Tài liệu Điều Tra Và Đánh Giá Tình Hình Kinh Tế Hộ Của Xã Viên Hợp Tác Xã Bình Thành, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang Năm 2004: ... Ebook Điều Tra Và Đánh Giá Tình Hình Kinh Tế Hộ Của Xã Viên Hợp Tác Xã Bình Thành, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang Năm 2004
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều Tra Và Đánh Giá Tình Hình Kinh Tế Hộ Của Xã Viên Hợp Tác Xã Bình Thành, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang Năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
NGUYỄN VIỆT DŨNG
MSSV: DPN010702
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA
XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH
AN GIANG NĂM 2004
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Văn Minh
Ks. Trần văn khải
Tháng 7 . 2005
1
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA
XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN
CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG NĂM 2004
Do sinh viên: NGUYỄN VIỆT DŨNG thực hiện và đệ nạp
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt
Long xuyên, ngày……..tháng……năm 200….
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. Nguyễn Văn Minh
KS. Trần Văn Khải
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề
tài: “ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ HỘ CỦA XÃ VIÊN HỢP
TÁC XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG NĂM 2004”
Do sinh viên NGUYỄN VIỆT DŨNG
Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:……………………………
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:…………………………
Ý kiến của Hội đồng:…………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Long xuyên, ngày……tháng……năm 2005
DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng
BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN
3
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: NGUYỄN VIỆT DŨNG
Ngày tháng năm sinh: 14.09.1983
Nơi sinh: Vĩnh Phú
Con Ông: NGUYỄN ĐỨC LÝ
và Bà: TRẦN THỊ THANH BÌNH
Địa chỉ: 91/15 CMT8, Phường An Thới, Quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, Tỉnh
Cần Thơ. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2001.
Vào Trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN2 khoá 2001 –
2005 thuộc Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ
sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005
4
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học An Giang, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Nghiệp –
Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Nguyễn Văn Minh, Thầy Trần Văn Khải và các
Thầy, Cô trong Bộ môn Cây Trồng.
Gia đình tôi đã nuôi tôi trong suốt quá trình học.
Các Thầy, Cô đã giảng dạy tôi suốt học trình.
Chú Sáu Thể, Bác Năm Soi và các cán bộ trong Hợp Tác Xã, Ủy Ban Nhân Dân xã
Bình Mỹ đã giúp đỡ tận tình.
Gởi đến các bạn đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp lời
cảm ơn chân thành.
5
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại HTX.NN Bình Thành, thuộc vùng sản xuất lúa chất
lượng cao theo hướng khép kín của huyện Châu Phú, dùng phương pháp điều tra bằng
phiếu phỏng vấn về tình hình kinh tế hộ xã viên nhằm mục đích:
- Cung cấp số liệu cho ban quản trị hợp tác xã và địa phương.
- Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra để hiểu được tình hình kinh tế
hộ và đánh giá được mô hình kinh tế nào là tối ưu.
- Nêu ra những khó khăn và thuận lợi chung về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội của các hộ xã viên trong hợp tác xã, nhằm tìm ra những biện pháp khắc
phục khó khăn và phát huy những tiềm năng thế mạnh.
Sử dụng phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn để phỏng vấn ngẫu nhiên 90 nông
hộ là xã viên của hợp tác xã, khoảng cách tối thiểu 10 hộ phỏng vấn 1 hộ.
Tổng hợp và phân tích về:
- Nguồn tài nguyên nông hộ, kỹ thuật canh tác, lợi tức, cũng như các khó
khăn trở ngại của nông hộ.
- Các chỉ tiêu kinh tế: lợi nhuận/biến phí (RAVC), lợi nhuận/nhân tố đầu tư
(vật tư và lao động), hiệu quả đồng vốn.
Kết quả cho thấy, nguồn thu từ sản xuất của nông hộ chủ yếu là lúa thơm 2 vụ
(đặc biệt là Jasmine); chăn nuôi và các ngành nghề khác chiếm tỉ lệ thấp. Bình quân thu
nhập từ sản xuất là 29.744.038 đồng/hộ/năm, trung bình tích luỹ hàng năm/hộ là
13.749.039 đồng/hộ/năm cao hơn mức ngưỡng nghèo của cả nước.
Mô hình sản xuất lúa 2 vụ được xem là bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho các hộ trong vùng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế tối đa cần kết hợp với
mô hình chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa và cần có những chính sách ưu đãi về tài
chính và tín dụng.
6
MỤC LỤC
Nội dung Trang
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1. Định hướng phát triển của HTX 4
2.2. Tình hình củng cố và phát triển HTX ở An Giang 6
2.3. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu 14
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.3.2. Tài nguyên đất 15
2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn 16
2.4. Sự hình thành và phát triển của HTX.NN Bình Thành 16
2.4.1. Lịch sử hình thành 16
2.4.2. Tình hình hoạt động 17
2.4.2.1. Về tổ chức 17
2.4.2.2. Về hoạt động hỗ trợ sản xuất cho xã viên 17
2.4.2.3. Về hoạt động dịch vụ 17
2.4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn 18
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 19
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Phương tiện nghiên cứu 21
7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
3.2.1. Thể thức thống kê 21
3.2.2. Phương pháp tiến hành 21
3.2.2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 21
3.2.2.2. Cách thu thập và xử lý số liệu 21
3.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 24
3.2.2.4. Phân tích mẫu điều tra 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Vùng nghiên cứu và điểm nghiên cứu 26
4.1.1. Vùng nghiên cứu 26
4.1.2. Điểm nghiên cứu 27
4.1.3. Lát cắt địa hình 28
4.2. Phân bố mẫu vùng điều tra 28
4.3. Nguồn lực nông hộ điều tra 29
4.4. Nguồn lực đất đai nông hộ 32
4.5. Phương tiện sinh hoạt gia đình của xã viên 34
4.6. Đặc điểm nguồn nước tưới 35
4.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ xã viên 36
4.7.1. Hạch toán lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp 36
4.7.1.1. Tổng thu từ sản xuất của các hộ xã viên 36
4.7.1.2. Chi phí sản xuất của các hộ xã viên 37
4.7.1.3. Lợi nhuận từ sản xuất của các hộ xã viên 38
4.7.2. Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp 39
4.7.3. Chi tiêu gia đình của các hộ xã viên 40
4.7.4. Tích luỹ hàng năm của các hộ xã viên 41
4.8. Phân tích cơ cấu mùa vụ của các hộ xã viên 42
4.8.1. Cơ cấu mùa vụ trồng lúa 42
4.8.2. Cơ cấu mùa vụ trong chăn nuôi 47
4.9. Tương hỗ giữa chăn nuôi và trồng trọt 48
4.10. Những thuận lợi và khó khăn chung của các hộ xã viên 49
4.11. Vai trò của giới trong sản xuất 51
8
4.12. Ý kiến đề xuất của các hộ xã viên 52
4.13. Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác 53
4.13.1. Lúa 2 vụ 53
4.13.2. Chăn nuôi 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Đề nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ CHƯƠNG 61
9
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
số
1 Phân bố mẫu điều tra 29
2 Thông tin về chủ hộ 30
3 Đặc điểm diện tích đất đai của các hộ xã viên 32
4 Đặc điểm đất đai của các hộ xã viên 33
5 Phương tiện sinh hoạt gia đình và sản xuất 35
6 Đặc điểm nguồn nước tưới 36
7 Tổng thu từ sản xuất của nông hộ 37
8 Chi phí sản xuất của nông hộ 38
9 Lợi nhuận từ sản xuất của nông hộ 39
10 Cơ cấu thu nhập phi nông nghiệp 39
11 Chi tiêu gia đình 40
12 Tích lũy hàng năm của các hộ xã viên 41
13 Kỹ thuật bón phân của một số xã viên 44
14 Các loại phân thuốc hóa học thường sử dụng 45
15 Cách phun xịt thuốc của một số hộ xã viên 45
16 Ngày công lao động 46
17 Cơ cấu chăn nuôi của các hộ xã viên 47
18 Tỷ lệ hộ áp dụng quan hệ tương hỗ 48
19 Giá trị mức độ tương hỗ 49
20 Thuận lợi và khó khăn chung của các hộ xã viên 50
21 Vai trò của giới trong sản xuất 52
22 Ý kiến đề xuất của xã viên 53
23 Doanh thu từ sản xuất lúa 2 vụ 54
24 Chi phí sản xuất lúa 2 vụ 54
25 Lợi nhuận từ sản xuất lúa 2 vụ 55
26 Doanh thu từ chăn nuôi 56
27 Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi 56
1
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
số
1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú 26
2 Bản đồ xã Bình Mỹ 27
3 Lát cắt xã Bình Mỹ 28
4 Tỷ lệ diện tích đất canh tác 34
5 Lịch thời vụ và lịch chăm sóc lúa trong năm 43
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX: hợp tác xã
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
HTX.NN: hợp tác xã nông nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
TW: trung ương
XK: xuất khẩu
QD: quốc doanh
DNNN: doanh nghiệp nhà nước
ND: nông dân
CLB: câu lạc bộ
BVTV: bảo vệ thực vật
NN: nông nghiệp
PTNT: phát triển nông thôn
LMHTX: liên minh hợp tác xã
TTXVN: thông tấn xã việt nam
1
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó nhu cầu hợp tác trong sản xuất trở thành tất yếu
khách quan.
Với khoảng 75% dân số sống ở nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn
được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc
gia. Sau gần 15 năm thực hiện đổi mới kinh tế nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Đời sống nông dân
được cải thiện rõ rệt, thu nhập nông hộ tăng trên 10% từ năm 1995 đến nay. Bình
quân thu nhập của nông hộ đã tăng từ 7,7 triệu năm 1993 lên 9,8 triệu năm 1998.
An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo về cơ bản, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm
từ 30% năm 1992 xuống còn 13% năm 1999.
Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được cải thiện. Tới nay, có 84% diện
tích gieo trồng lúa được tưới, 93% xã có đường ô tô tới khu trung tâm, gần 70%
số xã có điện, 98% số xã có trường cấp I, 92% số xã có trạm xá, 40% dân cư có
nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn…
Có thể nói, quá trình đổi mới nền kinh tế và đời sống nông thôn đạt kết
quả tốt là nhờ quyền sở hữu của nông dân được xác định rõ, quyền tự chủ về sản
xuất của nông dân được phát huy và thị trường được tự do hoá để giá cả dần
phản ánh đúng mối quan hệ cung cầu trong nước và diễn biến trên thị trường
quốc tế.
Qua thực tế sản xuất, nông dân đã nhận thức được rằng muốn nâng cao
lợi ích của hộ sản xuất cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều mặt như: vốn, công nghệ
mới, dịch vụ sản xuất….Qui trình sản xuất càng tiến bộ thì hiệu quả sản xuất
càng cao, nhưng yêu cầu đối với sản xuất càng khắt khe.
1
Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp chung của cả nước, nền nông
nghiệp vùng ĐBSCL với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã phát triển mạnh mẽ, sản
lượng nông nghiệp đứng đầu cả nước, đặc biệt là các tỉnh: An Giang, Cần Thơ,
Đồng Tháp… An Giang với diện tích đất canh tác lớn (khoảng 240.000 ha), điều
kiện tự nhiên thích hợp, được phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hàng
năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tính đến cuối năm
2004, sản lượng lúa đạt 3 triệu tấn/năm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
mà còn đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, chăn nuôi thủy hải sản
cũng là thế mạnh làm góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh và cả nước. Song
song với sự phát triển của nền nông nghiệp là sự hình thành nên các hợp tác xã
(HTX) sản xuất để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, kịp thời thực hiện việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của
vùng, để có thể đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất của hộ xã viên, từ đó đảm
bảo cuộc sống ổn định cho các hộ xã viên.
Điển hình là HTX Nông Nghiệp Bình Thành - xã Bình Mỹ - huyện Châu
Phú được thành lập vào tháng 12/1999, một mô hình sản xuất có hiệu quả. Hoạt
động của HTX là hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi và tổ chức
nhân giống lúa. Cùng với thế mạnh sản xuất lúa thơm Jasmine 2 vụ/năm, năng
suất bình quân 14 tấn/ha/năm, sản lượng lúa hàng năm đạt gần 7.000 tấn, nông
dân trong vùng còn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chọn tạo giống; cán bộ
quản lý HTX có kinh nghiệm điều hành sản xuất kinh doanh, nhiều năm liền
được công nhận là HTX khá của tỉnh. Năm 2001, HTX đã được Chính phủ Cộng
hòa Áo đầu tư dự án công nghệ sau thu hoạch gồm hệ thống: 3 máy sấy, tổng
công suất sấy 24 tấn lúa/mẻ; hệ thống xay xát có công suất 2,5 tấn/giờ và hệ
thống máy lau bóng gạo công suất 1,2 tấn gạo/giờ, công nghệ tương đối hiện đại,
sản phẩm chế biến đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, còn có HTX Nông
nghiệp Bình Mỹ, quản lý nhà máy sấy và xay xát thuộc dự án công nghệ sau thu
hoạch, với chức năng chế biến và tiêu thụ lúa gạo cho nông dân trong vùng.
HTX được trang bị hoàn chỉnh hệ thống kho chứa, máy sấy và xay xát có công
1
nghệ hiện đại, đủ điều kiện bảo quản, chế biến sản lượng lúa hàng năm trên địa
bàn. Tận dụng lợi thế trên, Châu Phú sẽ khai thác triệt để tiềm năng thế mạnh
của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất,
tăng sức cạnh tranh hạt gạo Bình Mỹ trên thị trường, chủ động cho tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Ðồng thời, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giải
quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động HTX còn gặp nhiều khó khăn như:
nguồn vốn, giá cả thị trường, công nghệ sau thu hoạch chưa được tốt... Bên cạnh
đó, HTX không đủ kinh phí để đầu tư nạo vét kênh mương, các đập ngăn nước,
cống bọng, giao thông nội đồng còn khó khăn… làm ảnh hưởng đến việc thu
hoạch, vận chuyển, bảo quản…làm giảm chất lượng sản phẩm.
Do đó, trong giai đoạn hiện nay, cần xác định rõ hoạt động của HTX là
hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi việc tổ chức hoạt động và điều hành phải
phù hợp với tình hình thực tế . Trong quá trình điều tra và nghiên cứu cần tìm ra
những khó khăn, thuân lợi trong hoạt đông của HTX để đề ra các biện pháp khắc
phục nhằm mục đích đưa hiệu quả hoạt động sản xuất lên cao nhất; góp phần
thúc đẩy, nâng cao đời sống của các hộ xã viên trong vùng nghiên cứu. Đó là lý
do để thực hiện đề tài: “Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên
Hợp Tác Xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá tình hình kinh tế hộ ở HTXNN Bình Thành.
Tìm ra được mô hình sản xuất hiệu quả nhất trong số nhiều mô hình
đang canh tác của các hộ xã viên trong HTX.
Tìm ra hướng phát triển mới phù hợp với quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của HTX, từ đó thúc đẩy nhanh sự phát triển của HTX.
1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Định hướng phát triển HTX
Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác đa dạng với bộ phận nòng cốt là các
HTX kiểu mới dưới nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ tổ nhóm hợp tác đến HTX và liên hiệp HTX.
Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện về mặt pháp lý và cơ chế chính sách để
thúc đẩy phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và
không ngừng mở mang các hoạt động ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, từng bước
hình thành nhu cầu hợp tác sản xuất giữa các hộ và người lao động với nhau, đồng
thời khuyến khích và hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn
(tổ, nhóm, liên kết...) hướng theo sự thành lập các HTX kiểu mới.
Chú trọng xây dựng các HTX đã đăng ký hoạt động theo luật làm sao để
các HTX thực sự trở thành HTX kiểu mới có sức hấp dẫn và thu hút đối với đông
đảo người lao động, tái lập và củng cố uy tín HTX trong toàn xã hội. Nhà nước
quản lý HTX thông qua luật pháp và cơ chế, chính sách, không can thiệp trực tiếp
vào quá trình hoạt động của HTX. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt những vấn đế
phát sinh để giúp kinh tế hợp tác và HTX phát triển được thuận lợi, bền vững.
Liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp để hỗ
trợ, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh là xu hướng tiến bộ sẽ tạo ra sự
đa dạng cao hơn của kinh tế hợp tác. Hướng phát triển kinh tế hợp tác và HTX
phải theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực với từng hoạt động cụ thể: nông nghiệp
(nông, lâm, ngư nghiệp), công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.
Phát triển kinh tế hợp tác và HTX theo vùng kinh tế. Sự phát triển của kinh
tế hợp tác, HTX phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cụ thể trong
từng lĩnh vực, ở từng địa bàn và phụ thuộc chính vào nhận thức của người lao động
về lợi ích của kinh tế hợp tác đối với bản thân, từ đó phát sinh nhu cầu hợp tác. Vì
vậy, với các vùng với trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì nhu cầu hợp tác cũng
khác nhau. Sự nhận biết được các nhu cầu đó sẽ giúp các cấp lãnh đạo Đảng, nhà
1
nước, địa phương đề ra hướng phát triển kinh tế hợp tác và HTX phù hợp, được
người lao động ủng hộ và tự nguyện tham gia.
Định hướng phát triển HTX ở An Giang
Định hướng phát triển HTX nông nghiệp An Giang là củng cố, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các HTX đang có, theo hướng giảm giá thành và nâng
cao chất lượng dịch vụ như cung cấp cây, con, cung ứng vật tư, tín dụng nội bộ,
tiêu thụ sản phẩm. Phát triển HTX theo mô hình kinh doanh tổng hợp, gắn sản
xuất-chế biến-tiêu thụ, đầu tư kỹ thuật phát triển chiều sâu hình thành các vùng
chuyên canh như trồng rau sạch, trồng bắp non, đậu nành rau... cung ứng sản
phẩm cho các công ty, dần dần tiến tới chế biến và bán sản phẩm cho các siêu
thị, xuất khẩu.
Với định hướng như vậy, An Giang đã thành lập thí điểm HTX theo
Nghị quyết 13 là: “ Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng
cốt là HTX,... liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh
doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới
hạn qui mô, lĩnh vực và địa bàn”. Điển hình là HTX nông nghiệp Trường Thạnh-
huyện Phú Tân và HTX nông nghiệp Đức Thành-huyện Châu Phú. HTX nông
nghiệp Trường Thạnh đã tạo được mối liên kết với 7 pháp nhân (1 doanh nghiệp
nhà nước chuyên xuất khẩu nông sản, 3 doanh nghiệp tư nhân nghề xay xát, 3
HTX ) và 16 xã viên thể nhân trong đó có 3 xã viên là bạn hàng sáo. HTX nông
nghiệp Trường Thạnh luôn chủ động quan hệ với Viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp miền Nam, Trường đại học An Giang và ngành nông nghiệp tổ chức lớp
tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Đồng thời
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, đầu mối thu mua lúa, nếp cung ứng xuất khẩu. HTX
nông nghiệp đã gắn kết chặt chẽ của 4 nhà. Nét mới HTX nông nghiệp Trường
Thạnh nữa là đầu tiên giám đốc điều hành thông qua hội đồng quản trị HTX cử
chọn. Bước đầu, các HTX này mang lại lợi nhuận cho HTX và đem lại lợi ích
1
đáng kể cho xã viên. Với thành công như vậy, mở ra nhiều triển vọng phát triển
mô hình HTX nông nghiệp đa năng trong tương lai.
Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh An Giang-Lê Thành Đoàn, khẳng định:
“HTX đa năng chắc chắn có điều kiện phát triển. Đặc biệt dịch vụ bao tiêu nông
sản là yếu tố tiên quyết và hỗ trợ thành chiến lược kinh doanh của HTX. Đó là
thực hiện mục tiêu kinh tế lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đạt được mục
tiêu xã hội là giải quyết công ăn việc làm cho người dân lao động, góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân. Tương lai mô hình HTX nông
nghiệp mới này có rất nhiều khả năng phát triển, khẳng định được mình trong
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tuy
nhiên, Chủ tịch Lê Thành Đoàn cũng cho rằng để không ngừng củng cố sức
mạnh của HTX trước thử thách mới, HTX cần phải quan tâm tạo nhiều mối liên
kết kinh tế hơn nữa với cả thể nhân và pháp nhân trong ngoài tỉnh, ngoài nước.
HTX cần hoạt động theo quỹ đạo “kiềng 3 chân”, trong đó vai trò quản lý nhà
nước, cơ quan tổ chức liên kết là nòng cốt. Như vậy, HTX nông nghiệp mới có
triển vọng phát triển và đúng vị thế trong xã hội (Hải Đăng, 2005).
2.2. Tình hình củng cố và phát triển HTX ở An Giang
Đến đầu năm 2005 toàn tỉnh An Giang có 112 hợp tác xã (HTX), trong đó
có 106 HTX nông nghiệp và 06 HTX thuỷ sản, với 8.879 xã viên, diện tích đất sản
xuất do HTX quản lý là 35.300 ha, bình quân 334 ha/HTX, vốn cổ phần thực tế huy
động được 27,5 tỷ đồng, bình quân 245 triệu đồng/HTX.
Qua quá trình củng cố, số lượng HTX tuy có giảm, nhưng qui mô sản xuất
không giảm và nguồn vốn tăng lên đáng kể, thể hiện xu hướng phát triển tích cực
của HTX. Các HTX từng bước mở rộng hoạt động dịch vụ: bơm tưới, các khâu như
làm đất, cung ứng vật tư, suốt lúa, vận chuyển nông sản, sấy lúa,... Tổng số vốn
hoạt động của 112 HTX là 46 tỷ đồng, gồm vốn cổ phần: 27,5 tỷ đồng, công trợ:
2,17 tỷ đồng, vốn vay: 8,13 tỷ đồng, vốn tích luỹ và nguồn vốn khác: 8,2 tỷ đồng;
thể hiện bằng tài sản cố định: 37 tỷ đồng, vốn lưu động: 9,3 tỷ đồng.
1
Hiện có 03 HTX: Bình Mỹ - Châu Phú, Tân Mỹ Hưng – Phú Tân, Phường
B - Thị xã Châu Đốc tham gia thực hiện dự án công nghệ sau thu hoạch do Chính
phủ Áo tài trợ, với tổng vốn đầu tư 4,4 tỉ đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX là
437 triệu đồng. Qua phân loại HTX, hiện có 17 HTX mạnh chiếm 16,67%; khá: 30
HTX chiếm 29,41%; trung bình: 35 HTX, chiếm 34,,31% và yếu kém: 20 HTX,
chiếm 19,61%.
Nhờ tập trung đổi mới phương thức quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh
có hiệu quả nên đã có 80% hợp tác xã (HTX) trong số 112 HTX nông nghiệp trong
tỉnh An Giang hoạt động có lãi và có tích luỹ, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2004, số
HTX yếu kém ngày càng bị thu hẹp nhanh, nông dân đã thật sự làm giàu nhờ có
HTX.
Trong số các HTX nông nghiệp có 106 HTX dịch vụ nông nghiệp và 6
HTX thuỷ sản, khi mới hình thành tất cả các HTX nông nghiệp chủ yếu chọn “thuỷ
lợi phí” dịch vụ bơm tưới làm khâu “đột phá”. Trong những năm 2000-2002 lũ lụt
liên tiếp làm cho giá lúa không ổn định, sụt giảm nặng, bên cạnh đó hệ thống tưới
tiêu nội đồng và mặt bằng đồng ruộng chưa hoàn chỉnh đã làm ảnh hưởng đến dịch
vụ bơm tưới của các HTX, dẫn đến nợ khó đòi phổ biến hàng năm từ 30% - 35% và
kéo dài trong nhiều năm. HTX nông nghiệp ở An Giang còn có đội ngũ cán bộ quản
lý hầu hết là nông dân, trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn là điều kiện
khó khăn lớn nhất trong chủ trương phát triển mạnh kinh tế hợp tác trong điều kiện
kinh tế thị trường.
Từ khi có đề án phát triển HTX nông nghiệp 2001-2005, tỉnh An Giang đã
tiến hành thành lập HTX kiểu mới và đã khẳng định được vai trò vị trí tầm quan
trọng trong sản xuất, kinh doanh giải quyết số lượng lớn hàng hoá nông sản mang
lại hiệu quả thiết thực cho xã viên nông dân. Các HTX hoạt động đa năng không
còn bó hẹp trong dịch vụ bơm tưới mà tích cực chuyển hướng hoạt động theo
phương châm “Nâng cao chất lượng phong trào kinh tế hợp tác”. Từng HTX có
phương thức hoạt động riêng, khắc phục được nhược điểm trong công tác quản lý,
điều hành sản xuất kinh doanh. HTX nông nghiệp Hưng Phát (Huyện Châu Phú) ra
1
đời năm 2003, ngoài dịch vụ truyền thống HTX còn chủ động thành lập đại lý phân
bón nông dược phục vụ sản xuất trọn gói cho xã viên không tính lãi. Mới đây vào
trung tuần tháng 6/2005 HTX đã giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới “Gạo thơm
Hưng Phát” có giá 6.500 đ/kg. Đây là mô hình mới do HTX đã mạnh dạn vay 100
triệu đồng từ quỹ hổ trợ phát triển HTX của tỉnh, đầu tư mở rộng mô hình hoạt động
mới “Sản xuất gạo sạch, sử dụng công nghệ thu hoạch, phơi sấy, chế biến tiên tiến
theo qui trình sản xuất khép kín”. Hiện nay, mỗi năm HTX có khả năng đáp ứng
cho thị trường 1.500 tấn gạo thành phẩm. Ngoài ra, Công Ty Vĩnh Lợi thu mua gạo
sạch của HTX có bù chi phí 20%, Công Ty ANGIMEX, Nhà Máy An Giang 5,
Doanh nghiệp tư nhân Minh Tuấn bao tiêu 3.000 tấn lúa Jasmine và toàn bộ sản
lượng lúa chất lượng cao của xã viên. Bên cạnh đó làng Bánh Tráng Củ Chi (TP.
HCM) còn hợp đồng tiêu thụ gạo của HTX, từ đó đã góp phần tăng vốn điều lệ ban
đầu của HTX, từ 120 triệu đồng lên 400 triệu đồng, chia lợi nhuận 1,93%/tháng/cổ
phần. HTX Hiệp Phú (Phú Tân) thành lập năm 2001 nhưng nhờ công khai phương
án hoạt động nên ngay trong năm đầu tiên hoạt động lãi 135 triệu đồng, bằng 1/4
vốn cổ phần bỏ ra. Đến cuối năm 2004, HTX đã gây được quỹ 208 triệu đồng, xã
viên thống nhất mở rộng loại hình dịch vụ tín dụng nội bộ. Từ đó lợi nhuận cổ phần
xã viên còn được cộng thêm nguồn lợi từ vay vốn sản xuất thóc không quá 1%, từ
dịch vụ này tăng thêm 10% lợi nhuận cho xã viên. HTX Trường Thạnh (Phú Tân)
không chọn mô hình dịch vụ bơm tưới làm hoạt động chính mà chọn hình thức
“Liên kết 4 nhà” làm cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp theo phương thức
“Thu mua - chế biến theo công nghệ cao – xay xát – bán cho doanh nghiệp”. Đây
còn là HTX đầu tiên tỉnh thí điểm thực hiện theo mô hình “Giám đốc” điều hành
thông qua hội đồng quản trị.
Thành công của các HTX còn nhờ vào tỉnh An Giang đã có nhiều chính
sách ưu đãi hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nhất là trong công tác điều hành quản
lý, hỗ trợ hoàn toàn chi phí trong suốt thời gian học đại học cho gần 200 sinh viên
hợp đồng khi ra trường về làm việc tại các HTX ít nhất là 5 năm. Trường Đại Học
An Giang còn chủ động đào tạo trong hơn 1 năm qua gần 700 cán bộ quản lý kinh
2
tế, quản trị kinh doanh, nghiệp vụ kế toán. Tỉnh An Giang còn xây dựng quỹ hỗ trợ
phát triển HTX giúp vay tín chấp từ 100 triệu đến 500 triệu đồng/HTX để đầu tư
mở rộng qui mô hoạt động, khuyến khích hỗ trợ 50% chi phí quảng bá sản phẩm
khi các HTX xây dựng “Thương hiệu” hàng hoá nông sản. Mới nhất là từ đầu tháng
6/2005 này bằng nguồn ngân sách, tỉnh chi 100 triệu đồng phát vay không lãi trong
3 năm ưu tiên cho các HTX trang bị máy gặt đập liên hợp, nhằm mở rộng mô hình
kinh doanh dịch vụ, khắc phục trước mắt tình trạng thiếu nhân công trong thời điểm
thu hoạch lúa đại trà.
Nhờ hoạt động hiệu quả đến nay các HTX nông nghiệp đã thu hút được
8.879 xã viên (tăng hơn 200 xã viên so với năm đầu triển khai đề án phát triển
HTX) với gần 10.000 cổ phần, trong đó mỗi cổ phần có giá trị từ 150-180 ngàn
đồng (Thông Tấn Xã Việt Nam, 28.06.2005).
Mục tiêu “Đề án phát triển HTX giai đoạn 2001-2005” của UBND tỉnh
An Giang là tích cực xây dựng tổ chức để đến năm 2005 có 50% diện tích sản
xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh vào HTX nông nghiệp và trên 50% nông dân
sản xuất hàng hóa có ký kết hợp đồng và các HTX thuộc ngành nghề khác cũng
có sự phát triển phù hợp, hỗ trợ cho loại hình HTX nông nghiệp. Thực hiện mục
tiêu này, Liên minh HTX tỉnh An Giang đã phối hợp với các ngành thành lập
mới được 39 HTX nông nghiệp, nâng tổng số HTX nông nghiệp hiện có lên 130
HTX; trong đó, nhiều HTX đã thực hiện mô hình đa năng đem lại hiệu quả cao
trong sản xuất kinh doanh…
Các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đang phát triển theo
hướng đa năng. Hiện nay, HTX nông nghiệp đã thực hiện được nhiều dịch vụ hỗ
trợ cho xã viên và nông dân như cày xới, bơm nước tưới tiêu, cung ứng giống
lúa, gieo sạ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, vận chuyển lúa gạo, sấy lúa, xay xát, tiêu
thụ nông sản... Qua phát triển theo mô hình này, An Giang đã có nhiều HTX đạt
hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận cho xã
viên và nông dân.
2
HTX nông nghiệp số 1, phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, được
thành lập tháng 3-1998, với 316 xã viên. Mục tiêu của HTX là phát triển kinh tế
hộ, phát triển cộng đồng. Với nhiều dịch vụ bơm tưới, suốt lúa, sấy lúa, làm đất,
cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và dịch vụ vận chuyển nông sản, trong mấy năm
qua HTX luôn phát triển, doanh số năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002, tổng
doanh số kinh doanh dịch vụ của HTX đạt hơn 500 triệu đồng, lãi hơn 71 triệu
đồng. Năm 2004, HTX đã đạt doanh số kinh doanh dịch vụ hơn 628 triệu đồng,
lợi nhuận hơn 177 triệu đồng, tính ra doanh số tăng hơn 57 triệu đồng và lợi
nhuận tăng hơn 16 triệu đồng so với năm 2003.
HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, nhiều
năm nay ăn nên làm ra cũng từ hoạt động đa năng. Đầu năm 2000, HTX được
thành lập với 224 xã viên, vốn điều lệ 260 triệu đồng. Ngày đầu thành lập, HTX
được Hội nông dân tỉnh An Giang hỗ trợ 90 triệu đồng cho 39 hộ nghèo vay góp
vốn để thành xã viên và được chính quyền địa phương hỗ trợ trạm bơm 70 triệu
đồng. Mới đầu hoạt động, HTX chỉ khai thác trạm bơm để làm dịch vụ bơm
nước tưới tiêu, từ đó làm đà phát triển đi lên. Hiện nay, HTX nông nghiệp Tân
Mỹ Hưng đã có nhiều dịch vụ như bơm nước tưới tiêu, làm đất, cắt lúa, vận
chuyển, sấy lúa, thu mua nếp nguyên liệu để cung ứng cho các doanh nghiệp
xuất khẩu. Đồng thời, HTX được Chính phủ Áo tài trợ nhà máy xay xát công
suất 3,5 tấn/giờ, trị giá 1,6 tỉ đồng, đang chuẩn bị đưa vào hoạt động. Với nhiều
dịch vụ, HTX liên tục đạt lợi nhuận, chia lãi xã viên bình quân hơn 35%/năm.
Nhờ vậy, 39 xã viên nghèo được hỗ trợ vốn ban đầu đã thoát nghèo và đã có cổ
phần được hưởng lãi. Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng-Trần Thanh
Dũng, bộc bạch: “ Hiện nay, HTX được xã viên và bà con nông dân trong vùng
tin tưởng về cung cách phục vụ, xóa đi định kiến HTX kiểu cũ. Năng suất lúa
thu hoạch của HTX hiện đang dẫn đầu trong tỉnh, nhờ vào dịch vụ thủy nông
đảm bảo tính thời vụ và tăng cường tư vấn cho xã viên và nông dân đi vào
chuyên canh nếp tạo thành vùng nguyên liệu nếp đặc sản đạt tiêu chuẩn thuần
nhất bán được giá cao phục vụ cho việc cung ứng xuất khẩu và nhu cầu tiêu
2
dùng trong nước”. Chủ nhiệm Trần Thanh Dũng cũng cho biết thêm, HTX đang
thực hiện khép kín sản xuất kinh doanh từ việc trồng nếp đến thu mua chế biến
và tiêu thụ, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nếp lá vàng Vàm Nao” để tạo vị thế
sản phẩm của HTX trên thị trường trong nước và thế giới (Hải Đăng, 2005).
Theo Nguyễn Minh Nhị (2004), cách đây 10 năm, ngày 27/11/1991
UBND tỉnh An Giang đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-UB về việc tổ chức lại sản xuất
trong nông nghiệp dưới các hình thức: Tổ LKSX, tổ liên danh, HTX... Ngày
3/4/1996 Luật HTX được ban hành. Ngày 24/5/1996 Ban Bí Thư TW Đảng ra Chỉ
thị 68/CT-TW về kinh tế hợp tác trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế; ngày
21/2/1997 Chính phủ ra Nghị định 15/CP về chính sách khuyến khích phát triển
HTX; ngày 27/7/1996, Tỉnh uỷ An Giang đề ra chương trình hành động số 02/CTr-
TU nhằm thực hiện Chỉ thị 68 của Ban Bí Thư; ngày 29/4/1997 Chính phủ ra Nghị
định số 43/CP hướng dẫn thi hành Điều lệ mẫu HTX; ngày 01/7/1998 UBND tỉnh
An Giang lại ra Chỉ thị số 25/1988/CT.UB về tập trung đẩy mạnh phát triển HTX
gắn với công tác xoá đói giảm nghèo.
Như vậy, sau 5 năm đổi mới (1986-1991), vai trò sản xuất hộ đã phát huy
cao độ, tạo ra sản phẩm dồi dào (tăng từ 900.000 tấn lên 1.500.000 tấn và XK năm
1991 được 140.000 tấn gạo). Sản xuất nông nghiệp gia tăng, sản lượng hàng hoá
lớn đòi hỏi phải có hình thức thích hợp. Từ thực tế sản xuất, địa phương sớm có chủ
trương và TW cũng sớm ban hành các văn bản pháp luật tạo điều kiện cho việc tổ
chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất đã được 10 năm (1991-2001) và
đặc biệt là qua 5 năm thực hiện Luật HTX (1996-2001), tỉnh ta đã làm được nhiều
việc, nhờ đó mà tiếp tục đưa sản xuất nông nghiệp ngày càng đi lên, tỷ trọng sản
phẩm hàng hoá ngày càng dồi dà._.o, XK ngày càng tăng. Năm cao nhất đạt trên 2,4
triệu tấn lúa và XK gần 600.000 tấn gạo, đạt gần 150 triệu USD.
Nhưng do thực hiện quá trình tổ chức lại sản xuất chưa thật tốt nên 3 năm
gần đây, thị trường thế giới biến động, xu thế hội nhập kinh tế thế giới diễn ra dồn
dập làm cho sự cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt. Từ đó, qui mô sản xuất hộ độc lập
đã không thích hợp với cơ chế thị trường hiện nay; người nông dân ngày càng bị
2
nhiều thua thiệt, sự tài trợ của Nhà nước cho nông dân mặc dù ngày càng nhiều
nhưng người nông dân thụ hưởng không được bao nhiêu. Thu nhập của nông dân sa
sút, đời sống ngày càng khó khăn, sức mua giảm, phân hoá giai cấp ngày càng tăng.
Và hệ quả cuối cùng là sản xuất nói chung bị sa sút, nhiều vấn đề xã hội bức xúc
xảy ra. Qua đó, đặt ra mấy vấn đề mà chúng ta phải giải đáp. Đó là:
Đầu vào cho sản xuất như: giống, vật tư, công tác khuyến nông làm sao đến
được trực tiếp với nông dân và các tầng nấc trung gian phải được giảm bớt. Các
dịch vụ sản xuất như: cày, xới, tưới tiêu, thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ như thế nào để
nông dân có được chi phí thấp nhất. Hai yếu tố này quyết định cho việc giảm giá thành
đầu vào, mà nếu mỗi hộ độc lập lo liệu thì không thể cạnh tranh được với các nước.
Về đầu ra cho sản phẩm: Việc nông dân làm ra sản phẩm hàng hoá thường
bán ngay tại ruộng cho thương lái, mà thường là vào chính vụ thì bao giờ giá cũng
thấp nhất. Nông dân không tự vận chuyển đến được các điểm mua của các doanh
nghiệp. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng không đủ sức đến từng hộ, từng thửa
ruộng để mua gom cả triệu tấn lúa cho nông dân, nên giá sàn mà Chính phủ qui
định thì nông dân không được hưởng. Chúng ta không thể đòi hỏi từng hộ nông dân
và từng doanh nghiệp làm việc này vì đòi hỏi đó là không có cơ sở thực hiện.
Về vai trò của trung gian hàng sáo: Có nhiều nhận định không giống nhau.
Nhưng rõ ràng đây là một lực lượng tích cực, có công tham gia vào quá trình sản
xuất-lưu thông. Không có họ thì vừa qua nông dân và các doanh nghiệp cũng đều
khổ. Họ có công, nhưng do chưa được tổ chức lại nên họ cũng gặp nhiều bất trắc,
rủi ro và thậm chí cũng bị mang tiếng là “tư thương ép giá”. Những tiêu cực có thể
có, nhưng không phải là phổ biến. Vấn đề không phải chỉ lên án, mà là phải tổ chức
họ lại.
Về các nhà máy xay xát lúa gạo: Đây là lực lượng, là cơ sở vật chất phục
vụ trực tiếp vào sản xuất lương thực. Đó là vốn quí mà bà con ta (có sự hỗ trợ của
chính quyền các cấp) tạo dựng suốt quá trình dài mới có được. Nếu có sự tổ chức lại
thì sẽ phát huy được tốt hơn, tham gia vào quá trình sản xuất lương thực mạnh mẽ
hơn.
2
Về đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, cán bộ
quản lý điều hành (quản trị-kinh doanh): là lực lượng rất quyết định cho cả sản xuất
và lưu thông, góp phần rất quyết định cho tính cạnh tranh của sản phẩm và tính bền
vững của sản xuất. Đội ngũ này đang rất rời rạc, làm việc trái nghề, chưa được coi
trọng để sử dụng có hiệu quả vào quá trình tổ chức lại sản xuất mà các chỉ thị, nghị
định Đảng và Nhà nước về tổ chức lại sản xuất. Trong khi đó, mỗi hội nông dân
phải tự lo liệu thì quả là rất vất vả.
Năm vấn đề nêu trên là một thể thống nhất trong quá trình tổ chức lại sản
xuất. Nghĩa là, tổ chức lại sản xuất phải liên kết cho được các yếu tố của 2 quá trình
(đầu vào và đầu ra của sản xuất) và 3 lực lượng then chốt (hàng sáo, nhà máy tư
nhân, đội ngũ cán bộ kỹ thuật-quản lý và nông dân giỏi). Quá trình này nếu được tổ
chức lại chặt chẽ sẽ tạo thành cầu nối bền vững giữa người chủ ruộng đồng (nông
dân) và các doanh nghiệp (trong và ngoài QD); đó là sự liên minh công-nông bền
vững. Hoặc nói cách khác là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông, giữa sản phẩm và
thị trường. Quá trình đó là quá trình tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hoá, mà
sản phẩm cụ thể được định hình là các HTX nông nghiệp (kể cả các Cty cổ phần-
XN nông thôn, các trang trại) hoặc các hình thức rộng rãi, thích hợp như: Hiệp hội,
câu lạc bộ hoặc tổ liên kết...
Vậy ai là người (tổ chức) đứng ra liên kết 2 quá trình, 3 lực lượng ấy lại để
thành một tổ chức sản xuất mới là HỢP TÁC XÃ. Tất nhiên là chúng ta, bao gồm
cả hệ thống chính trị. Nhưng điều đó không cụ thể ra thì không thể thực hiện được.
Hội nghị này, thảo luận Đề án của UBND tỉnh, chúng ta cần phải làm rõ trách
nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống chính trị ấy. Nhưng ở đây tôi xin lưu ý có 2
bộ phận chủ công, chủ động và có ý nghĩa quyết định nhất là vai trò UBND xã (vai
trò này có sự chỉ đạo và cả sự tham gia cộng lực của bộ máy hành chính - kể cả các
ngành từ tỉnh đến xã) và vai trò các DNNN (kể cả công ty cổ phần).
UBND xã là người trực tiếp xây dựng qui hoạch và lập kế hoạch tổ chức
HTX trên từng vùng (và số hộ ND) cụ thể. DNNN là người chủ động đến bàn với
UB xã để cùng phối hợp tổ chức HTX (bao gồm cả hộ ND, kể cả nông dân nghèo
2
làm thuê tại địa bàn), cán bộ kỹ thuật, lực lượng hàng sáo, chủ các cơ sở xay xát,
người có máy móc nông nghiệp và phương tiện vận tải). Các thành viên HTX đều
ký hợp đồng hoặc khế ước đặt rõ trách nhiệm đôi bên. Các DNNN ký các hợp đồng
kinh tế với các Ban quản lý HTX về cung cấp vào cho sản xuất (nếu có) mà đặc biệt
là hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thực chất loại hình tổ chức này là tổ chức HTX dịch
vụ-thương mại nông nghiệp; nghĩa là liên kết các hoạt động dịch vụ và thương mại
trên cái nền sản xuất nông nghiệp cụ thể.
Đối với các HTX khác như: thương mại, vận tải, xây dựng, tín dụng...tuy
tính chất, hình thức và hoạt động có khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn trên tinh thần
là phối hợp, liên kết hành động vào quá trình sản xuất-kinh doanh để đem lại hiệu
quả cao hơn từng cá thể hoạt động.
2.3. Đặc điểm chung của vùng nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Châu Phú nằm ở phía Tây bắc tỉnh An Giang, Bắc giáp thị xã
Châu Đốc, Nam giáp huyện Châu Thành, Đông giáp huyện Phú Tân, Tây và Tây
Nam giáp huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Huyện Châu Phú gồm có thị trấn Cái
Dầu và 12 xã: Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Long, Bình Chánh, Bình Phú, Vĩnh
Thạnh Trung, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Phú
và Mỹ Đức.
Địa hình
Từ trung bình đến thấp (cao chỉ đạt 0,9-1,2 m), có khuynh hướng
nghiêng dần về nội đồng. Mùa lũ nước ngập sâu 1,5-2 m, thời gian ngập 4-5
tháng. Nước lũ bắt đầu lên đồng vào tháng 7 dương lịch.
2
2.3.2. Tài nguyên đất
Điều kiện thổ nhưỡng
Đất đai ở huyện Châu Phú nói riêng và đất đai ở Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung thuộc nhóm phù sa. Nhìn chung các loại đất này đều rất tốt, hầu
hết diện tích đều là đất phát triển và được phù sa bồi đắp hàng năm, cao độ đất ở
đây thấp dần từ hướng Đông Bắc và Đông, hướng từ bờ sông Hậu trở vào.
Tầng mặt dày 20-30 cm, sét pha thịt đến sét có nhiều hữu cơ. Bên dưới
là tầng sét xám nâu có nhiều đốm rỉ nâu vàng, tầng khử sâu 120-150 cm, pH:
4,5- 5,1; N: 0,27-0,34%; P2O5: vết – 0,004%; K2O: 0,47-0,60%
Hiện trạng sử dụng đất
Trong tổng số diện tích đất tự nhiên của huyện thì đất dùng cho mục
đích nông nghiệp là cao nhất, điều đó phù hợp với đặc điểm của một huyện
thuần nông, chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 2004, diện tích đất tự
nhiên của huyện Châu Phú là 42.587 ha, trong đó diện tích đất thổ cư và vườn
tạp là 7.157 ha và diện tích đất nông nghiệp chiếm 35.969 ha (phần diện tích đất
bị ngập nước trong mùa lũ là 28.593 ha).
2.3.3. Khí hậu - thuỷ văn
Khí hậu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt:
Mùa khô: từ tháng 12-4 dương lịch, lượng mưa chỉ chiếm 10% so với
lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi cao (trung bình 117,8 mm vào tháng 3)
Mùa mưa: từ tháng 5-11 dương lịch, lượng mưa chiếm 90%, độ ẩm
không khí trên 80%. Đây cũng chính là mùa lũ. Vào mùa mưa thường gây ngập
úng, mực nước lũ cao dần tràn vào ruộng trong tháng 7 dương lịch, đạt đỉnh lũ
cao nhất vào tháng 10 dương lịch, tháng 11 nước cầm lại và rút dần. Đây cũng là
thời gian để người dân tận dụng thực hiện các mô hình canh tác mùa nước nổi.
2
Nguồn nước dùng cho sản xuất được dẫn vào từ sông Hậu, vào bởi 3 con
kênh tạo nguồn chính: kênh Xáng Cây Dương, kênh 10 (kênh cầu chữ S), kênh
Xáng Vịnh Tre. Từ kênh chính này đã hình thành hệ thống kênh 1000 (cứ 1000m
lại có 1 con kênh) và nông dân đã bỏ vốn ra đào các mương ranh nhỏ dẫn nước
vào ruộng để tưới, tiêu nước.
Chế độ thuỷ văn huyện Châu Phú chịu ảnh hưởng lũ hàng năm từ giữa
tháng 7 đến tháng 12 với đỉnh lũ vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, trung bình 2,0
đến 2,5 mét.
2.4. Sự hình thành và phát triển HTX.NN Bình Thành
2.4.1. Lịch sử hình thành
HTX.NN Bình Thành - xã Bình Mỹ - huyện Châu Phú được thành lập
vào tháng 12/1999 dựa trên nguồn vốn được huy động từ các hộ nông dân là
120.000.000 đồng. Sau đại hội, ban quản trị HTX tiến hành vận động vốn cổ
phần được 33 hộ ( 40.000.000 đồng); cùng sự hỗ trợ của hội nông dân tỉnh 30 hộ
nghèo được vay 2.000.000 đồng/hộ và sử dụng vốn này tham gia vốn cổ phần,
nâng tổng số vốn điều lệ ban đầu của HTX là 100.000.000 đồng.
Hiện nay, HTX được tách thành HTX Bình Mỹ và HTX.NN Bình Thành
hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau. HTX có 97 xã viên (30 hộ nghèo), hoạt
động sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy lợi và tổ chức nhân giống lúa, diện tích
bơm tưới của HTX là 190 ha.
2.4.2. Tình hình hoạt động
2.4.2.1. Về tổ chức
Ban quản trị gồm 5 người: 1 chủ nhiệm phụ trách chung, 1 phó chủ
nhiệm sản xuất, 1 phó chủ nhiệm kinh doanh, 1 kế toán và 1 thủ quỹ.
Ban kiểm soát gồm 3 người: 1 trưởng ban và 2 thành viên.
2
2.4.2.2. Về hoạt động hỗ trợ sản xuất cho xã viên
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, HTX đã tiến hành
triển khai nạo vét kênh mương nội đồng và đắp đê đập. Ngoài ra, HTX đã tuyên
truyền vận động để các hộ nông dân có ý thức trong việc chủ động đường nước.
Về qui trình thâm canh tổng hợp: HTX cùng CLB nông dân và với sự
giúp đỡ tích cực của Trung tâm khuyến nông, Viện lúa ĐBSCL, Phòng nông
nghiệp đã triển khai qui trình thâm canh tổng hợp nên sản xuất và chất lượng đạt
yêu cầu. Sau đó, Trung tâm khuyến nông và Viện lúa ĐBSCL đã đồng ý tiếp tục
đầu tư để triển khai trên diện rộng.
Về qui trình sản xuất gồm: chọn giống tốt, ứng dụng máy sạ hàng,
nghiên cứu giảm lượng phân bón, thực hiện theo chương trình IPM và FPR hạn
chế sử dụng thuốc BVTV.
2.4.2.3. Về hoạt động dịch vụ
Dịch vụ bơm tưới: được sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương,
HTX đầu tư 2 trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu 190 ha, đảm bảo
nguồn nước tưới và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Hoạt động sấy vỉ ngang: nhằm mục đích hạn chế sự phơi lúa trên
đường ảnh hưởng đến giao thông và để nông dân so sánh chất
lượng lúa sấy và lúa phơi. Vụ HT năm 2000, Sở NN và PTNT tỉnh
cho HTX vay không lãi 40 triệu đồng lắp đặt máy sấy vỉ ngang 8
tấn/mẻ để phục vụ cho các hộ xã viên và nông dân địa phương.
Tuy nhiên, do chi phí cao và nông dân ít sấy lúa nên hoạt động
không hiệu quả.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân: HTX ký hợp đồng với
Công ty liên doanh Angimex – Kytoku trồng lúa Jasmine với diện
tích đất canh tác là 100 ha (vụ ĐX 2001).
Dự án công nghệ sau thu hoạch: năm 2001, HTX đã được Chính
phủ Cộng hòa Áo đầu tư dự án công nghệ sau thu hoạch gồm hệ
2
thống: 3 máy sấy, tổng công suất sấy 24 tấn lúa/mẻ; hệ thống xay
xát có công suất 2,5 tấn/giờ và hệ thống máy lau bóng gạo công
suất 1,2 tấn gạo/giờ, công nghệ tương đối hiện đại, sản phẩm chế
biến đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
2.4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
HTX được sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy và UBND các cấp, sự nhiệt
tình hỗ trợ của ngành nông nghiệp và Hội nông dân các cấp tạo điều kiện cho
HTX hoạt động tốt, theo dõi, uốn nắn, đôn đốc HTX hoạt động theo đúng yêu
cầu phát triển của địa phương. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi,
đưa phong trào kinh tế hợp tác tiến lên vững mạnh và có hiệu quả. Ban quản trị
HTX luôn luôn thực hiện theo chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước trong chương trình
xoá đói giảm nghèo; tạo công ăn việc làm cho xã viên, nông dân nghèo ở địa
phương.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông, phòng NN và PTNT, HTX
và CLB nông dân thực hiện qui trình thâm canh tổng hợp qua 6 mùa vụ mang lại
kết quả khả quan. Từ đó, HTX đã duy trì phong trào này trong các hộ xã viên và
nhân rộng lên các vùng lân cận.
Năm 2002 HTX được công nhận là thành viên của LMHTX tỉnh.
Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh mở nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ
quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ HTX.
Phòng NN và PTNT huyện mở lớp dạy nghề cho xã viên (tổ nhân giống
lúa xác nhận), sau khoá học có 16 học viên được cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, HTX còn được Sở NN và PTNT tỉnh, LMHTX tỉnh và trường
Đại học An Giang tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ HTX. Đặc biệt là con
em xã viên được đạo tạo sử dụng quản lý thiết bị chế biến lúa gạo, sau đó hợp
đồng chính thức tham gia vận hành máy.
3
Khó khăn
HTX không đủ kinh phí để đầu tư nạo vét các tuyến kênh mương hàng
năm do lũ bồi đắp, các đập ngăn nước, cống bọng cần bê tông hoá, phục hồi kinh
tưới kinh tiêu.
Việc thu thuỷ lợi phí còn gặp nhiều khó khăn do nông dân còn nộp trả
tùy tiện và không theo định mức như đã cam kết.
Năng lực quản lý của các cán bộ HTX còn yếu kém làm cho hoạt động
của HTX bị ngừng trệ.
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo giai đoạn 2006-2010
Theo Vietnam Economy (2005) về việc xây dựng chuẩn nghèo mới giai
đoạn 2006 – 2010. Chính phủ đã đồng ý phương án xây dựng chuẩn nghèo mới
giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ Lao Động – Thương binh xã hội trình. Các chuẩn
mới có tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương,…trong
cả giai đoạn.
Theo đó, chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 - 2010 chỉ xác định hai khu
vực: thành thị và nông thôn (chuẩn nghèo cũ xác định ba khu vực) và đã được
nâng lên gấp hai, gấp ba lần chuẩn nghèo hiện tại, phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, mức sống của người dân và ngang bằng chuẩn nghèo khu vực.
Cụ thể, ở khu vực thành thị, chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân
đầu người dưới 260.000 đồng/người/tháng (hiện là 150.000 đồng). Khu vực
nông thôn, hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng
(hiện là 80.000 – 100.000 đồng) thì được coi là hộ nghèo.
Với chuẩn mới này, tỉ lệ hộ nghèo sẽ tăng từ 8,3% như hiện nay lên đến
trên 26% (khoảng 4,6 triệu hộ).
Như vậy, khi Quyết định này có hiệu lực thì số hộ nghèo trong nước sẽ
tăng lên và như thế Chính Phủ phải có nhiều chính sách hơn nữa để giúp đỡ
người nghèo.
3
Theo đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo
mới phù hợp với thu nhập và mức sống của dân cư nói chung, của 20% nhóm hộ
nghèo nhất; đồng thời đã tính đến các yếu tố thu nhập, chi tiêu thực tế, tốc độ
tăng trưởng kinh tế và trượt giá. Với số lượng hộ nghèo như trên, các địa phương
vẫn có khả năng cân đối được nguồn lực để thực hiện một số chính sách trợ giúp.
Ước tính năm 2006, ngân sách Nhà nước chi cho khám chữa bệnh của người
nghèo là 1.317 tỷ đồng, tăng 567 tỷ đồng so với năm 2005 (mức chi trung bình
70.000 đồng/người). Từ năm 2008, chi khám chữa bệnh cho người nghèo giảm
còn 1.100 tỷ đồng (vì số lượng người nghèo giảm xuống còn 16 triệu người);
giáo dục 300 tỷ đồng, cấp bù lãi suất tín dụng hộ nghèo 150 tỷ đồng. Tổng cộng
năm 2006 chi tăng thêm 1.020 tỷ đồng so với năm 2005.
Với chuẩn nghèo mới, nước ta cũng từng bước tiếp cận với các nước
đang phát triển trong khu vực và thu hẹp dần khoảng cách chuẩn nghèo của Việt
Nam với chuẩn nghèo thế giới (TTXVN, 2005).
3
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
Các phiếu điều tra
Máy vi tính, giấy, bút mực, thước kẻ, xe đi lại…
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thể thức thống kê
Dùng thống kê mô tả lấy số trung bình cộng từng 30 hộ giàu, 30 hộ
trung bình, 30 hộ nghèo.
3.2.2. Phương pháp tiến hành
3.2.2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
HTX.NN Bình Thành, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
90 hộ xã viên trong HTX.NN Bình Thành.
3.2.2.2. Cách thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Bản đồ các loại
Cách lấy mẫu điều tra
Chọn mẫu: 90 hộ
+ Phân bố mẫu trên 2 ấp lân cận khu vực HTX (Bình Thành và Bình
Chánh 1), để thuận tiện cho việc phỏng vấn. Trong đó, có 85 hộ xã viên và 5 hộ
không là xã viên nhưng đất nằm chen lẫn trong HTX, không sử dụng đường
nước của HTX.
3
+ Phân bố ngẫu nhiên trên 2 ấp: khoảng cách tối thiểu 10 hộ điều tra 1 hộ.
+ Tỷ lệ điều tra: 30 hộ giàu, 30 hộ trung bình, và 30 hộ nghèo, dựa theo
chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010:
Khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng.
Khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng.
Nội dung điều tra
Phỏng vấn nông hộ theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn
Phiếu điều tra được thiết kế dựa vào mục tiêu nghiên cứu và thông tin
thứ cấp thu nhập được.
Phiếu điều tra được điều tra thử và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện
của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Phiếu điều tra được đính kèm phụ chương
với nội dung như sau:
* Thông tin tổng quát về nông hộ: tên chủ hộ, tuổi, số thành viên trong
hộ, trình độ văn hóa, diện tích đất canh tác của nông hộ,...
* Đặc điểm và cách sử dụng đất:
- Sử dụng đất
- Mức độ tưới tiêu
- Tổ chức sản xuất:
+ Cơ cấu cây trồng và năng suất
+ Những hoạt động chính của nông hộ trong năm
+ Kỹ thuật canh tác
* Chi phí sản xuất hàng năm (lúa 2 vụ, chăn nuôi)
* Hoạt động ngoài ngành nông nghiệp
* Nhà ở và tư liệu sinh hoạt gia đình
* Tình hình tài chính của nông hộ trong năm: thu, chi, lợi nhuận
* Thuận lợi và khó khăn của nông hộ
* Đề xuất ý kiến của nông hộ
3
* Nhận định chung của cán bộ điều tra
Tổng hợp và xử lý số liệu
- Hoàn chỉnh các phiếu điều tra và tiến hành nhập số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu, tính giá trị trung bình, giá
trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị phần trăm (%).
3.2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
Nguồn lực nông hộ:
- Cơ cấu thu nhập nông hộ
- Các mô hình sản xuất của nông hộ
- Tương quan giữa đầu tư và lợi nhuận của các mô hình canh tác
3.2.2.4. Phân tích mẫu điều tra
Phân tích nguồn lực nông hộ
+ Nguồn lực nông hộ bao gồm:
- Lao động: bao gồm nhân khẩu/hộ, trình độ văn hoá, kinh nghiệm
sản xuất, độ tuổi trung bình của chủ hộ, ngành nghề trong hộ.
- Đất đai và tài sản nông hộ: bao gồm đặc điểm sử dụng đất/hộ, tư
liệu sinh hoạt gia đình và sản xuất, đầu tư sản xuất
+ Cơ cấu thu nhập của nông hộ: bao gồm thu nhập từ:
- Nông nghiệp
- Phi nông nghiệp
- Đầu tư sản xuất và tiêu dùng của nông hộ
Qua đó đánh giá mức sống cũng như khả năng sử dụng nguồn tài nguyên
của nông hộ.
+ Phân tích sản xuất và lợi nhuận các mô hình canh tác
3
- Cơ cấu mùa vụ, cây trồng chính, cây trồng phụ, chăn nuôi, nghề
phụ,... các công đoạn chăm sóc các loại trên.
- Đầu tư kiến thiết cơ bản, khấu hao, chi phi sản xuất, lợi nhuận,...
+ Phân tích tài chính mô hình canh tác
- Phân tích lợi nhuận (RAVC = Return Above Variable Cost) được
tính: RAVC = GR – TVC.
Trong đó: GR (Gross Return) = sản lượng x đơn giá
TVC (Total Variable Cost) = Phí vật tư + lao động
GR – TVC
- Lợi tức/nhân tố đầu tư =
Nhân tố A
Nhân tố A là lao động hoặc vật tư
+ Phân tích các trở ngại khó khăn trong sản xuất của vùng điều tra
Thông qua sự phản hồi của nông hộ về những khó khăn trong sản xuất
được tổng kết lại để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục hoặc có những kiến nghị
đến cơ quan, chính quyền, địa phương có thẩm quyền giải quyết.
3
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Vùng nghiên cứu và điểm nghiên cứu
4.1.1. Vùng nghiên cứu
Hình 1: Bản đồ hành chính Huyện Châu Phú
4.1.2. Điểm nghiên cứu
HTXNN Bình Thành nằm thuộc khu vực xã Bình Mỹ, một trong những
địa phương chuyển dịch mạnh cơ cấu giống lúa và áp dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất của huyện Châu Phú. Điển hình là các giống lúa chất lượng cao,
lúa thơm đặc sản như: Jasmine, KDM....
Hình 2 : Bản đồ xã Bình Mỹ
3
Vùng nghiên cứu
4.1.3. Lát cắt địa hình
Hình 3 : Lát cắt địa hình xã Bình Mỹ
4.2. Phân bố mẫu địa bàn điều tra
Mẫu điều tra được phân bố chủ yếu 2 trong 5 ấp của xã Bình Mỹ, do 2
ấp này nằm cận kề khu vực hoạt động của HTX nông nghiệp Bình Thành. Tiến
hành phỏng vấn 90 phiếu trong 2 ấp: Bình Thành và Bình Chánh 1, trong đó ấp
Bình Thành chiếm 62,2%, do số lượng xã viên chiếm tỷ lệ cao hơn ấp Bình
Chánh 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu điều tra được chia đều cho 3 nhóm hộ
xã viên theo tỉ lệ, hộ giàu : hộ trung bình : hộ nghèo là 1:1:1.
Bảng 1: Phân bố mẫu điều tra
Đơn vị: hộ
Danh mục Số lượng Phần trăm (%)Tổng Giàu TB Nghèo Tổng Giàu TB Nghèo
Tổng: 90 30 30 30 100 33,3 33,3 33,3
Hộ xã viên 85 94,4
Hộ không xã viên 5 5,6
Trong đó:
Ấp Bình Thành 56 18 17 21 62,2 20,0 18,9 23,3
Ấp Bình Chánh 1 34 12 13 9 37,8 13,3 14,5 10,0
3
Sông
Hậu
Quốc lộ
91
Dân cư Ruộng lúa 2 vụ Đê
bao
Xã Bình
Long
Địa hình cao cao thấp
Loại đất Phù sa ven sông,
khá tốt
Nguồn nước Sông Sông
Cây trồng Lúa 2 vụ
Chăn nuôi Bò, heo, gà,
vịt,…
Thủy sản Cá
Thuận lợi Thuận lợi cho
việc chăn nuôi,
buôn bán..
Phù sa bồi đắp,
nguồn lợi thủy sản
Khó khăn Dân cư đông
đúc, giao
thông…
Ngập lũ hằng năm
Kiến nghị Vốn tín dụng, bê
tông hóa giao
thông…
Hướng phấn đấu
đến năm 2005 có đê
bao để sản xuất lúa
3 vụ
4.3. Nguồn lực nông hộ điều tra
Nguồn lực lao động của nông hộ được trình bày qua bảng 2 cho thấy, độ
tuổi trung bình chung 3 nhóm hộ của chủ hộ khá cao 51,8 tuổi. Trong đó, số chủ hộ
ngoài tuổi lao động chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng số, còn ở độ tuổi từ 31-50
chiếm tỉ lệ khá cao 42,22%.
Hầu hết chủ hộ là nam giới chiếm 93,33%, chỉ có 6,67% là nữ giới. Trình
độ học vấn của chủ hộ ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỉ lệ khá
cao 60,01% và tỉ lệ mù chữ rất ít, chỉ chiếm 3,33% trong tổng số hộ điều tra. Đây là
một thuận lợi của vùng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc áp dụng các kỹ thuật mới, từ
đó sẽ nâng cao được hiệu quả trong sản xuất.
Số hộ xã viên chuyên sản xuất lúa 2 vụ chiếm 100%, do đê bao trong
vùng chưa hoàn chỉnh nên số hộ chăn nuôi chiếm tỉ lệ không cao 18,89%. Nghề
nghiệp phụ của nông hộ chủ yếu là làm thuê, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể; số hộ chỉ trồng lúa, không làm nghề
nghiệp phụ chiếm tỉ lệ khá cao 43,33%.
Bảng 2: Thông tin về chủ hộ
stt Danh mục
Chung 3 nhóm Giàu Trung bình Nghèo
Giá trị %
Giá
trị %
Giá
trị %
Giá
trị %
1 Nhân khẩu/hộ 4,6 4,9 4,7 4,2
2 Lao động/hộ 2,9 2,9 3,3 2,7
3 Nhóm tuổi 90 100
20 – 30 4 4,4 0 0 2 6,7 2 6,7
31 – 40 21 23,3 4 13,3 6 20 11 36,7
41 – 50 17 18,9 8 26,7 3 10 6 20
51 – 60 24 26,7 12 40 7 23,3 5 16,7
Ngoài tuổi L.Đ 24 26,7 6 20 12 40 6 20
Tuổi trung bình 51,8 53,3 53,9 48,1
3
4 Giới 90 100
Nam 84 93,3 29 96,7 28 93,3 27 90
Nữ 6 6,7 1 3,3 2 6,7 3 10
5 Trình độ văn hoá 90 100
Mù chữ 3 3,3 0 0 1 3,3 2 6,7
Tiểu học 29 32,2 12 40 10 33,3 7 23,3
Cơ sở 35 38,9 11 36,7 10 33,3 14 46,7
Phổ thông 19 21,1 6 20 8 26,7 5 16,6
Cao đẳng-đại học 4 4,4 1 3,3 1 3,3 2 6,7
6 Nghề nghiệp chính 90 100
Trồng lúa 90 100 30 100 30 100 30 100
7 Nghề nghiệp phụ 90 100
+ Chăn nuôi 17 18,9 6 20 7 23,3 4 13,3
+ Phi nông nghiệp 35 38,9 7 23,3 11 36,7 17 56,7
Buôn bán 8 8,9 1 3,3 3 10 4 13,3
Làm thuê 17 18,9 4 13,3 3 10 10 33,3
Tiểu thủ CN 6 6,7 1 3,3 4 13,3 1 3,3
Công nhân viên 4 4,4 1 3,3 1 3,3 2 6,7
+ Không 38 42,2 17 56,7 12 40 9 30
8 Kinh nghiệm SXNN 90 100
1 - 10 (năm) 10 11,1 0 0 4 13,3 6 20
11 - 20 27 30 9 30 7 23,3 11 36,7
21 - 30 42 46,7 19 63,3 14 46,7 9 30
31 - 40 11 12,2 2 6,7 5 16,7 4 13,3
9 Nhân khẩu 90 100
2 - 4 (người) 48 53,3 13 43,3 16 53,3 19 63,3
5 - 7 38 42,2 16 53,3 12 40 10 33,3
> 7 4 4,4 1 3,3 2 6,7 1 3,3
10 Thời gian hoạt
động nông nghiệp 90 100
< 30% 34 37,8 6 20 11 36,7 17 56,7
= 50% 17 18,9 6 20 7 23,3 4 13,3
> 50% 39 43,3 18 60 12 40 9 30
Như vậy, nông dân chưa tận dụng hết thời gian nhàn rỗi, đây là một
trong những nguyên nhân làm hạn chế nguồn thu nhập của nông hộ, chủ yếu ở
nhóm hộ giàu và nhóm hộ trung bình (29/38 hộ).
Tuy nhiên, để sản xuất đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm sản xuất của nông hộ, số nông dân có kinh nghiệm sản xuất từ 21-30
năm chiếm tỉ lệ khá cao 46,67%; trong đó, nhóm hộ giàu và trung bình chiếm
33/90 hộ. Qua kết quả trình bày trong Bảng 2, hầu hết các hộ thuộc nhóm giàu
đều có kinh nghiệm sản xuất trên 10 năm, do đã đúc kết được nhiều kinh
nghiệm, nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật, cũng như áp dụng các biện pháp
4
nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Còn số nông hộ có kinh nghiệm
sản xuất dưới 10 năm chiếm tỉ lệ rất thấp 11,11%, số hộ này chủ yếu thuộc nhóm
hộ nghèo và nhóm hộ trung bình. Điều này phản ánh được việc kết hợp kinh
nghiệm sản xuất với trình độ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất
của nông hộ.
Về nhân khẩu, trung bình nhân khẩu chung của 3 nhóm hộ khá cao 4,6
người/hộ; trong đó, số hộ có từ 2 - 4 nhân khẩu chiếm 53,33% và số hộ có trên 7
nhân khẩu chiếm tỉ lệ rất thấp 4,44%. Lao động/hộ của chung 3 nhóm là 2,9
người, đã đáp ứng được phần nào nhu cầu lao động nông thôn khi vào mùa vụ.
Thời gian hoạt động nông nghiệp trung bình 3 nhóm hộ trên 50% chiếm tỉ lệ khá
cao 43,33%, chủ yếu thuộc nhóm hộ giàu. Còn ở nhóm hộ nghèo do diện tích đất
canh tác của họ ít nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng hàng ngày. Do vậy, ngoài thời gian làm nông nghiệp họ còn đi làm
thuê để tăng thu nhập nên thời gian hoạt động nông nghiệp trong năm của họ ít.
Như vậy, nguồn lực lao động trong vùng rất dồi dào, đa số nông dân
trong vùng đều có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
4.4. Nguồn lực đất đai nông hộ
Theo Bảng 3, bình quân tổng diện tích đất/hộ của chung 3 nhóm hộ là
1,12 ha cao hơn nhiều so với tổng diện tích đất/hộ của tỉnh An Giang, góp phần
quan trọng trong việc tăng thu nhập của nông hộ. Tuy nhiên, có sự chênh lệch
quá cao giữa 3 nhóm hộ; điển hình là diện tích đất bình quân của nhóm hộ giàu
gấp gần 5 lần nhóm hộ nghèo, dẫn đến sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa 2
nhóm hộ này.
Bảng 3: Đặc điểm diện tích đất đai của xã viên
Đơn vị: ha
Danh mục Chung 3 nhóm Giàu Trung bình NghèoGiá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng diện tích đất/hộ 1,12 100 2,11 100 0,85 100 0,41 100
Đất ruộng/hộ 1,07 95,6 2,02 96 0,81 95,3 0,39 94,7
4
Thổ cư/hộ 0,03 2,9 0,05 2,4 0,03 3,0 0,02 4,3
Đất khác/hộ 0,02 1,5 0,04 1,6 0,01 1,7 0,004 1,1
Đất ruộng/nhân khẩu 0,23 0,41 0,17 0,09
Diện tích đất thổ cư chung của 3 nhóm hộ là 0,03 ha/hộ, trong đó trung
bình nhóm hộ giàu là 0,05 ha/hộ, nhóm hộ nghèo là 0,02 ha/hộ. Như vậy, nhóm
hộ giàu có diện tích đất thổ cư cao gấp 2,5 lần so với nhóm hộ nghèo. Về diện
tích đất khác, bình quân trên hộ rất thấp (0,02 ha), ít tạo được nguồn thu nhập
cho nông hộ.
Đất ruộng trong vùng nghiên cứu thuộc loại đất phù sa ven sông, khá tốt;
do ở đây chỉ canh tác lúa 2 vụ cùng với hơn 3 tháng ngập lũ, thời gian này đất
được cung cấp một lượng phù sa rất lớn. Nhờ vậy mà thu hoạch từ trồng trọt của
nông hộ đạt năng suất khá cao (7,5-8 tấn/ha vụ ĐX; 5,5-6 tấn/ha vụ HT) so với
năng suất chung của tỉnh An Giang (6,41 tấn/ha vụ ĐX; 4,52 tấn/ha vụ HT). Hầu
hết các hộ xã viên đều canh tác lúa xa với nơi ở, nên gặp một số khó khăn trong
khâu chăm sóc và thu hoạch lúa (47,78%) (Bảng 4).
Bảng 4: Đặc điểm đất đai của xã viên
Danh mục Chung 3 nhóm Giàu Trung bình NghèoGiá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
DT đất ruộng 1,07 2,02 0,81 0,39
1. Đất ruộng(ha)
TB 0,93 1,80 0,71 0,26
Cao nhất 3,26 3,26 0,95 0,44
Thấp nhất 0,19 0,90 0,44 0,07
1.1. Đặc tính
Tổng 90 100 30 100 30 100 30 100
Tốt 83 92,2 28 93,3 28 93,3 27 90
Xấu 7 7,8 2 6,7 2 6,7 3 10
1.2. Cự ly (m)
Tổng 90 100 30 100 30 100 30 100
Xa 43 47,8 17 56,6 15 50,0 11 36,7
4
TB 38 42,2 8 26,7 14 46,7 16 53,3
Gần 9 10,0 5 16,7 1 3,3 3 10,0
2. Đất thổ cư (ha)
TB 0,032 0,052 0,027 0,018
Cao nhất 0,340 0,340 0,100 0,070
Thấp nhất 0,002 0,004 0,002 0,001
Các hộ xã viên có diện tích đất canh tác từ 0-1 ha chiếm tỉ lệ cao (60%),
số hộ này chủ yếu tập trung ở nhóm hộ nghèo (100%) và nhóm hộ trung bình
(80%). Trong khi đó, số hộ có diện tích đất canh tác từ 3-4 ha chiếm tỉ lệ thấp
(6,7%), chủ yếu tập trung ở nhóm hộ giàu. Như vậy, hầu hết các hộ xã viên
thuộc nhóm hộ nghèo trong HTX có diện tích đất canh tác ít (Hình 4).
Hình 4: Tỷ lệ diện tích đất canh tác
4.5. Phương tiện sinh hoạt gia đình của xã viên
Theo Bảng 5 thì tư liệu sinh hoạt chiếm 95,37% và tư liệu sản xuất
chiếm 4,63%. Đa số các hộ xã viên đều dùng lợi nhuận từ sản xuất để mua sắm
các tư liệu sinh hoạt để phục vụ nhu cầu gia đình. Các hộ có nhà ở kiên cố chiếm
tỉ lệ khá cao, đa số đều thuộc nhóm hộ giàu, còn các hộ có nhà bán kiên cố thì
tập trung ở nhóm hộ nghèo và trung bình.
Về tư liệu sản xuất thì máy bơm nước được các hộ gia đình sử dụng
nhiều và máy bơm nước không chỉ sử dụng cho tưới tiêu mà còn sử dụng trong
sinh hoạt gia đình và chăn nuôi thuỷ sản.
4
Diện tích (ha)
7,7% 6,7%
25,6%
60,0%
0 – 1
1,1 – 2
2,1 - 3
3,1 – 4
Bảng 5: Phương tiện sinh hoạt gia đình và sản xuất
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục Chung 3 nhóm Giàu Trung bình Nghèo
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tư liệu sinh hoạt 5.644,3 95,37 3.083,8 94,60 1.654,4 96,13 906,1 96,69
Nhà ở 4.180 70,63 2.395 73,47 1.129 65,6 656 70,0
Kiên cố (1) 2.650 44,78 1.960 60,13 620 36,02 70 7,47
Bán kiên cố 1.530 25,85 435 13,34 509 29,58 586 62,53
Giường ngủ 139,5 2,36 54,9 1,68 50,2 2,92 34,4 3,67
Bàn ghế 51,1 0,86 25,7 0,79 16,6 0,96 8,8 0,94
Tủ 163,05 2,76 68,7 2,11 57,1 3,32 37,3 3,98
Xe gắn máy 760,1 12,84 433,7 13,3 217,9 12,66 108,5 11,58
Xe đạp 54,2 0,92 18,6 0,57 19,4 1,13 16,2 1,73
Ti vi 210,2 3,55 45,5 1,4 139,1 8,08 25,6 2,73
Radio 1,75 0,03 0,3 0,009 1,1 0,064 0,37 0,04
DVD 33,6 0,57 13,4 0,41 10,1 0,59 10,1 1,08
Tủ lạnh 19,5 0,33 16,5 0,51 3 0,17 0 0
Máy may 14 0,24._..............trị giá....................................
C.Thuỷ sản:Cung cấp cho.........
VI. Hoạt động ngoài ngành nông nghiệp
Hình thức
hoạt động
Thời gian
trong năm
Giá trị
(đồng) Thu nhập
Số lượng
người trong
hộ tham gia
Lý do
hoạt động
Buôn bán
Dịch vụ
Tiểu thủ CN
Ngành nghề
khác
- Làm thuê
- Cho thuê vật
dụng, đất đai,
phương tiện
- Lương, phụ cấp
VII. Nhà ở và tư liệu sinh hoạt chính của gia đình
Danh mục ĐVT Năm mua Giá trị
Giá hiện
hành
Công
dụng
Tổng giá trị
1. Nhà ở
2. Sân phơi
3. Nhà kho
4. Đồ dùng gia đình
- Giường ngủ
- Bàn ghế
- Tủ
- Xe gắn máy
- Xe đạp
- Tivi
- Radio
- DVD
- Tủ lạnh
- Máy may
- Quạt điện
7
....................................….
......................................…
..........................................
5.Tư liệu sản xuất
- Trâu bò cày kéo
- Trâu bò sinh sản
- Máy bơm
- Đường nước
- Bình xịt
III. Tình hình tài chính của nông hộ trong năm
Thu Chi
Nguồn Thành tiền Nguồn
Thành
tiền
Phần dư hàng năm
1. Trồng trọt 1. Ăn uống
2. Chăn nuôi 2. Giáo dục
3. Thủy sản 3. Y tế
4. Ngành khác 4. Giao tế
………………. ………………
Tổng Tổng
IX. Thuận lợi và khó khăn của nông hộ
1. Điều kiện sinh thái nông nghiệp: ........................................................................
2. Điều kiện lao động: Đủ ; thiếu : vào tháng .............. mùa vụ.......................
3. Điều kiện tiền vốn: Dư ; Đủ; thiếu
Nếu thiếu: vay (1) Tín dụng: số tiền vay.......................lãi suất.................
(2) Tư nhân: số tiền vay.......................lãi suất.................
(3) Mua trả chậm:số tiền.........................lãi suất..................
(4)Vay khác: số tiền vay.......................lãi suất.................
4. Kỹ thuật: (1) Thông tin: Thiếu ; đủ; dư
(2) Sự giúp đỡ của cơ quan khuyến nông: Thiếu ; đủ ; dư
7
(3) Chỉ đạo của cơ quan nông nghiệp: Thiếu ; đủ ; dư
5. Thị trường:
(1): Bán tại nhà
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
(2): Bán tại xã:
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
(3): Bán tại huyện:
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
- Loại ..............giá..................cho ai (lái buôn , người tiêu dùng , nhà nước )
6. Giao thông: Thuận lợi ; Khó khăn
7. Chính sách:.Ưu đải....................Tư.ơng đối..........không ưu đải.........................
8. Khác:........................................................................................................................
X. Vai trò của giới trong sản xuất nông nghiệp
Công việc
Mức độ tham gia
Nam (%)
Mức độ tham gia
Nữ (%)
1. Trồng lúa
2. Trồng hoa màu
3. Cây ăn traí
4. Chăn nuôi
- Bò
- Heo
- Dê
- Gà,vịt
- Cá
5.Khác
..........…………..
........……………
..........…………..
..........…………..
..........………….
..........……………..
..........……………..
..........……………..
..........……………..
..........……………..
XI. Đề xuất của ý kiến nông dân cần đầu tư để cải tiến sản xuất
1...............................................................................................................................
.................................................................................................................................2...
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................
7
XII. Nhận định của cán bộ điều tra
1. Những khó khăn chính cần đầu tư để cải tiến sản xuất:..................
2.............................................................................................................
2. Khả năng có thể cải tiến theo hướng:
a. Thâm canh theo hệ thống cây trồng, tại sao.?....................................................
b. Thâm canh theo hệ thống chăn nuôi, tại sao?..................................................
c. Kinh doanh tổng hợp theo hai thành phần trên, tại sao?....................................
d. Theo hướng khác:............................................................................................
...........Ngày ..........tháng.........năm.......
Hộ nông dân Cán bộ điều tra
2. Thông tin nông hộ
A. Nhóm hộ giàu
8
Mã số Loại gia đình Họ và tên chủ hộ Giới tính Tuổi Địa chị (ấp)
1 Giàu Trần Văn Đủ Nam 42 Bình Thành-Bình Mỹ
2 Giàu Nguyễn Thanh Phương Nam 55 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
3 Giàu Lương Bàng Điểu Nam 51 Bình Thành-Bình Mỹ
4 Giàu Đỗ Văn Hồng Nam 42 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
5 Giàu Phan Văn Rô Nam 57 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
6 Giàu Lương Công Phó Nam 49 Bình Thành-Bình Mỹ
7 Giàu Trần Văn Be Nam 60 Bình Thành-Bình Mỹ
8 Giàu Lê Văn Cón Nam 52 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
9 Giàu Nguyễn Thị Nem Nữ 66 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
10 Giàu Nguyễn Văn Tình Nam 49 Bình Thành-Bình Mỹ
11 Giàu Nguyễn văn Cường Nam 68 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
12 Giàu Trác Văn Mẩm Nam 52 Bình Thành-Bình Mỹ
13 Giàu Lâm Văn Tòng Nam 59 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
14 Giàu Nguyễn Văn Hoe Nam 59 Bình Thành-Bình Mỹ
15 Giàu Bùi Văn Chiên Nam 59 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
16 Giàu Trịnh Văn Cường Nam 35 Bình Thành-Bình Mỹ
17 Giàu Đinh Quang Trường Nam 45 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
18 Giàu Trần Văn Cam Nam 68 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
19 Giàu Nguyễn văn trường Nam 32 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
20 Giàu Trịnh Hùng Dũng Nam 41 Bình Thành - Bình Mỹ
21 Giàu Phan Văn Hiềm Nam 60 Bình Thành-Bình Mỹ
22 Giàu Trịnh Tứ Hải Nam 48 Bình Thành-Bình Mỹ
23 Giàu Lâm Tấn Tài Nam 42 Bình Thành-Bình Mỹ
24 Giàu Nguyễn Văn Xuân Nam 57 Bình Thành-Bình Mỹ
25 Giàu Trần Văn Hồng Nam 38 Bình Thành-Bình Mỹ
26 Giàu Nguyễn Văn Bường Nam 63 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
27 Giàu Phạm Hổ Báu Nam 83 Bình Thành-Bình Mỹ
28 Giàu Huỳnh Văn Thanh Nam 75 Bình Thành - Bình Mỹ
29 Giàu Lê Nhật Bằng Nam 38 Bình Thành-Bình Mỹ
30 Giàu Cao Thành Phú Nam 54 Bình Thành - Bình Mỹ
B. Nhóm hộ trung bình
Mã số Loại gia đình Họ và tên chủ hộ Giới tính Tuổi Địa chỉ (ấp)
31 Khá Phạm Thanh Tùng Nam 36 Bình Thành-Bình Mỹ
32 Khá Trần Văn Quang Nam 77 Bình Thành-Bình Mỹ
33 Khá Nguyễn Văn Ngọc Nam 69 Bình Thành-Bình Mỹ
34 Khá Mai Văn Bằng Nam 29 Bình Thành-Bình Mỹ
35 Khá Nguyễn Văn Bảo Nam 66 Bình Thành-Bình Mỹ
36 Khá Nguyễn Văn Nầy Nam 45 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
37 Khá Đặng Văn Tấn Nam 51 Bình Thành-Bình Mỹ
38 Khá Nguyễn Phước Xinh Nam 35 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
39 Khá Tô Văn Chờ Nam 28 Bình Thành-Bình Mỹ
40 Khá Lâm Hùng Phước Nam 66 Bình Thành-Bình Mỹ
41 Khá Trần Thị Đẹp Nữ 46 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
42 Khá Trịnh Hùng Hoai Nam 42 Bình Thành-Bình Mỹ
43 Khá Lương Thị Gập Nữ 69 Bình Thành-Bình Mỹ
44 Khá Lâm Văn Hiền Nam 74 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
8
45 Khá Nguyễn Thanh Giang Nam 31 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
46 Khá Nguyễn Bá Tòng Nam 57 Bình Thành-Bình Mỹ
47 Khá Huỳnh Văn Ô Nam 75 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
48 Khá Lê Văn Đức Nam 40 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
49 Khá Nguyễn Bá Phước Nam 72 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
50 Khá Trịnh Văn Nhờ Nam 34 Bình Thành-Bình Mỹ
51 Khá Nguyễn Văn Sườn Nam 60 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
52 Khá Đào Văn Châu Nam 54 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
53 Khá Nguyễn Văn Được Nam 51 Bình Thành-Bình Mỹ
54 Khá Trần Văn Thoại Nam 54 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
55 Khá Trịnh Hoàng Phương Nam 55 Bình Thành-Bình Mỹ
56 Khá Phạm Văn Lực Nam 63 Bình Thành-Bình Mỹ
57 Khá Lê Thanh Hông Nam 60 Bình Thành-Bình Mỹ
58 Khá Lê Hoàng Nam Nam 39 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
59 Khá Nguyễn Văn Mạnh Nam 72 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
60 Khá Nguyễn Văn Thương Nam 68 Bình Thành-Bình Mỹ
C. Nhóm hộ nghèo
Mã số Loại gia đình Họ và tên chủ hộ Giới tính Tuổi Địa chỉ (ấp)
61 Trung bình Nguyễn Văn Xem Nam 51 Bình Thành-Bình Mỹ
62 Trung bình Lê Trí Dũng Nam 40 Bình Thành-Bình Mỹ
63 Trung bình Nguyễn Văn Hồng Nam 47 Bình Thành-Bình Mỹ
64 Trung bình Huỳnh Thanh Dũng Nam 32 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
65 Trung bình Thái Hữu Trí Nam 38 Bình Thành-Bình Mỹ
66 Trung bình Trương Văn Giới Nam 58 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
67 Trung bình Trần Thị Đế Nữ 58 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
68 Trung bình Trần Phước Tân Nam 22 Bình Thành-Bình Mỹ
69 Trung bình Nguyễn văn Hoàng Nam 45 Bình Thành-Bình Mỹ
70 Trung bình Nguyễn Văn Năm Nam 71 Bình Thành-Bình Mỹ
71 Trung bình Phạm Văn Qúi Nam 32 Bình Thành-Bình Mỹ
72 Trung bình Quách Lỹ Nam 47 Bình Thành-Bình Mỹ
73 Trung bình Nguyễn Văn Tài Nam 32 Bình Thành-Bình Mỹ
74 Trung bình Nguyễn Thị My Nữ 75 Bình Thành-Bình Mỹ
75 Trung bình Nguyễn Bá Vinh Nam 33 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
76 Trung bình Nguyễn Văn Cọp Nam 29 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
77 Trung bình Nguyễn Tấn Công Nam 51 Bình Thành-Bình Mỹ
78 Trung bình Huỳnh Thanh Liêm Nam 60 Bình Thành-Bình Mỹ
79 Trung bình Phạm Văn Phước Nam 38 Bình Thành-Bình Mỹ
80 Trung bình Cao Hữu Hạnh Nam 69 Bình Thành-Bình Mỹ
81 Trung bình Tô Văn Lâm Nam 39 Bình Thành-Bình Mỹ
82 Trung bình Ngô Văn Điên Nam 70 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
83 Trung bình Lê Hữu Phước Nam 36 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
84 Trung bình Lâm Thị Sậu Nữ 57 Bình Thành-Bình Mỹ
85 Trung bình Lư Hoàng Hải Nam 46 Bình Thành-Bình Mỹ
86 Trung bình Trần Văn Dũng Nam 41 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
87 Trung bình Nguyễn Văn Hải Nam 64 Bình Chánh 1-Bình Mỹ
88 Trung bình Đoàn Văn Bĩnh Nam 80 Bình Thành-Bình Mỹ
89 Trung bình Nguyễn Thành Nhân Nam 37 Bình Thành-Bình Mỹ
8
90 Trung bình Nguyễn Văn Phương Nam 44 Bình Thành-Bình Mỹ
3. Đặc điểm đất đai các hộ xã viên
A. Nhóm hộ giàu
Mã số Diện tích đất (ha) Đặc tính đất ruộngĐất ruộng Đất thổ cư Trung bình Tốt
Cự ly đất ruộng
(m)
1 2,946 0,054 1 1.500
2 3,988 0,012 1 1.500
3 2,980 0,0197 1 1.000
4 2,66 0,34 1 400
5 2,994 0,006 1 500
6 2,1 0,1 1 100
7 2,974 0,026 1 10.000
8 2,29 0,01 1 100
9 2,582 0,008 1 200
10 2,52 0,08 1 2.000
11 2,584 0,006 1 2.500
12 2,38 0,12 1 200
13 2,324 0,006 1 500
14 1,9428 0,0572 1 50
15 1,942 0,008 1 1.000
16 1,71 0,08 1 200
17 1,994 0,006 1 1.500
18 1,528 0,022 1 1.500
19 1,2 0,3 1 400
20 1,806 0,004 1 1.000
21 1,69 0,01 1 1.000
22 1,4785 0,0215 1 1.000
23 1,284 0,006 1 150
24 1,236 0,054 1 1.000
25 1,488 0,012 1 2.000
26 1,385 0,015 1 500
27 0,67 0,13 1 200
28 1,284 0,006 1 1.000
29 1,385 0,035 1 1.000
30 1,284 0,006 1 1.000
Tổng: 60,629 1,5604
TB: 2,021 0,0520
Max: 3,988 0,34
Min: 0,67 0,004
8
B. Nhóm hộ trung bình
Mã số Diện tích đất (ha) Đặc tính đất ruộngĐất ruộng Đất thổ cư Trung bình Tốt Cự ly đất ruộng (m)
31 1,1967 0,033 1 100
32 1,294 0,006 1 300
33 1,1738 0,0262 1 500
34 1,2685 0,0315 1 500
35 0,988 0,012 1 1.000
36 0,796 0,004 1 1.000
37 0,87 0,03 1 500
38 1,187 0,013 1 500
39 0,992 0,008 1 1.000
40 0,995 0,005 1 500
41 0,728 0,022 1 200
42 0,995 0,005 1 3.000
43 0,874 0,026 1 7.000
44 0,994 0,006 1 1.200
45 0,897 0,003 1 500
46 0,387 0,1 1 1.000
47 0,792 0,008 1 100
48 0,5671 0,0329 1 500
49 0,75 0,05 1 500
50 0,602 0,048 1 1.000
51 0,591 0,049 1 1.000
52 0,7476 0,0024 1 1.000
53 0,6 0,1 1 1.000
54 0,73 0,02 1 2.000
55 0,58 0,07 1 500
56 0,6125 0,0375 1 2.200
57 0,6 0 1 300
58 0,6571 0,0129 1 500
59 0,442 0,008 1 3.000
60 0,4944 0,0056 1 1.500
Tổng: 24,27 0,7753
TB: 0,809 0,0258
Max: 1,294 0,1
Min: 0,387 0,0
C. Nhóm hộ nghèo
Mã số Diện tích đất Đặc tính đất ruộngĐất ruộng Đất thổ cư Trung bình Tốt
Cự ly
đất ruộng (m)
61 0,45 0,055 1 1.000
62 0,63 0,01 1 500
63 0,575 0,0047 1 400
8
64 0,583 0,0175 1 300
65 0,596 0,004 1 500
66 0,45 0,05 1 200
67 0,334 0,036 1 500
68 0,43 0,07 1 500
69 0,47 0,03 1 1.000
70 0,445 0,055 1 50
71 0,36 0,03 1 1.000
72 0,465 0,035 1 2.000
73 0,4978 0,0022 1 100
74 0,4685 0,0015 1 1.000
75 0,387 0,013 1 500
76 0,498 0,002 1 500
77 0,355 0,005 1 200
78 0,3915 0,0085 1 500
79 0,2414 0,0086 1 500
80 0,194 0,006 1 500
81 0,343 0,007 1 200
82 0,3975 0,0025 1 100
83 0,3815 0,0085 1 500
84 0,246 0,004 1 1.000
85 0,294 0,006 1 1.000
86 0,276 0,024 1 1.000
87 0,253 0,007 1 1.000
88 0,238 0,012 1 1.000
89 0,198 0,002 1 1.000
90 0,192 0,008 1 200
Tổng 11,635 0,525
Trung bình 0,3878 0,0175
Max 0,63 0,07
Min 0,192 0,0015
4. Tư liệu sản xuất của các hộ xã viên
A. Nhóm hộ giàu
Mã số Nhà ở Giường ngủ
Bàn
ghế Tủ Xe
gắn máy
Xe
đạp Ti vi
Ra
di
o
DVD Tủ lạnh
Máy
may
Quạt
điện
8
1 500 2,0 1,0 4,0 20,0 0,0 2,0 0,0 1,5 7,0 0,0 0,21
2 70 1,8 0,7 2,5 14,0 0,3 1,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
3 125 2,5 1,8 3,0 55,5 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3
4 130 2,2 0,7 2,3 9,2 1,8 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
5 65 2,0 0,6 2,2 30,0 0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
6 150 3,0 1,5 2,5 20,0 1,1 1,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,35
7 30 2,2 1,5 3,0 18,0 0,4 1,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
8 80 2,5 2,2 2,0 25,0 0,4 1,0 0,0 2,0 3,0 0,0 0,35
9 80 3,5 2,2 3,0 20,0 0,8 1,2 0,0 1,7 0,0 0,0 0,3
10 70 2,2 0,5 1,7 10,0 2,0 1,7 0,0 0,75 0,0 0,0 0,3
11 45 1,5 0,6 2,0 12,0 0,7 1,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
12 50 1,5 0,6 2,0 4,0 0,5 3,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,23
13 40 1,8 0,4 2,0 18,0 0,6 1,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
14 50 2,5 1,0 4,0 20,0 0,6 1,5 0,0 1,8 3,5 0,0 0,35
15 30 2,4 0,6 3,5 18,0 1,5 1,3 0,0 1,5 0,0 0,5 0,35
16 80 1,5 2,0 2,0 7,0 0,0 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,08
17 10 1,0 0,3 1,5 9,0 0,7 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,24
18 70 2,2 0,6 2,0 10,0 0,6 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
19 60 1,5 0,8 1,5 15,0 0,9 1,0 0,0 1,5 3,0 0,8 0,4
20 15 0,5 0,0 0,9 6,0 0,2 2,2 0,0 0,55 0,0 0,4 0,1
21 20 0,7 0,4 1,0 3,5 0,0 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1
22 40 2,5 0,6 3,0 7,0 2,0 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3
23 100 0,7 1,0 1,2 13,0 0,4 1,2 0,0 0,9 0,0 0,0 0,12
24 90 1,5 1,0 2,4 20,0 0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,24
25 25 2,0 0,8 1,5 8,5 1,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1
26 50 1,5 0,5 2,2 11,0 0,4 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,23
27 150 2,2 1,5 5,0 0,0 0,4 1,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
28 70 1,5 0,3 1,2 10,0 0,3 0,0 0,0 0,0 0,0 2,4 0,2
29 30 1,0 0,0 1,5 10,0 0,4 2,0 0,0 1,2 0,0 0,5 0,1
30 70 1,0 0,0 2,1 10,0 0,6 0,5 0,3 0,0 0,0 0,0 0,33
Tổng 2395 54,9 25,7 68,7 433,7 18,6 45,5 0,3 13,4 16,5 4,6 6,91
TB 79,83 1,83 0,86 2,29 14,46 0,62 1,52 0,01 0,45 0,55 0,15 0,23
Max 500 3,5 2,2 5 55,5 2 3,8 0,3 2 7 2,4 0,4
Min 10 0,5 0 0,9 0 0 0 0 0 0 0 0,08
B. Nhóm trung bình
Mã số Nhà ở Giườngngủ
Bàn
ghế Tủ
Xe
gắn máy
Xe
đạp Ti vi Radio DVD
Tủ
lạnh
Máy
may
Quạt
điện
31 70 1,5 0,0 1,0 13,0 0,4 2,0 0,0 1,5 0,0 0,0 0,22
32 50 1,5 0,0 3,6 0,0 2,1 1,0 0,0 0,0 0,0 0,8 0,2
33 40 2,4 0,6 2,0 20,0 0,6 1,2 0,0 1,0 0,0 0,0 0,2
34 20 1,5 0,4 3,0 0,0 0,4 1,0 0,15 0,0 0,0 0,0 0,21
35 80 1,5 1,0 2,5 15,0 1,2 1,0 0,0 0,0 0,0 0,6 0,21
36 40 1,8 0,7 2,0 12,0 0,4 1,4 0,15 1,3 0,0 0,0 0,2
37 120 1,5 0,5 1,1 5,0 0,2 1,3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1
38 10 1,3 0,6 1,2 8,0 0,3 1,3,0 0,0 1,3 0,0 0,0 0,21
39 40 2,5 0,5 3,0 12,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1
40 40 1,5 0,3 1,2 9,0 0,2 1,1 0,2 1,0 0,0 0,0 0,22
41 20 1,2 0,7 1,8 13,0 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
8
42 20 1,5 0,0 0,95 7,0 1,2 1,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,1
43 30 2,4 1,0 2,0 10,0 0,3 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
44 10 2,0 1,0 2,0 0,0 0,0 0,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,18
45 10 1,5 0,0 2,3 13,0 0,0 1,6 0,0 1,2 0,0 0,7 0,24
46 90 2,5 1,1 2,5 19,5 0,7 1,5 0,0 0,0 3,0 0,0 0,5
47 35 1,5 0,3 2,0 12,0 0,2 1,0 0,07 0,0 0,0 0,0 0,12
48 70 2,0 0,5 2,7 0,0 1,5,0 2,2 0,0 1,5 0,0 0,0 0,24
49 12 1,2 0,5 1,5 0,0 0,8 0,7 0,16 0,0 0,0 0,8 0,1
50 40 1,2 1,0 2,0 8,4 0,5 2,2 0,0 0,0 0,0 0,7 0,3
51 15 1,5 0,4 2,0 14,0 1,2 1,2 0,2 0,0 0,0 0,5 0,2
52 7 0,8 0,3 1,5 7,0 0,7 0,0 0,15 0,0 0,0 0,0 0,2
53 8 1,5 0,0 1,8 0,0 0,3 1,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
54 10 1,0 0,0 1,2 0,0 0,6 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
55 27 4,0 1,0 2,0 0,0 1,2 2,9 0,0 0,0 0,0 0,0 0,35
56 25 2,0 1,5 2,0 0,0 2,0 1,2 0,0 0,0 0,0 0,7 0,2
57 30 2,4 1,0 2,0 10,0 0,3 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
58 10 0,9 0,2 0,8 10,0 1,0 1,2 0,0 0,0 0,0 0,5 0,2
59 80 1,5 1,2 2,5 0,0 0,7 1,1 0,0 1,3 0,0 0,0 0,22
60 70 0,6 0,3 0,9 0,0 0,4 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Tổng 1129 50,2 16,6 57,05 217,9 19,4 36,5 1,08 10,1 3,0 5,3 5,64
TB 37,63 1,67 0,55 1,90 7,26 0,65 1,22 0,04 0,34 0,10 0,18 0,19
Max 120 4,0 1,5 3,6 20,0 2,1 2,9 0,20 1,5 3,0 0,8 0,5
Min 7 0,6 0 0,8 0 0 0 0 0 0 0 0
C. Nhóm nghèo
Mã số Nhà ở Giườngngủ
Bàn
ghế Tủ
Xe
gắn máy
Xe
đạp Ti vi Radio DVD
Tủ
lạnh
Máy
may
Quạt
điện
61 40 1,6 0,7 2,5 20,0 0,6 1,2 0,0 2,0 0,0 0,0 0,40
62 10 0,8 0,5 1,2 7,0 0,3 3,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,12
63 30 1,2 0,2 0,8 0,0 1,2 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
64 15 1,0 0,5 1,0 0,0 0,4 1,5 0,0 1,4 0,0 0,6 0,12
65 12 0,6 0,0 0,3 0,0 0,6 0,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,10
66 25 1,0 0,5 1,5 9,0 0,7 0,8 0,0 0,7 0,0 0,0 0,20
67 30 1,2 0,5 1,7 0,0 0,3 1,2 0,0 1,5 0,0 0,0 0,00
68 25 1,0 0,5 1,0 8,0 0,3 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,00
69 30 1,2 0,2 0,8 0,0 1,2 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
70 20 1,0 1,4 0,8 7,0 0,8 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,21
71 40 1,5 0,3 1,8 12,0 0,0 1,2 0,0 0,0 0,0 1,0 0,21
72 20 1,0 0,5 0,8 0,0 1,2 0,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,20
73 7 0,5 0,0 1,0 10,0 0,3 1,0 0,0 1,5 0,0 0,0 0,12
74 22 0,8 0,0 0,8 0,0 0,3 0,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,00
75 35 1,5 0,0 2,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,8 0,12
76 5 0,5 0,0 0,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,12
77 40 2,0 0,5 1,5 0,0 0,8 1,3 0,12 0,0 0,0 0,6 0,24
78 25 2,0 0,4 2,0 0,0 0,7 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,10
79 50 1,0 0,6 1,5 12,0 0,0 1,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,30
80 70 1,2 0,5 1,0 0,0 1,5 2,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,30
81 10 2,0 0,0 1,6 14,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,22
82 8 1,0 0,0 1,3 0,0 0,8 0,6 0,0 0,0 0,0 0,3 0,10
8
83 7 0,6 0,0 0,6 0,0 0,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,00
84 20 1,3 0,0 2,1 0,0 0,5 1,3 0,15 0,0 0,0 0,5 0,19
85 10 2,0 0,8 2,5 9,0 1,0 1,2 0,0 1,5 0,0 0,0 0,33
86 10 1,5 0,0 1,6 0,0 0,4 1,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,12
87 9 0,9 0,2 0,8 0,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,20
88 9 0,6 0,0 0,7 0,0 0,3 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 0,12
89 12 1,2 0,0 0,6 0,0 0,6 1,2 0,0 1,5 0,0 0,0 0,12
90 10 0,7 0,0 0,8 0,0 0,2 0,3 0,0 0,0 0,0 0,3 0,10
Tổng 656 34,4 8,8 37,3 108,5 16,2 25,6 0,37 10,1 0 4,1 4,78
TB 21,87 1,15 0,29 1,24 3,62 0,54 0,85 0,012 0,34 0 0,14 0,16
Max 70 2 1,4 2,5 20 1,5 3 0,15 2 0 1 0,4
Min 5 0,5 0 0,3 0 0 0 0 0 0 0 0
5. Tư liệu sản xuất của các hộ xã viên
A. Nhóm giàu
Mã số Máy may Quạt điện Nhà Kho Sân phơi Máy bơm Bình xịt Trâu bò cày kéo
Trâu bò
sinh sản
1 0,0 0,21 5 5 35 0,4 0 0
2 0,0 0,2 0 0 0,0 0,4 0 0
3 0,0 0,3 0 0 0,0 0,4 0 0
4 0,0 0,2 0 0 0,0 0,0 0 0
5 0,0 0,2 0 0 12 0,4 0 0
6 0,0 0,35 0 0 0,0 0,35 0 0
7 0,0 0,2 0 0 0,0 1,2 0 0
8 0,0 0,35 0 0 2,5 0,7 0 0
9 0,0 0,3 0 0 1,5 0,4 0 0
10 0,0 0,3 0 0 0,0 0,4 0 0
11 0,0 0,21 0 0 1,2 0,3 0 0
12 0,0 0,23 0 0 0,0 0,3 0 0
13 0,0 0,21 0 0 0,0 0,4 0 0
14 0,0 0,35 0 0 0,0 0,4 0 0
15 0,5 0,35 0 0 20 0,5 0 0
16 0,0 0,08 0 0 0,0 0,0 0 0
17 0,0 0,24 0 0 0,0 0,3 0 0
18 0,0 0,2 0 0 30 0,45 0 0
19 0,8 0,4 0 0 0,0 0,3 16 20
20 0,4 0,1 0 0 0,0 0,0 0 0
21 0,0 0,1 0 0 0,0 0,3 0 0
22 0,0 0,3 0 0 0,0 0,5 0 0
23 0,0 0,12 0 0 0,0 0,4 0 0
24 0,0 0,24 0 0 1,2 0,3 0 0
25 0,0 0,1 0 0 0,0 0,4 0 0
26 0,0 0,23 0 0 0,0 0,4 0 0
27 0,0 0,21 0 0 14 0,3 0 0
28 2,4 0,2 0 0 1,0 0,3 0 0
29 0,5 0,1 0 0 0,0 0,4 0 0
30 0,0 0,33 0 0 0,4 0,35 0 0
Tổng 4,6 6,91 5 5 118,8 11,25 16 20
8
TB 0,15 0,23 0,17 0,17 3,96 0,38 0,53 0,67
Max 2,4 0,4 5 5 35 1,2 16 20
Min 0 0,08 0 0 0 0 0 0
B. Nhóm trung bình
Mã số Máy may Quạt điện Nhà kho Sân phơi Máy bơm Bình xịt Trâu bò cày kéo
Trâu bò
sinh sản
31 0,0 0,22 0 0 0,0 0,0 0 0
32 0,8 0,2 0 0 0,0 0,4 0 0
33 0,0 0,2 0 0 0,0 0,4 0 0
34 0,0 0,21 0 0 0,0 0,8 0 0
35 0,6 0,21 0 0 10 0,5 0 0
36 0,0 0,2 0 0 2,0 0,45 0 0
37 0,0 0,1 0 0 0,0 0,3 0 0
38 0,0 0,21 0 0 0,0 0,35 0 0
39 0,0 0,1 0 0 0,0 0,3 0 0
40 0,0 0,22 0 0 0,7 0,3 0 0
41 0,0 0,0 0 0 0,0 0,35 0 0
42 0,0 0,1 0 0 0,0 0,0 0 0
43 0,0 0,21 0 0 1,0 0,0 0 0
44 0,0 0,18 0 0 0,0 0,4 0 0
45 0,7 0,24 0 0 2,2 0,45 0 0
46 0,0 0,5 0 0 21,3 0,37 0 0
47 0,0 0,12 0 0 0,0 0,0 0 0
48 0,0 0,24 0 0 0,0 0,0 0 0
49 0,8 0,1 0 0 0,0 0,0 0 0
50 0,7 0,3 0 0 0,86 0,35 0 0
51 0,5 0,2 0 0 0,0 0,0 0 0
52 0,0 0,2 0 0 0,0 0,4 0 0
53 0,0 0,2 0 0 0,0 0,0 17 0
54 0,0 0,0 0 0 0,0 0,0 0 0
55 0,0 0,35 0 0 0,37 0,6 0 0
56 0,7 0,2 0 0 0,0 0,35 0 0
57 0,0 0,21 0 0 1,0 0,4 0 0
58 0,5 0,2 0 0 0,0 0,35 0 0
59 0,0 0,22 0 0 2,0 0,4 0 0
60 0,0 0,0 0 0 0,0 0,0 0 0
Tổng 5,3 5,64 0 0 41,43 8,22 17 0
TB 0,18 0,19 0,00 0,00 1,38 0,27 0,57 0,00
Max 0,8 0,5 0 0 21,3 0,8 17 0
Min 0 0 0 0 0 0 0 0
C. Nhóm nghèo
Mã số Máy may
Quạt
điện
Nhà
kho
Sân
phơi
Máy
bơm
Bình
xịt
Trâu bò
cày kéo
Trâu bò
sinh sản
61 0,0 0,4 0 0 0 0,3 0 0
62 0,0 0,12 0 0 0 0,0 0 0
63 0,0 0,21 0 0 0,8 0,4 0 0
8
64 0,6 0,12 0 0 0 0,45 0 0
65 0,0 0,1 0 0 0 0,0 0 0
66 0,0 0,2 0 0 0,8 0,0 0 0
67 0,0 0,0 0 0 0 0,4 0 0
68 0,0 0,0 0 0 0 0,4 0 0
69 0,0 0,21 0 0 0,8 0,4 0 0
70 0,0 0,21 0 0 0 0,4 0 0
71 1,0 0,21 0 0 0 0,3 0 0
72 0,0 0,2 0 0 0 0,0 0 0
73 0,0 0,12 0 0 0 0,5 0 0
74 0,0 0,0 0 0 0 0,0 0 0
75 0,8 0,12 0 0 1,2 0,0 0 0
76 0,0 0,12 0 0 0 0,0 0 0
77 0,6 0,24 0 0 0 0,0 0 0
78 0,0 0,1 0 0 0 0,0 0 0
79 0,0 0,3 0 0 0 0,35 0 0
80 0,0 0,3 0 0 0 0,3 0 0
81 0,0 0,22 0 0 0 0,4 0 0
82 0,3 0,1 0 0 0 0,4 0 0
83 0,0 0,0 0 0 0 0,4 0 0
84 0,5 0,19 0 0 0 0,4 20 0
85 0,0 0,33 0 0 0 0,4 0 0
86 0,0 0,12 0 0 0 0,45 0 0
87 0,0 0,2 0 0 0 0,4 0 0
88 0,0 0,12 0 0 0 0,0 0 0
89 0,0 0,12 0 0 0 0,0 0 0
90 0,3 0,1 0 0 0 0,4 0 0
Tổng 4,1 4,78 0 0 3,6 7,45 20 0
TB 0,14 0,16 0,00 0,00 0,12 0,25 0,67 0,00
Max 1 0,4 0 0 1,2 0,5 20 0
Min 0 0 0 0 0 0 0 0
6. Đặc điểm nguồn nước tưới
A. Nhóm hộ giàu
Mã số Diện tích đất canh tác
Nguồn nước tưới
Kênh thuỷ lợi sông
Số lần tưới
(lần)
Điều kiện
tưới
Số ngày
tưới
1 3,0 1 0 8-10 đủ 7-10
2 4,0 1 0 8-10 đủ 7-10
3 3,0 1 0 5-7 đủ 7-10
4 3,0 1 0 8-10 đủ 7-10
5 3,0 1 0 5-7 đủ 7-10
6 2,6 1 0 8-10 đủ 7-10
7 3,0 1 0 5-7 đủ 7-10
8 2,6 1 0 5-7 đủ 7-10
9 2,59 1 0 5-7 đủ 7-10
10 2,6 1 0 5-7 đủ 7-10
9
11 2,59 1 0 8-10 đủ 7-10
12 2,5 1 0 5-7 đủ 7-10
13 2,33 1 0 5-7 đủ 7-10
14 2,0 1 0 8-10 đủ 7-10
15 1,95 1 0 5-7 đủ 7-10
16 1,89 1 0 5-7 đủ 7-10
17 2,0 1 0 8-10 đủ 7-10
18 1,55 1 0 5-7 đủ 7-10
19 1,5 1 0 5-7 đủ 7-10
20 1,81 1 0 8-10 đủ 7-10
21 1,7 1 0 8-10 đủ 7-10
22 1,5 1 0 8-10 đủ 7-10
23 1,29 1 0 8-10 đủ 7-10
24 1,29 1 0 8-10 đủ 7-10
25 1,5 1 0 5-7 đủ 7-10
26 1,4 1 0 5-7 đủ 7-10
27 1,0 1 0 8-10 đủ 7-10
28 1,29 1 0 8-10 đủ 7-10
29 1,42 1 0 8-10 đủ 7-10
30 1,29 1 0 5-7 đủ 7-10
B. Nhóm trung bình
Mã số Diện tích đất canh tác
Nguồn nước tưới
Kênh thuỷ lợi sông
Số lần tưới
(lần)
Điều kiện
tưới
Số ngày
tưới
31 1,2 1 0 8-10 đủ 7-10
32 1,30 1 0 8-10 đủ 7-10
33 1,2 1 0 5-7 đủ 7-10
34 1,3 1 0 8-10 đủ 7-10
35 1,0 1 0 8-10 đủ 7-10
36 0,8 1 0 5-7 đủ 7-10
37 0,9 1 0 5-7 đủ 7-10
38 1,2 1 0 5-7 đủ 7-10
39 1,0 1 0 5-7 8-10 đủ 7-10
40 1,0 1 0 5-7 đủ 7-10
41 1,0 1 0 8-10 đủ 7-10
42 1,0 1 0 8-10 đủ 7-10
43 0,9 1 0 8-10 đủ 7-10
44 1,0 1 0 8-10 đủ 7-10
45 0,9 1 0 5-7 đủ 7-10
46 0,5 1 0 5-7 đủ 7-10
47 0,8 1 0 5-7 đủ 7-10
48 0,6 1 0 5-7 đủ 7-10
49 0,8 1 0 8-10 đủ 7-10
50 0,65 1 0 8-10 đủ 7-10
51 0,71 1 0 8-10 đủ 7-10
52 0,75 1 0 8-10 đủ 7-10
53 0,7 1 0 8-10 đủ 7-10
54 0,75 1 0 5-7 đủ 7-10
9
55 0,65 1 0 5-7 đủ 7-10
56 0,65 1 0 5-7 đủ 7-10
57 0,6 1 0 8-10 đủ 7-10
58 0,67 1 0 8-10 đủ 7-10
59 0,45 1 0 8-10 đủ 7-10
60 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
C. Nhóm nghèo
Mã số Diện tích
đất canh tác
Nguồn nước tưới
Kênh thuỷ lợi sông
Số lần
tưới
Điều kiện
tưới
Số ngày
tưới
61 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
62 0,64 1 0 8-10 đủ 7-10
63 0,58 1 0 5-7 đủ 7-10
64 0,6 1 0 8-10 đủ 7-10
65 0,6 1 0 8-10 đủ 7-10
66 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
67 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
68 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
69 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
70 0,5 1 0 5-7 đủ 7-10
71 0,39 1 0 5-7 đủ 7-10
72 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
73 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
74 0,47 1 0 8-10 đủ 7-10
75 0,4 1 0 8-10 đủ 7-10
76 0,5 1 0 8-10 đủ 7-10
77 0,36 1 0 8-10 đủ 7-10
78 0,4 1 0 8-10 đủ 7-10
79 0,25 1 0 5-7 đủ 7-10
80 0,2 1 0 5-7 đủ 7-10
81 0,35 1 0 5-7 đủ 7-10
82 0,4 1 0 5-7 đủ 7-10
83 0,39 1 0 8-10 đủ 7-10
84 0,25 1 0 5-7 đủ 7-10
85 0,3 1 0 8-10 đủ 7-10
86 0,3 1 0 5-7 đủ 7-10
87 0,26 1 0 8-10 đủ 7-10
88 0,25 1 0 8-10 đủ 7-10
89 0,2 1 0 8-10 đủ 7-10
90 0,2 1 0 8-10 đủ 7-10
7. Lợi nhuận bình quân/ha từ sản xuất lúa 2 vụ
Chỉ tiêu
Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo
ĐX HT ĐX HT ĐX HT
1, Tổng ĐT-VT 6.982 7.364 6.707 7.089 6.736 7.176
9
Làm đất 386 563 401 623 391 625
Gieo sạ 658 642 580 574 601 601
Phân bón 2.505 2.536 2.341 2.341 2.304 2.336
Thuốc BVTV 1.124 1.407 1.088 1.353 1.127 1.386
Tưới tiêu 717 717 720 720 722 722
Thu hoạch 1.592 1.499 1.577 1.478 1.591 1.506
2, Tổng ĐT-LĐ 370 343 335 301 374 357
Làm đất 20 20 20 20 20 20
Gieo sạ 82 82 45 45 47 47
Bón phân 25 25 23 23 27 27
Thuốc BVTV 205 178 200 166 206 189
Tưới tiêu 8 8 17 17 44 44
Thu hoạch 30 30 30 30 30 30
3, Tổng t,nhập/ha 18.146 15.922 17.991 15.385 17.988 15.431
4, Tổng c,phí/ha 7.352 7.707 7.042 7.390 7.110 7.533
5, Lợi nhuân/ha 10.794 8.215 10.949 7.995 10.878 7.898
8. Lợi nhuận bình quân/hộ từ sản xuất lúa
Chỉ tiêu Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo TB 3 nhóm hộĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT
Diện tích 2,1 0,85 0,45 1,1
1. Tổng ĐT-VT 14.634 15.448 5.740 6.077 2.774 2.960 7.716 8.162
Làm đất 807 1.152 334 527 164 259 435 646
Gieo sạ 1.361 1.339 493 489 246 246 700 691
Phân bón 5.261 5.344 2.032 2.032 953 969 2.749 2.782
Thuốc BVTV 2.376 2.978 937 1.167 460 570 1.258 1.572
Tưới tiêu 1.467 1.467 609 609 298 298 791 791
Thu hoạch 3.362 3168 1.335 1.253 653 618 1.783 1.680
2. Tổng ĐT-LĐ 671 735 253 282 145 151 356 389
Làm đất 42 42 17 17 8 8 22 22
Gieo sạ 129 129 36 36 19 19 61 61
Bón phân 52 52 20 20 11 11 28 28
Thuốc BVTV 368 432 141 170 79 85 196 229
Tưới tiêu 17 17 14 14 16 16 16 16
Thu hoạch 63 63 25 25 12 12 33 33
3. Tổng t,nhập/hộ 38.100 33.252 15.349 13.136 7.372 6.313 20.274 17.567
4. Tổng c,phí/hộ 15.371 16.120 6.022 6.330 2.924 3.104 8.106 8.518
5. Lợi nhuân/hộ 22.729 17.132 9.327 6.806 4.448 3.209 12.168 9.049
9. Lợi nhuận bình quân/hộ từ chăn nuôi
Chỉ tiêu Giàu Trung bìnhBò Heo Gà Cá Bò Heo Gà Cá
1. Tổng ĐTVT 0 0 12.500 9.709.115 2.240.000 1.225.000 0 4.351.667
Giống 0 0 2500 506.000 1.483.333 398.333 0 303.333
Vận chuyển 0 0 0 3.448 0 10.000 0 6.667
9
Chuồng 0 0 0 316.667 240.000 650.000 0 250.000
Thức ăn 0 0 8.333 8.578.333 500.000 0 0 3.666.667
Thuốc 0 0 1.667 304.667 16.667 166.667 0 125.000
2. Tổng ĐTLĐ 0 0 0 1.126.667 416.667 2.076.666 0 820000
Nhà 0 0 0 566.667 416.667 683.333 0 420.000
Chăm sóc 0 0 0 566.667 53.333 1.393.333 0 420.000
Chăn giữ 0 0 0 0 96.666 0 0 0
Thu hoạch 0 0 0 0 0 0 0 0
Cắt cỏ 0 0 0 0 266.667 0 0 0
Thuê 0 0 0 560.000 0 0 0 400.000
Chăm sóc 0 0 0 560.000 0 0 0 400.000
Chăn giữ 0 0 0 0 0 0 0 0
Cắt cỏ 0 0 0 0 0 0 0 0
Thu hoạch 0 0 0 0 0 0 0 0
3. Tổng thu nhập 0 0 25.000 15.390.000 3.266.667 3.426.667 0 7.475.000
4. Tổng chi phí 0 0 12.500 10.835.782 2.656.667 3.301.666 5.171.667
5. Lợi nhuận 0 0 12.475 4.554.218 610.000 125.001 0 2.303.333
10. Thuận lợi và khó khăn của các hộ xã viên
A. Nhóm hộ giàu
stt Sinh Thái Lao động Vốn
Vay vốn
Tín dụngTư nhân Mua trả chậm
Thông tin
Thông tin kỹ thuật Thị trường
CQKN CQNN Tại nhà
1 Thuận lợi Thiếu Thiếu 0 0 1 Đủ Đủ Thiếu
2 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
3 Thuận lợi Thiếu Dư 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
4 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
5 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
6 Khó khăn Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
7 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
8 Khó khăn Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
9 Thuận lợi Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
10 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
11 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 0 Thiếu Thiếu Thiếu
12 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
13 Khó khăn Thiếu Thiếu 1 0 0 Thiếu Thiếu Thiếu
14 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
15 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
16 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 1 Thiếu Thiếu Thiếu
17 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
9
pc
-2
3
pc
-2
4
18 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
19 Thuận lợi Thiếu Thiếu 0 0 1 Thiếu Thiếu Thiếu
20 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Đủ
21 Thuận lợi Thiếu Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
22 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
23 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
24 Khó khăn Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
25 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
26 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Đủ
27 Khó khăn Thiếu Dư 0 0 0 Dư Đủ Đủ
28 Thuận lợi Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
29 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
30 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
B. Nhóm hộ trung bình
Mã
số Sinh thái Lao động Vốn
Vay vốn
Tín dụng Tư nhân Mua trả chậm
Thông tin
Thông tin kỹ thuật
CQKN CQNN Tại nhà
31 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
32 Thuận lợi Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
33 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
34 Thuận lợi Thiếu Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
35 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Đủ
36 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
37 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
38 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
39 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
40 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
41 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Thiếu Thiếu Thiếu
42 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Đủ
43 Khó khăn Thiếu Thiếu 1 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
44 Khó khăn Thiếu Thiếu 1 0 0 Thiếu Thiếu Thiếu
45 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
46 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
47 Thuận lợi Thiếu Thiếu 1 0 0 Thiếu Thiếu Thiếu
48 Thuận lợi Thiếu Đủ 0 0 0 Đủ Đủ Thiếu
49 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
50 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 1 Đủ Đủ Thiếu
51 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Đủ Thiếu
52 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
53 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
54 Thuận lợi Thiếu Thiếu 0 0 1 Thiếu Thiếu Thiếu
55 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
56 Thuận lợi Đủ Thiếu 0 0 1 Đủ Thiếu Thiếu
9
pc
-2
5
57 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
58 Khó khăn Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
59 Thuận lợi Đủ Thiếu 1 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
60 Thuận lợi Đủ Đủ 0 0 0 Đủ Thiếu Thiếu
C.
9
pc
-2
6
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1198.pdf