Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học nông nghiệp hà nội
------------------
vũ thị hoài anh
Điều tra đánh giá nguồn gen hoa cây cảnh họ Hành (LiliaceaE)tại một số tỉnh, thành phố phía bắc và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài phục vụ chọn tạo giống
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
Chuyên ngành: trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn hạnh hoa
Hà Nội, 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Điều tra đánh giá nguồn gen hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae) tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài phục vụ chọn tạo giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hoài Anh
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhân được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ với tinh thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tập thể Thầy, Cô giáo khoa Nông Học, đặc biệt các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Thực vật trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng, góp ý, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của những người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hoài Anh
Mục lục
Phụ lục 101
Danh mục các chữ viết tắt
LK Loa kèn
ĐT đỏ thường
ĐST Đỏ sọc trắng
Đnst Đỏ nhạt sọc trắng
đn đỏ nhung
tr trắng
tsđt trắng sọc đỏ thường
tsđtđ trắng sọc đỏ thuỵ điển
cv cá vàng
nst nhiễm sắc thể
đc đối chứng
Đkbq 1 điều kiện bảo quản 1
Đkbq 2 điều kiện bảo quản 2
Đkbq 3 điều kiện bảo quản 3
Danh mục bảng
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Diện tích trồng hoa lily ở một số nước trong những năm gần đây 6
2.2. Tỷ lệ các loại hoa chậu trên thị trường Hà Nội 10
4.1. Số lượng, thành phần loài, giá trị thương mại của các loài hoa cây cảnh họ Hành tại Hà Nội 40
4.2. Số lượng, thành phần loài, giá trị thương mại của các loài hoa cây cảnh họ Hành tại Hải Phòng. 44
4.3. Số lượng, thành phần loài, giá trị thương mại của các loài hoa cây cảnh họ Hành tại Hải Dương 47
4.4. Đặc điểm thân lá một số loài hoa cây cảnh có thân hành thuộc họ Hành 53
4.5. Đặc điểm thân lá của những loài cây cảnh có thân rễ thuộc họ Hành 56
4.6. Đặc điểm thân hành một số dạng Loa kèn 59
4.7. Đặc điểm thân lá một số dạng Loa kèn 61
4.8. Đặc điểm về cụm hoa của một số dạng Loa kèn 66
4.9. Đặc điểm về hoa của một số dạng Loa kèn 68
4.10. Thời gian ra hoa của một số dạng Loa kèn 71
4.11. Đặc điểm nở hoa và thời gian chín của nhị và nhuỵ của một số dạng Loa kèn 73
4.12. Hình dạng và kích thước hạt phấn 75
4.13. Sức sống hạt phấn của một số dạng Loa kèn trong các điều kiện bảo quản khác nhau 79
4.14. Sức sống hạt phấn của một số dạng Loa kèn trong các điều kiện bảo quản khác nhau 80
4.15.Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn một số dạng Loa kèn trên môi trường có bổ sung axit boric 0,003% 83
4.16. Tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn Loa kèn trên các môi trường có nồng độ botrac khác nhau 85
4.17. Chiều dài vòi nhị cái và chiều dài ống phấn ở các thời điểm nuôi cấy 86
4.18. Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép của các quả Loa kèn 88
4.19. Cường độ quang hợp của các dạng Loa kèn 91
4.20. Số lượng NST của một số dạng Loa kèn 94
Danh mục hình
STT
Tên hình
Trang
1. Đặc điểm thân lá các dạng Loa kèn 64
2. Hoa của các giống Loa kèn 70
3. Hạt phấn của các dạng Loa kèn 77
4. Quả của một số tổ hợp lai giữa các dạng Loa kèn 89
5. Hạt LK thu được từ các tổ hợp lai 90
6. Bộ NST của một số dạng Loa kèn 93
1. Đặt vấn đề
1.1. Đặt vấn đề
Hoa và cây cảnh phát triển cùng với sự tiến triển của nền kinh tế đô thị của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới lại không chú ý đến việc trồng hoa làm đẹp cuộc sống và thu lại nguồn lợi kinh tế.
Việt Nam, một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, do đó nguồn gen hoa cây cảnh cũng rất phong phú. Hơn nữa Việt Nam cũng có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho cây hoa, cây cảnh phát triển như vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Sa Pa... vì vậy diện tích trồng hoa cây cảnh ngày càng được mở rộng nhanh chóng.[12]
Theo QĐ 52/2007/BNN của Bộ NN & PTNT về quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và cây cảnh đến năm 2010 tầm nhìn 2020 ngày 05/6/2007 “Thời kỳ 2010 – 2020 đáp ứng được nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả Việt Nam phấn đấu đạt 1.2 tỷ USD”
Vì vậy muốn phong phú cho sắc màu hoa Việt Nam thì chúng ta cần tập trung nghiên cứu, lai tạo, sưu tập các nguồn gen hoa, cây cảnh để tạo ra các chủng loại hoa riêng. Để làm được điều đó và để ngành trồng hoa cây cảnh phát triển vững chắc, có hiệu quả đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về hoa cây cảnh. Sau đó cần có những chiến lược để lưu giữ và bảo tồn nguồn gen nhất là trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay con người đã thúc đẩy quá trình suy thoái nguồn gen thực vật.
Trong sự đa dạng của các loài hoa cây cảnh thì các loài hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae) đã nổi bật lên bởi các đặc điểm riêng biệt. Chúng có vẻ đẹp bình dị, thuần khiết mà vẫn sang trọng. Chúng không chỉ hấp dẫn người ta về màu sắc, hình dáng mà còn có sức hút ở tính bền của cụm hoa và khả năng chịu bóng râm rất tốt. Đặc biệt gần đây sự xuất hiện của các loài chơi hoa nhiều màu sắc, hương thơm và nhiều kiểu dáng độc đáo khác nhau của các loài chơi thân lá đã tạo ra những ấn tượng mới mẻ, độc đáo cho thị trường hoa, cây cảnh đa dạng ở nước ta.
Bên cạnh đó với số lượng loài nhiều, khả năng cho hoa rất đẹp ở các thời điểm khác nhau trong năm, kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc của đa số các loài đơn giản. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ thì một số loài hoa cây cảnh họ Hành còn đặc biệt được quan tâm bởi các đặc tính biệt dược của chúng như khả năng ức chế sự biệt sinh tế bào ung thư của cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), khả năng đè nén bướu, làm tăng bạch huyết cầu của thân hành cây Hồng tú cầu (Haemanthus multiflorus (Tratt.) Martyn), khả năng chữa bong gân, sai khớp của lá cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.)....Tuy nhiên ngay tại thị trường trong nước, sự cung cấp các loại hoa cây cảnh thuộc họ Hành còn hết sức hạn chế về mặt số lượng và giá cả còn cao nhất là các loài mới, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước chưa nói gì đến xuất khẩu.
Do thực tiễn sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh thuộc họ Hành tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về diện tích canh tác, năng suất, sản lượng và chất lượng hoa. Một nguyên nhân chính là do chúng ta chưa có những bộ giống tốt phục vụ cho công tác sản xuất. Bên cạnh đó những đề tài nghiên cứu về hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae) còn rất ít. Hiện tại những nghiên cứu trong nước về nguồn gen và vấn đề chọn tạo giống hoa cây cảnh thuộc họ Hành mới chỉ được tập trung vào chi Lilium còn những chi khác thì hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mục đích thu thập nguồn gen, và bước đầu tiếp cận với đề tài chọn tạo, nhân giống cây hoa, cây cảnh họ Hành (Liliaceae) chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra đánh giá nguồn gen hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae) tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc và nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài phục vụ chọn tạo giống”.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra phân loại các giống, loài hoa cây cảnh thuộc họ Hành ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc.
- Thu thập, nghiên cứu đặc điểm thân lá và sinh học ra hoa, khả năng thụ phấn thụ tinh của một số loài bước đầu phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
1.2.2. Yêu cầu
- Khảo sát, thu thập, xác định tên loài, số lượng thành phần loài, giá trị thương mại của từng loại hoa cây cảnh thuộc họ Hành.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và ưu nhược điểm của từng loài.
1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sinh học ra hoa, đặc điểm chín của nhị đực, nhị cái, sức sống hạt phấn trong môi trường nuôi cấy nhân tạo và bảo quản hạt phấn là cơ sở cho công tác chọn tạo giống bằng lai hữu tính.
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Điều tra số lượng, thành phần loài, bước đầu thu thập bảo tồn nguồn gen hoa cây cảnh họ Hành, góp phần làm phong phú thêm bộ giống hoa cây cảnh họ Hành.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới
Trong những năm gần đây, hoa và cây cảnh đã trở thành sản phẩm hàng hoá. Các sản phẩm của hoa đã được giao lưu rộng rãi trên thị trường thế giới bao gồm hoa cắt, hoa trồng chậu, các loại hoa trồng thảm, cây lá màu. Trong năm 1995 tổng giá trị hoa cắt tiêu thụ trên thị trường thế giới là 31 tỷ USD. Các thị trường lớn xuất nhập khẩu hoa bao gồm: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản,.. trong đó thị trường Nhật Bản tăng mạnh nhất, thị trường Tây Âu đã bão hoà, thị trường châu á tăng do thu nhập của người dân ngày càng cao.
Giá trị thu nhập hoa và cây cảnh trên thế giới tăng hàng năm: Năm 1982 là 2,5 tỷ USD; năm 1996 là 7,5 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu tăng từ 1,2 tỷ USD năm 1982 lên 3,6 tỷ USD năm 1996.
Năm 1990 lượng tiêu thụ hoa chậu trên thế giới khoảng 14,2 tỉ USD tăng 21% so với năm 1985. Đến năm 2000 lượng tiêu thụ hoa chậu trên thế giới vào khoảng 20 - 23 tỷ USD. Mỹ nhập khẩu khoảng 1/3 lượng hoa chậu trên thế giới, sau đó là Đức 20%, rồi đến ý và Pháp. Các nước xuất khẩu hoa chậu lớn nhất thế giới là Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ (khoảng 1,75 tỉ USD năm 1995)(Lê Xuân Tảo, 2004)[16].
Hiện nay, EU chiếm tới trên 50% tổng tiêu thụ hoa cắt và các sản phẩm liên quan của châu Âu. Các nước phát triển tiêu thụ hoa lớn là Anh, Pháp, hà Lan, Italia,..Mỗi năm, chi tiêu cho hoa của EU đạt khoảng 12.014 triệu Euro. Một số thị trường cung ứng hoa lớn của khối Đức, Hà Lan,...có dấu hiệu bão hoà. Tổng số các loại hoa được ưa chuộng của EU, hoa hồng chiếm khoảng 30% tổng doanh thu hàng năm, đạt khoảng 760 triệu Euro; hoa ly 7%. Nhập khẩu hoa cắt và các loại hoa lá trang trí của EU đạt khoảng 3-3,5 tỷ Euro/năm.
Không chỉ là một nước xuất khẩu hoa hàng đầu của EU, Hà Lan cũng là nước nhập khẩu hoa lớn nhất của cộng đồng chung châu Âu. Hàng năm, nhập khẩu hoa của nước này chiếm tới trên 50% tổng giá trị hoa nhập khẩu của EU. Tuy nhiên, thị trường hoa của Hà Lan giữ vai trò trung tâm trong hệ thống phân phối hoa của EU. Năm 1997, Hà Lan có 356 ha lily, đứng thứ hai trong tổng diện tích hoa cắt trồng bằng củ (sau hoa tuylip). Sở dĩ hoa lily được phát triển mạnh trong những năm gần đây là do người Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Đây còn là nước bắt đầu công tác chọn tạo giống hoa Layơn vào những năm 50 và mỗi năm thường tạo ra trên 30 giống hoa Layơn mới [10] và 15-20 giống hoa lily tiên tiến nhất hiện nay, sản xuất 1,315 triệu củ giống lily, cung cấp cho 35 nước khác nhau trên thế giới (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [3].
Các nước nông nghiệp Nam Mỹ và châu Phi cũng muốn vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú ý tới việc đưa hoa, cây cảnh vào hàng các cây sản xuất chính trong nông nghiệp. Năm 1990 Costarica đã xuất khẩu được 27 triệu USD hoa cây cảnh, tăng trưởng hàng năm trong lĩnh vực này 10%. Kenia là nước sản xuất hoa tươi chủ yếu và là nước xuất khẩu hoa tươi lớn nhất châu lục này. Từ năm 1990 xuất khẩu 25 nghìn tấn hoa thu 47,2 triệu USD, đứng thứ ba về thu nhập ngoại tệ của đất nước [13]. Đến năm 2003, nước này xuất khẩu hoa tươi sang châu Âu trị giá 65 triệu USD, trong đó lily chiếm 35% (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc 2004 [3].
ở châu á các trung tâm sản xuất chính là Nhật Bản (chủ yếu phục vụ nội tiêu: năm 1994, có diện tích hoa cắt cành khoảng 18.000ha, diện tích hoa trồng chậu khoảng 2.000), sau đó Isarael, ấn Độ và một số nước Nam á khác như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc.
ở Đông Nam á, các nước xuất khẩu hoa nhiều nhất là Malaysia, Thái Lan, Philippin. Đây là ba nước sản xuất chính trong vùng.
Sản xuất hoa ở các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay Trung Quốc có xu hướng phát triển mạnh về hoa trang trí, bao gồm các loại: hoa Báo xuân (Primula), Trạng nguyên, Cẩm chướng (Dianthus), Cylamen, Cosmos, Begonia… diện tích khoảng 60.000 ha, trong thời gian 3 năm số lượng hoa cắt tăng từ 100 triệu cành lên đến 400 triệu cành, chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nội địa. Ngoài ra, các loại hoa này còn xuất khẩu sang một số nước Asean, trong đó có miền bắc Việt Nam.
Trên thế giới, lily cùng với tuylip, freesia là ba loại hoa dạng thân củ, chủ yếu quan trọng trong ngành sản xuất hoa, chiếm 24% giá trị sản phẩm hoa thương mại. Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hoa lily trên thế giới đã tăng đáng kể. Trong các năm 1994 - 1995, giá trị xuất khẩu hoa lily của thế giới là 1,3 tỷ Euro (Hà Thị Thuý và cs, 2005) [20].
Diện tích trồng hoa Lily ở nhiều nước ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây (kể từ 1989 – 2001). Một số nước đặc biệt chú trọng đến việc trồng các loại hoa này như Hà Lan, Pháp, úc, Chi Lê...
Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa lily ở một số nước trong những năm gần đây (ha)
STT
Tên nước
Năm 1990
Năm 1998
Năm 2001
Hà Lan
1.200
4.000
5.000
Pháp
30
150
420
Canada và Mỹ
200
215
235
Nhật
370
350
360
úc
50
250
400
Tây Ban Nha
4.0
40
70
Chi Lê
8.0
45
135
Hàn Quốc
131
209
250
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu củ [11]
Như vậy diện tích trồng hoa Lily ở nhiều nước ngày càng được mở rộng và tăng mạnh trong những năm gần đây (từ 1989 – 2001) do nhu cầu của thị trường tăng cao. Một số nước có truyền thống và công nghệ trồng hoa cao ở châu Âu như: Hà Lan, Canađa và Mỹ, úc…, ở châu á như: Nhật, Hàn Quốc đang đặc biệt chú trọng đến việc trồng loài hoa này.
Sản xuất hoa trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ nhất là ở châu á, châu Phi, Mỹ La Tinh. Mục tiêu sản xuất cần hướng tới là những giống hoa đẹp, tươi lâu, chất lượng cao và giá thành thấp (Hoàng Ngọc Thuận,2003) [19]
2.1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam
* Tình hình điều tra, nghiên cứu thu thập nguồn gen hoa cây cảnh
Đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên sinh vật trên hành tinh và ở mỗi Quốc gia là một tài sản vô giá đối với cộng đồng, là nền tảng quan trọng cho phát triển KT-XH. Tại các nước phát triển, nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong việc sử dụng, khai thác hợp lý các nguồn gen quí hiếm lấy từ các hệ sinh thái tự nhiên đã thu được lợi nhuận khá lớn.
Bảo tồn quỹ gen cây trồng đã trở thành nhiệm vụ khoa học thường xuyên cấp nhà nước từ năm 1987 nhưng nước ta mới bắt tay vào công tác bảo tồn nguồn gen thực vật thực sự từ năm 1998 do Bộ NN-PTNT triển khai dưới sự tài trợ của Văn phòng phát triển Thụy Sỹ theo thứ tự ưu tiên: Cây bản địa- các loài cây nhập nội lâu đời đã trở thành cây trồng quốc gia, địa phương và các nguồn gen quý của các giống nhập nội và cải tiến. Đến năm 2005 Ngân hàng gen Quốc gia đã cấp phát 3.494 lượt giống và 4.250 lượt dữ liệu phục vụ cho các mục tiêu khác nhau góp phần tích cực cho công tác chọn tạo giống cây trồng. Giống hoa Uất kim cương đã được chọn lọc từ nguồn gen này. Qua 8 năm (từ 1998) triển khai, đến nay đã lưu giữ được 11.600 giống của 83 loài cây trồng sinh sản bằng hạt và 1.700 giống của 32 loài sinh sản vô tính tại các ngân hàng gen. Từ 2001-2005 đã thu thập 2.195 giống cây trồng các loại, nhập nội quỹ gen 385 giống từ các nước; nghiên cứu phục tráng, chọn lọc và bình tuyển được nhiều giống địa phương từ các tập đoàn quỹ gen để mở rộng vào sản xuất; điều tra phân bố và tiềm năng sử dụng của nhiều loài cây chưa được quan tâm bảo tồn và khai thác; phục hồi khai thác sử dụng nhiều nguồn gen bản địa quý như lúa tám xoan, nếp quýt, nếp gà gáy, khoai môn sọ, xoài tròn Yên Châu.
Thực hiện nội dung nghiên cứu về nguồn gen cây bản địa trong chọn tạo giống hoa cây cảnh, năm 2003 ngân hàng gen Quốc gia đã tiến hành các nội dung công việc và đạt được các kết quả sau: Điều tra và mở rộng tập đoàn cây bản địa cho công tác chọn tạo giống hoa cây cảnh; Tiến hành đánh giá và tuyển chọn giống; Nghiên cứu triển khai các phương pháp chọn tạo giống hoa cây cảnh, phương pháp nhân nhanh, kỹ thuật thâm canh các giống hoa cây cảnh mới. Điều tra tiếp cận thị trường tiêu thụ và trồng thử nghiệm 2 loài hoa thuộc họ Riềng [31].
Theo kết quả điều tra nguồn gen hoang dại cây hoa, cây cảnh ở các vùng miền Bắc Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Xuân Linh – Viện di truyền Nông nghiệp thì nguồn gen hoang dại về hoa, cây cảnh ở một số khu vực nghiên cứu là rất phong phú. Số họ, số loài khác nhau giữa các vùng nhưng đã ghi nhận được tới gần 50 họ, 600 loài hoa cây cảnh ở mỗi vùng. Nhiều họ tuy chưa được khai thác sử dụng nhiều nhưng rất có ý nghĩa về hoa cây cảnh. Cụ thể như sau:
- Vùng Đông Bắc: Ngành Hạt kín có tất cả 33 họ, trong đó họ Hành có 6 loài: Tỏi rừng (Asspidistia typica.Baill), Xà thảo (Ophiopogonicusker. Grawl), Mạch môn rừng (O. repans hook.f.); Huyết giác (Dracaena cochinchinensis (Lour.) Merr); Lan thuỷ tiên (Chlophytum laeum R.Br.), Hương bài (Dianella ensifolia (L) DC.)
- Vùng Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn: Ngành Hạt kín có tất cả 37 họ, trong đó họ Hành có 15 loài: Tỏi rừng (Asspidistia typica.Baill), Mạch môn rừng (O. repans hook.f.), Song bào vôi (Disporum calcatum D Don.), Song bào đá (Disporum calcatum Gagnep.), Ngọc trúc (Polygonnatum kingianum Coll.et Hemsl); Huyết giác (Dracaena cochinchinensis (Lour.) Merr), Phú quý (Dracaena angustiflolia Roxb); Bách hợp (Lilium brownii F. E. Br.ex Mieller), Bạch Huệ (L. poilanei Gagnep); Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franch), Trọng lâu kim điền (P. delavayi Franch), Trọng lâu hình cầu (P. fargesii Franch), Trọng lâu Hải Nam (P. hainanensis Mer), Trọng lâu Vân Nam (P. yunanensis Franch), Hưu túc nhiều lá (P. polyphylla Smith).
- Vùng Tây Bắc: Ngành Hạt kín có 29 họ trong đó họ Hành có 9 loài: Tỏi rừng (Asspidistia typica.Baill), Xà thảo Bắc Cạn (Ophiopogon backianus Diel), Song bào móng (Disporum calcatum D. Don.), Ngọc trúc (Polygonnatum kingianum Coll.et Hemsl); Huyết giác (Dracaena cochinchinensis (Lour.) Merr); Bạch Huệ (L. poilanei Gagnep); Thiên môn: (Asphathus cochinchinesis (Lour.) Mer.), Song đào (Disporum calearatum D.Don), Sâm Mây (Peliosanthes serulata Rodr).
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Ngành Hạt kín có 36 họ, trong đó họ Hành có 9 loài: Tỏi rừng (Asspidistia typica.Baill), Xà thảo Bắc Cạn (Ophiopogon backianus Diel), Song bào móng (Disporum calcatum D. Don.), Ngọc trúc (Polygonnatum kingianum Coll.et Hemsl) ; Huyết giác (Dracaena cochinchinensis (Lour.) Merr); Bạch Huệ (L. poilanei Gagnep); Thiên môn đông (Asphathus cochinchinesis (Lour.) Mer.), Song đào (Disporum calearatum D.Don), Sâm Mây (Peliosanthes serulata Rodr).
- Vùng Bắc Trung Bộ: Ngành Hạt kín có tất cả 33 họ, trong đó họ Hành có 1 loài Ngặt nghẹo (Gloriosa superba L.)
Vấn đề thu thập nguồn gen hoa, cây cảnh hiện nay cũng mới chỉ tập trung chủ yếu ở những loài hoa Lan, Cúc, Hồng, Layơn, Cẩm chướng. Trung tâm hoa cây cảnh thuộc Viên Di truyền Nông Nghiệp đã thu thập được: 88 loài lan thuộc 34 chi tổng số 550 giò; 33 loài Cúc trong đó có 5 giống đang được lưu giữ invitro, 6 mẫu hoa Layơn; 8 mẫu hoa cẩm chướng. Ngoài ra trung tâm còn thu thập được một số lượng lớn các mẫu cây cảnh, cây thế gồm 60 mẫu, trong đó có một số mẫu cây cảnh thuộc họ Hành như: Ngọc trâm, Náng tía, Trúc Nhật, Mẫu tử.[12]
Với ý tưởng điều tra thu thập quỹ gen cây hoa hoang dại mục đích khai thác thương mại TS. Phạm S phó giám đốc sở NN& PTNT tỉnh Lâm Đồng đã thu thập được 1 loài cây có dáng vẻ hài hoà, lạ mắt, hoa rất đẹp chưa từng được tác giả nào trong nước và nước ngoài công bố đã thu thập làm cảnh nên tác giả đã đặt tên hoa là Thân thiện. Sự xuất hiện của loài hoa này không chỉ là niềm vui bất ngờ của hoa Đà Lạt mà còn là hy vọng chung của ngành trồng hoa Việt Nam – hoa mang thương hiệu Việt. Hiện loài này đang được tác giả nhân giống từ một cây lên hàng trăm cây.[40]
* Diện tích, sản lượng hoa cây cảnh
Bảng 2.2 Tỷ lệ các loại hoa chậu trên thị trường Hà Nội (3/2004)
STT
Chủng loại cây
Số lượng (chậu)
Tỷ lệ (%)
Hồng tú cầu
200
0,18
Đỗ quyên
300
0,28
Mẫu đơn
320
0,29
Nguyệt quế
350
0,32
Hoa ngâu
360
0,33
Tường vi
420
0,39
Hồng tiểu muội
863
0,80
Xương rồng bát tiên
1.310
1,20
Hoa hải đường
5.215
4,80
Hoa cúc
2.120
1,94
Hoa trà
81.900
76,00
Địa lan các loại
7.070
6,56
Các loại hoa khác
3.320
7,65
(Lê Xuân Tảo, 2004)[16]
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn đất đai được sử dụng để trồng lúa nước, còn lại hoa màu chiếm diện tích nhỏ. Nghề trồng hoa ở nước ta đã có từ rất lâu đời, song cho đến nay diện tích dành cho trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam còn nhỏ, chỉ tập trung ở những vùng trồng hoa truyền thống, cạnh các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như: Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Lâm, Đằng Hải (Hải Phòng), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thị xã Thanh Hóa (Thanh Hóa), Gò Vấp, Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh), Sapa, … Tổng diện tích trồng hoa cây cảnh khoảng 3500 ha với các loại hoa chủ yếu: hoa hồng có tỷ lệ 35%, hoa cúc 30%, hoa Lay ơn 15%, các loại hoa khác 20%. (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) [13]
Diện tích hoa Loa kèn tại Hà Nội từ năm 1995 – 1997 tăng không nhiều từ 4 ha lên 5 ha. Mặc dù vậy thì tỷ lệ về diện tích của hoa Loa kèn giảm ít hơn so với Thược dược, Đào, Huệ, Phăng, Lay ơn và các hoa khác.
Các tỉnh phía Nam, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các huyện như Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức ,…cùng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây cảnh đáng kể. [34]
Theo kết quả điều tra mới nhất, nước ta hiện nay có 8.500 ha hoa cây cảnh, trong đó các tỉnh miền Bắc chiếm 4.500ha và miền Nam chiếm 4000 ha [36]
Tại miền Bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm với diện tích 500 ha, riêng xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích hoa toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã) chủ yếu trồng hoa Cúc, hoa Đồng tiền, hoa Lily, hoa Loa kèn,… Lĩnh vực sản xuất hoa trồng chậu với số lượng lớn theo quy mô tập trung chưa được phát triển. Tại Hà Nội, chưa có cơ sở sản xuất hoa chậu ở quy mô lớn mà mới chỉ sản xuất nhỏ, lẻ đối với một vài chủng loại hoa thông dụng với người tiêu dùng [34].
ở Vĩnh Phúc, trồng hoa tập trung ở huyện Mê Linh, thu nhập từ trồng hoa cao gấp 3-4 lần trồng lúa, bình quân mỗi ha canh tác đạt 50-70 triệu đồng/ha
Những tỉnh khác như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên,.. thì nghề trồng hoa cây cảnh mới được hình thành trong ít năm trở lại đây. Tuy nhiên đã có những doanh nghiệp trồng thu lãi tới 160 triệu đồng/ha.
Tại các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hoa cây cảnh hiện có 700ha, tập trung ở 8 quận huyện, nhiều nhất là Củ Chi (131ha) với khoảng 1.400 hộ sản xuất hoa cây cảnh đang được đề nghị đưa vào chương trình 3 cây trồng chủ lực của thành phố (cây dứa cayen, cây rau an toàn, hoa – cây cảnh). Các giống hoa cao cấp như Lily, Hồng môn, Layơn giống mới,…đang được ưa chuộng. [34].
Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu nhập cao. Ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà lạt. Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với khả năng sản xuất hầu như quanh năm. Năm 2000 diện tích hoa của Đà Lạt chỉ có 363 ha, đến năm 2003 diện tích đã tăng lên 743 ha hoa các loại. Đà Lạt cung cấp hoa không chỉ cho thị trường Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam mà còn xuất khẩu cho một số nước trong khu vực. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm 2005 đạt 2027 ha. Sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành.
Một vùng hoa mới hình thành của nước ta và đang bước đầu đi vào hoạt động là vùng hoa Lào Cai và Sơn La. Đây là các vùng có địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh đã tạo nên những tiểu khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới tạo điều kiện phát triển các loại hoa có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có 97,5 ha hoa các loại, đạt giá trị 16,033 triệu đồng, sản lượng khoảng 25-30 triệu bông, tăng 87 ha so với năm 2000. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì diện tích hoa còn ít, nguyên nhân là những vùng trồng hoa chỉ tập trung ở một số thị xã, thị trấn, vùng đồng bằng người dân sản xuất tự phát, chưa có định hướng.
Vùng hoa Hoành Bồ (Quảng Ninh) có 111 hộ trồng hoa trong 2000 hộ toàn thị trấn, diện tích trồng hoa luôn ổn định trên dưới 10ha/năm. Chủng loại hoa được trồng gồm hoa Hồng, Layơn, Lily,… cho thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
* Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi thời kỳ từ 2000 đến 2015
Xuất khẩu hoa tươi đòi hỏi phải có những điều kiện chặt chẽ từ giống, gieo trồng, chăm sóc,...đến thu hoạch, công nghệ bảo quản, đóng gói, vận chuyển, an toàn thực phẩm và thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường nhập khẩu. Nước ta cần tập trung phát triển một số loại hoa Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu và tương đối dễ đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngoài.
Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cảnh như Hồng, Phong lan, Cúc, Đồng tiền, Cẩm chướng, Lily,...sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản,.... Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu không nhiều, với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế.
Sản xuất hoa:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hiện nay thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 phát triển 2500 ha diện tích trồng hoa cây cảnh cung cấp cho thị trường thủ đô. Dự kiến đến 2015 Hà Nội có 3000 ha, diện tích tập trung chính ở huyện Từ Liêm (Tây Tựu), Đông Anh, Tây Hồ.
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa hàng hoá có khoảng 500 ha, tập trung chính ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La.
- Vùng Tây Nguyên: Tập trung chính ở thành phố Đà Lạt (3000ha)
- Vùng Đông Nam Bộ: Về quy hoạch, sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể các làng hoa kiểng, phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu hoa 60 triệu USD vào năm 2010.
Dự kiến đến năm 2015 vùng hoa thành phố Hồ Chí Minh có 1500ha, tập trung chính ở Củ Chi, Thủ Đức [34]
Nói tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh hoa và cây cảnh ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu ở dạng tiềm năng. Những hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cả nước trong thời gian qua mới có ý nghĩa khơi dậy cho một bước phát triển mới, một thời kỳ mới cho ngành sản xuất hoa cây cảnh Việt Nam mà Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh,...là những địa phương đã và đang trong bước đầu phát triển.
2.2. Giới thiệu chung về hoa cây cảnh họ Hành
2.2.1. Vị trí phân loại
Họ Hành (Liliaceae) còn gọi là họ Loa kèn là một họ thực vật một lá mầm thuộc bộ Hành (Liliales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp một lá mầm Liliopsida [17].
Họ Hành có 280 chi với 4200 loài [32], cũng có tài liệu nói rằng Họ Hành có 290 chi với 4700 loài [20]. Số lượng này là sự thừa nhận họ Hành theo nghĩa rộng, nó bao gồm một lượng lớn các chi mà hiện nay người ta đã tách ra để đưa vào các họ khác và một số sang bộ khác, chẳng hạn như các họ Agavaceae, Alliaceae, Anthericaceae, Asparagaceae, Asphodelaceae, Convallariaceae, Hyacinthaceae, Melanthiaceae, Nartheciaceae, Smilacaceae, Tecophilaeaceae, Themidaceae, Tofieldiaceae, Trilliaceae và Uvulariaceae.
ở Việt Nam, họ Hành có khoảng 50 chi và 100 loài. Số lượng này là sự thừa nhận họ Hành theo nghĩa rộng, tương ứng với 14 họ trong hệ thống Takhtajan 1987, cụ thể là: Họ Thùa (Agavaceae), họ Hành (Alliaceae), họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae), họ Lô hội (Asphodelaceae), họ Huyết dụ (Asteliaceae), họ Tóc tiên (Convallariaceae), họ Tỏi độc (Melanthiaceae), họ Phong nữ (Nolinaceae), họ Hương bài (Phormiaceae), họ Trong lâu (Trilliaceae), họ Huyết giác (Dracaenaceae), họ Hành biển (Hyacinthaceae), họ Loa kèn trắng (Liliaceae) [1].
Với số lượng chi và loài nhiều như trên họ Hành được coi là một họ lớn. Thực vật họ Hành đa dạng về loài, nơi phân bố. Chúng phân bố khắp nơi trên đất nước ta từ rừng núi, đồng bằng tới các rừng ngập mặn ven biển. Thực vật họ Hành được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vao hai lĩnh vực: Chơi hoa, cây cảnh và làm thuốc chữa bệnh [9]. Trong 100 loài thực vật họ Hành có mặt ở Việt Nam thì có đến 49 loài được trồng để chơi hoa và cây cảnh.
Nếu phân loại theo Takhtajan thì những loài thực vật sử dụng để chơi hoa (hoa cắt và hoa trồng chậu) tập trung vào 2 họ: Họ thuỷ tiên (Amaryllis), họ Loa kèn trắng (Lilium). Hai họ này có 27 loài sử dụng để chơi hoa. Còn lại 22 loài sử dụng để chơi cây cảnh tập trung vào 3 họ: Họ Thùa (Agavaceae), họ Huyết giác (Dracaenaceae), họ Huyết dụ (Asteliaceae). [1]
Với số lượng loài hoa cây cảnh họ Hành nhiều như trên thì rất cần được quan tâm nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của cuộc sống.
2.2.2. Đặc điểm thực vật
Đại đa số các cây họ Hành là cây thân thảo, cây bụi, đôi khi cũng gặp dạng cây leo trong chi Asparagus, sống lâu năm, thân củ, thân rễ hay căn hành. Lá dài hình mũi mác, gân song song hoặc hình cung. Lá thường xếp thành 2 hàng đối diện nhau hoặc xếp thành vòng xoắn. Trên lá không có mạch, mạch chỉ có ở rễ nhưng đã chuyên hoá cao.
Hoa thường lưỡng tính nhưng cũng có thể bắt gặp cây mang cả hoa đơn tính và lưỡng tính hoặc chỉ mang hoa đơn tính, hoa thường có cuống, đôi khi không có cuống. Bao hoa đối xứng toả tròn hoặc đối xứng hai bên, thường có màu sắc sặc sỡ, thường 6 cánh, rời hoặc hợp. Nhị hoa 6, hiếm khi 3 hoặc 4, rời hoặc hợp với bao hoa. Bao phấn hình tim đính gốc hoặc đính lưng, khi chín nứt dọc theo 2 đường ở 2 bên bao phấn. Nhuỵ dài và mảnh, đầu nhuỵ tròn hoặc chia 3 thuỳ. Bầu trên, ít khi là bầu trung hay hạ, thường có 3 ô, ít khi là 2 hay 4 ô, có nhiều noãn trong mỗi ô. Quả phần lớn là quả nang, có vách ngăn. Có 1 hay nhiều hạt, hạt thường dẹt, phát tán nhờ gió, đôi khi cũng gặp hạt có cùi dày [1].
2.3. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học của một số giống loài hoa cây cảnh họ hành (Liliaceae)
2.3.1. Hippeastrum ssp. Herb (Loa kèn)
2.3.1.1. Nguồn gốc
Chi Hippeastrum thuộc họ Hành (Liliaceae), bộ Hành(Liliales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Chi Hippeastrum hiện có 257 loài được tìm thấy, tuy nhiên cũng có tài liệu nói rằng chi này có khoảng 70-75 loài và hơn 600 dạng lai [17].
Mặc dù h._.ầu hết các cây hoa trong chi Hippeastrum đều xuất phát từ Hà Lan và Nam Phi nhưng ngày nay chúng lại rất phát triển ở Anh, Nhật, Israel, ấn Độ, Brazil và Australia [39].
Tại Mỹ, Loa kèn gần như nở thường xuyên trong các ngày lễ, tết và rất được ưa chuộng. Hiện đã có rất nhiều dạng được lai tạo, có những dạng cho mùi thơm và có từ 4 – 12 hoa/ngồng. Một số loại đặc sắc được ưa thích như: Lady Jane: hoa màu đỏ salmon, sọc trắng; Picotee: hoa trắng viền đỏ; White Peacock: hoa trắng, rất thơm.
ở Việt Nam chưa có nhiều loài trong chi này nhưng sự phân bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt gặp các giống loa kèn ở khắp nơi trong cả nước. ở miền Nam thấy có nhiều loài hơn miền Bắc, việc trồng, nhân giống, mua bán loại cây hoa này cũng diễn ra khá phổ biến trong khi ở miền Bắc còn chưa nhiều. Ngay tên gọi của loài hoa này ở nước ta cũng rất đa dạng, ở miền Bắc gọi là “loa kèn”, miền Trung gọi là “lan huệ”, miền Nam gọi là “tứ diện” [30]. ở miền Nam xuất hiện một số loài khá đẹp như: Hippeastrum esquestre var. alba: hoa trắng; Hippeastrum esquestre var. splendes: hoa đỏ, cuống dài; Hippeastrum esquestre var. fulgidum: hoa màu càng cam tươi có viền trắng; Hippeastrum esquestr var. major: hoa màu vàng cam tươi gốc cánh có màu xanh.[42]
2.3.1.2. Đặc điểm thực vật học
Các loài thực vật trong chi Hippeastrum đều có dạng cây thảo.
- Thân hành lưu niên, có hình dạng gần như hình cầu, đường kính từ 5-12cm.
- Lá hình dải mọc thành 2 hàng, gân song song, mép nguyên, thuôn nhọn ở đỉnh. Trên cây thường có từ 2-7 lá, dài 30-90cm, rộng 2.5-5 cm.
- Cán hoa thẳng, rỗng, không có lông nhưng có lớp phấn trắng bao phủ, cao 30-75cm, đường kính 2.5-5 cm.
- Cụm hoa khi chưa nở được bao bọc bởi 2 lá bắc, 2 lá này sẽ khô đi khi hoa nở.
- Hoa mọc thành cụm ở đỉnh của trục hoa, hình phễu hoặc hình chuông, thường có 6 cánh hoa trên một vòng, cũng có thể có nhiều cánh hoa trên nhiều vòng, bầu dưới. Màu sắc hoa vô cùng phong phú bao gồm các màu cơ bản: đỏ, hồng cánh sen, hồng đỏ, trắng, cam, vàng, xanh nhạt và vô số những màu hoa khác được tạo thành bởi sự đan xen của các đường sọc hay xương cá trên cánh hoa.
- Chỉ nhị dính với ống bao hoa
- Nhuỵ thon và mảnh, dài hơn nhị, đầu nhuỵ chia 3 thuỳ rõ rệt khi chín.
- Quả nang, khi chín tự mở.
- Hạt dẹt, màu đen [39]
2.3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Nhìn chung, các củ Loa kèn từ lần ra hoa thứ 2 thì đều có khả năng ra hơn một ngồng hoa tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào giống. Một số củ nhỏ có thể cho 2 ngồng hoa trong khi nhiều củ khá to lại chỉ cho một ngồng. Đã có nhiều trường hợp củ loa kèn được trồng trong điều kiện tối ưu và được chăm sóc tốt đã cho tới 3 ngồng trong một vụ hoa. Một củ hoa phải ra ít nhất là 4 lá to và khoẻ vào năm trước thì mới có khả năng lại cho hoa vào vụ hoa sang năm. Một số củ xuất hiện 2 ngồng hoa cùng một lúc nhưng thường thì chúng ra hoa lệch nhau, ngồng thứ 2 có thể ra muộn hơn ngồng thứ nhất vài ngày cho đến vài tuần, cá biệt có thể đến vài tháng. Ngồng ra sau có thể chỉ cho 2 đến 3 hoa trong khi ngồng ra trước thường có 4 hoa. [39]
Các cây trong chi Hippeastrum có một đặc điểm là không ra lá trước khi cây ra hoa. Các củ hoa Hà Lan thì thường ra hoa trước, đến khi hoa tàn thì mới bắt đầu ra lá. Còn các củ hoa từ Nam Phi thì lại ra lá cùng lúc với sự xuất hiện ngồng [43]
Hầu hết các cây có hành và giò ngầm đều có thời kỳ ngủ nghỉ dưới đất sau khi ra hoa và đây cũng là thời kỳ cần ít sự quan tâm chăm sóc nhất trong năm. Việc trồng Hippeastrum cũng như hầu hết các cây họ Hành khác trên đất thoát nước tốt là điều vô cùng quan trọng vì hành sẽ dễ bị thối vào thời kỳ ngủ nghỉ nếu đất quá ẩm và thông gió kém.
2.3.1.4. Bộ NST
Các nhà khoa học đã xác định được bộ NST đơn bội của các loài trong chi Hippeastrum là n=11. Hầu hết các loài đều có bộ NST lưỡng bội 2n=22, tuy nhiên người ta cũng đã bắt gặp một số loài có bộ NST tam bội, tứ bội thậm chí là ngũ bội (bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là 33, 44, 55). Loài H. blumenavia thì lại được tìm thấy với bộ NST 2n=20 [44]
2.3.2.Crinum ssp.
2.3.2.1. Crinum latifolium L. (Trinh nữ hoàng cung)
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở Việt Nam, thường mọc ở các tỉnh phía Nam như Biên Hoà, Phước Tuy. Gần đây người ta mới đưa ra trồng ở các tỉnh phía Bắc để làm cảnh và làm thuốc.
Đặc điểm thực vật học: Trinh nữ hoàng cung là loại cây thảo, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-12cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một gân chính nổi rất rõ, gốc bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, cụm hoa mọc trên một trục dài 30-60cm, bao hoa dài 7-10cm, màu trắng hơi phớt hồng. Mỗi bản bao hoa rộng tới 2,5cm phần dưới dính nhau tạo thành ống. Có 6 chỉ nhị đính trên ống bao hoa. Bầu hạ, có 3 lá noãn. Từ thân mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.
2.3.2.2. Crinum amabile Donn. (Náng hoa đỏ)
Cây có nguồn gốc từ Sumatra (Indonesia)
Đặc điểm thực vật học: Là cây thảo có thân hành tròn, đường kính 5-6cm, vẩy có màu nâu, thân giả cao. Lá hình dải dài 30-60cm, rộng 2-3cm, chóp nhọn. Cụm hoa dạng tán gồm 5-6 hoa bao bởi những hoa màu xanh xanh; lá đài và cánh hoa hình dải, dài 5-6cm, mặt ngoài ửng hồng hay tím, ống hoa màu đỏ; chỉ nhị đỏ; bầu hình trứng ngược có vòi nhuỵ mảnh.
Cây ra hoa mùa hè, hoa có mùi thơm ngát.
2.3.3. Eucharis grandiflora Planch. & Linden (Ngọc trâm)
Đặc điểm thực vật học: Cây có thân hành lớn, ngoài có nhiều vảy bao bọc. Lá có dạng trái xoan, dài 20-30cm, màu xanh nhạt, chóp lá nhọn, ngắn, gốc lá thuôn tù, mép nguyên, gân lá hình cung, cuống lá hình lòng máng.
Hoa lớn, cụm hoa dạng tán mang 2-7 hoa, trục hoa mập, dài 50-60cm. Cánh hoa hợp ở gốc, trên chia 6 thuỳ nhọn. Hoa màu trắng có cuống dài, hoa đẹp và thơm. Nhị có 6, chỉ nhị không dính trên ống bao hoa mà dính với nhau bởi một phân phụ có dạng chén. Bầu hạ có 3 lá noãn. Quả nang, hình cầu.
2.3.4. Dracaena
2.3.4.1. Dracaena sanderiana f.virescen Hort (Phật dụ xanh)
* Đặc điểm thực vật học:
Phật dụ xanh còn có tên khác là: Trúc Phát Tài, Trúc Phú Quý, nguyên sản ở vùng Tây Phi, 10 năm nay được nhập vào nhiều nơi của nước ta. Phật dụ là cây cảnh thân gỗ, xem lá. Thân cây mảnh mai, cao trên 1m, đường kính thân khoảng 1cm. Lá mềm, thuôn dài, màu xanh đậm, đầu lá nhọn và uốn ra phía ngoài. Lá dài khoảng 18-20cm, bẹ lá ôm lấy thân, các lá mọc tập trung toả ra trên đỉnh cành. Loài này có một số biến thể: mép lá có đốm vàng (cv.Virescens), mép lá có đốm trắng (cv.Margaret) (Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão,2006) [7], [8].
Phật dụ xanh ưa ẩm, ấm, khá chịu bóng, sợ nắng, yêu cầu đất nhiều mùn. Loài này mẫm cảm với ánh sáng trực xạ, nhiệt độ qua đông an toàn là trên 100 [4]
2.3.4.2. Dracaena sanderiana f.virescen Sand (Phật dụ sọc)
Phật dụ sọc: Hình dáng trông hơi giống Phật dụ xanh nhưng Phật dụ sọc có lá ngắn hơn và nhỏ hơn, màu sáng hơn, có sọc trắng, hoặc vàng trên mép lá và thân cây có sọc trắng xen kẽ với sọc xanh. Cây mọc thành bụi khá dày, đường kính thân đến 1cm, cao 1,5cm, phiến lá đứng hay ngang, rộng 2-4cm. Loài này sinh trưởng phát triển chậm hơn Phật dụ xanh [7].
Hai loài phật dụ trên đều mang đặc điểm chung như: ít thấy hoa quả khi cây trưởng thành tích luỹ đủ một lượng dinh dưỡng nhất định, gặp nhiệt độ thấp thích hợp cây mới ra hoa. Hoa tự tán, các tán lại tập hợp thành dạng chùm mọc ra ở ngọn cây. Hoa dài khoảng 2cm, có màu vàng tươi, tràng hoa dính với nhau đến 1cm. Quả phình to 1cm, quả có màu vàng hay đỏ, mỗi quả chứa 1 hột.
Việt Nam có khoảng 20 loài thuộc chi này, một số loài khác cũng được trồng làm cây cảnh như: Dracaena angustifolia Roxb.: Phất dụ lá hẹp; Dracaena cambodiana Pierre ex Gagn.: Phất dụ Cambodia; Dracaena draco L.: Phất dụ rồng; Dracaena fragrans (L.) Ker.-Gawl.: Phật dụ thơm; Dracaena fragrans (L.) Ker.-Gawl. var. massangeana Hort. Lá có sọc vàng ở giữa; 7. Dracaena surculosa Lindl. var. pustulata Hort.[42]
2.3.5. Chi Lilium
Các loài thuộc chi Lilium có thân dạng hành có vẩy. Thân khí sinh có lá. Hoa lưỡng tính, kích thước lớn mọc ở nách lá hay ở ngọn, có rất nhiều màu sắc khác nhau. Hoa có thể mọc riêng lẻ hay thành cụm gồm nhiều hoa, bao hoa 6 mảnh dạng cánh. Nhị 6, bầu hình trụ, đầu nhuỵ, chia 3 thuỳ, quả nang có 6 góc và 3 ô. Chi Lilium có nhiều loài khác nhau với những dạng hoa và màu sắc hết sức đa dạng phong phú và hấp dẫn.
Một số giống Lily có triển vọng và đang được ưa thích ở Việt Nam
+ Giống Tiber: hoa màu nâu hồng, lá to đầu tròn, số hoa trên cành 3 - 5 hoa, hoa to, cây cao vừa phải (80 - 90cm).
+ Giống Siberia: hoa màu trắng, lá to nhọn, số hoa trên cành 4 - 5 hoa, hoa to cây thấp (60 - 70cm).
+ Giống Acapulo: hoa hồng sẫm, lá to nhọn, số hoa trên cành 3 - 5 hoa, hoa vừa, cây cao (90 - 120cm).
+ Giống Sorbonne: hoa màu hồng nhạt,lá nhỏ, số hoa trên cành 6 - 7 hoa, hoa nhỏ, cây cao (90 - 120cm) (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc) [2].
+ Allantic: có thời gian sinh trưởng là 105 ngày, cao 110cm, lá xanh đậm, hoa có màu đỏ đậm viền trắng không thơm (Trần Duy Quý và cs, 2003) [15].
2.4. Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc một số loài hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae)
2.4.1. Hippeastrum equestre Herb (Loa kèn)
Loa kèn là loại cây trồng khá dễ tính, nó chịu được mọi chế độ khắc nghiệt về dinh dưỡng, ánh sáng. Nó có thể sống được ở nơi ít nắng, nhiều nắng, nơi đất tốt, đất cằn, nơi khô hạn hay nơi đủ ẩm, trong điều kiện nào nó cũng ra hoa. Chính vì vậy mà loa kèn không phải là một loài hoa quí, người ta trồng củ ở đâu đó rồi quên đi, đến khi hoa nở thì mới nhớ đến. Tuy nhiên, trong những điều kiện như vậy loa kèn sẽ cho ít hoa/cụm, kích thước hoa nhỏ và độ bền cũng kém hơn. Nhưng khi nó đã trở thành loài hoa thương mại, người ta trồng và nhân giống với số lượng lớn để đưa ra thị trường và với những người thực sự yêu thích loài hoa này thì những yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất cho nó sinh trưởng phát triển bắt đầu được quan tâm và tìm hiểu.
Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9,10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa. Để trồng cây loa kèn đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất.
Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, có thể bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục và phân làm từ xương động vật. Độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng phải giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải tránh nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than.
* Nước: Loa kèn không cần tưới thường xuyên tuy nhiên vẫn phải lưu ý cung cấp nước đầy đủ cho cây, vào mùa đông tưới ít hơn. Chú ý giữ cho củ không bị úng nước nếu không rất dễ gây thối củ [27].
* ánh sáng: Loa kèn có thể trồng được ở nơi dại nắng và cớm nắng tuy nhiên tốt nhất là ở dưới giàn che có ánh nắng vào buổi sáng [26].
* Nhiệt độ: Loa kèn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nên nhiệt độ cao vào mùa hè cũng không có hại đến cây, tuy nhiên nếu nhiệt độ nóng quá thì nên chuyển cây vào nơi có bóng râm cho mát. Nếu trồng ngoài trời thì nên lấy rơm rạ hoặc lá khô phủ quanh gốc.
* Dinh dưỡng: Sự ra hoa của cây sẽ làm giảm kích cỡ của củ, do đó nếu muốn năm sau cây tiếp tục cho nhiều hoa và hoa to thì ngay sau khi hoa héo phải cung cấp dinh dưỡng cho cây càng sớm càng tốt.
* Chăm sóc
Khi cây trồng từ củ hoặc từ hạt đã đủ lớn thì có thể đưa ra ngoài trời vào khoảng giữa cho đến cuối tháng 5. Vào tháng 9, trừ khi nhiệt độ vẫn còn quá cao thì bắt đầu giảm lượng nước tưới cho cây, điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị thối rễ đồng thời củ hoa cũng bước vào thời kỳ nghỉ ngơi nên đòi hỏi lượng nước không nhiều. Người ta thường tiến hành chuyển cây vào khoảng tháng 10 cho đến đầu tháng 11. Với cây trồng chậu thì có thể chuyển sang chậu lớn hơn khi củ đã trưởng thành và đẻ nhánh.
Nếu muốn cây đẻ nhánh nhanh thì có thể chuyển cây ra ngoài đất, khi đó cây cũng cần ít sự chăm sóc hơn.
* Các phương pháp nhân giống
Nhân giống từ củ con
Khi đường kính củ con được 2-3 cm thì tách khỏi cây mẹ, có thể trồng trong chậu đất hoặc chậu nhựa tuy nhiên nếu là chậu đất thì cần tưới nước thường xuyên hơn là trong chậu nhựa. Nhúng đáy củ cùng với bộ rễ trong nước ấm, điều này có tác dụng làm mềm rễ và thuận lợi cho bộ rễ lan ra khắp chậu. Khoét một hố trên bề mặt đất rộng hơn đường kính củ, đặt củ vào hố sao cho khoảng 1/3 củ nổi trên mặt đất. Những củ con này sẽ ra hoa sau 2 hoặc 3 năm.
Nhân giống bằng kỹ thuật cắt lát (chipping)
Kỹ thuật này có thể áp dụng với tất cả những cây họ Hành mà củ được tạo thành từ những lớp vảy xếp khít nhau xung quanh đỉnh sinh trưởng trung tâm như Hippeastrum, Narcissus, Galanthus. Các bước tiến hành:
1. Chọn những cây hành bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh, nhổ khi cây đang trong trạng thái ngủ nghỉ.
2. Thao tác trên bề mặt sạch đã được sát trùng, sát trùng lưỡi dao để gọt bớt mũi và rễ hành. Chia đôi hành qua phần gốc (gốc của hành được gọi là đĩa gốc), tiếp tục chia nhỏ các nửa hành sao cho mỗi lát đều mang một mảnh đĩa gốc.
3. Ngâm các lát hành trong thuốc diệt nấm trong khoảng 10-15 phút, khuấy thường xuyên, sau đó vớt lên khay bằng lưới kim loại cho ráo nước.
4. Bỏ mỗi lát hành vào trong một túi nilong có chứa chất khoáng bón cây hoặc đá trân châu ẩm và buộc kín túi, để nhiều không khí trong túi. Để túi vào nơi tối, nhiệt độ khoảng 210C, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bị thối.
5. Sau khoảng 12 tuần các hành con sẽ xuất hiện ở gốc của lát cắt, tách các hành con trồng vào chậu có chứa hỗn hợp đất thoát nước tốt.
Cây sinh trưởng từ lát cắt cho đến khi đạt được kích thước ra hoa nói chung mất từ 2-4 năm.
Nhân giống bằng hạt
Hạt loa kèn màu đen và mỏng như tờ giấy. Khi quả chín và nứt, tách lấy hạt, phơi khô nơi râm mát trong vài ngày. Nên gieo hạt ngay sau đó. Có thể đánh giá sơ bộ được khả năng nảy mầm của hạt: về hình thức, hạt phải có màu đen bóng; khi sờ phải cảm nhận rõ hạt cứng và chắc qua lớp màng mỏng [39].
Chất nền tốt nhất để trồng cây từ hạt là tro trấu + mụn xơ dừa + phân bò trộn đều với tỉ lệ 1:1:1. Sau khi tưới đẫm chất trồng, dùng dao rạch những khe nhỏ rồi cắm từng hạt vào khe, chú ý cắm đầu dẹt của hạt xuống đất sao cho khoảng 1/3 hạt nhô lên khỏi chất trồng, sau đó phun sương để giữ ẩm. Có thể tăng độ ẩm để hạt mau nảy mầm bằng cách lấy tấm kính hoặc nylon (phải là loại nylon màu trắng, trong) đậy lên trên chậu [27].
Với phương pháp trồng từ hạt thì từ khi hạt nảy mầm cho đến khi ra hoa sẽ mất từ 2-3 năm. ở Việt Nam, mùa đông không có tuyết và sương giá thì cây sẽ lớn nhanh và cho hoa sớm hơn là ở các nước xứ lạnh.
* Kỹ thuật điều khiển loa kèn ra hoa
Muốn loa kèn ra hoa theo ý muốn thì có thể thực hiện theo qui trình sau: Trước hết tính thời gian bắt đầu thực hiện, tính lùi theo công thức:
7 tuần + 2 ngày + 8 tuần + 1 tuần = 16 tuần 2 ngày
Trong đó: 1 tuần là thời gian treo hong củ cho khô nhựa
8 tuần là thời gian để củ trong tủ lạnh
2 ngày là thời gian ngâm rễ trong nước
7 tuần là thời gian trồng củ xuống đất cho đến khi ra hoa
Như vậy, nếu muốn cây ra hoa vào khoảng ngày 25/12 thì thời gian bắt đầu qui trình là khoảng 5-10/9.
Thực hiện:
Bước 1: Nhổ củ ra khỏi đất, cắt bỏ lá, chú ý không cắt quá sát mặt củ vì như thế có thể làm cho nước thấm vào bên trong củ làm nhũn củ. Giữ nguyên bộ rễ, rửa sạch đất bám trong rễ, chú ý không để dập hoặc gẫy rễ. Sau đó treo củ lên chỗ mát để hong khô nhựa trong thời gian 1 tuần.
Bước 2: Sau 1 tuần, lấy củ gói vào giấy báo, cất vào ngăn rau trong tủ lạnh trong khoảng thời gian 8 tuần. Chú ý khi cất củ trong tủ lạnh thì không để chung với các loại quả chín khác đặc biệt là táo, vì các loại quả chín sẽ tiết ra khí ethrel không tốt cho củ hoa.
Bước 3: Sau 8 tuần, lấy củ ra khỏi tủ lạnh, cắt bỏ những rễ con đã bị khô, chừa lại những rễ to, mập và trắng. Ngâm rễ vào nước trong thời gian từ 24-48 giờ, chú ý không để củ ngấm nước.
Bước 4: Sau 2 ngày rễ đã trương nước, mang củ trồng xuống đất với chất trồng càng xốp càng tốt. Trước khi trồng tưới đẫm chất trồng. Sau khi trồng không tưới trong khoảng 10 ngày đầu, sau đó chỉ phun sương.
Sau thời gian khoảng 3 tuần, mầm hoa sẽ nhú ra. Khi mầm hoa đã nhú thì có thể tăng lượng nước tưới. Loa kèn sẽ ra hoa sau khi trồng khoảng 6-7 tuần. Khi thực hiện qui trình điều khiển loa kèn ra hoa, nên chọn những củ đủ độ lớn, có khoảng 6-8 lá trở lên thì khả năng thành công càng cao [27].
* Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ
Bệnh hại: Loa kèn thường bị một loại nấm (Stagonospora curtsii) ký sinh và gây ra những vết màu đỏ trên lá hay hoa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại nấm này có thể bị tiêu diệt khi nhiệt độ ban ngày lên tới 460C. ở nơi nguyên sản của loa kèn, nhiệt độ có thể lên tới 40-500C trong bóng râm, vì vậy xử lý củ loa kèn ở nhiệt độ như vậy trong thời gian ngắn thì cũng không gây tác hại nghiêm trọng đến cây [39].
Sâu hại: Loa kèn thường bị một loài sâu phá hại vô cùng nghiêm trọng, đó là Brithys crini, là loài sâu hại chính trên cây trinh nữ hoàng cung. Sâu thường xuất hiện và gây hại khi cây bắt đầu ra hoa. Brithys crini Fabr. là loài sâu biến thái hoàn toàn, cơ thể hình ống thon dài, mình phủ đầy lông, trên mỗi đốt của cơ thể có 2 hàng vân trắng chạy ngang. Sức ăn lá của sâu non tỷ lệ thuận với tuổi phát dục. Tuổi sâu càng lớn, sức ăn càng khoẻ, đặc biệt khoẻ ở tuổi cuối. Diện tích lá mà sâu non tuổi 6 ăn gấp 6 lần sức ăn của sâu non tuổi 5, gấp 3 lần sức ăn của tuổi 1 đến tuổi 5 cộng lại [32], [33].
2.4.2. Eucharis grandiflora Planch. & Linden (Ngọc trâm)
- Nhân giống: Từ trước đến nay, cây hoa ngọc trâm được nhân giống bằng cách tách củ đem trồng sau khi kết thúc mùa cho hoa. Củ cây ngọc trâm được giâm tốt nhất trong hỗn hợp gồm 3 thành phần: Than bùn, phân chuồng hoai mục và cát [28]. Nhiệt độ tốt nhất để giâm củ ngọc trâm là 200C. Nên giâm củ trong chậu là tốt nhất. Một chậu có đường kính 15cm đủ để giâm 6 củ hoa ngọc trâm. Để ngọc trâm có thể cho hoa ngay trong năm, khi trồng nên chọn những củ to bằng củ hành tây trở lên. Nếu củ nhỏ thì phải 1-2 năm sau khi trồng mới cho hoa được [9].
- Trong quá trình sinh trưởng, để có thể ra hoa cây Ngọc trâm phải trải qua ít nhất 4 tuần trong điều kiện nhiệt độ thấp từ 8-180C. Nhiệt độ thấp phải được duy trì liên tục trong 4 tuần nếu không cây không cho hoa. Sau giai đoạn nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao lại được duy trì trở lại [25], [30]. Ngọc trâm có thể trồng được trong chậu hoặc trên luống có khả năng thoát nước tốt. Cây ngọc trâm ưa đất tốt nhiều mùn và ẩm, chịu cớm vừa và không ưa ánh sáng chói chang của mùa hè, nhưng nếu đặt Ngọc trâm ở nơi hoàn toàn không có ánh sáng trực tiếp, lá sẽ bị táp héo hết, mùa thu mới cho lá trở lại, khi đó cây khó cho hoa. Ngọc trâm cho hoa kéo dài từ mùa thu qua đông sang xuân và nở rộ vào dịp tết Nguyên Đán [9]
2.4.3. Dracaena sanderiana f.virescen Hort (Phật dụ xanh) và Dracaena sanderiana Sand (Phật dụ sọc)
Loài này rất khó kết hạt nên chúng sinh sản chủ yếu bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng nhờ hình thành mầm từ thân rễ, vì thế người ta thường nhân giống hai loài này bằng cách tách chồi hoặc giâm đoạn thân, cành.
2.4.4. Lily
Trong khi sự an toàn của con người đối với thực phẩm biến đổi gen vẫn còn chưa được khẳng định chắc chắn thì việc nghiên cứu hệ thống chuyển gen hiệu quả cho các loài hoa cây cảnh từ đó chuyển được các gen mong muốn tạo ra các đặc tính mới lạ (mầu sắc, cấu trúc hoa, hương thơm, tuổi thọ của hoa cắm, các đặc tính kháng sâu và bệnh hại, chống chịu với điều kiện bất thuận,…) luôn là mong muốn của các nhà chọn tạo giống.
Một số nghiên cứu về hoa lily:
Hoa lily thuộc chi Lilium là một trong những loài hoa đẹp và có giá trị trên thị trường hiện nay. Các nỗ lực chính trong nghiên cứu chuyển gen vào cây lily đã được thực hiện bởi các phương pháp chuyển gen trực tiếp như bắn gen (Nishihara và cộng sự, 1993; Sanford và cộng sự, 1993; Wilmink và cộng sự, 1995; Tsuchiya và cộng sự, (1996), xung điện (Miyoshi và cộng sự, 1995) và gần đây đã tạo được cây Lilium longiflorum chuyển gen nhờ phương pháp bắn gen [21], [22], [23]. Trong một số năm gần đây, sự thành công trong nghiên cứu chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium đã được công bố trên một số loài thuộc họ Liliace bao gồm: Asparagus officinalis (Kiasaka và Kameya, 1998), Allium sativum (Kondo và cộng sự, 2000), Allium cepa (Eady và cộng sự, 2000), Agapanthus praecox (Suzuki và cộng sự, 2001) và Muscari armeniacum (Suzuki và Nakano, 2002). Gần đây nhất, Y.Hoshi và cộng sự đã nghiên cứu thành công quy trình tạo cây chuyển gen cho cây Oriental hybrid lily, Lilium cv. Acapulco bằng vi khuẩn Agrobacterium [24].
Trong thời gian 2003-2005 Viện nghiên cứu rau quả và Viện di truyền nông nghiệp đã tiến hành các nghiên cứu trồng khảo nghiệm một số giống hoa lily nhập nội, với các mục tiêu chọn lọc được bộ giống lily phục vụ sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, đảm bảo tính ổn định, bền vững, đồng thời tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đạt chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, có rất nhiều giống lai được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa các loài hoa thuộc chi Lilium với nhau. Các giống loài này có sức sinh truởng khoẻ, có khả năng chống sâu bệnh mang lại các đặc trung hình thái, dạng trung gian của bố và mẹ với các màu sắc hết sức độc đáo và lạ mắt (Nguyễn Thị Phương Thảo 1998) [18].
Một phương pháp nhân giống khác hiện nay cũng đang được áp dụng đó là nhân giống hoa lily bằng cách tách củ.
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém.
- Chuẩn bị củ giống mẹ
Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
- Chuẩn bị vườn ươm
Lily là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng lily phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Tho kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 100-120cm, đọ dài tùy ý.
- Trồng và chăm sóc
Trồng với khoảng cách cây 12x15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đát dày 5-8cm
- Chăm sóc cây con:
Sau khi cây mọc đều thì bón một lượng đạm ure nhỏ (1/1000), có thể sử dụng NH4SO4 để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37kg đạm ure hoặc 74kg đạm sunfat amon. Hòa phân trên vào nước để tưới, sau 20 ngày obns một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi ha bón 75kg diamon phốtphát (DAP) + 22,5 kg monokaly phốt phát (KH2PO4) để cho củ lớn nhanh. Khi cây có nụ thì phun lênlá dung dịch sungphat kali và axit boric với lượng 25kg-30kg cho mỗi ha. Cứ 7 ngày phun 1 lần cho đến khi cây ra hoa. Nếu hòa vào nước thì nồng độ phân là 0,3%, nếu phun lên là thì nồng độ là 0,2%.
Trong quá trình trồng cần xới nhẹ, xới nông để tránh tổn thương rễ, phải nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời cây bị bệnh.
Đào củ giống ở vùng núi cao thường đầu tháng 12, lá bắt đầu khô héo, vùng đồng bằng đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản. Khi đào củ, không tách ngay củ mẹ với củ con mà dưới 1-2 ngày, sau khi loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát, tránh không được phơi ra ánh nắng. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi dâm mát 2-3 ngày, để cho dinh dưỡng trong thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân.
- Phân loại củ
Mỗi củ mẹ đều có thể 3-5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên) và 4-8 củ nhỏ (chu vi 1-3). củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng, những củ con có chu vi 5 cm trỏe lên trồng sau 1 vụ có thể thaàn củ nhỡ để sản xuất hoa (10cm trở lên). Củ có chu vi 1-3cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được. [26]
2.5. Một số giá trị khác của các loài hoa cây cảnh họ Hành (Liliaceae)
Một số loài hoa cây cảnh họ Hành ngoài giá trị trồng làm cảnh, còn có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt hoặc cải thiện môi trường sống.
- Hippeastrum spp Herb (Loa kèn)
Củ Hippeastrum có chứa các alkaloids loại lycorine như amarbelli sine, lycorine, pancracine, vittatine, 11-hydroxyvittatine và hippeastrine. Ngoài ra còn có acetylcaranine, ambelline… Các alkaloids này có tính kháng sinh.
Các alkaloids trong Loa kèn đang được nghiên cứu về một số tác động dược học. Trong số các alkaloids, lycorine (tên cũ là Narcissine) là chất được chú ý nhất do có một số hoạt tinh sau:
Hoạt tính chống siêu vi trùng: Lycorine có hoạt tính ức chế hoạt động tái lập của siêu vi trùng HIV-1 khi thử trên dòng tế bào MT4. Lycorine ức chế sự phát triển của siêu vi trùng coronavirus gây bệnh SARS ở liều 50EC và đang được nghiên cứu để làm thuốc trị SARS.
Hoạt tính chống sưng viêm: TNF-alpha là một chất cyto kine căn bản điều hoà tiến trình sưng viêm nên lycorine có triển vọng được dùng làm thuốc chống sưng, trị thấp khớp.
Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu thấy trong củ Hippeastrum có chứa các alkaloids có hoạt tính chống ung thư.
Galanthamine, cũng là một chất ức chế choninesterase đã được dùng để trị bệnh Alzheimer [35].
Theo Đông dược: Củ loa kèn có vị ngọt cay, tính ấm, có độc, có tác dụng tán ứ, tiêu thũng. Thân hành được dùng giã nát đắp cầm máu và trị tổn thương khi té ngã.
Lưu ý rằng các alkaloids có thể gây ngộ độc khi nuốt phải do đó sau khi đắp thuốc phải rửa sạch tay và dụng cụ cắt, giã. Nếu vô tình nuốt phải thì cần pha ngay nước chè đặc uống để giải độc [26].
- Crinum latifolium L. (Trinh nữ hoàng cung)
Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latios. Ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn ancaloit có tác dụng chống ung thư.
Theo kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng bằng các công trình nghiên cứu khoa học thì cây trinh nữ hoàng cung được dùng làm thuốc chữa bệnh đường tiết niệu. Có người chữa khỏi bệnh ung thư vú, ung thư tử cung. Một số người mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt dùng cũng có kết quả tốt.
Củ loại cây này rất chát, người ta dùng củ hơ nóng để xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi [37]
Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự thì chất chiết xuất nóng bằng nước từ cây trinh nữ hoàng cung đã cho thấy những tác dụng ức chế sự biệt sinh của tế bào ung thư trong ống nghiệm. [38]
- Crinum amabile Donn. (Náng hoa đỏ)
- Bộ phận sử dụng làm dược liệu: Toàn thân. Thân hành chứa lycorin, lá không độc.
- Tính vị, tác dụng: Hành có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng gây buồn nôn, làm ra mồ hôi. Thân hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, trị tê thấp, phù thũng [14]
2.5.4. Haemanthus multiflorus (Tratt.) Martyn (Hồng tú cầu)
- Bộ phận sử dụng làm dược liệu là thân hành. Từ thân hành của hồng tú cầu người ta chiết xuất được các chất alcaloit như montamin, natelesin và một số chất khác có tác dụng hạ huyết áp rất rõ.
Thân hành hồng tú cầu có tác dụng đè nén bướu, làm tăng bạch huyết cầu. [14]
Là loài cây trồng chậu cho hoa rất đẹp, mỗi năm hoa chỉ cho 1 “bông” hồng rực tròn xoe như 1 quả cầu lửa.
2.5.5. Dracaena sanderiana f.virescen Hort (Phật dụ xanh) và Dracaena sanderiana f.virescen Sand (Phật dụ sọc)
Phật dụ là một trong những loài cây trồng trong nhà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ vì vẻ đẹp vốn có của nó mà còn bởi vì việc trồng và chăm sóc chúng rất đơn giản. Phật dụ có thể sinh trưởng và phát triển xanh tốt trong nước tự nhiên, nếu bổ sung thêm một chút lân, đạm thì cây càng xanh tốt. Nếu thay nước thường xuyên phật dụ có thể sống rất lâu và xanh tươi không kém cây trồng trên đất mùn.
Phật dụ dáng thẳng, thân lá xanh tốt quanh năm thể hiện thế kiên cường, dáng trực là một trong bốn dáng cơ bản của cây thế (trực, xiên, hoành, huyền). Trong đó dáng trực: thân to khoẻ vững chắc cành lá sum suê ca ngợi đức tính ngay thẳng không gì bẻ gẫy được của bậc trượng phu nên gọi là cây dáng trực thế trượng phu (Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão, 2006)[8], Nguyễn Quang Đễ,2004) [5]
Phật dụ còn có khả năng nhả được khí oxi vào ban đêm giúp môi trường trong lành rất tốt cho sức khoẻ nên việc trồng phật dụ trong nhà cũng là một giải pháp rất hữu hiệu để bảo vệ sức khoẻ và cải thiện môi trường sống (trích theo Nguyễn Trung Đường, 2003)[6].
Ngoài những ý nghĩa trên thì hầu hết các loài hoa cây cảnh thuộc họ Hành đều được dân gian cho rằng mỗi loài thường được gắn với một sự tích và có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, sung túc thịnh vượng, trong sáng, thành công như:
Thuỷ tiên hương là loài đẹp từ rễ đến hoa, nếu hoa nở trong ngày Tết thì gia đình may mắn sung túc quanh năm.
Thiết mộc lan còn được gọi là Kim phát tài khi nở hoa thì được cho là sắp có những tài lộc bất ngờ cho gia chủ.
Phật dụ (phát lộc- cây lộc) lá cây xanh tốt quanh năm sẽ mang lại sự no đủ.
Trúc Nhật, Lan quân tử: Biểu trưng cho sự ngay thẳng. Lan nậm rượu, Dứa mỹ: sự tươi tốt, mới mẻ. Lily mang đến sự may mắn, ấm áp. Ngọc trâm: nét đẹp trong sáng....
3. Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài hoa cây cảnh thuộc họ Hành.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Thước thẳng, thước kẹp panme, thước đo vật kính và thước đo thị kính, kính hiển vi quang học, mũi mác, lamen, lam kính, hộp petri,…
+ Hoá chất: KI, I, axitboric, agar, Botrac, đường saccarosa (để xác định sức sống và khả năng nảy mầm của hạt phấn).
3.1.3. Địa điểm
- Địa bàn điều tra, thu thập: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng
- Tập đoàn các loài hoa cây cảnh thu thập được trồng, chăm sóc và theo dõi tại vườn thực vật và nhà lưới của Bộ môn Thực vật Khoa Nông học.
- Phân loại nguồn gen thu thập nghiên cứu và một số chỉ tiêu sinh học được tiến hành tại bộ môn Thực vật Khoa Nông học.
3.1.4. Thời gian
Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008:
3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
3.2.1. ._.ĐN, LK TSĐT, LK CV nhị chín muộn hơn từ 15-26 giờ; muộn nhất là LK ĐT từ 33-35 giờ sau khi hoa nở thì nhị mới chín.
- Về thời gian chín của nhuỵ được chúng tôi xác định bằng phương pháp quan sát hình thái của nhuỵ. Thời điểm chín của nhuỵ được xác định khi quan sát thấy đầu nhuỵ xoè rộng, chia thành 3 thuỳ rõ rệt. Nhận thấy: Tất cả các dạng LK đều có nhuỵ chín muộn hơn nhị. LK TSĐTĐ có nhuỵ chín sớm nhất, 26-30 giờ sau khi hoa nở; muộn nhất là LK ĐN 70-72 giờ sau khi hoa nở; các dạng còn lại dao động từ 45-64 giờ.
4.4. Đặc điểm của hạt phấn các dạng Loa kèn
Cây họ Hành nói chung và loa kèn nói riêng thường sinh sản vô tính bằng củ. Sự sinh sản vô tính này sẽ cho ra đời những thế hệ con cháu giống hệt bố mẹ mà không tạo ra được dạng mới nào. Tuy nhiên, với khả năng sáng tạo của con người thì họ luôn muốn tạo ra được những giống hoa mới với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng. Việc cho hoa sinh sản hữu tính bằng thụ phấn nhân tạo là một phương pháp khá đơn giản và chúng tôi có thể thực hiện được trong phạm vi đề tài. Tuy nhiên, để việc thụ phấn nhân tạo thành công tức là thu được quả và hạt thì việc quan tâm đến thời gian chín của nhị, nhuỵ là khá quan trọng nhưng chưa đủ. Các dạng loa kèn đều có nhị chín trước nhuỵ, đó là một đặc điểm thích nghi với hình thức giao phấn, tuy nhiên tỷ lệ đậu quả ngoài tự nhiên lại rất thấp, như vậy rất có thể nguyên nhân là do hạt phấn: có thể do hạt phấn có sức sống kém, có thể do điều kiện ở đầu nhuỵ không thích hợp cho hạt phấn nảy mầm… Như vậy, nghiên cứu hạt phấn là việc vô cùng quan trọng khi muốn lai tạo giống.
4.4.1. Đặc điểm về hình thái hạt phấn
Nhằm mục đích sơ bộ phân biệt các giống và tiếp cận với vấn đề lai tạo giống thì ngoài việc tìm hiểu thời gian nở hoa, thời gian chín của nhị và nhuỵ, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm về kích thước hạt phấn, hình dạng hạt phấn, tỷ lệ hạt phấn dị dạng của một số dạng loa kèn. Kết quả được chúng tôi thể hiện ở bảng 4.12 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.12. Hình dạng và kích thước hạt phấn (mm)
Tên dạng
Chiều dài (mm)
Chiều rộng (mm)
Tỉ lệ hạt phấn dị dạng (%)
Hình dạng
ĐT
6,83±0,34
5,83±0,19
13,43±1,62
Hình trứng tròn
ĐST
8,20±0,26
6,45±0,31
6,50±0,61
Hình trứng dài
ĐNST
7,55±1,51
6,25±0,57
Không đáng kể
Hình trứng tròn
ĐN
7,65±0,15
6,18±0,29
2,75±0,26
Hình trứng tròn
TR
8,18±1,30
7,18±0,30
Không đáng kể
Hình trứng tròn
TSĐT
8,20±0,51
7,18±0,28
4,30±0,28
Hình trứng tròn
TSĐTĐ
8,18±0,24
6,48±0,34
Không đáng kể
Hình trứng dài
CV
6,58±0,21
5,45±0,15
26,15±1,78
Hình trứng dài
Hình 3. Hạt phấn của các dạng Loa kèn
Qua bảng 4.12 và đồ thị 4.2 chúng tôi nhận thấy kích thước hạt phấn của các dạng biến động không nhiều:
- Chiều dài hạt phấn của các dạng từ 6,58- 8,20 mm trong đó ngắn nhất là hạt phấn của LK CV, dài nhất là hạt phấn của LK TSĐT.
- Chiều rộng hạt phấn dao động từ 5,45-7,18 mm trong đó LK ĐT và LK CV có chiều rộng hạt phấn dưới 6 mm. Các dạng LK ĐST, LK ĐNST, LK ĐN và LK TSĐTĐ chiều rộng hạt phấn trong khoảng 6-7 mm. Còn lại là hạt phấn của LK TR và LK TSĐT trên 7 mm.
Từ bảng 13 chúng tôi nhận thấy:
- Hạt phấn của các dạng đều có hình trứng tròn hoặc hình trứng dài.
- Tỷ lệ hạt phấn dị dạng của các dạng thì có sự khác nhau: Các dạng LK ĐNST, LK TR và LK TSĐTĐ hầu như không có hạt phấn dị dạng. Các LK ĐST, LK ĐN và LK TSĐT có một tỉ lệ nhỏ hạt phấn dị dạng từ 2,75-6,50%. LK ĐT có tỷ lệ hạt phấn dị dạng cao hơn: 13,43%. LK CV có tỷ lệ hạt dị dạng cao nhất, tới 26,15%.
4.4.2. Sức sống hạt phấn
Trong công tác tạo giống cây trồng nói chung và lai tạo giống hoa cây họ Hành nói riêng, việc xác định được thời gian sống của phấn hoa sau khi tung phấn và việc nghiên cứu tìm những điều kiện thích hợp để có thể giữ cho phấn hoa có thêm sức sống lâu hơn bình thường là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì điều đó rất cần thiết cho việc tạo cây lai. Sức sống phấn hoa thể hiện ở khả năng nảy mầm và phát triển của hạt phấn trong quá trình thụ phấn, thụ tinh.
Tìm hiểu về Loa kèn chúng tôi biết được Loa kèn nở theo cụm hoa, mỗi cụm có từ 3-5 hoa, đặc điểm nở của cụm là khác nhau giữa các dạng, có dạng thời điểm nở của các hoa trên một cụm là rất gần nhau, cũng có dạng thời điểm nở của các hoa cách xa nhau.
Mặt khác không phải lúc nào cây bố và cây mẹ mang lai cũng có thể trồng cạnh nhau, có khi thời gian sinh trưởng của cây bố và cây mẹ không như nhau. Hơn nữa thời gian chín của nhị và nhuỵ đôi khi không trùng nhau. Do vậy, việc bảo quản phấn hoa trong những quãng thời gian nhất định giúp nhà chọn giống dễ dàng tạo được những tổ hợp lai theo ý muốn trong khi ở điều kiện thông thường khó thực hiện được.
Các nhà khoa học đã tiến hành việc bảo quản phấn hoa theo nhiều phương pháp khác nhau như: bảo quản hạt phấn trong điều kiện phòng thí nghiệm thông thường (ĐKBQ1), bảo quản hạt phấn trong điều kiện phòng thí nghiệm thông thường nhưng có thêm hạt hút ẩm (ĐKBQ2), bảo quản hạt phấn trong ngăn rau của tủ lạnh thông thường và có thêm hạt hút ẩm (ĐKBQ3). Trong mỗi điều kiện bảo quản, chúng tôi tiến hành kiểm tra sức sống hạt phấn bằng phương pháp nhuộm màu bằng dung dịch I-KI 1% tại 4 thời điểm: 4h, 6h, 8h và 12h sau khi tung phấn. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13. Sức sống hạt phấn của một số dạng Loa kèn trong các điều kiện bảo quản khác nhau (%)
Tên dạng
Sức sống hạt phấn khi vừa tung (%)
Sau 4h
Sau 6h
ĐKBQ1
ĐKBQ2
ĐKBQ3
ĐKBQ1
ĐKBQ2
ĐKBQ3
ĐT
82,35±3,77
76,32±2,53
76,69±2,29
78,23±2,44
70,32±4,05
71,29±0,83
72,87±2,29
ĐST
87,73±1,30
80,65±1,91
81,62±2,79
82,56±2,05
72,35±3,37
72,32±2,25
73,28±1,74
ĐNST
91,54±2,20
84,27±1,64
85,51±3,03
87,35±1,71
76,15±3,79
78,06±2,55
80,53±1,92
ĐN
91,23±2,00
85,65±4,22
86,50±3,84
88,24±1,89
78,32±2,49
79,22±2,51
81,23±1,79
TR
98,88±0,93
93,65±2,53
94,25±3,43
95,32±2,33
85,47±2,77
86,56±1,82
87,69±2,15
TSĐT
93,77±1,53
88,36±2,30
89,22±3,66
90,13±2,39
82,36±4,07
83,01±2,57
83,65±1,81
TSĐTĐ
97,45±1,45
92,32±2,07
91,92±2,62
93,36±1,95
82,65±3,53
83,89±2,72
84,34±2,30
CV
67,28±1,55
62,45±3,65
63,24±3,86
64,17±1,66
55,32±3,52
55,65±2,33
57,65±1,63
Bảng 4.14. Sức sống hạt phấn của một số dạng Loa kèn trong các điều kiện bảo quản khác nhau (%)
Tên
dạng
Sau 8 h
Sau 12 h
ĐKBQ1
ĐKBQ2
ĐKBQ3
ĐKBQ1
ĐKBQ2
ĐKBQ3
ĐT
63,27±3,90
63,99±2,25
64,36±1,84
51,21±1,96
51,63±1,36
52,14±2,28
ĐST
65,35±2,99
66,04±2,08
67,23±1,63
52,23±2,85
52,67±1,89
57,27±1,97
ĐNST
67,55±3,73
68,11±2,03
69,71±2,23
53,27±3,18
53,89±2,57
55,82±1,77
ĐN
68,24±2,36
69,05±3,56
69,41±1,46
54,12±2,84
55,63±1,66
56,25±2,31
TR
77,23±2,53
78,22±3,36
79,15±2,33
65,66±3,48
67,02±2,03
67,56±2,31
TSĐT
72,35±1,82
73,12±1,82
73,69±3,14
57,89±2,31
58,07±1,26
58,36±2,63
TSĐTĐ
74,54±1,69
74,55±2,38
76,17±2,39
62,52±1,94
63,84±2,48
65,23±2,61
CV
48,78±2,64
50,33±3,29
51,36±2,31
40,02±2,32
41,32±1,93
43,14±1,87
Đồ thị 4.3: Sức sống hạt phấn của LKĐN trong 3 ĐKBQ ở các thời điểm khác nhau
Qua bảng 4.13, bảng 4.14 và đồ thị 4.3 cho thấy:
- Tại thời điểm 4 giờ sau tung phấn chúng tôi nhận thấy ở cả 3 điều kiện bảo quản sức sống hạt phấn của LK Trắng chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là: 93,65%, 94,25%, 95,32% điều kiện 1,2,3; tiếp đó là TSĐTĐ có sức sống hạt phấn đạt 92,32%, 91,92%, 93,36%; thấp nhất là LKCV, tỷ kệ sức sống hạt phấn ở 3 điều kiện chỉ đạt: 62,45%, 63,24%, 64,17%.
- Tại thời điểm 6h sau khi tung phấn, so với các dạng Loa kèn khác, sức sống hạt phấn của LKT vẫn chiếm ưu thế cao nhất trong cả 3 điều kiện bảo quản, đạt 85,47%, 86,56%, 87,59%. Và thấp nhất vẫn là LKCV, tỷ kệ sức sống hạt phấn ở 3 điều kiện chỉ đạt: 55,32%, 55,65%, 57,65%.
Tuy nhiên, so với thời điểm 4 giờ sau tung phấn, sức sống của các dạng Loa kèn giảm rõ rệt. LKĐT sau 4h bảo quản, sức sống của hạt phấn trong 3 điều kiện bảo quản lần lượt là 76,32%, 76,69%, 78,23% nhưng sau 6h bảo quản, tỷ lệ này chỉ còn 70,32%, 71,29%, 72,87%. Tỷ lệ giảm sức sống giữa các dạng loa kèn sau 4h và 6h bảo quản ở cả 3 điều kiện có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa là một số dạng ở điều kiện sau 4h bảo quản có sức sống cao hơn một số dạng khác thì sau 6h bảo quản vị trí không thay đổi.
- Tại thời điểm sau 8h và 12h bảo quản: Sức sống của hạt phấn đã giảm khá nhiều so với sau 4h và 6h bảo quản. Cao nhất vẫn là LKT có sức sống hạt phấn đạt trung bình là 77,23%. Trong khi đó sức sống hạt phấn của LKCV chỉ đạt trung bình là 48,78%. Đây là dạng có sức sống hạt phấn thấp nhất ở cả 4 thời điểm theo dõi. Tương tự, đối với một số dạng Loa kèn khác cũng có chiều hướng giảm dần sau 8h và 12h bảo quản.
Tóm lại: Qua theo dõi sức sống của hạt phấn ở các thời điểm sau 4h,6h,8h,12h tung phấn và trong 3 điều kiện bảo quản chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, sức sống phấn hoa khi vừa tung của các dạng LK 4h, 6h, 8h và 12h khá cao từ 82,35-98,88% trong đó cao nhất là LKT, duy chỉ có LKCV thì phấn hoa có sức sống kém hơn cả, chỉ có 67,28%; sức sống hạt phấn của các dạng khác giảm dần theo thứ tự: TSĐTĐ, TSĐT, ĐN, ĐST và ĐT.
- Trong 3 điều kiện bảo quản thì chúng tôi nhận thấy ĐKBQ3 (bảo quản trong ngăn rau của tủ lạnh thông thường nhưng có thêm hạt hút ẩm) giữ được sức sống hạt phấn cao nhất sau đó đến ĐKBQ2 và thấp nhất là ĐKBQ1. Cụ thể như sau:
- Sức sống hạt phấn của các dạng LK giảm nhanh theo thời gian. Đồ thị 4.1 đã minh hoạ rõ sự suy giảm sức sống hạt phấn của LK ĐN trong 3 ĐKBQ theo thời gian. Tuy nhiên, tại 4 thời điểm chúng tôi thử sức sống hạt phấn thì nhận thấy hạt phấn của LK Trắng vẫn giữ được sức sống tốt nhất so với các dạng khác: 95,32%, 87,69%, 78,22%, 67,56% (ở ĐKBQ3), kém nhất vẫn là hạt phấn LK CV: 64,17%, 57,65%, 50,33%, 43,14%.
4.4.3. Tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo
Sức sống của phấn hoa thể hiện ở khả năng nảy mầm và phát triển của hạt phấn trong quá trình thụ phấn, thụ tinh. Có thể xác định sức sống của phấn hoa qua tiềm năng sống của phấn. Tiềm năng sống của phấn hoa có thể kiểm tra nhanh bằng nhiều phương pháp nhuộm hạt phấn khi sử dụng các loại hoá chất khác nhau.
4.4.3.1. Trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có bổ sung axit boric
ở thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nuôi cấy hạt phấn trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có bổ sung axit boric. Đây là môi trường đã được các thí nghiệm khoa học kiểm tra nhiều lần và khẳng định môi trường có tỉ lệ axit boric 0,003% là tốt nhất cho sự nảy mầm của phấn hoa LK, do đó chúng tôi cũng tiến hành làm thí nghiệm với nồng độ như trên. Đồng thời thí nghiệm này chúng tôi cũng nhằm mục đích so sánh tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn giữa các dạng LK với nhau. Kết quả được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.15.
Bảng 4.15.Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn một số dạng Loa kèn trên môi trường có bổ sung axit boric 0,003% (%)
Tên dạng
Sau 2 giờ
Sau 4 giờ
Sau 6 giờ
Sau 8 giờ
ĐT
17,55±1,60
29,14±1,19
33,74±1,94
34,62±2,03
ĐST
25,37±0,99
54,47±1,42
57,14±1,28
58,04±2,51
ĐN
39,72±2,05
72,44±1,49
75,08±2,21
75,46±1,95
TR
47,13±1,77
84,70±1,66
86,24±2,73
87,07±1,82
TSĐT
40,56±1,81
81,22±0,96
84,17±2,33
85,27±2,27
TSĐTĐ
45,75±2,22
82,51±0,99
85,17±2,16
85,97±2,00
CV
14,23±0,74
24,33±1,08
26,91±1,67
27,08±2,76
Từ bảng 4.15 chúng tôi có một số nhận xét sau:
- So sánh về tỷ lệ nảy mầm hạt phấn nuôi cấy ở các mức thời gian khác nhau: Tỷ lệ nảy mầm hạt phấn của các dạng trong các thời điểm theo dõi khác nhau là khác nhau. Sau 2h tỷ lệ nảy mầm hạt phấn thấp nhất và tốc độ nảy mầm có chiều hướng tăng sau 4h, 6h và 8h. Cụ thể như LKĐT, trên trên môi trường có bổ sung axit boric 0,003% (%), sau 2h theo dõi thấy tỷ lệ nảy mầm hạt phấn chỉ đạt 17,55%, sau 4h tỷ lệ này tăng lên đến 29,14%, sau 6h là 33,74% và tỷ lệ nảy mầm hạt phấn đạt cao nhất là 34.62% sau 8h nuôi cấy. LKĐST ở các mức thời gian nuôi cấy sau 2h, 4h, 6h và 8h thì tỷ lệ nảy mầm hạt phấn tăng lần lượt là 25,37%, 54,47%, 57,14% và 58,04%.
- So sánh về tỷ lệ nảy mầm hạt phấn giữa các dạng Loa kèn chúng tôi nhận thấy: Các dạng khác nhau có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn khác nhau. Qua các mốc thời gian theo dõi chúng tôi đều thấy LKTR có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn cao nhất, đạt lần lượt là 47,13%, 84,70%, 86,24%, 87,07% sau 2h, 4h, 6h và 8h nuôi cấy; tiếp đó là TSĐTĐ đạt tỷ lệ lần lượt là 45,75%, 82,51%, 85,17% và 85,97%. Dạng có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn thấp nhất là LKCN, sau 2h – 8h nuôi cấy, tỷ lệ nảy mầm hạt phấn chỉ đạt từ 14,23% - 27,08%. Đây dạng có sức sống hạt phấn và tỷ lệ nảy mầm hạt phấn thấp nhất so với các dạng loa kèn khác. Các dạng khác có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn ở các thời điểm sau 2h – 8h có thứ tự giảm dần từ TSĐT, ĐN, ĐST đến ĐT.
Như vậy, qua ba bảng 13,14 và 15 chúng tôi nhận thấy ở 3 môi trường bảo quản khác nhau, dạng nào có sức sống hạt phấn cao thì tỷ lệ nảy mầm hạt phấn sẽ cao. LKTR thể hiện ưu thế hơn hẳn về sức sống hạt phấn và tỷ lệ nảy mầm hạt phấn.
4.4.3.2. Trên môi trường có botrac
Song song với quá trình cấy hạt phấn hoa trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có nồng độ axit boric chúng tôi cũng tiến hành làm thí nghiệm thử khả năng nảy mầm của hạt phấn trên môi trường nhân tạo có bổ sung botrac ở các nồng độ khác nhau: 0,04; 0,05; 0,06; 0,07% và đối chứng là môi trường nhân tạo không có botrac. Phấn hoa được lấy làm thí nghiệm là của LK ĐT. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.16.
Bảng 4.16. Tỉ lệ nảy mầm của hạt phấn Loa kèn trên các môi trường có nồng độ botrac khác nhau (%)
ĐC
0,04
0,05
0,06
0,07
Sau 2 giờ
12,23±0,78
13,54±1,61
15,16±0,80
14,16±1,57
10,78±1,02
Sau 4 giờ
24,37±2,17
25,94±1,68
27,81±3,06
26,25±2,62
22,95±2,04
Sau 6 giờ
27,19±2,46
28,14±3,57
31,28±3,55
28,59±3,27
25,08±2,79
Sau 8 giờ
27,92±2,38
28,71±3,53
32,07±3,37
29,13±2,17
25,64±2,08
Từ kết quả thu được chúng tôi có nhận xét:
- So sánh về tỷ lệ nảy mầm hạt phấn nuôi cấy ở các mức thời gian khác nhau: Tốc độ nảy mầm của hạt phấn tăng dần từ sau nuôi cấy 2h – 8h. Cụ thể như ở môi trường không xử lý botrac, sau 2h – 8h tỷ lệ hạt phấn nảy mầm tăng từ 12,23 – 27,92%; ở môit trường xử lý botrac 0,04% thì tỷ lệ hạt phấn nảy mầm tăng từ 13,54 – 28,71%. Các môi trường xử lý botrac khác tốc độ nảy mầm hạt phần đều tăng.
- So sánh về tỷ lệ nảy mầm hạt phấn ở các môi trường xử lý botrac khác nhau chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ nảy mầm hạt phấn ở các nồng độ xử lý botrac khác nhau là không giống nhau. ở môi trường xử lý 0,05% botrac có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn cao nhất, đạt 15,16 – 32,07% sau nuôi cấy từ 2-8h; tiếp đó là tỷ lệ hạt phấn ở môi trường xử lý 0,06%, tốc độ hạt phấn nảy mầm tăng từ 14,16 – 29,13% sau 2-8h xử lý. ở môi trường xử lý 0,04% botrac và môi trường không xử lý botrac thì hạt phấn có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn và thấp nhất là môi trường xử lý botrac 0,07%, tỷ lệ hạt phấn nảy mầm chỉ đạt từ 10,78 – 25,64%
- Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn trên môi trường nhân tạo có bổ sung botrac kém hơn trên môi trường có bổ sung axit boric.
Từ kết quả đã làm thí nghiệm, chúng tôi tiến hành thử phun axit boric 0,003% và botrac 0,05% lên đầu nhuỵ trước khi thụ phấn. Thí nghiệm gồm 3 công thức: công thức đối chứng không phun, công thức 2 phun axit boric 0,003%, công thức 3 phun botrac 0,05%. Mỗi công thức tiến hành thụ phấn cho 15 hoa với 3 lần nhắc lại, hoa được dùng cho thí nghiệm là LKĐT. Tuy nhiên, chúng tôi đã không thu được kết quả từ thí nghiệm này, không có công thức nào trong thí nghiệm cho quả. Một số nguyên nhân thất bại của thí nghiệm đã được chúng tôi đưa ra:
- Thời điểm chúng tôi tiến hành thụ phấn không thích hợp, khi đó trời râm mát, không có nắng và độ ẩm tương đối cao.
- Hạt phấn của đỏ LKĐT vốn có sức sống kém hơn so với các giống khác (trừ LK Cá vàng).
Điều đó mở ra hướng tiếp tục thí nghiệm vào vụ hoa năm sau để tìm ra nồng độ axit boric và botrac thích hợp hoặc một hoá chất khác có tác dụng làm tăng tỉ lệ đậu quả của LK.
4.4.4. Chiều dài ống phấn khi hạt phấn nảy mầm
Với mục đích muốn tìm hiểu thời điểm xảy ra thụ tinh trong túi phôi của nhị cái để tạo thành hợp tử, chúng tôi tiến hành đo kích thước của vòi nhị cái và kích thước ống phấn tại các thời điểm khác nhau sau khi nuôi cấy. Kết quả được chúng tôi thể hiện qua số liệu ở bảng 4.17.
Bảng 4.17. Chiều dài vòi nhị cái và chiều dài ống phấn ở các thời điểm nuôi cấy (Trên môi trường axit boric 0,003%)
Chỉ tiêu
Tên dạng
Chiều dài vòi nhị cái (cm)
Chiều dài ống phấn sau nuôi cấy (mm)
Sau 1h
Sau 2h
Sau 4h
Sau 6h
Sau 20h
ĐT
10,58±0,71
-
120
1020
1460
3100
ĐST
11,87±0,82
-
110
1270
1500
3800
ĐN
13,50±0,38
-
190
1200
1650
3500
TR
11,82±0,59
50
260
1470
1930
4500
TSĐT
11,55±0,38
30
240
1340
1570
3740
TSĐTĐ
12,15±0,44
40
250
1350
1720
4000
CV
10,35±0,36
-
140
1400
1760
4200
Từ kết quả có được chúng tôi có một số nhận xét:
- Về kích thước của vòi nhị cái: LK TSĐTĐ có chiều dài vòi nhị cái lớn nhất đạt 12,15cm , tiếp đó là LK ĐNđạt 10,50cm. Các dạng LK ĐST, LK TR, LK TSĐT có chiều dài vòi nhị cái chênh lệch nhau không nhiều và dạng có chiều dài vòi nhị cái ngắn nhất là LK CV, chỉ dài 10,35cm.
- Về kích thước ống phấn: Tiến hành nuôi cấy hạt phấn trên môi trường axit boric 0,003% tại các thời điểm khác nhau chúng tôi nhận thấy:
Tại thời điểm 1 giờ sau khi nuôi cấy, hạt phấn của 3 dạng LK TR, LK TSĐT và LK TSĐTĐ đã nảy mầm với kích thước đo được lần lượt là 50, 30 và 40 mm trong khi hạt phấn của các dạng khác chưa nảy mầm.
Tại thời điểm 2h sau khi nuôi cấy tất cả các hạt phấn đã nảy mầm và chiều dài ống phấn biến động từ 110 - 260mm trong đó LK TR có chiều dài ống phấn dài nhất, đạt 260mm và thấp nhất là LK ĐST, chiều dài ống phấn chỉ đạt 110mm.
Tốc độ tăng trưởng của ống phấn cũng biến động và tăng mạnh theo thời gian, tăng mạnh từ sau 2h nuôi cấy đến sau 20h nuôi cấy. Trong đó LK TR luôn có chiều dài là dài nhất so với các dạng khác. Sau 1h nuôi cấy ống phấn chỉ dài 50mm, sau 2h nuôi cấy chỉ đạt 260mm nhưng sau 4h nuôi cấy tốc độ này tăng rất mạnh, chiều dài ống phấn đạt tới 1470mm sau 20h nuôi cấy. Các dạng loa kèn khác cũng có chiều hướng tăng mạnh về chiều dài ống phấn như LK TR. Tuy nhiên mức độ tăng của các dạng không đồng đều. Sau 2h LK ĐST có chiều dài ống phấn là thấp nhất, chỉ đạt 110mm nhưng sau 4h nuôi cấy thì LK ĐT có chiều dài hạt phấn thấp nhất và chỉ dài 3100mm
Như vậy, so sánh với chiều dài của vòi nhị cái thì kích thước của ống phấn còn ngắn hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ rằng khoảng thời gian từ khi hạt phấn rơi trên đầu nhị cái đến khi xảy ra quá trình thụ tinh phải dài hơn 20 giờ khá nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi chưa xác định được khoảng thời gian cụ thể, đề nghị vào vụ hoa năm sau sẽ có những thí nghiệm tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
4.5. Bước đầu lai hữu tính một số dạng Loa kèn
Hiện nay phương pháp nhân giống chủ yếu đối với Loa kèn là nhân giống vô tính từ củ con. Tuy nhiên phương pháp này có hệ số nhân giống không cao nhất là đối với những dạng có khả năng sinh sản kém, bên cạnh đó nếu nhân giống vô tính qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá. Loa kèn có hoa thích nghi với hình thức giao phấn, nhưng tỷ lệ hạt chắc của Loa kèn khi thụ phấn trong điều kiện tự nhiên rất thấp. Với mục đích nâng cao tỷ lệ đậu hạt của quả Loa kèn đồng thời thu được những dạng con lai mới có những đặc tính tốt của bố mẹ chúng tôi tiến hành lai hữu tính đối với một số tổ hợp Loa kèn.
Quả LK là dạng quả nang khi chín sẽ tự mở, cấu tạo gồm 3 ô có vách ngăn rõ ràng, mỗi ô gồm từ 30-60 hạt tuỳ giống. Đếm tỷ lệ hạt chắc, hạt lép của các quả thu được chúng tôi có bảng sau:
Bảng 4.18. Tỷ lệ hạt chắc, hạt lép của các quả Loa kèn (%)
Tổ hợp lai
Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt lép (%)
♂ĐT x ♀ĐT
11,68±1,36
88,32±1,36
♂ĐST x ♀ĐST
21,34±1,04
78,66±1,04
♂TSĐTĐ x ♀TSĐTĐ
38,32±1,14
61,68±1,14
♂CV x ♀CV
8,78±2,86
91,22±2,86
♂TR x ♀ĐN
39,53±1,94
60,47±1,94
♂ĐN x ♀TR
21,51±3,37
78,49±3,37
Qua bảng 4.18 chúng tôi có nhận xét sau:
Kết quả thí nghiệm cho thấy tất cả các quả LK mà chúng tôi thu được đều có tỷ lệ hạt chắc thấp hơn tỷ lệ hạt lép. Tỷ lệ hạt chắc của các dạng dao động trong khoảng 8,78 – 39,53%. Tổ hợp lai LK CV có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất và cao nhất là tổ hợp lai LK TR. Tỷ lệ hạt lép của các giống dao động từ 60,47-91,22%. Kết quả này cho thấy cây loa kèn có năng suất khác hẳn với các giống khác. Thường các cây lương thực, cây công nghiệp,…khi thu hoạch
♂TSĐTĐ x ♀TSĐTĐ
♂CV x ♀CV
4.6. Cường độ quang hợp của các dạng Loa kèn
Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Những hiện tượng gây ra do sự thiếu nước như sự đốt nóng lá, sự xâm nhập CO2, thay đổi trạng thái keo của chất nguyên sinh đều có ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp. Trong trồng trọt, cường độ quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng. Đối với hoa cây cảnh nói chung và LK nói riêng thì năng suất thể hiện ở số lượng và chất lượng của hoa trên cây. Hiểu biết về cường độ quang hợp cũng rất quan trọng với người trồng và chơi hoa để bố trí cách trồng và chăm sóc hợp lí đồng thời biết cách sắp xếp vị trí của hoa trong trang trí nội thất. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành xác định cường độ quang hợp của các dạng LK. Kết quả được trình bày trong bảng 4.19.
Bảng 4.19. Cường độ quang hợp của các dạng Loa kèn
Tên dạng
Cường độ quang hợp
(mg CO2/cm2/s)
LK ĐT
5,28±0,59
LK ĐST
5,04±0,33
LK ĐNST
4,40±0,51
LK ĐN
4,83±0,41
LK TR
5,08±0,56
LK TSĐT
5,23±0,48
LK TSĐTĐ
4,35±1,32
LK CV
4,14±0,49
Từ bảng 4.19 chúng tôi có nhận xét:
Nhìn chung cường độ quang hợp của LK là thấp, chỉ biến động từ 4,14-5,28 (mg CO2/cm2/s). Trong đó cao nhất là LK ĐT 5,28 (mg CO2/cm2/s), thấp nhất là LK CV 4,14 (mg CO2/cm2/s). Các dạng có cường độ quang hợp trên 5 (mg CO2/cm2/s) là LK ĐT, LK ĐST, LK TR và LK TSĐT còn lại là các dạng có cường độ quang hợp thấp hơn.
Biểu đồ 4.4. Cường độ quang hợp của một số dạng LK thuộc chi Hippeastrum
4.7. Bộ NST của một số dạng Loa kèn
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì hầu hết các loài trong chi Hippeastrum đều có bộ NST đơn bội n=11. Tuy nhiên, số lượng NST cụ thể của các dạng LK trong chi Hippeastrum mà chúng tôi đang nghiên cứu là bao nhiêu thì chưa thấy có tài liệu nào nói đến. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành làm tiêu bản NST của một số dạng LK nhằm xác định một cách tương đối bộ NST của một số dạng.
Hình 6. Bộ NST của một số dạng Loa kèn
LK trắng
LK lá sọc
Các hình ảnh trên đây là bộ NST của 6 dạng LK đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân mà chúng tôi chụp được qua kính hiển vi ở vật kính 40. Quan sát hình ảnh chúng tôi có nhận xét: LK ĐST và LK trắng có bộ NST nhiều hơn hẳn các dạng LK khác, theo chúng tôi thì 2 dạng này mang bộ NST tứ bội, gấp đôi lượng NST của các dạng khác. Kết hợp với việc đếm NST, chúng tôi đưa ra dự đoán về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của 6 dạng như sau:
Bảng 4.20. Số lượng NST của một số dạng Loa kèn
Tên dạng
Số lượng NST
LK ĐT
2n=22
LK ĐST
4n=44
LK ĐN
2n=22
LK TR
4n=44
LK CV
2n=22
LK lá sọc
2n=22
Từ kết quả thu được về bộ NST của các dạng, chúng tôi tiến hành đối chiếu và so sánh đặc điểm hình thái giữa các dạng LK. ở thực vật, trong cùng loài, những cá thể có bộ NST tứ bội (4n) thì cơ quan sinh dưỡng luôn có sự vượt trội hơn so với những cá thể có bộ NST lưỡng bội (2n). Quan sát ĐST trên số lượng mẫu thu thập được cộng với việc khảo sát trên thị trường và trong nhà dân, chúng tôi nhận thấy các cơ quan sinh dưỡng của LK ĐST to hơn hẳn các dạng khác có bộ NST 2n. Cụ thể như sau: Về đường kính thân hành: LK ĐST là 8,92 cm trong khi các dạng ĐT, ĐN, CV lần lượt là 7,28; 6,78; 6,56 cm; về chiều dài lá: LK ĐST là 67,95 cm, các dạng ĐT, ĐN, CV là 40,56; 49,38; 42,07 cm; về chiều dài trục hoa: LKĐST là 64,12 cm, các dạng ĐT, ĐN, CV là 42,08; 30,04; 48,65 cm; về kích thước hạt phấn: ĐST là 8,20x6,45 mm, 3 dạng còn lại lần lượt là 6,83x5,83; 7,65x5,45; 6,58x6,18 mm.
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
1 Tại 3 địa điểm Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương chúng tôi đã xác định được trên thị trường có 35 loài thực vật họ Hành thuộc 19 chi sử dụng để chơi hoa cây cảnh. Phong phú nhất là Hà Nội với 19 chi 33 loài 53 dưới loài; Hải Phòng có 15 chi 24 loài, 35 dưới loài và Hải Dương có 15 chi, 21 loài và 32 dưới loài.
2. Các loài hoa cây cảnh thuộc họ Hành có thể chia làm 3 nhóm:
- Nhóm chơi hoa cắt cành hoặc trồng chậu có 16 loài thuộc 11 chi.
Nhóm có thân lá đẹp có 20 loài thuộc 10 chi.
Nhóm cây trồng thảm có 5 loài thuộc 4 chi.
3. Về giá trị thương mại có sự biến động tương đối lớn, các loài khác nhau có giá trị thương mại khác nhau. Trong nhóm cây hoa trồng chậu và cắt cành có Thanh anh, LKTSĐTĐ, Lan quân tử có giá trị ca. Các loài cây trồng thảm có giá bán thấp hơn.
4. Thời gian ra hoa của các dạng Loa kèn thuộc chi Hippeastrum từ 26/3 đến 15/5.
Đường kính hoa khi nở hết dao động từ 9,96-17,06 cm, trong đó nhỏ nhất là LKĐT và lớn nhất là LKĐN.
5.1.5. Các dạng Loa kèn đều có nhị đực chín trước nhị cái, đây là một đặc điểm thích nghi với hình thức giao phấn. Hạt phấn mới tung có sức sống 67,28% - 98,88% trong đó cao nhất là giống LK TR, kém nhất là LK CV. Sức sống hạt phấn giảm nhanh theo thời gian. Trong 3 điều kiện bảo quản phấn hoa thì ĐKBQ3 (Bảo quản trong điều kiện tủ lạnh thông thường có thêm hạt hút ẩm) là môi trường bảo quản phấn hoa tốt nhất.
Trong 3 môi trường nuôi cấy hạt phấn thì môi trường dinh dưỡng nhân tạo có bổ sung axit boric 0,003% cho tỷ lệ nẩy mần của hạt phấn là cao nhất
5.1.6. Bằng phương pháp thụ phấn nhân tạo, bước đầu đã thu được quả và hạt của 6 tổ hợp lai: ♂ĐT x ♀ĐT, ♂ĐST x ♀ĐST, ♂TR x ♀ĐN, ♂CV x ♀CV, ♂TSĐTĐ x ♀TSĐTĐ, ♂ĐN x ♀TR.
5.1.7. Bộ NST của 6 dạng được xác định một cách tương đối như sau: các dạng LK ĐT, LK ĐN, LK CV và LK lá sọc có bộ NST 2n=22, LK TR và LK ĐST 2n=44.
5.2. Đề nghị
5.2.1. Cần tiếp tục mở rộng việc điều tra nguồn gen hoa cây cảnh thuộc họ Hành ở các các địa điểm khác và ở các khoảng thời gian khác nhau trong năm.
5.2.2. Tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chi giàu loài khác, chọn lọc, bảo tồn và phát triển nguồn gen quý.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt:
Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa cúc, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa lily, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội
Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Khuất Hữu Trung (2000), Kết quả nghiên cứu giống đột biến bằng tia y kết hợp với xử lý diethysulphat (DES) ở ngô nếp”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr218-220
Nguyễn Quang Đễ (2004). Nghệ thuật chậu cảnh bon sai non bộ. NXB Nông nghiệp, tr60
Nguyễn Trung Đường (2003), Bước đầu nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của hai loài phật dụ xanh và phật dụ sọc, Báo cáo tốt nghiệp khoa Nông học, K44
Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão (2006). Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa cây cảnh trong nhà. NXB Nông nghiệp, tr 114
Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây cỏ Việt Nam, quyển III. NXB Trẻ, tr737
Đào Mạnh Khuyên (1996), Hoa và cây cảnh. NXB Văn hoá đặc sắc
Đinh Thế Lộc, Đặng Văn Đông, Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao cây hoa layơn. NXB Lao động xã hội,2003
Đỗ Thị Hồng Liễu (2005), Nghiên cứu kỹ thuật sau invitro của cây hoa lily, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội
Nguyễn Xuân Linh (2002). Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tôn nguồn gen hoa cây cảnh khu vực miền Bắc. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý (2005), ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa , NXB lao động tr 7 - 67; 119 – 130
Đỗ Tất Lợi (1976), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB khoa học Hà Nội
Trần Duy Quý, Nguyễn Chí Bảo, Trần Minh Nam (2003), “Một số kết quả nghiên cứu khả năng tạo củ sơ cấp và củ thương phẩm ở một số giống hoa lily trồng trồng ở Việt Nam”, thông tin công nghệ sinh học ứng dụng, viện Di truyền Nông nghiệp, tr. 51 - 55.
Lê Xuân Tảo (2004), Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hoa chậu ở vùng Hà Nội, Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, viện Di truyền Nông nghiệp, tr.2 – 3
Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi (1978), Phân loại thực vật bậc cao. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Thị Phương Thảo (1998), Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh một số giống hoa loa kèn nhập nội (Oriental Hybrid lily) bằng phương pháp in vitro, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội
Hoàng Ngọc Thuận (2003), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh, trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, Hà Nội.
Hà Thị Thúy và cộng sự (2005), “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh in vitro các giống hoa Lilium Spp”, Báo cáo khoa học hội nghị sinh học toàn quốc, tr 98 -99.
Tài liệu tiếng Anh:
A.Lipsky, A.Cohen, R. Barg, S. Shabtai, Y. Salts, V. Gaba, K. Kamo, A. Gera và A. Watad Development of Lilium longiflorum cell cultures of high competence for transformation by particle bombarment and of high embryogenic capacity.
Byung Joon Ahn, Young Hee Joung, Kathryn K. Kamo, 2004. J Transgenic Plants of Eastr lily (Lilium longiflorum) with Phosphinothricin Resitance. J. Plant Biotechnology (2004) Vol. 6(1).pp.9-13
In-Har Park, Hee-Sung Park, 2002. Lily pollen growth in vitro and Agrobacterium-mediated gus gen transformation via vacuum-infiltration. J.Plant Biotechnology (2002) Vol. 4(4).pp.151-154
Y.Hoshi, M.Kondo, S.Mori, Y.Adachi, M.Nakano, H.Kobayashi, 2004. Production of transgenic lily plants by Agrobacterium-mediated transformation, Plant Cell Rep (2004) 22:359-364
III. Tài liệu từ Internet
www.caythuocquy.info.nv/modules/php?name=News&opcase=detailsneus&mid=792&mcid=256&pid=&menuid
http;//dutchbulbs.com/gardenguide/bulb_76.htm
www.efloras.org/florataxon.aspx?flora id=1&taxon id
www.ppd.gov.vn/tapsanbtvt/2004/so%206/bai1.6.htm
www.ppd.gov.vn/tapsanbtvt/2005/so%/Bai3.htm
http:tvvn.org/f18/lan-hua-lltran-ae-ae-ng-1941
htth://vietlinh.com.vn/langviet/cayhoacacanh/hoacaycanh/031201vnndalat.htm
tgvn.com.vn.print Content. aspx ? ID = 915
planzafrica.com/plantab/amaryllbela.htm.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc