Điều tra, đánh giá loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Điều tra, đánh giá loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Điều tra, đánh giá loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Điều tra, đánh giá loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- nguyÔn THÞ TH¶O ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HÀ TRUNG - TỈNH THANH HOÁ LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. §ç NGUY£N H¶I Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu trong luận văn của tôi đều trung thực . Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thày giáo hướng dẫn tôi là TS. Đỗ Nguyên Hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi . Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hà Trung, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung, phòng Thống kê huyện Hà Trung, Trạm Khuyến nông huyện Hà Trung đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, điều tra số liệu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Cao Đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, người thân đã luôn chia sẻ, động viên, giúp tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 200… Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục ảnh vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật CNH-HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DC:Dưa chuột FAO: Tổ chức Nông lương thế giới GDC: Hộ gia đình, cá nhân GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HTX: Hợp tác xã LM: Lúa mùa LMU: Bản đồ đơn vị đất đai LUT: Loại hình sử dụng đất LX: Lúa xuân NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản NĐ: Ngô đông NN: Nông nghiệp PTNT: Phát triển nông thôn TCN: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức sự nghiệp của nhà nước. TKH: Tổ chức khác trong nước TKT: Tổ chức kinh tế TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNT: Thu nhập thuần UBS: UBND xã UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc DANH MỤC BẢNG STT Tên Bảng Trang 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới 4 2.2. Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á 6 2.3. Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước 7 2.4. Tình hình thoái hoá đất trên thế giới 14 2.5. Một số nguyên nhân làm thoái hoá đất và diện tích đất bị thoái hoá do các nguyên nhân 15 2.6. Phân bố các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam 19 2.7. Đặc tính hoá học một số loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam 21 2.8. Phân bố đất dốc và thoái hoá đất ở các vùng 23 4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi, NTTS của huyện Hà Trung từ năm 2005-2008 33 4.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Hà Trung từ năm 2005- 2008 34 4.5. Phân loại đất huyện Hà Trung 38 4.6. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hà Trung năm 2008 40 4.7. Hiện trạng đất nông nghiệp huyện Hà Trung năm 2008 41 4.8. Các loại hình sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất huyện Hà Trung 42 4.9. Hiệu quả kinh tế của các LUT 43 4.10. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý 46 4.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT 62 4.12. Phân cấp chỉ tiêu cho các loại hình sử dụng đất 63 4.13. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững tại huyện Hà Trung 65 4.14. Hướng đề xuất sử dụng đất cho các trong sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung 66 DANH MỤC ẢNH STT Tên hình Trang 4.1. Cảnh quan LUT 1 - chuyên lúa xã Hà Long huyện Hà Trung 46 4.2. Cánh đồng trồng cà tại xã Hà Long huyện Hà Trung 49 4.3. Măng Bát Độ trồng trên đồi của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng Xã Hà Long - huyện Hà Trung 51 4.4. Đồi trồng dứa xã Hà Vinh huyện Hà Trung 52 4.5. Cánh đồng trồng mía tại xã Hà Long- huyện Hà Trung 54 4.6. Đồi trồng keo lai Úc tại Hà Trung 56 4.7. Loại hình sử dụng đất Lúa- Cá tại xã Hà Ngọc huyện Hà Trung 58 4.8. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản xã Hà Vinh huyện Hà Trung 60 4.9. Đàn dê núi của hộ gia đình ông Vũ Văn Vở xã Hà Tiến - huyện Hà Trung 62 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cuộc sống gắn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên: nước, không khí, rừng và đặc biệt là đất đai. Con người phải canh tác trên đất đai thông qua sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm để tồn tại và phục vụ cho các nhu cầu khác như sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Trước đây khi dân số còn ít, để đáp ứng yêu cầu của con người thì việc khai thác từ đất đai là dễ dàng và chưa có những ảnh hưởng tiêu cực đến đất đai. Trong một vài thập kỷ gần đây khi sự gia tăng dân số với tốc độ nhanh chóng đặc biệt là ở các nước đang phát triển nên kéo theo đó là nhu cầu về lương thực cũng tăng lên một cách đáng báo động. Hiện nay cuộc khủng hoảng lương thực đang chủ yếu diễn ra trên các quốc gia này đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân nghèo và là hệ quả của quá trình buông lỏng trong quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đặc biệt là đối với đất nông nghiệp đã làm cho sản xuất kém hiệu quả và còn làm cho đất đai ngày càng xấu đi. Như vậy suy thoái môi trường đất đang là mối nguy hiểm đe doạ toàn thế giới. Những nguyên nhân của quá trình suy thoái là do sử dụng các phương thức canh tác không thích hợp, sử dụng quá nhiều hoá chất nông nghiệp. Do đó việc sử dụng đất hiệu quả và bền vững đối với đất nông nghiệp đã trở thành chiến lược ở từng địa phương, ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu ha. Trong đó phần lớn diện tích đất có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, đất nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn. Mặt khác diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số,sự phát triển đô thị hoá, công nghiệp hoá và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,1 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của FAO , với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác [14]. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hoá, 1,9 triệu ha đất bị phèn hoá, mặn hoá mạnh [14]. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp...Hoạt động canh tác và đời sống còn thường xuyên bị đe doạ bởi tình trạng ngập úng, lũ lụt, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất. Đặc biệt quá trình hoang mạc hoang mạc hoá đang diễn ra mà điển hình là các tỉnh miền trung. Trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo được tính bền vững thì vấn đề quan tâm trước tiên là phải sử dụng đất đai một cách hợp lý để có thể duy trì được tính đa dạng và khả năng sinh lợi của các nguồn tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu đời sống hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được những nhu cầu cuộc sống của các thế hệ tương lai. Hà Trung là huyện thuộc tỉnh Thanh Hoá có tiềm năng về đất đai, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 50% trong cơ cấu kinh tế của huyện nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững là mục tiêu có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển lâu dài của huyện. Để góp phần xây dựng định hướng sử dụng đất hiệu quả, bền vững của huyện Hà Trung, dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Nguyên Hải, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá loại hình sử dụng đất bền vững tại huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1 Mục đích Đánh giá các loại hình sử dụng đất theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững của FAO nhằm góp phần xây dựng định hướng sử dụng đất hiệu quả và lâu bền trên địa bàn huyện Hà Trung – tỉnh Thanh Hoá. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất đai, kinh tế xã hội huyện Hà Trung. - Điều tra, đánh giá các loại hình sử dụng đất trong vùng nghiên cứu theo quan điểm bền vững của FAO. - Đề xuất hướng sử dụng đất bền vững cho đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung hệ thống lý luận trong việc xác định các hệ thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất bền vững cho một huyện đồi núi Bắc Trung Bộ. 1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất các loại hình sử dụng đất hiệu quả và bên vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển . Hiện nay, biến đổi khí hậu làm mất đất nông nghiệp, đất bị biến đổi không phục hồi được do hạn hán, lũ lụt, gió bão, xói mòn, đất bị con người khai thác triệt để mà không có các biện pháp giữ gìn cải tạo độ phì nhiêu cho đất. Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế giới. Toàn bộ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp của thế giới khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm 22% tổng diện tích đất liền; còn lại 78% diện tích đất là không có khả năng sản xuất.[21] Dân số thế giới vẫn tăng đều đặn trong khi đó diện tích đất trồng trọt đang thu hẹp dần. Đối với các quốc gia đang phát triển sẽ không có khả năng đáp ứng lương thực cho sự tăng dân số trong tương lai nếu như không áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên đất. Do đó sự gia tăng dân số đang là một áp lực lớn trong quản lý và sử dụng đất đai. Bảng 2.1. Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới Năm Dân số (triệu người) Diện tích đất canh tác (106 ha) Diện tích đất canh tác/người (ha) 1965 3027 1380 0,46 1980 4450 1500 0,34 1990 5100 1510 0,30 2000 6200 1540 0,25 2025 8300 1650 0,20 Nguồn:Luận án tiến sĩ -Đỗ Nguyên Hải [5] Như vậy, qua bảng 2.1 ta thấy rằng diện tích đất canh tác/người giảm dần theo thời gian. Diện tích đất canh tác bình quân là 0,46 ha/người vào năm 1965, thì đến năm 2000 chỉ còn là 0,25 ha/người, và dự báo đến năm 2025 chỉ còn là 0,20 ha/người mà nguyên nhân chính là do sự gia tăng dân số thế giới. Mặt khác, sự phân bố diện tích đất nông nghiệp trên thế giới lại không đều, chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ ( 35%), châu Á (26%), và châu Phi (20%).[21]. Tuy chiếm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao nhưng châu Á lại tập trung phần lớn dân số thế giới, do đó đất nông nghiệp ở châu lục này đang phải chịu những áp lực lớn của sự gia tăng dân số để đảm bảo an toàn lương thực. Ngoài ra diện tích đất canh tác còn bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực chính cho thấy, qua mấy chục năm tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa thì tỷ lệ mất đất canh tác từ 0,5%-2%/năm. Như tỷ lệ mất đất canh tác hàng năm trong thập niên 1980-1990 của Trung Quốc là 0,5%, Hàn Quốc 1,4%, Đài Loan 2%, Nhật Bản 1,6%. Việt Nam trong thời gian qua mất khoảng 0,4% diện tích đất canh tác, riêng đất trồng lúa có tỷ lệ mất cao hơn khoảng 1%.[7] Bằng chứng từ một số nước châu Á cho thấy sản lượng lương thực đã giảm mạnh khi diện tích đất trồng lúa bị mất. Nông nghiệp các nước này chỉ còn chiếm 10% GDP, Hàn Quốc còn 3,2% GDP, Đài Loan là 4% GDP [7]. Đối với một số nước Đông Nam Á, chủ yếu là các quốc gia đang phát triển, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, tiềm năng đất nông nghiệp được các nhà các nhà khoa học đã đánh giá được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2. Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á Nước Dân số (triệu người) Diện tích (triệu ha) Có khả năng trồng trọt (triệu ha) Hiện đang trồng (triệu ha) Diện tích còn lại (triệu ha) Tiềm năng diện tích trồng trọt (%) Năm 1995 Năm 2010 Camphuchia 9 12 18 10 3 7 70 Inđônêxia 195 247 191 58 23 35 60 Lào 5 7 24 7 1 6 86 Philippin 70 92 30 17 12 5 29 Thái Lan 60 72 51 27 19 8 30 Việt Nam 74 97 33 14 8 6 43 Nguồn: Luận án tiến sĩ - Nguyễn Quang Học: [12] Như vậy qua bảng ta thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á là rất lớn. Đặc biệt là đối với những nước có dân số thấp như Lào thì diện tích đất nông nghiệp chưa khai thác chiếm tới 86% tổng diện tích đất nông nghiệp có khả năng trồng trọt, ngược lại đối với Việt Nam có dân số đông thì diện tích đất nông nghiệp chưa khai thác chiếm tỷ lệ thấp hơn (43% tổng diện tích đất nông nghiệp có khả năng trồng trọt). Từ kết quả đánh giá này để các nước có thể có những quyết định đúng trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, đất canh tác chỉ khoảng 0,12 ha/người. Trong khi những mảnh đất màu mỡ cứ ít đi, nhường chỗ dần cho những khu công nghiệp, sân golf thì mỗi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người. Đất nông nghiệp không thể phục hồi hoặc có thể thì rất ít. Tuy trước mắt Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực cấp quốc gia chưa phải là điều đáng lo ngại. Nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay sẽ đặt cho tương lai nhiều thách thức [14]. Đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta được phân bố qua bảng sau: Bảng 2.3. Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước Vùng Diện tích ha % Đồng bằng sông Hồng 802,6 8,5 Trung du và miền núi phía Bắc 1423,2 15,1 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 1758,3 18,7 Tây Nguyên 1626,9 17,3 Đông Nam Bộ 1248,7 13,3 Đồng bằng sông Cửu Long 2560,6 27,2 Tổng 9420,3 100 Nguồn: Theo Quyết định số 16842/QĐ- BTNMT ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là 9420,3 ha, chiếm 28,4 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các vùng đất nông nghiệp trù phú như đồng bằng sông Hồng rộng 802,6 ha, đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2560,6 ha, nhưng hiện chúng đều bị chia nhỏ, manh mún. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện sang các mục đích phi nông nghiệp khác diện tích ngày càng bị thu hẹp dần.[20] Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 130 triệu dân vào năm 2035, Việt Nam phải cần tới 36 triệu tấn thóc. Muốn đạt được con số trên, nước ta phải duy trì tối thiểu 3 triệu hecta đất lúa 2 vụ để có thể gieo trồng bình quân 6 triệu hecta/năm. Trong khi đó, một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Đông Nam Bộ đang phải đối mặt với tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê, mỗi năm bà con mất tới 73.000ha đất, chưa kể kỹ thuật sản xuất lạc hậu, sâu bệnh, thiên tai phá hoại, biến đổi khí hậu... khiến nguy cơ tổng sản lượng lương thực của nước ta sẽ giảm khoảng 5 triệu tấn vào năm 2030 rất dễ xảy ra. Theo tác giả Nguyễn Đình Bồng [2] đất nông nghiệp của nước ta chỉ chiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Đây là một thực tế cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích nói trên phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. 2.2 Một số phương pháp đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1 Các phương pháp đánh giá đất trên thế giới Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo nhu cầu về thức ăn và vật dụng của xã hội. Vì vậy sản xuất nông nghiệp là một hệ thống phức tạp trong mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế xã hội. Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm, do vậy trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng đất.[6] Trong những thập niên gần đây, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã trở thành vấn đề cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đánh giá đất đai là một nội dung không thể thiếu được trong chương trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững và có hiệu quả. Do đó, công tác đánh giá đất đai hiện nay đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Trong lịch sử nghiên cứu về đánh giá đất đã hình thành 3 phương pháp chính sau:[5] 2.2.1.1 Đánh giá đất theo học thuyết phát sinh của Docutraep ở Liên Xô cũ Theo học thuyết này đánh giá đất dựa trên các đặc tính đất đai như khí hậu, địa hình, đại mạo, thổ nhưỡng, nước ngầm và thực vật. Là phương pháp được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX và hoàn thiện vào năm 1986 để phục vụ cho đánh giá đất và thống kê chất lượng đất đai nhằm mục đích xây dựng chiến lược quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc Liên bang Xô Viết . Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc hoạch định chiến lược sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai trên phạm vi toàn Liên bang và phân vùng nông nghiệp tự nhiên. Thống kê các đặc tính cơ bản của đất đai để hướng cho các mục đích sủ dụng và bảo vệ đất hợp lý. Tuy nhiên, đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chưa đi sâu một cách cụ thể từng loại sử dụng, phương pháp mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa có những quan tâm cân nhắc tới các điều kiện kinh tế, xã hội.[5] 2.2.1.2 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất của Hoa Kỳ Dựa trên hệ thống phân loại đất Soil- Taxonomy, một hệ thống phân loại mang tính định lượng đối với các đặc tính đất trong các tầng chẩn đoán đặc trưng và mang tính thực tiễn cao trong quản lý và sử dụng đất. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất chủ yếu dựa vào 2 nhóm yếu tố hạn chế: - Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn gồm những hạn chế không dễ dàng thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt, khí hậu khắc nghiệt. -Nhóm yếu tố hạn chế tạm thời gồm những hạn chế có khả năng khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và những trở ngại về tưới, tiêu. Phương pháp này tuy không đi sâu cụ thể vào từng loại sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế, xã hội, song lại rất quan tâm đến các yếu tố hạn chế bất lợi đối với sử dụng đất cũng như các biện pháp bảo vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh của phương pháp đối với mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững.[5] 2.2.1.3 Đánh giá đất theo FAO Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông – Lương của Liên hợp quốc – FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “ Đề cương đánh giá đất đai ” (FAO -1976). Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá sản xuất nông, lâm nghiệp. Đến năm 1983 và những năm tiếp theo, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau: - Đánh giá đất đất nông nghiệp nước trời 1983 - Đánh giá đất cho vùng đất rừng 1984 - Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả 1989 - Đánh giá dất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất 1992.[19] Đặc điểm đánh giá đất của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng - định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đến đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Đánh giá đất nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị thoái hoá, sử dụng đất được lâu bền. Việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới ổn định bền vững và hợp lý. Như vậy, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cơ sở của phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên sự so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử dụng (LUT) với chất lượng và các đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất (LMU), kết hợp với các điều kiện kinh tế và xã hội có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất. Đánh giá đất theo FAO được ứng dụng rộng rãi để đánh giá khả năng của đất đai đối với các mục đích sử dụng đất của con người trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên.[5] Phương pháp đánh giá đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ và của Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá thích hợp. Sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai trong định hướng sử dụng đất, nhằm tập trung những giải pháp cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như từng quốc gia.[5] 2.2.2 Đánh giá đất ở Việt Nam Khái niệm và công việc đánh giá đất, phân hạng đất cũng đã có từ lâu ở Việt Nam.Trong thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia “ Tứ hạng điền - lục hạng thổ”. Sau hoà bình lập lại – 1945, ở phía Bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Nông hoá thổ nhưỡng rồi sau đó là viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất của đất, của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất đã được phân thành từ 5-7 hạng theo phương pháp xếp điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng được các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp xã, góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hoá sản xuất.[19] Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững. Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ cấp quốc gia đến vùng và tỉnh huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin và dữ liệu về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý lâu bền đất sản xuất nông lâm nghiệp. Công tác đánh giá đất không thể chỉ dừng lại ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều đối tượng cây trồng nông lâm nghiệp khác nhau. Vì vậy các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch quản lý đất đai trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở Việt Nam. Gần 10 năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến tỉnh- huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc đến Nam và đã thu được kết quả khả quan. Các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành nghiên cứu đánh giá đất nghiên cứu phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (1991-1995). Năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả bước đầu của chương trình đánh giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài liệu “ Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững”( thời kỳ 1996 – 2000 và 2010). Từ những năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá đất cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh đến các huyện trọng điểm của một số tỉnh đã được thực hiện và là những tư liệu, thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở.[19] Có thể khẳng định rằng: nội dung và phương pháp đánh giá đất của FAO đã được vận dụng có kết qủa ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới cũng như cho các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các phương pháp đánh giá đất của FAO vào các vùng sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái, cấp tỷ lệ bản đồ, đặc biệt với các điều kiện kinh tế - xã hội, để nhanh chóng hoàn thiện các quy trình đánh giá đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam.[19] 2.3 Quan điểm về sử dụng đất bền vững trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1 Quan điểm về sử dụng đất bền vững trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu về lương thực của con người nên quá trình khai thác đất đai ngày càng tăng, làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm và cuối cùng đã dẫn đến hiện tượng thoái hoá đất. Hiện nay suy thoái môi trường đất là mối nguy hiểm đe doạ toàn thế giới. Những nguyên nhân không chỉ đơn thuần có nguồn gốc từ nông nghiệp như do sử dụng các phương thức canh tác không thích hợp, mà còn là do thoái hoá và hoá học (mất độ phì nhiêu đất) và vật lý học ( mất cấu trúc đất). Sự thoái hoá đất trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.4.[13] Bảng 2.4. Tình hình thoái hoá đất trên thế giới Đơn vị: triệu ha Vùng Xói mòn do nước Xói mòn do gió Thoái hoá hoá học Thoái hoá lý học Tổng số Châu phi 170 98 36 17 321 Châu Á 315 90 41 6 452 Nam Mỹ 77 16 44 1 138 Bắc và Trung Mỹ 90 37 7 5 139 Châu Âu 93 39 18 8 158 Châu Úc 3 0 1 2 6 Tổng số 748 280 147 39 1214 Nguồn: Sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa [13] Như vậy quá trình thoái hoá đất đang diễn ra chủ yếu ở các nước châu Phi, châu Á. Tổng diện tích đất bị thoái hoá của châu Á là 452 triệu ha, chiếm 37,2% tổng diện tích đất bị thoái hoá trên toàn thế giới. Tổng diện tích đất bị thoái hoá ở Châu Phi là 321 triệu ha, chiếm 26,4% tổng diện tích đất bị thoái hoá trên toàn thế giới. Đây cũng chính là những nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao, trung bình ở các nước Châu Phi có tỷ lệ gia tăng dân số là 2,4%, Trung Mỹ 2,4%, và phần lớn các nước Châu Á đạt trên 1,8%, trong khi tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước Châu Âu chỉ đạt trung bình 0 – 0,2%, Bắc Mỹ 0,2 – 0,5%. Cùng với sự gia tăng dân số cao đó là các điều kiện sống và phát triển kinh tế xã hội ở trình độ thấp kém về mọi mặt, do đó nguy cơ tàn phá tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất đai là rất cao [8]. Với các nguyên nhân chính là phá rừng, chăn thả quá mức và canh tác không hợp lý và được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5. Một số nguyên nhân làm thoái hoá đất và diện tích đất bị thoái hoá do các nguyên nhân Kiểu xói mòn Nguyên nhân Xói mòn do nước Xói mòn do gió Thoái hoá hoá học Thoái hoá lý học Tổng % triệu ha % triệu ha % triệu ha % triệu ha Phá rừng 43 322 8 22 26 38 2 1 383 Chăn thả quá mức 29 217 50 140 6 9 16 6 372 Canh tác không hợp lý 24 180 26 73 58 85 80 31 369 Nguyên nhân khác 4 30 16 45 10 15 2 1 90 Tổng số 100 748 100 280 100 147 100 39 1214 Nguồn: Sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa [13] Qua bảng ta thấy quá trình canh tác không hợp lý của con người đã làm đất thoái hoá mạnh mẽ, đây là nguyên nhân chính làm mất cấu trúc đất và giảm độ phì nhiêu của đất. Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn chủ yếu tiến hành canh tác có tưới. Theo thống kê, khoảng 15% đất canh tác nông nghiệp trên thế giới phải tưới và diện tích này lại sản xuất ra khoảng 40% lượng lương thực của thế giới. Nhưng mặt trái của vấn đề là do kỹ thuật tưới tiêu không hợp lý, do nguồn nước và khả năng và khả năng bốc hơi mạnh ở vùng khô hạn. Do đó, mặn hoá tác động tới tất cả đất và nước. Ước tính, có khoảng 45 triệu/230 triệu ha đất canh tác có tưới bị mặn hoá và có khoảng 10 triệu ha bị thoái hoá do úng nước.[13] Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước, những hiện tượng thiên tai bất thường. Trước những biểu hiện nói trên, nhằm đảm bảo cuộc sống của con người trong hiện tại và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất. [20] Diện tích đất canh tác nông nghiệp trên thế giới đang ngày một cạn kiệt. Theo dự tính của FAO đến năm 2010 so với những năm đầu thập kỷ 90 việc mở rộng đất canh tác trong các nước đang phát triển gồm cả Trung Quốc ước tính sẽ tăng lên 12% khoảng 93 triệu ha ( không tính tới phần diện tích du canh nhờ vào nước trời). Song có tới 3/4 diện tích có khả năng gia tăng sẽ nằm ở các nước châu Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc vùng Caribê, còn các nước châu Á hầu như đã sử dụng hết tiềm năng các loại đất có thể canh tác. Bên cạnh việc hạn chế về diện tích, các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đang được nhận định là một phần của “các vấn đề” môi trường vì nó đóng góp đáng kể đến sự xuống cấp của môi trường. Vì vậy xây dựng hướng đi chiến lược cho việc quản lý sử dụng đất đai bền vững và nền sản xuất nông nghiệp bền vững đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho quá trình phát triển của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm đáp ứng được các nhu cầu về lương thực cho sự tăng trưởng về dân số, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì và cải thiện môi trường tài nguyên đất đai cho hiện tại và tương lai. [4] Do đó việc sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho thế hệ hiện tại và tương lai thì song song với việc canh tác phải bảo vệ và cải tạo đất là cách duy nhất để phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Trước những thách thức mà con người cần phải đối mặt với một tình trạng thoái thoá đất hiện nay thì tại hội thảo năm 1991 ở Nairobi đã đề ra 5 nguyên tắc chính là nền tảng cho việc sử dụng đất bền vững:[19] - Duy trì và nâng cao sản lượng - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất. - Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá đất. - Đất có khả năng sử dụng lâu bền. - Được xã hội chấp nhận Năm nguyên tắc xác định trên được coi như năm trụ cột quản lý đất đai bền vững và các chỉ tiê._.u thực hiện của mỗi nguyên tắc được người ta sử dụng để đánh giá sự đóng góp của trụ cột đó vào mục tiêu chung của quản lý đất đai bền vững. 2.3.1.1 Duy trì và nâng cao sản lượng Duy trì và nâng cao sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia và hộ gia đình là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nông phẩm, là một trong những hàng hoá quan trọng nhất ở châu Á, đặc biệt là ở những nước nghèo. Dân số ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về lương thực cũng tăng, gây sức ép đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó việc nâng cao sản lượng trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nguyên tắc để phát triển bền vững. 2.3.1.2 Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro từ thời tiết bất lợi, dịch bệnh, chi phí đầu vào không ổn định, biến động thị trường, chính sách bảo hộ còn thiếu và yếu nên người dân ứng phó với các loại rủi ro này là rất kém. Khi thời tiết thay đổi bất lợi, dịch bệnh hay sâu bệnh phá hoại mùa màng, làm giảm sản lượng trong nông nghiệp. Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến người nông dân không mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại mà trung thành với những cây trồng vật nuôi truyền thống vốn có giá trị lợi nhuận thấp. [8] Báo cáo phát triển con người của UNDP nêu rõ “thay đổi khí hậu là thách thức đối với sự phát triển của con người trong thế kỷ 21. Thất bại không đối phó được với thách thức này sẽ cản trở và sau đó đảo ngược các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nghèo khổ…Trong tương lai, không một quốc gia nào – bất kể giàu, nghèo – có thể tránh khỏi tác động của việc trái đất nóng lên”. Các rủi ro về thay đổi khí hậu sẽ có tác động tiêu cực đến sản xuất lương thực và làm tăng thách thức đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu. Tăng nhiệt độ khí quyển khiến cho rủi ro hạn hán và lũ lụt cao hơn và gây ra mất mùa. Sản lượng ngũ cốc ước sẽ giảm sút tại hơn 40 nước đang phát triển, chủ yếu ở vùng châu Phi dưới Sahara, với mức bình quân khoảng 15% vào năm 2080. Các ước tính khác cho rằng mặc dù tác động toàn phần đối với sản xuất ngũ cốc trong giai đoạn 1990 – 2080 có thể nhỏ (sản lượng có thể chỉ giảm dưới 1%) song mức giảm này ở Nam Á có thể lên tới 22% . Các ước tính cho rằng hầu như sẽ không còn đất đai phù hợp cho trồng lúa mỳ ở châu Phi. Việc sử dụng đất đai toàn cầu ước tính cũng sẽ chỉ tăng rất ít khoảng ít hơn 1% do thay đổi khí hậu. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Phi, diện tích đất đai khô cằn sẽ tăng lên tới 8% vào năm 2080 [8]. Ngoài những rủi ro do điều kiện thời tiết, khí hậu, người nông dân còn gặp rủi ro về giá cả, thị trường, chính sách bảo hộ. Trong nông nghiệp, một vấn đề thường xảy ra là: khi được mùa người nông dân có lợi nhuận thấp, còn khi mất mùa thì ngược lại lợi nhuận cao hơn. Đối với đa phần sản phẩm nông nghiệp, cầu nói chung thuộc loại không co dãn theo giá, do đó những vụ mùa bội thu dẫn đến sự sụt giảm tổng thu nhập của nông dân và cần có sự can thiệp của Chính phủ để giảm rủi ro cho người dân. 2.3.1.3 Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá đất Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và với cuộc sống con người nói riêng. Đất có 5 chức năng chính bao gồm: một là duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa học, hai là phân phối nước, ba là dự trữ và phân phối vật chất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng lượng. Những chức năng này đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi. Tuy nhiên, các tác động của con người đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vượt quá khả năng điều chỉnh của đất. Là một hệ sinh thái một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho con người nên hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động của con người mạnh mẽ nhất.[5] 2.3.1.4 Đất có khả năng sử dụng lâu bền Quá trình sử dụng đất không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và duy trì sức sản xuất của đất cho thế hệ hiện tại và tương lai. 2.3.1.5 Được xã hội chấp nhận Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp người dân tiếp cận với thị trường. Phù hợp với chính sách đất đai, quy mô sản xuất, lực lượng sản xuất và trình độ quản lý đất. 2.3.2 Quan điểm về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam Ở Việt Nam quá trình thoái hoá đất đang diễn ra một cách đáng báo động. Các loại hình thoái hoá và những vấn đề môi trường đất Việt Nam được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê, trên 50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là những đất “có vấn đề” về môi trường đất [13], được thể hiện qua bảng 2.6 như sau: Bảng 2.6. Phân bố các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam Đơn vị: 1000ha Loại đất Diện tích Theo các vùng sinh thái tự nhiên Vùng biển Đồng bằng Trung du Núi thấp Núi cao Độ dốc³250 12391 133 0 76 3710 8282 Đất bạc màu 2984 356 112 4650 411 455 Đất ngập úng 396 73 244 67 12 0 Đất phèn 2146 426 1714 0 0 0 Đất mặn 911 655 336 0 0 0 Đất bị xói mòn 5760 870 210 0 0 0 Tổng 24662 2493 2616 3863 5378 10312 Nguồn: Sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa [13] Các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam thể hiện qua một số loại đất như đất quá dốc (độ dốc ≥ 250), đất bạc màu, đất bị lầy thụt, đất mặn, đất trơ sỏi đá. Trong đó đất bạc màu, đất phèn, đất mặn xuất hiện chủ yếu ở vùng biển và vùng đồng bằng trên quy mô diện tích hàng triệu ha đã làm hạn chế khả năng sản xuất của đất. Quá trình mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá đang xảy ra phổ biến ở đồng bằng ven biển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là nguy cơ lớn có tác hại xấu đến môi trường sản xuất. Quá trình này là kết quả tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên và hoạt động nhân sinh.[13] Sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật quá mức: việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật là chìa khoá của sự thành công trong cách mạng xanh, trong nền nông nghiệp thâm canh cao để đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên trong những năm gần đây con người đã lo ngại về ảnh hưởng của phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người, làm cho đất giảm độ phì, chai cứng và dẫn đến suy thoái môi trường đất. [13]. Việc sử dụng liên tục các loại phân bón hoá học, không kèm bón vôi và bón đủ lượng phân hữu cơ đã làm cho đất ngày càng chua, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống đất- cây trồng, tăng độc tố Al3+, Fe3+, Mn2+. Như vậy ta thấy đối với vùng biển và vùng đồng bằng cần phải có chiến lược quản lý và sử dụng đất hợp lý hơn để khắc phục và hạn chế tình trạng thoái hoá đất đang xảy ra hiện nay Đối với vùng núi cao, chủ yếu là do đất quá dốc, canh tác không hợp lý nên hiện tượng đất bạc màu cũng đang xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hoá đất và các đặc tính của một số loại đất “có vấn đề” được thể hiện qua bảng 2.7 dưới đây: Bảng 2.7. Đặc tính hoá học một số loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam Loại đất Tầng dày (cm) Mùn (%) pHkcl Al3+ (mg/100g đất) Hàm lượng tổng số trong lớp đất mặt (%) N P2O5 K2O Đất dốc > 250 40 3,2 4,5 24,0 0,05 0,04 0,32 Đất bạc màu 65 1,3 4,0 17,0 0,03 0,00 0,10 Đất ngập úng 90 3,5 5,0 0 0,09 0,05 0,14 Đất phèn 35 4,3 4,5 42,0 0,10 0,00 0,18 Đất mặn 60 2,1 6,1 0 0,60 0,03 0,21 Đất bị xói mòn 10 1,0 4,0 37,0 0,00 0,00 0,21 Nguồn: Sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa [13] Như vậy ta thấy đặc điểm nổi bật của môi trường đất bị suy thoái là độ phì nhiêu rất thấp, tầng mỏng và xuất hiện nhiều chất độc cho dinh dưỡng của cây trồng như Al3+. Những quan trắc từ nhiều năm qua cho thấy, thoái hoá đất là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất, cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng. Sự thoái hoá đất phản ánh ở điểm bất lợi về vật lý (dung trọng tăng, ít mao quản, khả năng thấm nước kém), giảm hàm lượng hữu cơ, nghèo dinh dưỡng, dung tích hấp phụ thấp, lân bị cố định mạnh và hậu quả là đất có độ phì thấp và năng suất cây trồng thấp.[13] Đối với vùng đồi núi nguyên nhân chủ yếu làm cho đất bị thoái hoá là: - Chặt phá rừng: Chiến tranh phá hoại, chặt rừng lấy gỗ, khai hoang, cháy rừng đã làm cho độ che phủ của rừng bị phá huỷ và giảm sút nhanh chóng. Nếu như độ che phủ rừng năm 1943 là 42,6% thì đến năm 2008 là 39%. Tình trạng đó đã gây ra thiên tai và xói mòn nghiêm trọng. Khí hậu nhiều nơi có nhiều biến động thất thường, tài nguyên nhiều vùng đã bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn thoái hoá gây trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống [16]. - Nương rẫy du canh: Canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xuất chủ yếu và cũng là cách sử dụng đất cổ truyền của người dân vùng núi ở Việt Nam. Người dân chặt đốt cây cối, làm rẫy, tỉa ngô, gieo lúa...Sau 3 đến 4 vụ trồng trọt, bỏ hoá đất cho cây cối mọc lại để độ phì đất được phục hồi rồi quay trở lại tiếp tục canh tác. Tuy nhiên, ngày nay do dân số tăng nhanh, rừng bị phá mạnh, đất rừng nhiều nơi không còn nữa nên không còn thời gian cho đất nghỉ ngơi, đất đai bị khai thác kiệt màu gây tác hại ghê gớm.[16] - Chăn thả tự do: Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi là thả rông. Tập quán chăn thả tự nhiên hàng đàn gia súc trâu, bò, ngựa, dê của nhiều dân tộc ít người đã diễn ra từ rất lâu đời. Chỉ có 3- 4 tháng ngày mùa người ta mới bắt về để cầy kéo hoặc chuyên trở ngô, lúa. Còn lại 8 – 9 tháng trong năm chúng được tự do đi lại kiếm ăn không cần có người trông coi, phá huỷ đất đai làm cho nhiều cánh rừng, nương lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng. Do vậy hướng về một một nền chăn thả có kiểm soát (chăn thả có người trông coi, có chuồng trại nuôi nhốt) có thể làm giàu và làm tăng được độ màu mỡ cho đất.[16] - Chọn cách trồng không đúng: Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau. Chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật không phù hợp ảnh hưởng to lớn đến năng suất, môi trường đất và dẫn đến nhiều nơi trở thành hoang mạc hoá. Điển hình là biện pháp trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện pháp giữ đất, giữ nước nhất là trên đất dốc để cho hạt mưa và dòng nước chảy va đập vào đất kéo trôi các chất màu mỡ của đất làm cho đất thoái hoá nhanh chóng.[16] Với đặc điểm đất đồi núi chiểm 3/4 lãnh thổ toàn quốc lại nằm ở vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, khoảng 1900-2000 mm/năm, do đó đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, hơn 60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức trên 50 tấn/ha/năm. Sự phân bố đất dốc và xói mòn đất được thể hiện qua bảng 2.8. Bảng 2.8. Phân bố đất dốc và thoái hoá đất ở các vùng Vùng Diện tích (triệu ha) Đất dốc >50 Đất có rừng Đất thoái hoá Diện tích (triệu ha) % Diện tích (triệu ha) % Diện tích (triệu ha) % Trung du miền núi Bắc Bộ 9,8 9,3 94,9 0,9 9,2 7,8 79,6 Bắc Trung Bộ 5,2 4,2 80,8 0,6 11,5 3,6 69,2 Nam Trung Bộ 4,4 3,1 70,5 0,6 13,6 2,9 65,9 Tây Nguyên 5,5 5,0 90,9 1,3 23,6 3,3 60,0 Tổng số 24,9 21,6 3,4 17,6 Nguồn: Sinh thái môi trường đất – Lê Văn Khoa [13] Loại đất dốc phân bố rải rác ở khắp các tỉnh miền núi và trung du, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du phía Bắc, Tây Nguyên. Đất có rừng lại chiếm diện tích rất thấp, cao nhất là ở Tây Nguyên 23,6 %. Diện tích đất thoái hoá ở các vùng này chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ diện tích đất thoái hoá là 7,8 triệu ha, chiếm 79,6 % tổng diện tích đất của vùng. Do đó với hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề về môi trường đất trên đòi hỏi con người cần có biện pháp canh tác thích hợp để nâng cao năng suất cây trồng đồng thời góp phần bảo vệ và cải tạo đất. Do đó việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người. Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất. Sử dụng đất bền vững bao gồm các thách thức và giải pháp tác động hay quy trình công nghệ sử dụng đất, các chính sách và các hoạt động có liên quan đối với đất đai nhằm hội nhập được những lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật. Ở Việt Nam sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau: - Bền vững về kinh tế. - Bền vững về xã hội. - Bền vững về môi trường. [19] 2.3.2.1 Bền vững về kinh tế Bền vững về kinh tế được thể hiện ở giá trị sản lượng cây trồng cao, hệ số sử dụng đất cao, thu nhập thuần cao, hiệu quả đồng vốn>1 lần, đảm bảo an ninh lương thực. Chưa khi nào vấn đề an ninh lương thực (ANLT) lại “nóng” và cấp thiết như hiện nay. Trước nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm mọi giải pháp để đảm bảo ANLT. Giải pháp để đảm bảo ANLT là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất”. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới như dân số tăng nhanh, dẫn đến nhu cầu lương thực trong nước tăng theo do đó đảm bảo về kinh tế là một trong những yếu tố để sử dụng đất bền vững.[8] 2.3.2.2 Bền vững về xã hội Bền vững về xã hội thể hiện thông qua sự thu hút được lao động và được biểu thị bởi số công lao động/ loại hình sử dụng đất (LUT) theo mùa vụ, theo năm. Phù hợp với tập quán canh tác của từng địa phương. Định hướng thị trường, loại hình sử dụng đất đó sản xuất tự túc hay sản xuất theo hướng hàng hoá, đảm bảo đời sống xã hội phát triển.[19] 2.3.2.3 Bền vững về môi trường Sản xuất nông nghiệp phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất, nước. Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề mặt trái đất với tất cả các đặc trưng: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thuỷ văn, thực vật, động vật và cả những hoạt động cải thiện quản lý đất đai như các hệ thống tưới tiêu, xây dựng đồng ruộng. Do đó thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng đất, chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng, để tránh những sai lầm trong sử dụng đất, hạn chế được những tác hại đối với môi trường sinh thái. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá. Điều kiện đất đai và các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao, bền vững tại huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá. 3.2 Nội dung nghiên cứu - Điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn huyện - Điều tra điều kiện đất đai và tình hình sử dụng đất - Xác định các loại hình sử dụng đất cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. - Đánh giá và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững theo quan điểm của FAO ở Việt Nam. - Định hướng phát triển các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề xuất giải pháp thực hiện trên địa bàn nghiên cứu. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: 3.3.1.1 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Thông qua các kết quả điều tra và phỏng vấn trực tiếp về tình hình sản xuất tại các nông hộ thuộc các tiểu vùng có điều kiện sinh thái khác nhau trên địa bàn huyện Hà Trung. Với số lượng phiếu điều tra 30 phiếu tại 3 xâ Hà Long, Hà Tiến, Hà Bình, vì đây là 3 xã có địa hình điển hình cho các LUT. 3.3.1.2 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập, điều tra về tình hình quản lý sử dụng đất, những vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thông qua các nguồn số liệu thu thập ở các phòng ban chức năng (phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Hà Trung ), kế thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 3.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 3.3.3 Phương pháp đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững theo quan điểm của FAO - Hiệu quả kinh tế tập trung xác định các chỉ tiêu: ● Thu nhập thuần = Tổng thu nhập - Tổng chi phí ● Hiệu quả 1 đồng chi phí = Tổng thu/ Tổng chi phí. Trong đó: + Tổng thu nhập/1ha = sản lượng x giá bán + Tổng chi phí/1ha: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuê công lao động. - Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: + Mức độ chấp nhận của người dân. + Khả năng đảm bảo an toàn lương thực + Khả năng thu hút lao động + Giá trị ngày công lao động - Hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất được xem xét trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân gây áp lực đến môi trường nhằm loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây tác động xấu đến môi trường sinh thái. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích ở vùng nghiên cứu đó là: + khả năng duy trì và cải thiện độ phì đất + khả năng che phủ rừng. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hà Trung 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Hà Trung là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 25 km về phía Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 6 km về phía Nam. Hà Trung nằm từ 19059’-20008’ vĩ độ Bắc và khoảng 105045’- 105058’ kinh độ Đông. Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình - Phía Đông giáp huyện Nga Sơn - Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc và huyện Hoằng Hoá - Phía Tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc. Chạy qua địa bàn huyện theo hướng Bắc Nam có quốc lộ 1A dài khoảng 8km, theo hướng Đông Tây có quốc lộ 217 dài khoảng 10km. Dọc theo ranh giới huyện Hà Trung và huyện Hậu Lộc là sông Lèn. Song song với quốc lộ 1A là đường sắt đơn với tổng chiều dài chạy qua huyện là 8km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 24.401,96 ha, với 24 xã và 1 thị trấn. Vị trí địa lý của huyện thuận lợi cho lưu thông và phát triển hàng hoá.[30] b. Địa hình Địa hình toàn huyện nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây Bắc có các dãy đồi núi án ngữ, bên trong có các quả đồi đất, núi đá độc lập làm cho Hà Trung mang tính đa dạng hơn về địa hình. Nhiều tiểu vùng có dạng lòng chảo, mùa mưa thường hay bị ngập úng cục bộ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hà Trung có các loại địa hình sau: - Địa hình có độ dốc dưới 150 có diện tích là 17695,7 ha, chiếm 72,4 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất này dùng để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng, khu dân cư đô thị, nông thôn. - Địa hình có độ dốc 200 trở lên có diện tích 2689., ha, chiếm 11,0 % diện tích tự nhiên của huyện, loại địa hình này có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sử dụng đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, chống xói mòn, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây lâu năm và thực hiện nông lâm kết hợp. [30] (Bảng phụ lục 1) c. Điều kiện khí hậu Hà Trung thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá có các đặc trưng chủ yếu sau: - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm khoảng 81000C- 85000C, biên độ nhiệt độ năm 11-120C, biên độ ngày 6-70C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41,50C. - Chế độ mưa: Lượng mưa, chế độ mưa ở Hà Trung được đặc trưng bởi các giá trị sau • Tổng lượng mưa trung bình năm 1500-1600mm. • Tổng lượng mưa năm cực tiểu 800mm. • Tổng lượng mưa năm cực đại 2900mm. • Lượng mưa tập trung vào các tháng 4,6,7,8. • Mưa phùn kéo dài, trời ẩm ướt từ tháng 8 đến tháng 10. Trung bình hàng năm có 43 ngày mưa phùn. Nhìn chung với vị trí địa lý của huyện Hà Trung thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán vì có quốc lộ 1A và quốc lộ 217 đi qua. Mặt khác địa hình lại phong phú nên đây cũng là thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá các loại hình nông phẩm, khí hậu thời tiết của huyện Hà Trung thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do nền nhiệt độ cao, mưa tập trung theo mùa, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất đời sống, tàn phá đất đai, nhiều vùng đất ven sông [30] Địa hình nhìn chung bị chia cắt nhiều, đồi núi xen lẫn với đồng ruộng tạo thành nhiều vùng đất thấp trũng, dễ bị úng nước về mùa mưa. Mặt khác với đặc điểm địa hình phức tạp trên, sông suối quanh co, đê điều nhiều làm cho chi phí xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi lớn.[30] d. Thuỷ văn Theo Trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn, Hà Trung chủ yếu nằm trong tiểu vùng thuỷ văn hạ lưu sông Mã. Trên địa bàn huyện có 2 sông chính: sông Lèn, sông Hoạt, ở đoạn hạ lưu chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Như vậy một phần huyện Hà Trung nằm trong vùng thuỷ văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Đặc trưng chủ yếu là mưa ít hơn các vùng khác, khoảng 1600mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Thuỷ chế của vùng thuỷ văn này tạo ra ở huyện một số vùng thấp bị ngập úng, thời gian lâu nhất là khi có sự xâm nhập của thuỷ triều.[30] 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1 Cơ cấu các ngành kinh tế Hà Trung là huyện ngành nông, lâm nghiệp, NTTS chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện, cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau: Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hà Trung Ngành nông, lâm thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Hà Trung, đặc biệt là năm 2006 chiếm 580 tỷ đồng chiếm 59,8% tổng giá trị GDP của huyện. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong 4 năm ta thấy năm 2007 huyện có tổng giá trị GDP giảm so với năm 2006 do ảnh hưởng của lạm phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Năm 2008 giá trị ngành nông, lâm, thuỷ sản đạt giá trị 562,4 tỷ đồng, chiếm 58,6% tổng giá trị GDP của huyện, dịch vụ đạt 221,8 tỷ đồng, chiếm 23,1%, thấp nhất là công nghiệp xây dựng đạt 175,6 tỷ đồng chiếm 18,3% tổng giá trị GDP của huyện. a. Ngành nông nghiệp Qua thu thập số liệu từ phòng thống kê huyện Hà Trung, tình hình sản lượng lương thực của huyện được thể hiện qua biểu đồ sau: Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hà Trung Sản lượng lương thực của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2005, tổng sản lượng lương thực đạt 66060 tấn, đến năm 2008 đạt 77350 tấn. Trong sản xuất nông nghiệp hình thành nhiều trang trại sản xuất có hiệu quả với các loại hình khác nhau: tổng hợp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi. Trong quá trình sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, Hà Trung đang hình thành các tiểu vùng nhỏ đặc trưng cho từng địa hình như tiểu vùng sản xuất lúa, tiểu vùng sản xuất cây ăn quả, tiểu vùng sản xuất rau màu.., đây mới chỉ là bước đầu để hướng vào sản xuất nông nghiệp trình độ thâm canh cao. Chăn nuôi được đẩy mạnh và phát triển ở tất cả các loại gia súc, gia cầm. Ngoài chăn nuôi bò phục vụ cầy kéo còn kết hợp với chăn nuôi sinh sản và lấy thịt. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi còn mang tính tận dụng ở gia đình, số hộ sản xuất hàng hoá còn ít. Tình hình chăn nuôi ở một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi, NTTS của huyện Hà Trung từ năm 2005-2008 STT Loại gia súc-gia cầm ĐVT 2005 2006 2007 2008 1 Đàn trâu Con 4600 4580 4500 3800 2 Đàn bò Con 8000 8200 8530 8700 3 Đàn lợn Con 50000 51300 53100 62500 4 Đàn gia cầm 1000 con 800 912 980 1105 5 Đàn dê Con 5500 5700 5970 6000 6 Sản lượng chăn nuôi, NTTS Tấn 5200 5581 5905 6229 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Hà Trung Chăn nuôi trong những năm qua không ngừng được phát triển thể hiện qua số lượng đàn bò, đàn lợn, đàn dê, đàn gia cầm liên tục tăng, đối với đàn trâu hiện nay đang có xu hướng giảm dần vì trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã được cơ giới hoá, trâu không còn phục vụ cho sức kéo như trước kia nên quy mô đàn trâu của huyện đang thu hẹp dần. Sản lượng chăn nuôi liên tục tăng, năm 2005 sản lượng chăn nuôi là 5200 tấn, đến năm 2008 tăng lên 6229 tấn. Chăn nuôi, NTTS của huyện đang từng bước từ quy mô nhỏ, phân tán, sang quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng. b. Công nghiệp, xây dựng cơ bản Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng trong tỷ tổng giá trị GDP của huyện. Năm 2005 giá trị công nghiệp xây dựng đạt 138,8 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng giá trị GDP của toàn huyện, đến năm 2008 tăng lên 175,6 tỷ đồng, chiếm 18,3% tổng giá trị GDP của toàn huyện. (Bảng phụ lục số 2). Tuy nhiên để giá trị ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn trong cơ cấu kinh tế của huyện thì huyện cần phải có những chính sách thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất trên địa bàn, hình thành cụm công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý, công nhân có tay nghề cao, đáp ứng được với đòi hỏi yêu cầu thực tế của thị trường. c. Dịch vụ, thương mại So với ngành công nghiệp, xây dựng thì dịch vụ, thương mại của huyện chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế của Hà Trung (Bảng phụ lục số 2). Nhưng trong những năm gần đây sự phát triển dịch vụ thương mại của Hà Trung không ổn định, nếu như năm 2005 giá trị ngành dịch vụ, thương mại chiếm 25,2% trong tổng giá trị GDP của huyện, nhưng năm 2008 giá trị ngành này chỉ chiếm 23,1% trong tổng giá trị GDP của huyện. Nên đây cũng là một bài toán để Hà Trung có những bước phát triển vững chắc trong dịch vụ, thương mại, góp phần phát triển kinh tế của huyện đi lên, nâng cao mức sống của người dân. 4.1.2.2 Dân số và lao động Theo số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện Hà Trung tình hình dân số và lao động của huyện Hà Trung được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Hà Trung từ năm 2005- 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Dân số trung bình Người 124175 124773 125286 125893 2 Mật độ dân số Người/km2 5089 511 514 516 3 Dân số trong độ tuổi lao động Người 61963 71800 72200 74025 4 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Người 56605 65700 66015 67807 a Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Người 45895 54990 53600 54449  Nông nghiệp Người 45200 54295 52269 52324 Lâm nghiệp Người 245 250 261 293 Thuỷ sản Người 450 720 1070 1832 b Công nghiệp, xây dựng Người 5310 5810 6240 6442 Công nghiệp Người 4310 4600 4780 4767 Xây dựng Người 1000 1210 1460 1675 c Dịch vụ, thương mại Người 5400 5950 6170 6916 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hà Trung Tính đến năm 2008 thì Hà Trung có 125893 người, với mật độ dân số trung bình là 516 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động là 74025/125893 người chiếm 58,8% tổng số dân của huyện. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 67807/74025 người chiếm 91,6% tổng số dân trong độ tuổi lao động. Và số lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là 52324/67807 lao động chiếm 77,2%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là 6442/67807 lao động chiếm 9,5%, còn lại 13,3% là lao động trong ngành dịch vụ. Như vậy có thể thấy Hà Trung là huyện có dân số trẻ nên đây là một thế mạnh về nhân lực để phát triển các ngành kinh tế. Nhưng đa số lao động làm việc trong nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Song cần phải có chiến lược để nâng cao được đội ngũ lao động để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo xu hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. 4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng Những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng ở Hà Trung được đầu tư tương đối lớn bằng nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn dân đóng góp với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Giao thông: toàn huyện có 18 km đường quốc lộ đã rải nhựa chất lượng cao, 27 km tỉnh lộ phần nhiều đã được đổ nhựa và bê tông, 80 km đường liên xã và 180 km đường liên thôn. Nhìn chung, hệ thống giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho giao lưu phát triển kinh tế. Thuỷ lợi: tính đến nay toàn huyện có 47 trạm bơm, 18 hồ đập, 2 kênh tiêu chính, 131 cống tưới, và gần 140 km kênh mương đã kiên cố hoá. Theo số lượng và chất lượng các công trình tưới, tiêu hiện tại đang đảm bảo chủ động tưới cho 80% và tiêu cho 70% diện tích đất sản xuất. Thuỷ lợi nội đồng chủ yếu là đường đất, mặt đường hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 4.1.2.4 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội a. Thuận lợi Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng về đất đai và tiềm năng lao động đang được khai thác tốt hơn, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. Đặc biệt là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có sự phát triển đồng bộ, nhịp độ tăng trưởng khá. Trong sản xuất nông, lâm nghiệp thuỷ sản có ứng dụng nhanh các hiệu quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, hình thành các trang trại sản xuất có hiệu quả. Trong những năm vừa qua được các cấp uỷ đảng, chính quyền trong huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất nông nghiệp đã có hướng chuyển biến tích cực, nhiều xã, thị trấn, nhiều hộ gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch căn bản, đời sống nhân dân đựơc cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống, bộ mặt nông thôn được đổi mới theo hư._. Hà Trung, tôi đưa ra bảng phân cấp các chỉ tiêu cho các loại hình sử dụng đất như sau: Bảng 4.12. Phân cấp chỉ tiêu cho các loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu Căn cứ phân cấp Ký hiệu Hiệu quả kinh tế Thu nhập thuần (trđ/ha/năm) < 30 * 31 - 46 ** 47 – 62 *** > 63 **** Hiệu qủa xã hội Mức độ chấp nhận của người dân Duy trì loại hình sử dụng đất trong tương lai ** Không duy trì loại hình sử dụng đất trong tương lai * Giá trị ngày công lao động (1000đ/ngày) < 40 * 41 –50 ** 51 – 60 *** >61 **** Hiệu quả môi trường Đất giảm độ phì, năng suất cây trồng giảm. * Nguy cơ làm giảm độ phì của đất ** Chưa ảnh hưởng đến môi trường đất *** Cải thiện, bảo vệ môi trường đất. **** Đối với hiệu quả về môi trường tôi chọn thu nhập thuần là chỉ tiêu phân cấp vì: Nông nghiệp của huyện Hà Trung chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện, nên đa số người dân có nguồn thu nhập từ nông nghiệp nên việc thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao thu nhập cho người dân là yếu tố quyết định trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Với hiệu quả môi trường tôi chọn 2 chỉ tiêu là mức độ chấp nhận của người dân và giá trị ngày công lao động. Mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua việc người dân có duy trì loại hình sử dụng đất trong tương lai hay không duy trì loại hình sử dụng đất trong tương lai và được thống kê qua phiếu điều tra nông hộ. Đối với hiệu quả môi trường được phân thành phân thành 4 mức được căn cứ vào năng suất cây trồng giảm và hiện trạng điều kịên sản xuất của cây trồng. Căn cứ vào bảng phân cấp các chỉ tiêu trên và kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất đã điều tra được, tôi đưa ra bảng đánh giá tổng hợp như sau: Qua 10 LUT điều tra trên địa bàn huyện Hà Trung đối với trồng trọt và tôi thấy LUT3, LUT7, LUT8, LUT9, LUT10 mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân chấp nhận, đồng thời thân thiện với môi trường, nên đây là LUT đảm bảo về phát triển bền vững. LUT2 với 3 kiểu sử dụng đất, tuy hiệu quả kinh tế không cao bằng LUT3 nhưng có vai trò thay đổi chế độ khí cho môi trường đất, cung cấp thêm lượng hữu cơ cho đất, được người dân chấp nhận nên LUT này cũng phù hợp cho sản xuất ở hiện tại và tương lai. LUT6 với cây mía, mang lại thu nhập thấp nhất, có thị trường tiêu thụ ổn định, nhưng đang làm đất bị bạc màu, năng suất ngày càng giảm, đây là LUT không đảm bảo về kinh tế cũng như môi trường trên địa bàn huyện. LUT5 đối với cây ăn quả dứa là cây ăn quả chính của huyện, cây dứa mang lại thu nhập cao, nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định. Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững tại huyện Hà Trung STT LUT Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng hợp 1 Chuyên lúa * **** ** ****** 2 2 Lúa-1Màu ** **** **** ********** 3 Chuyên màu **** ****** **** ************** 4 Chuyên măng ** ****** ** ********** 5 Cây ăn quả *** **** *** *********** 6 Cây công nghiệp * *** * ***** 7 Rừng ** *** **** ********* 8 Lúa- Cá ** **** **** ********** 9 NTTS ** **** **** ********** 10 Chăn nuôi dê ** *** ** ******* LUT4 măng Bát Bộ đang được trồng thí điểm tại một số xã, hiệu quả kinh tế cao, tiềm năng tiêu thụ lớn nên được người dân chấp nhận, tuy nhiên cần chú ý hơn trong việc bón phân cho cây trồng. LUT1 xét trên 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường thì vẫn phải được duy trì để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Song cần phải có chế độ bón phân hợp lý và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 4.6 Định hướng phát triển các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề xuất các giải pháp thực hiện trên địa bàn nghiên cứu 4.6.1 Định hướng các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế xã hội, trên cơ sở đó định hướng phát triển các loại hình sử dụng đất cho nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Mục tiêu chung là hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thâm canh, có diện tích ổn định, đạt năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất ngày càng tăng. Phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy được lợi thế của vùng. Việc định hướng các loại hình sử dụng đất cũng căn cứ trên cơ sở kế hoạch nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống tưới, tiêu của vùng. Mặt khác dựa trên kết quả điều tra các loại hình sử dụng đất cho trồng trọt, tính toán được hiệu quả về kinh tế cũng như định tính được về hiệu quả xã hội và môi trường, việc đề xuất các loại hình sử dụng đất cho tương lai tại huyện Hà Trung được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.14. Hướng đề xuất sử dụng đất cho các trong sản xuất nông nghiệp của huyện Hà Trung STT Loại hình sử dụng đất (LUT) Diện tích hiện tại Diện tích tương lai Tăng (+), giảm (-) so với hiện trạng (ha) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Chuyên lúa 5251,3 5201,3 -50 -1,0 2 2 Lúa- 1 màu 2000 2050 +50 +2,5 3 Chuyên màu 850 925 +75 +8,8 4 Chuyên măng 350 395 +45 +12,9 5 Cây ăn quả 400 400 0 0 6 Cây công nghiệp 900 855 -45 -5,0 7 Rừng 1133 1308 +175 +15,4 8 Lúa - Cá 500 530 +30 +6,0 9 NTTS 715,5 715,5 0 0 Định hướng các loại hình sử dụng đất trong tương lai sẽ mở rộng diện tích cho LUT2 trên diện tích đất chuyên lúa (LUT1) là 50 ha khi có hệ thống tưới, tiêu chủ động. Diện tích đất chuyên màu sẽ được mở rộng trên diện tích đất trồng 2màu-1lúa (đây là loại hình sử dụng đất chiếm diện tích đất ít nên trong báo cáo không đưa vào đánh giá), có khả năng chuyển sang đất trồng chuyên màu. Diện tích đất trồng mía sẽ được giảm dần để thay bằng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, dự kiến 45 ha đất trồng mía sẽ được chuyển sang đất trồng măng Bát Bộ mang lại giá trị kinh tế cao hơn, ngoài ra tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng với cây keo lai Úc. Đối với chăn nuôi dê (LUT 10): Huyện cần có chương trình xây dựng dự án cải tạo và phát triển đàn dê địa phương, cụ thể sẽ hỗ trợ bảo tồn đàn dê đực giống, ưu tiên cho những hộ nghèo, hộ chính sách và những hộ làm chăn nuôi trang trại, tạo điều kiện cho các hộ nuôi dê vay vốn ở vùng lợi thế (vùng đồi núi), hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để đến năm 2015 tổng đàn dê đạt 50.000 con, trong đó có 70% dê hướng thịt, đảm bảo tăng bình quân 8%/năm.   Để duy trì và mở rộng đàn dê, các cấp, các ngành trong huyện cần phải nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tìm ra những giải pháp phù hợp cho các hộ nuôi dê. Vấn đề đặt đó là cần có cơ chế đầu tư kinh phí như hỗ trợ, tạo điều kiện cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp giống, hướng dẫn quy cách làm chuồng trại, vận động nhân dân ở những vùng có lợi thế tăng quy mô đàn, số lượng con nuôi, có như thế mới có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp thịt thương phẩm trước mắt và lâu dài cho thị trường.   Ngoài việc bảo tồn và phát triển đàn dê địa phương cần phải có sự cải tạo để đàn dê phát triển theo hướng hướng thịt một cách hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, đưa những giống con nuôi có giá trị, năng suất và chất lượng vào chăn thả. Các địa phương cần bố trí quy hoạch các bãi chăn thả, vùng phát triển đàn dê; tích cực tuyên truyền về hiệu quả của việc nuôi dê và vận động, khuyến khích các hộ được giao quản lý đồi rừng kết hợp với chăn thả dê. Để phát huy thế mạnh của địa phương, năm 2008, Trạm Khuyến nông huyện đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và triển khai Dự án phát triển chăn nuôi dê địa phương nhằm đưa con dê trở thành con nuôi chủ lực ở một số vùng, miền, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân và thực hiện xoá đói, giảm nghèo.Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, phát huy lợi thế địa bàn để nâng cao hiệu quả sản xuất của các trang trại. Huyện cần tổ chức các lớp tập huấn nhằm trao đổi kiến thức, học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực chăn nuôi dê. Đồng thời hướng dẫn bà con tập trung vào các nội dung kỹ thuật cơ bản được cập nhật mới nhất trong chăn nuôi dê ở những địa phương điển hình trong cả nước và trong khu vực Đông Nam Á về đặc điểm sinh học, giới thiệu các giống dê trong khu vực và công tác giống; kỹ thuật làm chuồng trại và quản lý dê, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê ở các lứa tuổi; cách thiết lập đồng cỏ và tạo nguồn thức ăn bền vững trong chăn nuôi dê; nhu cầu dinh dưỡng dê ở các lứa tuổi, cách thiết lập đồng cỏ và tạo nguồn thức ăn bền vững trong chăn nuôi dê, nhu cầu dinh dưỡng và cách phối hợp khẩu phần ăn cho dê từ những nguyên liệu có sẵn ở địa phương, phương pháp phòng trị bệnh tật chủ yếu trên dê, phương pháp chế biến sản phẩm chăn nuôi dê (chế biến sữa dê thành phomat, sữa chua), cách thu gom xử lý phân bằng ủ, nuôi giun và Bioga để bảo vệ môi trường. 4.6.2 Các giải pháp 4.6.2.1 Giao thông, thuỷ lợi nội đồng Hệ thống giao thông, thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất, rà soát đánh giá lại hệ thống thuỷ lợi , giao thông, xây dựng phương án đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương, bờ vùng, bờ thửa nội đồng phục vụ thâm canh năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu khoa học. Tập trung đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương liên xã, liên huyện, 50% kênh nội đồng chưa kiên cố, phấn đấu đưa tần suất tưới tiêu lên 100% ( chủ động tưới, tiêu trong mọi điều kiện thời tiết) 4.6.2.2 Khuyến khích tích tụ tập đất đai cho sản xuất Để tạo môi trường thuận lợi, đẩy mạnh cơ giới hoá, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương “Dồn điền, đổi thửa” phấn đấu đếan năm 2015 trong vùng thâm canh năng suất chất lượng cao của mỗi hộ chỉ sản xuất 1-2 thửa Khuyến khích các hộ thiếu nhân lực, thiếu kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và các hộ sản xuất chuyển nghề khác cho các hộ có kinh nghiệm sản xuất thuê lại ruộng để sản xuất. Đối với các hộ đã chuyển nghề khác có thu nhập ổn định khuyến khích các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu tích tụ đất để hình thành các trang trại sản xuất thông qua đó thúc đẩy sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. 4.6.2.3 Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Để bố trí cơ cấu giống phù hợp cho từng chân đất, từng loại cây trồng, con nuôi giảm dần đầu tư chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm cần phải xác định chế độ canh tác, chế độ phân bón khoa học cho từng loại đất, từng loại giống. Ngành nông nghiệp có trách nhiệm soạn thảo quy trình kỹ thuật riêng biệt cho từng loại cây trồng, con nuôi đối với từng mùa vụ, từng chân đất, trên cơ sở đó tập huấn đến hộ nông dân trong vùng sản xuất thâm canh năng suất chất lượng cao. 4.6.4.4 Củng cố phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ giới hoá sản xuất vùng thâm canh năng suất chất lượng cao. Đây là giải có tính chất đột phá trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm căng thẳng về thời vụ, nâng cao khả năng phòng chống thiên tai. Phát triển, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp để làm tốt khâu dịch vụ đầu vào như cơ giới hoá các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch, từng bước tổ chức thu mua sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cụm chế biến nông sản trên địa bàn huyện, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá gắn với cơ sở chế biến và tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ ký kết các các hợp đồng cung ứng giống, vật tư phân bón và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương rà soát lại các giống cây trồng, con nuôi truyền thống đặc biệt là các giống lúa huyện có lợi thế, có khả năng phát triển để xây dựng thương hiệu lúa gạo phục vụ trong tỉnh và xuất khẩu. 4.6.4.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo đủ giống tốt cho chăn nuôi, NTTS Về giống thuỷ sản: chủ yếu là các giống cá truyền thống như trắm, trôi, chép, mè, vẫn được xác định là giống chủ lực trong nuôi trồng của các hộ. Trước mắt thực hiện hướng nuôi cá bột thành cá hương, cá giống tại những vùng có điều kiện nhằm cung cấp đủ nhu cầu con giống trên địa bàn, giảm giá thành, hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Tiến tới nghiên cứu, xây dựng trung tâm sản xuất cá giống để cung cấp giống tại chỗ. 4.6.4.6 Tăng cường công tác thú y và vệ sinh môi trường Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở những khu vực chăn nuôi tập trung. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ theo đúng quy định và pháp luật hiện hành. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị mới cho ngành thú y đảm bảo đủ điều kiện và năng lực chẩn đoán, phát hiện nhanh được một số bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm để có biện pháp xử lý kịp thời. 4.6.4.7. Làm tốt công tác khuyến nông và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi Nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở nhằm đảm nhiệm tốt nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăn nuôi thú y, thường xuyên phố hợp với các cơ quan khoa học, các đoàn thể nhân dân, trung tâm học tập cộng đồng để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Tiếp thu và ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ mới về giống, thức ăn, thú y vào tổ chức sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn, phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, phổ cập kỹ thuật chăn nuôi, NTTS cho người dân. Xây dựng các mô hình điểm về chăn nuôi trang trại, NTTS quy mô vừa và lớn đạt năng suất và hiệu quả cao, thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình. Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Mỗi xã, thị trấn ít nhất phải có 01 cán bộ khuyến nông về lĩnh vực chăn nuôi, NTTS làm cầu nối tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Hà Trung là huyện là một huyện thuộc trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát trỉên kinh tế, địa hình đa dạng và phong phú, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. 2. Là một huyện nông nghiệp do đó giá trị ngành nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP của huyện. 3. Theo phân loại đất huyện hà Trung năm 2000 thì huyện có 5 nhóm đất chính đó là: Nhóm đất xám, Nhóm đất phù sa, Nhóm đất nâu đỏ, Nhóm đất glây, Nhóm đất tầng mỏng. Với các nhóm đất trên thích hợp với nhiều loại cây trồng, nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để huyện đa dạng hoá các loại cây trồng trong tương lai. 4. Hiện tại Hà Trung có 10 LUT với 11 kiểu sử dụng đất đối với trồng trọt và 2 loại sử dụng đất điển hình cho chăn nuôi là nuôi dê và nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó có LUT1, LUT2, LUT3, LUT4, LUT5, LUT7, LUT8, LUT9, LUT10 là các LUT có thể duy trì trong tương lai. 5. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, điều kiện đất đai, kế hoạch nâng cấp hệ thống giao, thông thuỷ lợi, các loại hình sử dụng đất được đề xuất mở rộng trong tương lai gồm: LUT2 2 Lúa – 1 Màu: diện tích 2050 ha, tăng 1,6% so với hiện tại LUT3 Chuyên màu: diện tích 925 ha, tăng 8,8 % so với hiện tại LUT4 Chuyên rau: diện tích 395 ha, tăng 12,9 % so với hiện tại LUT7 rừng: diện tích 1308 ha, tăng 15,4 % so với hiện tại LUT8 Lúa – cá: diện tích 530 ha, tăng 6,0 % so với hiện tại 5.2 Đề nghị 1. Cần mở rộng diện tích những loại hình sử dụng đất mang tính bền vững để nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2. Cần phát huy lợi thế về địa hình để phát triển mô hình nuôi dê, có phương án phát triển chăn nuôi dê địa phương nhằm đưa con dê trở thành con nuôi chủ lực ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân và thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cần phải đầu tư thâm canh cao cho NTTS. 3. Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách đất đai, đặc biệt là các hộ có quy mô sản sản xuất trang trại đó là đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ có cơ hội về vay vốn để đầu tư cho sản xuất theo hướng thâm canh cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Nguyễn Văn Bộ, E Mutert, Nguyễn Trọng Thi, Một số kết quả nghiên cứu về cân đối phân bón cho cây trồng ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu khoa học- Viện thổ nhưỡng nông hoá- quyển 3. Nguyễn Đình Bồng (2002), Quỹ đất quốc gia- Hiện trạng và dự báo sử dụng, Tạp chí Khoa học đất số 16/2002. Hoàng Hữu Cải (2008), Các hệ thống sử dụng đất bền vững, Truy cập ngày 3/3/2009, từ http:// www.hcmuaf.edu.vn. Đỗ Nguyên Hải (1999), “ Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí khoa học đất số 11. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng dẫn sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp ngành thổ nhưỡng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Quang Học (2001), Đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đất, nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đông Anh – Hà Nội, Luận án tiến sỹ nông nghiệp chuyên ngành cải tạo đất và thuỷ nông, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Ánh Hồng (2007), Diện tích đất canh tác của Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới, Truy cập ngày 7/8/2009, từ http:// www.vietbao.vn Hợp tác và phát triển nông nghiệp nông thôn của ASEAN trong kỷ nguyên toàn cầu hoá (2008), Hội khoa học kinh tế Việt Nam Trần Thị Thanh Huyền (2006), Đánh giá ảnh hưởng của công tác chuyển đổi ruộng đất đến hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá. Luận án thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Phan Quốc Hưng (2003), Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Vũ Thị Xuân Hương (2005), Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và đề xuất khả năng mở rộng ở huyện Đông Hưng- tỉnh Thái Bình, Luận án thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Huyện uỷ Hà Trung (2006), Nghị quyết về phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2010. Lê Văn Khoa (2005), Sinh thái môi trường đất, NXB ĐHQG Hà Nội. Nông nghiệp hậu WTO, Truy cập ngày 7/8/2009, từ Thái Phiên (1992), “ Sử dụng, quản lý đất dốc đối với bảo vệ môi trường”, Hội thảo khoa học sử dụng tốt tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường, Hội Khoa học đất. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông nghiệp. Trung Thành (2008), Khi đất nông nghiệp bị teo tóp, Truy cập ngày 7/8/2009, từ Nguyễn Trung Thành (2009), Máy băm lá mía chưa nghiệm thu đã được đặt hàng, Truy cập ngày 21/08/09, từ từ http:// www.baodatviet.vn Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Bá Tiếp (2006), Khủng hoảng lương thực trên thế giới, Truy cập ngày 3/3/2009, từ http:// www.thuvienkhoahoc.cm Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất đai, NXB Nông nghiệp. UBND huyện Hà Trung (2002), Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2002 –2010. UBND huyện Hà Trung (2008), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2008 huyện Hà Trung. UBND huyện Hà Trung (2008), Báo cáo đánh tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008, phương hướng mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm năm 2009. UBND huyện Hà Trung (2009), Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2008. UBND huyện Hà Trung (2009), Đề án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2015. UBND huyện Hà Trung (2009), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình cánh xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm giai đoạn 2006 – 2010. UBND huyện Hà Trung (2009), Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị Quyết số 02 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2006-2010. UBND huyện Hà Trung (2008), Báo cáo kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp UBND tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. UBND xã Hà Long (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh, văn hoá, xã hội năm 2008 và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2009. Về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sau thu hồi đất, Truy cập ngày 25/08/2009 từ Trần Đức Viêm, Phạm Chí Thành và cộng sự (1996), Nông nghiệp đất dốc thách thức và tiềm năng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Rome. Planning for sustainable use of land resoureces, Sustainable land use: Interdependence between forestry and agriculture, Global climate change: Sustainable land use and forestry, PHỤ LỤC Bảng 1. Xác định địa hình theo độ dốc STT Tên xã Diện tích (ha) < 150 150- 200 >200 1 Hà Lĩnh 2364,8 1389 383.8 592 2 Hà Phong 430,6 430,6 0 0 3 Hà Châu 710,4 710,4 0 0 4 Hà Phú 278,3 278,3 0 0 5 Hà Thái 575,1 451 0 124,1 6 Hà Hải 1068,1 1068,1 0 0 7 Hà Vân 694 694 0 0 8 Hà Dương 538,1 538,1 0 0 9 Hà Vinh 1750,5 838 912,5 0 10 Hà Toại 373,4 373,4 0 0 11 Hà Tiến 1655,1 1120 535,1 0 12 Hà Yên 425 425 0 0 13 Hà Đông 940 396 190 354 14 Hà Bắc 827 827 0 0 15 Hà Giang 926 761 165 0 16 Hà Lai 859 621 0 238 17 Hà Thanh 365 365 0 0 18 Hà Ninh 736,6 366 244,6 126 19 Hà Sơn 1153 631 262 260 20 Hà Ngọc 473,8 473,8 0 0 21 Hà Bình 837 669 168 0 22 Hà Lâm 700,9 399 0 301,9 23 Hà Tân 1267,9 576 498,9 193 24 Hà Long 4350 3144 706 500 25 Thị trấn 151 151 0 0 Tổng 24450,6 17695,7 4065,9 2689,0 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Hà Trung Bảng 2: Cơ cấu kinh tế huyện Hà Trung từ năm 2005-2008 Tổng giá trị GDP Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nông, lâm, thuỷ sản 498,3 58,5 580,0 59,8 537,5 59,1 562,4 58,6 Công nghiệp, xây dựng 138,8 16,3 153,0 15,8 154,4 17,0 175,6 18,3 Dịch vụ, thương mại 214,6 25,2 237,0 24,4 218,0 24,0 221,8 23,1 Tổng 851,7 100,0 970,0 100,0 909,9 100,0 959,8 100,0 Bảng 3: Hiệu quả kinh tế các cây trồng của LUT1 ĐVT: 1000đ/ha Kiểu sử dụng đất Giống Phân bón Thuốc BVTV Công Thuỷ lợi phí Tổng chi phí Năng suất kg/ha Giá sản phẩm (1000đ/ kg) Tổng thu Thu nhập thuần Tổng số công Thu nhập hỗn hợp Hiệu quả/ 1đ CP (lần) Đạm Lân Kali Phân h.cơ Làm đất Chăm sóc Lúa xuân 700 1120 1750 1560 2000 600 1400 4800 380 14310 6000 4 24000 9690 300 14490 1,7 Lúa mùa 800 840 1400 1300 800 700 1400 4800 380 12420 5000 4 20000 7580 300 12380 1,6 Tổng 1500 1960 3150 2860 2800 1300 2800 9600 760 26730 11000 44000 17270 600 26870 Bảng 4 . Hiệu quả kinh tế các cây trồng của LUT2 ĐVT:1000đ/ha Kiểu sử dụng đất Giống Phân bón Thuốc BVTV Công Thuỷ lợi phí Tổng chi phí Năng suất (kg/ha) Giá sản phẩm (1000 đ/kg) Tổng thu Thu nhập thuần Tổng số công (công) Thu nhập hỗn hợp Hiệu quả/1đCP (lần) Đạm Lân (NPK) Kali Phân h.cơ Làm đất Chăm sóc Lúa xuân 700 1120 1750 1560 2000 600 1400 4800 380 14310 6000 4 24000 9690 300 14490 1,68 Lúa mùa 800 840 1400 1300 800 700 1400 4800 380 12420 5000 4 20000 7580 300 12380 1,61 Dưa chuột 800 2800 1232 3120 1600 800 1400 17600 380 29732 18000 3 54000 24268 600 41868 1,82 Tổng 2300 4760 4382 5980 4400 2100 4200 27200 1140 56462 29000 98000 41538 1200 68738 Lúa xuân 700 1120 1750 1560 2000 600 1400 4800 380 14310 6000 4 24000 9890 300 14690 1,7 Lúa mùa 800 840 1400 1300 800 700 1400 4800 380 12420 5000 4 20000 6760 300 11560 1,6 Lạc 2500 560 900 1820 1200 400 1400 3600 380 12760 2400 12 28800 16040 500 19640 2,3 Tổng 4000 2520 4050 4680 4000 1700 4200 13200 1140 39490 13400 72800 32690 1100 45890 Lúa xuân 700 1120 1750 1560 2000 600 1400 4800 380 14310 6000 4 24000 9690 300 14490 1,7 Lúa mùa 800 840 1400 1300 800 700 1400 4800 380 12420 5000 4 20000 7580 300 12380 1,5 Ngô đông 910 1400 1540 1820 1600 400 1400 4500 380 13950 5600 4 22400 8450 400 12950 1,6 Tổng 2410 3360 4690 4680 4400 1700 4200 14100 1140 40680 16600 66400 25720 1000 39820 Bảng 5. Hiệu quả kinh tế các cây trồng của LUT3 ĐVT: 1000đ/ha Kiểu sử dụng đất Giống Phân bón Thuốc BVTV Công Thuỷ lợi phí Tổng chi phí Năng suất (kg/ha) Giá sp (1000 đ/kg) Tổng thu Thu nhập thuần Tổng số công (công) Thu nhập hỗn hợp Hiệu quả/1 ĐCP (Lần) Đạm Lân Kali Phân h.cơ Làm đất Chăm sóc Dưa chuột 800 2800 1232 3120 1600 800 1400 17600 380 29732 18000 3 54000 24268 440 41868 1,8 Cà 2400 420 280 1300 1200 400 1400 13000 380 20780 43200 1,5 64800 44020 540 57020 1,9 Ngô đông 910 1400 1540 1820 1600 400 1400 4500 380 13950 5600 4 22400 8450 400 12950 1,6 Tổng 4110 4620 3052 6240 4400 1600 4200 35100 1140 64462 66800 141200 76738 1380 111838 Dưa hồng 800 4200 2800 3900 2000 2000 1400 20000 380 37480 20000 3,5 70000 32520 600 52520 2,1 Lạc 2500 560 900 1820 1200 400 1400 6000 380 15160 2400 12 28800 13640 600 19640 1,9 Ngô đông 910 1400 1540 1820 1600 400 1400 4500 380 13950 5600 4 22400 8450 400 12950 1,6 Tổng 4210 6160 5240 7540 4800 2800 4200 30500 1140 66590 28000 121200 54610 1600 85110 Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính ở huyện Hà Trung Đơn vị: 1000 đ/ha Cây trồng Giống Phân bón Thuốc BVTV Công Thuỷ lợi phí Tổng chi phí Năng suất (tạ/ha) Giá sp (1000đ/kg) Tổng thu TNT Hiệu quả/ 1đCP Đạm Lân (NPK) Kali Phân hữu cơ Làm đất Chăm sóc Lúa xuân 700 1120 1750 1560 2000 600 1400 6000 380 14110 6000 4 24000 9890 1,7 Lúa mùa 800 840 1400 1300 800 700 1400 6000 380 13240 5000 4 20000 6760 1,5 Dưa chuột 800 2800 1232 3120 1600 800 1400 17600 380 29732 18000 3 54000 24268 1,8 Dưa hồng 800 4200 2800 3900 2000 2000 1400 16000 380 29580 20000 3,5 70000 40420 2,4 Măng 7500 0 0 0 2000 700 3000 20000 0 31200 11000 7 77000 45800 2,5 Dứa 18000 2100 3500 1300 3000 500 4000 4000 0 35100 38000 2,5 95000 59900 2,7 Mía 3600 1750 3500 1950 1000 300 4000 6000 0 22100 80000 0,45 36000 13900 1,6 Ngô 910 1400 1540 1820 1600 400 1400 4500 380 13950 5600 4 22400 8450 1,6 Cà 2400 420 280 1300 1200 400 1400 13000 380 33780 43200 1,5 64800 31020 1,9 PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Họ và tên chủ hộ:..................................................., Tuổi.......... Địa chỉ: Thôn (Xóm)................Xã..................Huyện Hà Trung – Thanh Hoá I. Tình hình chung: 1. Gia đình ông (bà) có bao nhiêu người........... 2. Nguồn thu nhập chính của gia đình: Trồng trọt: Chăn nuôi: NTTS: Nguồn thu khác: 3. Gia đình sử dụng bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp? 4. Loại giống cây trồng hiện đang gieo trồng? Lúa............................. Khoai tây................ Hành............................... Ngô............................. Mía đỏ.................... Đậu................................. ..................................... ............................... ....................................... II. Tình hình sản xuất của nông hộ 1. Trồng trọt 1.1.Các cây trồng hiện nay đang gieo trồng Loại cây trồng Diện tích (m2) Năng suất (kg/sào) Lúa Ngô Dưa chuột Dưa hồng Mía Măng Cà Dứa Lạc 1.2.Chi phí cho từng loại cây trồng: Cây trồng Giống (kg/sào) Đạm (kg/sào) Lân (kg/sào) Kali (kg/sào) Phân chuồng Thuốc BVTV (đ/sào) Thuỷ lợi phí (đ/sào) Chi khác Lúa Ngô Dưa chuột Dưa hồng Mía Măng Cà Dứa Lạc 2. Chăn nuôi Vật nuôi Số lượng (con) Sản lượng (kg) Giá bán/kg (đ/kg) Tổng thu (1000đ) Trâu, bò Lợn Vịt Dê Chi phí Vật nuôi Giống (1000đ) Thức ăn (1000đ) Thú y (1000đ) Công lao động(1000đ) Chi khác(1000đ) Trâu, bò Lợn Vịt Dê 3. NTTS Diện tích NTTS:.................................................................................................. Chi phí giống cá:................................................................................................. Số lần thu hoạch/năm:......................................................................................... Thức ăn:............................................................................................................... ............................................................................................................................. Công lao động:.................................................................................................... Giá bán................................................................................................................ 4. Trong những năm tới, ông, bà có ý định thay đổi gì trong sản xuất không? Tại sao?................................................................................................................ ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 5. Hiện nay ông bà có gặp khó khăn gì trong sản xuất? Vốn: Kỹ thuật sản xuất: Thị trường tiêu thụ: Khó khăn khác: .......................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Mong muốn của ông (bà) hiện nay là gì trong quá trình sản xuất? .......................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày….tháng….năm 2009 Chủ hộ Người phỏng vấn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09050.doc