Điều tra phân vùng Sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn Gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------  ------------- PHẠM THANH HUẾ ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 – 42 - 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Chung Thái nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÔNG TRÌNH ĐƯỢC

pdf116 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Điều tra phân vùng Sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn Gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Chung Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn họp tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Vào hồi giờ ngày tháng năm 2009 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố Tác giả Phạm Thanh Huế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS – TS Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin cám ơn toàn thể các thày cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Xin cám ơn cán bộ, nhân viên Viện Khoa học Sự sống – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Nhân đây tôi cũng xin cám ơn các vị lãnh đạo cũng như các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Hùng Sơn – Đại Từ - Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp huyện, phòng Thống kê, phòng Địa chính huyện Đại Từ. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 09 năm2009. Tác giả Phạm Thanh Huế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VCK: Vật chất khô NC: Nghiên cứu DS: Dạng sống GTCT: Giá trị chăn thả T0: Giá trị chăn thả tốt TB: Giá trị chăn thả trung bình Ke : Giá trị chăn thả kém Ho: Không có giá trị chăn thả ĐVTĂ: Đơn vị thức ăn UBND: Ủy ban nhân dân NXB: Nhà xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Số lượng gia súc- gia cầm huyện Đại Từ qua các năm 32 Bảng 4.1: Thành phần loài trong các thảm cỏ ven sông 56 Bảng 4.2: Những dạng sống của thực vật trong các thảm cỏ ven sông 63 Bảng 4.3: Thành phần loài trong các đồi cỏ tự nhiên 67 Bảng 4.4: Những dạng sống của thực vật trong đồi cỏ tự nhiên 75 Bảng 4.5: Thành phần loài dưới tán rừng 79 Bảng 4.6: Những dạng sống của thực vật dưới tán rừng 86 Bảng 4.7: Năng suất một số thảm cỏ tự nhiên 90 Bảng 4.8: Năng suất cỏ dầy qua 5 lần cắt 91 Bảng 4.9: Thành phần hóa học của cỏ trồng 92 Bảng 4.10: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn 94 Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Hùng 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Hùng Sơn 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỤC LỤC Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 5 1.2. Phân vùng địa vật lý 7 1.3. Phân vùng khí hậu 7 1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 11 1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 13 1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 17 1.7. Tình hình về nghiên cứu đồng cỏ trồng 28 1.8. Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 30 CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 33 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 2.1.2. Tình hình xã hội huyện Đại Từ 36 2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Hùng Sơn 36 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 37 2.2.2. Điều kiện xã hội 40 CHƢƠNG 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đối tượng nghiên cứu 42 3.2. Phương pháp nghiên cứu 42 3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương 42 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 42 Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43 3.2.4. Phương pháp thực nghiệm trồng cỏ 50 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51 4.1. Kết quả nghiên cứu các tiểu vùng sinh thái 51 4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái 52 4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 53 4.1.3. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 54 4.2. Đánh giá thực trạng hiện nay về cây thức ăn gia súc ở xã Hùng Sơn 56 4.2.1. Thảm cỏ ven sông 56 4.2.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 67 4.2.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 79 4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu 89 4.3. Thực nghiệm trồng cỏ 91 4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ 91 4.3.2. Về chất lượng cỏ trồng 92 4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã 93 4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi 93 4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 96 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Đề nghị 99 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó chăn nuôi đặc biệt chiếm vị trí quan trọng. Đây là một ngành kinh tế đem lại lợi nhuận cao và hiện đang là thế mạnh của các tỉnh miền núi. Nhu cầu phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước đã không đáp ứng được, do đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tìm ra phương hướng cho việc phát triển các nguồn thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ trồng đồng thời có biện pháp khai thác, sử dụng nguồn thức ăn đó một cách có hiệu quả nhất. Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Sự phát triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các hình thức tác động của con người... Sự sinh trưởng của thảm cỏ cũng có sự biến động theo mùa rõ rệt. Ở các vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự phát triển khác nhau, tạo nên các loại thảm cỏ với năng suất khác nhau. Chính vì vậy mà việc phân vùng sinh thái có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp ta phân định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng, tiểu vùng. Nó còn là cơ sở cho việc quy hoạch, phân vùng kinh tế, đặc biệt là các vùng có khả năng dùng làm đồng cỏ phục vụ cho phát triển chăn nuôi, lập phương án sử dụng hợp lý các kiểu đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc, góp phần phát triển bền vững chăn nuôi địa phương. Hiện nay, chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang chuyển dịch dần từ hình thức quảng canh sang thâm canh, nuôi nhốt thu cắt thức ăn xanh và cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích đất trống dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức ăn cho gia súc.Trước nhu cầu thực tiễn đó đã có rất nhiều chương trình, dự án Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 nhập nội một số giống cỏ năng suất cao có thể trồng trong điều kiện của Việt Nam đã trồng thử nghiệm ở nhiều nơi trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc. Đại từ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên hiện đang rất cần sự đầu tư cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh để cung cấp cho chăn nuôi đại gia súc. Cũng đã có nhiều dự án đưa một số giống cỏ năng suất cao vào trồng và cũng đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do thói quen hay do ý thức chưa thật đúng của dân địa phương, đồng thời cũng thiếu mô hình có sức thuyết phục cao để dân học tập. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 1.1.1. Khái niệm vùng Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả đề cập đến khái niệm vùng: "Vùng" thường được dùng để chỉ một lãnh thổ có phổ biến một hiện tượng nào đó về mặt không gian được đặc trưng bởi sự thống nhất về các đặc điểm khác nhau. Lãnh thổ đất nước được chia thành những vùng khí hậu, thổ nhưỡng, các vùng kinh tế lớn và nhỏ, các vùng cải tạo đất, các vùng hoang mạc, rừng… [22]. Theo Lê Bá Thảo "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài" [31]. Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ cụ thể có chung nguồn gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất) và trên đó phát triển một phức hợp sinh quần lạc điển hình. Vùng sinh thái bao gồm một tập hợp có quy luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn vị cấp thấp). Mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội (chức năng kinh tế) nhất định, trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên tự nhiên của chính vùng đó. Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng và cải tạo thiên nhiên tương đối giống nhau của cộng đồng con người [32]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Như vậy có thể hiểu vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, xã hội bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng có quy mô rất khác nhau, song dù quy mô vùng thế nào, lớn hay nhỏ đều có điểm chung, đó là một lãnh thổ có ranh giới nhất định, trong đó có sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và con người. 1.1.2. Khái niệm phân vùng * Sự phân vùng: Là phân chia lãnh thổ, vùng biển ra thành các vùng hay các phần, được phân biệt bởi mức độ đồng nhất bên trong của nó. Những dấu hiệu được sử dụng để phân vùng có thể khác nhau về đặc điểm, theo mức độ rộng hẹp của dấu hiệu nào đó về phân bố hoặc theo mục đích phân vùng. Thời kỳ đầu nghiên cứu lãnh thổ thường phải phân vùng, từ đó cho phép sử dụng hợp lý tài nguyên và lao động. Các loại phân vùng thường gặp như: Phân vùng biển, phân vùng đất (phân vùng thổ nhưỡng), phân vùng khí hậu, phân vùng cảnh quan… Sau này phân vùng đi vào chi tiết hơn như phân vùng địa vật lý, phân vùng sinh thái, phân vùng các kiểu thảm thực vật, phân vùng kinh tế, phân chia các tiểu vùng trong một vùng lớn hay một đơn vị hành chính, tự nhiên nào đó… * Nguyên tắc phân vùng: Theo Lê Bá Thảo phân vùng dựa trên 3 nguyên tắc: - Về tính đồng nhất tương đối, thường được áp dụng để phân định các vùng - cảnh quan, vùng tự nhiên hay vùng văn hóa lịch sử. - Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 quan trọng nhất là của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi như cực tạo vùng. - Tính hữu hiệu của các điều kiện đảm bảo sự quản lý lãnh thổ [31]. Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng như: Phân vùng địa vật lý, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái thảm thực vật. 1.2. Phân vùng địa vật lý Phân vùng địa vật lý là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng nó - thiên nhiên. Người ta có thể phân chia theo từng tổ hợp riêng (như địa hình, khí hậu, đất…) hoặc phân chia theo cả một tập hợp các yếu tố (phân vùng cảnh quan). Lê Bá Thảo (1970), dựa trên chỉ tiêu địa mạo - kiến tạo, ông đã phân vùng miền Bắc Việt Nam thành 6 miền thuộc á đới Bắc đó là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên [29]. Vũ Tự Lập (1976), khi nghiên cứu phân vùng cảnh quan miền Bắc ông đã phân chia thành 2 miền: Miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Miền Bắc và Đông Bắc lại phân chia thành 3 khu: Khu Việt Bắc, khu Đông Bắc và khu đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phân chia thành 5 khu: Khu Tây Bắc, khu Phanxipăng - Puluong, khu Hòa Bình - Thanh Hóa, khu Quảng Bình - Vĩnh Linh, khu Nghệ Tĩnh [23]. 1.3. Phân vùng khí hậu 1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới Về tự nhiên trái đất được chia thành 6 châu lục, mỗi châu lục có những đặc điểm về khí hậu khác nhau. Trong mỗi châu lục lại có sự phân miền khí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hậu. Châu Âu chia làm 3 miền khí hậu: Miền khí hậu cực và cận cực, miền khí hậu ôn đới đại dương và ôn đới lục địa, miền khí hậu á nhiệt đới khô (khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu cận nhiệt đới). Châu Á được chia ra thành 6 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền khí hậu nhiệt đới, miền khí hậu á nhiệt đới, miền khí hậu ôn đới, miền khí hậu ôn đới lạnh và cận cực. Châu phi được phân ra 7 miền khí hậu: Miền khí hậu xích đạo, 2 miền khí hậu cận xích đạo, 2 miền khí hậu nhiệt đới khô, 2 miền khí hậu á nhiệt đới khô. Châu Mỹ gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Bắc Mỹ gồm các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu cực và cận cực, khu vực khí hậu ôn đới, khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu nhiệt đới. Nam Mỹ gồm các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu xích đạo, khu vực khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới, khu vực khí hậu á nhiệt đới, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Đại Dương chia ra các khu vực khí hậu: Khu vực khí hậu nhiệt đới, khu vực khí hậu nửa hoang mạc, khu vực khí hậu ôn đới. Châu Nam Cực là một lục địa lạnh [39]. Các tác giả như H.Gaussen, P.Legris, P.blasco (1976) đã nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu đối với vùng lãnh thổ Đông Nam Á [43]. Phân vùng khí hậu ngày nay, ngoài việc phân chia ra các đới, vùng còn phân ra các đơn vị nhỏ hơn với sự giống nhau ít nhiều của các điều kiện khí hậu chung hay những đặc điểm riêng biệt của khí hậu, nó có giá trị về mặt khoa học hay kinh tế nông nghiệp. Thí dụ: M.I.Buđưko đã dùng tổng nhiệt trong năm để phân chia, có thể dùng lượng mưa hay lượng bốc hơi… của năm hay mùa nào đó. M.I.Buđưko đã chia vùng Kratnôđara 3 kiểu cơ bản, sau đó theo điều kiện khí hậu mùa đông, ông chia tiếp ra 4 tiểu vùng (đông tuyết khô - ít, đông tuyết khô, đông hơi ít tuyết và hơi khô, đông tuyết khô ôn hòa). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam Việt Nam có khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và có cả sự phân hóa từ thấp lên cao. Vấn đề phân vùng khí hậu Việt Nam từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu khí hậu Việt Nam quan tâm và nghiên cứu. Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã có những nhận xét về đặc điểm khí hậu các vùng địa lý và dựa trên đó đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công cuộc mở mang kinh tế ở từng vùng. Tiếp theo đó là Lê Tắc, Vân An, Lê Quý Đôn, Ngô Thời Sỹ, Nguyễn Nghiễm và nhiều nhà địa lý khác bắt đầu đi sâu vào nhiều khía cạnh khí hậu kinh tế các vùng của đất nước. Những năm 1970, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc đã đưa ra những sơ đồ đầu tiên về phân vùng khí hậu miền Bắc Việt Nam [38]. Đến những năm 80, khi xây dựng Atlat quốc gia, viện khí tượng thủy văn cũng đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam ở tỷ lệ 1/3.000.000. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993) đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 3 miền khí hậu lớn: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn và miền khí hậu phía Nam. Ngoài ra còn có thêm một miền khí hậu phụ nữa là miền khí hậu Biển Ðông. Miền khí hậu phía Bắc được chia thành 5 vùng khía hậu: Khí hậu khu vực núi Đông Bắc, khu vực núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó khí hậu khu vực núi (Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc) đều được phân chia thành 3 vùng: Vùng thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi cao. Miền khí hậu Đông Trường Sơn có sự phân hóa thành 3 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu vực Bình - Trị - Thiên, khu vực Trung Trung Bộ (được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 chia thành 2 khu vực nhỏ hơn: Quảng Nam - Quảng Ngãi cũ và Bình Định - Phú Yên cũ), khu vực Nam Trung Bộ. Miền khí hậu phía Nam chia thành 2 vùng khí hậu sau: Vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên (được phân chia thành 3 khu vực nhỏ hơn: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên và Nam Tây Nguyên), khu vực đồng bằng Nam Bộ. Miền khí hậu Biển Đông chia thành 2 vùng khí hậu: Vùng khí hậu khu vực phía Bắc Biển Đông, khu vực phía Nam Biển Đông [38]. Trong công trình Atlat khí hậu Thủy văn Việt Nam (1994) đã đưa ra một sơ đồ về phân vùng khí hậu Việt Nam. Phân chia khí hậu ở Việt Nam có 2 miền khí hậu: Miền khí hậu miền Bắc và miền khí hậu miền Nam với ranh giới là dãy núi Bạch Mã. Đồng thời nước ta còn được phân chia ra 7 vùng khí hậu, trong đó có 4 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Bắc (khu vực núi phía Bắc, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực núi phía Tây, khu vực Bắc Trung Bộ) và 3 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Nam (khu vực Nam Bộ, khu vực ven biển Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên) [40]. Mai Trọng Thông (1998) và một số tác giả khi nghiên cứu phân vùng khí hậu Việt Nam đã nêu nguyên tắc và đưa ra sơ đồ phân vùng khí hậu Việt Nam. Theo sơ đồ này khí hậu Việt Nam được chia thành 2 miền khí hậu: Miền khí hậu phía Bắc (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh) và miền khí hậu phía Nam (miền khí hậu nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh). Trong phạm vi mỗi miền khí hậu, đã phân chia ra các vùng khí hậu khác nhau: Miền khí hậu phái Bắc được phân thành 6 vùng khí hậu (vùng khí hậu Đông Bắc, vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và bắc của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu ven biển Bình Trị Thiên), miền khí hậu phía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Nam được phân thành 3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ) [36]. 1.4. Phân vùng thổ nhƣỡng Phân vùng thổ nhưỡng được coi như là cơ sở khoa học để phân vùng quy hoạch nông nghiệp đồng thời tạo tiền đề để phân vùng sinh thái nông nghiệp. Phân vùng thổ nhưỡng cũng là một căn cứ quan trọng để đánh giá các đặc điểm và sự phân hóa về mặt lãnh thổ của thổ nhưỡng trong các mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên phục vụ cho nghiên cứu sự phân hóa của tự nhiên và phân vùng địa lý tự nhiên [24]. 1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới Để phân loại đất, người ta dựa vào các kiểu đá mẹ, đặc điểm và phẫu diện của các kiểu đất, độ phì của đất, cấu trúc và chế độ nước, chế độ nhiệt. Nó được thể hiện trên bản đồ đất. V.V.Dokutsaev đã căn cứ vào kinh nghiệm và những tài liệu điều tra thổ nhưỡng trên một đơn vị rộng lớn, đề ra học thuyết về tính địa đới của thổ nhưỡng: Theo chiều ngang, theo chiều cao, tính địa phương hay tính vùng [30]. E.N.Ivanova và cộng sự (1962) đã công bố sơ đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng của Liên Xô. Trong đó lãnh thổ Liên Xô được chia theo các dấu hiệu tự nhiên thành các dải, miền, đới và tỉnh thổ nhưỡng - khí hậu sinh vật [19]. Ở phía Đông, Đông Bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, từ Bắc xuống Nam phân bố 3 vùng đất: Vùng đất nâu rừng, vùng đất nâu của các rừng khô và cây bụi, vùng đất cận nhiệt và đất đỏ [20]. Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới Bắc cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga, nhóm đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 ôn đới, nhóm đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai nhiệt đới [30]. 1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam Một vùng địa lý thổ nhưỡng là một thành phần cấu tạo lãnh thổ toàn vẹn, tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng bao gồm 2 đến 3 loại đất trong đó có một loại đất chính có diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định phương hướng sản xuất của vùng [18]. Vấn đề phân vùng thổ nhưỡng ở nước ta từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm. Năm 1930, Jve Henry đã nghiên cứu về đất đỏ và đất đen phát triển trên đá mẹ bazan ở Đông Dương ông đã nêu đầy đủ điều kiện phát sinh, phát triển tính chất các nhóm đất trên đá mẹ bazan và các tiểu vùng phân bố của chúng ở Việt Nam [44]. Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (xây dựng năm 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam phân chia miền Bắc Việt Nam thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên vùng. Năm 1975, dựa trên bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự thảo Phân vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự nhiên. Sau khi nhà nước thống nhất (1975), dựa trên bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam đã xây bản dự thảo phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam phân chia lãnh thổ cả nước thành 154 vùng địa lý tự nhiên (kể cả các đảo) [18]. Lê Văn Khoa (1993), căn cứ vào địa hình có thể chia ra 3 vùng đất: Vùng núi hay vùng thượng du, vùng đồi gò hay trung du, vùng đồng bằng [20]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái và môi trường - Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất: Vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển, vùng đồng bằng châu thổ và vùng đồi núi [10]. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân vùng thổ nhưỡng năm 1996 đã xác định hệ thống phân vị trong phân vùng thổ nhưỡng Việt Nam có 4 cấp là: Miền thổ nhưỡng, á miền thổ nhưỡng, khu thổ nhưỡng và vùng thổ nhưỡng. Theo kết quả nghiên cứu này, nước ta được phân thành 2 miền thổ nhưỡng, 6 á miền thổ nhưỡng, 16 khu thổ nhưỡng và 142 vùng thổ nhưỡng. Hai miền thổ nhưỡng là miền thổ nhưỡng phía Bắc và miền thổ nhưỡng phía Nam. Miền thổ nhưỡng phía Bắc được chia thành 3 miền á thổ nhưỡng (á miền thổ nhưỡng Bắc và Đông Bắc Bộ; á miền thổ nhưỡng Tây Bắc; á miền thổ nhưỡng Trường Sơn Bắc) và 8 khu thổ nhưỡng. Miền thổ nhưỡng phía Nam cũng được chia thành 3 miền thổ nhưỡng (Á miền thổ nhưỡng Nam và Đông Nam Bộ) và 8 khu thổ nhưỡng. Các khu thổ nhưỡng trên lại được phân chia ra 142 vùng thổ nhưỡng, trong đó miền thổ nhưỡng phía Bắc có 77 vùng thổ nhưỡng và miền thổ nhưỡng phía Nam có 65 vùng thổ nhưỡng [17]. 1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên thế giới Trên trái đất khí hậu thay đổi từ lạnh sang nóng, từ khô sang ẩm. Mỗi loại hình lớn của nó có thành phần thực vật, động vật đặc trưng - người ta gọi nó là các biomes. Biomes theo trường phái Anh Mỹ đó là hệ sinh thái xâm chiếm vùng rộng lớn có sự giống nhau về khí hậu và sinh vật. Cũng có thể coi biomes đó là hệ sinh thái mà ở đó có một số nơi sống cùng tồn tại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Humboldt (1805), có xu hướng địa lý trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phân bố thực vật với sự phân bố nhiệt độ trên lục địa, ông đã hệ thống hóa những tri thức địa lý thực vật, vẽ được một bản đồ chung về sự phân bố lớp phủ thực vật trên trái đất. Tiếp đó K.F.Lêđêbur cũng công bố cuốn thực vật chí đầu tiên của Nga (4 tập) về các hệ thực vật thuộc các vùng khác nhau trên trái đất [42]. Năm 1865, cuốn sách giáo khoa tiếng Nga đầu tiên về địa lý thực vật do A.N.Beketov viết được xuất bản. Sách bao gồm những đặc điểm chung của lớp phủ thực vật trên trái đất viết theo từng miền, phân tích những nguyên nhân lịch sử của sự phân bố thực vật [42]. Năm 1903, G.I.Tanfilev công bố công trình nghiên cứu về thảm thực vật ở Nga kèm theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000.000. Đây là tấm bản đồ địa lý thực vật đầu tiên của Nga [42]. A.Hensen (1920) dựa trên khu hệ thực vật đã phân chia hệ thực vật thế giới theo các vành đai vĩ độ và độ cao (8 vành đai). Các vành đai đó đặc trưng cho các vùng nhiệt độ khác nhau, với các thảm thực vật khác nhau gọi là vành đai khí hậu [9]. Dựa vào vĩ độ địa lý, độ cao so với mặt nước biển và độ lục địa. Meusel (1943) đã có những nghiên cứu phân chia hệ thực vật thành các vành đai khác nhau (4 vành đai). Poronov (1955), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật và động vật của các vành đai tự nhiên đã phân chia ra thành 3 vùng: Vùng rừng, vùng Tunđra (đài nguyên cực Bắc) và vùng thảo nguyên [35]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Josef Schimithusen (1959) đã phân biệt các vùng thực vật theo quần xã ưu thế, chủ đạo và ổn định. Ông đã phân biệt được các đơn vị không gian tự nhiên nhỏ nhất của thảm thực vật, đó là "các tiểu khu thực vật" (Wuchsdistrikte), các tiểu khu này họp thành các đơn vị lớn hơn: Khu, vùng, miền, khu hệ [28]. A.G.Voronov (1976), trên cơ sở tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đó đã phân chia thành 6 miền thực vật trên lục địa: Cổ nhiệt đới (Palaeotropic), Toàn Bắc (Holarctic), Tân nhiệt đới (neotropic), Capsk, Châu Úc (Australia), Châu Nam Cực (Antarctic). Trong đó miền Toàn Bắc chia thành 9 phân miền (Âu châu - Xibia, Actic, Trung Hoa - Nhật Bản, Pông Tích - Trung Á - Địa Trung Hải, Bắc Mỹ - Thái Bình Dương), miền cổ nhiệt đới được chia thành 3 phân miền (Châu Phi - Ấn Độ, Mã Lai, Tân Tây Lan), miền Tân nhiệt đới được chia thành 3 phân miền (Trung Mỹ, nhiệt đới, Angđơ) [42]. Olson (1983), trong bảng phân vùng sinh thái được nhiều người công nhận ông dùng khái niệm biomes; theo ông biomes là một vùng sống rộng lớn trên trái đất, nó được phân biệt với nhau bởi khí hậu và sinh vật. Trong bảng phân loại các biomes ông chia ra 4 dạng: Các biomes trên đất liền gồm 10 kiểu lớn, các biomes nước ngọt gồm 8 kiểu, các biomes nước mặn gồm 8 kiểu, các biomes nhân tạo gồm 3 kiểu [46]. Phần biomes trên đất liền (Terrestial biomes) ông chia ra các kiểu sau: Tundra (lãnh nguyên), Temperate deciduous forest, Boreal coniferous forest (rừng lá kim phương Bắc hoặc rừng Taiga), Tropical grassland and savanna (thảm cỏ nhiệt đới và savan), Temperate rainforest (rừng mưa ôn đới), Temperate grassland (thảm cỏ ôn đới), Chaparal (dạng thảo nguyên), Semi-evergreen tropical forest (rừng mưa mùa nhiệt đới), Desert (hoang mạc), Evergreen tropical rainforest (rừng mưa nhiệt đới) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Về sự phân bố cây trồng, theo Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), cây trồng được phân bố ở 10 trung tâm trên thế giới, trong đó có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ, Êtiopi, Tây Xu - đăng, Ấn Độ, Đông Nam Á); hai trung tâm nằm trong vành đai cận nhiệt đới (Địa Trung Hải, Tiền Á) và hai trung tâm nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt, có một phần lan sang cả vùng ôn đới (Trung Quốc và Trung Á) [14]. 1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở Việt Nam còn rất ít. Maurand P (1943), khi nghiên cứu thảm thực vật ở Đông Dương đã chia thảm thực vật này thành 3 vùng: Vùng Nam Đông Dương, vùng Bắc Đông Dương và vùng trung gian [45]. Trần Ngũ Phương (1970), khi nghiên cứu phân loại rừng miền Bắc Việt Nam đã chia rừng miền Bắc thành 3 đai lớn theo độ cao phân bố: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng Á nhiệt đới mưa mùa và rừng Á nhiệt đới mưa mùa núi cao [27]. Theo phân hóa độ cao so với mặt biển, Thái Văn Trừng (1978) đã phân chia thảm thực vật thành 2 nhóm kiểu chính: Nhóm các kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao trung bình nhỏ hơn 700m (ở miền Bắc), nhỏ hơn 100m (ở miền Nam); nhóm các kiểu thảm thực vật vùng núi có độ cao lớn hơn 700m (ở miền Bắc) và lớn hơn 1000 (ở miền Nam) [41]. Dương Hữu Thời (1981) khi nghiên cứu về thảm cỏ Bắc Việt Nam, ông chia Bắc Việt Nam thành 5 vùng tự nhiên với sự phân bố các loài: vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc, vùng Tây Bắc [34]. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994) trên cơ sở những hiểu biết về điều kiện tự nhiên và sự phân hóa về thành phần loài của hệ thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 vật, phân chia ra các vùng sinh thái thực vật sau: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùi núi Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Bình Trị Thiên, vùng Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ [5]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), nghiên cứu các kiểu khu phân bố địa lý thực vật của các chi thực vật có hoa ở Việt Nam, ông cho rằng điều kiện địa hình, địa chất và khí hậu quyết định cấu trúc hệ thực vật đó và ở mỗi vùng địa lý của Việt Nam được đặc trưng bởi một số yếu tố địa lý nhất định. Đó là kết quả của lịch sử biến đổi về địa chất, địa lý, khí hậu và đã tạo ra 4 vùng hệ thực vật chính: Khu Đông Bắc Bộ và Đông Bắc Trường Sơn; khu Tây Bắc và dãy Trường Sơn; khu Đông Nam Trường Sơn được chia thành 2 phân khu (phân khu 1 và phân khu 2); khu Tây Nguyên và Nam Bộ được chia thành 2 phân khu (Tây Nguyên và Nam Bộ) [21]. Hoàng Chung (2004), khi nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 2 vùng: Vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc, mỗi vùng có một tổ hợp các quần hệ, quần hợp khác nhau [7]. 1.6. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 1.6.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới. Nguồn gốc của đồng cỏ là không đồng nhất, có nhiều loại hình đồng cỏ được hình thành bằng con đường tự nhiên, nhưng cũng có những đồng cỏ được hình thành do hoạt động của con người trên vùng đất rừng, thảo nguyên hay đầm lầy… làm thay đổi điều kiện môi trường và hình thành ra đồng cỏ [8]. Nguồn gốc của đồng cỏ trong đai nhiệt đới, giữa các tác giả có các ý kiến khác nh._.au. Đa số cho rằng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới không có đồng cỏ tồn tại, các quần xã cỏ ở đây là loại hình savan [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Khi nghiên cứu về nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong vùng nhiệt đới khác nhau, các tác giả đã đi đến kết luận rằng: Các đồng cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên những quần xã rừng bị chặt hạ. Con người khi chặt phá rừng và đốt nương làm rẫy đã làm đất bị cháy và khô đi, những tác động này được kết thúc vào cuối mùa khô. Đầu mùa mưa ở đây sẽ được gieo trồng các loại cây trồng nông nghiệp. Trải qua nhiều lần như vậy đất sẽ được bỏ hoang, trên nó lại phục hồi dần rừng thứ sinh và lại tiếp tục bị chặt hạ để trồng trọt. Kết quả dẫn đến rửa trôi mạnh lớp đất mặt, cây gỗ không có điều kiện tái sinh nữa, hình thành nên lớp cỏ hay còn lẫn một số loài cây thảo và cây bụi hạn sinh. Về ngoại mạo nó gần giống thảo nguyên vùng ôn đới. Vì nguồn gốc thứ sinh như thế nên đồng cỏ phân bố rải rác ở các vành đai khác nhau, tồn tại dạng đồng cỏ thấp hay cao tùy thuộc vào mức độ sử dụng của con người. Đối với vùng núi Bắc Việt Nam tồn tại nhiều kiểu savan, đồng cỏ và các dạng trung gian. Trong đai nhiệt đới, trên những vùng đã bị chặt phá, khi mà đất còn khá tốt, độ ẩm còn khá cao, thì sẽ hình thành ở đây loại hình đồng cỏ vì thảm cỏ ở đây gồm các cây cỏ có thân rễ dài, búi thưa thuộc nhóm trung sinh sống lâu năm ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá trình tác động tiếp theo con người sẽ làm cho lớp đất bề mặt bị bào mòn, khả năng giữ nước của đất kém, đất có độ chua cao, trong thảm cỏ tỷ lệ cây hạn sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh và cây đoản mệnh, hình thành savan cỏ, savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn sinh. Có thể tóm tắt quá trình trên như sau: Rừng nguyên sinh – rừng thứ sinh – đồng cỏ - savan cỏ hoặc savan bụi – thảm cây bụi hạn sinh [7]. 1.6.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Nghiên cứu về khu hệ thực vật là một trong những nghiên cứu được tiến hành từ lâu trên thế giới. Người ta có thể nghiên cứu khu hệ thực vật ở từng vùng hay trên từng thảm thực vật khác nhau. Đối với loại hình đồng cỏ, thảo nguyên, ở Liên Xô (cũ), đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố: Alekhin (1904), Vưsotxki (1915), Graxits (1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978),…[6]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về khu hệ thực vật trong đồng cỏ, savan hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ được tiến hành từ những năm 1950 trở về đây. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu khu hệ thực vật trong đồng cỏ như: (1) Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), khi nghiên cứu thành phần loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi đây là loại hình này là savan cỏ[25]. (2) Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), khi nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã gọi đây là đồng cỏ [33]. (3) Hoàng Chung (1980) nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên. Tác giả đã công bố thành phần loài thu được là 233 loài thuộc 54 họ và 44 chi [6]. Trong cuốn “ Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam” năm 2004 là 79 họ, 402 loài [7]. (4) Đặc biệt Dương Hữu Thời (1981) đã công bố công trình tổng hợp “ Đồng cỏ Bắc Việt Nam”, tác giả đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ của vùng này với sự phân chia 5 vùng đồng cỏ Bắc Việt Nam [34]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 (5) Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát hiện được 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau.[16] (6) Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của savan bụi ở vùng đồi Trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [4]… 1.6.3. Những nghiên cứu về dạng sống Humbon (1805) là người đầu tiên đặt cơ sở cho môn địa lý thực vật, ông đề nghị phân loại thực vật theo hình dạng bên ngoài và đã xác định được 19 dạng thực vật như hòa thảo, dương xỉ, dây leo…Sau Humbon, kiểu phân loại như vậy đã được hàng loạt các nhà nghiên cứu tiến hành, cùng với thời gian đó người ta đã dùng không chỉ dấu hiệu bên ngoài mà cả tổ chức cơ thể thực vật để phân loại. Từ đó đã hình thành khái niệm dạng sống thực vật. Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là Warming (1901). Ông sử dụng các đặc điểm sinh vật học như: đặc điểm chồi, những phương thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự phát triển…để nghiên cứu và phân chia dạng sống của thực vật thuộc thảo thuộc vùng ôn đới. Drude (1913), Raunkiner (1905,1934) khi phân chia dạng sống đã sử dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn để phân chia [7]. I.K.Patsoxki (1915), chia thảm thực vật làm 5 nhóm: Thực vật thường xanh, thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi, thực vật có thời kỳ sinh trưởng phát triển ngắn, thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát triển lâu năm. Braun Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính liên tục hay đơn độc của loài chia thành 5 thang: Mọc lẻ, mọc thành vạt, mọc thành dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Đối với cây thuộc thảo phân loại dạng sống đã được Cannon thực hiện (1911), ở Liên Xô (cũ) có G.N.Vưsoxki (1915), L.T. Kadakevich (1922), V.r. Villiams (1922)…Đặc biệt trong phân loại dạng sống thực vật của T.Isatrenko (1954), I.V.Brixova (1960, 1961)… đã sử dụng những đặc điểm cấu trúc phần dưới đất. Dodulin (1959), Xêbêbriacôp cũng đã đưa ra một số hệ thống tương tự. Nhưng hệ thống dạng sống hoàn thiện hơn cả cho hòa thảo có lẽ là của Gôlubép (1957, 1962, 1968) [7]. Ở Việt Nam có Doãn Ngọc Chất (1969) có nghiên cứu dạng sống của một số loài họ hòa thảo. Hoàng Chung và các cộng sự (2002) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên của miền Bắc Việt Nam. Bảng phân loại dạng sống thực vật của đồng cỏ Bắc Việt Nam của ông dựa trên nguyên tắc phân loại của Golulbép [7]. 1.6.4. Những nghiên cứu về năng suất Năng suất sinh học là một đặc điểm quan trọng của hệ sinh thái. Năng suất sinh học có ý nghĩa lớn nhất trong nghiên cứu về quy trình trao đổi chất và năng lượng, tất cả các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái đều có quan hệ mật thiết với quá trình tạo thành và biến đổi của sản phẩm sinh học. Công trình nghiên cứu về năng suất của các thảm thực vật bắt đầu từ thế kỉ XIX, ban đầu chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỉ XX, những công trình nghiên cứu về năng suất sinh học của quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn. Cuối thế kỉ XX những công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phần trên mặt đất, hoặc là số lượng các chất hữu cơ ở trạng thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 sống và chết, sự tăng trưởng của nó, phần chết hàng năm, thảm mục… Nghiên cứu năng suất sinh học các thảm cỏ vùng Đông Nam Á có Ogawa và cộng sự (1961); Iwaki và cộng sự (1964, 1969); Iwaki (1979). Riêng nghiên cứu cả phần dưới mặt đất của đồng cỏ có tác giả: Baranopskaia (1954); Krưm (1960), Xemnop (1966), Kharitonop (1967), Gawood (1968). Ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về năng suất cỏ được tiến hành trong các quần xã cỏ trồng (chăn thả hay đồng cỏ cắt), những nghiên cứu trên đồng cỏ tự nhiên này chỉ tập trung ở một số cây có giá trị kinh tế cao như các tác giả: Dương Hữu Thời (1981), Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Hữu Hiến (1985). Hoàng Chung (1981, 2002, 2004); Hoàng Chung và cộng sự (2003) nghiên cứu năng suất các quần xã cỏ vùng núi Bắc việt Nam đã nghiên cứu năng suất cả phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất. Từ những nghiên cứu đó ông đã rút ra kết luận: "Trong các thảm thực vật thuộc thảo (savan-đồng cỏ) của miền Bắc Việt Nam, năng suất sinh học tăng lên dần theo trình tự: Đồng cỏ á Thảo Nguyên – Savan - Đồng Cỏ". 1.6.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt Nam: Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó. - Độ ăn được: Những loài trong đồng cỏ Bắc Việt Nam có giá trị chăn thả khá tốt, theo thành phần loài thì trên 95% là thuộc nhóm hòa thảo, trong đồng cỏ tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, phần lớn những loài cây này cũng được gia súc ăn. Tuy nhiên, giá trị chăn thả của đồng cỏ cũng thay đổi theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trưởng, với thành phần thực vật, với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chiều cao thảm cỏ và thành phần hoá học của nó cùng các hình thức tác động của con người vào thảm cỏ. Ở một số loài chăn thả hầu như không thay đổi trong suốt cả thời kì dinh dưỡng như: Ischaemum indicum, Paspalum scrobiculatum, Paspalum conjugatum và một số loài một năm. Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm dần theo thời gian, ở những loài này tuổi càng tăng thì tỷ lệ phần thân tăng và phần trăm chất xơ trong thân và lá tăng lên. Lá nhiều loài trở lên cứng và sắc như cỏ tranh, Chè vè, ... Thành phần họ Đậu trong đồng cỏ Bắc Việt Nam rất ít, một số loài trong đó giá trị chăn thả kém, lá cứng, có nhiều lông cứng như: Desmodium triquetum, một số loài khác thì năng suất lại rất thấp – sinh khối tập trung chủ yếu ở thành phần thân như: Desmodium microphyllum. Trong thành phần cỏ của một số quần xã có nhiều cây họ Cói những loài này lá cứng và sắc như Carex, Rhynchospora, ... một vài loài khác năng suất rất thấp [7]. - Thành phần hoá học của thực vật: Giá trị dinh dưỡng của các loài cây cỏ quan hệ mật thiết với thành phần hoá học của nó và với hàm lượng của các chất chứa trong chúng, đó là những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của động vật, cũng như sự vắng mặt của các chất có hại đến sức khoẻ của động vật. Thành phần hoá học có trong các giống cỏ tập trung chủ yếu vào 4 chỉ tiêu đó là: Vật chất khô (VCK), portein, đường, chất béo và xơ. Hoàng Chung và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một số loài chính trong đồng cỏ Bắc Việt Nam [7]. Những giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô, protein, đường cao, tỉ lệ xơ trong thức ăn thấp, tỉ lệ lá/thân cao, trong đó chỉ tiêu protein được chú ý nhiều hơn cả. 1.6.6. Những nghiên cứu về động thái đồng cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Nghiên cứu về động thái của quần xã tự nhiên đã được tiến hành từ lâu. Nhiều nhà sinh thái học Đông Âu như Raunkier, Warming và Braun-Blanquet có chiều hướng coi đồng cỏ là một quần hợp tĩnh [14]. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các tác giả chỉ đề cập đến từng phần riêng biệt. Phần trên mặt đất có các tác giả như: Kalininna (1954), Xemennova-Chian-Sanskia (1960), Xemennova-Chian Sanskia và Nhiconskaia (1960). Phần dưới mặt đất có các tác giả: Baranopskaia (1954), Krưm (1960), Xemenop (1966), Kharitonop (1967), Garwood (1968), Igonachenko, … [6]. Theo Larin I.V (1965) khi nghiên cứu động thái thảm thực vật đồng cỏ ở miền tây Cazacstan đã đưa ra hai nhóm yếu tố làm thảm thực vật thay đổi là: động thái ngoài (do tác động bên ngoài gây nên mà chủ yếu là khí hậu và con người) và động thái trong (do tác động bên trong gây nên mà chủ yếu là giữa cây cỏ với nhau) [26]. Theo Hoàng Chung (1974), Uchekhin (1977) khi nghiên cứu biến động mùa của các quần xã đã phân chia ra các kiểu thực vật theo phân bố không gian và thời gian. Tính chất quan trọng của các quần xã thực vật có quan hệ mật thiết với cấu trúc không gian và thời gian là năng suất. Đồng thời với nó là vẫn đề tích luỹ và biến động của các thành phần trong sinh khối của thực vật thuộc thảo, đặc biệt là trong thảo nguyên đồng cỏ nó có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu không chỉ thảm thực vật mà trong quá trình mùn hoá, quá trình tích luỹ và phân huỷ các hợp chất hữu cơ [6]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về động thái đồng cỏ còn rất ít. Hoàng Chung (1980) đã nghiên cứu biến động mùa của quần xã cỏ vùng Bắc Việt Nam. Công trình nghiên cứu của ông được bắt đầu từ năm 1975 đã đề cập đến đầy đủ các chi tiết về khí hậu, thổ nhưỡng, trên mặt đất và phần dưới mặt đất và đưa ra những kết luận, những quy luật của động thái, đồng cỏ vùng Bắc Việt Nam [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 1.6.7. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả cũng như thảo nguyên của các vùng khác nhau. Ở Liên Bang Nga đã tích luỹ khá nhiều tư liệu của đới thảo nguyên và bán sa mạc: G.I Vusoxki (1915) đã xác định 4 giai đoạn thái hoá của thực bì thảo nguyên dưới tác động của chăn thả. Patrôtxki (1917) nghiên cứu đới nam của thảo nguyên Stipa longifolia, ông phân chia một số giai đoạn thoái hoá khác nhau. Nó bao gồm cả giai đoạn chăn thả hay không chăn thả được. V.V Alekhin (1934) nghiên cứu ở vùng Kursk thuộc đới phụ (phía bắc) của thảo nguyên đồng cỏ đã xác định được các giai đoạn thoái hoá do chăn thả ở đây như sau: “Khi chăn thả nặng nề thì stipa sẽ mất đi và thành phần hệ thực vật trở nên nghèo nàn hơn, đồng thời rất nhiều loài có số lượng cá thể không nhiều, thường đơn độc, rồi cũng mất dần đi, bắt đầu trội hẳn lên là Bromus. Sau nữa còn lại chủ yếu là cây thuộc thảo và trên thảo nguyên phát triển mạnh ở tầng trên là cây Bromus riparius, tầng thấp là Festuce đồng thời trong vùng đó biểu hiện hai tầng rất rõ ràng; Bromux – Festuca; cuối cùng chỉ còn lại Festuca, những sự chèn ép sau này của thảm cỏ qua hàng loạt những trạng thái nhỏ nhặt sẽ dẫn đến giai đoạn phân bố rộng rãi của bào tử thực vật trên thảo nguyên” [7]. B.D.Andreev (1958) khi nghiên cứu các giai đoạn hình thành và thoái hoá của thực bì thảo nguyên ở nam Nga đã chia thành 8 giai đoạn: Giai đoạn đầu là sự chặt hạ và cuối cùng là sự hình thành thảm bào tử thực vật. A.V.Abramtruk, P.L Gortriakopski (1980) khi đánh giá mức độ thoái hoá của các quần xã cỏ do tác động của con người, ông đã đề ra bảng thang bậc riêng gồm có 3 mức, sự khác nhau giữa các mức là phụ thuộc vào mức độ thoái hoá do con người tạo ra (1 – ít; 2 – trung bình; 3 – nhiều). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Sự biến đổi các thảm thực vật (đồng cỏ) dưới tác động của yếu tố do con người tạo ra ở vùng nhiệt đới đã từ lâu trở thành vấn đề nóng bỏng cho nền kinh tế và cho chăn nuôi ở xứ nhiệt đới. Nhưng những nghiên cứu về vấn đề này cho đến nay vẫn còn rất ít: Cooper I.P. Taiton N.M và pleming G (1968); Dương Hữu Thời (1981); Hoàng Chung (1981, 1983)... Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam là loại hình đồng cỏ thứ sinh. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đồng thời đồng cỏ ở đây phân bố chủ yếu ở vùng núi, các sườn đồi có độ dốc khá lớn (15 – 400), nên vấn đề thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả là một trong những vấn đề nan giải hiện nay của các nhà nghiên cứu đồng cỏ Bắc Việt Nam. Những nghiên cứu về sự thoái hoá của đồng cỏ do chăn thả ở Việt Nam hiện nay đã được Dương Hữu Thời (1981) đề cập trong cuốn “Đồng cỏ Bắc Việt Nam” khi phân tích thành phần loài và các điều kiện sinh thái của đồng cỏ đã đề cập đến 2 nguyên nhân của sự thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam là do cường độ chăn thả và điều kiện khí hậu. Hoàng Chung (1981, 1983, 2003) sau hơn 10 năm nghiên cứu tại đồng cỏ ở vùng Thôm Luông (Ngân Sơn) đã phân tích ảnh hưởng của sự chăn thả không có kế hoạch trên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và năng suất của thảm cỏ và đã đưa ra kết luận về quá trình thoái hoá đồng cỏ Bắc Việt Nam như sau: “Những thay đổi đầu tiên của lớp phù thực vật đã dẫn đến sự hình thành các quần xã cỏ ở đây, những thảm cỏ này dưới tác động thường xuyên nhưng không thật nặng nề của con người như chăn thả, đốt nương rẫy, sẽ dẫn đến hình thành loại hình đồng cỏ khô, á thảo nguyên và đồng cỏ. Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.” Trên cơ sở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 đó đã chia quá trình thoái hoá đồng cỏ do sự sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [7]. 1.6.8. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam Đồng cỏ phía Bắc Việt Nam chủ yếu là có nguồn gốc thứ sinh do hoạt động khai phá rừng mà thành, nên diện tích đồng cỏ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm bãi chăn thả, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng... Trong thực tế hiện nay, tại các vùng có sử dụng đồng cỏ vào mục đích chăn nuôi, hầu như chưa có phương thức sử dụng hợp lý, khai thác một cách cạn kiệt làm cho thảm cỏ ngày càng thoái hoá mạnh. Cho đến nay, những nghiên cứu về sử dụng hợp lý đồng cỏ vẫn còn mới mẻ, tài liệu còn quá ít. Những công trình nghiên cứu dành cho việc sử dụng hợp lý đồng cỏ rải rác ở một số công trình như: Nguyễn Vũ Hùng, Bùi Văn Minh (1968), có nghiên cứu về sử dụng luân phiên đồng cỏ ở Ba Vì và đề nghị chia thành 6 ô, mùa hè sử dụng 5 ô. Trong một đàn gia súc số lượng nên là 100 – 150 con, diện tích đồng cỏ là 50 – 80 ha. Võ Văn Trị (1983) đã chia đồng cỏ trồng ra thành những ô nhỏ, sự luân phiên mùa hè theo ông có khoảng cách 40 - 50 ngày, mùa đông là 60 ngày. Dương Hữu Thời (1981) có đề cập đến một số vấn đề sử dụng hợp lý như: Luân phiên đồng cỏ, trồng cỏ, diệt trừ cây bụi. Hoàng Chung (1988) nghiên cứu về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ Bắc Việt Nam.Trên cơ sở tương đối đầy đủ những tư liệu về đồng cỏ vùng này ông đã chia đồng cỏ Bắc Việt Nam thành 3 hệ thống ( 3 loại theo độ dốc): Loại 1: Đồng cỏ có độc dốc sườn dao động từ 0 – 70, loại 2: Đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 7 - 250, loại 3: Đồng cỏ có độ dốc sườn dao động từ 25 – 300 trở lên. Từ việc phân chia này ông đã đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý đồng cỏ ở từng nhóm. Vấn đề cải tạo đồng cỏ Bắc Việt Nam ông đã đề cập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 đến 2 vấn đề lớn: Cải tạo điều kiện môi trường sống, cải tạo lớp đất mặt. Qua những nghiên cứu trên ông đề xuất một số ý kiến về vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ của vùng núi phía Bắc Việt Nam. 1.7. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng 1.7.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới. Để phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong hai hệ thống nuôi dưỡng: a) Dựa vào thức ăn tinh ( trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn bằng thức ăn tinh). b) Dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn bằng thức ăn thô) thì hệ thống b được đặc biệt chú ý nhất là ở các nước có khả năng phát triển đồng cỏ. Ở những nước này việc sử dụng đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho đàn gia súc nuôi nhốt, ở Úc sản phẩm chăn thả tới 50 % sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ này còn cao hơn: 90% ở Tân Tây Lan [12]. Theo Davies (1960) đồng cỏ tự nhiên cung cấp gần 1/2 gia súc chăn thả, tạo ra 1/3 lượng thịt và 1/6 sản lượng sữa trên thế giới [11]. Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước khi ở Pháp (1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay con số ấy đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [15]. Ở Anh các diện tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại cây thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể. Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3 triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích nãy đã lên tới 51,9 triệu ha [12]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng , nhiều loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v… đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, lai tạo những giống cỏ mới có năng suất cao và giá trị dinh dưỡng cao như Coartcross (cỏ Bermuda lai), cỏ Ghinê từ một loài đã tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy… đây là thành tựu khoa học đáng kể để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn nếu được sử dụng một cách hợp lý có thể cung cấp prôtêin động vật không những cho vùng nhiệt đới mà cho cả vùng lân cận. 1.7.2. Tình hình phát triển đồng cỏ ở Việt Nam Việt Nam cũng có rất nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa đảm bảo lương thực cho người vừa đảm bảo cho thức ăn gia súc. Từ năm 1960, chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ cho trâu bò ở những vùng thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên 323 ha và 678 ha. Sang năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô làm thức ăn cho trâu bò đã đạt tới 3585 mẫu Bắc bộ [12]. Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình và toàn diện của Chính phủ cùng với các chuyên gia Cu Ba đã xây dựng thành công nghệ hệ thống đồng cỏ kết hợp chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện rõ một phương thức chăn nuôi đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh. Nông trường Đồng Giao từ năm 1969 việc xây dựng đồng cỏ trồng bằng các giống mới, chăm sóc và sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở đây chỉ có 3 ha cỏ trồng thì tới năm 1975 đã có tới 1179 ha ( Báo cáo của nông trường Đồng Giao, 1976). Bên cạnh việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề về dự trữ, phơi khô và ủ xanh và thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu. Nhiều nông trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ Voi, cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Xuđăng, cỏ Pangola… Kết quả thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi năm cắt được 3-4 lứa thì có thể đạt năng suất 50 - 60 tấn/ha, trồng qua 3-4 năm cỏ vẫn phát triển tốt [1]. Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17 - 18 tấn VCK/ha/năm với 7 - 8 lứa cắt [13]. Tháng 7/2004, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cẩm Sơn, An Thạch ( Mỏ Cày), Hữu Định ( Châu Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luận: Cỏ Voi chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng xen vườn dừa là 15,18 tấn/ ha, trồng xen vườn ăn trái là 25 – 27 tấn/ha. Đứng thứ hai là cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11 tấn/ha, trồng xen vườn dừa là 11,77 tấn/ ha, trồng xen vườn dứa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vườn cây ăn trái là 20,4 – 21,4 tấn/ ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ sả lá nhỏ và cỏ lông tây… [2]. 1.8.Tình hình nghiên cứu về thức ăn và chăn nuôi gia súc ở Đại Từ 1.8.1.Tình hình nghiên cứu về thức ăn xanh của huyện Đại Từ Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo, cây đậu, cây thân thảo hoặc thân gỗ có thể sử dụng là thức ăn cho gia súc. Nói chung thức ăn xanh bao gồm cỏ tươi, thân lá cây tươi xanh, củ quả nhiều nước. Thức ăn xanh nhiều nước, nhiều kali, tiêu hóa dễ, có một số chất kích thích sinh trưởng và tiết sữa. Do vậy thức ăn xanh rất quan trọng đối với bò thịt, bò mẹ tiết sữa. Cỏ là thức ăn chủ yếu cho trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng như bột, đường, khoáng, vitamin mà các loài gia súc nhai lại có nhả năng sử dụng và hấp thu tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Đại Từ là một huyện miền núi với thế mạnh là kinh tế đồi rừng, tập trung vào phát triển chăn nuôi gia súc, phát triển cây chè, cây ăn quả, trồng rừng, cải tạo và thâm canh chè… Trong đó chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất nên được huyện quan tâm, đầu tư đáng kể đặc biệt là khâu thức ăn cho gia súc. Từ năm 2003 trở về trước do chăn nuôi còn mang nặng tính chất quảng canh nên thức ăn cho gia súc chủ yếu là cỏ tự nhiên mọc ven đường, trong đồi cỏ tự nhiên hoặc ở ven sông, ngoài ra còn tận dụng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp. Nhưng từ năm 2003 trở về đây, cùng với các phương án nuôi bò nhốt, cải tạo đàn bò vàng, cải tạo đàn trâu… huyện đã đưa một số giống cỏ trồng vào trồng tại địa phương như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Ấn độ trong đó cỏ Voi chiếm 80%, cỏ Ghinê chiếm 15%, còn lại là các giống cỏ khác (cỏ họ đậu…). Sau này chỉ còn cỏ Voi vì năng suất cao hơn và gia súc cũng thích ăn hơn. Cỏ khi trồng được bón lót phân chuồng, mỗi năm cắt khoảng 3 – 4 lứa năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm. Qua theo dõi thì những diện tích cỏ lớn nhất của huyện là trong các năm 2004, 2005, 2006, diện tích cỏ trồng lên tới 30ha chủ yếu tận dụng trên những diện tích đất một vụ hoặc trên những diện tích đất chưa sử dụng, đất bờ rào, ven đường, đồi…Bắt đầu từ năm 2007 trở về đây diện tích cỏ giảm dần do chăn nuôi bò không phát triển, đến năm 2009 diện tích cỏ trồng toàn huyện còn 13,5ha. 1.8.2. Tình hình chăn nuôi gia súc ở huyện Đại Từ Chăn nuôi là một ngành quan trọng của huyện, bao gồm chăn nuôi gia súc và gia cầm tuy nhiên trong những năm trước đây người dân vẫn chăn nuôi theo hình thức quảng canh nên quy mô đàn nhỏ, chưa mạnh dạn vào đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 theo hướng chăn nuôi công nghiệp với quy mô đàn lớn. Một số xã còn lúng túng trong việc chỉ đạo định hướng phát triển chăn nuôi. Trước tình hình đó huyện cùng với phòng nông nghiệp đã chỉ đạo thực hiện các đề án phát triển chăn nuôi qua các giai đoạn 2002 – 2005, giai đoạn 2006 – 2010 và đã đạt được những kết quả khả quan, đàn gia súc gia cầm luôn tăng về số lượng, chất lượng, các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tốt hơn, cơ cấu giống vật nuôi được chuyển đổi rõ rệt. Hình thức chăn nuôi chăn nuôi đầu tư thâm canh ngày càng phổ biến, chăn nuôi quảng canh đã thu hẹp, sản phẩm hàng hóa từ sản xuất ngành chăn nuôi ngày một lớn tạo ưu thế tập trung vốn cho phát triển kinh tế hộ. Bảng 1.1. Số lượng gia súc – gia cầm huyện Đại Từ (Số lượng – Con) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Tổng số Lợn nái Lợn thịt 2000 23911 1664 57904 7909 49995 579000 2003 21523 1550 62574 8540 54034 503561 2004 20730 2004 61886 8740 53146 496678 2005 21077 2133 58679 7924 50773 508324 2006 20240 2985 58141 7849 50292 724277 2007 19566 3063 59457 9216 50241 732610 2008 19255 3011 61990 8030 53960 751984 2009 19053 2893 64271 8677 55594 789950 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Đại Từ: 2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình: Huyện Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía tây bắc thuộc tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý: Từ 21032’đến 21050’ vĩ bắc và 105032’ đến 105 042’ kinh đông, phía Bắc giáp với huyện Định Hoá, phía Nam giáp với huyện Phổ Yên, phía Đông giáp với huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang Diện tích đất tự nhiên của huyện Đại Từ khoảng 57.790ha, chiếm 16,58% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, có địa hình tương đối phức tạp, gồm các dãy núi nối tiếp của dãy Tam Đảo, Núi Hồng, Núi Chúa, Núi Pháo. Địa hình toàn Huyện là một hình lòng chảo chạy dọc lưu vực sông Công, đồi núi thấp có tầng đất dày, có nhiều suối, hồ nước, hai bên là các dải núi cao liên tiếp xen kẽ với rừng là các khu dân cư phân bố dọc các triền đồi, dọc theo vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo. 2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn: Khí hậu: Đại Từ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm, mùa khô từ cuối tháng 10 năm trước đến đầu tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tuyệt đối là 350C vào tháng 8, thấp nhất tuyệt đối là 40C vào tháng 1. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200mm. Tháng cao nhất là tháng 8 vào khoảng 2.000mm/tháng, tháng thấp nhất là tháng 12 vào khoảng 7,5mm. Có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 hai loại gió chính là: Đông Nam và Đông Bắc. Do khí hậu thường xuyên ẩm ướt nên độ ẩm trung bình năm từ 70% đến 80%. Về thuỷ văn: Đại Từ có hệ thống dòng chảy chằng chịt phân bố theo địa hình, chủ yếu bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, Núi Hồng, Núi Chúa, Núi Pháo… chảy ra sông Công. Sông Công là con sông lớn chảy qua các xã Minh Tiến, Phú Cường, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Hùng Sơn chảy ra hồ Núi Cốc. Toàn huyện có nhiều hồ chứa nước lớn như: Hồ Núi Cốc, Hồ Vai Miếu(Ký Phú); Hồ Đoàn Uỷ( Khôi Kỳ); Hồ An Mỹ( Mỹ Yên)… Ngoài ra còn nhiều ao đập xen kẽ với các khu rừng, khu dân cư… hệ thống nước tự chảy cho nông nghiệp, đồng thời là nguồn nước dự trữ cho công tác chữa cháy rừng thuận lợi. 2.1.1.3 Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha, trong đó đất nông nghiệp c._.topus scarber), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequiaterum). Nhóm họ có 3 loài bao gồm: Họ Sim (Myrtaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), nhóm họ này chiếm 18% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Trám trắng (Canarium album), Cây muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea), Móng bò (Bauhinia alba), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng lạc (Cassia tora), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyava), Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Các họ gồm có 2 loài bao gồm: Họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Mua (Melastomaceae), họ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Xoan (Meliaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cam (Rutaceae), nhóm họ này chiếm 32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu, bao gồm các loài sau: Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Trẩu (Vernica montana), Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (C.formosum subsp.prunifolium), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Gội (Aglaia gigantean), Xoan (Melia azedarach), Vả (Ficus auricaculata), Ngái (Ficus hispida), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Mơ (Prunus armeniaca), Chanh (Citrus media), Ba chạc (Evodia lepta). Các họ còn lại như: Họ Cu li (Dicksoniaceae), họ Thiên lý (Asclepiaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Ngọc lan (Magloniaceae)), họ Bông (Malvaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbanaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Long não (Lauraceae), mỗi họ có 1 loài, nhóm họ này chiếm 30% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Dương xỉ vảy(Dryopteris inetgriloba), Guột (Gleicheniaceae), Lông cu li (Cibotium barometz), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Dẻ gai (Castanopsis sinensis), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Mỡ (Manglietia glauca), Keo tai tượng (Acacia mangium)… Qua quá trình nghiên cứu các thảm cỏ chúng tôi rút ra một số nhận xét: Điểm nghiên cứu số7 là rừng trồng đã khép tán, số lượng loài không cao chỉ có 25 loài thuộc 16 họ. Chính vì vậy mà thành phần loài dưới tán rừng cũng như số lượng loài và cá thể ít hơn. Thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, ít loài. Điểm nghiên cứu số 8 là kiểu rừng phục hồi tự nhiên, có thành phần loài phong phú với 50 loài thuộc 29 họ khác nhau, trong rừng xuất hiện nhiều cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 leo, bì sinh, nhiều cây bụi và cây thuộc thảo. Trong 29 họ thì họ Lúa (Poaceae) có số lượng loài cao nhất với 6 loài nhưng số lượng cá thể thì ít, mọc thưa thớt. 4.2.3.2. Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu Các dạng sống được chúng tôi sắp xếp theo phương pháp của Hoàng chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.6. Bảng 4.6.Những dạng sống chính của thực vật trong các điểm nghiên cứu Tt Kiểu dạng sống Điểm số 7 Điểm số 8 1 Kiểu 1: Cây gỗ 4 17 2 Kiểu 2: Cây bụi 3 5 3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 2 3 4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 2 5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0 6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 1 2 7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 0 8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 2 2 9 Kiểu 9: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 1 1 10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 1 4 11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 1 4 12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 0 0 13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm 3 3 14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3 15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 1 0 16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 1 3 17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0 18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 1 Tổng số loài 25 50 Tổng số kiểu dạng sống 14 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 a.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 7 Trong điểm nghiên cứu này có 25 loài thuộc 14 dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống có số loài nhiều nhất là Cây gỗ (kiểu 1) với 4 loài chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài có thể kể đến như: Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (C.formosum subsp.prunifolium), Keo tai tượng (Acacia mangium), Ổi (Psidium guyava). Những dạng sống có 3 loài như: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13), Cây bụi (kiểu 2), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Mua đồi (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chanh (Citrus media), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Chè vè (Miscanthus floriduslus) Những dạng sống có 2 loài bao gồm: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (Kiểu 14), Cây có chồi mọc từ rễ (Kiểu 8), Cây bụi nhỏ (Kiểu 4), Cây bụi thân bò (Kiểu 3). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Dương xỉ vảy (Dryopteris inetgriloba), Guột (Gleicheniaceae), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria). Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây nửa bụi (Kiểu 6), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (Kiểu 9), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (Kiểu 11), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (Kiểu 15), Cây thảo một năm có rễ cái (Kiểu 16), Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (Kiểu 18). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 28% tổng số loài có trong điểm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 b.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 8 Trong điểm nghiên cứu này có 50 loài thuộc 13 kiểu dạng sống khác nhau trong đó dạng sống cây gỗ (kiểu 1) chiếm ưu thế về số loài với 17 loài, dạng sống này chiếm 34% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Dạng sống có 5 loài là cây bụi (kiểu 2), dạng sống này chiếm 10% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như Mua đồi (Melastoma sanguineum), Ngái (F.hispida), Găng trắng (Randia dasycarpa), Chanh (Citrus media), Ba chạc (Evodia lepta). Những dạng sống có 4 loài bao gồm: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu gồm các loài như: Lông cu li (Cibotium barometz), Ngải cứu dại (Astemisia japonica Thunb), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scarber), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montala), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea). Những dạng sống có 3 loài bao gồm: Cây bụi thân bò (kiểu 3); Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13); Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14); Cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Có thể kể đến các loài như: Móng bò (Bauhinia alba), Muồng lạc (Cassia tora), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Lau (Sacccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridusl), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequiaterum), Dương xỉ vảy (Dryopteris integriloba), Guột (Dcranopteris linearis). Những dạng sống có 2 loài như: Cây bụi nhỏ (kiểu 4); Cây nửa bụi (kiểu 6); Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 12% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với một số loài như: Hà thủ ô trắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 (Streptocaulon juventas, Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria). Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9), cây thảo một năm có hệ rễ chùm ( kiểu 18), mỗi kiểu dạng sống có 1 loài, nhóm này chiếm 4% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu về thành phần dạng sống của thảm cỏ dưới tán rừng chúng tôi có nhận xét như sau: Do đặc điểm thảm thực vật ở từng khu vực là khác nhau nên thành phần loài thuộc các kiểu dạng sống khác nhau, nhưng có một điểm chung là thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, rừng càng khép tán thì mật độ các loài hòa thảo ngày càng giảm đi, các dạng sống có giá trị cho chăn thả tuy vẫn có trong điểm nghiên cứu nhưng số lượng cá thể ít, không đáp ứng được cho chăn nuôi đại gia súc. 4.2.4. Sinh khối thảm cỏ tại một số điểm nghiên cứu Chúng tôi đã nghiên cứu sinh khối của thảm cỏ tại một số điểm trong các điểm nghiên cứu và kết quả thu được thống kê trong bảng 4.7. Số liệu bảng 4.7 cho thấy Hòa Thảo đạt cao nhất là thảm cỏ ven sông 480g/m 2 (cỏ hòa thảo 60%), thấp nhất là thảm cỏ dưới rừng keo lai đạt 235g/m2 (25,7%). Cây thuộc thảo cao nhất là thảm cỏ dưới rừng keo lai (475g - 51,9%), thấp nhất là rừng phục hồi tự nhiên (60g - 11%). Khối lượng thực vật dưới 2 kiểu rừng thì phần cây bụi và dương xỉ gần tương đương nhau. Thảm cỏ ven sông trong thành phần còn có xa thảo và cây họ đậu, nhưng tỷ lệ không lớn, dưới 10%. Tỷ lệ % vật chất khô của Hòa Thảo ở cả 3 kiểu thảm dao động từ 31% đến 34,7%, so với các nơi khác nó thuộc loại trung bình. Về tổng sinh khối thì thảm cỏ dưới rừng keo lai là đạt cao nhất 915g/ m2, thấp nhất là rừng phục hồi tự nhiên 545g/m2. Nhưng về giá trị chăn thả thì điểm nghiên cứu số 1 - Thảm cỏ ven sông đạt cao nhất 100%, rừng keo lai đạt khoảng 77%, rừng phục hồi chỉ đạt khoảng 68%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Bảng 4.7: Sinh khối các thảm cỏ tự nhiên Địa điểm Tên quần xã Sinh khối phần sống g/m2 Phần chết (tƣơi/khô) % vck Nhóm cỏ Tƣơi % Khô % 1 Thảm cỏ ven sông Hòa thảo 480 59,8 156,76 68,9 75,0/30,33 32,66 Xa thảo 50 6,2 10,64 4,7 21,28 Cây thuộc thảo 247 30,8 51,47 22,6 20.84 Cây họ đậu 25 3,1 8,46 3,7 33,84 Tổng cộng 802 100 227,33 100 28,34 2 Thảm cỏ dưới rừng phục hồi tự nhiên Hoà thảo 315 57,8 109,49 65,9 55,0/23,11 34,76 Cây thuộc thảo 60 11,0 9,2 5,5 15,34 Dương xỉ 95 17,4 25,65 15,4 27,0 Cây bụi 75 13,8 21,75 13,0 28,92 Tổng cộng 545 100 166,09 100 30,45 3 Thảm cỏ dưới rừng keo lai Hoà thảo 235 25,7 72,85 34,4 60/22,06 30,96 Cây thuộc thảo 475 51,9 87,87 41,4 18,5 Dương xỉ 120 13,1 28,72 13,5 23,94 Cây bụi 85 9,3 22,61 10,7 26,6 Tổng cộng 915 100 212,05 100 23,16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 4.3. Thực nghiệm trồng cỏ. 4.3.1. Kết quả thực nghiệm trồng cỏ Xã Hùng Sơn tham gia các dự án phát triển đàn gia súc nên nhiều gia đình đã được huyện cấp giống cỏ đó là cỏ Voi, cỏ Ghinê. Cả huyện trồng được 13,5 ha, sau này chỉ còn cỏ Voi vì năng suất cao hơn, riêng xã Hùng Sơn có khoảng 2 ha cỏ trồng được trồng trên đất soi bãi, bờ đường, trong vườn đồi. Cỏ khi trồng có bón lót phân chuồng, mỗi năm cắt khoảng 3 - 4 lần (cắt khi cần, vì chăn thả là chính) năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm. Để giải quyết khó khăn về thức ăn xanh nhất là thức ăn xanh cho mùa đông, chúng tôi đã trồng thử nghiệm một loài cỏ có nguồn gốc tự nhiên của Việt Nam, lần đầu tiên được một gia đình nuôi bò ở Bắc Ninh đưa vào trồng, có tên là cỏ Thừng (hay cỏ Dầy). Cỏ Thừng có tên khoa học là Rottboellia striata (tên mới là Coelorachis striata) là loài ưa ẩm, thường mọc bờ mương hay bờ đường có thân rễ dài mọc bò, trồng bằng thân. Chúng tôi đưa về trồng trên đất ruộng tại Thị Trấn Đại Từ từ ngày 20/5/2008 với diện tích là 60m2. Trước khi trồng có bón lót bằng phân gà 1kg/1m2 tưới ẩm. Kết quả thu được trình bày ở trong bảng 4.8. Bảng 4.8. Năng suất cỏ Dầy qua 5 lần cắt Lần cắt Ngày cắt Năng suất tƣơi (kg/m 2 ) Trồng 20/5/2008 - 1 01/8/2008 5,9 2 15/9/2008 4,8 3 15/11/2008 4,9 4 15/01/2009 4,7 5 15/3/2009 5,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Sau mỗi lần cắt có tưới nước, làm cỏ, bón phân NPK 3g/m2. Theo lịch trình lứa cắt như trong bảng 4.8 thì một năm có thể cắt 6 lứa, năng suất trung bình khoảng 5kg/m2/lứa cắt. Như vậy 1m2/1năm có thể thu được 30kg cỏ tươi và 1 ha sẽ cho 300 tấn/năm. Cỏ này có ưu điểm là mùa đông vẫn có thể cắt và lứa cắt khoảng 60 ngày, năng suất đạt gần 95% năng suất trung bình năm. Đây là loài cỏ có thân lá mềm, gia súc thích ăn, ăn hết không để thừa. Đối với huyện cũng như xã Hùng Sơn thì cỏ Dầy được trồng lần đầu tại đây, do đó sau lần cắt cỏ đầu tiên cúng tôi đã tiến hành cho trâu, bò ăn thử đặc biệt là trâu bò non thì thấy chúng rất thích loại cỏ này. Nói tóm lại cỏ Thừng là loài cỏ ưa ẩm, có thân nhỏ mềm, có thể trồng và khai thác được quanh năm, sau khi trồng được 70 ngày có thể cắt, mùa hè 45 ngày cắt 1 lứa, mùa đông thì 60 ngày cắt 1 lứa. Năng suất có thể đạt 300 tấn/ha/năm. 4.3.2 Về chất lượng cỏ trồng: Về mặt chất lượng cỏ Thừng còn tốt hơn cỏ Voi, kết quả phân tích được trình bày trong bảng 4.9. Trong bảng 4.9 chúng tôi lấy số liệu cỏ Voi của Viện Chăn nuôi để so sánh (1995). Bảng 4.9. Thành phần hóa học của cỏ trồng (Trạng thái tươi) Tên cây VCK (%) Prôtêin TS (%) Lipít TS (%) Chất xơ TS (%) Khoáng TS (%) Đƣờng khử (%) ĐVTA Cỏ Dầy 60 ngày 10,84 2,21 0,28 34,37 1,62 1,29 0,25 Cỏ Voi 60 ngày (Mùa khô) Số liệu viện chăn nuôi 20,20 1,76 0,51 1,93 1,58 0,16 Qua số liệu bảng 4.9 cho ta thấy vật chất khô cỏ Dầy thấp hơn cỏ Voi nhưng hàm lượng protein cao hơn nhiều. Còn các thành phần khác thì tương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 đương nhau. Về giá trị đơn vị thức ăn thì cỏ Thừng là 0,25 đv/kg cỏ tươi, còn cỏ Voi chỉ đạt 0,16đv/kg cỏ tươi. Như vậy giá trị chăn nuôi của cỏ Thừng cao hơn nhiều so với cỏ Voi. Do đó theo chúng tôi nên trồng cỏ Thừng nhiều hơn. 4.4. Hiệu quả mô hình chăn nuôi trong xã. 4.4.1. Đánh giá các mô hình chăn nuôi. Để có thể đề xuất được mô hình chăn nuôi hợp lí cho xã chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ chăn nuôi điển hình của xã như gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn và gia đình ông Dương Văn Hùng. - Gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn, cuối năm 2004 mua 7 con bò vàng làm giống, 2005 mua thêm 6 con trong đó có1 đực giống laisind. Vùng chăn thả thường xuyên là các bãi ven sông. Bãi cỏ ven sông có năng suất và chất lượng khá tốt, năng suất có thể đạt 8 tấn/ha/năm đủ nuôi 1 bò trong cả năm với điều kiện có thức ăn bổ xung như gia đình ông Sơn. Gia đình ông Sơn trồng cỏ voi cuối năm 2004 với diện tích 0,15 ha, đến 2005 là 1 ha, sang 2008 chỉ còn 0,7 ha, cỏ không cắt theo lứa, chỉ cắt khi cần cho ăn bổ sung và thường là già, mùa hè (từ cuối tháng 3 đến tháng 9) cỏ trồng ít dùng. Mùa đông cho ăn thêm rơm và mua thân lá ngô già của dân cho ăn thêm, bò đẻ mùa đông ăn thêm bột. Hiệu quả thu nhập chăn nuôi của gia đình trình bày trong bảng 4.10. Qua số liệu bảng 4.10 ta thấy, gia đình ông Sơn đầu tư 43,2 triệu mua 13 con bò, sau 5 năm bán ra 38 con thu 151,5 triệu, bình quân thu nhập 21,6 triệu/năm (Sau khi đã trừ vốn đầu tư mua bò). Trong phần lãi này bao gồm công chăn dắt, đầu tư cho đồng cỏ trồng, chuồng trại và các chi phí khác phục vụ cho chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bảng 4.10. Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn. Năm Mua vào (con) Giá (triệu đồng) Bán ra (con) Giá (triệu đông) 2004 7 20 2005 6 23,2 3 9,5 2006 6 20 2007 10 35 2008 13 62 2009 6 25 Tổng cộng 13 43,2 38 151,5 Lãi 151,5 - 43,2 = 108,3 triệu/5 năm = 21,6 triệu/năm Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng nuôi bò từ cuối 2004 mua 3 con, vùng chăn thả thường xuyên là ven đường đi và rừng trồng, trồng cỏ voi từ 2005, diện tích là 2,5 sào, đất bờ đường và vườn nhà. Khi trồng có bón lót phân chuồng và hàng năm bón 1 lần phân chuồng. Cỏ cắt khi cần, không theo lứa, thường là cho ăn bổ sung. Mùa đông cho ăn thêm rơm, cây chuối, thân lá ngô già. Hiệu quả chăn nuôi được trình bày trong bảng 4.11. Số liệu bảng 4.11 cho thấy, gia đình Ông Hùng đầu tư ban đầu cho chăn nuôi là 10triệu, mua ba con bò, sau 5 năm bán 16 con và thu về 55 triệu, bình quân thu nhập từ chăn nuôi là 9 triệu/năm. Gia đình ông Hùng cũng chăn thả là chính, vùng chăn thả năng suất và chất lượng cỏ thuộc loại thấp vì vậy kết quả đem lại không cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò Năm Mua vào (con) Giá (triệu đồng) Bán ra (con) Giá (triệu đông) 2004 3 10 2005 2 7 2006 3 9 2007 3 9 2008 4 15 2009 4 15 Tổng cộng 3 10 16 55 Lãi 55 triệu - 10 triệu = 45 triệu/5năm = 9triệu /năm Từ kết quả thu được của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng ta có một số nhận xét sau: - Hai gia đình có sự giống nhau trong cách làm là nuôi bò thịt, chăn thả quanh năm để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, có cỏ trồng để bổ xung khi cần, cỏ trồng chăm sóc và thu hái không theo quy trình, năng suất thấp, mùa đông bổ xung thức ăn thêm bằng rơm, thân lá ngô già… - Ông Sơn vốn đầu tư ban đầu có lớn hơn ông Hùng, vốn mua bò cao gấp 4 lần, diện tích trồng cỏ cao gấp 10 lần, hiệu quả mang lại cao gấp 2,1 lần/năm. - Ông Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, bãi chăn thả là các thảm cỏ ven sông, có năng suất và chất lượng cao hơn, thời gian có thể khai thác các thảm cỏ dài hơn. Ông Hùng bãi chăn thả là ven đường đi và thảm cỏ dưới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 rừng vì thế không thể đầu tư lớn được, năng suất chất lượng thảm cỏ đều kém, địa hình phức tạp nên gia súc kiếm ăn kém hơn. - So sánh với nhiều nơi thì hiệu quả chăn nuôi của cả 2 ông đều chưa thật thoả đáng, về quy mô và mô hình có thể chấp nhận là mô hình nhà ông Sơn, nhưng cần có điều chỉnh khâu cung cấp thức ăn để có thể nâng hiệu quả lên gấp khoảng 3 lần nữa 4.4.2. Đề xuất mô hình khai thác. Qua kết quả thực thi của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng chúng ta thấy hiệu quả chăn nuôi của gia đình ông Sơn cao hơn gia đình ông Hùng. Từ thực tế quan sát và tính toán, chúng tôi thấy mô hình chăn nuôi gia đình nên là 20 con bò. Để phục vụ cho mô hình nuôi 20 con bò, nguồn thức ăn hiện nay tại xã Hùng Sơn là khai thác các thảm cỏ tự nhiên kết hợp với cỏ trồng. Với thảm cỏ ven sông của xã Hùng Sơn, sự chênh lệch sinh khối nơi thường xuyên chăn thả và không chăn thả là 0,4kg/m2, nếu 01 bò cần 30kg/ngày thì cả đàn cần 600kg/ngày và 1ha đồng cỏ chăn thả được 7 ngày với chu kỳ luân phiên là 60 ngày thì cần gần 9 ha cỏ. Trong một năm các bãi cỏ có thể khai thác là 7 tháng, vậy cần bổ xung thêm cỏ trồng là 5 tháng với khối lượng khoảng 90 tấn. Với thảm cỏ dưới rừng sinh khối chỉ đạt bằng 1/2 bãi cỏ ven sông, vì vậy nếu có chăn thả thi cần tăng diện tích thảm cỏ tự nhiên lên gấp đôi hay tăng diện tích cỏ trồng tuỳ hoàn cảnh địa phương Để bù đắp khối lượng cỏ thiếu trong năm thì cần trồng cỏ. Hai loài cỏ có thể trồng VA06 năng suất cao, chất lượng tung bình và cỏ Dầy năng suất khá cao, chất lượng tốt. Với đàn bò như trên thì cần 0,5 ha đồng cỏ trồng, trồng hai loài để bổ xung cho nhau cả về chất và lượng. Cỏ trồng sẽ thu trên 150 tấn, như vậy cỏ trồng mùa hè nên làm cỏ khô hay ủ ướp để dùng trong mùa đông và cho ăn bổ xung thêm trong mùa hè. Mùa đông ngoài cỏ trồng, cỏ khô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 hay ủ ướp có thể cho ăn thêm rơm, thân lá ngô già. Ngoài ra để bổ xung năng lượng mỗi ngày nên cho ăn thêm 1 kg bột ngô hay cám gạo (thức ăn tinh). Với điều kiện thức ăn như trên, về mặt năng lượng 1 ngày 1 bò được cung cấp khoảng 7 đơnvị thức ăn, nếu giống bò tốt, chăm sóc tốt thì 1 con trong 1 ngày có thể tăng trọng 1kg, Với cả đàn bò sẽ là 20kg/ngày. Theo nguyên tắc trên 10 tháng đàn bò sẽ cho 6 tấn tăng trọng, với giá 30.000 đồng/kg thì thu được 180 triệu đồng. Thức ăn tinh cần 6 tấn với giá 4.500 đồng thì chi hết 27 triệu đồng. Như vậy còn 150 triệu đồng thu từ cỏ. Với đồng cỏ trồng 0,5ha đã đem lại trên 70 triệu. Nói tóm lại chăn nuôi đại gia súc là một việc làm phức tạp, nó gồm hai quy trình sản xuất, một là tạo nguồn thức ăn tốt, hai là chăn nuôi tốt, vì thế để có hiệu quả cần có đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm. Thực tế hiện nay chăn nuôi đại gia súc đang gặp rất nhiều khó khăn, với các tỉnh miền núi thì điều đó còn khó khăn hơn nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận: 1.1. Hùng Sơn là xã trung tâm của huyện Đại Từ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay nguồn thức ăn gia súc của xã là các bãi cỏ ven sông, dưới rừng có chất lượng khá tốt, đặc biệt là thảm cỏ ven sông có thể đạt năng suất 8 tấn/ha/năm, vì các thảm cỏ ở đây được khai thác ở mức độ cao và không hợp lý dẫn đến thành phần loài trong các thảm cỏ ngày càng tăng, các dạng sống như cây bụi, cây nửa bụi và các cây mà gia súc không ăn được ngày càng nhiều về số lượng. 1.2. Thông qua việc thống kê tập đoàn cây thức ăn gia súc chúng tôi thấy các loài cỏ tự nhiên và cây trồng của xã khá phong phú. Nhiều loài cỏ và cây trồng dùng làm thức ăn cho gia súc có chất lượng cao như Cỏ lạc vừng, Cỏ lá tre, Lạc, Đậu, thân Ngô, ngọn Mía…Mùa đông người dân địa phương còn hay dùng rơm làm thức ăn cho gia súc, đây là nguồn thức ăn dự trữ đại trà cho bò ở các vùng trồng lúa. 1.3. Dựa vào kết quả điều tra phân vùng các khu vực sinh thái của xã chúng tôi xác định được 6 tiểu vùng sinh thái có đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Hiện nay nhiều tiểu vùng đang được người dân sử dụng vào các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Theo chúng tôi, những vùng đất chưa sử dụng hay sử dụng chưa hiệu quả cần được quy hoạch để sử dụng vào trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. 1.4. Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc nhưng trong những năm gần đây đàn gia súc của xã đặc biệt là đàn trâu bò lại có xu hướng giảm dần, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là thức ăn thô xanh cho gia súc chưa được quan tâm và đầu tư chính đáng, thể hiện ở chỗ các bãi cỏ trồng diện tích nhỏ, đầu tư thấp, khai thác không hợp lý, vì thế hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 quả đem lại từ chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc còn thấp. Vì vậy để phát triển chăn nuôi cần thực hiện theo mô hình đề xuất, kết hợp chăn thả trên các thảm cỏ tự nhiên và trồng cỏ Dầy, chăm sóc thu hái theo đúng quy trình, hiệu quả đem lại sẽ cao gấp nhiều lần hiện nay. 2. Đề nghị: 2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy hoạch sử dụng các tiểu vùng sinh thái và có những thực nghiệm để đề xuất hướng trồng trọt và chăn nuôi hợp lí hơn đối với từng tiểu vùng sinh thái. 2.2. Chính quyền địa phương cần có những định hướng, đề án cụ thể để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc như: - Tổ chức triển khai nhiều mô hình thực tế để người dân tham gia học tập và làm theo, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho những người đầu tiên tham gia thực hiện. - Có chính sách hỗ trợ và đầu tư vốn cho các hộ chăn nuôi đại gia súc. - Có phương hướng, kế hoạch tìm kiếm đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định. - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật. - Cần mạnh dạn chuyển đổi dần diện tích trồng cỏ voi sang trồng giống cỏ mới là VA 06 và cỏ Dầy có năng suất, chất lượng cao để tăng hiệu quả chăn nuôi và tăng đàn gia súc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoàng Chung, Phạm Thanh Huế (2009), Tiềm năng và thực trạng khai thác thức ăn gia súc của xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên,Tạp chí Kinh tế sinh thái, số 32, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt 1. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Báo Lao Động (2005), số 59, “Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò”. 3. Lê Hòa Bình và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng của trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991 – 1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2. 5. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Chí, Huỳnh Nhung (1994), “Thành lập bản đồ phân bố một số nhóm cây có ích, tỷ lệ 1/1000.000 và đánh giá tiềm năng hệ Thực vật Việt Nam”, Các công trình nghiên cứu địa lý. 6. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc. 7. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 9. Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn, Trần Hợp (1987), Địa lý các họ cây Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 10. Phan Củng (1999), Giáo trình sử dụng đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. V.Davies (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng cỏ. Đồng cỏ nhiệt đới, Tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội. 12. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, tháng 8. 14. Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), Địa lý cây trồng, NXB Giá dục, Hà Nội. 15. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn. 16. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, số 13. 17. Hội khoa học đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. E.N.Ivanova và cộng sự (1962), Phân vùng địa lý thổ nhưỡng Liên Xô, NXB Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Matxơcơva (bản dịch). 20. Lê Văn Khoa (1993), Địa lý thổ nhưỡng, NXB Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 21. Lê Vũ Khôi, Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Địa lý sinh vật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. G.A.Kuznetxov (1975), Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp (bản dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 23. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24. Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thục Nhu (2001), Địa lý tự nhiên Việt Nam (phần khái quát), NXB Giáo dục, Hà Nội. 25. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra Thảm thực vật savan trên một vùng đồi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa học- số 1. 26. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Schmithusen J (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật (người dịch: Đinh Ngọc Trụ), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29. Lê Bá Thảo (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên miền Bắc Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 30. Lê Bá Thảo, Nguyễn Dược, Đặng Ngọc Lân (1984), Cơ sở địa lý tự nhiên (tập 3), NXB Giá dục, Hà Nội. 31. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam – Lãnh thổ và các vùng địa lý, NXb Thế giới, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 32. Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999), Hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông thôn, Hà Nội. 33. Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kêt quả điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Cạn), Thông báo khoa học Trường Đại học Tổng hợp – Khoa Sinh vât. 34. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, Trong quyển “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Hà Nội. 35. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 36. Mai Trọng Thông và một số tác giả (1998), “Phân vùng khí hậu Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 37. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 38. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), Khí hậu Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 39. Ngô Quý Toản, Dương Đức Đỉnh (1976), Địa lý tự nhiên các châu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 40. Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam (1994), Atlas Khí hậu – Thủy văn Việt Nam, Hà Nội. 41. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 42. A.G.Voronov (1976), Địa lý sinh vật (Người dịch: Đặng Ngọc Lân), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài 43. Gaussen H, Legris P, Blasco P (1976), Bioclimates of Southeast Asia. 44. Henry J, Terre rouge et terre noire bazalfitique de I’.Indochine Ha Noi. 45. Maurand P (1943), L’Indochine forestiere BEL Ha Noi (une carte fpretiere). 46. Olson J.S.Watts J.A and Allison L.T (1983), Carbon in live vegetation of Mafor World Ecosystem. Report ONRL. 5862, Oak Ridge National Laboratory, Oak Ridge, Tenn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 PHỤ LỤC ẢNH CHỤP QUANG CẢNH CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU RỪNG KEO TAI TƢỢNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 RUỘNG LÚA 2 VỤ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 THẢM CỎ VEN SÔNG ĐỒI CHÈ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 CỎ DẦY VÀ CỎ VOI ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9113.pdf
Tài liệu liên quan