CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ những thay đổi có tính chiến lược trong đường lối xây dựng kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ ta, Thành phố Quy Nhơn đang bước vào một thời kỳ đổi mới toàn diện, trong đó các hoạt động đang chuyển từ tình trạng chậm phát triển sang một nhịp điệu mới sinh động và bước đầu đã đạt được nhiều hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình cải tạo, nâng cấp đô thị hiện có, mở rộng các khu đô thị mới, quy hoạch và xây dự
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các khu công nghiệp tập trung.
Hiện nay, cùng với sự gia tăng phát triển kinh tế, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước. Với khối lượng rác phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài thực trạng này. Với quy mô dân số đã tăng đến trên 254.400 người trên diện tích thành phố từ 216 km2, trong đó diện tích đô thị là 145 km2. Mỗi ngày thành phố Quy Nhơn thải ra một lượng rác thải khổng lồ khoảng 230 tấn rác (lượng rác thu gom được khoảng 170 - 180 tấn bởi Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn, còn hơn 50 tấn thải ra môi trường mỗi ngày).
Cũng như các thành phố khác trong cả nước, quy mô đô thị của thành phố Quy Nhơn đang được mở rộng nhanh chóng, dân số đô thị ngày càng gia tăng. Lựơng rác đổ về các bãi chôn lấp ngày càng gia tăng, nếu không được xử lý thì môi trường sẽ ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình trạng bãi chôn lấp rác ở Núi Bà Hỏa đóng cửa cùng với lượng rác thải ra hàng ngày như hiện nay thì bãi chôn lấp rác Long Mỹ cũng có thể sẽ sớm bị đóng cửa. Việc chôn lấp chất thải rắn là một biện pháp xử lý đơn giản nhất, tuy nhiên hiện nay đã cho thấy nhiều bất cập từ việc chôn lấp chất thải như ô nhiễm môi trường không khí, nước ngầm, đất và tốn quỹ đất lớn để làm bãi chôn lấp… Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đô thị gây ra bởi ý thức thực hiện việc bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn đang ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải phát sinh ra trong toàn địa bàn thành phố chưa được thu gom triệt để và cũng chưa được phân loại tại nguồn nên gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý cũng như xử lý lượng chất thải này.
Trước hiện trạng trên, việc tìm ra một phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề rác thải là một nhu cầu cấp thiết yếu hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu mà tôi chọn đề tài: “ Điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn”. Đề tài này nhằm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Quy Nhơn phù hợp với chiến lược phát triển chung của Tỉnh và của Thành phố, nghiên cứu này được đặt ra với hai mục tiêu sau:
Điều tra hiện trạng phát sinh và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn.
Đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn phù hợp hơn, mang tính khả thi hơn.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề sau:
- Tổng hợp, biên hội và kế thừa các tài liệu, các nghiên cứu có liên quan,
- Tổng quan về tình hình chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn,
- Khảo sát điều tra hiện trạng phát sinh chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn, và dự báo diễn biến của chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn đến năm 2010 và 2025,
- Khảo sát, xem xét và đánh giá hiện trạng quy trình quản lý chất thải rắn tại Thành phố Quy Nhơn,
- Đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp hơn cho Thành phố Quy Nhơn.
1.2.3. Giới hạn đề tài
Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu với đối tượng chất thải rắn đô thị của Thành phố Quy Nhơn.
Giới hạn về không gian
Phạm vi không gian của đề tài là một số phường tiêu biểu trong Thành phố Quy Nhơn. Thêm vào đó, Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn sẽ được nghiên cứu về hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn để từ đó đề xuất xây dựng chương trình quản lý hợp lý hơn, nhằm góp phần giải quyết được những tồn tại của công tác quản lý chất thải hiện nay của Thành phố.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp luận
Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì quá trình đô thị hóa cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng lên một cách rõ rệt. Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao của xã hội, dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng chất thải con người thải ra ngày càng nhiều. Thế nhưng hệ thống quản lý chất thải rắn tại đây cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc điều tra hiện trạng và đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị tại Tp. Quy Nhơn một cách phù hợp hơn cho tương lai là một vấn đề cần thiết và cấp bách trước thực tế hiện nay. Việc phát sinh chất thải trong cuộc sống và những hoạt động phát triển khác của xã hội là một điều không thể tránh khỏi.
Để thực hiện được điều này, trước hết chúng ta phải điều tra, xem xét và phân tích tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải rắn đô thị tại đây được thực hiện như thế nào. Qua đó đánh giá hiện trạng trên và đưa ra được những đề xuất cải thiện quy trình quản lý tại đây sao cho phù hợp hơn với thực trạng hiện nay và cho tương lai.
Sơ đồ nghiên cứu:
Nội dung cần nghiên cứu
Thu thập, biên hội tài liệu
Điều tra hiện trạng
Phát phiếu điều tra
Trò chuyện,phỏng vấn
Chụp hình, đánh giá thực trạng
So sánh và đánh giá
Xử lý số liệu
Xem xét và trao đổi ý kiến với các chuyên gia
Đề xuất cải thiện quy trình quản lý
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: tiến hành phát phiếu điều tra - phỏng vấn cho từng hộ gia đình về mối quan tâm của họ đối với việc thải bỏ chất thải rắn, thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau như: từ thực tế, sách vở, thư viện, từ mạng, công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn… khảo sát hiện trạng chất thải rắn đô thị tại một số phường trong thành phố.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các văn bản pháp quy của Nhà nước
Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn… trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Các tài liệu liên quan đến chất thải rắn đô thị.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu: toàn bộ các số liệu thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excell 5.0. Phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word 6.0.
1.3.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp: từ kết quả của quá trình phân tích tổng hợp các dữ liệu đã có, đề xuất cải thiện quy trình quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp hơn.
1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo, lấy ý kiến các chuyên gia tại địa phương và sự góp ý của thầy hướng dẫn ở Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn thuộc các phường nghiên cứu.
- Hệ thống thu gom vận chuyển trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn (thuộc công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn).
1.3.4. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là Thành phố Quy Nhơn, cụ thể là các hộ gia đình, các bệnh viện, trung Tâm y tế, các cơ sở sản xuất, các nhà máy xí nghiệp,... thuộc các phường nội thành: Trần Phú, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Ngô Mây, Hải Cảng, Nguyễn Văn Cừ và hai phường ngoại thành: Đống Đa, Trần Quang Điệu (vì giới hạn thời gian nên không thể tìm hiểu trên toàn địa bàn Thành phố).
Lý do chọn các phường trên là vì các phường này có mật độ dân số tập trung đông đúc và là nơi hội tụ gần như đầy đủ các yếu tốmà mình quan tâm.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm chất thải:
Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy… chất thải là kim loại, hóa chất từ các loại vật liệu khác.
2.1.2. Khái niệm chất thải rắn:
Theo quan niệm chung:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới:
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và xử lý.
2.2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn đô thị
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Hàng ngày chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau và thành phần của chúng bao gồm:
Hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm thực phẩm, giấy, plastic, gỗ, thủy tinh… Ngoài ra rác hộ dân có thể chứa một phần các chất thải độc hại.
Quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường, các đối tượng tham gia giao thông và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng có thể gồm cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết…
Khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch… Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện tử gia dụng. Ngoài ra rác khu thương mại có thể chứa một phần các chất thải nguy hại.
Cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, nhà tù, văn phòng làm việc. Thành phần rác ở đây giống ở khu thương mại.
Chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở các chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
CTR xây dựng (xà bần) từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải gồm gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao.
CTR bệnh viện: gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Các loại chất thải gồm kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạng sử dụng… có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý riêng.
CTR công nghiệp: phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp. Thành phần của chúng gồm vật liệu phế thải không độc hại và các chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác thải hộ dân. Đối với phần rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.
2.3. Tác hại của chất thải rắn
2.3.1. Gây hại sức khỏe
Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các sinh vật gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chó, mèo… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người, đặc biệt là bệnh ung thư do rác plastic và khi đốt plastic ở 1.200 oC tạo chất dioxin gây quái thai ở người.
2.3.2. Chất thải rắn làm ô nhiễm nguồn nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy một cách nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước. Những chất thải nguy hại như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ sẽ có mức độ nguy hiểm hơn, cao hơn rất nhiều lần.
2.3.3. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường đất
Trong điều kiện hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt các sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H2O, CO2. Với quá trình kỵ khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là: CO2, CH4, H2O. Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm. Sự ô nhiễm này sẽ cùng với sự ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm làm ô nhiễm nước ngầm.
2.3.4. Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm (70-80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí.
Từ những đống rác, nhất là những đống rác thực phẩm - nông phẩm chưa hoặc không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
Quá trình phân giải các chất thải chứa nhiều đạm trong rác bao gồm cả lên men chua men thối, mốc xanh mốc vàng có mùi ôi thiu do vi khuẩn. Tùy điều kiện môi trường mà các chất thải có những hệ vi sinh vật phân hủy khác nhau:
Trong điều kiện hiếu khí axit amin trong chất thải hữu cơ được men phân giải và vi khuẩn tạo thành axit hữu cơ và NH3, sự có mặt của NH3 làm có mùi hôi.
Trong điều kiện hiếm khí các axit amin trong rác bị phân giải thành các chất dạng amin và CO2.
Như vậy rác sinh ra các chất khí gồm có: H2S, NH2, O2, CO, CH4, H2. Trong đó, CO2 và CH4 sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình này kéo dài mãi cho đến 18 tháng mới dừng hẳn.
2.4. Đặc điểm chất thải rắn (CTR) thành phố Quy Nhơn
Theo tính chất, CTR thành phố Quy Nhơn có thể chia thành 5 loại sau:
CTR sinh hoạt: là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người ở khu dân cư, các cơ quan, trường học, các khu dịch vụ, du lịch.
CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
CTR bệnh viện: là chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế.
CTR thương mại: là chất thải phát sinh do hoạt động thương mại. Tính chất tương tự CTR sinh hoạt.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…
Nguồn phát sinh, tính chất, thành phần, khối lượng các loại CTR của thành phố có những đặc điểm được trình bày như sau:
2.4.1.Chất thải rắn sinh hoạt
2.4.1.1.Nguồn phát sinh
Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… từ các bếp ăn tập thể, nhà dân, trường học, nhà hàng…
Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, phân người và động vật khác.
Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư.
Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác, bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than.
Các chất thải rắn từ đường phố, công viên có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nylông và bao gói…
Tỷ lệ thu gom CTR ở thành phố Quy Nhơn năm 2006 là 80%, khối lượng chất thải thu gom được 189,10 tấn/ngày, thành phần trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn thành phố, đơn vị: tấn/ngày.
Loại chất thải rắn
Tổng chất thải phát sinh năm 2006
(tấn/ngày)
% theo khối lượng
Chất thải rắn sinh hoạt và công cộng
137.99
72.97
Chất thải rắn công nghiệp và xây dựng
35.56
18.81
Chất thải rắn bệnh viện
15.55
8.22
Tổng cộng
189.10
100
(Nguồn: Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn)
2.4.1.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố Quy Nhơn
Quy Nhơn là thành phố biển, thành phần CTR chứa lượng hữu cơ cao, thành phần chất thải sinh hoạt thay đổi theo mùa đánh bắt hải sản, du lịch. Thành phần cụ thể của loại CTR này được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn thành phố Quy Nhơn:
STT
Thành phần
% theo khối lượng (%)
1
Rác hữu cơ
57
2
Kim loại
3,0
3
Nhựa, cao su, da
3,0
4
Giấy, vải, giẻ rách
6,5
5
Gạch, đá, cát, sỏi, sành sứ
10,0
6
Tạp chất khó phân loại (<10mm)
20,5
Tổng cộng
100
(Nguồn: Công ty TNHH MTĐT Tp. Quy Nhơn)
2.4.2. Chất thải rắn công nghiệp
2.4.2.1. Nguồn phát sinh
Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện.
Các phế thải trong quá trình công nghệ.
Bao bì đóng gói sản phẩm.
2.4.2.2. Thành phần chất thải rắn công nghiệp
Thành phần CTR công nghiệp rất phức tạp, đặc biệt là CTR công nghiệp nguy hại, phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan.
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hoá chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
CTR công nghiệp nguy hại chiếm 2- 25% tổng lượng chất thải nguy hại. Công nghiệp thành phố Quy Nhơn chủ yếu là công nghiệp khai thác đá, chế biến gỗ, thủy sản… lượng chất thải rắn côngnghiệp nguy hại được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Thành phần tính toán chất thải rắn công nghiệp thành phố:
STT
Thành phần
% theo khối lượng (%)
1
CTR công nghiệp nguy hại
10
2
CTR công nghiệp tái sử dụng
10
3
CTR công nghiệp đem chôn
80
Tổng cộng
100
(Nguồn: Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn)
2.4.3. Chất thải rắn bệnh viện (y tế)
2.4.3.1. Nguồn phát sinh
Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
Các loại kim tiêm, ống tiêm.
Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
Chất thải chứa các chất có nồng độ cao: Chì, thuỷ ngân, Cadmi, Arsen, Xianua…
Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Bảng2.4: Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế:
STT
Thành phần
Tính chất nguy hại
Tỷ lệ (%)
1
Kim loại, vỏ, hộp
Không
2,9
2
Giấy các loại, báo, giấy cactong
Không
0,8
3
Đồ thuỷ tinh, ống tiêm, lọ thuốc
Có
2,3
4
Bông băng, bột bó gãy xương
Có
8,8
5
Chai, túi nhựa các loại: PP, PE, PVC
Có
10,1
6
Bơm tiêm nhựa, kim tiêm
Có
0,9
7
Bệnh phẩm xét nghiệm
Có
0,6
8
Rác hữu cơ
Không
52,7
9
Đất, đá, cát, sỏi, sành và các vật liệu khác
Không
20,9
Tổng cộng
100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại
22,7
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - tập 1_GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
Với số lượng giường bệnh hiện có năm 2006 là 1.280 giường bệnh, lượng CTR y tế sau thu gom là 9.780 tấn, với tỷ lệ thu gom là 85%.
2.4.4. Chất thải rắn thương mại
2.4.4.1. Nguồn phát sinh
CTR thương mại phát sinh tại các nơi diễn ra hoạt động kinh doanh, thương mại như siêu thị, hội chợ, khu trung tâm thương mại, chợ…
2.4.4.2. Tính chất và thành phần chất thải rắn thương mại thành phố
Tính chất và thành phần CTR thương mại thành phố Quy Nhơn giống như tính chất thành phần CTR sinh hoạt của thành phố.
Lượng CTR thương mại thành phố năm 2006 là 2.630 tấn.
2.4.5. Chất thải xây dựng
2.4.5.1. Nguồn phát sinh
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.
Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
2.4.5.2. Thành phần chất thải xây dựng.
Thành phần chủ yếu của chất thải rắn xây dựng là: đất đá, gạch ngói, xà bần….
Tốc độ phát triển xây dựng đô thị Quy Nhơn là khá cao đến 7%, do việc xây dựng ở đây đang được chú trọng, lượng CTR xây dựng năm 2006 là 24.248 tấn.
Tỷ trọng chất thải rắn thành phố Quy Nhơn
Tỷ trọng CTR có vai trò quyết định đến việc lựa chọn trang thiết bị thu gom, vận chuyển. Tỷ trọng CTR phụ thuộc vào thành phần chất thải, độ ẩm của chất thải và mức sống của dân cư đô thị. Ở Việt Nam tỷ trọng CTR đô thị dao động từ 480-530 kg/m3.
Tỷ trọng CTR của thành phố Quy Nhơn cũng như các đô thị vừa và nhỏ của nước ta là 0,45-0,53 tấn/m3, theo số liệu điều tra năm 2005. Theo dự báo do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cuộc sống của người dân đô thị ngày một năng cao, nguồn thực phẩm qua cơ chế tăng lên… tỷ trọng chất thải rắn thành phố Quy Nhơn là 470kg/m3 vào năm 2006.
2.5. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR ĐÔ THỊ
Quản lý CTR là sự kết hợp kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và đổ CTR theo phương thức tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảm quan và các vấn đề môi trường khác. Quản lý thống nhất CTR là việc lựa chọn và áp dụng kỹ thuật, công nghệ và chương trình quản lý thích hợp nhằm hoàn thành mục tiêu đặc biệt quản lý CTR.
Một cách tổng quát, sơ đồ hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đô thị được trình bày tóm tắt trong hình 2.1
Nguồn phát sinh
Tồn trữ tại nguồn, phân loại
xử lý chất thải tại nguồn
Thu gom(hẻm và đường phố)
Trung chuyển & vận chuyển
Tái sinh, tái chế & xử lý
Bãi chôn lấp
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị (Tchobanoglous và cộng sự, 1993).
Nguồn phát sinh: Nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị bao gồm: (1) từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt), (2) các trung tâm thương mại, (3) các công sở, trường học, công trình công cộng, (4) dịch vụ đô thị, sân bay, (5) các hoạt động công nghiệp, (6) các hoạt động xây dựng đô thị, (7) các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của Thành phố.
Tồn trữ tại nguồn: CTR phát sinh được lưu trữ trong các loại thùng chứa khác nhau tùy theo đặc điểm nguồn phát sinh rác, khối lượng rác cần lưu trữ, vị trí đặt thùng chứa, chu kỳ thu gom, phương tiện thu gom. Một cách tổng quát, các phương tiện chứa rác thường được thiết kế, lựa chọn sao cho thõa mãn các tiêu chuẩn sau: (1) chống sự xâm nhập của xúc vật, côn trùng, (2) bền, chắc, đẹp và Không bị hư hỏng do thời tiết, (3) dễ cọ rửa khi cần thiết.
Thu gom: Rác sau khi được tập trung tại các điểm quy định sẽ được thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển/trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp. Theo kiểu vận hành, hệ thống thu gom được phân loại thành: (1) hệ thống thu gom container di động: loại cổ điển và loại trao đổi thùng chứa và (2) hệ thống thu gom container cố định.
Trung chuyển và vận chuyển: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội xe. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: (1) xảy ra hiện tượng đổ CTR không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa, (2) vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16 km), (3) sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15 m3), (4) khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt, (5) sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ dể thu gom chất thải từ khu thương mại. Hoạt động của mỗi trạm trung chuyển bao gồm: (1) tiếp nhận các xe thu gom rác, (2) xác định tải trọng rác đưa về trạm, (3) hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác, (4) đưa xe thu gom ra khỏi trạm, (5) xử lý rác ( nếu cần thiết), (6) chuyển rác lên hệ thống vận chuyển để đưa đến bãi chôn lấp. Đối với mỗi trạm trung chuyển cần xem xét: (1) số lượng xe đồng thời trong trạm, (2) khối lượng và thành phần rác được thu gom về trạm, (3) bán kính hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom, (4) thời gian để xe thu gom đi từ vị trí lấy rác cuối cùng của chuyến thu gom về trạm trung chuyển.
Tái sinh, tái chế và xử lý: Rất nhiều thành phần CTR trong rác thải có khả năng tái sinh, tái chế như: giấy, carton, túi nilon, nhựa, cao su, da, gỗ, thủy tinh, kim loại… Các thành phần còn lại, tùy theo phương tiện kỹ thuật hiện có sẽ được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: (1) sản xuất phân compost, (2) đốt thu hồi năng lựơng hay (3) đổ ra bãi chôn lấp.
Bãi chôn lấp: Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu, bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp.
2.6 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTR TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.6.1. Mô hình quản lý trong nước
2.6.1.1. Hiện trạng QLCTR tại Tp. HCM
Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý CTR cho Tp. HCM là công ty MTĐT, công ty xử lý CTR HoWaDiCo, các xí nghiệp công trình đô thị cấp quận, các đội vệ sinh công cộng, lực lượng quét dọn rác dân lập. Trong đó công ty dịch vụ công cộng có trách nhiệm thu gom 51% lượng rác hàng ngày. Lượng rác thu gom hàng ngày trong các hộ gia đình, quét trên đường phố hay vỉa hè do lực lượng dân lập đảm trách. Phương tiện thu gom chủ yếu là các dụng cụ thô sơ như xe hai bánh, xe ba gác máy, xe ba bánh.
Lượng rác thu gom từ các hộ dân cư có nhà nằm trên mặt tiền hay lượng rác trên mặt đường, vỉa hè, rác cơ quan, trường học, xí nghiệp do lực lượng công nhân vệ sinh các xí nghiệp công ty đô thị cấp quận đảm trách. Sau khi thu gom từ các nơi riêng lẻ, rác được đưa đến điểm hẹn. Điểm hẹn là nơi tập kết hết các khâu và được công nhân vệ sinh bốc bằng tay lên xe cơ giới, mức độ làm việc có căng thẳng hay không tùy thuộc vào khối lượng rác và lượng xe chuyên chở. Sai số thời gian này được coi là lớn nhất do sự sai lệch về giờ giấc và phương tiện vận chuyển.
Rác được đưa ra bãi rác bằng xe tải lớn, để rút ngắn thời gian chuyển giao rác tại các bô trung chuyển thành phố đã xây dựng các bô trung chuyển theo kiểu cầu đổ tạo điều kiện cho xe ép rác, xe xuồng rót thẳng rác vào xe tải, nhưng nếu dùng theo cách này sẽ có nhược điểm là rác không được nén ép đến mức cần thiết. Việc vận chuyển rác từ bô trung chuyển về các bãi rác chính được xe tải của công ty dịch vụ công cộng vận chuyển, ngoài ra còn có một số xí nghiệp cấp quận đảm trách việc này.
Từ năm 1981 với sự tài trợ của Đan Mạch Tp.HCM đã xây dựng nhà máy rác Danno có công suất 70 tấn/ngày cho công nghệ xử lý rác hiếu khí.
Công nghệ xử lý này đã được cơ giới hóa và sử dụng hai lò quay trong môi trường để duy trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động công nghệ này đã không còn phù hợp vì một số nhược điểm:
- Không đáp ứng được lượng rác thải ngày một gia tăng.
- Tính chất của rác thải ngày càng phức tạp không phù hợp với công nghệ phân loại và sàng lọc như đã thiết kế.
- Giá thành cao do chí phí năng lượng và vận hành.
Theo số liệu từ sở giao thông công chính, lượng rác thu gom ở Tp.HCM bình quân ngày có trên 6.010 tấn, trong đó rác sinh hoạt là 4.936 tấn, rác xây dựng là 1.069 tấn và rác y tế là 5,5 tấn. Trong số này chưa có số chình thức về rác công nghiệp, nhưng tính sơ bộ cũng phải có trên 1.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 20% rác độc hại (số liệu truy cập tháng 6/2007).
Sở giao thông công chánh Tp.HCM đã tiến hành dự án phân loại rác tại nguồn với vốn đầu tư khoảng 205 tỷ đồng được triển khai hoạt động tại 4 quận 1,4,5 và 10 nhằm mục đích tách rác thải thành các loại riêng biệt, trong đó 60% chất thải cứng sẽ được tái sử dụng.
Lựơng rác trong thành phố hàng ngày được giải quyết nhờ lực lượng quét dọn gồm 7.355 người, trong đó có 2.950 người thuộc lực lượng tư nhân. Rác từ khu phố được chuyển đến điểm hẹn bằng xe đẩy tay, các xe cơ giới ra lấy rác về trạm trung chuyển rồi mới đưa đến khu xử lý rác. Vấn đề nan giải đối với thành phố là làm thế nào để có chỗ xử lý rác cho hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến khu dân cư đang sống.
Bãi rác Đông Thạnh với quy mô rộng khoảng 40 ha, cách trung tâm thành phố 26km đã đóng cửa vào ngày 20/6/2003. Công ty MTĐT Tp.HCM tiến hành xả 120.000m3 nước rỉ rác đã qua xử lý ở bãi rác Đông Thạnh ra sông Rạch Tra, biện pháp này sẽ phần nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm nhiều năm ở Đông Thạnh. Tuy nhiên, tại cùng thời điểm bãi rác Đông Thạnh còn khoảng 80.000m3 nước rỉ rác. Trung tâm tư vấn công nghệ và môi trường CTA đã và đang tiến hành làm sạch bằng công nghệ sinh học.
Bãi rác Gò Cát (Huyện Bình Chánh) rộng 25ha cách trung tâm thành phố 16,4km, xử lý rác với công suất 2.000tấn/ngày.
Bãi chôn lấp rác Hiệp Phước (huyện Củ Chi) rộng 43,3ha cách trung tâm thành phố 43km, hàng ngày xử lý 3.000 tấn rác sinh hoạt. Ngoài ra còn có 3 bãi rác nhỏ trên địa bàn huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi. Riêng số rác y tế có 9 xe chuyên dùng, hàng ngày chở rác lò gas trung tâm Bình Hưng Hòa để đốt.
Thời gian qua nhiều nguồn kinh phí thành phố đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho các dự án xử lý rác như: khu liên hiệp XLCTR Tây Bắc thành phố để chôn lấp rác, dự án này được thành phố đầu tư 215 tỷ đồng, dự án nâg cấp công trình xử lý rác Gò Cát 261,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách Thành phố chiếm 40% nguồn ODA Hà Lan 60%. Ngoài ra còn chuẩn bị hàng ngàn tỷ đồng để hình thành các khu XLCTR xã Hiệp Phước, xã Đa Phước (213,8 tỷ đồng) xã Tân Thành, Long An; xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thành phân hữu cơ vi sinh ở xã Phước Hiệp, 2 dư án này do 2 công ty tư nhân đầu tư.
2.6.1.2. Hiện trạng quản lý CTR tại Tp. Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có bãi rác nhưng đã đóng cửa từ năm 1993 theo chỉ thị của lãnh đạo, bên cạnh đó có một bãi rác mới được hình thành tại chân núi Khi Đa cách trung tâm thành phố khoảng 6km theo đường chim bay.
Bãi rác này có diện tích là 10ha, dự kiến sẽ đổ rác trong vòng 10 năm, được chia thành nhiều ô nhỏ để đổ rác lần lượt, có các bức tường ngăn ô cao 1m, có thiết kế hệ thống thu gom nước rác rất đơn giản dẫn đến bể tự hoại xây bằng bêtông với thể tích là 100m3.
Trên thực tế sau khoảng 2 năm sử dụng lượng rác hầu như đã chiếm hết diện tích khu vực bãi rác.
Nhược điểm:
- Bể xử lý nước rác thực tế là một bể chứa không hoạt động được.
- Trong mùa mưa, lượng nước mưa thấm qua bãi rác tràn vào bể chứa rồi đổ nước đen đậm đặc ra ngoài gây mùi hôi thối lan tỏa khắp cả vùng, ngoài ra còn có tác đ._.ộng xấu đến hoạt động nông nghiệp.
2.6.2. Mô hình quản lý nước ngoài
2.6.2.1. Đổ đống hay bãi hở
Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng từ thời tiền xử của loài người. Ngay từ thời kỳ Hy Lạp, La Mã cổ đại, cách đây khoảng 500 năm trước Công Nguyên người ta đã biết đổ rác ở bên ngoài tường thành và ở cuối hướng gió. Cho đến ngày nay, phương pháp này vẫn còn áp dụng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Phương pháp này có một số nhược điểm sau:
- Tạo cảnh quan khó chấp nhận được, gây cho con người cảm giác thật là khó chịu khi thấy chúng.
- Các bãi rác thường là ổ dịch bệnh tiềm tàng, gây mùi hôi và làm lan truyền bệnh thông qua chuột, ruồi, muỗi… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Nước rỉ ra từ các bãi rác tạo nên một vùng lầy lội, ẩm ướt, dễ dàng thâm nhập vào đất gây ô nhiễm đất, nước ngầm.
- Quá trình phân hủy tự nhiên tạo ra mùi hôi và gây ô nhiễm không khí.
- Tuy được coi là phương pháp rẻ tiền nhất, nhưng phương pháp này đòi hỏi diện tích quá lớn và do vậy đối với một số thành phố lớn với giá thành đất rất cao thì phương pháp này lại trở nên đắt tiền.
2.6.2.2. Xuất khẩu
Rác xuất khẩu chủ yếu là chất thải công nghiệp như nhựa phế thải, giấy vụn, vải vụn và các phế thải công nghiệp độc hại khác. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn, các quốc gia ngày càng hạn chế nhập khẩu các phế thải công nghiệp.
2.6.2.3. Đổ xuống biển
Phương pháp này dựa trên công nghệ nén rác ở mật độ cao và thả xuống biển ở xa bờ thuộc vùng hải phận chung quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển mang lại nhiều điều lợi. Ví dụ: ở Tp. New York trước đây chất thải rắn được chở đến các bến cảng bằng những đoàn xe lửa riêng, sau đó được các xà lan chở đem chôn dưới biển. Ngoài ra, ở San Francisco và một số thành phố ven biển ở Hoa Kỳ, người ta còn xây dựng những bãi ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch, bê tông phá vỡ từ các tòa nhà hoặc thậm chí từ các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được vấn đề chất thải, vừa tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển. Bên cạnh những ưu điểm trên thì biện pháp này rất khó kiểm soát và có khả năng tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển.
2.6.2.4. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp vệ sinh là biện pháp tương đối đơn giản, được áp dụng phổ biến ở các quốc gia phát triển nơi mà diện tích đất trống còn khá dồi dào. Ở Hoa Kỳ hơn 80% rác được xử lý theo kiểu này.
Ở Anh, Nhật và nhiều quốc gia phát triển khác cũng áp dụng phương pháp này một cách rộng rãi. Việc chôn rác được thực hiện bằng cách dùng các xe chuyên dụng chở rác đến các khu vực đã được quy hoạch trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt rác và đổ lên một lớp đất dày 15cm, sau khi kết thúc bãi chôn lấp thì lớp phủ cuối cùng tối thiểu phải là 60cm. Theo thời gian sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích rác giảm xuống, việc đổ rác được tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ.
Tuy nhiên, việc chôn lấp rác cần phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi trường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp. Các nơi chôn rác cần phải được thiết kế sao cho nước rò rỉ từ bãi rác không xâm nhập được vào nước mặt cũng như nước ngầm và phải xây dựng hệ thống xử lý nước rò rỉ trước khi thải chúng ra môi trường. Phương pháp chôn lấp vệ sinh có ưu điểm sau:
- Do được nén và phủ lên trên bề mặt một lớp đất nên các loại côn trùng, ruồi muỗi, chuột khó có khả năng sinh sôi.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay bùng cháy khó có thể xảy ra, đồng thời giảm thiểu được mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
- Nếu làm việc tốt ngă chặn nước rò rỉ thì hạn chế được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, đất.
- Nếu được quy hoạch trước, sau khi ngưng hoạt động thì bãi chôn lấp có thể xây dựng thành các công viên, các sân chơi hoặc phục vụ các công trình nghỉ ngơi giải trí.
- Chi phí vận hành không cao.
Tuy nhiên, bãi chôn lấp hệ vệ sinh cũng có những khuyết điểm sau:
- Việc chôn lấp đòi hỏi diện tích đất đai lớn, là một khó khăn đối với các thành phố và đô thị tập trung dân cư đông đúc.
- Các lớp phủ bãi rác thường tạo nên khí mêtan, hydrosulphua độc hại, có thể gây cháy nổ hoặc gây ngạt. Tuy nhiên, nếu có biện pháp thu hồi thích hợp thì đây là nguồn tạo năng lượng rất tốt.
2.6.2.5. Ủ rác thành phân hữu cơ
Ủ rác thành phân hữu cơ là kết quả của phương pháp xử lý sinh học. Giải pháp này được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển. Công nghệ ủ rác thành phân hữu cơ có thể được chia thành 2 loại:
2.6.2.5.1. Ủ hiếu khí
Ủ hiếu khí là công nghệ được sử dụng rộng rãi trong khoảng hai thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác thô được thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành cacbon dioxit. Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ tăng lên khoảng 45oC. Sự phân hủy rác diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2 – 4 tuần là rác đã được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và các côn trùng hầu hết bị diệt do nhiệt độ trong đống ủ. Bên cạnh đó mùi hôi cũng được khử nhờ quá trình ủ hiếu khí.
2.6.2.5.2. Ủ yếm khí
Công nghệ ủ rác yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu là ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ không đòi hỏi có những đầu tư ban đầu tốn kém song có những nhược điểm sau:
Thời gian phân hủy kéo dài thường từ 4 – 12 tháng.
Các vi khuẩn vẫn tồn tại do nhiệt độ của quá trình phân hủy thấp.
Các khí metan và hydrosulphua sinh ra từ quá trình phân hủy gây mùi khó chịu.
Ưu điểm của phương pháp ủ:
Ổn định chất thải
Tái sử dụng được chất thải
Không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như phương pháp đốt.
Giảm nhu cầu sử dụng đất để chôn lấp.
Giảm được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường so với các phương pháp klhác.
Tạo ra được sản phẩm có ích cho xã hội.
Tạo công ăn việc làm cho người dân.
Khuyết điểm:
Thời gian dài hơn so với phương pháp đốt.
Khi ủ yếm khí còn sinh ra mùi khó chịu.
Tốn chi phí cho các máy móc, nếu so sánh với phương pháp đốt hầu như chẳng cần sử dụng máy móc nhiều.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUY NHƠN
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và hành chính
Thành phố Quy Nhơn nằm ở cực Nam của tỉnh Bình Định, có tọa độ địa lý 13046’ vĩ độ Bắc 119014’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và Phù Cát, phía Nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, cách Hà Nội 1.060 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 640 km về phía Nam, nơi chạy qua cửa đường quốc lộ số 1, tuyến đường sắt xuyên Việt. Thành phố có sân bay thương mại với các chuyến bay thường kỳ đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố được chính thức thành lập cách đây trên 100 năm nhưng Quy Nhơn đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa thế kỷ 11, triều đại Tây Sơn và Cảng Thị Nại thế kỷ 18. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 558/QĐ-TTg công nhận thành phố Quy Nhơn là đô thị loại II, một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Hiện nay thành phố Quy Nhơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học của tỉnh Bình Định, là thành phố Cảng, đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, ra biển Đông, là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ.
3.1.2. Địa hình
Khu vực thành phố Quy Nhơn có địa hình đa dạng gồm cả đồi núi, các dải đất bằng phẳng, ruộng lúa, ao đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo, Quy Nhơn có dải bờ biển dài 42km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loài đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao.
Địa hình thành phố Quy Nhơn nhìn chung được chia thành hai khu vực:
- Khu vực thành phố cũ: nằm sát bờ biển, bị chia cắt bởi núi Bà Hỏa cao 279,2m và núi Vũng Chua cao 500m thành hai khu vực nhỏ:
- Khu vực trung tâm nội thành ở phía Đông núi Bà Hỏa, địa hình tương đối bằng phẳng; cao độ thay đổi từ 1,5 - 5,5m; hướng dốc từ núi ra biển và từ núi về triền sông; độ dốc trung bình từ 0,5 - 1%; khu vực ven sông, biển có cao độ thấp hơn 2m, bị ngập lụt từ 0,5 - 1m.
Khu vực phường Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu - xã Long Mỹ nằm hai bên Đông và Tây của Quốc lộ 1A, là thung lũng hẹp, kẹp giữa núi Bà Hỏa và núi Hòn Chà. Địa hình phía Tây Quốc lộ 1A tương đối bằng phẳng. Cao độ thấp nhất là 5,5m. Cao độ trung bình 8m, có hướng dốc từ Tây sang Đông và từ Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 1,5% rất thuận lợi cho xây dựng. Địa hình phía Đông Quốc lộ 1A thấp trũng, phần lớn là ruộng lúa. Cao độ thấp nhất là 1,1m. Cao độ cao nhất là 15m. Có hướng dốc dần từ Nam ra Bắc với độ dốc từ 0,5% đến 2%. Thường bị ngập lụt từ 0,5 - 2,5m ở các khu vực có cao độ <3m. Địa hình khu Long Mỹ tương đối bằng phẳng có cao độ từ 5,5m trở lên.
Khu vực mở rộng bán đảo Phương Mai: là một cồn cắt ngang ổn định dài khoảng 18km. Nơi rộng nhất là 4,5km; hẹp nhất là 1km. Cao độ lớn nhất 31,5m; thấp nhất là 0,3m; trung bình là 15m. Địa hình có hướng dốc về hai phía Đông và Tây với độ dốc từ 0,5% đến 2%.
3.1.3. Khí hậu
Thành phố Quy Nhơn mang đặc tính khí hậu của vùng Trung - Trung Bộ, bị chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây vào mùa khô. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm). Mùa Đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc. Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt 280C. Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa Hạ là hướng Tây đến Tây Bắc. Mùa mưa tại khu vực Quy Nhơn thường có bão và bão lớn tập trung nhiều nhất vào tháng 10.
Một số đặc trưng khí hậu về thành phố Quy Nhơn:
Nhiệt độ trung bình năm: 26,90C;
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 30,80C;
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 24,00C;
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,90C;
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 150C;
Tổng số giờ nắng cả năm: 2.521 giờ;
Độ ẩm tương đối cao nhất: 83%;
Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%;
Độ ẩm tương đối trung bình: 78%;
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600mm đến 1.700mm, ngày mưa lớn nhất 383mm. Lượng mưa tập trung vào các tháng 9, 10, 11, 12 và chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Tổng số ngày mưa trung bình là 128 ngày.
(Nguồn: Điều chỉnh QHC thành phố Quy Nhơn, đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Định, các số liệu từ trạm khí tượng Quy Nhơn).
Khí hậu thành phố Quy Nhơn nói chung tương đối thuận lợi, lượng mưa không quá nhiều, mùa Đông có nhiệt độ không quá thấp, nhiều nắng, tương đối thích hợp cho việc xây dựng đô thị. Tuy nhiên, khô hạn cũng thường kéo dài gây nên cạn kiệt nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, chế độ mưa lũ không đều cũng gây nên những tác động khó khăn cho việc xây dựng cải tạo hệ thống thoát nước.
Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế
3.2.1.1. Công nghiệp
Thực hiện công cuộc “Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước” dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, của thành phố Quy Nhơn nói riêng, trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, kinh tế thành phố Quy Nhơn đã có bước phát triển rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành xây dựng, công nghiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành nông - lâm nghiệp.
Tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2006 đạt 3.024,782 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 21,78% so với năm 2005 là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản là 2.083,49 tỷ đồng, chiếm 66,89% GDP, nông lâm thuỷ sản đạt xấp xỉ 308,331 tỷ đồng, tương đương 10,19% GDP. Thu ngân sách địa phương năm 2006 đạt 228,11 tỷ đồng, tăng 418,64% so với năm 2005.
Các ngành đóng góp lớn cho Ngân sách nhà nước là công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác mỏ, du lịch. Trong đó ngành du lịch có đóng góp lớn và ngày càng tăng trong cơ cấu GDP của thành phố.
Thành phố có trên 1.800 cơ sở công nghiệp lớn nhỏ, 11.593 cơ sở dịch vụ giải quyết việc làm cho 73.800 lao động và hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh cá thể. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 2.083 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 183.478 USD, tăng 35,41% so với năm 2005. GDP bình quân năm 2006 là 11,86 triệu đồng.
Kinh tế hộ gia đình cũng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hộ giàu ngày càng tăng. Theo các tiêu chí đánh giá và phân loại hộ nghèo của Bộ lao động - TBXH thì số hộ nghèo năm 2006 là 4,3% (giảm 1,32% so với năm 2005). Số hộ nghèo phân bố không đều giữa các phường xã khác nhau của thành phố. Các phường nội thị có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các xã ngoại thị.
3.2.1.2. Du lịch - dịch vụ và thương mại
Du lịch và dịch vụ thương mại là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Năm 2006 tổng GDP của ngành đạt 874 tỷ đồng, chiếm 47,8% tổng GDP.
Thành phố Quy Nhơn có ưu thế về phát triển du lịch, có bãi biển đẹp và di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc. Ngành du lịch đang được đầu tư và có bước phát triển nhanh. Tính đến năm 2007, thành phố đã có trên 20 khách sạn, phần lớn tiêu chuẩn 2 - 3 sao, với tổng cộng 563 phòng. Doanh thu du lịch năm 2006 đạt 46,39 tỷ đồng.
3.3. Tình hình xã hội
3.3.1. Dân số - lao động
Theo số liệu niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn, dân số chính thức năm 2006 của thành phố là 255.119 người. Trong đó dân số của 16 phường nội thị là 234.269 người, chiếm 91,82% dân số toàn thành phố. Trong cơ cấu dân số nội thị, khu đô thị cũ có 163.007 người, chiếm 73,08% dân số nội thị, khu đô thị mới phát triển có 62.351 người, chiếm 26,92% dân số nội thị. Dân số ngoại thị là 20.570 người, tương đương 8,16% bao gồm cả 2.623 người thuộc các xã khu vực bán đảo Phương Mai: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải, xã đảo Nhơn Châu. Quy mô trung bình của một hộ gia đình là 5 người.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,7%.
Mật độ dân số thành phố là 1.179 người/km2.
Dân số thành phố trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 58,44% dân số.
Cơ cấu lao động theo bảng 3.1 và bảng 3.2.
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động thành phố:
STT
Ngành nghề
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
113.028
75,13
1
Nông, lâm, thuỷ sản
24.824
22,00
2
Công nghiệp
43.230
38,25
3
Thương nghiệp, dịch vụ
44.974
39,79
Lao động dự trữ
37.334
24,83
1
Đang đi học
29.087
77,91
2
Nội trợ
1.205
3,2
3
Không có nhu cầu làm việc
7.042
18,87
Tổng số nguồn lao động
150.362
100
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn 2006)
Bảng 3.2: Dân số và cơ cấu dân số thành phố Quy Nhơn:
STT
Tên phường xã
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Phường - Nội thị
145.31
234.269
1.612
1
Trần Quang Diệu
10,93
15.707
1.437
2
Bùi Thị Xuân
49,65
13.622
274
3
Đống Đa
6,25
21.472
3.436
4
Thị Nại
1,95
11.092
5.688
5
Quang Trung
7,75
13.692
1.759
6
Ghềnh Ráng
24,78
6.312
255
7
Ngô Mây
1,40
20.496
14.640
8
Nguyễn Văn Cừ
1,43
13.228
9.250
9
Trần Hưng Đạo
0,47
10.785
22.947
10
Lê Hồng Phong
1,05
14.913
14.203
11
Lý Thường Kiệt
0,69
5.690
8.246
12
Trần Phú
0,72
19.063
26.476
13
Lê Lợi
0,57
13.972
24.512
14
Hải Cảng
9,81
20.651
2.101
15
Nhơn Bình
14,68
16.585
1.130
16
Nhơn Phú
13,19
17.088
1.296
Xã – Nông thôn
71,13
20.850
293
1
Nhơn Lý (bán đảo)
15,35
9.326
608
2
Nhơn hải (bán đảo)
12,00
5.608
467
3
Nhơn Hội (bán đảo)
40,28
3.280
81
4
Nhơn Châu (xã đảo)
3,50
2.636
753
Tổng cộng
216,44
255.119
1.179
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Quy Nhơn 2006)
3.3.2. Y tế
Thành phố có 5 bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 2 trung tâm y tế kế hoạch hóa gia đình, 1 đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế, nhà hộ sinh phường.
Thành phố có 1.280 giường bệnh, đạt 508 giường bệnh trên 1.000 dân, 1.371 cán bộ y tế, đạt 544 người trên 1.000 dân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cũng như khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Văn hoá, giáo dục
Thành phố Quy Nhơn là một trong những trung tâm giáo dục không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực Nam Trung Bộ. Trường Đại học Quy Nhơn đã vươn lên thành trường đại học đa ngành với quy mô 17.500 sinh viên, trong đó có 14.500 sinh viên dài hạn, mỗi năm có trên 2.000 sinh viên tốt nghiệp. Hệ thống các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh đào tạo mỗi năm hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp bổ sung vào nguồn nhân lực của cả khu vực Nam Trung Bộ. Tỷ lệ người được đào tạo ngày càng tăng.
Giáo dục phổ thông cũng được cũng cố, đầu tư trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, cơ cấu ổn định. Trên địa bàn thành phố có 48 trường phổ thông với 1.302 lớp học và trên 50.000 học sinh, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20% dân số.
3.3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.3.4.1 Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đối ngoại gồm có các tuyến đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, phục vụ việc đi lại và vận chuyển hàng hoá trong tỉnh Bình Định, liên tỉnh trong nước và ngoài nước. Giao thông đối ngoại Bắc Nam đi qua các đường phía Tây Nam thành phố, giao thông đối ngoại vào cảng Quy Nhơn đi qua trung tâm thành phố.
Hệ thống giao thông thành phố được xây dựng và mở rộng, với mật độ xây dựng đường trong khu vực đô thị là 3,4 - 4 km/km2, gồm các loại đường bê tông nhựa, đường thấm nhập nhựa, đường bê tông xi măng và đường đất.
Hệ thống cấp nước sạch
Nguồn nước cấp cho toàn thành phố lấy từ các giếng khoan đặt dọc theo sông Hà Thanh, trữ lượng khai thác đạt 30.000 m3/ngày. Chất lượng nước ngầm rất tốt, được sử dụng trực tiếp sau khi đã khử trùng. Mạng lưới phân phối nước cho thành phố có khoảng 120.000m ống có đường kính 400 - 500mm.
Theo thống kê tháng 6/2006 toàn thành phố có 25.762 điểm đấu nối nước, trong đó 2.168 hợp đồng của hộ gia đình và 594 hợp đồng của cơ quan, ước tính cung cấp khoản 52% yêu cầu của người dân và số lượng khách hàng đang dùng trên một điểm mắc là 5,6 người/đồng hồ.
Hệ thống cấp điện:
Thành phố Quy Nhơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220KV và 110KV và có một nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện Điezen Nhơn Thạch, công suất đạt 27,78 MW, công suất khả dụng 18,72 MW.
Mức sống, phong tục tập quán liên quan đến môi trường
Ý thức của công cộng của người dân nói chung là yếu, chưa có ý thức bảo vệ các công trình công cộng và vệ sinh môi trường công cộng. Hiện tượng vi phạm pháp luật như xây dựng lấn chiếm dòng chảy các công trình thoát nước, lấn chiếm đường phố, hồ ao và đất công cộng, vứt rác bừa bãi… chưa được ngăn chặn. Hiện tượng đưa các chất phế thải xuống ga cống, mương sông xảy ra nghiêm trọng… Nhiều nhà ở, cơ quan khi xây dựng cũng không chú trọng đến việc xây dựng thoát nước.
Nước thải sinh hoạt chỉ một phần nhỏ được xử lý sơ bộ tại nhà bằng bể tự hoại, số lượng bể tự hoại chiếm 70 - 80% số hộ trong đô thị, trong đó có nhiều bể xây dựng chưa đúng kỹ thuật. Một phần nước thải sinh hoạt thấm vào đất gây ảnh hưởng nguồn nước ngầm, khoảng 25% lượng nước bẩn và nước đã sử dụng thải ra cống cuối cùng chảy ra biển, hồ qua hệ thống thoát nước chung nhưng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
3.5. Hiện trạng môi trường tại Thành phố Quy Nhơn
Thành phố Quy Nhơn đất hẹp (2,5km2), dân đông (trên 250.000 người), là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, trung tâm buôn bán. Đây là những nguồn tạo nhiều chất thải: rác thải, nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, rung...
3.5.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố Quy Nhơn với hơn 250.000 người, nội thành 22 vạn, hàng ngày thải ra hơn 161,64 tấn/ngày bao gồm: rác thải sinh hoạt và rác thải dịch vụ, sản xuất, bệnh viện (theo số liệu báo cáo của Công ty công chính TP. Quy Nhơn năm 2006). Mặc dù rất cố gắng nhưng cũng chỉ thu gom ở các khu vực đường chính, khu trung tâm, hẻm lớn xe có thể vào được. Hàng ngày Công ty công chính dùng 19 xe chở rác trong đó 11 xe có bộ phận ép rác lượng rác thải thu gom được 70%. Số còn lại 30% nhân dân thường đổ rác xuống biển, xuống đầm, xuống sông, núi... Nguyên nhân chủ yếu là xe không vào được các hẻm nhỏ, năng lực thu gom vận chuyển hạn chế (kể cả thiết bị và năng lực), một phần do ý thức vệ sinh môi trường đô thị của nhân dân chưa cao.
Lượng rác tồn đọng hàng ngày tích luỹ dần làm ô nhiễm môi trường như: bãi biển Quy Nhơn, ven đầm Đống Đa, ven núi Bà Hoả, dọc sông Hà Thanh...
Công nhân thu gom rác thuộc công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn đã tiến hành việc thu gom và tập trung tại các điểm hẹn để được đội vận chuyển chở tới khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ. Tại nhà máy xử lý chất thải rắn này, lượng chất thải rắn được phun thuốc phân hủy rác và thuốc diệt ruồi, khử mùi hôi bãi chứa rác. Quan trọng hơn, công ty tiếp tục lập phương án đề xuất các cấp quan tâm đầu tư xây dựng hoàn chỉnh khu xử lý rác Long Mỹ, xử lý hồ sinh thái đầm Đống Đa, Bầu Sen... góp phần giữ gìn môi trường Quy Nhơn luôn sạch đẹp.
3.5.2. Ô nhiễm không khí
Hiện nay, thành phố Quy Nhơn đang bị ô nhiễm không khí, chủ yếu là bụi và tiếng ồn. Nguồn gây ô nhiễm chính là các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, khai thác và chế biến đá xây dựng, xay xát... Phần lớn cơ sở sản xuất nằm rải rác và xen kẽ ngay trong khu dân cư, kể cả cơ sở sản xuất hoạt động từ lâu và cơ sở sản xuất mới mọc lên.
3.5.2.1. Mức độ ô nhiễm bụi
Bụi phát tán do chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, xi măng, khai thác và chế biến đá xây dựng nằm rải rác trong thành phố. Hệ thống xử lý chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.
Theo kết quả đo năm 2004 và 2005: hàm lượng bụi ở tất cả các điểm lấy mẫu phân tích đều vượt giới hạn cho phép trong TCVN, trừ một số điểm hàm lượng bụi tương đối thấp là bãi tắm Phương Mai, bãi tắm Gềnh Ráng, bãi tắm Quy Hoà 0,29 mg/m3. Hàm lượng bụi trung bình thành phố Quy Nhơn 0,72 mg/m3. Khu vực cảng Thị Nại hàm lượng bụi cao hơn cả 1,21mg/m3.
Lượng bụi do phương tiện giao thông gây ra đang tăng lên vượt tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần vì số lượng xe máy, ô tô tăng nhanh, đất cát ở lòng đường tồn đọng nhiều, nhiều đường nội thành chưa tráng nhựa. Việc phun nước tráng bụi trên đường phố chưa được thực hiện do kinh phí hạn hẹp (chỉ phun vào ngày lễ, ngày tết trên đường phố chính). Chất lượng xe máy, ô tô ngày càng giảm sút kéo theo lượng chất thải tăng đáng kể (CO, NOx, CO2, aldehyde và chì). Xe chạy dầu thải hàm lượng bụi than, khí dioxyt lưu huỳnh cao. Cảng Thị Nại có hàm lượng bụi cao là do bốc dỡ hàng hoá, san đất, lòng đường nhiều đất cát, lưu lượng xe chở hàng lớn.
Việc thải phân, rác ra môi trường tạo mùi hôi thối do các hợp chất khí mêtan, NH3, H2S...
3.5.2.2. Ô nhiễm SO2, NO2
Hàm lượng khí SO2 , NO2 trong nội thành chưa vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng SO2 trung bình 0,24 mg/m3. Hàm lượng NO2 trung bình 0,038 mg/m3. Lượng SO2 và NO2 đo năm 2004 là 0,09 mg/m3và 0,09 mg/m3 có tăng nhưng chưa vượt tiêu chuẩn cho phép.
Tóm lại, tại Quy Nhơn và các khu vực xung quanh chưa có vấn đề ô nhiễm không khí do SO2 và NO2 gây ra.
3.5.2.3. Ô nhiễm tiếng ồn
Trong nội thành lượng xe máy và ô tô tăng lên đáng kể nên tiếng ồn do động cơ xe cũng tăng lên, các cơ sở sản xuất nhỏ có: ca máy, máy tiện, các cơ sở gara... có độ ồn phát ra tương đối cao. Độ ồn trung bình 74 dBA, xấp xỉ giới hạn trên của tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Độ ồn tăng đáng kể vào sáng và chiều (giờ đi làm và giờ tan sở). Tuy nhiên, chưa vượt giới hạn cho phép.
3.5.2.4. Các chất ô nhiễm khác
Hàm lượng các chất ô nhiễm như: CO, tổng các chất hữu cơ bay hơi (THC) 3,7 mg/m3 và bụi chì (Pb) tại Quy Nhơn còn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, cho thấy không khí nội thành chưa ô nhiễm bởi các chất khí này.
Từ đánh giá ta nhận thấy ô nhiễm không khí chính tại một số vùng trọng điểm ở thành phố Quy Nhơn là ô nhiễm bụi, các khí khác như SO2, NOx, CO2... còn ở mức thấp.
3.5.3.Môi trường nước ở Tp.Quy Nhơn
3.5.3.1. Tác động của các nguồn tại chỗ
Chất thải, nước thải sinh hoạt và từ các cơ sở sản xuất, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, từ các phương tiện giao thông đường thủy là các nguồn tại chỗ gây ô nhiễm nước bề mặt khu vực thành phố Quy Nhơn.
Khu vực Quy Nhơn và vùng ven biển nằm ở hạ lưu sông Hà Thành, sông Côn… có khả năng chịu tác động của các nguồn ô nhiễm từ biển và từ các nguồn tại chỗ. Tổng lượng nước thải do sinh hoạt và dịch vụ đổ vào môi trường 40.000m3/ngày đêm, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ. Nguồn thải: cơ sở sản xuất, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, giao thông đường thủy, hoá chất dùng trong nông nghiệp... ở Quy Nhơn, số cơ sở sản xuất công nghiệp - dịch vụ hơn 14.000, có 3 chợ quy mô lớn và 7 chợ nhỏ. Tại các khu ven sông, hồ, biển, mật độ dân cư cao, ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi trùng cao. Tại đầu cống thải eo biển đầu sân bay Quy Nhơn hàm lượng coliform lên 1.100.000 MNP/100ml gấp 110 lần TCVN 5945-2005 (EPC TP. Hồ Chí Minh đo năm 2005). Trong tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh để đạt tiêu chuẩn Việt Nam 2005. Trong ngành chế biến thực phẩm, thủy, hải sản đông lạnh lượng nước thải thải ra chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước mặt thành phố.
3.5.3.2. Xâm nhập mặn từ biển
Vào mùa khô toàn bộ các sông ở Quy Nhơn bị nhiễm mặn. Nồng độ Cl- vượt xa tiêu chuẩn nước thủy lợi và nước cấp. Khu vực cầu Sông Ngang nồng độ Cl- tương ứng 11,9 mg/l và 89 mg/l đã gấp 8 lần ; Cầu Đôi: 2.890 mg/l và 9.674 mg/l; Cầu Chữ I: 11.030 mg/l và 13.206 mg/l. Các chỉ tiêu về EC và SO4 cũng tăng. Xu hướng xâm nhập mặn tăng do xây dựng đập ngăn mặn Phú Hoà và lượng mưa (số liệu 1998) ít.
3.5.3.3. Nước thải sinh hoạt
Ven hồ, đầm, ven biển 33.000 hộ điều kiện vệ sinh kém hàng ngày thải 3300m3 nước thải. Quy Nhơn có trên 40 km cống thoát nước thải đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu thải lượng nớc thải ngày càng tăng, một số đoạn cống bị tắc nghẽn khi có mưa to tạo mùi hôi thối và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước ngầm Một số điểm có mức độ ô nhiễm vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép 5 - 7 lần.
Sông hồ, biển khu tập trung dân cư cao bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi trùng cao hơn các nơi xa khu dân cư nhiều lần. Tại đầu ra của cống thải ở eo biển sân bay chỉ tiêu BOD5 50 mg/l; COD 139 mg/l; DO 4,6 mg/l. Tại cống thải của khu vực Phường Trần Phú BOD5 60 mg/l; COD 139 mg/l; DO 5,0 mg/l.
3.5.3.4. Nước thải sinh sản xuất và dịch vụ
Các cơ sở chế biến thuỷ hải sản, thực phẩm, bệnh viện, chế biến đá, nhà máy bia, chế biến mì màu, bến cảng, kho xăng dầu,nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khác nhau, hàng chục khách sạn, nhà hàng góp phần đáng kể vào vấn đề ô nhiễm nước bề mặt tại Quy Nhơn. Lượng nước thải của 7 bệnh viện là 50m3/ngày đêm hầu như chưa qua xử lý. Lượng nước thải công nghiệp 120m3/ngày đêm, tuy không lớn nhưng hầu hết các cơ sở chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải. Khoảng 40 cơ sở giết mổ gia súc thải 150m3 nước thải/ ngày đêm trực tiếp vào môi trường. Khoảng 50 hộ chế biến mỳ màu thải 145m3/ngày đêm chưa có hệ thống xử lý. Nhiều cơ sở sản xuất đá granit và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ở vùng thượng lưu các sông chảy về Quy Nhơn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt.
Ô nhiễm nước các vùng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng gia tăng. Đặc biệt, ô nhiễm do chế biến mì màu ở phường Bùi Thị Xuân Thành phố quy Nhơn là nghiêm trọng theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Mặc dù trong thời gian qua ở địa phương, Sở KHCN&MT (trước đây) đã quan tâm đầu tư nghiên cứu các giải pháp xử lý, nhưng khả năng của người nông dân không có vốn đầu tư để xử lý. Đây là vấn đề nan giải của địa phương: công ăn, việc làm, vốn hỗ trợ để chuyển đổi ngành nghề hoặc Nhà nước đầu tư xử lý.
Đặc điểm chung :
+ Các cơ sở sản xuất thường nằm xen kẽ trong các khu dân cư, du lịch.
+ Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thiếu vốn đầu tư nâng cấp nên tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng.
+ Hầu hết các cơ sở không có hệ thống xử lý, một số cơ sở có hệ thống bể lắng lọc, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Các cơ sở này hầu hết là thải thẳng ra hệ thống thoát nước thành phố ra biển.
+ Tại khu vực cảng vấn đề ô nhiễm dầu, hữu cơ ngày càng gia tăng.
3.5.4. Tác động do hoạt động nông nghiệp
Các hoá chất dùng trong nông nghiệp: phân vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, clo hữu cơ, photpho hữu cơ từ vùng nông nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt thành phố Quy Nhơn.
3.5.4.1. Tác động môi trường nước từ vùng thượng lưu
Vùng thượng lưu (2 huyện An Nhơn và Tây Sơn) có nhiều cơ sở sản xuất đá ốp lát, chế biến thực phẩm… nước thải chứa các chất ô nhiễm chưa được xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Hà Thanh và sông Côn. Ô nhiễm do thượng nguồn đưa xuống chưa cao, chỉ có chỉ tiêu chất rắn lơ lửng 138 mg/l gấp 1,5 lần TCVN. Tuy nhiên, trong thời gian lấy mẫu, nước sông Hà Thanh cạn kiệt và hầu như không chảy, nên việc đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối.
+ Chất lượng nước ngầm ở Quy Nhơn:
- Vào mùa khô số giếng bị nhiễm mặn cao hơn mùa mưa.
+ Kết quả kiểm tra một số giếng ở bán đảo Phương Mai độ dẫn từ 1.100 đến 1.490 m S/cm, thể hiện mức độ ô nhiễm mặn nhẹ.
+ Một số giếng ở khu vực phường Hải Cảng cũng thấy nhiễm mặn ở mức độ đáng kể, có giếng độ dẫn đạt đến 1.520 mS/cm.
+ Khu vực Đống Đa - Bạch Đằng bị nhiễm mặn tương đối cao.
+ Các khu vực còn lại chưa thấy dấu hiệu nhiễm mặn.
- Hầu hết các giếng ở khu vực thành phố Quy Nhơn và vùng ven bị nhiễm phèn, hàm lượng sắt từ 0,01 - 0,19 mg/l đạt tiêu chuẩn nước uống (< 0,3 mg/l). Chỉ có giếng ở khu vực trại phong Quy Hoà là có hàm lượng sắt cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng.
Đa số các giếng khu vực thành phố Quy Nhơn có pH từ 7,7 - 8,6.
- Tại Quy Nhơn các giếng không bị ô nhiễ._.3.370
563
2012 - 2013
5
14.777
95
14.038
591
2013 - 2014
5
15.516
95
14.740
621
2014 - 2015
5
16.292
95
15.477
652
2015 - 2016
5
17.106
95
16.251
684
2016 - 2017
5
17.962
95
17.064
718
2017 - 2018
5
18.860
95
17.917
754
2018 - 2019
5
19.803
95
18.813
792
2019 - 2020
5
20.793
95
19.753
832
III
2020 - 2021
5
21.832
100
21.832
873
2021 - 2022
5
22.924
100
22.924
917
2022 - 2023
5
24.070
100
24.070
963
2023 - 2024
5
25.274
100
25.274
1.011
2024 - 2025
5
26.538
100
26.538
1.062
2025 - 2026
5
27.864
100
27.864
1.115
Bảng 5.14: Lượng CTR xây dựng thành phố đến năm 2025
Giai đoạn
Năm
Tỷ lệ tăng lượng thải (%)
Lượng phế thải xây dựng phát sinh (kg/ngđ)
I
2006 - 2007
7
44.108
2007 - 2008
7
47.195
2008 - 2009
7
50.499
2009 - 2010
7
54.034
II
2010 - 2011
7
57.816
2011 - 2012
7
61.863
2012 - 2013
7
66.193
2013 - 2014
7
70.827
2014 - 2015
7
75.785
2015 - 2016
7
81.090
2016 - 2017
7
86.766
2017 - 2018
7
92.840
2018 - 2019
7
99.339
2019 - 2020
7
106.292
III
2020 - 2021
7
113.733
2021 - 2022
7
121.694
2022 - 2023
7
130.213
2023 - 2024
7
139.328
2024 - 2025
7
149.080
2025 - 2026
7
159.516
5.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI THỰC TRẠNG HIỆN NAY VÀ CHO NHỮNG NĂM TỚI
Căn cứ vào hiện trạng phát sinh chất thải, qui trình quản lý CTR tại đây và các dự báo trong tương lai, tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm quản lý tốt hơn lượng chất thải phát sinh ra hàng ngày, hàng giờ tại thành phố với mục tiêu phát triển bền vững.
Đối với CTR y tế: thì phải được phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý một cách triệt để. Tránh sự lẫn lộn giữa các loại CTR y tế nguy hại với CTR y tế sinh hoạt. Lượng CTR y tế nguy hại sẽ được thu gom, vận chuyển đến bệnh viện Lao đốt và xử lý triệt và tại nơi đốt phải có phòng lưu giữ lạnh để tránh tình trạng chất thải quá tải không thể đốt trong một lần sẽ gây mùi, dễ truyền nhiễm bệnh.
Đối với CTR công nghiệp và xây dựng: phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định một cách triệt để. Ưu tiên giảm thải tại nguồn trên cơ sở tận dụng, tái sử dụng và tái chế CTR.
Đối với CTR sinh hoạt:
Đề xuất giải pháp giảm chất thải và phân loại tại nguồn. Giảm chất thải tại nguồn là yếu tố quan trọng của việc giảm khối lượng chất thải trong tương lai. Khối lượng chất thải sinh ra sẽ giảm đáng kể nếu người dân sẵn lòng thay đổi ý muốn của họ - thay đổi thói quen và cách sống để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm gánh nặng kinh tế liên quan đến quản lý chất thải rắn. Hướng người dân có những suy nghĩ tích cực hơn về rác thải mà họ thải ra hàng ngày, những vấn đề cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn.
Có thể áp dụng các phương pháp khác như là khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng vật liệu tái sinh được bằng cách giảm giá bán từ 5 – 10%. Bên cạnh đó còn áp dụng luật pháp để quản lý việc thải chất thải ra môi trường. Trong giai đoạn đầu nên đưa ra giải pháp phân loại rác tại nguồn thành 2 loại: phế liệu và rác không thu hồi được.
Giai đoạn sau phân loại rác thành 3 loại: phế liệu, rác vô cơ, rác hữu cơ.
Thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt qua hệ thống dịch vụ công cộng: sẽ đạt được 100% lượng chất thải phát sinh ra.
Cụ thể được trình bày như sau:
5.3.1. Đối với chất thải rắn y tế:
Để xử lý triệt để lượng rác y tế, cần phối hợp hoạt động của hệ thống thu gom, phân loại tại chỗ với hệ thống quản lý rác toàn thành phố.
5.3.1.1. Các biện pháp thu gom, phân loại và vận chuyển rác tại cơ sở
Các thùng rác và cách bố trí:
Trang bị các thùng chứa rác tiêu chuẩn: kích thước, đặc điểm từng loại thùng phụ thuộc vào mức phát sinh rác của các khoa, các phòng, căn tin…
Đặt các thùng rác phía trước cửa ra vào các khoa hoặc những nơi thuận tiện cho người xả rác và công việc thu gom rác. Tùy theo từng khoa, phòng mà đặt các loại thùng khác nhau.
Phía trong mỗi thùng rác được lót túi PVC và quy định màu cho từng lại rác thải. Đối với rác thải sinh hoạt sử dụng túi màu xanh, chất thải lâm sàn: túi màu vàng, túi màu đen dùng để đựng chất thải hóa học và thuốc gây độc tế bào. Khi thu gom chỉ buộc miệng túi lại, chất lên xe đẩy và thay túi mới vào.
Tần suất thu gom: căn cứ vào thành phần, tính chất và mức độ nguy hại qua kết quả điều tra được, tần suất thu gom được đề xuất như sau:
Đối với rác sinh hoạt thu gom mỗi ngày 1 lần.
Đối với chất thải y tế nguy hại như các bệnh phẩm, bông băng sau sử dụng … sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ (tuyệt trùng) và cho vào các bao nylon kín trước khi đưa vào thùng rác (màu vàng) theo quy định. Tần suất thu gom 1 - 2 lần/ngày.
Đối với chất thải hóa học: tùy theo mức độ nguy hại, số lượng và thành phần mà tần suất thu gom có thể lâu hơn.
5.3.1.2. Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển:
Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tiến hành phân loại rác thải y tế ra từng loại khác nhau. Đặc biệt phải thực hiện việc tách riêng chất thải rắn y tế nguy hại với chất thải rắn y tế sinh hoạt một cách hoàn toàn, chất thải sau khi được phân loại phải được chứa trong các loại thùng chứa có màu sắc khác nhau theo quy định.
Thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh từ các bệnh viện, các trung tâm y tế, các phòng khám chữa bệnh vừa và nhỏ với khối lượng khoảng 2.115 kg/ngày, khoảng 4.671kg/ngày vào năm 2025.
Để đảm bảo vệ sinh khu vực, hạn chế các tác hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, các bệnh viện, trung tâm y tế… phải có hợp đồng với công ty TNHH MTĐT chở rác đi ngay trong ngày vào thời gian nhất định. Tuyến đường thu gom, thời gian thu gom phải thuận lợi và hợp lý để không ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện và hạn chế thấp nhất giá thành vận chuyển.
5.3.1.3. Biện pháp thu gom, vận chuyển rác y tế tại thành phố Quy Nhơn.
Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế: được thể hiện trong hình 5.2
Chất thải y tế
Rác sinh hoạt (thùng xanh)
Chất thải y tế nguy hại
Chai, lọ, hộp, giấy…
Bô rác công cộng
Chất thải lâm sàng
Chất thải hóa học
Bán phế liệu
Công ty TNHH MTĐT thu gom
Thu gom, xử lý
Thu gom, xử lý
Hình 5.2: Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế được đề xuất tại Tp. Quy Nhơn.
Xử lý rác thải y tế nguy hại
CTR y tế nguy hại tại thành phố Quy Nhơn bao gồm: chất thải lâm sàn (vật liệu thấm máu, thấm dịch, gạc bông, găng tay, kim tiêm, các mô cơ thể, nhau thai…) và chất thải hóa học (gồm các muối vô cơ, các loại hóa chất chứa hologen, formaldehyd…)
Tùy theo thành phần, tính chất rác thải sẽ có giải pháp xử lý thích hợp:
Thiêu đốt: rác có thành phần tương đối dễ cháy, độ ẩm thấp (20 - 40%) và các bệnh phẩm, hóa chất độc hại…
Chôn lấp hợp vệ sinh: cần xử lý sơ bộ ban đầu trước khi chôn lấp để đảm bảo hợp vệ sinh,
Thải chung với rác thải sinh hoạt: sử dụng cho các hóa chất không nguy hại như các muối hữu cơ, vô cơ, axít béo bị hư hỏng… trong quá trình bảo quản.
Đối với các chất thải nguy hại, nếu được tách và xử lý riêng biệt sẽ giảm được những ảnh hưởng tiêu cực của chúng gây ra đối với môi trường và hệ sinh thái hiện tại cũng như về lâu dài, mà trong đó chi phí cho việc xử lý các chất thải ngay từ đầu sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với việc khắc phục những hậu quả do chúng gây ra.
Lò đốt rác y tế:
Các loại chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt: vải (bông, băng, gạc, găng tay…), plastic (vỉ thuốc, băng keo, ống tiêm…), cao su (găng tay, ống dẫn…), giấy vụn… những loại này cùng với bệnh phẩm được đốt chung trong lò đốt rác.
5.3.2. Đối với chất thải rắn công nghiệp:
5.3.2.1. Thu gom, phân loại và xử lý CTR tại nơi phát sinh:
Công tác thu gom, phân loại, giảm thiểu CTR công nghiệp tại nguồn cần được quan tâm thực hiện trong công tác quản lý CTR công nghiệp.
Dựa vào tính chất, tính độc hại, thành phần của CTR mà thực hiện việc phân loại.
Phân loại CTR: việc phân loại CTR công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích sau:
Về mặt kinh tế: phân loại CTR tại nguồn không đặt ra một chi phí vận hành mới cho nhà máy do nó đã trở thành quy phạm trong vận hành. Đồng thời tận dụng được các phế liệu và giảm thiểu đáng kể chi phí xử lý chất thải bên ngoài nhà máy.
Về khía cạnh môi trường: việc trộn lẫn các chất thải công nghiệp với nhau có thể làm gia tăng hay giảm đi tính độc hại của hỗn hợp. Các quá trình hóa học tiểm ẩn này rất khó kiểm soát, vì vậy phân loại tại nguồn là biện pháp thích hợp trong công tác quản lý CTR công nghiệp.
5.3.2.2. Các biện pháp thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp
Việc thu gom, phân loại
Rác sinh hoạt và CTR công nghiệp phải được thu gom tách biệt.
Sử dụng các thùng rác chứa chất thải tiêu chuẩn có màu để phân loại, dễ phân biệt và thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển. Có thể sử dụng các thùng đựng rác như sau:
Thùng đựng rác tái chế: chứa chất thải có giá trị tái chế như: kim loại, thủy tinh, giấy…
Thùng đựng rác sinh hoạt: có thành phần thực phẩm hoặc chất hữu cơ cao.
Thùng chứa chất thải rắn không có giá trị tái sử dụng và khô.
Thùng chứa chất thải rắn độc hại: bằng thép hoặc composite có nắp đậy kín.
Tùy theo tính chất chất thải rắn mỗi cơ sở có thể có số lượng thùng rác từ 2, 3 đến 4 thùng.
Vị trí đặt các thùng rác: cần bố trí thùng ở vị trí hợp lý (thuận tiện, dễ thấy, dễ thu gom…) tại các khu vực sản xuất.
Đối với khu công nghiệp và các cơ sở có lượng rác thải lớn, phải bố trí bãi rác trung chuyển hoặc nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
Chu kỳ thu gom CTR: cần xây dựng lịch thu gom hợp lý và ổn định đối với từng loại chất thải dựa vào khối lượng, thành phần tính chất hữu cơ dễ phân hủy và khả năng vận chuyển của đội thu gom. CTR hữu cơ dễ phân hủy phải được thu gom hàng ngày, các loại CTR khác có thể thu gom dao động từ 1đến 7 ngày.
Vận chuyển CTR:
Chu kỳ vận chuyển CTR được quy định bởi các đơn vị vận chuyển để chi phí là tối thiểu và không gây cản trở cho sản xuất. Cần sử dụng các phương tiện chuyên dùng để tránh rơi vãi dọc đường, gây mất vệ sinh môi trường.
Đối với các cơ sở tự vận chuyển CTR không nguy hại (trấu, gạch vụn, bột gỗ…) phương tiện vận chuyển phải che chắn kín để hạn chế khả năng phát tán chất thải vào môi trường xung quanh.
Việc vận chuyển CTR nguy hại phải được cơ sở tổ chức chặt chẽ với sự giám sát của cơ quan quản lý môi trường và sự bảo đảm của cơ quan vận chuyển nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Xử lý CTR công nghiệp
CTR từ các cơ sở công nghiệp sau khi phân loại và xử lý sơ bộ sẽ được vận chuyển về khu xử lý CTR của thành phố hoặc các cơ sở tiếp tục xử lý bằng các biện pháp thích hợp sau:
Rác sinh hoạt (rác hữu cơ): được xử lý cùng với rác thải thành phố.
CTR công nghiệp: tùy theo tính chất, thành phần, mức độ độc hại và đơn vị thu gom sẽ có biện pháp xử lý phù hợp:
+ Phương pháp ổn định hóa rắn: dùng để xử lý CTR nguy hại. Một số công nghệ có thể áp dụng tại thành phố Quy Nhơn như:
- Sử dụng ximăng để đóng rắn: thường dùng với các loại chất thải chứa kim loại nặng (chì, cyanua,mangan…)
- Công nghệ sử dụng vôi (vật liệu đông tụ là vôi, silic): áp dụng để xử lý các chất hữu cơ nguy hại.
- Công nghệ bọc vỏ: khối chất thải sẽ được bọc trong một lớp vỏ hoặc đúc bằng vật liệu trơ.
è Chất thải nguy hại sau khi ổn định hóa sẽ được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Phương pháp hóa học: để xử lý các chất thải có tính axit, bazơ, các kim loại nặng… Các giải pháp xử lý hóa học rất nhiều, chủ yếu áp dụng các phản ứng oxy hóa, trung hòa, thủy phân… Tùy theo hóa tính của CTR sẽ có giải pháp xử lý thích hợp.
+ Phương pháp thiêu đốt: xử lý CTR công nghiệp rất triệt để nhưng chi phí khá cao, được áp dụng xử lý CTR nguy hại, CTR có thành phần hữu cơ cao hoặc khó phân hủy như: da, plastic, cao su, vải, các loại bùn hữu cơ độc hại, keo…
+ Phương pháp ủ: để xử lý chất thải có thành phần hữu cơ cao (bã mắm, những bộ phận thủy hải sản thải bỏ trong quá trình chế biến, phân và lông gia súc…): dùng phương pháp ủ hiếu khí thành phân bón cho cây trồng hoặc ủ kỵ khí (sản xuất khí đốt) rất thuận tiện, hiệu quả.
+ Chôn lấp hợp vệ sinh: được sử dụng để xử lý CTR nguy hại sau khi đã được tạo khối, tro của lò đốt rác hoặc chất thải công nghiệp không nguy hại được công ty TNHH MTĐT vận chuyển về bãi chôn lấp của thành phố (gạch đá vụn, bao bì dược phẩm…).
Hiện nay tại thành phố Quy Nhơn với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng, cùng với tốc độ phát triển của xã hội là các khu công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng tại đây. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ thành phố nên đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại ngay từ bây giờ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và rất cần thiết trong tương lai.
Cơ sở sản xuất
Chất thải rắn
Rác thải sinh hoạt
Thu gomPhân loạisơ bộ
Thu gom
Phân loại
sơ bộ
Tái sử dụng, tái chế, bán phế liệu
Sử lý tại cơ sở
(chôn, đốt)
Công ty TNHH MTĐT
CTR sản xuất đã phân loại sơ bộ
Rác thải sinh hoạt đã phân loại sơ bộ
Phân loại chi tiết
Phân loại chi tiết
Xử lý cùng với rác sinh hoạt của thành phố
CTR không nguy hại
Tái sử dụng
CTR độc hại
Chôn lấp hợp vệ sinh hay thiêu đốt.
Hình 5.3: Qui trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp
+ Tận dụng, tái sử dụng và tái chế: một số loại chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (bột cưa, những mẩu gỗ vụn…) được cơ sở tận dụng làm nhiên liệu cung cấp cho các lò sản xuất gạch. Các loại phế liệu như: kim loại, nhựa, giấy… được tái sử dụng làm nguyên liệu hoặc bán cho các cơ sở kinh doanh và tái chế phế liệu. Ngoài ra, các cơ sở có thể tận dụng các phế thải làm thức ăn chăn nuôi, vật liệu chèn gốm, sản xuất phân bón (những bộ phận thủy hải sản thải bỏ trong quá trình chế biến...).
Trước mắt, cần thiết kế xây dựng lò đốt rác với quy mô 1.000 kg/ngày tại khu xử lý CTR Long Mỹ để xử lý rác cho các cơ sở y tế và CTR của công ty dược, và một số CTR không phân hủy tại bãi chôn lấp này.
5.3.3. Đối với rác sinh hoạt:
5.3.3.1. Thu gom, phân loại, vận chuyển rác:
Quy trình thu gom, vận chuyển rác hiện nay tại thành phố Quy Nhơn về cơ bản đã đáp ứng việc thu gom và vận chuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo thu gom rác một cách triệt để cần phải củng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh rác đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng.
Giải quyết từ các nguồn khác nhau:
Rác đường phố:
Do tính chất của công việc thực hiện ngay trên đường phố, để khắc phục việc cản trở giao thông và đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh nên thời gian tiến hành quét rác đường phố phải được thực hiện lúc ít người nhất. Hiện nay, thời gian quét rác của công nhân vê sinh được tổ chức theo 2 ca là : ca thứ nhất (từ 3 giờ đến 6 giờ sáng) và ca thứ hai (từ 11 giờ đến 13 giờ trưa).
Sau khi quét rác được gom lại thành đống và hốt bỏ vào các xe đẩy tay rồi được đưa đến các điểm hẹn để chờ xe ép rác tới lấy và vận chuyển ra khu xử lý CTR.
Rác từ các hộ dân:
Những hộ mặt tiền và các hộ ở gần đường chính:
Sau khi đã tiến hành việc phân loại rác tại các hộ gia đình, phần phế liệu được người dân giữ lại bán cho những người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon được buộc kín lại khi đầy rác. Khi đến giờ thu gom, rác được để ở trước nhà, cạnh lề đường hoặc được người dân trực tiếp mang ra bỏ vào xe thu gom, công nhân vệ sinh đi thu gom và vận chuyển về các điểm hẹn để được xe ép rác tới vận chuyển về khu xử lý.
Hộ ở sâu trong các con hẻm nhỏ, ở cạnh sông hồ:
Những hộ này thì công tác thu gom và vận chuyển sẽ kém hiệu quả và gặp nhiều hơn. Để cho công tác thu gom và vận chuyển đạt hiệu quả cần áp dụng biện pháp sau:
Dùng xe cải tiến kéo tay kích thước thùng chứa phù hợp (D*R*C = 1,2*1*0,6m) hoặc các xe cải tiến trên có đặt các thùng rác loại 240 lít (hoặc 660 lít, 1000 lít) kéo đến từng hộ trong các hẻm để thu gom. Sau đó, các xe sẽ chuyển rác ra đường lớn (hoặc các điểm hẹn) để xe ô tô chuyên dùng cặp thùng rác đổ vào xe.
Thời gian thu rác ở các hẻm được thực hiện vào ban ngày từ 6 giờ đến 16 giờ và còn tùy thuộc vào tuyến đường xe rác thu gom.
Mỗi công nhân và một xe cải tiến có thể phục vụ 100 - 150 hộ/ngày.
Rác khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, chợ, cơ quan, trường học:
Đối với các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng dịch vụ ăn uống lớn, chợ: thành phần rác thải của các khu vực này chủ yếu là chất thải hữu cơ, phân hủy nhan chóng gây mùi hôi thối. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ qui định, không để tồn động rác qua ngày hôm sau.
Các cơ quan, trường học có lượng rác thải lớn: cần trang bị các thùng rác tiêu chuẩn (hoặc xe cải tiến) tự chuyển rác ra ngoài đường lớn để xe ép rác vào nhận rác.
Hiện nay, tại hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn thì rác thải thải bỏ bừa bãi trong chợ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần dùng thùng ép rác kín có cơ cấu tự ép và cơ cấu tự cặp xe dung tích từ 6 - 10 m3. Khi đầy rác, thùng ép kín được cẩu lên xe tải và chuyển thẳng đến khu xử lý CTR. Riêng các chợ nhỏ cò thể đặt các thùng chứa rác lớn thể tích 660 lít đặt ở những chỗ hợp lý để đội lấy rác thu gom hàng ngày.
Rác thải công cộng:
Ở các tụ điểm sinh hoạt công cộng, nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tùy theo lược người và lượng rác thải, để đúng nơi quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường hoặc thu gom vào các xe chứa lưu động.
Tại thành phố Quy Nhơn, hầu hết các con đường lớn đều được đặt thùng chứa rác công cộng với sức chứa 100 - 240lít cách nhau khoảng 100 - 150m với qui cách thuận tiện cho việc bỏ rác và thu gom. Bên cạnh đó vẫn còn một số con đường nhỏ và ngắn vẫn không có các thùng rác công cộng này. Vì vậy cần phải đặt các thùng rác tại đây để tránh tình trạng người dân xả rác trực tiếp xuống đường hoặc vứt bừa bãi ra xung quanh gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, trong qui trình thu gom, vận chuyển trên cần :
Tăng cường kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên tình hình phát sinh ô nhiễm trong quá trình thu gom rác.
5.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
5.4.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục.
- Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu cho đại đa số quần chúng. Cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên… trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.
- Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ gia đình sống ven sông vẫn còn xả rác, xác súc vật xuống sông, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân dân cũng như làm giảm mỹ quan đô thị. Do vậy, phải làm cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người. Từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đô thị, tự giác đóng vệ sinh phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn, thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh.
- Các hoạt động thông tin giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ tỉnh đến thành phố, các phường xã. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường… Đối tượng truyền thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể... trong đó chú ý đặc biệt vào các đối tượng là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các Sở, Ban, ngành chủ chốt như: Sở KHCN và MT, Sở y tế, Sở giáo dục và đào tạo, Sở văn hóa thông tin, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và lồng ghép với các chương trình khác.
5.4.2. Chương trình giám sát môi trường
- Để đảm bảo các hoạt động của cơ sở công nghiệp và khu xử lý CTR Long Mỹ không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cũng như đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường, giám sát công tác xử lý CTR sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của các cơ sở và của công ty TNHH MTĐT.
- Đối với khu xử lý CTR Long Mỹ, trong chương trình giám sát chất lượng không khí cần đo đạc bổ sung thêm chỉ tiêu NH3 và CH4 để đánh giá các khả năng ô nhiễm và ngăn ngừa sự cố môi trường một cách toàn diện hơn.
- Bãi chôn lấp rác Long Mỹ cũng cần được đầu tư nâng cấp và cải tạo mới, hiện tại bãi chôn lấp rác này vẫn chưa có hệ thống thu gom nước rỉ rác, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những hộ dân xung quanh.
5.4.3. Áp dụng công nghệ sạch hơn
Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn trong quá trình hoạt động vì sẽ có các lợi ích sau: giảm mức tiêu thụ về nguyên liệu và chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm số lượng và chi phí xử lý chất thải trong đó có CTR, cải thiện điều kiện làm việc. Các nội dung cơ bản của sản xuất sạch bao gồm:
1. Thay đổi nguyên liệu sản xuất: giảm và tiến đến loại bỏ việc sử dụng các chất thải nguy hiểm, sử dụng các nguyên liệu phù hợp để tiết kiệm chi phí, tạo ra ít chất thải.
2. Cải thiện qui trình vận hành sản xuất và quản lý trong đơn vị:
Giảm tổn thất nguyên liệu, phế phẩm và năng lượng rò rỉ nhằm giảm lượng chất thải.
Cải thiện công tác quản lý nguyên liệu và sản phẩm để tránh bị hư hỏng và quá hạn.
Bảo dưỡng thiết bị thường xuyên để tránh tạo nhiều chất thải do hư hỏng máy móc.
3. Tái sử dụng, tận dụng nguyên liệu, phế liệu tại đơn vị: tạo ra các sản phẩm phụ có ích từ chất thải hoặc tận dụng tối đa các thành phần có ích trong chất thải để hạn chế lượng chất thải thải ra môi trường.
4. Thay đổi công nghệ:
Thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cải tiến các điều kiện công nghệ như tốc độ, nhiệt độ, áp suất và thời gian để nâng cao năng suất sản phẩm và giảm lượng thải.
5. Thay đổi sản phẩm:
Tạo ra các sản phẩm mới để giảm các tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Tăng khả năng tái chế bằng cách loại bỏ các phụ gia hoặc thành phần không thể tái chế được trong sản phẩm.
Thiết kế các sản phẩm sao cho nó có thể tháo dỡ và tái chế dễ dàng, loại bỏ các bao gói không cần thiết.
Trong điều kiện của thành phố Quy Nhơn, trước mắt cần tập trung vào các đối tượng:
Khu công nghiệp Long Mỹ, khu công nghiệp Phú Tài, khu Kinh tế mở Nhơn Hội: thì nên nhập các thiết bị máy móc và dây chuyền công nghệ ít gây ô nhiễm.
Công ty dược Bình Định, Công ty chế biến thủy sản, các công ty khai thác và sản xuất các sản phẩm từ đá… cần được hỗ trợ tập huấn về sản xuất sạch để cơ sở có thể áp dụng một cách sáng tạo và hiệu quả các nội dung trên trong điều kiện thực tế của mình.
5.4.4. Giải pháp kinh tế:
Giải pháp kinh tế áp dụng trong lĩnh vực môi trường khá rộng rãi tại các nước phát triển. Việc lực chọn các công cụ kinh tế phải phù hợp với mục tiêu chính sách quản lý chất thải cũng như chính sách pháp luật của từng quốc gia và đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP-polluter pays principle).
Ở Việt Nam, việc sử dụng các công cụ kinh tế bao gồm: các chính sách khuyến khích dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, một số lệ phí trong lĩnh vực môi trường như lệ phí vệ sinh, cấp phép môi trường, xử phạt khen thưởng... với mục đích:
Làm thay đổi hành vi của đối tượng thu phí đối với môi trường.
Có nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý, xử lý chất thải.
Tại thành phố Quy Nhơn, một số giải pháp kinh tế được đề xuất bao gồm:
1. Khuyến khích các cơ sở tư nhân vào lĩnh vực xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường theo các quy định của chính phủ ban hành.
2. UBND tỉnh cần có chủ trương và biện pháp khuyến khích, giảm thuế hoặc cho vay ưu đãi đối với các cơ sở công nghiệp, các loại hình tư nhân tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực như: thu gom, xử lý rác thải, tái chế và thu hồi phế liệu.
3. Có các giải pháp hỗ trợ khác về quản lý, kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục nhằm tăng mức thu và giảm các chi phí giải quyết rác.
5.4.5. Chính sách về xã hội
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của quần chúng vì vậy cần phải huy động, khuyến khích quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Với những mục tiêu đã đặt ra, bản thân công ty TNHH MTĐT không thể nào hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì vậy, cần thiết phải có sự tham gia của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, nhân dân cùng thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao cần tập trung một số vấn đề sau:
- UBND tỉnh cần có chủ trương chính thức cho phép xã hội hóa hoạt động quản lý rác thải.
- Có quy định về cơ chế quản lý và hoạt động cụ thể cho các mô hình tư nhân, dân lập.
- Đầu tiên, để mở rộng mạng lưới thu gom rác trong nội thị Thành phố Quy Nhơn, nên tổ chức mô hình thu gom rác thí điểm theo hình thức Công ty TNHH MTĐT kết hợp với UBND phường và tư nhân, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng cho các phường khác trong toàn thành phố.
- Đối với vấn đề phân loại rác, cần thiết phải xây dựng dự án: “ triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn” cho một số các đối tượng cụ thể: thực hiện thí điểm tại hộ gia đình của một số phường nội thị, trường học, hội phụ nữ phường,… từ đó rút ra kinh nghiệm từ thực tế này và mở rộng ra cho các đối tượng khác, tạo thành một thói quen trong nhân dân.
Bên cạnh đó công ty TMHH MT ĐT Quy Nhơn cần đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện thu gom - vận chuyển để phục vụ tốt cho công việc của mình.
Một trong những vấn đề chủ yếu để nhằm đáp ứng được những mục tiêu đặt ra trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác là đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, phương tiện thu gom - vận chuyển và xử lý hiện có của công ty TNHH MTĐT.
Để sử dụng tốt nhất những trang thiết bị và phương tiện có sẵn, công ty cần:
Nâng cấp những trang thiết bị một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Tiếp tục cải tiến công tác quản lý các phương tiện đang hoạt động.
Lập chương trình bảo trì thiết bị, phương tiện hàng tháng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã có.
Kế hoạch mua sắm các phương tiện để thực hiện trong phương án về kỹ thuật. Tuy nhiên, trong việc mua sắm các phương tiện mới đề nghị chú ý một số yếu tố sau:
Lựa chọn các phương tiện mới hay đã qua sử dụng? Cần cân nhắc giữa kinh phí mua sắm, kinh phí tân trang, sửa chữa lớn trong phạm vi 5 - 10 năm đầu và tình trạn hiện tại của phương tiện.
Xem xét lựa chọn các thiết bị có hệ thống nâng đa năng và thùng ép nhận rác phía sau.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Qua quá trình điều tra thực tế về hiện trạng phát sinh và những tài liệu thu thập được về công tác quản lý chất thải rắn tại Thành phố Quy Nhơn cho thấy:
1. Lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều với các thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng hơn làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường tại đây. Nếu chúng không được quản lý chặt chẽ từ lúc phát sinh đến lúc thu gom, vận chuyển và xử lý thì sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và cảnh quan đô thị mà đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng không ai khác đó chính là con người.
2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Thành phố Quy Nhơn còn sơ hở chưa giải quyết triệt để lượng chất thải rắn phát sinh.
3. Theo kết quả dự báo lượng chất thải rắn phát sinh dựa trên quy hoạch tổng thể và tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố Quy Nhơn thì tới năm 2025 khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh là: 261.576,52 tấn/năm (năm 2007 là 76.923,75 tấn/năm) tăng gấp 2,8 lần. Nhưng hiện tại thì Thành phố chỉ mới thu gom được khoảng 75 – 80%, số lượng rác còn lại sẽ được thải trực tiếp ra môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
4. Công tác phân loại rác và giảm thiểu tại nguồn chưa được thực hiện một cách đồng bộ mà chỉ diễn ra ở một số nơi.Vì vậy thành phần chất thải sẽ phức tạp và gây khó khăn trong công tác thu gom - vận chuyển và xử lý.
5. Tại khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ được trang bị một hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến làm phân compost hiện đại của Mỹ. Mặc dù hiện đại nhưng hiệu suất của nó mang lại không cao vì trang thiết bị này không thật sự phù hợp để xử lý chất thải mang thành phần và tính chất khác xa so với nơi mà nó được sản xuất.
6.2. Kiến nghị
1. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, Thành phố Quy Nhơn cần phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý của mình. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn Thành phố và cả Tỉnh.
2. Các cơ quan chức năng cần thực hiện ký hợp đồng với Công ty TNHH MTĐT Quy Nhơn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đạt hiệu quả cao hơn.
3. Thành phố cần triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục ý thức của người dân một cách thường xuyên. Thậm chí thực hiện việc chế tài hoặc phạt hành chính hay lao động công ích đối với những đối tượng vi phạm.
4. Hiện tại lò đốt ở bệnh Lao hàng ngày chỉ có thể xử lý khoảng 300 kg chất thải y tế nguy hại với trang thiết bị cũ kỹ và không đảm bảo an toàn đối với những ngày có lượng rác quá lớn đổ về. Vì thế, Thành phố cũng như các Sở, Ban ngành, các cấp chính quyền cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho việc đầu tư xây dựng lò đốt chất thải nguy hại đúng quy cách phục vụ cho công tác tiêu huỷ lượng chất thải này. Vì đây là nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với môi trường và có tác động trực tiếp đến con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sở Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường Tỉnh Bình Định. Hiện trạng môi trường tại Thành phố Quy Nhơn.
Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định đến năm 2020.
Nhà xuất bản xây dựng (Hà Nội - 2001). GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Nguyễn Thị Kim Thái. Quản lý chất thải rắn (Tập 1: Chất thải rắn đô thị).
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định - Ban chuẩn bị dự án vệ sinh môi trường Thành phố Quy Nhơn. Dự án vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - tiểu dự án Thành phố Quy Nhơn.
Uỷ ban nhân dân Thành phố Quy Nhơn - Công ty TNHH MTĐT Quy Nhơn. Dự án xử lý chất thải rắn đô thị Quy Nhơn giai đoạn 1998 - 2010.
Những chuyên đề liên quan đến quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Niêm giám thống kê Thành phố Quy Nhơn 2006 - Cục thống kê Tỉnh Bình Định.
Và một số tài liệu từ các nguồn khác.
._.