Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang

Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG ********** ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI : ĐIỀU TRA NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TÔ THIỆN HIỀN Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong thời đại tri thức và thông tin với đầy đủ cơ hội và thác

pdf48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức. Nền kinh tế tri thức lấy chất lượng của nguồn nhân lực làm yếu tố quyết định hàng đầu, chủ yếu là năng lực trí tuệ, năng lực xử lý thông tin; nhằm giải quyết sáng tạo các vấn đề đặt ra. Sự thành công của nền kinh tế đó chính là do đã phát triển được một nguồn nhân lực có chất lượng mới. Vì thế chúng ta cần phải tiếp tục phát triển nguồn nhân lực con người. Cùng với kết quả mới nền kinh tế nói chung , nền nông nghiệp Việt nam; đặc biệt nông nghiệp An giang cũng đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là mặt trận sản xuất lương thực. Đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu. Đó là kết quả tổng hợp các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên , bên cạnh những thành tựu rất cơ bản đã đạt được, trong quản lý nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, cũng còn một số vần đề cần được tiếp tục giải quyết như vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề việc làm, vấn đề quản lý doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp và hợp tác xã, một số cơ chế quản lý chưa đủ khuyến khích như nguồn nhân lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. An giang là tỉnh phát triển mạnh về nông nghiệp; đặc biệt là cây lúa nước. Nông nghiệp là ngành có vị trí - vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; đảm bảo lương thực , thực phẩm góp phần quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn trước mắt là lâu dài. Đề tài: “Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An giang” rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể thực hiện chỉ thị số 33/1998/CT.UB ngày 20/10/1998 của UBND tỉnh An giang về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An giang thời kỳ đến năm 2010. Hiện nay nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp của tỉnh rất cần, nhất là người có trình độ cao để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Vì vậy, không thể không đào tạo mới mà còn đào tạo lại các thành phần lao động trong các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp và kể cả lao động trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp,…. Đề tài: “Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An giang” được tiến hành nghiên cứu với trình độ có hạn và thời gian có hạn. Trong quá trình thực hiện đề tài có sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ Khoa kinh tế - QTKD, trường Đại học An giang; Sở Nông nghiệp & PTNT và Liên minh HTX tỉnh An giang. Đề tài chỉ giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản. Hy vọng mức độ nào đó góp phần vào phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 3 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 1.2- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: 1 1. 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2 1.4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 3 2.1- KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC: 3 2.2-Vị TRÍ – VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ TỈNH AN GIANG: 4 2.2.1- Vị trí và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: 4 2.2.2- Vị trí và vai trò nông nghiệp đối với tỉnh An giang. 5 2.3-QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC: 6 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM – TIỀM NĂNG – THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 7 3.1- ĐẶC ĐIỂM 7 3.2- TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP. 8 3.2.1- Tiềm năng thiên nhiên. 8 3.2.1.1- Vị trí địa lý. 8 3.2.1.2 - Khí hậu thuỷ văn. 9 3.2.1.3 - Dân số và Lao động. 10 3.2.2- Kinh tế - Xã hội. 11 3.2.2.1- Kinh tế: 11 3.2.2.2- Xã hội. 12 3.3-THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 14 3.3.1- Sơ lược về nguồn nhân lực của tình An giang 14 3.3.2-Khảo sát thực tế nhân lực ở các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp An giang vào tháng 8 năm 2003. 15 3.3.2.1- Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn (Loại Quản lý nhà nước) 15 3.3.2.2- Chi cục Thú y: 16 3.3.2.3- Chi cục Bảo vệ thực vật: 16 3.3.2.4- Trung tâm Khuyến nông: 17 Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 4 3.3.2.5- Trung tâm nước sinh hoạt nông thôn: 17 3.3.2.6- Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản: 17 3.3.2.7- Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: 17 3.3.2.8- Chi cục thuỷ lợi: 17 3.3.2.9- Chi cục kiểm lâm: 17 3.3.3- Khảo sát về nhân lực của HTXNN vào 6/2002 19 3.3.4-Khảo sát nhân lực của hộ sản sản xuất - kinh doanh nông nghiệp 6/2002 23 3.3.5- Khảo sát từ hộ Xã viên HTXNN tháng 6/2002. 24 3.4- NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG: 25 3.4.1-Tổng hợp nhu cầu tăng thêm nhân lực của ngành nông nghiệp đến năm 2010: 26 3.4.1.1- Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn: 27 3.4.1.2- Chi cục thú y : 28 3.4.1.3- Chi cục bảo vệ thực vật: 28 3.4.1.4- Trung tâm khuyến nông : 28 3.4.1.5- Trung tâm nước sinh hoạt nông thôn: 29 3.4.1.6- Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản: 29 3.4.1.7- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: 29 3.4.1.8- Chi cục thuỷ lợi: 29 3.4.1.9-Chi cục kiểm lâm: 29 3.4.2- Tổng hợp nhu cầu nhân lực của HTXNN đến năm 2010: 30 3.4.3- Nhu cầu nhân lực của hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp: 30 3.4.4- Nhu cầu nhân lực của hộ xã viên HTXNN: 31 3.4.5- Một số kiến nghị từ khảo sát nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp. : 32 3.4.5.1- Đối với chính quyền địa phương: 32 3.4.5.2- Đối với trường Đại học An giang: 34 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 35 4.1- MỘT SỐ GIẢI PHÁP 35 4.2- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 39 Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 5 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bởi vì chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong sản xuất xã hội, trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. An giang là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, giá trị sản phẩm nông nghiệp là nhân tố quyết định trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp tỉnh An giang đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của toàn tỉnh, bảo đảm an toàn lương thực, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân và tăng dần sản lượng lương thực xuất khẩu hàng năm. Để đảm bảo ngày càng tốt hơn về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh thì nhu cầu nhận lực ngành nghề trong nông nghiệp ngày càng cao. Đây là lý do để tác giả chọn đề tài: “ Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An giang ”. Hơn nữa đề tài nầy rất thực tế: - Đề tài này rất phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An giang - Đề tài này còn được dùng trong quá trình giảng dạy cho một số môn có liên quan đến khoa Kinh tế, khoa Nông nghiệp, … của trường Đại học An giang. - Làm cơ sở khoa học cho sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu thực hiện. Đồng thời cũng làm cơ sở cho trường Đại học An giang mở thêm ngành mới đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương An giang. 1.2- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: - Nhằm giúp cho trường Đại học An giang thiết kế những chương trình đào tạo xác thực để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 6 - Xác định hiện trạng nguồn nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp hiện nay của tỉnh. - Đề xuất nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp của tỉnh An giang đến năm 2010. - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An giang đến năm 2010. 1. 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Khảo sát - thu thập thực tế nhu cầu nhân lực khoảng 100 hộ sản xuất- kinh doanh nông nghiệp ở các Huyện - Thị - TP trong tỉnh. - Khảo sát – thu thập thực tế nhu cầu nhân lực khoảng 120 hộ Xã viên HTXNN ở các Huyện -Thị - TP trong tỉnh. - Khảo sát - thu thập thực tế khoảng 50 HTXNN ở các Huyện - Thị - TP trong tỉnh. - Cùng làm việc với các đơn vị của ngành nông nghiệp ở cấp tỉnh và cấp Huyện - Thị - TP của tỉnh về nhu cầu nguồn nhân lực của toàn ngành đến năm 2010. Chủ yếu dùng phương pháp thống kê – phân tích số liệu đã thu thập. - Nghiên cứu các Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh An giang 1996 – 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An giang. Năm 1996. - Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp 2001- 2010 của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An giang. Tháng 3 năm 1999. 1.4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do trình độ khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn; nên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên một số nội dung cơ bản như sau: - Nghiên cứu hiện trạng và nhu cầu nhân lực ở các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh và một số HTXNN, hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, hộ xã viên HTXNN trong tỉnh An giang - Nghiên cứu xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp của tỉnh. - Nghiên cứu đề xuất về nhu cầu nhân lực và những giải pháp phát triển nhân lực trong ngành nghề nông nghiệp của tỉnh đến năm 2010. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 7 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN V Ề NGUỒN NHÂN LỰC 2.1- KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC: Khái niệm nguồn nhân lực: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng ( khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”. Nguồn nhân lực là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Đứng về phương diện xã hội thì toàn bộ chiến lược phát triển con người cuối cùng phải thành nguồn nhân lực. Ở đây con người xuất hiện với tư cách là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự phát triển đất nước” ( Trích văn kiện Đại hội lần thứ VIII ). Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) lấy con người và nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực qua trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội; tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “ Nguồn lao động là tổng số nhân khẩu có khả năng lao động bao gồm nhân khẩu ở độ tuổi lao động và nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động ”. “ Đội ngũ lao động bao gồm những người lao động, tức là nguồn nhân lực được sử dụng vào công việc lao động nào đó ” . (“ ” Trích từ trang 269. Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. HN 2001). Nước ta là một nước nông nghiệp có trình độ sản xuất thấp, lựợng lao động tay nghề chưa cao, lại phân tán không đồng đều giữa các vùng, các địa phương, giữa các Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 8 đơn vị. Từ đó, muốn nâng cao năng suất và hiệu quả trong công tác tổ chức, quản lý, hoạt động trong tình hình mới của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và thông tin phát triển thì công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực càng phát triển và chất lượng cao phù hợp với thời đại khoa học tiên tiến. Bởi vì, khi chúng ta nhập những công nghệ khoa học mới, những trang thiết bị, máy móc hiện đại,… mà khả năng sử dụng, trình độ hiểu biết thấp kém về chúng thì sẽ ảnh hưởng xấu rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. 2.2-Vị TRÍ – VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ TỈNH AN GIANG: 2.2.1- Vị trí và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Nông nghiệp luôn là một ngành kinh tế lớn có một vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việt nam là một nước nông nghiệp; lao động nông nghiệp chiếm khoảng 80% lao động cả nước. Vì vậy nông nghiệp Việt nam luôn giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế. Vai trò của nông nghiệp đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân trên 4 khía cạnh: - Đóng góp trên phương diện sản phẩm: cung ứng lương thực - thực phẩm, nguyên liệu. Nông nghiệp là nguồn cung ứng lương thực - thực phẩm, nguyên liệu mà hầu như không ngành nào thay thế được. - Đóng góp trên phương diện cung ứng các yếu tố sản xuất cho phi nông nghiệp như: cung ứng lao động cho phi nông nghiệp, chuyển vốn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp một cách dễ dàng theo cơ chế thị trường. - Đóng góp trên phương diện các yếu tố sản xuất nông nghiệp như: Lao động, vốn, nguyên liêu. - Đóng góp về phương diện ngoại tệ: xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp để thu ngoại tệ. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 9 2.2.2- Vị trí và vai trò nông nghiệp đối với tỉnh An giang. Đối với An giang là một tỉnh nông nghiệp, điện tích đất nông nghiệp chiếm 70% điện tích toàn tỉnh, lao động nông nghiệp chiếm 82% lao động toàn tỉnh, đất trồng lúa chiếm 95% tổng diện tích đất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp gắn liền sự phát triển các ngành khác, nông nghiệp An giang góp phần vào ngân sách nhà nước khoảng 100 tỷ đồng/ năm. Trong giai đoạn 2001 –2010, Nông nghiệp An giang vẫn là khu vực quan trọng, là lợi thế to lớn của tỉnh cần được tiếp tục phát triển toàn diện, đa dạng theo chiêu sâu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng đưa chăn nuôi thuỷ sản lên thành ngành sản xuất chính nhằm đạt mục tiêu chủ yếu như sau: - Phấn đấu đạt 2,9 đến 3 triệu tấn vào năm 2010 đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, góp phần bảo đảm an toàn lương thực cả nước và xuất khẩu. - Tạo ra những vùng chuyên canh nông sản, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi và thuỷ sản tạo nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến. - Thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. - Từng bước vươn lên một nền nông nghiệp sạch. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi vào thế kỷ 21, chúng ta cần phải hướng tới nguồn nhân lực con người, bao gồm những con người như là một thực tế độc lập - tế bào của nguồn lực này, theo định hướng giá trị sau đây: Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 10 - Con người có bản lỉnh, lý tưởng, niềm tin và quyết tâm thực hiện sứ mệnh vẻ vang là công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Con người có sức khỏe cường tráng. - Con người có nhân cách đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại, mang bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ con người với con người và với cộng đồng, sống có cuộc sống tình nghĩa. - Con người khoa học và công nghệ, có đủ trí tuệ, có đầu óc tư duy của thời đại và kỹ năng lao động hành nghề, biết làm ăn có hiệu quả cho bản thân và xã hội, có tác phong việt nam hoá công nghiệp. - Con người có tinh thần công dân; sống và làm việc theo pháp luật, kỷ cương của tập thể và cộng đồng, thực hiện đúng các nghĩa vụ và biết bảo vệ quyền lợi của mỗi người và toàn xã hội, của gia đình và đất nước, tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì nền độc lập dân tộc. 2.3-QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC: Nói đến nguồn nhân lực là nói đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, còn phải nói đến quản lý nguồn nhân lực, tức là làm sao có nó, khi có phải dùng được nó và khi dùng lại phải tính đến chuyện hiệu quả và phát triển nó, làm cho nguồn nhân lực là bất tận, có thể phát triển không giới hạn, nhưng đó là tuỳ vào chủ nhân của nó và cả khi nó được truyền đạt sang người khác, thì chủ nhân của nó không nghèo đi, mà ngược lại nhiều khi được phong phú hơn. Tư tưởng chỉ đạo phát triển phát triển nguồn nhân lực có thể là: - Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm . - Đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý. - Mỗi con người là cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình. - Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động . Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 11 - Bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận. - Có chính sách phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả của công việc. - Phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của thị trường lao động. Tổ chức quản lý vĩ mô nguồn nhân lực là một vấn đề cấp bách hiện nay. Chính phủ đã thành lập viện nghiên cứu con người và nguồn nhân lực Hiện nay nhà nước có Hội đồng quốc gia giáo dục do Thủ tướng trực tiếp điều hành, nhằm phối hợp các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội phát triển giáo dục và điều khiển việc thực hiện chiến lược giáo dục. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam, Đảng ta luôn luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, …Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của đảng nhấn mạnh: “Đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. CHƯƠNG 3 – ĐẶC ĐIỂM – TIỀM NĂNG – THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 3.1- ĐẶC ĐIỂM Trong những năm qua, An giang là một trong những tỉnh năng động, sớm vận dụng đổi mới cơ chế chính sách phù hợp với quy luật từ những năm đầu 80; sau Đại hội VI tập trung khắc phục những lệch lạc trong cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp, tháo gỡ giải phóng sức sản xuất, tạo ra sức đột phá nhanh trên địa bàn quan trọng này của đồng bằng sông Cửu long và cả nước, nhất là mặt trận nông nghiệp. Dưới sự lãnh chỉ đạo của tỉnh Uỷ, UBND và HĐND tỉnh, nhất định nhân dân trong tỉnh sẽ phát huy được Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 12 thuận lợi, tận dụng được thời cơ mới đưa tỉnh nhà phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, phù hợp với sự phát triển chung của thời đại tiến bộ mới. - Con người An giang yêu nước, cần cù siêng năng, sáng tạo và nhanh nhạy với khoa học công nghệ và cơ chế thị trường là một lợi thế lớn. Giải quyết đúng đắn các vấn đề nâng cao dân trí, dạy nghề, đào tạo sử dụng nhân tài, tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ, đồng thời tập sức tạo nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả vốn, góp phần nâng cao vị trí của lợi thế này. - Sự không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và quản lý, các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật giữa các vùng trong tỉnh. 3.2- TIỀM NĂNG THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP. 3.2.2- Tiềm năng thiên nhiên. 3.2.1.2- Vị trí địa lý. Tỉnh An giang ở phía tây nam nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, giữa hai sông: sông Tiền và sông Hậu. Phiá Đông giáp tỉnh Đồng tháp; phía Tây giáp tỉnh Kiên giang, Cần thơ và phiá Bắc giáp Campuchia với đường biên giới Việt nam – Campuchia dài gần 100 km. - Toạ độ địa lý: 10012’ – 10057’ vĩ độ bắc; 104046’ – 105035’ kinh độ đông. - Diện tích tự nhiên: 3.406,23 km2. Mật độ dân số 623 người/km2 - Đơn vị hành chính: 01 Thành phố, 01 thị xã, và 09 Huyện; 150 phường - xã - thị trấn ( 122 Xã, 13 phường, 15 thị trấn ). Thành phố Long xuyên là trung tâm của tỉnh. - Địa bàn tỉnh có đồng bằng cao trình thay đổi từ 1 đến 5m và đồi núi thấp và được chia thành 02 vùng kinh tế: + Vùng cù lao: diện tích 1.032 km2 chiếm 30% diện tích toàn tỉnh. Gồm 4 huyện: Chợ mới, Phú tân, Tân châu và An phú. Đây là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp với năng suất cây trồng cao nhất tỉnh. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 13 + Vũng bờ hữu sông Hậu: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh. Ngoài tiềm năng sản xuất nông nghiệp, còn có khả năng khai thác tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp và ưu thế phát triển du lịch. Vùng này chia thành hai tiểu vùng: Vùng đồng bằng và vùng nuí. Vùng núi có nhiều khối nuí lớn, không thành dãy như các núi: nuí Cấm, nuí Dài, nuí Cô tô, núi cao nhất là nuí cấm 710 m. Ngoài những tiềm năng về khoáng sản vật liệu xây dựng , nguồn nước ngầm,… vùng nuí An giang còn là nơi có có triển vọng phát triển mạnh về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử nổi tiếng. * Bảng 3. 1- Tổng diện tích đất sử dụng ( Ha ) Năm 2001 Năm 2002 Tổng diện tích (Ha) 340.623 340.623 I-Đất nông nghiệp 1- Đất trồng cây hàng năm Trong đó: đất trồng lúa 2- Đất trồng cây lâu năm 255.307 247.689 234.085 4.793 260.446 251.277 234.785 9.169 II- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 1.252 1.461 III- Đất lâm nghiệp 14.362 15.969 IV- Đất chuyên dùng 25.778 26.546 V- Đất ở 19.899 17.815 VI- Đất chưa sử dung 24.025 18.386 Tóm lại vị trí địa lý, địa hình của An giang rất thuận lợi cho tỉnh phát triển một nền kinh tế thị trường đa dạng, mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài. Tuy nhiên, lũ lụt vừa mang lại những lợi ích to lớn về phù sa cho đồng ruộng, về thuỷ sản,… cũng vừa gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống và sản xuất. 3.2.1.4 Khí hậu thuỷ văn. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 14 An giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 với gió Tây Nam. + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với gió mùa Đông Bắc. - Nhiệt độ trung bình năm: 27,70C. - Lượng mưa bình quân năm: 1.418mm. - Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.293mm. - Số gìơ nắng bình quân năm: 2.250 – 2.390 giờ. - Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, mực nước dâng cao, từ tháng 8 đến tháng 10 là giai đoạn cao điểm của con lũ. Đối phó với lũ hàng năm ở An giang cũng như toàn vùng đồng bằng sông cửu long là vấn đề hết sức bức xúc, có liên quan đến sự phát triển các mặt đời sống kinh tế xã hội; đồng thời chống lũ, tránh lũ, né lũ hay sống cùng với lũ lại là việc làm vô cùng khó khăn, phức tạp, cần tính toán kỹ hệ quả trên mọi khía cạnh sinh thái. Trước mắt, để thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng vật nuôi nên bố trí hệ thống canh tác và các loại giống hợp lý tránh lũ, thích nghi với lũ. - Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5 mực nước hạ thấp dần, tháng 4 có mực nước thấp nhất. - Nước ngọt quanh năm. 3.2.1.5 Dân số và Lao động. - Dân số An giang năm 2002 là 2.122.539 người . - Cơ cấu dân số: Nam: 1.041.238 người, chiếm 49%. Nữ: 1.081.301 người, chiếm 51%. - Thành thị: 490.340 người, chiếm 23%. Nông thôn: 1.632.199 người, chiếm 77%. - Lực lượng lao động:1.368.994 người ( Số người trong độ tuổi lao động: 1.256.562 người, chiếm 92% và số người ngoài tuổi lao động: 127.882 người, Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 15 chiếm 8%). Trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 82 %.( 1.222.575 người). * Bảng 3.2- Dân số và nguồn lao động.( Người ) ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002 Dân số trung bình người 2.032.763 2.054.494 2.076717 2.099.241 2.122.539 Lao động trong độ tuổi người 1.133.342 1.177.744 1.194.189 1.225.375 1.256.562 Công nhân viên chức NN người 37.426 39.474 41.359 42.114 43.145 Mặc dù số lượng lao động lớn nhưng chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn thấp. Số đông lao động trong tỉnh là trẻ tuổi, cần cù siêng năng, nhạy bén trong tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, dễ thích nghi cách làm ăn với nền kinh tế thị trường, nhưng trên 90% là lao động thủ công. Tỷ trọng lao động kỹ thuật còn thấp, chiếm khoảng 4% lực lượng lao động. - Thành phần dân tộc: người Việt chiếm 97% còn lại là các dân tộc: Hoa, Chăm, Khơme. 3.2.2-Kinh tế - Xã hội. 3.2.2.1- Kinh tế: - Ngành cơ khí, đến năm 1994 điện khí hóa toàn tỉnh An giang. Có 100% phường – xã - Thị trấn đều có hệ thống điện nhà nước được sử dụng rộng rãi trong nhân dân phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ngành cơ khí tập trung vào việc sơn, sửa chữa và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, giao thông và các ngành khác. - Giao thông vận tải An giang cũng phát triển mạnh. Thời điểm 31/12/2002 toàn tỉnh có 13.842 km đường bộ. Đường sông dài 4.274 km. - Cuối năm 2002 đã có 131/142 phường – xã - Thị trấn đã có đường xe ô tô đến trung tâm phường – xã - thị trấn. Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 16 - Thông tin liên lạc phát triển nhanh đến năm 1994 đã có 100% phường - xã - Thị trấn đều có điện thoại. Hiện các phường – xã - thị trấn đều sử dụng máy vi tính . - Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế: năm 2002 là 11.778.830 triệu đồng, tăng 16,98% so với năm 2001 (10.069.233 triệu đồng ). Trong đó: + Năm 2002 tổng sản phẩm Khu vực Nông – Lâm nghiệp và thuỷ sản: 4.695.797 triệu đồng, tăng 16,92% so với năm 2001 (4.016.145 triệu đồng). + Năm 2002 tổng sản phẩm Khu vực công nghiệp và xây dựng: 1.475.638 triệu đồng, tăng 19,9% so với năm 2001 (1.230.773 triệu đồng) + Năm 2002 tổng sản phẩm Khu vực dịch vụ: 5.607.395 triệu đồng, tăng 16,28% so với năm 2001 ( 4.822.315 triệu đồng). - Tổng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn An giang năm 2002: 1.756.903 triệu đồng, tăng 12,6% so với năm 2001 (Năm 2001 Thu NSNN: 1.560.765 triệu đồng ). - Tổng Chi ngân sách địa phương năm 2002: 1.463.469 triệu đồng. Tăng 9,7 % so với năm 2001. (Tổng chi NS địa phương năm 2001: 1.333.665 triệu đồng) 3.2.2.2- Xã hội. Nhờ phong trào tăng vụ khai hoang phục hoá và đổi mới chính sách trong nông nghiệp, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chương trình giúp vốn giải quyết việc làm ,… đã thu hút, giải quyết trên 300 ngàn người có công ăn việc làm ( năm 2002 ). Mức sống nhân dân được cải thiện nâng cao một bước, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống. Những kết quả về xây dựng giao thông nông thôn, phủ lưới điện,… đã làm cho bộ mặt nông thôn An giang đang khởi sắc đổi mới, kể cả vùng sâu, vùng nuí, và vùng biên giới. - Y tế: Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 17 Đã có 100% xã - phường đều có trạm y tế. Địa phương đã tổ chức phối hợp với các ngành các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, tổ chức cung ứng dịch vụ, hướng dẫn nhân dân về biện pháp kế họach hoá gia đình, phòng trừ các bệnh thông thường để người dân tự bảo vệ sức khỏe và từng bước phát huy rộng rãi . Có 2 bệnh viện đa khoa, các trung tâm y tề chuyên ngành cấp tỉnh và 100% huyện - thị - Tp đều có trung tâm y tế. Năm 2001 có số giường bệnh: 3.509 giường, số Y- bác sĩ: 1.816 người Năm 2002 có số giường bệnh: 3.769 giường, số Y- bác sĩ: 1.852 người - Giáo dục. Học sinh phổ thông ( số giữa năm học) năm học 2001- 2002: 413.082 người; năm học 2002 - 2003: 384.697 người, giảm 7% so với năm 2001-2002. * Bảng 3.3 - Số học sinh phổ thông giữa năm học 2001-2002, 2002- 2003 (người) 2001-2002 2002-2003 1-Tổng số Giáo viên PT 12.742 13.334 -Tiểu học 7.350 7.426 -Trung học cơ sở 4.022 4.430 -Phổ thông trung học 1.370 1.478 2-Tổng số HSPT 413.082 384.697 -Tiểu học 241.494 216.741 -Trung học cơ sở 128.616 124.285 -Phổ thông trung học 42.972 43.671 + Tỉnh An giang có 1 trường đại học, tính đến tháng 2/2003 tổng số HSSV của toàn trường ĐHAG có 7.129 người, trong đó hệ chính quy 4.451 người với 360 cán bộ, giảng viên,CNV. Có 1 trung tâm giáo dục thường xưyên của tỉnh, 1 trường trung học nông nghiệp, 1 trường trung học kinh tế - kỹ thuật, 01 trường trung học y tế Điều tra nhu cầu nhân lực ngành nghề trong nông nghiệp ở An Giang Chủ nhiệm đề tài: Tô Thiện Hiền Trang 18 Cơ sở dạy nghề của tỉnh: có 11 trung tâm giáo dục dạy nghề của 11 huyện - thị - TP. -Văn hoá: Có 1 trung tâm văn hoá tỉnh và 11 trung tâm văn hoá Huyện - Thị - Tp tổng số buổi biểu diễn trong năm 2002 là 1.284 buổi, tăng 6% so với năm 2001 ( năm 2001: 1.212 buổi ) Có 01 thư viện tỉnh và 11 thư viện Huyện - Thị - Tp. Tổng số sách trong hệ thống thư viện năm 2002 là 395.278 bản, tăng 8% so với năm 2001 (năm 2001: 366.083 bản ). Tổng lượt người đọc trong năm 2002 là 722.010 người, tăng 27% so với năm 2001 ( năm 2001: 570.690 người ) 3.3-THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH NGHỀ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 3.3.1- Sơ lược về nguồn nhân lực của tình An giang Các điều kiện tự nhiên của An giang rất phù hợp cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá tương đối toàn diện, đặc biệt là cây lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản. Đi đôi với xây dựng một cơ c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0464.pdf
Tài liệu liên quan