Tài liệu Điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại Lạc vụ xuân 2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; Biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính: ... Ebook Điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại Lạc vụ xuân 2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; Biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại Lạc vụ xuân 2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; Biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
LÊ CHÍ HƯỚNG
ðIỀU TRA, NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NẤM HẠI LẠC
VỤ XUÂN 2008 TẠI VÙNG HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN; BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO
HÀ NỘI - 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
LỜI CAM ðOAN
Luận văn Thạc sĩ “ðiều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc
vụ xuân 2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; biện pháp phòng trừ một số
bệnh hại chính ” chuyên ngành Bảo vệ thực vật mã số 60.62.10
Tôi xin cam ñoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa sử dụng vào một học vị, một công trình nghiên cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau, các thông tin trích dẫn ñược sử dụng ñều ñược tôi ghi rõ các nguồn
gốc, xuất xứ.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ CHÍ HƯỚNG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn Thạc sĩ “ðiều tra, nghiên cứu tình hình
bệnh nấm hại lạc vụ xuân 2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; biện pháp
phòng trừ một số bệnh hại chính" chuyên ngành Bảo vệ Thực Vật,
ngoài sự nỗ lực phấn ñấu của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ
tận tình của PGS.TS Ngô Bích Hảo là giáo viên trực tiếp hướng dẫn
tôi và các thày cô giáo trong khoa Nông học; các anh chị, các bạn
sinh viên trong Trung tâm Bệnh cây Nhiệt ñới - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Bích Hảo
và các thầy cô giáo, các anh chị, các bạn ñã luôn quan tâm, ñộng
viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức tỉnh uỷ, sở
NN&PTNT tỉnh Hưng Yên; Huyện uỷ - HðND - UBND huyện Văn
Lâm; Khoa sau ðại học, Khoa Nông học trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội, Bộ môn Bệnh cây ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện ñề
tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân,
ñồng nghiệp, bạn bè và người thân ñã ñộng viên khích lệ trong thời
gian học tập tại trường và thực hiện ñề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2008
Tác giả luận văn
Lê Chí Hướng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
1. Mở ñầu i
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
2. Tổng quan tài liệu 5
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
3. ðịa ñiểm - Thời gian - Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu 24
3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 24
3.2. Thời gian nghiên cứu. 24
3.3. Vật liệu nghiên cứu. 24
3.4. Nội dung nghiên cứu 24
3.5. Phương pháp nghiên cứu 25
3.6. Xử lý số liệu 36
4. Kết quả nghiên cứu và thảo Luận 37
4.1. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2003-2007 37
4.2. Thành phần bệnh nấm hại lạc trên ñồng ruộng vụ xuân 2008 tại
Hà Nội và phụ cận 40
4.2.1. Bệnh héo rũ gốc mốc ñen Aspergillus niger van Tiegh 40
4.2.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii 41
4.2.3. Bệnh mốc vàng Aspergillus flavus Link 41
4.2.4. Bệnh mốc xanh Penicillium spp 41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv
4.2.5. Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kunk 42
4.2.6. Bệnh ñốm nâu Cercospora arachidicola Hory 42
4.2.7. Bệnh ñốm ñen Cercospora personata Beck & Curtis 42
4.2.8. Bệnh thối nâu Fusarium spp 42
4.2.9. Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg 42
4.2.10. Bệnh cháy lá Pestalotiopsis sp 43
4.3. Tình hình một số bệnh nấm hại lạc ở giai ñoạn cây con 45
4.4. Thành phần và mức ñộ bệnh nấm hại trên hạt giống lạc 46
4.4.1. Thành phần nấm hại hạt giống lạc 46
4.4.2. Mức ñộ nhiễm nấm hại trên hạt giống lạc 51
4.5. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen, héo rũ gốc mốc trắng hại
trên một số giống lạc vụ xuân năm 2008 tại Huyện Văn Lâm,
Hưng Yên 55
4.5.1. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen 55
4.5.2. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại trên một số giống lạc vụ
xuân năm 2008 tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên 58
4.6. ảnh hưởng của công thức luân canh ñến diễn biến bệnh héo gốc
mốc ñen, héo gốc mốc trắng, ñốm ñen, ñốm nâu và gỉ sắt trên các
giống lạc 60
4.6.1 ảnh hưởng của công thức luân canh ñến diễn biến bệnh héo rũ
gốc mốc ñen và héo gốc mốc trắng 61
4.6.2. Diễn biến bệnh ñốm ñen hại lạc trên các ñịa ñiểm, công thức luân
canh khác nhau 64
4.6.3. Diễn biến bệnh ñốm nâu hại lạc ở các ñịa ñiểm, giống lạc và
công thức luân canh khác nhau 67
4.6.4. Diễn biến bệnh gỉ sắt hại lạc trên các công thức luân canh khác
nhau ở các ñiểm ñiều tra 69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v
4.7. ảnh hưởng của chế ñộ bón vôi ñến sự gây hại của nấm A. niger ,
s. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc ñen, mốc trắng trên cây lạc 71
4.8. Biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính bằng thuốc hoá học 74
4.9. ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống lạc bằng dịch chiết sả
nồng ñộ 10% ở các thời gian ngâm khác nhau ñến khả năng nảy
mầm và mức ñộ nhiễm bệnh của hạt giống lạc 77
4.10. ảnh hưởng của một số biện pháp sinh học ñối với nấm gây bệnh
héo rũ hại lạc trong ñiều kiện chậu vại, nhà lưới 79
4.10.1. ảnh hưởng của chế phẩm EMINA ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng
và phát triển của lạc sau khi gieo trong ñiều kiện chậu vại 79
4.10.2. ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng dịch chiết sả ñến
một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc trong ñiều kiện
chậu vại, nhà lưới 80
4.11. Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ nấm A. niger,
Sclerotium rolfsii gây bệnh hại lạc 82
4.11.1. Hiệu lực ñối kháng của T. viride ñối với A. niger hại lạc trên môi
trường PGA 82
4.11.2. Hiệu lực ñối kháng của T. viride ñối với Sclerotium rolfsii hại lạc
trên môi trường PGA 84
4.11.3. Hiệu lực ñối kháng của T. viride ñối với A. niger hại lạc trong
ñiều kiện chậu vại 86
4.11.4. Hiệu lực ñối kháng của T. viride ñối với A. niger hại lạc trên ñồng
ruộng 88
5. Kết luận - ñề nghị 91
5.1 Kết luận 91
5.2. ðề nghị 92
Tài liệu tham khảo 94
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2003 - 2007 39
4.2. Thành phần bệnh nấm hại trên lạc ở Hà Nội, Hưng Yên và vùng
phụ cận vụ xuân năm 2008 44
4.3. Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc ñen, mốc
trắng và bệnh lở cổ rễ hại lạc vùng Hà Nội và phụ cận 46
4.4. Thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lạc thu thập ở vùng Hà
Nội và phụ cận vụ xuân năm 2008 47
4.5. Mức ñộ nhiễm nấm gây hại trên các mẫu hạt giống thu thập từ
các ñịa ñiểm thuộc Hà Nội và vùng phụ cận 53
4.6. Diễn biến bệnh héo gốc mốc ñen trên một số giống lạc vụ xuân
năm 2008 tại Hưng Yên 56
4.7. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng trên một số giống lạc vụ xuân
năm 2008 tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 58
4.8. ảnh hưởng của công thức luân canh ñến bệnh héo rũ gốc mốc ñen
hại lạc trên một số giống lạc tại Hưng Yên 61
4.9. ảnh hưởng của công thức luân canh ñến bệnh héo rũ gốc mốc
trắng hại lạc trên một số giống lạc tại Hưng Yên 62
4.10. ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến diễn biến của bệnh ñốm ñen
trên giống lạc L14 tại 3 xã: Như Quỳnh, Lạc Hồng, Lạc ðạo
huyện Văn Lâm, Hưng Yên 65
4.11. Diễn biến bệnh ñốm nâu hại lạc vụ xuân năm 2008 tại Văn Lâm,
Hưng Yên 67
4.12. ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh gỉ sắt hại lá lạc trên xã
Như Quỳnh, Lạc hồng, Lạc ðạo - Văn Lâm, Hưng Yên 70
4.13. ảnh hưởng của mức ñộ bón vôi khác nhau ñến bệnh héo gốc mốc
ñen trên giống lạc L14 ở htx xã Trưng Trắc, V.Lâm Hưng Yên 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii
4.14. ảnh hưởng của mức ñộ bón vôi khác nhau ñến bệnh héo gốc mốc
trắng trên giống lạc L14 ở xã Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên 73
4.15. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh
ñốm nâu hại lá lạc (giống lạc L14) 75
4.16. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của thuốc hoá học trừ bệnh ñốm
ñen hại lá lạc (giống lạc L14) 76
4.17. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thuốc hoá học, sinh học phòng
trừ bệnh chết héo cây con (Sclerotium rolfsii- thối gốc mốc trắng)
trên giống lạc L14 77
4.18. ảnh hưởng dịch chiết sả nồng ñộ 10% ở các thời gian ngâm khác
nhau ñến bệnh hại hạt giống lạc 78
4.19. ảnh hưởng của các phương pháp xử lý EM ñến một số chỉ tiêu
sinh trưởng và phát triển của lạc sau khi gieo trong ñiều kiên chậu
vại 79
4.20. ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng dịch chiết sả ñối
với một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc trong ñiều kiện
chậu vại 81
4.21. Hiệu lực ñối kháng của Trichoderma viride ñối với Aspergillus
niger hại lạc trên môi trường PGA 82
4.22. Hiệu lực ñối kháng của Trichoderma viride ñối với Sclerotium
rolfsii hại lạc trên môi trường PGA 85
4.23. Hiệu lực ñối kháng của Trichoderma viride ñối với Aspergillus
niger hại lạc trong ñiều kiện chậu vại 86
4.24. Hiệu lực ñối kháng của Trichoderma viride ñối với S.rolfsii hại
lạc trong ñiều kiện chậu vại 87
4.25. ảnh hưởng của các phương pháp xử lý T.viride ñối với một số chỉ
tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc 88
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii
DANH MỤC ðỒ THỊ
ðồ thị 4.1. Tình hình bệnh nấm hại trên hạt lạc thu thập từ các vùng
trồng lạc tại Hà Nội và các vùng phụ cận vụ xuân năm 2008 54
ðồ thị 4.2. Diễn biến bệnh héo gốc mốc ñen trên một số giống lạc vụ
xuân năm 2008 tại Hưng Yên 56
ðồ thị 4.3. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng trên một số giống lạc
vụ xuân năm 2008 tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 54
ðồ thị 4.4. ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến diễn biến của bệnh
ñốm ñen trên giống L14 tại 3 xã: Như Quỳnh, Lạc Hồng, Lạc
ðạo huyện Văn Lâm, Hưng Yên 66
ðồ thị 4.5. Diễn biến phát sinh phát triển của bệnh ñốm nâu trong vụ
xuân năm 2008 Văn Lâm, Hưng Yên 68
ðồ thị 4.6. ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến bệnh gỉ sắt hại lá lạc
trên tại các ñiểm ñiều tra ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên vụ
xuân năm 2008 71
Biểu ñồ 4.7. ảnh hưởng của chế ñộ bón vôi ñến bệnh héo rũ gốc mốc
ñen tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân năm 2008 73
Biểu ñồ 4.8. ảnh hưởng của chế ñộ bón vôi ñến bệnh héo rũ gốc mốc
trắng tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên vụ xuân năm 2008 74
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix
DANH MỤC ẢNH
ảnh 4.1. Thí nghiệm xác ñịnh thành phần bệnh hại trên hạt giống lạc 48
ảnh. 4.2. Nấm bệnh Aspergillus flavus trên hạt lạc 49
ảnh 4.3. Nấm bệnh Aspergillus niger trên hạt lạc 50
ảnh 4.4. Nấm bệnh Penicillium sp trên hạt lạc 52
ảnh. 4.5. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc ñen A.niger 58
ảnh 4.6. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rollfsii 60
ảnh 4.7. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rollfsii 64
ảnh 4.8. Bệnh héo rũ gốc mốc ñen Aspergillus niger 64
ảnh 4.9. Bệnh ñốm nâu Cercospora arachidicola 68
ảnh 4.10. Triệu chứng bệnh gỉ sắt và bào tử nấm Puccina arachidis 70
ảnh 4.11. Thí nghiệm xử lý T. viride ñối với nấm A. niger 84
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ
ñậu, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay ñược trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6
châu lục. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công
nghiệp ñứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Sản phẩm chế biến từ lạc rất
ña dạng trong ñó chủ yếu từ hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40-60% lipit và 26-34%
prôtêin, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và khô dầu.
Do cây lạc phù hợp và thích ứng nhanh với ñiều kiện nhiệt ñới, á nhiệt ñới,
các vùng khí hậu ẩm nên hiện nay nó ñược trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là các vùng
Á- Phi như Ấn ðộ, Trung Quốc, Senegan, Inñônêxia, Malayxia,…
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 1999 – 2004 diện tích, năng
suất và sản lượng lạc trên thế giới ñạt từ 23- 26 triệu ha, năng suất từ 1,3-1,5
tấn/ha, sản lượng dao ñộng từ 32 - 36 triệu tấn/năm.
Ở Việt Nam lạc là một trong những cây ñậu ñỗ quan trọng, ñây là
nguồn prôtêin và lipit quan trọng ñối với ña số nhân dân, nhất là ñối với nông
dân trong ñiều kiện ñời sống kinh tế chưa cao.
Bên cạnh ñó, lạc là cây trồng cải tạo ñất quan trọng trong hệ thống canh
tác ña canh ở nước ta, nhất là trong ñiều kiện ñất ñai nông nghiệp của nước ta
bị rửa trôi và phong hoá nhanh, hàm lượng dinh dưỡng và mùn thấp. Rễ lạc
có khả năng cố ñịnh nitơ tự do từ không khí thành dạng ñạm sinh học mà cây
trồng có thể sử dụng ñược nhờ hệ vi khuẩn nốt sần Rhizobium vigna sống
cộng sinh trong rễ.
Ngày nay, lạc ñược trồng khắp mọi nơi trong nước và ñã hình thành
một số vùng trồng lạc chính như: Trung du Bắc Bộ, Khu 4 cũ, Tây Nguyên và
ðông Nam Bộ. Từ năm 1998 – 2004 diện tích, năng suất và sản lượng lạc
biến ñộng từ 240- 260 nghìn ha, sản lượng dao ñộng từ 318 ñến 400 nghìn
tấn/năm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
Trong những năm gần ñây, sản xuất lạc ở nước ta phát triển khá mạnh
nhằm giải quyết 3 mục ñích cơ bản là: giải quyết vấn ñề prôtêin cho người và
gia súc; phục vụ cho xuất khẩu; mở rộng diện tích thâm canh. Tuy nhiên, diện
tích và sản lượng lạc của nước ta vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới.
Trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng lạc thì bệnh hại
là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Sự gia tăng về diện tích
trồng và việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh làm phát sinh ngày
càng nhiều dịch hại nguy hiểm, ñặc biệt là những bệnh do nấm hại gây ra,
trong ñó có các bệnh nấm truyền qua hạt giống.
Trong các bệnh nấm gây hại trên lạc thì bệnh héo rũ hại lạc là một
trong những bệnh phổ biến và ñáng chú ý ở các vùng trồng lạc. Các bệnh
phát sinh và gây hại trong cả chu kì sống của cây, trên ñồng ruộng và trong
kho bảo quản làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng suất và chất lượng lạc
nhân, ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người.
ðối với sản xuất nông nghiệp trong ñiều kiện nước ta hiện nay, lạc là
loại cây trồng có nhiều triển vọng. Các nhà khoa học ñã khẳng ñịnh: trong
các giải pháp khoa học ñể ñưa lạc trở thành cây trồng chính, năng suất cao,
ổn ñịnh thì giải pháp quan trọng nhất là tạo giống lạc mới có năng suất cao,
phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với hệ thống canh tác ở các
vùng sinh thái khác nhau.
Bên cạnh ñó, việc chú trọng ñến công tác bảo vệ thực vật trên ñồng
ruộng và trong kho bảo quản cũng là một tác nhân quan trọng ñể nâng cao
năng suất và chất lượng lạc trước và sau thu hoạch.
Sản xuất ngày càng phát triển, dẫn ñến sử sụng thuốc hoá học trong
nông nghiệp, trong ñó các thuốc trừ nấm bệnh ngày càng nhiều làm ảnh
hưởng xấu ñến môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và gây thiệt
hại kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Một số thuốc trừ nấm dùng nhiều ñã
gây ra sự huỷ diệt côn trùng trong ñất, tạo nên tính kháng thuốc ở một số
nấm bệnh hại cây trồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
Mặt khác, sự ñòi hỏi nông sản không có dư lượng thuốc hoá học trên
thị trường ngày càng tăng. Bởi vậy, xu hướng mới trong bảo vệ thực vật hiện
nay là quản lý dịch hại tổng hợp IPM và phòng trừ sinh học.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới ñã nghiên cứu và ứng dụng các biện
pháp sinh học ñể phòng chống dịch hại trong ñó có chế phẩm sinh học ñể trừ
bệnh hại cây trồng. Song, cho ñến nay mới chỉ có rất ít chế phẩm này ñược
nghiên cứu và ứng dụng thành công.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy, nền sản xuất hàng hoá với sự ñầu tư
thâm canh cao ñã phát sinh không ít những yếu tố hạn chế, một trong những
yếu tố quan trọng làm giảm năng suất và phẩm chất lạc ñó là tập ñoàn bệnh
hại. ðể có những căn cứ ñánh giá mức ñộ hại của bệnh nấm, chúng tôi tiến
hành ñề tài: “ðiều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc vụ xuân
2008 tại vùng Hà Nội và phụ cận; biện pháp phòng trừ một số bệnh hại
chính ”.
1.2. MỤC ðÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục ñích
ðiều tra xác ñịnh thành phần, ñặc ñiểm phát sinh, phát triển và gây hại
của bệnh nấm chính hại lạc vùng Hà Nội, Hưng Yên và phụ cận. Khảo sát
một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chính trên cây lạc.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thành phần nấm bệnh hại lạc tại Hà Nội, Hưng Yên và phụ cận
vụ xuân 2008
- Giám ñịnh thành phần nấm bệnh gây hại trên các mẫu hạt giống lạc
thu thập tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Tây.
- Tìm hiểu hiệu lực ñối kháng của nấm T. viride ñối với A. niger,
S.rollfsii hại lạc trên môi trường PGA.
- Tìm hiểu khả năng phòng trừ nấm gây bệnh hại lạc bằng các biện
pháp sinh học (Chế phẩm Trichoderma viride, EM, dịch chiết thực vật) trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
phòng thí nghiệm, trong chậu vại, nhà lưới và ngoài ñồng ruộng.
- Tìm hiểu khả năng hạn chế nấm gây bệnh hại lạc bằng một số biện
pháp hoá học, sinh học ở ngoài ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.1.1. Nghiên cứu thành phần bệnh trên lạc
Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng
suất lạc (D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998 [22], N.KoKalis-Burelle, 1997 [29]),
bệnh hại lạc là do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn
20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong ñó nhóm bệnh nấm hại lạc
chiếm ña số và gây thiệt hại mạnh nhất.
Cũng theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998 [22]: có khoảng 40 loại bệnh hại
lạc ñáng chú ý ñóng vai trò quan trọng trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại.
- Nhóm bệnh hại trên hạt và trên cây mầm
- Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
- Nhóm bệnh gây thối thân và rễ
- Nhóm gây bệnh trên lá
- Nhóm bệnh gây thối củ
Tuy nhiên, nấm bệnh hại lạc chỉ chia làm 3 nhóm chính dựa vào bộ
phận gây hại trong các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau.
- Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
- Nhóm bệnh hại lá
- Nhóm bệnh hại quả, hạt
2.1.1.1. Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
Có thể nói, nhóm bệnh héo rũ gây chết cây hại lạc là một trong những
nhóm bệnh nguy hiểm. Những cây bị nhiễm bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu
còn sống sót thì mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém.
Cũng vì thế mà có những nghiên cứu về nhóm bệnh này cách ñây hàng thế kỷ.
Có thể tóm tắt một số nấm gây bệnh héo chết cây hại lạc như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
a) Bệnh héo rũ gốc mốc ñen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh
Theo D.J.Allen and J.M.Lenne, 1998 [22] bệnh héo rũ gốc mốc ñen
ñược phát hiện lần ñầu tiên tại Sumatra vào năm 1926 nhưng từ những năm
1920 người ta ñã phát hiện ra nấm gây biến dạng mầm củ và hạt lạc. Theo
N.KoKalis-Burelle, 1997 [29] ở Châu Á, bệnh ñược ghi nhận ñầu tiên tại
Andhara Pradesh năm 1980.
Hiện nay, bệnh héo rũ gốc mốc ñen ñược coi là bệnh hại nguy hiểm tại
các vùng trồng lạc trên thế giới, thiệt hại do bệnh gây ra ước tính từ 1-50%
năng suất (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
Nấm A.niger gây ra hiện tượng thối hạt, lạc chết mầm và chết héo cây
con trong vòng 30 ngày sau trồng. Trên vết bệnh, sợi nấm và cành bào tử
phân sinh thường ñược quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện rất nhanh sau
khi hạt nẩy mầm. Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, ñoạn thân ngầm sát
mặt ñất làm cho biểu bì, vỏ thân bị nứt rạn, thâm ñen, thối mục, làm cho cây
bị héo rũ, chết khô.
A.niger tồn tại trong ñất, trên hạt giống với tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh lên
tới 90%. Nấm bệnh truyền qua ñất và có khả năng phát triển mạnh trong ñiều
kiện biến ñộng lớn của ñộ ẩm ñất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát
thương cao. ðộc tố do nấm sản sinh gây ra ảnh hưởng ñến sinh trưởng của
cây như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn, thậm chí cả các axit béo tự do trong
hạt cũng chứa ñộc tố.
Nấm A.niger là loài nấm ñất gây bệnh héo rũ trên hạt ñồng thời là nấm hại
hạt ñiển hình (John Damicone, 1999) [30]. Trên thế giới ñã có rất nhiều nghiên
cứu về nấm A.niger, người ta ñã phân lập ñược 37 loài gây hại trên thực vật.
b) Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc
S. rolfsii gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
năng suất do bệnh gây ra ước tính khoảng 25 - 80%. ở vùng Geogia của Mỹ, tổn
thất do bệnh gây ra ước tính 43 triệu USD/ năm (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
S. rolfsii là loài nấm có phổ kí chủ rộng, có khả năng lây nhiễm trên 500 loài
cây ký chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm, ñặc biệt là trên những cây thuộc các
họ ñậu ñỗ, bầu bí, cà và một số loài rau trồng luân canh với cây họ ñậu.
Nhiều nghiên cứu về nấm cho thấy: S. rolfsii có khả năng sản sinh ra
một lượng lớn axit oxalic. ðộc tố này xâm nhập làm biến ñổi màu ở trên hạt
và gây nên những ñốm chết hoại trên lá ở giai ñoạn ñầu phát triển bệnh.
S. rolfsii có sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh hình thành
hạch nấm màu trắng khi non, và khi già có màu nâu, ñường kính hạch nấm từ 1- 2
mm. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, ñất trồng lạc mà còn có mặt
trên tàn dư của các cây trồng khác. ðặc biệt hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong
tầng ñất canh tác. Sức sống của hạch trong ñất là 56 - 73% sau 8 - 10 tháng.
c) Bệnh héo do nấm Fusarium spp.
Nấm Fusarium spp có mặt ở khắp các vùng trồng lạc trên thế giới. Có
17 loài Fusarium ñã ñược phân lập từ ñất trồng lạc, nhưng chỉ 6 trong số 17
loài gây bệnh cho lạc (N.KoKalis-Bureller,1997) [29].
Tập ñoàn nấm Fusarium có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và
rất dễ nhầm với triệu chứng bệnh do các nguyên nhân khác gây ra. Ở trên
cây, nấm Fusarium spp xâm nhiễm làm cho rễ và trụ dưới lá mầm bị biến
màu xám, mọng nước.
Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hoá nâu,
dẫn ñến bị thối khô do F.solani. Khi cây trưởng thành F.oxysporum gây triệu
chứng thối rễ làm cho cây bị héo từ từ hoặc héo rũ, lá cây chuyển màu vàng
hoặc xanh xám, ñôi khi lá bị rụng trước khi chết, bó mạch và rễ bị thâm nâu
(N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
Fusarium spp tồn tại trong ñất và trên tàn dư thực vật, bào tử hậu ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
sinh ra ở dạng chuỗi hoặc ñơn lẻ có khả năng tồn tại lâu dài.
d) Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn)
Trong những năm gần ñây, bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra tương
ñối nguy hiểm ñối với các vùng trồng lạc trên thế giới. Ở miền nam nước Mỹ, lở cổ
rễ lạc ñã trở thành một vấn ñề cấp bách. Hàng năm ở Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh
gây ra ước tính khoảng hơn 1 tỷ ñô la (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29]
Rhizoctonia solani sản sinh ra một lượng lớn enzym cellulilitic,
pectinolitic và các ñộc tố thực vật. ðây chính là nguyên nhân gây ra bệnh
thối hạt làm chết cây con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy lá lạc
khi nấm này xâm nhập vào cây (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
Nấm Rhizoctonia solani cùng với Fusarium spp gây ra bệnh chết vàng lạc,
làm cho cây con héo vàng từ từ, ở phần gốc thân biến mầu nâu và có thể làm cho
lớp vỏ thân cây hơi bị nứt.
Rhizoctonia solani là loài nấm ñất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô
cây kí chủ, chúng tồn tại trong ñất và nẩy mầm khi ñược kích thích bởi những
dịch rỉ ra từ cây chủ bị bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào trong ñất
(N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
Ngoài truyền bệnh qua ñất, tàn dư cây trồng Rhizoctonia solani còn
có khả năng truyền qua hạt giống.
Theo những nghiên cứu ở Scotland, Rhizoctonia solani có khả năng
truyền qua hạt giống lạc với tỷ lệ 11%, còn ở Mỹ tỷ lệ này lên tới 30%
(N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
2.1.1.2. Nhóm bệnh hại quả hạt
Lịch sử nghiên cứu bệnh hại hạt giống phát triển sớm gắn liền với lịch
sử nghiên cứu bệnh cây. Từ những năm 1755 nhà thực vật học người Pháp
Tilletl ñã chứng minh rằng bệnh than ñen lúa mì có liên quan ñến bột phấn
ñen trên bề mặt hạt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9
Cùng với sự phát triển của công tác kiểm nghiệm và kiểm tra sức khoẻ
hạt giống, bệnh hại hạt giống ngày càng ñược chú trọng ở hầu khắp các nước
trên thế giới.
Trong các bệnh truyền qua hạt giống, nhóm bệnh nấm chiếm ña số, ñặc
biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt ñới.
Theo M.J.Richardson, 1990 [28]: có khoảng 29 loại bệnh hại truyền qua hạt
lạc trong ñó bệnh nấm hại chiếm khoảng 17 loại. Các loại nấm hại hạt ñó ñầu tiên
phải kể ñến: Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Botrytis sp.,
Diplodia sp, Fusarium spp, Macrophoma phaseolina, Rhizoctonia,….
Các loại nấm gây hại trên thường kết hợp gây hại trên hạt. Có
những loài không chỉ gây hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống
gây hại cho cây con.
Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán kí sinh
và bán hoại sinh, một số ít trong chúng là kí sinh chuyên tính. Các loài nấm
này khi xâm nhập vào hạt làm biến màu, biến dạng, thối hạt làm giảm chất
lượng và gây ñộc cho người sử dụng.
Trong số nấm bệnh hại hạt lạc có 2 loài nguy hiểm nhất là: A.flavus
Link, A.paraciticus Speare gây ra hiện tượng mốc vàng lạc.
Bệnh ñược phát hiện ñầu tiên tại nước Anh vào năm 1960 và trở nên phổ
biến ở các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
Cho ñến nay, bệnh ñược tất cả các nước trồng lạc trên thế giới cũng như
các nước tiêu thụ lạc quan tâm do nấm gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra ñộc tố
Aflatoxin có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho người và ñộng vật.
Nghiên cứu về ñộc tố Aflatoxin của trung tâm nghiên cứu cây trồng cạn
quốc tế ñã chỉ ra rằng: Nếu 1 nguời bị nhiễm 1 lượng từ 200 - 300 ppb thì bắt
ñầu ủ bệnh (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
A.flavus xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non, trên củ và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
hạt lạc ở trong ñất trước và sau thu hoạch, ở trong kho bảo quản làm cho lạc
bị mốc vàng và thối, hạt lạc bị biến màu và giảm trọng lượng so với hạt khoẻ.
Là loại nấm hoại sinh, tồn tại trong ñất, trên tàn dư cây trồng, A.flavus có khả
năng cạnh tranh với các sinh vật rất khác và tấn công vào củ lạc khi ñộ ẩm
trong ñất thấp (N.KoKalis-Burelle, 1997) [29].
2.1.1.3. Nhóm bệnh hại lá
Trong nhóm bệnh này thì phổ biến nhất là bệnh ñốm ñen, ñốm nâu và
gỉ sắt...gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới. Khi nhiễm nhẹ ít
ảnh hưởng ñến năng suất, tuy nhiên ở một số nơi bệnh nặng thiệt hại về năng
suất lên tới 50%.
Bệnh ñốm lá lạc do Cercospora spp. gây hại chủ yếu trên lá. Bệnh phổ
biến tại các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại do bệnh gây ra có thể giảm
50% năng suất.
a) Bệnh ñốm nâu, còn gọi là bệnh ñốm lá sớm (Early leaf spot) do nấm
Cercospora arachidicola S.Hori gây ra.
Bệnh xuất hiện sớm và không gây nguy hiểm như bệnh ñốm ñen do
Cercospora personata Ellis (D.Mc Donald, 1995) [25]. Bệnh ñốm nâu hại chủ
yếu ở lá, rất ít khi hại cuống lá và thân cành.
Mặt lá vết bệnh hình tròn ñường kính biến ñộng nhiều từ 1-10 mm, có
màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng.
Trên vết thường có lớp mốc màu xám. Mặt dưới lá vết bệnh có màu
nhạt hơn. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh hình bầu dục màu nâu sẫm.
Trong quá trình sâm nhiễm gây hại nấm Cercospora arachidicola còn sản
sinh ñộc tố Cercospora làm lá già cỗi, chóng tàn và khô rụng sớm.
Giai ñoạn sinh sản vô tính của nấm Cercospora arachidicola cụm cành
bào tử phân sinh màu nâu tối ñường kính 25 – 100 µm. Cành bào tử phân sinh
màu tím nhạt hoặc màu nâu vàng tập trung thành từng cụm, màu ñậm ở chân
và tập trung thành cụm cành kích thước 15 - 45 x 3 - 6 µm Bào tử phân sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11
gồm 1 - 12 ngăn ngang màu ñậm hơi thon và thon ở ñỉnh.
Giai ñoạn sinh sản hữu tính có tên Mycosphaella arachidis Deighton
tạo quả thể bầu mầu ñen.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, nằm trong ñất, ñôi
khi bào tử túi, bào tử hậu và sợi nấm cũng là nguồn xâm nhiễm. Bào tử phân
sinh có thể lan truyền nhờ gió, mưa. Nhiệt ñộ ñể nấm hình thành bào tử là 25-
310 C b) Bệnh ñốm ñen (Cercospora personata Ellis)
Bệnh xuất hiện muộn và tương ñối giống với triệu chứng của bệnh ñốm
nâu nên còn ñược gọi là bệnh ñốm lá muộn (Late leaf spot). Bệnh phổ biến ở
tất cả các vùng trồng lạc trên thế giới, có mức nguy hiểm hơn với bệnh ñốm
nâu, năng suất thất thu thường lên tới 50% (D. Mc Donald và cộng sự,
1995)[25].
Ở Ấn ðộ, bệnh ñốm ñen ñã gây tổn thất về năng suất 20 - 70% tuỳ theo
từng vùng và từng thời vụ gieo trồng (Sharief, 1972), ở Thái Lan năng suất giảm
27 - 85% (Schiller,1978), ở Trung Quốc thiệt hại là 15 - 59% (Ehouliang, 1987).
Bệnh trở nên ñặc biệt nguy hiểm khi có sự gây hại ñồng thời của bệnh
gỉ sắt. Vết bệnh của bệnh ñốm nâu gây ra có quầng vàng, bào tử phân sinh
hình thành ở mặt trên của lá, vết bệnh của bệnh ñốm ñen không có quầng
vàng, bào tử phân sinh hình thành ở mặt dưới của lá. ðôi khi vết bệnh có thể
nhầm lẫn với vết thương do cây bị ngộ ñộc thuốc hoá học.
Bệnh ñốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong ñiều kiện nhiệt ñộ
tương ñối cao, trời ẩm ướt, vào cuối giai ñoạn sinh trưởng của cây lạc.
Nấm Cercospora spp. sản sinh ra ñộc tố Cercosporin làm trì hoãn hoạt
ñộng của lá và gây hiện tượng rụng lá sớm. Trong giai ñoạn sinh sản hữu tính,
nấm tạo quả thể bầu. ðây chính là dạng bảo tồn qua ñông của nấm trong ñất
và tàn dư cây bệnh.
Bào tử nấm C. arachidicola giải phóng ra ở nhiệt ñộ 20 - 240C, ñộ ẩm
tương ñối cao trên 90%. Nếu nhiệt ñộ trên 190 C và ñộ ẩm trung bình ñạt 95%
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12
dịch bệnh phát sinh trong thời gian dài. Bào tử nảy mầm hình thành ống mầm
ñi vào khí khổng._. mở hoặc xuyên qua lớp biểu bì lá. Ở ñiều kiện không thuận
lợi vết bệnh có thể phát triển trong 6 - 8 ngày. Nấm Cercospora personata
sinh vòi hút dạng chùm nhưng C. arachidicola không sinh vòi hút. Cao ñiểm
của bệnh ñốm ñen xuất hiện khi nhiệt ñộ khoảng 200 C và ẩm ñộ tương ñối
trên 93% cho tới trên 12 h. Cây dễ bị nhiễm bệnh ở nhiệt ñộ 280 C và ẩm ñộ
tương ñối trên dưới 12 h hoặc giai ñoạn ñộ ẩm của lá dưới 10 h. ðốm ñen
xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh dài hơn ñốm
nâu. ðó có thể là nguyên nhân gây tổn thất nghiêm trọng trong thời gian ngắn
bởi vì lượng bào tử của Cercospora personata sinh ra nhiều hơn bào tử của C.
arachidicola. Bào tử phát tán nhờ gió, lan toả trong nước và nhờ côn trùng.
Thời ñiểm phát tán bào tử cao nhất là lúc sương tan và trong suốt mùa mưa.
Mặc dù bào tử phát tán theo phương thẳng ñứng có thể lên tới 2,7 m so với
mặt ñất nhưng phát tán theo khoảng cách xa của hai loại nấm này thì chưa có
con số cụ thể.
c) Bệnh gỉ sắt Puccina arachidis Speg
Bệnh gỉ sắt là một bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều nước
trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccina arachidis gây ra. Bệnh có thể
gây thiệt hại ñến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh ñốm ñen
thì thiệt hại về năng suất có thể lên ñến 70% ñôi khi mất trắng (N.KoKalis-et
al, 1984) [29].
Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạt (Anthur, 1929)
và làm giảm hàm lượng dầu trong hạt (Castcellani, 1959). Nấm gây hại trên
tất cả các bộ phận trên mặt ñất của cây trừ hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ
nổi màu vàng nâu, màu rỉ sắt, xung quanh có quầng nhạt.
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở ñiều kiện nhiệt ñộ và ẩm ñộ: 29 - 310 C, 75 -
78%. Nấm Puccina arachidis không qua ñông trên tàn dư cây trồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13
Vết bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên mặt ñất của cây trừ
hoa. Bệnh thường gây chết hoại và làm lá khô ñi mà không rụng xuống. Tuy
nhiên những lá bệnh như vậy cũng coi như bị rụng bởi nó không còn tác dụng
cho cây nữa.
Ở Trung Quốc thiệt hại do gỉ sắt là 49%, khối lượng 100 hạt giảm 19%.
Ở Ấn ðộ thiệt hại 79%. ở Texas thiệt hại do bệnh hại lá là 77 - 86% trong ñó
thiệt hại do gỉ sắt chiếm 50 - 70%.
Hạ bào tử của nấm gỉ sắt hình bầu dục hoặc hình trứng ngược kích thước
23 - 29 x 16 - 22µm có vỏ màu nâu dày 1 - 1,22 µm và có những vết nhỏ. Bào
tử ñông hình nậm rượu kích thước 30 - 42 x 14 - 16µm có màu hơi vàng hoặc
nâu hạt dẻ, hai mặt dày 0,7 - 0,8µm, ñỉnh ñầu dày 2,5 - 4µm có màu trong suốt.
Sự lan truyền của mầm trên những cánh ñồng trở nên dễ dàng hơn nhờ gió,
mưa và côn trùng. Hạ bào tử có thể tồn tại trong vài tháng khi nhiệt ñộ 160 C
nhưng ở nhiệt ñộ cao 400 C trong vòng 5 ngày chúng sẽ không còn khả năng
nẩy mầm. Khi nhiệt ñộ lên ñến 500 C trong vòng 5 phút chúng sẽ chết, Trong
ñiều kiện nhiệt ñộ 20 - 250 C ánh sáng yếu hạ bào tử phát triển thuận lợi nhất,
nước ñọng lại trên lá bệnh dễ dàng lây lan. Thời gian ủ bệnh thường 7 - 20
ngày phụ thuộc vào môi trường và giống lạc, Những cơn mưa ñứt quãng với
ẩm ñộ tương ñối trên 87 % và nhiệt ñộ 23 - 240 C trong nhiều ngày là ñiều kiện
thuận lợi cho dịch hại phát triển. Sau khi thời tiết trở nên khô hanh nhiệt ñộ trên
260 C, ñộ ẩm tương ñối dưới 75% sẽ làm giảm mức ñộ gây bệnh.
2.1.2. Những nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng trừ nhóm nấm gây
hại
Biện pháp sinh học là công cụ bảo vệ cây trồng ñầy tiềm năng cho hiện
tại và tương lai. Sử dụng các sinh vật ñối kháng là một trong những hướng
chính của biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng.
Trong tự nhiên, hiện tượng ñối kháng nhau rất phổ biến ở các vi sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14
vật ñất. Vi sinh vật ñối kháng là nhóm vi sinh vật quan trọng của hệ vi sinh
vật ñất. Chúng là những yếu tố sinh học quyết ñịnh hình thành và phát triển
của hệ vi sinh vật ở trong ñất vùng rễ cây. Vi sinh vật ñối kháng với vi sinh
vật gây bệnh cây gồm nhiều nhóm khác nhau: virus ñối kháng, vi khuẩn ñối
kháng, nấm ñối kháng.
Trong nhóm nấm ñối kháng có rất nhiều loại, nhưng nhóm nấm
Trichoderma ñược chú ý nghiên cứu rộng rãi ở rất nhiều nước trên thế giới
nhằm sử dụng chúng trong phòng trừ một số nấm gây bệnh hại cây trồng.
2.1.2.1. Nấm Trichoderma
Các loài nấm Trichoderma là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh
vật ñất (Score et al., 1994) [35].
Sự phân bố của chúng trong ñất phụ thuộc vào vùng ñịa lý, thành phần
cơ giới ñất, ñiều kiện khí hậu, thảm thực vật,…
Nấm Trichoderma là nấm hoại sinh, nhưng chúng có khả năng kí sinh trên
nấm khác. Rất nhiều nghiên cứu về vi sinh vật ñất ñã cho thấy nấm Trichoderma
là một trong những nhóm ñứng ñầu của vi sinh vật trong ñất có tính ñối kháng và
ñược nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới (Martin et al.,1985) [27].
Việc nghiên cứu tính ñối kháng, ñặc biệt là tác ñộng chọn lọc của
những chất ñặc trưng do nấm Trichoderma tiết ra ñược nhiều nhà khoa học
quan tâm và tiến hành nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế tác ñộng của nhóm
nấm này ñối với các sinh vật gây bệnh cho cây và sử dụng chúng trong phòng
chống bệnh hại cây trồng.
Các nghiên cứu ñã chỉ ra rằng T.viride là loài nấm hoại sinh trong ñất,
trong quá trình sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh làm ức chế, kìm hãm
và tiêu diệt một số loài nấm gây bệnh tồn tại trong ñất. Bên cạnh ñó, T.viride
còn ñóng vai trò là phân vi sinh có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng như: tăng tỷ lệ nẩy mầm, chiều dài thân, diện tích lá, và
tăng trọng lượng chất khô…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15
Theo Seiketov (1982) những dẫn liệu nghiên cứu ñầu tiên về tác ñộng ñối
kháng của nấm Trichoderma ñược R.Falk công bố từ năm 1931. Tác giả nhận
thấy khi cây gỗ ñược xử lý bằng nấm T.viride thì không bị các nấm Merulius
lachrymars và Coniophora puteana phá hoại. Tác ñộng ñối kháng của nấm
Trichoderma ñối với vi sinh vật gây bệnh cây thông thường có 1 số cơ chế:
* Cơ chế kí sinh (Mycoparasitism)
Hiện tượng kí sinh của nấm Trichoderma trên nhóm gây bệnh cây ñược
R.Weindling mô tả từ năm 1932. Weindling gọi ñó là hiện tượng “ Giao
thoa sợi nấm”.
Trước tiên sợi nấm Trichoderma vây xung quanh sợi nấm gây bệnh
cây, sau ñó các sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh, cuối
cùng mới thấy nấm Trichoderma xuyên qua sợi nấm gây bệnh làm thủng
màng ngoài của nấm gây bệnh, gây nên sự phân huỷ các chất nguyên sinh
trong sợi nấm gây bệnh cây.
Những nghiên cứu chi tiết gần ñây bằng kính hiển vi ñiện tử về vùng
“Giao thoa sợi nấm” cho thấy cơ chế chính của hiện tượng kí sinh ở nấm
Trichoderma trên nấm gây bệnh cây là sự xoắn của sợi nấm Trichoderma
quanh sợi nấm vật chủ, sau ñó xảy ra hiện tượng thuỷ phân thành sợi nấm vật
chủ, nhờ ñó mà sợi nấm Trichoderma xâm nhập vào bên trong sợi nấm vật
chủ. Chúng phát triển mạnh ở bên trong sợi nấm vật chủ.
ðiều này dẫn ñến hiện tượng chất nguyên sinh ở sợi nấm vật chủ bị phá rối
từng phần hoặc hoàn toàn. Cuối cùng, nguyên sinh chất bị mất ñi và sợi nấm vật
chủ phá vỡ, giải phóng các sợi nấm ñang sinh sản của nấm Trichoderma.
Những sợi nấm chính của nấm vật chủ bị ñánh thủng thành lỗ ở nhiều
chỗ. Hiện tượng tan rã ki tin có vùng xung quanh nơi xâm nhập của nấm
Trichoderma (Dubey,1995) [23].
* Cơ chế kháng sinh (antibiotic)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16
Nấm Trichoderma có khả năng sinh ra một số chất kháng sinh. Khả
năng sinh ra chất kháng sinh của các loài, chủng, các dạng sinh thái của nấm
Trichoderma không giống nhau.
- Gliotoxin: là chất kháng sinh ñược Rweindling và O.Emerson mô tả
năm 1936 do nấm Trichodermal lignorum tạo thành. Chất Gliotoxin có phổ
tác ñộng rộng lên nhiều vi sinh vật: vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosum,
Staphylococcus aureus,…), nấm ( Ascochyta pisi, Rhizoctonia solani ).
Chất Gliotoxin gây tác ñộng ñộc không chỉ với các nấm khác mà còn
ñộc ngay cả với nấm Trichoderma (nhưng liều lượng gây chết Trichoderma
rất cao, gấp 40 lần so với nấm Rhizoctonia).
- Viridin: Là chất kháng sinh thứ 2 do nấm Trichoderma tạo thành
trong hoạt ñộng sống của chúng. Chất kháng sinh này ñược Brian Hemming
phát hiện vào năm 1945. Viridin ñộc hơn nhiều so với Gliotoxin và có hoạt
tính chống nấm cao, với lượng 0.003 - 0.006 mg/ml hoàn toàn kìm hãm sự
phát triển của nấm Fusarium, Collectotrichum…
Ngoài ra ñã xác ñịnh một số chất kháng sinh khác do nấm Trichoderma
sinh ra như: chất kháng sinh U- 21693 ñược Meyer phát hiện năm 1996 do
chủng UC - 4785 (loài T.viride) sinh ra
* Cơ chế tác ñộng của men (enzyme)
Nhiều loài Trichoderma có khả năng sản sinh ra men phân giải (như
men Laminarinaza, Chitinaza,…) (Score et at, 1994) [35].
Khi phát triển ở trên thành tế bào nấm vật chủ thì nấm Trichoderma có thể
tiết ra những loại men gây suy biến thành tế bào nấm gây bệnh cho cây như men
β(1-3) glukanase và chitinaza ( Chet et al.,1981) và (Jones &Watson,1969).
* Cơ chế cạnh tranh
Nấm Trichoderma có thể biểu hiện tính ñối kháng thông qua việc cạnh
tranh với nấm gây bệnh cây về dinh dưỡng, nơi cư trú. Nấm Trichoderma
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17
thường ñịnh cư trước so với nấm gây bệnh cây.
Sử dụng nấm ñối kháng trong công tác bảo vệ thực vật là một trong
những biện pháp sinh học mang tính khả thi cao.
2.1.2.2. Chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh cây từ dịch chiết thực vật
Năm 1957, ở Hà Lan lần ñầu tiên người ta phát hiện ra hoạt ñộng ñối
kháng của cây cúc vạn thọ ñối với tuyến trùng gây tổn thương rễ hại cây trồng.
Ở Nhật Bản, qua nhiều thử nghiệm ứng dụng cây cúc vạn thọ trong
phòng trừ tuyến trùng hại rễ cây trồng ñều cho kết quả tốt. ðây ñược coi như
là một biện pháp phòng trừ tuyến trùng lý tưởng trong sản xuất nông nghiệp
bền vững và ñược áp dụng như một thói quen ở nhiều vùng sản xuất rau của
Nhật Bản (2001) [24].
Một số loại cây khác như yến mạch, cỏ guinea,….cũng ñược sử dụng ñể trừ
tuyến trùng gây tổn thương rễ và tuyến trùng nốt sần nhờ tính ñối kháng của chúng.
Năm 2001 nhóm tác giả của trường ñại học Kampus Bukin Jimbaran-
Inñônêxia ñã phát hiện ra rễ gừng và lá ñu ñủ có tác dụng hạn chế sự phát
triển của nấm Ceratocystis sp gây thối quả. Kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng
sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. trên môi trường PDA ( Potato dextrose
agar) có bổ sung 5% dịch chiết thô sẽ bị giảm 92,5% (ñối với dịch chiết là rễ
gừng), bị giảm 73,3% (ñối với dịch chiết là lá ñu ñủ). Sự phát triển của nấm
Ceratocystis sp. cũng bị giảm rõ ràng khi ta cấy dịch chiết trên vào thịt quả
trước sự xuất hiện của nấm. ðiều này ñã làm tăng thời hạn sử dụng của quả
lên rất nhiều kể cả trong ñiều kiện tự nhiên và ñiều kiện nhân tạo (Dewa
Ngurah Suprapta, Made Sudana and Nyoman Arya, 2001) [24].
Năm 2001 - 2002 Viện nghiên cứu bệnh hại hạt giống ở ðan Mạch ñã có
một số kết quả nghiên cứu sử dụng tinh dầu thực vật ñể xử lý hạt giống cho kết
quả tốt.
2.1.2.3. Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms).
Công nghệ EM ñã ñược bắt ñầu nghiên cứu bởi Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18
vào năm 1970. Ông ñã nghiên cứu phân lập, nuôi cấy trộn lẫn các vi sinh vật có
ích ñược tìm thấy trong môi trường và ñược sử dụng rộng rãi trong công nghiệp
và thực phẩm như vi khuẩn latic, vi khuẩn quang hợp, nấm,....Chế phẩm ñược tạo
ra không phải bằng kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loài vi sinh vật
ñược tạo ra bởi kỹ thuật di truyền. Nó rất an toàn, giá rẻ, và kết quả do nó tạo ra có
chất lượng cao, bền vững.
ðến nay, chế phẩm này ñược coi như một giải pháp kỹ thuật ñã ñược
ứng dụng rộng rãi trên 80 quốc gia với nhiều mục ñích khác nhau nhằm phát
triển ngành nông nghiệp sạch và bền vững, giải quyết các vấn ñề về ô nhiễm
môi trường. Một số tác dụng của chế phẩm EM ñối với cây trồng, vật nuôi và
môi trường ñã ñược thảo luận tại hội thảo lần 4 tại Thái Lan ngày 19 - 22
tháng 11 năm 1995.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
2.2.1. Nghiên cứu thànhphần bệnh hại lạc
Tập ñoàn bệnh hại lạc ở Việt Nam khá phong phú bao gồm khoảng 30
loại bệnh hại với các mức ñộ hại khác nhau. Trong số ñó có 10 loài ñược xác
ñịnh phổ biến và các tác hại ñáng kể bao gồm các bệnh: héo xanh, ñốm ñen,
gỉ sắt, ñốm nâu, thối ñen rễ, thối ñen cổ rễ, thối trắng thân, mốc xám, mốc
vàng, và thối quả (Nguyễn Văn Viết, 2002) [7].
Trong danh mục bệnh hại lạc tại Việt Nam năm 2000 có 10 loại vi sinh
vật gây bệnh héo chết cây hại lạc (Lê Cao Nguyên, 2000) [4].
- Thối gốc mốc ñen (Asprgillus niger)
- Thối gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)
- Thối nâu rễ (Fusarium spp.)
- Thối ñen (Pythium spp.)
- Thối rễ (Macro phaseolina)
- Héo xanh vi khuẩn (Rastonia solanacearum)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19
- Khô thân (Diplodia)
- Héo cây (Verticium dahiae)
- Mốc vàng (Asprgillus flavus)
- Lở cổ rễ (Rhizoctonia solani)
Theo Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Xuyến (1991) [9], trong những
năm qua, tại Việt Nam bệnh héo xanh ñược nghiên cứu một cách có hệ thống
nhưng những nghiên cứu về bệnh héo do A.niger, S.rolfsii gây ra mới chỉ
dừng lại ở việc thông báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, chứ chưa ñi
vào việc khảo sát các biện pháp phòng trừ.
A.niger hại lạc gây ra bệnh thối ñen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân gây
bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng
trồng lạc (ðỗ Tấn Dũng, 2001) [3].
Còn S.rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở
ðông Nam Bộ, tỉ lệ bệnh 8-10%. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng
cục bộ tỉ lệ bệnh có thể lên tới 20-25% (Nguyễn Thị Ly, 1996) [8].
S.rolfsii gây hại trên lạc vụ thu mạnh hơn lạc vụ xuân do thời tiết thuận
lợi cho nấm phát triển, bệnh xuất hiện vào thời kỳ cây lạc chớm ra hoa ñến
thời kỳ ñâm tia tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với vụ xuân. Các giống lạc có thời
gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích nghi với ñiều kiện ngoại cảnh tốt, thế
cây ñứng, tán gọn, lá nhỏ, kháng cao với bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì tỷ lệ
nhiễm bệnh cũng giảm hẳn so với các giống có thời gian sinh truởng dài.
ðồng thời tác giả tiến hành khảo sát hiệu quả ức chế của hai loài nấm ñối
kháng Trichoderma harzianum và Trichoderma viride ñối với Sclerotium
solfsii. Kết quả cho thấy cả Trichoderma viride và Trichoderma harzianum
ñều có khả năng ức chế Sclerotium solfsii trên môi truờng PGA. Hiệu lực ức
chế Sclerotium solfsii của Trichoderma viride ñạt 75,2% cao hơn so với
Trichoderma harzianum ñạt 73,4%. Hiệu lực ức chế ñạt cao nhất khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20
Trichoderma viride ñược xử lý trước khi nấm Sclerotium solfsii phát triển
xâm nhập vào cây trồng (Ngô Bích Hảo, 2004, [14]).
Nhiều kết quả nghiên cứu gần ñây cho thấy Asperillus flavus thường
tấn công vào lạc ngay từ trên ñồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch ñã có tới
66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh với tỉ lệ hạt nhiễm bệnh từ 1-30%. Trong ñó, lạc
thu hoạch vụ xuân bị nhiễm nặng hơn lạc vụ thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ
bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hồng và nhóm cộng tác viên, 1988 [10]
ñã xác nhận nhóm bệnh hại lá bao gồm: ñốm ñen, ñốm nâu, gỉ sắt là nhóm bệnh
hại phổ biến ở nước ta. Thiệt hại do bệnh gây ra lớn hơn 40% năng suất, hầu hết
các giống ñang trồng ở miền Bắc ñều có khả năng nhiễm bệnh.
2.2.2. Những nghiên cứu về biện pháp sinh học phòng trừ nấm gây hại
Biện pháp sinh học (BPSH) phòng chống dịch hại là một lĩnh vực khoa
học tương ñối mới ở nước ta. Mặc dù BPSH phòng trừ dich hại trên thế giới
ñã có kết quả thành công cách ñây hơn 100 năm, nhưng những nghiên cứu
ñầu tiên về BPSH ở Việt Nam mới chỉ bắt ñầu từ những năm ñầu thập kỷ 70
của thế kỷ XX (Phạm Văn Lầm, 1995) [16].
Trong khoảng 1/4 thế kỷ qua, việc nghiên cứu ứng dụng BPSH trừ dịch
hại nông nghiệp ñược nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan quan tâm, xúc tiến
mạnh mẽ ở nước ta. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào BPSH trừ sâu
hại: nghiên cứu khu hệ thiên ñịch của sâu hại, ñánh giá vai trò của thiên ñịch
trong hạn chế số lượng sâu hại, nghiên cứu sinh học, sinh thái học của một số
thiên ñịch phổ biến, nghiên cứu sử dụng ong mắt ñỏ, chế phẩm virus, nấm,…
, (Trung tâm ñấu tranh sinh học, 1996) [19].
Những nghiên cứu về biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng ở nước
ta còn ít ñược quan tâm. Cho ñến nay, tác nhân sinh học trừ bệnh hại nghiên
cứu nhiều hơn cả là nhóm nấm ñối kháng Trichoderma.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21
2.2.2.1. Nấm Trichoderma
Việc nghiên cứu nấm Trichoderma ñược bắt ñầu từ năm 1988 tại viện
bảo vệ thực vật. Kết quả của một số thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm
chậu vại cho thấy có thể nghiên cứu sản xuất nấm Trichoderma ñể sử dụng
trong phòng trừ nấm Corticium sasakii gây bệnh khô vằn lúa và nấm S.rolfsii
gây bệnh héo lạc (Lê Minh Thi và CTV) 1989 [6].
Năm 1990, với sự tài trợ của chương trình VNM 8910- 030 (của tổ
chức “ Bánh mì thế giới”) Viện BVTV ñã triển khai ñề tài nghiên cứu sử dụng
nấm Trichoderma ñể phòng trừ một số nấm gây bệnh hại cây trồng nông
nghiệp.
Thạc sỹ Trần Thị Thuần ñã ñiều tra thu thập ñược 10 nguồn nấm
Trichoderma và cũng chính tác giả ñã ñề xuất qui trình sản xuất và sử dụng
chế phẩm nấm Trichoderma ñể phòng trừ một số nấm gây bệnh hại cây trồng
ở qui mô thủ công, sử dụng các loại phế liệu như bã mía, cám gạo, bã ñậu
phụ,…Chế phẩm sản xuất ra vừa là chế phẩm trừ nấm sinh học, lại vừa là
nguồn phân bón sinh học ( 1997) [18].
Theo ðỗ Tấn Dũng (2005-2006), nấm ñối kháng Trichoderma có thể
sử dụng phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium solfsii) hại cây
trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, 86,5 % ( trên cây lạc) và 94,4 % ( trên cây
ñậu tương) trong ñiều kiện chậu vại. Có thể sử dụng ñể phòng trừ bệnh lở cổ
rễ (Rhizoctonia solani) hại cây trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, 85,9 %
(trên cây cà chua) và 77,8 % (trên cây dưa chuột) trong ñiều kiện chậu vại.
Chế phẩm này thực sự góp phần vào thực tiễn sản xuất, có khả năng
phòng trừ ñược bệnh nấm khô vằn hại ngô (giảm ñược từ 51,3%-59,8%),
bệnh chảy gôm trên cam chanh và một số bệnh lan truyền qua ñất, giảm bớt
lượng thuốc BVTV hoá học, từng nơi ñã giảm ñược ñầu vào của sản xuất, góp
phần bảo vệ sức khoẻ người sản xuất.
2.2.2.2. Chế phẩm từ dịch chiết thực vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22
ðã có nhiều nghiên cứu sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn
gốc thảo mộc trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Thành phần của các loại
thuốc này ñược chiết xuất từ các loài cây có ñộc tính cao gây ảnh hưởng ñến
dịch hại. Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thường có thời gian phân giải
nhanh, không gây ô nhiễm môi trường và ñặc biệt làm giảm tính kháng thuốc
của dịch hại (Trần Quang Hùng, 1999) [17].
Các loại cây trong tự nhiên ñã ñược sử dụng như: lá cây xoan, lá
thanh táo, hạt na xiêm, lá lim xanh ñể sản xuất chế phẩm thảo mộc như
SHO2 (lá xoan), SHO5 (hạt na), có thể kìm hãm hoạt ñộng của các enzym:
Catalasie và Peroxidase, ñặc biệt có khả năng diệt sâu tơ, sâu xanh, sâu
khoang, ốc bươu vàng ở nồng ñộ chế phẩm 30- 40 mg/l trong 5 ngày
(Nguyễn Quốc Khang) (2001) [11].
Cây hành và cây tỏi là những cây gia vị giúp kích thích con người ăn
ngon hơn. ðây cũng là những cây thuốc ñược sử dụng ñể chữa cảm cúm,
chống rét… nhờ mùi thơm nhưng hắc, vị cay nhưng hơi ngọt của chúng.
Riêng cây sả (Citronella grass) ngoài sử dụng làm gia vị, tinh dầu sả còn
ñược sử dụng trong việc chữa bệnh và làm óng mượt tóc. Chính những ñặc
tính trên của chúng, dân gian ñã sử dụng chúng trong việc xua ñuổi côn trùng
trong nhà (muỗi, gián…) cũng như ngoài ñồng ruộng (sâu, bệnh hại cây
trồng)
Trong công tác xử lý hạt giống, dịch chiết từ các loại cây hành, sả chưa
ñược thử nghiệm nhiều. ðể góp phần nghiên cứu thêm về dịch chiết thực vật
nói riêng và chế phẩm sinh học nói chung, khi thực hiện ñề tài này chúng tôi
ñã thử khả năng ức chế nấm bệnh của dịch chiết từ tỏi, sả ñối với hạt giống
lạc cả trong thí nghiệm ñặt hạt và thí nghiệm trong nhà lưới.
2.2.2.3. Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms)
Năm 1980, chế phẩm EM ñã ñược ứng dụng rất có hiệu quả ở Nhật Bản
trong nhiều lĩnh vực: cây trồng, vật nuôi và xử lý môi trường. Trong chế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23
phẩm EM có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi
khác nhau. Chúng bao gồm cả các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ
từ CO2 và H2O, vi khuẩn cố ñịnh Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn
quang hợp ñể chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất nitơ), xạ khuẩn
(sản sinh các kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu
cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm
men (sản sinh các vitamin và các axit amin). Các vi sinh vật trong chế phẩm
EM tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh
trưởng và phát triển (PGS.TS. Nguyễn Quang Thạch, 1998-2000) [15].
Những năm 1994-1995 chế phẩm EM ñã ñược ñưa vào Cần Thơ, Hải
Phòng, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng- ðại học Quốc Gia Hà Nội ñã ñưa chế phẩm
EM từ Trung Quốc về thí nghiệm với cây trồng cho kết quả năng suất tốt.
Chế phẩm sinh học EM ñã ñược ñưa vào và ứng dụng rộng rãi ở Việt
Nam từ tháng 6 năm 1997 trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kích thích sinh
trưởng cho cây, khử mùi trong xử lý rác thải, tăng khả năng chống chịu sâu
bệnh, sản xuất phân Bokashi…các nghiên cứu và khảo sát ban ñầu về sử dụng
EM ñều cho kết quả tốt và chưa thấy có tác dụng ngược lại.
EM có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng rất tốt: Sử dụng chế
phẩm EM5 và EM3 riêng rẽ hoặc kết hợp với phun cho cây lúa 3 lần 1 vụ
không có tác dụng hạn chế sự phát sinh của sâu cuốn lá nhưng có tác dụng
hạn chế sự gia tăng của bệnh bạc lá và bệnh khô vằn. ðối với cây cà chua, khi
sử dụng tổng hợp chế phẩm EM và phân Bokashi kết hợp với thuốc
Kasugamicin ñã làm cho bệnh héo xanh vi khuẩn giảm hẳn (giảm 45.51%),
những thiệt hại do thối ñen ngọn quả cũng giảm. Chế phẩm EM ñược sử dụng
như là một biện pháp tích cực trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại
cây trồng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24
3. ðỊA ðIỂM - THỜI GIAN - VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU
ðề tài ñược thực hiện tại Bộ môn Bệnh cây - khoa Nông học, Trung
tâm Bệnh cây nhiệt ñới - Trường ðHNN Hà Nội và một số vùng trồng lạc tại
Hà Nội, Hưng Yên và phụ cận.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
- Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 02- 06/ 2008
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
- Mẫu hạt giống thu thập ở Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên và Bắc Ninh.
Mỗi mẫu 500 gam lạc củ.
- Môi trường nuôi cấy: WA 2%, PGA.
- Dụng cụ thí nghiệm, phương tiện kỹ thuật, phòng thí nghiệm, nhà
lưới, phục vụ thí nghiệm phân lập và nuôi cấy vi sinh vật.
- Nấm ñối kháng Trichoderma viride, nguồn nấm từ Trung tâm Bệnh
cây nhiệt ñới- Trường ðHNN Hà Nội.
- Chế phẩm vi sinh vật EMINA thứ cấp (2.5% EMINA gốc, 5% mật mía
hay ñường các loại, cỏ non, củ, quả xanh. Cho nước vào vừa ñủ 100%. Sau 4 ngày
ñem dùng ñược, pha loãng tuỳ theo mục ñích sử dụng, nguồn từ Viện Sinh học-
Trường ðHNN Hà Nội.
- Dịch chiết từ sả.
- Vật tư, phân bón, thuốc hoá học …. phục vụ thí nghiệm.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. ðiều tra, nghiên cứu ngoài ñồng ruộng
- ðiều tra thành phần bệnh nấm hại lạc và mức ñộ phổ biến của bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25
- ðiều tra diễn biến của một số nấm chính hại lạc: Bệnh héo rũ gốc mốc
ñen, héo rũ gốc mốc trắng, bệnh ñốm lá, gỉ sắt hại lạc.
- Theo dõi ảnh hưởng của biện pháp bón vôi, luân canh cây trồng ñến
sự phát triển của một số nấm gây bệnh héo rũ hại lạc, bệnh ñốm lá, gỉ sắt lạc.
- Thử nghiệm một số thuốc hoá học phòng trừ bệnh nấm hại lạc.
3.4.2. Nghiên cứu trong nhà lưới
Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp sinh học: dịch chiết từ sả, chế
phẩm sinh học EM ñến sự phát triển của một số nấm gây bệnh héo rũ ở lạc và
một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc trong chậu vại, nhà lưới.
3.4.3. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Giám ñịnh thành phần nấm hại hạt giống lạc thu thập tại các vùng
trồng lạc thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Tây.
- Thử nghiệm một số dịch chiết thực vật ức chế nấm bệnh hại hạt giống lạc.
- Tìm hiểu hiệu lực ñối kháng của T. viride ñối với A. niger, S. rollfsii
hại lạc trên môi trường PGA.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập mẫu hạt lạc
Lấy mẫu hạt giống tại bốn tỉnh, thành là: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên và
Bắc Ninh. Chọn huyện có diện tích trồng lạc lớn, mỗi huyện thu mẫu ở 03 xã
ñại diện, mỗi xã thu thập mẫu từ 10 nông hộ, mẫu thu ñược trộn theo xã, trộn
tiếp theo huyện thành mẫu tổng hợp, lấy mẫu phân tích từ mẫu tổng hợp, mỗi
mẫu phân tích là 500 gam củ.
3.5.2. Phương pháp ñiều tra nghiên cứu ngoài ñồng ruộng
- Phương pháp ñiều tra: theo phương pháp của Cục bảo vệ thực vật
(Theo quyết ñịnh 82/2003/Qð/BNN: Tiêu chuẩn ngành "Qui ñịnh về công tác
ñiều tra, phát hiện sinh vật hại cây trồng").
- ðiều tra diễn biến của bệnh: Chọn ruộng ñại diện ñiều tra tại mỗi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26
ñiểm ñiều tra. Trên mỗi ruộng ñiều tra ngẫu nhiên 10 ñiểm theo 2 ñường chéo
góc, mỗi ñiểm ñiều tra 50 cây ngẫu nhiên qua các lần ñiều tra ñối với bệnh hại
trên cây, 4 cây ñối với bệnh hại trên lá, ñiều tra ñịnh kỳ 7 ngày 1 lần. ðối với
ruộng thí nghiệm ñiều tra toàn bộ số cây thí nghiệm.
- ðể xác ñịnh thành phần nấm hại lạc, tại các ñiểm ñiều tra chúng tôi tiến
hành ñiều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không cố ñịnh ñiểm theo ñịnh kỳ 7
ngày 1 lần. ðối với những bệnh chưa chuẩn ñoán ngay ñược mang về phòng rửa,
khử trùng và cắt mô bệnh ñặt ẩm, sau ñó soi giám ñịnh bằng kính hiển vi, hoặc cấy
lên môi trường WA theo dõi sự phát triển của tản nấm và giám ñịnh nấm gây bệnh.
Chỉ tiêu ñiều tra: ðếm số cây, số lá bị bệnh hại lạc do nấm gây ra.
Chỉ tiêu theo dõi: + Tỷ lệ bệnh ñược tính theo công thức: (1)
TLB(%) =
B
A 100× Trong ñó: A: Tổng số hạt (cây, lá) bị bệnh.
B: Tổng số hạt (cây, lá) ñiều tra.
+ Chỉ số bệnh ñược tính theo công thức: (2)
5n5 + 4n4 +3n3 + 2n2 + n1
CSB(%) =------------------------------------ x 100
5 N
Trong ñó: n1;Số lá bị bệnh ở cấp 1 với < 1% diện tích lá bị bệnh
n2: Số lá bị bệnh ở cấp 2 với 1% - 5% diện tích lá bị bệnh
n3: Số lá bị bệnh ở cấp 3 với > 5-25 % diện tích lá bị bệnh
n4: Số lá bị bệnh ở cấp 4 với > 25-50% diện tích lá bị bệnh
n5: Số lá bị bệnh ở cấp 5 với >50 % diện tích lá bị bệnh
N: Tổng số lá ñiều tra
3.5.3. Phương pháp thí nghiệm ngoài ruộng
- Khảo sát hiệu lực trừ bệnh nấm gây bệnh héo rũ của chế phẩm sinh
học Trichoderma viride
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27
Thí nghiệm ñược bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCB gồm 4
công thức, mỗi công thức nhắc lại 4 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m2
Công thức 1: ðối chứng (không xử lý).
Công thức 2: Tưới nấm Trichoderma viride vào gốc cây sau trồng 15
ngày và 30 ngày. Lượng tưới 30g/ lần/ô (10m2).
Công thức 3: Tưới nấm Trichoderma viride vào gốc cây chỉ 1 lần sau 15
ngày trồng. Lượng tưới 30g/lần/ô(10m2).
Công thức 4: Trộn hạt với dung dịch Trichoderma viride 30g/1kg hạt
trước khi gieo 30 phút.
Các chỉ tiêu theo dõi: Số cây mọc, tỷ lệ bệnh chết héo do nấm,
chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp 1, qua các thời kỳ: trước ra hoa,
ra hoa rộ và kết thúc ra hoa, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của
mỗi công thức.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của biện pháp luân canh các cây trồng khác với
cây lạc ñến sự phát triển của một số nấm gây bệnh héo rũ hại lạc và bệnh ñốm
lá, gỉ sắt.
Chọn 3 vùng ñại diện có chế ñộ luân canh giữa các cây trồng khác nhau
với cây lạc:
Lạc xuân - Cà chua - Rau vụ ñông (cải bắp) (HTX NQ)
Lạc xuân - Lúa mùa - Ngô ñông (HTX Lðạo)
Lạc xuân - ðậu tương - Dưa chuột (HTX Trưng Trắc)
Các công thức luân canh có chế ñộ phân bón như nhau (Sử dụng phân
bón: 30kg N + 60kg P205 + 30kg K20 + 5 tấn phân chuồng + 450 kg vôi
bột/1ha), theo dõi khả năng phát sinh phát triển bệnh hại trên lạc và diễn biến
của bệnh héo rũ, tính TLB và CSB (%) và bố trí trồng cùng giống lạc L14,
diện tích mỗi công thức luân canh 300m2. Thời gian ñiều tra và theo dõi thí
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28
nghiệm ñiều tra ñịnh kỳ 7 ngày một lần, ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên trên 2
ñường chéo, mỗi ñiểm 50 cây (ñối với bệnh héo gốc), 4 cây (ñối với bệnh hại lá).
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ cây bị bệnh, tỷ lệ lá bị hại và chỉ số bệnh
- Khảo sát ảnh hưởng của biện pháp bón vôi ñến sự phát triển của một
số nấm gây bệnh héo rũ hại lạc và năng suất
Chọn 3 liều lượng vôi 300 kg/ha, 450 kg/ha và 600kg/ha, chế ñộ phân
bón như nhau (Sử dụng phân bón: 30kg N + 60kg P205 + 30kg K20 + 5 tấn
phân chuồng). Theo dõi khả năng phát sinh phát triển bệnh hại trên lạc và
diễn biến của bệnh héo rũ, tính TLB và CSB (%).
Mỗi liều lượng vôi bố trí 3 nông hộ trồng 3 giống lạc ( L14, L15, L18),
diện tích mỗi ruộng 200 m2
Thời gian ñiều tra và theo dõi thí nghiệm ñiều tra ñịnh kỳ 7 ngày một
lần, ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên trên 2 ñường chéo, mỗi ñiểm 50 cây (ñối với
bệnh héo g._.173 89 80 -
11 205 243 187 86 68 -
12 198 242 181 87 80 00
13 201 207 192 94 82 05
14 207 220 199 93 87 03
15 212 238 191 89 79 -
16 219 237 211 91 84 00
17 230 268 210 89 74 03
18 225 241 215 93 90 10,7
19 227 249 211 87 72 06
20 225 259 207 91 83 01
21 237 261 228 91 82 01
22 220 234 208 95 93 76
23 215 257 182 65 46 04
24 209 255 175 76 58 -
25 214 241 198 80 65 -
26 210 229 198 82 67 01
27 198 219 180 88 85 -
28 211 234 192 94 88 00
29 237 269 225 92 84 00
30 244 257 234 92 87 00
31 222 251 212 95 93 53
Tæng sè 2417 2707 2232 950 848 135
Trung b×nh 220 246 203 86 - -
Số liệu khí tượngtrạm Hải Dương tháng 4 năm 2008
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 198 218 178 92 88 11
2 184 210 175 94 88 37
3 184 203 170 96 90 13
4 203 247 183 96 90 01
5 232 255 213 95 89 05
6 246 280 228 90 82 00
7 249 281 235 93 88 02
8 259 307 236 86 75 -
9 264 312 237 84 72 -
10 256 273 247 91 70 00
11 254 236 248 94 91 00
12 253 261 247 95 91 01
13 248 261 241 93 91 43
14 248 293 220 85 71 07
15 256 294 212 83 71 150
16 252 278 235 86 76 01
17 253 299 227 87 71 -
18 261 313 224 81 63 -
19 266 306 235 82 60 -
20 269 301 249 88 78 -
21 271 293 261 87 80 -
22 261 284 242 90 85 433
23 220 245 203 82 76 -
24 207 231 187 75 67 02
25 222 256 204 81 63 -
26 228 262 201 81 67 -
27 234 271 212 89 76 02
28 248 283 223 75 60 00
29 248 287 220 80 64 -
30 251 283 230 88 76 11
31
Tæng sè 2390 2695 2183 828 714 448
Trung b×nh 239 270 218 83 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 5 năm 2008
Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) Ngày
TB CN TN TB TN
L−îng m−a
(0,1mm)
1 260 292 241 90 81 00
2 272 308 253 87 75 -
3 271 302 252 89 78 -
4 280 312 260 87 74 -
5 236 276 222 93 87 559
6 242 276 215 90 84 22
7 273 308 243 89 78 -
8 280 312 256 89 77 -
9 267 314 240 92 86 118
10 219 241 203 92 85 367
11 230 270 194 77 61 40
12 252 292 223 79 62 -
13 263 307 229 81 59 -
14 260 305 220 75 51 -
15 255 305 213 80 63 -
16 259 210 217 79 63 -
17 264 305 237 81 62 -
18 271 306 245 87 79 18
19 232 274 213 90 82 437
20 243 278 220 87 72 22
21 260 305 233 83 67 -
22 261 292 237 87 76 -
23 273 310 251 89 79 03
24 282 312 259 87 80 -
25 287 323 263 86 70 -
26 296 343 271 85 70 00
27 302 356 271 79 55 -
28 303 343 266 74 60 -
29 307 357 276 77 61 -
30 275 337 246 87 73 16
31 251 285 231 84 73 181
Tæng sè 3097 3563 2805 918 764 200
Trung b×nh 282 324 255 83 - -
Số liệu khí tượng trạm Hải Dương tháng 6 năm 2008
Ngày Nhiệt ñộ (o0) Ẩm ®é (%) L−îng m−a
TB CN TN TB TN (0,1mm)
1 263 302 248 93 86 181
2 255 294 238 95 90 253
3 260 314 233 87 69 162
4 260 285 233 94 92 802
5 268 301 247 92 79 151
6 271 320 247 89 74 -
7 286 327 262 87 75 -
8 279 318 241 88 73 126
9 277 312 250 86 73 19
10 270 282 249 92 90 19
11 279 310 256 90 82 21
12 277 322 256 90 80 23
13 285 317 261 87 76 30
14 276 333 249 90 75 30
15 288 337 256 86 71 58
16 282 318 256 89 72 07
17 285 313 264 88 79 09
18 270 311 250 91 77 05
19 270 306 246 92 86 95
20 289 326 268 84 69
21 292 342 264 83 65 -
22 303 355 274 83 66 -
23 308 357 276 83 68 -
24 294 339 253 82 70 127
25 305 342 281 80 67 -
26 311 356 275 78 58 -
27 268 329 244 89 72 328
28 251 375 241 91 77 189
29 281 330 245 81 62 01
30 301 334 273 81 63 -
Tæng sè 2914 33529 2626 831 668 645
Trung b×nh 291 336 263 83 - -
Tỷ lệ cây bị bệnh
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TPL1 FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 TPL1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .929733E-01 .232433E-01 0.16 0.951 3
2 NLAI 2 .242760 .121380 0.83 0.473 3
* RESIDUAL 8 1.17011 .146263
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1.50584 .107560
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TPLAN2 FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 TPLAN2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 4.53036 1.13259 1.31 0.345 3
2 NLAI 2 .699520 .349760 0.40 0.684 3
* RESIDUAL 8 6.93448 .866810
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 12.1644 .868883
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPL2:7N FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 SPL2:7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 18.0912 4.52279 4.28 0.039 3
2 NLAI 2 2.11297 1.05649 1.00 0.412 3
* RESIDUAL 8 8.45936 1.05742
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 28.6635 2.04739
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPL214N FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V006 SPL214N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 70.7088 17.6772 26.65 0.000 3
2 NLAI 2 .576333 .288167 0.43 0.666 3
* RESIDUAL 8 5.30614 .663267
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 76.5913 5.47081
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TPL1 TPLAN2 SPL2:7N SPL214N
CT1 3 0.180000 a 1.96667 a 2.68333 a 3.04333 a
CT2 3 0.333333 a 2.09667 a 2.25000 a 2.44333 a
CT3 3 0.343333 a 1.51000 a 2.85000 a 3.65000 a
CT4 3 0.176667 a 1.22667 a 1.75333 a 2.27333 a
CT5 3 0.176667 a 2.83000 b 4.96000 b 8.14333 b
SE(N= 3) 0.220804 0.537528 0.593695 0.470201
5%LSD 8DF 0.720020 1.75283 1.93598 1.53328
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TPL1 TPLAN2 SPL2:7N SPL214N
1 5 0.412000 1.87000 3.34400 4.15400
2 5 0.208000 1.69400 2.92800 3.90400
3 5 0.106000 2.21400 2.42600 3.67400
SE(N= 5) 0.171034 0.416368 0.459874 0.364216
5%LSD 8DF 0.557725 1.35773 1.49960 1.18767
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEN1 6/ 8/ 8 14:17
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TPL1 15 0.24200 0.32796 0.38244 158.0 0.9511 0.4732
TPLAN2 15 1.9260 0.93214 0.93103 48.3 0.3455 0.6844
SPL2:7N 15 2.8993 1.4309 1.0283 35.5 0.0387 0.4118
SPL214N 15 3.9107 2.3390 0.81441 20.8 0.0002 0.6657
Tỷ lệ cây bị chết
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TPLAN1 FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
VARIATE V003 TPLAN1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 0.000000 0.000000 0.00 1.000 3
2 NLAI 2 0.000000 0.000000 0.00 1.000 3
* RESIDUAL 8 0.000000 0.000000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 0.000000 0.000000
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TPLAN2 FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
VARIATE V004 TPLAN2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 4.82276 1.20569 7.94 0.007 3
2 NLAI 2 .410800E-01 .205400E-01 0.14 0.875 3
* RESIDUAL 8 1.21532 .151915
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 6.07916 .434226
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPL2:7N FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
VARIATE V005 SPL2:7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 12.4943 3.12358 4.03 0.045 3
2 NLAI 2 1.03824 .519120 0.67 0.542 3
* RESIDUAL 8 6.20229 .775287
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 19.7348 1.40963
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPL2:14N FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
VARIATE V006 SPL2:14N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 102.451 25.6128 75.06 0.000 3
2 NLAI 2 .247774 .123887 0.36 0.710 3
* RESIDUAL 8 2.72990 .341238
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 105.429 7.53064
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TPLAN1 TPLAN2 SPL2:7N SPL2:14N
CT1 3 0.000000 a 0.180000 a 0.720000 a 1.07333 a
CT2 3 0.000000 a 0.166667 a 0.700000 a 0.693333a
CT3 3 0.000000 a 0.166667 a 1.17000 a 1.34000 a
CT4 3 0.000000 a 0.176667 a 0.523333 a 1.22333 a
CT5 3 0.000000 a 1.59000 b 2.99667 b 7.59333 b
SE(N= 3) 0.000000 0.225030 0.508359 0.337262
5%LSD 8DF 0.000000 0.733799 1.65771 1.09978
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TPLAN1 TPLAN2 SPL2:7N SPL2:14N
1 5 0.000000 0.418000 1.57000 2.51000
2 5 0.000000 0.530000 0.934000 2.43600
3 5 0.000000 0.420000 1.16200 2.20800
SE(N= 5) 0.000000 0.174307 0.393773 0.261242
5%LSD 8DF 0.000000 0.568398 1.28405 0.851885
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HIEN2 6/ 8/ 8 14:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Thiet ke thi nghiem theo khoi ngau nhien hoan chØnh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TPLAN1 15 0.00000 0.00000 0.00000 0.0 1.0000 1.0000
TPLAN2 15 0.45600 0.65896 0.38976 85.5 0.0073 0.8753
SPL2:7N 15 1.2220 1.1873 0.88050 72.1 0.0447 0.5420
SPL2:14N 15 2.3847 2.7442 0.58416 24.5 0.0000 0.7097
Ảnh hưởng dịch chiết sả nồng ñộ 10% ở các thời gian ngâm khác nhau
ñến bệnh hại hạt giống lạc.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MBT FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 MBT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 2537.00 845.667 34.75 0.001 3
2 NLAI 2 14.0000 7.00000 0.29 0.762 3
* RESIDUAL 6 146.000 24.3333
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2697.00 245.182
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDD FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 MDD
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 1011.67 337.222 131.96 0.000 3
2 NLAI 2 8.66667 4.33333 1.70 0.261 3
* RESIDUAL 6 15.3335 2.55558
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1035.67 94.1515
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MBB FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 MBB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 96.5040 32.1680 20.67 0.002 3
2 NLAI 2 2.46862 1.23431 0.79 0.497 3
* RESIDUAL 6 9.33731 1.55622
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 108.310 9.84635
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MBT MDD MBB
CT1 3 70.6667 16.6667 10.8233
CT2 3 58.6667 24.6667 8.60000
CT3 3 44.6667 34.0000 5.85333
CT4 3 84.0000 9.33333 13.5600
SE(N= 3) 2.84800 0.922963 0.720236
5%LSD 6DF 9.85169 3.19268 2.49141
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS MBT MDD MBB
1 4 64.0000 20.0000 9.19750
2 4 66.0000 22.0000 9.63000
3 4 63.5000 21.5000 10.3000
SE(N= 4) 2.46644 0.799309 0.623743
5%LSD 6DF 8.53181 2.76494 2.15762
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:30
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MBT 12 64.500 15.658 4.9329 7.6 0.0006 0.7616
MDD 12 21.167 9.7032 1.5986 7.6 0.0000 0.2608
MBB 12 9.7092 3.1379 1.2475 12.8 0.0019 0.4974
Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý EM ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của
lạc sau khi gieo trồng trong ñiều kiện chậu vại.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCM FILE EM 16/ 9/ 8 7:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 TLCM
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 9.00000 3.00000 1.12 0.411 3
2 NLAI 2 2.66667 1.33333 0.50 0.633 3
* RESIDUAL 6 16.0000 2.66667
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 27.6667 2.51515
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCCH FILE EM 16/ 9/ 8 7:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 TLCCH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 583.655 194.552 125.91 0.000 3
2 NLAI 2 19.1275 9.56373 6.19 0.035 3
* RESIDUAL 6 9.27082 1.54514
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 612.053 55.6412
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 CCCAY
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 45.5000 15.1667 20.22 0.002 3
2 NLAI 2 .166667 .833333E-01 0.11 0.896 3
* RESIDUAL 6 4.50000 .750000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 50.1667 4.56061
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE EM 16/ 9/ 8 7:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS TLCM TLCCH CCCAY
CT1 3 89.3333 26.1767 15.6667
CT2 3 90.6667 15.4433 16.6667
CT3 3 89.3333 10.4533 18.1667
CT4 3 91.3333 8.01667 20.8333
SE(N= 3) 0.942809 0.717667 0.500000
5%LSD 6DF 3.26133 2.48252 1.72958
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS TLCM TLCCH CCCAY
1 4 90.5000 16.5650 17.7500
2 4 89.5000 13.4725 18.0000
3 4 90.5000 15.0300 17.7500
SE(N= 4) 0.816497 0.621518 0.433013
5%LSD 6DF 2.82439 2.14993 1.49786
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE EM 16/ 9/ 8 7:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLCM 12 90.167 1.5859 1.6330 1.8 0.4115 0.6330
TLCCH 12 15.023 7.4593 1.2430 8.3 0.0000 0.0352
CCCAY 12 17.833 2.1356 0.86603 4.9 0.0020 0.8961
Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng dịch chiết sả ñối với một
số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc trong ñiều kiện chậu vại, nhà lưới.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MBT FILE DICH XA NGAM 16/ 9/ 8 7:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 MBT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 2137.00 712.333 305.29 0.000 3
2 NLAI 2 44.6667 22.3333 9.57 0.014 3
* RESIDUAL 6 14.0000 2.33334
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2195.67 199.606
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MDD FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 MDD
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 73.0000 24.3333 24.33 0.001 3
2 NLAI 2 12.6667 6.33333 6.33 0.034 3
* RESIDUAL 6 6.00000 1.00000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 91.6667 8.33333
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE MBB FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 MBB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 329.272 109.757 58.09 0.000 3
2 NLAI 2 4.94107 2.47053 1.31 0.339 3
* RESIDUAL 6 11.3367 1.88946
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 345.550 31.4136
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DICH XA NGAM 16/ 9/ 8 7:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS MBT MDD MBB
CT1 3 89.3333 2.66667 15.9333
CT2 3 82.6667 4.66667 8.37667
CT3 3 68.6667 6.66667 4.49000
CT4 3 54.6667 9.33333 2.11333
SE(N= 3) 0.881918 0.577350 0.793612
5%LSD 6DF 3.05070 1.99715 2.74523
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS MBT MDD MBB
1 4 72.0000 4.50000 8.53500
2 4 73.0000 6.00000 7.68500
3 4 76.5000 7.00000 6.96500
SE(N= 4) 0.763763 0.500000 0.687288
5%LSD 6DF 2.64198 1.72958 2.37744
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
MBT 12 73.833 14.128 1.5275 2.1 0.0000 0.0142
MDD 12 5.8333 2.8868 1.0000 17.1 0.0013 0.0336
MBB 12 7.7283 5.6048 1.3746 17.8 0.0002 0.3386
Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý T. viride ñối với một số chỉ tiêu
sinh trưởng, phát triển của lạc.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCMOC FILE TRICODECMA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V003 SCMOC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 458.250 152.750 26.57 0.001 3
2 NLAI 2 12.1667 6.08333 1.06 0.406 3
* RESIDUAL 6 34.5000 5.75000
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 504.917 45.9015
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCCHET FILE TRICODECMA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V004 TLCCHET
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 17.7004 5.90014 17.52 0.003 3
2 NLAI 2 .200667E-01 .100333E-01 0.03 0.972 3
* RESIDUAL 6 2.02047 .336745
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 19.7410 1.79463
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V005 CCCAY
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 35.2292 11.7431 7.98 0.017 3
2 NLAI 2 .166667 .833334E-01 0.06 0.945 3
* RESIDUAL 6 8.83333 1.47222
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 44.2292 4.02083
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DCC1 FILE DICH XA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V006 DCC1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 20.6433 6.88111 19.79 0.002 3
2 NLAI 2 5.60667 2.80333 8.06 0.021 3
* RESIDUAL 6 2.08667 .347778
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 28.3367 2.57606
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE TRICODECMA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
VARIATE V007 NSUAT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 275.937 91.9789 28.48 0.001 3
2 NLAI 2 .721668 .360834 0.11 0.896 3
* RESIDUAL 6 19.3783 3.22972
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 296.037 26.9124
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TRICHODECMA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SCMOC TLCCHET CCCAY DCC1
CT1 3 188.667 4.94333 32.0000 37.0000
CT2 3 190.333 3.32000 34.6667 37.1000
CT3 3 192.667 3.23333 34.3333 36.1667
CT4 3 176.667 1.51000 36.8333 39.6667
SE(N= 3) 1.38444 0.335035 0.700529 0.340479
5%LSD 6DF 4.78899 1.15894 2.42324 1.17777
CT$ NOS NSUAT
CT1 3 37.6333
CT2 3 50.1000
CT3 3 48.4667
CT4 3 45.8667
SE(N= 3) 1.03758
5%LSD 6DF 3.58916
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS SCMOC TLCCHET CCCAY DCC1
1 4 186.500 3.29000 34.3750 38.4500
2 4 188.500 3.27000 34.3750 37.0000
3 4 186.250 3.19500 34.6250 37.0000
SE(N= 4) 1.19896 0.290149 0.606676 0.294863
5%LSD 6DF 4.14739 1.00367 2.09859 1.01998
NLAI NOS NSUAT
1 4 45.8250
2 4 45.5000
3 4 45.2250
SE(N= 4) 0.898571
5%LSD 6DF 3.10830
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE tRICODECMA 16/ 9/ 8 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NLAI |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SCMOC 12 187.08 6.7751 2.3979 1.3 0.0011 0.4056
TLCCHET 12 3.2517 1.3396 0.58030 17.8 0.0028 0.9716
CCCAY 12 34.458 2.0052 1.2134 3.5 0.0171 0.9454
DCC1 12 37.483 1.6050 0.58973 1.6 0.0021 0.0205
NSUAT 12 45.517 5.1877 1.7971 3.9 0.0009 0.8956
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2947.pdf