LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Cùng với xu thế đó, trong những năm gần đây, Việt Nam bằng những thành tựu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới cũng đang tích cực hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết trung ương 4 (khoá VIII) của Đảng cũng đã xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo ra những mặt hàng nông sản xuất khẩu ch
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ lực và tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu trong những năm tới.
Trong bối cảnh đó, “ Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010” là một trong những đề tài nghiên cứu hết sức cần thiết, với mục tiêu: một là, xem xét, đánh giá tổng thể các xu hướng phát triển chung của thị trường các sản phẩm nông nghiệp chế biến trên thế giới; hai là, trên cơ sở đó, xây dựng định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hướng đến thị trường hàng nông sản thế giới, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong nước và tham gia, hội nhập với nền kinh tế thế giới; ba là, không ngừng nâng cao khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trên thị trường thế giới cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói riêng và hàng hoá nói chung của Việt Nam. Nội dung của Khoá luận tốt nghiệp được kết cấu thành ba phần sau:
Phần thứ nhất nghiên cứu chung về thị trường hàng nông sản chế biến thế giới theo các nhóm nước, các khu vực và các nhóm sản phẩm nông nghiệp chế biến trong nước và thế giới trong giai đoạn chủ yếu từ năm 1995 đến nay.
Tập trung phân tích những xu hướng sản xuất, tiêu thụ và buôn bán các sản phẩm nông nghiệp chế biến trên thị trường thế giới, nhằm đưa ra những đánh giá chung, cần thiết cho sự nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong xu hướng tự do hoá thương mại và những vấn đề toàn cầu khác.
Phần thứ hai là những nội dung nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến chủ yếu của Việt Nam theo các sản phẩm và các thị trường chủ yếu. Qua đó, Khoá luận tốt nghiệp muốn đề cập đến những lợi thế và hạn chế trong sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam. Đồng thời, Khoá luận tốt nghiệp cũng đưa ra đánh giá về định tính và định lượng đối với yêu cầu tăng cường xuất khẩu các nông sản chế biến chủ yếu của Việt Nam đến năm 2010.
Phần thứ ba là mục tiêu và định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010 và các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như: mở rộng danh mục nông sản chế biến xuất khẩu; nâng cao giá trị và khối lượng của nông sản chế biến xuất khẩu, đề cao vai trò Chính phủ trong việc giải quyết những vấn đề chung về thị trường xuất khẩu, môi trường kinh doanh xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản chế biến Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG HÀNG NÔNG SẢN CHẾ BIẾN THẾ GIỚI
---o0o---
I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản chế biến trên Thế giới:
Sản lượng của hầu hết các nông sản chế biến trên thế giới đều tăng qua các năm ở mức trên dưới 1%/năm. Nếu so sánh với mức tăng trưởng bình quân
2,5 trong những năm 90 thì mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đã giảm sút đáng kể. Hơn nữa, sự gia tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm lương thực, thực phẩm chưa theo kịp với tốc độ tăng dân số.
Trên thế giới, các nước đang phát triển đang đang trở thành những nước sản xuất chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp, và theo đó là ngành công nghiệp chế biến. Các nước phát triển vẫn là những nước chiếm tỷ trọng cao về sản lượng các sản phẩm thuộc nhóm hàng thịt, các sản phẩm thịt và nhóm hàng sữa, các sản phẩm sữa; các nước đang phát triển lại thường chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng về các sản phẩm từ trồng trọt, đặc biệt là nhóm sản phẩm nông nghiệp qua sơ chế hoặc chế biến.
Trong giai đoạn 1999 - 2000, khối lượng tiêu dùng chung các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến trên thế giới có sự gia tăng, ngưng ở mức thấp hơn chút ít so với nhịp độ tăng của sản lượng. Khối lượng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông sản chế biến, chưa có sự gia tăng rõ rệt, thậm chí còn bị giảm sút ở những khu vực còn có sự gia tăng dân số ở nhịp độ cao.
Trong giai đoạn 1999 - 2000, nổi lên các khu vực cần chú ý: đối với các nước Châu Phi, đó là sự bất cập giữa sự gia tăng dân số ở mức độ cao và khả năng tăng sản lượng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chế biến; đối với các nước Đông âu và Liên Xô cũ, đó là sự giảm sút quá mức của sản lượng sản xuất và khối lượng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp so với dân số, mặc dù trong giai đoạn này, dân số của các nước Đông âu có xu hướng giảm; đối với khu vực Viễn Đông, mặc dù có sự gia tăng sản lượng cao, nhưng sức ép do sự gia tăng dân số đối với vấn đề an ninh lương thực vẫn lớn.
II. Mậu dịch hàng nông sản chế biến thế giới trong những năm 90 và đầu thế kỷ 21:
Mậu dịch hàng nông sản chế biến thế giới trong những năm 90 đã tăng 25% về giá trị (kể cả mậu dịch nội khu vực). Tuy nhiên, xu hướng đã mấy lần bị gián đoạn. Tốc độ tăng trưởng trung bình giảm còn 3% so với 9% trong những năm 1985 - 1990. Kết quả là tỷ trọng của nông sản chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn trên đã giảm từ 12,2% còn 9%.
Vị trí của các khu vực trong xuất khẩu nông sản như sau: Tây âu - 41%, Châu á - 19%, Bắc Mỹ - 19%, Mỹ La tinh - 12%, Châu Phi - 3,3%, Trung Đông âu và SNG - 4,3%.
Các nước xuất khẩu nông sản chế biến lớn nhất là Mỹ - chiếm 12,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới năm 2000, Pháp - 6,5%, Ca-na-đa - 6,2%, Hà Lan - 6,1%, Đức - 5%. 15 nước xuất khẩu lớn nhất chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mỹ cũng là nước nhập khẩu nông sản chế biến lớn nhất
(11% kim ngạch xuất khẩu của thế giới). Tiếp theo là Nhật Bản - 10,3%, Đức
- 6,9%.
1) Thực trạng xuất khẩu theo nhóm nước và khu vực:
Trong những năm 90, khi xem xét mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nông sản chế biến của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển cho thấy: hệ số giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các nước đang phát triển luôn lớn hơn 1, nhưng đang có xu hướng giảm dần đến 1; các nước phát triển có hệ số nhỏ hơn 1, nhưng có xu hướng tiến dần đến 1. Xu hướng này diễn ra ở các sản phẩm chế biến mạnh hơn ở hàng nông sản nói chung.
So với các nước đang phát triển thì các nước phát triển thường lớn hơn 2,8 lần trong giá trị xuất khẩu và lớn hơn 3 lần trong giá trị nhập khẩu nông sản chế biến.
Xu hướng chung của các nước đang phát triển là giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu kể cả đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông sản chế biến nói riêng.
Tình hình xuất - nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của các nước đang phát triển thuộc các khu vực khác nhau có sự khác nhau. Các nước Mỹ La tinh tỏ ra là khu vực có ưu thế trong xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến trên thế giới, với giá trị xuất khẩu thường cao gấp khoảng 2 lần giá trị nhập khẩu. Ngược lại, các nước Cận Đông lại chủ yếu dựa vào nguồn hàng nông sản chế biến nhập khẩu, giá trị nhập khẩu của các nước này thường cao gấp 3 lần giá trị xuất khẩu. Các nước Viễn Đông cũng đã có sự nhích lên chút
ít của giá trị xuất khẩu so với giá trị nhập khẩu, khoảng cách này tuy không lớn nhưng đã bắt đầu có xu hướng doãng rộng hơn. Vấn đề hàng đầu của các nước Châu Phi hiện nay vẫn là nhập khẩu lương thực - thực phẩm, trong đó có hàng nông sản chế biến.
BẢNG 1: SỐ LIỆU VỀ MẬU DỊCH NÔNG SẢN CHẾ BIẾN THẾ GIỚI THEO NƯỚC VÀ KHU VỰC
Đơn vị: triệu đô la
NƯỚC
1990
1995
1998
1999
2000
1990
2000
% trong tổng kim
ngạch XK/NK quốc gia
XUẤT KHẨU
414190
576710
562270
545640
558280
12,2
9,0
Achentina
7482
11349
13942
11968
-
60,6
51,3
ôxtrâylia
11628
14717
14516
15292
16366
29,3
25,6
Bănglađét
329
446
452
-
-
19,7
8,9
Bỉ
-
-
-
20165
19862
-
10,7
Bỉ/Luychxămbu
a
13064
19407
20533
-
-
11,1
11,5
Beliz
99
131
129
1143
-
91,7
86,1
Braxin
9779
15673
17065
15980
15467
31,1
28,1
Camerun
723
839
900
-
-
36,1
53,9
Canađa
22339
32214
31222
32599
34789
17,5
12,6
Chi Lê
2779
5922
5595
5917
6399
33,2
35,2
Trung Quốc
10060
14997
14314
14209
16384
16,2
6,6
Côlômbia
2514
3695
4004
3341
3121
37,2
23,9
Côtxta Rica
927
1848
2365
1950
1812
64,0
30,9
Cốtđivoa
2374
2793
3224
3178
2646
77,3
65,7
Đan Mạch
10648
13108
12115
11460
10940
28,9
22,0
Ecuađo
1236
2389
2854
-
1948
45,5
40,2
Ai Cập
497
552
580
591
-
19,2
16,6
Xanvađo
237
574
595
497
577
40,8
19,7
Pháp
37101
44265
41069
39341
36518
17,1
12,2
Đức
24621
32296
31674
30249
27762
5,8
5,0
Hy Lạp
2584
3719
3299
3194
2507
31,9
24,5
Goatêmala
849
1342
1660
1517
1622
73,0
61,2
Hônđurát
474
592
790
504
-
57,0
40,4
Hunggari
2558
3054
2967
2502
2445
25,6
8,7
Aixơlen
1274
1371
1462
1411
1258
80,0
65,5
ấn Độ
3506
6322
6235
5835
-
19,5
16,1
Inđônêxia
4154
8197
7706
7544
7764
16,2
12,5
NHẬP KHẨU
Angiêri
2766
3518
3056
2750
-
28,5
30,0
áo
4179
5898
5893
5952
5487
8,5
8,0
Bănglađét
835
1124
1451
-
-
24,3
20,7
Bêlôruxia
-
-
1154
1016
-
-
15,2
Bỉ
-
-
-
19180
18518
-
10,8
Bỉ/Luychxămbu
a
14740
20338
20448
-
-
12,3
12,3
Braxin
2691
7218
7149
5130
5163
11,9
8,8
Camerun
315
215
216
276
-
22,5
24,0
Canađa
9009
12204
13997
14281
15272
7,7
6,4
Chi Lê
461
1252
1443
1360
1421
6,0
7,9
Nguồn: Bộ Thương mại
Theo bảng trên ta nhận thấy, xuất khẩu nông sản chế biến của thế giới có chiều hướng tăng không đáng kể từ năm 1990 đến năm 2000. Giá trị xuất khẩu nông sản chế biến tăng hơn 1 tỷ đô la trong giai đoạn này. Tuy giá trị xuất khẩu nông sản chế biến có tăng, nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của từng quốc gia lại giảm. Từ thực tế trên ta thấy rằng, ngành công nghiệp chế biến nông sản của các nước không phát triển mạnh trong giai đoạn trên.
2) Thực trạng xuất - nhập khẩu theo nhóm hàng:
Trong nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới: cà phê có giá trị xuất khẩu tăng nhanh, các loại quả có múi và chè khá ổn định trên thị trường thế giới, trong khi các sản phẩm khác bị suy giảm mạnh.
Trong nhóm hàng ngũ cốc: lúa mì có vị trí quan trọng nhất và ổn định trên thị trường xuất khẩu ngũ cốc - chiếm gần 50% giá trị xuất (nhập) khẩu chung của nhóm; tiếp đến là gạo có tỷ trọng thấp hơn.
Trong nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa: mặt hàng bơ có sự suy giảm rõ rệt về tỷ trọng trong xuất (nhập) khẩu chung, trong khi các sản phẩm khác có xu hướng tăng nhẹ do sự gia tăng của khối lượng xuất khẩu.
Trong nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm: các sản phẩm dầu và mỡ có sự gia tăng rõ rệt về tỷ trọng trong giá trị xuất nhập khẩu chung của nhóm hàng do sự gia tăng của khối lượng xuất khẩu; tuy nhiên, các loại khô dầu có sự gia
tăng về khối lượng xuất (nhập) khẩu, nhưng tỷ trọng giá trị lại giảm rõ rệt trong giá trị xuất (nhập) khẩu chung của nhóm hàng.
Trong nhóm hàng thịt: sự lên ngôi của thịt gia cầm và thịt lợn trong cơ cấu giá trị xuất (nhập) khẩu chung của nhóm hàng, trong đó thịt lợn chiếm vị trí số 1 và đã đánh tụt thịt bò xuống vị trí số 2, thịt gia cầm cũng khẳng định vị trí số
3 trong nhóm hàng.
3) Thực trạng xuất - nhập khẩu một số nông sản chế biến chủ yếu:
Thực trạng xuất - nhập khẩu một số nông sản chế biến chủ yếu như gạo, cà phê, thịt lợn, chè chung của thế giới và theo các nước xuất - nhập khẩu chính có những biến động về lượng và về nước xuất khẩu chính, nhưng nhìn chung mức độ biến động không lớn.
Thực trạng xuất nhập khẩu các nông sản chế biến trên thế giới bên cạnh đó còn phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ các sản phẩm của người dân. Chẳng hạn, đối với mía đường, mức bình quân của thế giới là 20kg/người, một số nước lên đến 50kg/người. Đối với cà phê, sản lượng cà phê của thế giới năm 1996 đạt 5,9 triệu tấn. Đối với cao su, thị trường cao su trên thế giới có nhiều triển vọng, hiện nay nhu cầu toàn thế giới cần 7,5 triệu tấn/năm. Đối với chè, sản lượng chè thế giới khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm 80%. Đối với hạt điều, nhu cầu về hạt điều và các sản phẩm chế biến từ hạt điều ngày càng tăng trên thế giới.
Căn cứ vào thực tế sản xuất cũng như tiêu thụ đối với các sản phẩm như đã nêu trên, Việt Nam cần phải thấy rõ những thách thức và cơ hội đối với ngành
công nghiệp và thị trường nông sản chế biến của mình. Việt Nam cần phải thấy rõ đâu là những thuận lợi và đâu là những khó khăn của mình khi tham gia vào lĩnh vực mà ta còn những mặt hạn chế nhất định về công nghệ này.
4) Tình hình giá cả xuất khẩu các nông sản chế biến:
Chỉ số giá xuất khẩu thực ở tất cả các nhóm nông sản chế biến ở cả hai nhóm nước phát triển và đang phát triển đều bị giảm trong suốt giai đoạn những năm 90.
Quá trình suy giảm của chỉ số giá xuất khẩu theo nhóm nước có sự lệch pha nhau. Các nước đang phát triển có chỉ số giá xuất khẩu bắt đầu suy giảm vào đầu những năm 90 và rơi xuống điểm võng nhất vào các năm 92 - 93, sau đó đã lấy lại độ cao vào các năm tiếp theo. Đồng thời, các nước phát triển lại đạt chỉ số giá xuất khẩu thực cao vào đầu những năm 90, sau đó suy giảm và xuống đến điểm võng nhất vào các năm 95 - 96, trong các năm tiếp theo đã dần lấy lại được sự tăng trưởng.
Nhìn chung, tất cả các sản phẩm nông nghiệp đều có biên độ biến động của chỉ số giá xuất khẩu khá lớn. Khoảng dao động trong cả chu kỳ thường từ
40% đến 50% và khoảng dao động của chỉ số giá xuất khẩu trong một vài năm cũng ở mức 10 - 16%.
BẢNG 2: GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Mặt hàng
Thị trường
Đơn vị tính
1999
2000
2001
2002
Ước
2003
Gạo
100%
FOB Bankok
USD/tấn
255.3
209.1
179
197
200
Cà phê
robusta
Luân Đôn
USD/tấn
1.447
916
607
560
650
Cà phê
arabica
New York
USD/tấn
2.286
2.012
1.373
1.219
1.310
Dầu dừa
CIF Châu Âu
USD/tấn
745
453.5
318.1
428.5
455
Dầu cọ
CIF Châu Âu
USD/tấn
434
310
292
391.5
410
Dầu lạc
CIF Châu Âu
USD/tấn
788
791.4
680
701
820
Đường
trắng
Luân Đôn
USD/tấn
200.8
222
245
206
205
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam
Theo bảng trên, ta thấy giá cả của một số mặt hàng nông sản chế biến trên thế giới cuối những năm 90 và đầu thế kỷ 21 có xu hướng giảm, tuy không đáng kể. Duy chỉ có sản phẩm đường trắng là giữ giá với mức dao động về giá nhỏ. Giá giảm do các nước đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến và nhu cầu tiêu thụ nông sản chế biến của người dân đối với một số sản phẩm giảm.
Cụ thể, đối với mặt hàng gạo 100%, trong suốt năm 2002, giá gạo của các nước xuất khẩu lớn đã diễn biến theo 2 xu hướng rõ rệt: tăng vững trong 6 tháng đầu năm và giảm trong 6 tháng cuối năm. Đối với mặt hàng cà phê, năm 2002, giá cà phê trên các thị trường thế giới đã diễn biến theo hai xu hướng rõ rệt: giảm trong 8 tháng đầu năm và tăng mạnh trong 4 tháng cuối
năm. Trong năm 2002, giá đường diễn biến: giảm trong 8 tháng đầu năm và sau đó tăng vững.
III. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mậu dịch hàng nông sản chế
biến thế giới:
1) Tác động của chính sách Chính phủ:
Vấn đề bảo hộ và trợ cấp đối với nông nghiệp và nông sản chế biến của các nước, nhất là của các nước phát triển là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất đến thị trường hàng nông sản thế giới.
Đối với các nước phát triển: Đây là những nước có mức độ trợ cấp lớn nhất và phổ biến nhất. Tình hình trợ cấp nông nghiệp của các nước phát triển trong suốt giai đoạn chỉ giảm về tỷ lệ so với GDP, hoặc so với sản lượng, nhưng về lượng hoàn toàn không giảm mà còn tăng thêm, nghĩa là, các khoản trợ cấp chỉ tăng chậm hơn so với sự gia tăng của GDP hoặc sản lượng.
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi: Đa số các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều thực thi, cơ chế bảo hiểm giá sàn thông qua các chính sách thu mua của Nhà nước, chiếm trên 80% trong các khoản trợ cấp cho người sản xuất.
Đối với các nước đang phát triển: Các nước đang phát triển thường đánh thuế nặng vào các nông sản chế biến xuất khẩu (chủ yếu là hàng nông sản phi lương thực - thực phẩm), đồng thời, trợ cấp cho nhập khẩu (chủ yếu là hàng nông sản lương thực - thực phẩm). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các
chính sách thực thi ở các nước đang phát triển có xu hướng là tự do hoá mậu dịch và định hướng đến thị trường xuất khẩu mạnh hơn.
2) Tác động của các xu hướng sản xuất và trình độ công nghệ:
Đây là xu hướng gia tăng hàm lượng của giá trị công nghiệp chế biến trong sản phẩm. Xu hướng này đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và có ảnh hưởng lớn đến mậu dịch hàng nông sản chế biến thế giới.
Trên thị trường hàng nông sản chế biến thế giới, những hạn chế về mậu dịch do chính sách của các Chính phủ đang có xu hướng giảm dần, trong khi xu hướng cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gia tăng. Cơ sở cho sự gia tăng đó là sự phát triển công nghiệp chế biến sau đó mới là sự mở cửa thị trường của các nước đối với các sản phẩm nông nghiệp.
3) Tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ:
Tác động của khủng hoảng tài chính đối với thị trường hàng nông sản chế biến mang tính toàn cầu: một là, làm giảm nhu cầu nhập khẩu giữa các quốc gia có đồng tiền bị sụt giá; hai là, làm tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu giữa các quốc gia này; ba là, làm giảm nhu cầu về các nông sản chế biến do thu nhập giảm ở các nước chịu tác động của khủng hoảng.
Nhìn chung, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến thị trường hàng nông sản chế biến thế giới không lớn đối với hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào các vấn đề: một là, tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi ra sao và thời gian phục hồi dài hay ngắn; hai là, các chính sách của chính
phủ sẽ áp dụng ra sao để đối phó với khủng hoảng, nhất là các chính sách về xuất, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp; ba là khả năng giải quyết vấn đề thiếu hụt tín dụng cho nhu cầu nhập khẩu.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM
---o0o---
I. Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp và thực trạng công nghiệp chế biến nông sản:
1) Tình hình chung về sản xuất nông nghiệp:
Khi đánh giá về thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định: thành công lớn nhất là nông nghiệp. Nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 1996 - 2000, giá trị sản lượng cây lương thực là 5,15% và cây công nghiệp là 11,30%, giá trị sản lượng gia súc là 7,85%/năm và gia cầm là 3,90%/năm. Trong đó, sản lượng lương thực có nhịp độ tăng cao gấp hơn 2 lần so với nhịp độ tăng dân số trong cùng giai đoạn; những sản phẩm nông nghiệp khác đều đạt được nhịp độ tăng bình quân rất cao về sản lượng như cà phê nhân (18,36%/năm), lạc (9,02%/năm), chè búp khô (6,43%/năm), sản lượng thịt hơi xuất chuồng (22,97%/năm), ...
Sự gia tăng của sản lượng các sản phẩm trong nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là những sản phẩm đã qua chế biến đã mang lại cho nông nghiệp Việt Nam một vị thế mới trên thị trường hàng nông sản thế giới thông qua kết quả xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Mặc dù, nền nông nghiệp nước ta đã tạo ra những thành tựu đáng ghi nhận về
sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trong giai đoạn qua, nhưng
nhìn tổng thể, nông nghiệp Việt Nam vẫn trong giai đoạn nỗ lực vươn lên thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu, tự cấp, tự túc để trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá thực sự trong điều kiện có cả những thuận lợi và khó khăn.
2) Thực trạng công nghiệp chế biến nông sản:
Công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta đang ở trong tình trạng: tỷ lệ thiết bị cũ, hỏng, lạc hậu khá lớn; danh mục sản phẩm được chế biến quá ít và đơn điệu: tỷ lệ sản lượng các sản phẩm qua chế biến quá thấp; chất lượng sản phẩm chế biến chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cao; ... Khi nhận định về sự yếu kém của công nghiệp chế biến ở các quốc gia, UNDP cho rằng: sự kém phát triển của ngành công nghiệp chế biến có hàng loạt lý do: hệ thống vận tải yếu kém đã cản trở vận chuyển đường dài các nguyên liệu và thành phẩm; các xí nghiệp chế biến xa nơi cung cấp nguyên liệu; công nghệ lạc hậu và thấp kém gây ra tổn thất lớn trong chế biến và làm giảm chất lượng sản phẩm; thiếu vệ sinh và vật liệu bao bì không tốt cũng làm giảm chất lượng sản phẩm. Trình độ quản lý kém: thiếu thốn nghiêm trọng về vốn và thông tin thị trường cũng như kỹ thuật đã hạn chế tốc độ phát triển. Cuối cùng, thu nhập thấp của người tiêu dùng trong nước cũng hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Đó là nhận định bao quát và đúng với tình hình phát triển của công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta.
2.1. Thành tựu:
Phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, công nghiệp chế biến đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng ngành công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Về mặt số lượng cơ sở: (chủ yếu chỉ tính các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp) đến năm 2001 có gần 3000 cơ sở, trong đó: chế biến nông sản có
1108 cơ sở), cụ thể như sau:
BẢNG 3: SỐ LƯỢNG CƠ SỞ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
Ngành
Số cơ sở
Công suất
Chế biến gạo xuất khẩu
626
5 triệu tấn/năm
Chế biến sắn
18
120,000 tấn tinh bột/năm
Chế biến cà phê
70
100,000 tấn nhân/năm
Chế biến chè
200
90,000 tấn búp khô/năm
Chế biến điều
67
240,000 tấn hạt thô/năm
Chế biến rau quả XK
26
104,800 tấn/năm
Chế biến dứa XK
9
12,000 tấn sữa hộp, 10,000 tấn cô đặc
Chế biến thịt
25
40,000 tấn thịt đông lạnh/năm
Chế biến sữa
10
420 triệu hộp, 17,500 tấn sữa bột, 560
triệu lít sữa tươi tiệt trùng
Chế biến thức ăn chăn nuôi
57
2,8 triệu tấn/năm
Nguồn: Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, Bộ NN & PTNT
Về mặt giá trị: Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm tăng 2,18 lần từ 53,2 nghìn tấn năm 1995 lên 116,3
nghìn tấn năm 1999, chiếm gần 60% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế
biến nói chung và 47,3% giá trị sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp cả nước.
Sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản tăng: Nhìn chung sản phẩm công nghiệp chế biến nông sản có xu hướng tăng nhanh, tỷ trọng nông sản qua chế biến ngày càng cao, đặc biệt ở một số ngành có bước phát triển nhanh như chế biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến chè, chế biến điều,...
Kim ngạch xuất khẩu tăng và thị trường được mở rộng: Nhiều năm lại đây, công nghiệp chế biến góp phần quyết định nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản; năm 1990, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 1,149 triệu USD chiếm 47,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 1995 là 2,521 triệu USD chiếm 46,3%; năm 2000 là 4,308 triệu USD chiếm 30,1% và năm 2001 là kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 500 triệu USD chiếm 29,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Công nghệ, thiết bị từng bước được đổi mới: trong những năm đổi mới đã có nhiều ngành kịp thời nắm bắt được xu thế phát triển đã từng bước hiện đại hoá công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Chất lượng hàng nông sản ngày càng được cải thiện: Trong những năm gần đây đã có một số sản phẩm công nghiệp chế biến có chất lượng khá cao. Ví dụ, chế biến sữa đã có trên 100 loại sản phẩm hàng hoá có mẫu mã đẹp, có tính cạnh tranh cao, giá cả hợp lý, nên đã chiếm lĩnh được 95% thị trường nội địa và thậm chí còn giành để xuất khẩu.
Cơ cấu thành phần kinh tế đa dạng: Ngành công nghiệp chế biến được sự tham gia của đủ các thành phần kinh tế, trong từng ngành cơ cấu các thành phần kinh tế cũng rất khác nhau.
Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo: Ngành công nghiệp chế biến nông sản thu hút một lực lượng lao động đông đảo khoảng 1,6 triệu người. Trong đó, các xí nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp thu hút khoảng 50 vạn lao động, các cơ sở chế biến nhỏ và thủ công cũng tạo việc làm ổn định và có thu nhập khá cho khoảng 1,1 triệu lao động ở vùng nông thôn và ven các đô thị. Ngành chè thu hút trên 200 nghìn lao động bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ, kỹ sư, công nhân của khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Các cơ sở chế biến điều do chủ yếu làm thủ công thu hút khoảng 60 nghìn công nhân, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhiều vùng nông thôn trong cả nước.
2.2. Hạn chế:
Cơ sở sản xuất ngành công nghiệp chế biến nông sản của ta một phần được hình thành và phát triển một cách tự phát, nhằm đáp ứng theo yêu cầu nhất thời của thị trường, theo truyền thống, theo lợi thế tự nhiên. Vùng sản xuất nguyên liệu phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên theo hình thức thu gom sơ chế để xuất khẩu dạng nguyên liệu thô với khối lượng nhỏ, chất lượng không đồng đều, không ổn định. Cách làm này không phù hợp với sản xuất hàng hoá quy mô công nghiệp để chiếm lĩnh thị trường ổn định. Những hạn chế chính là:
Quy hoạch chưa đồng bộ, quản lý quy hoạch lỏng lẻo: Chất lượng quy hoạch chung, quy hoạch cụ thể rất thấp, nhiều khi còn mâu thuẫn, chồng chéo.
Phát triển nhà máy chế biến không gắn với quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu còn mang tính tự phát theo hình thức thu gom tự nhiên, nhiều nhà máy đặt không đúng chỗ.
Phát triển chưa đồng bộ giữa nhà máy và các điều kiện hạ tầng (đường giao thông, hệ thống cung ứng điện nước, kho tàng, phương tiện vận chuyển và các dịch vụ hỗ trợ khác, ...) phục vụ sản xuất nguyên liệu và chế biến.
Chưa có các biện pháp cần thiết để kiểm soát quá trình thực hiện quy hoạch, trong nhiều trường hợp xâm phạm nghiêm trọng quy hoạch không có chế tài xử lý.
Sản xuất nguyên liệu năng suất thấp, chất lượng kém: Khâu yếu nhất trong sản xuất nguyên liệu công nghiệp hiện nay là khâu giống: như giống chè của ta chưa phong phú, thiếu các giống có năng suất cao, chất lượng tốt (hương thơm đặc trưng, vị đậm, hàm lượng tanin thấp và chất tan cao); hay giống dứa Việt Nam có sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới do năng suất thấp, giá thành cao, quả nhỏ, không thích hợp cho chế biến dứa khoanh, chủ yếu là chế biến dứa miếng và nước dứa.
Công nghệ, thiết bị chế biến lạc hậu: Phần lớn công nghệ chế biến nông sản của nước ta đã lạc hậu trên 20 năm, năng suất và hiệu quả thấp, cần phải được cải hoán, nâng cấp hoặc đổi mới.
Chất lượng sản phẩm thấp, vệ sinh thực phẩm kém: Sản phẩm của công nghiệp chế biến chè chủ yếu là các mặt hàng chè đen chiếm khoảng 65 - 70%, chè xanh theo công nghệ truyền thống của Đài Loan và Nhật Bản chiếm khoảng 5 - 10%, chè nội tiêu ướp hương, chè túi nhỏ và chè mộc đánh mốc các loại chiếm khoảng 20 - 30%. Trong tổng sản lượng chè xuất khẩu thì chè đen chiếm khoảng 90%, chất lượng chè xuất khẩu chưa cao do hương kém thơm, vị nhạt, hàm lượng chất tan thấp, hàm lượng tanin và độ ẩm cao, còn bị ôi ngốt, khê khét và nhiều khách hàng còn nghi ngại về sự an toàn thực phẩm chè Việt Nam do chè của ta chưa sạch, dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép và tạp chất còn nhiều.
Giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp: Nhiều cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam đang nằm trong tình trạng thua lỗ, có nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng, điển hình như các doanh nghiệp trong ngành mía đường.
Cơ cấu công nghiệp chế biến không cân đối, mẫu mã, chủng loại sản phẩm đơn điệu: Phần lớn công nghiệp chế biến nông sản mới dừng ở chế biến dạng thô, chế biến tinh còn ít. Như sản phẩm chè chủ yếu là sao, sấy, các loại chè uống liền còn ít; cà phê cũng chỉ ở mức phân loại, rang sấy để xuất khẩu nguyên liệu, còn cà phê hoà tan chưa nhiều.
Các mặt hàng chế biến đơn điệu cả về mẫu mã, chủng loại, chủ yếu ở cấp thấp, hàng cao cấp hầu như không có.
Đội ngũ lao động và quản lý không đáp ứng kịp: Trong mỗi ngành có sự căng thẳng về nguồn nhân lực khác nhau, song chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật bậc cao thì gần như ngành nào cũng thiếu.
Môi trường chính sách vĩ mô không bình đẳng: Các chính sách vĩ mô đối với công nghiệp chế biến chưa thật sự thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, vì còn duy trì các chế độ ưu đãi về tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước chế biến, thậm chí một số dự án áp dụng chính sách không giống nhau làm thiệt hại cho Nhà nước về tài chính, gây lãng phí các nguồn tài nguyên và cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến nông sản nói chung và từng sản phẩm nói riêng.
Sau khi xem xét những thành tựu và hạn chế, ta có thể nhận định được những vấn đề đặt ra từ thị trường hàng nông sản chế biến thế giới:
Một là, vấn đề an ninh lương thực có vị trí quan trọng trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Để tăng cường khả năng an ninh lương thực ở tầm quốc gia, trên thế giới có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Theo khuynh hướng cũ, đã diễn ra ở các quốc gia Châu á là cần tăng cường chính sách tự cung lương thực. Theo khuynh hướng mới, đó là các nước cần mở cửa thị trường lương thực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các quốc gia Châu á trong những năm 97 - 98, các quốc gia có khả năng quay lại khuynh hướng cũ. Như vậy, khả năng thuận lợi cho các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản chế biến của Việt Nam có thể sẽ bị hạn chế. Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến an ninh lương thực quốc gia và chính điều này, trong chừng mực nào đó, làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp khác.
Hai là, thị trường hàng nông sản chế biến thế giới vẫn đang có xu hướng chuyển về khu vực các nước đang phát triển, nhất là các nước đang phát triển
ở khu vực Châu á. Nói cách khác, nhóm các nước này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị thương mại quốc tế về các sản phẩm nông nghiệp chế biến, nhất là giá trị nhập khẩu.
Xu hướng chuyển dịch này của thị trường hàng nông sản thế giới sẽ tác động đến các sản phẩm nông sản chế biến Việt Nam, theo cả hai khả năng tích cực và tiêu cực: Một là, Việt Nam sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản chế biến thế giới, do đó, có điều kiện tiếp cận thị trường và tăng cường buôn bán các sản phẩm nông nghiệp chế biến với các nước khác. Hai là, thị trường các nước đang phát triển không phải là những thị trường “khó tính” và mức độ bảo hộ thấp sẽ mang lại những cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn cho nông sản chế biến Việt Nam. Ba là, đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông nghiệp chế biến sẽ lôi kéo, hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lư._.ợng và hiệu quả chế biến các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển và ở khu vực Châu á. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia thị trường công nghệ phục vụ ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt trong môi trường có nhiều điểm tương đồng giữa các nước trong khu vực. Theo hướng tiêu cực: Một là, thị trường các nước đang phát triển là thị trường có thu nhập thấp, có thể làm giảm lợi ích xuất khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam. Hai là, các lợi thế tương đối của sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị hạn chế do tính chất tương đồng của các sản phẩm trong cùng một khu vực tự nhiên (ví dụ như lợi thế về các sản phẩm nhiệt đới so với các nước Châu âu), mức chênh về giá lao động,... Ba là, đồng thời với khả năng tăng xuất khẩu là sức ép về tăng nhập khẩu nông sản chế biến cuả nước ta. Bốn là, nếu không tiếp cận được các thị trường tiêu thụ trực tiếp và xây dựng chiến lược sản phẩm thích hợp thì Việt Nam có nguy cơ trở
thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô, ít qua chế biến sang các nước trong khu vực.
Ba là, trên thị trường thế giới cũng đang diễn ra xu hướng gia tăng nhanh chóng giá trị xuất, nhập khẩu các sản phẩm như thịt chế biến, dầu mỡ, sữa của nhóm các nước đang phát triển. Có thể nói rằng, đây là cơ hội lớn đối với hướng chuyển dich cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cải thiện cơ cấu sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường các sản phẩm nông nghiệp chế biến trên thế giới và khu vực mở ra những cơ hội trong hoàn cảnh năng lực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm này của nước ta còn sút kém so với nhiều nước đang phát triển khác sẽ không chỉ mang lại những thuận lợi mà cả những khó khăn cho sự nghiệp phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Đó là khó khăn trong việc lựa chọn phương án phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển giữa các nhóm hàng nông sản chế biến. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài của nông sản chế biến Việt Nam còn ở mức độ thấp so với yêu cầu thị trường thế giới và so với sản phẩm của các nước trong khu vực, do đó, sẽ là bất lợi lớn nếu không có chiến lược phát triển các sản phẩm này một cách thận trọng.
Bốn là, xu hướng phát triển của thị trường nông sản chế biến thế giới trong giai đoạn từ 2001 - 2005 sẽ chịu tác động lớn của các cuộc thương lượng mậu dịch mang tầm quốc tế. Mặc dù hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nhưng trong tương lai, bằng vào nỗ lực trong tiến trình hội nhập, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của tổ chức WTO. Đồng thời, bên cạnh những thuận lợi có thể được mở ra, các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các nông sản chế biến của các nước thành viên trong tổ chức WTO cả ở thị trường trong
nước và thị trường ngoài nước. Những khó khăn về cạnh tranh thị trường xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam sẽ lớn hơn.
Năm là, sự dao động về giá cả nông sản chế biến trên thị trường thế giới luôn ở mức độ cao và xảy ra thường xuyên. Trong đó, các sản phẩm trồng trọt có biên độ dao động cao hơn các sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm nông nghiệp thô, ít qua chế biến có biên độ dao động giá lớn hơn các sản phẩm có độ chế biến sâu.
Trong hoàn cảnh đó, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến, như vậy, sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến trên thị trường thế giới và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam có phần không thuận lợi. Trước hết, đó là sự mất an ninh lương thực, ngay cả khi Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực đứng hàng thứ 2 trên thế giới, bởi vì sẽ có một bộ phận dân chúng thu nhập thấp không thể đủ tiền mua lương thực với giá cao. Hai là, sự phân bổ nguồn lực cho kế hoạch phát triển dài hạn các nông sản chế biến xuất khẩu cũng khó nhất quán và ổn định. Ba là, không tạo ra môi trường chuyển giao công nghệ thuận lợi.
II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam - Đánh giá:
Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến nước ta trong giai đoạn qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận vè nhịp độ tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu; về phát triển thị trường xuất khẩu mới, ... Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những thiếu sót như chưa mở rộng được danh mục
sản phẩm có thể xuất khẩu, chưa cố gắng tìm kiếm cơ hội và thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm đã có xuất khẩu nhưng thị trường cũ bị suy giảm, mà mới chỉ chú trọng quá mức vào những sản phẩm có giá trị xuất khẩu sẵn có, chậm cải thiện giá trị thương mại của sản phẩm trên thị trường thế giới, ... trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự thấp kém của sản xuất nông nghiệp và nhất là công nghiệp chế biến.
Sự mai một của các thị trường xuất khẩu truyền thống từ cuối những năm 80 đến nay cũng đồng nghĩa với sự suy giảm của khối lượng xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp. Những thị trường xuất khẩu mới, thu hút tỷ lệ lớn trong khối lượng xuất khẩu của Việt Nam như Trung Quốc, Xinh-ga-po và một số nước Châu á khác, nhưng những thị trường này, hoặc là thị trường tái xuất, hoặc là thị trường tiêu thụ không ổn định.
Để biết rõ hơn thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam, chúng ta cùng xem xét thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chế biến điển hình sau:
Về mặt hàng gạo:
Gạo bắt đầu được xuất khẩu với khối lượng lớn vào năm 1989 (1,42 triệu tấn) nhưng chỉ tới thời kỳ 1991 - 1995 vị trí của gạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu mới được khẳng định với lượng xuất khẩu đạt bình quân trên 1,5 triệu tấn/năm. Năm 1998 ta đã xuất 3,75 triệu tấn gạo, đạt trị giá hơn 1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 1998 cũng là năm thứ ba liên tiếp chúng ta xuất khẩu trên 3 triệu tấn/năm. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2001 đạt 3,6 triệu tấn, giá bình quân 138.25USD/tấn. Xuất khẩu gạo trong năm 2002 đạt
3,3 triệu tấn (trong đó hợp đồng Chính phủ chiếm gần 60%), kim ngạch 730 -
750 triệu USD, giá bình quân 225USD/tấn.
Gạo Việt Nam, theo thống kê hải quan, đã được bán cho hơn 30 nước bạn hàng khác nhau nhưng mua với số lượng lớn và ổn định thì chỉ có khoảng 7 -
8 bạn hàng. Trong số này có 4 bạn hàng Châu á (Singapore, Philippines, Malaysia, Hongkong), 2 bạn hàng Châu âu (Thuỵ Sĩ, Hà Lan), 1 bạn hàng Trung Đông (I-rắc). Cụ thể theo biểu dưới đây:
BẢNG 4: THỨ TỰ XẾP HẠNG CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM, 1997 – 998
Thứ tự
1998
Thị trường
Thứ tự
1997
Lượng
1998 (‘000 tấn)
Tỷ trọng
năm 1998 (%)
Tỷ trọng
năm 1997 (%)
Tổng số
01
Indonesia
14
947
25.3
1.8
02
Philippines
05
493
13.2
8.1
03
Singapore
03
424
11.3
8.9
04
Thuỵ sĩ
01
393
10.5
22.5
05
I-rắc
06
308
8.2
7.2
06
Hà Lan
02
157
4.2
9.4
07
Mỹ
04
153
4.1
8.6
08
Malaysia
07
137
3.7
5.6
09
Hongkong
08
118
3.1
2.8
10
I-ran
12
111
3.0
2.2
11
Anh
09
60
1.6
2.7
12
Thụy Điển
11
55
1.5
2.3
13
Thái Lan
13
42
1.1
2.1
14
Nga
24
39
1.0
0.5
15
Hàn Quốc
10
37
1.0
2.6
Nguồn: Bộ Thương mại
Nhìn vào biểu trên có thể nhận thấy sự thiếu vắng của bạn hàng Châu Phi mặc dù đây là khu vực tiêu thụ gạo với số lượng lớn. Khách hàng Châu Phi duy nhất của Việt Nam hiện nay là Nam Phi với số lượng mua năm 1997 là gần 6 ngàn tấn, năm 1998 tăng lên gần 32 ngàn tấn nhưng vẫn chiếm chưa đầy 6% tổng lượng xuất khẩu. Trong khi đó, chỉ riêng 3 nước Châu Phi là Nigiêria, Nam Phi và Togo đã tiêu thụ tới 16% tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 1998 (Nigiêria mua 518 ngàn tấn, Nam Phi mua 293 ngàn tấn và Togo mua 213 ngàn tấn). Sự thiếu vắng của thị trường Châu Phi không nhất thiết thể hiện sức cạnh tranh kém của gạo Việt Nam bởi với chi phí sản xuất (trong đó có chi phí nhân công) không cao, khả năng thâm canh tăng vụ tốt, năng suất bình quân khá 936,8 tạ/ha so với 24,2 tạ/ha của Thái Lan), gạo của ta có thể cạnh tranh tốt trên mọi thị trường, đặc biệt là thị trường gạo phẩm cấp thấp. Điểm yếu của ta là khả năng cung cấp tín dụng cho bạn hàng. Do điểm yếu này mà gạo Việt Nam vẫn phải thông qua khách hàng của một nước thứ 3 để thâm nhập vào thị trường Châu Phi và đây cũng là lý do giải thích vì sao trong số 10 nước bạn hàng mua gạo lớn nhất của ta lại xuất hiện Thụy Sĩ và Hà Lan là những nước không có truyền thống tiêu thụ gạo với số lượng lớn.
Số liệu thống kê cũng cho thấy Trung Quốc đóng vai trò rất nhỏ trong xuất khẩu gạo của ta, mặc dù Trung Quốc là bạn hàng mua gạo lớn thứ 6 của Thái Lan với lượng mua năm 1998 đạt tới 255 ngàn tấn. Năm 1997, Trung Quốc mua của ta hơn 14 ngàn tấn, đứng thứ 25 trong danh sách bạn hàng nhưng sang năm 1998 chỉ mua chưa đầy 1400 tấn và đứng thứ 29 trong danh sách bạn hàng.
Ngoài vấn đề thị trường, xuất khẩu gạo của ta còn một vấn đề nữa là hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu. Mặc dù đã 3 năm liền xuất khẩu trên 3 triệu tấn/ năm với tốc độ tăng bình quân gần 12%/năm nhưng gạo vẫn là mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch và đầu mối, chủ yếu vì lý do an ninh lương thực. Tham gia xuất khẩu gạo, cho tới năm 1997, vẫn chỉ là một số doanh nghiệp quốc doanh. Tới năm 1998, Chính phủ mới quyết định cho 5 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thí điểm. Việc này đã hạn chế khá nhiều tính năng động trong việc tìm kiếm và thâm nhập thị trường ngoài. Nếu có thể sử dụng các biện pháp khác để đảm bảo an ninh lương thực (như thiết lập kho đệm) thì nên nghiên cứu bãi bỏ chế độ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu này.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO GIAI ĐOẠN 1997 - 2001
Năm
Lượng
Giá trị
Giá XK BQ
1000 tấn
Triệu USD
USD/tấn
1997
3,575.0
875,5
240
1998
3,748.8
1,024.0
270
1999
4,508.2
1,025.1
230
2000
3,476.7
667.4
190
2001
3,730.0
625
168
Nguồn:Bộ NN & PTNT
Theo bảng trên, ta thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 1 triệu tấn từ năm
1999 đến năm 2000 do một số nguyên nhân: i) thay đổi cơ cấu cây trồng (giảm diện tích trồng lúa và tăng diện tích gieo cấy các cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao hơn); ii) điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác lúa và các cây có bột khác.
Về mặt hàng cà phê:
Do tác động của hạn hán, xuất khẩu cà phê năm 1998 chỉ đạt 382 ngàn tấn, giảm 18 ngàn tấn so với kế hoạch 400 ngàn tấn đề ra từ đầu năm và giảm khoảng 2% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (389 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân tăng gần 300USD/tấn so với năm 1997 nên kim ngạch cả năm đã tăng tới 21% và đạt 594 triệu USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Theo tổng cục Hải quan, niên vụ 2001 - 2002, lượng xuất khẩu đạt
762,4 ngàn tấn cà phê nhân, giảm 19,4% so với niên vụ trước. Kim ngạch xuất khẩu 288,6 triệu USD, là vụ có kim ngạch thấp nhất kể từ niên vụ 1997 -
1998. Xuất khẩu cả năm 2002 đạt trên 700 ngàn tấn, kim ngạch trên 300 triệu USD, giảm gần 230 ngàn tấn và 90 triệu USD so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân 431USD/tấn.
Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, như năm 1997, vẫn là Mỹ (chiếm tỷ trọng khoảng 25%) và Châu âu (chiếm tỷ trọng khoảng 50%, riêng Đức là 16%). Nhật Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ (khoảng 3%) nên khủng hoảng kinh tế tại nước này hầu như không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 1998. Đến
năm 2002, ngành cà phê đã phấn đấu mở rộng thị trường xuất khẩu từ 61 lên
64 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cây cà phê đã có mặt ở Việt nam từ lâu nhưng chỉ thực sự phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây, nhất là những năm từ đầu thập kỷ 90. Từ chỗ hàng năm chỉ xuất khẩu trên dưới 100 ngàn tấn, đến năm 1992 lượng cà phê xuất khẩu đã vượt quá mức 100 ngàn tấn và trở thành một trong những mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Năm 1995, sản lượng xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua mức 200 ngàn tấn và chỉ hai năm sau đã đạt gần 400 ngàn tấn. Kết quả này đã đưa Việt Nam vượt qua Uganđa và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nếu tính tất cả các chủng loại cà phê thì Việt Nam đã vượt Mexico để chiếm vị trí thứ 3, chỉ sau Braxin và Colombia. Tỷ trọng của Việt Nam trong thương mại cà phê quốc tế hiện nay khoảng 7%.
Bảng sau đây cho thấy bước tiến vượt bậc của cà phê Việt Nam trong các năm từ 1993 đến 1999 (vụ mùa cà phê được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau):
BẢNG 6: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN
1993-1999
NIÊN VỤ
SẢN LƯỢNG XUẤT
KHẨU (TẤN)
KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU (NGÀN USD)
GIÁ BÌNH QUÂN
(USD/T FOB VIETNAM)
1993 - 1994
165,000
226,790
1,374
1994 - 1995
212,038
558,280
2,633
1995 - 1996
232,765
422,436
1,815
1996 - 1997
358,512
427,991
1,194
1997 - 1998
391,326
592,279
1,514
1998 - 1999
405,616
557,000
1,373
Nguồn: Thống kê Hải quan và Bộ thương mại
Thời kỳ 1990 - 1994, diện tích trồng cà phê tăng không đáng kể (có năm còn giảm) nhưng sản lượng tăng rất nhanh do đa số các vườn cà phê đến độ trưởng thành và cho năng suất rất cao. Thời kỳ 1994 - 1996, giá cà phê thế giới tăng đột biến nên diện tích trồng cà phê cũng tăng mạnh ở khắp các tỉnh Tây Nguyên. Đến hết năm 1998, theo ước tính của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam đã đạt xấp xỉ 370,000 ha, trong đó riêng 3 tỉnh Tây Nguyên đã chiếm khoảng 60%. Tuyệt đại đa số diện tích được sử dụng để trồng robusta, chỉ có khoảng 20,000 ha là trồng arabica.
Trước năm 1995, cà phê Việt Nam được đưa vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore (chiếm tỷ trọng gần 45%). Từ năm 1995, khi Mỹ bỏ cấm vận, vai trò của trung gian Singapore giảm dần. Khách hàng Mỹ đã nhanh chóng tìm đến Việt Nam và chỉ sau 1 năm họ đã trở thành bạn hàng số 1, hàng năm mua khoảng 24% lượng cà phê của Việt Nam (năm 1996 lên tới gần 30%). Khách hàng Đức luôn chiếm vị trí số 2. Những bạn hàng quan trọng khác gồm: Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Angiêri, Ba Lan và Nhật Bản. Singapore, kể từ năm 1996, không còn nằm trong danh sách 10 bạn hàng lớn nhất nữa. Một yếu tố đáng chú ý là ngoài các nhà buôn, các nhà rang xay cà phê nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam để thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp. Tuy tỷ trọng bán cho rang xay còn nhỏ
nhưng đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp bởi rang xay chỉ mua trực tiếp khi cà phê có độ đồng đều nhất định về cỡ hạt và chất lượng hạt.
Sản lượng tăng rất nhanh nhưng cho tới nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có khoảng 20 cơ sở chế biến vào loại hoàn chỉnh. Tổng công suất của các cơ sở này đạt trên dưới 100,000 tấn/năm, chỉ đảm bảo chế biến tốt từ 25% đến
30% sản lượng cà phê. Số còn lại được chế biến phân tán tại các hộ gia đình và các nông trường nhỏ theo phương pháp thủ công hoặc bằng các thiết bị vừa cũ, vừa không đồng bộ.
Vào cuối năm 1994, trước tình trạng lộn xộn, tranh mua tranh bán trên thị trường cà phê, Chính phủ đã quyết định thiết lập chế độ đầu mối xuất khẩu. Hình thức quản lý đầu mối đối với cà phê không giống như gạo. Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp là thành viên hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu xuất khẩu được 2000 tấn/năm sẽ mặc nhiên được Bộ thương mại công nhận là đầu mối xuất khẩu và, khi đã là đầu mối, họ được quyền xuất khẩu với số lượng không hạn chế. Chế độ đầu mối này không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng cà phê mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỷ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan.
BẢNG 7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 5 NĂM TỪ 1997 - 2001
Niên vụ
Sản lượng xuất
khẩu
Giá trị
Giá bình quân
1000 tấn
Triệu USD
USD/tấn
1997
391,6
493,7
1,260
1998
381,8
593,8
1,560
1999
482,4
585,3
1,210
2000
733,9
501,5
680
2001
932
392
420
Nguồn: Bộ NN & PTNT
Theo bảng trên ta thấy, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng do cà phê được giá trong những năm này, nông dân đẩy mạnh phát triển diện tích cà phê. Tuy nhiên, khi cà phê bắt đầu cho thu hoạch thì giá cà phê trên thị trường thế giới bắt đầu giảm mạnh trong khi lượng cà phê tiêu thụ trong nước không đổi. Để bù lại chi phí sản xuất đã bỏ ra, Việt Nam buộc phải tiếp tục xuất khẩu cà phê với giá thấp.
Hạt điều (nhân điều):
Xuất khẩu nhân điều năm 1998 đạt 25,6 ngàn tấn, hụt gần 10 ngàn tấn so với kế hoạch 35 ngàn tấn đặt ra từ đầu năm và giảm hơn 23% so với lượng đã thực hiện năm 1997 (33,3 ngàn tấn). Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân năm 1998 tăng hơn 14% so với năm 1997 nên kim ngạch xuất khẩu đã đạt
117 triệu USD, chỉ giảm 12,3% so với 133 triệu USD đã thực hiện năm 1997. Năm 2002, lượng điều xuất khẩu đạt trên 60 ngàn tấn, kim ngạch trên 200 triệu USD, tăng 19 ngàn tấn và gần 60 triệu USD so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân 4,000USD/tấn (loại tốt).
Nhân điều là một trong số ít những mặt hàng không bị tác động xấu của khủng hoảng tài chính 1997 - 1998 (không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ). Sản lượng xuất khẩu giảm chủ yếu là do vườn cây bị thoái hoá. Yếu tố này, kết hợp với thời tiết không thuận lợi, đã làm năng suất cây điều sụt xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngành chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều xí nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng từ giữa năm 1998. Hiện tượng này vẫn tiếp tục trong năm 1999.
Từ năm 1995 trở về trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô. Từ năm
1996, do có chính sách hạn chế xuất khẩu điều thô để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước nên việc xuất thô hầu như không còn.
Thị trường xuất khẩu điều nhân được thể hiện trong bảng dưới đây:
BẢNG 8: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐIỀU NHÂN
NĂM
TỶ TRỌNG
1995 (%)
TỶ TRỌNG
1996 (%)
TỶ TRỌNG
1997 (%)
TỶ TRỌNG
1998 (%)
Trung Quốc
70
50
40
35-40
Châu âu
15
20-25
30
30-35
Mỹ
5-10
15
15
20
Châu á
10
8-10
8-10
8-10
Các nước khác
Không đáng
kể
Không đáng
kể
5
Không đáng
kể
Nguồn: Bộ Thương mại
Qua bảng này có thể thấy tỷ trọng của Trung Quốc đang giảm dần. Điều của ta đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU và thị trường Mỹ, trước đây vốn là thị trường của điều ấn Độ.
Nhìn chung, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng điều của ta về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của Indonesia và ấn Độ (hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ hơn do ta chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn).
Cây điều là loại cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Nhu cầu thế giới tăng trung bình 5 - 7%/năm trong khi sản lượng điều thô thế giới không thể tăng nhanh (chỉ dao động quanh mức 950,000 tấn/năm). Nếu có chính sách đúng đắn, trong vòng vài năm kim ngạch xuất khẩu điều và sản phẩm điều có thể vượt cả kim ngạch xuất khẩu cao su để trở thành nông sản chế biến quan trọng thứ 3 của Việt Nam.
Rau quả:
Xuất khẩu rau quả năm 1998 chỉ đạt 53 triệu USD, giảm khoảng 22% so với
68 triệu USD của năm 1997, một phần do mất mùa, một phần do bị rau quả Thái Lan cạnh tranh gay gắt. Ngay tại thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, rau quả của ta cũng bị rau quả của Thái Lan gây khó khăn do nông dân và chủ vựa của Thái Lan được đào tạo tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và tiếp thị, trong khi nông dân của ta rất yếu những khâu này, ngay cả những mặt hàng mà ta có lợi thế như long nhãn, vải.
Trước năm 1992, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Liên Xô (trên 90%, có năm là 98% như năm 1990). Việc xuất khẩu này được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, kim ngạch lập tức sụt giảm rất mạnh (năm 1994 chỉ đạt 20 triệu USD). Nhờ có thị trường Trung Quốc nên kim ngạch đã dần hồi phục trở lại và đạt 68 triệu USD vào năm 1997. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của ta (36%), tiếp đó là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12,5%), Mỹ (7,5%) và Nga (4%). Tổng cộng 5 bạn hàng này đã chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu rau quả năm 1999 đã phục hồi trở lại so với năm 1998. Kim ngạch cả năm dự kiến đạt 70 - 75 triệu USD, tăng từ 35 đến 40% so với kim ngạch của năm 1998. Năm 2000 đạt xấp xỉ 85 triệu USD và nếu có những biện pháp thích hợp, nhiều khả năng sẽ đạt 200 triệu USD vào năm 2005. Năm 2002, xuất khẩu rau quả cả năm đạt kim ngạch 200 triệu USD, giảm 40% so với năm 2001. Rau quả chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Mỹ, EU,... Riêng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần năm trước do tăng mạnh các sản phẩm chế biến.
Hạt tiêu:
Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 1996, do nhận thức được giá trị kinh tế của cây hồ tiêu, diện tích trồng hồ tiêu đã tăng khá nhanh.
Hạt tiêu ở Việt Nam chủ yếu để phục vụ xuất khẩu. Sau đây là tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 1994 - 1999:
BẢNG 9: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT TIÊU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1994-1999
Năm
Sản lượng xuất khẩu
(tấn)
Tốc độ tăng, giảm
(%)
1994
16000
1995
17900
12%
1996
25000
40%
1997
23000
-8%
1998
15000
-35%
1999
34000
127%
Nguồn: Phòng xúc tiến thương mại, Vụ Kế hoạch & Quy hoạch, Bộ NN & PTNT
Chúng ta đã xuất khẩu được tiêu sang khoảng 40 nước. 10 nước nhập khẩu lớn nhất, theo số liệu đến năm 2000 được thể hiện trong bảng sau. Qua bảng này, có thể thấy tiêu của ta chủ yếu vẫn được tiêu thụ qua trung gian. Việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường tiêu Châu âu, Dubai và Mỹ chưa nhiều:
BẢNG 10: 10 NƯỚC NHẬP KHẨU TIÊU LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM
STT
Tên nước
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
1
Singapore
13765
52155851
2
Lào
6281
27196605
3
Hà Lan
3008
11905497
4
Hoa Kỳ
2577
8829154
5
UAE
1611
6312404
6
Trung Quốc
1322
4900608
7
Hongkong
752
2849327
8
Đức
647
2400948
9
Ba Lan
550
2032253
10
Pháp
419
1597855
Nguồn: Bộ Thương mại
Xu hướng tăng giá là đặc trưng cơ bản của thị trường hạt tiêu thế giới năm
1999, đặc biệt là đối với tiêu đen. Tháng 4/1999, giá trung bình tiêu đen (FOB nước xuất sứ) trên thị trường thế giới mới đạt khoảng 4500USD/tấn nhưng đến tháng 11/1999 đã lên tới 6200USD/tấn. Theo Hội đồng hạt tiêu thế giới (IPC), giá hạt tiêu đen hiện nay đã đạt tới mức cao nhất kể từ năm 1980. Cầu lớn hơn cung là nguyên nhân chính của xu hướng tăng giá này. IPC dự báo xuất khẩu tiêu đen toàn thế giới năm 1999 sẽ đạt khoảng 105 ngàn tấn, giảm
16% so với 126 ngàn tấn của năm 1998 và 24% so với 139 ngàn tấn của năm
1997. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu tiêu đen vẫn tăng vững và đạt tới 125 ngàn tấn trong năm 1999 (nhu cầu tiêu trắng là 30000 - 32000 tấn). Theo IPC, tình trạng dư cầu hạt tiêu tiếp tục kéo dài trong suốt năm 2000. Năm 2002, lượng xuất khẩu tiêu cả năm đạt khoảng 80 ngàn tấn, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen. Kim ngạch đạt 110 triệu USD, tăng 23% so với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen là 1,610USD/T (loại 500g/lít, FOB TP Hồ Chí Minh). Dự báo giai đoạn 2001 - 2205, cung cầu hạt tiêu sẽ trở lại cân bằng hơn do diện tích tiêu đang được mở rộng tại hầu hết các nước sản xuất.
Mặt hàng chè:
Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, đến cuối năm 1997, diện tích chè cả nước đạt gần 80.000 ha. Sản lượng chè búp khô đạt khoảng 52,5 ngàn tấn, xuất khẩu 32 ngàn tấn, đạt trị giá 48 triệu USD. Xuất khẩu chè năm 1998 đạt hơn
33 ngàn tấn, trị giá hơn 50 triệu USD, tăng gần 3% về lượng và 5,4% về trị
giá so với năm 1997. Xuất khẩu chè cả năm 2002 đạt 76 ngàn tấn, kim ngạch
86 triệu USD tăng khoảng 8 ngàn tấn và gần 8 triệu USD so với năm 2001. Giá xuất khẩu bình quân 1.136USD/tấn.
Nếu so với khối lượng chè buôn bán trên thế giới (khoảng 1,2 triệu tấn/năm) thì khối lượng xuất khẩu của ta rất nhỏ bé (chưa đầy 3%). Khối lượng nhỏ là một trong những nguyên nhân chính cản trở ngành chè tiếp cận các bạn hàng lớn và ổn định. Chè của ta được tiêu thụ khá rải rác, từ I-rắc, Libi, Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Nhật Bản, Hongkong, Đài Loan, Mỹ,... mỗi nơi một ít. Không bạn hàng nào là bạn hàng chính.
Yếu điểm thứ nhất của ngành chè là năng suất thấp. Bình quân chỉ đạt
630kg/ha trong khi năng suất bình quân của một số nước trồng chè khác trên thế giới đạt trên 1000kg/ha, thậm chí có những vùng đạt đến trên 2000kg/ha. Nguyên nhân chính là do giống chè của ta chưa tốt. Phần lớn đều trồng chè hạt. Diện tích trồng cành chỉ chiếm 10 - 15% diện tích vườn chè.
Yếu điểm thứ hai của ngành là kỹ thuật chăm sóc, canh tác, thu hái rất yếu kém. Nhiều hộ nông dân tham lợi trước mắt nên thu hái chè không đúng quy cách, không theo thời vụ, không đầu tư chăm sóc đầy đủ khiến vườn chè bị khai thác cạn kiệt, cây chóng thoái hoá.
Về chế biến, nhìn chung là sử dụng thiết bị công nghệ quá cũ kỹ do các nhà máy phần lớn được xây dựng trong thời kỳ 1957 - 1977 với sự trợ giúp của Liên Xô (cũ). Thiết bị máy móc như vậy làm chất lượng chè thấp, khó bán được giá cao. Gần đây, ngành chè đã có gần 10 dự án liên doanh và hợp tác chế biến chè với nước ngoài nên khâu chế biến đã có một số cải tiến, nhất là dự án hợp tác với Nhật tại công ty Sông Cầu - Bắc Thái.
Ngoài những khó khăn nội tại, ngành chè còn gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân sản lượng nhỏ bé, chất lượng yếu kém như trên đã trình bày, còn có một số nguyên nhân khác như sau:
Việc thanh toán từ một số thị trường rất khó khăn, vừa chậm, vừa không an toàn do họ thiếu ngoại tệ (như Nga) hoặc bị cấm vận (như I-rắc, Libi), hoặc ngân hàng của ta chưa có quan hệ giao dịch vững chắc với ngân hàng của họ.
Các nước sản xuất chè lớn cạnh tranh rất mạnh với ta bằng cách cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu (Sri Lanka thường bán trả chậm từ 30 đến 60 ngày cho khách hàng Nga và các nước SNG). Bằng cách này, họ đã giành được nhiều hợp đồng lớn tại các nước trước đây vẫn mua chè của ta (Liên Xô trước đây chỉ mua chè của ấn Độ và của ta, nay đã chuyển sang mua của Sri Lanka và chiếm tới 20% tổng lượng chè xuất khẩu của Sri Lanka).
BẢNG 11: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ 5 NĂM 1997 – 2001
Năm
SL xuất khẩu
(1000 tấn)
Giá trị xuất
khẩu (triệu
Giá xuất khẩu
bình quân
USD)
(USD/tấn)
1997
32,3
47,9
1,480
1998
34,0
53,2
1,520
1999
36,4
45,2
1,240
2000
55,7
69,6
1,250
2001
69,0
78,0
1,130
Nguồn: Tổng cục thống kê
Lạc nhân:
Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lạc là giá, Nhu cầu trong nước đối với lạc đang ngày càng tăng nên giá nội địa thường xấp xỉ, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Thí dụ, nửa cuối tháng 4/1999, giá FOB lạc nhân chỉ khoảng 570 - 580USD/T, tương đương 8,000 đồng/kg trong khi trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh lạc loại 1 được bán lẻ với giá 12,000 đồng/kg. Hà Nội 11,500 đồng/kg, nơi thấp nhất là Đà Nẵng cũng phải 8,500 đồng/kg. Xuất khẩu lạc nhân năm 1999, vì lý do đó, chỉ còn khoảng 60 ngàn tấn, giảm tới hơn 30% so với năm 1998 mặc dù giá xuất khẩu FOB bình quân tăng tới 20% so với năm 1998.
Thịt lợn:
Chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn, là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao (từ 4 - 5%). Năm 1997 cả nước có gần 18 triệu con lợn, sản lượng thịt đạt gần 1,2 triệu tấn. Xuất khẩu được 10,000T và đạt trị giá khoảng
27,7 triệu USD, trong đó có 500 tấn lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, 9,500T
còn lại được chế biến và xuất khẩu từ miền Bắc (chiếm 4,5% sản lượng thịt lợn của Miền Bắc).
Xuất khẩu thịt lợn đạt mức cao nhất là 25,000T vào năm 1991. Từ năm 1991 trở về trước, thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô. Tương tự như rau quả, xuất khẩu thịt lợn được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của thịt Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan ra, xuất khẩu thịt lợn lập tức giảm rất mạnh. Năm 1992 chỉ xuất được hơn 12 ngàn tấn, bằng ẵ sản lượng đã xuất năm 1991. Đến năm
1996 chỉ còn khoảng 4,500T, chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang Hongkong, một thị trường quan trọng khác của thịt lợn Việt Nam. Năm
2002, xuất khẩu thịt lợn cả năm đạt 14 - 15 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 20 triệu USD, giảm 43% về lượng và 44% về giá trị so với năm 2001.
Năm 1997, lượng thịt xuất khẩu tăng hơn 100% so với năm 1996 nhưng tốc độ tăng này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa phản ánh đúng khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu năm 1997 tăng nhờ hai yếu tố chủ yếu:
Nga bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam. Lệnh cấm này được áp dụng trong hai năm 1995 và 1996 sau khi Nga phát hiện thịt lợn của ta mang mầm dịch.
Hongkong có dịch cúm gà nên dân chúng chuyển hướng sang tiêu dùng thịt lợn. Đài Loan, nơi vẫn cung cấp thịt lợn cho Hongkong, phát hiện lợn bị bệnh lở mồm long móng nên tạm ngừng xuất khẩu. Thịt của ta tạm thời có được vị trí nhất định trên thị trường Hongkong.
Sau khi Hongkong được trả về Trung Quốc và Đài Loan khắc phục được dịch bệnh, số lượng và trị giá xuất khẩu thịt lợn của ta sang Hongkong lại trở về mức trung bình trong nhiều năm. Giá lợn sữa giảm từ trên 3,000USD/T xuống còn 1,200 - 1,300USD/T phần nào cũng vì lý do này.
Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính nhưng xuất khẩu thịt lợn của ta vẫn chưa có được sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân sau đây:
Chăn nuôi lợn chưa hướng vào xuất khẩu. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh và phân tán về các hộ gia đình nên không có điều kiện giảm giá thành và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Chất lượng thịt còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao, giá thành nhiều khi còn cao hơn cả giá FOB nên rất khó đẩy mạnh xuất khẩu.
Công nghiệp chế biến của ta hầu như chưa có gì. Cả nước chỉ có hai nhà máy chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (1 ở Hải Phòng, 1 ở thành phố Hồ Chí Minh) nên không thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Trong mậu dịch thịt thế giới, Nhà nước thường phải đi trước một bước để lo hạn ngạch cho các doanh nghiệp, lo ký các Hiệp định thú y và Hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau. Nhiều nước còn tiến hành trợ cấp, trợ giá cho thịt lợn xuất khẩu. Do hạn chế về nguồn tài chính, ta chưa làm được những việc này.
Ngoài các nguyên nhân trên, thịt lợn của ta còn gặp nhiều khó khăn khác ngay tại các thị trường tiêu thụ truyền thống nên tốc độ phát triển chưa được như mong muốn, cụ thể là:
Thị trường Nga:
Sau khi k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8073.doc