định tiền tệ thanh toán thường là:
Sự so sánh giữa hai bên mua bán.
Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.
Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.
Đồng tiền được sử dụng để thanh toán thống nhất trong một số khu vực trên thế giới.
Giá nhập khẩu
Giá cả hang nhập khẩu luôn được quy định trong hợp đồng mua bán ngoai thương một cách cụ thể. Giá cả cũng sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng, là cơ sở phân chia trách nhiệm vật chất của người bán và người mua về chi phí và rủi ro.
Theo qui định của Phòng thương mại quốc tế. có tất cả 13 điều kiện giao hàng, bao gồm:
Giao hang tại xưởng (EXW): Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hang của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu, chưa được bốc lên phương tiện chuyên chở. Do đó theo điều kiện này người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng ở người bán (Trừ khi có thoả thuận riêng).
Giao hàng cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển chỉ định. Như vậy người bán sau khi làm thủ tục thong quan xuất khẩu sẽ giao hàng cho người vận chuyển chỉ định tại 1 địa điểm qui định. Nếu hàng giao tại cơ sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm bốc hàng dỡ hàng.
Giao dọc mạn tàu (FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá (trừ khi có thoả thuận riêng), chịu trách nhiệm về mọi chi phí cho tới khi hàng hoá được đặt dọc mạn tàu tại cảng qui định do người mua chỉ định.
Giao lên tàu (FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí cho tới khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc qui định do người mua chỉ định tại biên giới nước bán. Đây là điều kiện cơ sở giao hàng áp dụng phổ biến nhất trong các hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Tiền hàng và cước phí (CFR): Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tau tại cảng gửi hàng, do vậy giá cả của hàng hoá bao gồm trị giá của lô hàng và cước phí vận chuyển. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến qui định. mọi rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng đều thuộc trách nhiệm của người mua.
Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Trường hợp này giá trị của hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm hàng hóa và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng qui định. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng qui định. Nhưng mọi rủi ro, mất mát, hư hại về hàng hoá và các chi phí phát sinh do các tình huống xảy ra sau khi giao hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua.
Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi rủi ro cũng như chi phí cho đến lúc giao hàng. Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở đến, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu thông quan nhập khẩu ở địa điểm qui định tại biên giới. Điều kiện này thường được sử dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hoá khi hàng hoá được giao tại biên giới trên đất liền.
Giao tại tàu (DES): Người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến khi giao hàng. Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu cảng đến qui định. Điều kiện này thường được sử dụng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa.
Giao tại cầu cảng (DEQ): Người bán giao hàng hoá khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu tàu ở cảng đến qui định, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Người bán phải chịu mọi phí tốn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến cảng qui định và bốc dỡ hàng lên cầu tàu. Người mua phải làm mọi thủ tục thông quan nhập khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá. Điều kiện này chỉ có thể sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bắng đường biển hoặc vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến qui định.
Ngoài các điều kiện cơ sở giao hàng trên, Người ta còn sử dụng các điều kiện: Giao tại đích chưa nộp thuế (DDU), giao tại đích đã nộp thuế (DDP), cước phí trả tới (CPT), cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP).
Trong các điều kiện giao hàng trên, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng điều kiện “ Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển” (CIF). Theo đó, giá trị của hợp đồng ngoại thương bao gồm giá trị của lô hàng, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển hàng hóa đến cảng qui định.
1.1.4.Các phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Những điều kiện cơ bản trong thanh toán thương mại quốc tế bao gồm: Điều kiện về tiền tệ, điều kiện về giao hàng, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán. Trong đó phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là toán bộ quá trình, cách thức nhận, trả tiền trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong hoạt động ngoại thương. Do vậy, việc sử dụng phương thức thanh toán nào phải được các bên thoả thuận và ký kết một cách cụ thể trong hợp đồng kinh tế. Theo trình tự: Rủi ro của người xuất khẩu giảm dần, trách nhiệm của ngân hàng tăng dần, niềm tin của hai bên mua bán giảm dần, dưới đây là 4 phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại thương:
1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remttance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó bên nhập khẩu uỷ nhiệm cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho bên xuất khẩu ở một địa điểm, thời gian nhất định. Có hai hình thức chuyển tiền:
Thư chuyển tiền: Là hình thức ngân hàng chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Điện chuyển tiền: Là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền có thể được khái quát
Ng©n hµng ®¹i lý
Nhµ nhËp khÈu
(Bªn chuyÓn tiÒn)
Nh© xuÊt khÈu
(Bªn nhËn tiÒn)
Ng©n hµng chuyÓn tiÒn
Sơ đồ 01: Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
(1): Sau khi hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, nhà xuất khẩu thực hiện cung ứng hàng hoá, dịch vụ và chuyến giao toàn bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu
(2): Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu.
(3): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hoặc điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho nhà xuất khẩu.
(4): Sau khi trích tài khoản của nhà nhập khẩu để trả cho nhà xuất khẩu, ngân hàng gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu báo đã thanh toán cho nhà xuất khẩu.
(5): Ngân hàng đại lý chuyển tiền và gửi giấy báo Có cho nhà xuất khẩu.
1.1.4.2. Phương thức ghi sổ ( Open account)
Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu ghi Nợ cho bên nhập khẩu vào một tài khoản hoặc một cuốn sổ riêng của mình sau mỗi lần xuất khẩu. Căn cứ vào đó, theo định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu. Khi thực hiện phương thức này, nhà xuất khẩu đã thực hiện một tín dụng cho nhà nhập khẩu dưới dạng tín dụng thương mại. Đây là phương thức thanh toán được sử dụng khi quan hệ hai bên là quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.
Trình tự thanh toán theo phương thức này có thể khái quát theo sơ đồ sau
Ng©n hµng
Nh© nhËp khÈu
Ng©n hµng bªn b¸n
Nhµ xuÊt khÈu
(1): Nhà xuất khẩu giao hàng hoá cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu thông báo đã ghi nợ cho nhà nhập khẩu.
(3): Nhà nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
1.1.4.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
Là phương thức thanh toán mà qua đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nhà xuất khẩu sẽ uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền của nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do nhà xuất khẩu lập ra. Có hai phương pháp nhờ thu chủ yếu:
Nhờ thu trơn (clean collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền của nhà nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra mà không kèm thêm điều kiện nào cả. Các chứng từ hàng hoá sẽ được gửi trực tiếp cho bên nhập khẩu mà không cần qua ngân hàng.
Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) : Nhà xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền hàng của nhà nhập khẩu căn cư vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm hối phiếu. Chỉ khi nào nhà nhập khẩu chập nhận trả tiển thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ phía ngân hàng.
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Ng©n hµng ®¹i lý
Nh© nhËp khÈu
Ng©n hµng nhê thu
Nhµ xuÊt khÈu
Sơ đồ số 03: trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu
Giải thích sơ đồ:
(1): Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu.
(2): Nhà xuất khẩu ký phát hối phiếu ( và gửi kèm bộ chứng từ hàng hóa trong trường hợp nhờ thu kèm chứng từ) gửi đến ngân hàng nhờ thu.
(3): Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu (và bộ chứng từ) đến ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu.
(4): Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho nhà nhập khẩu.
(5): Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền (và bộ chứng từ) đến ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu.
(6): Ngân hàng đại lý gửi giấy báo Có hoặc hối phiếu đã được ký nhận về ngân hàng nhờ thu.
(7): Ngân hàng nhờ thu và nhà xuất khẩu tiến hành thanh toán với nhau.
1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (nhà nhập khẩu) sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu) khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán hợp lệ.
Phương thức thư tín dụng chứng từ có để được khái quát theo sơ đồ sau:
Ng©n hµng ®¹i lý
Nh© nhËp khÈu
Ng©n hµng nhê thu
Nhµ xuÊt khÈu
Sơ đồ 04: Trình tự thanh toán bằng thư tín dụng
(1): Nhà nhập khẩu lập và gửi đơn xin mở thư tín dụng đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà xuất khẩu hưởng.
(2): Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo về việc mở thư tín dụng và yêu cầu khi nhậnđược bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhà xuất khẩu.
(3): Khi nhận được thông báo về L/C này, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người bán chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua (nhà nhập khẩu) và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi đi đến thống nhất, nhà xuất khẩu mới giao hàng.
(5a): Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi cho ngân hàng thông báo xin thanh toán.
(5b): Ngân hàng thông báo gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(6a), (6b): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.
(7): Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng.
(8): Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì thực hiện thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.
Các loại thư tín dụng sử dụng trong thanh toán quốc tế:
-Thư tín dụng có thể huỷ bỏ
-Thư tín dụng không thể huỷ bỏ
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận
- Thư tín dụng đối ứng
- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng
- Thư tín dụng tuần hoàn
- Thư tín dụng giáp lưng
- Thư tín dụng với điều khoản đỏ
- Thư tín dụng dự phòng
Ngoài các phương thức thanh toán trên người ta sử dụng các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh… Trong các loại thanh toán trên thì séc và hối phiếu được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng hoá.
Vai trò
Để quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế quốc dân nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện đổi mới có chế quản lý kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại hiện nay ở nước ta, kế toán trong lĩnh vực ngoại thương càng trở nên cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính, giúp các nhà doanh nghiệp quyết định được những phương án tối ưu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu thông qua công tác kế toán nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp xác định được thị trường, mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh nào có hiệu quả. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường đầy biến động mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu mà mình đặt ra như lợi nhuận, thị trường và uy tín kinh doanh…
Nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng hoá
Xuất phát từ nhiệm vụ chung của công tác kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và những đặc điểm riêng trong kinh doanh nhập khẩu, kế toán trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Phản ánh và kiểm tra tình hình ký kết, thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, kiểm tra vịêc bảo đảm an toàn hàng hoá nhập khẩu cả về số lượng và giá trị. Đây là nhiệm vụ cơ bản quan trọng vì từ thông tin kế toán người lãnh đạo sẽ kiểm tra đánh giá được quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ đó có biện pháp hoàn thiện công tác kinh doanh hàng nhập khẩu đạt kết quả cao.
Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán ngoại thương một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tính toán một cách chính xác, trung thực các khoản thu nhập trong kinh doanh.
Kiểm tra, giám sát tình hình thanh toán giữa các bên; phản ánh chính xác kịp thời tình hình tiêu thụ từng mặt hàng, nhóm hàng cả về số lượng và chất lượng; đôn đốc thu tiền bán hàng và thu hồi công nợ kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, bảo đảm cho kinh doanh liên tục đạt hiệu quả cao.
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo lấy thu bù chi có lãi. Điều này đòi hỏi kế toán phải xác định chính xác, đầy đủ chi phí cho hàng nhập khẩu theo từng khâu, từng giai đoạn, phải sử dụng tiết kiệm vật tư, nguồn vốn đảm bảo an toàn cho hàng nhập khẩu, từ đó bảo toàn vốn và phát triển vốn kinh doanh.
Cung cấp số liệu, tài liệu cho công việc điều hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Kiểm tra, phân tích các chỉ tiên tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện lập kế hoạch.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp sôi động và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Các nhà quản lý thực hiện các thương vụ nhập khẩu luôn đòi hỏi các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về biến động của hàng hóa, số lượng hàng hoá đã lưu chuyển, số còn tồn đọng và lợi nhuận của mỗi lô hàng là bao nhiêu. Vì vậy hạch toán kế toán hàng nhập khẩu kịp thời, chính xác là một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá có hiệu quả.
Kế toán nhập khẩu hàng hoá
Các chuẩn mực kế toán liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
1.3.1.2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
* Phương pháp xác định trị giá thực tế của hàng nhập khẩu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02-“ Hàng tồn kho” ban hành trong quyết định số 149/2001/QĐ-BTC thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Như vậy theo chuẩn mực này thì trị giá thực tế của hàng nhập khẩu được xác định gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình nhập khẩu hàng hoá, các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) giá trị của hàng nhập khẩu..
Giá thực tế(giá gốc) hàng nhập khẩu
=
Giá mua hàng nhập khẩu
+
Các khoản thuế không được hoàn lại của hàng nhập khẩu
_
Giảm giá chiết khấu thương mại của hàng nhập khẩu
+
Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu
Trong đó:
- Giá mua hàng nhập khẩu được xác định dựa trên hợp đồng ngoại thương, giá ghi trên hoá đơn thương mại.
- Các khoản thuế không được hoàn lại của hàng nhập khẩu bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT của hàng nhập khẩu ( nếu hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất hàng hoá chịu thuế GTGT áp dụng theo phương pháp trực tiếp hoặc sử dụng cho phúc lợi sự nghiệp, chương trình dự án hoặc để sản xuất kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT). Các khoản thuế này được tính như sau:
Thuế TTĐB = (Giá hàng NK + thuế NK phải nộp) * Thuế suất thuế TTĐB
Thuế GTGT hàng NK
=
(Giá hàng NK + thuế NK + thuế TTĐB)
*
Thuế suất thuế GTGT
Thuế NK = (Số lượng hàng NK * giá tính thuế hàng NK)* thuế suất thuế NK
Nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá nhỏ hơn giá ghi trong biểu thuế NK thì giá tính thuế là giá ghi trong biểu thuế NK. Ngược lại, nếu giá ghi trên hoá đơn là giá CIF và có giá lớn hơn giá trong biểu thuế thì giá tính thuế là giá ghi trên hoá đơn.
Các khoản giảm giá, chiết khẩu thương mại: Là những khoản giảm giá mà nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu được hưởng do mua hàng với số lượng lón hoặc do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách.
Chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình nhập khẩu bao gồm: Phí thanh toán, phí chuyển ngân, phí mở L/C, Phí sửa đổi L/C, phí thuê kho bãi, phí vận chuyển, phí tiếp nhận, hoa hồng trả cho bên uỷ thác nhập khẩu…
*Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Theo chuẩn mực kế toán số 10 – “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” được ban hành trong quyết định số 165/2002/QĐ-BTC thì:
Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính.
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp theo chế độ hiện hành
Về chứng từ
để tiến hành hạch toán ban đầu, khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có đủ bộ chứng từ thanh toán sau:
- Hoá đơn thương mại.
- Vận đơn (bill of lading) hoặc (bill of air).
- 1 bộ vận tải đơn đường biển hoàn toàn đã xếp lên tàu (a full set clean shipped on board ocean bill of lading).
- Giấy chứng nhận phẩm chất.
-Chứng từ bảo hiểm.
- Bảng kê đóng gói bao bì.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Ngoài ra theo hợp đồng xuất- nhập khẩu và theo quy định trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh toán còn có:
- Giấy chứng nhận kiểm định đối với hàng nông sản, thực phẩm.
- Hối phiếu.
Hoặc các tài liệu khác kèm theo như biên bản quyết toán với tàu, biên bản hư hỏng, tổn thất.
Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ sau:
- Biên lai thu thuế.
- Tờ khai hải quan.
- Phiếu nhập kho.
Các chứng từ thanh toán.
1.3.2.2. Về tài khoản sử dụng
Để phản ánh quá trình nhập khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau:
* TK 151- Hàng hoá mua đang đi đường
Tài khoản này sử dụng để phản ánh các loại hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa kiểm nhận nhập theo tại nơi quản lý quy định
+Bên nợ: - Giá mua theo hoá đơn đã nhận trong kỳ, cuối kỳ chưa có hàng về
- Trị giá hàng mua trên đường cuối kỳ ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
- Phí tổn kèm theo hàng mua ( ghi theo chứng từ nhận được)
+ Bên có: - Giá mua theo chứng từ của số hàng đã kiểm nhận, nhập kho, hoặc giao bán thẳng cho khách hàng mua;
- Kết chuyển giá trị hàng mua trên đường (phương pháp kiểm kê định kỳ);
+ Số dư Nợ: Hàng mua đang trên đường tại ngày đầu kỳ và cuối kỳ
* TK 156- Hàng hoá
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có của: Hàng hoá tồn kho ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ); Hàng hoá tồn kho, tồn quầy và xuất nhập trong kỳ báo cáo theo trị giá nhập kho thực tế (trong hệ thống kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên)
+ Bên Nợ: Trị giá mua, nhập kho của hàng hoá nhập kho trong kỳ ( theo phương pháp kê khai thường xuyên); Chi phí thu mua hàng hoá (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
+ Bên Có: Trị giá vốn xuất kho của hàng hóa; Trị giá vốn hàng hoá xuất trả lại người bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá vốn hàng hoá thiếu hụt coi như xuất (theo phương pháp kê khai thường xuyên); Trị giá vốn của hàng hoá tồn kho đầu kỳ đã kết chuyển (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
+ Số dư Nợ: Trị giá vốn của hàng hóa tồn đầu kỳ.
* TK 611- Mua hàng. Tiểu khoản 6112- Mua hàng hoá
TK 6112 được sử dụng để hạch toán biến động hàng hoá kỳ báo cáo trong trường hợp đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng hoá tồn kho.
+ Bên Nợ: Trị giá vốn thực tế hàng hoá nhập mua và nhập khác trong kỳ; Trị giá vốn hàng hoá tồn đầu kỳ kết chuyển
+ Bên Có: Trị giá vốn hàng hoá tồn cuối kỳ; Giảm giá hàng hoá mua và chiết khấu thương mại được hưởng; Trị giá vốn thực tế của số hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng; Trị giá vốn thực tế của số hàng hoá xuất bán và xuất khác trong kỳ (ghi theo ngày cuối kỳ theo kết quả kiểm kê).
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư
* TK 331- Phải trả cho người bán
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán với người bán
+ Bên Nợ: Các khoản ứng trước cho người bán, số nợ phải trả cho người bán đã trả; Số nợ giảm do trả lại hàng cho người bán; Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm giá, chiết khấu; Xử lý nợ không có chủ; Chênh lệch do điều chỉnh giá ngoại tệ
+ Bên Có: Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng; Trị giá hàng nhận của người bán khi có tiền ứng trước; Người bán trả lại tiền cho doanh nghiệp. Chênh lệch điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ.
+ Số dư Có: Số tiền phải trả nhà cung cấp
Tài khoản này có thể có số dư Nợ chi tiết trong các trường hợp: Ứng trước tiền hàng đến cuối kỳ hàng chưa nhận hoặc số tiền trả thừa cho người bán hoặc người bán chấp nhận chiết khấu sau khi doanh nghiệp đã trả đủ tiền.
* Ngoài ra trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp còn sử dụng một số tài khoản liên quan
- TK 111- Tiền mặt tại quỹ
- TK 112- Tiền gửi ngân hàng
- TK 144- Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
- TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
- TK 635- Chi phí hoạt động tài chính
- TK 632- Giá vốn hàng bán
- TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- TK 3333: Thuế nhập khẩu
- TK 007- Ngoại tệ các loại
1.3.2.3. Phương pháp hạch toán.
Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho của doanh nghiệp. Kế toán có thể áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ, trình từ hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 311
TK 111, 112
TK 144
TK 331
TK 151
TK 1561
Vay mua
ngoại tệ
Ký quỹ
mở L/C
TK 515
TK 151, 156
Lãi về c/l
TGHĐ
CK t/t
CK TM
Giảm giá
TK 635
Lỗ về c/l
TGHĐ
T/t cho nhà cung cấp
TK 3333
Nộp thuế NK
Thuế NK
TK 33312
Nộp thuế VAT hàng NK
Thuế GTGT hàng NK
Chi phí thu mua phát sinh
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Chi phí thu mua
Hàng đi
đường
Hàng đang đi
đường về nhập kho trong kỳ
Hàng NK kiểm nhận
nhập kho trong kỳ
TK 1381
Giá trị
hàng thiếu
TK 157
Hàng NK chuyển đi
tiêu thụ
TK 632
Hàng NK
tiêu thụ ngay
TK 1562
TK 133
Sơ đồ : Trình tự hạch toán nghiệp vụ NK trực tiếp theo phương pháp KKTX tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
* Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nếu doanh nghiệp tình thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính vào giá hàng nhập khẩu, và số thuế GTGT của những chi phí phát sinh được tính vào chi phí thu mua. Vì vậy, nội dung hạch toán chỉ khác ở chỗ:
+ Phản ánh số thuế GTGT hang nhập khẩu bằng bút toán
Nợ TK 151, 156 (1561)
Có TK 333 (33312)
Thay cho bút toán
Nợ TK 133 (13312)
Có TK 3._.33 (33312)
+ Phản ánh số thuế GTGT của những chi phí phát sinh bằng bút toán
Nợ TK 156 (1562)
Có TK 111,112
Thay cho bút toán
Nợ TK 156 (1562)
Nợ TK 133 (13311)
Có TK 111, 112
b) Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau
* Với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu và số thuế GTGT của những chi phí thu mua được hạch toán vào TK 611. Cụ thể:
+ Phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng bút toán:
Nợ TK 611
Có TK 333 (33312)
Thay cho bút toán
Nợ TK 133 (13312)
Có TK 333 (33312)
+ Phản ánh số thuế GTGT của những chi phí thu mua bằng bút toán:
Nợ TK 611
Có TK 111, 112
Thay cho bút toán
Nợ TK 611
Nợ TK 133 (13311)
Có TK 111, 112
1.3.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
.* Những vấn đề chung về nhập khẩu ủy thác.
để thực hiện việc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, các bên đối tác trong giao dịch phải thực hiện 2 hợp đồng:
Hợp đồng uỷ thác NK được kí kết giữa bên giao nhập khẩu uỷ thác và bên nhận nhập khẩu uỷ thác, trong đó quy định các điều khoản có liên quan đến nghĩa vụ của mỗi bên tham gia Hợp đồng. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước.
Hợp đồng mua- bán ngoại thương được thực hiện giữa bên nhận nhập khẩu uỷ thác và bên nước ngoài, trong đó có điều khoản quy định về nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng này chịu sư điều chỉnh của luật kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu.
Bên giao uỷ thác có trách nhiệm :
+ căn cứ hợp đồng uỷ thác nhập khẩu để chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu.
+ quản lý số tiền giao cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu để nhập khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu.
+ Tổ chức nhận hàng nhập khẩu khi bên nhận nhập khẩu báo hàng đã về đến cảng.
+ Thanh toán hoa hồng uỷ thác nhập khẩu căn cứ vào tỉ lệ phần trăm hoa hồng đã quy định trong điều khoản HĐ cùng các chi phí khác (nếu có)
bên nhận NK uỷ thác có trách nhiệm:
+ Đứng ra kí kết hợp đồng mua- bán ngoai thương.
+ Nhận tiền của bên giao Nk để thanh toán với người xuất khẩu hàng hoá và nộp các khoản thuế liên quan đến NK.
+ đứng ra NK hàng hoá, thanh toán và than gia các khiếu nại, tranh chấp xảy ra.
+ Phai trả tiền chi phí nếu trong điều khoản HĐ quy định người nhận uỷ thác NK phải chịu.
+ chiụ trách nhiệm kê khai và nộp thuế NK hàng hoá, thuế GTGT hay tiêu thụ đặc điểm của hàng hoá NK theo từng lần NK với cơ quan hải quan.
+ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm quy định trong điều khoản HĐ uỷ thác. Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác NK giao quyền Nk hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở HĐ uỷ thác NK hàng hoá. Bên nhận uỷ thác NK thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác Nk hàng hoá, chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng NK và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng NK như Hợp đồng ủy thác NK. HĐ uỷ thác nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, hoá đơn thương mại do người bán (nước ngoài ) xuất, tờ khai hải quan hàng NK cho chủ hàng, bên nhận uỷ thác NK phải lập hoá đơn GTGT. Ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác, trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác, bao gồm giá mua (theo hoá đơn thương mại), số thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT của hàng NK ( theo thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu vào cuat bên giao uỷ thác.
Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu NK, khi xuất trả hàng uỷ thác, bên nhận uỷ thác Nk phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. sau khi nộp thuế GTGT ở khâu NK, bên nhận uỷ thác mới lập hoá đơn GTGT cho bên uỷ thác
1.3.3.1. Chứng từ sử dụng
Đối với hoạt động nhập khẩu uỷ thác, chứng từ sử dụng cũng tương tự như hoạt động nhập khẩu trực tiếp
để tiến hành hạch toán ban đầu, khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có đủ bộ chứng từ thanh toán sau: Hoá đơn thương mại, vận đơn (bill of lading) hoặc (bill of air), 1 bộ vận tải đơn đường biển hoàn toàn đã xếp lên tàu (a full set clean shipped on board ocean bill of lading), giấy chứng nhận phẩm chất, chứng từ bảo hiểm, bảng kê đóng gói bao bì, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Ngoài ra theo hợp đồng xuất- nhập khẩu và theo quy định trong thư tín dụng, bộ chứng từ thanh toán còn có: Giấy chứng nhận kiểm định đối với hàng nông sản thực phẩm, hối phiếu.
Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ sau: Biên lai thu thuế, tờ khai hải quan, phiếu nhập kho…..
1.3.3.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, kế toán sử dụng một số tài khoản sau:
* TK 331- Phải trả cho người bán, trong đó người bán ở đây chính là nhà xuất khẩu. Kết cấu của tài khoản này đã được trình bày ở trên
* TK 131- Phải thu khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh quá trình thanh toán giữa người nhận uỷ thác và người giao uỷ thác
* Một số tài khoản liên quan khác như: TK 111, TK112, TK 144, TK 333 ( 33331, 33312)….
1.3.3.3. Phương pháp và trình tự hạch toán
a) Kế toán tại đơn vị uỷ thác
Quy định: Đơn vị giao uỷ thác là đơn vị chủ hàng được ghi sổ doanh số mua bán hàng nhập khẩu. Trong quan hệ với bên nhận uỷ thác nhập khẩu, bên giao uỷ thác là bên mua dịch vụ uỷ thác, vì thế sử dụng tài khoản 331 chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác để theo dõi về quan hệ thanh toán tiền hàng, hoa hông uỷ thác và các khoản chi trả hộ khác
Trình tự hạch toán tại đon vị nhận uỷ thác được khái quát qua sơ đồ sau:
b) Tại đơn vị nhận uỷ thác
Quy định: Đơn vị nhận uỷ thác là đơn vị trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức tiếp nhận hàng và thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài. Trong quan hệ này, bên nhận uỷ thác là bên cung cấp dịch vụ, còn biên giao uỷ thác là bên mua, do đó mọi quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác được theo dõi trên tài khoản 131- chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác.
Trình tự hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm.
2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty.
Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm được thành lập ngày 05/03/1956, có tên gọi ban đầu là:Tổng công ty XNK tạp phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Thương- tức Bộ Thương Mại ngày nay, là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được giao nhiệm vụ XNK hàng hoá với mục đích là thông qua các hoạt động này để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Trước kia trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung, Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong ngoại thương. Sau một thời gian hoạt động, công ty đã tách thành lập một số đơn vị xuất nhập khẩu khác theo quyết định của Bộ Thương Mại, cụ thể là:
- Năm 1964: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.
- Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý.
- Năm 1977: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu dệt may Textimex.
- Năm 1987: Tách thành lập Công ty Xuất Nhập khẩu da dày Mecanimex.
- Năm 1990: Tách công ty XNK phía nam thành công ty trực thuộc bộ thương mại.
-Năm 1993 để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức và của Giám đốc công ty XNK tạp phẩm Hà Nội, Bộ thương mại đã ban hành quyết định số 333 TM/TCCB về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước ngày 31-3-1993, Tổng công ty được đổi tên thành “ Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội”.
-Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thay đổi phương thức quản lý với nhiều chủ sở hữu. Theo quyết định số 2537/QĐ-BTM ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Thương mại về việc phê duyệt phương án về chuyển Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩm thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm và Quyết định số 0206/QĐ-BTM ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Thương mại về việc điểu chỉnh, bổ sung Quyết định số 2537/QĐ-BTM ngày 18 tháng 10 năm 2005. Ngày 1/6/2006 Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩm chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI
Trụ sở chính của Công ty: Số 36 phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.8254191/04.8254975
Fax: 04.8255917
E-mail: Tocotap@fpt.vn
Website: http:/ www.tocontap-hanoi.vnn.vn
Công ty có số vốn điều lệ ban đầu là 34.000.000.000 đồng Việt Nam
Cơ cấu vốn theo sở hữu tại thời điểm thành lập như sau:
Tỷ lệ Trị giá
+ Vốn Nhà nước nắm giữ 30% 10.013.000.000 đồng
+Vốn của CBCVN và cổ đông khác 70% 23.987.000.000 đồng
.2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển.
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, mặc dù liên tục có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng sự phát triển của TOCONTAP HANOI luôn có những thay đổi thích ứng, kịp thời để vừa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và quốc phòng đất nước trong từng thời kỳ, vừa tự gây dựng nền móng để ngày càng phát triển thành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự có tiềm lực. Xin trích dẫn số liệu qua từng thời kỳ:
*Thời kỳ 1956-1960: Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Công ty đạt bình quân mỗi năm 28,7 triệu Rúp, chiếm 20,8% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.
*Thời kỳ 1961-1965: Kim ngạch XNK của công ty đạt bình quân 29,5triệu Rúp, chiếm 28,8% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.
*Thời kỳ 1966-1970: Kim ngạch XNK của công ty đạt bình quân mỗi năm 84,9 triệu Rúp, chiếm 33,5% tổng kim ngạch XNK toàn miền Bắc.
*Thời kỳ 1971-1980: Kim ngạch XNK của Công ty bình quân mỗi năm đạt 75,7 triệu Rúp, chiếm 27,8% kim ngạch XNK toàn miền Bắc.
*Thời kỳ 1981-1985: Kim ngạch XNK của Công ty bình quân mỗi năm đạt 69,1 Rúp
*Thời kỳ 1986-1990: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm của Công ty đạt 64,3 triệu Rúp
*Thời kỳ 1991-1995: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt16,7 triệu USD
*Thời kỳ 1996-2000: Kim ngạch XNK bình quân mỗi năm của Công ty đạt 21,74 triệu USD
*Thời kỳ 2001-nay:
+ Từ 2001-2003:Trong giai đoạn này kim ngạch XNK liên tục tăng trưởng,bình quân mỗi năm đạt 34,1 triệu USD.
+ Từ 2004-2005: Kim ngạch XNK được thể hiên qua bảng số liệu sau
Bảng 1: Kim ngạch XNK trong 3 năm 2004.2005 và 2006
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
46.768.000
41.877.000
39.364.395
Kim ngạch XNK giảm qua các năm 2004,2005,2006. Cụ thể năm 2005 kim ngạch XHK bằng 89,54% của năm 2005 (41877000/46768000), kim ngạch XNK năm 2006 bằng 96,3% kim ngạch XNK của năm 2005.Sở dĩ có sự giảm kim ngạch XNK chủ yếu do các nhân tố bên ngoài như: Giá cả các loại nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép.. đều tăng và giữ ở mức cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước làm cho nhu cầu nhập khẩu cũng giảm. Giá cả các loại ngoại tệ tăng, lãi suất tín dụng tăng ở mức cao…
Bảng2:Trích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004,2005,2006
chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
DTT(doanh thu thuần)
1000đ
678.444.000
580.052.000
563.402.000
Nộp Ngân sách
1000đ
61.655.000
69.445.000
61.545.000
lợi nhuận
1000đ
2.890.000
3.442.000
3.600.000
Doanh thu thuần năm 2005 chỉ bằng 85,5% (=580052000/678444000) so với năm 2004 nhưng lợi nhuận năm 2005 tăng 552 triệu đồng (=3442-2890) hay tăng 19,1% (=552/2890). Doanh thu năm 2006 chỉ bằng 97,1% (=56402000/580.052000) so với năm 2005 nhưng lợi nhuận lại tăng 158 triệu đồng (=3600-3442) hay tăng 4,5% (=158/3442).Có thể thấy lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm mặc dù gặp nhiều biến động của thị trường cũng như việc tập trung vào việc cổ phần hóa Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
Bảng 3: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 2 năm 2004,2005
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Tăng giảm
Số tiền
TT%
Số tiền
TT%
Số tiền
TL%
TT
A.TSLĐ&ĐTNH
131316944
90,56
178209783
87,71
46892839
35,71
-2,8
1.Tiền
14996604
11,42
18296592
10,25
3272988
21,82
-1,1
2.Các khoản phải thu
67158260
51,4
56907398
31,93
-10250862
-15,26
-19,2
3.HTK
47794991
36,4
96585414
54,2
48790383
102,08
17.8
4.TSLĐ khác
1367169
1,04
6447379
3,62
5080210
371,58
2,58
B.TSCĐ&ĐTDH
13680332
9,44
24964759
12,29
11284427
82,49
2,85
1.TSCĐ
12995332
8,9
24279759
11,95
11284427
86,83
2,3
2. ĐTTCDH
865000
0,55
685000
0,34
0
-203
Tổng TS
14499.272
203174542
58177266
40,12
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả
95045151
65,55
137595425
67,72
42550274
44,76
2,17
1.Nợ NH
58548866
61,6
114267130
83,04
55718264
95,16
21,4
2.Nợ DH
33069026
34,8
21362157
15,52
-11706869
-35,4
-19,2
3.Nợ khác
3432159
3,6
1966138
1,44
-1466021
-42,71
-2,2
B.NVCSH
49952125
34,5
65579117
32,3
15626992
31,3
-2,2
1.NVKD
46719272
32,3
47208895
23,3
489623
1,04
-21,5
2.Các quỹ
3232853
2,2
18370222
9,0
15137369
Nhìn vào Bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty trong 2 năm 2004,2005 ta thấy: Tổng tài sản năm 2005 tăng lên 58.177.266.000 đồng đó là do hàng tồn kho năm 2005 tăng lên khá nhiều 48.790.383.000 đồng chứng tỏ chu chuyển hàng tồn kho trong công ty chậm, quá trình tiêu thụ cần được xem xét. Bên cạnh đó đầu tư vào TSCĐ của Công ty tăng khá nhiều, tăng 11.284.427.000 đồng. Chứng tỏ trong năm 2005 Công ty đã tăng cường đáng kể về cơ sở vật chất kỹ thuật
Về nguồn vốn của Công ty : trong năm 2005 Công ty đã vay thêm khá nhiều để đầu tư vào kinh doanh, mà cụ thể chủ yếu là đầu tư vào hàng tồn kho.Số nợ này chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn trong năm 2005 đã tăng 55.718.264.000 đồng ,tăng 95,16%.Trong khi đó nợ vay dài hạn lại giảm 11.706.869.000 đồng hay giảm 35,4%.Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng khá nhanh 15.626.992.000 đồng hay tăng 31,3% đây có thể do nguyên nhân chính là do sự bổ sung vốn từ Ngân sách hoặc từ lợi nhuận tích lũy…
Tuy kim ngạch XNK giảm nhưng lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách của Công ty lại tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khả quan, hiệu quả.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm
2.1.2.1.Chức năng
Công ty được quyền tự chủ trong giao dịch đàm phán kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, hải sản, lâm sản, các sản phẩm mây tre đan.
Nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Tổ chức mua gom hàng từ các nguồn hàng ngoài Công ty để phục vụ cho việc xuất khẩu.
2.1.1.2.Nhiệm vụ
Để đảm bảo thực hiện các chức năng trên công ty đã đề ra một số nhiệm vụ trước mắt và lâu dài sau:
- Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà Công ty đã ký kết.
- Tạo điều kiên cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao kết quả kinh doanh XNK Không ngừng cải thiện điều kiện lao động và đời sống của cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
- Tự tạo nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn theo đúng mục đích và có hiệu quả để bảo đảm tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn phục vụ hoạt động của công ty không bị ngưng trệ.
- Tiếp cận và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, củng cố phát triển mối quan hệ với bạn bè quốc tế, phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế
- Mở rộng các mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh. Nghiên cứu khả năng sản xuất cải tiến mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hoá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hoá.
-Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đủ trình độ và năng lực.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
*Về mặt hàng kinh doanh: - Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu của TOCONTAP là những mặt hàng tạp phẩm (từ hàng thực phẩm cho đến các mặt hàng như nguyên vật liệu, điện tử, máy xây dựng, máy xúc...) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước do công ty thu mua của ngoài nước.
- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những mặt hàng được coi là thế mạnh do công ty khai thác từ trong nước, các hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu.
*Thị trường kinh doanh
Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty TOCONTAP có địa bàn hoạt động rất rộng. Các bạn hàng trong nước chủ yếu là các công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất mà không được phép xuất khẩu trực tiếp hoặc không có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay không thể tìm kiếm được thị trường.
Đối với thị trường nước ngoài, bạn hàng của công ty có ở nhiều nước khác nhau. Ngoài thị trường truyền thống như: Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản…Công ty đã mở rộng hoạt động sang các nước giàu tiềm năng như: Mỹ la tinh, Hàn Quốc, Singapo, các nước Bắc Âu…
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCOTAP
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó thì một trong những vấn đề quan trọng là công ty phải có một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và nhậy bén. Điều đó đòi hỏi các bộ phận trong cơ cấu tổ chức phải có mối liên hệ mật thiết đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống. Để phù hợp với quy chế quản lý mới cũng như phù hợp với mô hình công ty cổ phần và thực hiện các mục tiêu kinh doanh, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban Kiểm soát
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tổ chức Lao động
Phòng Tổng hợp
Các phòng Kinh doanh, các chi nhánh tại các tỉnh
Phòng Hành chính quản trị
Xí nghiệp Tô can
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
2.2. Đặc điểm về tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán.
2.2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán
Hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của Công ty, chế độ chính sách của Nhà nước.
Kiểm tra các hóa đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích. Chỉ được chi tiền khi có phê duyệt của Tống Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc khi được Tổng Giám đốc ủy quyền.
Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do Phòng Tổng hợp chuyển tới. Phòng Tài chính kế toán kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng xem có phù hợp không, thống kê tình hình công nợ, tồn kho của khách hàng(nếu có ), quá trình thanh toán của khách hàng trước đây (nếu là khách cũ ) có vướng mắc gì không, ý kiến của bộ phận mình về tính khả thi của phương án và đề xuất nếu có.
Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đối chiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phận kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương pháp đã được phê duyệt.
Viết hóa đơn bán hàng hoặc dịch vụ theo đề nghị của bộ phận nghiệp vụ. Phòng Tài chính kế toán phải kiểm tra kỹ nội dung và số liệu trước khi viết hoá đơn và phải ký nháy vào hoá đơn.
Thống kê và phân bổ chi phí cho các bộ phận kinh doanh, bao gồm các chi phí trực tiếp của phương án kinh doanh, lãi vay và phí thuê kho (nếu có), các chi phí cố định và các chi phí khác.
Xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cả bộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc trả lương theo qui chế khoán.
Giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinh doanh. Nắm chắc chu trình luân chuyển vốn của từng hợp đồng, từng bộ phận kinh doanh, từng khách hàng để ngăn chặn nguy cơ đọng vốn, hụt hoặc mất vốn.
Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy động khác khi công ty cần vay vốn kinh doanh.
Hàng ngày ít nhất 2 lần trong buổi sáng và buổi chiều đưa các chứng từ thanh toán ra ngân hàng và nhận các chứng từ thanh toán, sổ phụ từ ngân hàng về, cập nhật thông tin mới nhất về thanh toán của các khách hàng cho công ty. Khi các bộ phận nghiệp vụ có đề nghị mở L/C, thanh toán, ký hậu, bảo lãnh…với đầy đủ thủ tục, chứng từ cần thiết vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì Phòng Tài chính kế toán phải làm thủ tục để đưa ra ngân hàng chậm nhất là vào buổi chiều và buổi sáng kế tiếp, trừ trường hợp mất khả kháng như mất điện, cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng giám đốc đi vắng…Khi có các chứng từ hoá đơn và thanh toán như L/C, điện chuyển tiền, thư bảo lãnh, chứng từ giao hàng…thì phải chuyển ngay cho bộ phận kinh doanh có liên quan.
Thường xuyên cập nhật và báo cáo Tổng Giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty.
Trìch lập các quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm theo chế độ quy định của Nhà nước và của Công ty.
Lập các báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báo cáo nhanh khi cần thiết.
Tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính kế toán và quy định của Công ty.
2.2.1.2.Cơ cấn tổ chức của phòng kế toán Công ty
Tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, mặc dù có nhiều chi nhánh phân bố trên địa bàn rộng nhưng công tác kế toán chủ yếu được thực hiện ở phòng kế toán, các chi nhánh và phòng kinh doanh chỉ chuyển chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh về phòng kế toán. Hơn nữa Công ty cũng trang bị hệ thống thông tin đầy đủ nên việc áp dụng mô hình kế toán tập trung là hợp lý.
Kế toán trưởng
Phó phòng Kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng hoá công nợ
Kế toán thanh toán nội bộ và tiền lương
Kế toán tiền gửi và thanh toán đối ngoại
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền mặt
Kế toán chi phí
Phòng tài chính kế toán của Công ty có 10 người được tổ chức theo mô hình sau:
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm
Kế toán trưởng: Nhiệm vụ của kế toán trưởng là hỗ trợ cho giám đốc, giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty. Xem xét các chứng từ kế toán, kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán của Công ty. Điều chỉnh kịp thời những sai sót trong hạch toán. Thực hiện các tính toán và nộp đầy đủ các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước. Kiểm tra và gửi báo cáo cho cấp trên đúng thời hạn quy định.
Phó phòng kế toán: Giúp kế toán trưởng quản lý các công việc kế toán và thực hiện các phần việc được giao
Kế toán tổng hợp: Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện công việc của các phần hành kế toán khác. Hàng tuần, tháng, quý thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu với các phần hành kế toán khác. Lập đầy đủ, kịp thời, chính xác các báo cáo tài chính theo quy định của Công ty và Nhà nước.
Kế toán hàng hoá và công nợ: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các chứng từ xuất nhập khẩu theo lô hàng. Vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ phát sinh về hàng hoá xuất nhập khẩu dựa trên các chứng từ được cung cấp, lập các chứng từ về bán hàng nhập khẩu trong nước. Phụ trách hoạt động thu nợ của khách hàng. Theo dõi chi tiết công nợ theo từng khách hàng, từng hợp đồng và chi tiết theo từng hoá đơn. Hàng tháng tiến hành đối chiếu công nợ, kiểm tra sổ phụ ngân hàng để đối chiếu số tiền khách hàng chuyển vào tài khoản của Công ty. Thương xuyên đôn đốc thu hồi công nợ kịp thời gian, không để nợ quá hạn và tồn đọng.
Kế toán thanh toán nội bộ và tiền lương: Kiểm tra, tập hợp, theo dõi và phản ánh vào sổ sách kế toán tiền lương tiền thưởng, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KHCĐ và các khoản thanh toán nội bộ khác
Kế toán tiền gửi và thanh toán đối ngoại: Thực hiện các thủ tục thanh toán qua ngân hàng như chuyển khoản trong nước, mua bán ngoại tệ, vay ngân hàng, mở L/C...Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ thanh toán quốc tế cũng như thanh toán nội địa qua ngân hàng. Hạch toán chính xác tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi và thanh toán đối ngoại. Chịu trách nhiệm về quan hệ thanh toán với các ngân hàng.
Kế toán TSCĐ: Lập sổ theo dõi kế toán TSCĐ, Lập thẻ theo dõi từng TSCĐ và phản ánh giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ để phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ sau mỗi kỳ kế toán. Hạch toán chính xác các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ
Kế toán chi phí: Tập hợp và ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán của Công ty, nhờ đó có thể xác định kết quả kinh doanh của Công ty một cách chính xác và hợp lý.
2.2.2. Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm.
2.2.2.1. Khái quát chung về chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.
Như đã trình bày ở phần trên, từ ngày 1 tháng 6 năm 2006 Công ty Xuất Nhập khẩu tạp phẩn chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm. Vì vậy để thuận tiện cho công tác kế toán trong quá trình chuyển đổi, cổ phần hóa nên chính thức đến ngày 1/6/2006 Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm mới áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006
Chế độ kế toán chung do Bộ tài chính ban hành đã được cụ thể hoá vào điều kiện của công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm như sau:
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty TOCONTAP là một năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán: Việt Nam đồng ( VNĐ) là đơn vị tiền tệ được sử dụng thống nhất trong hạch toán kế toán của Công ty.
Phương pháp kế toán tài sản cố định ( TSCĐ ): Nguyên giá TSCĐ được xác định theo đúng nguyên giá gốc. Khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Để hạch toán hàng tồn kho thì Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm sử dụng phương phạp kê khai thường xuyên. Giá trị của hàng tồn kho được Công ty sử dụng phương pháp đích danh.
Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá: Nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ là rất phổ biến đối với một Công ty xuất nhập khẩu như công ty TOCONTAP. Về đồng tiền để thanh toán ngoại, Công ty thường sử dụng các ngoại tệ mạnh như: USD, GBP, EURO, ITL…Khi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để quy đổi ngoại tệ. Đó là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của Công ty được ghi sổ theo tỷ giá giao dịch thực tế khi nghiệp vụ phát sinh. Và tỷ giá ngoại tệ ghi sổ khi thanh toán cũng chính là tỷ giá giao dịch thực tế khi các khoản nợ đó phát sinh.
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty TOCOTAP tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hình thức sổ kế toán áp dụng : Công ty đăng kí hình thức chứng từ ghi sổ.
2.2.2.2. Về hệ thống chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ mà Công ty cổ phân Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP sử dụng hiện nay gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn theo chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 .Ngoài ra do đặc thù của hoạt động xuất nhập khẩu nên công ty còn sử dụng các chứng từ tự thiết kế mẫu biểu để thích hợp với việc ghi chép tuy nhiên tính pháp lý cần thiết của chứng từ vẫn được đảm bảo. Các chứng từ của công ty được qui định rõ ràng: ai lập, lập bao nhiêu liên, chuyển đến khâu nào, bảo quản ra sao, ai kiểm tra. Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời.
Với đặc thù của một công ty XNK, bộ chứng từ của công ty gồm các chứng từ nội và các chứng từ ngoại
Các chứng từ sử dụng chủ yếu:
- Bộ chứng từ nhập khẩu: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế & thu chênh lệch giá, hoá đơn GTGT, phương án kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, hoá đơn thương mại... và một số chứng từ ngoại khác
- Bộ chứng từ xuất khẩu: Hoá đơn GTGT, hoá đơn thương mại (Invoice), vận tải đơn ( Bill of lading ), chứng thư giám định về khối lượng ( Vinacontrol), Giấy thông báo thuế, thu chênh lệch thuế, biên lai thu thuế
Do áp dụng chế độ kế toán tập trung nên nhân viên kế toán tại các chi nhánh Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị phụ thuộc tiến hành thu thập chứng từ, xử lý sơ bộ ban đầu và định kỳ gửi phòng kế toán công ty để hạch toán tổng hợp, chi tiết.
2.2.3. Đặc điểm tổ chức tài khoản.
Tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm hệ thống tài khoản được sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Theo qui định chung mọi doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh khi vận dụng hệ thông tài khoản thì TK cấp 1, cấp 2 do Nhà Nước ban hành, không được tự định ra hai loại TK này. TOCONTAP là công ty có qui mô khá lớn. Lại hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lâu năm, có mối quan hệ thường xuyên với nhiều ngân hàng, nhiều nước khác nhau...Vì vậy ngoài áp dụng hệ thống TK cấp 1, cấp 2 do Nhà Nước ban hành, để phù hợp với qui mô,đặc điểm kinh doanh của công ty, kế toán của công ty đã mở các tài khoản chi tiết tới cấp 4, cấp 5, và cấp 6 nhằm phản ánh một cách cụ thể, chi tiết đảm bảo quản lý được hoạt động của mỗi phòng nghiệp vụ cũng như mỗi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong việc ghi chép đơn giản, rõ ràng hơn và mang tính thuyết phục hơn, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công tác kế toán và tránh được sự nhầm lẫn chồng chéo trong công tác ghi chép của kế toán
2.2.4. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán
Để theo đõi và phán ánh hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, kế toán sử dụng các loại sổ sau đối với hình thức chứng từ ghi sổ mà Công ty đã chọn:
Sổ tổng hợp các tài khoản:111, 112, 131, 156, 333, 331, 511,632….
Sổ theo dõi chi tiết: kế toán sử dụng một số loại sổ chi tiết như
Sổ chi tiết các._. kế toán mà trọng tâm là Luật kế toán
Mặt khác quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng trở nên sôi động đa dạng và ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quá trình này làm nảy sinh nhiều nghiệp vụ mới trong giao lưu mua bán và thanh toán. Do đó kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hoá, đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá vừa phản ánh bản chất của nghiệp vụ vừa phản ánh nét đặc trưng của giao dịch. Chính vì vậy đòi hỏi kế toán phải từng bước hoàn thiện, đảm bảo thích ứng và hỗ trợ một cách tích cực nhằm phản ánh môt cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, có hệ thống các nghiệp vu kinh tế
Bên cạnh đó, cùng với quá trình ban hành luật kế toán, hàng loạt các chuẩn mực kế toán đã được công bố tạo nên bước tiến mới về chất trong lịch sử kế toán Việt Nam, trong đó chuẩn mực kế toán số 02-
Và chuẩn mực số 10 có liên quan trực tiếp tới kế toán nhập khẩu hàng hoá.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành tuy có sự phù hợp khá cao so với các chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện Việt Nam, nhưng với đặc thù phát triển kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường mang định hướng XHCN nên có thể không tính hết được các vấn để nảy sinh từ thực tiễn.
Bên cạnh đó việc vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp không phải là máy móc dập khuôn mà nó là quá trình vận dụng sang tạo, sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý. Công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp cũng phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ kế toán. Đặc biệt trong nhập khẩu hàng hoá có rất nhiều đặc trưng riêng và nhiều vấn đề cần chú ý
Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá nói riêng, hay rộng hơn là hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất cần thiết.
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phải xuất phát từ hoạt động nhập khẩu, dựa trên những chuẩn mực kế toán, những chính sách tài chính kế toán được Nhà nước ban hành.
Hoàn thiện kế toán trước hết cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác kế toán tại đơn vị. Hoàn thiện công tác kế toán phải nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản tri doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá nghĩa là phải phát hiện những yếu tố chưa hợp lý trong kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty. Kết quả của việc hoàn thiện phải giúp cho kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hợp lý hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn.
Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Mọi phương hướng hoàn thiện đưa ra đều phải được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể đưa vào áp dụng, sau khi hoàn thiện công tác kế toán được tinh giảm một cách đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực.
Và cuối cùng, hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể, đồng bộ, tránh tình trạng hoàn thiện cho công tác này lại gây khó khăn cho công tác khác
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Tocotap
3.3.1. Về chứng từ.
Như đã phân tích những điểm còn tồn tại trong việc sử dụng chứng từ và luân chuyển chứng từ liên quan đến nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá.
Khi hàng nhập khẩu đã làm xong thu tục thông quan, không nên lập phiếu nhập kho luôn mà chỉ hạch toán vào hàng mua đang đi đường (nếu vận chuyển về kho của Công ty) và chỉ khi nào hàng về đến kho công ty thì mới lập phiếu nhập kho để làm căn cứ hạch toán vào tài khoản hàng hoá (TK 156)
Trường hợp hàng nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan sau đó được giao ngay cho khách hàng ngay tại cảng. Do theo chế độ kế toán hiện hành không có quy định về loại chứng từ nào phản ánh hàng hoá chuyển thẳng cho khách hàng nên Công ty, Công ty thường viết phiếu nhập kho, sau đó lại viết phiếu xuất kho. Điều này đã gây khó khăn trong việc theo dõi giá trị lô hàng giao ngay cho khách hàng (Tiêu thu ngay). Vì vậy nên chăng Bộ Tài chính nên hành thêm chứng từ “ Phiếu giao hàng chuyển thẳng” đây sẽ là chứng từ phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ này. Đặc biệt là khi hiện nay Công ty có xu hướng giao hàng ngay tại cảng cho khách hàng nhằm tiết kiệm được các chi phí phát sinh như: Chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi… và cũng là biện pháp giảm được rủi ro cho Công ty.
Phiếu giao hàng (chuyển thẳng) có thể được lập theo mẫu sau:
BỘ THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CP XNH TẠP PHẨM
PHIẾU GIAO HÀNG (CHUYỂN THẲNG)
Ngày……tháng…..năm…..
Số:………………
TK Nợ:………….
TK Có:………….
Họ tên người giao hàng………………………………………………………..
Địa chỉ…………………………………………………………………………
HĐKT số: ………………………….Ngày………tháng…….năm……………
Họ tên người nhận hàng……………………………………………………….
Địa chỉ (bộ phận)………………………………………………………………
Đơn vị: ………………………………………………………………………...
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất hàng hoá
Mã số
ĐVT
Số
Yêu cầu
lưọng
Thực tế
Đơn giá
Thành tiên
A
B
C
D
1
2
3
4
…..
……
………………………………………………………………………………
………………
……………….
……………………….
………………………..
………………………..
……………………………………….
Cộng:
Tổng số tiền (viết bằng chữ):……………………………………………………………….
Số chứng từ gốc kèm theo:…………………………………………………………………
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Kế toán trưởng
Giám đốc
3.3.2. Về tài khoản
3.3.2.1. Về việc sử dụng tài khoản
Công ty là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì vậy mà các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ diễn ra rất nhiều. Công ty nên sử dụng tài khoản 007- “ ngoại tệ các loại”. Tài khoản này lại được chi tiết theo từng loại ngoại tệ. Cách hạch toán TK 007 như sau:
+Khi có phát sinh tăng ngoại tệ, kế toán ghi đơn
Nợ TK 007: Số ngoại tệ tăng them
+ Khi có phát sinh giảm ngoại tệ, kế toán ghi:
Có TK 007: Số ngoại tệ giảm đi
Đồng thời, kế toán phản ánh cả tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ vào sổ chi tiết tài khoản 007, sổ này được mở chi tiết theo nguyên tệ và có mẫu sau
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 007- Nguyên tệ….
Từ………….đến………..
Số dư đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
Phát sinh Nợ
Phát sinh có
SH
NT
Nguyên tệ
Tỷ giá
VNĐ
Nguyên tệ
Tỷ giá
VNĐ
Số dư cuối kỳ:
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Công ty nên sử dụng tài khoản 151- Hàng mua đi đường để phản ánh hang đang trong quá trình vận chuyển về kho, đặc biệt là đối với những trường hợp nhập khẩu theo giá FOB, hang phải vận chuyển từ cảng bên bán, thời gian vận chuyển thường kéo dài.
3.3.2.2. Về việc chi tiết các tài khoản.
Tài khoản 1561- hang hoá tự doanh. Để có thể dễ dàng nhận biết được hang hoá nhập khẩu để bán hay hang mua về để chuẩn bị xuất khẩu. Kế toán Công ty nên chi tiết tài khoản như sau: TK 1561- “Hàng hoá tự doanh” sẽ được chi tiết ra 2 tài khoản cấp 3
+ TK 15611: “ Hàng hóa nhập khẩu ”
+ TK 15612: “ Hàng hoá chờ xuất khẩu”
Sau đó 2 tài khoản cấp 3 này lại được chi tiết theo từng phòng xuấy nhập khẩu.
TK cấp 2
TK cấp 3
TK cấp 4
Tên Tài khoản
1561
Hàng hoá tự doanh
15611
Hàng hoá nhập khẩu
15611.11
Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 1
15611.12
Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 2
…………
……………………………………….
Tài khoản doanh thu bán nội địa nên được chi tiết theo doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ uỷ thác thác nhập khẩu, sau đó chi tiết theo từng phòng XNK
TK cấp 2
TK cấp 3
TK cấp 4
Tên tài khoản
5111
Doanh thu bán nội địa
51111
Doanh thu bán hàng nội đia.
51111.11
Doanh thu bán hàng nội đia phòng XNK1
51111.12
Doanh thu bán hàng nội đia phòng XNK2
………...
…………………………………………..
51112
Doanh thu dịch vụ
51112.11
Doanh thu dịch vụ phòng XNK1
51112.12
Doanh thu dịch vụ phòng XNK2
………...
…………………………………………...
3.3.3. Hoàn thiện trong hạch toán
3.3.3.1. Hoàn thiện về phương pháp hạch toán ngoại tệ.
Như đã biết Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Do đặc điểm của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ về ngoại tệ phát sinh khá nhiều, kế toán luôn phải cập nhật thông tin về tỷ giá hang ngày, vì vậy mà khối lượng công việc hạch toán và ghi sổ kế toán nhiều và rất phức tạp, dễ dẫn đến sai sót. Nhất là đối với hoạt động nhập khẩu, khi thanh toán nợ phải trả nhà xuất khẩu, kế toán luôn phải cập nhật tỷ giá ngày phát,sinh sau đó điều chỉnh chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Cuối tháng, cuối kỳ lại điều chỉnh số nợ phải trả theo tỷ giá cuối tháng, cuối kỳ.
Để giảm bớt công việc kế toán trong hạch toán ngoại tệ, công ty nên sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến ngoại tệ. Khi sử dụng tỷ giá hạch toán, kế toán cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
Đối với tài khoản tiền có gốc ngoại tệ, nợ phải thu, phải trả, tiền vay có gốc ngoại tệ phải được quy đổi theo tỷ giá hạch toán.
Đối với các tài khoản doanh thu, chi phí, mua sắm nhập khẩu hang hoá…phải được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Trường hợp mua bán ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá mua, tỷ giá bán thực tế.
Cuối quý hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán phải điều chỉnh số dư tài khoản tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, tiền vay có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân do Ngân hang Nhà nước công bố tại thời điểm cuối quý, cuối năm. Chênh lệch ngoại tệ hạch toán vào TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” và TK 635 “ Chi phí tài chính”
3.3.3.2. Hoàn thiện hạch toán nhập khẩu trực tiếp
* Trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, nếu Công ty nhập hang theo giá FOB, thì ngay khi nhận hang ở cảng người bán Công ty phải hạch toán
Nợ TK 151
Có TK 3311
Khi hàng về đến cangr Việt Nam, căn cứ vào chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi
+ Bút toán 1: Các chi phí vận chuyển và bảo hiểm
Nợ TK 151
Có TK 331, 111,112
+ Bút toán 2: Phí hải quan
Nợ TK 1562
Có TK 111,112
+ Bút toán 3: Phản ánh thuế nhập khẩu
Nợ TK 151
Có TK 33331
+ Bút toán 4: phản ánh thuế GTGT hang nhập khẩu
Nợ TK 13312
Có TK 33312
- Khi hang về nhập kho
Nợ TK 156
Có TK 151
3.3.4. Hoàn thiện về sổ kế toán
Như đã đề cập về tồn tại trong tổ chức sổ kế toán tại Công ty, qua đó cho thấy Công ty vẫn nên sử dụng chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Thêm nữa sổ cái tổng hợp của Công ty nên có thêm phần ngày tháng ghi sổ như vậy sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn cho việc đối chiễu, kiểm tra. Sau đây là mẫu những loại sổ trên
BỘ THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:.....
Ngày....tháng....năm
Số hiệu TK
Trích yếu
Nợ
Có
Số tiền
Ghi chú
Cộng
x
x
x
Kèm theo....chứng từ
Ngày.... tháng.... năm....
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
BỘ THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm.....
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
SH
NT
- Cộng tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
- Cộng tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
Sổ này có....trang, đánh dấu số trang từ 01 đến trang...
Ngày mở sổ:....
Ngày....tháng....năm....
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
BỘ THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CP XNK TẠP PHẨM
SỔ CÁI
Từ tháng.... đến tháng....năm
Tài khoản:......
Dư nợ đầu:
Dư có đầu:
Phát sinh nợ:
Phát sinh có:
Dư nợ cuối:
Dư có cuối:
Ngày
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số tiền
tháng
SH
NT
Nợ
Có
Ghi chú
ghi sổ
Sổ này có....trang, đánh số trang từ số 01 đến trang....
Ngày mở sổ:.....
Ngày....tháng....năm....
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
GIẤY BÁO NỢ / DEBIT CARD.
Operation Center
Vietcombank Tower, 198 Tran Quang Khai.
Hanoi ngày / date: 24 August 2006
VIETNAM
Tel: 84.4.9343137 84.4.8269067
SWIFT: BFTVVNVX
Our VAT code: 01001124370011.
Kính gửi / To:
CT CP XNK TAP PHAM
36 BA TRIEU
Tax code: 0100106747
Xin thông báo chúng tôi đã ghi nợ và / hoặc khoanh tài khoản của Quý khách để thực hiện việc thu phí và / hoặc kí quỹ mở LC / Please be advised we have today debited / hold your account(s) with the following etails for Issuance, Letter of Credit
Số L/C / LC No : 001337100601696
Ngày mở/ issuing date : 24 August 2006
Trị giá / Invoice Amt : USD 55,018.80
Dung sai / tolerance :
Người hưởng / Beneficiary : SAMJIN PRECISION CO., LTD
Ghi chú / remarks :
Phí / kí quỹ Số tiền Tỷ giá Số tiền tương đương
Charges /Deposit Amount Exchange rate Equivalent
Amount
Hold Placement CA, A/C No: 000011370076543
MARGIN DEPOSIT USD 5,501.88 1.0000000 USD 5,501.88
Total 5,501.88
Debit Current A/C, AC No: 000011000013074
COMMISSION@0.1100% USD 60.52 16013.0000000 VND 969,107.00
SWIFT CHARGE USD 22.00 16013.0000000 VND 352,268.00
352,286.00
Total 1,321,393.00
Trong đó các khoản phí đã bao gồm 10% VAT / In which all charges include 10% VAT.
VAT Detail
VAT of COMMISSION USD 5.50 16013.0000000 VND 88,072.00
VAT of SWIFT CHARGE USD 2.00 16013.0000000 VND 32,026.00
Thanh toán viên Người duyệt
Maintenance by Approved by
LATUAN2
From No. DaejonCCi
6.Mark &number: number and kind of packages: description of goods
TOCOTAP HANOI 18 PALLET& 5 W/BOXES
CONTRACT NO.
02/TOC-SJ/2006 COMMODITY: GATE VALEVES AND CHECK
HAIPHONG PORT- VALVES FOR WATER PIPE- SAMJIN BRAND-
VIETNAM. 100PCT BRAND-NEW-MADE IN KOREA
MADE IN KOREA QUALITY: AS PER MANUFACTURER’S EXPORT
////////////////////////////// STANDARD AND THE CATALOGUES SUPPLIED BY
THE SELLER.
TOTAL QUALITY: 432 PCS
TOTAL VALUE: USD55.018,80 FOB BUSAN, KOREA
INCOTERMS 2000 INCLLUDING PACKING
PACKING: PACKING MUST BE CLEAN AND STRONG
SUITABLE FOR LONG SEA TRANSPORTATION BY
CONTANER.
CONTRACT NO. 02/TOC-SJ/2006.
TOTAL :
L/C NO AND DATE: 001337100601696 060824
Exporter ( Name, address, country)
SAJIN PRECISION CO. LTD
1-31. DAHWA-DONG, DADECK- GU
DAEJEON, KOREA
ORIGINAL
2.Consignee (Name, address, country)
TO ORDER OF VIETCOMBANK.
OPERATION CERNTER. HANOI. VIETNAM
CERTIFICATE OF ORIGIN
Issued by
THE DAJEON CHAMER OF COMMERCE & INDUSTRY
Daejeon, Republic of Korea
3. Country of Origin
THE REPUBLIC OF KOREA
4. FROM PORT: BUSAN IN KOREA
TO : HAIPHONG PORT. VIETNAM
BY: YONG CAI 619S
ON: 17. SEP. 2006
5. Remarks: NOTIFY
TOCOTAP HANOI 36 BA TRIEU STREET
HOAN KIEM DISTRICT. HA NOI. VIETNAM
_ INVOICE NO& DATE: SJVCO6915-CI-1.
15. SEP. 2006
_ LC NO. &DATE: 001337100601696. 060824
8. Declaration by Exporter
The undersigned as an authorized signatory, hereby declares that the above mentioned goods were produce or manufactured in the country show in box 3
Signature:
7. Quantity
G.W:22947kg
N.W:22899 kg
432 PCS
9. Certification
the undersigned authority hereby certifies that the goods decertified above originate in the country shown in box 3 to the best of its knowledge and belief 2006.09.18
Signature:
( ORIGINAL) COMMERCIAL INVOICE
1. shipper/ seller
SAMJIN PRECISION CO..LTD
1-31,DAEHWA-DONG DAEDEOK-GU, DAEJEON. KOREA
7. Invoice No. and date
SJV60915-CI-1 SEPTEMBER 15,2006
2. Consignee
TO ORDER OF VIETCOMBANK, OPERATION CENTER, HANOI, VIETNAM.
3. Departure date
SEPTEMBER 17, 2006
4. Vessel & Voy No 5. From
YONGCAI 619S BUSAN PORT, KOREA
PORRTPORT,KOREA
9. Notify
TOCONTAP HANOI 36 BA TRIEU STREET
HOAN KIEM D ISTRICT, HANOI VIET NAM
10.Other r references
ORIGIN: REPUBLIC KOREA
11. Term of deliver and payment.
FOB B USAN PORT, KOREA ‘FREIGHT COLLECT’
12. Shipping
Marks.
TOCONTAP
HANOI
CONTRACT
NO.
02/TOC-SJ
2006
HAIPHONG
PORT-
VIETNAM
MADE IN KOREA
13.
Package.
18
PALLETS
&
5
W/BOXES
14. Goods description.
COMMODITY: GATE VALUES AND CHECK VALUES FOR WATER PIPE-SAMJIN BRAND-100CT BRAND-NEW-MADE IN KOREA.
QUALITY: AS PER
MANUFACTURE’S EXPORT STANDARD AND THE CATOLOGUES SUPPILED BY THE SELLER.
TOTAL QUALITY: 432 PSC
TOTAL VALUE: USD 55,018.80 FOB BUSAN PORT, KOREA, INCOTERMS 2000 INCLUDING PAKING.
PAKING: PAKING MUST BE CLEAN AND STRONG SUITABLE FOR LONG SEA TRANSPORTATION BY CONTAINER.
MARKING: TOCONTAP HANOI
CONTRACT NO. 02/TOC-SJ/2006
HAIPHONG PORT –VIETNAM
MADE IN KOREA
DETAILS AS PER
15. quantity
432 PCS
GATE VALUES
DN50x30
DN80x50
DN100x100
DN150x100
DN200x50
DN250x30
DN300x10
CHECK
VALUES
DN50x10
DN65x10
DN80x10
DN100x10
DN150x10
DN200x5
DN300x2
16.unit price
US$57.94
US$58.46
US$75.76
US$132.91
US$175.09
US$321.34
US$402.99
US$35.00
US$46.60
US$53.46
US$79.00
US$128.03
US$213.15
US$329.84
17.amount
US$1,738.20
US$2,923.00
US$7,576.00
US$13,291.00
US$8,754.50
US$9,640.20
US$4,029.90
US$350.00
US$466.00
US$534.60
US$790.00
US$1,280.30
US$1,065.75
US$930.00
8. L/C No. and date
001337100601696
Signed by: SAMJIN PRECISION CO,.LTD
6. To
HAIPHONG PORT , VIET NAM
CÔNG TY TNHH WINGS LOGISTICS (VIỆT NAM)
17 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam WINGS LOGISTISC
Tel: (84-8) 9306.700 Fax: (84-8) 9306.700
Email: wings@vnn.vn
Mã số thuế ( tax code): 0303308971
HOÁ ĐƠN GTGT (VAT INVOICE ) Mẫu số: 01 GTKT-3LL-01
Liên 2: Khách hàng ký hiệu: AA/ 2006-T
Số: 001501
Ngày hoá đơn (Invoice date): 25/29/2006
Tên khách hàng (Issued for): CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
Địa chỉ(Address):36 Bà Triệu- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Mã số thuế( Tax code): 0100106747-1
Hình thức thanh toán( Method of payment): TM/CK ĐVT( Currency): VNĐ
STT
(No)
Diễn giải
( Description)
Đơn vị tính
( Unit)
Số lượng
(Quantity)
Đơn giá
(unit price)
Thành tiền
(Amount)
cước vận chuyển quốc tế
số bill: WLKBHPH609067
Tỷ giá: 16,048
chuyến
01
1,100,00 USD
1,100,00
Xin vui long trả vào tài khoản của chúng tôi số:
( Please transfer to our bank A/C No: )
Cộng tiền hàng:
(Total invoice)
Thuế suất……% Thuế GTGT
(VAT rate) (VAT)
Tổng cộng tiền thanh toán:
17,652,800
Xxx
17,652,800
Tổng số ghi bằng chữ: Mười bảy triệu sáu trăm năm mươi hai nghìn tám trăm đồng.
( Grand total in words)
Khách hàng Người lập hoá đơn WINGS LOGISTICS(VN) LTD
(customer) ( invoice maker) ( for & on behalf of WINGS)
Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên
CÔNG TY TNHH WINGS LOGISTICS (VIỆT NAM)
17 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam WINGS LOGISTISC
Tel: (84-8) 9306.700 Fax: (84-8) 9306.700
Email: wings@vnn.vn
Mã số thuế ( tax code): 0303308971
HOÁ ĐƠN GTGT (VAT INVOICE ) Mẫu số: 01 GTKT-3LL-01
Liên 2: Khách hàng ký hiệu: AA/ 2006-T
Số: 001501
Ngày hoá đơn (Invoice date): 25/29/2006
Tên khách hàng (Issued for): CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
Địa chỉ(Address):36 Bà Triệu- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Mã số thuế( Tax code): 0100106747-1
Hình thức thanh toán ( Method of payment): TM/CK ĐVT ( Currency): VNĐ
STT
(No)
Diễn giải
( Description)
Đơn vị tính
( Unit)
Số lượng
(Quantity)
Đơn giá
(unit price)
Thành tiền
(Amount)
cước vận chuyển quốc tế
số bill: WLKBHPH609067
Tỷ giá: 16,048
chuyến
1
11,36USD
11,36
Xin vui lòng trả vào tài khoản của chúng tôi số:
( Please transfer to our bank A/C No:)
Cộng tiền hàng:
(Total invoice)
Thuế suất……% Thuế GTGT
(VAT rate) (VAT)
Tổng cộng tiền thanh toán:
182,305
18,231
200,536
Tổng số ghi bằng chữ: hai trăm nghìn năm trăm ba mươi sáu đồng chẵn
( Grand total in words)
Khách hàng Người lập hoá đơn WINGS LOGISTICS(VN) LTD
(customer) ( invoice maker) ( for & on behalf of WINGS)
Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên Ký, ghi rõ họ tên
HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Bản lưư người khai hải quan
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục hải quan:Hải Phòng
Chi cục hải quan: Cảng HP KV3
Tờ khai số
Ngày đăng ký:
Số lượng phụ lục tờ khai:
Cán bộ đăng ký
PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ
1. Người nhập khẩu:
Công ty CP XNK Tạp phẩm
5. Loại hình
KD
6.Giấy phép(nếu có)
Số: 0103012689
Ngày: 01/6/2006
Ngày hết hạn
7. Hợp đồng
Số: 02/20650/2006
Ngày: 12/0706
Ngày hết hạn:
2. Người xuất khẩu
SANJIN PRECISION CO., LTD
8.Hoá đơn thương mại
Số: STV 066915-CT-1
Ngày: 15/9/06
9.Phương tiện vận tải
Tên, số hiệu
YONG CAI
Ngày đến 27/9/06
10.vận tải đơn
số
WLKBHPH609067
Ngày
17/9/06
3. Người uỷ thác
11. Người xuất khẩu
KOREA
12. Cảng, địa điểm xếp hàng
BUSAN
13. Cảng, địa điểm dỡ hàng
HAIPHONG
4. Đại lý làm thủ tục
hải quan
14. Điều kiện giao hàng
FOB
BUSAN
15. Đồng tiền thanh toán
USD
Tỷ giá tính thuế 16014
16. Phương thức thanh toán
Số TT
17.TÊN HÀNG
QUY CÁCH PHẨM CHẤT
18. Mã số hàng hoá
19. Xuất xứ
20. Lượng
21. Đơn vị tính
22. Đơn giá nguyên tệ
23. Trị giá nguyên tệ
1
2
3
Van dung cho ống dẫn nước
Các loại
Chi tiết như phụ lục TK
Hàng mới 100%
KOREA
432
CHIẾC
Số TT
24. THUẾ NHẬP KHẨU
25. THUẾ GTGT (HOẶC TTĐB)
26. THU KHÁC
Trị giá tính thuế
Thuế suất
Tiền thuế
Trị giá tính thuế
Thuế suất
Tiền thuế
Tỷ lệ
Số tiền
1
900.806.717
117.767.575
1.018.574.292
50.928.715
27. Tổng số tiền thuế và thu khác( 24+25+26): Bằng số: 163.696.290 VND
Bằng chữ: một trăm sáu ba triệu sáu trăm chin sáu nghìn hai trăm chin mươi đồng.
28. Chứng từ Bản chính Bản sao
- Hợp đồng thương mại : 01
- Hoá đơn thương mại: 01 01
- Bảng kê chi tiết: 01 01
- Vận tải đơn
29. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này
Ngày 28 tháng 9 năm 2006
GIẤY BÁO NỢ / DEBIT CARD.
Operation Center
Vietcombank Tower, 198 Tran Quang Khai.
Hanoi ngày / date: 11 August 2006
VIETNAM
Tel: 84.4.9343137 84.4.8269067
SWIFT: BFTVVNVX
Our VAT code: 01001124370011.
Kính gửi / To:
CT CP XNK TAP PHAM
36 BA TRIEU
Tax code: 0100106747
Xin thông báo chúng tôi đã ghi nợ và / hoặc khoanh tài khoản của Quý khách để thực hiện việc thu phí và / hoặc kí quỹ mở LC / Please be advised we have today debited / hold your account(s) with the following etails for Issuance, Letter of Credit
Số L/C / LC No : 001337100601696
Ngày mở/ issuing date : 11 August 2006
Trị giá / Invoice Amt : USD 36,000.00
Dung sai / tolerance : 10,00000%
Người hưởng / Beneficiary : THE GOLDEN FIBRE CENTRE LTD
Ghi chú / remarks :
Phí / kí quỹ Số tiền Tỷ giá Số tiền tương đương
Charges /Deposit Amount Exchange rate Equivalent Amount
Hold Placement CA, A/C No: 000011370076543
MARGIN DEPOSIT USD 3,960.00 1.0000000 USD 3,960.00
Total 3,960.00
Debit Current A/C, AC No: 000011000013074
COMMISSION@0.1100% USD 39.60 16007.0000000 VND 633,877.00
SWIFT CHARGE USD 22.00 16007.0000000 VND 352,154.00
Total 986,031.00
Trong đó các khoản phí đã bao gồm 10% VAT / In which all charges include 10% VAT.
VAT Detail
VAT of COMMISSION USD 3.60 16007.0000000 VND 57,625.00
VAT of SWIFT CHARGE USD 2.00 16007.0000000 VND 32,014.00
Thanh toán viên Người duyệt
Maintenance by Approved by
LATUAN2
THE GOLDEN FIBRE TRADE CENTRE LTD.
751, SATMASJID ROAD, DHANMANDI, DHAKA-1205, BANGLADESH
TEL # 880-2-9113718, 9115786, 9112711. FAX # 880-2-8113165
COMMERCIAL INVOICE ORIGINAL
INVOICE NO: GFTC/TH-01/2006
DATE : 31/08/2006
ON ACCOUNT AND RISK OF M/S : TOCONTAP HANOI
36 BA TRIEU STREET, HANOI, VIETNAM
QUANTITY:
101.4128 MT = 588 BALLES
SHIPPED FOR:
MV. AMER V-009
DATE OF SHIPMENT:
31/08/2006
B/L NO: HASL9451D960584
DATE : 31/08/2006
PORT OF SHIPMENT:
CHITTAGONG PORT, BANGLADESH
PORT OF DISCHARGE:
HAIPHONG PORT, VIETNAM
MARKS
DESCRIPTION
UNIT PRICE
VALUE
RED
2006-2007
BANGLA TOSSA
“D”
180KGS
F.R.JUTE
PRODUCE OF BANGLADESH
7X20 ‘ FCL CONTAINERS = 588 BALES
COMMODITY: “RAW JUTE BANGLA TOSSA “D”
(BTD)
CORP YEAR: 2006-2007, IMPURITIES: 0,50 MAX
SPECIFICATION: FOREIGN METTERS: 0,50 PCT MAX, FIBRE LENGTH : 1,50 METERS MIN,
MOISTURE: 16PCT MAX,COLOR: NATURAL COLOR, ROTTEN JUTE FIBER NOT ALLOWED,
QUANTITY: 101.4182 MTS, ORIGIN: BANGLADESH, PACKING: IN EXPORT STANDARD PACKING, ABOUT 180 KGS NET PER BALE TIGHLY BOUND WITH JUTE ROPE, INSPECTION: SGS IN BANGLADESH, AS PER CONTRACT 02/GF/ TH DATED 08/8/2006.
CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
L/C NO:001337100601597 DATED: 11.8.2006
ISSUED BY: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI ( OPERATIONS CENTRE), VIETNAM
EXP NO: 0353/00694/2006 DATED:24/8/2006.
TOTAL GROSS WT: 102.7412
TOTAL NET WT: 101.4182
USD 360.00 PER MT CIF
HAIPHONG PORT
VIETNAM
TOTAL:
USD : 36,510.55
CIF USD: 36,510.55
AMOUNT IN WORDS: US DOLLAR THIRTY SIX THOUNDSAND FIVE HUNDRED TEN AND POINT FIVE FIVE ONLY.
DRAWN AT SIGHT UNDER DRAFT NO. GFTC/ 06/ 2006 DATE 31/08/2006
IN BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI (HEAD OFFICE)
UNDER L/C NO. 001337100601597 DATE : 11.08.2006
ISSUED BY: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI (OPERATIONS CENTRE), VIETNAM.
THE GOLDEN FIBRE TRADE CENTRE LTD
751, Satmasjid Road, Dhanmondi, Dhaka-1209, Bangladesh
Tel: 9115786, 9112711, 9142585, 9142642
Fax: 880-2-8113165, Email: golden@citechco.net/
Golden1@citechco.net/ golden2@citechco.net
DATE: 31/08/2006
PACKING LIST
NAME OF L/C APPLICANTS:
TOCONTAP HANOI
36 BA TRIEU STREET
HANOI, VIETNAM
TOTAL BALES: 588 BALEX
VESSEL NAME; MV. AMER V-009
B/L NO : HASL9451D960584
DATE: 31/08/2006
EXP. NO: 0353/00694/2006 DATE: 24/08/2006
PORT OF SHIPMET : CHITAGONG PORT, BANGLADESH
PORT OF DESTINATION : HAIPHONG PORT, VIETNAM
WEIGHT DETAILS AS PER INSPECTION COMPANY OF SGS BANGLADESH LTD
(A) TOTAL QUANTITY: (B) AVERAGE WEIGHT OF EACH BALES;
GROSS WT: 102.7412 MT AVERAGE GROSS WEIGHT: 174.73 KGS
NET WT : 101.4182 MT AVERAGE NET WEIGHTS : 172.48 KGS
PACKING CONDITIONS:
IN MACHINE PRESSED BALES OF ABOUT 180 KG PER BALE WITH ROPE
MARKS
DESCRIPTION OF GOODS
RED
2006-2007
BANGLA TOSSA
“D”
180KGS
F.R.JUTE
PRODUCE OF BANGLADESH
7X20 ‘ FCL CONTAINERS = 588 BALES
COMMODITY: “RAW JUTE BANGLA TOSSA “D”(BTD)
CORP YEAR: 2006-2007, IMPURITIES: 0,50 MAX
SPECIFICATION: FOREIGN METTERS: 0,50 PCT MAX, FIBRE LENGTH : 1,50 METERS MIN,
MOISTURE: 16PCT MAX,COLOR: NATURAL COLOR, ROTTEN JUTE FIBER NOT ALLOWED,
QUANTITY: 101.4182 MTS, ORIGIN: BANGLADESH, PACKING: IN EXPORT STANDARD PACKING, ABOUT 180 KGS NET PER BALE TIGHLY BOUND WITH JUTE ROPE, INSPECTION: SGS IN BANGLADESH, AS PER CONTRACT 02/GF/ TH DATED 08/8/2006.
L/C NO:001337100601597 DATED: 11.8.2006
ISSUED BY: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HANOI ( OPERATIONS CENTRE), VIETNAM
INSPECTION: SGS BANGLADESH LTD.
CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
BOTH QUANTITY AND CREDIT AMOUNT 10 PERCENT MORE OR LESS ALLOWED
BILL OF LADING
Numbers of
container or package
SHIPPERS LOAD COUNT & SEALED
07x 20’ 7X20’ FCL CONTAINERS
CNTR 588 (FIVE HUNDRED EIGHTY EIGHT
BALES) ONLY
BALES COMMODITY: “RAW JUTE
BANGLA TOSSA “D” (BTD)
CORP YEAR: 2006-2007,
IMPURITIES: 0,50 MAX
SPECIFICATION: FOREIGN
METTERS: 0,50 PCT MAX, FIBRE
LENGTH : 1,50 METERS MIN,
MOISTURE: 16PCT MAX,COLOR:
NATURAL COLOR, ROTTEN JUTE
FIBER NOT ALLOWED,
QUANTITY: 101.4182 MTS, ORIGIN:
BANGLADESH, PACKING: IN
EXPORT STANDARD PACKING,
ABOUT 180 KGS NET PER BALE
TIGHLY BOUND WITH JUTE ROPE,
INSPECTION: SGS IN BANGLADESH,
AS PER CONTRACT 02/GF/ TH
DATED 08/8/2006.
CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
L/C NO:001337100601597 DATED:
11.8.2006
ISSUED BY: BANK FOR FOREIGN
TRADE OF VIETNAM, HANOI ( OPERATIONS
CENTRE), VIETNAM
EXP NO: 0353/00694/2006 DATED:24/8/2006.
Shipper:
F. R, JUTE TRADING CO. LTD. A/C:
THE GOLDEN FIBRE TRADE CENTRE LTD 751 SAT MASJIN ROAD, DHANMONDI, DHAKA-1209, BANGLADESH
Consignee: TO THE ORDER OF
SONALI BANK
DAULATPUR BRANCH
KHULNA, BANGLEDESH
Notify party:
TOCONTAP HANOI
36 BA TRIEU STREET
HANOI, VIET NAM
Pre-carriage by
AMER V-019N
Place of receive:
CHITTAGONG,BANGLADESH
Place of delivery
HAIPHONG PORT, VIETNAM
Ocean vessel:
ZOE GLORY V- 019N
Port of lading:
CHITTAGONG,BANGLADESH
B/L No.
H ASL9451D960584
HEUNG-A SHIPPING CO., LTD
Received by the Carrier from the Shipper in apparent good order and condition unless otherwise indicate herein, the Goods, or the container(s) or package said to containing the cargo herein mention to be carried subject to all the terms and condition provided for on the face and back of this Bill of Lading by the vessel named herein or any substitute at the Carrier’s option and or other means of transport, from the place of receipt or the port of lading to the port of discharge or the place of delivery shown herein and there to be delivered unto order of assigns.
Container No. Seal No.
Marks and Numbers
RED
2006-2007
BANGLA TOSSA
“D”
180KGS
F.R.JUTE
PRODUCE OF BANGLADESH
HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Bản lưư người khai hải quan
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục hải quan: HAI PHONG
Chi cục hải quan: Cang HP KV III
Tờ khai số
Ngày đăng ký:
Số lượng phụ lục tờ khai:
Cán bộ đăng ký
PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ
1. Người nhập khẩu 0100106747
CÔNG TY CỔ PH ẦN TẠP PHẢM HÀ NỘI
36 BÀ TRIỆU HÀ NỘI
5. Loại hình
6.Giấy phép(nếu có)
Số
Ngày:
Ngày hết hạn
7. Hợp đồng
Số: 02 GF/TH
Ngày: 8/8/06
Ngày hết hạn:
2. Người xuất khẩu
THE GOLDEN FIBER TRADE CENTRE., LTD
BANGLADESH
8.Hoá đơn thương mại
SốGFTC/TH-01/2006
Ngày: 31/8/06
9. Phư ơng tiện v ận tải
tên số hiệu
ngày đến
10.vận tải đơn
Số
HASL
9451D960584
ngày
3. Người uỷ thác 010103721
CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT HÀ
254 Minh khai , Hà nội
11. Người xuất khẩu
BANGLADESH
12. Cảng, địa điểm xếp hàng
CHITTAGONG
13. Cảng, địa điểm dỡ hàng
HAIPHONG
4. Đại lý làm thủ tục
hải quan
14. Điều kiện giao hàng
CIF
HAI PHONG
15. Đồng tiền thanh toán
USD
Tỷ giá tính thuế
16007
16. Phương thức thanh toán
L/C
Số TT
17.TÊN HÀNG
QUY CÁCH PHẨM CHẤT
18. Mã số hàng hoá
19. Xuất xứ
20. Lượng
21. Đơn vị tính
22. Đơn giá nguyên tệ
23. Trị giá nguyên tệ
Đay thô Bangla Tossa
niên vụ 2006-2007
5303100000
Bangladesh
101,4185
MT
360
cộng
36.510,55
36.510,55
Số TT
24. THUẾ NHẬP KHẨU
25. THUẾ GTGT (HOẶC TTĐB)
26. THU KHÁC
Trị giá tính thuế
Thuế suất
Tiền thuế
Trị giá tính thuế
Thuế suất
Tiền thuế
Tỷ lệ
Số tiền
584.424.406
3%
cộng
17.532.732
601.957.138
5%
30.097.857
27. Tổng số tiền thuế và thu khác( 24+25+26): Bằng số: 47.630.589
Bằng chữ: bốn mươi bảy triệu sáu trăm ba mươi triệu năm trăm tám chin nghìn đồng
28. Chứng từ Bản chính Bản sao
- Hợp đồng thương mại 01
- Hoá đơn thương mại: 01
- Bảng kê chi tiết: 01 01
- Vận tải đơn 01
29. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này
Ngày tháng năm
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32243.doc