Tài liệu Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong nền mạng hữu tuyến: ... Ebook Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong nền mạng hữu tuyến
140 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trong nền mạng hữu tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
1/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
VÕ ĐỨC MINH
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
TRÊN NỀN MẠNG HỮU TUYẾN
TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2008-2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
2/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
VÕ ĐỨC MINH
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
TRÊN NỀN MẠNG HỮU TUYẾN
TẠI TP.HCM GIAI ĐOẠN 2008-2010
Chuyên ngành: Thương mại.
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
3/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
LỜI CAM ĐOAN.
Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, tôi tên là Võ Đức Minh, là
học viên Cao học – khoá 14 – Ngành Thương mại – Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
Minh. Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện.
Các cơ sở lý luận được tôi tham khảo trực tiếp từ các tài liệu về Chiến lược
và Viễn thông. Các thông tin về tình hình kinh doanh của các đơn vị trong ngành
Viễn thông đã được tôi thu thập, chọn lọc nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh cho các
đơn vị và phù hợp với yêu cầu của đề tài. Các định hướng trung hạn trong đề tài đã
được tôi tham khảo và vận dụng từ các định hướng dài hạn của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Tôi cam đoan đề tài không được sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa
học khác.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2008.
Học viên
Võ Đức Minh
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
4/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
LỜI CẢM ƠN.
Sau một khoảng thời gian công tác, nghiên cứu và tổng hợp, tôi đã hoàn tất
được luận văn “Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến
tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và sự hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ Quý thầy cô, bạn bè cũng
như các Quý công ty. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Đức Trí, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề cương đến khi hoàn tất luận văn.
- Các phòng ban, đơn vị trực thuộc VNPT đã hỗ trợ tôi về các thông tin, định
hướng kinh doanh của ngành Viễn thông hữu tuyến.
- Đơn vị nghiên cứu thị trường Thanh Long đã hỗ trợ về số liệu thứ cấp phục
vụ công tác nghiên cứu.
- Quý thầy cô, bạn bè tại khoa Sau Đại học – ĐH Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2008.
Học viên
Võ Đức Minh
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
5/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Thị phần cung cấp dịch vụ Internet tại TP.HCM 69
Bảng 2.2: Giả lập số liệu doanh thu điện thoại cố định độc quyền hoàn toàn. 73
Bảng 2.3: Giá cước lắp đặt điện thoại cố định tại TP.HCM. 75
Bảng 2.4: Lý thuyết trò chơi trong quảng cáo. 77
Bảng 2.5: Ma trận lợi thế dị biệt của VNPT so với các đối thủ. 81
Bảng 2.6: Bảng đánh giá yếu tố kinh doanh của các doanh nghiệp. 83
Bảng 3.1: Nhu cầu của khách hàng về Viễn thông. 98
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
6/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Các yếu tố của môi trường vĩ mô 11
Hình 1.2: Các yếu tố của môi trường vi mô. 14
Hình 1.3: Các khía cạnh phân tích về đối thủ cạnh tranh. 16
Hình 1.4: Việc hình thành một chiến lược 19
Hình 1.5: Sơ đồ thị trường các dịch vụ Viễn thông. 26
Công thức 1.6, 1.7: Độ khả dụng của dịch vụ ĐTCĐ 45
Công thức 1.8, 1.9: Độ khả dụng của dịch vụ Internet 49
Hình 2.1: Thị phần điện thoại cố định tại TPHCM năm 2004. 63
Công thức 2.2, 2.3: Công thức giá độc quyền hoàn toàn 72
Hình 2.4: Sự thay đổi giá và doanh thu trong thị trường độc quyền hoàn toàn 73
Hình 2.5: Lưới chiến lược kinh doanh của các đơn vị Viễn thông hữu tuyến. 84
Hình 2.6: Mức độ quan tâm của khách hàng đến các yếu tố. 85
Hình 2.7: Mức độ hài lòng của khách hàng về nhân viên giao dịch. 86
Hình 2.8: Mức độ hài lòng của khách hàng về nhân viên kỹ thuật. 86
Hình 2.9: Mức độ nhận biết và tham gia các chương trình khuyến mại 87
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ băng rộng 2005-2011 90
Hình 3.2: Tốc độ phát triển GDP của TP.HCM. 92
Hình 3.3: Cơ cấu GDP theo đầu tư của TP.HCM năm 2007. 92
Hình 3.4: Cơ cấu GDP theo ngành của TP.HCM năm 2007. 93
Hình 3.5: Mô hình xác định giá tối ưu (theo France Telecom). 109
Hình 3.6: Mô hình cơ sở dữ liệu thống nhất. 114
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
7/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.
- 3G: Third Generation Network - Mạng viễn thông thế hệ thứ 3.
- ADSL: Asymmetric Digital Subcriber Line - Đường dây thuê bao kỹ thuật số
bất đối xứng.
- ASPs: Applications Service Providers - Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng).
- CRM: Customer Relationship Management - Hệ thống quản lý quan hệ khách
hàng.
- DSL: Digital Subscriber Line - Đường dây thuê bao kỹ thuật số.
- ERP: Enterprise Resource Planning - Hệ thống lập kế hoạch nguồn doanh
nghiệp.
- ETC: Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.
- GPRS: Genral packet radio service - Dịch vụ vô tuyến gói thông dụng.
- ICP: Intergrator Communication Providers – Nhà cung cấp viễn thông tích hợp.
- ISDN: Intergrated Service Digital Network - Mạng kỹ thuật số tích hợp dịch vụ.
- ISP: Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
- LEO: Low Earth Orbiting - Vệ tinh quỹ đạo thấp.
- LMDS: Local Multipoint Distribution Service - Dịch vụ phân phối đa điểm nội
hạt.
- MMDS: Multipoint Multichannel Distribution System - Hệ thống phân phối đa
kênh đa điểm.
- OSSs: Operation Support Systems - Các hệ thống hỗ trợ hoạt động khai thác.
- PCS: Personal Communication Services - Dịch vụ truyền thông cá nhân.
- PSTN: Posted Switching Telephone Network - Mạng điện thoại chuyển mạch
cố định.
- SPT: Saigon Postel - Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn.
- Viettel: Tổng công ty Viễn thông Quân đội.
- VNPT: Vietnam Post and Telecommunication - Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
- WAP: Wireless Access Protocol - Giao thức truy cập vô tuyến.
- WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại Thế giới.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
8/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
MỤC LỤC.
A. LỜI MỞ ĐẦU. ....................................................................................................11
B. NỘI DUNG LUẬN VĂN....................................................................................14
1. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược.........Error! Bookmark not defined.
1.1. Giới thiệu về hoạch định chiến lược. ......................................................14
1.1.1. Chiến lược kinh doanh là gì. ............................................................14
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. ............................................14
1.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh. ...........................................14
1.1.1.3. Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh. ..................................15
1.1.2. Các bước cần thiết để hoạch định chiến lược.................................17
1.1.2.1. Xác định chức năng nhiệm vụ. ..................................................17
1.1.2.2. Đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh. ...........................18
1.1.2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô. .................................................18
1.1.2.2.2. Các yếu tố môi trường vi mô. .................................................21
1.1.2.3. Xác lập mục tiêu của chiến lược................................................25
1.1.2.3.1. Nhu cầu phát triển thị trường tương lai. ................................25
1.1.2.3.2. Xác định mục tiêu của chiến lược. .........................................25
1.1.2.4. Phân tích lựa chọn chiến lược...................................................25
1.1.2.4.1. Nhận biết chiến lược hiện tại của doanh nghiệp....................25
1.1.2.4.2. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường. .....................26
1.1.2.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp.26
1.1.2.4.4. Quyết định lựa chọn chiến lược. ............................................26
1.1.3. Giới thiệu về chiến lược ngành. .......................................................27
1.1.3.1. Sự tương quan giữa công ty và ngành. .....................................27
1.1.3.2. Vai trò của chiến lược ngành. ...................................................28
1.1.3.3. Các yêu cầu của chiến lược ngành...........................................29
1.2. Giới thiệu về Viễn thông. .........................................................................30
1.2.1. Doanh nghiệp Viễn thông. ................................................................30
1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm Viễn thông. ...............................................31
1.2.2.1. Tính vô hình của sản phẩm. ......................................................31
1.2.2.2. Quá trình tích lũy doanh thu dài. ..............................................32
1.2.2.3. Nhiều đơn vị tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ............32
1.2.2.4. Khó dự trữ. ..................................................................................33
1.2.3. Các thành phần của Viễn thông. ....................................................33
1.2.3.1. Các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập. ........................................34
1.2.3.1.1. Hữu tuyến. ..............................................................................34
1.2.3.1.2. Vô tuyến di động.....................................................................35
1.2.3.1.3. Vô tuyến cố định và vố tuyến cầm tay. ...................................37
1.2.3.1.4. Cáp băng rộng........................................................................38
1.2.3.1.5. Truyền thông vệ tinh...............................................................38
1.2.3.2. Các nhà cung cấp truyền dẫn: ...................................................39
1.2.3.2.1. Các công ty dịch vụ đường dài...............................................39
1.2.3.2.2. Các nhà khai thác lại..............................................................40
1.2.3.2.3. Các nhà cung cấp điện thoại qua giao thức Internet. ............40
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
9/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
1.2.3.2.4. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet.........................................41
1.2.3.3. Các dịch vụ phần mềm và nội dung...........................................42
1.2.3.3.1. Các nhà cung cấp hệ thống hỗ trợ hoạt động khai thác. .......42
1.2.3.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng. .....................................43
1.2.3.3.3. Portal (cổng chính). ...............................................................45
1.2.4. Các yếu tố tác động mạnh đến Viễn thông hữu tuyến...................45
1.2.4.1. Thông tin. ....................................................................................45
1.2.4.2. Công nghệ. ..................................................................................47
1.2.4.3. Cạnh tranh. .................................................................................49
1.3. Một số tiêu chuẩn của Bộ Thông tin – Tuyên truyền về dịch vụ viễn
thông hữu tuyến. ..................................................................................................51
1.3.1. Tiêu chuẩn dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định. .....51
1.3.1.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật. .....................................................51
1.3.1.2. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ.......................................................52
1.3.2. Chỉ tiêu về Dịch vụ truy cập Internet gián tiếp qua mạng viễn
thông cố định mặt đất. ....................................................................................55
1.3.2.1. Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật. ...............................................55
1.3.2.2. Các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ. ................................................56
2. Hoạt động của các công ty viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM. ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan về thị trường Viễn thông TP.HCM. .....................................58
2.1.1. Tình hình chung. ...............................................................................58
2.1.2. Tính chất độc quyền nhóm của thị trường. ....................................59
2.1.3. Giới thiệu các đơn vị kinh doanh Viễn thông Hữu tuyến. ............61
2.1.3.1. VNPT – Bưu Điện Tp.HCM. ....................................................61
2.1.3.1.1. Giới thiệu chung. ....................................................................61
2.1.3.1.2. Công việc kinh doanh hiện tại và đang triển khai..................62
2.1.3.1.3. Hướng phát triển. ...................................................................63
2.1.3.2. Cty CP BCVT Sài Gòn (Saigon Postel). ..................................63
2.1.3.2.1. Giới thiệu chung. ....................................................................63
2.1.3.2.2. Công việc kinh doanh hiện tại và đang triển khai..................64
2.1.3.2.3. Hướng phát triển. ...................................................................65
2.1.3.3. Cty Điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel)...............................65
2.1.3.3.1. Giới thiệu chung. ....................................................................65
2.1.3.3.2. Công việc kinh doanh hiện tại và đang triển khai..................66
2.1.3.3.3. Hướng phát triển. ...................................................................67
2.1.3.4. Cty Thông tin Viễn thông Điện lực (ETC). .............................67
2.1.3.4.1. Giới thiệu chung. ....................................................................67
2.1.3.4.2. Công việc kinh doanh hiện tại và đang triển khai..................67
2.1.3.4.3. Hướng phát triển. ...................................................................68
2.1.3.5. Cty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. ...................................68
2.1.3.5.1. Giới thiệu chung. ....................................................................68
2.1.3.5.2. Công việc kinh doanh hiện tại và đang triển khai..................69
2.1.3.5.3. Hướng phát triển. ...................................................................69
2.2. Tình hình hoạt động của các công ty. .....................................................69
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
10/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
2.2.1. Tình hình thị phần. ...........................................................................69
2.2.1.1. Dịch vụ Điện thoại cố định. .......................................................69
2.2.1.2. Dịch vụ truy cập Internet. ..........................................................73
2.2.2. Đánh giá hoạt động Marketing. .......................................................76
2.2.2.1. Sản phẩm (Product)....................................................................76
2.2.2.2. Giá cả (Price). .............................................................................79
2.2.2.3. Phân phối (Place). ......................................................................83
2.2.2.4. Xúc tiến (Promotion). .................................................................84
2.2.3. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực Viễn thông của một số nước trên
thế giới. 86
2.2.3.1. Deutsche Telecom (Đức). ...........................................................86
2.2.3.2. China Telecom (Trung Quốc). ...................................................87
2.3. Phân tích cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Hữu tuyến. ............88
2.3.1. Ma trận lợi thế dị biệt. ......................................................................88
2.3.2. Ma trận cạnh tranh...........................................................................89
2.3.3. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng khách hàng. .................................91
3. Xây dựng định hướng phát triển dịch vụ viễn thông hữu tuyến tại
TP.HCM. ..................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Các đánh giá phục vụ xây dựng định hướng. ........................................96
3.1.1. Đánh giá môi trường vĩ mô. .............................................................96
3.1.1.1. Tình hình Viễn thông thế giới.. .................................................96
3.1.1.2. Tình hình kinh tế - chính trị TP.HCM. .....................................98
3.1.1.3. Tình hình văn hoá – xã hội TP.HCM. ....................................101
3.1.2. Đánh giá môi trường vi mô. ...........................................................103
3.1.3. Phân tích SWOT ngành..................................................................105
3.1.3.1. Điểm mạnh (Strength)..............................................................105
3.1.3.2. Điểm yếu (Weakness). ..............................................................106
3.1.3.3. Thời cơ (Oppoturnity)...............................................................108
3.1.3.4. Thách thức (Threat). ................................................................109
3.2. Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM. ...110
3.2.1. Tầm nhìn, mục tiêu. ........................................................................110
3.2.1.1. Tầm nhìn. ..................................................................................110
3.2.1.2. Mục tiêu. ...................................................................................111
3.2.2. Định hướng về sức mạnh cạnh tranh. ...........................................111
3.2.3. Định hướng về Marketing. .............................................................113
3.2.3.1. Chính sách sản phẩm. ..............................................................113
3.2.3.2. Chính sách giá. .........................................................................115
3.2.3.3. Chính sách phân phối. .............................................................117
3.2.3.4. Chính sách xúc tiến. .................................................................117
3.3. Các điểm cần chú ý cải tiến để nâng hiệu quả của định hướng..........119
3.3.1. Khả năng cung cấp của mạng lưới. ...............................................119
3.3.2. Cơ sở dữ liệu khách hàng, tổng đài tính cước. .............................120
3.3.3. Tác phong phục vụ của hệ thống giao dịch. .................................121
C. LỜI KẾT. ..........................................................................................................123
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................125
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
11/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
E. PHỤ LỤC ..........................................................................................................127
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Các hình thái thông tin liên lạc được ra đời cùng lúc với sự hình thành xã hội
loài người. Để thực hiện việc phối hợp, quản lý, phân công lao động xã hội, con
người cần phải liên lạc với nhau thông qua nhiều phương thức linh hoạt để thống
nhất mọi hoạt động của từng cá nhân và từng tổ chức. Theo dòng lịch sử, các
phương thức thông tin liên lạc không ngừng được cải thiện và được phát minh thêm
để đáp ứng nhu cầu giao lưu thông tin ngày càng tăng của con người, trong đó có
Viễn thông. Là một trong những hình thái thông tin liên lạc hiện đại nhất, Viễn
thông giúp truyền tải thông tin qua lại dưới nhiều hình thức phong phú và khoảng
cách truyền tin linh hoạt giữa các đầu mối thông tin với nhau. Tại Việt Nam nói
chung và TP.HCM nói riêng, Viễn thông đang không ngừng khẳng định tầm quan
trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế.
Với vai trò là lĩnh vực tiên phong, ngành Viễn thông tại TP.Hồ Chí Minh
đang đối mặt với nhiều thời cơ và thử thách. Các chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư
cùng với xu hướng hội nhập, thể hiện qua việc gia nhập WTO của Việt Nam, sẽ
đem lại rất nhiều cơ hội kinh doanh, giúp Thành phố phát triển cơ sở hạ tầng, gia
tăng thu nhập đầu người. Bên cạnh các thời cơ, chúng ta cũng phải đối mặt với các
yêu cầu về lộ trình cạnh tranh trong ngành Viễn thông, các yêu cầu về nhân lực, về
kỹ thuật, về cơ chế chính sách để đáp ứng tốc độ phát triển của ngành.
Một trong những lĩnh vực phát triển khá ổn định của ngành Viễn thông là
mảng dịch vụ dựa trên nền Mạng điện thoại công cộng (Posted Switching
Telephone Network). Tuy không có nhiều công nghệ đột phá nhưng mảng dịch vụ
này lại có vai trò khá quan trọng, quyết định tính ổn định trong ngành Viễn thông.
Mặc dù có khá nhiều dịch vụ sử dụng mạng hữu tuyến, nhưng mảng dịch vụ này
được đại diện bởi hai dịch vụ chính: dịch vụ điện thoại cố định và dịch vụ băng
thông rộng ADSL. Đây là hai dịch vụ thể hiện rõ lợi ích của mạng hữu tuyến đối
với nhu cầu thông tin liên lạc và truyền tải thông tin của khách hàng, đặc biệt trong
giai đoạn bùng nổ thông tin trên toàn cầu.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
12/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Tuy vậy, thị trường dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến đang có
nhiều chuyến biến mạnh mẽ, các sản phẩm thay thế của mạng Viễn thông vô tuyến
đang dần thay thế các dịch vụ Viễn thông hữu tuyến và khiến cho nhu cầu khách
hàng đi dần đến bão hòa. Bên cạnh đó, như đã nêu ở phần trên, sự hội nhập của nền
kinh tế và các chính sách mở cửa cũng tạo tiền đề cho sự cạnh tranh mạnh mẽ trong
môi trường kinh doanh. Vì vậy, thực tại khách quan đòi hỏi phải có một định hướng
phát triển dài hạn và ổn định cho thị trường dịch vụ này, và đó cũng là lý do thực
hiện luận văn này.
Mục tiêu của luận văn là cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá, phân
tích thị trường dịch vụ viễn thông hữu tuyến, thông qua đó, tiến hành xây dựng định
hướng chiến lược phát triển cho mảng dịch vụ này tại thị trường TP.HCM. Thời
gian thực hiện luận văn là từ: 01/01/2007 đến 31/12/2007. Phạm vi của luận văn là
tập trung phân tích nghiên cứu thị trường dịch vụ viễn thông hữu tuyến tại
TP.HCM.
Kết cấu luận văn bao gồm 3 phần chính:
- Phần 1 - Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược và viễn thông hữu tuyến:
đây là phần cung cấp các cơ sở về công tác hoạch định chiến lược, các
thông tin về các dịch vụ viễn thông.
- Phần 2 – Hoạt động của các công ty viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM:
phần này cung cấp các thông tin về môi trường vĩ mô và vi mô của các
doanh nghiệp viễn thông hữu tuyến.
- Phần 3 - Xây dựng định hướng chiến lược dịch vụ viễn thông hữu tuyến
tại TP.HCM: phần này cung cấp một tầm nhìn chiến lược để định hướng
phát triển một cách ổn định cho lĩnh vực này.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp quy nạp
thông qua việc phân tích tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá môi
trường kinh doanh, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá xu
hướng của khách hàng về lĩnh vực dịch vụ viễn thông. Ngoài ra, bài viết cũng có
vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp tiếp cận
hệ thống.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
13/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Thông qua việc vận dụng các phương pháp này, bài luận văn muốn đóng vai
trò vai trò định hướng phát triển dịch vụ điện thoại cố định, từ đó góp phần đẩy
mạnh tốc độ phát triển của ngành Viễn thông. Tài liệu tham khảo gồm có các sách
về Viễn thông của NXB Bưu điện, các văn bản pháp quy, các trang web thông tin
Viễn thông, các báo cáo của các đơn vị trong ngành Viễn thông và kết quả nghiên
cứu trực tiếp các doanh nghiệp (danh mục chi tiết được trình bày trong mục Tài liệu
Tham khảo).
Trong quá trình thực hiện, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện nhưng
bài viết sẽ không tránh khỏi sai sót. Tôi kính mong nhận được sự đóng góp và điều
chỉnh của Quý thầy cô và Quý độc giả.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
14/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
B. NỘI DUNG LUẬN VĂN.
Phần 1 - Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược và
viễn thông hữu tuyến
1.1. Giới thiệu về hoạch định chiến lược.
1.1.1. Chiến lược kinh doanh là gì.
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh.
Có khá nhiều khái niệm về chiến lược kinh doanh. Do đó, tôi xin
phép trình bày một khái niệm ngắn gọn nhất. Chiến lược kinh doanh của
một doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp với thời gian và
không gian theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của
doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh
hướng của doanh nghiệp.
Mục đích của chiến lược là thông qua một hệ thống các mục tiêu,
các biện pháp chủ yếu và các chính sách để xác định, tạo dựng một bức
tranh toàn cảnh về thể loại, mô hình kinh doanh mà chúng ta muốn đạt
đến trong tương lai, nó phác họa ra những triển vọng, quy mô, vị thế hình
ảnh của doanh nghiệp trong tương lai.
1.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt và điều kiện kinh tế hội nhập
hiện nay, một doanh nghiệp muốn thành công phải có một chiến lược.
Người lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm được xu thế đang thay đổi trên thị
trường, tìm ra được nhân tố then chốt tạo nên thành công, biết khai thác
những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp,
hiểu được đối thủ cạnh tranh và mong muốn của khách hàng. Ngoài ra,
người lãnh đạo phải biết cách tiếp cận với thị trường để đưa ra được
những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
15/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
giảm bớt hoạt động ở những thời điểm và địa bàn nhất định. Vì vậy,
chiến lược có một vai trò khá cụ thể như sau:
- Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có
hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh
nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức
mạnh cho doanh nghiệp, phát triển thêm thị phần.
- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức
thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài
và phát triển không ngừng.
1.1.1.3. Các yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh phải đạt được mục đích tăng thế
lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần đến chiến lược kinh doanh.
Muốn đạt được yêu cầu này, khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai
thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận
dụng thế mạnh chứ không dùng quá nhiều công sức cho việc khắc phục
các điểm yếu tới mức không đầu tư gì cho các mặt mạnh.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự an toàn kinh
doanh cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh chứa đựng trong lòng nó
yếu tố mạo hiểm mà các doanh nghiệp thường phải đương đầu, do vậy sự
an toàn trong kinh doanh, nhiều khi lại là yếu tố quan tâm hàng đầu của
doanh nghiệp. Để đạt được yêu cầu này, chiến lược kinh doanh phải có an
toàn, trong đó khả năng rủi ro vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ là thấp nhất.
Phải luôn đề phòng tư tưởng xây dựng chiến lược theo kiểu được ăn cả,
ngã về không, do chưa hiểu kỹ luận thuyết kinh doanh mạo hiểm.
Thứ ba, phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những
điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. Việc xác định phạm vi kinh
doanh trong chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sao cho khắc phục được
sự dàn trải nguồn lực. Trong mỗi phạm vi kinh doanh nhất định, các
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
16/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
doanh nghiệp có thể định ra mục tiêu cần đạt tới phù hợp với điều kiện cụ
thể của mình. Việc định mục tiêu này phải rõ ràng và phải chỉ ra được
những mục tiêu cơ bản nhất, then chốt nhất. Đi liền với mục tiêu, cần có
hệ thống các chính sách, biện pháp và điều kiện vật chất, kỹ thuật, lao
động làm tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu ấy. Những vấn đề lớn
này trong chiến lược kinh ._.doanh không thể hiện trên bản thuyết minh dài
dòng mà trái lại, cần hết sức ngắn gọn, súc tích. Các công trình nghiên
cứu cho thấy rằng, các chiến lược kinh doanh của những doanh nhân
nhạy bén gần như có một đặc điểm chung là: đơn giản và tự nhiên.
Thứ tư, phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương
lai. Việc dự đoán này càng chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh
càng phù hợp bấy nhiêu. Dự đoán trước hết là một hoạt động trí não, vì
vậy muốn có được các dự đoán tốt, cần có một khối lượng thông tin và tri
thức nhất định, đồng thời phải có phương pháp tư duy đúng đắn để có được
cái nhìn thực tế và sáng suốt về tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể phải
đương đầu ở tương lai.
Thứ năm, phải có chiến lược dự phòng. Sở dĩ phải như vậy vì,
chiến lược kinh doanh là để thực thi trong tương lai, mà tương lai lại luôn
là điều chưa biết. Vì thế khi xây dựng chiến lược kinh doanh, phải tính
đến khả năng xấu nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Và trong tình
hình đó chiến lược nào sẽ là thay thế. Mặc dù khi xây dựng chiến lược
kinh doanh đã dự đoán tương lai, nhưng dự đoán chỉ là dự đoán. Người
giỏi nhất cũng chỉ có thể đưa ra được các dự đoán tiệm cận với thực tế sẽ
diễn ra. Chiến lược dự phòng sẽ cho phép ứng đối một cách nhanh nhạy
với những thay đổi mà trước đây chưa lường hết được.
Cuối cùng, phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ. Chiến lược
kinh doanh không chín muồi thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ thất bại.
Nhưng có điều tưởng như nghịch lý là, một số chiến lược kinh doanh lại
thất bại vì quá chín muồi. Lý do thật dễ hiểu vì tư tưởng cầu toàn trong
việc xây dựng chiến lược, nên mất quá nhiều thời gian qua công tác chi
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
17/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
tiết, kỳ vọng có được một chiến lược hoàn hảo. Điều đó dẫn đến khi xây
dựng xong chiến lược và triển khai thì sẽ mất đi cơ hội. Cho nên khi
hoạch định chiến lược kinh doanh phải phân biệt đâu là chiến lược lý
tưởng và đâu là chiến lược cầu toàn. Nếu một nhà chiến lược quyết tâm
loại trừ những sai sót, kể cả những sai sót nhỏ trong chiến lược của mình,
thì cần nhớ rằng thời gian cần thiết để xử lý và phân tích các thông tin sẽ
là vô hạn. Bởi vậy, đến khi vạch ra được chiến lược hoàn hảo cũng có thể
lúc nó trở nên lạc hậu so với sự thay thế có tính chất hàng ngày của thị
trường, hoặc là doanh nghiệp không còn khả năng áp dụng, bởi đang trên
đà phá sản do thời gian dài hoạt động không có chiến lược. Trong trường
hợp này nhà chiến lược đã tạo ra một chiến lược trễ nải.
1.1.2. Các bước cần thiết để hoạch định chiến lược.
1.1.2.1. Xác định chức năng nhiệm vụ.
Mọi tổ chức đều có mục đích và lý do tồn tại. Tuy nhiên, ở mỗi giai
đoạn lịch sử của nó, cần phải được phát triển và định hướng rõ nét, đặc trưng
hơn. Mặt khác, để có được những mục tiêu đúng đắn, doanh nghiệp phải xác
định thật tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Chức năng nhiệm vụ hay là sứ mệnh của doanh nghiệp được coi như
bản tuyên ngôn về mục đích của doanh nghiệp, nguyên tắc kinh doanh, triết lý
kinh doanh, lý tưởng mà doanh nghiệp theo đuổi, niềm tin rõ ràng của doanh
nghiệp. Chính vì vậy mà bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của doanh
nghiệp sẽ làm cho người ta phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác tuy chúng cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một thị trường.
Nếu một doanh nghiệp không hình thành được một bản tuyên ngôn về
chức năng nhiệm vụ một cách bao quát và thu hút thì sẽ đánh mất cơ hội tự giới
thiệu tốt về mình đối với những người góp vốn đầu tư hiện tại và tiềm tàng. Tất
cả các doanh nghiệp đều có các nhà quản lý, các nhân viên, khách hàng, người
cho vay, người cung cấp, nhà phân phối. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm
vụ là phương tiện đắc lực để truyền đạt thái độ của doanh nghiệp đối với họ.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
18/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Xây dựng bản chức năng nhiệm vụ tốt còn giúp cho việc xác định mục
tiêu, vạch ra chiến lược đúng đắn, nó cung cấp cho các nhà quản trị sự thống
nhất về định hướng, loại ra những nhu cầu riêng lẻ, hạn chế và có tính nhất thời.
Tóm lại mọi doanh nghiệp phải có bản thuyết minh về chức năng nhiệm
vụ thể hiện mục đích cao cả và lý do tồn tại của nó. Nhiệm vụ của người lãnh
đạo doanh nghiệp là phải xây dựng và truyền đạt những nội dung của bản
thuyết minh này đến mọi đối tượng có liên quan.
1.1.2.2. Đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh.
Bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh nào muốn tồn tại và
phát triển đều phải có bốn điều kiện thiết yếu: nhân lực, công nghệ, thị trường
và vốn. Trong số đó, có những điều kiện doanh nghiệp có khả năng tự quyết
định, có những yếu tố chỉ quyết định được một phần và còn có cả những điều
kiện doanh nghiệp không thể tự quyết định được.
1.1.2.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng tác động đến
tất cả các chương trình của doanh nghiệp. Hình vẽ bên cho thấy sáu yếu tố
chủ yếu tác động đến môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp.
Hình 1.1: Các yếu tố của môi trường vĩ mô
Môi trường dân số: Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến
yếu tố này bởi vì con người hay chính xác là sức mua của họ cấu
Nhân
khẩu họ̣c
Kinh tế
Tự nhiên
Công
nghệ
Chính trị,
pháp luật
Văn hóa
Doanh nghiệp
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
19/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
thành nên thị trường, khi nghiên cứu dân số học các nhà nghiên cứu
thường quan tâm đến các tiêu thức sau: Qui mô của dân số, tỉ lệ (tốc
độ) tăng giảm dân số, cơ cấu dân cư. Ngoài ra, một vấn đề khác liên
quan đến sự biến đổi thị trường đó là quá trình đô thị hóa và phân bố
lại dân cư. Các vùng đô thị tập trung luôn luôn là thị trường quan
trọng cho các doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế: Bản thân con người không tạo nên thị
trường, mà sức mua tạo nên thị trường, do đó điều kiện kinh tế được
xem như là một trong những nhân tố tác động vô cùng lớn đến thị
trường. Các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp là: Tốc độ phát triển của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất ngân
hàng, các chính sách tài chính tiền tệ.
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các tài
nguyên thiên nhiên được xem như những nhân tố đầu vào trong quá
trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường chính trị, pháp luật: Các yếu tố chính trị và pháp
luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Bao gồm: Hệ thống luật pháp nói chung như Hiến pháp, luật Dân sự,
luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư nước ngoài, luật Thương mại, luật
Ngân hàng Nhà nước… và hàng loạt các nghị định, trong đó có nghị
định về quảng cáo; các chính sách Nhà nước có liên quan đến doanh
nghiệp như: chính sách tài trợ, chính sách thuế quan …; Cơ chế điều
hành của Chính phủ: liên quan trực tiếp tới tính hiệu lực của pháp lý
và các chính sách kinh tế; Môi trường chính trị trong hoạt động
Marketing của doanh nghiệp: đó là việc Chính phủ tự đứng ra hoặc
cho phép tổ chức ngày càng nhiều hơn các cơ quan và tổ chức bảo vệ
người tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến hoạt động Marketing
của doanh nghiệp; ngoài ra còn có thể đề cập đến quan điểm của
Đảng, Nhà nước trong kinh doanh lĩnh vực viễn thông.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
20/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Môi trường công nghệ: Cần phải quan tâm vì ngày nay khoa
học công nghệ biến đổi rất nhanh. Do đó chu kỳ của công nghệ ngày
một rút ngắn nó là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn thách thức
đối với doanh nghiệp. Những tiến bộ công nghệ tác động đến thị
trường trên ba mặt sau: Khởi đầu cho những ngành công nghiệp mới,
làm thay đổi căn bản hay gần như xóa bỏ hoàn toàn những ngành
đang có, kích thích sự phát triển của thị trường.
Các doanh nghiệp phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có
thể làm cho sản phẩm của mình bị lạc hậu một cách trực tiếp hay gián
tiếp. Các công nghệ mới thường xuất hiện từ bên ngoài các ngành
đang hoạt động. N.H Snysder khẳng định : “Lịch sử dạy ta rằng phần
lớn các phát minh mới đe dọa đến thực tế kinh doanh và các công
nghệ hiện thời không bắt nguồn từ các ngành công nghiệp truyền
thống”. Cách mạng khoa học kỹ thuật làm chu kỳ sống của sản phẩm
bị rút ngắn gây cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.
Môi trường văn hóa, xã hội: Môi trường văn hóa của xã hội
thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách và giá trị của các cá nhân
trong xã hội đó, và điều này tác động đến hành vi tiêu dùng của cá
nhân, hay nói cách khác môi trường văn hóa xã hội góp phần tạo nên
sự biến động của thị trường. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng
có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở
thích vui chơi, giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống,
cộng đồng kinh doanh.
Quan điểm tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của dân cư các vùng,
các địa phương, các dân tộc, và quan điểm tiêu dùng của giới tính,
tuổi tác, nghề nghiệp ảnh hưởng đến hình thành thị trường, qui mô thị
trường và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Kinh doanh
trong một thị trường có quan điểm tiêu dùng ổn định sẽ tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
21/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Phong cách sống cũng tác động đến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ
bao gồm chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã. Ngoài
ra, tâm lý dân tộc cũng tác động đến phong cách tiêu dùng, ảnh hưởng
đến sự hình thành các khúc thị trường khác nhau. Doanh nghiệp cần
chú ý đến các đặc điểm này để đưa ra những quyết định phù hợp.
1.1.2.2.2. Các yếu tố môi trường vi mô.
Là các yếu tố bên trong quyết định đến tính chất và mức độ
cạnh tranh trong kinh doanh, bao gồm các yếu tố cơ bản như: Hoàn
cảnh nội tại, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung cấp, các đối
thủ tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế.
Hình 1.2: Các yếu tố của môi trường vi mô.
Hoàn cảnh nội tại của doanh nghiệp: Hoàn cảnh nội tại của
một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của
doanh nghiệp.
Nguồn nhân công có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự thành công của doanh nghiệp. Họ sẽ cung cấp dữ liệu đầu
Các đối thủ
mới tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
Sự tranh đua giữa
các doanh nghiệp
hiện có mặt trong
ngành
Người
cung cấp Khách
hàng
Hàng thay thế
Áp lực từ phía
người cung cấp
Áp lực từ phía
khách hàng
Nguy cơ do các sản phẩm
và dịch vụ thay thế
Nguy cơ có các đối thủ
cạnh tranh mới
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
22/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa
chọn, thực hiện và kiểm tra mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Yếu tố nghiên cứu và phát triển thể hiện chất lượng của
các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành, quan trọng
trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản
phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất.
Khâu sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến bộ phận
chức năng về nhân lực vì nếu khâu sản xuất yếu kém thì sản
phẩm, dịch vụ được sản xuất ra có thể không bán được tất yếu
dẫn đến tổn thất về tài chính.
Bộ phận tài chính có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn
doanh nghiệp. Các cứu xét về tài chính, các mục tiêu và các
chiến lược tổng quát của doanh nghiệp có gắn bó rất mật thiết
với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên
quan đến nguồn tài chính.
Yếu tố Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm
vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ và trao đổi với
khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Văn hoá tổ chức cũng là một trong những yếu tố không
kém phần quan trọng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều
có một nề nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc của
doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến phương thức thông qua quyết
định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược
và điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Điều hết sức quan
trọng là làm sao xây dựng được một nề nếp tốt khuyến khích
nhân viên tiếp thu được các chuẩn mực và thái độ tích cực. Nếu
văn hoá doanh nghiệp tạo ra được tính linh hoạt và khuyến
khích việc tập trung chú ý đến các điều kiện bên ngoài thì nó sẽ
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
23/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
tăng cường khả năng của doanh nghiệp thích nghi được với các
biến đổi của môi trường.
Nhà cung cấp: Những nhà cung cấp là các doanh nghiệp hoặc
cá nhân đảm bảo sự cung ứng các yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự thay đổi của những nhà cung cấp
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các
nhà quản trị phải phải bảo đảm sự ổn định của các nguồn cung ứng,
nếu không điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ
thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng các doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi
phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự hiện hữu của các
yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu và nguyện vọng doanh
nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình. Vì vậy chúng làm
cho sự cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt. Sự am hiểu về đối thủ cạnh
tranh có tầm quan trọng rất lớn trong việc đề ra các thủ thuật phân tích
đối thủ cạnh tranh, đề ra các giải pháp, chiến lược kinh tế cho phù
hợp.
Hình 1.3: Các khía cạnh phân tích về đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược hiện tại
Doanh nghiệp hiện đang cạnh
tranh như thế nào
Mục đích tương lai
Ở tất cả các cấp quản lý và đa
chiều
Vài vấn đề cần trả lời về đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ có bằng lòng với hiện tại không
- Khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiến lược như thế nào ?
- Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì ?
- Điều gì giúp đối thủ cạnh tranh trả đũa một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất ?
Nhận định
Ảnh hưởng của nó và ngành
công nghiệp
Các tiềm năng
Cả mặt mạnh và mặt yếu
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
24/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ mới tham gia kinh doanh có thể là
yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, do họ đưa vào khai thác
các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành lại thị phần và
nguồn lực sản xuất cần thiết, việc mua lại các doanh nghiệp với ý định
xây dựng phần thị trường thường là biểu hiện của sự xuất hiện đối thủ
mới xâm nhập.
Việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm việc
duy trì hàng rào hợp pháp ngăn chặn các sự xâm nhập bên ngoài.
Những hàng rào này là: lợi thế do sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng
hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi
mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc thâm nhập các kênh tiêu
thụ vững vàng và ưu thế về giá thành mà đối thủ cạnh tranh không tạo
ra được.
Sản phẩm thay thế: Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn
chế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp do mức giá cao nhất bị
khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh
nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các doanh
nghiệp không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế
tiềm ẩn.
Các yếu tố về khách hàng: Khách hàng là mục tiêu phấn đấu
của doanh nghiệp, là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là nhân
tố góp phần tạo nên thị trường. Sự tín nhiệm đó đạt được là do biết
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối
thủ cạnh tranh. Vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố về khách hàng là
vấn đề chiến lược của doanh nghiệp. Đầu tiên doanh nghiệp phải xác
định có bao nhiêu loại thị trường khách hàng, những nhu cầu và hành
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
25/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
vi mua sắm của họ. Trong hành vi mua sắm phức tạp, người mua trải
qua một quá trình thông qua quyết định gồm các giai đoạn: Ý thức về
nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua
và hành vi hậu mãi.
1.1.2.3. Xác lập mục tiêu của chiến lược.
1.1.2.3.1. Nhu cầu phát triển thị trường tương lai.
Khi xác định mục tiêu chiến lược, cần xác định nhiều yếu tố
liên quan, trong đó việc nghiên cứu sự phát triển của thị trường là yếu
tố rất quan trọng. Dựa trên tình hình thực tế của thị trường và viễn
cảnh phát triển của thị trường, kết hợp với việc đánh giá các môi
trường vi mô và vĩ mô, người hoạch định chiến lược sẽ xây dựng định
hướng cần thiết cho doanh nghiệp, từ đó có cơ sở xác định mục tiêu
sứ mệnh của doanh nghiệp.
1.1.2.3.2. Xác định mục tiêu của chiến lược.
Dựa trên nhu cầu phát triển của thị trường, khả năng, năng lực
cạnh tranh trên thị trường để hoạch định các mục tiêu dài hạn và mục
tiêu ngắn hạn. Mục tiêu được đề ra cho mọi cấp quản trị của doanh
nghiệp làm định hướng cho các nhà soạn thảo quyết định. Mọi mục
tiêu đề ra cần phải cụ thể, linh hoạt, định lượng được, có tính khả thi,
nhất quán và hợp lý.
Trong nội dung mục tiêu cần phải tính đến các đối tượng hữu
quan khác nhau của hãng. Các đối tượng này có nhiều nguyện vọng
và thường trái ngược nhau. Vì doanh nghiệp không thể thỏa mãn
nguyện vọng của tất cả các đối tượng hữu quan nên cần có giải pháp
dung hòa. Các doanh nghiệp cần không ngừng theo dõi mục tiêu đề ra
và điều chỉnh cho phù hợp.
1.1.2.4. Phân tích lựa chọn chiến lược.
1.1.2.4.1. Nhận biết chiến lược hiện tại của doanh nghiệp.
Hiện tại doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược gì không phải
ai cũng biết và cũng không nhất thiết do chính doanh nghiệp vạch ra.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
26/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Bởi vậy nhận thức để biết chiến lược hiện tại trước khi quyết định một
chiến lược cho giai đoạn sắp tới là rất cần thiết nhằm đề ra chiến lược
mới vừa phù hợp với giai đoạn mới vừa thừa kế được những định
hướng hiện có của chiến lược hiện tại, nếu thừa kế được càng nhiều
cái hiện có thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều trong việc tổ chức sắp xếp
lại cơ cấu và phương pháp làm việc.
1.1.2.4.2. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Trong bước này cần có những so sánh cụ thể sức mạnh trong
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường,
thông qua việc so sánh cạnh tranh và có thể xếp loại doanh nghiệp có
vị thế cạnh tranh mạnh, trung bình hay yếu. Xác định vị trí chiến lược
và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có thể nhận biết được
chiến lược tấn công, phòng thủ, thận trọng hay cạnh tranh là thích hợp
với doanh nghiệp.
1.1.2.4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp.
Nhận biết được đầy đủ 4 yếu tố trên là một công việc rất tốt
nhằm tìm ra các phối hợp logic. Phối hợp được thực hiện đòi hỏi phải
có những tư duy và sáng tạo để tìm ra được những phương án chiến
lược khả thi chứ không phải là chọn chiến lược tốt nhất. Tính khả thi
của phương án thể hiện được nhờ tận dụng được các cơ hội và điểm
mạnh, khắc phục được điểm yếu và chủ động để phòng chống rủi ro.
1.1.2.4.4. Quyết định lựa chọn chiến lược.
Từ những phân tích trên ta đưa ra được một số chiến lược khả
thi, còn gọi là phương án chiến lược. Đến đây cần đánh giá các mặt
tốt, mặt chưa tốt của phương án, cân nhắc trên từng yếu tố để đưa ra
quyết định cuối cùng: chiến lược nào là tối ưu? Có còn chiến lược nào
tốt hơn nữa không? Chiến lược nào được chọn? Tóm lại, để có thể
nhận thức rõ hơn, ta có sơ đồ cho việc hình thành một chiến lược như
sau.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
27/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Hình 1.4: Việc hình thành một chiến lược
Hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
doanh nghiệp. Và để đơn giản và chính xác, trong quá trình hoạch định,
người ta thường tổng hợp các yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong, cơ hội
cũng như thách thức để từ đó các nhà quản trị có thể lựa chọn cho mình một
hướng đi chính xác hơn nhằm khai thác những điểm mạnh, cơ hội cũng như
hạn chế những điểm yếu và những nguy cơ cho tổ chức.
1.1.3. Giới thiệu về chiến lược ngành.
1.1.3.1. Sự tương quan giữa công ty và ngành.
Nhiều công ty kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, sản xuất hay
cung ứng cùng một loại hàng hóa hay dịch vụ sẽ tạo nên một ngành nghề.
Một ngành nghề sẽ không thể tồn tại và phát triển một cách lành mạnh
nếu chỉ có một doanh nghiệp kinh doanh. Việc độc quyền, thiếu tính cạnh
tranh trong một ngành nghề, sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là chất lượng
cung cấp sản phẩm, dịch vụ thấp, giá thành sản phẩm cao, tác phong phục
vụ khách hàng không chuyên nghiệp….
Việc tồn tại nhiều công ty trong cùng một ngành là mối quan hệ
biện chứng, là cơ sở cho sự phát triển của một ngành nghề. Trong quá
trình tác động, ảnh hưởng, cạnh tranh qua lại lẫn nhau, bản thân các
doanh nghiệp tham gia ngành sẽ liên tục tự điều chỉnh để thích ứng với
môi trường vĩ mô và vi mô ngành. Bên cạnh đó, trong quá trình giải
quyết các yếu tố cạnh tranh nội ngành, các doanh nghiệp sẽ chú ý đón
đầu nhu cầu của khách hàng của mình hơn, kể cả khách hàng trong nội tại
doanh nghiệp, từ đó giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển.
Thông qua quá trình chọn lọc, đào thải, cạnh tranh, ngành nghề sẽ dần
phát triển thông qua việc tăng trưởng các chỉ số kinh tế của ngành.
Các điểm mạnh và
yếu của công ty
Những cơ hội và đe
dọa của môi trường
Các giá trị cá nhân
của nhà quản trị
Các mong đợi xã hội
CHIẾN
LƯỢC
Các yếu tố
bên trong
Các yếu tố
bên ngoài
Kết hợp
Kết hợp
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
28/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Do đó, có thể thấy sự tương quan giữa ngành và một doanh
nghiệp. Cùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và vi mô như doanh
nghiệp, ngành nghề cũng có các khách hàng nội bộ (là bản thân các
doanh nghiệp) và các khách hàng bên ngoài thuộc ngành nghề khác. Mỗi
ngành nghề sẽ cung ứng một chủng loại hàng hóa giúp đảm bảo nguồn
cung cho các ngành nghề liên quan. Việc một ngành nghề hoạt động
không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến dây chuyền phân công lao động,
ảnh hưởng đến tốc độ tăng truởng của nền kinh tế, từ đó làm suy giảm tốc
độ phát triển kinh tế. Một nền kinh tế mạnh là một nền kinh tế có các
ngành nghề phát triển nhanh và ổn định. Do đó, luôn có sự tương quan
giữa ngành nghề và doanh nghiệp.
1.1.3.2. Vai trò của chiến lược ngành.
Tương tự như tính chất của chiến lược kinh doanh, chiến lược
ngành là định hướng phát triển cho toàn ngành hàng hóa hay dịch vụ. Với
tính chất nêu trên, chiến lược ngành có vai trò như sau:
- Cung cấp cho ngành nghề một tầm nhìn cụ thể, một định hướng kinh
doanh rõ ràng theo định hướng đúng định hướng của Nhà nước và của
nền kinh tế. Từ đó, chiến lược sẽ là kim chỉ nang cho các hoạt động
của toàn bộ doanh nghiệp trong ngành nghề đó, giúp phát huy năng
lực nội tại của ngành, giúp đóng góp kim ngạch cho nền kinh tế cũng
như hỗ trợ và thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.
- Giúp cho ngành giảm đi các rủi ro có thể xảy ra, giúp ứng phó một
cách linh hoạt với các bất trắc, từ đó tận dụng thế mạnh của ngành để
tăng trưởng và phát triển ổn định.
- Chiến lược ngành là một thành phần quan trọng trong định hướng
phát triển kinh tế của Nhà nước. Nền kinh tế sẽ không thể phát triển
ổn định khi bản thân mỗi ngành nghề không có một định hướng phát
triển vững chắc.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
29/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Với một vai trò cần thiết và quan trọng như vậy, chiến lược ngành
chính là một la bàn cho tất cả hoạt động trong một ngành nghề kinh
doanh.
1.1.3.3. Các yêu cầu của chiến lược ngành.
Thứ nhất, chiến lược ngành phải tận dụng được năng lực của toàn
ngành để tạo lập vị thế trong nền kinh tế. Khai thác mạnh mẽ các lợi thế
của ngành, giảm thiểu các mặt còn hạn chế, giúp ngành nghề tăng trưởng
ổn định.
Thứ hai, chiến lược ngành phải giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra
cho ngành nghề, đảm bảo giảm thiểu các rủi ro cho các đơn vị kinh doanh
trong ngành. Cần định rõ những rủi ro có thể gặp phải và định hướng
khắc phục các rủi ro này. Mặc dù không thể lường trước tất cả rủi ro
nhưng việc liệt kê đầy đủ các rủi ro sẽ giúp khắc phục hầu hết các bất trắc
có thể xảy ra.
Thứ ba, xây dựng định hướng phạm vi kinh doanh rõ ràng, từ đó
đảm bảo các đơn vị thành viên có thể phát huy sở trường hoạt động của
mình. Cần xây dựng hệ thống mục tiêu then chốt, kèm giải pháp thực
hiện rõ ràng, súc tích, giúp các đơn vị tập trung nguồn lực của mình,
tránh dàn trải năng lực ra quá nhiều sản phẩm, dịch vụ.
Thứ tư, phải dự báo được môi trường kinh doanh trong tương lai.
Việc dự báo chính xác sẽ đảm bảo định hướng đúng đắn hoạt động cho
các đơn vị thành viên, tránh tình trạng lúng túng trong quá trình hoạt
động của các doanh nghiệp thành viên. Việc thu thập và xử lý thông tin là
một công tác quan trọng giúp xây dựng một dự báo đúng đắn cho ngành.
Cuối cùng, chiến lược ngành cần có tính linh hoạt, phản ứng nhanh
nhạy với tình hình thị trường và nền kinh tế. Một chiến lược quá cứng
nhắc sẽ khó xoay sở trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Một
chiến lược quá lỏng lẻo sẽ tạo nên sự lạc lõng trong hoạt động của ngành
nghề. Ngoài ra, chiến lược cũng cần phải đáp ứng phù hợp các thời cơ có
thể có của nền kinh tế.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
30/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Với các yêu cầu như trên, có thể thấy chiến lược ngành được đặt ở
một tầm vĩ mô hơn so với chiến lược kinh doanh của công ty. Đó cũng
chính là cơ sở tham khảo đáng tin cậy nhất, là nền tảng cho các doanh
nghiệp phát triển chiến lược trung và dài hạn của mình.
1.2. Giới thiệu về Viễn thông.
1.2.1. Doanh nghiệp Viễn thông.
Doanh nghiệp là một tổ chức sống, là một đơn vị kinh tế được thành
lập theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Theo
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông năm 2002, trong lĩnh vực Viễn thông có:
- Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng là doanh nghiệp Nhà nước hoặc
doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ
phần đặc biệt, được thành lập theo quy định của Pháp luật để thiết lập hạ
tầng mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông là doanh nghiệp Việt nam
thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của Pháp luật
để cung cấp các dịch vụ Viễn thông.
Đó là khái niệm chung về doanh nghiệp Viễn thông. Để có nhiều
thông tin hơn, tôi xin phép trình bày kinh doanh viễn thông và các đặc trưng
của nó. Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinh doanh viễn thông.
Nếu lược bớt các phần nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ thể của
hoạt động kinh doanh thì có thể khát quát hoạt động kinh doanh viễn thông là
các hoạt động truyền đưa tin trên các mạng viễn thông nhằm mục tiêu sinh
lời của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) trên thị
trường. Một số đặc trưng chính của kinh doanh Viễn thông có thể được nêu
ra như sau:
- Kinh doanh Viễn thông phải do một chủ thể thực hiện, được gọi là chủ
thể kinh doanh Chủ thể kinh doanh có thể là Doanh nghiệp nhà nước (tập
đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam – VNPT, Tổng công ty Viễn
thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Viễn thông Điện lực
VPTelecom...); là doanh nghiệp cổ phần (Công ty cổ phần dịch vụ Bưu
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
31/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
chính Viễn thông Sài gòn – SaigonPostel) và các loại hình doanh nghiệp
khác.
- Kinh doanh Viễn thông phải gắn với thị trường. Thị trường và kinh doanh
đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường thì không có khái
niệm kinh doanh. Thị trường kinh doanh viễn thông phải được hiểu theo
nghĩa rộng là một hệ thống bao gồm các khách hà._.u nại chậm. Vì vậy, định hướng xây dựng một cơ
sở dũ liệu chuẩn, chi tiết, có kết nối mạng và có phân cấp truy nhập là một yêu
cầu cấp bách. Cơ sở dữ liệu phải đảm bảo lưu trữ thông tin về khách hàng một
cách đầy đủ, có báo cáo chi tiết phục vụ cho việc đánh giá tình hình sử dụng
dịch vụ của khách hàng. Việc kết nối mạng 24/24 đến các điểm giao dịch và
các bộ phận chức năng giúp cho cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục, nhanh
chóng. Và việc cấp quyền sẽ giúp cho cơ sở dữ liệu đảm bảo tính ổn định, chỉ
những người được cấp phép mới được xem và cập nhật dữ liệu theo từng mức
độ tương ứng.
Dưới đây, tôi xin phép đề xuất mô hình quản lý cơ sở dữ liệu tập trung,
trong đó, trọng tâm của mô hình là Cơ sở dữ liệu khách hàng thống nhất. Với
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
121/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
cơ sở dữ liệu thống nhất này, các bộ phận (modules) khác sẽ kết nối vào cơ sở
dữ liệu thống nhất và liên tục cập nhật, từ đó tạo tiền đề cho các modules này
liên kết với nhau. Mục tiêu cuối cùng của toàn hệ thống là gia tăng tối đa tốc
độ đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng
hoàn toàn chủ động trong công tác kinh doanh của mình, từ vấn đề Nghiên cứu
Marketing cho đến định hướng đầu tư mạng lưới. Các yêu cầu của khách hàng
sẽ được tiếp nhận và cập nhật ngay tại điểm giao dịch, sau đó chuyển sang bộ
phận kỹ thuật để tiến hành cung cấp dịch vụ, đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Khách hàng cũng có thể yêu cầu dịch vụ thông qua website và thanh toán ngay
tại website này. Một module có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh
chính là công tác thu cước, vì đây là nguồn doanh thu sống còn của các Công
ty khi mà các phí đấu nối và phí thuê bao tiến về 0, do đó cần mở rộng tối đa
hình thức và độ tin cậy của các hoạt động thu cước, tránh tình trạng cung cấp
dịch vụ tốt nhưng lại thu cước chậm.
Hình 3.6: Mô hình cơ sở dữ liệu thống nhất.
Việc đầu tư cơ sở dữ liệu thống nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu
tư trong thời gian dài và chi phí đầu tư cao, nhưng công tác này sẽ đảm bảo
nguồn doanh thu ổn định và vị thế cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp Viễn thông
hữu tuyến nói riêng và ngành Viễn thông nói chung.
3.3.3. Tác phong phục vụ của hệ thống giao dịch.
CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÁCH
HÀNG THỐNG NHẤT
Tổng đài tính
cước
Hệ thống Điểm
giao dịch
Hệ thống thu cước (tận
nhà, ATM, ngân hàng…)
Trung tâm điều
phối
Giao dịch qua
Website
Hỗ trợ khách
hàng 24/24
Các chiến dịch
Marketing
Bộ phận kỹ
thuật
Định hướng
đầu tư mạng
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
122/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là tác
phong phục vụ của hệ thống giao dịch. Nếu như so sánh với phong cách phục
vụ chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp dịch vụ điện thoại di động Sfone,
chúng ta có thể nhận thấy các đơn vị viễn thông hữu tuyến chưa thực sự đầu
tư cho công tác giao dịch, phục vụ khách hàng. Khách hàng phải điền vào
nhiều mẫu biểu và bổ túc nhiều hồ sơ để có thể yêu cầu cung cấp dịch vụ.
Quy định mới của Bộ Thông tin Tuyên truyền cho phép khách hàng
chỉ cần bổ túc Chứng minh nhân dân khi yêu cầu dịch vụ Viễn thông nhưng
thực tế các đơn vị viễn thông phải đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung các
giấy tờ xác nhận tại nơi cư trú. Các đơn vị Viettel và SPT đã linh hoạt trong
công tác giảm thiểu thủ tục yêu cầu dịch vụ cho khách hàng. Có thể thấy việc
giảm thiểu giấy tờ cần bổ túc tuy sẽ tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng
nhưng sẽ gây rủi ro về công tác thu cước cho các đơn vị kinh doanh viễn
thông. Do đó cần có sự cân bằng giữa an toàn kinh doanh và mức độ hài lòng
của khách hàng.
Thái độ của nhân viên giao dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong
công tác cung cấp dịch vụ. Theo một nghiên cứu trong năm của công ty CBI
(Customer Behaviour Insight), tỷ lệ giao dịch viên đạt tiêu chuẩn ngành Viễn
thông của VNPT ước tính đạt 88%, nghĩa là vẫn còn một số giao dịch viên
chưa đạt yêu cầu để phục vụ khách hàng. Đây cũng là thực trạng chung của
các doanh nghiệp khác. Một thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của giao dịch viên sẽ
góp phần giúp cho các đối thủ cạnh tranh có thêm thuê bao.
Trong tương lai gần, khi mà thị trường bão hoà, các dịch vụ của các
đơn vị cạnh tranh có thể thay thế nhau hoàn toàn thì chính tác phong chuyên
nghiệp của Giao dịch viên sẽ tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh
nghiệp. Một hệ thống Giao dịch gọn gàng, lịch sự, dễ tìm, cùng với đội ngũ
giao dịch viên hoà nhã, chuyên nghiệp, giải quyết mọi yêu cầu khách hàng
trong thời gian ngắn nhất sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn. Do đó,
công tác đào tạo huấn luyện cũng như đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ giao dịch
viên là tiền đề tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và toàn ngành.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
123/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Kết luận chương 3:
Thị trường Viễn thông hữu tuyến mặc dù đang bị các dịch vụ di động thay
thế, nhưng triển vọng phát triển vẫn còn cao. Chỉ khi các doanh nghiệp trong ngành
vận dụng tốt năng lực của mình và phối hợp với sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan
quản lý thì mới có thể đảm bảo tốc độ phát triển cho ngành. Đặc biệt cần phải giám
sát các yếu tố về mạng lưới và chất lượng để có thể tăng hiệu quả của định hướng.
C. LỜI KẾT.
Đến thời điểm hiện nay, nền kinh tế hàng hoá vẫn là mô hình sản xuất và
kinh doanh hiệu quả nhất. Trong nền kinh tế này, mọi hoạt động của các công ty
tham gia đều chịu ảnh hưởng của cung cầu hàng hoá và các quy luật kinh tế khách
quan. Do đó việc đánh giá đúng môi trường kinh doanh, điều phối cung cấp dịch vụ
theo đúng cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là những công tác
cần thiết cho các doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông.
Nhìn dưới góc độ toàn ngành, hai vấn đề quan trọng trong kinh doanh viễn
thông là kỹ thuật công nghệ và quản trị chiến lược. Cả hai lĩnh vực đều đòi hỏi sự
cải tiến không ngừng về thông tin và dữ kiện. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá thị
trường luôn là một yêu cầu cần thiết và liên tục. Đơn vị nào tận dụng được công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phục vụ cho công tác kinh doanh của mình
sẽ tạo được một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Thông qua việc vận dụng các mô hình kinh tế để đánh giá và phân tích thị
trường viễn thông hữu tuyến, luận văn muốn cung cấp đến quý độc giả một quan
cảnh tổng quát về thị trường viễn thông tại TP.HCM, từ đó đưa ra định hướng trung
hạn cho các doanh nghiệp đang tham gia thị trường khá yên tĩnh này. Các doanh
nghiệp cần nhận định rõ tầm quan trọng của công tác quản trị chiến lược, công tác
quản trị thông tin và tác động của các quy luật khách quan để có thể nâng cao sức
cạnh tranh của đơn vị mình, thông qua đó nâng cao sức cạnh tranh của toàn ngành,
làm cơ sở cho công tác hội nhập kinh tế thế giới toàn của nền kinh tế Việt Nam.
Phần 1 của luận văn đã tập trung trình bày về Cơ sở lý luận Hoạch định chiến
lược và Viễn thông hữu tuyến, trong đó trình bày các nội dung về hoạch định chiến
lược, các thông tin về các dịch vụ viễn thông và các tiêu chuẩn của ngành về Viễn
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
124/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
thông hữu tuyến. Phần 2 của luận văn đã cung cấp các thông tin về môi trường vĩ
mô và vi mô của các công ty viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM và đưa ra một nhận
định tổng quát về thị trường này. Phần 3 của luận văn tập trung trình bày về định
hướng chiến lược dịch vụ viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM và cung cấp một tầm
nhìn chiến lược để tạo động lực phát triển một cách ổn định cho lĩnh vực này, trong
đó công tác phát triển mạng lưới, quản trị khách hàng và tác phong phục vụ được
nhấn mạnh để tăng hiệu quả của định hướng.
Các đề mục trong luận văn được cập nhật từ các thông tin mới trên thị trường
và được tổng hợp một cách có hệ thống nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để
góp phần định hướng phát triển ngành viễn thông hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn
2008-2010. Mọi lý thuyết đều cần được kiểm nghiệm trong thực tế, vì vậy luận văn
này cần được đưa vào thực tiễn để áp dụng, điều chỉnh cũng như bổ sung nghiên
cứu thêm nhằm tăng cường hiệu quả của nó. Tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp ích quý
độc giả trong công việc kinh doanh cũng như đóng góp cho các hoạt động hoạch
định chiến lược của ngành Viễn thông trong tương lai.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
125/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
1. Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông (năm 2002), NXB Chính trị Quốc Gia.
2. Tiêu chuẩn ngành 68-176:2006 (năm 2006), Bộ Bưu chính Viễn thông.
3. GS.TS Bùi Xuân Phong (năm 2006), Quản trị kinh doanh Viễn thông theo
hướng hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Bưu Điện.
4. PGS.TS Bùi Xuân Phong / TS. Trần Đức Thung (năm 2002), Chiến lược kinh
doanh Bưu chính Viễn thông, NXB Bưu Điện.
5. GS.TS Bùi Xuân Phong (năm 2004), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB
Thống kê.
6. Trần Sửu (năm 2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
toàn cầu hoá, NXB Lao động, Hà Nội.
7. PGS.TS Lê Văn Tâm (năm 2000), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB
Thống Kê.
8. ThS. Bùi Đức Tuấn (năm 2005), Giáo trình kế hoạch kinh doanh, NXB Lao
động Xã hội.
9. PGS.TS. Trần Văn Tùng (năm 2005), Cạnh tranh kinh tế, NXB Thế giới, Hà
Nội.
10. TS. Nguyễn Xuân Vinh (năm 2007), Chiến lược thành công trong thị trường
Viễn thông cạnh tranh, NXB Bưu Điện.
11. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (năm 2002), Nghệ thuật giao tiếp
trong kinh doanh Bưu chính Viễn thông, Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn
thông, Hà Nội.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
126/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
12. Đại Học Kinh tế Quốc dân (năm 2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng
hợp, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính quốc gia (năm 2003), Quản trị kinh doanh, NXB Lao
động.
Tài liệu tiếng Anh.
14. Adam J.H (năm 1993), Từ điển rút gọn về kinh doanh, Nxb Longman York
Press, Anh.
15. Fred R. David (năm 2003), Khái luận về Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản
Thống kê, TP.HCM.
16. Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Bobby G. Bizzel (năm 2003), Chiến lược
và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
17. Jeffery J. Wheatley (năm 1999), World Telecommunications Economics, The
Institution of Electrical Engineers of London, Anh.
18. Paul A.Samuelson (năm 2000), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Robert S. Pindyck / Daniel L. Rubinfield (năm 1999), Kinh tế học Vi mô, Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
20. Các trang web thông tin:
- Báo Dân Trí: www.dantri.com.vn.
- Trang web của EVN: www.enet.vn.
- Trang web của France Telecom: www.francetelecom.com.
- Trang thông tin của FPT: www.vnepress.net.
- Báo Người Lao Động: www.nld.com.vn.
- Báo Sài Gòn Giải phóng: www.sggp.org.vn.
- Trang web của SPT: www.spt.vn.
- Báo Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn.
- Báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn.
- Báo Vietnamnet: www.vietnamnet.vn.
- Trang web của Viettel: www.vietteltelecom.vn.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
127/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
- Trang web của VNPT: www.vnpt.com.vn.
E. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Danh sách các website sử dụng để thực hiện các mẫu đo chất lượng dịch vụ
truy nhập Internet gián tiếp qua mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Danh sách các website trong nước:
Các website của các ISP:
www.thanhnien.com.vn;
www.tuoitre.com.vn;
www.dantri.com.vn;
www.vietnamnet.com.vn;
www.vnexpress.net.
2. Danh sách các website quốc tế.
www.yahoo.com;
www.microsoft.com;
www.amazon.com;
www.download.com;
www.bbc.co.uk;
www.cnn.com.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
128/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐO LƯỜNG SỰ THOẢ MÃN CỦA KHÁCH
HÀNG.
(Nguồn: Công ty TNHH TM-QC Thanh Long)
Job No: PROJECT Date Qn Approved:
Date: Qre No.: (1)
Resp No: (2) Ngaøy/Giôø PV:
Teân ÑTV: Intvwr Code: (3
Xin chaøo, teân toâi laø ______, nhaân vieân cuûa coâng ty nghieân cöùu thò tröôøng X. Chuùng toâi hieän ñang thöïc
hieän moät cuoäc khaûo saùt yù kieán ngöôøi tieâu duøng taïi khu vöïc naøy vaø muoán laáy yù kieán cuûa anh/chò. Xin chò
vui loøng boû ra vaøi phuùt ñeå traû lôøi moät soá caâu hoûi. Xin caùm ôn.
SECTION I: SCREENING
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI MAÕ ÑÖÔØNG DAÃN
S1. Xin cho bieát baûn thaân anh/chò,
ngöôøi thaân trong gia ñình hoaëc baïn
beø thaân cuûa anh/chò coù ai hieän
ñang laøm vieäc trong caùc ngaønh sau
ñaây khoâng?
Chuùng toâi ñang muoán tìm hoï ñeå
phoûng vaán [SHOW CARD – A]
Quaûng caùo
Nghieân cöùu thò tröôøng
Baùo chí/Truyeàn hình
Coâng ty điện thoại, công ty dịch vụ
internet hay caùc dòch vuï internet . .)
-------------------------------------------------
Ngaân haøng/ Baûo hieåm
Coâng ty saûn xuaát vaø buoân baùn thuoác
laù
Coâng ty saûn xuaát vaø buoân baùn xe hôi
Khaùc ________________
MA
1
2
3
4
--------
5
6
7
8
CAÙM ÔN &
KT
------------
TIEÁP TUÏC
S2 Trong 6 thaùng qua chò coù tham döï
phoûng vaán cuûa baát cöù coâng ty
nghieân cöùu thò tröôøng naøo veà
khoâng?
Coù
-------------------------------------------------
Khoâng
SA
1
--------
2
CAÙM ÔN &
KT
------------
TIEÁP
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
129/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
TUÏC
S3 Xin cho bieát soá ngöôøi trong hoä (bao
goàm nhöõng ngöôøi aên chung, ôû
chung) khoâng keå ngöôøi laøm, neáu
coù
________________________ ngöôøi ()
S4 Xin cho bieát möùc chi phí điện thọai
haèng thaùng anh/chị ở nhaø laø bao
nhieâu?
MÖÙC CUÏ THEÅ:
______________VND
Döôùi 1,000,000 VND
1,000,001 – 2,000,000 VND
2,000,001 – 3,000,000 VND
3,000,001 – 4,000,000 VND
4,000,001 – 5,000,000 VND
-------------------------------------------
5,000,001 – 6,000,000 VND
6,000,001 – 7,000,000 VND
7,000,001 – 8,000,000 VND
8,000,001 – 9,000,000 VND
9,000,001 – 10,000,000 VND
Treân 10,000,000 VND
SA
()
1
2
3
4
5
--------
6
7
8
9
10
11
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
130/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI MAÕ ÑÖÔØNG
DAÃN
S5 Xin cho bieát möùc chi phí điện thọai
haèng thaùng cuûa caû công ty laø bao
nhieâu?
MÖÙC CUÏ THEÁ:
______________VND
Döôùi 1,000,000 VND
1,000,001 – 2,000,000 VND
2,000,001 – 3,000,000 VND
3,000,001 – 4,000,000 VND
4,000,001 – 5,000,000 VND
-------------------------------------------
5,000,001 – 6,000,000 VND
6,000,001 – 7,000,000 VND
7,000,001 – 8,000,000 VND
8,000,001 – 9,000,000 VND
9,000,001 – 10,000,000 VND
Treân 10,000,000 VND
SA
()
1
2
3
4
5
--------
6
7
8
9
10
11
S6 Xin cho bieát anh/chò bao nhieâu
tuoåi?
TUOÅI CUÏ THEÅ: _______________
Döôùi 25
----------------------------------------------
25 – 30
30 – 35
-----------------------------------------------
Treân 35
MA
()
1
--------
2
3
---------
4
S7 Ở cơ quan anh/chò hieän ñang söû
duïng saûn phaåm naøo sau ñaây?
[SHOWCARD - B]
Maùy tính
Ñieän thoïai
Internet ADSL
Keânh thueâ rieâng
IP phone (ñieän thoïai internet)
MA
()
1
2
3
4
5
S8 Ai laø ngöôøi quyeát ñònh söû duïng dòch
vuï ñieän thoïai vaø internet cho
anh/chò cho cô quan?
Toâi
Boä phaân IT
Caùc nhaân vieân cuøng baøn baïc vaø ñeà
nghò
Ngöôøi khaùc tö vaán
Giaùm ñoác
Khoâng ai caû, lieân heä theo quaûng caùo
MA
()
1
2
3
4
5
6
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
131/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
S9 Xin cho bieát cô quan anh/chò ñaõ söû
duïng dòch vuï ñieän thoïai ñöôïc bao
laâu?
Döôùi 1 thaùng
Trong voøng 6 thaùng
Trong voøng 1 naêm
Hôn 1 naêm
MA
()
1
2
3
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
132/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
S10 Xin cho bieát cô quan anh/chò ñaõ söû
duïng dòch vuï internet ñöôïc bao
laâu?
Döôùi 1 thaùng
Trong voøng 6 thaùng
Trong voøng 1 naêm
Hôn 1 naêm
MA
()
1
2
3
S11 Anh/chị có thường gọi điện thoại liên
tỉnh hay quốc tế không
Neáu coù anh chị thöôøng duøng ñieän thoaïi
coá ñònh ôû ñaâu
Rất thường xuyên.
Thường xuyên.
Đôi khi.
Hiếm khi
Không bao giờ.
--------------------------------------------
Ở Nhà
Ở cơ quan/công ty
S12 Xin cho bieát anh/chò hoaëc coâng ty
ñaõ töøng söû duïng dòch vuï cuûa coâng
ty naøo? [SHOWCARD]
Lyù do THAY ÑOÅI: (Ñieän thoïai)
1/ Giaù caû
2/ Chaát löôïng
3/ Dòch vuï
Lyù do THAY ÑOÅI: (Internet)
1/ Giaù caû
2/ Chaát löôïng
3/ Dòch vuï
SPT
VNPT
Viettel
EVN
FPT
1
2
3
4
5
ÑAÙNH DAÁU
SAU KHI
ÑAÙNH DAÁU,
HOÛI TIEÁP
PHAÀN LYÙ
DO
S12 Xin cho bieát taïi Coâng ty anh/chò
hieän ñang söû duïng dòch vuï cuûa
coâng ty naøo? [SHOWCARD]
SPT
VNPT
Viettel
EVN
FPT
Khaùc
1
2
3
4
5
6
ÑAÙNH DAÁU
S13 Khi gọi liên tỉnh hoặc quốc tế,
anh/chò có sử dụng bấm 1 mã số
nào trong này rồi mới bấm số điện
thoại cần gọi
Gọi 171
Gọi 172
Gọi 175
Gọi 177
Gọi 178
Gọi 179
Không sử dụng
O
O
O
O
O
O
O
S14 Theo anh/chò thì dịch vụ “gọi 171” do
công ty nào cung cấp
VNPT
HanoiTelecom
Vishipel
SPT
Viettel
EVN
O
O
O
O
O
O
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
133/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
S15 Xin cho bieát möùc tieâu duøng cuûa
dòch vuï internet vaø ñieän thoïai cuûa
cô quan trung bình laø bao nhieâu?
Döôùi 500,000VND
500,000 – 750,000VND
750,000 - 1,000,000 VND
1,000,001 – 2,000,000 VND
MA
()
1
2
3
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
134/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
S16 Xin cho bieát ñaùnh giaù cuûa anh/chò
veà nhu caàu ñieän thoïai cuûa gia ñình
laø nhö theá naøo?
Raát cao
Cao
Trung bình
Thaáp
MA
1
2
3
4
S17 Trung bình moät cuoäc ñaøm thoïai cuûa
anh/chò taïi gia ñình khoûang bao
nhieâu thôøi gian?
Coøn taïi cô quan?
Döôùi 1 phuùt
Khoûang 1 – 2 phuùt
Khoûang 3 – 4 phuùt
Treân 4 phuùt
Döôùi 3 phuùt
Khoûang 3 – 6 phuùt
Khoûang 6 – 10 phuùt
Treân 10 phuùt
MA
1
2
3
4
MA
1
2
3
4
ÑAÙNH DAÁU
S18 Anh/chò cho raèng möùc tính phí hieän
taïi nhö theá naøo?
Raát cao
Cao
Trung bình
Haøi loøng
Quaù reû
MA
1
2
3
4
5
S19 Anh/chò coù bao giôø gaëp phaûi tröôøng
hôïp nhö sau ñaây chöa
Tín hieäu bò reø
Tín hieäu bò nhieãu
Meùo tieáng
Tieáng raát nhoû
Khoâng goïi ñöôïc
Khoâng lieân laïc vôùi toång ñaøi ñöôùc
Maát tín hieäu hoøan toaøn
Baám nhaàm soá ñieän thoïai
Coù
O
O
O
O
O
O
O
O
Khoâng
O
O
O
O
O
O
O
O
SECTION II: SCREENING FEATURES
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI
MAÕ
ÑÖÔØNG
DAÃN
Döôùi ñaây seõ laø moät soá caâu hoûi veà ñaùnh giaù chung chaát löôïng cuûa nhaø cung caáp
dòch vuïï, xin anh/chò cho chuùng toâi bieát ñaùnh giaù cuûa anh chò döïa treân nhöõng yeáu toá
naøo, vaø taàm quan troïng cuûa töøng yeáu toá theo thang ñieåm 1 – 5. Trong ñoù Haøi loøng
nhaát laø 5 ñieåm, Khoâng haøi loøng nhaát laø 1 ñieåm
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5 S20 Khi ñaùnh giaù moät nhaø cung caáp
dòch vuï, caùc anh chò ñaùnh giaù
theo thöù töï öu tieân naøo?
Chaát
löôïng Kyõ
Thuaän
tieän khi
Caùc tieän
coäng
Giaù caû dòch
vuï
Chaát
löôïng
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
135/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
thuaät, xöû
lyù söï coá
giao dòch
Vaø haäu
maõi toát
theâm phuïc vuï
nhaân vieân
[SHOWCARD – C] (ñaùnh daáu)
Coäng ñieåm
SECTION III: FOCUS TOPICS / PRODUCT
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI
MAÕ
ÑÖÔØNG
DAÃN
S21
Döôùi ñaây seõ laø moät soá caâu hoûi veà chaát löôïng dòch vu ñöôøng truyeànï ñieän thoïai
vaø internet, xin anh/chò cho chuùng toâi bieát ñaùnh giaù cuûa anh chò döïa treân thang
ñieåm töø 1 – 5. Trong ñoù Haøi loøng nhaát laø 5 ñieåm, Khoâng haøi loøng nhaát laø 1
ñieåm
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Veà chaát löôïng cuoäc goïi
ñieän thoïai
Raát
khoâng
haøi
loøng
Khoâng haøi
loøng
Khoâng yù
kieán
Haøi loøng Raát haøi
loøng
S22 Chaát löôïng cuoäc goïi
nghe raát roõ
tín hieäu roõ, khoâng
nghe taïp aâm
Khoâng bò nhieãu
soùng
Keát noái nhanh
choùng vôùi ñieän thoïai
baøn
Keát noái nhanh
choùng vôùi ñieän thoïai
di ñoäng
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Veà chaát löôïng dòch vuï
truyeàn soá lieäu (Internet)
Raát
khoâng
haøi
loøng
Khoâng haøi
loøng
Khoâng yù
kieán
Haøi loøng Raát haøi
loøng
S23 Toác ñoä keát noái raát
nhanh
Toác ñoä ñöôøng
truyeàn oån ñònh
Raát ít khi bò rôùt
maïng
Coù nhieàu dòch vuï
tieän ích
Döôùi ñaây seõ laø moät soá caâu hoûi veà caùc söï coá kyõ thuaät thöôøng gaëp, xin anh/chò
cho chuùng toâi bieát ñaùnh giaù cuûa anh chò döïa treân thang ñieåm töø 1 – 5. Trong
ñoù Haøi loøng nhaát laø 5 ñieåm, Khoâng haøi loøng nhaát laø 1 ñieåm
ÑÖÔØNG
DAÃN
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
136/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Söï coá kyõ thuaät Ñieän
thoïai thöôøng gaëp
Khoâng
bao giôø
Ít khi Thænh
thoûang
(1laàn/thaùng)
Thöôøng
xuyeân (2
laàn/thaùng)
Lieân tuïc
(3 laàn
/thaùng)
S24 Maát tín hieäu ñieän
thoïai
S25 Ñieän thoïai reo,
nhöng khoâng keát noái
ñöôïc cuoäc goïi
S26 Ñieän thoïai keát noái
ñöôïc, nhöng tieáng
nghe raát nhoû
S27 Ñieän thoaïi keát noái
ñöôïc, nhöng tín hieäu
bò nhieãu, coù theå
nghe taïp aâm
S28 Ñieän thoaïi keát noái
ñöôïc, nhöng nghe
tieáng cuûa chính
mình voïng laïi
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Söï coá kyõ thuaät maïng
Internet thöôøng gaëp
Khoâng
bao giôø
Ít khi (ít
hôn 1
laàn/thaùng)
Thænh
thoûang
(1laàn/thaùng)
Thöôøng
xuyeân (2
laàn/thaùng)
Lieân tuïc
(3 laàn
/thaùng)
S29 Bò rôùt maïng, khoâng
keát noái internet ñöôïc
S30 Keát noái ñöôïc
internet, nhöng toác
ñoä chaäm
S31 Keát noái ñöôïc
internet, nhöng hay
bò ngheõn maïch
S32 Anh/chò coù bieát veà caùc
dòch vuï giaù trò gia taêng
tieân ích cuûa coâng ty sau
ñaây hay khoâng
Coù (01) Khoâng (02)
ADSL
Leased line
Mail
Hosting
Ñieän thoïai
ñöôøng daøi
giaù reû (171)û
ISDN
Dòch vuï
ñieän thoai
Internet söû
duïng card
Khaùc (xin
lieät keâ)
S33 Theo anh/chò ñöôïc bieát,
khi laép internet ADSL coù
caàn ñöôøng truyeàn khaùc
ngoøai ñöôøng daây ñieän
Coù (01) Khoâng (02)
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
137/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
thoïai hay khoâng?
SECTION IV: FOCUS TOPICS / SERVICE
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI
MAÕ
ÑÖÔØNG
DAÃN
Döôùi ñaây seõ laø moät soá caâu hoûi veà chaát löôïng dòch vuï, xin anh/chò cho chuùng toâi bieát ñaùnh giaù cuûa anh
chò döïa treân thang ñieåm töø 1 – 5. Trong ñoù Haøi loøng nhaát laø 5 ñieåm, Khoâng haøi loøng nhaát laø 1 ñieåm
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Chaát löôïng dòch vuï Raát khoâng
haøi loøng (1)
Khoâng haøi
loøng (2)
Khoâng yù
kieán (3)
Haøi loøng (4) Raát haøi loøng
(5)
S34 Giaáy baùo cöôùc roõ raøng vaø chính xaùc
Gôûi hoùa ñôn ñuùng haïn
S35 Thanh toùan deã daøng vì
coù thôøi gian baùo tröôùc
coù thôøi gian nôï cöôùc hôïp lyù
coù nhieàu ñieåm thanh toaùn
coù caùc dòch vuï thanh toùan cöôùc tieän
lôïi (ATM, chuyeån khoûan, v.v.)
S36 Khi coù söï coá raát deã lieân laïc vôùi toång ñaøi
baùo söï coá
S37 Thaùi ñoä cuûa nhaân vieân toång ñaøi khi
anh/chò baùo coù söï coá raát nieàm nôû
S38 Nhaân vieân toång ñaøi coù theå xaùc ñònh ñöôïc
thôøi ñieåm nhaân vieân kyõ thuaät ñeán khaéc
phuïc söï coá
S39 Thôøi gian chôø khaéc phuïc khi coù söï coá
S40 Nhaân vieân kyõ thuaät coù taùc phong vaø thao
taùc chuyeân nghieäp
S41 Söï nhieät tình cuûa nhaân vieân kyõ thuaät:
S42 Tö vaán veà kyõ thuaät cuûa nhaân vieân coâng ty Coù (1) Khoâng (0)
S43 höôùng daãn söû duïng
höôùng daãn anh/chò töï kieåm tra vaø khaéc
phuïc söï coá
S44 Thoâng thöôøng khi xaûy ra söï coá, nhaân vieân
kyõ thuaät söûa chöõa cho anh/chò trong bao
laâu?
Trong voøng 01 – 4 giôø
Khoûang 4 – 8 giôø
Treân 1 ngaøy
Treân 2 ngaøy
MA
1
2
3
4
ÑÖÔØNG
DAÃN
S45 Chaát löôïng söûa chöõa nhö theá naøo Khoâng haøi loøng
Khoâng yù kieán
Haøi loøng
Raát haøi loøng
O
O
O
O
S46 Anh/chò coù thöôøng xuyeân nhaän ñöôïc caùc
thô giao dòch hoaëc tôø rôi quaûng caùo cuûa
coâng ty qua ñöôøng böu ñieän khoâng?
Coù (1) Khoâng (0)
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
138/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Anh/chò ñaùnh giaù nhaân vieân taïi caùc
quaày giao dòch nhö theá naøo Raát khoâng
haøi loøng (1)
Khoâng haøi
loøng (2)
Khoâng yù
kieán (3)
Haøi loøng (4) Raát haøi loøng
(5)
S47 Luoân hoøa nhaõ
Luoân taän tình vôùi khaùch haøng
Luoân töôi cöôøi
Luoân höôùng daãn roõ raøng
Trình ñoä chuyeân moân cao
Thuû tuïc roõ raøng vaø ñôn giaûn
S48 Ñaùnh giaù chung veà chaát löôïng dòch vuï
hieän taïi
Ñieän thoïai
Internet/ADSL
Caùc dòch vuï tieän ích khaùc
SECTION V: BRANDS AND BRANDING
CAÂU HOÛI
TRAÛ LÔØI
MAÕ
ÑÖÔØNG DAÃN
Döôùi ñaây seõ laø moät soá caâu hoûi veà hình aûnh thöông hieäu, xin anh/chò cho chuùng toâi bieát ñaùnh giaù cuûa
anh chò döïa treân thang ñieåm töø 1 – 5. Trong ñoù Haøi loøng nhaát laø 5 ñieåm, Khoâng haøi loøng nhaát laø 1 ñieåm
MA 1 MA 2 MA 3 MA 4 MA 5
Chöa heà
thaáy (1)
Khoâng thöôøng
xuyeân (2)
Khoâng yù kieán
(3)
thöôøng xuyeân
(4)
Raát thöôøng
xuyeân (5)
S49 Anh/chò thöôøng xuyeân nhìn thaáy
quaûng caùo cuûa coâng ty
S50 Anh/chò thöôøng xuyeân nhìn thaáy
quaûng caùo cuûa coâng ty ñieän thoïai
khaùc
Anh/chò coù quan taâm ñoïc caùc baøi
vieát coù lieân quan ñeán ñieän thoïai coá
ñònh hay internet khoâng
S51 Anh/chò caûm thaáy thöông hieäu cuûa
coâng ty mình ñang söû duïng dòch vuï
(ñieän thoïai coá ñònh/internet) nhö theá
naøo?
GHI ROÕ (neáu
caàn thieát ñeå
ñaùp vieân deã
hình dung vaø
mieâu taû)
S52 Anh/chò coù bieát vaø tham gia vaøo baát
kyø chöông trình khuyeán maõi naøo
cuûa coâng ty trong voøng 1 năm nay
khoâng?
Chöa heà thaáy
(1)
Khoâng
thöôøng
xuyeân (2)
Khoâng yù kieán
(3)
thöôøng xuyeân
(4)
Raát thöôøng
xuyeân (5)
S53 Neáu coù theå goùp yù cho coâng ty, anh/chò muoán coâng ty hoøan thieän theâm nhöõng ñieåm naøo:
1. _____________________________________________________________________________________________
2. _____________________________________________________________________________________________
3. _____________________________________________________________________________________________
4. _____________________________________________________________________________________________
5. __________________________________________________________________________________________ ()
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
139/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đức Trí
Luận văn Thạc sĩ kinh tế Học viên: Võ Đức Minh
140/140
Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên nền mạng hữu tuyến tại TP.HCM giai đoạn 2008-2010
THOÂNG TIN ÑAÙP VIEÂN
Teân ñaùp vieân:
Ñòa chæ:
TP: Postal Code: ÑT:Tel No.:
Teân ÑTV: Interviewer Code:
PHOÛNG VAÁN VIEÂN CAÛM ÔN, TRAO QUAØ VAØ KEÁT THUÙC PHOÛNG VAÁN
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1818.pdf