Tài liệu Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu HDBANK thông qua chiến lược Marketing: ... Ebook Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu HDBANK thông qua chiến lược Marketing
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu HDBANK thông qua chiến lược Marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Danh mục từ viết tắt ..................................................................................................i
Lời mở đầu ...............................................................................................................ii
Chương 1 Cơ sở lý luận về ngân hàng, Marketing và Thương hiệu ................1
1.1. Hoạt động ngân hàng....................................................................................1
1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................1
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .........................................................................2
1.1.3. Phân loại .............................................................................................3
1.2. Hoạt động Marketing ...................................................................................3
1.2.1. Định nghĩa...........................................................................................3
1.2.2. Các công cụ Marketing.......................................................................5
1.2.2.1. Quảng cáo (Advertising) ...........................................................6
1.2.2.2. Quan hệ công chúng (Public Relation - PR) .............................6
1.2.2.3. Tổ chức sự kiện (Event) ............................................................7
1.2.2.4. Tài trợ chương trình (Sponsor)..................................................8
1.2.2.5. Truyền thông đa phương tiện (Media) ......................................9
1.3. Marketing ngân hàng....................................................................................9
1.4. Lý luận về thương hiệu ..............................................................................10
1.4.1. Khái niệm về thương hiệu ................................................................10
1.4.2. Tầm quan trọng của thương hiệu. .....................................................13
1.4.2.1. Đối với khách hàng .................................................................13
1.4.2.2. Đối với doanh nghiệp ............................................................. 14
1.4.3. Sự hình thành giá trị thương hiệu. ....................................................15
1.4.4. Định vị thương hiệu. .........................................................................16
1.4.4.1. Khái niệm định vị thương hiệu................................................16
1.4.4.2. Cách thức định vị thương hiệu ................................................16
1.4.5. Thương hiệu Ngân hàng ...................................................................17
1.5. Kết luận chương 1 ......................................................................................19
Chương 2: Tình hình thực tế và thương hiệu HDBank ...................................21
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam.............................................21
2.1.1. Sơ lược về hệ thống NHVN..............................................................21
2.1.2. Hệ thống NHVN hiện nay ................................................................22
2.2. Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam ................................................22
2.2.1. Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh ...............................23
2.2.2. Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần .......................................23
2.2.2.1. Nhóm thương hiệu mạnh ........................................................24
2.2.2.2. Nhóm thương hiệu trung bình: ...............................................26
2.2.2.3. Thương hiệu yếu và khó nhận biết: ........................................28
2.3. Tình hình hoạt động, kinh doanh của HDBank..........................................30
2.3.1. Tổng quan về HDBank .....................................................................30
2.3.1.1. Lịch sử hình thành – phát triển HDBank.................................30
2.3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................31
2.3.1.3. Lĩnh vực hoạt động..................................................................36
2.3.2. Kết quả hoạt động – kinh doanh của HDBank .................................38
2.4. Thương hiệu HDBank ..............................................................................42
2.4.1. Thương hiệu HDBank.......................................................................42
2.4.2. Những hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu HDBank. ............43
2.4.2.1. Nhìn lại hình ảnh thương hiệu HDBank trong thời gian qua.....43
2.4.2.2. Những hạn chế trong việc phát triển thương hiệu HDBank. .....46
2.5. Kết luận chương 2 .....................................................................................47
Chương 3: Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu HDBank thông
qua chiến lược Marketing .............................................................................49
3.1. Chiến lược phát triển HDBank...................................................................49
3.1.1. Sứ mệnh và cam kết của HDBank....................................................49
3.1.2. Mục tiêu của chiến lược phát triển HDBank ....................................50
3.2. Phân tích chiến lược Marketing tại HDBank .............................................51
3.2.1. Chiến lược Sản phẩm tại HDBank ...................................................52
3.2.2. Chiến lược Giá..................................................................................53
3.2.3. Chiến lược Phân phối........................................................................53
3.2.4. Chiến lược Chiêu thị (Promotion) ....................................................54
3.2.5. Chiến lược Con người.......................................................................55
3.3. Khách hàng mục tiêu..................................................................................56
3.4. Xây dựng thương hiệu HDBank.................................................................56
3.4.1. Định vị hình ảnh thương hiệu HDBank ...........................................56
3.4.2. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.......................................58
3.4.2.1. Nhận diện qua hệ thống đồ họa ..............................................58
3.4.2.2. Nhận diện qua truyền thông ....................................................58
3.4.2.3. Nhận diện qua các vật phẩm....................................................60
3.4.3. Xây dựng Thương hiệu HDBank......................................................60
3.4.4. Phát triển thương hiệu HDBank .......................................................61
3.4.5. Định hướng thương hiệu HDBank giai đoạn 2007-2010 ................62
3.5. Biện pháp thực hiện chiến lược Marketing phát triển thương hiệu ...........62
3.5.1. Xây dựng chương trình thực hiện.....................................................62
3.5.1.1. Quảng cáo ................................................................................62
3.5.1.2. PR ............................................................................................65
3.5.1.3. Event .......................................................................................68
3.5.1.4. Media .......................................................................................69
3.5.1.5. Tài trợ chương trình.................................................................71
3.5.2. Xây dựng kế hoạch Ngân sách Marketing .......................................74
3.5.3. Tổ chức thực hiện .............................................................................77
3.6. Bảo vệ thương hiệu.....................................................................................77
3.7. Kết luận chương 3 ......................................................................................79
Kết luận.............................................................................................................80
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
i
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ATM Automatic Teller Machine
Ending Lời cảm ơn đơn vị đã tài trợ phát sóng trong chương trình truyền hình
HDBank Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Tp.HCM
HĐQT Hội đồng quản trị
HTV Đài Truyền hình TP.HCM
KHPT Phòng Kế hoạch phát triển HDBank
NHHH Nhãn hiệu hàng hòa
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHVN Ngân hàng việt nam
NLD Báo Người lao động
Rating Tỷ lệ khán giả theo dõi chương trình truyền hình
Spot Phim quảng cáo truyền hình
SGGP Báo Sài gòn giải phóng
Tailer Giới thiệu chương trình truyền hình trong tuần
TBKTSG Thời báo kinh tế Sài gòn
TBKTVN Thời báo kinh tế Việt Nam
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TP.HCM Thành phố Hồ chí minh
USD, VND United State Dolar và Việt Nam Đồng
UBND Ủy ban nhân dân
VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông
VTC Đài Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam
VTV Đài Truyền hình Việt Nam
ii
Lời mở đầu
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2006 cũng là năm chuyển biến thần kỳ
của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sự ra đời của các ngân hàng thương mại
cổ phần (NHTMCP) mới, sự chuyển đổi, nâng cấp từ NHTMCP nông thôn lên
thành thị và đặc biệt là sự tăng tốc của tất cả các ngân hàng về năng lực tài chính,
hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực để chuẩn bị
cho cuộc cạnh tranh gay gắt của các năm về sau.
Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là động lực để các ngân hàng phát
triển. Các nghiệp vụ, sản phẩm của các ngân hàng đều rất giống nhau, sản phẩm
của ngân hàng này nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ có một
ngân hàng khác thay thế. Do đó ngân hàng có thể sẽ bị mất khách hàng nếu như
không đáp ứng được nhu cầu của họ.
Làm sao để tạo ra sự đặc biệt của sản phẩm, tạo ra nét văn hóa riêng có, tính
đặc trưng của ngân hàng để khách hàng luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm - dịch
vụ đó là điều trăn trở của các lãnh đạo ngân hàng. Câu trả lời cho những nét độc
đáo riêng đó là “thương hiệu ngân hàng”. Khách hàng chỉ chọn sản phẩm – dịch vụ
của ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia đó là nhờ vào thương hiệu với
những khác biệt và tính ưu việt của ngân hàng đó.
Sau một thời gian công tác tại các ngân hàng khác nhau tôi nhận thấy các
ngân hàng chậm phát triển là do chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương
hiệu ngân hàng. Chưa có chính sách đúng đắn và chiến lược để xây dựng và phát
triển thương hiệu. Cụ thể tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM
(HDBank), nơi tôi đang công tác, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên
iii
của cả nước, sau 17 năm hình thành - phát triển vẫn chưa tạo dựng được thương
hiệu và chưa tạo được hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng.
Làm sao để tạo được thương hiệu HDBank? Làm sao tạo ra sự riêng biệt độc
đáo của sản phẩm – dịch vụ và phong cách phục vụ khách hàng? Làm sao để phát
triển tốt trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam đã là thành viên WTO?
Làm sao để không bị sáp nhập, không bị các ngân hàng khác thôn tín? Đó là tầm
nhìn về thương hiệu. Toàn thể từ lãnh đạo đến nhân viên HDBank cần phải nhận
thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu, để từ đó có chính sách, có kế
hoạch, chiến lược đầu tư cho thương hiệu.
Với kinh nghiệm làm việc và có quá trình nghiên cứu về hoạt động Marketing
và thương hiệu, tôi chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng
TMCP Phát Triển Nhà TPHCM – HDBank”. Qua đề tài tôi muốn chia sẽ và
chuyển tải những nghiên cứu về Marketing và thương hiệu đến lãnh đạo HDBank.
Cùng với việc đưa ra các bước thực hiện chi tiết để xây dựng thương hiệu HDBank
nói riêng và cũng có thể áp dụng cho xây dựng – phát triển thương hiệu các ngân
hàng khác.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ hoạt động ngân hàng, hoạt động
Marketing, các công cụ của Marketing, chiến lược phát triển của các ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu tập trung chính là hoạt động của HDBank và mở rộng nghiên
cứu một vài NHTMCP khác để học tập kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh
doanh. Tôi đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu để phân
tích trong đề tài. Tôi cũng áp dụng phương pháp suy luận logic, phương pháp diễn
dịch, quy nạp để thực hiện đề tài.
iv
Đề tài nghiên cứu của tôi có thể làm tài liệu khoa học cho các nghiên cứu
khác về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, về Marketing và thương hiệu. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, các ngân hàng có thể tham khảo trong
việc xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu của riêng doanh
nghiệp. Các lãnh đạo doanh nghiệp, ngân hàng có thể tham khảo biện pháp giải
quyết khủng hoảng trong doanh nghiệp. Đề tài sẽ đáp ứng được việc giải quyết vấn
đề khó khăn tại HDBank trong việc xây dựng, tạo lập, phát triển và bảo vệ thương
hiệu. Điểm nổi bật của luận văn đó là đưa ra các quan điểm về Marketing 5P, đưa
ra các công cụ của Marketing trong quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu.
Đưa ra cách tính lợi nhuận của ngân hàng dựa trên yêu cầu cổ tức của cổ đông.
Xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện và đưa ra các chương trình thực hiện chi
tiết. Bên cạnh đó việc bảo vệ thương hiệu và xử lý khủng hoảng thông tin cũng là
điểm nổi bật khác của luận văn.
Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1 bước đầu tìm hiểu về hoạt
động của ngân hàng, hoạt động Marketing, các công cụ của Marketing, về thương
hiệu của ngân hàng. Chương 2 trình bày đến thực tế hoạt động ngân hàng tại Việt
Nam, phân tích thương hiệu và phân nhóm thương hiệu, nghiên cứu tình hình hoạt
động của HDBank, nghiên cứu lý do hạn chế trong việc tạo lập thương hiệu của
HDBank. Chương 3 thông qua các chiến lược phát triển HDBank, chiến lược
Marketing hỗn hợp, phân tích khách hàng mục tiêu, đưa ra định vị hình ảnh thương
hiệu, từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện chiến lược Marketing để xây dựng, phát
triển và bảo vệ thương hiệu HDBank.
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG,
MARKETING VÀ THƯƠNG HIỆU
1.1. Hoạt động ngân hàng
1.1.1. Định nghĩa
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công
ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể và các cá nhân v.v… bằng việc
nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,… cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho
các đối tượng trên1.
Theo Luật Tổ chức tín dụng2 (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004):
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng
và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Theo đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp năm 1941 “Ngân hàng
thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của
công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng
1 Tín dụng NH, TS. Nguyễn Đăng Dờn, NXB Thống Kê 2000
2 Chương 1, điều 20, Luật các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), QH Khóa XI
2
nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính”3.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian
quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền
nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử
dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội.
Tổng quát lại ta có cái nhìn tổng thể về ngân hàng thương mại như sau:
Trước hết ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, vừa hoạt động theo luật
các tổ chức tín dụng và theo luật doanh nghiệp. Là một đơn vị có hoạt động kinh
doanh bình thường như các loại hình doanh nghiệp khác, bên cạnh đó cũng có các
nghiệp vụ kinh doanh rất đặc biệt. Do đó ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc
biệt. Ngân hàng là một trung gian tín dụng, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu
vốn.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
- Ngân hàng có chức năng làm trung gian tài chính gồm trung gian tín
dụng, trung gian thanh toán.
- Ngân hàng có chức năng tạo tiền, đó là chức năng tạo ra bút tệ làm gia
tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế.
- Ngân hàng có chức năng sản xuất. Ngân hàng tạo ra các sản phẩm huy
động vốn để từ đó phục vụ cho khách hàng gửi tiền. Sử dụng các nguồn
lực từ sản phẩm huy động để tạo ra sản phẩm cho vay, đáp ứng vốn cho
phát triển kinh tế. Sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác để
mang lại sự tiện lợi, an toàn, hiệu quả cho khách hàng.
3 Quản trị Ngân hàng thương mại, TS. Trần Huy Hoàng, NXB Thống Kê 2003
3
1.1.3. Phân loại
- Dựa vào hình thức sở hữu có thể phân loại gồm: NHTM quốc doanh,
NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngòai ,
Chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam.
- Dựa vào chiến lược kinh doanh: Dựa theo tiêu chí chiến lược kinh
doanh, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
o Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng tập trung cung cấp một vài
sản phẩm cho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng
giá trị của từng sản phẩm là rất lớn. Khách hàng của ngân hàng chủ
yếu là các công ty, xí nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế,
các tổng công ty.
o Ngân hàng bán lẽ: ngân hàng loại này chú trọng đến việc đa
dạng hóa các sản phẩm. Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp
ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của từng
sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách hàng rất
lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi
thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc
các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.
o Ngân hàng vừa bán buôn, vừa bán lẽ: Là dạng ngân hàng bao
gồm cả hai hoạt động nêu trên. Ngân hàng nhắm vào tất cả các dạng
khách hàng từ nhỏ đến lớn.
1.2. Hoạt động Marketing
1.2.1. Định nghĩa
Thuật ngữ Marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị hay tiếp cận thị
trường. Tuy nhiên, thuật ngữ bằng tiếng Việt không thể hiện đầy đủ ý nghĩa nên
việc sử dụng nguyên từ gốc “Marketing” trở nên tương đối phổ biến.
4
Theo nghĩa ban đầu, vào những năm 1920, Marketing nhấn mạnh vào khái
niệm mua - bán. Một nhà sản xuất khi làm ra sản phẩm, tất nhiên họ muốn bán
được chúng. Vai trò của Marketing là tính toán như thế nào để bán được sản
phẩm đó và nó còn được xem như một công cụ đại diện cho tiếng nói của khách
hàng. Song cùng với thời gian, người ta đã bổ sung và hoàn thiện khái niệm
Marketing lên một bước cao hơn. Marketing được định nghĩa là “quy trình mà
một sản phẩm, dịch vụ được tạo ra và sau đó được định giá, xúc tiến và phân phối
tới khách hàng”4.
Năm 2004, Hiệp hội Marketing Mỹ đã định nghĩa lại marketing như sau:
“Marketing là một chức năng của tổ chức và chuỗi các quy trình tạo dựng, giao
tiếp và tạo ra các giá trị cho khách hàng cũng như việc quản lý các quan hệ khách
hàng theo những phương thức tạo ra lợi ích cho tổ chức và các bên có quyền lợi
liên quan của tổ chức”5
Bên cạnh đó cũng còn có nhiều cách định nghĩa về Marketing khác nhau.
- Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được
những hàng hóa do công ty sản xuất ra.
- Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng.
- Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
- Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị trường để thỏa mãn nó.
Theo Philip Kotler thì Marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những
gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản
phẩm có giá trị với những người khác.
4 Theo MSN Encarta, từ điển trực tuyến
5 Theo www.pace.edu.vn, Sự đổi mới trong cách nhận định vai trò của Marketing.
5
Khái niệm Marketing của Philip Kotler dựa trên những khái niệm cốt lõi:
nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao
đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, Marketing và những người làm
Marketing.
Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing :
- Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những thứ mà
khách hàng cần (need) và muốn (want) thông qua hoạt động trao đổi
trên thị trường.
- Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán và thỏa
mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận
Như vậy, Marketing phải bao gồm các hoạt động như sau:
+ Product : Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm .
+ Price : Chiến lược gía
+ Place ( Distribution) : Thiết lập kênh phân phối .
+ Promotion : Xúc tiến sản phẩm .
1.2.2. Các công cụ Marketing
Với mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận mong
đợi. Doanh nghiệp sử dụng Marketing cuối cùng cũng là phấn đấu đạt
được điều đó. Vậy sử dụng Marketing là sử dụng như thế nào? Chủ doanh
nghiệp hô hào là áp dụng Marketing và yêu cầu phải đẩy mạnh việc
Marketing là làm những gì? Thực hiện ra sao? Thực hiện như thế nào?
6
Khi nói đến hoạt động của Marketing thì không thể nói suông, không
thể hô hào mà phải bằng các công việc thực tế. Đúng hơn là để thực hiện
Marketing một cách hiệu quả cần phải sử dụng các công cụ của nó. Đó là
Quảng cáo (Advertising), Quan hệ công chúng (Public Relation), Tổ chức
sự kiện (Event), Tài trợ chương trình (Sponsor) và Truyền thông đa
phương tiện (Media)
1.2.2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng6
Quảng cáo là cách cung cấp thông tin cho khách hàng và làm cho họ muốn
mua hàng. Đưa các thông tin quảng cáo lên báo chí, đài phát thanh, áp phích, tờ
rơi, biển hiệu, bảng giá và danh thiếp là các hình thức quảng cáo khác nhau cho
doanh nghiệp và hàng hoá của doanh nghiệp.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng
của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán
hàng theo một cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
1.2.2.2. Quan hệ công chúng (Public Relation - PR)
PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất
quán nhằm xây dựng: Một hình ảnh; Một quan điểm; Một ấn tượng lâu dài; Lòng
tin; Thói quen sử dụng của một nhóm đối tượng nhất định về: Một sản phẩm
(HDBank_ Civic); Một thương hiệu (HDBank); Một Công ty (Ngân hàng TMCP
Phát Triển Nhà TP.HCM); Một chính sách (Học bổng HDBank _ Power by you);
Một nước (Việt Nam); Một cá nhân (Bill Gate); Một vấn đề xã hội khác v.v..
6 Theo từ điển trực tuyến Wikimedia
7
PR là một quá trình thông tin hai chiều. Các chuyên viên PR không chỉ đưa
ra thông tin đến đối tượng của mình mà còn phải lắng nghe và nắm bắt được tâm
lý, ý kiến của cộng đồng, dự đoán được các phản ứng có thể, qua đó tiếp tục xây
dựng chiến lược PR phù hợp.
Công tác PR bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới một nhóm đối tượng
cụ thể và phải tập trung vào một chủ thể nhất định. Một hoạt động PR tốt là hoạt
động khiến đối tượng hiểu và đánh giá đúng một cách tích cực bản chất của chủ
thể của hoạt động đó.
PR chuyên nghiệp hoàn toàn không phải là một hoạt động mị dân vì một
trong những tiêu chuẩn đầu tiên của PR là tiêu chuẩn đạo đức.
Nguyên tắc cơ bản của PR là thông tin đúng đối tượng, đúng chỗ, đúng lúc,
đúng cách bằng phương tiện phù hợp.
1.2.2.3. Tổ chức sự kiện (Event)
Event hiểu đơn giản là tổ chức sự kiện.
Sự kiện ở đây được hiểu là các chương trình khuyến mãi, hội nghị hội thảo,
hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, họp báo, hội thảo khoa học, các cuộc
họp, chương trình ca nhạc, những đợt khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới, công
nghệ mới, các giải thi đấu, lễ hội...
Thường các công ty lớn sẽ cộng tác với những đối tác có uy tín để thuê
dịch vụ tổ chức sự kiện cho mình (Event service), đơn vị tổ chức sự kiện cũng sẽ
phải có kinh nghiệm, nhân sự (Ca sĩ, MC, đạo diễn), có thiết bị hội thảo cho thuê,
có khả năng thông cáo báo chí, xin giấy phép tổ chức sự kiện giúp đối tác
8
Người tổ chức sự kiện là người có nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao,
thường đến sớm trước sự kiện và về muộn hơn sự kiện
Tổ chức sự kiện là việc tạo kết cấu một chương trình tổng thể cho một hoạt
động nào đó. Ví dụ như event ra mắt sản phẩm mới, event tổng kết chương trình
khuyến mãi, event “lễ hội ngàn hoa của Omo”, event “Đêm trắng”, hoặc event
“Chung tay lập kỷ lục Guinness bức tranh vẽ bằng tay lớn nhất thế giới của Cô
gái Hà Lan” v.v…
Event là sự kết hợp nhịp nhàng giữa Bán hàng và Hoạt động tiếp thị, Event
là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách
hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm
nhập thị trường
Event chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá
cho doanh nghiệp. Một chiến lược Marketing tổng thể sẽ phải gồm tất cả các công
cụ (Ad, PR, Event, Sponsor, Media) chứ không chỉ một mình Event.
Event thương mại phải phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Tổ chức thực
hiện một sự kiện thương mại là một hoạt động cực kỳ phức tạp vừa là một cuộc
triển lãm hàng hoá hấp dẫn, thu hút, vừa phải tạo được tinh thần hiếu khách, đồng
thời bảo đảm các yếu tố hậu cần cũng như vô số những công việc lặt vặt khác
1.2.2.4. Tài trợ chương trình (Sponsor)
Tài trợ chương trình đó là việc doanh nghiệp tham gia tài trợ toàn bộ hoặc
một phần chi phí thực hiện cho một chương trình nào đó, có thể là chương trình
ca nhạc, chương trình gameshow, talkshow, hoặc một diễn đàn, hoặc là cuộc thi
v.v…
9
Tài trợ là sự cho, cấp kinh phí để tố chức các chương trình. Bên cạnh đó,
qua việc cấp kinh phí để tổ chức, đơn vị tổ chức sẽ cho nhà tài trợ hưởng những
quyền lợi truyền thông từ chương trình.
1.2.2.5. Truyền thông đa phương tiện (Media)
Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẽ thông tin7.
Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông đại chúng, đó là
một cách truyền những tín hiệu bằng ra-đi-ô, Internet, hay TV tới một đại chúng
("thính giả", "độc giả" hay "khán giả").
Có thể đơn giản hóa truyền thông đa phương tiện (Media) như sau: Media
đó là một hình thức truyền tải thông tin từ doanh nghiệp thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng dưới dạng tin tức thời sự, kinh tế; hoặc dưới dạng tư
vấn tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm v.v… trên các phương tiện TV, Radio, Báo
chí, Internet.
1.3. Marketing ngân hàng
Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cho nên chi phí
hoạt động cũng gia tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Do đó các ngân
hàng đã quan tâm đến hoạt động Marketing để có thể tồn tại trong cuộc cạnh
tranh.
Marketing ngân hàng là một loại hình marketing bao gồm tổng thể các hoạt
động về Sản phẩm; Giá cả; Phân phối; Xúc tiến (hay chiêu thị) và Con người
trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích phát triển ngân hàng.
7 Theo Wikimedia
10
Vì sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công nghệ, tính cạnh tranh khốc
liệt, sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính mà hoạt
động Marketing ngân hàng trở nên rất cần thiết.
Những đặc điểm của Marketing ngân hàng:
- Marketing Ngân Hàng là loại hình Marketing dịch vụ;
- Marketing phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người đặc biệt là phụ
thuộc vào mối quan hệ với khách hàng;
- Marketing ngân hàng gắn liền với hoạt động của các đơn vị phòng ban
trong ngân hàng;
- Marketing phải luôn giải quyết hài hòa hai yếu tố vừa nâng cao hiệu
quả cạnh tranh vừa nâng cao hiệu quả hợp tác;
- Marketing bị chi phối mạnh bởi môi trường pháp lý.
1.4. Lý luận về thương hiệu
1.4.1. Khái niệm về thương hiệu.
Thương hiệu là thuật ngữ đã được nhiều người quan tâm, và nó đã trở
thành vấn đề cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp, của khách hàng và của cả cơ
quan quản lý nhà nước. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam
chưa có thuật ngữ thương hiệu nên chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng trên thực tế
thuật ngữ này có thể được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá (NHHH).
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam: “Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái,
ảnh, hình ảnh – bao gồm cả hình khối - hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể
hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”8.
Tuy nhiên, cũng có một số khái niệm khác nhau về thương hiệu.
8 Điều 72 – Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005
11
Chẳng hạn, thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở
hữu công nghiệp được bảo hộ như NHHH, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên
gọi xuất xứ, hoặc, thương hiệu đơn giản chỉ là một nhãn hiệu hàng hoá đã được
đăng ký và được sự bảo hộ của pháp luật.
Thương hiệu là một thuật ngữ để khẳng định uy tín và sự phát triển lâu dài
của doanh nghiệp. Thương hiệu chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp qua đó
khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu của mình.
Thương hiệu được thể hiện bằng hình tượng hoặc là các dấu hiệu để phân
biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
các doanh nghiệp khác. Các hình tượng thể hiện đó có thể là các chữ cái, con số,
hình vẽ, màu sắc.. hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Tuy nhiên các yếu tố
này phải đảm bảo: dễ nhớ (đơn giản, dễ phát âm), có ý nghĩa (gần gũi, có khả
năng liên tưởng, thể hiện được sự độc đáo về ngôn ngữ, hình họa, màu sắc), dễ
chuyển đổi (dễ dàng tái tạo nhãn hiệu, tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản
phẩm trong cùng loại, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau),
dễ thích nghi (sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khi phát triển ra thị trường nước
ngoài), đáp ứng yêu cầu bảo hộ (có khả năng phân biệt, không trùng tên nhãn
hiệu của người khác). Yếu tố làm cho thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng
chính là chất lượng hàng hoá, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách
hàng và với cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích thiết thực cho người sử dụng
hàng hoá, dịch vụ.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu
của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằ._.m khẳng định chất lượng và
xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản
xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
12
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):
là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng
hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân
hay một tổ chức.
Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt
thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một
thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ,
Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa:
Innova, Camry...
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký
hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế,… hoặc tập hợp của các yếu tố
trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán
hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần :
- Phát âm được : là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính
giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như:
Gateway, PGrand, 3M...), tên sản phẩm (555, Coca Cola), câu khẩu
hiệu (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các
yếu tố phát âm khác.
- Không phát âm được : là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể
cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen
của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-
Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các
yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác
13
1.4.2. Tầm quan trọng của thương hiệu.
1.4.2.1. Đối với khách hàng :
- Với người tiêu dùng thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm
hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà
sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm.
- Thương hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá
đối với quyết định mua sắm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà
một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu cần
vươn tới. Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài
kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm
kiếm, xử lý nhiều thông tin để ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm.
- Thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản
phẩm bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ
phải tìm kiếm mất bao lâu).
- Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể được xem như
một kiểu cam kết hay giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin và sự trung
thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó
thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng
hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị.
- Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hoặc một mẫu
người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét
khác nhau. Vì vậy, thương hiệu có thể xem như là một công cụ biểu
tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân.
- Thương hiệu còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu
những đặc điểm và thuộc tính cuả sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng
sản phẩm như :
14
♦ Rủi ro chức năng : Sản phẩm không được như mong muốn
♦ Rủi ro vật chất : Sản phẩm đe doạ sức khoẻ hoặc thể lực của
người sử dụng hoặc những người khác.
♦ Rủi ro tài chính : Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả.
♦ Rủi ro tâm lý : sản phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của
người sử dụng.
♦ Rủi ro xã hội : sản phẩm không phù hợp với văn hoá, tín ngưỡng
hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội.
♦ Rủi ro thời gian : sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất
chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác.
- Thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống cuả
người tiêu dùng trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
1.4.2.2. Đối với doanh nghiệp:
- Thương hiệu đáp ứng nhu cầu nhận diện để đơn giản hoá việc xử lý
sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho công ty.
- Giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác.
- Bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/hoặc hình thức đặc trưng riêng
có của sản phẩm.
- Lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu cho phép công ty
dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, Tổng công ty tạo nên một
rào cản, gây khó khăn cho các công ty khác muốn xâm nhập thị
trường. Mặc dù các quy trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể
dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những ấn tượng đã ăn sâu trong đầu
người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không thể dễ dàng
sao chép. Vì vậy, thương hiệu có thể được coi như một cách thức để
đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
15
- Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả
năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được
mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững cho chủ sở hữu
thương hiệu.
- Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng.
1.4.3. Sự hình thành giá trị thương hiệu.
Giá trị thương hiệu được hình thành từ 4 thành phần chính đó là: Sự nhận
biết về thương hiệu; Chất lượng được cảm nhận; Lòng trung thành của khách
hàng; và Các liên hệ thương hiệu.
- Sự nhận biết về thương hiệu: Thể hiện một lợi thế có được do sự tồn tại
của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, được đo lường thông qua cách thức mà
khách hàng nhớ về một thương hiệu.
- Chất lượng được cảm nhận: Liên quan đến kết quả tài chính, là một sức
ép chiến lược lớn đối với công việc kinh doanh, được gắn kết và thường chi phối
những khía cạnh liên quan đến việc một thương hiệu được nhận biết như thế nào.
- Lòng trung thành của khách hàng: Với thương hiệu, lòng trung thành của
khách hàng là một yếu tố thường được cân nhắc kỹ lưỡng khi đánh giá giá trị một
thương hiệu chuyển nhượng và có sự tác động rất lớn đối với chi phí Marketing.
Lòng trung thành của khách hàng cho phép tạo ra doanh số và lợi nhuận cao.
Lòng trung thành của khách hàng là rào cản các đối thủ cạnh tranh hữu hiệu, vì
chi phí cho việc lôi kéo khách hàng từ bỏ lòng trung thành với một thương hiệu
nào đó thường vô cùng tốn kém.
- Các liên hệ thương hiệu: Các liên hệ thương hiệu là cách để khách hàng
sử dụng thương hiệu. Các liên hệ thương hiệu mà khách hàng có thể cảm nhận và
đánh giá có thể là các thuộc tính của sản phẩm, hình tượng cá nhân hoặc biểu
tượng cụ thể nào đó. Liên hệ thương hiệu được hình thành và dẫn đường bởi đặc
16
tính của thương hiệu – đó chính là cái mà công ty muốn thương hiệu đại diện
trong tâm trí của khách hàng.
1.4.4. Định vị thương hiệu.
1.4.4.1. Khái niệm định vị thương hiệu
Định vị (positining) là quá trình xây dựng và thông đạt những giá trị đặc
trưng của thương hiệu mình vào tâm trí khách hàng mục tiêu.
1.4.4.2. Cách thức định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc trả lời các câu hỏi sau đây :
− Phân đoạn sản phẩm thị trường nào mà thương hiệu muốn hướng đến?
− Sự khác biệt nổi trội của nó là gì?
Do đó việc định vị cần phải phân tích kỹ lưỡng các câu hỏi sau đây :
− Vì sao khách hàng mua? Hay mua vì cái gì? Lợi ích cụ thể và thuộc tính
nổi trội thể hiện trong thương hiệu là gì?
− Đối tượng mục tiêu của thương hiệu là ai?
− Khách hàng sử dụng sản phẩm khi nào? Khách hàng thường xuyên mua
vào dịp nào và tại sao?
− Đối thủ cạnh tranh là ai?
Qua việc trả lời những câu hỏi này chúng ta có thể:
− Xác định được tập thương hiệu cạnh tranh.
− Xác định được tập thuộc tính của thương hiệu.
− Khách hàng mục tiêu mà thương hiệu hướng đến.
− Khi nào khách hàng sử dụng sản phẩm của mình…
17
1.4.5. Thương hiệu Ngân hàng.
Thương hiệu ngân hàng có thể hiểu đơn giản đó là một cái tên, là ký hiệu
và biểu tượng của một ngân hàng nào đó đã được người chủ ngân hàng đặt ra và
được đông đảo khách hàng biết đến.
Thương hiệu ngân hàng cũng được cấu thành từ hai phần:
- Phần phát âm được (phần đọc được):
o Đó là tên của ngân hàng được khách hàng nghe quen ví dụ:
Vietcombank, ACB, Sacombank, Citibank, HSBC, v.v….
o Đó là câu khẩu hiệu như: HDBank có “Ngân hàng của bạn –
Ngôi nhà của bạn”, HSBC có “Ngân hàng tòan cầu am hiểu địa
phương”, ACB có “Ngân hàng của mọi nhà”, Ngân hàng
Phương Đông có “Cùng bạn thực hiện ước mơ”, VPBank có
“Cuộc sống mới”, Habubank có“Giá trị tích lũy niềm tin” v.v…,
o Đó cũng có thể đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm
được khác.
- Phần không phát âm được : Là những phần cấu thành nên điểm khác biệt
của Ngân hàng, đó là:
o Biểu tượng (Logo) của Ngân hàng mà những yếu tố này không
đọc được, nó chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác.
o Màu sắc
o Kiểu dáng thiết kế
o Và các yếu tố nhận biết khác.
Ví dụ các logo của các Ngân hàng trong nước và quốc tế:
18
19
1.5. Kết luận chương 1
Hoạt động ngân hàng rất rộng lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của nền kinh tế. Ngân hàng ở một góc độ nào đó cũng là một doanh nghiệp
hoạt động theo điều lệ và pháp luật. Với mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi ích
cho cổ đông và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, các nhà quản trị ngân
hàng cũng phải nghiên cứu đến các hoạt động Marketing, cũng phải xây dựng và
phát triển thương hiệu của ngân hàng.
Xây dựng thương hiệu ngân hàng chính là tạo dựng hình ảnh ngân hàng tốt
về các sản phẩm, dịch vụ trong suy nghĩ của khách hàng. Gắn thương hiệu ngân
hàng cho từng loại sản phẩm của ngân hàng (Sản phẩm tín dụng, huy động, thanh
toán quốc tế, và các sản phẩm khác), gắn thương hiệu đến hình ảnh của ngân hàng
để từ đó thương hiệu đi vào tâm trí của khách hàng. Những nhà quản trị ngân
hàng khi hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng, hoặc chiến lược của
một sản phẩm nào đó cần gắn với việc xây dựng thương hiệu ngân hàng.
20
Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp nói chung và của
ngân hàng nói riêng. Khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì
chính nó đã trở thành một thứ tài sản vô giá. Ngân hàng có quyền sử dụng, quảng
bá và khai thác mọi lợi ích gia tăng từ thương hiệu của mình như: mua bán,
chuyển nhượng...Việc sở hữu hợp pháp một thương hiệu cho phép ngân hàng
được độc quyền kinh doanh hoặc khai thác những lợi ích do thương hiệu mang
lại. Thương hiệu chỉ có hiệu lực bảo hộ ở những quốc gia mà thương hiệu được
chấp nhận đăng ký nên để được bảo hộ ở các quốc gia khác nhau, chủ thương
hiệu phải nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu ở các nước hay vùng lãnh thổ đó hoặc
trên toàn thế giới.
Song song với việc xây dựng, hiểu rõ vai trò của thương hiệu đối với ngân
hàng nhưng làm thế nào thương hiệu đó thu hút nhiều nhất sự quan tâm của khách
hàng, của thị trường thì các nhà quản trị ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ
của Marketing (hoặc các hoạt động Marketing) để xây dựng, phát triển và khai
thác lợi ích từ thương hiệu mang lại.
21
Chương 2 - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VÀ THƯƠNG HIỆU HDBANK
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam.
2.1.1. Sơ lược về hệ thống NHVN
Tháng 03/1988 Nghị định 53/HĐBT được ban hành với định hướng cơ bản
chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh, hình thành ngân hàng
ở dạng sơ khai của ngân hàng 2 cấp, đem lại những nội dung và hình thức mới
trong huy động và cho vay vốn. Đây là một sự thay đổi lớn trong cơ chế hoạt
động, góp phần khắc phục tình trạng rối loạn và lạm phát trầm trọng kéo dài.
Tháng 05/1990 Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín
dụng và Công ty tài chính được ban hành và có hiệu lực thi hành từ tháng
10/1990 đã mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và là một đột phá
mở đầu cho quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế.
Tháng 12/1997 Quốc hội thông qua Luật NHNN (Luật số 01/1997/QH10)
và Luật các TCTD (Luật số 02/1997/QH10) nhằm thay thế và khắc phục những
hạn chế của 2 Pháp lệnh trên. Vai trò của NHNN đã được tăng cường nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước và đảm nhiệm vai trò ngân hàng của các ngân
hàng. Các TCTD cũng có môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển cả về số
lượng và chất lượng cũng như đa dạng hóa loại hình tổ chức, hướng hoạt động tín
dụng sang phương thức kinh doanh. Đây là bước ngoặt quan trọng, tạo bước
chuẩn pháp lý cơ bản cho hoạt động ngân hàng phù hợp với tiến trình đổi mới,
phát triển kinh tế ở nước ta và từng bước Hội nhập Quốc tế trong lĩnh vực ngân
hàng.
22
2.1.2. Hệ thống NHVN hiện nay
Luật các TCTD đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
các TCTD ngày 15 tháng 6 năm 2004 (Số 20/2004/QH11). Luật TCTD được sửa
đổi là hành lang pháp lý chuẩn cho các Ngân hàng và TCTD hoạt động theo pháp
luật và thông lệ quốc tế.
Hệ thống NHTM Việt Nam phát triển rất đa dạng về hình thức, quy mô
cũng được mở rộng. (Chi tiết xem phụ lục “BẢNG 2.1 – HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY TÀI
CHÍNH”)
Thị phần của hệ thống ngân hàng: qua các báo cáo tài chính và nghiên cứu
tổng hợp từ báo cáo của NHNN, thị phần của các ngân hàng như sau:
• Các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần
• Các ngân hàng TMCP chiếm 25% thị phần
• Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và công ty tài
chính chiếm 5% thị phần.
2.2. Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam
Có thể nói, trong thời gian qua thương hiệu của ngành ngân hàng nói
chung so với các ngành nghề khác tại Việt Nam đã được tăng lên đáng kể.
Thương hiệu của Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng
được thể hiện rõ bằng việc phân chia giá trị cổ phiếu trên thị trường. Để dễ
dàng phân tích và đánh giá giá trị của thương hiệu, tác giả xin phân ra hai
nhóm đó là nhóm Ngân hàng thương mại Quốc doanh và nhóm Ngân hàng
thương mại cổ phần.
23
2.2.1. Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh
Gồm có các ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam; Ngân hàng Công Thương Việt Nam; Ngân hàng Ngọai
Thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam; Ngân
hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cữu Long. Đa số các ngân hàng này
đều có quy mô lớn, được thành lập từ rất lâu và gắn liền với sự phát triển
của đất nước, qua đó thương hiệu của các ngân hàng này đều rất cao. Các
ngân hàng này là đại biểu cho khoảng 70% thị phần của hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Các ngân hàng này đều được chính phủ và Ngân hàng nhà
nước ưu đãi trong hoạt động. Được các tập đoàn kinh tế trong nước và
ngoài nước sử dụng các dịch vụ. Cho nên các ngân hàng này đã có thương
hiệu lớn cả trong nước và quốc tế. Có thể nói Vietcombank là thương hiệu
“số một” ở Việt nam trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
2.2.2. Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
Để xác định thương hiệu mạnh – yếu, xin đưa ra các tiêu chí để đánh giá:
– Năng lực tài chính: Vốn điều lệ, lợi nhuận, tổng tài sản và các chỉ số tài
chính khác;
– Mạng lưới chi nhánh;
– Sản phẩm của ngân hàng;
– Công nghệ ngân hàng;
– Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng;
– Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng;
– Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan);
– Hình ảnh ngân hàng: Trụ sở chính, các Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao
dịch, điểm giao dịch v.v…;
– Tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng.
24
Từ đó có thể phân chia các ngân hàng thương mại cổ phần làm các cấp độ
thương hiệu như sau:
2.2.2.1. Nhóm thương hiệu mạnh
Dựa vào các chỉ tiêu đưa ra, bên cạnh việc nghiên cứu và phân tích về
hoạt động của các ngân hàng, nhóm thương hiệu mạnh là các ngân hàng:
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Sòn Thương Tín
(Sacombank), Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB), Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Eximbank).
Nhóm ngân hàng này đã có quá trình đầu tư, xây dựng thương hiệu của
mình. Với sự nổ lực và vươn lên không ngừng, các ngân hàng trong nhóm
đã đạt được:
– Về tài chính: trong các năm từ 2003 đến nay, Nhóm này luôn có số vốn
điều lệ cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Tổng tài sản;
Tổng vốn huy động; Tổng dư nợ cho vay; Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
luôn ở top cao. Nhóm này tuy chỉ có 5 đơn vị nhưng đã chiếm gần 50% về
Vốn điểu lệ, tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận của
toàn bộ các ngân hàng thương mại cổ phần.
– Mạng lưới chi nhánh: Nhóm này đã phát triển mạng lưới chi nhánh rất
nhanh và rộng khắp. Mạng lưới chi nhánh đã phủ khắp các vùng kinh tế
trọng yếu của cả nước.
– Sản phẩm của ngân hàng: nhóm này có nhiều sản phẩm vừa truyền thống
và hiện đại. Các sản phẩm đó đã đáp được nhu cầu của khách hàng về huy
động, cho vay và các dịch vụ thanh toán quốc tế;
– Về công nghệ, các ngân hàng này đã mạnh dạn đi đầu trong việc áp dụng
công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động. Sự đầu tư công nghệ cũng
25
nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động lớn, tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng cho
khách hàng.
– Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng: Khi không tính
sự ảnh hưởng của các NHTM quốc doanh, nhóm này đã tạo được tiếng
vang lớn trong lòng khách hàng.
– Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến nhóm này cao;
– Biểu tượng (Logo) và khẩu hiệu (slogan): Các ngân hàng này đã có quá
trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tốt. Các biểu tượng và khẩu
hiệu đã dần được khách hàng nhớ đến.
– Hình ảnh về ngân hàng, nhóm này có các văn phòng, trụ sở rất khang
trang, nằm tại những vị trí thuận tiện cho giao dịch khách hàng. Hệ thống
bảng hiệu, biển hiệu và hướng dẫn, tiếp đón khách hàng từ lúc ở ngoài
ngân hàng cũng như trong ngân hàng rất dễ dàng nhận biết.
– Về tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng, các ngân hàng nhóm
này đã có các quy định, quy chế nhân viên trong việc phục vụ khách hàng.
Đào tạo nhân viên qua các lớp học, qua các khóa đào tạo ngắn hạn về
phong cách ứng xử và phục vụ khách hàng, làm cho khách hàng luôn cảm
nhận được sự chuyên nghiệp và thân thiện của nhân viên. Khách hàng gắn
bó với ngân hàng.
Logo của các ngân hàng đó là:
26
2.2.2.2. Nhóm thương hiệu trung bình
Các Ngân hàng thuộc nhóm này cũng đã bắt đầu tạo dựng thương hiệu
và phát triển sản phẩm. Đa số các ngân hàng này đều đặt mục tiêu là Top
10 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam. Các ngân hàng có thể liệt kê vào nhóm
này là: Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB), Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc
Doanh (VPBank), Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank), Ngân
hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng TMCP Phương Đông
(OCB), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài gòn
Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Các ngân hàng nhóm này đã có một số tiêu chí ngang bằng với một số
ngân hàng nhóm trên, nhưng cũng có những tiêu chí còn hạn chế.
– Về năng lực tài chính: Tính đến 31/12/2006, Nhóm này có vốn điều lệ
trung bình khoảng 700 tỷ đồng, có lợi nhuận khoảng 150 tỷ đồng, tổng tài
sản đều trên 5.000 tỷ đồng.
– Về phát triển mạng lưới chi nhánh, nhóm này có tốc độ mở rộng mạng lưới
nhanh nhất trong hệ thống ngân hàng. Bình quân trong nhóm, mỗi ngân
hàng có khoảng 60 địa điểm giao dịch.
– Về sản phẩm của ngân hàng: nhóm này có các sản phẩm ngân hàng truyền
thống, phục vụ được nhu cầu tiền gửi, tiền vay và dịch vụ cho khách hàng;
– Về công nghệ ngân hàng, đa số các ngân hàng này đã có sự đầu tư cao cho
công nghệ. Hệ thống ngân hàng lõi (Core-banking) đã được các ngân hàng
này mua ở nước ngoài và đang trong thời gian triển khai thực hiện;
– Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng: Các ngân hàng
này đang dần khuếch trương quảng bá thương hiệu ngân hàng. Khách hàng
và công chúng có sự nhận biết tương đối rõ ràng về các ngân hàng này;
27
– Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng: tuy mức độ dễ dàng nhận
biết đến nhóm ngân hàng này chưa cao nhưng với tốc độ tăng cường quảng
bá hình ảnh của ngân hàng, trong thời gian tới các ngân hàng này sẽ rất dễ
nhận biết;
– Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan): Nhóm này có biểu tượng và khẩu
hiệu riêng biệt của từng đơn vị, nhưng biểu tượng và khẩu hiệu vẫn chưa đi
vào khách hàng, vào công chúng;
– Hình ảnh văn phòng của nhóm này đẹp và khang trang;
– Sự phục vụ khách hàng của nhân viên nhóm này rất tốt. Nhân viên của
nhóm hiểu rõ vai trò của cá nhân trong việc xây dựng thương hiệu ngân
hàng.
Cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nhóm ngân hàng này đã hiểu rõ
vai trò của thương hiệu và nguy cơ bị thôn tín từ các tổ chức tài chính bên
ngoài. Cho nên các ngân hàng này đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới, đầu tư
cho công nghệ và đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu. Trong nhóm có
những ngân hàng trước năm 2004 đang bị ngân hàng nhà nước đưa vào diện
kiểm soát đặc biệt nhưng hiện nay đã trở thành những ngân hàng hàng đầu
Việt Nam.
Logo của các ngân hàng này:
28
2.2.2.3. Thương hiệu yếu và khó nhận biết:
Nhóm này bao gồm tất cả các ngân hàng còn lại. Nhóm này tuy chiếm
số lượng lớn nhất, nhưng các chỉ tiêu tài chính chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp
trong các NHTMCP. Cụ thể về Tổng tài sản nhóm này chỉ chiếm dưới
15%, Vốn huy động chỉ chiếm 14%, Dư nợ cho vay khoảng 14%, Lợi
nhuận trước thuế 12% so với toàn bộ các Ngân hàng TMCP. Bên cạnh đó,
các chỉ tiêu khác cũng thấp và hạn chế, cụ thể:
– Về năng lực tài chính so với các nhóm khác là rất thấp.
– Tuy là nhóm có nhiều ngân hàng nhất, nhưng mạng lưới chi nhánh lại thấp
nhất so với các nhóm khác. Chưa được 20% trên tổng số các địa điểm giao
dịch của toàn bộ ngân hàng TMCP.
– Về sản phẩm ngân hàng: sản phẩm của nhóm này rất ít, chủ yếu là các sản
phẩm truyền thống về tín dụng và huy động.
– Công nghệ ngân hàng: một số ngân hàng trong nhóm cũng đã đầu tư cho
công nghệ, nhưng nhìn chung, các ngân hàng này vẫn chưa có sự đầu tư
cho công nghệ;
– Tiếng tăm ngân hàng trong công chúng, trong khách hàng còn ít;
– Mức độ dễ dàng nhớ và nhận biết đến ngân hàng kém, có sự nhầm lẫn
trong tên gọi của các ngân hàng;
– Biểu tượng (Logo), khẩu hiệu (slogan): Các biểu tượng của các ngân hàng
nhóm này rất đơn điệu, chưa có tính chuyên nghiệp và làm cho khách hàng
khó nhận biết;
– Về hình ảnh ngân hàng của nhóm: hình ảnh của Trụ sở chính, các chi
nhánh, phòng giao dịch v.v… cũng giống như các nhóm khác. Hình ảnh
thể hiện sự an tâm cho khách đến giao dịch.
– Tác phong nhân viên và sự phục vụ khách hàng: Một số ngân hàng có đội
ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp và tận tình giúp đỡ khách hàng.
29
Bảng 2.2 - Tổng hợp tình hình tài chính các NHTMCP9 (tính đến 31/12/06)
STT Tên ngân hàng VĐL Tổng TS Vốn huy
động
Tổng
cho vay LNTT
1 ACB 1,100 44,875 33,618 16,709 659
2 Sacombank 2,089 24,855 17,658 14,539 543
3 Techcombank 1,500 18,324 13,141 10,207 359
4 Eximbank 1,212 17,326 9,566 8,696 356
5 EAB 880 12,077 9,488 7,987 200
6 VIB 1,000 16,552 9,816 8,966 200
7 Quân Đội 1,045 13,529 11,949 6,195 253
8 VPBank 750 10,222 5,678 5,006 157
9 SG Côngthương 689 6,240 3,948 4,852 163
10 Hahubank 1,000 11,750 4,836 6,025 213
11 OCB 567 6,441 2,509 4,660 142
12 Southernbank 1,290 9,134 5,366 5,654 141
13 SCB 600 10,973 3,575 8,207 154
14 HDBank 500 4,014 1,998 2,678 94
15 Việt Á 500 4,181 2,529 2,730 71
16 Nam Á 550 3,884 1,895 2,047 0
17 Gia định 210 784 332 521 19
18 Đệ Nhất 300 749 425 526 32
19 An Bình 1,131 3,161 1,551 1,131 90
20 Pacificbank 189 792 314 423 1
21 Seabank 500 10,201 3,512 3,354 98
22 Kiên Long 292 827 493 602 25
23 SHB (Nhơn Ái) 500 1,322 368 493 10
24 Bắc Á 400 7223 1486 2768 81
Tổng cộng 18.794 239.436 146.051 124.976 4.061
Nguồn: Tập hợp từ báo cáo tài chính năm 2006 của tác giả.
9 Số liệu chi tiết từ năm 2003-2006 xem phụ lục đính kèm.
30
Như vậy, trong các ngân hàng TMCP chỉ có được 5 ngân hàng là có uy tín
và chiếm thị phần cao, chiếm đến 55% lợi nhuận của toàn bộ các ngân hàng
TMCP. Các ngân hàng này đã nhận biết được tầm quan trọng của thương hiệu
đến sự phát triển ngân hàng. Các sản phẩm đều hiện đại và nhắm vào đúng đối
tượng khách hàng. Bên cạnh đó, 8 ngân hàng ở nhóm trung bình cũng đã và đang
và sẽ mạnh dạn đầu tư để xây dựng thương hiệu. Với mục tiêu nằm trong Top 10
ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
Trên đây chỉ là sự phân chia các nhóm thương hiệu mạnh – yếu ở nhóm
các ngân hàng TMCP. Các ngân hàng tuy được xếp là thương hiệu mạnh nhưng
mới chỉ là so sánh với các ngân hàng trong nuớc. Đã bước vào sân chơi WTO khi
đó các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với các tên tuổi lớn như Citibank
(hạng 1), HSBC (hạng 2), ANZ (hạng 43)10, v.v.. với sự lớn mạnh về sản phẩm và
cung cấp dịch vụ tiện ích sẽ được thay thế dần những thương hiệu lớn của VCB,
ACB, Eximank, Sacombank, Techcombank, EAB v.v…
Do đó xây dựng, phát triển thương hiệu cùng với mở rộng phát triển chi
nhánh, đẩy mạnh công nghệ hiện đại, xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm mới,
nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng, là những việc mà các ngân hàng cần phải làm
ngay nếu không muốn bị thôn tính.
2.3. Tình hình hoạt động, kinh doanh của HDBank
2.3.1. Tổng quan về HDBank
2.3.1.1. Lịch sử hình thành – phát triển HDBank.
Tháng 02/ 1989, HDBank được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ – UB
ngày 11/02/1989 của UBND TP.HCM, hoạt động theo Điều lệ HDBank (đã được
10 Theo Global 100 Most Valuable Banking Brands - 2006
31
Tổng giám đốc NHNN chuẩn y theo Quyết định số 09/NH – QĐ ngày
21/01/1989).
Với chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng, khép kín trong lĩnh
vực nhà ở; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ
chương trình phát triển nhà và chỉnh trang đô thị; kinh doanh tiền tệ - tín dụng
thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ nhà; tư vấn cho UBND
TP.HCM về kế hoạch phát triển nhà chỉnh trang đô thị, HDBank luôn hướng tới
mục tiêu là phát triển nhà ở và, chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP.HCM
văn minh hiện đại.
Ngày 04/01/1990, Ngân Hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM (HDBank)
chính thức khai trương hoạt động, trở thành một trong những Ngân Hàng TMCP
đầu tiên của TP.HCM trong lĩnh vực nhà ở. Sau hơn 16 năm hình thành và phát
triển, tính đến 31/12/2006, HDBank đã đạt được những kết quả như sau:
• Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng
• Tổng Tài sản : 4.000 tỷ đồng
• Huy động vốn: 2.308 tỷ đồng
• Dư nợ cho vay: 2.678 tỷ
• Mạng lưới chi nhánh : 10
• Nhân sự: 300 người
2.3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của HDBank được thể hiện chi tiết bằng sơ đồ sau:
32
Sơ đồ tổ chức HDBank
33
¾ Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
ngân hàng và tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ
đông đều có quyền tham dự.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của ngân hàng, có toàn
quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan
đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những trường hợp
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân
hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ
thống kiểm tra và kiểm tóan nội bộ của ngân hàng.
¾ Tổng giám đốc
Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của
Ngân hàng.
¾ Các phòng ban trụ sở chính
(1) Phòng Kinh Doanh.
Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng: Cho
vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn, các nghiệp vụ bảo lãnh,
Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có,... Là trung tâm
thông tin tín dụng cho toàn hệ thống. Phòng kinh doanh tham mưu,
chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc.
Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các
qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
34
(2) Phòng Tài Chính & Kế Toán
Có chức năng tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch
toán kế toán toàn hệ thống. Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài
chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Thực hiện
hạch toán kế toán tổng hợp. Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số
liệu kế toán theo quy định.
(3) Phòng Thanh Toán & Ngân Quỹ
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến
nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền
giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng và nghiệp vụ
ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước
(4) Phòng Kế Hoạch & Phát Triển
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc: Xây dựng và đề ra
các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh trong
từng giai đoạn cụ thể; Phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức
mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh
của Ngân hàng. Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các
Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện một chính sách kinh
doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
(5) Phòng Thanh Toán Quốc Tế
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện các dịch vụ
bảo lãnh, chuyển tiền quốc tế.
35
(6) Phòng Kiểm Tra Kiểm Toán Nội Bộ
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các
quy trình, quy chế nghiệp vụ của Ngân hàng. Kiểm tra nghiệp vụ
Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của
Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
(7) Phòng Dịch vụ Địa ốc
Tham mưu cho Ban điều hành định giá bất động sản. Tổ chức
thực hiện các dịch vụ địa ốc phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng
như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tư vấn, hỗ trợ các Chi
nhánh về nghiệp vụ địa ốc khi có yêu cầu. Tiếp xúc và làm việc với
các đối tác để tiến đến ký các hợp đồng môi giới, dịch vụ đồng thời
triển khai các hợp đồng này trong toàn hệ thống để thực hiện.
._. qui
mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận.
ACB - 7 -
2.2. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH.
Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của
NHNN gồm các nội dung cơ bản:
- Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy
cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và
chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Xóa bỏ
phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao
cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tài
chính ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của
các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống.
- Cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống các TCTD Việt Nam theo
hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có
qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống
các TCTD hiện đại đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực Châu Á, áp
dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới.
- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và
nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các
NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định KT-XH và an toàn hệ
thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng đầu thế
giới mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam.
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành ngân hàng đến năm 2010 như sau:
- Tốc độ tăng huy động vốn: 18-20%/năm
- Tốc độ tăng tín dụng: 18-20%/năm
- Tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn: 33-35% (trong tổng nguồn vốn huy động)
- Tỷ lệ nợ xấu: 5-7% (so tổng dư nợ)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 8%
2.3. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA ACB.
ĐVT: triệu đồng (tính tròn).
Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006
Quy mô vốn
VĐL 481.138 948.316 1.100.046
TTS có 15.419.534 24.272.864 38.177.588
Tỷ lệ an toàn vốn 8,09% 11,98% 8,92%
Kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn huy động 14.353.766 22.341.236 31.670.517
ACB - 8 -
Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006
Dư nợ cho vay 6.759.675 9.563.198 14.464.327
Nợ quá hạn (1) 48.660 37.494 74.027
Nợ khó đòi (1) (2004)/ Nợ xấu (2005,2006) 10.140 27.939 26.340
Hệ số sử dụng vốn
- Tỷ lệ LN sau thuế/VĐL bình quân 47,31% 41,86% 36,06%
- Tỷ lệ LN sau thuế/TTS bình quân 1,60% 1,50% 1,18%
- Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn/tổng số dư bảo lãnh - - -
- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0,72% 0,39% 0,51%
- Tỷ lệ nợ khó đòi/ Tổng dư nợ (%) 0,15% 0,29% 0,18%
Khả năng thanh khoản
- Khả năng thanh toán ngay (2) 441% 601% 399,25%
- Khả năng thanh toán chung (2) 75% 91,20% 93,85%
Nguồn: ACB.
(1) Ghi chú:
Nợ quá hạn và nợ xấu (năm 2004): theo Quyết định số 292/QĐ-NHNN.
Nợ quá hạn (năm 2005 và 2006): theo Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc
sửa đổi bổ sung Khoản 6 Điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với
khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước.
Nợ khó đòi (nợ xấu) (năm 2005 và 2006): là tổng dư nợ thuộc các nhóm từ nhóm 3 đến 5 theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
Nợ quá hạn = nợ cần chú ý + nợ dưới tiêu chuẩn + nợ nghi ngờ + nợ có khả năng mất vốn.
Nợ khó đòi = nợ dưới tiêu chuẩn + nợ nghi ngờ + nợ có khả năng mất vốn.
Số liệu dư nợ năm 2005-2006 cụ thể như sau: (ĐVT: triệu đồng).
Khoản mục Năm 2005 30/9/2006
Nợ đủ tiêu chuẩn 9.407.406 14.239.498
Nợ cần chú ý 127.853 198.489
Nợ dưới tiêu chuẩn 3.458 8.730
Nợ nghi ngờ 4.020 6.948
Nợ có khả năng mất vốn 20.461 10.662
Tổng 9.563.198 14.464.327
(Từ tháng 6/2005, ACB đã tiến hành phân loại danh mục cho vay của mình theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN).
Tài sản có có thể thanh toán ngay (01 ngày) (2) Khả năng thanh toán ngay =
tài sản nợ đến hạn thanh toán ngay (01 ngày)
Tổng tài sản có có thể thanh toán (2) Khả năng thanh toán chung =
Tổng nợ phải thanh toán
ACB - 9 -
3. KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN.
3.1. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức từ năm 2007 đến năm 2011.
ĐVT: tỷ đồng
2006 2007 2008 2009 2010 2011
CHỈ TIÊU
Giá trị
%
tăng Giá trị
%
tăng Giá trị
%
tăng Giá trị
%
tăng Giá trị
%
tăng Giá trị
%
tăng
Tổng tài sản (TTS) 42.500 75,1 60.000 50,0 87.000 45,0 123.600 42,0 170.500 38,0 221.650 30,0
Dư nợ cho vay 16.000 67,3 24.000 50,0 34.800 45,0 49.400 42,0 68.100 38,0 88.500 30,0
Vốn điều lệ (VĐL) 1.100 16,0 2.536 130,5 3.421 34,9 4.552 33,0 5.739 26,1 7.546 31,5
Lợi nhuận trước thuế 661 68,8 1.205 73,6 1.513 25,5 1.891 25,0 2.454 29,8 3.344 36,2
Lợi nhuận sau thuế 491 64,1 1.037 107,0 1.301 26,0 1.361 4,6 1.767 29,8 2.407 36,2
CÁC CHỈ SỐ
Lợi nhuận sau thuế/
TTS bình quân 1,5% 2,1% 1,8% 1,3% 1,2% 1,2%
Lợi nhuận sau thuế/
VĐL bình quân 47,9% 57,0% 43,7% 34,2% 34,3% 36,2%
Tỉ lệ cổ tức 38,0% 40,9% 38,0% 29,9% 30,8% 31,9%
Nguồn: ACB
Ghi chú:
Tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo quy định của NHNNVN là 0,30% trong năm 2006, 0,45% trong
năm 2007, 0,60% trong năm 2008 và 0,75% trong năm 2009.
Dự kiến ACB sẽ đăng ký giao dịch trong năm 2006 nên ACB sẽ được hưởng ưu đãi thuế (giảm thuế
TNDN 50%) trong hai năm 2007 và 2008.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ của ACB từ năm 2006-2011 dự kiến từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu
thành cổ phiếu và từ lợi nhuận giữ lại qua các năm.
Các chỉ tiêu kế hoạch nêu trên đã được HĐQT ACB thông qua từ Đề án phát hành trái
phiếu chuyển đổi.
Trang 1 cua 6
Phụ lục: Danh sách hệ thống các TCTD
BẢNG 2.1 – HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY TÀI CHÍNH
STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ ĐKKD NGÀY
ĐĂNG
KÝ
ĐƠN
VỊ
CẤP
VỐN ĐL
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 78-80 Cách Mạng Tháng 8, Q. 3, TP
HCM
0031/NHGP 4/15/1993 NHNN 1131 tỷ VNĐ
2 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 442 Ng Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM 0032/NHGP 4/24/1993 NHNN 1.100 tỷ VNĐ
3 NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á 117 Quang Trung, TP. Vinh 0052/NHGP 9/1/1994 NHNN 400 tỷ VNĐ
4 NGÂN HÀNG TMCP XUÂT
NHẬP KHẨU VN
7 Lê Thị Hồng Gấm. Q1. TPHCM 0011/NHGP 4/6/1992 NHNN 1.870 tỷ VNĐ
5 NGÂN HÀNG TMCP GIA ĐỊNH 135 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.PN,
TPHCM
0025/NHGP 8/22/1992 NHNN 210 tỷ VNĐ
6 NGÂN HÀNG TMCP ĐỆ NHẤT 715 Trần Hưng Đạo, Q. 5, TP HCM 0033/NHGP 4/27/1992 NHNN 300 tỷ VNĐ
7 NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 44 Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, Hà
Nội
0001/NHGP 6/8/1991 NHNN 700 tỷ VNĐ
8 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THƯƠNG TÍN
35 Trần Hưng Đạo, TX Sóc Trăng,
Tỉnh Sóc Trăng
2399/QĐ-
NHNN
12/15/2006 NHNN 200 tỷ VNĐ
9 NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐBSLC
9 Võ Văn Tần - Quận 3 - TP.HCM 769/TTg 9/18/1997 TTgCP 700 tỷ VNĐ
10 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI VIỆT NAM
68 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP Hà
Nội
131/2002/QĐ-
TTg
10/4/2002 TTgCP 5.000 tỷ VNĐ
11 NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG
199 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải
Dương
0048/NH-GP 12/30/1993 NHNN 1.000 tỷ VNĐ
12 NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX
132-134 Nguyễn Huệ, TX Cao Lãnh-
Đồng Tháp
0045/NH-GP 11/13/1993 NHNN 200 tỷ VNĐ
13 NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT 39-43 Bến Chương Dương, Q1 0057/NH-GP 9/18/1995 NHNN 500 tỷ VNĐ
Trang 2 cua 6
14 NGÂN HÀNG TMCP KỸ
THƯƠNG
70-72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nôi 0040/NHGP 8/6/1993 NHNN 1,500 tỷ VNĐ
15 NGÂN HÀNG TMCP NAM Á 97 bis Hàm Nghi, Q1, TPHCM 0026/NHGP 8/22/1992 NHNN 550 tỷ VNĐ
16 NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ
NỘI
B7 Giảng Võ. Q Ba Đình. Hà Nội 0020/NHGP 6/6/1992 NHNN 1.260 tỷ VNĐ
17 NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á 130 Phan Đăng Lưu. Q PN TPHCM 0009/NHGP 3/27/1992 NHNN 880 tỷ VNĐ
18 NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
NAM
279 Lý Thường Kiệt. Q11. TP HCM 0030/NHGP 3/17/1993 NHNN 1.290 tỷ VNĐ
19 NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐÔNG
45 Lê Duẩn. Q1. TP HCM 0061/NHGP 4/13/1996 NHNN 750 tỷ VNĐ
20 NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 03 Liễu Giai. Q Ba Đình. Hà Nội 0054/NHGP 9/14/1994 NHNN 1.045 tỷ VNĐ
21 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 193, 203 Trần Hưng Đạo, Q1 TPHCM 0018/NHGP 6/6/1992 NHNN 1.200 tỷ VNĐ
22 NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ 64-68 Lý Thường Kiệt. Hà Nội 0060/NHGP 1/25/1996 NHNN 1.000 tỷ VNĐ
23 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
CÔNG THƯƠNG
2C Phó Đức Chính,Q1. TPHCM 0034/NHGP 5/4/1993 NHNN 689 tỷ VNĐ
24 NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG
NAM Á
16 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 0051/NHGP 3/25/1994 NHNN 1.000 tỷ VNĐ
25 NGÂN HÀNG TMCP NÔNG
THÔN RẠCH KIẾN
Xã Long Hoà-Huyện Cần Đước-Tỷnh
Long An
0047/NH-GP 12/29/1993 NHNN 203 tỷ VNĐ
26 NGÂN HÀNG TMCP NÔNG
THÔN MỸ XUYÊN
248,Trần Hưng Đạo-P.Mỹ Xuyên-TX
Long Xuyên- Tỷnh An Giang
0022/NH-GP 9/12/1992 NHNN 500 tỷ VNĐ
27 NGÂN HÀNG TMCP NÔNG
THÔN ĐẠI Á
11/82 KP12 P.Hố Nai 1, TP.Biên Hòa,
Đồng Nai
0036/NH-GP 9/23/1993 NHNN 500 tỷ VNĐ
28 NGÂN HÀNG TMCP NÔNG
THÔN MIỀN TÂY
127 LÝ TỰ TRỌNG, Q.NINH KIỀU,
TP. CẦN THƠ
0016/NH-GP 4/6/1992 NHNN 200 tỷ VNĐ
29 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT HOA 60-62 AN DƯƠNG VƯƠNG, TP
HCM
0027/NHGP 8/15/1992 NHNN 72 tỷ VNĐ
30 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
108 Trần Hưng Đạo - Hà Nội 285 /QĐ-NH5 9/21/1996 NHNN 2.940 tỷ VNĐ
31 NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 198 Trần Quang Khải - Hà Nội 286 /QĐ-NH5 9/21/1996 NHNN 3.428 tỷ VNĐ
Trang 3 cua 6
VIỆT NAM
32 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM
Toà nhà Wincom 191 Bà Triệu - Hà
Nội
287 /QĐ-NH5 9/21/1996 NHNN 3.746 tỷ VNĐ
33 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP &
PTNT VIỆT NAM
2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội 280 /QĐ-NH5 10/15/1996 NHNN 5.190 tỷ VNĐ
34 NGÂN HÀNG TMCP THÁI BÌNH
DƯƠNG
340 Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình,
TPHCM
0028/NHGP 8/22/1993 NHNN 189 tỷ VNĐ
35 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa Q3.TPHCM 0006/NHGP 12/5/1991 NHNN 2.089 tỷ VNĐ
36 NGÂN HÀNG TMCP CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH
8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 0042/NHGP 8/12/1993 NHNN 750 tỷ VNĐ
37 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á 115-121 Nguyễn Công Trứ.Q1.TP
HCM
12/NHGP 5/9/2003 NHNN 500 tỷ VNĐ
38 NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ
TOÀN CẦU
273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 0043/NH-GP 11/13/1993 NHNN 500 tỷ VNĐ
39 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
HÀ NỘI
138- Đường 3/2- P.Hưng Lợi – TP.Cần
Thơ
0041/NH-GP 11/13/1993 NHNN 500 tỷ VNĐ
40 NGÂN HÀNG TMCP KIÊN
LONG
35-Phạm Hồng Thái – P.Vĩnh Thanh
Vân–TX rạch giá-Tỷnh Kiên Giang
0054/NH-GP 9/18/1995 NHNN 290 tỷ VNĐ
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
1 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
INDOVINA
39 Hàm Nghi, Q1, TPHCM 135/GP-SCCI 11/21/1990 NHNN 20 triệu USD
2 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
SHINHAN VINA
3-5 Hồ Tùng Mậu, Q.1, TPHCM 10/NH-GP 1/4/1993 NHNN 20 triệu USD
3 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VID
PUBLIC BANK
2 NGÔ QUYỀN, P.NGUYỄN DU,
Q.HOÀN KIẾM, TP. HÀ NỘI
01/NH-GP 3/25/1992 NHNN 20 triệu USD
4 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
VIỆT NGA
85 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm,
Hà NộI
11/GP-NHNN 10/30/2006 NHNN 10 triệu USD
5 NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
VIỆT THÁI
2 Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM NHNN 20 triệu USD
Trang 4 cua 6
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
1 ANZ CHI NHÁNH TP.HCM 11 CÔNG TRƯỜNG MÊ LINH, P.BN,
Q.1, TP. HCM (CN phụ)
08/NH-GPCN 1/19/1996 NHNN
2 ANZ CHI NHÁNH HÀ NỘI 14 Lê Thái Tổ, Hà Nội 07/NH-GP 6/15/1992 NHNN 20 triệu USD
3 ABN AMRO BANK 360 Kim Mã, Hà Nội 23/NHGP 9/14/1995 NHNN 15 triệu USD
4 BANK OF TOKYO MITSUBISHI 5b Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM 24/NH-GP 2/17/1996 NHNN 45 triệu USD
5 CHINATRUST COMMERCIAL
BANK
1-5 Lê Duẩn, Q1, TPHCM 04/NH-GP 2/6/2002 NHNN 15 triệu USD
6 CATHAY UNITED BANK Thị xã Tam Kỳ, tỷnh Quảng Nam 08/GP-NHNN 6/29/2005 NHNN 15 triệu USD
7 BNP PARIBAS SaiGon Tower, 29 Lê Duẩn, TPHCM 05/NH-GP 6/5/1992 NHNN 15 triệu USD
8 BANGKOK BANK - CHI NHÁNH
TP.HCM
35 Nguyễn Huệ, Q.1,TPHCM 03/NH-GP 4/15/1992 NHNN 15 triệu USD
9 BANGKOK BANK - CHI NHÁNH
HÀ NỘI
17 NGÔ QUYỀN, Q.HOÀN KIẾM,
TP. HÀ NỘI
06/NH-GPCN 8/10/1994 NHNN
10 CITIBANK TP.HCM 115 Nguyễn Huệ, Q.1, TPHCM(CN
phụ)
35/NH-GPCN 12/22/1997 NHNN
11 CITIBANK HÀ NỘI 17 Ngô Quyền,Hà Nội 13/NH-GP 12/19/1994 NHNN 20 triệu USD
12 HUANAN BANK - CHI NHÁNH
TP.HCM
102A-B Cống Quỳnh , Q.1, TP. HCM NHNN
13 FAR EAST NATIONAL BANK Số 2A-4A, Tôn Đức Thắng, TP.HCM 03/NHNN-GP 5/20/2004 NHNN 15 triệu USD
14 OVERSEA - CHINESE BANKING 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 27/NH-GP 10/31/1996 NHNN 15 triệu USD
15 JP MORGAN CHASE BANK 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM 09/NH-GP 7/27/1999 NHNN 15 triệu USD
16 KOREA EXCHANGE BANK 360 Kim Mã Hà nội 298/NH-GP 8/29/1998 NHNN 15 triệu USD
17 BANK OF CHINA - CHI NHÁNH
TP.HCM
5B TÔN ĐỨC THẮNG, Q.1, TP.
HCM
21/NH-GP 7/24/1995 NHNN 15 Triệu USD
18 CHINFON BANK - CHI NHÁNH
TP.HCM
27 Tú Xương, Q3, TPHCM 07/NH-GPCN 12/24/1994 NHNN
19 CITI BANK VIỆT NAM 17 Ngô Quyền, Hà nội 13/NH-GP 12/19/1994 NHNN 20 Triệu USD
20 FIRST COMMERCIAL BANK - 88 Đồng Khởi, Q1, TPHCM 09/NHNN-GP 12/9/2002 NHNN 15 Triệu USD
Trang 5 cua 6
CHI NHÁNH TP.HCM
21 NATEXIS BANK 11 Công trường Mê Linh, Q1, TPHCM 06/NH_GP 6/12/1992 NHNN 15 Triệu USD
22 MIZUHO CORPORATE 115 Nguỵễn Huệ, Q1, TPHCM 02/GP-NHNN 3/30/2006 NHNN 15 Triệu USD
23 MEGA INTERNATIONAL BANK 5B TÔN ĐỨC THẮNG , Q.1, TP.
HCM
25/NH-GP 5/3/1996 NHNN 15 Triệu USD
24 STANDARD CHARTERED - CN
HÀ NỘI
49 HAI BÀ TRƯNG, Q.HOÀN KIẾM,
TP. HÀ NỘI
12/NH-GP 6/1/1994 NHNN 15 Triêu USD
25 STANDARD CHARTERED - CN
TP.HCM
37 TÔN ĐỨC THẮNG, Q.1, TP. HCM 12/GP-NHNN 12/28/2005 NHNN 15 Triêu USD
26 WOORI BANK 115 NGUYỄN HUỆ, Q.1, TP. HCM 16/NH-GP 7/10/1997 NHNN 15 Triêu USD
27 SUMITTOMO-MITSUI
BANKING CORPORATION
Tòa nhà The Landmark, 5B Tôn Đức
Thắng, Q1
1855/GP-
NHNN
12/20/2005 NHNN 15 Triêu USD
28 DEUTSCHE BANK - CHI
NHÁNH TP.HCM
65 LÊ LỢI , P.BN, Q.1, TP. HCM 20/NH-GP 6/28/1995 NHNN 15 Triệu USD
29 LÀO VIỆT - CHI NHÁNH
TP.HCM
181 Hai Bà Trưng, Q1, TPHCM 08/NHGP 4/14/2003 NHNN 15 Triệu USD
30 MAY BANK CN TP.HCM 115 NGUYỄN HUỆ, Q.1, TP. HCM 05/GP-NH 3/29/2005 NHNN 15 Triêu USD
31 MAY BANK CN TP.HÀ NỘI 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 22/NH-GP 8/15/1995 NHNN 15 Triêu USD
32 HSBC - CHI NHÁNH TP.HCM 235 Đồng khởi,Q.1, TPHCM 15/NH-GP 3/22/1995 NHNN 15 Triêu USD
33 HSBC - CHI NHÁNH HÀ NỘI 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà
Nội
01/NHNN-GP 1/4/2005 NHNN 15 Triêu USD
34 ICBC - CHI NHÁNH TP.HCM 5B TÔN ĐỨC THẮNG, Q.1, TP.
HCM
NHNN 15 Triêu USD
35 CALYON - CHI NHÁNH TP.HCM 21-23 NG THỊ MINH KHAI, TP.
HCM
02/NH-GP 4/1/1992 NHNN 20 Triệu USD
36 CALYON - CHI NHÁNH HÀ NỘI 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội (CN Phụ) 04/NH-GP 5/27/1992 NHNN
37 SHINHAN - CHI NHÁNH
TP.HCM
41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1,
TP.HCM
17/NH-GP 3/25/1995 NHNN 15 Triệu USD
Trang 6 cua 6
38 UNITED OVERSEA BANK - CHI
NHÁNH TP.HCM
17 Lê Duẩn, q1 , TPHCM 18/NH-GP 3/27/1995 NHNN 15 Triệu USD
CÔNG TY TÀI CHÍNH
1 CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU
ĐIỆN
1 Đào Duy Anh, Hà Nội. 03/1998/GP-
NHNN
10/10/1998 NHNN 500 Tỷ VNĐ
2 CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 72F Trần hưng Đạo, Hà Nội 12/2000/GP-
NHNN
10/25/2000 NHNN 3,000 tỷ VNĐ
3 CÔNG TY TÀI CHÍNH CAO SU 210 Nam Kỳ Khởi Nghĩa , Q3 ,
TPHCM
02/GP-NHNN 10/16/1998 NHNN 500 tỷ VNĐ
4 CÔNG TY TÀI CHÍNH DỆT MAY 32 TRÀNG TIỀN, Q.HOÀN KIẾM,
TP.HÀ NỘI
01/1998/GP-
NHNN
8/3/1998 NHNN 70 tỷ VNĐ
5 CÔNG TY TÀI CHÍNH
HADINCO
105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 09/GP-NHNN 8/9/2005 NHNN 50 tỷ VNĐ
6 CÔNG TY TÀI CHÍNH TÀU
THỦY
120 Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Hà
Nội
04/2000/GP-
NHNN
3/16/2000 NHNN 663 tỷ VNĐ
7 CÔNG TY TÀI CHÍNH
PRUDENTIAL VIỆT NAM
37 Tôn Đức Thắng, Q1, TPHCM 01/GP-NHNN 10/10/2006 NHNN 7,5 triệu USD
Tổng cộng 56,195 tỷ VNĐ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả1
1 Tác giả tổng hợp dựa các ngân hàng giao dịch với HDBank, có thể thiếu một số ngân hàng TMCP nông thôn.
1/2
Phụ lục Bảng tổng kết tài sản năm 2006
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN NĂM 2006
1000000000 1000 Ñôn vò: Tæ ñoàng
%THÖÏC HIEÄN SO
Chỉ tiêu KH 2006 31/12/2005 31/12/2006 KH
2006
CUØNG
KYØ NAÊM
TRÖÔÙC
THAÙNG
TRÖÔÙC
TAØI SAÛN COÙ 4,006 2,307 4,041 101% 175% 121%
I. Thanh khoản 21 449 213% 128%
1. Tồn quỹ tại ngân hàng 94 329 352% 110%
- VNÑ 7 21 315% 53%
- Vaøng 0 0 360% 117%
- Ngoaïi teä 4 9 239% 195%
2. TGTT tại NHNN (Keå caû DTBB) 104 80 77% 322%
- VNÑ 101 67 66% 570%
- Ngoaïi teä 3 1 418% 100%
3. TGTT tại các TCTD 13 40 299% 156%
- VNÑ 2 11 504% 836%
- Ngoaïi teä 11 29 258% 118%
II. Đầu tư tài chính 356 0 323 91% 437% 168%
- Chöùng khoaùn 250 46 276 110% 604% 189%
- Huøn voán lieân doanh, mua coå phaàn 106 0 48 45% 168% 101%
III. Kinh doanh vốn trên TTLNH 1,009 583 486 48% 83% 78%
- VNÑ 974 550 466 48% 85% 77%
- Vaøng 35 0% #DIV/0! 15%
- Ngoaïi teä 33 20 60% 124%
IV. Tổng dư nợ 2,301 1,375 2,678 116% 195% 129%
1. Nợ trong hạn 2,256 1,348 2,658 118% 197% 131%
a/ Theo loaïi tieàn #DIV/0!
- VNÑ 1,866 1,085 2,307 124% 213% 136%
- Vaøng 225 202 206 92% 102% 102%
- Ngoaïi teä 165 61 145 88% 238% 112%
b/ Theo thôøi gian: 2,256 1,348 2,658 118% 197% 131%
- Ngaén haïn 1,195 719 1,593 133% 222% 148%
- Trung, daøi haïn 1,061 629 1,065 100% 169% 113%
2. Nợ quá hạn 0 27 19 42% 70% 39%
V. Phương tiện hoạt động 53 34 56 105% 166% 103%
VI. Tài sản có khác 30 49 165% 133%
1 31
2/2
BAÛNG TOÅNG KEÁT TAØI SAÛN NAÊM 2006
Ñôn vò: Tæ ñoàng
%THÖÏC HIEÄN SO
Chỉ tiêu KH 2006 31/12/2005 31/12/2006 KH
2006
CUØNG KYØ
NAÊM
TRÖÔÙC
TAØI SAÛN NÔÏ 4,006 2,307 4,041 101% 175%
I. VOÁN HUY ÑOÄNG 3,290 1,888 3,244 99% 172%
1. Theo loaïi tieàn:
a VNÑ 2,800 1,510 2,559 91% 169%
b. Vaøng 300 275 492 164% 179%
c. Ngoaïi teä 190 103 193 101% 187%
2. Theo thôøi gian 1,888 3,244
a. Khoâng kyø haïn 730 357 465 64% 131%
b Kyø haïn döôùi 12 thaùng 1,900 1,094 2,128 112% 195%
c. Kyø haïn töø 12 thaùng trôû leân 660 438 650 98% 148%
3. Theo ñoái töôïng: 1,888 3,244
a. Daân cö 784 1,029 131%
b. Toå chöùc kinh teá 494 969 196%
c. Toå chöùc tín duïng 610 1,246 204%
- Vay TCTD 53 26 49%
II. VOÁN VAØ CAÙC QUYÕ 530 321 636 120% 198%
III. LAÕI CHÖA PHAÂN PHOÁI 49 94 193%
- Laõi loã trong naêm 49 9 193%
- Laõi loã trong thaùng 4 8 208%
IV. TAØI SAÛN NÔÏ KHAÙC 49 67 136%
CS-Page 1
Brand Guidelines Quotation
Client: Ngân hàng HDB Job Desriptions: Thiết kế hệ
thống nhận dạng thương hiệu
HDB Project: Unified Brandname
Chú ý:
1. Bảng báo giá này có giá trị trong vòng 7 ngày được tính từ ngày
báo giá.
2. Bảng báo giá này chưa tính chi phí phát sinh hoặc thay đổi từ
phía khách hàng.
Amount (F)
Management Fee (G)
V.A.T (H)
Grand Total
CONCEPT
1. Creative Concept
2. Copywriting
3. Art Direction
4. Layout
5. Illustrations
PRODUCTIONS
1. Final Artwork (soft, hard copy)
2. Trademark Register Consultant
3. Pantone colors
4. Communications Contact
5. Delivery, Installation & Others Fee
COST [USD]
Revise Logo Concept (A)
Basic Standards (B)
Application Standards (C)
Special Guidelines (D)
Productions (E)
Bằng chữ:
BASIC STANDARDS (I)
Nhận dạng thương hiệu:
Tại sao HDP cần có một chương trình nhận dạng thương
hiệu?
• Phân tích
• Mục tiêu chương trình
Chương trình nhân dạng thương hiệu HDB?
• Tiêu chuẩn đặt tên
• Tiêu chuân đồ hoạ
• Tiêu chuẩn ứng dụng
Giới thiệu không gian Logo?
• Khoảng cách an toàn cho Logo
Những người tham gia chương trình nhận dạng thương hiệu
HDP?
Chú giải thuật ngữ
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NHÃN HIỆU
Nhãn hiệu và biểu tượng thương hiệu chính
• Sử dụng biểu tượng thương hiệu chính
• Biểu tượng của tổng công ty
• Biểu tượng được các chi nhánh sử dụng
• Tên thương mại và biểu tượng của tổng công ty
a. Ở nước ngoài
b. Được sử dụng ngoài công ty
Tên thương mại, nhãn hiệu và chương trình nhận dạng
thương hiệu “HDB”
• Yêu cầu
• Trách nhiệm của nhân viên
• Trách nhiệm của lãnh đạo
HỆ THỐNG ĐỒ HOẠ
Biển hiệu đồ hoạ
• Hướng dẫn chung
• Các thành phần tạo nên Biển hiệu
• Nội dung Biển hiệu
a. Trên các phương tiện truyền thông ổn định
b. Trên các phương tiện truyền thông Quảng cáo
c. Trong các hoạt động Quảng cáo khác
• Sắp xếp biển hiệu
• Cấu trúc biển hiệu chính
a. Thiết kế
b. Hướng dẫn
• Cấu trúc biển hiệu dạng khối
a. Thiết kế
b. Hướng dẫn
• Cấu trúc biển hiệu dạng thẳng đứng
a. Thiết kế
b. Hướng dẫn
• Cấu trúc thương hiệu dạng đặc biệt
a. Thiết kế
b. Hướng dẫn
• Lồng ghép biển hiệu
• Kích thước
• Các chi tiết kỹ thuật
• Nét la-ze
Màu
• Màu sắc của tổng công ty
• Bảng màu thương hiệu “HDB”
a. HDB màu xám kim loại
b. HDB màu đen
c. HDB màu sáng…
• Sử dụng màu sắc: Tóm tắt hướng dẫn
• Sử dụng màu thương hiệu của tổng công ty trên
a. Nền trắng
b. Nền đen
c. Nền xám bạch kim
d. Nền đỏ la-ze
• Sử dụng các màu khác
Quy định cách sử dụng Phông chữ:
Màu lồng ghép
• Hướng dẫn
• Lồng ghép
CS-Page 2
APPLICATION STANDARDS (II)
TRUYỀN THÔNG MARKETING
1. Quảng cáo in ấn:
• Brochure tổng công ty
• Brochure giới thiệu sản phẩm mới
• Báo cáo thường niên
• Thiệp mời + bao thư
• Tờ rơi giới thiệu các loại hình dịch vụ
• Posert
• Print Ad templete
• Lịch và thiệp
• Bao lì xì
• Túi nylon
• Quảng cáo trang vàng
• Danh mục trang trắng
• Mẫu quảng cáo khai trương chi nhánh mới
• Quảng cáo ở nước ngoài
2. Mẫu quảng cáo tuyển dụng
• Giới thiệu
• Layout hướng dẫn
• Quảng cáo ở nước ngoài
3. Các biểu mẫu văn phòng:
• Giấy tiêu đề A4 sử dụng chung
• Giấy tiêu đề sử dụng với tên cá nhân
• Giấy tiêu đề trang trọng
• Giấy tiêu đề tờ thứ hai
• Giấy tiêu đề tin tức
• Giấy tiêu đề nội bộ
• Giấy tiêu đề thư tín
• Giấy Fax trang đầu và trang cuối
• Bao thư lớn, trung và nhỏ (thông thường)
• Bao thư lớn, trung và nhỏ (trang trọng)
• Bao thư với biểu tượng thương hiệu hay chứng nhận
• Bao thư với tên cá nhân
• Bao thư nội bộ
• Bao thư gởi qua đường hàng không
• Bao thư có cửa sổ
• Bìa đựng hồ sơ nhân sự
• Folder
• Name card sử dụng cho hội sở
• Name card sử dụng cho các chi nhánh
• Tập ghi chú (notepad)
• Giấy nhắn tin (message)
• Bảng tên nhân viên
• Huy hiệu
• Bao đựng CD, nhãn CD
• Nhãn dán bao thư
• Giấy giới thiệu
• Các việc cần làm trong ngày
• Thẻ khách hàng VIP
4. Các loại bảng hiệu:
• Bảng hiệu trước sảnh hội sở
• Bảng hiệu sử dụng cho các chi nhánh
• Bảng hiệu tấm lớn
• Bảng hiệu nhà đỗ xe
• Bảng hiệu trên mái nhà (Roof sign)
• Bảng hiệu trước toà nhà (Monument sign)
• Bảng tên các phòng ban
• Bảng hiệu tại sảnh lễ tân
• Bảng thông tin
• Pano ngoài trời
• Bảng chỉ dẫn đến các phòng ban
• Bảng đèn chờ gọi số thứ tự
• Bảng hiện thị tỉ giá ngoại tệ
• Bảng chào quan khách (welcome sign)
• Banner khai trương chi nhánh
• Banner dùng trong các chương trình hội nghị
• Banner dùng trong các chương trình tài trợ
• Banner dùng trong các sự kiện lớn
• Bảng cảnh báo
• Băng rôn
• Bảng hướng dẫ sử dụng thang máy (nếu có)
• Cờ đuôi nheo
• Băng đeo lễ tân
• Standee
• Bảng sử dụng toilet (Rest room sign)
• Bảng thoát hiểm
• Bảng cấm hút thuốc
• Bảng đậu xe và cấm đậu xe
5. Hệ thống biểu mẫu, chứng từ:
(HDB cung cấp nội dung và các form mẫu cũ)
• Giấy tờ liên quan đến hồ sơ vay (20 mẫu)
• Giấy tờ liên quan đến giao dịch (30 mẫu)
• Giấy tờ liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế (20
mẫu)
• Giấy tờ biểu mẫu liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và
giao dịch vốn (10 mẫu)
• Giấy tờ liên quan đến dịch vụ địa ốc (10 mẫu)
• Mẫu công văn đi và đến
• Mẫu biểu nghị quyết, quyết định, thông báo và tờ trình
•
6. Các loại biểu mẫu khác:
(nếu không nằm trong danh mục trên)
• Giấy nhận nợ
• Hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn
• Hợp đồng tín dụng việt nam đồng
• Hợp đồng tín dụng ngắn hạn việt nam đồng
• Phiếu lưu (tiết kiệm kỳ phiếu định kỳ lãnh vốn lãi 1 lần)
• Phiếu lưu (loại tiết kiệm không kỳ hạn)
• Phiếu lưu (tiết kiệm kỳ phiếu định kỳ lãnh lãi hàng tháng)
• Bảng kê hoá đơn, chứng từ dịch vụ bán ra
• Bảng kê hoá đơn dịch vụ hàng hoá mua vào
• Bảng kê nộp vàng
• Phiếu chi
• Phiếu thu
• Giấy giới thiệu
• Các việc cần làm trong ngày
• Bảng kê thu đổi ngoại tệ của khách hàng vãng lai
• Phiếu theo dõi thu nợ
• Bảng kê chi các loại vàng
• Giấy nộp tiền kiêm phiếu thu tiền mặt
• Bảng kê thu mua vàng, ngoại tệ cá nhân không kinh doanh
• Bảng kê nộp Séc
• Giấy đăng ký mở tài khoản
• Giấy lĩnh tiền kiêm phiếu chi tiền mặt
• Giấy lĩnh tiền mặt
• Bảng kê các loại tiền ngân hàng chi ra
• Biên bản tiền thừa (thiếu)
• Bảng liệt kê chứng từ tài khoản đối ứng
• Biên bản tịch thu tiền giả
• Bảng kê các loại tiền nộp vào ngân hàng
• Gấy đề nghị bán Séc
• Lệnh chuyển tiền
• Bảng theo dõi thu nợ và lãi
• sổ phụ tài khoản
• Bảng kê hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ bán ra
• Tờ khai thuế GTGT
• Sổ phụ kế toán …
SỬ DỤNG THƯƠNG HIỆU:
• Thiết kế đồng phục
• Móc khoá
• Túi giấy
• Túi nylon lớn, nhỏ
• Bút viết
• Nón
• Ly và đế lót ly
• Đồng hồ
• Dù
• Nón bảo hiểm
• Áo thun
• Áo mưa
• Bong bóng
• Hộp đựng name card
• Miếng lót chuột máy tính
ÁP DỤNG KHÁC
• Nhận dạng qua phương tiện giao thông
- Hướng dẫn chung
- Ví dụ theo chủ điểm cụ thể:
a. Xe 4 chỗ
b. Xe bus
c. Nhà chờ xe bus
d. Xe vận chuyển tiền
e. Mái hiên
HDB TIMELINES PRESENTS
Job Description Tháng 3 / 2007 Tháng 4 / 2007
01 05 07 08 10 12 17 19 20 22 26 28 04 06 12 14 15 16 17 23
Gởi bảng báo giá X
Ký duyệt báo giá X
Ký hợp đồng nguyên tắc X
Tạm ứng X
Cung cấp tài liệu, nội dung . X
Triển khai công việc (Brainstorm) X X
Trình duyệt nội bộ X
Trình duyệt khách hàng
(Những hạng mục giai đoạn 1)
X
Chỉnh sửa hạng mục giai đoạn 1 X
Trình duyệt khách hàng
(Những hạng mục giai đoạn 2)
X
Chỉnh sửa hạng mục giai đoạn 2 X
Trình duyệt khách hàng
(Những hạng mục giai đoạn 3)
X
Chỉnh sửa tổng thể 3 giai đoạn X X
Khách hàng ký duyệt maquette X
Kiểm tra lỗi chính tả X X
In màu và đóng cuốn X
Giao hàng X
Viết hoá đơn – thanh toán X
Thanh lý hợp đồng X
Page 1 of 4
Phụ lục: Số liệu tổng hợp tình hình tài chính các ngân hàng qua các năm
31/12/2003
STT Tên NH VĐL (tỷ)
Tổng TS
(tỷ)
Vốn
huy
động
Tổng
cho
vay
LNTT
1 ACB 423 10,854 9,340 5,330 208.0
2 Sacombank 505 7304.4 5,839 4,698 136.5
3 Techcombank 203 5,614 5,198 2,380 83.2
4 Eximbank 300 6,401 4,748 3,806 148.2
5 EAB 253 4,620 3,187 3,100 99.0
6 VIB 175 1987 1,041 1084 20.9
7 Quân Đội 280 4,031 3,616 2,691 73.0
8 VPBank 175 2,491 2,193 1,524 42.6
9 SG Côngthương 400 4,291 3,475 3,554 73.0
10 Hahubank 120 2,686 2,488 1,596 29.2
11 OCB 101 1,715 1,540 1,107 26.2
12 Southernbank 142 2,383 2,084 1,680 35.9
13 SCB 93 1,134 1,027 3,201 -1.3
14 HDBank 70 936 770 627 20.2
15 Việt Á 115 911 594 699 18.0
16 Nam Á 70 824 711 604 14.0
17 Gia định 0.0
18 Đệ Nhất 98 367 296 303 0.0
19 An Bình 36 74 35 59 0.0
20 Pacificbank 70 541 463 396 -0.3
21 Seabank 85 546 459 274 0.0
22 Kiên Long 12 174 152 149 2.9
23 Rạch Kiến 8 121 111 104 1.3
24 SHB (Nhơn Ái) 12 196 164 140 3.0
25 Bắc Á 85 1,225 1084.7 950 4.3
Page 2 of 4
31/12/2004
STT Tên NH VĐL (tỷ)
Tổng TS
(tỷ)
Vốn
huy
động
Tổng
cho vay LNTT
1 ACB 481 15,416 14,046 6,698 290.0
2 Sacombank 740 10,395 8,290 5,958 197.7
3 Techcombank 412 7,708 6,986 3,465 104.0
4 Eximbank 500 8,234 5,514 4,984 108.8
5 EAB 350 6,445 5,529 4,555 98.0
6 VIB 250 4111.5 2,003 2191 41.2
7 Quân Đội 350 6,509 5,956 3,455 104.0
8 VPBank 198 4,149 3,873 1,865 60.0
9 SG Côngthương 303 3,183 2,440 2,615 93.0
10 Hahubank 200 3,728 3,286 2,362 60.3
11 OCB 200 2529.5 2258.5 1947.1 43.9
12 Southernbank 322 4,339 3,779 3,023 72.0
13 SCB 150 2,269 2,059 1,804 19.0
14 HDBank 150 1,326 843 1,064 25.0
15 Việt Á 190 1,762 1,511 1,340 26.7
16 Nam Á 112 1,174 997 789 21.0
17 Gia định 0.0
18 Đệ Nhất 98 522 450 432 0.0
19 An Bình 70 269 178 179 4.3
20 Pacificbank 102 475 355 330 -0.2
21 Seabank 150 2,328 2,008 531 0.0
22 Kiên Long 18 250 206 213 7.3
23 Rạch Kiến 13 146 125 128 2.1
24 SHB (Nhơn Ái) 12 179 168 158 2.4
25 Bắc Á 110 3,523 2819 1,330 15.0
Page 3 of 4
31/12/2005
STT Tên NH VĐL (tỷ)
Tổng TS
(tỷ)
Vốn
huy
động
Tổng
cho
vay
LNTT
1 ACB 948 24,247 21,099 9,384 389.7
2 Sacombank 1,250 14,456 11,151 8,379 306.0
3 Techcombank 831 10,504 8,372 5,277 286.0
4 Eximbank 700 11,369 10,252 6,433 241.0
5 EAB 500 8,516 6,514 5,960 134
6 VIB 510 8,978 8,120 4,974 95.0
7 Quân Đội 450 8,215 7,428 4,218 148.0
8 VPBank 309 6,092 5,645 3,014 76.0
9 SG Côngthương 400 4,291 3,475 3,554 111.0
10 Hahubank 300 5,525 4,949 3,330 103.0
11 OCB 300 4,020 3,601 2,891 67.0
12 Southernbank 580 6,497 3,192 4,454 96.2
13 SCB 271 4,032 3,628 3,356 47.0
14 HDBank 300 2,306 1,605 1,375 49.0
15 Việt Á 250 2,358 2,020 1,663 42.0
16 Nam Á 150 1,605 1,372 1,249 29.0
17 Gia định 80 502 389 390 9.0
18 Đệ Nhất 98 599 507 482 21.0
19 An Bình 165 679 458 406 11.6
20 Pacificbank 189 782 569 439 0.0
21 Seabank 250 6,157 5,118 1,348 51.0
22 Kiên Long 28 383 304 315 14.1
23 Rạch Kiến 70 243 141 188 4.0
24 SHB (Nhơn Ái) 70 293 197 230 7.3
25 Bắc Á 200 3882 3126 1841 42.0
Page 4 of 4
31/12/2006
STT Tên NH VĐL (tỷ)
Tổng TS
(tỷ)
Vốn
huy
động
Tổng
cho vay LNTT
1 ACB 1,100 44,875 33,618 16,709 659
2 Sacombank 2,089 24,855 17,658 14,539 543
3 Techcombank 1,500 18,324 13,141 10,207 359
4 Eximbank 1,212 17,326 9,566 8,696 356
5 EAB 880 12,077 9,488 7,987 200
6 VIB 1,000 16,552 9,816 8,966 200
7 Quân Đội 1,045 13,529 11,949 6,195 253
8 VPBank 750 10,222 5,678 5,006 157
9 SG Côngthương 689 6,240 3,948 4,852 163
10 Hahubank 1,000 11,750 4,836 6,025 213
11 OCB 567 6,441 2,509 4,660 142
12 Southernbank 1,290 9,134 5,366 5,654 141
13 SCB 600 10,973 3,575 8,207 154
14 HDBank 500 4,014 1,998 2,678 94
15 Việt Á 500 4,181 2,529 2,730 71
16 Nam Á 550 3,884 1,895 2,047 0
17 Gia định 210 784 332 521 19
18 Đệ Nhất 300 749 425 526 32
19 An Bình 1,131 3,161 1,551 1,131 90
20 Pacificbank 189 792 314 423 1
21 Seabank 500 10,201 3,512 3,354 98
22 Kiên Long 292 827 493 602 25
23 SHB (Nhơn Ái) 500 1,322 368 493 10
24 Bắc Á 400 7223 1486 2768 81
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1824.pdf