lời nói đầu
Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Ngành thuỷ sản một mặt cũng phải chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên bởi chất thải từ các khu chế xuất khác như khu công nghiệp, nông nghiệp, nước thải từ các khu đô thị: Mặt khác quá trình phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng đóng góp vào việc tăng tải trọng môi trường. ý thức rõ phần trách nhiệm của mình trong việc gây ô nhiễm môi trường
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều Tra Đánh Giá Hiện trạng Môi Trường Của Ngành Công Nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản Tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ngành thuỷ sản cần có giải pháp cho vấn đề nước thải để cùng các ngành sản xuất khác giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường nước.
Với việc ban hành luật bảo vệ môi trường và các văn bản qui định khác, Nhà Nước đã yêu cầu ngành thuỷ sản cũng như ngành công nghiệp khác phải có biện pháp sử lý chất thải thích hợp. Các nhà Chế Biến Thuỷ Sản Việt Nam cần ý thức rõ hơn vấn đề này để phối hợp với chính phủ và Bộ Thuỷ Sản, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường và các cơ quan nhà nước hữu quan khác có những hành động thiết thực và hữu hiệu giải quyết vấn đề chất thải của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản.
Trong Luận Văn này; Do thời gian và kinh phí có hạn. Tôi được giao nhiệm vụ thực hiện luận văn tốt nghiệp “Điều Tra Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Của Ngành Công Nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản Tại Hải Phòng “. Sau gần ba tháng tìm tòi nghiên cứu và điều tra cùng với sự tận tình giúp đỡ của cô hướng dẫn, và các cô, chú trong Bộ Thuỷ Sản Vụ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường và Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng; tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tuy nhiên lần đầu tiên làm quen vói việc điều tra đánh giá môi trường và sự hạn chế của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong có sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Lời cám ơn
Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự chỉ bảo cặn kẽ và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS. Trần Thị Dung, Vụ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trượng Bộ Thuỷ Sản, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin trân trọng cảm ơn với sự giúp đỡ quí báu của cô hướng dẫn.
Đồng thời cũng xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Văn Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện việc điều tra tại Hải Phòng.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của của các thầy cô giáo khoa Chế Biến của Trường ĐHTS Nha Trang, nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quí báu đó.
Cuối cùng xin cảm ơn các cô chú ở các phòng Nghiên Cứu Sau Thu Hoạch- Viện Nghiên Cứu Hải Sản Hải Phòng và Gia đình và Các Bạn Bè Gần Xa đã động viên khích lệ giúp đỡ tôi khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình.
Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2003
Sinh Viên
Chử Thị Minh Phương
CHươNG I :
Tổng quan về Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Hải Phòng và vấn đề môi trường
1.1 Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã có sự phát triển vượt bậc. Doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, nước mắm, bột cá…ngày càng tăng nhanh về số lượng và tăng mạnh về sản lượng sản phẩm chế biến. Riêng số các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh đã tăng từ 102 doanh nghiệp năm 1990 lên đến 168 doanh nghiệp vào năm 1998 và 264 doanh nghiệp năm 2001. Hiện nay, đã có khoảng 335 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp, trong đó có khoảng 80% là doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh. Ngoài ra các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với qui mô thủ công, qui mô hộ gia đình cũng phát triển mạnh tạo ra nhiều sản phẩm và công ăn việc làm cho người lao động.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản cũng được nâng cấp nhờ đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống (HACCP, GMP, SSOP). Nhờ vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Điều đó được thế hiện thông qua sự tăng nhanh về kim ngạch xuât khẩu thuỷ sản qua các thời kỳ (bảng 1)
Bảng 1. Tình hình phát triển các sản phẩm và xuất khẩu thuỷ sản trong những năm 1998-2002
Sản phẩm
Đơn vị tính
Các năm
1998
1999
2000
2001
Tôm đông
Tấn
75.000
85.000
90.000
110.000
Mực đông
Tấn
75.000
90.000
22.000
125.000
Nước mắm
Tấn
170
180
185
190
Sản phẩm khô
Tấn
7.000
10.000
30.000
40.000
Bột cá
Tấn
19.000
25.600
30.000
40.000
Xuất khẩu
Triệu USD
858
950
1.100
1.750
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 1998-2002 của Bộ Thủy sản
Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng trưởng với tốc độ bình quân của giai đoạn 1997-2001 là 25% năm 2001 xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.760 triệu USD. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, thủy sản là một trong những mặt hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam hiện tại cũng như trong những năm tới. Theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ đạt tới 2.500 triệu USD năm 2005 và năm 2010 là 3.500 triệu USD.{1]
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế của các địa phương, góp phần giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động… Nhưng bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng tác động sâu sắc tới yếu tố môi trường, bởi tính đặc thù của ngành này có nguồn chất thải lớn. Các chất thải sinh ra trong quá trình chế biến thuỷ sản bao gồm :chất thải rắn, chất thải lỏng (nước thải), chất thải khí. Việc sử dụng thiết bị, máy móc trong các quá trình chế biến bảo quản, vận chuyển…gây ra tiếng ồn độ rung và gây ra cháy nổ.
Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 Và các văn bản hướng dẫn dưới luật cũng đã quy định các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là loại hình doanh nghiệp sản xuất tạo nguồn thải lớn và các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với doanh nghiệp có công suất từ 1000 tấn/năm trở lên) hoặc Bản đăng ký môi trường (đối với các doanh nghiệp chế biến có công suất nhỏ hơn 1000 tấn/năm)
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp mới được xây dựng trong những năm gần đây (kể cả tư nhân và nhà nước ), những doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả phần lớn thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp được xây dựng trước khi có Luật Bảo vệ Môi trường ra đời một phần do công nghệ lạc hậu, làm ăn kém hiệu quả, mặt bằng chật hẹp, thiếu vốn để xây dựng mới… Vì vậy, việc xử lý chất thải đang là vấn đề cần bàn của các nhà máy chế biến thuỷ sản.
Để đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, đưa ra bức tranh chung nhất về thực trạng môi trường của lĩnh vực này cần được xem xét, đánh giá tổng thể và trên các góc độ của các dạng công nghệ chế biến điển hình (đông lạnh, đồ hộp hàng khô, nước mắm, agar, bột cá…), các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ các dạng công nghệ này, mà ở đó mỗi loại hình doanh nghiệp chế biến, việc sử dụng nguyên liệu, quy trình công nghệ, trang thiết bị nhà xưởng, dụng cụ máy móc, việc sử dụng hoá chất tẩy rửa ,khử trùng …đều có sự tác động đến môi trường ở mức độ khác nhau
1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải phòng
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố cảng biển với tổng diện tích 1.807,6 km2 và dân số trên 1.7 triệu người.
Hải Phòng tiếp giáp với Quảng Ninh về phía Bắc, Thái Bình về phía Nam, Hải Dương về phía Tây và phía Đông nối thông với vịnh Bắc bộ. Hải Phòng từ lâu đã là một hải cảng lớn nhất của miền Bắc là trung tâm công nghiệp lớn từ hàng trăm năm nay, và đã được Đảng và Chính phủ xác định là một trong ba thành phố, tỉnh tạo thành tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh. Hải Phòng là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế của một thành phố lớn về đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Hải Phòng cũng là nơi hội tụ các điều kiện thiên nhiên đặc trưng của vung ven biển nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20o C á 30ôC, có lượng mưa trung bình dao động trong năm 1.000 á1.900mm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.600 á1.800 giờ và độ ẩm tương đối từ 84 á88 %.
Hải Phòng có 13 quận huyện trong đó có 2 huyện đảo và 5 huyện, thị giáp biển. Cấu trúc địa hình với chiều dài 125km bờ biển, 5 cửa sông lớn được phân bố khá đều và hàng trăm đảo lớn nhỏ khác nhau tạo cho thành phồ này lợi thế đặc biệt cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế biển. Nổi bật và chiếm ưu thế phải kể đến các huyện đảo Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo lớn nhỏ khác tạo thành nhiều vùng vịnh nằm sát với những ngư trường nổi tiếng như Thượng, Hạ Mai, Cát Bà... rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, neo đậu tầu thuyền đánh cá, dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản.[4]
Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản
Hải Phòng có diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản khá lớn theo thống kê của báo cáo quy hoạch của 5 huyện:
Bảng 2. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của các huyện
TT
Địa danh
Diện tích NTTS (ha)
1
Huyện Tiên Lãng
4.300
2
Huyện Vĩnh Bảo
800
3
Huyện An Lão
509
4
Huyện Thuỷ Nguyên
1.877
5
Huyện Kiến Thụy
166
Cộng
7.652
Nguồn: Báo cáo quy hoạch của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, năm 12/1999
Với bờ biển dài và diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn như nêu trên, nghề cá của Hải Phòng đã có một thời hoàng kim, nhiều năm liền đứng đầu của miền Bắc về sản lượng nuôi trồng và đánh bắt.
Tổng sản lượng của các năm được thể hiện tại bảng 3 như sau.
Bảng 3. Sản lượng thuỷ sản của Hải Phòng 2000-2002
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm2002
Tổng sản lượng
42.000
50.200
57.050
1. Khai thác, trong đó:
24.000
27.200
29.020
Tôm
926
1.300
1.230
Cá
16.028
16.850
16.050
Mực
1.815
5.500
550
Cua,ghẹ
500
550
5.040
Thuỷ sản khác
3.715
3.000
28.030
2. Nuôi thuỷ sản, trong đó:
16.000
23.000
1.207
Tôm sú
700
900
827,5
Tôm các loại
500
700
1.396
Cua
500
700
1.133
Cá nước lợ
500
3.200
9.172
Cá nước ngọt
500
6.500
12.501
Thuỷ sản khác
1.800
11.100
3. Nguyên liệu từ các nguồn khác:
4.300
Khai thác quốc doanh trung ương
9.168
3.000
1.000
Mua từ tỉnh lân cận
5.000á6.000
Nhập nguyên liệu
Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản năm 12/1999, Báo cáo của Sở Thuỷ sản Hải Phòng năm1991- 1999
1.2.2 Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng
ở Hải Phòng đang tồn tại hai loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản một loại thuộc khối địa phương quản lý và một loại thuộc khối trung ương quản lý.
1.2.2.1 Doanh nghiệp do địa phương quản lý
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản do địa phương quản lý gồm một số doanh nghiệp đóng rải rác chủ yếu quanh 4 quận huyện nội thành, tuy nhiên chỉ có 8 doanh nghiệp khảo sát sau đây là có hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản có doanh số đáng kể. Trong 8 doanh nghiệp thì có 3 doanh nghiệp quốc doanh còn 5 doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Các doanh nghiệp quốc doanh địa phương .
- Công ty Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Hải Phòng:chuyên chế biến các loại thủy sản đông lạnh
- Xí nghịêp nước mắm Cát Hải: chế biến nước mắm các loại
- Công ty Kinh doanh và Dịch vụ Khai thác Hải Phòng: chuyên sản xuất đá cây và bảo quản thủy sản đông lạnh.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Liên doanh Hải Lợi Hàng(Liên doanh Việt Nam và Đài Loan):chuyên sản xuất các mặt hàng khô như tôm khô, mực khô, cá khô và đông lạnh xuất khẩu
Công ty TNHH Quang Hải: chế biến các loại nước mắm các loại.
- Trung tâm Thương mại Tư nhân Minh Châu:chuyên sản xuất các mặt hàng đông lạnh và sản phẩm ăn liền phục vụ nội địa.
- Công ty TNHH Hải Long:chuyên chế biến agar
- Hợp tác xã Dịch vụ và Khai thác Thuỷ sản Lập Lễ, huyện Thủy nguyên hoạt động trong các lĩnh vực khai thác hải sản mua gom hải sản và chế biến các mặt hàng đông lạnh và mặt hàng khô
1.2.2.2 Doanh nghiệp do trung ương quản lý
- Công ty Đồ hộp Hạ Long: sản xuất nhiều mặt hàng đồ hộp thịt, cá, hàng đông lạnh các loại, sản phẩm làm sẵn, ăn liền, bột cá, agar..
- Tổng Công ty Thuỷ sản Hạ Long: lĩnh vực hoạt động bao gồm khai thác và chế biến thuỷ sản đông lạnh.
- Liên Doanh Việt Nga SEASAFICO chuyên chế biến và kinh doanh hải sản
1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
Nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. Trong đó chất thải lỏng (nước thải) là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất và việc xử lý chất thải này khó khăn tốn kém nhất.
1.3.1 Chất thải rắn
Tuỳ thuộc vào dạng công nghệ chế biến điển hình, vào tính chất của nguyên liệu (loại nguyên liệu, tình trạng chất lượng, quy trình công nghệ, tay nghề của công nhân)và quy cách thành phẩm cuối cùng mà chất thải rắn tạo ra trong quá trình xử lý chế biến thuỷ sản có thành phần khác nhau.
Chất thải rắn của các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau
- Đối với doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh chất thải rắn gồm có đầu, vỏ, vây, vảy nội tạng, ....
- Đối với doanh nghiệp chế biến nước mắm: chất thải rắn có bã chượp, xỉ than (nếu doanh nghiệp dùng than để nấu phá bã)
- Đối với doanh nghiệp chế biến hàng khô: phế thải rắn gồm có vây, vẩy, nội tạng của tôm, cá, mực.
- Đối với doanh nghiệp chế biến đồ hộp: chất thải rắn tương tự doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh.
- Đối với doanh nghiệp chế biến Agar-Agar chất thải rắn có bã rong câu, xỉ than (nếu doanh nghiệp dùng than để nấu agar-agar).
Ngoài các phế thải có nguồn gốc ở động vật thuỷ sản , quá trình xử lý nguyên liệu loại bỏ tạp chất, rác thải còn có nguồn gốc khác nhau.Trong nhà máy chế biến có sử dụng các bao bì, dụng cụ chứa đựng ...Các chất thải này tăng thêm lượng chất thải rắn cho doanh nghiệp chế biến. Riêng đối với các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng,có sử dụng các sản phẩm phối chế củ, quả, rau....khi đó có thêm phế thải có nguồn gốc thực vật.
1.3.2 Nước thải
Vấn đề xử lý nước thải trong công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến thuỷ sản nói riêng đang là vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản thải ra một lượng nước thải tương đối lớn gồm có: nước thải trong quá trình sản xuất, nước thải vệ sinh công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước mưa. Trong số đó, cần đặc biệt quan tâm đến số lượng nước và mức độ ô nhiễm (chất lượng nước) của nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải trong vệ sinh công nghiệp.
Nước thải của các xí nghiệp chế biến thuỷ sản được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu chất lượng như sau:
Màu: màu trong nước thải thuỷ sản do các chất hữu cơ bị phân rã một số chất ở dạng keo và dạng hoà tan
Mùi: Mùi trong nước thải thuỷ sản tạo ra bởi quá trình phân giải, phân huỷ protein, sự ôxy hoá chất béo của thuỷ sản tạo ra. Ngoài ra, mùi còn do các chất tẩy rửa khử trùng được dùng trong quá trình vệ sinh trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng tạo ra. Các chất này hoà lẫn trong nước thải thuỷ sản.
Lipit : lipit có trong nước thải ra trong quá trình xử lý, chế biến thủy sản. Lượng lipid có trong nước thải phụ thuộc vào loại nguyên liệu, quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm.
Các chất rắn lơ lửng: trong nước thải thuỷ sản có chứa các rắn hữu cơ không hoà tan có nguồn gốc từ động vật thuỷ sản, như xương, vây cá, đầu tôm... các chất rắn này gây cản trở cho quá trình xử lý nước thải, chúng cần được tách, lắng, lọc trước khi đưa nguồn nước thải vào hệ thống xử lý sinh học .
Các vi sinh vật : Trong nước thải có chứa nhiều loaị vi sinh vật. Các vi sinh vật này có sẵn trong nguyên liệu thuỷ sản (ruột, da, mang...) hoặc lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Nhóm vi sinh vật chỉ thị như Coliform và E. coli được sử dụng để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải. Việc lợi dụng một số chủng vi sinh vật có sẵn trong nước thải được quan tâm đúng mức khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
Chỉ số BOD ( Biochemical Oxygen Demand ): Là hàm lượng oxy hoà tan (thể hiện bằng gam hoặc miligam oxy theo đơn vị thể tích) do vi sinh vật tiêu thụ để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ có trong nước ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
Như vậy BOD phản ánh lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ trong mẫu nước, là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Việc xác định giá trị của chỉ số này có trong nước thải và lưu lượng của nước thải có ý nghĩa rất lớn, là doanh nghiệp thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản.
Giá trị BOD càng lớn chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Vì giá trị BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian, nên việc xác định chỉ số BOD cần được tiến hành ở điều kiện chuẩn.
Chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand ) : Là lượng oxy hoá học cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ, được thể hiện bằng gam hoặc miligam theo một đơn vị thể tích. COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng các tác nhân hoá học.
Chỉ số pH : Giá trị của pH ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật có gía trị pH tối ưu khoảng 6,5- 8,5. Chỉ số pH cũng được coi là chỉ số quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Nhiệt độ nước thải: nhiệt độ nước thải có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của vi sinh vật, đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ tối ưu khoảng 200C – 370C. Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần được quan tâm đến chỉ số này.
Ngoài ra, trong nước thải thuỷ sản còn có nhiều hợp chất chứa nitơ, sunfat và phốt pho.
Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản nếu không được xử lý triệt để sẽ góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường nước, làm các sông ngòi chứa nước thải bị biến đen, mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến đời sống sức khoẻ cộng đồng, gây nên những hậu quả trước mắt và lâu dài, làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực đô thị và khu vực dân cư xung quanh doanh nghiệp chế biến. Điều đáng quan tâm nữa là nước thải trong chế biến thuỷ sản gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản.
1.3.3 Khí thải
Khí thải và mùi trong các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất phát từ các nguồn sau:
- Do chất đốt, mùi hôi tanh từ nguyên liệu ở khu vực sản xuất, mùi đặc trưng của hoá chất sử dụng trong sản xuất, trong quá trình vệ sinh khử trùng và mùi của môi chất lạnh có thể bị rò rỉ ra từ hệ thống lạnh.
- Khí thải từ các máy phát điện dự phòng, từ lượng than củi dùng đốt lò hơi, lương khí gas hoặc than củi để sấy thuỷ sản. Các nhà máy dùng nhiên liệu khi đốt cháy sinh ra các chất độc: CO2, CO, SO2, NO2…Ngoài ra còn có bụi khói và muội than.
1.3.4. Tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh trong doanh nghiệp chế biến thủy sản là do quá trình hoạt động của hệ thống máy nén, máy xay đá và các phương tiện vận chuyển...
Độ ẩm không khí trong môi trường làm việc cũng được xem là một trong những yếu tố môi trường cần được quan tâm.
1.4 Sản xuất sạch hơn
Mục 3.3 đã nói về vấn đề xử lý khi các chất thải đã phát sinh, nhưng ngày nay các nhà khoa học đang bàn đến một cách tiếp cận mới để tìm cách giảm xử lý nước thải- một việc làm tốn kém kinh phí đầu tư và chi phí vận hành khá lớn.
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải hay nói khác đi là cách tiếp cận “phản ứng và xử lý” ; Trong khi đó, sản xuất sạch hơn là tiếp cận chủ động theo hướng “ dự đoán và phòng ngừa”. Bên cạnh việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ, sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt.
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các qúa trình sản xuất, sản phẩm và dich vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn.
Đối với sản phẩm : Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào thiết kế và phất triển dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị: Sản xuất sạch hơn là vấn đề thay đổi về thái độ, áp dụng bí quyết Know – how, và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm ngoài ra nó thay đổi trong quá trình vận hành và quản lý của một doanh nghiệp.
Các thay đổi được gọi là các “ giải pháp sản xuất sạch hơn” có thể được chia thành các nhóm sau đây
+ Giảm chất thải tại nguồn
+ Tuần hoàn
+ Cải tiến sản phẩm
Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi tốt
Kiểm soát quá trình tốt
Thay đổi nguyên liệu
Cải tiến thiết bị
Công nghệ sản xuất mới
Tuần hoàn
Tận thu tái sử dụng tại chỗ
Tạo ra sản phẩm phụ
Cải tiến sản phẩm
Thay đổi sản phẩm
Thay đổi bao bì
*. Các lợi ích sản xuất sạch hơn
Nâng cao hiệu suất sản xuất
Sử dụng nước, nguyên liệu và năng lượng có hiệu quả hơn
Tận thu được các sản phẩm phụ có giá trị
ít ô nhiễm hơn
Giảm chi phí để thải cũng như xử lý chất thải
Cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp
Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp
*. Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn có 6 bước :
Khởi động
Phân tích các công đoạn
Phát triển các cơ hội sản xuất sạch hơn
Lựa chọn các giải pháp
Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
Duy trì sản xuất sạch hơn.
Môi trường là vấn đề đang được các quốc gia, các tổ chức trên thế giới rất quan tâm nhằm bảo vệ và duy trì sự phát triển bền vững của loài người. Ngành thuỷ sản dù được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng để có thể phát triển bền vững cũng cần tiến hành điều tra để biết được thực trạng môi trường của ngành để có định hướng cho sự phát triển bền vững.
Để có căn cứ cho việc đề ra chính sách bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản, với điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, tôi đươc giao nhiệm vụ thực hiện luận văn tốt nghiệp với tiêu đề “Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Hải Phòng”.
Chương II
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 đối tượng nghiên cứu
Tại luận văn này, đối tượng nghiên cứu là vấn đề ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng, cụ thể là điều tra và đánh giá hiện trạng môi trường do các nhà máy chế biến thuỷ sản gây ra như chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí và vấn đề sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp này
phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
Sử dụng phiếu điều tra
- Phối hợp với cơ quan nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Hải sản Hải phòng và cơ quan quản lý chuyên ngành ở Hải Phòng (Sở Thủy sản) đến khảo sát, phỏng vấn những người có liên quan tại doanh nghiệp theo mẫu phiếu điều tra (xem phụ lục I).
- Tổng hợp kết quả điều tra, phân tích, đánh giá và viết báo cáo.
2.3 Nội dung công việc
Xây dựng phiếu điều tra.
Căn cứ vào các loại hình doanh nghiệp chế biến các nhóm sản phẩm khác nhau sẽ có sự tác động khác nhau đến môi trường qua việc thải ra các chất thải rắn, chất thải khí, nước thải để xây dựng phiếu điều tra.
Dự thảo phiếu điều tra được đưa ra thảo luận với sự tham gia của các chuyên gia của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản và đại diện một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hải Phòng để thống nhất nội dung của phiếu điều tra, cách điều tra và điền số liệu điều tra.
Tiến hành đi điều tra theo phiếu điều tra đã xây dựng
Gửi phiếu điều tra đến Sở Thuỷ sản, Sở Thuỷ sản gửi phiếu điều tra trước đến các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để doanh nghiệp chuẩn bị số liệu điền vào phiếu điều tra.
Phối hợp với Sở Thuỷ sản đi đến các nhà máy để phỏng vấn những người có liên quan.
¯ Xử lý số liệu.
¯ Viết báo cáo.
chương III
Kết qủả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Quy trình công nghệ chế biến các nhóm sản phẩm thủy sản tại HảI phòng.
3.1.1 Công nghệ chế biến thuỷ sản đông lạnh
Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thường được chia theo hai dạng chính sau:
Sản phẩm đông lạnh tươi sống (không qua xử lý nhiệt trong quá trình chế biến).
Sản phẩm đông lạnh chín (có qua xử lý nhiệt trong quá trình chế biến).
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải Phòng chỉ chế biến các sản phẩm đông lạnh tươi sống sau đây:
+ Tôm đông lạnh: gồm tôm sú nguyên con (HOSO), bóc đầu còn vỏ (HLSO), bóc vỏ còn đuôi (PTO).Tôm biển như sắt, chì, thường dùng để chế biến tôm thịt PUD và PD.
+ Cá : cá nguyên con, cắt khúc, phi lê, bỏ đầu nội tạng từ các loại cá biển như cấ Lượng cá Hố...
+ Mực : mực nang, mực ống phi lê, nguyên con làm sạch
Sơ đồ qui trình chế biến các sản phẩm đông lạnh chủ yếu được thể hiện tại hình 1.
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa
Xử lý
Phân cỡ
Xếp khuôn
Cấp đông
Mạ Băng
Bao gói
Bảo quản
Hình1. Sơ đồ quy trình công nghệ cơ bản chế biến các sản phẩm thủy sản đông lạnh
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu được tiếp nhận Tôm, Cá, Mực đều phải đạt tiêu chuẩn cảm quan và phải có giấy cam kết của bên bán là không sử dụng hoá chất bảo quản. Nguyên liệu được tiếp nhận cho vào rửa sau đó được đưa vào xử lý
Quá trình xử lý tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà có các phương pháp xử lý khác nhau:
+ Tại công đoạn xử lý tôm được bóc vỏ, bỏ đầu rút ruột hoặc để ruột; hay bóc vỏ còn đuôi, hay tôm nguyên con. Tôm sau công đoạn xử lý đượcchuyển sang khâu xếp khuôn, cấp đông, vào túi PE và bảo quản sản phẩm cấp đông dạng block 2kg như: PUD, PD, HLSO sau đó bao gói PE, cứ 6 túi đặt trong thùng carton.
+ Mực ống, mực nang được chế biến ở dạng phi lê và được chế biến thành các sản phẩm ăn liền như sushi, sashimi (tại công ty TNHH Việt Trường). Nguyên liệu được rửa sạch chuyển sang khâu xử lý để bỏ đầu, da, nội tạng, thân mực được mổ phanh ra, rửa và bỏ hết các màng da đó cho vào bao gói PE, hút chân không, cấp đông đóng thùng carton và đưa vào kho bảo quản. Đối với các sản phẩm ăn liền như sushi, sashimi ở các công đoạn sau phải được thực hiện trong điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt. Với mực nang, mực ống sơ chế, sản phẩm được cấp đông block, bao gói túi PE, và đóng 6 block trong 1 thùng carton
+ Cá được tiếp nhận tại xí nghiệp, được rửa và được vào khu chế biến, tại đây cá được bỏ đầu, nội tạng, phi lê hoặc cắt khúc. Sau đó cấp đông thành phẩm dạng rời hoặc block tuỳ theo từng khách hàng và được bao gói và đưa vào bảo quản.
3.1.2 Công nghệ chế biến nước mắm .
Công nghệ chế biến nước mắm của công ty TNHH Quang Hải và Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Cát Hải đã có từ lâu đời. Phương pháp chế biến đơn giản, chủ yếu dựa vào quá trình lên men, tự phân giải của cá, tôm và mực trong điều kiện muối mặn.
Qua tiếp thu kinh nghiệm chế biến nước mắm của các địa phương khác, gần đây công nghệ chế biến nước mắm ở Cát Hải đã được cải tiến. Cá mua về được ướp muối, cho vào gài nén ngay mà không đánh đảo như trước nữa, đồng thời để nâng cao chất lượng sản phẩm, cá nguyên liệu mua về cũng là cá còn tươi tốt, chất lượng cao.
Nguyên liệu
ủ chượp
Bã chượp
Rửa loại tạp chất
Ướp muối
Kéo rút
Nước mắm
thành phẩm
Sơ đồ quy trình chế biến nước mắm Cát Hải có thể biểu diễn như Hình 2 sau đây:
Hình 2. Sơ đồ quy trình chế biến nước mắm ở Cát Hải, Hải Phòng
Người ta trộn cá với muối theo tỉ lệ nhất định, dựa vào enzym và vi sinh vật có trong cá để phân giải protein của thịt cá.Thời gian chế biến nước mắm Cát Hải
3.1.3 Công nghệ sản xuất các sản phẩm đồ hộp.
Tại Hải Phòng chỉ có một công ty duy nhất chế biến đồ hộp thuỷ sản là Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long. Sản phẩm của Công ty gồm có đồ hộp cá, đồ hộp thịt gia súc, gia cầm.
3.1.3.1 Quy trình chế biến đồ hộp thịt gia súc, gia cầm
Quy trình chế biến đồ hộp thịt gia súc, gia cầm được thể hiện ở hình 3
Tiếp nhận nguyên liệu
Cấp đông
Bảo quản lạnh
Rã đông
Rửa
Xử lý
Trộn gia vị
Xếp hộp
Ghép mí
Rửa hộp
Thanh trùng
Bảo ôn
Dán nhãn
Bao gói
Nhập kho thành phẩm
Hình 3. Sơ đồ quy trình chế biến đồ hộp thịt của Công ty Đồ hộp Hạ Long
Thuyết minh quy trình
Sản phẩm đồ hộp của công ty chủ yếu là đồ hộp thịt lợn, gà, bò, pa tê gan...Nếu nguyên liệu được chuyển về là thịt tươi sẽ được rửa sạch, xếp vào các khay để đưa đi cấp đông và sau đó bảo quản trong kho lạnh làm nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công ty.
Khi sản xuất, nguyên liệu thịt đông lạnh được ngâm tan giá trong bể nước lưu động. Nước dùng để tan giá phải là nước sạch. Sau tan giá các miếng thịt được rửa sạch và đem cắt thành các miếng nhỏ hoặc đem xay, băm vụn tuỳ theo mục đích chế biến.
Thịt lợn sau khi xử lý (cắt miếng hoặc xay nhỏ) được trộn với các gia vị như hành tỏi, hạt tiêu, ngũ vị hương, mì chính...theo tỷ lệ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại đồ hộp. Sau đó chúng được xếp vào các hộp đã được rửa sạch và khử trùng bằng hơi nước nóng. Kích thước hộp và khối lượng thịt trong mỗi hộp đã được quy định cho mỗi sản phẩm.
Các hộp đã xếp thịt đúng qui định được đi theo băng chuyền đến máy ghép mí, tại đây các hộp được đậy nắp và ghép kín. Hộp sau đó được rửa sạch và xếp vào các giỏ đựng hộp thanh trùng.
Các giỏ đươc chuyển đến thiết bị thanh trùng và đưa vào thiết bị bằng xe đẩy. Mỗi loại sản phẩm, tuỳ theo kích cỡ hộp mà có chế độ thanh trùng khác nhau .
Sau khi thanh trùng xong người ta dùng nước sạch để làm nguội đồ hộp thịt xuống tới nhiệt độ khoảng 450C. Giỏ hộp được lấy ra để ráo, đồ hộp thịt được lau khô trước khi đưa đến phòng bảo ôn. Tại đây hộp được xếp thành chồng, để ở nhiệt độ thường trong khoảng 10 ngày .
Cuối cùng hộp được đem dán nhãn, đóng vào các thùng carton để đưa đi bảo quản trong kho thành phẩm hoặc/ và chuyển đến các nơi tiêu thụ
3.1.3.2 Quy trình chế biến đồ hộp cá
Nguyên liệu
Bảo quản lạnh
Quy trình chế biến đồ hộp cá được thể hiện trong sơ đồ hình 4
Xử lý
Rửa
Rã đông
Hấp chín
Cắt khúc
Philê, làm sạch
Tách da, xương
Làm nguội
Rót nước sốt
Xếp hộp
Ghép mí
Lau khô
Thanh trùng
Bao gói,
thành phẩm
Dán nhãn
Bảo ôn
Hình 4. Sơ đồ quy trình chế biến đồ hộp cá của Công ty Đồ hộp Hạ Long
Thuyết minh quy trình.
Nguyên liệu thường được công ty sử dụng làm đồ hộp cá là các loại cá thu, cá ngừ, cá trích và một số cá biển khác. Đa số cá nguyên liệu đưa về ở dạng đông lạnh hoặc ướp đá. Nếu cá ở dạng đông lạnh được đưa vào kho bảo quản đông ngay, nếu cá ướp đá cần được rửa sạch xếp khuôn cấp đông để bảo quản dự trữ nguyên liệu sản xuất lâu dài.
Tại phân xưởng sản xuất đồ hộp nguyên liệu được._. tan giá trong không khí ở nhiệt độ môi trường xung quanh.
Cá đã tan giá được rửa và chặt đầu, moi ruột, bỏ vây vẩy, sau đó được rửa lại cho sạch hết nhớt và chất bẩn còn dính trên thân cá và bụng cá.
Cá được xếp vào các khay đục lỗ, các khay chứa cá được đặt vào giá để đưa toàn bộ giá vào thiết bị hấp cá. Tại đây người ta dùng hơi nước để cấp thẳng vào trong thiết bị để làm chín cá. Cá chín được chuyển toàn bộ ra và làm nguội bằng không khí.
Cá đã nguội được chuyển tới khu vực tách xương, da tạo thành các miếng cá phi lê. Sau đó các miếng phi lê này được công nhân xử lý làm sạch bằng cách dùng dao tách các xương, da còn sót, loại bỏ phần thịt đỏ và cắt thành miếng vào ngay hộp. Các hộp được xếp đầy, được chuyển vào các băng chuyền qua khâu rót nước sốt.
Nước sốt được rót vào hộp tuỳ thuộc từng loại đồ hộp,có thể là dầu thực vât hoặc nước sốt cà chua ...
Việc ghép nắp hộp phải được tiến hành ngay sau khi rót sốt vào không được để chậm trễ, tránh để hộp bị nguội trước khi ghép nắp.
Các công đoạn tiếp theo cũng tương tự như chế biến đồ hộp thịt gia súc gia cầm, chúng chỉ khác nhau về chế độ thanh trùng.
3.1.4. Công nghệ chế biến Agar-agar .
Công nghệ chế biến agar-agar được thể hiện trong sơ đồ ở Hình5
Nguyên liệu
Rửa
Xử lý kiềm
Rửa trung tính
Xử lý axít
Tẩy trắng
Rửa
Có 2 công ty chuyên sản xuất Agar-agar ở Hải phòng công ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long, Công ty TNHH Hải Long sản xuất được 60 tấn agar-agar / năm .
Rửa trung tính
Lọc
Làm đông thạch
Nấu chiết
Cấp đông
Cắt sợi
Vắt ráo
ép
Cắt miếng
ép (máy)
Rã đông
Sấy khô
Bao gói
Xay bột
Bảo ôn
Bảo quản
Sấy
Hình 5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến agar-agar
Thuyết minh quy trình.
Rong câu nguyên liệu được công ty mua về ở dạng khô mặn, trước khi đưa vào chế biến rong này cần được rửa nhiều lần bằng nước ngọt để loại bỏ cát sạn, bùn đất và các tạp chất khác sau đó để ráo nước.
Việc xử lý kiềm được thực hiện trong nồi nấu bằng thép không rỉ (inox). Dung dịch kiềm được pha đúng nồng độ yêu cầu và được đun nóng đến 90o C đến 98oC . Cho rong câu đã rửa sạch cho vào nồi xử lý kiềm. Lượng kiềm cho vào phải đúng tỉ lệ quy định và tiếp tục đun nóng và duy trì nhiệt độ nói trên trong khoảng thời gian thích hợp.
Rong đã qua xử lý kiềm được rửa đến trung tính bằng nước sạch. Để ráo và tiếp tục xử lý bằng nước javel, nồng độ dung dịch, tỉ lệ dung dịch và thời gian xử lý được tính toán theo quy định. Sau đó rửa sạch đến trung tính bằng nước sạch, để ráo.
Chuyển rong đã được xử lý javel vào bể xử lý axit, nồng độ dung dịch, lượng dung dịch và thời gian xử lý tùy theo loại rong. Sau đó rửa trung tính bằng nước sạch và để ráo và chuẩn bị cho khâu chiết.
Việc nấu chiết được thực hiện bằng nồi nấu bằng thép không rỉ. Người ta sử dụng hơi nước để cung cấp nhiệt cho quá trình này. Lượng nước dùng cho vào nhiều hay ít phụ thuộc vào hàm lượng agar chứa trong rong. Nấu rong đã qua các khâu xử lý nêu trên, kết hợp bổ sung thêm các hóa chất sẽ tách được hầu hết agar có trong rong, sau đó đem lọc. Dịch lọc keo trong có độ nhớt cao.
Dịch lọc được chứa trong các khay, để nguội trong không khí hoặc ngâm nước, khi dịch lọc đã đông thành thạch chuyển sang khâu cắt sợi, ép tách bớt nước và đem cấp đông để tách bớt nước.
Thời gian thạch đông từ 10 - 12 giờ, nhiệt độ làm lạnh không thấp hơn -12oC . Thạch đã đông hết được đem tan giá bằng cách cho nước chảy qua khay .
Thạch đã tan giá hoàn toàn được chuyển sang khâu vắt nước sơ bộ trước khi đưa vào máy sấy, agar được sấy khô đạt đến độ ẩm 15 - 18 %.
Agar cắt sợi khô được xay nhỏ thành bột, để nguội và đóng gói trong các túi polyethylen. Sau đó chuyển đến kho bảo quản thành phẩm
3.1.5 Công nghệ sản xuất bột cá.
Công nghệ chế biến bột cá được thể hiện qua sơ đồ quy trình ở hình 6
Nguyên liệu
Cắt nhỏ
Hấp chín
Nghiền bột
ép tách nước
Bao gói
Sấy khô
Bảo quản
Hình 6. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến bột cá làm thức ăn gia súc
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu sử dụng để chế biến bột cá làm thức ăn gia súc là các loại cá kém giá trị kinh tế và không thể dùng để chế biến thực phẩm cho con người. Ngoài ra còn tận dụng các phế liệu của quá trình chế biến đông lạnh, đồ hộp, chả tôm, chả cá.
Nguyên liệu cho vào máy cắt nhỏ sau đó đem hấp lên để ép tách nước sau này dễ dàng hơn và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn thối rữa cũng như làm mất khả năng hoạt động của enzym có trong cá.
Cá đã hấp chín được chuyển sang khâu ép tách bớt nước trước khi cho vào lò sấy. Sau khi sấy khô kích thước cá vẫn còn lớn cần được qua máy xay nhỏ theo đúng yêu cầu.
Vì bột cá được chế biến từ các nguyên liệu có chất lượng khác nhau cho nên trước khi bao gói cần được kiểm tra chất lượng để định ra công thức phối chế thích hợp, bột cá thành phẩm phải đảm bảo đạt chỉ tiêu chất lượng như qui định.
Bột cá thành phẩm được đóng gói trong túi polyethylen, bên ngoài là bao nhựa PVC và được bảo quản ở trong kho thoáng mát.
3.2 các thông tin chung về các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của HảI phòng
Như đã trình bày ở chương I, do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, nên phạm vi điều tra hiện trạng môi trường chỉ giới hạn trong thành phố Hải Phòng. Các thông tin chung về các doanh nghiệp được tập hợp trong bảng 4
3.2.1. Loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng
Loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng, nếu phân loại:
* Theo nhóm sản phẩm chế biến gồm có:
- 4 doanh nghiệp chế biến đông lạnh
- 2 doanh nghiệp chế biến nước mắm
- 1 doanh nghiệp chế biến agar
- 1 doanh nghiệp chế biến đồ hộp
* Theo thời gian hoạt động:
Trong 8 doanh nghiệp chế biến thủy sản, có 2 doanh nghiệp có tuổi đời trên 40 năm như Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long và Công Ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải. Doanh nghiệp trẻ nhất là Công Ty TNHH Việt Trường mới đi vào hoạt động năm 2003.
* Theo hình thức sở hữu:
Trong 8 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp nhà nước và 3 doanh nghiệp tư nhân, 3 doanh nghiệp cổ phần và 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
3.2.2 Thời gian sản xuất trong năm
- Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh sơ chế thời gian sản xuất trong năm phụ thuộc mùa vụ nguyên liệu có trong năm, thường vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9.
- Doanh nghiệp chế biến nước mắm trong một năm chỉ nhập nguyên liệu để ủ chượp từ 1-2 lần do việc chế biến một mẻ nước mắm phải mất 6 tháng đến 1 năm, vì vậy thời gian sản xuất chính là vào những tháng đầu năm và giữa năm.
- Doanh nghiệp chế biến agar sản xuất quanh năm do nguồn nguyên liệu được dự trữ ở dạng khô.
- Riêng đối với Hợp Tác Xã Nam Triệu sản xuất nước đá và chế biến chả tôm chả cá cho nên sản xuất quanh năm.
3.3 Chất thải rắn của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Hải Phòng .
3.3.1 Chất thải rắn trong chế biến thuỷ sản đông lạnh
Như đã trình bày ở mục 1.3.1, chương 1 các sản phẩm được chế biến tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Hải Phòng gồm có các sản phẩm từ tôm, cá, mực các loại. Chất thải rắn thu được trong quá trình chế biến thuỷ sản đông lạnh tập trung nhiều nhất trong quá trình xử lý. Các loại chất thải rắn cụ thể:
* đầu, vỏ, nội tạng, trong chế biến tôm
*đầu, da, xương, vây, vẩy và nội tạng trong chế biến cá
*nội tạng, da, mai mực, trong chế biến mực
* mai và vỏ cua, ghẹ trong chế biến cua, ghẹ
* vỏ nghêu, cát sạn và thịt vụn trong chế biến nghêu luộc.
Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh dạng nguyên con thì số lượng chất thải rắn tạo ra không đáng kể và ít nhất.
Ngoài phế thải có nguồn gốc thuỷ sản, quá trình xử lý nguyên liệu loại bỏ tạp chất còn thải ra tạp chất có nguồn gốc khác nhau. Trong nhà máy chế biến có sử dụng các bao bì, dụng cụ chứa đựng...nên rác thải thu được còn có bao bì carton hỏng, bao PE, dây buộc, rác thải sinh hoạt. Các chất thải này làm tăng thêm lượng chất thải rắn cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.
Tại doanh nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, ngoài thủy sản còn sử dụng các sản phẩm phối chế là củ, quả, rau, ..khi đó có thêm các phế thải có nguồn gốc thực vật.
Theo tài liệu tham khảo, kết quả điều tra tại các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh :[2] cho thấy lượng chất thải thải ra như sau:
Bảng 5. Tỷ lệ phế thải trong chế biến một số sản phẩm thuỷ sản đông lạnh
Tên sản phẩm
Tỷ lệ phế thải / thành phẩm (tính theo phần khối lượng)
Tôm thịt đông lạnh
0,75
Cá phi lê đông lạnh
0.6
Nhuyễn thể chân đầu lột da đông lạnh
0,45
Giáp xác đông lạnh
0.540,6
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh
4
Kết quả điều tra tại 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng được trình bày tại bảng 6
Bảng 6. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải phòng
STT
Tên doanh nghiệp
Loại hình sản xuất
Công suất thiết kế (tấn/năm)
Tổng lượng chất thải rắn
(tấn/năm)
Tỷ lệ phế thải
(tỷ lệ phế thải/sản phẩm)
1
Công ty TNHH Việt Trường
đông lạnh
250
80
0,75
2
Công ty Seasafico Hà Nội
đông lạnh
350
170
0,75
3
Hợp Tác Xã Nam Triệu
chả tôm, chả cá đông lạnh, nước đá cây
1500
28
0,60
4
Công ty chế biến thủy sản Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng
Đông lạnh
700
160
0,81
* Trong số các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh được điều tra, lượng chất thải rắn của Hợp Tác Xã Nam Triệu là ít nhất vì cơ sở này chuyên sản xuất nước đá cây là chính. Nguyên liệu thịt nhập về chủ yếu ở dạng bán thành phẩm cho nên lượng chất thải rắn cũng ít.
* So với số liệu nêu ở bảng 5, lượng chất thải rắn thải ra từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải Phòng tương tự lượng chất chất thải rắn của các cơ sở chế biến sản phẩm tương tự trong ngành. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh được điều tra chế biến tôm là chủ yếu.
3.3.2 Chất thải rắn trong chế biến nước mắm
Chất thải rắn trong chế biến nước mắm chủ yếu là bã chượp. Lượng bã chượp trong chế biến nước mắm vào khoảng 0,275 tấn bã chượp/1 tấn thành phẩm theo [2].
Bảng 7. Lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Hải Phòng
STT
Tên doanh nghiệp
Loại hình sản xuất
Công suất thiết kế (tấn/năm)
Tổng lượng chất thải rắn
(tấn/năm)
Tỷ lệ phế thải (phế thải /sản phẩm)
1
Công ty TNHH Quang Hải
Nước mắm
1.020
300
0,294
2
Công Ty Cổ phần CB Dịch vụ Thuỷ sản Cát Hải
Nước mắm
3.750
757
0,21
So sánh nguồn [2] với kết quả điều tra thì lượng chất thải rắn dao động so với nguồn lên xuống không đáng là bao nhiêu . Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải sản lượng sản xuất ra gấp 3 lần Công Ty TNHH Quang Hải nhưng lượng chất thải rắn thải ra lại chỉ bằng 1/2 có thể là Quang Hải sử dụng nhiều than để nấu phá bã cho nên có lượng xỉ than nhiều.
Ngoài phần bã chượp một số trong quá trình sản xuất còn có thêm một lượng rác thải sinh hoạt, bao bì hỏng...
3.3.3 Chất thải rắn trong chế biền đồ hộp
Chất thải rắn trong chế biến đồ hộp cá bao gồm đầu, da, xương, vây, vẩy, nội tạng cá. Ngoài ra còn có phế thải từ các loại rau, củ, quả, rác thải sinh hoạt, xỉ than.
Lượng chất thải rắn đối với chế biến cá hộp khoảng 1,7 tấn phế thải/1 tấn thành phẩm [2]. Kết quả điều tra tại Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cho thấy với sản lượng sản xuất của Công ty là 3000 tấn sản phẩm/ năm, trong khi chất thải rắn thải ra là 750 tấn/năm. Chất thải rắn ít như vậy là do Công ty đã có các nhà máy vệ tinh tại Đà Nẵng, Nha Trang (với hình thức đầu tư hoặc liên doanh) để xử lý cá ngừ nguyên liệu thành các miếng cá ngừ đã qua luộc, làm sạch da, xương và thịt đỏ. Chỉ một số ít cá nguyên liệu đông lạnh được xử lý tại Công ty. Ngoài ra Công ty còn mua bán thành phẩm ở các nhà máy khác về làm nguyên liệu cho nhà máy của mình.
3.3.4 Chất thải rắn trong chế biến Agar-agar
Lượng chất thải rắn trong chế biến agar khoảng 6 tấn phế thải/ 1tấn thành phẩm [2]. Thành phần chính của chất thải này là xenlulo. Công ty TNHH Hải Long sản lượng 60 tấn sản phẩm/ năm, trong khi đó tổng chất thải rắn là 780 tấn / năm trong đó có cả xỉ than và rác thải sinh hoạt
Như vậy lượng chất thải rắn của các doanh nghiệp khác nhau rất khác nhau, tuỳ thuộc vào năng lực sản xuất của nhà máy,vào đối tượng và tính chất của nguyên liệu, thành phẩm mà lượng chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến nhiều hay ít. Kết quả điều tra cho thấy lượng chất thải rắn sinh ra trong các nhà máy chế biến thuỷ sản từ vài chục cho đến hàng nghìn tấn mỗi năm.
Tổng lượng chất thải lớn, mà thành phần chính của chất thải rắn này có nguồn gốc từ động vật thuỷ sản chứa các hợp chất hữu cơ giàu đạm, canxi, lipit, chất khoáng...Các chất thải này dưới tác động của vi sinh vật, cùng các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, pH môi trường và ánh sáng mặt trời...sẽ nhanh chóng bị biến đổi, phân huỷ tạo thành các sản phẩm cấp thấp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các phế thải này cũng là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, nếu không xử lý kịp thời sẽ bị lây nhiễm cho sản phẩm. Do vậy cần có biện pháp nhanh chóng thu gom, bảo quản, tận dụng các phế thải này.
3.3 Nước thải
Như đã nói ở trên nước thải trong công nghiệp chế biến thuỷ sản gồm có nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh công nghiệp:
Nước thải trong quá trình sản xuất : Là nước thải ra trong quá trình xử lý, chế biến nguyên liệu và bán thành phẩm (quá trình rã đông, rửa nguyên liệu, bán thành phẩm...)
Nước thải vệ sinh công nghiệp : Đây là lượng nước sử dụng cho việc vệ sinh nhà xưởng, các thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, vệ sinh kho lạnh, thiết bị cấp đông ...Nước thải này chứa các chất hữu cơ giàu đạm, lipit, chất khoáng của nguyên liệu thuỷ sản. Chúng còn chứa thành phần các hoá chất dùng để tẩy rửa, khử trùng đã được sử dụng trong quá trình vệ sinh công nghiệp tại doanh nghiệp.
Theo số liệu điều tra, hầu hết các xí nghiệp chế biến thuỷ sản đều được sử dụng clorin để khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, đây là chất dùng để xử lý nước và khử trùng rất hiệu quả; ngoài ra một số doanh nghiệp có sử dụng xà phòng làm chất tẩy rửa.
Lượng hoá chất của một số cở chế biến ở Hải Phòng sử dụng như sau:
Bảng 8. Sử dụng hoá chất tẩy rửa khử trùng của một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng năm 2002
Stt
Tên doanh nghiệp
Clorin (kg/năm)
Xà phòng (kg/năm)
1
Công ty TNHH ViệtTrường
100
300
2
Hợp Tác Xã Nam Triệu
chất khác
400
400
3
Công Ty Seasafico Hà Nội
80
400
4
Công Ty Chế Biến Xuất Khẩu Thủy
Sản Hải Phòng
-
-
5
Công Ty TNHH Quang Hải
12
100
6
Công Ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy Thuỷ sản Cát Hải
9,5
84
7
Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long
210
8.022
8
Công Ty TNHH Hải Long
280
1.050
Từ bảng 7 cho thấy: lượng hoá chất sử dụng khi vệ sinh, khử trùng nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, kho chứa...tương đối lớn từ vài trăm đến vài nghìn (kg) mỗi năm tuỳ thuộc vào mức độ sản xuất của mỗi xí nghiệp; sự có mặt của các hoá chất này có trong nước thải thuỷ sản cần được đặc biệt quan tâm trong quá trình xử lý nước thải.
* Hoá chất khử trùng được sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là Clorin:
Công ty TNHH Hải Long sử dụng nhiều Clorin nhất vì doanh nghiệp này cần sử dụng rất nhiều nước trong quá trình chế biến mà clorin được sử dụng để khử trùng nước dùng trong chế biến.
Các doanh nghiệp chế biến nước mắm là đơn vị ít sử dụng clorin nhất.
Các doanh nghiệp còn lại sử dụng clorin với lượng dao động khoảng vài trăm kg/năm.
* Chất tẩy rửa
Chất tẩy rửa được sử dụng trong các cơ sở chế biến thuỷ sản là xà phòng để vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng, rửa tay công nhân.
Từ kết quả điều tra nêu tại bảng 7 cho thấy: Công ty Đồ hộp Hạ Long là đơn vị có sản lượng lớn, nên sử dụng nhiều xà phòng nhất trong quá trình tẩy rửa làm vệ sinh. Tương tự như hoá chất khử trùng, lượng chất tẩy rửa sử dụng ít nhất trong các cơ sở chế biến nước mắm.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt gồm có nước thải từ nhà vệ sinh công cộng, nước rửa tay chân công nhân, nước từ nhà tắm, nhà ăn tập thể ...Đây là lượng nước thải đáng kể vì trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản số lượng công nhân đông, mật độ tập trung cao, nhu cầu cho nước sử dụng cho sinh hoạt lớn. Số lao động trong mỗi doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải Phòng có thể từ vài chục đến vài trăm công nhân. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng của các công ty này không lớn và mức độ ô nhiễm của nguồn nước không cao so với nước thải công nghịêp. Trong quá trình xây dựng nhà máy, nguồn nước này thường được thiết kế tách riêng với nguồn nước thải sản xuất thuỷ sản, để giảm thiểu chi phí cho việc xây dựng và chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Khi nói đến nước thải cần quan tâm đến lượng nước thải và chất lượng nước thải .
3.3.1 Lượng nước thải
3.3.1.1 Nước thải trong chế biến đông lạnh
Nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất. Công nghệ chế biến thuỷ sản đòi hỏi phải sử dụng nhiều nước trong quá trình xử lý, chế biến và cho vệ sinh, khử trùng. Tuỳ theo quy mô sản xuất, mặt hàng, quy trình công nghệ, công tác quản lý việc sử dụng nước, kể cả phương tiện cấp nước, mức độ tiết kiệm nước, khả năng áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân ...mà lượng nước thải sinh ra tại doanh nghiệp nhiều hay ít. Ngay trong cùng một quy trình công nghệ, các khâu khác nhau lượng nước sử dụng cũng rất khác nhau và do vậy lượng nước thải sinh ra có nồng độ chất thải cũng khác nhau. Thực tế cho thấy ở khâu xử lý nguyên liệu, lượng nước sử dụng tương đối nhiều và lượng nước thải ra có thành phần đạm, lipit, khoáng chất cao, do vậy khả năng gây ô nhiễm lớn. Quá trình vệ sinh khử trùng nhà xưởng, thiết bị dụng cụ cũng sinh ra lượng nước thải lớn.
Nước thải trong quá trình sản xuất gồm: nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước dùng trong vệ sinh dụng cụ, nước thải này bao gồm máu nhớt thịt vụn, bùn đất và các hoá chất tẩy rửa và khử trùng.
Nước thải sinh hoạt từ các nguồn: nước thải từ khu nhà ăn tập thể: nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ; nước rửa tay của công nhân.
Trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh, lượng nước thải dao động 30 m3/tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm [2]
Lượng nước thải trong khi sản xuất một tấn thành phẩm ở các doanh nghiệp không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Loại nguyên liệu, độ sạch của nguyên liệu, sử dụng nước có tiết kiệm hay không.
3.3.1.2 Nước thải trong chế biến nước mắm
Kết quả cho thấy nước thải trong xí nghiệp chế biến nước mắm gồm nước thải trong qúa trình sản xuất và nước thải trong sinh hoạt. Nước thải trong quá trình sản xuất chủ yếu là nước rửa nguyên liệu, thành phần của nước thải này có máu, nhớt của cá và tạp chất.
Lượng nước sử dụng để rửa 1 tấn nguyên liệu của xí nghiệp chế biến nước mắm không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ sạch của nguyên liệu, có loại đã được ngư dân trộn cá với muối ngay từ trên biển. Vì vậy nguyên liệu này không cần phải rửa.
Nước rửa dụng cụ sản xuất và chai để đựng bán thành phẩm và thành phẩm.
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà ăn tập thể và nước thải từ khu nhà tắm, nhà vệ sinh. Để sản xuất một mẻ cá thành nước mắm phải mất từ 6 tháng đến 1 năm, trong thời gian này hầu như không có nước thải vì không cần sử dụng nhiều nước.
3.3.1.3 Nước thải trong chế biến đồ hộp
Nước thải trong chế biến đồ hộp gồm nước thải rửa nguyên liệu, rửa bán thành phẩm, nước hấp cá và nước rửa dụng cụ, nước ngưng tụ hơi do rửa và khử trùng vỏ hộp, thanh trùng đồ hộp.
Nước thải trong xí nghiệp chế biến đồ hộp còn có nước thải sinh hoạt, nước khu vực nhà ăn, khu tắm, khu vệ sinh, khu rửa tay chân công nhân...
3.3.1.4 Nước thải trong chế biến Agar
Nước thải trong chế biến Agar gồm:
Nước thải khi rửa rong câu nguyên liệu
Nước thải sau khi xử lý kiềm
Nước thải khi rửa sạch kiềm (xút)
Nước thải sau khi xử lý axit
Nước thải sau khi rửa sạch axit
Nước thải khi tan giá
Nước thải trong chế biến Agar gồm có bã rong vụn, các hoá chất dư trong quá trình chế biến. Nước thải này có chứa các hoá chất nguy hại, nếu thải trực tiếp ra sông, hồ, ruộng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất Agar đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Việc xử lý nước thải là cần thiết đối với loại hình sản xuất này .
3.3.1.5 Nước thải trong chế biến bột cá
Qua điều tra ở Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long cho thấy nước thải sản xuất bột cá gồm:
+ Nước rửa nguyên liệu
+ Nước ép tách cá sau khi hấp
+ Nước rửa thiết bị dụng cụ
Nước thải trong chế biến bột cá có chứa thịt vụn, máu, nhớt của cá và các tạp chất. Nước ép cá sau khi hấp sẽ chứa thịt vụn của cá, độ đạm cao, nên có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc nước mắm.
Lượng nước thải của các doanh nghiệp chế biến của Hải Phòng năm 2002 xem bảng 9
Từ bảng 9 cho thấy lượng nước thải từ các loại hình cơ sở chế biến thủy sản khác nhau như sau:.
+ Đối với doanh nghiệp chế biến đông lạnh
Có 4 doanh nghiệp HTX Nam Triệu sản phẩm chính là sản xuất nước đá cây, sản phẩm chả giò và chả cá đông lạnh không đáng kể nên lượng nước thải ít hơn lượng nước sử dụng, doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh khác Công ty Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng chế biến sản phẩm đông lạnh sử dụng nhiều nước nhất trong 4 doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghịêp chế biến đồ hộp
Trong số 8 doanh nghiệp chế biến thủy sản được tiến hành điều tra, Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long là doanh nghịêp sử dụng nhiều nước nhất và cũng là đơn vị có lượng nước thải nhiều nhất vì doanh nghiệp này không những sản xuất đồ hộp mà còn sản xuất bột cá, agar, gelatin,..Như trên đã nói lượng nước dùng để sản xuất một tấn agar rất lớn nhưng lượng nước dùng để sản xuất bột cá, gelatin lượng nước thải không lớn .
Lượng nước thải của chế biến agar lớn gấp 3 lần chế biến đông lạnh, do đó Công Ty TNHH Hải Long sản lượng sản xuất có 60 tấn/ năm nhưng lượng nước thải tận 90.000 m3/ năm. Do lượng nước cần nhiều trong quá trình sản xuất agar.
Hai doanh nghiệp Công Ty TNHH Cát Hải và Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Cát Hải lượng nước thải tương đối ít vì nước chỉ sử dụng để rửa nguyên liệu, nước dùng trong sản xuất và nước sinh hoạt nhưng lượng nước này không đáng kể.
+ Lượng nước tiêu thụ / một tấn sản phẩm .
Trong số 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh thì Công ty TNHH Việt Trường có tỷ lệ lượng nước tiêu thụ cho một tấn sản phẩm là lớn nhất, do sự quản lý sản xuất không được chặt chẽ trong khi công nhân đang xử lý để cho vòi nước chảy quá mạnh.
Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh các chất thải theo [2] thì lượng nước tiêu thụ để sản xuất 1 tấn sản phẩm:
- đối với sản xuất đông lạnh dao động từ 30 m3 /tấn thành phẩm đến 78 m3/ tấn thành phẩm .
- nước mắm để sản xuất ra 1000 lít nước mắm thì lượng nước thải ra trên dưới 1 m3.
- lượng nước thải trong chế biến đồ hộp cũng tương tự như lượng nước thải trong chế biến đông lạnh.
- lượng nước thải ra để sản xuất một tấn agar khoảng 3000 m3/ 1 tấn thành phẩm .
- trong chế biến bột cá để sản xuất ra 1 tấn thành phẩm bột cá thì thải ra một lượng nước thải là 1,9 m3/ 1tấn thành phẩm.
So sánh với tài liệu [2] lượng nước thải tiêu hao cho 1 tấn tahnhf phẩm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh ở Hải phòng cũng nằm trong mức phổ biến của các doanh nghiệp chế biến tương tự khác. Tuy nhiên, ở Hải Phòng có hai cơ sở lớn chế biến agar là Công ty TNHH Hải Long và Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long thì tiêu hao nước cho một tấn sản phẩm agar của Công ty TNHH Hải Long thấp hơn.
Trong hai doanh nghiệp chế biến nước mắm Công ty TNHH Quang Hải sử dụng nước tiết kiệm hơn so với Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải.
3.3.2 Chất lượng nước thải của công nghiệp chế biến thủy sản ở Hải Phòng
Thành phần nước thải trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản trước khi xử lý của các cơ sở chế biến thủy sản ở Hải Phòng như sau (Xem bảng 10):
Nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có mức độ ô nhiễm rất khác nhau (xem bảng 10) và mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của nguyên liệu, công nghệ xử lý chế biến. Kết qủa điều tra cho thấy giá trị các chỉ số của nước thải trong các doanh nghiệp chế biến cao hơn rất nhiều so với mức B (quy định cho phép xả vào sông, ngòi) quy định tại TCVN5945 : 1995 (xem phần phụ lục II).
Nước thải trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản nêu trên nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường, đổ thẳng xuống hệ thống thoát nước hở của thành phố sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nước thải thành phố. Khi tới doanh nghiệp chúng tôi thấy hầu hết nước ở các mương thoát nước xung quanh đều bị ô nhiễm.
Từ bảng 10 cho thấy:
pH: giá trị pH nước thải của công ty TNHH Hải Long là cao nhất vì trong quá trình xử lý agar có công đoạn xử lý kiềm. Gía trị này của các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh nhìn chung không vượt quá mức tiêu chuẩn Việt Nam đề ra mức B .
Chất rắn lơ lửng : hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải theo tiêu chuẩn quy định là 100mg/lít. Hàm lượng chất rắn trong nước thải của công ty TNHH Việt Trường là cao nhất vượt qui định 4,5 lần. Hiện tại Công ty TNHH Việt Trường đang vừa sản xuất, vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến của công nhân chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số chất rắn lơ lửng của nước thải từ doanh nghiệp này cao hơn các doanh nghiệp tương tự khác. Hàm lượng chất rắn của nước thải từ Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long là cao hơn qui định 2,34 lần do ngoài việc sản xuất đồ hộp thịt cá, công ty còn chế biến agar. Tiếp đó là công ty TNHH Hải Long hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với tiêu chuẩn 1.37 lần .
Tổng nitơ: tổng nitơ trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 60 mg/lít đối với công ty TNHHViệt Trường là cao nhất gấp 1,8 lần so với qui định, nói chung các doanh nghiệp hàm lượng nitơ dao động rất thấp .
Tổng photpho trong nước thải theo tiêu chuẩn qui định là 6 mg/lít, trong khi tổng số photpho của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn qui định 5 lần, Công ty Seasafico Hà Nội - gấp 1,2 lần, Công ty Xuất khẩu Thủy sản Hải Phòng- cao hơn tiêu chuẩn 4 lần, Công ty Đồ Hộp Hạ Long - cao hơn 2 lần nói chung là hàm lượng photpho của các nhà máy đông lạnh cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều.
Riêng các doanh nghiệp sản xuất nước mắm hàm lượng tổng số phot pho không đáng kể vì chỉ dùng để rửa nguyên liệu và rửa chai đựng bán thành phẩm.
BOD205 : Hàm lượng BOD trong nước thải của tiêu chuẩn 50 mg/lít. Hàm lượng này trong Công ty TNHH Việt Trường gấp 30 lần và là cao nhất, Công ty Chế biến Xuất khẩu Thuỷ sản Hải Phòng – gấp 10,2, Công ty Seasafico Hà Nội hàm l - gấp 2,32 lần, HTX Nam Triệu - gấp 1,5 lần.
Nhìn chung là hàm lượng BOD của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh là tương đối cao vì đây đặc điểm của thủy sản có hàm lượng các chất hữu cơ cao.
Hàm lượng BOD trong nước thải của Công Ty Đồ Hộp Hạ Long cũng cao hơn tiêu chuẩn là 2,74 lần, do Công ty sản xuất các mặt hàng đồ hộp thịt cá, agar, bột cá cho nên các chất hữu cơ cao
COD205 :Hàm lượng COD tiêu chuẩn là 100 mg/lít .
Hàm lượng COD trong nước thải của Công ty TNHH Việt Trường cao hơn 20 lầnCông ty TNHH Việt Trường hiện tại vừa sản suất vừa xây dựng, hoàn thiện, kỹ năng xử lý chế biến chưa cao, có lẽ vì lý do này mà chỉ số COD coa hơn các doanh nghiệp khác
Đối với Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần so với tiêu chuẩn
Seasafico Hà Nội gấp 33,6 lần . Hải Long sản xuất agar lượng COD cũng gấp 4,1 lần so vơi tiêu chuẩn mức độ ô nhiễm cũng tương đối cao vì đặc điểm của agar sản xuất từ rong câu và rong câu có hàm lượng chất hữu cơ cao.
Đồ Hộp Hạ Long gấp 4,68 lần.
Coliform:
hàm lượng coliform của tiêu chuẩn là MPN/100ml .
Doanh nghiệp sản xuất đông lạnh.
- Seasafico chỉ số coliform so với tiêu chuẩn gấp 11.105 lần
- Việt Trường cao hơn qui định 5 lần .
- Xuất Khẩu Thủy Sản Hải Phòng gấp 7 lần qui định.
Riêng đối với doanh nghiệp chế biến nước mắm Quang Hải gấp 24.102 lần rất cao vì doanh nghiệp chế biến nước mắm là nước rửa nguyên liệu đặc điểm của thủy sản có hàm lượng coliform cao.
Nước thải từ các xí nghiệp chế biến thuỷ sản nếu không được xử lý triệt để sẽ góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường nước trên các sông ngòi, làm xấu đi chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, làm ô nhiễm không khí khu vực nhà máy, khu vực đô thị và khu vực dân cư nơi xí nghiệp hoạt động. Điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi thuỷ sản, đến sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản.
3.3.3 Hệ thống xử lý nước thải
Theo kết quả điều tra trong số 8 doanh nghiệp được điều tra chỉ có 3/8 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là.
Công ty TNHH Việt Trường
Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long.
Tổng số vốn đầu tư xây dựng của các công ty khá lớn và chi phí vận hành khá cao
Bảng 11. Doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Tên doanh nghiệp
Sản lượng sản xuất (tấn/năm)
Kinh phí xây dựng (triệu đồng)
Công ty TNHH Việt Trường
300
350.
Công ty Chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hải Phòng
900
450.
Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long
3000
1.200
Nước thải của các công ty đã qua xử lý đạt mức B theo quy định tại TCVN 5945 : 1995.
Còn các doanh nghiệp còn lại chỉ xử lý sơ bộ hoặc thải thẳng ra sông, ngòi gần khu vực.
Nước thải của công nghiệp chế biến thuỷ sản có chứa nhiều thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa ... chưa được xử lý, khi thải thẳng ra các sông làm tăng độ đục của nước sông do các chất lơ lửng có trong nước thải, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hoà tan rong nước sông, ảnh hưởng xấu đến hệ thuỷ sinh; làm tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước sông do các chất hữu cơ chứa nitơ và photpho có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước gây nên hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một sản phẩm độc hại như H2S, mercaptan... Tạo ra các chất có mùi hôi và làm cho nước có màu đen.
3.4 Khí thải, mùi.
Khí thải và mùi trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản phát sinh từ các nguồn sau: do chất đốt, mùi hôi tanh của nguyên liệu từ khu vực sản xuất chế biến, mùi đặc trưng của hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất, trong quá trình vệ sinh khử trùng và mùi của môi chất lạnh có thể bị rò rỉ từ hệ thống lạnh
3.4.1 Nguồn chất đốt:
Máy phát điện dự phòng, nồi hơi, các máy dùng nh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3663.doc