Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------------
CHU THỊ HỒNG HUYỀN
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------------------------
CHU THỊ HỒNG HUYỀN
ĐIỀU TRA VÀ ĐÁ
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu từ TS. Lê Đồng Tấn. Nhân
dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh,
khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Lời cảm ơn chân thành gửi tới các cán bộ thuộc ban quản lý dự án 661
huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ chuyên môn và thu thập
số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu
hoàn thành tốt luận văn.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Chu Thị Hồng Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Chu Thị Hồng Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTV Thảm thực vật
ĐTĐNT Đất trốn đồi núi trọc
VAC Vƣờn - Ao - Chuồng
VACR Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng
RNV Rừng - Nƣơng - Vƣờn
OTC Ô tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc .................................................................................. 3
1.2. Chiều hƣớng nghiên cứu ................................................................................................................ 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ............................................................................ 3
1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc .............................................................................................................. 3
1.2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................................................... 5
1.2.2. Xu hƣớng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc .......................................................................... 7
1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu ............................................... 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................... 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 13
CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ....................................................................... 16
3.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 16
3.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................................. 16
3.1.2. Địa hình ..................................................................................................................................... 16
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................................................ 16
3.1.4. Thổ nhƣỡng ................................................................................................................................ 20
3.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................................................. 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 23
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật ...................................................................................................... 23
4.1.1. Hệ thực vật ................................................................................................................................. 23
4.1.2. Thảm thực vật ............................................................................................................................. 25
4.1.2.1. Rừng kín .................................................................................................................................. 25
4.1.2.2. Rừng thƣa ................................................................................................................................ 27
4.1.2.3. Thảm cây bụi ........................................................................................................................... 28
4.1.2.4. Thảm cỏ ................................................................................................................................... 28
4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT .......................................................... 29
4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc ................................................................................... 29
4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc ............................................................................................ 30
4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc ................................................................................... 34
4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc .................................................................................. 36
4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ......................................................... 37
4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................. 37
4.3.2.Quản lý và chăm sóc .................................................................................................................... 39
4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3.3.1. Mức đầu tƣ và thu nhập ............................................................................................................ 40
4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT ......................................................... 48
4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc .................................................................................. 51
4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT ................................................................................ 51
4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................................................. 52
4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................................................... 53
4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc .................................................................. 55
4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc ........................................................................... 57
4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu ............................................................... 54
4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp ........................... 59
4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc ........................ 62
4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc ........................................................................... 65
4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................................................. 65
4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên ......................................................................................... 65
4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ ......................................................................... 66
4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ ...................................................................................... 66
4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày .............................................................................. 66
4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp ...................................................................................................... 67
4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trƣờng................................................................. 68
4.6.3. Giải pháp về vốn ......................................................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 71
Kết luận ............................................................................................................................................... 71
Đề nghị ................................................................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 74
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Nội dung Trang
Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên 17
Bảng 3.2 Số giờ nắng trung bình trong tháng 17
Bảng 3.3 Tổng lƣợng mƣa các tháng trong năm 19
Bảng 4.1 Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc ở Đồng Hỷ 30
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ 31
Bảng 4.3 Diện tích đất năm 2008 phân theo loại đất xã, thị trấn 33
Bảng 4.4 Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008 38
Bảng 4.5 Số hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng áp dụng phƣơng
thức trồng rừng phòng hộ
40
Bảng 4.6 Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai
tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
41
Bảng 4.7 Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất trên 1ha rừng khoanh
nuôi không tác động (12 năm) tại xã Văn Lăng - Đồng hỷ
- Thái Nguyên
43
Bảng 4.8 Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1ha vƣờn rừng tại xã Minh
Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (tính đến năm
2009)
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH
TT Nội dung Trang
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ các tháng từ năm 2005 đến 2008 18
Đồ thị 3.1 Đồ thị biến thiên số giờ nắng trong tháng 18
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biến thiên lƣợng mƣa các tháng từ năm 2005 - 2008 19
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ 22
Ảnh 1 Xử lý thực bì chuẩn bị đất trồng rừng 95
Ảnh 2 Hình ảnh đồi trọc ở xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 95
Ảnh 3 Mô hình VACR xóm Tam Va, xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 96
Ảnh 4 Trồng rừng phòng hộ trên núi đá vôi ở xã Hòa Bình, huyện
Đồng Hỷ
96
Ảnh 5 Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động ở xã Văn
Lăng, huyện Đồng Hỷ.
97
Ảnh 6 Rừng tự nhiên >3ha của nhà ông Hoàng Văn Lƣơng, Nông
Văn Bình, bà Nguyễn Thị Xim, Lý Thị Thành thuộc xóm
Hang Cô, xã Hóa Trung
97
Ảnh 7 &
ảnh 8
Mô hình nông lâm kết hợp nhà chị Lý Thị Sen, xóm La
Thông, xã Hóa Trung; Mô hình nông lâm kết hợp xóm Tam
Va, xã Văn Lăng.
98
Ảnh 9. Mô hình trồng rừng sản xuất của nhà anh Nông Văn Đông
Xóm La Thông, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ.
99
Ảnh 10. Mô hình nông lâm kết hợp tại xóm Tam Va, xã Văn Lăng,
huyện Đồng Hỷ.
100
Ảnh 11. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động của nhà ông Nông
Văn Sài và Luân Văn Tuấn, xóm Hang Cô, xã Hóa Trung
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Rừng là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hơn nữa còn có
chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng; rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí
hậu, đảm bảo chu chuyển Oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên trái đất; duy trì
tính ổn định độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán; ngăn chặn xói mòn đất,
làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai; bảo tồn nguồn nƣớc mặt,
nƣớc ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí, nƣớc [44].
Rừng là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi lƣu giữ nguồn
gen và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con ngƣời.
Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nhƣng hiện nay rừng đã và vẫn đang bị
chặt phá khai thác dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quí có giá
trị sử dụng cao ngày càng bị cạn kiệt. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này,
ngoài công tác xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ nguồn gen, thì phục hồi
các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái là thực sự cần thiết. Cùng với quá trình
thoái hoá của thảm thực vật là quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi.
Các nhà khoa học đều nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên
nhân chính gây ra các thảm hoạ nhƣ thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng
với việc khai thác và sử dụng đất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng để phủ xanh
những vùng đất trống trọc là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành chọn đề tài: "Điều tra, đánh
giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên"
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, mô hình hợp lý để phủ xanh
đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên.
2. Điều tra thống kê và phân loại các mô hình hiện có.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình.
4. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc.
Ý nghĩa của đề tài
+ Về lý luận
Góp phần nghiên cứu khả năng phục hồi của thảm thực vật trên đất
trống đồi núi trọc thông qua các hoạt động xây dựng của con ngƣời tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp
và xây dựng mô hình phủ xanh.
+ Về thực tiễn
Thảm thực vật trên vùng đồi núi huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có
vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo nguồn nƣớc sinh
hoạt và sản xuất cho nhân dân trên một phạm vi khá rộng của huyện Đồng
Hỷ. Toàn bộ khu vực này vốn đƣợc che phủ bởi kiểu rừng kín thƣờng xanh
mƣa mùa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, là lá chắn bảo vệ nguồn nƣớc
hiện có cũng nhƣ các hệ sinh thái quan trọng khác. Nhƣng cho đến nay chúng
đã bị phá hủy nghiêm trọng, thay thế vào đó là các thảm thực vật thứ sinh
nghèo kiệt, hoặc rừng trồng thuần loại đơn giản về thành phần cấu trúc.
Những sự suy giảm này làm cho thảm thực vật đã không đáp ứng đƣợc vai trò
phòng hộ và bảo vệ cảnh quan. Vì vậy, ý nghĩa thực tiễn của đề tài là: lựa
chọn các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc
bằng khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng sản xuất hay bằng giải pháp nông
lâm kết hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc
Trần Đình Lý (2003) đƣa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những
vùng đất chƣa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhƣng đã bị tàn
phá mà trên đó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn
quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi bị thoái hóa, năng suất thấp,
không ổn định". Đây là định nghĩa đầu tiên về đất trống đồi trọc ở nƣớc ta
[27] . Tác giả cũng đã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc phẫu diện và
độ phì của đất, phân chia đất trống đồi trọc ở nƣớc ta thành 3 nhóm nhƣ sau:
- Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị
đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi
bỏ hóa.
- Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc đƣợc hình thành do rừng bị
chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần
nhƣng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị
xói mòn rửa trôi thoái hóa mạnh.
- Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ
sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chƣa hoàn chỉnh.
1.2. Chiều hƣớng nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
1.2.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước
Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo
cáo hàng năm cho biết trong giai đoạn 1996-1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau. Có thể nêu một số mô hình đã
thực hiện nhƣ sau:
Tại châu Phi: gồm các nƣớc Zambia, Tanzania, Zambabuwe. Các mô
hình đã thực hiện:
- Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation woodlost) nhằm phủ xanh đất
trong thời kỳ bỏ hoá. Trong mô hình này, ngƣời ta đã dùng cây Điển
(Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng để phủ xanh
đất trong thời kỳ bỏ hoang. Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi. Phần còn lại
đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dƣỡng cho đất.
- Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả đa tầng (Multitistrata). Trong mô
hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống
trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập.
- Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ
chăn nuôi dƣới tán rừng thứ sinh.
Tại châu Mỹ La Tinh: gồm các nƣớc Brazil, Peru, Mexico. Các mô
hình đã xây dựng đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn lƣơng thực và phủ
xanh đất trống trọc. Những mô hình đã thực hiện gồm:
- Mô hình trồng trọt cải tạo vƣờn nhà (Homgarden)
Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multistrata), trồng
cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng. Năm 1968, F.A.
Bazzaz nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật trên đất sau
trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, Illions (Mỹ) [45].
Tại châu Á: gồm các nƣớc Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các mô
hình đã thực hiện là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh để bảo
vệ đất và tăng thu nhập cho hệ nƣơng rẫy.
- Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm Cỏ tranh (Imperata
cylindrica).
- Mô hình trồng cây trên đỉnh đồi để chống xói mòn.
- Mô hình trồng cây họ đậu trong việc phủ xanh cải tạo đất.
- Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại.
Những nghiên cứu khác cũng đã đƣợc thực hiện: phƣơng pháp xây
dựng mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L. Roche, 1982),
đào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ
xanh đất trống đồi trọc (R.F. Fisher, 1991). Năm 1992, T.Tiunei và cộng sự
nghiên cứu về phục hồi thảm thực vật thứ sinh trên đất sau nƣơng rẫy ở
Mengla - XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho thấy, sau 10 năm rừng phục
hồi có 3 tầng: tầng cây gỗ ƣu thế, tầng cây bụi, dƣới cùng là tầng cỏ và dây
leo [47].
1.2.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nƣớc ta đã đƣợc thực hiện
từ những năm 1960. Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Điều
đó đƣợc thể hiện qua nhiều chƣơng trình dự án đã và đang thực hiện:
- Dự án PAM - phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Chƣơng trình 327 - trồng rừng phòng hộ.
- Dự án trồng rừng trên đất cát biển Nam Trung Bộ Việt Nam
(PACSA).
- Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ
họp thứ 2, Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997.
- Chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc "Phủ xanh đất trống đồi núi
trọc" mã số 04A (1986-1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
- Chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc "Khôi phục rừng và phát triển
lâm nghiệp" mã số KN03 (1990-1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì.
Theo hƣớng nghiên cứu này, Trung tâm Khoa học Tự nhiên nay là Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tƣ một số đề tài nghiên cứu
nhƣ:
- Nghiên cứu xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc miền núi
Nghệ An (1993-1997), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm [20].
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997-1999), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ
nhiệm [21].
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng hợp
lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (1999-2000), GS.
TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm.
- Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi đá vôi các tỉnh biên
giới bằng các loài cây gỗ quí bản địa (1998-2002), GS. TSKH Nguyễn Tiến
Bân làm chủ nhiệm.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo hệ sinh thái
vùng cát ven biển Gio Linh, Quảng Trị (2001-2003), GS. TSKH Trần Đình
Lý làm chủ nhiệm [23].
Ngoài các chƣơng trình trên, còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các
viện nghiên cứu chuyên ngành nhƣ: Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã và đang đƣợc thực hiện.
1.2.2. Xu hƣớng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc
Do quá trình quản lý chƣa bền vững, độ che phủ của rừng Việt Nam đã
giảm sút đến mức báo động. Chất lƣợng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ
thấp quá mức. Năm 1943, với diện tích 15 triệu ha, rừng có độ che phủ 43%
diện tích đất tự nhiên, nhƣng ba mƣơi năm chiến tranh với nhiều nguyên nhân
khác nhau, đã làm cho diện tích của rừng thu hẹp khá nhanh, đến năm 1993
chỉ còn lại 9,5 triệu ha, che phủ 28% diện tích đất tự nhiên [44].
Trong những năm gần đây, do có chủ trƣơng trồng rừng và bảo vệ rừng
nên diện tích rừng có chiều hƣớng tăng lên, đến cuối năm 1999 độ che phủ
rừng đạt 33,2%. Theo thống kê năm 2003, diện tích rừng đến cuối năm 2002
đã đạt 35,5% diện tích tự nhiên [44].
* Giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Trƣớc đây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên đất trống đã bị mất hoặc
chƣa có rừng. Nhƣng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện
pháp khác nhƣ nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều đƣợc
coi là phủ xanh đất trống đồi trọc.
Trần Đình Lý (1995), đã đƣa ra 6 giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi
trọc: 1. Khoanh nuôi phục hồi rừng; 2. Khoanh nuôi phục hồi các thảm thực vật
(TTV) phòng hộ; 3. Trồng rừng; 4. Trồng các loại cây ăn quả; 5. Trông cây
lƣơng thực; 6. Thực hiện giải pháp nông lâm kết hợp [22].
Nhƣ vậy, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ có trồng rừng, mà nó còn
có giải pháp khác đó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp, trồng
cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vƣờn rừng, đồng cỏ chăn nuôi...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng
Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ)
bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thƣờng tập trung vào việc tuyển chọn
và khảo nghiệm giống, nghiên cứu điều kiện lập địa, phƣơng thức trồng, sinh
trƣởng phát triển của các loài, cấu trúc rừng phục vụ cho công tác chăm sóc tu
bổ [28].
Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng,
các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới theo
hƣớng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa.
Trần Ngũ Phƣơng (2000) đã mô tả qui luật cấu trúc và quá trình phục hồi
của các kiểu rừng nhiệt đới ở Việt Nam và đƣa ra giải pháp tái sinh nhân tạo
bằng trồng rừng hỗn loài nhiều tầng kết hợp cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây đặc sản và các sản phẩm phi gỗ khác. Theo mô hình này thì tầng trên
(tầng cây gỗ) là các loài cây gỗ bản địa có giá trị thƣơng mại cao. Tầng dƣới
(tầng ƣu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây đặc sản. Tầng dƣới tán là các loài
cây thuốc, cây làm thức ăn gia súc và cây lƣơng thực.
*Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng
Cho tới nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để
tăng nhanh độ che phủ rừng của nƣớc ta. Vấn đề này đã đƣợc nhà nƣớc đặc biệt
quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái
sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho
rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Qui phạm phục hồi rừng
bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98).
Lê Ngọc Công (2003), nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên và vùng phụ cận, đã phân thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vật thành các nhóm dạng sống nhƣ sau: 1. Cây gỗ; 2. Cây bụi; 3. Cây cỏ; 4.
Dây leo, cho từng trạng thái nghiên cứu [13].
Lê Đồng Tấn và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi
tại một số địa phƣơng: Kon Hà Nừng (giai đoạn 1990 - 1995), Con Cuông -
Nghệ An (giai đoạn 1992 - 1996), Sơn La (giai đoạn 1990 - 2000), Lai Châu
(2000 - 2002), và gần đây là tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (giai đoạn
2001 2005) cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật không
cao. Trên đất tốt sao 8-9 năm nếu không bị lửa rừng, chặt phá hay chăn thả thì
từ thảm cỏ có thể phục hồi thành rừng non đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng hộ.
Còn về phƣơng diện kinh doanh thì không đáp ứng đƣợc do tỷ lệ các loài cây
có giá trị kinh tế không nhiều. Trên đất xấu quá trình lâu hơn, có thể mất 14 -
16 năm (ở Sơn La, Mê Linh - Vĩnh Phúc) mới có thể thành rừng. Tuy nhiên
nếu có biện pháp lâm sinh thích hợp (phát luỗng, vệ sinh, trồng dặm) thì quá
trình sẽ nhanh hợn.
Đinh Hữu Khánh (2005) đã nghiên cứu khoanh nuôi thảm cỏ (trạng thái
IC) cho thấy sau 2-5 năm áp dụng giải pháp khoanh nuôi đã tăng độ che phủ
của thảm thực vật cây bụi. Tổ thành thực vật cũng thay đổi theo chiều hƣớng
cây gỗ chiếm ƣu thế, sinh trƣởng của cây tái sinh cũng tăng lên đáng kể.
*Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp
Từ những năm 1980, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô
hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc [28].
Nguyễn Xuân Đợt (1984) sử dụng đất trống đồi núi trọc theo phƣơng thức
nông lâm kết hợp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên
rừng phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội bảo vệ môi trƣờng.
Lâm Công định (1982, 1984) đã có một số công bố trong đó trình bày cơ
sở khoa học và cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp, giới thiệu một số mô hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nông lâm kết hợp có thể thực hiện ở các tỉnh miền núi để phủ xanh đất trống đồi
núi trọc.
Theo hƣớng xây dựng mô hình kinh tế môi trƣờng, Nguyễn Hải Tuấn và
cộng sự (1993) đã nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế môi trƣờng bền vững ở
vùng thƣợng nguồn sông Trà Khúc. Lê Trần Chấn (1994) xây dựng mô hình
nông lâm kết hợp 3 tầng: tầng vƣợt tán là cây công nghiệp, tầng ƣu thế sinh thái
là Cam bù và tầng dƣới tán là cây ƣa bóng đa tác dụng [28].
Phan Anh (2004) đã xây dựng mô hình Vƣờn - Ao - Chuồng (VAC), mô
hình Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh đất
trống đồi trọc ở Bản dân tộc Vân Kiều - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở
kết qủa đạt đƣợc tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển vƣờn cây lâu năm theo
hƣớng vƣờn đồi, vƣờn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hƣớng nông nghiệp để
làm vƣờn đồi vƣờn rừng.
1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu
Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu đƣợc
thực hiện qua các chƣơng trình do Nhà nƣớc đầu tƣ: Dự án trồng rừng PAM,
Dự án trồng rừng 327, Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng... Ngoài ra còn
có các dự án do địa phƣơng thực hiện nhƣ: Dự án rừng đặc dụng Thần Sa -
Phƣợng Hoàng, Dự án ATK Định Hoá, Dự án đầu tƣ trồng 5000 ha rừng
nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc còn rất hạn chế. Có
thể nêu lên một số công trình đã thực hiện nhƣ sau:
Đặng Kim Vui (2002) - Nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc rừng thứ sinh
phục hồi sau nƣơng rẫy ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, cho thấy 1-2 tuổi
có 76 loài thuộc 36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5-10 tuổi có 56 loài
thuộc 36 họ, 11-15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ. Kết quả cho thấy khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trong khu vực là không lớn, vì vậy cần có
giải pháp chăm sóc tu bổ [39].
Lê Ngọc Công (2003) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng và khả năng
phục hồi tự nhiên của các quần xã thực vật tái sinh trên đất sau nƣơng rẫy tại
Thái Nguyên. Theo tác giả khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trên
đất sau nƣơng rẫy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thoái hoá đất, nguồn giống
._.và điều kiện lập địa [13].
Lê Đồng Tấn (2007) – Đã có công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả
kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại Thái Nguyên - Bắc
Kạn. Theo tác giả mô hình phủ xanh bằng khoanh nuôi phục hồi rừng đã
mang lại hiệu quả sinh thái cao đó là tạo ra đƣợc thảm thực vật đa dạng có
khả năng bảo vệ đất, bảo vệ mô trƣờng, nhƣng về hiệu quả kinh tế thì không
cao. Trong khi mô hình vƣờn rừng và mô hình trồng rừng sản xuất đã mang
lại lợi nhuận cao, góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cho ngƣời
dân địa phƣơng. Cũng tác giả và cộng sự, trong hai năm (2006-2007), đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp và qui trình phủ
xanh đất trống đồi núi trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn”. Kết quả nghiên cứu
là những dẫn liệu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất
trống trọc, hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc làm
cơ sở cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống trọc tại hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Kạn. Tuy nhiên theo tác giả, kết quả đạt đƣợc mới là bƣớc
đầu và cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu bổ sung. Đối với Thái Nguyên, các
nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại các huyện Đại Từ, Phú Lƣơng và Định Hoá.
Những vùng khác, trong đó có huyện Đồng Hỷ - một địa phƣơng có tỷ lệ đất
trống đồi núi trọc khá cao so với các địa phƣơng khác trong tỉnh còn chƣa
đƣợc nghiên cứu [28].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phạm Ngọc Thƣờng (2003), khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh
tự nhiên sau nƣơng rẫy cho rằng: mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV tái sinh
có đặc trƣng về tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và chất lƣợng cây tái
sinh khác nhau... Chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng cây tái sinh thể hiện trên 3
phƣơng diện: Về kỹ thuật, kinh tế và về sinh vật học [34].
Tại Đồng Hỷ, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu đƣợc thực
hiện qua các chƣơng trình do Nhà nƣớc đầu tƣ: Dự án trồng rừng PAM, Dự
án trồng rừng 327, Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng thông qua dự án
661... Ngoài các dự án do nhà nƣớc đầu tƣ, huyện Đồng Hỷ còn có dự án
trồng 5.000 ha rừng nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm tỉnh Thái Nguyên.
Việc thực hiện các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm và phát triển trang
trại trong những năm 1990 trở lại đây đã góp phần phủ xanh, làm giảm diện
tích đất trống trọc tại các địa phƣơng trong huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Điều tra, đánh giá hiện trạng đất trống đồi trọc và mô hình phủ xanh đất
trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng đất trống đồi trọc,
chúng tôi đã thực hiện các tuyến điều tra nhƣ sau: gồm 4 tuyến.
- Tuyến 1: Thị trấn Chùa Hang - xã Hóa Trung
- Tuyến 2: Thị trấn Chùa Hang - xã Khe Mo
- Tuyến 3: Thị trấn Chùa Hang - xã Tân Long
- Tuyến 4: Thị trấn Chùa Hang - xã Văn Lăng
* Thu thập số liệu ngoài thực địa đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp
điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn.
- Tuyến điều tra: Đƣợc xác đinh theo hai hƣớng song song và vuông
góc với đƣờng đồng mức. Cự ly giữa hai tuyến là 50 - 100m tùy theo địa hình
cho phép. Để thu thập số liệu thảm thực vật chúng tôi áp dụng ô tiêu chuẩn
(OTC) 400m
2
(20x20m) cho tất cả các trạng thái. Để thu thập số liệu về cây
tái sinh trong OTC thiết lập hệ thống ô dạng bản có kích thƣớc 4m2 (2x2m).
- Thu thập số liệu (chiều cao, đƣờng kính cây, độ tàn che, năng suất cây
trồng, sinh trƣởng phát triển cây trồng) trên ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra
đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp điều tra lâm học đang đƣợc áp dụng
hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Tổng số đã điều tra 50 ô tiêu chuẩn, trong đó 20 ô 400m2 (thảm cỏ cây
bụi), 10 ô 1600m2 (rừng thứ sinh mới phục hồi), 10 ô 2000m2 (rừng thứ sinh
trƣởng thành), 10 ô 2000m2 - rừng già (rừng nguyên sinh - rừng bị khai thác
kiệt).
* Phân loại đất trống đồi trọc theo các phƣơng pháp của Trần Đình Lý
(2003).
* Đánh giá hiệu quả quả kinh tế của các mô hình bằng việc sử dụng các
phần mềm thông dụng trên máy tính với các chỉ tiêu và phƣơng pháp tính
toán nhƣ sau:
- Năng suất kinh tế của các loại cây trồng trong mô hình
- Tổng thu nhập của mô hình
- Hao phí vật chất (đầu tƣ) của mô hình
- Thu nhập của mô hình = tổng thu nhập - hao phí vật chất
- Lãi thuần của mô hình = tổng thu nhập - (hao phí vật chất + hao phí
lao động)
- Tỷ suất lợi nhuận của mô hình = lãi thuần/(hao phí vật chất + hao phí
lao động)
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế tập trung vào các mô hình sau:
- Mô hình trồng rừng sản suất
- Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng gồm có khoanh nuôi có tác
động và khoanh nuôi không tác động.
- Mô hình vƣờn rừng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình đƣợc thực hiện trên qui mô
hộ gia đình. Vì thực tế tại địa phƣơng, sau chủ trƣơng giao đất giao rừng thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mọi công việc sản xuất nông lâm nghiệp đều do hộ gia đình quyết định trên
cơ sở những qui định chung của Nhà nƣớc. Hợp tác xã hay hệ thống các ban
ngành tại địa phƣơng chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, tƣ vấn và điều hành theo chủ
trƣơng chung của Nhà nƣớc.
* Áp dụng phƣơng pháp điều tra đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham
gia (PRA) thông qua việc phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân để thu thập số liệu
đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, xác định các nguyên nhân hình
thành đất trống đồi núi trọc, đánh giá nguyên nhân kém hiệu quả của công tác
phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
* Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc: Thực hiện theo mục
đích sử dụng đất trên cơ sở phân tích tính hiệu quả của các mô hình tại địa
phƣơng, kết hợp tham khảo những mô hình điển hình tiên tiến có khả năng
nhân rộng ở các địa phƣơng khác trong vùng trung du miền núi và dựa vào
đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, nhu cầu và tiềm năng kinh tế của
ngƣời dân.
* Đề xuất loài cây trồng
Ƣu tiên chọn loài cây bản địa, những loài cây trồng (kế cả cây nhập
nội) đã trồng mà phát triển tốt và có hiệu quả cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của
ngƣời dân và xã hội, đảm bảo mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống của ngƣời dân.
Tuyển chọn loài cây từ các vùng sinh thái khác, cây nhập nội thích nghi
với điều kiện sinh thái trong vùng và đáp ứng đƣợc các tiêu chí trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi phía nằm về đông bắc tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên 45.774,98 ha, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía
Tây giáp huyện Phú Lƣơng, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện
Phú Bình, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai.
3.1.2. Địa hình
Đồng Hỷ có địa hình đặc trƣng là đồi núi cao và trung bình xen kẽ với
ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, độ cao tuyệt đối so với
mặt nƣớc biển cao nhất là núi Bắc Lâu thuộc xóm Tân Sơn, xã Văn Lăng,
huyện Đồng Hỷ có độ cao 638m. Ngoài ra còn có núi Đồi Gianh thuộc xóm
Khe Cạn, xã Văn Lăng có độ cao là 515m, nói chung độ cao trung bình so với
mặt nƣớc biển từ 50 m - 430m, độ cao tƣơng đối trung bình từ 10m - 190m.
Độ dốc từ 10 - 23o.
3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng Thuỷ văn, lƣợng mƣa trung bình
hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C- tháng 6)
với tháng lạnh nhất 15,20C- tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm
dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong
năm. Tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng
dƣới 180C) chỉ trong 3 tháng. Độ ẩm trung bình 84 - 86%, thấp nhất vào mùa
khô 78%, cao nhất vào mùa mƣa 89%. Mặt khác do sự chi phối của địa hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thấp dần từ Bắc xuống Nam nên trong mùa đông khí hậu của Thái Nguyên
đƣợc chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:
Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lƣơng, Nam Võ Nhai, Bắc
Đồng Hỷ.
Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã
Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữa
các khu vực trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉ
chênh lệch nhau khoảng 0,5 - 1,00C. Nhƣng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong
mùa đông chênh nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở Thái Nguyên là
3
0C). Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ôn trong năm đạt
khoảng 8.000 - 8.5000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, số giờ nắng
trong năm khoảng 1.300 giờ.
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (0C)
N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB
2005 15,7 17,6 18,8 24 28,6 29,3 28,9 28,3 28,3 25,7 21,9 16,6 23,6
2006 17,7 18 20 25,1 26,5 29 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3 24
2007 16,2 21,6 20,7 22,9 26,7 29,4 29,6 28,5 26,8 25,4 20,3 29,5 24
2008 14,4 13,5 20,8 24 26,7 28,1 28,4 28,2 27,7 26,1 20,5 17,3 23
Nguồn: Trạm khí tƣợng Thái Nguyên
Bảng 3.2: Số giờ nắng trung bình trong tháng tại Thái Nguyên
TỔNG SỐ GiỜ NẮNG TRONG THÁNG
N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG
2005 26 17 28 63 179 127 195 153 194 143 98 71 108 1294
2006 45 21 23 86 154 160 168 110 184 122 122 89 106 1274
2007 55 54 23 70 161 191 205 153 133 115 190 34 115 1374
2008 55 27 71 54 128 110 156 148 153 108 158 101 106 1269
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biến thiên nhiệt độ các tháng từ năm 2005 đến 2008
Đồ thị 3.1: Đồ thị biến thiên số giờ nắng trong các tháng từ năm 2005 đến 2008
* Về chế độ mưa:
Đồng Hỷ có con sông chính chảy qua là sông Cầu với chiều dài 110km,
lƣu vực 3480km2. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác, lòng suối hẹp, chế độ
thuỷ văn thất thƣờng, mùa mƣa thƣờng gây lũ lụt, mùa khô mực nƣớc nông
cạn, khả năng vận chuyển bằng đƣờng thuỷ kém.
Với lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1.500-2.500 mm, tổng lƣợng nƣớc
mƣa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên,
Biến thiên giờ nắng trong tháng
0
50
100
150
200
250
Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB
tháng
o
C
2005
2006
2007
2008
Biến thiên nhiệt độ trong tháng
0
10
20
30
40
Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB tháng
t
o
2005
2006
2007
2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian,
do sự chi phối của địa hình nên lƣợng mƣa có sự khác nhau giữa các khu vực,
lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi
đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian,
lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong
đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm và vì
vậy thƣờng gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12,
tháng 1, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm.
Bảng 3.3. Tổng lượng mưa các tháng trong năm
TỔNG LƢỢNG MƢA THÁNG
N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG
2005 18.7 39.6 58.6 40.5 181.2 224.5 328.2 410.9 292.3 9 93 47.9 145.4 1744.4
2006 2.3 24.4 41 19.6 391.3 233.5 262.7 328.5 215.9 83.1 87.3 6.3 141.3 1695.9
2007 2.1 39.1 85.7 135.4 160.2 238.1 317.2 120.8 273.3 45.7 9.9 23.8 120.9 1451.3
2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200.1 5.3 169.2 2030.2
Nguồn: Trạm khí tƣợng Thái Nguyên
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biến thiên lượng mưa các tháng từ năm 2005 - 2008
* Tốc độ gió và hướng gió
Trên địa bàn Thái Nguyên, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có
hƣớng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hƣớng Nam và Đông Nam. Tốc độ
Biến thiên lƣợng mƣa trong năm
0
100
200
300
400
500
600
Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB Tháng
mm
2005
2006
2007
2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
gió trung bình trong các tháng khoảng từ 1,2 đến 1,6m/s. Tốc độ gió lớn nhất
dao động trong khoảng từ 10 đến 20 m/s.
3.1.4. Thổ nhƣỡng
Chủ yếu là đất Feralít có màu vàng đến vàng nhạt phát triển trên đá mẹ
phiến thạch sét. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, có độ sâu tầng đất
mặt từ 30 - 45cm tỷ lệ đá lẫn 5 -25%, độ nén chặt từ hơi chặt đến chặt, tình
hình xói mòn mặt trung bình, đất xếp loại đất cấp 2 - 3. Đồng Hỷ có những
loại đất chính sau đây:
Đất Feralít mùn phát triển trên đá mác ma chua
Đất Feralít mùn vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá sét
Đất Feralít vùng đồi phát triển trên nhóm đá mác ma
Đất Feralít dốc tụ
3.2. Kinh tế xã hội
Đồng Hỷ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên với tổng diện
tích tự nhiên 45.774,98ha, trong đó đất nông nghiệp 35.295,51 ha chiếm
77,1% tổng diện tích tự nhiên.
- Dân số: Toàn huyện có 26.901 số hộ, với 114.893 nhân khẩu, với 8
dân tộc anh em đó là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Hoa, H'Mong, Cao lan.
Trong đó phần lớn là ngƣời kinh chiếm 53%. Mật độ dân số 251 ngƣời/km2,
với hơn 84% dân số là nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là
11,76%o.
- Về kinh tế: Sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Sản lƣợng
lƣơng thực qui ra thóc 36,041 tấn năm 2008. Bình quân lƣơng thực:
314kg/ngƣời/năm. Toàn huyện có 18 trạm biến thế gần 95% dân số đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dùng điện, trên 90% số hộ có tivi, trên 80% số hộ có đài, gần 40% số hộ có
điện thoại. Toàn huyện đã kiên cố hóa đƣợc 120,9 km kênh mƣơng, có 30
doanh nghiệp...
- Về giao thông: Do địa bàn huyện rộng, diện tích đồi rừng chiếm 2/3
diện tích nên việc đi lại cũng còn gặp khó khăn, cả huyện có tuyến đƣờng
quốc lộ 1B, các tuyến đƣờng liên xã đã đƣợc rải nhựa, rải cấp phối, bê tông
nhƣng đã có nhiều đoạn đƣờng đang xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn đƣờng
đất tới các bản làng. Năm 2008 đã nâng cấp đƣợc 18km đƣờng liên thôn.
- Về giáo dục: Cả huyện có 19 nhà trẻ mẫu giáo (04 trƣờng công lập, 15
trƣờng dân lập), có 25 trƣờng tiểu học trong đó có 02 trƣờng tiểu học đạt
chuẩn quốc gia và 18 trƣờng THCS, 02 trƣờng THPT.
- Về Y tế: Toàn huyện có 18 trạm xá và 01 bệnh viện, 01 phòng khám
đa khoa khu vực.
Đánh giá chung
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, dân số phân bố không đồng đều. Vì
vậy việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng, cải tạo và phục hóa đất
đai còn gặp khó khăn.
Với sự tăng trƣởng nền kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh nói chung và
của huyện nói riêng, đã cải thiện đời sống của nhân dân khá nhiều. Năm 2008
nền kinh tế tăng trƣởng hàng năm của huyện Đồng Hỷ là 57,31%, chỉ số phát
triển giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2008 là 98,09%, cùng với
việc giao đất giao rừng và ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân hiện nay là điều
kiện tích cực, thuận lợi cho công tác phục hồi rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Nền kinh tế đƣợc xác định là nền kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp -
Xây dựng. Cơ cấu này là phù hợp với tiềm năng kinh tế của huyện. Sản xuất
nông nghiệp đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định, giải quyết đƣợc nhu cầu
lƣơng thực của nhân dân, khắc phục đƣợc tình trạng đói giáp hạt ở những năm
trƣớc đây.
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chƣơng 4.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật
4.1.1. Hệ thực vật
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm
thực vật tại hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn [13, 28, 33]. Tuy nhiên, chƣa có
công trình nào nghiên cứu riêng cho huyện Đồng Hỷ. Do vị trí địa lý là nằm ở
vùng trung tâm, nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi Bắc Bộ với các vùng miền núi
phía Bắc nên có thể khẳng định hệ thực vật của huyện Đồng Hỷ là một thành
phần của hệ thực vật trong khu vực. Lê Đồng Tấn (2007) [28] đƣa ra con số
cho thấy hệ thực hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn có 828 loài thực vật bậc cao
có mạch thuộc 479 chi, 141 họ. Theo Lê Ngọc Công (2003) hệ thực vật tỉnh
Thái Nguyên có: 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [13]. Riêng huyện Đồng Hỷ,
chúng tôi đã thống kê 443 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 306 chi, 104
họ 5 ngành thực vật nhƣ sau:
Ngành Thông đất (Lycopodiophita): 2 họ, 2 chi 3 loài
Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 2 loài
Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta): 7 họ, 14 chi, 18 loài
Ngành Thông (Pinophyta): 2 họ, 2 chi, 3 loài
Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta): 92 họ, 287 chi, 417 loài. Trong đó:
o Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida): 73 họ, 228 chi, 333 loài
o Lớp 1 lá mầm (Liliopsida): 19 họ, 59 chi, 84 loài
Danh sách các loài đƣợc trình bày trong phụ lục 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Trong hệ thực vật những họ có nhiều chi gồm: họ Đâu (Fabaceae) 21
chi, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 20 chi, họ Cỏ (Poaceae) 19 chi, họ Cúc
(Asteraceae) 11 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 10 chi, họ Re (Laraceae) và họ
Lan (Orchidaceae) cùng có 8 chi, họ Bông (Malvaceae) và họ Xoan
(Meliaceae) có 7 chi, họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Sảng
(Sterculiaceae) và họ Du (Ulmaceae) có 6 chi; họ Xoài (Anacardiaceae), họ
Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Bồ hòn
(Sapindaceae) và họ Đay (Tiliaceae) có 5 chi.
Những họ có nhiều loài gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 30 loài, sau
đó là họ Cỏ (Poaceae) 29 loài, họ Đậu (Fabaceae) 26 loài, họ Dâu tằm
(Moraceae) 17 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Re (Lauraceae) có 14 loài,
họ Cúc (Asteraceae) 12 loài, Họ Sảng (Sterculiaceae), họ Bông (Malvaceae),
họ Lan (Orchidaceae) có 10 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 8 loài; họ
Cau dừa (Arecacaea), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay
(Tiliaceae), họ Du (Ulmaceae) cùng có 7 loài; họ Dẻ (Fabaceae), họ Na
(Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Xoan (Meliaceae) có 6 loài; họ Đơn nem
(Myrsinaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bố hòn
(Sapindaceae) có 5 loài.
Số loài của hệ thực vật huyện Đồng Hỷ bằng 53,50% so với số loài,
63,88% số chi và 73,75 % số họ so với hệ thực vật Thái Nguyên - Bắc Kạn.
Các loài, chi, họ trong hệ thực vật huyện Đồng Hỷ đều thuộc hệ thực vật của
Thái Nguyên - Bắc Kạn.
Những loài cây gỗ lớn có giá trị sử dụng cao ít hơn, số lƣợng cá thể của
chúng cũng ít hơn so với các trạng thái thảm thực vật Thái Nguyên. Trong
thành phần gồm chủ yếu cây gỗ nhỏ, cây tiên phong ƣa sáng, cây bụi ít có giá
trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.1.2. Thảm thực vật
Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật Đồng Hỷ -
Thái Nguyên có những quần hệ với các kiểu thảm sau:
4.1.2.1. Rừng kín
- Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp
Kiểu này phân bố ở một số địa phƣơng trong huyện (Tân Long, Văn
Lăng, Văn Hán, Cây Thị), đây là đối tƣợng bị con ngƣời tác động nhiều nên
rừng nguyên sinh không còn. Cấu trúc rừng đã bị phá huỷ, trong tầng cây gỗ
xuất hiện nhiều các loài tiên phong ƣa sáng và chiếm ƣu thế. Tuy nhiên, ở một
số nơi rừng còn đƣợc bảo vệ tốt (xã Tân Long) nên cấu trúc rừng còn thể hiện
tính chất nguyên sinh của chúng. Trong tầng cây gỗ thƣờng gặp các loài gỗ
lớn nhƣ: Sấu (Dracontomelum duperreanum), Xoan nhừ (Choerospondias
axillaris), Đinh (Markhamia stipulata), Trám trắng (Canarium album), Thị
rừng (Diospyros sp.), Nhội (Bischofia javanica), Ràng ràng (Ormosia
balansea), Muồng (Peltophorum dasyrrhachis), Dẻ gai (Castanopsis armata,
C. indica, C. tonkinensis), Dẻ đỏ (Lithocarpus bacgiangensis), các loài De
(Beilschmeidia balansea, Caryodaphnosis tonkinensis, Cinnamomum
bejolghota, Giổi (Manglietia fordiana), Gội (Aphanamixis grandifolia), Lát
hoa (Chukrasia tabularis), Trƣờng mật (Paviesia annamensis), Sâng
(Pometia pinnata), Sến mật (Madhuca pasquieri), Chẹo (Engelhardtia
roburghiana)... Tầng cây bụi gồm các loài trọng đũa (Ardisia neriifolia, A.
gigantifolia), Đơn nem (Maesa balansae) thuộc họ Đơn nem (Myrticaceae),
Lấu (Psychotria montana, P. balansae), Xà căn (Ophiorrhiza sanguinea),
Móc câu đằng (Uncaria macrophylla), Hoắc quang (Wendlandia formosa) họ
Cà phê (Rubiaceae), mua (Melastoma sanguineum, M. septemnervium) họ
Mua (Melastomataceae)... Tầng cỏ quyết là các loài cây thuộc Cỏ (Poaceae),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ráy (Araceae), Riềng (Gingiberaceae), và các loài khuyết thực vật thuộc
ngành dƣơng xỉ. Ngoài ra trong rừng còn có hệ dây leo (chủ yếu thuộc họ Đậu
- Fabaceae) khá phát triển.
- Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi
Kiểu này phân bố trên độ cao dƣới 700m rừng thƣờng có hai tầng cây
chính, tầng trên thƣờng không liên tục với loài ƣu thế là Nghiến
(Burretiodendron hsienmu), Đinh (Markhamia stipulata), Trai lý (Garcinia
fragraeoides), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Thị (Dyospyros
pilosella), Vạng (Endosperma chinense), Vàng anh (Saraca dives), Lọ nồi
(Hydnocarpus hainanensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia
pinnata), Trƣờng (Paviesia annamensis), Lòng mang (Pterospermum
heterophyllum), Sếu (Celtis sinensis)... Tầng dƣới là những quần xã thực vật
mà các loài ƣu thế là tèo nông (Stroblus tonkinensis), Mạy tèo (S.
macrophyllus), Đại phong tử (Hydnocarpus hainanensis)... Cây rừng thƣờng
có đƣờng kính trung bình 50cm và cao trên 20m. tầng dƣới là các loài thuộc
họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae). Tầng cây bụi thƣờng gặp các loài gai
(Boehmeria nivea), Lá han (Celtis sinensis), Dây vác (Tetrastifma
pachyphyllum), Phất dụ (Dracaena sp.), Dứa dại (Pandnus), Lấu (Dracaena
cambodiana), Găng (Randia sp.), Xà căn (Ophiorrhiza sanguinea), Chạc chìu
(Tetracera scandens), Lá dong (Phrynium placentarium), Chuối rừng (Musa
sp.)... Thảm tƣơi có Cói (Carex sp.), Mía dò (Costus speciosus), Ráy
(Alocasia macrorrhiza), Ráy bò (Pothos sp.), Trâm đài (Rhaphidophora sp.),
Gai (Boehmeria nivea), Tiêu ngắn (Piper brevicande), Trầu không rừng
(Piper gymnostachyum), Bóng nƣớc (Impatiens claviger), Rrau dớn
(Callipteris esculenta), Dƣơng xỉ (Dryopteris sp.), Quyết (Pteris sp.)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.1.2.2. Rừng thưa
Khu vực nghiên cứu không có kiểu rừng thƣa nguyên sinh. Các quần xã
thuộc lớp quần hệ này đều đƣợc phát sinh hình thành từ các quần hệ rừng kín
tƣơng ứng nêu trên. Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác
kiệt hay sau nƣơng rẫy đang trong quá trình diễn thế đi lên.
- Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp
Thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh. Các
loài thƣờng gặp là ràng ràng (Ormosia blansea), Hu đay (Tremaorientalis,
T.angustifolia), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga
deticulata), Bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), Chẹo (Engelhardtia
spicata), Thừng mực (Wrightia pubescens), Ớt sừng (Tabernaemontana
bovina), Côm (Elaeocarpus griffithii), Sòi (Sapium discolor), Lim xẹt
(Peltophorum tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsis indica, C. tonkinesis), Sồi
(Lythocarpus variabilis), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis), Chẹo
(Engelhardtia roburghiana), Bời lời (Litsea cubeba, L. monopetala, L.
verticillata, L. umbellata), Kháo (Phoebe tovoyana), Sụ (Machilus
Platycarpa)...
- Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi
Là những trạng thái suy thoái đƣợc phát sinh hình thành từ "Rừng kín
thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi" do khai thác kiệt. Do đó
trong thành phần rải rác thấy xuất hiện các loài gỗ lớn nhƣ đã trình bầy ở trên.
Song những loài cây này thƣờng có kích thƣớc nhỏ hay bị sâu bệnh không có
giá trị sử dụng nên đƣợc chừa lại. Các loài thƣờng gặp là Thị (Diospyros sp.),
Bứa (Garcinia oblongifolia), Sổ (Dillenia indica). Nếu tiếp tục bị khai thác
thì rừng sẽ bị suy thoái thành thảm cây bụi, thảm cỏ và rất khó phục hồi trở
lại. Do đó đối tƣợng cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Rừng tre nứa
Các quần xã thuộc quần hệ này thƣờng nằm xen kẽ và có thành phần
tƣơng tự nhƣ các quần xã thuộc quần hệ rừng kín. Có khác là ở đây do rừng
mới đƣợc phục hồi, hoặc do mới bị khai thác nên độ che phủ của rừng thấp
hơn so với rừng kín. Độ che phủ của rừng thƣa thƣờng giao động trong
khoảng 0,4 - 0,8. Nếu đƣợc bảo vệ và không khai thác rừng sẽ phục hồi trở lại
các kiểu rừng kín tƣơng ứng.
4.1.2.3. Thảm cây bụi
- Thảm cây bụi thƣờng xanh trên đất địa đới.
- Có cây gỗ lá rộng mọc rải rác, Đồng Hỷ không có thảm cây bụi điển
hình mà thƣờng là những khoảnh nhỏ xen lẫn với các trạng thái khác: rừng
thƣa, thảm cỏ, đất canh tác. Những loài cây thƣờng gặp là: Bùm bụp
(Mallotus barbatus, M. contubernalis, M. macrostachys), Me rừng
(Phylanthus emblica), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa),
Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum). Cây gỗ có các đại diện là: Bồ
đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga
deticulata), Bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), Ràng ràng (Ormosia
balansea), Sòi (Sapium sebiferum, S. rotundifolium), Hoắc quang
(Wendlandia formosa).
Với điều kiện nhiệt đới mƣa mùa và đất đai chƣa bị thoái hóa nặng,
thảm cây bụi thƣờng là những trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi
lên của thảm thực vật. Vì vậy, nếu đƣợc bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng
đƣợc phục hồi thành các quần hệ rừng tƣơng ứng.
4.1.2.4. Thảm cỏ
- Thảm cỏ dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thƣờng xanh
Ƣu hợp Chè vè (Miscanthus floridulus). Đƣợc hình thành trên đất sau
nƣơng rẫy bỏ hóa. Trong quần xã chè vè chiếm ƣu thế, các loài cỏ cao mọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cùng Cỏ lau (Saccharum officinarum), Cỏ lách (S. spontaneum), Chít
(Thysanolaena maxima). Thành phần cây gỗ có Bồ đề (Styrax tonkinensis),
Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansea).
- Thảm cỏ không dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thƣờng xanh.
Ƣu hợp chuối rừng, đƣợc hình thành trên đất sau nƣơng rẫy. Thƣờng có
diện tích nhỏ và phân bố ở nơi đất có độ ẩm cao. Các loài cây gỗ thƣờng gặp
là Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansea), một số loài
thuộc chi Ficus.
4.2. Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc
4.2.1. Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi núi trọc
Số liệu thống kê trình bày trong bảng 4.1 cho thấy : toàn huyện có
24.692,73 ha rƣ̀ng tƣơng ƣ́ng độ che phủ 53,96%, và 4.717,54 ha đất trống
đồi trọc, chiếm 10,31%.
Trong số 18 đơn vị hành chính , có đến 13 xã, thị trấn có độ che phủ
rƣ̀ng trên 20%, đó là thị trấn Trại Cau (với diện t ích 202,87 ha, tƣơng ƣ́ng độ
che phủ 31,35%), xã Văn Lăng (4.397,00ha = 68,54%), Tân Long (2.756,58
ha = 67,72%), Hòa Bình (645,50 ha = 51,70%), Quang Sơn (770,20 ha =
46,31%), Minh Lập (490,70 ha = 27,01%), Văn Hán (3.848,20 ha = 59,07%),
Cây Thị (3.305,50 ha = 80,49%), Hóa Trung (224,56 ha = 18,56%), Linh Sơn
(478,81 ha = 29,28%), Hợp Tiến (4.107,90 ha = 79,25%), Tân Lợi (1.169,13
ha = 55,43%), Nam Hoà (764,54 ha = 30,85%).
Có 2 thị trấn và 4 xã có tỷ lệ diện tích đất trồng đồi núi trọ c trên 10% là
thị trấn Chùa Hang (10,34%), Sông Cầu (24,38%), xã Văn Lăng (16,23%), xã
Tân Long (14,02%), xã Quang Sơn (13,51%) và xã Văn Hán (26,99%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4.1: Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi trọc của huyện Đồng Hỷ
Địa phƣơng
Diện tích tự
nhiên (ha)
Độ che phủ
rừng
Tỷ lệ đất trống đồi
trọc
Diện tích
(ha)
(%)
Diện tích
(ha)
(%)
Toàn huyện 45.774,98 24.692,73 53,96 4.717.54 10,31
1. Chùa Hang 309,30 0,58 0,18 32,01 10,34
2. Sông Cầu 1.046,03 105,40 10,07 255,03 24,38
3. Trại Cau 647,10 202,87 31,35 22,00 3,39
4. Văn Lăng 6.414,79 4.397,00 68,54 1.041,49 16,23
5. Tân Long 4.070,11 2.756,58 67,72 571,02 14,02
6. Hòa Bình 1.248,39 645,50 51,70 43,00 3,44
7. Quang Sơn 1.662,99 770,20 46,31 224,80 13,51
8. Minh Lập 1.816,17 490,70 27,01 15,42 0,84
9. Văn Hán 6.514,10 3.848,20 59,07 1.758,50 26,99
10. Khe Mo 3.138,26 1.255,97 40,02 41,74 1,33
11. Cây Thị 4.106,39 3.305,50 80,49 62,60 1,52
12. Hóa Trung 1.209,56 224,56 18,56 32,01 2,64
13. Hóa Thƣợng 1.354,32 132,99 9,81 31,81 2,34
14. Linh Sơn 1.635,01 478,81 29,28 28,68 1,75
15. Hợp Tiến 5.183,26 4.107,90 79,25 314,66 6,07
16. Tân Lợi 2.109,00 1.169,13 55,43 133,60 6,33
17. Nam Hoà 2.477,60 764,54 30,85 83,60 3,37
18. Huống thƣợng 812,60 36,30
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2008
4.2.2. Tình hình sử dụng đất trô ̀ng đồi núi trọc
Trong thống kê lâm nghiệp ngƣời ta đã xếp tất cả các trạng thái Ia (cỏ,
lau lách), Ib (cây bụi, gỗ, tre rải rác), Ic (nhiều cây gỗ tái sinh), núi đá không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cây và các bãi cát, lầy, đất bị xâm hại vào nhóm đất trống trọc. Theo cách
thống kê này , chúng tôi đã tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng đất và diện
tích đất trống trọ c tại huyện Đồng Hỷ . Số liệu đƣợc trình bày trong bảng 4.2
và bảng 4.3.
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ
ĐVT: ha
Loại đất
Năm thô ng kê
2000 2005 2008
Tổng diện ti ch tƣ̣ nhiên 47,037.94 47,037.94 45,774.98
1. Đất Nông nghiệp 11,854.65 11,914.24 11,360.36
Đất trồng cây hàng năm 6,377.23 6,377.23 6,396.31
Đất trồng lúa 4,615.41 4,615.41 4,289.95
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - 36.70 39.19
Đất trồng cây hàng năm khác 1,524.12 1,524.12 2,067.17
Đất trồng cây lâu năm 4,805.13 5,114.33 4,964.05
2. Đất mặt nƣớ._.ệp Việt Nam (2002), Cơ quan hợp tác Quốc
tế Nhật Bản, Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam, Hà Nội,
209tr.
43. Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(1994), Kỹ thuật trồng một số cây rừng, Nxb NN, Hà Nội, 240tr.
44. 141("Rừng VN trƣớc và nay", Rừng và đa dạng sinh học,
http.www.vacne.org.vn)
45. Bazzaz, F.A. (1968), 'Succession an abandoned fields in the Shawnee
Hills, Southern Illinois", Ecology, Vol49 (5), pp.925-936.
46. Ecological succession,
47. Yucheng L., Shili.M. (1992), "The study on secondary succession of
evergreen broadleaved forest of communities and dominant
populations", Chinese forestry selected abstracts. CAF-FOR-SPA,
pp.15.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh lục thực vật huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Nơi sống
I. Lycopodiophyta Ngành thông đất
1. Lycopodiaceae Họ thông đất
1. Lycopodium cernum (L.) Franco & Vasc. Thông đất "
2. Selaginelliaceae Họ Quyển bá
2. Selaginella involvens (Sw.) Spring Quyển bá RTS
3. Selaginella moellendorfii Hiern. Quyển bá
II. Equisetophyta Ngành cỏ tháp bút
3. Equisetaceae Họ Mộc tặc
4. Equisetum diffusum D. Don. Mộc tặc ĐA
5. Equisetum rammossiimum debile (Roxb. ex
Vauch.) Hauke
Cỏ tháp bút ĐT
III. Polypodiophyta Ngành dƣơng xỉ
4. Adiantaceae Họ đuôi chồn
6. Adiantum caudatum L. Đuôi chồn RTS
7. Pteris actiniopteroides Christ Quyết lân "
8. Pteris multifida Poir Quyết đuôi xẻ "
9. Pteris vittata L. Cỏ rết "
5. Aspleniaceae Họ Tổ điều
10. Asplenium nidus L. Tổ điều RTS
11. Callipteris esculenta (Retz.) J. Smith Rau dớn
12. Dryopteris filix-mas (L.) Schott Dƣơng xỉ đực TCB,RTS
6. Cyatheaceae Họ Dƣơng xỉ mộc
13. Cyathea contaminans (Wall. ex Hook.) Copel Dƣơng xỉ gỗ
14. Pteridium aquilium (L.) Kuhn. Ráng đại dực
7. Gleicheniaceae Họ Vọt
15. Dicranopteris linearis (Burm.) Unberw. Vọt
8. Polypodiaceae Họ Ráng đa túc
16. Aglaomorpha coronans (Mett.) Copel. Ráng long cƣớc
17. Colysis wrightii (Hook.) Ching. Ráng coly RTS
18. Pseudodrynaria coronans Christ. ổ phƣợng "
9. Schizeaceae Họ Bòng bong
19. Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. Bòng bong TCB,TC
20. Lygodium microphyllum (Cav.) R. Br. Bòng bong lá nhỏ TCB,TC
21. Lygodium scandens (L.) Sw. Bòng bong leo "
10. Thelypteridaceae Họ Ráng thƣ dực
22. Cyclosorus parasiticus Link. Răng dê RTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23. Thelypteris triphylla (Sw.) Iwats. Răng dê "
IV. Pinophyta Ngành thông
11. Cycadaceae Họ Tuế
24. Cycas balansae Warb. Sơn tuế RTS
12. Pinaceae Họ Thông
25. Pinus kesyia Royle ex Gordon Thông ba lá CT
26. Pinus merkusii Jungh. & Vriese Thông nhựa
V. magnoliophyta Ngành ngọc lan
V. 1. Magnoliopsida Lớp hai lá mầm
13. Acanthaceae Họ Ôrô
27. Acanthus ilicifolius L. Ô rô ĐT
28. Justicia procumbens L. Tƣớc sàng TCB, ĐT
29. Justicia vetricosa Wall. Dóng xanh
30. Strobilanthes radicans T. Anders. Cơm nếp RTS
31. Thunbergia alata Boj. ex Sims. Cát đàng cánh ĐT, RTS
14. Actinidiaceae Họ Dƣơng đào
32. Saurauia dilenioides Gagnep. Nóng lá to RTS,TCB
33. Saurauia napaulensis DC. Nóng
15. Alangiaceae Họ Thôi ba
34. Alangium chinensis (Lour.) Rehd. Thôi ba RTS,TCB
16. Altingiaceae Họ Tô hạp
35. Lquidambar formosana Hance Sau sau RTS
17. Amaranthaceae Họ Rau dền
36. Achiranthes aspera L. Cỏ xƣớc DT,TC
37. Achiranthes bidentata Blume Ngƣu tất
18. Anacardiaceae Họ Đào lộn hột
38. Allospondias lakonensis (Pierre.) Stapf. Dâu da xoan RTS
39. Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. et Hill. Xoan nhừ RTS
40. Dracontomelum duperreanum Pierre. Sấu RTS
41. Rhus chinensis Muel. Muối RTS,TCB
42. Toxicodendron succedana (L.) Mold. Sơn
19. Annonaceae Họ Na
43. Alphonsea boniana Fin. & Gagn. Thâu lĩnh RTS
44. Desmos cochinchinensis Lour. Hoa giẻ ĐT,RTS
45. Fissistigma latifolium (Dun.) Merr. Dây đất RTS
46. Polyalthia cerasoides Benth. & Hook.f. Nhọc lá nhỏ
47. Uvaria microcarpa Champ. ex Benth. Bù dẻ trƣờn
48. Xylopia vielana Pierre Dền
20. Apocynaceae Họ Trúc đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49. Alstonia scholaris (L.) R. Br. Sữa RTS
50. Tabernaemontana bovina Lour. Ớt sừng RTS,ĐT
51. Wrightia laevis Hook. Thừng mực RTS
52. Wrightia pubescens R. Br. Mức
21. Aquifoliaceae Họ Nhựa ruồi
53. Ilex cinerea Champ. Nhựa ruồi RTS
54. Ilex rotunda Thumb. Bùi lá tròn TCB,RTS
22. Araliaceae Họ Ngũ gia bì
55. Schefflera heptaphylla (L.) Fprodin Chân chim RTS
56. Schefflera octophylla (Lour.) Harm. Đáng
57. Trevesia sphaerocarpa Grushv. & Skvorts. Đu đủ rừng
23. Asclepiadaceae Họ Thiên lý
58. Dischidia acuminata Cost. Dây hạt bí RTS
59. Hoya multiflora Bl. Dây hoa đá
60. Streptocaulon griffithii Hook. f. Hà thủ ô TCB
24. Asteraceae Họ Cúc
61. Ageratum conyzoides L. Cứt lợn ĐT
62. Artemisia vulgaris L. Ngải cứu "
63. Bidens pilosa L. Đơn buốt
64. Blumea balsamifea (L.) DC. Đại bi
65. Cersium japonicum DC. Đại kế “
66. Crassocephalum crepididoides (Benth.) S.
Moore
Rau tàu bay TCB,RTS
67. Eupatorium odoratum L. Cỏ lào ĐT, TC
68. Pluchea indica (L.) Lees. Khúc tần "
69. Taraxacum officinale Wigg. Bồ công anh
70. Vernonia arborea Buch. Ham Bông bạc CT
71. Vernonia scanifolia Benth. Dây rau ráu ĐT,TC
72. Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa
25. Balsaminaceae Họ Bóng nƣớc
73. Impatiens claviger Hook.f. Bóng nƣớc vàng Đ¢
74. Impatiens yerrucifer Hook.f. Bóng nƣớc
26. Begoniaceae Họ Thu hải đƣờng
75. Begonia balansaeana Gagn. Thu hải đƣờng RTS
27. Bignoniaceae Họ Đinh
76. Markhamia stipulata (Wall.) Schum. Đinh RTS
77. Oroxylon indicum (L.) Vent. Núc nác
28. Bombacaceae Họ Bông gạo
78. Bombax ceiba L. Cây gạo RTS,§T
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79. Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Bông gòn §T
29. Buddleiaceae Họ Búp lệ
80. Buddleia asiatica Lour. Bọ chó RTS,TCB
30. Burseraceae Họ Trám
81. Canarium album Raeusch. Trám trắng RTS
82. Canarium tramdendum Dai. & Yakof. Trám đen "
31. Capparaceae Họ Màn màn
83. Capparis sepiaria L. Cáp TCB
84. Capparis tonkinensis Gagnep. Cáp bắc bộ TCB
32. Caprifoliaceae
85. Lonicera japonica Thumb. Kim ngân ĐT
86. Sambucus javanica Reinw. ex Blume Cơm cháy "
33. Chenopodiaceae Họ Rau muối
87. Chenopodium ficifolium Sw. Rau muối ĐT
88. Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun ĐT
34. Clusiaceae Họ Măng cụt
89. Garcinia multiflora Champ. Dọc RTS
90. Garcinia cowa Roxb. Tai chua
91. Garcinia fragraeoides A. Chev. Trai lý RTS
92. Garcinia oblongifolia Champ. Bứa "
35. Combretaceae Họ Bàng
93. Quisqualis indica L. Dây giun VR,TCB
94. Terminalia catappa L. Bàng
36. Convulvulaceae Họ Khoai lang
95. Argyreia acuta Lour. Bạc thau ĐT, TCB
96. Argyreia sp. Bạc thau
37. Curcurbitaceae Họ Bầu bí
97. Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. Đại hải RTS
98. Trichosanthes tricuspidata Lour. Qua lâu RTS
38. Dilleniaceae Họ Sổ
99. Dillenia indica L. Sổ
100. Tetracera asiatica (Lour.) Hoogland Chìu TCB
101. Tetracera scandens Merr. Chặc chìu
39. Duabangaceae Họ Phay
102. Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp. Phay sừng RTS
40. Ebenaceae Họ Thị
103. Dyospyros lotus L. Cậy
104. Dyospyros pilosella H. Lec. Thị lông
105. Dyospyros sp. Thị rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41. Elaeagnaceae Họ Nhót
106. Elaeagnus bonii H. Lec. Nhót rừng RTS
42. Elaeocarpaceae Họ Côm
107. Elaeocarpus apiculatus Mast. in Hook. Côm nhọn RTS
108. Elaeocarpus griffithii Mast. Côm RTS
43. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
109. Acalypha australis L. Tai tƣợng ĐT
110. Alchornea tiliifolia (Benth.) Muell. Arg. Sói rừng ĐT,TCB
111. Aleurites molluccana (L.) Willd. Lai RTS
112. Antidesma acidium Retz. Chòi mòi chua
113. Aporosa dioica (Roxb.) Muel. –Arg Thàu táu khác gốc
114. Aporosa sphaerosperma Gagnep. Thàu táu hạt tròn
115. Aporosa villosa (Lind.) Baill Thàu táu lông
116. Baccaurea ramiflora Lour. Dau da đất RTS
117. Bischofia javanica Blume. Nhội
118. Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ ĐT, TCB
119. Bridelia tomentosa Blume. Đỏm
120. Cleidiocarpon lairinum Airy Shaw Đơn lá hẹp
121. Croton tonkinensis Gagn. Ba đậu bắc
122. Croton joufera Roxb. Ba đậu lá thuôn
123. Croton tiglium L. Ba đậu "
124. Endosperma chinense Benth. Vạng RTS
125. Excoecaria cochinchinensis Lour. Đơn đỏ TCB
126. Glochidion daltonii(Muell.-Arg.) Kurz Bọt ếch TCB
127. Macaranga denticulata (Blume.) Muell. Arg. Ba soi
128. Macaranga indica Wight Mã rạng ấn độ ĐT, TCB
129. Mallotus apelta (Lour.) Muel.-Arg. Ba bét trắng
130. Mallotus barbatus (Wall.) Muell. Arg. Bùm bụp RTS, TCB
131. Mallotus Paniculatus (Lamk.) Muel.-Arg. Ba bét TCB,RTS
132. Microdesmis caseariaefolia Planch. Cây chẩn RTS
133. Phyllanthus amarus Schum Chó đẻ ĐT
134. Phyllanthus emblica L. Me rừng RTS
135. Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen
136. Sapium baccatum Roxb. Sòi lá to RTS
137. Sapium discolor (Cham. ex benth.) Muell. Arg. Sòi tía
138. Sapium rotundifolium Hemsl Sòi lá tròn
139. Vernicia montana Lour. Trẩu CT
44. Fabaceae Họ Đậu
140. Acacia pennata L. (Willd.) Xƣơng rắn ĐT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
141. Albizia kalkora Prain. Muồng trắng
142. Albizia odoratissima (L. f.) Benth. Bản xe "
143. Archidendron turgidum (Merr.) Neilssen Đái bò “
144. Bauhinia championii Benth. Móng bò RTS
145. Bauhinia touranensis Gagn. Rau bƣớm "
146. Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Móc mèo RTS
147. Cassia tora L. Muồng hôi "
148. Crotalaria acicularis Buch. - Ham. ex Benth. Lục lạc kim "
149. Crotalaria ferruginea Grah. ex Benth Lục lạc gỉ sắt "
150. Dalbergia balansae Prain. Cọ khẹt “
151. Derris balansea Gagnep. Cóc kèn
152. Derris marginata Benth. Dây mật RTS, TCB
153. Desmodium mocrocaphyllum Thóc lép lá nhỏ
154. Desmodium caudatum (Thum. ex Mur.) DC. Thóc lép có đuôi
155. Desmodium heterocarpon (L.) DC. Thóc lép dị quả
156. Erythrina variegata L. Vông nem CT
157. Gleditsia australis Hemsl Bồ kết RTS
158. Leucaena leucocephala (Lamk.) De Wit Keo dậu RTS
159. Mimosa pudica L. Trinh nữ ĐT,TC
160. Ormosia balansea Drake Ràng ràng
161. Peltophorum dasyrrhachis (Miquel.) Kurz. Muồng vàng
162. Peltophorum tonkinensis A. Chev. Lim xẹt "
163. Pithecollobium lucidum Benth. Mán đỉa RTS
164. Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng ĐT,TC
165. Saraca dives Pierre. Vàng anh RTS
166. Urania crinita (L.) Desv. ex DC Đuôi chồn ĐT
45. Fagaceae Họ Dẻ
167. Castanopsis armata (Roxb.) Spach Dẻ gai RTS
168. Castanopsis indica A. DC. Dẻ gai Ấn độ "
169. Castanopsis tonkinensis Seemem Cà ổi Bắc bộ
170. Lithocarpus bacgiangensis (Hickel & A. Cam.)
A Camus
Dẻ bắc giang
171. Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Cam.) A
Camus
Dẻ đỏ
172. Quercus variabilis Blume Sồi
46. Flacourtiaceae Họ Mùng quân
173. Flacourtia indica Burm.f. Hồng quân ấn
174. Hydnocarpus hainanensis (Merr.) Steum. Lọ nồi
47. Hippocastanaceae Họ Kẹn
175. Aesculus assamica Griff. Kẹn RTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48. Hypericaceae Họ Ban
176. Cratoxylon cochinchinensis (Lour) Bl. Thành ngạnh nam RTS
177. Cratoxylon formosum (Jack.) Dyer. Đỏ ngọn "
49. Juglandaceae Họ Hồ đào
178. Engelhardtia roburghiana Wall. Chẹo tía
179. Engelhardtia spicata Blume Chẹo trắng
180. Pterocarya stenophyllra C. DC. Cơi RTS
50. Lauraceae Họ De
181. Actinodaphne Pilosa (Luor.) Merr. Bộp lông RTS
182. Beilschmeidia balansea LecomteL Chắp ba vì RTS
183. Beilschmeidia fordii Dunn Chắp RTS
184. Caryodaphnosis tonkinensis (Lec.) Airy. Shaw Cà lồ Bắc bộ
185. Cinnamomum bejolghota (Buch.- Ham.) Sweet. Re bầu
186. Crytocarya lenticellata Lecomte Nanh chuột
187. Litsea baviensis H. Lec. Bời lời Ba vì RTS
188. Litsea cubeba (Lour.) Pers. Màng tang
189. Litsea monopetala (Roxb.) Pers. Bời lời là tròn "
190. Litsea umbellata (Lour.) Merr. Bời lời hoa tán "
191. Litsea verticillata Hance Bời lời lá vòng
192. Machilus Platycarpa Chun Rè quả to “
193. Phoebe lanceolata Nees. Su thon
194. Phoebe tavoyana Hook.f. Kháo nhớt
51. Lecythidaceae Họ Lộc vừng
195. Baringtonia asiatica (L.) Kurz Lộc vừng
52. Loganiaceae Họ Mã tiền
196. Gelsemium elegans (Gardn. & Champ. ) Benth. Lá ngón
197. Strychnos wallachii Steud. ex DC. Mã tiền rừng
53. Loranthaceae Họ Tầm gửi
198. Helixanthera parasitica Lour. Tầm gửi CKS
199. Macrosolen cochinchinensis Lour.) Tiegh. Đại cán CKS
54. Magnoliaceae Họ Mộc lan
200. Manglietia conifera Dandy Mỡ RTS
201. Manglietia fordiana Oliv. Giổi RTS
55. Malvaceae Họ Bông
202. Abelmoschus moschatus Medicus. Vông vang ĐT
203. Abutilon indicum (L.) Sweet. Cối xay
204. Hibiscus macrophylla Roxb. Bụp lá to ĐT,TCB
205. Hibiscus Schizopetalus (Mast.) Hook.f. Bụp rìa ĐT, TCB
206. Kydia calycina Roxb. Bò ké ĐT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
207. Malvastrum coromandelianum (L.) Gurcke. Ké ĐT
208. Sida acuta (Burm. f.) Borss Bái nhọn TC, TCB
209. Sida cordifolia L. Bái trắng
210. Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng ĐT
211. Urena lobata L. Ké hoa đào
56. Melastomataceae Họ Mua
212. Melastoma candidum D. Don Mua
213. Melastoma sanguineum Sims. Mua bà
214. Melastoma septemnervium (Lour.) Merr. Mua vảy
215. Osbeckia chinensis L. Mua tép
57. Meliaceae Họ Xoan
216. Aglaia perviridis Hiern. Gội núi RTS
217. Amoora gigantea Pierre. Gội nếp “
218. Aphanamixis grandifolia Blume. Gội trắng
219. Chisocheton paniculatus (Roxb.) Hiern Quếch
220. Chukrasia tabularis A. Juss Lát hoa RTS
221. Melia azedarach L. Xoan ta RTS, CT
222. Toona sureni (Blume) Merr. Trƣơng vân RTS
58. Menispermaceae Họ Tiết dê
223. Cissampelos pareira L. Tiết dê RTs
224. Stephania rotunda Lour. Củ bình vôi RTS, TCB
225. Tinospora cordifolia (Willd.) Hook.f. & Th Dây ký ninh RTS
59. Moraceae Họ Dâu tằm
226. Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch. Xui RTS
227. Artocarpus heterophythus Lamk. Cây mít CT
228. Artocarpus tonkinensis A. Chev. Chay RTS
229. Broussonetia papyrifera (L.) L. Her ex Vent. Dƣớng RTS,ĐT
230. Ficus annulata Bl. Đa quả trứng
231. Ficus auriculata Lour. Vả
232. Ficus benjamina L. Si sanh RTS
233. Ficus drupacea Thumb.Heyne ex Roth Đa lông “
234. Ficus glaberrima Bl. Đa lá bóng RTS
235. Ficus heterophylla L.f. Vú bò lá xẻ ĐT, TCB
236. Ficus hirta Vahl. Vú bò
237. Ficus hispida L. F. Ngái
238. Ficus racemosa L. var. miquelii Sung RTS
239. Streblus asper Lour. Ruối ĐT
240. Streblus ilicifolia (Kurz.) Corn. Ô rô RTS
241. Streblus macrophyllus Blume. Mạy tèo RTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
242. Streblus tonkinensis Stapf. Tèo nông RTS
60. Myristicaceae Họ Màu chó
243. Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó lá nhỏ RTS
244. Knema pierei Warb. Máu chó lá to
61. Myrsinaceae Họ Đơn nem
245. Ardisia neriifolia Wall. Trọng đũa RTS
246. Ardisia gigantifolia Stapf. Trọng đũa lá lớn RTS
247. Ardisia ramondiaeformis Pit. Trọng đũa lá khôi
248. Embelia laeta(L.) Merr. Chua ngút
249. Embelia ribes Chua ngút
250. Maesa balansae Mez Đơn nem lá to
62. Myrtaceae Họ Sim
251. Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et
Perry.
Vối RTS
252. Eucalyptus camandulensis Dahnh. Bạch đàn trắng CT
253. Eucalyptus citriodorra Hook. f. Bạch đàn chanh
254. Eucalyptus robusta Sm. Bạch đàn đỏ
255. Psydium guyava L. Ổi
256. Rhodomyrtus tomentosa (Air.) Hassk. Sim TCB,TC
257. Syzygium cumini (L.) Druce. Trâm sừng RTS
63. Passifloraceae Học Lạc tiên
258. Passiflora foetida L. Lạc tiên ĐT
64. Piperaceae Họ Hồ tiêu
259. Piper brevicande C. DC. Tiêu ngắn RTS
260. Piper gymnostachyum Trẩu không rừng "
261. Piper lolot L. Lá lốt CT
64. Polygonaceae Họ Rau răm
262. Polygonum alatum L. Nghể ĐT
263. Polygonum barbatum L. Nghể trâu
264. Rumex wallichii Meisn. in DC. Chút chít
65. Proteaceae Họ Mạ sƣa
265. Helicia cauliflora Merr. Mạ sƣa hoa thân RTS
266. Helicia tonkinensis Lecomte Mạ sƣa bắc bộ
66. Ranunculaceae Họ Mao lƣơng
267. Clematis armandii Franch. Dây ông lão RTS
268. Clematis granulata (Fin. & Gagnep.) Ohwi Dây vằng trắng TCB
67. Rhamnaceae Họ Tào ta
269. Rhamnus crenata var. Cambodiana (Pierre ex
Ptard) Tardieu
Bút mèo TCB, RTS
270. Ventilago calyculata Tul. Rút dế ĐT,TCB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
271. Zizyphus oenoplia (L.) Mill Táo rừng RTS, TCB
68. Rosaceae Họ Hoa hồng
272. Photinia benthamiana Hance Sến mộc RTS
273. Rubus cochinchinensis Tratt. Ngấy trắng
274. Rubus rosafolius Smith. Ngấy lá hồng
275. Rubus alcaefollius Poiret. Mâm xôi RTS,TCB
69. Rubiaceae Họ Cà phê
276. Adina cordifolia (Roxb.) Hook.f. ex Brandis Gáo RTS
277. Canthium diccocum (Gaertn.) Merr. Xƣơng cá
278. Ixora stricta Roxb. Trang
279. Morinda citrifolia L. Nhàu
280. Mussaenda frondosa L. Dây buớm RTS,ĐT
281. Mussanda cambodiana Bƣớm bạc
282. Ophiorrhiza sanguinea Bl. Xà cawn máu RTS
283. Psychotria balansae Pitard Lấu balansa RTS
284. Psychotria montana Bl. Lấu núi
285. Psychotria reevesii Wall. in Roxb. Lấu
286. Psychotria rubra (lour.) Poir Lấu đỏ
287. Randia spinosa Bl. Găng trâu RTS,ĐT
288. Uncaria macrophylla Wall. in Roxb. Móc câu đằng RTS,ĐT
289. Wendlandia formosa Cowan Hoắc quang RTS
70. Rutaceae Họ Cam
290. Clausena dunniana Levl. & Fedde. Hồng bì rừng RTS,TCB
291. Clausena indica (Datz.) Oliv. Củ khỉ RTS
292. Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc RTS,TCB
293. Micromelum hirsutum Mắt trâu
294. Micromelum minutum (Forst. f.) Wight&arn. Kim sƣơng
295. Triphasia trifolia (Burm. f.) P. Wils. Kim quất TCB
296. Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC. Muồng truổng RTS,TCB
71. Sapindaceae Họ Bồ hòn
297. Cardiospernum halicacabum L. Tầm phọng ĐT, TC
298. Dimocarpus fumatus (Blume) Leeenh., subsp.
indochinensis.
Nhãn rừng RTS
299. Paviesia annamensis Pierre. Trƣờng mật
300. Pometia pinnata Forst. Sâng RTS
301. Sapindus saponaria L. Bồ hòn RTS
72. Sapotaceae Họ Hồng xim
302. Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam Sến mật RNS
73. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
303. Adenosma indiana (Lour.) Merr. Bồ bồ ĐT
304. Lindernia anagallis (Burm.f.) Pennell. Lữ đằng cọng ĐT
74. Simaroubaceae Họ Thanh thất
305. Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst. Thanh thất RTS,TCB
306. Eurycoma longifolia W. Jack Bá bệnh TC,TCB
75. Solanaceae Họ Cà
307. Datura metelL. Cà độc đƣợc
308. Physalis angulata L. Tầm bóp cạnh ĐT
309. Physalis minima L. Tầm bóp nhỏ "
310. Solanum lyratum Thumb. Dây toàn ĐT,TCB
76. Sonneratiaceae Họ Bần
311. Duabanga sonneratiodes Ham. Phay sừng RTS
77. Sterculiaceae Họ Trôm
312. Abrroma angusta L. (Willd.) Bất thực RTS
313. Commersonia bartramia L.) Merr. Hu đen RTS
314. Firmannia colorata Hemsl. Ngô đồng
315. Helicteres angustifolia L. Tổ kén đực
316. Helicteres hirsuta Lour. Tổ kén lông
317. Pterospermum heterophyllum Pierre Lòng mang RTS
318. Pterospermum truncatolobum Gagn. Màng kiêng
319. Sterculia henryi Hemsl. Trôm Henry
320. Sterculia lanceolata Cav. Sảng
78. Styracaceae Họ Bồ đề
321. Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw Bồ đề RTS
79. Symplocaceae Họ Dung
322. Symplocos anomala Brand. Dung lá mỏng RTS
323. Symplocos lancifolia Sieb. & Zucc Dung lá thon
324. Symplocos Poilanei Guillaum Dung
80. Theaceae Họ Chè
325. Anneslea fragrans Wall. Chè béo RTS
326. Eurya japonica Thunb. Linh nhật RTS
327. Eurya ciliata Merr. Súm lông
328. Schima wallichii (DC) Korth. Vối thuốc RTS
81. Thymelaeaceae Họ trầm hƣơng
329. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hƣơng RNS
330. Rhamnoneuron balansae (Drake) Gilg Dó
82. Tiliaceae Họ Đay
331. Burretiodendron hsienmu Chiang. & How. Nghiến RTS
332. Corchorus aestuans L. Bố dại RTS,ĐT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
333. Grewia bilamellata Gagn. Cò ke
334. Grewia celtidifolia Juss. Cò ke lá sếu
335. Grewia hirsuta Vahl Cò ke lông
336. Microcos paniculata L. Cò ke
337. Triumfetta bartramia L. Gai đầu ĐT
82. Ulmaceae Họ Du
338. Celtis sinensis Pierre. Sếu RTS
339. Gironniera subaequalis Planch Ngát
340. Gonostera hirta (Blume) Miq. Bọ mắm lông ĐT
341. Pouzolzia zeylanica (l.) Benn. Bọ mắm
342. Trema angustifolia (Planch.) Blume Hu đay
343. Trema orientalis (l.) Bl. Hu đay
344. Ulmus lancifolia Roxb. Du
83. Urticaceae Họ Gai
345. Boehmeria aff. platyphylla Ham. ex D. Don Gai lá dẹt
346. Boehmeria nivea (L.) Gai RTS,TCB
347. Boehmeria nivea (L.) Gaud. var. tenacissma Gai rừng "
348. Laportea violacea Gagnep. Lá han A
84. Verbenaceae Họ Tếch
349. Callicarpa albida Blume Tu hú RTS,TCB
350. Clerodendron chinensis (Osbeck) Mabb. Mò trắng
351. Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mẩy TC, TCB
352. Clerodendron japonicum (Thumb.) Sweet. Mò đỏ “
353. Clerodendron kaempferi (Jacq) Sieb. ex Hassk. Mò TCB,TC
354. Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa ĐT
355. Vitex pinata P. Dop. Bình linh
356. Vitex trifolia L.f. Đẹn 3 lá RTS
85. Vitaceae Họ Nho
357. Cissus tribola (Luor.) Merr Chìa vôi TCB, RTS
358. Tetrastifma pachyphyllum Hemsl. Dây vác RTS
359. Tetrastifma planicanle (Hook.f.) Gagn. Tứ thƣ RTS
V.2. Liliopsida Lớp một lá mầm
86. Agavaceae Họ Thùa
360. Cordyline fruticosa (L.) Goepp. Huyết dụ ct
361. Dracaena cambodiana Pierre. ex Gagn. Phất dụ Cambốt ĐT
87. Amaryllidaceae Họ Náng
362. Crinum asiaticum L. Náng ct
88. Araceae Họ Ráy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
363. Aglaonema tenuipes Engler. Minh ty mảng RTS
364. Alocasia macrorrhiza (L. G. Don) Ar. Ráy RTS,ĐT
365. Amorphophallus tonkinensis Engler & Gehrm. Nƣa Bắc RTS
366. Homalonema occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện
367. Pothos repens (Lour.) Druce Ráy bò RTS
368. Rhaphidophora hookeri Schott. Trâm đài
89. Arecaceae Họ Cau dừa
369. Arenga pinnata (Wurmb.) Merr. Búng báng RTS
370. Calamus rudentum Lour. Song
371. Calamus tonkinensis Becc Mấy bắc bộ
372. Caryota bacsoniensis Magalar Đùng đình RTS
373. Caryota urens L. Móc
374. Livistona chinensis Magalon Kè
375. Livistona cochinchinensis (Lour.) Mart. Cọ
90. Commelinaceae Họ Thài lài
376. Commelina bengalensis L. Đầu rìu ĐT
377. Cyanotis ciliata (Bl.) Bakh. Bích trai ĐT
378. Floscopa glomeratus Hassk. Đầu rìu chụm ĐT
91. Convallariaceae Họ Tỏi rừng
379. Ophiopogon humilis Rodriguez Cao cẳng RTS
380. Ophiopogon reptans Hook.f. Cao cẳng lá nhỏ
92. Costaceae Họ Mía dò
381. Costus speciosus (Koeng.) Smith Mía dò TCB,RTS
382. Costus tonkinensis Gagnep. Mía dò hoa gốc “
93. Cyperaceae Họ Cói
383. Carex cryptostachyus Brogn. in Duper. Cói RTS,ĐT
384. Carex indica L. Cói
385. Mapinia macrocephala (Gaudich.) K. Sch. Cói lá dứa RTS
94. Dioscoreaceae Họ Củ nâu
386. Dioscorea cirrhosa Prain. & Burk. Củ nâu
387. Dioscorea persimilis Prain. & Burk. Củ mài
95. Liliaceae Họ Bạch huệ
388. Dianella ensifolia (L.) DC. Hƣơng bài RTS
389. Dracaena cochinchinensis Huyết giác
96. Marantaceae Họ Lá dong
390. Phrynium placentarium (Lour.) Merr Lá dong RTS
391. Phrynium thorelli Gagn. Lá dong dại
97. Musaceae Họ Chuối
392. Musa sp. Chuối rừng RTS
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98. Orchidaceae Họ Lan
393. Acampe rigida (Buch.- Ham.) hunt. Lan núi đá RTS
394. Anoe ctochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ
395. Bulbophyllum concinnum Hook.f. Lan củ nhỏ
396. Bulbophyllum odoratissimum (Smith.) Lindl. Cầu diệp CPS
397. Bulbophyllum lepidum (Bl.) J. J. Smith. Lan củ dây
398. Calanthe angusta Lindl. Kim tán
399. Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Lan bô hội
400. Dendrobium daoense Gagn. Ngọc vạn tam đảo "
401. Habernaria rhodocheila Hance Lan xẻ cánh
402. Luisia zollingeri Reichb.f.
99. Pandanaceae Họ Dứa dại
403. Pandanus odoratissimus L. Dứa dại thơm RTs
404. Pandanus tonkinensis Mart. ex Stone Dứa dại Bắc
100. Poaceae Họ Cỏ
405. Ampelocalamus Patellais (Gamble Stapleton) Giang RTS
406. Bambusa agrestis (Lour.) Poior Hóp gai
407. Bambusa multiplex (Lour.) Raeusch Hóp
408. Bambusa nutans Wall. ex Munro Vầu
409. Bambusa tuldoides Munro Hóp nhỏ
410. Bambusa vulgaris Schrader. Tre RTS,ĐT
411. Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may
412. Dactyloctenium negyptum (L.) Willd. Cỏ chân vịt
413. Dendrocalamus giganteus Munro. Mai CT
414. Dendrocalamus hamiltonii Nees. & Arn Mạy hốc
415. Dendrocalamus latiflorus Munro Diễn trứng
416. Erianthus arundinaceuss (Retz.) Jeswiel. Cỏ chỉ
417. Erichloa vilosa (Thumb.) Kunth Cỏ mật
418. Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh
419. Ischaemum timorense Kunth Cỏ mồm
420. Microstegium montanum (Nees ex Steud.) A.
Camus
Cỏ rác núi
421. Miscanthus floridulus Warb. ex K Schum. &
Lauterb.
Cỏ chè vè
422. Miscanthus sinensis Anders. Chè vè trung hoa
423. Neohouzeana dullosa A. Camus Nứa RTS
424. Panicum repens L. Cỏ gừng
425. Paspalum conjgatum Berg. Cỏ đắng
426. Paspalum distichum Roxb. Cỏ chác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
427. Saccharum officinarum L. Lau
428. Saccharum spontaneum L. Cỏ lách
429. Setaria viridis (L.) Beau Cỏ sâu róm RTS
430. Sinobambusa sat(Bal.) T. Q. Nguyen Diễn
431. Sinocalamus flagelliera (munro) T.Q. Nguyen Bƣơng
432. Sorhum propinquum Kunth) Hitche Cỏ mật
433. Thysanolaena maxima (Roxb.) O. Ktze. Chít ĐT
101. Smilacaceae Họ Cậm cang
434. Smilax ferox Wall. ex Kunth Cậm cang gai "
435. Smilax lancaeifolia Roxb. Cậm cang lá thuôn "
436. Smilax ovaeifolia Roxb. Cậm cang lá to "
437. Smilax synandra Gagn. Cậm cang lá quế
102. Stemonaceae Họ Bách bộ
438. Stemona tuberosa Lour. Bách bộ RTS
439. Stenoma saxorum Gagnep. Bách bộ đá
103. Taccaceae Họ Râu hùm
440. Tacca charitteri Andre. Râu hùm RTS
104. Zingiberaceae Họ Gừng
441. Alpinia tonkinensis Gagn. Sẹ RTS
442. Alpinia globosa (Lour.) Horan Sẹ
443. Zingiber Zerumbet (L.) Sm. Gừng gió
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 2.
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH
KHOANH NUÔI PHỤC HỒI RỪNG
1. Họ và tên chủ hộ:
Tỉnh: Huyện: Xã: Thôn:
2. Số nhân khẩu: Số lao động:
3. Trình độ văn hóa:
4. Diện tích nhận bảo vệ:
5. Thời gian nhận đất:
6. Cơ quan (tổ chức) giao đất:
7. Hiện trạng khi nhận đất:
Thảm cỏ: Cây bụi Rừng TN Rừng trồng
8. Hiện trạng tại thời điểm phỏng vấn:
Thảm cỏ Cây bụi Rừng TN Rừng trồng
9. Hình thức bảo vệ:
- Kết hợp trồng bổ sung: Không tác động
- Phát dọn vệ sinh: Tháng Quí Năm
10. Tiền công (nghìn đồng/ha):
- Kết hợp trồng bổ sung Không tác động Phát dọn vệ sinh
11. Các hỗ trợ khác:
- Tập huấn kỹ thuật Tài liệu Đi đào tạo
- Vay vốn Cây giống Phân bón
12. Hiệu quả kinh tế:
- Chi phí (nghìn đồng)
Công bảo vệ, chăm sóc Cây giống Vật tƣ
- Thu nhập (nghìn đồng)
Tiền công bảo vệ Khai thác gỗ củi Lâm sản khác
13. Kiến nghị của gia đình
Ngày tháng năm 2009
Ngƣời phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ
Hiệu quả sản xuất trang trại, vƣờn rừng
1. Họ và tên chủ hộ: Tuổi: Nam, Nữ:
Tỉnh: Huyện: Xã: Thôn:
2. Số nhân khẩu: Số lao động:
3. Trình độ văn hóa: Dân tộc:
4. Diện tích đất:
Trang trại, vƣờn rừng Ruộng Rừng TN Rừng trồng
5. Mô hình trang trại, vƣờn rừng:
NLKH VAC VACR VR T.trại
6. Khoảng cách từ nhà ở chính đến trang trại:
7. Thời gian xây dựng mô hình:
8. Cây trồng chính:
Cây trồng……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Chiều cao, đƣờng kính ………………………………………………………………
Vật nuôi: …………………………………………………………………………...............
9. Chi phí
Công lao động Cây giống Vật tƣ Vận chuyển
10. Thu nhập:
- Sản phẩm thu từ mô hình:
- Khả năng tiêu thụ:
- Lý do không tiêu thụ đƣợc:
- Tổng thu nhập (năm):
11. Đánh giá chung
12. Kinh nghiệm
Tự học, tự làm Từ chƣơng trình truyền thông
Cơ quan, tổ chức Mô hình thí điểm
13. Hỗ trợ từ chính quyền
Vay vốn Kỹ thuật Cây giống Tài liệu
14. Kiến nghị của gia đình
Ngày tháng năm 2009
Ngƣời phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Phụ lục 3. Một số hình ảnh các mô hình
Ảnh 1: Xử lý thực bì bằng biện pháp đốt cành chuẩn bị đất trồng rừng
Nhà anh Lƣu Văn Xuân xóm La Thông, xã Hóa Trung, Huyện Đồng Hỷ
Ảnh 2. Đồi trọc thuộc xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ảnh 3: Mô hình VR xóm Tam Va, xã Văn Lăng, Đồng Hỷ
Ảnh 4: Trồng rừng phòng hộ trên núi đá vôi xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ảnh 5. Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động ở xã Văn Lăng
Ảnh 6. Rừng tự nhiên >3ha của nhà ông Hoàng Văn Lƣơng, Nông Văn Bình,
bà Nguyễn Thị Xim, Lý Thị Thành thuộc xóm Hang Cô, xã Hóa Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ảnh 7: Mô hình VAC nhà chị Lý Thị Sen, xóm La Thông, xã Hóa Trung;
Ảnh 8. Mô hình nông lâm kết hợp nhà anh Nguyễn Xuân Hòa, xóm Na Long,
xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ảnh 9. Mô hình trồng rừng sản xuất của nhà anh Nông Văn Đông
Xóm La Thông, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ảnh 10. Mô hình nông lâm kết hợp tại xóm Tam Va, xã Văn Lăng,
huyện Đồng Hỷ.
Ảnh 11. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động của nhà ông Nông Văn Sài
và Luân Văn Tuấn, xóm Hang Cô, xã Hóa Trung
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9117.pdf