TRƯƠNG TÚ HẠNH
MSSV: DPN010712
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH
NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ
TẠI
HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI
TÔN TRONG TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Thị Hạnh Chi
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tháng 6 . 2005
Tháng 6 . 2005
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ TẠI
HUYỆN CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI
TÔN TRONG TỈNH AN GIANG
Do sinh viên:
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Điều Tra Tình Hình Nhiễm Sán Lá Gan Ở Bò Tại Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn Tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯƠNG TÚ HẠNH thực hiện và đệ nạp
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt
Long xuyên, ngày……tháng….năm ……..2005
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Thị Hạnh Chi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên
đề tài: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ TẠI HUYỆN
CHỢ MỚI, CHÂU THÀNH VÀ TRI TÔN TRONG TỈNH AN GIANG
Do sinh viên: TRƯƠNG TÚ HẠNH
Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:.....................................................
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:..................................................
Ý kiến của Hội đồng:. .....................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
...........
.........................................................................................................................
...........
.........................................................................................................................
Long xuyên, ngày…..tháng…..năm 2005
DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng
BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Trương Tú Hạnh
Ngày tháng năm sinh: 16/04/1983
Nơi sinh: Ấp 3, xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên Giang
Con Ông: Trương Lến
Và Bà: Mã Thị Ên
Địa chỉ: Ấp 3, xã Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên Giang
Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2001
Vào Trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp DH2PN2 khoá 2 thuộc
Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát
Triển Nông Thôn năm 2005.
Hình 4 x 6
MỤC LỤC
Nội dung Trang
CẢM TẠ i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Điều kiện tự nhiên ở An Giang 3
2.1.1. Vị trí địa lý 3
2.1.2. Địa hình 4
2.1.3. Khí hậu 4
2.1.3.1. Nhiệt độ 4
2.1.3.2. Mưa 4
2.1.3.3. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí 5
2.1.3.4. Nắng 5
2.1.3.5. Thuỷ văn 5
2.2. Tình hình chăn nuôi thú y ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và
Tri Tôn trong tỉnh An Giang
6
2.2.1. Tình hình chăn nuôi 6
2.2.2. Tình hình quản lý thú y 7
2.3. Đặc điểm sán lá gan 8
2.3.1. Hình thái 9
2.3.2. Trứng 9
2.3.3. Vị trí ký sinh và vật chủ trung gian 10
2.3.4. Chu trình phát triển 10
2.3.5. Bệnh lý 12
2.3.6. Phòng và trị bệnh 13
2.4 Tóm lược một số công trình nghiên cứu bệnh sán lá gan trên bò 14
2.5. Tác hại của bệnh sán lá gan 16
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Vật liệu 17
3.2. Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 17
3.2.2. Phương pháp tiến hành 17
3.2.2.1. Kiểm tra sự hiện diện của sán lá gan 17
3.2.2.2. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn về điều kiện môi trường
chăn nuôi bò và xử lý số liệu
18
3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 18
3.3. Phân tích thống kê 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi 20
4.1.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Chợ Mới 20
4.1.2. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Châu Thành 22
4.1.3. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Tri Tôn
4.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò trên từng vùng
23
24
4.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi bò ở một số huyện 27
4.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo giới tính của bò 30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1. Kết luận 32
5.2. Kiến nghị 32
5.2.1. Đối với cán bộ thú y 32
5.2.2. Đối với người chăn nuôi 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ CHƯƠNG pc-1
Phiếu điều tra pc-3
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tình hình hiện nay sự cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp trên thị
trường thế giới đang ngày càng diễn ra gay gắt. Vì vậy nước ta đang từng bước
không ngừng phát triển và nâng cao về số lượng lẫn chất lượng các sản phẩm nông
nghiệp. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều
biện pháp trong đó có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; cùng với
việc chuyển đổi đó thì chăn nuôi bò thịt và bò sữa đã và đang được phát triển mạnh
mẽ. An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi bò, vì
tỉnh ta được toạ lạc trên vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành này.
Để chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao, tỉnh đã phát động chương trình Sind hoá
đàn bò, nên đàn bò trong tỉnh không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy
nhiên kiến thức của người chăn nuôi còn hạn chế ở nhiều khâu như: chọn con giống,
dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi, cách phòng bệnh,….Trong phòng chống bệnh
thì bệnh truyền nhiễm là nguy hiểm, kế đến là bệnh ký sinh. Theo các tài liệu trong
nước cũng như ngoài nước cho biết bệnh ký sinh trùng gây thiệt hại không nhỏ đối
với ngành chăn nuôi. Các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, … phát ra một cách
dữ dội nhưng cũng mất đi nhanh chóng, còn bệnh ký sinh trùng kéo dài rất lâu gây
tổn thất rất lớn về kinh tế.
Mặt khác, bệnh ký sinh trùng còn làm tổn thương các tổ chức tế bào, mở
đường cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Đặc biệt là bệnh sán lá gan do
Fasciola gây ra làm trâu bò có biểu hiện như tiêu chảy, thiếu máu, vàng da, giảm thể
trọng,… Ngoài ra, bệnh còn gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con người.
Những nghiên cứu gần đây tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu bò
ngày càng cao, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Qua những vấn đề trên chúng ta thấy bệnh sán lá gan ở bò có tác hại nghiêm
trọng. Trong khi ngành chăn nuôi ở tỉnh ta ngày càng nhân rộng trên nhiều vùng như
vùng cù lao, vùng đồng bằng và vùng đồi núi, nhưng phần lớn người chăn nuôi chưa
đặc biệt quan tâm và chưa có biện pháp phòng trị cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa thiệt
hại cho đàn gia súc.
Để kiểm tra tình hình nhiễm sán lá gan ở bò và từ đó cảnh báo với người dân,
hy vọng họ sẽ quan tâm đến bệnh này hơn nên đề tài “Điều tra tình hình nhiễm
sán lá gan ở bò tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An
Giang” được tiến hành.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
Tôn trong tỉnh An Giang.
Cung cấp số liệu thực tế về tỷ lệ nhiễm sán lá gan tại ba huyện đó đến cho
người chăn nuôi và những cán bộ kỹ thuật có liên quan, để khuyến cáo họ có biện
pháp phòng trừ tích cực.
Chương 2 LƯỢC KHẢO
TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên ở An Giang
Theo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang (2001) cho biết điều kiện tự nhiên ở
An Giang có các đặc điểm sau:
2.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm về phía Tây Nam tổ
quốc có toạ độ địa lý từ:
- 100 10’ 30’’ đến 100 37’ 50’’ vĩ độ bắc.
- 1040 47’ 20’’ đến 1050 35’ 10’’ kinh độ đông.
Ranh giới hành chính: Phía Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông
và Đông Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ.
Hình 1: Vị trí địa lý tỉnh An Giang (Hồ Việt Hiệp, 2002)
Diện tích toàn tỉnh 3.406 km2 và đứng thứ 4 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Chợ Mới có diện tích tự nhiên là 354,91 km2, có 16 xã và 2 thị trấn.
Châu Thành có diện tích tự nhiên là 347,28 km2, gồm 12 xã và 1 thị trấn.
Tri Tôn có diện tích tự nhiên là 597,575 km2, gồm 13 xã và 2 thị trấn.
2.1.2. Địa hình
Sự hình thành và tồn tại của sông Tiền, sông Hậu ở phía Đông Bắc và chuỗi
đồi núi ở phía Tây Nam đã chia lãnh thổ tỉnh thành 3 vùng với những đặc trưng rõ
nét:
- Vùng cù lao: Gồm huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Độ
cao trung bình của vùng từ 1,3 – 3 m, tồn tại các sông đê và dãy đất cao
dọc theo các sông và trũng dần vào trong. Dọc theo ven đê về phía đồng
thường có khu trũng cục bộ.
- Vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên: Bao gồm Thành Phố Long
Xuyên và thị xã Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và rìa phía
Đông các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Độ cao trung bình của vùng từ 1,2 – 3 m và
nghiêng đều xuống tới giáp Kiên Giang. Theo dãy đất rìa phía đồng huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên có nhiều khu vực trũng đến 0,8 m hoặc trũng hơn.
- Vùng đồi núi thấp: Chiếm phần lớn diện tích của hai huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên với nhiều núi có đỉnh cao từ 4 – 40 m và độ dốc phổ biến 3 – 80.
2.1.3. Khí hậu
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ cao và ổn định,
lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa.
2.1.3.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình năm 270 C.
- Nhiệt độ bình quân cao nhất 28,30 C.
- Nhiệt độ bình quân thấp nhất 25,50 C.
Riêng khu vực đồi núi có nhiệt độ bình quân thường thấp hơn so với vùng
đồng bằng khoảng 20C.
2.1.3.2. Mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.132 mm. Năm có lượng mưa cao nhất lên
tới 1.800 mm và năm thấp nhất xuống tới 700 mm. Số ngày mưa bình quân năm là
132 ngày. Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung vào 7 tháng, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với tỉ trọng khoảng 98%.
2.1.3.3. Lượng nước bốc hơi và độ ẩm không khí
Lượng nước bốc hơi hàng năm lớn 1200 – 1300 mm, đặc biệt trong 5 tháng
mùa khô với độ ẩm không khí trung bình của các tháng này khoảng 76%. Độ ẩm
không khí của các tháng mùa mưa khoảng 80 - 85%.
2.1.3.4. Nắng
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2.521 giờ.
- Tổng số giờ nắng của tháng thấp nhất: 153 giờ (tháng 9).
- Tổng số giờ nắng của tháng cao nhất: 282 giờ (tháng 3).
Vào những tháng mùa khô, số giờ nắng bình quân mỗi ngày thường cao hơn
2 giờ so với ngày ở các tháng mùa mưa.
2.1.3.5. Thuỷ văn
An Giang có hệ thống sông chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận
lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện địa hình có thể chia ra thành 3 vùng
thủy văn như sau:
- Vùng cù lao:
+ Về mùa lũ, chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và sông Hậu, lũ vào nhanh và
sớm. Mực nước lũ ngập từ 1 – 2,9 m và phủ lên hầu khắp lãnh thổ vùng. Riêng Chợ
Mới bị ngập khi mực nước ngập sâu lên mức 2,8 – 3,3 m và mực nước lũ ngập nông
từ dưới 1 – 2,5 m. Phần phía Bắc Vàm Nao phụ thuộc chủ yếu vào lũ sông, phần
phía Nam Vàm Nao còn liên quan đến sự hoạt động của thuỷ triều.
+ Về mùa kiệt, biên độ triều biển Đông tại trung tâm vùng cù lao đạt khoảng
50 – 60 cm, nên có thể lợi dụng triều lên dẫn nước vào ruộng thông qua cống bửng.
+ Chợ Mới là vùng cù lao được bao quanh bởi sông Tiền, sông Hậu và sông
Vàm Nao. Ngoài ra, Chợ Mới còn có các rạch tự nhiên như rạch Ông Chưởng và
rạch Cái Tàu Thượng. Hai rạch này khá dài và sâu. Rạch Ông Chưởng có hình dạng
uốn khúc như mình rồng, lấy nước sông Tiền ngay đầu thị trấn Chợ Mới.
Vùng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên: là toàn bộ vùng bằng về phía hữu
ngạn sông Hậu.
+ Về mùa lũ, lượng nước lũ sông Hậu theo các kênh, rạch vào nội đồng Tứ
Giác Long Xuyên chiếm khoảng 20 – 25% và lượng nước lũ chảy tràn từ
Campuchia qua các cầu từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm khoảng 75 – 80% tổng
lượng lũ vào vùng Tứ Giác Long Xuyên.
+ Về mùa kiệt, lưu lượng và mực nước sông Hậu giảm nhanh, vùng Tứ Giác
Long Xuyên chịu ảnh hưởng triều biển Tây và triều biển Đông, mạnh nhất vào cuối
tháng 4 và sang đầu tháng 5.
- Vùng đồi núi thấp:
+ Thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, trừ các đồi núi và vùng ven, vùng
còn lại chịu ảnh hưởng lũ từ biên giới tràn qua và đổ ra biển Tây theo hệ thống kênh
trục mới được nhà nước đầu tư nên mức độ thiệt hại được giảm thiểu nhiều.
2.2. Tình hình chăn nuôi thú y ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An Giang
2.2.1. Tình hình chăn nuôi
Chăn nuôi bò là một nghề truyền thống và là một trong những thế mạnh của
An Giang so với nhiều tỉnh trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với điều kiện
tự nhiên, khí hậu thuận lợi đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Theo Cục thống kê An Giang (2004) cho biết số lượng bò cả tỉnh An Giang
vào năm 2003 là 52.832 con, bò cày kéo trong toàn tỉnh An Giang chiếm 47,89%, số
bò còn lại nuôi tập trung ở 90 trang trại với tổng đàn là 3.771 con (trong đó bò thịt
chiếm 26,81%, bò sinh sản chiếm 55,29% và bò sữa lai 17,9%) và nuôi rải rác trong
dân. Riêng số lượng bò ở các huyện Chợ Mới là 6.899 con, Châu Thành là 2.118
con và Tri Tôn là 18.432 con.
Nhìn chung số lượng trang trại tư nhân năm 2003 (87 trang trại) so với năm
2001 tăng 61,11%, tương ứng với số bò tăng 159,23%. Đặc biệt chăn nuôi bò sinh
sản vào năm 2002 là 923 con đến năm 2003 tăng lên 20,69%.
Giống bò được nuôi ở các huyện trong tỉnh An Giang chủ yếu là bò ta vàng
và bò lai Sind. Những năm gần đây, chương trình Sind hoá đàn bò của tỉnh được đẩy
mạnh nhằm nâng cao phẩm chất giống bằng phương pháp phối giống trực tiếp của
bò Sind hay gieo tinh nhân tạo của giống bò Sind. Đặc biệt tỉnh có chủ trương giúp
vốn chăn nuôi bò với lãi suất ưu đãi cho đồng bào dân tộc Khơmer huyện Tri Tôn,
Tịnh Biên và cho nông dân nghèo ở huyện Chợ Mới, Châu Thành. Tinh thần cần cù,
chịu khó của người dân cùng với sự quan tâm đầu tư thoả đáng của nhà nước làm
cho ngành chăn nuôi bò ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn nói riêng và cả
tỉnh An Giang nói chung đang ngày càng phát triển, số lượng đàn gia súc ngày càng
tăng.
2.2.2. Tình hình quản lý Thú y
Hệ thống Thú y ở An Giang đã đang được kiện toàn từ tỉnh xuống cơ sở và
đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và chức năng của ngành. Góp phần đảm bảo an
toàn dịch bệnh giúp cho ngành chăn nuôi phát triển. Hàng năm, các Trạm thú y tổ
chức và thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ, thực hiện công tác kiểm dịch động
vật, kiểm soát giết mổ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, xây dựng phương
án phòng và chống dịch bệnh cho gia súc, quản lý và cung ứng đầy đủ các loại thuốc
thú y, vaccin cho tất cả các địa bàn huyện, xã trong tỉnh.
Trung tâm khuyến nông có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi, thường
xuyên mở các cuộc họp, hội thảo và tập huấn để cung cấp thông tin về kỹ thuật mới
cho các hộ chăn nuôi.
Hệ thống tổ chức thú y ở An Giang
- Sở NN & PTNT *: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Về tình hình dịch bệnh:
Do tổ chức tốt mạng lưới thú y ở cơ sở nên ngành Thú y đã nắm và quản lý
tốt tình hình dịch bệnh tại địa phương, tuy nhiên dịch bệnh còn xảy ra do ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, kinh tế xã hội,… Cụ thể những năm gần
đây các bệnh truyền nhiễm lẻ tẻ xảy ra như bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết
trùng,… Các cán bộ thú y và người chăn nuôi đang có biện pháp tích cực trong
phòng trị các bệnh này. Bên cạnh đó, những bệnh ký sinh trùng gây ra cho gia súc
cũng đang diễn ra, nhưng hầu như chưa được các cán bộ thú y và người chăn nuôi
quan tâm phòng trị đúng mức về các bệnh này.
2.3. Đặc điểm sán lá gan
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) cho biết sán lá gan có các
đặc điểm sau :
Sán lá gan thuộc lớp sán lá Trematoda, họ Fasciolidae, giống Fasciola gây
ra. Chúng thường ký sinh ở ống dẫn mật, gan, túi mật của trâu, bò, dê, cừu và cả ở
người. Gây viêm gan hoại tử, thời kỳ di hành còn thấy ở phổi, tim, hạch lâm ba và
tuyến tuỵ. Ký sinh ở bò thường do hai loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica.
Hội khuyến nông xãThú y xã
Trạm Thú y huyện
Chi cục Thú y
Trung tâm khuyến
nông huyện
Trung tâm khuyến
nông tỉnh
Sở NN & PTNT *
Ngoài ra còn có một số loài ký sinh ở tuyến tuỵ, ống dẫn mật, túi mật của gia
súc nhai lại: Paramphystomum explanatum và Dicrocolium hopeslooss ký sinh ở
ống dẫn mật, gan của bò, dê, cừu.
2.3.1. Hình thái
Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan có hệ sinh dục lưỡng tính (có cả
bộ phận sinh dục đực và cái trên cùng một cá thể). Sán lá có hai giác bám, giác
miệng ở phía đầu sán, giác bụng tròn và ở gần giác miệng. Sán lá gan không có hệ
tuần hoàn và hô hấp. Hệ bài tiết gồm nhiều ống nhỏ, phân nhánh và thông với hai
ống chính. Hai ống này hợp lại với nhau ở cuối thân rồi thông ra ngoài qua lỗ bài
tiết.
Bảng 1: So sánh đặc điểm của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica
Đặc điểm Fasciola gigantica Fasciola hepatica
Dài thân
Rộng
Phía trước
Phía đuôi
Hai rìa mép
Giác bụng
Nhánh ruột
25 – 75 mm
5 - 12 mm
Không tạo vai
Tù
Gần song song
Có
Có nhiều và thấy rõ
20 - 30 mm
3 - 13 mm
Tạo vai
Nhọn
Không song song
Có
Ít hơn
2.3.2. Trứng
Trứng có hình bầu dục, hai đầu nhọn đều, đầu hơi nhỏ hơn, có nắp, màu vàng
nhạt, bên trong chứa tế bào phôi xếp kín vỏ trứng.
Kích thước trứng 0,111 - 0,115 mm * 0,063 - 0,078 mm.
Mỗi ngày, một sán lá gan có thể đẻ 120.000 trứng. Sán có thể sống 3 - 11
năm trong cơ thể ký chủ cuối cùng. Do đó mỗi súc vật nhiễm sán, mỗi năm thải một
số lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ, bãi chăn.
Trứng sán rất nhạy cảm với khô hanh và chịu tác động trực tiếp của ánh sáng
mặt trời. Nên những nơi khô ráo, không có nước và ký chủ trung gian sống thì trứng
sán lá gan sẽ không tồn tại và phát triển theo các giai đoạn phát dục được.
2.3.3. Vị trí ký sinh và vật chủ trung gian
Vị trí ký sinh: Túi mật, ống dẫn mật và gan.
Vật chủ: Trâu, bò, dê, cừu. Ngoài ra còn có ở heo, ngựa, chó, thỏ, động vật
hoang dã và kể cả người.
Vật chủ trung gian: Là loài ốc nước ngọt thuộc các loài Lymnaea viridis,
Lymnaea swinhoei, L. truncatula, L. modicella, L. viatrix, L. auricularia,…. và 29
loài ốc khác. Trong đó Lymnaea truncatula là quan trọng nhất trong lan truyền
Fasciola gigantica.
Nơi phát hiện: Fasciola gigantica được phát hiện khắp đất nước Việt Nam,
nhưng phân bố nhiều ở vùng ẩm thấp và có nguồn nước mạch phong phú.
2.3.4. Chu trình phát triển
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật, túi mật của gan trâu, bò,
dê, cừu,…. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Trứng cùng dịch mật
vào ruột, sau đó tiếp tục theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ
150C - 300C, pH = 5 - 7,7, có ánh sáng, nước) sau 10 - 15 ngày trứng hình thành
Miracidium (mao ấu).
Miracidium ra ánh sáng bật nắp trứng chui ra ngoài, bơi lội tự do trong nước.
Nếu gặp vật chủ trung gian là những loài ốc Lymnaea (L. viridis, L. swinhoei, L.
truncatula, L.Galba,…), nó chui vào trong cơ thể ốc, di chuyển vào gan, ruột rồi
phát triển thành Sporocyst (bào ấu).
Sporocyst chứa nhiều tế bào phôi, nó to dần sau 15 - 30 ngày phát triển thành
Redia (lôi ấu). Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động chứa nhiều tế bào mầm. Khi
Sporocyst có những Redia chứa bên trong tăng đến mức độ nhất định, Redia sẽ phá
vỡ Sporocyst chui ra nội tạng của ốc. Mỗi Sporocyst có thể sinh ra 10 - 15 Redia.
Mỗi Redia có thể sinh ra nhiều Redia con bằng lối sinh sản vô tính như trên.
Sau khoảng 35 - 49 ngày, khi dài tới 1 mm, mỗi Redia có thể sinh ra 15 - 20
Cercaria (vĩ ấu). Việc sinh sản theo lôi ấu trùng sinh sản đã làm cho số lượng Redia
trong ký chủ trung gian tăng lên và tăng số lượng vĩ ấu (Cercaria) chui ra khỏi ốc, vĩ
ấu giống như con nòng nọc, đuôi dài, kích thước nhỏ hơn.
Thời gian từ lúc Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria
cần khoảng 50 - 80 ngày.
Sau khi đã thành thục Cercaria qua miệng ốc ra môi trường ngoài, bơi lội tự
do trong nước. Sau vài giờ (khoảng 10 - 24 giờ), nó rụng đuôi, tiết ra nhiều chất
nhờn tạo thành vỏ bọc chắc chắn (kén) gọi là nang ấu (Adolescaria). Adolescaria
thường bám vào cây cỏ thuỷ sinh hoặc ở những vũng nước trên đồng cỏ, quanh vùng
lầy lội. Vật nuôi nhai lại ăn phải kén này, vào ống tiêu hoá, vỏ ngoài kén bị phân
huỷ, ấu trùng được giải phóng phát triển thành sán ở ống dẫn mật. Nếu trâu bò ăn
phải kén gây nhiễm, ấu trùng di hành về gan theo hai cách:
- Chui qua màng ruột đi vào xoang bụng về mặt gan, sau đó chui qua tế bào
gan vào ống dẫn mật.
- Đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa của gan, chui qua tĩnh mạch về ống dẫn
mật và túi mật.
Chu trình phát triển của sán lá gan được xác định với các khoảng thời gian
như sau:
- Ở trong môi trường nước (ao, hồ, rãnh, …): trứng sán lá gan nở thành mao
ấu sau 14 – 16 ngày.
- Ở trong ký chủ trung gian:
+ Mao ấu phát triển thành bào ấu trong 7 ngày.
+ Bào ấu thành lôi ấu trong 8 – 21 ngày.
+ Lôi ấu thành vĩ ấu non trong 7 – 14 ngày.
+ Vĩ ấu non thành vĩ ấu già trong 13 – 14 ngày.
- Ở trong nước (ao, hồ, rãnh,…): vĩ ấu rụng đuôi thành kén gây bệnh sau 2 –
24 giờ.
- Ở trong vật chủ trung gian cuối cùng: thời gian sán phát triển trưởng thành
là 79 – 88 ngày.
Hình 2: Vòng đời phát triển của sán lá gan (Clive Bennett, 1999)
2.3.5. Bệnh lý
Triệu chứng:
Gia súc mắc bệnh có biểu hiện chậm lớn, lông xù, khô, xơ xác, gầy và niêm
mạc nhợt nhạt.
- Thể cấp tính: ít xảy ra, con vật thường chết đột ngột, thiếu máu, đôi khi có
triệu chứng thần kinh, con vật uể oải, kiệt sức, thường chết sau vài ngày kể từ khi
xuất hiện triệu chứng.
- Thể mãn tính: thường xảy ra, con vật gầy yếu, da khô, lông xù, phù thủng
dưới cổ và dưới ngực và phân lúc lỏng lúc đặc.
Bệnh tích:
- Gan bị viêm, sưng to, màu nâu sẫm, trên bề mặt gan có nhiều sợi fibrin và
những điểm thoái hoá, hoại tử màu trắng do tổ chức liên kết giữa thuỳ gan tăng sinh
lan vào các thuỳ gan gây tiêu biến tổ chức.
- Ống dẫn mật bị viêm, sưng to, thành ống dẫn mật tăng sinh dầy lên làm
nghẽn lòng ống. Có trường hợp lòng ống bị sán đục khoét xâm nhập vào nhu mô gan
tạo thành những cái hang hốc, vách ống mật tích tụ calci, lòng ống mật đôi khi có
lẫn máu và mũ.
2.3.6. Phòng và trị bệnh
Phòng:
- Thường xuyên kiểm tra đàn để sớm phát hiện những gia súc bị nhiễm sán,
phải có kế hoạch tẩy sán theo định kỳ ít nhất là 2 lần/ năm. Những nơi bị nhiễm
nặng thì phải tẩy sán cho gia súc một năm đến 3 – 4 lần. Ở những trang trại chăn
nuôi phải có kế hoạch chăn thả luân phiên đồng cỏ. Gia súc trước khi nhập đàn phải
kiểm tra để tránh tình trạng thải mầm bệnh ra ngoài.
- Xử lý các cơ quan nhiễm sán: nếu gan nhiễm sán lá gan nhiều phải giữ lại,
nấu chín để nuôi heo hoặc súc vật khác.
- Diệt ký chủ trung gian: tháo cạn nước trên đồng cỏ, bãi chăn. Chăn nuôi
thêm súc vật ăn ký chủ trung gian như vịt, ngan, ngỗng, cá trắm cỏ,…. để ăn ốc. Sử
dụng hoá chất để diệt ốc ký chủ trung gian như vôi bột, CuSO4, Sulphate kali.
- Vệ sinh thức ăn nước uống: cỏ cắt về phải đem phơi khô ráo, cho uống nước
sạch.
- Phân và chất độn chuồng phải được thu dọn sạch sẽ và đem ủ sinh học trước
khi đem bón cho cây trồng.
Trị:
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị có hiệu quả cao như:
- Fasciozanila: dùng liều 12 mg/kg P, trộn thức ăn hoặc hoà nước cho uống.
- Dertyl B: dùng liều 6 mg/ kg P, cho uống.
- Dovenix: dùng liều 10 mg/ kg P, tiêm dưới da.
- Oximysol: dùng liều 1 g/ kg P, trộn thức ăn hoặc hoà tan cho uống.
- Albendazole: liều dùng 7,5 mg /kg P cho ăn hoặc uống.
Ghi chú: bò đang cho bú và vắt sữa, nếu sử dụng thuốc sau 3 ngày mới lấy
sữa lại, bò thịt sau 1 tháng mới giết thịt.
2.4. Tóm lược một số công trình nghiên cứu bệnh sán lá gan trên bò
Sán lá gan và bệnh do sán lá gan luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các
nhà khoa học, bác sĩ thú y. Sơ lược một số công trình nghiên cứu sán lá gan:
Sán lá gan được phát hiện và mô tả đầu tiên vào năm 1370 ở Jean De Brie.
Năm 1752, Swammerdam phát hiện những vĩ ấu (Cercaria) của sán này ở một con
ốc Gasteropoda. 130 năm sau (1882), Thomas và Lenkrat gần như cùng một lúc tạo
được chu trình sinh học hoàn chỉnh của sán lá gan. Hiện nay thường có hai loài là
Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
Ở Thái Nguyên, qua kiểm tra 1.043 trâu bò tại lò mổ Thái Nguyên thì có 57%
trâu bò bị nhiễm sán lá gan (Phan Địch Lân, Nguyễn Công Phúc và Trần Tuấn Sa,
1963).
Tỉnh Lào Cai là vùng cao có bò bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ nhiễm là 20,8 –
26,6%, thấp hơn đồng bằng, và phát hiện thấy có ốc ký chủ trung gian của sán lá gan
có tên là Lymnaea viridis, chúng phân bố rất rộng và chúng nhiễm ấu trùng sán lá
gan với tỷ lệ cao. Ở Nam Hà, trâu bò cũng bị nhiễm sán lá gan chiếm 51 – 57%
(Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng, 1974).
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) thì kết quả của việc thu nhận tất
cả các loài ký sinh trùng lấy ở lò mổ thịt Chánh Hưng (Sài Gòn) với tổng số là 4.638
con bò. Những súc vật này được đưa đến từ 28 tỉnh miền Nam Việt Nam có tỷ lệ
nhiễm sán lá gan là 60%.
Tại tỉnh Phú Khánh là vùng chăn nuôi bò tương đối nhiều cũng không tránh
khỏi việc nhiễm bệnh sán lá gan, kết quả nghiên cứu cho thấy bò nơi đây nhiễm sán
lá gan là 21,92 – 30% (Vũ Sỹ Nhân và Đỗ Trọng Minh, 1989).
Trần Hữu Danh (1995) nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá gan ở An Giang
thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò già là 33,33%, bò tơ là 15,38%.
Lương Văn Huấn và cộng tác viên (1996) cho rằng bò nuôi tại các tỉnh thành
ở phía nam nhiễm sán lá gan nặng nhẹ tuỳ vùng nhưng dao động từ 20 – 50%. Đặc
biệt một số loài sán lá gan cũng truyền lây sang người, có 14 loài giun sán gây bệnh
trên bò có thể truyền lây sang người trong đó có sán lá gan lớn.
Bò ở đồng bằng có tỷ lệ nhiễm cao hơn vùng miền núi, cụ thể là: Đồng bằng
nhiễm Fasciola gigantica là 60,23%, miền núi nhiễm Fasciola gigantica là 29,33%.
Và có tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò tăng dần theo tuổi. Vùng đồng bằng: Bò dưới 4
tuổi nhiễm sán lá gan là 37,14%, bò từ 4 – 7 tuổi nhiễm sán lá gan là 55,31%, bò
trên 7 tuổi nhiễm sán lá gan là 72,58%. Vùng miền núi: Bò dưới 4 tuổi nhiễm sán lá
gan là 6,89%, bò từ 4 – 7 tuổi nhiễm sán lá gan là 27,74%, bò trên 7 tuổi nhiễm sán
lá gan là 37,06% (Trần Văn Quang, 1998).
Tại huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An thì có tỷ lệ nhiễm sán lá gan loài
Fasciola gigantica là 3,33%, Paramphystomum explanatum là 23,33% (Huỳnh Văn
Quang, 2001).
Tạ Ngọc Liên (2002) khảo sát 60 con trâu và 40 con bò tại lò mổ Trung Tâm
Củ Chi bằng phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin, thì có tỷ lệ
nhiễm sán lá gan thuộc loài Fasciola gigantica là 53%.
Qua khảo sát bằng phương pháp mổ khám 60 con bò ở Hồng Ngự tỉnh Đồng
Tháp có tỷ lệ bò nhiễm sán lá gan loài Fasciola gigantica 30 %, tỷ lệ nhiễm tăng
dần theo độ tuổi (Huỳnh Ân Giao, 2002).
Trần Anh Nhân (2004) cho biết kết quả của việc mổ khám 150 con bò tại lò
mổ tập trung ở thị trấn Dĩ An – Bình Dương, nguồn bò được ghi nhận từ 3 tỉnh: Bình
Dương - Đồng Tháp – Phú Yên, trên mỗi bò hạ thịt, kiểm tra và thu nhặt mẫu vật ở
cơ quan như dạ múi khế, dạ cỏ, gan, xoang bụng. Kết quả đã phát hiện được 99 con
bò nhiễm giun sán, trong đó có 37 con bò nhiễm sán lá gan, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở
bò từ 1 – 2 năm tuổi là 16,66%, bò từ 3 – 4 năm tuổi là 23,43%, bò từ 5 – 6 năm tuổi
là 25%. Riêng loài Fasciola gigantica 21,33%.
2.5. Tác hại của bệnh sán lá gan
Bệnh sán lá gan còn gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi bò, sán lá
gan có thể làm cho bò chậm tăng trưởng và giảm sinh sản, giảm phẩm chất thịt, sữa,
da, lông. Bò sữa bị nhiễm sán lá gan có con giảm sản lượng sữa tới 40%. Khi mắc
bệnh này bò sẽ dễ mẫn cảm với các mầm bệnh truyền nhiễm khác do giảm sức đề
kháng (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Hồ Thị Thuận (1984) cho biết ở Hà Lan, hàng năm bệnh sán lá gan gây thiệt
hại cho ngành kinh doanh sữa là 135 triệu Phơ – răng. Ở lò sát sinh Anh, hàng năm
phải loại thải 120 tấn gan tươi trị giá 2,8 triệu Phơ – răng.
Trần Hữu Danh (1995) cho biết tác động sán lá gan đối với ký chủ bò phụ
thuộc vào độc lực của chúng, sức chống đỡ của ký chủ, giai đoạn phát dục của sán
lá gan, ảnh hưởng của vật môi giới. Tác động của sán lá gan đối với cơ thể ký chủ
bò ở nhiều mặt: tác động cơ giới, tác động chiếm đoạt, tác động đầu độc và tác động
truyền bệnh.
Đáng chú ý nhất là bệnh sán lá gan vừa gây bệnh cho vật nuôi vừa gây bệnh
cho người. Ở nước ta có hai trường hợp bệnh trên người, trong đó một trường hợp
gây tử vong với số sán là 700 con (Nguyễn Thị Kim Thành và Nguyễn Văn Ban,
1999).
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Vật liệu
Vật liệu dùng để lấy mẫu: găng tay nhựa, bọc nylon, dây thun, viết lông dầu.
Vật liệu dùng để bảo quản mẫu khi vận chuyển: thùng trữ lạnh.
Vật liệu dùng gạn rửa phân: cốc đông 500 ml, vợt lưới, thau, xô.
Vật liệu dùng để quan sát tìm trứng sán: đĩa petri và kính hiển vi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên mẫu phân/ bò tại nông hộ chăn nuôi bò ở huyện Chợ
Mới, Châu Thành và Tri Tôn đại diện cho ba vùng sinh thái trong tỉnh với số mẫu là
50 bò/ huyện.
3.2.2. Phương pháp tiến hành
Để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò, chúng tôi tiến hành thu mẫu ở
huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn: 50 mẫu phân/ 50 bò/ huyện, mỗi lần thu
mẫu là 25 mẫu phân/ 25 bò/ huyện và phỏng vấn người chăn nuôi về điều kiện môi
trường chăn nuôi bò.
3.2.2.1. Kiểm tra sự hiện diện của sán lá gan
Cách lấy mẫu:
- Thu thập số liệu hộ chăn nuôi bò ở từng địa bàn trong huyện từ trạm thú y
của huyện.
- Lập danh sách hộ chăn nuôi bò được chọn để đến lấy mẫu.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên: lấy mẫu phân bò bằng cách đến từng hộ chăn nuôi bò
đã chọn ngẫu nhiên của mỗi huyện, tiến hành lấy mẫu phân mà bò vừa mới thải ra
ngoài môi trường tự nhiên hoặc phân tươi lấy trực tiếp từ hậu môn của bò, số lượng
khoảng 10 - 20 gam cho vào túi nylon. Ghi số tai (hoặc ký hiệu của con vật), ngày
lấy mẫu bằng viết dầu lên túi nylon, và bảo quản trong thùng trữ lạnh để vận chuyển
về phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó phỏng vấn chủ nuôi về những vấn đề có liên quan
đến bò (theo phiếu phỏng vấn đã soạn sẵn).
Phương pháp kiểm tra:
- Dùng phương pháp gạn rửa sa lắng của Benedek để kiểm tra trứng sán lá
gan có trong phân.
Cách tiến hành: Mỗi mẫu phân được đưa vào cốc có dung tích 500 ml, đổ
nước lã vào khoảng 4/5 cốc. Sau đó quậy đều cho tan phân rồi đưa lên rây để lọc lấy
phần xác bỏ đi. Phần nước này để yên một thời gian khoảng 5 - 10 phút, sẽ đổ bỏ
lớp nước trong bên trên đi. Tiếp tục cho nước vào khoảng 4/5 cốc và quậy đều lên,
cũng để yên 5 - 10 phút rồi đổ lớp nước bên trên và cứ tiếp tục như các bước trên
thực hiện 3 - 4 lần. Cuối cùng lấy cặn đổ vào đĩa petri, rồi xem chúng dưới kính hiển
vi với độ phóng đại 100 lần (10 * 10) để tìm trứng sán lá gan.
3.2.2.2. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn về điều kiện môi trường chăn nuôi
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1196.pdf