Tài liệu Điều tra đặc điểm sinh học của cây Chè Shan núi cao tự nhiên ở tỉnh Lào cai: ... Ebook Điều tra đặc điểm sinh học của cây Chè Shan núi cao tự nhiên ở tỉnh Lào cai
135 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Điều tra đặc điểm sinh học của cây Chè Shan núi cao tự nhiên ở tỉnh Lào cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
BÙI MẠNH TUẤN
ðIỀU TRA ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA CÂY CHÈ SHAN
NÚI CAO TỰ NHIÊN Ở TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ðÌNH VINH
HÀ NỘI, 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả ñiều tra, nghiên cứu trong Luận
văn này là hoàn toàn trung thực, có thực tiễn; chưa ñược bảo vệ ở bất kỳ một
Hội ñồng khoa học hay học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Bùi Mạnh Tuấn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản Luận văn, trong quá trình thực tập tôi ñã nhận ñược
sự giúp ñỡ tận tình và tạo ñiều kiện thuận lợi của Khoa sau ñại học; Khoa
Nông Học - Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo TS Nguyễn
ðình Vinh, người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực tập và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ
viên chức trong Bộ môn Cây công nghiệp - Khoa Nông Học - Trường ðại
Học Nông Nghiệp Hà Nội; Ban Giám ñốc sở Nông nghiệp & PTNT; UBND
các huyện; Phòng Nông nghiệp & PTNT; UBND xã và Cán bộ Khuyến nông
viên viên cơ sở của 5 huyện vùng cao tỉnh Lào Cai.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia ñình, bạn bè ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên và khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2008
Tác giả luận văn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. Mở ñầu 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 3
1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
2. Tổng quan tài liệu 7
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 7
2.2 Nguồn gốc và phân loại cây chè 8
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước 13
2.4 Các nghiên cứu về giống chè 22
2.5 Một số phương pháp nhân giống chè 28
3. Nội dung và phương pháp ñiều tra, nghiên cứu 37
3.1 Vật liệu ñiều tra - nghiên cứu 37
3.2 Nội dung ñiều tra 37
3.3 Phương pháp ñiều tra 38
3.4 Nội dung nghiên cứu 38
3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
3.6 ðề xuất các giải pháp phát triển cây chè Shan 41
4. Kết quả và thảo luận 43
4.1 Kết quả ñiều tra cây chè Shan tự nhiên ở Lào Cai 43
4.1.1 Khái quát ñặc ñiểm vùng chè tỉnh Lào Cai 43
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… iv
4.1.2 ðánh giá sự phân bố của cây chè Shan núi cao tự nhiên 46
4.1.3 ðiều kiện thời tiết khí hậu các vùng chè Shan tự nhiên tỉnh Lào
Cai 51
4.1.4 ðặc ñiểm ñịa hình, ñất ñai, ñộ cao của các vùng chè Lào Cai 54
4.1.5 Kết quả ñiều tra phân bố của cây chè Shan núi cao tự nhiên ở
tỉnh Lào Cai 56
4.1.6 Kết quả ñiều tra các ñặc ñiểm hình thái của các cây chè Shan núi
cao tự nhiên 58
4.1.7 Kết quả ñiều tra phân loại theo chiều cao cây và ñường kính tán lá
của cây chè Shan núi cao tự nhiên 60
4.1.8 ðánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chè Shan tự nhiên ở Lào
Cai 62
4.2. ðiều tra các ñặc ñiểm sinh học của cây chè Shan núi cao tự nhiên
ở Lào Cai 64
4.2.1 Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của các cây chè Shan tự nhiên 70
4.2.2 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các dòng chè Shan tự nhiên 78
4.2.3 ðánh giá chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của các
cây chè Shan tự nhiên ở Lào Cai 89
4.2.4 ðiều tra ñặc ñiểm sinh thực của các dòng chè Shan tự nhiên 95
4.2.5 Theo dõi khả năng nhân giống vô tính một số dòng chè Shan tự
nhiên bằng phương pháp giâm cành tại Lào Cai 98
4.3 Giải pháp pháp triển cây chè Shan núi cao tự nhiên 105
4.3.1 Chọn lọc, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 105
4.3.2 Một số ñề xuất ñể phát triển vùng chè Shan tự nhiên 109
5. Kết luận và ñề nghị 113
5.1 Kết luận 113
5.2 ðề nghị 114
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… v
Tài liệu tham khảo 115
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
CTV : Cộng tác viên
FAO : Food Agriculture Oganization
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTCB : Kiến thiết cơ bản
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NXB : Nhà xuất bản
PP : Page paper
PTS : Phó tiến sĩ
TCN : Trước công nguyên
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
ThS : Thạc sĩ
Tr : Trang
V% : ðộ biến ñộng
XðGN : Xoá ñói giảm nghèo
KHCN &MT : Khoa học Công nghệ và Môi trường
XD : Xây dựng
SMC : Si Ma Cai
BH : Bắc Hà
MK : Mường Khương
BX : Bát Xát
SP : Sa Pa
TT : Tím Tía
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Mét sè yÕu tè khÝ hËu t¹i c¸c vïng ®iÒu tra 52
4.2 C¸c yÕu tè ®Þa h×nh, ®Êt ®ai, ®é cao t¹i c¸c vïng chÌ Shan 56
4.3 KÕt qu¶ ®iÒu tra ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn ë tØnh
Lµo Cai 57
4.4 KÕt qu¶ ®iÒu tra c¸c ®Æc ®iÓm h×nh th¸i cña c©y chÌ Shan nói cao 59
4.5 KÕt qu¶ ®iÒu tra ph©n lo¹i theo chiÒu cao c©y vµ ®−êng kÝnh t¸n l¸
cña chÌ Shan nói cao 61
4.6 KÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh chÌ Shan tù nhiªn ë Lµo Cai
n¨m 2007 63
4.7 §Æc ®iÓm h×nh th¸i th©n cµnh cña c¸c c©y chÌ Shan tù nhiªn 71
4.8 KÝch th−íc l¸ cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn 73
4.9 §Æc ®iÓm bóp cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn 77
4.10 Mét sè chØ tiªu sinh tr−ëng cµnh cña c¸c c©y chÌ Shan nói cao tù
nhiªn 79
4.11 T¨ng tr−ëng chiÒu dµi bóp (t«m + 3 l¸) cña c¸c c©y chÌ Shan tù
nhiªn trong vô xu©n 2008 81
4.12 Tèc ®é sinh tr−ëng dµi bóp cña c¸c dßng chÌ Shan nói cao tù nhiªn
trong vô xu©n 2008 82
4.13 T¨ng tr−ëng chiÒu dµi bóp cña c¸c c©y chÌ Shan tù nhiªn trong vô
hÌ 2008 84
4.14 Tèc ®é sinh tr−ëng chiÒu dµi bóp cña c¸c c©y chÌ shan trong vô hÌ
2008 85
4.15 C¸c yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt cña c¸c c©y chÌ Shan tù nhiªn 87
4.16 Mét sè lo¹i s©u bÖnh g©y h¹i chÝnh trªn c¸c c©y chÌ Shan tù nhiªn 88
4.17 Thµnh phÇn c¬ giíi bóp chÌ cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn 90
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vii
4.18 KÕt qu¶ ph©n tÝch thµnh phÇn sinh ho¸ chÌ cña mét sè dßng chÌ
Shan tù nhiªn ë Lµo Cai 91
4.19 KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ chÊt l−îng chÌ xanh cña c¸c dßng chÌ Shan tù
nhiªn b»ng ph−¬ng ph¸p c¶m quan 94
4.20 Mét sè chØ tiªu sinh tr−ëng sinh thùc cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn 97
4.21 Quan s¸t mét sè tÝnh tr¹ng ®Æc tr−ng cña hoa chÌ Shan tù nhiªn 98
4.22 Kh¶ n¨ng h×nh thµnh m« sÑo cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn sau
khi c¾m hom 99
4.23 Tû lÖ ra rÔ cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn sau khi c¾m hom 101
4.24 Tû lÖ n¶y mÇm cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn sau khi c¾m hom 102
4.25 Tû lÖ sèng cña c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn sau khi c¾m hom 103
4.26 ChÊt l−îng cña c©y chÌ Shan trong giai ®o¹n v−ên −¬m 104
4.27 §Þa ®iÓm, sè l−îng, c¸c dßng chÌ Shan tù nhiªn cÇn thiÕt ®−îc b¶o
tån l−u gi÷ lµm c©y ®Çu dßng, c©y gièng gèc t¹i Lµo Cai 107
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 B¶n ®å hiÖn tr¹ng ph©n bè c¸c vïng c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn
tØnh Lµo Cai 46
4.2 Sù ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn Si Ma Cai 47
4.3 Sù ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn B¾c Hµ 48
4.4 Sù ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn M−êng Kh−¬ng 49
4.5 Sù ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn B¸t X¸t 50
4.6 Sù ph©n bè cña c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn Sa Pa 51
4.7 ChÌ Shan tù nhiªn ë huyÖn Si Ma Cai 66
4.8 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ Hoµng Thu Phè – B¾c Hµ 66
4.9 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ B¶n LiÒn - B¾c Hµ 67
4.10 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ T¶ Khµng – M−êng Kh−¬ng 68
4.11 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ A Mó Sung – B¸t X¸t 68
4.12 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ DÒn S¸ng – B¸t X¸t 69
4.13 ChÌ Shan tù nhiªn ë x^ T¶ Giµng Ph×nh – Sa Pa 69
4.14 ChÌ Shan tù nhiªn cã d¹ng h×nh ®Æc biÖt (tÝa tÝm) 70
4.15 §éng th¸i t¨ng tr−ëng chiÒu dµi bóp cña c¸c c©y chÌ Shan tù nhiªn
vô xu©n 2008 81
4.16 Tèc ®é sinh tr−ëng dµi bóp cña c¸c c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn
vô xu©n 2008 (cm/5 ngày) 83
4.17 §éng th¸i t¨ng tr−ëng chiÒu dµi bóp chÌ Shan nói cao tù nhiªn vô
hÌ 2008 85
4.18 Tèc ®é sinh tr−ëng dµi bóp cña c¸c c©y chÌ Shan nói cao tù nhiªn
vô hÌ 2008 86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 1
1. MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O.Kuntze) nguồn gốc là cây hoang dại,
ñược người Trung Quốc phát hiện vào năm 2738 TCN. Trong tự nhiên cây chè
có dạng cây bụi hoặc cây gỗ, khi trồng trọt nó ñược khống chế chiều cao bằng
việc ñốn tỉa cành ñể hái búp và lá non. Buổi ban ñầu con người sử dụng các sản
phẩm chè như một thứ dược liệu, sau ñược dùng làm nước uống. Tuỳ thuộc vào
công nghệ chế biến nguyên liệu thu hái mà ta có các sản phẩm khác nhau như
chè xanh, chè ñen, chè vàng, chè phổ nhĩ, chè kim ngân, chè ô long v.v. Qua
nhiều nghiên cứu uống chè có nhiều tác dụng trong ñời sống con người, trong y
dược bảo vệ sức khoẻ con người như chống ung thư, chống phóng xạ nguyên
tử…
Việt Nam là một trong những nước có ñiều kiện tự nhiên thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Cây chè có thể phát triển tự nhiên ở
vùng núi cao (chè tuyết Shan), hay ñược trồng tập trung ở các vùng Trung du
miền núi phía Bắc, khu Bốn cũ và các tỉnh Tây Nguyên.
Cây chè là cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây
trồng của vùng Trung du Miền núi. Phát triển cây chè ở vùng này có ý nghĩa
cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cây chè có khả năng sinh trưởng,
phát triển trong ñiều kiện ñặc thù của vùng ñất dốc, ñem lại nguồn thu nhập
ñáng kể góp phần xoá ñói giảm nghèo và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân
trong vùng. Phát triển cây chè ñã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao
ñộng, góp phần ñiều hoà sự phân bố dân cư miền núi, ổn ñịnh, ñịnh canh,
ñịnh cư cho ñồng bào các dân tộc ít người. ðồng thời, cây chè còn có vai trò
to lớn trong việc che phủ ñất trống ñồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh
thái, một trong những vấn ñề ñang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 2
Trong những năm gần ñây, ở Việt Nam cây chè ñã phát triển theo
hướng tăng dần cả về diện tích và sản lượng. Nhà Nước ñã có nhiều chính
sách cho phát triển cây chè. Một số tỉnh vùng Trung du Miền núi phía Bắc ñã
coi cây chè là cây kinh tế mũi nhọn. ðến hết năm 2006, diện tích trồng chè cả
nước ñạt 122,700 ha, năng suất 1159,74 kg búp khô/ha bằng 86,35% năng
suất bình quân chè thế giới. Sản lượng ñạt 142,300 tấn; xuất khẩu 130.000
tấn, kim ngạch xuất khẩu ñạt 130 triệu USD, so với thế giới nước ta ñứng thứ
5 về diện tích trồng chè, thứ 9 về sản lượng và xuất khẩu chè. Mục tiêu năm
2008 là sản xuất 685 ngàn tấn búp tươi (173 ngàn tấn quy khô); Xuất khẩu
135 ngàn tấn, ñạt trị giá 138 triệu USD ( Hiệp hội chè Việt Nam); Trong ñó
diện tích giống chè Shan chiếm 25% diện tích chè trong cả nước [60], [82].
ðối với tỉnh Lào Cai, tình hình sản xuất, kinh doanh chè không ngừng
tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng mà còn có những chuyển biến tích
cực về giống, kỹ thuật canh tác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo
số liệu thống kê ñến hết năm 2007 toàn tỉnh có 3.638 ha chè; Sản xuất và kinh
doanh chè tập trung chủ yếu ở các huyện như Bảo Thắng (nông trường Phong
Hải):1665 ha; Mường Khương (nông trường chè Thanh Bình): 598 ha. Huyện
Bắc Hà: 465 ha; Bảo Yên: 451 ha...do các doanh nghiệp ñứng ra thu mua, chế
biến kinh doanh sản phẩm chè.
Về giống chè: Diện tích chè trồng mới cơ bản sử dụng các giống chè
bầu giâm cành chất lượng cao như: Shan chọn lọc, lai LDP1, LDP2 và một số
giống chè nhập nội.
Về kỹ thuật canh tác: Cơ bản diện tích chè trồng mới thực hiện quy trình
kỹ thuật như; trồng thành vùng tương ñối tập trung theo dự án ñã quy hoạch.
Về cơ chế chính sách: Do nhu cầu xuất phát từ thực tế sản xuất, tỉnh Lào
Cai ñã ban hành một số chính sách ñể khuyến khích phát triển sản xuất kinh
doanh chè tập trung vào các lĩnh vực: Trợ giá giống chè mới chất lượng cao, cho
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 3
vay vốn ưu ñãi và hỗ trợ lãi xuất tín dụng, hỗ trợ ñầu tư ñể phát triển hạ tầng, hỗ
trợ tập huấn, xây dựng và ñăng ký thương hiệu sản phẩm chè; ñã có tác ñộng
tích cực nâng cao kiến thức kỹ thuật, cải thiện ñời sống cho các hộ trồng chè,
nhất là ñối với các hộ ñồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn ở vùng cao.
Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè của cả nước nói chung và
ở tỉnh Lào Cai nói riêng, ngoài việc nhập nội các giống mới; áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất, chế biến; thì việc tuyển chọn, bảo tồn các giống chè
ñịa phương có năng suất và chất lượng tốt ñược cần quan tâm; trong ñó giống
chè Shan núi cao tự nhiên (chè tuyết Shan) giữ một vai trò quan trọng trong
cơ cấu giống của ñịa phương. ðây là giống chè ñạt ñược các yếu tố mong
muốn như về năng suất, chất lượng và yếu tố sinh thái, phù hợp với ñiều kiện
sản xuất của nông dân vùng cao, ñồng thời cũng ñáp ứng ñược yêu cầu thâm
canh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chế biến chè hiện nay.
Trước yêu cầu ñó, dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn ðình Vinh
chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “ ðiều tra ñặc ñiểm sinh học của cây chè
Shan núi cao tự nhiên ở tỉnh Lào Cai”. ðể góp phần vào việc tuyển chọn,
bảo tồn, lưu gữi nguồn gien và ñề ra các giải pháp phát triển cây chè Shan ở
vùng miền núi.
1.2 Mục ñích và yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu về các ñặc ñiểm hình thái, ñặc tính thực vật học,
khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và tính thích ứng của
các cây chè Shan núi cao, ñể từ ñó làm cơ sở tuyển chọn, bảo tồn các dòng
chè Shan có triển vọng, khai thác, sử dụng các cây chè ñầu dòng ñể nhân
giống phục vụ sản xuất; nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng diện
tích cho các vùng trồng chè Shan ñặc sản tại Lào Cai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 4
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra thực trạng phân bố và tình hình sản xuất, chế biến chè Shan
núi cao ở ñịa phương.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của các cây chè Shan núi cao tự nhiên.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, tiềm năng cho năng suất
và chất lượng của các cây chè Shan núi cao.
- Sơ bộ ñánh giá khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh hại chính
của các cây chè Shan núi cao.
- ðề xuất các biện pháp kỹ thuật chọn lọc, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen,
trồng, chăm sóc, thu hái chế biến, chè Shan ở vùng núi cao.
- ðề xuất các giải pháp phát triển cây chè Shan ở vùng miền núi.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Các kết quả ñiều tra - nghiên cứu có thể ñược sử dụng cho công tác
nghiên cứu, chọn lọc, bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây chè Shan, làm cơ sở
khoa học trong công tác chọn tạo, nhân giống từ cây chè Shan.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc ñiều tra nghiên cứu mối quan hệ giữa cây trồng với môi
trường ñược thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất, chất
lượng của một số dòng chè Shan khác nhau ñể chọn ra những dòng chè Shan
vừa giữ ñược ñặc tính quý như: sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chất lượng tốt
ñồng thời thích nghi với ñiều kiện sinh thái ñể nhân giống, mở rộng diện tích.
ðề tài sẽ góp phần giải quyết những vấn ñề có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn về bảo tồn lưu giữ nguồn gen của Quốc gia; lựa chọn giống cây trồng phù
hợp cho vùng miền núi, góp phần xoá ñói giảm nghèo và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Trên cơ sở nghiên cứu những dòng chè Shan ñã ñược tuyển chọn ñề xuất
những biện pháp kỹ thuật thích hợp, giúp cho sản xuất chè Shan ở vùng cao
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 5
phát triển ổn ñịnh ñạt hiệu quả bền vững.
1.3.3 Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ tập trung ñiều tra sự phân bố, tình hình sản xuất, kinh doanh
chè ở ñịa phương và nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học của một số cây chè
Shan núi cao mọc tự nhiên hiện có tại các huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 6
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 7
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn
- Cơ sở thực vật học:
Chè là loại cây giao phấn nên khi trồng bằng hạt thì tỷ lệ phân ly sẽ rất
cao, cây con không giữ ñược các ñặc tính tốt từ cây mẹ. ðiều ñó có ý nghĩa
lớn về tính ña dạng sinh học và có ý nghĩa lớn là vật liệu khởi ñầu cho chọn
giống. Chè Shan (Camellia Sinensis var Shan) có thân gỗ lớn, sinh trưởng
mạnh, lá to dạng thuôn dài, chót lá nhọn, thịt lá mềm, mặt lá gồ ghề gợn sóng,
mép lá có răng cưa nhọn, búp to và mập (khối lượng búp trên 1 gam) có nhiều
lông tuyết trắng. Chè Shan có tính thích ứng khá rộng, ñược phân bố ở các
vùng núi cao Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; Miến ðiện; Thái Lan; Myanma;
phía Bắc của Việt nam. Do ñặc tính thích ứng rộng ñó là cơ sở thực tiễn ñể
lựa chọn và di thực cây chè Shan. Trong ñiều kiện tự nhiên, cây chè Shan có
thể cao tới hàng chục mét, ñường kính ñạt tới hàng trăm cm , phân cành
mạnh, ñường kính tán lớn, sức sống rất khoẻ, tuổi thọ cao có thể ñạt tới hàng
trăm tuổi (miền Bắc Việt Nam). Tiềm năng năng suất chè Shan rất cao, một
cây chè cổ thụ có ñốn hái và thu hoạch búp hàng năm có thể ñạt trên 10 kg
búp/1 lứa hái (Suối Giàng, Yên Bái). Trong ñiều kiện trồng tập trung thâm
canh khả năng cho năng suất lớn hơn 20 - 25 tấn/ha (Nông trường chè Thanh
Bình; Tam ðường; Than Uyên; Công ty chè Mộc Châu - Sơn La).
- Cơ sở sinh lý học:
Chè là cây lâu năm có 2 chu kỳ phát triển là: Chu kỳ phát triển lớn và
chu kỳ phát triển nhỏ.
Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả ñời sống cây chè, tính từ khi tế
bào trứng thụ tinh bắt ñầu phân chia ñến cây chè già cỗi, chết. Theo tác giả
Trang văn Phương (1958)[50], Nguyễn Ngọc Kính (1979) [24] ñã chia chu kỳ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 8
phát triển lớn của cây chè làm 5 giai ñoạn: Giai ñoạn phôi thai, giai ñoạn cây
con, giai ñoạn cây non, giai ñoạn chè lớn, giai ñoạn chè già cỗi; chu kỳ lớn
kéo dài ñến hàng trăm năm.
Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai ñoạn sinh trưởng và tạm
ngừng sinh trưởng.
Những ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa các ñặc ñiểm của giống với những ñiều kiện ngoại cảnh.
Nghiên cứu chúng trong một môi trường nhất ñịnh và khảo nghiệm chúng ở
một số vùng nhằm ñánh giá tốt hơn khả năng sinh trưởng phát triển của chúng
góp phần khai thác và sử dụng chúng tốt hơn trong sản xuất [25], [57].
2.2 Nguồn gốc và phân loại cây chè
2.2.1 Nguồn gốc
Cho ñến nay việc xác ñịnh nguồn gốc của cây chè vẫn còn tồn tại nhiều
quan ñiểm khác nhau dựa trên những cơ sở lịch sử chế biến, sử dụng các sản
phẩm chè hay các công trình khảo cổ học, thực vật học. Nhưng nhìn chung
những quan ñiểm ñược nhiều người công nhận ñó là:
Quan ñiểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc.
Theo Darasegia các nhà khoa học Trung Quốc như Su- Chen- Pen, Jao - Dinh
ñã giải thích sự phân bố của cây chè như sau:
Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc là nơi bắt ñầu hàng loạt con sông lớn
chảy qua Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia và Miến ðiện, do ñó ñầu tiên cây chè
xuất hiện từ Vân Nam sau ñó hạt di chuyển theo các con sông ñến các nước
khác và từ ñó lan ra cả vùng rộng lớn.
Một quan ñiểm nữa là dựa trên cơ sở khoa học “Trung tâm khởi nguyên
cây trồng” thì cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó ñược phân bố ở các khu
vực phía ðông và phía Nam. Phía ðông – Nam theo cao nguyên Tây Tạng.
- Có quan ñiểm cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam Ấn ðộ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 9
Năm 1823 Robert Bruce ñã phát hiện ñược những cây chè hoang dại, lá
to hoàn toàn khác với cây chè Trung Quốc và ở tất cả những nơi theo các
tuyến ñường giữa Trung Quốc và Ấn ðộ. Từ ñó Ông cho rằng Ấn ðộ là nơi
nguyên sản của cây chè (theo Nguyễn Ngọc Kính năm 1979) [24].
- Có quan ñiểm cho rằng: Cây chè có nguồn gốc Việt Nam.
Diemukhatze K.M 1982 [9] ñã ñưa ra quan ñiểm nguồn gốc cây chè ở
Việt Nam. Từ năm 1962 ñến năm 1976, Ông ñã tiến hành ñiều tra cây chè dại
tại Hà Giang, Nghĩa Lộ, Lào Cai, Tam ðảo và tiến hành phân tích thành phần
sinh hoá ñể so sánh với loại chè thường ñược trồng trọt, từ ñó tìm ra sự tiến
hoá của tanin trong cây chè làm cơ sở xác ñịnh nguồn gốc. Ông thấy rằng
những cây chè hoang dại chủ yếu tổng hợp catechin ñơn giản, cây chè tiến
hoá tổng hợp nhiều catechin phức tạp. Cây chè ở Việt Nam chủ yếu tổng hợp
(-) epicatechin và (-) epigalocatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại
catechin), trong khi ñó chè ở tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu Trung Quốc chỉ
chiếm 18 – 20%. Từ ñó Ông cho rằng nguồn gốc cây chè chính là Việt Nam.
Hiện nay, phần ñông các nhà khoa học cho rằng tuỳ thuộc vào thứ chè
mà nguyên sản của cây chè là cả một vùng từ Assam Ấn ðộ sang Myanma,
Vân Nam – Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Từ ñó chia ra làm hai nhánh,
một ñi xuống phía Nam, và một ñi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam
– Trung Quốc. ðiều kiện khí hậu ở ñây rất lý tưởng cho cây chè sinh trưởng
quanh năm [8], [24], [26],[29].
Việt Nam ñược công nhận là vùng nguyên sản của thứ chè Shan, một
trong 4 thứ chè hiện nay ñang ñược gieo trồng rộng rãi trên thế giới.
2.2.2 Phân loại cây chè
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây chè ñược xếp như sau:
Ngành: Hạt kín (Angiospermae)
Lớp: Hai lá mầm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 10
Bộ: Chè Theales
Họ: Chè Theaceae
Chi: Camellia (Thea)
Loài: Sinensis
Tên khoa học: Camellia Sinensis
Năm 1752 nhà thực vật học nổi tiếng Line ñặt tên cho cây chè là Thea.
Sinensis. Sau ñó việc ñặt tên cho cây chè ñược nhiều nhà khoa học quan tâm và
có tới 20 cách ñặt tên cây chè khác nhau; nhưng cách phân loại của Cohen
Stuart (1919) ñược nhiều người công nhận, theo Nguyễn Ngọc Kính 1979 [24].
Tác giả chia loài Camellia Sinensis ra làm 4 thứ (Varietas)
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis Var. Macrophilla)
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Sinensis Var. Bohea)
- Chè Shan (Camellia Sinensis Var. Shan)
- Chè Ấn ðộ (Camellia Sinensis Var. Assamica)
* Chè Trung Quốc lá to: Cây thân bụi hoặc gỗ nhỏ cao 5- 7 m, phân
cành trung bình, lá hơi tròn, có diện tích khoảng 30 cm2, có 8- 9 ñôi gân lá, lá
mầu xanh nhạt, búp có khối lượng 0,5- 0,6g; chịu nóng, chịu hạn tốt.
* Chè Trung Quốc lá nhỏ: Cây bụi phân cành nhiều, lá nhỏ (10-
15cm2), phiến lá dày, giòn, mầu xanh thẫm, 6-7 ñôi gân (không rõ). Búp nhỏ,
hoa nhiều, chịu rét tốt.
* Chè Shan: Cây thân gỗ cao 6-10m, diện tích lá lớn hơn 50cm2, lá hình
thuyền, răng cưa sâu, có khoảng 10 ñôi gân lá. Búp to nhiều tuyết, khối lượng
búp khoảng 1-1,2g; cây sinh trưởng mạnh, có khả năng chịu rét tốt.
* Chè Ấn ðộ: Thân gỗ cao trên 10 m, phân cành thưa, lá hơi tròn, mặt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 11
lá gợn sóng gồ ghề, diện tích lá khoảng 40 cm2, có 12- 15 ñôi gân lá. Búp lớn
có khối lượng 0,9- 1g, búp giòn, chống chịu rét kém và ưa ñất tốt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 12
2.2.3 Yêu cầu sinh thái và phân bố của cây chè
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác ñộng của các ñiều kiện sinh thái.
Yêu cầu tổng hợp các ñiều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: ñất tốt,
sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm.
- Yêu cầu ñất ñai và ñịa hình:
So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về ñất không khắc khe
lắm. Song ñể cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn ñịnh thì ñất trồng
chè phải ñạt những yêu cầu là: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. ðộ pH
thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 5,5. ðất trồng phải có ñộ sâu ít nhất là 80
cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
ðất trồng chè Shan ở vùng núi phần lớn là ñất feralit vàng ñỏ ñược phát
triển trên ñá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại ñất này phù hợp với
yêu cầu sinh trưởng của chè như có ñộ pH từ 4 ñến 5 có lớp ñất sâu hơn 1
mét và thoát nước. Quan hệ giữa ñất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm
chất do nhiều yếu tố quyết ñịnh và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong
những ñiều kiện nhất ñịnh thì dinh dưỡng của ñất có ảnh hưởng rất lớn ñến
phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên
loại ñất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị
hương của chè thành phẩm ñều tốt. Chè trồng trên ñất nặng màu vàng thì
có vị ñắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên ñất xấu hương không thơm,
vị nhạt và chất hòa tan ít.
ðịa hình và ñịa thế có ảnh hưởng rất rõ ñến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, ấn ðộ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên núi
cao (chì tuyõt Shan) có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp.
Kinh nghiệm nhận thấy chè ñược chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Srilanka
có mùi thơm của hoa mà hương vị ñó không thể có ñược trong chè trồng ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 13
khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, ðiêmukhatze ñã xác ñịnh
chè trồng ở nơi có ñịa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất
ñịnh) thì khuynh hướng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới
thường có ñộ cao cách mặt biển từ 500 ñến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng
ở ấn ðộ trồng ở ñộ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện nông
học Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của ñộ cao so với mặt biển tới hàm
lượng tanin trong búp chè như sau:
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở
vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng ñến khả năng tích lũy vật chất trong chè.
Donadje (1969) nhận thấy rằng cường ñộ tích lũy tanin và vật chất hòa tan
phụ thuộc nhiều vào chế ñộ nhiệt. ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và
chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc.
Ở ñộ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm
thấp. Do ñộ nhiệt thấp, ñộ ẩm thấp và ngày dài ñã ảnh hưởng không tốt ñến
sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
- Yêu cầu ñộ ẩm và lượng mưa:
Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều
nước và vấn ñề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng
quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm ñối với cây
chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố ñều trong các tháng. Bình quân
lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc
bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 14
cầu ñộ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng ñộ ẩm không khí
thích hợp là vào khoảng 85%.
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè Shan của
nước ta tương ñối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè. (Lào Cai: 2.154
mm, Hà Giang: 2.156 mm, Bảo Lộc: 2.084 mm).
Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng
ñối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt tổng hợp khác như cày ñất, làm ñất, xới xáo, làm cỏ, mật ñộ và
phương thức trồng hợp lý, phủ ñất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn v.v...
- Yêu cầu nhiệt ñộ không khí:
ðể sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi ñộ nhiệt nhất
ñịnh. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956)
thì cây chè bắt ñầu sinh trưởng khi ñộ nhiệt trên 10oC. ðộ nhiệt bình quân
hàng năm ñể cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh
trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. Giới hạn ñộ nhiệt thấp ñối với sinh trưởng
của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa ñông và
sinh trưởng trở lại khi có ñộ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí
hậu á nhiệt ñới. ðối với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì ñộ nhiệt
không khí là nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng
năm 3.500 - 4.000oC. ðộ nhiệt tối thấp tuyệt ñối mà cây có thể chịu ñựng
ñược thay ñổi tùy theo giống, có thể từ 5oC ñến -25oC hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường ðại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy nhiệt
ñộ thích hợp ñối với cây chè là 20 - 30oC, nếu nhiệt ñộ tăng dần, thì tác dụng
xúc tiến việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. ðộ
nhiệt quá thấp hoặc quá cao ñều giảm thấp việc tích lũy tanin. Nhiệt ñộ cao
quá 35oC thì quá trình tích lũy tanin bị ức chế và nếu nhiệt ñộ trên 35oC kéo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 15
dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi nhiệt ñộ giảm thấp sẽ dẫn ñến
một loạt biến ñổi về cơ năng sinh lý thành phần hóa học của búp chè, ảnh
hưởng không tốt ñến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Nhiệt ñộ thấp và
khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Nhiệt ñộ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của
búp và quyết ñịnh thời gian thu hoạch búp trong năm. Từ 16 ñộ vĩ nam ñến 19
ñộ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng quanh năm
do ñó búp cũng ñược thu hoạch quanh năm. Từ 20 ñộ vĩ bắc ñến 45 ñộ vĩ bắc,
nhiệt ñộ mùa ñông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè theo mùa rõ rệt.
Trong những vùng này nơi nào nhiệt ñộ bình quân mùa ñông càng thấp và kéo
dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở ñó càng ngắn.
- Yêu cầu ánh sáng:
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong ñiều kiện ánh sáng
tán xạ. Trong ñiều kiện ánh sáng trực._. xạ với nhiệt ñộ không khí cao, không có
lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số
nước như Ấn ðộ, Srilanka thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho
chè ñể hạn chế nhiệt ñộ cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè ñối với ánh sáng cũng thay ñổi tùy theo tuổi cây và
giống, ở thời kỳ cây con, cây chè yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn
ươm, người ta thường che nắng ñể ñạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng
nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ.
Cây chè ñược che bóng râm, hàm lượng các vật chất có ñạm (cafein, N
tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất
không có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp
tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có ñạm trong lá chè ở một mức
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 16
ñộ nhất ñịnh thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm
chất chè ñen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những
vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu ñể chế biến chè xanh.
Do cường ñộ ánh sáng có ảnh hưởng lớn ñến sinh trưởng, phẩm chất chè
cho nên ñiều tiết cường ñộ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ
rệt. Những kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (ấn ðộ) cho
thấy: giảm ñộ chiếu sáng xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm ñầu
tăng 34% so với xử lý cường ñộ chiếu sáng hoàn toàn và giảm ñộ chiếu sáng
xuống 50% thì năng suất ñạt cao nhất. Song nếu tiếp tục giảm cường ñộ chiếu
sáng xuống dưới 50% thì năng suất bắt ñầu giảm thấp.
Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước châu á như Trung Quốc
Ấn ðộ, Srilanca, Inñonexia và Việt Nam, ñây là những nước có ñiều kiện khí
hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với hàng loạt
các biện pháp kỹ thuật mới ñược áp dụng, mà hiện nay cây chè hầu như ñã
ñược trồng khắp các châu lục trên thế giới từ 42 ñộ vĩ Bắc (Xochi – Liên Xô
cũ) ñến 27 vĩ ñộ Nam (Autralia), Theo ðỗ Ngọc Quỹ [46], [47], [48] [49].
2.3 Nghiên cứu trong và ngoài nước
- Các công trình nghiên cứu phân loại về loài (species) ở Ấn ðộ
(G.Watt 1898), ở Inñônêxia (Cohen Stuart 1916) và Việt Nam (Du- Pasquier
1924) ñi ñến thống nhất ñiểm chung là công nhận loài (giống) ñịa phương.
Trong ñó chè Shan là một thứ, phân bố chủ yếu ở ðông Dương và Vân Nam –
Trung Quốc (Nguyễn Hữu La, ðỗ Văn Ngọc (2002) [29]
- Nghiên cứu về cây chè Shan
Các công trình nghiên cứu về chè Shan Việt Nam do các tác giả người
nước ngoài ñã công bố: Năm 1924, Du- Pasquier ñã tiến hành ñiều tra cây chè
ở Việt Nam ñã công bố cây chè rừng phía Nam trung bộ (Việt Nam) là một
thứ riêng biệt của loài Thea.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 17
Năm 1976, Diemurkhatze khi nghiên cứu về thành phần hoá học trong
búp chè vùng núi cao thuộc miền Bắc Việt Nam, ông nhận thấy hàm lượng
các cathesin thành phần ñơn giản rất cao. Mà theo quy luật tiến hoá về hoá
học của thực vật luôn luôn tiến hoá từ các hợp chất ñơn giản ñến phức tạp,
ông ñi ñến kết luận Miền Bắc Việt Nam chính là một trong những cái nôi phát
sinh cây chè trên thế giới.
Theo ðỗ Ngọc Quỹ (1998). Năm 1918 người Pháp ñã tiến hành ñiều tra
chè ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam ñã mô tả: những cây chè cổ thụ
phân bố chủ yếu ở vùng cao vùng núi phía Bắc Việt Nam, thân cây cao lớn,
ñường kính có cây tới 2-3 người ôm. Lá dài và rộng, mép lá có răng cưa sắc
nhọn, búp non có nhiều lông tuyết màu trắng. Phân bố rải rác dọc theo các
con suối chảy ra 2 tuyến sông Lô và sông ðà. Vùng có nhiều cây chè cổ thụ là
Hà Giang và các tỉnh lân cận như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La. Chè
Shan là thứ chè có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất chất lượng cao, có thể chế
biến chè chất lượng cao an toàn thu giá trị lớn.
Chè Shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa là cây rừng (chè trồng rừng
phòng hộ), mật ñộ 300 - 500 cây/ha, ñồng thời có ý nghĩa về dược liệu. Sản
phẩm chè Shan là sản phẩm chè sạch. Sản xuất chè Shan theo kiểu chè rừng
rất phù hợp với nền nông nghiệp bền vững, phù hợp với ñiều kiện dân trí,
kinh tế, xã hội, tập quán canh tác của ñồng bào các dân tộc miền núi; chăm
sóc thu hái theo tập quán ñịa phương.
Phương thức canh tác thứ 2 là chè Shan trồng tập trung chủ yếu ñược
trồng bằng hạt lấy từ Suối Giàng - Nghĩa Lộ; Vị Xuyên - Hà Giang. Mật ñộ từ
12000 – 13000 cây/ha, khoảng cách trồng 0,5 x 1,5m hoặc 0,5 x 1,75 m.
Chăm sóc thu hái theo quy trình kỹ thuật.
* Những công trình ñiều tra chè Shan ñã công bố
Theo ðỗ Văn Ngọc, Nguyễn Hữu La [38], [39], [40].
Vào năm 1885 các nhà khoa học Pháp ñã có chuyến ñiều tra ñầu tiên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 18
xác ñịnh cây chè Shan ở bản Xang (Hà Giang).
ðến năm 1907, Eberhard ñã phát hiện tại ñộ cao 900m của dãy núi Tam
ðảo trên rừng tre nứa có một số cây chè lớn cao 8- 10m, ñường kính 40cm, có
hai loài chè: Shan lá to và Shan lá nhỏ.
Du Pasquier vào năm 1924 ñã ñiều tra quần thể cây chè tại Trấn Ninh
(Lào), các cây chè tìm thấy ở ñộ cao 1200m (Mường Thanh), 2000m (ở Pu
Sang) cây chè mọc ở rừng thưa.
Guinard (Pháp) ñã triển khai một chương trình chọn lọc dòng, lấy vật
liệu khởi ñầu là thứ chè Shan (tuyết) nhân giống giâm cành, tại trung tâm
nghiên cứu Bảo Lộc, Lâm ðồng (1950-1954).
Năm 1976 Viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Diemukhatze nghiên cứu
cây chè Shan cổ thụ tại suối Giàng, Yên Bái, Lạng Sơn và ông có học thuyết
về nguồn gốc cây chè bắt nguồn từ cây chè Shan ở Việt Nam và ñưa ra sơ ñồ
tiến hoá cây chè.
* Phương pháp chọn giống chè Shan của Guinard có 3 ñặc ñiểm:
- Lấy chè Shan làm vật liệu khởi ñầu.
- Chọn lọc cá thể ñể tìm ra cây ưu tú làm ñầu dòng.
- Nhân giống cây ñầu dòng bằng giâm cành ñể ñưa ra sản xuất ñại trà.
Với 3 mục tiêu chọn giống chè Shan là:
- Nâng cao năng suất bằng tăng sản lượng và sức chống chịu của cây chè.
- Tăng hiệu suất lao ñộng bằng nâng cao ñộ ñồng ñều về hình thái ñể dễ
chăm sóc, ñốn hái.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm chè chế biến.
Năm 2001- 2005, Viện nghiên cứu chè ñược Bộ NN & PTNT cho phép
tiến hành ñề tài 09- CG. Viện nghiên cứu Chè tiến hành ñiều tra tuyển chọn
cây chè Shan vùng cao như Thượng Sơn, Lũng Phìn – Hà Giang, Tủa Chùa –
Sơn La, Suối Giàng – Yên Bái, Mẫu Sơn, Tân Chi – Lạng Sơn và cây chè
Shan vùng trồng tập trung như Tam ðường, Than Uyên - Lai Châu, Mộc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 19
Châu – Sơn La. Kết quả thu ñược gần 100 mẫu giống chè Shan ñã ñược công
nhận tạm thời 13 cây ñầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt.
* Năm 2004 - 2006 Nguyễn ðình Vinh; Nguyễn Ngọc Kính ñã tiến
hành ñiều tra, nghiên cứu về cây chè Shan ở Mộc châu - Sơn La. ðã minh
chứng: các giống chè shan trồng trong sản xuất hay mọc hoang dại ở huyện
Mộc Châu - Sơn La rất ña dạng về mặt hình thái. Dựa vào màu sắc và kích
thước lá ñã phân loại dược 7 dạng cơ bản là: Shan lá ñỏ, Shan lá tía, Shan lá
nhỏ xanh nhạt, Shan lá nhỏ xanh ñậm và Shan lá xanh cọng nâu. Trong ñó các
dạng chè Shan lá to, lá nhỏ màu xanh ñậm hay xanh nhạt chiếm tỷ lệ ña số.
Về mặt năng suất, theo ñiều tra trong sản xuất, các dạng chè Shan ñược xếp
thứ tự như sau: Shan lá nhỏ xanh ñậm -> Shan lá nhỏ xanh nhạt -> Shan lá
xanh cọng nâu -> Shan lá tía ->Shan lá to xanh nhạt -> Shan lá to xanh ñậm -
> Shan lá ñỏ. Năng suất búp của các cây chè Shan núi cao có tương quan chặt
chẽ với các chỉ tiêu như: mật ñộ búp, chiều cao cây, ñộ rộng tán, ñường kính
gốc và khối lượng búp. Các tương quan này có giá trị khác với cây chè trồng
trong sản xuất do phương thức trồng và chăm sóc khác nhau; Dựa vào phương
trình hồi quy ñã chọn ñược 7 cây ñầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt
bàn giao cho ñịa phương nhân giống trong sản xuất. Về chất lượng, các dạng
chè khác nhau trổng trong sản xuất có hàm lượng tanin hoà tan biến ñộng từ
7,60 - 10,39%, chất hoà tan biến ñộng từ 40,42 - 46,81%. Trong ñó dạng chè
Shan lá to xanh nhạt có hàm lượng tanin và chất hoà tan cao nhất. Các cây
chè Shan núi cao có hàm lựơng tanin hoà tan và chất hoà tan thấp hơn so với
các dạng chè trồng trong sản xuất. Tanin biến ñộng từ 7,15 - 10,71%, chất hoà
tan biến ñộng từ 26,65 - 41,99%[63].
Năm 2006 - 2008, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền Núi phía Bắc
tiếp tục tiến hành ñiều tra tuyển chọn cây chè Shan ñầu dòng ñợt 2 tại Bắc
Mê- Hà Giang và Bắc Yên – Sơn La, nhằm thu thập những cây chè Shan ñầu
dòng có nhiều tính trạng quí phục vụ cho công tác lai tạo và nhân giống.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 20
* Nghiên cứu tính trạng sinh trưởng sinh dưỡng
- Nghiên cứu về ñợt sinh trưởng của chè, tác giả Nguyễn Ngọc Kính
(1979) cho thấy: Trong năm chè ñể sinh trưởng tự nhiên có 3-5 ñợt sinh
trưởng, khi ñốn hái thì có 6-7 ñợt sinh trưởng, ñiều kiện thâm canh cao có thể
có từ 8-9 ñợt sinh trưởng.
Nghiên cứu sinh trưởng búp chè và sản lượng tác giả Nguyễn Văn Toàn
(1994) [57] cho rằng tổng số búp trên cây có tương quan thuận chặt với sản lượng.
Nghiên cứu về hệ số diện tích lá tác giả ðỗ Văn Ngọc (1991) cho rằng:
Hệ số diện tích lá có quan hệ thuận với mật ñộ búp từ tháng 5- 12. Tác giả
Nguyễn Văn Toàn (1994) cũng có kết luận tương tự và hệ số diện tích lá thích
hợp từ 4-6.
Nghiên cứu tính trạng hình thái lá, búp ñược thông qua quan hệ hình
thái lá và lông tuyết ñến chất lượng tác giả Nguyễn Văn Niệm [41] có nhận
xét: Dạng lá lồi lõm, màu xanh vàng (nhạt) cho chất lượng tốt hơn dạng xanh
ñậm, nhẵn bóng, các giống chè Shan có nhiều lông tuyết kể cả ở vùng thấp và
chất lượng cũng rất cao, kết quả nghiên cứu của ðoàn Hùng Tiến và ðỗ
Trọng Biểu cũng có kết luận tương tự [5], [59],[61].
* Nghiên cứu về sinh hoá kỹ thuật của chè Shan khi di thực xuống
vùng thấp, Nguyễn Văn Tạo, Hoàng Văn Cự có nhận xét:
Tanin là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng chè, với các
giống di thực chúng biến ñộng rộng, ngưỡng trên cao hơn giống gốc tại Hà
Giang, cao nhất là giống Tham Vè, các giống khác cũng cao hơn và tương
ñương nhau. Ngoài lượng tanin, hàm lượng ñạm tổng số (3,70-5,74) và hàm
lượng cafein (2,27-3,24) cao, sẽ làm cho các giống di thực chát, không dịu
như giống gốc.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 21
Hàm lượng chất hòa tan, ñặc biệt hàm lượng ñường khử và axit amin
của các giống di thực cao hơn giống gốc, làm cho vị chát ít lộ hơn, dịu ñi, và
làm tăng thêm giá trị của chúng lên.
Hàm lượng chất thơm của các giống di thực thấp, thấp nhất là TRI 777,
còn các giống khác cũng thấp hơn nhưng sai khác không nhiều.
Hoạt tính men polyphenoloxydaza của các giống di thực(7,3-9,2), cao
hơn giống Shan gốc(7,1-8,4), trong ñó có thể phân ra nhóm 1 là Tham Vè,
Nậm Ngặt, TRI777, Gia Vài; nhóm 2 là Chất tiền và Cù Dề Phùng. Hàm
lượng hoạt tính men cao, kết hợp với hàm lượng các chất khác như tanin, chất
hòa tan cao, cho chúng ta xây dựng phương án sản phẩm ña dạng hơn.
Thành phần cơ giới và thành phần sinh hoá chủ yếu như hàm lượng
nước, tanin, chất hoà tan, hàm lượng Catechin, ðạm, Axitamin, Cafein, hàm
lượng sắc tố, hoạt tính của enzim của một số giống chè mới PH1, TRI777,
Shan chọn lọc và 1A ñã kết luận các giống chè 1A và TRI777, Shan chọn lọc
có thể làm ñược cả chè xanh và chè ñen tốt, giống PH1 chế biến chè xanh
kém và chế biến chè ñen có chất lượng trung bình khá [4], [6], [7], [22].
* Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng ñốn ñến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng cây chè Trung du tuổi lớn ở Phú Hộ tác giả ðỗ
Văn Ngọc ñã kết luận: Các dạng ñốn khác nhau làm ảnh hưởng rõ rệt ñến sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh thực của cây, và ñến chất lượng nguyên liệu búp.
ðốn phớt xanh và sửa bằng ảnh hưởng tốt ñến cây chè, [14].
Nghiên cứu về giâm cành [11], [16], [29], [44], [45], [52]. Các tác giả
ðỗ Ngọc Quĩ, Nguyễn Văn Niệm (1963) ñã ñưa ra qui trình kỹ thuật giâm
cành chè ñược Bộ nông nghiệp ban hành. ðến năm 1972 khi giống chè mới
PH1 ñược chọn lọc dòng thì biện pháp giâm cành mới sử dụng phổ biến trong
sản xuất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 22
Nghiên cứu tuổi hom, thời vụ giâm cành của giống chè 1A, tác giả
ðặng Văn Thư cho thấy hom xanh có tỷ lệ ra rễ tốt hơn hom bánh tẻ và hom 2
lá và thời vụ hè thu tỷ lệ ra rễ tốt hơn vụ xuân.
Nghiên cứu về kỹ thuật giâm cành chè Shan vùng cao của ðỗ Ngọc
Quỹ, Trần Thị Lư, cho thấy cây chè Shan cũng có thể nhân giống bằng
phương pháp nhân giống vô tính như các giống chè vùng thấp, có tỷ lệ xuất
vườn ñạt 65 - 85%; khi trồng ra sản xuất có tỷ lệ cây sống cao; chè trồng bằng
cây giống giâm cành nhanh cho thu hoạch và cho năng xuất cao hơn hẳn so
với chè trồng hạt.
2.4 Các nghiên cứu về giống chè
2.4.1. Kết quả chọn tạo giống chè trên thế giới
Kinh nghiệm của nhiều nước trồng chè trên thế giới giống chè tốt tăng
ñược sản lượng, nâng cao ñược phẩm chất, nguyên liệu ñồng ñều dễ tiêu
chuẩn hoá và chế biến.
Trung Quốc là nước có lịch sử trồng chè, chế biến và tiêu thụ chè lâu
nhất thế giới. Ngay từ thời nhà Minh ñã có những loại chè thương phẩm nổi
tiếng về chất lượng như Bạch Kê Quan, ðại Hồng Bào, Ngự Trà. Với các
giống chè như Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Mai chiếm, ðại Hồng Bào, Sư Tử
Phong. Hiện nay giống chè của Trung Quốc rất ña dạng và phong phú có
nhiều giống nổi tiếng như Chính Hoà, Cửu khẩu, ðại Bạch Trà, Thiết Bảo
Trà, Hoa Nhật Kim, Hùng ñỉnh Bạch, PT95... Năm 1989 Trung Quốc ñã ñăng
ký 52 giống Nhà nước [23].
Theo ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997): công ty ðông Ấn ðộ
nhập một ít hạt chè Trung Quốc từ Quảng Châu ñể trồng thử nhưng kết quả
cho thấp. Năm 1839 William Bentick tổ chức ra hiệp hội chè Ấn ðộ và
chuyển sang trồng giống chè Assam, chế biến chè ñen ñược ñánh giá tốt, diện
tích chè Assam hiện nay chiến 80%. Năm 1990 có 110 giống chè chọn lọc ñư-
ợc ñưa vào sản xuất, năng suất trung bình ñã ñạt 1.705 kg chè khô/ha (thuộc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 23
loại cao nhất thế giới).
Năm 1824, Srilanka nhập hạt chè Trung Quốc gieo trồng tại vườn Bách
thảo Hoàng Gia Peradeniya (Kandy). Năm 1839, lại nhập hạt chè Assam từ
Ấn ðộ cũng trồng tại vườn bách thảo trên. Vào năm 1867, toàn bộ các ñồn
ñiền cà phê bị nấm rỉ sắt phá hại, họ ñã chuyển sang trồng chè (trồng ñược 24
vạn ha). Năm 1958 bắt ñầu trồng 40 dòng chè mới sêri chọn lọc 2020 (phổ
biến các giống như: TRI 2023, TRI 2025, TRI 2026, TRI 2043...), có năng
suất cao, chất lượng tốt. Sau ñó là Sêri 3013 ñến 3020, ngoài ra còn sử dụng
chè hạt lai giữa 2023 / 2026 (dẫn theo ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong,
(1997)[45], [46], [49].
Indonexia bắt ñầu trồng chè từ năm 1684 nhưng không thành công, ñến
năm 1872 mới thành công trên giống Asam nhập từ Srilanca. ðến nay
Indonexia là một trong năm nước có diện tích chè lớn trên thế giới, 20 năm
gần ñây họ ñã tích cực chọn tạo giống mới cao sản và năm 1988 ñã có các
dòng chè vô tính GMB-1, GMB- 2, GMB-3, GMB- 4, GMB-5, có sản lượng
cao, theo Nguyễn Văn Toàn [57], [58].
Liên Xô (cũ) là một nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn trên thế giới.
Giống chè chủ yếu là hạt chè nhập từ Kỳ Môn - Trung Quốc. Ngoài ra họ còn
nhập giống của Ấn ðộ và SriLanca. Năm 1927 - 1928 ñã trồng ñược các
giống chè chọn lọc lai tạo như giống Quốc gia số 1 và số 2 cho năng suất cao
hơn ñại trà 25- 40 %, phẩm chất tốt. Năm 1970 -1971 họ bắt ñầu trồng giống
chè Kônkhitda-1 dòng vô tính giâm cành, có phẩm chất tốt và có năng suất
cao hơn ñại trà 50-60%.
Nhật Bản là Quốc gia hải ñảo, cả nước có 44 tỉnh, huyện trồng chè trong
ñó tập trung ở 14 tỉnh. Năm 1990 năng suất chè bình quân của cả nước ñã ñạt
1.725kg chè khô/ ha. Năng suất chè cao là do nhà nước coi trọng ñầu tư vào
nông nghiệp ở khâu giống tốt và các biện pháp quản lý, chăm sóc vườn cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 24
Năm 1953, nhà nước ban hành chế ñộ khen thưởng và ñăng ký giống chè, ñã
thông qua 51 giống chè mới. Năm 1968, giống mới chiếm 22,4% và ngày nay,
giống mới ñã chiếm trên 65,2% diện tích chè, trong ñó giống Yabukita chiếm
55,4%.
2.4.2 Kết quả nghiên cứu giống chè ở Việt Nam
Cây chè ñã ñược người Việt Nam ñưa vào trồng trọt từ xa xưa. Nước ta
cũng là vùng nguyên sản của cây chè, chính vì vậy khi xâm chiếm ñược nước
ta, người Pháp ñã quan tâm tới việc phát triển cây chè. Sau các cuộc ñiều tra
khảo sát cây chè miền núi phía Bắc (từ năm 1885- 1892), một số chủ ñồn ñiền
người Pháp ñã phát triển cây chè ở miền Bắc. Nhưng do kỹ thuật chế biến hạn
chế nên chất lượng chè kém, mặt khác do không nắm ñược quy trình trồng
chè dẫn ñến cây chè ñã không phát triển ñược. Năm 1918, người Pháp ñã
thành lập Trạm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Phú Thọ với nhiệm vụ nghiên
cứu các cây công nghiệp nhiệt ñới, trong ñó chè là một cây quan trọng. Sau
ñó người Pháp tiếp tục mở các trung tâm nghiên cứu ở miền Trung, miền
Nam và Lào. Từ ñấy các ñồn ñiền chè ñã phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1918 ñến 1921, tập ñoàn giống chè ở Phú Hộ có 24 giống, gồm
các giống thu thập ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, các cây chè rừng, các giống
chè nhập nội từ Trung Quốc và Ấn ðộ.
Năm 1920-1925, Du Pasquier chọn giống với vật liệu khởi ñầu là thứ
chè Trung Du Bắc Kỳ. Năm 1945, ông ñã chọn ra 2 dòng C9 và E1, ñể trồng
thành vườn sản xuất hom giống nhưng chưa kịp phổ biến vào sản xuất thì sau
ñó bị xoá sổ.
Năm 1933- 1936, J.J.B.Deuss nguyên cố vấn khoa học kỹ thuật các
công ty chè ðông Dương ñề ra mục tiêu chọn giống là “làm chè ñen cho thị
trường Tây Âu, nên giống chè này ñòi hỏi chất lượng giống kiểu Assam...”.
Năm 1950- 1954, Guinard ñã triển khai chương trình chọn lọc dòng tại Trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 25
tâm Nghiên cứu Bảo Lộc, lấy vật liệu khởi ñầu là thứ chè Shan, ñặt nền móng
chọn lọc giống chè Shan ở Bảo Lộc, từ dòng chè Shan Trấn Ninh (Lào) ñã
chọn ra hai giống TB11 và TB14 phổ biến cho sản xuất
• Các kết quả nghiên cứu giống chè ở nước ta tóm tắt như sau:
- ðiều tra thu thập và nhập nội giống
Thời kỳ năm 1918- 1935, người Pháp tiến hành thu thập các giống
chè của Ấn ðộ, Trung Quốc, Miến ðiện, Lào và một số vùng trong nước
như Hà Giang, Lào Cai, Ba Vì, Phú Thọ… ðến năm 1989 ñưa vào hệ thống
vườn tập ñoàn gồm 23 giống, trong ñó giống ñịa phương 13 giống và giống
nhập nội là 10 giống. Giai ñoạn năm 1959- 1990 là thời kỳ chủ yếu chỉnh lí
và lai tạo giống, trao ñổi giống với nước ngoài. Tổng số thu thập gồm 37
giống, trong ñó nguồn gốc ñịa phương 4 giống, nguồn nhập nội gồm 16
giống và nguồn chọn tạo ñược 17 giống, các giống chè mới chọn lọc như
PH1, 1A, TRI777, TH3, LDP1, LDP2. Giai ñoạn năm 1994- 1997, xúc tiến
mạnh công tác thu thập, kết quả ñã bổ sung ñược 34 giống. Trong ñó giống
ñịa phương 4 giống, chọn lọc 5 giống, nhập nội 25 giống. Sử dụng các
giống Kim Tuyên, Thuý Ngọc, OLong Thanh Tâm phục vụ cho công tác lai
tạo chọn giống. Giai ñoạn năm 2000- 2005 công tác ñiều tra thu thập các
giống ñịa phương và nhập nội giống ñược ñẩy mạnh, nhằm tìm ra những
nguồn gen quí trong nước, nhập nội giống nhằm cải thiện chất lượng chè
Việt Nam [1], [22], [82]. Cho ñến nay diện tích sử dụng giống mới, ñược
thể hiện qua bảng dưới ñây:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 26
Bảng 1. Thống kê giống chè mới và diên tích ñã áp dụng trong sản xuất
STT Tên giống chè Năm công nhận giống Diên tích áp dụng
1 PH1 Quốc gia 1986 2 vạn ha, trồng tại các tỉnh trồng chè
2 1A Khảo nghiệm 1986 20 ha tại Phú Thọ, Nghệ An, Lâm ðồng
3 TH3 Khảo nghiệm 1989 20 ha tại Phú Thọ, Yên bái, Sơn La
4 TRI 777 Quốc gia1997 500ha Phú Thọ, Tuyên quang, Thái
Nguyên
5 LDP2 Khảo nghiệm 1994 2000 ha Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh,
6 LDP1 Quốc gia 2002 1,5 vạn ha
các tỉnh trồng chè
7 Kim Tuyên Khảo nghiệm 2003 1000 ha, Lâm ðồng, Lạng Sơn, Phú Thọ,
Hà Tây , Yên Bái, Sơn La
8 Bát Tiên Khảo nghiệm 2003 800 ha, Sơn La ,Tuyên Quang, Lâm ðồng,
Yên Bái
9 Thuý Ngọc Khảo nghiệm 2003 400 ha, Lâm ðồng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà
Tây, Yên Bái, Sơn La
10 Phúc Vân Tiên Khảo nghiệm 2003 10ha Phú Thọ, Thái Nguyên
Nghệ An, Yên Bái
11 Keo Am Tích Khảo nghiệm 2003 10 ha Phú Thọ, Thái Nguyên
Nghệ An, Yên Bái
12 PT95 Khảo nghiệm 2003 15ha Phú Thọ, Thái Nguyên
Nghệ An, Yên Bái
13 Hùng ðỉnh Bạch Khảo nghiệm 2003 10ha Phú Thọ, Thái Nguyên
Nghệ An, Yên Bái
14 Cây chè shan ñầu
dòng
Khảo nghiệm 2004 1000ha Yên Bái, Hà Giang,Sơn La, Lào
Cai, ðiên biên, Lai châu
Tổng 40.785ha = 35,15% diện tích
- Chọn lọc cá thể
Bằng phương pháp chọn lọc cá thể, từ năm 1960 - 1976 Viện Nghiên cứu
Chè (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) ñã
chọn ñược giống PH1 có năng suất cao phổ biến ra sản xuất. Giống 1A ra ñời
với xu hướng chọn giống quan tâm ñến chất lượng, ưu ñiểm của giống là chất lư-
ợng nguyên liệu chế biến chè xanh tốt. Hai giống PH1 và 1A ñều là thứ chè Ấn
ðộ. ðể có giống chè chọn lọc nguồn gốc ñịa phương, năm 1970- 1976 ñã chọn
ra cây chè TH3 thuộc thứ chè Trung Quốc lá to nguồn gốc Lạng Sơn, năm 1978
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 27
ñược giâm cành và trồng giám ñịnh giống. TH3 là giống có năng suất cao chịu
thâm canh [17]. Tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm ðồng, trong
17 cây chè Shan Trấn Ninh năm 1962 ñã chọn ñược ra hai giống TB11, TB14 có
năng suất cao, chất lượng tốt [42], [43]. Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu thực
nghiệm chè Lâm ðồng ñã chọn và phổ biến ra sản xuất giống chè Lð97 có năng
suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ít kén ñất, chịu thâm canh [52].
- Phương pháp lai hữu tính
Năm 1980, Viện Nghiên cứu Chè ñã tiến hành 7 tổ hợp lai mà bố mẹ ñã
ñược xác ñịnh, sau khi gieo hạt và tuyển chọn ñược 35 cá thể có nhiều triển
vọng. Năm 1988 ñã chọn lọc ñược 4 cá thể nổi bật ñó là LDP1, LDP2, CDP
và CLT. Sau 10 năm giám ñịnh, so sánh giống ñã thu ñược kết quả tốt. Hai
dòng LDP1, LDP2 là dòng lai sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, chất lượng tốt
ñược Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống tạm thời, năm 1994 cho
phép mở rộng ra sản xuất, giống LDP1 ñã ñược công nhận là giống quốc gia
năm 2003, giống LDP2 ñược công nhận 2006 [19], [42], [60].
Hiện nay phương pháp lai hữu tính các giống chè ñang ñược Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc rất quan tâm và ñã chọn ra
ñược một số dòng có triển vọng ñang khảo nghiệm so sánh giống trên diện rộng.
- Chọn giống bằng phương pháp gây ñột biến
Năm 1989- 1990 Viện Nghiên cứu Chè ñã tiến hành chọn giống chè
bằng xử lý consixin hạt và mầm chè và xử lý tia gamma với liều lượng khác
nhau lên hạt chè ñã thu ñược một số kết quả bước ñầu. Năm 1994, tác giả Lê
Mệnh và cộng sự ñã thông báo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ
gamma lên hạt chè giống PH1 và TRI 777, kết quả thu ñược nhiều ñột biến
mới lạ, ñặc biệt dòng 5.0 từ xử lý bức xạ trên hạt giống TRI777 nguồn gốc là
chè Shan Tham Vè có năng suất cao, chất lượng thơm ngon có nhiều triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 28
vọng [25], [58], [59].
• Hiện trạng tập ñoàn giống chè ở Việt Nam
Cho ñến nay chúng ta ñã có tập ñoàn 151 giống chè có nguồn gốc cả
trong và ngoài nước tập hợp tại vườn tiêu bản của Viện Khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Trong ñó, phân theo nguồn gốc có: 50
mẫu ñịa phương; 101 mẫu giống nhập nội. Phân theo thứ chè có: thứ Trung
Quốc lá nhỏ 62 mẫu; thứ Trung Quốc lá to 28 mẫu; Assam 35 mẫu; Chè Shan
26 mẫu, theo Nguyễn Hữu La [26], [27], [28], [29].
So với trước năm 2000, tập ñoàn giống chè ñược thu thập bảo quản ñể
khai thác tăng thêm 57 giống (tăng 37,7%) so tổng số giống bảo quản. ðó là
nguồn vật liệu ñể chọn tạo và ñưa ra sản suất 14 giống mới. Trong ñó có 4
giống Quốc gia PH1, TRI777, LDP1; LDP2 và 10 giống khu vực hoá: 1A,
TH3, Bát Tiên, Thuý Ngọc, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Hùng
ðỉnh Bạch, PT95.
2.5 Một số phương pháp nhân giống chè
2.5.1 Nhân giống hữu tính
ðây là quá trình tạo cây con từ hạt. Nhân giống hữu tính là phuơng
pháp nhân giống cổ truyền ñược con người sử dụng từ khi biết trồng trọt. Hạt
ñược hình thành là do kết quả thụ tinh của tế bào hạt phấn với tế bào noãn. Từ
hạt sẽ mọc ra cây mới mang ñặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ, hoặc
nghiêng hẳn về phía cây bố hoặc cây mẹ. Trong tự nhiên rất phổ biến phương
pháp nhân giống này [61], [62], [84].
• Ưu ñiểm của phương pháp
- Là một phương pháp ñơn giản, dễ làm, ít phải ñầu tư lao ñộng cũng
như vật liệu sản xuất.
- Cây con trồng bằng hạt thường có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu, cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 29
sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu tốt với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi
như hạn, sâu bệnh, ñất xấu; trong giai ñoạn ñầu cây trồng bằng hạt có tỷ lệ
sống cao.
- Hạt thường có vỏ dầy có thể dễ dàng vận chuyển ñi xa.
- Phương pháp này còn hạn chế một số bệnh di truyền truyền qua hạt.
• Nhược ñiểm của phương pháp
- Cây trồng nhân giống bằng hạt thường khó giữ ñược ñộ thuần chủng,
nhất là ñối với nhóm cây thụ phấn chéo. Do sự lai tạp tự nhiên, ñời con phân
li mạnh nên năng suất, phẩm chất không ổn ñịnh.
- Vườn cây không ñồng ñều nên khó khăn cho quá trình chăm sóc, thu
hoạch, bảo quản và chế biến.
- Hạt chè có thể áp dụng ñối với một số loại hạt ña phôi vì phôi vô tính
thường khoẻ, lấn át phôi hữu tính.
- Sử dụng trong công tác chọn lọc và lai giống.
- Gieo hạt ñể làm gốc ghép.
Trồng chè bằng hạt rất phổ biến ở nước ta (từ những năm 1980 về
trước), người dân thường gieo hạt tại chỗ hoặc trồng cây con không lựa chọn.
Mặc dù nước ta là quê hương của cây chè nhưng việc trồng chè chưa ñược
quan tâm ñúng mức, trồng chè theo lối quảng canh, năng suất, chất lượng
không cao.
Theo tác giả ðỗ Ngọc Quỹ (1980): qui trình trồng chè hạt của Bộ Nông
nghiệp qui ñịnh khoảng cách trồng chè 1,50 x 0,40m mỗi hốc gieo 5-6 hạt, ñộ
sâu 3-5 cm, gieo dự trữ 5-10%.
Tiêu chuẩn hạt chè tốt là hạt chín, tươi, chắc, nặng, to, 1kg hạt chè
giống Trung Du có trung bình 500 hạt, giống Shan là 300 - 400 hạt. Hàm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 30
lượng nước trong hạt 25-30%, sức nảy mầm trên 75% [17], [42].
2.5.2 Các phương pháp nhân giống vô tính
a, Phương pháp ghép
Ghép là phương pháp nhân giống vô tính ñược thực hiện bằng cách lấy
một bộ phận của những cây giống tốt, ñang sinh trưởng như ñoạn cành, khúc
rễ, mầm ngủ... rồi nhanh chóng, khéo léo lắp ñặt vào vị trí thích hợp trên cây
khác gọi là gốc ghép. Sau ñó chăm sóc ñể phần ghép và gốc ghép liền lại với
nhau, tạo nên một cây mới hoàn chỉnh. Trong ñó phần gốc ghép có chức năng
lấy dinh dưỡng trong ñất ñể nuôi toàn bộ cây mới thông qua bộ rễ, còn phần
ghép có chức năng sinh trưởng, quang hợp tạo vật chất hữu cơ và tạo sản phẩm.
• Ưu ñiểm :
- Giữ ñược hầu hết các tính trạng tốt của cây mẹ.
- Hệ số nhân giống cao, cây ghép có tuổi thọ cao.
- Cho phép thay ñổi giống khi cần mà không phải trồng mới.
- Cứu chữa các bộ phận của cây hỏng: trong trường hợp cây bị hại ở
gốc hoặc rễ có thể dẫn tới chết toàn cây thì ghép thay rễ.
- Duy trì hoặc nhân nhanh các dạng cây sinh sản vô tính khi không thể
duy trì hoặc nhân nhanh chúng bằng các phương pháp vô tính khác ñược.
- Sử dụng trong các chương trình lai giống hoặc làm sạch sâu bệnh.
- Tạo ra các dạng sinh trưởng ñặc biệt của cây trồng.
Khai thác các ưu ñiểm của cây làm gốc ghép như: ñiều chỉnh hình dáng
cây ghép, tăng cường khả năng sinh trưởng cũng như khả năng chống chịu
với các ñiều kiện bất lợi của môi trường (như sâu bệnh, úng, hạn...), nâng cao
phẩm chất của sản phẩm [46], [52].
• Nhược ñiểm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 31
- Kỹ thuật ghép phức tạp, ñòi hỏi phải có sự am hiểu nhất ñịnh về giống
cây trồng, chất lượng giống, những ñiều kiện ñể ghép sống.
- Cây sử dụng làm gốc ghép thường trồng bằng hạt, sinh trưởng không
ñồng ñều do ñó khó chăm sóc.
- ðể chọn ñược một tổ hợp ghép thích hợp phải ñầu tư nhiều công sức,
nhưng tổ hợp ñó thường chỉ phù hợp với một số vùng nhất ñịnh và chỉ trên
một số giống nhất ñịnh.
- Hệ số nhân giống thấp.
- Giá thành cây ghép cao.
• Các phương pháp ghép:
- Ghép mắt mầm: ghép chữ T (giống chữ T còn có chữ U; H; I; +),
ghép mầm dưới bụng, ghép khảm.
- Ghép cành: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép bụng, ghép hình
lưỡi, ghép dựa nhau, ghép cành chữ U, ghép chắp, ghép cành treo bầu[32],
[33], [48], [68], [78].
Nhân giống chè bằng phương pháp ghép ñã ñược nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới thí nghiệm có kết quả bằng ghép mắt, ghép áp và ghép cành.
Theo Trình Khởi Khôn, Trang Tuyết Phong (1997) [23], ghép chè ñã
có lịch sử hơn 40 năm. Phương pháp truyền thống là ghép cành. Trong những
năm ñầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, khi kỹ thuật giâm cành phát triển thì kỹ
thuật ghép chè không ñược áp dụng. Tới ñầu những năm 50, ở Malawi do hạn
hán kéo dài, ñã xuất hiện cây chè ghép với tỷ lệ sống ñạt tới 80% nhờ chăm
sóc như một cây giâm cành. Hiện nay ở Malawi, cây chè ghép ñang ñược áp
dụng rộng rãi trong sản xuất. ðối với nhiều nước trồng chè trên thế giới thì
cây chè ghép ñã và ñang ñược áp dụng trong sản xuất. Bangladesh bắt ñầu
trồng chè ghép từ năm 1970. Kenya ngoài giâm cành chè còn áp dụng chè
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học._.ành
dày, lá to hình Ovan, búp to, màu
xanh vàng, nhiều tuyết.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 108
Tổng số cây chè Shan cổ thụ tự nhiên cần ñược bảo tồn lưu giữ là 4.500
cây trên 5 xã thuộc 3 huyện là Bắc Hà; Mường Khương và Bát Xát.
ðể thực hiện tốt công tác bảo tồn lưu giữ nguồn gen cần thực hiện một
số biện pháp kỹ thuật như:
- Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật bảo vệ, chăm sóc theo
ñúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây giống gốc, cây ñầu dòng; mục
tiêu chính là cung cấp vật liệu nhân giống như hom cành, hạt giống, việc thu
hoạch sản phẩm búp là thứ yếu.
- Lập sơ ñồ vườn cây; ñánh số (ñeo biển) những cây chè Shan ñã ñược
bình tuyển, chọn lọc ñể bảo tồn lưu giữ.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có số lượng cây chè Shan ñã ñược
chọn lọc, bình tuyển, làm các thủ tục ñăng ký cấp giấy phép và công nhận
vườn cây giống gốc, cây ñầu dòng (Quyết ñịnh số 64/2008/Qð - BNN ngày
23 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT). Thực hiện tốt công tác
quản lý Nhà nước về sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp: như thành
lập Hội ñồng bình tuyển cơ sở ñể bình tuyển, thẩm ñịnh và công nhận vườn
gốc giống...
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ; như áp dụng chính sách hỗ trợ
ứng dụng KHCN về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen quý hiếm cho các tổ chức, cá
nhân trực tiếp quản lý vườn cây giống gốc, cây ñầu dòng ở ñịa phương;
Nghiên cứu, sử dụng nguồn quỹ gen; nhân giống cho sản xuất...
- Mặt khác ñể thuận lợi cho việc bảo tồn, lưu giữ nguồn gen ñảm bảo
tính ñồng nhất (ñộ thuần cao) cần thiết áp dụng các biện pháp kỹ thuật như di
thực cây chè Shan núi cao xuống vùng thấp hơn (500 - 700m so với mặt nước
biển), nơi có ñiều kiện thuận lợi hơn ñể quản lý, chăm sóc, bảo tồn lưu giữ. Kỹ
thuật áp dụng là trồng chè hạt (hạt chè Shan gieo bầu); sau ñó sử dụng kỹ thuật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 109
ghép (cành ghép lấy từ cây chè Shan ñầu dòng ñã ñược bình tuyển), với quy
mô, số lượng thích hợp; trồng chăm sóc theo quy trình vườn sản xuất giống.
4.3.2 Một số ñề xuất ñể phát triển vùng chè Shan tự nhiên
Cây chè Shan núi cao là một tài nguyên thực vật quý, là một trong bốn
thứ chè phổ biến ở Việt Nam. ðặc ñiểm nổi bật của biến chủng chè Shan là
cây gỗ lớn, lá có diện tích lớn, răng cưa sâu, búp chè lớn, tôm chè có lông
trắng (tuyết) năng suất búp cao, chất lượng tốt (cung cấp nguồn nguyên liệu
sạch cho chế biến chè chất lượng cao).
Người dân vùng cao ví cây chè tuyết Shan là "Cây vàng trên núi". Từ
bao ñời nay cây chè Shan ñã mang lại nguồn thu rất lớn cho người trồng chè.
Ai cũng hiểu trồng chè Shan hiệu quả. Thế nhưng ñể phát triển thành vùng
chè hàng hoá và có chất lượng cao còn nhiều câu hỏi ñể ngỏ. Sau khi phát
hiện ra vị trí phân bố và giá trị của cây chè Shan, nhiều ñịa phương ñã di thực
và trồng thành vùng chè công nghiệp. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có
trên 35.000 ha chè Shan, chiếm 30% diện tích chè cả nước, tập trung chủ yếu
ở vùng núi cao phía Bắc. Tỉnh có diện tích chè Shan lớn: Yên Bái; Hà Giang;
Sơn La, Lào Cai và Lai Châu… Cây chè Shan là cây ña tác dụng, ngoài giá trị
phòng hộ khi trồng ở khu vực rừng ñầu nguồn, búp chè Shan còn chế biến
ñược 3 loại chè: Chè xanh, chè ñen và chè vàng. Chè vàng là nguyên liệu ñể
SX chè Phổ Nhĩ ñang ñược các thương nhân Trung Quốc ưa chuộng. Ai cũng
biết trồng chè Shan mang lại nguồn thu lớn cho người trồng chè, tuy nhiên ñối
với ñồng bào vùng cao kinh tế còn nhiều khó khăn nên khó có thể trồng chè
công nghiệp thành vùng hàng hoá.
Hiện nay, ở miền núi phía Bắc nói chung và ở Lào Cai nói riêng, hệ
thống chế biến trên các vùng chè Shan ñã hình thành nhưng phân bố chưa hợp
lý, ñặc biệt công nghệ và thiết bị nhìn chung chưa ñồng bộ và còn lạc hậu.
ðời sống và thu nhập của ñồng bào vùng trồng chè Shan chủ yếu dựa vào lúa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 110
nương, cây rừng và cây chè Shan, trong ñó vùng chè Bản Liền (Bắc Hà); A
Mú Sung (Bát Xát), nhân dân sống chủ yếu dựa vào chè Shan tự nhiên, ñã có
những hộ thoát nghèo trở nên giàu có. Sản phẩm chè Shan hiện nay chưa ña
dạng (chè xanh là chủ yếu), giá bán thấp chưa tương xứng với giá trị của chè
Shan, do chưa có công nghệ và phương thức chế biến phù hợp, chất lượng sản
phẩm chè khô còn thấp, tiếp thị cũng chưa tốt. Mặt khác, các giải pháp kỹ
thuật chưa ñược áp dụng do ñó năng suất, chất lượng sản phẩm chè còn thấp.
Do tính chất ñộc ñáo và tiềm năng của cây chè Shan vùng núi cao, trên cơ sở
phân tích những hạn chế về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của vùng chè
Shan tự nhiên, chúng tôi ñã tiến hành những nghiên cứu khoa học về kỹ thuật
canh tác chè Shan như kỹ thuật ñốn, hái, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật chế
biến, chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho vùng chè Shan, từ ñó ñề xuất áp dụng
những giải pháp ñể phát triển chè Shan núi cao, bao gồm:
Các ñịa phương cần quy hoạch vùng chè Shan núi cao theo vùng và
kèm theo các ñiều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông, ñiện. Chế biến theo
phương châm quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ thiết bị chế biến nhỏ,
hiện ñại, sơ chế tại vùng nguyên liệu tạo ra bán thành phẩm và tinh chế chè
thành phẩm ở các trung tâm của huyện và tỉnh. ða dạng hóa sản phẩm chế
biến từ nguyên liệu chè Shan núi cao. Ngoài những sản phẩm truyền thống
cần ñầu tư ñể ña dạng hóa sản phẩm như chè ñen chất lượng cao ñóng túi lọc,
chè xanh chất lượng cao, chè hương hoa, chè tăm. ðặc biệt chú ý phát huy thế
mạnh của chè an toàn, chè hữu cơ. ðẩy mạnh tiếp thị trên thị trường trong và
ngoài nước. Vận ñộng thuyết phục ñồng bào vùng cao áp dụng các kỹ thuật
tiến bộ trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, thu hái bảo quản, chế biến chè Shan
núi cao (tăng số lứa hái/năm lên gấp hai, gấp ba). Kết hợp tập huấn, huấn
luyện kỹ thuật, ñặc biệt phẩi tăng cường xây dựng các mô hình trồng thâm
canh chè Shan theo quy mô công nghiệp (như ñầu tư XD mô hình trồng chè
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 111
có tưới bổ sung bằng nước tự chảy bằng cách xây bể nước trên cao), giúp
ñồng bào nâng cao dần trình ñộ kỹ thuật sản xuất, chế biến và tạo thị trường
cho ñồng bào, ñồng thời cũng là mô hình ñể tập huấn, huấn luyện cho ñồng
bào trồng chè. áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính bằng giâm cành chè Shan
(trong túi bầu hoặc trên nền ñất ñể giẩm chi phí vận chuyển khó khăn) từ các
cây ñầu dòng tuyển chọn tại các ñịa phương. Thời vụ nuôi hom tiến hành vào
tháng 6,7 (sau lứa hái 3) nuôi hom ñến tháng 10, cắt hom và cắm cành vào
tháng 11,12, năm sau tiến hành trồng mới, tỷ lệ xuất vườn nhìn chung ñạt từ
65 – 80%; tỷ lệ cây chè sống khi trồng ñạt >80% (sau 3 tháng). Cách tạo bầu
chè con có thể tiến hành theo 2 bước. Bước 1: giâm cành trên nền ñất hay
trong túi PE có kích thước 8 x 12 cm, khi cây chè cao 15 – 20 cm có thể
chuyển sang bầu to hơn kích thước 15 x 22 cm (ñể cây con gần nơi trồng chè
sau này). Cũng có thể áp dụng cách tạo cây giống này bằng hạt, nhưng hạt chè
ñược tuyển chọn kỹ và gieo ươm trong túi bầu. áp dụng kỹ thuật trồng mới
hợp lý (phương pháp này hạn chế áp dụng). Trồng chè Shan núi cao, không
tiến hành làm ñất như chè vùng thấp mà áp dụng kỹ thuật như trồng cây rừng,
chỉ phát xung quanh hố trồng chè khoảng 1 m2 và ñào hố ñể ñặt bầu chè (30 x
30 x 40 cm), các cây to xung quanh giữ lại, mật ñộ trồng với vùng rừng tái
sinh, cây rừng thưa 2000 – 2500 cây/ha. Với vùng rừng tàn kiệt ít cây rừng:
3000-4000 cây/ha, ở vùng ñất trống cần trồng 6.000 cây/ha và trồng bổ sung
cây rừng bản ñịa. Chỉ dùng phân chuồng, phân ủ, bón lót, hàng năm cần phát
cỏ xung quanh và phá váng quanh gốc, chú ý trồng dặm cây ñể ñảm bảo mật
ñộ. Kỹ thuật ñốn, hái chè Shan: Với cây chè Shan ñang thu hoạch tiến hành
ñốn phớt vào tháng 12, th#ng 1 hàng năm và thu hái từ tháng 4 ñến tháng 10.
Trong vụ xuân hái búp tôm 2 lá, chừa 3 – 4 lá. Vụ hè thu hái 1 tôm 2 – 3 lá
non, chừa 1 – 2 lá. Khi cây chè cao 1,3 – 1,5 m tiến hành bấm ngọn tạo tán ñể
khống chế chiều cao tán 2 – 2,5 cm. Khi cây chè cao vượt chiều cao ñó tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 112
hành ñốn phớt và hái theo quy trình trên ñây. Búp chè cần ñược bảo quản tốt
sau khi hái, tránh làm giập nát và không phơi nắng, hái xong vận chuyển ngay
ñến nơi chế biến. Không phun thuốc trừ sâu và hạn chế bón phân hóa học cho
chè Shan mà chỉ bón vi sinh và phân chuồng và phân ủ ñể ñạt tiêu chuẩn chè
an toàn, chè hữu cơ và giữ bền vững mô hình sinh thái. Kỹ thuật chế biến chè
Shan: Do chè Shan trồng ở vùng cao, ñịa hình chia cắt, giao thông khó khăn,
vì thế chọn phương án chế biến phân tán và thiết bị nhỏ, nhưng phải hiện ñại
và theo nguyên tắc sơ chế tại vùng nguyên liệu và tinh chế tại các trung tâm
của vùng. Búp chè Shan phải ñược phân loại theo kích thước, trọng lượng, già
non trước khi chế biến, chế biến chè Shan cần áp dụng chế ñộ hong phơi nhẹ
trước khi diệt men và ñặc biệt chú ý diệt men triệt ñể, ñể ñảm bảo có màu
nước, hương thơm của sản phẩm chè chất lượng cao. Vùng chè Shan thường
là vùng có ñộ ẩm cao vì thế chè sơ chế và chè thành phẩm phải ñược bảo quản
tốt, tránh hút hơi nước, làm ñỏ nước của sản phẩm chè, các thiết bị chế biến
bán thủ công phải ñược chế tạo bằng thép không dỉ ñể ñảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Khi khuyến khích phát triển chè Shan núi cao, ñề nghị các
huyện, xã không chỉ xem ñây là phát triển kinh tế ñơn thuần mà còn có ý
nghĩa kinh tế xã hội, khoa học môi trường sinh thái bền vững. Vì thế cần lồng
ghép nhiều chương trình và nhiều nguồn vốn, khuyến khích thoả ñáng ñể ñẩy
mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ñến với ñồng bào, mở rộng Liên
kết "4 nhà" là mô hình kinh tế ñang ñược áp dụng ở nhiều ñịa phương rất
ñược sự ủng hộ của nông dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 113
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.1.1 Cây chè Shan núi cao tự nhiên ở Lào Cai là một loài tài nguyên
thực vật quý, là một trong bốn thứ chè trồng phổ biến ở Việt Nam, có cùng
nguồn gốc và những ñặc ñiểm sinh học như các giống chè Shan tự nhiên ở
vùng miền núi cao phía Bắc như Cao Bồ - Vị Xuyên - Hà Giang; Suối Giàng -
Văn Chấn - Yên Bái; Tam ðường, Than Uyên - Lai Châu...
5.1.2 Cây chè tuyết Shan tự nhiên phân bố chủ yếu ở các ñịa phương
vùng núi dọc theo hai bên bờ phần thượng lưu sông Chảy và sông Hồng
(846.160 cây do 979 hộ, trong 102 thôn, bản thuộc 31 xã của 5 huyện vùng
cao) ; Càng có cơ sở hơn ñể chứng minh các nhà khoa học ñã khẳng ñịnh cây
chè Shan có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc và Việt Nam.
5.1.3 Trong quần thể các cây chè Shan núi cao tự nhiên ở Lào Cai có
một số cây chè Shan có những ñặc ñiểm nổi bật về hình thái về thân, cành lá,
búp... thích hợp cho mô hình chọn giống chè: như vị trí phân cành thấp, góc
phân cành (35- 450), mật ñộ phân cành cao; có hình thái lá ô van hoặc elíp;
kích thước lá (56 - 65 cm2); lá mầu xanh vàng hoặc xanh sáng, gồ gề, gợn
sóng, răng cưa sâu; búp to (0,80 - 1,10g/búp), màu xanh vàng hoặc phớt tím,
trên búp có nhiều tuyết trắng là những cây (dòng) có khả năng sinh trưởng,
phát triển tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt (ñiển hình là các dòng chè
HTP, TTh, DS...)
5.1.4 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng chè Shan tự nhiên
ñều ở mức khá. Nhưng khi sản xuất chè Shan theo quy mô công nghiệp cần
chú ý phòng trừ bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện ñỏ, bệnh phồng lá chè.
5.1.5 Hiện nay khi áp dụng kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
giâm cành chè Shan tự nhiên ở miền núi có tỷ lệ xuất vườn ñạt thấp từ 50 -
70%, nên giá thành cây giống cao chưa ñáp ứng ñược yêu cầu kỹ thuật và
mục tiêu sản xuất giống, phát triển sản xuất, kinh doanh chè Shan ở miền núi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 114
5.2 ðề nghị
5.2.1 Tiếp tục nhiên cứu sâu hơn nữa về ñặc ñiểm hình thái thân cành,
lá, búp liên quan ñến tính trạng ñặc trưng của các dòng chè Shan ñã ñược
tuyển chọn làm cây ñầu dòng, cây giống gốc trong công tác chọn tạo giống
với các mục ñích khác nhau.
5.2.2 Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật giâm cành chè Shan trên nền
ñất cứng ñể giảm chi phí vận chuyển khó khăn ở vùng núi cao khi phát triển
mở rộng vùng sản xuất; ứng dụng kỹ thuật ghép cành chè ñể di thực vườn
giống gốc, vườn cây ñầu dòng xuống vùng thấp thuận lợi hơn, ñồng thời ứng
dụng kỹ thuật này ñể phát triển trồng chè ở vùng ñất khô hạn, thiếu nước.
5.2.3 Tiếp tục phân tích thành phần sinh hoá như tannin, chất hoà tan,
ñặc biệt là catechin thành phần ñể xác ñịnh dòng chè phù hợp với công nghệ
chế biến các sản phẩm như chè xanh, chè ñen, chè vàng, phổ nhĩ, chè tăm…
nhằm phát triển mạnh các vùng chè Shan ñặc sản, góp phần XðGN cho ñồng
bào các dân tộc thiểu số vùng miền núi cao phía Bắc.
5.2.4 Nghiên cứu, phân tích kỹ hơn về thành phần sinh hoá ñể ñánh
giá chất lượng trong y học, dược phẩm, thực phẩm ñể chế biến ra một số
loại thuốc dược phẩm hay nước uống ñóng chai... có nguồn gốc từ nguồn
nguyên liệu sạch là chè Shan núi cao góp phần chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ con người.
5.2.5 Nhà nước cần thiết có các chính sách ñặc thù ñể hỗ trợ nông dân
ở vùng núi cao phát triển sản xuất kinh doanh chè shan tự nhiên như: ñầu tư
hỗ trợ vốn, vật tư, kỹ thuật ñể trồng, thâm canh và ứng dụng công nghệ chế
biến tiên tiến, giúp cho sản xuất, kinh doanh chè shan ñạt hiệu quả, góp phần
XðGN cho ñồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng ñặc biệt khó
khăn./.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Chu Xuân Ái (1998), Các vùng chè chủ yếu ở Việt Nam và triển vọng
phát triển, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988- 1997, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 166.
2. Chu Xuân Ái (1998), Nghiên cứu mối quan hệ giữa ñặc ñiểm hình thái
và ñiều kiện ngoại cảnh với năng suất chè. Tạp chí Khoa học công nghệ
và quản lý kinh tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tr. 8.
3. Báo cáo số 151/SNN - BC, ngày 9/7/2008, Báo cáo kết quả rà soát quy
hoạch trồng chè tỉnh Lào Cai giai ñoạn 2006 - 2015, UBND tỉnh Lào
Cai 2008.
4. ðỗ Trọng Biểu, ðoàn Hùng Tiến, Trịnh Văn Loan (1998), Mười năm
nghiên cứu sinh hoá chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè
1988- 1997, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội tr. 108.
5. Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002), Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái giải phẫu
lá, hom, một số giống chè chọn lọc ở Phú Hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng giống, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Viện Khoa Học Kỹ Thuật
Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
6. Hoàng Văn Cự, Nguyễn Văn Tạo (2004), Thành phần sinh hoá chè
nguyên liệu của các giống chè mới trồng tại Phú Hộ – Phú Thọ, Tạp chí
NN & PTNT số 11, tr. 1486- 1490.
7. Dự án phát triển giống chè tỉnh Lào Cai giai ñoạn 1999 - 2010, UBND
tỉnh Lào Cai (1999).
8. Vũ ðình Chính, Nguyễn Thế Côn, ðoàn Thị Thanh Nhàn… (1996),
Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
9. Diemukhatze K.M. Cây chè miền Bắc Việt Nam, NXB. Nông Nghiệp, Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 116
Nội 1982, tr. 73- 75.
10. Lê Quốc Doanh (2006) Chỗ dựa tịn cậy cho Nông dân – Lĩnh vực
Nghiên cứu và Phát triển cây Chè, Nông thôn Việt Nam trong tiến trình
hội nhận kinh tế Quốc tế, Tạp chí ðông Nam Á - 5/2006, Tr.80.
11. Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả (2002), Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật
làm vườn ươm chè miền Bắc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
12. Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả (2002), kỹ thuật trồng, chăm sóc
và chế biến chè, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
13. Dự án phát triển cây chè và cây ăn quả (2003), Sổ tay kiểm tra và ñánh
giá chất lượng chè miền Bắc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
14. Lê Văn ðức, ðỗ Thị Trâm, Nguyễn Văn Tạo (2004), Nghiên cứu kỹ
thuật ñốn chè KTCB giống LDP1 và LDP2, Tạp chí NN & PTNT số 10,
tr. 1382- 1383.
15. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo, Quản lý cây chè tổng hợp, NXB
nông nghiệp, Hà Nội (2006), Tr 7 - 14; 117 - 124.
16. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Như Ất (2001), Công nghệ sinh học và ứng
dụng vào phát triển Nông nghiệp Nông thôn, NXB Thanh niên, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hiển (2000), Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
18. ðàm Lý Hoa (2001), Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số giống
chè mới chọn lọc, lai tạo và nhập nội ở Phú Hộ, Luận án tiến sĩ khoa học
Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
19. Võ Ngọc Hoài (1998), Phát triển cây chè ñến năm 2000 và 2010, Tuyển tập
các công trình nghiên cứu về chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.7- 22.
20. Nguyễn Văn Hùng (2001), Phòng trừ tổng hợp rầy xanh, bọ cánh tơ,
nhện ñỏ, bọ xít hại chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo (2004), Một số loài sâu hại chè
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 117
mới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, tr.1388- 1389.
22. Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 20 năm ñổi mới. Bộ Nông nghiệp
& PTNT, (tập 1), NXB Chính trị Quốc gia, Tr 162 - 165.
23. Trịnh Khởi Khôn, Trang Tuyết Phong (1997), 100 năm nghành chè Thế
giới, (tài liệu dịch), Tổng công ty chè Việt Nam, tr.92-94.
24. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
25. Lê Tất Khương (1997), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát
triển một số giống chè mới và biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng chè vụ ðông- Xuân ở Bắc Thái, Luận án phó tiến sĩ khoa học
nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
26. Nguyễn Hữu La, ðỗ Văn Ngọc (1988), “Kết quả ñiều tra và thu thập
giống chè Shan Lũng Phìn – Hà Giang”, Tạp chí Nông nghiệp công
nghiệp thực phẩm, Hà Nội, số tháng 8.
27. Nguyễn Hữu La (1993), Nghiên cứu một số ñặc ñiểm hình thái của tập
ñoàn giống chè ở Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản nhằm cung cấp vật
liệu khởi ñầu cho công tác chọn tạo giống mới, Luận án thạc sĩ Nông
nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
28. Nguyễn Hữu La (1998), Thu thập, bảo quản, ñánh giá tập ñoàn giống
chè ở Phú Hộ, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr.191.
29. Nguyễn Hữu La, ðỗ Văn Ngọc (2002), Công tác bảo tồn khai thác sử
dụng quỹ gen cây chè ở Việt Nam, Kết quả bảo tồn tài nguyên di truyền
Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Nguyễn Hữu La, ðỗ Văn Ngọc và CS (2004), Bước ñầu ñánh giá ñặc
ñiểm ña hình của một số giống chè Shan tại Phú Hộ, Tạp chí khoa học
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10, tr.1331.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 118
31. Nguyễn Hữu La (2006), Kết quả nghiên cứu sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng dòng chè Shan chọn lọc tại Phú Hộ, Báo cáo
nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền
Núi phía Bắc.
32. Nguyễn Thị Hồng Lam, Nghiên cứu góp phần chọn tạo các dòng chè
Shan trồng tại Phú Hô - Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp
(2006).
33. Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Toàn (1994), Hiện trạng phân bố giống chè ở
miền Bắc Việt Nam và vai trò của một số giống mới chọn lọc trong sản
xuất, Kết quả triển khai công nghệ về chè giai ñoạn 1889- 1993, NXB
Nông nghiệp, Hà Nôi, tr.56- 64.
34. Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1998), “Kết quả 10 năm nghiên cứu
giống chè”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè giai ñoạn 1988-
1997”, NXB Nông nghiệp, Hà Nôi, tr.56- 64.
35. Vũ Văn Liết (2002), Khoa học công nghệ hạt giống, Bài giảng của Bộ
môn Di truyền- chọn giống cây trồng, Trường ðHNNI, Hà Nội.
36. Lê Mệnh (1999), Ảnh hưởng của bức xạ Gama (Co60) lên hạt chè giống
PH1, 777 và ứng dụng của nó trong công tác chọn tạo giống chè, Luận
án thạc sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam,
Hà Nội.
37. Nguyễn Hồng Minh (1999), Giáo trình di truyền học, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
38. ðỗ Văn Ngọc (1994), “Kết quả ñiều tra tuyển chọn cây chè Shan ở vùng
núi cao phía Bắc Việt Nam và triển vọng phát triển”, Kết quả nghiên cứu
và triển khai công nghệ về cây chè 1989- 1993, NXB Nông nghiệp, Hà
Nôi, tr 179.
39. ðỗ Văn Ngọc, ðàm Lý Hoa, ðặng Văn Thư (2004), “Nghiên cứu kỹ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 119
thuật giâm cành chè trên nền ñất”, Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10, tr.1337- 1339.
40. ðỗ Văn Ngọc (2005), Báo cáo ñiều tra tuyển chọn cây chè Shan vùng
cao, Trại thí nghiện chè Phú Hộ.
41. Nguyễn Năn Niệm (1992), “Một số chỉ tiêu theo dõi giống”, Báo cáo
khoa học của Trại thí nghiệm chè Phú Hộ.
42. Nguyễn Văn Niệm, Nguyễn Văn Niên, Lê Sĩ Thức (1994), “Hoàn thiện
kỹ thuật nhân giống chè 1A”, Kết quả nghiên cứu và triển khai công
nghệ về cây chè 1989- 1993, NXB Nông nghiệp, Hà Nôi, tr. 172- 179.
43. Phạm Cử Nhân, Trần ðình Niên, Tạ Toàn, Trần ðình Long (1984), Di
truyền và cơ sở chọn giống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.161.
44. Trần Duy Quí (1997), Các phương pháp chọn giống cây trồng, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr.237- 258.
45. ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Văn Niệm (1979), Kỹ thuật giâm cành chè, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
46. ðỗ Ngọc Quỹ (1980), “Kết quả 10 năm nghiên cứu về chè năm 1969-
1978”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1969- 1979, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội, tr.5- 77.
47. ðỗ Ngọc Quỹ (1980), Trồng chè, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
48. ðỗ Ngọc Quỹ (1993), Phần I: Nghiên cứu cây trồng, phân loại, sinh lý
ra hoa, nhân giống dinh dưỡng…, Tư liệu khoa học kỹ thuật trồng chè ở
ðông Dương, tr.7- 100.
49. ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Bản dịch của Trang Văn Phương (1958), Trà tác học, NXB Bắc Kinh.
51. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo
trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.294.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 120
52. Nguyễn Văn Tạo (2004), “Hoàn thiện qui trình công nghệ nhân giống vô
tính giống chè LDP1 và LDP2 bằng giâm hom ñể chuyển giao cho sản
xuất, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật dự án sản xuất thử nghịêm”,
Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà Nước, Mã số KC 09.DA.09.NN;
thuộc chương trình KC06, bản quyền của Viện nghiên cứu chè Phú Hộ.
53. Nguyễn Văn Tạo (2005), “Sản xuất và tiêu thụ chè của Việt Nam trong
những năm ñổi mới”, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 1,
tr.24- 27.
54. Vũ Thị Thư, ðoàn Hùng Tiến và CS (2001), Các hợp chất hoá học có
trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất
chè ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
55. ðoàn Hùng Tiến, Nguyễn Thị Huệ (1998), “Các loại sản phẩm từ các
giống chè chọn lọc tại Phú Hộ”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về
chè (1988- 1997), NXB Nông Nghiệp, tr 83
56. ðông Á Sáng (2004), Trà văn hoá ñặc sắc Trung Hoa, NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Toàn, (1994), Một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển các
biến chủng chè ở Phú Hộ và ứng dụng vào chọn tạo giống ở thời kỳ chè
con, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam, Hà nội.
58. Nguyễn Văn Toàn, Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm (1994), “Phương
pháp chọn giống chè”, Kết quả nghiên cứu khoa học & Triển khai công
nghệ về cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.309- 325.
59. Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan (1994), “Một số ñặc ñiểm của lá chè
và ý nghĩa của nó trong công tác chọn giống”, Kết quả nghiên cứu khoa
học & Triển khai công nghệ về cây chè, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,
tr.21- 24.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 121
60. Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Minh Phương (2004), “Một số kết quả
nghiên cứu lai tạo giữa giống chè Shan và chè Trung Quốc”, Tạp chí
khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, số 10,
tr.1328.
61. Phan Hữu Tôn (2005), Giáo trình Công nghệ sinh học trong chọn tạo
giống cây trồng, Trường ðại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
62. Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam (10 TCN 475;2006),“Tiêu
chuẩn chè”, Trung tâm thông tin Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,
Hà Nội, tr.7.
63. Nguyễn ðình Vinh, Nguyễn Ngọc Kính (2004 - 2006) Kết quả ñiều tra,
nghiên cứu cây chè Shan ở Mộc Châu - Sơn La, Báo cáo khoa học hội
thảo KHCN quản lý nông học vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam Tr
220 - 221.
64. Nguyễn ðình Vinh (2002), Nghiên cứu ñặc ñiểm phân bố rễ cây chè ở
miền bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường ðại
học Nông nghiệp I, Hà Nội.
TIẾNG ANH
65. Akiro CHIKAMA, Tomonori NAGAO, Tadashi HASE, and Ichio
TOKIMITSU, (2005), “Effects of tea catechins on riske factors of
metabolic syndrome”, International symposium on innovation in tea
science and sustainable development in tea industry, pp 211- 214.
66. Apostolides Z, (2005). “Selection criteria for quality in tea (camellia
sinensis) for the southerm African region”, International symposium on
innovation in tea science and sustainable development in tea industry, pp
343
67. Carr M.K.V (1970), The role of water in the growth the tree crop,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 122
Academic press.
68. Carr M.K.V. and Squir (1979), “Weather Physiology and seasonality of
tea in Malawi”, Experimental agriculture 15.
69. Carr M.K.V. and Stephen W. (1992), “ Climate weather and the yield of
tea “, In tea cultivation to consumption, Edt. By willson & Clifford,
Chapman and Hall, pp 87 – 172.
70. Carr M.K.V. (1997) “ Changes in the water status of the tea clones during
dry weather in Kenya”.Journal of agricultural science 89.
71. Chu Y.Y. (1988), “Studies of farming systems on hillsides in the Shipmen
Reservoir Watershed ”, Taiwan Agriculture Bimonthly, 24 : 4, pp 61 –66.
72. DAS Suresh Chandra, DUTTA Ranjan Kumar, BORDOLOI Biswajyoti.
2005. “Tea somaclones with high yield and quality potential”,
International symposium on innovation in tea science and sustainable
development in tea industry, pp 317- 321.
73. D.N. SAIKIA, B.P. SAIKIA. (2005). “In fluence of certain synthetic soil
conditioners on dry mater production, root growth and nitrogen uptake of
tea (Camellia sinensis L.) plant”, International symposium on innovation
in tea science and sustainable development in tea industry, pp 99- 104.
74. Fong C.H., ShyuY.S. (1988),”Effects of shading percentage and duration
on yield, young shoot characteristics and paochung tea quality”, Taiwan
Tea Research Bulletin, No.7, pp 63 – 68.
75. Huiling liang, Yuerong Liang, Liang Li, Jianliang Lu. (2005), “Effect of
heating on catechins composition of tea extracts”. International
symposium on innovation in tea science and sustainable development in
tea industry, pp 442- 447.
76. Kulaseragan S. (1970), “ Studies on the dormancy of ta shoots 2 – roots as
the source oven a stimulus associated with the growth of dormant buds”,
Tea quarterly ( Sri lanca) ,40, pp 84 – 92.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 123
77. Zhang Wen-Jin, Liang Yue-rong…(2005), “Effects on the quality and
frafrance of oolong tea by covering with shading net”. International
symposium on innovation in tea science and sustainable development in
tea industry, pp 195- 202.
78. Nagarajah S., Ratnasuriya G.B.(1981), ”Clonally variability in root
growth and drought resistance( Camellia sinensis)”, Tea research Inst,
Talawakele, Sri Lanka,V.60, pp 153 – 155.
79. Nyirenda H.E. (1990), “Root growth characteristics and rootstock
vigorous in tea ( Camellia sinesis)”, Journal of horticultural science (
UK), 65, pp 461 – 464.
80. Stephens W.,OthienoC.O., Carr M.K.V. ( 1992), “Climate and weather
variability at the tea research foundation of Kenya”, Agricultural and
Forest meteorology, code AFMEEP. NLD, ISSN 0168 – 1923, DA,
Vol61, pp 219 – 235.
81. Tan Ton T.W, “Environmental factors affecting the yield of tea”
Experimental agriculture, pp 53 – 63.
82. Tao Nguyen Van, (2005), “The production and export of tea in Viet
Nam”. International symposium on innovation in tea science and
sustainable development in tea industry, pp 815- 820.
83. Tsai C.M. (1988), “Effects of top working on leaf chemical components of tea
(Camellia sinensis Kuntze, var. TTES.No.5)”, Taiwan tea Reseaech Bulletin,
No 7, pp 31 – 34.
84. Wantanabe S. Dassanayake M.D. (1999), “ Major plant genetic resources
of SriLanka", An illustrated guide, Misc. Pub. Nati. Inst. Agrobiol.
Resour, No 14, pp 90.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 124
PHỤ LỤC ẢNH
Búp và lá chè Shan tự nhiên Tả Thàng - Mường Khương
Búp và lá chè Shan tự nhiên Bản Liền - Bắc Hà
Búp và lá chè Shan tự nhiên A Mú Sung - Bát Xát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 125
D¹ng h×nh chÌ Shan tù nhiªn l¸ to DÒn
S¸ng - B¸t X¸t
D¹ng h×nh chÌ Shan tù nhiªn l¸ to T¶
Thµng - M−êng Kh−¬ng
Giâm cành chè Shan núi cao tự nhiên Chè Shan núi cao tự nhiên giâm cành
9 tháng tuổi
Cây chè Shan núi cao tự nhiên có
dạng hình ñặc biệt (tím tía)
Vườn ươm cây giống chè Shan núi
cao tự nhiên ở Bát Xát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 126
Rừng chè Shan núi cao tự nhiên Hoàng
Thu Phố - Bắc Hà
Thu hoạch chè Shan núi cao tự nhiên
của người Mông - Bắc Hà
Chè Shan núi cao tự nhiên Dền Sáng -
Bát xát
Thu hoạch chè Shan núi cao tự nhiên
của người Mông - Sa Pa
Thu hoạch chè Shan núi cao tự nhiên của người Mông Si Ma Cai
Cây chè Shan ñầu dòng Bản Liền - Bắc Hà
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2982.pdf