Định hướng và các giải pháp thực thi CSTT ở Việt Nam hiện nay

Lời mở đầu Chính sách kinh tế -xã hội là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động xã hội theo mục tiêu xác định. Chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự nổ lực cố gắng của tất cả các cấp, các nghành, của mọi thành viên trong xă hội. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có một hệ thống chính sách kinh tế đúng

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng và các giải pháp thực thi CSTT ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đắn, phù hợp và thống nhất. Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách kinh tế trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nó phối hợp với chính sách kinh tế khác như: Chính sách tài khoá, Chính sách tiền lương, Chính sách kinh tế đối ngoại cũng ghóp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định khinh tế và phát triển kinh tế. Đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong từng thời kỳ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã kết thúc chiến lược ổn định và phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000 tạo điều kiện vật chất cơ bản cho ổn định và phát triển kinh tế lâu dài, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu đề ra là: Huy động nội lực,tận dụng ngoại lực, ngăn chặn đà giảm sút tốc đọ tăng trưởng kinh tế, phát huy các nhân tố ổn định để phát triển kinh tế cao hơn. Đứng trước tình hình đó. Là một sinh viên thuộc nghành kinh tế thì việc nghiên cứu, tìm hiểu mục tiêu của CSTT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Do hạn chế về khả năng, trình độ, kinh nghiệm, kiến thức thực tế nên bài viết này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy, cô giáo và bạn bè để các bài viết sau của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 11/2000 Lê Tiến Mạnh Phần một Lý luận chung về chính sách tiền tệ I. Khái niệm về tiền tệ, chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách tiền tệ 1. Khái niệm. Tiền tệ: Tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là một phương tiện bất kỳ được xã hội chấp nhận làm vật nghang giá chung để thanh toán cho việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả nợ. Chính sách tiền tệ: Là chính sách quản lý kinh tế vĩ mô do Ngân Hàng Nhà Nước xây dựng và thực hiện nhằm tác động vào lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của từng thời kỳ để đạt mục tiêu đề ra. Việc xây dựng CSTT là chức năng của NHNN, Tuy vậy CSTT là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nên mục tiêu của CSTT phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế chung và mục tiêu của các chính sách kinh tế khác. Việc thực thi CSTT cung là chức năng riêng của NHNN, nhưng NHNN là một bộ phận trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, nên trong việc thực thi CSTT Ngân Hàng Nhà nước cần phối hợp với các bộ, các nghành khác, đặc biệt là Bộ Tài Chính. CSTT tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng ( LTCƯ) cho lưu thông, điều khiển hệ thồng tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của thị trừơng tiền tệ, thị trường vốn theo định hướng, kiểm soát hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại, xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và đảy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại thương nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2. Phân hệ cơ bản của chính sách tiền tệ Chính sách điều tiết lượng tiền cung ứng Chính sách tìn dụng Chính sách ngoại hối Chính sách tạm ứng cho ngân sách Nhà nước 3. Mục tiêu của CSTT. Mục tiêu của CSTT luôn gắn liền với mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước được thực hiện băng các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, CSTT là một trong các chính sách đó nên ngoài mục tiêu phục vụ mục tiêu chung thì nó còn có những mục tiêu cụ thể của nó. Bao gồm: Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung của hàng hoá trong một thời gian dài. Tuỳ theo mức độ tăng giá mà người ta có thể phân thành: Lạm phát vừa phải, lạm phát không thể kiểm soát được và siêu lạm phát. Theo quan điểm của trường phái Keynes và trường phái tiền tệ cung với đa số các nhà kinh tế thì lạm phát cao chỉ xẩy ra với một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Họ đều đồng ý với quan điểm của nhà kinh tế học lỗi lạc Milton Friedman là “ Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Khi có lạm phát cao sẽ đem lại những hậu quả không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế. Nó sẽ làm tăng chi phí giao dịch ( “chi phí dày da” do phải nhiều lần đến gửi, rút tiền tại Nghân hàng), chi phí điều chỉnh giá cả (“chi phí thực đơn” vì phải thay đổi bang giá liên tục), sự phân bổ các nguồn lực không hiệu quả do sự thay đổi mức giá tương đối, làm mất tính cân đối trong dự toán Ngân sách, sai lệch so với dự tính của các luật thuế, ảnh hưởng đến các quyết định tài chính, đối với các doanh nghiệp nó sẽ làm hạn chế đầu tư, đối với cá nhân nó sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch trong cuộc sống, gây ra sự phân phối thu nhập bất hợp lý, làm giảm thu nhập thực tế cảu những người có thu nhập cố định theo hợp đồng, mọi người sẽ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, họ đổ xô vào mua sắm các tài sản gây ra sự tăng cầu giả tạo làm cho nền kinh tế tiến sâu vào vong xoáy lậm phát. Từ sự phân tích trên, đặt ra mục tiêu ngăn chặn và kiểm soát lạm phát của CSTT. Băng việc sử dụng các công cụ của CSTT Ngân Hàng Nhà Nước có thể thực hiện CSTT thát chặt làm giảm tổng phương tiện thanh toán trong toàn nền kinh tế từ đó kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Mục tiêu giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế. Thất nghiệp là tình trạng của những người có khả năng làm việc, mong muốn và nổ lực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới con người trực tiếp nhất. Đối với cá nhân, thất nghiệp là đông nghĩa với giảm mức sống và phải chịu một sức ép tâm lý rất lớn. Đối với toàn bộ nền kinh tế, khi có tỷ lệ thát nghiệp cao, thu nhập của toàn bộ dân cư trong toàn xã hội giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng hoá không tiêu thụ được, điều này sẽ hạn chế khả năng và không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, các nguồn lực cho phát triển sản xuất không được khai thác, sử dụng tối đa cả về quy mô và hiệu quả, nền kinh tế không đạt đến mức toàn dụng dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại và nền kinh tế đi vào tình trạng đình trệ, suy thoái. Tình trạng này có thể được khắc phục băng việc thực thi CSTT mở rộng, hạ lãi suất, khuyến khích đầu tư, tăng khối lượng tiền tệ sẽ có tác động làm tăng cầu, thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hoá nhanh hơn, giải quyết hàng hoá tồn đọng, tạo điều kiện cho đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút lao động sẽ là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi mà nền kinh tế giữ được mức độ lạm phát vừa phải có lợi cho sản xuất và tiêu dùng, các nguồn lực được khai thác và sử dụng một cách hợp lý, nền kinh tế đạt mức toàn dụng, trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu chung, cuối cùng của các chính sách kinh tế vĩ mô là thúc đẩy nền kinh tế phát triển. II. Mối quan hệ giữa các mục tiêu của CSTT Đường Phillips Sự gia tăng ngắn hạn của mưc giá chung Tỷ lệ thât nghiệp Giữa hai mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đông tiền và mục tiêu giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của CSTT cũng có những cái chung và cũng có những cái riêng. Xét trong dài hạn thì hai mục tiêu trên có cái chung là nếu ổn định được nền kinh tế, tạo điều kiện khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động, sử dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực sẽ là cơ sở cho phát triển kinh tế. Trên thực tế cho thấy trong ngắn hạn không phải khi nào cả hai mục tiêu trên cũng thống nhất. Điều này được thể hiện ở đường Phillips cho thấy có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. ở nhiều nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao thường gắn với một tốc đọ lạm phát và mất ổn định nhất định nào đó. Ví dụ: ở Hàn Quốc giai đoạn 1965-1980 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình là 9,9% và tốc độ lạm phát trung bình là 18,4%. Chỉ trong giai đoạn 1987-1989 Hàn Quốc nhấn mạnh đến ổn định kinh tế, khi đó tốc độ lạm phát trung bình là 5% và tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 9,7%. ở Indonexia, giai đoạn 1965-1980 tốc đọ tăng GDP đạt là 7% với mức lạm phát là 35,5%, chỉ khi nhấn mạnh đến ổn định kinh tế giai đoạn 1980-1989 thì tỷ lệ lạm phát trung bình mới giảm xuống còn 8,3% và tốc độ tăn GDp đạt trung bình còn 5,3%. Quy luật này cũng đúng cho tất cả các nước, có những nước với mức độ lạm phát vừa phải mà vẩn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP cao như Singapore, Malaixia, Hồng kông, Thái Lan. ở Thái Lan, giai đoạn 1965-1980 mức độ lạm phát trung bình là 6,2%, giai đoạn 1980-1989 là 3,2% với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hơn 7%. III. Công cụ của CSTT Tuỳ voà điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà NHNN có thể lựa chọn các công cụ sau để thực thi CSTT nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ. 1.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Là tỷ lệ nhất định giữa số tiền mà NHNN buộc các NHTM phải giữ lại so với số tiền gửi của khách hàng tại NHNN mà không được sử dụng cho bất kỳ mục tiêu gì. NHNN có thể tăng (hoặc giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm (hoặc tăng) khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM qua đó sẽ thực thi CSTT thắt chặt ( hoặc nới lỏng). 2. Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTM áp dụng khi khách hàng đem các thương phiếu chưa đến hạn thanh toán đến xin được sử dụng một khoản tiền của thương phiếu sau khi trừ đi số tiền chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHNN áp dụng khi các NHTM đem các thương phiếu đã được chiết khấu nhưng chưa đến hạn thanh toán đến xin được vay vốn. Bằng việc tăng ( hoặc giảm) lái suất chiết khấu, tái chiết khấu NHNN sẽ hạn chế (hoặc khuyến khích) hệ thống NHTM thực hiện việc chiết khấu thương phiếu cho khách hàng hoặc đem thương phiếu đã chiết khấu nhưng chưa đến hạn thanh toán đến xin chiết khấu ở NHNN qua đó sẽ làm giảm ( hoặc tăng) lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với mục tiêu của CSTT trong thời kỳ đó. 3. Nghiệp vụ thị trường mở. Là việc NHNN mua ( hoặc bán) các trái phiếu Kho bạc Nhà nước thông qua đó sẽ làm tăng (hoặc giảm) LTCƯ cho phù hợp với mục tiêu nới lỏng (hay thắt chặt) của CSTT. 4. Quản lý lãi suất tín dụng của các NHTM. Băng biện pháp gián tiếp là tác động vào cung- cầu tiền tệ trên thị trường thông qua việc mua, bán ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý thông qua đó sẽ làm thay đổi lãi suất trên thị trường , tác động đến tín dụng và gián tiếp tác động đến LTCƯ. Hoặc NHNN có thể trực tiếp xác định lãi suất tín dụng của các NHTM thông qua khung lãi suất, trần lãi suất… tác động đến cung –cầu tiền tệ trên thị trường tiền tệ sẽ gián tiếp tác động đến sự thay đổi LTCƯ cho phù hợp trong từng thời kỳ. 5. Quản lý hạn mức tín dụng đối với các NHTM. Là việc NHNN xác định giới hạn cụ thể doanh số cho vay ra nền kinh tế của mỗi NHTM. Đây là biện pháp trực tiếp khống chế tổng phương tiện thanh toán xã hội theo chi tiêu đề ra. Thường chỉ được sử dụng trong những tình huỗng nhất định và biện pháp này còn có rất nhiều hạn chế. Phần hai Mục tiêu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay I. Đánh giá chung Đối mặt với những khó khăn, bất ổn định kinh tế trong những năm 1988-1991. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra hàng loạt các chính sách đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Sau hơn 10 năm thực hiện chúng ta đã thu được kết quả khá tốt đẹp: Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm, cùng với tốc độ lạm phát được kìm hãm và đi vào ổn định, thu hút long tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo lòng tin của quần chúng nhân dân vào đồng nội tệ, khuyến khích tiết kiệm, đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút thêm lao động, nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt là trong các năm 1997-1998 đã hạn chế đến mức thấp nhất có thể những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực,chuẩn bị cơ sở hạ tầng vật chất cho phát triển lâu dài. Trong lĩnh vức tài chính-tiền tệ, sự ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng bao gồm: Pháp lệnh NHNNVN và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính do Hội Đồng Nhà Nước Việt Nam ban hành ngày 23/5/1990 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1990 . Đã tạo cơ sở pháp lý cho hệ thông ngân hàng một cấp chuyển thành hệ thông ngân hàng hai cấp, phân định chức năng của NHNN là Ngân hàng phát hành, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Chính phủ, ngân hàng quản lý dự trữ ngoại tệ và vàng của Nhà nước, còn NHTM là tổ chức trung gian hoạt động kinh doanh tiền tệ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường, trong khuôn khổ pháp luật. Tên cơ sở đó đã tăng tính độc lập của NHNN và nhấn mạnh chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ của NHNN.Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý của NHTM, thúc đỷ sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống NHTM, hình thành môi trường thuận lợi cho việc thực thi CSTT và đảm bảo mục tiêu của CSTT đã đề ra, chuẩn bị nền móng “tiền tệ” vững chắc cho phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào kết quả chung của công cuộc đổi mới. II. Đánh giá thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh vào những năm 1980. Các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. ở Việt Nam, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, trong đó đe doạ lớn nhất là tốc độ lạm phát cao, nền kinh tế mất ổn định của những năm 1988-1990 . Đứng trước tình hình đó, mục tiêu đặt ra của CSTT là kiềm chế lạm phat, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền. Để thực hiện mục tiêu đó, NHNN đã phối hợp với các bộ, nghành và vận dụng các công cụ CSTT một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, đă đẩy lùi lạm phát từ ba con số xuống còn một chữ số, thành công đáng nói còn ở chỗ, trong khi hạ thấp được tỉ lệ lạm phát, nhưng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, bình quân hàng năm khoảng 7-8%. Bảng : Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam (%) Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tốc độ tăng GDP 5,1 8,0 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5 Tỷ lệ lạm phát 410,9 34,8 67,2 67,4 17,4 5,2 14,4 12,7 Sự thành công đó được thể hiện ở các mặt sau: 1. Thắt chặt đúng mức lượng cung tiền để kiềm chế lạm phát. Nhờ có môi trường pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho các phương pháp tính toán và điều hành LTCƯ trong CSTT được phát triển, bổ sung dần từ chổ đơn giản, sơ khai đến hoàn thiện bao quát hơn, chú ý đầy đủ hơn đến ảnh hưởng của các nhân tố khác,nhanh chóng, linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh theo tín hiệu thị trường. Tính chủ động của NHNN trong việc điều hành LTCƯ được nâng cao, cho phép NHNN chủ động về thời điểm, khôí lượng tiền đưa vào hay rút ra khỏi lưu thông và chủ động lựa chọn mục tiêu, công cụ điều tiết và đối tượng tác động. NHNN cũng đã chú ý đến ảnh hưởng của các luồng ngoại tệ vào Việt Nam qua các con đường ODA, FDI, vay thương mại, du lịch… đã đảm bảo được lượng tiền trung ương tương đối phù hợp cho nhu cầu đổi ra Việt Nam Đồng, đồng thời với sự điều chỉnh tỷ giá cần thiết nhằm nâng cao dự trữ ngoại tệ của quốc gia và mở rộng phạm vi, vị trí của VNĐ trên thị trường. Hệ thống tổ chức tài chính cũng không ngừng được củng cố, NHNN giảm dần tính bao cấp về vốn, thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng, điều đó đã thúc đẩy các NHTM chủ động trông việc thu hút, huy động vốn nhàn rỗi trong đân cư và đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động mang tính cạnh tranh hơn. Trên cơ sở đó, LTCƯ đã tăng phù hợp với mức tăng về nhu cầu phương tiện thanh toán trong toàn nền kinh tế. Bảng: Số liệu về tăng cung tiền tệ hàng năm (%) của Việt Nam Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Tăng LTCƯ 324 445 189 53 79 34 27 Lạm phát 410,9 34,8 67,2 67,4 17,2 5,2 14,4 M2/GDP 26,4 27,1 26,5 24,5 25,3 30,7 Qua đó cho thấy, giai đoạn 1991-1994, tỷ lệ lạm phát có quan hệ chặt chẽ và biến đổi cùng chiều với tỷ lệ tăng trưởng của LTCƯ. 2. Thực thi chính sách lãi suất thực dương. Trên cơ sở tỷ lệ lạm phát giảm xuống và đi vào ổn định, để thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống NHTM cho đầu tư và phát triển kinh tế. NHNN đã điều chỉnh hạ khung lãi suất tiền gứi và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế nhưng vẩn đảm bảo một mức lãi suất thực dương cho người gửi tiền và cho tổ chức tín dụng. Để xoá bỏ tình trạng bao cấp tín dụng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đay và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh, NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất “ âm” sang lãi suất thực “dương”. Qua đó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển, nếu năm 1991 tổng tài sản của tất cả các tổ chức tín dụng chỉ chưa đầy27000 tỷ đồng thì đến thời điểm 30/6/1995 đã lên đến 75000 tỷ đồng, tăng khoảng 2,77 lần trong 4 năm, vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng củng tăng từ 2000 tỷ đồng lên khoảng 5000 tỷ đồng trong cùng thời gian đó (tăng 2,5 lần). Cũng để tác động đến cơ cấu tích luỹ- đầu tư, cuối năm 1993 đến nay, NHNN đã thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất cho vay đồng nội tệ và cho vay đồng ngoại tệ, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 3. Điều hành chính sách tỷ giá theo quan hệ cung-cầu. Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ra đồng Việt Nam của các ngoại tệ khác khi luồng ngoại tệ vào Việt Nam ngày càng lớn theo nhiều con đường OAD, FDI, kiều hối, vay thương mại.. NHNN đã mở hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã làm cho tỷ giá danh nghiã (tỷ giá giữa VNĐ và USD) bắt đầu ổn định từ năm 1993. 4. Hạn chế phát hành tiền cho bù đắp ngân sách. Trên cơ sở mức bội chi ngân sách giảm xuống 5-6% vào năm 1991-1992 và 6,9% năm 1993. Theo quyết định của Chính Phủ về việc chấm dứt phát hành tiền cho bù đắp bội chi ngân sách, góp phần kiềm chế lạm phát. III. Thực hiện mục tiêu chặn đà giảm sút kinh tế. Sau giai đoạn kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục, kể từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm sút. Bảng: Số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát (%) Năm 1996 1997 1998 1999 Tốc độ tăng GDP 9,3 8,8 5,8 4,8 Lạm phát 4,5 3,7 9,2 Tình hình kinh tế trong nước đang dứng trước những khó khăn làm ảnh hưởng đến công cuộc CNH-HĐH đất nước: ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt,hạn hán, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm đáng kể, sức mua hàng háo yếu, hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả, cac lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng… cũng trì trệ, dẫn đến thu nhập của người lao động giảm, hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất, việc làm giảm, số người thất nghiệp tăng, tổng số nguồn vốn huy động và cho vay ra nền kinh tế tăng chậm và có xu hướng giảm. Bảng: Mức tăng tổng nguồn vốn huy động và cho vay ra nền kinh tế so với năm trước (%). Năm 1997 1998 Tổng nguồn vốn huy động 31,5 25 Tổng dư nợ cho vay 27,1 19 Nền kinh tế đang trong tình trạng giảm phát, đặc biệt là trong năm 1999, mức giá chung giảm liên tục ( trừ tháng 1, tháng2) tính đến 11 tháng đầu năm, mức lạm phát là - 0,4%. Chính Phủ đã tập trung nhiều biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng… . Các giải pháp đã bao quát được một số vấn đề nổi cộm, bức thiết của nền kinh tế và đã đạt được một số kết quả, nhưng đấu hiệu giảm sút kinh tế vẩn chưa được khắc phục. Nổ lực của Chính Phủ tâpợ trung vào kích cầu quy mô lớn trên cơ sở CSTT mở rộng, được thể hiện ở: Chỉ tính trong năm 1999, Chính Phủ đã 5 lần hạ lãi suất tín dụng, lãi suất tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bảng: Điều chỉnh tỷ lệ lãi suất tín dụng, lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc năm 1999 (%) Lãi suất tín dụng (%/tháng) 1 2 6 7 8 9 10 11 NT TT Ngắn hạn 1,2-1,1 1,15 1,05 0,95 1 0,85 Dài hạn 1,25-1,15 Lãi suất tái cấp vốn (%/t) 1,1->1 0,9 0,7 0,5-0,45 DTBB/Tổng tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng Đã bị điều tiết 10-7 6 5 Chưa bị điều tiết 0-5 5 1 Trên thực tế việc giảm lãi suất tín dụng này chưa tác động nhiều việc mở rộng khối lượng tiền trong lưu thông, Chính Phủ củng đã ban hành nhiều văn bản nhằm nới lỏng điều kiện cho vay vốn như Quyết định 67/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, sự phối hợp củ các bộ ngành, các tỉnh, thành phố trong việc tài trợ cho các dự án vay vốn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sơn La…. NHNN tiến hành mua ngoại tệ của các NHTM đã làm tăng LTCƯ. Đợt phát hành công trái vừa qua cũng đã thu được hơn 4000 tỷ đồng, được tập trung cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Quốc hội củng đã cho phép mở rộng thâm hụt Ngân sách hơn 5% GDP. IV. Mục tiêu của CSTT ở Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện xu thế quốc tế hoá ngày càng tăng, điều đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế- xã hội của tất cả các nước. Tốc đọ chu chuyển vốn trên thế giới tăng mạnh, năm 1994, vốn đầu tư thực tế ( Vốn xuất khẩu- Vốn nhập khẩu) vào các nước đang phát triển là 200 tỷ USĐ, so với 100 tỷ USD năm 1990 và 11 tỷ USD năm 1970. Doanh số hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể, ở năm 1994 đạ bình quân 1.200-1.300 tỷ USD/ngày so với năm 1984 là 179-180 tỷ USD/ ngày. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế , tốc độ khu vự hoá nền kinh tế ngày càng nhanh. Điều đó đã tạo ra nhiều thuận lợi cho chúng ta là có thể phát huy lợi thế so sánh, phân công lao động sâu, hợp tác rộng, phân bổ nguồn lực hợp lý, mở rộng thị trường, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ, áp dụng những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động… Nhưng cũng đặt ra cho các nước có nền kinh tế kém phát triển những thách thức của sự tụt hậu, phụ thuộc kinh tế vào các nước mạnh dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị, sự thôn tính thị trường của các tổ chức độc quyền. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và xuất phát điểm rất thấp so với các nước khác. Do đó để tránh khỏi tụt hậu, Việt Nam phải đạt được tốc đọ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục trong nhiều năm. Theo các chuyên gia kinh tế thì đây là “giai đoạn cất cánh” như kinh ngiệm của một số nước trong khu vực trước đây. Trong khi nền kinh tế có lạm phát cao thì chúng ta đã áp dụng CSTT thắt chặt để chặn đứng, kiềm chế, giảm lạm phát là cần thiết như ở giai đoạn 1989-1995. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, khả năng vật chất và tài chính để kiềm chế lạm phát đã có, hơn nữa chung ta lại đang trong tình trạng suy thoái kinh tế thì mục tiêu đặt ra của CSTT là “chặn đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế đạt tốc độ cao hơn năm 1999, đạt được chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế”. ( Báo cáo Chính Phủ do Thủ Tướng Chính phủ Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khoá 10 ngay 18/11/1999). Phần ba Định hướng và các giải pháp thực thi CSTT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên các báo và tạp chí , thì một số các giải phapớ sau cần được thụ hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra của CSTT. I. Các giải pháp chung. Để đạt được mục tiêu đã đề ra của CSTT, thì các vấn đề sau cần được chú trọng: Toạ môi trương thận lợi cho việc thực thi mục tiêu của CSTT của NHNN, nâng cao hiệu lực điều tiết vĩ mô của NHNN trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của cơ chế thị trường, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc thực thi CSTT như đã được quy định trong Luật NHNN, chuyển hướng tác động của NHNN từ trực tiếp sang gián tiếp, củng cố hoàn thiện hệ thống các tổ chức tài chính trung gian, chú ý kịp thời cac vướng mắc trong khâu thực hiện CSTT, nhanh chóng có các biện pháp tháo gỡ linh hoạt, kịp thời, chú ý hơn đến ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, kết hợp chặt chẽ mục tiêu của CSTT vơic mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô khác. II. Các giải pháp cụ thể. Trên cơ sở định hướng và giải pháp chung, cần phải quan tâm đến các vấn đề cụ thể sau. 1. Quản lý LTCƯ. Tổng phương tiện thanh toán trong toàn bộn nền kinh tế cần phải được kiểm soát và điều hành một cách chủ động, có hiệu lực, bám sát các tín hiệu thị trường nhằm bảo đảm mức độ tăng lên hàng năm của tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ trên cơ sở đảm bào các cân đối vĩ mô. Trong các đại lượng về khối tiền, đại lượng M2 ở Việt Nam được định nghĩa là: LTCƯ (M2) bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, số dư tài khảon tiền gửi sec và tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại các NHTM, có tính cả tiền gưỉ bằng ngoại tệ. đây là đại lượng tổng quát nhất biểu hiện tổng cung về tiền, là đại lượng cần được tính toán, theo dõi, dự báo và điều hành sát sao với tư cách là mục tiêu trung gian để thựch hiện mục tiêu của CSTT và kiểm soát lạm phát. Thông qua việc thực thi CSTT , Ngân hàng Nhà nước điều khiển mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với LTCƯ, lạm phát. Trải qua nhiều thập kỷ, người ta chứng minh được rằng, đối với từng nước, trong mọi giai đoạn phát triển cụ thể cần có tỷ lệ lạm phát phù hợp với tốc độ tăng trưởng, phù hợp với tiềm năng sản xuất. Về mối quan hệ này, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy: Đối với nước công nghiệp phát triển (các nước G7), thì tỷu lệ lạm phát thường được kiềm chế, chỉ số tăng giá cả ở mức khoảng 2% đến 3%/ năm, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng từ 3% đến 5%/ năm, cán cân thương mại thường cân bằng, cán cân thanh toán có số dư khoảng từ +3 đến – 3% GDP, tỷ lệ thất nghiệp thường xuyên và không thường xuyên thường dưới 4% số người trong độ tuổi lao động. Còn đối với các nước mới phát triển ( Nics) thì chỉ số trên củng có những biểu hiện khác nhau, có những nước đạt được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm từ 8 đến 10% như Hàn Quốc, Malaisia, Singapore… nhưng lạm phát chỉ ở mức3 đến 4%/ năm. Có những nước thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát có cùng tỷ lệ như Indonesia ( năm 1994, lạm phát là 9%, tăng trưởng là 7,4%/năm) và austraylia (năm 1994, lạm phát là 4,5% và tăng trưởng là 3,7%)… Nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước nics thường ở mức trên dưới 4%/năm. ở Việt Nam, cũng cần có các dự báo về tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng mong muốn. Theo ý kiến của một chuyên gia tìa chính tiền tệ ở tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế của 24 nước công nghiệp phát triển (DOCE) cho rằng: Những nước đang phát triển nếu kéo lạm phát xuỗng mức quá thấp sẽ kìm hãm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đối với Việt Nam để có mức tăng trưởng kinh tế cao thì kiềm chế lạm phát ở mức xấp xỉ khoảng10% là thích hợp. Cụ thể hoá hai vấn đề này, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 10 ngày 18/11/1999 đã đề ra mục tiêu phấn đấu là mức độ lạm phát khoảng 6% và tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 5,5-6% cho năm 2000. Trong cấu thành của lượng tiền cung ứng có hai bộ phận: Tiền do NHNN phát hành – Là lượng tiền do NHNN phát hành đang lưu hành trong nên kinh tế, và lượng tiền do hệ thống NHTM tạo ra trên cơ sở nhận tiền gưỉ khôn kỳ hạn của khách hàng và cung cấp tín dụng cho khách hàng trong neen kinh tế- Thường gọi là tiền tín dụng. Trên thực tế trong nên kinh tế Việt Nam hiện nay, tiền mặt còn chiếm tỷ trọng rất lớn vào khoảng 30-40% trong tổng LTCƯ, do đó để quản lý LTCƯ cần thiết phải: Cần chú trọng đến vấn đề nghiên cưu sâu hơn, lựa chọn phù hợp cơ chế phát hành tiền tệ cho hợp lý với công cuộc đổi mới hoạt động của hệ thống NHTM. Cần có các biện pháp tạo thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, các nhân sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTM, cât giữ tiền và các tài sản có giá trị khác (vang, bạc, ngoại tệ) bằng cách gửi vào NHTM. Để làm được điều này cần phải có các biện phap tiến hành hiện đại hoá công nghệ nghân hàng như xaay dựng cơ sở hạ tầng tin học,láp đặt mạng máy gửi tiền, rút tiền tự động, áp dụng các thẻ thanh toán điện tử, tiến tới các giao dịch nghân hàng hiện đại (Telephon Banhing, Electronic Banhing…). Nên chăng thực hiện việc trả lương, tiền công cho những người lao động, cán bộ công nhân qua hệ thống NHTM bằng các nghiệp vụ trên tài khoản sec của họ tại NHTM, kiểm soát cac tổ chức, cá nhân được pháp dùng tiền mặt để thanh toán trong một giới hạn nào đó, qua giới hạn đó thì phải thông qua hệ thống NHTM ( dặc biệt là trong các lĩnh vực trao đổi, mua bán với nước ngoài). Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là NHNN cần phải hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hơn nữa công cụ của CSTT, chuyển dần từ các biện pháp can thiệp mang tính chất hành chính bao cấp sang sử dụng các biện pháp can thiệp gián tiếp, tren cơ sở coi trọng các quy luật của cơ chế thị trường, dựa theo tín hiệu thị trường. Nhanh chóng tạo điều kiện cho việc áp dụng các công cụ gián tiếp để điều hành CSTT. Nâng cao hiệu lực của công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải phù hợp với mục tiêucủa CSTT trong tưng thời kỳ, thuận lợi cho việc kiểm soát khả năng cho vay và tạo tiền của các tổ chức tín dụng, toạ điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng một cách linh hoạt tiền dự trữ của mình tại NHNN. Nhanh chóng đưa công cụ chiết khấum, tái chiết khấu vào sử dụng băng cách phỏ biến việc sử dụng các thương phiếu trong thanh toán, giảm việc cho vay tái cấp vốn không dực trên cơ sở các giấy tờ có giá. NHNN tiến hành điều tiết lãi suất thị trường thông qu lãi suất chỉ đạo của NHNN, thay thế dần can thiệp bằng cách áp đặt lãi suất. Trên thực tế chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa LTCƯ và lái suất cho thý lãi suất chưa được xac định thông qua quan hệ cung- cầu của LTCƯ, điều đó đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. 3. Chính sách quả lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái. Ngoại hối: Là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái: Là tỷ lệ giữa đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài. ở Việt Nam hiện nay, khối lượng dự trữ ngoại hối còn khiêm nhường, việc mua bán ngoại tệ còn thực hiện trôi nổi trên thị trường không có tổ chức. Đòi hỏi chính sách quản lý ngoại hối phải được củng cố, tăng cường nhằm thu hút đại bộ phận ngoại tệ trên thị trường trong nước vào hệ thống ngân hàng, tăng dự trữ ngoại hôío của nhà nước. NHNN phải kiểm soat tốt các luồng ngoại tệ đi ra, đi vào thị trươ3ngf trong nước, thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam triệt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV416.doc
Tài liệu liên quan