Tài liệu Định giá quyền chọn vàng – thêm 1 công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng: ... Ebook Định giá quyền chọn vàng – thêm 1 công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Định giá quyền chọn vàng – thêm 1 công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ 18
Hình 2.2: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và Mỹ 20
Hình 2.3: Giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm đáo hạn 21
Hình 2.4: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Mỹ 22
Hình 2.5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu 27
Hình 2.6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ 28
Hình 2.7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ 29
Hình 2.8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn 30
Hình 2.9: Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ 31
Hình 2.10: Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu 35
Hình 2.11: Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở và trái phiếu phi rủi ro 37
Hình 2.12: Mua cổ phiếu 40
Hình 2.13: Bán khống cổ phiếu 41
Hình 2.14: Mua quyền chọn mua 42
Hình 2.15: Mua quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau 43
Hình 2.16: Mua quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau 44
Hình 2.17: Bán quyền chọn mua 45
Hình 2.18: Bán quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau 45
Hình 2.19: Bán quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau 46
Hình 2.20: Mua quyền chọn bán 47
Hình 2.21: Mua quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau 48
Hình 2.22: Mua quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 48
Hình 2.23: Bán quyền chọn bán 49
Hình 2.24: Bán quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau 50
Hình 2.25: Bán quyền chọn bán với thời gian sở hữu khác nhau 50
Hình 2.26: Quyền chọn mua được phòng ngừa 52
Hình 2.27: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các mức giá thực hiện khác nhau 53
Hình 2.28: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các thời gian sở hữu khác nhau 53
Hình 2.29: Quyền chọn bán bảo vệ 55
Hình 2.31: Quyền chọn bán bảo vệ với thời gian sở hữu khác nhau 56
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán thì vàng và dầu mỏ là hai mặt hàng được giới đầu tư rất quan tâm. Với bản chất và đặc tính của mình, vàng đang được coi là phương tiện cất trữ an toàn của thế giới mỗi khi có biến động. Các nhà đầu tư nhận định vàng đang là phương tiện đầu tư hấp dẫn và an toàn hơn so với các loại cổ phiếu và trái phiếu do lạm phát đang có chiều hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu do giá dầu tăng cao. Song giá vàng lên xuống thất thường.
Nguyên nhân, trước hết do nhu cầu vàng thế giới tăng mạnh, thứ hai do nguồn cung cấp vàng của thế giới hạn hẹp hơn. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác tác động tới giá vàng, như tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ lạm phát gia tăng, đồng Đô la tăng giá so với các đồng ngoại tệ khác, uy tín của đồng Euro giảm sút, biến động về lãi suất…
Giới quan sát cho rằng vàng vẫn đang trong vòng xoáy tăng giá, do các nhà đầu tư đưa vàng vào danh mục đầu tư thay cho việc đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu, hay đầu tư vào đồng Đô la và đồng Euro. Các quỹ hàng hoá đã bắt đầu bán tháo các chứng khoán năng lượng để chuyển sang vàng do giá dầu thế giới có chiều hướng đảo chiều. Theo các chuyên gia dự báo sắp tới các nhân tố hỗ trợ giá vàng tăng vẫn còn nhiều, khả năng giá vàng sẽ còn leo cao.
Mặc dù có nhiều dự báo khác nhau nhưng trên thực tế giá vàng biến động hết sức thất thường và không ai có thể tiên đoán một cách chính xác mức lên xuống của nó. Biến động giá vàng sẽ không liên tục theo một chiều tăng hay giảm, mà giao động theo chiều díc dắc trong xu thế tăng lên.
Đầu tư vào vàng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó tiên liệu về lạm phát và những xáo trộn chính trị, đầu tư vào vàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy việc thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết, mà trong đó Quyền chọn là một trong những công cụ khá phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn.
Ở Việt Nam việc thực thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong việc kinh doanh chứng khoán nói chung cũng như trong kinh doanh vàng chưa được phổ biến. Hiện nay, lác đác mới xuất hiện một số ngân hàng thực hiện quyền chọn trong việc kinh doanh vàng và ngoại tệ, vì vậy việc nghiên cứu những kiến thức về quyền chọn nhằm áp dụng rộng rãi nó như là một công cụ giứp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro góp phần tạo sự ổn định và hiệu quả cho thị trường. Đó chính là lý do để em lựa chọn đề tài “Định giá quyền chọn vàng – thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng”.
Trong quá trình học tập kết hợp với thời gian thực tập tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô cũng như các anh chị tại nơi thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Quang Dong đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Nghiên cứu Tổng hợp và Hợp tác Quốc tế tại Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại đây.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán.
Có thể phân loại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau:
- Quyền mua trước
- Chứng khế
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai
- Quyền chọn
1.1.2. Quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền mua) hoặc được bán (nếu là quyền bán) một khối lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Khác với việc sở hữu một hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai buộc phải mua hoặc bán các tài sản cơ sở trong tương lai, người sử dụng hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn xem có nên mua (call) hay bán (put) một tài sản cơ sở trong tương lai tại mức giá thực hiện được xác định vào ngày hôm nay. Khả năng lựa chọn có thể tạo ra các khoản thanh toán không cân xứng, nghĩa là người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể từ chối cơ hội mua hay bán một tài sản. Trên thực tế người sở hữu hợp đồng quyền chọn sẽ từ chối thực hiện hợp đồng nếu giá hợp đồng này bất lợi so với giá thực hiện của hợp đồng, ngược lại nếu mức giá thuận lợi họ sẽ thực hiện quyền mua hay bán tài sản.
- Nếu căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán thì quyền chọn chia làm hai loại là quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền mua tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền bán tài sản vào một ngày nhất định với một giá xác định. Ngày nêu trên hợp đồng là ngày đáo hạn hay là ngày thực hiện và giá nêu trên hợp đồng là giá quyền chọn.
- Nếu căn cứ vào tính chất thời gian thì hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ, hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu
Một hợp đồng quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày đáo hạn. Một quyền chọn Châu Âu có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Có bốn chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn là: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán và bán quyền chọn bán.
1.1.3. Các ký hiệu
S0 = Giá tài sản cơ sở hiện tại
X = Giá thực hiện
T = Thời gian cho đến khi đáo hạn
r = Lãi suất phi rủi ro
ST = Giá tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng thời gian T
C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
Ca(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ
Ce(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua kiểu Châu Âu
P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá tài sản cơ sở hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X
Pa(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
Pe(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu
1.2. THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
1.2.1. Sự phát triển của thị trường quyền chọn
Có rất nhiều ví dụ về quyền chọn trong cuộc sống hàng ngày. Các nhà sử học và khảo cổ học thậm chí còn phát hiện ra các hợp đồng quyền chọn sơ khai. Mặc dù các thoả thuận này có thể tương tự với các quyền chọn hiện đại, hệ thống thị trường quyền chọn hiện nay có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi quyền chọn mua và chọn bán được chào bán đối với cổ phiếu.
Sau đó, trong những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó mua quyền chọn mua, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn ký kết hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thề tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Vì vậy một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc nhà kinh doanh - người thật sự thực hiện vị thế giao dịch.
Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) này có thể tồn tại, nó có rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được bảo đảm bởi công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà Môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai vấn đề trên.
Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977.
CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hoá các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nói cách khác một nhà đầu tư đã mua hoặc bán một hợp đồng quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy là đã bù trừ vị thế ban đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.
Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đẫ sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường này, và khối lượng giao dịch chỉ mới hồi phục ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây.
Mặc dù các giao dịch của các định chế trên sàn giao dịch quyền chọn vẫn tương đối mạnh sau vụ sụp đổ, một xu hướng đồng thời tồn tại đã buộc các sàn giao dịch phải đương đầu với mối đe doạ cạnh tranh mới: sự hồi sinh của các thị trường quyền chọn phi tập trung. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu sử dụng hoán đổi tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro. Do sự vận hành tốt của thị trường và ngay sau đó, các công ty bắt đầu tạo ra các dạng hợp đồng phi tập trung khác, như hợp đồng kỳ hạn và như mong đợi, quyền chọn bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên vì định mức tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín dụng, công chúng không thể tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh này. Sự phát triển của thị trường tập trung của các định chế này đã gây áp lực nặng nề lên các sàn giao dịch quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo hơn để dành lại thị phần giao dịch của các định chế và kích thích mối quan tâm của công chúng với quyền chọn. Tuy nhiên các xu hướng này không có nghĩa là quyền chọn đang mất dần tính đại chúng; thật ra chúng phổ biến hơn bao giờ hết đối với các định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở các thị trường phi tập trung.
Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago không còn là trung tâm của ngành kinh doanh quyền chọn. Quy mô thị trường này là trên toàn thế giới.
1.2.2. Các loại quyền chọn
1.2.2.1. Quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn đối với các cổ phiếu riêng lẻ đôi khi được gọi là quyền chọn cổ phiếu hay quyền chọn vốn cổ phần. Các quyền chọn này tồn tại đối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao dịch có thể thấp đối với một số loại cổ phiếu nhất định. Ngoài ra, một số loại quyền chọn đối với hầu hết mọi cổ phiếu, như loại có thời gian đáo hạn dài và loại có khối lượng giao dịch thấp. Ở Mỹ, quyền chọn đối với nhiều loại cổ phiếu được giao dịch trên nhiều sàn giao dịch.
1.2.2.2. Quyền chọn chỉ số
Một chỉ số chứng khoán là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của một nhóm các cổ phiếu được chỉ định. Như trong bất kỳ chỉ số nào, nó là một chỉ tiêu tương đối, thể hiện giá trị tương đối so với giá trị trước đó. Đối với quyền chọn chỉ số, chúng ta hiểu mức yết giá là giá trị thị trường của cổ phiếu so với một mức giá trị cơ sở, được thiết lập từ nhiều năm trước, khi chỉ số được khởi tạo.
Quyền chọn đầu tiên với một chỉ số cổ phiếu được đưa ra đầu tiên trên CBOE năm 1983 và đã rất thành công. Từ thời điểm đó, một số lớn quyền chọn chỉ số đã được bổ sung và nhiều quyền chọn được giao dịch rất sôi động. Quyền chọn đối với chỉ số NASDAQ 100 là tiêu biểu của quyền chọn có giao dịch sôi động nhất trong toàn bộ quyền chọn ở Mỹ.
1.2.2.3. Quyền chọn tiền tệ
Tỷ giá là giá mà một đối tượng có thể trao đổi một đồng tiền với một đồng tiền khác. Một đồng tiền có thể được xem là một tài sản, giống như cổ phiếu hoặc trái phiếu. Giống như giá cổ phiếu và trái phiếu, giá tiền tệ, tức là tỷ giá, rất biến động trên thị trường. Người ta có thể mua một đồng tiền và nắm giữ nó, trong suốt thời gian đó đồng tiền này sẽ được hưởng lãi suất theo lãi suất nước ngoài. Mức lãi có thể được xem giống như lãi trái phiếu hoặc cổ tức cổ phiếu.
Vì nhiều công ty và nhà đầu tư nhạy cảm với rủi ro tỷ giá, quyền chọn tiền tệ, cũng như các công cụ phái sinh khác, được sử dụng rộng rãi. Một hợp đồng quyền chọn tiền tệ quy định cụ thể giá thực hiện, được thể hiện dưới dạng tỷ giá, ngày đáo hạn, định dạng tiền tệ cơ sở, quy mô hợp đồng, giá quyền chọn…
Các quyền chọn tiền tệ được niêm yết trên sàn giao dịch Philadelphia Stock Exchange, mặc dù hoạt động giao dịch rất ít. Thị trường sôi động hơn chính là thị trường quyền chọn tiền tệ OTC.
1.2.2.4. Các dạng quyền chọn khác
Các sàn giao dịch quyền chọn đã thử nghiệm nhiều loại quyền chọn khác nhau, bao gồm cả quyền chọn trái phiếu, mặc dù những quyền chọn này ít hấp dẫn công chúng. Tuy nhiên, quyền chọn trái phiếu và các quyền chọn có liên quan được gọi là quyền chọn lãi suất, lại rất phổ biến trên thị trường OTC.
1.2.2.5. Quyền chọn thực
Quyền chọn thực không phải là quyền chọn đối với bất động sản, và tên gọi này cũng không phải có ý nói là các quyền chọn khác có phần nào đó không thực. Quyền chọn thực là các quyền chọn thường được thấy trong các quyết định đầu tư của công ty, các quyết định này thường được gọi là đầu tư thực.
Các quyền chọn thực có nhiều đặc tính của quyền chọn thông thường. Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Các quyền chọn thực có các đặc quyền có giá trị rõ ràng, nhưng thưông thường thì ngày đáo hạn và giá thực hiện của chúng không mấy rõ ràng. Các quyền chọn thực thường dựa trên tài sản cơ sở rất mập mờ và không được giao dịch trên thị trường có tính thanh khoản hay thậm chí không thể giao dịch.
1.2.3. Thị trường quyền chọn vàng ở Việt Nam
Trên thị trường tài chính và tiền tệ thế giới, các sản phẩm Options (ngoại hối, vàng, hàng hóa…) là một công cụ đã xuất hiện từ lâu nhằm bảo hiểm rủi ro thị trường nhưng tại Việt Nam các sản phẩm này tương đối mới. Trong khi các sản phẩm quyền chọn ngoại hối chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu muốn bảo hiểm lợi nhuận, thì sản phẩm Gold Options (gọi tắt là Quyền chọn vàng) sẽ có tác dụng hữu ích cho mọi thành phần dân cư và kinh tế.
Quan tâm đến quyền chọn vàng nhiều nhất hiện nay là những người trong giới buôn bán nhà đất, những người cần vàng trong tương lai. “Họ muốn bảo hiểm tỷ giá, nhằm tạo sự an tâm là đến khi mua vàng trả tiền nhà, họ có vàng để trả và không bị ảnh hưởng nếu giá vàng tăng cao”.
Bởi lẽ, tại Việt Nam vàng vẫn đang được coi là đơn vị tính toán để mua bán bất động sản. Sử dụng sản phẩm quyền chọn vàng người mua bất động sản có thể đảm bảo khả năng chi trả và tránh thua lỗ trước những biến động tăng của giá vàng mà vẫn có lợi khi giá vàng xuống, còn người bán thì một mặt luôn đảm bảo lợi nhuận khi giá vàng xuống, mặt khác sẽ có lãi nhiều hơn khi giá vàng tăng.
Trong điều kiện nhu cầu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng, đồng thời giá vàng liên tục có những biến động mạnh và khó dự báo như hiện nay, sản phẩm quyền chọn vàng chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều người và các thành phần kinh tế có giao dịch vàng trong kinh doanh.
Thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép cá nhân và tổ chức mua quyền chọn mua (call Options) hoặc mua quyền chọn bán (put Options). Tuy nhiên, khách hàng có thể bán lại hợp đồng Options đã mua trước đó với ngân hàng. Nếu thực sự có nhu cầu mua quyền chọn vàng, khách hàng cần trực tiếp đến ngân hàng để được thông báo phí và các điều kiện khác chính xác bằng văn bản trước khi ký hợp đồng. Mức phí được tính toán dựa trên nhiều tham số: giá giao ngay tại thời điểm giao dịch, giá thực hiện hợp đồng Options, thời hạn hợp đồng, chênh lệch lãi suất của vàng và VNĐ, độ biến động của giá vàng…
Hiện nay có 3 ngân hàng cung cấp sản phẩm Quyền chọn vàng là ACB, Sacombank và Eximbank. Quy mô giao dịch tối thiểu là 100 lượng (với ACB), 800 lượng (với Sacombank).
Được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng ACB bắt đầu cung cấp sản phẩm quyền chọn vàng cho khách hàng giao dịch chính thức kể từ ngày 15-12-2004.
Quy mô giao dịch của một hợp đồng Options giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 100 lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân và 10.000 lượng đối với các tổ chức. Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu 2 tuần, tối đa là 3 tháng. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể yêu cầu thực hiện hợp đồng có giao nhận vàng thực tế hoặc không muốn giao nhận vàng thực tế.
Ngân hàng sẽ thực hiện chi trả khoản tiền chênh lệch giá dựa trên giá vàng do ACB niêm yết hai chiều (gồm giá mua và giá bán) tại thời điểm đáo hạn hợp đồng để bù trừ giao dịch vàng cho khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu bán lại hợp đồng Options trước hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tính toán mức trả phí cho khách hàng.
Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở nước ta. Sản phẩm quyền chọn vàng sẽ giúp khách hàng có thêm một công cụ tài chính hữu hiệu để quản lý tài sản của mình một cách linh hoạt và hiệu quả. Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép triển khai dịch vụ này, ngân hàng ACB đã giao dịch với khách hàng về quyền chọn vàng với khối lượng 20 tấn vàng chỉ trong 6 tháng qua.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng cũng khuyên rằng, nếu khách hàng thực sự có khoản thanh toán tương lai bằng vàng nhưng trên thị trường giá vàng không ổn định thì không nên chọn nghiệp vụ "Quyền chọn vàng". Mặc dù với phương thức này khách hàng có quyền mua hoặc bán một số lượng vàng với mức giá thực hiện được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương lai khi đã trả phí cho ngân hàng ngay khi ký hợp đồng. Đồng thời khách hàng cũng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng nhưng ở thời điểm này "Quyền chọn vàng" không phát huy hiệu quả. Khách hàng muốn thực hiện phương thức này phải giao dịch vàng tối thiểu 800 lượng và mức phí phải trả rất cao. Vì khi bán nghiệp vụ này ngân hàng trong nước phải mua đối ứng lại với ngân hàng nước ngoài, và điều kiện của ngân hàng nước ngoài phải có 800 lượng vàng trở lên và mức phí được tính theo giá vàng thế giới. Tại thời điểm này phí "Quyền chọn vàng" đang được cho là rất cao 1 tháng là 2,5%/doanh số tức gần 30%/năm.
1.2.4. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền chọn
1.2.4.1. Giá trị nội tại của quyền
Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức.
Đối với một quyền chọn mua, nếu giá trị thực hiện quyền thấp hơn giá của tài sản cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi. Một quyền chọn có mức giá thực thi ngang bằng với giá hiện hành của tài sản cơ sở được coi là hoà vốn, nếu còn thấp hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở thì bị coi là lỗ. Trong cả hai trường hợp quyền chọn mang lại khoản lỗ và hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng không bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.
Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của tài sản cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn thị trường của tài sản cơ sở.
1.2.4.2. Giá trị thời gian của quyền
Giá trị thời gian của một quyền chọn là khoản chênh lệch giữa giá của quyền so với giá trị nội tại. Thời gian cho đến khi đáo hạn của quyền càng dài thì giá trị thời gian của quyền càng lớn, bởi vì người mua quyền chọn hy vọng rằng vào một thời điểm nào đó trước khi hết hiệu lực, những thay đổi về giá của tài sản cơ sở trên thị trường sẽ làm tăng giá trị của các quyền chọn, do đó họ sẵn sàng trả một khoản tiền chênh lệch trên giá trị nội tại.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn
1.2.5.1. Giá thị trường của tài sản cơ sở
Đối với một quyền chọn mua, giá thị trường của tài sản cơ sở và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều.
1.2.5.2. Giá thực hịên
Loại bỏ tác động của các yếu tố khác, mức giá thực hiện quyền càng cao thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng cao.
1.2.5.3. Thời gian cho đến khi đáo hạn
Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thìgiá của quyền càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán.
1.2.5.4. Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn tồn tại của quyền
Cố định tất cả các yếu tố khác, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. Đối với một quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.
1.2.5.5. Lãi suất Coupon
Đối với các quyền chọn trái phiếu, các quyền chọn mua của các trái phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có coupon. Ngược lại các coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán
2.1.3.6. Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền
Quan hệ giữa mức dao động dự đoán của mức lãi suất trong suốt thời gian của quyền và giá của quyền là mối quan hệ tỷ lệ thuận bởi vì mức dao động dự đoán càng cao, xác suất giá của tài sản cơ sở sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua tài sản cơ sở sẽ càng cao.
1.2.6. Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh
1.2.6.1. Quản trị rủi ro
Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẻ với giá của tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở. Dạng giao dịch này gọi là phòng ngừa rủi ro.
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển rủi ro cho những người sẳn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu cơ. Vì thị trường này là rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính. Điều này sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế, vì nó tạo điều kiện cho nhiều công ty có khả năng huy động vốn trên thị trường hơn và giữ cho chi phí sử dụng vốn càng thấp càng tốt.
Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là đầu cơ. Trừ khi người phòng ngừa rủi ro tìm được một người phòng ngừa rủi ro khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, rủi ro của người phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu tư có thể giao dịch sản phẩm phái sinh.Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.
1.2.6.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường giao sau được xem như một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Ứng với mỗi loại tài sản, có rất nhiều xếp hạng khác nhau về chùng loại và chất lượng. Vì vậy, có rất nhiều mức giá “giao ngay” có thể xảy ra của tài sản. Thị trường giao sau tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của hợp đồng giao sau. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay.
Giá hợp đồng giao sau và kỳ hạn cũng chứa những thong tin về những gì mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Thị trương quyền chọn không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn, và cũng là rủi ro của tài sản giao ngay cơ sở.
1.2.6.3. Các lợi thế về hoạt động
Các thị trường sản phẩm phái sinh cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động. Thứ nhất chúng có chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ hai, thị trường các sản phẩm phái sinh, đặc biệt là sàn giao dịch giao sau và quyền chọn, có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với các chứng khoán của các công ty lớn, chúng không thể hấp thụ được các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh là thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn.
Thứ ba, các thị trường sản phẩm phái sinh cho phép các nhà đầu tư bán khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế để hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này thì không được áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh.
1.2.6.4. Thị trường hiệu quả
Các thị trương giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trường sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có thể đem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả. Sự tồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm các quy luật. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước.
Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
Định giá quyền chọn dựa trên 2 nguyên lý cơ bản
- Nguyên lý không có cơ lợi
- Lập danh mục phòng hộ hoàn hảo
2.1.1. Nguyên tắc định giá quyền chọn mua
2.1.1.1. Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua
Một quyền chọn mua là một công cụ với nghĩa vụ pháp lý giới hạn. Nếu người mua quyền chọn thấy rằng thực hiện quyền chọn là có lợi, quyền chọn sẽ được thực hiện. Nếu thực hiện quyền chọn sẽ làm giảm sự giàu có của người sở hữu quyền chọn, người mua sẽ không thực hiện. Quyền chọn không thể có giá trị âm, vì người mua không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn. Vì vậy: C(S0,T,X)
Đối với quyền chọn kiểu Mỹ, kết luận quyền chọn mua có giá trị thấp nhất là 0 bị lấn át bởi kết luận:
Hình 2.1: Giá trị thấp nhất của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
0
Giá cổ phiếu (S0)
Giá quyền chọn mua
(a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu
Max(0,X-S0)
Giá cổ phiếu (S0)
Giá quyền chọn mua
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
0
X
Trong hình 2.1, giá quyền chọn nằm trong vùng màu sậm
Giá trị thấp nhất của một quyền chọn được gọi là giá trị nội tại, hay còn gọi là giá trị cân bằng, hoặc giá trị thực hiện. Giá trị nội tại là giá trị mà người mua quyền chọn mua nhận được khi thực hiện quyền chọn và là giá trị mà người bán quyền chọn mua từ bỏ khi quyền chọn được thực hiện.
Khái niệm giá trị nội tại chỉ áp dụng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, vì quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ thường lớn hơn giá trị nội tại của nó. Chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ của quyền chọn mua, được định nghĩa là Ca(S0,T,X) – Max(0,S0 - X). Giá trị thờ._.i gian phản ánh những gì mà nhà kinh doanh sẵn sàng chi trả cho sự không chắc chắn của tài sản cơ sở. Giá trị thời gian tăng cùng chiều với thời gian tính cho đến khi đáo hạn.
2.1.1.2. Giá trị tối đa của quyền chọn mua
Quyền chọn mua có giá trị tối đa: C(S0,T,X) S0
Quyền chọn mua là một kênh mà nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở. Điều mà người ta mong muốn đạt được nhiều nhất từ quyền chọn mua là giá trị của tài sản cơ sở trừ đi giá thực hiện. Ngay cả khi giá thực hiện là 0, không ai có thể trả nhiều tiền để mua quyền chọn mua hơn là để mua tài sản cơ sở. Tuy nhiên, có một quyền chọn mua đáng giá bằng với giá tài sản cơ sở là quyền chọn mua có kỳ hạn vĩnh viễn.
Hình 2.2: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn mua kiểu Châu Âu và Mỹ
Giá quyền chọn mua
(a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
Giá cổ phiếu (S0)
0
S0
Giá cổ phiếu (S0)
0
S0
Max(0,S0-X)
X
Giá quyền chọn mua
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
2.1.1.3. Giá trị của quyền chọn mua khi đáo hạn
Giá trị của quyền chọn mua lúc đáo hạn được thể hiện như sau:
C(S0,T,X) = Max(0,ST - X)
Vì quyền chọn đã đến thời điểm đáo hạn, giá quyền chọn không còn chứa đựng giá trị thời gian. Triển vọng tăng lên trong tương lai của giá tài sản cơ sở không còn liên quan đến giá của quyền chọn đang đáo hạn, tức là đơn giản chỉ còn lại giá trị nội tại.
Khi đáo hạn quyền chọn kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu là các công cụ giống nhau. Vì vậy, quy tắc này đúng cho cả hai loại quyền chọn.
Hình 2.3: Giá trị của quyền chọn mua tại thời điểm đáo hạn
C(ST,0,X)
Max(0,S0-X)
Giá quyền chọn mua
X
2.1.1.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn
Xét hai quyền chọn kiểu Mỹ chỉ khác nhau thời gian cho đến khi đáo hạn. Một quyền chọn có thời gian đến khi đáo hạn là T1 và có giá Ca(S0,T1,X) và quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2 và giá là Ca(S0,T2,X), Giả định T2>T1 và hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn có thời hạn ngắn hơn. Giá tài sản cơ sở là . Giá quyền chọn đang đáo hạn là Max(0,. Quyền chọn thứ hai có thời gian đến khi đáo hạn là T2 – T1. Giá trị tối thiểu của nó là Max(0,. Vì vậy, khi quyền chọn có thời hạn ngắn hơn đáo hạn, giá trị của nó là giá trị thấp nhất của quyền chọn có thời hạn dài hơn. Vì vậy: Ca(S0,T2,X) Ca(S0,T1,X)
Thông thường quyền chọn có thời gian đáo hạn dài hơn thì có giá trị lớn hơn, nhưng nếu nó không có giá trị thời gian khi quyền chọn ngắn hơn đáo hạn, hai quyền chọn sẽ không có cùng một giá. Điều này có thể xảy ra khi giá của cổ phiếu cơ sở rất cao hoặc rất thấp.
Giá trị thời gian của một quyền chọn mua thay đổi theo thời gian đến khi đáo hạn và chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá thực hiện. Các nhà đầu tư chi trả cho giá trị thời gian của quyền chọn mua dựa trên độ bất ổn của giá tài sản cơ sở trong tương lai.
Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và giá quyền chọn cũng đúng với quyền chọn kiểu Châu Âu. Khi thời gian đáo hạn đến gần , đường cong biểu hiện giá quyền chọn mua sẽ tiến về đường giá trị nội tại.
Hình 2.4: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Mỹ
Giá quyền chọn mua
Max(0,S0 – X)
Giá cổ phiếu (S0)
X
Ca(S0,T,X)
0
2.1.1.5. Tác động của giá thực hiện
Tác động lên giá trị quyền chọn. Xét hai quyền chọn mua kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện, giá thực hiện của hai quyền chọn lần lượt là X1và X2, X2>X1.
Xét hai danh mục đầu tư, A và B. Danh mục đầu tư A bao gồm một vị thế mua quyền chọn mua với giá thực hiện là X1 và một vị thế bán quyền chọn mua với giá thực hiện là X2. Danh mục này được gọi là chênh lệch tiền tệ. Vì chúng ta chi ra Ce(S0,T,X1) và nhận về Ce(S0,T,X2), giá trị ban đầu của danh mục này là Ce(S0,T,X1) - Ce(S0,T,X2). Chúng ta vẫn chưa biết giá trị ban đầu âm hay dương, điều đó phụ thuộc vào giá quyền chọn nào cao hơn.
Danh mục B chỉ gồm các trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1. Các trái phiếu này được xem là các công cụ chiết khấu thuần tuý, như trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, và đáo hạn khi quyền chọn đáo hạn. Vì vậy giá trị của danh mục này là hiện giá của mệnh giá của trái phiếu, hay đơn giản là (X2 – X1)(1+r)-T.
Đối với danh mục A, thứ nhất chúng ta cần xác định giá trị danh mục khi đáo hạn. Giá trị của bất kỳ danh mục nào sẽ là dòng tiền của nó hoặc khoản thanh toán khi quyền chọn đáo hạn, phụ thuộc vào giá tài sản cơ sở khi đáo hạn, ST. Giá tài sản cơ sở khi đáo hạn có 3 trường hợp: (1) ST<X1; (2) ; hay (3) .
Khi ST lớn hơn X1, quyền chọn mua có giá thực hiện là X1 sẽ có giá trị ST – X1. Nếu ST lớn hơn X2, quyền chọn mua có giá thực hiện X2 sẽ có giá trị ST – X2. Tuy nhiên chúng ta có vị thế bán đối với quyền chọn có giá trị thực hiện X2. Vì người mua nhận được khoản thanh toán ST – X2 khi quyền chọn đáo hạn cao giá, người bán phải thanh toán –ST + X2. Tính tổng khoản thanh toán của hai quyền chọn, ta thầy rằng danh mục A sẽ luôn tạo ra khoản giá trị không nhỏ hơn 0, và trong suốt một số trường hợp, lớn hơn 0. Vì vậy
Ce(S0,T,X1) Ce(S0,T,X2)
Với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua ở vị thế mua không nhất thiết phải được thực hiện, do đó chúng ta chỉ cần quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra nếu quyền chọn mua ở vị thế bán được thực hiện sớm.
Giả định rằng giá cổ phiếu cơ sở trước khi đáo hạn là St và lớn hơn X2. Vì bất cứ lý do nào đó, quyền chọn được thực hiện. Điều này tạo ra một dòng tiền âm, -(St - X2). Nhà kinh doanh sau đó thực hiện quyền chọn mua ở vị thế mua, điều này tạo ra một dòng tiền dương St – X1. Tổng hai dòng tiền này là X2 – X1, có giá trị dương vì X2>X1.
Vì vậy thực hiện quyền chọn sớm sẽ không tạo ra một dòng tiền âm. Vì vậy danh mục A sẽ không bao giờ tạo ra dòng tiền âm khi đáo hạn, ngay cả khi quyền chọn là Kiểu Mỹ. Vì vậy, kết quả của chúng ta đúng đối với cả quyền chọn mua kiểu Mỹ lẫn kiểu Châu Âu.
Kết quả này cho thấy rằng giá của quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn không thể thấp hơn giá quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy nhiên hai mức giá quyền chọn mua này có thể bằng nhau.
Giới hạn chênh lệch chi phí. So sánh kết quả của danh mục A với danh mục B, ta thấy rằng lợi nhuận của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh mục A. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ không bao giờ chi trả cho danh mục B thấp hơn danh mục A. Giá của danh mục A là Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2), giá của quyền chọn được mua trừ đi giá của quyền chọn đã bán. Giá của danh mục B là (X2 – X1)(1+r)-T hiện giá của mệnh giá trái phiếu. Vì vậy
(X2 – X1)(1+r)-T Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2)
(X2 – X1) Ce(S0,T,X1) – Ce(S0,T,X2)
Điều này có nghĩa là lợi thế của việc mua một quyền chọn với giá thực hiện thấp hơn so với một quyền chọn có giá thực hiện cao hơn sẽ không cao hơn chênh lệch giá thực hiện.
Đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ, quyền chọn mua có giá thực hiện thấp hơn có giá trị ít nhất cũng bằng với quyền chọn mua có giá thực hiện cao hơn. Tuy nhiên kết luận rằng chênh lệch giá thực hiện không đúng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ. Nếu cả hai quyền chọn mua đều được thực hiện ở thời điểm t trước khi đáo hạn, và khoản thanh toán X2 – X1 được đầu tư vào trái phiếu phi rủi ro, lợi nhuận của danh mục A sẽ là
(X2 – X1)(1+r)(T-t)
Giá trị này sẽ lớn giá trị của danh mục B là X2 – X1. Vì vậy danh mục B sẽ không luôn luôn có hiệu quả lơn hơn hoặc bằng danh mục A.
Tuy nhiên, nếu các trái phiếu trong danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)T, và vì vậy có hiện giá là X2 – X1, danh mục B sẽ luôn hiệu quả hơn danh mục A. Trong trường hợp đó, giá trị hiện tại của danh mục A không thể vượt hơn giá trị hiện tại của danh mục B. Do đó, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn kiểu Mỹ:
(X2 – X1) Ca(S0,T,X1) – Ca(S0,T,X2)
2.1.1.6. Giới hạn dưới của quyền chọn mua kiểu Châu Âu
Chúng ta biết rằng đối với quyền chọn mua kiểu Mỹ
Ca(S0,T,X) Max(0,S0 – X)
Vì ở đây yêu cầu thực hiện ngay là có thể được, chúng ta không thể kết luận tương tự như vậy đối với quyền chọn mua kiểu Châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta có thể xây dựng một giới hạn dưới cho quyền chọn mua kiểu Châu Âu, giới hạn này sẽ cao hơn giá trị nội tại của một quyền chọn mua kiểu Mỹ.
Một lần nữa xem xét hai danh mục đầu tư A và B. Danh mục A gồm một cổ phiếu đang được định giá là S0, còn danh mục B gồm một quyền chọn mua kiểu Châu Âu có giá Ce(S0,T,X) và trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X, và vì vậy có hiện giá là X(1+r)-T. Giá trị hiện tại của danh mục B là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Danh mục
Giá trị hiện tại
ST >X
A
S0
ST
ST
B
Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
X
(ST – X) +X = ST
Thu nhập từ danh mục B luôn ít nhất là bằng với thu nhập của danh mục A và đôi khi còn lớn hơn. Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều này và định giá danh mục B tối thiểu cũng bằng với danh mục a, có nghĩa là:
Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T S0
Ce(S0,T,X) S0 - X(1+r)-T
Nếu S0 - X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất của quyền chọn mua là 0. Kết hợp các kết quả này cho ta một giới hạn dưới:
Ce(S0,T,X) Max(0, S0 - X(1+r)-T)
Nếu giá quyền chọn mua thấp hơn giá cổ phiếu cơ sở trừ đi hiện giá của giá thực hiện, chúng ta có thể xây dựng một danh mục kinh doanh chênh lệch giá. Chúng ta mua quyền chọn mua và trái phiếu phi rủi ro và bán khống tài sản cơ sở. Danh mục này có dòng tiền ban đầu dương vì giá quyền chọn cộng với giá trái phiếu thấp hơn giá cổ phiếu. Khi đáo hạn, thu nhập của danh mục là X – ST nếu C > ST và bằng 0 nếu ngược lại. Danh mục có dòng tiền dương ngay bây giờ và có dòng tiền hoặc bằng không hoặc dương khi đáo hạn.
Hình 2.5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu
0
Giá quyền chọn mua
Ce(S0,T,X)
Max(0,S0 – X)
X
X(1+r)-T
Giá cổ phiếu (S0)
Max(0,S0 – X(1+r)-T)
Hình 2.5 thể hiện kết quả của quyền mua kiểu Châu Âu. Đường cong là giá quyền chọn mua, nằm trên đường giới hạn dưới. Khi thời gian đáo hạn đến gần, thời gian đến khi đáo hạn giảm đến mức mà đường giới hạn dưới di chuyển sang bên phải. Giá trị thời gian cũng giảm xuống đối với quyền chọn và di chuyển theo đường giới hạn dưới, tất cả đều dần về giá trị nội tại, Max(0,S0 – X), khi đáo hạn.
Quyền chọn mua kiểu Mỹ so với kiểu Châu Âu
Ca(S0,T,X) Ce(S0,T,X)
2.1.2. Nguyên tắc định giá quyền chọn bán
2.1.2.1. Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn bán
Một quyền chọn bán là một quyền chọn cho phép bán một cổ phiếu. Một người sở hữu quyền chọn bán không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn và sẽ không làm vậy nếu việc thực hiện làm giảm giá trị tài sản. Vì vậy một quyền chọn bán không bao giờ có giá trị âm:
P(S0,T,X) 0
Một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể thực hiện sớm. Vì vậy
Pa(S0,T,X) Max(0,X - S0)
Giá trị Max(0,X - S0) được gọi là giá trị nội tại của quyền chọn bán. Chênh lệch giữa giá quyền chọn bán và giá trị nội tại là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ. Giá trị thời gian được định nghĩa là Pa(S0,T,X) - Max(0,X - S0). Giá trị thời gian phản ánh những gì mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho sự không chắc chắn của kết quả cuối cùng.
Hình 2.6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ
0
Giá cổ phiếu (S0)
(a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu
Gi¸ quyÒn chän b¸n
(b) Giá quyền chọn kiểu Mỹ
X
X
Gi¸ quyÒn chän b¸n
Giá cổ phiếu (S0)
0
Max(0,X -S0)
Trong hình 2.6, giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị a. Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị b.
Đặc điểm về giá trị nội tại, Max(0,X - S0) không đúng cho quyền chọn bán kiểu Châu Âu vì quyền chọn phải có thể được thực hiện đối với nhà đầu tư thực hiện các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất.
2.1.2.2. Giá trị lớn nhất của quyền chọn bán
Khi đáo hạn, thu nhập từ một quyền chọn bán kiểu Châu Âu là Max(0,X - ST). Hiện giá của giá thực hiện là giá trị lớn nhất có thể đạt được của quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Vì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện sớm vào bất cứ lúc nào, giá trị lớn nhất của nó là giá thực hiện
Pe(S0,T,X)
Pa(S0,T,X) X
Hình 2.7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ
Giá cổ phiếu (S0)
0
Giá quyền chọn bán
X(1+r)-T
(a) Quyền chọn kiểu Châu Âu
0
Giá quyền chọn bán
X
(b) Quyền chọn kiểu Mỹ
X
Max(0,X-S0)
Giá cổ phiếu (S0)
2.1.2.3. Giá trị của quyền chọn bán khi đáo hạn
Vào ngày đáo hạn quyền chọn bán không còn giá trị thời gian. Quyền chọn bán kiểu Mỹ vì vậy cũng giống như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giá trị của cả hai loại quyền chọn bán này phải bằng giá trị nội tại. Vì vậy
P(ST,T,X) = Max(0,X – ST)
Nếu X>ST và giá quyền chọn bán thấp hơn X – ST, các nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán và cổ phiếu, rồi thực hiện quyền chọn bán ngay lập tức để kiếm lợi nhuận phi rủi ro. Nếu quyền chọn bán đáo hạn dưới giá (X<ST), nó không có giá trị.
Hình 2.8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn
Gi¸ quyÒn chän b¸n
X
X
0
P(ST,0,X)
Max(0,X– ST)
Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST)
2.1.2.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn
Xét hai quyền chọn bán kiểu Mỹ, một quyền có thời gian đáo hạn là T1 và quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2, với T2>T1. Bây giờ giả định ngày hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn bán có thời hạn đáo hạn ngắn hơn. Giá cổ phiếu là . Quyền chọn bán đang đáo hạn có giá trị Max(0,X - ). Quyền chọn bán khác, với thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T2 – T1, có giá trị thấp nhất là Max(0,X - ). Vì vậy, vào thời điểm 0, chúng ta phải có:
Pa(S0,T2,X) Pa(S0,T1,X)
Các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn bán giống với các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn mua. Giá trị thời gian lớn nhất khi giá cổ phiếu gần với giá thực hiện và nhỏ nhất khi giá cổ phiếu hoặc là rất cao hoặc là rất thấp so với giá thực hiện.
Hình 2.9: Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ
Giá quyền chọn bán
X
X
Pa(S0,T,X)
0
Max(0,X -S0)
Giá cổ phiếu (S0)
Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và quyền chọn bán sẽ phức tạp hơn trong trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu việc mua một quyền chọn bán giống như trì hoãn việc bán cổ phiếu với giá thực hiện X. Thời gian cho đến khi đáo hạn càng xa, người sở hữu quyền chọn bán phải chờ lâu hơn để bán cổ phiếu và nhận được X. Điều này có thể khiến quyền chọn bán kiểu Châu Âu có thời hạn dài hơn có giá trị thấp hơn quyền chọn ván có thời hạn ngắn hơn. Điều này không đúng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, vì người sở hữu luôn luôn được thực hiện quyền chọn và nhận về X ngay hiện tại. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, thời gian đến khi đáo hạn dài hơn vừa có lợi thế - giá trị thời gian lớn hơn – và bất lợi - phải đợi lâu hơn để nhận được khoản tiền bằng với giá thực hiện. Tuy nhiên hiệu ứng giá trị thời gian có xu hướng vượt trội hơn và trong hầu hết các trường hợp quyền chọn bán có thời hạn dài hơn sẽ có giá trị hơn so với quyền chọn bán có thời hạn ngắn hơn.
2.1.2.5. Tác động của giá thực hiện
Tác động lên giá quyền chọn. Xét hai quyền chọn bán kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện. Một quyền chọn bán có giá thực hiện là X1 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X1); quyền chọn còn lại có giá thực hiện là X2 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X2); X2>X1.
Xét hai danh mục A và B. Danh mục A gồm một vị thế mua đối với quyền chọn bán có giá Pe(S0,T,X2) và một vị thế bán đối với quyền chọn bán có giá trị Pe(S0, T, X1). Danh mục B gồm một vị thế trường đối với trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1 và hiện giá là (X2 – X1)(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của hai danh mục A và B
Danh mục
Giá trị hiện tại
ST < X1
A
-Pe(S0,T,X1)
-X1 + ST
0
0
+Pe(S0,T,X2)
X2 – ST
X2 – ST
0
Tổng (A)
X2 – X1>0
X2 – ST >0
0
B
(X2 – X1)(1+r)-T
X2 – X1>0
X2 – X1>0
X2 – X1>0
Đối vơi danh mục A, tất cả thu nhập đêu không âm. Vì danh mục này không thể làm cho người sở hữu phải có dòng chi ra, giá của quyền chọn được mua phải không nhỏ hơn giá của quyền chọn được bán đi; nghĩa là:
Pe(S0,T,X2) Pe(S0,T,X1)
Đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, thì quyền chọn bán có giá thực hiện thấp hơn có thể được thực hiện sớm. Nếu giá cổ phiếu vào thời điểm t trước khi đáo hạn là St, với St<X1. Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện X1, sau đó thực hiện quyền chọn có giá thực hiện là X2. Dòng tiền từ hai giao dịch này là –(X1 – St) + (X2 – St) = X2 – X1, có giá trị dương. Việc thực hiện sớm sẽ không tạo ra dòng tiền âm. Vì vậy kết quả đúng cho cả quyền chọn bán kiểu Mỹ cũng như quyền chọn bán kiểu Châu Âu.
Giới hạn đối với chênh lệch phí quyền chọn. So sánh thu nhập của danh mục A và danh mục B. Chúng ta thấy rằng thu nhập của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh mục A. Vì vậy không có nhà đầu tư nào trả nhiều hơn cho danh mục A so với danh mục B. Vậy
(X2 – X1)(1+r)-T Pe(S0,T,X2) S- Pe(S0,T,X1)
Tuy nhiên kết quả không đúng với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Nếu quyền chọn bán này là kiểu Mỹ và đều được thực hiện, nhà đầu tư sẽ nhận được X2 – X1. Khoản tiền này sẽ được đầu tư với trái phiếu phi rủi ro và sẽ thu được khoản lãi trong thời hạn còn lại của quyền chọn. Khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều hơn X2 – X1, tức là thu nhập của danh mục B.
Vì chênh lệch của các giá thực hiện lớn hơn hiện giá của chênh lệch giá thực hiện, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu
X2 – X1 Pe(S0, T, X2) - Pe(S0, T, X1)
Kết quả này đúng đối với cả quyền chọn bán kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Thật vậy, nếu ta xem trái phiếu của danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)-T và hiện giá là (X2 – X1). Nếu như thực hiện sớm quyền chọn tại thời điểm t, hầu hết những người sở hữu danh mục A sẽ nhận được khi đáo hạn là (X2 – X1)(1+r)T-t. Người sở hữu danh mục B sẽ thu được khoản tiền lớn hơn, (X2 – X1)(1+r)T. Điều này chứng tỏ danh mục A sẽ không bao giờ đem lại lợi nhuận cao hơn danh mục B khi đáo hạn. Do đó giá trị hiện tại của danh mục A, Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1), không thể lớn hơn giá trị hiện tại của danh mục B, X2 – X1. Do đó
X2 – X1 Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1)
2.1.2.6. Giới hạn dưới của quyền chọn bán kiểu Châu Âu
Chúng ta đã biết rằng giá trị nhỏ nhất của một quyền chọn bán kiểu Mỹ là Max(0,X – S0). Kết luận này không đúng đối với trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu, vì nó không thể được thực hiện sớm.
Xét hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu. Danh mục B bao gồm một vị thế bán đối với một quyền chọn bán kiểu Châu Âu được định giá là Pe(S0,T,X) và một vị thế mua đối với một trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá là X và giá hiện thời là X(1+r)-T.
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Danh mục
Giá trị hiện tại
ST < X
ST X
A
S0
ST
ST
B
X(1+r)-T- Pe(S0,T,X)
X – (X – ST) = ST
X
Thu nhập danh mục A ít nhất cũng tốt như danh mục B. Vì vậy sẽ không có người nào sẵn sàng trả cao hơn cho danh mục B so với danh mục A. Hiện giá của danh mục A phải không thấp hơn hiện giá của danh mục B; tức là
S0 X(1+r)-T- Pe(S0,T,X)
Pe(S0,T,X) X(1+r)-T – S0
Nếu hiện giá của danh mục thực hiện thấp hơn giá cổ phiếu, giới hạn dưới này sẽ có giá trị âm. Vì chúng ta biết quyền chọn bán không thể có giá trị thấp hơn 0, chúng ta có thể viết
Pe(S0,T,X) Max(0,X(1+r)-T – S0)
Hình 2.10: Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu
Giá cổ phiếu tại thời điểm Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST)
X
X(1+r)-T
0
Giá cổ phiếu (S0)
X
Pe(S0,T,X)
Giá quyền chọn bán
Quyền chọn bán kiểu Mỹ và quyền chọn bán kiểu Châu Âu
Tất cả mọi điều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu đều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Ngoài ra một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn. Vì vậy giá quyền chọn bán kiểu Mỹ ít nhất phải bằng với giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu; tức là
Pa(S0,T,X) Pe(S0,T,X)
Ngang giá quyền chọn mua - Quyền chọn bán
Đối với quyền chọn về cổ phiếu, giá quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một cổ phiếu với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn có một mối quan hệ đặc biệt. Giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực hiện, thời gian đến khi đáo hạn, và lãi suất phi rủi ro đều có liên hệ với nhau theo một công thức được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán.
Có hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu và một quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là S0 + Pe(S0,T,X). Danh mục B bao gồm một quyền chọn mua kiểu Châu Âu với cùng giá thực hiện và một trái phiếu chiết khấu phi rủi ro thuần tuý có mệnh giá là X. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B
Thu nhập từ
Giá trị hiện tại
ST X
ST > X
A
Cổ phiếu
Quyền chọn bán
S0
Pe(S0,T,X)
ST
X – ST
ST
0
Cộng
X
ST
B
Quyền chọn mua
Trái phiếu
Ce(S0,T,X)
X(1+r)-T
0
X
ST – X
X
Cộng
X
ST
Theo luật một giá thì giá trị hiện tại của hai danh mục này phải bằng nhau. Vì vậy
S0 + Pe(S0,T,X) = Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T
Kết quả này được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán.
Hình 2.11: Mối liên hệ giữa quyền chọn mua, quyền chọn bán, tài sản cơ sở và trái phiếu phi rủi ro
Quyền chọn mua
Tài sản cơ sở
Quyền chọn bán
Trái phiếu phi rủi ro
Ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán
2.2. CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG QUYỀN CHỌN
2.2.1. Thuật ngữ và khái niệm
C = Giá quyền chọn mua hiện tại
P = Giá quyền chọn bán hiện tại
S0 = Giá cổ phiếu hiện tại
T = Thời gian đến khi đáo hạn
X = Giá thực hiện
ST = Giá cổ phiếu khi đáo hạn quyền chọn
= Lợi nhuận của chiến lược
NC = Số quyền chọn mua
NP = Số quyền chọn bán
NS = Số cổ phiếu
Phương trình lợi nhuận
Một trong những đặc điểm nổi trội của NC, NP, NS là dấu của các số này chỉ ra vị thế là dài hạn hay ngắn hạn
Nếu NC > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn mua.
Nếu NP > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) quyền chọn bán.
Nếu NS > (<) 0, nhà đầu tư đang mua (bán) cổ phiếu.
Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta biết rằng quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi nhuận là:
Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn mua, NC = 1, có lợi nhuận là:
Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn mua, NC = - 1, lợi nhuận là:
Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận biểu diễn như sau
Nếu nhà đầu tư là người mua một quyền chọn bán, NP = 1, lợi nhuận là:
Nếu nhà đầu tư là người bán một quyền chọn bán, NP = - 1, lợi nhuận là:
Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận chính là:
Nếu nhà đầu tư là người mua một cổ phiếu, NS = 1, lợi nhuận là:
Nếu nhà đầu tư là người bán một cổ phiếu, NS = -1, lợi nhuận là:
Các thời gian nắm giữ khác nhau
Các trường hợp được mô tả trong phần trước là các chiến lược mà vị thế được nắm giữ cho đến khi quyền chọn đáo hạn. Vì quyền chọn không còn giá trị thời gian và được bán với giá trị nội tại, lợi nhuận rất dễ xác định. Tuy nhiên, không nhất thiết một nhà giao dịch quyền chọn phải nắm giữ vị thế cho đến khi đáo hạn. Thời gian sở hữu quyền chọn của nhà đầu tư có thể là bất kỳ khoảng thời gian nào mà ông ta muốn. Trong trường hợp vị thế được đóng trước khi quyền chọn đáo hạn, cần phải xác định quyền chọn sẽ được bán với giá nào.
Giả sử có ba mốc thời gian T1, T2 và T. Chúng ta cho phép nhà đầu tư nắm giữ vị thế cho đến T1, T2 hoặc đến khi đáo hạn T. Thời gian sở hữu kể từ ngày hôm nay đến T1 là ngắn nhất. Nếu một nhà đầu tư đóng vị thế vào thời điểm T1, quyền chọn sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T1. Thời gian sở hữu kể từ ngày hôm nay đến T2 là khoảng thời gian trung bình. Nhà đầu tư đóng vị thế vào thời điểm này sẽ có thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T – T2. Nếu nhà đầu tư giữ vị thế cho đến khi đáo hạn, thời gian còn lại là T – T =0.
Vì vậy, lợi nhuận vị thế quyền chọn mua, nếu vị thế được đóng vào thời điểm T1 trước khi đáo hạn và khi giá cổ phiếu là, được biểu diễn như sau:
Với C(, T - T1, X) là giá quyền chọn mua.
Tương tự ta cũng tính được lợi nhuận khi vị thế đóng ở các thời điểm T2, T.
Các giả định
Có rất nhiều giả định quan trọng làm nền tảng cho việc phân tích chiến lược quyền chọn. Thứ nhất ta giả định cổ phiếu không trả cổ tức. Thứ hai ta giả định rằng không có thuế và chi phí giao dịch
2.2.2. Các giao dịch cổ phiếu
Mua cồ phiếu
Giao dịch đơn giản nhất là mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là:
với NS > 0.
Hình 2.12: Mua cổ phiếu
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
0
Bán khống cổ phiếu
Bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ phiếu. Phương trình lợi nhuận là: với NS < 0.
Hình 2.13: Bán khống cổ phiếu
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu vào cuối thời gian sở hữu
0
2.2.3. Giao dịch quyền chọn mua
2.2.3.1. Mua quyền chọn mua
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là
với NC > 0.
Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được mua là 1 (NC = 1). Giả định rằng giá cổ phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện, lúc đó lợi nhuận của quyền chọn mua là – C (vì quyền chọn mua đáo hạn mà không được thực hiện). Người mua quyền chọn mua gánh chịu một khoản lỗ bằng với phí quyền chọn mua.
Hình 2.14: Mua quyền chọn mua
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
0
Lỗ tối đa
Điểm hoà vốn
Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, lúc đó người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu với giá X và bán nó với giá ST, sẽ có lợi nhuận ròng là ST – X – C. Các kết quả này được tổng kết như sau:
nếu ST > X
nếu ST
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện. Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, . = X + C.
Lựa chọn giá thực hiện. Thường thì có rất nhiều quyền chọn có cùng thời gian đáo hạn nhưng khác nhau giá thực hiện. Chúng ta nên mua quyền chọn nào? Không có một câu trả lời rõ ràng.
Mua quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng lợi nhuận đạt được khi giá tăng cũng cao hơn.
Lựa chọn mua quyền chọn nào là không dễ dàng và phụ thuộc vào việc người mua quyền chọn tự tin bao nhiêu về triển vọng của thị trường.
Hình 2.15: Mua quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau
Lợi nhuận
0
Giá thực hiện cao tạo ra mức lợi nhuận thấphơn khi giá tăng nhưng lỗ ít hơn khi giá giảm
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Lựa chọn thời gian sở hữu. Các chiến lược được nghiên cứu trước đây giả định rằng nhà đầu tư nắm giữ quyền chọn đến ngày đáo hạn. Một lựa chọn khác là người mua quyền chọn mua có thể bán quyền chọn trước khi đáo hạn.
Giả sử ta nghiên cứu ba khoàng thời gian sở hữu khác nhau. Thời gian sở hữu ngắn nhất liên quan đến việc bán quyền chọn vào thời điểm T1. Thời gian sở hữu trung bình ứng với trường hợp bán quyền chọn ở thời điểm T2. Thời gian sở hữu lâu nhất là trường hợp quyền chọn được nắm giữ cho đến khi đáo hạn. Nếu quyền chọn được bán vào thời điểm T1, lợi nhuận bằng giá quyền chọn mua vào thời điểm bán trừ đi giá mua lúc đầu. Tương tự ta tính được ứng với các trường hợp thời gian sở hữu là T2, T.
Ở đây ta có một kết luận, với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
Hình 2.16: Mua quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau
Lợi nhuận
0
T1
T2
T
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
2.3.2.2. Bán quyền chọn mua
Một nhà kinh doanh quyền chọn thực hiện bán một quyền chọn mua mà không đồng thời sở hữu cổ phiếu được gọi là bán một quyền chọn mua không được phòng ngừa.
Nếu bán quyền chọn mua không được phòng ngừa kết hợp với các chiến lược khác như mua cổ phiếu hay một quyền chọn khác, để tạo thành một chiến lược với rủi ro rất thấp.
Lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh tương phàn của nhau. Lợi nhuận của người bán là:
với NC < 0
Giả định với một quyền chọn mua, NC = -1. Khi đó lợi nhuận là:
nếu
nếu ST >X
Hình 2.17: Bán quyền chọn mua
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
0
Lợi nhuận tối đa
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn.
Lựa chọn giá thực hiện. So sánh chiến lược bán quyền chọn mua ở các mức giá thực hiện khác nhau ta thấy bán quyền chọn mua với mức giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
Hình 2.18: Bán quyền chọn mua với giá thực hiện khác nhau
Lợi nhuận
0
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Giá thực hiện cao làm cho lợi nhuận nhỏ hơn khi giá giảm nhưng lỗ ít hơn khi giá tăng
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Hình 2.19: Bán quyền chọn mua với thời gian sở hữu khác nhau
Lợi nhuận
T1
0
T
T2
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
2.2.4. Giao dịch quyền chọn bán
2.2.4.1. Mua quyền chọn bán
Mua quyền chọn bán là một chiến lược dành cho thị trường giá xuống. Mức lỗ tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả. Lợi nhuận cũng bị giới hạn nhưng vẫn có thể rất lớn. Lợi nhuận từ việc một quyền chọn bán được thực hiện là:
với NP > 0.
Xét việc mua một quyền chọn bán duy nhất, NP = 1. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, thì quyền chọn bán sẽ được thực hiện. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn là lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, nếu quyền chọn bán được thực hiện thì sẽ bị lỗ một khoản đúng bằng chi phí mua quyền chọn P.
Ta có phương trình lợi nhuận:
nếu ST < X
nếu
Hình 2.20: Mua quyền chọn bán
0
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn (ST)
Lỗ tối đa
Điểm hoà vốn
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hoà vốn khi đáo hạn đơn giản bằng cách cho lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện. Sau đó ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hoà vốn, . = X - P.
Lựa chọn giá thực hiện. So sánh lợi nhuận của quyền chọn bán ở các mức giá thực hiện khác nhau ta có một kết luận, mua một quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi nhuận do giá giảm cũng lớn hơn.
Hình 2.21: Mua quyền chọn bán với giá thực hiện khác nhau
Lợi nhuận
Giá thực hiện thấp hơn làm cho lợi nhuận nhỏ hơn khi giá giảm nhưng lỗ ít hơn khi giá tăng
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
0
Lựa chọn thời gian sở hữu. Với mức giá cổ phiếu cho trước, một quyền chọn bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp.
Hình 2.22: Mua quyền chọn bán vớ._.1,1)
Dependent Variable: R
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 05/02/07 Time: 20:26
Sample(adjusted): 1968:03 2006:01
Included observations: 455 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 17 iterations
MA backcast: 1968:02, Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
0.002775
0.002236
1.240706
0.2147
AR(1)
-0.177297
0.165587
-1.070714
0.2843
MA(1)
0.487804
0.145578
3.350799
0.0008
Variance Equation
C
6.40E-05
1.74E-05
3.671681
0.0002
ARCH(1)
0.161594
0.027483
5.879708
0.0000
GARCH(1)
0.817908
0.025232
32.41600
0.0000
R-squared
0.118271
Mean dependent var
0.006041
Adjusted R-squared
0.108452
S.D. dependent var
0.050007
S.E. of regression
0.047218
Akaike info criterion
-3.587248
Sum squared resid
1.001046
Schwarz criterion
-3.532914
Log likelihood
822.0988
F-statistic
12.04539
Durbin-Watson stat
1.867574
Prob(F-statistic)
0.000000
Inverted AR Roots
-.18
Inverted MA Roots
-.49
Phương sai dài hạn: 0.003312
Độ bất ổn bằng = 0.057547 Độ bất ổn năm là 0.057547* = 0.199347
Mô hình này có nhược điểm là chưa kết luận được về hiện tượng tự tương quan vì thống kê DW = 1.867574.
3.2.3.3. Độ bất ổn quá khứ
Tóm tắt bằng bảng tính sau
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
01/1968
35.2
02/1968
35.2
0
3.63E-05
02/1987
401.12
-0.0176
0.00056
03/1968
35.2
0
3.63E-05
03/1987
408.91
0.0192
0.00017
04/1968
37.9
0.0739
0.004607
04/1987
438.35
0.0695
0.00403
05/1968
40.7
0.0713
0.004257
05/1987
460.23
0.0487
0.00182
06/1968
41.1
0.0098
1.41E-05
06/1987
449.59
-0.0234
0.00087
07/1968
39.5
-0.0397
0.002092
07/1987
450.52
0.0021
1.6E-05
08/1968
39.2
-0.0076
0.000186
08/1987
461.15
0.0233
0.0003
09/1968
40.2
0.0252
0.000367
09/1987
460.2
-0.0021
6.5E-05
10/1968
39.2
-0.0252
0.000975
10/1987
465.36
0.0112
2.6E-05
11/1968
39.8
0.0152
8.4E-05
11/1987
467.57
0.0047
1.7E-06
12/1968
41.1
0.0321
0.000682
12/1987
486.31
0.0393
0.00111
01/1969
42.3
0.0288
0.000518
01/1988
476.58
-0.0202
0.00069
02/1969
42.6
0.0071
1.08E-06
02/1988
442.07
-0.0752
0.00659
03/1969
43.2
0.014
6.33E-05
03/1988
443.61
0.0035
6.5E-06
04/1969
43.3
0.0023
1.38E-05
04/1988
451.55
0.0177
0.00014
05/1969
43.5
0.0037
5.47E-06
05/1988
451.01
-0.0012
5.2E-05
06/1969
41.4
-0.0476
0.002875
06/1988
451.33
0.0007
2.8E-05
07/1969
41.8
0.0077
2.77E-06
07/1988
437.63
-0.0308
0.00136
08/1969
41.1
-0.0162
0.000493
08/1988
431.31
-0.0145
0.00042
09/1969
40.9
-0.0054
0.00013
09/1988
412.79
-0.0439
0.00249
10/1969
40.4
-0.0106
0.000276
10/1988
406.78
-0.0147
0.00043
11/1969
37.4
-0.0781
0.007086
11/1988
420.17
0.0324
0.00069
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
12/1969
35.2
-0.0615
0.004557
12/1988
418.49
-0.004
0.0001
01/1970
34.9
-0.0066
0.000158
01/1989
404.01
-0.0352
0.0017
02/1970
35
0.0014
2.11E-05
02/1989
387.78
-0.041
0.00221
03/1970
35.1
0.0029
1.01E-05
02/1989
390.15
0.0061
4.3E-09
04/1970
35.6
0.015
8.03E-05
04/1989
384.06
-0.0157
0.00047
05/1970
36
0.0092
1.02E-05
05/1989
371
-0.0346
0.00165
06/1970
35.4
-0.0143
0.000413
06/1989
367.6
-0.0092
0.00023
07/1970
35.3
-0.0034
8.87E-05
07/1989
375.04
0.02
0.0002
08/1970
35.4
0.0017
1.88E-05
08/1989
365.37
-0.0261
0.00103
09/1970
36.2
0.0226
0.000276
09/1989
361.75
-0.01
0.00026
10/1970
37.5
0.0361
0.000904
10/1989
366.88
0.0141
6.5E-05
11/1970
37.4
-0.0021
6.66E-05
11/1989
394.26
0.072
0.00435
12/1970
37.4
0
3.63E-05
12/1989
409.39
0.0377
0.001
01/1971
37.9
0.0114
2.91E-05
01/1990
410.11
0.0018
1.8E-05
02/1971
38.7
0.0227
0.000278
02/1990
416.83
0.0163
0.0001
03/1971
38.9
0.0034
7.17E-06
03/1990
393.07
-0.0587
0.00419
04/1971
39
0.0036
5.92E-06
04/1990
374.27
-0.049
0.00303
05/1971
40.5
0.038
0.001021
05/1990
369.19
-0.0137
0.00039
06/1971
40.1
-0.0104
0.000271
06/1990
352.33
-0.0467
0.00278
07/1971
41
0.021
0.000223
07/1990
362.53
0.0285
0.00051
08/1971
42.7
0.0425
0.001334
08/1990
394.73
0.0851
0.00625
09/1971
42
-0.0168
0.000519
09/1990
388.41
-0.0161
0.00049
10/1971
42.5
0.0114
2.84E-05
10/1990
380.74
-0.0199
0.00067
11/1971
42.9
0.0084
5.79E-06
11/1990
381.73
0.0026
1.2E-05
12/1971
43.5
0.0144
6.95E-05
12/1990
378.16
-0.0094
0.00024
01/1972
45.8
0.0509
0.002013
01/1991
383.64
0.0144
7E-05
02/1972
48.3
0.0534
0.002245
02/1991
363.83
-0.053
0.00349
03/1972
48.3
0.0014
2.1E-05
03/1991
363.33
-0.0014
5.5E-05
04/1972
49
0.0144
6.98E-05
04/1991
358.39
-0.0137
0.00039
05/1972
54.6
0.108
0.010392
05/1991
356.82
-0.0044
0.00011
06/1972
62.1
0.1282
0.014922
06/1991
366.72
0.0274
0.00046
07/1972
65.7
0.0561
0.002503
07/1991
367.68
0.0026
1.2E-05
08/1972
67
0.0205
0.000209
08/1991
356.23
-0.0316
0.00142
09/1972
65.5
-0.0235
0.000875
09/1991
348.74
-0.0212
0.00074
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
10/1972
64.9
-0.0094
0.000237
10/1991
358.69
0.0281
0.00049
11/1972
62.9
-0.0305
0.001336
11/1991
360.17
0.0041
3.6E-06
12/1972
63.9
0.0158
9.49E-05
12/1991
361.06
0.0025
1.3E-05
01/1973
65.1
0.0191
0.00017
01/1992
354.45
-0.0185
0.0006
02/1973
74.2
0.1302
0.015425
02/1992
353.89
-0.0016
5.8E-05
03/1973
84.4
0.1284
0.014987
03/1992
344.35
-0.0273
0.00111
04/1973
90.5
0.0701
0.00411
04/1992
338.5
-0.0171
0.00054
05/1973
102
0.1192
0.012815
05/1992
337.23
-0.0038
9.6E-05
06/1973
120
0.1639
0.024927
06/1992
340.8
0.0105
2E-05
07/1973
120
0.0004
3.15E-05
07/1992
353.05
0.0353
0.00086
08/1973
107
-0.1183
0.015463
08/1992
342.96
-0.029
0.00123
09/1973
103
-0.0361
0.001779
09/1992
345.55
0.0075
2.2E-06
10/1973
100
-0.0285
0.00119
10/1992
344.38
-0.0034
8.9E-05
11/1973
94.8
-0.054
0.003602
11/1992
335.87
-0.025
0.00096
12/1973
107
0.1182
0.012589
12/1992
334.8
-0.0032
8.5E-05
01/1974
129
0.1911
0.034243
01/1993
329.01
-0.0174
0.00055
02/1974
150
0.1509
0.020983
02/1993
329.35
0.001
2.5E-05
03/1974
168
0.1143
0.011721
03/1993
330.08
0.0022
1.5E-05
04/1974
172
0.0224
0.000269
04/1993
342.07
0.0357
0.00088
05/1974
163
-0.0535
0.003542
05/1993
367.18
0.0708
0.0042
06/1974
154
-0.0578
0.004074
06/1993
371.89
0.0127
4.5E-05
07/1974
143
-0.0749
0.006549
07/1993
392.19
0.0531
0.00222
08/1974
155
0.0784
0.005237
08/1993
378.84
-0.0346
0.00165
09/1974
152
-0.0187
0.000613
09/1993
355.27
-0.0642
0.00494
10/1974
159
0.0452
0.001531
10/1993
364.18
0.0248
0.00035
11/1974
182
0.1346
0.016535
11/1993
373.83
0.0262
0.00041
12/1974
184
0.012
3.55E-05
12/1993
383.35
0.0251
0.00037
01/1975
176
-0.0421
0.002317
01/1994
386.88
0.0092
9.9E-06
02/1975
180
0.0187
0.00016
02/1994
381.91
-0.0129
0.00036
03/1975
178
-0.008
0.000197
03/1994
384.13
0.0058
5.4E-08
04/1975
170
-0.0478
0.0029
04/1994
377.27
-0.018
0.00058
05/1975
167
-0.0145
0.000423
05/1994
381.26
0.0105
2E-05
06/1975
164
-0.019
0.000626
06/1994
385.64
0.0114
2.9E-05
07/1975
165
0.0056
1.45E-07
07/1994
385.49
-0.0004
4.1E-05
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
08/1975
163
-0.0132
0.000371
08/1994
380.35
-0.0134
0.00038
09/1975
144
-0.1233
0.016729
09/1994
391.58
0.0291
0.00053
10/1975
143
-0.0093
0.000234
10/1994
389.77
-0.0046
0.00011
11/1975
142
-0.0024
7.08E-05
11/1994
384.39
-0.0139
0.0004
12/1975
139
-0.0222
0.000794
12/1994
379.29
-0.0134
0.00038
01/1976
131
-0.0577
0.004061
01/1995
378.55
-0.002
6.4E-05
02/1976
131
-0.0032
8.51E-05
02/1995
376.64
-0.0051
0.00012
03/1976
133
0.0115
2.95E-05
03/1995
382.12
0.0144
7.1E-05
04/1976
128
-0.0356
0.001735
04/1995
391.03
0.023
0.00029
05/1976
127
-0.0078
0.000193
05/1995
385.12
-0.0152
0.00045
06/1976
126
-0.0097
0.000249
06/1995
387.56
0.0063
8.3E-08
07/1976
118
-0.0653
0.005092
07/1995
386.23
-0.0034
9E-05
08/1976
110
-0.0688
0.0056
08/1995
383.81
-0.0063
0.00015
09/1976
114
0.0377
0.001001
09/1995
383.05
-0.002
6.4E-05
10/1976
116
0.0173
0.000127
10/1995
383.14
0.0002
3.4E-05
11/1976
130
0.1164
0.012187
11/1995
385.3
0.0056
1.6E-07
12/1976
134
0.0257
0.000388
12/1995
387.44
0.0055
2.4E-07
01/1977
132
-0.0122
0.000331
01/1996
400.27
0.0326
0.0007
02/1977
136
0.03
0.000575
02/1996
404.79
0.0112
2.7E-05
03/1977
148
0.0839
0.006066
03/1996
396.25
-0.0213
0.00075
04/1977
149
0.0063
8.66E-08
04/1996
392.83
-0.0087
0.00022
05/1977
147
-0.0173
0.000545
05/1996
391.86
-0.0025
7.2E-05
06/1977
141
-0.0406
0.002172
06/1996
385.27
-0.017
0.00053
07/1977
143
0.0184
0.000154
07/1996
383.47
-0.0047
0.00011
08/1977
145
0.0108
2.3E-05
08/1996
387.46
0.0104
1.9E-05
09/1977
150
0.031
0.000626
09/1996
383.14
-0.0112
0.0003
10/1977
159
0.0606
0.002977
10/1996
381.07
-0.0054
0.00013
11/1977
162
0.0202
0.000201
11/1996
377.85
-0.0085
0.00021
12/1977
160
-0.0102
0.000264
12/1996
369
-0.0237
0.00088
01/1978
173
0.0763
0.004937
01/1997
354.02
-0.0414
0.00225
02/1978
178
0.0284
0.000498
02/1997
346.49
-0.0215
0.00076
03/1978
184
0.0305
0.000597
03/1997
352.06
0.0159
9.8E-05
04/1978
175
-0.0468
0.002786
04/1997
344.59
-0.0214
0.00075
05/1978
176
0.0059
2.83E-08
05/1997
335.55
-0.0266
0.00106
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
06/1978
184
0.0414
0.00125
06/1997
340.78
0.0155
8.9E-05
07/1978
189
0.0267
0.000427
07/1997
323.94
-0.0507
0.00322
08/1978
206
0.0891
0.006896
08/1997
324
0.0002
3.4E-05
09/1978
212
0.0276
0.000465
09/1997
322.72
-0.004
1E-04
10/1978
227
0.0698
0.004061
10/1997
324.81
0.0065
1.8E-07
11/1978
206
-0.0985
0.010916
11/1997
306.19
-0.059
0.00423
12/1978
208
0.0085
6.13E-06
12/1997
288.15
-0.0607
0.00446
01/1979
227
0.0894
0.006954
01/1998
289.24
0.0038
5.1E-06
02/1979
246
0.0779
0.005159
02/1998
297.61
0.0285
0.00051
03/1979
242
-0.0149
0.000437
03/1998
295.91
-0.0057
0.00014
04/1979
239
-0.012
0.000324
04/1998
308.42
0.0414
0.00125
05/1979
258
0.0743
0.004663
05/1998
299.04
-0.0309
0.00136
06/1979
279
0.08
0.005469
06/1998
292.27
-0.0229
0.00084
07/1979
295
0.0546
0.002362
07/1998
286.58
-0.0197
0.00066
08/1979
301
0.0204
0.000207
08/1998
283.95
-0.0092
0.00023
09/1979
355
0.1659
0.025575
09/1998
289.3
0.0187
0.00016
10/1979
392
0.0979
0.008448
10/1998
289.64
0.0012
2.4E-05
11/1979
392
0.0009
2.66E-05
11/1998
291
0.0047
1.8E-06
12/1979
455
0.1492
0.020509
12/1998
291.07
0.0002
3.3E-05
01/1980
675
0.3947
0.151054
01/1999
287.18
-0.0134
0.00038
02/1980
665
-0.0149
0.000438
02/1999
287.36
0.0006
2.9E-05
03/1980
554
-0.1839
0.036058
03/1999
286.11
-0.0044
0.00011
04/1980
517
-0.0676
0.005417
04/1999
282.55
-0.0125
0.00034
05/1980
514
-0.007
0.000169
05/1999
271.9
-0.0384
0.00198
06/1980
601
0.1562
0.022564
06/1999
261.35
-0.0396
0.00208
07/1980
644
0.07
0.004095
07/1999
256.14
-0.0201
0.00068
08/1980
627
-0.027
0.001088
08/1999
256.81
0.0026
1.2E-05
09/1980
674
0.0715
0.004286
09/1999
264.61
0.0299
0.00057
10/1980
661
-0.0187
0.000611
10/1999
311.14
0.162
0.02432
11/1980
623
-0.0587
0.004187
11/1999
293.42
-0.0586
0.00418
12/1980
595
-0.0469
0.002797
12/1999
283.41
-0.0347
0.00166
01/1981
557
-0.0652
0.00507
01/2000
284.45
0.0037
5.6E-06
02/1981
500
-0.1091
0.013259
02/2000
301.5
0.0582
0.00272
03/1981
499
-0.002
6.45E-05
03/2000
286.55
-0.0509
0.00324
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
04/1981
496
-0.006
0.000144
04/2000
280.64
-0.0208
0.00072
05/1981
480
-0.033
0.001526
05/2000
282.10
0.0052
7E-07
06/1981
465
-0.0316
0.001417
06/2000
285.55
0.0122
3.8E-05
07/1981
409
-0.1271
0.017729
07/2000
281.87
-0.013
0.00036
08/1981
410
0.0021
1.52E-05
08/2000
274.65
-0.0259
0.00102
09/1981
444
0.0784
0.005231
09/2000
273.68
-0.0035
9.2E-05
10/1981
438
-0.0132
0.000371
10/2000
270.24
-0.0126
0.00035
11/1981
413
-0.0573
0.004014
11/2000
270.24
0
3.6E-05
12/1981
410
-0.0079
0.000195
12/2000
271.68
0.0053
5.1E-07
01/1982
384
-0.0647
0.005009
01/2001
265.79
-0.0219
0.00078
02/1982
374
-0.027
0.001093
02/2001
261.93
-0.0146
0.00043
03/1982
330
-0.1254
0.01727
03/2001
263.15
0.0046
1.9E-06
04/1982
350
0.0597
0.00288
04/2001
260.76
-0.0091
0.00023
05/1982
334
-0.0483
0.002952
05/2001
265.39
0.0176
0.00013
06/1982
315
-0.0581
0.004111
06/2001
268.35
0.0111
2.6E-05
07/1982
339
0.0734
0.004539
07/2001
271.58
0.012
3.5E-05
08/1982
364
0.0719
0.004336
08/2001
272.12
0.002
1.6E-05
09/1982
436
0.1793
0.030025
09/2001
283.40
0.0406
0.0012
10/1982
422
-0.0317
0.001426
10/2001
281.10
-0.0081
0.0002
11/1982
415
-0.0173
0.000544
11/2001
274.60
-0.0234
0.00087
12/1982
444
0.0684
0.003895
12/2001
276.25
0.006
1.4E-09
01/1983
481
0.08
0.005467
01/2002
281.65
0.0194
0.00018
02/1983
492
0.0219
0.000253
02/2002
295.50
0.048
0.00176
03/1983
420
-0.1589
0.027187
03/2002
294.05
-0.0049
0.00012
04/1983
433
0.031
0.000625
04/2002
302.68
0.0289
0.00052
05/1983
438
0.0118
3.36E-05
05/2002
314.49
0.0383
0.00104
06/1983
413
-0.0593
0.004273
06/2002
310.25
-0.0136
0.00038
07/1983
423
0.0236
0.000311
07/2002
313.29
0.0098
1.4E-05
08/1983
416
-0.0154
0.000461
08/2002
310.25
-0.0098
0.00025
09/1983
412
-0.0107
0.000281
09/2002
319.16
0.0283
0.0005
10/1983
394
-0.0453
0.00263
10/2002
316.56
-0.0082
0.0002
11/1983
382
-0.0308
0.001353
11/2002
319.15
0.0081
4.5E-06
12/1983
389
0.02
0.000195
12/2002
332.43
0.0408
0.00121
01/1984
371
-0.0486
0.002981
01/2003
356.86
0.0709
0.00421
Ngày
Giá
Rt
Ngày
Giá
Rt
02/1984
386
0.0408
0.001206
02/2003
359.32
0.0069
7.1E-07
03/1984
394
0.0205
0.000209
03/2003
340.55
-0.0537
0.00356
04/1984
381
-0.0334
0.001558
04/2003
328.58
-0.0358
0.00175
05/1984
377
-0.0104
0.000271
05/2003
355.68
0.0793
0.00536
06/1984
378
0.0007
2.82E-05
06/2003
356.53
0.0024
1.3E-05
07/1984
347
-0.0834
0.007997
07/2003
351.00
-0.0156
0.00047
08/1984
348
0.0007
2.82E-05
08/2003
359.77
0.0247
0.00035
09/1984
341
-0.0192
0.000636
09/2003
378.95
0.0519
0.00211
10/1984
340
-0.0027
7.62E-05
10/2003
378.92
-8E-05
3.7E-05
11/1984
341
0.003
9.2E-06
11/2003
389.91
0.0286
0.00051
12/1984
320
-0.0637
0.004859
12/2003
407.59
0.0443
0.00147
01/1985
303
-0.0559
0.003833
01/2004
413.99
0.0156
9.1E-05
02/1985
299
-0.0121
0.000328
02/2004
405.33
-0.0211
0.00074
03/1985
304
0.0168
0.000116
03/2004
406.67
0.0033
7.4E-06
04/1985
325
0.0654
0.00353
04/2004
403.02
-0.009
0.00023
05/1985
317
-0.0253
0.000979
05/2004
383.40
-0.0499
0.00313
06/1985
317
0.0006
2.95E-05
06/2004
391.99
0.0222
0.00026
07/1985
317
0.0017
1.84E-05
07/2004
398.09
0.0154
8.9E-05
08/1985
329
0.037
0.000957
08/2004
400.48
0.006
1.8E-09
09/1985
324
-0.0155
0.000465
09/2004
405.25
0.0118
3.4E-05
10/1985
326
0.0052
7.39E-07
10/2004
423.34
0.0437
0.00142
11/1985
325
-0.0022
6.74E-05
11/2004
439.39
0.0372
0.00097
12/1985
321
-0.0137
0.000387
12/2004
441.76
0.0054
4.2E-07
01/1986
345
0.0738
0.004593
01/2005
424.15
-0.0407
0.00218
02/1986
339
-0.019
0.000625
02/2005
423.35
-0.0019
6.3E-05
03/1986
346
0.0199
0.000193
03/2005
434.25
0.0254
0.00038
04/1986
340
-0.0154
0.000457
04/2005
428.93
-0.0123
0.00034
05/1986
343
0.0062
3.25E-08
05/2005
421.87
-0.0166
0.00051
06/1986
343
3E-05
3.6E-05
06/2005
430.66
0.0206
0.00021
07/1980
349
0.0173
0.000127
07/2005
424.48
-0.0145
0.00042
08/1986
377
0.0774
0.005098
08/2005
437.93
0.0312
0.00063
09/1986
418
0.1037
0.00953
09/2005
456.05
0.0405
0.00119
10/1986
424
0.0137
5.95E-05
10/2005
469.9
0.0299
0.00057
11/1986
399
-0.0601
0.004372
11/2005
476.67
0.0143
6.9E-05
12/1986
391
-0.0192
0.000636
12/2005
510.10
0.0678
0.00381
01/1987
408
0.0426
0.001338
01/2006
549.86
0.0751
0.00477
Tổng cộng
2.7486
1.13536
Mẫu gồm 456 quan sát nên ta có n = 456.
=
0.05. Độ bất ổn năm là 0.05* = 0.173
Nhược điểm của cách ước lượng này là, nếu ta chọn kích thước mẫu (số quan sát) càng nhiều, chúng ta phải đi ngược dòng thời gian nhiều hơn. Chúng ta càng ngược dòng thời gian nhiều, càng có nhiều khả năng độ bất ổn sẽ thay đổi.
Tóm lại, mỗi cách ước lượng cho ta một độ bất ổn khác nhau, vì mỗi cách có giả thiết khác nhau và có ưu nhược điểm riêng. Tuỳ vào kết quả ước lượng được, phương pháp nào có kết quả gần với thực tế sẽ được lựa chọn.
3.2.4. Áp dụng công thức Black – Scholes để xác định giá quyền chọn
Giá vàng giao tháng 5/2007 trên thị trường New York là X = 669 USD/ounce. S0 = 549.86 USD/ounce là giá vàng tại thời điểm t = 0 (tháng 01 năm 2006), 0.15748, T = 4/3 năm. Lãi suất phi rủi ro được lấy là lãi suất trái phiếu Chính phủ r = 8.6%/năm.
Tính toán d1
-0,35701
Tính toán d2
= -0.35701–0.181842 = -0.53886
Tìm giá trị N(d1)
Sử dụng hàm Normsdist( )
N(d1) = Normsdist(-0.35701) = 0.36054
Tìm giá trị N(d2)
N(d2) = 0.294993
Đưa vào công thức để tìm C kiểu Châu Âu
C = 549.86*0.36054 – 669*e-0.086*4/3*0.294993= 22.27684 USD
Từ mối quan hệ giữa giá quyền chọn mua và quyền chọn bán kiểu Châu Âu
C + Xe-r(T-t) = P + S
Ta có
P = C + Xe-r(T-t) – S = 22.27684 + 669*e-0.086*4/3 – 549.86 = 68.93959 USD
Tương tự đối với các độ bất ổn khác, thay vào công thức ta cũng tính được giá quyền chọn. Việc lựa chọn độ bất ổn nào để tính giá quyền chọn là dựa vào kết quả tính toán bằng mô hình Black – Scholes sát với giá trị thực tế nhất, hơn nữa việc ước lượng độ bất ổn đó phải đảm bảo được tốt nhất các giả thiết của mô hình.
3.3. ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN CHỈ SỐ GIÁ VÀNG Ở VIỆT NAM
3.3.1. Số liệu và nguồn gốc số liệu
Số liệu được lấy từ trang web Tổng cục thống kê WWW.GSO.GOV.VN
Chỉ số giá vàng được tính theo tháng, từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 12 năm 2005. Bản chất sổ liệu dùng phân tích là số liệu chuỗi thời gian.
3.3.2. Các kiểm định
{It} là chuỗi chỉ số giá vàng. Lợi suất của chỉ số giá vàng được tính theo công thức ghép lãi liên tục:
3.3.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất của chỉ số giá vàng
Vẽ đồ thị
Từ đồ thị ta thấy Rt là chuỗi dừng và không có hệ số chặn.
Sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo tiêu chuẩn DF ta có
ADF Test Statistic
-12.81986
1% Critical Value*
-2.5833
5% Critical Value
-1.9427
10% Critical Value
-1.6171
*MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root.
Augmented Dickey-Fuller Test Equation
Dependent Variable: D(R1)
Method: Least Squares
Date: 06/14/07 Time: 19:41
Sample(adjusted): 1996:04 2005:12
Included observations: 117 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
R1(-1)
-1.977571
0.154258
-12.81986
0.0000
D(R1(-1))
0.315363
0.089176
3.536392
0.0006
R-squared
0.773660
Mean dependent var
0.000689
Adjusted R-squared
0.771692
S.D. dependent var
0.083641
S.E. of regression
0.039965
Akaike info criterion
-3.584679
Sum squared resid
0.183678
Schwarz criterion
-3.537462
Log likelihood
211.7037
Durbin-Watson stat
2.163871
Từ bảng trên ta có với 5%, và 10%. Ta kết luận chuỗi lợi suất của chỉ số giá vàng là chuỗi dừng.
3.3.2.2. Kiểm định tính phân phối chuẩn của chuỗi log chỉ số giá vàng
Đồ thị trên thể hiện sự phát triển của chỉ số giá vàng tuân theo phân phối logarit chuẩn.
Đồ thị này cho biết chỉ số giá vàng có phân phối logarit chuẩn, vì kiểm định JB = 60.72 < với , và tương ứng với xác suất p = 0.0000
3.3.3. Ước lượng các biến số
3.3.3.1. Ước lượng độ bất ổn băng mô hình ARCH(1)
Dependent Variable: R
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 06/14/07 Time: 19:06
Sample(adjusted): 1996:03 2005:12
Included observations: 118 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 56 iterations
Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.004320
0.000877
-4.926182
0.0000
AR(1)
-0.239782
0.055409
-4.327491
0.0000
Variance Equation
C
0.000164
4.77E-05
3.440717
0.0006
ARCH(1)
4.079389
0.563723
7.236508
0.0000
R-squared
0.167769
Mean dependent var
0.000415
Adjusted R-squared
0.145868
S.D. dependent var
0.048251
S.E. of regression
0.044593
Akaike info criterion
-3.706105
Sum squared resid
0.226694
Schwarz criterion
-3.612183
Log likelihood
222.6602
F-statistic
7.660395
Durbin-Watson stat
2.637837
Prob(F-statistic)
0.000104
Inverted AR Roots
-.24
Từ bảng trên ta thấy mô hình ARCH(1) không phù hợp vì không có phương sai dài hạn ().
3.3.3.2. Ước lượng độ bất ổn bằng mô hình GARCH(1,1)
Dependent Variable: R
Method: ML - ARCH (Marquardt)
Date: 06/14/07 Time: 19:04
Sample(adjusted): 1996:03 2005:12
Included observations: 118 after adjusting endpoints
Convergence achieved after 19 iterations
Variance backcast: ON
Coefficient
Std. Error
z-Statistic
Prob.
C
-0.002653
0.001685
-1.574267
0.1154
AR(1)
-0.480148
0.066140
-7.259599
0.0000
Variance Equation
C
-2.88E-05
8.26E-06
-3.486450
0.0005
ARCH(1)
-0.016057
0.006832
-2.350379
0.0188
GARCH(1)
1.045708
0.007230
144.6276
0.0000
R-squared
0.242914
Mean dependent var
0.000415
Adjusted R-squared
0.216115
S.D. dependent var
0.048251
S.E. of regression
0.042720
Akaike info criterion
-3.729030
Sum squared resid
0.206225
Schwarz criterion
-3.611629
Log likelihood
225.0128
F-statistic
9.064138
Durbin-Watson stat
2.310761
Prob(F-statistic)
0.000002
Inverted AR Roots
-.48
Mô hình GARCH(1,1) cũng không phù hợp vì hệ số do đó cũng không có phương sai dài hạn.
3.3.3.3. Độ bất ổn quá khứ
Ngày
Rt
Ngày
Rt
01/1996
01/2001
0.0282189
0.0007722
02/1996
0.00196
2.3E-06
02/2001
-0.0221337
0.0005092
03/1996
-0.01674
0.00029
03/2001
-0.0120122
0.0001548
04/1996
0
1.9E-07
04/2001
0.0029074
6.131E-06
05/1996
-0.01703
0.0003
05/2001
0.0111352
0.0001146
06/1996
-0.07116
0.00513
06/2001
0.0070559
4.389E-05
07/1996
0.06914
0.00472
07/2001
-0.0050743
3.031E-05
08/1996
0.01606
0.00024
08/2001
0.0029705
6.448E-06
09/1996
-0.00299
1.2E-05
09/2001
0.006838
4.105E-05
10/1996
0.00399
1.3E-05
10/2001
0.0246457
0.0005863
11/1996
-0.00699
5.5E-05
11/2001
-0.0517618
0.0027241
12/1996
-0.00502
3E-05
12/2001
0.0171123
0.0002783
01/1997
0.01102
0.00011
01/2002
-0.0377184
0.0014554
02/1997
-0.01606
0.00027
02/2002
0.0485717
0.0023175
03/1997
0.00605
3.2E-05
03/2002
0.0036083
1.009E-05
Ngày
Rt
Ngày
Rt
04/1997
0
1.9E-07
04/2002
0.0182253
0.0003166
05/1997
-0.03168
0.00103
05/2002
-0.0110941
0.0001328
06/1997
0.0357
0.00124
06/2002
0.0132594
0.0001646
07/1997
-0.02846
0.00083
07/2002
-0.0403948
0.0016668
08/1997
0.0194
0.00036
08/2002
-2.983E-06
1.886E-07
09/1997
0.00202
2.5E-06
09/2002
0.0060445
3.151E-05
10/1997
0.00503
2.1E-05
10/2002
0.0136103
0.0001737
11/1997
0.04755
0.00222
11/2002
-0.0196197
0.000402
12/1997
-0.04354
0.00193
12/2002
0.0134881
0.0001705
01/1998
-0.01005
0.00011
01/2003
-0.1355628
0.0184944
02/1998
0.01901
0.00035
02/2003
0.1709774
0.029086
03/1998
-0.01397
0.00021
03/2003
-0.0590328
0.003536
04/1998
0.00601
3.1E-05
04/2003
-0.0197774
0.0004084
05/1998
0.00697
4.3E-05
05/2003
0.0334879
0.0010927
06/1998
-0.03534
0.00128
06/2003
0.0351202
0.0012033
07/1998
0.02035
0.0004
07/2003
-0.0388252
0.0015411
08/1998
0.02191
0.00046
08/2003
0.0027277
5.273E-06
09/1998
0.00295
6.4E-06
09/2003
0.0277663
0.0007472
10/1998
-0.01484
0.00023
10/2003
0.004342
1.529E-05
11/1998
-0.003
1.2E-05
11/2003
-0.003542
1.579E-05
12/1998
-0.001
2.1E-06
12/2003
0.0199069
0.0003793
01/1999
0.00778
5.4E-05
01/2004
-0.2547159
0.0651001
02/1999
-0.00278
1E-05
02/2004
0.1965654
0.0384686
03/1999
0.0004
1.1E-09
03/2004
0.0107227
0.0001059
04/1999
-0.01991
0.00041
04/2004
0.021212
0.0004318
05/1999
0.01412
0.00019
05/2004
-0.0650631
0.0042895
06/1999
-0.03963
0.0016
06/2004
0.0278678
0.0007528
07/1999
0.00995
9.1E-05
07/2004
0.019061
0.0003471
08/1999
0.01485
0.00021
08/2004
-0.0010247
2.12E-06
09/1999
0.01333
0.00017
09/2004
0.0108806
0.0001092
10/1999
0.08688
0.00747
10/2004
0.0017214
1.664E-06
11/1999
-0.08598
0.00747
11/2004
0.0148661
0.0002084
12/1999
0.01502
0.00021
12/2004
0.0161956
0.0002485
01/2000
-0.00703
5.6E-05
01/2005
-0.1785209
0.0320239
Ngày
Rt
Ngày
Rt
02/2000
-0.00201
6E-06
02/2005
0.1123111
0.0125171
03/2000
-1.6E-05
2E-07
03/2005
0.0380961
0.0014186
04/2000
-0.01088
0.00013
04/2005
-0.0277464
0.000794
05/2000
0.00095
2.7E-07
05/2005
0.0061308
3.248E-05
06/2000
0.00097
2.9E-07
06/2005
-0.0135109
0.0001944
07/2000
0.00902
7.4E-05
07/2005
0.0270091
0.0007064
08/2000
-0.00401
2E-05
08/2005
-0.008343
7.699E-05
09/2000
-0.003
1.2E-05
09/2005
0.0132627
0.0001646
10/2000
0.002
2.5E-06
10/2005
0.0234064
0.0005279
11/2000
-0.00605
4.2E-05
11/2005
-0.031033
0.00099
12/2000
0.00097
2.9E-07
12/2005
0.063924
0.0040313
Tổng cộng
0.0508962
0.2723956
Mẫu gồm 119 quan sát nên ta có n =119.
. Độ bất ổn năm là .
Giả sử chỉ số giá vàng tháng 12 năm 2005 là 111.3 chỉ số giá vàng thực hiện tháng 5 năm 2007 là 154.55. Lãi suất phi rủi ro r = 8.6%, T = 1 năm, .
Nếu biết chỉ số giá vàng tại thời điểm đang xét và chỉ số giá vàng thực hiện trong kỳ hạn tương ứng thì vận dụng công thức Black – Scholes tương tự đối với định giá quyền chọn vàng ta cũng xác định được mức phí quyền chọn mua và quyền chọn bán chỉ số giá vàng.
= - 0.94313 – 0.1664369*0.141455 = -1.14123
N(d1) = 0.172808
N(d2) = 0.126887
C = IN(d1) – Xe-r(T-t)N(d2)
= 111.3*0.172808 – 154.55*0.885296*0.126887 = 1.872419
P = C + Xe-r(T-t) - I = 1.1872419 + 154.55*0.885296 – 111.3 = 27.3949
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Trong mô hình Black – Scholes có sử dụng những giả định không phù hợp với thực tế.
Giả định giá của tài sản biến động ngẫu nhiên, tuy nhiên sự thật giá tài sản cơ sở có ngẫu nhiên hay không?
Nhiều nhà quản trị tiền tệ chuyên nghiệp tuyên bố là có khả năng dự báo giá cổ phiếu. Họ quan sát các đồ thị và tuyên bố rằng những chuỗi số biểu diễn như vậy ít nhất là có thể dự đoán được một phần. Họ thấy được xu hướng tăng hoặc giảm và tin rằng có thể khai thác điều này để kiếm lợi nhuận lớn.
Lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi theo logarit của giá tài sản không thay đổi trong suốt thời gian đáo hạn của quyền chọn?
Giả định rằng lãi suất phi rủi ro là không tương đương với việc giả định lãi suất không thay đổi. Chúng ta biết rằng đương nhiên thực tế không phải như vậy.
Giả định độ bất ổn, được biểu hiện bằng độ lệch chuẩn, không thay đổi là một giả định quan trọng. Có vẻ như giả định này luôn mâu thuẫn với thế giới thực. Thật ra không thể nhận thức rằng bất kỳ tài sản có rủi ro nào cũng có cùng một mức độ bất ổn trong một khoảng thời gian.
Giả định không có thuế và chi phí giao dịch cũng không thực tế. Các quyết định giao dịch quyền chọn hiển nhiên bị ảnh hưởng bởi thuế và chi phí giao dịch.
Giả định các quyền chọn là kiểu Châu Âu thể hiện sự hạn chế của mô hình Black – Scholes. Khả năng thực hiện sớm trong quyền chọn kiểu Mỹ không thể được điều chỉnh một cách dễ dàng để phù hợp với mô hình Black – Scholes. Tuy nhiên chúng ta sẽ thấy rằng mô hình Black – Scholes có thể giúp chúng ta hiểu biết tốt hơn về điều gì xảy ra khi một quyền chọn mua được thực hiện sớm. Trong hầu hết các trường hợp, mô hình nhị phân là cách tốt nhất để định giá quyền chọn kiểu Mỹ.
Người ta rất dễ bác bỏ một mô hình vì các giả định của nó không được thoả mãn. Tuy nhiên, chấp nhận hay bác bỏ một mô hình phải dựa trên ba điều kiện: (1) Các kết quả đạt được từ mô hình có phù hợp với thực tế không? (2) Có mô hình nào tốt hơn không? (3) Mô hình có được sử dụng rộng rãi trong thực tế không?
Từ sự phân tích trên, ta cũng thấy được kết quả tính toán của mô hình Black – Scholes sẽ không luôn luôn phù hợp với thực tế và mặc dù có những mô hình phức tạp hơn, đây là một mô hình được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, các mô hình khác gần như luôn có cấu trúc cơ bản giống như mô hình Black – Scholes. Thật ra có thể nói rằng không có mô hình tài chính nào được ứng dụng rộng rãi như vậy trong thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Quang Dong, Khoa Toán Kinh Tế, Giáo trình Kinh tế lượng và bài giảng Kinh tế lượng.
2. PGS.TS. Nguyễn Quang Dong (2002), Một thử nghiệm mô hình các hợp đồng lựa chọn về nhều loại tài sản, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính.
4. Trần Trọng Nguyên (2002), Công thức định giá quyền chọn trong mô hình thị trường có tính phụ thuộc, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
5. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê .
6. PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn, Khoa Toán Kinh Tế, Bài giảng môn Phân tích và Định giá tài sản tài chính.
7. Web site www.gso.gov.vn
www.Neatideas.com
Do những yếu tố khách quan và những hạn chế của bản thân, khoá luận chỉ dừng lại ở việc xác định phí quyền chọn bằng mô hình Black – Scholes và sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0004.doc