BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Bích
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ LỐI SỐNG
SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Huỳnh Văn Sơn
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học Sư phạm
ĐHSPKT : Đại học Sư phạm Kỹ thuật
ĐHBK : Đại học Bách Khoa
SD : Độ lệch tiêu chuẩn
STT : Số thứ tự
TP.HC
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường Đại học tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M : Thành phố Hồ Chí Minh
TB : Trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, 4
trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.1: Sự lựa chọn các kiểu lối sống của sinh viên 52
Bảng 3.2: Những lối sống được giới trẻ ưu tiên hiện nay 55
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 56
của các giá trị nhân văn
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 58
của các giá trị đạo đức
Bảng 3.5: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 60
của các giá trị chính trị - pháp luật
Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng 62
của các giá trị kinh tế
Bảng 3.7: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa nam và nữ 64
Bảng 3.8: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các trường 64
Bảng 3.9: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa sinh viên 65
năm I và năm IV
Bảng 3.10: Kết quả so sánh điểm trung bình 66
giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh
Bảng 3.11: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các điều kiện 66
kinh tế gia đình
Bảng 3.12: Thái độ tích cực của sinh viên đối với các nhóm 67
giá trị lối sống
Bảng 3.13: Sự khác biệt thái độ giữa nam và nữ 69
Bảng 3.14: Sự khác biệt thái độ giữa các trường 70
Bảng 3.15: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên năm I và năm IV 71
Bảng 3.16: Sự khác biệt thái độ giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 71
Bảng 3.17: Sự khác biệt thái độ giữa các sinh viên có 72
điều kiện kinh tế khác nhau
Bảng 3.18: Mức độ thực hiện các hành vi tích cực của sinh viên 73
Bảng 3.19: Mức độ tồn tại các các hiện tượng tiêu cực trong 75
lối sống sinh viên
Bảng 3.20: Những biểu hiện của lối sống sinh viên hiện nay 81
Bảng 3.21: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng 95
giá trị lối sống sinh viên
Bảng 3.22: Sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ ảnh hưởng 100
của các yếu tố
Bảng 3.23: Sự khác biệt giữa các trường về mức độ ảnh hưởng 102
của các yếu tố
Bảng 3.24: Sự khác biệt giữa sinh viên năm I và năm IV về 103
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.25: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên tỉnh 104
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.26: Sự khác biệt giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế 104
gia đình khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Động cơ học tập của sinh viên 83
Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt về hành động trên lớp học giữa sinh viên 85
năm I và năm IV
Biểu đồ 3.3: Sự khác biệt về hành động trong phòng thi 87
giữa các trường
Biểu đồ 3.4: Sự khác biệt giữa sinh viên TP.HCM và tỉnh 88
khi gặp người bị hoạn nạn
Biểu đồ 3.5: Sự khác biệt giữa nam và nữ khi có người rủ xem phim cấm 91
Biểu đồ 3.6: Sự khác biệt trong cách lựa chọn cuộc sống vật chất 93
giữa các sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi xem xét và đánh giá về con người nói chung hay về nhân cách nói riêng, chúng
ta không thể bỏ qua vấn đề định hướng giá trị. Chính sự định hướng giá trị sẽ phản ánh nhu
cầu, nguyện vọng của con người, phản ánh cái mà họ yêu thích và cho là quý giá. Định
hướng giá trị chỉ đạo toàn bộ hoạt động của con người, bởi vì con người thường hướng vào
một loạt giá trị để xác định lối sống cho riêng mình. Biết được định hướng giá trị của con
người là biết được thái độ, hành vi của họ và sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong
quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động.
Giá trị và định hướng giá trị luôn là lĩnh vực được ưu tiên khi bàn về nhân cách sống
của mỗi con người. Từ đại hội lần thứ VIII, Đảng đã đề xuất “xây dựng con người Việt nam
về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống” và “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực
xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc và yêu cầu của thời đại” [14, tr.110 -113].
Bên cạnh đó, trên báo chí, tại các cuộc hội thảo quốc tế, chúng ta luôn bắt gặp những nội
dung phát biểu được đề cập: “giáo dục giá trị, xu thế ưu tiên cho thế kỷ XXI”, “sự biến đổi”,
“sự khủng hoảng giá trị”, “sự quay về với những giá trị truyền thống” [63, tr.21]. Có thể nói
việc tìm hiểu giá trị và định hướng giá trị đang là vấn đề có tính toàn cầu, là nhu cầu cấp
bách của mỗi quốc gia, nhất ở các nước đang phát triển.
Tại Việt nam, vấn đề giá trị và định hướng giá trị thời gian gần đây được quan tâm
rất nhiều trên mọi bình diện. Nước ta thực hiện đổi mới trên mọi lĩnh vực để cùng hoà nhập
với thế giới hiện đại, một thế giới trong đó nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức,
quy mô phát triển kinh tế xã hội ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp
và tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Có biết bao cái mới, cái hay và cái đẹp được con
người đón nhận, tìm kiếm, nhưng dường như con người cũng phải gánh chịu những mặt tiêu
cực của sự phát triển - sự lấn lướt của tư duy lý trí, của nền văn minh phương Tây, đe dọa sự
phát triển cân bằng của con người. Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người thông
minh hơn nhưng cũng dễ trở nên khô khan vô cảm, ích kỷ và thiếu lòng khoan dung. Trong
một xu thế chung như vậy, việc lựa chọn lối sống và định hướng giá trị lối sống sao cho vừa
thiết thực, vừa phù hợp với thời đại mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc không phải là đơn giản
đối với mọi người, đặc biệt với tầng lớp thanh niên - sinh viên, những người được coi là
năng động và luôn bắt nhịp với cái mới nhanh nhất, nhạy cảm với cái đẹp sớm nhất.
Hiện nay, hơn 1.319.754 sinh viên Việt nam đang theo học tại các trường Đại học và
Cao đẳng trên cả nước, họ là lớp người ưu tú chuẩn bị trở thành lực lượng lao động có trình
độ cao được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt nhiều hy vọng trong công cuộc đổi mới đất
nước. Do đó mà việc giáo dục giúp sinh viên định hướng các giá trị trong cuộc sống một
cách hài hoà, phù hợp để có lối sống lành mạnh và cao đẹp là việc làm cấp thiết của các cấp
các ngành có liên quan.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang
có hơn 334.797 sinh viên theo học, họ được thụ hưởng sự phát triển năng động và các
phong trào đổi mới của thành phố nhưng cũng đang bị thử thách không ít về đạo đức, lối
sống. Những năm gần đây, một số vấn đề trong lối sống của sinh viên tại TP.HCM được
báo chí đề cập nhiều và dư luận xã hội rất quan tâm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên,
việc nghiên cứu lối sống còn mang tính khái quát, vì vậy phải tìm ra được đâu là động cơ
thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của sinh viên trong cuộc sống? Dưới góc độ Tâm lý
học, đó là định hướng giá trị lối sống.
Quán triệt đường lối phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo của Đảng –“phải đặt
trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Phải tạo được sự
chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - một lĩnh vực then chốt trong đời sống
văn hóa dân tộc” [15,tr.24], chúng tôi thực sự quan tâm đến những thay đổi trong lối sống
của sinh viên ở vào thời điểm hiện nay tại địa bàn TP.HCM, đặc biệt về mặt định hướng giá
trị lối sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định tìm hiểu “Thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên ở một số trường đại học tại TP.HCM”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên ở một số
trường đại học tại TP.HCM hiện nay; nguyên nhân của thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nêu trên, người nghiên cứu đề ra những nhiệm vụ phải thực
hiện như sau:
3.1. Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: giá trị, định hướng giá trị,
lối sống, lối sống sinh viên, định hướng giá trị lối sống, định hướng giá trị lối sống sinh
viên.
3.2. Tìm hiểu thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại
học tại TP.HCM. So sánh thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo: giới
tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.
3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống
sinh viên.
3.4. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống sinh viên trên
cơ sở đó có những biện pháp giáo dục lối sống và định hướng giá trị lối sống cho sinh viên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên thuộc năm thứ I và năm IV tại 3 trường đại học trên địa bàn
TP.HCM, năm học 2006-2007:
- Trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP.HCM
- Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (ĐHSPKT) TP.HCM
- Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) TP.HCM
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường và phát phiếu tập trung có hướng
dẫn. Tổng số phiếu thu về là 611 phiếu, trong đó có 12 phiếu phải loại bỏ vì không đạt yêu
cầu. Như vậy, tổng số phiếu đưa vào xử lý là 599 phịếu và được phân bố như sau:
Bảng 1.1: Khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, trường học, năm học,
khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Giới tính Trường học Năm học Khu vực Điều kiện kinh tế
gia đình
Nam Nữ SP SP KT BK I IV
TP
HCM Tỉnh
Khó
khăn
Trung
bình
Khá
367 232 202 200 197 302 297 112 487 91 439 69
599 599 599 599 599
Phương thức xác định các nhóm sinh viên khi so sánh:
- Các nhóm sinh viên theo trường, phái tính, năm học lấy số liệu toàn thể 599 người.
- Các nhóm sinh viên theo khu vực : 100% sinh viên TPHCM, chọn ngẫu nhiên 25%
sinh viên Tỉnh để ghép chung.
- Các nhóm sinh viên theo điều kiện kinh tế gia đình: 100% sinh viên thuộc nhóm có
điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm có điều kiện kinh tế khá. Chọn ngẫu nhiên 20% sinh
viên trong nhóm có điều kiện kinh tế trung bình để ghép chung.
Một số giáo viên tại các trường đại học có sinh viên được nghiên cứu và được xem
là khách thể nghiên cứu hỗ trợ.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Đa số sinh viên tại TP.HCM đều định hướng giá trị lối sống đúng đắn. Các sinh viên
biết chọn lọc một cách hài hòa giữa các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, giá trị chính trị -
pháp luật và giá trị kinh tế. Có sự khác biệt định hướng giá trị lối sống của sinh viên theo:
giới tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh viên, phần lớn do sự tác động của
các yếu tố bên ngoài xã hội.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Lối sống là một phạm trù rất rộng, biểu hiện đa dạng trong mọi hoạt động của con
người. Trong điều kiện cho phép, người nghiên cứu tập trung tìm hiểu mặt định hướng giá
trị lối sống của sinh viên ở một số trường sau:
- Trường ĐHSP TP.HCM
- Trường ĐHSPKT TP.HCM
- Trường ĐHBK TP.HCM
Nghiên cứu định hướng giá trị lối sống trong đề tài này tập trung nghiên cứu nhận
thức, thái độ và những biểu hiện xu hướng hành vi đối với các giá trị lối sống của sinh viên.
Từ đó biết được phần nào nhân cách sống của sinh viên tại TP.HCM trong giai đoạn hiện
nay.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu, đề tài được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập tư liệu và các công trình nghiên cứu, đọc và phân tích theo từng bộ phận,
từng mặt, theo lịch sử thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Từ đó liên kết các
thông tin từ nguồn tư liệu đã đọc và phân tích để xây dựng hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc phù hợp với đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
Đây là phương pháp chính khảo sát thực trạng định hướng giá trị lối sống và những
yếu tố ảnh hưởng cũng như nguyên nhân của thực trạng định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính là công cụ nghiên cứu của đề tài.
Việc xây dựng bảng câu hỏi tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận về định hướng giá trị lối sống sinh viên, người
nghiên cứu soạn 2 phiếu thăm dò mở:
- Phiếu thứ nhất: Lấy ý kiến của các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy tại các trường
đại học tại TP.HCM.
- Phiếu thứ hai: Lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường đại học: ĐHSP TP.HCM,
ĐHSPKT TP.HCM, ĐHBK TP.HCM, năm học 2006 – 2007.
Giai đoạn 2: từ kết quả của hai phiếu thăm dò mở, kết hợp với cơ sở lý luận, người
nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức gồm 10 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi bao gồm
nhiều ý (câu hỏi nhỏ).
Cấu trúc của phiếu điều tra gồm có 5 phần
Phần I: Khảo sát sự lựa chọn lối sống của sinh viên gồm có:
Câu 1: Khảo sát sự lựa chọn kiểu lối sống của sinh viên: gồm 15 kiểu lối sống cả tích
cực lẫn tiêu cực. Mỗi kiểu lối sống được đánh giá theo 5 mức độ: rất phù hợp (4 điểm), phù
hợp (3 điểm), ít phù hợp (2 điểm), không phù hợp (1 điểm) và hoàn toàn không phù hợp (0
điểm). Người được hỏi sẽ chọn 1 trong 5 mức phù hợp với họ nhất.
Câu 2: Khảo sát các kiểu lối sống được giới trẻ quan tâm nhất theo cách xếp hạng
của sinh viên.
Phần II: Khảo sát định hướng giá trị lối sống sinh viên:
Câu 3: Khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị lối
sống. Gồm 40 giá trị chia đều cho 4 nhóm:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 10
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 11 đến 20
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật : từ 21 đến 30
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 31 đến 40
Mỗi giá trị được đánh giá theo 5 mức: Rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm),
bình thường (2 điểm), không quan trọng(1 điểm) và hoàn toàn không quan trọng (0 điểm).
Câu 4: Khảo sát thái độ của sinh viên về các nhóm giá trị lối sống, gồm 20 nhận định
chia đều cho 4 nhóm giá trị:
- Nhóm giá trị nhân văn: từ 1 đến 5
- Nhóm giá trị đạo đức: từ 6 đến 10
- Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: từ 11 đến 15
- Nhóm giá trị kinh tế: từ 16 đến 20
Thang thái độ được soạn gồm các nhận định tích cực có xen kẽ các nhận định tiêu
cực. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm), phân vân (2
điểm), không đồng ý (1 điểm) và hoàn toàn không đồng ý (0 điểm).Với các câu tiêu cực (*),
các điểm số được quy đổi ngược lại.
Câu 5: Khảo sát biểu hiện lối sống sinh viên về các hành vi tích cực, gồm 10 ý, người
trả lời sẽ chọn 1 trong 5 mức độ thực hiện các hành vi ấy: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 6: Khảo sát những hành vi tiêu cực còn tồn tại trong lối sống sinh viên, gồm 18 ý
được đánh giá theo 5 mức độ tương tự như các hành vi tích cực: rất thường xuyên (4 điểm),
thường xuyên (3 điểm), đôi khi (2 điểm), không thường xuyên (1 điểm) và hoàn toàn không
thường xuyên (0 điểm).
Câu 7: Khảo sát xu hướng lựa chọn lối sống trong sinh viên, gồm 10 câu hỏi nhỏ đo
những biểu hiện của lối sống được chia thành 3 nhóm
- Về học tập và nghiên cứu khoa học: từ câu 1 đến câu 4
- Về quan hệ giao tiếp - ứng xử: từ câu 5 đến câu 7
- Về sinh hoạt cá nhân: từ câu 8 đến câu 10
Mỗi câu hỏi nhỏ gồm 4 lựa chọn được đánh giá mức độ tích cực từ cao đến thấp,
người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.
Phần III: Câu 8: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống sinh
viên, người nghiên cứu đưa ra 30 yếu tố và sắp xếp thành 6 nhóm, người trả lời chọn 1 trong
5 mức phù hợp nhất: rất nhiều (4 điểm), nhiều (3 điểm), trung bình (2 điểm), không (1
điểm) và hoàn toàn không (0 điểm).
Nhóm yếu tố gia đình: từ yếu tố 1 đến yếu tố 5
Nhóm yếu tố nhà trường: từ yếu tố 6 đến yếu tố 10
Nhóm yếu tố bạn bè: từ yếu tố 11 đến yếu tố 15
Nhóm yếu tố văn hoá – xã hội: từ yếu tố 16 đến yếu tố 23
Nhóm yếu tố kinh tế: từ yếu tố 24 đến yếu tố 27
Nhóm yếu tố cá nhân: từ yếu tố 28 đến yếu tố 30
Phần IV: Câu 9: khảo sát nguyên nhân của định hướng giá trị lối sống sinh viên, là
câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
Phần V: Câu 10: thu thập các biện pháp giáo dục định hướng giá trị lối sống sinh
viên, cũng là câu hỏi mở để cho người được hỏi viết câu trả lời.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp này, người nghiên cứu trò chuyện với một số giáo viên và sinh
viên tại các trường Đại học được nghiên cứu. Nội dung xoay quanh vấn đề về lối sống và sự
lựa chọn các giá trị lối sống của sinh viên hiện nay. Qua đó có thêm những thông tin cụ thể,
sinh động để bổ sung và khẳng định cho những kết luận về thực trạng định hướng giá trị lối
sống sinh viên.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được, tất cả các số thống kê
được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm máy tính SPSS.
Chương 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề liên quan đến giá trị và định hướng giá trị
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 1968 - 1974, Viện nghiên cứu thanh niên ở Đức đã tiến hành nghiên
cứu ở 1000 học sinh phổ thông và 2000 sinh viên đại học để tìm hiểu sự định hướng giá trị.
Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên ở
Bungari nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, trong đó có đề cập đến vấn
đề giá trị, đặc biệt là sự khác biệt trong thang giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông.
Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứu thanh
niên của 11 quốc gia lứa tuổi từ 18 – 24 tuổi. Tiếp theo đó, Viện khảo sát xã hội Châu Âu
nghiên cứu trên thanh niên ở 10 nước Châu Âu. Cả hai cuộc điều tra này đều đề cập đến về
vấn đề định hướng giá trị của thanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống.
Năm 1986 - 1987, UNESCO đã đề nghị Câu lạc bộ Rome tiến hành điều tra quốc tế
về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong tình hình có nhiều biến
đổi đang ảnh hưởng đến xã hội vào những năm cuối thế kỷ 20.
Năm 1988, UNESCO đã phát hành tập tài liệu nghiên cứu về hệ thống cấu trúc của
giá trị, hình thành bộ công cụ đo đạc, kiểm chứng giá trị, giúp cho những công trình nghiên
cứu giá trị đúng hướng.
Hơn 10 năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có nhiều cuộc hội thảo
về vấn đề nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị. Các chương trình giáo dục giá trị đã được
đưa vào trong trường phổ thông và cộng đồng ở một số nước như: Indonesia, Phillipin,
Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở đây đã chỉ ra
được những khác biệt trong thang giá trị của thanh niên, xây dựng được những bộ dụng cụ
để đo đạc và kiểm chứng cho nghiên cứu thực tế. Ngoài ra các công trình nghiên cứu còn
được ứng dụng vào trong các trường học và cộng đồng dân cư.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam
Từ năm 1986, sau Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt nam, đất nước ta thực hiện
chính sách mở cửa, chuyển hướng nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở cửa là chính sách đúng đắn
nhằm đưa Việt nam hội nhập với cộng đồng thế giới để phát triển. Tuy vậy, chính sách mở
cửa đã và đang tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội đồng thời tác động đến con
người Việt nam nhất là đời sống tinh thần trong đó vấn đề đạo đức, các giá trị sống của
người Việt nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng. Cũng từ đó mà xuất hiện
nhiều công trình nghiên cứu của Ban Khoa Giáo Trung Ương, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung
Ương, các Viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội, đoàn thể về giá trị, định hướng giá trị của
con người Việt nam.
Năm 1987 - 1988, ban Lý luận giáo dục và Giáo dục chuyên nghiệp thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và điều tra về xu hướng nhân cách của sinh viên”. Đề tài đã chỉ ra những xu
hướng nhân cách của sinh viên và đề cập đến vấn đề giá trị sống của sinh viên với những
đặc trưng nhất định.
Năm 1991 - 1995, chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07:
“Con người Việt nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” đã được thực
hiện, nhiều nhánh đề tài xuất phát từ đây đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về định hướng
giá trị của con người Việt nam:
Đề tài mã số KX - 07 - 04 do PGS.TS. Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm, nghiên
cứu: “Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” [63]. Dựa trên những giá trị
được người Việt nam quan tâm, đề tài chỉ ra xu hướng phát triển nhân cách người Việt nam
trong thời kỳ đổi mới và mở cửa.
Đề tài KX - 07 - 10 do TS. Thái Duy Tuyên làm chủ nhiệm nghiên cứu: “Tìm hiểu
định hướng giá trị của thanh niên trong cơ chế thị trường”[62].
Năm 1996, luận án phó tiến sĩ Triết học của tác giả Dương Tự Đam nghiên cứu:
“Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt nam” [9]. Luận
án đã nêu ra một số biểu hiện đặc trưng, xu hướng phát triển và sự chuyển đổi định hướng
giá trị trong sinh viên. Trên cơ sở đó đề tài đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục định
hướng giá trị cho thanh niên sinh viên theo yêu cầu của công cuộc đổi mới.
Cùng năm 1996, Nguyễn Thị Khoa với luận án phó tiến sĩ Tâm lý học: “Định hướng
giá trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức hiện nay” [37]. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ
sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị và nêu ra những đặc trưng và xu thế định hướng giá
trị chất lượng cuộc sống gia đình của nữ trí thức, từ đó xây dựng những chuẩn giá trị gia
đình Việt nam hiện đại.
Đầu năm 2002, Đỗ Ngọc Hà với luận án tiến sĩ “Định hướng giá trị của thanh niên,
sinh viên hiện nay trước sự chuyển đổi về kinh tế, xã hội của đất nước”. Đề tài cho thấy
những giá trị nào điều tiết được cuộc sống hàng ngày và hành vi xã hội của sinh viên, trên
cơ sở đó xây dựng biểu định hướng giá trị của sinh viên Việt nam.
Như vậy, các đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề giá trị và đinh hướng giá trị đã làm
sáng tỏ nhiều vấn đề cả tích cực lẫn tiêu cực của những thay đổi về định hướng giá trị của
người Việt nam nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng, trên cơ sở đó đề ra những
phương hướng và biện pháp để giúp thanh niên sinh viên hoàn thiện về mặt nhân cách.
Ngoài những đề tài nghiên cứu, còn có một số bài viết và báo cáo về giá trị và định
hướng giá trị được đăng trên các tạp chí khoa học.
1.2. Những vấn đề liên quan đến lối sống
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ “lối sống” lần đầu tiên được nhà Xã hội học người Đức, Max Weber
(1864 -1920) sử dụng như một khái niệm khoa học trong công trình nghiên cứu Xã hội học.
Sự phân tầng của xã hội được Weber mô tả như hình tam giác: phần đỉnh của tam giác là
tầng lớp trên - những người chủ sở hữu phương tiện sản xuất, phần giữa là tầng lớp trung
lưu và phần đáy là tầng lớp người nghèo không của cải. Mỗi tầng lớp lại chia thành những
nhóm nhỏ dựa trên địa vị, cơ may, thu nhập và tiện nghi sinh hoạt khác với những “lối
sống” và “mức sống” khác nhau. Chính lối sống, kiểu sống của các nhóm này nói lên sự
phân tầng của xã hội khi được ông mô tả bằng những số liệu thống kê xã hội học [3].
Nhiều mặt, nhiều vấn đề của lối sống được các nhà Xã hội học phương Tây nghiên
cứu trước đây: việc làm, sự khác biệt về giới, hôn nhân gia đình, ly hôn, tôn giáo. Tuy
nhiên, các vấn đề đó chỉ được nghiên cứu tách rời, chưa theo hệ thống [3].
Vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ 20, ở Liên Xô và các nước
Xã hội chủ nghĩa trước đây, các nhà Xã hội học và Triết học đã phát triển mạnh mẽ lý
thuyết “Lối sống Xô viết” hay “Lối sống XHCN Xô viết” với hàng trăm tác phẩm đã đề cập
đến bản chất, cấu trúc và chức năng xã hội của lối sống, chẳng hạn N.M. Kêgiêrov với “Vấn
đề lối sống trong chiến dịch tuyên truyền tư sản hiện nay”, V.I. Daxêpin với tác phẩm “Lối
sống xã hội chủ nghĩa và sự phát triển về mặt tinh thần của con người”, hay
X.X.Visnhicôxki với tác phẩm “Lối sống Xô viết hôm nay và ngày mai”. Tuy có nhiều quan
điểm và cách hiểu bản chất của lối sống khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu các tác phẩm
này đều nhất trí với nhau rằng, khái niệm lối sống được đặc trưng cho một hiện thực xã hội,
nó là bản chất của một hình thái kinh tế xã hội nhất định được thể hiện trong đời sống hằng
ngày của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội khác nhau trong hoạt động sống của cá
nhân. Lối sống được mô tả như một tập hợp những yếu tố của đời sống vật chất, xã hội và
tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội và của nhóm người hay từng người trong xã hội,
hoặc được xem xét như một phương thức hoạt động sống của cả một xã hội.
Nhìn chung những nghiên cứu về lối sống của các nhà nghiên cứu ở các nước xã hội
chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở. Tiêu chí của lối sống xã hội chủ nghĩa
được xác lập bằng cách so sánh mang tính đối lập với lối sống tư bản chủ nghĩa. Việc
nghiên cứu thường nặng về lý luận, kinh viện, chưa lý giải đúng mức các biểu hiện cụ thể,
đặc trưng các lối sống, kiểu sống hiện thực của các nhóm xã hội hay cá nhân.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt nam
Ở Việt nam, vấn đề lối sống được đề cập đến một cách phong phú. Từ năm 1980,
nhiều vấn đề lý luận về lối sống đã được một số tác giả tập trung nghiên cứu:
Tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là gì”, bên cạnh đó tác giả Hà Xuân Trường với bài
báo: “Từng bước xây dựng nền văn hóa mới’ đã đề cập đến nếp sống văn hoá và những mặt
biểu hiện của nó” [ 36 ].
Những vấn đề về lối sống cũng được tác giả Lê Như Hoa đề cập tới khi “Bàn về lối
sống, nếp sống xã hội chủ nghĩa” [17]. Đây là một công trình nghiên cứu lý luận và trình
bày một cách hệ thống các khái niệm, các mặt cần nghiên cứu lối sống ở Việt nam theo mô
hình Chủ nghĩa xã hội bao cấp (trước 1986).
Tác giả Đỗ Huy cùng các cộng sự đã bàn tới lối sống có văn hóa trong “Nhân cách
văn hóa trong bảng giá trị Việt nam” [31]. Theo đó, lối sống có văn hóa là lối sống thể hiện
được cái đúng, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với nhau và mỗi lối sống đều có một
hệ chuẩn mực chi phối.
Những công trình này cho thấy các tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận của lối sống
theo những quan điểm khác nhau về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho việc nghiên cứu
và xây dựng lối sống Xã hội chủ nghĩa chống lại lối sống Tư bản chủ nghĩa.
Những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi đất nước đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, có nhiều công trình nghiên cứu lối sống về giới trẻ ở các khía cạnh khác nhau, từ đó
đã phác họa được bức tranh sinh động về lối sống của học sinh, sinh viên và đề ra những
giải pháp giáo dục lối sống cho giới trẻ. Một số tác giả tiêu biểu như:
Trần Thị Minh Đức với công trình “Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên
với lối sống sinh viên nội trú” [19], đã đưa ra thực trạng lối sống của sinh viên cả mặt tích
cực lẫn mặt tiêu cực tại môi trường ký túc xá và đưa ra những kiến nghị nhằm cải tạo điều
kiện sống ở ký túc xá cho sinh viên cũng như đưa ra những biện pháp giáo dục lối sống văn
hoá cho sinh viên nội trú.
Tác giả Văn Hùng cùng với bài viết: “Thanh niên với lối sống thời mở cửa” [30], đã
phản ánh tình hình thay đổi lối sống của thanh niên trong thời kỳ mở cửa, đồng thời mở ra
nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên cứu về lối sống thanh niên trong điều kiện mới.
Tác giả Mạc Văn Trang với công trình “Đặc điểm lối sống của sinh viên hiện nay và
những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên [59], đã xác định khái niệm
lối sống sinh viên và nêu ra một hệ thống những đặc điểm cơ bản của lối sống sinh viên
được biểu hiện qua một loạt các hoạt động. Đặc biệt công trình đã tiến hành khảo sát, thống
kê các số liệu để đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực trong lối sống sinh viên và đề xuất
những biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên. Như vậy tác giả tránh chỉ đề cập đến lý
luận về lối sống sinh viên mà đã tiếp cận lối sống sinh viên bằng những phương pháp cụ thể,
mô tả các biểu hiện cụ thể của lối sống sinh viên trong cuộc sống hiện thực của họ.
Tác giả Phạm Xuân Cảnh - Chủ tịch Hội sinh viên Hà Nội với đề tài: “Tình hình nếp
sống của sinh viên Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” [4], đã phân tích mặt tích cực, tiêu cực
và nêu lên được một số hoạt động cơ bản của sinh viên.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cùng với các cộng sự đã điều tra, phân tích các số liệu
thực tế và chỉ ra những mặt ưu và khuyết trong lối sống của sinh viên Sư phạm qua đề tài:
“Xây dựng lối sống đạo đức mới cho sinh viên Đại học Sư phạm phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” [64]. Công trình đã nêu lên những biểu hiện về lối sống và đạo đức
của sinh viên Sư phạm khá cụ thể và sinh động, qua đó đề xuất những phương hướng và
biện pháp giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh cho sinh viên. Giống như tác giả Mạc Văn
Trang, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng đã tiếp cận lối sống sinh viên Sư phạm trên một số
hoạt động tiêu biểu như:
- Biểu hiện của lối sống sinh viên trong hoạt động học tập
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong quan hệ - giao tiếp ứng xử
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong sinh hoạt tập thể và cá nhân
- Biểu hiện lối sống sinh viên trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả trên chủ yếu mô tả khái quát
về đời sống sinh viên, chưa đi sâu vào một hoạt động cơ bản tiêu biểu nào đặc trưng cho lối
sống sinh viên.
Tác giả Phạm Ngọc Định với luận án tiến sĩ Tâm lý học: “Quy trình hình thành hành
vi lối sống chuẩn mực ở học sinh lớp Một theo quan điểm công nghệ giáo dục” [16] đã tiến
hành thực nghiệm để hình thành hành vi lối sống theo chuẩn mực quy định và mẫu hành vi
ở học sinh lớp Một. Công trình đã chỉ ra, nếu tổ chức cho học sinh thực hiện những hành vi
“nề nếp, hành vi giao tiếp, hành vi tác phong” dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo quy
trình phù hợp sẽ chuyển được những hành vi mẫu của lối sống vào trong mỗi học sinh thông
qua quá trình củng cố, trải nghiệm. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ thực hiện ở học sinh
lớp Một chưa đại diện được cho tất cả các lứa tuổi học sinh.
Tác giả Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang với đề tài: “Thực trạng lối sống của
sinh viên đại học Sư phạm Thái Nguyên” [29] đã góp phần làm phong phú thêm việc nghiên
cứu lối sống của sinh vi._.ên, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục lối sống cho
sinh viên ở vùng miền núi phía Bắc.
Tác giả Trần Kiều (Viện Khoa học giáo dục) chủ trì đề tài: “Thực trạng tư tưởng
chính trị – đạo đức – lối sống thanh niên học sinh, sinh viên” đã tiến hành khảo sát khoảng
3000 học sinh Trung học Phổ thông và sinh viên về các nội dung trên, tuy nhiên cũng chỉ ở
mức độ khái quát chung, chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết từng nội dung.
Với Luận án tiến sĩ Tâm lý học, tác giả Nguyễn Ánh Hồng đã “Phân tích về mặt tâm
lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” [28]. Luận
án làm rõ một số nội dung tâm lý: những đặc điểm biểu hiện lối sống sinh viên qua hoạt
động học tập và qua sự lựa chọn các hoạt động khác. Đặc biệt xác định được ba kiểu sống
đặc trưng của sinh viên TP.HCM.
1.3. Định hướng giá trị lối sống sinh viên
Như đã xét ở trên, có nhiều công trình nghiên cứu mang tính tầm cỡ về vấn đề định
hướng giá trị, về vấn đề lối sống của sinh viên nhưng chúng ta chưa bắt gặp đề tài nào đề
cập đến định hướng giá trị lối sống nói chung và định hướng giá trị lối sống sinh viên nói
riêng.
Định hướng giá trị lối sống là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách của
con người. Chính định hướng giá trị lối sống hướng sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đối
với các giá trị khách quan của xã hội, là hệ thống tâm thế, là niềm tin và sở thích của con
người đối với một giá trị nào đó trong cuộc sống. Nó thể hiện xu hướng của lối sống: con
người mong muốn, hướng tới cái gì, sống và hoạt động vì những giá trị gì.
Với sự phát triển của kinh tế xã hội như hiện nay, tất cả những ai muốn tiến nhanh,
muốn bắt kịp với thời đại tất yếu phải có sự thay đổi. Sinh viên là những người trẻ năng
động và nhanh nhạy với những cái mới nên họ dễ dàng thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, sự
thay đổi của họ như thế nào, có phù hợp với truyền thống dân tộc và thực sự phù hợp với
yêu cầu của thời đại hay không, nhất là những thay đổi của chiều kích sâu xa bên trong
(định hướng giá trị) làm nên những thay đổi trong bất cứ hành vi nào của lối sống.
Xã hội luôn vận động và biến đổi, nhân cách con người cũng sẽ vận động theo chiều
hướng của xã hội, do đó tìm hiểu định hướng giá trị lối sống của giới trẻ nói chung, đặc biệt
là của sinh viên là rất cần thiết.
Như vậy, việc nghiên cứu định hướng giá trị lối sống của sinh viên cho đến thời điểm
hiện nay là rất ít và hầu như chưa có, đặc biệt dưới góc độ Tâm lý học, vấn đề này vẫn còn
là “khoảng trống” cần được quan tâm. Trân trọng và kế thừa thành tựu từ những công trình
đi trước, chúng tôi cố gắng tìm một hướng sâu hơn để làm rõ được bản chất lối sống của
sinh viên bằng cách tập trung vào nghiên cứu mặt định hướng giá trị lối sống.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giá trị và định hướng giá trị
2.1.1.Giá trị
2.1.1.1. Khái niệm giá trị
a. Khái niệm giá trị theo từ điển
Trong tiếng Anh, khái niệm giá trị thường được nhắc tới qua hai thuật ngữ có ý nghĩa
gần như nhau, đó là: “value” - giá trị, ý nghĩa, và “worth” - vừa có nghĩa là giá trị, giá cả, ý
nghĩa, vừa có nghĩa là phẩm giá, phẩm chất. Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “value” được
dùng phổ biến hơn.
Theo từ điển Bách khoa Toàn Thư Xô Viết, “giá trị là sự khẳng định hoặc phủ định ý
nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc
toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự
nhiên, mà là bởi tính chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi hoạt động sống của
con người, phạm vi hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương
thức đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức,
trong lý tưởng, tâm thế và mục đích” [theo 63, tr.51-52].
Theo từ điển Triết học do M. M. Rozental (Liên Xô) chủ biên (Nxb Tiến bộ
Maxcơva, 1975), “Giá trị là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới
chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của khách thể ấy đối với con
người và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời
sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc hiện
tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể
bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã
hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các giá trị là các đối tượng lợi ích của nó, còn
đối với ý thức của nó thì thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hàng ngày trong thực
trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và
hiện tượng xung quanh mình”.
Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Nguyễn Lân, giá trị được hiểu : là phạm trù kinh tế
của sản xuất hàng hóa, biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội với hao phí vào việc sản
xuất ra hàng hóa; phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người;
thẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao.
Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), giá trị là: cái mà con người dùng
làm cơ cở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người
dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng;
những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được
thành tiền của một vật trong quan hệ mua bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một
lượng biến thiên.
Như vậy, theo từ điển, khái niệm giá trị được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, tùy vào
tình huống và trường hợp cụ thể mà khi sử dụng người ta có thể sử dụng nghĩa này hay
nghĩa khác của cùng một khái niệm giá trị.
b. Khái niệm giá trị theo quan điểm của các nhà khoa học nước ngoài và trong
nước
Tác giả J. H. Fichter, nhà Xã hội học Mỹ đã cho rằng: “tất cả cái gì có ích lợi, đáng
ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị” [theo 63,
tr.53].
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hoá thể thao Philippin), khái niệm giá trị có
thể hiểu: “một vật có giá trị khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những
thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Không chỉ có hàng hoá vật chất
mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có giá trị như: sự thật, công lý, lương thiện” [theo
63, tr.54].
Tác giả V.P. Tugarinov (Liên Xô) lại cho giá trị là những khách thể, những hiện
tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người (ích lợi, hứng
thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũng như một cá nhân riêng lẻ với tư cách là
phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và
ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng [theo 63, tr.54]..
L.Dramaliev (Bungari) coi “Giá trị là một thành tố khách quan của xã hội. Nó là một
loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, một liên hệ, một ý niệm), thoả mãn
được những nhu cầu nhất định của con người. Giá trị là một phẩm chất khách quan, một đặc
tính, một khả năng thoả mãn những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình quan hệ quan
lại có tính chất xã hội giữa người với người trong hành vi thực tế của họ. Với tính cách là
một khách thể xã hội, giá trị không thể tách khỏi những nhu cầu, những mong muốn, thái
độ, những quan điểm và những hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các
quan hệ xã hội” [theo 63, tr.54]
Tác giả T. Makiguchi (nhà giáo dục Nhật bản) cho rằng “Giá trị là sự thể hiện có tính
định lượng mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá” [ 47, tr.104].
Tại Việt nam, nhiều công trình nghiên cứu về giá trị trong đó phải kể đến công trình
nghiên cứu của các tác giả: Trần Văn Giàu, Phạm Minh Hạc và Trần Trọng Thủy.
Tác giả Trần Văn Giàu cho rằng: “giá trị xuất hiện từ mối quan hệ giữa chủ thể và
đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và chiến đấu của con người trong xã hội. Giá trị vì thế được
xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm
nghiệm qua thực tiễn” [20, tr.11].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có nghĩa tích cực, đáng quý, có ích của
các đối tượng với các chủ thể” [23, tr.301].
Còn tác giả Trần Trọng Thủy khi nghiên cứu về “Giá trị, định hướng giá trị và nhân
cách” cũng xem giá trị là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng,
các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng, các chuẩn mực, mục đích và lý tưởng,
các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến
bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người [55, tr.11 ].
c. Khái niệm giá trị theo quan điểm các ngành khoa học
Khái niệm giá trị được rất nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như: Triết học,
Xã hội học, Đạo đức học, Mỹ học, Tâm lý học, Giáo dục học, Kinh tế học. Cũng vì thế mà
theo mỗi ngành khoa học, khái niệm giá trị được hiểu ở những khía cạnh và góc độ khác
nhau:
Theo Kinh tế học, khái niệm giá trị luôn gắn liền với hàng hóa, giá cả và sản xuất
hàng hóa. Phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động của con người làm ra hàng hoá.
C.Mac đã từng viết: “Lao động có một sức sản xuất đặc biệt, hoạt động của người làm ra là
một lao động được nhân lên cấp số nhân, hay là trong một khoảng thời gian như nhau, nó
tạo ra một giá trị cao hơn so với một giá trị trung bình cùng loại” [theo 63, tr.50]. Giá trị sức
mạnh của vật chất này khống chế những vật chất khác khi trao đổi. Để bộc lộ giá trị, vật
phẩm phải có ích lợi, nghĩa là có khả năng thỏa mãn nhu cầu, lòng ham muốn của con
người. Do vậy mà khi phân tích, “giá trị” là vị trí tương đối của hàng hoá trong trật tự ưu
tiên, vị trí của nó ngày càng cao thì giá trị của nó ngày càng lớn.
Dưới góc độ Triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về giá trị. Tuy nhiên ở đây
chủ yếu được xét theo quan điểm Macxit nên giá trị được coi là những hiện tượng xã hội
đặc thù, mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người. Giá trị là sự thống
nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan. [theo 63, tr.51]:
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giá trị nhất định của một xã hội
[38, tr.74].
Giá trị trong Đạo đức học luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái
thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm giá trị thuộc phạm vi đời sống
đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc
đạo đức của xã hội [52, tr.19].
Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu
hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
Nhìn chung, theo quan niệm của các nhà khoa học hay dưới góc độ của các ngành
khoa học khác nhau cũng như trong một số từ điển đã định nghĩa khái niệm giá trị đều có
chung một số đặc điểm như sau:
- Mức độ của một vật đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn được khát vọng của con người, là
cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó.
- Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, xã hội với sự phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.
- Mang tính khách quan - nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Được hiểu theo hai góc độ vật chất và tinh thần. Giá trị vật chất là giá trị đo được
bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người khoái cảm, hứng
thú và sảng khoái.
- Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể
trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị.
- Là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo sự biến động của xã
hội, phụ thuộc vào tính dân tộc, tôn giáo và cộng đồng.
Theo quan niệm của chúng tôi: Giá trị là những cái cần, cái có ích, có ý nghĩa đối
với cá nhân, tập thể và xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa
chủ thể với chính mình, được đánh giá và có thể bị thay đổi theo những điều kiện xã hội
- lịch sử cụ thể tuỳ thuộc vào bản chất, trình độ phát triển của nhân cách.
2.1.1.2. Phân loại giá trị
Tùy thuộc vào mục đích tiếp cận mà các tác giả có nhiều cách phân loại giá trị khác
nhau:
Trong tác phẩm “Sự tận cùng của Triết học”, tác giả Mark Lilla (Mỹ) dựa theo sự
tiến hoá của con người, đã nêu lên những giá trị phân biệt giữa con người với động vật bao
gồm : giá trị lý trí, tình cảm, vinh dự, phẩm giá, đạo đức [theo 63, tr.57].
Cách phân loại được coi là khá phổ biến là dựa vào sự thoả mãn nhu cầu vật chất hay
nhu cầu tinh thần của con người mà giá trị được phân chia thành: giá trị vật chất, bao gồm
giá trị kinh tế và giá trị sử dụng; giá trị tinh thần bao gồm giá trị khoa học, giá trị chính trị,
giá trị đạo đức, giá trị pháp luật và giá trị tôn giáo
Theo J. H. Fichter, nhà xã hội học Mỹ, mỗi hiện tượng xã hội có thể coi được dùng
làm khởi điểm cho sự phân loại các giá trị. Ông dùng các căn cứ để phân loại giá trị là nhân
cách, xã hội và văn hoá [theo 63, tr.57].
Nhà Giáo dục học T.Makiguchi dựa trên hệ thống thang bậc giá trị đã sắp xếp theo
thứ tự Thiện, Ích, Mỹ chia giá trị thành 3 loại: Giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị thẩm
mỹ [47, tr.112].
Dựa vào sự chi phối của giá trị trên hệ thống hành vi của con người, M.Robin và J.R.
William phân loại: hành vi cơ thể, hành vi nhân cách, hành vi văn hoá và các hành vi xã hội.
Từ đó có các giá trị: giá trị tồn tại sinh học, các giá trị tính cách và các giá trị xã hội.
Theo cách phân loại của Rokeach có hai loại giá trị: giá trị mục đích và giá trị công
cụ:
Các giá trị mục đích: thế giới hoà bình, an ninh quốc gia, tự do, bình đẳng, cuộc sống
ý nghĩa, tình bạn chân thành, tôn trọng người khác, thông minh sáng suốt, cuộc sống sung
túc.
Các giá trị công cụ: trách nhiệm, danh dự, lòng tin, thanh lịch, dũng cảm, hợp tác,
trong sạch, khoan dung, kỷ luật [theo 63, tr.58].
Theo cách tiếp cận hệ thống, hệ giá trị được cấp độ hoá theo các lát cắt sau:
Theo lát cắt thứ nhất, có các hệ giá trị sau:
Hệ giá trị phổ quát của nhân loại
Hệ giá trị của xã hội hiện đại
Hệ giá trị của xã hội thời kỳ quá độ
Hệ giá trị các thành phần cơ cấu xã hội
Hệ giá trị của nhóm
Theo lát cắt khác, giá trị được chia thành:
Hệ giá trị phổ quát toàn nhân loại
Hệ giá trị khu vực (phương Đông, phương Tây)
Hệ giá trị của hình thái kinh tế xã hội (phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa)
Hệ giá trị dân tộc
Hệ giá trị thời đại
Cũng theo cách tiếp cận hệ thống, tác giả Thái Duy Tuyên đã phân chia giá trị thành
các loại:
Giá trị nhân văn: biểu thị sự tôn trọng và yêu thương con người, thừa nhận quyền
phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Giá trị đạo đức: biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa con người
với nhau, giữa con người với tự nhiên và với xã hội (gia đình, cộng đồng) trên tình thần yêu
thương hay thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng.
Giá trị văn hoá: những giá trị luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
công nghệ trên cơ sở tiến bộ xã hội và biểu hiện ở đạo đức, sống có văn hoá và sự phát triển
toàn diện của con người.
Giá trị chính trị - pháp luật, biểu hiện thái độ đối với việc giành và giữ chính quyền,
thể chế nhà nước, với quyền lợi dân tộc, giai cấp, cộng đồng, quyền công dân, mối quan hệ
bình đẳng, công bằng, tự do và dân chủ, niềm tin và lý tưởng.
Giá trị kinh tế: hướng vào sự hoạt động của nghề nghiệp, của lao động, sản xuất,
kinh doanh, các hình thức sở hữu, thu nhập và đời sống vật chất, sự giàu nghèo và hưởng
thụ [62, tr.6-11].
Có thể thấy, mỗi cách phân loại giá trị thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau. Tuỳ theo
góc độ nghiên cứu mà người ta sẽ chọn cách phân loại giá trị tương ứng và phù hợp. Dưới
góc độ Tâm lý học, trong nghiên cứu này, chúng tôi phân loại các giá trị dựa trên cách tiếp
cận hệ thống của tác giả Thái Duy Tuyên. Theo đó, có thể quy về 4 nhóm giá trị tiêu biểu
như sau:
Nhóm giá trị nhân văn: là những giá trị vì con người, hướng con người phấn đấu
cho quyền phát triển tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, được yêu thương và tôn trọng.
Những giá trị nhân văn có tính chất chung cho toàn nhân loại, được thừa nhận ở mọi thời
đại, mọi quốc gia và dân tộc.
Nhóm giá trị đạo đức: là những giá trị thể hiện lòng yêu thương và tôn trọng con
người, quy định chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã
hội.
Nhóm giá trị chính trị - pháp luật: là những giá trị nói lên quyền lợi dân tộc, giai
cấp, quyền công dân, mối quan hệ bình đẳng, công bằng, tự do, dân chủ và lý tưởng của
người dân với thể chế Nhà nước.
Nhóm giá trị kinh tế: Là những giá trị hướng con người vào hoạt động nghề nghiệp,
kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
Có thể coi đây là bốn nhóm giá trị tiêu biểu trong cuộc sống của con người bao hàm
cả mặt vật chất và tinh thần.
2.1.1.3. Một số khái niệm liên quan
a. Hệ thống giá trị
Hệ thống các giá trị, đó là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại
theo những nguyên tắc nhất định tạo thành một tập hợp mang tính toàn vẹn và hệ thống,
thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức
vận hành nhất định của giá trị [theo 63, tr.62].
Các hệ thống giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ
bậc khác nhau phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch
sử cụ thể. Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử. Vì thế, trong
hệ thống giá trị luôn chứa đựng các yếu tố của quá khứ, hiện tại và tương lai, các giá trị
truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị mang tính nhân loại, các giá trị mang tính cộng
đồng, tính giai cấp, các giá trị mang tính lý tưởng và hiện thực.
b. Thang giá trị
Thang giá trị là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự
ưu tiên nhất định. Có thể coi thang giá trị là thước đo giá trị. Thang giá trị biến đổi theo thời
gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã hội loài người và của cộng đồng cũng như của mỗi
cá nhân.
Thang giá trị, thước đo giá trị đang là vấn đề có tính nhân loại, tính thời đại và tính
dân tộc được mọi người quan tâm. Thang giá trị của xã hội, của cộng đồng và của nhóm
chuyển thành thang và thước đo giá trị của từng người. Thang giá trị là một trong những
động lực thôi thúc con người hoạt động hướng đến những giá trị phục vụ cho nhu cầu, lợi
ích của mình. Khi con người hoạt động sẽ tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng
cố, phát huy và bổ sung để hoàn thiện hoặc thay đổi thang giá trị [theo 63, tr.63].
c. Chuẩn giá trị
Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí
then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Khi xây dựng các giá trị theo
những chuẩn mực nhất định về kinh tế, về chính trị, về đạo đức, về xã hội hay về thẩm mỹ
sẽ tạo ra các chuẩn giá trị. Mọi hoạt động của xã hội, của nhóm cũng như của từng cá nhân
được thực hiện theo những chuẩn giá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt
động đó và hạn chế khả năng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị tương
ứng đảm bảo sự tồn tại của con người [theo 63, tr.64].
2.1.2. Định hướng giá trị
2.1.2.1. Khái niệm định hướng giá trị theo một số từ điển nước ngoài
Thuật ngữ định hướng giá trị được sử dụng phổ biến trong Xã hội học, Tâm lý học.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Xô Viết, định hướng giá trị là cơ sở tư tưởng,
chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, giúp chủ thể đánh giá thực tại xung quanh và định hướng trong
thực tại đó. Định hướng giá trị hình thành thông qua chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và thể
hiện trong các mục đích tư tưởng, chính kiến, và nhu cầu của nhân cách. Trong cấu trúc hoạt
động của con người, định hướng giá trị gắn liền với các đặc điểm nhận thức và ý chí của
nhân cách. Hệ thống định hướng giá trị tạo thành nội dung xu hướng của nhân cách và là cơ
sở bên trong các mối quan hệ giữa cá nhân với thực tại. Sự phát triển định hướng giá trị là
dấu hiệu của sự chín muồi nhân cách, là chỉ tiêu đo đạc tính xã hội của nhân cách [theo 63,
tr.66].
Theo “Từ điển Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô do A.V.Petrovski và M.G.Iarosevski
chủ biên, định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý
nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động
cơ hoạt động.
Như vậy, định hướng giá trị có liên quan đến mặt nhận thức, ý chí và tình cảm trong
sự phát triển nhân cách của chủ thể.
Riêng tại Việt nam, định hướng giá trị còn là một khái niệm mới mẻ chưa được đưa
vào trong từ điển Tiếng Việt, do đó chúng ta tạm thời hiểu khái niệm định hướng giá trị theo
các từ điển của nước ngoài.
2.1.2.2. Khái niệm định hướng giá trị theo quan điểm của các nhà khoa học
trong và ngoài nước
Trong tài liệu “Những cơ sở nghiên cứu xã hội học”, các tác giả đã quan niệm: “Định
hướng giá trị là khuynh hướng chung đã được quy định về mặt xã hội, được ghi lại trong
tâm lý của cá nhân, nhằm vào mục đích và phương tiện hoạt động trong lĩnh vực nào đó”
[38, tr.56]. Ở đây, định hướng giá trị đóng vai trò là một thành tố trong cấu trúc nhân cách
và là sự điều chỉnh hành vi của con người,
Một số nhà Tâm lý học xã hội quan tâm đến nhiều khía cạnh của vấn đề định hướng
giá trị, chẳng hạn:
I.T.Lêvưkin cho là: “Định hướng giá trị là việc đánh giá các khả năng và tình hình
hiện có để xác định các phương tiện và phương pháp nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra”
[theo 63, tr.68].
Tác giả Ladov lại quan niệm: “Định hướng giá trị là những biểu tượng của con người
về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và các phương tiên cơ bản đạt những mục tiêu ấy.
Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi lâu
dài. Chúng hình thành trên cơ sở nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ
bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất của
các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội này là nguồn gốc khách quan hình thành
những nhu cầu ấy” [theo 63, tr.68].
Trong công trình nghiên cứu khoa học “Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân
cách con người Việt nam trong sự phát triển kinh tế, xã hội”, một số nhà Tâm lý học Việt
nam đã chỉ ra định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi và nó quyết định lối sống
của cá nhân:
Theo tác giả Trần Trọng Thủy, “Định hướng giá trị ở mỗi cá nhân chính là sự tiếp
thu các giá trị với tư cách là những tiêu chuẩn hành vi của mình” [55, tr.26].
Các nhà nghiên cứu trong đề tài KX - 07 - 10 quan niệm: “Định hướng giá trị là thái
độ, là sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở
thích của con người đối với một giá trị nào đó” [62, tr.73].
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị, song chúng ta có thể
nhận thấy một số điểm chung cơ bản sau:
- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia
nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động đó và hướng vào các
giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với họ.
- Quá trình định hướng giá trị luôn chứa đưng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí
và cảm xúc (thử nghiệm) và các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách.
- Là cơ sở bên trong của hành vi, nó quyết định lối sống của mỗi cá nhân.
Trân trọng, kế thừa từ những quan điểm về định hướng giá trị đã được nêu trên,
chúng tôi tạo lập khái niệm định hướng giá trị trong nghiên cứu này: Định hướng giá trị là
sự nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị của con người trong quá trình hoạt động.
Nó có ý nghĩa thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và hành vi của họ nhằm đạt tới những giá trị
đó.
2.2. Lối sống và lối sống của sinh viên
2.2.1. Khái niệm lối sống và các thuật ngữ có liên quan
2.2.1.1. Khái niệm lối sống trên bình diện các khoa học khác nhau
Có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lối sống, trong nghiên
cứu này, cơ sở lý luận và phương pháp luận khi xem xét và nghiên cứu về lối sống được dựa
trên quan điểm Triết học Mác – Lênin.
a. Khái niệm lối sống theo Triết học
Tác giả V.I. Tolstykh đã định nghĩa khái niệm lối sống theo quan điểm Triết học: là
“những hình thức cố đinh, điển hình đối với những quan hệ xã hội lịch sử cụ thể) của hoạt
động sống cá nhân và tập đoàn của con người, những hình thức ấy nói lên những đặc điểm
về sự giao tế, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội –
chính trị, sinh hoạt và giải trí” [theo 49, tr.6].
Theo định nghĩa của V.I. Tolstykh, lối sống là phạm trù rất rộng mang tính phổ biến.
Nó vừa bao hàm cả khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh tâm lý - xã hội có liên quan đến những
đặc điểm hành vi và giao tiếp của cá nhân và của các tập đoàn xã hội. Như vậy, lối sống ở
đây được coi là một hiện tượng xã hội chỉnh thể. Ông không chấp nhận quan niệm coi lối
sống chỉ bao gồm mặt ngoài của hoạt động sống mà không đề cập tới bản chất của nó bởi vì
lối sống theo ông là là “phòng thí nghiệm” thường xuyên hoạt động để con người tái sản
xuất bản chất của mình trong qúa trình lao động, hoạt động xã hội, sinh hoạt và vui chơi giải
trí. Nó cho phép khám phá bản chất bên trong của hiện thực xã hội, tuy nhiên không vì vậy
mà tách rời những biểu hiện sinh động và phong phú của nó.
Có thể nói, lối sống theo V.I. Tolstykh trước hết là một kiểu sống nhất định được
hình thành một cách khách quan trong một xã hội, một giai cấp hay một tập đoàn. Nhưng
khi muốn nói lên một “cái chung” nào đó đối với đa số người, khái niệm lối sống vẫn mang
tính linh hoạt và cơ động vì nó liên quan chặt chẽ đến hoạt động sống của mỗi cá nhân. Bất
cứ cá nhân nào đều có những đặc điểm tâm lý “cá biệt” của cái riêng nhưng vẫn có cái “điển
hình” của cái chung. Do vậy mà khái niệm lối sống phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa
cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn nhất của quá trình phát triển của một chế độ xã hội.
b. Khái niệm lối sống theo Kinh tế học
Dưới góc độ Kinh tế học, khái niệm lối sống được N.I. Kapustin nghiên cứu như một
phạm trù xã hội - kinh tế. Ông cho rằng lối sống là kết quả tác động một cách tổng hợp của
toàn bộ các quan hệ xã hội – kinh tế trong một xã hội bao gồm các yếu tố lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng của nó đối với con người. Bởi vì theo N.I. Kapustin “cái chủ yếu
trong khái niệm lối sống là những khía cạnh xã hội như sự hài lòng về lao động, không khí
tâm lý trong các tập thể sản xuất, hành vi con người trong tập thể sản xuất, trong sinh hoạt ở
gia đình và tất nhiên cả thái độ đối với xã hội, đối với tổ quốc, những lý tưởng sống mà các
thành viên xã hội tự chọn lấy cũng như những phương pháp đạt tới những lý tưởng ấy, đời
sống tinh thần của con người” [theo 66, tr.9].
Đối tượng nghiên cứu của lối sống theo quan điểm của Kinh tế học là:
- Khía cạnh thuần túy kinh tế của lối sống, đó là những nhu cầu tiêu biểu nhất cho
một lối sống nhất định của con người, là thái độ đối với lao động và mức độ hài lòng về lao
động, tính chất cũng như nội dung lao động, những mối liên hệ và quan hệ của con người
trong sản xuất, những định hướng mục đích, những nhân tố kích thích kinh tế đối với hoạt
động sống của con người…
- Những điều kiện kinh tế, nghĩa là cơ sở phát sinh và phát triển của một lối sống
nhất định.
Những biện pháp và phương pháp tác động kinh tế của xã hội, của giai cấp cai trị xã
hội đối với sự hình thành một lối sống thích hợp với một chế độ nhất định [66, tr.11].
Tuy xét khái niệm lối sống từ góc độ Kinh tế học nhưng N.I. Kapustin vẫn cho rằng,
xét đến cùng thì lối sống do phương thức sản xuất quyết định. Cho dù chịu sự tác động
mang tính quyết định của phương thức sản xuất nhưng lối sống không phải là kết quả thụ
động của ảnh hưởng ấy mà đến lượt mình lối sống tác động lại một cách tích cực đối với sự
phát triển của phương thức sản xuất. Do đó mà các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất đối
với lực lượng sản xuất luôn được thực hiện qua lối sống của con người.
c. Khái niệm lối sống dưới góc độ Xã hội học
Khái niệm lối sống đã được tác giả M.N. Rutkevich coi là một phạm trù xã hội học.
Theo khía cạnh này, lối sống là một hiện tượng xã hội phải được xem xét một cách tổng hợp
trong sự thống nhất và trong mối liên hệ qua lại chặt chẽ giữa các mặt khác nhau của đời
sống xã hội.
Theo M.N. Rutkevich, khái niệm lối sống được định nghĩa: “Lối sống – đó là hệ
thống những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã
hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [48,
tr.12].
Ông đã lý giải rằng lối sống cũng như phương thức sản xuất được quyết định một
mặt bởi quan hệ thực tiễn của con người đối với tự nhiên.Tuy nhiên, lối sống khác với
phương thức sản xuất. Đó là phương thức hoạt động trong khái niệm lối sống được nhấn
mạnh và lối sống không chỉ hạn chế ở lĩnh vực sản xuất của cải vật chất mà còn nói lên
những đặc điểm cơ bản về sinh hoạt, văn hoá, đời sống chính trị, đạo đức, hoạt động ngoài
sản xuất của con người. Vì vậy mà khái niệm lối sống ở đây có liên hệ mật thiết với khái
niệm hình thái kinh tế - xã hội và như vậy hình thái kinh tế - xã hội nào, lối sống ấy.
Một số nhà Xã hội học Việt nam đã có những quan niệm khác nhau về lối sống.Tác
giả Thanh Lê cho rằng: "Lối sống không những chỉ bao quát những điều kiện sống mà là
toàn bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong quá trình sản xuất của cải vật
chất và tinh thần cũng như trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và gia đình - sinh hoạt [43,
tr.109].
Theo tác giả Lê Như Hoa: “Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp.
Nó bao gồ._. lượng cuộc sống gia đình
của nữ trí thức hiện nay, Luận án phó tiến sỹ Tâm lý học, Viện nghiên cứu Khoa học
Giáo dục, Hà Nội.
38. Trần Ngọc Khuê (1998), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà
Nội.
39. Nguyễn Lân (1989), Từ điển Hán - Việt, Nxb TP.HCM.
40. Thanh Lê (2004), Giáo dục lối sống- nếp sống mới, Nxb Tổng hợp TP.HCM
41. Thanh Lê (2001), Lối sống Xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa, Nxb Khoa
học - Xã hội.
42. Thanh Lê (2000), Văn hóa và lối sống, Nxb Thanh niên.
43. Thanh Lê (1999), Văn hóa và lối sống - Hành trang vào thế kỷ 21, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
44. Phan Huy Lê, Võ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người
Việt nam hiện nay, đề tài KHCN KX - 07 - 02, Hà Nội.
45. X.M. Lêpêkhin (1978), Những nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên, Nxb
Thanh niên.
46. Tsunesaburo Makaguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nxb Trẻ,
Trường đại học tổng hợp TP.HCM
47. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Nxb Sự thật (1982), Lối sống XHCN, Hà Nội.
49. Nxb Tri thức (1997), Lối sống XHCN và sự phát triển về mặt tinh thần của con
người, Matxcơva.
50. Nguyễn Thị Oanh (2001), Thanh niên - lối sống, Nxb Trẻ.
51. Huỳnh Văn Sơn (2002), “Lối sống và sự lựa chọn các giá trị đạo đức trong lối sống của
thanh niên”, Tạp chí Tâm lý học, (2), tr.35 – 39.
52. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn, Nxb Giáo
dục.
53. Lê Thi (1997), Xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ.
54. Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thứ (1998), Văn hoá lối sống với môi trường,
Nxb Văn hoá - Thông tin.
55. Trần Trọng Thuỷ (1993), “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách”, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, (7).
56. Khúc Năng Toàn (1999), Nếp sống có văn hoá của sinh viên sư phạm, Hà Nội.
57. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và
Tâm lý, Nxb Khoa học xã hội.
58. Tổng cục Thống kê Việt nam, Trung tâm Tư liệu thống kê, Ba Đình, Hà Nội.
59. Mạc Văn Trang (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương
hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Báo cáo khái quát đề tài B94 - 38 -
32, Hà Nội.
60. Mạc Văn Trang (2000), “Giáo dục - đào tạo và nhân cách trong kinh tế thị
trường”, Phát triển Giáo dục (5).
61. Mạc Văn Trang (2001), “Giao tiếp, giáo dục và sự hình thành nhân cách trẻ
em”, Tạp chí Vì trẻ thơ (123).
62. Thái Duy Tuyên (1995), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt nam,
Chương trình KHCN, đề tài KX - 07 - 10, Hà Nội.
63. Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Thạc – Mạc Văn Trang (1995), Giá trị - định
hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Khoa học công nghệ cấp
Nhà nước KX – 07. Đề tài KX 07 - 04, Hà Nội.
64. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Xây dựng lối sống và đạo đức mới cho sinh viên Sư
phạm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Báo cáo tổng hợp
đề tài mã số QG/96/08, Hà Nội.
65. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài KX –
07 - 17, Hà Nội.
66. Viện Thông tin KHXH, UBKHXH Việt nam (1978), Sưu tập chuyên đề lối
sống XHCN, Hà Nội.
67. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội..
69. Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà
Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng.
70. Vụ Đại học, Trường Quản lí giáo dục và Đào tạo (1992), Giáo dục học Đại học,
Tài liệu để nghiên cứu chuyên đề Giáo dục học Đại học, Hà Nội.
Phụ lục 01
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
PHIẾU ĐIỀU TRA
Các bạn sinh viên thân mến!
Để có những cơ sở thiết thực cho đề tài nghiên cứu về "Định hướng giá trị lối sống
sinh viên”, từ đó có những đề xuất nhằm giúp các bạn sinh viên tại Tp.Hồ Chí Minh có lối
sống tích cực, người nghiên cứu mong muốn nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn
thông qua việc cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác cho bảng câu hỏi sau đây.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
Bạn hãy cho biết đôi điều về bản thân:
Bạn là sinh viên Trường: ……………………………………………………....
Bạn đang học Khoa: ……………………………………………………………
Năm thứ: 1 2 3 4 5
Giới tính: Nam Nữ
Bạn có hộ khẩu tại: Tp. Hồ Chí Minh Tỉnh
Bạn tự đánh giá về điều kiện kinh tế gia đình: Khá Trung bình Khó khăn
Câu 1: Dưới đây là bảng liệt kê các kiểu lối sống, bạn hãy chọn lối sống phù hợp với
mình nhất thông qua các mức độ. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng.
Mức độ
Stt
Lối sống Rất
phù
hợp
Phù
hợp
Ít phù
hợp
Không
phù hợp
Hoàn toàn
không phù
hợp
1 Truyền thống
2 Hiện đại
3 Văn minh
4 Văn hoá
5 Tự do
6 Nhân văn
7 Lành mạnh
8 Vật chất
9 Tinh thần
10 Hoà đồng
11 Thực dụng
12 Ích kỷ
13 Giản dị
14 Xa hoa
15 Lập dị
Câu 2: Trong những lối sống trên, nếu chỉ chọn 1 đến 3 lối sống phổ biến nhất được giới
trẻ hiện nay quan tâm, bạn hãy cho biết đó là những lối sống nào? Xin bạn vui lòng xếp
hạng từ 1 đến 3.
……………………………………………..
……………………………………………..
…………………………………………….
Câu 3: Bạn hãy đọc kỹ những giá trị lối sống được liệt kê dưới đây và cho biết ý kiến của
bạn về mức độ quan trọng của mỗi giá trị đối với bạn. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột
cùng hàng.
Mức độ quan trọng
S
t
t
Các giá trị lối sống Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Không
quan
trọng
Hoàn toàn
không quan
trọng
1 Tự do
2 Hoà bình
3 Tình yêu
4 Công lý
5 Sức khoẻ
6 Cái đẹp
7 Đia vị xã hội
8 Gia đình hạnh phúc
9 Học vấn cao
1
0
Việc làm
1
1
Nhân ái
1
2
Chung thuỷ trong tình yêu
1
3
Có trách nhiệm
1
4
Biết ơn
1
5
Trung thực
1
6
Cảm thông
1
7
Cao thượng
1
8
Biết hy sinh
1
9
Hiếu thảo
2
0
Độ lượng
2
1
Độc lập dân tộc
2
2
Dân chủ, bình đẳng
2
3
Tự hào dân tộc
2
4
Yêu nước
2
5
Lý tưởng XHCN
2
6
Hợp tác với các dân tộc
2
7
Trách nhiệm công dân
2
8
Trung thành với Tổ quốc
2
9
Tin tưởng vào Đảng
3
0
Tôn trọng pháp luật
3
1
Thu nhập cao
3
2
Năng động, sáng tạo
3
3
Tiết kiệm
3
4
Kinh nghiệm
3
5
Thận trọng
3
6
Giữ chữ tín
3
7
Tính kỷ luật cao
3
8
Tích cực hoạt động
3
9
Biết hợp tác làm ăn
4 Thành thạo máy vi tính và
0 ngoại ngữ
Câu 4: Bạn có ý kiến như thế nào về các nhận định sau. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5
cột cùng hàng thể hiện sự đồng ý của bạn.
Mức độ đồng ý
Stt
Các nhận định Rất
đồng
ý
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
Hoàn
toàn
không
đồng
ý
1 Sức khỏe là vốn quý nhất của con
người
2 Đối với tôi, cuộc sống phải có tự do
3 Trong cuộc sống, với tôi tiền là trên
hết
4 Để có chỗ đứng trong xã hội hiện
nay phải có học
5 Gia đình hạnh phúc là niềm mơ ước
của mọi người
6 Hạnh phúc là biết cho đi và hy sinh
vì người khác
7 Khi đã không trung thực thì làm việc
gì cũng khó
8
Khi gặp một ai đó lâm vào hoàn cảnh
khó khăn, tôi luôn giúp đỡ theo khả
năng
9 Tôi tự nhủ rằng: ai có ý làm hại tôi
thì sớm muộn cũng phải nhận sự
trừng phạt thích đáng.
10 Không cần thiết phải tôn trọng cá
tính, tự do, sở thích của người khác
11 Mỗi lần nghe những bài hát ngợi ca
quê hương đất nước, trong tôi luôn
tràn ngập cảm xúc tự hào
12 Tôi không ngại gian khổ hay mất mát
nếu điều đó giúp ích cho đất nước tôi
13 Khi làm bất cứ điều gì đều tôi đều
phải quan tâm xem điều đó có ảnh
hưởng đến người khác không
14 Những gì không phải của riêng mình
tôi không quan tâm
15 Nước Việt nam sẽ phát triển vượt bậc
trong tương lai.
16 Hầu hết mọi người đều muốn làm
những công việc có thu nhập cao
17 Thời đại này, muốn hội nhập nhanh
phải năng động và sáng tạo
18 Muốn làm giàu phải tiết kiệm
19 Bí quyết thành công trong kinh
doanh là biết hợp tác làm ăn
20 Trong kinh doanh, nếu không thành
thạo vi tính và ngoại ngữ chẳng khác
nào “mù chữ”
Câu 5: Trong thời gian qua, bạn đã thực hiện những hành vi sau ở mức độ nào? Hãy
đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng thể hiện mức độ thực hiện của bạn
Mức độ
Stt
Hành vi Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Hoàn
toàn
không
1 Nhường chỗ cho người già trên
xe buýt
2 Dắt người già và trẻ em qua
đường
3 Không chen lấn khi phải xếp
hàng đến lượt mình
4 Hiến máu nhân đạo
5 Tham gia công tác trật tự an toàn
giao thông
6 Nghiêm chỉnh chấp hành luật
giao thông
7 Tham gia chiến dịch mùa hè xanh
8 Đi thăm và giúp đỡ người già neo
đơn
9 Ủng hộ đồng bào bị thiên tai
10 Tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS
Câu 6: Bạn nhận định như thế nào về mức độ của những hành vi sau trong sinh viên tại
Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng.
Mức độ
Stt
Hành vi Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
thường
xuyên
Hoàn
toàn
không
1 Gian lận trong thi cử
2 Lơ là trong học tập
3 Mua điểm, xin điểm
4 Trốn học, bỏ tiết
5 Thích chưng diện
6 Tiêu xài lãng phí
7 Không đúng giờ, đúng hẹn
8 Mê tín dị đoan
9 Không quan tâm giúp đỡ người
khác
10 Nói tục, chửi thề
11 Cờ bạc, số đề
12 Đánh nhau
13 Trộm cắp
14 Xem phim ảnh, sách báo đồi truỵ
15 Nhậu nhẹt
16 Nghiện hút
17 Sống thử
18 Mua bán dâm
Câu 7: Bạn hãy đọc kỹ những tình huống sau đây và chọn 1 lựa chọn mà bạn cho rằng
phù hợp với mình nhất.
1. Bạn học tập vì mục đích:
Có tri thức và nghề nghiệp ổn định
Có cơ hội để thành đạt
Có bằng cấp và địa vị xã hội
Để giống như người khác
2. Trên lớp học, bạn thường:
Nghe, ghi chép có suy nghĩ và tích cực xây dựng bài
Ghi chép bài đầy đủ để thi cử
Chỉ ghi chép những gì mình thích
Không ghi chép bất cứ điều gì
3. Việc học của bạn thường kết hợp với nghiên cứu khoa học, bạn tham gia nghiên cứu
khoa học vì:
Muốn chuẩn bị cho con đường nghiên cứu sau này
Làm theo sở thích
Bạn bè mời tham gia
Đó là môn học bắt buộc có tính điểm
4. Khi vào phòng thi, nếu đề thi ra ngay phần bạn chưa học và giám thị có vẻ dễ tính,
bạn sẽ:
Cố gắng làm bài và không có ý định sử dụng tài liệu
Hỏi bạn kế bên
Nếu thuận lợi sẽ xem tài liệu
Sử dụng tài liệu hay chép bài của bạn kế bên
5. Khi gặp những người bị hoạn nạn, bạn thường:
Chia sẻ, giúp đỡ không suy nghĩ
Quan tâm giúp đỡ nhưng còn phải xem người đó là ai
Phải dè chừng kẻo “làm ơn mắc oán”
Không quan tâm, “phận ai nấy lo”
6. Trước những hành vi sai trái trong nhà trường và ngoài xã hội, bạn đã:
Bất bình, lên án
Không dám tỏ thái độ dù biết là sai
Không phải việc của mình, không quan tâm
Bao che nếu không hại gì đến mình
7. Nhà trường cần bạn tham gia chiến dịch Mùa hè xanh hoặc giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai ở vùng xa, bạn sẽ:
Hăng hái tham gia ngay và coi đó là trách nhiệm của mình
Cũng tham gia vì điều ấy có thể mang lại lợi ích cho bản thân
Thoái thác, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Từ chối thẳng và cho rằng đó không phải là công việc của mình
8. Có người rủ bạn xem một dĩa phim bị cấm lưu hành, bạn sẽ:
Kiên quyêt từ chối không xem
Lưỡng lự vừa muốn xem vừa không dám
Rủ thêm một số bạn khác cùng xem
Nhận lời ngay để xem nội dung ra sao
9. Lúc rảnh rỗi (ngoài thời gian học tập ở trường) bạn thường làm gì?
Tham gia công tác xã hội
Học thêm ngoại ngữ và tin học
Trò chuyện với bạn bè, người thân
Đọc báo, xem TV
10. Theo bạn, cuộc sống vật chất như thế nào là hợp với bạn nhất:
Tiết kiệm, giản dị
Phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Đầy đủ tiện nghi để “không thua chị kém em”
Thật thoải mái và hợp mốt
Câu 8: Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giá trị lối sống của bạn.
Bạn hãy đánh dấu X vào 1 trong 5 cột cùng hàng thể hiện mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu
tố.
Mức độ ảnh hưởng
Stt
Các yếu tố ảnh hưởng Rất
nhiều
Nhiều Trung
bình
Không Hoàn
toàn
không
1 Sự gương mẫu của ông bà, cha
mẹ
2 Cách giáo dục của cha mẹ
3 Truyền thống của gia đình
4 Nề nếp sinh hoạt gia đình
5 Điều kiện kinh tế gia đình
6 Nhân cách, lối sống của thầy cô
7 Cách giáo dục của thầy cô
8 Nề nếp, kỷ cương của nhà trường
9 Truyền thống của nhà trường
10 Các hoạt động Đoàn, Hội sinh
viên
11 Tính cách của bạn bè
12 Lối sống của bạn bè
13 Nề nếp sinh hoạt của bạn bè
14 Sự rủ rê, lôi kéo của bạn bè
15 Sự góp ý và phê bình của bạn bè
16 Dư luận xã hội
17 Các tệ nạn xã hội
18 Mạng Internet
19 Văn hóa phẩm không lành mạnh
20 Hoạt động tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin
21 Truyền thống của dân tộc
22 Sách báo dạy làm người
23 Tôn giáo
24 Tính thực dụng của nền kinh tế
thị trường
25 Tính cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường
26 Xu hướng Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá của đất nước
27 Chính sách coi trọng nhân lực,
nhân tài của nhà nước
28 Sự nhận thức của bản thân
29 Tích cách của mỗi cá nhân
30 Sự tu dưỡng và rèn luyện của bản
thân
31 Các yếu tố khác:
…………………………
…
…………………………
…
Câu 9: Theo bạn, những nguyên nhân nào khiến cho sinh viên hiện nay lựa chọn lối sống
và các giá trị lối sống trên:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 10: Theo bạn, nên làm gì để giúp sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống
tích cực. Bạn hãy nêu những ý kiến và giải pháp thật cụ thể
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 02
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Định hướng giá trị lối sống của sinh
viên tại Tp.Hồ Chí Minh, xin các bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề
được đề cập dưới đây. Mọi câu trả lời của các bạn đều có ý nghĩa rất quan trọng cho sự
thành công của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn!
1. Bạn hãy cho biết lối sống mà bạn lựa chọn cho mình hiện nay? Vì sao bạn lại chọn lối
sống ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2 Bạn có suy nghĩ gì về giá trị cuộc sống hiện nay?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Trong cuộc sống hiện nay, bạn chọn cho mình những giá trị nào? (như: tự do, tình yêu,
trách nhiệm, sống có nghĩa tình, kỷ luật, tinh thần học tập, việc làm ổn định, danh tiếng,
giàu có, ý thức đối với bản thân và những người xung quanh). Tại sao bạn lại chọn những
giá trị ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn các giá trị lối sống của sinh
viên (như: gia đình, nhà trường, bạn bè, kinh tế- chính trị - xã hội và các yếu tố khác)? Bạn
hãy kể cụ thể theo thứ tự ưu tiên.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Theo bạn, nên làm gì để sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực, lành
mạnh và định hướng giá trị lối sống một cách đúng đắn. Bạn hãy nêu những ý kiến và các
giải pháp thật cụ thể.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 03
PHIẾU XIN Ý KIẾN
Kính thưa quý Thầy/Cô!
Nhằm nghiên cứu về Định hướng giá trị lối sống của sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh,
ngay từ đầu chúng tôi đã ý thức về vai trò của Quý Thầy/Cô - những người trực tiếp tiếp
giảng dạy và làm công tác giáo dục. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến của quý
Thầy/Cô về vấn đề này để chúng tôi có được những cứ liệu cho nghiên cứu của mình.
1. Xin quý Thầy/cô cho biết những nhận xét của mình về sự lựa chọn lối sống của sinh viên
hiện nay?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Thầy cô nhận thấy quan niệm của sinh viên hiện nay về giá trị cuộc sống như thế nào?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Thầy/Cô nhận thấy sinh viên hiện nay lựa chọn những giá trị lối sống nào? (như: tự do,
tình yêu, trách nhiệm, sống có nghĩa tình, kỷ luật, tinh thần học tập, việc làm ổn định, danh
tiếng, giàu có, ý thức đối với bản thân và những người xung quanh). Tại sao họ lại chọn các
giá trị ấy?
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Theo Thầy/Cô, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giá trị lối sống của
sinh viên? (như gia đình, nhà trường, bạn bè, kinh tế - chính trị - xã hội và các yếu tố), xin
hãy kể cụ thể theo thứ tự ưu tiên.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Xin Thầy/ Cô cho những lời khuyên, những giải pháp thiết thực để giúp cho sinh viên
tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực, lành mạnh và định hướng giá trị lối sống
một cách đúng đắn.
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp của quý Thầy/Cô!
Phụ lục 04
PHIẾU PHỎNG VẤN
1. Trong các kiểu lối sống sau đây, bạn chọn cho mình lối sống nào? Theo bạn,
những lối sống nào được sinh viên ưu tiên lựa chọn hiện nay (Truyền thống, hiện đại, văn
minh, văn hoá, tự do, nhân văn, lành mạnh, vật chất, tinh thần, hoà đồng, thực dụng, ích kỷ,
giản dị, xa hoa, lập dị?
2. Với bạn, trong cuộc sống, điều gì là quan trọng nhất?
3. Bạn có thường xuyên tham gia Chiến dịch mùa hè xanh hoặc một số việc làm
mang tính tình nguyện không? Tại sao bạn lại tham gia các công việc ấy?
5. Bạn hãy kể ra một số hiện tượng tiêu cực còn tồn tại trong giới sinh viên hiện nay?
6. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng gian lận trong phòng thi của sinh viên hiện nay?
7. Theo bạn, lối sống của sinh viên hiện nay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
8. Theo bạn, nên làm gì để sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh có được lối sống tích cực,
lành mạnh?
Xin chân thành cảm ơn bạn!
Phụ lục 05
Điểm trung bình mức độ quan trọng của bốn nhóm giá trị lối sống
tính trên toàn mẫu
Nhóm giá trị Trung bình SD
Nhân văn 3.30 0.313
Chính trị 3.25 0.560
Đạo đức 3.12 0.427
Kinh tế 3.10 0.413
Phụ lục 06
Điểm trung bình thái độ tích cực của sinh viên đối với bốn nhóm giá trị lối sống
tính trên toàn mẫu
Phụ lục 07
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo phái tính, trường
học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo phái tính
Câu Các lựa chọn Nam Nữ Tổng X2 p
a. Chuẩn bị cho con đường
nghiên cứu sau này
135
38.0%
83
37.6%
218
37.8%
b. Làm theo sở thích 159
44.8%
82
37.1%
241
41.8%
c. Bạn bè mời tham gia 21
5.9%
8
3.6%
29
5.0%
Tham
gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt buộc
có tính điểm
40
11.3%
48
21.7%
88
15.3%
Tổng 355 100%
221
100%
576
100%
13.09
0.04
a. Hăng hái tham gia ngay
và coi đó là trách nhiệm của
mình
212
60.9%
167
78.4%
397
67.6%
b. Tham gia vì điều ấy có
thể mang lại lợi ích cho bản
thân
116
33.3%
42
19.7%
158
28.2%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
7
2.0%
1
0.5%
8
1.4%
Với các
phong
trào
tình
nguyện
của
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
13
3.7%
3
1.4%
16
2.9%
Tổng 348 100%
213
100%
561
100%
19.38
0.00
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
121
34.5%
175
81.8%
296
52.4%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
140
39.9%
31
14.5%
171
30.3%
Với văn
hoá
phẩm
không c. Rủ thêm một số bạn khác 26 2 28
Nhóm giá trị Trung bình SD
Nhân văn 3.25 0.351
Chính trị 2.90 0.471
Đạo đức 2.72 0.440
Kinh tế 2.60 0.393
cùng xem 7.4% 0.9% 5.0% lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
64
18.2%
6
2.8%
70
12.4%
Tổng 351 100%
214
100%
565
100%
121.90
0.00
a. Tham gia công tác xã hội 11
3.1%
9
4.2%
20
3.5%
b. Học thêm ngoại ngữ, vi
tính
137
39.1%
60
28.0%
197
34.9%
c. Trò chuyện với bạn bè,
người thân
73
20.9%
59
27.6%
132
23.4%
Sử dụng
thời
gian
rảnh rỗi
d. Đọc báo, xem TV 129
36.9%
86
40.2%
215
38.1%
Tổng 350 100%
214
100%
564
100%
8.05
0.04
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo trường học
Câu Các lựa chọn ĐHSP ĐH SPKT ĐHBK Tổng X
2 p
a. Có tri thức và nghề
nghiệp ổn định
165
83.8%
149
78.4%
131
66.5%
445
76.2%
b. Có cơ hội để thành
đạt
21
10.7%
34
17.9%
52
26.4%
107
18.3%
c. Có bằng cấp và địa
vị xã hội
9
4.6%
7
3.7%
11
5.6%
27
4.6%
Mục
đích
học
tập
d.Để giống như người
khác
2
1.0%
0
0.0%
3
1.5%
5
0.9%
Tổng 197 100%
190
100%
197
100%
584
100%
20.83
0.00
a. Chuẩn bị cho con
đường nghiên cứu sau
này
78
40.2%
76
40.2%
66
33.7%
220
38.0%
b. Làm theo sở thích 66
34.0%
82
43.4%
93
47.4%
241
41.6%
c. Bạn bè mời tham
gia
7
3.6%
10
5.3%
12
6.1%
29
5.0%
Tham
gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt
buộc có tính điểm
43
22.2%
21
11.1%
25
12.8%
89
15.4%
Tổng 194 100%
189
100%
196
100%
579
100%
16.09
0.01
a. Cố gắng làm bài và
không có ý định sử
dụng tài liệu
110
56.7%
110
58.2%
77
39.7%
297
51.1%
b. Hỏi bạn kế bên 70
36.1%
56
29.6%
82
42.3%
208
36.0%
Hành
vi
trong
phòng
c. Nếu thuận lợi sẽ
xem tài liệu
11
5.7%
14
7.4%
23
11.9%
48
8.3%
22.17
0.00
thi d. Sử dụng tài liệu
hay chép bài của bạn
kế bên
3
1.5%
9
4.8%
12
6.2%
24
4.2%
Tổng 194 100%
189
100%
194
100%
577
100%
a. Bất bình, lên án 122
63.2%
97
52.7%
91
46.9%
310
54.3%
b. Không dám tỏ thái
độ dù biết là sai
36
18.7%
45
24.5%
61
31.4%
142
24.9%
c. Không phải việc
của mình, không
quan tâm
34
17.6%
39
21.2%
38
19.6%
111
19.4%
Trước
những
hành
vi sai
trái
d. Bao che nếu không
hại gì đến mình
1
0.5%
3
1.6%
4
2.1%
8
1.4%
Tổng 193 100%
184
100%
194
100%
571
100%
13.61
0.03
a. Hăng hái tham gia
ngay và coi đó là
trách nhiệm của mình
150
78.5%
125
69.1%
107
55.7%
382
67.7%
b. Tham gia vì điều
ấy có thể mang lại lợi
ích cho bản thân
38
19.9%
50
27.6%
70
36.5%
158
28.0%
c. Thoái thác, đùn
đẩy trách nhiệm cho
người khác
0
0.0%
3
1.7%
5
2.6%
8
1.4%
Với các
phong
trào
của
nhà
trường d. Từ chối thẳng và
cho rằng đó không
phải là công việc của
mình
3
1.6%
3
1.7%
10
5.2%
16
2.8%
Tổng 191 100%
181
100%
192
100%
564
100%
27.27
0.00
a. Kiên quyêt từ chối
không xem
136
70.8%
85
46.7%
76
39.2%
297
52.3%
b. Lưỡng lự vừa
muốn xem vừa không
dám
33
17.2%
60
33.0%
79
40.7%
172
30.3%
c. Rủ thêm một số
bạn khác cùng xem
5
2.6%
11
6.0%
12
6.2%
28
4.9%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh
d. Nhận lời ngay để
xem nội dung ra sao
18
9.4%
26
14.3%
27
13.9%
71
12.5%
Tổng 192 100%
182
100%
194
100%
568
100%
43.84
0.00
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo năm học
Câu Các lựa chọn Năm I
Năm
IV Tổng X
2 p
a. Nghe, ghi chép có suy nghĩ
và tích cực xây dựng bài
141
48.3%
82
28.8%
223
38.6%
b. Ghi chép bài đầy đủ để thi
cử
118
40.4%
128
44.9%
246
42.6%
c. Chỉ ghi chép những gì mình
thích
32
11.0%
75
26.3%
107
18.5%
Hành
động
trên lớp
d. Không ghi chép bất cứ điều
gì
1
0.3%
0
0.0%
1
0.2%
Tổng 292 100%
285
100%
577
100%
34.21
0.00
a. Chuẩn bị cho con đường
nghiên cứu sau này
124
42.3%
95
33.8%
219
38.2%
b. Làm theo sở thích 126
43.0%
113
40.2%
239
41.6%
c. Bạn bè mời tham gia 12
4.1%
17
6.0%
29
5.1%
Tham gia
NCKH
d. Đó là môn học bắt buộc có
tính điểm
31
10.6%
56
19.9%
87
15.2%
Tổng 293 100%
281
100%
574
100%
12.34
0.00
a. Hăng hái tham gia ngay và
coi đó là trách nhiệm của
mình
212
74.9%
167
60.5%
379
67.8%
b. Tham gia vì điều ấy có thể
mang lại lợi ích cho bản thân
62
21.9%
95
34.4%
157
28.1%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
3
1.1%
5
1.8%
8
1.4%
Với các
phong
trào của
nhà
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
6
2.1%
9
3.3%
15
2.7%
Tổng 283 100%
276
100%
559
100%
13.29
0.00
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
175
61.2%
121
43.7%
296
52.6%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
7526.2
%
95
34.3%
170
30.2%
c. Rủ thêm một số bạn khác
cùng xem
12
4.2%
15
5.4%
27
4.8%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
24
8.4%
46
16.6%
70
12.4%
Tổng 286 100%
277
100%
563
100%
19.31
0.00
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống sinh viên theo khu vực
Câu Các lựa chọn TP HCM Tỉnh Tổng X
2 p
a. Chia sẻ, giúp đỡ không suy
nghĩ
33
29.7%
41
36.9%
74
33.3%
Khi gặp b. Quan tâm giúp đỡ nhưng 57 64 121
còn phải xem người đó là ai 51.4% 57.7% 54.5%
c. Phải dè chừng kẻo “làm ơn
mắc oán”
18
16.2%
5
4.5%
23
10.4%
người
bị hoạn
nạn
d. Không quan tâm, “phận ai
nấy lo”
3
2.7%
1
0.9%
4
1.8%
Tổng 111 100%
111
100%
222
100%
9.61
0.02
a. Hăng hái tham gia ngay và
coi đó là trách nhiệm của
mình
59
54.1%
79
73.1%
138
63.6%
b. Tham gia vì điều ấy có thể
mang lại lợi ích cho bản thân
42
38.5%
24
22.2%
66
30.4%
c. Thoái thác, đùn đẩy trách
nhiệm cho người khác
5
4.6%
2
1.9%
7
3.2%
Với các
phong
trào của
nhà
trường
d. Từ chối thẳng và cho rằng
đó không phải là công việc
của mình
3
2.8%
3
2.8%
6
2.8%
Tổng 109 100%
108
100%
217
100%
9.08
0.02
a. Kiên quyêt từ chối không
xem
43
39.1%
64
58.7%
107
48.9%
b. Lưỡng lự vừa muốn xem
vừa không dám
41
37.3%
31
28.4%
72
32.9%
c. Rủ thêm một số bạn khác
cùng xem
6
5.5%
6
5.5%
12
5.5%
Với văn
hoá
phẩm
không
lành
mạnh d. Nhận lời ngay để xem nội
dung ra sao
20
18.2%
8
7.3%
28
12.8%
Tổng 110 100%
109
100%
219
100%
10.64
0.01
a. Tham gia công tác xã hội 2
1.8%
5
4.6%
7
3.2%
b. Học thêm ngoại ngữ, vi tính 52
47.7%
31
28.7%
83
38.2%
c. Trò chuyện với bạn bè,
người thân
18
16.5%
29
26.9%
47
21.7%
Sử dụng
thời
gian
rảnh rỗi
d. Đọc báo, xem TV 37
33.9%
43
39.8%
80
36.9%
Tổng 109 100%
108
100%
217
100%
9.61
0.02
Kết quả so sánh tỉ lệ xu hướng lựa chọn lối sống của sinh viên theo điều kiện kinh tế
gia đình
Câu Các lựa chọn Khó khăn
Trung
bình Khá Tổng X
2 p
a. Có tri thức và nghề
nghiệp ổn định
65
73.9%
67
72.8%
56
82.4%
188
75.8%
b. Có cơ hội để thành đạt 14
15.9%
20
21.7%
8
11.8%
42
16.9%
c. Có bằng cấp và địa vị xã
hội
6
6.8%
0
0.0%
0
0.0%
6
2.4%
Mục
đích
học
tập
d.Để giống như người
khác
3
3.4%
5
5.4%
4
5.9%
12
4.8%
Tổng 88 100%
92
100%
68
100%
248
100%
14.41
0.02
a. Tiết kiệm, giản dị 25
29.4%
10
11.0%
12
18.8%
47
19.6%
b. Phù hợp với điều kiện
kinh tế gia đình
55
64.7%
78
85.7%
46
71.9%
179
74.6%
c. Đầy đủ tiện nghi để
“không thua chị kém em”
1
1.2%
0
0.0%
2
3.1%
3
1.3%
Lựa
chọ
n
cuộc
sống
vật
chất
d.Thật thoải mái và hợp
mốt
4
4.7%
3
3.3%
4
6.3%
11
4.6%
Tổng 85 100%
91
100%
64
100%
240
100%
13.99
0.03
Phụ lục 08
Điểm trung bình về mức độ ảnh hưởng của 6 nhóm yếu tố đến sự định hướng
giá trị lối sống của sinh viên tính trên toàn mẫu
Nhóm yếu tố Trung bình SD
Cá nhân 3.40 0.573
Gia đình 3.22 0.544
Nhà trường 2.50 0.660
Kinh tế 2.32 0.690
Bạn bè 2.16 0.691
Văn hoá – xã hội 2.03 0.562
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7207.pdf