MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những Trung tâm Đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới, với hệ động, thực vật rất phong phú. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có khoảng 10.000 loài thực vật có mạch đã được mô tả, trong đó có đến 1/3 số loài cây cỏ đã và đang được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm hình thành và phát triển, nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm về mọi mặt trong cuộc sống. Đặc biệt là việc sử dụng các cây cỏ quanh m
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6842 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cho cả cộng đồng. Do sự khác biệt về phong tục tập quán, về hệ thực vật mà mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những kinh nghiệm, kiến thức khác nhau trong việc sử dụng cây thuốc nam để chữa các loại bệnh.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng nói chung, cây thuốc nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Những cây thuốc có giá trị được thương mại hoá, cung cấp cho các ông thầy thuốc, những công ty dược phẩm với giá thành ngày càng cao. Do vậy chúng đang bị khai thác cạn kiệt. Những cây ít giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây trồng cây thuốc còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cây thuốc tự nhiên.
Các Vườn Quốc gia (VQG) và khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) gần như là thành luỹ cuối cùng bảo vệ cho tương lai của các loài động, thực vật nói chung, cây thuốc nói riêng cũng đang bị xâm hại. Trong số đó có VQG Tam Đảo, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng đang phải đối mặt với sức ép rất lớn từ nhu cầu cuộc sống của người dân vùng đệm, nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, thu nhập phụ thuộc một phần lớn vào nguồn tài nguyên rừng.
Do đó một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển được nguồn tài nguyên cây thuốc vốn đang bị suy thoái của VQG Tam Đảo. Bên cạnh đó lại phải nâng cao giá trị những kinh nghiệm, kiến thức sử dụng cây thuốc nam cũng như đời sống của người dân vùng đệm.
Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật làm thuốc, cũng như kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao và Sán Dìu trong vùng đệm VQG Tam Đảo, giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững”.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC
1.1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở trên Thế giới
Từ khi con người ra đời, loài người đã biết dựa vào rừng để sống. Không chỉ lấy ra từ rừng lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày, con người còn biết lấy cây rừng làm rau ăn, nấu nước uống, lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh. Trải qua nhiều thế kỷ, các cộng đồng người trên khắp thế giới đã phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ, làm cho các loài cây thuốc và công dụng của chúng trở nên có ý nghĩa. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia. Và cũng từ đó, mỗi châu lục, mỗi dân tộc hình thành nên một nền Y học cổ truyền mang nét đặc trưng riêng.
Nghiên cứu lịch sử dùng các cây làm thuốc của các dân tộc vùng lãnh thổ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều bằng chứng xác thực. Trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm 1878, Charles Pikering đã chỉ rõ: ngay từ năm 4271 trước Công nguyên (TCN) người dân khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây (sung, vả, cau dừa,..v.v.) để làm lương thực và chữa bệnh [43].
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ, Borisova B.(1960) chỉ ra rằng, vào khoảng 5.000 năm TCN, cây thuốc đã được sử dụng rộng rãi và vì vậy là mục tiêu chiếm đoạt (cùng với phụ nữ, các cây lương thực, cây có hoa đẹp) trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Như vậy, tầm quan trọng của các cây làm thuốc được loài người nhận thức rất sớm; việc thu thập, nhập nội các giống cây thuốc quý được thực hiện ngay từ thời cổ đại bởi các chiến binh [15].
Châu Úc được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Người ta cho rằng, các thổ dân châu Úc đã định cư ở đây từ hơn 60.000 năm về trước và hình thành nên những kiến thức thực tiễn về các loài cây thuốc bản xứ. Nhiều loài trong số này như cây Bạch đàn xanh (Eucalyptus globulus) duy nhất chỉ có ở châu Úc, vốn được sử dụng rất hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, phần lớn kiến thức về dược thảo của thổ dân đã bị mất đi khi người châu Âu đến định cư. Ngày nay, đa phần các dược thảo ở châu Úc bắt nguồn từ phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước vùng ven Thái Bình Dương .
Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Người đầu tiên phải kể đến là Galen (131-200 SCN), một thầy thuốc của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết hàng trăm cuốn sách và đã được áp dụng trong ngành Y châu Âu hơn 1500 năm [1]. Ở thế kỷ I SCN, một thầy thuốc Hy Lạp tên là Dioscorides đã viết một cuốn sách dược thảo có tên “De material Medica”. Quyển sách này bao gồm 600 loại thảo mộc, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến y học phương Tây và là sách tham khảo chính được dùng ở châu Âu cho đến thế kỷ XVII. Cuốn sách còn được dịch ra nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh cổ, tiếng Ba Tư và tiếng Hebrew [12]. Vào thời Trung cổ, học thuyết “Dấu hiệu” khẳng định có một sự kết nối giữa vẻ bề ngoài của một loài cây – “dấu hiệu của thần thánh”- và công dụng y học của chúng. Chẳng hạn, những chiếc lá lốm đốm của cây Cỏ phổi (Pulmonaria officinalis) giống như các mô của phổi, chữa rất hiệu quả các bệnh về phổi. Cũng trong thời gian này, khoảng thế kỷ XI SCN, tại Scotlan các thầy tu đã sử dụng cây thuốc Phiện (Papaver omnirierum) và cây Cần sa (Cannabis sativa) để làm thuốc giảm đau và thuốc gây mê. Sau này, Nicholas Culpeper (1616-1654) đã kế thừa một số kiến thức từ Dioscorides, Paracelus và kinh nghiệm chữa bệnh của thầy thuốc địa phương, ông đã cho xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian”. Đây là cuốn sách bán chạy nhất và được tái bản nhiều lần [1].
Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành dược thảo cổ truyền lớn hơn bất kỳ châu lục nào khác. Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi đã có từ thời xa xưa. Những bản viết tay đã có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng 1500 TCN ) ghi lại hơn 870 toa thuốc và công thức, 700 loài dược thảo và các chứng bệnh, từ bệnh phổi cho đến các vết thương do cá Sấu cắn. Việc buôn bán dược thảo giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm trước. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII SCN, các thầy thuốc Ả Rập là những người có công đầu trong sự tiến bộ của ngành y. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi [1].
Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật Đông Dương, Perry công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách “Medicinal Plants of Eats and Southeast Asia” [48].
Nói đến dược thảo của châu Á không thể không nhắc đến hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời là Trung Quốc và Ấn Độ. Lịch sử nền Y học Trung Quốc đầu thế kỷ thứ II, người ta đã biết dùng thuốc là các loài cây cỏ để chữa bệnh như: sử dụng nước cây Chè (Thea sinensis) đặc để rửa vết thương và tắm ghẻ [37]. Trong cuốn sách “ Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản 1985 đã liệt kê một loạt các cây cỏ chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nọc độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị sưng tấy, đau khớp, sốt rét, vết thương tụ máu; Cải soong (Nasturtium officinale) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu chân răng, bướu cổ. Từ những kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc, về các sản phẩm chiết từ cây cỏ để chữa trị và đã đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Từ đời nhà Hán (168 năm TCN) tại Trung Quốc trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phương” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loài cây cỏ [37]. Vào giữa thế kỷ XVI Lý Thời Trân đã thống kê được 12000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục” được NXB Y học trích dẫn 1963 [40]. Và gần đây nhất cuốn sách “ Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc được biết từ trước tới nay [37].
Văn minh của người Ấn Độ cổ đại đã phát triển cách đây 5.000 năm dọc theo bờ sông Indus ở miền Nam Ấn Độ [1]. Trong bộ sử thi Vedas được viết vào năm 1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về dược thảo thời kỳ đó. Trong đó, nhiều loài cây được xem là những “cây thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle marmelos) là cây dành cho thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu có và may mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khoẻ) và cây được trồng gần các đền thờ. Những công dụng của cây thuốc này được ghi lại trong cuốn sách dược thảo “ Charaka Samhita”, viết năm 400 TCN. Sau này, vào khoảng 100 năm SCN, một học giả người Ấn Độ đã mô tả chi tiết 341 loại dược thảo cũng như những loại thuốc có nguồn gốc từ khoáng chất và động vật [1].
Ngoài ra, Y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi Hoa hồng là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay, người ta đã chứng minh rằng trong cánh Hoa hồng có một lượng tanin, glycosid, tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này không chỉ để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh [37].
Việc phát hiện ra các hoá chất chữa trị bệnh ung thư hiệu nghiệm trong cây Thuỷ tùng vùng Thái Bình Dương, một loài cây bản địa của các rừng cổ Bắc Mỹ đã mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Trong vòng hai mươi năm qua ngành công nghiệp chế biến Thuỷ tùng thành thuốc chữa ung thư đã mang lại lợi nhuận là 500 triệu USD/năm, những cây thuốc này đang được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á [16]. Hãng dược phẩm danh tiếng Biotech của Bỉ mỗi năm điều tra nghiên cứu sàng lọc 1.500 đến 2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới [22].
Cùng với phương thức dùng cây thuốc chữa bệnh theo lối cổ truyền và dân gian, các nhà khoa học trên thế giới còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hoá học trong cây cỏ có tác dụng chữa bệnh. Vào thế kỷ XVIII, một bác sĩ người Anh tên là William Withering (1741-1799) lần đầu tiên khám phá ra công dụng chữa bệnh của cây thuốc Mao địa hoàng (Digitalis purpurea), mở ra sự phát triển trong lịch sử y dược học [1]. Trong nhiều loài Ba gạc (Rauwfolia sp.) chiết được chất resecpin, serpentin làm thuốc hạ huyết áp. Chất vinblastin, vincristin được chiết xuất từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus) vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa làm thuốc chống ung thư máu. Vài chục năm gần đây, ứng dụng các thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất hoá học tự nhiên, bằng con đường tổng hợp hoặc bán tổng hợp hoá học, một số loài thuốc hiện đại có hiệu quả chữa bệnh cao lần lượt ra đời.
Nhiều loài Hoàng Liên (Coptis spp) cũng được xếp vào danh lục thực vật nguy cấp ở nhiều nước Đông Á. Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentine (L.) Benth. ex Kurz) đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị khai thác lâu đời ở Ấn Độ, Bănglađét, Srilanka, Thái Lan [46].
Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh được điều chế từ một loài Hoa hồng (Cantharanthus roseus). Đặc biệt ở Madagasca, người ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90% [32], [34].
Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu, vì vậy nghiên cứu cây thuốc theo các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên cứu được triển khai ở các nước phát triển và một số các nước đang phát triển . Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất ancanoit, flavonoit, cumarin hiện đang được quan tâm nghiên cứu [41], [42].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO năm 1985, trong số 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, có gần 20.000 loài thực vật được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc trên 5.000 loài, riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2.000 loài là cây thuốc, vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài [7]. Cũng theo WHO thì mức độ sử dụng cây thuốc ngày càng cao, ở các quốc gia đang phát triển có tới 80% dân số sử dụng thuốc dân tộc. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, lại có nền y học dân tộc phát triển, nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (tương đương với 4.200 loài) được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc [7]. Điều này chứng tỏ đối với các nước công nghiệp phát triển thì việc sử dụng cây thuốc phục vụ cho nền y học cổ truyền cũng phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, nó cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và thuốc hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người (Theo Tuyên ngôn Chiang Mai, 1988).
Tuy nhiên, ngày nay do các hoạt động mưu cầu của cuộc sống con người đã và đang gây sức ép lên sự sinh tồn của các loài cây thuốc trên thế giới. Nhiều loài cây thuốc quý hiếm bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng. Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ vào thế kỷ tới. Trong số những loài thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe doạ gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực vật làm thuốc [7]. Trong đó có khoảng 120 loài ở Ấn Độ, 77 loài ở Trung Quốc, 75 loài ở Macoro, 61 loài ở Thái Lan, 35 loài ở Bangladet [7].
Song song với các nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác được đặt ra đó là việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc, cùng với những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên thế giới. Tại Hội nghị Quốc tế về Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Chiềng Mai (Thái Lan) năm 1993, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đồng thời, đưa ra tài liệu “ Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc”- “Guidelines on the Conservation of Medicinal Plants”, kêu gọi các quốc gia có những giải pháp và chương trình hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc [49].
Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc [37].
1.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có nền Y học cổ truyền giàu truyền thống, phong phú về các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc. Cùng với 4000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, dần dần đã tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc. Nền Y học cổ truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất lớn của Y học cổ truyền Trung Quốc.
Ngay từ thời Vua Hùng dựng nước (2900 năm TCN), qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Long Uý bí thư,..) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh [17], [18], [19], [20].
Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là “ Nam Dược Thần Hiệu” và “ Hồng nghĩa giác tư y thư” của Tuệ Tĩnh [26]. Trong tài liệu này đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa các loại bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Ông được coi là một bậc kỳ tài trong lịch sử y học nước ta, là “Vị thánh thuốc Nam”. Ông đã để lại nhiều bộ sách quý cho đời sau như: “Tuệ Tĩnh y thư”, “Thập tam phương gia giảm”, “Thương hàn tam thập thất trùng pháp” [39]. Tới thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn thứ hai “ Y tông Tâm tĩnh” cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh [26].
Trong thời kỳ thực dân pháp xâm lược có một số nhà thực vật học, dược học người Pháp đã đến nước ta nghiên cứu. Điển hình là các nhà dược học Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produit de L’Indochine” (1928-1935), trong đó tập V (Produits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa [45]. Đến năm 1952, Pétélot bổ sung và xây dựng thành bộ “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương [47].
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Đỗ Tất Lợi- người đã dày công nghiên cứu trong nhiều năm và đã xuất bản được nhiều tài liệu về việc sử dụng cây, con làm thuốc của đồng bào dân tộc. Đáng chú ý nhất là năm 1957, ông đã biên soạn bộ “ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình được tái bản nhiều lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 10 (2005); trong đó, ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau [26]. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại.
Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ “Cây cỏ Việt Nam”. Tuy chưa giới thiệu được hết hệ thực vật Việt Nam, nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [23], [24], [25]. Đỗ Tất Lợi (1965) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và được tái bản vào năm 2000. Công trình liệt kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó phần lớn mô tả về thực vật, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng.
Năm 1966, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc” và được in lần thứ hai vào năm 1976 [14]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”, với 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện [5].
Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua [10]. Viện Dược liệu, Bộ Y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2795 xã, phường, thuộc 35 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước, đã có những đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian [21].
Có rất nhiều công trình về cây thuốc ở Việt Nam với quy mô lớn nhỏ khác nhau đã được công bố như: Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự đã cho ra đời cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) với khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc [6]. Trình Đình Lý (1995) đã xuất bản cuốn “1900 loài cây có ích”, cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [27].
Võ Văn Chi (1997) đã biên soạn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, gồm khoảng 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa có 2.500 loài thuộc 1050 chi, được xếp vào 230 họ thực vật theo hệ thống A. L. Takhtajan. Tác giả đã giới thiệu sơ bộ về nhận dạng, bộ phận sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hoá học, tính vị và tác dụng, công dụng,.. của từng loài thực vật [11].
Nhóm tác giả của Viện Dược liệu (2003) đã tiến hành biên soạn bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” với hơn 1.000 loài, trong đó 920 cây thuốc và 80 loài động vật được sử dụng làm thuốc.
Các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã thu thập, nghiên cứu và công bố một số tài liệu liên quan tới cây thuốc: Đáng chú ý là hai tập sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001; 2002) các tác giả đã đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu ở Việt Nam [28]
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đây là bộ sách có ý nghĩa quan trọng trong tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần cây thuốc nói riêng. Tập sách đã đề cập tới các tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống- sinh thái và công dụng, rất tiện lợi cho các nhà nghiên cứu về thực vật làm thuốc [2], [3].
Các dân tộc thiểu số trên thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, do cuộc sống còn gắn liền với việc khai thác và sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý trong lĩnh vực chế biến, sử dụng thực vật: đặc biệt là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường chỉ được sử dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình) vì vậy không được phát huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất thoát rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây nghiên cứu cây thuốc dân tộc (Ethnomedical plants) được đặc biệt quan tâm tại một số cơ quan của nước ta và đã thu được nhiều kết quả khả quan [31].
Với phương châm xây dựng nền Y học hiện đại - dân tộc và đại chúng, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho yêu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
Tuy nhiên, phần lớn số loài được ghi nhận đều xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của các cộng đồng các dân tộc ở các địa phương trong cả nước.
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc cổ truyền của dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng,... đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự (2001) đã điều tra, đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số dân tộc (Dao, Tày, Hoa) tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập được 326 loài thực vật làm thuốc. Tại Chiềng Yên - Mộc Châu - Sơn La, 2005), tác giả đã điều tra đánh giá tài nguyên cây thuốc của người Mường và Dao tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê được 209 loài cây thuốc được người Mường và 176 loài cây thuốc được người Dao sử dụng [35].
Lưu Đàm Cư (2005), trong nghiên cứu “Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, đã xác định được 312 loài cây thuốc thuộc 88 họ mà người Dao ở Sa Pa sử dụng [16]. Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng y dược học. NXB KH và KT, Hà Nội)
Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng nước ta từ 14,3 triệu ha vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha (Bộ lâm nghiệp, 1995) trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn lại không tới 1% tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L.V. et al., 2004.). Rừng bị phá huỷ sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó mất đi, trong đó có cây thuốc. Trong quá trình điều tra dược liệu ở Việt Nam từ năm 1961 đến nay, Viện Dược liệu đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú, nay đã bị phá huỷ làm nương rẫy, trồng cà phê, cao su (ở miền Nam) hoặc thay vào đó là các công trình dân sự, Bên cạnh các hoạt động có chủ ý của con người, nạn cháy rừng, lũ lụt và lở đất cũng làm mất đi nhiều vùng rừng có nhiều cây thuốc quý hiếm mọc tập trung.
Hơn nữa, do sức ép của thị trường tài nguyên cây thuốc bị khai thác quá mức, nên ngày càng cạn kiệt và đứng trước nguy cơ bị đe doạ. Chính phủ và ngành y tế đã có những nỗ lực để bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Nhiều công trình Nhà nước về bảo tồn cây thuốc (Bảo tồn nguồn gen cây thuốc - Viện Dược liệu, Bộ Y tế) hoặc các mô hình bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở các dự án đầu tư của Nhà nước, cũng như các dự án của tổ chức phi chính phủ (Bảo tồn cây thuốc của đồng bào Dao tại Ba Vì, Hà Tây - CREDEP; Bảo tồn nguồn gen cây thuốc- Bộ Y tế; Mô hình Bảo tồn và phát triển cây thuốc ở Sa Pa; Mô hình Bảo tồn cây thuốc ở Nà Ớt, Sơn La,.. của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã được hình thành nhằm duy trì bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý hiếm.
Trong Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo và vùng đệm có từ 300 - 500 loài cây thuốc được người dân địa phương sử dụng như cây thuốc nam (Trần Văn Ơn, VNPPAA, 2001). Những loài cây này được sử dụng ở địa phương với những kinh nghiệm và kiến thức khác nhau: Theo gia đình, theo thầy thuốc nam, và các trạm y tế xã, cũng như chúng được thu mua qua những người trung gian và công ty dược trong vùng. Phần lớn các loài cây thuốc này được khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên của VQG Tam Đảo, đây là nguyên nhân dẫn đến việc giảm thiểu về số lượng và mức độ phong phú của các loài cây thuốc. Theo số liệu hiện có thì có ít nhất 30 loài cây thuốc trở nên hiếm hoặc bị đe doạ đã được cấp báo trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) và trên 6 loài có tên trong danh lục của IUCN (1994).
Trong khi khối lượng cây thuốc được khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các hộ gia đình vẫn chưa được kiểm chứng, theo ước tính thì có khoảng 450-570 tấn cây thuốc được khai thác từ rừng tự nhiên Tam Đảo (Trần Văn Ơn, 2000). Con số này cũng chỉ dựa trên những nghiên cứu còn rất hạn chế với số lượng nhỏ các xã, thôn và đòi hỏi có nghiên cứu kiểm chứng kỹ hơn khi một hoạt động mua bán được đánh giá đúng đắn. Hiện nay, chúng ta đã biết có khoảng 31 loài cây đang mua bán trong khu vực, nhưng con số thực tế dường như còn cao hơn nhiều. Thực tế cho thấy, chúng ta không biết giá trị kinh tế của hoạt động mua bán cây thuốc đối với hộ gia đình. Tuy nhiên, theo ước tính việc thu hái các sản phẩm từ rừng tự nhiên trong VQG chiếm khoảng 24% tổng thu nhập của hộ gia đình (VNPPAA, 2001).
Việc khai thác cây thuốc đang diễn ra ở mức độ cao trong VQG là một thách thức đối với công tác quản lý bảo tồn cũng như điều kiện sống của người dân địa phương.
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra các loài cây có giá trị làm thuốc, trong đó có các loài cây bị đe doạ cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức.
Nghiên cứu thành phần, dạng sống, công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế của chúng để xác định ưu tiên trong công tác bảo tồn.
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội, thói quen của các cộng đồng dân tộc thiểu số (Dao, Sán Dìu) sống xung quanh VQG liên quan đến việc thu hái, sử dụng và bảo tồn các loài cây thuốc.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các loài cây có giá trị làm thuốc tại VQG Tam Đảo và vùng đệm
Tập quán sử dụng cây thuốc của người dân vùng đệm
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều tra, đánh giá tính đa dạng về các taxon cây thuốc ở VQG Tam Đảo
- Đa dạng về ngành, họ, chi, loài thực vật
- Đa dạng về dạng sống
2.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu
- Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu
- Đa dạng về bộ phận sử dụng
- Tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc vùng đệm VQG
- Tìm hiểu phương pháp thu hái, sơ chế, bảo quản cây thuốc
2.3.3. Đánh giá mức độ đe doạ đối với loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
- Những cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần được bảo vệ
- Cách gọi tên một số loài cây thuốc theo tiếng Dao và Sán Dìu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, các báo cáo khoa học,...
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật
2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài
- Phương pháp thu hái mẫu vật: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương.
Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thảo nhỏ hay dương xỉ) các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và các cây dương xỉ thu từ 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41x 29cm [4], [36].
Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập và làm mẫu tiêu bản nhỏ. Mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại với kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các đợt điều tra, kích thước khoảng 20- 30cm, nhưng có những đặc điểm dễ nhận.
Bên cạnh cá._.c tiêu bản điển hình để phân loại, chúng tôi còn thu thập các vật về các bộ phận sử dụng hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật,..v.v [30].
- Xử lý mẫu: Trong khi đi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước khoảng 45 x 30cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 400- 450, sau đó được sấy khô tại phòng thí nghiệm [4].
- Phương pháp xác định tên cây: Sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. [23], [24], [25] với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các chuyên gia phân loại học.
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng về giá trị sử dụng
Dựa vào danh lục thực vật, tiến hành tra cứu công dụng theo các tài liệu: “Từ điển cây thuốc” của Võ Văn Chi và qua điều tra trong nhân dân.
2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân về những kinh nghiệm sử dụng các loài cây làm thuốc
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là những người có hiểu biết về cây thuốc cũng như khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Khi tiến hành phỏng vấn, cần phải có thái độ tốt để hoà mình vào cuộc sống của họ, tạo niềm tin để họ thấy rõ việc làm này mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và cộng đồng.
Trong quá trình điều tra cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phương pháp tiếp cận là RRA và PRA [29], [30].
RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương (theo Jame Beebe, 1985) [29].
PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia): là một loạt các cách và phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động (theo Robert Chambert, 1994) [29]. Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong PRA:
Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào với những câu hỏi tuỳ ý dựa trên hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp thông tin.
Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể.
2.4.4. Đánh giá mức độ đe doạ
Chúng tôi dựa trên các tài liệu đã ban hành về sự nguy cấp của thực vật để đánh giá mức độ bị đe doạ của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. Các tài liệu đó gồm: Sách Đỏ Việt Nam (2007) [8]; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam [33]; Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [13]. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc tại địa phương để chỉ ra các loài có nguy cơ bị đe doạ trong khu vực nghiên cứu .
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Tam Đảo là tên của 3 đỉnh Thiên Thị, Thạch Bàn và Phú Nghĩa nổi lên trên biển mây trắng trong dãy núi Tam Đảo. Dãy Tam Đảo rộng từ 10- 15km, chạy dài trên 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên địa bàn 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Bắc [38].
Rừng tự nhiên Tam Đảo giữ vai trò điều hoà khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho một phần đồng bằng Bắc Bộ trong đó bao gồm cả Thủ đô Hà Nội [38].
Đầu thế kỷ XX, người Pháp đã chọn Tam Đảo xây dựng thành khu nghỉ mát ở độ cao 950m so với mực nước biển với nhiều biệt thự kiểu dáng Châu Âu. Khí hậu nơi đây mát mẻ, trong lành mang sắc thái như vùng ôn đới [38].
Tài nguyên rừng Tam Đảo rất phong phú và đa dạng với trên 2000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật, côn trùng tạo nên tính đa dạng sinh học cao; trong số đó có nhiều loài quí hiếm và đặc hữu không chỉ riêng cho Tam Đảo còn cho Việt Nam. Rừng núi Tam Đảo đẹp và hùng vĩ, từ lâu đã được nhiều người trong và ngoài nước biết đến với khu nghỉ mát Tam Đảo nổi tiếng và thơ mộng; Khu danh thắng Tây Thiên kỳ thú với ba đỉnh “Tam Đảo” tạo thành thế vững chãi như “Đỡ lấy trời” ở đây có Thác Bạc trắng xoá giữa thảm rừng xanh biếc, có hệ thống đền, chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ XX để thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước [38].
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập rừng cấm Tam Đảo (Quyết định số 41/TTg ngày 24/01/1977) thuộc địa giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang và giao trách nhiệm cho Bộ Lâm nghiệp (cũ) và UBND các tỉnh và thành phố có rừng cần phải sớm điều tra quy hoạch, xây dựng luận chứng kinh tế- kỹ thuật cho các khu rừng cấm [38]
Thực hiện quyết định trên, Bộ Lâm nghiệp (cũ) và UBND 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang đã xây dựng dự án trình Chính phủ phê duyệt và nâng cấp khu rừng cấm Tam Đảo thành VQG Tam Đảo [38].
Ngày 06/03/1996 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 139/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng VQG Tam Đảo” với tổng diện tích tự nhiên là 36.883 ha nằm trên địa giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ quản dự án.
Ngày 15/05/1996 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định số 601NN.TCCB/QĐ thành lập VQG Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [38].
Hiện nay, VQG Tam Đảo có tổng diện tích đất là 34.995 ha (do có 1.888 ha đã được giao lại cho huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang quản lý theo quyết định số 155/2002/QĐ - TTg ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ) [38].
VQG Tam Đảo có những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo.
+ Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt là các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên.
+ Thực hiện công tác nghiên cứu và thực nghiệm khoa học và dịch vụ khoa học, tạo môi trường tốt phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát.
+ Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện vai trò giữ và điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi trường sống cho đồng bằng trung du Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.
+ Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.
+ Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm [38].
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Địa lý
VQG Tam Đảo nằm trải dài từ 21o21’- 21o42’ độ vĩ Bắc và từ 105o23’- 105o44’ độ kinh Đông, nằm trên địa phận của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đây là dãy núi lớn dài 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Phía Bắc giáp xã Quân Chu;
Phía Nam giáp xã Hướng Đạo;
Phía Đông giáp xã Minh Quang;
Phía Tây giáp xã Tam Quan.
Phía Đông Bắc khu Tam Đảo giới hạn bởi quốc lộ 13A, từ ranh giới huyện Phổ Yên - Đại Từ (Thái Nguyên) đến Đèo Khế (Tuyên Quang). Phía Tây Nam là đường ôtô mới mở kéo dài từ quốc lộ 13A chỗ gần chân Đèo Khế dọc chân núi Tam Đảo đến xã Mỹ Khê, ranh giới huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Trung tâm VQG Tam Đảo cách Thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc và cách Thành phố Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc [38].
3.1.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng
3.1.2.1. Địa hình
Địa hình Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc các suối chính đều chảy về sông Công tạo nên vùng bồn địa Đại Từ. Phía Tây Nam, các lưu vực sông đều đổ về sông Phó Đáy.
Núi Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh núi được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho vùng đồng bằng. Các đỉnh có độ cao trên dưới 1000 m. Đỉnh cao nhất là Tam Đảo Bắc (ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1.592 m. Ba đỉnh núi nổi tiếng của Tam Đảo là Thiên Thị (1.375 m), Thạch Bàn (1.388 m) và Phù Nghĩa (1.300 m). Chiều ngang của khối núi rộng 10 – 15 km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ dốc bình quân từ 16o-35o, nhiều nơi độ dốc trên 35o. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông Bắc xuống lòng chảo Đại Từ tạo nên những mái dông đứng. Hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội [38].
3.1.2.2. Địa chất và thổ nhưỡng
Trong quá trình điều tra lập địa 4 loại đất chính ở Tam Đảo đã được phát hiện là:
Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700 m.
Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố ở các sườn núi độ cao từ 400 – 700 m.
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như: Shale, Mica, Phillite và đá cát. Phân bố ở độ cao từ 100 – 400 m.
Đất phù sa dốc tụ phân bố dưới chân núi và các thung lũng hẹp ven sông suối lớn. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, tầng dày, độ ẩm cao, màu mỡ được sủ dụng để trồng lúa và các loại hoa màu [38].
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
3.1.3.1. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mưa mùa. Điều kiện khí tượng thuỷ văn ở mỗi khu vực là có sự khác biệt. Có thể coi trạm khí tượng Tuyên Quang và Vĩnh Yên đặc trưng cho khí hậu sườn phía Tây, trạm Đại từ đặc trưng cho sườn phía Đông, trạm Thị trấn Tam Đảo ở độ cao 900 m đặc trưng cho khí hậu vùng cao. Các số liệu đo được tại các trạm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Khí hậu vùng Tam Đảo
Trạm
Yếu tố
Tuyên Quang
Đại từ
Vĩnh Yên
Tam Đảo
Nhiệt độ bình quân năm (0oc)
22,9
22,9
23,7
18,0
Nhiệt độ tối cao tương đối
41,4
41,3
41,5
33,1
Nhiệt độ tối thấp tương đối
4,0
3,0
3,2
- 0,2
Lượng mưa bình quân năm (mm)
1.641,4
1.906,2
1.603,5
2.630,3
Số ngày mưa/ năm
143,5
193,4
142,5
193,7
Lượng mưa cực đại trong ngày (mm)
150,0
352,9
284,0
299,5
Độ ẩm trung bình (%)
84,0
82,0
81,0
87,0
Độ ẩm cực tiểu
15,0
16,0
14,0
6,0
Lượng bốc hơi (mm)
760,3
985,5
1.040,1
561,5
Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
3.1.3.2. Thuỷ văn
Trong khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Phó Đáy ở phía Tây và sông Công ở phía Đông. Đường phân thuỷ của hai hệ thống sông trên chính là dông núi Tam Đảo chạy theo Đèo Khế (Sơn Dương) đến Mỹ Khê (Bình Xuyên).
Mạng lưới sông suối hai sườn Tam Đảo dồn xuống chân núi, lưu lượng nước lớn. Khi xuống tới các chân núi, suối thường chảy dọc theo các chân thung lũng dài và hẹp trước khi đổ ra vùng đồi và vùng đồng bằng.
Sông suối trong vùng không có khả năng vận chuyển thuỷ, chỉ có khả năng làm thuỷ điện nhỏ. Việc đắp đập tạo hồ có thể thực hiện được ở nhiều nơi quanh chân núi để phục vụ sản xuất [38].
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.4.1. Hệ thực vật rừng Tam Đảo
Tam Đảo nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là một trong 9 vùng địa lý sinh học có sự đa dạng cao về thành phần hệ thực vật. Hơn nữa, đây còn là nơi giao lưu của các vùng địa lý sinh học khác như Hoàng Liên Sơn, Bắc Trung Bộ. Đặc điểm về địa hình, hướng phơi, độ cao, khí hậu, thuỷ văn, tác động của con người kết hợp với đặc tính sinh thái của từng loài cây làm cho tính đa dạng và phong phú của hệ thực vật VQG Tam Đảo càng cao.
Nhìn chung, hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú, được phân bố trên nhiều
sinh cảnh khác nhau như trảng cây bụi, trảng cỏ, các loài cây gỗ trên núi đất và
núi đá.
Đến nay, thống kê sơ bộ hệ thực vật rừng Tam Đảo (chỉ tính thực vật bậc cao có mạch ) gồm 213 họ, 478 chi và 904 loài, trong đó 38 loài mang nguồn gen quý hiếm và nguy cấp được Sách Đỏ Việt Nam ghi nhận, cần được ưu tiên trong bảo tồn. Ở Tam Đảo cũng có khá nhiều nhóm cây có giá trị kinh tế như nhóm cây gỗ, cây thuốc, cây làm rau, cây cung cấp tanin, cây cho quả và cây cảnh [38].
Bảng 2. Phân chia hệ thực vật Tam Đảo dựa vào giá trị kinh tế
Nhóm
Giá trị
Số loài
Tỷ lệ (%)
I
Cây gỗ
379
29,40
II
Cây cho quả
109
8,41
III
Cây cho sợi
158
12,19
IV
Cây thuốc
375
28,94
V
Cây cho tinh dầu
32
2,47
VI
Cây làm rau ăn
86
6,63
VII
Cây cảnh
152
11,73
VIII
Cây cho tinh bột
5
0,39
Tổng
1.296
100,00
Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
3.1.4.2. Hệ động vật rừng Tam Đảo
Trong khu vực Tam Đảo đến nay đã phát hiện được 840 loài động vật bao gồm 64 loài thú, 240 loài chim, 75 loài bò sát, 28 loài ếch nhái và 434 loài côn trùng, trong đó có 39 loài và phân loài đặc hữu [38].
Bảng 3. Thành phần hệ động vật Tam Đảo
Lớp
Số bộ
Số họ
Số giống
Số loài
Thú
8
25
48
64
Chim
15
50
140
239
Bò sát
2
14
46
75
Lưỡng cư
3
7
11
28
Côn trùng
3
48
271
434
Tổng số
36
144
516
840
Nguồn: Số liệu Dự án thành lập VQG Tam Đảo
3.2. Tình hình dân sinh- kinh tế xã hội
3.2.1. Đặc điểm chung của vùng đệm
Vùng đệm VQG Tam Đảo nằm trên địa phận 23 xã, thuộc 6 huyện thị của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang với diện tích 53.469 ha và dân số là 183.966 người (số liệu điều tra năm 2004).
Dân bản địa tại khu vực này gồm 2 thành phần chính là người Kinh và nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm: Dân tộc Sán Dìu, Dao, Nùng, Hoa, Sán Chỉ và Tày [38].
3.2.2. Phong tục tập quán
Trong xã hội truyền thống của người Kinh, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, làng bản là không gian sinh sống trực tiếp cơ bản thống nhất của đồng bào các dân tộc. Làng bản của họ bao gồm: Đất thổ cư để dựng nhà, soi bãi để làm ruộng, rừng để làm rẫy và khai thác phục vụ đời sống, nguồn nước để uống và sinh hoạt, sông hoặc suối để kiếm cá và là nguồn nước để tưới ruộng. Mỗi làng đều có lãnh thổ riêng của mình và ranh giới đất đai giữa các làng được hình thành, duy trì bền vững qua những vật chuẩn tự nhiên như: Con suối, tảng đá, con đường, hốc cây,...
Theo truyền thống của dân cư bản địa nơi đây, các thành viên của làng nào có quyền khai phá đất đai ở làng đó, đất làng nào làng đó quản, người nơi khác tuyệt đối không được can thiệp và đương nhiên nếu thành viên nào bỏ làng đi nơi khác thì họ sẽ không có quyền sử dụng mảnh đất của mình nữa. Điều đó có nghĩa là khái niệm dân làng và đất làng ở những cộng đồng này hoàn toàn trùng hợp nhau. Và đó là nguyên tắc ứng xử tối cao của người Việt cũng như của người Tày, người Dao, người Sán Chỉ,...
Có thể nói rằng làng bản của các cộng đồng dân tộc nơi đây được hình thành cùng với những tập quán sống vốn là cội nguồn văn hoá của họ. Việc coi rừng, đất rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là sở hữu chung của cộng đồng làng và đất đai canh tác thuộc sở hữu của các gia đình đã in sâu vào tiềm thức của họ, nằm trong hương ước của làng và trở thành một yếu tố văn hoá mưu sinh, văn hoá ứng xử của dân tộc được truyền lại từ đời này qua đời khác. Những biến đổi của xã hội bên ngoài hầu như ít tác động đến tập quán này của họ.
Theo tập quán canh tác nương rẫy khi xưa, thường được người Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu,.. nơi đây canh tác 2 hoặc 3 vụ rồi bỏ hoá để rừng mọc lại từ 10 đến 15 năm mới được canh tác trở lại. Trong thời gian ấy, đồng bào lại gieo trồng mảnh nương mới trên những khoảnh rừng mới. Tuy nhiên khi xưa do dân số còn ít, rừng nhiều và còn có ruộng nước nên phương pháp canh tác này không gây nhiều tác động [38].
Cùng với thời gian, dân số vùng chân núi Tam Đảo tăng mạnh do di dân từ nơi khác đến và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao đã thúc đẩy người Dao vừa phải khai thác triệt để soi bãi nhằm mở rộng diện tích lúa nước, tạo sườn đồi để trồng màu, tăng cường phá rừng để làm nương rẫy và tăng vòng quanh sử dụng đất. Kết quả là chu kỳ bỏ hoá nương rẫy không còn kéo dài như trước khiến cho nhiều mảnh rừng không kịp tái sinh. Trong khi rừng già mất đi nhanh, rừng mới chưa kịp phục hồi đã bị chặt đốt làm nương rẫy, tất yếu rừng non bị thoái hoá thành rừng cỏ tranh cây bụi và cuối cùng biến thành đồi trọc. Nương rẫy không còn phân bón làm cho đất canh tác nhanh chóng bạc màu, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Người Sán Dìu và người Dao trong khu vực núi Tam Đảo có tập quán truyền thống săn bắt động vật hoang dã theo mùa vụ. Họ tiến hành săn bắt vào mùa khô hoặc trong vụ mùa và cả những ngày đầu xuân với mục đích vừa kiếm thức ăn, vừa để giải trí. Công cụ săn bắn của họ chủ yếu là súng kíp, súng hoả mai do đồng bào tự chế. Ngoài ra, họ còn có nhiều loại bẫy bằng kim loại, bằng tre gỗ. Hoạt động săn bắn được tiến hành dưới hai hình thức cá nhân và tập thể. Mỗi khi săn bắt được thú họ phải làm thủ tục tế lễ thần núi và tổ tiên để tỏ lòng biết ơn và cầu mong sự may mắn sẽ đến với họ vào mùa săn bắn tới. Hoạt động săn bắn này làm cho rừng Tam Đảo càng khan hiếm động vật rừng, đặc biệt các loài quý hiếm.
3.2.3. Các lễ hội
Lễ hội Tây Thiên (Đại Đình - Tam Dương - Vĩnh Phúc) lễ hội chính vào ngày 15 tháng 2 năm âm lịch. Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện Tam Dương thay mặt Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đứng ra chủ trì lễ hội. Trong những ngày lễ hội khách rất đông, ngoài đại diện của các tỉnh lân cận còn có rất nhiều đoàn khách từ các tỉnh phía Nam và miền Trung cùng các du khách trên mọi miền tổ quốc về dự (theo thống kê chưa đầy đủ của Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên năm 1999 có 120.000 lượt người đến thăm viếng).
Đền Tây Thiên thờ nữ chúa Tam Đảo Năng Thị Tiêu, sau khi giúp vua Văn Lang đánh giặc ở thành Phong Châu, bà đã kết duyên cùng Lang Liêu (vua Hùng thứ 6). Bởi vậy sắc phong đời sau tôn bà là “Quốc mẫu Tây Thiên”. Huyền thoại kể rằng bà là một trong bảy nàng tiên xuống núi chữa bệnh, trừ bạo nghịch, cứu độ chúng sinh. Đức độ của Quốc mẫu Tây Thiên được tôn thờ tới ngày nay và được công nhận là di tích lịch sử văn hoá [38].
3.2.4. Du lịch ở Tam Đảo
Các điểm du lịch nằm trong ranh giới Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm: Thị trấn Tam Đảo và khu danh thắng Tây Thiên. Liên quan và có ảnh hưởng tới du lịch ở VQG Tam Đảo và vùng đệm là: Khu tam giác phát triển du lịch: Hồ Đại Lải- Vĩnh Yên - Tam Đảo/ Tây Thiên (trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) và khu du lịch Núi Cốc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thị trấn Tam Đảo có diện tích tự nhiên 235 ha, thuộc địa giới hành chính thị xã Vĩnh Yên (cách thị xã Vĩnh Yên 24 km).
Khu danh thắng Tây Thiên: Cụm chùa Tây Thiên nằm trong địa phận xã Đại Đình, huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc. Trụ sở ban quản lý đóng tại thôn Sơn Dĩnh trong khu đền Thỏng ngay sát chân núi Tam Đảo, cách quốc lộ 2B 15 km. Cụm chùa này bao gồm 8 đền chính. Các đền, chùa này nổi tiếng trên toàn quốc và gắn liền với truyền thuyết về các vua Hùng. Du khách đến Tây Thiên ngoài việc vãn cảnh thiên nhiên, còn có nhu cầu về “Du lịch tâm linh”. Phần lớn du khách đến Tây Thiên từ các tỉnh miền Bắc, Trung, miền Nam, trong đó có nhiều người là du khách nước ngoài đến thăm quan [38].
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đa dạng các Taxon cây thuốc của VQG Tam Đảo & vùng đệm
4.1.1. Đa dạng về ngành, họ, chi, loài thực vật cây thuốc
Qua quá trình điều tra, chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập được những kinh nghiệm hiểu biết của các ông lang bà mế thuộc một số xã thuộc phía Nam – Tây Nam vùng đệm VQG Tam Đảo. Dựa theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [36], các mẫu cây thuốc được thu thập, xử lý, giám định tên Khoa học và tổng hợp trong bảng “Danh lục cây thuốc VQG Tam Đảo & vùng đệm”.
Danh lục các loài thực vật làm thuốc được chỉnh lý từng chi, từng họ trong các ngành theo Brummit (1992) [44].
Thứ tự các loài trong phạm vi từng chi, các chi trong từng họ, các họ trong từng ngành được sắp xếp theo thứ tự A, B, C.
Kết quả điều tra, chúng tôi đã thu được 479 loài có khả năng làm thuốc thuộc 351 chi, 129 họ của 6 ngành thực vật, được phân bố trong các bậc taxon như sau:
- Ngành Nấm - Mycophyta: 2 họ, 2 chi, 2 loài
- Ngành Thông đất - Lycopodiophyta: 1 họ, 2 chi, 4 loài
- Ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta: 1 họ, 1 chi, 1 loài
- Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta: 10 họ, 10 chi, 12 loài
- Ngành Thông - Pinophyta: 4 họ, 4 chi, 5 loài
- Ngành Ngọc lan - Magnoliophyta : 111 họ, 332 chi, 455 loài
Sự đa dạng của thực vật làm thuốc ở đây trước hết được thể hiện qua số lượng các họ, các chi và các loài. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng tôi đem so sánh với hệ thực vật làm thuốc của cả nước. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1. So sánh hệ thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu với
hệ thực vật cây thuốc Việt Nam
Các chỉ tiêu so sánh
Khu vực nghiên cứu 1
Việt Nam 2
Tỷ lệ so sánh (%)
Số họ
129
272
47,43
Số chi
351
1525
23,02
Số loài
479
3870
12,38
Chú thích: 1Khu vực nghiên cứu bao gồm các xã vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.
2 Nguồn Viện Dược liệu (2006), Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005.
Theo bảng 4.1 cho thấy, so với hệ thực vật cây thuốc của cả nước thì số họ thực vật làm thuốc ở đây có tới 129họ (chiếm 47,43%), 351 chi (chiếm 23,02%) và 479 loài (chiếm 12,38%) trong tổng số loài cây thuốc ở Việt Nam.
Tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc không chỉ thể hiện ở số lượng các taxon của hệ mà còn thể hiện ở sự phân bố của các taxon trong các ngành khác nhau. Kết quả này được thể hiện trong bảng 4.2 và biểu đồ 4.1
Bảng 4.2. Sự phân bố các taxon của từng ngành tại Tam Đảo
Ngành
Họ
Chi
Loài
Sl
Tỷ lệ (%)
Sl
Tỷ lệ (%)
Sl
Tỷ lệ (%)
Mycophyta
2
1,55
2
0,57
2
0,42
Lycopodiophyta
1
0,77
2
0,57
4
0,84
Equisetophyta
1
0,77
1
0,28
1
0,21
Polypodiophyta
10
7,75
10
2,85
12
2,50
Pinophyta
4
3,10
4
1,14
5
1,04
Magnoliophyta
111
86,06
332
94,60
455
95,99
Tổng
129
100,00
351
100,00
479
100,00
Biểu đồ 4.1. Sự phân bố các taxon thực vật làm thuốc ở Tam Đảo
Khi đi sâu nghiên cứu thành phần cây thuốc ở Tam đảo, chúng tôi thấy rằng số loài cây thuốc phân bố ở các ngành không đều nhau.
Nhìn vào bảng 4.2, ta có thể thấy, phần lớn các loài tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 111 họ (chiếm 86,06% tổng số họ thực vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu), 332 chi (chiếm 94,60% tổng số chi thực vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu) và 455 loài (chiếm 95,99% tổng số loài thực vật làm thuốc của khu vực nghiên cứu). Các ngành còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 10 họ (chiếm 7,75% tổng số họ), 10 chi (chiếm 2,85% tổng số chi) và 12 loài (chiếm 2,50% tổng số loài); ngành Thông (Pinophyta): 4 họ (chiếm 3,10% tổng số họ), 4 chi (chiếm 1,14% tổng số chi) và 5 loài (chiếm 1,04% tổng số loài); tiếp đến là ngành Nấm (Mycophyta) lại chỉ có 2 họ (chiếm 1,55% tổng số họ), 2 chi (chiếm 0,57% tổng số chi) và 2 loài (chiếm 0,42% tổng số loài). Đặc biệt, 2 ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) chỉ có 1 họ, chiếm một tỷ lệ rất thấp 0,77%. Tuy sự phân bố các họ, chi, loài giữa các ngành là không đồng đều về mặt số lượng nhưng chính điều này đã tạo nên sự đa dạng của các bậc taxon trong các ngành so với toàn khu vực nghiên cứu.
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành có số lượng các họ, chi và loài lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Do vậy, chúng tôi đã chọn ngành này để phân tích sâu hơn về sự đa dạng của các taxon.
Ta thấy số lượng các taxon trong hai lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và Loa kèn (Liliopsida) có sự khác biệt lớn, được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Ngọc lan
Các lớp trong ngành Ngọc lan
Họ
Chi
Loài
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
Magnoliopsida
87
78,38
268
80,72
367
80,66
Liliopsida
24
21,62
64
19,28
88
19,34
Magnoliophyta
111
100,00
332
100,00
455
100,00
Theo số lượng thống kê ở bảng 4.3, phần lớn cây thuốc của ngành Ngọc lan tập trung trong các họ thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) với 87 họ, chiếm 78,38%; 268 chi, chiếm 80,72% và 367 loài, chiếm 80,66% tổng số họ, chi, loài cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan ở khu vực nghiên cứu, với tỷ lệ xấp xỉ 4/1. Ở lớp này có rất nhiều loài cây thuốc quý được người dân vùng đệm sử dụng để chữa bệnh như: Ba kích (Morinda officinalis How), Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Củ bình vôi (Stephania rotunda Lour.), Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard), Củ dòm (Stephania dielsiana Y. C. Wu).
Tuy chỉ chiếm phần ít, nhưng lớp Loa kèn (Liliopsida) cũng đóng góp nhiều loài cây thuốc quý, có giá trị cao như: Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Smith), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Lan kim tuyến (Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie), Củ ba mươi (Stemona tuberosa Lour.).
Theo Tolmachov A.K., 1974: “Thành phần thực vật ở rừng nhiệt đới khá phong phú và đa dạng. Thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40%- 50% tổng số loài của hệ thực vật. Khu hệ thực vật đó được coi là đa dạng về họ”.
Để đánh giá được mức độ đa dạng về bậc họ của cây thuốc tại Tam Đảo, chúng tôi sử dụng công thức tính sau:
P%= ( của Tolmachov A.L., 1974)
Trong đó:
- P%: Tỷ lệ % tổng số loài trong 10 họ có số lượng loài lớn nhất so với tổng số loài đã điều tra được.
- n: Tổng số loài trong 10 họ có số loài lớn nhất
- N: Tổng số loài điều tra được trong khu vực nghiên cứu
Nếu P%< 50% tổng số loài điều tra được, kết luận có sự đa dạng về họ
Nếu P%> 50% tổng số loài điều tra được, kết luận không có sự đa dạng về họ.
Ở đây, chúng tôi lấy 10 họ có số loài lớn nhất được thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4. Các họ giàu loài nhất tại VQG Tam Đảo và vùng đệm
STT
Họ tên
Loài
Chi
Tên khoa học
Tên Việt Nam
SL
Tỷ lệ(%)
SL
Tỷ lệ (%)
1
Euphorbiaceae
Thầu dầu
34
7,09
23
6,55
2
Rubiaceae
Cà phê
19
3,96
15
4,27
3
Asteraceae
Cúc
17
3,55
15
4,27
4
Moraceae
Dâu tằm
17
3,55
7
1,99
5
Rutaceae
Cam
13
2,71
9
2,56
6
Poaceae
Hoà thảo
12
2,51
12
3,42
7
Apocynaceae
Trúc đào
12
2,51
11
3,13
8
Zingiberaceae
Gừng
12
2,51
6
1,71
9
Orchidaceae
Lan
12
2,51
9
2,56
10
Verbenaceae
Tếch
10
2,09
5
1,42
Tổng
158
33,99
112
31,90
Từ bảng 4.4, ta có:
P% = = 31,90 P% < 50%. Như vậy, khu vực nghiên cứu có sự đa dạng về họ, với 474 loài thuộc 127 họ thì trung bình có khoảng 3 loài/họ.
Nhưng sự phân bố của các loài trong họ không đều nhau, những họ có số lượng loài lớn thường có phân bố rộng và số lượng cá thể của loài còn tương đối lớn, những loài có giá trị cao thì còn rất ít và có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Cát sâm (Callerya speciosa (Champ ex Benth.) Schott), Ba kích (Morinda officinalis How), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J. Smith), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.), Cốt khí củ (Reynoutria japonica Houtt.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pitard).
Sự phân bố của các loài cây thuốc trong các chi cũng không đều nhau, chi nhiều loài nhất có đến 10 loài (Ficus), chi ít loài nhất chỉ có 1 loài (Portulaca, Heliciopsis, Sargentodoxa). Do vậy, để đánh giá tính đa dạng về bậc chi, chúng tôi cũng chọn ra 10 chi có nhiều loài nhất được thể hiện trong bảng 4.5 dưới đây.
Bảng 4.5. Các chi giàu loài nhất
STT
Tên Chi
Tên Họ
Số loài
Tỷ lệ (%)
1
Ficus
Moraceae
10
2,11
2
Solanum
Solanaceae
5
1,06
3
Mallotus
Euphorbiaceae
4
0,84
4
Camellia
Theaceae
4
0,84
5
Alpinia
Zingiberaceae
4
0,84
6
Cinnamomum
Lauraceae
4
0,84
7
Dendrobium
Orchidaceae
4
0,84
8
Callicarpa
Verbenaceae
4
0,84
9
Ardisia
Myrsinaceae
3
0,64
10
Morinda
Rubiaceae
3
0,64
Tổng
45
9,49
Nhìn vào bảng 4.5, ta có thể thấy có 10 chi giàu loài nhất, trong đó có chi Ficus có 10 loài là chi có nhiều loài nhất, còn các chi còn lại có 3, 4, 5 loài. Tổng số loài trong 10 chi là 45 loài, chiếm 9,49% tổng số loài đã điều tra. Như vậy có thể kết luận thành phần cây thuốc ở đây đa dạng về bậc chi. Điều này càng khẳng định thêm rằng hệ thực vật làm thuốc của VQG Tam Đảo và vùng đệm là khá phong phú về số lượng các taxon bậc họ và chi. 4.1.2. Đa dạng về dạng sống của cây thuốc ở VQG Tam Đảo & vùng đệm
Các loài thực vật nói chung và thực vật làm thuốc nói riêng đều có các dạng sống rất đa dạng và phong phú. Việc phân tích tính đa dạng về dạng sống của cây thuốc giúp chúng ta có thể định hướng được trong việc gây trồng, bảo vệ cũng như khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
Từ kết quả điều tra về dạng sống của thực vật làm thuốc trong khu vực nghiên cứu và căn cứ vào thang cấp phân chia dạng sống trong Tên cây rừng Việt Nam [9] chúng tôi chia các loài thực vật đã điều tra thành 14 dạng sống cơ bản. Kết quả nghiên cứu sự đa dạng về dạng sống được thể hiện trong bảng 4.6 và biểu đồ 4.2 dưới đây:
Bảng 4.6. Sự đa dạng về dạng sống của cây thuốc
STT
Dạng sống
Số lượng loài
Tỷ lệ %
1
COD
131
27,35
2
BUI
85
17,75
3
GON
63
13,15
4
GOL
53
11,06
5
COL
52
10,86
6
DLG
27
5,64
7
GOT
21
4,38
8
GLT
13
2,71
9
CPS
14
2,92
10
BTR
8
1,67
11
CAU
8
1,67
12
CHS
2
0,42
13
TRE
1
0,21
14
CKS
1
0,21
Tổng
479
100,00
Chú thích dạng sống:
COD: Cỏ đứng; BUI: Cây bụi; GON: Cây gỗ nhỏ; GOL: Cây gỗ lớn; COL: Cỏ leo; DLG: Dây leo gỗ; GOT: Cây gỗ nhỡ; GLT: Cây gỗ leo hay trườn; CPS: Cây phụ sinh; BTR: Bụi trườn; CAU: Cây dạng cau dừa; CHS: Cây hoại sinh; TRE: Cây dạng tre; CKS: Cây ký sinh.
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của cây thuốc
ở khu vực nghiên cứu
Từ bảng 4.6 và biểu đồ 4.2, chúng tôi nhận thấy, dạng sống của các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng, với 14/16 dạng sống, trong đó dạng cây cỏ đứng (COD) chiếm nhiều nhất 131 loài (27,35%). Các loài thuộc nhóm này thường sống dưới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ hoặc quanh bản làng, nương rẫy, ven đường, gặp ở một số họ như họ Cúc (Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae).
Tiếp đến là cây bụi (BUI) 85 loài, chiếm 17,75%, tập trung ở các họ như: họ Bông (Malvaceae), họ Mua (Melastomaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Nhóm này gồm những cây sống ở các trảng cây bụi vùng đồi núi, rừng tái sinh.
Nhóm cây gỗ (GON, GOL) cũng chiếm một số lượng lớn loài. Nhóm này gồm những cây sống ở ven rừng, rừng rậm, rừng thứ sinh hoặc khu rừng trồng, tập trung ở một số họ như họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Re (Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Dạng cây thảo leo (COL) có 52 loài, chiếm 10,86% tập trung ở một số họ như Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Nhóm này bao gồm các loài chủ yếu sống ở vùng đồi, trong rừng hoặc nương rẫy, khe suối.
Dạng TRE, CHS, CKS chiếm tỷ lệ thấp nhất, là những loài sống trong rừng ký sinh trên các chủ thể khác.
4.1.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống
Việc nghiên cứu về nơi sống của cây thuốc cho thấy sự đa dạng và phát triển trong quan niệm về việc sử dụng cây thuốc của người dân Việt Nam nói chung và người dân vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng. Đó là “Cây thuốc có ở xung quanh ta”.
Cây thuốc ở vùng núi Tam Đảo và vùng đệm có điều kiện sống rất phong phú và phức tạp. Có những cây sống ở những vùng núi cao hay vùng đồi núi thấp, trong rừng rậm, rừng thứ sinh,... lại có những loài cây._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS-66.doc