BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN HỒNG YẾN
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY DƯA HẤU, MỨC ĐỘ GÂY HẠI CỦA 3 LOÀI HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHÚNG THEO HƯỚNG TỔNG HỢP, VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 TẠI TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN ĐĨNH
Hà Nội - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều tra thành phần côn trùng và nhện hại cây dưa hấu, mức độ gây hại của 3 loài hại chính và biện pháp quản lý chúng theo hướng tổng hợp, vụ đông xuân 2009 tại tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Yến
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn sự hướng dẫn tận tình, với tinh thần trách nhiệm cao của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Viện trưởng Viện đào tạo sau Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trân trọng cám ơn các Giảng viên bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; các cán bộ Bộ môn Chẩn đoán và Giám định dịch hại, Viện Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cám ơn Ban chỉ đạo chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp của tỉnh Hòa Bình; các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Lãnh đạo và cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ về tài chính, thời gian, điều kiện thí nghiệm.
Trân trọng cám ơn cán bộ, nhân viên Trạm Bảo vệ thực vật các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc của tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ theo dõi các thí nghiệm đồng ruộng, phối hợp đánh giá thực trạng và chuyển giao kỹ thuật đến nông dân trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Yến
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Diện tích gieo trồng dưa hấu của tỉnh Hòa Bình (2005-2009) 32
4.2. Qui mô sản xuất dưa hấu của nông hộ 33
4.3. Phương pháp làm đất trồng dưa 37
4.4. Mật độ, khoảng cách trồng dưa phổ biến của nông hộ 38
4.5. Biện pháp quản lý cỏ dại và chăm sóc dưa của nông hộ 39
4.6. Số lượng một số loại phân bón nông hộ thường sử dụng 41
4.7. Bảo vệ thực vật trong canh tác dưa hấu của nông hộ 42
4.8. Danh lục các loài côn trùng và nhện gây hại trên dưa hấu tại tỉnh Hòa Bình, vụ xuân 2009. 46
4.9. Mức độ gây hại của 3 loài hại chính trên cây dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình, vụ xuân 2009 49
4.10. So sánh năng suất dưa hấu do loại trừ được sự gây hại của các đối tượng hại chính bằng xử lý thuốc hóa học 51
4.11. Tác động của việc loại trừ được sự gây hại của các đối tượng hại chính tới độ Brix của quả bằng xử lý thuốc hóa học 53
4.12. Diễn biến mật độ rệp bông ở các thời vụ trồng dưa hấu khác nhau 54
4.13. Diễn biến mật độ bọ trĩ ở các thời vụ trồng dưa hấu khác nhau 56
4.14. Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các thời vụ trồng dưa hấu 58
4.15. Diễn biến mật độ rệp bông ở các nồng độ thuốc Actara 25WP khác nhau 61
4.16. Diễn biến mật độ bọ trĩ ở các nồng độ thuốc Actara 25WP khác nhau 62
4.17. Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các nồng độ thuốc Actara 25WP khác nhau 63
4.18. Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của dưa hấu trên các loại gốc ghép khác nhau. 66
4.19. Ảnh hướng của các loại gốc ghép tới sâu hại chính tại cao điểm gây hại của chúng 67
4.20. Ảnh hưởng của các loại gốc ghép tới năng suất dưa và độ Brix của quả 68
4.21. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác tới năng suất dưa hấu và độ Brix của quả 73
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
3.1 Gốc ghép khi đạt tiêu chuẩn 27
3.2 Mầm dưa trước khi ghép 27
3.3 Cắm ghim vào đỉnh sinh trưởng 27
3.4 Cắt chéo mầm ghép 450 27
3.5 Mầm dưa sau ghép 27
3.6 Gốc ghép trước khi trồng 27
3.7 Màng phủ Plastic 29
3.8 Trồng dưa trên màng phủ plastic 29
3.9 Bấm ngọn, tỉa dây sau khi lấy quả 29
3.10 Màng phủ + bấm ngọn, tỉa dây 29
4.1 Tỷ lệ số hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau 40
4.2 Tỷ lệ các chi phí chính trong sản xuất dưa hấu 43
4.3 Hiệu quả sản xuất dưa hấu so với một số cây trồng ngắn ngày khác ở tỉnh Hoà Bình 44
4.4 Rệp bông hại dưa hấu, ảnh chụp qua kính x 20 54
4.5 Rệp đậu hại dưa hấu, ảnh chụp qua kính x 20 54
4.6 Diễn biến mật độ rệp bông ở các thời vụ gieo trồng 55
4.7 Bọ trĩ Thrips palmi Karny hại dưa hấu 56
4.8 Ngọn dưa – Nơi bọ trĩ tập trung gây hại 56
4.9 Diễn biến mật độ bọ trĩ ở các thời vụ trồng dưa hấu vụ xuân 2009 57
4.10 Nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae Koch hại dưa 58
4.11 Mật độ nhện dày đặc, lá dưa bị bạc trắng 58
4.12 Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các thời vụ trồng dưa hấu khác nhau 59
4.13 Gốc ghép từ hạt bí Karako 65
4.14 Gốc ghép từ hạt bí Carnivar 65
4.15 Gốc ghép từ hạt bầu Emphasis 65
4.16 Gốc ghép từ hạt bầu Argentaria 65
4.17 Gốc ghép từ hạt bầu ta 65
4.18 Diễn biến mật độ rệp bông ở các biện pháp canh tác khác nhau 70
4.19 Diễn biến mật độ bọ trĩ ở các biện pháp canh tác khác nhau 71
4.20 Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các biện pháp canh tác khác nhau 72
1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây dưa hấu bắt đầu được trồng phổ biến tại tỉnh Hoà Bình từ năm 1994, tập trung tại 5/11 huyện với diện tích canh tác trong vụ đông xuân từ 1.000-2.000ha [23], [24], là một trong những tỉnh có diện tích dưa hấu lớn của miền Bắc. 15 năm qua, nhờ cây dưa hấu, cuộc sống của nhiều hộ nông dân đã được cải thiện đáng kể, nhiều xã đã xác định đây là cây hàng hoá mũi nhọn trong cơ cấu cây trồng hàng năm. Quãng thời gian đó cũng đã bộc lộ những thuận lợi và khó khăn đối với nghề trồng dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình như sau.
1.1.1. Thuận lợi
- Giao thông tương đối tiện lợi (đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 6 chạy dọc 5 huyện trồng dưa), gần các thị trường tiêu thụ lớn (như Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam vv).
- Nông dân có ý thức đầu tư thâm canh cao so với nhiều cây trồng khác.
- Các dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) tương đối đa dạng, thuận lợi, trên địa bàn 5 huyện trồng dưa có 135 cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- Quỹ đất cho sản xuất cây màu nói chung, cây dưa hấu nói riêng trong vụ xuân tương đối lớn (diện tích đất cho cây trồng cạn vụ xuân trên 63 ngàn ha, trong đó có khoảng 12 ngàn ha thích hợp để trồng dưa hấu).
1.1.2. Khó khăn
- Những kiến thức về canh tác và phòng trừ sâu bệnh của nông dân hầu như do họ tự tìm hiểu, học hỏi từ nông dân khác. Sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật của các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế.
- Chưa có đánh giá cụ thể nào ở cấp tỉnh về canh tác cây dưa hấu, thiếu sự quy hoạch, diện tích gieo trồng hàng năm biến động lớn phụ thuộc vào kết quả gieo trồng của năm trước. Hiện tượng “được mùa, mất giá” thường xuyên xảy ra với những năm có diện tích gieo trồng lớn.
- Nhiều biện pháp canh tác có hiệu quả tốt chưa được nông dân biết đến và áp dụng rộng rãi (như việc xử lý hạt giống, xử lý đất, sử dụng màng phủ nông nghiệp, bấm ngọn, tỉa dây vv).
- Do nhiều sâu bệnh [21], chưa biết xây dựng công thức luân canh hợp lý nên thường nông dân chỉ canh tác 1 vụ dưa, vụ sau phải đổi đi thuê đất khác làm tăng đáng kể chi phí sản xuất.
- Nguồn tài liệu đề cập đến kỹ thuật canh tác và phòng trừ dịch bệnh trên cây dưa hấu rất hạn chế so với các cây trồng khác, gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo sản xuất.
Như vậy có thể thấy những khó khăn trong sản xuất dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình không hề đơn giản. Tuy nhiên cũng có thể nhận định rằng những khó khăn này chủ yếu đề cập tới kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh của nông dân. Do đó nếu giải quyết tốt công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sẽ góp phần tích cực giải quyết những vấn đề đã nêu. Và để thực hiện công việc này, cần phải có những điều tra, đánh giá cơ bản về thực trạng sản xuất và dịch hại trên cây dưa hấu nói chung, sâu hại dưa hấu nói riêng ở tỉnh Hòa Bình; Cũng như việc tiến hành các thí nghiệm, mô hình phòng trừ dịch hại là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế, với mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học vào phục vụ sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra thành phần côn trùng và nhện hại cây dưa hấu, mức độ gây hại của 3 loài hại chính và biện pháp quản lý chúng theo hướng tổng hợp, vụ đông xuân 2009 tại tỉnh Hòa Bình”.
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu tại tỉnh Hòa Bình; kết quả điều tra xác định thành phần côn trùng, nhện hại dưa hấu, mức độ gây hại, diễn biến của 3 loài gây hại chính và kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng chống chúng, để đề xuất biện pháp quản lý theo hướng tổng hợp phù hợp với điều kiện địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
- Nắm được thực trạng sản xuất dưa hấu của tỉnh Hòa Bình.
- Nắm được thành phần các loài côn trùng và nhện hại trên cây dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình.
- Xác định được diễn biến mật độ, mức độ gây hại của 3 loài hại chính.
- Đánh giá được hiệu quả của một số biện pháp phòng chống .
- Đề xuất biện pháp quản lý cây dưa hấu theo hướng tổng hợp.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CÂY DƯA HẤU
Dưa hấu - Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. thuộc nhóm cây hai lá mầm, họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, có thể tham gia trong nhiều công thức luân canh khác nhau Mai Thị Phương Anh (1996) [1], Phạm Hồng Cúc (1999) [4].
lanatus là một trong 3 loài của Giống Citrullus (Paul Gepts, 2002) [34], chúng có mặt ở lưu vực sông Nile từ 2000 năm trước Công nguyên. Dưới các triều đại vua Ai Cập, dưa hấu được coi là một biểu tượng về phương thức sinh sống, thường đặt trong các lăng mộ của các Phraon sau khi chết (Sauer, J.D. 2004). Chúng có mặt tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và khu vực Nam Mỹ khoảng năm 1600 sau Công nguyên và xuất hiện tại Hawaii vào cuối Thế kỷ 18 (Robertson, 2005) [36].
Theo Iziko (1994) dưa hấu có nguồn gốc Nam châu Phi và được đưa vào Trung Quốc khoảng năm 1600. Theo Therese N. (2005), dưa hấu hoang phân bố rộng rãi ở Châu Phi và Châu Á, nhưng nó được bắt nguồn từ phía Nam Châu Phi, Namibia, Boswana, Zimbabwe, Mozambique, Zambia và Malawi [43].
Theo Robertson H. (2005), các giống dưa hấu hoang dại rất phổ biến ở Châu Phi, Châu Á và đIn southern Africa it grows in the Kalahari where it is known as Tsamma.ược ghi nhận từ ít nhất 2000 năm trước Công nguyên. Vào năm 800 sau công nguyên dưa hấu được trồng ở Ấn Độ và đến thế kỷ 10 dưa hấu được trồng ở Trung Quốc. Thế kỷ 13, những người Morocco (Ma-rốc) trong cuộc xâm chiếm đã đưa cây dưa hấu đến với Châu Âu, chúng xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào năm 1615. Dưa hấu phát triển tốt ở những nơi có mùa hè nóng và kéo dài, chính vì vậy mà Bắc Âu điều kiện trồng dưa hấu không phù hợp. Việc trồng dưa hấu ở châu Âu đã không phát triển so với các vùng của châu Mỹ [35], [36].
Carol Miles, Ph.D. (2005) cho rằng cây dưa hấu có nguồn gốc từ châu Phi, bằng chứng về sự canh tác dưa hấu được tìm thấy trong các thư tịch cổ tại Ai-Cập và Ấn Độ từ 2500 năm trước Công nguyên. Dưa hấu có mặt tại châu Mỹ khoảng năm 1600, được trồng đầu tiên tại Massachusetts vào năm 1629 và đến giữa Thế kỷ 17 chúng được trồng ở Florida [28]. Cho đến những năm 1980, dưa hấu vẫn được coi là một loại trái cây theo mùa, nhưng hiện nay, nhờ sự đa dạng về nguồn nhập khẩu và sản xuất nội địa, nên sản phẩm này luôn sẵn có quanh năm [26], [27].
Ở Việt Nam, lịch sử về cây dưa hấu gắn liền với câu truyện Mai An Tiêm trong truyền thuyết về các Vua Hùng. Với các tỉnh Nam Bộ, từ lâu dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu trên mâm Ngũ quả trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (Nguyễn Mạnh Chinh, 2005) [3].
Theo Carol Miles, Ph.D. (2005), trên thế giới có khoảng 1.200 giống dưa hấu, có 200- 300 giống được trồng ở Mỹ và Mexico. Đông Nam châu Á là khu vực có diện tích trồng dưa lớn nhất Thế giới (chiếm trên 50%). Trung Quốc đứng đầu Thế giới về sản xuất dưa hấu (đạt 126.832 triệu pounds, tương đương 57,07 triệu tấn vào năm 2002). Mỹ đứng thứ tư trong các nước sản xuất dưa hấu (đạt 3.920 triệu pounds, tương đương 1,76 triệu tấn vào năm 2002). Tại mỹ, trong năm 2003, những Bang trồng nhiều dưa hấu nhất là Texas, Florida, California, Georgia và Indiana, riêng Bang Texas đã thu hoạch 770 triệu pounds trên diện tích 35.000 acres (tương đương 346,5 ngàn tấn trên diện tích 14 ngàn ha). Hầu hết lượng dưa hấu sản xuất tại Mỹ được tiêu thụ tươi, mức tiêu thụ dưa hấu bình quân tại Mỹ là 13,7 pounds/người (tương đương 6,17kg/người) [28].
Ở Việt Nam, các vùng trồng dưa hấu truyền thống như ở Hải Dương, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An,... thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996) [1]. Ở đồng bằng sông Cửu long trong vài năm trở lại đây dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta. Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2005) [8].
Trên thế giới, từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu của nước ta tăng 8,1%, năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của Việt Nam cao hơn mức chung của toàn Thế giới (FAO, 2004).
Dưa hấu là loại cây có thân dạng bò lan, sống hàng năm. Thân phủ nhiều lông dài. Các đốt thân có tua cuốn chẻ 2-3 nhánh [18]; Lá dưa hấu có cuống dài, ngắn tuỳ theo giống, cuống lá có lông mềm. Phiến lá có màu xanh nhạt, kích thước 8-30cm, rộng 5-15cm. Phiến lá chẻ 3 thuỳ lông chim sâu, 2 mặt lá đều có lông ngắn (Nguyễn Mạnh Chinh, 2006)[3]
Hoa dưa hấu thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, có màu vàng, to; Quả to, trọng lượng thay đổi nhiều tuỳ theo giống và chế độ canh tác, phổ biến từ 2-5kg. Quả có dạng hình cầu, hình trứng hay thuôn dài tuỳ giống. Vỏ ngoài quả có màu lục đen hoặc xanh, nhiều khi có sọc vằn. Bề mặt vỏ quả nhẵn, bóng. Lớp cùi phía trong vỏ quả có màu trắng, độ dày mỏng khác nhau tuỳ đặc tính từng giống. Thịt quả có màu đỏ chưá nhiều nước, khi chín hạt đen nhánh, dẹt. Màu đỏ của thịt quả, độ đường chứa trong quả và số hạt trong quả nhiều hay ít tuỳ thuộc từng giống và chế độ canh tác. Ngoài ra hiện nay nhờ kết quả lai tạo đã có những gống dưa hấu ruột vàng hoặc dưa hấu vỏ vàng (Nguyễn Mạnh Chinh, Trần Đăng Nghĩa, 2006) [3].
Quả dưa hấu non được gọi là dưa hồng, có thể dùng để xào, nấu canh và muối chua. Thịt quả dưa hấu khi chín có vị ngọt, mát và chúa nhiều nước, dùng để ăn tươi hoặc chế biến nước giải khát. Thành phần ruột quả có 90% là nước, 9% các hợp chất Hydratcarbon [31], [32]. Dưa hấu chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Protein (0,7%), Lipid (0,1%), các Vitamin A,C và các chất trung, vi lượng như Canxi, Magiê, Sắt vv (Nguyễn Mạnh Chinh, Trần Đăng Nghĩa, 2006)
Giá trị của quả dưa hấu đã được dân gian đúc kết qua câu: "Nhiệt thiên lưỡng khảm qua, dược vật bất dụng qua" (Trời nóng ăn hai quả dưa thì không cần phải uống thuốc) và coi dưa hấu là "Hạ quý thủy quả chi vương" (Vua của trái cây mùa hè). Các y thư cổ như Bản thảo phùng nguyên, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Nhật dụng bản thảo... đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện và được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, viêm loét miệng, phù do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp, lỵ, say nắng, say nóng, giải độc rượu... Thậm chí còn coi dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa tựa như cổ phương trứ danh Bạch hổ thang. Vỏ quả dưa hấu có tính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu , nếu đốt thành than, tán nhỏ để ngậm khỏi lở loét miệng. Vỏ quả dưa hấu có tính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nếu đốt thành than, tán nhỏ để ngậm khỏi lở loét miệng. Hạt dưa hấu có tính lạnh, ăn bùi. Khi sao vàng sắc uống có tác dụng chữa đau lưng. (Hoàng Khánh Toàn, 2008)
2.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SÂU HẠI TRÊN CÂY DƯA HẤU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
2.2.1 Sâu hại dưa hấu
Theo Barbra C. Larson và cs (2006), và Whalen, J. (2000) thì những loại sâu hại thiết yếu trên dưa hấu ở Florida là rệp muội, sâu đục quả, sâu xanh, bọ phấn gai và bọ trĩ. Sâu hại thứ yếu là bọ dưa, ruồi đục lá, bọ cánh cứng diềm trắng, bọ nhảy. Cũng có những loại tuy có ghi nhận sự có mặt của chúng trên dưa hấu nhưng chưa ghi nhận được sự thiệt hại kinh tế như: Rầy xanh, châu chấu, sâu cuốn lá [26], [45].
2.1.1.1 Bọ trĩ hại dưa hấu (rầy lửa hay bù lạch)
Bọ trĩ xuất hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc Mỹ (USA), Trung Mỹ, Ca-ri-bê, … đặc biệt là ở các nước Châu Á. Bọ trĩ là loài côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng tấn công và gây hại trên 50 loài cây trồng thuộc 20 họ thực vật. Bọ trĩ gây hại quan trọng trên các cây họ cà (cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá...); họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí rợ,...); họ đậu (đậu tây, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương,...) và các cây khác như: hoa cúc, bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,...(Barbra C. Larson và cs, 2006; Smith. và cs, 1992).
Trên cây dưa hấu ở Florida có 2 loại bọ trĩ gây hại đó là bọ trĩ thuốc lá Frankliniella fusca và bọ trĩ dưa hấu Thrips palmi (Susan, E. Webb, 2008). Bọ trĩ thuốc lá là vấn đề đáng quan tâm ở vùng Trung và Bắc Florida nhưng hiếm khi được tìm thấy ở Nam Florida. Bọ trĩ dưa là loại sâu hại quan trọng ở Nam Florida, và đây được coi là loài sâu hại tương đối mới. Thiệt hại đáng kể nhất được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1991 tại những trang trại của hạt Miami [37]. Ngoài dưa hấu, nó cũng gây thiệt hại mạnh và mất mát lớn về kinh tế trên nhiều cây rau, đậu, hạt tiêu, cà, dưa chuột, cây dưa tây [17]. Ngoài ra, ký chủ của chúng còn có khoai tây, thuốc lá, đậu tương, đậu ván, rau bina, và cây mào gà. Cả bọ trĩ non và trưởng thành đều sống tập trung trên ngọn, lá non, hoa và quả non. Triệu trứng để lại những vết gỉ màu đồng trên lá cây. Ở Nam Florida, bọ trĩ phát sinh quanh năm nhưng cao điểm nhất là tháng mười hai và tháng tư. Vòng đời của bọ trĩ khoảng 20 ngày ở điều kiện nhiệt độ 300C, nhưng kéo dài tới 80 ngày ở điều kiện nhiệt độ 150C. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình 50 trứng [39], [40]. Bọ trĩ Dưa hấu kháng lại nhiều thuốc trừ sâu. Ngoài ra, việc sử dụng những loại thuốc có phổ tác động rộng có thể sẽ làm tăng mật độ quần thể do những kẻ thù tự nhiên bị tiêu diệt (Barbra C. Larson và cs, 2006) [26].
Kết quả điều tra của Phạm Thị Ngọc Ánh năm 2004 tại Đức Hòa, Long An đã ghi nhận 5 loài bọ trĩ gây hại trên dưa hấu [2]. Trong đó có 3 loài thuộc bộ phụ đốt cuối bụng hình nón Terebrantia là: Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Linderman, Frankliniella occidentalis Pergande và 2 loài thuộc bộ phụ đốt cuối bụng hình trụ là Haplothrips sp và một loài chưa định danh thuộc họ Chilothripidae. Trong 5 loài đó, bọ trĩ dưa Thrips palmi karny là loài phổ biến nhất và là tác nhân gây hại chính trên dưa hấu với tần xuất xuất hiện cao nhất là 77,46%. Đứng thứ hai là bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergande, xuất hiện với tần xuất 12,46%, kế đến là loài bọ trĩ thuốc lá Thrips tabaci Linderman với tần xuất 6,20%, thứ 4 là loài bọ trĩ nâu đen Haplothrips sp. với tần xuất 2,82% còn loài bọ trĩ thuộc họ Chilothripidae chỉ chiếm 0,56% (Phạm Thị Ngọc Ánh, 2006).
Bọ trĩ là loại côn trùng đa ký chủ, phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cả ấu trùng và thành trùng đều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhất là các bộ phận như lá non, hoa và quả non. Các bộ phận bị bọ trĩ tấn công thường bị biến dạng, lá xoăn, quả có hình dạng bất thường... quan trọng nhất là bọ trĩ tấn công có thể truyền virus gây bệnh khảm (Tamotsu, 2000) [41]. Theo Tsai,J.H và Webb, S.E. (1995) loài Thrips palmi là tác nhân truyền virus gây bệnh khảm đốm vàng trên dưa hấu và dưa chuột [42].
Theo CABI (2006) bọ trĩ có cấu tạo miệng tương tự nhau trong cùng một họ, giống nhau giữa ấu trùng và thành trùng. Phần phụ miệng có cấu tạo không đối xứng với nhiệm vụ đục lỗ và chích hút, mặt khác bọ trĩ sẽ cạp và nghiền nát thức ăn bằng hàm dưới nhờ vào hai mảnh môi trên và dưới. Miệng có cấu tạo chuyên biệt với chức năng chích hút, râu mang các cơ quan cảm nhận hóa chất, có vách mỏng chẻ hoặc đơn. Mỗi xúc biện có từ 4-6 cơ quan cảm giác nhỏ ngoài cùng, có khả năng cảm nhận hóa chất. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như thính giác và cơ quan xúc giác. Con cái thường nhỏ hơn con đục và có râu ngắn hơn (Lê Thị Sen, 1996).
Ở loài bọ trĩ dưa Thrips palmi, trứng không màu, ấu trùng mới nở có màu trắng, chuyển dần sang vàng nhạt, rồi vàng đậm. Thành trùng có màu vàng đậm, khi đậu cánh xếp gọn trên lưng, tạo thành một sọc màu đen trên lưng (còn gọi là bọ trĩ sọc vàng). Kích thước con trưởng thành khoảng 1mm ở con đực và 0,72mm ở con cái. Râu đầu có 7 đốt, đốt thứ 6 dài nhất, 3 mắt đơn màu đỏ [29]. Loài bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergande, con trưởng thành cái có màu nâu đậm, dài 1,0-1,2mm, râu đầu có 8 đốt, đốt cuối bụng hình nón, 3 mắt đơn màu đỏ. Ở loài bọ trĩ thuốc lá Thrips tabaci, con trưởng thành cái có màu vàng nhạt, dài khoảng 1mm, rầu đầu có 7 đốt, đốt 6 cũng dài nhất nhưng đốt đầu tiên có màu sáng hơn các đốt còn lại, 3 mắt đơn màu xám. Còn loài bọ trĩ nâu đen Haplothrips sp. con trưởng thành cái màu nâu đen, dài 1,0-1,2mm, đốt bụng cuối dạng hình trụ, râu đầu có 8 đốt, các đốt 3,4,5 màu nâu nhạt hơn các đốt khác (Phạm Thị Ngọc Ánh, 2006) [2].
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bọ trĩ, nhiệt độ 15-300C thích hợp nhất. Vòng đời bọ trĩ kéo dài 70, 57 và 30 ngày, tương ứng ở 150C, 200C và 300C. Trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, hoạt động sinh sản của bọ trĩ diễn ra liên tục (khoảng 15 thế hệ/năm), nhiệt độ lạnh hoạt động sinh sản bị giảm rõ rệt (1-2 thế hệ) (CABI, 2001; McDonald và ctv, 1999).
Bọ trĩ sinh sản đơn tính, không cần giao phối mà vẫn tiếp tục đẻ ra con cái (Lê Thị Sen, 1996). Vòng đời của bọ trĩ khoảng 30 ngày, trong đó thời gian trứng khoảng 4-5 ngày, ấu trùng 5-6 ngày, thành trùng sống khoảng 15 ngày, thời gian nhộng 3 ngày. Ấu trùng có 2 tuổi, màu sắc giống thành trùng nhưng hơi nhạt, sau khi vũ hoá trưởng thành khoảng 2-3 ngày, thành trùng bắt đầu bắt cặp sinh sản (CABI, 2001).
Cả thành trùng và ấu trùng đều chích vào biểu bì lá và hút nhựa, bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá, thường sống ở mặt dưới lá và chui vào gần gân để trốn (Gabystoll, 1986 và Lê Thị Sen, 1996). Lá cây bị bọ trĩ gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống dưới (Lê Thị Sen, 1996).
Rất khó phòng trị bọ trĩ bằng thuốc hóa học do chúng có khả năng kháng thuốc cao, cần phải thay đổi chủng loại thuốc sau mỗi lần xử lý (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2007). Mặt khác bọ trĩ thường trú ẩn trong đỉnh sinh trưởng, mặt dưới các lá non, do đó thuốc trừ sâu khó tiếp xúc [47]. Biện pháp kỹ thuật canh tác, cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại trước khi trổ hoa giúp hạn chế một phần thiệt hại do bọ trĩ gây ra (Dibble, 1994 và Gabystoll, 1986). Theo Jayma và Ronald (1992) cho biết sử dụng màng phủ plastic hạn chế hữu hiệu thiệt hại do bọ trĩ nhất là thời điểm cây còn nhỏ.
2.1.1.2 Rệp muội hại dưa hấu (rầy mềm)
Rệp muội là loại sâu hại quan trọng nhất với sản xuất dưa hấu ở Florida. Có 5 loài rệp muội đã được phát hiện là rệp bông Aphis gossypii, rệp đào Myzus persicae, rệp đậu Aphis craccivora, Aphis spiraecola, và Aphis middletonii, trong đó 3 loài Aphis gossypii, Myzus persicae, Aphis craccivora là nguy hiểm hơn cả bởi ngoài tác hại trực tiếp, chúng còn là môi giới truyền nhiều bệnh virus khác. Tác hại trực tiếp của 2 loài Aphis spiraecola, Aphis middletonii ít được ghi nhận (Barbra C. Larson và cs, 2006)
Tác hại của những loài rệp muội chủ yếu ở chỗ chúng là môi giới truyền bệnh virus cho cây dưa hấu cũng như cây họ bầu bí và nhiều cây ký chủ khác như hồ tiêu, khoai tây, cam quít, cây mướp tây, và nhiều loại cỏ dại. Rệp muội gây hại trực tiếp cho cây dưa hấu bằng cách trích hút nước, dinh dưỡng qua mạch dẫn của cây. Đồng thời những độc tố của chúng được truyền vào cây làm mạch dẫn tắc nghẽn dẫn tới lá cây bị rũ và cuộn lại. Sự gây hại nặng của rệp muội có thể làm chết những cây non [46]. Chất bài tiết của rệp là môi trường thích hợp cho lớp nấm bồ hóng phát triển, làm cản trở quang hợp của cây. Rệp muội có thể gia tăng mật độ quần thể nhanh chong do có vòng đời ngắn và sự sinh sản đơn tính [16]. Rệp muội không chỉ gây hại trực tiếp cho cây dưa hấu mà tác hại lớn ở chỗ là môi giới truyền Virus. 3 loại virus được lan truyền bởi rệp muội là: virus đốm lá đu đủ type W, virus khảm lá dưa hấu và virus khảm vàng. Rệp mang virus liên tục và khả năng truyền virus cho cây trong thời gian ngắn, chỉ 10-15 giây. Khi quân thể rệp xuất hiện loại hình cánh dài là lúc nguy cơ lan truyền virus trên diện rộng (Barbra C. Larson và cs, 2006).
Trong điều kiện ở Ninh Thuận và Bình Thuận đã phát hiện được 25 loài cây trồng và cây dại thuộc 11 họ thực vật là ký chủ của rệp muội bông (Aphis gossypii) [12]. Trong số các cây ký chủ đã ghi nhận được thì các cây đậu bắp, dưa hấu, bí đỏ, bầu, mướp, dưa leo, cây ớt… là cây thức ăn ưa thích nhất của rệp muội bông. Rệp muội bông thường xuyên có mặt trên các loại cây này với số lượng đáng kể. Khi cây đậu bắp và cây bông trồng cạnh nhau thì rệp muội bông xuất hiện trên cây đậu bắp nhiều hơn so với trên cây bông [5]. Cây bụp giấm, được trồng phổ biến ở vùng Bắc Bình Thuận làm dược liệu, vừa là ký chủ của rệp muội bông vừa là ký chủ của bệnh xanh lùn. Đây là nguồn lây lan rệp muội bông và bệnh xanh lùn cho cây bông trong vùng [13], [14].
Rệp bông Aphis gossypii là loại sâu hại đa ký chủ, gồm các cây họ đậu, họ cà độc dược, bầu bí dưa, cam quýt và nhiều loại cây khác (Phạm Huy Phong và cs, 2008) [16].
Trưởng thành rệp bông gồm 2 dạng hình có cánh và không có cánh. Dạng không cánh cơ thể dài từ 1,5-1,9 mm, rộng 0,6-0,8 mm, toàn thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm, rộng từ 0,4- 0,7 mm, đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen, mắt kép to, ống bụng đen (Lê Thị Sen, 1996). Thân mềm, dạng quả lê, chích hút nhiều loại cây, kích thước lớn nhất khoảng 4 mm chiều dài (Gabystoll,1986).
Rệp trưởng thành và rệp non tập trung mặt dưới lá, nhất là đọt non, bông, ngọn, hút nhựa làm các bộ phận này bị héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá, và truyền bệnh virus cho cây. Trên dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo (dây nhánh) hay đỉnh sinh trưởng, nếu tập trung số lượng lớn ở ngọn sẽ làm cho lá bị quăn queo. Phân thải ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng sự phát triển quả (Lê Thị Sen, 1996) và ảnh hưởng đến quang hợp của cây (Gabystoll, 1986).
2.1.1.3 Bọ phấn hại dưa hấu
Bọ phấn gây hại cho dưa hấu bằng cách trích hút nhựa cây và cũng có thể gây thiệt hại lớn bằng việc truyền virus cho cây. Trên dưa hấu, đã có sự ghi nhận về việc truyền virus xoăn lá bí và virus khảm vàng rau diếp của bọ phấn, nhưng những loại virus này chưa xuất hiện ở Florida. Thiệt hại chính do bọ phấn gây ra với dưa hấu ở Florida là sự ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây. Mỗi con bọ phấn cái có thể đẻ 160 trứng, đẻ rời từng quả ở mặt dưới của lá. Cũng như rệp muội, bọ phấn trích hút nhựa cây và chất bài tiết của chúng là môi trường cho nấm bồ hóng ký sinh, phát triển. Bọ phấn sinh sống tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá [15]. Việc phòng trừ bọ phấn phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp canh tác cần được chú trọng [33], [38].
2.1.1.4 Nhện đỏ hại dưa hấu
Kết quả nghiên cứu của Lewis W. Jett, (2006) cho thấy loài nhện đỏ 2 chấm (Tetranychus urticae) là dịch hại quan trọng nhất trong điều kiện sản xuất dưa hấu trong nhà lưới tại Missouri (Mỹ) [32]. Loài nhện này có kích thước nhỏ bé, con trưởng thành dài 1/50 inch, hình ôvan, 2 bên lưng bụng có 2 mảng tối. Nhện sống tập trung ở mặt dưới lá, trích hút nhựa cây tạo nên những vết chấm trắng làm bề mặt lá có những vệt sáng hay rám nắng giữa các gân lá, cuối cùng lá héo chết, cây còi cọc. Khi mật độ nhện cao, xuất hiện các đám tơ nhện mảnh, màu trắng [9], [44]. Nhện 2 chấm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nóng, khô (ít nhất là 800F, tương đương 260C và ẩm độ không khí dưới 50%), mà điều kiện này lại là môi trường rất phổ biến trong đối với canh tác trong nhà lưới [32]. Hầu hết các thuốc trừ nhện sẽ không diệt được trứng nhện, vì vậy lần xử lý thuốc thứ 2 nên tiến hành gần ngày so với lần thứ nhất để tiêu diệt nhện non mới nở từ trứng và nhện trưởng thành còn sót lại. Nên sử dụng các chất hoạt động bề mặt để làm tăng hiệu lực trừ nhện của thuốc hóa học [19].
Therese N. Schooley, Thomas P. Kuhar (2003) cho rằng nhện đỏ 2 chấm Tetranychus urticae Koch là loài dịch hại rất nghiêm trọng đối với dưa hấu tại bang Virginia [43]. Chúng thường tập trung gây hại ở mặt dưới lá dưa, làm lá bạc trắng rồi chuyển nâu, hại nặng làm cây còi cọc và có thể chết. Nhện đỏ 2 chấm thường hại mạnh trong điều kiện khô, nóng và đặc điểm thời tiết này là rất phổ biến tại Virginia trong những năm gần đây. Việc phòng trừ nhện đỏ được khuyến cáo khi có 10-15% số lá non bị nhện hay khi có trên 50% số lá già bị nhện. Việc sử dụng nhóm thuốc dimethoate trừ sâu cuốn lá cũng có tác dụng giảm mật độ nhện. Những sản phẩm như Agri-Mek, Kelthane MF và Capture 2EC là những thuốc trừ nhện rất tốt [19], [6]. Nếu liên tục sử dụng nhóm thuốc carbofuran (Furadan) và carbaryl (Sevin) hay các thuốc trừ sâu phổ rộng thuộc nhóm cúc tổng hợp (pyrethroids) sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc ở nhện đỏ [30], [43].
Theo Gerald J. Holmes, và cộng sự (2005) [31], nhện đỏ 2 chấm là loại dịch hại nguy hiểm với dưa hấu trong thời kỳ khô, nóng ở phía Đông Bắc Carolina (Mỹ)
2.2.2 Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dưa hấu
2.2.2.1 Biện pháp sử dụng màng phủ (bạt plastic)
a. Tình hình sử dụng màng phủ plastic
Sử dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau là một trong những tiến bộ mới của ngành nông nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau được bắt đầu từ thập kỷ 50, đi đầu là những nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái, Indonesia, Đài Loan,... Năm 1951, ở Nhật đã ứng dụng thành công màng phủ plastic cho vùng trồng rau khí hậu lạnh, sau đó ứng dụng rộng rải ở vùng khí hậu nóng (Toshio, 1991). Hàng năm lượng màng phủ sử dụng ở Mỹ hơn 51 tấn với diện tích khoảng 26.000 ha (Ennis, 1987).
Ở Việt Nam, màng phủ plastic bắt đầu được sử dụng từ năm 1994 ở vùng rau Đà Lạt, dần dần lan ra các nông hộ sản xuất rau ở miền Trung như Quảng Ngãi, Qui Nhơn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương vv [10]. Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng màng phủ plastic từ năm 1992 nhằm mục đích cải thiện phương pháp canh tác rau cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng rau (Trần Thị Ba, 2003).
Hiện nay, hầu hết bà con nông dân chấp nhận kỹ thuật sử dụng màng phủ pla._.stic để trồng rau. Tỉnh An Giang sử dụng màng phủ trên 250 ha (tập trung tại huyện Chợ Mới) ngay sau khi điểm thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ thành công (tháng 5/1998). Các tỉnh có diện tích lớn trồng dưa hấu như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ đã sử dụng màng phủ lên đến hàng ngàn hecta mỗi năm (Trần Thị Ba, 2003).
b. Tác dụng hạn chế sâu hại của màng phủ
- Bọ trĩ: màng phủ plastic làm giảm sự tấn công của bọ trĩ lên cây trồng (William và Lamont, 1993). Ở công thức sử dụng màng phủ màu xám bạc có mật độ bọ trĩ thấp hơn so với phủ rơm trên dưa hấu thí nghiệm tại huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng vụ Xuân Hè 2000 (Nguyễn Khởi Nghĩa, 2001) và tại Bình Thủy, TP. Cần Thơ vụ Thu Đông năm 2000 (Phạm Xuân Hồng, 2001).
- Rệp muội: màng phủ trong suốt và màu xanh dương xua đuổi rệp muội và giảm hiện tượng chùn ngọn do siêu vi trùng gây lên trên bí, dưa leo, dưa hấu (Basky, 1984). Màu bạc của màng phủ như một tác nhân làm đẩy lùi sự tấn công của rầy mềm truyền bệnh virus trên dưa hấu nhất là vào thời gian sinh trưởng ban đầu (Toshio, 1991; Nguyễn Thị Thu Nga, 1999; Nguyễn Việt Toàn, 2000).
- Ruồi đục lá: màng phủ có tác dụng hạn chế ruồi đục lá trên cây bí đỏ, dưa leo, đậu Cove, dưa hấu, nhất là trong giai đoạn cây còn nhỏ (Chaefant và ctv, 1977; Lê Thị Bảo Châu, 2000; Trần Vĩnh Nghi, 2000; Nguyễn Kim Quyên, 2000; Nguyễn Khởi Nghĩa, 2001).
- Bọ phấn: Theo Tôn Thất Trình (1998), khi che phủ màng phủ trên vườn bí đỏ, một tuần lễ sau khi trồng không còn rầy phấn trắng phá hại nữa, còn vườn không sử dụng màng phủ thì có 40% cây bị hại, kết quả cũng thu được tương tự như trên dưa chuột, mướp hương, bí đao, cà chua, cải xanh, cải bắp. Kết quả nghiên cứu mới nhất của Bradeton tại Đại học Florida đã khám phá màng phủ phản chiếu tia cực tím có hiệu quả trong việc phòng trừ rầy phấn trắng truyền bệnh khảm, gây thiệt hại nặng nề trên cà chua (University of Tennessee, Florida, 2004).
2.2.2.2 Biện pháp hóa học
Theo Đào Xuân Cường (2007), việc xử lý thuốc Actara 25WG vào đất trồng ở liều lượng 1gam thuốc pha trong 1 lít nước phun cho 40 gốc dưa chuột sau khi trồng đã có tác dụng nhiều mặt: Giảm 60% - 80% mật số bọ trĩ trong vòng 35 ngày sau khi trồng. Không có ruồi đục lá, sâu ăn lá ở 10 ngày sau trồng. Không có bọ phấn gai ở 34 ngày sau trồng. Giảm 20% tổng chi phí thuốc BVTV, hiệu quả kinh tế gấp 2,67 lần so với cách xử lý sâu hại thông thường của nông dân (phun lên cây khi thấy sâu gây hại) [22].
Theo kết quả đề tài, Thống kê lượng thuốc BVTV sử dụng và tiêu hủy thuốc BVTV quá hạn do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình thực hiện năm 2000-2001: Dưa hấu là một trong những loại cây trồng mà người nông dân sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất. Bình quân 1 vụ dưa 2,5-3 tháng, người trồng dưa xử lý ít nhất 4-5 lần thuốc BVTV, đặc biệt với những vùng trồng dưa nhiều năm liền, số lần xử lý từ 8-10 lần, trong đó nhiều lần phun kép 2-3 loại thuốc [20].
Các loại thuốc trừ sâu hay được nông dân sử dụng trong canh tác dưa hấu là gần 40 tên thương mại của 23 hoạt chất. Trong đó, những loại thuốc có tỷ lệ sử dụng cao như Regent 5 SC, 800 WG (65 % số hộ); Đầu cọp (21,7 %); Padan 4G, 50 SP, 95 SP (18,3%); Abatimec 1.8 EC, 3.6 EC (15%); Actara (18,3%); Perkill 10 EC, 50 EC (15 %); Karate 2.5 EC (11,7 %); Sát trùng đan 18 SL, 90 BTN (10 %); Confidor 100 SL (10 %); Bytyl 10 WP (10 %), các loại thuốc sâu còn lại chiếm tỷ lệ thấp với dưới 10 % hộ sử dụng (Nguyễn Phú Dũng, 2006) [7].
Theo kết quả điều tra tại Tri Tôn, An Giang của Nguyễn Phú Dũng năm 2006, có 10 % số hộ nông dân thực hiện phun thuốc bảo vệ thực vật dựa theo kinh nghiệm bản thân. Phần lớn nông dân chọn giải pháp phun ngừa định kỳ đối với sâu hại (45 % số hộ) và bệnh (61,7 % hộ). Với cách phun ngừa sâu bệnh định kỳ này, có thể giúp phòng sâu bệnh hiệu quả, tuy nhiên sẽ tốn chi phí cao trong sản xuất, để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nếu không được cách ly tốt trước thu hoạch. Tỷ lệ số hộ nông dân phun phòng sâu hại trong khoảng 3 - 4 ngày/lần chiếm tỷ lệ rất cao (40,7 % hộ). Tuy nhiên, phần lớn số hộ đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch từ 7-14 ngày (65% số hộ) [7].
3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu của tỉnh Hòa Bình.
2. Điều tra, thu thập thành phần các loài sâu hại trên cây dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình.
3. Xác định diễn biến mật độ, mức độ gây hại của 3 loài gây hại chính.
4. Xác định một số biện pháp phòng chống có hiệu quả.
3.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
- Để đánh giá được thực trạng sản xuất dưa hấu và xác định thành phần các loài sâu hại dưa hấu, tiến hành thực hiện tại cả 5 huyện trồng dưa của tỉnh Hòa Bình là Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy và Tân Lạc.
- Để xác định diễn biến mật độ của 3 loài hại chính, tiến hành theo dõi tại 3 huyện Tân Lạc; Lạc Thủy; Kim Bôi. Mỗi huyện chọn một xã đại diện tương ứng với các thời vụ:
Trà sớm, gieo hạt trong tháng 1/2009: Xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc
Trà chính vụ, gieo hạt trước 25/2/2009: Xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy.
Trà muộn, gieo hạt sau 25/2/2009: Xã Sào Báy, huyện Kim Bôi.
- Việc cố định mẫu, làm tiêu bản, chụp ảnh mẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình.
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009.
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra nông thôn và bảng câu hỏi (phụ lục 1,2).
- Vật liệu phục vụ hoạt động nhóm: Giấy, bút, bút màu …
- Vật liệu điều tra, thu mẫu: Vợt côn trùng; Khay (20 x 25 x 5) cm; Lọ độc KCN; Máy ảnh, Thước; Kính lúp cầm tay x10; Sổ, bút ghi chép, túi đựng mẫu vật các cỡ vv
- Vật liệu trong phòng: Máy ảnh, Kính hiển vi, máy vi tính, cồn acetic, cồn lactic, panh, ghim côn trùng các cỡ vv.
- Dụng cụ đong, pha chế, phun thuốc: Cân kỹ thuật, bình bơm.
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật: Sagomycin 10EC (trừ rệp), Oncol 20EC (trừ bọ trĩ), Ortus 5SC (trừ nhện), Actara 25WG (thuốc phổ rộng, dùng để xử lý đất hay phun nước, trừ nhiều loại sâu hại khác nhau)
- Các loại hạt dùng làm gốc ghép và dụng cụ ghép.
- Màng phủ nông nghiệp (bạt plastic 2 mặt trắng bạc và đen).
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu
3.2.4.1 Phương pháp đánh giá thực trạng sản xuất dưa hấu của tỉnh Hòa Bình.
- Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (PRA- Participatory Rapid Appraisal), với các hình thức điều tra sau
+ Điều tra nông dân: Sử dụng phiếu, điều tra 250 hộ của 5 huyện trồng dưa. Mỗi huyện điều tra 50 hộ trồng dưa điển hình (là những hộ gia đình đã trồng dưa ít nhất 3 năm, diện tích trồng dưa ít nhất 2.000m2/vụ).
+ Phỏng vấn lãnh đạo địa phương: Mỗi huyện phỏng vấn tại 5 xã. Mỗi xã phỏng vấn 5 người là trưởng các thôn bản, các chi hội trưởng nông dân, nhân viên khuyến nông xã hoặc các cộng tác viên khuyến nông thôn bản.
+ Thảo luận nhóm: Sử dụng các công cụ của PRA như Cây vấn đề; Ma trận SWOT, sơ đồ mạng web... để làm việc với nhóm nông dân. Mỗi huyện làm việc với 2-3 nhóm. Mỗi nhóm có 10 nông dân trồng dưa.
- Trên cơ sở những kết quả điều tra, thiết lập phiếu đánh giá phân loại hộ nông dân. Đồng thời tổng hợp, phân tích số liệu đã điều tra, thu thập.
3.2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thành phần các loài côn trùng và nhện hại trên cây dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình.
a. Chọn điểm điều tra
Mỗi huyện chọn 01 xã đã trồng dưa hấu ít nhất 5 năm. Tại xã đã chọn, chọn cánh đồng đại diện cho giống dưa hấu phổ biến nhất của huyện. Cánh đồng điều tra có diện tích từ 3-5 ha. Các xã bao gồm:
Xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, trên giống dưa Đất Việt 229, giống của Công ty Syngenta Việt Nam.
Xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, trên giống dưa Trang Nông 1879, giống của Công ty TNHH Trang Nông.
Xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy, trên giống dưa Scus của Công ty TNHH Đất Việt.
Xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thủy, trên giống dưa Đất Việt 229, giống dưa của công ty Syngenta.
Xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, trên giống dưa SG331, giống dưa của công ty Syngenta.
b. Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý mẫu
Điều tra định kỳ 1 tuần/lần. Tiến hành điều tra tự do, ngẫu nhiên, ít nhất 100 cây dưa ở các vị trí khác nhau trên cánh đồng.
Tại mỗi điểm điều tra, quan sát cây dưa từ xa đến gần, từ ngọn tới gốc dưa, dùng vợt thu bắt những con dễ bay, dễ nhảy trước.
Thu riêng từng nhóm sâu hại vào các túi mẫu (hoặc các lọ độc) riêng biệt để tiện cho việc xử lý mẫu.
Mẫu các loài thu thập được đem làm tiêu bản để xác định tên khoa học. Những côn trùng có kích thước trung bình, lớn, tiến hành làm mẫu khô. Những loài côn trùng nhỏ và nhện thì làm mẫu lame.
Mẫu vật được bảo quản trong hộp xốp hoặc dung dịch ngâm.
c. Tính toán số liệu.
Ghi nhận mức độ phổ biến của mỗi loài sâu hại trên cơ sở tính tần xuất bắt gặp chúng trong tổng số điểm điều tra.
Tổng số lần bắt gặp
Tổng số điểm điều tra
Tần xuất bắt gặp (%) = x 100
Từ 0 - 5%: rất ít phổ biến; từ >5 – 20 %: ít phổ biến; từ >20-40%: phổ biến; từ > 40%: rất phổ biến
3.2.4.3 Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật độ của 3 loài gây hại chính (rệp muội, nhện đỏ, bọ trĩ)
a. Bố trí thí nghiệm
Chọn 3 vườn dưa hấu đại diện cho 3 trà gieo trồng khác nhau, theo dõi trên giống dưa hấu Đất Việt 229.
Các vườn thí nghiệm được lựa chọn trên chân đất và nền phân bón tương đương nhau, đảm bảo sai khác giữa các vườn là yếu tố thời vụ.
Điều tra định kỳ 7 ngày/lần. Điều tra 5 điểm chéo góc trên ruộng. Tại mỗi điểm điều tra 5 cây liên tiếp theo kiểu cuốn chiếu không lặp lại, mỗi lần điều tra trên một hàng dưa, kỳ sau ở hàng đối diện và tịnh tiến lên phía trước. Ngoài yếu tố điều tra chính, tiến hành quan sát và ghi nhận các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây (chiều dài dây chính, số nhánh, số lá)
b. Phương pháp điều tra đối với rệp
Tại điểm điều tra, đếm toàn bộ số lá có rệp theo cấp hại và số rệp trên mỗi búp kèm lá ngọn. Khi mật độ rệp lớn (từ cấp 2 trở lên) hay khi cây đã lớn (bắt đầu có hoa) thì lấy mẫu bằng cách hái mỗi điểm 3 ngọn (gồm búp và phần ngọn mang 3 lá trên cùng), về phòng đếm toàn bộ số rệp thu được, từ đó quy ra mật độ con/cây.
c. Phương pháp điều tra đối với bọ trĩ
Khi cây còn nhỏ, đếm toàn bộ số bọ trĩ trên các ngọn. Khi cây đã lớn, mỗi điểm điều tra và đếm toàn bộ số bọ trĩ trên 10 ngọn.
d. Phương pháp điều tra đối với nhện đỏ
Quan sát qua kính lúp đếm toàn bộ số nhện trên các lá bánh tẻ. Khi cây đã lớn, mỗi điểm thu ngẫu nhiên 10 lá bánh tẻ về phòng đếm toàn bộ số nhện dưới kính, trường hợp mật số nhện quá cao, đếm ¼ lá rồi nhân 4.
Số rệp thu được
Tống số ngọn/cây
e. Chỉ tiêu theo dõi
Tổng số ngọn điều tra
-Mật độ rệp (con/cây) = x
Tống số ngọn/cây
Số bọ trĩ thu được
Tổng số ngọn điều tra
-Mật độ bọ trĩ (con/cây) = x
Số nhện đỏ thu được
Tổng số lá điều tra
-Mật độ nhện đỏ(con/lá)=
3.2.4.4 Phương pháp xác định mức độ gây hại của 3 loài dịch hại chính bằng thực nghiệm xử lý thuốc hóa học
a. Bố trí thí nghiệm
Chọn ruộng thí nghiệm trên khu đất sạch, chưa từng trồng cây họ bầu bí hoặc đã trồng cách ít nhất 3 năm. Xử lý toàn bộ đất làm bầu bằng thuốc Rhidomil Gold 68WP (30 gam thuốc/50kg hỗn hợp đất làm bầu) và đất trồng bằng vôi bột (500kg/ha) để loại trừ tối đa nguồn vi sinh vật gây bệnh cho cây.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 5m x 4m, rãnh rộng 0.5m
Công thức 1: Phun thuốc Sagomycin 10EC trừ rệp, nồng độ 0,3%
Công thức 2: Phun thuốc Oncol 20EC trừ bọ trĩ, nồng độ 0,2%.
Công thức 3: Phun thuốc Ortus 5 SC trừ nhện đỏ, nồng độ 0,2%
Công thức 4: Phun hỗn hợp Actara 25WG nồng độ 0,015% và Ortus 5SC nồng độ 0,2% để loại trừ cả 3 đối tượng nêu trên.
Công thức 5: Đối chứng phun nước lã.
Phun thuốc vào các thời điểm: Khi đối tượng cần phòng trừ bắt đầu xuất hiện; Trước khi vào giai đoạn xung yếu và khi quả đang phát triển nhằm đảm bảo đối tượng cần nghiên cứu trong mỗi công thức thí nghiệm không tạo lập được quần thể ở mức gây hại kinh tế (ngưỡng kinh tế được khuyến cáo hiện nay là tỷ lệ hại ở mức 20% đối với rệp muội, nhện đỏ và 30% đối với bọ trĩ).
b. Theo dõi thí nghiệm
Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 ngọn ngẫu nhiên (đối với rệp, bọ trĩ) hay 10 lá bánh tẻ ngẫu nhiên (đối với nhện), tính mật độ và tỷ lệ hại của 3 đối tượng hại chính đã nêu
Nhận xét mức độ gây hại và những biểu hiện gây hại của các đối tượng chính ở thời kỳ cao điểm.
Cuối vụ đánh giá mức độ thiệt hại do các đối tượng chính gây ra trên cơ sở thống kê năng suất các công thức thí nghiệm. Đánh giá chất lượng dưa thương phẩm qua phân tích chỉ tiêu Brix
3.2.4.5 Phương pháp nghiên cứu hiệu quả một số biện pháp phòng chống sâu hại chính
a. Nghiên cứu tác dụng của thuốc Actara 25WG bằng cách xử lý đất
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 5m x 4m, rãnh rộng 0.5m
- Công thức 1: Actara 25 WG, pha 1g/1lít nước rồi phun đều xung quanh gốc cho 40 gốc dưa (khoảng 200 lít thuốc đã pha/1ha).
- Công thức 2: Actara 25 WG, pha 2g/1lít nước/40 gốc dưa.
- Công thức 3: Actara 25 WG, pha 3g/1lít nước/40 gốc dưa.
- Công thức 4 (đối chứng): phun thuốc phổ rộng, định kỳ theo tập quán của nông dân (vào 7 ngày, 20 ngày, 35 ngày và 45 ngày sau khi trồng)
* Phương pháp xử lý
- Dung dịch nước thuốc Actara 25WG đã hòa xong, đem phun đẫm xung quanh gốc dưa.
- Đảm bảo đủ liều lượng nước thuốc xử lý (1 lít dung dịch xử lý cho 40 gốc dưa, nếu mật độ trồng 8.000 cây/ha thì lượng nước thuốc cần dùng là 200 lít)
-Thời gian xử lý trong vòng 1-5 ngày sau khi trồng tùy thuộc tốc độ hồi xanh của cây con.
* Theo dõi thí nghiệm
Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây ngẫu nhiên.
Ghi nhận mật độ sâu hại chính và biểu hiện sinh trưởng của cây từ khi trồng tới 50 ngày sau trồng.
Đánh giá hiệu quả khống chế mật độ sâu hại chính của thuốc Actara 25WP ở các nồng độ xử lý khác nhau, lựa chọn công thức phù hợp nhất để khuyến cáo trong sản xuất.
b. Nghiên cứu tác dụng phòng chống dịch hại của một số loại gốc ghép trên cây dưa hấu
* Yêu cầu của gốc ghép
- Phải có sự tiếp hợp tốt với ngọn dưa, tạo tỷ lệ sống sau ghép cao.
- Phải có sức sinh trưởng khỏe đảm bảo năng suất của giống dưa.
- Có tính kháng tốt nhằm tăng khả năng kháng sâu bệnh hại của cây.
- Không hoặc ít ảnh hưởng tới chất lượng dưa thương phẩm.
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 5m x 4m, rãnh rộng 0.5m.
- Công thức 1: Sử dụng gốc ghép từ hạt bầu ta (Lagernaria siceraria Molina)
- Công thức 2: Sử dụng gốc ghép từ hạt bí Karako của Đài Loan
- Công thức 3: Sử dụng gốc ghép từ hạt bí Carnivar của Đài Loan
- Công thức 4: Sử dụng gốc ghép từ hạt bầu Emphasis của Đài Loan.
- Công thức 5: Sử dụng gốc ghép từ hạt bầu Argentaria của Đài Loan.
- Công thức 6 (đối chứng): Trồng hạt dưa hấu bình thường (Citrullus lanatus), không ghép.
* Phương pháp ghép
Tùy theo dộ dày, mỏng vỏ hạt của loại gốc ghép, tiến hành gieo hạt gốc ghép trước hạt dưa hấu từ 5-7 ngày. Khi hạt gốc ghép đã xòe 2 lá mầm và bắt đầu xuất hiện lá thật thứ nhất, hạt dưa đã xuất hiện rễ mầm và thân mầm là lúc ghép thích hợp (hình 3.1, 3.2). Khi ghép dùng mũi dao sắc cắt bỏ đỉnh sinh trưởng của gốc ghép, để lại 2 lá mầm. Dùng thanh tre nhỏ nhọn đầu ghim vào giữa 2 lá mầm của gốc ghép chéo góc 450. Dùng dao nhỏ cắt ngang phần thân mầm của hạt dưa chéo góc 450. Nhanh tay rút bỏ ghim tre và cắm mầm dưa vào gốc ghép (hình 3.3, 3.4, 3.5). Sau khi ghép khoảng 7-10 ngày bắt đầu xuất hiện lá thật của mầm dưa là có thể đem trồng (hình 3.6).
* Theo dõi thí nghiệm
Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Mỗi ô điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây ngẫu nhiên.
Ghi nhận biểu hiện sinh trưởng của cây, mức độ nhiễm 3 đối tượng hại chính. Cuối vụ trên mỗi công thức cân khối lượng 10 quả ngẫu nhiên, tính trọng lượng trung bình của 1 quả và năng suất các công thức. Đo độ brix của thịt quả..
Phân tích kết quả thí nghiệm và chọn ra loại gốc ghép hợp lý.
c. Nghiên cứu về tác dụng phòng chống dịch hại của một số biện pháp canh tác khác nhau (sử dụng màng phủ nông nghiệp, bấm ngọn, tỉa dây).
* Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 5m x 4m, rãnh rộng 0.5m
- Công thức 1: Sử dụng màng phủ Plastic 2 mặt trắng bạc và đen (hình 3.7, 3.8).
- Công thức 2: Áp dụng biện pháp bấm ngọn, tỉa dây (hình 3.9).
- Công thức 3: Sử dụng màng phủ kết hợp bấm ngọn, tỉa dây (hình 3.10).
- Công thức 4 (đối chứng): Canh tác theo tập quán của nông dân
Thực hiện phủ bạt sau khi đã lên luống và bón lót
Bấm ngọn thực hiện sau khi đã lấy quả xong, vị trí bấm ngọn cách quả 6-7 lá. Tỉa bỏ toàn bộ các dây con, nhánh cháu (dây bơi), mỗi cây dưa chỉ giữ lại 01 dây chính và 02 dây nhánh.
* Theo dõi thí nghiệm
Hàng tuần theo dõi mật độ các đối tượng sâu hại chính, phương pháp điều tra, tính toán số liệu như đã ghi trong phần a
Ghi nhận biểu hiện sinh trưởng của cây. Cuối vụ trên mỗi công thức cân khối lượng 10 quả ngẫu nhiên, tính trọng lượng trung bình của 1 quả. Đo độ brix của thịt quả..
Phân tích kết quả thí nghiệm và chọn ra công thức hợp lý khuyến cáo cho sản xuất.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở TỈNH HÒA BÌNH
4.1.1 Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình
Trước năm 1992, chưa có sự ghi nhận nào về sản xuất dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình. Kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ và cán bộ cơ sở cho thấy, những hộ gia đình trồng dưa đầu tiên của tỉnh vào năm 1992-1993 tại huyện Lạc Thủy. Nhưng đó lại là những hộ làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình, những người từ tỉnh Hải Dương lên Hòa Bình thuê ruộng để trồng dưa và thuê luôn chủ ruộng làm nhân công. Những ruộng dưa đầu tiên đã được hình thành như vậy. Sau một vài năm, nhờ kinh nghiệm tích lũy được, người dân Lạc Thủy đã tự mua hạt giống và tổ chức sản xuất. Diện tích trồng dưa hấu từ 1 vài xã ban đầu đã nhanh chóng lan rộng toàn huyện và sang các huyện khác.
Năm 1998 là năm có diện tích dưa hấu lớn nhất với 2.197 ha và có thể thấy sự biến động diện tích hàng năm tương đối lớn, có năm tới trên 40% (bảng 4.1).
Toàn bộ diện tích dưa hấu của tỉnh hàng năm chỉ được trồng duy nhất 01 vụ/năm là vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm). Điều này khác với hầu hết các tỉnh thành trồng dưa khác của nước ta. Qua điều tra cho thấy cũng có nhiều hộ gia đình muốn phát triển cây dưa hấu trong các mùa vụ khác như vụ hè thu (tháng 5- tháng 8) hay vụ thu đông (tháng 8-11) nhưng lo lắng nhất của họ là thị trường tiêu thụ, vì nếu chỉ trồng nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn trong canh tác, bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng dưa hấu của tỉnh Hòa Bình (2005-2009)
TT
Năm
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) tăng, giảm so với năm trước
1
2005
1.465
+ 18,2
2
2006
1.743
+ 18,9
3
2007
1.932
+ 10,2
4
2008
1.088
- 43,7
5
2009
1.090
+ 0,2
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình; Báo cáo sản xuất hàng năm của Sở Nông nghiệp – PTNT Hòa Bình).
Diện tích trồng dưa năm sau tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào giá thành, hiệu quả sản xuất dưa năm trước của nông dân. Diện tích canh tác dưa thường có sự sai lệch lớn so với kế hoạch xây dựng từ đầu vụ. Ví dụ, diện tích trồng dưa hấu theo kế hoạch của cả tỉnh năm 2008 là 1.900ha, thực hiện 1.088ha; năm 2009, kế hoạch 1.900ha, thực hiện 1.090ha.
4.1.2 Tình hình sản xuất dưa hấu của nông hộ tại tỉnh Hòa Bình
4.1.2.1 Nhận thức, kinh nghiệm và diện tích sản xuất dưa của nông hộ
Như trên đã nêu, việc hình thành và phát triển vùng sản xuất dưa hấu tại tỉnh Hòa Bình hầu hết do nông dân tự phát, nhưng hiệu quả kinh tế từ sản xuất dưa hấu so với các cây trồng khác của những hộ trồng dưa ban đầu đã thu hút những nông dân khác học và làm theo. Việc sản xuất tự phát có thể mang đến nhiều rủi ro cho nông dân, nhất là khi thực hiện các biện pháp canh tác, kỹ thuật mới mà không có tài liệu, hay sự hướng dẫn từ cán bộ kỹ thuật. Vì vậy đa phần những hộ còn duy trì trồng dưa hiện nay là những người đã có kinh nghiệm và rất ít hộ mới tham gia trồng dưa (bảng 4.2)
Bảng 4.2. Quy mô sản xuất dưa hấu của nông hộ
TT
Tiêu chí đánh giá
Chỉ tiêu điều tra
Số hộ
Tỷ lệ (%)
1
Trình độ giáo dục phổ thông
Không biết chữ
4
1,38
Cấp 1 (Tiểu học)
82
28,28
Cấp 2 (Trung học cơ sở)
168
57,93
Cấp 3 (Phổ thông TH)
36
12,41
2
Kinh nghiệm sản xuất dưa
Dưới 3 năm
14
4,83
Từ 3-7 năm
54
18,62
Từ 7-10 năm
168
57,93
Trên 10 năm
54
18,62
3
Diện tích sản xuất dưa hàng năm
Dưới 0,1ha
97
33,45
Từ 0,1- <0,5ha
131
45,17
Từ 0,5-1ha
36
12,41
Trên 1ha
26
8,97
Hầu hết chủ hộ được phỏng vấn (168/290) học hết cấp 2, chiếm tỷ lệ 57,93%, điều này cũng phù hợp với số liệu thống kê giáo dục khu vực nông thôn của tỉnh Hòa Bình, nhưng nếu so sánh với kết quả điều tra tại huyện Tri Tôn, An Giang (Nguyễn Phú Dũng, 2006) thì có khác biệt rõ rệt, khi ở đó chỉ có 25% số hộ trồng dưa học hết cấp 2 và tới 51,7% chỉ học cấp 1.
Gần 60% số hộ được phỏng vấn đã có kinh nghiệm sản xuất dưa từ 7-10 năm, điều này chứng tỏ người nông dân ở 5 huyện của tỉnh Hòa Bình đã thực sự coi dưa hấu là một loại cây quen thuộc, thiết yếu trong cơ cấu cây trồng hàng năm.
Gần 80% số hộ có diện tích trồng dưa dưới 0,5ha (Tại Tri Tôn, An Giang chỉ có gần 17%, Nguyễn Phú Dũng 2006) đã cho thấy sự nhỏ lẻ, manh mún của sản xuất trồng trọt đối với các tỉnh miền núi như Hòa Bình. Trong thực tế, để khắc phục sự manh mún này, xu hướng là từng nhóm hộ nông dân đã liên kết để cùng sản xuất dưa hấu trên một cánh đồng, một khu ruộng với diện tích đủ lớn (thường trên 3ha), điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa khâu làm đất, tiện chăm sóc, bảo vệ và thuận lợi cho khâu tiêu thụ.
4.1.2.2 Dịch vụ đầu vào và đầu ra
a. Hạt giống
Thống kê cho thấy vụ xuân 2009, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 47 tên giống dưa hấu các loại (giảm 7 loại so với 2008) của 16 công ty giống khác nhau. Điều đáng nói là ngoài số ít lượng hạt giống của công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam là được sản xuất trong nước, số còn lại đều là giống nhập nội; và đây là vấn đề mà các nhà quản lý chắc chắn phải lưu tâm tới. Vì cả 47 giống dưa được thống kê, không có giống nào nằm trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định. Điều đó có nghĩa những giống dưa nhập nội mới chỉ được phép dùng để khảo nghiệm hoặc sản xuất thử chứ chưa được công nhận chính thức và chưa được quyền thương mại như thực tế các doanh nghiệp nhập khẩu giống vẫn đang tiến hành.
Có 63,5% số hộ khẳng định vấn đề quan trọng nhất khi họ chọn mua hạt giống là giá cả và mẫu bao bì (giá rẻ, mẫu quả trên bao bì bắt mắt). 53% chọn giống theo kết quả gieo trồng năm trước của gia đình mình hay của hàng xóm. Cũng có tới 67,4% người đi mua hạt giống chọn mua giống theo tư vấn của người bán hàng và 27,7% số hộ trồng dưa không quyết định được sẽ dùng giống gì mà phải nhờ những người quen biết, có kinh nghiệm hơn mua hộ giống. Điều này dẫn tới sự không chắc chắn về nguồn giống sử dụng, nhiều người không thể khẳng định được hạt giống mình mua sẽ cho sản phẩm thế nào và họ đã trộn lẫn tất cả những giống họ mua được cùng trồng trên một thửa ruộng (32% số hộ).
Tỷ lệ nảy mầm của các loại hạt giống khá tốt, có 78,5% số hộ cho rằng hạt giống nảy mầm tốt (tỷ lệ nảy mầm trên 85%), 15% số hộ cho rằng hạt giống nảy mầm trung bình (tỷ lệ nảy mầm từ 70-85%) và 6,5% số hộ khẳng định hạt giống nảy mầm kém (tỷ lệ nảy mầm dưới 70%).
b. Phân bón
Tại địa bàn 5 huyện trồng dưa hấu của tỉnh Hòa Bình có 135 hộ (cửa hàng) kinh doanh phân bón. Chủng loại phân bón tương đối đa dạng gồm cả các loại phân khoáng đơn, phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, phân NPK...
37% số hộ trồng dưa thường mua chịu phân bón của các cửa hàng kinh doanh và thanh toán vào cuối vụ, số tiền nợ thường từ 40-90% tổng chi phí phân hóa học.
c. Thuốc bảo vệ thực vật và dụng cụ phun, rải thuốc
Có 104 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn 5 huyện trồng dưa đã nêu, nhưng chỉ có 47/104 cửa hàng là đương đối đa dạng về chủng loại thuốc bảo vệ thực vật (có trên 50 loại thuốc khác nhau).
Đa số hộ nông dân (76,5%) được điều tra cho rằng chủng loại thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện không đáp ứng được nhu cầu phòng trừ dịch bệnh trên cây dưa hấu.
Chỉ có 34/104 cửa hàng thuốc BVTV có bán các loại bình bơm thuốc. Loại bình bán chủ yếu là bình nhựa, đeo vai, loại 10 lít.
d. Tiêu thụ sản phẩm
Có tới 84,5% số hộ bán sản phẩm của mình cho thương lái, 13,5% số hộ tự bán lẻ sản phẩm thu hoạch được và chỉ có 2% số hộ có sản phẩm được tiêu thụ qua xóm, thôn hay tổ hợp tác.
Sản lượng dưa hấu hàng năm của tỉnh Hòa Bình đạt khoảng 14 – 18 ngàn tấn, trong đó có khoảng 30% tiêu thụ trong địa bàn tỉnh, phần còn lại chuyển sang các tỉnh khác và xuất khẩu đi Trung Quốc. So với các tỉnh phía Bắc khác, thời gian thu hoạch dưa ở tỉnh Hòa Bình tương đối sớm (từ đầu tháng 4 đã có sản phẩm) nên giá cả thường có sự biến động lớn. Số liệu điều tra cho thấy năm 2008 là năm có giá bán tương đối ổn định trong cả vụ thì chênh lệch giá bán đầu vụ và giữa vụ là 42,5%, vào cuối vụ thi chênh lệch ít hơn, từ 12-15% so với đầu vụ.
Chỉ có 22,5% số hộ trồng dưa đánh giá sản phẩm dưa có trên 85% số quả đạt yêu cầu. 67% số hộ có sản phẩm dưa chỉ ở mức độ trung bình (có 70-85% số quả đạt yêu cầu) và 10,5% có sản phẩm ở mức độ kém (dưới 70% số quả đạt yêu cầu).
4.1.2.3 Hệ thống trồng trọt trong sản xuất dưa hấu của nông hộ
a. Kỹ thuật canh tác
* Đất trồng dưa và kỹ thuật làm đất
Đối với tỉnh Hòa Bình, việc phát triển các công trình thủy lợi trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể, xong vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2008, cả tỉnh vẫn còn gần 8.000 ha đất lúa chỉ cấy được trong vụ mùa, còn trong vụ đông xuân phải trồng các loại cây màu hoặc bỏ hoang. Đó cũng là lý do có 67,8% số hộ sử dụng đất 1 vụ lúa để trồng dưa hấu. Chỉ có 3,2% số chuyển từ đất cấy lúa vụ xuân sang trồng dưa hấu (bảng 4.3). Xu hướng những năm gần đây là chọn diện tích đất vườn, đồi thấp để trồng dưa hấu đang ngày càng phổ biến, do diện tích đất khác đã trồng dưa và cây họ bầu bí nhiều năm nên tích lũy nhiều nguồn bệnh không thể tiếp tục trồng dưa. Việc chuyển sang trồng dưa trên đất vườn, đồi tuy khó khăn về cung cấp nước tưới nhưng cây sinh trưởng tốt, sạch sâu bệnh.
Cũng chính từ việc đa phần diện tích trồng dưa hấu trên đất 1 vụ lúa nên loại cây trồng mà nông hộ lựa chọn để luân canh sau vụ dưa là cây luá (69,7%). Điều đáng chú ý là có 9% số hộ tiếp tục trồng cây bí xanh (vụ hè thu) sau khi đã thu hoạch dưa hấu, đây là điều nguy hiểm vì mặc dù cây bí xanh kháng bệnh tốt hơn nhiều so với cây dưa hấu, xong việc trồng liên tục các cây cùng họ như vậy sẽ tạo sự tích lũy nguồn bệnh trong đất, và thường trên những diện tích này, đến năm tiếp theo không thể tái trồng dưa hấu hoặc có trồng thì mức độ nhiễm dịch hại là rất nặng.
Bảng 4.3. Phương pháp làm đất trồng dưa
TT
Khâu kỹ thuật
Chỉ tiêu đánh giá
Tỷ lệ hộ thực hiện (%)
1
Chọn đất trồng dưa
Đất 1 vụ lúa (vụ mùa)
67,8
Đất chuyên canh 2 vụ lúa.
3,2
Đất chuyên trồng màu
12,4
Đất vườn, đồi thấp
16,6
2
Loại cây trồng luân canh sau vụ dưa
Cấy lúa mùa
69,7
Cây khác thuộc họ bầu bí
9,0
Trồng cây màu khác họ
15,0
Bỏ hoang qua cả vụ
4,3
3
Kỹ thuật làm đất
Cày lật toàn bộ trước khi lên luống
23,4
Chỉ cày một nửa đất
58,6
Chỉ cày ở phần đất sẽ làm luống
18,0
Theo khuyến cáo của Nguyễn Mạnh Chinh (2006) và các công ty sản xuất hạt giống dưa thì việc làm đất có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất dưa thương phẩm. Theo đó thì khi làm đất nên cày toàn bộ diện tích trước khi lên luống, xong điều này ít khi được nông dân Hòa Bình tuân thủ (chỉ có 24,3% số họ thực hiện), đa phần việc cày bừa đất chỉ thực hiện một nửa diện tích (phần đất sẽ lên luống và một phần nhỏ phía ngoài), thậm chí có 18% số hộ chỉ cày ở phần đất sẽ lên luống.
* Mật độ và khoảng cách trồng dưa
Từ năm 2000 trở lại đây, các giống dưa dòng Hắc Mỹ Nhân với đặc điểm quả thuôn dài đã dần thay thế toàn bộ các giống dưa dạng quả tròn–cao. Với những giống này, cho phép mật độ trồng dày hơn những giống cũ do trọng lượng quả nhỏ hơn. Tùy theo tính chất đất đai và đặc tính giống mà mật độ trồng từ 7,5 – 10 ngàn cây/ha hoặc cao nhất tới 11 ngàn cây/ha (Nguyễn Mạnh Chinh, 2006; C.ty Syngenta, 2008). Tuy nhiên khi điều tra chỉ có 34,3% số hộ trồng đạt được mật độ này. Số hộ còn lại vẫn giữ thói quen để mật độ như với những giống dưa hấu cũ trước đây, trong đó có 25,3% số hộ trồng rất thưa, dưới 6,5 ngàn cây/ha (bảng 4.4)
Bảng 4.4. Mật độ, khoảng cách trồng dưa phổ biến của nông hộ
TT
Khoảng cách (m x m)
Mật độ (1000 cây/ha)
Tỷ lệ hộ thực hiện (%)
1
(6,5-7) X (0,45-0,5)
< 6,5
25,3
2
(6,0-6,5) X (0,45-0,5)
6,5 - 7,5
40,4
3
(5,5-6,0) X (0,4 -0,5)
> 7,5 - 10,0
22,6
4
(5,0-5,5) X (0,35-0,4)
> 10,0
11,7
Việc không đảm bảo mật độ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến năng suất dưa hấu ở tỉnh Hòa Bình không cao, chỉ đạt 14,5 ± 2,5 tấn/ha, so với ở Tri Tôn, An Giang đạt 25,5 ± 8,2 tấn/ha (Nguyễn Phú Dũng, 2006).
* Chăm sóc và phòng trừ cỏ dại
Cũng như với nhiều cây màu khác, xu hướng sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất dưa hấu đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Có 69,1% số hộ sử dụng thuốc trừ cỏ hoàn toàn hoặc kết hợp phun thuốc trừ cỏ với làm cỏ thủ công.
Dưa hấu là cây rất cần nước nhưng lại sợ úng, các nhà khoa học đều khuyến cáo biện pháp tưới nước cho dưa hấu hiệu quả nhất là vào buổi sáng (Phạm Hồng Cúc, 1999; Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2005; Nguyễn Mạnh Chinh, 2006), nhưng với những người trồng dưa ở tỉnh Hòa Bình chỉ có 15,2% số hộ thực hiện tốt điều này, có tới 49,5% số hộ tưới nước vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, khi họ có thời gian (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Biện pháp quản lý cỏ dại và chăm sóc dưa của nông hộ
TT
Khâu kỹ thuật
Chỉ tiêu đánh giá
Tỷ lệ hộ thực hiện (%)
5
Quản lý cỏ dại
Làm cỏ thủ công
30,9
Sử dụng thuốc trừ cỏ
12,7._.---- PAGE 1
Anh huong cua cac loai goc ghep den trong luong, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V003 TL_QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .380333E-01 .190167E-01 0.58 0.583 3
2 CT$ 5 1.59145 .318290 9.67 0.002 3
* RESIDUAL 10 .329167 .329167E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1.95865 .115215
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE N_SUAT FILE HT_NSBR 4/ 9/** 4: 8
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac loai goc ghep den trong luong, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V004 N_SUAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 1741.09 870.544 7.45 0.011 3
2 CT$ 5 6617.85 1323.57 11.33 0.001 3
* RESIDUAL 10 1168.21 116.821
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 9527.14 560.420
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BRIX FILE HT_NSBR 4/ 9/** 4: 8
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac loai goc ghep den trong luong, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V005 BRIX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .201433 .100717 1.04 0.390 3
2 CT$ 5 .572250 .114450 1.19 0.382 3
* RESIDUAL 10 .965766 .965766E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1.73945 .102321
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_NSBR 4/ 9/** 4: 8
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac loai goc ghep den trong luong, nang suat
va do Brix cua dua hau
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TL_QUA N_SUAT BRIX
1 6 2.89000 198.598 11.6967
2 6 2.79333 189.400 11.8083
3 6 2.89167 174.717 11.5500
SE(N= 6) 0.740683E-01 4.41249 0.126870
5%LSD 10DF 0.233392 13.9039 0.399773
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TL_QUA N_SUAT BRIX
Bau ta 3 3.19000 205.020 11.4700
Karaco 3 3.24000 215.010 11.9300
Carnivar 3 2.71000 178.590 11.5100
Emphasis 3 2.41000 158.460 11.8500
Argentaria 3 2.95000 194.110 11.5600
Khong ghep 3 2.65000 174.240 11.7900
SE(N= 3) 0.104748 6.24021 0.179422
5%LSD 10DF 0.330066 19.6631 0.565365
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_NSBR 4/ 9/** 4: 8
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Anh huong cua cac loai goc ghep den trong luong, nang suat
va do Brix cua dua hau
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TL_QUA 18 2.8583 0.33943 0.18143 6.3 0.5830 0.0015
N_SUAT 18 187.57 23.673 10.808 5.8 0.0105 0.0009
BRIX 18 11.685 0.31988 0.31077 2.7 0.3895 0.3818
5) Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác tới năng suất dưa hấu và độ Brix của quả
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TL_QUA FILE HT_BPCT 1/ 9/** 1:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Anh huong cua cac bien phap canh tac den trong luon qua, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V003 TL_QUA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .128600 .643000E-01 2.12 0.201 3
2 CT$ 3 1.42582 .475275 15.69 0.004 3
* RESIDUAL 6 .181800 .303000E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.73622 .157839
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE N_SUAT FILE HT_BPCT 1/ 9/** 1:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac bien phap canh tac den trong luon qua, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V004 N_SUAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 582.201 291.100 1.93 0.225 3
2 CT$ 3 5921.79 1973.93 13.07 0.006 3
* RESIDUAL 6 905.880 150.980
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 7409.87 673.624
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BRIX FILE HT_BPCT 1/ 9/** 1:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac bien phap canh tac den trong luon qua, nang suat
va do Brix cua dua hau
VARIATE V005 BRIX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .242001E-01 .121000E-01 0.14 0.874 3
2 CT$ 3 1.93680 .645600 7.32 0.021 3
* RESIDUAL 6 .529000 .881666E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.49000 .226364
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_BPCT 1/ 9/** 1:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Anh huong cua cac bien phap canh tac den trong luon qua, nang suat
va do Brix cua dua hau
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TL_QUA N_SUAT BRIX
1 4 2.83250 196.865 11.5500
2 4 2.79750 190.905 11.6050
3 4 3.03250 180.040 11.4950
SE(N= 4) 0.870345E-01 6.14369 0.148464
5%LSD 6DF 0.301066 21.2520 0.513562
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TL_QUA N_SUAT BRIX
Phu bat 3 3.19000 205.020 10.9100
Bam ngonTD 3 3.24000 215.010 11.9300
P/bat+BNTD 3 2.71000 178.590 11.5100
Doi chung 3 2.41000 158.460 11.8500
SE(N= 3) 0.100499 7.09413 0.171432
5%LSD 6DF 0.347641 24.5397 0.593010
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_BPCT 1/ 9/** 1:29
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Anh huong cua cac bien phap canh tac den trong luon qua, nang suat
va do Brix cua dua hau
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TL_QUA 12 2.8875 0.39729 0.17407 6.0 0.2005 0.0036
N_SUAT 12 189.27 25.954 12.287 6.5 0.2253 0.0056
BRIX 12 11.550 0.47578 0.29693 2.6 0.8741 0.0206
6) Diễn biến mật độ rệp bông ở các nồng độ thuốc Actara khác nhau
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_7N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V003 MDR_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .950000E-03 .475000E-03 0.50 0.631 3
2 CT$ 3 .600000E-02 .200000E-02 2.12 0.198 3
* RESIDUAL 6 .565000E-02 .941667E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .126000E-01 .114545E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_14N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V004 MDR_14N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .755000E-02 .377500E-02 3.87 0.083 3
2 CT$ 3 .622500E-02 .207500E-02 2.13 0.198 3
* RESIDUAL 6 .585000E-02 .975000E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .196250E-01 .178409E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_21N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V005 MDR_21N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .490500E-01 .245250E-01 1.02 0.418 3
2 CT$ 3 .132825 .442750E-01 1.84 0.241 3
* RESIDUAL 6 .144750 .241250E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .326625 .296932E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_28N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V006 MDR_28N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .185001E-02 .925004E-03 0.04 0.958 3
2 CT$ 3 .764250E-01 .254750E-01 1.21 0.384 3
* RESIDUAL 6 .126350 .210583E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .204625 .186023E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_35N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V007 MDR_35N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .958851 .479426 0.62 0.574 3
2 CT$ 3 206.974 68.9913 88.86 0.000 3
* RESIDUAL 6 4.65836 .776393
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 212.591 19.3265
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDR_42N FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V008 MDR_42N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 30.5271 15.2636 1.15 0.379 3
2 CT$ 3 5423.95 1807.98 136.32 0.000 3
* RESIDUAL 6 79.5787 13.2631
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 5534.05 503.096
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS MDR_7N MDR_14N MDR_21N MDR_28N
1 4 0.282500 0.370000 4.97500 7.00000
2 4 0.302500 0.380000 4.84750 7.02500
3 4 0.285000 0.427500 4.99000 6.99750
SE(N= 4) 0.153433E-01 0.156125E-01 0.776611E-01 0.725574E-01
5%LSD 6DF 0.530749E-01 0.540061E-01 0.268642 0.250988
NLAI NOS MDR_35N MDR_42N
1 4 14.9950 39.4900
2 4 14.7225 42.2825
3 4 14.3075 38.5200
SE(N= 4) 0.440566 1.82093
5%LSD 6DF 1.52399 6.29888
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MDR_7N MDR_14N MDR_21N MDR_28N
CT1 3 0.320000 0.410000 5.06000 7.06000
CT2 3 0.280000 0.370000 4.77000 7.11000
CT3 3 0.300000 0.420000 4.97000 6.94000
CT4 3 0.260000 0.370000 4.95000 6.92000
SE(N= 3) 0.177169E-01 0.180278E-01 0.896754E-01 0.837821E-01
5%LSD 6DF 0.612856E-01 0.623609E-01 0.310201 0.289816
CT$ NOS MDR_35N MDR_42N
CT1 3 21.7800 60.3200
CT2 3 13.2600 48.9400
CT3 3 11.4300 46.7600
CT4 3 12.2300 4.37000
SE(N= 3) 0.508721 2.10263
5%LSD 6DF 1.75975 7.27332
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_MDR 1/ 9/** 17:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 8
Dien bien mat do rep bong o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MDR_7N 12 0.29000 0.33845E-010.30687E-01 10.6 0.6306 0.1982
MDR_14N 12 0.39250 0.42238E-010.31225E-01 8.0 0.0830 0.1977
MDR_21N 12 4.9375 0.17232 0.15532 3.1 0.4184 0.2410
MDR_28N 12 7.0075 0.13639 0.14511 2.1 0.9576 0.3844
MDR_35N 12 14.675 4.3962 0.88113 6.0 0.5736 0.0001
MDR_42N 12 40.097 22.430 3.6419 9.1 0.3788 0.0000
7) Diễn biến mật độ bọ trĩ ở các nồng độ thuốc Actara khác nhau
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_7N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V003 MDBT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .500000E-04 .250000E-04 0.05 0.951 3
2 CT$ 3 .137400 .458000E-01 93.15 0.000 3
* RESIDUAL 6 .295000E-02 .491667E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .140400 .127636E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_14N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V004 MDBT_14N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .125000E-02 .625001E-03 0.33 0.733 3
2 CT$ 3 2.00123 .667075 352.64 0.000 3
* RESIDUAL 6 .113500E-01 .189166E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.01382 .183075
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_21N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V005 MDBT_21N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .702000E-01 .351000E-01 0.66 0.553 3
2 CT$ 3 1.71960 .573200 10.82 0.009 3
* RESIDUAL 6 .317800 .529667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.10760 .191600
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_28N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V006 MDBT_28N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 10.0198 5.00992 2.69 0.146 3
2 CT$ 3 184.720 61.5733 33.04 0.001 3
* RESIDUAL 6 11.1827 1.86379
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 205.922 18.7202
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_35N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V007 MDBT_35N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 4.27115 2.13558 0.18 0.842 3
2 CT$ 3 473.776 157.925 13.06 0.006 3
* RESIDUAL 6 72.5355 12.0893
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 550.583 50.0530
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDBT_42N FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
VARIATE V008 MDBT_42N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 1.31415 .657076 0.05 0.954 3
2 CT$ 3 243.583 81.1943 5.88 0.033 3
* RESIDUAL 6 82.9120 13.8187
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 327.809 29.8008
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS MDBT_7N MDBT_14N MDBT_21N MDBT_28N
1 4 0.260000 0.550000 2.22000 11.0675
2 4 0.262500 0.562500 2.35500 11.4050
3 4 0.257500 0.575000 2.17500 9.32000
SE(N= 4) 0.110868E-01 0.217466E-01 0.115072 0.682604
5%LSD 6DF 0.383509E-01 0.752251E-01 0.398054 2.36124
NLAI NOS MDBT_35N MDBT_42N
1 4 31.4575 63.6250
2 4 32.0250 62.9050
3 4 30.5750 63.5875
SE(N= 4) 1.73848 1.85867
5%LSD 6DF 6.01368 6.42945
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MDBT_7N MDBT_14N MDBT_21N MDBT_28N
CT1 3 0.210000 0.350000 2.76000 14.5700
CT2 3 0.440000 0.460000 2.34000 11.4200
CT3 3 0.160000 0.190000 2.20000 12.3000
CT4 3 0.230000 1.25000 1.70000 4.10000
SE(N= 3) 0.128019E-01 0.251108E-01 0.132874 0.788203
5%LSD 6DF 0.442839E-01 0.868624E-01 0.459633 2.72652
CT$ NOS MDBT_35N MDBT_42N
CT1 3 38.6400 70.0200
CT2 3 33.2800 64.4200
CT3 3 32.1600 61.3000
CT4 3 21.3300 57.7500
SE(N= 3) 2.00742 2.14621
5%LSD 6DF 6.94400 7.42409
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_MDBT 1/ 9/** 7:55
---------------------------------------------------------------- PAGE 8
Dien bien mat do bo tri o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/cay)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MDBT_7N 12 0.26000 0.11298 0.22174E-01 8.5 0.9509 0.0001
MDBT_14N 12 0.56250 0.42787 0.43493E-01 7.7 0.7333 0.0000
MDBT_21N 12 2.2500 0.43772 0.23014 10.2 0.5526 0.0086
MDBT_28N 12 10.597 4.3267 1.3652 12.9 0.1462 0.0007
MDBT_35N 12 31.353 7.0748 3.4770 11.1 0.8424 0.0056
MDBT_42N 12 63.372 5.4590 3.7173 5.9 0.9541 0.0329
8) Diễn biến mật độ nhện đỏ ở các nồng độ thuốc Actara khác nhau
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_7N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V003 MDND_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .450001E-03 .225000E-03 0.22 0.810 3
2 CT$ 3 .163500 .545000E-01 53.17 0.000 3
* RESIDUAL 6 .615001E-02 .102500E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .170100 .154636E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_14N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V004 MDND_14N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .245000E-02 .122500E-02 0.63 0.570 3
2 CT$ 3 .776250E-01 .258750E-01 13.21 0.005 3
* RESIDUAL 6 .117500E-01 .195833E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .918250E-01 .834773E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_21N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V005 MDND_21N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .500006E-04 .250003E-04 0.00 0.999 3
2 CT$ 3 1.39522 .465075 17.42 0.003 3
* RESIDUAL 6 .160150 .266917E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.55542 .141402
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_28N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V006 MDND_28N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2.13215 1.06608 3.13 0.117 3
2 CT$ 3 8.19600 2.73200 8.02 0.017 3
* RESIDUAL 6 2.04265 .340442
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 12.3708 1.12462
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_35N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V007 MDND_35N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 5.70320 2.85160 1.39 0.320 3
2 CT$ 3 264.862 88.2873 42.96 0.000 3
* RESIDUAL 6 12.3316 2.05527
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 282.897 25.7179
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDND_42N FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
VARIATE V008 MDND_42N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2.96555 1.48277 0.36 0.713 3
2 CT$ 3 1483.01 494.337 120.75 0.000 3
* RESIDUAL 6 24.5623 4.09372
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1510.54 137.322
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS MDND_7N MDND_14N MDND_21N MDND_28N
1 4 0.395000 0.925000 1.77500 9.59250
2 4 0.402500 0.942500 1.77250 10.6250
3 4 0.387500 0.960000 1.77000 10.1125
SE(N= 4) 0.160078E-01 0.221265E-01 0.816880E-01 0.291737
5%LSD 6DF 0.553736E-01 0.765392E-01 0.282572 1.00916
NLAI NOS MDND_35N MDND_42N
1 4 25.0950 28.0900
2 4 24.9250 27.9375
3 4 26.4650 29.0600
SE(N= 4) 0.716811 1.01165
5%LSD 6DF 2.47956 3.49945
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MDND_7N MDND_14N MDND_21N MDND_28N
CT1 3 0.350000 1.06000 1.78000 10.1900
CT2 3 0.560000 0.850000 1.57000 11.1700
CT3 3 0.240000 0.890000 1.42000 10.2300
CT4 3 0.430000 0.970000 2.32000 8.85000
SE(N= 3) 0.184842E-01 0.255495E-01 0.943251E-01 0.336869
5%LSD 6DF 0.639400E-01 0.883798E-01 0.326286 1.16528
CT$ NOS MDND_35N MDND_42N
CT1 3 28.9300 35.8700
CT2 3 27.6000 35.6500
CT3 3 28.0500 32.7000
CT4 3 17.4000 9.23000
SE(N= 3) 0.827702 1.16815
5%LSD 6DF 2.86315 4.04082
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_NHD 1/ 9/** 8:10
---------------------------------------------------------------- PAGE 8
Dien bien mat do nhen do o cac nong do thuoc Actara khac nhau (con/la)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MDND_7N 12 0.39500 0.12435 0.32016E-01 8.1 0.8099 0.0002
MDND_14N 12 0.94250 0.91366E-010.44253E-01 4.7 0.5698 0.0054
MDND_21N 12 1.7725 0.37603 0.16338 9.2 0.9992 0.0029
MDND_28N 12 10.110 1.0605 0.58347 5.8 0.1167 0.0168
MDND_35N 12 25.495 5.0713 1.4336 5.6 0.3203 0.0004
MDND_42N 12 28.362 11.718 2.0233 7.1 0.7130 0.0001
9) Ảnh hướng của các loại gốc ghép tới sâu hại chính tại cao điểm gây hại của chúng
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLH_RB FILE HT_TLHRB 4/ 9/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Anh huong cua cac loai goc ghep toi rep bong
tai cao diem gay hai
VARIATE V003 TLH_RB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 7.08263 3.54131 1.40 0.290 3
2 CT$ 5 1007.34 201.468 79.92 0.000 3
* RESIDUAL 10 25.2091 2.52091
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1039.63 61.1549
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_TLHRB 4/ 9/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Anh huong cua cac loai goc ghep toi rep bong
tai cao diem gay hai
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TLH_RB
1 6 26.7750
2 6 26.4217
3 6 27.8933
SE(N= 6) 0.648192
5%LSD 10DF 2.04247
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TLH_RB
Bau ta 3 36.4200
Karaco 3 17.2300
Carnivar 3 23.2000
Emphasis 3 19.2700
Argentaria 3 31.5000
Khong ghep 3 34.5600
SE(N= 3) 0.916681
5%LSD 10DF 2.88850
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_TLHRB 4/ 9/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Anh huong cua cac loai goc ghep toi rep bong
tai cao diem gay hai
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLH_RB 18 27.030 7.8202 1.5877 5.9 0.2901 0.0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc