Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống cho nhân dân, đồng thời còn xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi năm. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp làm cho đời sống người dân trồng chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và góp phần tạo việc l
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân trung du miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy phát triển ngành chè là vấn đề đang được coi trọng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung.
Trước yêu cầu phát triển của ngành kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tồn tại và phát triển vững chắc đòi hỏi ngành công nghiệp chè phải có những bước chuẩn bị thích hợp. Việc phân tích đánh giá thực trạng nhằm làm rõ những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp chè cũng như đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong thơì kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
Đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phát triển ngành chè Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành chè. Đó là:
Đề tài nghiên cứu khoa học:“ Định hướng- giải pháp phát triển sản xuất chè đến năm 2010” của TS. Nguyễn Kim Phong- Tổng giám đốc Tổng công ty chè Việt Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Trong bài viết, tác giả đã đưa ra kiến nghị đối với Nhà nước về tổ chức quản lý và chính sách khuyến khích sản xuất chè ở nước ta. Tuy nhiên, công trình cũng chưa đề cập sâu những giải pháp để phát triển ngành chè Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
Đề tài khoa học cấp Bộ: “ Sản xuất và xuất khẩu chè thực trạng và giải pháp” của tác giả PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc; Tác giả đưa ra việc triển khai đồng bộ nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu chè. Tuy nhiên, kể từ năm 2001 đến nay cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nền kinh tế có rất nhiều chuyển biến do vậy những giải pháp mà tác giả đưa ra cho đến nay phần nào không còn phù hợp nữa.
Đề tài: “ Hiện đại hoá thiết bị và công nghệ chế biến chè” của Hiệp hội chè Việt Nam; Đề tài đã nêu ra được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với thị trường chè thế giới.
“Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chè”. Hội thảo do Hiệp hội chè Việt Nam tổ chức vào ngày 7 tháng 9 năm 2005. ở công trình này những bất cập của ngành chè đã được bàn kỹ. Tuy nhiên, giải pháp cụ thể để giải quyết như thế nào thì chưa được đề cập đến nhiều.
Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học trên còn có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí người làm chè, Hiệp hội chè Việt Nam...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số giải pháp của ngành chè Việt Nam ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Những tài liệu đó giúp tác giả có thể tham khảo để thực hiện luận văn. Song việc nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển ngành công nghiệp chè trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành chè hoạt động có hiệu quả hơn. Với nhận thức đó tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế Quốc tế” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở từ việc đánh giá phân tích thực trạng hoạt động của ngành chè Việt Nam trong những năm qua từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành chè tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của ngành chè Việt Nam thời gian qua và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay trong quan hệ so sánh với quá trình phát triển ngành chè ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và khu vực.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể: Thống kê, hệ thống, tổng hợp, phân tích, liệt kê... để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Những đóng góp
Đưa ra sự phân tích toàn diện thực trạng của ngành chè Việt Nam.
Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về ngành chè .
Chương 2: Thực trạng sản xuất chè Việt Nam .
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 1
Tổng quan về ngành chè
1.1. Khái quát về tình hình sản xuất chè trên thế giới
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ngành chè
Cây chè là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được truyền bá ra khắp thế giới. Nó có lịch sử từ rất lâu đời, từ khi phát hiện, sử dụng, truyền bá và phát triển đến nay đã có gần 4000 năm. Do đặc tính sinh trưởng, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc nên cây chè đã du nhập vào các nước trên thế giới từ khoảng 3000 năm trước. Các nước trên thế giới đã học được cách trồng và chế biến của người Trung Quốc để phát triển các vườn chè trồng phân tán rải rác và hái lá để uống. Đến những năm cuối của thế kỷ XX thì ngành chè thực sự phát triển, đã có trên một nửa dân số thế giới uống chè. Với thị hiếu tiêu dùng, tập quán sinh hoạt, văn hoá và kinh tế mà nhu cầu về sở thích tiêu dùng ở các nước và khu vực khác nhau cả về số lượng và các chủng loại chè. Các nước phát triển ở Tây Âu và Mỹ có tập quán uống chè với đường và sữa nên rất coi trọng các loại chè có màu đỏ tươi sáng, vị nồng mạnh, đậm đà, ngọt mát, hàm lượng chất tan không quá 32%. Do nhịp sống xã hội khẩn trương nên họ ưa thích các loại chè tan nhanh tiện lợi như chè mảnh CTC, chè bột, chè túi nhúng. Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu về chè túi nhúng tăng nhanh ở các nước này. Người Anh có lịch sử uống chè trên 30 năm. Tại đây uống chè đã trở thành phong cách và tập quán. Còn ở các nước Đông Âu, Nga và Trung Đông có tập quán uống chè nóng pha với nước đun sôi nên người tiêu dùng khu vực này quan tâm nhiều hơn đến chè đen được sản xuất theo quy trình OTD chúng có màu sắc đỏ, hương vị nồng. ở Nhật Bản là nước sản xuất chè đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng nhưng cũng là nước nhập khẩu chè tương đối lớn vì sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng. Đây là thị trường lớn nhưng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất của các nước trên thế giới luôn phải thay đổi phương thức sản xuất nhằm phát triển ngành chè.
Sản xuất chè trên thế giới.
Trên thế giới có rất nhiều loại chè khác nhau. Có thể chia sản phẩm chè thành các loại khác nhau như sau:
Chè xanh: Được chế biến và được phân thành 6 loại. Đặc biệt OP; P; BPS và F.
Chè xanh đặc biệt: Có màu xanh tự nhiên, cánh dài, xoắn chặt, có tuyết
Chè OP: Cánh dài xanh tự nhiên, xoăn đều
Chè xanh P: Cánh xanh, ngắn hơn OP, tương đối xoăn.
Chè xanh BP: Xanh tự nhiên, có mảnh gẫy, cánh nhỏ hơn P, tương đối xoăn.
Chè xanh F: Có màu vàng xám, nhỏ và tương đối đều
Chè đen: Bao gồm có 2 loại chính sau là chè đen CTC và OTD.
Chè đen CTC gồm có 5 loại: BOP, BP, OF, PF, D.
Chè đen BOP: Đen tương đối nâu, lọt sàng từ 10-14, đồng đều, nước đỏ nâu có viền vàng
Chè đen BP: Đen tương đối nâu, lọt sàng từ 14-24, đồng đều, nước đỏ nâu đậm có viền vàng.
Chè đen OF: Đen tương đối nâu, nhỏ, lọt sàng từ 24-40, nước đỏ nâu đậm.
Chè đen PF: Đen tương đối nâu, nhỏ lọt đều, lọt sàng 40-50, nước đỏ nâu đậm.
Chè đen D: Đen tương đối nâu, nhỏ đều, sạch, lọt sàng 50, nước đỏ nâu tối.
Chè đen OTD gồm có 7 loại: BOP, FBOP, P, PS, BPS, F và D.
BOP: Xoăn, tương đối đồng đều, đen tự nhiên, có ít tuyết, nước màu nâu đỏ sáng có viền vàng
FBOP: Nhỏ, có mảnh gẫy của OP và P, có ít tuyết.
P: Tương đối xoăn đều, có lẫn mảnh gẫy của PS; nước có màu đỏ nâu sáng, có viền vàng.
PS: Tương đối đều, màu đen nâu, có lẫn mảnh nâu, nước có màu đỏ nâu.
BPS: tương đối đều, có lẫn mảnh gẫy của PS, màu đen nâu, nước có màu đỏ nâu nhẹ.
F: Nhỏ đều, đen nâu, nước có màu đỏ nâu đậm.
Chè ướp hương: Đây là loại chè được ướp với các loại hương như hương nhài, hương sen, hương ngâu.
Chè hoà tan, túi lọc: Được ưa chuộng ở Phương Tây
Chè sâm, chè chữa bệnh...
Trên đây là một số loại chè chính được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Trong đó có 2 loại chủ yếu là chè CTC và OTD còn các loại khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tỷ lệ chè CTC và OTD được sản xuất ra trên thế giới là 60: 40. Đối với vùng Nam á thì tỷ lệ này là 70:30 còn với Việt Nam thì tỷ lệ này là 10: 90 vì một số bạn hàng của Việt Nam như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, I-rắc, Iran lại rất thích các loại chè đen OTD. Chỉ có một số nước như Nhật Bản, Đài Loan và một số nước Châu á khác là ưa thích loại chè xanh.
- Năng suất, sản lượng, diện tích chè của một số nước trên thế giới: Hiện nay có 39 nước trồng chè với diện tích 2.5 triệu ha và sản xuất lượng hàng năm biến động trên dưới 2 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt tới 4 tấn/ha. Nước có sản lượng cao nhất hiện nay là ấn Độ với sản lượng bình quân 1 năm là 300 nghìn tấn chè khô. Đây là nước có tốc độ tăng cao nhất trong vòng từ năm 2000-2005, kế tiếp đó là Trung Quốc 220 nghìn tấn, Srilanca 120 nghìn tấn. Năm nước có diện tích trồng chè lớn nhất là Trung Quốc, ấn độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã chiếm 75% diện tích trồng chè trên thế giới, nước nhỏ nhất trong làng chè là Camơrun. Do áp dụng kỹ thuật mới cũng như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt năng suất 2.5 tấn/ha. Đứng đầu nhóm các nước có năng suất chè cao đó là Kênya, tiếp theo đó là ấn Độ, Srilanca.
Diện tích chè trên thế giới biến động bởi chỉ có những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè. Về phân bố diện tích thì 12 nước Châu á chiếm khoảng 88%, Châu Phi là 8% (12 nước) và Nam Mỹ chiếm 4% (4 nước). Như vậy chè chủ yếu được trồng ở Châu á và đây là cái nôi để phát triển cây chè với mọi điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây chè.
- Về thị trường chè thế giới:
Diễn biến cung cầu:
- Cung: Năm 2005 sản lượng chè thế giới ước đạt 3,253 triệu tấn, tăng 1.5% (tương đương với 42 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2004, trong đó nhóm nước sản xuất và xuất khẩu chè chủ yếu tăng 30 nghìn tấn và nhóm các nước khác tăng khoảng 12 nghìn tấn. Thị trường cung chè vẫn tiếp tục tập trung vào một số nước sản xuất lớn như ấn Độ, Srilanca, Kênya, Trung Quốc, Inđônêsia. Riêng 5 nước này đã chiếm trên 85% sản lượng chè thế giới.
- Cầu: Năm 2005, mức tiêu thụ chè thế giới đạt 3,125 triệu tấn. Trong đó nhóm 5 nước tiêu thụ chủ yếu vẫn là ấn độ, Anh, Pakistan, CIS và Hoa Kỳ.
- Giá chè trên thế giới: Từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng cung vượt quá cầu. Số lượng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Các nước nhập khẩu lớn đều giảm số lượng chè đen nhập khẩu. Do cung có xu hướng vượt cầu nên giá bình quân tính theo đồng USD ở hầu hết các thị trường đấu gía đều giảm nhưng không đáng kể. Theo cơ quan nông lương Liên Hiệp Quốc cho hay giá chè thế giới chỉ giảm 2% trong các năm từ năm 1993-1995 và 2001-2003.
Bảng 1.1: Giá chè bình quân trên thế giới
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Giá (USD/kg)
1.42
1.89
2.02
1.95
1.82
( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam-năm 2005)
* Tiêu thụ và nhập khẩu:
Tốc độ tiêu thụ chè đen toàn cầu trong giai đoạn 2003-2014 dự báo chỉ sẽ đạt 1.2%/năm so với mức tăng 2.2%/năm của giai đoạn 1993-2003, đạt 2.67 triệu tấn vào năm 2014.
Mức tăng tiêu thụ giảm mạnh tại các nước sản xuất do mức tăng sản lượng thấp hơn nhu cầu tạo nguồn hàng xuất khẩu. Lượng tiêu thụ nội địa chè đen tại các nước sản xuất dự báo sẽ tăng khoảng 1.3%/năm, đạt 1.33 triệu tấn vào năm 2014. Tỷ trọng các nước sản xuất trong tổng mức tiêu thụ chè đen toàn cầu dự báo sẽ giảm từ 52% năm 2005 xuống còn 49% trong năm 2014. Mức tiêu thụ tăng lên chủ yếu ở các nước viễn đông trong khi các nước sản xuất chè ở Châu Phi tăng 1.5%/năm, đạt 805.7% nghìn tấn vào năm 2014, tức là khoảng 80% sản lượng nội địa. Tiêu thụ của Indonesia dự báo sẽ tăng 1.6%/năm, đạt 57 nghìn tấn trong khi tiêu thụ nội địa của Băngladet và Xrilanca tăng 3.0%/năm và 2.5%/năm, đạt 48.4% và 17.5 nghìn tấn. Nhập khẩu ròng chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 1.2%/năm, đạt 1.34 triệu tấn vào năm 2014, trong đó nhập khẩu của các nước CIS (chủ yếu là Nga) và Pakistan đạt mức tăng tương ứng 3.0%/năm và 3.4%/năm, lên tới 342 nghìn tấn và 120.3 nghìn tấn vào năm 2014. Nhập khẩu vào EU giảm nhẹ do mức tăng nhập khẩu của Đức, Hà lan và Pháp không đủ bù đắp mức giảm nhập khẩu mạnh của Anh.
Trong những năm gần đây theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc( FAO) thì có 2 khu vực đó là các nước phát triển và các nước đang phát triển cùng tham gia nhập khẩu chè, khu vực các nước phát triển nhập khẩu chè hàng năm nhiều hơn các nước đang phát triển. Năm 2005 tổng lượng chè nhập khẩu của thế giới là 2.500 nghìn tấn trong đó các nước phát triển 1.500 nghìn tấn và các nước đang phát triển nhập 1.000 nghìn tấn chè. Các nước phát triển nhập khẩu nhiều chè là: Các nước thuộc SNG, Mỹ, Nhật và Anh, còn các nước đang phát triển nhập khẩu nhiều chè là: I-ran, I-rắc, Pakistan, Ai Cập. Năm 2005 nhập khẩu chè vẫn gia tăng ở Anh, Ai Cập, Mỹ với tốc độ thấp. Trong khi đó ở Nga là nước nhập khẩu chè lớn nhất cũng bị giảm sút. Điều này làm cho tổng nhu cầu nhập khẩu trên thế giới giảm giảm khoảng 3% so với năm 2004.
Với mức độ tiêu thụ và nhập khẩu chè trên thế giới do cung lớn hơn cầu, mặt khác theo dự báo thì mức tăng dân số ở các nước tiêu thụ sản phẩm chè còn cao nên giá chè trên thế giới cũng sẽ tương đối ổn định. Điều này cho thấy muốn phát triển thị trường ra thế giới thì ngành chè Việt Nam nghiên cứu nâng cao năng suất cây chè, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và ổn định tạo ra nhiều sản phẩm để cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Sản xuất và xuất khẩu:
Sản lượng chè đen thế giới dự báo sẽ đạt 2.7 triệu tấn trong năm 2014 và với mức tăng trưởng bình quân 1.7%/ năm trong giai đoạn 2003-2014, chủ yếu nhờ năng suất tăng. Tại Tây Phi, sản lượng Kenia dự báo sẽ tăng 2.4%/năm, đạt 379 nghìn tấn trong khi sản lượng của Malawi, Uganda, Tanzania dự báo sẽ tăng tương ứng 49 nghìn tấn, 38 nghìn tấn và 33 nghìn tấn trong năm 2014. Tại Viễn Đông sản lượng của ấn Độ dự báo sẽ đạt 1.1 triệu tấn trong năm 2014 với mức tăng trưởng bình quân 1.6%/năm. Sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ giảm do nước này có xu hướng tăng sản xuất các loại chè khác phù hợp hơn với xu hướng tiêu thụ.
Xuất khẩu chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 1.4%/năm, đạt 1.3 triệu tấn, chủ yếu nhờ mức tăng xuất khẩu của các nước Tây Phi, trong khi đó xuất khẩu của Kenia dự báo sẽ tăng 2.7%/năm, đạt 358 nghìn tấn, chiếm 27% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu.
Xuất khẩu chè xanh toàn cầu dự báo sẽ tăng 2.8%/ năm, đạt 275 nghìn tấn trong đó xuất khẩu của Trung Quốc đạt 242 nghìn tấn chiếm 88% tổng lượng xuất khẩu chè xanh toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia dự báo sẽ đạt mức tương ứng 28 nghìn tấn và 58 nghìn tấn vào năm 2014.
Bảng1.2: Dự báo sản xuất và xuất khẩu chè đen thế giới năm 2014
Đơn vị:1000 tấn
Sản lượng Xuất khẩu
Thực tế
Dự báo
Tốc độ tăng %
Thực tế
Dự báo
Tốc độ tăng %
2003
2014
1993/03
2003/2014
2003
2014
1993/03
2003/2014
Thế giới
2244
2706
1,6
1,7
1129
1315
1,15
1,4
Kênina
291
379
3,0
2,4
268
358
3,3
2,7
Malauy
42
49
0,5
1,4
42
48
1,6
1,2
Uganđa
36
38
10,4
0,4
34
43
11,6
2,2
Tandania
29
33
2,2
1,1
20
21
0,5
0,2
Xrilanka
302
370
2,5
1,9
289
330
3,0
1,2
ấn độ
848
1010
1,1
1,6
170
211
-0,03
2,0
Indônêsia
128
150
1,6
1,5
85
88
-2,6
0,4
Trung Quốc
72
46
-4,4
-4,0
41
16
-6,5
-8,2
Bănglađét
57
68
1,5
1,7
12
12
-7,8
0,2
Các nước Mỹ La Tinh
69
77
1,8
1,0
63
70
1,3
1,3
(Nguồn: Tea – Current Market Situation and Medium – Term outlook, FAO, 2005)
Bảng 1.3: Dự báo sản lượng và xuất khẩu chè xanh thế giới năm 2014
Đơn vị: 1000 tấn
Sản lượng Xuất khẩu
Thực tế
Dự báo
Tốc độ tăng %
Thực tế
Dự báo
Tốc độ tăng %
2003
2014
1993/03
2003/2014
2003
2014
1993/03
2003/2014
Thế giới
756.1
975.0
2,5
2,3
2,2.6
275
5,6
2,8
Trung Quốc
585.0
740.1
3,8
2,2
178.6
242
6,5
2,8
Nhật Bản
87.0
92
0,0
0,5
0,8
1,2
9,9
3,2
Việt Nam
30.0
39.6
4,3
2,6
17.0
28
5,0
4,5
Indonêsia
41.0
49.1
1,0
1,7
5.5
5,8
-6,3
0,5
(Nguồn: Tea – Current Market Situation and Medium – Term outlook, FAO, 2005)
Với những số liệu trên, thì thị trường chè thế giới có nhiều biến động, có sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế, giữa các nước. Mặt khác các tập đoàn, các nước vẫn phải liên kết với nhau để lập nên mạng lưới sản xuất và kinh doanh mang tính toàn cầu. Ngoài ra cánh cửa xuất nhập khẩu được mở rộng cho phép các nước có nhiều sự lựa chọn hơn, hàng hoá và dịch vụ nhiều hơn- một phạm vi chất lượng rộng hơn. điều này đòi hỏi các nước phải có các biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành, quản lý chặt chẽ dư lượng độc hại trên chè, maketting, tổ chức quản lý và nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng.
1.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển ngành chè
Về mặt tự nhiên- xã hội: Cây chè là cây trồng nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều với hệ số dao động nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn (8-120C). Ngoài ra độ cao và địa hình cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của chè. Kinh nghiệm sản xuất chè lâu đời của thế giới cho thấy các loại danh trà chủ yếu là được trồng trên miền núi cao. Những nơi này có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, ánh sáng tán xạ cao, biên độ ngày đêm cao. Vì vậy chỉ những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè.
Ngoài ra cây chè cũng có nhiều tác dụng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, uống trà không những làm cho tinh thần được sảng khoái, giải toả được nỗi lo toan thường nhật làm phong phú thêm đời sống tinh thần mà thực tế đang diễn ra là sự lên ngôi của những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ từ cây chè. Do vậy, uống trà đang là một thứ nước uống phổ biến được hầu hết mọi người trên thế giới ưa chuộng đã làm cho cầu về chè tăng lên và kích thích được sự phát triển ngành chè.
Điều kiện về khoa học kỹ thuật: Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu uống trà ngày càng cao. Vì vậy nhân tố khoa học kỹ thuật là rất quan trọng nó cần đảm bảo được tính ổn định hoàn toàn của các thành phần cũng như đảm bảo không có các vi sinh vật, vi khuẩn và nấm mốc để đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới.
Phát triển ngành chè đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ, một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao. Trên thực tế cho thấy các sản phẩm có chất lượng cao trên thế giới đều thuộc về các nhà sản xuất có tiềm lực đặc biệt mạnh về vốn, nhân lực và công nghệ. Chẳng hạn như chè Leros của Cộng hoà SEC, chè Lipton... Các hãng này luôn chiếm một thị phần lớn trên thế giới và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chính sách của Nhà nước trong việc phát triển sản xuất ngành chè:
Chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chè. Thực tế cho thấy ở những nước phát triển thấp thì Chính phủ chỉ chú trọng đến việc trồng và chế biến chè mà không có các chính sách thúc đẩy thị trường tiêu thụ thì sau một thời gian sẽ không tìm được đầu ra cho sản phẩm, do vậy ngành chè sẽ gặp nhiều khó khăn. Còn với những nước được Nhà nước quan tâm để đưa ra những chính sách phù hợp thì nước sẽ có ngành chè phát triển. Ngoài ra khi các nhà sản xuất chè trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu thì chính phủ sẽ có nguồn thu nhập bổ sung để tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất bằng cách tăng năng suất và có cạnh tranh hơn nhằm hạn chế sự khó khăn đối với ngành chè.
1.1.3. Vai trò của ngành chè trong nền kinh tế
Đối với các nước trên thế giới việc phát triển ngành chè cũng đã mang về cho các nước những lợi ích đáng kể, ngành chè đã đem lại nguồn lợi cho ngân sách nhà nước và đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Theo dự báo của FAO, sản lượng chè thế giới năm 2005 đạt 2.7 triệu tấn, tăng 2.8%. Trong đó ấn Độ đạt 1.02 triệu tấn, tăng 2.8%; Srilanka đạt 285 ngàn tấn, tăng 1.6%. Sản lượng chè đen của Trung Quốc và Indonêsia sẽ tăng lần lượt từ 180.000-220.000 tấn, giá trị của các thị trường này đã tăng từ 800 triệu USD lên 1 tỷ USD năm 2005. Do sự phát triển của ngành chè đã tạo cơ sở thu hút thêm lao động, giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động, thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm không chỉ tạo việc làm mà còn tác động nâng cao năng suất lao động, thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động.
Ngoài ra sự phát triển ngành chè còn đóng vai trò bảo vệ môi sinh, có tác dụng phủ xanh đất trống đòi trọc, chống sói mòn. Mặt khác về y học thì chè là thứ nước uống giải khát phổ biến, có tác dụng chống được lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái trong thời gian làm việc căng thẳng, chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa bệng ung thư bằng cách củng cố hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh cao huyết áp, chống lão hoá.
Như vậy phát triển ngành chè đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế, với trình độ khoa học công nghệ cao trở thành nhân tố then chốt thúc đẩy năng suất lao động và làm tăng tích luỹ của ngành kinh tế khác. Thực tế, ngành chè cũng đang là một ngành quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành chè và bài học đối với Việt Nam
Trên thế giới chỉ có 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó ở hầu hết các quốc gia đều dùng chè với mức độ khác nhau. Vì thế các nước có ngành chè phát triển đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, là một nước phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới và chè đã được coi là một trong bảy thành phẩm quan trọng của đời sống nhân dân Trung Quốc. Nhờ có những ưu thế đó mà Chính Phủ Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu chè, xây dựng các nhà máy chế biến chè có năng suất chất lượng cao, ngoài ra Chính phủ cho xuất bản các tạp chí, sách tham khảo và phổ biến những tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè đến tận tay người nông dân. Đặc biệt Trung Quốc còn rất chú trọng phát triển văn hoá trà, tổ chức các lễ hội văn hóa trà. Điều này đã thu hút được rất nhiều các du khách trong và ngoài nước do đó nâng cao được vị thế của chè Trung Quốc trên thị trường thế giới. Ngoài ra ở Trung Quốc còn đào tạo được những đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thị trường thành thạo, họ đã mở các văn phòng đại diện ở các nước và các vùng, họ đã dành một khoản chi phí rất lớn cho việc quảng cáo và tìm kiếm thị trường.
ở Nga cũng là một nước sản xuất chè lớn và cũng là một trong những nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới hiện nay. Chính phủ Nga rất quan tâm và chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt ở khâu trồng chè. Chè ở Nga được trồng theo từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là 1.5-1.75 cm, khoảng cách giữa các cây là 0.35cm, lượng hạt giống dùng cho 1 ha là 150kg. Khi phân chia lô chè thì đặc biệt chú ý tới độ thẳng của từng hàng chè và san phẳng mặt đất giữa các hàng chè. Các nhà sản xuất ở Nga rất chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu dùng trong nước. Chính phủ Nga còn có các chính sách đãi ngộ cho nông dân là việc vay vốn để trồng chè, xây dựng các nhà máy chế biến chè. Do vậy mà ngành chè nước Nga rất phát triển và hàng năm mang về cho nước Nga một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Nhật Bản vốn là nước sản xuất và xuất khẩu chè xanh lâu đời trên thế giới. Do ở Nhật là nước có nền kinh tế phát triển nên giá nhân công cao, thêm vào đó là nước có ngành công nghệ hiện đại vì thế họ chủ yếu tiến hành cơ giới hoá trên đồi chè. Nhà nước Nhật luôn coi trọng đầu tư vào khâu giống tốt và các biện pháp quản lý chăm bón vườn chè bằng hoá chất. Mặt khác nhà nước luôn ban hành chế độ khen thưởng và đăng ký giống chè nên đã có được trên 60 giống chè mới. Ngoài việc xuất khẩu chè sang các nước trên thế giới thì thị trường tiêu thụ nội địa ở Nhật Bản cũng rất nhiều. Đây là một nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng sản phẩm.
ấn Độ là nước có truyền thống lâu đời về phát triển ngành chè, sản lượng chè của ấn Độ năm 2005 đạt 1.02 triệu tấn. ở ấn Độ có hai vùng sản xuất chè nguyên liệu lớn đó là vùng assam và vùng chè Kêrala. Chính phủ ấn Độ rất quan tâm đến việc phát triển khoa học kỹ thuật do đó đã thành lập rất nhiều viện nghiên cứu chủ yếu tập trung ở Tocklai, Upasi. Ngoài ra ấn Độ còn thành lập các trung tâm đấu giá chè lớn trên toàn quốc như; Calcuta, Siliguri, Guwahati...do đó chất lượng sản phẩm chè của ấn Độ rất tốt và khẳng định được vị thế của chè trên thế giới. Chính phủ ấn Độ cũng rất chú trọng tới việc phát triển thị trường trên toàn thế giới bằng cách mở các văn phòng, các cửa hàng phân phối trên khắp thế giới. Năm 2005 lượng tiêu thụ chè đen của ấn Độ tăng khá mạnh đạt 832.000 tấn tăng trung bình hàng năm là 3.2%.
Sở dĩ các nước trên được coi là thế giới của chè là vì ngành chè cũng được coi là nền tảng của khu vực nông thôn và thu hút nhiều lao động. Vì thế các nước này đã không ngừng cải tiến về mặt sản xuất, chế biến, công nghệ, thiết bị chế biến mà đặc biệt phải nghiên cứu về mở rộng thị trường chè trên thế giới. Để phát triển ngành chè thì Nhà nước Việt Nam có thể học hỏi được một số kinh nghiệm của các nước phát triển ngành chè trên thế giới.
Về khoa học kỹ thuật: Chính Phủ cần coi cây chè là cây có nhiều tiềm năng, do đó cần có những viện nghiên cứu chè chuyên nghiên cứu về giống chè, phát triển công nghệ đóng gói và đa dạng hoá sản phẩm, khả năng phát triển thị trường chè với các thiết bị hiện đại và các phương pháp tiếp cận tiên tiến để đưa ra một số vấn đề có liên quan đến lợi ích. Đó là:
- Phát triển trồng chè
Tác động của phân hoá học tới đất và quản lý vườn chè
Cải thiện các chỉ số về thu hái chè
Cơ khí hoá sản xuất
Cải tiến về đóng gói chè
Tác dụng của uống chè với sức khoẻ
Về phát triển xã hội: Chính phủ cần đưa ra và thực hiện tốt việc cải thiện chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chăm lo tốt về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của người lao động và gia đình họ.
Thiết lập các trung tâm bán đấu giá chè, tạo nên sự năng động trên thị trường, thu hút các đối tác tham gia mua bán chè, mở các chi nhánh ở các nước tiêu thụ chè chính nhằm thực hiện chiến lược maketting của mình.
Chương 2
Thực trạng sản xuất chè ở Việt nam
2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè Việt nam trong thời gian qua
Đối với người dân Việt Nam, cây chè được trồng từ rất lâu đời. Năm 1913, người Pháp bắt đầu xây dựng ở Việt Nam một số đồn điền trồng chè như đồn điền Cầu Đất (Lâm Đồng), Biển Hồ, Bàu Cạn (Gia Lai, Kon Tum), Thanh Ba, Đồng Lương, Phú Hộ (Phú Thọ). Cho đến năm 1918, thành lập trạm nghiên cứu lâm nghiệp với nhiệm vụ nghiên cứu di thực, thuần hoá những cây công nghiệp dài ngày và đặc sản, được đặt trung tâm tại Phú Hộ (Phù Ninh-Phú Thọ). Trạm này do viện nghiên cứu chè (từ năm 1998) sau khi hợp nhất với trung tâm nghiên cứu chè ở Thanh Ba (Phú Thị). Trong thời gian từ 1913 đến 1940 sản xuất chè phát triển rất nhanh chóng. Đến năm 1940, diện tích đã là 14.5 nghìn ha, năng suất 6.6 tạ/ha, sản lượng chè khô là 9.570 tấn. Từ năm 1940 đến năm 1973, đất nước ta đã trải qua biết bao biến cố: Kháng chiến chống Nhật(1940-1945), chống Pháp (1945-1954), từ năm 1954 đến năm 1973 đất nước vẫn bị chia cắt cho nên chúng ta không đủ để xây dựng ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng phát triển đúng với tiềm năng của nó.Cho đến cuối năm 1971 cả nước đạt 31.3 nghìn ha, năng suất 4.9 tạ/ha, sản lượng chè khô 15.337 tấn được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi. Cho tới năm 1974 Việt Nam mới chính thức có cơ quan quản lý, tổ chức kinh doanh trong ngành chè. Từ năm 1974 cho đến nay, ngành chè có thể phân ra 3 thời kỳ phát triển như sau:
Thời kỳ 1974-1978.
Năm 1974, Bộ lương thực thành lập liên hiệp các xí nghiệp chế biến chè. Khi mới thành lập liên hiệp chỉ có một cơ sở chế biến gồm 4 phân xưởng ở Phú Thọ, một trạm giao nhận ngoại thương Kim Anh, một nhà máy chè ở Hà Nội còn các cơ sở chế biến khác như Trần Phú, Quân Chu, Tân Trào... chưa đi vào hoạt động. Đến năm 1978, liên hiệp đã có nhiều cơ sở chế biến chè xanh, chè hương Phú Thọ, Hà Nội, Sài Gòn, Lâm Đồng.
Trong thời gian này còn có sự ra đời của công ty chè Trung Ương thuộc Bộ Nông nghiệp, công ty này còn quản lý các nông trường quốc doanh của Bộ như nông trường: Mộc châu, Yên Mỹ, Sông Lô, Than Uyên, Quyết Thắng, Bắc Sơn...Thời kỳ này từ việc quản lý đến tổ chức đều được sắp xếp từ Trung ương như giao kế hoạch, định giá, việc định giá lỗ lãi có nhà nước lo cho nên người trồng chè và các cơ sở chế biến chè, các nông trường chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm. Trong thời kỳ này, cả năng suất và sản lượng đều tăng chậm.
Bảng 2.1: Sản xuất chè thời kỳ 1975-1986
Năm
Diện tích (Nghìn ha)
Năng suất (Tạ/ha)
Sản lượng (Tấn)
1975
38.8
4.6
17.840
1976
38.7
4.9
18.963
1977
43
4.2
18.060
1978
48
4.0
19.200
1979
48
4.6
22.080
1980
46
4.4
20.240
1981
44
4.7
20.680
1982
48
5.2
24.960
1983
49
4.9
24.010
1984
49
5.5
26.950
1985
50
5.5
27.500
1986
58
5.1
29.580
( Nguồn: Báo cáo của Vinatea)
Thời kỳ 1979-1986.
Năm 1979 đánh dấu một bước chuyển biến mới về tổ chức, quản lý của ngành chè Việt Nam. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, nông nghiệp và công nghiệp (trồng trọt và chế biến chè) đã được gắn kết lại với nhau. Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam quản lý ở cấp ngành, liên hiệp các xí nghiệp chè Lâm Đồng được quản lý ở cấp tỉnh theo quyết định 75/CP và 224/CP. Đây là thời kỳ thử nghiệm kinh tế, thành lập các xí nghiệp nông công nghiệp chè và xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp chè ở các vùng chè tập trung, đã hợp nhất một vài xí nghiệp với một vài nông trường.
Những đổi mới về tổ chức, quản lý trong thời kỳ này đã có tác dụng tích cực nhất định đến việc điều phối chung, đến kết quả sản xuất và quản lý các đơn vị thành viên. Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã tiếp nhận và quản lý 17 nông trường chè từ Bộ Nông nghiệp, Bộ Quốc phòng và các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Thái, Hà Giang, 13._. nhà máy chế biến chè với thiết bị của Liên Xô.
Sau khi khảo sát thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp, ngày 13/01/1981 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100CT/TƯ khẳng định chủ trương áp dụng và mở rộng hình thức “Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động”. Chỉ thị 100 đã đáp ứng được nguyện vọng của nông dân, được triển khai nhanh chóng ở khắp nơi tạo nên khí thế lao động mới ở nông thôn. Tuy nhiên trong các nông trường quốc doanh, tổ chức sản xuất vẫn chỉ theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp, được Bộ cấp vốn, cơ chế quản lý còn nhiều cấp trung gian nên người nông dân hoàn toàn thụ động trong sản xuất, thu nhập của nông dân thấp. Để kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, ban bí thư đã có chỉ thị số CT –50 ra ngày 20/10/1984 nhấn mạnh “ Cần sắp xếp lại một bước cơ cấu sản xuất- kinh doanh, áp dụng rộng rãi các hình thức liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể và gia đình, nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xoá bỏ quan liêu bao cấp chuyển mạnh sang kinh doanh XHCN, gắn chặt cơ quan nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật với cơ sở”. Chủ trương trên đã được cụ thể hoá cho loại hình nông trường quốc doanh bằng nghị quyết 51/HĐBT ngày 22/02/1985 là “ mở rộng các hình thức HTX và kinh tế gia đình, sản xuất với khoa học theo nguyên tắc này bình đẳng và cùng có lợi”.
Nhờ chủ trương này, các chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt cho liên hiệp chè giảm dần, chỉ còn nắm một chỉ tiêu là sản phẩm chủ yếu chè trên cơ sở cân đối với vật tư đưa vào kế hoạch, sản phẩm phụ. Nếu sản phẩm vượt kế hoạch thì xí nghiệp tự tiêu thụ, nhờ cơ chế thông thoáng này mà mức xuất khẩu ở thời kỳ này đạt trung bình 7000 tấn/ ngày.
Thời kỳ từ 1987 đến nay.
Đây là thời kỳ chuyển biến mạnh của người làm chè từ cơ chế bao cấp, cung ứng và giao nộp sản phẩm sang cơ chế sản xuất kinh doanh tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi theo tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng VI và các hội nghị Trung Ương Đảng. Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam đã tiến hành tổ chức lại bộ máy nhằm làm cho quá trình sản xuất của toàn bộ liên hiệp được cân đối, có hiệu quả, sử dụng được đầy đủ tư liệu sản xuất và lao động để khai thác tối đa tiềm năng.
Từ 47 đầu mối trực thuộc, liên hiệp đã sắp xếp lại còn 29 đơn vị sản xuất và dịch vụ, trong đó có 23 xí nghiệp nông công nghiệp chè với qui mô hợp nhất một nông trường với một nhà máy chế biến và 6 đơn vị dịch vụ là: Công ty xuất nhập khẩu (XNK) và Đầu tư phát triển chè, công ty dịch vụ sản xuất và đời sống, công ty xây lắp, nhà máy cơ khí chè, trung tâm kiểm tra chất lượng chè. Liên hiệp chịu trách nhiệm phát triển các đơn vị mới, đào tạo cán bộ, cung ứng tiêu thụ chè trong nước, xuất nhập khẩu và đối ngoại, nghiên cứu và triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoạch định mục tiêu phát triển chung toàn ngành, điều phối toàn bộ hoạt động của liên hiệp. Năm 1988, hiệp hội chè Việt Nam ra đời (VITAS ) đã có tác dụng tốt, tham gia tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành chè, các chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ chè.
Cho đến nay ngành chè của Việt Nam đang rất phát triển, cả nước đã có 34 địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè với hơn 2000 thương hiệu khác nhau, hiện tại Việt Nam là một nước xuất khẩu chè lớn thứ 7 trên thế giới. Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam cũng chế biến được 15 loại chè khác nhau, tuy nhiên thì xuất khẩu phần lớn vẫn là chè đen (gần 60%) còn lại là chè xanh và một số ít các loại khác.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chè ở Việt Nam
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè, các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước của từng vùng cho thấy khả năng thích nghi như sau:
Vùng Trung du miền núi bắc bộ:
Đây là vùng có địa hình phức tạp, được chia cắt bởi những cánh đồng hoặc thung lũng xen giữa những đồi núi. Núi ở đây thường cao và dốc, vùng này có mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình từ 18-23 độ C. Đất đai vùng này chủ yếu là đỏ nâu trên đá vôi, đỏ vàng trên đá đất sét và biến chất. Đất đai phần lớn có bề dày trên 100cm, hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Nhìn chung vùng này rất thích hợp với phát triển cây chè. Hạn chế chính của vùng này chính là mùa đông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tác động vào các biện pháp kỹ thuật như ủ gốc, trồng cây che bóng mát.
Vùng Duyên hải miền Trung:
Đây là vùng không có nhiệt độ thấp, bình quân từ 25-27 độ C, không có mùa đông lạnh. Lượng mưa ảnh hưởng phân bố theo đất đai và vĩ tuyến. Đất đai có thể trồng chè là nhóm vàng đỏ trên đất bazan, có nhiều tầng mỏng, độ dốc lớn. Đây là vùng có khí hậu không thuận lợi, đất đai nghèo dinh dưỡng và không có độ dốc phù hợp với phát triển sản xuất chè nên năng suất và chất lượng thấp. Chế độ mưa của vùng cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa phía Bắc, phân bố không đều và trái với mùa sinh trưởng của chè. Ngược lại mưa thiếu vào mùa xuân, thời điểm lá chè và búp chè hình thành lá non.
Vùng Tây nguyên:
Là vùng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao từ 700 đến 1.500m so với mặt nước biển. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2000mm. Đất đai có thể trồng chè là đất bazan, đặc biệt là đất nâu vàng trên đá bazan ở Bảo Lộc, Di Linh khá tốt, hàm lượng mưa phùn và độ ẩm cao. Đất ở vùng này có kết cấu và tầng dày tốt rất thích hợp cho việc trồng chè.
2.2.2 Vốn đầu tư
Nguồn vốn chính là tài sản, là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Để phát triển sản xuất chè, ngoài việc cần vốn để đầu tư cho trồng mới và thâm canh chè, đầu tư cho công nghiệp chế biến là cực kỳ quan trọng, đó là ngành chè cần được xây dựng những nhà máy có công suất chất lượng tốt mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu chè cả về số lượng và chất lượng. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 được chia như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu phân bố vốn đầu tư cho phát triển ngành chè
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
Giai đoạn 2001-2005
Tổng vốn đầu tư
3.369
Trong đó:
Cho nông nghiệp
1.509
Trong đó: Cho trồng mới, chăm sóc
859
Cho công nghiệp
1.001
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Qua số liệu trong bảng phân bố vốn đầu tư cho phát triển ngành chè năm 2001 đến năm 2005 cho thấy: Tổng lượng vốn đầu tư là rất lớn 3.369 tỷ đồng. Trong đó đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp là 1.509 tỷ và 1.001 tỷ đồng, còn đầu tư cho chăm sóc và trồng mới là 859 tỷ đồng
Ngoài ra, Nhà nước còn huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân bằng cách, Nhà nước sẽ giao quyền sử dụng đất cho người trồng chè còn người dân bỏ vốn ra để phát triển cây chè, như vậy khi người dân tự bỏ vốn ra để sản xuất thì họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc họ đang làm.
2.2.3. Công nghệ sản xuất
Do lượng cung chè lớn nên ngành chè Việt Nam đã có định hướng xuất khẩu từ những năm sau giải phóng và hiện nay công nghệ sản xuất của ngành chè càng được chú trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển ngành chè.
Kỹ thuật canh tác: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn về kỹ thuật trồng chè. Để đảm bảo chống sói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ. Về phân bón nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm đã tiến hành, nhìn chung muốn đạt năng suất chè 5 tấn/ha chè búp tươi cần bón theo đúng cách, ngoài phân chuồng, phân xanh cũng được tăng cường.
Một yếu tố thuận lợi khác là người lao động đã có kinh nghiệm trồng và hái chè, công nhân đã có kinh nghiệm chế biến chè. Vì vậy, nếu được cung cấp giống tốt, có đủ điều kiện về vật tư và được hướng dẫn kỹ thuật canh tác tiên tiến thì năng suất và chất lượng chè có thể được nâng cao nhiều.
Hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến: Trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ được nhiều năm sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, ngành chè nước ta đã rút ra được những thế mạnh, tồn tại chủ yếu trong khâu chế biến chè. Như vậy hệ thống công nghệ chế biến và thiết bị chế biến đã quyết định đến chất lượng xuất khẩu và từ đó ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu. Ngành chè đã phân bố được hệ thống chế biến công nghiệp trên các vùng chè (Đặc biệt là các vùng chè tập trung) đã thu hút được đại bộ phận nguyên liệu quanh vùng cho các công ty. Hệ thống chế biến công nghiệp cho các công ty đó trở thành trung điểm thu hút chè búp tươi từ các bộ phận trồng chè. Tác động của hệ thống các nhà máy chế biến đã có nhiều thuận lợi đó là việc kích thích và ổn định thị trường nguyên liệu phát triển, tạo điều kiện đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu. Như vậy nếu sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống thì hầu hết các sản phẩm không có chất lượng cao hoặc những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà hệ thống chế biến công nghiệp rất quan trọng đã hỗ trợ người sản xuất trong việc chế biến hầu hết các loại chè có mặt trên thị trường Quốc tế như: Chè đen, OTD, CTC, chè xanh, chè hương, chè ướp hoa tươi, chè đỏ, chè xanh cánh dẹt...Điều này giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng thích ứng với nhu cầu tiêu thụ
Ngoài ra hệ thống công nghệ chế biến còn hỗ trợ định hướng thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ trong nước. Do đa dạng hoá công nghệ chế biến những năm gần đây (nhập thêm máy móc, công nghệ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Anh, Bỉ...) nên đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng và có thể đảm bảo được vững chắc các mục tiêu tăng trưởng.
Tóm lại: Công nghệ chế biến ngày càng hiện đại đã đem lại những sản mới chất lượng cao, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó với công nghệ cao đã rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm bởi vậy ngành chè phải luôn luôn đổi mới thì mới có thể cạnh tranh được với thị trường chè thế giới.
2.2.4. Về chất lượng sản phẩm:
Đặc điểm sản phẩm:
Ngành chè Việt Nam chuyên sản xuất các loại chè xuất khẩu và chè hương nội. Sản phẩm của ngành chè bao gồm: Chè đen, chè xanh, chè vàng, chè lục, các loại chè ướp hương như: Chè xanh, chè ngâu, chè nhài, chè thanh hương, chè hồng đào, chè Ba Đình, chè Thái Nguyên,chè Tuyết shan và các loại chè dược thảo được đóng gói túi lọc rất tiện lợi cho người tiêu dùng.
Sản phẩm chè có chu kỳ sản xuất ngắn, thời gian bảo quản không dài, sản phẩm có nhiều loại nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi tính thời vụ, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường theo mùa với từng đặc điểm của loại chè, chính điều này đã chi phối rất lớn đến việc tiêu thụ của ngành chè. Sản phẩm chè đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng mà trong từng thời kỳ, mặt hàng sản xuất có thể thay đổi cho phù hợp. Như vậy ngoài việc nghiên cứu của thành phẩm còn phải quan tâm đến biểu hiện hai mặt của thành phẩm đó là số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm:
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là bản thân của sản phẩm chè phải đúng với phẩm cấp, mẫu mã đã chào bán. Đây là đặc điểm điểm rất quan trọng nhất là khi ta ký hợp đồng bán hàng cho các hãng lớn vì nếu chất lượng sản phẩm không ổn định thì sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất. Thực tế cho thấy các hãng lớn nhập chè rời để làm nguyên liệu phục vụ việc chế biến và đưa ra thị trường các loại chè với sản phẩm chất lượng nổi tiến như Lipton (của hãng Unilever) theo một bí quyết công nghệ riêng và một kế hoạch bán hàng riêng của họ, vì vậy với chất lượng sản phẩm phải đi đôi với cơ cấu mặt hàng hợp lý để có giá bán tối ưu từ đó đạt được lợi nhuận tối đa. Cơ cấu giữa chè đen CTC, OTD, chè xanh,chè hương và các loại chè khác cần phải được nghiên cứu sản xuất theo yêu cầu của thị trường, hướng vào phục vụ tiêu dùng. Có như vậy mới đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài ra chất lượng sản phẩm tốt sẽ dẫn đến sự tin tưởng cao từ phía khách hàng và giá cả sản phẩm chè cũng sẽ cao và ổn định.
Tóm lại: Sản phẩm chè có những điểm mạnh đó là uy tín, nhãn hiệu của ngành chè Việt Nam đã thực sự đi vào lòng khách hàng.
Điểm yếu là: Chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành chưa cao.
2.2.5. Hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước
Để việc phát triển chè đạt được mục tiêu mà ngành chè đã đặt ra thì cần phải có một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển chè. Như vậy yếu tố chính sách là yếu tố không thể thiếu được trong phát triển sản xuất chè ở Việt Nam. Sau đây là một số chính sách tiêu biểu:
Chính sách ruộng đất: ở nông thôn sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất được giao quyền sử dụng lâu dài cho nhân dân (10-20) năm. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng làm cho người dân yên tâm sản xuất còn ở các đơn vị Quốc doanh, nhiều đơn vị chia đất, khoán vườn chè cho công nhân. Với mỗi lao động giao cho 0.65-1.7 ha với nhiệm vụ bảo đảm sản lượng theo mức khoán, giao nộp cho nông trường theo giá thoả thuận. Phía nông trường, ngoài cung ứng vật tư cho công nhân còn cử các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho họ. Một số nông trường thừa đất giao khoán cho dân làm cũng theo chế độ như công nhân nhà nước, không phải đóng chi phí bảo hiểm xã hội, nhưng phải nộp thêm 2% sản lượng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.
Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do nhà nước ban hành. Các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp , người nông dân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội.
Các hộ nông dân trồng chè, ngoài thuế nông nghiệp, họ cũng phải đóng các khoản như quản lý phí, bảo vệ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Ngoài ra còn có các loại thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế doanh thu trong chế biến và tiêu thụ.
Chính sách đầu tư: Nhà nước đã có chủ trương đúng đắn căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp mà có chính sách đầu tư cho hợp lý cho từng hộ gia đình, khuyến khích họ phát triển sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, các vùng trồng chè là những vùng sâu, vùng xa miền núi nên Nhà nước cần ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển loại cây trồng này.
2.2.6. Về môi trường toàn cầu hóa
Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là một xu hướng tất yếu mà mọi doanh nghiệp, mọi ngành đều phải tính đến. Việc Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đầu tư về thị trường. Như vậy việc tự do hóa thương mại, xóa bỏ hàng rào thuế quan sẽ là những thách thức rất lớn đối với ngành chè Việt Nam. Vì thế đòi hỏi ngành chè Việt Nam càng phải nỗ lực hơn trong sản xuất kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm và mọi tiềm lực cần thiết khác như nhân lực, nguồn vốn để vững bước trên con đường phát triển.
Qua phân tích trên ta thấy có những cơ hội:
Việc hòa nhạp với thế giới giúp cho ngành chè có một cơ chế việc làm phù hợp với các hoạt động về thủ tục xuất nhập khẩu, đầu tư trở nên dễ dàng hơn, được quyền chia sẻ mọi thông tin với mạng lưới quốc tế.
Thách thức: Do tiềm lực của ngành chè Việt Nam vẫn còn yếu cho nên khi tham gia buôn bán quốc tế dễ bị thua thiệt vì mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm...
2.2.7. Các nhân tố khác
Đối với ngành chè mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện sản xuất và tiêu dùng cho người dân trong vùng chè vì vậy cơ sở hạ tầng cần phải được phát triển đồng bộ, bao gồm:
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nguyên liệu: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện đang là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều ngành trong đó có ngành chè. Vì phần lớn vùng nguyên liệu chè đều nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến: Cần phải tăng cường cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng chế biến đã, phát triển mới, mở rộng mạng lưới chế biến trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất chè, dần xoá bỏ chênh lệch về mực sống giữa miền núi trung du và đồng bằng.
Ngoài ra thì nhân tố lao động có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, lao động chế biến và tiêu thụ. Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chè thì yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong cả 3 khâu: Trồng, chế biến, tiêu thụ đều đòi hỏi người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng sâu, vùng xa.
Với dân số 80 triệu người, cơ cấu dân cư trẻ và có gần 80% dân số sống bằng nghề nông. Có thể nói nguồn nhân lực cho nông nghiệp nước ta rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn người, số lao động dôi dư sẽ tạo ra nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, đi xây dựng kinh tế mới, tận dụng những vùng đất còn tiềm năng. Mặt khác lao động nước ta nhìn chung là rẻ, lại cần cù lao động, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy lực lượng này thực sự đáp ứng yêu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất khẩu chè
2.3. Thực trạng phát triển chè ở Việt nam trong những năm qua
2.3.1. Sản xuất chè
2.3.1.1. Địa bàn phân bố cây chè
Hiện nay cả nước có 34 địa phương trồng chè với diện tích khoảng 125.000 hécta. Hàng năm, sản lượng chè búp tươi đưa vào chế biến khoảng 577.000 nghìn tấn chia thành 4 vùng chè lớn theo bảng sau:
Bảng 2.3: Các vùng trồng chè ở Việt Nam
Vùng
Số tỉnh trồng chè
Diện tích (ha)
Cả nước
34
125.000
Vùng Trung du
Miền núi Bắc Bộ
15
72
Vùng Đồng bằng Sông Hồng
6
8
Vùng Duyên hải miền trung
9
12
VùngTây nguyên
4
33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của hiệp hội chè Việt Nam- năm 2005)
Từ bảng trên cho thấy, chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du miền núi Bắc bộ. Với diện tích trồng là 72.000 ha được trồng ở 14 tỉnh, Đây là vùng chiếm ưu thế về diện tích, sản lượng và chất lượng so với các vùng chè khác trong cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều sản phẩm chè đặc sản truyền thống nổi tiếng như chè Tà Sùa, chè Shan Tuyết, chè Suối Giàng, chè Tân Cương. Hiện đang trồng thử nghiệm nhiều giống chè nhập của Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ có chất lượng cao. Đây là vùng có nhiều lợi thế sản xuất chè so với các vùng khác về điều kiện khí hậu, địa hình đất đai, kinh nghiệm trồng và chế biến chè.
Đứng thứ hai về diện tích là vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kontum, Gia Lai, Đắc lắc, Lâm đồng. Năm 2005 diện tích chè cả vùng là 33.000 ha. Sau một thời gian dài trồng thử nghiệm chè ở tỉnh Lâm Đồng mà trung tâm là hai huyện Bảo Lộc và Duy Linh được ngành chè xếp vào các tỉnh trọng điểm trồng chè về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến chè.
Đứng thứ 3 là vùng Duyên Hải miền trung bao gồm có 9 tỉnh trồng chè với diện tích là 12.000 ha. Đứng thứ 4 là vùng Đồng bằng sông hồng có 6 tỉnh chuyên về trồng chè với diện tích là 8.000 ha. Như vậy trong 34 tỉnh trồng chè thì có 9 tỉnh được xếp vào vùng trọng điểm về diện tích, sản lượng, chất lượng, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ chế biến. Đó là: Tỉnh Lai Châu 3.000 ha; tỉnh Sơn La 2.500 ha; tỉnh Thái Nguyên 14.000 ha; tỉnh Hà Giang 13.000 ha; tỉnh Tuyên Quang 4.000 ha; tỉnh Lào Cai 3.500 ha; tỉnh Yên Bái 12.000 ha; tỉnh Phú Thọ 9.000 ha; tỉnh Lâm Đồng 22.000 ha. Trong 9 tỉnh trên thì có 8 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi bắc bộ và 1 tỉnh thuộc Tây Nguyên. Như vậy tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất nước.
2.3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè cả nước
Chè là cây công nghiệp lâu năm, phát triển ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam
thời kỳ 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm 2006
Tổng dtích chè cả nước (ha)
105.000
107.000
110.000
120.000
125.000
Diện tích chè kinh doanh (ha)
100.000
101.000
106.300
117.200
121.800
Diện tích chè trồng mới (ha)
5.700
5.100
3.700
2.800
3.200
Sản lượng chè (tấn)
320.000
340.000
450.000
500.000
577.000
Sản lượng xuất khẩu (tấn)
42.000
56.000
97.300
80.000
100.000
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
46.2
62
98.9
93
110
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan và Hiệp hội chè Việt Nam)
Qua bảng trên ta thấy rằng về sản xuất thì diện tích và sản lượng chè đều tăng. Năm 2002 diện tích đạt 105.000 ha, sản lượng là 320.000 tấn, năm 2003 diện tích là 107.000 ha, sản lượng đạt 340.000 tấn, năm 2004 diện tích đạt 110.000 ha, sản lượng là 450.000 tấn chè búp khô. Sang năm 2005 thì diện tích chè là 120.000 ha và sản lượng đạt 500.000 tấn búp khô. Đến năm 2006 diện tích đạt 125.000 ha, sản lượng là 577.000 tấn búp khô. Tuy có diện tích trồng chè tương đối lớn và sản lượng tăng theo hàng năm nhưng do năng suất chè của ta còn thấp vì vậy so với thế giới thì sản xuất chè ở nước ta vẫn còn thuộc loại thấp. Không những thế mà nhìn chung chất lượng chè của ta cũng thấp, chè loại 2.3 còn chiếm tỷ lệ cao do thu hái chưa đảm bảo kỹ thuật, vận chuyển bảo quản chưa được tốt, chưa coi trọng khâu phân loại phẩm cấp theo đúng quy trình kỹ thuật. Điều này gây khó khăn trong khâu chế biến dẫn đến phẩm chất không đảm bảo: Kém xoăn, thô, nhẹ cánh, nhiều cọng. Do đó mà sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa được cao. Như trong năm 2002 sản lượng xuất khẩu là 42.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 46.2 triệu USD, năm 2003 sản lượng xuất khẩu là 56.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 62 triệu USD; năm 2004 sản lượng xuất khẩu là 97.300 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 98.9 triệu USD; sang năm 2005 sản lượng xuất khẩu bị giảm đi là 80.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 93 triệu USD; Năm 2006 đã tăng sản lượng xuất khẩu lên là 100.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 110 USD.
Ngoài ra để đạt được năng suất và sản lượng chè cao thì chúng ta xét việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất. Cây chè có khả năng thích nghi rộng ở Việt Nam từ Hà Giang đến Lâm Đồng , việc đưa cây chè vào trồng ở các vùng này được tiến hành khá lâu. Tuy nhiên ngoài việc mở rộng diện tích vẫn tiến hành thâm canh trên những vườn chè sẵn có. Đó cũng là cách tận dụng lợi thế để phát triển cây chè.
2.3.1.3. Giống chè Việt Nam
Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè
Hiện nay tổng diện tích chè cả nước ta hiện có 125.000 ha, cơ cấu giống chè bao gồm: Giống chè trung du chiếm 62.7%, giống chè Shan Tuyết chiếm 31.1%, giống chè cành nhập nội là 5.5%, còn lại là giống khác chiếm 0.7%. ; Giống trung du chiếm 70.9%, giống Shan Tuyết chiếm 27.3%, các giống khác là 1.8%. Nhìn chung giống chè trung du vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và vùng núi thấp như Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, các tỉnh khu 4 cũ. Tiếp đến là giống chè Shan Tuyết phân bố ở các tỉnh vùng cao trên 500m so với mực nước biển Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lâm Đồng. Số còn lại là chè cành được trồng ở vùng thấp được tuyển chọn nhập nội như PH1; TRI777, Bát Tiên, Kim Huyên, Vân Sương, Yabukita, giống LD1, LD2.
Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu chè nước ta vẫn diễn ra chậm. Nguyên nhân là tâm lý người trồng chè vẫn giữ phong cách trồng chè bằng hạt, vì nếu chuyển sang cách trồng chè mới bằng cành thì phải chi phí đầu tư cao gấp 4 lần so với cách trồng cũ, trong khi trồng chè bằng cành đòi hỏi phải tuân theo một qui trình nghiêm ngặt. Mặt khác, các giống chè mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa phổ biến đến các vùng trong cả nước.
Chất lượng chè của việt nam đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chè việt nam trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề bức xúc được nhiều người trong và ngoài nước quan tâm. Chúng ta đã đi quá chậm trong việc triển khai.
Năm1994, thông qua liên doanh, liên kết đã có du nhập một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như bát Tiên, Kim Huyền, Thuý Ngọc, Vân Sương...qua theo dõi đặc điểm hình thái của một số giống chè nhập nội cho thấy, các giống chè Trung Quốc, Đài Loan đều có tán bụi, kích thước lá trung bình. Nhìn chung sau một năm trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống không quá 80%. Năng suất chè nhập nội chưa cao nhưng chất lượng tỏ ra nhiều triển vọng.
Trong tập đoàn giống chè Việt Nam cần nghiên cứu đến các giống chè truyền thống như chè Tà Sùa, chè Suối Giàng, chè Tân Cương và các giống đặc sản như chè đắng, chè dây. Tuy nhiên diện tích các loại chè này còn nhỏ lẻ, chưa quản lý được chất lượng, thương hiệu chưa được khẳng định, còn bị lợi dụng dẫn đến giảm uy tín những loại chè này trên thị trường. Năm 1999, chúng ta đã có tập đoàn quỹ gien của trên 100 giống chè ở trong và ngoài nước tập trung tại vườn tiêu bản giống của viện nghiên cứu chè. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng này còn quá ít do nhiều nguyên nhân.
Trước thực trạng giống chè việt nam và những đòi hỏi gay gắt của thị trường tiêu thụ, quyết định số 43/1999/QĐ-TTg của Chính Phủ cho phép nhập khẩu 2 triệu hom chè giống và sau đó là dự án phát triển giống chè đầu dòng cao sản nhập từ Nhật Bản. Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, 2 triệu hom chè trên đã được triển khai và trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng trong cả nước. Tăng diện tích trồng được là 53,7 ha và đã giao cho viện nghiên cứu chè tiến hành những nghiên cứu theo dõi sự thích ứng của các giống. Phải nói ngành chè đã triển khai giống tích cực, nghiêm túc và khoa học, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Còn dự án phát triển giống chè cao sản nhập từ Nhật Bản giao cho công ty chè Mộc Châu với toàn bộ số hom chè giống về giâm ươm. Tại công ty chè Mộc Châu ươm 120 bầu giống chè hom, chủ yếu là Iatakamidori đạt tỷ lệ sống 50%, đủ trồng 50 ha. Giống Iatakamidori là giống chiếm 80% tại Nhật Bản nhưng không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam đến năm thứ ba thì lụi chết. Giống Yabukita phát triển được nhưng năng suất chưa cao, búp nhỏ, chóng xoè, vị ngọt nhạt. Tuy nhiên, giống chè này đòi hỏi chế độ chăm sóc rất khắt khe mà trong điều kiện trồng đại trà ở nước ta khó có thể làm được. Nhìn chung các giống chè ngon thường khó làm, hay bị sâu bệnh và nhất là bệnh nhện đỏ.
Về chất lượng các vườn chè. Hiện nay cả nước có 125.000 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 78.000 ha chiếm 78% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 23.000 ha chiếm 22 %. Đối với chè kinh doanh năng suất không đồng đều, biên độ năng suất rất lớn từ 1.7 tấn/ha đến 26 tấn/ha. Chè kiến thiết cơ bản có đến 65% diện tích do nhân dân tự trồng, đầu tư ban đầu không đủ, làm đất không kỹ, giống tạp, dùng hạt là chủ yếu, thiếu phân bón nên sinh trưởng kém, trong đó có diện tích đáng kể của chương trình 327. Diện tích chè phục hồi thường là đã đến kỳ kinh doanh nhưng do nguyên nhân giá thành cao, thiếu lao động, ít quan tâm chăm sóc nên mật độ thấp, tỷ lệ mất khoảng lớn, để hoang hoá. Nếu muốn có kết quả kinh doanh phải tập trung cải tạo một vài năm. Tuy nhiên, có một số diện tích quá già cỗi, tàn kiệt, mất khoảng lớn, sâu bệnh phá hoại nặng, bị trâu bò giẫm đạp, có đầu tư cũng không đạt hiệu quả nên cần thanh lý.
Qua điều tra điểm có thể chia vườn chè ở 4 cấp chất lượng sau đây:
- Vườn chè có chất lượng tốt chiếm 20%: Đây là những vườn chè đảm bảo mật độ chuẩn (18.000 cây/ha), cây sinh trưởng tốt, năng suất bình quân đạt trên 10 tấn búp tươi/ ha.
- Vườn chè có chất lượng trung bình chiếm 50%: Vườn chè đảm bảo 90% mật độ chuẩn, được chú ý đầu tư, năng suất bình quân trên 5 tấn/ha.
- Vườn chè chất lượng kém, cần được phục hồi chiếm 20-22%: Vườn chè mất khoảng lớn, chỉ đạt 70% mật độ chuẩn, không được đầu tư, năng suất 2-3 tạ/ha.
- Vườn chè cần thanh lý chiếm 8-10%: Đây là vườn chè già cỗi hoặc sâu bênh, gia súc phá hoại, mất khoảng lớn không thể phục hồi được.
Tóm lại: Cần phải đổi mới giống và tạo ra một cơ cấu giống hợp lý cho phù hợp với đặc thù của từng vùng,từng địa phương. Vì thế việc trồng thử nghiệm các giống chè nhập nội tại các công ty chè là một thuận lợi và hợp lý nhưng có một hạn chế là các công ty chè hầu như đã hết quỹ đất. Ngoài ra các vườn chè kém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp và cuộc sống còn khó khăn. Do đó việc trồng mới cần phải hợp tác với các đơn vị ở địa phương để việc quản lý các quy trình kỹ thuật được thuận lợi và chất lượng hơn.
2.3.1.4. Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu.
Sử dụng phân bón: Hiện nay nhiều vườn chè xuống cấp do bón phân không đúng cách, thiếu phân lót bón thúc vô cơ, chỉ có đạm thuần tuý. Hiệu quả là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua, mất cấu tượng, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép. Kết quả phân tích 482 mẫu đất đại diện cho 1.500 ha ở các công ty chè Phú Sơn, Sông cầu, Nghĩa lộ, Thanh Niên cho thấy PH<4 có 358 mẫu (Chiếm 74%), hàm lượng mùn<2% có 231 mẫu (Chiếm 68.8%), đạm tổng số trung bình chiếm 88,2% (trong đó nghèo 30%), P2O5 tổng số nghèo là 417 mẫu (chiếm 86,5%), K2O tổng số nghèo 20%.
Chăm sóc vụ đông xuân: Đông xuân không phải là mùa thu hoạch chè nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây. Các biện pháp chăm sóc có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây chè, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cả năm. Các công việc của chăm sóc vụ đông xuân bao gồm: Tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc cho chè. biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty chè Việt Nam.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua điều tra , sâu bệnh hại chè chủ yếu là nhện đỏ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu. Các loại thuốc trong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Cormite, Padar, Fugura...Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (._.
3.105
2.000
2.000
5.105
7.105
Thái Nguyên
13.358
1.400
11.958
2.500
1.800
700
13.758
14.458
Hà Giang
12.356
900
11.456
2.000
1.000
1.000
12.456
13.456
Lào Cai
3.545
210
3.335
500
500
3.835
3.835
Yên Bái
11.407
650
10.757
1.000
700
300
11.457
11.757
Tuyên Quang
4.177
350
3.827
2.000
1.200
800
5.027
5.827
Phú Thọ
8.437
650
7.787
2.000
1.500
500
9.287
9.287
2.Vùng ĐBSH
3.778
590
3.188
3.188
3.188
3. Vùng DHMT
8.997
480
8.517
4.000
2.200
1.800
10.717
12.517
4. Vùng TN
23.322
2.450
20.872
4.400
2.900
1.500
23.772
25.272
Lâm đồng
2.200
19.818
4.000
2.500
1.500
22.318
23.818
(Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
- Quy hoạch vùng chè tập trung cao sản
Để tăng nhanh sản lượng và chất lượng, dự kiến quy hoạch đầu tư vùng chè cao sản tập trung tại 9 vùng trọng điểm chè như sau:
Bảng 3.3: Diện tích chè thâm canh cao sản
Tỉnh
Diện tích (ha)
Tỉnh
Diện tích (ha)
Tổng số
24.300
Lào cai
500
Hà Giang
1.700
Lai Châu
100
Tuyên Quang
2.000
Sơn La
800
Thái Nguyên
5.000
Phú Thọ
4.000
Yên Bái
3.700
Lâm Đồng
6.500
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
- Quy hoạch vùng chè đặc sản
Trên diện tích trồng mới, dự kiến quy hoạch vùng chè đặc sản tại Mộc Châu (Sơn la) 2.000 ha và Than Uyên (Lào cai), Tam Đường (Lai Châu) 700 ha chuyên trồng các loại giống thuần đặc sản và chè thơm để sản xuất chè đặc sản cao cấp.
Về dự kiến sử dụng đất trồng chè mới như sau: Trong tổng số 24.600 ha chè được trồng mới thì trồng thêm đất cũ là 2.000 ha, còn lại bố trí trên đất nương rẫy 12.000 ha, đất vườn 3.020 ha còn các loại khác là 1.000 ha..
Bảng 3.4: Bố trí chè trồng mới trên các loại đất
Đơn vị: ha
Vùng
Diện tích trồng mới
Trồng trên các loại đất
Chè đã thanh lý
Đất màu, đồi,nương, rẫy
Đất vườn
Đất khác
Cả nước
24.600
8.580
12.000
3.020
100
Trung du Miền núi Bắc Bộ
16.200
5.060
8.640
1.900
600
Vùng Duyên Hải Miền Trung
4.000
480
2.620
700
200
Vùng Tây Nguyên
4.400
2.450
1.330
420
200
(Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
- Quy hoạch vùng nguyên liệu:
Đối với các vùng chè có độ cao dưới 500 m (so với mực nước biển) gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và một số huyện tại các tỉnh trên: Thâm canh cao, bón phân hữu cơ kết hợp với NPK, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, trang bị công cụ cải tiến canh tác vườn chè, áp dụng biện pháp tưới tiêu, giữ ẩm cho chè
Đối với các vùng chè có độ cao trên 500 mét ở các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lâm Đồng cần phân loại các vườn chè theo mật độ, tuổi trồng kết hợp với các điều kiện tự nhiên và năng suất để lựa chọn các vườn chè liền vùng, liền khoảnh để thâm canh tập trung phân bón hữu cơ cho chè và trồng xen các họ đậu để duy trì năng suất.
Đối với các vườn chè hiện có tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ và Lâm Đồng thì tập trung thâm canh cao, trồng dặm và bổ sung 30% diện tích bằng các giống chè thơm Long Tỉnh 43, Bát Tiên, Yabukita, Ngọc Thuý, Vân Xương, Olong...và nâng chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Xây dựng hai vùng chè cao sản ở Mộc Châu- Sơn La và từ Than Uyên Lào Cai lên Tam Đường- Lai Châu để sản xuất ra các loại chè có chất lượng cao. Dự kiến 2 vùng này chỉ trồng các loại giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm để sản xuất các loại chè đặc sản cao cấp. Bằng cách này Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán sản phẩm theo suất xứ và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chè của các vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và vùng thấp. ( Xem thêm phụ lục 2)
Hiện nay ngành chè Việt Nam có viện nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè Việt Nam và trung tâm nghiên cứu chè thuộc Tổng công ty chè ở Lâm Đồng. Đây là hai cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển giống chè mới và các lĩnh vực liên quan. Trong tương lai các viện nghiên cứu sẽ nhập các thiết bị nuôi cấy mô, làm cơ sở nhân nhanh giống mới và đồng thời cũng được đầu tư nâng cấp các thiết bị kỹ thuật. Đồng thời có định hướng lấy các cơ sở sản xuất và khảo nghiệm giống ở các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm để sản xuất giống ngay tại địa bàn nhằm hạ giá thành, cũng từ các cơ sở này việc quản lý giống và hướng dẫn kỹ thuật tới người sản xuất sẽ thuận lợi hơn.
Bằng cách hoàn thiện công tác quy hoạch, ngành chè Việt Nam sẽ có những sản phẩm chè đặc trưng trên thị trường quốc tế, có thể bán các sản phẩm theo xuất sứvà tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm của các vùng khác bằng cách đấu trộn giữa chè vùng cao và chè vùng thấp.
3.3.2. Đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè
Cần nâng cao chất lượng chè búp tươi và chè thành phẩm, để nâng cao chất lượng chè búp tươi để cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế cần phải:
Đưa giống mới có chất lượng cao chiếm một tỷ lệ thích đáng trong cơ cấu nguyên liệu chế biến, từng bước cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp đất, thực hiện không bón riêng rẽ phân vô cơ như trước đây đã làm trai cứng đất, thực hiện phân bón hữu cơ tổng hợp theo cơ cấu đất, tổ chức các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp mà nguyên liệu chủ yếu từ phân chấp, bùn bềnh, phân hữu cơ, kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình tủ cỏ, tủ chè lá già sau khi đốn vào gốc chè để tăng độ mùn cho đất và giữ ẩm, giữ ấm cho chè vụ đông, áp dụng các biện pháp tưới tiêu theo từng hoàn cảnh của từng vùng chè.
Đưa công cụ máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất đã được thực nghiệm ở Nhật Bản, Đài Loan tại Mộc Châu, Sông Cầu vào canh tác nông nghiệp, qua đó hướng dẫn, phổ biến rộng ra các hộ gia đình vùng dân.
Cần nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu qua khâu chế biến, bằng cách chỉ sản xuất và xuất khẩu chè đen được chế biến từ các dây chuyền thiết bị hiện đại và tiên tiến có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh công nghiệp nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá bán và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ chè. Đối với chè xanh thì tổ chức chế biến theo hộ gia đình bằng thiết bị nhỏ nhưng hiện đại để nâng cao giá trị hàng hoá cho người làm chè và chất lượng cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, do đặc điểm thị hiếu người tiêu dùng, ngày nay người tiêu dùng thường sử dụng các loại sản phẩm chè hoá lỏng với hoa quả, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và giải khát thì ngành chè phải mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị bổ sung và các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến ở các nhà máy mới có thể đạt các mục tiêu giá trị thành phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường hiện nay. Đó là:
- Đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350-500 tấn/năm để có đủ khả năng chế tạo phụ tùng và phần lớn thiết bị lẻ phục vụ cho việc sửa chữa nâng cấp các nhà máy cũ. Ngoài ra cần phải đầu tư xây dựng thêm 180 nhà máy chế biến công suất 12 tấn tươi/ ngày với những thiết bị hiện đại, tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, còn những vùng sâu, vùng xa cần phải đầu tư xưởng chế biến công suất 2-6 tấn tươi/ngày với công nghệ thiết bị phù hợp và hoàn chỉnh để sản phẩm đạt chất lượng tốt có thể xuất khẩu.
- Thống nhất các cơ sở chế biến (Quốc doanh TW, quốc doanh ngoài địa phương, tư nhân trong nước, hơp tác liên doanh với nước ngoài...) cho phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Xây dựng nhà máy chế biến chè mới bằng các thiết bị đồng bộ và hiện đại tại các vùng chè tập trung và mới được mở rộng nhằm đảm bảo chế biến kịp thời nguyên liệu mới được sản xuất ra như nhà máy mới với thiết bị song đôi (CTC và OTD) ở Hàm Yên (Tuyên Quang) công suất 15 tấn/ ngày và Phú Mãn (Hà Tây). Mở rộng liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và các đối tác khác để đổi mới công nghệ thiết bị từng phần hoặc toàn phần ở các nhà máy hiện có như liên doanh Phú Tài (Trần Phú- Yên Bái), liên kết sản xuất ở Mộc Châu với Đài Loan, Chú trọng xây dựng các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ. Tổ chức các xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp liên doanh với các tổ chức kinh tế tư nhân ở trong và ngoài nước.
3.3.3. Xúc tiến thương mại, tăng cường công tác hợp tác quốc tế, ổn định thị trường tiêu thụ chè trong và ngoài nước
Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước ngày càng cao, theo đó chất lượng chè ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Xu hướng hiện nay đang có nhu cầu dùng các loại sản phẩm chè có chất lượng cao nhất là các chè đặc sản như chè Shan Tuyết, chè hữu cơ, chè hương và đặc biệt là nhu cầu chè đen cao cấp túi lọc. Vì vậy ngành chè cần tập trung vào loại mặt hàng này, nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các mặt hàng chè đen truyền thống đã có tiếng với người tiêu dùng thì cần tiếp tục duy trì chất lượng cao, cải tiến mẫu mã đẹp và giá cả chấp nhận được. Những loại chè đặc sản sống ở vùng sâu, vùng xa, đi đôi với chế biến cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng. Thị trường nông thôn chiếm gần 80% dân số hầu như còn bỏ ngỏ, vì thế cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng ở đây bằng các sản phẩm có chất lượng trung bình, giá cả hợp lý đặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Một đặc điểm quan trọng của thị trường trong nước là số phụ nữ còn uống chè rất ít kể tại các đô thị, do đó cần có hướng nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng của bộ phận này để đẩy mạnh sản lượng trong nước. Chẳng hạn có thể tăng cường quảng cáo công dụng của chè: làm sảng khoái người tiêu dùng, minh mẫn. Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước. Đây là khâu yếu trong hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Hiệp hội chè Việt Nam có trung tâm xúc tiến thương mại ngành chè do những kinh phí hạn hẹp nên hoạt động chưa mạnh. Vì thế phải tuyên truyền quảng cáo sâu rộng những lợi ích của việc uống chè. Đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động văn hoá trà hấp dẫn mang tính nghệ thuật như thiết lập các mạng lưới văn hoá trà, hội chợ trà như năm 2002 tại công viên tuổi trẻ. Ngoài thị trường trong nước, ngành chè Việt Nam cần có những phương hướng và mục tiêu là tiếp tục giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Cần cố gắng xâm nhập vào các thị trường tiêu thụ lớn và có độ ổn định cao đặc biệt là các nước hồi giáo có thói quen tiêu thụ các sản phẩm nước uống có ga. Bên cạnh việc đưa ra các sản phẩm chè có chất lượng cao, giá cả hợp lý cần phải tổ chức quảng cáo và xây dựng đội ngũ tiếp thị, chuyên viên thành thạo thị trường, mở các văn phòng đại diện và giới thiệu ở các nước và các vùng. Kinh nghiệm của các nước có giá bán cao cho họ thấy họ có thể dành 10-15% chi phí trong giá thành cho mục đích tiếp thị sản phẩm. Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông. Hàng năm lượng chè của ta xuất khẩu sang thị trường này khoảng 10-20 nghìn tấn. Tuy nhiên hiện nay do tình hình chính sự đang diễn ra ở iraq nên thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp một cách đáng kể. Vì vậy, ngành chè cần có hướng tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường mới thay thế thị trường Iraq. Mặt khác, khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở châu Âu, châu á, châu Mỹ, tìm kiếm thêm thị trường ở châu Phi.
Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Tổ chức mậu dịch chè thế giới, hiện nay có 8 công ty xuyên quốc gia đang chi phối phần lớn thị trường chè ở nhiều nước sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu chè. Các công ty này có cổ phần tại các công ty sản xuất chè ở nhiều nước sản xuất và xuất khẩu, làm chọn các khâu nhập khẩu, đấu trộn, đóng gói bao bì và tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng. Họ có thể cạnh tranh với bất cứ đối thủ nào mới thâm nhập vào thị trường. Hiện nay Nga và việt nam đang là các đối tượng và mục tiêu để họ tiến hành thâu tóm các thị trường này. Vì trên thực tế, các doanh nghiệp cần có đối sách thích hợp là liên doanh hợp tác với các công ty đó để học tập kinh nghiệm và có cơ hôị tiếp cận thị trường nhanh hơn, xây dựng thị trường ổn định lâu dài và tranh thủ được khả năng tài chính để đổi mới công nghệ ngành chè, hoặc nhanh chóng phát triển những bạn hàng cũ, liên doanh với những nhà phân phối tiêu thụ hàng ở đó, như vậy thị trường sẽ sớm ổn định và có thể đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở đấu trộn bao gói ngay tại các nước đó. Việc này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi, có bản lĩnh nghị lực, am hiểu thị trường sở tại để có thể cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia. Vì thế về công tác thị trường Việt Nam cần phải có những giải pháp. Đó là;
- Cần phải hình thành các tổ chức cung cấp sản phẩm cho các thị trường lớn ở đồng bằng, cần có biện pháp khuyến khích tiêu dùng bằng các sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý đặc biệt là các loại chè có ướp hương hoa phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Cần tiếp tục quảng bá thương hiệu quốc gia về chè, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án liên quan đến sản xuất kinh doanh tiếp thị và xúc tiến thương mại trong nước, tìm kiếm khách hàng, tuyên truyền sâu rộng những lợi ích của việc uống chè, tiếp cận các thương mại điện tử như mở các website trên Internet để giới thiệu, quảng cáo và trao đổi tìm bạn hàng.
Giao cho Hiệp hội chè Việt Nam và Tổng công ty chè Việt Nam phối hợp thành lập cơ quan duy nhất kiểm tra chất lượng cho toàn bộ sản phẩm chè trong cả nước.
Củng cố và mở rộng thị trường nhập khẩu chè trực tiếp của Việt Nam như thị trường Trung Cận Đông, đồng thời khôi phục thị trường Đông Âu và Nga, tiếp tục mở rộng thị trường chè ở Châu á, châu Mỹ...bằng các hình thức liên doanh, liên kết và bao tiêu sản phẩm, tổ chức các kênh hoặc mạng lưới tiêu thụ bán lẻ trên toàn thế giới
Củng cố và phát huy vai trò của hiệp hội khoa học và sản xuất chè Việt Nam trong việc hỗ trợ nghiệp vụ xuất khẩu, ổn định giá cả tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
3.3.4. Đào tạo nhân lực
Đây là một biện pháp quan trọng ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu sản xuất chè đã đề ra.
- Kỹ sư nông nghiệp: Nhu cầu 100 ha cần 1 kỹ sư, số kỹ sư nông nghiệp trong ngành chè hiện có không đáng kể, như vậy sẽ cần khoảng 1.000 kỹ sư.
- Kỹ sư chế biến (Chỉ tính cho nhà máy mới) và định mức 5 người/ nhà máy thì tổng nhu cầu cần:
5 x 65 =352 (người)
- Công nhân kỹ thuật (Tính cho nhà máy mới: 25 người/ nhà máy)
25 x 65 = 1.625 (người)
- Các nhà máy hiện có định mức 3 người/ nhà máy:
2 x 174 = 522 (người)
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý (3 người/ nhà máy) tính cho cả nhà máy hiện tại và xây dựng mới:
3 x (174+65) = 417 (người)
- Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người/ha)
- Tập huấn khuyến nông cho khoảng 230.000 người (2 người/ha)
- Về hình thức đào tạo: Cần mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn cho các lãnh đạo nhà máy, các lớp bồi dưỡng này do các trường cán bộ quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến theo phương thức khuyến nông, công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đào tạo. Mặt khác để đảm bảo chiến lược phát triển ngành chè trong dài hạn, ngành chè Việt Nam cần phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cử các bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đi học tập hoặc tu nghiệp ở các nước có ngành sản xuất và chế biến chè tiên tiến.
Phải tạo mọi điều kiện đem lại thu nhập cho người dân ở đây, dùng mọi biện pháp thu hút người lao động vào làm việc ở các vùng chè nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở trong vùng.
3.3.5. Giải pháp về vốn
Đầu tư vốn trong quá trình phát triển ngành chè là hết sức cần thiết. Theo tính toán tổng hợp cho đến năm 2010, nhu cầu vốn cần phải đầu tư cho ngành chè của Việt nam là 9298,570 tỷ đồng trong đó cho nông nghiệp là 3.615,957 tỷ đồng, Trồng mới và chăm sóc là 2053,545 và cho công nghiệp chế biến là 3629,078 tỷ đồng. Sau đây là bảng tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành chè đến năm 2010.
Biểu 3.5: Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè
Đơn vị: Tỷ đồng.
Hạng mục
Tổng
Giai đoạn 2001-2005
2006-2010
Tổng nhu cầu vốn đầu tư
9298,570
3367,315
5931,265
1. Cho nông nghiệp
3.615,957
1.508,410
2.107,547
Trồng mới và chăm sóc
2053,545
858,405
1.195,140
2. Cho công nghiệp
3629,078
1.000,50
2.628,578
( Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp)
Như vậy ta thấy rằng, trên cơ sở đầu tư vốn hợp lý tính đủ theo các hướng thâm canh, Nhà nước sẽ phải hỗ trợ đầu tư và tín dụng cụ thể theo từng hạng mục. Để trồng mới nguồn vốn cần được phân chia như sau:
Biểu 3.6: Nguồn vốn đầu tư cho trồng mới
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
Tổng vốn
(Tỷ)
Từ vốn
trồng rừng
Từ vốn
định canh định cư
Từ vốn
ổn định dân cư
Vay tín dụng
Vùng cao
414,75
157,5
42,0
42.0
173.0
Vùng sâu, xa
471,2
49,6
49,6
372.0
Vùng trung du, đồng bằng
410,7
410,7
- Vùng cao: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hoà Bình, Bắc Cạn.
- Vùng định canh, định cư bao gồm: Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ.
Vùng trung du và đồng bằng: Vay tín dụng 100% trong đó dân bỏ ra 25% bằng công lao động là 102,675 tỷ đồng, chỉ còn vay của trồng mới là 853,035 tỷ đồng
Để thâm canh: Trong 9 tỉnh thâm canh cao độ gồm có Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lâm Đồng được sử dụng nguồn vay tín dụng ưu đãi, năm trước vay, năm sau trả.
Biểu 3.7: Nguồn vốn đầu tư cho thâm canh
Hạng mục
2005 – 2010
Thâm canh cao độ (ha)
114.750
Nhu cầu vốn (triệu đồng)
504.900
Thâm canh bình thường (ha)
236.210
Nhu cầu vốn (Triệu đồng)
118.105
Ngành công nghiệp chế biến: Nguồn vốn cần là 2.628,578 .để tăng thêm 2.160 tấn công suất cho 180 nhà máy mới xây dựng theo tiến độ nguyên liệu.
Ngành chè Việt Nam cần phải thu hút vốn từ các nguồn:
- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước: nhằm hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới về cây chè. Cho phép Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, khuyến nông của Bộ nhập các giống chè có năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ cho việc chế tạo sản xuất máy móc công cụ cơ khí phục vụ cho việc trồng trọt và chế biến chè.
Vốn đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đầu tư dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị cho các cơ sở chế biến chè.
Vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè và cây ăn quả. Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, ODA
Ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè thường vốn này là công lao động của người trồng chè được tính bằng 25% tổng vốn trồng mới và chăm sóc.
- Cần phải nghiên cứu nhằm tiến tới thành lập công ty tài chính riêng của ngành chè phù hợp với quy mô hoạt động để có đủ sức vươn ra thị trường thế giới với một sức mạnh dồi dào.
3.3.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ngành chè
Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Việt Nam. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường, là cơ sở mở rộng phát triển ngành chè.
Về tổ chức quản lý: Phải được quản lý theo từng vùng lãnh thổ, ngành trên nguyên tắc làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Đứng đầu là Tổng công ty chè Việt Nam sẽ quản lý các vấn đề về xuất nhập khẩu, dịch vụ và các dịch vụ tiếp cận thị trường. Còn ở các địa phương có chè thì sẽ quản lý toàn bộ về sản xuất, hành chính xã hội đối với người lao động.
Về tổ chức tiêu thụ chè: Cần phải có mạng lưới các cơ sở như văn phòng đại diện bán và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước, ngoài ra còn cần phải yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu chè ở mọi thành phần kinh tế phải có sự tự nguyện tham gia hiệp hội chè Việt Nam nhằm đảm bảo thống nhất thị trường về giá cả xuất nhập khẩu chè, tránh việc giảm giá chè để lấy khách hàng và tranh mua trong nước để xuất khẩu.
Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý như Bộ NN&PTNT, của các cơ quan chuyên môn như Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ thương mại, trung tâm kiểm tra chất lượng chè để ngăn chặn tình trạng chè kém chất lượng vẫn được xuất khẩu.
- Tổ chức mạng lưới thông tin: Cần phải xây dựng được hệ thống thông tin quản lý hiện đại đó là việc xây dựng hệ thống máy vi tính được nối mạng cục bộ để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất giúp cho các nhà lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin thị trường, giá cả,các yếu tố tác động đến ngành chè Việt Nam.
3.3.7. Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè
Nhiều tỉnh cũng đã quan tâm đến việc phát triển chè, coi chè là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, do đó Chính Phủ cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất chè, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế. Từ khi có quyết định 43/1999/TTg, các chính sách của nhà nước và các tỉnh về khuyến khích sản xuất chè đã được các cấp chính quyền và lãnh đạo các doanh nghiệp đã tổ chức rất nhiều đoàn tham quan, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, để ngành chè tiếp tục phát triển ổn định, đạt năng suất , chất lượng cao thì Chính phủ cũng như lãnh đạo các tỉnh cần tiếp tục đưa ra các chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất chè. Cụ thể:
Chính sách thuế:
Thuế nông nghiệp đang được thực hiện nộp theo từng hạng mục đất để phát triển ngành chè, đề nghị Nhà nước miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích đất trồng mới ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (4-5 năm) và giảm tỷ lệ phải nộp (Trong thời kỳ kinh doanh) xuoóng còn 6-8% vì chè chỉ phát triển ở những vùng xa xôi hẻo lánh, lai trồng trên địa hình dốc, hiểm trở. Đất khôi phục chè được miễn thuế 3-6 năm.
Với các dự án liên doanh ngoài thuế đất chỉ nên thu 50USD/ha trong một năm với đất trồng chè và 100USD/ha trong một năm với đất xây dựng nhà máy chế biến tại chỗ, các dự án trồng và chế biến chè xuất khẩu, thuế lợi tức nên áp dụng 100% kể từ khi kinh doanh (Sau khi trồng mới 4 năm) và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo khi cây trồng chưa có năng suất cao và ổn định.
Chính sách xuất nhập khẩu:
Mặc dù có thể xuất hiện những công ty tư nhân kinh doanh (sản xuất- Chế biến- Tiêu thụ) như luật định, đề nghị nhà nước cần ban hành những chính sách cụ thể về mức độ, địa bàn hoạt động của các loại công ty. Mặt khác Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu cho những vùng có tiềm năng sản xuất chè cao mà mức sống nhân dân trong vùng còn thấp.
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng:
Đề nghị Nhà nước quan tâm ưu tiên đầu tư chính sách hạ tầng cho các vùng chè tập trung, phần lớn các vùng chè này đều thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt trước hết là hệ thống điện, giao thông đi lại, đồng thời là hệ thống thông tin liên lạc, văn hoá xã hội như trường học, bệnh viện, trạm xá, chợ, đề nghị các cơ quan hữu quan cần quan tâm ngay từ nay đến năm 2010.
Cần hình thành một số cơ sở tổ chức và cơ sở thiết yếu sau:
Tổ chức một trung tâm đấu trộn chè nhằm nâng cao sự đồng đều các mặt hàng chè Việt Nam, tiến tới tổ chức bán đấu giá chè tại đây.
Xây dựng nhà máy sản xuất các loại bao bì đóng gói chè thành phẩm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng viện nghiên cứu chè việt nam và cần hình thành một trung tâm thực nghiệm khép kín ( sản xuất- chế biến) và là nơi cung cấp giống chè tốt cho toàn quốc.
Xây dựng một trung tâm cơ khí để chế tạo phụ tùng thay thế và thiết bị cho chế biến.
Chính sách về chuyển giao kỹ thuật khuyến nông:
Người trồng chè cần được hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hút và chế biến chè.
Nhà nước (tỉnh) trả lương cho cán bộ khuyến nông trực tiếp chỉ đạo sản xuất chè từ khi trồng mới đến khi chè vào kinh doanh, định mức khoán 50 ha chè cho cán bộ khuyến nông. Mức lương theo ngành bậc công chức theo Nhà nước quy định, nếu công tác ở vùng cao thì được hưởng chính sách đối với cán bộ công tác ở vùng cao. Cán bộ khuyến nông ngoài chế biến của doanh nghiệp, nếu địa bàn có nhu cầu sẽ được bố trí và hưởng lương theo chính sách đối với cán bộ khuyến nông của tỉnh. Tỉnh chịu trách nhiệm mở lớp đào tạo tấp huấn cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất chè ở các địa bàn quy hoạch.
Chính sách thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm:
Thu mua toàn bộ sản phẩm do người trồng chè sản xuất ra theo giá thoả thuận. Các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện chính sách bảo hiểm giá chè cho người trồng chè. mức bảo hiểm bằng mức giá thành hợp lý theo thời điểm.
Các doanh nghiệp chế biến được vay vốn để xây dựng mới cơ sở chế biến chè với lãi suất đặc biệt ưu đãi. Thời gian hoàn trả vốn vay theo khả năng hoàn vốn của dự án được duyệt, khuyến khích các hộ vùng sâu, vùng xa phát triển hình thức chế biến thủ công bán cơ giới và cơ giới nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại theo chính sách này. Các cơ sở chế biến được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về phát triển kinh doanh ở miền núi.
Đồng thời với các chính sách nêu trên, các chính sách khác như: Tín dụng ngân hàng, bảo hiểm sản xuất, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học cũng cần được xem xét cho phù hợp.
Kết luận
Chè là cây công nghiệp lâu năm đã khẳng định được hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là vùng trung du miền núi Bắc bộ, nơi có khoảng 300/1.300 xã trồng chè nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
Sản xuất chè liên tục tăng trưởng, đặc biệt là trong những năm gần đây có bước tăng trưởng mạnh. Nhưng ngành chè nước ta đang đứng trước những thách thức tiềm ẩn, đó là sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trồng chè và cung ứng chè, cạnh tranh với nước sản phẩm giải khát và cạnh tranh với chính sản phẩm chè nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Sản phẩm chè gần đây có sự phong phú về chủng loại, mẫu mã do được đầu tư công nghệ chế biến nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu so với công nghệ chung của thế giới.
Quá trình hội nhập WTO đang đến gần, đó cũng là một thách thức và cũng như cơ hội lớn để ngành chè nước ta vươn lên phát triển ổn định và lâu dài. Tuy ngành chè Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng khích lệ nhưng còn phải đương đầu và vượt qua rất nhiều khó khăn, hạn chế nội tại để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả đã đưa ra những hạn chế tồn tại cần được khắc phục từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy ngành chè phát triển. Tuy nhiên để nghiên cứu ngành chè Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều vấn đề nghiên cứu , trao đổi. Tác giả mong muốn có điều kiện và kinh nghiệm thực tế tốt hơn để tiếp tục nghiên cứu kỹ và đầy đủ hơn, qua đó đưa ra những kiến nghị xác đáng , gần với thực tiễn để có thể góp phần thúc đẩy ngành chè Việt Nam phát triển có hiệu quả và đúng với định hướng phát triển kinh tế.
tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh (1999),Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giáo trình đào tạo sau đại học.
2. Hiệp hội Chè Việt Nam (2005), Hoạt động của ngành Chè Việt Nam.
3. Kế hoạch sản xuất chè 1999 – 2000 và hướng phát triển đến năm 2005 – 2010 của bộ NN & PTNT.
4. Luật thương mại (1997), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia .
5. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược vị thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Đồng Nai.
6. Nguyễn Kim Phong (1991), Đổi mới quản lý ngành chè.
7. Nguyễn Tấn Phước (1999), Quản trị chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Đồng Nai.
8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005 – 2010, ban hành tháng 3/1999.
9. Tạp chí “ Người trồng chè” cơ quan hiệp hội chè Việt Nam, tháng 8 năm 2005
10. Tổng cục thống kê, tư liệu kinh tế – xã hội 61 tỉnh và thành phố (2005), nhà xuất bản thống kê.
11. Tổng quan phát triển chè Việt Nam của Viện nghiên cứu phát triển chè – Tổng công ty chè Việt Nam.
12. Fred R. David, Khái niệm về quản trị chiến lược, (2000), nhà xuất bản thống kê.
13. GarD.Smith, Danny Putti, Chiến lược và sách chiến lược kinh doanh, (1996) Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
14. Philip Kotler, Quản trị Marketing, (1997), Nhà xuất bản thống kê. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones, Quản trị chiến lược, (1995), Nhà xuất bản Houghton Milin Company.
Phụ lục
Mục lục
Lời cảm ơn
Với tất cả những tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo khoa kinh tế, Viện quy hoạch và phát thiết kế nông nghiệp, Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đõ, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
Danh mục bảng biểu
Bảng
Mục lục
Tên bảng biểu
Trang
1.1
1.1
Giá chè bình quân trên thế giới
8
1.2
1.1
Dự báo sản xuất và xuất khẩu chè đen thế giới năm2014
11
1.3
1.1
Dự báo sản lượng và xuất khẩu chè xanh thế giới năm 2014
12
2.1
2.1
Sản xuất chè thời kỳ 1975-1986
20
2.2
2.2.2
Cơ cấu phân bố vốn đầu tư cho phát triển ngành chè
25
2.3
2.3
Các vùng trồng chè ở Việt Nam
32
2.4
2.3.1
Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam thời kỳ 2002-2006
34
2.5
2.3.2
Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh năm 2005
43
2.6
2.3.3
Giá chè xanh trong nước
49
2.7
2.3.3
Thị trường xuất khẩu chè năm 2005
50
2.8
2.3.3
Cơ cấu chè xanh năm 2005
51
2.9
2.4
Hiệu quả kinh doanh chế biến chè
57
3.1
3.2
Một số chỉ tiêu phát triển ngành chè Việt Nam 2005-2010
63
3.2
3.3.1
Quy hoạch đất trồng chè cả nước từ 2005-2010
65
3.3
3.3.1
Diện tích chè thâm canh cao sản
66
3.4
3.3.1
Bố trí chè trồng mới trên các loại đất
67
3.5
3.3.5
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè
75
3.6
3.3.5
Nguồn vốn đầu tư cho trồng mới
76
3.7
3.3.5
Nguồn vốn đầu tư cho thâm canh
77
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32839.doc