Phần 1: cơ sở lý thuyết về Định Mức Lao Động
1.Khái niệm định mức lao động
1.1.Khái niệm định mức lao động
Mức lao động : là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
1.2.Đối tượng nghiên cứu của định mức lao động
Đối tượng nghiên cứu của định mức lao động là nghiên cứu quá trình sử dụng thời gian lao động của người lao động(trong quá trình lao động và
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3529 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Định mức lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức nơi làm việc), nghiên cứu các phương pháp để xây dựng các mức lao động (mức thời gian Mtg, mức sản lượng Msl, mức phục vụ Mpv, mức biên chế Mbc) để tổ chức các biện pháp sử dụng, quản lý lao động có hiệu quả.
1.3.Nhiệm vụ của định mức lao động
Xây dựng và áp dụng trong thực tế sản xuất những mức lao động tiên tiến, hợp lý dựa trên những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định
Kiểm tra xem xét những điều kiện sản xuất cụ thể và quan tâm chú ý kinh nghiệm sản xuất, công tác của những người lao động tiên tiến.
1.4. Nội dung của định mức lao động
Nghiên cứu phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu hợp lý của bước công việc, trình tự thực hiện bước công việc, nghiên cứu các loại thời gian được định mức và các loại thời gian không được định mức.
Nghiên cứu đầy đủ các khả năng sản xuất, công tác ở nơi làm việc. Trước hết nghiên cứu tình hình tổ chức nơi làm việc : trang bị nơi làm việc phù hợp với khả năng của con người, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh lao động và kỹ thuật an toàn, bố trí hợp lý nơi làm việc tạo điều kiện cho người lao động hoạt động nhịp nhàng, liên tục, rút ngắn độ dài của động tác, thao tác, giảm bớt sự đi lại trong quá trình lao động. Nghiên cứu phục vụ nơi làm việc để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến lượnghao phí thời gian. Nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị, trình độ và tình hình sử thời gian làm việc của người lao động.
Tiến hành khảo sát, xác định các loại hao phí thời gian làm việc, không làm việc, tìm nguyên nhân thời gian lãng phí để đề ra biện pháp khắc phục. Phân tích kết quả khảo sát, xây dựng mức và tiêu chuẩn định mức lao động.
Đề xuất các biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức nơi làm việc, hợp lý hoá các phương pháp và thao tác lao động, áp dụng vào sản xuất những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và các kinh nghiệm sản xuất, công tác tiên tiến, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tăng năng suất lao động.
Tổ chức áp dụng vào sản xuất các mức lao động trung bình tiên tiến, thường xuyên quản lý, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện mức để có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi kịp thời những mức sai, mức đã lạc hậu.
1.5. Tác dụng của định mức lao động
Định mức lao động là một biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm
Định mức lao động là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch lao động và trả lương cho người lao động
Định mức lao động là cơ sở quan trọng để bố trí sắp xếp hợp lý công việc phù hợp với trình độ của công nhân làm cho công việc tiến hành liên tục không bị gián đoạn
Định mức lao động là thước đo, là căn cứ để xác định đơn giá trả lương cho chính xác với hao phí lao động mà người công nhân bỏ ra trong quá trình sản xuất, là cơ sở để doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho người lao động theo nguyên tắc là nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
2.Phương pháp nghiên cứu định mức lao động
2.1.Nhóm phương pháp tổng hợp
2.1.1.Khái niệm
Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm phương pháp xây dựng định mức lao động không dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các bộ phận, bước công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hoàn thành nó mà chủ yếu dựa vào kết quả nghiệm thu sản phẩm hoặc kinh nghiệm để xác định mức lao độngcho toàn bộ bước công việc.
2.1.2.Các phương pháp xây dựng mức
Phương pháp thống kê : phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào tài liệu thống kê về năng suất lao động ở thời kỳ trước.
Phương pháp kinh nghiệm : Phương pháp xây dựng mức lao động dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được của các cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật
Ngày nay người ta kết hợp hai phương phấp trên thành phương pháp thống kê kinh nghiệm
2.1.3.Phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm
a) Nội dung
Thống kê năng suất lao động của những người lao động làm bước công việc cần định mức.
Tính năng suất lao động trung bình
Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến
Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để giải quyết định mức.
b) Ưu nhược điểm
Ưu điểm : Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương pháp định mức tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. Trong chừng mực nào đó, có vận dụng kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật
Nhược điểm : Không phân tích được tỷ mỷ năng suất lao động, các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động, không xác định các hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý, không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác mà ngược lại nó còn hợp pháp hoá các thiếu sót đó, kìm hãm nâng cao năng suất lao động, khiến mức đặt ra thấp hơn so với khả năng thực hiện của người lao động.
c) áp dụng
áp dụng cho bước công việc sản xuất thử, công việc ở doanh nghiệp mới thành lập chưa ổn định sản xuất, doanh nghiệp sửa chữa.
2.2.Nhóm phương pháp phân tích
2.2.1.Phương pháp phân tích tính toán
Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởngđến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước công việc.
a) Nội dung
Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu công việc hợp lý.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc, trên cơ sở đó xác định trình độ tay nghề của người lao động cần có, máy móc dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất ( thực chất là lập quy trình công nghệ chi tiết cho từng bước công việc).
Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loai thời gian cho từng bộ phận của bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này ta được mức thời gian cho cả bước công việc
b) Ưu nhược điểm
Ưu điểm : Mức xây dựng được nhanh và chính xác
Nhược điểm : Cần phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn thời gian và cán bộ định mức phải nắm vững nghiệp vụ thành thạo về kỹ thuật
c) áp dụng
áp dụng cho bước công việc sản xuất loạt lớn và vừa
2.2.2.Phương pháp phân tích khảo sát
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại mơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc.
a) Nội dung
Phân tích buớc công việc cần định mức ra các bộ phận hình thànhvề mặt lao động cũng như về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công việc, trên cơ sở đó xác định truình độ tay nghề của người lao động cần có, máy móc, dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tói ưu, và tổ chức nơi làm việc hợp lý. Nói cách khác là là quy định điều kiện tổ chức kĩ thuật hợp lý cho bước công việc.
Bảo đảm các điều kiện tổ chức kĩ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc và chọn người lao động đã nắm vững kĩ thuật sản xuất, có thái độ lao động tốt cho làm thử, khi người lao động đã quen việc, năng xuất lao động ổn định thì các cán bộ định mức khảo sát hao phí thời gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ.Căn cứ vào các tài liệu khảo sát tính dược thời gian trong ca(TTNCa) và thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm(TTN)
Mức lao động được tính:
Mtg=Ttn* ; Msl==
Mtg : Mức thời gian
Msl : Mức sản lượng
Tca : Thời gian 1 ca sản xuất (8h)
Ttnca : Thời gian tác nghiệp trong 1 ca
Ttn : Thời gian tác nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm
b) Ưu nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp nghiên cứu trực tiếp hoạt động cửa người lao động ở nơi làm việc nên mức lao động được xác định chính xác, đồng thời còn tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao độnh, cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xác định các loại tính chất định mức kĩ thuật lao động đúng đắn.
Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, các cán bộ phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật
c) áp dụng
áp dụng cho bước công việc sản xuất hàng loạt, hàng khối.
2.2.3.Phương pháp so sánh điển hình
Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng định mức dựa trên những hao phí của mức điển hình và những nhân tố ảnh hưởng, quy đổi xác định mức.
a) Nội dung
Phân chia các bước thực hiện công việc phải thực hiện ra thành từng nhóm theo những đặc trưng nhất định về kết cấu và quy trình công nghệ tương đối giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một (hoặc một số) bước công việc điển hình
Xác định qquy trình công nghệ hợp lý và các điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện bước công việc điển hình
Xây dựng mức lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức lao động của bước công việc điển hình ký hiệu là Mtg1 và Msl1
Xác định hệ số đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm với quy ước : Hệ số của bước công việc điển hình bằng 1 tức là K1=1, hệ số của các bước công việc còn lại trong nhóm được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc đó, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành và so sánh với bước công việc điển hình.
Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật, các nhân tố ảnh hưởng của bước công việc đó thuận lợi hơn bước công việc điển hình thì : Ki < 1 (với i = 2,3,4,…n)
Nếu như bước công việc điển hình thì Ki = 1
Nếu khó khăn hơn, tức hao phí thời gian cho bước công việc đó tăng hơn thì Ki > 1 (với i = 2,3,4,....n)
Căn cứ vào mức của bước công việc điển hình và các hệ số đổi Ki, sẽ tính được định mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm bằng các công thức :
Mtgi = Mtg1 * Ki ; Msli =
Mtgi : mức thời gian cho
Mtg1 : mức thời gian
Msli : mức sản lượng cho
Msl1 : mức sản lượng
Ki : hệ số
b) Ưu nhược điểm
Ưu điểm : Mức lao động được xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình sẽ rất nhanh chóng, tốn ít công sức, nhưng độ chính xác không cao so với phương pháp phân tích tính toán và phương pháp phân tích khảo sát
Nhược điểm : Phải xác định được hệ số đổi Ki thật chính xác và có cơ sở khoa học
c) áp dụng
áp dụng : Xây dựng định mức cho bước công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc.
3.Xây dựng định mức lao động
3.1.Phân loại thời gian lao động
3.1.1.Thời gian được định mức
Thời gian chuẩn kết : Thời gian người lao động dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó
Thời gian tác nghiệp : thời gian trực tiếp hoan thành bước công việc và được lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặc một số sản phẩm nhất định. Nếu bước công việc được hoàn thành bằng máy, thời gian tác nghiệp được chia ra thời gian chính và thời gian phụ
Thời gian chính : Thời gian công nghệ là thời gian biến đổi đối tượng lao động về mặt chất lượng : hình dáng, kích thước, tính chất lý, hoá.
Thời gian phụ : Thời gian người lao động thực hiện những thao tác phụ, tạo điều kiện hoàn thành thao tác chính. Nó được lặp lại khi gia công từng sản phẩm hoặc một số sản phẩm nhất định.
Thời gian phục vụ nơi làm việc : Thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc
Thời gian phục vụ kỹ thuật : Thời gian hao phí để làm ra các công việc phục vụ có tính chất kỹ thuật, nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc thiết bị.
Thời gian phục vụ tổ chức : Thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất tổ chức nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hoá nơi làm việc.
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên của người lao động : Thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong ca làm việc.
Thời gian ngừng công nghệ : Thời gian gián đoạn do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất mà người lao động bắt buộc phải ngừng việc.
3.1.2.Thời gian không được định mức.
Thời gian không hợp lý : Thời gian người lao động làm công việc không thuộc nhiệm vụ của mình
Thời gian lãng phí khách quan : Thời gian người lao động phải ngừng việc do công tác tổ chức kỹ thuật không tốt gây ra hoặc do những nguyên nhân khác.
Thời gian lãng phí do người lao động : Thời gian ngừng việc do người lao động vi phạm kỷ luật lao động.
Tca
TĐM
TKĐM
TCK
TTN
TPV
TNN
TNC
TKH
TLPKQ
TLPCQ
TC
TP
TPVK
TPVT
TNGL
TNTN
TLPT
TLPK
TLPN
3.2.Phương pháp xác định mức lao động
3.2.1.Phân loại mức
Mức thời gian(Mtg) : Lượng thời gian hao phí cần thiết được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độnghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
Mức sản lượng(Msl) : Số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
Mức phục vụ(Mpv) : Số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất… trong doanh nghiệp quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ.
Mức biên chế(Mbc) : Số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định.
3.2.2.Các công thức tính mức lao động
Mức thời gian đầy đủ một sản phẩm (Mtg)
Mức thời gian không đầy đủ một sản phẩm (Mtgk)
Thời gian chuẩn kết (Tck)
Thời gian ngừng công nghệ (Tnc)
Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên (Tnn)
Thời gian phục vụ (Tpv)
Thời gian tác nghiệp (Ttn)
Thời gian chính (Tc)
Thời gian phụ (Tp)
Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvt)
Thời gian phục vụ kỹ thuật chức (Tpvk)
Thời gian nghỉ giải lao (Tngl)
Thời gian nghỉ vì nhu cầu tự nhiên (Tntn)
a) Công thức tính mức thời gian
Ta có công thức tính mức thời gian :
Mtg = Tck + Ttn + Tpv + Tnn + Tnc
Mtg : Mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm
Tck : Thời gian chuẩn kết
Ttn : Thời gian tác nghiệp
Tpv : Thời gian phục vụ
Tnn : Thời gian nghỉ ngơi
Tnc : Thời gian ngừng công nghệ
Hoặc
Mtg =
Ttn : Thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm
: tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong ca
b) Công thức tính mức sản lượng
Ta có công thức
Msl =
T : Thời gian sản xuất trong 1ca
Mtg : Mức thời gian để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm
Hoặc
Msl =
Ttnca : Thời gian tác nghiệp trong 1 ca
Ttn : Thời gian tác nghiệp 1 đơn vị sản phẩm
3.3.Phương pháp phân tích khảo sát
3.3.1.Phương pháp khảo sát chụp ảnh
a) Khái niệm:
Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của người lao động trong một thời gian nhất định
b) Mục đích:
Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các nguyên nhân gây lãng phí thời gian và đề ra biện pháp khắc phục.
Thu thập tài liệu phục vụ xây dựng mức và tiêu chuẩn định mức
Nghiên cứu các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến để phổ biến trong tập thể lao động
Thu thập tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất
c) Trình tự chụp ảnh thời gian làm việc
Công tác chuẩn bị :
Xác định mục đích của chụp ảnh : Phải xác định mục đích của việc quan sát trong từng trường hợp cụ thể và giải thích cho người lao động hiểu rõ để không tìm cách đối phó lại
Chọn đối tượng chụp ảnh : Tuỳ theo mục đích đã được xác định mà chọn đối tượng chụp ảnh cho thích hợp . Chụp ảnh để nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động thì chọn bất kỳ người lao động nào và càng nhiều càng chính xác, chụp ảnh để thu thập tài liệu xây dựng định mức thì đối tượng chụp ảnh phải là người lao động có năng suất trung bình tiên tiến và ít nhất phải khảo sát từ 3 ca trở lên. Nừu cơ sở, doanh nghiệp, bộ phận làm việc 3 ca thì phải theo dõi cả 3 ca. Nừu chụp ảnh để nghiên cứu phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến thì đối tượng chụp ảnh là người có năng suất lao động cao, nếu chụp ảnh để tìm nguyên nhân gây hụt mức thì đối tượng chụp ảnh là người có năng suất lao động thấp.
Nghiên cứu nơi làm việc : Trước khi chụp ảnh xây dựng mức lao động phải xem xét việc tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, xác định nội dung, đặc điểm, tính chất của công việc, đặc điểm của người lao động, điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc…ở nơi làm việc tạo thuận lợi cho chụp ảnh để đạt hiệu quả cao.
Chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho chụp ảnh : như đồng hồ, các phiếu khảo sát, bút, để tránh những lúng túngkhi tiến hành chụp ảnh. Chỉ sau khi làm tốt công tác chuẩn bị mới chuyển sang giai đoạn khảo sát.
Giai đoạn khảo sát :
Người quan sát phải đến nơi quan sát trước giờ làm việc 15 phút để kiểm tra lại công tác chuẩn bị và khớp đồng hồ của mình với đồng hồ của doanh nghiệp, bộ phận.
Người quan sát phải chú ý quan sát mọi hoạt động của người lao động và ghi chép số liệu quan sát được vào phiếu khảo sát.
Trong quá trình quan sát phải ghi đầy đủ liên tục các nội dung, hao phí thời gian từ lúc bắt đầu đến kết thúc ca làm việc theo trình tự thực hiện của người lao động.
Người quan sát tuyệt đối không được rời vị trí, không được kết hợp làm công việc khác. Phải tập trung tư tưởng để quan sát, để xác định các nội dung hao phí thời gian, xác định rõ nguyên nhân ngừng việc. Ghi chép phải rõ ràng, ngắn gọn cụ thể và chính xác.
Giai đoạn phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát
Kiểm tra số liệu ghi chép, xác định lượng thời gian của từng nội dung (thời hạn của nội dung). Thời hạn của một nội dung nào đó bằng thời gian tức thời ghi cùng dòng trừ đi thời gian tức thời ghi ở dòng trên kề đó. Nừu chụp ảnh tập thể thì phải cộng dồn các khoảng thời gian thực hiện của nội dung công việc
Xác định, phân loại hao phí thời gian và các ký hiệu thời gian cho từng nội dung công việc.
Lập biểu tổng hợp hao phí thời gian cùng loại cho một ca, mỗi ca khảo sát có một phiếu khảo sát và phải lập một biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại (có bao nhiêu ca phải khảo sát thì có bấy nhiêu tổng hợp, căn cứ vào số liệu ghi trong phiếu khảo sát mà tập hợp các nội dung quan sát theo từng loại hao phí thời gian Tck, Ttn, Tpv…)
Lập biểu tổng kết thời gian tiêu hao cùng loại : biểu này nhằm xác định thời gian hao phí trung bình mỗi loại của những ngày khảo sát và tỷ trọng của các loại thời gian trung bình ấy trong ca. Số liệu lấy từ các biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại. Trong biểu này có tất cả những nội dung quan sát, những thời hạn của mỗi nội dung quan sát trong những ca (ngày) đã khảo sát ghi trong các phiếu khảo sát và các biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại.
Lập biểu cân đối thời gian tiêu hao để xác định thời gian làm việc cần thiết hợp lý, xác định thời gian định mức cho từng loại. Trong phiếu có 2 phần : thời gian hao phí thực tế lấy từ biểu tổng kết sang và thời gian dự tính định mức can cứ vào tính chất công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý mà doanh nghiệp có thể thực hiện được ở nơi làm việc, xét thời gian hao phí thực tế mà xác định thời gian dự tính mức cho mỗi loại.
Xác định thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân gây lãng phí và đề ra biện pháp khắc phục.
3.3.2.Phương pháp bấm giờ
a) Khái niệm
Bấm giờ là phương pháp nghiên cứu thời gian lao động hao phí để hoàn thành bước công việc hoặc để thực hiện một thao tác thường xuyên lặp đi lặp lại coa chu ký tại nơi làm việc.
b) Mục đích
Nghiên cứu loại bỏ các lãng phí khong trông thấy, cải tiến phương pháp lao động, nâng cao hiệu quả làm việc
Xác định chính xác hao phí thời gian khi thực hiện bước công việc hay thao tác, động tác
Thu thập tài liệu để xây dựng mức lao động hoặc tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động
c) Các cách bấm giờ
Dựa vào đặc điểm, tính chất, quá trình thực hiện bước công việc để xác định, chọn cách bấm giờ. Trong thực tế có hai cách bấm giờ : bấm giờ liên tục và bấm giờ không liên tục.
Bấm giờ liên tục : Phương pháp theo dõi các thao tác nối tiếp nhau theo trình tự thực hiện bước công việc
Bấm giờ không liên tục : Phương pháp bấm giờ từng thao tác cá biệt không phụ thuộc vào trình tự thực hiện các thao tác đó trong bước công việc
d) Trình tự bấm giờ
Giai đoạn chuẩn bị
Xác định mục đích bấm giờ : cần xác định rõ bấm giờ nhằm mục đích gì. Từ đó giải thích rõ cho người lao động hiểu được và quá trình bấm giờ mới có hiệu quả
Chọn đối tượng bấm giờ : tuỳ theo mục đích bấm giờ mà chọn đối tượng quan sát cho phù hợp. Nừu bấm giờ để xác định thời gian tác nghiệp sản phẩm hoặc công việc nhằm xác định mức lao động hoặc tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động thì đối tượng quan sát phải là người lao động có năng suất trung bình tiên tiến. Nừu bấm giờ để nghiên cứu thao tác tiên tiến thì đối tượng quan sát phải là người lao động có năng suất cao. Nừu bấm giờ để nghiên cứu nguyên nhân hụt mức thì đối tượng quan sát phải là người lao động có năng suất thấp.
Nghiên cứu nơi làm việc, bước công việc cần bấm giờ : Muốn khai thác được khả năng tiềm tàng trong lao động sản xuất phải nghiên cứu đầy đủ, tỉ mỉ nơi làm việc về tình hình tổ chức nơi làm việc, cần thiết phải cải tiến, chấn chỉnh nhằm đảm bảo tổ chức nơi làm việc hợp lý. Đồng thời nghiên cứu kỹ bước công việc cần bấm giờ về quy trình công nghệ, trình tự thực hiện các thao tác, động tác của người lao động, phục vụ giai đoạn khảo sát thuận lợi.
Phân chia bước công việc thành các thao tác và xác định rõ ràng các điểm ghi thời gian của từng thao tác
Chọn thời điểm bấm giờ : Để loại trừ những yếu tố đột xuất, ngẫu nhiên, bảo đảm tính chính xác của số liệu nên bấm giờ vào lúc nhịp độ sản xuất đã ổn định
Xác định số lần bấm giờ : Bấm giờ tức là đo thời gian của các thao tác thường xuyên lặp lai trong một bước công việc. Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên thời gian đo được thường không ổn định. Muốn số liệu chính xác phải đo nhiều lần, càng nhiều lần càng tốt, nhưng để tiết kiệm thời gian và tránh tính toán phức tạp nên cần có số lần bấm giờ vừa đủ đảm bảo chính xác.
Bảng quy định số lần bấm giờ
Phương pháp hoàn thành thao tác
Lượng thời gian hoàn thành thao tác
Số lần bấm giờ
Thủ công và nửa cơ khí
Dưới 10 giây
40 á 50
Từ 10 giây đến 30 giây
30 á 40
Từ 31 giây đến 60 giây
20 á 30
Từ 61 giây đến 5 phút
10 á 20
Lớn hơn 5 phút
5 á 10
Hoàn toàn cơ khí
Dưới 10 giây
20 á 30
Từ 10 giây đến 30 giây
10 á 20
Từ 31 giây đến 60 giây
5 á 10
Lớn hơn 1 phút
5
Chuẩn bị các phương tiện bấm giờ : Muốn tiến hành thuận lợi, có hiệu suất cao phải chuẩn bị các phương tiện để bấm giờ : đồng hồ bấm giờ , các phiếu bấm giờ, bút, thước
Giai đoạn khảo sát : Để đảm bảo chất lượng của số liệu khảo sát, khi tiến hành bấm giờ phải xác định đúng điểm ghi đã xác định, phải ghi chính xác số đo trên đồng hồ, phải theo dõi hoạt động của người lao động xem họ có thực hiện dúng trình tự các thao tác và chế độvận hành máy móc, thiết bị như quy định không. Phải đảm bảo đủ số lần bấm giờ theo quy định, phải ghi chú đầy đủ những lần đo có sự cố đột suất, ngẫu nhiên dẫn tới thiếu chính xác
Giai đoạn phân tích kết quả khảo sát : Tiến hành chỉnh lý các dãy số bấm giờ theo từng dãy số một. Trước hết phải loại trừ số liệu đột xuất, ngẫu nhiên quá lớn hoặc quá bé mà trong quá trình quan sát đã thấy rõ được nguyên nhân và tính sai lệch của số liệu do đo hỏng, đo sai. Tuy nhiên trong dãy số vẫn còn có sai lệch, do đó phải dùng công thức thực nghiệm tính hệ số ổn định của dãy số để kiểm tra tính ổn định của nó
Hođ =
Hođ : hệ số ổn định
Tmax : trị số lớn nhất trong dãy số
Tmin : trị số nhỏ nhất trong dãy số
Bảng quy định hệ số ổn định tiêu chuẩn
Phương pháp hoàn thành thao tác
Thời gian kéo dài của thao tác
≤ 10 giây
11- 30 giây
31- 60 giây
> 1 phút
Thủ công và nửa cơ khí
2
1,7
1,5
1,3
Hoàn toàn cơ khí
1,5
1,3
1,2
1,1
3.3.3.Mối quan hệ giữa chụp ảnh và bấm giờ
Chụp ảnh thời gian làm việc khác với bấm giờ là do công dụng chuyên môn
Công dụng chuyên môn của chụp ảnh thời gian làm việc là tìm nguyên nhân gây lãng phí và hao phí thời gian làm việc bằng cách nghiên cứu toàn bộ hoạt động của người lao động hoặc máy móc, thiết bị trong ca làm việc, còn bấm giờ là tìm nguyên nhân gây ra lãng phí, hao phí thời gian hoàn thành bước công việc, thao tác, động tác bằng cách nghiên cứu những hoạt động của người lao độngkhi trực tiếp thực hiện bước công việc, thao tác hay động tác đó. Tuy vậy, chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ lại có mối quan hệ hữu cơ và hỗ trợ nhau trong tính toán mức kỹ thuật lao động
Dựa vào phân tích tài liệu chụp ảnh thời gian làm việc mà xác định các loại thời gian được định mức trong ca làm việc một cách hợp lý như : thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên, thời gian tác nghiệp trong ca.
Tuy nhiên, nó vẫn chưa xác định được thời gian tác nghiệp sản phẩm mà còn phải dựa vào việc phân tích tài liệu bấm giờ mới xác định được thời gian tác nghiệp sản phẩm chính xác, hợp lý.
Phần 2 : Giới thiệu về công ty cao su sao vàng
2.1. Giới thiệu chung về công ty Cao su Sao Vàng
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty có tên giao dịch chính thức : Công ty Cao su Sao Vàng
Tên giao dịch quốc tế : Sao Vàng Rubber Company
Trụ sở chính : 231 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở thành viên :
Chi nhánh Cao su Thái Bình ( Tiền Phong, thị xã Thái Bình )
Nhà máy Pin Cao su Xuân Hoà ( Mê Linh, Vĩnh phúc )
Nhà máy Cao su Nghệ An ( Thành phố Vinh, Nghệ An )
Telephone : 084.04.8583656
Fax: 084.04.8583644
Email : caosusaovang@hn.vnn.vn
Tổng diện tích : 254.324 m2
Hà Nội : 64.905 m2
Thái Bình : 36.637 m2
Vĩnh Phúc : 122.129 m2
Nghệ An : 29. 094 m2
Chi nhánh : 1.523 m2
Công ty cao su sao vàng tiền thân là nhà máy cao su sao vàng được nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp dỡ khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 tại khu công nghiệp Thượng Đình. Sau hơn 13 tháng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị đào tạo cán bộ, công nhân, vào ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm xăm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Ngày 19/5/1960 nhà máy cao su sao vàng chính thức cắt băng khánh thành đi vào hoạt động.
Sau khi nhà nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhà máy cũng phải chuyển đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì điều đó mà vào ngày 27/8/1992 Bộ công nghiệp nặng ra quyết định 645/CCNg đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao Vàng. Ngày 5/5/1993 Bộ Công nghiệp nặng ra quyết định 215/TCNSĐT thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Công ty Cao su Sao Vàng có giấy chứng nhận ĐKKD 108462, cáp năm 1993, do Uỷ ban kế hoạch nhà nước cấp.
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty Cao su Sao Vàng
Trong lần đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước này thì về hình thức tổ chức Công ty Cao su Sao Vàng vẫn là doanh nghiệp nhà nước Trung ương, trực thuộc Tổng Công ty hoá chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp. Công ty là một đơn vị kinh doanh sản xuất các loại sản phẩm cao su như : săm lốp xe đạp, ô tô, các sản phẩm cao su khác dành cho các ngành công ngiệp. xuất nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước, sản xuất pin - điện cực.
Danh mục sản phẩm chính công ty đang cung cấp cho thị trường
Lốp xe đạp
STT
Quy cách
Mẫu mã
1
Lốp xe đạp 37-584 (650)
Lốp đỏ, đen, đen/vàng, đen/trắng
2
Lốp xe đạp 37-590 (660)
Lốp đen, đen/vàng, đen/trắng
3
Lốp xe đạp 32-622 (680)
Lốp đen, đen/vàng, trắng
4
Lốp xe đạp 37-540 (600)
Lốp đen, đen/trắng
5
Lốp xe đạp 38/40-406 (Mini)
Lốp đỏ, đen, vàng, đen/vàng, đen/trắng
6
Lốp xe đạp 47-407 ST
Lốp đỏ, đen, sen, vàng, cam
7
Lốp xe đạp 50/54-559 ST
Lốp đen, đen/vàng
8
Lốp xe đạp 50/54-559 MTB
Lốp đen, đen/vàng
9
Lốp xe đạp 50-406 BMX
Lốp vàng, cam, đen/vàng
10
Lốp xe đạp 37/38-584 TT
Lốp đen
11
Lốp xe đạp 45-700 XL
Lốp đen, đen/trắng
12
Lốp xe đạp 37-630 ST
Lốp đen
13
Lốp xe đạp 47/54-507
Lốp đen, đen/vàng
Ghi chú :
32, 37, 40, 45, 47,50, 54 ( mm) : cỡ hông lốp
406, 507, 540, 559, 584, 590, 622, 630 (mm) : cỡ vành
ST : Loại lốp thường
MTB : Loại lốp địa hình
BMX : Loại lốp đa năng
TT : Lốp xe thồ thường
XL : Lốp xe xích lô
Săm xe đạp
STT
Quy cách
Mẫu mã
1
Săm xe đạp : 37-584(650)
săm đỏ, đen, nối đầu(N), liền, không van, có van ( van EV, FV ), xe thồ (XT)
2
Săm xe đạp : 32-622(680)
săm đỏ, đen, nối đầu(N), liền, không van, có van ( van EV, FV, TR1)
3
Săm xe đạp : 37-540(600)
săm đỏ, đen, nối đầu(N), liền, không van, có van ( van EV, FV, TR1)
4
Săm xe đạp : 37-584 KV-XT
săm đỏ, đen, không van (săm xe thồ)
5
Săm xe đạp : 45-700 KV-XL
săm đỏ, đen, không van (săm xích lô)
6
Săm xe đạp : 50/54-559 TR1, TR4A
Săm đen có van xuất khẩu
Săm xe máy
STT
Quy cách
Ghi chú
1
Săm xe máy 3.50-10 TR4, JS87
TR4, JS87 : Loại van
2
Săm xe máy 2.25-16 TR4
3
Săm xe máy 2.25/2.50-17 TR4
4
Săm xe máy 2.75/3.00-16 TR4
5
Săm xe máy 2.75-17 TR4
6
Săm xe máy 3.00-17 TR4
7
Săm xe máy 2.50-18 TR4
8
Săm xe máy 2.75-18 TR4
9
Săm xe máy 3.00-18 TR4
Lốp xe máy
STT
Quy cách
Ghi chú
1
Lốp xe máy 2.25-16 4PR BA
2.25, 2.50, 2.75, 3.00, 3.50 (inch) : cỡ hông lốp
10, 16, 17, 18, 19 (inch) : cỡ vành
4PR, 6PR : chỉ số vải
R(Lốp bánh sau), F(Lốp bánh trước), BA(Babetta), H(Honda), WV(Wave), F(Future), C(Chaly), SSC(Simson Comfort), SSE(Simson Enduro), S(Suzuki), W(Win), M(MinSK), V(Vespa), BB(Môtô ba bánh)
2
Lốp xe máy 2.25/2.50-17 4PR HR, HF, SBF
3
Lốp xe máy 2.50-17 4PR /6PR FF, WVR, SF
4
Lốp xe máy 2.75-16 6PR SSC,SSE
5
Lốp xe máy 2.75-18 4PR/6PR SF
6
Lốp xe máy 3.00-17 6PR WR
7
Lốp xe máy 3.00-18 6PR M1, M2
8
Lốp xe máy 3.50-10 6PR C2A, V1
9
Lốp xe máy 3.50-16 6PR SR
10
Lốp xe máy 3.50-19 6PR BB
Săm ô tô
STT
Quy cách
1
Săm 11.00/12.00-20 TR76A, TR77A, ._.V3-04-6
2
Săm 9.00/10.00-20 TR75A, TR76A, V3-04-6
3
Săm 8.25/7.25-20 TR75A V3-04-6
4
Săm 6.50/7.00/7.50-16 TR75A V3-04-2
5
Săm 6.50/6.70-13 TR13, js185
6
Săm 5.00/6.00-12, 4.00/5.00-10 TR13
Lốp ô tô
STT
Loại xe
Quy cách
Ghi chú
1
Lốp xe tải, xe khách
Lốp 12.00-20 18PR
12.00, 11.00, 10.00, 9.00, 8.25, 7.50, 5.50,....(inch) : cỡ hông
20,16,15,13,12,10 (inch) : cỡ vành
PR : chỉ số vải
2
Lốp 11.00-20 18PR
3
Lốp 10.00-20 18PR
4
Lốp 9.00-20 16PR
5
Lốp 8.25-20 14PR/16PR
6
Lốp 7.50-20 16PR
7
Lốp xe tải nhẹ, xe khách nhỏ, xe con
Lốp 8.25-16 16PR
8
Lốp 8.40-15 12PR
9
Lốp 6.50/7.00-16 14PR
10
Lốp 7.50-16 16PR
11
Lốp 7.35-14 8PR
12
Lốp 5.50/6.00-13 12PR
13
Lốp 5.00-12 12PR
14
Lốp 4.00/5.00-10 8PR
15
Lốp máy kéo Bông Sen
Lốp 6.00-12 6PR/10PR
16
Lốp xe công nghiệp, xe chuyên dụng
Lốp 12.00-20 8PR
17
Lốp 5.00-10/12 6PR
18
Lốp 3.50-10 4PR
Yếm ô tô
Yếm 10.00/11.00/12.00-20
Yếm 7.50/8.25/9.00-20
Săm lốp máy bay : Loại 500x180, loại 800x200, loại 880x230
2.1.3 Công nghệ sản xuất của công ty
a) Máy móc thiết bị chủ yếu
Máy luyện hở, luyện kín : dùng để luyện cao su và hoá chất
Máy ép suất : ép suất mặt lốp, ống săm
Máy nối đầu : nối đầu săm ô tô, săm xe máy, săm xe đạp
Máy cán tráng : cán tráng hỗn hợp cao su đã được nhiệt luyện trên bề mặt của vải để trở thành vải bán thành phẩm
Máy cắt vải : Cắt vải bán thành phẩm thành kích cỡ khác nhau
Dây chuyền tanh : sản xuất vòng tanh xe đạp, xe máy, ô tô các loại
Máy thành hình : thành hình lốp xe đạp, lốp ô tô, lốp xe máy
Máy lưu hoá : lưu hoá thành phẩm qua áp lực hơi nóng
Máy quấn bao bì : Đóng gói màng nylon cho lốp các loại
Máy cắt gọt kim loại, máy phay, máy cưa, máy bào,... phục vụ cho việc sửa chữa, chế tạo máy móc thiết bị, khuôn mẫu
Máy nén khí : tạo nguồn khí nén phục vụ sản xuất
Lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu : tạo nguồn hơi nóng để lưu hoá sản phẩm
b) Nguyên vật liệu sản xuất
Cao su :
Cao su thiên nhiên (trong nước) : SVR 3L NRB, 3L NRC, SVR 10 NRD, 10 NRE, SVR 20 NRD, 20 NRE, 20 NRF
Cao su tổng hợp (nhập ngoại) : SBR 1712, BR01, Baypren, Chlorobytyl, Buna, ...
Hoá chất
Xúc tiến : M, D, DM, CZ, EZ, TMTD
Phòng lão : D, RD, 4020, SP
Than đen : N220, N330, N550, N660
Axyt stearic, parapin, lưu huỳnh, nhựa thông, nhựa đường
Oxyt kẽm, Oxyt sắt, Oxyt titan
Bột mầu đỏ, mầu vàng, mầu xanh
Silicon, Dầu Flexon, Struktol, xăng công nghệ
BaSO4, CaCO3, bột tan, cao lanh
Vải mành
Vải mành 840 D/1 : sản xuất lốp xe đạp
Vải mành 840 D/2 : sản xuất lốp xe máy
Vải mành 1260 D/2 V1, V2, V3; 1260 D/3 V1, V2; 1890 D/2 V1,V2; 1680 D/2 V1,V2 ... : sản xuất lốp ô tô, lốp xe máy
Vải bạt, vải phin, vải lót
Dây thép tanh
#1.83 : tanh xe đạp
#0.96 : tanh ô tô, tanh xe máy
Vật liệu kim khí : vòng bi, sắt thép, tôn, đồng, vật liệu điện dùng để sửa chữa, chế tạo máy móc thiết bị, khuôn mẫu
c) Công nghệ sản xuất
Sơ đồ công nghệ sản xuất chính
Nguyên vật liệu
Cho tất cả các bộ phận sản xuất chính
ép vòng tanh
Cán tráng
Bao gói
Cao su
Cán luyện
ép đùn cán hình
Vật liệu dệt
Vật liệu kim loại
Các nguyên vật liệu phụ
Nhập kho
Hoá chất
Phối liệu
KCS
Cắt vải, Dán vải Thành hình
Định hình Lưu hoá
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình tổ chức ở công ty : theo sơ đồ bộ máy quản lý của công ty thì tổ chức bộ máy tuân theo sơ đồ tổ chức trực tuyến chức năng, bao gồm 2cấp quản lý
Cấp thứ nhất : Cấp công ty bao gồm giám đốc công ty quản lý các công việc kinh doanh của toàn công ty
Cấp thứ hai : Các xí nghiệp thành viên bao gồm giám đốc xí nghiệp quản lý toàn bộ công việc sản xuất của xí nghiệp
Chức năng nhiệm vụ cơ bản
Giám đốc : Phụ trách chung toàn bộ hoạt động SXKD và công tác xã hội của công ty
Phó giám đốc sản xuất – Bảo vệ sản xuất : Giúp giám đốc công ty trong công tác điều hành sản xuất và bảo vệ sản xuất toàn công ty
Phó giám đốc Kỹ thuật – Xuất khẩu – An toàn : Giúp giám đốc công ty trong công tác khoa học kỹ thuật, công tác an toàn lao động, công tác xuất khẩu sản phẩm
Phó giám đốc Kinh doanh - Đời sống : Giúp giám đốc công ty trong công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác đời sống và các hoạt động văn hoá xã hội
Phó giám đốc Xây dựng cơ bản : Giúp giám đốc công ty trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Phó giám đốc Xây dựng cơ bản tại Thái Bình – Giám đốc chi nhánh Cao su Thái Bình : Giúp giám đốc công ty trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại Thái Bình và giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động SXKD tại chi nhánh Thái Bình
Bí thư Đảng Uỷ ( Kiêm phó giám đốc sản xuất – Bảo vệ sản xuất ) : Phụ trách toàn bộ công tác tổ chức cơ sở Đảng trong toàn công ty thông qua các Đảng bộ bộ phận và các chi bộ trực thuộc Đảng bộ, công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ khối xí nghiệp
Chủ tịch công đoàn ( Kiêm phó giám đốc Kinh doanh - Đời sống ) : Phụ trách toàn bộ công tác tổ chức công đoàn thông qua các công đoàn bộ phận trong công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn tổng công ty Hoá chất Việt Nam
Phòng Kỹ thuật cơ năng : Quản lý toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong công ty. Xây dựng, duyệt các phương án sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Công tác đầu tư đổi mới thiết bị, kiểm tra thiết bị đo và mẫu chuẩn
Phòng Kỹ thuật Cao su : Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ và môi trường. Quản lý công tác kỹ thuật trong toàn công ty. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm
Phòng Kỹ thuật trung tâm : Quản lý công tác nghiên cứu sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá khoa học kỹ thuật
Phòng KCS : Tổng hợp xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Quản lý công tác chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng, ban hành hệ thống định mức nguyên vật liệu
Phòng xây dựng cơ bản : Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác đầu tư, đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn nhà xưởng.
Phòng kỹ thuật an toàn điều độ : Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ. Điều hành tác nghiệp công việc sản xuất giữa các xí nghiệp, giữa các ca.
Phòng kế hoạch vật tư : Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư trong nước phục vụ sản xuất. Thống kê tình hình sản xuất kinh doanh, thống kê quản lý vật tư.
Phòng tổ chức hành chính : Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác lao động tiền lương, công tác định mức lao động, định mức kỹ thuật. Thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính trong công ty .
Phòng tài chính kế toán : Thực hiện quy chế quản lý tàI chính và hạch toán kinh doanh trong toàn công ty. Hướng dẫn và tổng hợp công tác quản lý tàichính cho các đơn vị thành viên.
Phòng tiếp thị bán hàng : Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập thông tin, các chế độ chính sách liên quan đến công tác bán hàng. Thực hiện bán hàng tại thị trường trên toàn quốc, quản lý tiêu thụ sản phẩm tại các chi nhánh.
Phòng kho vận : Quản lý hệ thống kho thành phẩm, kho vật tư, phương tiện vận tải và bốc xếp sản phẩm, vật tư lên xuống phưong tiện, kho.
Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu : Thực hiện công tác đối ngoại, đối tác liên doanh, liên kết, thăm dò thị trường xuất khẩu. Thực hiện quy trình nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.
Phòng đời sống : Thực hiện công tác trực ca y tế, khám bệnh định kỳ, khám BHYT. Thực hiện bữa cơm giữa ca, bồi dưỡng hiện vật liên quan đến nguời lao động.
Phòng quan sự bảo vệ : Thực hiện công tác bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống cháy nổ. Thực hiện công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, chính sách hậu phương quân đội.
Xí nghiệp thành viên:
Xí nghiệp cao su số 1 : chuyên sản xuất săm, lốp xe máy các loại
Xí nghiệp cao su số 2 : chuyên sản xuất lốp xe đạp quy cách 37-584, 32-622, 38/40-406, sản xuất tanh xe đạp, tanh xe máy.
Xí nghiệp cao su số 3 : chuyên sản xuất săm, lốp ô tô các loại, săm lốp máy bay phục vụ quốc phòng.
Xí nghiệp cao su số 4 : chuyên sản xuất săm xe đạp, săm ô tô, sản phẩm cao su kỹ thuật như phụ tùng máy, đồ cao su, cuaroa, băng tảI, ống cao su các loạiChi nhánh cao su Thái Bình : chuyên sản xuất lốp xe đạp quy cách 37-540, 37-590, lốp xuất khẩu và săm xe đạp các loại.Nhà máy pin cao su Xuân Hoà : chuyên sản xuất pin R6, R20, sản phảm nghiền.
Xí nghiệp luyện Xuân Hoà : chuyên sản xuất cao su bán thành phẩm các loại
Nhà máy cao su Nghệ An : chuyên sản xuất lốp xe đạp 37-584, sản phẩm cao su kỹ thuật.
Xí nghiệp năng lượng : Chuyên cung cấp hơi nóng, khí nén, nước lạnh phục vụ sản xuất.
Xí nghiệp cơ điện : Chuyên sửa chữa, chế tạo máy móc thiết bị phụ tùng, khuôn mẫu, thiết bị đo lường.
Xưởng kiến thiết bao bì : chuyên sửa chữa nhà xưởng, công trình kiến trúc, vệ sinh công nghiệp, sản xuất bao bì phục vụ đóng gói sản phẩm.
PGĐ xdcb tai công ty
Pgđ kinh doanh, đời sống
PGĐ sản xuất, bảo vệ sx
PGĐ kỹ thuật, xuất khẩu
PGĐ xdcb tại thái bình
Phòng kho vận
Phòng kiểm tra chất lượng
Phòng kỹ thuật cơ năng
Phòng kỹ thuật trung tâm
Phòng kỹ thuật cao su
Phòng đối ngoại XNK
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hạch vật tư
Phòng tiếp thị bán hàng
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật an toàn điều độ
Phòng xây dựng cơ bản
Phòng quân sự bảo vệ
xí nghiệp cao su số 2
xí nghiệp cao su số 1
xí nghiệp cao su số 3
xí nghiệp cao su số 4
xí nghiệp năng lượng
xí nghiệp cơ điện
Xn luyệncao su xuân hoà
Xưởng kiến thiết bao bì
Nhà máy cao su nghệ an
Chi nhánh cao su thái bình
Nhà máy pin cao su xuân hoà
Giám đốc
Bảng tình hình thực hiện qua các năm 2000 – 2003
Chỉ tiêu
ĐVT
2000
2001
2002
2003
Giá trị TSL
Trđồng
332.894
335.325
341.917
369.894
Doanh thu
Trđồng
334.761
341.461
368.732
394.761
Nộp ngân sách
Trđồng
13.936
13.232
13.731
13.579
Đầu tư TSCĐ
Trđồng
42.320
51.831
47.193
42.320
LN phát sinh
Trđồng
2.748
1.057
762
30
Lao động b/q
Người
2.873
2.971
2.981
2.936
Thu nhập b/q
đ/ng/th
1.334.000
1.191.000
1.275.000
1.225.000
Tổng quỹ lương
Trđồng
45.989
42.477
45.612
43.833
Sản lượng SP
Lốp xe đạp
Chiếc
8.013.264
6.895.590
6.465.431
6.163.264
Săm xe đạp
Chiếc
7.524.563
7.348.630
6.997.300
6.724.563
Lốp ô tô
Chiếc
160.877
130.480
169.582
160.877
Săm ô tô
Chiếc
100.137
93.210
139.503
150.137
Yếm ô tô
Chiếc
23.041
18.820
39.545
43.041
Lốp xe máy
Chiếc
759.319
1.201.230
875.927
925.184
Săm xe máy
Chiếc
1.644.156
2.066.240
2.747.628
2.844.165
Pin
Chiếc
42.495.780
45.985.460
48.126.000
51.495.780
Dựa trên bảng số liệu sản xuất kinh doanh qua các năm 2000 ữ 2003 ta có thể xây dựng thành các biểu đồ cột để dễ dàng so sánh, và tình hình thực hiện qua các năm để có thể đề ra phương hướng và biện pháp để đưa công ty có thể cạnh tranh và phát triển trên thương trường
Đơn vị : Triệu đồng
Đơn vị : Triệu đồng
Đơn vị : VNĐ
Qua bảng 1 và đồ thị ta thấy giá trị tổng sản lượng và doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng thu nhập bình quân của người lao động lại giảm chứng tỏ công ty sản xuất và kinh doanh không hiệu quả . Hay chi phí sản xuất của công ty là quá cao, nên dẫn đến sản lượng tăng nhưng lợi nhuận lại giảm. qua đó công ty cần xem xét lại tình hình chi phí sản xuất, để tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Ngoài ra, thu nhập bình quân của công nhân không ổn định trong các năm 2000 ữ 2003, từ 1.334.000 (VNĐ) năm 2000 giảm xuống còn 1.119.000 (VNĐ) năm 2001, sau đó được cải thiện tăng lên 1.275.000 (VNĐ) năm 2002 nhưng năm 2003 lại giảm chỉ còn 1.225.000 (VNĐ). Như vậy, càng chứng tỏ công ty làm ăn không ổn định trong những năm vừa qua, do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tăng tính cạnh tranh của công ty trên thị trường săm lốp xe máy, xe đạp.
Kết luận
Từ khi đất nước đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp nhà nước rất lúng túng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng công ty đã có những bước đi đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lượng sản xuất năm sau cao hơn năm trước, cán bộ công nhân viên chức đã có đồng lương ổn định thu nhập trung bình trong một tháng khoảng 1,1 triệu đồng. Công ty đã chú trọng đến mẫu mã sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm, từ các sản phẩm truyền thống là săm lốp xe đạp, đến nay công ty đã sản xuất được rất nhiều loại săm lốp xe máy khác nhau, săm lốp ô tô, săm lốp máy bay, và các sản phẩm cao su công nghiệp khác.
Phần 3 : Tính toán định mức lao động cho sản phẩm lốp xe máy hon da quy cách 250-17
3.1. Thực trạng công tác định mức lao động của công ty
Công ty Cao su Sao Vàng từ những năm 90 trở về trước chỉ mới sản xuất được sản phẩm săm lốp xe đạp, một số sản phẩm cao su công nghiệp khác. Hiện nay do xã hội phát triển cần sử dụng xe máy và ô tô rất nhiều phục vụ chon công việc vận chuyển hàng hóa và đi lại, nên từ những năm 92 công ty đã bắt tay vào mua sắm máy móc thiết bị để sản xuất ra săm lốp ô tô, xe máy phục vụ theo yêu cầu của thị trường. Bởi vì là một công ty của nhà nước mới chuyển sang cơ chế kinh doanh tự hoạch toán lãi, lỗ nên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy mà công ty đã không chú ý nhiều đến công tác định mức lao động mà vẫn chỉ sử dụng những mức lao động cũ được xây dựng từ những năm 1980 để ước lượng cho những sản phẩm lốp xe máy, bởi vì theo quy trình công nghệ sản xuất là vẫn như cũ nhưng chỉ khác là máy móc thiết bị sản xuất hiện đại hơn và chất lượng tốt hơn rất nhiều so với trước đây.
Do không có định mức lao động cho lốp xe máy nên công tác sắp xếp lao động bố trí theo kinh nghiệm sản xuất đã không còn hợp lý trong điều kiện sản xuất mới nữa. Điều này dẫn đến tuy sản lượng do công ty đề ra, xí nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ với công suất máy của mình nhưng công ty vẫn phải gánh một số lượng lao động quá thừa không có hiệu quả trong công tác lao động sản xuất. Hiện nay để trả lương cho công nhân theo sản phẩm thì phải xác định đơn giá lương cho một sản phẩm, nhưng vì chưa xây dựng định mức lao động cho lốp xe máy nên công ty áp dụng từ định mức lao động cũ để ước lượng đơn giá lương sản phẩm mới để trả cho người lao động. Với cách tính đơn giá lương này không có căn cứ khoa học chắc chắn, cho nên không thể phản ánh đúng hiệu quả lao động sản xuất. Chính vì vậy cần phải xây dựng một định mức lao động cho sản phẩm lốp xe máy để làm căn cứ giúp cho công ty sắp xếp lao động cho phù hợp với dây chuyền để nâng cao hiệu suất lao động, có căn cứ để đầu tư mở rộng sản xuất phù hợp với chính sách phát triển của công ty.
3.2. Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe máy và phân tích các thao tác cho từng nguyên công
3.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất lốp xe máy
Cao su bán thành phẩm
Vải mành đã cán tráng
Vòng dây thép tanh đã tráng cao su
Nhiệt luyện và ép suất mặt lốp
Cắt vải và dán cuộn
Thành hình lốp xe máy
KCS
Bao gói
Nhập kho
Cà châm lốp bán thành phẩm và phun hoá chất
ổn định lốp sau khi lưu hoá
Định hình và lưu hoá
Qua sơ đồ công nghệ sản xuất tại xí nghiệp 1 thuộc công ty Cao su Sao Vàng chúng ta thấy quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp như sau:
Trước hết để có thể sản xuất ra một sản phẩm lốp xe máy hoàn chỉnh thì bao gồm rất nhiều nguyên công, công đoạn khác nhau. Chúng ta có thể chia ra thành 2 công đoạn sản xuất. Công đoạn tạo ra các vật liệu rời để tạo nên bán thành phẩm lốp xe máy: mặt lốp xe máy, vải mành, vòng tanh ; công đoạn lắp ráp các vật liệu rời vào với nhau tạo nên bán thành phẩm lốp xe máy và qua quá trình lưu hoá để tạo nên chiếc lốp xe máy hoàn chỉnh.
Công đoạn tạo ra các vật liệu rời
Sản phẩm lốp xe máy do 3 vật liệu rời tạo nên đó là cao su đã hỗn luyện, vải mành đã cán tráng cao su, vòng dây thép tanh đã bọc cao su. Do cả 3 vật liệu trên đều phẩi trải qua một quy trình công nghệ riêng để sản xuất, nên công ty bố trí để 3 đơn vị khác trong Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm trên, đó là: Cao su hỗn luyện tại nhà máy Cao su Xuân Hoà, Vải mành được cán tráng tại Xí nghiệp 3 trong công ty, Vòng dây thép tanh được bọc cao su tại Xí nghiệp 4. Còn tại Xí nghiệp 1 chỉ làm nhiệm vụ là sử dụng các nguyên liệu được đưa từ các đơn vị khác đến để sản xuất.
Xí nghiệp đưa cao su đã hỗn luyện vào máy nhiệt luyện 450 của Trung Quốc để tạo ra những cuộn cao su có tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
Xí nghiệp cắt những cuộn vải mành có khổ vải 1,2 m dài 315 m thành những cuộn vải nhỏ hơn với tiêu chuẩn kỹ thuật cho quy cách lốp 250-17 như sau:
Công đoạn liên kết các vật liệu
Nguyên công thành hình
Công nhân có nhiệm vụ lắp ráp 3 vật liệu rời: cao su mặt lốp, vòng tanh, vải mành để thành hình một chiếc lốp trên máy thành hình tự động của Việt Nam và Đài Loan sản xuất
Nguyên công cà châm, phun hoá chất
Với những chiếc lốp bán thành phẩm sau khi thành hình xong vẫn còn có rất nhiều bọt không khí nằm ở bên trong khối cao su, cho nên phải cà châm để mất hết bọt khí để sản phẩm lốp xe máy sau khi lưu hoá sẽ không bị phồng do bọt không khí
Để cho sản phẩm khi đi vào lưu hoá sẽ tốt và ổn định hơn thì sau khi cà châm sẽ phun một lượng hoá chất vào mặt trong của lốp bán thành phẩm , và để khoảng 15 phút để cho toàn bộ hoá chất ngấm vào lốp đã thành hình. Khi đó đem lưu hóa sẽ đem lại cho sản phẩm 1 chất lượng cao su tốt nhất, đảm bảo độ dẻo dai và bền với ma sát chạy trên đường của lốp.
Nguyên công định hình và lưu hoá
Sau khi lốp thành hình bán thành phẩm khô hóa chất được công nhân lấy xuống khỏi băng tải để xoa đều bột tan lên bề mặt ngoài của lốp. Sau đó treo lốp lên máy để nhận nhiệt độ để cao su khi đưa vào lưu hóa đạt chất lượng tốt hơn. Để cho lốp thành hình đạt được nhiệt độ quy định thì đưa lốp thành hình vào máy lưu hóa công nghệ màng, đặt lốp thành hình vào đúng khuôn và chỉnh cho đều và ấn nút cho máy bắt đầu hoạt động. Sau 1 chu kỳ lưu hóa 7 phút thì máy tự động hạ khuôn xuống để công nhân lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.
Nguyên công ổn định sau lưu hoá
Sản phẩm khi ra khỏi khuôn thì hãy còn nóng cho nên được quét 1 lớp dung dịch silicon lên bề mặt để tạo cho sản phẩm có chất lượng bề mặt bóng đều. Sau đó đưa sản phẩm vào vành ổn định để bơm hơi với áp suất 7 kg/cm2, sau khoảng 6 phút thì tháo hết hơi ra khỏi vành và đưa sản phẩm ra bàn để cắt ba via của lốp, cuối cùng là treo lên băng tải đưa sang bộ phận đóng gói. Nguyên công này rất quan trọng bởi vì sản phẩm sau khi lưu hóa xong thì sản phẩm chưa có sự đồng đều do đó cần phải có áp lực hơi để phân bố cho sản phẩm được phân bố đều đặn và đúng với phom của lốp tạo dáng cho sản phẩm đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ quan của sản phẩm
3.2.2. Phân tích quy trình công nghệ thành thao tác
3.2.2.1. Công đoạn nhiệt luyện và ép suất mặt lốp :
Bao gồm hai nguyên công chủ yếu là nguyên công nhiệt luyện và nguyên công ép suất
a) Nguyên công nhiệt luyện cao su bán thành phẩm :
Đưa vào máy luyện 450 một mẻ khoảng 60 kg cao su vào trục cán của máy, để cho máy nghiền đi nghiền lại trong khoảng 5- 6 phút nếu cao su đạt được độ bóng và độ dẻo cần thiết thì cắt thành các cuộn cao su có đường kính 80 á100 mm, chiều dài 600 á 800 mm (khoảng 4-5 cuộn cao su)
Do đây là khâu đầu vào trọng yếu của dây chuyền, nếu khâu này ngừng hoạt động thì cả dây chuyền cũng ngừng hoạt động. Chất lượng của cao su mặt lốp quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm cho nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3. Cho nên công nhân khi làm ở nguyên công này phải đựợc đào tạo, có ý thức trong tổ chức kỷ luật lao động, siêng năng không trễ nải thì mới đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Nguyên công nhiệt luyện
STT
Thao tác
1
Đưa 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện
2
Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện
3
Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện
4
Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện
5
Đưa tiếp 1-2 tấm cao su bán thành phẩm vào máy luyện
6
Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện
7
Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện
8
Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện
9
Đưa dao cắt cao su trên trục luyện thành từng mảng, sau đó cuốn lại và đưa vào trục luyện
10
Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy
11
Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy
12
Cắt cao su trên trục cán thành từng mảng rồi cuộn lại theo yêu cầu của ép suất và đặt lên xe đẩy
b) Nguyên công ép suất mặt lốp
Nguyên công này bố trí 2 người, một công nhân chuyên làm công tác phục vụ như thu nhặt các mặt lốp sau khi được cắt theo đúng chiều dài quy định, sau đó kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật rồi xếp lên xe đẩy đưa vào vị trí để bán lưu. ở bước công việc này thì người công nhân không cần trình độ tay nghề mà chỉ cần thao tác nhanh nhẹn. Do đó yêu cầu cấp bậc công việc chỉ là công việc giản đơn : bậc 1
Người công nhân còn lại trực tiếp đứng ép suất đưa cao su vào máy, kiểm tra các thông số kỹ thuật, kích thước, trọng lượng, điều chỉnh máy. Là người quyết định chất lượng mặt lốp bán thành phẩm, cho nên trình độ tay nghề phải thành thạo, phải được đào tạo kỹ lưỡng. Do yêu cầu cao về kỹ thuật để đạt được chất lượng nên yêu cầu công việc là bậc 3
Nguyên công ép suất mặt lốp
Stt
Thao tác
1
Đưa cuộn cao su vào máy ép suất
2
Đưa cuộn cao su vào máy ép suất
3
Đưa cuộn cao su vào máy ép suất
4
Đưa cuộn cao su vào máy ép suất
5
Đưa cuộn cao su vào máy ép suất
6
Kiểm tra kích thước và trọng lượng mặt lốp
7
Nếu đạt yêu cầu thì xếp lên xe đẩy
8
Nếu không đạt thì loại bỏ đem nhiệt luyện lại
3.2.2.2. Công đoạn cắt và cuộn vải mành
a) Nguyên công cắt vải mành : Do máy cắt tự động
b) Nguyên công cuộn vải
Nguyên công này không có gì phức tạp trong sản xuất mà chỉ là công việc điều chỉnh máy sao cho đúng với yêu cầu sản xuất và cuộn vải . Do đó, yêu cầu cấp bậc công việc này là bậc 2
Nguyên công cuộn vải
STT
Thao tác
1
Đưa cuộn vải lót vào máy cuộn vải
2
Dán ký hiệu cho từng quy cách
3
Lấy 1 tấm vải mành đã được cắt ở trên băng chuyền
4
Đưa tấm vải mành vào vị trí để cuộn vải
5
ấn công tắc cho máy cuộn vải
6
ấn công tắc cho máy ngừng khi cuộn hết tấm vải
7
Lặp lại từ bước 3- bước 6
8
Hết vải lót thì đưa cuộn vải mành ra khỏi máy cuộn vải
3.2.2.3. Nguyên công thành hình
Đây là một nguyên công phức tạp có rất nhiều thao tác, đòi hỏi người công nhân phải tập trung chú ý cao độ trong sản xuất nếu không thì sản phẩm khi đi sang các nguyên công tiếp theo có thể gây ra sản phẩm phế. Do tính chất phức tạp của công việc, nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3
Nguyên công thành hình
STT
Thao tác
1
Đưa vải mành tầng 1 lên trống thành hình
2
Đặt nam châm lên đầu vải mành để giữ vải mành
3
Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng
4
Bỏ nam châm về vị trí cũ
5
Xé vải mành tầng 1
6
Dán chồng hai mép vải mành tầng 1 lên nhau
7
Dán vải mành tầng 2 lê trống thành hình
8
Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng
9
Xé vải mành tầng 2
10
Dán chồng hai mép vải mành tầng 2
11
ấn nút mầu xanh cho hai vòng lắp tanh tiến vào
12
Đưa 2 vòng tanh vào vị trí
13
ấn nút mầu xanh cho máy vén đầu vải mành lên vòng tanh
14
Dùng chổi quét xăng lên vải mành
15
Lấy mặt lốp trên xe đẩy
16
Dán mặt lốp lên lớp vải mành
17
Nhấn công tắc cho trống quay 1 vòng
18
Lấy kéo
19
Cắt vát đầu nối nghiêng 35o
20
Dán hai đầu nối với nhau
21
Lấy con lăn
22
Cà kỹ mối nối
23
ấn nút màu xanh để máy tự cà mặt lốp
24
Lấy lốp đã thành hình ra đưa lên móc treo
3.2.2.4. Công đoạn cà châm và phun hoá chất
Công đoạn này thao tác rất đơn giản, do 2 công nhân thực hiện. Một người phụ trách công việc cà châm, người còn lại phụ trách công việc phun hoá chất vào mặt trong của lốp. Do tính chất công việc không phức tạp, mà chỉ là đưa sản phẩm vào máy và ấn nút cho máy chạy tự cà châm hết 1 vòng của lốp thành hình, máy tự phun đều hoá chất vào mặt trong của lốp thành hình, rồi lấy sản phẩm ra. Do tính giản đơn của công việc nên yêu cầu cấp bậc công việc này chỉ là bậc 1
a) Nguyên công cà châm
Nguyên công cà châm
STT
Thao tác
1
Đưa lốp đã thành hình lên máy cà châm
2
ấn nút cho máy chạy
3
Đưa lốp sau khi cà châm sang nguyên công phun hoá chất
b) Nguyên công phun hoá chất
Nguyên công phun hoá chất
STT
Thao tác
1
Đưa lốp đã cà châm lên máy phun hoá chất
2
ấn nút cho máy chạy
3
Đưa lốp đã cà châm lên băng chuyền đưa sang nguyên công lưu hoá
3.2.2.5. Nguyên công lưu hoá
Đây là khâu cuối cùng và cũng quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng, do phải đứng máy phần lớn thời gian trong ca sản xuất và yêu cầu kỹ thuật công việc đòi hỏi. Do yêu cầu công việc đòi hỏi phải qua công tác đào tạo kỹ lưỡng nên yêu cầu cấp bậc công việc là bậc 3.
Nguyên công lưu hoá
STT
Thao tác
1
Xoa đều bột tan lên bề mặt lốp bán thành phẩm
2
Dùng hơi phun xì sạch bụi bẩn trên từng mối nối
3
Treo bán thành phẩm lên máy chờ cho khô và đạt một nhiệt độ nhất định
4
Đưa bán thành phẩm vào máy và sửa cho vào đều khuôn
5
ấn công tắc cho máy bắt đầu làm việc
6
Lấy lốp ra khỏi máy
3.2.2.6. Nguyên công ổn định
Nguyên công này có nhiệm vụ làm cho sản phẩm được tốt hơn, đẹp hơn, nhưng tính chất công việc lại rất giản đơn. Do đó, yêu cầu cấp bậc công việc chỉ là bậc 1
Nguyên công ổn định
STT
Thao tác
1
Quét dung dịch hoá chất silicon lên bề mặt lốp ngay sau khi lưu hoá
2
Đưa sang máy ổn định
3
Gạt công tắc cho hơi được bơm vào vành ổn định
4
Lấy lốp ra khỏi máy ổn định
5
Cắt ba via vành trong của lốp
6
Treo lốp lên băng tải
3.3. Điều kiện tổ chức sản xuất của xí nghiệp 1
3.3.1. Môi trường làm việc
Công nhân làm việc trong điều kiện môi trường thông thoáng, ở mỗi vị trí sản xuất đều có quạt máy với công suất lớn làm cho không khí trong phân xưởng luôn có sự thay đổi tạo cho môi trường làm việc thông thoáng, dễ chịu hơn
ánh sáng tại nơi làm việc cũng rất quan trọng bởi vì chỉ có đủ điều kiện ánh sáng thì công nhân mới có thể thao tác chính xác tạo ra những sản phẩm có chất lượng theo đúng như yêu cầu kỹ thuật. Do đó ở mỗi vị trí làm việc của công nhân đứng máy đều có 2 bóng đèn Neon (Mỗi bóng có công suất 60W/220V) lắp ngay ở phía bên trên vị trí sản xuất, cách đầu người công nhân khoảng 1m
3.3.2. Phục vụ nơi làm việc
Tại mỗi tổ sản xuất đều có người phục vụ sản xuất cho chính tổ của mình như sau
Tổ cắt vải ( 2 ca, ca sáng và ca chiều, mỗi ca kéo dài 8 giờ)
STT
Số công nhân
Công việc phục vụ
Tần suất
1
1 người
Nhận các cuộn vải đã cán tráng từ bên xí nghiệp 3 đưa sang, để ở bên cạnh máy cắt vải
1ngày làm việc / 1 lần, mỗi lần mất 10 phút
2
Đưa các cuộn vải mành ra vị trí thành hình và nhận các cuộn vải lót về
1giờ / 1lần, mỗi lần mất 15 phút
3
Đưa 1 cuộn vải mành lên máy cắt
4 á 5 lần / 1 ca, mỗi lần mất 10 phút
4
Đưa các cuộn vải lót để ở bên cạnh máy cuộn vải
Hai lần, lúc đầu ca và lúc giữa ca
5
Thấy vải mành sắp hết thì đi báo cáo để nhập đưa vào sản xuất
Tổ vải có 3 người, hai người sản xuất, một người làm công tác phục vụ và 3 người luôn phiên thay đổi công việc với nhau, nhiệm vụ là cung cấp đủ vải mành cho nguyên công thành hình, không làm gián đoạn quy trình sản xuất
Tổ nhiệt luyện, ép suất
STT
Số công nhân
Công việc phục vụ
Số lần
1
2 người
Nhận các tấm cao su đã hoá luyện ở trên cao su Xuân Hoà từ kho để đưa vào vị trí sản xuất
Nhận lúc đầu ca, với khối lượng đủ cho cả ca làm việc
2
1 người
Đưa các cuộn cao su với kích cỡ quy định cho nguyên công ép suất
Luyện xong một mẻ thì đưa luôn
3
1người
Đưa mặt lốp đã cắt trên băng tải lên xe đẩy
4
Đưa xe đẩy chứa đủ số mặt lốp vào nơi quy định để bán lưu mặt lốp
Tổ nhiệt luyện, ép suất có 3 công nhân làm trong 1 ca. 1người nhiệt luyện, 1 người ép suất và một người xếp mặt lốp lên xe đẩy. Do việc lấy nguyên liệu sản xuất nhiều (1,8á2 tấn cao su trong 1 ca sản xuất) nên cả 2 người cùng đi lấy, đó là người nhiệt luyện và người xếp mặt lốp lên xe đẩy. Còn người ép suất ở nhà chuẩn bị dụng cụ, bật máy để chuẩn bị sản xuất.
Tổ thành hình
Người công nhân tự mình phục vụ việc thay vải mành lên máy và đưa tanh vào vị trí sản xuất. Bởi vì vải mành đã được công nhân bên bộ phận cắt vải đưa đến và tanh được công nhân thành hình nhận lúc bắt đầu vào ca. Còn xe chứa mặt lốp thì được để ở bên cạnh vị trí thành hình (mỗi xe chứa khoảng 200 mặt lốp), luôn luôn có hai xe ở bên cạnh phục vụ cho vị trí thành hình.
Ngoài ra người công nhân cà châm và phun hoá chất vào bên trong lốp bán thành phẩm , là 2 người công nhân có nhiệm vụ đi tất cả các máy thành hình để nhận lốp thành hình bán thành phẩm về để cà châm, sau đó phun hoá chất lên bên trong. Sau khi phun hoá chất xong, người công nhân phun hoá chất treo lốp thành hình bán thành phẩm lên băng chuyền treo chạy qua tổ lưu hoá.
Tổ lưu hoá
Người công nhân bên tổ lưu hoá lấy lốp bán thành phẩm treo ở trên băng chuyền xuống và đưa vào máy để lưu hoá
Sau khi ổn định lốp xong, người công nhân lưu hoá sẽ cắt ba via trên lốp và treo lên băng chuyền để chuyển qua bộ phận kiểm tra và đóng gói.
Tổ bao gói
Sau khi sản phẩm tự rơi xuống khi đi qua bộ phận bao gói, nhân viên KCS của công ty sẽ kiểm tra ngoại quan từng chiếc lốp. Nếu sản phẩm lốp nào đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua cho công nhân đóng gói, còn sản phẩm nào bị đánh phế thì đem loại bỏ.
Sau khi công nhân đóng gói xong sẽ xếp vào một chỗ để nhập kho thành phẩm
Qua quá trình quan sát tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc cho thấy: Sự sắp xếp việc phục vụ nơi làm việc cho công nhân là rất hợp lý. Công nhân luôn có nguyên liệu bán thành phẩm cách không xa mà chỉ ngay bên cạnh, giúp rút ngắn thời gian phục vụ và tăng thời gian tác nghiệp trong ca lên.
3.3.3. Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
STT
Máy móc thiết bị
Số lượng
Tình trạng
Năm đưa vào sử dụng
1
Máy luyện Trung Quốc XK- 450
1
Đang sử dụng tốt
1990
2
Máy ép suất Đài Loan XJ - 150
1
Đang sử dụng tốt
1992
3
Máy cắt vải Đài Loan AW-HB-1A
1
Đang sử dụng tốt
1996
4
Máy thành hình tự động Đài Loan
5
Đang sử dụng tốt
199._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8512.doc