Điều tra khảo sát hiện trạng các nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và đề xuất quy hoạch, xây dựng nghĩa trang sinh thái, hợp vệ sinh

LỜI CẢM MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD5 - Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C - đo trong 5 ngày) COD - Chemical Oxygen Demard (Nhu cầu oxy hóa học) SS - Suspended Solid (Chất rắn lơ lửng) CTCC - Công trình công cộng DO - Ôxy hòa tan KDC - Khu dân cư NMN - Nhà máy nước PCCC - Phòng cháy chữa cháy TCVN - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam TDTT - Thể dục thể thao UBND - Ủy Ban Nhân Dân WHO - Tổ chức Y tế Thế giới XD - Xây dựng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Điều tra khảo sát hiện trạng các nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và đề xuất quy hoạch, xây dựng nghĩa trang sinh thái, hợp vệ sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng Bảng 1.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng Bảng 1.3. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường Bảng 1.4. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn Bảng 1.5. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 1.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Bảng 1.7. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải Bảng 2.1. Phân loại độ bền vững khí quyển (passquill, 1961) Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC) Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) Bảng 2.4. Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Bảng 2.5. Tốc độ gió tại Trạm Vũng Tàu (m/s) Bảng 2.6. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Vị trí các nghĩa trang vừa và nhỏ trong khu dân cư Hình 3.2. Hiện trạng khác nhau của các nghĩa trang Hình 4.1. Khuôn viên của một mộ phần trong nghĩa trang Hình 4.2. Một số ngôi mộ khá khang trang trong công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên Hình 4.3. Một góc nghĩa trang công viên Bình Dương Hình 4.4. Một số mô hình mộ Hình 4.5. Mô hình của bể lắng nước mưa chảy tràn Hình 4.6. Sơ đồ công nghệ của bể tự hoại cải tiến (BASTAF) MỞ ĐẦU SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN Từ xưa đến nay việc đầu tư xây dựng khu nghĩa trang là một trong những truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương trong mai táng người quá cố. Hiện nay người quá cố thường được chôn cất theo các phương thức: thiên táng, địa táng, hoả táng, thuỷ táng và ướp táng tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia thường sử dụng cả 2 hình thức địa táng và hoả táng kết hợp lưu táng. Trong đó, ưu tiên cho hình thức hoả táng. Những nơi linh thiêng này được quy hoạch trang trọng dạng công viên có những khu tưởng niệm nguy nga, tạo cho người ở lại và người ra đi sự nhẹ nhõm, gần gũi; làm vơi bớt nỗi mất mát lớn vừa trải qua; và đây cũng là điểm hòa hợp âm dương hài hoà nhất. Ở Việt Nam, đó là vấn đề tâm linh nên ít được mọi người quan tâm, xem xét. Hình thức thường vẫn được áp dụng là địa táng và chỉ mới một phần nhỏ người dân chấp nhận hỏa táng. Dưới hình thức địa táng, mỗi một phần mộ chiếm từ 4 đến 10m2 . Đó là còn chưa tính đến khu vực nghĩa trang của các dòng họ, thường nằm trên một diện tích rất lớn. Cũng với đó là việc xây đắp lăng mộ rất cầu kì một cách không cần thiết, gây ra một sự lãng phí không đáng có cả về tài nguyên cũng như kinh tế. Đặc biệt là các vùng nông thôn, việc chôn cất người đã mất còn ảnh hưởng tính tâm linh. Do quỹ đất còn nhiều nên hầu hết người dân vẫn chôn cất người quá cố trong vườn hoặc trong khu vực nhà mình. Chính điều này đã làm giúp cho những người đang sống có cơ hội được thăm nom chăm sóc mộ phần của người đã mất, nhưng cũng đồng thời gây ra những tác động môi trường đáng kể. Không quan tâm đến cấu trúc địa chất, cấu trúc tầng nước ngầm, đa phần huyệt được đào sâu 2 – 3m, không có biện pháp nào cách ly sự phân hủy đến môi trường. Chính vì vậy, những tác động ô nhiễm môi trường liên quan đến ô nhiễm đất, nước ngầm và nguy cơ dịch bệnh là rất đáng kể. Từ trước tới nay, tập quán mai táng của nhân dân trên địa bàn huyện Long Điền thường mỗi dòng họ lập những nghĩa trang riêng lẽ. Tập quán này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch của địa phương trong thời kỳ đổi mới và ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Huyện Long Điền hiện nay chưa có nghĩa trang tập trung. Vì thế, một số vùng, dân cư mới gặp nhiều khó khăn khi có thân nhân qua đời thường phải mai táng ở các địa phương khác. Huyện Long Điền là một huyện còn hoang sơ và thiếu sự đầu tư. Môi trường đang dần bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ đặt ra là phải quy hoạch nghĩa trang tập trung, hạn chế những tác động môi trường của việc chôn cất ngay trong nhà, hạn chế các nghĩa trang vừa và nhỏ, hạn chế những tác động môi trường, dịch bệnh .Thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh’’. Nhằm giải quyết các vấn đề trên. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN - Điều tra, khảo sát hiện trang các khu nghĩ trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền – Tỉnh Ba Ria- Vũng Tàu - Đề xuất phương án quy hoạch xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tổng quan về các hình thức mai tang. Tổng quan về nghĩa trang và các vấn đề môi trường phát sinh từ nghĩa trang. Tổng quan về tình hình TN-KT-XH khu vực Huyện Long Điền và các vấn đề môi trường. Điều tra, khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền. Đề xuất xây dựng Khu nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu nhập và tổng hợp thông tin. Phương pháp thực địa. Phương pháp dự báo. Phương pháp phân tích, đánh giá. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN 5.1 Ý nghĩa khoa học Đưa ra một mô hình sinh thái đô thị mới mang định hướng sinh thái, trong đó các chất thải đều được tiêu hủy hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra một môi trường cảnh quan thân thiện hơn. 5.2 Ý nghĩa thực tế Giải quyết được vấn đề văn hóa và môi trường của địa phương Trở thành mô hình thực tiễn và có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác Thay đổi tập tục, cải tiến vấn đề môi trường địa phương Cải tiến được thói quen tồn tại bao đời của người dân, tạo một nếp sống mới văn minh, tạo tiền đề tốt cho môi trường nông thôn Việc quy hoạch xây dựng một mô hình Nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh cho huyện Long Điền sẽ là bước đầu tiên qua đó có thể rút ra những bài học cần thiết trước khi có thể đưa mô hình này áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Trước mắt, nghĩa trang tập trung huyện Long Điền sẽ giải quyết được những khó khăn về quy hoạch, môi trường và có nơi an táng được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, ổn định tư tưởng thân nhân người quá cố. Vì vậy, việc quy hoạch xây dựng các Khu nghĩa trang tập trung huyện Long Điền thành một địa chỉ tâm linh, văn hoá, giáo dục truyền thống, tưởng niệm người đã khuất và là nơi du lịch hoà hợp âm dương là phù hợp với ý tưởng của người dân và phù hợp với văn hoá dân tộc. Đồng thời kiểm soát được các tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí. Đây là đề tài mới mẻ, ít được mọi người quan tâm, áp dụng nhưng rất gần gũi và thực tế. Đề tài sẽ không thề tránh khỏi những sai sót và những ý kiến chủ quan những đáng để được xem xét, triển khai đưa vào thực tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA TRANG, CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG KHÁI NIỆM VỀ NGHĨA TRANG Nghĩa trang: là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch. Nghĩa trang đô thị: Là nơi an táng thi hài, hài cốt được sử dụng cho mọi đối tượng dân cư sinh sống tại đô thị và khu vực lân cận khi có nhu cầu và được chính quyền địa phương đồng ý. Nghĩa trang thành phần: Là nghĩa trang sử dụng một hình thức táng. CÁC HÌNH THỨC TÁNG Táng: Là công việc thực hiện lưu giữ thi hài, hoặc hài cốt. Hoả táng: Là công nghệ dùng nhiệt độ cao, để thiêu đốt thi hài. Hậu hoả táng: Là công việc thực hiện sau khi hoả táng thi hài, hài cốt. Nước rỉ: Nước sinh ra từ huyệt mộ trong quá trình phân huỷ tự nhiên của thi hài, hài cốt. Địa táng: Là hình thức chôn thi hài, hài cốt xuống mặt đất. Địa hoả táng: Là hình thức chôn tro thi hài, hài cốt sau khi đã hoả táng thi hài, hài cốt. Nhà lưu tro: Công trình kiến trúc lưu giữ tro thi hài, hài cốt sau khi hoả táng. Hung táng: Là hình thức địa táng lần đầu thi hài (3 - 5 năm) để quá trình phân huỷ các tổ chức tế bào phần mềm cơ thể người chết xảy ra hoàn toàn. Cát táng: Là hình thức địa táng hài cốt sau hung táng. Hài cốt sau hung táng sẽ được chuyển sang vị trí huyệt mộ khác (còn gọi là cải táng, sang cát). Chôn một lần: Là hình thức địa táng vĩnh viễn thi hài không phải qua giai đoạn cải táng. Lưu táng: Là hình thức táng sử dụng các chất hoá học để giữ gìn lâu dài hình hài của người đã chết. Đa hình táng: Là dùng nhiều hình thức mai táng khác nhau (từ 2 hình thức mai táng trở lên). Địa tĩnh: Là phần đất thuộc mộ phần xung quanh huyệt mộ. Mộ phần: Là phần đất an táng thi hài bao gồm có huyệt mộ và phần địa tĩnh xung quanh. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG 1.3.1 Các vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng nghĩa trang 1.3.1.1 Các nguồn gây tác động - Các nguồn gây ảnh hưởng có liên quan đến chất thải Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông trong nội bộ khu nghĩa trang, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 1 Giải phóng, san lấp mặt bằng Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển đất, đá, cát,… 2 Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, bến bãi, kho chứa, công viên,.. Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. 3 Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước, ... Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. 4 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án. Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,… 5 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình Các thùng chứa xăng dầu. 6 Sinh hoạt của công nhân tại công trường Sinh hoạt của công nhân viên trên công trường - Các vấn đề không liên quan đến chất thải Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng được trình bày trong bảng 1.2. Bảng 1.2 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng Stt Nguồn gây tác động 1 Quá trình giải phóng mặt bằng, tranh chấp đền bù 2 Xói mòn, bồi lắng rạch, suối khu vực dự án 3 Biến đổi vi khí hậu 4 Biến đổi đa dạng sinh học, suy thoái thảm thực vật 5 Sự tập trung lượng lớn công nhân gây ra xáo trộn đời sống xã hội địa phương Tác động đến môi trường Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nghĩa trang sẽ gây tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân nằm trong diện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất xây dựng. Những tác động bao gồm: Gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân trong khu vực như mất công việc làm, mất đất nông nghiệp, thay đổi nghề nghiệp. Gia tăng các tác động xã hội như gia tăng số người hoạt động dịch vụ, gây mất trật tự an ninh tại khu vực do di dân cơ học từ những nơi khác đến làm công nhân, buôn bán, dịch vụ. a. Không khí (1). Nguồn gây ô nhiễm Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho nghĩa trang, chất lượng không khí bị tác động do những nguyên nhân: Bụi phát sinh do san lấp gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực. Bụi phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng. Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động. Bức xạ nhiệt từ quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường. Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh. Bụi sinh ra do công tác chặt phá cây xanh, thảm thực vật gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực. Mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân. (2). Đặc trưng ô nhiễm không khí Ô nhiễm bụi đất, cát Các loại vật liệu xây dựng cho nghĩa trang sẽ do bên cung cấp đảm nhận. Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói… Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải b. Nước thải - Nguồn gây ô nhiễm Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho nghĩa trang, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân: Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực nghĩa trang có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Diện tích cây xanh, thảm thực vật ven đường bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngoài ra đất đá thải có thể phá hủy thảm thực vật tại chỗ và gây thêm xói mòm. - Đặc trưng ô nhiễm nước Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực nghĩa trang là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác. Do đặc tính sinh hoạt ở đây là sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm tầng nông chưa qua giai đoạn xử lý nên khả năng lan truyền nhiễm bệnh qua chu trình thức ăn là rất lớn. Trong quá trình xây dựng sẽ có công nhân làm việc tại khu vực dự án. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 1.3 Bảng 1.3 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người đưa vào môi trường Stt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Nguồn: Tổ chức y tế thế giới - WHO Nhận xét: nước thải sinh hoạt sẽ có nồng độ các chất ô nhiễm vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14 : 2008/BTNMT, vì vậy cần phải được xử lý trước khi thải ta môi trường. c. Rác thải - Nguồn gốc phát sinh: Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu bao gồm: + Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nghĩa trang; + Các phế phẩm xây dựng như các mẩu sắt, gỗ, bao bì, ... - Khối lượng rác thải: Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực nghĩa trang thải ra từ 0,5 – 0,7 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt bao gồm những loại rác hữu cơ, dễ phân huỷ như thức ăn dư thừa, vỏ trái cây… và rác vô cơ như bao bì, nylon. Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực xây dựng nghĩa trang có 50 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 25 - 35 kg/ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân huỷ chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nước mặt. Lượng rác thải từ phế phẩm xây dựng sinh ra tương đối lớn, tuy nhiên nó được thu gom và tái sử dụng vào mục khác. Các vấn đề trong giai đoạn hoạt động Các nguồn gây tác động a. Môi trường không khí Bụi và khói phát sinh từ các phương tiện vận chuyển Do hiện tại những khu vực xây dựng nghĩa trang thường nằm gần những đường lớn, đó là những đoạn đường đã được bê tông hoá nên nguồn phát sinh bụi, khói chủ yếu là từ các quá trình hoạt động của các phương tiện bốc xếp, vận chuyển vật liệu xây dựng, của các phương tiện do người thân đưa thân nhân đi an táng, thăm nom và cúng viếng khi ra vào Nghĩa trang. Và một phần từ quá trình đốt giấy tiền, vàng mã cùng các đồ dung cá nhân của người đã khuất. Khí sinh ra từ hoạt động cải táng và từ các mộ Các chất ô nhiễm không khí trong quá trình Nghĩa trang đi vào hoạt động được sinh ra là: NH3, H2S và Photpho, CH4. Các chất khí này được phát sinh từ sự phân huỷ các Protein và các chất hữu cơ trong mộ và đặc biệt từ quá trình cải táng. b. Môi trường nước Nước thải sinh hoạt: thải ra từ các khu văn phòng cơ quan, khu nghỉ chân của thân nhân, người chôn cất xây dựng mộ , … Nước thải từ các phần mộ: chủ yếu do các chất hữu cơ phân hủy từ các ngôi mộ bao gồm: chất phóng xạ, chất gây ung thư, mùi hôi thối và mỡ người chết Nước mưa chảy tràn. c, Môi trường đất Trong quá trình hoạt động, những tác động, ảnh hưởng do quá trình phân hủy xác chết đến môi trường đất là rõ rệt và mạnh mẽ nhất. d, Chất thải rắn Trong khu vực dự án, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như sau: Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và thân nhân đến thăm: Bao gồm các loại bao bì, giấy loại, túi nylon, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, xà bần… Chất thải rắn từ dự án: cườm, hoa, giấy tiền, vàng mã … Chất thải rắn nguồn gốc từ thực vật trong khu dự án: lá cây, cành cây khô … 1.3.2.2 Tác động đến môi trường a. Môi trường không khí Trong quá trình hoạt động, nguyên liệu (cát, đá, ximăng…) được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ. Các phương tiện vận tải này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Tuy nhiên lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và khó thu gom nên rất khó trong việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này. Ở các khu nghĩa trang, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy, xe ô tô chiếm số lượng ít hơn. Theo ước tính, sẽ có ít nhất khoảng 60 - 70 xe gắn máy và khoảng 5 - 7 xe ô tô ra vào khu quy hoạch trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NO2, CO, THC. Đặc biệt, vào các ngày lễ tết, cùng với sự gia tăng số lượng xe ra vào khu vực, tải lượng ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông cơ giới cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với ngày thường. Sự ô nhiễm không khí hầu như chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình chôn lấp - tức là sau khi chôn 10 ngày đến 1 tháng. Trong giai đọan này sự thối rữa xác chết xảy ra trong điều kiện yếm khí hoặc vi hiếu khí tạo ra các sản phẩm có độc tính cao. Khí độc dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí đặc biệt trong quá trình cải táng gây mùi hôi thối, ô nhiễm không khí. Các chất khí được sinh ra từ sự phân huỷ của Protein và các chất hữu cơ là: NH3, H2S, Photpho, CH4, mercaptan và sunfit hữu cơ. Tiếng ồn và rung động phát sinh chủ yếu từ môtơ vận hành máy móc thiết bị (chủ yếu trong quá trình trộn bê tông để xây dựng mộ). Ngoài ra, hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khuôn viên dự án cũng gây ra tiếng ồn nhưng nguồn ồn này phát ra không lớn và có tính gián đoạn nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh. Khói nhang và khói từ vàng mã do thân nhân đốt khi đến thăm chỉ ảnh hưởng cục bộ khu dự án. Trong những ngày cuối năm hoặc đầu năm, lượng khói tăng lên gây ngột ngạt nhưng lượng khói này không lớn và có tính gián đoạn, ảnh hưởng ít đến môi trường. Nhận xét chung về ô nhiễm không khí: - Ô nhiễm không khí tại khu nghĩa trang tập trung huyện Long Điền chủ yếu do hoạt động giao thông. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường phố như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, tăng cường diện tích cây xanh và quản lý chất lượng xe cộ ra vào khu vực dự án như hạn chế các loại xe cũ, lạc hậu. - Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, khí sinh ra từ các ngôi mộ … nhưng có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 1.4 Bảng 1.4 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn Stt Thông số Tác động 01 Bụi Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá 02 Khí axít (SOx, NOx). Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu. SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu. Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng. Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa. Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái. 03 Oxyt cacbon(CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin. 04 Khí cacbonic (CO2) Gây rối loạn hô hấp phổi. Gây hiệu ứng nhà kính. Tác hại đến hệ sinh thái. 05 Hydrocarbon Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong. 06 Khí NH3  Có mùi khó chịu. Nếu hít nhiều amoniac sẽ bị bỏng đường hô hấp (rát cổ họng). 07 Khí Phốt pho Phốtpho tinh khiết bắt cháy ngay trong không khí và tạo ra khói trắng chứa pentôxít phốtpho. 08 Khí H2S và mercaptan Đây là chất khí có mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường 09 Khí CH4 Nguy hiểm đối với sức khỏe là nó có thể gây bỏng nhiệt. Nó dễ cháy và có thể tác dụng với không khí tạo ra sản phẩm dễ cháy nổ. Mêtan rất hoạt động đối với các chất ôxi hoá, halogen và một vài hợp chất của halogen. Mêtan là một chất gây ngạt và có thể thay thế ôxy trong điều kiện bình thường. Ngạt hơi có thể xảy ra nếu mật độ oxy hạ xuống dưới 18%. Ngoài ra CH4 cũng là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính mạnh. 10 Độ ồn Gây khó chịu, ức chế thần kinh, giảm sự chú ý, năng suất lao động. Gây tổn thương ngoại tai, choáng váng, ù tai, đau tai trong, giảm thính giác. b. Môi trường nước Nước thải sinh hoạt Nước thải phát sinh trong giai đoạn này cũng chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Số người tham gia trong giai đoạn này ước tính có khoảng 100 người tuy nhiên lượng nước thải phát sinh không nhiều vì họ chỉ đến nghĩa trang trong thời gian rất ngắn, sau khi chôn cất xong thì lại ra về. Như vậy lượng nước thải cũng chủ yếu là do những người sống trong nghĩa trang thải ra. Trung bình nước thải cho mỗi người tham gia đưa tang thải ra khoảng 45 l/ngày. Trung bình nước thải cho mỗi người sống và hoạt động tại khu nghĩa trang khoảng 120 l/ngày. Như vậy tổng lượng nước thải ra trong giai đoạn này là: 45 x 100 + 10 x 120 = 4.700 l/ngày Như vậy tổng lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn này khoảng 4.700 l/ngày Bảng 1.5 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) Khối lượng (kg/ngày) 1 BOD5 45 – 54 351 – 421,2 2 COD 72 – 102 561,6 – 795,6 3 SS 70 – 145 546 – 1.131 4 Tổng Nitơ 6 – 12 46,8 – 93,6 5 Amôni 2,4 – 4,8 18,72 – 37,44 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 1.6 Bảng 1.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm Không xử lý QCVN 14 : 2008/BTNMT Cột B (mg/l) 1 BOD5 469 – 563 50 2 COD 750 – 1063 - 3 SS 729 – 1510 100 4 Dầu mỡ 104 – 313 20 5 Tổng Nitơ 63 – 125 - 6 Amôni 25,0 –50,0 10 7 Tổng Phospho 8,3 – 46,7 - Nhận xét: nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất ô nhiễm vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14 : 2008/BTNMT Cột B rất nhiều lần, vì vậy lượng nước thải này sẽ thoát theo đường hầm nhà vệ sinh và dẫn tiếp vào bể tự hoại để xử lý. Nước thải phát sinh từ hoạt động Nghĩa trang Nước thải này chủ yếu là do sự phân huỷ các chất hữu cơ từ các ngôi mộ, có chứa rất nhiều mầm bệnh, vi sinh, BOD, COD, NH3, … nước thải này nếu không khống chế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nước mặt và nước ngầm của khu vực. Lượng nước này được tính toán như sau: Với trọng lượng trung bình một người chết là 50 - 55 kg, khi bị phân huỷ hoàn toàn sẽ sinh ra khoảng 40 lít nước (tương đương 70 – 80 % trong lượng cơ thể). Việc phân huỷ hoàn toàn được kéo dài trong 10 năm. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu nghĩa trang, nguồn nước này sẽ cuốn theo đất cát, rác, các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước, do tính chất của các khu vực thoát là nghĩa trang nên sẽ có những thay đổi cải táng mồ mả để lại những chất thải có khả năng gây ra ô nhiễm. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải thể hiện trong bảng 1.7 Bảng 1.7 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải Stt Thông số Tác động 01 Nhiệt độ Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO) Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước 02 Các chất hữu cơ Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh 03 Chất rắn lơ lửng Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh 04 Các chất dinh dưỡng (N,P) Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh. 05 Các vi khuẩn Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả. Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.Coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, chỉ thị ô nhiễm do phân người. Chất lượng nước mặt và nước ngầm Khi nghĩa trang đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng ở mức nhất định về nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước ngầm. Tác động tiêu cực chủ yếu gây ra do hoạt động địa táng. Nước mặt: Nước mưa chảy tràn sẽ lôi cuốn theo các chất bẩn có trên mặt đất như rác, tro, các vật dụng thải bỏ trong quá trình mai táng, … Nếu không thiết kế phù hợp cho hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, không có hệ thống xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nước kênh. Nước ngầm: Tác động của nước thấm (nước rò rỉ) từ các khu nghĩa trang đối với nguồn nước ngầm là hết sức quan trọng và gây ra những tác động xấu đến môi trường khu vực như: Làm tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ trong mạch nước ngầm: đây là vấn đề quan trọng nhất và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ngầm khu vực lân cận vùng mai táng. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ dễ phân hủy đã đi vào tầng nước ngầm và phát tán ra khu vực xung quanh. Đặc tính của nước ngầm bị ô nhiễm hữu cơ là có mùi rất hôi và có màu đen. Ô nhiễm dầu mỡ động thực vật: do các thành phần lipid, protein bị phân hủy và ngấm vào tầng nước ngầm. Làm gia tăng các ion và kim loại trong nước ngầm: như ta đã biết, trong cơ thể người có rất nhiều các ion và nguyên tố vi lượng. Khi phân hủy, các hợp chất và các kim loại này sẽ được phát tán vào môi trường nước ngầm thông qua sự thấm của nước phân hủy vào trong mạch nước ngầm trong khu vực. Ô nhiễm do các mầm bệnh: trong một số trường hợp, người chết do một số bệnh nhiễm trùng nếu mai táng bằng hình thức chôn lấp không đúng phương pháp (khử trùng, rắc vôi, chống thấm…) thì khả năng các vi sinh vật gây bệnh sẽ làm ô nhiễm tầng nước ngầm và gây ra những bệnh không thể lường trước được. Đây là một trong những hiểm họa rất lớn trong việc mai táng bằng hình thức chôn cất đối với người chết vì nguyên nhân bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra còn rất nhiều các tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm xung quanh khu vực nghĩa trang do ảnh hưởng từ nước phân hủy như dinh dưỡng, cảm quan… Theo các chuyên gia y tế: nước ngầm gần các nghĩa trang rất có thể bị nhiễm chất hữu cơ. Đặc biệt là hàm lượng amoni và vi sinh (coliform và coliform chịu nhiệt và E.coli). Đây là những chất có khả năng nguy cơ gây ra các bệnh về đường ruột rất cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất nitrat thường xuyên có ở khu vực nghĩa trang. Nitrat phân hủy từ xác người và động vật, nếu dùng nước bị nhiễm chất này lâu ngày sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trẻ em uống sữa pha nước nhiễm nitrat, hoặc ăn rau quả nhiễm chất này thường bị gián đoạn quá trình trao đổi oxy, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, ngợp thở, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong ... c, Môi trường đất Do phân hủy trong môi trường đất nên những ảnh hưởng của quá trình phân hủy xác chết đến môi trường là rõ rệt và mạnh nhất. Làm gia tăng độ phì nhiêu của đất (tăng hàm lượng chất hữu cơ). Tuy nhiên quá trình diễn ra một cách lâu dài và tối thiểu sau 3 năm. Gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất nhất là các hợp chất phosphor, canxi… có trong thành phần cấu trúc cơ thể. Nhiều khu vực, do việc mai táng bằng hình thức chôn cất không đúng phương pháp (tầng đất nén không chặt) nên đã xảy ra hiện tượng các chất phospho bốc lên và phát sáng. Hiện tượng này trong dân gian gọi là “ma trơi” và nguyên nhân chính là do hàm lượng phospho quá nhiều trong môi trường đất. Gia tăng hàm lượng các ion, kim loại (vi lượng)… những tác động này không nhiều. Nhận xét: Các tác động đến môi trường đất tại các khu mộ chôn cất là có khả năng xảy ra. d, Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt: Hoạt động của Khu nghĩa trang sẽ sinh ra một lượng lớn chất thải rắn. Chiếm đa số lượng chất thải rắn hàng ngày là rác thải sinh hoạt từ nhân viên và người dân đến thăm nom mộ. Khối lượng rác thải của khu dự án ước tính khoảng 55 kg/ngày (tính cho hệ số thải rác 0,5 kg/người.ngày). Các loại chất thải rắn khác: Theo số liệu điều tra tại một số nghĩa trang tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, hệ số phát thải rác thải các loại như cườm, hoa, giấy tiền, vàng mã trung bình khoảng 20 kg/ha/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải này ước khoảng 0,5 tấn/ngày. Thành phần rác thải chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy bao gồm rau, quả hư nát, thức ăn thừa,… có độ ẩm ca._.o chiếm 85 - 90% khối lượng rác thải. Các thành phần khác như giấy, nylon, cao su, thủy tinh… chiếm khối lượng nhỏ, từ 10 - 15% khối lượng rác. Các loại rác thải (lá cây, đất cát) do quét dọn các đường nội bộ. Nhận xét: Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ của rác sinh hoạt khi thải vào môi trường mà không qua xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng không khí khu vực đô thị, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng (khu vui chơi giải trí, điểm du lịch…). Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, xà bần ... gây mất thẩm mỹ, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên của khu vực dự án. CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Điều kiện tự nhiên môi trường khu vực Địa chất thổ nhưỡng khu vực Theo tài liệu của Phân viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp đánh giá đất của huyện Long Điền gồm những nhóm đất: đất cát, đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ vàng. Đất cát: cát ở đây khá xốp, dễ thoát nước, thuận lợi cho làm đất và thích nghi với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, tỷ lệ quá cao mùn, đạm và các chất dinh dưỡng thấp, khả năng giữ nước kém. Đất phù sa: đất phù sa có thành phần cơ giới rất thay đổi, nhưng nhìn chung lại có sa cấu nhẹ, cát pha, thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất xám: thành phần đất xám nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém, một số diện tích đất xám có tầng mỏng. Tầng đất thường dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa. Đất đen: tầng đất thường rất mỏng lẫn nhiều đá và nhiều kết von, nhiều đá lộ đầu, có cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Đất đỏ vàng: trong nhóm đất đỏ vàng, cát đất hình thành trên đá bazan có nhiều ưu thế hơn cả về đặc tính vật lý và hóa học, sau đó là các đất nâu trên phù sa cổ. Các đất hình thành trên đá granite và đá phiến sét có nhiều hạn chế. Do có vị trí nằm sát bên núi nên hình thái bờ biển trong khu vực này khá dốc, sau đó có xu hướng nong và thoải dần về phía biển. Địa hình Địa hình dốc theo hướng Nam - Bắc với độ dốc trung bình khỏang 3%, cao độ từ 17m đến 30m. Nước ngầm Theo Liên Đoàn Địa chất thủy văn 8, nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được kết luận như sau: Nước ngầm trong tầng đá móng: Do đặc điểm đá móng chủ yếu là đá macma xâm nhập, đá phún trào và một phần đá phiến sét nên khả năng chứa nước rất hạn chế. Nước ngầm trong tầng này chỉ gặp ở các đới nứt gãy phá hủy kiến tạo, triển vọng không lớn. Nước ngầm trong các trầm tích bở thời Neogo – Đệ tứ: Đây là tầng nước ngầm có giá trị nhất, nằm trong tầng cát bột sét lẫn cuội sỏi. Tuy nhiên do chiều dày hạn chế nên tiềm năng nước ngầm không lớn, nước có chất lượng tốt, đạt yêu cầu sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Trữ lượng có thể đáp ứng cho việc khai thác 6.000 – 7.000 m3/ngày.đêm. Tuy nhiên việc khai thác phải hết sức thận trọng vì đây là vùng ven biển, dễ bị nhiễm mặn nếu bị khai thác quá mức. Nước ngầm trong các trầm tích ven biển: Nước ngầm thường bị nhiễm mặn không sử dụng được. Nước ngầm trong tầng lớp phủ bazan: Có trữ lượng hạn chế, chủ yếu là phần nước ở các trầm tích bở rời dưới bazan phân bố ở độ sâu hơn. Điều kiện khí tượng Tại huyện Long Điền hiện nay không có trạm quan trắc về khí tượng. Do vậy, số liệu được lấy từ khu vực gần nhất, đó là Thành phô Vũng Tàu. Đặc điểm về khí tượng có những điểm lưu ý như sau: Điều kiện khí hậu Khí hậu khu vực huyện Long Điền chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng ven biển tỉnh Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện hai mùa rõ rệt: Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 5, chủ yếu là gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, chủ yếu là gió Tây Nam. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển sẽ càng giảm. Nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi của các dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và người lao động. Giá trị nhiệt độ không khí trung bình cả năm trong toàn tỉnh biến đổi không lớn từ 26,80C - 27,20C. Theo tài liệu của China Sea Pilot (tập 1) ghi nhận trong suốt 28 năm thì nhiệt độ cao nhất là 38oC (năm 1941) và nhiệt độ thấp nhất là 15oC (năm 1970). Độ ẩm không khí. Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển và là yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 28,1mb. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) độ ẩm tuyệt đối trung bình có giá trị thấp: từ 24,3mb - 27,8mb. Các tháng trong mùa mưa độ ẩm cao từ 29,5mb - 30,7mb. Độ ẩm tương đối trung bình thay đổi từ 62% (tháng 4) đến 92% (tháng 9, tháng 10); độ ẩm tương đối trung bình năm là 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối: 36,0%. Chế độ mưa Nước mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước. Nước mưa còn rửa trôi các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Do đó, chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển, môi trường khu vực và mặt bằng rửa trôi. Lượng mưa cũng là yếu tố cần quan tâm khi thiết kế hệ thống thoát nước cũng như công trình xử lý cục bộ nước thải. Kết quả khảo sát về lượng mưa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm như sau: Lượng mưa trung bình năm : 1.528 mm. Lượng mưa cao nhất năm : 1.8955 mm. Lượng mưa nhỏ nhất năm : 1.152 mm. Số ngày mưa trung bình trong các năm: 115 ngày. Thông thường mưa nhiều nhất rơi vào tháng 6,7. Trong năm, lượng mưa trong mùa mưa là chủ yếu, chiếm khoảng 90% lượng mưa hàng năm và tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 200-250 mm/tháng. Gió và hướng gió Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình lan truyền và phân tán các chất ô nhiễm trong không khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được mang đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập trung gần khu vực nguồn thải. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa khô chịu sự chi phối chủ yếu của gió mùa Đông Bắc và mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Tuy nhiên khi vào tới khu vực Vũng Tàu và sâu trong đất liền hướng gió có thay đổi do ảnh hưởng của địa hình khu vực gây nên, do đó hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam. Vì chịu ảnh hưởng của quy luật vùng duyên hải nên Vũng Tàu và các vùng phụ cận còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển đổi hướng trong ngày. Khu vực điều tra có hai hướng gió thịnh hành; Gió mùa Đông – Đông Bắc: thổi vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mang theo không khí khô, không ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng. Gió mùa Tây Nam: Thổi từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo hơi nước từ biển vào gây mưa lớn kéo dài, trong mùa mưa này cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tốc độ gió trung bình là 3 m/s, vận tốc lớn nhất có thể đạt đến là 19,03 m/s. Huyện Long Điền ít bị ảnh hưởng gió bão lớn nhưng chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tần suất bão là 5% - 1% (20 năm có một trận bão vừa và 100 năm có một trận bão lớn).Tuy nhiên do biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan hiện nay mùa mưa thường kéo dài đến tháng 12 và nhiều trận áp thấp, bảo tố thường xảy ra. Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là một yếu tố khí hậu khác ảnh hưởng đến chế độ nhiệt trong vùng và ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững khí quyển, quá trình phát tán và chuyển hóa các chất gây ô nhiễm. Nằm trong vùng cận xích đạo, có thời gian chiếu sáng dài và không phải là vùng mưa nhiều nên Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng vào loại cao trong cả nước. Hàng năm nơi đây trung bình có khoảng 2.300 – 2.800 giờ nắng. Tháng cao nhất (tháng 3) có khoảng gần 300 giờ nắng, tháng ít nắng nhất (tháng 9) cũng đạt khoảng 160 – 170 giờ nắng. Cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp lớn nhất vào tháng 2, 3 và có thể đạt khoảng 0,72-0,79 cal/cm2.phút, từ tháng 6 đến tháng 12 là 0,42-0,46 cal/cm2.phút vào giữa trưa. Độ bền vững khí quyển Độ bền vững khí quyển được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm. Theo bảng phân loại của Passquill (bảng 3.1), đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, độ bền vững vào những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ là: A, B; ngày có mây là C, D; ban đêm độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F. Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa. Khi tính toán và thiết kế hệ thống xử lý khí thải cần tính cho điều kiện phát tán bất lợi nhất (loại A) và tốc độ gió nguy hiểm. Ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, biên độ mặt trời trung bình tháng thay đổi từ 56 đến 90 độ. Từ tháng 2 đến tháng 11, biên độ mặt trời lớn hơn 60 độ. Độ dài ban ngày từ 11giờ 20phút đến 12giờ 40phút. Tốc độ gió trung bình 3.2m/s nên khí quyển thuộc loại không bền vững vào ban ngày. Vào mùa khô, ban đêm trời thường ít mây nên khí quyển thuộc loại bền vững E-F, vào mùa mưa nhiều mây, độ bền vững khí quyển thuộc loại E hoặc D. Bảng 2.1 Phân loại độ bền vững khí quyển ( passquill, 1961 ). Tốc độ gió tại độ cao (m/s) Bức xạ mặt trời ban ngày Độ che phủ mây ban đêm Biên độ mạnh > 60 Biên độ vừa 35 – 60 Biên độ yếu 15 – 35 Nhiều mây < 4/8 Ít mây > 3/8 < 2 A A – B B E F 2 A - B B C D E 4 B B – C C D D 6 C C – D D D D > 6 C D D D D Ghi chú: A – Rất không bền vững D – Trung hòa B – Không bền vững vừa E – Bền vững C – Không bền vững yếu F – Rất bền vững Các hiện tượng đặc biệt khác Bão và áp thấp nhiệt đới: Ở Nam Bộ nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng rất ít khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Nếu có bão cũng chỉ có gió đạt cấp 9 – 10. Thời kỳ có bão và áp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 5 – tháng 11. Hướng di chuyển của bão ảnh hưởng vào các hoạt động ngoài khơi, hiếm khi có cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Giông tố: Trong những năm gần đây, Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 35 – 40 ngày có giông tố. Trong đó từ tháng 5 – 11 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông tố nhất. Các cơn giông thường gây gió giật mạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm chớp). Đặc điểm về thuỷ văn Chế độ thủy văn của khu vực này chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều vùng biển đông. Hàng ngày có hai lần nước lên cao và hai lần nước xuống thấp. Biên độ dao động giữa hai lần triều cao và thấp bình quân từ 3m. Thủy triều Đặc điểm thủy triều trong vùng biển duyên hải không đều, xáo trộn giữa nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chiếm ưu thế hơn. Thời gian triều xuống có thể kéo dài 12 giờ. Xu thế biến đổi theo các tháng của mực nước trung bình nhiều năm trong thời kỳ từ năm 1995 – 2005 rất rõ rệt. Mực nước trung bình biến đổi từ âm 30 - 35 cm đến 9 - 10 cm. Độ chênh lệch của biến thiên mực nước trung bình theo tháng khoảng 42 cm. Các đặc trưng sóng Độ cao và chu kỳ sóng trung bình năm là 1,6m và 5,5 giây. Độ cao và chu kỳ sóng cực đại là 10,5m và 11,5giây. Vào thời kỳ mùa hè, hướng sóng chủ yếu là Tây Nam, chiều cao sóng nhỏ hơn 3m và tương đối ổn định. Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, chiều cao của sóng khoảng 5m và hướng chủ yếu là Đông Nam. Các đặc trưng động lực Tại khu vực ven bờ dòng chảy tại các tầng 5m có vận tốc từ 40 đến 60cm/s, hướng chảy chủ yếu là hướng Bắc và tại tầng 30m, hướng chảy chủ yếu là hướng Đông. Trước đỉnh triều cao, dòng chảy khá mạnh, vận tốc ổn định đạt giá trị trung bình khoảng 42cm/s. Sau đỉnh triều cao và thấp kế tiếp khi triều rút, dòng chảy hoàn toàn đổi hướng ngược lại. Tại tầng mặt khu vực thềm của bãi, lượng phù sa chiếm trong nước từ 2,1 đến 3,2g/l. Tại khu vực sóng đổ, lượng phù sa cao hơn cả từ 12,4 đến 19,2g/l. Dòng dịch chuyển phù sa ở đới trong phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình tác dụng của sóng và dòng triều. Hướng dịch chuyển gần như theo hướng ưu thế của sóng. Độ cao sóng cực đại có thể xảy ra theo hoàn kỳ 100 năm 1 lần tại khu vực cảng Vũng Tàu là 3,4m theo hướng Bắc. Sóng ngoài khơi truyền vào bờ tới vị trí xây dựng được tính toán trong nước nông, sự khúc xạ, sự vỡ và sự nhiễu xạ của sóng để xác định sóng cực đại. Do có vị trí nằm gần bờ, đươc che chắn, hướng sóng chủ yếu tác dụng tới khu vực này là sóng hướng Tây Bắc. Chiều cao sóng tại vùng Dự án thay đổi từ 0,5 đến 1,5m. Mức độ ô nhiễm không khí không chỉ đánh giá bằng lượng thải của các chất ô nhiễm mà còn bằng sự phân bố chất ô nhiễm trong không gian và thời gian. Quá trình lan truyền, di chuyển và phát tán các chất ô nhiễm trong môi trường phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán, di chuyển và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bốc hơi của dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân viên trong quá trình lao động. Kết quả khảo sát nhiệt độ nhiều năm tại Trạm khí tượng Vũng Tàu – Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam bộ, được mô tả như sau: Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tháng 1 26.3 25.4 25.6 25.9 25.0 Tháng 2 26.5 25.6 26.4 25.6 26.4 Tháng 3 27.3 27.0 27.6 27.0 26.9 Tháng 4 29.6 29.0 29.3 29.2 28.6 Tháng 5 29.3 29.5 28.6 29.3 29.6 Tháng 6 28.1 28.3 28.9 28.2 28.9 Tháng 7 28.0 27.8 27.6 28.1 27.7 Tháng 8 27.5 27.5 27.9 27.6 28.2 Tháng 9 28.0 28.0 27.5 28.0 27.8 Tháng 10 27.5 27.8 27.3 27.5 28.2 Tháng 11 26.6 27.4 27.5 27.6 27.8 Tháng 12 26.5 27.4 26.0 26.0 26.2 Cả năm 27.6 27.6 27.52 27.5 27.61 Nguồn: Trạm khí tượng Vũng tàu, Đài khí tượng-Thủy văn khu vực Nam bộ. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe của con người. Bảng 2.3 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tháng 1 77 77 76 75 76 Tháng 2 76 76 76 77 79 Tháng 3 77 79 77 79 77 Tháng 4 75 77 75 77 77 Tháng 5 78 76 81 78 78 Tháng 6 81 82 79 80 79 Tháng 7 84 81 82 81 81 Tháng 8 85 82 83 83 81 Tháng 9 85 82 83 82 82 Tháng 10 87 84 83 80 81 Tháng 11 81 82 79 76 80 Tháng 12 78 79 76 77 80 Cả năm 79.75 80.33 79.75 79.17 79.25 Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ Lượng mưa Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm nước. Kết quả khảo sát lượng mưa tại TP.Vũng Tàu nói riêng và Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung trong các năm như sau: Bảng2. 4 Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tháng 1 0.5 - 1 - - Tháng 2 8.8 - - - - Tháng 3 14 - - - - Tháng 4 26.4 4.6 1.7 - 35.2 Tháng 5 186.4 125.9 236.7 222.2 118.6 Tháng 6 299.2 608.6 63.2 92.4 147.3 Tháng 7 124.7 202.4 209.4 72.9 269.9 Tháng 8 201.6 117.2 202.3 258.0 154.6 Tháng 9 258.3 124.0 168.2 255.5 188.7 Tháng 10 407.7 324.1 252.5 352.2 70.8 Tháng 11 57.8 75.3 8.9 2.0 7.3 Tháng 12 - 0.1 3.8 17.5 38.5 Cả năm 1585.4 1582 1147.5 1271.7 930.9 Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ Lượng bốc hơi Độ bốc hơi cả năm 2007 là 138 mm. Mùa khô độ bay hơi từ 91,18 – 142,4 mm. Trong mùa mưa từ 48,8 – 91,5 mm. Gió và hướng gió Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ô nhiễm không khí. Khi vận tốc gió càng lớn thì khả năng phát tán các chất ô nhiễm càng tăng nghĩa là các chất ô nhiễm được lan truyền càng xa và nồng độ các chất ô nhiễm càng nhỏ do khí thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc gió lặng thì khả năng pha loãng với không khí sạch càng ít, chất thải sẽ tập trung gần khu vực nguồn thải, nồng độ các chât ô nhiễm sẽ cao. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên khi vào sâu trong đất liền hướng gió có thay đổi do chịu ảnh hưởng của địa hình khu vực gây nên, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, Đông và Tây Nam. Ngoài ra Vũng Tàu còn chịu ảnh hưởng của quy luật vùng duyên hải nên còn chịu ảnh hưởng của gió đất và gió biển đổi hướng trong ngày. Từ tháng 4 - 11 thịnh hành gió Tây và Tây Nam Từ tháng 11 đến tháng 30 năm sau thịnh hành gió Đông Vận tốc gió biến đổi theo các tháng trong năm từ 3,0 đến 5,7m/s Vận tốc gió trung bình trong năm là 3,0 m/s và vận tốc gió cực đại xảy ra vào tháng 6 là 14m/s. Bảng 2.5 Tốc độ gió tại Trạm Vũng Tàu (m/s) Chế độ gió ( Tốc độ tính bằng m/s) 2007 2008 2009 Tốc độ gió trung bình 3 3 4 Tốc độ gió cực đại 14 14 15 Nguồn: Trạm Khí tượng Vũng Tàu-Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ Bức xạ mặt trời Bức xạ mặt trời là yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm khu vực, mức độ bền vững khí quyển, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cận xích đạo, là vùng mưa không nhiều, có thời gian chiếu sáng dài nên Vũng Tàu có số giờ nắng vào loại cao nhất nước. Tổng số giờ nắng đo được trong năm 2009 là 2530 giờ. Số giờ nắng trung bình trong 1 ngày là 7 giờ, số giờ nắng trung bình tháng trong mùa khô là 145 giờ. Cường độ bức xạ trực tiếp: vào tháng 2, tháng 3 là 0,72 - 0,76 cal/cm2.phút, tháng 6 đến tháng 12 có thể đạt 0,42 - 0,46cal/ cm2.phút vào giữa trưa. Bảng 2.6 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tháng 1 219 271 262 259 241 Tháng 2 187 250 266 251 275 Tháng 3 234 307 296 265 304 Tháng 4 276 292 295 266 282 Tháng 5 239 257 128 211 249 Tháng 6 159 182 239 170 147 Tháng 7 227 217 207 226 170 Tháng 8 148 177 193 176 196 Tháng 9 219 185 172 209 169 Tháng 10 176 222 222 197 201 Tháng 11 167 196 220 260 192 Tháng 12 224 251 165 204 104 Cả năm 2475 2807 2665 2694 2530 Nguồn: Trạm khí tượng Vũng Tàu-Đài khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam bộ Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực Chất lượng nước ngầm tại khu vực Hiện tại, khu vực chưa có nước thủy cục nên tòan bộ nhu cầu nước sinh họat của người dân đều phải phụ thuộc vào nước ngầm khai thác tại chỗ. Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn 8 địa chất thuỷ văn: nước ngầm khu vực huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 tầng đáng lưu ý: Tầng chứa nước bán áp trong các trầm tích Nằm ở độ sâu từ 10 - 15 m, phần chứa nước chủ yếu là tầng cát lẫn sạn sỏi, tính thấm nước tốt, phong phú... Nước thuộc lỗ hổng, dạng vĩ, có áp lực chủ yếu, độ cao tuyệt đối của mực áp lực thay đổi trong phạm vi 20 - 55 m, lưu lượng đạt 2,5 - 6,5 l/s, hệ số thấm từ 5,6 - 22 m/ngày, cá biệt có nơi đạt 46,4 m/ngày. Độ tổng khoáng hóa thấp, phần lớn thuộc loại nước siêu nhạt (tổng khoáng hóa 0,1 g/l). Hàm lượng hợp chất hòa tan nhỏ. Nước hoàn toàn phù hợp với yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt. Nhân dân ở đây vẫn khai thác nước ngầm tầng này để sử dụng cho nhu cầu sinh họat. Tầng nước có áp trong trầm tích Phần trên cùng là lớp sét màu nâu đỏ loang lổ dày 20 - 30 m, là lớp cách nước tốt với tầng nước phía trên. Đất đá chứa nước gồm cát nhiều cỡ hạt và sạn sỏi hạt vừa nhỏ xen kẽ có các thấu kính cát mịn và sét pha cát, phần mái gặp tương đối ổn định ở độ sâu 50 - 55 m nhưng mặt đáy gặp ở những độ sâu khác nhau, bề dày chứa nước thay đổi trong phạm vi lớn 30 - 35 m cho đến 80 - 100 m. Mức độ chứa nước ở tầng đất phong phú, lưu lượng lỗ khoan 20 - 30 l/s, hệ số thấm 3,12 - 15,3 m/ngày, tổng khoáng hóa <0,1 g/l, thuộc loại nước siêu nhạt. Đây là phức hệ chứa nước có triển vọng rất lớn. Hiện nay, mới chỉ khai thác sử dụng lẻ tẻ bằng các lỗ khoan công nghiệp sâu 60m - 80m để cung cấp cho các điểm dân cư. Tài nguyên sinh học tại khu vực. Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, tháng11/2005 và số liệu của Sở Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, hệ sinh thái biển vùng dự án (thành phố Vũng Tàu và vùng lân cận như huyện Long Điền, Đất Đỏ, ...) có được trên 220 loài tảo (tảo Silic 170 loài, tảo Giáp 48 loài, tảo Lam 20 loài,...) và 211 loài động vật nổi. Sinh vật phù du trung bình đạt 426.502 tế bào/m³, mùa mưa có thể đạt tới 2,42 triệu tế bào/m³. Đặc biệt, khu vực có hệ cá phong phú vơi 211 loài, trữ lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Các loài thủy sinh vật tại khu vực dự án biến đổi như sau: Thành phần thủy sinh vật biến đổi theo độ mặn, bao gồm các loài ưa sống ven bờ và cửa sông, phân bố rộng ở vùng tây Thái Bình Dương, nhưng hình thái chúng biến đổi theo mùa rõ rệt. Độ mặn là yếu tố quyết định sự phân bố. Mùa khô, các loài thủy sinh vật di nhập từ biển, phân bố tương đối đồng đều trong toàn vùng. Mùa mưa, khi nồng độ muối giảm xuống tới ngưỡng sinh lý của động vật biển động vật nước ngọt và các loài phiêu sinh động vật nước ngọt điển hình như: Monia dubia, IIyocryptus haiyl Diaphanosoma Leuchten bergianam, D, paucispinosus, desocylops leuckarti, Neodiap tomus visnu… Các loài nước lợ nhạt như Acartiella Sinensis, Schmackeria bulbosa,… đã di chuyển xuống phía Tây Nam. Các loài ưa mặn như Cosoinodisous enxcetricus, Sketonema Cstatum paracalanus parvus, Cithona nana di chuyển xuống phía Đông và Đông Nam của hệ. Độ sâu, đặc tính nền đáy, độ trong, chế độ thủy học và lượng thức ăn ảnh hưởng lớn đến sự phấn bố và phát triển số lượng của thủy sinh vật và nguồn lợi tôm vùng cửa sông Cỏ May, Bà Cội. Động vật phiêu sinh không vượt quá 1.000con/m3. Thực vật phiêu sinh không vượt quá 1.000.000 tế bào /m3, động vật đáy thuộc loại trung bình và giàu thường từ 100 đến 500 con/m3, ở một số biển có thể tới hàng ngàn con/m3 với ưu thế là các loài giun nhiều tơ sống định cư, các loài giáp xác Amphipoda, Tanaidacea và Bialvia. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Kinh tế Sản xuất nông nghiệp Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng: 738,3ha so cùng kỳ tăng 435 ha, Trong đó: Lúa 491,5 ha/399 ha, đạt 123,2% chỉ tiêu, so năm trước tăng 28 ha; năng suất bình quân 35,5 tạ/ha; Tổng sản lượng: 1747,1 tấn so cùng kỳ tăng 108,7 tấn; (Đông Xuân 92,5 ha, Hè thu 176,3 ha, Vụ Mùa 222,7 ha). Hoa màu và công nghiệp ngắn ngày 246.8 ha/230 ha, đạt 107.3%, so cùng kỳ tăng 15,5 ha, Mì 178,5 ha; lang 8 ha; Đậu Phộng 18,3 ha; bắp 02 ha; Rau các lọai 40 ha). Chăn nuôi Tổng đàn bò: 1215 con/1263 con, đạt 96,2% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 111 con. Ước tính thịt thương phẩm 68,3 tấn. Tổng đàn heo: 2546/2618 con, đạt 97,3 % kế hoạch, so cùng kỳ tăng 108 con, ước tính thịt thương phẩm 407,4 tấn. Tổng đàn gia cầm: 53.800 con, so cùng kỳ tăng 12.700 con, mái đẻ 50.800 con, trứng gia cầm 7.560.000 quả, ước tính thịt thương phẩm 63 tấn. Qua các số liệu trên cho thấy, nhân dân đã tận dụng các lọai đất để sản xuất nông sản, nhưng giá đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống tăng mạnh nên lợi nhuận không cao; Chăn nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, mặt khác giá đầu ra tụt mạnh như: Bò, Heo. . . Nếu không có sự hỗ trợ về chuyển đổi giống cấy trồng và vật nuôi trồng vĩ mô sẽ dẫn đến tình hình khó khăn cho những năm tiếp theo. Công tác khuyến nông Địa phương phối hợp cùng Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh, Huyện mở 1 lớp chuyển giao khoa học cho nông dân như: Chuyển giao kỷ thuật trồng lúa gồm: phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, Hội thảo vỗ béo bò thịt của chương trình khuyến nông quốc gia, phòng trừ bệnh trên rau, kỷ thuật chăn nuôi dê. . . thu hút 344 học viên tham dự. Trong năm đã liên kết với Trung tâm Khuyến Nông Tỉnh và Trạm khuyến Nông Huyện Hỗ trợ 40% cho bà con nông dân trồng điều và nhân giống lúa như sau: Điều: 10 hộ với tổng diện tích là 14 ha gồm cây giống, phân và thuốc Bassa. Lúa nhân giống: 02 hộ với 01 ha gồm giống OM 4498, phân, thuốc. Công tác thú y Kết hợp trạm thú y Huyện tiêm phòng cho gia súc bệnh lỡ mồm long móng, văcxin cho thủy cầm, gia cầm nhằm bảo đảm số lượng và cũng như chất lượng về con giống cụ thể như sau: Tổng đàn bò 731/1215 con, đạt 61,1%. Tổng đàn heo 1757/2546 con đạt 69%. Tổng đàn dê 334/436 con đạt 76,6%. Tiêm ngừa vắcxin thủy cầm, gia cầm 96.050/53.800 con đạt 178,5%, phun thuốc sát trùng chuồng trại: hai đợt cho 1120 hộ. Trong năm đã phát hiện 575 con vịt dịch tả và lập hồ sơ chôn hủy số vịt trên. Lâm nghiệp: Trong năm 2009 địa phương đã triển khai kế họach và các nội dung tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân đề cao ý thức phòng chống cháy rừng trong mùa khô đạt hiệu quả cao không có nơi nào xảy ra cháy rừng, bảo vệ rùng 327 là 204 ha, rừng nhân dân tự trồng tự hưởng 83,7 ha; Trong năm bà con đã khai thác rừng tự trồng tự hưởng 10,5 ha, ước tính doanh thu 150 triệu đồng, trồng mới 01 ha; Tính đến nay toàn xã hiện có 287,7 ha, thường xuyên phân công lực lượng thường trực Xã phối hợp hỗ trợ Hạt kiểm Lâm Huyện phòng chống cháy rừng từ tháng 12/2009 – 05/2010. Hiện đang triển khai công tác kiểm tra và phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2010-2011. Công tác tài chính : Năm 2009 UBND Huyện Long Điền triển khai và đẩy nhanh tiến độ thu các nguồn thu trên địa bàn Xã và đạt được kết quả như sau: Tổng thu ngân sách: 3.703.410.791/1.915.478.000đ, đạt 193,3%; trong đó: Tổng thu ngân sách được giao: 246.513.791/199.000.000đ, đạt 123,9 % và thu hỗ trợ thiệt hại bão: 1.505.625.000đồng. Tổng chi ngân sách: 3.413.565.435/1.863.606.000đ, tỷ lệ 183,2 %. Chi hỗ trợ bão số 9:1.505.625.000đ. Trong năm 2009, Huyện Long Điền thực hiện theo chế độ khóan chi ngân sách với tổng kinh phí khoản chi 918.000.000đ/năm. Qua quá trình thực hiện, trong năm chi 887.464.894đ/918.000.000đ, địa phương đã tiết kiệm được 3,33% tương đương 30.353.106đ. UBND Huyện tiến hành chi tăng thu nhập 70%/ tổng số tiền tiết kiệm được theo quy định tương đương 21.247.176đ, cho cán bộ công nhân viên, bình quân tăng thu nhập 442.649đồng/người/năm. Công tác ủy nhiệm thu Thuế nông nghiệp : 2.550.000đồng Thuế nhà đất : 31.255.111/26.000.000đ, đạt 120,2% Thuế chuyển quyền SDĐ : 71.873.000/70.000.000đ, đạt 103,6% Các nguồn thu vận động Xây dựng cơ sở hạ tầng : 35.118.000/30.000.000, đạt 117,1% KH năm Quỹ tình nghĩa tình thương: 35.541.000đ/35.541.000đ, đạt 100% KH năm. Quỹ trẻ thơ: 8.999.000/8.000.000đ, đạt 112,5% KH năm. Quỹ An ninh quốc phòng: 22.413.000đ/19.125.0009, đạt 117,2% KH năm. Giao Thông Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm nghị định 36/CP của Chính phủ ở 2 trục lộ chính và trước các cổng chợ; tuyên truyền Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP về Trật tự an toàn giao thông. Năm 2007 địa phương đã vận động nhân dân giải tỏa cây cối để mở rộng mặt lộ Tỉnh lộ 44 B, Hương lộ 14, nạo vét mương thoát nước không để ứ động. Điện sinh hoạt: Toàn Huyện hiện có 99,7% hộ dân sữ dụng điện sinh họat và sản xuất. Nhìn chung nhân dân có ý thức tiết kiệm điện cao và bảo vệ hành lang lưới điện, tránh chập cháy nổ do cây trái gây ra. Nước Sinh họat: Trong năm 2009, được sự hỗ trợ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường Tỉnh kéo tuyến ống nước sạch nông thôn về ấp Phước Trinh với chiều dài 1.700m, nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh họat cho nhân dân. Đến nay tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt 99%, số hộ hiện đang sử dụng nước do nhà máy Huyện cung cấp 600/1195 hộ chiếm tỷ lệ 50,5%, trong năm 2007 đã lắp đặt thêm 69 thủy lượng kế, Phước Trinh vay vốn lắp đặt đợt 1 là 31 hộ, đợt 2 là 65 hộ, đã lắp đặt được 19 hộ. Địa phương tiếp tục vận động nhân dân vào nước máy nhằm sử dụng hợp vệ sinh. Văn hóa Xã Hội Giáo dục Trong niên học 2008-2009 các trường họat động thường xuyên về chuyên môn chất lượng giảng dạy,kiểm tra chất lượng học tập của các em học sinh. Các trường nghiêm túc thực hiện “hai không” không tiêu cực trong thi cử và không bệnh thành tích của bộ giáo dục đề ra. Kết quả học tập 2008 - 2009 như sau: Trung học cơ sở: tổng số học sinh 434 so đầu năm 449 em giảm 11 em. Lý do 1 số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em còn lười biếng, thiếu chăm chỉ trong học tập dẫn đến bỏ học , ngoài ra còn có 1 số hộ gia đình chưa quan tâm con em mình đúng mức. Xếp loại học lực cuối năm : giỏi 40 em,tỷ lệ 9,2%(tỷ lệ năm trước 20,45%) khá 135 em, tỷ lệ 31,1% (tỷ lệ năm trước 27,17%) trung bình 196 em, tỷ lệ 45,2% ( tỷ lệ năm trước 51,89%) yếu 61 em, tỷ lệ 14,1%; kém 1 em , tỷ lệ 0,4% ( bằng tỷ lệ năm trước ) Tiểu học: tổng sồ học sinh 381 giảm so đầu năm, nguyên nhân do chuyển trường. xếp loại học lực cuối năm: giỏi 49 em, tỷ lệ 12,9%; kh 186 em, tỷ lệ 48,8%; trung bình 124 em, tỷ lệ 32,5%; yếu 22 em, tỷ lệ 5%(năm học trước yếu 01 tỷ lệ 0,25%) Mầm non : năm học 2008-2009: 94 cháu. Hiện nay tất cả các trường đã đưa các em vào nề nếp ổn định , tập trung quản lý và củng cố trường lớp, giáo dục các em thực hiện nghiêm giờ giấc học tập và thực hiện tốt nội quy.quy định của trường. Văn hóa thông tin – TDTT – Văn nghệ - Gia đình văn hóa Ngành văn hóa thông tin kịp thời các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước đến tận thôn ấp và các tổ dân cư trên địa bàn xã, số giờ hoạt động 730 giờ, ướt lượt khoảng 192.600 lượt người nghe. Nội dung tuyên truyền nghị định 87-88-36/CP luật nghĩa vụ quân sự, luật phòng chống ma túy, luật đất đai, luật phòng chống cháy rừng, luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ lớn, tài liệu phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm lông móng đối với gia súc và các thông báo cần thiết khác của địa phương các cấp. Văn nghệ Tổ chức hội liên hoan “Đờn ca tài tử”, biễu diễn văn nghệ thông tin lưu động Phối hợp Đoàn cơ sở tổ chức đêm hội trại chào mừng 26/3/2009. Xây dựng câu lạc bộ đờn ca tài tử. phối hợp biễu diễ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung chính.doc
  • docBÌA.doc
  • dwgBN-QUY~1.DWG
  • docLOICAM~1.DOC
  • docPHLC1(~1.DOC
  • docPHLC2(~1.DOC
  • dwgVTR-NG~1.DWG
Tài liệu liên quan