BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
LÊ MẠNH HÀ
ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỐ CHÍ MINH - NĂM 2007
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
LÊ MẠNH HÀ
Cao học kinh tế K.14 - Dalat
ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngườ
162 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5737 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ: Nguyễn Thanh Hội
TP. HỐ CHÍ MINH - NĂM 2007
- 1 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ:
Nguyễn Thanh Hội.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực, các
chiến lược Marketing đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “ Hội
Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ: Nguyễn Thanh Hội đã tận tình hướng dẫn và
quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh, khoa sau đại học đã truyền dạy những kiến
thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ kinh nghiệm cho luận văn hoàn
thành được thuận lợi.
Cảm ơn anh Phùng Xuân Minh - Sở Thương mại & Du lịch Lâm Đồng và các
công ty Du lịch Dalat cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và
cung cấp thông tin tư liệu.
- 2 -
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
PATA : Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái bình dương
SWOT : Ma trận điểm mạnh - yếu - cơ hội - nguy cơ
TAT : Cơ quan Du lịch quốc gia Thái lan
USD : Đồng đô la Mỹ
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
OMT : Tổ chức du lịch thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
WTTC : Hội Đồng Du lịch Lữ hành thế giới
WCED : Hội Đồng môi trường và phát triển thế giới
MICE : Nghỉ dưỡng, hội họp kết hợp du lịch
PVFC : Công ty Tài chính Dầu khí
EU : Cộng Đồng Châu Âu
TTXTDL : Trung tâm xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
ITDR : Viện nghiên cứu phát triển du lịch
- 3 -
Danh mục các bảng, biểu - hình vẽ, đồ thị trong luận văn Trang
Bảng 2.1 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (1995 - 2006).............................. 28
Bảng 2.2 : Tình hình thu nhập du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006) ........................ 29
Bảng 2.3 : GDP du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006)..…………………………......29
Bảng 2.4 : Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng 1995 – 2006........30
Bảng 2.5 : Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm Đồng ........... 30
Bảng 2.6 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của du lịch Dalat ......... 34
Bảng 2.7 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của du lịch Dalat….....37
Bảng 2.8 : Hình ảnh cạnh tranh du lịch giữa các Thành phố……………. .........38
Bảng 2.9 : Ma trận về hình ảnh cạnh tranh cuả du lịch Dalat.............................. 39
Bảng 2.10 : So sánh lượng du khách các tỉnh và trung tâm du lịch lớn ................ 40
Bảng 3.1 : Lượng khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Dalat và phụ cận......... 47
Bảng 3.2 : Dự báo doanh thu từ du lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2005 – 2020.... 47
Bảng 3.3 : Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách du lịch.... 48
Bảng 3.4 : Dự báo GDP và nhu cầu vốn đầu tư du lịch 2005-2020 .................... 48
Bảng 3.5 : Dự báo nhu cầu khách sạn Lâm Đồng thời kỳ 2005 – 2020.............. 49
Bảng 3.6 : Nhu cầu lao động cụm du lịch Dalat và phụ cận................................ 50
Bảng 3.7 : Nhu cầu lao động trong du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2005-2020 ......... 50
Bảng 3.8 : Những điểm đến hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương .............. 56
Bảng 3.9 : Ma trận SWOT .................................................................................. 57
Bảng 3.10 : Quan hệ giá cả - chất lượng................................................................ 65
Biểu đồ 2.1 : Thương hiệu du lịch Dalat (Ứng dụng LANTABRAND) ..................................................................24
Biểu đồ 2.2 : Khung đánh giá điểm mạnh - điểm yếu............................................. 33
Biểu đồ 2.3 : Địa phương trước điểm mạnh và điểm yếu ....................................... 35
Biểu đồ 2.4 : Khung đánh giá cơ hội – mối đe dọa ................................................. 35
Biểu đồ 2.5 : Địa phương trước cơ hội và mối đe dọa............................................. 37
Hình 1 : Mô hình SWOT ................................................................................. 65
Mô hình 3.1: “5 sức ép ............................................................................................ 52
Mô hình 3.2: Giải pháp giá trị khách hàng.............................................................. 74
- 4 -
MỤC LỤC
Trang
• Lời cam đoan
• Mục lục
• Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
• Danh mục các bảng, biểu - hình vẽ, đồ thị.
• Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương một: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC MARKETINGDU LỊCH
1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch.................. 1
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch .......................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch ......................................................... 1
1.1.1.3 Khái niệm về thị trường du lịch ........................................................ 2
1.1.2 Khái niệm về Marketing du lịch ................................................................. 3
1.1.2.1 Khái niệm về Marketing ................................................................... 3
1.1.2.2 Khái niệm về Marketing du lịch ....................................................... 4
1.1.2.3 Mục tiêu Marketing ........................................................................... 4
1.1.3 Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch................................................ 4
1.1.3.1 Khái niệm về chiến lược .................................................................... 5
1.1.3.2 Chiến lược Marketing........................................................................ 6
1.1.3.3 Chiến Lược Marketing du lịch ......................................................... .7
1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch địa phương..................................... 7
1.2.1 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch cho 1 địa phương ................... 7
1.2.1.1 Vai trò của Marketing ....................................................................... 7
1.2.1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch ........................................ 8
1.2.1.3 Thị trường của ngành du lịch địa phương ........................................ 8
1.2.1.4 Thị trường mục tiêu ........................................................................... 9
1.2.2 Các nguyên tắc xây dựng chiến lược Marketing du lịch địa phương ...... 9
1.2.2.1 Nguyên tắc chọn lọc và tập trung.................................................... 10
1.2.2.2 Nguyên tắc giá trị khách hàng ........................................................ 10
1.2.2.3 Nguyên tắc lợi thế phân biệt ........................................................... 10
1.2.2.4 Nguyên tắc hợp nhất ....................................................................... 11
1.3 Kinh nghiệm về chiến lược Marketing du lịch của các nước ....................... 12
1.3.1 Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại .............................. 12
1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện chiến lược Marketing du lịch của các nước...... 13
1.3.2.1 Marketing trải nghiệm..................................................................... 14
1.3.2.2 Quảng cáo hay phân phối? ............................................................ 14
- 5 -
1.3.2.3 “Nhập gia tùy tục”, một nguyên tắc không thể thiếu...................... 14
1.3.2.4 Hấp dẫn du lịch ............................................................................... 14
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về Marketing du lịch cho 1 địa phương ................ 15
Kết luận chương một........................................................... 16
Chương hai: THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.1 Tổng quan về thị trường du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng ................... 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ...................................... 17
2.1.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) ............................ 18
2.1.3 Thị trường du lịch của Thành phố Dalat. ................................................. 19
2.2 Thực trạng Marketing du lịch của Thành phố Dalat...................................... 23
2.2.1 Hiện trạng về Marketing . .......................................................................... 23
2.2.1.1 Tiềm năng thương hiệu.................................................................... 23
2.2.1.2 Sản phẩm. ........................................................................................ 24
2.2.1.3 Phân phối. ....................................................................................... 25
2.2.1.4 Giá. .................................................................................................. 25
2.2.1.5 Con người. ...................................................................................... .26
2.2.1.6 Qui trình . ........................................................................................ 26
1.3.3.1 Chứng minh thực tế. ....................................................................... .26
2.2.2 Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat ....................................... 27
2.2.2.1..................................................................................................... T
hị trường khách du lịch .................................................................................................. 28
2.2.2.2..................................................................................................... D
oanh thu xã hội từ du lịch ............................................................................................. 29
2.2.2.3..................................................................................................... C
ơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................................................. .30
2.2.2.4..................................................................................................... L
ao động trong ngành du lịch .......................................................................................... 30
2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Marketing du lịch những năm qua....... 31
2.3 Ma trận các yếu tố môi trường của Thành phố Dalat ..................................... 32
2.3.1 ................................................................................................................. N
hận định điểm mạnh và yếu (Ma trận các yếu tố bên trong IFE). .......................... 33
2.3.1.1..................................................................................................... N
hìn nhận điểm mạnh....................................................................................................... 33
2.3.1.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của điểm yếu ......................................................................................... 34
2.3.2 ................................................................................................................. N
hận định cơ hội và thách thức (Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE) ...................... 35
2.3.2.1..................................................................................................... N
hìn nhận cơ hội. ............................................................................................................. 36
2.3.2.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của nguy cơ. .......................................................................................... 36
2.3.3 ................................................................................................................. M
a trận về hình ảnh các đối thủ cạnh tranh................................................................. 38
- 6 -
2.3.3.1..................................................................................................... N
ăng lực cạnh tranh của du lịch Dalat. ........................................................................... 38
2.3.3.2..................................................................................................... N
hìn nhận hình ảnh cạnh tranh........................................................................................ 40
2.3.3.3..................................................................................................... Đ
ịnh hướng cạnh tranh .................................................................................................... 41
Kết luận chương hai. ................................................................... 42
Chương ba: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm, mục tiêu chiến lược Marketing du lịch ........................................ 43
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat ...................................... 43
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat........................................... 45
3.1.2.1 Thị trường trọng điểm. .................................................................... 45
¾ Thị trường khách quốc tế . ...................................................... 46
¾ Thị trường khách nội địa ........................................................ 46
1.3.3.2 Thị trường tiềm năng...................................................................... .46
3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat. ........................................... 46
3.1.3.1 Khách du lịch .................................................................................. 46
3.1.3.2 Doanh thu du lịch. ........................................................................... 48
3.1.3.3 Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư. ............................ 48
¾ Nhu cầu vốn đầu tư. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu khách sạn. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu lao động trong du lịch . ............................................ 50
3.2 Định hướng xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing du lịch. ................. 51
3.2.1 Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing) ..... 53
3.2.1.1 Chiến lược tăng số lượng khách hàng. ........................................... 53
3.2.1.2 Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình............................... 53
3.2.1.3 Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen. ...... 54
3.2.2 Phương hướng lựa chọn chiến lược(Hoàn thiện n/c thị trường mark) .. 55
3.2.2.1 Thị trường Du lịch........................................................................... 55
3.2.2.2 Thị trường khai thác ngành kinh doanh tiếp đón khách. ................ 56
3.2.2.3 Các chiến lược Marketing du lịch Dalat (Ma trận SWOT).............57
3.2.3 Định hướng các chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat ........... 58
3.2.3.1 Chiến lược xúc tiến quảng bá......................................................... .58
3.2.3.2 Chiến lược sản phẩm ...................................................................... 60
3.2.3.3 Chiến lược phân phối ..................................................................... 63
3.2.3.4 Chiến lược giá ................................................................................. 65
3.2.3.5 Chiến lược con người ...................................................................... 67
3.2.3.6 Chiến lược qui trình ....................................................................... 68
3.2.3.7 Chiến lược chứng minh thực tế ...................................................... .69
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat ....... 70
3.3.1 Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)............ 70
3.3.2 Giải pháp về vốn (liên doanh, liên kết hỗ trợ) .......................................... 71
- 7 -
3.3.3 Giải pháp truyền thông, tiếp thị (thu hút du khách) ............................... 73
3.3.3.1 Giải pháp truyền thông, tiếp thị. ..................................................... 73
3.3.3.2 Giải pháp giá trị khách hàng . ........................................................ 74
3.3.3.3 Giải pháp phân khúc thị trường ...................................................... 75
3.3.4 Giải pháp về môi trường (cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...) ....... 75
3.3.4.1 Xét về mặt tự nhiên .......................................................................... 75
3.3.4.2 Xét về mặt kinh tế - văn hoá - xã hội ............................................... 75
3.3.5 Giải pháp về loại hình và chất lượng sản phẩm (SP mới & đa dạng) .... 76
3.3.5.1 Phát triển sản phẩm mới. ................................................................ 76
3.3.5.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch.................................. 77
Kết luận chương ba ............................................................ 78
Kiến nghị
- 8 -
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài: Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, là một
trong số những ngành kinh tế phát triển mạnh nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng,
phong phú. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa - xã hội, một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn
góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá, thúc đẩy sự đổi mới và phát
triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.
Việt nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa
mang tính hiện đại. Đảng - nhà nước ta đã xác định: "Phát triển du lịch thật sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn" trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để hội nhập.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Thành phố Dalat - Lâm Đồng đã có sức hấp
dẫn về du lịch từ rất sớm (1907) nay đã tròn 100 tuổi và được biết đến như là một trung
tâm du lịch nổi tiếng với những lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước.
Được sự ủng hộ của Đảng và nhà nước, gần đây du lịch Dalat đã có bước khởi động khá.
Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch của Dalat chưa ngang tầm
với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chưa quảng bá
được hình ảnh một cách rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Mặc
dù đã có những định hướng được ưu tiên đặc biệt, nhưng đến nay nhìn chung cơ sở - vật
chất du lịch Lâm Đồng vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng chưa
khai thác đúng mức tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết khá
đơn điệu, trùng lắp; chất lượng các dịch vụ còn yếu, các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ
mới được đầu tư mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài:
"Định hướng chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng đến 2020"
- 9 -
2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường Du lịch trên địa bàn Dalat nhằm
tìm hiểu hiện trạng hoạt động của ngành Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng và phân
tích đánh giá môi trường, thực trạng Marketing của ngành du lịch. Qua đó vận dụng rút
ra một số vấn đề Marketing du lịch cốt lõi cần quan tâm trong thời gian tới, đồng thời đề
xuất một số chiến lược Marketing du lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng
bá hình ảnh của mình trong nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong khu vực cũng như trên thế giới. Góp phần điều chỉnh, hoàn thiện định hướng phát
triển du lịch Dalat - Lâm Đồng đến năm 2020 một cách chủ động, toàn diện và bền vững,
từng bước đưa ngành du lịch Dalat Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, bao
gồm nhiều chức năng khác nhau với không gian và thời gian vô cùng. Do khả năng đầu
tư có hạn, chúng tôi không hy vọng có thể giải quyết trọn vẹn, chuyên sâu tất cả các vấn
đề có liên quan đến đề tài. Chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phân tích toàn cảnh ngành du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung
phần lớn vào Thành phố Dalat, vì theo đánh giá của các chuyên viên thì tỷ trọng du lịch
Dalat trong nhiều năm qua chiếm từ 70 - 80% hoạt động du lịch toàn tỉnh.
- Chủ yếu chú trọng vào mô tả, đánh giá, phân tích các chức năng hoạt động trong
lĩnh vực Marketing du lịch của địa phương. Từ đó đề xuất đưa ra giải pháp chiến lược
thích hợp. Các chức năng khác như đầu tư, đào tạo, tài chính, sinh học...cũng như
chương trình, kế hoạch hay giải pháp Marketing du lịch nhằm cụ thể hóa việc triển khai,
giám sát thực hiện tiếp theo của các chiến lược mà đề tài mới đề xuất, sẽ không đi sâu.
4. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề trong đề tài
chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu sau:
- Hệ thống lý thuyết về quan điểm du lịch, Marketing, chiến lược và cụ thể là chiến
lược Marketing du lịch cho một địa phương. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn. Khảo sát hiện trạng - thu thập và xử lý các thông tin, số
liệu, chỉ tiêu hiện hành để đánh giá tổng quát về các nguồn tài nguyên du lịch và tình
hình sử dụng chúng trong các hoạt động Marketing du lịch địa phương.
- Phương pháp xử lý tại bàn giấy thông qua việc quan sát hiện trường, qua tham
khảo ý kiến của các chuyên gia và phiếu khảo sát thăm dò khách hàng. Sử dụng các công
- 10 -
cụ trong Marketing - Mix (áp dụng mô hình 7P) để tổng hợp, phân tích, đánh giá một số
chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả của hoạt động Marketing (nhận định thương hiệu) du lịch
của địa phương so với cả nước và khu vực trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, kết
hợp những mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của địa phương mới được chính phủ
phê duyệt, sử dụng các kỹ thuật về dự báo xu hướng theo ma trận ... đề tài sẽ sẽ nêu ra
một số chiến lược Marketing cốt lõi và các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho định hướng
phát triển ngành du lịch Thành phố Dalat trong 15 năm tới thực thi hiệu quả.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Du lịch đang là ngành kinh tế có tính
cạnh tranh cao. Chấp nhận cạnh tranh và tìm kiếm con đường riêng cho mình là con
đường phát triển tất yếu của Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng. Trong bài viết này,
chúng tôi tập trung trình bày về chiến lược Marketing với ý nghĩa là một trong những
giải pháp quan trọng góp phần vào việc xác định mục tiêu, chiến lược, giúp các nhà
hoạch định tìm kiếm con đường riêng cho du lịch Dalat.
Qua nghiên cứu và phân tích xu hướng chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020
của Dalat, bước đầu đề tài có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 là bước cụ thể hóa chủ trương đường lối phát triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu nghị quyết của Tỉnh về đột phá, tăng tốc phát triển du
lịch Dalat xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Trước tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đối
với du lịch. Du lịch Lâm Đồng cần phải có chiến lược phát triển dài hạn phù hợp, đặc
biệt là định hướng chiến lược Marketing du lịch của Thành phố Dalat, để có giải pháp tối
ưu nhất trong xu thế hội nhập. Bởi, thực tế nhận thức quan điểm Marketing của du lịch
Dalat - Lâm Đồng trong thời gian qua rõ ràng là còn nhiều bất cập, hạn chế không nhỏ
đến sự thu hút du khách và tiến trình phát triển của toàn ngành du lịch địa phương.
Vì điều kiện thời gian có giới hạn, nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài chắc có
thể chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan. Kính mong Thầy
hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho ý kiến đóng góp thêm để đề tài
được hoàn thiện hơn. Hy vọng sau khi ra mắt, đề tài có thể giúp các nhà quản trị du lịch
địa phương vận dụng được phần nào đó vào thực tiễn trong thời gian tới.
- 11 -
Chương một:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch: Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt mối quan hệ
và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể
du khách, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi tăng lên, chất lượng cuộc sống
con người ngày được cải thiện đã tạo động cơ thúc đẩy du lịch phát triển không ngừng.
Theo luật du lịch mới ban hành tháng 6/2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất
định”. Đây là khái niệm có tính cô đọng và phản ánh được những nội dung cốt lõi nhất
của hoạt động kinh tế du lịch, nên chúng tôi thống nhất chọn để sử dụng trong luận văn.
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Hầu hết những sản phẩm du lịch là
những dịch vụ và những kinh nghiệm. Do sản phẩm du lịch ở xa với khách hàng và cố
định, nên các đơn vị cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm.
¾ Đặc tính của dịch vụ du lịch: Khác biệt với sản phẩm vật chất, dịch vụ du lịch
có tính tổng hợp, đồng thời, không đồng nhất, không có quyền sở hữu và tính dễ dao
động không thể dự trữ hay chuyển dịch. Đó là:
- Tính vô hình: Không thể nhìn thấy, cảm giác hay nghe thấy được trước khi mua
- Tính bất khả phân: Người cung cấp dịch vụ và khách hàng không thể tách rời.
- Tính khả biến: Chất lượng tùy vào con người, thời gian và địa điểm cung cấp.
- Tính dễ phân hủy: Sản phẩm du lịch không thể để dành (tồn kho) cho ngày mai.
¾ Đặc điểm của sản phẩm du lịch: Thời gian sử dụng ngắn hơn so với các dịch
vụ khác, tạo sự thu hút có tính chất cảm tính, nhấn mạnh hơn sự xúc tiến tiêu thụ vào lúc
- 12 -
cao và thấp điểm. Sự quản lý các dấu hiệu hữu hình có mức độ quan trọng hơn, hình ảnh
và ấn tượng được nhấn mạnh nhiều hơn cũng như hệ thống phân phối đa dạng hơn
nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các tổ chức khác và dễ bắt chước.
¾ Thành phần của sản phẩm du lịch: Theo Marketing thì tài nguyên của sản phẩm
du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, nơi tiêu biểu về văn hóa và lịch sử, nơi giải trí
đa dạng, các tiện nghi du lịch, khí hậu, hấp dẫn tâm lý và các tài nguyên khác.
¾ Thể loại du lịch: Du lịch xanh (thiên nhiên) và du lịch văn hóa (lịch sử, văn hóa)
¾ Mô hình sản phẩm du lịch: Từ các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể rút
ra những yếu tố cơ bản để lập nên mô hình sản phẩm du lịch. Tùy yếu tố thiên nhiên và
quan niệm của mỗi tác giả mà có thể tiếp cận các mô hình khác nhau như:
- Mô hình 4S: Sea (biển), Sun (mặt trời), Shop (cửa hàng lưu niệm), Sex (hấp dẫn).
- Mô hình 3H: Heritage (di sản), Hospitality (hiếu khách), Honesty (uy tín).
- Mô hình 6S: Sanitaire (vệ sinh), Santé (sức khỏe), Sécurité (an ninh, trật tự),
Sérénité (thanh thản), Service (dịch vụ, cách phục vụ), Satisfaction(thỏa mãn).
1.1.1.3. Khái niệm về thị trường du lịch: Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi
và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì
mục đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường
du lịch là mâu thuẫn giữa cung và cầu sản phẩm du lịch, để khai thác được thị trường du
lịch phải xuất phát từ thực tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược. Trong đó,
phân tích thị trường thông qua điều tra và dự đoán cung - cầu là tiền đề quan trọng.
¾ Cung của du lịch: Là khả năng của toàn bộ hệ thống của cải vật chất, dịch vụ mà
bộ máy du lịch và các ngành liên quan có thể đưa ra để phục vụ du khách; bao hàm một
chuỗi các nhiệm vụ - trách nhiệm và hoạt động hợp thành các đơn vị chức năng; là hệ
thống các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để tăng cung du lịch cần
chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch, đòi hỏi ưu tiên thỏa
đáng về thời gian và vốn. Thị trường du lịch theo hướng cung chính là ngành du lịch với
nhiều thị trường con, nhiều sản phẩm do nhiều loại hình tổ chức thiết kế và cung cấp.
¾ Cầu của du lịch: Là thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch, một tập
hợp những khách du lịch (du khách và khách tham quan). Cầu của du lịch phụ thuộc vào
- 13 -
các tầng lớp du khách khác nhau về mức độ thu nhập, phong tục tập quán - tín ngưỡng,
tâm sinh lý, giá cả và nhất là thời vụ (mùa trong năm). Các nhân tố ảnh hưởng này tạo cơ
cấu phức tạp đa dạng nên độ co giản của cầu về du lịch rất lớn. Các đơn vị kinh doanh
du lịch cần đặc biệt chú trọng vấn đề dự báo và “đào ._.sâu” công tác tiếp thị, nhất là du
khách quốc tế. Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh
nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan đến du lịch.
¾ Mối quan hệ cung - cầu du lịch: Có tính ràng buộc và tác động lẫn nhau, khả
năng cung kích thích sự hiếu kỳ - hưởng thụ tác động lên du khách làm khơi dậy cầu,
còn cầu ảnh hưởng trở lại đến sự phát triển của cung qua việc tăng tiêu thụ. Do đặc thù
của thị trường du lịch, cung cầu ở cách xa nhau nên công tác Marketing du lịch là hết sức
cần thiết. Động cơ du lịch là nhu cầu sinh học và nhu cầu tình cảm của con người. Động
lực thúc đẩy cung - cầu du lịch là yếu tố kinh tế, sự mở rộng quan hệ quốc tế, tâm lý du
khách, cơ sở vật chất, thông tin quảng cáo, tài nguyên du lịch, thời gian nhàn rỗi của du
khách và sự tác động của nhà nước ...
Trong lĩnh vực Marketing, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Thị trường là đối tượng chủ yếu, là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
của các hoạt động Marketing. Thông qua mối quan hệ cung - cầu thị trường nhằmgiải
thích phương thức tương tác giữa năm khu vực chính của ngành du lịch: (1) Các tổ chức
lưu trú, (2) Các tổ chức vận chuyển, (3) Các tổ chức lữ hành, (4) Các tổ chức xúc tiến,
(5) Các điểm du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách.
Thể hiện qua (Phụ lục 1: Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch)
1.1.2. Khái niệm về Marketing du lịch
1.1.2.1. Khái niệm về Marketing: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động
Marketing, mỗi đĩnh nghĩa (tùy vào hướng tiếp cận và phạm vi áp dụng) đều nêu lên
được một hoặc một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của Marketing, không ai tranh cãi hay phủ nhận vai trò, vị trí và tác dụng của nó.
Nhìn chung, Marketing được coi là thứ Oxy cung cấp sự sống cho cơ thể kinh doanh.
Philip Kotler cho rằng: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn những mong muốn của họ thông qua trao đổi”. hay “Marketing là quá trình
- 14 -
cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và vị trí ”(John
H.Crighton). Tổng quát, có thể hiểu: Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm để nghiên cứu tính qui luật hình thành nhu cầu trên thị trường. Đồng thời nghiên
cứu các chính sách và nghệ thuật kinh doanh để làm cho quá trình sản xuất đáp ứng thỏa
mãn nhu cầu xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Khái niệm về Marketing du lịch: Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế
giới (World tourism Organization) “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ
nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm
du lịch ra thị trường sao cho phù hợp mục đích của tổ chức du lịch đó”.
Hiểu một cách chung nhất: Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích
những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức
cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ,
đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức.
1.1.2.3. Mục tiêu Marketing: Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị
trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Nếu như
mục tiêu doanh nghiệp là vị trí trên thị trường hay mức lợi nhuận, thì mục tiêu Marketing
là số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm) và bán cho ai (thị trường).
Mục tiêu quan trọng của Marketing là những cam kết về số lượng, nhằm tối đa hóa
khả năng tiêu thụ mà khách hàng thực sự mong muốn thỏa mãn và làm cho khách hàng
cảm thấy mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp, tức là chuyển nhu cầu
của khách hàng thành mục tiêu của Marketing.
Ma trận Ansoff là một công cụ hữu ích để xây dựng mục tiêu Marketing và mục
tiêu cụ thể "SMART”(Specific: Cụ thể, Measurable: Đếm được, Achievable: Đạt được,
Realistic: Thực tế, Timed: Mức thời gian) là một yêu cầu tiên quyết để xây dựng một
chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một nỗ lực Marketing thành công là
phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm thấy hài lòng khi tạo được sự thu
hút hay những gì mình đã đánh đổi.
1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch: Nếu như tầm nhìn định
hướng một bức tranh, một khát vọng có thể xảy ra trong tương lai, những điều mà tổ
- 15 -
chức muốn đạt. Thì chiến lược tạo ra cái khung hướng dẫn tư duy hành động, là tìm
kiếm cơ hội và tạo lợi thế cạnh tranh.
1.1.3.1. Khái niệm về chiến lược: Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác
định các mục đích và mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động
và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó” Còn trong quản trị
kinh doanh, người ta định nghĩa: Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính
sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó.
¾ Chiến lược kinh doanh: Là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp, là sự kết hợp hài
hòa của: R1 - Ripeness (chọn đúng điểm dừng), R2 - Reality (khả năng thực thi chiến
lược), R3 - Resources (khai thác tiềm năng). Với một ngành, một địa phương thì chiến
lược kinh tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng và chính sách cơ bản trong
một thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành công đường lối phát triển của Đảng và nhà
nước. Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau.
Suy nghĩ có chiến lược là phân tích những gì xung quanh công việc để thấy được
những cơ hội, thách thức và tiềm năng mà đội ngũ của công ty có thể sẽ gặp phải. Kiên
nhẫn và nhạy cảm với những cơ hội để có thể đóng góp cho việc vận hành của công ty.
Một “tầm nhìn” chiến lược, một tầm nhìn dài hạn mong muốn đặt mình vào trong
mối quan hệ tới môi trường kinh doanh như: Vai trò và chức năng của tổ chức, sản phẩm
và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng và đối thủ
cạnh tranh. Lộ trình tới tương lai như mong đợi phải được vạch rõ về mặt chủ điểm của
chiến lược, “những nhân tố làm nên thành công cho chiến lược” mà tổ chức cần phải có.
“Ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày,
nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm”.
¾ Phân loại chiến lược: Với mục tiêu tăng trưởng nhanh có chiến lược phát triển
tập trung (thâm nhập, mở rộng thị trường và sản phẩm); chiến lược phát triển hội nhập
(phía trước, phía sau và hàng ngang) và chiến lược phát triển đa dạng hoá: (đồng tâm,
hàng ngang và tổng hợp). Với mục tiêu suy giảm có chiến lược suy giảm.
¾ Công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược: Có rất nhiều công cụ để
xây dựng và lựa chọn chiến lược. Phân tích mô hình SWOT (Strengths: Điểm mạnh,
- 16 -
Weaknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ hội và Threats: Nguy cơ) là một kỹ thuật
ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi
trường bên trong và tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Nhằm
giúp “cân - đong - đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị
trường. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch
định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và
cả trong các báo cáo nghiên cứu ... đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Hình 1.1: Mô hình SWOT
1.1.3.2. Chiến lược Marketing: Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến
được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Đó là một chiến lược chức năng, là nền
tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác. Chiến lược
Marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến thị trường mục tiêu,
Marketing - Mix và ngân sách Marketing. Suy nghĩ chiến lược là chìa khóa để có được
sự quản lý tiên phong thành công: “Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực
hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P”.
Chiến lược hỗn hợp 4P (Marketing mix): Về cơ bản thường được triển khai chung
quanh 4 yếu tố (4Ps). Tùy thực tế của thị trường mà vận dụng một hay nhiều yếu tố này.
- Sản phẩm (Product): Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy
bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì ...
- Kênh phân phối (Place): Chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
- Giá cả (Price): Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm
sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
- Xúc tiến thương mại hay truyền thông (Promotion): Chính sách chung về truyền
thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến
mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, dịch vụ khách hàng, internet ...
- 17 -
Chiến lược Marketing là một hệ thống chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai
và phối hợp các chính sách Marketing để cùng đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách
có hiệu quả nhất, nó biểu thị tổng quát thái độ của doanh nghiệp đối với thị trường. Có 4
loại chiến lược Marketing gồm: Thâm nhập thị trường - Phát triển thị trường - Phát triển
sản phẩm - Đa dạng hóa kinh doanh và đặc biệt luôn quan tâm đến lợi thế cạnh tranh.
Để phát triển doanh nghiệp có thể triển khai thành ba chiến lược Marketing cơ bản,
đó là: (1) tăng số lượng khách hàng; (2) tăng số lượng giao dịch trung bình; và (3) tăng
số lần mua hàng thường xuyên. Mỗi chiến lược Marketing phải được đánh giá bằng khả
năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này.
1.1.3.3. Chiến lược Marketing du lịch: Ngoài 4P như đã giới thiệu ở trên, ngày
nay Marketing - Mix còn thêm 3C (Customers: Khách hàng, Company itsel: Chính bản
thân công ty, Competitors: Đối thủ cạnh tranh). Với du lịch, sản phẩm chủ yếu là dịch
vụ, nên thực tế thường có xu hướng triển khai 4P thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm
đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ. Tức là bổ sung thêm 3 yếu tố sau:
- Con người (People): Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết
nhằm chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và đánh giá được năng lực, hiệu quả công việc
thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng.
- Qui trình (Process): Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO nhằm chuẩn hoá
qui trình đặt và nhận hàng, thu tiền, qui trình bảo hành ..tạo tiện lợi hơn cho khách hàng.
- Chứng minh thực tế (Physical evidence): Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng
giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
1.2. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch địa phương
1.2.1. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch cho 1 địa phương
1.2.1.1. Vai trò của Marketing: Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt
động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong
việc phát hiện, đáp ứng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Sự thành công của Marketing không những được đánh giá qua lượng hàng bán
được hàng ngày mà quan trọng hơn nó còn được thể hiện qua lượng khách hàng trung
thành mà doanh nghiệp có được (bao nhiêu và bao lâu?). Nỗ lực của doanh nghiệp còn
- 18 -
phải duy trì trong một thời gian dài với khách hàng đầu tiên, để hy vọng rằng họ sẽ quay
lại trong những lần sau.
Marketing giúp thấy rõ hướng đi trong tương lai để đạt tới mục tiêu cụ thể nhất
định, nhận biết được cơ hội và nguy cơ qua thông tin đầy đủ từ sự phản hồi của khách
hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm làm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xác định chính xác các mục tiêu sinh lợi, tạo thế lực
và đảm bảo an toàn trong kinh doanh, hướng tới tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận.
Để đạt hiệu quả tối ưu, Marketing đòi hỏi sự nổ lực của tất cả mọi người trong tổ chức.
1.2.1.2. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch: Du lịch là một ngành công
nghiệp không khói, nên đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hóa, và
khách hàng thường ở xa sản phẩm, vì vậy Marketing du lịch rất cần thiết trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch. Vai trò của Marketing trong du lịch là liên kết có hệ thống giữa cung
và cầu trong thị trường du lịch có tác động điều tiết nhu cầu của du khách. Vai trò này
được thể hiện qua. (Phụ lục 2: Sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch)
Chiến lược Marketing du lịch nhằm phân tích các cơ hội thị trường, phân khúc và
chọn thị trường phù hợp với mục tiêu và nguồn lực. Phân tích tình hình, vị thế cạnh tranh
và hoạch định chiến lược tiếp thị, triển khai Marketing - Mix, tổ chức thực hiện, theo dõi
kiểm tra các hoạt động tiếp thị du lịch trong các doanh nghiệp du lịch.
1.2.1.3. Thị trường của ngành du lịch địa phương: Đặt địa phương trong bối
cảnh cạnh tranh và hội nhập, đưa ra những khuôn khổ để đánh giá những mặt mạnh -
yếu, cơ hội - thách thức của địa phương trước xu thế phát triển và ảnh hưởng khu vực
xung quanh. Trên cơ sở xác định viễn cảnh của một địa phương, xác định các đối tác và
các đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp hình thành các chiến lược phát triển và nâng cao khả năng
cạnh tranh của địa phương. Từ đó, sử dụng các công cụ Marketing như phương pháp xác
định khách hàng và nhu cầu của khách hàng, các nhà đầu tư, thương hiệu địa phương,
cách tiếp cận khách hàng, qui trình đưa ra quyết định của khách hàng, và các phương
pháp cạnh tranh trên thị trường. (Phụ lục 3: Các cấp độ Marketing địa phương)
Trong Marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường,
nên nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình Marketing. Nghiên cứu thị
- 19 -
trường trở thành một công cụ không thể thiếu, một nghiệp vụ vô cùng quan trọng được
sử dụng rất phổ biến phục vụ những mục đích đa dạng. Nếu công tác nghiên cứu thị
trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm
Marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại,
hoạt động Marketing sẽ không hiệu quả.
Thực chất của nghiên cứu Marketing là tiếp thị thương hiệu, hay nói khác đi thì
thương hiệu là một đơn vị cơ bản để tiếp thị, thương hiệu có thể được hiểu là một sản
phẩm hữu hình, một dịch vụ, hay một địa phương như Thành phố hoặc tỉnh cụ thể.
Marketing địa phương về mặt nguyên lý cũng giống như Marketing thương hiệu
của một sản phẩm hay của một loại dịch vụ nào đó, tuy nhiên về mặt tiếp thị cụ thể thì
Marketing địa phương cũng có những đặc trưng riêng của nó.
1.2.1.4. Thị trường mục tiêu: Những nhóm có cùng một nhu cầu, cùng đáp ứng lại
hoạt động Marketing được rút ra từ quá trình phân khúc thị trường, được gọi là “thị
trường mục tiêu”. Phân khúc thị trường dựa trên nhu cầu và hành vi của khách hàng,
những yếu tố quyết định mà họ đặt ra để mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm,
dịch vụ ...
Thị trường mục tiêu lựa chọn tương đối đồng nhất về các khách hàng tiềm năng,
bao gồm tập hợp những người có nhu cầu hoặc đặc điểm giống nhau mà công ty quyết
định phục vụ. Tức là chia thị trường thành những nhóm khác nhau có thể yêu cầu những
sản phẩm riêng hoặc hỗn hợp tiếp thị riêng.. Trên cơ sở đánh giá các khúc thị như: Quy
mô và tốc độ tăng, sự hấp dẫn (khả năng sinh lãi), mục tiêu công ty và nguồn lực... để
lựa chọn tiếp thị không phân biệt, phân biệt hay tiếp thị tập trung.
Thị trường mục tiêu của ngành du lịch một địa phương bao gồm các du khách, nhà
đầu tư và các chuyên gia về du lịch. Để có được thị trường mục tiêu các nhà Marketing
địa phương thường sử dụng các phương thức như: Tạo nên một hình tượng độc đáo, khác
biệt để thu hút, xây dựng những đặc trưng hấp dẫn thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ
tầng, Marketing xã hội, bồi dưỡng cán bộ chuyên nghiệp, nâng cấp dịch vụ ...Mục tiêu
chiến lược Marketing là lợi nhuận, lợi thế và an toàn.
- 20 -
1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng chiến lược Marketing du lịch địa phương:
Nhiệm vụ của ban quản lý Marketing rõ ràng là quan trọng cho việc hiểu vai trò
của Marketing bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều nhà chiến lược quan tâm hơn là
cách các nhà quản lý nên làm để thực hiện những nhiệm vụ này. Có bốn nguyên tắc cơ
bản để thực hiện thành công công việc Marketing, đó là:
1.2.2.1. Nguyên tắc chọn lọc và tập trung: Việc chọn lựa thị trường và quyết định
phân khúc thị trường mục tiêu phải hướng tới là một trong số những trách nhiệm chủ yếu
của Marketing. Tuy nhiên, cốt lõi của quá trình quyết định về chiến lược thị trường là
“Nguyên tắc chọn lọc và tập trung”; doanh nghiệp sẽ ít bị nguy cơ đối thủ cạnh tranh, bắt
chước nếu như xác định được những cơ hội để phát huy khả năng chuyên biệt của mình.
Đồng thời cho phép xem xét các phân khúc sâu hơn và mở ra những cơ hội ẩn giấu.
Tất nhiên, một chính sách tập trung cũng có rủi ro, đã tập trung nguồn lực hạn chế
vào một số cơ hội có nghĩa phải bỏ qua những cơ hội khác. Nguyên tắc này còn gọi là
“tập trung và nhượng bộ” nhằm nhấn mạnh rằng trong đấu trường Marketing, không
những phải tập trung mà còn biết nhường những phân khúc khác cho đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.2. Nguyên tắc giá trị khách hàng: Thành công trong các phân khúc thị
trường mục tiêu liên quan trực tiếp đến khả năng doanh nghiệp cung cấp được cho khách
hàng giá trị họ dự kiến. Đây là nguyên tắc cốt lõi để hiểu được nhiệm vụ của giám đốc
Marketing, đồng thời hướng hoạt động nghiên cứu Marketing vào xem xét sâu nhu cầu,
ước muốn, ưu tiên và kinh nghiệm của khách hàng. Một hệ quả của nguyên tắc này là
mặc dù doanh nghiệp phát triển phân phối sản phẩm và dịch vụ, song khách hàng chỉ
nhận biết giá trị thông qua các lợi ích mà những sản phẩm và dịch vụ này mang lại.
1.2.2.3. Nguyên tắc lợi thế phân biệt: Nguyên tắc này liên quan chặt chẽ với
nguyên tắc giá trị khách hàng, nó khẳng định rằng: Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận
cao, phải dùng những đòn bẩy của hỗn hợp Marketing để thiết kế một đề nghị, nhằm
cung cấp cho một nhóm khách hàng chính đáng về mặt kinh tế, những lợi ích họ đang
tìm kiếm mà không được các đối thủ cạnh tranh cung cấp.
Không phải tất cả mọi sự khác biệt đều đưa đến lợi thế, những khác biệt trong đề
nghị phải tạo ra những lợi ích mà khách hàng mục tiêu thực sự trân trọng.
- 21 -
1.2.2.4. Nguyên tắc hợp nhất: Nguyên tắc hợp nhất chi phối sự thành công hay
thất bại của tất cả mọi nỗ lực. Tất cả mọi yếu tố trong thiết kế và thực hiện phải được kết
hợp cẩn thận từ quan điểm của khách hàng, quan trọng là sự hợp nhất phải diễn ra để
đảm bảo giá trị được tạo dựng và phân phối. Phải tiến hành rất nhiều việc lập kế hoạch
chi tiết để đảm bảo thành công trên thương trường; việc lập kế hoạch này vạch ra
phương hướng và định thời gian cho các hoạt động Marketing, đó chính là biểu hiện cụ
thể duy nhất của những chiến lược và kế hoạch Marketing.
Qui trình xây dựng kế hoạch Marketing du lịch cho một địa phương:
Kế hoạch Marketing du lịch địa phương được cụ thể hoá từ mục tiêu chiến lược
kinh doanh của ngành. Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tính nhất quán, sự phối
hợp hài hòa giữa các đơn vị chức năng với đơn vị kinh doanh trong ngành. Công việc
đầu tiên để hoạch định chiến lược Marketing du lịch cho một địa phương là xây dựng
tầm nhìn tổng thể (ma trận SWOT) trên cơ sở xác định về tiềm năng tài nguyên, cơ sở
vật chất - kỹ thuật và nhận dạng đối thủ cạnh tranh để đánh giá hiện trạng (mạnh - yếu,
cơ hội - nguy cơ) nhằm dự báo xu hướng của thị trường mục tiêu. Qua đó hoạch định
chiến lược Marketing du lịch thích hợp cho quá trình triển khai và thực hiện. Cụ thể:
Bước 1 - Xác định mục tiêu Marketing: Đặt ra mục tiêu đạt một tỉ lệ nhận biết nhất
định, vị trí trên thị trường và trong ngành kinh doanh, qui mô thị trường và lợi nhuận.
Bước 2 - Phân tích tình hình thị trường: Sử dụng các công cụ định vị thương hiệu,
phân tích và dự báo xu hướng thị trường, khả năng cạnh tranh dựa trên các tiêu chí.
Bước 3 - Phân khúc thị trường: Phân khúc theo nhóm công nghiệp, đặc điểm địa lý,
đặc điểm giai đoạn thị trường, kỹ thuật công nghệ và mức độ phát triển ...
Bước 4 - Xác định thị trường mục tiêu: Đánh giá các phân khúc để xác định.
Bước 5 - Định hướng Marketing chiến lược: Xác định hoạt động kinh doanh tổng
thể, qui mô, cạnh tranh, thương hiệu …và chiến lược truyền thông, nghiên cứu…
Bước 6 - Kế hoạch triển khai thực hiện: Hoạt động kinh doanh của từng bộ phận,
quản trị thương hiệu, khách hàng, dịch vụ, đầu tư phát triển và kỹ năng nhân viên.
Bước 7 - Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh: Các công cụ theo dõi đánh giá thực hiện
và kết quả thu được qua từng giai đoạn cụ thể.
- 22 -
1.3. Kinh nghiệm về chiến lược Marketing du lịch của các nước
1.3.1. Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại: Qua thời gian, quan
điểm của Marketing ngày một hiện đại và gắn liền với thực tế hoạt động sản xuất - kinh
doanh. Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại, trước hết đề cập đến thị
trường, trong đó phân khúc thị trường là cơ sở để xây dựng chiến lược Marketing khả
thi. Bởi vì, các công ty du lịch ngày nay đã nhận ra rằng: Không thể cùng một cách mà
có thể thu hút được toàn bộ khách du lịch trên thị trường, số lượng khách du lịch thì quá
lớn, quá dàn trải về mặt địa lý, nhu cầu và cách du lịch của họ cũng quá đa dạng. Về phía
các công ty du lịch thì khả năng đáp ứng cũng rất khác nhau do khác biệt về năng lực.
Như vậy, thay vì dàn trải năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường,
từng công ty cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng phục vụ
tốt nhất, có lợi nhất. Hầu hết các công ty du lịch ngày nay đã rời bỏ chiến lược thị trường
chung, họ bắt đầu đi theo hướng thị trường tuyển chọn. Như thế, sẽ có những phân khúc
được rút lui hoặc chỉ phục vụ cầm chừng, và có những phân khúc cần quyết tâm, dốc sức
phục vụ. Từ đó, Marketing hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng
cáo ngày càng hoàn chỉnh để đầu tư và cải tạo những thị trường, đặc biệt những thị
trường du lịch giàu tiềm năng và sức phát triển. Marketing đã thực sự trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người.
¾ Các nguyên tắc bất biến trong Marketing hiện đại:
- Sự dẫn đầu: Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế.
- Chủng loại: Nếu không là sản phẩm đầu tiên, hãy thay đổi hay tạo chủng loại mới.
- Bậc thang: Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào nấc thang đang đứng.
- Song đôi: Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.
- Sự tập trung: Marketing là sở hữu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.
- Sự mở rộng: Mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại.
- Sự độc nhất: Marketing là sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.
- Tính ưu việt: Sở hữu vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn.
- Sự phân chia: Một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia thành hai (hoặc nhiều hơn).
- Trái tim: Chiến lược Marketing không có yếu tố tình cảm sẽ không hiệu quả.
- 23 -
- Đặc tính: Bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.
- Tính thật thà: Chấp nhận 1 nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho 1 ưu điểm.
- Sự hy sinh: Muốn được một thứ phải từ bỏ một thứ khác.
- Sự thành công: Thành công dẫn đến kiêu ngạo và kiêu ngạo dẫn đến thất bại.
- Sự thất bại: Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận.
- Sự cường điệu: Thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.
- Sự gia tốc:Các chương trình thành công thường xây dựng dựa trên khuynh hướng.
- Viễn cảnh: Hiệu ứng Marketing thường xẩy ra và kéo dài.
- Sự đối nghịch: Nếu nhắm vị trí thứ 2, chiến lược sẽ do người dẫn đầu quyết định.
- Xuất xứ: Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng.
- Nguồn tài nguyên: Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần
thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên.
- Không thể lường trước: Trừ phi chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh
tranh, không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lai.
1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện chiến lược Marketing du lịch của các nước:
Tư tưởng Marketing trên thế giới hiện nay đang phát triển theo ba xu hướng chính:
Xu hướng Mỹ: Chú trọng phát triển Marketing theo hướng nghiên cứu quan hệ giữa
định hướng thị trường và các hoạt động Marketing của doanh nghiệp; xem trọng vai trò
các chức năng trong Marketing và phối hợp quản lý 4P (Place, Promotion, Product,
Price); xem trọng vai trò của các nhà quản lý.
Xu hướng châu Âu: Chú trọng phát triển theo hướng nghiên cứu định hướng thị
trường bằng cách phối hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp; chú trọng phát triển
các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, không chú trọng nhiều đến vai trò chức năng
của các nhà quản lý.
Ở Châu Á: Chủ yếu chịu ảnh hưởng quan điểm Marketing ở Mỹ. Về thực tiễn, có
xu hướng chú trọng vào những hoạt động Marketing mang tính ngắn hạn, thu lợi nhanh
chóng, ít đầu tư dài hạn như thiết kế, tạo dựng hình ảnh nhãn hiệu… Còn nhiều tư tưởng
cho là Marketing tốn nhiều chi phí, song hiệu quả không cao.
- 24 -
Phần lớn các doanh nhân Châu Á sử dụng truyền thống văn hóa, sự hòa thuận hay
những hiện tượng rất giản đơn để Marketing nhưng khá hiệu quả. Để quảng bá một sản
phẩm tới công chúng, họ thường sử dụng thông qua kênh trung gian gọi là Marketing
“truyền khẩu”. Họ ví Marketing như một con cá và mỗi chiếc xương dăm cũng góp phần
tạo nên bộ khung của con cá đó. Mỗi doanh nghiệp cần phải biết tạo nên những chiếc
“xương dăm” riêng cho mình để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường khắc nghiệt.
Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập
một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, thực hiện một chiến dịch quảng bá hoặc tăng
giảm giá, thay đổi bao bì, tái định vị... họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi
xây dựng kế hoạch chi tiết. Sau đây là một số kinh nghiệm đáng chú ý:
1.3.2.1. Marketing trải nghiệm: Marketing trải nghiệm là lựa chọn một địa điểm
gặp gỡ tốt nhất, thu hút đúng đối tượng, tạo bầu không khí vui vẻ và không quá câu lệ
những nguyên tắc, chú trọng hướng ngoại. Bằng cách sử dụng các sự kiện mà ở đó khách
hàng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc nhãn hiệu.
1.3.2.2. Quảng cáo hay phân phối? Để tồn tại và phát triển với tiềm năng hạn
chế và sự cạnh tranh ngày một khốc liệt. Cần phải sáng tạo hơn, sức sáng tạo sẽ giúp con
nhà nghèo! Kênh phân phối đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thành bại của mỗi
doanh nghiệp. Sẽ không có một con đường nào tốt nhất, chỉ có con đường phù hợp nhất
với từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn quảng cáo hay phân phối ở từng giai đoạn.
1.3.2.3. “Nhập gia Tùy tục”, một nguyên tắc không thể thiếu: Khi muốn hợp tác
hay muốn xâm nhập vào thị trường của một nước khác thì việc tìm hiểu phong tục tập
quán của nước đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công. Đừng
bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một nước mà không hiểu gì về
phong tục của người dân sở tại. Mỗi nền văn hoá có một bản sắc cũng như những quy
định riêng mà chúng ta, những người nước ngoài, phải hiểu biết để hòa nhập với nhau.
1.3.2.4. Hấp dẫn du lịch: Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn Top10
Thành phố du lịch tốt nhất châu Á, theo thứ tự đó là: Bangkok (Thái Lan), Chiang Mai
(Thái Lan), Kathmandu (Nepal), Kyoto (Nhật Bản), Hồng Công (Trung Quốc), Hà Nội
(Việt Nam), Udaipur (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Jaipur, Luang Prabang (Lào).
- 25 -
Những Thành phố này thường nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ, đền chùa,
cung điện, bảo tàng, công trình văn hóa, lễ hội đặc sắc, cảnh quan, những “thiên đường
mua sắm” trong một không gian thanh bình mà hiện đại. (Nguồn Báo SGGP ngày 2/1/07).
Các doanh nghiệp của những Thành phố du lịch nổi tiếng này đều có chiến lược
xúc tiến riêng như: Tăng cường sự nổi tiếng của nhãn mác, tăng sự tin cậy vào sản phẩm,
cải thiện hình ảnh doanh nghiệp hay lăng xê một sản phẩm mới. Bằng các công cụ xúc
tiến dễ ứng dụng như: Tổ chức sự kiện, đưa bản tin, hội nghị giới thiệu sản phẩm, hội
thảo, quà tặng, diễn văn, báo chí, khuyến mãi, tham gia từ thiện, hàng mẫu, dùng thử
miễn phí, thẻ chăm sóc khách hàng hay luôn nói lời cảm ơn ...
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về Marketing du lịch cho 1 địa phương:
Ở Việt Nam, hiện nay các quan điểm về Marketing cũng dần dần được hình thành
ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và ứng dụng là rất khác nhau ở
mỗi doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp quan niệm Marketing đồng nhất với chiêu thị;
phần lớn các nhà quản lý dùng trực giác để phán đoán và ra quyết định. Nên đầu tư cho
Marketing chuyên nghiệp còn chưa được xem trọng, các hình thức Marketing thường chỉ
dừng lại ở việc đẩy mạnh bán hàng, quảng cáo. Những năm gần đây, định hướng thị
trường đã được biểu hiện tích cực, việc kết hợp từ nhận thức đến hành vi, là thể hiện các
vấn đề cần phải xem xét để đánh giá tư tưởng và mức độ định hướng thị trường.
Để nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn nữa du khách, cần chú
trọng công tác xúc tiến, mang tính chuyên nghiệp như tổ chức các sự kiện du lịch, mỗi
năm một chủ đề nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng, miền.
Ngoài việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, phải có sự ủng hộ và góp tay của
các doanh nghiệp địa phương ở mọi lúc, mọi nơi mới không bỏ lỡ thời cơ, theo kịp tiến
trình hội nhập quốc tế. Nhằm tìm ra những lợi thế so sánh về du lịch, từ đó tạo nền tảng
để các doanh nghiệp định hướng được chiến lược Marketing chung cho toàn ngành.
Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều vấn đề, sản phẩm du lịch nói chung chưa
mang tính cạnh tranh cao... Nhưng việc quảng bá điểm đến Việt Nam hiện đang ở thời
điểm rất thuận lợi. Thương hiệu Việt Nam nói chung đang được ưa chuộng và Dalat -
Lâm Đồng nói riêng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực.
- 26 -
Kết luận chương một
Tại nhiều nước, nghề tư vấn chiến lược Marketing là một nghề thời thượng, cần
nhiều chất xá._. 421 485 529 1.000 2.000
Lao động nghiệp vụ 2.475 2.620 2.938 3.930 3.989 8.750 23.200
1- Lễ tân 750 800 930 1.060 1.100 1.500 3.000
2- Phục vụ buồng 1.030 1.100 1.160 1.300 1.360 2.000 6.000
3-Phục vụ bàn, bar 280 300 385 400 410 1.000 3.300
4- Nhân viên nấu ăn 30 35 40 60 78 400 850
Đã được cấp thẻ 04 06 07 08 10 80 2005-Hướng
dẫn viên Chưa được cấp thẻ 15 20 25 30 30 30 100
6- Nhân viên Lữ hành 20 30 45 70 100 300 600
9
7- Nhân viên khác 346 329 381 1002 901 3.440 9.150
Phân theo ngành nghề kinh doanh (không bao gồm các đối tượng QLNN)
10 khách sạn, nhà hàng 2.000 2.100 2.400 3.000 3.100 6.000 18.000
11 Lữ hành, vận chuyển du lịch 75 90 140 190 200 500 1.300
12 Dịch vụ khác 700 810 819 1.225 1.218 2.250 5.900
54
12.3 Khách du lịch đến Lâm Đồng theo các cụm (phương án sau điều chỉnh)
2010 2015 2020 Khu vực Các hạng mục Quốc tế nội địa Quốc tế nội địa Quốc tế nội địa
Số lượt khách (ngàn) 106,0 1.785 140,0 2.400 176,0 3.150
Ngày lưu trú TB (ngày) 3,2 3,0 3,8 3,5 4,4 4,0 Dalat và phụ cận Tổng ngày khách (ngàn) 339,2 5.355 532,0 8.400 775,0 12.600
Số lượt khách (ngàn) 12,5 210 23,0 390 35,0 630
Ngày lưu trú TB (ngày) 2,0 2,0 2,5 2,5 3,0 3,0 Bảo Lộc
Tổng số ngày khách (ngàn) 25,0 420 57,5 980 105,0 1.890
Số lượt khách (ngàn) 6,5 105 12,0 210 24,0 420
Ngày lưu trú TB (ngày) 1,5 1,5 2,0 2,0 2,5 2,5 Cát Tiên
Tổng số ngày khách (ngàn) 9,8 157 24,0 420 60,0 1.050
Số lượt khách (ngàn) 125,0 2.100 175,0 3.000 235,0 4.200
Ngày lưu trú TB (ngày) 3,0 2,8 3,5 3,3 4,0 3,7 Toàn tỉnh
Tổng ngày khách (ngàn) 374,0 5.932 613,5 9.800 940,0 15.540
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
12.4 Danh mục các chương trình và dự án đầu tư du lịch Lâm Đồng đến 2020.
* Các dự án đầu tư tại Dalat và phụ cận:
1 Khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền Lâm (tầm cỡ quốc gia) 1.000 tỷ
2 Khu du lịch tổng hợp hồ ĐanKia - Suối Vàng (tầm cỡ quốc gia) 20.000 tỷ
3 Khu vui chơi giải trí và dịch vụ Hồ Xuân Hương 100 tỷ
4 Khu du lịch nghỉ dưỡng Lang Biang kết hợp văn hóa xã Đang Rít. 500 tỷ
5 Nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở lưu trữ và dịch vụ du lịch. 1.000 tỷ
6 Khu du lịch Thanh niên hồ Đa Thiện, thung lũng Tình Yêu. 100 tỷ
7 Khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Dalat 100 tỷ
8 Phát triển du lịch sinh thái rừng cảnh quan 100 tỷ
9 Cải thiện môi trường Thành phố Dalat theo hướng đô thị du lịch 20 tỷ
* Các dự án đầu tư tại các huyện trong tỉnh Lâm đồng:
10 Khu du lịch sinh thái hồ Đại Ninh - Đức Trọng 50 tỷ
11 Khu du lịch đèo Ngoạn Mục - hồ Đa Nhim Đơn Dương 100 tỷ
12 Khu du lịch nghỉ dưỡng Đambri - Bảo Lộc 100 tỷ
13 Phát triển du lịch ở khu công nghiệp dâu tằm tơ - Bảo Lộc 30 tỷ
14 Khu du lịch Suối Tiên - Madagui, ĐạHoai 150 tỷ
15 Khu du lịch sinh thái Nam Cát Tiên 100 tỷ
16 Khôi phục, tôn tạo khu Thánh địa Bà La Môn Giáo Cát Tiên 300 tỷ
Tổng cộng 23.850 tỷ
55
Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat
Dalat hiện có 17 Danh lam thắng cảnh được công nhận di sản văn hóa quốc gia,
nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị du lịch, hơn 600 khách sạn lớn nhỏ
thuộc đủ thành phần kinh tế, trong đó có 52 khách sạn đã đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao và
phần lớn trong số này là khách sạn thuộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng
công ty du lịch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh... Để đạt được mức 10% khách sạn “có
sao”, Dalat hiện chỉ cấp phép đầu tư khách sạn từ 3 sao trở lên đối với các nhà đầu tư từ
ngoài đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ các khách sạn “dưới sao”
hiện có đầu tư nâng cấp để đạt từ 1 sao trở lên. Dự đoán nguồn đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp...cho hệ thống khách sạn ở Dalat năm 2007 sẽ lên trên 500 tỉ đồng. Tỉ lệ này sẽ
tiếp tục được nâng cao những năm tới để đảm bảo “nâng đẳng cấp du lịch” cho Dalat.
Song song với việc nâng cấp khách sạn, Dalat cũng đang đẩy mạnh các cuộc thi
cho hệ thống lưu trú du lịch như: Thi chuẩn “ khách sạn xanh”, nét thanh lịch khách sạn..
13.1 Danh lam thắng cảnh Lâm Đồng được công nhận di sản văn hóa quốc gia
Hồ Xuân Hương - đồi Cù, thánh địa Cát Tiên, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác
Datanla, thác Cam Ly, thung lũng Tình yêu, thác Prenn, thác Liên Khương, thác
Pongour, thác Gougah, thác Bảo Đại - Queyon, ga Dalat, trường cao đẳng, thác Voi, núi
Lang Biang, hồ Đạ Tẻh. Trong đó có đến 7 thác và 4 hồ; Di tích văn hóa - lịch sử; Du
lịch thể thao - mạo hiểm; Nghỉ dưỡng, hội họp kết hợp du lịch (MICE) hoặc nghiên cứu
tập quán canh tác hay tham dự các lễ hội văn hóa về hoa, trà.
13.2 Những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị du lịch
TT Tên di tích Vị trí Nội dung, loại hình
01 Thánh địa Cát Tiên Xã Đồng Nai Kiến trúc tôn giáo Bàlamôn
02 Khu mộ cổ người Mạ Xã Đại Lào Mộ cổ dân tộc Mạ
03 Chùa Linh Sơn Dalat Kiến trúc tôn giáo
04 Chùa Linh Quang Dalat Kiến trúc tôn giáo
05 Nhà thờ Chánh Tòa Dalat Kiến trúc tôn giáo
06 Nhà thờ Domain de Marie Dalat Kiến trúc tôn giáo
07 Biệt điện số I Dalat Kiến trúc cũ
08 Biệt điện số II (Dinh toàn quyền Pháp cũ) Dalat Kiến trúc cũ
09 Biệt điện số III (Dinh Vua Bảo Đại) Dalat Kiến trúc cũ
10 Tu viện dòng Chúa cứu thế Dalat Kiến trúc tôn giáo
11 Lăng Nguyễn Hữu Hào (Cha vợ Bảo Đại) Dalat Kiến trúc tôn giáo
(Nguồn: ITDR)
56
13.3 Khách sạn hạng sao (có sao)
TT TÊN KHÁCH SẠN HẠNG SAO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Sofitel Dalat Palace 5 12 Trần Phú 825444
02 Dalat Novotel 4 07 Trần Phú 825777
03 Golf 3 4 04 Nguyễn Thị Minh Khai 826049
04 Rex - Dalat 4 01 Lê Hồng Phong- Dalat 540809
05 Sài gòn - Dalat 4 83 Đường 3 tháng 2 823546
06 Ngọc Lan 4 42 Nguyễn Chí Thanh 823522
07 HAGL Resort - Dalat 4 03 Nguyen Du 810826
08 Empress 3 05 Nguyễn Thái Học 833888
09 Cẩm Đô 3 81 Phan Đình Phùng 822732
10 Golf 2 2 114 Đường 3 tháng 2 830690
11 Golf 1 2 11 Đinh Tiên Hàng 824082
12 Anh Đào 2 50-52 Khu Hòa Bình 822384
13 Lavy hotel 2 2B Lữ Gia 826007
14 Duy Tân 2 83 Đường 3 tháng 2 823546
15 Seri Bank 2 05 Đường 28/3 - Bảo Lộc 864150
16 Hàng Không 2 40 Hồ Tùng Mậu 831368
17 Bảo Lộc 2 795 Trần Phú - Bảo Lộc 864107
18 Damb’ri 2 46-48 Lê T Pha - Bảo Lộc 864294
19 Đại Lợi 2 3A Bùi Thị Xuân 837151
20 HP 2 05 Lê Hồng Phong 822607
21 Thảo My 2 27 Hai Bà Trưng 817178
22 Fortune &Trung
Cang
2 03+04 Bùi Thị Xuân 822663
23 Thanh Thế 2 118 Phan Đình Phùng 822180
24 Hải Sơn 2 01 Nguyễn Thị Minh Khai 822379
25 Minh Tâm 2 20 Khe Sanh 822447
26 Hồng Vân 2 45C Đinh Tiên Hàng 822717
27 Á Đông 1 65 Nguyễn Văn Trỗi 822700
28 Hướng Dương I 1 Lô B1 Hải Thượng 835750
29 Hướng Dương II 1 Lô A6-A7 Hải Thượng 837555
30 Phước Đức 1 04 Khu Hòa Bình 822200
31 Lyla 1 18A Nguyễn Chí Thanh 834540
32 Bông Hồng 1 73 Đường 3 tháng 2 822518
33 Minh Nhung 1 04 Phạm Ngũ Lão-Bảo Lộc 864236
34 Mái Nhà Hồng 1 7/8 Hải Thượng 815667
35 Châu Âu 1 76 Nguyễn Chí Thanh 822870
36 Thành An 1 5 Hà Huy Tập 828407
37 Đại Dương 1 130 Phan Đình Phùng 823650
38 Hoàng Lãng 2 1 4A Bùi Thị Xuân 520350
39 Hương Trà 1 07 Nguyễn Thái Học 837950
40 Minh yến 1 62B Bùi Thị Xuân 520369
41 Thanh Bình 1 12 Nguyễn Thị Minh Khai 822909
… … … … …
52 Tri Kỷ 1 01 Hà Huy Tập 531599
57
13.4 Những địa chỉ đạt '' nhãn hiệu xanh '' 2006
Các khách sạn đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” tiêu biểu năm 2006
TT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Á Đông Khách sạn 63-65 Nguyễn Văn Trỗi 822700
02 Cẩm Đô Khách sạn 81 Phan Đình Phùng 822732
03 Dinh II Khách sạn NH 12 Trần Hưng Đạo 822090
04 Du lịch Công Đoàn Khách sạn NH 01 Yersin 822186
05 Golf I Khách sạn 11 Đinh Tiên Hàng 822517
06 Golf II Khách sạn 114 đường 3/2 826033
07 Golf III Khách sạn 04 Nguyễn Thị Minh Khai 826049
08 Hàng Không Khách sạn 40 Hồ Tùng Mậu 831368
09 Hải Âu Khách sạn 27 Nguyễn Chí Thanh 822453
10 Hải Sơn Khách sạn 01 Nguyễn Thị Minh Khai 822547
11 Hoa Tuylipe Khách sạn 26 đường 3/2 510995
12 Hồng Vân Khách sạn 45 B Đinh Tiên Hoàng 822717
13 Hoàng Anh Dalat Khách sạn 03 Nguyễn Du 810826
14 Hoàng Thảo Khách sạn 80B Nguyễn Chí Thanh 510131
15 Hoàng Tử Khách sạn NH 02 Triệu Việt Vương 829926
16 Hướng Dương Khách sạn A6-7 Hải Thương 837555
17 HP Khách sạn 2B Lê Hồng Phong 830137
18 Thanh Thế Khách sạn NH 118 Phan Đình Phùng 811180
19 Mái Nhà Xanh Khách sạn 32 Hải Thượng 816168
20 Minh Tâm Khách sạn NH 20 Khe Sanh 822447
21 Đại Dương Khách sạn NH 130 Phan Đình Phùng 837794
22 Đại Lợi Khách sạn NH 3A Bùi Thị Xuân 837333
23 Redsun Khách sạn NH 14c Hà Huy Tập 531576
24 Saola Khách sạn 04 Hàng Diệu 815747
25 Sofitel Khách sạn NH 12 Trần Phú 825444
26 Tân Sinh Hương Khách sạn 3F Bùi Thị Xuân 520449
27 Thắng Lợi Khách sạn 3C Bùi Thị Xuân 510670
28 Thảo My Khách sạn 27B Hai Bà Trưng 817178
29 Thông Xanh Khách sạn 33-35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa 825289
30 Toàn Phát Khách sạn 9 Nguyễn Siêu 571010
31 Tri Kỷ II Khách sạn 1C Hà Huy Tập 531238
32 Trương Nguyên Khách sạn 7A Hải Thượng 812772
33 Trung Cang Khách sạn 4A Bùi Thị Xuân 822663
34 Vietsopetro Khách sạn 7 Hùng Vương 833077
35 Novotel Khách sạn 07 Trần Phú 825777
... ... ... ...
60 Empress Khách sạn 05 Nguyễn Thái Học 833888
58
Các nhà hàng – quán cà phê đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” năm 2006
STT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 An Tiến Càphê 20 Pasteur 824663
02 Mimoza Cà phê 27 Khởi Nghĩa Bắc Sơn 831004
03 Cỏ Hồng Cà phê 05 Nguyễn Chí Thanh 829846
04 Giao Hưởng Xanh Cà phê 10b/1 Lê Hồng Phong 828159
05 Hương Ca Cà phê 21/9 Trần Phú 531731
06 Dalat Phố Cà phê 32 Hàng Văn Thụ 824843
07 Nghệ Sỹ Cà phê 09 Nguyễn Chí Thanh 821749
08 Nhật Nguyên Cà phê 02 Trần Quốc Toản 531383
09 Papa Cà phê 34 Trần Phú 541555
10 Phượng Tím Cà phê 11B Nguyễn Chí Thanh 832446
11 Quỳnh Hương Karaoke 3/2 Cô Giang 825522
12 Sài Gòn Ca dao Karaoke 27A Phù Đổng Thiên Vương 824382
13 Song Vy Cà phê 22 Nguyễn Du 829293
14 Việt Hưng Cà phê 07 Nguyễn Chí Thanh 835737
15 Golf I Nhà hàng 11 Đinh Tiên Hàng 824082
16 Cung Hỷ Nhà hàng 3/1 Yersin 822970
17 HP Nhà hàng 2B Lê Hồng Phong 822607
18 TM Nhà hàng 15A Phù Đổng Thiên Vương 837484
19 Dalat House Nhà hàng 34 Nguyễn Du 811577
20 Hưng Phóat I Nhà hàng 01 Quang Trung 810900
21 Lãng Nga Nhà hàng 04 Yersin 822929
22 Phượng Hoàng Nhà hàng 81 Phan Đình Phùng 822773
23 Vạn Huê Lầu Nhà hàng 22D/1 Trần Phú 824794
24 Thanh Thuỷ Nhà hàng 02 Nguyễn Thái Học 531668
Các khu du lịch đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” năm 2006
STT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Cáp treo Dalat Khu du lịch Đồi Robin – P3 837938
02 Datanla Khu du lịch Đèo Prenn 831804
03 Ga Dalat Khu du lịch 01 Quang Trung 834409
04 Du lịch Thanh Niên Khu du lịch 07 Mai Anh Đào 821448
05 KDL Prenn Khu du lịch Đèo Prenn 530578
06 Langbian Khu du lịch Lạc Dương 839456
07 Đồi Mộng Mơ Khu du lịch 05 Mai Anh Đào 822099
08 Phương Nam Khu du lịch 06 Hồ Tùng Mậu 822781
Giá tour trọn gói cho 2 khách (VNĐ)
Khách sạn Giá tour trọn gói Phụ thu ngoại quốc
Cẩm đô 7.350.000 1.470.000
Empress 7.860.000 1.590.000
Hoàng anh 8.240.000 1.650.000
Novotel 8.320.000 1.690.000
59
13.5 Danh sách doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng
TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ - Email Điện thoại
1 Công ty Du lịch Lâm Đồng 10 Quang Trung, P. 9, TP. Dalat 063.823829
2 Công ty Dịch vụ Du lịch Dalat 24 Trần Phú, TP. Dalat 063.826027
3 Công ty Du lịch dã ngoại Bắc Đẩu 66 Phan Đình Phùng, TP. Dalat 063.836840
4 Công ty Du lịch dã ngoại Phương Nam 6 Hồ Tùng Mậu, TP. Dalat 063.836781
5 Công ty Cổ phần Du lịch Thái sơn 73 Trương Công Định, TP. Dalat 063.829422
6 Công ty Du lịch Đambri Thôn 14 xã Đambri - TX Bảo Lộc 063.751517
7 Công ty cổ phần Du lịch Bảo Lộc 795 Trần Phú - TX Bảo Lộc 063.864170
8 Công ty TNHH Thuỳ Dương 49 Hùng Vương 063.833881
9 Công ty Du lịch Thanh niên Dalat Khu Du lịch Thung Lũng Tình Yêu 063.821448
10 Công ty TNHH Đất Nam KDL thác Pongour - Đức Trọng 063.846346
11 Công ty TNHH Tài Nhân KDL thác Gougah - Đức Trọng 063.678333
12 Công ty CP Du lịch Thành Ngọc 05 Mai Anh Đào - Dalat 063.822099
13 DNTN Hoàng Tâm F3 Trần Quang Diệu - Dalat 063.830719
14 DNTN Hằng Nga 03 Huỳnh Thúc Kháng - Dalat 063.822070
15 Công ty CP Du lịch rừng Madagui Km 152 . QL 20 - Đạ Hoai 063.876618
16 Chi nhánh Cty TNHH Hoàn Hảo 02 Nguyễn Chí Thanh - Dalat 063.828383
… … … …
25 Công ty TNHH Phước Đức 04 Khu Hòa Bình - Dalat 063.822200
13.6 Các tuyến, điểm tham quan chính
Các điểm tham quan ở trên tuyến quốc lộ 20 gồm có: Thác bảy tầng, thác Đambri,
thác Gougah, thác Pongour, thác Liên khương, làng Gà, thác Prenn, thác Datanla, hồ
Tuyền Lâm. Tuyến quốc lộ 27 có: Thác Voi (Lâm Hà) kết hợp thác Cổng trời (Tà nung).
Điểm ‘’bay” trên tuyến cáp treo dài nhất nước: Tuyến cáp dài tới 2.267m và cũng
là hệ thống cáp treo đầu tiên của Tây nguyên hùng vĩ được khánh thành ngay trong dịp
Tết Nguyên đán Quý Mùi 2003. Từ độ cao “trên mây” 1.500 - 1.600m, trên những
swovoda xinh xắn, khách lãng du sẽ có cảm giác thật lạ lùng, thi vị khi nhìn ngắm toàn
cảnh Thành phố Dalat mộng mơ, tráng lệ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù...
Điểm không gian Dalat sử quán: Nằm ở địa chỉ 258 đường Vòng Lâm Viên,
phường 8 Thành phố Dalat, sử quán này mở ra một không gian đậm chất thơ, với những
khu vực mang tên gọi rất trữ tình: Đi tìm bản sắc, Ngọc Khuê Trang, Phát tích, Vườn
Thiên nhai tri kỷ hữu, núi Gươm Đàn, Thanh Tâm Các…
60
Điểm rừng Quốc Gia Cát Tiên - Bảo Lộc - Thác Đamb'ri: Có thể đi Dalat bằng
máy bay, nhưng như vậy mất 50% vui thú. Cái 50% vui thú này nằm dọc con đường bộ
Sài Gòn - Dalat dài 300 km. Kể từ nam lên bắc...
Tuyến Prenn - Datanla: Tuỳ theo nhu cầu có thể ghép hai điểm Datanla và Tuyền
Lâm trong một buổi hay một ngày. Nếu muốn chinh phục vực tử thần ở thác Datanla thì
có thể xếp Prenn và Datanla vào một buổi tham quan.
Tuyến thác Cam Ly - Dinh Bảo Đại - Biệt thự Hằng Nga - Nhà thờ con Gà - Dinh
1&2 - Vườn hoa Minh Tâm - Chùa Tàu, Linh Phong - Bảo tàng Lâm Đồng: Trong tuyến
này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng
tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính của Thành phố.
Tuyến thác Hang Cọp - chùa Linh Phương: Theo trục đường Trần Hưng Đạp –
Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát. Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu
chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Nếu kết hợp tham quan
thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác.
Tuyến thung lũng Tình yêu - Vườn hoa Thành phố - Hồ Than Thở: Có thể tách ra 2
điểm cho một buổi tham quan. Trong tuyến này, khi đi đến thung lũng tình yêu kết hợp
tham quan vườn dâu của một số lò mứt ở đường Phù Đổng Thiên Vương.
Tuyến Nhà thờ Domain - Phân Viện Sinh học - Lang Biangg.
Tuyến vườn hoa Thành phố - Hồ Xuân Hương - Đồi Cù: Nên đi vào buổi chiều nếu
trời không mưa. Có thể tham quan vườn hoa thành phồ và đồi Cù trong một buổi.
Vào ngày trời mưa, có thể thiết kế một chương trình tham quan như: Dinh 3 (Bảo
Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hoặc Dinh 3 - Dinh 2 - bảo tàng Lâm Đồng.
13.7 Các chương trình du lịch Dalat - Phố cao nguyên mờ sương
Chương trình tham quan phụ thuộc vào thời gian của chương trình du lịch (số ngày
lưu lại). Thường mưa vào buổi chiều nên khi có ý định đi tham quan dã ngoại Dalat phải
sắp xếp vào buổi sáng, buổi chiều có thể đến thăm các dinh thự (biệt điện) hoặc chùa
chiền, nhà thờ…Với hệ thống các chương trình tham quan đặc sắc của Công ty du lịch
dã ngoại Phương Nam - Công ty dịch vụ du lịch Dalat (TOSERCO) và các chương trình
tham quan của Dalat holidays, Dalat - T.M brother's café, Công ty TNHH Bắc Đẩu ...
61
Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat
15.1 Bản đồ du lịch Việt nam
62
15.2 BẢN ĐỒ DU LỊCH LÂM ĐỒNG
63
15.3 Du lịch Dalat - Vì sao chưa xứng tầm?
Tại sao du lịch Dalat chưa cất cánh? Được mệnh danh là “thiên đường du lịch”
nhưng những năm gần đây Dalat (Lâm Đồng) đang bị một số trung tâm du lịch mới nổi
lên ở khu vực phía Nam cạnh tranh “chia điểm”. So với nhiều vùng khác, Dalat có rất
nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thế nhưng, với cái nhìn của một du khách bình
thường cũng đủ thấy du lịch Dalat đang có những bước tiến chậm chạp, đó là chưa nói
đến sự tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Là “đàn anh” đi trước một chặng đường dài
về làm quen với du lịch nhưng hiện nay Dalat lại ỳ ạch chạy theo các địa phương bạn về
cách làm du lịch, đó là một thực tế. Hãy nhìn xem một Tây Ninh hay Ninh Thuận khô
cằn ngày xưa nay là những nơi hút khách, một Phan Thiết - Bình Thuận chỉ trong vòng
mấy năm đã trở thành một địa danh quen thuộc trên bản đồ du lịch thế giới. Rồi Nha
Trang, Đà Nẵng, Huế hay Hội An…nổi lên nhanh chóng như những “hiện tượng” vì biết
cách đầu tư, khai thác đúng hướng…
Mặc dù du lịch Dalat có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhưng sự
phát triển này chưa ngang tầm với vị trí của nó. Chất lượng của dịch vụ, sản phẩm du
lịch chưa tương xứng. Trong khi lẽ ra Thành phố Dalat phải thu hút khách quốc tế để thu
ngoại tệ thì lượng khách nội địa đến Dalat hiện nay vẫn chiếm trên 90%….
Có thể nói, sức hút của du lịch Dalat hiện nay chưa cao. Nhiều du khách đã than
phiền khi xứ sở du lịch đã không làm thoả mãn được niềm yêu mến cũng như nhu cầu
của họ. Nhiều du khách đến Dalat theo “thói quen” chứ không phải bởi sức hút của
những sản phẩm du lịch. Họ không tìm được những sản phẩm mới từ du lịch, và vì vậy,
ít phải tiêu tiền một cách thoả đáng. Như đã nói ở trên, du khách nhớ đến Dalat như là
một nơi “trốn” cái nóng và sự ồn ào của các đô thị lớn trong một dịp nào đó chứ không
phải là nơi hút hồn họ như niềm kỳ vọng của chính họ. Nguyên nhân từ đâu? Điều đầu
tiên cần phải nói tới, đó là sự xuống cấp của các danh lam, thắng cảnh, di tích - những
địa chỉ được coi là thế mạnh của Dalat bị “tận thu” như một thứ hàng xén. Cách quản lý
hết sức phân tán, một kiểu “xã hội hóa du lịch” mạnh ai nấy làm chủ và chỉ chú tâm vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà không có ý thức tôn tạo.
64
Một không khí lãng mạn và nhuốm màu hòai cổ của một đô thị từng tồn tại như
một tổng phổ hoàn chỉnh trên cao nguyên, một miền thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ,
một vùng văn hóa sắc tộc đa dạng và phong phú…đó là những điều mà du khách cần cho
một “bữa tiệc” thị giác, cảm giác và thoả mãn tâm hồn khi tìm về với miền cao nguyên
Lang Biang. Nhưng đáng buồn, tất cả những điều đó vẫn làm họ thất vọng. Họ không chỉ
đến với Thành phố này bởi những nhu cầu chung chung, mà muốn khám phá và thưởng
thức ở miền rừng núi cao nguyên những điều cao khiết và sang trọng hơn thế. Du khách
hòai cổ không tìm thấy lại được những dấu ấn xa xưa một cách trọn vẹn, đi tìm cảm giác
mới lại càng khó. Bên cạnh đó, những căn bệnh của đô thị hiện đại đã xâm nhập vào
Dalat trong nhiều năm nay lại càng thêm lo ngại. Đó là những tệ nạn xã hội, mỹ quan bị
xâm phạm, những kiểu ứng xử thiếu lịch lãm vốn có như cò mồi, tranh giành khách…
Hy vọng và chờ đợi: Bao giờ du lịch Dalat cất cánh? Câu hỏi này đã được đặt ra từ
lâu nay và trên nhiều diễn đàn nghị sự, thế nhưng vẫn chưa có những lời hồi đáp trọn
vẹn. Để ngành công nghiệp không khói ở Thành phố cao nguyên có bước đột phá rất cần
những chiến lược, sách lược cụ thể của nhũng “cái đầu” và “quả tim” thực sự yêu mến
và có trách nhiệm. Để đưa du lịch vào quỹ đạo phát triển, gần đây, tỉnh Lâm Đồng và
Thành phố Dalat đã thể hiện một vài động thái mới. Một trong những động thái rõ nét
nhất là xúc tiến một số dự án lớn như: khu du lịch quốc tế ĐanKia - Suối Vàng, khu du
lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm, khu du lịch văn hóa Lang Biang, khôi phục quỹ biệt thự
Dalat…Bên cạnh đó, đang ráo riết thực hiện nhiều giải pháp nhằm chỉnh trang đô thị cao
nguyên như những gì nó vốn có và cần phải có. Để giành lại thị phần khách, Dalat đã
tích cực đầu tư làm mới mình, thay vì chỉ dựa vào lợi thế tự nhiên. Những người yêu
mến Thành phố và du khách có quyền chờ đợi. Hy vọng rằng, định hướng mà tỉnh Lâm
Đồng đưa ra là đón 1,8 - 2 triệu (2010) hay 3 - 4 triệu (2020) khách du lịch đến Dalat
không phải là một mục tiêu khó thực hiện!… (Uông Thái Biểu - Báo Nhân Dân)
65
15.4 Ưu và khuyết điểm của một số phương tiện truyền thông trong quảng cáo.
Phương
tiện Ưu Khuyết Thích hợp
Không
thích hợp
Truyền
hình
Gây chú ý cao, bắt mắt;
hấp dẫn. Làm người
tiêu dùng liên tưởng
đến chất lượng; kết hợp
nghe, nhìn, từ ngữ và
hành động.
Khó nhắm vào một
thành phần nhất
định. Ngay cả khi có
được một đoạn phim
quảng cáo mang tính
thuyết phục cao.
Các sản phẩm cần chứng
minh hoặc giải thích
bằng hình ảnh. Thích
hợp cho việc xây dựng
hình ảnh thương hiệu.
Các quảng cáo có
mục đích làm cho
du khách thể hiện
hành động hoặc
mua sản phẩm
ngay (ngoại trừ
thông tin)
Truyền
thanh
Dễ nhắm vào một đối
tượng người nghe nào
đó, không đắt, có thể
thôi thúc du khách mua
một sản phẩm đang
quảng cáo ngay.
Không nhìn thấy,
không chứng minh
sản phẩm được; quí
vị không phải lúc
nào cũng tập trung
chú ý.
Các sản phẩm dựa vào
yếu tố thôi thúc mua và
nhắc nhở hàng ngày; bất
kỳ sản phẩm nào cần dội
bom bằng thông điệp
Bất kỳ loại sản
phẩm nào cần
chứng minh bằng
hình ảnh.
Báo
Đáng tin cậy nhất. Có
đủ diện tích để diễn đạt
thông điệp đến du
khách; có thể sử dụng
hình ảnh; nhắm vào
một đối tượng nhân
khẩu học căn cứ trên
yếu tố địa lý
Khó nhắm vào các
đối tượng dựa trên
các yếu tố khác
ngoài yếu tố địa lý;
thời gian có hiệu lực
ngắn. Hình ảnh chất
lượng thấp.
Sử dụng giá để kích
thích khách hàng; Thích
hợp cho các chiến dịch
khuyến mại ngắn; các
hoạt động cần giải thích
dài dòng về lợi ích và
các hoạt động thúc dục
hành động ngay.
Các lĩnh vực tiêu
dùng hàng ngày,
ngoại trừ hỗ trợ
một chương trình
khuyến mại đặc
biệt nào đó.
Tạp chí
Nhắm vào mối quan
tâm đặc biệt; Thời gian
hiệu lực lâu vì người
đọc có thể giữ lại, hoặc
dán nơi khác.
Thời gian chuẩn bị
lâu
Bất cứ sản phẩm gì mà
người tiêu dùng chịu bỏ
thời gian để xem hình
ảnh. Tốt cho xây dựng
thương hiệu.
Xúc tiến thương
mại trong thời
gian ngắn hoặc
sản phẩm/dịch vụ
mau lỗi thời.
Bảng
Ngoài trời,
trạm xe
buýt
Có thể nhắm vào một
khu vực địa lý nhất
định; Có thể đặt gần
nơi bán hàng; nhìn thấy
nhiều lần.
Thông điệp phải
ngắn gọn vì du quí
vị thường lướt qua.
Giới hạn trong số
người có việc đi
ngang qua.
Sản phẩm cần thúc giục;
Lĩnh vực kinh doanh
trong địa phương. Tốt
cho bổ sung cho quảng
cáo truyền hình; Giới
thiệu địa điểm mới.
Sản phẩm cần chú
ý trong thời gian
dài như xe hơi,
sản phẩm/dịch vụ
cần giải thích dài
dòng.
Internet
Tương đối chính xác,
có thể điều chỉnh thông
điệp nhắm đến từng cá
nhân. Nếu có cơ hội,
khả năng được đọc rất
cao; đa dạng.
Có thể bị cắt bỏ
ngay cả trước khi
đọc. Ứng dụng công
nghệ nghe nhìn hiện
đại; Có thể bị xem là
thư điện tử rác rưởi
Tùy vào nội dung trang
web.
Sản phẩm rời mua
với khối lượng
lớn; mua theo kiểu
tiền trao cháo
múc; cần thôi thúc
mua hàng ngay
Thư tín
Cho phép nhắm chính
xác vào một đối tượng;
thông điệp phức tạp;
Có thể kèm thêm phiếu
giảm giá; gởi mẫu
Có thể bị xem là rác
rưởi;
Chào hàng cho quí vị
trọng tâm; Khuyến mãi
trong một khu vực địa lý
hạn chế; Hàng tạp phẩm
và hàng tiêu dùng
Doanh nghiệp hoạt
động toàn quốc,
vận tải hàng
không, cho thuê
xe ...
66
Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam
16.1 Văn bản định hướng : Xét về môi trường khách quan thì năm 2006 là năm
hết sức thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch. Bởi vì, đây là năm Việt Nam tổ chức
thành công Hội nghị APEC, và là năm Việt Nam chính thức tham gia WTO nên mật độ
xúc tiến du lịch trong nước cao, đồng thời tận dụng cơ hội APEC đem lại để quảng bá du
lịch ở nước ngoài.
Năm 2007, theo Tổng cục thống kê tính chung quí I/2007, khách quốc tế đến Việt
Nam đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến
với mục đích du lịch, nghỉ ngơi 687 nghìn lượt người, tăng 17,3%; đi công việc 150,3
nghìn lượt người, tăng 12,4%; thăm thân nhân 178,4 nghìn lượt người, tăng 13,9%; riêng
khách đến với các mục đích khác 95,6 nghìn lượt người, giảm 5,8%. Những thị trường
tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu về lượng khách đến Việt Nam vẫn là Ôxtrâylia, Đài Loan,
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bên cạnh đó, những thị trường mới như
Niu Dilân, Bỉ, Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha ghi nhận hứa hẹn khả năng khai thác với
sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái, từ trên 30 đến 120%.
Như vậy, mục tiêu đón khách du lịch nước ngoài trong năm nay là rất khả thi. Về
phía ngành du lịch, những biện pháp được chú trọng trong năm nay là triển khai thực
hiện cam kết WTO, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, hướng dẫn các tỉnh và Thành phố điều chỉnh quy hoạch du lịch của
địa phương, tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh
hợp tác về quốc tế. Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất ở Châu Á không chỉ trong năm 2007, mà còn trong nhiều năm tới. Theo dự
báo, số lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng 10% mỗi năm.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh hợp tác với các
nước thuộc thị trường trọng điểm. Mục tiêu là phấn đấu năm 2007 đón 4,2 - 4,4 triệu, tốc
độ tăng trưởng đạt 16-18%, khách du lịch nội địa đạt 18,5 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch
đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 250.000 lao động trực tiếp và 600.000 gián
tiếp. Đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 26 triệu lượt
khách nội địa, thu nhập đạt từ 4,5 - 5 tỷ USD, huy động 5,5 tỷ USD vốn đầu tư.
67
16.2 Tham gia WTO, ngành du lịch Việt Nam đứng trước 3 thách thức cơ bản:
Thứ nhất, là bắt đầu có sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực nhận khách quốc tế
và kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Vì các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài với
khả năng tài chính, kỹ năng quản lý, sự hiểu biết có ưu thế vượt trội.
Thứ hai, mở ra cơ hội lớn cho kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các
nước thành viên và du lịch nội địa. Bởi, cam kết đã phân định thị trường “nhập khẩu du
lịch” và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch trong nước muốn tồn tại và phát triển sẽ buộc
phải tuyên bố sứ mệnh, chính sách chất lượng và có chiến lược, chiến thuật kinh doanh
phù hợp với môi trường kinh doanh.
Tham gia WTO, ngành du lịch Việt Nam cũng đứng trước 3 cơ hội lớn:
- Cơ hội đầu tiên, và rõ nhất là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc
tế. Bởi Việt Nam đã gây được sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế bằng hình ảnh một
điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở.. Dự báo, trong những năm tới, Châu Á - Thái Bình
Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình
quân 7-8%. Đây chính là điều kiện thuận lợi xúc tiến các chương trình quảng bá.
- Cơ hội lớn thứ hai, Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu
vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất Châu Á, chỉ sau Trung
Quốc. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã và đang mở ra những cơ hội
kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới. Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và
quản lý bất động sản CB Richard Eliss (CBRE Việt Nam), từ nay đến năm 2020, nhu cầu
về phòng khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung lại rất hạn chế. Các
chuyên gia của CBRE dự báo trong khoảng 5 năm tới, nguồn cung khách sạn sẽ tiếp tục
thiếu hụt, nhất là hệ thống khách sạn cao cấp.
Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực cạnh tranh và
quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO chính là môi trường để các
doanh nghiệp vươn lên tự hoàn thiện mình để tồn tại. Đây là cơ hội thứ ba mà doanh
nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng. Đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được
tên tuổi và thương hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để nâng cao vị thế của mình.
68
16.3 Các sự kiện du lịch trong nước năm 2007 đã được Tổng cục Du lịch phê duyệt
TT Sự kiện Địa điểm Thời gian
1. Festival ẩm thực Hà Nội Hà Nội 9/02
2. Khai hội du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Vũng Tàu 17/02 – 26/02
3. “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc VN ” Phú Thọ 22/02 – 26/4
4. Tuần lễ du lịch Hạ Long Quảng Ninh 28/4 – 01/5
5. Tuần văn hóa - du lịch Tuyên Quang Tuyên Quang Tháng 2,5,12
6. Hội chợ “Hậu Giang Expo” Hậu Giang 27/3-01/4
7. Festival Biển Khánh Hòa Khánh Hòa 28/4-04/5
8. Lễ hội Lăng Cô biển huyền thoại Huế 30/4-01/5
9. Festival Ninh Thuận Ninh Thuận 31/5-03/6
10. Liên hoan du lịch “Gặp gỡ Bà Nà” Đà Nẵng 04/6-10/6
11. Lễ hội Kỷ niệm 100 năm Du lịch Cửa Lò Nghệ An Tháng 6
12. Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 2 Huế Tháng 6
13. “Bình Thuận – Hè về biển gọi” Bình Thuận Tháng 6
14. Festival Biển - Hội chợ Du lịch Đà Nẵng Đà Nẵng Tháng 7
15. Ngày hội văn hóa dân gian các vạn chài” Bình Thuận 02/8-05/8
16. Lễ hội du lịch – Huyền thoại Ba Bể Bắc Kạn Tháng 8
17. Liên hoan du lịch Bình Dương Bình Dương Tháng 9
18. Lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương 26/9 - 30/9
19. Festival Cồng chiêng Quốc tế Đắk Lắk Tháng 9
20. Hội chợ du lịch làng nghề-ẩm thực Hải Dương Hải Dương Tháng 10
21. Ngày hội du lịch Bình Thuận Bình Thuận Tháng 10-12
22. Hội chợ du lịch quốc tế TP. HCM ITE Hồ Chí Minh Tháng 10
23. Hội chợ du lịch và hội thi duyên dáng Bắc Kạn Bắc Kạn Tháng 11
24. Lễ hội hoa Dalat Lâm Đồng Tháng 12
25. Hội chợ Khách sạn và Ẩm thực TP. HCM Hồ Chí Minh Tháng 12
26. Hội chợ du lịch làng nghề Hà Tây lần thứ IV Hà Tây Tháng 12
27. Festival Tây Sơn – Bình Định Bình Định Tháng 12
28. Lễ hội văn hóa du lịch “Nhịp cầu Xuyên Á” Quảng Trị Tháng 12
(Nguồn: Cục Xúc tiến TCDL)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1811.pdf