Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế

Mục lục Danh mục chữ viết tắt Lời mở đầu Chương I: Những vấn đề lý luân chung về xuất khẩu hàng hoá I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hoá 1. Khái niệm 2. Vai trò 3. Các hình thức xuất khẩu củ yếu II. Các lý thuyết về xuất khẩu 1. Chủ nghĩa trọng thương 2. Lý thuyết lợi thế so sánh 3. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối 4. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố III. nội dung của hoạt động xuất khẩu nghiên cứu thị trường 1.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 1.2. Lựa chọ thị trườn

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xuất khẩu 1.3. Lựa chọn bạn hàng 1.4. Lựa chọn phương thức giao dịch 2. Đàm phán và ký kết hợp đồng 3. Thực hiện hợp đồng IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 1.1. Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp 1.2. Các yếu tố thuộc môi trường trong nước 1.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngoài nước Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối 2.2. Chỉ tiêu tương đối Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam thời gian qua Tiềm năng sản xuất hàng gia vị của Việt Nam 1. Tiềm năng 2. Những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam Cơ hội xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam II. Vai trò của việc xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam 1. Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam 2. Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua 2.1. Diễn biến giá quốc tế các loại gia vị 2.2. Kênh phân phối gia vị trên thị trường thế giới 2.3. Phương thức buôn bán, đóng gói, vận chuyển gia vị 2.3.1. Phương thức buôn bán 2.3.2. Phương thức đóng gói 2.3.3 Phương thức vận chuyển gia vị 3. Vai trò của xuất khẩu gia vị của Việt Nam Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam Những hạn chế trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam 1.1. Thuế và hàng rào phi thuế quan Trở ngại về đối thủ cạnh tranh Các trở ngại khác Những tồn tại và vấn đề đặt ra trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan Chương III. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế I. Dự báo nhu cầu tiêu thụ gia vị của thế giới trong thời gian qua 1. Xu hướng nhu cầu gia vị thời gian tới 2. Cơ hội mới trong tiêu thụ hàng gia vị trên thế giới trong thời gian tới Những thách thức mới trong hoạt động tiêu thụ gia vị trong thời gian tới Dự đoán về nhu cầu tiêu thụ gia vị trên thế giới thờigian tới Những điều kiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới Những nguyên tắc khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Chủ trương của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gia vị Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1. Giải pháp về đầu tư và tài chính 2. Giải pháp chế biến hàng gia vị xuất khẩu 3. Giải pháp về thị trường 4. Giải pháp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong chế biến gia vị xuất khẩu 5. Giải pháp giáo dục và đào tạo 6. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật 7. Giải pháp phát triển công nghệ sau thu hoạch IV. Kiến nghị với Nhà nước Kết luận Phụ lục Danh mục chữ viết tắt Chữ viết tắt Nghĩa tiếng anh, tiếng việt ABEP Association of Brazinlian Export Pepper Hiệp hội sản xuất/xuất khẩu hạt tiêu Braxin AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN AIPE Association of Indonexia Export Pepper Hiệp hội xuất khẩu hạt tiêu Inđonexia APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương ASTA American Spire Trade Association Hiệp hội gia vị Mỹ EPA Environment Protective American Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EU European Union Liên minh Châu Âu FDA Food Department AmericanCục dược và thực phẩm Mỹ IPC International Pepper Community Cộng đồng hạt tiêu quốc tế EPSTA India Pepper and Spire Trade Association Hiệp hội gia vị và hạt tiêu ấn Độ ISO International Standard Organization Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế VPA Vietnamese Pepper Association Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Lời mở đầu Gia vị là mặt hàng buôn bán truyền thống trên thị trường thế giới. Gia vị được dùng ở hầu hết các công đoạn của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là ngành công nghiệp chế biến thịt, cá, đồ uống có cồn, bánh kẹo và các thực phẩm thích hợp khác. Ngoài ra, các loại gia vị còn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược phẩm, các ngành dịch vụ ăn uống và rất phổ biến trong tiêu thụ gia đình. ở việt Nam, sản xuất và xuất khẩu gia vị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đối với hoạt động xuất khẩu nói chung. Nhờ có hoạt động xuất khẩu hàng gia vị mà hàng năm, thu nhập ngoại tệ của Việt Nam đạt trên 147- 158 triệu USD, đóng góp lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho người nông dân…Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế, chưa khai thác hết lợi thế so sánh của mặt hàng này. Để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng này, đề tài: “Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế ” được chọn để nghiên cứu. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hoá Khái niệm Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá trong nước (bao gồm cả hàng hoá vô hình và hàng hoá hữu hình). Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi cho hoạt động mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Vai trò Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ yếu của một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Theo đó, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, cụ thể: - Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Và như vậy thì tổng sản phẩm xuất khẩu sẽ tăng và nền kinh tế phát triển nhanh. Chẳng hạn như gia công, sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc phát triển thì tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của ngành dệt, ngành trồng bông và các ngành sản xuất khác phục vụ cho ngành may mặc. - Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích đổi mới công nghệ sản xuất. Thực tiễn cho thấy khi thay đổi thị trường buộc chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu và việc đòi hỏi phải thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm sẽ tất yếu xảy ra, điều này kéo theo sự thay đổi trang thiết bị, máy móc, tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ lao động. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. - Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo cho phép công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra những hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, giúp cho ta có nguồn lực công nghệ mới. - Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có việc làm và có thu nhập. Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân. - Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước; nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên thương trường. Nhờ có những mặt hàng xuất khẩu mà mỗi quốc gia có điều kiện để thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các nước khác trên thế giới trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tóm lại, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia: giúp tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế ngành hợp lý, nâng cao mức sống cho người dân, giúp quốc gia đó nâng cao vị thế của mình trên trường khu vực và quốc tế. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các dịch vụ sản xuất trong nước hay từ khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp làm tăng rủi ro trong kinh doanh nhưng ưu điểm của hình thức này là: giảm chi phí trung gian, có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài để từ đó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng nên có thể thay đổi sản phẩm trong điều kiện cần thiết, phù hợp với yêu cầu khách hàng. 3.2. Xuất khẩu uỷ thác Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định theo tỷ lệ phần trăm giá trị lô hàng. Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, không cần bỏ vốn vào kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhược điểm là phải qua trung gian và phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm. 3.3. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm mục đích có được lượng hàng hoá có giá trị tương đương với già trị lô hàng xuất khẩu. Ưu điểm của hình thức này là tránh được những rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Nhược điểm của buôn bán đối lưu là làm hạn chế quá trìh trao đổi hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá khó tiến hành được thuận lợi. 3.4. Giao dịch qua trung gian Đây là phương thức giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệ giữa người bán với người mua đều phải thông qua người thứ ba. Người thứ ba này là đại lý môi giới hoặc là người trung gian. Do quá trình trao đổi giữa người bán với người mua phải thông qua người thứ ba nên tránh được những rủi ro do không am hiểu thị trường hay do sự bién động của nền kinh tế. Tuy nhiên, phương thức giao dịch này phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, làm cho lợi nhuận giảm xuống. 3.5. Gia công Quốc tế Đây là phương thức kinh doanh trong đó một bên (bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của một bên (bên dặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu một khoản phí gọi là phí gia công. Đây là hình thức kinh doanh mang lại khoản tiền thù lao thấp nhưng nó giải quyết được công ăn việc làm cho nước nhận gia công khi không có đủ điều kiện sản xuất hàng hoá xuất khẩu cả về vốn,công nghệ và có thể tạo được uy tín trên trường thế giới. Đối với nước thuê gia công có thể tận dụng được lao động của các nước nhận gia công và thâm nhập vào thị trường của nước này. 3.6. Tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu nhưng không qua gia công chế biến. Ưu điểm là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham gia của 3 quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hình thức này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, bởi lẽ không phải lúc nào hàng hoá cũng được xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua trung gian như trường hợp bị cấm vận, bao vây kinh tế. Khi đó thông qua tái xuất khẩu các nước nhập khẩu vẫn có thể tham gia buôn bán được với nhau. Các lý thuyết về xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu đã ra đời cách đây hàng ngàn năm nhưng phải đến thế kỷ thứ 15, các lý thuyết giải thích về nguồn gốc và lợi ích của hoạt động xuất khẩu mới xuất hiện nhờ sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới. 1. Chủ nghĩa trọng thương Nội dung: Các quốc gia cần tích lũy nguồn của cải tài chính, thường là bằng vàng, bằng cách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Các quan điểm trọng thương được biểu hiện như sau: Thứ nhất, các quốc gia có thể tăng lượng của cải của mình bằng cách duy trì mức thặng dư thương mại, tránh thâm hụt thương mại. Thứ hai, các chính phủ tích cực tham dự vào thương mại quốc tế để duy trì mức thặng dư thương mại. Thứ ba, các quốc gia trọng thương tìm cách biến các vùng lãnh thổ kém phát triển thành nơi cung cấp nguồn nguyên vật liệu thô rẻ tiền, và đồng thời trở thành nơi tiêu thụ các thành phẩm với giá cao. Như vậy, ngay từ lý thuyết đầu tiên về xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu đã được đề cao, thặng dư thương mại luôn được duy trì và đem lại sự giàu có cho các quốc gia nếu các quốc gia theo đuổi thành công lý thuyết này. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, chủ nghĩa trọng thương còn tồn tại nhiều hạn chế: do quá khuyến khích xuất khẩu mà của cải của thế giới thì có hạn nên sự giàu có của một quốc gia chỉ có thể diễn ra khi có ít nhất một quốc gia khác nghèo đi. Mặt khác, việc khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sẽ thu hẹp thương mai quốc tế và hoạt động xuất khẩu sẽ không tồn tại lâu dài được. Những hạn chế này được khắc phục thông qua một lý thuyết mới, đó là lý thuyết lợi thế tuyệt đối. 2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Vào năm 1776, Nhà kinh tế học người Scốtlen Adam Smith đã đưa ra lý thuyết lợi thế tuyệt đối với nội dung như sau: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế mỗi quốc gia có được khi chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn hay có năng suất lao động cao hơn một cách tuyệt đối so với quốc gia khác và nhập khẩu những mặt hàng có chi phí sản xuất cao hơn hay có năng suất lao động thấp hơn một cách tuyệt đối so với quốc gia khác. VD: Giả sử thế giới chỉ gồm hai quốc gia: Trung Quốc và Ailen sản xuất cá và cam: trong điều kiện thương mại tự do, không tính chi phí vận chuyển, lao động là yếu tố duy nhất không di chuyển được giữa các quốc gia mà di chuyển được giữa các ngành sản xuất trong nước. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo: Ailen không sản xuất được cam, hay sản xuất cam với chi phí cao hơn nhiều so với Trung quốc, nhưng Ailen có thể sản xuất được cá với chi phí thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì Ailen nên sản xuất cá, Trung Quốc nên sản xuất cam, khi trao đổi thì cả hai bên cùng có lợi. Như vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã bác bỏ hoàn toàn luận điểm của chủ nghĩa trọng thương. Nếu chủ nghĩa trọng thương cho rằng hoạt động xuất khẩu chỉ có lợi cho một bên thì lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã đem lại lợi ích cho cả hai bên, nếu một bên không tham gia vào thương mại quốc tế thì sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế tuyệt đối vẫn còn chưa giải thích được: điều gì sẽ xảy ra nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối về bất kỳ mặt hàng nào? Liệu xuất khẩu có đem lại lợi ích hay không hay thậm chí hoạt động xuất khẩu có diễn ra được không? Để trả lời được những câu hỏi này cần xem xét một lý thuyết rộng hơn về hoạt động xuất khẩu - lý thuyết lợi thế so sánh. 3. Lý thuyết lợi thế so sánh Vào năm 1817, nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã xây dựng lý thuyết lợi thế so sánh với nội dung như sau: Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất hơn (có lợi thế so sánh hơn) quốc gia khác và nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả sản xuất thấp hơn quốc gia khác (không có lợi thế so sánh). Sau khi trao đổi thì cả hai quốc gia cùng có lợi. VD: Giả sử thế giới gồm hai quốc gia :Trung Quốc và Ailen (với các giả thuyết như trên). Trong trường hợp Ailen không có lợi thế về sản xuất cá và cam còn Trung Quốc thì lại có lợi thế về sản xuất cả hai mặt hàng này. Nhưng Ailen có lợi thế so sánh về sản xuất cá, còn Trung Quốc có lợi thế so sánh về sản xuất cam. Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì Ailen nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu cá, Trung Quốc nên chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu cam; khi trao đổi, cả hai quốc gia cùng có lợi. Như vậy, theo lý thuyết lợi thế so sánh thì hoạt động xuất khẩu vẫn diễn ra ngay cả đối với các nước không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng. Do việc xác định được mặt hàng có mức độ kém hiệu quả hơn so với mặt hàng kia nên khi chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi thì các quốc gia vẫn có lợi. 4.Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố (lý thuyết Heckscher-Ohlin) Nội dung: Các quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực dồi dào và nhập khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực khan hiếm của các quốc gia đó. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố đã có bước tiến bộ hơn các lý thuyết trên ở chỗ: lý thuyết H-O cho rằng một nước thực hiện chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào nhất và do đó rẻ nhất, chứ không phải mặt hàng mà nước đó có năng suất cao nhất. Tuy nhiên,trên thực tế, lý thuyết H-O lại không được các công trình nghiên cứu về thương mại giữa các quốc gia xác nhận. Công trình nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên nhằm kiểm chứng lý thuyết được nhà kinh tế Mỹ Leontief thực hiện vào đầu những năm 50. Leontief xác nhận rằng trên thực tế: Mỹ, nước dồi dào về vốn, xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động. Ngược lại với dự đoán của lý thuyết H-O, các tính toán của Leontief cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ lại có hàm lượng lao động cao hơn so với các mặt hàng nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu của Leontief cũng đã được các công trình nghiên cứu gần đây về số liệu thương mại của nhiều nước xác nhận. Tóm lại, cho đến nay vẫn chưa có lý thuyết xuất khẩu nào được coi là chuẩn tắc, nhưng với những thành quả đạt được của các nhà kinh tế học về việc xây dựng các lý thuyết xuất khẩu kể trên, hoạt động xuất khẩu tiếp tục được phát triển rộng khắp cả về quy mô xuất khẩu và chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Nội dung của hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thị trường Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu Đây là một trong những nội dung ban đầu, cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Để lựa chọn được mặt hàng mà thị trường cần, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quá trình nghiên cứu, phân tích có hệ thống nhu cầu thị trường. . Lựa chọn thị trường xuất khẩu Việc lực chọn thị trường xuất khẩu được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, lựa chọn thị trường xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tổng hợp những yếu tố bao gồm cả những yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô và khả năng của doanh nghiệp. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. 1.3. Lựa chọn bạn hàng Lựa chọn bạn hàng căn cứ vào khả năng tài chính, thanh toán của bạn hàng và ăn cứ vào phương thức, phương tiện thanh toán. Việc lựa chọn bạn hàng luôn theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thông thường khi lựa chọn bạn hàng, các doanh nghiệp thường trước hết lưu tâm đến những mối quan hệ cũ của mình; sau đó những bạn hàng của các doanh nghiệp khác trong nước đã quan hệ cũng là căn cứ để xem xét lựa chọn ở các nước đang phát triển. Lựa chọn phương thức giao dịch Phương thức giao dịch là những cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch của mình trên thị trường thế giới. Thông thường có các phương thức giao dịch như: giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch thông qua hội chợ hay triển lãm. Tuỳ vào khả năng của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình phương thức giao dịch tốt nhất, đảm bảo các mục tiêu của sản xuất kinh doanh 2. Đàm phán và ký kết hợp đồng Đây là một khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vì nó quyết định đến tính khả thi hay không khả thi của kếa hoạch kinh doanh của mình. Kết quả đàm phán là hợp đồng được ký kết. Đàm phán có thể thông qua thư từ, điện tín hay đàm phán trực tiếp. 3. Thực hiên hợp đồng Để thực hiện hợp đồng, nhà xuất khẩu thông thường phải làm những công việc sau: Giục mở L/C và kiểm tra L/C đó Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng xuất khẩu Kiểm định hàng hoá Thuê phương tiện vận chuyển Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục hải quan Giao hàng lên tàu Thanh toán Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu thị trường, đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng; nếu các bên không có sự tranh chấp và khiếu nại thì một thương vụ xuất khẩu coi như đã kết thúc và doanh nghiệp lại tiến hành một thương vụ mới. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về chính bản thân doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, các nhân tố thuộc môi trường trong nước, và môi trường quốc tế, cụ thể: 1.1. Các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp - Bộ máy quản lý và tổ chức của doanh nghiệp: Điều này ảnh hưởng đến các chiến lược của hoạt động xuất khẩuđó là các hoạt động xây dựng chiến lược xuất khẩu từ khâu xây dựng mặt hàng, chiến lược thị trường, giá cả sản phẩm xuất khẩu đến cách thức, phương pháp sản xuất sản phẩm xuất khẩu đều được thực hiện bởi các cấp quản lý trong bộ máy doanh nghiệp. Ngoài ra, bộ máy quản lý tổ chức còn ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược đó, từ khâu lập kế hoạch, có những biện pháp chỉ đạo phối hợp thự hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, thực hiện các mục tiêu xuất khẩu đã đề ra. Do vậy, hoạt động xuất khẩu đang theo chiến lược nào, hoạt động ra sao đều phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ này. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, bao gồm: + Khoa học công nghệ, dây chuyền sản xuất : đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược sản phẩm xuất khẩu và giá cả sản phẩm xuất khẩu do nó tác động đến năng suất lao động cũng như chi phí khấu hao tài sản cố dịnh. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến sự đáp ứng của doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn điều kiện của thị trường xuất khẩu về trình độ máy móc thiết bị sản phẩm xuất khẩu sang thị trường đó. + Nhà xưởng, kho tàng: ảnh hưởng đến khả năng dự trữ nguyên vật liệu cũng như cất trữ thành phẩm, bố trí dây chuyền sản xuất là môi trường hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phản ánh điều kiện làm việc của công nhân. Do vậy ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp về môi trường lao động xem sản phẩm có đủ điều kiện để vào thị trường này hay không. + Khả năng về vốn: bao gồm vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cung ứng số lượng sản phẩm xuất khẩu. Vốn là nhân tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu, nó ảnh hưởng đến quy mô sản xuất hàng hoá xuất khẩu, khả năng của doanh nghiệp trong giao hàng và thực hiện đơn đặt hàng lớn, nhất là với thị trường các nước phát triển thì thường ký kết các đơn hàng có khối lượng lớn. + Các yếu tố về lao động, nguyên vật liệu: Các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thông qua chất lượng sản phẩm xuất khẩu, năng xuất lao động, chi phí sản xuất,thời hạn giao hàng, việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về yếu tố lao động và đặc điểm tính chất nguyên vật liệu sản xuất tại một số thị trường. Các nhân tố thuộc môi trường trong nước - Hệ thống luật pháp và chính sách: Nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài bởi vì một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu như mặt hàng xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, thuề xuất khẩu, các thủ tục khi tham gia xuất khẩu hàng hoà; rồi đến những quy định của nhà nước về vốn của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. - Lợi thế so sánh của hàng gia vị xuất khẩu: khi sản phẩm sản xuất xuất khẩu là lợi thế so sánh của quốc gia thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng với chi phí thấp hơn, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài. Do đó, phát huy lợi thế so sánh của sản phẩm xuất khẩu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc gia bao gồm: Bến cảng hạ tầng giao thông, tàu thuyền, sân bay…, các nhân tố này ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và ký kết hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp về các điều kiện giao hàng, thuê phương tiện vận tải là do phía doanh nghiệp hay đối tác thực hiện. Các nhân tố thuộc môi trường ngoài nước - Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế: Khi sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp có sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì khả năng tiêu thụ sản phẩm đó có phần giảm sút kèm theo đó là làm cho doanh nghiệp phải thay đổi chính sách xuất khẩu để thích ứng với môi trường cạnh tranh đó. - Chính sách của mỗi quốc gia về nhập khẩu: Ngày nay, do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mỗi quốc gia cũng như yêu cầu của mỗi quốc gia về bảo hộ mậu dịch nên các quốc gia khi nhập khẩu hàng hoá thường có các yêu cầu về chất lượng sản phẩm như sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) hay phải chịu mức thuế quan, hạn ngạch nhất định do nước nhập khẩu đặt ra. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những cải tiến vê sản phẩm để có thể đáp ứng dược yêu cầu của nước nhập khẩu thì mới có thể thâm nhập được vào thị trường quốc tế. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 2.1.Chỉ tiêu tuyệt đối Chỉ tiêu này được đo bằng lợi nhuân của doanh nghiệp - đó là thước đo tổng hợp hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, trong thực tiễn kinh doanh, lợi nhuận trở thành mục đích của doanh nghiệp, là động lực chủ yếu của doanh nghiệp Công thức tính: P = Dt – TC ( Đơn vị tiền tệ) Trong đó: P là lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu TC là chi phí xuất khẩu Dt là doanh thu xuất khẩu Qua công thức này ta thấy lợi nhuận được biểu hiện bằng sự chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong mỗi kỳ kinh doanh và các loại chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra. Để đạt được lợi nhuận ngày càng lớn hơn hay hiệu quả kinh doanh cao vấn đề quan trọng là mỗi doanh nghiệp phải hướng vào thực hiện cực đại hoá doanh thu và cực tiểu hoá các khoản chi phí sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp ngân sách nhà nước. 2.2. Chỉ tiêu tương đối Chỉ tiêu tương đối là sự so sánh các chỉ tiêu của các yếu tố kết quả thu được và các chỉ tiêu chi phí bỏ ra; chỉ tiêu này thường để cho biết mức độ tăng, giảm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chỉ tiêu tương đối bao gồm các chỉ tiêu sau: Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Công thức tính: Doanh thu xuất khẩu Vốn cố định bình quân trong kỳ DT VCĐ (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) HVCĐ1 = = Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp tức là cứ bỏ ra một đơn vị tiền tệ cả vốn cố định bình quân trong kỳ đem lại được bao nhiêu đơn vị tiền tệ qua xuất khẩu. - Hiệu quả sinh lời của vốn cố định : Lợi nhuận xuất khẩu Vốn cố định bình quân trong kỳ P VCĐ (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) HVCĐ2 = = Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tiền tệ của vốn cố định bình quân trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đơn vị tiền tệ lợi nhuận qua xuất khẩu. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định qua công thức (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) Doanh thu xuất khẩu Vốn lưu động bình quân trong kỳ VLĐ DT HVCĐ = = Chỉ tiêu này cho biết Một đơn vị tiền tệ của vốn lưu động bình quân trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị tiền tệ doanh thu qua xuất khẩu. - Hiệu quả sinh lời của vốn cố định Lợi nhuận xuất khẩu Vốn lưu động bình quân trong kỳ P VLĐ (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) HVLĐ2 = = Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tiền tệ trong nước của vốn lưu động bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ lợi nhuận qua xuất khẩu. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp Lợi nhuận xuất khẩu Tổng chi phí cho hoạt động xuất khẩu P TC (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) P’= = Lợi nhuận xuất khẩu Vốn bình quân P TV (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) HV = = Doanh thu xuất khẩu Tổng chi phí cho hoạt động xuất khẩu DT TC (Đơn vị tiền tệ /đơn vị tiền tệ) HTC = = Doanh thu xuất khẩu Số lao động bình quân trong kỳ DT SLĐ (Đơn vị tiền tệ /Người) HL = = Lợi nhuận xuất khẩu Số lao động P SLĐ (Đơn vị tiền tệ /Người) = HL = Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam thời gian qua Tiềm năng sản xuất hàng gia vị của Việt Nam 1.Tiềm năng Theo tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) thì gia vị gồm: hạt tiêu, ớt, quế, đinh hương, hạt thơm…Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gia vị với số lượng của thế giới, nhất là hạt tiêu (Việt Nam đã trở thành một trong ba nước sản xuất và cung cấp hạt tiêu đen lớn nhất thế giới). Điều này có được một phần là do Việt Nam đã khai thác được phần nào tiềm năng sản xuất mặt hàng gia vị, trong đó chủ yếu là tiềm năng về đất đai, khí hậu và lao động. - Tiềm năng về đất đai: Một lợi thế hiếm có của của sản phẩm gia vị là sử dụng rất ít diện tích đất nông nghiệp. Có một số loại gia vị lại sinh trưởng và phát triển được ở những vùng đất xấu bạc màu, chịu được nắng hạn, nắng nóng như: ớt, hạt tiêu …Đất thích hợp cho các loại cây trồng này tuy không đòi hỏi độ màu mỡ cao nhưng phải là đát khô, tốt nhất là đất đỏ bazan, không ngập nước. Điều này rất thích hợp với một số vùng của Việt Nam như ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, tiềm năng đất đỏ bazan còn lớn. Mặt khác, cũng do dặc điểm chịu h._.ạn mà cây gia vị có thể được trồng được cả ở miền Bắc( ở các tỉnh: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh) và miền Trung( như các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận)… - Tiềm năng về khí hậu: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền Bắc có bốn mùa rõ rệt, miền Nam có khí hậu ôn đới. Điều kiện khí hậu này thích hợp cho việc trồng nhiều cây gia vị khác nhau, tuỳ theo đặc tính của từng loại cây. - Tiềm năng về lao động: Đây có thể nói là tiềm năng lớn của Việt Nam, là lợi thế so sánh của đất nước trong sản xuất và xuất khẩu gia vị. Bởi lẽ, trong sản xuất cây gia vị, việc chăm sóc và thu hái đòi hỏi nhiều lao động thủ công ( VD: trong sản xuất hồ tiêu cần 600 ngày công/ha/vụ mùa) mà ở Việt Nam nguồn lao động dồi dào, bên cạnh số lao động có trình độ thì vẫn còn số lượng lao động là nông dân, lao động thủ công nên đã đáp ứng được lượng lao động làm việc trong sản xuất hàng gia vị Việt Nam. - Ngoài ra, hàng gia vị còn có tiềm năng về tập quán, kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu do nước ta là nước có truyền thống sản xuất hàng gia vị. Hơn thế nữa, do sản phẩm gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, chế biến các loại bánh ở những mùa lễ hội…nên đáp ứng nhu cầu của người dân và trở thành tập quán quen dùng của người dân. 2. Những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam Bên cạnh những tiềm năng đã và đang được khai thác ở trên, việc sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị nước ta còn có những lợi thế sau: - Về chất lượng gia vị: Phần lớn các mặt hàng gia vị của Việt Nam như hạt tiêu, quế, hồi, gừng, tỏi, ớt đều có hàm lượng tinh dầu cao, thơm ngon hơn các mặt hàng cùng loại của các nước như: ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia…yếu tố này khiến nhiều khách hàng tìm đến đặt mua nguyên liệu thô trong nhiều năm qua. - Về năng suất: Chúng ta lấy cây hồ tiêu làm ví dụ cho sự tăng năng suất cây gia vị: hiện nay cây hồ tiêu của Việt Nam cho năng suất khá cao so với các nước sản xuất hồ tiêu khác trên thế giới. Chẳng hạn, tại Bình Phước, Đắc Lắc có vụ năng suất đật từ 4-7 tấn/ha, trong khi ấn Độ, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha. Điều này cho thấy trong sản xuất và xuất khẩu gia vị nước ta đạt năng suất khá cao, có khả năng cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại ở các nước khác trên thế giới. - Về con người: Người sản xuất năng động, sáng tạo. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc trồng cây hồ tiêu. Từ năm 2000 trở về trước, phần khá tốn kém trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu của Việt Nam là cọc choái để các nọc tiêu leo lên (phải dùng các cây gỗ khô với chi phí 3 triệu đồng/ha), chiếm tới 60% giá thành hạt tiêu. Vài ba năm trở lại đây, các hộ trồng tiêu đã nghiên cứu và mạnh dạn trồng các loại cây thân gỗ, mọc thẳng như cây muồng làm choái. Kết quả là vừa tạo được bóng mát cho cây tiêu phát triển tốt, lại không phải tìm nguồn gỗ thay thế hàng năm khi thân choái khô bị mục và đặc biệt là hạ giá thành hạt tiêu thành phẩm xuống còn một nửa so với trước. Như vây, bằng sự năng động, sáng tạo của mình, người lao động đã cải tiến trong sản xuất, khắc phục khó khăn và tận dụng đặc tính của cây hồ tiêu nói riêng và những cây gia vị khác nói chung để giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng cây trồng. 2. Cơ hội xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam Qua nghiên cứu về tiềm năng và những lợi thề trong sản xuất và xuất khẩu gia vị Việt Nam, ta có thể thấy được khả năng cung cấp sản phẩm gia vị của nước ta ra thị trường thế giới là rất lớn, tạo các cơ hội cho nước ta mặt hàng gia vị xuất khẩu : Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gia vị như tiêu, ớt…nên có thể khai thác được lợi thế này để sản xuất và xuất khẩu. Thứ hai, Xét về thị trường nhập khẩu gia vị chính của thế giới (bảng 1.1) ta thấy: các nước nhập khẩu gia vị chính của thế giới là các ước công nghiệp phâ triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU…(năm 2000: thị trường EU nhập khẩu 31% lượng gia vị xuất khẩu của thế giới, thị trường Mỹ là 21,5% và thị trường Nhạt Bản khoãng 8%) Các nước này nhập khẩu gia vị chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm khoảng 50-60% lượng gia vị nhập khẩu) như công nghiệp chế biến thịt, cá, sản xuất đồ uống có cồn…; sau đó đến tiêu thụ gia vị tại các hộ gia đình (30-40%) và ngành dịch vụ ăn uống công cộng (10%). Đối với các nước sản xuất gia vị ( là các nước đang phát triển) thì gia vị được dùng trong các ngành dịch vụ nhà hàng , tiêu thụ gia đình … Trong khi đó, nhu cầu đối với gia vị ở các ngành: công nghiệp chế biến thực phẩm, tiêu thụ gia đình và ăn uồng ngày càng tăng. Điều này tạo điều kiện cho hàng gia vị xuất khẩu Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường gia vị thế giới được tốt hơn. Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu gia vị của một số nước/ khu vực nhập khẩu chính thời gian 1996-2000 (đơn vị:triệu USD) Nước nhập khẩu/năm 1996 1997 1998 1999 2000 Thế giới 2018,05 2293,63 2404,11 2596,03 2544,54 Trong đó: EU 599,92 756,47 794,79 814,74 788,88 Trong đó: CHLB Đức 144,72 182,39 191,27 202,73 180,27 Hà Lan 91,71 129,59 131,22 157,55 145,72 Pháp 76,35 86,65 97,57 98,86 102,6 Anh 69,39 94,74 96,17 88,27 95,81 Tây Ban Nha 69,98 90,23 96,49 83,01 80,86 Đông Âu 36,66 46,20 40,65 38,65 40,74 Trung Đông 63,49 59,37 64,15 72,21 98,77 Bắc Mỹ 424,83 491,82 536,26 588,29 609,29 Trong đó:Mỹ 378,07 439,67 478,45 522,74 548,12 Châu á 525,58 560,75 466,17 554,58 544,51 Trong đó : Nhật Bản 238,51 236,59 185,69 198,34 200,06 Singapore 138,94 183,54 148,22 201,23 185,CAPut!’ … … … … … … Nguồn: WTO “Global Spire Market- Import 1996-2000” Geneva, Switzerland,Sept,2002. Thứ ba, Những năm gần đây, nhờ Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế nên chúng ta có điều kiện tăng cường thâm nhập vào thị trường các nước nhập khẩu gia vị lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Đông… Thứ tư, Việc ra nhập vào cộng đồng hạt tiêu Quốc tế (IPC) hiện nay mà trong thời gian tới là cộng đồng gia vị Quốc tế sẽ giúp chúng ta tăng cường phối hợp với các nước sản xuất, xuất khẩu lớn khác để dyu trì sự phát triển ổn định của thị trường, đảm bảo hoạt động sản xuất,xuất khẩu gia vị của đất nước… I. Vai trò của việc xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam 1. Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam Việt Nam nằm trong số các nước sản xuất và xuất khẩu gia vị truyền thống của Thế giới. Trong thời gian 5 năm qua, với sự bùng nổ sản xuất hạt tiêu, Việt Nam đã trở thành một trong ba nước sản xuất và cung cấp hạt tiêu đen lớn nhất ra thị trường thế giới. Với tổng kim ngạch xuất khẩu các loại gia vị gồm hạt tiêu đem, quế, hồi, gừng, nghệ những năm 1999-2000 ở mức 147-158 triệu USD/ năm, Việt Nam đã là một trong những nước cung cấp gia vị chính của thế giới, nếu so với kim ngạch xuất khẩu gia vị của thế giới là khoảng 2,3-2,6 tỷ USD/ năm thì Việt Nam chiếm thị phần khoang 6,0-6,3%. Còn nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 11,54 tỷ USD (năm 1999) và 14,45 tỷ USD (năm 2000) thì xuất khẩu gia vị chiếm khoảng 1,3-1,6%, cho thấy lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gia vị là rất cao. Trong thời gian 1996-2000, xuất khẩu các gia vị chính của Việt Nam đã tăng từ 52,33 triệu USD lên 158 triệu USD tức là tăng gấp 3,3 lần, nhịp độ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt xấp xỉ 25% đưa tỷ trọng xuất khẩu của nhóm gia vị trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước lên trên 1%. Cũng tính trong 5 năm qua, Việt Nam luôn đứng trong số 5 nước xuất khẩu gia vị đứng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 triệu USD (đứng sau Indonexia, ấn độ, Trung Quốc, Madagaxca) góp phần đưa tổng xuất khẩu gia vị của 7 nước đứng đầu thế giới chiếm hơn 50% lượng xuất khẩu gia vị thế giới. Bảng 2.2: Xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời kỳ 1996-2000 (đơn vị: 1000 USD) Loại gia vị 1996 1997 1998 1999 2000 Hạt tiêu đen 46.440,2 65.658,1 64.957,7 139.070,6 146.281 Quế 3.639,9 4.415,4 3.760,6 4.493,7 5.253 Hồi 1.829,7 1.741,8 636,3 1.981,9 6.761,8 Gừng 415 558,1 540,3 1.597,6 206,1 Nghệ 5,6 6,8 63,2 6,4 18,9 Tổng 5 loại gia vị 52384,4 72380,2 69629,1 147150000 158.250.8 Nhịp độ tăng qua năm - +38,2 -3,8 +111,3 +7,5 Tổng xk của Việt Nam 7255950 9185000 9360300 11540000 14.448.667 Tỷ trọng (%) xk gia vị trong xk chung 0,7 0,8 0,7 1,3 1,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam - Xét về thị trường xuất khẩu: hàng gia vị Việt Nam chủ yếu sản xuất ra để phụ vụ cho xuất khẩu (riêng hạt tiêu có tới 90% hạt tiêu được sản xuất ra để xuất khẩu ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng gia vị xuất khẩu Việt Nam là Singapore, Trung Quốc, các tiểu vương quốc ả rập, Châu Âu,… Tuy nhiên, phần lớn trong khi xuất khẩu, chúng ta phải xuất khẩu qua trung gian là Singapore, Trung Quốc, HongKong…, việc thâm nhập trực tiếp vào những thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ… chưa nhiều. Qua bảng 2.1 ở trên chúng ta thấy xuất khẩu gia vị của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu hạt tiêu. Do tầm quan trọng quyết định của hạt tiêu trong xuất khẩu, chúng ta hãy xem xét mặt hàng này. - Xét về mặt khối lượng: trong vòng 7 năm từ 1996 – 2002, trừ những năm 1997,1998 lượng xuất khẩu hạt tiêu giảm sút còn bắt đầu từ 1999 lượng xuất khẩu hạt tiêu liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 1996, chúng ta mới chỉ xuất khẩu 25.300 tấn thì đến năm 2002 là 77.000 tấn (gấp 3,04 lần). Như vậy nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của thời kỳ 1996 – 2002 là 17% và từ năm 2001, Việt Nam đã vượt Indonexia trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới về mặt lượng. Bảng 2.3: xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời kỳ 1996-2003 Lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Đơn giá xuất khẩu Tấn Tốc độ tăng 1000 USD Tốc độ tăng (%) USD/tấn Tốc độ tăng(%) 1996 25300 41,34 46440,3 29,73 1835,58 - 1997 23500 -7,11 65558,1 41,17 2789,7 +51,9 1998 22000 -6,38 64957,7 -0,92 2952,6 +5,8 1999 28000 27,27 140507,5 116,31 5018,1 +70 2000 36465 30,23 153401,6 9,18 4206,8 -16,16 2001 57000 56,3 97000 -36,7 1701,7 -59,5 2002 76607 +34,4 107173 +10,5 1399,0 -17,8 2003 95000 24,01 110500 3,1 1314 -6,08 Nguồn :Tổng cục Hải Quan, Bộ Thương mại - Xét về kim ngạch xuất khẩu: từ năm 1996 –2000, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng trưởng liên tục mà đỉnh cao là 153,4 triệu USD năm 2000. Năm 2001, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam chỉ còn 97 triệu USD, năm 2002 có tăng chút ít ( 108 triệu USD) do giá xuất khẩu hạt tiêu giảm sút. - Xét về chất lượng: Hạt tiêu của Việt Nam có chất lượng thấp, không đồng đều, hạt tương đối nhỏ nên giá xuất khẩu thường thấp hơn nhiều (thấp hơn 20%) so với các nước sản xuất khác trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 100% là dưới dạng thô và là hạt tiêu đen. Tiêu được sơ chế, phân loại và xuất khẩu theo tiêu chuẩn chất lượng FAQ (Fair Average Quality) là phổ biến. Trong thời gian 2001-2002, Việt Nam đã có 3 cơ sở chế biến tiêu hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao (ASTA) xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ. Theo Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam, hiện nay có khoãng 20% khối lượng tiêu được xuất khẩu dưới dạng sản phẩm tiêu sạch tiêu chuẩn ASTA. - Xét về giá cả: Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục thời gian 1996-1999 và đạt đỉnh kỷ lục vào năm 1999 ( trung bình là 5018 USD/ tấn), từ năm 2000 giá bắt đầu giảm và vẫn tiếp tục trượt dốc tới nay. Giá xuất khẩu tiêu bình quân 5 tháng đầu năm 2003 chỉ đạt 1314,2 USD/tấn, thấp hơn 6,1% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2002. Nhìn chung, biến động giá tiêu xuất khẩu cuar Việt Nam phù hợp với xu hướng biến động hcung của giá tiêu quốc tế, giá tăng trong điều kiện cung cấp thiếu ở quy mô thế giới và giá giảm từ năm 2000 đến nay do dư thừa cung cấp. - Xét về thị trường xuất khẩu: Trong thời gian qua, thị trường hạt tiêu của Việt Nam đã được mở rộng đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu tiêu sang 40 nước trên thế giới. Tuy nhiên, một khối lượng lớn tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải qua trung gian như Hà Lan, Trung Quốc, Hồng Kông…Hơn nữa, thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam vẫn chủ yếu là thị trường Châu á, việc thâm nhập trực tiếp vào những thị trường hạt tiêu lớn của thế giới như Châu Âu, Mỹ chưa nhiều. Thời kỳ 1996-2001, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của hạt tiêu sang các thị trường đều tăng, giảm thất thường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả. Năm 2001 do giá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu tiêu sang các thị trường chính cũng giảm mạnh kéo theo sự sụt giảm của tổng kim ngạch xuất khẩu (giảm 36,4% so với năm 2000). 2.Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua 2.1. Diễn biến giá quốc tế các loại gia vị Nhìn chung, giá quốc tế các loại gia vị biến động rất lớn trong thời gian 5 năm qua và phụ thuộc chủ yếu vào tình hình cung cấp gia vị trên thị trường thế giới. Trong khi nhu cầu tiêu thụ gia vị của thế giới ổn định theo xu hướng tăng thời gian qua thì sự biến động lớn về giá quốc tế các loại gia vị phản ánh tình hình biến động của lượng sản xuất, xuất khẩu gia vị của thế giới trước tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi ở các nước sản xuất gia vị chính, tình hình phát triển kinh tế của các nước xuất khẩu gia vị. Những biến động thất thường về giá cả của một số loại gia vị chủ yếu được thể hiện như sau: - Hạt tiêu: Đơn giá xuất khẩu hạt tiêu của thế giới là 2,59 USD/kg năm 1996 đã tăng mạnh năm 1997 và đạt đỉnh cao 4,84 USD/kg năm 1998 trước khi bắt đầu chu kỳ giảm mới từ năm 1999 đến nay (như đã đề cập ở trên). - ớt: Giá ớt quốc tế có xu hướng giảm liên tục từ năm 1996 đến năm 1999 và bắt đầu nhích lên vào năm 2000. Năm 1996, đơn giá nhập khẩu ớt của thế giới đạt 1,91 USD/kg, giá có xu hướng giảm lien tục qua các năm 1997-1999, đến năm 1999 giá chỉ còn 1,6 USD/kg, năm 2000 giá có nhích lên chút ít và đạt 1,63 USSD/kg… - Quế: Trong thời gian 5 năm từ 1996-2000, giá quế biến động theo xu hướng giảm liên tục qua các năm, năm 1996 giá đạt mức cao nhất trong thời kỳ xem xét là 2,11 USD/kg, năm 1997 giá vẫn ổn định ở mức này và bắt đầu tụt dốc từ 1998, giá giảm mạnh qua các năm 1999-2000 và chỉ còn 1,39 USD/kg năm 2000. - Các loại gia vị khác: Trong số các loại gia vị còn lại như gừng, tỏi,rau thơm…thì giá gừng và các loại hạt gia vị biến động theo xu hướng giảm liên tục tương tự như sự biến động của giá quế. Riêng giá rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế là biến động thất thường, giá giảm năm 1997 nhưng lại đạt đỉnh cao vào năm 1998, sau đó giảm mạnh vào các năm 1999-2000. Tóm lại, giá quốc tế các loại gia vị trên thị trường thế giới đều có xu hướng giảm trong thời gian qua. Điều này do lượng cung ứng trên thị trường thế giới có phần cao hơn nhu cầu tiêu thụ gia vị; một số nước sản xuất quá ồ ạt, tăng diện tích trồng gia vị khi giá gia vị cao (như ở Việt Nam tăng diện tích trồng hạt tiêu khi giá hạt tiêu cao) trong khi chưa năm rõ thông tin về thị trường, điều này làm giảm giá sản phẩm nhanh chòng và cần phải được khắc phục trong thời tới. 2.2. Kênh phân phối gia vị trên thị trường thế giới Do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhà hàng ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển đã dẫn đến sự thay đổi kênh phân phối gia vị trên thị trường quốc tế: - Đối với các nhà chế biến công nghiệp và các công ty dịch vụ thực phẩm lớn thì ngày càng tăng vai trò trong nhập khẩu gia vị. - Đối với các nhà sử dụng cuối cùng và các nhà chế biến gia vị lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và dịch vụ nhà hàng ngày càng có xu hướng ít sử dụng đại lý và môi giới mà họ thích quan hệ trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị hơn vì sẽ đỡ tốn chi phí giao dịch qua đại lý và môi giới. - ở Việt Nam, phương thức thông dụng nhất đối với các nhà xuất khẩu là thông qua các nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu không những có kinh nghiệm hơn trong hoạt động thương mại quốc tế mà còn có quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp trên thế giới, có thể tạo nguồn hàng ổn định từ các nhà cung cấp khác nhau, bù đắp lại những thiếu hụt trong khả năng cung ứng từ các nhà xuất khẩu Việt Nam. 2.3. Phương thức buôn bán, đóng gói, vận chuyển gia vị 2.3.1. Phương thức buôn bán Nhìn chung, trên thị trường thế giới hiênn nay có những phương thức giao dịch buôn bán chủ yếu là: giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế …Trong đó, các phương thức buôn bán thoong thường, buôn bán qua trung gian và giao dịch tại sở giao dịch là những phương thức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trên thị trường thế giới. - Buôn bán thông thường: Đây có thể là buôn bán trực tiếp giữa bên mua và bên bán, cũng có thể là buôn bán thông qua thương nhân trung gian được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên cơ sở tự nguyện của các bên… Phương thức giao dịch buôn bán thong thường đang ngày càng phát triển do năng lực làm công tác ngoại thương của người sản xuất được nâng cao, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Đồng thời, cùng với sự phát triển của sản xuất, sản phẩm càng phong phú và đa dạng, chi tiết phức tạp, do đó trong phương thức buôn bán này cũng thường gắn với dịch vụ trong và sau bán hàng. Phương thức buôn bán này là phương thức phổ biến nhất, thường được sử dụng nhiều nhất đối với tất cả các hàng hoá trong đó có hàng gia vị nhờ cách thức tiến hành và những ưu điểm như: qua thoả thuận trực tiếp, ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc, giảm chi phí trung gian…Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi năng lực hiểu biết về ngoại thương và nghiệp vụ phải sâu, phải có nhiều thời gian tích luỹ kinh nghiệm… - Giao dịch qua trung gian: Đây là giao dịch mà người mua (hay người bán) quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán…phải qua một người thứ ba. Hiện nay, giao dịch qua trung gian chiếm khoảng 50% kim ngạch buôn bán trên thế giới, phương thức buôn bán này cũng được sử dụng phổ biến đối với hàng gia vị trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là đối với nước đang phát triển như Việt Nam do chúng ta chưa có đỉều kiện để thâm nhập trực tiếp vào các thị trường lớn ở các nước phát triển. - Giao dịch tại sở giao dịch: Đây là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua hay bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế đước với nhau. Các trung tâm giao dịch lớn trên thế giới là: London, Newyork, Chicago… Các loại hình giao dịch ở sở giao dịch là: giao dịch ngay (là giao dịch trong đó hàng hoá được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng), giao dịch kỳ hạn (là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều tiến hành sau một kỳ hạn nhất định), nghiệp vụ tự bảo hiểm( là biên pháp kỹ thuật được nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch). Trong các loại hình giao dịch trên, giao dịch kỳ hạn là giao dịch rất phổ biến, có lịch sử lâu dài ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 2.3.2. Phương thức đóng gói Trong buôn bán quốc tế, đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải đ]pcj bao gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Do đặc điển của hàng gia vị là chứa nhiều thành phần hoá hữu cơ khác nhau, dễ nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng. việc duy trì chất lượng của gia vị trong quá trình sản xuất, chế biến đến nơi tiêu dùng là một thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các sản phẩm gia vị với màu sắc hấp dẫn là rất quan trọng để thu hút người tiêu dùng, điều cốt lõi là phải duy trì được màu sắc trong toàn bộ quá trình phân phối. Điều này đòi hỏi bao bì của sản phẩm gia vị vừa phải có chức năng bảo vệ sản phẩm, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, lại vừa có sự thu hút với khách hàng… Các loại tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia đều yêu cầu sản phẩm được đóng gói bằng vật liệu sạch và về sinh, không được tương tác với sản phẩm, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các loại bao bì cho mặt hàng gia vị là: - Bao tải dệt: loại bao bì này được sử dụng phổ biến cho hàng gia vị xuất khẩu. Vật liệu truyền thống để làm bao bì này là đay và sisal. - Bao bì bằng giấy và bìa: được sử dụng cho xuất khẩu gia vị với nhiều loại kích kỡ khác nhau có nhiều tính năng hoá lý. Theo Hiệp hội gia vị Châu Âu, các nhà nhập khẩu Anh coi bao giấy lý tưởng theo tiêu chuẩn là 5kg hoặc 12,5kg đối với thảo dược, các lớp bao bì có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sản phẩm và khoảng cách nhưng bao tải ba lớp là tốt nhất. Đối với các sản phẩm như hành và tỏi thì màng nhựa mỏng, không thẩm thấu được sử dụng làm bao bì bên trong. - Bao tải nhựa: thông thường được làm từ màng nhựa polyethylene. Có nhiều loại nhựa khác nhau và các màu sắc khác nhau. Tuỳ thuộc vào trọng lượng được bao gói mà độ dày của màng có thể thay đổi từ 60-100 microns - Thùng nhựa: Các thùng nhựa lớn đã phát triển từ các thùng bằng gỗ truyền thống, các thùng nhựa này thường dùng để chứa những hàng gia vị có giá trị cao. Hiện nay, các thùng nhựa có dung tích chứa từ 30-200 lit, bất kể hình dạng và hệ thống đóng mở như thế nào, hàng hoá được chứa đựng trong thùng nhựa đòi hỏi phải hoàn toàn khô ráo để phòng ngừa khả năng sinh ra mốc. Việc xếp dỡ thùng nhựa thường bằng các phương tiện máy móc. 2.3.3. Phương thức vận chuyển gia vị Người xuất khẩu căn cứ vào tính chất và đặc điểm hàng hoá của mình để lựa chọn các phương thức vận chuyển thích hợp: đường biển, đường không, đường sắt đường bộ…Những yếu tố chủ yếu quyết định trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển là chi phí, thời gian, khoảng cách cùng với đặc điểm của hàng hoá như tính chất, kích kỡ, trọng lượng của hàng hoá. Chính xuất phát từ tính chất và dặc điểm của hàng gia vị mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phần lớn lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển. Trong trường hợp chuyên chở bằng containơ, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức: - Nếu hàng đủ một containơ, chủ hàng phải đăng ký thuê containơ, chịu chi phí chở containơ từ bãi containơ về cơ sở của mình, đóng hàng vào containơ rồi giao hàng cho người vận tải. - Nếu hàng không đủ một containơ thì chủ hàng phải giao cho người vận tải tại ga containơ. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường, thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải. 2.4. Tình hình tiêu thụ gia vị trên thế giới trong thời gian qua Buôn bán gia vị của thế giới trong thời gian 1996-2000 đã tăng từ mức 984.000 tấn năm 1996 lên trên 1.162.000 tấn năm 2000 với trị giá tăng từ 2,01 tỷ USD lên 2,54 tỷ USD. Các loại gia vị được buôn bán phổ biến nhất trên thị trường thế giới hiên nay là hạt tiêu (37%), ớt (14%), hạt gia vị (7%), gừng (6%) đinh hương (5%)… Các thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong thời gian 1996-2000, chỉ riêng 3 thị trường này đã mua hơn 60% lượng gia vị xuất khẩu của thế giới. Năm nước nhập khẩu lớn tiếp theo là Singapore(7,3%), Arapxeut (3,9%), Malayxia(2,5%), Mehico(2,4%). Canada (2,4%). Tựu trung lại 8 nước và khu vực này đã mua tới 80% lượng gia vị nhập khẩu của thế giới. Tiêu thụ gia vị phụ thuộc vào các yếu tố như: dân số, thu nhập và chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các thói quen xã hội. Việc gia tăng số lượng các cộng đồng dân tộc ít người, tăng số lượng người đi du lịch nước ngoài và việc hộc hỏi cách chế biến các món ăn mới lạ về chế biến ở nhà, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông…dẫn đến việc thay đổi lớn trong thói quen tiêu thụ. Tất cả những điều này làm tăng nhu cầu tiêu thụ gia vị trên thị trường thế giới. Như vậy có thể thấy, các nước nhập khẩu gia vị chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển, ở đó các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành tiêu thụ gia vị quan trọng. Còn các nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lại chủ yếu là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, các nước này tiêu thụ gia vị ít (chủ yếu là tiêu thụ bởi các hộ gia đình). 3. Vai trò của việc xuất khẩu gia vị của Việt Nam Như ở các phần trên đã nghiên cứu, chúng ta đều thấy rằng: điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam rất thích hợp cho việc sản xuất và phát triển xuất khẩu mặt hàng gia vị. Do đó mà việc phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Hàng năm, với lượng xuất khẩu tương đối lớn (chiếm khoảng 1,3-1,6% kim ngạch xuất khẩu năm 2000, đưa tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng gia vị của tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nước đạt 1,1%) góp phần đưa hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung của Việt Nam đi lên, giúp tăng trưởng kinh tế. Trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng gia vị, thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, diện tích hồ tiêu cả nước đạt khoảng 26.000 ha, sản lượng 60.000 tấn, cần 60 ngày công/ha, hồ tiêu được trồng ở khu vực vùng núi, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là chủ yếu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm , cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho số đông người lao động ở các vùng này. Mặt khác, trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 7 nước xuất khẩu gia vị hàng đầu thế giới và nằm trong 3 nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Như vậy, xuất khẩu gia vị còn có vai trò nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu mặt hàng gia vị Việt Nam giúp nước ta có điều kiện hợp tác với các nước , tăng cường giao lưu, buôn bán và học hỏi kinh nghiệm của các nước để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gia vị của Việt Nam. Tóm lại, xuất khẩu mặt hàng gia vị có vai trò quan trọng đối với Việt Nam. Việc phát huy lợi thế so sánh của mặt hàng gia vị, thúc đẩy xuất khẩu gia vị sẽ góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên. Để làm được điều này, đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gia vị cần quan tâm hơn đến việc sản xuất, xuất khẩu gia vị thông qua việc xem xét thực trạng xuất khẩu gia vị để khắc phục những nguyên nhân làm cản trở hoạt động xuất khẩu hàng gia vị nước ta. III. Thực trạng xuất khẩu hàng gia vị của Việt Nam 1. Những hạn chế trong xuất khẩu gia vị của Việt Nam 1.1.Thuế và hàng rào phi thuế quan - Về thuế: Hiện nay, Nhà nước ta rất khuyến khích xuất khẩu mặt hàng gia vị, nhất là sản phẩm hồ tiêu, thuế xuất khẩu hồ tiêu là 0% và không có hạn ngạch xuất khẩu. Các nước nhập khẩu gia vị như Mỹ, Nhật Bản…cũng đánh thuế rất ít đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu mà chủ yếu đưa ra các quy địng đối với hàng gia vị nhập khẩu. Do đó, vân đề thuế không đáng ngại đối với hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam. - Về hàng rào phi thuế quan: Hàng gia vị để thâm nhập được vào thị trường các nước thường phải chịu các quy định của nước nhập khẩu thông qua các đạo luật, các tiêu chuẩn môi trường…đối với hàng gia vị nhập khẩu. Với từng nước, các quy định về hàng gia vị nhập khẩu là khác nhau nhưng đều rất chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm đến người sử dụng là sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Ví dụ, ở Nhật Bản, nhập khẩu gia vị vào thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của luật bảo vệ và luật vệ sinh thực phẩm nhằm ngăn chặn tình trạng lây nhiễm các loại sâu bệnh, công trùng có thể làm ảnh hưởng đến cây trồng và mùa màng của Nhật Bản. Sau khi kiểm dịch thực vật, nhà nhập khẩu gia vị phải xuất trình “khai báo nhập khẩu thực phẩm” tại trạm kiểm dịch của cảng đến trước khi lô hàng được đưa vào Nhật Bản để đảm bảo gia vị không có độc tố hay những phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, gia vị nhập khẩu vào Nhật Bản còn phải đảm bảo các quy định về nhãn mác gia vị, trọng lượng tịnh, bao bì… Đối với Mỹ, hàng gia vị nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ các luật và quy định do 4 cơ quan nhà nước tham gia vào việc điều chỉnh. Đó là Cục dược và thực phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), và Hải quan Mỹ. Với mỗi cơ quan có chức năng và nhiệm vụ riêng, ví dụ như với Bộ Nông nghiệp Mỹ thì chịu trách nhiệm bảo vệ ngành nông nghiệp Mỹ chống lại việc nhập khẩu giống loại hay côn trùng từ nước ngoài có thể gây hại và tạo ra sự phá hoại không kiểm soát được; hay với cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ thì chịu trách nhiệm kiểm tra dư lượng hoá chất trong hàng thực phẩm như thuốc trừ sâu, hoá chất được sử dụng nhằm kiểm soát hoặc loại bỏ các côn trùng, sâu mọt, nấm mốc và các loài găm nhấm… Nhìn chung, hàng gia vị Việt Nam khi xuất khẩu đều phải chịu sự quy định nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu gia vị, đặc biệt là các nước phát triển. Đây là những trở ngại lớn đã gây cản trở phần nào tới hoạt động xuất khẩu hàng gia vị nước ta trong thời gian qua. 1.2. Trở ngại về đối thủ cạnh tranh Tuy xuất khẩu hàng gia vị Việt Nam những năm gần đây luôn là một trong những nước xuất khẩu gia vị nhiều nhất thế giới nhưng hoạt động xuất khẩu hàng gia vị của nước ta vẩn phải cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của các nước khác như:Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Singapore…Chẳng hạn như đối với mặt hàng tỏi: tỏi Việt Nam tuy thơm và hàm lượng tinh dầu cao hơn tỏi Trung Quốc 1,5 lần nhưng do củ nhỏ bé, năng suất thấp, nhiều tép vụn nên khi chế biến, các lát tỏi hay bị vỡ vụn, màu sắc tối, giá thành cao gấp 2 lần tỏi Trung Quốc nên mất dần khách hàng, do đó mà sản phẩm tỏi của nước ta không cạnh tranh được với sản phẩm tỏi của Trung Quốc. Điều này một phần là do công nghệ chế biến của Trung Quốc hiện đại hơn của Việt Nam. Trong hầu hết các nước đang phát triển, người ta chưa chú ý đến các chương trình nghiên cứu gia vị. Tuy nhiên, một số nước như ấn Độ, Inđônêxia… đã thực hiện nhiều sáng kiến và thu được thành công như các chưong trình đào tạo ở các cấp độ khác nhau được thiết kế cho các nhà trồng trọt, các thương nhân và nhà xuất khẩu về việc làm thế nào để cải tiến chất lượng gia vị. ở các nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33627.doc
Tài liệu liên quan