Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- TRẦN HUY TOẢN ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG DO MYCOPLASMA HYOPNEUMONIAE VÀ MỘT SỐ VI KHUẨN CỘNG PHÁT KHÁC GÂY RA CHO LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÁ HIÊN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN       Tôi xin cam đoan rằng:       - Các kết quả nghiên cứu trong

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận văn là trung thực, khách quan và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.       - Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.  Hà Nội, tháng 09 năm 2009 Tác giả luận văn        Trần Huy Toản                LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các tập thể và các nhân. Cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành sâu sắc tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau Đại học, Khoa Thú y, Viện Thú y Quốc Gia, Chi cục Thú y thành phố Hải Phòng, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu nâng cao kiến thức của chương trình học. Các thầy cô giáo bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; các đồng nghiệp tại Viện Thú y Quốc gia, Chi cục Thú y thành phố Hải Phòng, Trạm Thú y các huyện Vĩnh Bảo; Thủy Nguyên; Kiến Thụy và quận Kiến An. Trực tiếp là thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Bá Hiên – Trưởng Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện được đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.  Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm  ơn chân thành nhất tới những tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập./.       Hà Nội, tháng 9 năm 2009       Trần Huy Toản MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt DNA Deoxyribonucleic acid Axit deoxyribonucleic ELISA Enzyme Linked Immunosorbent Assay Phản ứng hấp phụ miễn dịch liên kết với enzyme GP Glycoprotein RNA Ribonucleic acid Axit ribonucleic RNP Ribonucleprotein Phức hợp protein và RNA VPĐP Viêm phổi địa phương M Mycoplasma P Pasteurella A Actinobacillus H Haemophilus MC Mẫn cảm DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Tỷ lệ lợn nghi nhiễm bệnh viêm phổi trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy và quận Kiến An – thành phố Hải Phòng. 48 4.2 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh Viêm phổi địa phương và tỉ lệ tử vong xét theo lứu tuổi. 49 4.3 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh VPĐP và tỉ lệ tử vong xét theo mật độ chuồng nuôi: 50 4.4 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh VPĐP theo tháng điều tra: 51 4.5 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh và tỷ lệ tử vong xét theo điều kiện vệ sinh chuồng nuôi. 52 4.6 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh VPĐP và tỷ lệ tử vong xét theo phương thức chăn nuôi 53 4.7 Những biểu hiện lâm sàng của lợn nghi mắc bệnh VPĐP 54 4.8 Kết quả xác định sự có mặt của Mycoplasma sp ở lợn mắc bệnh viêm phổi địa phương tại một số cơ sở tại thành phố Hải Phòng bằng phản ứng ELISA 56 4.9 Tổng hợp kết quả phân lập vi khuẩn gây bệnh Viêm phổi tại các đơn vị. 58 4.10 Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuẩn phân lập được. 60 4.11 Gây bệnh trên lợn thí nghiệm 62 4.12 Kết quả thử kháng sinh đồ với các chủng vi khuẩn phân lập được 66 4.13 Kết quả điều trị bệnh VPĐP của lợn 73 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1 Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợn mắc bệnh VPĐP giữa các huyện, quận. 48 4.2 Lợn có biểu hiện thở khó và ho 55 4.3 Lợn chảy nước mũi nhiều, ho 55 4.4 Biểu đồ sự lưu hành của vi khuẩn Mycoplasma trong lợn bệnh tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng. 57 4.5 Biểu đồ so sánh các vi khuẩn gây bệnh Viêm phổi phân lập được từ phổi lợn mắc bệnh tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng. 59 4.6 Hiện tượng lòng khí quản chứa tương dịch lẫn bọt khí, bị gan hóa 63 4.7 Ảnh phổi lợn bị viêm đối sứng các thùy 64 4.8 Hiện tượng phổi lợn bị nhục hóa 64 4.9 Hiện tượng phổi lợn bị nhục hóa 65 4.10 Biểu đồ so sánh sự mẫn cảm của một số kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn phân lập. 67 4.11 Ảnh sự mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh 69 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thịt, sữa, trứng, nhất là thịt lợn xuất khẩu. Trong những năm gần đây Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho nhập các giống gia súc, gia cầm có năng suất và chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi phát triển nhằm mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trong các vật nuôi thì nuôi lợn là loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, chính vì vậy trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã đạt nhiều thành tựu lớn, xu thế chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi trong trang trại tập trung ngày càng phổ biến. Thịt lợn là nguồn thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày của mọi người dân, sản phẩm thịt lợn phần lớn là để đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu, lợn cũng là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho thâm canh tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên trong chăn nuôi, muốn thu được lợi nhuận cao thì ngoài các vấn đề về con giống, công tác dinh dưỡng thì công tác thú y là vấn đề cấp thiết, quyết định đến thành công trong chăn nuôi. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất đã giúp chúng ta xử lý và khống chế bệnh dịch. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó mà ngành chăn nuôi nói chung và nhất là chăn nuôi lợn nói riêng phải tạo ra số lượng nhiều nhưng phải có chất lượng sản phẩm tốt, việc đó đòi hỏi phải có những biện pháp hợp lý để đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội. Trong những năm gần đây, ngành thú y đã có một số thành tựu mới góp phần phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn. Tuy nhiên, từng lúc từng nơi khi mà điều kiện sinh thái không thuận lợi, một số dịch bệnh vẫn xảy ra gây những thiệt hại đáng kể cho đàn lợn, đặc biệt là lợn con trước và sau cai sữa vì lợn ở giai đoạn này vừa thay đổi điều kiện sinh lý vừa dần thích nghi với điều kiện sống mới nên rất dễ mắc bệnh. Có rất nhiều các loại bệnh khác nhau ở lợn, trong đó phải kể đến các bệnh về đường hô hấp như: Ho thở truyền nhiễm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm teo mũi truyền nhiễm,… Đây là những bệnh đáng quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay của ngành chăn nuôi lợn. Trong những bệnh truyền nhiễm ở lợn thì bệnh Viêm phổi địa phương (VPĐP) ở lợn do Mycoplasma là bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Bởi vì bệnh lây lan nhanh tác động kéo dài đối với cơ thể lợn, tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn khác kế phát. Mầm bệnh tồn tại rất lâu trong cơ thể lợn cũng như ngoài môi trường làm việc phòng trị rất khó khăn, khi lợn bị nhiễm bệnh, chi phí điều trị lớn, thời gian và liệu trình điều trị kéo dài, đồng thời còn làm giảm khả năng tăng trọng cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Cho tới nay ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh Viêm phổi địa phương ở lợn do Mycoplasma, tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tình hình dịch tễ và phác đồ phòng trị bệnh chung còn việc nghiên cứu ở từng địa phương cụ thể thì ít. Ở Hải Phòng chưa có nghiên cứu nào về bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma và một số vi khuẩn cộng phát gây ra. Hải Phòng là thành phố loại một cấp quốc gia, là một trong những tỉnh, thành phố nằm trong vùng nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu thịt lợn của khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thực hiện Nghị quyết 13 Đảng bộ thành phố, Hải Phòng đang đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong đó ngành chăn nuôi thì chăn nuôi lợn nói riêng được coi là ngành sản xuất hàng hoá quan trọng nhất và được chú trọng đầu tư phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng (tổng đàn lợn hiện nay khoảng trên 535.000 con, với nhiều giống nhập ngoại và lai cho năng suất và chất lượng thịt tốt), bên cạnh sự phát triển chăn nuôi lợn tập trung trang trại thì chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình với quy mô 1-2 nái và 05-40 lợn thịt cũng rất phát triển. Tuy nhiên dịch bệnh đối với đàn lợn cũng gia tăng. Đường hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Một trong những nhân tố quan trọng nhất là vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh Viêm phổi địa phương cho lợn (Enzootic Pneumonia). Bệnh đã xuất hiện và gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các trại chăn nuôi lợn tập trung của nhà nước và hợp tác xã trên địa bàn thành phố từ những năm 1960, đặc biệt là các trại lợn giống như Tràng Duệ, Thành Tô, Xuân Sơn… Sau khi xoá bỏ bao cấp, các trại lợn tập trung của hợp tác xã bị giải thể, chăn nuôi hộ gia đình phát triển, đàn lợn từ hợp tác xã được phân tán về các hộ chăn nuôi, theo con đường đó bệnh Viêm phổi địa phương đã len lỏi và phát triển, thường xuyên gây tác hại cho đàn lợn của các địa phương, đặc biệt các vùng chuyên chăn nuôi lợn nái. Trong thời gian qua, tuy chưa có sự điều tra đầy đủ về bệnh nhưng theo báo cáo của Trạm Thú y các huyện, quận trên địa bàn thành phố, mỗi năm có hàng chục ngàn lợn ở giai đoạn trước và sau cai sữa bị mắc bệnh viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân, trong đó có hàng ngàn con chết bệnh, đây là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Qua đó thấy thiệt hại về kinh tế do lợn mắc viêm phổi là rất lớn. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh này, cũng như ảnh hưởng của nó tới chăn nuôi lợn. Được sự phân công của Viện sau đại học, Khoa Thú y, Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Bá Hiên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đề xuất biện pháp phòng trị". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định một số biến đổi về chỉ tiêu lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh Viêm phổi địa phương. - Xác định được một số vi khuẩn cộng phát tham gia vào quá trình bệnh và độc lực của chúng. - Trên cơ sở kết quả kháng sinh đồ thu được sẽ đưa ra phác đồ điều trị và phòng bệnh đường hô hấp của lợn tại Hải Phòng. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về: Một số biến đổi về lâm sàng, bệnh tích cũng như giải phẫu bệnh lý của phổi lợn mắc bệnh. Đồng thời nghiên cứu một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh Viêm phổi địa phương tại Hải Phòng. Nó cung cấp những số liệu khoa học, thực tiễn, những thông tin quan trọng giúp các nhà thú y chẩn đoán sớm và đưa ra biện pháp phòng trị hợp lý, hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Lịch sử nghiên cứu về bệnh VPĐP ở lợn do Mycoplasma 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Đường hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Một trong những nhân tố quan trọng nhất là vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh Viêm phổi địa phương cho lợn (Enzootic Pneumonia). Theo Ross (1986) [44] nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện, chỉ khi có sự tham gia của các vi khuẩn cộng phát như Pasteurella và Bordetella bronchiseptica triệu chứng của bệnh mới biểu hiện rõ ràng. Mycoplasma được phát hiện đầu tiên vào năm 1898 ở bò bị viêm phổi và được đặt tên là M.nyeoides. Sau 25 năm người ta phát hiện ra nhiều vi khuẩn giống Mycoplasma nên đặt tên là PPLO (Pleuropneumonia -Like Orgasnisms ). Bệnh lần đầu tiên được phát hiện thấy ở nước Đức, sau đó thấy ở Anh, Thụy Điển và gọi tên bệnh là dịch viêm phổi địa phương. Trước khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về nguyên nhân gây bệnh. Ngày đầu bệnh xuất hiện, một số tác giả cho rằng: Bệnh VPĐP lợn là do một loài virus nào đó không qua màng lọc gây ra và tất cả các hướng nghiên cứu khi đó tập trung vào nguyên nhân do virus. Những năm 50 của thế kỷ XX các nhà khoa học ở các nước Anh, Canada, Mỹ, Thụy Điển đã đi sâu vào nghiên cứu đồng loạt nhưng theo hướng là do virus gây nên bệnh, kết quả thu được không đồng nhất, trong quá trình nghiên cứu họ đã tìm thấy Mycoplasma trong bệnh phẩm nhưng lại cho rằng vi khuẩn này chỉ là vi khuẩn thứ phát, thường nhiễm vào các bệnh tích của phổi khi lợn mắc bệnh và che lấp căn bệnh trong môi trường tế bào và không có tế bào dùng để phân lập mầm bệnh. Cho tới lúc này người ta vẫn cho rằng có một loại virus nào đấy gây nên bệnh mà chưa tìm ra được. Cũng trong những năm 50 một số tác giả đã nghiên cứu được một số đặc trưng của mầm bệnh là: - Mầm bệnh cũng mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh. - Tính kháng nguyên của nó không phù hợp với bản chất của virus. Tới năm 1963 một số tác giả đã nghiên cứu ở Anh và cho kết quả đầu tiên về căn bệnh. Họ đã định bệnh phẩm phổi lợn bị viêm không chứa căn bệnh thứ phát đem tiến hành nuôi cấy và cho kết quả là một vi sinh vật đa hình thái, trong môi trường tế bào phổi lợn, khi gây bệnh thí nghiệm thấy lợn không mắc bệnh viêm phổi. Đối với môi trường không có tế bào gồm: 10% dung dịch đệm Hanks, 20% huyết thanh lợn vô hoạt (lấy từ lợn không mắc dịch viêm phổi địa phương) và 0,5% latbunin thuỷ phân, 0,01% chiết xuất Mendifco, 200 đơn vị Penicillin trong 1ml môi trường, kết quả là vẫn có thể nuôi cấy được, từ đó họ cho rằng: Vi khuẩn mà họ phân lập được có hướng thuộc nhóm Mycoplasma là nguyên nhân gây nên viêm phổi, nhưng họ chưa chứng minh được vi khuẩn Mycoplasma này có phát triển được trong môi trường đặc hay không nên họ chưa có kết quả chính xác. Năm 1965, đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh tương tự ở Mỹ trong môi trường không có tế bào, năm 1964 đã quan sát được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trên môi trường đặc mà họ nuôi cấy. Trong môi trường dịch thể không có tế bào đã được kiểm tra là tinh khiết họ thấy trên môi trường hình thành những khuẩn lạc hình cầu như Mycoplasma. Khi tiêm canh khuẩn trong môi trường dịch thể ở lần cấy chuyền thứ 7 cho lợn, họ đã tìm thấy bệnh tích điển hình ở phổi, giống như bệnh tích đã được mô tả theo quan điểm nguyên nhân bệnh là do virus. Cũng thời gian này, họ đã quan sát được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trong môi trường đặc cấy Mycoplasma mà họ phân lập được. Mặt khác còn lấy khuẩn lạc Mycoplasma tiêm cho lợn thấy lợn mắc bệnh và họ kết luận rằng: “Vi khuẩn đã hình thành khuẩn lạc là nguyên nhân gây ra bệnh Dịch viêm phổi địa phương và đặt tên là M.Suipneumoniae ” Năm 1986, Papageogia đã tiến hành nghiên cứu về mặt vi sinh vật học của mầm bệnh, tác giả đã chứng minh được vai trò chủ yếu của Mycoplasma. Canh khuẩn trên môi trường dịch thể đem tiêm cho lợn con từ 10 -21 ngày tuổi đã gây được bệnh, khi mổ khám thấy được bệnh tích viêm khí quản phổi hoặc viêm phổi thùy ở các thùy tim, thùy đỉnh, viêm ngoại tâm mạc cấp tính, với sự hình thành u hạt ở màng cơ tim và bệnh tích viêm ngoại tâm mạc. Từ đó về sau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm sáng tỏ thêm về bệnh này. Như vậy sau rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, cuối cùng đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Dịch viêm phổi địa phương (thường gọi là suyễn) của lợn là Mycoplasma hyopneumoniae.(M. Hyopneumoniae). 2.1.2 Một số nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1953 ở một vài trại giống (Phan Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh, 1958 [4]), đến năm 1962, bệnh đã lan khắp các tỉnh, cho đến nay bệnh phát triển rất rộng. Tỷ lệ ốm cao, có trại lên tới 80% lợn mắc bệnh (trại Máy Trai - Hải Phòng). Có trại do nhập lợn đã bị bệnh viêm phổi đia phương nên cả đàn bị lây đã phải diệt hết (trại Cầu Nguyễn,Thái Bình). Nhiều trại chăn nuôi quốc doanh đàn lợn cũng bị nhiễm nặng: Trại Thành Tô - Hải Phòng, trại An Khánh - Hà Đông. Bệnh VPĐP lợn ở Việt Nam còn gọi là bệnh Suyễn lợn đã xảy ra từ năm 1958 tại các cơ sở giống lợn của nhà nước (Nguyễn Ngọc Nhiên – 1997 [8]). Theo tác giả, khác với các nước phát nước phát triển ở Việt Nam do điều kiện chăm sóc và vệ sinh kém, vai trò của các vi khuẩn cộng phát là rất lớn. Lợn bị bệnh và chết chủ yếu do sự kết hợp của M. hyopneumoniae với các loại vi khuẩn khác, đặc biệt là Pasteurella multocida, Streptococcus sp., Staphylococcus sp. và Klebsiella. Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [16] triệu chứng của bệnh là: Bệnh phát ra đột ngột, lợn ủ rũ, tách khỏi đàn, đứng riêng rẽ hoặc nằm một chỗ, nhịp thở tăng từ 60 – 100 – 200 lần/phút, lúc đầu ho ngắn và nhẹ. Bệnh tiến triển dần, lợn ngày càng khó thở: ngồi dạng hai chân trước há mồm ra để thở và thở thể bụng, niêm mạc mắt, mũi, miệng thâm tím lại do thiếu O2. Thân nhiệt < 400C và chỉ sốt cao khi có vi khuẩn cộng phát. Lợn chết nhiều ở đàn mới mắc bệnh lần đầu. Trường hợp bệnh kéo dài chuyển sang thể mãn tính với đặc điểm: Ho kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, ho khan, khó thở, có khi co giật từng cơn, nôn mửa. Lợn bệnh đứng một chỗ lưng cong lên, cổ vươn dài ra, đầu mõm cúi xuống đất để ho cho đến khi long đờm thì cơn ho mới dừng, thường ho vào lúc sáng sớm và chiều tối, hay khi thời tiết thay đổi, sau khi vận động hoặc sau khi ăn. Lợn con thường mắc bệnh ở thể mãn tính, kém ăn, bỏ ăn, gầy yếu, đi lại chậm chạp, siêu vẹo, lông xù, chậm lớn. Lợn vỗ béo và lợn đực giống thường mắc bệnh ở thể nhẹ về lâm sàng mặc dù sau khi mổ khám vẫn thấy bệnh tích của bệnh viêm phổi địa phương. Năm 2005, Cù Hữu Phú và cộng sự (Viện Thú y Quốc gia) [11] đã phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh VPĐP ở một số tỉnh phía Bắc các loại vi khuẩn sau: P.Multocida, Bordetelia bronchiseptica, A.Pleuropneumoniae, Streptococcus suis, Haemophylus parasuis. Trong đó có vi khuẩn P.Multocida và A.Pleuropneumoniae phân lập được có độc lực cao với chuột bạch và lợn làm cơ sở cho việc chế autovacin phòng bệnh đường hô hấp trên cho lợn. 2.2 Khái quát về Mycoplasma 2.2.1 Hình thái Mycoplasma là một nhóm vi sinh vật nhỏ, không di động, không sinh nha bào, trong cấu trúc không có thành tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất. Hiện nay, người ta coi Mycoplasma sp là một vi sinh vật có kích thước nhỏ nhất có khả năng tồn tại độc lập. Hai đặc điểm khác biệt giữa Mycoplasma và các loại vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bazơ nitơ của DNA. Mycoplasma có cả DNA và RNA, trong tất cả cơ thể sống tự do, Mycoplasma mang bộ gen nhỏ nhất (khoảng 600 Kb) và có ít nhất hơn 300 gen. Tổng thành phần Guanine và Cytosine trong DNA thấp, ở một số loài tỷ lệ G+C thấp hơn 25 mol % và tỷ lệ đó phân bố không đều trên bộ gen, có vùng rất cao lại có vùng rất thấp. Hình thái của Mycoplasma rất đa dạng (hình thoi, hình gậy ngắn hoặc hình cầu), nó thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi canh trùng và lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường. Mycoplasma không bắt màu Gram, rất khó nhuộm vì dễ biến dạng qua các bước nhuộm, có thể quan sát Mycoplasma bằng kính hiển vi tụ quang nền đen hoặc kính hiển vi phản pha nhưng cho kết quả không chắc chắn và do đó rất ít có ý nghĩa trong công tác chẩn đoán phòng thí nghiệm. Phần lớn Mycoplasma sống tự do, nó chỉ sống và phát triển mạnh ở một số vật chủ cụ thể (dải thích nghi hẹp). 2.2.2 Phân loại Theo Bergey (1985) [20], có 9 loài Mycoplasma gây bệnh cho động vật Trong phân loại học Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes (molli nghĩa là mềm, cutes nghĩa là da, vỏ bọc). Số loài Mycoplasma thì nhiều nhưng vì chúng không có thành tế bào nên chúng không phát triển phong phú được. Cho đến nay đã phân lập được hơn 100 loài gây bệnh cho người và động vật. Hệ thống phân loại của Mollicutes như sau: Lớp Mollicutes Bộ Mycoplasma tales Acholepkesmaceae Họ Mycoplasma taceas Spiropkesuatereac Acholepkesmaceae Giống Mycoplasma ureaphasma Spirophasma Acholephosma Một số loại gây bệnh cho người. M.hoministyp1: gây bệnh cho người. M.hoministyp2: phân lập ở đường sinh dục tiết niệu ở đàn ông. M.salivarium: phân lập được ở đường hô hấp trên. M.fermentoins: phân lập được ở bộ phận sinh dục ở đàn ông. M.pneumonioe: tác nhân gây viêm phổi không điển hình. M.oralne hoặc M.pharyngis phân lập được ở khí quản. Các loài gây bệnh cho động vật như: M.Mycoides, M. agalactia, M.Bovigienitalium, M. canis, M.Caculosum, M.Hyorhinis. M.Arthritidis. - M.Hysoynouniae: gây viêm khớp cấp ở lợn 10 tuần tuổi và ở lợn lớn. - M.Hyorhinis: gây viêm màng seraus, viêm khớp mãn tính ở lợn 3 đến 10 tuần tuổi. M.Hyopneumoniae: gây bệnh viêm phổi ở lợn . Khả năng gây bệnh của M.Hyopneumoniae: Gây bệnh viêm phổi tiền phát điển hình ở lợn (VPĐP). Các triệu chứng của bệnh là sốt nhẹ, ho khan, khó thở và đau ngực. Xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu nhanh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn nhưng chủ yếu ở lợn con. 2.2.3 Đặc tính nuôi cấy Nuôi cấy Mycoplasma rất khó vì nó đòi hỏi chất lượng môi trường khá cao, khuẩn lạc của nó có hình trứng ốp nếp. Mycoplasma có thể nuôi cấy được trên những môi trường có hoặc không có tế bào sống, trên phôi gà. - Ở môi trường không có tế bào: Mycoplasma đòi hỏi những chất dinh dưỡng đặc biệt như huyết thanh ngựa chửa, chiết xuất men… Nhiều loại Mycoplasma kỵ khí hoặc hiếu khí tuyệt đối nhưng vẫn có loại kỵ khí tuỳ tiện. Nhiệt độ tốt nhất để Mycoplasma phát triển từ 35-370C với pH từ 7,0-7,8. - Trên môi trường thạch:Chúng có thể tạo nên những khuẩn lạc tròn, nhỏ bé nuôi lâu khuẩn lạc sẽ lớn dần bề mặt có cấu tạo hạt, giữa có màu vàng xung quanh trong (giống hình trứng ốp nếp). - Trên môi trường thạch máu: Mycoplasma gây bệnh cho người có thể làm dung huyết thạch máu. - Trong môi trường dịch thể: Mycoplasma làm vẩn đục môi trường và tạo thành kết tủa. Hình dạng của khuẩn lạc tương đối giống nhau do đó không thể dựa vào nó mà phân biệt các Mycoplasma khác. 2.2.4 Đặc điểm sinh hoá - Hai đặc điểm khác bịêt giữa Mycoplasma và các loại vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bazơ nitơ của DNA. Mycoplasma có cả DNA và RNA. Tổng thành phần Guanine và Cytosine trong DNA thấp, ở một số loài tỷ lệ G+C thấp hơn 25 mol % và tỷ lệ đó phân bố không đều trên bộ gen, có vùng rất cao lại có vùng rất thấp. - Thành tế bào của Mycoplasma chưa hoàn chỉnh do đó hình dạng thay đổi. Mycoplasma có lớp vỏ mỏng rất mềm dẻo có thể ví như màng nguyên tương của các vi khuẩn khác. Dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thấy màng nguyên tương là dạng hạt hoặc dạng lưới với các Ribosom. - Quá trình lên men của Mycoplasma rất phức tạp và lệ thuộc vào môi trường. - Người ta quan sát thấy hiện tượng nẩy chồi. Trong các tế bào nuôi hầu hết các Mycoplasma phát triển trên bề mặt của tế bào. 2.2.5 Khả năng đề kháng - Mycoplasma tương đối bền vững khi dùng phương pháp đông băng. Trong huyết thanh Mycoplasma có thể tồn tại ở 560C. - Mycoplasma dễ bị phá huỷ khi bị siêu âm và dễ bị tiêu diệt bởi dung dịch có pH acid hoặc kiềm cao. Tất cả các loài Mycoplasma đề kháng với penicillin. Mycoplasma bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45-550C trong 15 phút. Chúng mẫn cảm với sự khô cạn, với tia tử ngoại và những chất sát trùng. 2.2.6 Các loại kháng nguyên Bằng phương pháp hoá học và sắc ký, người ta tách được ở Mycoplasma những thành phần hoá học mang tính chất khác nhau. Mỗi thành phần hoá học có khả năng tham gia vào một phản ứng huyết thanh nhất định. Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh bằng các huyết thanh học, người ta thường dùng các yếu tố chiết xuất đặc biệt, ví dụ: Phản ứng kết hợp bổ thể người ta dùng các yếu tố triết xuất là lipid; Ở phản ứng kết tủa trong thạch dùng các yếu tố chiết xuất là polysaccarid. (Vũ Thị Bình (2003)[1] – Bộ môn vi sinh vật trường Đại học y Hà Nội). 2.2.7 Bệnh viêm phổi địa phương ở lợn do Mycoplasma gây ra + Mycoplasma hyopneumoniae Bình thường M.Hyopneumoniae cư trú ở phổi lợn, khi thời tiết thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi quá chật khi sức đề kháng giảm thì M.Hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh. Bệnh sẽ trầm trọng hơn khi có mặt các vi khuẩn gây bệnh khác như: Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella. (Trương Văn Dung và cộng sự (2002) [3]). Ngày nay, người ta cho rằng bệnh do M.Hyopneumoniae sẽ trầm trọng hơn khi kết hợp với một Adenovius .M.Hyopneumoniae được tìm thấy chủ yếu ở trong ống khí quản, phế quản phổi của lợn. Chúng xâm nhập vào đường hô hấp trên, dính chặt vào hệ thống lông rung đường hô hấp làm vi khuẩn kế phát dễ xâm nhập. Khi nhiễm M.Hyopneumoniae sẽ làm thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS và ngược lại. Một số nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ cho rằng: Ở lợn nhiễm Mycoplasma trước thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS. Theo Ross C.W(1986) [44], nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện. Chỉ khi có sự tham gia của Pasteurella và Bordetella bronchiseptica thì triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng. 2.2.7.1 Cơ chế sinh bệnh - M.Hyopneumoniae xâm nhiễm vào đường hô hấp trên của lợn. - M.Hyopneumoniae tấn công vào hệ thống lông rung đường hô hấp. - M.Hyopnemoniae làm giảm chức năng của hệ thống lông rung. - Hệ thống phòng vệ bị suy yếu, các vi sinh vật gây bệnh và tấn công làm bệnh thêm trầm trọng. 2.2.7.2 Sự lây lan và dịch tễ học - Mycoplasma lây qua tiếp xúc trực tiếp: Nhốt chung lợn khoẻ với lợn bị nhiễm bệnh, từ lợn mẹ sang lợn con. - Trong thiên nhiên chỉ có loài lợn mắc bệnh suyễn do M.Hyopneumonia. - Mọi lứa tuổi lợn đều mắc, nhất là lợn con từ 2-5 tháng tuổi. - Khi thời tiết thay đổi lợn dễ mắc bệnh hơn, chuồng trại ẩm thấp, vệ sinh kém bệnh dễ phát sinh. - Mùa xuân và mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các mùa khác. - Bệnh lây chủ yếu từ lợn sang lợn, ở những trại chăn nuôi không có bệnh, cách ly tốt vẫn có thể nhiễm. ( Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [14] ). M.Kobosch,1999 đã kiểm tra trên 4.000 phổi lợn thấy 67% phổi lợn bị viêm, 80% mắc bệnh do M.Hyopneumoniae. - Việc lây truyền M.Hyopneumoniae chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp lợn ốm ho, thở, hắt hơi truyền mầm bệnh sang lợn khoẻ, lợn mang trùng cũng làm gây bệnh. Bệnh thường kéo dài khó dập tắt và tiêu diệt, do lợn ốm khỏi nhưng vẫn mang trùng. - Bệnh lây lan mạnh ở các đàn nhập nội, những lợn chưa bị nhiễm thì tỷ lệ chết cao hơn. 2.2.7.3 Triệu chứng Sau khi nhiễm M.Hyopneumoniae từ 7 đến 20 ngày thì triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, ho, khó thở. Ho và khó thở là triệu chứng điển hình và kéo dài. Bệnh biểu hiện dưới 3 thể * Thể cấp tính Lợn ăn kém, chậm chạp, da xanh hoặc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao một chút (39-39.50C). Hắt hơi, ho từng hồi lâu để đẩy dịch bài tiết ở sâu đường hô hấp, thường ho lúc thời tiết lạnh, lúc vận động. Khi ho con vật mệt mỏi, hiện tượng ho chỉ kéo dài vài tuần sau đó giảm. - Lợn thở khó, thở nhanh và nhiều, thở khò khè, thở từ 60-150 lần /phút, há hốc mồm để thở, thở như chó ngồi, thở dốc bụng thóp lại để thở. -Tần số hô hấp tăng lên, bí tiểu tiện, khi nghe vùng phổi có nhiều vùng hô hấp im lặng. -Kiểm tra máu: Hồng cầu tăng, bạch cầu tăng mạnh, sự tăng bạch cầu để làm nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh - Đại thực bào. Khi mắc bệnh ở thể này lợn hay chết, nhất là lợn có độ tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi. Thể cấp tính ít thấy chỉ thấy ở những đàn lợn dễ mắc bệnh. * Thể á cấp tính Thường gặp ở lợn lai, lợn con theo mẹ, lợn mẹ. Triệu chứng giống như ở thể cấp tính nhưng nhẹ hơn, ho và khó thở vẫn là triệu chứng điển hình của lợn khi mắc bệnh ở thể này. * Thể mãn tính:Thường nối tiếp từ thể ẩn tính hay hai thể trên sang. Lợn thịt hay mắc thể này. Ho, ho từng tiếng một hay từng hồi, tiếng ho như không có cảm giác bật khỏi cổ họng. Khó thở, tần số hô hấp tăng, nhiệt độ tăng. Bệnh ở thể này kéo dài, lợn gầy rõ rệt, ăn kém, dễ kế phát các vi sinh vật gây bệnh khác, tỷ lệ chết thấp, thường chết do cộng phát, trong điều kiện nuôi dưỡng kém bệnh dễ chuyển sang thể cấp tính. * Thể ẩn tính. Thường thấy ở lợn đực giống, lợn vỗ béo. Các triệu chứng ở thể này không xuất hiện rõ, thỉnh thoảng ho, thời gian nuôi lợn kéo dài, lợn mắc ở thể này ít bị chết. (Nguyễn Ngọc Nhiên (1997) [8]). 2.2.7.4 Bệnh tích - Bệnh tích tập trung ở bộ máy hô hấp và hạch phổi. Sau khi nhiễm vài ngày, bệnh tích đầu tiên là viêm phổi thùy, từ thùy tim sang thùy nhọn, thường viêm ở phần rìa thấp của phổi. Phổi xuất hiện những chấm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần rồi tập trung thành từng vùng rộng lớn. - Khi chụp X Quang thấy bệnh lan từ trước ra sau, theo một quy luật nhất định: Bệnh tích đối xứng giữa hai bên lá phổi, ranh giới rõ giữa các vùng viêm hoặc không viêm. - Khi mổ khám thấy: Chỗ phổi viêm cứng lại, màu xám nhạt hay đỏ như màu mận chín, mặt phổi bóng láng, bên trong có chứa chất keo nên gọi là viêm phổi kính. Khi bị viêm nặng phổi cứng, đặc lại như bị gan hoá lúc này khi cắt phổi chỉ còn một ít dịch lẫn bọt. Phổi bị nhục hoá, đục màu tro, phổi chắc lại, biểu hiện gan hoá, lúc này cắt miếng phổi thả xuống nước thấy phổi chìm. - Về vi thể: Khi bị nhục hoá, thấy phế quản có nhiều bạch cầu đơn nhân trung tính. Nếu viêm màng phổi thì màng phổi dày nên. - Hạch lâm ba sưng to gấp 2-5 lần, chứa nhiều nước màu tro, tụ máu. - Khi ghép với tụ huyết trùng thì phổi bị tụ máu, có nhiều vùng gan hoá phía sau phổi, hoại tử bã đậu. - Khi ghép với Streptococcus thì phổi viêm có lẫn mủ. - Nếu ghép với Bacterium thì cuống phổi viêm có mủ, mủ từng cục hôi và tanh, màu tro. (Trương Văn Dung và cộng sự (2002) [3]). 2.2.7.5 Phòng và trị bệnh 2.2.7.5.1 Phòng bệnh Để phòng bệnh hiện nay người ta đã thực hiện quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh bằng vaccine: - Phòng bệnh bằng vaccine Vaccine được sử dụng tại các cơ sở chăn nuôi ở đây là Respisure phòng bệnh VPĐP cho lợn thịt tiêm mũi 1 vào 8 – 10 ngày tuổi và mũi 2 vào lúc 2 tháng tuổi. Tuy nhiên vaccine phòng bệnh VPĐP cho lợn mới chỉ được sử dụng trong các trang trại, còn các hộ chăn nuôi kể cả chăn nuôi tập trung cũng không tiêm phòng vì vậy vẫn là nguồn tiềm ẩn dịch bệnh nguy hiểm. - Vệ sinh thú y * Đối với những vùng và trại chưa có lợn bệnh + Thực hiện phương châm không nhập lợn từ ngoài vào. Nếu cần thiết phải nhập thì chọn những vùng._., trại từ trước chưa bị nhiễm bệnh; mua lợn phải có sự giám sát và cấp giấy kiểm dịch vận chuyện động vật của cơ quan thú y, kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe khi mua lợn; khi đem lợn về phải cách ly đúng quy định và theo dõi, khi không phát hiện triệu chứng bệnh mới cho nhập đàn. + Phòng bệnh định kỳ, nếu phát hiện lợn có triệu chứng ho, thở thì có thể nghi là bệnh viêm phổi do Mycoplasma; cách ly ngay, báo cho cơ quan thú y. Chăm sóc và quản lý tốt đàn lợn mới nhập (vệ sinh chuồng, nuôi dưỡng tốt). * Đối với các vùng, gia trại đã có lợn mắc bệnh. + Tuyệt đối không bán lợn, xuất lợn, cách ly những con ốm để điều trị, thường xuyên theo dõi những con lợn khỏe mạnh. + Lợn đực giống tốt bị bệnh, tuyệt đối không cho nhảy trực tiếp lấy tinh nhân tạo. Những lợn đực giống kém chất lượng đem nuôi vỗ béo để thịt. + Lợn nái đã mắc bệnh thì nên đem vỗ béo để thịt, không tiếp tục dùng sinh sản. + Lợn con do mẹ mắc bệnh phải theo dõi nghiêm ngặt và nuôi lớn để lấy thịt, thịt bán tại địa phương không dùng để làm giống. + Thịt lợn bị suyễn có thể dùng ăn được. + Trong thời gian đang bị bệnh, không nhập lợn mới. Nếu cần thiết phải nhập, thì phải để riêng ở một khu vực cách xa đàn lợn cũ tối thiểu 10 mét, có hàng rào kín cao 1 mét. + Đối với một số lợn còn lại, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. + Khu vực lợn ốm: Chăn nuôi riêng, dụng cụ riêng, bếp riêng. Tuyệt đối không được đem những dụng cụ, thức ăn từ khu vực lợn bị ốm sang khu lợn khỏe, không được đem lợn nái khỏe để lấy giống ở khu lợn đực ốm hoặc ngược lại. + Khu vực lợn nghi ngờ: Cũng tiến hành như khu vực ốm. Khi phát hiện lợn có triệu chứng thì đưa ngay sang khu vực lợn ốm. Những lợn còn lại, tích cực điều dưỡng và chữa trị. + Khu vực lợn khỏe: Điều kiện nuôi dưỡng và quản lý như trên. Thường xuyên quan sát để phát hiện con ốm và đưa sang khu vực lợn ốm; lợn nghi thì đưa sang khu vực nghi bệnh. Lợn nái mỗi con để một chuồng riêng, không để lợn con chạy lung tung và tiếp xúc với đàn lợn khác. Cần theo dõi đàn lợn con có một hai con phát hiện bệnh thì tìm nguyên nhân lây bệnh. Nếu tiếp xúc phát hiện nhiều con khác trong đàn bị bệnh thì phải đưa cả mẹ lẫn con đi cách ly vào khu vực ốm. (Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1993) [6]). 2.2.7.5.2 Điều trị bệnh Bệnh suyễn lợn là một trong những bệnh có tính chất mãn tính, kéo dài. Việc điều trị dứt điểm thường gặp nhiều khó khăn, nhất là với điều kiện chăn nuôi như hiện nay. Dùng một số loại kháng sinh như: - Doxyvet L.A 1ml/10kgP, 1 lần/ngày, tiêm liên tục 5 - 7 ngày - Hanoxylin L.A 1ml/10kgP, 3 ngày/lần, tiêm 2 lần. Ngoài việc kháng sinh còn phải kết hợp thêm các loại thuốc để nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực và giảm ho long đờm. Tuy nhiên tỷ lệ thành công thường thấp và tỷ lệ tái phát cao, thậm chí nhiều con lợn mang bệnh cho tới khi xuất chuồng. 2.3 Vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh do vi khuẩn gây ra Năm 1836 có thể được coi là cột mốc lịch sử nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) của con người. Đây chính là năm mà Maillet là người đầu tiên mô tả về bệnh tụ huyết trùng ở gà, sau đó Bollinger đã phát hiện bệnh này ở bò vào năm 1878. Nhưng đến năm 1880, Louis Pasteur mới là người đầu tiên nuôi cấy và phân lập được mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng gà. Sau đó, Gaffky (1881) phân lập được mầm bệnh trên thỏ và Kitt (1885) phân lập được mầm bệnh ở bò. Năm 1886, Loeffer phát hiện bệnh tụ huyết trùng ở lợn. Năm 1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên vi khuẩn này là Pasteurella để ghi nhớ công lao của Louis Pasteur. Tất cả các loại Pasteurella gây bệnh bại huyết, xuất huyết cho các loài gia súc, gia cầm đều thuộc một giống duy nhất có những đặc tính cơ bản giống nhau về mặt hình thái, nuôi cấy,… nhưng chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh ở các loài vật chủ (Theo Nguyễn Như Thanh, 2001 [15]). Theo phân loại của Bergey (1994) [21] thì Pasteurella multocida nằm trong bộ Eubacteriales thuộc họ Pasteurellaceae, thuộc giống Pasteurella và thuộc loài P.Multocida. 2.3.1 Đặc tính hình thái và tính chất nuôi cấy P.Multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục, kích thước 0,25 - 0,4x0,4 - 1,5mm. Vi khuẩn bắt màu gram (-), không có lông, không di động, không hình thành nha bào. Trong cơ thể gia súc mắc bệnh, P.Multocida khi nhuộm màu có hiện tượng bắt màu sẫm ở hai đầu, ở giữa không bắt màu hoặc bắt màu nhạt hơn. Vì thế người ta gọi Pasteurella là vi khuẩn lưỡng cực. Nguyên nhân này là do nguyên sinh chất dung dải dồn về hai đầu. Trong canh khuẩn thường thấy vi khuẩn hình trứng, hình cầu, đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Trong canh khuẩn già vi khuẩn suy yếu, biến dạng, thay đổi hình thái. P.Multocida là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 13 - 380C, tốt nhất là 370C, pH thích hợp từ 7,2 - 7,4. Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, khi môi trường được bổ sung thêm máu hay huyết thanh thì vi khuẩn phát triển tốt. Khuẩn lạc của vi khuẩn P.Multocida không gây dung huyết trên môi trường thạch máu, vi khuẩn không mọc trên môi trường MacConkey. Vi khuẩn có khả năng lên men đường Glucose, Saccarose, Succrose, Mannitol, Xylose, không lên men Lactose, Maltose, Arabinose, Salixin. Phản ứng Indol, Catalase, Oxydase dương tính. Phản ứng Urease, VP, MR âm tính và không làm tan chảy gelatin. 2.3.2 Sức đề kháng P.Multocida có sức đề kháng yếu, nó dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường: Vi khuẩn bị diệt sau khi đun ở 580C/20 phút, 800C/10 phút, 1000C trong vài giây, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn trong canh trùng sau 1 ngày. Axit phenic 5% diệt vi khuẩn trong 1 phút, nước vôi 1% trong 3 - 5 phút. Trong đất ẩm có nhiều Nitrat và thiếu ánh sáng vi khuẩn có thể sinh sản và sống khá lâu. Trong chuồng nuôi súc vật, trên đồng cỏ, trong đất vi khuẩn có thể sống hàng tháng có khi hàng năm (Nguyễn Như Thanh, 2001 [15]). 2.3.3 Giáp mô và yếu tố độc lực của vi khuẩn P.Multocida * Giáp mô. Phần lớn các chủng P.Multocida đều có giáp mô. Đó là một lớp vỏ nhày hay dịch nhày bao bọc ngoài thành tế bào. Giáp mô vừa có tác dụng bảo vệ vi khuẩn chống lại sự thực bào và các tác động có hại của môi trường, vừa là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Theo Carter (1952) [25], đa số các trường hợp vi khuẩn P.Multocida phân lập từ động vật mắc bệnh cấp tính sẽ thấy có giáp mô và có độc lực. Khi nuôi cấy những vi khuẩn này lâu trong môi trường nhân tạo, giáp mô của vi khuẩn sẽ mất và vi khuẩn không còn độc lực. Nhưng nếu cấy những vi khuẩn đã mất giáp mô trên môi trường có thêm máu hoặc tiêm truyền qua động vật thì vi khuẩn có thể tái tạo lại giáp mô và thể hiện độc lực. Ông cũng đã chia P.Multocida thành 5 serotype kháng nguyên giáp mô khác nhau là serotype A, B, D, E và F. Bain (1982) [19] cho rằng thành phần của giáp mô có chứa axit hyaluronic và gắn một lớp polysaccarit. Lớp polysaccarit giáp mô là yếu tố quyết định bề mặt quan trọng không chỉ đối với P.Multocida mà còn đối với một số vi khuẩn gây bệnh khác. Theo Manninger (1991) [35], độc lực của P.Multocida rất phức tạp và không ổn định, nó tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, loài vật mà nó ký sinh. Những chủng vi khuẩn P.Multocida có giáp mô thì có độc lực, không có giáp mô thì không có độc lực. Khả năng xâm nhập vào ký chủ và sự phát triển trong ký chủ của vi khuẩn là nhờ sự có mặt của giáp mô. Vi khuẩn khi mất khả năng tái tạo giáp mô sẽ không còn độc lực. Tác giả còn thấy rằng nhiều chủng vi khuẩn P.Multocida phân lập được có giáp mô rõ nhưng độc lực lại thấp vì độc lực của vi khuẩn có thể phụ thuộc vào cấu trúc hoá học của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng. Kháng nguyên giáp mô là nhân tố rất quan trọng trong yếu tố gây bệnh của vi khuẩn P.Multocida, đặc biệt là serotype A. Giáp mô giúp vi khuẩn tránh được sự thực bào trong quá trình đại thực bào ở phổi. Một số tác giả đã thông báo rằng P.Multocida bị hấp thụ trong quá trình đại thực bào tại phổi lợn xảy ra rất chậm, thậm chí có sự hiện diện của Opsonin, như kết quả nghiên cứu của Pijoan, C. and Fuentes, M. (1987) [40]. * Độc tố của vi khuẩn Một trong những tính chất quan trọng của P.Multocida gây nên quá trình bệnh lý là khả năng sản sinh nội độc tố. Thành phần chính của nội độc tố là Lipopolysaccarit. Chế phẩm tinh khiết của nội độc tố có tính chịu nhiệt, nhưng sẽ bị giảm độc dưới tác dụng của Phenol ở 220C, hoặc khi xử lý bằng dung dịch Trichloracetic 4% trong 1 giờ ở 370C. Lipopolysaccarit có thể gây viêm, sốt và sinh ra đáp ứng miễn dịch chống vi trùng ở các mức độ khác nhau. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận P.Multocida còn sản sinh ra một loại độc tố khác, đó là một loại protein có hằng số lắng 2,99x103 (trong dung dịch đệm photphat). 2.3.4 Đường xâm nhập và cơ chế gây bệnh Vi khuẩn P.Multocida có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc qua các vết thương trên da. Theo Biberstein (1990) [22], vi khuẩn Pasteurella có thể truyền lây bằng mọi đường nhưng quan trọng nhất là bằng đường không khí, ngoài ra còn bằng đường tiêu hóa, sinh dục, qua các vết cắn của động vật. Sự truyền lây bệnh bởi ngoại ký sinh trùng và truyền lây qua ruồi cũng có thể xảy ra trong những ổ dịch nghiêm trọng, đặc biệt là ở bệnh tụ huyết trùng thể bại huyết của động vật có vú và gia cầm. Ở điều kiện bình thường vẫn có một tỷ lệ nhất định vi khuẩn cư trú ở niêm mạc đường hô hấp trên của nhiều lợn khỏe mạnh và không gây bệnh. Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể lợn bị giảm sút do điều kiện ngoại cảnh tác động thì những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng tăng cường về số lượng, độc lực, xâm nhập sâu vào bên trong đường hô hấp đến phổi và gây bệnh. 2.3.5 Bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn P.Multocida gây ra Vi khuẩn P.Multocida có thể là nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát gây ra bệnh viêm phổi ở lợn, bệnh có thể gây chết lợn hoặc làm giảm khả năng tăng trọng của lợn do vậy gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Theo Pijoan (1989) [41], việc nhiễm P.Multocida ở phổi lợn thường thấy ở giai đoạn cuối của dịch viêm phổi địa phương hay hội chứng ho thở truyền nhiễm do M.Hyopneumoniae khởi phát hoặc ở những bệnh ghép. 2.3.5.1 Đặc điểm dịch tễ Vi khuẩn P.Multocida được phát hiện thấy trong tất cả các đàn lợn ở mọi lứa tuổi, có thể tồn tại trong niêm mạc mũi và hầu họng của những lợn khoẻ mạnh bình thường. Bệnh viêm phổi do P.Multocida xuất hiện rộng khắp trên thế giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới như: Ấn Độ, Pakistan, Iran, Irắc, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Lào, Campuchia, Triều Tiên và Việt Nam, ở tất cả các điều kiện khí hậu và điều kiện chăn nuôi. Vì vi khuẩn P.Multocida thường cư trú ở đường hô hấp trên của lợn ở hầu hết các lứa tuổi, ở cả lợn khỏe mạnh nên rất khó tiêu diệt. Vi khuẩn P.Multocida gây bệnh thường kết hợp với những tác nhân khác như vi khuẩn M.Hyopneumoniae, A.Pleuropneumoniae, H.Parasuis, B.Bronchiseptica,... làm cho quá trình viêm phổi càng nặng thêm. Nielsen (1988) [38] cho rằng sự lây nhiễm P.Multocida có thể xảy ra qua đường không khí hoặc qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa các lợn với nhau. Nhiều công trình nghiên cứu cho biết nguồn lây nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bao gồm chuột và những loài gặm nhấm khác, đôi khi gà và phân gà cũng được coi là nguồn lây nhiễm. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [14], quá trình lây nhiễm P.Multocida là qua tiếp xúc với gia súc bị bệnh, nung bệnh, mang trùng hay tiếp xúc với chất thải của vật bệnh. 2.3.5.2 Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi do P.Multocida gây ra rất khác nhau tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn gây bệnh, thường xuất hiện 3 thể: - Thể cấp tính: Thể này thông thường do hầu hết các chủng P.Multocida thuộc serotype B gây ra. Những con vật mắc bệnh thường có biểu hiện khó thở, hóp bụng vào để thở, gõ vào bụng có âm đục “bịch, bịch”, sốt cao nhiệt độ lên tới 41 - 420C, tỷ lệ chết cao (5 - 40%). Ở những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết đổi màu tím ở vùng bụng có thể là do sốc nội độc tố. - Thể á cấp tính: Ở thể này, hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là tiêu chuẩn xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này giống như viêm màng phổi do A.Pleuropneumoniae gây ra, nhưng những đặc điểm phân biệt chính là bệnh viêm phổi do P.Multocida thì hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa lợn mắc bệnh viêm phổi do P.Multocida gây ra có thể tồn tại một thời gian dài. - Thể mãn tính: Đây là thể đặc trưng thường thấy của bệnh, lợn bệnh thỉnh thoảng xuất hiện ho, sốt nhẹ hoặc không. Những lợn bị bệnh thường ở giai đoạn lớn (10 - 16 tuần tuổi). 2.3.5.3 Bệnh tích Bệnh tích do P.Multocida gây ra chủ yếu ở phần xoang ngực và thường đi kèm với bệnh tích của M.Hyopneumoniae. Bệnh tích đặc trưng của bệnh này xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, cùng với có bọt khí trong khí quản. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và vùng tổ chức phổi bình thường. Phần bị ảnh hưởng của phổi sẽ có sự biến đổi màu sắc từ màu đỏ sang màu xám xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Các trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện viêm màng phổi và áp xe ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp này thường thấy màng phổi dính chặt vào thành xoang ngực và màng phổi có vùng mờ đục, khô. Đây chính là bệnh tích chủ yếu để phân biệt bệnh viêm phổi do Pasteurella với viêm phổi do Actinobacillus, trong đó thường thấy mủ chảy ra có màu vàng và dính cùng với rất nhiều sợi fibrin (Pijoan, C and Fuentes, M . 1989 [41]). Một đặc điểm nữa là thùy phụ có dịch rỉ viêm của phế quản. Mức độ nghiêm trọng của viêm phế quản là do sự tăng sản của tế bào nội mô và sự có mặt rất nhiều các tế bào bạch cầu trung tính trong mủ nhầy (chất tiết nhầy có mủ) ở phế quản và trong phế nang. Bệnh tích này là không đặc trưng cho sự nhiễm khuẩn P.Multocida mà nó phổ biến cho mọi trường hợp viêm phổi do nhiễm khuẩn. Dấu hiệu bệnh này cũng thể hiện mối liên quan giữa bệnh viêm phế quản do Pasteurella với bệnh viêm cầu thận, cũng do Pasteurella (Buttenschon, 1991 [24]). Tác giả này cũng kết luận rằng hai bệnh này có liên quan với nhau bởi quá trình vi khuẩn phát tán từ những bệnh tích ở phổi. 2.3.5.4 Chẩn đoán Việc chẩn đoán đúng bệnh do vi khuẩn P.Multocida gây ra là hết sức cần thiết, do đó cần tiến hành đồng thời nhiều phương pháp như: Dịch tễ học, chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu bệnh lý và đặc biệt là dựa trên kết quả xét nghiệm vi khuẩn học trong phòng thí nghiệm. Vi khuẩn P.Multocida là vi khuẩn tương đối dễ nuôi cấy, phân lập trong phòng thí nghiệm. Những mẫu bệnh phẩm tốt nhất để phân lập vi khuẩn bao gồm: Dịch khí quản và tổ chức phổi được lấy ở vùng ranh giới giữa tổ chức bị tổn thương và tổ chức bình thường. Những mẫu dịch ngoáy mũi, ngoáy họng bằng tăm bông cũng được xem là mẫu tốt cho việc phân lập P.Multocida, những mẫu này nên được giữ trong môi trường vận chuyển phù hợp. Mẫu bệnh phẩm phải được đưa đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt, tránh bị tạp nhiễm và tất cả các mẫu phải được bảo quản lạnh (4 – 80C) cho đến khi phân lập, nuôi cấy vi khuẩn. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Phản ứng kết tủa khuếch tán miễn dịch trên gel thạch AGID (Agargel Immuno Diffuse) để xác định kháng nguyên thân (O) từ vi khuẩn phân lập được với kháng huyết thanh chuẩn, phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính để định loại kháng nguyên giáp mô (K), phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp để xác định kháng nguyên giáp mô, phản ứng ELISA, kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction),... Việc xác định chủng vi khuẩn P.Multocida phân lập được thuộc serotype nào là hết sức cần thiết để có thể xác định được thể bệnh mà chúng gây ra, từ đó có biện pháp phòng trị bệnh phù hợp. Gần đây, kỹ thuật PCR đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu và chẩn đoán bệnh do vi khuẩn gây ra ở vật nuôi, trong đó có P.Multocida và đã được OIE chuẩn hóa thành quy trình chung, có thể áp dụng ở các phòng thí nghiệm để định type giáp mô của vi khuẩn P.Multocida. 2.3.5.5. Phòng bệnh Cần tiến hành đồng thời nhiều biện pháp để phòng các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh viêm phổi do P.Multocida gây ra nói riêng như: Giữ vệ sinh chuồng trại, chuồng nuôi thông thoáng, hợp lý, quản lý chăm sóc tốt, nhất là thức ăn, nước uống cho lợn phải đầy đủ. Bên cạnh đó cần sử dụng vacxin để phòng bệnh viêm phổi do P.Multocida gây ra cho lợn. Hiện nay, ở nước ta đã có một số loại vacxin vô hoạt dùng cho việc phòng bệnh viêm phổi do P.Multocida. Tại Viện Thú y Quốc gia, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú và cộng sự đã và đang nghiên cứu thử nghiệm loại vacxin vô hoạt có bổ trợ keo phèn phòng bệnh đường hô hấp cho lợn do một số loại vi khuẩn đường hô hấp gây ra trong đó có vi khuẩn P.Multocida. 2.3.5.6 Điều trị Việc nghiên cứu điều trị bệnh do P.Multocida bằng thuốc kháng sinh đã được quan tâm từ lâu. Theo Trần Đình Từ và cs (1992) [17], P.Multocida phân lập từ gia cầm ở vùng Thừa Thiên Huế mẫn cảm với Chloramphenicol (vòng vô khuẩn 31,31mm) sau đến Streptomycin (25,84mm), Gentamycin (24,28mm), Tetramycin (24,14mm) nhưng đề kháng với Ampicilin, Erythromycin. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bình (1996) [1], P.Multocida phân lập từ gia cầm ở Long An mẫn cảm với các loại kháng sinh: Spectinomycin 100%, Flumequin 100%, Nitrofuratonin 98%, Colistin 90%... và thấy rằng phần lớn những kháng sinh mới nhập vào thị trường Việt Nam đều có tác dụng mạnh với P.Multocida. Salmon và cs (1995)[45] đã làm phản ứng kiểm tra các chủng vi khuẩn phân lập từ một số quốc gia và đã nhận thấy các loại Cephalosporin và Enrofloxacin có tác động tốt nhất và các loại Erythromycin,. Sulfamethazine và Lincomycin có tác động kém trong phòng thí nghiệm. Kháng sinh rất đa dạng và sự kết hợp giữa các loại kháng sinh đã được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên việc điều trị bằng kháng sinh ngày càng khó khăn hoặc không thành công, điều này là do tính kháng thuốc rộng rãi của vi khuẩn P.Multocida. Một số thuốc kháng sinh đã được dùng có hiệu quả cho điều trị P.Multocida: Lincomycin-spectinomycin, một số Cephalosporin và nhiều Quinolone: Enrofloxacin và Danofloxacin. Trong đó Ceftiofur đã được một số tác giả chứng minh là kháng sinh tốt để chống lại vi khuẩn P.Multocida. Tuy nhiên, để điều trị có hiệu quả bệnh đường hô hấp do vi khuẩn P.Multocida gây ra phải dựa trên kết quả kháng sinh đồ vì vi khuẩn rất dễ kháng thuốc và thường kết hợp gây bệnh với một số loại vi khuẩn đường hô hấp khác như Mycoplasma, Actinobacillus,... 2.4 Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là một tác nhân gây bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn. Năm 1978 Kilian và cộng sự [34] đã đặt tên là Haemophilus pleuropneumoniae. H.Pleuropneumoniae sau được xếp vào họ Actinobacillus và đặt tên là A.Pleuropneumoniae bởi sự xác định có sự tương đồng DNA giữa H.Pleuropneumoniae và A.Ligrieressi (Pohl và cộng sự, 1983) [42]. 2.4.1 Đặc tính hình thái và tính chất nuôi cấy Vi khuẩn A.Pleuropneumoniae là loại cầu trực khuẩn nhỏ, gram (-), kích thước 0,3 - 0,5 x 0,6 - 1,4 mm, không di động, không sinh nha bào và có hình thành giáp mô. Dưới kính hiển vi điện tử quan sát thấy vi khuẩn có lông hay còn gọi là pili có kích thước 0,5 - 2 x 60 - 450 nm. A.Pleuropneumoniae là một vi khuẩn khó tính, khó nuôi cấy. Chủ yếu sinh trưởng trong môi trường được bổ sung 5% huyết thanh ngựa, và trong điều kiện có 5 - 10% CO2. Vi khuẩn không mọc trên môi trường thạch máu thông thường trừ khi thạch máu được bổ sung NAD và chúng mọc xung quanh các khuẩn lạc của tụ cầu do Staphylococcus aureus trong quá trình phát triển trên thạch máu đã phá huỷ hồng cầu có trong máu và sản sinh ra chất NAD. Do đó cần cấy vài đường tụ cầu kèm trên đĩa thạch máu khi phân lập vi khuẩn A.Pleuropneumoniae trên môi trường này. Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc 0,5 - 1mm sau 24h nuôi cấy trên thạch máu có cấy kèm tụ cầu và hình thành vùng dung huyết b, nhất là khi sử dụng máu cừu (Kilian và cs, 1978 [61]) và người ta thấy hiện tượng này liên quan tới sự có mặt ba chất làm tan tế bào: Apx I; Apx II; Apx III (Frey và cs, 1993 [28]; Jensen và cs, 1986 [33]). Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn đòi hỏi yếu tố V để phát triển, nó phát triển tốt trên môi trường thạch Chocolate nhưng vi khuẩn không mọc trên môi trường MacConkey. Vi khuẩn A.Pleuropneumoniae có khả năng lên men các loại đường: Xylose, Ribose, Glucose, Fructose, Maltose, Mannitol,...và không lên men: Trehalose, Arabinose, Lactose, Raffinose,... Phản ứng sinh Indol, Oxidase, Catalase, Urease, CAMP Test dương tính. 2.4.2 Sức đề kháng A.Pleuropneumoniae có sức đề kháng kém. Vi khuẩn chỉ tồn tại trong môi trường tự nhiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi được bảo vệ bởi chất nhầy hoặc các chất hữu cơ khác thì vi khuẩn có thể sống sót trong vài ngày. Trong nước sạch ở nhiệt độ 40C, vi khuẩn có thể sống được 30 ngày, nhiều giờ trong khí dung và có thể tồn tại được trong 4 ngày ở mô phổi và chất thải ở nhiệt độ phòng. Nó bị diệt nhanh chóng ở điều kiện khô và các chất sát trùng thông thường. 2.4.3 Yếu tố độc lực Đa số các chủng A.Pleuropneumoniae đều tạo ra 1 hoặc nhiều hơn 1 độc tố phân hủy hồng cầu. Ở A.Pleuropneumoniae độc tố này gọi là độc tố Apx được xác định là Apx I, Apx II, Apx III (Frey và cs, 1993 [28]) và Apx IV (Cho và Chae, 2001 [26]). Người ta tin chắc chắn về vai trò của Apx trong quá trình gây bệnh của A.Pleuropneumoniae. Mỗi độc tố này khác nhau do hoạt động phân giải hồng cầu gây độc tế bào (Frey và cs, 1993 [28]). - Apx I có khả năng gây dung huyết mạnh, gây độc mạnh cho tế bào, có trọng lượng phân tử 105 - 110 kDa, có ở các chủng thuộc serotype 1, 5, 9, 10 và 11 và được mã hoá bởi nhóm gen Apx bao gồm Apx IC, Apx IIA, Apx IB và Apx ID cho gen hoạt hoá, cấu trúc và 2 gen bài xuất. - Apx II gây dung huyết yếu, khả năng gây độc tế bào cũng yếu, có trọng lượng phân tử 103 - 105 kDa, có ở các chủng trên trừ serotype 10. - Apx III là độc tố không gây dung huyết nhưng có khả năng gây độc tế bào mạnh, có trọng lượng phân tử 120 kDa, thấy ở các chủng thuộc serotype 2, 3, 4, 6 và 8. Gần đây, người ta đã phân loại thêm Apx IV, song chỉ được thấy trong môi trường cơ thể, không tìm thấy trong môi trường thí nghiệm. Tất cả 12 serotype A.Pleuropneumoniae đều mang gen Apx IV (Cho và Chae, 2001 [26]). Vai trò độc lực của Apx đã được chứng minh gây ra những triệu chứng của bệnh và những tổn thương đặc trưng trên lợn. * Lipopolysaccarit Lipopolysaccarit (LPS) là thành phần chính của lớp màng ngoài vi khuẩn và được cho là nguyên nhân gây tổn thương mô. Những tổn thương do LPS tinh chế không gây xuất huyết, không gây hoại tử khác với tổn thương đặc trưng của viêm phổi - màng phổi. Song LPS chắc chắn kết hợp với độc tố Apx làm tăng độc lực và tăng tính mãnh liệt cho độc tố Apx. LPS có vai trò quan trọng trong sự bám dính của vi khuẩn lên tế bào biểu mô và lớp màng nhầy khí quản của lợn (Perry và cs, 1990 [39]). Bám dính là hoạt động ban đầu giúp cho sự xâm nhập của vi khuẩn và có thể là đặc tính gây bệnh, là nguyên nhân gây ra bệnh. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phần LPS của A.Pleuropneumoniae có vai trò trong sự phát triển tổn thương hay gây chết lợn khi bị nhiễm vi khuẩn này. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh khác có thể tham gia trong quá trình sinh bệnh khi sự tổn thương vẫn phát triển sau khi lợn bị phơi nhiễm với vi khuẩn sống, có hiệu giá huyết thanh cao với lipit A và phần carbohydrat của phân tử LPS. 2.4.4 Bệnh viêm phổi do vi khuẩn gây ra 2.4.4.1 Dịch tễ Bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm của lợn do A.Pleuropneumoniae gây ra đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, A.Pleuropneumoniae đã được phân lập và được đánh giá là một vi khuẩn gây nên một bệnh hô hấp khá quan trọng ở tất cả các trại lợn siêu nạc quy mô lớn. Bệnh viêm phổi truyền nhiễm của lợn có phân bố rộng rãi. Nó ngày càng trở nên quan trọng do việc chăn nuôi lợn ngày một phát triển. Bệnh có mặt và lan truyền ở hầu hết các nước châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Mặc dù chỉ một vài serotype thịnh hành ở một số nước nhất định như: Serotype 2 ở Thụy Điển, Đức và Thụy Sĩ; serotype 1 và 5 ở Mỹ và Canada nhưng cũng có thể thấy một số serotype ở cùng một nước. Một số serotype (serovar) được coi là ít độc (ví dụ serovar 3 có độc lực rất thấp) và về dịch tễ chúng không quan trọng ở một số nước nhất định nhưng lại có thể gây nên dịch ở một số nước khác (Desrosiers và cs, 1984 [27]; Brandreth và Smith, 1985 [23]). Chính vì vậy việc xuất nhập khẩu động vật có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền lây bệnh. A.Pleuropneumoniae là vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên của lợn. Trong những trường hợp nhiễm trùng quá cấp và cấp tính, không chỉ thấy vi khuẩn ở phổi và ở máu, mà còn ở chất tiết đường mũi. Các trường hợp sống sót sau nhiễm khuẩn cấp tính trở thành lợn lành mang trùng, tác nhân gây bệnh thường thấy ở những vùng hoại tử ở phổi, amidan và ở mũi. Thời gian ủ bệnh có thể khác nhau, người ta thấy rằng lợn tiếp xúc với số lượng lớn vi khuẩn có thể bị chết sau một vài giờ hoặc vài ngày. Sự nhiễm trùng ở mức độ thấp có thể dẫn tới thể bệnh ẩn trên lâm sàng. Tất cả các lứa tuổi đều bị cảm nhiễm. Trong trường hợp cấp tính của bệnh thì tỷ lệ chết thường cao. Tỷ lệ chết cũng phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và sự lưu hành bệnh trong môi trường. Bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn nếu nhiễm kế phát các bệnh khác như bệnh Aujeszky’s và hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Sự lan truyền bệnh giữa các đàn thường xảy ra qua việc đưa động vật mới vào đàn. Sự vận chuyển và trộn đàn làm tăng số lượng lợn mắc bệnh viêm phổi - màng phổi. 2.4.4.2 Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng có nhiều mức phụ thuộc vào tuổi của gia súc, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mãn tính. - Thể quá cấp tính: Một hoặc nhiều lợn cai sữa cùng một chuồng hoặc khác chuồng trở nên ốm nặng, sốt tới 41,50C, đờ đẫn và không muốn ăn, nôn mửa và ỉa chảy, con vật bị bệnh nằm trên nền chuồng, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím tái ở giai đoạn cuối và chết. Thời gian ngắn trước khi chết thường có những biểu hiện khó thở dữ dội, gia súc ở tư thế ngồi để thở, nhiệt độ ở hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết thường có chảy nhiều dịch bọt nhuốm máu ở mồm và lỗ mũi. Tử vong xảy ra 24 - 36 giờ sau khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng. Một số trường hợp con vật chết đột ngột không có biểu hiện lâm sàng. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian diễn biến của bệnh ít nhất là 3 giờ từ khi bị nhiễm trùng cho đến chết. Ở lợn sơ sinh bệnh xảy ra như nhiễm trùng huyết dẫn tới hậu quả tử vong. - Thể cấp tính: Nhiều lợn ở 1 chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau cùng bị. Lợn sốt cao từ 40,5 - 410C, da đỏ, con vật mệt mỏi, không muốn dậy, không ăn uống. Các dấu hiệu hô hấp nặng với khó thở, ho, và đôi khi thở bằng mồm trở nên rõ. Thường xuất hiện trụy tim mạch, với xung huyết ở các đầu tứ chi. Toàn thân suy sụp trong vòng 24 giờ đầu. Bệnh diễn biến khác nhau ở từng con vật, phụ thuộc mức độ tổn thương phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. - Thể mãn tính: Xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi. Không sốt hoặc sốt nhẹ, xuất hiện ho tự phát hoặc thỉnh thoảng, với các cường độ khác nhau. Có thể con vật kém ăn, giảm tăng trọng, có thể xác định các lợn bị ốm qua dấu hiệu các con vật này không gắng sức được. Khi di chuyển, chúng thường đi lùi lại phía sau và khi bị chặn lại chúng thường ít chống cự. Ở các đàn gia súc bị nhiễm mãn tính thường có nhiều súc vật bị nhiễm không biểu hiện rõ trên lâm sàng. Các dấu hiệu lâm sàng có thể trở nên rõ hơn bởi sự kết hợp với các yếu tố gây nhiễm trùng đường hô hấp khác (Mycoplasma, vi khuẩn, virus). Các biến chứng như viêm khớp, viêm nội tâm mạc và áp xe ở các vị trí khác nhau có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng A.Pleuropneumoniae. 2.4.4.3 Bệnh tích Tổn thương bệnh lý đại thể chủ yếu ở đường hô hấp. Đa số các trường hợp bị viêm phổi hai bên, với tổn thương ở các thùy đỉnh và thùy tim, cũng như ít nhất một phần các mỏm trên của thùy hoành và ở đó viêm phổi thường cư trú, ranh giới rõ. Ở các trường hợp tử vong nhanh chóng, khí quản và các phế quản bị lấp đầy bởi các chất tiết nhầy bọt nhuốm máu. Và có thể thấy một số tổn thương đại thể ở các trường hợp tối cấp tính các vùng viêm phổi trở nên sẫm màu và chắc với viêm màng phổi có ít tơ huyết hoặc không tơ huyết và mặt cắt thường mủn. Viêm màng phổi tơ huyết thường rất rõ ở các gia súc chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng và khoang màng phổi chứa dịch nhuốm máu. Khi tổn thương tiến triển lớn hơn, viêm màng phổi tơ huyết trên vùng phổi tổn thương trở nên xơ và có thể dính rất chặt màng phổi vào thành ngực tới mức làm cho phổi dính vào thành ngực ngay cả khi mổ tử thi lấy phổi ra phân tích. Tổn thương sớm ở phổi là phổi trở nên đỏ tím hoặc đen đồng đều và sau đó trở nên sáng hơn và sau đó vẫn cứng ở những khu vực bị nặng nhất. Các tổn thương co lại kích cỡ khi bệnh giảm, ở trường hợp mãn tính hơn còn tồn tại các nốt kích thước khác nhau, phần lớn ở thùy tim. Những nốt dạng apxe được giới hạn bởi vỏ dày tổ chức liên kết và có lẽ kết hợp với khu vực viêm phổi tơ huyết. Trong một số trường hợp khi tổn thương phổi được phục hồi thì chỉ còn lại một số ổ di chứng của viêm dính màng phổi tơ huyết. Tỷ lệ lưu hành bệnh viêm màng phổi mãn tính cao ở lợn giết thịt có nghĩa là viêm phổi - màng phổi nhiều. Trong các giai đoạn đầu của bệnh, những biến đổi về tổ chức bệnh lý được đặc trưng bởi sự hoại tử, xuất huyết, thâm nhiễm các tế bào bạch cầu trung tính, sự hoạt hoá đại thực bào và tiểu cầu, nghẽn mạch máu, phù rộng và tiết dịch gỉ viêm lẫn fibrin. Sau phản ứng cấp tính đặc trưng là sự thâm nhiễm đại thực bào, xơ hoá rõ quanh những vùng hoại tử và viêm màng phổi fibrin. 2.4.4.._.ột thì không có chuột chết sau thời gian 72 giờ. Với kết quả thu được, chúng tôi có thể kết luận: Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae và P.Multocida được phân lập từ phổi đều có độc lực nhưng không làm chết 100,0% chuột và vì vậy chúng có khả năng gây bệnh cho lợn nếu có đủ điều kiện tác động (Khi lợn mắc bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 02 loại vi khuẩn kia kế phát gây bệnh cho lợn nặng hơn hoặc khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi là sức đề kháng của lợn giảm cũng là cơ hội cho 02 vi khuẩn kia gây bệnh cho lợn). 4.6 Kết quả gây bệnh trên lợn thí nghiệm bằng các chủng vi khuẩn phân lập được - Tiêu chuẩn lợn thí nghiệm: + Lợn dùng làn trong thí nghiệm là lợn khoẻ mạnh, + Xét nghiệm không tìm thấy các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi địa phương Mycoplasma sp, A.Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida và Streptococcus sp. 4.6.1 Thí nghiệm 1 Chúng tôi tiến hành gây bệnh trên lợn thí nghiệm với các vi khuẩn Mycoplasma sp, A.Pleuropneumoniae, Pasteurella Multocida và Streptococcus sp. Mỗi loại tiêm 0,5 ml canh khuẩn nuôi 24h vào bắp thịt cho 05 con lợn, theo dõi trong vòng 10 ngày. Kết quả cụ thể ở bảng 4.11. Qua bảng 4.11. cho thấy P.Multocida có tỷ lệ gây bệnh cho lợn cao nhất 60,00%, A.Pleuropneumoniae gây bệnh thấp nhất 20,00% và Mycoplasma sp tỷ lệ gây bệnh là 40,00%. Sau 10 ngày theo dõi chúng tôi thấy lợn thí nghiệm có những biểu hiện triệu chứng sau: Bảng 4.11. Gây bệnh trên lợn thí nghiệm TT Vi khuẩn Số chủng thử Số lợn thí nghiệm (con) Liều canh trùng tiêm/ lợn (ml) Số lợn ốm (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Thời gian theo dõi (ngày) 1 Mycoplasma sp 05 05 0,5 02 40 0 10 2 A. pleuropneumoniae 05 05 01 20 0 10 3 P. multocida 05 05 03 60 0 10 4 Streptococcus sp 05 05 0 0 0 10 - Ở lợn tiêm P.Multocida: Lợn có biểu hiện sốt nhẹ, ăn ít, sau đó trở lại bình thường. - Ở lợn tiêm A.Pleuropneumoniae: Lợn sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho, nhưng vẫn ăn uống bình thường. - Ở lợn tiêm Mycoplasma sp: Lợn có biểu hiện ho nhưng không sốt và vẫn ăn uống bình thường. Cả ba loại vi khuẩn trên đều không gây chết lợn thí nghiệm. 4.6.2 Thí nghiệm 2: Từ kết quả thí nghiệm 1, chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm 2 - Tiêm 0,5 canh khuẩn nuôi 24h của 04 loại vi khuẩn trên vào bắp thịt trên cùng một con lợn thí nghiệm, thực hiện trên 05 con lợn, theo dõi 10 ngày. Kết quả cho thấy c ả 05 lợn thí nghiệm đều xuất hiện triệu chứng: sốt, ho, khó thở, có 01 lợn thí nghiệm chết. * Qua đó cho thấy rằng nếu độc lập từng loại vi khuẩn có thể gây bệnh cho lợn nhưng không gây chết, khi cộng phát một số vi khuẩn khác như trong thí nghiệm, có sự tác động cộng đồng giữa các vi khuẩn làm cho bệnh nặng hơn và gây chết lợn. 4.7 Giải phẫu đại thể bệnh Viêm phổi địa phương Để quan sát những tổn thương bệnh lý ở phổi lợn mắc bệnh chúng tôi tiến hành mổ khám 10 lợn bị bệnh VPĐP. Quan sát bệnh tích sau mổ khám ở phổi chúng tôi thấy: + Lòng khí quản chứa đầy dịch nhầy lẫn bọt khí mầu đỏ hoặc trắng xám + Hiện tượng viêm phổi thùy rõ (viêm từ thùy tim sang thùy nhọn, từ thùy trước sang thùy sau), thường viêm ở phần rìa thấp của phổi, có những vùng phổi cứng lại. Kết quả nghiên cứu của chúng phù hợp với nghiên cứu của Cao Xuân Ngọc (1997) [7]. + Hiện tượng giãn phế nang, bao tim viêm tích nước, viêm dính phổi với màng ngực và có hiện tượng phổi bị nhục hoá. 4.8 Kết quả thử kháng sinh đối với các chủng các vi khuẩn sau khi phân lập được Nhằm xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh VPĐP cho lợn, từ đó đưa ra các phác đồ điều trị bệnh VPĐP cho lợn bị mắc bệnh có hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành phương pháp thử kháng sinh đồ với các chủng vi khuẩn trong phổi lợn mắc bệnh phân lập được. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh hoá dược được trình bày ở bảng 4.12 như sau: Bảng 4.12. Kết quả thử kháng sinh đồ với các chủng vi khuẩn phân lập được TT Loại kháng sinh Actinobacillus sp (n = 40) Pasteurella multocida (n = 40) Mycoplasma sp (n = 40) Streptococcus sp (n = 40) MC (%) MC (%) MC (%) MC (%) 1 Kanamycin 11 27,5 15 37,5 9 22,5 12 30 2 Rifampicin 30 75 33 82,5 23 57,5 28 70 3 Ceftazidine 15 37,5 22 55 16 40 18 45 4 Ciprofloxacin 30 75 36 90 24 60 27 67.5 5 Ampicillin 13 32,5 18 45 10 25 12 30 6 Amoxicillin 27 67,5 34 85 26 65 29 72,5 7 Neomycin 14 35 19 47,5 8 20 15 37,5 8 Amikacin 27 67,5 33 82,5 17 42,5 28 70 9 Gentamycin 15 37,5 21 52,5 15 37,5 20 50 10 Lincomycin 12 30 19 47,5 21 52,5 15 37,5 11 Colistin 15 37,5 20 50 12 30 13 32,5 12 Oxacillin 33 82,5 21 52,5 20 50 25 62,5 13 Ofloxacin 21 52,5 27 67,5 27 67,5 31 77,5 14 Norfloxacin 23 57,5 30 75 29 72,5 33 82,5 15 Cefuroxime 25 62,5 29 72,5 25 62,5 30 75 16 Ceftriaxone 19 47,5 31 77,5 27 67,5 30 75 Hình 4.10: Biểu đồ so sánh sự mẫn cảm của một số kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn phân lập. Kết quả cho thấy vi khuẩn gây bệnh VPĐP mẫn cảm cao với các loại kháng sinh như: Rifampicin; Ciprofloxacin; Amikacin; Norfloxacin; Cefuroxime nhưng kết quả ở bảng trên đồng thời có cho thấy là một số loại kháng sinh như: Kanamycin; Ampicillin; Gentamycin; Ceftazidine có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm còn khá thấp, điều này cho chúng ta thấy một số loại kháng sinh không nên sử dụng để điều trị bệnh VPĐP cho lợn nữa vì sẽ có hiệu quả điều trị bệnh khá thấp đồng thời lại đưa đến khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn đường hô hấp tăng lên. Qua kết quả trên cũng cho thấy : - Vi khuẩn Mycoplasma mẫn cảm cao nhất với kháng sinh Norfloxacin: Chiếm 72,5%; rồi đến Ceftriaxone và Ofloxacin: Chiếm 67,5%; rồi đến Amoxicillin: Chiếm 65%; sau đó đến Ciprofloxacin: Chiếm 60%, Rifampicin: 57,5%. - Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae mẫn cảm với kháng sinh Oxacillin: Đạt 82,5%; Ciprofloxacin và Rifampicin: 75%; tiếp đó là Amikacin và Amoxicilin: đạt 67,5%; rồi đến Cefuroxime đạt 62,5%, Norfloxacin: 57,5%. - Vi khuẩn Pasteurella multocida mẫn cảm với Ciprofloxacin: Đạt 90%; Amoxicillin 85%; Amikacin và Rifampicin: 82,5%; và đến Ceftriaxone: 77,5%, Norfloxacin: 75%, Cefuroxime: 72,5%. - Vi khuẩn Streptococcus sp mẫn cảm với Norfloxacin: Đạt 82%; đến Ceftriaxone và Cefuroxime đạt 75%; Amoxicillin 72,5%; Rifampicin và Amikacin: 70%;: Ciprofloxacin 67,5%. Kết quả sự mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh cũng được tác giả Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên và Cs (2002) [11] kết quả tương tự. Theo thông báo của Trần Đình Từ và Cs 1992 [17] cho biết vi khuẩn P.Multocida mẫn cảm với Gentamycin, kết quả của chúng tôi cho thấy đã có sự mẫn cảm thấp của vi khuẩn P.Multocida với các loại kháng sinh này, chứng tỏ khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn tăng rất nhanh sau 1 thời gian (10 năm). Kết quả này cũng là cơ sở để lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh VPĐP cho lợn trong các trại chăn nuôi tập chung cũng như chăn nuôi gia đình. Để điều trị bệnh VPĐP cho lợn có thể sử dụng các loại kháng sinh như: Amikacin; Amoxicilin; Rifampicin, rồi đến Ciprofloxacin và Ceftazidine sẽ có hiệu quả điều trị và kinh tế cao và có khả năng chống lại xu hướng kháng kháng sinh tăng nhanh của vi khuẩn gây bệnh nói chung. 4.9 Phòng trị bệnh Viêm phổi địa phương tại hải phòng 4.9.1 Biện pháp phòng trị bệnh Viêm phổi địa phương của lợn Bệnh hô hấp của lợn có rất nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là bệnh VPĐP như chúng ta đã biết, tuy nhiên nếu người chăn nuôi biết tuân thủ mọi phương thức phòng bệnh tổng hợp thì phần nào cũng hạn chế được tác hại của bệnh. Chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp phòng bệnh được trình bày ở dưới đây đã thu được kết quả tốt, có hiệu quả kinh tế cao. + Biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh tiêu độc - Phải đảm bảo cho lợn ăn sạch, đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng, chuồng trại khô ráo thoáng mát mùa Hè, ấm áp mùa Đông, tránh gió lùa, có sân chơi thích hợp, môi trường xung quanh thoáng đãng, vệ sinh hạn chế tới mức tối đa ô nhiễm không khí, nguồn nước. - Thường xuyên tẩy uế chuồng trại, có thể dùng một trong số thuốc sát trùng sau: - ND.Iodine: trong thành phần gồm PVP Iodine, Kalium Iodine và dung môi. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh dùng để sát trùng cũng như để thanh khiết môi trường ở các cơ sở chăn nuôi. Thuốc có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm cũng như một số virut và nấm, khả năng diệt khuẩn nhanh, độ ăn mòn thấp, hữu hiệu kể cả với nước cứng và các chất hữu cơ. Tuỳ theo độ pha loãng mà công dụng khác nhau: Pha loãng 1/50: Dùng để tắm cho vật nuôi, khử trùng các vết thương Pha loãng 1/70: Phun trên bề mặt các thiết bị chăn nuôi Pha loãng 1/100: Tắm cho lợn nái trước khi đẻ Pha loãng 1/500: Tiệt trùng nguồn nước để đảm bảo vệ sinh ăn uống - Thuốc sát trùng đa năng: Thành phần bao gồm: Cloramin B, Bezalkonium Chloride, cồn 96 và dung môi. - Thuốc dùng để tẩy uế chuồng trại: Phun thuốc lên toàn bộ diện tích chuồng nuôi: 100ml/50m2. Dùng để tiệt trùng vật dụng chăn nuôi: ngâm thiết bị vật nuôi trong dung dịch đã pha loãng 5-10 lần. Tiệt trùng nước uống: 1ml/1-1,5 lít nước. - Cách ly lợn có triệu chứng hô hấp, cách ly lợn mới nhập đàn. + Phòng bệnh bằng vacxin: Hiện nay chúng ta có nhiều loại vacxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn, có một số loại vacxin nhập ngoại như vacxin Porcilis APP phòng bệnh viêm phổi màng phổi do vi khuẩn A.Pleurropneumoniae gây ra cho lợn sau 6 tuần tuổi với liều 2ml/con tiêm bắp. Vacxin Porcilis APP do hãng Intervet sản xuất. Nhưng vacxin này có giá thành cao, chỉ có thể sử dụng tại các trại lợn giống ngoại và hiệu quả phòng bệnh chưa rõ. Tiêm phòng vacxin phòng viêm phổi ở lợn do H.Parasuis cho lợn nái, lợn con thu được miễn dịch sau 4 tuần, tuy nhiên cũng không thật chắc chắn vì những chủng vi khuẩn không có bảo vệ chéo. Vacxin nhược độc chế từ chủng Actinobacillus theo đường khí dung hay đường uống đã làm giảm tỷ lệ chết, tăng trọng lượng cho đàn lợn. Tuy nhiên việc phòng bệnh bằng vacxin ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề phải xem xét. Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1994) [6] đã chế thành công vacxin phòng bệnh ho thở truyền nhiễm bằng sự phối hợp một số chủng gây bệnh hô hấp cho lợn để chế vacxin phòng bệnh, kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh như Tylosin, Tyamulin và áp dụng tại cơ sở có tác dụng hạn chế tác hại của bệnh. Chúng tôi đã sử dụng Autovacxin do Bộ môn Vi trùng- Viện Thú y sản xuất từ 2 chủng A.Pleurropneumoniae, 2 chủng P.Multocida serotype D và 2 chủng Streptococcus suis phân lập được từ lợn mắc bệnh. Autovacxin là vacxin vô hoạt, có bổ trợ keo phèn, tiêm dưới da cho lợn con sau cai sữa với liều 3ml/con. Kết quả thử nghiệm phòng bệnh bằng Autovacxin bước đầu đã cho kết quả tốt. Nhưng do với thời gian thử nghiệm Autovacxin trên các đàn lợn chưa đủ để kết luận nên chúng tôi vẫn đang tiếp tục thử nghiệm và đánh giá kết quả của Autovacxin vào các công trình nghiên cứu tiếp theo.. + Phòng bệnh bằng kháng sinh: Căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ chúng tôi cho rằng trong giai đoạn hiện nay chúng ta có thể sử dung một số kháng sinh mẫn cảm dùng để điều trị bệnh VPĐP của lợn: Norfloxacin , Oxacilin và Ciprofloxacin, ... hoặc một số chế phẩm kết hợp 2 hoặc 3 loại kháng sinh như Econor premix 10% kết hợp với Chlotetracyclin trộn vào thức ăn cho lợn ăn để phòng bệnh đường hô hấp của lợn (Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên và Cs, 1999) [9], mặc dầu việc điều trị kháng sinh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn đầu của bệnh và sau khi điều trị khỏi nên nuôi cách ly cho tới khi giết thịt. Cho lợn nái ăn thức ăn có chứa Sulffomid hoặc Oxytetracyclin trong tháng chửa cuối cùng và với lợn choai nên được tiêm kháng sinh 4 lần trong 3-4 tuần tuổi đầu tiên, có thể sau những thời gian nhất định trộn thuốc và thức ăn nước uống cho lợn cai sữa là một trong những biện pháp phòng bệnh VPĐP có hiệu quả hiện nay. Chúng ta có thể sử dụng Ciprofloxacin; Amoxicilin và Norfloxacin. trong giai đoạn hiện nay để trị bệnh hô hấp của lợn có kết quả tốt. 4.9.2 Điều trị bệnh VPĐP của lợn Các nghiên cứu về vi khuẩn đường hô hấp đã công bố cho thấy bệnh đường hô hấp của gia súc đặc biệt là của lợn rất phức tạp. Qua những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở đường hô hấp trên của lợn có thể thấy có nhiều vi khuẩn cùng tồn tại như Staphylococus, Streptococus, Pasteurella, Haemophilus, Bordetella, Actinobacillus tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng gây bệnh, chỉ khi cơ thể yếu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu, stress hay tiếp xúc với nguồn bệnh mới, các vi khuẩn này sẽ sinh sôi, phát triển, tăng sinh sẽ sản sinh độc tố và gây bệnh. Thực tế cho thấy với bất cứ nguyên nhân nào làm xuất hiện các triệu chứng bệnh đường hô hấp, làm giảm sức đề kháng của con vật thì lập tức các vi khuẩn có sẵn trong cơ thể của gia súc sẽ tiếp tục gây hại. Vì vậy việc tăng cường sức đề kháng của con vật cũng như cần có những biện pháp điều trị lợn mắc bệnh có hiệu quả cao, đồng thời áp dụng các biện pháp để phòng bệnh đường hô hấp cho lợn là rất cần thiết và sẽ làm giảm thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh đường hô hấp của lợn có rất nhiều nguyên nhân gây ra như vi trùng, virus, ký sinh trùng hay thời tiết… nhưng lợn mắc bệnh thường có các biểu hiện triệu chứng giống nhau. Vì vậy việc xác định bệnh và đưa ra các phác đồ điều trị bệnh trong lâm sàng thường gặp không ít khó khăn. Để việc điều trị những con lợn mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh đường hô hấp có hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đã sử dụng trong điều trị một số chế phẩm kháng sinh đang có bán trên thị trường thuốc thú y với giá thành thấp, đồng thời lựa chọn các kháng sinh có tính mẫn cảm cao với 3 loại vi khuẩn gây bệnh Viêm phổi địa phương phân lập được theo như kết quả kháng sinh đồ được thể hiện ở bảng 3.10. Kết quả thử nghiệm điều trị lợn bị mắc bệnh VPĐP theo 03 phác đồ điều trị khác nhau được thể hiện ở bảng 4.13 như sau: Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh VPĐP của lợn SốTT Tên chế phẩm Số lợn điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Cách dùng Kết quả điều trị Khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Ciprofloxacin 30 3- 5 Tiêm bắp 27 93,33 2 Amoxicilin 36 3- 5 32 88,89 3 Norfloxacin 32 3- 5 24 72 Trong thử nghiệm chúng tôi sử dụng 3 chế phẩm là: Ciprofloxacin; Amoxicilin và Norfloxacin. Đây là những kháng sinh đang được sử dụng nhiều trong Thú y và được sản xuất trong nước bán nhiều trên thị trường thuốc thú y với giá phù hợp với chi phí của người chăn nuôi hiện nay. Kết quả điều trị lợn bị bệnh VPĐP được nuôi tại Hải Phòng thể hiện ở bảng 4.13 và cho thấy: - Với 30 con mắc bệnh được điều trị bằng kháng sinh Ciprofloxacin trong thời gian 3- 5 ngày có 27 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 93,33%, không còn xuất hiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp, ăn uống bình thường trở lại, còn 03 con lợn phải tiếp tục điều trị sau 03 ngày nữa mới khỏi bệnh. - Tương tự với 36 con lợn được điều trị bằng Amoxicilin, sau 3- 5 ngày có 32 con lợn khỏi bệnh đạt, tỷ lệ 88,89%. - Với 32 lợn mắc bênh hô hấp mà chúng tôi sử dụng Norfloxacin để điều trị thì chỉ có 24 lợn khỏi bệnh (72%) sau 5 ngày điều trị, số lợn không khỏi bệnh chúng tôi phải chuyển sang dùng Ciprofloxacin hoặc Amoxicilin điều trị tiếp tục 1 liệu trình nữa thì lợn mới khỏi bệnh. Trong điều trị chúng ta phải kết hợp với các thuốc bổ trợ khác như Vitamin B1, B12, B.complex...Vitamin C... 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Từ những kết quả thu được chúng tôi rút ra những kết luận chung của đề tài như sau: 5.1.1 Tỷ lệ lợn nghi mắc bệnh VPĐP trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Tỷ lợn nghi mắc bệnh VPĐP là 22,21%, tỷ lệ chết là 7,5 %. Huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo có tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi cáo nhất: Thủy Nguyên chiếm 25,5%; Vĩnh Bảo chiếm 26,5%. Bệnh VPĐP lợn thường phát ra ở lợn choai (nuôi thịt) với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, mật độ đông, phổ biến vào mùa đông và giai đoạn chuyển mùa. 5.1.2 Sự có mặt của vi khuẩn Mycoplasma trong lợn ốm Sự tồn tại, lưu hành của vi khuẩn Mycoplasma trên địa bàn 04 đơn vị tiến hành đề tài là rất lớn chiếm 61,6%. Sự có mặt của vi khuẩn Mycoplasma tại các đơn vị rất đều nhau chiếm tỷ lệ trên 60%, chỉ có huyện Thủy Nguyên là thấp nhất nhưng tỷ lệ cũng trên 50%. 5.1.3 Phân lập mộ số vi khuẩn cộng phát gây bệnh VPĐP Trong tổng số 125 mẫu bệnh phẩm mà chúng tôi thu thập được có 08 mẫu phân lập được vi khuẩn Mycoplasma, chiếm tỷ lệ 34,4%; 42 mẫu phân lập được Actinobacillus, chiếm tỷ lệ 33,6%; 43 mẫu phân lập được vi khuẩn Pasteurella chiếm tỷ lệ 34,4%. Strpetococcus sp có 56/125 chiếm tỷ lệ 44,8%. 5.1.4 Kết quả thử độc lực vi khuẩn phân lập được trên chuột nhắt trắng Thấy rằng A.pleuropneumoniae sau theo dõi 24-72 giờ, số chuột chết là 07/20 chiếm tỷ lệ 35%; P.Multocida theo dõi 72 giờ thấy rằng sau 24-48 giờ số chuột chết là 09/20 chiếm tỷ lệ 45%; Streptococcus sp 01/20 chuột chết sau 24 h chiếm 0,5%; vi khuẩn Mycoplasma sp theo dõi trong 24-72h không gây chết chuột. 5.1.5 Kết quả gây bệnh trên lợn thí nghiệm P.Multocida có tỷ lệ gây bệnh cho lợn cao nhất 60,00%, A.Pleuropneumoniae gây bệnh thấp nhất 20,00% và Mycoplasma sp tỷ lệ gây bệnh là 40,00%, Streptococcus sp không gây bệnh cho lợn thí nghiệm. Khi có sự tác động cộng đồng của các vi khuẩn trên gây bệnh nặng hơn và gây chết lợn thí nghiệm. 5.1.6 Kết quả thử kháng sinh đồ các vi khuẩn phân lập được - Vi khuẩn Mycoplasma mẫn cảm cao nhất với kháng sinh Norfloxacin: Chiếm 72,5%; rồi đến Ceftriaxone và Ofloxacin: Chiếm 67,5%; rồi đến Amoxicillin: Chiếm 65%; sau đó đến Ciprofloxacin: Chiếm 60%, Rifampicin: 57,5%. - Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae mẫn cảm với kháng sinh Oxacillin: Đạt 82,5%; Ciprofloxacin và Rifampicin: 75%; tiếp đó là Amikacin và Amoxicilin: Đạt 67,5%; rồi đến Cefuroxime đạt 62,5%, Norfloxacin: 57,5%. - Vi khuẩn Pasteurella multocida mẫn cảm với Ciprofloxacin: Đạt 90%; Amoxicillin 85%; Amikacin và Rifampicin: 82,5%; và đến Ceftriaxone: 77,5%, Norfloxacin: 75%, Cefuroxime: 72,5%. - Vi khuẩn Streptococcus sp mẫn cảm với Norfloxacin: Đạt 82%; và đến Ceftriaxone và Cefuroxime đạt 75%; Amoxicillin 72,5%; Rifampicin và Amikacin: 70%;: Ciprofloxacin 67,5%. 5.1.7 Kháng sinh điều trị bệnh VPĐP - Với 30 con mắc bệnh được điều trị bằng kháng sinh Ciprofloxacin trong thời gian 3- 5 ngày có 27 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 93,33%, không còn xuất hiện các triệu chứng của bệnh VPĐP, ăn uống bình thường trở lại, còn 03 con lợn phải tiếp tục điều trị sau 03 ngày nữa mới khỏi bệnh. - Tương tự với 36 con lợn được điều trị bằng Amoxicilin, sau 3- 5 ngày có 32 con lợn khỏi bệnh đạt, tỷ lệ 88,89%. - Với 32 lợn mắc bênh hô hấp mà chúng tôi sử dụng Norfloxacin để điều trị thì chỉ có 24 lợn khỏi bệnh (72%) sau 5 ngày điều trị, số lợn không khỏi bệnh chúng tôi phải chuyển sang dùng Ciprofloxacin hoặc Amoxicilin điều trị tiếp tục 1 liệu trình nữa thì lợn mới khỏi bệnh. Trong điều trị chúng ta phải kết hợp với các thuốc bổ trợ khác như Vitamin B1, B12, B.complex...Vitamin C... 5.2 Đề nghị - Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu được những nội dung trên, tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn chúng tôi đã không nghiên cứu được đầy đủ hết về bệnh, đề nghị tiếp tục nghiên cứu. - Tiếp tục nghiên cứu về vi khuẩn đường hô hấp, xác định vai trò gây bệnh của chúng, trên cơ sở đó có thể chọn được chủng vi khuẩn có đủ độc lực và tính kháng nguyên ổn định dùng để chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn nuôi tại Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt: Vũ Thị Bình (1994). Nhiễm tụ cầu, bách khoa thư bệnh học. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1976), Sinh Lý học gia súc, nhà xuất bản Nông nghiệp I - Hà Nội. Trương Văn Dung, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Phan Đình Đỗ, Trịnh Văn Thịnh (1958), Bệnh truyền nhiễm gia súc- Những bệnh thường thấy ở Việt Nam. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên (1989), một số vi khuẩn thường gặp trong bệnh ho thở truyền nhiễm của lợn. Nguyễn Thị Nội và cộng sự (1993), “Điều trị bệnh ho thở ở lợn”, tạp chí khoa học và quản lý kinh tế Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm 9/1993. Cao Xuân Ngọc (1997), bài giảng giải phẫu bệnh lý thú y, dùng cho cao học và nghiên cứu sinh thú y. Nguyễn Ngọc Nhiên (1997), bài giảng hội chứng bệnh đường hô hấp do Mycoplasma khởi phát, dùng cho lớp sau đại học thú y - Viện thú y quốc gia. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên (1999). Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Haemophilus sp. ở lớp niêm mạc đường hô hấp trên của lợn và một số đặc tính sinh vật hoá học của các chủng phân lập được.Báo cáo trình bày tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Huế tháng 6/1999, trang 138 - 143. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý (2002). Kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh khu vực phía Bắc. Báo cáo khoa học Viện Thú y tổ chức tại Nha Trang, 2002. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý (2005). Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc. Tạp chí KHKT thú y, 7(4). Nguyễn Vĩnh Phước (1974), vi sinh vật thú y tập I,II, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1986), “Dịch viêm phổi địa phương - Một tai hoạ lớn với kiểm dịch động vật, thông tin thú y - Cục thú y số 10 - 1980. Nguyễn Vĩnh Phước (1976), vi sinh vật thú y tập III, nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội. Nguyễn Như Thanh (2001) Giáo trình Vi siunh vật. Nhà xuất bản nông nghiệp. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), giáo trình vi sinh vật thú y, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Đình Từ và cs (1992). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh hoá và sự mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập từ các loài động vật nuôi ở Thừa Thiên - Huế. Kỷ yếu khoa học - Trường ĐHNL Huế, tr. 150 - 154. Phạm Thị Xuân Vân (1982), giáo trình giải phẫu gia súc. Tài liệu nước ngoài: Bain, R. and Gupta, B. K. (1982), Haemorrhagic septicemiae, Animal Production and Health, Paper N033, FAO, Roma. Bergey (1985), Mycoplasma of animal. Haemtologica. Bergey's Manual of Determinative Bacteriology Ninth Edition (1994). Biberstein, L. Ernst (1990), Our understanding of the Pasteurellaceae, Can j Vet Res, (54), p. 78-82. Brandreth, S. R. and Smith, I. M. (1985), Prevenlence of pig herds affected by pleuropneumonia associated with Haemophilus pleuropneumoniae in eastern England, Vet Rec 117: p. 143 - 147. Buttenschon, J. (1991), The Primary structure of staphylococcal enterotoxin B.3. The cyanogen bronmide peptides of reduced and aminoethylated enterotoxin B, and the complete amino acid sequence. Carter, G. R. (1952), Type specific capsular antigens of Pasteurella multocida. Canadian Journal of Medical Science, 30: p. 48 – 53. Cho, W. S. and Chae, C. (2001), Expression of the Apx IV Gene in pigs naturally infected with Actinobacillus pleupneumoniae, J. Comp. Path. 125, p. 34-40. Desrosiers, R.; Mittal, K. R.; and Malo, R. (1984), Porcine pleuropneumonia associated with Haemophilus pleuropneumoniae serotype 3 in Quebec. Vet Rec 115: p. 628 - 629. Frey, J.; Bosse, J. T. (1993), Actinobacillus pleuropneumoniae RTX toxins: Uniform designation of haemolysins, cytolysins pleurotocin and their genes. J Gen Microbiol, 139: p. 1723 - 1728. Fuentes, M. and Pijoan, C. (1986), Phagocytosis and intracellular killing of Pasteurella multocida by porcine alveolar macrophages after infection with pseudorabies virus. Vet Immunol Immunopathol, 13(1-2), p: 165-172. Gilbride, K. A. and Rosendal, S. (1984), Antimicrobial susceptibility of 51 strains of Heamophilus pleuropneumoniae. Can J Comp Med, 48: p. 47 - 50. Inoue, A.; Yamamoto, K.; Hirano, N.; and Murakami, T. (1984), Drug susceptibility of Haemophilus pleuropneumoniae strains isolated from pigs. Jpn J. Vet Sci, 46: p. 175 - 180. Jacobsen, M. J. and Nielsen, J. P. (1995), Development and evaluation of a selective and indicator medium for isolated of Actinobacillus pleuropneumoniae from tonsils. Vet Micro 47: p. 191 - 197. Jensen, A. E. and Bertram, T. A. (1986), Morphological and biochemical comparison of virulent and avirulent isolates of Haemophilus pleuropneumoniae serotype 5. Infect Immun, 51, p. 419-424. Kilian, M.; Nicolet, J.; and Biberstein, E. L. (1978), Biochemical and serological characterization of Haemophilus pleuropneumoniae. Int J Syst Bacteriol 28: p. 20 - 26. Manninger, R. (1991), Concerning a mutation of the fowl cholera bacillus. Zentralblbakteriol. Abt I Orig, 83, p. 520 - 528. Nicolet, J. and Schifferli, D. (1982), In vitro susceptibility of Heamophilus pleuropneumoniae to antimicrobial substances. Proc Int Congr Pig Vet Soc 7: p. 71. Nicolet, J. (1995), Taxonomy and serological indentification of Actinobacillus pleuropneumoniae. Can Vet J, 29: p. 578 - 580. Nielsen, J. P. and Rosdahl, V. T. (1988), Phage - typing of toxigenic Pasteurella multocida. Proc Int Congr Pig Vet Soc 10: 34. Perry, M. B.; Altman, E.; Brisson, J. R.; Beynon, L. M. and Richards, J. C. (1990), Structural characteristics of the antigenic capsular polysaccharides and lipopolysaccharides involved in the serological classification of Actinobacillus (Haemophilus) pleuropneumoniae strains. Serodiagnosis and Immunotherapy in Inf Dis, 4: p. 299 - 308. Pijoan, C. and Fuentes, M. (1987), Severe pleuritis associated with certain strains of Pasteurella multocida in swine. J Am Vet Med Assoc ,191: p. 823- 826. Pijoan, C. and Fuentes, M. (1989), Pleuritis effect on growth understimated. Int Pig Lett 9: p. 17 - 19. Pohl, S.; Bertschinger, H. U.; Frederiksen, W. and Maheim, W. (1983), Transfer of Haemophilus pleuropneumoniae and the Pasteurella haemolytica - like organism causing porcine necrotic pleuropneumonia to the genus Actinobacillus (Actinobacillus pleuropneumoniae comb. Nov.) on the Prescott, J.F. and Baggot J.D.(1993), Antimicrobial Therapy in veterinary Medicine. Ames: Iowa State Univ Press. Ross C.W (1986). Observation on skin colour and making of the buffalo (B.bubalis). Veterinarian, lond 5.P. 29-32. Salmon, S. A.; Watts, J.L.; Case , C.A.; Hoffman L.J.; Wegener, H.C.; and Yancey, R.J. Jr., (1995), Comparison of MICs of Ceftiofur and other antimicrobial agent against bacterial pathogens of swine from the United State. Canada and Denmark. J Clin Microbiol 33 (9): p. 2435 - 2444. PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐÀN LỢN TẠI HẢI PHÒNG (Lợn từ 6 tuần tuổi trở lên ) Hải phòng, ngày ..... tháng ..... năm 2008 1. Họ tên chủ gia súc: .......................................................................................... 2. Địa chỉ: ........................................................................................................... 3. Loại hình chăn nuôi: Trang trại Nông hộ 4. Số lợn hiện có (con): Nái: ........................................ngày tuổi:…………… Đực giống: ………………….ngày tuổi:……………….. Lợn thịt…...............................ngày tuổi: ……………. 5. Nguồn cung cấp con giống: Tự túc Mua ở chợ Mua ở trại công nghiệp 6. Diện tích chuồng nuôi: Chật hẹp Bình thường Rộng 7. Nhốt chung với động vật khác: Có Không Nếu có là loại gì:……………………………………………………………….. 8. Vệ sinh chuồng trại: Tốt Trung bình Không tốt 9. Mức độ chăn nuôi: Thường xuyên Không thường xuyên 10. Nguồn thức ăn: Dựa vào tự nhiên Thức ăn tổng hợp Cám công nghiệp Thức ăn dư thừa 11. Nguồn nước chăn nuôi: Nước máy Nước ao Nước giếng 12. Phương thức chăn nuôi: Nuôi nhốt Thả giông 13. Tình hình dịch bệnh: ............................................................................... 14. Triệu chứng: .................................................................................................... 15. Tỉ lệ chết: ......................................................................................................... 16. Diễn biến trong đàn: ......................................................................................... 17. Đã điều trị: Loại thuốc ……………………………………………………………………………… 18. Người điều trị: Do cán bộ thú y Tự điều trị Không điều trị 19. Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị: Tốt Ít tác dụng Không tác dụng 20. Xử lý lợn mắc bệnh: Chôn huỷ Bán chạy Mổ thịt 21. Xử lý chất thải Biogas Không xử lý Ủ sinh học 22. Nguồn dịch nghi ngờ: Tự phát Từ nơi khác 23. Lợn đã được tiêm phòng: Loại vắc xin:.............................Ngày tiêm:.............................................. Loại vắc xin:.............................Ngày tiêm:.............................................. Loại vắc xin:.............................Ngày tiêm:.............................................. 24. Người tiêm: Thú y xã Tư nhân Tự tiêm 25. Đánh giá hiệu lực của vắc xin đã tiêm Tốt Ít tác dụng Không tác dụng 26. Khai báo khi lợn mắc bệnh: Khai báo ngay Báo muộn Không báo 27. Sự can thiệp của thú y khi lợn mắc bệnh: Không đến Đến muộn Đến khám chữa ngay 28. Thiệt hại do bệnh gây ra: Chết, huỷ: ....................................................................................................... Mổ thịt: ............................................................................................................. Thuốc điều trị: .................................................................................................. Chi phí cho khử trùng tiêu độc: ....................................................................... 29. Sau khi hết dịch có chăn nuôi nữa không: Có Không 30. Lý do chăn nuôi lại:....................................................................................... 31. Lý do không chăn nuôi lại: ........................................................................... 32. Khi chăn nuôi trở lại có vệ sinh chuồng trại: Có Không 33. Đánh giá của Trưởng ban thú y xã:………………………………………… …………………………………………………………………………………. CÁN BỘ ĐIỀU TRA ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTY09006.doc
Tài liệu liên quan