Điều Tra Và Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Hệ Thống Canh Tác Bền Vững Trong Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Nơi Đất Cao Nhiều Cát Vùng Bảy Núi An Giang

Tài liệu Điều Tra Và Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Hệ Thống Canh Tác Bền Vững Trong Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Nơi Đất Cao Nhiều Cát Vùng Bảy Núi An Giang: ... Ebook Điều Tra Và Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Hệ Thống Canh Tác Bền Vững Trong Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Nơi Đất Cao Nhiều Cát Vùng Bảy Núi An Giang

pdf108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Điều Tra Và Thiết Kế Xây Dựng Mô Hình Hệ Thống Canh Tác Bền Vững Trong Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Nơi Đất Cao Nhiều Cát Vùng Bảy Núi An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐIỀU TRA VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NƠI ĐẤT CAO NHIỀU CÁT THUỘC VÙNG BẢY NÚI AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN MINH Cộng tác viên: TRẦN VĂN KHẢI VÕ THỊNH VƯỢNG LÊ VĂN NAM LÊ PHƯỚC SANG Long Xuyên, tháng 5 năm 2006 2 CẢM TẠ Vô cùng biết ơn những tấm lòng đã hết sức giúp đở tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu nầy: - GS.TS.NGND. Võ-Tòng Xuân, TS. Nguyễn Tri Khiêm những người thầy đã tận tình hướng dẫn. - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã tận tình giúp đở về học thuật và kiến thức chuyên môn cũng như sự quan tâm trong việc hiệu đính. - KS. Nguyễn Văn Phương PGĐ. Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang đã gợi ý, giúp đở và ủng hộ đề tài nghiên cứu. - Th.S. Nguyễn văn Mì Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT đã tạo điều kiện thuận lợi về chuyên môn và tiếp xúc địa phương. - Chính quyền địa phương, Hội nông dân các xã Lương Phi, Lê Trì và Thị trấn Ba Chúc đã tạo mọi điều kiện về tổ chức hội thảo, phỏng vấn nông hộ và tạo mọi thuận lợi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. - Các đồng sự trong Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng đã góp công sức vào quá trình thực hiện trong đó có các thầy cô Trần Văn Khải, Phạm Huỳnh Thanh Vân, Võ thị Xuân Tuyền, Trịnh Hoài Vũ đã sát cánh bên tôi từ những ngày đầu vừa mới triển khai nghiên cứu. Cô Nguyễn thị Minh Châu đọc và sữa bản thảo - Các sinh viên ĐH2PN Đại Học An Giang Võ Thịnh Vượng, Lê Văn Nam, Lê Phước Sang đã cùng tôi phỏng vấn nông hộ tại các điểm nghiên cứu, tổng kết số liệu và trình bày bản thảo. - Các sinh viên ĐH2PN và ĐH3PN đã hợp tác trong các cuộc phỏng vấn nông hộ. 3 LỜI NÓI ĐẦU Vùng núi Dài gồm 3 xã Lương Phi, Lê Trì, Châu Lăng và Thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn là vùng bán sơn địa, đất đai không được phì nhiêu như đất ở đồng bằng của tỉnh An Giang. Vì thế nó có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng nói riêng và toàn khu vực Bảy Núi nói chung. Trước đây, trong thời kỳ còn chiến tranh, vì là vùng tranh chấp nên đời sống nhân dân quá khó khăn. Đến nay, sau hơn 30 giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quê hương miền núi nầy đã có những sự thay đổi to lớn về hạ tầng cơ sở cho đến sản xuất nông nghiệp và đang hướng đến một nền nông nghiệp-du lịch sinh thái bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất hướng đến một nền nông nghiệp bền vững còn có những vấn đề bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Đó là xu hướng độc canh cây lúa đang thống trị ở một bộ phận lớn dân cư và các cấp lãnh đạo địa phương vì phát triển cây lúa tỏ ra dễ dàng hơn các loại hoa màu khác.Thứ hai, năng suất, sản lượng cây trồng còn thấp so với các vùng khác do tính chất đất đai kém màu mỡ hạn chế. Thứ ba, việc thiếu nước tưới trong năm, đặc biệt ở mùa khô là một yếu tố quan trọng hàng đầu làm giới hạn việc thâm canh tăng vụ, không phát huy được hết sức sản xuất của lao động nông thôn. Từ đó, tồn tại tình trạng một bộ phận dân cư dưới mức ngưỡng nghèo và tái nghèo còn phổ biến ở vùng nầy. Ngoài ra, tập quán không dùng phân chuồng, phân xanh, phân ủ để trả lại cho đất những chất do thu hoạch cây trồng lấy đi mà chỉ dùng phân hóa học làm cho đất ngày càng xấu hơn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững của môi trường. Từ những suy nghĩ trên, nhu cầu cần phải có những nghiên cứu cơ bản về kinh tế hộ, các hệ thống canh tác hiện hành, những khó khăn thuận lợi đối với nông hộ đang trực canh, những ưu nhược điểm của điều kiện môi trường, cơ hội và tiềm năng phát triển của vùng, những nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những biện pháp làm giàu đất trồng giúp khắc phục sự xuống cấp và suy kiệt của môi trường là những việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như thế, quá trình nghiên cứu chia thành 3 giai đoạn. Đầu tiên, tìm hiểu tổng quát về hiện tình kinh tế hộ và các hệ thống canh tác phổ biến cùng với các mô hình tiên tiến đang được thực hiện tại vùng, bằng các phương pháp tiếp cận nông dân và phỏng vấn kinh tế hộ. Kế đến, khảo sát thí điểm các nông hộ có mô hình canh tác tiên tiến, hiệu quả cao đồng thời đúc rút ưu khuyết điểm làm cơ sở để nhân rộng mô hình. Cuối cùng, triển khai thực hiện các thử nghiệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như các mô hình có sử dụng phân bón từ nguồn gốc hữu cơ bảo vệ môi trường bền vững nhằm khuyến cáo nông dân 4 TÓM TẮT Nhằm mục đích tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế-môi trường của mô hình hệ thống canh tác trên vùng đất xám nhiều cát 2 xã và 1 thị trấn điểm tại khu vực Núi Dài thuộc huyện Tri Tôn An Giang, cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trong vòng 2 năm 2004-2005 để giải đáp vấn đề trên. Bằng cách dùng các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA), phương pháp phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn nhóm am hiểu sự việc (KIP) và bằng quan sát trực quan, cuộc nghiên cứu đã tiến hành 3 hội thảo với qui mô trung bình 20 nông dân đại diện ở 3 điểm xã, thị trấn cùng với 4 cuộc phỏng vấn các cấp lãnh đạo nông nghiệp huyện, xã để tìm hiểu tổng quan về vùng nghiên cứu. Phỏng vấn 273 hộ nông dân gồm 3 nhóm giàu, nghèo , trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá của địa phương, được phân phối đều về các ấp, khóm thuộc 3 điểm nghiên cứu với khoảng cách tối thiểu là 10 hộ. Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê mô tả bằng chương trình Excel với các số trung bình, tối đa, tối thiểu. Kết quả cho thấy nguồn lực nông hộ đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, vùng nghiên cứu chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt. Vùng ruộng trên chỉ dựa vào nguồn nước mưa để tưới nên hàng năm chỉ sản xuất được 1 vụ nên kinh tế hộ khó khăn. Trái lại, hộ nào có đất ở ruộng bưng hoặc có đất ở 2 nơi thì cuộc sống khá giả hơn. Cơ cấu thu nhập hộ do sản xuất nông nghiệp chiếm trên 85% so với phi nông nghiệp, trong đó trồng trọt 84%, chăn nuôi xấp xỉ 16%. Thu nhập của nhóm hộ nghèo dưới ngưỡng nghèo 200.000đ/tháng. Nhóm hộ trung bình có thu nhập khá hơn nhưng phần dư không nhiều trong khi đó nhóm giàu cách biệt xa với 2 nhóm kia với thu nhập và phần dư cao hơn 10 lần. Mô hình HTCT ruộng trên hiện nay chỉ 1 vụ với các loại cây trồng như lúa mùa, lúa Hè- Thu, củ sắn, củ gừng, khoai mì, đậu xanh, đậu phộng, năng suất cây trồng thấp, thu nhập trung bình 20 triệu đồng/ha/năm. Gừng và củ sắn cao hơn ( 81và 32 triệu đồng), nhưng chỉ số lợi tức biên và hiệu quả đồng vốn không được cao lắm. Mô hình HTCT ruộng bưng trong đê bao vững chắc gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa, 2 luá 1 màu là đậu xanh, dưa hấu với thu nhập cao trên 40 triệu đồng. Ruộng bưng không có đê bao thường là 2 vụ gồm Hè –Thu sớm và cây vụ Đông như đậu xanh, dưa hấu Tết với thu nhập trung bình trên dưới 25 triệu đồng. Các mô hình đã được thiết kế và đề xuất căn cứ vào các tiêu chí của Nhà nước về phát triển HTCT chuyển đổi bền vững, hiệu quả cao như sau: - Ruộng trên có 3 mô hình: (1)Lúa HT - Đậu phộng vụ Đông; (2) Đậu phộng (Đậu xanh) HT -Trồng cỏ nuôi bò (3) Đậu xanh HT – Lúa Nàng nhen mùa – Cây phân xanh với thu nhập tuần tự là 20; 18; 25 triệu đồng/ha/năm - Ruộng bưng có đê bao 2 mô hình:(1) Hai vụ lúa ĐX- HT- Đậu nành vụ Đông (2) Hai vụ lúa HT-TĐ – Dưa hấu Tết với thu nhập tuần tự là 41; 34 triệu đồng/ha/năm - Ruộng bưng không đê bao: (1) Lúa HT – Dưa hấu vụ Đông (2) Lúa mùa – Dưa hấu Tết với thu nhập tuần tự là 27; 74 triệu đồng/ha/năm Khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi bò cần phải được quan tâm đúng mức. Kế đến là nước tưới cho tiểu vùng ruộng trên. Nếu giải quyết được nước tưới cho vùng nầy bằng cách xây dựng 2 hồ chứa nước lớn Ô vàng (Ba Chúc), Ô Tà Sóc (Lương Phi) thuộc núi Dài sẽ mở ra khả năng thâm canh, tăng vụ tạo điều kiện cho các nông hộ vươn lên làm giàu đồng thời phát triển du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh của thánh địa đạo Hiếu Nghĩa góp thêm công ăn việc làm cho người dân sung túc hơn. 5 KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐX Đông Xuân HT Hè Thu HQKT Hiệu quả kinh tế HTCT Hệ thống canh tác KHKT Khoa học kỹ thuật MHCT Mô hình canh tác MBCR Marginal Benefit Cost Rate: Thu nhập biên hay Lợi tức biên MRCR Marginal Revenue Cost Rate: Doanh thu biên M Mùa NN Nông nghiệp PRA Participatory Rural Appraisal: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân PTNT Phát triển nông thôn RAVC Return above variable cost: Thu nhập trên biến phí SALT1 Sloping Argicultural Land Technology: kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc SALT2 Simple Agro-livestock Technology: kỹ thuật canh tác nông súc đơn giản SALT3 Sustainable Agroforest Land Technology: kỹ thuật canh tác nông - lâm kết hợp bền vững SALT4 Small Agro-fruit Livelihood Technology: kỹ thuật sản xuất nông nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ SWOT Strenght Weak Opportunity Threat: Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và rủi ro TĐ Thu Đông TT Thị Trấn UBND Ủy Ban Nhân Dân 6 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU Vùng đất cao nhiều cát ở Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) là một vùng có tập quán trồng 1 vụ lúa mùa nhờ nước trời nên năng suất rất thấp hoặc sống nhờ vào làm rẫy trồng màu. Chung quanh nhà có trồng thêm cây Tầm vông, xoài Thanh Ca và một vài loại cây khác làm nguồn thu nhập phụ. Vùng nghiên cứu gồm 2 xã Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc có đến 24% dân số thuộc người Khmer, số hộ người Khmer chiếm 23%. Đặc biệt xã Lê Trì hộ người Khmer chiếm đến 53% và chiếm 28,8% dân số. Do đặc tính đất xám nghèo dinh dưỡng, vùng ruộng trên nước lũ hằng năm không ngập đến nên việc canh tác lệ thuộc vào nước mưa và nguồn nước ngầm rất hạn chế nên chỉ trồng được một vụ lúa hoặc màu trong năm. Nguồn thu của nông hộ chỉ nhờ vào một vụ lúa hoặc rau màu và được tăng thêm nhờ vào thu nhập của xoài, tầm vông. Vùng ruộng bưng đất thấp nước lũ hằng năm đều ngập và đã có các hệ thống dẫn nước từ kinh Vĩnh Tế và kinh Tám ngàn vào từ giữa thập niên 90 đến nay nên đã có thể tăng lên 2 vụ lúa là phổ biến; một số ít hộ trồng 1 lúa 1 màu và cũng đã có những hộ tăng lên 3 vụ ở nơi có đê bao chủ động được nước tưới. Nhìn chung, hệ thống canh tác của vùng nghiên cứu vẫn còn là độc canh cây lúa. Trước tình hình giá lúa gạo, lương thực bấp bênh trong những năm gần đây khiến cho các hộ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Do vậy, tìm giải pháp để phá thế độc canh cây lúa đồng thời tăng thu nhập cho các hộ nông dân là thực sự cần thiết. Theo xu thế chung của đất nước, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn mà trong đó sự chuyển đổi cây trồng sang một hệ thống canh tác mới đa canh bền vững, có hiệu quả là một yêu cầu khách quan và bức xúc. Điều này cũng nhằm mục đích tránh bị động vào giá lúa gạo và cũng nhằm nâng cao mức sống cho nông hộ. Tỉnh đã triển khai một số chương trình hệ thống canh tác cho 2 huyện miền Núi nhằm vào mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho người nông dân. A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU Đề tài” Điều tra và thiết kế xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuộc vùng Bảy Núi An Giang.” được thực hiện nhằm các mục tiêu tổng quát là tập trung vào nghiên cứu các mô hình tiên tiến có hiệu quả kinh tế so với mô hình trồng đại trà là 1 hoặc 2 vụ lúa để làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng các mô hình hiệu quả hơn. Mục tiêu cụ thể gồm có: - Đánh giá tình hình kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế-tài chính của các hộ đang thực hiện các mô hình canh tác đại trà và tiên tiến. - So sánh và tìm ra những mô hình tiên tiến hiện có mang tính bền vững và hiệu quả cao. - Thiết kế xây dựng ít nhất 2 mô hình canh tác đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng nghiên cứu. II. NỘI DUNG 7 - Dùng các phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác như phiếu phỏng vấn nông hộ, PRA, SWOT, phỏng vấn chuyên gia, quan sát thực tế … để điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ, phân loại thành 3 nhóm hộ giàu, trung bình, nghèo nhằm phân tích thu nhập và phần dư tài chính của nông hộ và nhân khẩu, phản ảnh một cách trung thực mức sống của nông dân tại điểm nghiên cứu. - Sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính như lãi thuần (RAVC), hiệu quả đồng vốn, lãi/vốn, lãi/vật tư, doanh thu biên tế, lợi tức biên tế để đánh giá hiệu quả kinh tế từng mô hình hệ thống canh tác và so sánh các mô hình có hiệu quả cao, tiên tiến với mô hình trồng đại trà, phổ biến tại vùng nghiên cứu. - Từ các phân tích trên, đúc kết, lựa chọn và kiến nghị các mô hình HTCT có hiệu quả cao nhằm tăng thu nhập cho nông hộ và bảo đảm tính bền vững của môi trường. Đề tài cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại vùng đất xám cao nhiều cát vùng Bảy Núi vốn là nơi nghèo so với các nơi khác trong Tỉnh B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân đang thực hiện các HTCT trên vùng đất xám quanh chân núi Dài thuộc Huyện Tri Tôn. II. PHẠM VI Phạm vi không gian: Quanh chân núi Dài có 4 xã: Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc. Các xã, thị trấn nầy được phân chia ranh giới địa lý đều có núi và đất bằng. Chọn 3 điểm Lương Phi, Lê Trì và TT. Ba Chúc làm đại diện cho vùng nghiên cứu. Phạm vi kinh tế, xã hội: - Chỉ chọn các hộ nông dân trực tiếp sản xuất không chọn các hộ xâm canh, tiểu thương, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - Không phân biệt hộ người Kinh hay Khmer C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Đặc điểm chung kinh tế nông hộ, nông nghiệp, nông thôn 1.1. Thế nào là kinh tế nông hộ, nông nghiệp, nông thôn Theo Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng “ Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, là một đơn vị về mặt chính quyền, là gia đình sống bằng nghề nông. Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản, một đơn vị sản xuất “rất ổn định” và là “phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác, do đó có thể thấy rằng: nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khác biệt. Định nghĩa của Đào Công Tiến (2003) về kinh tế nông hộ như sau: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tự tích lũy, tự 8 đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp rồi lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. 1.2. Vì sao hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ Là đơn vị kinh tế tự chủ có nghĩa là mỗi hộ nông dân tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu (Lâm Quang Huyên, 2003). Hoặc theo Đào Công Tiến (2003) đơn vị kinh tế tự chủ “ là tự chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng, căn bản dựa trên sự cân bằng giữa nguồn lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình.” 2. Thực trạng kinh tế nông hộ Việt nam 2.1. Tình hình nông hộ ở nông thôn Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng, nước ta hiện nay và nhiều năm tới vẫn còn là một nước nông nghiệp. Dân số và lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số dân và lao động cả nước (từ 70 – 80%). Tỷ trọng số hộ nông dân trong tổng số hộ gia đình ở vùng nông thôn cao nhất là miền núi và trung du Bắc Bộ chiếm 91,2%. Đồng bằng Sông Hồng chiếm 91,13% rồi đến khu 4 cũ chiếm 83,16%; Tây Nguyên chiếm 76,78%; Duyên hải miền Trung chiếm 74,37%; ĐBSCL chiếm 69,94% và thấp nhất là miền Đông Nam Bộ chiếm 48,42% (Lâm Quang Huyên, 2003). Bảng 1: Số nông hộ ở các vùng (1994) Đvt: hộ Khu vực Số lượng (%) Miền núi và Trung Du Bắc Bộ 1.892.900 9,88 Đồng Bằng Sông Hồng 2.558.100 13,36 Khu 4 cũ 1.522.500 7,95 Duyên Hải Miền Trung 957.800 5,00 Tây Nguyên 393.800 2,06 Đông Nam Bộ 484.000 2,53 Đồng Bằng Sông Cửu Long 1.766.300 9,22 Cả nước 9.575.700 50,00 Tổng 19.151.100 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. 2.2. Tình hình đất đai của nông hộ Theo Lâm Quang Huyên (2003), diện tích đất nông nghiệp bình quân của hộ nông dân nước ta rất thấp và ngày càng giảm. Cao nhất là ĐBSCL – 10.149 m2, rồi đến Đông Nam Bộ – 9.169 m2 và Tây Nguyên – 7.412 m2. Các tỉnh có diện tích ruộng đất bình quân của hộ nông dân cao nhất là Minh Hải cũ – 15.923 m2, Kiên Giang – 14.963 m2 và Sóc Trăng – 14.737 m2. Thấp nhất là Hải Phòng – 1.997 m2, Hà Nội – 2.117 m2 và Thái Bình – 2.179 m2. Bảng 2: Diện tích đất nông nghiệp bình quân nông hộ (1994) Đvt: 1.000m2 Khu vực Diện tích (%) Miền núi và trung du Bắc Bộ 4,31 9,49 Đồng bằng Sông Hồng 2,28 5,02 9 Khu 4 cũ 3,00 6,60 Duyên hải Miền Trung 4,13 9,09 Tây Nguyên 7,41 16,31 Đông Nam Bộ 9,17 20,18 Đồng Bằng Sông Cửu Long 10,15 22,34 Cả nước 4,98 10,96 Tổng 45,43 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. 2.3. Tình hình nhân khẩu và lao động Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng: bình quân nhân khẩu của hộ nông dân trong cả nước năm 1994 là 4,47 người và bình quân lao động là 2,35 người. Bình quân lao động của hộ nông dân cao nhất là ĐBSCL – 2,67 người, Đông Nam Bộ –2,51 người, thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng – 1,97 người và Khu 4 cũ – 2,05 người. Bảng 3: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô đất nông nghiệp trong cả nước (1994) Quy mô diện tích Số hộ (%) Hộ không có đất 672.000 6,64 Hộ có dưới 0,2 2.567.689 25,37 từ 0,2 – 0,5 4.189.179 41,39 từ 0,5 – 1 1.556.642 15,38 từ 1 – 3 1.022.523 10,10 từ 3 – 5 93.347 0,92 từ 5 – 10 18.572 0,18 Trên 10 1.832 0,02 Tổng 10.121.784 100,00 Nguồn: Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, 2003. Còn đối với các hộ nông dân sản xuất rau hoa quả, cây cảnh, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… thì với qui mô diện tích nhỏ hay lớn đều hướng về sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu, và khối lượng, tỷ suất nông sản hàng hóa ít phụ thuộc vào qui mô đất đai. Một số hộ với 500 – 1.000 m2 trồng hoa, cây cảnh có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm với tỷ suất hàng hóa đạt 100% (Lâm Quang Huyên, 2003). 2.4. Tình hình năng lực và trình độ sản xuất của nông hộ Về năng lực và trình độ sản xuất, kinh tế hộ nông dân hiện nay đã và đang hình thành 4 loại hộ (Lâm Quang Huyên, 2003): * Loại hộ nông dân nghèo: Thiếu đất, thiếu vốn, thiếu vật tư kỹ thuật và công cụ sản xuất, thiếu kiến thức và năng lực quản lý sản xuất nông nghiệp, đôi khi thiếu cả lao động nên trình độ sản xuất thấp kém. Kết quả là năng suất cây trồng vật nuôi thấp, làm không đủ ăn. Nhóm này chiếm khoảng 15 – 20% tổng số hộ nông dân. * Loại hộ nông dân trung bình: Có quỹ đất khá hơn nhưng thiếu vốn và vật tư kỹ thuật, quản lý sản xuất khá hơn loại trên nhưng cũng còn hạn chế nên năng lực sản xuất cũng chỉ đóng khung ở mức sản xuất tự túc là chủ yếu, sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa chưa đáng kể. Loại hộ này chiếm khoảng trên dưới 50% tổng số hộ nông dân. 10 * Loại hộ nông dân khá: Có quỹ đất nhiều hơn trung bình, có vốn để mua vật tư kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ mới, có kinh nghiệm và năng lực quản lý kinh tế khá, có khả năng đi vào thâm canh, tăng năng suất sản xuất nông sản để tự túc và sản xuất nông sản hàng hóa với khối lượng khá, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng nông sản làm ra. Nhóm hộ này chiếm khoảng 25 – 30% tổng số hộ nông dân trong cả nước. Riêng vùng ĐBSCL chiếm 45 – 50% và đang có xu thế tăng lên. * Loại hộ nông dân giàu: Có quỹ đất nhiều, có vốn lớn, có trình độ quản lý kỹ thuật khá, có năng lực sản xuất mạnh, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý sản xuất, đã trở thành hộ nông dân sản xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu với khối lượng nhiều, tỷ suất hàng hóa cao. Loại hộ này chưa nhiều, mới chỉ 10% tổng số hộ nông dân cả nước nhưng đang có xu thế tăng lên trong quá trình đi lên CNH đất nước. 2.5. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông dân ở nước ta Theo Lâm Quang Huyên (2003), loại hộ nông dân khá và giàu sản xuất nông sản hàng hóa theo mô hình trang trại hiện nay rải rác ở các vùng đều có nhưng tập trung ở những nơi sản xuất lúa hàng hóa như vùng lúa Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên (ĐBSCL), vùng trồng cây công nghiệp xuất khẩu như: cà phê, cao su, chè ở vùng đồi núi Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền núi và Trung du Bắc Bộ và vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở ven biển. Lâm Quang Huyên (2003) cho rằng, ở vùng đồng bằng, kinh tế hộ nông dân đã sản xuất ra trên 90% lúa gạo, hoa màu, rau quả, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng sữa, các cây con đặc sản. Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003) trước sự đổi mới kinh tế, An Giang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ đi đôi với thâm canh lúa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Cây rau đậu có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ như bắp lai, đậu đỏ, bông vải, chuối cấy mô, đậu xuất khẩu, mía giống mới, đậu mè (vừng). 3. Đất xám 3.1. Diện tích và phân bố Đất xám ở Đông Nam Bộ chiếm diện tích lớn thứ hai sau nhóm đất đỏ vàng với 744.652 ha, chiếm 31,75% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng; chúng phân bố thành khối lớn và tập trung ở tỉnh Tây Ninh (48,19%) và tỉnh Sông Bé cũ (36,94%). Các đất xám điển hình trên phù sa cổ hoặc trên granite thường xuất hiện ở các địa hình cao (đỉnh hoặc sườn thoải các đồi gợn sóng). Đất xám có tầng kết von – đá ong thường xuất hiện ở phần cuối dốc, chân đồi. Đất xám mùn thường có mặt ở những địa hình thấp vừa; ở các triền đồi phẳng cuối bề mặt dốc hoặc phần giữa hai đồi lượn sóng. Đất xám gley và đọng mùn xuất hiện ở những địa hình thấp nhất, xen lẫn với các đất xám khác nhất là đất xám mùn và đất xám có dạng đá ong (Phan Liêu, 1992). Đất xám vùng Châu thổ sông Cửu Long trải dài dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia từ huyện Đức Hòa (Long An) đến huyện Hà Tiên (Kiên Giang). Tổng diện tích là 148.522 ha(Lê Phát Quới,1992), bao gồm đất xám phù sa cổ và đất xám ven núi vùng Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và Kiên Lương, Hà Tiên (Kiên Giang). Theo Phạm Quang Khánh (1997), tổng diện tích đất xám ĐBSCL là 149.122 ha chiếm 72,8% quỹ đất dốc, trong đó đất xám trên phù sa cổ là 115.542ha (56,4%), đất xám trên granite và đá cát 33.580 ha (16,4%) tập trung tại vùng Bảy núi và ở Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang). 3.2. Đặc điểm hình thành và các loại hình đất xám Đất xám Đông Nam Bộ hình thành trên hai mẫu chất khác nhau: (i) Trên mẫu chất phù sa cổ (Pleiostocen muộn). 11 (ii) Trên đá granite, giàu thạch anh, nghèo kiềm kiềm thổ. Trên bản đồ đất 1/200.000, đất xám được chia thành 3 đơn vị bản đồ: (i) Đất xám trên phù sa cổ. (ii) Đất xám đọng mùn gley (iii) Đất xám trên đá granit (Phạm Quang Khánh, 1995). Đặc điểm hình thành và loại hình đất: Theo Phan Liêu (1992), phân chia đất xám thành 6 loại: 1). Đất xám trên phù sa cổ 2). Đất xám trên phù sa cổ có tầng kết von đá ong 3). Đất xám trên granit 4). Đất xám mùn 5). Đất xám gley 6). Đất xám đọng mùn gley Theo Phạm Quang Khánh (1995) chia đất xám ra 3 loại hình chính: 1). Đất xám trên granit 2). Đất xám trên phù sa cổ 3). Đất xám trên phù sa cổ đọng mùn gley Theo FAO/UNESCO chia đất xám (ACRISOLS ) làm 5 loại hình: 1). Haplic Acrisols: Đất xám điển hình 2). Chromic Acrisols:Đất xám vàng 3). Ferric Acrisols: Đất xám có kết von 4). Gleyic Acrisols: Đất xám gley 5). Arenic Acrisols: Đất xám cơ giới nhẹ Bảng 4: Hàm lượng mùn, đạm, lân, kali trên đất xám (Phạm Quang Khánh, 1995) 3.3. Tính chất đất xám 3.3.1. Đất Đông nam bộ Đất xám trên phù sa cổ có tầng thường rất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây trồng cạn. Tuy vậy, rất nghèo các chất dinh dưỡng, nên khi sản xuất yêu cầu đầu tư cao về phân bón. Tính chất hóa học hạn chế chính trên đất xám (Haplic Acrisols) là P và K (Công Doãn Sắt, 1997). Ngoài ra, đối với đậu phộng trồng trên đất xám, yếu tố hạn chế năng suất là P, K, Mg, S và Mo. 3.3.2. Đất đồi núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn – An Giang Tầng đất Mùn Tổng số (%) Dễ tiêu (mg/100g đất) (cm) % N P2O5 K2O C/N P2O5 K2O Đất xám trên granit 0-25 0,98 0,09 0,03 2,10 6,10 1,01 3,61 25-50 0,82 0,08 0,03 2,28 6,70 0,60 2,43 40-85 0,74 0,07 0,03 2,24 5,90 1,51 1,26 85-140 0,47 0,03 0,03 2,26 9,60 1,02 1,23 Đất xám đọng mùn gley 0-20 19,70 0,34 0,08 0,02 33,00 14,90 3,10 20-40 11,40 0,32 0,06 0,01 20,00 8,90 2,60 40-70 3,10 0,10 0,02 0,01 18,00 1,50 2,50 70-95 2,80 0,08 0,02 0,01 17,00 1,50 1,00 12 Theo Địa chí An Giang (2003): Đất đồi núi An Giang chiếm diện tích khoảng 29.320 ha, chiếm 9,6% tổng diện tích đất của tỉnh. Chủ yếu phân bố ở hai huyện Tri tôn và Tịnh Biên chỉ một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Thành phần thuộc loại cát pha sét, chủ yếu là cát pha ít bột và sét, có nơi hàm lượng cát chiếm trên 60% như ở xã An Hảo, An Cư (Tịnh Biên). Đất hầu như không có độc tố nhưng hàm lượng chất hữu cơ thường rất thấp từ 1,08 – 0,2% ở tầng bên dưới. Đất đồi núi tại đây được phân thành các loại sau: • Đất sườn tích tại chỗ Đất sườn tích tại chỗ là đất phong hóa của đá mẹ rồi trầm tích tại chỗ dọc theo các sườn núi. Bề dày tùy theo dốc đứng hay thoải, nhưng không quá 5 m. Đất phong hóa ở núi Cấm, núi Phú Cường, Tà Pạ tương đối giàu dinh dưỡng và thành phần cơ giới lớn, tỷ lệ giữa cát và sét khoảng 1,25–1,8. Tuy nhiên, phần lớn ở các núi khác như Cô Tô, núi Trà Sư, núi Két…thì nghèo dinh dưỡng và tỷ lệ cát/ sét từ 2,5–2,8; gồm các hỗn hợp đá từ đá tảng, cuội, dăm đến cát. • Đất yếm phù Đây là đất phong hóa từ các nơi được dòng lũ mang đến tích tụ ở nơi có địa hình thấp hơn. Loại đất này phân bố thành vành đai thấp chạy từ chân đồi Tức Dụp đến Ba Chúc (Tri Tôn). Thành phần chủ yếu là sét, pha sét với hàm lượng chất hữu cơ thường cao. Đất có màu xám đen. • Đất thềm cao Đất thềm cao là loại đất cát, quanh chân núi hay còn được gọi là đất “ruộng trên”. Đất chủ yếu là cát mịn, hàm lượng độc tố thấp, nhưng chất hữu cơ nghèo, có màu nâu xám lẫn một ít thực vật. Phân bố tương đối rộng ở các chân núi của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Việc sử dụng đất tập trung trong mùa mưa, khi có nước; cây trồng chủ yếu là lúa một vụ/năm, một số nơi có trồng thêm đậu xanh, màu, khoai mì. • Đất dọc theo các rãnh, khe núi Đất dọc theo các rãnh núi, khe núi gồm cát, sạn sỏi bở rời từ trên núi do mưa lũ kéo xuống. Đất hầu như chủ yếu là cát, có lẫn một ít hữu cơ; loại này có diện tích không nhiều (Địa Chí An Giang, 2003). 3.3.3. Kiến nghị sử dụng đất xám Chỉ nên khai thác đất xám trên phù sa cổ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó ưu tiên cho việc trồng các loại cây như cao su, điều vì nó có khả năng bảo vệ cải tạo đất tốt. Trong sử dụng đất phải chú ý: - Biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là các loại phân hữu cơ (Phạm Quang Khánh, 1995). - Thế mạnh của đất xám là thích hợp cho cây công nghiệp và hoa màu, trở ngại là thiếu nước mùa khô và đất nghèo (Phan Liêu, 1992). - Trong hội thảo về tiềm năng đất dốc đã ghi nhận thêm đất xám trên phù sa cổ cũng thích hợp cho cây ăn trái và đặc biệt là các loại hoa màu cạn như sắn, lạc, mía, thuốc lá, đậu đổ, rau xanh (Hội thảo về đất dốc, 1997). 4. Mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất dốc ở nước ngoài Theo Chiu và Chen (2000) các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất dốc ở nước ngoài gồm có 4 loại: 13 - SALT1: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (Sloping Argicultural Land Technology). - SALT2: Kỹ thuật canh tác nông súc đơn giản (Simple Agro-livestock Technology). - SALT3: Kỹ thuật canh tác nông - lâm kết hợp bền vững (Sustainable Agroforest Land Technology). - SALT4: Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp kết hợp với cây ăn quả quy mô nhỏ (Small Agro-fruit Livelihood Technology). Nội dung của các kỹ thuật nầy như sau: 4.1. Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT1) Đây là một mô hình tổng hợp dựa trên mô hình phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực mà người nông dân có thể thực hiện được như sau: Trong mô hình, người ta bố trí những cây cố định trên những băng rộng 4 – 6 m tùy theo độ dốc, nếu dốc mạnh thì băng hẹp (4 m), nếu dốc nhẹ thì băng trồng rộng (6 m). Các băng đó được trồng theo đường vành nón ngang dốc, một số băng trồng cây hàng năm như lúa, lạc, đỗ, ngô xen kẽ với một số băng trồng cây dài ngày như chanh, chuối, ca cao. Nhờ vậy mà có được thu hoạch đều đặn trong cả năm và nếu bị rủi ro mất mùa đối với cây này thì còn cây khác được thu hoạch để bù đắp một phần. Giữa các băng cây còn được trồng xen những hàng cây cố định đạm để giữ đất chống xói mòn, làm phân xanh và lấy củi đun. Cây cố định đạm được trồng dày theo hàng đôi ngang dốc để tạo thành rào xanh. Khi cây cao 1,5 – 2 m, chừa lại một phần gốc cao 40 – 50 cm để tiếp tục đâm chồi, cắt phần trên xếp vào gốc vừa chặn dòng chảy vừa bón lại cho đất. Cây cố định đạm thường được dùng là cây keo dậu, muồng hoa pháo, muồng ba lá dài. Cơ cấu cây được sử dụng để đảm bảo được sự ổn định và có hiệu quả nhất là 75% cây nông nghiệp và 25% cây lâm nghiệp. Trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hằng năm và 25% là cây lâu năm. Hằng năm, người nông dân thu thập được một lượng hàng hóa tăng gấp rưỡi so với cách trồng sắn độc canh của họ. Thu nhập bình quân của một gia đình bằng mô hình này ở phía Nam Philippin được hơn 50 đô la Mỹ trong 1 tháng. Đó là chưa kể những lợi ích thu được về nhiều mặt khác nhờ có tác dụng phòng chống xói mòn giữ đất, giữ nước tăng 4 lần, tăng được năng suất cây trồng gấp 5 lần, hoàn trả và duy trì được độ phì đất, đa dạng hơn được sản phẩm thu hoạch, tăng thêm được việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động trong gia đình. Đây là mô hình sử dụng đất dốc tổng hợp nhưng đơn giản, cần vốn ít, đầu tư thấp. Các hộ gia đình chỉ cần một số vốn nhỏ để mua giống và phân bón với công cụ cuốc xẻng thông thường và một số hiểu biết về cây trồng và kỹ thuật canh tác là có thể thực hiện được. 4.2. Mô hình kỹ thuật nông – súc kết hợp đơn gi._.ản (SALT2) Đây là một mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở phát triển mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT1) nói trên bằng cách dành một phần đất trong mô hình đó để chăn nuôi theo phương thức nông – lâm – súc kết hợp. Ở Philippin, người ta chú trọng ứng dụng việc nuôi dê trong hệ thống để lấy thịt và sữa. Một phần tư héc ta đất trồng được dành để trồng cây lương thực có hàng rào xanh và hàng cây ngang dốc theo cách làm mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc để chống xói mòn, bảo vệ đất và ngăn chặn súc vật phá hoại hoa màu. Một phần tư héc ta đất trồng khác trồng cây cỏ 14 làm thức ăn cho dê. Bằng cách đó, mỗi nhà nuôi 14 con dê, mỗi ngày mỗi con dê có thể cho 2 lít sữa nếu có đầy đủ thức ăn. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở mô hình này là 40% dành cho sản xuất nông nghiệp, 20% cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho chăn nuôi, phần đất còn lại làm nhà ở và chuồng trại. Phân chuồng được bón trả lại cho cây trồng trong mô hình. Tác dụng của mô hình này rất rõ ràng, ngoài lợi ích về chống xói mòn bảo vệ đất và các nông lâm sản thu được còn có thịt, sữa và phân bón cho đất nên việc canh tác và sử dụng đất được lâu bền hơn. 4.3. Mô hình kỹ thuật canh tác nông – lâm kết hợp bền vững (SALT3) Đây là một mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lương thực thực phẩm. Ở đây, người nông dân dành phần đất nơi thấp hơn là phần sườn dưới và chân đồi núi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng rào xanh cây cố định đạm theo kiểu mô hình kinh tế canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT1). Còn phần đất cao ở phía trên, thường là sườn trên hoặc đỉnh đồi núi thì trồng rừng hoặc để rừng phục hồi. Cây lâm nghiệp được chọn để trồng theo thời gian thu hoạch được chia ra thành các loại từ 1 – 5; 6 - 10; 11 - 15; 16 – 20 năm sao cho có thể thu được sản phẩm cao nhất và đều đặn. Ở Philippin thường dùng các cây mọc nhanh và cho gỗ nhỏ để làm củi, làm giấy, làm cột ... vừa có tác dụng cải tạo đất như keo dậu Philippin, bản xe lá phượng, lõi thọ, tếch và được trồng theo băng hoặc theo đám xen kẽ nhau. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% dành cho nông nghiệp và 60% cho lâm nghiệp. Bằng cách đó đất đai được bảo vệ có hiệu quả hơn, đồng thời vẫn có đủ lương thực, thực phẩm, gỗ củi và nhiều sản phẩm phụ khác, tăng được thu nhập cho người nông dân. Mô hình này tuy đòi hỏi đầu tư cao hơn cả về vốn liếng cũng như sự hiểu biết và thời gian nhưng khả năng sinh lợi không nhỏ, không chỉ cho trước mắt nhất thời mà cả về lâu dài nhờ có hỗ trợ nhiều mặt của rừng. 4.4. Mô hình sản xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT4) Đây là một mô hình sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm 1992 dựa trên cơ sở hoàn thiện các mô hình nói trên. Trong mô hình này, ngoài đất đai dành để trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra một phần để trồng cây ăn quả. Tập đoàn cây ăn quả nhiệt đới được chú ý đặc biệt do sản phẩm của nó có thể bán để thu tiền mặt và cũng là những cây lưu niên có thể duy trì được sự ổn định và lâu bền hơn về môi trường sinh thái so với cây hằng năm. Ở Philippin, trong các mô hình canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT1), người ta thường dành 3000–4000 m2 hoặc 5000–7000 m2 để trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa ...và cả một số cây công nghiệp có giá trị như cà phê, ca cao, chè .... Đối với các loại cây này đòi hỏi đất đai phải tốt và có sự đầu tư thâm canh cao hơn về các biện pháp cày cuốc, làm đất, bón phân, chọn giống, chăm sóc. Tuy nhiên, đây cũng là những loại cây gần gũi quen thuộc với người nông dân, chỉ cần giúp họ hiểu biết về khoa học kỹ thuật bằng cách cho họ tham gia trình diễn là họ có thể ứng dụng được. Cũng như các mô hình trên, trong mô hình này, cây cố định đạm cũng được đặc biệt chú ý, ngoài các tác dụng đã biết, nó còn có tác dụng che bóng và phủ đất cho cây ăn quả và cây công nghiệp. Có 9 tiêu chuẩn để chọn lựa cây hàng rào xanh cố định đạm là: dễ gieo trồng; cho năng suất sinh khối cao; nguồn giống dễ kiếm; khả năng hoai mục các cành khô, lá rụng nhanh; 15 có khả năng cố định đạm; có thể làm củi; làm thức ăn cho gia súc; chịu hạn và chống chịu được sâu bệnh hại. Ở Philippin người ta đã chọn được 5 loại cây đáp ứng được các tiêu chuẩn trên là cây Phomingia macrophyla, Desmodium rensonii, Glyricidia sepium, keo dậu chịu đất chua và muồng hoa pháo. Những cây này tuy không có ở nước ta nhưng cũng đã có những khảo nghiệm bước đầu có một số cây có triển vọng phát triển tốt ở một số vùng như cây muồng hoa pháo ở Hòa Bình, Sơn La; cây Gliricidia trồng ở Bắc Thái, Đồng Nai (Nguyễn Xuân Quát, 1999). Các cây hoa màu được trồng trong hệ thống gồm rau đậu, ngũ cốc và rau cải. 4.5. Các mô hình khác Các tài liệu sau đây có liên quan đến mô hình canh tác đất dốc tại Philippin, Thái Lan, Đài Loan, Inđônêsia gần giống với điều kiện canh tác của Việt Nam. Theo Chiu và Chen (2000) tại Indonesia, các hệ thống canh tác trên cơ sở bảo tồn đất được áp dụng nhiều để chống xói mòn đất do mưa, chảy tràn và mất đất làm tăng năng suất cây trồng, bảo đảm an ninh lương thực. Các thí nghiệm đưa ra hệ thống canh tác thích hợp như bắp - màu (bắp - đậu nành, bắp - đậu phộng, đậu xanh) cho năng suất và lợi tức cao đồng thời sử dụng thân lá để làm chất tủ gốc, chất phủ đất. Tại Hàn quốc, Chiu và Chen (2000) khuyến cáo trồng các loại cây tùy theo độ dốc. Độ dốc 2% trồng lúa, 2-7% hoa màu cạn, 7-12% cây ăn trái hoặc dâu tằm, 15-45% trồng cỏ và >45% trồng rừng. Tại Đài Loan, chính sách đa canh và thâm canh đất nông nghiệp nói chung chia làm 3 thời kỳ. Từ 1945-1973 chính sách gia tăng nông nghiệp khuyến khích thâm canh đất trồng. Thời kỳ hai từ 1974-1983 nhằm vào sản xuất lúa, các chỉ tiêu đa canh giảm dần. Thời kỳ ba từ 1984- 1999 giảm sản xuất lúa, đa canh giảm liên tục và đạt đến điểm thấp nhất ( Fenn, Ho & Hoang, 2001). 5. Mô hình sản xuất nông nghiệp đất dốc trong nước Tại miền Bắc Việt Nam, lúa, sắn chè, lạc là những cây trồng quan trọng nhất ở trung du (Lê Trọng Cúc, 1990). Xây dựng rừng tự nhiên trên đất trống đồi núi trọc các mô hình trồng rừng và các biện pháp quản lý cỏ dại, làm thức ăn gia súc như: thỏ ăn cỏ, búp non, một vài thứ thức ăn thừa; gà ăn sâu bọ, lá xanh, quả rụng, hạt; vịt làm sạch dòng nước, ăn cỏ, rong tảo, thân củ, ăn sâu, bọ, sên, ốc; ngỗng ăn cỏ hòa thảo, cỏ họ đậu; các mô hình chăn nuôi gia súc có sừng (Lê Trọng, 2004). Tại miền Đông Nam bộ, Phạm Quang Khánh (1995) đã nghiên cứu hệ thống sử dụng đất xám. Theo đó trong 10 hệ thống sử dụng đất không được tưới có đến ba hệ thống lấy cây bắp làm chính xen cây họ đậu trong đó có đậu xanh. Ngoài ra còn có hệ thống trồng lúa mùa địa phương. Các hệ thống canh tác trên đất xám có tưới và không tưới được trình bày trong bảng 5. Bảng 5: Các hệ thống canh tác chính trên đất xám Đông nam bộ Đvt: (1000 đ/ha) Hê thống canh tác Chi Thu Lãi Lãi/vốn Hiệu quả +Có tưới -Lúa 2 vụ: ĐX+Mùa 4.017 8.071 4.055 1,01 Trung bình -Lúa 2 vụ: ĐX+HT 2.991 7.705 4.760 1,59 Cao -Lúa mùa+Thuốc lá ĐX 16.657 23.586 6.930 0,42 Rất thấp -Lúa mùa+Bí xanh ĐX 24.308 16.500 8.850 1,16 Cao -Lúa mùa+Củ sắn ĐX+Dưa leo HT 11.328 36.200 24.872 2,20 Rất cao -Lúa mùa+Củ sắn XH 5.544 15.890 10.347 1,87 Cao -Lúa mùa+Lạc xen đậu xanh ĐX 5.376 8.543 3.166 0,59 Thấp +Không được tưới 16 -Điều 1.512 5.200 3.688 2,12 Rất cao -Khoai mì 870 2.000 1.130 1,30 Trung bình -Bắp HT+ Khoai mì mùa 2.845 5.417 2.572 0,90 Thấp -Bắp HT+ Đậu xanh mùa 2.908 4.617 1.709 0,59 Thấp -Bắp HT+ Đậu phộng mùa 3.074 4.750 1.676 0,55 Thấp -Đậu phộng HT+Đậu xanh mùa 2.324 5.750 3.426 1,47 Trung bình -Đậu phộng HT+Lạc xen đậu xanh mùa 5.250 8.750 3.500 0,67 Thấp Theo báo cáo của Nguyễn Duy Cần (1996) trong hệ thống canh tác của nông dân tiên tiến Phạm Văn Nhỏ tại xã Lê Trì đã cho biết hình thức xen canh ở đất dốc là khoai mì + đậu xanh cho năng suất khoai mì là 30 t/ha và đậu xanh là 500 kg/ha. Theo Nguyễn Bảo Vệ (2001) đã đề xuất một mô hình chung cho vùng đất xám cao vùng đất cát Bảy Núi, vùng chân núi là hệ thống canh tác tổng hợp bao gồm trồng cỏ chăn nuôi bò và trồng rau màu (lúa, đậu, bắp) và hệ thống cây chắn gió (cây lâm nghiệp hoặc cây ăn trái phân tán) cộng với cỏ ngăn dòng chảy (trồng cỏ Vetiver phân tán chống xói mòn). Trong bài tham luận tại Đại hội Đại Biểu Nông Dân Sản Xuất Kinh Doanh Giỏi Lần I Huyện Tri Tôn của ông Nguyễn Thành An là nông dân xã Tân Tuyến – Tri Tôn – An Giang. Mô hình 2 Dưa Hấu + 1 Lúa trên đất ruộng trong điều kiện đủ nước tưới rất có hiệu quả: vụ lúa Đông Xuân đạt năng suất 8 tấn/ha/vụ; vụ dưa hấu tết đạt năng suất 25 tấn/ha/vụ, giá bán từ 1.600 - 2.500đ/kg trong khi giá thành sản xuất chỉ 700 – 850 đ/kg. Với diện tích đất 1 ha mỗi năm ông An thu nhập gần 120 triệu đồng (Hội nông dân huyện Tri Tôn, 2004) 6. Hệ thống nông nghiệp bền vững 6.1. Định nghĩa - Nền nông nghiệp lựa chọn (alternative agriculture) Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (1989): Một nền nông nghiệp lựa chọn là bất cứ một hệ thống sản xuất lương thực hoặc chất xơ nào theo đuổi một cách có hệ thống các mục đích sau: - Kết hợp một cách triệt để hơn các quá trình tự nhiên như chu trình dưỡng chất, sự cố định đạm và mối quan hệ dịch hại - vật ăn mồi trong quá trình sản xuất nông nghiệp. - Giảm sự sử dụng đầu vào ngoài nông trại có nhiều khả năng gây nguy hại cho môi trường hoặc sức khỏe của nông dân và người tiêu thụ. - Sử dụng được ngày càng nhiều hơn tiềm năng sinh học và di truyền của các loài thực vật và động vật. - Cải thiện sự phù hợp giữa mô hình trồng trọt, tiềm năng sản xuất và sự giới hạn tự nhiên của đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của trình độ sản xuất hiện tại. - Sản xuất có lợi nhuận và có hiệu quả bằng sự quản trị nông trại cải tiến và bảo tồn đất, nước, năng lượng, tài nguyên sinh học. - Nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture) Theo Mai văn Quyền (1998): Tính bền vững của một hệ thống cây trồng dựa vào 4 điều kiện sau: - Hệ thống đó ổn định được năng suất kinh tế trong các điều kiện môi trường bất thuận và giữ được môi trường không suy thoái trong thời gian dài. 17 - Sau một thời gian ngắn thu được hiệu quả kinh tế ngay đồng thời duy trì được hiệu quả kinh tế như vậy trong theo gian dài dù rằng có những điều kiện bất lợi tác động lên hệ thống. - Các hệ thống cây trồng bền vững cũng ngụ ý chỉ một số khía cạnh về phúc lợi xã hội như bình đẳng xã hội, công việc ít nặng nhọc, nam nữ và trẻ em đều bình đẳng. - Hệ thống có khả năng uyển chuyển và thích ứng được với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo Trung Tâm thông tin về Hệ thống Nông nghiệp lựa chọn (AFSIC): Quốc Hội Mỹ đã thông qua điều luật về nền nông nghiệp bền vững định nghĩa như sau: Nền nông nghiệp bền vững là một hệ thống canh tác tổng hợp cây trồng và vật nuôi được áp dụng riêng biệt trong một thời kỳ dài mà nó sẽ: - Thỏa mãn nhu cầu lương thực và chất xơ cho con người. - Tăng cường chất lượng môi trường và nền tảng của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nền kinh tế nông nghiệp dựa vào. - Sử dụng tổng hợp có hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên không hồi phục và nguồn tài nguyên trong nông trại một cách thích đáng, tự nhiên. - Áp dụng các chu trình sinh học và kiểm soát. - Làm bền vững khả năng tồn tại và phát triển quá trình hoạt động của nông trại. - Tăng cường chất lượng cuộc sống cho nông dân và xã hội nói chung. Theo Võ-Tòng Xuân (2005) khuyến cáo không nên làm 3 vụ lúa đại trà ở ĐBSCL như sau: Quan điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững là không nên phát triển đại trà lúa 3 vụ ở ĐBSCL. Hãy cho đất nghỉ, đưa lũ tràn vào để lấy phù sa, diệt trừ sâu bệnh. Nông dân còn có nguồn lợi tự nhiên để khai thác, đa dạng loại hình kinh tế, tăng thu nhập. Còn nếu canh tác vụ ba trong đê bao thì nên hướng đến canh tác lúa giống, cây màu nhưng đặc biệt cũng cần xen lẫn những vụ nghỉ để lũ vào đồng. Ngay cả trồng màu, các địa phương cũng phải chú ý đến vấn đề đầu ra. Đó là cái khó của ĐBSCL, không giải quyết được nó thì người dân vừa cực vừa nghèo thêm… Hiện nay, nhiều địa phương có đê bao đang chạy theo thành tích báo cáo lên trên để nông dân ồ ạt sản xuất lúa vụ 3. Thậm chí còn làm 7 vụ/2 năm. Tôi biết chắc những nông dân này không thể nào làm giàu từ mảnh ruộng của mình trong khi phân bón thuốc men phải dồn dập đổ xuống dẫn đến suy thoái đất vì mất cân bằng dưỡng chất. Xây dựng đê bao, bờ bao đã khó, đã tốn kém (chưa nói đến đúng hay sai), nhưng làm sao để các công trình đó hoạt động theo đúng thiết kế xem chừng còn khó hơn. Tôi biết có đê bao làm xong một, hai năm được bữa ra cho lũ vào, nhưng sau đó kiên cố luôn để không cho một giọt lũ nào vào đồng. Lý do địa phương đưa ra là không còn đất, còn cừ để hàn lại đê bao nếu cứ làm như vậy, nhưng còn có lý do không nói ra là áp lực của cái lợi trước mắt. Thậm chí, nhiều đê bao được thiết kế cống bọng để chủ động điều tiết lũ vào đồng, nhưng suốt nhiều năm liền không thấy giọt lũ nào vào đồng, ngoài chuyện làm giảm năng suất, ô nhiễm môi trường sinh hoạt sống và đất đai nông nghiệp cũng đến mức báo động. 6.2. Vai trò cây phân xanh đối với HTCT bền vững trên đất dốc Theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1998) cho biết vai trò cây phân xanh phủ đất đối với nền nông nghiệp sinh thái bền vững trên đất dốc thể hiện ở chỗ: 18 • Tạo một lớp phủ nhanh chóng bảo vệ đất chống xói mòn và dòng chảy bề mặt. • Giữ dinh dưỡng khỏi trôi theo chiều sâu và kéo dinh dưỡng dưới sâu lên tầng canh tác. • Bổ sung vào chất lượng dinh dưỡng cây trồng đáng kể, đặc biệt là đạm (từ 200 - 300kg N/ha) và kali (300 -500kg/ha), chống giữ chặt lân và giải phóng lân dễ tiêu. • Nâng cao dung tích hấp thu và thành phần kim loại kiềm trong dung tích hấp thu. • Tạo cấu trúc đất, làm cho đất tơi xốp, tăng độ thấm nước, giữ nước. • Điều hòa tiểu khí hậu khu vực và môi trường đất xung quanh hệ rễ. • Cải thiện căn bản thành phần nông phẩm vùng đồi núi, tăng thành phần protein trong bữa ăn con người và thức ăn gia súc. • Tăng thêm nguồn gỗ củi đun và góp phần cải thiện môi trường. Cũng theo Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1998) cho biết năm 1927 nhà nông học Pháp Chauvin đã thu thập và thử nghiệm tại Pleiku một tập đoàn cây phân xanh gồm 62 giống bản địa và nhập nội từ Jakarta. Kết quả chọn được 12 giống phân xanh thích hợp để làm cây tiên phong cải tạo đất hoặc trồng xen trong vườn cây lâu năm như chè, cà phê, cao su, cây ăn quả. Đó là: Đậu triều (Cajanus indicus) Đậu lông (Calopogonium mucunoides) Đậu bướm (Centrosema pubescens) Sục sạc mũi mác (Crotalaria anagyroides) Sục sạc lá tròn (Crotalaria striata) Sục sạc lá dài (Crotalaria urasamoiensis) Hàn the (Desmodium gyroides) Tràm dây (Desmodium gyroides) Trinh nữ (Mimosa invisa) Cốt khí (Tephrosia candida) Cốt khí (Tephrosia maxima) Cốt khí (Tephrosia vogelii) Từ năm 1949-1952 tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Blao (Lâm Đồng) một tập đoàn cây phân xanh phủ đất thuộc họ Đậu đã được khảo nghiệm bởi A. Chavaney & J. Lanfranchi. Sau 6 năm nghiên cứu hai ông đã rút ra kết luận trên đất đỏ bazan có 5 cây phủ đất tốt nhất, trong đó cây quì dại là cây cho năng suất chất xanh cao nhất, tới 100 t/ha chất xanh: Đậu triều (Cajanus indicus), Cốt khí (Tephrosia maxima) Cốt khí (Tephrosia vogelii), Muồng hôi (Cassia hirsita), Quì dại (Tithonia diversifolia) Đến những năm 2000-2005, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam trong chương trình hợp tác với Đại Học Công giáo Leuven, Vương quốc Bỉ về làm giàu quỹ lân cho đất Đông nam bộ và Tây nguyên trên các điểm thí nghiệm xã Đà Loan (Lâm Đồng), xã Đak Nhau (Bình Phước) và xã Nghĩa Hòa, xã Iablang (Gia Lai) kết luận: • Cây tóp mỡ (Flemigia sp), đậu mèo (Mucuna pruriens), sắn dây dại (Pueraria phaseoloides) và quì dại (Tithonia diversifolia) có tiềm năng cho năng suất thân lá cao và ổn định (trên 10 tấn/ha). Năng suất thân lá tươi trung bình của tóp mỡ, đậu mèo và sắn dây dại qua các điểm nghiên cứu đạt từ 11,0- 12,5 t/ha/năm. Đặc biệt đối với cây quì dại đạt trên 20 t/ha/năm (Phan Thị Công, Roel Merckx, Công Doãn Sắt, Nguyễn Quang Chơn, Nguyễn Bình Duy, 2005). 7. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng Theo Võ-Tòng Anh (2005) định nghĩa : Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là tập trung vào việc chuyển đổi từ cây trồng có giá trị thấp sang cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Mặc dù “cây có giá trị thấp” được xác định băng giá trị của nó trên một đơn vị trọng lượng, song hợp lý hơn cả có thể xác định đó là những cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao trên một đơn vị diện tích ruộng đất hoặc công lao động. 19 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thực hiện một bước chuyển từ trạng thái cơ cấu cây trồng vật nuôi cũ sang trạng thái cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà mình mong muốn để có thể đáp ứng được những yêu cầu của chuyển đổi. Thực chất của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thực hiện một loạt các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới có triển vọng về thị trường. Theo chủ trương chuyển cơ cấu nông nghiệp nông thôn của tỉnh cho hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên là: vùng đất ruộng bưng trũng chịu một mùa lũ kéo dài năm tháng nên phát triển diện tích trồng tràm, trồng khoai mì hoặc một vụ lúa mùa + một vụ rẫy đông xuân; vùng ruộng trên có thể áp dụng một trong bốn hệ thống: đồng cỏ chăn nuôi, đậu xanh Hè Thu + lúa mùa (KDM 105), chuyên rẫy màu Hè Thu – màu Thu Đông, chuyên rẫy khoai mì (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, 2001). II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương tiện nghiên cứu - Các phiếu điều tra. - Dùng chương trình Microsoft Excel (máy tính) để phân tích và tổng hợp số liệu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thể thức thống kê Hình thức nghiên cứu là phỏng vấn, điều tra kinh tế hộ các nông hộ làm nông nghiệp để lấy số liệu. Tiến hành điều tra 273 hộ chọn ngẫu nhiên trong 3 xã theo tỷ lệ: 91 hộ nghèo: 91 hộ trung bình: 91 hộ giàu. Tính trung bình các chỉ tiêu giữa các nông hộ. 2.2. Phương pháp tiến hành 2.2.1 Chọn vùng và điểm nghiên cứu Vùng các xã chung quanh chân núi Dài gồm các điểm hộ nông dân thuộc 2 xã Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chung quanh núi Dài gồm có 4 xã, chọn 3 xã điểm đại diện như trên đều có núi và đất bằng. 2.2.2. Thu thập các số liệu thứ cấp: - Điều kiện tự nhiên. - Kinh tế - xã hội: Các báo cáo của các cơ quan nông nghiệp, báo cáo kế hoạch năm của UBND xã điểm và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Bản đồ các loại. 2.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Tổ chức các cuộc hội nghị có sự tham gia của người dân tại các xã điểm gồm các nông dân am hiểu tình hình địa phương với sự quan sát của Hội nông dân xã và tổng hợp kết quả bằng các công cụ của phương pháp nầy. 2.2.4. Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn với bảng câu hỏi - Chọn mẫu điều tra: 273 hộ nông dân (phỏng vấn có dư 300 phiếu để chọn lọc lại) + Phân phối đều trong các ấp (17 khóm, ấp): 1 khóm, ấp từ 12 - 16 mẫu điều tra. + Phân phối ngẫu nhiên trong các hộ: từ 10 – 15 hộ tiến hành điều tra 1 hộ. 20 - Nội dung và hình thức điều tra: điều tra theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn theo mẫu của Viện Hệ Thống Canh Tác Đại học Cần Thơ. - Tổng hợp và phân tích mẫu điều tra: Hoàn chỉnh các phiếu điều tra và tiến hành nhập số liệu (bảng biểu đã thiết kế sẵn). - Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel. Các giá trị được tính là: Giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min), giá trị phần trăm (%). - Bổ sung số liệu: Các phiếu còn thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch thì tiến hành phỏng vấn lại và nhập số liệu bổ sung. 3. Phân tích thống kê mô tả các chỉ tiêu Tính trung bình tất cả các chỉ tiêu của các nông hộ như: - Phân tích nguồn lực nông hộ + Nguồn lực về lao động. + Nguồn lực về đất đai. + Nguồn lực về phương tiện sinh hoạt gia đình: phương tiện giao thông, tài sản gia đình phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí, công cụ lao động phục cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,… + Nguồn lực về việc sử dụng nước. - Cơ cấu thu nhập của nông hộ + Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi,… + Thu nhập từ phi nông nghiệp và dịch vụ. + Chi tiêu gia đình trong một năm. + Tích lũy (hay tiền để dành) hàng năm. - Phân tích sản xuất các mô hình canh tác (mùa vụ, cây trồng, lợi nhuận,…) + Cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa 2 vụ. + Cơ cấu mùa vụ trồng màu. + Cơ cấu mùa vụ trong chăn nuôi. + Tương hỗ giữa chăn nuôi và trồng trọt. + Những thuận lợi và khó khăn chung của nông dân. + Vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp. + Các ý kiến đề xuất của nông dân. - Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác của nông hộ. + Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ sản xuất lúa 2 vụ. + Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ trồng màu. + Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ chăn nuôi. 4. So sánh các chỉ tiêu tài chính các mô hình canh tác phổ biến và tiên tiến Dùng các chỉ tiêu lợi nhuận, lãi/vốn, lãi/vật tư, lãi/lao động để đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình và các chỉ tiêu doanh thu biên, lợi tức biên để so sánh các mô hình hiệu quả cao, tiên tiến với mô hình trồng đại trà. 4.1. Các chỉ tiêu phân tích mô hình Các chỉ tiêu sau dùng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình (Nguyễn Văn Sánh, 1997); (Nguyễn Thị Song An, 2001). 4.1.1. Lợi nhuận (RAVC: Return Above Variable Cost) 21 Thu nhập trên biến phí TVCGRRAVC −= Trong đó: GR = Sản lượng X Đơn giá; (GR: Gross Revenue) TVC = Phí vật tư + Phí lao động (TVC: Total Variable Cost ) Mục đích: tính lợi nhuận của các mô hình sản xuất, đánh giá được các mô hình này có lợi nhuận cao hay thấp so với mô hình sản xuất tiên tiến. 4.1.2. Hiệu quả đồng vốn TVCE= TVC RAVC ( Lãi/vốn) (TVCE: Total Variable Cost Efficiency) Mục đích: Tính được 1 đồng vốn biến phí mang lại bao nhiêu đồng lãi 4.1.3. Lợi tức/nhân tố đầu tư AFACTOR TVCGR .. − . Trong đó: nhân tố A (factor A) là lao động hoặc vật tư Mục đích: Đánh giá mức sử dụng đồng vốn và công lao động so với lợi nhuận thu được từ các mô hình sản xuất. 4.2. Các chỉ tiêu so sánh giữa 2 mô hình Các chỉ tiêu sau dùng để so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình HTCT đang được trồng đại trà (mô hình phổ biến) với mô hình có hiệu quả cao (mô hình tiên tiến) tại vùng nghiên cứu (Kay, 1988). 4.2.1. Tỉ số lợi nhuận mô hình tiên tiến/ phổ biến là tỉ số suy ra từ phép phân tích điểm hòa vốn (Break-even budgeting analysis) trong phân tích kinh tế toàn nông trại (Whole Farm Analysis). Theo phương pháp tính nầy, trước hết là năng suất sau đó là sản lượng và giá đầu ra của mô hình mới phải cao hơn mô hình hiện đang canh tác thì nông dân mới chấp nhận chuyển đổi sang mô hình mới. Do đó, phải thỏa mãn điều kiện của hệ phương trình: RAVCn = 0 (1) Trong đó: - RAVCn : lợi nhuận của mô hình tiên tiến RAVCn ≥ RAVCf (2) - RAVCf : lợi nhuận của mô hình phổ biến Thông thường, RAVCn phải cao hơn RAVCf của nông dân ít nhất 30% để kích thích nông dân áp dụng mô hình mới, nghĩa là RAVCn = 1,3 RAVCf 4.2.2.. Tỉ số doanh thu/chi phí biên (MRCR: Marginal Revenue Cost Rate) là tỉ số giữa mức thu tăng thêm và mức chi tăng thêm trên một đơn vị diện tích 1 ha của mô hình tiên tiến so với mô hình phổ biến. Ý nghĩa: nếu mức chi tăng thêm 1 đồng thì mức thu sẽ tăng thêm A lần/1 đồng. 12 12 TVCTVC GRGR MRCR − − = Trong đó: GR2: Tổng thu mô hình sản xuất có hiệu quả cần so sánh (tiên tiến). GR1: Tổng thu mô hình sản xuất được trồng đại trà (phổ biến). TVC2: Tổng chi phí mô hình sản xuất có hiệu quả cần so sánh (tiên tiến). TVC1: Tổng chi phí mô hình sản xuất được trồng đại trà (phổ biến). 22 Mục đích: so sánh doanh thu tăng thêm giữa các mô hình sản xuất tiên tiến và mô hình sản xuất phổ biến. • Nếu MRCR > 1: Doanh thu mô hình sản xuất tiên tiến có hiệu quả hơn mô hình sản xuất phổ biến . • Nếu MRCR = 1: Hiệu quả đầu tư không thay đổi. • Nếu MRCR < 1: Doanh thu mô hình sản xuất tiên tiến không hiệu quả. 4.2.3. Thu nhập biên (Marginal Return Rate) là tỉ số giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích 1 ha. 12 12 TVCTVC RAVCRAVC MRR − − = Trong đó: RAVC2 : Lợi nhuận mô hình sản xuất tiên tiến. RAVC1 : Lợi nhuận mô hình sản xuất phổ biến. TVC2 : Tổng phí mô hình sản xuất tiên tiến. TVC1 : Tổng phí mô hình sản xuất phổ biến Mục đích so sánh: Tính được lợi nhuận tăng thêm khi chi phí gia tăng của các mô hình tiên tiến so với mô hình phổ biến. 5. Lựa chọn mô hình hiệu quả tài chính cao Dùng các chỉ tiêu tài chính như hiệu quả đồng vốn, lợi nhuận, tỉ số lợi nhuận, MBCR, MRCR trong đó 2 chỉ tiêu lợi nhuận so sánh và MBCR cao có tính quyết định là mô hình tiên tiến hiệu quả hơn hay không so với mô hình phổ biến. Nếu hai chỉ tiêu nầy bằng nhau mới xét đến các chỉ tiêu kế tiếp. 6. Đề xuất mô hình HTCT có hiệu quả cao và bền vững Dùng các tiêu chí của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp để chọn lựa các mô hình HTCT gồm có: 1. Gia tăng lợi nhuận nông hộ 2. Thỏa mãn mục tiêu Nhà nước 3. Thúc đẩy tiềm năng sản xuất vùng 4. Bảo vệ môi trường bền vững Mỗi tiêu chí được đánh giá bằng thang điểm 1 đến 3 . Điểm 1: *** Hiệu quả cao Điểm 2: ** Hiệu quả trung bình Điểm 3: * Hiệu quả thấp Mô hình nào đạt được ít nhất 2 tiêu chí với hiệu quả cao thì được chọn. Từ các mô hình được chọn sẽ thiết kế được ít nhất 2 mô hình có hiệu quả cao và bền vững để khuyến cáo nhân rộng cho toàn vùng nghiên cứu. 23 CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & PHÂN TÍCH KẾT QUẢ A. MÔ TẢ ĐIỂM I. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU Vùng nghiên cứu bao gồm 2 xã Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc nằm quanh chân núi Dài thuộc huyện miền núi Tri Tôn. Địa hình đất đai đa dạng bao gồm đồi núi có diện tích trồng rừng lớn, đồng bằng trồng lúa và nhiều loại hoa màu rất phong phú về tiềm năng. Tuy nhiên, tại các vùng trên cũng tồn tại những khó khăn nhất định: địa hình rất phức tạp, đất đai phân tán, bậc thang, đất thường thiếu nước vào mùa khô. Mặc dù có nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực vượt khó cải thiện trong hệ thống canh tác của các nhà lãnh đạo các xã cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân trong xã nhà nên đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Diện tích đất nông nghiệp qua nhiều năm được cải tạo, nay đã trở thành đất thuộc canh tác lúa 2 vụ, diện tích gieo trồng lên đến 66.281,6 ha (2003) trên tổng diện tích. Vùng nghiên cứu có tổng số dân là 29.565 người (2003), trình độ dân trí của người dân hiện tại tăng lên đáng kể, tỷ lệ con em đang học phổ thông, THCN, cao đẳng, đại học ngày càng cao. Vùng nghiên cứu có phần lớn người dân sống bằng nghề nông, nên tính kiên trì chịu khó, cần cù sáng tạo của người dân trong xã thể hiện rất cao. Từ đó việc triển khai kế hoạch Kinh tế - Xã hội luôn đạt hiệu quả cao nhưng tốc độ còn chậm, nhất là sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi của tỉnh đề ra. 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.208 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 10.693 ha, đất lâm nghiệp là 1.973 ha, đất chuyên dùng là 1.021 ha, đất ở là 408 ha, đất chưa sử dụng là 1.123 ha (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2003). Ba xã Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì nằm ở dưới chân núi Dài nối liền nhau qua hương lộ Tri Tôn – Lương Phi – Ba Chúc – Lê Trì (Hình 1) Lương Phi là xã miền núi thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Hướng Đông giáp xã Châu Lăng; hướng Tây giáp xã Vĩnh Phước, xã Lương An Trà, xã An Tức; hướng Bắc giáp thị trấn Ba Chúc, xã Lê Trì. Tại xã Lương Phi, diện tích đất tự nhiên là 4.011 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 2.414 ha, đất lâm nghiệp là 940 ha, đất chuyên dùng là 222 ha, đất thổ cư là 209 ha, đất hoang hóa (đất chưa sử dụng) là 226 ha. Nếu phân loại diện tích đất theo hệ thống canh tác thì có 240 ha đất ruộng trên, 210 ha đất vườn tạp, 997 ha đất lâm nghiệp, 10 ha đất núi, 232 ha đất chuyên dùng và 175 ha đất ở (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, 2003). Thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn, cách trung tâm huyện 18 km. Với vị trí địa lí: hướng Đông giáp xã Lê Trì, hướng Tây giáp xã Lương An Trà, hướng Nam giáp xã Lương Phi và hướng Bắc giáp xã Lạc Quới. Tổng diện tích tự nhiên 2.056 ha, trong đó diện tích đất núi chiếm 700 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 721 ha. Thị trấn có ba dân tộc sinh sống chủ yếu: Kinh, Khmer và Hoa. Tổng dân số của thị trấn là 3.605 hộ (15.499 khẩu), trong đó hộ dân tộc Khmer 183 hộ (844 khẩu), dân tộc Hoa 60 hộ (308 khẩu). Dân số sống bằng nghề mua bán như dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 30%, còn lại 70% chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp (Báo cáo ĐU-UBND Thị trấn Ba Chúc, 2004). 24 Hình 1: Bản đồ vị trí vùng và các điểm nghiên cứu NÚI DÀI NÚI CẤM Điểm nghiên cứu Vùng nghiên cứu 25 Lê Trì là xã vùng sâu huyện Tri Tôn với địa hình bán sơn địa, có cộng đồng người Khmer khá cao chiếm 65% dân số toàn xã, dân cư phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở các phum sóc và cặp theo tuyến lộ Ba Chúc – Lê Trì – An Cư. Hiện tại xã có ba ấp: An Thạnh, Trung An, Sóc Tức. Hướng Đông giáp xã An Cư – An Nông thuộc huyện Tịnh Biên. Hướng Tây giáp thị trấn Ba Chúc. Hướng Nam giáp xã Lương Phi, Châu Lăng. Hướng Bắc giáp Lạc Quới. 2. Mặt cắt sinh thái vùng nghiên cứu Căn cứ vào địa hình, thủy văn, điều kiện đất đai và hiện trạng canh tác mặt cắt sinh thái của vùng nghiên cứu từ trên núi Dài đi xuống có thể chia thành 4 vùng có đặc điểm tương đối khác nhau rõ rệt: - Vùng trên núi: Với độ cao 571 m, nhiệt độ mát hơn._. nên độ phì nhiêu rất tốt. 1.3.2 Mô hình Lúa mùa – Dưa hấu Mô hình nầy tuy năng suất không cao nhưng nhờ hiệu quả tài chính của dưa hấu góp vào nên thu nhập tương đối khá trên 74 triệu đồng song vì hiệu quả đồng vốn không cao lắm nên đề nghị chỉ trồng ở đất ruộng bưng không có đê bao. Tuy nhiên, do hiệu quả tốt đối với môi trường là điều không thể chối cãi được như phân tích ở các phần trên. 2. Phát triển cây phân xanh tạo môi trường bền vững, thêm dinh dưỡng Các loại cây phân xanh họ Đậu bản địa như cây sục sạc (Crotalaria sp.), muồng ba lá (Desmodium sp), đậu ma (Centrosema pubescens), cốt khí hay đoản kiếm đỏ (Tephrosia sp.) hoặc những cây như cỏ hôi (Eupatorium odoratum), cây é lớn tròng (Hyptis suaveolens), cây thù lù (Physalis angulata). Tất cả các cây trên rất thích hợp với điều kiện địa phương và chịu hạn giỏi có thể dùng trong các HTCT nói trên. Ngoài ra, nên trồng khảo nghiệm các loại cây cho năng suất cao tại Đông Nam Bộ như tóp mỡ, đậu mèo, sắn dây dại và đặc biệt là cây quì dại cho sinh khối rất cao. 3. Tập huấn kỹ thuật và tuyên truyền vận động sử dụng phân chuồng Nông dân trong vùng nhất là người Khmer thường có tập quán bón phân bò cho lúa Nàng Nhen và các cây lúa mùa địa phương khác. Bón như vậy ruộng lúa có rất nhiều cỏ vì hạt cỏ trong phân vẫn chưa chết. Do vậy, đề nghị nên phân tích lợi hại và chỉ dẫn cho bà con ủ hoai phân bò có trộn thêm phân xanh để tăng thêm dưỡng chất và diệt mầm cỏ trong phân. 4. Phát động phong trào sử dụng bếp biogas Các hộ nghèo thường đun nấu bằng nguồn cây củi đốn từ trên núi Dài mang xuống, ngoài ra còn đem đi bán ở chợ để kiếm sống nhất là các hộ nghèo người Khmer Việc nầy thường rất khó cấm đoán họ vì nhiều lý do. Do đó, họ đã trực tiếp phá hoại rừng phòng hộ đầu nguồn gây ra xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng cho đất đai nhất là ruộng trên nơi cần phải được bảo vệ. Cho nên việc phát động những hộ cả người Việt và Khmer chăn nuôi có nguồn phân cho biogas (bò, heo...) dùng bếp biogas nhằm mục đích tránh tình trạng khai thác gỗ củi quá mức làm tổn hại rừng là việc làm tích cực. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Nguồn lực nông hộ Qua kết quả đã phân tích cho thấy nguồn lực nông hộ là điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp: - Về nhân lực: lao động nông thôn có nguồn nhân lực khá đông, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật mới tương đối nhanh. Tỷ lệ nông dân ở độ tuổi lao động cao. Đa số nông dân có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. - Về phương tiện sản xuất: đa số nông dân đều có đất, có đầy đủ công cụ sản xuất. Điều kiện nước tưới rất thuận lợi nhờ các hệ thống thủy lợi được mở rộng. Chính vì vậy, lúa 2 vụ phát triển mạnh và có khuynh hướng tăng lên 3 vụ lúa nơi có đê bao hoàn chỉnh; các mô hình trồng màu đang trên đà phát triển có hiệu quả nhưng tốc độ vẫn còn chậm và qui mô nhỏ. Song chăn nuôi ít phát triển. - Về thông tin kỹ thuật: nông dân rất quan tâm đến những kiến thức về kỹ thuật mới, mô hình mới, giống mới trong sản xuất được cung cấp từ nhiều nguồn. Mạng lưới khuyến nông còn thiếu và yếu đối với các xã có đông người Khmer sinh sống như xã Lê Trì. 2. Cơ cấu thu nhập hộ Từ kết quả điều tra cho thấy, Thu nhập trung bình của nhóm hộ nghèo dưới mức 200.000đ/tháng (183.000 đồng/ người/ tháng). Nguyên nhân do các hộ nông dân này thường bị thua lỗ trong sản xuất, nhất là chăn nuôi và trồng màu hoặc là các hộ này có rất ít đất sản xuất, quanh năm chỉ có làm thuê là chủ yếu, chi tiêu thường lớn hơn phần tích lũy hàng năm nên họ thường bị nợ nần chồng chất và cuộc sống thiếu thốn kéo dài. Nhóm hộ trung bình có thu nhập khá hơn nhưng phần dư không nhiều trong khi đó nhóm giàu cách biệt xa với 2 nhóm kia với thu nhập và phần dư cao hơn (trung bình 12 lần, nghèo 88 lần). 3. Thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của nông hộ Điều kiện sinh thái, hạ tầng cơ sở, phương tiện thông tin, chính sách của nhà nước, thị trường hiện nay đều thuận lợi cho nông hộ sản xuất. Tuy nhiên, cái khó lớn nhất vẫn là vốn sản xuất, đặc biệt đối với hộ nghèo và hộ trung bình vì đất thế chấp ít nên vốn vay tín dụng không đủ để sản xuất. Nếu vay thêm từ các nguồn khác thì lãi suất cao, nông hộ dễ bị tình trạng nợ chồng lên nợ. Từ đó, nguyện vọng của nông hộ muốn Nhà nước tạo điều kiện từ nhiều nguồn vay với lãi suất thấp cho đủ vốn để họ sản xuất. Đối với chăn nuôi bò nên mở rộng đến các hộ nghèo được vay vốn bình đẳng như người Khmer. 4. Các mô hình canh tác phổ biến và tiên tiến của vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu chia ra 2 tiểu vùng tùy theo mực nước đỉnh lũ hằng năm. Nơi không bị ngập lũ và canh tác phụ thuộc vào nước mưa gọi là ruộng trên, trái lại nơi bị ngập và có thể sử dụng cả nước mưa và nước bơm tưới từ các kênh thủy lợi được gọi là ruộng bưng. -Vùng ruộng trên: chỉ canh tác được 1 vụ với các loại cây trồng như lúa mùa, lúa Hè - Thu, củ sắn, củ gừng, khoai mì, đậu xanh, đậu phọng, một ít có trồng đậu nành. Nhìn chung, năng suất và sản lượng cây trồng thấp, thu nhập trung bình 20 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, gừng và củ sắn cao hơn (81và 32 triệu đồng), nhưng chỉ số lợi tức biên và hiệu quả đồng vốn không được cao lắm. Tỷ trọng trồng màu chiếm 28% tổng thu nhập nông hộ. 96 Tiểu vùng nầy là nơi tập trung hộ dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng nên phần lớn việc chăn nuôi gia súc như bò, heo, gia cầm đều ở đây. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 15% tổng thu nhập của nông hộ. Lợi thế tương đối của tiểu vùng nầy là có thể phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi bò, có tiềm năng phát triển qui mô lớn và thâm canh. Nếu phát triển chăn nuôi bò sẽ kéo theo hệ quả là việc trồng cây phân xanh vừa cải tạo đất vừa có phân bò làm phân chuồng cho lúa và hoa màu trồng cạn trên đất xám bạc màu vốn thiếu dinh dưỡng, dễ bị xói mòn. - Vùng ruộng bưng: có thể canh tác được 2 vụ, nếu nơi nào có đê bao vững chắc có thể trồng 3 vụ. Các HTCT trong đê bao vững chắc gồm 2 vụ lúa, 2 lúa 1 màu, 3 vụ lúa. Cây màu ở đây chủ yếu là đậu xanh, dưa hấu, các loại bí với thu nhập cao thường trên 40 triệu đồng. Các HTCT không có đê bao thường là 2 vụ gồm Hè – Thu sớm và cây vụ Đông như đậu xanh, dưa hấu Tết, các loại bí với thu nhập trung bình trên dưới 25 triệu đồng. Gần đây, có phong trào trồng cây kiệu trong vụ HT nhưng chưa rộng khắp. Từ phân tích các chỉ tiêu tài chính như hiệu quả đồng vốn, tỷ lệ đồng vốn, MRCR, MBCR và các tiêu chí về phát triển HTCT bền vững đã lựa chọn được các mô hình hiệu quả kinh tế cao và bền vững của vùng. - Các mô hình ruộng trên được lựa chọn gồm: Lúa Đông Xuân + Đậu phộng, đậu phộng, có thu nhập trên 20 triệu đồng, đặc biệt gừng có thu nhập trên 80 triệu, củ sắn 32 triệu đồng. - Các mô hình ruộng bưng được lựa chọn gồm: Dưa hấu Tết + Lúa Hè Thu, Lúa 2 vụ + Đậu xanh + Bò, Lúa 2 vụ + Đậu xanh, Lúa 2 vụ + Hành lá, Lúa mùa + Dưa hấu Xuân trong đó các mô hình có dưa hấu đạt thu nhập trên 25 triệu đồng, đặc biệt mô hình lúa mùa + dưa hấu có tính bảo vệ môi trường sinh thái cao và bền vững song thu nhập hơi thấp (17 triệu đồng). Các mô hình có luân canh với đậu xanh hoặc có thêm chăn nuôi bò thì thu nhập vượt trên 40 triệu đồng và có tính bền vững cao. Mô hình lúa 2 vụ + Hành lá có hiệu quả rất cao nhưng chưa phát triển rộng khắp và chưa thể nhân rộng được. 5. Thiết kế và đề xuất mô hình hiệu quả cao, bền vững Từ kết quả điều tra, hội thảo PRA, quan sát thực tế và các phân tích mô hình sản xuất về hiệu quả kinh tế - tài chính, chúng tôi đã thiết kế và đề xuất các mô hình HTCT đáp ứng được với các tiêu chí về bền vững, có hiệu quả cao. Vì khả năng tiếp thu và áp dụng giữa người Kinh và Khmer khác nhau nên các mô hình cũng được xác định cho mỗi nhóm dân tộc, tuy nhiên người dân tộc cũng có thể áp dụng các mô hình của người Kinh nếu có điều kiện. Sau đây là thu nhập hàng năm của các mô hình được đề xuất tính bằng triệu đồng/ha: Bảng 67: Các mô hình đề xuất Khu vực Mô hình cho người Khmer Mô hình cho người Việt Trồng cỏ voi, cỏ sả nuôi bò Lúa HT - Đậu phộng vụ Đông: 20 Lúa Nàng nheng–cây phân xanh Đậu phộng (Đậu xanh) HT-Trồng cỏ nuôi bò: 18 Vùng ruộng trên Đậu xanh HT–Lúa Nàng nhen–Cây phân xanh: 25 Lúa ĐX – Màu (đậu, mè...) – Lúa vụ 3 Hai vụ lúa HT – TĐ – Dưa hấu Tết: 34 Vùng ruộng bưng có đê bao Hai vụ lúa ĐX – HT - Đậu nành vụ Đông: 41 Lúa mùa – Cây màu (dưa hấu, đậu, bắp, mè...): 74 Vùng ruộng bưng không đê bao Lúa HT – Dưa hấu vụ Đông hoặc rau màu khác: 27 II. KIẾN NGHỊ Qua những phân tích điều kiện thuận lợi, khó khăn và tiềm năng phát triển nêu trên, chúng tôi có những ý kiến đề xuất như sau: - Sự giúp đỡ về vốn và hỗ trợ về kỹ thuật của Nhà nước để nông dân đầu tư phát triển chăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi bò thịt, vì qua nghiên cứu cho thấy điều kiện đất đai và 97 đồng cỏ cho chăn nuôi rất thuận lợi. Nhà nước cũng nên có chính sách tín dụng công bằng cho người Kinh trong việc cho vay chăn nuôi bò như người Khmer. - Khuyến cáo nông dân áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến đã được lựa chọn trên vì đây là những mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao và bền vững. Đề nghị chính quyền địa phương thử nghiệm các mô hình đã đề xuất trong những năm sắp tới nhằm mục đích tăng vòng quay của đất, bảo đảm sử dụng đất bền vững, hiệu quả cao. - Đối với vùng ruộng bưng nơi có đê bao hoàn chỉnh nên tránh canh tác 3 vụ lúa vì mau làm thoái hóa đất dẫn đến giảm năng suất, sản lượng ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường, tất nhiên làm giảm hiệu quả kinh tế. Như vậy, cần phải luân canh với cây họ Đậu để tăng thêm dinh dưỡng cho đất và phá thế độc canh cây lúa. - Đề nghị khảo nghiệm các loại cây phân xanh phủ đất bản địa và du nhập các giống từ miền Đông và các nơi khác về để phát triển tập đoàn giống cỏ năng suất cao. Hiện nay, cỏ Vetiver đã được sản xuất nhiều tại Hạt kiểm lâm Tịnh Biên và Tri Tôn, cần được nhân rộng đến các xã của 2 huyện. - Trình diễn và phổ biến hiệu quả về kinh tế và môi trường của việc sử dụng phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ đối với nơi đất xám nhiều cát như vùng Bảy núi nhất là vùng ruộng trên và ruộng bưng có đê bao không xả lũ. - Phổ biến và hỗ trợ rộng khắp việc sử dụng đun nấu bằng bếp biogas nhằm giảm chi phí tiêu dùng cho nông hộ nhất là nhóm hộ trung bình và nghèo. Việc sử dụng biogas còn có tác dụng to lớn hạn chế đến mức tối đa việc khai thác gỗ củi làm chất đốt gây tổn hại rừng phòng hộ đầu nguồn giúp cho đất trồng trọt không bị xói mòn và ngày càng bền vững thêm. Ngoài ra, phần xác bã của biogas cũng là loại phân đặc biệt tốt cho trồng các giống lúa sạch như Nàng Nhen, KDM là những giống lúa đặc sản phục vụ cho làm quà du lịch sinh thái và xuất khẩu có giá trị cao đồng thời là tiên đề cho một nền nông nghiệp hữu cơ trong tương lai mà không gieo mầm cỏ cho ruộng canh tác như tập quán bón phân bò của bà con dân tộc Khmer thường sử dụng. - Giới hạn lớn nhất của vùng ruộng trên là thiếu nước tưới, đặc biệt vào mùa khô làm hạn chế việc thâm canh, tăng vụ cũng như việc bố trí cây trồng và mùa vụ sản xuất. Đề nghị Nhà nước cần nhanh chóng xúc tiến đầu tư xây dựng các hệ thống thủy lợi như giếng khoan, hồ chứa nước ở khu vực triền núi để đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô, đặc biệt là hai công trình hồ chứa nước – du lịch sinh thái tại Ô Tà Sóc (xã Lương Phi) và Ô Vàng (xã Ba Chúc) thuộc núi Dài. Có như thế mới phát huy được tiềm năng vùng ruộng trên vốn là nơi tập trung dân cư, hạ tầng cơ sở, cơ quan hành chính các xã, thị trấn của vùng nhằm tạo một sinh cảnh trù phú và an cư lạc nghiệp. Thực chất của vấn đề nầy cũng nhằm góp phần giải quyết một cách căn bản vấn đề nghèo của một bộ phận dân cư ít đất hoặc thiếu đất có cơ hội thâm canh, tăng vụ vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, các hộ không có đất sống nhờ vào dịch vụ du lịch, thắng cảnh có việc làm ổn định hơn đi làm thuê theo mùa vụ rất bấp bênh về kinh tế. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chiu, I.F. William, Zueng – Sangchen, 2000, Management of slopelands in the Asia – Pacific region. Published by The Food and fertiliser technology center. Tapei. Taiwan ROC. Đào Công Tiến. 2003. Nông nghiệp và nông thôn, những cảm nhận và đề xuất. TP Hồ Chí Minh. NXB Nông nghiệp. Hội nông dân huyện Tri Tôn. 2004. Văn kiện đại hội đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh lần thứ I năm 2004. UBND huyện Tri Tôn. Hou Fwu Fenn, Chou Ming Ho and Peng Hoang, 2001, Review and Prospect of fertilization of cultivated land in Taiwan, Publishing by Food and Fertiliser Technology Center, pp 129 – 146. Lâm Quang Huyên.2003. Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam. NXB: Trẻ. Lê Phát Quới. 1997. Các yếu tố và tiến trình làm bạc màu trên đất xám vùng hạ lưu sông Cửu long. Trong “Hội thảo về quản lý dinh dưỡng & nước cho cây trồng trên đất dốc miền Nam Việt Nam”.Tp.HCM. NXB:Nông nghiệp Lê Trọng.2004. Hướng dẫn kế hoạch làm ăn xóa đói giảm nghèo bền vững cho nông hộ. NXB: Nghệ An. Lê Trọng Cúc, Kathlein Gillophy. 2000. Hệ sinh thái nông nghiệp trung du và Miền Bắc Việt Nam – NXB Viện Môi trường và chính sách Đông Tây. Mai văn Quyền. 1998. Chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc miền nam Việt Nam. Trong “Phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững cho vùng đất cao Nam Việt Nam: Báo cáo tổng kết giai đoạn 1994 – 1998” TP Hồ Chí Minh. Viện khoa học nông nghiệp miền Nam. National Research Council of USA. 1989. Alternative agriculture. Washington, D.C. National Academy Press Nguyễn Bảo Vệ. 2001. Thế mạnh của cây trồng ở vùng đất cao nhiều cát ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong hội thảo chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi ở ĐBSCL. Cục Khuyến Lâm - Khuyến Nông & Khoa Nông Nghiệp ĐH.CầnThơ. Nguyễn Sinh Cúc.2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt nam thời kỳ đổi mới. NXB: Thống kê. Nguyễn thị Song An. 2001. Quản trị nông trại. TP.Hồ Chí Minh. NXB: Đại Học quốc gia TP.HCM 99 Nguyễn văn Sánh. 1997. Giáo trình lý thuyết: Nghiên cứu & phát triển hệ thống canh tác. Cần Thơ. Viện nghiên cứu & phát triển hệ thống canh tác. Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Xuân Quát.1996. Sử dụng đất tổng hợp và bền vững. Hà Nội. NXB Nông Nghiệp Phạm Quang Khánh.1992.Tài nguyên đất Đông Nam Bộ.Hà Nội: NXB Nông nghiệp. Phạm Quang Khánh. 1997. Tiềm năng đất dốc các tỉnh phía nam Việt Nam. Trong “Hội thảo về quản lý dinh dưỡng & nước cho cây trồng trên đất dốc miền Nam Việt Nam”.Tp.HCM. NXB:Nông nghiệp Phan Liêu. 1992. Đất Đông Nam Bộ. Hà Nội. NXB Nông nghiệp. Phan thị Công, Roel Merckx, Công Doãn Sắt, Nguyễn Quang Chơn, Nguyễn Bình Duy. 2005. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng sản xuất chất xanh của một số cây phân xanh có triển vọng trên đất đỏ vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên. Trong “Làm giàu quỹ lân cho đất Đông Nam Bộ và Tây Nguyên”. Chương trình hợp tác giữa Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam với Đại Học Công giáo Leuven, Vương quốc Bỉ. Tp.Hồ Chí Minh. NXB: Nông Nghiệp Phòng Thống kê huyện Tri Tôn. 2004. Niên giám thống kê năm 2003. UBND huyện Tri Tôn. Phòng Xây dựng & phát triển nông thôn huyện Tri Tôn. 2004. Báo cáo tổng kết sản xuất năm 2004, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2005. UBND huyện Tri Tôn Ronald D. Kay. 1988. Farm management: planning, control, and implementation. New York. Publishing by McGraw-Hill Book Company Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang. 2001. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: chủ trương và giải pháp Sở Kế hoạch & đầu tư Tỉnh An Giang. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL đến năm 2010. 2002. UBND Tỉnh An Giang Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm. 1998. Cây phân xanh phủ đất với chiến lược sử dụng hiệu quả đất dốc Việt nam. Trong “ Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt nam: Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1990-1997”. Viện Thổ nhưỡng nông hóa. Hà Nội. NXB: Nông nghiệp UBND huyện Tri Tôn. 2000. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thời kỳ năm 2000-2005. UBND Tỉnh An Giang. 2003. Địa chí An Giang. Tp.Long Xuyên.UBND Tỉnh An Giang. Viện khoa học nông nghiệp Miền Nam – PPI: Viện KaLi và Lân Bắc Mỹ.1997. Hội thảo về quản lý dinh dưỡng & nước cho cây trồng trên đất dốc miền Nam Việt Nam. TPHCM: NXB Nông nghiệp. 100 Viện khoa học nông nghiệp miền Nam & Đại học Leuven (K.U. Leuven) Bỉ. 1998. Phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững cho vùng đất cao Nam Việt Nam: Báo cáo tổng kết giai đoạn 1994 – 1998: TP Hồ Chí Minh. Viện khoa học nông nghiệp miền Nam. Võ-Tòng Anh. 2005. Quyết định của nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang. Hà Nội. NXB: Nông nghiệp Võ-Tòng Xuân và Nguyễn Duy Cần.1996. Hệ thống canh tác thâm canh tổng hợp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cần Thơ: Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Đại Học Cần Thơ Võ-Tòng Xuân, Nguyễn Duy Cần, 1996. Development of Farming systems in the Mekong Delta of Viet Nam. Ho Chi Minh City publishing house. pp 21 – 112. Võ-Tòng Xuân. 2005. Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long: đề phòng tác hại lâu dài của đê bao. Thông tin khoa học Đại Học An Giang số 24: trích từ TTCN số 41-05 ngày 16/10/2005. Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế Vô danh. Không ngày tháng. What is sustainable agriculture [Online]. Alternative Farming Systems Information Center (AFSIC). Đọc ngày: (13/3/2006) Đọc từ 101 Phụ chương1: Phiếu phỏng vấn nông hộ PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ I. Thông tin tổng quát - Tên chủ hộ:...................................................Tuổi......................../Nam/Nữ - Trình độ văn hóa: Mùchữ ; Tiểu học ; Cơ sở Trunghọc Đại học  - Dân tộc: Kinh ; Hoa ; Khmer ; Khác (ghi rõ)............................ - Ấp:..........................Xã.............................Huyện:.........................Tỉnh........................... - Nghề nghiệp chính:...........................................Nghề nghiệp phụ:.................................. - Năm bắt đầu làm nông nghiệp: ......................................... - Loại hộ gia đình: Nghèo ; Trung bình ; Khá ; Giàu I. Đặc điểm nông hộ: TT Quan hệ gia đình Nam Nữ Năm sinh Trình độ văn hóa Nghề nghiệp Thời gian phục vụ nông nghiệp Ghi chú 1 2 3 4 5 II. Đặc điểm và cách sử dụng đất: 1. Sử dụng đất: Đất sử dụng Diện tích (ha) Cự ly (m) Phân hạng Đặc tính 1. Vườn 2. Ruộng 3. Thổ cư 4. Ao mương 5. Khác Ghi chú: 1. Cự ly đến nhà ở: (1) gần: 200m; (2) trung bình: 200-500m; (3) xa: trên 500m 2. Phân hạng: loại 1; loại 2; loại 3; loại 4 3. Đặc tính: 1: bạc màu; 2: giàu dinh dưỡng 3.Trung bình 2. Mức độ tưới tiêu: Diện tích (ha) Phương thức tưới (A) Thuận lợi Khó khăn (B) Thời gian (C) Số lần tưới 1. 2. 3. Ghi chú: (A)Tưới tay;tự bơm;đường nước. (B) Đủ nước ngọt quanh năm, ngập úng, hạn. (C): Số ngày hoặc tháng trong năm III. Tổ chức sản xuất: 102 1. Cơ cấu cây trồng ,sản lượng,tổng thu: Loại cây trồng Diện tích (ha) Thời gian canh tác trong năm Tổng sản lượng Đơn giá Tổng thu (đồng) 2. Những hoạt động nông hộ trong năm: Lịch thời vụ Tháng/năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 a. Loại cây con 1. 2. 3. 4 b. Hoạt động khác 1.Buôn bán 2.Dịch vụ 3.Tiểu thủ công 4.Làm thuê 3. Kỹ thuật canh tác: Vật tư Lúa HT Lúa ĐX Lúa TĐ Màu Cây ăn trái Ngày sử dụng Ghi chú 1.Phân bón 2.Thuốc sâu bệnh 3.Thuốc cỏ 4.Thuốc dưỡng Ghi chú:chỉ ghi số lượng, ngày sử dụng:............................................ 4. Chi phí sản xuất hàng năm: - Làm đất: Loại cây trồng Diện tích (ha) Đơn giá (2) Thành tiền Ngày công (3) Tổng chi (đồng) 1. 2. ............ Ghi chú: (1): Cách thức: 1 bằng tay; 2. bằng máy; 3 trâu bò (đánh dấu vào ô tương thích) (2):Lúa ......./kg; Nông sản......../kg; Ngày công......../đồng (3)Công thuê...............;công nhà;................. - Gieo sạ,hạt giống: 103 Loại cây trồng Diện tích (ha) Số lượng (kg/ha) Đơn giá Thành tiền Ngày công Tổng chi (đồng) 1. 2. ......... Ghi chú: (1): 1 Sạ tay; 2 sạ bằng máy; 3 cấy (2):Lúa ......./kg; Nông sản......../kg; Ngày công......../đồng - Phân bón: Loại cây Diện tích (ha) Loại phân Số lượng (kg) Đơn giá Thành tiền Ngày công(đ) Tổng chi (đồng) 1.LúaĐX Ure Lân Kali 2.LúaHT 3.Màu 4. - Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại: Loại cây Diện tích (ha) Dịch hại(1) Số lượng Đơn giá Thành tiền Công xịt Tổng chi (đồng) 1. . 2. 3. Ghi chú: (1): Loại sâu, bệnh, cỏ dại hoặc động vật khác (2): lượng, cách thức và thời điểm xử lý - Chi phí tưới tiêu: Loại cây Diện tích (ha) Đơn giá tưới/ha Số lượng Thành tiền Ngày công Tổng chi (đồng) 1. 2. ........... - Thu hoạch: 104 Loại cây Diện tích (ha) Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày công Tổng chi (đồng) 1. 2. ........... Ghi chú :(1): Từ ngày .............đến ngày.................. (2): Bằng tay/máy móc :................... - Sử dụng sản phẩm từ trồng trọt (kg) Loại cây Tiêu thụ gia đình Giữ giống Đóng thuế Chăn nuôi Dùng khác Giá đ/kg Tổng chi 1. 2. .......... IV. Chăn Nuôi: 1. Mục đích và đặc điểm vật nuôi: Loại gia súc Nguồn giống (1) Phân tích số con nuôi (2) Độ tuổi nuôi (3) Mục đích nuôi (4) Cách thức nuôi (5) Thời gian nuôi (6) Tuổi hiện thời Ghi chú khác Ghi chú: (1): Ghi tên giống nội địa, nhập, lai kinh tế (2): Phái tính và số lượng (3): Độ tuổi bắt đầu nuôi : 1 năm; 1-3 năm; 3 năm(hoặc tháng) (4): Mục đích nuôi: tiêu thụ gia đình; bán, lấy sức kéo; lấy phân (5)Cách thức nuôi:nuôi chuồng hay thả lang (6): Thời gian nuôi: - Nếu 1 năm: ghi ngày bắt đầu và kết thúc nuôi - Nếu 1-3 năm: Ghi ngày bắt đầu và dự trù kết thúc - Nếu 3 năm: Ghi tình trạng: sức khỏe, cho năng suất, giảm năng suất. 2. Sản lượng thu hoạch (kg, con): Sử dụng Trâu, Bò Heo Dê Gà Vịt Cá Tỗng thu 1. Bán - Thịt - Trứng - Sữa - Da/lông 2.Gia đình - Thịt - Trứng - Sữa 3.Khác - Phân - Sức kéo -............. 3. Đầu tư chăn nuôi: 105 a. Con giống: Loại vật nuôi Nguồn giống Tuổi lúc mua Giá con giống Vận chuyển Tổng chi (đồng) Trâu Bò Heo Dê Gà Vịt .Cá......... b. Chi phí chăn nuôi và chăm sóc: Các công đoạn Trâu/Bò Heo Gà Vịt Cá Dê Chi phí(đ) A. Thức ăn 1. Lượng(kg) -Thức ăn tổng hợp - Lúa - Gạo - Tấm - Cám - Cỏ tươi - Cỏ khô - Loại khác 2. Đơn giá (đ/kg) -Thức ăn tổng hợp - Lúa - Gạo - Tấm - Cám - Cỏ tươi - Cỏ khô - Loại khác B. Phòng trị bệnh - Dịch tả - Thương hàn - Tụ huyết trùng - Bệnh khác C. Xây chuồng trại - Tường xi măng - Rào che - Mái che - Loại khác D. Chi phí lao động - Mua con giống - Vận chuyển giống Các công đoạn Trâu/Bò Heo Gà Vịt Cá Dê Chi phí(đ) - Vận chuyển thức ăn - Vận chuyển bán - Xây chuồng trại E. Chăm sóc - Quét, dọn chuồng - Tắm rửa - Cho ăn - Cắt cỏ - Chăn giữ, thả lang F. Tổng lao động + Gia đình + Thuê mướn 106 G.Chi khác H.Tổng chi phí V. Mô tả tương hỗ giữa chăn nuôi và trồng trọt: A.Chăn nuôi:- Thời gian: Từ .........đến.............. ở vụ nào chính trong năm - Cung cấp cho trồng trọt: Phân ........số kg.....................trị giá....................... - Sức kéo ....................... Thời gian ........................ Trị giá ............................. B.Trồng trọt: - Cung cấp cho chăn nuôi: - Thức ăn chính: 1.Loại ............................... số lượng ..........................trị giá .............. 2.Loại ............................... số lượng ..........................trị giá .............. - Phụ phẩm từ trồng trọt: 1. Loại ......................số lượng........................trị giá.................................... 2. Loại ......................số lượng........................trị giá.................................... 3. Loại ......................số lượng........................trị giá.................................... VI. Hoạt động ngoài ngành nông nghiệp: Hình thức hoạt động Thời gian trong năm Giá trị (đồng) Thu nhập Số lượng người trong hộ tham gia Lý do hoạt động Buôn bán Dịch vụ Tiểu thủ CN Ngành nghề khác - Làm thuê - Cho thuê vật dụng, đất đai, phương tiện - Lương, phụ cấp VII. Nhà ở và tư liệu sinh hoạt chính của gia đình: Danh mục ĐVT Năm mua Giá trị Giá hiện hành Công dụng Tổng giá trị 1. Nhà ở 2. Sân phơi 3. Nhà kho 4. Đồ dùng gia đình - Giường ngủ - Bàn ghế - Tủ - Xe gắn máy - Xe đạp - Tivi - Radio - DVD - Tủ lạnh - Máy may - Quạt điện 5.Tư liệu sản xuất - Trâu bò cày kéo - Trâu bò sinh sản - Máy bơm - Đường nước - Bình xịt VIII. Tình hình tài chính của nông hộ trong năm: 107 Chi Nguồn thu Tổng thu Ăn uống Giáo dục Y tế Giao tế Khác Phần dư hàng năm 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3. Thủy sản 4. Ngành khác .................. IX. Thuận lợi và khó khăn của nông hộ: 1. Điều kiện sinh thái nông nghiệp: ........................................................................ 2. Điều kiện lao động: Đủ ; thiếu  : vào tháng .............. mùa vụ....................... 3. Điều kiện tiền vốn: Dư ; Đủ; thiếu  Nếu thiếu: vay (1) Tín dụng: số tiền vay.......................lãi suất................. (2) Tư nhân: số tiền vay.......................lãi suất................. (3) Mua trả chậm:số tiền.........................lãi suất.................. (4)Vay khác: số tiền vay.......................lãi suất................. 4. Kỹ thuật: (1) Thông tin: Thiếu ; đu û; dư  (2) Sự giúp đỡ của cơ quan khuyến nông: Thiếu ; đủ ; dư  (3) Chỉ đạo của cơ quan nông nghiệp: Thiếu ; đủ ; dư  5. Thị trường: (1): Bán tại nhà - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn  , người tiêu dùng , nhà nước ) (2): Bán tại xã: - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) (3): Bán tại huyện: - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) - Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước ) 6. Giao thông: Thuận lợi ; Khó khăn  7. Chính sách:.Ưu đãi....................Tương đối................không ưu đãi......................... 8. Khác: ....................................................................................................................................... 108 X. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp Công việc Mức độ tham gia Nam (%) Mức độ tham gia Nữ (%) 1. Trồng lúa 2. Trồng hoa màu 3. Cây ăn trái 4. Chăn nuôi - Bò - Heo - Dê - Gà,vịt - Cá 5.Khác ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ XI. Đề xuất của ý kiến nông dân cần đầu tư để cải tiến sản xuất 1................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................. XII. Nhận định của cán bộ điều tra 1. Những khó khăn chính cần đầu tư để cải tiến sản xuất:............................................................................... .......................................................................................................................................................................... 2........................................................................................................................................................................ 2. Khả năng có thể cải tiến theo hướng: a. Thâm canh theo hệ thống cây trồng, tại sao.?................................................................................ .......................................................................................................................................................................... b. Thâm canh theo hệ thống chăn nuôi, tại sao?................................................................................ ………………………...................................................................................................................................... c. Kinh doanh tổng hợp theo hai thành phần trên, tại sao?................................................................ .......................................................................................................................................................................... d. Theo hướng khác........................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ...........Ngày ..........tháng.........năm........... Hộ nông dân Cán bộ điều tra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7668.pdf