LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng), bao gồm hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh và một số hoạt động khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tín dụng là hoạt động lớn nhất song rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Khi tiến hành một hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ thu được lãi (lợi nhuận) từ hoạt động đó, lãi chính là phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng để được sử dụng khoản tín dụ
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Định mức tín nhiệm Công ty tại Sở Giao dịch 1 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mà ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro có thể khách hàng không trả, hoặc không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy ngân hàng đến phá sản. Vì thế, quản lý và đánh giá rủi ro vỡ nợ được đặt ra như một vấn đề trọng tâm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư. Việc ước lượng chính xác rủi ro vỡ nợ của khách hàng vay hoặc danh mục đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư, mỗi tổ chức ngân hàng và hệ thống tài chính. Rủi ro vỡ nợ được ước lượng chính xác không chỉ có ý nghĩa cho việc định giá đúng cho các khoản vay của mỗi doanh nghiệp và góp phần tăng tính thanh khoản, ngăn ngừa những khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Xếp hạng tín dụng được xây dựng dựa trên việc chấm điểm tín nhiệm (định mức tín nhiệm) chính là căn cứ để cấp tín dụng, để “ phân biệt đối xử ” về lãi suất cho vay, để đầu tư vào một công ty hay quốc gia, để thiết lập các quan hệ làm ăn…
Có nhiều cách để xây dựng và cho điểm chỉ số XHTN, mỗi một tổ chức tín nhiệm có một cách riêng. Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương Việt Nam (SGD I) hiện nay cũng đang sử dụng một hệ thống chấm điểm tín nhiệm riêng đối với các tổ chức xin cấp tín dụng tại chi nhánh.
Trong quá trình học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và sự định hướng của thầy Ngô Văn Thứ, em xin được đưa ra để tài : “ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM” , trong để tài này em xin được nêu ra một số ý kiến nhỏ về phương pháp định mức tín nhiệm công ty bằng phương pháp sử dụng Mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) dựa trên những số liệu có được từ SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.
Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Ngân hàng cùng tập thể cán bộ, nhân viên toàn Ngân hàng và đặc biệt cám ơn các cán bộ, chuyên viên Phòng quản lý rủi ro đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, để em có thể tìm hiểu sâu về nghiệp vụ Ngân hàng.
Em xin vô cùng biết ơn thầy Ngô Văn Thứ - khoa Toán Kinh Tế đã hướng dẫn tận tình để giúp em hoàn thành chuyên đề này!
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY
I. Định mức tín nhiệm công ty
1. Khái niệm về Định mức tín nhiệm công ty
Định mức tín nhiệm là thuật ngữ bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh – Credit Rating (Credit – sự tín nhiệm; Rating – sự định mức, sự xếp hạng). Thuật ngữ này do John Moody đưa ra và công bố vào năm 1909 trong cuốn cẩm nang chứng khoán đường sắt, trong đó ông phân tích, nghiến cứu và công bố Bảng định mức tín nhiệm cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu hết sức đơn giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái ABC được xắp xếp lần lượt từ Aaa đến C. Chính những ký hiệu đó sau này đã trở thành chuẩn mực quốc tế. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu và đưa ra Bảng định mức tín nhiệm trái phiếu cho tất cả các nhà phát hành. Cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường chứng khoán, nhiều cách hiểu khác nhau về định mức tín nhiệm cũng xuất hiện. Theo Bohn- john và công ty Moody’s “ Định mức tín nhiệm là định mức về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó”. Theo công ty chứng khoán Merrill Lynch, định mức tín nhiệm là Định mức hiện thời của công ty định mức tín nhiệm về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói cách khác, nó là định mức hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn.
Như vậy: Định mức tín nhiệm là sự định mức hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc và lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Định mức tín nhiệm tổng hợp tất cả các rủi ro về thanh toán gốc, lãi của các khoản nợ hiện tại và tương lai của nhà phát hành. Định mức tín nhiệm công ty vì thế có thể xem là thước đo vị thế của công ty trên thị trường vốn. Đối tượng của ĐMTN chính là các doanh nghiệp, cá nhân hoặc các tổ chức đến vay vốn của Ngân Hàng.
2. Mục đích và vai trò của Định mức tín nhiệm.
NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ. Một hoạt động đặc thù của ngân hàng là huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho những người đang có nhu cầu về vốn, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Là một trung gian tài chính, các NHTM phải đối mặt với nhiều rủi ro trên cả phương diện huy động vốn và sử dụng vốn. Với hoạt động huy động vốn, người gửi tiền đóng vai trò là chủ nợ (chủ nợ thứ nhất) và NHTM là con nợ. Với hoạt động cấp tín dụng, NHTM lại đóng vai trò là chủ nợ (chủ nợ thứ hai) và những khách hàng nhận tín dụng trở thành con nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, quyền của chủ nợ thứ nhất và thứ hai lại khác nhau cơ bản. Chủ nợ thứ nhất, những người gửi tiền vào ngân hàng, có quyền hưởng lãi từ khoản tiền gửi vào ngân hàng mà hầu như không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có thể rút vốn bất kỳ lúc nào họ muốn dù chưa đến hạn, NHTM chỉ có thể thu của họ một số tiền gọi là lãi phạt khi rút vốn trước hạn mà không thể từ chối việc trả lại vốn cho khách hàng. Còn chủ nợ thứ hai, chính là các NHTM, cũng có quyền thu lãi từ hoạt động cho vay tín dụng song lại không thể thu hồi vốn về trước khi kết thúc hợp đồng tín dụng nếu như khách hàng không vi phạm hợp đồng. Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt quá (nếu thấy cần thiết) và đặc biệt là phải tìm cách đạt hiệu quả tối đa trong sử dụng vốn. Nếu việc cấp tín dụng không hiệu quả khiến ngân hàng không thu được gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn hoặc thậm chí mất vốn thì nó sẽ nhanh chóng đẩy ngân hàng tới chỗ mất khả năng thanh toán cho nhu cầu rút vốn của người gửi tiền. Như thế, rủi ro tín dụng dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng
Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM là tín dụng. Khi tiến hành một hoạt động tài trợ cụ thể, các ngân hàng đều phân tích các yếu tố của người vay và theo lý thuyết, ngân hàng có thể quyết định tài trợ nếu thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, chỉ có thể đề phòng, hạn chế mà không thể loại trừ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các nguyên nhân này thường được chia thành 3 nhóm sau:
+Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi hoặc khó tránh khỏi, vượt quá khả năng kiểm soát của người vay lẫn ngân hàng như thiên tai, chiến tranh, những biến cố kinh tế, chính trị, xã hội…những nguyên nhân này tuy ít song lại thường tác động nặng nề tới người vay, làm suy giảm khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng.
+Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: là những nguyên nhân liên quan đến trình độ yếu kém của người vay khi triển khai phương án sử dụng vốn trong thực tế; đến đạo đức của người vay khi cố ý lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay sai mục đích hoặc vào phương án chứa đầy rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận rất cao hay cố tính chây ì không chịu trả nợ cho ngân hàng hòng quịt nợ hoặc chỉ đơn giản là chiếm dụng vốn. Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.
+Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Là những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng mà chủ yếu là các cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng trình độ thấp, không am hiểu về khách hàng, về ngành nghề kinh doanh của họ, về môi trường họ sống và làm việc hay nói cách khác anh ta không thể đưa ra những đánh giá chính xác về khách hàng, phương án sử dụng tiền vay cũng như dự báo trước các vấn đề có liên quan thì rủi ro tín dụng dễ dàng xảy ra. Không những thế, một cán bộ tín dụng giỏi cũng có thể tiếp tay cho khách hàng để lừa đảo ngân hàng nếu anh ta không thắng được cám dỗ của tiền bạc, không giữ vững được đạo đức của mình. Nhóm nguyên nhân này thường kết hợp với nguyên nhân thứ hai, gây nên tổn thất cho ngân hàng.
Như vậy có thể nói, đối với các ngân hàng thì rủi ro tín dụng luôn thường trực hơn nữa lại diễn biến hết sức phức tạp và khó phòng tránh. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng, NHTM phải thực hiện một quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ với những bước phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của khách hàng thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Kết quả của quá trình này sẽ cho cán bộ tín dụng thấy được hạng tín dụng của doanh nghiệp là tối ưu, loại ưu, tốt, khá, trung bình hay yếu kém. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ so sánh hạng của doanh nghiệp đạt được với các mức phân hạng của ngân hàng là ở vị trí nào, có đủ điều kiện để cho vay hay không, và đặc biệt cán bộ có thể so sánh hạng của hai doanh nghiệp cùng có nhu cầu vay vốn để lựa chọn một khách hàng tốt hơn trong trường hợp nguồn tín dụng đã hạn chế. Không những thế, thông qua hạng tín dụng của doanh nghiệp, cán bộ sẽ có chính sách tín dụng cụ thể và phù hợp để giám sát và kiểm tra món vay. Mặt khác, một hệ thông chấm điểm được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa sẽ cho phép giảm bớt thời gian và chi phí cho vay, do đó tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng vốn vay và khách hàng trên cơ sở an toàn. Đặc biệt nó còn cho phép giảm nhân sự trong các ngân hàng để tập trung nhiều hơn vào các khoản vay khó, và kết quả là chấm điểm tín dụng sẽ giúp cho việc cho vay của các ngân hàng hướng vào các khách hạng có chất lượng. Đó chính là những ưu điểm vượt trội của phương pháp định mức tín nhiệm so với những phương pháp thẩm định tín dụng trước đây. Vì vậy mà định mức tín nhiệm có mục đích và vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng.
2.1. Mục đích:
Mục đích của ĐMTN là đưa ra những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc:
- Ra quyết định cấp tín dụng: Cho vay hay không cho vay, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/ phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng.
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro tín dụng có thể xảy ra, trên cơ sở đó, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được chính xác khi khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống ĐMTN còn nhằm mục đích:
- Phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.
- Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.2. Vai trò:
- Đối với Doanh nghiệp: Các Ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay, có thể đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của khách hàng. Với những doanh nghiệp có xếp hạng cao, được đánh giá là rủi ro thấp thì có thể được cho vay với các điều kiện ưu đãi về hạn mức tín dụng, về lãi suất cho vay… Ngược lại với các doanh nghiệp có thứ hạng thấp, tức rủi ro mất khả năng thanh toán cao thì ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong việc xem xét cho vay và có thể từ chối tài trợ nếu như thấy rằng rủi ro là quá lớn. Do mục tiêu của Ngân hàng khi cho vay là lợi nhuận, song họ cũng rất quan tâm đến rủi ro có khả năng bị mất vốn, vậy nên họ sẵn sàng đầu tư vào các công cụ có lợi nhuân thấp nhưng biết rằng khả năng trả nợ là chắc chắn. Các Ngân hàng thương mại với tư cách là người đi vay, có thể dựa vào ĐMTN để tiếp xúc được với các nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, có thể nâng cao được uy tín của mình, củng cố và xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, với các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên thị trường, ĐMTN giúp họ mở rộng thị trường. Việc mở rộng thị trường đối với các Ngân hàng này giúp họ có thể tham gia vào nhiều thị trường vốn khác nhau, bởi vì nhiều thị trường đòi hỏi Nhà phát hành phải được Định mức tín nhiệm trước khi phát hành chứng khoán trên thị trường này, thậm chí Định mức tín nhiệm phải đạt một mức độ tối thiểu nhất định. Định mức tín nhiệm giúp cho các Ngân hàng này mở rộng các Nhà đầu tư tiềm năng, đây là một vấn đề quan trọng đối với các Ngân hàng phát hành, vì Định mức tín nhiệm bảo vệ các Nhà đầu tư thông qua việc đánh giá khả năng về thanh toán gốc và lãi của một Nhà phát hành nhất định, do đó các đợt phát hành có công bố định mức tín nhiệm sẽ kích thích các Nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với các Nhà phát hành lần đầu phát hành ra công chúng. Thông qua Định mức tín nhiệm, các Ngân hàng phát hành có thể duy trì được thị trường huy động vốn trong mọi hoàn cảnh, ngay trong trường hợp thị trường có nhiều biến động bất lợi đối với việc huy động vốn, vì các Ngân hàng có Định mức tín nhiệm cao vẫn có thể yên tâm về sự tham gia của các Nhà đầu tư vào đợt phát hành của mình.
- Đối với Nhà đầu tư: Trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại dựa trên các tư liệu thu thập được để từ đó dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thu hồi gốc, lãi trong thời gian tới. Đó cũng chính là công việc của công tác định mức tín nhiệm, do đó các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng kết quả của công tác chấm điểm tín dụng mà không cần phải tốn thời gian đi thu thập, xử lý thông tin để đánh giá doanh nghiệp, không bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư. Đó lại là một chỉ tiêu rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để xem xét quyết định đầu tư. Vì với những tài liệu liên quan đến tình trạng và tương lai của các nhà phát hành quá chi tiết, quá phức tạp, một nhà đầu tư bình thường không thể tổng hợp, phân tích để xác định một cách chính xác khả năng trả nợ của nhà phát hành- khả năng thu hồi vốn đầu tư của mình. Đó còn là một nhân tố quan trọng trong việc Định mức mối quan hệ rủi ro lợi nhuận thu được. Và đó còn là công cụ quản lý danh mục đầu tư. Như chúng ta đã biết, nhà đầu tư mua chứng khoán với mục đích thu lời từ hai nguồn chính bao gồm: Lãi cố định đối với trái phiếu và cổ tức đối với cổ phiếu, lời trên vốn từ chênh lệch giá. Ngoài ra thi đó còn là công cụ Định mức một số rủi ro có liên quan. Định mức tín nhiệm chủ yếu được sử dụng cho các loại chứng khoán nợ, song Định mức tín nhiệm cũng có tác dụng trong việc định mức rủi ro của ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác. Các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng Định mức tín nhiệm làm một tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định cho vay, tài trợ dự án…
- Đối với các trung gian tài chính: Các trung gian tài chính chuyên thực hiện việc bảo lãnh và giao dịch chứng khoán như Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư.Do có mối quan hệ thanh toán, tín dụng với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng hết sức quan tâm đến công tác Định mức tín nhiệm bởi kết quả của quá trình này sẽ là cơ sở cho các trung gian tài chính đưa ra các quyết định liên quan đến việc cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Các trung gian tài chính không thể ra quyết định cho vay khi không nắm rõ thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Định mức tín nhiệm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các trung gian tài chính trong việc tránh rủi ro và tăng thu nhập cho công ty. Nhà bảo lãnh căn cứ vào Định mức tín nhiệm của nhà phát hành để dự đoán khả năng mua của các nhà đầu tư, khả năng tăng giá hoặc giảm giá của công cụ chuẩn bị phát hành, từ đó xác định giá cả phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các trung gian tài chính cũng dựa vào sự thay đổi mức tín nhiệm của mỗi Nhà phát hành để dự đoán nhu cầu các chứng khoán của Nhà phát hành đó trên thị trường để thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư cho các khách hàng của mình. Chẳng hạn đối với Nhà đầu tư không thích rủi ro thì họ sẽ có được lời khuyên nên mua các công cụ có mức tín nhiệm cao và ngược lại. Khi mức tín nhiệm của một Nhà phát hành bị đánh giảm, người đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên bán các trái phiếu của một Nhà phát hành tăng, Nhà đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên nắm giữ số trái phiếu đó thêm một thời gian để chờ đợi giá của chứng khoán này tăng hơn nữa.
- Đối với cơ quan quản lý thị trường vốn: Hoạt động Định mức tín nhiệm hình thành và phát triển một cách tự phát trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khi các công ty định mức tín nhiệm công bố mức tín nhiệm cho các nhà phát hành, việc có sử dụng hay không hệ thống Định mức tín nhiệm này hoàn toàn do lòng tin của các Nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của Định mức tín nhiệm, nhất là trong mấy thập kỷ gần đây đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và sự cần thiết của Định mức tín nhiệm trong việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách an toàn và có hiệu quả. Hệ thống tín nhiệm ngày càng được tín nhiệm đối với các Nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, họ sử dụng Định mức tín nhiệm ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý thị trường đã bắt đầu sử dụng Định mức tín nhiệm làm công cụ để quản lý. Mục tiêu của các cơ quan quản lý là đảm bảo được tính ổn định của thị trường. Thông qua Định mức tín nhiệm, các cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lý có thể sử dụng các ĐMTN làm tiêu chí để xem xét tính lành mạnh và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, dự báo trước xu hướng trên thị trường, xem xét, cho phép phát hành chứng khoán, quy định các công cụ chứng khoán được phép đầu tư đối với các tổ chức trung gian tài chính đặc biệt như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm. Đồng thời thấy được những sai phạm để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xử lý, giảm thiểu tính bất ổn của thị trường, điều này giúp ngăn chặn và hạn chế hậu quả tiêu cực do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả gây nên và các quyết đinh sai lầm của chủ thể liên quan khác. Các cơ quan quản lý thị trường đã bắt đầu sử dụng Định mức tín nhiệm làm một tiêu chuẩn kiểm tra sự lành mạnh về tài chính của các công ty, một tiêu chí để xem xét cho phép phát hành chứng khoán, quy định các công cụ chứng khoán được phép đầu tư đối với các tổ chức trung gian tài chính đặc biệt như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm.
3. Nguyên tắc định mức tín nhiệm.
Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín nhiệm mà cán bộ tín dụng đã xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín nhiệm (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ rủi ro tín dụng.
Trong quy trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:
- Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho xếp loại đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.
- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh (nếu bên bảo lãnh cũng được ngân hàng cho vay chấm điểm). Quy trình chấm điểm của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành Định mức tín nhiệm cho chính khách hàng.
Sau khi chấm điểm tín nhiệm cho khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ có một cách xếp hạng riêng nhưng nhìn chung là chia thành 10 hạng mục có mức độ từ cao xuồng thấp.
4. Các tổ chức Xếp hạng tín nhiệm.
- Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới: CBRS – Canadian Bond Rating Service (tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada) được thành lập vào năm 1972; JBRI – Japanese Bond Rating Indtitute (tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản) hoạt động từ năm1975; IBCA – International Bond Credit Agency (tổ chức xếp hạng trái phiếu quốc tế) được thành lập tại London vào năm 1978. Duff and Phelps năm 1982
- Tại Việt Nam : CIC – trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ra đời vào năm 1994 với chức năng lưu trữ các thông tín trong lĩnh vực tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước. Cách Định mức tín nhiệm của CIC hiện nay thiên về lịch sử vay vốn, quan hệ với các tổ chức tín dụng của các Ngành, các doanh nghiệp mà không phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như những thay đổi, biến động của nền kinh tế.; Vietnamnet Rating – Trung tâm định mức tín nhiệm, với mục đích là trở thành Tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp tại Việt Nam. Thị trường mà Trung tâm hướng tới là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan tới thị trường vốn và thị trường chứng khoán. C&R – Công ty thông tin tín nhiệm doanh nghiệp. Công ty này chính thức tuyên bố hoạt động từ năm 2004 nhưng thực tế công ty này đã hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm từ năm 2000. Thị trường chủ yếu của C&R là các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có đưa ra chỉ số tín nhiệm và thang điểm chung nhất cho các công ty.
II. Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay
1. Phương pháp truyền thống.
Đa số các tổ chức đánh giá tín nhiệm sử dụng phương pháp truyền thống để định mức tín nhiệm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dự đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ bằng việc phân tích các yếu tố định tính và định lượng. Nói chung về nguyên tắc phương pháp của các công ty là tương đối giống nhau như một số mô hình sau:
Standard& Poors: Chia lĩnh vực phân tích thành kiểu loại theo rủi ro kinh doanh (bao gồm: đặc tính ngành, vị thế cạnh tranh, quản lý) và rủi ro tài chính (bao gồm: tình hình, chính sách tài chính, lợi nhuận, cấu trúc vốn, dòng tiền mặt, sự linh hoạt tài chính).
Moody: Đánh giá khả năng trả nợ của riêng công ty theo một số yếu tố chính như: Khuynh hướng của ngành và của quốc gia; Chất lượng quản lý và thái độ của nhà quản lý với rủi ro; Các hoạt động kinh doanh chủ yếu và vị thế cạnh tranh; Tình hình tài chính và các nguồn tiền mặt; Cơ cấu của công ty; Các cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Và các biến cố đặc biệt.
Một số mô hình khác: Phân tích ngành, phân tích tài chính và phân tích xem xét những yếu tố phi tài chính như quản lý, ảnh hưởng từ nước ngoài và các ràng buộc khác.
2. Phương pháp xây dựng thang điểm.
Sử dụng bảng cho điểm, chia các yếu tố phân tích thành nhiều hạng mục khác nhau, cung cấp một thang điểm cho tất cả các chỉ tiêu khi đánh giá một đối tượng nhất định và được trình bày dưới hình thức các biểu tượng đơn giản để các nhà đầu tư dễ hiểu và dễ nhận rõ. Chẳng hạn như các trái phiếu thường sắp hạng từ AAA ( là những trái phiếu có rủi ro thanh toán thấp nhất) cho tới D ( là những trái phiếu đang có rủi ro về thanh toán), phụ thuộc vào khả năng của nhà phát hành về việc thanh toán nợ và lãi có đúng hạn hay không.
Tổ chức định mức tín nhiệm đưa ra các biểu tượng định mức để phân biệt mức độ tín nhiệm đối với từng hạng và có đối chiếu, so sánh với các hạng mục của các Tổ chức định mức tín nhiệm khác. Hệ thống bảng Định mức tín nhiệm tiêu biểu nhất hiện nay là hệ thống ký hiệu của hai công ty Định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s và S&P, được xây dựng trên khung ký hiệu do John Moody đề nghị và trở thành tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống ký hiệu định mức tín nhiệm của hầu hết các công ty làm nhiệm vụ này trên thế giới. Mức hạng của Standard & Poor có biên độ từ AAA đến D, của Moody từ Aaa tới C, của Fitch từ AAA đến D. Duff & Phelps có biên độ từ AAA tới CCC
Bảng 1.1. Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm của một số công ty định mức tín nhiệm
STT
Tên công ty
XHTN ngắn hạn
XHTN dài hạn
1
Moody’s Investor
P-1 tới P-3
Aaa tới C
2
Standard & Poor’s Corporation
A-1 tới D
AAA tới D
3
Duff & Phelps
Duff-1 tới Duff-3
1 tới 17
4
Fitch Investors Service
F-1 tới F-4
AAA tới D
5
Canadian Bind Rating Service
A-1 tới A-4
A++ tới D
6
McCarthy, Crisanti & Maffei
MCM-1 tới MCM-6
A tới D
7
Mikumi & Co
N/A
AAA tới D
8
Dominion Bond Rating Service
R-1 tới U
AAA tới C
9
Internationnal Bank Credit Analyisis
-
A tới E
10
Australian Ratings
A.1 tới C.1
AAA tới D
11
Nippon Investors Service
A-1 tới D
AAA tới D
12
Japan Credit Rating Agency
J-1 tới J-3
Aaa tới D
13
Agence d’Evaluation Financiere
T-1 tới T-4
AAA tới D
14
Korean Investors Service
A1 tới D
AAA tới D
15
Credit Rating Services of India Ltd
P-1 tới T-5
AAA tới D
Bảng định mức tín nhiệm được chia làm 2 loại: Bảng ký hiệu Định mức tín nhiệm biểu hiện cho các công cụ nợ ngắn hạn và bảng ký hiệu Định mức tín nhiệm biểu hiện cho các công cụ nợ dài hạn. Nhìn vào kí hiệu về Định mức tín nhiệm được ấn định cho bất cứ một doanh nghiệp nào, nhà đầu tư đều có thể biết được mức độ rủi ro đối với các công cụ vay nợ của doanh nghiệp đó.
Bảng 1.2. Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn
Moody
S&P
Diễn giải
Aaa
AAA
Chứng khoán được định mức loại này có chất lượng cao nhất, có độ rủi ro thấp nhất, đây thường là các Chứng khoán vàng có khả năng trả nợ mạnh nhất.
Aa
AA
Chứng khoán được định mức loại này có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp và do đó có khả năng trả nợ cao.
A
A
Đây là loại chứng khoán đạt trên mức trung bình các nhân tố đảm bảo về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn, tuy chưa thật chắc chắn nhưng có độ tin cậy cao. Do đó chứng khoán này được xếp loại có khả năng trả nợ.
Baa
BBB
Đây là loại chứng khoán trung bình, mức an toàn và rủi ro không cao, không thấp. Khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên chứng khoán loại này có tính đầu cơ hơn là đầu tư. Do đó khả năng trả nợ của loại chứng khoán này đạt mức trung bình.
Ba
BB
Chứng khoán loại này có nhiều tính đầu cơ, tương lai của loại chứng khoán này khó xác định, do đó khả năng trả nợ gốc và lãi không thật chắc chắn và an toàn như loại trên
B
B
Nhìn chung chứng khoán loại này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư. Sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ, do đó có tính đầu cơ cao.
Caa
CCC
Khả năng trả nợ thấp, dễ bị vỡ nợ.
Ca
CC
Mức đầu cơ cao nhất, thường bị vỡ nợ.
C
C
Đối với Moody, đây là định mức tín nhiệm thấp nhất
D
Định mức tín nhiệm thấp nhất của S&P. Hai định mức tín nhiệm đạt C và D thể hiện Nhà phát hành trong tình trạng sắp phá sản
Để định mức tín nhiệm chi tiết hơn, công ty Moody dùng thêm ký hiệu 1,2,3 vào sau mỗi mức tín nhiệm cơ bản nhằm chia mỗi mức cơ bản thành 3 mức nhỏ (ngoại trừ hai mức cao nhất và thấp nhất AAA và C). Ví dụ từ mức tín nhiệm là Ba được chia thành Ba1, Ba2, Ba3 với mức tín nhiệm ngày một giảm. Cũng cách làm như vậy, công ty S&P sử dụng “+” và “-” để chi tiết hóa các mức tín nhiệm cơ bản
Bảng 1.3. Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ ngắn hạn
Moody
S&P
Diễn giải
P-1
A-1+
Khả năng trả nợ mạnh nhất
A-1
Khả năng trả nợ mạnh
P-2
A-2
Khả năng trả nợ đạt mức trung bình khá
P-3
A-3
Khả năng trả nợ đạt mức trung bình hay vừa đủ để được định mức đầu tư
NP
B
Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ
C
Khả năng trả nợ yếu
D
Khả năng trả nợ rât yếu, thể hiện Nhà phát hành đang trong nguy cơ bị phá sản
Giữa định mức tín nhiệm cho các công cụ nợ dài hạn và các công cụ nợ ngắn hạn có mối quan hệ tương đối với nhau như sau:
Bảng 1.4. Quan hệ xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn và dài hạn
S&P
Moody
Dài hạn
Ngắn hạn
Dài hạn
Ngắn hạn
AAA
Aaa
A-1+
AA+
Aa1
AA
Aa2
AA-
Aa3
A+
A1
A
A2
A-
A3
BBB+
Baa1
BBB
Baa2
BBB-
Baa3
BB+
Ba1
3. Phương pháp đánh giá:
Đây là phương pháp đánh giá dựa trên nhiều lĩnh vực trong đó các lĩnh vực chính là:
Dòng ngân lưu
Khả năng thanh khoản
Chất lượng tài sản
Lợi nhuận
Đòn bẩy tài chính.
CHƯƠNG II
ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
I. Giới thiệu về Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (SGD I)
1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD I.
Sở giao dịch I (SGD I) trụ sở chính tại số 10 Lê Lai- Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội, là một đơn vị lớn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam(NHCT VN) được thành lập ngày 30/03/1995, hoạt động trên cơ sở là đại diện ủy quyền của NHCT VN với nhiệm vụ chính được giao cho là: Huy động vốn; cho vay, đầu tư; Bảo lãnh; Thanh toán và tài trợ thương mại; Ngân quỹ; Thẻ và ngân hàng điện tử ; Và nhiều các hoạt động khác. Tên giao dịch quốc tế của SGD I là: Industrial and commercial Bank of Việt Nam – transaction office No-1
SGD I một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT VN thực hiện đầy đủ các hoạt động của một NHTM, mặt khác, nó thể hiện là một Ngân hàng trung tâm của NHCT VN, nơi nhận các quyết định, chỉ thị đầu tiên; Thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách của NHCT VN; Đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN. Theo quy định của NHCT VN, SGD I là đầu mối cho các chi nhánh NHCT VN phía Bắc trong nghiệp vụ thu chi ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán Séc du lịch và một số nghĩa vụ khác theo ủy quyền của NHCT VN.
SGD I là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT VN, thực hiện kế toán tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân Hàng theo luật các Ngân Hàng Tín Dụng, điều lệ NHCT VN, các quy định pháp luật của NHCT VN: SGD I là đại diện theo ủy quyền của NHCT VN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng nhiệm vụ đã được quy định, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi đối với NHCT VN.
SGD I hoạt động có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của NHNN và NHCT V._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28991.doc