Tài liệu Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: ... Ebook Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
145 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
________________
Trương Thị Gấm
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS.
Nguyễn Đức Tuấn - người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và sau Đại
học các Thầy Cô khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
Ban Giám Hiệu trường THPT Nhơn Trạch huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tác giả trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh Đồng Nai: Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi
Trường, Cục Tống kê Đồng Nai, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai…đã giúp
đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp…đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng Nai năm 2009
Tác giả
Trương Thị Gấm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng Nai từ lâu được biết đến như là vùng đất của công nghiệp, đặc biệt hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Nai không chỉ có vị trí địa lý
thuận lợi mà còn nổi tiếng với Khu kỹ nghệ Biên Hòa, được thành lập đầu tiên trong
cả nước từ năm 1963 và nay là khu công nghiệp Biên Hòa 1. Tiếng lành đồn xa, từ
khu công nghiệp đầu tiên đó, Đồng Nai đã trở thành thương hiệu hấp dẫn nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước và con số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng
Nai cứ thế gia tăng. Từ lợi thế này, Đồng Nai luôn là địa phương đi đầu trong lĩnh
vực xây dựng và phát triển khu, cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp của Đồng
Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn
diện tích đất cho thuê. Một số khu công nghiệp như: Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Nhơn
Trạch 2... đã cho thuê hết diện tích, trong đó Biên Hoà 2 là khu công nghiệp thành
công nhất cả nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng Nai cũng là một
trong số ít địa phương thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD.
Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư phát
triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Thành công của các khu công nghiệp tại Đồng Nai được các bộ, ngành
trung ương đánh giá cao và huyện Nhơn Trạch được coi là điển hình của Đồng Nai
về công nghiệp hóa nông thôn thông qua hình thức phát triển khu công nghiệp. Với
9 khu công nghiệp đang hoạt động, Nhơn Trạch chuyển mình từ một huyện thuần
nông trở thành một thành phố công nghiệp với các khu đô thị, khu thương mại lớn,
kết cấu hạ tầng phát triển nhanh và ổn định.. Đô thị mới Nhơn Trạch với 9 KCN ra
đời trên diện tích 3.500 ha trở thành vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Những năm gần đây, Nhơn Trạch luôn là địa phương dẫn đầu trong
các huyện thị của tỉnh Đồng Nai về thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển công
nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương và thành phố Nhơn
Trạch tương lai. Làm thế nào để thu hút nhiều vốn đầu tư vào các khu công nghiệp
nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế- xã hội, môi trường là một thách
thức lớn đối với chính quyền địa phương và là vấn đề cần được quan tâm, nghiên
cứu. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần vào thực hiện tốt mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch.trong hiện tại và tương lai.Vì thế tác giả đã
chọn đề tài “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh
Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá tác động của các khu công nghiệp đến tình hình phát triển kinh tế -
xã hội, môi trường của huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, đề xuất những định
hướng và giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của thành phố công nghiệp tương lai
nhằm phát triển các khu công nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền
vững.
2. 2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về khu công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, nguyên
tắc phát triển, tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng phát triển khu công nghiệp ở
nước ta.
- Phân tích tiềm năng phát triển công nghiệp đồng thời cho thấy vai trò của các
khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương.
- Căn cứ vào hiện trạng phát triển các khu công nghiệp từ đó định hướng và đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nội dung
Đề tài tập trung vào :
- Tiềm năng phát triển công nghiệp của Nhơn Trạch.
- Hiện trạng phát triển của các khu công nghiệp Nhơn Trạch.
- Tác động tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp đến tình hình phát
triển kinh tế, xã hội, môi trường địa phương.
- Định hướng phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020.
- Các giải pháp và kiến nghị phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.
3.2. Không gian – thời gian
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các khu công nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Các khu công nghiệp được đề
cập bao gồm Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 5, Nhơn
Trạch 6, Nhơn Trạch 2- Lộc Khang, Nhơn Trạch 2- Nhơn Phú, Dệt may Nhơn
Trạch, khu công nghiệp Ông Kèo. Đề tài không đề cập đến các cụm tiểu thủ công
nghiệp.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển các khu công nghiệp trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch từ năm 2001 đến nay. Sau năm 2001, một số khu công
nghiệp đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao có tác động mạnh mẽ đến tình
hình phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã lôi cuốn nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn từ đầu những năm 90 cho đến
nay. Năm 1993 Lưu Vũ Mai đã cho xuất bản quyển kinh nghiệm của thế giới và
khả năng phát triển khu chế xuất ở Việt Nam chuyên đề thông tin. Năm 1995, Văn
Thái thực hiện một công trình đánh giá tổng kết toàn bộ các khu chế xuất Việt
Nam, bên cạnh việc xem xét và đúc kết kinh nghiệm từ một số khu chế xuất trên thế
giới. Cũng trong năm này, Lê Văn Nin đưa ra một công trình nghiên cứu về cơ sở
hình thành, phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam. Năm 2002 Bộ
kế hoạch và đầu tư – cơ quan đại diện phía Nam xuất bản cuốn khu chế xuất và
khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam. Tháng 3/2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ
chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động các khu công nghiệp và vạch ra phương
hướng phát triển. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Thạc sĩ Lê Thị Hường (và các cộng
tác viên) trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 5/2004 : Các khu công
nghiệp – khu chế xuất Việt Nam, hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển. Kỷ
yếu Hội nghị - Hội thảo quốc gia “15 năm (1991-2006) xây dựng và phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng
7/2006.
Về phía tỉnh Đồng Nai có: Đề tài “ Tổng kết quá trình xây dựng phát triển
các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” của Tỉnh uỷ-
UBND tỉnh Đồng Nai năm 2005, Kỹ Sư Võ Thanh Lập quyền Trưởng Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2007 với “ Xây dựng hệ thống tiêu chí
xếp hạng các khu công nghiệp Đồng Nai”, đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp trên địa bàncác khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn
2001-2005 và những dự báo cho giai đoạn 2006-2010” của Kiều Thị Mỹ Linh
trường Đại Học Lạc Hồng và “ Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2006 và dự áo đến năm 2010” của
Huỳnh Thị Kim Hương trường Đại học Lạc Hồng. Ngoài ra còn có một số bài báo
trong và ngoài tỉnh Đồng Nai viết về huyện Nhơn Trạch với nhiều khu công nghiệp
phát triển có hiệu quả và một thành phố công nghiệp Nhơn Trạch tương lai.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và chi
tiết về thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên đia bàn huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai. Các công trình trên sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá để tác giả
nghiên cứu đề tài “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn
Ttrạch tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu
5. 1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng các khu công
nghiệp tại một huyện của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
nói riêng, ở Việt Nam nói chung.
5. 2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý KCN, khu
chế xuất những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như
những giải pháp thiết thực để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hạn
chế tối đa những vấn đề mà hầu hết các khu công nghiệp nước ta hiện nay đang mắc
phải. Đồng thời, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài
nước cơ sở nhận định tình hình đầu tư tại địa phương từ đó có chiến lược đầu tư
thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho mình và góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế của huyên nói riêng và của cả nước nói chung.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch được coi là hệ thống lãnh thổ được
đặt trong một hệ thống lớn hơn, đó là hệ thống các khu công nghiệp của tỉnh Đồng
Nai, có quan hệ với các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,
Bình Dương…và cả nước. Khi đánh gía các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển
khu công nghiệp Nhơn Trạch phải đặt trong sự ảnh hưởng chung của các điều kiện
ảnh hưởng đến các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
cả nước.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu là các khu công nghiệp. Chúng được phân bố trên một
không gian nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp -
lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, phát
hiện ra quy luật phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển các khu công
nghiệp. Vì vậy việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Nhơn Trạch nếu
có sự kết hợp tổng lực các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội, đường lối chính sách phát
triển của địa phương…sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các khu công nghiệp một
các nhanh chóng và hiệu quả.
6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Những tác động của sự biến đổi kinh tế xã hội tới sự hình thành và phát triển
các khu công nghiệp là quá trình lâu dài, vận động theo thời gian. Hiện trạng phát
triển các khu công nghiệp và xu hướng phát triển là cơ sở đề xuất giải pháp quản lý
và phát triển các khu công nghiệp trong tương lai.
6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp sẽ xuất hiện nhiều vấn đề về
sinh thái và phát triển bền vững, các vấn đề như xử lý nước thải, rác thải, khói
thải…Vì vậy dựa trên quan điểm này mới có thể định hướng phát triển sao cho một
mặt phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển các khu công nghiệp có hiệu quả
đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích thông tin
Thông tin thu được từ nguồn niên giám thống kê, từ báo chí và các phương
tiện thông tin đại chúng khác được sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác của các
nguồn thông tin và phân loại, phân tích các thông tin đã được thu thập.
6.2.2. Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê được thu thập và triệt để khai thác bởi vì đây là các tài
liệu có “giá trị pháp lý”. Các tài liệu được thu thập nhiều nguồn khác nhau như Sở
Công nghiệp Đồng Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, Ban quản lý các khu
công nghiệp Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Nhơn Trạch, Phòng
kinh tế huyện Nhơn Trạch và các website có liên quan…để so sánh, tìm ra nguyên
nhân phát triển các khu công nghiệp Nhơn Trạch.Từ đó đưa ra kết luận và khả năng
phát triển trong tương lai.
6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Trong nghiên cứu các vấn đề địa lý nói chung và các vấn đề về địa lý kinh tế
xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ rất quan trọng và là đặc thù của
khoa học địa lý. Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài cho phép ta thể hiện kết quả
nghiên cứu một cách sinh động hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập trên cơ
sở phần mềm Mapinfo
6.2.4. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã đến
tham quan thực tế các khu công nghiệp của huyện, các cơ quan ban ngành và địa
điểm có liên quan.
6.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý
Thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những người có kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình phát hình thành và phát triển các khu
công nghiệp, đồng thời phân tích sự liên quan của nó đến những vấn đề phát triển
kinh tế-xã hội. Qua những ý kiến của chuyên gia cho phép tác giả có những nhận
định khách quan, chủ quan về sự phát triển các khu công nghiệp và những dự kiến
các biện pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn.
7. Cấu trúc luận văn
Tên đề tài: “ Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Đề tài gồm có 3
phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về khu công nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai
Chương 3 Định hướng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp huyện
Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.Khu công nghiệp
1.1.1.Khái niệm
Khu công nghiệp (KCN) với tư cách là một hình thức của tổ chức lãnh thổ
công nghiệp cùng với các hình thức khác (điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, trung
tâm công nghiệp, vùng công nghiệp…) được hình thành và phát triển ở một số nước
tư bản vào những năm giữa thế kỷ XX. Nó được hiểu là một khu vực đất đai có ranh
giới nhất định do nhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó
là xây dựng xí nghiệp để bán. Ở các nước châu Á, và ASEAN, KCN ra đời vào giữa
sau của thế kỷ XX (Singapor năm 1951, Đài Loan 1966, Hàn Quốc 1970, Thái Lan
1972…) Ở nước ta, hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp này được hình thành
vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Dù tên gọi ở mỗi nước khác nhau, nhưng về
bản chất đó là KCN.
Có nhiều quan niệm khác nhau về KCN. Theo quan niệm thông thường, KCN
là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh nghiệp (DN) chuyên sản xuất
hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độ quản lý riêng. Khu chế
xuất (KCX) là khu chuyên sản xuất hàng giành cho xuất khẩu, ở đó áp dụng nhiều
biện pháp ưu đãi như miễn thuế (xuất-nhập khẩu, thuế tài sản…) và tự do mua bán.
Theo định nghĩa đơn giản của Peddle (1993), “khu công nghiệp là một khoảng đất
tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng và hưởng lợi thế vị trí liền
kề nhau”.
KCN theo quan niệm của địa lý Liên Xô trước đây là hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp nhưng chưa thực sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng
chủ yếu. Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra định
nghĩa sau : “Khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công
nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệp lớn
có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan”.
Ở nước ta, trong Nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của chính phủ đã chỉ rõ:
KCN do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản
xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có
dân cư sinh sống.
Còn theo Hội Đồng Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Tế về KCN (WEPZA) là tất
cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động như cảng
tự do, khu mậu dịch tự do, KCN tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu
vực khác được tổ chức này công nhận. Như vậy, quan niệm của WEPZA là một
quan niệm rất rộng và nó đòi hỏi các chính sách quản lý có độ linh hoạt cao và mức
độ "tự do hoá" khá lớn.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng KCN là một khu vực phụ (subregion)
không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và
tổ hợp công nghiệp với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau
trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn
như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có
một quy chế đặc thù.
Như vậy, có thể xác định KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những
thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu
hợp lí giữa các DN công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần
kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng DN nói riêng và tổng thể cả KCN nói
chung.
Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với KCN như sau:
Các thuật ngữ đồng nghĩa với khu công nghiệp
1. Industrial Zones ( Khu công nghiệp)
2. Industrial Parks (Công viên công nghiệp)
3. Industrial Cluster (Cụm công nghiệp)
4. Industrial Processing Zones (Khu chế biến công nghiệp)
5. Export Processing Zones (Khu chế xuất)
6. Business Parks (Công viên thương mại)
7. Science and Research Parks (Công viên khoa học và nghiên cứu)
8. High – Tech Centers (Trung tâm công nghệ cao)
9. Bio- Technology Parks (Công viên công nghệ sinh học)
10. Eco- Industrial Parks (Công viên công nghiệp sinh thái)
Nguồn: Quản lý môi trường các khu công nghiệp, INFOTERRA, 2000
1.1.2. Mục tiêu của KCN
Theo các tài liệu của Liên Hiệp quốc và WEPZA, các KCN trên thế giới ra đời
nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) để tăng xuất khẩu, thu hút ngoại tệ,
tranh thủ kỹ thuật mới, đi đôi với chuyển giao công nghệ giải quyết nạn thất nghiệp,
tăng lượng người có công ăn việc làm trong và ngoài khu, học tập và áp dụng cách
quản lý kinh tế tiên tiến, tăng các khoản thu ngoại tệ cho thuê đất và cung ứng các
loại dịch vụ. Mục đích quan trọng của KCN là sử dụng hiệu quả quỹ đất thúc đẩy
sự phát triển các vùng, mở ra khả năng phát triển sản xuất công nghiệp ở trong
nước, tăng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công
nghiệp. KCN là một bộ phận gắn liền của chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài
tăng cường các quan hệ trao đổi kinh tế, kỹ thuật đa phương.
Ngoài ra, phát triển các KCN cũng thúc đẩy việc hình thành và phát triển các
đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn và dịch vụ, tạo điều
kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích
quốc gia, trong đó việc tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, góp phần
xóa đói giảm nghèo và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xây dựng phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho sự phát triển của đất nước.
1.1.3.Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN
Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử ở các
quốc gia khác nhau.
Các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các KCN để tăng cường xuất
khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác triệt
để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nước.
Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình CNH với chiến lược hướng
về xuất khẩu, các KCN, KCX được hình thành nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển., giải quyết việc làm,
tăng nguồn hàng xuất khẩu.... Hiện nay các nước đang phát triển đang ở giai đoạn
đầu của quá trình CNH-HĐH, các nguồn lực cần thiết cho đầu tư phát triển là rất
hạn chế. Chính vì vậy việc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội thu hút vốn
đầu tư. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo động lực
thu hút các nhà đầu tư. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì không thể
cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi trên toàn quốc, nên việc tạo ra những khu
vực có diện tích nhỏ để tập trung những điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, tạo khả
năng thu hút nguồn vốn nước ngoài là điều cần thiết và khả thi. Bên cạnh đó việc
hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy sức mạnh nội lực của đất nước
trong quá trình CNH-HĐH. Thực tế cho thấy vai trò quan trọng trong việc phát huy
nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát
triển đất nước. Vì vậy sự ra đời của các KCN là một bước đi đúng đắn cho các nước
đang phát triển trên con đường phát triển và hội nhập.
1.1.4. Đặc điểm chung của KCN
Khu công nghiệp có một số đặc điểm chính sau đây:
- Có ranh giới rõ ràng với quy mô đất đai đủ lớn với vị trí địa lí thuận lợi (gần
sân bay, bến cảng, đường sắt, đường ô tô…).
- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp cùng sử dụng chung cơ sở
hạ tầng sản xuất xã hội, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các xí nghiệp
phân bố ngoài KCN (như giá thuê đất, thuế quan, chuyển đổi ngoại tệ…), không có
dân cư sinh sống.
- Có Ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí, đồng thời có sự phân
cấp rõ ràng về quản lí và tổ chức sản xuất. Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác
sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng DN. Còn việc quản lí Nhà
nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước chỉ quy định những ngành (hay loại xí nghiệp)
được khuyến khích phát triển và những ngành (hoặc loại xí nghiệp) không được
phép đặt trong KCN vì các lí do nhất định (như môi trường sinh thái, hay an ninh
quốc phòng).
- Các KCN rất khác nhau về tính chất và về loại hình. Vì thế để tiện lợi cho
việc phân loại, có thể căn cứ vào một số tiêu chí cụ thể như vị trí địa lí, tính chất
chuyên môn hoá, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, quy mô, sự độc lập hay phụ thuộc,
trình độ công nghệ…Nói cách khác, dựa vào mỗi chỉ tiêu sẽ có từng cách phân loại
các KCN.
1.1.5.Phân loại KCN
- Về vị trí địa lí, các KCN được hình thành ở những khu vực khác nhau. Do
vậy, có thể phân ra các KCN nằm ở trung du hay vùng núi, các KCN ven biển, các
KCN dọc theo quốc lộ, các KCN nằm trong các thành phố lớn.
- Về tính chất chuyên môn hoá, cơ cấu và đặc điểm, có thể chia ra: các KCN
chuyên môn hoá (trên cơ sở xí nghiệp chuyên môn hoá sử dụng một loại nguyên
liệu cơ bản), các KCN tổng hợp (cơ cấu đa dạng với nhiều ngành sản xuất), hoặc
các KCN sản xuất chủ yếu để xuất khẩu hay còn gọi là KCX.
- Về quy mô, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, vị trí địa lí và sự hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư (trong và ngoài nước), có thể chia thành các KCN có quy mô lớn,
các KCN có quy mô vừa và các KCN có quy mô nhỏ.
Ở nước ta, quy mô về diện tích của KCNTT có thể quy định như sau:
+ Quy mô lớn: trên 300 ha;
+ Quy mô vừa: từ 150 đến 300 ha;
+ Quy mô nhỏ: dưới 150 ha.
- Về trình độ công nghệ, có thể chia ra một số loại KCN tuỳ thuộc vào trình độ
khoa học và công nghệ của các xí nghiệp phân bố trong KCN. KCN gồm các xí
nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến thì gọi là khu công nghệ cao và ngược lại.
1.1.6. Các loại hình KCN phổ biến
Hiện nay, 5 loại hình KCN thường thấy nhất ở các nước bao gồm: KCN hỗn
hợp, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế tổng hợp, và xu thế hiện nay đặc biệt ở
các nước phát triển là hướng tới xây dựng KCN sinh thái. Dù theo cách gọi thế nào,
chúng đều có hai đặc điểm chung là: (1) cùng địa điểm và (2) cấu trúc quản lý.
- Khu công nghiệp hỗn hợp : KCN hỗn hợp là nơi tập trung nhiều cơ sở sản
xuất với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau và có đặc điểm của một KCN như
đã định nghĩa ở trên.
- Khu chế xuất : là KCN tập trung các DN chế xuất chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Khu công nghệ cao (KCNC) : là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh
giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu –
phát triển và ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ
cao. Trong KCNC có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. 1
- Khu kinh tế tổng hợp (KKTTH) : KKTTH là những KCN được phát triển
theo kế hoạch đã được phê chuẩn có tích hợp chức năng công nghiệp, kết hợp với
khu vực dân cư, khu vực thương mại và tiện nghi hỗ trợ. Trong KKTTH lấy thương
mại dịch vụ và sản xuất làm trọng tâm, cân đối nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Vùng Phát triển Kinh tế và Công nghệ Dalian (Trung Quốc) là một ví dụ điển hình
về KKTTH.
- Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) khái niệm sinh thái công nghiệp vẫn
còn “non trẻ” và chưa có một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên khái niêm phổ biến
trên thế giới hiện nay về KCNST là KCN kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất công
nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong đó, nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng
liên kết với nhau một cách tự nguyện hình thành hệ công sinh giữa các nhà máy với
nhau và với môi trường. Đây là mô hình mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo tồn
tài nguyên, môi trường, đồng thời có lợi cho nhà sản xuất do giảm chi phí về
nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí sản xuất, bảo hiểm, giảm trách nhiệm pháp lý
về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lương sản phẩm.
1 Quy chế khu công nghệ cao – ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 của Chính Phủ.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển KCN
Có hai nhóm yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển KCN là nhóm
yếu tố bên trong (vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên, các trung tâm kinh tế và đô
thị, kết cấu hạ tầng, khả năng đầu tư và thị trường trong nước…) và nhóm yếu tố
bên ngoài (vốn đầu tư và thị trường nước ngoài, quan hệ chính trị và chính sách
toàn cầu…). Tất nhiên hai nhóm này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó
nhóm thứ nhất có vai trò quyết định, còn nhóm thứ hai có ý nghĩa rất quan trọng đối
với từng giai đoạn và từng địa phương.
1.1.7.1 Nhóm yếu tố bên trong
a. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Trong 10 yếu tố quyết định sự thành công của KCN, nhất là KCX mà WEPZA
tổng kết, thì có hai yếu tố liên quan đến vị trí địa lí (gần tuyến giao thông, bến cảng)
và tài nguyên thiên nhiên (đảm bảo đủ nguồn nước công nghiệp).
Vị trí địa lý có ảnh hưởng quan trọng đối với việc xây dựng các KCN, trước
hết tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các địa
phương, các vùng trên cả nước. Vị trí địa lý là lợi thế so sánh trong việc thu hút đầu
tư và từ đó tạo điều kiện cho sự ra đời các loại hình KCN, KCX. Trong trường hợp
này vị trí địa lý mang ý nghĩa chiến lược đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói
riêng, sự phát triển kinh tế nói chung.
Ngoài hai yếu tố trên, tất nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong
nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các KCN. Trong
điều kiện của nền kinh tế thị trường, sản phẩm ra đời đòi hỏi phải có khả năng cạnh
tranh cao, nghĩa là đảm bảo chất lượng cao, giá thành hạ.. Để có giá thành rẻ nguồn
nguyên liệu tại chỗ có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều này thường trông cậy vào
nguồn tài nguyên trong nước, khoáng sản…nhưng tất nhiên phải thỏa mãn được yêu
cầu về “đầu vào” của sản phẩm (số lượng, chất lượng, mẫu mã nguyên liệu…).
b. Trung tâm kinh tế và đô thị
Các đô thị cũng thường là các trung tâm kinh tế với ý nghĩa khác nhau (quốc
gia, vùng, địa phương). Các đô thị, nhất là các thành phố lớn, chứa đựng nhiều yếu
tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các KCN, đồng thời có sức thu hút mạnh
mẽ đối với các nhà đầu tư. Nhìn chung, các đô thị có những thuận lợi chủ yếu sau
đây:
- Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao.
- Sẵn có cơ sở công nghiệp hỗ trợ, phục vụ cho KCN.
- Tập trung kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp.
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính…
- Đầu mối giao thông thuận lợi…
c. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò nhất định đối với
việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hay cản trở sự phát
triển công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng. Hệ thống cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp
bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện,
nước, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở công nghiệp … góp phần đảm bảo các mối liên
hệ sản xuất, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi
sản xuất với nhau và giữa nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
d. Vốn đầu tư trong nước
Một trong những mục tiêu của việc xây dựng các KCN tập trung, đặc biệt là
KCX là thu hút vốn ĐTNN. Trong điều kiện hầu hết các nước đang phát triển, đã
nảy sinh mâu thuẫn đáng kể; Muốn lôi kéo được vốn ĐTNN vào các KCN, trước
hết phải bỏ vốn đầu tư trong nước (ĐTTN) xây dựng hạ tầng, việc đầu tư này khá
tốn kém trong khi nguồn vốn còn hạn chế.
e.Nguồn lao động
Nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Nguồn
lao động là lực lượng sản xuất chủ yếu, là một trong những điều kiện quan trọng
phát triển và phân bố công nghiệp. Những KCN cần nhiều lao động như dệt, may,
chế tạo máy… thường phân bố ở nơi đông dân cư. Chất lượng của người lao động
như trình độ học vân, trình độ tay nghề và chuyên môn kĩ thuật cũng có ảnh hưởng
rất lớn đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu của khoa học và kỹ thuật đối
với những xí nghiệp công nghiệp.
g. Chính sách phát triển ._.KCN
Chính sách có ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của các KCN. Chính vì vậy cần thiết phải có một chính sách phát triển đúng
đắn, tạo điều kiện cho KCN phát triển.
1.1.7.2. Nhóm yếu tố bên ngoài
a. Vốn đầu tư nước ngoài
Trong khi các nước đang phát triển thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia
lại có nguồn vốn lớn, đang tìm môi trường đầu tư để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phần lớn các KCN, KCX ra đời nhờ các khoảng vay ngân hàng để xây dựng kết cấu
hạ tầng.
Gần đây nổi lên xu hướng phát triển mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) vào các nước đang phát triển để xây dựng các KCN. Tuy nhiên,
điều kiện đầu tư phức tạp hơn. Nếu như trước đây, các KCN chỉ cần xây dựng kết
cấu hạ tầng sản xuất (giao thông và phương tiện vận chuyển, cấp điện, nước…) là
đủ cơ sở để thu hút nguồn vốn FDI, thì ngày nay lại đòi hỏi cả yêu cầu phát triển ở
mức độ nhất định về con người và công nghệ.
b.Thị trường quốc tế
Thị trường quốc tế là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến việc ra
đời của các KCN, nhất là KCX. Điều đó được thể hiện ở một vài phương diện sau
đây:
Trước hết là về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nhà đầu tư vào KCX với
mục tiêu cơ bản là sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó thị trường tiêu thụ, trong chừng
mực nhất định, chi phối quy mô, cường độ và hướng sản xuất của các KCX.
Sau đó là về thị trường nguyên liệu. Phần nhiều các KCN, đặc biệt là KCX
trên thế giới có quan hệ chủ yếu với thị trường quốc tế về nguyên liệu,Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.
Cuối cùng là sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế giữa các KCN, KCX. Về
mặt đó, KCN, KCX được coi như một sản phẩm quốc tế và đang có sự cạnh tranh
gay gắt về địa điểm đầu tư. Thị trường KCN, KCX được hình thành do sự tác động
qua lại của quan hệ cung – cầu.
c.Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu
Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát triển có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến khả năng hình thành các KCN, KCX tại các nước đang phát triển. Sự
tác động của các yếu tố này được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:
- Điều kiện ưu đãi vốn, nhất là vốn ODA và các khoản vay ngân hàng để xây
dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN.
- Điều kiện về đầu vào (nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc) và đầu ra ( thị
trường tiêu thụ sản phẩm)
- Khả năng chuyển giao công nghệ.
Như vậy sự hình thành và phát triển các KCN chịu sự tác động mạnh mẽ bởi
các yếu tố bên trong bao gồm: Vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
nhân tố kinh tế - xã hội (KT-XH); các nhân tố này giữ vai trò là tiền đề và động lực
của hoạt động, phát triển KCN. Các yếu tố bên ngoài có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình đó diễn ra nhanh chóng hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong một số
trường hợp cụ thể, yếu tố bên ngoài chi phối mạnh mẽ và thậm chí có thể có ý nghĩa
quyết định.
1.2.Vai trò của KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc CNH-
HĐH, nhằm thực hiện mục tiêu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Do vị trí và tầm quan trọng của CNH-HĐH trong sự nghiệp phát triển kinh tế
và đảm bảo mục tiêu chính trị của đất nước, nên qua qua tất cả các kỳ Đại hội, Đảng
ta luôn luôn xác định: CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
một lần nữa xác định mục tiêu của CNH-HĐH là: “ Xây dựng nước ta trở thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất , đời sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp”
Về mặt lý luận, trên cơ sở tổng kết các quan niệm từ trước tới nay, Hội nghị
lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra quan niệm mới về
CNH-HĐH, đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay: “CNH-HĐH được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản,
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý xã hội và tâm lý từ sử
dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng một cách phổ biến lao động với tay
nghề có công nghệ và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp, tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
Quan niệm này khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH-HĐH trong
thời kỳ quá độ, Đồng thời cho chúng ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của
việc phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ nhằm thực hiện thành công sự
nghiệp CNH-HĐH.
Thực tiễn việc thực hiện CNH-HĐH ở nước ta cho thấy, để thực hiện thành
công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước ta đã chọn con đường rút ngắn, đi tắt, đón
đầu bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát triển các KCN, KCX là một phương
thức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp này.
Có thể nói các KCN ở nước ta ra đời và phát triển cùng với chính sách đổi mới
do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI khởi xướng và gắn liền với công
cuộc CNH-HĐH đất nước. Phát triển KCN có ý nghĩa to lớn đối với quá trình
CNH-HĐH, thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là chủ trương
“ Quy hoạch vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh
tế, khu công nghiệp tập trung”. Từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1994 và được tiếp tục khẳng định
tại văn kiện Đại hội IX của Đảng về chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010: “ Quy
hoạch phân bố công nghiệp hợp lý trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các khu
công nghiệp, khu chế xuất; xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm
công nghiệp lớn và khu kinh tế mở ”
1.2.1. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trìnhCNH-HĐH ở nước ta
Từ thực tiễn và lý luận về CNH-HĐH, một số tiền đề cần thiết để đẩy nhanh
quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam đó là: vốn tích lũy; đào tạo đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh; phát triển kết cấu
hạ tầng và cuối cùng là đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của
Nhà nước. Phát triển các KCN, KCX là một trong những giải pháp để tạo dựng các
tiền đề nói trên cho sự nghiệp CNH-HĐH. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là
KCN là giải pháp duy nhất, chỉ có thể thực hiện giải pháp này mới có thể thực hiện
CNH-HĐH thành công, hay nói cách khác sẽ là vội vàng nếu kết luận KCN, KCX
là giải pháp tất yếu của quá trình CNH-HĐH. Về nguyên tắc, bằng con đường này
hay con đường khác, chúng ta có thể có được các tiền đề nói trên. Nhưng phát triển
KCN là một giải pháp tổng hợp, mang tính toàn diện để giải quyết đồng thời về
vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, là con đường tối ưu để tiến đến mục tiêu
trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, bằng việc phát triển các KCN
chúng ta có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH.
Mặt khác chúng ta thực hiện CNH-HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, nên sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế trên các lĩnh
vực của nền kinh tế không thể tách rời xu thế này. Do đó để nền kinh tế phát triển
vững chắc, bên cạnh việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, chúng ta cần
bảo đảm tính độc lập trong kinh tế; có một đường lối phát triển riêng được xây dựng
trên cơ sở điều kiện thực tế của đất nước. Phát triển KCN có thể thực hiện đồng thời
cả 2 mục tiêu trên:
- Thứ nhất, KCN được hiểu là một vùng lãnh thổ đặc biệt có những điều kiện
thuận lợi về cơ sở hạ tầng sẵn có cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp
dụng. Đây sẽ là một nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà
ĐTNN.Cùng với dòng vốn nước ngoài đầu tư vào KCN, các công nghệ tiên tiến,
hiện đại trên thế giới, trình độ quản lý của đôi ngũ cán bộ quản lý DN, trình độ tay
nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế sẽ được du nhập vào Việt Nam.
Đây cũng chính là những nhân tố góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Thực chất của quá trình toàn cầu hóa chính là quá trình phân
công lao động trên phạm vi quốc tế theo hướng chuyên môn hóa và tập trung hóa.
Phát triển KCN chính là một cách để chúng ta tham gia vào quá trình phân công lao
động quốc tế.
- Thứ hai, KCN là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và nhiều ưu đãi, đồng thời
cũng được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật. Tại KCN, các nhà đầu tư vừa
được tự do kinh doanh vừa phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật Việt Nam. Qua hoạt
động của các DN- KCN trong và ngoài nước, KCN thiết lập được mối liên kết kinh
tế theo vùng , theo ngành ngành trên phạm vi trong nước và quốc tế, từ đó giúp
chúng ta khai thác được các nguồn lực sẵn có, phát huy được những lợi thế so sánh,
đồng thời huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế. Như vậy,
với mô hình KCN chúng ta vừa phát huy được các yếu tố nội lực, vừa tận dụng
được các yếu tố bên ngoài để phát triển. KCN bảo đảm cho việc chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực mà vẫn giữ được thế chủ động và độc lập của nền kinh tế
đất nước.
KCN là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Ở các nước
phát triển châu Âu và Bắc Mỹ, có một thời kỳ các nước này đã đẩy mạnh việc phát
triển các KCN và rất chú trọng vai trò của KCN trong quá trình phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm phát triển mô hình KCN ở các nước này cho thấy, phát triển KCN là
một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp quốc gia. Có thể nói thành công của các KCN đã góp phần không nhỏ để các
nước này trở thành những nước có nền kinh tế phát triển như hiện nay. Các nước
công nghiệp mới phát triển NICs như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng như các nước
đang phát triển ở Đông Nam Á hiện nay đã và đang triển khai việc việc xây dựng và
phát triển các KCN, khu kinh tế và đều gặt hái những thành công đáng kể.
Tóm lại, thành công của KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu
được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình
CNH-HĐH đất nước. KCN là nơi tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, là
nơi diễn ra sự phân công lao động xã hội ở trình độ cao, thực hiện các mối liên kết
kinh tế quốc tế. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù hợp với
chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2.Vai trò của KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Kể từ khi KCX Tân Thuận, KCN đầu tiên của nước ta thành lập và phát triển
năm 1991 tại TP. Hồ Chí Minh đến tháng 9/2008 cả nước có 194 KCN được thành
lập với tổng diện tích đất tự nhiên 46.588 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có
thể cho thuê đạt 30.239 ha, chiếm 64,95% tổng diện tích đất quy hoạch. Trong đó,
110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất quy hoạch 26.382 ha và 84
KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng
diện tích đất quy hoạch 20206 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 52 tỉnh, thành phố
trên cả nước; tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất quy hoạch
chiếm trên 60% tổng diện tích các KCN cả nước; vùng Đông Nam Bộ có 75 KCN
(22.352 ha), Đồng bằng sông Hồng có 42 KCN (10.046 ha); Đồng bằng sông Cửu
Long có 28 KCN (5.027 ha). Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển các KCN đang
từng bước thể hiện rõ vai rò không thể thay thế của nó trong tiến trình CNH-HĐH
đất nước. Các KCN đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống cơ sỡ hạ
tầng, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền
kinh tế nói chung.
1.2.2.1. Huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế
Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu nếu không nói là
quan trọng nhất đối với CNH-HĐH cũng như đối với nền kinh tế là phải có vốn.
Muốn cho sự nghiệp CNH-HĐH được tiến hành với tốc độ nhanh cần phải có cơ
chế, chính sách và biện pháp huy động vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn có
hiệu quả nhất. KCN đi liền với với nó là một hệ thống các cơ chế chính sách thu hút
đầu tư tương đối đồng bộ. Trong những năm qua đã huy động được một lượng vốn
rất lớn cho nền kinh tế.
Trước hết là huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế: đây là nguồn vốn có tính
chất quyết định, là nhân tố nội lực. Những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận
thức được tầm quan trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn bên trong,
chúng ta xem nhẹ việc thu hút các DN trong nước đầu tư vào KCN nên số dự án và
tổng vốn đầu tư còn rất hạn chế. Chỉ vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong
nước mới được chú trọng, dòng vốn ĐTTN trong KCN tăng đáng kể, số dự án trong
nước gần bằng với khu vực có vốn ĐTNN. Đến tháng 9/2008, các KCN đã thu hút
được 3100 dự án trong nước với tổng số vốn đầu tư 195.000 tỉ đồng. Kết quả này
cho thấy tiềm lực của khu vực kinh tế trong nước và là kết quả của chủ trương phát
huy nội lực để xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là huy động vốn của khu vực có vốn ĐTNN: Trong điều kiện nền kinh
tế tích lũy nội bộ còn thấp thì thu hút được nhiều vốn ĐTNN là rất quan trọng. KCN
là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của DN có vốn FDI. Thực tế từ khi
xây dựng KCN cho đến nay, số dự án và tổng vốn ĐTNN vào KCN không ngừng
gia tăng và chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng vốn FDI đầu tư trên cả nước.
Đến tháng 9/2008 các KCN cả nước nước đã thu hút được trên 3.200 dự án có vốn
ĐTNN với tổng vốn đầu tư gần 31,5 tỷ USD. Có thể nói KCN là nơi chính sách ưu
đãi đối với khu vực có vốn ĐTNN đươc thể hiện rõ nét nhất, các nhà ĐTNN nhìn
chung cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư vào KCN, bởi lẽ trong KCN có một hệ
thống kết cấu hạ tầng hiện đại, một môi trường pháp lý thuận lợi và thông thoáng, là
nơi có cơ chế “một cửa, tại chỗ” được thực thi rõ ràng nhất. Đây chính là những lợi
thế chủ yếu để thu hút nhà ĐTNN của KCN.
1.2.2.2. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề
mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
Có được những đóng góp trên phải kể đến vai trò to lớn của khu vực có vốn
ĐTNN trong KCN. Cùng với dòng vốn của khu vực có vốn ĐTNN đầu tư vào các
dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà ĐTNN còn đưa vào Việt Nam
những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặc dù nhiều công
nghệ so với trình độ công nghệ trên thế giới còn ở mức trung bình, nhưng cũng
phần nào nâng cao trình độ công nghệ hiện có của Việt Nam. Đó là chưa kể tới
những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản) đầu tư vào KCN,
như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Matbuchi Motor, Orion Hanel…, các dự án
này đã du nhập vào Việt Nam những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, ở những
lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính
xác, điện tử…
KCN là nơi tập trung các DN công nghiệp và dịch vụ công nghiệp. Về mặt
lượng, đương nhiên KCN góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng
GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp
do các DN – KCN tạo ra luôn tăng qua các năm từ 13%năm 2000 lên 26,4% năm
2004, 28% năm 2005 và 32% năm 2008. Nhưng quan trọng hơn, về mặt chất, KCN
đã thu hút được các dự án có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như dầu khí, sản
xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệu xây dựng…Mặc dù
số lượng các dự án trong KCN còn ít (chiếm 5-10% số dự án), nhưng cũng góp
phần phát triển các ngành nghề mới, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề công nghiệp.
Các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu tập trung vào các ngành công ngiệp nhẹ như:
dệt may, da giày…và công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự
án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Các ngành
công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm là những ngành truyền thống, đã có từ lâu ở
nước ta, nhưng các dự án trong KCN đã góp phần nâng cấp các ngành này về dây
chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra phải kể đến đóng góp của KCN vào nâng cao tỷ trọng các ngành dịch
vụ công nghiệp như dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, bảo hiểm, bưu chính viễn
thông…Đây là những dịch vụ có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và giá trị
gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH,
cả về mặt chất và lượng. Mặc dù còn có bất hợp lý trong cơ cấu ngành nghề công
nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp kỹ thuật cao còn thấp
và còn tồn tại những hậu quả do các công nghệ chưa hiện đại du nhập vào Việt Nam
nhưng những đóng góp của KCN vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước là không
thể phủ nhận.
1.2.2.3.KCN đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao,
thích ứng với nền công nghiệp hiện đại, một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý
giỏi
Phát triển KCN để tạo ra nhiều việc làm là một trong những mục tiêu quan
trọng của nước ta. Mặc dù việc thu hút nguồn nhân lực làm việc chưa phải là lớn,
hiện hơn 1 triệu người, nhưng điều quan trọng là số lao động này được tiếp cận với
công nghệ hiện đại, môi trường làm việc có kỷ luật cao, đã rèn được những kỹ năng
và bản lĩnh làm việc thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các DN
trong KCN , đặc biệt là các DN có vốn ĐTNN đã đào tạo được một đội ngũ công
nghiệp tiên tiến, có tác động lan tỏa và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động Việt
Nam. Ngoài ra, các DN trong KCN còn thu hút một lượng lớn người lao động Việt
Nam vào các vị trí quản lý DN, đội ngũ này được tiếp xúc với phương thức quản trị
DN tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự...Đội
ngũ này khi chuyển đi làm việc tại các DN Việt Nam, hoặc tự mình khởi sự DN sẽ
áp dụng phương thức quản lý tiên tiến đã được tiếp thu vào hoạt động của DN mình.
Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của DN, vừa truyền đạt những kiến thức quản lý cho
người lao động Việt Nam khác.
Như vậy, xét trên các góc độ, vai trò của KCN không chỉ dừng lại ở việc đào
tạo đội ngũ lao động có trình độ lao động cao mà quan trọng hơn là tác động lan
truyền của nó tới các DN Việt Nam khác. Các KCN đã thực sự đóng góp vào việc
nâng cao trình độ chung của lao động nước ta.
1.2.2.4.KCN đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, vào kim
ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách cả nước
Các KCN Việt Nam trong gần 20 năm xây dựng và phát triển đã đóng góp một
tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp cả
nước. Nếu như năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) do các KCN tạo
ra đạt hơn 4,5 tỉ USD chiếm 15% GTSXCN cả nước, năm 2005 đạt 14 tỉ USD
chiếm 28% GTSXCN cả nước thì đến năm 2008 đã đạt được 26 tỉ USD gấp 5,7 lần
năm 2001 và chiếm 32 % giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Như vậy các KCN
đã đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng công nghiệp và nâng cao tỉ trọng ngành
công nghiệp trong GDP. Đây là biểu hiện rõ nét nhất về mặt lượng của việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Phần lớn các DN – KCN, đặc biệt các DN có vốn ĐTNN sản xuất hàng công
nghiệp chủ yếu để xuất khẩu, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của các DN – KCN
đạt hơn 6 tỉ USD gấp 2 lần năm 2001 và chiếm 19% trong tổng giá trị xuất khẩu cả
nước và 29% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu. Riêng các DN trong nước, mặc dù
đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé, nhưng các DN đã góp phần tạo
nguồn hàng để giải quyết nhu cầu thị trường trong nước, giảm bớt việc nhập khẩu
hàng hóa để phục vụ sản xuất. Các DN trong KCN đã góp phần cân đối lại cán cân
thương mại theo hướng gia tăng xuất khẩu, giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng
trong nước có thể sản xuất được. Các DN trong KCN đã đóng góp nhất định vào
nguồn thu ngân sách Nhà nước. Năm 2008 nộp ngân sách 450 triệu USD gấp 3,6
lần so với năm 2001.
1.2.2.5. KCN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng và cần thiết của nền
kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu
tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và
quản lý thuận lợi của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu
của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thu hút đầu tư xây dựng và kinh
doanh hạ tầng KCN có ý nghĩa về nhiều mặt:
- Thứ nhất, huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng KCN. Đến tháng 5/2008 cả nước có 186 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng KCN trong đó 110 dự án đã cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng, đi
vào vận hành và thu hút đầu tư. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế của các dự án đã
vận hành đạt gần 600 triệu USD và 18.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% tổng vốn
đầu tư cơ sở hạ tầng đăng ký. Hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khá
đồng bộ và hiện đại trong KCN, bao gồm cả hệ thống điện nước, bưu chính viễn
thông, không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động mà còn
có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế của địa phương nơi có KCN.
- Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi trong KCN sẽ có tác dụng thu hút
vào KCN, nhanh chóng lấp đầy diện tích đất trong KCN. Thực hiện được mục tiêu
của việc xây dựng KCN là thu hút đầu tư lấp đầy KCN.
1.2.2.6. KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà
nước về quản lý KCN
KCN là mô hình mới ở Việt Nam nên việc triển khai mô hình này trong thời
gian qua đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà nước về KCN, như
phân cấp, ủy quyền trong KCN, thủ tục hành chánh trong đầu tư vào KCN, các vấn
đề về thuế…Thực tế phát triển KCN cho chúng ta nhiều bài học về quản lý Nhà
nước về KCN nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Đến nay bộ máy quản lý
KCN đã hình thành một cách thống nhất từ trung ương tới địa phương bao gồm Bộ
Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý KCN cấp trung ương và các ban quản lý
KCN cấp tỉnh. Việc quản lý KCN đang diễn ra theo xu hướng phân cấp mạnh mẽ
cho ban quản lý các KCN cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư trong KCN.
KCN cũng là nơi có điều kiện để thực hện tốt cơ chế “một cửa, tại chỗ”, tạo thuận
lợi tối đa cho nhà đầu tư khi làm thủ tục đầu tư vào KCN. KCN cũng là nơi cho các
cơ quan Nhà nước thử nghiệm các chính sách và ngày càng hoàn thiện các chính
sách đó cho phù hợp với thực tế.
1.2.2.7.Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa
Các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các DN mới trên địa bàn
ở địa phương, tăng cường khả năng thu hút vốn ĐTTN và vốn ĐTNN, mỡ rộng quy
mô sản xuất ở địa phương, tạo công ăn việc làm mới, đặc biệt là việc làm gián tiếp
cho người lao động ở địa phương cũng như các vùng lân cận.
Ngoài ra việc phát triển KCN đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị mới
mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho
khu vực rộng lớn được đô thị hóa. Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, dải công
nghiệp dọc quốc lộ 5: Sài Đồng, Phố Nối, Nam Sách, Hải Phòng, Nomura, Đình
Vũ; dọc quốc lộ 18: Bắc Thăng Long, Tiên Sơn, Quế Võ đang dần hình thành các
đô thị mới như Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Nam Thăng Long của Hà Nội; đô
thị Vật Cách, Đình Vũ của Hải Phòng….Ở miền Trung khu đô thị đang dần lộ rõ
với KCN Nghi Sơn, Hoàng Mai, khu kinh tế Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1,
các cơ sở hóa chất, luyện kim…gắn với thành phố Vạn Tường sẽ tạo thế và lực mới
cho Quảng Ngãi nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung. Tại TP. Hồ Chí Minh
từ năm 1991 đến nay, với KCX Tân Thuận, 5 cụm đô thị dọc tuyến đường Bắc Nhà
Bè-Nam Bình Chánh đã xuất hiện đô thị mới Nam Sài Gòn. Ngoài ra còn nhiều đô
thị mới gắn với KCN đã và đang hình thành, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn
nước ta.
Tóm lại, mô hình KCN ở nước ta được triển khai gần 20 năm đã khẳng định
được vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp CNH-HĐH. KCN góp phần huy động
nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao
trình độ của đội ngũ lao động thích ứng với với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Mặc dù KCN còn bộc lộ những
hạn chế về nhiều mặt nhưng xét về lâu dài phát triển KCN là cần thiết, là một trong
những phương thức căn bản để rút ngắn, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH trong bối
cảnh toàn cầu hóa. Bước đầu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trỏ thành nước công nghiệp.
1.3.Các nguyên tắc phát triển, tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng phát triển
KCN ở Việt Nam
1.3.1.Các nguyên tắc phát triển
Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng và khẩn trương hơn đặt Việt Nam trước
nhiều thử thách, nhất là trong bối cảnh đất nước có điểm xuất phát là một nước
nông nghiệp với hơn 60% lao động và 70% dân số sống ở nông thôn, cùng với
những yếu tố kém trong công tác quản lý còn tồn tại bắt nguồn từ cơ chế kinh tế kế
hoạch hoá tập trung. Điều này đòi hỏi để phát huy tác dụng của các KCN, cần phải
có sự nhìn nhận một cách thống nhất, khách quan các nhân tố hình thành KCN, các
tiêu chí đánh giá KCN cũng như tác động và đặc biệt là các trở ngại trong việc phát
triển các KCN, mới có thể có giải pháp xử lý thích hợp. Có như vậy, các KCN mới
thực sự đóng góp thích đáng vào sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta có chất lượng và
bền vững. Trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, một số nguyên tắc hình thành và phát
triển KCN ở các địa phương như sau:
- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở
rộng. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm
công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối
thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
- Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lương thích hợp.
- Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển các KCN với quy hoạch đô
thị và phân bố dân cư.
- Đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào, sử dụng
có hiệu quả đất để xây dựng các xí nghiệp trong KCN.
- Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa nhu cầu, lợi ích (lợi nhuận) của nhà đầu tư với
đảm bảo mục tiêu định hướng chiến lược phát triển KT-XH và công nghiệp của cả
nước, không bị gò bó bởi địa giới hành chính.
- Đảm bảo kết hợp tốt giữa xây dựng KCN và yêu cầu bảo vệ an ninh-quốc
phòng trong bố trí tổng thể và trên từng địa bàn đối với từng KCN.
1.3.2.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả KCN
Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số
36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ được ban hành, đã quy định những đặc điểm
cụ thể của các KCN, những tiêu chí cụ thể mà các KCN phải đáp ứng. Quy chế nêu
rõ: “khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên
sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
xác định, không có dân cư sinh sống…” (Điều 2) và các vấn đề cần xem xét khi cơ
quan chức năng thẩm định dự án thành lập KCN như: vấn đề quy hoạch KCN; cơ sở
hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; khu dân cư phục vụ công nhân, lao động
trong KCN, trường học, cơ sở khám chữa bệnh phục vụ KCN (Điều 4).
Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà
nước về KCN và qua quá trình nghiên cứu về KCN, Lê Thế Giới (Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4 (27) 2008) đã đưa các tiêu chí đánh giá KCN
trên cơ sở tiên lượng đến phát triển KCN như là một hệ thống và xác định tiêu chí
phát triển KCN với tư cách là một điểm quy hoạch.
1.3.2.1. Các tiêu chí đánh giá nội tại KCN
a. Chất lượng qui hoạch KCN
Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá
trình qui hoạch, sử dụng và phát triển KCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ,
khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong qui hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN như
xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch vụ,... nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường, và thu hút lao động.
b. Vị trí địa lý của KCN
Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các DN đạt được hiệu quả
kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục
đường giao thông, bến cảng nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố
đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm,... có ảnh
hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các DN.
c. Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN
Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu qui hoạch và điều kiện hoạt
động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát
triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu
thụ (nội địa, xuất khẩu). Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã
cho các DN thuê so với tổng diện tích KCN.
d. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện
Tổng số vốn đăng ký và tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong tổng số vốn đăng ký
của các DN- FDI và trong nước vào KCN; vốn đầu tư bình quân của một dự án và
vốn đầu tư bình quân trên một ha đất.
e.Kết quả và hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN
Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng
so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 ha.
g.Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các DN củ._.những sản phẩm hàng hoá là những sản phẩm có lợi thế của địa phương so với
các địa phương khác.
- Nhơn Trạch là địa phương có ngành dệt may phát triển và chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu công nghiệp của huyện, tuy nhiên sản phẩm dệt may phục vụ xuất
khẩu rất lớn, tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 18% doanh thu. Do chưa thật sự
quan tâm đến thị trường trong nước nên số DN gặt hái thành công chỉ đếm trên đầu
ngón tay, do đó mục tiêu của ngành dệt may trong thời gian tới là phải tìm cách để
tăng thị phần tại thị trường trong nước.
- Về phía DN, cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nội địa,
khẳng định vị trí của mình trên thị trường nội địa. Liên kết hợp tác và hỗ trợ chặt
chẽ giữa chính quyền thông qua công tác xúc tiến thương mại, với nhà sản xuất, với
kênh phân phối và người tiêu dùng. Phát triển thị trường nội địa sẽ góp phần hạn
chế nhập siêu, vừa góp phần vào chủ trương kiềm chế lạm phát vừa giúp DN vượt
qua khó khăn.
- Để tạo điều kiện cho các DN mở rộng thị trường trong nước, về phía địa
phương, trên cơ sở chương trình xúc tiến thương mại chung, cần đẩy mạnh việc hỗ
trợ, quảng bá cho các DN thông qua việc tổ chức tham gia hội chợ triển lãm trong
nước theo từng chuyên ngành.
3.3.3.2.Đối với thị trường nước ngoài
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của các KCN chiếm khoảng trên 90% doanh
thu xuất khẩu ngành công nghiệp toàn huyện, do đó xác định thị trường xuất khẩu là
thị trường hết sức quan trọng. Thị trường trong nước mặc dù sẽ gia tăng sức tiêu thụ
do kinh tế nước ta phát triển nhưng vẫn bị giới hạn bởi phạm vi của một quốc gia
mà thôi. Do đó, để phát triển mạnh trong thời gian tới thì thị trường xuất khẩu của
các KCN vẫn là thị trường nước ngoài. Dự báo đến những năm 2015, 2020 kim
ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng 60 – 70% doanh thu tiêu
thụ, do đó giải pháp về thị trường xuất khẩu của các KCN cần tập trung:
- Tiếp tục khai thác thị trường truyền thống là các nước châu Á, châu Âu…
bên cạnh đó cần đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như châu Mỹ, châu Úc,
Phi… để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu . Tận dụng khả năng về thị trường,
thương hiệu… của các công ty, tập đoàn đa quốc gia để đưa sản phẩm công nghiệp
tham gia và thị trường tiêu thụ toàn cầu, nhất là các sản phẩm ngành dệt, cơ khí,
điện - điện tử.
- Cung cấp thông tin miễn phí về thị trường trong và ngoài nước thông qua các
cơ quan quản lí nhà nước, bộ phận xúc tiến thương mại của tỉnh. Hỗ trợ cung cấp
thông tin về thị trường và công khai các chương trình xúc tiến thương mại hàng
năm của Trung ương cho các DN tham gia. Mở rộng quan hệ hợp tác thông qua
công tác đối ngoại, thường xuyên tổ chức các đoàn công tác nghiên cứu, tìm hiểu
thị trường, tạo mọi điều kiện cho các DN nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Đối với những DN đủ điều kiện được ưu tiên đăng ký chương trình xúc tiến
thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm chuyên ngành được hỗ trợ một phần kinh
phí. Nguồn và mức kinh phí hỗ trợ này được thực hiện thông qua chương trình xúc
tiến thương mại của tỉnh hàng năm. Đối với các hội chợ, triển lãm do ngành Công
Thương và các ngành khác chủ trì, DN có nhu cầu gửi hàng phù hợp với chương
trình, ngân sách hỗ trợ 100% chi phí. Các hỗ trợ đối với các DN được thực hiện
theo chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh và theo đúng những quy
định của chính phủ tại Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 về việc
ban hành quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
giai đoạn 2006 – 2010.
- Về phía các DN, giải pháp thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp
quan trọng để giúp các DN phát triển nhanh, khi thị trường trong nước sức mua còn
thấp. Sự hỗ trợ của nhà nước không thể thay thế vai trò chủ động của DN trong việc
tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để thực hiện giải pháp này, các DN cần tăng cường
công tác nghiên cứu thị trường thế giới, vận dụng linh hoạt các hình thức thông tin,
quảng cáo, Web, Internet... để giới thiệu sản phẩm của mình với thị trường thế giới.
Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại giỏi, am hiểu kinh doanh
quốc tế và giao dịch thương mại.
3.3.4.Giải pháp về khoa học công nghệ
Giải pháp khoa học - công nghệ là giải pháp quan trọng trong phát triển bền
vững ngành công nghiệp, do vậy cần khuyến khích ứng dụng khoa học công nghiệp
mới vào sản xuất kinh doanh, sử dụng công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Hiện nay, trình độ công nghệ của các DN trong các KCN nhìn chung đạt
mức trung bình tiên tiến do có nhiều nhà ĐTNN đầu tư. Trong giai đoạn hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế, để đảm bảo sự tồn tại, sống còn và nâng cao khả năng
cạnh tranh, các DN phải nâng cấp công nghệ.
- Đối với các dự án đầu tư mới cần áp dụng công nghệ tiên tiến, kiên quyết
không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Chú trọng đầu tư công nghệ theo
hướng hiện đại hoá, tự động hoá quy trình sản xuất, sử dụng công nghệ khép kín,
đảm bảo tốt hơn môi trường quản lý, giảm tiêu hao năng lượng vật tư.
- Các DN được hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và
bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập (nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá, giải pháp hữu ích và sáng chế, xây dựng thương
mại điện tử theo mô hình B2C, xây dựng Website...) theo quy định tại chương trình
số 8395/CTr-HTQT và số 8396/CTr-HTQT ngày 26/12/2005 của Ban Hợp tác Kinh
tế Quốc tế tỉnh. Cho vay không lãi suất từ Quỹ khuyến khích phát triển khoa học,
công nghệ để các DN sản xuất sản phẩm thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ (sản
xuất thử nghiệm sản phẩm mới, quy trình mới...).
- Các DN sản xuất sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của
tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 được ưu tiên hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lí chất
lượng tiên tiến, ưu tiên nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất. Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2006 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày
18/4/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai với mức hỗ trợ được thực hiện tại Quy định hỗ
trợ DN tham gia chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 64/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Đồng Nai.
- Các DN thuộc đối tượng hỗ trợ khuyến công theo quy định tại Nghị định số
134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí liên quan đến các hoạt động khoa
học - công nghệ, như: Chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật... với mức hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số
36/2005/TTLT-BTC-BCN, ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính - Bộ Công nghiệp về
Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động
khuyến công.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DN nhất là các DN
vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các DN tiếp cận công nghệ mới, sản xuất những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tiếp tục phối hợp và liên kết chặt chẽ
với các Trường đại học,Viện nghiên cứu, các nhà sản xuất thiết bị... thực hiện hỗ trợ
kỹ thuật sản xuất và triển khai có hiệu quả và chuyên nghiệp các hội chợ công nghệ,
thiết bị, tổ chức các hội thảo về công nghệ, thiết bị... cho các nhà đầu tư lựa chọn
phù hợp.
- Tổ chức thức hiện tốt Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính
phủ về chuyển giao công nghệ, đưa công tác thẩm định công nghệ vào nề nếp, đảm
bảo quyền lợi của bên bán công nghệ và các DN nhận chuyển giao công nghệ.
3.3.5. Giải pháp về môi trường
Vấn đề môi trường với phát triển công nghiệp đang là vấn đề được xã hội
hết sức quan tâm. Phát triển công nghiệp trong bối cảnh hiện nay phải gắn chặt với
bảo vệ môi trường là một yêu cầu bức thiết, đảm bảo cho các KCN trên địa bàn
huyện phát triển bền vững. Trong thời điểm Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào
nền kinh tế khu vực và thế giới, việc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững của
đất nước, tạo thuận lợi cho hội nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Trên cơ sở định hướng ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư vào các KCN trên
địa bàn huyện theo quy hoạch, cần thực hiện chặt chẽ việc lựa chọn dự án, ngành
nghề ít ô nhiễm, công nghiệp sạch. Lựa chọn đầu tư công nghệ và trang thiết bị
công nghệ sản xuất hiện đại, tiến tiến theo hướng tự động hoá, nhằm giảm thiểu tối
đa ô nhiễm môi trường, tăng năng xuất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tập trung đầu tư hệ thống xử lý môi trường hoàn thiện và đồng bộ đối với
DN và đối với các KCN theo quy hoạch, đảm bảo các KCN phải hoàn chỉnh hệ
thống xử lý môi trường tập trung, chất thải phải đạt tiêu chuẩn quy định khi thải vào
môi trường tự nhiên. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, KCN, bảo
đảm 100% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đến 2010. Hoàn thành xây
dựng cơ bản hệ thống thoát và xử lý nước thải thành phố mới Nhơn Trạch vào giai
đoạn 2011 - 2015.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường, như:
Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của dự án; đầu tư xây
dựng và vận hành có hiệu quả các công trình xử lý môi trường; khuyến khích hỗ trợ
các DN áp dụng mô hình tích hợp các hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14000; quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, hệ thống quản lý an
toàn sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001;...
- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu
môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của
doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các dự
án , thực hiện tốt công tác thẩm định công nghệ, đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án công nghiệp. Xứ lý nghiêm minh các dự án vi phạm, đảm bảo cho
KCN phát triển bền vững.
- Mỗi DN sản xuất cần nghiên cứu hình thành bộ phận: An toàn, Vệ sinh, Môi
trường nhằm đảm bảo và phát triển hệ thống chất lượng, thường xuyên theo dõi vận
hành, bảo trì và nâng cấp dây chuyền sản xuất và hệ thống xử lý môi trường, ứng
phó với sử cố môi trường có thể sảy ra,... Chịu sự giám sát của cộng đồng trong quá
trình hoạt động sản xuất, xử lý các loại chất thải phát sinh; thực hiện chế độ thông
tin báo cáo theo định kỳ về hoạt động môi trường cho cơ quan quản lý về môi
trường theo phân cấp và công bố thông tin đến cộng động dân cư được biết.
- Tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 8599/UBND-
CNN ngày 11/12/2006 về việc tạm thời không cấp phép đầu tư và hạn chế đầu tư
các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị
Vải; văn bản số 3678/UBND-KT ngày 14/5/2008 về việc xem xét cấp phép đối với
một số loại hình đầu tư trên địa bàn huyện, văn bản số 702/KCNĐN- QHMT ngày
17/07/2008 của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai về việc không cấp giấy phép cho
các dự án đầu tư vào các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
3.3.6. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước
Việc nâng cao năng lực quản l ý ngành là rất cần thiết trong quá trình phát triển
công nghiệp, giúp các KCN đi đúng định hướng quy hoạch, một số giải pháp nâng
cao năng lực quản l ý như sau:
- Thường xuyên tổ chức nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về lĩnh vực công
nghiệp cho Ban Quản lý các KCN để cập nhật, bổ sung các kiến thức mới, nhằm
quản lý tốt hơn, cũng như vận dụng kiến thức mới trong công tác phát triển công
nghiệp.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của các
ngành và chính quyền địa phương. Tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo hướng tạo những điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
3.4.Kiến nghị
1. Nhơn Trạch sẽ trở thành một đô thị lớn của tỉnh Đồng Nai trong tương lai,
do đó cần ưu tiên nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư của ngân sách tỉnh cho huyện để
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc,
giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ... tạo điều kiện cho phát triển các KCN nói
riêng và phát triển KT-XH của tỉnh nói chung, coi Nhơn Trạch là một trong những
trọng điểm về kinh tế của tỉnh.
2. Tập trung xử lý vấn đề môi trường, đẩy nhanh tiến độ xử lý ô nhiễm trên
sông Thị Vải để phát triển kinh tế và hàng hóa được lưu thông theo đường thủy
thuận lợi. Ban Quản lý các KCN Đồng Nai kiên quyết không cấp giấy phép đầu tư
cho các DN thuộc các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
3. Nâng cao nhận thức cộng đồng nhất là các khu vực dân cư xung quanh các
KCN- đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nạn ô nhiễm từ các KCN bằng cách hỗ
trợ, chia sẻ công khai thông tin bảo vệ môi trường các KCN tạo điều kiện thông tin
cho việc giám sát, phản biện xã hội ở lĩnh vực này.
4. Tỉnh phối hợp cùng với TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ
ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm đã
có chủ trương xây dựng trong khu vực tam giác phát triển TP.Hồ Chí Minh –
TP.Biên Hoà - TP.Vũng Tàu, như: Tuyến cầu đường Quận 9 - TP. Hồ Chí Minh -
Nhơn Trạch; Tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu; Xây dựng, nâng cấp cảng Phước
An, Phú Hữu... để tạo điều kiện đột phá phát triển cho khu vực và Nhơn Trạch.
5. Đẩy mạnh phát triển khu tiểu thủ công nghiệp 100 ha tại xã Phú Thạnh –
Vĩnh Thanh đã được quy hoạch nhằm hỗ trợ cho các KCN. Hiện nay, tỉ lệ lấp đầy
cụm tiểu thủ công này còn rất thấp. Phát triển các làng nghề thủ công của địa
phương như làm bún, nấu rượu, sản xuất nước đá, làm bánh kẹo...nhằm tạo việc làm
tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là những người có đất bị thu hồi do phát triển
các KCN.
KẾT LUẬN
Với mục đích mong muốn vận dụng kiến thức đã có để tìm hiểu và đóng góp
vào sự phát triển KT-XH của địa phương, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Định
hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai trong
thời kỳ CNH-HĐH”. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã rút ra một số kết luận
như sau:
1. Xây dựng và phát triển các KCN, KCX là một hình thức mới của tổ chức
sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Qua quá trình phát triển KCN, KCX đã khẳng
định được vai trò là lực lượng công nghiệp mạnh, là “mũi nhọn đột phá”, là con
đường tối ưu để rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước và tham gia
nền kinh tế toàn cầu. Phát triển các KCN là một trong những mô hình phát triển
kinh tế quan trọng và đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển trong việc thu
hút vốn ĐTNN, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đổi mới công nghệ, tạo
việc làm, tăng nguồn hàng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH…Đề tài đã tổng hợp được những lí luận liên
quan đến KCN…Từ những khái quát tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam làm
cơ sở cho việc đánh giá, đề xuất định hướng và các giải pháp tổ chức lãnh thổ công
nghiệp một cách hiệu quả các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
thuộc vùng KTTĐPN
2. Huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai là địa phương có tiềm năng lớn để phát
triển công nghiệp với lợi thế tiếp giáp với các đô thị lớn, năng động là TP. Hồ Chí
Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và được Chính phủ quyết định quy hoạch đến năm 2020
trở thành một trong các trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo
dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của tỉnh Đồng Nai và vùng KTTĐPN, là đầu
mối quan trọng về giao thông vận tải của vùng. Vì thế các KCN đã ra đời và khai
thác có hiệu quả lợi thế so sánh với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Nghiên cứu quá trình phát triển các KCN huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2008
cho thấy vai trò quan trọng của các KCN đối với sự phát triển công nghiệp của tỉnh
Đồng Nai và vùng KTTĐPN. Hiệu quả bước đầu của các KCN Nhơn Trạch đã phản
ánh việc chọn quy hoạch và phát triển KCN làm mô hình phát triển kinh tế trọng
điểm là chủ trương đúng đắn của tỉnh Đồng Nai phù hợp với xu thế và chủ trương
của Chính phủ trong việc định hướng phát triển chung của đất nước. Đồng thời
cũng thấy rõ sự tác động mạnh mẽ của các KCN đến sự phát triển KT-XH, môi
trường của địa phương Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển các KCN, huyện
Nhơn Trạch đã có bước phát triển vượt bậc về nhiều nhiều mặt. Từ một huyện thuần
nông Nhơn Trạch trở thành địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp và góp phần
to lớn vào sự phát triển KT-XH của tỉnh Đồng Nai, đời sống vật chất tinh thần của
người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vào
các KCN cũng mang lại nhiều vấn đề bức xúc thể hiện tính chất thiếu bền vững
như: nạn ô nhiễm môi trường, tình trạng quá tải về nhu cầu lao động, nhà ở và các
dịch vụ tiện ích phục vụ cho công nhân, tình trạng tăng dân số cơ học kéo theo các
tệ nạn xã hội…
3. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển của các KCN huyện Nhơn Trạch
từ năm 2001-2008, tác giả đã đưa ra những định hướng và dự báo về tình hình phát
triển đến năm 2020. Các định hướng tập trung vào vấn đề vốn đầu tư, xây dựng cơ
sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, phát triển nguồn nhân lực, thị trường,
khoa học công nghệ, cơ chế chính sách …nhằm phát triển các KCN thành hệ thống
hoàn chỉnh theo hướng chuyên ngành đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt sự phát triển
công nghiệp của địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đưa Nhơn
Trạch trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Đồng Nai và vùng KTTĐPN. Để đạt
được những mục tiêu trên, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp mang tính định
hướng nhằm phát triển bền vững các KCN và KT-XH, môi trường của địa phương
trong thời gian tới.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ nghiên cứu của tác giả nên
luận văn chỉ mới dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát chưa đi sâu vào phân tích và
lý giải vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các Thầy Cô, các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn có giá trị hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Quản lý các KCN Đồng Nai (2007), Xây dựng tiêu chí xếp hạng các khu
công nghiệp Đồng Nai, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp tỉnh,
Đồng Nai.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), 15 năm (1991-2006) xây dựng và phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo
quốc gia , Long An.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2001), Báo cáo tình hình phát triển các khu công
nghiệp trên cả nước năm 1999, 2000, 2001, 2002.
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2004), Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu
công nghiệp tập trung ở Việt Nam đến năm 2010 với tầm nhìn năm 2020.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Phát triển các khu công nghiệp –khu chế xuất ở
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, Hà Nội.
6. TS. Mai Ngọc Cường (1993), Các khu chế xuất Châu Á Thái Bình Dương và
Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần
thứ 7 khóa VII.
8. Huỳnh Thị Kim Hương (2005), Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư vào các
khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2006 và dự áo đến năm 2010,
Báo cáo khoa học, Trường Đại Học Lạc Hồng, Đồng Nai.
9. Thạc sĩ Lê Thị Hường và các cộng tác viên (2004), Các khu công nghiệp-khu
chế xuất Việt Nam hiệu quả hoạt động và xu thế phát triển, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
10. Kiều Thị Mỹ Linh (2005), Phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
trên địa bàn các khu công nghiệp Nhơn Trạch giai đoạn 2001-2005 và
những dự báo cho giai đoạn 2006-2010, Báo cáo khoa học, Trường Đại
Học Lạc Hồng, Đồng Nai.
11. PGS.TS.Vũ Chí Lộc (2003),Các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa nhằm
phát triển sản xuất trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, Đề tài khoa học
cấp Bộ, Hà Nội.
12. Lưu Vũ Mai (1993), Kinh nghiệm của thế giới và khả năng phát triển khu chế
xuất ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
13. Lưu Vũ Mai ( 1995), Những giải pháp kinh tế cho sự phát triển các khu công
nghiệp kỹ thuật cao ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.
14. PGS.TS. Đặng Văn Phan, PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng (2006), Địa lý kinh tế xã
hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB Giáo dục TP.HCM
15. PGS.TS Đặng Văn Phan (2001), Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - hiện trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bố dân cư, lao động, NXB Giáo dục,
TP. HCM.
16. Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 31/7/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
17. Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 18/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn
Trạch đến năm 2015, có xét đến năm 2020.
18. Lê Bá Thảo (2000), Việt Nam-lãnh thổ các vùng địa lý, NXB Thế giới.
19. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2002), Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam,
Tập I, NXB Giáo dục Hà Nội.
20. GS.TS Võ Thanh Thu (2005), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các khu
công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài khoa học cấp
Nhà nước.
21. Lê Thông (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục
Hà Nội.
22. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2004), Địa lý kinh tế xã hội
Việt Nam, NXB Đại Học Sư phạm.
23. Lê Thông (2006), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Giáo
dục, TP.HCM.
24. Tỉnh ủy-UBND tỉnh Đồng Nai (2005), Tổng kết quá trình xây dựng phát triển
các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
Đồng Nai.
25. Viện sĩ, TSKH Nguyễn Chơn Trung ,PPGS.TS Trương Giang Long (2004),
Phát triển các khu công nghiệp-khu chế xuất trong quá trình CNH-HĐH,
NXB Chính trị Quốc gia
26. TS. Vũ Anh Tuấn, Phát triển khu công nghiệp-khu chế xuất những vấn đề đặt
ra, Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 2/2004.
27. TS.Nguyễn Đức Tuấn (2001), Địa lý kinh tế học, NXB Thống kê TP.HCM.
28. Ngô Tuấn (1998), Phân tích giá cho thuê đất tại tại một số khu công nghiệp TP.
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh.
29. Viện Chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và đầu tư (1995), Xây dựng các mô
hình khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam trong giai đoạn 1994-2010, Hội
thảo khoa học, Hà Nội.
Website:
1. Ban Quản lý KCN Đồng Nai: http www.diza.vn
2. Ban Quản lý KCN Việt Nam: http www.khucongnghiep.com.vn
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http www.mpi.gov.vn
4. Bộ Công nghiệp Việt Nam: http www.moi.gov.vn
5. Bộ Khoa học và Công nghệ: http www. most.gov.vn
Phụ lục 1:Tình hình xây dựng hạ tầng, cho thuê đất tại các KCN tỉnh Đồng Nai
Tính đến ngày 31/10/2008
Dieän tích ñaõ
cho thueâ
Stt KCN
Dieän
tích
(ha)
Dieän tích
duøng
cho thueâ
(ha) (Ha) (%)
Toång voán
ñaõ ñaàu tö
haï taàng
(Trieäu
USD)
Caáp
ñieän
(MVA)
Caáp nöôùc
(m3/ngaøy)
Coâng
trình
xöû lyù
nöôùc thaûi
(m3/ngaøy)
Dieän
tích
ñang
thu huùt
ñaàu tö
1 Amata (gñ 1& 2) 494 314.08 197.46 62.87 33.62 80 + 12,8 8,000 5,000 116.62
2 Bieân Hoøa II 365 261.00 261.00 100.00 15.82 63 15,000 4,000 0.00
3 Goø Daàu 184 136.70 136.70 100.00 7.62 40 3,000 500 0.00
4 Loteco 100 71.58 71.58 100.00 20.01 40 + 3.2 13,000 6,500 0.00
Hoá Nai (gñ 1) 226 151.17 129.29 85.53 4.87 2,000 21.88 5
Hoá Nai (gñ 2) 271 149.96 0.00
41
149.96
Soâng Maây (gñ 1) 250 178.13 131.89 74.04 6.41 40 5,000 46.25 6
Soâng Maây (gñ 2) 224 155.87 0.00 155.87
7 N.Traïch I 430 311.25 274.79 88.28 16.29 12,000 2,000 36.47
8 N.Traïch II 347 257.24 257.24 100.00 11.97 5,000 0.00
N.Traïch III (gñ 1) 337 233.85 233.85 100.00
10,000
(5,000) 0.00 9
N.Traïch III (gñ 2) 351 227.55 83.13 36.53
41.54
103
2,000 144.42
10 Bieân Hoøa I 335 248.48 248.48 100.00 16.82 2x40 25,000 0.00
11 Long Thaønh 488 282.74 210.01 74.28 22.56 63 15,000 5,000 72.73
12 Tam Phöôùc 323 214.74 214.74 100.00 12.52 40 2,000 1,500 0.00
13 An Phöôùc 130 91.00 0.00 1.25 91.00
14 Nhôn Traïch V 302 205.00 159.66 77.88 12.30 (40) 45.34
15 Deät may NT 184 121.00 86.00 71.07 7.80 (40) 35.00
16 Ñònh Quaùn 54 37.80 37.80 100.00 2.33 25 0.00
17 Nhôn Traïch VI 315 220.29 0.00 8.96 220.29
18 N.Trạch II- Nhôn Phuù 183 126.31 4.32 3.42 16.71 121.99
19 N.Trạch II- Loäc Khang 70 42.54 27.00 63.47 4.05 15.54
20 Xuaân Loäc 109 63.88 29.35 45.95 4.88 25 34.53
21 Thaïnh Phuù 177 124.15 58.15 46.84 0.16 40 66.00
22 Baøu Xeùo 500 328.08 306.53 93.43 10.99 (40) + 63 21.55
23 Taân Phuù 54 34.98 0.00 2.68 34.98
24 Agtex Long Bình 43 27.62 24.23 87.73 3.39
25 Long Đức 283 183.29 0.00 2.31 183.29
26 OÂng Keøo 823 502.82 386.10 76.79 116.72
27 Long Khaùnh 264 169.06 0.00 169.06
28 Giang Ñieàn 529 324.63
29 Daàu Giaây 331 205.74
Toång coäng 9,076 6,002.53 3,569.29 59.46 284.45 1902.87
Nguồn: Ban Quản lý KCN Đồng Nai
Ghi chuù: - Chưa tính 5 DA (2,75 ha) ñaàu tö vaøo cuïm 71 ha An Phöôùc
- Soá lieäu tính ñeán döï aùn Cty TNHH Ponaflex ngaøy 17/10/2008
- Chöa tính dieän tích KCN Giang Ñieàn 529 ha vaø KCN Daàu Giaây 331 ha
(ñöôïc thaønh laäp ngaøy 27/8/2008)
- KCN Thaïnh Phuù ñieàu chænh qui hoaïch chi tieát taêng dieän tích ñaát daønh cho
thueâ (QÑ soá 459/QÑ-UBND ngaøy 31/01/2008)
- KCN Nhôn Traïch II - Nhôn Phuù ñieàu chænh qui hoaïch chi tieát taêng dieän
tích ñaát daønh cho thueâ (QÑ soá 1853/QÑ-UBND ngaøy 10/6/2008)
Phụ lục 2: Dự án FDI do Ban quản lý KCN Đồng Nai cấp giấy phép đầu tư vào
các KCN Nhơn Trạch năm 2008
Tính đến ngày 31/12/2008
STT Số GP Ngày cấp Tên dự án Quốc tịch KCN
Diện
tích
(m2)
Vốn đăng
ký
(USD)
1 472043000368 08/01/2008 Cty TNHH Giyeon Vina Machinery Hàn Quốc Dệt may NT 15,000 1,800,000
2 472043000377 22/01/08 Cty TNHH AJU Việt Nam Hàn Quốc Nhơn Trạch II 98,280 17,000,000
3 472043000379 22/01/08 Cty TNHH Coating Fine Chemical Việt Nam Brunei
Nhơn
Trạch V 37,369 12,500,000
4 472043000392 04/02/08 Cty TNHH Gold On Vina Hàn Quốc
Nhơn
Trạch
III
1,000,000
5 472023000396 04/02/08 Cty TNHH Towa Việt Nam Nhật Bản
Nhơn
Trạch
III
17,000 4,200,000
6 472023000399 05/02/08 Cty TNHH Công Thành Đạt Mỹ Nhơn Trạch II 64,000 10,000,000
7 472043000400 05/02/08 Cty TNHH MiJu Việt Nam Hàn Quốc Dệt may NT 20,000 4,000,000
8 472023000405 25/02/08 Cty TNHH Daidong Vina Logipack Hàn Quốc Dệt may NT 200,000
9 472023000406 28/02/08 Cty TNHH TNV Mỹ Nhơn Trạch II 17,000 3,000,000
10 472043000408 03/3/08 Cty TNHH Dae-do Paper Tube Việt Nam Hàn Quốc
Dệt may
NT 1,400,000
11 472023000418 21/3/08 Cty TNHH GM Tech Vina Hàn Quốc Nhơn Trạch II 21,300 1,000,000
12 472023000424 01/4/08 Cty TNHH Phospin Hàn Quốc Nhơn Trạch I 10,000 700,000
13 472043000436 14/4/08 Cty TNHH Iljin Việt Nam Hàn Quốc
Nhơn
Trạch
II-Nhơn
Phú
22,262 2,200,000
14 472023000440 17/4/08 Cty TNHH Polytec (chuyển trụ sở từ Tp. HCM) Hàn Quốc
Nhơn
Trạch V 11,830 2,427,330
15 472043000443 21/4/08 Cty TNHH Rohm and Haas Việt Nam Đan Mạch
Nhơn
Trạch
III
40,746 10,000,000
16 472043000449 24/4/08 Cty TNHH KBR Vina Hàn Quốc Nhơn Trạch II 22,784 38,920,000
17 472043000454 02/5/08 Cty TNHH Hoá chất HS Việt Nam Hàn Quốc Nhơn Trạch I 10,000,000
18 472023000456 05/5/08 Cty TNHH Noroo-Nanpao Paints & Coatings (Việt Nam)
Hàn
Quốc-
Cayman
Island
Nhơn
Trạch II 34,190 10,000,000
19 472023000512 17/6/08 Cty TNHH E.Z Sports Vina Hàn Quốc Nhơn Trạch I 2,000,000
20 472023000620 07/8/08 Cty TNHH MS Metal Vietnam Hàn Quốc Dệt may NT 2,103,400
21 472043000656 8/9/08 Cty TNHH Dong Yang Inc Vina Hàn Quốc
Dệt may
NT 800,000
22 472043000672 19/9/08 Cty TNHH Công nghiệp JKF Đan Mạch
Dệt
may
NT
1,400,000
23 472023000703 5/11/08 Cty TNHH Ever Metro Hàn Quốc Nhơn Trạch II 6,000,000
24 472043000722 23/12/08 Cty TNHH Ju Fu Trung Quốc
Dệt
may
Nhơn
Trạch
180,000
TỔNG 431,761 142,830,730
Nguồn: Ban Quản lý KCN Đồng Nai
Phụ lục 3:Dự án trong nước do Ban quản lý KCN Đồng Nai cấp giấy phép đầu
tư năm 2008
Tính đến ngày 31/12/2008
STT Số GP Ngày Tên dự án Quốc tịch KCN Diện tích
Vốn đký
(VND)
1 47212000362 7/1/2008 Nhà máy ắc quy Pinaco-Nhơn Trạch Việt Nam Dệt may NT 60,000 266,696,313,895
2 47221000414 12/3/2008 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Ông kèo Việt Nam Ông Kèo 1,458,154,210,000
3 47211000483 26/5/2008
Công trình nhà xưởng sản
xuất và cho thuê của Công
ty CP Việt Tiến Đông Á
Việt Nam Dệt may Nhơn Trạch 175,414,000,000
4 47212000489 2/6/2008
Chi nhánh Công ty TNHH
Thương Mại Dược phẩm Y
Khoa
Việt Nam
Nhơn Trạch
III-giai
đoạn 2
41,500 160,000,000,000
5 47221000507 16/6/2008
Nhà máy sản xuất lắp ráp
xe gắn máy của Công ty
CP Ô tô Xe máy Tuấn
Minh
Việt Nam Nhơn Trạch II 11,040 30,000,000
6 47211000581 11/7/2008
Chi nhánh Cty TNHH
Thanh Thuý V&T tại KCN
Nhơn Trạch I
Việt Nam Nhơn Trạch I 20,000 70,000,000,000
7 472023000647 29/8/2008 Cty TNHH Chế biến Thực phẩm Thương mại Pha Lê Việt Nam
Nhơn Trạch
II - Nhơn
Phú
20,971 70,000,000,000
8 47221000716 9/12/2008
Dự án Đầu tư kinh doanh
Xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN Nhơn Trạch III-giai
đoạn 2
Nhơn Trạch 3 325,000,000,000
Cộng 153,511 2,525,294,523,895
Nguồn: Ban Quản lý KCN Đồng Nai
Phụ lục 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC KCN HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH
ĐỒNG NAI
Trụ sở Ban quản lý KCN Đồng Nai –DIZA
Địa chỉ: Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.3892378/
061.3993221, Fax: 061.3892379, Email: diza@diza.vn,Website: www.diza.vn
Cổng vào KCN Nhơn Trạch đi từ Quốc lộ 51
Cổng vào KCN Nhơn Trạch 2
Cổng vào KCN Nhơn Trạch 2- Nhơn Phú
Trạm biến áp Tuy Hạ - KCN NhơnTrạch 1
Một góc KCN Nhơn Trạch 1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Sở Công Thương Đồng Nai
KCN ÔNG KÈO
KCN NHƠN TRẠCH
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH
Nguồn: Atlat Đồng Nai, NXB Bản Đồ năm 2008
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7415.pdf