Lời nói đầu
Đất nước ta đang trong thời kỳ CNH-HĐH , với sự phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp, cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều thiết bị, máy móc mới được áp dụng vào sản xuất. Máy móc dần thay thế con người trong hoạt động sản xuất, người lao động không phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại nữa. Điều kiện lao động ngày càng được cải thiện, tạo tâm lý tốt cho người lao động khi sản xuất.Tuy nhiên , trong quá trình sản xuất, dù quy trình công nghệ, máy móc có hiện đại đ
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1956 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều tra, khảo sát tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân làm việc trên dây truyền sản Xuất giày ở Công ty giày Ngọc Hà (90tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến đâu thì vẫn luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, có thể gây tai nạn lao động và bệnh tật cho người lao động bất lúc nào. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như thiết bị máy móc đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Với thực tế đó đòi hỏi phải có một ngành khoa học chuyên sâu nghiên cứu , để giải quyết các yêu cầu trên, ngành khoa học đó là ngành Bảo hộ lao động với mục tiêu đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động gồm các hoạt động trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, pháp luật-chế độ chính sách, tuyên truyền và giáo dục về bảo hộ lao động.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã giúp các nhà khoa học rút ngắn thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng , đã có nhiều ngành khoa học mới được ra đời, đòi hỏi ngành khoa học Bảo hộ hộ lao động cần phải nghiên cứu , ứng dụng các thành tựu mới đó vào khoa học của mình. Một trong những ngành khoa học mới mà khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã ứng dụng hiệu quả đó là khoa học Ecgônômi.
Ecgônômi được áp dụng vào thiết kế không gian làm việc, thiết kế chỗ làm việc, thiết kế công cụ lao động, thiết kế may móc phù hợp với nhân trắc của người lao động…Ecgônômi đã tạo ra điều kiện làm việc tiện nghi hơn, thuận lợi an toàn hơn, giảm các yếu tố nguy hiểm có hại trong môi trường lao động, giảm bớt các căng thẳng nặng nhọc về thể lực cũng như trí lực.
Trong khoá luận tốt nghiệp này , em chọn đề tài: “Điều tra, khảo sát tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân làm việc trên dây truyền sản xuất giày ở Công ty giày Ngọc Hà”. Với mong muốn làm rõ hơn tình hình đau mỏi của công nhân, để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm đau mỏi cho người lao động.
Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, với thời gian nghiên cứu có hạn nên trong khoá luận này không thể tránh được những sai sót. Kính mong thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để cho khoá luận được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Đinh Tiến Thành
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Thầy giáo TS . Nguyễn Thế Công, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, đã động viên , tận tâm hướng dẫn, trang bị cho em kiến thức trong nghiên cứu một hướng về Ecgônômi và tận tình chỉ bảo em hoàn thành khoá luận này.
Bác chủ tịch hội đồng BHLĐ. Cô
trưởng phòng tổ chức .BS. Thịnh trưởng phòng y tế, cùng các phòng ban, phân xưởng và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện cung cấp các số liệu, thông tin… giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Thầy giáo TS. Nguyễn Đức Trọng trưởng khoa BHLĐ, các giảng viên của khoa BHLĐ trường Đại học Công Đoàn và cùng nhiều thầy cô của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ đã cung cấp kiến thức và giúp đỡ em trong suốt những năm học qua.
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp này.
Chương I
tổng quan về bảo hộ lao động
I – Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
1.1 – Các khái niệm:
- Bảo hộ lao động: Với nội dung chủ yếu là công tác an toàn vệ sinh lao động , là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp , tổ chức hành chính , khoa học kỹ thuật , kinh tế xã hội ,nhằm cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động.
- Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, kỹ thuật ,tự nhiên thể hiện quá trình công nghệ ,công cụ lao động , đối tượng lao động , môi trường lao động , con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng , tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
-Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: là các yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất.
-Các yếu tố có hại trong sản xuất: là các yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất.
-Tai nạn lao động : là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động , người ta sử dụng “Hệ số tần xuất tai nạn lao động K”:
Trong đó:
- n :là số tai nạn lao động
- N:tổng số người lao động
- K:hệ số tần xuất lao động chết người tính cho một đơn vị , một địa phương , một ngành hoặc chung cả nước nếu n và N được tính cho một đơn vị, một địa phương, một ngành hoặc cả nước tương ứng.
-Bệnh nghề nghiệp: là một hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.
-Kỹ thuật vệ sinh: là những lĩnh vực khoa học chuyên nghành đi sâu nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất nhằm xử lý và cải thiện môi trường lao động để nó được sạch và tiện nghi hơn , nhờ đó người lao động làm việc dễ chịu , thoải mái và năng xuất cao hơn, giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
-Kỹ thuật an toàn: là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố có hại , nguy hiểm.
-Y học lao động:là một khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa người lao động và nghề nghiệp của họ nhằm mục đích đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ tới mức tối đa và phục vụ sản xuất.
-Ecgônômi: là môn khoa học chuyên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lý , tâm lý nhằm bảo đảm cho lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khoẻ , an toàn và tiện nghi cho con người.
1.2-Mục đích của công tác Bảo hộ lao động
Trong quá trình lao động , dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại , dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp , tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Chính vì vậy, công tác Bảo hộ lao động luôn luôn được Đảng và Nhà nước coi là một lĩnh vực công tác lớn , nhằm mục đích :
Đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động , hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động .
Bảo đảm lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động.
Công tác Bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3 – ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động
* ý nghĩa về chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển . Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quí nhất, sức lao động lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển . Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm qúi trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
* ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động . Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh ,mọi người lao động được sống khoẻ mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật .
Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ người lao động được bảo đảm thì nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập chung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.
1.4- Tính chất của công tác Bảo hộ lao động.
Tính chất khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, người ta đã vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào công tác Bảo hộ lao động. Muốn điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện lao động thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phaỉ giải quyết những vấn đề tổng hợp phức tạp, không những phải có hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá tự động hoá mà còn có kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động
Tính chất luật pháp.
Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quí nhất, những chính sách, chế độ, qui phạm tiêu chuẩn được ban hành trong công tác Bảo hộ lao động là luật pháp của nhà nước. Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm nghiên cứu , thi hành.
Tính chất quần chúng
Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực các qui trình công nghệ, do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc … Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động phải vận động được đông đảo mọi người tham gia.
I.5-Nội dung của công tác Bảo hộ lao động
Nội dung của công tác bảo hộ lao động được mô hình hoá như sau:
Khoa học về VSLĐ
KTVS
KTAT
Khoa học về PTBVCN
5. Khoa học về Ecgônômi
Giáo dục, huấn luyện tuyên truyền BHLĐ
Luật pháp, chế độ chính sách
BHLĐ
Nội dung KHKT
Xây dựng tổ chức, hệ thống quản lý BHLĐ từ TƯ đến địa phương
Mở lớp huấn luyện và tuyên truyền
Xây dựng vàthực hiện luật pháp,chế độ , chính sách
Tiêu chuẩn qui định về BHLĐ
Tổ chức, quản lý Nhà nước về BHLĐ
1.6-Những qui định chủ yếu của pháp luật về BHLĐ
ở nước ta , thực hiện nghị quyết của Đảng có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật chủ yếu về an toàn vệ sinh lao động. Quá trình đó như sau:
- Tháng 08/1947 , trong sắc lệnh về lao động đầu tiên của nước ta số 19SL , trong các điều 133 và 140 đã nêu rõ: “ Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”,“ những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời”.
-Ngày 18/12/1964 , Hội đồng Chính phủ có nghị quyết 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động. Đây là Văn bản tương đối toàn diện và hoàn chỉnh về bảo hộ lao động ở nước ta và chính thức được thi hành từ đó đến năm 1991. Bao gồm 6 chương và 36 điều.
-Tháng 9/1991 Hội đồng nhà nước đã thông qua và công bố ban hành pháp lệnh về Bảo hộ lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/1992 gồm 10 chương và 46 điều, quy định những nguyên tắc về tổ chức, các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, xác định trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành, các cấp và tổ chức xã hội trong lĩnh vực này. Pháp lệnh bảo hộ lao động đã thực hiện từ 01/01/1992 đến 12/1994.
-Ngày 23/04/1994 , Bộ luật lao động đựơc thực hiện thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/1995 trong bộ luật có chương 9 nói về an toàn vệ sinh lao động ngoài ra trong các chương cũng có một số điều liên quan đến bảo hộ lao động.
+ Chương VII :Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
+ Chương X : Những qui định chung đối với lao động nữ
+ Chương XII: Bảo hiểm xã hội
+ Chương XVI : Thanh tra nhà nước về lao động, xử phạt nghiêm minh về lao động.
Đây là văn bản chủ yếu về bảo hộ lao động ở nước ta.
Ngày 20/01/1995 Thủ tướng chính phủ đã ban hành nghị định số 06/CP gồm 7 chương và 26 điều quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động.
Ngoài ra , các văn bản pháp luật chủ yếu liên quan trưc tiếp đến công tác bảo hộ lao động còn có một số văn bản khác có những điều, những nội dung liên quan đến công tác bảo hộ lao động như:
+ Luật Công đoàn (1990).
+ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989).
+ Luật Bảo vệ môi trường(1993)
+ Luật Phòng chống cháy nổ…..
Có thể nói rằng hệ thống văn bản pháp luật khung chủ yếu nhất về an toàn lao động của nước ta là tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Ngoài ra có hệ thống Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư , văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành có liên quan khác.
II- Khoa học về Ecgônômi
2.1- Định nghĩa Ecgônômi
Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất và bảo vệ sức khoẻ , an toàn cho con người.
Ecgônômi được hình thành từ nhiều ngành khoa học khác nhau, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính kỹ thuật, Ecgônômi sử dụng kiến thức môn giải phẫu học trong các môn nhân trắc học và cơ sinh học. Các kiến thức sinh lý học được sử dụng trong các môn sinh lý lao động và sinh lý môi trường. Ecgônômi còn sử dụng kiến thức tâm lý học trong môn tâm lý lao động và đặc biệt là tâm lý kỹ thuật .ứng dụng vào kỹ thuật Ecgônômi tập trung vào thiết kế các hệ thống, thiết kế chỗ làm việc, thiết kế môi trường, thiết kế giao diện trao đổi thông tin giữa người và máy, thiết kế chế độ lao động.
2.2- Ecgônômi trong mối quan hệ liên nghành
tâm lý học kỹ thuật: Nhiệm vụ cơ bản của nó là nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, tâm sinh lý, nhân trắc của người sử dụng các thiết bị kỹ thuật và các thành phần của hệ thống người- Máy tác động tương hỗ với người điều khiển .Tâm lý học kỹ thuật tập hợp các số liệu thống kê chính xác, đầy đủ về các đặc tính của con người , như một mắt xích của hệ thống người-Máy trình bày trong các tài liệu tiêu chuẩn tra cứu và hướng dẫn .
Thẩm mỹ kỹ thuật: Cùng với những vấn đề phổ biến của thiết kế mỹ thuật công nghiệp như mốt tạo dáng, vật liệu trang trí mới, đồng thời nghiên cứu và giải quyết những vụ cụ thể của việc tạo ra tiện nghi và những điều kiện cho phép của môi trường sống và hoạt động của con người trong hệ thống người – Máy.
Tuyển chọn và đào tạo nghề nghiệp cho người điều khiển hệ thống Người – Máy. Mục đích của nó là tối ưu hoá hệ thống Người- Máy bằng cách hợp lý hoá các mô hình nhận thức, kỹ năng và kỹ xảo tác động tương hỗ với các thành phần kỹ thuật của hệ thống.
Ecgônômi chức năng: Nhiệm vụ cơ bản của nó là phân tích nghiên cứu các Algorit ( phác đồ xác định nội dung và trình tự lao động của người điều khiển trong hệ thống người –Máy ), các biến động và độ tin cậy hoạt động của mắt xích con người trong hệ thống người - Máy, đồng thời tổng hợp và tối ưu hoá các cấu trúc của hệ thống và môi trường tác động giữa người điều khiển với các thành phần của chúng, trong khi dự tính và tối ưu hoá các luồng thông tin ở tất cả các mạch điều khiển được khép kín bởi con người.
Kỹ thuật phương tiện phản ánh thông tin: Những phương tiện phản ánh thông tin là mắt xích kỹ thuật tồn tại trong hệ thống Người- Máy dùng để truyền thông tin cho người sử dụng, có nghĩa là tái tạo và nhận biết sự quen thuộc của thông tin qua hình dạng nhờ vào các giác quan. Cấu trúc hợp lý của phương tiện phản ánh thông tin và sơ đồ kỹ thuật liên quan đến các đặc tính Ecgônômi của hệ thống người- Máy . Tuy phương tiện phản ánh thông tin được đưa vào như một thành phần của Ecgônômi, tuy nhiên những đặc tính về vật lý ,cơ sở kỹ thuật về kết cấu của phương tiện phản ánh thông tin có ý nghĩa quan trọng và độc lập vì thế tập hợp những phương tiên phản ánh thông tin , người điều khiển trong nhiều trường hợp cần phải được xem xét như một hệ thống Người – Máy từ đó để xuất hiện những nguyên lý tối ưu hoá Ecgônômi.
2.3-Ecgônômi trong mối quan hệ với an toàn vệ sinh lao động
Ecgônômi gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động vì mục tiêu bảo vệ con người trong môi trường lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hộ lao động. Nếu như an toàn và vệ sinh lao động là lĩnh vực hoạt động nghiên cứu việc hình thành các điều kiện lao động đảm bảo an toàn và vệ sinh, thì Ecgônômi tác động để đạt được mục tiêu ngăn ngừa những nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình sản xuất ngay ở pha rất sớm , tức là đề cập đến việc loại trừ sự nặng nhọc kể cả về phương diện thể lực và tâm thần .
Ecgônômi căn cứ vào các dữ liệu về vệ sinh lao động, ngăn ngừa những ảnh hưởng của cơ thể trong quá trình lao động và tác động của môi trường sản xuất nhằm xây dựng những tiêu chuẩn, biện pháp đảm bảo sự thuận lợi và ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp. Ecgônômi không thể tồn tại và phát triển bên ngoài những nghiên cứu tổng hợp của vệ sinh lao động. bởi vì những mục tiêu cuối cùng của nó là luận chứng khoa học của sự tối ưu về sinh học mà môi trường bên ngoài cần phải phù hợp với nó nhằm bảo đảm cho con người phát triển bình thường, có sức khoẻ tốt, duy trì khẳ năng làm việc cao và lâu dài. Logic bên trong những nghiên cứu nhằm xác định các chỉ tiêu tối ưu của vi khí hậu, chiếu sáng và các yếu tố môi trường sản xuất khác, thường đã thể hiện đầy đủ mối quan hệ định hướng của vệ sinh lao động với Ecgônômi và các khoa học khác. Khi nghiên cứu những ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động nghề nghiệp của các yếu tố môi trường xung quanh. Ecgônômi kích thích các nghiên cứu những vấn đề liên quan nhất định đến vệ sinh lao động . Những nghiên cứu này hướng vào việc xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp và phương diện nhằm ngăn ngừa các tác động có hại của các yếu tố khác nhau của môi trường sản xuất.
2.4-Hệ thống Người- Máy
Hệ thống Người – Máy là hệ thống bao gồm người điều khiển và máy, nhờ đó mà người điều khiển thực hiện được hoạt động lao động và môi trường tại chỗ làm việc.
Hệ thống như một nhóm phức hợp các yếu tố trong đó có ba đặc điểm chính:
+ Thực hiện một chức năng.
+ Hoạt động trong một môi trường.
+ Bao gồm các thiết bị kỹ thuật, các điều kiện vất chất, con người sử dụng duy trì và vận hành các thiết bị kể trên.
Các hệ thống người máy:
Hệ thống làm việc thủ công
( Con người )
Tiếp Lưu trữ TT Hành
Nhận động
TT
Xử lý TT
TT phản hồi
TT vào
TT vào
Hệ thống bán tự động
( Con người )
TT vào
Tiếp Lưu trữ TT Hành
Nhận động
TT
Xử lý TT
PT
PA
TT
CCĐK
Xử lý
TT vào
TT phản hồi
Hệ thống tự động
(Máy )
TT vào
Tiếp Lưu trữ TT Hành
Nhận động
TT
Xử lý TT
Xử lý
TT vào
TT phản hồi
PTPATT
Con người
CCĐK
Con người, công việc, vị trí làm việc và môi trường là các yếu tố của một hệ thống phức tạp với con người giữ vai trò trung tâm, trong đó thì Ecgônômi quan tâm đến tác động của các yếu tố đối với con người, làm sao cho con người hoạt động ở điều kiện tối ưu và an toàn vệ sinh.
Công việc: Như quan tâm đến độ lặp đi lặp lại của công việc , mức độ kéo dài của công việc, điều kiện nắm giữ của tay, đối tượng làm việc.
Vị trí: Quan tâm đến độ cao của cơ cấu điều khiển, của phương tiện vận chuyển, mặt phẳng làm việc.
Môi trường: Nhiệt độ, không khí, thời gian sản xuất, mức độ căng thẳng tâm lý, môi trường quản lý, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi.
2.5-Yêu cầu Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động
Quá trình công nghệ là thành phần cơ bản của quá trình sản xuất .Quá trình công nghệ được thực hiện thông qua một tập hợp những chỗ làm việc tạo nên một hệ thống công nghệ xác định, có trường hợp chỉ có một chỗ làm việc .
Chỗ làm việc là một không gian được trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết (phương tiện phản ánh thông tin, các cơ cấu điều khiển , và những thiết bị phụ) .Trong đó có hoạt động của người điều khiển hoặc một nhóm người điều khiển cùng thực hiện một công việc hay từng nguyên công việc . Chỗ làm việc là đơn vị nguyên vẹn nhỏ nhất của sản xuất, mà trong đó có ba yếu tố cơ bản của sản xuất là : đối tượng lao động, phương tiện lao động và người lao động ( V.M.Munipôv, 1982).
2.5.1-Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động
Các điều kiện không gian của hoạt động vận động khẳng định cấu trúc không gian máy và chỗ làm việc.Sự hình thành cấu trúc không gian của máy và chỗ làm việc là một trong những điều kiện quan trọng nhất bảo đảm an toàn lao động và tiện nghi cho người lao động.
Không gian làm việc phải được kết cấu và thiết kế tương ứng với kích thước người điều khiển.
Những yêu cầu thiết kế không gian và phương tiện làm việc cần tính đến tư thế của cơ thể người , lực cơ bắp và chuyển động của cơ thể .Công việc phải được thiết kế sao cho loại trừ được những gánh nặng không cần thiết hoặc quá mức đối với bắp thịt, các khớp ,các dây gân,cũng như hệ hô hấp và hệ tuần hoàn .Các lực đòi hỏi con người cần phải nằm trong giới hạn có điều kiện của sinh lý .Tư thế của cơ thể ,lực thao tác và chuyển động của cơ thể cần phải điều hoà nhau.
Thiết kế không gian và phương tiện lao động nhất thiết phải tính đến tín hiệu phương tiện phản ánh thông tin và cơ cấu điều khiển.
Dụng cụ chỉ báo thông tin và phương tiện phản ánh thông tin phải được lựa chọn thiết kế phù hợp với khẳ năng tiếp nhận của con người.
Cơ cấu điều khiển cần phải được lựa chọn ,thiết kế và đáp ứng đầy đủ bằng cách phù hợp với các đặc tính ,đặc biệt là bộ phận chuyển động của cơ thể tác động lên chúng.
2.5.2-Thiết kế môi trường lao động
Môi trường lao động cần phải được thiết kế và giữ gìn sao cho các điều kiện vật lý ,hoá học và sinh học không ảnh hưởng có hại đến con người ,mà còn phục vụ để giữ gìn sức khoẻ cũng như khả năng và sự sẵn sàng đối với công việc của họ.
2.5.3-Thiết kế quá trình lao động
Quá trình lao động cần được thiết kế sao cho: Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người ,tạo cho họ cảm giác dễ chịu , thoải mái và dễ dàng thực hiện các mục tiêu lao động ,có thể đạt được điều này nhờ việc loại trừ các quá tải và dưới tải.Quá tải và dưới tải là do vượt quá giới hạn trên hoặc dưới của chức năng thao tác sinh lý hoặc tâm lý .
2.5.4-Những nguyên tắc thiết kế công cụ lao động.
Nguyên lý cơ bản.
Những công cụ cầm tay được thiết kế không phù hợp có thể dẫn đến phát triển các rối loạn chấn thương tích luỹ như rối loạn gân, cổ tay và hội chứng ống xương cổ tay .Công cụ cầm tay vì thế cần được thiết kế để tối ưu hoá các yếu tố như tư thế tĩnh vốn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn chấn thương tích luỹ và tương thích với các đặc tính nhân trắc và cơ sinh học của tay, cổ tay và cánh tay .Điều quan trọng đối với việc thiết kế công cụ cầm tay là kích thước, hình dạng, trọng lượng, chiều dài đòn bẩy, sự cân đối, điểm áp lực ,độ rung ,nhiệt độ, mômen xoắn ,độ trơn của bề mặt tay cầm và sử dụng dễ dàng.
Các yêu cầu Ecgônômi đối với thiết bị sản xuất .
- Yêu cầu Ecgônômi đối với thiết bị sản xuất , xác định sự tương ứng với tính chất nhân trắc học, sinh lý học, tâm lý học người và tương ứng với các yêu cầu vệ sinh học do các tính chất đó chi phối nhằm bảo vệ sức khoẻ người và đạt hiệu quả lao động cao.
- Yêu cầu Ecgônômi đối với thiết bị sản xuất phải được quy định đối với các chi tiết nào đó liên quan đến con người khi thực hiện các hoạt động lao động trong qua trình vận hành ,lắp đặt sửa chữa , vận chuyển và bảo quản.
- Khi xác định yêu cầu Ecgônômi đối với thiết bị sản xuất cần xem xét các thiết bị một cách tổng thể với các thiết bị công nghệ và trong những trường hợp cần thiết với thiết bị tổ chức
2.6-Các rối loạn Ecgônômi nghề nghiệp.
2.6.1-Rối loạn chấn thương tích luỹ.
Định nghĩa : Rối loạn chấn thương tích luỹ gồm một nhóm các bệnh mãn tính của những mô mềm được phát sinh và gây khó chịu do quá trình làm việc và dịch chuyển lặp đi lặp lại quá sức của cơ thể.
Các rối loạn chấn thương tích luỹ thường gặp là:
+ Rối loạn gân như : viêm gân , viêm bao gân hoạt dịch.
+ Rối loạn thần kinh ngoại biên như : hôị chứng rãnh xương trụ ở cẳng tay, hội chứng ống xương quay ,hội chứng ống xương cổ tay.
+ Rối loạn thần kinh vận mạch như: hội chứng lồi ngực, hội chứng rung động tay – cánh tay (hiện tượng Ray naud’s)
+Rối loạn cơ như : viêm u sơ cơ, viêm đa cơ.
+ Rối loạn khớp / bao khớp: viêm bao hoat dịch, viêm mủ màng hoạt dịch.
Đặc điểm chung:
Rối loạn chấn thương tích luỹ là thuật ngữ để chỉ những triệu chứng tích luỹ do điều kiện mất tiện nghi, gây tổn thương dẫn đến mất khẳ năng lao động hay những cơn đau dai dẳng ở khớp xương, cơ, gân và các phần mềm khác, có thể biểu hiện hoặc không biểu hiện ra bên ngoài.
Một số đặc điểm biểu hiện thông thường của rối loạn chấn thương tích luỹ :
+ Có nguyên nhân liên quan đến cường độ và thời gian kéo dài làm việc.
+ Cơ chế liên quan tới các yếu tố sinh lý và cơ sinh.
+ Tiến triển và phục hồi kéo dài hàng tuần ,hàng tháng , năm
+ Bao gồm cả các yếu tố nghề nghiệp và ngoài nghề nghiệp.
Rối loạn chấn thương tích luỹ là quá trình tích luỹ lâu dài các tác động của lao động .Mức độ biểu hiện đột ngột xuất hiện khoảng 30% sau 3- 6 tháng làm việc và có thể đạt 80%, sau khoảng hai năm nó giảm xuống còn 30-35% và sau đó tiếp tục tăng đạt 100% khoảng 5- 8 năm.
100
80
30
3 - 6 tháng
5-8 năm
%
Thời gian
2
năm
Nguyên nhân gây rối loạn chấn thương tích luỹ :
Do những công việc quá sức.
Tính lặp đi lặp lại của công viêc.
Tư thế làm việc tĩnh bất lợi .
Yếu tố của môi trường lao động như nhiệt độ ,ồn rung , chiếu sáng
Thời gian phục hồi và nghỉ ngơi không đủ
Tổ chức công việc không tốt
Các biện pháp kiểm soát
Các biện pháp kỹ thuật
Các biện pháp hành chính tổ chức
Các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ đặc biệt như:
+ Giảm bớt tình trạng dùng quá lực
+ Các biện pháp làm giảm sự lặp đi lặp lại của công việc.
+ Giảm cử động khớp và tư thế tĩnh quá mức.
+ Kiểm soát nhiệt độ quá mức.
+ Kiểm soát của strees cơ học tập trung.
CHƯƠNG II
Thực trạng công tác BHLĐ tại công ty
I- Khái quát chung về công ty
1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
* Quá trình hình thành
Công ty giày Ngọc Hà trước đây là cơ sở hai của xí nghiệp giày da Hà Nội, đến ngày 12/4/1991 ( Theo quyết định số 618/ QĐ-VB của uỷ ban nhân dân TP Hà Nội) được tách ra thành lập xí nghiệp riêng dưới sự quản lý của Nhà nước và sự chỉ đạo của sở Công nghiệp Hà Nội
Khi mới thành lập, xí nghiệp có 400 công nhân viên với mặt bằng rộng 9800m2, trong đó có 4.937m2 là nhà xưởng và 1.067m2 là khu vực gián tiếp phục vụ sản xuất. Trang thiết bị gồm 250 đầu máy , chủ yếu là máy may công nghiệp và một số máy chuyên dùng : máy dập, định hình, máy cắt vòng…Tổng số vốn kinh doanh được bàn giao từ xí nghiệp da giầy Hà Nội là 1 tỷ 733 triệu .
* Các giai đoạn phát triển của công ty
- Giai đoạn năm 1991- 1993:
Năm 1991 xí nghiệp trang bị thêm 45 máy, chủ yếu là máy may công nghiệp và đã sản xuất được những mặt hàng tốt như: găng tay da xuất khẩu sang Tây Đức, các loại dép xuất khẩu đi Angeri, Pháp, LX(cũ)….Đồng thời xí nghiệp đã nghiên cứu được mẫu mã, sản xuất được nhiều sản phẩm khác nhau như: Quần áo, giày , mũ gửi đi chào hàng ở các nước.
Tháng 8-1992 xí nghiệp ký hợp đồng trực tiếp sản xuất , gia công mặt hàng túi xách , vali, cặp … với công ty JEONG-HOKOREA. Phía bạn đầu tư một dây truyền sản xuất gần 100 máy may công nghiệp, máy tấn OZE và các loại máy cắt.
- Giai đoạn 1993-1999 :
Ngày 2/1/1993 theo giấy phép số 205-1-018/GP Bộ thương mại đã cho phép xí nghiệp được trực tiếp làm nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu.
Tháng 5/ 1993 xí nghiệp ký hợp đồng sản xuất , gia công mũ các loại với công ty HANA TRANDING KOREA, thời hạn hợp đồng 10 năm. Các hình thức tương tự như hợp đồng ký với công ty JEONG-HO.
Ngày 1/8/1993 xí nghiệp UBND Thành phố Hà Nội cho phép đổi tên thành Công ty giày Ngọc Hà.
-Giai đoạn 1999- đến nay:
Tháng 8/1999 Công ty đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng mới và đưa vào hoạt động phân xưởng giầy da nữ, đưa năng lực sản xuất giầy từ năm 2000 lên 3000 sản phẩm/ca. Công ty đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nội địa tiêu thụ trong nước thông qua các sản phẩm thường xuyên như :giầy da nữ ,giày bata , dép đi trong nhà ,mũ các loại…..đồng thời xuất khẩu tiêu thụ các sản phẩm với các bạn hàng trực tiếp của công ty như Angieri, Hàn quốc , Đài Loan …
Cuối năm 2003, thực hiện chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, công ty vừa thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh vừa tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở mới để di chuyển nhà máy theo quy hoạch .Công ty đã cơ bản hoàn thành “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới tại xã Phú Thị – Gia Lâm ” để đến tháng 9 năm 2004 sẽ tiến hành di chuyển trả mặt bằng lại cho thành phố.
2- Bộ máy tổ chức của công ty .
2.1. Sơ đồ
Giám đốc
PX.giày
PGĐ.KD
Bộ phận bảo vệ
Phòng TC-HC
P.KT cơ điện
Phòng tài vụ
Bộ phận đời sống
Phòng KH-VT
PX.may I
PX.may II
PGĐ.KH
2.2 Cơ cấu tổ chức lao động
Để sử dụng hợp lý , phù hợp với trình độ lành nghề, đảm bảo sử dụng được hết những khả năng nghề nghiệp của người lao động , bên cạnh việc căn cứ theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo ,công ty còn căn cứ theo mức độ phức tạp của công việc để từ đó phân công công việc phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động.
Bảng 1 : Số lao động theo bậc tại công ty
Bậc thợ
Số người
30
61
192
253
115
133
3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh ;
Trải qua 15 năm xây dựng và trưởng thành ,quãng thời gian chưa phải là dài để một doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh tốt hơn . Nhưng với kinh nghiệm của những năm thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, Công ty đã chủ động nắm bắt kịp thời những đòi hỏi của thị trường và hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà Sở công nghiệp giao.Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty giầy Ngọc Hà:
m
chỉ tiêu
đơn vị tính
Thực hiện năm 2002
Kế hoạch giao năm 2003
Thực hiện năm 2003
% Thực hiện kế hoạch
So sánh với năm 2002
I.
chỉ tiêu tài chính
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
229
270
273
101
119
Tổng hợp ngân sách
Tr.đồng
101
89
137
154
135
II.
chỉ tiêu HD
Giá trị sản xuất CN
Tr.đồng
82180
91.000
95.000
105
115,6
Doanh thu không thuế
Tr.đồng
9.900
12.000
13.268
110
134
Kim ngạch XK
1000USD
4446
4930
5158
104
116
Thu nhập bình quân lđ có việc làm
đồng
700.000
700.000
811.000
116
116
Sản phẩm mới
Loại
1
1
1
Đào tạo bồi dưỡng
Người
153
216
+ Cán bộ quán lý kỹ thuật
Người
03
11
+Thợ may cn
Người
101
150
202
135
200
Tỷ xuất lợi nhuận/doanh thu
%
2,03
2,18
2,10
100
103
3.2.Đặc điểm về quy trình công n._.ghệ
Nguyên liệu chính để sản xuất giầy là vải bạt nhập từ Đài Loan để may mũ giầy và cao su để làm đế giầy.Hoá chất được sản xuất bao gồm : Bột nhẹ CaCO3 , Lưu huỳnh, ZnO, Dioxit Titan ( TiO2 ) và một số xúc tác như thuốc lưu hoá cao su…
Cao su được cắt nhỏ ,nghiền sơ bộ , trộn với các hoá chất rồi đưa vào máy cán . Giai đoạn cán có tác dụng làm mềm cao su và cán thành những tấm mỏng sau đó được ép thành đế giầy .những mũi giầy hoàn thành được đưa sang bộ phận dập OZE ,sau đó đưa sang bộ phận gò giầy.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của phân xưởng gò giày
Mếch hậu, mếch mũi, quét keo vào mũi giày
DSN DSN
NHCK
QKeo
DSN
QKeo
DSN
QKeo
DSN DSN
DĐế
EMáy
D L
Dàn diệt khuẩn
Dàn lạnh và dàn diệt khuẩn
MG mũi
MG mũi
Gò mang
Gò hậu
Máy mài
Trục định vị
Mài chân gò
Máy bồi keo mặt tẩy
Máyđốt chỉ
Đóng hộp
Ghi chú: DSN : Dàn sấy nhiệt
MG mũi : Máy gò mũi
NHCK : Nồi hấp chân không.
Q keo : Quét keo
D Đế : Dán đế
E máy : ép máy
D L : Dàn lạnh
II. Bộ máy làm công tác BHLĐ
2.1- Tổ chức và hoạt động công tác Bảo hộ lao động của Công ty
Theo thông tư 14/1998 TTLT – BLĐTBXH – TLĐLĐVN ngày 31/10/1998
Giám đốc công ty giày Ngọc Hà đã ra quyết định thành lập Hội đồng BHLĐ (12/02/2001) do phó Giám đốc phụ trách sản xuất làm chủ tịch Hội đồng BHLĐ.
Sơ đồ tổ chức hội đồng BHLĐ
Chủ tịch HĐBHLĐ PGĐ phụ trách sản xuất
ATVSV
Phó chủ tịch HĐBHLĐ Chủ tịch CĐ Công ty
ủy viên thường trực
Cán bộ phụ trách
Tổ Công đoàn
sản xuất
2.2- Tổ chức và hoạt động công tác BHLĐ của Công đoàn công ty
Tổ chức công đoàn của Công ty được thành lập từ những ngày đầu thành lập Công ty . Cùng với quá trình phát triển của Công ty, hoạt động của công đoàn cũng ngày càng phát triển thể hiện được vai trò và đáp ứng được những đòi hỏi qua các thời kỳ . Chủ động phối hợp với chính quyền và công đoàn đơn vị để chỉ đạo mạng lưới ATVSV hoạt động có hiệu quả . Tổ chức khắc phục các thiếu sót trong công tác BHLĐ đã được yêu cầu
Mạng lưới ATVSV là hình thức hoạt động về BHLĐ của người lao động được thành lập theo thoả thuận giữa giám đốc và ban chấp hành Công đoàn. Mạng lưới ATVSV luôn được ban lãnh đạo công ty củng cố kiện toàn . Đến nay công ty đã xây dựng được đội ngũ 37 an toàn viên đến từng tổ sản xuất.
An toàn vệ sinh viên trong Công ty cũng được phân định trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng như: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất. Tham gia góp ý với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện làm việc….
III. Thực trạng công tác BHLĐ tại Công ty giày Ngọc Hà.
Công tác tổ chức và nhân sự
Đã kịp thời bổ sung và kiện toàn các thành viên của hội đồng BHLĐ
Thành lập mạng lưới ATVSV , nhưng chưa tổ chức đào tạo cho mạng lưới này , vì vậy mạng lưới hoạt động chưa hiệu quả .
Vừa qua, để hưởng ứng tuần lễ ATVSLĐ -PCCN (20/3-26/3) Công ty đã tập huấn cho các ATVSV về PCCN và y tế nhưng do thời gian ít và chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác ATVSV nên đợt tập huấn chỉ là hình thức.
Đã xây dựng và ban hành quy định chế độ trách nhiệm cho từng cấp và từng chức danh quản lý ; Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của hội đồng BHLĐ ; Đã bỏ trách nhiệm và duy trì cán bộ chuyên trách và AT BHLĐ và PCCN
Đã thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên về công tác VSATLĐ nhưng việc tổ chức kiểm tra chưa đều đặn
Chưa xây dựng được quy chế thưởng phạt về công tác BHLĐ ; Chế độ phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên trong hội đồng BHLĐ và mạng lưới ATVSV.
Thực trạng công tác quản lý KTAT
An toàn nhà xưởng
Mặt bằng Công ty là 26000 m2
Do mới được di chuyển sang địa bàn mới nên các phân xưởng , kho, nhà ăn ,vệ sinh, văn phòng đều còn mới, sạch sẽ thoáng mát , lối đi lại , các biển báo được bố trí hợp lý
An toàn cơ khí
Máy móc trong Công ty có rất nhiều được thể hiện trong bảng sau
STT
Tên máy
Số lượng
Nơi sản xuất
Máy gò mũi giày
4
Trung Quốc
Máy gò hậu giày
2
Trung Quốc
Máy gò mang giày
2
Trung Quốc
Nồi hấp chân không
2
Đài loan
Máy mài đế
2
Trung Quốc
Máy định vị
4
Trung Quốc
Máy ép đứng
4
Đài loan
Dàn sấy điều khiển
2
Đài loan
Máy tháo Form
2
Đài loan
Máy đốt chỉ
2
Đài Loan
Máy dập là
2
Đài loan
Máy đánh mũi giày
2
Đài loan
Máy bồi keo tẩy
2
Đài loan
Dàn sấy chân không
2
Đài loan
Dàn sấy nhiệt
12
Đài loan
Các máy móc thiết bị và dụng cụ sản xuất trong Công ty đều có tài liệu thuyết minh hướng dẫn về cấu tạo , hoạt động và đảm bảo an toàn khi lắp đặt và vận hành.
Máy móc phần lớn nhập từ Trung Quốc và Đài loan nên phù hợp với vóc dáng và thể lực của người Việt Nam. Qua đợt di chuyển , 100% máy móc thiết bị của Công ty đang sử dụng đã được kiểm tra , bảo dưỡng và lắp đặt an toàn , đã mua sắm đầy đủ phụ tùng thay thế , sửa chữa cho tất cả những máy móc , thiết bị bị hỏng do sự cố kỹ thuật hoặc do sử dụng lâu ngày bị dơ mòn. Tất cả các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đều được kiểm tra , kiểm định đúng thời hạn .
An toàn điện
Công ty có một trạm biến áp với công suất định mức 1000KVA .Điện được cung cấp cho các phân xưởng và phòng ban qua hệ thống dây dẫn kín, đều được bọc cách điện an toàn.
Các máy móc đều được sử dụng mạng điện 380 /220 V tần số 50HZ. Điện đưa từ trạm biến áp xuống các phân xưởng bằng cáp và đưa vào các máy bằng dây có vỏ bọc , đi ngầm dưới đất.
Vì Công ty mới xây dựng nên toàn bộ máy móc , thiết bị của các phân xưởng và trạm biến áp được lắp đặt và kiểm tra đo điện trở nối đất trước khi đưa vào sử dụng. Hệ thống cung cấp điện của Công ty được đầu tư mới hoàn toàn với các thiết bị đóng cắt hiện đại đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi vận hành.
An toàn thiết bị áp lực
Số lượng thiết bị áp lực sử dụng trong Công ty không nhiều nhưng thiết bị áp lực là loại có nguy cơ về nổ cao . Công ty có các máy thiết bị áp lực như: Máy định vị bằng khí nén , máy dập , …Với P = 8kg/cm2 . Công ty đã xác định rõ tầm quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thiết bị áp lực .Công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh về khai báo , đăng ký với cơ quan đăng kiểm Nhà nước và định kỳ kiểm định an toàn cho các thiết bị.
An toàn hoá chất
Là Công ty giày nên việc sử dụng các loại hoá chất rất phổ biến hiện có nhiều loại . Đặc biệt ở phân xưởng gò , các loại hoá chất được sử dụng là các loại keo . đây là những hoá chất rất độc , nguy hiểm. Công ty đã có nhiều biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn cho công nhân trong việc sử dụng hoá chất: Như các thùng để hoá chất đều được đậy kín , bảo quản nghiêm ngặt khi sử dụng đều được bọc lại chỉ để hở một lỗ nhỏ đủ để lấy ra.
Tuy nhiên , do nhận thức của công nhân về hoá chất còn ít nên vẫn thường xẩy ra các tai nạn do hoá chất .
Thực trạng công tác quản lý vệ sinh lao động
Điều kiện về khí hậu và chiếu sáng
Do đặc điểm Công ty mới được xây dựng nên hệ thống thông gió, chiếu sáng tự nhiên đều được tính toán rất kỹ trước khi xây dựng đều đảm bảo.
Chỉ ở phân xưởng gò , do việc sử dụng các hoá chất rất nhiều nên việc thông gió chống hơi độc chưa đạt hiệu quả
Hệ thống chiếu sáng được thiết kế và lắp đặt rất đầy đủ , đảm bảo độ sáng để công nhân làm việc . Công ty sử dụng hầu hết bóng đèn huỳnh quang , được bố trí dọc dây truyền sản xuất với khoảng cách 1m/1bóng.
Kết quả đo đạc định kỳ về điều kiện vi khí hậu và chiếu sáng ngày 25 /7/ 2003 ( Công ty chưa di chuyển sang chỗ mới )
STT
Vị trí đo kiểm
Nhiệt độ ( oC)
Độ ẩm (%)
Tốc độ gió (m/s)
ánh sáng (Lux)
I,
Dây truyền may túi
Đầu phân xưởng
Giữa phân xưởng
Cuối phân xưởng
Cạnh máy
Gần cửa sổ
Cửa ra vào
Tổ cắt
31
31,4
331,0
31,5
31,2
31,0
31,1
77,3
75
75
75
75
72
70
0,24
0,30
0,30
0,30
0,30
0,25
0,50
380
600
250
350
1000
250
600
II,
Phân xưởng mũ
Đầu phân xưởng
Giữa phân xưởng
Cuối phân xưởng
Bộ phận là
Xì bụi
31,5
31,4
31,7
32,8
32
75
72
70
80
80
0,4
0,5
0,7
0,7
0,7
600
650
600
550
580
III,
TCCP
32
80
1,5
200
Nhận xét :
Đây chỉ là kết quả đo của Công ty giày Ngọc Hà ở vị trí cũ , tức là chưa di chuyển . Còn ở nơi mới thì chưa có kết quả đo định kỳ.
- Nhiệt độ: Hầu hết ở các vị trí đo , nhiệt độ đều dưới TCCP chỉ có nhiệt độ tại bộ phận là mũ trên TCCP : 0,8oC
- Độ ẩm: Tất cả các vị trí đo , độ ẩm đều nằm trong giới hạn cho phép ( 80% ) theo quy định 505/BYT
- Vận tốc gió : ở hầu hết các vị trí , tốc độ gió kém không đạt TCCP: 1,5m/s
- ánh sáng : Các địa điểm được đo đều có ánh sáng đạt TCCP
Ô nhiễm tiếng ồn trong các xưởng
Tiếng ồn là yếu tố của môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động đặc biệt là đối với cơ quan thính giác.
Kết quả đo đạc tiếng ồn tại các phân xưởng trong năm 2003
STT
địa điểm lấy mẫu
Tiếng ồn (dBA)
Dây truyền may túi
Đầu phân xưởng
68
Giữa phân xưởng
67
Cuối phân xưởng
67
Cạnh máy
71
Gần cửa sổ
68
Cửa ra vào
67
Tổ cắt
73
-Máy cắt vòng
82
-Máy cắt viền
85
II.
Phân xưởng mũ
Đầu phân xưởng
75
Giữa phân xưởng
77
Cuối phân xưởng
76
Bộ phận là
83
Xì bụi
83
III.
TCCP
85
Nhận xét: Tiếng ồn ở các vị trí đo đều nằm trong giới hạn cho phép là 85 dBA . Cường độ tiếng ồn ảnh hưởng đến người lao động( cơ quan thính giác) , không chỉ phụ thuộc vào mức áp suất âm mà còn phụ thuộc vào tần số, thời gian tiếp xúc và đặc điểm tâm sinh lý lao động của công nhân.Cho nên đo đạc mức áp suất âm không theo các tần số là thiếu sót , khó đánh giá ảnh hưởng của nó .
Ô nhiễm bụi tại vị trí làm việc trong công ty
Các nguồn phát sinh bụi trong sản xuất trong Công ty chủ yếu là ở các máy mài khô, đánh bóng.Bụi trong Công ty không nhiều nhưng không vì thế mà coi nhẹ việc đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ta có kết quả đo như sau:
TT
Địa điểm lấy mẫu
Nồng độ bụi (mg/m3)
Dây truyền may túi
Đầu phân xưởng
Giữa phân xưởng
Cuối phân xưởng
Cạnh máy
Gần cửa sổ
Cửa ra vào
Tổ cắt
0,5
Máy cắt vòng
Máy cắt viền
TCCP
8
Nhận xét: Nồng độ bụi tại các điểm đo dưới TCCP (8mg/m3)
Ô nhiễm hơi khí.
Ta có kết quả đo như sau:
TT
Điểm lấy mẫu
Hơi khí ( %0 CO2)
I
Phân xưởng may túi
- Đầu phân xưởng
0,85
- Giữa phân xưởng
0,90
- Cuói phân xưởng
0,90
II.
Phân xưởng cắt túi
- Đầu phân xưởng
0,87
- Giữa phân xưởng
0,91
- Cuói phân xưởng
0,91
III.
Phân xưởng may mũ
- Phòng trong
0,92
- Phòng giữa
0,90
- Phòng ngoài
0,80
IV.
TCCP
1
Nhận xét: Nồng độ hơi khí anhyđrit cacbonic ( CO2) ở tại các điểm đo đều thấp dưới TCCP (1%o)
Công tác cấp phát và sử dụng PTBVCN
Sử dụng PTBVCN như một biện pháp về kỹ thuật an toàn trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh khác nhưng không được triệt để. Đây là một biện pháp chủ động.
Công ty đã mua sắm và cấp phát trang thiết bị, các phương tiện bảo vệ cá nhân như: áo bảo hộ lao động cho công nhân các phân xưởng; quần áo cho bộ phận bảo vệ , y tế; găng tay , khẩu trang cho cơ điện và các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với hoá chất ; ủng, áo đi mưa, đèn pin…cho bộ phận bảo vệ.
Tuy nhiên, việc cấp phát BHLĐ mới chỉ thực hiện đối với công nhân mới tuyển dụng, còn việc cấp phát định kỳ cho công nhân chưa thực hiện được.Nguyên nhân là do dự trù chưa sát với số công nhân mới tuyển dụng thực tế, lượng công nhân mới tuyển dụng quá nhiều. Mặt khác, do Công ty thực hiện việc di chuyển địa điểm mới nên công tác cắt may áo BHLĐ bị chậm, nên việc cấp phát bị chậm lại.
Công tác PCCN tại Công ty
Do đặc thù công việc là sản xuất giầy dép… đây toàn là những nguyên liệu dễ cháy, và Công ty cũng sử dụng nhiều hoá chất .Nhận thức được điều này Công ty đã mua sắm toàn hệ thống chữa cháy bằng nước mới, bao gồm: 02 máy bơm ( điện và xăng) , 36 họng nước chưa cháy vách tường, 08 trục nước chữa cháy ngoài nhà, mua bổ xung 160 bình chữa cháy gồm các bình khí CO2 và bình bột MFZ4, mua mới và trang bị đầy đủ cho các bộ phận quan trọng trong Công ty, hệ thống biển báo và hướng dẫn công tác PCCC .Đã tổ chức huấn luyện tại chỗ cách vận hành máy bơm và hệ thống chữa cháy bằng nước cho toàn bộ lực lượng Công ty và mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Tuy nhiên , Công ty chưa tổ chức công tác huấn luyện PCCC cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty .
Công tác quản lý sức khoẻ ,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Khám sức khoẻ định kỳ.
- Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân theo thông tư 13/ BYT-TT ban hành ngày 24/10/1996.
Kết qủa khám sức khoẻ định kỳ ngày 10/10/2003.
Tổng số khám
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
431 người
52
213
134
20
04
Tỷ lệ (%)
12,06
49,42
31,09
6,05
0,93
Nhận xét: Qua đây ta thấy, công nhân có sức khoẻ loại 2 tương đối nhiều (49,42 %) .Đây là lực lượng nòng cốt để giữ nhịp độ sản xuất.Tuy nhiên vẫn có những công nhân có sức khoẻ loại 4,5 chủ yếu là do tăng huyết áp giới hạn và thể lực yếu.
Theo kết quả hồi cứu, phân tích sổ khám sức khoẻ hàng ngày của công nhân, ta có bảng số liệu bệnh tật thông qua ngày nghỉ như sau:
Stt
Phân loại bệnh
Số ngày nghỉ trong 5 năm
2000
Tỷ lệ
2001
Tỷ lệ
2002
Tỷ lệ
2003
Tỷ lệ
2004
Tỷ lệ
Cao huyết áp +tim mạch
41
2,6
48
3,0
56
2,9
28
1,9
39
3,6
Đau đầu và
cảm cúm
283
18,1
310
19,2
384
20,1
460
30,8
402
37,3
Viêm mũi họng
379
24,2
386
23,9
410
21,4
392
26,3
320
29,7
RLTKTV
85
5,4
96
5,9
134
7,0
24
1,6
18
1,7
Dị ứng
113
7,3
87
3,4
98
5,1
28
1,9
16
1,5
Viêm kết mạc
162
10,4
184
11,4
296
15,5
84
5,6
32
3,0
Cơ xương khớp
319
20,4
322
19,9
382
19,9
324
21,7
154
14,3
Tiêu hoá và
dạ dày
90
5,8
76
4,7
85
4,4
102
6,8
79
7,2
Viêm phế quản
58
3,7
61
3,8
53
2,8
42
2,8
8
0,7
Tức ngực
33
2,2
46
2,8
17
0,9
9
0,6
11
1,0
Tổng
1563
100
1616
100
1915
100
1493
100
1079
100
Nhận xét: Qua bảng ta thấy, tỷ lệ mắc các bệnh như: Viêm mũi họng, đau đầu cảm cúm , viêm kết mạc rất cao . Các triệu chứng này có liên quan đến công việc của công nhân Da giầy, thường xuyên họ phải tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong cả ca làm việc. Trong các nguyên liệu sử dụng để sản xuất giày, dung môi hữu cơ là chất gây độc hại cho người nhất, chiếm tới 90,3% trong keo mủ cao su và chiếm 50% trong keo Polychloprene. Các dung môi này chủ yếu là: Benzen, Toluen, Xylen, Xăng, hỗn hợp Hexan. Ngoài ra, bệnh Cơ xương khớp cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân là do tư thế làm việc của công nhân Da giầy là ngồi và đứng, trong suốt ca làm việc, và do cường độ lao động của công nhân là rất cao.
Kết quả này đúng như kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp Nhà nước “ Khảo sát điều kiện lao động, đề xuất cơ sở khoa học và các giải pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho nữ công nhân, viên chức và lao động trong thời kỳ đầu CNH-HĐH đất nước”. Do viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ thực hiên từ năm 1999-2002.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Với đặc thù của ngành, công nhân phải tiếp xúc với các loại máy móc, trang thiết bị công nghệ có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, tiếp xúc với các loại hoá chất. Do vậy, việc xảy ra tai nạn lao động là không thể tránh khỏi, mặc dù Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa tai nạn.Tuy nhiên , các tai nạn xảy ra đều không gây thiệt hại về người.
Theo thông tư 23/LĐTBXH ngày 18/11/1996 và thông tư 14/TTLB ngày 31/10/1998 hướng dẫn về việc thực hiện chế độ thống kê báo cáo tình hình tai nạn lao động.
Số vụ tai nạn lao động tại Công ty trong những năm qua:
Năm
Lao động
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Nam
1
0
1
0
1
0
Nữ
0
0
1
0
0
0
Trong những năm gần đây, trong Công ty không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Các tai nạn lao động thường xảy ra chỉ là những tai nạn gây xây xát nhỏ do sự vi phạm quy trình an toàn lao động, bất cẩn của người lao động trong khi làm viêc như: Kim đâm vào tay, kéo cắt vào tay khi công nhân cắt chỉ sản phẩm. Không xảy ra tai nạn lao động chết người nào.
Tuy các tai nạn không để lại thương tật cho người lao động và mức độ ảnh hưởng của các tai nạn này không lớn, nhưng cũng phải có biện pháp hạn chế , khắc phục .
Bệnh nghề nghiệp
Qua đợt khám bệnh nghề nghiệp định kỳ của Công ty thì không có trường hợp nào bị mắc bệnh nghề nghiệp
Tình hình thực hiện một số chế độ chăm sóc BHLĐ.
Chế độ khám sức khoẻ định kỳ
Phòng y tế Công ty kết hợp với sở y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên của Công ty, để phân loại sức khỏe và theo dõi tình hình bệnh tật , đồng thời phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó kết hợp khảo sát môi trường vệ sinh lao động , ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm phát sinh, có chế độ bồi dưỡng độc hại tại chỗ cho người lao động.
Chế độ khen thưởng kỷ luật
Công ty vẫn chưa xây dựng được quy chế thưởng phạt về công tác BHLĐ , chế độ phụ cấp cho các thành viên tham gia vào công tác BHLĐ
Xây dựng kế hoạch BHLĐ hàng năm.
Hàng năm, ban BHLĐ mà trực tiếp là đồng chí chủ tịch hội đồng BHLĐ lập kế hoạch BHLĐ . Kế hoạch BHLĐ được lập đầy đủ với các nội dung như hướng dẫn của thông tư 14.
Nội dung kế hoạch BHLĐ trong năm 2005 được thể hiện qua các bảng sau
(Bảng chi tiết ở phần phụ lục)
Bảng tổng hợp dự trù kinh phí kế hoạch công tác hoạt động bhlđ năm 2005
TT
Nội dung kế hoạch
Số việc
Kinh phí
Tuyên truyền giáo dục
5
10.250.000
Trang bị bảo hộ lao động
7
43.120.000
Phòng cháy chữa cháy
4
12.150.000
VSCN – Bảo vệ sức khoẻ, môi trường
5
31.000.000
Kỹ thuật an toàn
7
86.775.000
Tổng cộng
183.295.000
Chương III
Tình trạng đau mỏi cơ xương ở công nhân phân xưởng gò của công ty giày ngọc hà
I-Tổng quan về bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp.
Vấn đề rối loạn và đau mỏi cơ xương ngày nay đã được nhiều nước trên thế giới tập trung tìm hiểu và nghiên cứu. Theo số liệu thống kê thì tại Thuỵ điển ở công nhân xây dựng có khoảng 20% người lao động bị đau cột sống thắt lưng, còn trong ngành lâm nghiệp có khoảng 37,5% người lao động bị đau cột sống. Tại Việt nam , theo số liệu thống kê thì trong công nhân khai thác gỗ phát hiện có khoảng 33-47%người bị đau cột sống thắt lưng, còn thống kê 5 năm tại Viện 103 cho thấy có 21.6% có hội chứng đau thắt lưng, hông ,trong đó có 53,1% là thoát vị đĩa đệm cột sống.
Theo kết quả nghiên cứu những năm qua xuất hiện lo ngại cho rằng những cử động nhỏ ,các hoạt động lặp đi lặp lại có thể phát sinh những gánh nặng sinh lý và rối loạn cơ xương như ở nhân viên vi tính .Tại úc , người ta phát hiện được 75% số nhân viên vi tính bị xuất hiện rối loạn cơ xương ở cổ và vai. Thống kê năm 1989 tại Thuỵ điển cho thấy mỗi năm nhân viên của hãng “TAX Authority” phải nghỉ việc trung bình là 46,5 ngày/người/năm và có 55,7% số người bị bệnh nghề nghiệp dạng rối loạn cơ xương .Công bố của viện An toàn quốc gia Mỹ cho biết 15-20% số công nhân ngành xây dựng, chế biến thực phẩm, điện tử và công việc văn phòng đang chịu tác động của rối loạn cơ xương tích luỹ. Tại Trung Quốc có 55% số công nhân được 11 ngành công nghiệp bị đau cột sống vùng thắt lưng, tập trung ở ngành xây dựng 88,5%, dệt 75%, điện tử 72,1%...nghiên cứu ở Thái Lan tại 5 ngành cho thấy 74,8% công nhân bị đau cột sống thắt lưng trong đó ngành dệt chiếm 96,5%, may chiếm 83%. Năm 1991 ILO đã xếp rối loạn cơ xương nghề nghiệp (Ocupational musculo skeletal disorders) vào danh mục các bệnh nghề nghiệp . Số liệu thống kê năm 2000, Hội an toàn sức khoẻ công nghiệp Nhật Bản (JISHA) có 8083 ca bệnh nghề nghiệp trong đó có 5830 ca bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp (kể cả đau lưng).
Tại Việt Nam theo số liệu điều tra của Viện KHKT-BHLĐ thì biểu hiện đau mỏi trong công nhân các ngành như sau:
Bảng 1: Tỷ lệ đau mỏi của công nhân một số ngành công nghiệp ở Việt nam.
Bộ phận cơ thể
Công nhân xây dựng
Công nhân cơ khí
Công nhân dệt
Công nhân may
Nhân viên vi tính
Công nhân lắp ráp điện tử
Cổ–gáy
40,4%
32.0%
35.5%
33,0%
50,0%
46,4%
Vai
54,0%
26,6%
29,4%
50,0%
48,8%
46,4%
Lưng
69,6%
59,5%
41,2%
37,0%
78,2%
64,3%
Theo kết quả Đề tài cấp nhà nước “ Khảo sát điều kiện lao động, đề xuất cơ sở khoa học và các giải pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho nữ công nhân, viên chức và lao động trong thời kỳ đầu CNH-HĐH đất nước” do Viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ thực hiện từ năm 1999 đến 2002 cho thấy tỷ lệ đau mỏi của một số ngành như sau:
Bảng 2:Tỷ lệ đau mỏi cơ xương của công nhân ngành da giầy và ngành chế biến thuỷ sản:
TT
Vị trí đau mỏi
Ngành chế biến thuỷ sản
Ngành da giầy
Nam(%)
Nữ (%)
Nam (%)
Nữ (%)
Cổ
16,3
66,9,
45,7
51,4
Vai
50,6
55,6
30,6
35,7
Lưng
57,4
57,4
39,6
56,7
Thắt lưng
28,7
55,0
30,2
39,3
Ngón tay
19,5
37,3
5,3
13,1
Tay
71,6
71,5
30,6
54,7
Gót chân
0,0
60,4
0,0
21,5
Cẳng chân
29,9
61,0
0,0
21,8
Bảng 3: Tỷ lệ đau mỏi cơ xương của nữ nhân viên ngành y tế tại 4 bệnh viện
TT
Vị trí đau mỏi
BV Gia định (%)
BV Nhân dân (%)
BV Đông anh (%)
BV nhi Hải phòng (%)
Cổ
22,6
15,6
20,0
18,7
Vai
12,9
37,5
40,0
25,0
Cánh tay
14,9
17,5
10,0
15,4
Cổ tay
12,9
2,5
16,7
9,4
Bàn tay
19,3
5,0
3,2
6,2
Lưng
22,6
2,5
3,4
9,4
Thắt lưng
32,3
37,5
20,0
60,4
Đùi
12,9
5,0
3,3
6,2
Đầu gối
16,1
12,5
26,7
31,2
Cẳng chân
16,1
15,0
10,0
12,5
Không đau mỏi
16,8
27,5
20,0
25,0
Ngoài ra, theo khoá luận tốt nghiệp “ Khảo sát công tác BHLĐ và bước đầu điều tra tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí ” của sinh viên Kiều Đình Long (B7A),ta có kế quả sau:
Bảng 4: Tỷ lệ đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
TT
Vị trí đau mỏi
Ngành cơ khí
Nam (%)
Nữ (%)
Cổ
68,0
81,3
Bả vai trái
70,0
56,3
Bả vai phải
80,0
70,0
Lưng
58,0
56,3
Thắt lưng
56,0
68,8
Đầu gối trái
58,0
62,5
Đầu gối phải
54,0
75,0
Và khoá luận tốt nghiệp “ Khảo sát tình hình đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Cơ khí Hà Nội” của sinh viên Phùng Ngọc ánh (B8C).
Bảng 5: Tỷ lệ đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Cơ khí Hà Nội
TT
Vị trí đau mỏi
Ngành cơ khí
Nam (%)
Nữ (%)
Cổ
36,7
59,1
Bả vai trái
61,7
54,6
Bả vai phải
63,3
63,4
Lưng
83,3
77,3
Thắt lưng
76,7
86,4
Đầu gối trái
40,0
54,6
Đầu gối phải
40,0
54,6
Những số liệu nghiên cứu nêu trên cho thấy ,vấn đề đau mỏi cơ xương rất phổ biến trong nhiều ngành , kể cả công việc có lao động thể lực cao cũng như các công việc không đòi hỏi nhiều về thể lực, những công việc đơn điệu, lặp lại thao tác.
Ngành Da giầy tuy mới ra đời nhưng được coi là ngành mũi nhọn trong chhiến lược phát triển hàng tiêu dùng. Các máy móc ,thiết bị được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Đức .Vì đặc thù công việc: không mất quá nhiều sức (có một số công đoạn gò giày đòi hỏi tốn nhiều sức), nhưng các công việc thường là đơn điệu, cường độ công việc cao và làm việc ở những tư thế không thoải mái. Do đó, sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sinh lý, đau mỏi cơ xương, dễ gây rối loạn cơ xương nghề nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, dựa vào những thực trạng trên, em chọn đề tài điều tra khảo sát thực trạng đau mỏi cơ xương của công nhân phân xưởng gò thuộc công ty giày Ngọc Hà, với mong muốn làm rõ hơn tình trạng đau mỏi cơ xương tại ngành Da giầy.
Đau mỏi cơ xương chỉ là cách gọi khác đi của bệnh rối loạn cơ xương, để người ta có thể hiểu rõ hơn về những triệu chứng của bệnh rối loạn cơ xương.
II-Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2.1- Mục tiêu.
Đánh giá được thực trạng đau mỏi cơ xương của công nhân làm việc trên dây truyền sản xuất giầy .
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để cải thiện điều kiện làm việc, giảm tỷ lệ người bị đau mỏi cơ xương .
2.2- Đối tượng nghiên cứu.
Bao gồm :
- 63 công nhân làm việc trên dây truyền sản xuất giầy.
- 35 công nhân làm việc trên dây truyền may mũ giầy.
- 35 nhân viên văn phòng.
2.3- Phương pháp nghiên cứu.
a- Phương pháp hồi cứu số liệu.
Đề tài được thực hiện với việc tổng hợp phân tích các số liệu về Bảo hiểm xã hội và của y tế công ty như: Sổ theo dõi nghỉ hàng ngày, sổ theo dõi bệnh, hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ của công nhân công ty trong 5 năm 2000,2001,2002,2003 và 2004.
b- Phương pháp điều tra bằng phiếu.
Phiếu được dùng điều tra là mẫu phiếu do Viện KHKT-BHLĐ thiết kế.
Nội dung cơ bản gồm: Các thông tin về cá nhân đối tượng nghiên cứu, các phân loại, mức độ, đặc điểm đau mỏi theo vị trí trên cơ thể và môt số thông tin có liên quan khác. (Phụ lục).
- Kỹ thuật thu thập thông tin.
đối tượng được phỏng vấn trực tiếp trong ca làm việc, vào giờ nghỉ giải lao.
- Đối tượng và địa điểm điều tra.
Đối tượng được phỏng vấn la một số công nhân đang trực tiếp sản xuất ở các công đoạn của phân xương gò.Nhóm đối chứng gồm công nhân ở phân xưởng may, một số nhân viên làm việc ở văn phòng.
Địa điểm được phỏng vấn tại phân xưởng gò, may và trên văn phòng.
c - Phương pháp bấm giờ và mô tả thao tác.
Phương pháp để đo đạc và phân tích thời gian chi phí cho một động tác, thao tác cũng như mô tả tư thế để xác định được các cơ bắp chính tham gia vào thực hiện công việc cũng như là động tác và thao tác. Nhằm để đánh giá những thao tác và động tác đó có phù hợp với khẳ năng sinh lý cũng như giải phẫu, vận động của công nhân hay không. Từ đó, làm cơ sở cho việc đánh giá tiêu hao năng lượng, đánh giá gánh nặng lao động, đánh giá mức độ đơn điệu, tần số lặp lại của thao tác, tác động các nhóm cơ nhằm thiết kế và tổ chức lao động khoa học.
d - Phương pháp OWAS.
- Yêu cầu chung.
Trực tiếp quan sát một tư thế lao động cơ bản nào đó có chụp ảnh về tư thế lao động đó của công nhân .
Có hệ thống phân tích tư thế lao động Ovako (gồm hình 3a,3b,3c và bảng B1,B2).
- Cách sử dụng.
+.Xác định tư thế của lưng:Trên hình 2a có 4 tư thế là thẳng, đứng, cúi , vặn, vừa vặn vừa cúi , đối chiếu xem tư thế của lưng cần được xác định thuộc loại nào trong 4 hình đó.
+.Xác định vị trí của hai tay:Trên hình 2b là các vị trí của hai tay gồm :
- Hai tay dưới mức bả vai(b1).
- Một tay ở trên mức bả vai còn tay kia ở dưới mức bả vai (b2).
- Cả hai tay đều ở trên mức bả vai (b3).
Đối chiếu với ba hình này để xác định vị trí của tay trong tư thế nào cần đánh giá.
+Xác định vị trí của hai chân:Trên hình 2c có 6 trường hợp:
- Trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân thẳng đứng (c1).
- Trọng lượng cơ thể dồn lên một chân thẳng đứng (c2).
- Trọng lượng cơ thể dồn lên hai khuỷ chân (c3).
- Trọng lượng cơ thể dồn lên một chân khuỷ (c4).
- Trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân quỳ (c5).
- Đi lại. (c6)
+.Đánh giá toàn bộ tư thế và phân loại nhóm: như bảng B1
Bảng B1: Phân tích tư thế theo 4 nhóm dựa trên mức độ căng thẳng do
tư thế gây nên.
1
2
3
4
111
112
113
116
121
122
131
132
211
216
312
322
114
115
123
126
133
212
214
221
311
316
332
411
124
134
136
222
232
313
321
326
421
413
431
432
135
213
215
223
226
231
233
236
323
331
416
422
125
225
314
315
333
335
336
414
421
423
426
436
224
234
235
324
325
334
415
424
425
433
434
435
+.Đối chiếu với bảng B2 : để xem tư thế ta vừa đánh giá thuộc loại cấp bách phải thực hiện biện pháp điều chỉnh hay không.
Bảng B2 Mức độ cấp bách phải thực hiên các biện pháp điều chỉnh
đối với các nhóm tư thế.
Nhóm
Mức độ căng thẳng
Mức độ cấp bách
1
Các tư thế như vậy không có hại
Không cần biện pháp can thiệp nào
2
Công việc có tư thế gây căng thẳng đáng kể
Cần một biện pháp điếu chỉnh trong tương lai
3
Công việc có các tư thế gây căng thẳng rất đáng kể
Một giải pháp điều chỉnh được thực hiện nhanh
4
Công việc có tư thế có hại rõ ràng
Có ngay biện pháp điều chỉnh
Hệ thống phân loại tư thế OVAKO (OWAS)
III-Kết quả điều tra khảo sát.
3.1-Kết quả hồi cứu, phân tích số liệu của y tế.
Kết quả phân tích tình hình bệnh tật của công nhân qua sổ theo dõi hàng ngày của Công ty trong vòng 5 năm:2000,2001, 2002 ,2003,2004 ta có số ngày nghỉ do các bệnh như sau:
Bảng 6 : Phân loại bệnh tật qua sổ theo dõi sức khoẻ hàng ngày trong 5 năm
STT
Phân loại bệnh
Số ngày nghỉ do ốm đau
Tổng
Tỷ lệ (%)
2000
2001
2002
2003
2004
Cao huyết áp +tim mạch
41
48
56
28
39
212
2,77
Đau đầu và cảm cúm
283
310
384
460
402
1839
24
Viêm mũi họng
379
386
410
392
320
1887
24,6
RLTKTV
85
96
134
24
18
357
4.66
Dị ứng
113
87
98
28
16
342
4,46
Viêm kết mạc
162
184
296
84
32
758
9,88
Cơ xương khớp
319
322
382
324
154
1501
19,57
Tiêu hoá và dạ dày
90
76
85
102
79
432
5,13
Viêm phế quản
58
61
53
42
8
222
2,9
Tức ngực
33
46
17
9
11
116
1,51
Tổng
1563
1616
1915
1493
1079
7666
100
Kết quả phân tích phân loại bệnh tật theo số ngày nghỉ trong 5 năm từ 2000 đến 2004, ta thấy các bệnh phổ biến có số ngày nghỉ cao gồm: Viêm mũi họng, đau đầu và cảm cúm, cơ xương khớp, viêm kết mạc. Trong đó, cơ xương khớp đứng thứ 3 chiếm (19,57%).
Thống kê theo sổ theo dõi sức khoẻ hàng ngày của công ty cho thấy:
Bảng7 : Tỷ lệ số ngày nghỉ theo vị trí trên tổng số ngày nghỉ do đau mỏi của công nhân Da giày trong 5 năm.
stt
vị trí đau mỏi
Số ngày nghỉ trong 5 năm
Tổng số ngày
Tỷ lệ%
2000
2001
2002
2003
2004
Cổ
20
21
26
19
9
95
6,33
Bả vai trái
25
27
31
28
16
127
8,46
Bả vai phải
26
30
33
27
17
133
8,86
Cánh tay trái
12
15
13
14
4
58
3,86
Cánh tay phải
14
15
15
14
5
63
4,20
Khuỷu tay trái
7
6
7
5
2
27
1,80
Khuỷu tay phải
5
6
7
7
2
27
1,80
Cẳng tay trái
6
4
9
5
1
25
1,70
Cẳng tay phải
6
4
7
6
1
24
1,60
Cổ tay trái
7
4
8
6
1
26
1,70
Cổ tay phải
8
4
7
4
3
26
1,70
Bàn tay trái
11
13
16
13
5
58
3,86
Bàn tay phải
15
15
17
16
6
69
4,60
Lưng
57
63
69
62
28
279
18,6
Thắt lưng
38
41
45
40
22
186
12,5
Hông trái
3
3
4
2
1
13
0,87
Hông phải
6
5
6
6
2
25
1,66
Đùi trái
3
3
5
3
1
15
1,00
Đùi phải
3
4
5
3
1
16
1,10
Đầu gối trái
5
7
6
7
3
28
1,90
Đầu gối phải
6
7
6
7
3
29
1,90
Cẳng chân trái
6
1
7
2
4
20
1,30
Cẳng chân phải
7
2
4
2
4
19
1,30
Cổ chân trái
5
5
6
6
2
24
1,60
Cổ chân phải
6
4
7
6
3
26
1,70
Bàn chân trái
5
7
9
8
3
32
2,10
Bàn chân phải
7
6
7
6
3
29
1,90
Tổng
319
322
382
324
154
1501
100
Nhận._. 20%, có 4 vị trí không đau mỏi trước ca làm việc: Bả vai trái, bả vai phải, cánh tay trái, cánh tay phải. Đau mỏi do thay đổi thời tiết chiếm 2,6% và chỉ xuất hiện ở lưng. Đau mỏi ở thời điểm khác là không có.
So sánh với công nhân nhóm công nhân gò thấy: ở công nhân gò các vị trí đau mỏi xuất hiện trước ca làm việc nhiều hơn (5/7) ở nhóm công nhân may (3/7). Điều đó cho thấy mức độ đau mỏi ở công nhân gò nặng hơn công nhân may.
Bảng 26:Kết quả phân tích tần xuất đau mỏi của nhóm công nhân gò
Stt
Vị trí
Số lần
Tần xuất
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
40
20
18
2
0
50,0
45,0
5,0
0,0
Bả vai trái
58
32
24
2
0
55,2
41,4
3,6
0,0
Bả vai phải
61
37
23
1
0
60,7
37,7
1,6
0,0
Cánh tay trái
47
17
26
4
0
36,2
55,3
8,5
0,0
Cánh tay phải
52
34
17
1
0
65,4
33,7
1,9
0,0
Lưng
63
38
20
3
2
60,2
31,8
4,9
3,1
Thắt lưng
54
29
23
2
0
53,7
42,6
3,7
0,0
Tổng
375
207
151
15
2
55,2
40,3
4
0,5
Ghi chú: Tần xuất: : 1-Đau/ mỏi hàng ngày 2-Vài lần/tuần
3-Vài lần/tháng 4-ít hơn
Nhận xét
Từ kết quả trên cho thấy: Đau mỏi hàng ngày của công nhân nhóm công nhân gò chiếm tỷ lệ cao 55,2%, tập trung vào cá vị trí như: Cánh tay phải 65,4%, bả vai phải 60,7%, lưng 60,2%. Đau mỏi vài lần / tuần chiếm tỷ lệ khá cao 40,3% trong đó có các vị trí như: Cánh tay trái 55,3%, cổ 45%. Đau mỏi vài lần / tháng chiếm tỷ lệ thấp 4,0% xuất hiện ở các vị trí như: Cánh tay trái 8,5%, cổ 5,0%, lưng 4,9%. Tần xuất đau mỏi ít hơn chiếm tỷ lệ rất bé 0,5% chỉ có ở lưng 3,1%. Điều này cho thấy cường độ công việc hàng ngày của công nhân gò là rát cao.
Bảng 27: Kết quả phân tích tần xuất đau mỏi của nhóm công nhân may.
Stt
Vị trí
Số lần
Tần xuất
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
5
2
2
1
0
40.0
40.0
20,0
0,0
Bả vai trái
2
2
0
0
0
100
0.0
0,0
0,0
Bả vai phải
7
5
2
0
0
71.4
28.6
0,0
0,0
Cánh tay trái
0
0
0
0
0
0.0
0.0
0,0
0,0
Cánh tay phải
1
1
0
0
0
100
0.0
0,0
0,0
Lưng
8
6
2
0
0
75.0
25.0
0,0
0,0
Thắt lưng
16
12
3
1
0
75.0
18.8
6,2
0,0
Tổng
39
28
9
2
0
71,8
23,1
5,1
0,0
Ghi chú: Tần xuất: : 1-Đau/ mỏi hàng ngày 2-Vài lần/tuần
3-Vài lần/tháng 4-ít hơn
Nhận xét:
Tấn xuất đau mỏi của nhóm công nhân may chủ yếu là đau mỏi hàng ngày chiếm 71,8% trong đó có các vị trí rất cao như: Bả vai phải 71,4%, thắt lưng và lưng 75%. Đau mỏi vài lần / tuần chiếm tỷ lệ cao 23,1% chủ yếu ở các vị trí cổ 40%, bả vai phải 28,6%, lưng 25%. Đau mỏi vài lần / tháng ít, 5,1% chỉ xuất hiện ở cổ 20% và thắt lưng 6,2% không có tần xuất đau mỏi ít hơn.
So sánh với công nhân gò: ở nhóm gò tần xuất đau mỏi có mức 4 (ít hơn). Nhưng ở nhóm công nhân may thì không có..
Bảng 28: Phân tích thời gian kéo dài đau mỏi của nhóm công nhân gò
Stt
Vị trí
Số lần
Thời gian kéo dài
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
40
11
8
15
6
27,5
20,0
37,5
15,0
Bả vai trái
58
24
19
14
1
41,4
32,8
24,1
1,7
Bả vai phải
61
27
23
8
3
44,3
37,7
13,1
4,9
Cánh tay trái
47
32
15
0
0
68,1
31,9
0,0
0,0
Cánh tay phải
52
35
14
3
0
67,3
26,9
5,8
0,0
Lưng
63
5
23
26
9
7,9
36,5
41,3
14,3
Thắt lưng
54
9
16
25
4
16,7
29,6
46,3
7,4
Tổng
375
143
118
91
23
38,1
31,5
24,3
6,1
Ghi chú: Thời gian kéo dài đau mỏi:
1-Một vài giờ 2-Từ 1-7 ngày
3-Từ 1-4 tuần 4-Trên một tháng
Nhận xét:
Qua kết quả cho thấy , thời gian kéo dài đau mỏi của nhóm công nhân gò tập trung ở mức 1 (1 vài giờ) và mức 2 ( từ 1-7 ngày). Cụ thể : Mức 1 vài giờ tỷ lệ này là 38,1%, trong đó vị trí có tỷ lệ cao như cánh tay trái (68,1%), cánh tay phải (67,3%); Mức 2 từ 1-7 tháng có tỷ lệ 31,5%, tập trung ở các vị trí bả vai phải (37,7%), lưng (36,5%), bả vai trái (32,8%). Thời gian kéo dài mỏi từ 1-4 tuần chiếm tỷ lệ 24,3%, chủ yếu ở các vị trí như : Thắt lưng (46,3%), lưng (41,3%), cổ (37,45%). Đau mỏi kéo dài trên 1 tháng chiếm tỷ lệ thấp 6,1%, ở các vị trí như : cổ (15%), lưng (14,3%).
Bảng 29: Kết quả phân tích thời gian kéo dài đau mỏi
của nhóm công nhân may
Stt
Vị trí
Số lần
Thời gian kéo dài
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
5
1
4
0
0
20,0
80,0
0,0
0,0
Bả vai trái
2
1
1
0
0
50,0
50,0
0,0
0,0
Bả vai phải
7
2
4
1
0
28,6
57,1
19,3
0,0
Cánh tay trái
0
0
0
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0
Cánh tay phải
1
1
0
0
0
100
0,0
0,0
0,0
Lưng
8
1
3
4
0
12,5
37,5
50,0
0,0
Thắt lưng
16
1
8
7
0
6,2
50,0
43,8
0,0
Tổng
39
7
20
12
0
17,9
51,3
30,8
0,0
Ghi chú: Thời gian kéo dài đau mỏi: : 1-Một vài giờ 2-Từ 1-7 ngày
3-Từ 1-4 tuần 4-Trên một tháng
Nhận xét
Từ kết quả trên cho thấy thời gian kéo dài đau mỏi của nhóm công nhân may chủ yếu là từ 1-7 ngày(51,3%), trong đó cổ chiếm 80%, bả vai phải 57,1%. Đau mỏi kéo dài từ 1-4 tuần khá nhiều (30,8%), tập trung ở lưng 50%, thắt lưng 43,8%. Đau mỏi 1 vài giờ chỉ có 17,9%, xuất hiện ở các vị trí như bả vai trái 50%, cánh tay phải 100%. Đau mỏi trên 1 tháng không có ai.
So sánh với nhóm công nhân gò: ở côn gnhân gò đau mỏi kéo dài trên một tháng vẫn có (6%) nhưng ở công nhân may lại không có. Đau mỏi từ 1-4 tuần ở công nhân gò có tỷ lệ tương đối cao (24,3%) và xuất hiện ở hầu hết các vị trí (6/7) nhưng ở công nhân may chỉ có ở 3/7 vi trí. Điều này cho thấy công việc của công nhân gò có cường độ rất cao, mức độ đau mỏi cũng cao.
Bảng 30 :Phân tích nguyên nhân đau mỏi của nhóm công nhân gò.
Stt
Vị trí
Số lần
Nguyên nhân đau mỏi
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
Cổ
40
2
5
22
10
1
0
5,0
12,5
55,0
25,0
2,5
0,0
Bả vai trái
58
16
23
11
8
0
0
27,6
39,7
19,0
13,7
0.0
0,0
Bả vai phải
61
18
22
13
8
0
0
29,5
36,1
21,3
13,1
0.0
0,0
Cánh tay trái
47
19
25
2
1
0
0
40,4
53,2
4,3
2,1
0.0
0,0
Cánh tay phải
52
16
26
6
4
0
0
30,8
50,0
11,5
7,7
0.0
0,0
Lưng
63
8
5
22
26
1
1
12,7
7,9
34,9
41,3
1,6
1,6
Thắt lưng
54
3
2
18
28
2
1
56,0
3,7
33,3
51,9
3,7
1,9
Tổng
375
82
108
94
85
4
2
21,9
28,8
25,1
22,7
1,1
0,5
Ghi chú: Nguyên nhân:
1-Thao tác đơn điệu 2-Tần số thao tác 3-Tư thế xấu(cúi, vặn mình..)
4-Thời gian kéo dài 5-Thay đổi thời tiết 6-Nguyên nhân khác
Nhận xét
Theo kết quả trên thì rất nhiều công nhân gò cho rằng nguyên nhân dẫn đến đau mỏi là do tần số thao tác (28,8%), trong đó các vị trí điển hình như : Cánh tay trái (53,2%), cánh tay phải (50%). Nguyên nhân đau mỏi do tư thế xấu chiếm tỷ lệ khá cao (25,1%), tập trung ở các vị trí như cổ (55%), lưng (34,9% và thắt lưng(33,3%). Một số công nhân lại cho rằng nguyên nhân đau mỏi là do thời gian kéo dài (22,7%) và do thao tác đơn điệu (21,9%). Đau mỏi do thời gian kéo dài chủ yếu là ở thắt lưng (51,9%) và lưng (41,3%). Đau mỏi do thao tác đơn điệu thì tập trung ở các vị trí như cánh tay trái (40,4%), cánh tay phải (30,8%), bả vai trái (27,6%), bả vai phải (29,5%). Đau mỏi do thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ nhỏ 1,1%, các vị trí thường gặp là cổ (2,5%), thắt lưng(3,7%), lưng (1,6%). Đau mỏi do nguyên nhân khác chỉ chiếm 0,5%.
Bảng 31: Kết quả phân tích nguyên nhân đau mỏi của nhóm công nhân may
Stt
Vị trí
Số lần
Nguyên nhân đau mỏi
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
Cổ
5
0
1
2
2
0
0
0,0
20,0
40,0
40,0
0,0
0,0
Bả vai trái
2
0
0
1
1
0
0
0,0
0,0
50,0
50,0
0,0
0,0
Bả vai phải
7
0
0
1
6
0
0
0,0
0,0
14,3
85,7
0,0
0,0
Cánh tay trái
0
0
0
0
0
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
Cánh tay phải
1
0
0
0
1
0
0
0,0
0,0
0,0
100
0,0
0,0
Lưng
8
0
0
3
5
0
0
0,0
0,0
37,5
62,5
0,0
0,0
Thắt lưng
16
0
1
5
10
0
0
0,0
6,2
31,3
62,5
0,0
0,0
Tổng
39
0
2
12
25
0
0
0,0
5,1
30,8
64,1
0,0
0,0
Ghi chú:Nguyên nhân:
1-Thao tác đơn điệu 2-Tần số thao tác 3-Tư thế xấu(cúi, vặn mình..)
4-Thời gian kéo dài 5-Thay đổi thời tiết 6-Nguyên nhân khác
Nhận xét
Nguyên nhân đau mỏi của nhóm công nhân may chủ yếu là do thời gian kéo dài (64,1%), các vị trí đau mỏi hay có tỷ lệ cao là cánh tay phải (100%), bả vai phải (85,7%). Đau mỏi do tư thế xấu có tỷ lệ là 30,8%, tập trung vào các vị trí như bả vai trái 50%, cổ (40%). Đau mỏi do tần số thao tác chỉ chiếm 5,1 % chỉ có ở cổ (20%), và lưng (6,2%). Đau mỏi do thao tác đơn điệu , do thay đổi thời tiết và do các nguyên nhân khác là không có.
So sánh với nhóm công nhân gò cho thấy: Đau mỏi của công nhân gò có nhiều nguyên nhân hơn công nhân may.
Bảng 32: Kết quả phân tích biện pháp can thiệp của nhóm công nhân gò
Stt
Vị trí
Số lần
Biện pháp can thiệp
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
40
0
2
13
25
0,0
5,0
32,5
62,5
Bả vai trái
58
0
1
16
41
0,0
1,7
27,6
70,7
Bả vai phải
61
0
3
14
44
0,0
4,9
23,0
72,1
Cánh tay trái
47
0
0
8
39
0,0
0,0
17,0
83,0
Cánh tay phải
52
0
0
11
41
0,0
0,0
21,2
78,8
Lưng
63
0
5
21
37
0,0
7,9
33,3
58,7
Thắt lưng
54
0
4
18
32
0,0
7,4
33,3
59,3
Tổng
375
0
15
101
259
0,0
4,0
26,9
69,1
Ghi chú: Biện pháp can thiệp: 1-Thuốc tây y 2-Thuốc đông y
3-Xoa bóp , tập luyện 4-Không can thiệp
Nhận xét
Đa số công nhân nhóm công nhân gò không dùng biện pháp can thiệp nào khi bị đau mỏi (69,1%), các vị trí thường không được áp dụng biên pháp gì là cánh tay trái (83%), cánh tay phải (78,8%). Cũng có công nhân sử dụng biện pháp là xoa bóp, tập luyện (16,9%), nó chỉ áp dụng ở các vị trí như thắt lưng (33,3%), lưng (33,3%), cổ (32,5%). Có một số ít công nhân dùng thuốc tây y (4,0%) , tập trung vào các vị trí như lưng và thắt lưng (7,4%). Không có công nhân nào dùng thuốc tây y.
Bảng 33: Kết quả phân tích biện pháp can thiệp của nhóm công nhân may
Stt
Vị trí
Số lần
Biện pháp can thiệp
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
1
2
3
4
Cổ
5
0
0
2
3
0,0
0,0
40,0
60,0
Bả vai trái
2
0
0
2
0
0,0
0,0
100
0,0
Bả vai phải
7
0
0
4
3
0,0
0,0
57,1
43,9
Cánh tay trái
0
0
0
0
0
0,0
0,0
0,0
0,0
Cánh tay phải
1
0
0
1
0
0,0
0,0
100
0,0
Lưng
8
0
0
2
6
0,0
0,0
25,0
75,0
Thắt lưng
16
1
0
11
4
6,2
0,0
25,0
68,8
Tổng
39
1
0
22
16
2,6
0,0
56,4
41,0
Ghi chú: Biện pháp can thiệp: 1-Thuốc tây y 2-Thuốc đông y
3-Xoa bóp , tập luyện 4-Không can thiệp
Nhận xét
Công nhân nhóm công nhân may phần lớn sử dụng biện pháp là xoa bóp và tập luyện (56,4%), sử dụng biện pháp này chủ yếu ở các vị trí như bả vai phải (100%), cánh tay phải (100%). Công nhân không sử dụng biện pháp can thiệp nào cũng chiếm tỷ lệ lớn (41,0%), các vị trí co tỷ lệ cao như lưng (75%), thắt lưng (68,8%), cổ (60%). Có một số ít dùng thuốc tây y (2,6%) chỉ áp dụng với thắt lưng. Không có ai dùng thuóc đông y.
3.3-Kết quả khảo sát, phân tích, bấm giờ thao tác và mô tả một số tư thế
Gò mũi: : Vì mỗi bên dây truyền bố trí 2 máy gò mũi: trái và phải. ở đây ta chọn máy gò mũi bên trái
Công đoạn được thực hiện trên máy gò mũi .Trình tự thao tác của công nhân như sau:
Stt
Trình tự thao tác
Thời gian (s)
Tay trái lấy nguyên công đưa vào máy
1
Hai tay chỉnh sao cho nguyên công vào đúng vị trí cần bắt mũi .
3
Chân phải ấn nút.Máy kẹp chặt phần mũi giày.
3/10
Hai tay kéo căng phần da 2 bên mang giầy.
3
Chân phải nhấn nút(lần 2), 2 bên mang giày bị kẹp chặt.
3/10
Bỏ hai tay ra, chân phải nhấn nút (lần 3)
4/10
Kết thúc công đoạn gò mũi.
8
Toàn bộ công đoạn gò mũi hết 7- 8s . Mỗi ngày (mùa vụ) , công nhân phải làm hơn 2000 đôi tức là, mỗi ngày hai tay của công nhân phải thực hiện hơn 2000 động tác, chân phải phải nhấn nút 6000 lần. Chân trái ở vị trí tĩnh trong suốt ca làm việc .Đây là công đoạn không tốn nhiều sức nhưng cường độ cao, tư thế chân ở vị trí không thoải mái ( Chân trái ở vị trí tĩnh, chân phải phải hoạt động rất nhiều). ở công đoạn này, các vị trí đau mỏi có mức độ rõ rệt như bả vai , cánh tay, lưng và thắt lưng.
Hình 4: Công nhân đang thao tác trên máy gò mũi
Gò hậu:
Trình tự thao tác trên máy gò hậu:
Stt
Trình tự thao tác
Thời gian (s)
Tay trái lấy nguyên công đưa vào vị trí của máy
2
Hai tay ép mạnh giầy vào máy
7/10
Chân phải nhấn nút
3/10
Kết thúc công đoạn gò hậu
3
Mỗi ngày công nhân phải làm trên 2000đôi (tức là hơn 4000 chiếc), vậy 2 tay phải thao tác trên 4000 lần. Chân phải hoạt động > 4000 đông tác. Công nhân phải đứng trong suốt ca làm việc. Lưng luôn phải chịu một trọng lượng từ phần trên của cơ thể. Sau ca làm việc những vị trí mà công nhân thường đau là bả vai , cánh tay, lưng và thắt lưng. Đây cũng là những vị trí mà ta chọn để phân tích các đặc điểm về đau mỏi.
Hình 5 : Công nhân đang thao tác trênmáy gò hậu
Gò mang:
Trình tự thao tấc trên máy gò mang như sau:
Stt
Trình tự thao tác
Thời gian (s)
Tay phải lấy nguyên công.
3/10
Hai tay giữ giầy đưa vào máy.Khi đưa hai tay phải ấn mạnh vào.
7/10
Đưa theo viền của giầy
2
Xoay theo chiều ngược lại.
2
Công đoạn này mất 5-6s .Mỗi ngày công nhân phải làm hơn 2000 đôi, nghĩa là phải làm hơn 4000 động tác . Đặc biệt là động tác ép mạnh vào máy làm cho công nhân bị tức ngực rất nhiều.Hai chân lúc nào cũng ở vị trí tĩnh. Mỗi ca làm việc , tay phải với lấy sản phẩm rất nhiều lần, dẫn đến đau mỏi vai và cánh tay.
Hình 6 : Công nhân đang thao tác trên máy gò mang
Trục định vị: Công đoạn này công nhân phải ngồi làm việc
Stt
Trình tự thao tác
Thời gian (s)
Tay phải lấy sản phẩm,đưa vào vị trí đã định sẵn
2
Chân phải nhấn nút, nguyên công bị kẹp chặt
3/10
Tay trái xoay giầy
2/10
Tay phải cầm bút đánh dấu theo đường viền giới hạn để quét keo
1
Chân nhấn nút
3/10
Tay phải đưa giầy ra .
2/10
Kết thúc công đoạn .
4
Công nhân phải thao tác trên 2000 chiếc mõi ngày, tức là 2 tay phải hoạt động > 2000 động tác , các đông tác ở đây chủ yếu là ở tay. Công đoạn này đòi hỏi phải chính xác nên công nhân khi làm việc phải cúi đầu xuống thấp. Điều này rất ảnh hưởng đến cổ, gây ra đau mỏi ở cổ.
Hình 7 : Công nhân đang thao tác trục định vị
Mài:
Trình tự thao tác trên máy mài như sau;
Stt
Trình tự thao tác
Thời gian (s)
Tay phải với nguyên công
3/10
Hai tay cầm giầy đưa vào máy mài
7/10
Hai tay ấn mạnh vào, đưa 2 theo đường viền giầy
2
Kết thúc công đoạn mài
3
Mỗi ngày công nhân phải làm trên 2000 chiếc giầy. Ước tính mỗi ngày, hai tay phải thực hiện hơn 2000 đông tác, tay phải với nguyên công. Công nhân phải ngối trong suốt ca làm việc, cổ phải cúi thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đên đau mỏi các vị trí như : cổ, bả vai, cánh tay, lưng và thắt lưng.
Hình 8 : Công nhân đang thao tác trên máy mài
Quét keo:
Công việc này không tốn nhiều sức, công nhân làm việc chỉ ngồi dọc theo dây truyền, một tay với sản phẩm. Tay kia cầm chổi quét keo lên bề mặt giầy đã được định vị trước.Tuy công việc không tốn nhiều sức nhưng các động tác lặp lại nhiều lần, thời gian ngồi lâu, tay phải với sản phẩm.
3.4-ứng dụng phương pháp OWAS vào phân tích một số tư thế lao động của công nhân.
Tiến hành nghiên cứu một số tư thế thao tác sau:
3
Trục định vị
5
Quét keo
1
Gò mang
2
Gò mũi
4
Gò hậu
6
May
Theo OWAS ta đánh giá các tư thế của lưng, tay và chân, ta có:
Hình 1 211
Hình 2 112
Hình 3 211
Hình 4 211
Hình 5 131
Hình 6 211
Tóm lại, theo OWAS thì ta có các nhóm:
211 có 3 tư thế – Hình 1,3,6
112 có 1 tư thế - Hình 2
131 có 1 tư thế – Hình 5
Tất cả các nhóm trên đều thuộc nhóm 1 .Đối chiếu với bảng ta thấy các tư thế không có hại.
IV-Nhận xét kết quả.
1- Kết quả nghiên cứu , hồi cứu số liệu.
- Sổ theo dõi sức khoẻ hàng ngày của Công ty cho thấy bệnh rối loạn cơ xương là một bệnh rất phổ biến ( Đứng thứ 3 trong tổng só 10 bệnh xuất hiện ở công ty).
- ở kết quả khám sức khoẻ điịnh kỳ ( Phụ lục) thì không thấy xuất hiện bệnh đau mỏi cơ xương nhưng theo kết quả hồi cứu số liệu, bệnh này lại khá phổ biến.
2- Kết quả phân tích phiếu điều tra.
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu : Đều có thể trạng trung bình của người Việt nam, độ tuổi tương đối trẻ, điều kiện làm việc bình thường 8h, phần lớn là thuận tay phải.
- Phân tích chung về đau mỏi:
+ ở công nhân gò số vị trí đau mỏi xuất hiện nhiều hơn công nhân may, đặc biệt ở văn phòng không xuất hiện đa mỏi.
+ Số vị trí đau mỏi của nữ công nhân gò nhiều hơn của công nhân may.
+ Mức độ đau mỏi tăng theo tuổi nghề cũng như thâm niên của công nhân.
- Qua tất cả các phiếu điều tra, thì nổi lên 7 vị trí đau mỏi hay gặp nhất ở công nhân là: Cổ, bả vai trái, bả vai phải, cánh tay trái, cánh tay phải, lưng và thắt lưng. Đây là các vị trí được lựa chọn để phân tích.
+ Mức độ đau mỏi: Hơi đau mỏi chiếm tỷ lệ lớn ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở nhóm nghiên cứu có xuất hiện mức rất đau mỏi.
Tần xuất đau mỏi: Phổ biến ở mức đau mỏi hàng ngày ở cả nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
Thời gian xuất hiện đau mỏi: Chủ yếu là ở trong ca làm việc .ở nhóm nghiên cứu, các vị trí đau mỏi xuất hiện trong ca làm việc nhiều hơn ở nhóm đối chứng, và mức độ cũng nặng hơn.
Thời gian kéo dài: thờ gian kéo dài một vài giờ rất phổ biến.ở nhóm nghiên cứu thời gian kéo dài trên một tháng có , còn ở nhóm đối chứng không có.
Nguyên nhân đau mỏi:Phần lớn công nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến đau mỏi là do tần số thao tác cao, tư thế xấu và thời gian kéo dài.ở văn phòng không thấy xuất hiện đau mỏi, điều này chứng tỏ mỗi công việc gây nên các vị trí đau mỏi khác nhau với cường độ ,tần xuất, thời gian xuất hiện và thời gian kéo dài đau mỏi khác nhau. Nó đặc trưng cho từng công đoạn và từng công việc .
Biện pháp can thiệp: Đa số công nhân không dùng biện pháp nào cả.Chỉ có một số dùng phương pháp xoa bóp và tập luyện.
Kết quả nghiên cứu các vị trí đau mỏi điển hình ở công nhân làm việc trên dây truyền sản xuất giày phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước về ĐKLV của nữ công nhân trong thời kỳ đổi mới do Viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ thực hiện.
ở nghành cơ khí , ta thấy các vị trí đau mỏi thường xảy ra là : Cổ, bả vai trái, bả vai phải, lưng , thắt lưng, đầu gối trái và đầu gối phải. Còn ở ngành Da giày, các vị trí đau mỏi lại là: Cổ, bả vai trái, bả vai phải, cánh tay trái, cánh tay phải, lưng và thắt lưng. Điều này đã chứng tỏ, điều kiện làm việc, tính chất công việc khác nhau sẽ gây lên các vị trí đau mỏi khác nhau. Ngành cơ khí, công việc đòi hỏi phải sử dụng nhiều sức lực. ở ngành Da giày , công nhân không phải dùng nhiều sức (chỉ trừ một số công đoạn như : gò mang..) , mà công việc ở đây đòi hỏi cường độ cao, các động tác lặp lại nhiều lần, đơn điệu.Cánh tay hoạt động rất nhiều, đây là nguyên nhân dẫn đến đau mỏi bả vai và cánh tay. Đau mỏi ở lưng, thắt lưng và cổ là do tư thế làm việc xấu, thời gian kéo dài.
3- Kết quả khảo sát, phân tích, bấm giờ thao tác và mô tả 1 số tư thế theo phương pháp OWAS.
- Phân tích tư thế thao tác qua biện pháp bấm giờ, thấy mức độ lặp đi lặp lại của các vị trí :Cổ , bả vai, cánh tay, lưng và thắt lưng là rất cao.Chân luôn làm viêc ở vị trí tĩnh.Kết quả này phù hợp với kết quả phiếu điều tra.
- Các tư thế được phân tích đều không có hại.
Tất cả các phương pháp nghiên cứu đều chỉ ra rằng: Trong các bệnh mà công nhân Da giày hay mắc phải thì bệnh rối loạn cơ xương là khá phổ biến ( đứng thứ 3 trong tổng số 10 bệnh hay gặp ở Công ty ), nó được thể hiện thông qua số ngày nghỉ của công nhân. Nghiên cứu đối với công nhân làm việc trên dây truyền sản xuất giày cho thấy, ở hầu hết các vị trí đều cảm thấy đau mỏi (26/27), trong đó có các vị trí mà số lần đau mỏi rất cao như : Lưng (100%), bả vai trái (92,1%), bả vai phải (96,8%), thắt lưng (85,7%), cánh tay phải (85,2%), cánh tay trái (74,6%), cổ (63,5%). Đây chính là các vị trí mà ta chọn để phân tích các đặc điểm về đau mỏi. Phương pháp bấm giờ mô tả , tập trung vào mô tả các công đoạn điển hình như gò mang, gò hậu…cũng đã chỉ ra rằng cường độ lao động cao, thao tác đơn điệu, thời gian làm việc lâu gây đau mỏi các vị trí đa chọn để nghiên cứu. ở phương pháp OWAS các tư thế được chọn không có ảnh hưởng gì đến đau mỏi , điều này chứng tỏ tính chất công việc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau mỏi.
Đau mỏi cơ xương là hậu quả của bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp, là bệnh được các nước công nghiệp đền bù, bảo hiểm. Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy bệnh đau mỏi cơ xương là bệnh phổ biến, phải được quan tâm và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu đau mỏi.
Chương IV
nhận xét và kiến nghị
Nhận xét về thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty.
Ưu điểm:
Công tác tổ chức :
Xác định được tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, nên công ty đã rất chú trọng thực hiện nó.Mô hình công tác bảo hộ lao động được thực hiện đúng theo thông tư 14/1998-TTLT-BYT-TLĐLĐVN ngỳa 31/10/1998. Gồm có hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận bảo hộ lao động, phòng y tế, công đoàn và mạng lưới an toàn vệ sinh viên .Hằng năm, công đoàn và hội đồng BHLĐ kết hợp với ban lãnh đạo công ty đều có những cuộc họp tổng kết những việc đã làm được và chưa làm được khi thực hiện công tác BHLĐ , từ đó lập kế hoạch hoạt động cho năm tới.
Ngoài ra, các biểu ngữ, băng rôn, ghi các khẩu hiệu về an toàn lao động cũng được thực hiện đầy đủ.
Kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động
Kỹ thuật an toàn: Do mới chuyển sang địa điểm mới nên 100% máy móc thiết bị của Công ty đang sử dụng đã được kiểm ra , bảo dưỡng và lắp đặt lại an toàn; đã mua sắm đầy đủ các phụ tùng thay thế, sửa chữa cho tất cả các máy móc thiết bị bị hư hỏng do sự cố kỹ thuật hoặc do sử dụng lâu ngày bị dơ mòn; tất cả các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều dược kiểm tra, kiểm định đúng thời hạn; Toàn bộ máy móc thiết bị của các phân xưởng và trạm biến áp do mới xây dựng và lắp đặt nên đã được kiểm ta đo điện trở nối đất trước khi đưa vào sử dụng; Hệ thống cung cấp điện của Công ty được đầu tư mới hoàn toàn với các thiết bị đóng cắt điện hiện đại đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vận hành.Đã tổ chức đào tại mới và đào tại lại cho 100% công nhân sử dụng máy chặt là các thiết bị có yêu cầu cao về an toàn. Đã sao, ép plastic và cấp phát bổ sung cho tất cả các phân xưởng các hướng dẫn sử dụng, vận hành các loại máy móc thiế bị sản xuất; hệ thống biển báo, chỉ dẫn lối thoát hiểm và chỉ dẫn khu vực trọng yếu đã được mua và trang bị cho các phân xưởng.
Vệ sinh lao động: Điều kiện nhà xưởng, nơi làm việc, chiếu sáng, thông gió…đều phù hợp vì Công ty mới được xây dựng.
PCCN: Đã mua sắm được các thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy (bình khí CO2 ; bình bột MFZ4), các máy bơm,họng nước, trụ nước chữa cháy ngoài trời.Và có đầy đủ các hệ thống biển báo và hướng dẫn công tác PCCC . Đã tổ chức tập huấn tại chỗ cách vận hành máy bơm, chưa cháy bằng nước,bình chữa cháy cho bảo vệ và các an toàn vệ sinh viên.
PTBVCN: Công ty đã mua sắm và cấp phát trang thiết bị bảo vệ cá nhân như áo BHLĐ, găng tay , khẩu trang cho Cơ điện và các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với hoá chất.
Thực hiện luật pháp chế độ chính sách: Hệ thống các văn bản pháp luật chính sách BHLĐ tại Công ty tương đối đầy đủ và hoàn thiện .Công ty luôn bám sát các văn bản pháp luật của Nhà Nước, các thông tư, nghị định,chính sách liên quan đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .
2-Những tồn tại
- Về công tác tổ chức :Mạng lưới an toàn vệ sinh viên còn mỏng, hoạt động chưa có hiệu quả. Nhận thức của các an toàn vệ sinh viên về BHLĐ còn thấp.Công ty chưa có chế độ thưởng phạt cho các an toàn vệ sinh viên.
- Trong phân xưởng nồng độ hoá chất còn cao, chưa sử lý được. Đây là nguyên nhân gây các bệnh về đau đầu, tai mũi họng, viêm kết mạc ở công nhân.
-Việc cấp phát PTBVCN không thường xuyên chỉ cấp phát cho những công nhân mói, không đầy đủ : chưa có giày BHLĐ
- Tình hình khám sức khoẻ định kỳ không thực hiện thường xuyên : chỉ khám cho một bộ phận công nhân, không khám hết cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty. Chưa thực hiên khấm đùng thời gian quy định là 1 năm một lần với công việc không độc hại.
- Huấn luyện đào tạo cho mạng lưới ATVSV chưa thực hiện.
- Việc kiểm tra định kỳ môi trương lao động không được thực hiện .
- Bệnh đau mỏi cơ xương là một bệnh phổ biến trong Công ty, đặc biệt là đối với công nhân gò. Nó không những làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, gây thiệt hại về kinh tế, nhưng bệnh này vẫn chưa được quan tâm thích đáng.
II-Các kiến nghị
2.1- Kiến nghị về biện pháp nhằm giảm các yếu tố có hại
- Về mặt tổ chức: Cần phải thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên nhiều hơn nữa, các an toàn vệ sinh viên này phải được trang bị kiến thức đầy đủ về bảo hộ lao động. Và Công ty phải có các chế độ khen thưởng , tiền hàng tháng khi hoạt động trong mạng lứi này.
- Tổ chức thông gió , hút hơi khí độc ở công đoạn quét keo, để giảm nồng độ hơi khí độc .
- Về PTBVCN thì Công ty phải cấp phát một cách đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Và phải cáp phát lại trong một khoảng thời gian nào đấy.
-Tổ chức tập huấn về an toàn lao động, PCCN cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty, đặc biệt là các an toàn vệ sinh viên.
- Tình hình khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân phải được duy trì khám đúng thời hạn quy định.
2.2- Kiến nghị nhằm làm giảm đau mỏi cơ xương.
a- Tổ chức lao động
- Bố trí chỗ làm việc hợp lý, sao cho công nhân khi làm không phải quá với mới lấy được sản phẩm. Tránh các động tác xấu.
- Tổ chức thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Vì cường độ lao động cao nên nếu có thể bố trí thời gian nghỉ ngắn 5 -10 phút, để công nhân giải lao tại chỗ, lấy lại sức và để các vị trí của cơ thể được thoải mái. áp dụng bài tập thể dục giữa giờ ( các bài tập thả lỏng cơ bắp, thở sâu , thư giãn…)
- Tuỳ thuộc vào độ tuổi , giới tính thì bố trí họ vào những công việc khác nhau.
- Tổ chức luân phiên, luân chuyển công nhân, tránh tập trung vào một vị trí nhất định ( Đối với những công việc không đòi hỏi khó )
b- Chăm sóc sứckhoẻ công nhân.
- Tuyển chọn công nhân trước khi vào làm, để từ đó bố trí chỗ làm việc cho hợp lý.
Khám tuyển dụng theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Khám sức khoẻ địng kỳ 1 năm hoặc 6 tháng theo qyu định của Thông tư 13/BYT-TT (24/10/1996) tránh thực hiện hình thức và khám cho một số công nhân đại diện.
Khám bệnh nghề nghiệp được tiến hành theo “ Tiêu chuẩn chuẩn đoán Bệnh nghề nghiệp” theo Thông tư 08/1998/BYT-BLĐTBXH.
Bệnh liên quan đến rối loạn cơ xương nghề nghiệp đã được một số nước trên thế giới công nhận là bệnh nghề nghiệp như: Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Điển….Năm 1991 , tổ chức lao động quốc tế (ILO) xếp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp và được bảo hiểm.ở nước ta, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp chưa được xếp vào danh mục bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, qua khoá luận này, với mong muốn làm sáng tỏ hơn tình hình bệnh rối loạn cơ xương trong nhiều ngành công nghiệp nói chung và ngành Da giày nói riêng. Mong y tế của Công ty, người sử dụng lao động, Sở công nghiệp, Bộ công nghiệp, Bộ y tế nghiên cứu thêm và đưa bệnh rối loạn cơ xương nghề nghiệp bổ xung vào danh mục các bệnh nghề ngiệp được bảo hiểm.
Tài liệu tham khảo
============ & ============
1. Bộ lao động thương binh và xã hội: Bảo hộ lao động ( Tài liệu huấn luyện người sử dụng lao động). Xuất bản lần thứ 2. Nhà xuất bản lao động – xã hội (2002).
2. Chủ tịch hội đồng BHLĐ: Báo cáo Tổng kết công tác an toàn bảo hộ lao động năm 2004 và kế hoạch Bảo hộ lao động năm 2005 của Công ty Giày Ngọc Hà. Ngày 20 tháng 02 năm2005
3. Sở Y tế Hà Nội, trung tâm vệ sinh dịch tễ Hà Nội: Kết quả kiểm tra môi trường . Ngày 25 tháng 7 năm 2003
4.TS. Nguyễn Thế Công và các cộng sự: Đề tài cấp nhà nước “Khảo sát điều kiện lao động, đề xuất cơ sở khoa học và các giải pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ cho nữ công nhân, viên chức và lao động trong thời kỳ đầu CNH-HĐH đất nước”. Thực hiện từ năm 1999 đến năm2002.
5. TS. Nguyễn Thê Công, Ths. Phan Hạnh Dung : Ecgônômi ứng dụng trong BHLĐ (tổng luận phân tích). Năm 1990
6. Helsinki Finland : Phương pháp OWAS . Thuỵ Điển, năm 1992
7. PGS – TS . Nguyễn An Lương, TS. Nguyễn Thế Công, TS. Lê Vân Trình, TS. Shinya Matsuda: Nghiên cứu, đánh giá môi trường lao động, tình trạng an toàn VSLĐ và sức khoẻ trong một số cơ sở sản xuất, có đầu tư công nghệ nước ngoài ở Việt nam. VJCP/96/02.
8. PGS – TS . Nguyễn An Lương, TS. Nguyễn Thế Công, TS. Lê Vân Trình, TS. Shinya Matsuda : Vấn đề tiếp nhận công nghệ mới và những ảnh hưởng của nó đến vấn đề an toàn môi trường và sức khoẻơr Việt nam . VJCP/94/01
9. TS. Nguyễn Thế Công, PGS – TS. Nguyễn An Lương: Báo cáo kết quả khảo sát AT-VSLĐ ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt nam. Dự án INT/95/M10/DAN Hà Nội 1997.
10. TS. Nguyễn Thế Công : Điều kiện làm việc và sức khoẻ nghề nghiệp của lao động nữ. Năm 2004
11. Present Status of Japanese Industrial Safety and Health (JISHA) 2001 Edition
12. Present Status of Japanese Industrial Safety and Health (JISHA) 2002 Edition
13. Sinh viên: Kiều Đình Long, Trường ĐH Công Đoàn : “ Khảo sát công tác BHLĐ và bước đầu điều tra tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí”. Tháng 5 năm 2003.
14. Sinh viên: Phùng Ngọc ánh ,Trường ĐH Công Đoàn : “ Khảo sát tình hình đau mỏi cơ xương của công nhân Công ty Cơ khí Hà Nội”. Thang 5 năm 2004.
15. TS. Nguyễn Thế Công : “ Thực trạng ĐKLV trong các cơ sở sản xuất Da giầy và những giải pháp chủ yếu cải thiện ĐKLV, bảo vệ sức khoẻ nữ CNVC-LĐ ngành Da giày”. Tạp chí BHLĐ Số 4 năm 2004. Trang 8-14.
16. Sinh viên : Vũ Thị Minh Huệ. Báo cáo thực tập tốt nghiệp “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác BHLĐ ở Công ty giày Ngọc Hà”. Khoá V, lớp D, Trường CĐ Lao động- Xã hội. Tháng7 năm 2004.
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của Công ty nơi thực tập
Nhận xét của giáo viên phản biện
Danh mục các từ viết tắt
ATLĐ : An toàn lao động
ATVSV : An toàn vệ sinh viên
ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động
BHLĐ : Bảo hộ lao động
CCĐK : Cơ cấu điều khiển
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTAT : Kỹ thuật an toàn
KTVS : Kỹ thuật vệ sinh
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
PCCN : Phòng chống cháy nổ
PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân
PTPATT : Phương tiên phản ánh thông tin
TT : Thông tin
Mục lục
Phụ lục 1
Kế hoạch BHLĐ năm 2005
Phụ lục 2
mẫu Phiếu điều tra
Phụ lục 3
Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2003
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT246.doc