Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam

1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề quan trọng của công tác kế toán là định giá nhằm xác định giá trị bằng tiền của các đối tượng kế toán để phục vụ cho công việc ghi chép và lập báo cáo tài chính. Qua quá trình phát triển của định giá đã có nhiều loại giá khác nhau được sử dụng, trong đó giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trò quan trọng, với mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý hơn. Mặc dù chưa có chuẩn mực cụ t

pdf92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3133 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể về vấn đề này, nhưng giá trị hợp lý đã được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cách đây rất lâu. Tại Việt Nam giá trị hợp lý cũng đã xuất hiện để định giá các đối tượng kế toán. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên việc áp dụng chưa được rộng rãi và chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý. Vì vậy việc “định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam” là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm: - Làm rõ bản chất của giá trị hợp lý và khẳng định một công cụ định giá mới phục vụ cho công tác kế toán ở Việt Nam. - Mang đến sự phù hợp về định giá giữa Việt Nam và quốc tế để rút ngắn khoảng cách trong quá trình hội nhập. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm định hướng về về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, bằng cách tiếp cận những nghiên cứu trên thế giới và thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn ở kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam, không đề cập đến kế toán quản trị cũng như các lĩnh vực kế toán khác. 2 Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây: - Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán; lịch sử hình thành, bản chất và nội dung của giá trị hợp lý, cũng như thực trạng áp dụng giá trị hợp lý trên thế giới. - Nghiên cứu về hệ thống định giá trong kế toán Việt Nam; nghiên cứu về đặc điểm của giá trị hợp lý trong lý thuyết cũng như khảo sát thực tế áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó bàn về vai trò hiện tại và tương lai cũng như những điều kiện để nâng cao vai trò của giá trị hợp lý. - Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý cho phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và thông lệ của quốc tế trong giai đoạn trước mắt cũng như là lâu dài. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sử và toàn diện, gắn sự phát triển của giá trị hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam trong xu thế chung của thế giới. Để đánh giá thực trạng, luận văn sử dụng một số công cụ phân tích định lượng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Những đóng góp của luận văn Những đóng góp chính là: - Hệ thống hoá về định giá trong kế toán, nêu lên bản chất và nội dung cơ bản của giá trị hợp lý. - Hệ thống hoá vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam. Khái quát các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam. Nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp. - Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý: 3 Trong giai đoạn trước mắt, luận văn đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện các chuẩn mực hiện có, với mục đích tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm giá trị hợp lý Về lâu dài: luận văn đề nghị điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, và đề xuất ban hành một số chuẩn mực mới với mục đích phát triển giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 64 trang, 7 bảng biểu, 1 sơ đồ và 9 phụ lục. Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về giá trị hợp lý Chương 2: Thực trạng áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra xung quanh việc sử dụng giá trị hợp lý. Chương 3: Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ Xác định giá trị có vai trò quan trọng trong công tác kế toán nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính. Hiện nay, giá trị hợp lý là một xu hướng mới để định giá các đối tượng kế toán. Phần này sẽ trình bày các vấn đề về định giá nói chung và sau đó làm rõ hơn về quá trình phát triển, bản chất cũng như nội dung của giá trị hợp lý để hiểu rõ hơn về xu hướng này. 1.1. VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN 1.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán Định giá (còn gọi là đánh giá, tính giá) là “xác định giá trị bằng tiền tệ cho các đối tượng hoặc sự kiện liên quan đến doanh nghiệp”1. Định giá diễn ra thường xuyên trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp như khi giao dịch, mua bán, sản xuất. Định giá trong kế toán Trong kế toán, với chức năng “thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”2 thì định giá trong kế toán là xác định giá trị tiền tệ khi phản ánh các đối tượng và các nghiệp vụ của kế toán. Do đề tài chỉ tập trung vào việc định giá trong kế toán tài chính, đối tượng của định giá trong kế toán tài chính là đối tượng phản ánh của kế toán, bao gồm: tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí … Xét trong mối quan hệ với nghiệp vụ và giao dịch thì định giá trong kế toán bao gồm hai loại : - Định giá ban đầu : là xác định giá trị của đối tượng kế toán ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi nhận vào sổ sách kế toán. 1 Eldon S. Hendriksen, Accounting theory, xuất bản lần thứ tư, trang 75 2 Luật Kế toán Việt Nam, năm 2003, điều 4. 5 - Định giá sau ghi nhận ban đầu: là xác định lại giá trị của các đối tượng kế toán sau một kỳ nhất định, xuất phát từ sự thay đổi giá trị của các đối tượng này như hao mòn, đánh giá lại… 1.1.2. Tầm quan trọng của định giá trong kế toán Định giá là một công việc quan trọng trong kế toán tài chính bởi vì : (1). Định giá là một phương pháp cơ bản của kế toán Thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hệ thống các phương pháp kế toán, định giá đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp với các phương pháp kế toán khác như tài khoản, ghi sổ kép, tổng hợp và cân đối… để thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của kế toán. (2). Định giá ảnh hưởng đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính Định giá ảnh hưởng đến tất cả các khoản mục của báo cáo tài chính, từ đó nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu tài sản được đánh giá cao hơn giá trị của nó sẽ dẫn đến chỉ số về khả năng thanh toán cao làm cho nhà đầu tư, chủ nợ kỳ vọng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hoặc nếu đánh giá không đúng tình hình hoạt động kinh doanh sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời, số vòng quay vốn, số vòng quay hàng tồn kho… Như vậy, định giá ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người đọc báo cáo tài chính. Chính vì tầm quan trọng này mà các chuẩn mực kế toán thường dành một phần lớn nội dung để bàn về vấn đề định giá các khoản mục trên báo cáo tài chính. 1.1.3. Các giả thiết, nguyên tắc kế toán hưởng đến việc định giá Do kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phải đảm bảo tính chất trung thực, hợp lý, việc định giá trong kế toán phải đảm bảo những nguyên 6 tắc nhất định để tránh sự tuỳ tiện hoặc chủ quan của người kế toán. Phần này sẽ trình bày những nguyên tắc kế toán có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (dưới đây gọi là IAS framework) IAS framework đề cập đến hai giả định (cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục) và bốn đặc điểm chất lượng (có thể hiểu được, có thể so sánh được, thích hợp và đáng tin cậy). Trong đó những giả định và các đặc điểm chất lượng có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá là: Giả định về tính hoạt động liên tục Báo cáo tài chính được lập trên giả định rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ không có ý định ngừng hoạt động trong một tương lai gần. Giả định này ảnh hưởng quan trọng đến việc định giá. Nó là cơ sở cho phép giá gốc được sử dụng để đánh giá và trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính. Nếu giả định này bị vi phạm thì tất cả tài sản của doanh nghiệp phải được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện. Đặc điểm có thể so sánh được Thông tin cần được trình bày trên báo cáo tài chính sao cho người đọc có thể so sánh chúng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp khác, hoặc với các kỳ trước của chính doanh nghiệp đó. Đặc điểm này chính là lý do để thông tin được trình bày theo hình thức tiền tệ. Không những thế, nó còn chi phối đến phương pháp định giá : các cách định giá khác nhau sẽ dẫn đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau, vì vậy yêu cầu các phương pháp định giá phải được sử dụng nhất quán giữa các kỳ. Đặc điểm đáng tin cậy Thông tin chỉ hữu ích khi nào chúng đáng tin cậy. Thông tin được gọi là đáng tin cậy khi chúng không bị sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu. 7 Trong đặc điểm đáng tin cậy, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc thận trọng có ảnh hưởng rõ rệt đến định giá. - Nguyên tắc khách quan Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không bị sai lệch một cách cố ý. Nguyên tắc khách quan ảnh hưởng lớn đến định giá. Nguyên tắc này yêu cầu các loại giá được sử dụng phải có thể xác định được và có thể kiểm chứng được. Đây cũng chính là lý do khiến cho hệ thống kế toán dựa trên giá gốc được chấp nhận ở hầu hết các nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin làm cho yêu cầu có thể có được và có thể kiểm chứng được trở nên dễ dàng làm xuất hiện nhiều loại giá khác được sử dụng: giá thay thế, giá thị trường, giá trị hợp lý… - Nguyên tắc thận trọng Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải trình bày nội dung về các sự kiện, tình thế không chắc chắn khó có thể tránh được, chẳng hạn như khả năng thu hồi các khoản nợ khó đòi, thời gian hữu dụng của tài sản, khả năng xảy ra các khoản nợ phải trả… Nguyên tắc thận trọng nhằm mục đích tránh thổi phồng giá trị tài sản, nhưng cũng không có nghĩa là giấu bớt giá trị thực của tài sản. Nguyên tắc này ảnh hưởng đến việc định giá ở chỗ : yêu cầu giá được sử dụng không làm thổi phồng giá trị tài sản, có nghĩa là tài sản được ghi nhận không được vượt khỏi giá trị thuần có thể thực hiện. 1.1.4. Các loại giá được sử dụng Quá trình phát triển các lý thuyết và thực tiễn hoạt động kế toán đã dẫn đến sự ra đời nhiều loại giá khác nhau, chúng được phân thành các loại như sau: a. Giá đầu vào - Giá gốc (historical cost): là số tiền hoặc tương đương tiền đã thanh toán để có một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả. 8 Giá gốc còn được gọi là giá phí lịch sử, giá phí, giá thực tế. - Giá thay thế (replacement cost)- chi phí thay thế: là số tiền hoặc tương đương tiền sẽ được chi trả để nhận được tài sản tương đương có cùng giá trị hữu dụng còn lại. Giá thay thế được ước tính dựa vào giá thị trường, hoặc chỉ số giá đặc biệt, hoặc sự ước lượng của nhà quản lý. b. Giá đầu ra - Giá trị thuần có thể thực hiện (net realizable value): là số tiền hoặc tương đương tiền thuần sẽ thu được khi bán tài sản hoặc sẽ phải trả để thanh toán nợ hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính cho việc hoàn thành và tiêu thụ. Giá trị thuần có thể thực hiện cũng được ước tính từ mức giá thị trường và điều chỉnh theo giá bán ước lượng (tức là giá thị trường cộng thêm lãi mong muốn), hoặc được ước lượng dựa vào chỉ số giá đặc biệt và sự định giá. - Hiện giá (present value): là giá trị hiện tại của dòng tiền thuần sẽ nhận được từ việc sử dụng tài sản hoặc sẽ trả để thanh toán nợ. Để tính toán hiện giá phụ thuộc vào: dòng tiền mong muốn, thời gian của dòng tiền mong muốn, số năm còn lại của tài sản hoặc nợ phải trả, lãi suất chiết khấu phù hợp. c. Các loại giá khác - Giá thị trường (market value): là giá của tài sản hoặc nợ phải trả được xác định trên thị trường hoạt động. Điều kiện để giá thị trường phản ánh đúng giá cả của tài sản, nợ phải trả là phải có thị trường hoạt động, trong đó người mua và người bán phải có đầy đủ sự hiểu biết về giao dịch, mua bán không có bất cứ sự cưỡng ép nào. Vì vậy vấn đề khó khăn gặp phải khi sử dụng giá thị trường là trong nhiều 9 trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác định được giá thị trường. - Giá trị hợp lý (fair value): “là giá mà tại đó tài sản và nợ phải trả có thể được trao đổi trong một giao dịch hiện tại giữa những người tự nguyện, thông thạo, không có mối quan hệ”3 Giá trị hợp lý là giá trao đổi mà được ước tính dựa vào hoạt động của những người tham gia trên thị trường trong một giao dịch giả định. Trong trường hợp có giá thị trường thì giá trị hợp lý chính là giá thị trường. Trong các trường hợp khác thì giá trị hợp lý được xác định dựa vào việc ước tính. Giá trị hợp lý và giá thị trường là cùng một loại giá dựa trên các thị trường hoạt động, tuy nhiên chúng không đồng nhất hoàn toàn. Trong những trường hợp không có thị trường hoạt động thì không thể xác định giá thị trường, nhưng giá trị hợp lý vẫn được xác định dựa trên các ước tính. d. Ngoài ra một số khoản mục được đánh giá theo sự lựa chọn giữa một trong hai loại giá: - Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường (LCM – lower of cost and market value). LCM thường được áp dụng trong hệ thống kế toán của Mỹ để trình bày khoản mục hàng tồn kho. Giá thị trường trong LCM là giá thay thế nằm trong phạm vi giá trần và giá sàn. Giá trần là giá trị thuần có thể thực hiện; giá sàn là giá trị thuần có thể thực hiện trừ lợi nhuận ước tính. - Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện Giá này được đề cập trong chuẩn mực kế toán quốc tế để trình bày khoản mục hàng tồn kho. 3 FASB, Fair Value Measurements, dự thảo, năm 2004, trang 2 10 1.1.5. Các hệ thống định giá kế toán Hệ thống định giá kế toán xuất hiện từ lý luận về vốn và bảo toàn vốn. Trong mỗi hệ thống kế toán, các loại giá khác nhau được sử dụng phối hợp để định giá các đối tượng kế toán. 1.1.5.1. Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn Lý luận về vốn và bảo toàn vốn làm nền tảng cho việc xây dựng hệ thống giá trong kế toán. Phần này sẽ trình bày khái niệm về vốn và những ảnh hưởng của nó đến việc định giá. Khái niệm về vốn : Theo khái niệm tài chính vốn là tiền đầu tư hoặc sức mua của vốn đã đầu tư, vốn đồng nghĩa với tài sản thuần hoặc vốn chủ sở hữu. Theo khái niệm vật chất vốn như là năng lực hoạt động, năng lực sản xuất của một doanh nghiệp. Khái niệm bảo toàn vốn Dựa trên hai khái niệm về vốn làm nảy sinh hai khái niệm về bảo toàn vốn: bảo toàn vốn tài chính và bảo toàn vốn vật chất. Khái niệm bảo toàn vốn tài chính: lợi nhuận là phần vượt của giá trị tài sản thuần cuối kỳ so với đầu kỳ sau khi loại trừ ảnh hưởng của các khoản góp vốn hoặc chia lãi cho cổ đông. Như vậy lợi nhuận chỉ xảy ra khi có sự tăng lên của giá trị tài sản thuần trong những điều kiện trên. Theo IAS framework có hai phương pháp để xác định bảo toàn vốn tài chính : - Theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa : lợi nhuận là khoản gia tăng vốn danh nghĩa trong kỳ. Như vậy khoản gia tăng về giá cả của tài sản hiện có trong kỳ được coi là lợi nhuận, tuy nhiên chúng chưa được ghi nhận cho đến khi tài sản đó được bán hoặc trao đổi. 11 - Theo đơn vị sức mua ổn định : lợi nhuận là khoản gia tăng sức mua của vốn trong kỳ. Như vậy chỉ có phần gia tăng giá cả của tài sản vượt quá phần tăng của sức mua chung thì mới được coi là lợi nhuận. Khái niệm bảo toàn vốn vật chất: lợi nhuận là phần vượt của năng lực sản xuất vật chất cuối kỳ so với đầu kỳ sau khi trừ đi khoản góp vốn và chia lãi cho các cổ đông. Khái niệm bảo toàn vốn về mặt vật chất yêu cầu báo cáo dựa trên cơ sở giá hiện hành. 1.1.5.2. Các hệ thống định giá kế toán Các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn ra đời xuất phát từ biến động giá trong nền kinh tế và nó đưa ra cách thức để giải thích một cách có hệ thống việc áp dụng các loại giá trong nền kinh tế. Tương ứng với hai quan điểm bảo toàn vốn tài chính và vật chất đã có bốn hệ thống định giá kế toán : - Hệ thống định giá kế toán dựa trên giá gốc: ghi nhận và lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở giá gốc. Bảo toàn vốn về mặt tài chính theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa. Hệ thống này sử dụng giá gốc là chủ yếu và kết hợp với các loại giá khác: giá trị hợp lý, giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá. Để ghi nhận ban đầu chủ yếu là sử dụng giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, giá gốc của một số khoản mục được điều chỉnh dựa trên nguyên tắc thận trọng (chỉ cho phép điều chỉnh giảm) hoặc đánh giá lại (điều chỉnh cho cả tăng và giảm) - Hệ thống định giá kế toán dựa trên giá gốc đã được điều chỉnh giá theo sức mua của tiền tệ: giá gốc được điều chỉnh theo chỉ số giá trước khi lập báo cáo tài chính, nhằm bảo toàn vốn tài chính theo sức mua ổn định. - Hệ thống định giá kế toán dựa trên giá hiện hành: với mục đích bảo toàn năng lực sản xuất, hệ thống kế toán này đánh giá các đối tượng kế toán vào cuối kỳ theo hiện giá, chi phí thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện, hoặc kết hợp giữa các loại giá. 12 - Hệ thống định giá kế toán dựa trên giá hiện hành điều chỉnh theo sức mua chung: sử dụng như giá hiện hành và điều chỉnh theo chỉ số giá trước khi lập báo cáo tài chính, nhằm bảo toàn năng lực sản xuất và sức mua chung. 1.1.6. Định giá một số khoản mục theo chuẩn mực quốc tế và theo kế toán Mỹ, kế toán Anh Để thấy được vai trò của các loại giá, chúng tôi đã so sánh định giá một số khoản mục theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), theo kế toán Mỹ (US GAAP) và theo kế toán Anh (UK GAAP) trong bảng 1.1 Hiện nay hệ thống định giá kế toán dựa vào giá gốc là hệ thống định giá kế toán chủ yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống này, chủ yếu sử dụng giá gốc để đánh giá các đối tượng kế toán, bên cạnh đó, một số loại giá khác được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Ưu điểm của hệ thống giá gốc là khách quan, thận trọng, có thể kiểm soát được, tuy nhiên thường bị lạc hậu vì giá cả biến đổi, vì vậy làm cho tính hữu ích của thông tin không cao. Trong những năm 70 – 80 của thế kỷ hai mươi, hệ thống định giá kế toán dựa trên giá hiện hành được cho phép. Hệ thống giá này khắc phục được nhược điểm của hệ thống kế toán dựa vào giá gốc, nó bảo toàn được năng lực sản xuất vật chất, tuy nhiên nó phức tạp vì phải điều chỉnh lại doanh thu, giá vốn hàng bán, khấu hao… nên phải điều chỉnh lại các báo cáo tài chính. Trong bối cảnh đó, giá trị hợp lý dần dần được quan tâm và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều trường hợp. 13 Bảng 1.1 Định giá một số khoản mục theo chuẩn mực quốc tế (IAS) và theo kế toán Mỹ (US GAAP), kế toán Anh (UK GAAP) (Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của PricewaterhouseCoopers và chuẩn mực kế toán quốc tế) Khoản mục IAS US GAAP UK GAAP Nguyên tắc kế toán Sử dụng giá gốc, nhưng những tài sản tăng giá có thể được đánh giá lại Nguyên tắc giá gốc. Không cho phép đánh giá lại tài sản, ngoại trừ một số chứng khoán và công cụ phái sinh xác định tại giá trị hợp lý Giống IAS Nhà xưởng và thiết bị Trình bày theo giá gốc trừ khấu hao trừ giảm giá hoặc theo giá trị hợp lý Sử dụng giá gốc, không cho phép đánh giá lại Giống IAS Tài sản cố định vô hình Trình bày theo giá gốc trừ hao mòn trừ giảm giá hoặc theo giá trị hợp lý Sử dụng giá gốc Giống IAS Bất động sản đầu tư Hoặc xem như là đầu tư hoặc xem như là bất động sản và thiết bị. Xác định theo giá gốc trừ khấu hao lũy kế trừ giảm giá; hoặc theo giá trị hợp lý. Tương tự như bất động sản khác, sử dụng giá gốc Ghi nhận tại giá thị trường công khai trừ cho khấu hao. 14 Công cụ tài chính Ghi nhận dựa vào phân loại đầu tư: - Giữ đến kỳ: ghi nhận theo giá trị hoàn dần bằng giá gốc trừ phần thanh toán gốc trừ giá trị hoàn dần luỹ kế. - Chứng khoán thương mại hoặc chứng khoán có thể bán ghi nhận tại giá trị hợp lý. Giống IAS Ghi nhận đầu tư dài hạn tại chi phí (giá gốc), giá thị trường hoặc giá thích hợp khác ví dụ như giá trị tài sản thuần. Ghi nhận đầu tư ngắn hạn tại giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện hoặc giá hiện hành. Hàng tồn kho Trình bày theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện. Ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường. Phù hợp với IAS 1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ 1.2.1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý có thể được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1960 đến 1990: Giá trị hợp lý bắt đầu xuất hiện và mở rộng phạm vi sử dụng. Trên thế giới, giá trị hợp lý xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ, được đề cập đến trong báo cáo của Ủy ban nguyên tắc kế toán (APB). Sự hình thành giá trị hợp lý là một quá trình lâu dài: 15 - Từ năm 1962 – 1969: là giai đoạn tiền đề, trong giai đoạn này giá thị trường được sử dụng, nhưng trong một số trường hợp không có thị trường hoạt động để có thể xác định được giá thị trường. - Đến năm 1970 : giá trị hợp lý chính thức xuất hiện, được đề cập đến đầu tiên trong Ý kiến của APB số 16 (APB Opinion 16), số 17, để ghi nhận lợi thế thương mại, ghi nhận giá trị của tài sản có được do hợp nhất: APB Opinion 16 - Hợp nhất doanh nghiệp “Tất cả tài sản, nợ phải trả có được trong hợp nhất doanh nghiệp nên được ghi nhận tại giá trị hợp lý của chúng tại ngày mua” APB Opinion 17 – Tài sản vô hình – “Sự khác nhau giữa giá trị hợp lý và chi phí sẽ được coi như lợi thế thương mại” Sau khi xuất hiện, giá trị hợp lý tiếp tục được thừa nhận và phạm vi sử dụng của giá trị hợp lý dần dần được mở rộng hơn. Giá trị hợp lý bắt đầu được sự quan tâm và áp dụng của nhiều nước cũng như của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: dầu khí, truyền hình, ngân hàng, bảo hiểm…Và cũng đã có những hướng dẫn hạn chế về cách xác định và trình bày giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính. Nhìn chung, trong giai đoạn này giá trị hợp lý xuất hiện để áp dụng cho lợi thế thương mại và tài sản có được do hợp nhất, sau đó giá trị hợp lý được mở rộng để áp dụng cho một số chứng khoán và giao dịch phi tiền tệ, công cụ tài chính, thuê tài sản. Giai đoạn 1991 đến nay: Giá trị hợp lý phát triển mạnh mẽ cùng với sự hình thành và phát triển của các thị trường hoạt động. Đây là giai đoạn phát triển nhất của giá trị hợp lý, nó được khẳng định qua hai giai đoạn: - Từ năm 1991 đến 2000: sự phát triển được đánh dấu bằng hàng loạt các chuẩn mực của Mỹ : FASB Statement 107 (năm 1991) công bố về giá trị hợp lý của công cụ tài chính, FASB Statement 141 - hợp nhất doanh nghiệp, FASB Statement 16 142 lợi thế thương mại và tài sản vô hình … các chuẩn mực này đã đưa ra được những hướng dẫn rõ ràng hơn về giá trị hợp lý. Lúc này chuẩn mực của Mỹ cũng như chuẩn mực quốc tế đã bắt đầu sử dụng giá trị hợp lý cho việc đánh giá sau ghi nhận ban đầu. Trong giai đoạn này, giá trị hợp lý được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều khoản mục làm xuất hiện sự lo lắng về khả năng của giá trị hợp lý do những hướng dẫn về giá trị hợp lý vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung và có nhiều mâu thuẫn trong các công bố. - Từ năm 2000 đến nay Bắt đầu từ năm 2000 để giải quyết những lo lắng về giá trị hợp lý, FASB và IASB đã bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về lý thuyết của giá trị hợp lý. Năm 2004 sự phát triển mạnh mẽ của giá trị hợp lý được chứng minh bằng Dự thảo Chuẩn mực về giá trị hợp lý của FASB – giá trị hợp lý bắt đầu được nghiên cứu vào năm 2003, và sau nhiều lần tiến hành thảo luận Dự thảo được công bố chính thức vào tháng 6 năm 2004. Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 545 - Kiếm toán xác định và công bố giá trị hợp lý hướng dẫn kiểm toán giá trị hợp lý cho các báo cáo tài chính bắt đầu từ năm 2004 cũng đã cho thấy sự phát triển của giá trị hợp lý. 1.2.2. Nội dung của giá trị hợp lý Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chưa ban hành chuẩn mực về giá trị hợp lý. Phần viết dưới đây dựa vào dự thảo chuẩn mực về giá trị hợp lý của FASB. 1.2.2.1. Khái niệm giá trị hợp lý Giá trị hợp lý là giá mà tại đó tài sản và nợ phải trả có thể được trao đổi trong một giao dịch hiện tại giữa những người tham gia tự nguyện, không có mối quan hệ, có đầy đủ sự hiểu biết về trao đổi. Các khái niệm trong định nghĩa này được hiểu như sau: 17 - Những người tham gia tự nguyện: là những người mua bán không có mối quan hệ với nhau, có khả năng tài chính và khả năng pháp luật để thực hiện giao dịch, tự nguyện tham gia giao dịch, không có sự ép buộc. - Có đầy đủ sự hiểu biết: những người tham gia giao dịch phải có trình độ chung của sự hiểu biết về những nhân tố, những đặc điểm của tài sản và nợ phải trả đang giao dịch, có sự hiểu biết về giao dịch. 1.2.2.2. Định nghĩa thị trường và những thông tin có thể lấy được từ thị trường Trong quá trình xác định giá trị hợp lý cần phải tham khảo những thông tin và những dữ liệu được lấy từ thị trường. Những thị trường có thể là: - Thị trường hối đoái (exchange market): thị trường này cung cấp sự rõ ràng và minh bạch cao để trao đổi công cụ tài chính. Trên thị trường này thì giá đóng (giá thực hiện giao dịch) được xác định dễ dàng và thường xuyên. Ví dụ : thị trường chứng khoán - Thị trường bán buôn (dealer market): trên thị trường này người mua sử dụng vốn của họ để giữ hàng tồn kho nào đó và sau đó thì bán lại, giá trả và giá chào thì có được dễ dàng và thường xuyên hơn giá đóng. Ví dụ thị trường hàng hoá, tài sản … - Thị trường môi giới (brokered market): trên thị trường này những người môi giới không sử dụng vốn của họ để giữ tài sản, hàng hoá, mà chỉ cố gắng kết hợp những người mua và những người bán. Trên thị trường này thì thường có sẵn giá giao dịch đã thực hiện. Ví dụ thị trường bất động sản thương mại, thị trường nhà ở … - Thị trương trực tiếp (principal – to principal market): là những nơi giao dịch trực tiếp, được thoả thuận độc lập, không qua trung gian. Các thông tin trên thị trường này thì ít công khai. 18 Những thông tin có thể lấy được từ thị trường: Khi ước tính giá trị hợp lý doanh nghiệp phải dựa vào các thông tin hiện tại, có nguồn gốc từ các nguồn độc lập của doanh nghiệp. Những thông tin mà doanh nghiệp có thể lấy được từ thị trường là: - Giá tham chiếu 4: là giá trả, giá chào, giá đóng – giá giao dịch…các giá được niêm yết trên thị trường, có được dễ dàng và thường xuyên, những giao dịch thì xảy ra thường xuyên đủ để cung cấp thông tin về giá, những thông tin về giá này sử dụng được trong hiện tại, - Thông tin về lãi suất, khả năng thanh toán tiền mặt, tỉ giá hối đoái, dòng tiền theo hợp đồng, những điều khoản trong hợp đồng…những thông tin này được lựa chọn sử dụng trong ước tính giá trị hợp lý. - Đánh giá tổn thất và rủi ro tín dụng, được sử dụng để ước tính lãi suất cho vay, lãi suất khi mua trả chậm … - Các dữ liệu tín dụng đặc biệt và các bảng thống kê thích hợp khác mà được công khai (ví dụ các dữ liệu trong các ngành đặc biệt…). 1.2.2.3. Phương pháp xác định giá trị hợp lý Để có thể đưa ra phương pháp xác định giá trị hợp lý thích hợp, người định giá cần xem xét những vấn đề sau : (1) Tiền đề định giá Tiền đề định giá cung cấp mục đích của định giá để từ đó lựa chọn phương pháp cho thích hợp. Tiền đề định giá bao gồm: - Tiền đề định giá hoạt động liên tục hoặc đang sử dụng: áp dụng để xác định giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả khi: doanh nghiệp hoạt động liên tục hoặc tài sản được xác định là để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. 4 Giá tham chiếu: là giá mà có những dữ liệu đáng tin cậy của thị trường hoạt động, hoặc được công bố chính thức từ thị trường hoạt động. 19 - Tiền đề định giá trong trao đổi: tài sản được xác định không nhằm mục đích sử dụng mà để bán, trao đổi. (2) Cấp độ xác định giá trị hợp lý Căn cứ vào những thông tin và những giả định đang có, người định giá sẽ xem xét xem có thể xác định giá trị hợp lý ở cấp độ nào. Cấp độ càng cao thì ước tính càng đáng tin cậy. FASB đã đưa ra ba cấp độ (trong đó cấp độ 1 là cấp độ cao nhất): - Cấp độ 1: áp dụng trong trường hợp có giá tham chiếu trên thị trường của tài sản và nợ phải trả y hệt như tài sản và nợ phải trả đang được định giá. Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu đó. Y hệt có nghĩa là: đối với tài sản: có cùng đặc điểm, cùng tính chất, cùng tình trạng cũ - mới, cùng nước sản xuất, cùng năm sản xuất. Đối với nợ phải trả: có cùng những điều khoản trong hợp đồng, cùng thời gian, số tiền, sự đánh giá tình trạng tín dụng… Nếu không đạt được cấp độ 1 thì sẽ xem xét sang cấp độ 2. - Cấp độ 2: áp dụng trong trường hợp có giá tham chiếu trên thị trường của tài sản hoặc nợ phải trả tương tự như tài sản hoặc nợ phải trả đang được định giá. Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu điều chỉnh cho những khác biệt. Nếu không đạt được cấp độ 2 thì sẽ xem xét sang cấp độ 3. - Cấp độ 3: áp dụng trong trường hợp không có giá tham chiếu của tài sản hoặc nợ phải trả tương tự, hoặc có nhưng mức độ khác biệt thì không đánh giá được rõ ràng. Giá trị hợp lý sẽ được ước tính dựa vào các phương pháp: phương pháp tiếp cận thị trường, phương pháp tiếp cận thu nhập, phương pháp tiếp cận chi phí. Phương pháp nào sử dụng nhiều dữ liệu và giả định từ thị trường thì phương pháp đó sẽ cho kết quả đáng tin cậy nhất. Nếu không có những giả định và dữ liệu từ thị trường thì sẽ ước tính giá trị hợp lý dựa vào những giả định và những ước tính nội bộ của doanh nghiệp. 20 (3) Phương pháp xác định giá trị hợp lý Tùy thuộc vào từng cấp độ sẽ áp dụng phương pháp xác định phù hợp. Đối với ước tính cấp độ 1 và cấp độ 2 thì chỉ cần sử dụng 1 phương pháp._. (phương pháp tiếp cận thị trường), đối với ước tính cấp độ 3 thì cần phải sử dụng cả 3 phương pháp. Các phương pháp được mô tả như sau: - Phương pháp tiếp cận thị trường: áp dụng khi có giá tham chiếu trên thị trường. Giá trị hợp lý dựa vào giá tham chiếu, điều chỉnh nếu cần thiết. Những trường hợp phải điều chỉnh giá tham chiếu: + Giá tham khảo không lấy từ thị trường hiện tại mà là giá cũ, do vậy doanh nghiệp nên xem xét thời gian của giao dịch thực tế, những thay đổi trong điều kiện tín dụng, lãi suất, những nhân tố khác… để điều chỉnh cho phù hợp. + Sự khác nhau của tài sản có giá tham chiếu trên thị trường và tài sản đang được định giá thì không thể xác định rõ ràng, vì vậy cần phải điều chỉnh giá tham chiếu. + Những giá mà không đại diện cho các giao dịch trên thị trường, ví dụ như giá được lấy từ giao dịch bị cưỡng ép, giao dịch giữa các bên có liên quan … + Có sự khác biệt trong đơn vị tính toán, hoàn cảnh, khu vực, hợp đồng… - Phương pháp tiếp cận chi phí: theo phương pháp này giá trị hợp lý được ước tính dựa vào số tiền ước tính để có được tài sản thay thế. - Phương pháp tiếp cận thu nhập: theo phương pháp này, giá trị hợp lý được ước tính dựa vào dòng thu nhập mong chờ. Hay nói cách khác giá trị hợp lý chính là hiện giá của dòng thu nhập mong chờ bằng cách sử dụng lãi suất để quy đổi dòng tiền mong chờ tương lai về hiện tại. (Xem phụ lục số 3). Phương pháp xác định giá trị hợp lý được khái quát lại qua sơ đồ phương pháp xác định giá trị hợp lý trong hình 1.1 dưới đây. 21 Hình 1.1: Phương pháp xác định giá trị hợp lý SƠ ĐỒ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HỢP LÝ Bắt đầu có giá thị trường tham chiếu Ước tính cấp độ 1 PP tiếp cận thị trường giá tham chiếu Ước tính cấp độ 2 PP tiếp cận thị trường giá tham chiếu đã điều chỉnh không có giá thị trường tham chiếu, hoặc có giá thị trường nhưng không xác định được mức độ khác biệt PP tiếp cận thị trường Ước tính cấp độ 3 PP tiếp cận thu nhập Lựa chọn kết quả đáng tin cậy nhất phù hợp với tiền đề định giá PP tiếp cận chi phí 22 1.2.3. Bản chất của giá trị hợp lý 1.2.3.1. Bản chất của giá trị hợp lý Việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của giá trị hợp lý trong toàn bộ hệ thống định giá kế toán cho phép rút ra một số nhận xét sau nhằm làm sáng tỏ bản chất của giá trị hợp lý: So sánh với hệ thống giá gốc: Hệ thống giá gốc được sử dụng hiện nay là hệ thống giá gốc dựa trên đơn vị tiền tệ danh nghĩa, có điều chỉnh để khắc phục những yếu kém của giá gốc. Tuy nhiên, trong điều kiện sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện tại, hệ thống này bộc lộ một số nhược điểm. Giá trị hợp lý đã khắc phục các nhược điểm này chủ yếu thông qua việc phát triển các công cụ định giá sau ghi nhận ban đầu bao gồm: (1) Giá trị hợp lý thu hẹp phạm vi áp dụng nguyên tắc thận trọng trong việc sử dụng giá trị thuần có thể thực hiện khi tài sản bị giảm giá. Theo nguyên tắc thận trọng, trong các tình huống chưa rõ ràng, các phương pháp kế toán được sử dụng theo khuynh hướng thận trọng, nghĩa là tránh thổi phồng tài sản và thu nhập. Khi các thị trường hoạt động phát triển, khả năng định giá theo thị trường với các thông tin đáng tin cậy tăng lên, việc áp dụng thận trọng như trên không còn hoàn toàn thích hợp. Do đó, đối với những loại tài sản đã có thị trường hoạt động phát triển, giá trị hợp lý có thể sử dụng để phản ánh sự thay đổi của giá gốc, bao gồm cả sự tăng lên hay giảm đi của giá trị tài sản mà không đe doạ yêu cầu đáng tin cậy của báo cáo tài chính. (2) Giá trị hợp lý cung cấp một cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc đánh giá lại tài sản. Trước đây, một số nước và ngay cả IAS cho phép đánh giá lại tài sản dài hạn nhưng chưa đưa ra một khuôn khổ chung cho quá trình này. Giá trị hợp lý đã giải quyết bằng cách cung cấp một cơ sở lý luận và hệ thống phương pháp đầy đủ. 23 Ngoài ra trong những trường hợp không có giá gốc, giá trị hợp lý được sử dụng để định giá trong ghi nhận ban đầu. Thí dụ các trường hợp trao đổi tài sản. So sánh với hệ thống giá hiện hành Hệ thống giá hiện hành dựa trên cơ sở sử dụng hiện giá, giá thay thế hoặc giá trị thuần có thể thực hiện đưa ra một phương pháp điều chỉnh có hệ thống toàn bộ báo cáo tài chính, không chỉ điều chỉnh giá trị tài sản và nợ phải trả mà còn điều chỉnh tất cả các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục số 1). Do thay đổi triệt để giá gốc, hệ thống này mặc dù đưa ra một phương pháp giải quyết có hệ thống nhưng lại quá phức tạp trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, khi nền kinh tế thế giới đã kiểm soát được lạm phát trong mức độ nhất định, hệ thống giá hiện hành đã không còn được sử dụng. So sánh với hệ thống giá hiện hành, giá trị hợp lý không phủ nhận giá gốc mà vẫn đảm bảo việc định giá hướng về thị trường. Khi sử dụng giá trị hợp lý, những tài sản nào có giá trị thay đổi so với giá thị trường mới cần điều chỉnh và quá trình điều chỉnh này cũng làm phát sinh thu nhập và chi phí khi đánh giá lại nhưng không làm thay đổi dữ liệu hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp (doanh thu, chi phí…) Từ những nhận xét trên, chúng tôi cho rằng: Bản chất của giá trị hợp lý là một phương pháp bổ sung cho giá gốc chủ yếu tập trung vào việc định giá sau ghi nhận ban đầu trên cơ sở giá thị trường và các thông tin có được từ thị trường. Trong một số trường hợp, giá trị hợp lý có thể sử dụng cho đánh giá ban đầu của tài sản khi không có giá gốc. 1.2.3.2. Những tranh luận về giá trị hợp lý Mặc dù giá trị hợp lý được công nhận và áp dụng ở nhiều nước, ngay cả trong các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh nó. Những người ủng hộ giá trị hợp lý thì cho rằng: giá trị hợp lý là một giá thích hợp vì nó đánh giá thường xuyên những ảnh hưởng của sự vận động của thị trường cho tài sản và nợ phải trả của công ty. Giá trị hợp lý thì thích hợp hơn cho nhà đầu 24 tư: “không ai quan tâm đến giá trị hợp lý của máy móc cũ, nhưng phần lớn họ muốn biết giá trị hợp lý của một công ty”5. Họ cho rằng giá gốc chỉ thích hợp và tin cậy ngay tại ngày chúng được ghi nhận, giá gốc thì nhấn mạnh tính đáng tin cậy, còn giá trị hợp lý nhấn mạnh tính thích hợp. Những người chưa ủng hộ giá trị hợp lý thì cho rằng: liệu giá trị hợp lý có thể được xác định đáng tin cậy. Giá trị hợp lý là một ước tính dựa vào giá thị trường, trong trường hợp không có giá thị trường thì nó được ước tính dựa vào những giả định chủ quan của chủ doanh nghiệp, của những người đinh giá, vậy nó có đáng tin cậy? Giá trị hợp lý có bị lạm dụng trong những trường hợp không có giá thị trường? Tiếp theo nữa, giá trị hợp lý phản ánh sự thay đổi của thị trường làm cho báo cáo tài chính dễ thay đổi, liệu nó có làm các nhà đầu tư lo lắng? Tuy nhiên những tranh luận này được một số nhà nghiên cứu6 đưa ra những kết luận sau: - Xét về mặt lý thuyết thì giá trị hợp lý rất thích hợp, vì nó phản ánh những thay đổi của thị trường. Vấn đề được tranh luận nhiều nhất đó là tính đáng tin cậy và cách xác định giá trị hợp lý. FASB và IASB đang cố gắng nỗ lực để ban hành các chuẩn mực để lý thuyết nhanh chóng bắt kịp thực tế đang ứng dụng rộng rãi. - Ước tính giá trị hợp lý chứa đựng những giả định, tuy nhiên những giả định này được yêu cầu công bố, chính vì vậy mà khả năng lạm dụng giá trị hợp lý cũng sẽ bị hạn chế. - Ngày nay với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành thì giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng dễ dàng, và những giả định ngày càng mang tính khách quan hơn nên tính đáng tin cậy của giá trị hợp lý tăng lên rất nhiều. Mặt khác, các mô hình định giá cho những trường 5 David Tweedie, chủ tịch của IASB ở Luân Đôn, Phát biểu trên tạp chí CFO - A Faiwell to History ngày 1/2/2003 6 Phát biểu trên tạp chí CFO – A fairwell to history ngày 1/2/2003 của các nhà nghiên cứu: Paul Pacter - Chủ tịch của Deloitte ở Hồng Kông Pearl Tân - giảng viên kế toán trường Nanyang – Singapore Rebecca Mc Enally - Chủ tịch của AIMR (Association for Investment Management and Research) Robert H. Herz - Kế toán ở Mỹ 25 hợp không có giá thị trường cũng đang phát triển và hoàn thiện tạo điều kiện cho giá trị hợp lý mở rộng phạm vi sử dụng của mình. 1.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRÊN THẾ GIỚI Giá trị hợp lý thì được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới, phần này sẽ xem xét việc áp dụng giá trị hợp lý tại Mỹ và những yêu cầu về giá trị hợp lý theo IAS. 1.3.1. Áp dụng giá trị hợp lý tại Mỹ a. Giá trị hợp lý được áp dụng trong những trường hợp sau: - Ghi nhận và trình bày công cụ tài chính (chứng khoán thương mại và chứng khoán sẵn sàng để bán, công cụ phái sinh) - Ghi nhận tài sản và nợ phải trả có được trong hợp nhất doanh nghiệp - Ghi nhận ban đầu trong trường hợp trao đổi phi tiền tệ. - Ghi nhận và trình bày các khoản mục phát sinh bằng ngoại tệ. - Ghi nhận ban đầu cho tài sản cố định thuê tài chính. b. Giá tri hợp lý được xác định dựa vào: Theo FAS số 141 - Hợp nhất kinh doanh và FAS số 142 - Lợi thế thương mại và tài sản vô hình- yêu cầu sử dụng ước tính giá trị hợp lý, khuynh hướng này sẽ tiếp tục phát triển, khuyến khích nhiều doanh nghiệp quan tâm đến những chuyên viên định giá - những chuyên viên về xác định giá trị hợp lý. Trong khi đó theo những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ (US GAAP) thì không yêu cầu chủ doanh nghiệp phải thuê chuyên viên bên ngoài để thực hiện công việc xác định giá trị hợp lý, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn thuê chuyên viên bên ngoài vì lý do khách quan, kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng của chuyên viên. Giá trị hợp lý được xác định dựa vào: - Giá trị hợp lý là giá trao đổi trong một giao dịch hiện tại (là giao dịch bình thường chứ không phải giao dịch bắt buộc hay thanh lý) giữa những người tham gia tự nguyện. 26 - Nếu giá tham chiếu có sẵn thì giá này được sử dụng - Nếu có nhiều hơn một giá thị trường thì giá được chọn để sử dụng nên lấy từ thị trường hoạt động nhất. - Nếu giá tham chiếu không có sẵn, có thể sử dụng ước tính của nhà quản lý. - Đối với chứng khoán thì dựa vào: Bảng yết giá hoặc bảng giá chào, giá trả là có sẵn dựa vào những giao dịch đã đăng ký trên Ủy ban giao dịch chứng khoán (SEC) hoặc từ Hiệp hội toàn quốc hệ thống báo giá tự động của những người mua bán chứng khoán (NASDAQ) hoặc lấy từ Cục niêm yết giá. c. Yêu cầu công bố giá trị hợp lý - Yêu cầu công bố giá trị hợp lý của tất cả công cụ tài chính, những thông tin mô tả thích hợp của công cụ tài chính cũng cần được công bố. - Những thông tin về giá trị hợp lý nên được trình bày cùng với giá trị sổ sách của nó. - Giá trị hợp lý có thể được công bố trong thuyết minh hoặc trình bày dài hơn – bao gồm: bảng tóm tắt giá trị hợp lý, giá trị sổ sách và một bảng tham khảo chéo đến những thuyết minh khác. 1.3.2. Áp dụng giá trị hợp lý theo yêu cầu trong các chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế đã yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý trong những trường hợp sau: - Hợp nhất doanh nghiệp: tài sản và nợ phải trả có được do hợp nhất doanh nghiệp được ghi nhận theo giá trị hợp lý của chúng vào ngày mua. Phần chi phí mua vượt quá giá trị hợp lý được ghi nhận là lợi thế thương mại. - Hàng tồn kho đối với nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản và những người môi giới thì cho phép xác định hàng tồn kho của họ tại giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán. 27 - Nông nghiệp: động vật, cây trồng, rừng và sản phẩm được ghi nhận tại giá trị hợp lý cùng với sự đánh giá lại thường xuyên. - Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị: doanh nghiệp có quyền lựa chọn ghi nhận sau ghi nhận ban đầu tại: giá gốc trừ đi khấu hao và sự giảm giá; hoặc ghi nhận tại giá trị hợp lý với sự đánh giá lại thường xuyên. (Các trường hợp trao đổi phi tiền tệ: ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được) - Tài sản cố định vô hình: doanh nghiệp có thể lựa chọn ghi nhận tài sản cố định vô hình tại giá trị hợp lý - nếu có thị trường hoạt động cho tài sản đó tồn tại. - Tài sản cố định thuê tài chính: ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý hoặc hiện giá của khoản tiền thuê tối thiểu phải trả. - Bất động sản đầu tư: doanh nghiệp có thể báo cáo bất động sản theo: chi phí trừ khấu hao trừ giảm giá; hoặc theo giá trị hợp lý. - Các khoản mục phát sinh bằng ngoại tệ: ghi nhận và trình bày theo giá trị hợp lý tại ngày phát sinh giao dịch và đánh giá lại theo giá trị hợp lý vào cuối kỳ. - Công cụ tài chính: Ghi nhận và định giá: Ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của công cụ tài chính. Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý của tất cả khoản đầu tư trong chứng khoán vốn, một số chứng khoán nợ và tất cả công cụ phái sinh, và bất cứ tài sản tài chính nào được giữ để trao đổi. Cũng như vậy, tại ngày mua hoặc phát hành, bất cứ tài sản tài chính hoặc nợ tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Như vậy phạm vi áp dụng giá trị hợp lý tại Mỹ hẹp hơn so với yêu cầu trong chuẩn mực kế toán quốc tế ở chỗ: không sử dụng giá trị hợp lý để đánh giá sau ghi nhận ban đầu cho các khoản mục tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, bất động sản đầu tư. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA XUNG QUANH VIỆC SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ Giá trị hợp lý đang là một xu hướng mới về định giá với mục đích trình bày thông tin trên báo cáo tài chính trung thực và hợp lý hơn. Chương này sẽ xem xét quá trình hình thành của khái niệm giá trị hợp lý trong tổng thể vấn đề định giá tại Việt Nam cũng như các yêu cầu và khả năng áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam. 2.1. ĐỊNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM Cũng như các nước trên thế giới, định giá là một phần không thể thiếu trong công tác kế toán tại Việt Nam. Về mặt lý thuyết, vấn đề định giá thường được trình bày trong các tài liệu giảng dạy kế toán như một phương pháp kế toán: “Định giá là một phương pháp kế toán biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định”7. Phương pháp định giá thể hiện qua các kỹ thuật xác định giá trị của hàng tồn kho, chứng khoán, tài sản cố định, hay là tính giá thành của các sản phẩm…. Trong thực tế, các nguyên tắc định giá được quy định hoặc hướng dẫn trong Luật kế toán (trước đây là Pháp lệnh kế toán - thống kê), trong các chuẩn mực và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Quá trình phát triển của kế toán Việt Nam những năm qua cũng là một quá trình phát triển các nguyên tắc và phương pháp định giá. Giai đoạn 1954 - 1986 Hệ thống kế toán trong giai đoạn này chỉ sử dụng chủ yếu trong các xí nghiệp quốc doanh như là công cụ để phản ánh và giám đốc hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của nhà nước, vì vậy giá được sử dụng phải rõ ràng và có chứng từ đầy đủ. Trong giai đoạn này, giá được sử dụng phổ biến là giá gốc (dưới tên gọi 7 Nguyễn Việt – Võ Văn Nhị, Kế toán đại cương, Nhà xuất bản tài chính năm 1997, trang 132. 29 “giá thực tế”). Trong một số trường hợp, giá danh nghĩa được sử dụng với các thuật ngữ như “giá lẻ chỉ đạo”, “giá đảm bảo kinh doanh” là giá do Nhà nước ấn định. Giai đoạn 1986 - 1995 Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chuyển sang cơ chế mới về quản lý kinh tế, Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh mà chỉ kiểm soát bằng luật pháp. Trong giai đoạn này, các hình thức giá danh nghĩa mất dần, đặc biệt là sau khi hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành mới và có hiệu lực từ ngày 1/1/1990. Trong hệ thống này, giá gốc đã trở thành gần như loại giá chủ yếu được sử dụng trong kế toán Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước. Giai đoạn 1995 – 2001 Chỉ ba năm sau khi ban hành, hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp 1990 đã bộc lộ nhiều nhược điểm trước sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng như sự đa dạng của các hoạt động kinh doanh, và sức ép hội nhập kinh tế. Hệ thống kế toán Việt Nam một lần nữa được cải cách cơ bản theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính. Trong giai đoạn này, ngoài giá gốc đã xuất hiện giá trị thuần có thể thực hiện dùng để lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chứng khoán, phải thu khó đòi, thể hiện qua thông tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001. Tuy nhiên giai đoạn này nhiều vấn đề vẫn chưa giải quyết được phương thức định giá phù hợp như tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, đầu tư tài chính, chênh lệch tỉ giá … Ví dụ như tài sản cố định thuê tài chính: - Theo quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính, nguyên giá được ghi nhận theo tổng số tiền thuê phải trả, - Theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính, nguyên giá được ghi nhận theo giá mua thực tế cộng với chi phí, như vậy 30 giai đoạn này đã tách được nguyên giá của tài sản cố định và chi phí đi vay, tuy nhiên chi phí đi vay này lại phân bổ đều cho các kỳ trả mà không tính đến thời gian của chuỗi tiền tệ. Giai đoạn 2001 đến nay Đây là giai đoạn phát triển nhất của hệ thống kế toán từ trước đến nay, thể hiện qua việc đã ban hành các chuẩn mực kế toán (bắt đầu từ năm 2001) và Luật kế toán (năm 2003). Vấn đề về định giá, những nội dung cơ bản được quy định bao gồm: (1) Giá gốc được coi là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Theo Luật kế toán năm 2003: “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng…” Chuẩn mực chung - được coi như khuôn mẫu xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bảy nguyên tắc cơ bản và yêu cầu “ Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể” (2) Một số loại giá khác được thừa nhận chính thức Bên cạnh giá gốc, trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam rải rác đưa ra quy định về một số loại giá khác: giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá, giá trị hợp lý. Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính- giải thích: “ ngoài các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đánh giá được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) … Có thể thấy, trong những năm qua, vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam đã không ngừng được cải thiện theo hướng phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập. Tuy nhiên, giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông lệ quốc tế vẫn còn khoảng cách đáng kể trong lĩnh vực định giá, cụ thể như: 31 - Việc định giá các khoản đầu tư chủ yếu vẫn dựa trên giá gốc, các mô hình định giá khác chưa được sử dụng hoặc sử dụng hạn chế. - Một số kỹ thuật bổ sung cho hoạt động định giá chưa được quy định như vấn đề đánh giá tổn thất, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản ánh lợi thế thương mại. - Vai trò của giá trị hợp lý còn mờ nhạt, vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong phần tiếp theo của chương này. 2.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM. 2.2.1. Lược sử hình thành Không xuất hiện sớm như quốc tế (khoảng năm 1970), tại Việt Nam giá trị hợp lý ra được đề cập đầu tiên trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, được sử dụng để ghi nhận ban đầu cho các trao đổi phi tiền tệ và ghi nhận doanh thu. Kể từ đó cho đến nay, giá trị hợp lý tiếp tục được phát triển thể hiện trong các thông tư hướng dẫn chuẩn mực (thông tư 89/2002/TT-BTC, thông tư 105/2003/TT- BTC, thông tư 23/2005/TT-BTC) và các quyết định ban hành chuẩn mực vào các năm tiếp theo (quyết định 165/2002/QĐ-BTC, quyết định 234/2003/QĐ-BTC,) cũng đã mở rộng phạm vi sử dụng giá trị hợp lý cho các khoản mục khác: thuê tài sản, ngoại tệ. Các chuẩn mực yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý được trình bày trong bảng 2.1 dưới đây. 32 Bảng 2.1 Danh sách các chuẩn mực yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý Chuẩn mực số Năm ban hành Chuẩn mực số 3 – Tài sản cố định hữu hình 2001 Chuẩn mực số 4 – Tài sản cố định vô hình 2001 Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác 2001 Chuẩn mực số 1 - Chuẩn mực chung 2002 Chuẩn mực số 6 –Thuê tài sản 2002 Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái 2002 Chuẩn mực số 5 - Bất động sản đầu tư 2003 Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý: (1) Ghi nhận ban đầu cho một số trường hợp của tài sản cố định (TSCĐ): - TSCĐ có được do trao đổi TSCĐ của doanh nghiệp để lấy TSCĐ khác không tương tự, - TSCĐ có được do được biếu tặng, tài trợ, - TSCĐ có được bằng việc trao đổi chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, - TSCĐ thuê tài chính, - TSCĐ vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp. (2) Ghi nhận ban đầu cho doanh thu và thu nhâp khác (3) Ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, hoặc các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ mà được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý 33 2.2.2. Đặc điểm của giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam giá trị hợp lý chỉ được chính thức đề cập đến trong các chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Phần này sẽ trình bày các vấn đề về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán cũng như thực tế áp dụng và phân tích những vấn đề đó để rút ra đặc điểm của giá trị hợp lý tại Việt Nam 2.2.2.1. Giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam a. Trong chuẩn mực chung – khuôn mẫu lý thuyết Trong chuẩn mực chung, giá trị hợp lý được đề cập đến không phải là một loại giá độc lập mà nó được lồng vào giá gốc: “ Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể” (Đoạn 05-VAS1) Ngay trong khuôn mẫu lý thuyết này đã khẳng định cơ sở ghi chép và trình bày là giá gốc, giá trị hợp lý chỉ được sử dụng như là một cách để xác định giá gốc, dùng cho ghi nhận ban đầu. Từ đó, trong các chuẩn mực kế toán cụ thể giá trị hợp lý cũng được đề cập đến với đặc điểm này. b. Trong các chuẩn mực cụ thể (1). Định nghĩa giá trị hợp lý Trong các chuẩn mực có yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý đều đưa ra định nghĩa giá trị hợp lý, nhưng định nghĩa đầy đủ nhất là định nghĩa trong chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, các định nghĩa khác chỉ đề cập đến tài sản mà không đề cập đến nợ phải trả. Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác- định nghĩa: “giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá” 34 So với định nghĩa của FASB (trình bày ở chương 1 phần II.2) thì định nghĩa này chưa đầy đủ, cụ thể: - Chưa giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa như “tự nguyện”, “có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá” làm cho người sử dụng khó hiểu về vấn đề này. - Định nghĩa không đề cập đến “không có mối quan hệ”. Những người tham gia giao dịch phải là những người không có mối quan hệ với nhau thì mới không ảnh hưởng đến giá cả mua bán. - Định nghĩa này không đề cập đến “giao dịch hiện tại”. Giá được quan sát phải là giá trong giao dịch hiện tại, nếu sử dụng giá khác thì phải điều chỉnh cho phù hợp. (2). Cách xác định giá trị hợp lý Hiện nay trong các chuẩn mực kế toán cũng như các văn bản khác của Bộ Tài chính chưa đề cập đến cách xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của chuẩn mực kế toán số 4 –Tài sản cố định vô hình: “ Giá trị hợp lý có thể là: - Giá niêm yết tại thị trường hoạt động, - Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự. Nếu không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của TSCĐ vô hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có.” Đây là một hướng dẫn cụ thể cho tài sản cố định vô hình, tuy nhiên nó vẫn còn có chỗ chưa phù hợp: “giá trị hợp lý là giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự”, vì là tài sản cố định vô hình tương tự nên sẽ có những khác biệt, vậy giá trị hợp lý có phải điều chỉnh cho những khác biệt đó? 35 2.2.2.2 Thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý trong các doanh nghiệp Để đánh giá chúng tôi khảo sát 21 doanh nghiệp về sử dụng giá trị hợp lý cho một số khoản mục cụ thể. Bảng câu hỏi, tên doanh nghiệp khảo sát cũng như kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục số 9. Kết quả khảo sát cho thấy: (1) Các doanh nghiệp nhỏ chưa biết các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực và chưa hiểu về giá trị hợp lý. Các doanh nghiệp lớn có biết đến giá trị hợp lý và đã áp dụng để ghi nhận. (2) Phần lớn các doanh nghiệp đều ghi nhận các đối tượng kế toán (trong phạm vi khảo sát) phù hợp với các thông tư hướng dẫn, cụ thể: - TSCĐ có được do trao đổi không tương tự ghi nhận theo: + Giá trị hợp lý của tài sản nhận về theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận (57%), theo khảo sát giá trên thị trường (17%). + Giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh khoản trả thêm hoặc nhận về (26%). - TSCĐ có được do trao đổi tương tự ghi nhận theo: + Giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh khoản trả thêm hoặc thu về (38%) + Giá trên sổ kế toán của đơn vị trao đổi (5%) + Giá trị hợp lý của tài sản nhận về được xác định theo đánh giá của hội đồng định giá (48%), theo khảo sát giá trên thị trường (9%). - TSCĐ mua trả chậm: ghi nhận theo giá mua trả tiền ngay (100%) - TSCĐ được cấp, được điều chuyển: ghi nhận theo giá trị ghi sổ của đơn vị cho, đơn vị điều chuyển (100%) - TSCĐ thuê tài chính ghi nhận theo: + Hiện giá của khoản tiền thuê phải trả (43%) + Giá trị hợp lý của tài sản thuê (24%) 36 + Giá mua trả tiền ngay (33%) - Doanh thu bán trả góp ghi nhận theo: + Hiện giá của các khoản phải thu (43%) + Giá bán trả tiền ngay (57%) 2.2.2.3 Nhận xét Sau khi xem xét các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán và thực tiễn áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam, chúng tôi có những nhận xét như sau: (1) Một số mặt tồn tại của giá trị hợp lý tại Việt Nam - Định nghĩa giá trị hợp lý thì chưa được rõ ràng, đầy đủ. - Không có hướng dẫn xác định giá trị hợp lý cho các trường hợp được yêu cầu - Giá trị hợp lý chỉ sử dụng cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý là trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường. - Giá trị hợp lý được sử dụng như là giá gốc, dùng để thay thế giá gốc trong những trường hợp cần thiết. - Còn có những điểm chưa phù hợp giữa chuẩn mực, thông tư và thực tế áp dụng. (Xem bảng 2.2) (2) Các nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi Theo chúng tôi, giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi vì những nguyên nhân sau: - Do tâm lý của người làm kế toán và nhà quản lý vẫn nhìn nhận công tác kế toán phục vụ cho mục đích thuế, vì vậy các doanh nghiệp chưa mạnh dạn áp dụng giá trị hợp lý vì bằng chứng của giá trị hợp lý phải mất thời gian để kiểm chứng và có thể không được sự thừa nhận của cơ quan thuế. - Chưa có hướng dẫn về giá trị hợp lý. Các doanh nghiệp Việt Nam có thói quen chỉ áp dụng chuẩn mực khi đã có thông tư hướng dẫn cụ thể, và các 37 doanh nghiệp chỉ được phép hạch toán theo các quy định trong thông tư hướng dẫn, vì vậy giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi. - Giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn còn có những điểm chưa phù hợp, do đó giá được ghi nhận chưa thống nhất hoặc chưa phải là giá trị hợp lý. (Xem bảng 2.2) - Giá trị hợp lý được đề cập đến chưa nhiều, và trong các trường hợp được đề cập đều có giá gốc được xác định rõ ràng, vì vậy doanh nghiệp thường sử dụng giá gốc để ghi sổ. Ví dụ: tài sản có được do trao đổi không tương tự hoặc ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh số tiền nhận hoặc trả thêm. Bảng 2.2 So sánh chuẩn mực – thông tư hướng dẫn - thực tế áp dụng giá trị hợp lý Khoản mục Chuẩn mực Thông tư Thực tế Nhận xét TSCĐ có được bằng cách trao đổi không tương tự. Ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh khoản trả thêm hoặc nhận về. Giống chuẩn mực Ghi theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về theo đánh giá của hội đồng giao nhận hoặc khảo sát thực tế Chuẩn mực và thông tư không chỉ cách xác định cụ thể nên doanh nghiệp ghi nhận theo giá của hội đồng đánh giá, hoặc giá khảo sát. TSCĐ được cấp, được điều chuyển Theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được. - Thông tư hướng dẫn chuẩn mực không đề cập. -Quyết định số 206/03/QĐ-BTC: + Biếu tặng, cho: Theo giá trị còn lại của đơn vị cấp hoặc điều chuyển Thực tế phù hợp theo quyết định số 206/2003/Q._.10đ/SP) 30.000 Cộng mua vào (4000 SP x 12đ/SP) 48.000 Trừ tồn cuối kỳ (2000 SP x 10 đ/SP) 20.000 3. Lợi nhuận gộp 142.000 4. Chi phí hoạt động 132.000 Khấu hao 10.000 Trả lãi 5.000 Chi phí khác 117.000 5.Lợi nhuận thuần (*1) 10.000 Ví dụ 2. Hệ thống định giá kế toán theo giá hiện hành Hệ thống này sử dụng chi phí thay thế, hoặc giá trị thuần có thể thực hiện, hoặc hiện giá để điều chỉnh các khoản mục, dẫn đến điều chỉnh báo cáo tài chính. Ví dụ này sử dụng chi phí thay thế để điều chỉnh các khoản mục. Giả sử năm X1 giá thay thế là 70.000 ngàn đồng cho đất đai, và 80.000 ngàn đồng cho nhà xưởng, giá thay thế hàng tồn kho là 20 ngàn đồng/sản phẩm. Báo cáo tài chính được lập lại bằng cách sử dụng giá thay thế để điều chỉnh cho hàng tồn kho, tài sản cố định, khấu hao, từ đó điều chỉnh kết quả kinh doanh. Báo cáo tài chính được lập lại như sau: 70 Đơn vị tính: ngàn đồng. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM X1 (Theo giá thay thế) 1. Doanh thu (5000 sản phẩm x 40đ/SP) 200.000 2. Giá vốn hàng bán 100.000 Tồn kho đầu kỳ (3000SP x 20đ/SP) 60.000 Mua vào (4000 SP x 20đ/SP) 80.000 Tồn cuối kỳ (2000 SP x 20 đ/SP) 40.000 3. Lợi nhuận gộp 100.000 4. Chi phí hoạt động 135.000 Khấu hao [20%x(50.000+80.000)/2] 13.000 Trả lãi 5.000 Chi phí khác 117.000 5. Lợi nhuận thuần (35.000) 6. Lợi nhuận đã thực hiện: 45.000 1. Hàng tồn kho đã bán: tính theo LIFO [4000 x (20 - 12)] + [1000 x (20 - 10)] 42.000 2. Khấu hao (13.000 – 10.000) 3.000 7. Lợi nhuận chưa thực hiện: 68.000 1. Hàng tồn kho [2000 x (20 – 10)] 20.000 2. Nhà xưởng: [(80.000 – 50.000) x 60%] 18.000 3. Đất đai: (70.000 – 40.000) 30.000 8. Cộng lợi nhuận 78.000 Đơn vị tính: ngàn đồng 71 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ngày 31/12/ X1 (Theo giá thay thế) 1. Tiền 30.000 2. Các khoản phải thu 30.000 3. Hàng tồn kho (2.000 x 20) 40.000 4. Đất đai 70.000 5. Nhà xưởng 80.000 6. Hao mòn (40% x80.000) (32.000) Cộng tài sản 218.000 1. Nợ phải trả 50.000 2. Nguồn vốn kinh doanh 50.000 3. Lợi nhuận chưa phân phối: 118.000 Đầu kỳ: 40.000 Lợi nhuận hoạt động (35.000) Lợi nhuận đã thực hiện 45.000 Lợi nhuận chưa thực hiện 68.000 Cộng nguồn vốn 218.000 3. Hệ thống kế toán dựa trên giá gốc đã được điều chỉnh theo sức mua của tiền tệ: Dựa vào báo cáo tài chính của hệ thống định giá theo kế toán điều chỉnh các khoản mục theo chỉ số giá. Nguyên tắc điều chỉnh: - Vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả: P1/P1 - Hàng tồn kho, tài sản cố định: P1/P0 - Giá vốn: Đầu kỳ P1/P0, mua vào: P1/Pa, cuối kỳ P1/P0 72 - Doanh thu: P1/Pp Giả sử: P1 - chỉ số giá cuối năm: 180 P0: chỉ số giá đầu năm: 100 Pp: chỉ số giá trung bình năm: 120 Pa: chỉ số giá tại thời điểm mua: 150 Hao mòn: 20%/năm Đơn vị tính: ngàn đồng BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ngày 31/12/X1 Chưa điều chỉnh Hệ số Đã điều chỉnh 1.Tiền 30.000 180/180 30.000 2. Các khoản phải thu 30.000 180/180 30.000 3. Hàng tồn kho 20.000 180/100 36.000 4. Đất đai 40.000 180/100 72.000 5. Nhà xưởng 50.000 180/100 90.000 6. Hao mòn (20.000) (36.000) Cộng tài sản 150.000 222.000 1. Nợ phải trả 50.000 180/180 50.000 2. Nguồn vốn kinh doanh 50.000 180/100 90.000 3. Lợi nhuận để lại: 82.000 Đầu năm X1 40.000 180/100 72.000 Lợi nhuận trong năm (*3) 23.400 Trừ Giảm trong tài sản tiền (*4) 13.400 Cộng nguồn vốn 150.000 222.000 73 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM X1 Giá gốc Hệ số Giá gốc đã điều chỉnh 1. Doanh thu (5000 sản phẩm x 40đ/SP) 200.000 180/120 300.000 2. Giá vốn hàng bán 58.000 75.600 Tồn kho đầu kỳ (3000SP x 10đ/SP) 30.000 180/100 54.000 Mua vào (4000 SP x 12đ/SP) 48.000 180/150 57.600 Tồn cuối kỳ (2000 SP x 10 đ/SP) 20.000 180/100 36.000 3. Lợi nhuận gộp 142.000 224.400 4. Chi phí hoạt động 132.000 201.000 Khấu hao 10.000 180/100 18.000 Trả lãi 5.000 180/120 7.500 Chi phí khác 117.000 180/120 175.500 5. Lợi nhuận thuần (*3) 10.000 23.400 Điều chỉnh các khoản mục thuộc tiền Chưa điều chỉnh Hệ số Đã điều chỉnh 1. Tài sản tiền ròng vào đầu năm X1 (20.000) 180/100 (36.000) (Tiền + Nợ phải thu - Nợ phải trả) 2. Doanh thu phải thu năm X1 200.000 180/100 300.000 3. Tài sản tiền ròng thu 264.000 4. Mua hàng tồn kho trả bằng tiền 48.000 180/150 57.600 5. Trả tiền lãi 5.000 180/120 7.500 6.Chi phí hoạt động 117.000 180/120 175.500 74 7. Tài sản tiền ròng chi 240.600 8. Tài sản tiền ròng cuối năm X1 (3-7) 23.400 9. Tài sản tiền ròng cuối năm X1 theo giá gốc 10.000 (Tiền + Nợ phải thu - Nợ phải trả) 10. Giảm trong tài sản tiền (8-9) (*4) 13.400 4. Hệ thống định giá kế toán dựa trên giá hiện hành điều chỉnh theo sức mua chung Hệ thống này dựa trên báo cáo tài chính theo giá hiện hành và điều chỉnh theo chỉ số giá. Cách điều chỉnh giống như ví dụ 2. Phụ lục số 2: Hạch toán một ví dụ cụ thể theo giá trị hợp lý trong kế toán Mỹ Hạch toán công cụ tài chính Kế toán Mỹ hạch toán theo các hướng dẫn của ARB, APB, FASB, AICPA… Theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ: chứng khoán thương mại (chứng khoán nợ và chứng khoán vốn), chứng khoán sẵn sàng để bán (chứng khoán nợ và chứng khoán vốn) báo cáo tại giá trị hợp lý. Ví dụ kế toán cho chứng khoán thương mại: Năm X1 - tại ngày 31/12/X1 Chứng khoán Giá gốc Giá trị hợp lý Chênh lệch ABC 1000 900 (100) MNO calls 1500 1700 200 STU 2000 1400 (600) AYZ 7% bond 2500 2600 100 7000 6600 (400) 75 Bút toán điều chỉnh giá gốc theo giá trị hợp lý như sau: Nợ tài khoản lỗ chưa thực hiện của chứng khoán thương mại: 400 Nợ tài khoản MNO calls: 200 Nợ tài khoản XYZ 7% bond: 100 Có tài khoản ABC: 100 Có tài khoản STU: 600 Trình bày trên bảng cân đối kế toán như sau: Số tiền Tài sản lưu động Chứng khoán thương mại tại giá trị hợp lý (giá gốc: 7000$) 6600$ Năm X2- ngày 31/12/X2 Giả sử trong năm X2 đã bán MNO calls và XYZ 7% bond và đã mua thêm hai chứng khoán DEP Puts và VWX. Chứng khoán Chi phí (giá gốc) Giá trị sổ sách Giá trị hợp lý Chênh lệch ABC 1000 900 1000 100 STU 2000 1400 1800 400 DEF Puts 1500 1500 0 VWX 2700 2800 100 7200 2300 7100 600 Chênh lệch: - Chứng khoán cũ = giá trị hợp lý – giá trị sổ sách - Chứng khoán mới = giá trị hợp lý – giá gốc Bút toán điều chỉnh giá gốc theo giá trị hợp lý như sau: Nợ tài khoản ABC: 100 76 Nợ tài khoản STU: 400 Nợ tài khoản VWX: 100 Có tài khoản lãi chưa thực hiện của chứng khoán thương mại: 600 Trình bày trên bảng cân đối kế toán như sau: Số tiền Tài sản lưu động Chứng khoán thương mại tại giá trị hợp lý (giá gốc: 7200$) 7100$ Phụ lục số 3 : Trình bày phương pháp hiện giá theo FASB - sử dụng để ước tính giá trị hợp lý theo phương pháp tiếp cận thu nhập. Kỹ thuật hiện giá đã được FASB trình bày trong SFAC số 7, bao gồm hai phương pháp : phương pháp kỹ thuật hiện giá mong chờ và phương pháp điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu. a. Những thông tin cần có để thực hiện kỹ thuật hiện giá : - Ước tính dòng tiền tương lai (số tiền và thời gian của dòng tiền) - Những thay đổi có thể xảy ra trong số tiền và thời gian của dòng tiền. - Giá cho việc chịu đựng những yếu tố không chắc chắn vốn có trong dòng tiền - Lãi suất không rủi ro (lãi suất này bao gồm ảnh hưởng của lạm phát) - Đánh giá tình trạng tín dụng của doanh nghiệp (trong trường hợp nợ phải trả) - Các nhân tố khác : khả năng thanh toán tiền mặt, những khuyết tật của thị trường. b. Những nguyên tắc chung để thực hiện kỹ thuật hiện giá mong chờ, kỹ thuật điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu: - Dòng tiền và tỉ lệ chiết khấu phải phản ánh những giải định mà những người tham gia trên thị trường sẽ sử dụng để ước tính giá trị hợp lý. 77 - Dòng tiền và tỉ lệ chiết khấu chỉ nên xem xét những nhên tố liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả đang được định giá. - Để tránh việc tính toán hai lần hoặc bỏ sót ảnh hưởng của nhân tố rủi ro, thì rủi ro hoặc được phản ánh trong dòng tiền, hoặc được phản ánh trong lãi suất. Nếu rủi ro phản ánh trong dòng tiền thì khi ước tính sẽ được nhân với lãi suất không rủi ro (phương pháp hiện giá mong chờ); và ngược lại, nếu dòng tiền không phản ánh rủi ro thì sẽ nhân với lãi suất có điều chỉnh rủi ro (phương pháp điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu). Ví dụ khi sử dụng dòng tiền theo hợp đồng thì dòng tiền này chưa phản ánh rủi ro về sự vỡ nợ. Ví dụ : xem xét hai loại trái phiếu có thời hạn 1 năm, mệnh giá : 11 triệu đồng. - Trái phiếu A là trái phiếu Chính phủ, lãi suất 10%/năm. - Trái phiếu B là trái phiếu công ty. Vậy trái phiếu A là trái phiếu chắc chắn (không có rủi ro về thanh toán), vậy lãi suất 10% là lãi suất không rủi ro. Như vậy trái phiếu A sẽ được mua với giá 10 triệu đồng (11x(1+0,1)-1). Trái phiếu B sẽ được mua với giá thấp hơn, vì sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn do việc chịu đựng sự không chắc chắn, giả sử lãi suất yêu cầu là 12%/năm thì trái phiếu B sẽ mua với giá 9,8 triệu (11x(1+0,12)-1) c. Kỹ thuật hiện giá mong chờ và kỹ thuật dòng tiền chiết khấu Kỹ thuật điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu Kỹ thuật hiện giá mong chờ - Ước tính số tiền mong chờ: là số tiền mà có xác suất xảy ra cao nhất - Ước tính lãi suất có điều chỉnh rủi ro: bằng cách quan sát những giao dịch tương tự trên thị trường. - Giá trị hợp lý = số tiền mong chờ x lãi suất có điều chỉnh rủi ro - Ước tính số tiền mong chờ: là số tiền mà có tính đến xác suất xảy ra của mỗi số tiền có thể. - Ước tính lãi suất có điều chỉnh rủi ro: bằng lãi suất trái phiếu chính phủ cộng phần phù đắp cho rủi ro. - Giá trị hợp lý = số tiền mong chờ x lãi suất có rủi ro. 78 Ví dụ : Cổ phiếu A sẽ nhận được một số tiền trong 1 năm. Ước tính số tiền có thể nhận được là 500 triệu với xác suất xảy ra là 15%, 800 triệu với xác suất 60%, hoặc 900 triệu với xác suất 25%. Lãi suất trái phiếu chính phủ là 5%/năm, phần bù đắp rủi ro là 3%. Ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu A bằng phương pháp hiện giá (giả sử không thể ước tính giá trị hợp lý bằng các phương pháp khác) - Ước tính số tiền mong chờ: 800 triệu (có xác suất xảy ra cao nhất) - Ước tính lãi suất có điều chỉnh rủi ro: quan sát cổ phiếu của doanh nghiệp B trên thị trường có cùng điều kiện, ngành kinh doanh, tình trạng hoạt động… Cổ phiếu B có số tiền nhận được sau 1 năm là 1200 triệu, giá thị trường là 1083 triệu. Vậy lãi suất là 10,8%: Vn = Vo(1+i)n 1200 = 1083(1+i)1 Æ i = 10,8% Æ Giá trị hợp lý là hiện giá của 800 triệu với lãi suất 10,8% là 722 triệu. 722 = 800(1+0,108)-1 - Ước tính số tiền mong chờ: 780 triệu (500x15%)+(800x60%)+(900x25%) - Lãi suất chiết khấu là 8% (5%+3%) Æ Giá trị hợp lý là hiện giá của 780 triệu với lãi suất 8% là 722 triệu 722 = 780(1+0,08)-1 79 Phụ lục số 4: Tham khảo Luật kế toán một số quốc gia có đề cập đến định giá trong Luật. (Nguồn :EURO-TAPVIET - Giới thiệu Luật kế toán một số nước) Trích Luật kế toán của nước Cộng hoà Belarus Chương 5 - Đánh giá và hạch toán tài sản cố định Điều 18 : Đánh giá và hạch toán tài sản cố định Trong kế toán, TSCĐ đựơc đánh giá theo giá ban đầu. Trên bảng cân đối theo giá trị còn lại Giá trị ban đầu của tài sản của các bên đóng góp được xác định theo giá thoả thuận với sự bổ sung phần khấu hao. Sự thay đổi giá trị ban đầu của TSCĐ chỉ trong trường hợp đánh giá lại. Giá trị của TSCĐ hao mòn dần bằng cách trích khấu hao vào chi phí sản xuất lưu thông. Khấu hao giảm nguồn hình thành nên chúng. Tỷ lệ khấu hao do văn phòng Hội đồng Bộ Trưởng quy định. Doanh nghiệp có quyền khấu hao nhanh TSCĐ trong trường hợp luật pháp cho phép. Điều 19 Đánh giá và hạch toán đầu tư tài chính Đầu tư tài chính phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo theo tổng chi phí của nhà đầu tư. Đối với chứng khoán có mức lãi và thời hạn thanh toán quy định chênh lệch giữa chi phí thực tế và mệnh giá của nó được trích tăng giảm lợi nhuận đều. Điều 20 - Đánh giá và hạch toán tài sản vô hình Tài sản vô hình được phản ánh trong sổ kế toán theo giá trị ban đầu; trong báo cáo theo giá trị còn lại. 80 Tài sản vô hình giảm dần theo định mức khấu hao do doanh nghiệp quy định xuất phát từ thời hạn sử dụng. Đối với tài sản vô hình mà thời hạn của chúng không thể xác định, tỷ lệ khấu hao được lập trên cơ sở thời hạn không vượt quá 10 năm. Đối với tài sản vô hình mà giá trị không lớn hơn 1 tháng lương tối thiểu có thể tính khấu hao 100% giá trị của chúng khi đưa vào sử dụng. Khấu hao tài sản vô hình tính vào chi phí sản xuất hoặc trao đổi. Điều 21 - Đánh giá và hạch toán tài sản vãng lai - Công cụ và dụng cụ được đánh giá theo chi phí thực tế mua chúng. Trong báo cáo kế toán theo giá trị còn lại. - Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang được đánh giá và báo cáo theo giá trị thực tế. - Hàng hoá để bán được đánh giá theo giá mua. - Thành phẩm được đánh giá theo giá thành thực tế. - Tài sản vãng lai mà giá của chúng trong năm giảm được đánh giá trong báo cáo theo giá có thể thực hiện được cùng với việc kết chuyển chênh lệch sang lỗ. - Tài sản doanh nghiệp cho vay được đánh giá theo giá thực tế trong sổ kế toán và báo cáo. - Nợ khó đòi xóa sổ theo quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp và chúng được chuyển sang lỗ hoặc được bù bởi quỹ dự phòng; - Cơ quan được ngân sách cấp phát lương xoá sổ nợ khó đòi từ nguồn kinh phí. - Chi phí trong kỳ báo cáo nhưng liên quan đến kỳ báo cáo tiếp theo phản ánh trong kế toán và báo cáo như là chi phí của các kỳ tương lai hoặc như tài sản vô hình và được kết chuyển dần vào chi phí không quá 5 năm. Điều 22 : Ngoại tệ và tỷ giá Ngoại tệ và tài sản mua bằng ngoại tệ hoặc các khoản vay bằng ngoại tệ phản ánh trong kế toán và báo cáo theo tỷ giá của ngân hàng nhà nước tại ngày phát sinh nghiệp vụ. 81 Chênh lệch tỉ giá cũng như các khoản phải thu bằng ngoại tệ hạch toán tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chênh lệch tỉ giá của các khoản phải trả bằng ngoại tệ hạch toán thayđổi giá trị tài sản của doanh nghiệp. Điều 23 - Đánh giá và hạch toán các khoản phải trả Các khoản phải trả trong sổ kế toán và báo cáo được phản ánh bằng tổng số phải trả. Điều 24 - Hạch toán thu nhập dự phòng. Các khoản thu phản ánh trong kỳ báo cáo không phụ thuộc vào thời gian trả và ngày tiền chuyển vào tài khoản. Doanh nghiệp có quyền lập qũy dự phòng từ lợi nhuận thuần hoặc các nguồn khác. Dự phòng được phản ánh trên các tài khoản riêng của kế toán. Các dạng dự phòng, cách hình thành và nguồn hình thành mỗi dạng dự phòng do luật pháp quy định. Các loại dự phòng cũng như giá trị của chúng được hình thành từ lợi nhuận thuần do lãnh đạo doanh nghiệp xác định với sự thống nhất với chủ doanh nghiệp. Không khai báo các quỹ dự phòng luật pháp nghiêm cấm. Điều 25 - Hạch toán các quỹ Vốn điều lệ của doanh nghiệp được phản ánh bằng giá trị thực tế của chúng. Điều 26 - Đánh giá lại tài sản và các nguồn hình thành Doanh nghiệp đánh giá lại tài sản và các nguồn hình thành trong trường hợp luật định. Phương pháp và hệ số đánh giá lại do Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng quy định. Trong đó tăng giá trị tài sản đánh giá lại sẽ làm tăng nguồn hình thành. Đánh giá lại trong các trường hợp khác sẽ được kết chuyển sang tăng giảm kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 82 Đánh giá lại tài sản cần phải đảm bảo tính thực tế. Trích Luật kế toán Nhật Bản Chương 5 - Sổ kế toán Điều 34 Đối với giá trị tài sản được hạch toán vào sổ kế toán, phải tuân thủ những quy định sau : (1) : Đối với tài sản dễ chuyển đổi (có tính thanh khoản cao) thì phải ghi theo giá mua, giá thành sản xuất hoặc giá trị hiện tại của tài sản, trong trường hợp giá hiện tại thấp hơn đáng kể so với giá mua hoặc giá thành sản xuất, thì sẽ ghi theo giá hiệntại ngoại trừ trường hợp phải hạch toán giá trị của tài sản cho bằng với giá mua hoặc giá thành sản xuất. (2) Đối với tài sản cố định, phải ghi theo giá mua hoặc giá thành sản xuất của tài sản và khoản khấu hao thích hợp được khấu trừ hàng hăm vào một thời điểm nhất định, nếu là công ty thì tiến hành vào thời điểm quyết toán sổ và nếu có giảm giá (chưa tính đến từ trước) thì sẽ áp dụng khấu trừ giá trị ghi sổ một cách thích hợp. (3) Đối với khoản phải thu : tổng giá trị các khoản phải thu không được vượt quá số tiền thu được sau khi đã khấu trừ khoản không thể thu được trong tổng số khoản thu. Trích Luật kế toán nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Chương 4 : Cách thức đánh giá và tính toán kết quả thu được Điều 13 - Cách thức để đánh giá Cách thức đánh giá các tài sản ghi chép trong sổ kế toán là quy định trên cơ sở quyết định nhận vào theo giá vốn ban đầu. Tuy nhiên có thể đánh giá lại các tài sản với điều kiện các cơ quan có thẩm quyền đặt ra. Điều 17 : Công tác kế toán cuối năm của đơn vị doanh nghiệp độc lập 83 Cuối năm kế toán, đơn vị doanh nghiệp phải xem xét lại tài sản và đánh giá lại tài sản của mình theo giá trị hiện tại và lấy giá trị hiện tại trong ngày kiểm tra thực tế, so sánh với giá trị ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán. Nếu giá trị ghi nhận thấp hơn giá trị đánh giá thì phải giữ lại giá trị đã ghi nhận trong sổ kế toán, trừ khi luật pháp quy định riêng. Nếu giá trị đã ghi nhận cao hơn giá trị đánh giá lại thì phải ghi chênh lệch đó dưới hình thức là hao mòn hoặc mất giá. Cuối năm, phải trừ sự hao mòn, trừ mất giá và tiền dự phòng rủi ro và chỉ ghi những khoản cần thiết để đảm bảo cho việc mất giá, sự rủi ro và lỗ vốn có thể xảy ra mặc dù không có lãi hoặc lãi không đủ. Phụ lục số 5 Trích Khuôn mẫu lý cho việc lập và trình bày các báo cáo tài chính của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASB. Định giá các yếu tố của báo cáo tài chính Đoạn 99 : Định giá là quá trình xác định số tiền tiền tệ mà theo đó các yếu tố của báo cáo tài chính được ghi nhận và trình bày trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Nó liên quan đến việc lựa chọn cơ sở tính toán cụ thể. Đoạn 100 : Số tiền định giá khác nhau tuỳ thuộc vào các cấp độ và sự kết hợp khác nhau trong báo cáo tài chính. Bao gồm những cơ sở sau : a. Giá gốc : tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm có được tài sản. Nợ phải trả được ghi theo số tiền xuất phát từ việc đã nhận vật trao đổi để đổi lấy một khoản nợ phải trả, hoặc trong một số trường hợp (ví dụ như thuế thu nhập), tại số tiền hoặc tương đương tiền sẽ phải trả để thanh toán một khoản nợ trong kỳ kinh doanh bình thường. b. Giá hiện hành : tài sản được ghi nhận tại số tiền hoặc tương đương tiền sẽ phải trả để có được tài sản y hệt hoặc tương tự tại thời điểm hiện tại. Nợ phải trả 84 được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương tiền (không chiết khấu) cần phải có để thanh toán một khoản nợ tại thời điểm hiện tại. c. Giá trị có thể thực hiện : tài sản được ghi nhận tại số tiền hoặc tương đương tiền mà có thể thu được trong hiện tại nếu bán tài sản. Nợ phải trả được ghi nhận tại giá trị thanh toán, nghĩa là số tiền hoặc tương đương tiền không chiết khấu mong chờ sẽ thanh toán cho khoản nợ trong kỳ kinh doanh bình thường. d. Hiện giá : tài sản được ghi nhận tại giá trị được chiết khấu về hiện tại của dòng tiền tương lai thuần - dự định được tạo ra trong kỳ kinh doanh bình thường. Nợ phải trả được ghi nhận tại giá trị được chiết khấu về hiện tại của dòng tiền tương lai thuần - dòng tiền dự định cần phải có để thanh toán khoản nợ trong kỳ kinh doanh bình thường. Đoạn 101 : Cơ sở định giá chung nhất mà doanh nghiệp sử dụng để lập báo cáo tài chính là giá gốc. Nó thường được sử dụng kết hợp với các cơ sở định giá khác. Ví dụ hàng tồn kho thường được ghi nhận tại giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện, chứng khoán có thể chuyển đổi thì được ghi nhận tại giá thị trường, và khoản nợ về lương hưu được ghi nhận theo hiện giá. Hơn nữa, một số doanh nghiệp thường sử dụng giá hiện hành khi phương pháp giá gốc không thể phản ánh được ảnh hưởng của việc thay đổi giá cả của các tài sản phi tiền tệ. Phụ lục số 6 Giải thích các thuật ngữ trong định nghĩa công cụ tài chính – Trích IAS 32 Công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng nào mà mang lại tài sản tài chính cho một doanh nghiệp và khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn cho một doanh nghiệp khác. Các thuật ngữ được hiểu như sau: (1) Tài sản tài chính là: - Tiền, 85 - Một quyền theo hợp đồng để thu được tiền hoặc một tài sản tài chính từ một doanh nghiệp khác (ví dụ nợ phải thu), - Một quyền theo hợp đồng để trao đổi tài sản tài chính hoặc nợ tài chính với một doanh nghiệp khác theo những điều kiện có lợi cho doanh nghiệp. - Một công cụ vốn của một doanh nghiệp khác (ví dụ cổ phiếu). (2) Nợ tài chính là một nghĩa vụ theo hợp đồng để: - Giao một tài sản tài chính bất kỳ, - Trao đổi các công cụ tài chính theo các điều kiện bất lợi. Các khoản nợ phát sinh theo yêu cầu của luật định (ví dụ như thuế thu nhập không phải là các khoản nợ tài chính vì không phải là các nghĩa vụ theo hợp đồng. (3) Công cụ vốn: là bất kỳ hợp đồng nào mà cho thấy phần lợi ích còn lại trong các tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ. Nghĩa vụ phát hành công cụ vốn không phải là một khoản nợ tài chính do nghĩa vụ này dẫn đến việc làm tăng vốn chủ sở hữu và không gây tổn thất cho doanh nghiệp. Phụ lục số 7 Phương pháp lãi thực tế - trích IAS 39. Đoạn 9 - Phương pháp lãi thực tế là một phương pháp để tính toán chi phí hoàn dần của tài sản tài chính và nợ phải trả và phân bổ thu nhập hoặc chi phí lãi cho kỳ thích hợp. - Tỉ lệ lãi thực tế: là tỉ lệ mà chiết khấu chính xác số tiền mặt tương lai ước tính phải thanh toán hoặc nhận được cho thời gian mong chờ của công cụ tài chính. Khi tính toán tỉ lệ lãi suất thực tế, doanh nghiệp sẽ ước tính dòng tiền mong chờ xem xét tất cả những điều kiện trong hợp đồng của công cụ tài chính nhưng sẽ không xem xét khoản lỗ tín dụng tương lai. Tính toán tất cả những chi phí phải trả hoặc nhận được giữa các bên, chi phí giao dịch, phần thưởng, phần chiết khấu. 86 Phụ lục số 8 Giải thích một số khái niệm trong hợp nhất doanh nghiệp (trích IFRS 3) và ví dụ phân bổ chi phí mua. (1) Chi phí mua: Đoạn 24 : Chi phí mua là: Giá trị hợp lý của tài sản mang đi, hoặc nợ phải trả phải chịu hoặc công cụ vốn được phát hành bởi bên mua để đổi lấy quyền quản lý doanh nghiệp mua, cộng với bất kỳ chi phí trực tiếp nào cho việc hợp nhất. Đoạn 37: Doanh nghiệp mua sẽ phân bổ chi phí mua cho tài sản, nợ phải trả có thể xác định và nợ chưa xác định khi chúng thỏa mãn những tiêu chuẩn sau: - Là tài sản mà không phải là tài sản vô hình, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp mua, có giá trị hợp lý xác định đáng tin cậy. - Là nợ phải trả mà không phải là nợ chưa xác định, có khả năng làm giảm các nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp để thanh toán khoản nợ, giá trị hợp lý của nó được xác định đáng tin cậy. - Là tài sản vô hình hoặc nợ chưa xác định có giá trị hợp lý xác định đáng tin cậy. Nợ chưa xác định Theo IAS 37 nợ chưa xác định là: - Một nghĩa vụ có thể phát sinh, nhưng chưa chắc chắn là doanh nghiệp có hay không một nghĩa vụ hiện tại có thể làm giảm nguồn lực kinh tế, hoặc - Một nghĩa vụ hiện tại không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ghi nhận là một khoản nợ phải trả, có thể là vì việc dùng các nguồn lực kinh tế để thanh toán các khoản nợ này là không chắc chắn hoặc không thể đưa ra ước tính đáng tin cậy cho giá trị của nghĩa vụ đó. 87 Theo IFRS 3 doanh nghiệp phải phân bổ chi phí mua cho nợ chưa xác định nếu giá trị hợp lý của nó có thể xác định đáng tin cậy. Nếu giá trị của nó không thể xác định đáng tin cậy, doanh nghiệp sẽ: - Ghi nhận như là lợi thế thương mại - Công bố thông tin về nợ chưa xác định (tóm tắt về bản chất, ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính, khả năng xảy ra các khoản hoàn trả..) Ví dụ phân bổ chi phí mua Theo IFRS 3: tại ngày mua bên mua sẽ phân bổ chi phí mua cho tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ chưa xác định được xác định theo giá trị hợp lý của chúng tại ngày đó, ngoại trừ tài sản phi tiền tệ mà được giữ để bán được ghi nhận tại giá trị hợp lý trừ chi phí để bán. Bất kỳ sự khác nhau giữa chi phí mua và giá trị hợp lý của bên mua trong giá trị tài sản thuần sẽ được ghi nhận là lợi thế thương mại. Quyền lợi của thiểu số được tính theo tỉ lệ thiểu số theo giá trị hợp lý tại ngày mua. H Ltd có được 70% cổ phần của F Ltd với giá trị 750 triệu đồng vào ngày 1/1/X1. Bảng cân đối kế toán rút gọn của hai công ty này vào ngày mua như sau: H Ltd (triệu đồng) F Ltd (triệu đồng) Tài sản có thể xác định Đầu tư vào F Ltd Cộng tài sản Vốn cổ phần Nợ có thể xác định Cộng vốn 8200 750 8950 6000 2950 8950 2000 - 2000 1200 800 2000 Giá trị hợp lý những tài sản có thể xác định được của F Ltd là 2800 triệu đồng. Chi phí mua được phân bổ như sau: Phân tích vốn của F Ltd 88 Tổng số H Ltd (70%) Quyền lợi thiểu số (30%) Vốn cổ phần Chênh lệch đánh giá lại Cộng vốn Trừ đầu tư Lợi thế thương mại âm 1200 800 2000 (750) 650 840 560 1400 (750) 650 360 240 600 Chênh lệch đánh giá lại: 2800 – 2000 = 800 Bảng cân đối kế toán hợp nhất rút gọn vào ngày mua như sau: Số tiền (triệu đồng) Giải thích Tài sản có thể xác định Cộng tài sản Vốn chủ sở hữu Lợi ích thiểu số Lợi thế thương mại âm Nợ có thể xác định Nợ chưa xác định Cộng vốn 11000 11000 6000 600 650 3750 0 11000 = 8200+2800 = 2950+800 89 Phụ lục số 9: Danh sách các công ty khảo sát, bảng câu hỏi khảo sát, kết quả khảo sát a. Phương pháp khảo sát: gửi bảng câu hỏi khảo sát cho 21 doanh nghiệp, sau đó tổng hợp, đánh giá. Những trường hợp mà doanh nghiệp chưa gặp sẽ yêu cầu trả lời theo sự hiểu biết của kế toán. b.Bảng câu hỏi khảo sát và kết quả khảo sát BẢNG KHẢO SÁT Hiện nay giá trị hợp lý đang là xu hướng định giá mới của quốc tế nhằm phản ánh các khoản mục trên báo cáo tài chính hợp lý và đáng tin cậy hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng của quốc tế, các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đã yêu cầu định giá một số khoản mục theo giá trị hợp lý. Chúng tôi muốn khảo sát doanh nghiệp để đánh giá sự sử dụng về giá trị hợp lý để đưa ra những kiến nghị về xác định giá trị hợp lý cho đề tài của chúng tôi “Định hướng xác định giá trị hợp lý”. Xin cám ơn sự đóng góp của quý công ty. Xin anh chị vui lòng cho chúng tôi biết: Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . Tên doanh nghiệp: . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . Anh chị vui lòng đánh dấu x vào các ô lựa chọn 1. Anh chị có biết đến các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Việt Nam Kết quả Có 17 Không 4 2. Anh chị hiểu giá trị hợp lý là: Giá thị trường 14 90 Giá gốc 4 Giá khác . . . . . . . . . . . 3 Không hiểu . . . . . . . .. 0 Ý kiến khác 0 Doanh nghiệp của anh chị ghi nhận các khoản mục sau đây theo giá nào? 1. TSCĐ có được bằng cách trao đổi TSCĐ của doanh nghiệp để lấy TSCĐ khác không tương tự a Theo giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản trả thêm hoặc nhận về 6 b Theo giá của tài sản nhận về b1 Theo giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trao đổi b2 Theo giá trị hợp lý được xác định bằng cách: b2.1 Theo đánh giá của hội đồng giao nhận 13 b2.2 Khảo sát giá trên thị trường 4 c Cách khác 0 2. TSCĐ mà có được bằng cách trao đổi TSCĐ của doanh nghiệp để lấy TSCĐ khác tương tự a Theo giá trị còn lại của tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản trả thêm hoặc nhận về 8 b Theo giá của tài sản nhận về: B1 Theo giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị trao đổi 1 B2 Theo giá trị hợp lý được xác định bằng cách: b2.1 Theo đánh giá của hội đồng giao nhận 10 b2.2 Khảo sát giá trên thị trường 2 c Cách khác 0 3. TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận theo: 91 a Giá mua trả tiền ngay của tài sản trên thị trường 7 b Hiện giá của khoản tiền thuê phải trả 9 c Giá trị hợp lý của tài sản thuê 5 d Tổng tiền thuê phải trả 0 e Cách khác 0 4. Doanh thu có được do bán trả góp a Giá bán trả tiền ngay của tài sản trên thị trường 12 b Hiện giá của khoản phải thu 9 c Cách khác 0 5. TSCĐ mua trả chậm a Giá mua trả tiền ngay của tài sản trên thị trường 21 b Hiện giá của khoản tiền thuê phải trả 0 c Cách khác 0 6. TSCĐ được cấp, được điều chuyển: a Theo giá trị còn lại của đơn vị cho, đơn vị điều chuyển 21 b Theo giá trị hợp lý của tài sản nhận được, bằng cách: 0 b1 Đánh giá của hội đồng giao nhận b2 Khảo sát giá trên thị trường c Cách khác 0 7. Ngoài những vấn đề trên, anh chị vui lòng cho biết doanh nghiệp của anh chị còn ghi nhận những khoản mục nào theo giá trị hợp lý. 8. Những ý kiến của anh chị về giá trị hợp lý 92 c. Danh sách các công ty khảo sát Tên công ty khảo sát Doanh nghiệp lớn: 1. Petronas Carigali Việt Nam 2. Lever Việt Nam 3. Công ty dệt Việt Thắng 4. Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị 5. Công ty bảo hiểm nhân thọ miền Nam 6. Công ty tư vấn thiết kế xây dựng CDC 7. Công ty cổ phần Sông Đà 11 8. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Viglacera 9.Công ty cổ phần xây lắp điện viễn thông Doanh nghiệp nhỏ: 10. International Minh Việt Co Ltd 11. Công ty sơn tổng hợp Hà Nội 12. Công ty nước và môi trường Việt Nam 13. Công ty Việt Á 14. Công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông hỗn hợp Việt Nam 15. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Nhật Tiến 16. Công ty Minh Việt 17.Công ty du lịch Hải Phòng 18. Công ty cổ phần thép Nam Kim 19. Công ty REXCO 20. Công ty tư vấn kiến trúc xây dựng 21. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn Việt Nam ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0736.pdf
Tài liệu liên quan